26
Báo cáo thực tập tuần 1 (06/07/2014) Sinh viên: Ngô Hoàng Phương - 51104460 TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID I. Android là gì? Tên gọi Android có nghĩa chính xác là “một người máy có hình dáng của con người”. Android là hệ điều hành cho thiết bị di động được phát triển bởi công ty Android Inc. Công ty được Google mua lại vào năm 2005. Kể từ đó, Google đã có những quyết định đầu tư cho hệ điều hành. Đến năm 2007, Liên minh thiết bị di động mã nguồn mở (Open Handset Alliance) được thành lập bao gồm Texas Instruments, Broadcom Corporation, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile nhằm phát triển một chuẩn cho các thiết bị cầm tay mã nguồn mở. Đến năm 2008, liên minh này có thêm 14 thành viên mới như ASUS, Sony, Toshiba,… Khởi đầu từ phiên bản Android 1.5 tên mã Cupcake, đến nay (2014) Android đã cập nhật đến phiên bản 4.4.4 tên mã KitKat. II. Phần cứng

Tìm hiểu về hệ điều hành android

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Báo cáo thực tập tuần 1 (06/07/2014)

Sinh viên: Ngô Hoàng Phương - 51104460

TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

I. Android là gì?

Tên gọi Android có nghĩa chính xác là “một người máy có hình dáng của con người”. Android là hệ điều hành cho thiết bị di động được phát triển bởi công ty Android Inc. Công ty được Google mua lại vào năm 2005. Kể từ đó, Google đã có những quyết định đầu tư cho hệ điều hành. Đến năm 2007, Liên minh thiết bị di động mã nguồn mở (Open Handset Alliance) được thành lập bao gồm Texas Instruments, Broadcom Corporation, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile nhằm phát triển một chuẩn cho các thiết bị cầm tay mã nguồn mở. Đến năm 2008, liên minh này có thêm 14 thành viên mới như ASUS, Sony, Toshiba,… Khởi đầu từ phiên bản Android 1.5 tên mã Cupcake, đến nay (2014) Android đã cập nhật đến phiên bản 4.4.4 tên mã KitKat.

II. Phần cứnga) Màn hình 

Page 2: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Màn hình cảm ứng rộng 4,3" của HTC EVO 4G

Hầu hết màn hình của các thiết bị sử dụng Android đều là màn hình cảm ứng (cảm ứng điện dung hoặc cảm ứng điện trở). Android được Google thiết kế tối ưu hóa cho màn hình cảm ứng với những biểu tượng lớn, chữ lớn, cách kéo thả các ứng dụng, cách cuộn màn hình,… Hiện những thiết bị Android không dùng màn hình cảm ứng chỉ có một số mẫu TV hoặc máy tính xách tay mà thôi. 

Với màn hình của Android, bạn có thể thực hiện một số thao tác như:+ Nhấn và chạm: Nhấn là thao tác bạn dùng ngón tay nhấn vào một đối tượng (Object) để kích hoạt các dòng lệnh được lập trình sẵn với đối tượng đó.

+ Kéo và thả: Thao tác này tương tự như trên máy tính của bạn khi chúng ta kéo biểu tượng thả ra màn hình chính, sắp xếp biểu tượng,…+ Miết: dùng hai (hoặc nhiều) ngón tay để thực hiện thao tác. Có thể kể đến việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh sẽ cần đến thay tác miết. Thao tác này ít khi phải sử dụng trên Android.

Android hỗ trợ đa dạng về độ phân giải và kích thước màn hình, trải rộng từ độ phân giải VGA cho đến 1024 x 600. Một số thiết bị sở hữu màn hình 10" nhưng cũng có những thiết bị chỉ có màn hình 2" mà thôi.

2) Bàn phímBàn phím trên Android có thể tạm chia thành hai loại: bàn phím nhập liệu và bàn phím chức năng. Trên tất cả các thiết bị dùng Android phải có đủ hai loại bàn phím này. Chúng có thể tách rời hoặc tích hợp vào nhau.

+ Bàn phím nhập liệu: Đây là kiểu bàn phím đầy đủ mà chúng ta thường quen gọi là bàn phím QWERTY (những quốc gia khác có các bố trí phím khác). Bàn phím nhập liệu thường có ba thành phần:

Page 3: Tìm hiểu về hệ điều hành android

phần chữ cái, phần số và phần dấu. Bàn phím nhập liệu có thể là bàn phím ảo (do Android có sẵn, do hãng sản xuất thiết bị thiết kế, do chúng ta cài thêm từ Market,…) hoặc bàn phím vật lí (full QWERTY hay QWERTY rút gọn, bàn phím điện thoại di động bình thường,…)

Bàn phím ảo multitouch của Droid X

Bàn phím vật lí trên HTC Desire Z

+ Bàn phím chức năng: Thật ra, đây không hẳn là một bàn phím mà chỉ là một cụm các phím có chức năng riêng biệt và chúng đặc trưng cho hệ điều hành Android. Có 4 phím cơ bản thuộc loại bàn

Page 4: Tìm hiểu về hệ điều hành android

phím này:- Phím Home: quay trở lại màn hình chính khi bạn đang chạy ứng dụng. Nhấn và giữ lâu phím Home sẽ mở ra hộp thoại thể hiện các ứng dụng vừa chạy gần đây để bạn tiện truy xuất.- Phím Menu: mở các menu tùy theo ứng dụng. Trong những menu này thường là các chức năng của ứng dụng, thiết lập thông số cài đặt ứng dụng,…- Phím Back: Quay trở lại màn hình trước đó khi ta đang chạy một ứng dụng. Chẳng hạn, nhấn phím Back để quay về màn hình hiển thị tất cả các tin nhắn, nhấn để quay lại trang web trước đó,…- Phím Search: kích hoạt nhanh hộp thoại tìm kiếm. Hộp thoại này là hộp thoại có sẵn của Android hoặc của từng ứng dụng. Với hộp thoại này, bạn có thể tìm nhanh nội dung tin nhắn, tên trang web, tên số liên lạc trong máy, tên tài liệu đối với ứng dụng văn phòng, tên một ca khúc trong máy,…Ngoài 4 phím kể trên, các nhà sản xuất có thể tích hợp thêm những phím khác như phím điều hướng 5 chiều, bi lăn, chuột quang,… Phím nguồn, phím tăng giảm âm lượng cũng là hai phím không thể thiếu trên Android.

Hệ thống kết nối không dâyMặc định, Android hỗ trợ tốt tất cả các kết nối không dây thông dụng hiện nay như Wifi, mạng GSM, CDMA, mạng 3G, Bluetooth và cả mạng 4G. Tùy vào từng chiếc máy mà kết nối này có thể thay đổi, chẳng hạn như điện thoại có Wifi, GSM/3G và Bluetooth, lại có những thiết bị như máy tính bảng không có kết nối 3G,… Android hỗ trợ việc chuyển qua lại giữa mạng 2G và 3G để tiết kiệm pin cũng như tắt hay mở chế độ Mobile Network (sử dụng kết nối GPRS/EGDE/3G để vào Internet) nhằm tránh mất tiền cước của người dùng.

Đèn LED báo hiệu

Đây là một trong những điểm đặc sắc của Android khi đem so sánh với các hệ điều hành di động khác. Tất cả các thiết bị Android đều được trang bị một đèn LED nhỏ với chức năng thông báo (còn được gọi là Notification LED). Đèn LED này sẽ thông báo tình trạng máy gần hết pin, có tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ, có email mới… Các ứng dụng của bên thứ ba cũng có thể sử dụng đèn LED này để thông báo đến người dùng các nội dung của ứng dụng, chẳng hạn như ứng dụng Yahoo! Messenger thông báo có người chat với bạn, ứng dụng Facebook báo có thư,… Màu của đèn có thể thay đổi tùy vào nhà sản xuất và tùy vào ứng dụng. Thông thường: Màu đỏ sẽ báo gần hết pin và cuộc gọi nhỡ, màu xanh lá cây hoặc cam báo hiệu có tin nhắn.

Page 5: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Máy ảnhMáy ảnh trên các thiết bị dùng Android cũng như bao máy ảnh điện thoại khác. Tuy nhiên phần mềm dùng để chụp ảnh có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất hoặc chúng ta có cài thêm phần mềm chụp ảnh nào hay không. Máy ảnh trên các thiết bị Android hiện có độ phân giải phổ biến từ 3.2 megapixel cho đến 8 megapixel. Những chiếc máy cá biệt trên 10 megapixel cũng đã xuất hiện trên thị trường. Đèn flash trợ sáng không phải là một điều bắt buộc.

III. Phần mềm

Launcher là khái niệm riêng của Android. Launcher chính là màn hình nền (hay màn hình chính) của thiết bị. Launcher có vai trò như là Desktop trên máy tính. Launcher sẽ chứa đựng các biểu tượng của ứng dụng mà chúng ta đã đem ra màn hình chính. Ngoài ra, Launcher còn chứa các widget và một nút để mở App Drawer (sẽ đề cập ở phần sau).Launcher là thành phần rất quan trọng đối với Android. Thiếu nó, bạn không thể mở các ứng dụng đã cài đặt, không có chỗ để widget và không có khái niệm “desktop”. Launcher là nơi mà khi bạn nhấn nút Home, thiết bị sẽ chuyển về đó. Launcher có thể chia thành 3 loại: Launcher mặc định của Google, Launcher do nhà sản xuất thiết bị thiết kế và Launcher của những lập trình viên độc lập.

Page 6: Tìm hiểu về hệ điều hành android

 

2) App Drawer

App Drawer cũng là một thành phần hết sức quan trọng của Android với vai trò chính là liệt kê tất cả những ứng dụng hiện có trong thiết bị của bạn. App Drawer sẽ được kích hoạt khi chúng ta nhấn vào một nút xác định trên Launcher (thay đổi tùy theo Launcher). App Drawer là một bộ phận gắn liền với Launcher, do đó mỗi Launcher sẽ có một App Drawer mang phong cách của riêng mình. Với những

Page 7: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Launcher mặc định hoặc OEM Launcher, chúng ta không thể tùy biến nhiều với App Drawer. Với những Launcher của bên thứ ba, ta có thể điều chỉnh số biểu tượng trong một dòng, hiện nút Home, chỉnh tốc độ xuất hiện của App Drawer, chỉnh hiệu ứng duyệt ứng dụng,…

3) Thanh thông báo trạng thái (Notification bar/Status bar)

Thanh thông báo trạng thái là đối tượng phía trên cùng của màn hình, nơi đặt các biểu tượng pin, đồng hồ,… Chức năng của thanh trạng thái là hiện thị những thông báo mà các ứng dụng muốn thông báo đến người dùng, chẳng hạn như có tin nhắn mới, nhạc đang chơi, có cuộc gọi nhỡ, có người Add chúng ta trên Facebook, Yahoo Messenger vừa có người chat với ta,… Những thông tin này sẽ được hiển thị ở phần bên trái của thanh trạng thái, từ trái sang phải, theo thứ tự thời gian của từng sự kiện. Phần bên phải của thanh trạng thái

được dùng để hiện giờ, dung lượng pin còn lại, kết nối mạng Wifi, mạng di động, Bluetooth,…

Phần mở rộng của thanh trạng thái sau khi kéo xuống

Đặc biệt, thanh trạng thái của Android có thể kéo xuống để hiển thị thêm thông tin về sự kiện được thông báo và thông tin nhà mạng của người dùng. Khi muốn mở ứng dụng đang thông báo sự kiện nào đó, người dùng chỉ cần nhấn vào thông báo tương ứng. Một số Launcher còn tích hợp một số nút vào phần mở rộng của thanh trạng thái như nút tắt mở wifi, bluetooth, nút restart.

Page 8: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Khu vực mở rộng của thanh trạng thái được tích hợp các nút tắt mở Wifi, Bluetooth,...

4) Widget

Khái niệm widget có nghĩa là một thiết bị nhỏ, đính kèm theo một dụng cụ nào đó. Trên Android, bạn có thể hiểu widget chính là những ứng dụng nhỏ gắn trên màn hình chính của Launcher. Những ứng dụng nhỏ này có khả năng liên kết và hiển thị thông tin từ các ứng dụng lớn khác hoặc thực hiện những chức năng của riêng nó, không phụ thuộc vào ứng dụng nào. Widget chỉ mới xuất hiện trên thiết bị di động trong những năm gần đây. Nhờ vào màn hình cảm ứng, việc thêm/xóa, di chuyển, sắp xếp và sử dụng widget đã trở nên dễ dàng hơn.

Widget trong Android rất đa dạng, bao gồm widget có sẵn và widget chúng ta cài thêm. Các widget có sẵn thường là những widget đi kèm theo Launcher. Bản thân Android cũng được Google trang bị sẵn một số widget hữu dụng (xem thêm thông tin của các widget này ở bên dưới). Giao diện Sense UI của HTC hay MIUI cũng có

Page 9: Tìm hiểu về hệ điều hành android

những widget đẹp và giúp đỡ người dùng rất nhiều trong việc sử dụng máy. 

5) Lock ScreenLock Screen là một thành phần thuộc hệ thống của Android. Lock Screen là nơi mà bạn cần kéo thanh trượt (hoặc các động tác tương

Page 10: Tìm hiểu về hệ điều hành android

tự) để mở khóa máy và bắt đầu sử dụng. Tại Lock Screen, thông tin về ngày tháng, giờ, báo thức,… sẽ được hiển thị. Một số Lock Screen của nhà sản xuất thiết kế còn có thể hiển thị tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ, phím điều khiển việc chơi nhạc,…

6) Ứng dụng và MarketMột trong những yếu tố làm nên sự thành công của Android là những ứng dụng bổ ích và đa phần miễn phí được phát triển cho hệ điều hành này. Ứng dụng trên Android có thể được viết bằng Java, Objective-C và một số ngôn ngữ khác trên bộ SDK (Software Development Kit) được Google phát hành. 

Những ứng dụng của Android có nhiều quyền tiếp cận tới hệ thống hơn những những ứng dụng trên hệ điều hành đối thủ của mình – iOS. Ngoài những ứng dụng gọi điện thoại (Phone), nhắn tin (Messaging), trình duyệt (Browser) được Google tích hợp sẵn, người dùng có thể tải những ứng dụng có chức năng tương đương từ Market. Những ứng dụng này phần lớn miễn phí và đôi khi chúng có giao diện cùng khả năng hoạt động còn tốt hơn cả ứng dụng có sẵn. Nhiều nhà phát triển phần mềm lớn như Adobe, Microsoft cũng viết những phần mềm cho Android, chẳng hạn như Photoshop Express, Microsoft Bing,… 

Page 11: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Photoshop Express cho Android

Market là “chợ” ứng dụng dành cho Android( hiện nay là Google Play). Những lập trình viên sau khi viết xong chương trình của mình, qua một loạt giai đoạn đăng kí, kiểm duyệt, ứng dụng của họ sẽ đến

Page 12: Tìm hiểu về hệ điều hành android

với mọi người thông qua kênh phân phối Market. Trên Market có hai loại ứng dụng, đó là thu phí và miễn phí. Ứng dụng miễn phí được phân phối tới mọi quốc gia, trong khi những ứng dụng có thu phí chỉ xuất hiện tại một số vùng nhất định trên thế giới. Số ứng dụng hiện có trên Android rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên, do quy trình kiểm duyệt của Google chưa được nghiêm khắc lắm nên một số ứng dụng “rác”, ứng dụng lừa bịp hay ứng dụng “virus” (tạo tin nhắn để làm hao cước người dùng,…) vẫn xuất hiện khá nhiều trên Market, chưa kể đến những phần mềm có nội dung xấu, nội dung người lớn cũng góp mặt đầy đủ. Đây là điểm kém to lớn của Market so với App Store. Do đó, trước khi cài đặt phần mềm, người dùng nên kiểm tra những tính năng mà ứng dụng sẽ khai thác trên điện thoại

Google Play

(chẳng hạn như SMS, Network, File,…). Nếu chức năng đó không phù hợp với lời giới thiệu của phần mềm (chẳng hạn: Ứng dụng xem hình mà cần phải khai thác tin nhắn và cuộc gọi) thì 90% đó là ứng dụng độc hai.

Một điểm nổi bật của Android so với những hệ điều hành di động khác là khả năng hỗ trợ Flash. Phiên bản Flash 10.1 bản đầy đủ đã được Adobe thiết kế cho Android, do đó, những người sử dụng Android phiên bản 2.2 trở lên sẽ có những trải nghiệm về Flash như trên máy tính. Tuy nhiên, việc dùng Flash lại làm hao tốn pin khá nhanh, máy trở nên nóng và chậm chạp hơn bình thường. Điều này có thể nhận thấy trên những thiết bị Android 2.2 có cấu hình thấp (các thiết bị ở phân khúc giá rẻ). Trên những phiên bản Android cũ hơn, người dùng có thể dùng Flash Lite để duyệt web, tuy nhiên chúng không thật sự tốt và không phải thiết bị nào cũng được trang bị Flash Lite.

IV - Tìm hiểu các phiên bản Android

Android 1.0

Page 13: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Kỷ nguyên Android chính thức bắt đầu từ ngày 22/10/2008 khi chiếc điện thoại T-Mobile G1 do HTC sản xuất ra mắt ở Mỹ. Ban đầu, nhiều tính năng mà chúng ta dùng hàng ngày bây giờ không có như bàn phím ảo, khả năng đa chạm và các ứng dụng thu phí nhưng những chức năng khiến Android trở nên khác biệt đã xuất hiện ngay từ

phiên bản đầu tiên.

T-Mobile G1 là smartphone Android đầu tiên

Đó là cửa sổ thông báo xổ xuống tiết lộ danh sách tin nhắn, cuộc

gọi, tin nhắn…; các widget hiển thị thông tin trực tiếp trên màn hình

chủ; tích hợp Gmail và đặc biệt là kho ứng dụng Android. Bây giờ

thật khó tưởng tượng smartphone sẽ ra sao nếu không có kho ứng

dụng tập trung mặc dù Android Market (đã đổi tên thành Google

Play) khi đó cũng chỉ 35 ứng dụng chứ không nhiều như hiện nay.

Android 2.0/2.1 Eclair

Vào đầu tháng 11/2009, khoảng 1 năm sau sự xuất hiện của chiếc T-Mobile G1, Android 2.0 đã ra mắt và được đánh giá là bản nâng cấp khá lớn của Android với nhiều cải tiến quan trọng.  

Google Maps Navigation. Đây là ứng dụng dẫn đường miễn phí Google Maps Navigation, cung cấp cho người dùng thông tin giao thông, chỉ dẫn bản đồ và dẫn đường đi bằng giọng nói. Google Maps

Page 14: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Navigation đến nay vẫn là tính năng mang lại vị thế cho Android trên thị trường smartphone.

Hỗ trợ nhiều tài khoản. Lần đầu tiên, nhiều tài khoản Google có thể dùng đồng thời trên cùng thiết bị Android để đồng bộ chung danh bạ và email, gồm cả tài khoản Exchange.

Cải tiến trình duyệt. Trình duyệt của Eclair không hỗ trợ tính năng zoom đa chạm (pinch to zoom). Nhưng Google có cách giải quyết vấn đề là bổ sung khả năng phóng to thu nhỏ trang web bằng cách chạm hai lần trên màn hình cảm ứng, thay cho các nút phóng to và thu nhỏ. Tính năng mới này hữu ích với hiển thị các trang web được tối ưu cho máy tính.  

Quick Contact: Đây là widget bật lên để chọn chế độ liên lạc nhanh với các contact trong danh bạ. Ví dụ, người dùng có thể chạm vào ảnh của một số liên lạc (contact) sẽ thấy một wiget bật lên, trong đó có các lựa chọn gọi điện, nhắn tin hoặc gửi email cho người đó.

Màn hình khóa mới. Android 2.0 được đưa vào màn hình khóa mới có khả năng quét tay lên màn hình để mở khóa và chuyển sang chế độ yên lặng. Chức năng này cơ bản vẫn được dùng đến tận bây giờ nhưng có nhiều ứng dụng được đưa lên màn hình khóa hơn.

Page 15: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Android 2.0 còn có khá nhiều cải tiến khác. Bàn phím ảo được thiết kế lại cách sắp xếp giúp cải thiện tốc độ gõ và khả năng gõ ký tự chính xác hơn; ứng dụng camera bổ sung khả năng hỗ trợ flash, zoom số, lấy nét cận cảnh, cân bằng trắng và các hiệu ứng màu; hỗ trợ chuẩn Bluetooth 2.1; ứng dụng tin nhắn có thể tìm tin SMS và MMS lưu trên máy và tự động xóa tin nhắn cũ sau khi số lượng tin đạt giới hạn mặc định.

Hai tháng sau khi Eclair 2.0 ra mắt, Google tiếp tục công bố bản cập nhật Android 2.1 vẫn lấy tên mã là Eclair. Đó là dấu hiệu cho thấy phiên bản Android 2.1 chỉ là một bản nâng cấp nhẹ. Tuy vậy, phiên bản này cũng có một số bổ sung đáng chú ý:

Nhập liệu bằng giọng nói (speech-to-text). Trên Android 2.1, người dùng có thể nói vào điện thoại để nhập liệu thay thế cho cách nhập liệu quen thuộc bằng bàn phím. Để làm được điều đó, Android 2.1 đã thay phím dấu phảy trên bàn phím ảo bằng biểu tượng microphone. Người dùng chỉ cần chạm vào microphone đó và nói để máy chuyển thành văn bản. Tuy nhiên, khả năng này không thực sự hữu ích trong thực tế do tính hiệu quả chưa cao.

Hình nền động (live wallpaper). Thay vì sử dụng hình ảnh tĩnh, hình nền trên màn hình chủ của các thiết bị chạy Android 2.1 có thể trang trí bằng hình nền động. Tuy nhiên, các hình nền động có hạn chế là làm hao pin khá nhanh.

Thiết bị Nexus: Mặc dù không có nhiều nâng cấp quan trọng như phiên bản Android 2.0, song Android 2.1 đánh dấu một thay đổi chiến lược của Google. Có lẽ là do lo ngại về xu hướng phát triển phiên bản tùy biến (skin) của các nhà sản xuất phần cứng và làm

Page 16: Tìm hiểu về hệ điều hành android

thay đổi trải nghiệm Android nguyên gốc, Google đã hợp tác với HTC sản xuất thiết bị đầu tiên chỉ chạy phiên bản Android nguyên gốc mà không có bất kỳ tùy biến nào. Đó là lý do điện thoại Nexus One ra đời.

Đây là thiết bị không có bàn phím cứng, mỏng, dùng màn hình AMOLED độ phân giải WVGA và là sản phẩm đầu tiên trang bị vi xử lý Snapdragon 1GHz của Qualcomm. Có thể nói đây là thiết bị đi trước thời đại của Google và là một trong những smartphone Android được đánh giá cao vào thời điểm đó.

Android 3.0 Honeycomb

Ra mắt vào tháng 2/2011, Honeycomb là phiên bản Android đầu tiên được tối ưu cho máy tính bảng. Nó cũng là phiên bản Android đầu tiên và duy nhất chỉ hỗ trợ máy tính bảng. Chiếc máy tính bảng đầu tiên được sử dụng để giới thiệu Honeycomb là Motorola Xoom.

Mặc dù Honeycomb hiện nay chỉ chiếm thị phần cực nhỏ trong các thiết bị Android nhưng đây là phiên bản ghi dấu ấn về thiết kế với

giao diện người dùng mới 3D mới được gọi là "Holographic". Giao diện Holographic vẫn tiếp được sử dụng cho các phiên bản Jelly Bean mới hiện nay.

Honeycomb cũng đánh dấu sự ra đi của các nút vật lý. Các nút vật lý Back, Home, Menu và Search trên Android 2.3 đã trở thành các nút ảo trên máy tính bảng Honeycomb, tạo

Page 17: Tìm hiểu về hệ điều hành android

điều kiện cho các nhà sản xuất giảm độ dày của viền màn hình trên các thiết bị.

Một số bổ sung đáng chú ý khác trên Honeycomb gồm khả năng hỗ trợ duyệt web trên nhiều tab, trình duyệt có thêm chế độ duyệt web riêng tư (incognito), chức năng đa tác vụ cũng được cải tiến hiển thị các ứng dụng mở gần đây theo danh sách, bàn phím ảo cũng được thiết kế lại phù hợp với kích cỡ lớn của màn hình.

Các phiên bản Android 3.1 và 3.2 sau đó vẫn lấy tên mã là Honeycomb, bổ sung một số tính năng mới như khả năng thay đổi kích cỡ widget, hỗ trợ các thiết bị ngoại vi như bàn phím và tay cầm chơi game.

Số lượng máy tính bảng chạy Honeycomb không nhiều như Motorola Xoom, Asus Eee Pad Transformer, Samsung Galaxy Tab 10.1 và hầu hết chúng đều được nâng cấp lên các phiên bản mới hơn.

Android 4.0 Ice Cream Sandwich (ICS)

Android 4.0 với tên mã Ice Cream Sandwich ra mắt vào tháng 11/2011 cùng với chiếc Galaxy Nexus, là thiết bị thứ hai Google hợp tác với Samsung trong chương trình Nexus. Đây là phiên bản Android đầu tiên được thiết kế chung cho cả smartphone và máy tính bảng, vì vậy khá nhiều tính năng mới và các yếu tố thiết kế của Ice Cream Sandwich được kế thừa từ Honeycomb như các phím ảo, điều chỉnh kích cỡ widget, chức năng đa tác vụ hay giao diện 3D Holographics.

Các cải tiến trên màn hình chủ: Như đã đề cập ở trên, ICS kế thừa nhiều thay đổi trên Honeycomb nhưng có bổ sung thêm một số chức năng mới. Việc tạo thư mục có thể thực hiện dễ dàng bằng cách kéo các icon ứng dụng chồng lên nhau. Các màn hình chủ có thêm khay ứng dụng yêu thích (favorites tray) để cho người dùng nhóm các ứng dụng, shortcut hay thư mục họ hay dùng vào đó để truy cập nhanh từ bất kỳ màn hình chủ nào.

Page 18: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Mở khóa màn hình bằng khuôn mặt (Face Unlock). Ngoài cách khóa màn hình bằng mật khẩu và mô hình (pattern unlock), Android

4.0 còn bổ sung thêm cách mở khóa bằng cách sử dụng camera mặt trước để nhận dạng khuôn mặt của người dùng. Đây là lựa chọn mở khóa điện thoại khá thú vị nhưng lưu ý là mức độ bảo mật của hình thức khóa máy này không cao do nó có thể bị qua mặt dễ dàng chỉ bằng bức ảnh của người sở hữu điện thoại đó.

Android Beam. NFC đã hỗ trợ Android từ phiên bản 2.3 Gingerbread nhưng bị hạn chế do các dịch vụ thanh toán di động như Google Wallet không được ứng dụng trong thực tiễn. Phiên bản ICS đã bổ sung thêm chức năng mới của NFC gọi là Android Beam cho phép hai điện thoại hỗ trợ Android Beam có thể trao đổi dữ liệu với nhau bằng cách chạm chúng vào nhau.

Page 19: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Kiểm soát lưu lượng dữ liệu sử dụng. Giống như Gingerbread cải tiến việc hiển thị các ứng dụng đang tiêu thụ pin, Android 4.0 làm theo cách tương tự với dung lượng dữ liệu người dùng sử dụng. Bạn có thể xem được các ứng dụng đang ngốn nhiều lưu lượng dữ liệu theo đơn vị MB, xem được tổng lưu lượng dữ liệu theo thời gian và

thiết lập cảnh báo để tránh sử dụng quá mức.

Ngoài ra, Android bổ sung một số tính năng mới khác gồm: chế độ chụp ảnh toàn cảnh panorama, chụp ảnh màn hình, từ chối cuộc gọi đến bằng tin nhắn theo các mẫu tạo sẵn, gợi ý sửa lỗi chính tả trên bàn phím ảo và cải tiến chức năng nhận diện giọng nói để cạnh tranh với "cô nàng Siri" của Apple. Cùng với khả năng chụp ảnh toàn cảnh, ứng dụng camera có thêm một số khả năng như lấy nét liên tục, chụp trong khi quay, ổn định hình ảnh, chạm lấy nét và nhận diện khuôn mặt.  

Android 4.1 Jelly Bean

Page 20: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Được giới thiệu vào tháng 7/2012 tại hội nghị dành cho các nhà phát triển của Google (Google I/O), Android 4.1 Jelly Bean là bản nâng cấp bổ sung của Ice Cream Sandwich. Phiên bản này không có nhiều thay đổi về giao diện bên ngoài mà hầu hết những thay đổi quan

trọng ẩn chứa bên trong hệ điều hành.

Android 4.1 cho phép nhắn tin hoặc gọi lại ngay từ thanh thông báo

Một trong những thay đổi quan trọng nằm sâu bên trong hệ điều hành là Project Butter mà theo Google là nó giúp cải thiệu rất nhiều hiệu năng cảm ứng và tốc độ xử lý đồ họa trên điện thoại và máy tính bảng.

Tính năng mới quan trọng thứ hai phải kể đến là Google Now cùng với khả năng điều khiển bằng giọng nói hoạt động không cần kết nối mạng 3G hay WiFi. Tuy vậy, các tính năng này không được người dùng Việt Nam quan tâm do chúng chưa hỗ trợ tiếng Việt.

Thanh thông báo trên Jelly Bean tiếp tục được cải tiến cho phép mở rộng thông báo để xem được nhiều thông tin hơn và có thể thực hiện một số hoạt động ngay trên thanh thông báo, ví dụ như thấy cuộc gọi có thể gọi lại luôn từ thanh thông báo.

Page 21: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Những bổ sung đáng chú ý khác trên Android 4.1 gồm khả năng đoán từ của bàn phím ảo chính xác hơn, các widget có thể tự điều chỉnh để vừa kích cỡ khi màn hình đã có sẵn các widget khác, Chrome trở thành trình duyệt mặc định.

Android 4.2 Jelly Bean

4 tháng sau khi ra mắt Android 4.1, Google tiếp tục công bố bản cập nhật Android 4.2 vẫn sử dụng tên mã là Jelly Bean. Hai thiết bị đầu tiên được giới thiệu cùng với Android 4.2 là chiếc Nexus 4 và máy

tính bảng Nexus 10.

Hai thiết bị đầu tiên được trang bị Android 4.1 là Nexus 4 và Nexus 

Mặc dù chỉ là bản cập nhật nhỏ nhưng Android 4.2 cũng có một số tính năng mới gồm chế độ chụp ảnh 360 độ PhotoSphere, hỗ trợ nhiều người dùng, chia sẻ nội dung trên điện thoại lên các màn hình lớn, điều chỉnh các thiết lập (Wi-Fi, độ sáng màn hình, chế độ máy bay…) ngay trên thanh thông báo, chức năng Daydream hiển thị thông tin khi điện thoại ở chế độ màn hình khóa, phóng to thu nhỏ trên Gmail và bàn phím ảo có thêm chức năng gõ phím bằng cử chỉ giống như bàn phím Swype.

Page 22: Tìm hiểu về hệ điều hành android

Chia sẻ nội dung từ điện thoại liên màn hình lớn

Android 4.3 Jelly Bean và Android 5.0 Key Lime Pie

Giao diện camera mới

Giao diện camera cũng là nét mới đáng chú ý trên Android 4.3. Giao diện mới vẫn giữ nguyên ý tưởng so với giao diện cũ, đó là giúp người dùng có thể truy cập các cài đặt chụp ảnh mà không phải rời

tay khỏi màn hình. Tuy nhiên các cài đặt giờ đây không còn được đặt xung quanh hình tròn như Android 4.2 nữa. Thay vào đó chúng được đặt trên một đường cong nằm ngang. Bạn có thể chỉnh các cài đặt

Page 23: Tìm hiểu về hệ điều hành android

bằng cách di chuyển ngón tay đến vị trí của chúng. Để quay lại menu trước đó, bạn chỉ cần lùi ngón tay xuống phía dưới.

Ngoài ra, Android 4.3 còn cho phép bạn chụp ảnh bằng phím chỉnh âm lượng. Tuy nhiên có vẻ như tính năng này vẫn chưa thực sự hoàn thiện trên phiên bản mà người viết thử nghiệm. Tình trạng chụp 2, 3 ảnh liên tiếp vẫn xảy ra dù người dùng chỉ bấm phím 1 lần.

Biểu tượng emoji mới

Bàn phím emoji trên Android đã được cập nhật với các biểu tượng mới và được sắp xếp theo thể loại. Tuy nhiên có vẻ như đa số người dùng Việt Nam vẫn ưa thể hiện tâm trạng bằng các kí tự chat đặc

biệt hơn là biểu tượng emoji.

Android 4.3 Kit Kat