3
Tiếng Nhật Lóng Giả sử bạn cho rằng mình đã master tiếng Nhật, học đủ các loại giáo trình, thi N2-N3 rồi sang Nhật, tự tin rằng mình có thể giao tiếp trôi chảy. Thế nhưng, sự đời lại không như thế, bạn bè xung quanh nói chuyện ầm ầm, bằng tiếng Nhật mà bạn chả hiểu mô tê gì, vô vàn từ và cấu trúc mà bạn không thể tìm thấy trong bất cứ sách vở nào mình học từ trước đến nay, vì sao ??? Vì tiếng lóng đó, tiếng lóng thì không có trong sách đâu, chỉ học lỏm được thôi. Sau đây là một số từ lóng tiếng Nhật phổ biến mà bạn thường được “nghe”. Động từ ししししし (shareteru) Shareru là một động từ bắt nguồn từ tính từ oshare có nghĩa là “sành điệu”. Nguyên gốc thì là “sành điệu”, hợp thời trang nhưng gần đây nó được dùng để miêu tả bất cứ thứ gì có vẻ tốt, đẹp, giống trường hợp từ umai có thể dùng thay thế cho từ oishii (ngon) và jouzu (giỏi). Bạn có thể dùng shareru ở thể ししし-> sharateru như một từ lóng để chỉ những gì bạn thấy là “tốt” hoặc “sành điệu”, “hạp thời trang”. しししし (shiketeru) Từ này mang nghĩa trái ngược với shareteru ở trên. Sử dụng shiketeru với cái gì đó “dở tệ”,”tồi”,”nhạt nhẽo”. Ở các trung tâm giải trí có thể nghe thấy bạn trẻ Nhật hét câu “shiketa!” khi bắn trượt/ thua và “shareta!” khi bắn trúng/ ghi bàn. ししししし (ikareteru) Từ này dịch ra thì mang nghĩa là “thằng điên”, “thằng dở”. Thường sử dụng giữa bạn bè với nhau. Ví dụ khi có thằng bạn nói: “Chán quá, tao sẽ bỏ học !”, vâng, lúc đấy hãy hét vào mặt nó “ikareteru !” hoặc “ikareteru omae !” (Khùng hả mậy ?). Từ này không mang nghĩa chửi rủa hay thóa mạ, mà đơn giản là cảm xúc bộc phát khi nghe thấy bạn bè/ ai đó làm gì đó điên rồ. Một từ nữa đồng nghĩa là ししししし (atama itteru) – giống kiểu mất trí ししし (ukeru)

Tiếng Nhật Lóng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Japanese

Citation preview

Page 1: Tiếng Nhật Lóng

Tiếng Nhật Lóng

Giả sử bạn cho rằng mình đã master tiếng Nhật, học đủ các loại giáo trình, thi N2-N3 rồi sang Nhật, tự tin rằng mình có thể giao tiếp trôi chảy. Thế nhưng, sự đời lại không như thế, bạn bè xung quanh nói chuyện ầm ầm, bằng tiếng Nhật mà bạn chả hiểu mô tê gì, vô vàn từ và cấu trúc mà bạn không thể tìm thấy trong bất cứ sách vở nào mình học từ trước đến nay, vì sao ??? Vì tiếng lóng đó, tiếng lóng thì không có trong sách đâu, chỉ học lỏm được thôi. Sau đây là một số từ lóng tiếng Nhật phổ biến mà bạn thường được “nghe”.

Động từ

しゃれてる (shareteru)

Shareru là một động từ bắt nguồn từ tính từ oshare có nghĩa là “sành điệu”. Nguyên gốc thì là “sành điệu”, hợp thời trang nhưng gần đây nó được dùng để miêu tả bất cứ thứ gì có vẻ tốt, đẹp, giống trường hợp từ umai có thể dùng thay thế cho từ oishii (ngon) và jouzu (giỏi). Bạn có thể dùng shareru ở thể ている -> sharateru như một từ lóng để chỉ những gì bạn thấy là “tốt” hoặc “sành điệu”, “hạp thời trang”.

しけてる (shiketeru)

Từ này mang nghĩa trái ngược với shareteru ở trên. Sử dụng shiketeru với cái gì đó “dở tệ”,”tồi”,”nhạt nhẽo”. Ở các trung tâm giải trí có thể nghe thấy bạn trẻ Nhật hét câu “shiketa!” khi bắn trượt/ thua và “shareta!” khi bắn trúng/ ghi bàn.

いかれてる (ikareteru)Từ này dịch ra thì mang nghĩa là “thằng điên”, “thằng dở”. Thường sử dụng giữa bạn bè với nhau. Ví dụ khi có thằng bạn nói: “Chán quá, tao sẽ bỏ học !”, vâng, lúc đấy hãy hét vào mặt nó “ikareteru !” hoặc “ikareteru omae !” (Khùng hả mậy ?). Từ này không mang nghĩa chửi rủa hay thóa mạ, mà đơn giản là cảm xúc bộc phát khi nghe thấy bạn bè/ ai đó làm gì đó điên rồ.

Một từ nữa đồng nghĩa là 頭いってる (atama itteru) – giống kiểu mất trí

ウケル (ukeru)

Từ ukeru có nghĩa là “nhận” (受ける) nhưng trong tiếng lóng, nó có nghĩa là “hài (vãi)”. Khi bạn chứng kiến hoặc nghe điều gì đó “buồn cười”, “hài hước” thì sử dụng từ này.

Trạng từ

超 (chou) 、めっちゃ (meccha) 、マジで (maji[de]) 、 ガチ (gachi)

Theo như những gì các bạn được học thì trạng từ “rất” là “sugoku” hay “totemo” phải không ? Thế còn “siêu”, “vãi”, “ghê”… thì là gì ? Hãy xem 2 ví dụ sau đây:

1. これ、とてもかわいいね。すごく安かったし、とても便利だよ!本当に!2. これ、超かわいいね。めっちゃ安かったし、マジで便利だよ!ガチで!(cái này dễ thương ghê, siêu rẻ mà tiện lợi vãi, thật sự !)

Ở ví dụ đầu tiên, đó là cách diễn đạt theo như trong sách, nhưng trong văn nói, nghe bạn bè nói chuyện với nhau, chúng ta sẽ nghe thấy ví dụ 2 nhiều hơn.

Page 2: Tiếng Nhật Lóng

Chou và meccha có thể sử dụng thay thế cho nhau.

Maji(de), bắt nguồn từ “majime” (nghiêm túc), có nghĩa “thật là”, “ghê”. Từ gachi(de) cũng mang nghĩa tương tự như vậy.

Tính từ

ヤバい(yabai), ウザい(uzai), キモい(kimoi)、ダサい(dasai), ブス(Busu), ズルい(zurui), びみょう(bimyou),さいてい(saitei)

Một số tính từ viết bằng kata nhưng có đuôi là hira ám chỉ đó là tiếng lóng.

Yabai được sử dụng trong các tình huống khi có cái gì “xấu” xảy đến, nếu dịch sang tiếng Việt có thể là “chết cha”, “bỏ **”… Tuy nhiên ở một vài tình huống, nó vẫn được dùng cho chuyện gì đó “tốt”, “đáng kinh ngạc”. Trong thập niên 80 thì từ yabai được dùng mang nghĩa là “vô nghĩa”, “chẳng có gì thú vị” nhưng kể từ thập niên 90 thì nó mang nghĩa là “sugoi” -> “OMG”, “đáng kinh ngạc”, “wow”, “ồồồồ”, “vãi”…

Uzai tương đương với từ “urusai”, có nghĩa là “ồn ào”, “phiền phức” hay thứ gì đó làm bạn “khó chịu”. Sử dụng từ “uzai” với người khác nói chung không mang nghĩa gì tốt đẹp cả.

Kimoi có nghĩa là “kinh”, “tởm”, bắt nguồn từ kimochi-warui (trái nghĩa với kimochi-ii) có nghĩa là “kinh”, “tởm”, “bệnh”,… Kimoi thì chỉ mang nghĩa là “kinh tởm” (bẩn thỉu) thôi.

Dasai có nghĩa là “nhạt nhẽo”.

Busu có nghĩa là “xấu xí”, bắt nguồn từ “busaiku” là “xấu xí”. Từ này khá động chạm đến tự ái người khác và có thể chọc giận ai đó hoặc làm thậm chí cắt đứt quan hệ, nhất là với con gái, dù chỉ là đùa vui. Nên hãy cẩn thận.

Zurui có nghĩa là “đểu”, “hèn”, “láu cá”, có thể được dùng trong như “thật không công bằng !” hay ” đồ xỏ lá”.

Saitei có nghĩa là “thấp nhất”, “lởm nhất”. Trong toán học hay khoa học thì saitei chỉ mấy kiểu như min, điểm cực tiểu còn sang tiếng lóng, nó chỉ những người/ sự vật/ sự việc tổi tệ nhất, tệ hại nhất,…

Tiếng lóng thường không mang nghĩa gì tốt đẹp cho lắm, và chỉ được dùng trong văn nói giữa bạn bè suồng sã với nhau, hoặc để tạo không khí vui vẻ. Các bạn chớ nên lạm dụng mà mang họa vào thân nhé.