28
4/14/15 TÀI TRDÁN ĐẦU TƯ Bmôn Ngân hàng Thương mi - Khoa Ngân hàng Hc vin Ngân hàng

TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ - hvnh.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

4/14/15

TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng Học viện Ngân hàng

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 2

n  Mục tiêu môn học: Trang bị cho SV những kiến thức căn bản về dự án đầu tư, các nội dung cần thiết để lập và thẩm định dự án

§  Yêu cầu: SV cần trang bị trước các kiến thức về: ü  Toán căn bản, toán tài chính ü  Các kiến thức căn bản về tài chính doanh nghiệp ü  Kiến thức kinh tế - xã hội: Môi trường đầu tư vĩ mô, những

biến động thuộc về môi trường vĩ mô, chiến lược và quy hoạch phát triển của khu vực, thị trường, hành lang pháp lý về đầu tư, quy chế quản lý đầu tư,…

§  Phương pháp giảng dạy: Giảng lý thuyết kết hợp với làm bài tập nhóm và bài tập cá nhân, thảo luận các tình huống thực tế

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 3

Tài liệu tham khảo

n  Giáo trình tài trợ dự án, Học viện ngân hàng, 2010

n  Ths. Đinh Thế Hiển, Lập – thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống kê, 2010.

n  TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, 2010.

n  website

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 4

Chương 1: Đầu tư và dự án đầu tư 1. Đầu tư và dự án đầu tư

2. Lập dự án đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 5

1- Khái niệm về đầu tư + Theo nhận thức chung

Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai + Theo khía cạnh tài sản: Đó là sự sử dụng vốn để tạo ra các tiềm lực sản xuất-kinh doanh, là quá trình quản trị cơ cấu tài sản để sinh lợi. + Theo khía cạnh tài chính: Đó là một chuỗi các hoạt động chi ra của chủ đầu tư và sau đó là một chuỗi hoạt động thu về để hoàn vốn và sinh lợi. + Theo khía cạnh tiến bộ khoa học-kỹ thuật: Đó là đổi mới phương tiện sản xuất nhằm làm giảm lao động thủ công trực tiếp và làm cho sản lượng hàng hoá thu được ngày càng tăng. + Theo quan điểm vĩ mô của lợi ích xã hội: Đó là sự khai thác, sử dụng các khoản tiền đã tích luỹ được của xã hội, của các doanh nghiệp và của dân chúng vào việc tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra các tiềm lực to lớn hơn về mọi mặt của đời sống xã hội.

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 6

Ø  Tính sinh lời

Ø  Tính dài hạn

Ø  Tính rủi ro

2- Đặc trưng của đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 7

1 – Phân loại đầu tư theo ngành: + Đầu tư phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản + Đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng + Đầu tư phát triển dich vụ

2- Theo đặc điểm hoạt động: + Đầu tư cơ bản tạo ra TSCĐ + Đầu tư vận hành tạo ra TSLĐ

3- Theo tính chất đầu tư: + Đầu tư mới + Đầu tư mở rộng

4- Theo chức năng quản trị vốn: + Đầu tư trực tiếp: Đầu tư phát triển, đầu tư dịch chuyển + Đầu tư gián tiếp

3- Phân loại đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 8

Đầu tư và dự án đầu tư ĐẦU TƯ

CÔNG NGHIỆP CƠ SỞ HẠ TẦNG

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

ĐẦU TƯ MỞ RỘNG ĐẦU TƯ MỚI ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU

XÂY DỰNG CƠ BẢN

DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP

ĐẦU TƯ DỊCH CHUYỂN

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 9

Ø  Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

Ø  Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ø  Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước

Ø  Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế

Ø  Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

4. Vai trò của hoạt động đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 10

1- Khái niệm dự án đầu tư

Ø  Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

Ø  Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 11

§ Khái niệm dự án đầu tư Ø  Theo Ngân hàng Thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các

hoạt động và các chi phí liên quan được hoạch định một cách có bài bản, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn xác định

Ø  Dự án gồm 4 thành phần: Ø  Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Ø  Các kết quả Ø  Các hoạt động Ø  Các nguồn lực cần thiết cho dự án

Đầu tư và dự án đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 12

Ø  Với chủ đầu tư: - Là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư - Là cơ sở để xin phép được đầu tư và cấp giấy phép hoạt động; là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư - Là một phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn - Là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia dự án. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh

2- Vai trò của dự án đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 13

Ø  Đối với Nhà nước: - Là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư

Ø  Đối với các nhà tài trợ: - Là cơ sở để ra quyết định có tài trợ hay không tài trợ cho dự án đó - Khi chấp nhận đầu tư, dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay.

2- Vai trò của dự án đầu tư (tiếp)

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 14

Ø  Theo quy mô và tính chất Ø  Theo nguồn vốn đầu tư Ø  Theo mục đích của dự án Ø  Theo mối quan hệ giữa các dự án Ø  Theo cấp độ nghiên cứu

3- Phân loại dự án đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 15

4- Yêu cầu của dự án đầu tư

Ø  Tính khoa học

Ø  Tính thực tiễn

Ø  Tính pháp lý

Ø  Tính thống nhất

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 16

5- Chu trình của dự án

§  Khái niệm: Là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động

Chuẩn bị Thực hiện Vận hành đầu tư đầu tư kết quả đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 17

Chu trình của dự án

Kết thúc dự án

Đánh giá dự án

Chu trình dù ¸n ®Çu t­

Bắt đầu dự án mới

NC cơ hội đầu tư

NC tiền khả thi NC khả thi

Thẩm định và ra QĐ

Thùc hiÖn dù ¸n Chạy thử, bàn giao Thi c«ng kÕ

ThiÕt

Vận hành dự án

Thanh lý dự án

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 18

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư n  Gồm 4 bước: Ø  Nghiên cứu cơ hội đầu tư Ø  Nghiên cứu tiền khả thi Ø  Nghiên cứu khả thi Ø  Thẩm định và ra quyết định đầu tư §  Đây là giai đoạn rất quan trọng, mang tính nền móng và có ý

nghĩa quyết định thành công hoặc thất bại của dự án. VD: Quy hoạch, xác định địa điểm sai: Nhà máy đường, trung tâm

giống thủy sản Sơn la Một số dự án chưa chú ý đến yếu tố môi trường như: xi măng Tuyên Quang, Xi măng Lạng Sơn…

§  Giai đoạn này vấn đề nguồn thông tin, chất lượng của các kết quả nghiên cứu tính toán là quan trọng nhất.

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 19

- Là giai đoạn hình thành ý tưởng của dự án Ø  Nội dung: xem xét những nhu cầu, khả năng, điều kiện

cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư và các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.

Ø  Mục tiêu: xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các cơ hội đầu tư.

Ø  Yêu cầu: đưa ra được những thông tin cơ bản, phản ánh sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư đủ để làm người có khả năng đầu tư cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.

Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 20

Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi

Ø  Là bước nghiên cứu tiếp theo với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động

Ø  Mục tiêu: tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các cơ hội đầu tư đã lựa chọn nhằm khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 21

Bước 3: Nghiên cứu khả thi Ø  Là bước nghiên cứu toàn diện ở tất cả các khía cạnh của dự

án đầu tư để khẳng định tính khả thi của dự án và là bước chuẩn bị để đưa dự án đi vào thực tế.

Ø  Nội dung: + Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lý có

ảnh hưởng đến hoạt động của dự án + Nghiên cứu khía cạnh thị trường về sản phẩm hoặc

dịch vụ của dự án + Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án + Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án + Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự

của dự án + Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 22

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư Ø  Là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên

cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền đề cho dự án đi vào hoạt động sau cùng

Ø  Gồm: - Xin giao đất hoặc thuê đất - Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài

nguyên (nếu cần) - Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng - Đàm phán kí kết các hợp đồng - Thiết kế và lập dự toán thi công công trình - Thi công xây lắp công trình - Vận hành chạy thử, nghiệm thu công trình

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 23

Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư

Ø  Là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư. Thực chất của giai đoạn này là đưa công trình đã được xây dựng và lắp đặt xong vào vận hành, khai thác nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra

Ø  Đặc điểm: Ø  Sử dụng chưa hết công suất Ø  Sử dụng công suất ở mức cao nhất Ø  Công suất giảm dần và kết thúc dự án

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 24

Nội dung của dự án đầu tư

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2009/NĐ-CP NGÀY THÁNG NĂM 2009 VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

NGHỊ ĐỊNH 83/2009/NĐ-CP NGÀY 15/10/2009 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐiỀU NGHỊ ĐỊNH 12.

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 25

Xây dựng phương án tài chính DAĐT

§  Giá trị thời gian của tiền

§  Dòng tiền của dự án đầu tư

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 26

Giá trị thời gian của tiền

Ø  Khái niệm “giá trị thời gian của tiền” có hàm ý nói lên rằng tiền tệ có giá trị theo thời gian

Ø  Nguyên nhân: Ø  do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền

Ø  do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát

Ø  Tiềm ẩn rủi ro

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 27

Dòng tiền của dự án đầu tư Ø  Khái niệm: Dòng tiền của dự án đầu tư được hiểu

là các khoản thu và chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án

Ø  Biểu đồ dòng tiền Ø  Gốc của biểu đồ dòng tiền lấy tại 0. Ø  Dòng tiền vào: phản ánh những khoản thu vào của dự

án (+); Ø  Dòng tiền ra: phản ánh những khoản phải chi ra của

dự án, (-); Ø  Quy ước các thời đoạn bằng nhau và các khoản thu, chi được xem như xuất hiện tại cuối thời đoạn.

Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng 28

Ø  Các loại dòng tiền

Ø  Dòng niên kim (annuity):

Ø  Dòng tiền đều đầu kỳ

Ø  Dòng tiền đều cuối kỳ

Ø  Dòng tiền tệ hỗn tạp (dòng tiền bất kỳ - Uneven or mixed cash flow)

Dòng tiền của dự án đầu tư