108

Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 2: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 3: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách MặcMôn dành cho Giảng Viên

Được xuất bản bởiGiáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky TôThành Phố Salt Lake, Utah

Page 4: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Chúng tôi biết ơn về những lời phê bình góp ý và những điều cần sửa chỉnh. Xin gửi những lời phê bình góp ývà những điều cần sửa chỉnh đến:

Seminaries and Institutes of Religion Curriculum Services50 East North Temple Street

Salt Lake City, UT 84150-0008USA

Email: [email protected] kèm theo tên, địa chỉ, tiểu giáo khu và giáo khu của các anh chị em.

Xin nhớ kèm theo tên của sách hướng dẫn này khi gửi đến những lời phê bình góp ý.

© 2017 by Intellectual Reserve, Inc.All rights reserved.

Được in tại Hợp Chủng Quốc Hoa KỳPhiên Bản 3, 10/17

Bản Tiếng Anh chuẩn nhận: 10/17Bản dịch chuẩn nhận: 10/17

Bản dịch Doctrinal Mastery Book of Mormon Teacher MaterialVietnamese13232 435

Page 5: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Mục LụcNhững Chỉ Dẫn dành cho Giảng Viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vĐạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1Thiên Chủ Đoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17Kế Hoạch Cứu Rỗi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35Sự Phục Hồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53Chức Tư Tế và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56Các Giáo Lễ và Các Giao Ước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59Hôn Nhân và Gia Đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66Các Giáo Lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72Phụ Lục: Sự Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Phần Thông Thạo Giáo LýSách Mặc Môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85

Page 6: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 7: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Những Chỉ Dẫn dành choGiảng ViênMục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo có ghi rằng: “Chúng ta giảng dạycho học viên các giáo lý và nguyên tắc của phúc âm như được tìm thấy trong thánhthư và những lời của các vị tiên tri” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách HướngDẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Học Viện TônGiáo [2012], x). Trong lớp giáo lý, mục tiêu này phần lớn sẽ đạt được qua việc họcthánh thư theo trình tự, và tuân theo tiến trình tự nhiên của các cuốn sách và cáccâu thánh thư của một quyển thánh thư từ đầu đến cuối. Anh Cả David A. Bednarthuộc nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhấn mạnh rằng “đây là cách thức đầutiên và cơ bản nhất của việc nhận được nước sự sống” (“A Reservoir of LivingWater” [buổi họp đặc biệt CES fireside dành cho các thành niên trẻ tuổi, ngày 4tháng Hai năm 2007], 3, lds.org/media-library).

Có một cách thức khác để chúng ta giúp các học sinh hiểu, tin tưởng, và sống theogiáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô là qua Phần Thông Thạo Giáo Lý. Phần Thông ThạoGiáo Lý bổ sung cho việc học thánh thư theo trình tự bằng cách tạo cho học sinhcác cơ hội để học hỏi giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô theo đề tài.

Chủ Tịch Boyd K. Packer (1924–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đãdạy tại sao phương pháp học tập về giáo lý này cũng có ích: “Các giáo lý riêng rẽcủa phúc âm đều không được giải thích một cách trọn vẹn ở một chỗ trong thánhthư, hay được trình bày theo thứ tự hoặc trình tự. Các giáo lý này cần phải đượcthu thập mỗi nơi một ít. Các giáo lý này đôi khi được tìm thấy trong các phân đoạnlớn, nhưng hầu hết được tìm thấy trong các phần nhỏ nằm rải rác trong khắp cácchương và câu” (“The Great Plan of Happiness,” trong Teaching Seminary:Preservice Readings [sách hướng dẫn của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội,2004], 68–69).

Việc học thánh thánh theo trình tự và Thông Thạo Giáo Lý là các sinh hoạt bổsung, và cả hai đều là các yếu tố quan trọng trong kinh nghiệm của học sinh tronglớp giáo lý.

Phần Thông Thạo Giáo Lý xây đắp trên và thay thế các nỗ lực trước đây trong CácLớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo, như là phần thông thạo thánh thư và học CácGiáo Lý Cơ Bản. Phần Thông Thạo Giáo Lý nhằm giúp các học sinh đạt được cáckết quả sau đây:

1. Học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biếtthuộc linh.

2. Thông thạo giáo lý phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và những đoạn thánh thưmà giáo lý đó được giảng dạy. Chúng ta sẽ đặc biệt chú tâm vào giáo lý liênquan tới chín đề tài sau đây:

• Thiên Chủ Đoàn

• Kế hoạch cứu rỗi

• Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

v

Page 8: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Sự Phục Hồi

• Các vị tiên tri và sự mặc khải

• Chức tư tế và các chìa khóa của chức tư tế

• Các giáo lễ và các giao ước

• Hôn nhân và gia đình

• Các giáo lệnh

Các Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo đã viết ra các tài liệu chỉ dẫn nhằm giúp cácgiảng viên và học sinh đạt được các kết quả này. Các tài liệu này bao gồm Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý và tài liệu Phần Thông Thạo Giáo Lý dànhcho giảng viên. (Lưu ý: Tài liệu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý dành cho giảng viênsẽ có sẵn cho mỗi khóa học trong bốn khóa học của lớp giáo lý.)

Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo LýTài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý chú trọng vào các học sinh. Tài liệuđó gồm có (1) lời giới thiệu giải thích Thông Thạo Giáo Lý là gì và tài liệu đó sẽhữu ích cho họ như thế nào, (2) chỉ dẫn để giảng dạy cho họ các nguyên tắc củaviệc đạt được sự hiểu biết thuộc linh, và (3) một phần về chín đề tài giáo lý đã đượcliệt kê trước đây. Mỗi đề tài giáo lý chứa đựng những lời phát biểu về giáo lý mà cóliên quan tới cuộc sống của học sinh và quan trọng đối với họ để hiểu, tin tưởng,và áp dụng.

Một vài giáo lý và nguyên tắc trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” và“Các Đề Tài Giáo Lý” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý được hỗtrợ bởi các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Có 25 đoạn thông thạo giáo lý chomỗi khóa học (Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước, Sách Mặc Môn, và Giáo Lý và GiaoƯớc và Lịch Sử Giáo Hội), với tổng số là 100 đoạn. Một danh sách các đoạn nàyđược tìm thấy ở đằng sau Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Việcgiúp học sinh nhớ và tìm ra các đoạn thánh thư và hiểu cách đoạn thánh thư đódạy giáo lý của Đấng Cứu Rỗi là một phần quan trọng trong công việc của anh chịem với tư cách là một giảng viên.

Mỗi đoạn trong số 100 đoạn thông thạo giáo lý đều được sử dụng để hỗ trợ trựctiếp cho một lời phát biểu về giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Ví dụ, Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20 được trích dẫn trong đề tài giáo lý4, “Sự Phục Hồi,” để hỗ trợ cho lẽ thật rằng Thượng Đế Đức Chúa Cha và VịNam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, đã hiện đến cùng Joseph Smith để đápứng lời cầu nguyện của Joseph, và hai Ngài đã kêu gọi ông với tư cách là VịTiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi. Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý nàycũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho lẽ thật trong đề tài giáo lý 1, “Thiên ChủĐoàn,” rằng có ba Đấng riêng biệt trong Thiên Chủ Đoàn: Thượng Đế, ĐứcChúa Cha Vĩnh Cửu; Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô; và Đức ThánhLinh. Vì thế, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này được liệt kê như là một đoạntham khảo có liên quan trong đề tài đó.

Việc chú ý đến nơi nào mỗi đoạn thánh thư thông thạo giáo lý được trích dẫn sẽcho phép anh chị em biết kinh nghiệm học tập trong đoạn thánh thư cụ thể đó sẽđược sử dụng ra sao trong tài liệu Thông Thạo Giáo Lý dành cho giảng viên cho

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

vi

Page 9: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

khóa học của năm hiện tại. Trong ví dụ trước, Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20 sẽđược đề cập trong kinh nghiệm học tập về “Sự Phục Hồi” trong Tài Liệu ThôngThạo Giáo Lý Sách Giáo Lý và Giao Ước, và Lịch Sử Giáo Hội dành cho Giảng Viên.

Không phải tất cả các đề tài giáo lý sẽ đều nhận một mức độ nhấn mạnh như nhauvào mỗi năm. Mặc dù mỗi đề tài giáo lý sẽ được giảng dạy trong mỗi năm, nhưngchỉ có những lời phát biểu cụ thể về giáo lý mà được hỗ trợ bởi các đoạn thôngthạo giáo lý liên quan với một khóa học của năm quy định mới sẽ được nhấnmạnh trong các kinh nghiệm học tập Thông Thạo Giáo Lý cho năm đó.

Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý dành cho Giảng ViênChương trình giảng dạy Thông Thạo Giáo Lý gồm có 10 kinh nghiệm học tập màsẽ được giảng dạy trong suốt cả năm học. Trong nhiều trường hợp, tài liệu chỉ dẫncho mỗi kinh nghiệm học tập này có thể sẽ cần phải được giảng dạy trong nhiềuhơn một buổi học.

Kinh nghiệm học tập đầu tiên tập trung vào việc giúp đỡ các học sinh học và ápdụng các nguyên tắc liên quan tới việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Điều nàynên được giảng dạy trong hai tuần đầu tiên của năm học. Việc đó sẽ giúp các họcsinh gia tăng sự hiểu biết về mục đích của việc thông thạo giáo lý. Ngoài ra, cácnguyên tắc được giảng dạy trong kinh nghiệm học tập này sẽ cung cấp một nềntảng mà sẽ được xây đắp trên đó và được ôn lại trong chín kinh nghiệm học tậptuần tự mà sẽ được giảng dạy trong suốt thời gian còn lại của năm học.

Mỗi kinh nghiệm học tập tuần tự đều được dựa vào một trong chín đề tài giáo lýđược liệt kê trước đây. Các đề tài này được đưa ra nhằm giúp học sinh hiểu đượcsâu hơn giáo lý của Đấng Cứu Rỗi và áp dụng dễ dàng hơn vào cuộc sống của họ.Mỗi kinh nghiệm trong các kinh nghiệm học tập này gồm có ba phần chính:“Thông Hiểu Giáo Lý,” “Các Bài Tập Thực Hành,” và “Ôn Lại Phần Thông ThạoGiáo Lý.”

Thông Hiểu Giáo Lý. Phần này của mỗi kinh nghiệm học tập chứa đựng một loạtcác sinh hoạt hay phân đoạn học tập mà có thể được giảng dạy trong một hay haibuổi học. Những sinh hoạt này sẽ giúp học sinh phát triển một sự hiểu biết sâuhơn về mỗi đề tài giáo lý và những lời phát biểu cụ thể về giáo lý liên quan tới từngđề tài.

Các đoạn “Thông Hiểu Giáo Lý” thường bắt đầu với một phần nghiên cứu về đềtài giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Ngoài ra, các sinhhoạt tập trung vào những lời phát biểu cụ thể về giáo lý mà được hỗ trợ bởi cácđoạn thông thạo giáo lý dành riêng cho quyển thánh thư đó cho khóa học của nămđó. Ví du, trong kinh nghiệm học tập cho phần “Thiên Chủ Đoàn” trong Tài LiệuThông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên, các giảng viên được hướngdẫn giúp đỡ học sinh thông thạo 2 Nê Phi 26:33; 3 Nê Phi 11:10–11; 3 Nê Phi12:48; và 3 Nê Phi 18:15, 20–21. Khi học sinh nghiên cứu Sách Mặc Môn, SáchGiáo Lý và Giao Ước và lịch sử Giáo Hội trong suốt các năm học lớp giáo lý còn lạicủa họ, họ sẽ tập trung vào các đoạn thông thạo giáo lý bổ sung để hỗ trợ chonhững lời phát biểu khác về giáo lý mà có liên quan tới đề tài “Thiên Chủ Đoàn”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

vii

Page 10: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Trong các phân đoạn “Thông Hiểu Giáo Lý”, học sinh được khuyến khích tìmkiếm, đánh dấu, và nghiên cứu các đoạn thông thạo giáo lý mà họ có thể sử dụngđể giảng dạy và giải thích những lời phát biểu về giáo lý mà các đoạn thánh thư đóhỗ trợ. Anh chị em có thể muốn đưa thêm các sinh hoạt học tập cần thiết để giúphọc sinh thông thạo những lời phát biểu về giáo lý và các đoạn thông thạo giáo lýmà hỗ trợ cho những lời phát biểu đó.

Các Bài Tập Thực Hành. Hầu hết các kinh nghiệm học tập cung cấp ít nhất mộtbài tập thực hành cho các học sinh. Những bài tập này thông thường gồm có các vídụ thực tiễn, trò chơi nhập vai, đóng kịch hoặc các câu hỏi mà học sinh có thểtham gia vào hay thảo luận với nhau theo các nhóm nhỏ hoặc cả lớp. Những bàitập này là thiết yếu để giúp học sinh hiểu được những lời phát biểu về giáo lý họhọc được liên quan như thế nào tới các hoàn cảnh ngày nay. Các bài tập cũng nhấnmạnh đến giáo lý mà học sinh học được có thể ban phước và hỗ trợ cho họ nhưthế nào trong việc sống theo phúc âm và trong việc giảng dạy phúc âm và trongviệc giải thích niềm tin của họ cho những người khác trong một cách thức khôngđe dọa hay xúc phạm.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý. Mỗi kinh nghiệm học tập gồm có một phầnvới các ý kiến để giúp anh chị em hướng dẫn học sinh khi ôn lại những lời phátbiểu về giáo lý và các đoạn thông thạo giáo lý có liên quan mà họ đã học đượctrong suốt năm học. Mục đích của các sinh hoạt “Ôn Lại Phần Thông Thạo GiáoLý” là nhằm giúp học sinh đạt được các kết quả sau đây của phần Thông ThạoGiáo Lý: Biết những lời phát biểu về giáo lý được giảng dạy như thế nào trong cácđoạn thánh thư thông thạo giáo lý và có khả năng ghi nhớ và tìm ra các đoạn này;giải thích rõ ràng mỗi lời phát biểu về giáo lý, sử dụng các đoạn thông thạo giáo lýliên quan; và áp dụng điều họ học được trong những lựa chọn hàng ngày của họvà trong những sự đáp ứng của họ cho các vấn đề và câu hỏi về giáo lý, xã hội, vàlịch sử (xin xem “Lời Giới Thiệu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý).

Mặc dù thời gian ước tính không được gồm vào cùng với các sinh hoạt “Ôn LạiPhần Thông Thạo Giáo Lý”, thời gian đã được dành riêng cho các sinh hoạt ôn lạitrong phần hướng dẫn từng bước ở gần cuối những chỉ dẫn này. Ví dụ, 150 phútđược dành riêng cho đề tài về việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Bởi vì các kinhnghiệm học tập dành cho đề tài đó đòi hỏi khoảng 80 phút, anh chị em có thêm 70phút nữa để ôn lại các nguyên tắc, những lời phát biểu về giáo lý, và các đoạnthông thạo giáo lý liên kết với việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Trong ví dụnày, thời gian được dành riêng để ôn lại có thể được kéo dài trong suốt hai hoặc batuần lễ.

Việc thường xuyên ôn lại những lời phát biểu về giáo lý và các đoạn thông thạogiáo lý được sử dụng để hỗ trợ những lời phát biểu này sẽ giúp cho các học sinhtrong các nỗ lực của họ để thông thạo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng cho phép cácsinh hoạt “Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý” làm lấn át việc giảng dạy thánh thưtheo trình tự hoặc các kết quả mong đợi từ việc Thông Thạo Giáo Lý.

Triển Khai Phần Thông Thạo Giáo LýPhần Thông Thạo Giáo Lý được triển khai khác nhau dựa trên chương trình lớpgiáo lý nào mà học sinh đăng ký: lớp giáo lý hàng ngày (các chương trình lớp giáo

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

viii

Page 11: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

lý sáng sớm và trong thời gian được trường học cho phép), lớp giáo lý trực tuyến,và lớp giáo lý học ở nhà.

Phần Thông Thạo Giáo Lý trong Lớp Giáo Lý Hàng NgàyPhần Thông Thạo Giáo Lý không thay thế việc giảng dạy thánh thư theo trình tựtrong lớp giáo lý. Dự kiến là anh chị em sẽ dành khoảng 30 phút trong giờ học mỗituần trong suốt năm học để học Phần Thông Thạo Giáo Lý. Việc triển khai PhầnThông Thạo Giáo Lý trong khi giảng dạy Sách Mặc Môn một cách trình tự sẽ đòihỏi anh chị em phải bắt đầu lớp học đúng giờ và sử dụng thời gian trong lớp họcmột cách có hiệu quả.

Số tuần dành ra cho mỗi kinh nghiệm trong số 10 kinh nghiệm học tập ThôngThạo Giáo Lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lời phát biểu về giáo lý và số đoạnthông thạo giáo lý sẽ được nhấn mạnh và nghiên cứu cho đề tài giáo lý đó. Một vàiđề tài sẽ được giảng dạy một cách thích hợp trong một tuần, trong khi các đề tàicòn lại sẽ đòi hỏi thêm một số tuần để hoàn tất (xin xem “Hướng Dẫn Từng Bướccho Phần Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn” nằm ở gần cuối của phần này).

Phần “Thông Hiểu Giáo Lý” của mỗi kinh nghiệm học tập trong Phần Thông ThạoGiáo Lý được chia thành nhiều sinh hoạt học tập khác nhau (phân đoạn) màthường có thể được hoàn thành trong 5 tới 10 phút cho mỗi sinh hoạt. Điều nàycho phép một phương pháp linh động để sử dụng giờ học cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Ví dụ, một ngày anh chị em có thể muốn sử dụng một hay hai sinh hoạthọc tập trong lớp, trong khi đó vào một ngày khác anh chị em có thể cần đến cả giờhọc để có thể giảng dạy hết khối thánh thư, và không có thời gian cho Phần ThôngThạo Giáo Lý. Một vài sinh hoạt học tập đòi hỏi thêm thời gian, vì thế anh chị emcó thể muốn thực hiện các sinh hoạt này trong một ngày dạy linh động (xin xemphần “Hướng Dẫn Từng Bước cho Các Giảng Viên Dạy Lớp Hàng Ngày” và“Những Đề Nghị cho Các Ngày Linh Động” trong phần phụ lục của sách hướngdẫn giảng viên của anh chị em).

Nếu anh chị em giảng dạy Phần Thông Thạo Giáo Lý vào cùng một ngày mà anhchị em cũng sẽ giảng dạy một bài học theo trình tự về một khối thánh thư, thì hãycẩn thận đừng cho phép tổng số thời gian dành ra để giảng dạy Phần Thông ThạoGiáo Lý lấn át thời gian cần thiết để giảng dạy thánh thư một cách trình tự. (Ví dụ,các phân đoạn 5 phút “Thông Hiểu Giáo Lý” thường không cần kéo dài 20 phút,làm cho thời gian giảng dạy Sách Mặc Môn một cách có trình tự là rất ngắn.)Ngoài ra, có thể hữu ích để giải thích cho học sinh rằng họ sẽ dành thời gian choPhần Thông Thạo Giáo Lý trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như5 hay 10 phút vào lúc bắt đầu lớp học) rồi sau đó sẽ học một khối thánh thư cụ thể(ví dụ như 2 Nê Phi 4) trong suốt phần còn lại của lớp học.

Mặc dù có thể có những lúc mà anh chị em hoặc các học sinh của mình nhận thấycác mối liên hệ giữa tài liệu Thông Thạo Giáo Lý mà mình nghiên cứu và một khốithánh thư cụ thể, nhưng hãy tránh áp đặt một cách không thích đáng các nguyêntắc và các lời phát biểu về giáo lý từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lývào một khối thánh thư. Việc làm như thế có thể ngăn cản học sinh khỏi việc hiểuý định của tác giả đầy soi dẫn về khối thánh thư đó.

Ngoài việc đề cập đến các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý theo chủ đề như làmột phần của Phần Thông Thạo Giáo Lý, anh chị em còn cần phải nhấn mạnh đến

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

ix

Page 12: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

những đoạn thánh thư giống nhau đó khi anh chị em bắt gặp chúng trong khi họcthánh thư một cách trình tự với học sinh. Việc làm như vậy sẽ giúp cho các họcsinh đạt được một sự hiểu biết lớn lao hơn về văn cảnh và nội dung của mỗi đoạnthánh thư, đồng thời làm vinh hiển tầm quan trọng của các lẽ thật mà mỗi đoạnthánh thư dạy.

Trong lớp giáo lý hàng ngày, Phần Thông Thạo Giáo Lý xây dựng dựa trên và thaythế cho chương trình thông thạo thánh thư. Đối với các đoạn thông thạo giáo lýmà trước đây được gọi là các đoạn thông thạo thánh thư, Sách Học Sách Mặc Môndành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý chứa đựng những lời đề nghị và các sinh hoạt họctập mà sẽ giúp anh chị em nhấn mạnh vào đoạn thánh thư đó một cách thích hợptrong khi học thánh thư một cách trình tự với học sinh. Ở những chỗ mà các đoạnthông thạo giáo lý là mới mẻ, sách hướng dẫn dành cho giảng viên sẽ không chỉ racác đoạn này như thế; sẽ là điều quan trọng đối với anh chị em để nhấn mạnh đếncác đoạn này một cách hiệu quả và phù hợp như là một phần của việc học thánhthư một cách trình tự.

Một vài đoạn thánh thư được nhận ra trong Sách Học Sách Mặc Môn dành choGiảng Viên Lớp Giáo Lý là các đoạn thánh thư thông thạo, chứ không phải là cácđoạn thông thạo giáo lý. Những đoạn thánh thư này sẽ không còn được nhấnmạnh theo như các chỉ dẫn thông thạo thánh thư trong sách hướng dẫn đó nữa,nhưng nên được giảng dạy theo tiến trình thông thường của việc học thánh thưmột cách trình tự.

Bởi vì anh chị em sẽ cần thời gian giới hạn trong lớp học được dành ra cho phầnThông Thạo Giáo Lý để tập trung vào việc học một giáo lý và các đoạn thông thạogiáo lý và để hoàn thành các bài tập thực hành và các sinh hoạt ôn lại, có lẽ anh chịem sẽ không có thời gian cho các sinh hoạt học thuộc lòng trong lớp học. Tuynhiên, bởi vì việc học thuộc lòng các đoạn thánh thư có thể ban phước cho các họcsinh, anh chị em có thể mời học sinh thuộc lòng các đoạn thông thạo giáo lý ở bênngoài lớp học.

Hướng Dẫn Từng Bước cho Phần Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc MônSố tuần dành cho mỗi kinh nghiệm trong số 10 kinh nghiệm học tập Sách MặcMôn là khác nhau, và phụ thuộc vào con số lời phát biểu chính yếu về giáo lý vàcác đoạn thánh thư sẽ được học cho đề tài giáo lý đó. Khoảng 30 phút mỗi tuầnnên được dành cho Phần Thông Thạo Giáo Lý bằng cách sử dụng các sinh hoạthọc tập sau đây:

• Thông Hiểu các phân đoạn Giáo Lý

• Các Bài Tập Thực Hành

• Các sinh hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý

Ví dụ, trong phần hướng dẫn từng bước kèm theo đây, bốn tuần được dành ra chocác sinh hoạt của Phần Thông Thạo Giáo Lý liên quan tới Thiên Chủ Đoàn. Trongtuần đầu tiên, anh chị em có thể làm ba phân đoạn đầu của phần “Thông HiểuGiáo Lý.” Trong tuần thứ hai, anh chị em có thể chọn làm các phân đoạn 4–6.Trong tuần thứ ba, anh chị em có thể làm các phân đoạn 7–8. Và trong tuần thứ tư,anh chị em có thể làm bài tập thực hành và sinh hoạt “Ôn Lại Phần Thông ThạoGiáo Lý”.

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

x

Page 13: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Việc ôn lại chương trình giảng dạy trong Sách Học Sách Mặc Môn dành cho GiảngViên Lớp Giáo Lý cho tuần tiếp theo cùng với các sinh hoạt học tập Thông ThạoGiáo Lý có trong Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên sẽgiúp anh chị em lập kế hoạch và phân phối giờ học cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.Anh chị em có thể cần nhận ra các phần của bài học mà có thể được tóm lược đểdành thời gian cho các sinh hoạt học tập và các bài tập thực hành của phần ThôngThạo Giáo Lý.

Phần hướng dẫn từng bước sau đây dựa trên một phương pháp giảng dạy các đềtài giáo lý theo trình tự tìm thấy ở trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Tuy nhiên, chỉ khi kinh nghiệm học tập “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” được giảng dạy trước tiên, thì các đề tài giáo lý khác mới có thể được giảngdạy theo bất cứ trình tự nào. Hãy cân nhắc hai cách tiếp cận sau đây:

• Đề cập đến các đề tài giáo lý theo trình tự tìm thấy ở trong Tài Liệu Chính Yếucho Phần Thông Thạo Giáo Lý (bắt đầu từ đề tài “Thiên Chủ Đoàn” và kết thúcbằng “Các Giáo Lệnh”).

• Nếu có thể, sắp xếp việc học sinh học các đề tài giáo lý tương ứng với các đề tàimà họ sẽ học trong các buổi họp ngày Chủ Nhật (xin xem Come, Follow Me:Learning Resources for Youth trên LDS.org).

Phần hướng dẫn từng bước là nhằm mục đích dành cho những giảng viên muốngiảng dạy Phần Thông Thạo Giáo Lý trong những phân đoạn nhỏ hơn một vàingày một tuần. Nếu anh chị em mong muốn giảng dạy tài liệu Thông Thạo GiáoLý Sách Mặc Môn theo dạng thức một tuần một lần, thì có phần hướng dẫn từngbước gợi ý nằm ở phần phụ lục của sách học này.

Sự Hướng Dẫn Từng Bước

Tuần Đề Tài Giáo Lý (với số phút ước chừng để dành ra thời gian)

1

2

3

4

5

Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh (150 phút)

6

7

8

9

Thiên Chủ Đoàn (120 phút)

10

11

12

Kế Hoạch Cứu Rỗi (90 phút)

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

xi

Page 14: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Sự Hướng Dẫn Từng Bước

Tuần Đề Tài Giáo Lý (với số phút ước chừng để dành ra thời gian)

13

14

15

16

17

18

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (180 phút)

19 Sự Phục Hồi (30 phút)

20 Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải (30 phút)

21 Chức Tư Tế và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế (30 phút)

22

23

24

Các Giáo Lễ và Các Giao Ước (90 phút)

25

26

Hôn Nhân và Gia Đình (60 phút)

27

28

29

30

31

32

Các Giáo Lệnh (180 phút)

Phần Thông Thạo Giáo Lý trong Lớp Giáo Lý Trực TuyếnCác sinh hoạt học tập của Phần Thông Thạo Giáo Lý sẽ được tổng hợp lại thànhcác bài học cho lớp giáo lý trực tuyến. Nếu anh chị em giảng dạy một lớp giáo lýtrực tuyến, sẽ hữu ích để ôn lại phần trước về “Phần Thông Thạo Giáo Lý trongLớp Giáo Lý Hàng Ngày” nhằm giúp anh chị em hiểu được các nguyên tắc và thựchành quan trọng mà có thể được làm cho thích ứng và áp dụng trong môi trườnglớp giáo lý trực tuyến.

Phần Thông Thạo Giáo Lý cho Lớp Giáo Lý Học Ở NhàVào lúc này, các tài liệu mà các giảng viên và học sinh học ở nhà sử dụng vẫn chưađược cập nhật để bao gồm nội dung của Phần Thông Thạo Giáo Lý. Vì thế, cácgiảng viên và học sinh nên tiếp tục sử dụng các tài liệu học ở nhà hiện có và gồmcả các sinh hoạt thông thạo thánh thư. Cho tới khi các tài liệu cho việc học ở nhà

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

xii

Page 15: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

được cập nhật, các giảng viên được khuyến khích cung cấp cho học sinh các bảnsao của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý và để khuyến khích họ tựhọc tài liệu đó và các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý.

NHỮNG CHỈ DẪN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

xiii

Page 16: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 17: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Đạt được Sự Hiểu BiếtThuộc LinhGhi chú: Các phần 1 và 2 của kinh nghiệm học tập này có thể được dạy trong haibuổi học, mỗi buổi 40 phút, hoặc có thể được kết hợp và dạy trong một buổi học 80phút. Nếu anh chị em có ít hơn 180 ngày dạy, anh chị em có thể dạy phần 1 củakinh nghiệm học tập này thay cho bài học 1, “Vai Trò của Học Sinh,” trong SáchHọc Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý.

Phần 1 (40 phút)Gia Tăng Sự Hiểu Biết và Chứng Ngôn của Chúng Ta về Lẽ Thật Thuộc LinhMời một học sinh đọc to câu chuyện sau đây do Chị Sheri L. Dew, đã phục vụ vớitư cách là Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, kể lại:

“Một thiếu nữ tuyệt vời … gọi cho tôi, lòng đầy đau buồn. Em ấy vừa thổn thứcvừa nói: “Em không chắc là em còn tin rằng Giáo Hội là chân chính nữa, em sợlắm. Nếu gia đình em sẽ không ở cùng với nhau mãi mãi thì sao?” (Sheri L. Dew,“Will You Engage in the Wrestle?” [Buổi họp đặc biệt devotional tại trườngBrigham Young University–Idaho, ngày 17 tháng Năm năm 2016], byui.edu/devotionals).

Mời học sinh cân nhắc xem họ hoặc người nào đó họ biết đã trải qua những mốiquan tâm và cảm giác tương tự như điều mà người thiếu nữ Chị Dew nói đến đãtrải qua.

• Nếu người thiếu nữ này tìm đến các em để xin giúp đỡ, thì các em có thể nói gìhoặc làm gì để giúp đỡ thiếu nữ ấy?

Mời một học sinh tiếp tục đọc to câu chuyện của Chị Dew:

“Tôi hỏi: ‘Em có muốn một chứng ngôn không?’ Em ấy nói: ‘Dạ có’.

“‘Em có sẵn lòng nỗ lực để đạt được chứng ngôn không?’ Một lần nữa em nói, ‘Dạ có’” (Sheri L.Dew, “Will You Engage in the Wrestle?” byui.edu/devotionals).

• Tại sao các em nghĩ có thể giúp ích để hỏi người thiếu nữ này xem người ấy cómong muốn một chứng ngôn về phúc âm và có sẵn lòng nỗ lực để đạt đượcchứng ngôn không?

Giải thích rằng trong kinh nghiệm của họ trong lớp giáo lý, học sinh sẽ có nhiều cơhội để học hỏi nhằm gia tăng sự hiểu biết và chứng ngôn của họ và học cách tìm racâu rả lời cho câu hỏi của họ và câu hỏi những người khác có thể có về GiáoHội—kể cả những điều giảng dạy và lịch sử của Giáo Hội. Một cơ hội họ có đượcđể làm điều này là qua việc Thông Thạo Giáo Lý. Thông Thạo Giáo Lý bao gồmviệc tìm cách học hỏi và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc

1

Page 18: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

linh và phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các giáo lý chính yếu của phúcâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Thượng Đế là Nguồn Gốc của Tất Cả Mọi Lẽ ThậtCung cấp cho các học sinh các bản sao của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý, và yêu cầu họ mở tới phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”. Mời mộthọc sinh đọc to đoạn đầu tiên. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều gì đượcgiảng dạy về nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật.

• Ai là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật? (Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấugiáo lý sau đây: Thượng Đế biết tất cả mọi điều và là nguồn gốc của tất cảmọi lẽ thật.)

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho giáo lý này? (Anh chị em có thể muốnmời học sinh cân nhắc việc đánh dấu Mô Si A 4:9 theo một cách đặc biệt trongthánh thư của họ để họ sẽ có thể dễ dàng tìm ra đoạn này.)

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 4:9. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm cáchcâu thánh thư này giúp chúng ta hiểu được tại sao chúng ta có thể hướng đếnThượng Đế khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật.

• Những từ hoặc cụm từ nào trong câu thánh thư này giúp chúng ta hiểu đượctại sao chúng ta cần hướng tới Thượng Đế khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật?

• Những kinh nghiệm nào đã giúp các em biết rằng Thượng Đế biết tất cả mọiđiều và là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật? (Anh chị em có thể muốn nhắc nhởcác học sinh đừng chia sẻ những kinh nghiệm quá thiêng liêng hay quáriêng tư.)

Cách Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc LinhViết tiêu đề sau đây lên trên bản: Mẫu mực Thượng Đế đã ban cho để giúp chúng tađạt được sự hiểu biết thuộc linh.

• Làm thế nào các em sẽ giải thích một mẫu mực là gì? (Giúp học sinh hiểu rằngmột định nghĩa của mẫu mực là một khuôn mẫu dùng để giúp chúng ta hiểucách thức đúng để làm điều gì đó—cụ thể là điều mà sẽ được lặp đi lặp lại. Đểcó một ví dụ, anh chị em có thể muốn trưng bày một cái khuôn mẫu mà có thểđược dùng để làm một thứ nào đó.)

Yêu cầu một học sinh đọc to đoạn thứ hai của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu lớp học dòtheo, và tìm kiếm bốn điều chúng ta cần phải làm để tuân theo mẫu mực màThượng Đế đã ban cho để giúp chúng ta đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

• Dựa trên điều chúng ta đọc được trong đoạn này, chúng ta cần phải làm bốnđiều gì để tuân theo mẫu mực mà Thượng Đế đã ban cho để giúp chúng ta đạtđược sự hiểu biết thuộc linh?

Viết những câu trả lời của học sinh dưới tiêu đề trên bảng như sau:

1. Có một ước muốn chính đáng để biết lẽ thật.

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

2

Page 19: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

2. Sẵn sàng sống theo lẽ thật mà Thượng Đế đã mặc khải.

3. Tìm kiếm lẽ thật bằng cách cầu nguyện.

4. Tìm kiếm lẽ thật bằng cách nghiêm chỉnh nghiên cứu lời của Thượng Đế.

Hỏi lớp học:

• Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng đối với chúng ta để áp dụng mẫu mựccủa Thượng Đế vào việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh mỗi ngày và khôngchỉ mỗi khi chúng ta có những câu hỏi hay lo lắng khẩn thiết? (Là điều quantrọng để chúng ta áp dụng mẫu mực này mỗi ngày bởi vì việc làm những điềunày sẽ mời Thánh Linh của Chúa luôn luôn ở với chúng ta và có thể giúp chúngta nhận ra ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Bằng cách kiên định tuân theo mẫumực này, chúng ta chứng tỏ cho Chúa thấy ước muốn của chúng ta để đạtđược sự hiểu biết thuộc linh vào bất cứ lúc nào—không chỉ mỗi khi chúng ta cónhững câu hỏi hay lo lắng khẩn thiết.)

Một lần nữa chỉ dẫn cho học sinh đến đoạn thứ hai của phần “Đạt Được Sự HiểuBiết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.

• Đoạn nào trong số các đoạn thánh thư thông thạo trong Sách Mặc Môn hỗ trợcho mẫu mực của Thượng Đế để đạt được sự hiểu biết thuộc linh? (Trong khihọc sinh trả lời, viết phần tham khảo sau đây lên trên bảng: Mô Rô Ni 10:4–5;2 Nê Phi 32:8–9; 2 Nê Phi 32:3; đây là trình tự các câu thánh thư trongđoạn hai.)

Chia các học sinh ra thành ba nhóm. Chỉ định cho mỗi nhóm nghiên cứu mộttrong các đoạn thánh thư thông thạo Sách Mặc Môn đã liệt kê trên bảng, tìm kiếmcác câu nói trong thánh thư mà giảng dạy về mẫu mực của Thượng Đế để đạt đượcsự hiểu biết thuộc linh. Sau khi đủ thời gian, mời một hoặc nhiều hơn một họcsinh từ mỗi nhóm báo cáo điều họ đã tìm thấy. Trong khi họ báo cáo, hãy cân nhắcviệc hỏi các câu hỏi như sau:

• Các em nghĩ việc “cầu vấn Thượng Đế … với một tấm lòng chân thành, với chủý thật sự” (Mô Rô Ni 10:4) có nghĩa là gì? (Giúp học sinh hiểu rằng câu nói nàycó nghĩa là chúng ta thực sự mong muốn nhận được sự đáp ứng từ Thượng Đếvà có chủ ý để hành động theo như sự đáp ứng mình nhận được.)

Mời một học sinh đọc to câu nói sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“‘Chủ ý thật sự’ có nghĩa rằng một người phải thực sự có ý định tuân theo sựhướng dẫn thiêng liêng đã được ban cho” (Russell M. Nelson, “Hãy Xin, HãyTìm, Hãy Gõ Cửa,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2009, 81).

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

3

Page 20: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để chúng ta tìm kiếm lẽ thật với mộttấm lòng chân thành và rằng chúng ta thực sự có ý định tuân theo sự hướngdẫn mà Thượng Đế ban cho chúng ta?

• Các em nghĩ “cầu nguyện luôn luôn” (2 Nê Phi 32:9) có nghĩa là gì?

• Các em nghĩ sự khác biệt giữa việc đọc một cách không có chủ ý trong lòng và“[đang] nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” (2 Nê Phi 32:3) có nghĩalà gì?

• Làm thế nào việc chọn để cầu nguyện luôn luôn và nuôi dưỡng những lời củaĐấng Ky Tô có thể giúp chúng ta đạt được sự hiểu biết thuộc linh?

Mời học sinh chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có với việc áp dụng mẫu mực củaThượng Đế để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Trong khi học sinh chia sẻ, hãymời họ cũng giải thích về những phước lành họ đã nhận được như là một kết quảtừ việc áp dụng mẫu mực đó. Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ mộtkinh nghiệm.

Việc Đặt Các Câu Hỏi và Tìm Kiếm Các Câu Trả Lời là một Phần Thiết Yếu củaNỗ Lực của Chúng Ta để Học Hỏi Lẽ ThậtYêu cầu học sinh cân nhắc xem việc đặt câu hỏi về những điều giảng dạy của GiáoHội hoặc những khía cạnh của lịch sử Giáo Hội mà có lẽ khó hiểu có phải là điềutốt cho mọi người không.

Yêu cầu một học sinh đọc to đoạn thứ ba của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu học sinh dòtheo cùng tìm kiếm điều mà đoạn này giảng dạy về vai trò của việc đặt câu hỏi vàtìm kiếm câu trả lời trong các nỗ lực của chúng ta để học hỏi lẽ thật.

• Vai trò của việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời trong nỗ lực của chúng ta đểhọc hỏi lẽ thật là gì? (Sau khi học sinh trả lời, viết câu nói sau đây về lẽ thật lêntrên bảng: Việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời là một phần thiết yếucủa nỗ lực của chúng ta để học hỏi lẽ thật.)

• Tại sao các em nghĩ rằng việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời là một phầnthiết yếu của nỗ lực của chúng ta để học hỏi lẽ thật?

• Dựa vào điều chúng ta học trong đoạn thứ ba, tại sao thái độ và ý định củachúng ta là quan trọng khi chúng ta đặt câu hỏi? (Giúp học sinh nhận ra lẽ thậtsau đây: Thái độ và ý định của chúng ta khi đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trảlời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng của chúng ta để học hỏi qua ĐứcThánh Linh. Anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đánh dấu nguyên tắcnày trong bản Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của họ.)

Nhắc học sinh nhớ đến câu chuyện về người thiếu nữ đã liên lạc với Chị Sheri L.Dew bởi vì người thiếu nữ ấy đã lo lắng không biết những điều giảng dạy của GiáoHội có chân thật hay không. Giải thích rằng người thiếu nữ ấy đã quyết định gặpvị giám trợ của mình và những người khác—kể cả Chị Dew—là những người cóthể giúp thiếu nữ ấy tìm ra được những câu trả lời cho những câu hỏi mình.

Đưa cho mỗi học sinh một tờ giấy phát tay kèm theo. Giải thích rằng giấyphát tay này chứa đựng câu chuyện của Chị Dew về điều gì đã xảy đến với

người thiếu nữ đã tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi của mình. Mời một vài

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

4

Page 21: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

học sinh lần lượt đọc to câu chuyện này. Yêu cầu cả lớp dò theo, cùng tìm kiếmcách thái độ và ý định của chúng ta khi đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời ảnhhưởng như thế nào đến khả năng của chúng ta để học hỏi qua Đức Thánh Linh.

Sau khi học sinh đã đọc ba đoạn đầu tiên, hãy hỏi:

• Thái độ và ý định của người thiếu nữ này với tư cách là một người tìm kiếm lẽthật đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của người thiếu nữ ấy để tìmkiếm những câu trả lời cho những câu hỏi của mình?

Sau đó mời một vài học sinh lần lượt đọc to phần còn lại của câu chuyện này củachị Dew trong tờ giấy phát tay.

“Tôi nói với [người thiếu nữ đó], ‘Em hãy mang thánh thư của em lại vàmọi câu hỏi nào em có. Những câu hỏi là tốt. Chúng ta hãy xem Chúa sẽdạy chúng ta điều gì.’

“Em ấy nghe lời tôi và đã hỏi hết câu hỏi khó này đến câu hỏi khó khác.Chúng tôi tra cứu thánh thư và những lời giảng dạy của các vị tiên tri để cóđược câu trả lời. Dần dần, em ấy bắt đầu nhận thấy việc em ấy có những

câu hỏi không có nghĩa rằng em ấy đã không có một chứng ngôn. Các thánh thư đầy ắpnhững câu chuyện về các vị tiên tri mà đều có các câu hỏi cả. Rồi em ấy bắt đầu nhận thấykhi Thánh Linh làm chứng với em ấy—kể cả làm chứng rằng các vị tiên tri, tiên kiến, vàmặc khải đều thực sự là các vị tiên tri.

“Thời gian trôi qua, chứng ngôn của em ấy bắt đầu gia tăng. Rồi cách đây khoảng mộtnăm, em ấy gọi tôi lần nữa. ‘Em muốn chị là người đầu tiên biết rằng em đang cầm trongtay giấy giới thiệu vào đền thờ. Chị sẽ đến khi em nhận lễ thiên ân của em chứ?’ Rồi em ấynói thêm, ‘Chị có biết điều gì chị nói đã giúp đỡ em nhiều nhất không? Chị nói rằng nhữngcâu hỏi là tốt, và điều đó cho phép em tự thấy bản thân mình như là một người tìm tòihơn là một người nghi ngờ.’

“Tôi đã quá đỗi vui mừng! Nhưng hai ngày sau đó, tôi nhận được một cú điện thoại khácrất nhiều từ một người [người thiếu nữ] khác. Em ấy nói, ‘Thưa Chị Dew, trước khi chịnghe từ những người khác thì em muốn chị biết rằng em đang có thai.’ Em ấy nói rằng emấy đã nghi ngờ lẽ trung thực của phúc âm trong mấy năm nay và cuối cùng đã quyết địnhrằng không có lý do gì để phải sống theo luật trinh khiết.

“Tôi nói với em ấy là tôi không phải là người sẽ phán xét em ấy và rằng tôi yêu thương emấy. Rồi tôi hỏi em ấy có muốn có một chứng ngôn không. Em ấy nói, ‘Không, emkhông muốn.’

“Hai sự kiện này thật trái ngược. Vào khoảng cùng một thời gian, hai người thiếu nữ nàyđều có những câu hỏi mà đã làm đe dọa chứng ngôn của hai em ấy. Một em cầu cứu xinsự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, và các vị lãnh đạo, tuân theo lời khuyên bảo của Chủ TịchMonson và tìm đến người giải cứu mình. Em gái kia tiếp tục nuôi nấng mối nghi ngờ củamình và tự thuyết phục mình rằng những sự lựa chọn thiếu đạo đức là chấpnhận được. …

“Những câu hỏi của một em đã thúc đẩy em ấy trở thành một người tìm kiếm lẽ thật. Cònem gái kia sử dụng những câu hỏi của mình để bào chữa cho sự thiếu đạo đức của em ấy.

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

5

Page 22: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

“Các bạn thân mến của tôi, những câu hỏi là tốt. Những câu hỏi là tốt nếu đó là câu hỏiđầy soi dẫn, được đưa ra trong đức tin, và về những nguồn tin cậy nơi mà Thánh Linh sẽhướng dẫn và xác nhận câu trả lời. …

“Không ai trong chúng ta nhận được sự mặc khải mà không tự mình bỏ ra nỗ lực. Nhữngcâu trả lời đến từ Thượng Đế không phải nhờ phép lạ mà xuất hiện. Nếu chúng ta muốntăng trưởng phần thuộc linh, thì Chúa kỳ vọng chúng ta đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trảlời. Ngài hứa rằng, ‘‘Nếu các ngươi cầu xin thì các ngươi sẽ nhận được điều mặc khải nàyđến điều mặc khải khác, sự hiểu biết này đến sự hiểu biết nọ’ [GLGƯ 42:61]. Điều này cóthể được rõ ràng đến mức nào nữa? Chúa ưa thích những câu hỏi đầy soi dẫn được đưa ratrong đức tin bởi vì những câu hỏi đó dẫn đến sự hiểu biết, đến sự mặc khải, và đến đứctin lớn lao hơn” (Sheri L. Dew, “Will You Engage in the Wrestle?” [Buổi họp đặc biệtdevotional tại trường Brigham Young University–Idaho, ngày 17 tháng Năm năm 2016],byui.edu/devotionals).

• Làm thế nào các kinh nghiệm của hai thiếu nữ mà Chị Dew đã nói đến có thểgiúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của thái độ và ý định của chúng ta khiđặt câu hỏi?

• Làm thế nào các kinh nghiệm của hai thiếu nữ đó giúp chúng ta hiểu được vaitrò của chúng ta trong việc kiên định tìm kiếm những câu trả lời cho những câuhỏi của chúng ta?

Anh chị em có thể muốn làm chứng về tầm quan trọng của việc đặt ra những câuhỏi chân thành và tích cực tìm kiếm những câu trả lời. Cân nhắc việc chia sẻ cáchanh chị em đã tiến đến việc biết được rằng Chúa sẽ trả lời những câu hỏi chânthành của chúng ta.

Mời học sinh hành động theo điều họ học được bằng cách đặt ra những câu hỏichân thành và kiên định tìm kiếm những câu trả lời bằng cách áp dụng mẫu mựcđã được quy định của Cha Thiên Thượng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Phần 2 (40 phút)Các Nguyên Tắc Có Thể Giúp Chúng Ta Trả Lời Những Câu HỏiMời học sinh cân nhắc xem họ có thể có những câu hỏi nào về cuộc sống hoặc vềGiáo Hội và những điều giảng dạy cùng lịch sử của Giáo Hội.

Để làm một ví dụ về một mối lo lắng và câu hỏi mà một vài học sinh có thể có hoặccó thể được người khác hỏi, hãy trưng bày hoặc viết câu sau đây lên trên bảng:

Tôi nghe về những người khác nhận được đáp ứng cho những lời cầu nguyện củahọ, nhưng điều đó không xảy ra cho tôi. Tôi cảm thấy như Thượng Đế không yêuthương tôi, mặc dù tôi đang cố gắng làm điều ngay chính. Tại sao Thượng Đếkhông đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi?

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

6

Page 23: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Giải thích cho học sinh biết rằng phần này của kinh nghiệm học tập về việc đạtđược sự hiểu biết thuộc linh là nhằm mục đích giúp họ học về ba nguyên tắc mà cóthể hướng dẫn họ khi họ có những câu hỏi hoặc được người khác đưa ra nhữngcâu hỏi: hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với mộtquan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu thiêngliêng do Chúa quy định.

Hành Động trong Đức TinMời một vài học sinh lần lượt đọc to từ nguyên tắc 1, “Hành Động trong Đức Tin,”trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm những câu nói giảithích về điều gì chúng ta có thể làm để hành động trong đức tin khi chúng ta cónhững câu hỏi hoặc mối quan tâm. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu nhữngcâu nói mà có ý nghĩa đặc biệt đối với họ.

Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy. Trong khi học sinh làm như vậy, anhchị em có thể muốn yêu cầu họ giải thích cách lời khuyên bảo sau đây mà họ đãnhận ra có thể giúp ích như thế nào khi họ có câu hỏi hoặc mối quan tâm. Chỉ racâu nói sau đây về giáo lý: Khi chúng ta tiếp tục tìm kiếm câu trả lời, chúng tacần phải tiếp tục sống trong đức tin—tin tưởng rằng chúng ta cuối cùng sẽnhận được câu trả lời mình tìm kiếm.

• Đoạn giáo lý thông thạo nào của Sách Mặc Môn hỗ trợ lời phát biểu này vềgiáo lý? (Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu Ê The 12:6 theo một cách đặcbiệt trong thánh thư của họ để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.)

Mời một học sinh đọc to Ê The 12:6. Yêu cầu cả lớp dò theo, tìm kiếm những từhoặc cụm từ mà giúp họ hiểu tại sao là điều quan trọng để sống bằng đức tin khichúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của mình.

• Những từ hoặc cụm từ nào trong câu này có thể giúp chúng ta hiểu tại sao lạiquan trọng để chúng ta sống theo đức tin khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời chonhững câu hỏi của chúng ta?

• Các em nghĩ “các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tincủa các người đã được thử thách” (Ê The 12:6) có nghĩa là gì?

Mời một học sinh đọc to câu nói sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc ĐệNhất Chủ Tịch Đoàn. Yêu cầu cả lớp lắng nghe điều gì chúng ta có thể làm để nhậnđược một sự làm chứng hoặc chứng ngôn về lẽ trung thực của phúc âm.

“Khi các em sử dụng đức tin của mình, áp dụng các nguyên tắc phúc âm hằngngày trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì các em sẽ nếm được trái ngọt của phúc âm,và qua trái này các em sẽ biết được lẽ thật của phúc âm” (Dieter F. Uchtdorf,“Hình Ảnh Phản Chiếu trong Nước” [Buổi họp đặc biệt fireside của Hệ ThốngGiáo Dục của Giáo Hội dành cho các thành niên trẻ tuổi, ngày 1 tháng Mười Mộtnăm 2009], LDS.org).

• Theo câu nói này của Chủ Tịch Uchtdorf, chúng ta có thể làm gì để nhận đượchoặc củng cố chứng ngôn của mình về lẽ trung thực của phúc âm?

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

7

Page 24: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Tại sao các em nghĩ Chúa kỳ vọng chúng ta sử dụng đức tin của mình trước khichúng ta nhận được một sự làm chứng hoặc chứng ngôn về lẽ trung thực củaphúc âm?

• Các em đã nhận được chứng ngôn về lẽ thật nào bằng cách chọn sử dụng đứctin của mình qua việc áp dụng các nguyên tắc phúc âm trong cuộc sống hàngngày? Chứng ngôn đó đã đến với các em như thế nào? (Anh chị em cũng cóthể muốn chia sẻ một kinh nghiệm.)

Giải thích rằng một số người có thể thắc mắc không biết họ có một chứng ngônhay không hoặc tự hỏi tại sao chứng ngôn của họ không được mạnh mẽ hơn, mặcdù họ đã cố gắng hết sức để sử dụng đức tin bằng cách sống theo các giáo lệnhcủa Chúa.

Chỉ ra hai câu nói cuối cùng của nguyên tắc giáo lý 1, “Hành Động trong Đức Tin,”từ phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý: Khi chúng ta trung tín theo lẽ thật và ánh sáng mà mìnhđã nhận được, thì chúng ta sẽ nhận được thêm nữa. Những câu trả lời chocác câu hỏi và lời cầu nguyện của chúng ta thường đến “từng hàng chữ một,từng lời chỉ giáo một.” Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu các lẽ thật này.

• Làm thế nào các lẽ thật này có thể giúp một người hiểu được tại sao chứngngôn của người ấy nơi phúc âm không gia tăng nhanh hơn nữa?

• Đoạn thông thạo giáo lý nào hỗ trợ hai lẽ thật này? (Mời học sinh cân nhắc việcđánh dấu 2 Nê Phi 28:30 theo một cách đặc biệt.)

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 28:30. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmcác từ hoặc cụm từ hỗ trợ các lẽ thật trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Mời học sinh báo cáo điều họ tìm ra.

Giải thích rằng Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai VịSứ Đồ đã mô tả kinh nghiệm của ông về sự cầu nguyện khi ông và gia đình ônggặp phải một thử thách kéo dài vài năm. Mời một học sinh đọc to câu nói sau đâycủa Anh Cả Christofferson. Yêu cầu cả lớp lắng nghe những lý do tại sao Chúa cóthể chọn không trả lời một số câu hỏi và lời cầu nguyện của chúng ta ngay lập tứchoặc theo cách thức chúng ta mong muốn.

“Tôi đã cầu nguyện để xin có được sự can thiệp kỳ diệu nào đó để giải thoátchúng tôi. Mặc dù tôi đã dâng lên lời cầu nguyện đó nhiều lần với tấm lòng chânthành và với ước muốn tha thiết nhất, thì câu trả lời cuối cùng cũng vẫn làkhông. Cuối cùng, tôi học cách cầu nguyện như Đấng Cứu Rỗi đã làm: ‘Dầu vậy,xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi’ (Lu Ca 22:42). Tôi đã tìm đến Chúa đểđược giúp đỡ với mỗi bước nhỏ trên con đường dẫn đến một giải pháp

cuối cùng.

“… Hơn một lần tôi đã sụp xuống trước Cha Thiên Thượng, khóc lóc nài xin sự giúp đỡ củaNgài. Và Ngài đã giúp tôi. Đôi khi không có gì nhiều hơn là chỉ một cảm giác bình an, một cảmgiác về sự bảo đảm rằng mọi việc đều sẽ ổn thỏa. …

“Mặc dù tôi đã đau khổ, nhưng bây giờ tôi biết ơn rằng đã không có một giải pháp nhanh chóngcho vấn đề của tôi. Sự thật là tôi bắt buộc phải hướng đến Thượng Đế để được giúp đỡ hầu nhưmỗi ngày trong một thời gian kéo dài nhiều năm đã dạy tôi thật sự về cách cầu nguyện và nhận

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

8

Page 25: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

được câu trả lời cho lời cầu nguyện và đã dạy tôi trong một cách thực tiễn để có đức tin nơiThượng Đế. Tôi bắt đầu biết Đấng Cứu Rỗi và Cha Thiên Thượng của tôi trong một cách thức vàmột mức độ mà có thể đã không xảy ra trong tình huống khác hoặc có lẽ tôi đã mất nhiều thờigian hơn nữa. … Tôi học cách hết lòng tin cậy Chúa. Tôi đã học cách bước đi với Ngài ngày nàyqua ngày khác” (D. Todd Christofferson, “Recognizing God’s Hand in Our Daily Blessings”Ensign, tháng Giêng năm 2012, 18–19).

• Dựa vào đều các em đã học được về câu nói này, một số những lý do tại saoThượng Đế có thể chọn không đáp ứng một số câu hỏi và những lời cầunguyện của chúng ta ngay lập tức hoặc theo cách thức chúng ta mong muốn làgì? (Sau khi học sinh trả lời, anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng Thượng Đếcũng có thể đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta ngay lập tức, trongnhững cách thức rất gián tiếp và mạnh mẽ.)

Chỉ vào mối quan tâm và câu hỏi trên bảng.

• Nếu các em có mối quan tâm và câu hỏi này, thì làm thế nào các em có thểchọn hành động trong đức tin?

Xem Xét Các Khái Niệm và Câu Hỏi bằng một Quan Điểm Vĩnh CửuYêu cầu học sinh nghĩ về những lúc mà họ có thể nhận thấy rằng những niềm tintôn giáo của họ và các quan điểm về cuộc sống khác với một số niềm tin và quanđiểm của bạn bè và đồng nghiệp không phải là tín hữu của Giáo Hội Các ThánhHữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắng nghe tại sao Các ThánhHữu Ngày Sau thường thấy những câu hỏi liên quan đến cuộc sống và các chủ đềvề tôn giáo khác biệt so cách nhìn của những người khác.

“Trong nhiều chủ đề quan trọng, những giả thuyết [hay niềm tin] của chúng ta… là khác với [những giả thuyết của] bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta.Những niềm tin này cũng khác với nhiều giả thuyết hiện đang được sử dụngtrong phương tiện truyền thông. … Ví dụ, bởi vì Các Thánh Hữu Ngày Sau biếtvề kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài, chúng ta biết rằngcuộc sống trần thế này không phải là một vở kịch một màn nằm ngăn cách giữa

một quá khứ không hề được biết đến và một tương lai bấp bênh. Cuộc sống này giống như mànhai của một vở kịch ba màn. Mục đích của cuộc sống này được vạch rõ bởi điều gì được mặckhải về sự tồn tại phần thuộc linh của chúng ta trong màn 1 và sứ mệnh vĩnh cửu của chúng tatrong màn 3. “Bởi vì sự hiểu biết của chúng ta về kế hoạch này và các lẽ thật khác mà ThượngĐế đã mặc khải, chúng ta bắt đầu với các giả thuyết khác biệt so với những người không chia sẻsự hiểu biết của chúng ta. Kết quả là chúng ta đi tới những kết luận về nhiều chủ đề quan trọngmà những người khác phán xét chỉ theo quan điểm của họ về cuộc sống vĩnh cửu” (Dallin H.Oaks, “As He Thinketh in His Heart” [một buổi họp tối với Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 8tháng Hai năm 2013], lds.org/broadcasts).

• Theo Anh Cả Oaks, tại sao Các Thánh Hữu Ngày Sau xem những câu hỏi liênquan đến cuộc sống trên trần thế của chúng ta và các chủ đề về tôn giáo khác

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

9

Page 26: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

biệt với cách những người khác có thể nhìn những điều này? (Trong khi họcsinh đọc, hãy vẽ lên trên bảng biểu đồ sau đây.)

Che các phần cho màn 1 và màn 3, rồi hỏi câu hỏi sau đây:

• Một ví dụ về một chủ đề quan trọng mà chúng ta có thể xem là khác biệt nếuchúng ta đã không có sự hiểu biết về cuộc sống tiền dương thế hoặc về cuộcsống sau khi chết là gì? (Học sinh có thể đề cập đến một số chủ đề, ví dụ nhưgiá trị chúng ta đặt vào cuộc sống nhân loại hoặc là vào lúc Sự Phán Xét CuốiCùng, chúng ta sẽ nhận lãnh những hậu quả do Thượng Đế đưa ra vì nhữnglựa chọn của mình.)

Mời một học sinh đọc to câu nói sau đây của Anh Cả Oaks. Giải thích rằng ông đãđưa ra bài nói chuyện đó cho các giảng viên lớp giáo lý và học viện tôn giáo. Yêucầu cả lớp lắng nghe điều ông nói về các học sinh nên làm khi họ được hỏi mộtkhái niệm hoặc câu hỏi khó.

“Tôi đề nghị rằng có thể sẽ thích hợp hơn đối với những người trẻ tuổi củachúng ta để tránh tranh cãi với những người bạn đồng nghiệp của họ. … Sẽthường là điều tốt hơn cho họ khi họ trả lời bằng cách chỉ ra những đề nghị haygiả thuyết của thế gian trong những đề tài mà họ đối diện với và sau đó bằngcách nhận ra các giả thuyết hay những sự đề xuất khác biệt mà hướng dẫn lốisuy nghĩ của Các Thánh Hữu Ngày Sau” (Dallin H. Oaks, “As He Thinketh in His

Heart,” lds.org/broadcasts).

• Dựa vào lời khuyên bảo của Anh Cả Oaks, chúng ta có thể làm gì khi chúng tađược hỏi về một khái niệm hoặc câu hỏi khó? (Anh chị em có thể cần phải giúphọc sinh hiểu rằng sự đề nghị là một ý kiến mà được sử dụng để hỗ trợ một kếtluận và giả thuyết là một lời tuyên bố về lập trường, quan điểm hoặc ý kiến củamột người.)

Để minh họa cách những niềm tin hoặc giả thuyết của một người có thể ảnhhưởng đến những câu trả lời mà người ấy có thể đạt tới, hãy đặt hoặc vẽ một cáikhung đơn giản xung quanh mối quan tâm và câu hỏi viết trên bảng.

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

10

Page 27: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Giải thích rằng cái khung đơn giản nàytượng trưng cho những niềm tin hoặcgiả thuyết mà một người đang hỏi câuhỏi này có thể có nếu người ấy khôngxem xét câu hỏi đó trong văn cảnh củađiều mà chúng ta biết về Cha ThiênThượng, kế hoạch cứu rỗi của Ngài, vànhững lời giảng dạy của Chúa Giê SuKy Tô. Chỉ ra rằng khi cân nhắc nhữngniềm tin hoặc giả thuyết của mộtngười, chúng ta nên làm như vậy mộtcách tử tế và tôn trọng, nhạy cảm vớinhững cảm nghĩ của người đó và với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

• Một số niềm tin hoặc giả thuyết mà có thể không chính xác và có thể ảnhhưởng đến một người để có mối quan tâm và câu hỏi này là gì?

Viết câu trả lời của học sinh lên trên bảng xung quanh cái khung đó. Các câu trả lờicó thể gồm có như sau:

Thượng Đế đáp ứng lời cầu nguyện của mọi người theo cùng một cách thức.

Thượng Đế yêu thương một số con cái của Ngài, nhưng Ngài không thực sự yêuthương tôi.

Thượng Đế không yêu thương tôi nếu Ngài không đáp ứng lời cầu nguyện của tôitheo cách thức mà tôi hy vọng và kỳ vọng Ngài sẽ làm.

Nếu tôi cố gắng làm điều ngay chính, thì Thượng Đế nên đáp ứng tất cả những lờicầu nguyện của tôi ngay lập tức.

• Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để nghĩ về những niềm tin hoặc giảthuyết mà chúng ta hoặc những người khác có thể có khi đặt ra những câu hỏivề Thượng Đế, cuộc sống của chúng ta trên trần thế, hoặc Giáo Hội và nhữnglời giảng dạy và lịch sử của Giáo Hội? (Giúp học sinh thấy rằng việc làm nhữngđiều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những mối quan tâm cơ bản hoặcquan điểm hạn chế mà câu hỏi có thể dựa trên.)

• Làm thế nào những niềm tin hoặc giả thuyết trên bảng có thể cho thấy rằngngười này có thể đang xem xét câu hỏi với một quan điểm hạn chế?

Mời một học sinh đọc to nguyên tắc 2, “Xem Xét Các Khái Niệm và Các Câu Hỏibằng một Quan Điểm Vĩnh Cửu” trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu lớp học dò theocùng tìm kiếm cách chúng ta có thể xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng mộtquan điểm vĩnh cửu.

Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ tìm thấy. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lẽthật sau đây: Để xem xét các khái niệm, những câu hỏi về giáo lý, và các vấnđề xã hội bằng một quan điểm vĩnh cửu, chúng ta cân nhắc những điều này

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

11

Page 28: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

trong bối cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi. Mởcác phần cho màn 1 và 3 ở trên bảng.

Để giúp học sinh hiểu cách cân nhắc các khái niệm và những câu hỏi trongvăn cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi,

hãy cân nhắc việc cho họ xem video “Xem Xét Các Câu Hỏi bằng một Quan ĐiểmVĩnh Cửu” (2:55), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Yêu cầu cả lớp xem cách mộtthiếu nữ tên là Lauren dành thời gian để suy nghĩ về những niềm tin hoặc giảthuyết mà có lẽ đã có ảnh hưởng đến câu hỏi của bạn mình về Thượng Đế và cáchLauren đã xem xét câu hỏi này sau đó với một quan điểm vĩnh cửu.

Sau khi học sinh đã xem xong video, hãy hỏi:

• Tại sao các em nghĩ điều đó đã giúp ích cho Lauren để nghĩ về những niềm tinhoặc giả thuyết mà có lẽ đã có ảnh hưởng đến câu hỏi của bạn mình vềThượng Đế?

• Điều gì đã xảy ra khi Lauren xem xét câu hỏi của bạn mình với một quan điểmvĩnh cửu?

Để giúp học sinh tập xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnhcửu, hãy đề cập đến mối quan tâm và câu hỏi trong cái khung ở trên bảng và hỏi:

• Chúng ta biết gì về Cha Thiên Thượng, kế hoạch của Ngài, và những lời giảngdạy của Đấng Cứu Rỗi mà có thể giúp chúng ta nhìn vào câu trả lời này mộtcách khác biệt và tìm ra câu trả lời dựa trên lẽ thật vĩnh cửu?

Trong khi học sinh trả lời, xóa những lời phát biểu xung quanh cái khung và thaythế bằng những câu trả lời học sinh đưa ra. Những câu trả lời này có thể gồm cónhư sau:

Thượng Đế có thể đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta một cách khác biệtdựa trên sự hiểu biết của Ngài về nhu cầu của riêng cá nhân chúng ta và điều gìlà tốt nhất cho chúng ta.

Thượng Đế yêu thương tất cả các con cái của Ngài, kể cả tôi.

Thượng Đế yêu thương tôi thậm chí khi Ngài không đáp ứng lời cầu nguyện củatôi theo cách thức mà tôi hy vọng và kỳ vọng Ngài sẽ làm.

Thậm chí nếu tôi cố gắng làm điều ngay chính, Thượng Đế cũng có thể không đápứng tất cả những lời cầu nguyện của tôi ngay lập tức. Điều này mang đến nhữngcơ hội cho tôi để phát triển phần thuộc linh.

Tháo bỏ hoặc xóa cái khung đơn giản xung quanh mối quan tâm và câu hỏi ở trênbảng và thay thế bằng một cái khung đẹp hơn.

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

12

Page 29: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Giải thích rằng cái khung mới nàytrượng trưng cho các lẽ thật mà chúngta biết về Cha Thiên Thượng, kế hoạchcứu rỗi của Ngài, và những lời giảngdạy của Đấng Cứu Rỗi.

• Việc thấy được câu hỏi này trongvăn cảnh của những điều chúng tabiết về Cha Thiên Thượng, kế hoạchcứu rỗi của Ngài, và những lờigiảng dạy của Đấng Cứu Rỗi chophép chúng ta thấy được câu hỏi đómột cách khác biệt như thế nào?

Mời học sinh chia sẻ cách họ có thể hiểu rõ hơn một khái niệm, một lời giảng dạy,hay một mối quan tâm khi họ xem xét câu hỏi đó với một quan điểm vĩnh cửu. Cácanh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm của riêng mình.

Tìm Kiếm Thêm Sự Hiểu Biết qua Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng ĐãĐược Quy ĐịnhMời học sinh nghĩ xem họ có thể tìm đến những nguồn phương tiện nào khi họ cócâu hỏi về Giáo Hội hoặc cần sự giúp đỡ khi đưa ra một quyết định quan trọng.

Mời một học sinh đọc câu nói sau đây của Anh Cả M. Russell Ballard thuộc NhómTúc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Gia Cơ đã không nói, ‘Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy tìmtrong Google!’” (M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities ofCES Teachers in the 21st Century” [một buổi họp tối với một Vị Thẩm QuyềnTrung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], lds.org/broadcasts).

• Theo như Gia Cơ 1:5, Sứ Đồ Gia Cơ đã giảng dạy điều gì? (“Ví bằng trong anhem có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”)

• Khi chúng ta có một câu hỏi hay mối quan tâm, tại sao các em nghĩ là điềuquan trọng để tìm đến Thượng Đế trước tiên để cầu xin được giúp đỡ?

Mời một học sinh đọc to câu đầu tiên của nguyên tắc 3, ”Tìm Kiếm Thêm Sự HiểuBiết qua Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Quy Định,” trong phần“Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều Thượng Đế đã ban cho chúngta nhằm giúp chúng ta khám phá và hiểu được lẽ thật. Mời học sinh cân nhắc việcđánh dấu những điều họ tìm thấy.

• Thượng Đế đã ban cho chúng ta điều gì để giúp chúng ta khám phá và hiểuđược lẽ thật? (Là một phần của phần thảo luận này, anh chị em có thể muốnmời học sinh cân nhắc việc đánh dấu câu nói sau đây: Là một phần của tiếntrình đã được Chúa quy định để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, Ngài đã

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

13

Page 30: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

thiết lập các nguồn phương tiện mà qua đó Ngài mặc khải lẽ thật và sựhướng dẫn cho con cái Ngài.)

• Chúng ta có thể nhận được các phước lành nào khi chúng ta hướng tới nhữngnguồn lẽ thật thiêng liêng đã được quy định của Chúa?

Đề cập đến mối quan tâm và câu hỏi trong cái khung ở trên bảng.

• Các em có thể tìm đến một số nguồn phương tiện thiêng liêng đã được quyđịnh nào nếu các em có mối quan tâm và câu hỏi này?

Để giúp học sinh quen thuộc với các nguồn phương tiện bổ sung mà có thể giúphọ tìm ra các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được quy định, hãy cân nhắc việccho họ biết về trang mạng chính thức của Giáo Hội mormonnewsroom.org (và nếucó thể, chỉ cho họ cách hoặc mời họ tìm ra trong các thiết bị điện tử của họ). Giảithích rằng trên trang mạng này, Giáo Hội làm sáng tỏ thông tin về một số mốiquan tâm của công chúng liên quan đến Giáo Hội và sửa chỉnh một phần thông tinhoặc thông tin sai lạc đã được đưa lên trên phương tiện truyền thông. Cũng cânnhắc việc cho các học sinh thấy Gospel Topics của Giáo Hội ở trang mạng lds.org/topics. Các bài luận văn trong Gospel Topics chứa đựng các thông tin quý giá vàthẳng thắn về nhiều vấn đề giáo lý và lịch sử khó hiểu.

Mời học sinh chia sẻ các ví dụ về việc họ đã được ban phước như thế nào khi họhướng tới các nguồn phương tiện thiêng liêng để có các câu trả lời khi họ đối diệnvới một câu hỏi hay vấn đề. Anh chị em có thể muốn được sẵn sàng để chia sẻ mộtví dụ của riêng mình.

Mời một học sinh đọc to đoạn thứ hai của nguyên tắc 3, ”Tìm Kiếm Thêm Sự HiểuBiết qua Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Quy Định,” trong phần“Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm xem đoạn này dạy gì về các nguồnthông tin mà không phải do Giáo Hội đưa ra.

• Tại sao là điều quan trọng để đề phòng những nguồn thông tin không đángtin cậy?

• Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra lẽ thật trong những nguồn thông tin màkhông phải do Giáo Hội đưa ra? (Giúp học sinh hiểu rằng Đức Thánh Linh cóthể giúp chúng ta nhận ra lẽ thật hoặc sự sai lầm trong bất cứ nguồn tài liệunào mà chúng ta có thể thấy điều đó [xin xem Mô Rô Ni 10:5].)

Giải thích rằng trong năm học, ngoài việc học những lời giảng dạy của Sách MặcMôn một cách có trình tự, thì học sinh cũng sẽ được học chín đề tài giáo lý từ TàiLiệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (mà tương ứng với các đề tài trongchương trình giảng dạy cho giới trẻ vào Ngày Chủ Nhật). Họ cũng sẽ học các đoạnthông thạo giáo lý Sách Mặc Môn liên quan đến mỗi đề tài. Mỗi khi học một đề tài,họ sẽ sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà đã đượcthảo luận trong bài học này để suy xét các câu hỏi, các vấn đề và các cơ hội thực tếcho việc áp dụng vào cá nhân.

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về tầm quan trọng của việc áp dụng cácnguyên tắc về việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh khi chúng ta đối phó với cáckhái niệm hay câu hỏi khó. Bảo đảm với học sinh rằng Chúa muốn giảng dạy họqua Thánh Linh của Ngài. Khi chúng ta hành động trong đức tin, xem xét những

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

14

Page 31: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

khái niệm và những câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếm tìm kiếm sựhiểu biết sâu hơn thông qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được quyđịnh, thì Thượng Đế sẽ đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta và đưa ra sựhướng dẫn trong cuộc sống của chúng ta.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýCân nhắc việc sử dụng các sinh hoạt sau đây trong một buổi học riêng biệt nhằmgiúp học viên ôn lại các đoạn thánh thư thông thạo Sách Mặc Môn mà đã được đềcập trong phần 1 và 2 của kinh nghiệm học tập về việc đạt được sự hiểu biết thuộclinh này.

Trước khi lớp học bắt đầu, viết phần tham khảo cho những đoạn giáo lý thôngthạo sau đây: 2 Nê Phi 28:30; 2 Nê Phi 32:3; 2 Nê Phi 32:8–9; Mô Si A 4:9; Ê The 12:6;Mô Rô Ni 10:4–5.

Chia các học sinh ra thành từng cặp. Yêu cầu học sinh ôn lại giáo lý đã được giảngdạy trong các đoạn thánh thư trên bảng bằng cách cho một học sinh từ mỗi cặp sửdụng Hướng Dẫn Tham Khảo Phần Thông Thạo Giáo Lý và theo một thứ tự ngẫunhiên, đọc to cụm từ chính yếu cho mỗi đoạn thông thạo giáo lý này. Khi một cụmtừ chính yếu được đọc, học sinh kia cho biết đoạn nào trên bảng liên kết với cụmtừ chính yếu đó. Sau một vài phút, cho từng cặp học sinh đổi vai với nhau.

Sau đó, để giúp học sinh trở nên quen thuộc với bản văn thánh thư về các đoạnthông thạo giáo lý, hãy đọc to một câu mà không cho học sinh thấy đoạn thamkhảo. Mời học sinh xem họ có thể tìm ra đoạn đó và cùng với anh chị em đọc tođoạn đó trước khi anh chị em đọc xong. Sau khi đọc xong đoạn đó, mời một họcsinh hoặc nhiều hơn giải thích bằng lời riêng của họ về giáo lý hoặc nguyên tắc đãđược giảng dạy trong đoạn đó. Lặp lại sinh hoạt này cho mỗi đoạn thông thạo giáolý được liệt kê ở trên bảng.

ĐẠT ĐƯỢC SỰ HIỂU BIẾT THUỘC L INH

15

Page 32: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 33: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Thiên Chủ ĐoànLưu ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (75 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây lên trên bảng, và mời một học sinh đọc to câu đó: ThượngĐế không thực sự biết tôi hoặc quan tâm đến điều tôi đang trải qua.

• Làm thế nào mà sự hiểu lầm này có thể làm cho một người nào đó khó thựchành đức tin nơi Thượng Đế?

Yêu cầu học sinh lật đến đề tài giáo lý 1, “Thiên Chủ Đoàn” trong Tài Liệu ChínhYếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Mời học sinh đọc các đoạn thuộc đề tài này vớimột người bạn trong cùng nhóm, và tìm kiếm các lẽ thật về vai trò và thuộc tínhcủa các thành viên trong Thiên Chủ Đoàn. Yêu cầu họ thảo luận với người bạntrong cùng nhóm cách thức một số lẽ thật mà họ tìm được có thể giúp sửa chỉnhhoặc làm sáng tỏ lời phát biểu được viết trên bảng.

Sau khi đủ thời gian, mời một vài học sinh giải thích cho lớp học biết điều mà họđã thảo luận với những người trong nhóm của họ. Làm chứng rằng khi chúng tahọc hỏi và hiểu rõ hơn giáo lý về Thiên Chủ Đoàn, đức tin và sự tin cậy của chúngta nơi Cha Thiên Thượng, nơi Chúa Giê Su Ky Tô, và nơi Đức Thánh Linh sẽgia tăng.

Phân đoạn 2 (10 phút)Hỏi học sinh câu hỏi sau đây:

• Những sự khác biệt nào mà một số người có thể nhận thấy về những ngườikhác mà có thể dẫn họ tới việc xét đoán những người này là thấp kém hơn họ?(Một số điều học sinh có thể đề cập đến là những sự khác biệt về tình trạngkinh tế, ngoại hình, khả năng, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính, hoặcchủng tộc.)

Mời học sinh lật đến đề tài giáo lý 1, “Thiên Chủ Đoàn,” trong Tài Liệu Chính Yếucho Phần Thông Thạo Giáo Lý và xem qua đoạn dưới tiêu đề “Thượng Đế Đức ChúaCha,” tìm kiếm một lẽ thật miêu tả Thượng Đế cảm thấy như thế nào về tất cả cáccon cái của Ngài. Yêu cầu họ báo cáo điều họ tìm thấy và viết lời phát biểu về giáolý sau đây lên trên bảng: Thượng Đế yêu thương trọn vẹn mỗi con cái của Ngài,và tất cả đều như nhau trước mắt Ngài. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấunguyên tắc này trong bản Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của họ.

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho lẽ thật này? (Mời học sinh cân nhắcviệc đánh dấu 2 Nê Phi 26:33 theo một cách đặc biệt trong thánh thư của họ đểhọ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của đoạn này, giải thích rằng trong 2 Nê Phi 26,tiên tri Nê Phi đã tiên tri về những ngày sau này và mời tất cả mọi người hãy đếncùng Chúa Giê Su Ky Tô.

17

Page 34: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 26:33. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmcác từ hoặc cụm từ hỗ trợ những lời phát biểu về giáo lý được viết ở trên bảng. Yêucầu học sinh báo cáo điều họ tìm thấy.

• Các em nghĩ “chúng ta đều như nhau trước mắt Ngài” có nghĩa là gì?

• Các em đã có những kinh nghiệm nào mà đã giúp các em biết rằng Thượng Đếyêu thương trọn vẹn mỗi đứa con của Ngài và tất cả chúng ta đều như nhautrước mắt Ngài? (Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm củariêng mình.)

• Làm thế nào việc hiểu lẽ thật này ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn và đối xửvới người khác?

Để giúp học sinh hiểu một sự áp dụng lẽ thật này, hãy mời một học sinh đọc to lờiphát biểu sau đây:

“Giáo Hội dứt khoát lên án sự phân biệt chủng tộc, kể cả bất cứ và tất cả sự phân biệt chủng tộcnào trong quá khứ của các cá nhân ở bên trong và bên ngoài Giáo Hội. Vào năm 2006, Chủ TịchGiáo Hội lúc bấy giờ là Gordon B. Hinckley đã tuyên bố rằng “không một người nào đưa ranhững lời nhận xét đầy chê bai về những người thuộc chủng tộc khác lại có thể tự xem mình làmột môn đồ chân chính của Đấng Ky Tô. Hay người đó có thể tự cho rằng mình tuân theo nhữnglời giảng dạy của Giáo Hội. Tất cả chúng ta hãy nhận ra rằng mỗi người chúng ta đều là mộtngười con trai hoặc con gái của Cha Thiên Thượng là Đấng yêu thương tất cả con cái của Ngài”(“Race and the Church: All Are Alike unto God,” ngày 29 tháng Hai năm 2012,mormonnewsroom.org).

Phân đoạn 3 (10 phút)Trưng bày các bức hình Chúa Giê SuHiện Đến cùng người Nê Phi (lds.org/media-library) và Chúa Giê Su GiảngDạy ở Tây Bán Cầu (Sách Họa PhẩmPhúc Âm [2009], số 82; xin xem thêmlds.org/media-library).

Yêu cầu một học sinh tóm tắt ngắn gọncho cả lớp về câu chuyện thánh thư môtả trong những tấm ảnh này.

Cho học sinh biết rằng 3 Nê Phi11:10–11, trong đó có chứa đựngnhững lời Đấng Cứu Rỗi phán với dânNê Phi khi Ngài hiện đến với họ, là mộtđoạn thánh thư thông thạo. Anh chịem có thể muốn đề nghị họ đánh dấuđoạn này một cách đặc biệt.

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi11:10–11. Yêu cầu lớp học dò theo cùngtìm kiếm các lẽ thật mà Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy họ về Ngài.

THIÊN CHỦ ĐOÀN

18

Page 35: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Các em nghĩ câu “ta đã uống cạnchén đắng” (3 Nê Phi 11:11) ám chỉđiều gì? (Vị đắng của nỗi thống khổmà Ngài đã chịu đựng trong sự hysinh chuộc tội của Ngài.)

• Các câu này dạy cho các em điều gìvề mối quan hệ giữa Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê SuKy Tô?

• Chúng ta có thể học được các lẽ thật nào từ các câu này về Đấng Cứu Rỗi? (Saukhi học sinh trả lời, viết lên trên bảng các lời phát biểu sau đây về giáo lý đượctìm thấy trong để tài giáo lý 1, “Thiên Chủ Đoàn,” trong Tài Liệu Chính Yếu choPhần Thông Thạo Giáo Lý: Chúa Giê Su Ky Tô làm mọi việc theo ý muốn củaĐức Chúa Cha. Ngài đã sống một cuộc đời vô tội và chuộc tội lỗi cho tất cảnhân loại. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu những lời phát biểu sau đâyvề giáo lý trong bản Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý và viếtxuống lời phát biểu đầu tiên trong thánh thư bên cạnh 3 Nê Phi 11:10–11.)

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn các giáo lý này, hãy mời nửa lớp học đọc thầm Lu Ca22:39–44 và nửa còn lại đọc thầm Môi Se 4:1–2. Yêu cầu họ tìm những ví dụ vềcách Chúa Giê Su đã tuân phục theo ý muốn của Đức Chúa Cha trong tất cả mọiđiều. Mời học sinh báo cáo điều họ tìm ra.

• Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về cách đểcủng cố mối quan hệ của bản thân mình với Cha Thiên Thượng?

Phân đoạn 4 (10 phút)Nếu anh chị em chưa làm điều này, thì hãy viết các lời phát biểu về giáo lý sau đâylên trên bảng:

Ngài yêu thương mỗi con cái của Ngài một cách trọn vẹn, và tất cả mọi người đềunhư nhau trước mắt Ngài.

Chúa Giê Su Ky Tô làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha trong mọi điều. Ngài đãsống một cuộc đời vô tội và chuộc tội lỗi cho tất cả nhân loại.

Mời học sinh tìm các đoạn thánh thư thông thạo trong Sách Mặc Môn mà hỗ trợcác giáo lý này. (Nếu học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các đoạn này, hãykhuyến khích họ đọc lướt qua các đoạn dưới các phần “Thượng Đế Đức ChúaCha” và “Chúa Giê Su Ky Tô” trong đề tài giáo lý 1, “Thiên Chủ Đoàn,” trong phầnTài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.) Sau khi họ tìm ra 2 Nê Phi 26:33và 3 Nê Phi 11:10–11, mời hai học sinh đọc to các đoạn này.

Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô minhhọa cho tình yêu thương hoàn hảo của Thượng Đế dành cho mỗi con cái của Ngài vàminh họa rằng tất cả chúng ta đều như nhau trước mắt Ngài như thế nào?

THIÊN CHỦ ĐOÀN

19

Page 36: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Mời học sinh viết câu trả lời cho câu hỏi này vào trong sổ tay hoặc nhật ký học tậpcủa họ. Sau khi đã đủ thời giờ, hãy yêu cầu một vài học sinh chia sẻ câu trả lời củahọ với lớp học.

Phân đoạn 5 (5 phút)Mời học sinh nghĩ về người nào mà họ coi như là tấm gương tốt đối với họ và nghĩvề điều gì đã làm cho những cá nhân này là những tấm gương tốt để noi theo.

Mời học sinh đọc lướt qua đoạn thứ hai trong phần có tựa đề “Chúa Giê Su Ky Tô”thuộc đề tài giáo lý 1, “Thiên Chủ Đoàn,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần ThôngThạo Giáo Lý. Yêu cầu họ tìm ra một lời phát biểu dạy về cuộc sống của ai mà tất cảmọi người có thể noi gương để sống theo. Mời học sinh báo cáo điều họ tìm ra.Rồi viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Cuộc đời của Chúa Giê Sulà tấm gương toàn hảo về cách chúng ta nên sống theo.

• Đoạn thánh thư nào hỗ trợ giáo lý này? (3 Nê Phi 12:48.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của 3 Nê Phi 12:48, giải thích rằng sau khi ChúaGiê Su Ky Tô hiện đến với dân Nê Phi, Ngài đã dạy họ cách để đến với Ngài và cầnphải đạt được điều gì để bước vào vương quốc thượng thiên.

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 12:48. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmlệnh truyền của Đấng Cứu Rỗi ban cho dân chúng.

• Lệnh truyền của Đấng Cứu Rỗi cho dân chúng là gì?

• Một số cách thức chúng ta có thể cố gắng hết sức để tuân theo giáo lệnh này đểđược hoàn hảo là gì? (Chỉ ra rằng cách thức để trở nên hoàn hảo giống nhưCha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là trở nên giống Hai Ngài. Khi chúngta cố gắng hết sức để tuân theo Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể trở nên đượclàm cho hoàn hảo qua Ngài và sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Sự hoàn hảo làmột tiến trình mà tiếp tục cho đến cuộc sống mai sau.)

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư thông thạo 3 Nê Phi 12:48theo một cách đặc biệt và cân nhắc việc viết xuống “Cuộc đời của Chúa Giê Su KyTô là một ví dụ hoàn hảo về cách chúng ta nên sống theo” bên cạnh đoạn thánhthư này trong thánh thư của họ.

Phân đoạn 6 (10 phút)Cho cả lớp đồng thanh đọc to 3 Nê Phi 12:48. Yêu cầu một học sinh nhắc nhở lớphọc về giáo lý mà đoạn thông thạo giáo lý này hỗ trợ. (Cuộc đời của Chúa Giê SuKy Tô là một ví dụ hoàn hảo về cách chúng ta nên sống theo.)

Để giúp học sinh hiểu sâu hơn giáo lý này, hãy cho họ xem video “ChristlikeAttributes” (2:54), có sẵn trên LDS.org. Yêu cầu họ chú ý xem các đặc tính

của Đấng Cứu Rỗi mà chúng ta có thể cố gắng phát triển trong cuộc sống củamình. Sau khi xem video, mời học sinh cho biết các đặc tính này là gì, và liệt kênhững ý kiến của họ lên trên bảng. (Nếu không có sẵn video, hãy cân nhắc cáchthay thế sau đây: Yêu cầu học sinh cho biết các đặc tính của Đấng Cứu Rỗi là gì màchúng ta có thể cố gắng phát triển, và liệt kê những ý kiến của họ lên trên bảng.Những điều này có thể gồm có các đặc tính như lòng khiêm nhường, sự vâng lời,

THIÊN CHỦ ĐOÀN

20

Page 37: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

và lòng nhân từ. Anh chị em có thể cân nhắc việc thảo luận ngắn gọn các tấmgương từ cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi nhằm minh họa một vài đặc tính này.)

• Một kinh nghiệm mà các em đã được ban phước bởi một người nào đó mà đãnoi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong một trong số những cách thứcnày là gì?

• Một kinh nghiệm mà trong đó các em đã có thể giúp một người nào đó bởi vìcác em đã cố gắng áp dụng một trong số các đức tính này là gì?

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Howard W. Hunter(1907–1995):

“Chúng ta hãy tuân theo Vị Nam Tử của Thượng Đế bằng tất cả mọi cách vàtrong tất cả mọi phương diện của cuộc sống. Chúng ta hãy đặt Ngài là Đấnggương mẫu và Đấng hướng dẫn của chúng ta. Trong mọi cơ hội, chúng ta cầnphải tự hỏi: “Chúa Giê Su sẽ làm gì?’ rồi sau đó hãy can đảm hơn để hành độngtheo câu trả lời nhận được. Chúng ta cần phải noi theo Đấng Ky Tô, theo ý nghĩađúng nhất của từ đó. Chúng ta cần phải vì công việc của Ngài giống như Ngài đã

vì công việc của Cha Ngài. … Trong phạm vi khả năng trần thế của chúng ta, chúng ta cần phảicố gắng hết mình để trở nên giống như Đấng Ky Tô—Ngài là một tấm gương hoàn hảo và vô tộimà thế gian này đã từng thấy” (Teachings of Presidents of the Church: Howard W. Hunter[2015], 309).

Mời học sinh suy ngẫm một số cách thức họ có thể noi theo tấm gương của ĐấngCứu Rỗi trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong khi họ suy ngẫm, hãy viết lờiphát biểu còn dở dang sau đây lên trên bảng: Tôi sẽ noi theo gương của Đấng Cứu Rỗitốt hơn bằng cách …

Mời học sinh hoàn tất lời phát biểu này trong sổ tay hoặc nhật ký học tập của họ.Khuyến khích họ làm theo các mục tiêu mà họ viết xuống và có cam đảm để noitheo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô.

Phân đoạn 7 (10 phút)Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 18:15, 20–21. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìmkiếm lời khuyên bảo Đấng Cứu Rỗi đã ban cho dân Nê Phi. Hãy chỉ ra rằng đây làmột đoạn thánh thư thông thạo. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánhthư này theo một cách đặc biệt.

• Đấng Cứu Rỗi đã khuyên bảo dân Nê Phi làm điều gì?

Hãy chỉ ra lời giáo huấn được lặp đi lặp lại của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi18:20–21 là hãy cầu nguyện “trong danh ta.”

• Tại sao các em nghĩ Đấng Cứu Rỗi truyền lệnh cho chúng ta phải luôn luôn cầunguyện lên Cha Thiên Thượng trong danh Ngài?

Để giúp học sinh hiểu một lý do tại sao chúng ta cầu nguyện trong danh của ChúaGiê Su Ky Tô, hãy vẽ hình minh họa sau đây lên trên bảng:

THIÊN CHỦ ĐOÀN

21

Page 38: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Vẽ một đường kẻ dọc ở trên bảng giữa hình người tượng trưng cho chúng ta vàhình ảnh tượng trưng cho sự hiện diện của Cha Thiên Thượng.

• Điều gì ngăn cách chúng ta với Cha Thiên Thượng của chúng ta và quyền năngcùng các phước lành của Ngài?

Sau khi học sinh trả lời, viết Sự Sa Ngã và Tội Lỗi Cá Nhân lên trên bảng bên cạnhđường kẻ. Sau đó đặt một tấm ảnh Đấng Cứu Rỗi ở trên bảng ngay trên đường kẻvà viết từ Đấng Trung Gian ở dưới tấm ảnh.

• Một người trung gian là thế nào? (Một người nào đó can thiệp giữa các cánhân hoặc các nhóm để có thể giải quyết những sự khác biệt và mang họ lạivới nhau.)

• Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Trung Gian của chúng ta với ChaThiên Thượng? (Nhờ sự hy sinh chuộc tội của Ngài, Đấng Cứu Rỗi cung cấpmột cách thức cho tất cả mọi người để vượt qua những hậu quả xấu của Sự SaNgã, hối cải các tội lỗi của họ, được hòa thuận cùng Cha Thiên Thượng, vànhận được các phước lành của sự cứu rỗi. Đây là một lý do tại sao chúng ta cầunguyện lên Cha Thiên Thượng trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô.)

Hãy minh họa cách mà Đấng Cứu Rỗi đã cung cấp một cách thức để cho chúng tađược hòa thuận cùng Cha Thiên Thượng bằng cách vẽ một mũi tên từ hình ngườitượng trưng cho chúng ta tới hình ảnh tượng trưng cho sự hiện diện của ChaThiên Thượng.

THIÊN CHỦ ĐOÀN

22

Page 39: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Ngoài việc cầu nguyện ra, chúng ta còn được truyền lệnh làm điều gì nữa trongdanh của Chúa Giê Su Ky Tô? (Liệt kê các câu trả lời của học sinh lêntrên bảng.)

Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô làĐấng Cứu Rỗi và Đấng Trung Gian của chúng ta với Đức Chúa Cha, nên tấtcả những lời cầu nguyện, các phước lành và các giáo lễ chức tư tế đều cầnphải được thực hiện trong danh Ngài. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lờiphát biểu này trong phần có tựa đề “Chúa Giê Su Ky Tô” thuộc đề tài giáo lý 1,“Thiên Chủ Đoàn,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của riênghọ và viết vào trong nhật ký của họ bên cạnh 3 Nê Phi 18:15, 20–21.

Phân đoạn 8 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô là ĐấngCứu Rỗi và Đấng Trung Gian của chúng ta với Đức Chúa Cha, nên tất cả những lời cầunguyện, các phước lành và các giáo lễ chức tư tế đều cần phải được thực hiện trong danhNgài. Yêu cầu học sinh tìm ra đoạn thánh thư thông thạo mà giúp hỗ trợ giáo lýnày (3 Nê Phi 18:15, 20–21). Mời học sinh nào tìm ra đoạn đó đầu tiên thì hãy đọcto đoạn đó lên, và mời những học sinh khác cùng đọc to khi họ tìm ra đượcđoạn đó.

Giải thích rằng việc sử dụng danh của Chúa Giê Su Ky Tô trong những lời cầunguyện, các phước lành, và các giáo lễ chức tư tế đều cầu khẩn thẩm quyền vàquyền năng thiêng liêng của Ngài (xin xem Áp Ra Ham 1:18).

Chia học sinh thành từng nhóm gồm có hai hoặc ba người. Viết các đoạn thánhthư tham khảo sau đây lên trên bảng, và chỉ định cho mỗi nhóm một hoặc haiđoạn thánh thư: Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37–38; Công Vụ Các Sứ Đồ 3:2–8; Giáo Lý vàGiao Ước 84:66–70; Môi Se 1:21–22.

Mời học sinh đọc các đoạn thánh thư được chỉ định của họ trong các nhóm tươngứng cùng tìm kiếm một số kết quả của những lời cầu nguyện, các phước lành, vàcác giáo lễ chức tư tế được thực hiện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khiđủ thời gian, yêu cầu một học sinh trong mỗi nhóm báo cáo điều em ấy tìm được.

Mời học sinh suy ngẫm về cuộc sống của họ đã được ban phước như thế nào quanhững lời cầu nguyện, các phước lành chức tư tế, và các giáo lễ chức tư tế đượcthực hiện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời một vài học sinh chia sẻ kinhnghiệm của họ với lớp học.

Bài Tập Thực Hành (15 phút)Yêu cầu học sinh lật đến phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Xem lại ba nguyên tắc: “Hành Động trongĐức Tin,” “Xem Xét các Khái Niệm và Các Câu Hỏi với một Quan Điểm VĩnhCửu,” và “Tìm Kiếm Thêm Sự Hiểu Biết qua Các Nguồn Phương Tiện ThiêngLiêng Đã Được Quy Định.”

Trưng bày hoặc viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng:

THIÊN CHỦ ĐOÀN

23

Page 40: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Chị của cô gái này đã giúp cô ấy hành động trong đức tin như thế nào?

Chị của cô gái này đã giúp cô ấy xem xét tình huống với một quan điểm vĩnh cửunhư thế nào?

Chị của cô gái này đã giúp cô ấy tìm kiếm sự hiểu biết qua các nguồn thiêng liêngđã dược quy định như thế nào?

Chia lớp học thành các cặp, và đưa cho mỗi cặp một tờ giấy phát tay vềcuộc trò chuyện bằng tin nhắn văn bản giữa hai chị em gái nằm ở cuối

kinh nghiệm học tập này. Yêu cầu họ đọc tình huống đó và thảo luận các câu hỏiđược viết trên bảng.

Sau khi học sinh đã thảo luận câu trả lời của họ theo từng cặp, hãy mời một vàihọc sinh giải thích câu trả lời của họ cho cả lớp. Chia sẻ chứng ngôn của anh chịem rằng Cha Thiên Thượng yêu thương trọn vẹn tất cả con cái của Ngài và rằng tấtcả đều như nhau trước mắt Ngài. Mời học sinh cố gắng nhìn những người kháctheo như cách Cha Thiên Thượng nhìn họ.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýSinh hoạt sau đây có thể giúp học sinh ôn lại tất cả các đoạn thánh thư thông thạomà họ đã học trong suốt khóa học Sách Mặc Môn của lớp giáo lý.

Viết lên trên bảng các đoạn thánh thư thông thạo Sách Mặc Môn mà anh chị emđã nghiên cứu. Cho học sinh 5 đến 7 phút để chuẩn bị một ý nghĩ thuộc linh ngắngọn mà họ có thể chia sẻ với cả lớp học bằng cách sử dụng một trong các đoạnthánh thư thông thạo. Yêu cầu họ làm những điều sau đây trong khi họ chia sẻnhững ý nghĩ thuộc linh của họ:

1. Đọc đoạn thánh thư thông thạo mà họ đã chọn.

2. Giải thích cách đoạn thánh thư này dạy hoặc hỗ trợ một lời phát biểu về giáo lýtrong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.

3. Giải thích giáo lý đó có ý nghĩa gì đối với họ.

4. Chia sẻ tại sao họ nghĩ giáo lý đó lại quan trọng để cho giới trẻ hiểu.

5. Chia sẻ niềm tin hoặc chứng ngôn của họ về giáo lý đó.

Trong tuần sắp tới, hãy mời một vài học sinh chia sẻ ý nghĩ thuộc linh của họ vớilớp học như là một phần của buổi họp đặc biệt devotional hoặc vào lúc bắt đầuhoặc kết thúc của lớp học, nếu có đủ thời gian.

THIÊN CHỦ ĐOÀN

24

Page 41: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 42: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 43: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Kế Hoạch Cứu RỗiLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (50 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Viết đầu đề Kế Hoạch Cứu Rỗi lên trên bảng. Mời học sinh lên bảng và viết điều họcảm thấy là một số yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch cứu rỗi.

Yêu cầu một vài học sinh đọc to ba đoạn đầu của đề tài giáo lý 2 “Kế Hoạch CứuRỗi,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu lớp học dòtheo cùng tìm kiếm thêm những yếu tố của kế hoạch cứu rỗi. Sau khi mỗi đoạn đãđược đọc, mời học sinh báo cáo điều họ tìm được. Thêm những câu trả lời của họvào bản liệt kê ở trên bảng.

Mời học sinh đánh dấu những lời phát biểu sau đây về giáo lý trong đoạn thứ 2:Quyền tự quyết về mặt đạo đức—khả năng để tự chọn và hành động cho bảnbản thân mình—cũng là thiết yếu cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Sựtiến triển vĩnh cửu của chúng ta phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng ântứ này.

• Đoạn thông thạo giáo lý nào của Sách Mặc Môn hỗ trợ những lời phát biểu nàyvề giáo lý? (Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu 2 Nê Phi 2:27 theo một cáchđặc biệt trong thánh thư của họ để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của 2 Nê Phi 2:27, giải thích rằng đoạn này chứađựng các lẽ thật mà tiên tri Lê Hi dạy cho các con trai của ông không lâu sau khiông qua đời. Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 2:27. Yêu cầu lớp học dò theo cùngtìm kiếm các từ hoặc cụm từ cho thấy cách chúng ta sử dụng quyền tự quyết ảnhhưởng đến sự tiến triển vĩnh cửu của chúng ta.

• Các từ hoặc cụm từ nào trong 2 Nê Phi 2:27 cho thấy cách chúng ta sử dụngquyền tự quyết ảnh hưởng đến sự tiến triển vĩnh cửu của chúng ta? (Học sinhcần đề cập đến cụm từ sau đây: “Và họ được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộcsống vĩnh cửu, qua Đấng Trung Gian vĩ đại của tất cả loài người; hay là họmuốn lựa chọn cảnh tù đày và sự chết dưới xiềng xích và quyền hành củaquỷ dữ.”)

• “Đấng Trung Gian vĩ đại của tất cả loài người” là ai? (Chúa Giê Su Ky Tô.)

• Làm thế nào việc chọn để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô mang đến cho chúng tatự do?

• Làm thế nào việc chọn để nhượng bộ theo những cám dỗ của quỷ dữ dẫn đếncảnh tù đày và cái chết? (Những sự lựa chọn xấu có thể dẫn đến nghiện ngập,sức khỏe tồi tệ, cái chết thể xác, và cái chết thuộc linh. Cái chết thuộc linh cónghĩa là bị cắt đứt khỏi sự hiện diện của Thượng Đế và sự đồng hành củaThánh Linh của Ngài.)

27

Page 44: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 2 (10 phút)Cùng với cả lớp đọc to 2 Nê Phi 2:27. Yêu cầu học sinh nói rõ giáo lý mà chúng tahọc được về quyền tự quyết từ câu thánh thư này. Học sinh cần nhớ rằng sự tiếntriển vĩnh cửu của chúng ta tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng quyền tự quyếtcủa mình—khả năng để lựa chọn và hành động cho bản thân mình—mà ThượngĐế đã ban cho chúng ta.

Nêu ra rằng một số người có thể chỉ trích chúng ta vì chúng ta chọn sử dụng quyềntự quyết của mình để làm theo ý muốn của Thượng Đế và tuân giữ các giáo lệnhcủa Ngài, vì cho là việc làm như thế hạn chế chúng ta và làm cho chúng ta đánhmất quyền lợi cá nhân của mình.

• Các em sẽ nói gì khi phải đối phó với kiểu chỉ trích này?

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christoffersonthuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắng nghe về cách chúng tasử dụng quyền tự quyết của mình một cách ngay chính cho phép chúng ta đạtđược trọn vẹn tiềm năng của mình.

“Việc sử dụng quyền tự quyết của chúng ta để chọn tuân theo ý muốn củaThượng Đế, và không mềm yếu ngay cả khi gặp khó khăn, sẽ không làm chochúng ta trở thành con rối của Thượng Đế; mà sẽ làm cho chúng ta giống Ngài.Thượng Đế ban cho chúng ta quyền tự quyết, và Chúa Giê Su chỉ dẫn cho chúngta cách sử dụng quyền tự quyết để chúng ta cuối cùng có thể học được điều HaiNgài biết, làm được điều Hai Ngài làm, và trở thành con người mà Hai Ngài trở

thành” (D. Todd Christofferson, “Moral Agency,” Ensign, tháng Sáu năm 2009, 53).

• Làm thế nào việc sử dụng quyền tự quyết của chúng ta để chọn tuân theo ýmuốn của Thượng Đế giúp chúng ta đạt được trọn vẹn tiềm năng của mình?

Mời học sinh suy ngẫm và viết vào sổ tay hoặc nhật ký học tập của lớp học của họđiều họ sẽ làm để sử dụng quyền tự quyết của họ một cách tốt hơn để chọn tuântheo ý muốn của Thượng Đế. Mời học sinh tìm kiếm sự hướng dẫn từ Thánh Linhkhi họ suy ngẫm và viết cùng hành động theo bất cứ sự thúc giục nào họnhận được.

Phân đoạn 3 (10 phút)Để giúp học sinh tiếp tục việc nghiên cứu của họ về đề tài giáo lý 2 ,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, hãy mời họ làm bài

kiểm tra chọn câu hỏi đúng hoặc sai sau đây. Đưa cho mỗi học sinh một bài kiểmtra dưới dạng tờ giấy phát tay.

Kế Hoạch Cứu RỗiĐúng hay Sai

____ 1. Chỉ có Đấng Cứu Rỗi và một vài đấng khác đã được chọn lựa tham dự vào Hội Đồng tiềndương thế trên Thiên Thượng.

____ 2. Tất cả các con cái của Cha Thiên Thượng đều sẽ trải qua cuộc sống trần thế.

KẾ HOẠCH CỨU RỖI

28

Page 45: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

____ 3. Tất cả nhân loại—nam lẫn nữ—đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thượng Đế.

____ 4. Trong Vườn Ê Đen, A Đam và Ê Va đã được Thượng Đế làm lễ kết hôn.

____ 5. Cái chết thuộc linh là sự tách rời linh hồn khỏi thể xác hữu diệt.

____ 6. Do Sự Sa Ngã, A Đam và Ê Va mới có thể có con cái, và họ cùng con cháu của họ có thểtrải qua niềm vui và nỗi buồn, biết được điều tốt với điều xấu và tiến triển.

Sau khi đã đủ thời gian, chia học sinh ra thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ và mời họkiểm tra các câu trả lời của họ bằng cách cùng đọc các đoạn trong phần “CuộcSống Tiền Dương Thế,” “Sự Sáng Tạo,” và “Sự Sa Ngã” trong đề tài giáo lý 2, “KếHoạch Cứu Rỗi” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.

Sau khi học sinh đã kiểm tra các câu trả lời của họ, cùng với cả lớp xem lại đáp áncủa bài kiểm tra. Các câu trả lời đúng là: 1. Sai; 2. Sai; 3. Đúng; 4. Đúng; 5. Sai;6. Đúng.

Trong khi anh chị em thảo luận câu hỏi 6, mời học sinh cân nhắc việc đánh dấunhững lời phát biểu sau đây về giáo lý trong đoạn cuối của phần “Sự Sa Ngã”: DoSự Sa Ngã, A Đam và Ê Va mới có thể có con cái. Họ và con cháu của họ đã cóthể trải qua được niềm vui và nỗi buồn, biết được điều tốt với điều xấu vàtiến triển.

Phân đoạn 4 (10 phút)Viết những lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Do Sự Sa Ngã, A Đam vàÊ Va mới có thể có con cái. Họ và con cháu của họ đã có thể trải qua được niềm vui và nỗibuồn, biết được điều tốt với điều xấu và tiến triển.

Hướng học sinh tới phần “Sự Sa Ngã” trong đề tài giáo lý 2, “Kế Hoạch Cứu Rỗi,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, rồi hỏi:

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ những lời phát biểu này về giáo lý? (Mờihọc sinh cân nhắc việc đánh dấu 2 Nê Phi 2:22–25 theo một cách đặc biệt.)

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 2:22–25. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmcác từ hoặc cụm từ hỗ trợ những lời phát biểu về giáo lý được viết ở trên bảng.

• Những từ hoặc cụm từ nào trong các câu thánh thư này hỗ trợ những lời phátbiểu về giáo lý được viết ở trên bảng?

Nêu ra rằng một số người tin rằng Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một lỗi lầmkhủng khiếp. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dallin H.Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu lớp học lắng nghe cáchAnh Cả Oaks miêu tả quyết định ăn trái cấm của A Đam và Ê Va.

KẾ HOẠCH CỨU RỖI

29

Page 46: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

“Chính Ê Va là người đầu tiên vi phạm các luật pháp và lệnh truyền trong Vườn ÊĐen để có thể khai mở các tình trạng của sự hữu diệt. Hành động của bà, bất kểhành động đó sẽ ra sao, là một sự phạm giới chính thức, nhưng với quan điểmvĩnh cửu, đây là một điều thiết yếu đầy vinh quang để mở cánh cửa hướng tớicuộc sống vĩnh cửu. A Đam đã cho thấy sự thông sáng của ông bằng cách cũnglàm như thế. Và do đó, Ê Va và ‘A Đam sa ngã để loài người sinh tồn’ [2 Nê Phi

2:25].

“Một số Ky Tô Hữu lên án Ê Va vì hành động của bà, kết luận rằng bà và các con gái của bà bằngcách nào đó đều không được hoàn thiện vì hành động này. Đối với Các Thánh Hữu Ngày Sau thìkhông! Được sự mặc khải cho biết, chúng ta ca ngợi hành động của Ê Va và tôn vinh sự thôngsáng và lòng can đảm của bà trong sự kiện trọng đại gọi là Sự Sa Ngã. … Anh Cả JosephFielding Smith đã nói: ‘Tôi không bao giờ nói về điều mà Ê Va đã làm trong sự sa ngã này là mộttội lỗi, hay buộc tội A Đam về một tội lỗi. … Đây là một sự vi phạm một luật pháp, chứ khôngphải là một tội lỗi…vì đó là điều mà A Đam và Ê Va đã phải làm!’ (Joseph Fielding Smith,Doctrines of Salvation, do Bruce R. McConkie biên soạn, 3 tập, Salt Lake City: Bookcraft,1954–56, 1:114–15)” (Dallin H. Oaks, “The Great Plan of Happiness,” Ensign, tháng Mười Mộtnăm 1993, 73).

• Anh Cả Oaks đã mô tả như thế nào về quyết định của A Đam và Ê Va để ăntrái cấm?

• Các em sẽ giải thích như thế nào bằng lời riêng của mình về tại sao A Đam và ÊVa là một phần thiết yếu trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng?

Phân đoạn 5 (10 phút)Yêu cầu học sinh tưởng tượng ra rằng họ đã được mời nói chuyện tại một lễ tang,và sẽ có những người biết rất ít về những lời giảng dạy của Giáo Hội đến dự tanglễ. Mời học sinh đọc các phần “Cuộc Sống Trần Thế” và “Cuộc Sống Sau Khi Chết”trong đề tại giáo lý 2, “Kế Hoạch Cứu Rỗi,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần ThôngThạo Giáo Lý. Khuyến khích học sinh tìm kiếm các lẽ thật mà họ cảm thấy sẽ làđiều quan trọng để gồm vào trong bài nói chuyện của họ. Mời họ cân nhắc việcđánh dấu điều họ tìm thấy.

Mời các em học sinh quay sang học sinh bên cạnh và giải thích họ đã đánh dấu cáclẽ thật nào và tại sao họ cảm thấy rằng các lẽ thật này sẽ là điều quan trọng để chiasẻ tại tang lễ.

Để kết thúc sinh hoạt này, cân nhắc việc hỏi câu hỏi sau đây:

• Sự hiểu biết của các em về kế hoạch cứu rỗi đã là một phước lành với các emnhư thế nào khi có ai đó mà các em yêu thương đã qua đời?

Bài Tập Thực Hành (30 phút)Cùng với học sinh ôn lại ba nguyên tắc từ phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý: hành động bằng đứctin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếmthêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu thiêng liêng do Chúa quy định.

KẾ HOẠCH CỨU RỖI

30

Page 47: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Chia lớp học ra thành các nhóm gồm hai đến ba học sinh. Cung cấp chomỗi nhóm một bản sao các chỉ dẫn sau đây, và yêu cầu họ hoàn thành

sinh hoạt này:

1. Đọc to tình huống sau đây, và cân nhắc xem các em có bao giờ gặp phải tình huống hoặc cáccâu hỏi tương tự như những người thiếu niên này không:Thứ Sáu tuần trước giữa giờ ăn trưa, John đang ăn với một nhóm bạn bè thì một người bạnhỏi xem John có đi dự tiệc buổi tối đó không. John có nghe nói về buổi tiệc này suốt cả tuầnrồi và nghe đủ để biết rằng đó không phải là loại tiệc tùng mà em ấy nên tham dự. John trảlời: “Không, tôi không nghĩ rằng buổi tiệc này dành cho tôi. Vả lại tôi cũng có vài việc kháccần phải hoàn tất.”Một trong các bạn gái ngồi cùng bàn đó nói: “John ơi, có phải điều đó liên quan đến tôngiáo của bạn không? Mình nghe nói người Mặc Môn không được vui chơi gì cả. Tại sao giáohội của bạn có nhiều luật lệ vậy?” Một bạn trai khác ngồi cùng bàn xen vào: “Đúng rồi, tạisao họ không để cho bạn tự lựa chọn cho mình chứ?”Trong khi John vật lộn tìm ra cách để trả lời các bạn của mình, thì tiếng chuông reo lên vàmọi người đứng dậy đi vào lớp học. Trên đường đi vào lớp, John hình dung ra cuộc đối thoạitrong tâm trí mình. Em ấy biết rằng buổi tiệc này không phải là buổi tiệc mà mình nên thamdự, nhưng em ấy ngạc nhiên rằng mình đã vật lộn tìm cách giải thích tại sao và em ấy khôngchắc phải trả lời các câu hỏi của các bạn mình như thế nào.

2. Thảo luận những câu hỏi sau đây theo nhóm:• John đã hành động trong đức tin trong ví dụ này như thế nào?• Mặc dù khi người ta biết điều đúng để làm, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi ngăn cản họ hành

động trong đức tin. Những nỗi sợ hãi hoặc lo lắng nào có thể bắt đầu ảnh hưởng đếnJohn do kinh nghiệm của em ấy vào giờ ăn trưa đó?

• Điều gì đã có thể giúp John đương đầu với những nỗi sợ hãi hoặc lo lắng này và tiếp tụctrung thành với quyết định của mình để không tham dự buổi tiệc?

3. Tiếp tục đọc to tình huống đó:John tiếp tục suy nghĩ về những câu hỏi các bạn của mình hỏi lúc giờ ăn trưa: “Tại sao giáohội của bạn có nhiều luật lệ vậy?” và “Tại sao họ không để cho bạn tự lựa chọn cho mìnhchứ?” Trong khi John suy nghĩ về những câu hỏi này, thật là rõ ràng là em ấy đã xem các tiêuchuẩn và giáo lệnh của Giáo Hội khác biệt với cách nhìn của các bạn của em ở trường vềnhững điều đó.

4. Thảo luận những câu hỏi sau đây theo nhóm:• Dựa trên những câu hỏi mà các bạn của John đã hỏi, những niềm tin hoặc giả định nào

họ có thể có về các giáo lệnh và những sự lựa chọn?• Chúng ta học được điều gì từ 2 Nê Phi 2:27 mà có thể giúp chúng ta xem các giáo lệnh

và những sự lựa chọn với một quan điểm vĩnh cửu?• Các em còn biết điều gì nữa về kế hoạch cứu rỗi và những lời giảng dạy của Chúa Giê Su

Ky Tô và các vị tiên tri của Ngài để giúp các em xem các giáo lệnh và những sự lựa chọnvới một quan điểm vĩnh cửu?

5. Tiếp tục đọc to tình huống đó:Trong khi em ấy suy nghĩ thêm về điều này, John hiểu rằng nếu em ấy chọn đi dự buổi tiệc thìmình sẽ gặp phải những hậu quả mà mình đã không muốn—chẳng hạn như đánh mất sựđồng hành của Đức Thánh Linh. Thay vì đi dự tiệc, John quyết định chơi bóng rổ với em traimình buổi tối hôm đó. Sau đó, trong khi quỳ xuống cầu nguyện, John cảm thấy Thánh Linhxác nhận rằng em ấy đã lựa chọn đúng đắn.

Sau khi đã đủ thời gian, mời vài học sinh báo cáo điều họ đã thảo luận và học đượcqua sinh hoạt này.

KẾ HOẠCH CỨU RỖI

31

Page 48: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Anh chị em có thể muốn kết luận bằng cách làm chứng rằng khi chúng ta sử dụngquyền tự quyết của mình để chọn tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ có thểtiến triển phần thuộc linh và vui hưởng các phước lành Ngài hứa với ngườitrung tín.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýChỉ định các học sinh làm cùng với một người bạn, và mời họ sử dụng Sách HướngDẫn Tham Khảo Phần Thông Thạo Giáo Lý của họ để nghiên cứu và xem lại các đoạnthông thạo giáo lý mà họ đã được học từ trước đến nay cùng với những từ khóa đikèm. Sau khi đã đủ thời gian, các học sinh có thể kiểm tra lẫn nhau bằng cách:trước tiên là chỉ ra phần tham khảo thánh thư, và bảo bạn của mình ghi nhớ và nóira những từ khóa cho đoạn thông thạo giáo lý đó. Một khi cả hai học sinh đã có cơhội để được kiểm tra về những từ khóa, để cho các học sinh kiểm tra lẫn nhaubằng cách để cho một học sinh nói những từ khóa để xem học sinh kia có thể nhậnra đúng phần tham khảo thông thạo giáo lý đó không. Giúp học sinh hiểu rằngviệc biết các phần tham khảo của các đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp họ khi họgiảng dạy phúc âm cho những người khác và tìm kiếm câu trả lời cho nhữngcâu hỏi.

Một sinh hoạt thay thế cho sinh hoạt này là nếu học sinh có các thiết bị điện tử, thìhãy cân nhắc việc cho họ thời gian để tải xuống ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý choLớp Giáo Lý. Ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý là miễn phí và có sẵn cho tất cả cácthiết bị di động Apple và Andriod bằng cách tìm kiếm “LDS Doctrinal Mastery”trong App Store (các thiết bị Apple) và Google Play (các thiết bị Android). Sau khihọc sinh đã tải xuống ứng dụng này, hãy cân nhắc việc cho họ một vài phút để sửdụng các sinh hoạt với thẻ ghi nhớ và bài kiểm tra trong ứng dụng này.

KẾ HOẠCH CỨU RỖI

32

Page 49: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 50: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 51: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Sự Chuộc Tội của Chúa GiêSu Ky TôLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (100 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng:

• Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

• Tại sao chúng ta cần Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mời học sinh thảo luận vắn tắt những câu trả lời của họ về các câu hỏi này với mộtngười bạn trong nhóm. Sau khi đã đủ thời giờ, yêu cầu học sinh giở đến đề tài giáolý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý. Mời một học sinh đọc to đoạn đầu tiên và một học sinh khácđọc to đoạn thứ ba. Yêu cầu cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ màcó thể giúp chúng ta hiểu Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì và tại saochúng ta cần điều đó. Anh chị em có thể muốn mời học sinh cân nhắc việc đánhdấu điều các em tìm thấy.

• Những lời phát biểu nào các em đã tìm thấy mà có thể giúp chúng ta hiểu SựChuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? (Hãy chắc chắn rằng học sinh nhận ralời phát biểu sau đây về giáo lý trong đoạn đầu tiên: Sự Chuộc Tội là việcChúa Giê Su thắng cái chết thuộc linh và cái chết thể xác bằng cách chịunỗi thống khổ, cái chết, và Sự Phục Sinh.)

Để giúp học sinh hình dung ra nỗi thống khổ, cái chết, và Sự Phục Sinh, hãy trưngbày các tấm hình sau đây: Chúa Giê Su Cầu Nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê(Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 56; xin xem thêm LDS.org); Chúa Bị ĐóngĐinh (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 57; xin xem thêm LDS.org); Chúa Giê Su ĐượcChôn Cất (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 58; xin xem thêm LDS.org); và Ma Ri vàChúa Giê Su Được Phục Sinh (xin xem LDS.org).

• Các em đã tìm thấy những lời phát biểu hoặc các cụm từ nào trong các đoạnnày mà có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta cần Sự Chuộc Tội của ChúaGiê Su Ky Tô?

Mời học sinh suy ngẫm những cách thức các em được ban phước bởi vì sự sẵnlòng và khả năng của Chúa Giê Su Ky Tô để chuộc tội cho những tội lỗi củachúng ta.

35

Page 52: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 2 (10 phút)Trưng bày một tấm hình của Đấng CứuRỗi lên trên bảng (ví dụ, Chúa Giê SuKy Tô [Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 1;xin xem thêm LDS.org]), và viết các đềmục sau đây bên cạnh hoặc ở dưới bứchình đó: Những Điểm Tương Tự vàNhững Điểm Khác Biệt.

• Một số điểm tương tự giữa ĐấngCứu Rỗi và chúng ta là gì? Một sốđiểm khác biệt là gì? (Liệt kê nhữngcâu trả lời của học sinh lên trênbảng dưới đề mục thích hợp)

Yêu cầu học sinh giở đến đề tài giáo lý3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su KyTô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý. Mời một học sinhđọc to đoạn thứ hai. Yêu cầu cả lớp dòtheo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từmà cho thấy Đấng Cứu Rỗi khác biệt với tất cả các con cái còn lại của Cha ThiênThượng như thế nào.

• Theo như điều chúng ta đã đọc trong đoạn này, Chúa Giê Su Ky Tô khác biệtvới tất cả các con cái còn lại của Cha Thiên Thượng như thế nào? (Thêm vàobản liệt kê trên bảng bất cứ sự khác biệt nào đã được đề cập đến)

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của các em: Chỉ qua Chúa Giê Su Ky Tômà chúng ta mới có thể được cứu rỗi bởi vì Ngài là Đấng duy nhất có khảnăng thực hiện Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu cho tất cả nhân loại.

• Dựa trên điều chúng ta đã thảo luận, tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duynhất có thể thực hiện được Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu?

Hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về thiên tính của Đấng CứuRỗi và làm thế nào điều này làm cho Ngài có khả năng thực hiện được một SựChuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu cho chúng ta.

Phân đoạn 3 (10 phút)Trưng bày hoặc viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Chính là quaChúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta mới có thể được cứu rỗi bởi vì Ngài là Đấng duy nhất cókhả năng thực hiện Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu cho tất cả nhân loại. Chỉ cho họcsinh đoạn thứ hai của đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, rồi hỏi:

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho giáo lý trên bảng? (An Ma 34:9-10. Mờihọc sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn này theo một cách đặc biệt trong thánhthư của họ để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.)

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

36

Page 53: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Để giúp học sinh hiểu bối cảnh của An Ma 34:9–10, giải thích rằng các câu này làmột phần của một bài giảng mà A Mu Léc đưa ra cho một nhóm người gọi là dânGiô Ram khi ông và An Ma tìm cách giúp họ tin vào Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải.

Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng, hoặc chuẩn bị những câu hỏi này trên mộttờ giấy phát tay:

• An Ma 34:9–10 hỗ trợ cho giáo lý trên bảng như thế nào?

• A Mu Léc đã nói các hình thức hy sinh nào sẽ là không đủ? Tại sao nhữnghình thức hy sinh đó là không đủ?

• Những lời nào mô tả sự hy sinh mà Chúa Giê Su sẽ thực hiện cho chúng ta?(Cân nhắc việc đánh dấu những câu này trong thánh thư của các em.)

Chia các học sinh ra thành từng cặp. Yêu cầu học sinh đọc An Ma 34:9–10 vớingười bạn cùng nhóm với mình và thảo luận các câu hỏi ở trên bảng (hoặc trên tờgiấy phát tay). Sau khi đã đủ thời gian, hãy mời học sinh chia sẻ các câu trả lời củahọ cho những câu hỏi này.

Mời một học viên đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelsonthuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắng nghe điều ông nói vềcách Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su là “vô hạn” (An Ma 34:10).

“Trong thời kỳ chuẩn bị của Kinh Cựu Ước, lối thực hành [sự hy sinh con vật] làcó hạn—tức là có sự kết thúc. Đó là sự tiên đoán mang tính biểu tượng về SựChuộc Tội cuối cùng của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự Chuộc Tội của Ngài là vôhạn—không có sự kết thúc. Sự Chuộc Tội này cũng vô hạn trong ý nghĩa rằng tấtcả nhân loại sẽ được cứu rỗi khỏi cái chết không bao giờ kết thúc. Sự Chuộc Tộinày là vô hạn về phương diện nỗi thống khổ mãnh liệt của Ngài. … Sự Chuộc Tội

này là vô hạn trong phạm vi—Sự Chuộc Tội được thực hiện một lần cho tất cả mọi người. Vàlòng thương xót của Sự Chuộc Tội không những dành cho một vô số người, mà còn cho vô sốthế giới do Ngài tạo ra nữa. Sự Chuộc Tội là vô hạn vượt quá bất cứ thang đo lường nào củanhân loại hoặc sự thấu hiểu nào của người trần thế.

“Chúa Giê Su là Đấng duy nhất có thể ban cho một sự chuộc tội vô hạn như vậy, vì Ngài đượcsinh ra bởi một người mẹ trần thế và một Đức Chúa Cha bất diệt. Vì quyền thừa kế độc nhất vônhị này nên Chúa Giê Su là một Đấng vô hạn” (Russell M. Nelson, “The Atonement,” Ensign,tháng Mười Một năm 1996, 35).

Mời một hoặc vài học sinh giải thích cho cả lớp nghe làm thế nào một người có thểsử dụng An Ma 34:9–10 để giúp một người nào đó hiểu tại sao Chúa Giê Su Ky Tôlà Đấng duy nhất có thể thực hiện Sự Chuộc Tội.

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

37

Page 54: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 4 (10 phút)Trưng bày các tấm hình sau đây lên trênbảng: Chúa Giê Su Cầu Nguyện trongVườn Ghết Sê Ma Nê (Sách Họa PhẩmPhúc Âm, số 56; xin xem thêm LDS.org)và Chúa Bị Đóng Đinh (Sách Họa PhẩmPhúc Âm, số 57; xin xem thêm LDS.org).

• Ngoài việc chịu thống khổ vì tội lỗicủa chúng ta ra, Chúa Giê Su Ky Tôcòn trải qua điều gì nữa trong SựChuộc Tội của Ngài? (Liệt kê các câutrả lời của học sinh lên trên bảng.)

Mời học sinh đọc thầm hai câu đầu củađoạn thứ tư của đề tài giáo lý 3, “SựChuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần ThôngThạo Giáo Lý, tìm kiếm điều Đấng CứuRỗi đã trải qua trong Sự Chuộc Tộicủa Ngài.

• Dựa trên điều các em tìm ra trongnhững câu này, Đấng Cứu Rỗi đãtrải qua điều gì trong Sự Chuộc Tộicủa Ngài?

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấulời phát biểu sau đây về giáo lý trongTài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý của mình: Trong Sự Chuộc Tộicủa Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ chịu thống khổ vì tội lỗi của chúng ta,mà Ngài còn tự mình gánh lấy nỗi đau khổ, những cám dỗ, bệnh tật, và yếukém của tất cả nhân loại.

• Đoạn giáo lý thông thạo nào của Sách Mặc Môn hỗ trợ giáo lý này? (An Ma7:11–13. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư này theo mộtcách đặc biệt.)

Mời một học sinh đọc to An Ma 7:11–13. Yêu cầu lớp học dò theo, cùng tìm kiếmcác từ hoặc cụm từ cho biết điều Chúa Giê Su Ky Tô đã trải qua trong Sự Chuộc Tộicủa Ngài.

• Những từ hoặc cụm từ nào các em đã tìm thấy mà cho biết điều Chúa Giê SuKy Tô đã trải qua trong Sự Chuộc Tội của Ngài?

Giải thích rằng những từ và cụm từ này chứa đựng mọi hình thức đau đớn, khókhăn, hoặc thử thách mà chúng ta chưa bao giờ trải qua trong cuộc sống của mình.

• Tại sao là điều quan trọng để biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô hiểu một cách trọnvẹn mọi điều chúng ta trải qua trong cuộc sống?

Nêu ra An Ma 7:12 dạy rằng một trong những lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi đã phảichịu nỗi thống khổ là để Ngài biết được “cách giúp đỡ dân Ngài theo những sự

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

38

Page 55: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

yếu đuối của họ.” Mời một học sinh đọc to những lời phát biểu sau đây của AnhCả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắngnghe ý nghĩa của từ sự giúp đỡ:

“Sự giúp đỡ. Anh chị em có biêt ý nghĩa của từ này không? Từ này thường đượcsử dụng trong thánh thư để mô tả sự chăm sóc và mối quan tâm của Đấng Ky Tôdành cho chúng ta. Từ này thực ra có nghĩa là ‘chạy đến.’ Thật là một cách thứchoàn toàn tuyệt vời để mô tả nỗ lực gấp rút của Đấng Cứu Rỗi thay cho chúngta. Thậm chí khi Ngài kêu gọi chúng ta đến với Ngài và tuân theo Ngài, thì Ngàiluôn luôn chạy đến giúp đỡ chúng ta” (Jeffrey R. Holland, “Come unto Me” [Buổi

họp đặc biệt firesie tại trường Brigham Young University, ngày 2 tháng Ba năm 1997)], 9,speeches.byu.edu).

“Giúp đỡ có nghĩa là ‘chạy đến.’ Tôi làm chứng rằng trong nỗi sợ hãi và sự yếu kém của tôi,Đấng Cứu Rỗi chắc chắn đã chạy đến với tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể cảm tạ Ngài đủ về lòngnhân từ cá nhân/trực tiếp và sự chăm sóc đầy yêu thương như thế” (Jeffrey R. Holland, “HeHath Filled the Hungry with Good Things,” Ensign, tháng Mười Một năm 1997, 66).

Mời học sinh suy nghĩ về thời gian họ cảm nhận được sự giúp đỡ và chăm sóc củaĐấng Cứu Rỗi. Cân nhắc việc mời một vài học sinh chia sẻ những kinh nghiệm củahọ với lớp học. Anh chị em cũng có thể muốn vắn tắt chia sẻ một kinh nghiệm.

Phân đoạn 5 (5 phút)Mời học sinh nghĩ về một thời gian mà họ được yêu cầu hoặc được chỉ định làmmột việc gì khó và cảm thấy không thể tự mình làm nổi. Mời một hoặc hai họcsinh chia sẻ kinh nghiệm của họ với lớp học.

Mời một học sinh đọc to đoạn thứ tư của đề tài giáo lý 3 “Sự Chuộc Tội của ChúaGiê Su Ky Tô” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớpdò theo cùng tìm kiếm một lời phát biểu mô tả sự giúp đỡ mà Chúa Giê Su Ky Tôban cho chúng ta.

• Các em đã tìm thấy lời phát biểu nào mô tả sự giúp đỡ mà Chúa Giê Su Ky Tôban cho chúng ta? (Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đâyvề giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của các em: Khichúng ta đến cùng Ngài bằng đức tin, Đấng Cứu Rỗi sẽ củng cố chúng tađể mang gánh nặng và hoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta không thể nàotự mình làm được.)

• Có khi nào các em đã hướng đến Đấng Cứu Rỗi bằng đức tin và nhận được sứcmạnh để mang một gánh nặng hoặc hoàn thành một nhiệm vụ mà mình khôngthể nào tự làm được không?

Phân đoạn 6 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Khi chúng ta đến cùng Ngài bằngđức tin, Đấng Cứu Rỗi sẽ củng cố chúng ta để mang gánh nặng và hoàn thành nhiệm vụmà chúng ta không thể nào tự mình làm được. Hướng học sinh tới đoạn thứ tư của đềtài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu choPhần Thông Thạo Giáo Lý, rồi hỏi:

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

39

Page 56: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Đoạn giáo lý thông thạo nào của Sách Mặc Môn hỗ trợ lời phát biểu này vềgiáo lý? (Ê The 12:27. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư nàytheo một cách đặc biệt.)

Nhằm giúp học sinh hiểu bối cảnh của đoạn thánh thư này, giải thích rằng trong ÊThe 12:23–25 tiên tri Mô Rô Ni đã bày tỏ mối quan tâm của ông rằng những phầnghi chép của ông và của các vị tiên tri khác trong Sách Mặc Môn đều không mạnhmẽ như của anh của Gia Rết và rằng người ta sẽ nhạo báng những lời giảng dạy vàchứng ngôn của họ.

Mời một học sinh đọc to Ê The 12:27. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm nhữngtừ hoặc cụm từ cho biết rằng khi chúng ta đến với Ngài bằng đức tin, Đấng CứuRỗi sẽ củng cố chúng ta và giúp đỡ chúng ta hoàn thành nhiệm vụ mà chúng takhông thể nào tự mình làm được.

• Các em đã tìm thấy những từ hoặc cụm từ nào cho biết rằng khi chúng ta đếnvới Ngài bằng đức tin, Đấng Cứu Rỗi sẽ củng cố chúng ta và giúp đỡ chúng tahoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta không thể nào tự mình làm được? (Họcsinh có thể nhận ra các cụm từ như “ân điển của ta cũng đủ để ban cho tất cảnhững ai biết hạ mình trước mặt ta” và “lúc đó ta sẽ làm cho những điều yếukém trở nên mạnh mẽ đối với họ.”)

• Ân điển là gì? (Mời học sinh tra cứu ý nghĩa của từ ân điển trong BibleDictionary hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để được giúp đỡ trả lời câuhỏi này.)

• Các em nghĩ ân điển của Đấng Cứu Rỗi là “đủ” có nghĩa là gì? (Ngài có thểgiúp đỡ chúng ta cam chịu hoặc khắc phục bất cứ nỗi khó khăn nào mà chúngta có thể trải qua.)

• Một số ví dụ về cách Đấng Cứu Rỗi có thể làm cho những điều yếu kém trởnên mạnh mẽ đối với chúng ta là gì?

Nêu ra rằng mặc dù Mô Rô Ni cảm thấy rằng ông và các vị tiên tri khác trong SáchMặc Môn có “sự yếu kém trong văn viết” (Ê The 12:23), một số phần ghi chép củaMô Rô Ni—kể cả trong Ê The 12:6, Ê The 12:27, và Mô Rô Ni 10:4–5—đều là trongsố các đoạn thánh thư được trích dẫn thường xuyên nhất trong Sách Mặc Môn vàđã giúp hàng triệu người đến gần Đấng Cứu Rỗi và Cha Thiên Thượng hơn.

Mời học sinh suy ngẫm những cách thức các em có thể cần đến ân điển của ĐấngCứu Rỗi để củng cố các em để các em có thể mang được gánh nặng của mình vàhoàn thành nhiệm vụ mà mình không thể nào tự làm được. Khuyến khích họcsinh hãy đến với Đấng Cứu Rỗi trong sự khiêm nhường và đức tin để các em cóthể nhận được sự giúp đỡ mà mình cần.

Phân đoạn 7 (5 phút)Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Trách nhiệm của cá nhân chúng ta trong việc tiếpnhận các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

Mời một học sinh đọc to đoạn thứ năm của đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội củaChúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầucả lớp dò theo, cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi ở trên bảng. Mời học sinh báocáo điều họ tìm ra.

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

40

Page 57: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Những tín điều nào cũng giúp chúng ta hiểu điều gì chúng ta phải làm để nhậnđược các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô? (Mời học sinhcân nhắc việc tham khảo chéo Những Tín Điều 1:3 và 1:4 cho đoạn này.)

Anh chị em có thể muốn mời một hoặc vài học sinh xem các em có thể đọc thuộclòng tín điều thứ ba và thứ tư.

Nêu ra rằng khi họ tiếp tục học đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su KyTô,” thì các em sẽ học về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải. Phép báptêm và ân tứ Đức Thánh Linh sẽ được học kỹ hơn trong đề tài giáo lý 7, “Các GiáoLễ và Các Giao Ước.”

Phân đoạn 8 (10 phút)Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm không phải là ‘đức tin.’ Nguyên tắc đầu tiêncủa phúc âm là ‘Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô’ (Những Tín Điều 1:4). …

“Đức tin không tự nó tồn tại được. … Cần phải có đức tin về một điều gì đóhoặc nơi một người nào đó” (Dallin H. Oaks, “Faith in the Lord Jesus Christ,”Ensign, tháng Năm năm 1994, 98).

• Ngày nay con người có thể bị cám dỗ để đặt đức tin của họ vào điều gì thay vìvào Chúa Giê Su Ky Tô?

Chia học sinh ra thành từng cặp hoặc các nhóm nhỏ và mời các em đọc trongnhóm của mình hai đoạn dưới đề mục “Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” trong đềtài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu choPhần Thông Thạo Giáo Lý. Mời học sinh tìm kiếm và thảo luận trong nhóm củamình những từ hoặc cụm từ mà có thể giúp chúng ta hiểu tại sao là điều quantrọng để thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

• Những từ hoặc cụm từ nào trong các đoạn này có thể giúp chúng ta hiểu tạisao là điều quan trọng để thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? (Mời họcsinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của các em: Đức tin của chúng ta có thểdẫn đến sự cứu rỗi chỉ khi nào đức tin đó được tập trung vào Chúa Giê SuKy Tô.)

• Các em nghĩ để cho đức tin của chúng ta được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tôcó nghĩa là gì?

Mời học sinh đọc lướt qua hai đoạn giống nhau dưới đề mục “Đức Tin nơi ChúaGiê Su Ky Tô” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, lần này tìmkiếm những từ hoặc cụm từ mà có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách làm cho đứctin của mình được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô.

• Những từ hoặc cụm từ nào các em tìm được mà có thể giúp chúng ta hiểu rõhơn cách làm cho đức tin của mình được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô?(Anh chị em có thể muốn mời học sinh giải thích câu trả lời của các em.)

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

41

Page 58: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 9 (5 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Đức tin của chúng ta có thể dẫnđến sự cứu rỗi chỉ khi nào đức tin đó được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Hướnghọc sinh đến đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, rồi hỏi:

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ lời phát biểu này về giáo lý? (Hê La Man5:12. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư này theo một cáchđặc biệt.)

Mời một học sinh đọc to Hê La Man 5:12. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmnhững từ hoặc cụm từ hỗ trợ giáo lý được viết ở trên bảng.

• Những từ hoặc cụm từ nào các em tìm được mà hỗ trợ giáo lý rằng đức tin củachúng ta có thể dẫn đến sự cứu rỗi chỉ khi nào đức tin đó được tập trung vàoChúa Giê Su Ky Tô?

• Các em nghĩ việc “xây dựng nền móng của mình” trên “đá của Đấng CứuChuộc chúng ta” có nghĩa là gì?

• Các em nghĩ “những ngọn gió mạnh,” “những mũi tên trong cơn gió lốc,” và“trận mưa đá và những cơn bão tố mãnh liệt” trong câu này ám chỉ điều gì?

• Các em đã được ban phước như thế nào khi các em tìm cách xây dựng nềnmóng của mình trên đá của Đấng Cứu Chuộc, Chúa Giê Su Ky Tô củachúng ta?

Phân đoạn 10 (5 phút)Viết lên trên bảng lời phát biểu còn dở dang sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Hollandthuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. (Lời phát biểu này được tìm thấy trong“The Peaceable Things of the Kingdom,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 83.)

“__________ … là trong số những từ tràn đầy hy vọng và khích lệ nhất—vàvâng, tràn đầy sự bình an nhất—trong số những từ ngữ của phúc âm” (Anh CảJeffrey R. Holland).

Hỏi học sinh xem các em nghĩ từ nào nên được điền vào chỗ trống. Sau khi họcsinh trả lời, điền vào chỗ trống từ Sự hối cải.

• Về những phương diện nào sự hối cải có thể tràn đầy hy vọng, khích lệ, và sựbình an?

Mời ba học sinh thay phiên nhau đọc to ba đoạn dưới đề mục “Đức Tin nơi ChúaGiê Su Ky Tô” trong đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” trongTài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìmkiếm điều gì tràn đầy hy vọng, khích lệ, và sự bình an về giáo lý về sự hối cải.

• Dựa trên điều chúng ta đọc được, điều gì có thể tràn đầy hy vọng, khích lệ, vàsự bình an về giáo lý về sự hối cải?

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

42

Page 59: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Làm chứng về sự bình an và các phước lành có sẵn cho mỗi người chúng ta quaSự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta hối cải tội lỗi của mình.

Phân đoạn 11 (10 phút)Giải thích rằng để có thể nhận được các phước lành của sự hối cải, chúng ta cầnphải hiểu sự hối cải là gì. Mời học sinh đọc thầm đoạn đầu tiên dưới đề mục “SựHối Cải” trong đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong TàiLiệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, tìm kiếm định nghĩa của sự hối cải.

• Dựa trên điều các em tìm được, sự hối cải là gì? (Mời học sinh cân nhắc việcđánh dấu lời phát biểu sau đây trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý của các em: Sự hối cải là sự thay đổi ý nghĩ và tấm lòng. Sự hối cảigồm có việc từ bỏ tội lỗi và hướng những ý nghĩ, hành động, và ước muốncủa chúng ta đến Chúa và làm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ýmuốn của Ngài.)

• Những sự thay đổi nào có thể đến với ý nghĩ và tấm lòng chúng ta khi chúng tahối cải? (Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta nhìn bản thân mình, ThượngĐế, và các giáo lệnh mà chúng ta đã vi phạm. Tấm lòng của chúng ta có thểthay đổi theo như chiều hướng mà chúng ta mong muốn được đến gần vớiThượng Đế hơn và làm điều tốt.)

Nêu ra rằng một số người có thể tin rằng chúng ta chỉ cần hối cải nếu chúng taphạm phải một tội lỗi nghiêm trọng—chẳng hạn như vi phạm luật trinh khiết. Mờimột học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neil L. Andersen thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắng nghe mức độ thường xuyênchúng ta cần hối cải.

“Có nhiều mức độ xứng đáng cá nhân và sự ngay chính khác nhau. Tuy nhiên, sựhối cải là phước lành dành cho tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta cần phải cảm nhậnvòng tay thương xót của Đấng Cứu Rỗi qua việc tha thứ các tội lỗi của mình. …

“Một vài người … có thể cần có ‘một sự thay đổi lớn lao trong lòng’ [An Ma5:12] để đối phó với những tội lỗi nghiêm trọng. Việc một người lãnh đạo chứctư tế giúp đỡ có lẽ là cần thiết. Đối với đa số, sự hối cải được thực hiện một cách

trầm lặng và rất riêng tư, hằng ngày tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để có những thay đổi cầnthiết” (Neil L. Andersen, “Hối Cải … Để Ta Có Thể Chữa Lành cho Các Ngươi,” Ensign hoặcLiahona, tháng Mười Một năm 2009, 40–41).

• Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để chúng ta hối cải hàng ngày bằng cáchtìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để có những sự thay đổi cần thiết?

Phân đoạn 12 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Sự hối cải là sự thay đổi ý nghĩ vàtấm lòng. Sự hối cải gồm có việc từ bỏ tội lỗi và hướng những ý nghĩ, hành động, và ướcmuốn của chúng ta đến Thượng Đế và làm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ý muốncủa Ngài. Hướng học sinh tới phần “Sự Sa Ngã” trong đề tài giáo lý 3, “Sự ChuộcTội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý,rồi hỏi:

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

43

Page 60: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ lời phát biểu này về giáo lý? (Mô Si A 3:19.Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư này theo một cáchđặc biệt.)

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 3:19. Yêu cầu cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm xemcâu này dạy điều gì về việc hướng những ý nghĩ, hành động, và ước muốn củachúng ta đến Thượng Đế và làm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ý muốn củaNgài. Giải thích rằng cụm từ “con người thiên nhiên” ám chỉ một người đang bịlạc lối và rơi vào tình trạng sa ngã—tách rời khỏi Thượng Đế—vì người ấy “chọnbị ảnh hưởng bởi dục vọng, ước muốn, lòng ham muốn, và ý thức của thể xác hơnlà bởi sự thúc giục của Đức Thánh Linh” (Guide to the Scriptures, “Natural Man,”scriptures.lds.org). Từ chịu theo có nghĩa là dâng chịu hoặc vâng phục.

• Các em nghĩ “[chịu theo] những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh” có nghĩalà gì? (Tuân theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh để vâng theo cácgiáo lệnh và hối cải tội lỗi của chúng ta.)

• Theo Mô Si A 3:19, việc chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linhdẫn dắt chúng ta làm điều gì và trở thành người như thế nào?

• Câu này dạy chúng ta điều gì về cách thức làm cho ý muốn của chúng ta phùhợp với ý muốn của Thượng Đế?

Anh chị em có thể muốn làm chứng về tầm quan trọng của việc tránh xa tội lỗi vàhướng những ý nghĩ, hành động, và ước muốn của chúng ta đến Thượng Đế vàlàm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ý muốn của Ngài. Mời học sinh suyngẫm về điều các em có thể làm để làm cho ý muốn của mình phù hợp với ý muốncủa Cha Thiên Thượng bằng cách chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức ThánhLinh thay vì nhượng bộ theo con người thiên nhiên. Khuyến khích học sinh hànhđộng theo bất cứ sự thúc giục nào các em nhận được.

Bài Tập Thực Tập (40-55 phút)Giúp học sinh tập áp dụng ba nguyên tắc Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh—hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi bằng mộtquan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đãđược Chúa quy định—vì các nguyên tắc này liên quan đến đề tài giáo lý 3, “SựChuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Các sinh hoạt sau đây có thể giúp các em hoàn tất bài tập này. Các sinhhoạt này có thể được giảng dạy vào cùng một ngày hoặc vào những ngày khácnhau, tùy vào lịch trình của anh chị em và nhu cầu của học sinh.

Bài Tập 1 (20-30 phút)Mời học sinh tưởng tượng rằng họ đang là những người truyền giáo và có mộtngười tầm đạo bày tỏ mối quan tâm sau đây:

“Tôi tin nơi Thượng Đế nhưng tôi không tin nơi Chúa Giê Su. Xin đừng hiểulầm—tôi nghĩ rằng Chúa Giê Su là một Đấng rất tốt, là Đấng đã giảng dạy mọingười hãy yêu mến lẫn nhau. Nhưng tôi không hiểu tại sao Chúa Giê Su cần phảihy sinh cho tội lỗi của mọi người khác.”

• Trong những phương diện nào các em có thể khuyến khích người tầm đạo nàyhành động bằng đức tin để có thể giải quyết mối lo âu này?

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

44

Page 61: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Để giúp học sinh nhận ra cách các em có thể giúp người tầm đạo này xem xét mốilo âu của mình với một quan điểm vĩnh cửu, hãy hỏi:

• Các em nghĩ người tầm đạo này có thể có những niềm tin hoặc giả định nàomà đã dẫn dắt người ấy có mối lo âu này?

Ở một bên của tấm bảng, hãy liệt kê những câu trả lời của học sinh. Những câu trảlời này có thể gồm có một số điều sau đây:

• Chúa Giê Su Ky Tô không thật sự là Vị Nam Tử thiêng liêng của Thượng Đế.

• Thật là không công bằng khi một người phải chịu thống khổ cho một ngườikhác. Thượng Đế cần đối xử công bằng với mọi người.

• Loài người không thật sự sa ngã hay lạc lối.

• Tôi có thể trả cái giá cho tội lỗi của riêng mình.

• Tôi không cần đến sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi để được tẩy sạch tội lỗicủa mình.

• Những hậu quả của tội lỗi của tôi đều không trầm trọng đến mức ngăn cản tôikhông được trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.

Yêu cầu học sinh giải thích cách mỗi niềm tin họ liệt kê có thể dẫn dắt người tầmđạo đến việc có mối lo âu về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Mời học sinh cân nhắc sự chính xác của những niềm tin và giả định ở trên bảng vìnhững gì họ biết về kế hoạch cứu rỗi và các lẽ thật họ đã học được trong đề tài giáolý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý.

• Một số lẽ thật phúc âm mà có thể liên quan đến câu hỏi của người tầm đạolà gì?

Liệt kê các câu trả lời ở phía bên kia của tấm bảng. Những câu trả lời này có thểgồm có một số điều sau đây:

• Bởi vì các tội lỗi cá nhân, nên chúng ta đang ở trong trạng thái lạc lối vàsa ngã.

• Chúng ta không thể trả cho hình phạt của những tội lỗi của cá nhân mình vàđược tẩy sạch, và vì thế không thể trở về sống mãi mãi nơi hiện diện củaThượng Đế được.

• Bởi vì đức tính và danh tính độc nhất vô nhị của Ngài, nên Chúa Giê Su KyTô là Đấng duy nhất có thể trả cho hình phạt tội lỗi của những người khác.

• Thượng Đế không thể nhìn tội lỗi với một mảy may chấp nhận.

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

45

Page 62: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Mời học sinh ôn lại các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý Sách Mặc Môn mà họđã học trong đề tài giáo lý 3, tìm kiếm bất cứ điều gì hỗ trợ cho các lẽ thật trênbảng. (Ví dụ, An Ma 34:9–10 hỗ trợ lẽ thật rằng bởi vì tội lỗi cá nhân của chúng ta,chúng ta đang ở trong trạng thái lạc lối và sa ngã và cần phải bị diệt vong nếukhông nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.) Liệt kê các câu trả lời của họcsinh bên cạnh các lẽ thật tương ứng trên bảng.

Hỏi học sinh xem các em có thể nghĩ về bất cứ đoạn thánh thư hoặc lời phát biểunào của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà có thể giúp người tầm đạo này xem xét câuhỏi của mình từ một quan điểm vĩnh cửu. Cho học sinh thời gian để tra cứu thánhthư của mình hoặc trong các thiết bị di động. Cân nhắc việc thêm các đoạn thánhthư hoặc những lời giảng dạy mà học sinh tìm được vào các đoạn thánh thư khácđược liệt kê trên bảng.

Chia học sinh ra thành từng cặp, và mời các em thay phiên nhau cùng với bạncùng nhóm với mình thực tập những cách mà các em có thể giúp người tầm đạonày hiểu tại sao chúng ta tin rằng Chúa Giê Su Ky Tô phải chịu thống khổ vì tội lỗicủa chúng ta để chúng ta có thể được cứu rỗi.

Sau khi đủ thời gian, mời một vài học sinh giải thích cho lớp học nghe cách họ cóthể giúp một người nào đó với mối lo âu này.

Bài Tập 2 (20-25 phút)Sau khi ôn lại các nguyên tắc liên quan với việc đạt được sự hiểu biếtthuộc linh (hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và câu hỏi

bằng một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồnphương tện đã được Chúa quy định), đưa cho mỗi học sinh một tờ giấy phát taysau đây. Mời một học sinh đọc to đoạn đầu tiên, rồi yêu cầu học sinh dành ra 5 đến10 phút suy nghĩ và viết xuống các câu trả lời cho các câu hỏi của mình.

Em được yêu cầu dạy một bài học về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trong lớp Trường Chủ Nhậtcủa mình. Một người bạn của em trong lớp nói riêng với em rằng mặc dù cậu ấy cho rằng Sự ChuộcTội của Chúa Giê Su Ky Tô là rất tốt đối với hầu hết mọi người, nhưng cậu ấy không chắc điều này cóhữu hiệu với mình không bởi vì cậu ấy vẫn cứ tiếp tục tái phạm cùng một tội lỗi và nghĩ rằng mình sẽkhông bao giờ có thể khắc phục được tội lỗi đó.

1. Khi các em tìm cách để làm tròn sự chỉ định của mình để dạy lớp học Trường Chủ Nhật này,làm thế nào các em có thể khuyến khích người bạn của mình nên hành động bằng đức tin?

2. Ôn lại những lời phát biểu về giáo lý và các đoạn giáo lý thông thạo của Sách Mặc Môn màchúng ta đã học trong đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Các em sẽ sử dụng những lời phát biểu về giáo lývà các đoạn thánh thư nào để giúp người bạn của mình xem xét mối lo âu của cậu ấy từ mộtquan điểm vĩnh cửu và hiểu cách mà Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúpcậu ấy?

3. Các đoạn thánh thư hoặc lời phát biểu nào từ các vị lãnh đạo Giáo Hội về Sự Chuộc Tội củaChúa Giê Su Ky Tô có thể giúp cậu thiếu niên này? (Các em có thể muốn tìm kiếm nhữngnguồn tài liệu, chẳng hạn như các ấn bản đại hội trung ương Ensign hoặc Liahona, cuốnsách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, hoặc các nguồn tài liệu có sẵn khác trên LDS.org.)

Sau khi đủ thời gian, chia học sinh ra thành các nhóm gồm có ba hoặc bốn họcsinh và yêu cầu các em thảo luận những câu trả lời của mình cho những câu hỏi

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

46

Page 63: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

trên tờ giấy phát tay. Sau khi học sinh đã chia sẻ với nhau, anh chị em có thể chọnra một vài học sinh để chia sẻ về điều mà nhóm của mình đã thảo luận.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýSinh hoạt sau đây là nhằm giúp học sinh ghi nhớ năm đoạn giáo lý thông thạoSách Mặc Môn đã được liệt kê trong đề tài giáo lý 3, “Sự Chuộc Tội của Chúa GiêSu Ky Tô,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Tuy nhiên, anh chịem có thể thích ứng sinh hoạt này để gồm vào các đoạn giáo lý thông thạo khácmà học sinh đã học được trong năm học này.

Đưa cho mỗi học sinh một tờ sinh hoạt so sao cho phù hợp sau đây, rồiyêu cầu học sinh so mỗi lời phát biểu then chốt về giáo lý với đoạn giáo lý

thông thạo mà hỗ trợ lời phát biểu đó nhiều nhất. Sau khi đủ thời gian, xem lại cáccâu trả lời đúng: (1) b; (2) d; (3) e; (4) c; (5) a.

Lời Phát Biểu Then Chốt về Giáo Lý Đoạn GiáoLý ThôngThạo

_____ 1. Là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô khôngnhững chịu thống khổ vì tội lỗi của chúng ta mà còn mang lấy những nỗiđau đớn, cám dỗ, bệnh tật, và yếu đuối của tất cả nhân loại.

_____ 2. Chỉ qua Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta mới có thể được cứu rỗi vìNgài là Đấng duy nhất có khả năng thực hiện một Sự Chuộc Tội vô hạn vàvĩnh cửu cho tất cả nhân loại.

_____ 3. Khi chúng ta đến cùng Ngài bằng đức tin, Đấng Cứu Rỗi sẽ củng cốchúng ta để mang gánh nặng và hoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta khôngthể nào tự mình làm được.

_____ 4. Đức tin của chúng ta có thể dẫn đến sự cứu rỗi chỉ khi nào đức tinđó được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô.

_____ 5. Sự hối cải là sự thay đổi ý nghĩ và tấm lòng. Sự hối cải gồm có việctừ bỏ tội lỗi và hướng những ý nghĩ, hành động, và ước muốn của chúng tađến Chúa và làm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ý muốn của Ngài.

a. Mô SiA 3:19

b. An Ma7:11–13

c. Hê LaMan 5:12

d. An Ma34:9-10

e. Ê The12:27

SỰ CHUỘC TỘI CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ

47

Page 64: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 65: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 66: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Sự Phục HồiLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất. Bởi vì không có các đoạngiáo lý thông thạo Sách Mặc Môn được liệt kê cho đề tài giáo lý 4 “Sự Phục Hồi,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, nên các sinh hoạt này chỉnhằm để ôn lại đề tài này một cách tổng quát.

Thông Hiểu Giáo Lý (25 phút)Phân đoạn 1 (15 phút)Viết các đề tài sau đây lên trên bảng: Gian Kỳ, Sự Bội Giáo, Sự Phục Hồi.

Mời học sinh tưởng tượng ra rằng các em đã được yêu cầu giải thích mỗi đề tàitrong số các đề tài này cho một người nào đó không phải là tín hữu của Giáo Hội.Mời một vài học sinh giải thích ngắn gọn ý nghĩa của mỗi đề tài. Nếu cần, anh chịem có thể yêu cầu cả lớp thêm vào những điều các học sinh này giải thích.

Cho học sinh xem video “Dispensations: The Pattern of Apostasy andRestoration” (6:48), có sẵn trên LDS.org. Video này sử dụng hầu hết nội

dung trong các phần “Sự Bội Giáo” và “Gian Kỳ” của đề tài giáo lý 4, “Sự PhụcHồi,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Anh chị em có thể choxem trọn video cùng một lúc, hoặc có thể tạm ngừng video lại thường xuyên đểyêu cầu học sinh giải thích điều các em đang học.

Sau khi cho xem video, mời học sinh xem qua các phần “Sự Bội Giáo” và “GianKỳ” của đề tài giáo lý 4 trong phần Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.(Nếu anh chị em không thể cho xem video được, thì anh chị em có thể cùng với cảlớp đọc các phần này.) Yêu cầu học sinh tìm kiếm các cụm từ hoặc những hiểu biếtsâu sắc mà giúp các em hiểu sâu hơn các đề tài này. Mời học sinh cân nhắc việcđánh dấu các phân đoạn này trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lýcủa các em.

• Các em đã có được thêm những nhận thức nào về ba đề tài trên bảng?

• (Nếu học sinh đã xem video) Các em nhận thấy những mẫu mực nào đã diễn ratrong suốt lịch sử của thế gian? Các em nghĩ phép loại suy về nước có liên quannhư thế nào với sự bội giáo và các gian kỳ?

• Tại sao là điều quan trọng để cho chúng ta hiểu rằng sau khi sự qua đời của CácSứ Đồ của Chúa, thế gian thiếu đi thẩm quyền chức tư tế và sự mặc khải quacác vị tiên tri? (Việc biết điều này giúp chúng ta hiểu rằng cần phải có Sự PhụcHồi phúc âm trong những ngày sau.)

• Điều gì là độc nhất về gian kỳ hiện tại của chúng ta?

50

Page 67: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 2 (10 phút)Trưng bày tấm hình Khải Tượng ThứNhất (Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009],trang 90; xin xem thêm LDS.org). Mờimột học sinh giải thích điều gì đang xảyra trong tấm hình ấy.

• Thế gian ngày nay khác biệt như thếnào nhờ sự kiện này?

Mời một vài học sinh thay phiên nhauđọc to các phần của ba đoạn đầu tiêntrong đề tài giáo lý 4, “Sự Phục Hồi,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần ThôngThạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớp dò theo,tìm kiếm các sự kiện khác ngoài KhảiTượng Thứ Nhất của Joseph Smith ra,mà là các phần chủ yếu của Sự PhụcHồi phúc âm của Chúa trong nhữngngày sau.

• Còn có các sự kiện trọng đại nào đãxảy ra mà là một phần của Sự PhụcHồi phúc âm trong ngày sau?(Trong khi học sinh trả lời, anh chịem có thể cho các em xem các tấmhình sau đây: Joseph Smith Nhậnđược Các Bảng Khắc Bằng Vàng [xinxem LDS.org], Giăng Báp Tít TruyềnGiao Chức Tư Tế A Rôn [Sách HọaPhẩm Phúc Âm, trang 93; xin xemthêm LDS.org], Sự Phục Hồi ChứcTư Tế Mên Chi Xê Đéc [Sách HọaPhẩm Phúc Âm, trang 94; xin xemthêm LDS.org], và một trong các tổchức của Giáo Hội.)

• Trong những phương diện nào mỗi sự kiện này cần phải có trong Sự Phục Hồicủa phúc âm cho thế gian?

• Hãy lưu ý đến câu cuối cùng trong đoạn thứ hai của đề tài giáo lý 4, “Sự PhụcHồi.” Bằng cách nào Sách Mặc Môn là “một chứng thư về sự kêu gọi làm vịtiên tri của Joseph Smith”?

Mời vài học sinh chọn một trong các sự kiện và giải thích sự kiện đó đã tác độngđến cuộc sống của em ấy như thế nào. Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻchứng ngôn của mình về các sự kiện này.

SỰ PHỤC HỒI

51

Page 68: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Ôn Lại Phần Thông ThạoGiáo LýSinh hoạt thông thạo giáo lý này có thểgiúp học sinh ôn lại những lời phátbiểu về giáo lý được giảng dạy trong cácđoạn giáo lý thông thạo và giúp các emghi nhớ những phần tham khảo của cácđoạn này.

Đầu tiên, chọn ra nhiều nhất là 10 đoạngiáo lý thông thạo học sinh đã họctrước đây mà anh chị em muốn các emôn lại. Tiếp đó, viết đoạn thánh thưtham khảo cho mỗi đoạn trong số cácđoạn này lên trên một tờ giấy rời. Rồiđặt những tờ giấy đó lên trên sàn nhàhoặc đính lên tường để cho cả lớpdễ thấy.

Mời cả lớp tập trung lại xung quanhnhững tờ giấy này. Cùng nhau ôn lạicác đoạn tham khảo bằng cách yêu cầuhọc sinh giải thích một giáo lý hoặc mộtnguyên tắc mà mỗi đoạn thánh thưtham khảo dạy.

Giải thích rằng anh chị em sẽ nêu lênmột cụm từ khóa (sử dụng các cụm từtrong phần Hướng Dẫn Tham KhảoThông Thạo Giáo Lý), và ngay sau khimột học sinh trong lớp chỉ vào haychạm vào tờ giấy với phần tham khảođúng, thì anh chị em sẽ nêu lên mộtcụm từ khóa cho đoạn giáo lý thôngthạo khác. Anh chị em có thể mời họcsinh cùng hợp tác với nhau để chỉ rahoặc chạm vào càng nhiều đoạn đúngmà các em có thể chạm được trongvòng một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 90 giây). Lớp học có thể lặplại bài tập này để cố gắng đạt được điểm cao hơn. Anh chị em cũng có thể giới hạnsố lần một học sinh có thể chạm vào tờ giấy để cho tất cả các học sinh đều có cơhội tham gia.

Hãy cân nhắc việc lặp lại sinh hoạt này vào những ngày khác nhằm giúp học sinhghi nhớ các đoạn giáo lý thông thạo và về giáo lý mà các đoạn này dạy.

SỰ PHỤC HỒI

52

Page 69: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Các Vị Tiên Tri và SựMặc KhảiLưu ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất. Bởi vì không có các đoạngiáo lý thông thạo Sách Mặc Môn được liệt kê cho đề tài giáo lý 5 “Các Vị Tiên Trivà Sự Mặc Khải,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, nên cácsinh hoạt này chỉ nhằm để ôn lại đề tài này một cách tổng quát.

Thông Hiểu Giáo Lý (15 phút)Mời học sinh làm bài kiểm tra sau đây. Anh chị em có thể yêu cầu họcsinh làm bài kiểm tra này một mình hoặc trong các nhóm nhỏ.

Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải

1. Đúng hay sai: Vị tiên tri nói thay cho Thượng Đế.2. Làm thế nào một người trở thành một vị tiên tri?3. Đúng hay sai: Không phải tất cả các vị tiên tri đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.4. Sự mặc khải là gì?5. Đúng hay sai: Con người tổ chức Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô sau khi Ngài chết và được

phục sinh.6. Đúng hay sai: Chủ Tịch của Giáo Hội là người duy nhất trên thế gian có thẩm quyền nhận

được mặc khải cho toàn thể Giáo Hội.7. Ngoài Chủ Tịch của Giáo Hội ra, chúng ta còn tán trợ ai nữa với tư cách là các vị tiên tri, tiên

kiến và mặc khải?8. Liệt kê bốn quyển thánh thư cấu thành các tác phẩm tiêu chuẩn của Giáo Hội.9. Ai có thể nhận được mặc khải?

10. Đúng hay sai: Đôi khi Chúa sẽ ban sự mặc khải cá nhân cho những người nào phủ nhận cáclẽ thật được mặc khải mà đã được giảng dạy qua các vị tiên tri tại thế.

Sau khi học sinh hoàn tất bài kiểm tra, hãy yêu cầu các em kiểm tra lại các câu trảlời của mình bằng cách tham khảo đề tài giáo lý 5, “Các Vị Tiên Tri và Sự MặcKhải,” trong phần Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Xem lại các câuhỏi và sửa lại các câu trả lời với cả lớp để chắc chắn rằng mọi học sinh đều hiểugiáo lý đó.

Mời học sinh hỏi câu hỏi mà các em có thể có về các vị tiên tri và sự mặc khải. Nếuhọc sinh có câu hỏi nào mà cần thêm thời gian, anh chị em có thể mời học sinh tựmình tìm cách để hiểu thêm và chia sẻ điều các em học được vào buổi học kế tiếp.

Mời học sinh chia sẻ những kinh nghiệm về lúc các em đã tiến đến việc biết rằngGiáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là do các vị tiên tri củaThượng Đế lãnh đạo. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýMời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott(1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

53

Page 70: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

“Quyền năng lớn lao có thể đến từ việc thuộc lòng thánh thư. Thuộc lòng mộtcâu thánh thư tức là tạo ra một tình bạn mới. Điều đó giống như khám phá ramột người bạn mới, là người có thể giúp đỡ trong lúc mình cần, để soi dẫn, anủi, và là một nguồn động lực khi cần thay đổi” (Richard G. Scott, “Quyền Năngcủa Thánh Thư,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, 6).

• Theo Anh Cả Scott, trong những phương diện nào quyền năng có thể đến vớimột người mà thuộc lòng một đoạn thánh thư hữu ích?

• Có khi nào một đoạn thánh thư được thuộc lòng đã giúp các em?

Giải thích rằng trong lớp giáo lý, việc học thuộc lòng thường không được thựchiện trong lớp học bởi vì cần phải dành ra thời gian để học thánh thư chung vớinhau. Tuy nhiên, học sinh được mời học thuộc lòng các đoạn giáo lý thông thạo ởbên ngoài lớp học.

Viết lên trên bảng các đoạn giáo lý thông thạo mà học sinh đã được học cho đếnbây giờ trong khóa học này. Nếu cần, hãy mời học sinh xem lại mỗi đoạn bằngcách xem phần Hướng Dẫn Tham Khảo Thông Thạo Giáo Lý hoặc bằng cách thảoluận nội dung và ý nghĩa của mỗi đoạn với cả lớp. Mời học sinh chọn một trong cácđoạn này để tự học thuộc lòng. Cho học sinh thời gian để viết các đoạn đã đượcchọn ra trên các miếng giấy hoặc tấm thẻ, và khuyến khích các em mang theo cácđoạn đó bên mình cho đến khi thuộc lòng. Anh chị em cũng có thể khuyến khíchcác học sinh sử dụng Ứng Dụng Thông Thạo Giáo Lý với tính cách là một công cụđể giúp học thuộc lòng. Trong các bài học sau, anh chị em có thể cho thêm thờigian trong lớp học để học sinh có thể đọc các đoạn mà các em đã thuộc lòng vàchia sẻ cách các đoạn này đã giúp đỡ các em.

CÁC VỊ T IÊN TRI VÀ SỰ MẶC KHẢI

54

Page 71: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 72: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Chức Tư Tế và Các ChìaKhóa của Chức Tư TếLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất. Bởi vì không có các đoạngiáo lý thông thạo Sách Mặc Môn được liệt kê cho đề tài giáo lý 6 “Chức Tư Tế vàCác Chìa Khóa của Chức Tư Tế,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo GiáoLý, nên các sinh hoạt này chỉ nhằm để ôn lại đề tài này một cách tổng quát.

Thông Hiểu Giáo Lý (20 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Cho cả lớp xem tấm hình một thiếuniên đang được sắc phong cho chứctư tế.

Trưng bày hoặc viết các câu hỏi sau đâylên trên bảng:

• Chức tư tế là gì?

• Các chìa khóa của chức tư tế là gì?

• Ai nắm giữ các chìa khóa của chứctư tế?

• Một số điều khác biệt giữa thẩm quyền của Chức Tư Tế A Rôn và thẩm quyềncủa Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc là gì?

Mời học sinh đọc đề tài giáo lý 6, “Chức Tư Tế và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý và tìm kiếm những lời phátbiểu mà có thể trả lời các câu hỏi này. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu điềucác em tìm ra và thêm vào những ghi chú mà có thể giúp các em ghi nhớ điềumình học được.

Sau khi đã đủ thời gian, yêu cầu học sinh chia sẻ về những lời phát biểu họ tìmthấy mà có thể trả lời cho các câu hỏi ở trên bảng.

• Trong những phương diện nào chức tư tế và các chìa khóa của chức tư tế làthiết yếu đối với kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

56

Page 73: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 2 (10 phút)Giơ lên một chùm chìa khóa, hoặc vẽlên trên bảng hình những cái chìa khóa.Nếu cần, ôn lại vắn tắt với học sinh sựkhác biệt giữa chức tư tế và các chìakhóa của chức tư tế.

Cho học sinh xem video bài nóichuyện tại đại hội trung ương

tháng Tư năm 2016 do Anh Cả Gary E.Stevenson thuộc Nhóm Túc Số MườiHai Vị Sứ Đồ đưa ra, “Các Chìa Khóavà Thẩm Quyền của Chức Tư Tế Ở Đâu?” từ mã thời gian 0:00 đến 2:26 (trênLDS.org). Nếu anh chị em không thể cho xem video, hãy mời một vài học sinhthay phiên nhau đọc to câu chuyện của Anh Cả Stevenson tiếp theo sau. Yêu cầuhọc sinh xem hoặc lắng nghe tại sao các chìa khóa của chức tư tế là quan trọng đốivới con cái của Cha Thiên Thượng.

“Gia đình chúng tôi đã được hưởng một ngày vui vẻ trên các sườn núi trượttuyết, mà bây giờ sắp đóng cửa vì trời rất lạnh ở bên ngoài. Khi tới chỗ đậu xe,tôi thò tay vào trong túi áo choàng để tìm chìa khóa và rồi tìm trong túi khác vàtúi khác nữa. ‘Chìa khóa ở đâu rồi?’ Mọi người đều lo lắng chờ tôi tìm chìa khóaxe! Bình điện đã đầy, và tất cả các hệ thống—kể cả máy sưởi—đã sẵn sàng đểđược vặn lên, nhưng nếu không có chìa khóa, thì chúng tôi không thể vào trong

xe được; nếu không có chìa khóa, động cơ sẽ không cung cấp điện cho chiếc xe.

“Vào lúc đó, điểm tập trung chính của chúng tôi là làm thế nào để được vào trong xe và đượcsưởi ấm, nhưng tôi đã bắt buộc phải suy nghĩ—ngay cả lúc đó—rằng một bài học có thể đượcrút ra từ tình huống này. Nếu không có chìa khóa, thì chiếc xe với kỹ thuật tuyệt vời này chỉ làmột miếng nhựa và kim loại mà thôi. Mặc dù chiếc xe có tiềm năng lớn để làm những việc hữuích nhưng nếu không có chìa khóa, thì nó không thể thực hiện chức năng đã được dự định.

“Khi càng suy nghĩ về kinh nghiệm đó, thì sự so sánh này càng trở nên sâu sắc hơn đối với tôi.Tôi kinh ngạc trước tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài. Tôi cảmkích vô cùng trước sự hiện đến của các Đấng thiên thượng cùng Joseph Smith và những khảitượng thiêng liêng về những sự việc vĩnh cửu mà Thượng Đế đã cho ông thấy. Và đặc biệt, lòngtôi tràn đầy biết ơn về sự phục hồi thẩm quyền của chức tư tế và các chìa khóa của chức tư tế.Nếu không có sự phục hồi này, chúng ta sẽ không thể nào tiếp cận được với quyền năng cầnthiết để mang chúng ta hành trình trở về nhà với cha mẹ thiên thượng nhân từ. Việc thực hiệnmỗi giáo lễ cứu rỗi gắn liền với các giao ước mà sẽ làm cho chúng ta có khả năng trở lại nơi hiệndiện của Cha Thiên Thượng đòi hỏi phải có thẩm quyền hợp thức để được thực hiện qua các chìakhóa của chức tư tế.” (Gary E. Stevenson, “Các Chìa Khóa và Thẩm Quyền của Chức Tư Tế ỞĐâu?” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2016, 29).

• Làm thế nào phép loại suy của Anh Cả Stevenson giúp chúng ta hiểu rõ hơntầm quan trọng của các chìa khóa của chức tư tế?

• Một số ví dụ nào về các giáo lễ cứu rỗi mà cần phải được thực hiện dưới sựhướng dẫn của một người nào đó nắm giữ các chìa khóa của chức tư tế? (Cácgiáo lễ cứu rỗi gồm có phép báp têm, lễ xác nhận, lễ sắc phong cho Chức Tư TếMên Chi Xê Đéc [cho người nam], lễ thiên ân trong đền thờ, và lễ gắn bó trong

CHỨC TƯ TẾ VÀ CÁC CHÌA KHÓA CỦA CHỨC TƯ TẾ

57

Page 74: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

đền thờ [xin xem đề tài giáo lý 7, “Các Giáo Lễ và Các Giao Ước,” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý]. Các giáo lễ cứu rỗi cần phải được mộtvị lãnh đạo chức tư tế là người nắm giữ các chìa khóa thích hợp cho phép. Sựcho phép cũng cần phải có cho việc đặt tên và ban phước cho một đứa trẻ, làmlễ cung hiến mộ phần, ban cho phước lành tộc trưởng, và chuẩn bị, ban phướclành, và chuyền Tiệc Thánh.)

• Có khi nào các em hoặc người nào các em biết đã được ban phước qua thẩmquyền chức tư tế hoặc việc sử dụng các chìa khóa chức tư tế?

Hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về thẩm quyền chức tư tế vàcác chìa khóa chức tư tế.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýTạo ra một bài kiểm tra thông thạo giáo lý. Anh chị em có thể làm điều này bằngcách liệt kê một vài đoạn tham khảo giáo lý thông thạo lên trên bảng. Cho học sinhbiết những manh mối bằng cách nói ra hoặc trên những tờ giấy và yêu cầu các emviết xuống đoạn tham khảo giáo lý thông thạo liên quan tới manh mối đó. Manhmối có thể là những cụm từ khóa từ phần Hướng Dẫn Tham Khảo Thông Thạo GiáoLý hoặc những lời phát biểu về giáo lý từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý. Hoặc anh chị em có thể nghĩ ra những tình huống ngắn mà một đoạn giáolý thông thạo cụ thể có thể được áp dụng trong tình huống đó.

Hãy cân nhắc việc ôn lại các đoạn giáo lý thông thạo với cả lớp trước khi học sinhlàm bài thi kiểm tra. Anh chị em có thể để cho học sinh làm lại bài kiểm tra đó hoặcmột dạng khác của bài kiểm tra đó như là một phần của các buổi học trong tươnglai để các em có thể ghi nhớ địa điểm của các đoạn đó.

CHỨC TƯ TẾ VÀ CÁC CHÌA KHÓA CỦA CHỨC TƯ TẾ

58

Page 75: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Các Giáo Lễ và CácGiao ƯớcLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (40 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Viết từ Các Giáo Lễ lên trên bảng.

• Trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, các giáo lễ là gì?

Mời một học sinh đọc đoạn đầu tiên của phần “Các Giáo Lễ” trong đề tài giáo lý 7,“Các Giáo Lễ và Các Giao Ước,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo GiáoLý. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp chúngta hiểu rõ hơn các giáo lễ là gì.

• Các từ hoặc cụm từ nào trong đoạn này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cácgiáo lễ là gì?

Mời học sinh lên bảng và liệt kê tất cả các giáo lễ của phúc âm mà họ có thể nghĩra. Sau khi học sinh đã liệt kê xong, hãy nêu ra rằng một số giáo lễ được gọi là cácgiáo lễ cứu rỗi.

Mời một học sinh đọc to đoạn thứ hai của phần “Các Giáo Lễ”. Yêu cầu cả lớp dòtheo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cácgiáo lễ cứu rỗi là gì và tại sao chúng ta cần các giáo lễ đó. Mời học sinh cân nhắcviệc đánh dấu các từ hoặc cụm từ này trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông ThạoGiáo Lý của các em.

• Các em đã tìm các từ hoặc cụm từ nào mà có thể giúp chúng ta hiểu các giáo lễcứu rỗi là gì và tại sao chúng ta cần các giáo lễ đó?

• Việc các giáo lễ cứu rỗi là thiết yếu cho sự tôn cao có nghĩa là gì? (Hãy chắcchắn học sinh hiểu rằng nếu không có các giáo lễ cứu rỗi, thì chúng ta khôngthể trở nên giống như Cha Thiên Thượng hoặc trở về sống nơi hiện diện củaNgài vĩnh viễn.)

Mời một học sinh lên bảng và vẽ một hình ngôi sao cạnh bên mỗi giáo lễ cứu rỗiđược liệt kê.

Mời một học sinh đọc to bốn đoạn cuối của phần “Các Giáo Lễ”. Yêu cầu cả lớp dòtheo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ không được liệt kê ở trên bảng. Yêu cầuhọc sinh báo cáo điều họ tìm thấy. Khi cần, hãy thêm vào bất cứ giáo lễ cứu rỗi nàovào bản liệt kê trên bảng.

Bằng cách sử dụng bản liệt kê ở trên bảng, hãy yêu cầu học sinh nêu lên các giáo lễcứu rỗi mà các em chưa nhận được, và mời học sinh nào sẵn lòng muốn giải thíchtại sao mình mong muốn nhận được các giáo lễ này. (Cảnh báo học sinh đừng chiasẻ bất cứ điều gì quá riêng tư.)

59

Page 76: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các phước lành đã đếnvớivới anh chị em từ việcnhận được các giáo lễ cứu rỗi của phúc âm. Mời học sinhtiếp tục tự chuẩn bị bản thân để nhận được tất cả các giáo lễ cứu rỗi.

Phân đoạn 2 (15 phút)Trưng bày hoặc đọc to lời phát biểu sau đây, và mời học sinh cân nhắc xem lời phátbiểu đó là đúng hay sai: Một người có thể cảm nhận được ảnh hưởng của ĐứcThánh Linh chỉ sau khi người ấy đã chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận làmột tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Để giúp lớp học hiểu rằng lời phát biểu đó là sai, hãy mời một học sinh đọc tođoạn thứ tư trong phần “Các Giáo Lễ” trong đề tài giáo lý 7, “Các Giáo Lễ và CácGiao Ước” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớp dòtheo cùng tìm kiếm sự khác biệt giữa ân tứ Đức Thánh Linh và ảnh hưởng củaĐức Thánh Linh.

• Theo đoạn này, sự khác biệt giữa ân tứ Đức Thánh Linh và ảnh hưởng của ĐứcThánh Linh là gì?

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý ở phần đầucủa đoạn mà các em ấy vừa học: Sau khi một người đã chịu phép báp têm, mộthoặc nhiều người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc làm lễ xác nhậnngười ấy là tín hữu của Giáo Hội và ban cho người ấy ân tứ Đức Thánh Linh.Anh chị em có thể muốn nêu ra rằng bởi vì giáo lễ xác nhận là một giáo lễ cứu rỗi,nên giáo lễ đó cần phải được một người nắm giữ các chìa khóa cần thiết của chứctư tế cho phép.

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho lẽ thật này? (3 Nê Phi 27:20. Mời họcsinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn này theo một cách đặc biệt trong thánh thưcủa họ để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của 3 Nê Phi 27:20, giải thích rằng đoạn này chứađựng những lời của Chúa Giê Su Ky Tô khi Ngài đến viếng thăm và giảng dạy cácmôn đồ của Ngài ở Châu Mỹ sau cái chết và Sự Phục Sinh của Ngài.

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 27:20. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếmphước lành mà Đấng Cứu Rỗi đã hứa với những người đã chịu phép báp têm vàtiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.

• Đấng Cứu Rỗi đã hứa điều gì với những người đã chịu phép báp têm và tiếpnhận ân tứ Đức Thánh Linh?

• Được thánh hóa có nghĩa là gì? (Mời học sinh cân nhắc việc viết định nghĩa sauđây trong thánh thư của các em bên cạnh câu 20: Sự Thánh Hóa là “tiến trìnhcủa sự trở nên sạch tội lỗi, thanh khiết, thanh sạch và thánh thiện qua SựChuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ThánhHóa,” scriptures.lds.org].)

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộcĐệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Yêu cầu cả lớp lắng nghe cách chúng ta có thể biết rằngmình đang trở nên được thánh hóa, hoặc được thanh tẩy khỏi tội lỗi qua Sự ChuộcTội của Đấng Cứu Rỗi.

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

60

Page 77: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

″Nếu đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh hôm nay thì các anh chị em cóthể lấy điều đó làm bằng chứng hiển nhiên rằng Sự Chuộc Tội đang tác độngtrong cuộc sống của các anh chị em. … Việc tiếp nhận Đức Thánh Linh thanh tẩychúng ta qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” (Henry B. Eyring, “Gifts of theSpirit for Hard Times,” Ensign, tháng Sáu năm 2007, 23).

• Theo như lời phát biểu này của Chủ Tịch Eyring, làm thế nào chúng ta có thểbiết rằng mình đang được thánh hóa qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

• Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để chúng ta tiếp nhận ân tứ Đức ThánhLinh sau khi chúng ta chịu phép báp têm rồi sau đó tìm kiếm để có được sựđồng hành liên tục của Thánh Linh trong suốt cuộc sống của mình? (Qua sựđồng hành này của Thánh Linh, chúng ta có thể tiếp tục được thánh hóa trongsuốt cuộc sống của mình và cuối cùng sẽ “đứng không tì vết trước mặt [ChúaGiê Su Ky Tô] vào ngày sau cùng” [3 Nê Phi 27:20] khi chúng ta đứng trướcNgài vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng.)

• Dựa trên các lẽ thật mà chúng ta đã thảo luận, các em sẽ giải thích như thế nàovề lý do tại sao việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh là cần thiết cho sự cứu rỗicủa chúng ta? (Qua ân tứ này, chúng ta nhận được quyền năng để được thanhtẩy khỏi tất cả các tội lỗi của mình nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su KyTô. Điều này là cần thiết để cho chúng ta có thể trở nên thanh khiết giống nhưCha Thiên Thượng và có thể được ở cùng Ngài vĩnh viễn.)

Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng:

• Tại sao các em biết ơn về ân tứ Đức Thánh Linh?

• Ân tứ này đã là một phước lành trong cuộc sống của các em như thế nào?

Mời học sinh viết những câu trả lời cho các câu hỏi này vào trong sổ tay hoặc nhậtký học tập của họ. Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ với lớp học về điều họđã viết.

Phân đoạn 3 (10 phút)Chia các học sinh ra thành từng cặp. Đưa cho mỗi cặp một tờ giấy, và mời học sinhviết xuống định nghĩa của một giao ước. Mời các học sinh từ một hoặc hai cặp chiasẻ những định nghĩa của mình với cả lớp.

Mời học sinh học theo cặp của mình đoạn đầu tiên của phần “Các Giáo Lễ” trongđề tài giáo lý 7, “Các Giáo Lễ và Các Giao Ước,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu học sinh tìm các cụm từ hoặc những sự hiểu biết sâusắc mà các em có thể thêm vào định nghĩa của mình về một giao ước.

• Các cụm từ hoặc những sự hiểu biết sâu sắc nào các em có thể thêm vào địnhnghĩa của mình về một giao ước? Tại sao?

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

61

Page 78: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Mời hai học sinh thay phiên nhau đọc to hai đoạn cuối của phần “Các Giao Ước”.Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm sự liên hệ giữa các giao ước và các giáo lễcứu rỗi của phúc âm.

• Sự liên hệ giữa các giao ước và các giáo lễ cứu rỗi là gì? (Mời học sinh cân nhắcviệc đánh dấu lời phát biểu sau đây trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần ThôngThạo Giáo Lý của các em: Tất cả các giáo lễ cứu rỗi của chức tư tế đều có cácgiao ước đi kèm theo. Ví dụ, chúng ta giao ước với Chúa qua phép báptêm.)

• Đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ những lời phát biểu này về giáo lý? (Mô SiA 18:8–10. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn thánh thư này theo mộtcách đặc biệt.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của MôSi A 18:8–10, trưng bày tấm hình AnMa Làm Phép Báp Têm trong DòngSuối Mặc Môn (Sách Họa Phẩm PhúcÂm [2009], trang 76; xin xem thêmLDS.org) và yêu cầu học sinh giải thíchđiều gì dang diễn ra trong tấm hìnhnày. Giúp học sinh hiểu rằng An Mađang lẩn trốn khỏi các tôi tớ của VuaNô Ê tà ác bởi vì ông đã chọn hối cải vàtuân theo Chúa sau khi lắng nghenhững lời giảng dạy của tiên tri A Bi Na Đi. Cuối cùng, nhiều người đã đến DòngSuối Mặc Môn, gần chỗ ẩn núp của An Ma, để nghe ông giảng dạy và chịu phépbáp têm.

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 18:8-10. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếmđiều gì An Ma đã dạy về giao ước chúng ta lập khi chúng ta tiếp nhận giáo lễbáp têm.

• Theo như đoạn này, chúng ta giao ước điều gì, hoặc hứa làm điều gì, khi chúngta chịu phép báp têm?

Nhắc nhở học sinh rằng Mô Si A 18:8–10 đưa ra một ví dụ về giáo lý mà tất cả cácgiáo lễ cứu rỗi của chức tư tế đều được đi kèm với các giao ước.

• Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để biết rằng bất cứ khi nào chúng tanhận được một giáo lễ cứu rỗi thì chúng ta cũng lập một giao ước với Chúa?

Phân đoạn 4 (5 phút)Cùng cả lớp đọc to Mô Si A 18:8–10 với nhau. Yêu cầu học sinh tìm kiếm điềuChúa hứa với chúng ta khi chúng ta lập và tuân giữ giao ước báp têm.

• Theo như các câu 9–10, Chúa hứa gì với chúng ta khi chúng ta lập và tuân giữgiao ước báp têm?

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây. Yêu cầu cả lớp lắng nghe cách giáolễ tiệc thánh có thể giúp chúng ta nhận được các phước lành chúng ta đã được hứatrong giao ước báp têm.

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

62

Page 79: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

“Việc dự phần tiệc thánh là một sự làm chứng với Thượng Đế rằng việc tưởng nhớ tới Con Traicủa Ngài sẽ vượt quá thời gian ngắn ngủi của giáo lễ thiêng liêng đó. Một phần của giáo lễ nàylà lời hứa để luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài và là một sự làm chứng về sự sẵn lòng của cá nhânđể tự mình mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. Bằng cách dựphần tiệc thánh và lập những cam kết này, các tín hữu Giáo Hội tái lập giao ước mà họ đã lập tạilễ báp têm (xem Mô Si A 18:8–10; GLGƯ 20:37).

Đổi lại, Chúa tái lập sự xá miễn các tội lỗi đã được hứa và cho phép các tín hữu Giáo Hội ‘luônđược Thánh Linh của Ngài ở cùng họ’ (GLGƯ 20:77). Sự đồng hành liên tục của Thánh Linh làmột trong các ân tứ lớn lao nhất trên trần thế” (Gospel Topics, “Sacrament,” lds.org/topics).

• Việc dự phần tiệc thánh một cách xứng đáng mỗi tuần có tác động gì đếncác em?

• Về những phương diện nào việc có được sự đồng hành liên tục của Đức ThánhLinh có thể ban phước cho các em?

• Làm thế nào việc việc hiểu các phước lành mà chúng ta có thể nhận được quaTiệc Thánh làm gia tăng lòng biết ơn của các em về giáo lễ này?

Mời học sinh suy ngẫm điều họ có thể làm để dự phần Tiệc Thánh với sự nghiêmtrang và biết hơn nhiều hơn vào ngày Chủ Nhật này. Mời học sinh viết xuống mộtmục tiêu và hành động theo mục tiêu đó.

Bài Tập Thực Hành (30 phút)Cùng với học sinh ôn lại ba nguyên tắc từ phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý: hành động bằng đứctin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếmthêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu thiêng liêng do Chúa quy định.

Mời một học sinh đọc to tình huống sau đây. Yêu cầu lớp học lắng nghe tại sao mộtthiếu nữ lo lắng về bạn của mình.

Kate và Jamie thuộc vào cùng một tiểu giáo khu. Hai bạn này quen biết nhau từ khihai em còn ở trong Hội Thiếu Nhi và trở thành đôi bạn thân trong những năm qua.Gần đây, Kate trở nên lo lắng về Jamie. Kate nhận thấy rằng mặc dù Jamie tham dựcác buổi họp Giáo Hội khá đều đặn, nhưng bạn ấy đã bắt đầu hạ thấp các tiêuchuẩn của mình ở trường học và trong những môi trường khác để theo đuổinhững điều người khác làm. Chẳng hạn như Jamie bắt đầu ăn mặc hở hang và ănnói khiếm nhã. Vì lo lắng cho bạn của mình, nên Kate nói cho Jamie biết về mốibận tâm của mình. Jamie đáp lại rằng: “Có lẽ tôi không phải là một người tràn đầythuộc linh, nhưng tôi đi nhà thờ mỗi ngày Chủ Nhật. Như thế không đủ sao?”

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

63

Page 80: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng:Chúng ta chỉ đi nhà thờ mỗi ngày ChủNhật, như thế không đủ sao? Vẽ một cáikhung đơn giản xung quanh câu hỏi, vàghi vào đó Quan điểm hạn chế.

• Một số niềm tin hoặc hiểu lầm vềphúc âm mà có thể khiến Jamie hỏicâu hỏi này là gì?

Xóa đi cụm từ “Quan điểm hạn chế.”Vẽ một cái khung đẹp hơn xung quanhcâu hỏi và ghi vào đó Quan điểmvĩnh cửu.

Nhắc họ sinh rằng để xem xét các kháiniệm và những câu hỏi với một quanđiểm vĩnh cửu, chúng ta cân nhắcchúng theo văn cảnh của kế hoạch cứurỗi và những lời giảng dạy của ĐấngCứu Rỗi.

Cho học sinh một vài phút để ôn lại đềtài giáo lý 7, “Các Giáo Lễ và Các GiaoƯớc,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho PhầnThông Thạo Giáo Lý, cũng như các đoạngiáo lý thông thạo Sách Mặc Môn liênquan tới đề tài giáo lý này (Mô Si A18:8–10; 3 Nê Phi 27:20). Mời học sinhtìm kiếm các lẽ thật phúc âm mà có thể giúp các em xem xét câu hỏi của Jamie vớimột quan điểm vĩnh cửu.

Sau khi đã đủ thời gian rồi, hãy mời học sinh chia sẻ điều họ đã tìm thấy. Viết câutrả lời của học sinh xung quanh bên ngoài của cái khung bao quanh câu hỏi đó.Trong khi học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, yêu cầu các em giải thích làm thếnào các lẽ thật mà các em đề cập đến có thể giúp chúng ta xem xét câu trả lời củaJamie với một quan điểm vĩnh cửu.

• Ngoài các đoạn giáo lý thông thạo ra, một số nguồn tài liệu nào đã được Chúaquy định mà có thể giúp Jamie hiểu rõ hơn cách những giáo lễ và các giao ướcnên ảnh hưởng đến những lựa chọn và hành vi của chúng ta vào mọi lúc chứkhông chỉ vào ngày Chủ Nhật mà thôi?

• Nếu các em ở trong trường hợp của Kate, làm thế nào các em có thể giúp Jamiehiểu các lẽ thật chúng ta vừa thảo luận?

• Các em có thể khuyến khích Jamie như thế nào để hành động trong đức tin đểbạn ấy có thể nhận được các phước lành đã được hứa với những người trungtín tuân giữ các giao ước của họ?

Hãy cân nhắc việc mời hai em học sinh nữ lên đứng trước lớp học để đóng vaiKate và Jamie. Yêu cầu học sinh đóng vai Kate áp dụng điều mình đã học được

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

64

Page 81: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

trong bài tập thực tập này bằng cách cho thấy cách bạn ấy sẽ đáp ứng với câu hỏicủa Jamie .

Cảm ơn các học sinh đã tham gia vào việc đóng diễn. Chia sẻ chứng ngôn của anhchị em về việc hiểu giáo lý về các giáo lễ và các giao ước có thể hướng dẫn chúng tatrong các quyết định chúng ta đưa ra mỗi ngày và giúp chúng ta biết điều gì mìnhphải làm để có thể nhận được tất cả các phước lành mà Cha Thiên Thượng mongmuốn ban cho chúng ta.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýSinh hoạt sau đây sẽ giúp học sinh ôn lại những lời phát biểu chính yếu về giáo lý,nhớ các đoạn giáo lý thông thạo hỗ trợ cho các lẽ thật này, và hiểu làm thế nào cáclẽ thật này có thể được áp dụng trong những lựa chọn hàng ngày của chúng ta:

Liệt kê trên bảng những phần tham khảo của mỗi đoạn giáo lý thông thạo SáchMặc Môn mà học sinh đã học được cho đến bây giờ trong khóa học này. Chia họcsinh ra thành các nhóm gồm hai hoặc ba người, rồi chỉ định cho mỗi nhóm mộthoặc vài đoạn tham khảo liệt kê trên bảng. Mời các em này ôn lại nguyên tắc hoặclời phát biểu về giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý màđoạn được chỉ định của nhóm hỗ trợ. Sau đó mời mỗi nhóm viết trêngiấy một tìnhhuống hoặc sự miêu tả về một tình huống trong đó nguyên tắc hoặc giáo lý trongđoạn giáo lý thông thạo mà đã được chỉ định cho nhóm có thể được áp dụng.

Sau khi đã có đủ thời gian, hãy thu lại mỗi tình huống mà mỗi nhóm viết ra. Đọc tomột tình huống và mời học sinh giơ tay lên và nhận ra một đoạn giáo lý thông thạomà có thể hữu ích trong việc đáp ứng với tình huống đó. Tiếp tục theo dõi bằngcách mời họ giải thích cách mà các lẽ thật được giảng dạy trong các đoạn giáo lýthông thạo họ đã nhận ra mà có thể được áp dụng vào trong tình huống đó. Lặp lạisinh hoạt này bằng cách đọc to các tình huống còn lại. Anh chị em cũng có thểtrình bày một vài tình huống vào lúc bắt đầu hoặc kết thúc các bài học trong tuầnsắp tới.

CÁC GIÁO LỄ VÀ CÁC GIAO ƯỚC

65

Page 82: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hôn Nhân và Gia ĐìnhLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (20 phút)Phân đoạn 1 (10 phút)Mang một cái bánh xe đạp đến lớp họchoặc cho cả lớp thấy hình một cái bánhxe đạp. (Anh chị em có thể thích ứngsinh hoạt này bằng cách mang đến lớphọc một vật khác có trục ở giữa màthiết yếu cho vật đó chuyển độngđúng cách.)

• Cái gì ở chính giữa một cái bánh xe?(Trục bánh xe, mà gồm có một cáitrục, vòng bi, và bọc đùm là chỗ mànhững cái nan hoa hay cây căm củabánh xe thường được gắn vào.)

• Điều gì sẽ xảy ra cho bánh xe nếutrục bị tháo ra? (Nó sẽ rơi ra từngmảnh và làm cho cái bánh xe trở nên vô dụng.)

Mời học sinh giở đến đề tài giáo lý 8, “Hôn Nhân và Gia Đình” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Mời một học sinh đọc to đoạn đầu tiên.Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm điều gì là trọng tâm của kế hoạch cứu rỗi củaCha Thiên Thượng và niềm hạnh phúc của chúng ta.

• Điều gì là trọng tâm của kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế và niềm hạnh phúccủa chúng ta?

• Tại sao các em nghĩ hôn nhân và gia đình là trọng tâm, hoặc thiết yếu, đối vớikế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng và niềm hạnh phúc của chúng ta?

Chia học sinh thành từng cặp hoặc các nhóm nhỏ. Mời các em đọc to ba đoạn cònlại của đề tài giáo lý 8, “Hôn Nhân và Gia Đình.” Yêu cầu các em tìm kiếm các lệnhtruyền và trách nhiệm mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta nhằm giúp chúng ta đạtđược các mục đích của hôn nhân và gia đình trong kế hoạch của Ngài.

• Các lệnh truyền và trách nhiệm nào mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta nhằmgiúp chúng ta đạt được các mục đích của hôn nhân và gia đình trong kế hoạchcủa Ngài? (Học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. Nếu học sinhkhông đề cập đến điều đó, hãy chỉ ra rằng lời phát biểu sau đây về giáo lý:Những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản chỉ được sử dụng giữa mộtngười nam và người nữ đã cưới hỏi hợp pháp với tư cách là vợ chồng.Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lẽ thật này trong Tài Liệu Chính Yếu choPhần Thông Thạo Giáo Lý của họ.)

66

Page 83: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Giải thích rằng “những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản” ám chỉ khả năng màThượng Đế đã ban cho con cái của Ngài. Nhằm bảo vệ những khả năng thiêngliêng này, Thượng Đế đã truyền lệnh rằng chúng ta cần phải kiềm chế bất cứ hìnhthức sinh hoạt tình dục nào cho đến khi chúng ta đã được kết hôn hợp pháp vớimột người khác giới tính. Lệnh truyền này được gọi là luật trinh khiết.

• Làm thế nào việc tuân theo luật trinh khiết giúp chúng ta làm tròn kế hoạch củaCha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài?

Phân đoạn 2 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Những khả năng thiêng liêng về sựsinh sản chỉ phải được sử dụng giữa một người nam và người nữ đã cưới hỏi hợp phápvới tư cách là vợ chồng.

Yêu cầu học sinh giở đến đề tài giáo lý 8, “Hôn Nhân và Gia Đình,” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, và hỏi câu hỏi sau đây:

• Đoạn giáo lý thông thạo nào trong Sách Mặc Môn có liên quan tới lời phát biểunày về giáo lý? (An Ma 39:9. Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn nàytheo một cách đặc biệt trong thánh thư của họ để họ có thể dễ dàng tìm rađoạn đó.)

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của đoạn này, hãy giải thích rằng An Ma đang nóivới con trai Cô Ri An Tum của ông, là người đang phục vụ với tư cách là ngườitruyền giáo nhưng đã chọn “từ bỏ giáo vụ và … để theo đuổi gái điếm Y Sa Ben”(An Ma 39:3). Gái điếm là một phụ nữ vô đạo đức hoặc là gái mại dâm. Từ nhữnglời An Ma nói với Cô Ri An Tum, chúng ta hiểu rằng Cô Ri An Tum đã vi phạm luậttrinh khiết.

Mời một học sinh đọc to An Ma 39:9. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điềuAn Ma đã khuyên bảo con trai ông phải làm.

• An Ma đã khuyên bảo con trai ông phải làm điều gì?

• Các em nghĩ “chớ đi theo sự thèm khát của mắt mình nữa” có nghĩa là gì?

Giải thích rằng sự thèm khát ám chỉ những mong muốn không thích đáng. Lờikhuyên của An Ma “chớ đi theo sự thèm khát của mắt mình nữa” đặc biệt áp dụngtrong thời kỳ của chúng ta khi chúng ta cần phải kiên định tránh xa những hìnhảnh và phương tiện giải trí có tính chất khiêu dâm trong bất cứ cách nào. “Hìnhảnh sách báo khiêu dâm là bất cứ tài liệu nào diễn tả hay mô tả thân thể con ngườihoặc hành động tình dục theo một cách thức mà có thể khơi dậy những cảm nghĩnhục dục” (Trung Thành với Đức Tin: Tài Liệu Tham Khảo Phúc Âm [2004], 199).

• Trong An Ma 39:9, các em nghĩ “tránh xa” có nghĩa là gì? (Cho học sinh thamkhảo An Ma 39:9, cước chú b, mà cho biết ý nghĩa của tính tự chủ hoặc tự kiềmchế. Anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng Mô Rô Ni đã đưa ra lời khuyên tươngtự khi ông dạy rằng chúng ta cần phải “[tự mình] chối bỏ tất cả mọi sự khôngtin kính” [Mô Rô Ni10:32], có nghĩa là chúng ta cần phải tránh xa bất cứ điều gìkhông phù hợp với Thánh Linh của Thượng Đế.)

Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu cả lớp lắng nghe những cách chúng tacó thể tập tự kiềm chế để có thể sống theo luật trinh khiết.

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

67

Page 84: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

“Cùng với các hệ thống lọc trên máy vi tính và việc khóa cửa lòng mình trướctình cảm của những người không thích đáng, hãy nhớ rằng cách kiềm chế thựcsự duy nhất trong cuộc đời là sự tự chủ. Hãy tự kiềm chế nhiều hơn đối vớinhững giây phút không thích đáng đang đối diện các anh chị em. Nếu mộtchương trình truyền hình không đứng đắn, hãy tắt nó đi. Nếu đang xem một bộphim thì hãy đi ra khỏi đó. Nếu một mối quan hệ không đứng đắn đang phát

triển, hãy cắt đứt mối quan hệ đó. Nhiều ảnh hưởng này, ít nhất là lúc ban đầu, không nhất thiếtphải là xấu xa, nhưng chúng có thể làm hỏng óc xét đoán của chúng ta, làm vẩn đục phần thuộclinh của chúng ta, và dẫn đến một điều gì đó có thể là xấu xa. Câu châm ngôn xưa nói rằngquãng đường ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi, vậy hãy thận trọng” (Jeffrey R. Holland,“Đừng Nhượng Bộ Kẻ Thù của Linh Hồn Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2010, 45).

• Làm thế nào lời khuyên bảo này của Anh Cả Holland giúp chúng ta trong nỗlực của mình để tập tự kiềm chế và sống theo luật trinh khiết?

Anh chị em có thể chia sẻ chứng ngôn của mình về tầm quan trọng của việc tậpluyện tự kiềm chế để có thể sống theo luật trinh khiết. Khẳng định rằng Chúa sẽban phước cho chúng ta trong nỗ lực của chúng ta để sống theo luật trinh khiết vàrằng Ngài sẽ tha thứ cho bất cứ người nào đã vi phạm tội tình dục nếu người đóchịu hướng đến Ngài trong đức tin và sự hối cải.

Khuyến khích học sinh tập tự kiềm chế trong nỗ lực của mình để sống theo luậttrinh khiết và tiếp tục được trong sạch về mặt tình dục.

Bài Tập (25 phút)Cùng với học sinh ôn lại ba nguyên tắc từ phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết ThuộcLinh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý: hành động bằng đứctin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếmthêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu thiêng liêng do Chúa quy định.

Chia lớp học ra thành các nhóm gồm hai đến ba học sinh. Cho mỗi nhómmột bản các chỉ dẫn sau đây, và yêu cầu các em hoàn thành sinh hoạt này.

(Lưu Ý: Anh chị em có thể muốn thích ứng tình huống này tùy theo những kinhnghiệm và nhu cầu của học sinh của mình và thay vào tên mà phổ biến hơn ở nơimình sinh sống.)

1. Hãy đọc to tình huống sau đây và cân nhắc cách các em có thể phản ứng nếu mình ở tronghoàn cảnh này:Trong lớp sinh học, khi Parker đang ngồi ở phía cuối lớp chờ đến lúc giáo viên vào lớp, thì nónhận thấy bạn của mình là Jeff đang cho một vài bạn xem điện thoại của cậu ấy. Parker tòmò muốn biết Jeff đang cho các bạn kia xem cái gì. Nó tự nghĩ: “Chắc phải là một cái gì đóthật sự thú vị.” Rồi Jeff nghiêng về phía Parker để cho Parker xem điện thoại của mình, vàthật bất ngờ rõ ràng là Jeff và các bạn khác đang xem hình ảnh khiêu dâm. Jeff nói: “Xemnày, Bạn tôi mới gửi tôi cái này đấy.”

2. Thảo luận những câu hỏi sau đây theo nhóm:• Trong khoảnh khắc này, làm thế nào Parker có thể chọn để hành động theo đức tin

của mình?• Tại sao điều này có thể là thử thách để làm?

3. Tiếp tục đọc to tình huống đó.

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

68

Page 85: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Parker lập tức quay mặt đi khỏi điện thoại của Jeff cho thấy rõ ràng rằng nó không muốnnhìn hình ảnh đó. Jeff liền hỏi: “Bạn làm sao vậy?” Đúng lúc đó, giáo viên bước vào lớp, vàJeff cất điện thoại đi trong khi vội vã ngồi vào chỗ của mình.Khi lớp học bắt đầu, Parker nghĩ về điều vừa xảy ra. Nó cảm thấy mình đã làm điều đúng vìđã nhìn đi chỗ khác tránh xa hình ảnh khiêu dâm—đó là điều mà cha mẹ và các vị lãnh đạoGiáo Hội đã dạy nó phải làm. Nhưng khi ngày đó tiếp tục trôi qua, Parker bắt đầu tự hỏi tạisao nhiều học sinh khác dường như không có vấn đề gì với việc xem hình ảnh khiêu dâm.Nhiều câu hỏi đến với tâm trí của Parker, chẳng hạn như: Có gì sai trái với việc xem hình ảnhsách báo khiêu dâm? Nhiều người khác cũng xem hình ảnh khiêu dâm, và điều đó dườngnhư không làm họ cảm thấy áy náy hay làm cho cuộc sống của họ trở nên rắc rối.

Khi học sinh đọc xong tình huống này, hãy viết hai tiêu đề sau đây lên trên bảng:Những niềm tin hoặc những giả định của thế gian và Các lẽ thật vĩnh cửu.

• Một số niềm tin hoặc giả định của thế gian là gì mà một người có thể có khi hỏilà có điều gì sai trái với việc xem hình ảnh sách báo khiêu dâm? (Liệt kê nhữngcâu trả lời của học sinh lên trên bảng dưới tiêu đề “Những niềm tin hoặcnhững giả định của thế gian.” Học sinh có thể nói rằng một số người có thểcho rằng hình ảnh sách báo khiêu dâm chỉ đơn thuần là phương tiện giải tríbình thường, thú vị, và vô hại.)

Để giúp học sinh xem xét câu hỏi của Parker với một quan điểm vĩnh cửu, hãy hỏinhững câu hỏi như sau và viết những câu trả lời của học sinh lên trên bảng dướitiêu đề “Các lẽ thật vĩnh cửu”:

• Các lẽ thật nào về kế hoạch cứu rỗi, hôn nhân và gia đình, và các lệnh truyềncủa Thượng Đế có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta cần phải tránh xahình ảnh sách báo khiêu dâm? (Học sinh có thể đề cập đến các lẽ thật được tìmthấy trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý, chẳng hạn như lẽthật sau đây: Sự tiến triển vĩnh cửu của chúng ta phụ thuộc vào cách chúng tasử dụng ân tứ quyền tự quyết mà Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta (xinxem đề tài giáo lý 2, “Kế Hoạch Cứu Rỗi”]. Thể xác chúng ta là thiêng liêng vàcần phải được quý trọng như là một ân tứ từ Cha Thiên Thượng [xin xem phần“Cuộc Sống Trần Thế” trong đề tài giáo lý 2, “Kế Hoạch Cứu Rỗi”]. Hôn nhângiữa một người nam và một người nữ đã được Thượng Đế quy định sẵn và giađình là trọng tâm của kế hoạch cứu rỗi và hạnh phúc của Ngài [xin xem đề tàigiáo lý 8, “Hôn Nhân và Gia Đình”]. Các giáo lệnh là các luật pháp và nhữngđòi hỏi mà Thượng Đế ban cho chúng ta để giúp chúng ta tiến triển và trởthành giống như Ngài [xin xem đề tài giáo lý 9, “Các Giáo Lệnh”].)

• Làm thế nào các lẽ thật này có thể giúp chúng ta hiểu tại sao Cha ThiênThượng đã truyền lệnh cho chúng ta không được sử dụng hình ảnh sách báokhiêu dâm? (Cụ thể hơn, anh chị em có thể yêu cầu học sinh giải thích cáchhình ảnh sách báo khiêu dâm có thể làm tổn hại đến mối quan hệ của mộtngười với Cha Thiên Thượng và có thể làm tổn hại đến hôn nhân và gia đình.)

• Một số nguồn tài liệu do Chúa quy định nào chúng ta có thể tìm đến mà có thểgiúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do tại sao Cha Thiên Thượng đã truyền lệnh chochúng ta không được sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm?

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

69

Page 86: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Để cho học sinh cơ hội học một trong số các tài liệu đã được Chúa quy định mà cósẵn cho họ, hãy cho mỗi học sinh một quyển sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ(2011). Mời vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ phần “Phương Tiện Giải Trí vàTruyền Thông Đại Chúng.” Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiềm lời khuyên bảomà có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do tại sao Cha Thiên Thượng đã truyềnlệnh cho chúng ta không được sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm. Yêu cầu họcsinh báo cáo điều họ tìm thấy, và ghi thêm những câu trả lời của các em vào bảnliệt kê trên bảng.

Mời một hoặc vài học sinh tóm tắt cho cả lớp nghe cách các em sẽ giải thích bằnglời riêng của các em lý do tại sao việc không sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâmlà vô cùng quan trọng.

Kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các lẽ thật mà anh chịem đã thảo luận. Nhắc học sinh rằng nếu các em có dính líu vào hình ảnh sách báokhiêu dâm, thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách tư vấn với vị giám trợ hoặc chủtịch chi nhánh của mình.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýSinh hoạt ôn lại này sẽ tạo cơ hội cho học sinh tập trả lời câu hỏi bằng cách sửdụng các đoạn giáo lý thông thạo và những lời phát biểu then chốt về giáo lý màcác em học được. Trước khi bắt đầu lớp học, tùy theo bao nhiêu đoạn thánh thư đãđược học đến nay trong suốt khóa học, hãy chuẩn bị một số tấm thẻ với những câuhỏi mà một người tầm đạo có thể hỏi mà có thể được trả lời với sự trợ giúp của cácđoạn giáo lý thông thạo. Ví dụ, “Các tín hữu của giáo hội bạn tin gì về Chúa Giê SuKy Tô?” hoặc “Tôi có nghe nói giáo hội của bạn kỳ thị những người khác. Điều đócó đúng không?”

Yêu cầu học sinh lật đến phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Cùng với học sinh ôn lại bốn cách thức màchúng ta có thể giúp đỡ người khác trong công cuộc tìm kiếm lẽ thật, được liệt kêdưới tiêu đề “Giúp Những Người Khác Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh.”

Chia lớp học ra thành các cặp, giống như các cặp đồng hành truyền giáo, và chocác cặp thay phiên nhau lên đứng trước lớp để trả lời một câu hỏi. Mời một vài họcsinh đóng giả làm một gia đình tầm đạo và hỏi “những người truyền giáo” một câuhỏi từ một trong những tấm thẻ. Để cho cặp đó trả lời câu hỏi bằng cách sử dụngcác cách giúp đỡ những người khác đạt được kiến thức thuộc linh và sử dụngthánh thư. Mời lớp học đưa ra ý kiến phản hồi về điều họ thích về cách mỗi cặphọc sinh trả lời câu hỏi của họ.

Lặp lại tiến trình này để cho một vài “cặp đồng hành truyền giáo” có cơ hội sửdụng sự hiểu biết và kỹ năng của họ để giúp người khác tìm ra câu trả lời chonhững câu hỏi của họ.

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

70

Page 87: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 88: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Các Giáo LệnhLưu Ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiệntrong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (80 phút)Phân đoạn 1 (5 phút)Viết từ Các Giáo Lệnh lên trên bảng.

• Với tư cách là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê SuKy tô, các em nghĩ chúng ta có thể xem các giáo lệnh mình đã nhận được từCha Thiên Thượng một cách khác biệt như thế nào với cách thức mà một sốngười khác trên thế giới có thể xem các giáo lệnh đó?

Mời một học sinh đọc to đoạn thứ nhất trong đề tài giáo lý 9 “Các Giáo Lệnh,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớp dò theo cùngtìm kiếm những lời phát biểu mô tả những gì học sinh muốn mọi người hiểu vềcác giáo lệnh của Thượng Đế.

• Một số lời phát biểu nào các em muốn mọi người hiểu về các giáo lệnh củaThượng Đế? (Khi học sinh trả lời, hãy mời các em giải thích tại sao các em nghĩrằng lời phát biểu mà các em nói đến sẽ là điều quan trọng để mọi người hiểu.)

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của các em: Việc tuân giữ các giáo lệnh sẽluôn luôn mang lại niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa.

Làm chứng rằng các giáo lệnh là một phần quan trọng của kế hoạch hạnh phúccủa Cha Thiên Thượng và những người nào chọn tuân giữ các giáo lệnh củaThượng Đế sẽ cảm nhận được niềm vui lớn lao và các phước lành từ Chúa.

Phân đoạn 2 (15 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luônluôn mang lại niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa.

Yêu cầu học sinh giở đến đề tài giáo lý 9, “Các Giáo Lệnh,” trong Tài Liệu Chính Yếucho Phần Thông Thạo Giáo Lý, và hỏi câu hỏi sau đây:

• Các đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho giáo lý này? (Mô Si A 2:41 và AnMa 41:10.)

Mời học sinh giở đến Mô Si A 2:41 và cân nhắc việc đánh dấu đoạn này theo mộtcách đặc biệt để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Để giúp học sinh hiểu văn cảnhcủa đoạn này, hãy giải thích rằng đoạn này chứa đựng những lời của Vua Bên GiaMin khi ông nói cùng dân chúng vào lúc cuối đời của ông.

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 2:41. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếmnhững từ hoặc cụm từ mà hỗ trợ lẽ thật rằng việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luônluôn mang lại niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa.

72

Page 89: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Các em đã tìm thấy những từ hoặc cụm từ nào hỗ trợ lẽ thật rằng việc tuân giữcác giáo lệnh sẽ luôn luôn mang lại niềm hạnh phúc và các phước lànhtừ Chúa?

• Việc “được ban phước lành trong tất cả mọi điều, cả vật chất lẫn tinh thần”(Mô Si A 2:41) có nghĩa là gì? (Giúp học sinh hiểu rằng từ vật chất ám chỉnhững khía cạnh vật chất của cuộc sống chúng ta trên thế gian. Từ tinh thần ámchỉ sự tiến triển vĩnh cửu của chúng ta với tư cách là các con cái linh hồn củaCha Thiên Thượng.)

• Một số ví dụ về các phước lành về vật chất mà các em đã nhận được là gì? Cácphước lành về tinh thần mà các em đã nhận được là gì?

Nêu ra rằng việc tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế không ngăn ngừa chúngta khỏi phải trải qua những nỗi khó khăn, đau khổ, và cám dỗ. Ngay cả Chúa GiêSu Ky Tô, là đấng hoàn toàn tuân theo tất cả các giáo lệnh của Cha Thiên Thượng,cũng đã trải qua những sự khó khăn, đau khổ, và cám dỗ.

• Làm thế nào một người đang đối phó với những khó khăn và cám dỗ vẫn cảmnhận được niềm hạnh phúc và các phước lành khi người ấy tuân theo các giáolệnh của Thượng Đế?

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelsonthuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu lớp học lắng nghe điều ông đãdạy về hạnh phúc và niềm vui.

“Các Thánh Hữu có thể vui vẻ trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể cảm thấyniềm vui mặc dù có một ngày tồi tệ, một tuần tồi tệ, hoặc thậm chí là một nămtồi tệ!

“Anh chị em thân mến, niềm vui mà chúng ta cảm thấy không tùy thuộc vàohoàn cảnh sống của chúng ta mà mọi điều đều tùy thuộc vào điểm tập trungtrong cuộc sống của chúng ta.

“Khi điểm tập trung trong cuộc sống của chúng ta là vào kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế … vàChúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gìđang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. …

“Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể thỉnh cầu niềm vui đó? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách‘nhìn xem Đức Chúa Giê Su, là cội rễ và cuối cùng của đức tin’ [Hê Bơ Rơ 12:12] ‘trong mọi ýnghĩ’ [GLGƯ 6:36]. Chúng ta có thể tạ ơn Ngài trong lời cầu nguyện của mình và bằng cách tuângiữ các giao ước mà chúng ta đã lập với Ngài và Cha Thiên Thượng. Khi Đấng Cứu Rỗi càngngày càng trở nên thực tế hơn đối với chúng ta và khi chúng ta cầu xin niềm vui của Ngài đượcban cho chúng ta, thì niềm vui của chúng ta sẽ gia tăng.

“Niềm vui thật là mạnh mẽ, và việc tập trung vào niềm vui mang quyền năng của Thượng Đếvào cuộc sống của chúng ta” (Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần ThuộcLinh,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2016, 82).

• Một ví dụ về cách các em (hoặc người nào các em biết) đã cảm nhận được cácphước lành và niềm hạnh phúc ngay cả trong những lúc khó khăn bằng cáchtuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế là gì?

CÁC GIÁO LỆNH

73

Page 90: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 3 (10 phút)Nhắc học sinh nhớ rằng Mô Si A 2:41 là một trong các đoạn giáo lý thông thạo màhỗ trợ giáo lý rằng việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luôn luôn mang lại niềm hạnhphúc và các phước lành từ Chúa. Xem lại Mô Si A 2:41 bằng cách đọc to câu đócùng cả lớp.

Nêu ra rằng An Ma 41:10 là một đoạn giáo lý thông thạo khác nhằm giúp chúng tahiểu giáo lý đó rằng việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luôn luôn mang lại niềm hạnhphúc và các phước lành từ Chúa. Mời học sinh cân nhắc việc viết An Ma 41:10 vàotrong thánh thư của họ bên cạnh Mô Si A 2:41 như là một phần tham khảo chéo.Mời học sinh giở đến An Ma 41:10 và cân nhắc việc đánh dấu đoạn đó theo mộtcách đặc biệt để họ có thể dễ dàng tìm ra.

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của An Ma 41:10, giải thích rằng đoạn này chứađựng những lời nói của An Ma dành cho con trai ông là Cô Ri An Tum, là ngườicon đã vi phạm luật trinh khiết trong khi đang phục vụ với tư cách là ngườitruyền giáo.

Mời một học sinh đọc to An Ma 41:10. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điềuAn Ma dạy con trai mình về sự tà ác.

• An Ma giảng dạy cho Cô Ri An Tôn điều gì về sự tà ác?

• Tại sao các em nghĩ rằng “sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu” (An Ma41:10)?

• Làm thế nào nguyên tắc “sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu” (An Ma 41:10)có thể đúng khi mà các cá nhân không vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đếdường như đôi khi lại được hạnh phúc?

Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson. Yêucầu cả lớp lắng nghe điều ông đã dạy về hạnh phúc hay là niềm vui đích thực.

“Kẻ không ngay chính có thể trải qua nhiều mối cảm xúc và cảm giác, nhưng họsẽ không bao giờ có được niềm vui! Niềm vui là một ân tứ ban cho người trungtín. Đó là ân tứ đến từ ý định cố gắng để sống một cuộc sống ngay chính, như đãđược Chúa Giê Su Ky Tô dạy.” (Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn củaPhần Thuộc Linh,” 84).

• Các em nghĩ niềm vui chúng ta cảm nhận được từ việc sống theo phúc âm khácbiệt như thế nào với những mối cảm xúc và cảm giác mà con người có thể trảiqua khi họ không vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế?

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng sự tà ác không bao giờ là hạnh phúc. Mờihọc sinh cân nhắc việc viết xuống Mô Si A 2:41 như là một phần tham khảo chéotrong thánh thư của họ bên cạnh An Ma 41:10.

Phân đoạn 4 (10 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luônluôn mang lại niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa.

CÁC GIÁO LỆNH

74

Page 91: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Khoanh tròn từ luôn luôn trong lời phát biểu về giáo lý lên trên bảng, và mời họcsinh cân nhắc việc làm giống như thế trong đoạn thứ nhất của đề tài giáo lý 9,“Các Giáo Lệnh,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của họ.

Giải thích rằng trong khi một số phước lành của sự vâng lời có thể đến ngay lậptức, các phước lành khác có thể không đến ngay sau khi chúng ta tuân theo mộtgiáo lệnh nhưng đòi hỏi sự vâng lời một cách kiên định trong một thời gian.

• Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng một số những phước lànhđã được hứa của Thượng Đế về sự vâng lời có thể không đến với chúng ta ngaylâp tức?

Mời một học viên đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Quentin L. Cook thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu lớp học lắng nghe điều ông đã dạy vềcác phước lành của sự vâng lời.

“Từ quan điểm hạn chế của chúng ta, những cám dỗ và xao lãng hiện tại có thểdường như hấp dẫn. Ngược lại, các phần thưởng của việc chống cự được nhữngcám dỗ này có thể cảm thấy như rất xa xôi và không thể đạt được. Nhưng mộtsự hiểu biết đúng đắn về kế hoạch của Đức Chúa Cha cho thấy rằng những phầnthưởng có được vì sống ngay chính là có sẵn ngay bây giờ” (Quentin L. Cook,“Ngăn Nắp và Biết Cách Tổ Chức Giỏi theo Kiểu Bristoll: Xứng Đáng Đi Đền

Thờ—trong Lúc May Mắn lẫn Lúc Tồi Tệ,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2015, 40).

• Các em nghĩ một số các phước lành chúng ta có thể cảm nhận được vào lúcnày khi chúng ta vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế là gì? (Một số cácphước lành này gồm có sự đồng hành của Đức Thánh Linh, cảm thấy gần gũivới Chúa, và cảm nhận được sự hướng dẫn thiêng liêng, sự bình an, sức khỏe,sự bảo vệ khỏi cám dỗ, sự bảo vệ khỏi điều tai hại, sự phát triển của cá nhân,hạnh phúc, và niềm vui.)

Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Một số phước lành đến sớm, một số phước lành đến muộn, và một số phướclành không đến cho đến lúc ở trên thiên thượng; nhưng đối với những người nàohoàn toàn chấp nhận và tuân theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, thì nhữngphước lành đó sẽ đến. Tôi đích thân làm chứng về điều đó” (Jeffrey R. Holland,“An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, tháng Mười Một năm1999, 38).

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ luôn luônmang lại niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa. Một số những phước lànhnày có thể đến với chúng ta ngay lập tức. Những phước lành khác sẽ đến sau này,nhưng sẽ đến.

CÁC GIÁO LỆNH

75

Page 92: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phân đoạn 5 (10 phút)Mời học sinh nghĩ về những kinh nghiệm khi họ cảm thấy rằng một giáo lệnh, mộttiêu chuẩn hay là một lời khuyên từ một vị tiên tri hoặc sứ đồ là khó cho họ để làmtheo hoặc vâng theo. (Đừng yêu cầu học sinh chia sẻ những câu trả lời của họ.)

Giải thích rằng 1 Nê Phi 3:7 là một đoạn giáo lý thông thạo mà có thể giúp chúngta khi chúng ta có thể cảm thấy khó để vâng theo một giáo lệnh. Mời học sinh cânnhắc việc đánh dấu 1 Nê Phi 3:7 theo một cách đặc biệt để họ có thể dễ dàng tìm rađoạn đó.

Để giúp học sinh hiểu văn cảnh của đoạn này, giải thích rằng Chúa đã truyền lệnhcho Lê Hi gửi các con trai của ông trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằngđồng từ La Ban. Các anh của Nê Phi ta thán vì sự khó nhọc của nhiệm vụ đó,nhưng câu trả lời của Nê Phi đã cho thấy đức tin của ông.

Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 3:7. Mời cả lớp dò theo cùng tìm kiếm xem NêPhi đã hiểu được điều gì về các giáo lệnh mà đã mang đến cho ông đức tin cầnthiết để vâng theo Chúa mà không hề ta thán.

• Nê Phi đã dạy điều gì về các giáo lệnh của Thượng Đế? (Sau khi học sinh trảlời, mời các em cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý trongđoạn đầu tiên của đề tài giáo lý 9, “Các Giáo Lệnh,” trong Tài Liệu Chính Yếucho Phần Thông Thạo Giáo Lý của họ: Thượng Đế sẽ không ban cho chúng tamột lệnh truyền mà không chuẩn bị một con đường cho chúng ta để tuântheo lệnh truyền đó.)

Mời học sinh tóm tắt ba lần Nê Phi và các anh của ông đã cố gắng lấy các bảngkhắc bằng đồng. (Nếu cần, nhắc học sinh nhớ rằng họ đã không thành công hailần đầu. Vào lần thứ ba, Nê Phi được Thánh Linh hướng dẫn và Chúa đã chuẩn bịcon đường cho ông để lấy được các bảng khắc.)

• Các em nghĩ việc Nê Phi hiểu về lẽ thật mà ông đã dạy trong 1 Nê Phi 3:7 đãgiúp ông như thế nào trong nỗ lực lấy các bảng khắc bằng đồng thậm chí sauhai lần đầu cố gắng làm điều đó?

• Việc hiểu được lẽ thật này giúp một người nào đó ngày nay như thế nào?

Mời học sinh suy ngẫm cách Chúa đã chuẩn bị con đường để họ vâng theo mộttrong các giáo lệnh của Ngài. Cân nhắc việc mời một vài học sinh chia sẻ nhữngkinh nghiệm của họ với lớp học.

Làm chứng rằng Chúa sẽ chuẩn bị con đường cho chúng ta để tuân giữ mỗi giáolệnh mà Ngài ban cho chúng ta.

Phân đoạn 6 (10 phút)Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng: Các em nghĩ hai giáo lệnh lớn hơn hết (hoặccăn bản nhất và quan trọng nhất) trong tất cả các giáo lệnh của Cha Thiên Thượng làgì? Tại sao?

Chia học sinh ra thành các cặp và yêu cầu các em thảo luận các câu trả lời của họcho các câu hỏi này với người bạn kia. Sau khi họ đã thảo luận các câu trả lời củahọ, mời một vài học sinh nói câu trả lời của họ với cả lớp.

CÁC GIÁO LỆNH

76

Page 93: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Yêu cầu một học sinh đọc to đoạn thứ hai của đề tài giáo lý 9 “Các Giáo Lệnh,”trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Trước khi học sinh đọc, hãygiải thích rằng đoạn này trích dẫn lời của Chúa Giê Su Ky Tô trong Ma Thi Ơ22:36–39, trong đó Ngài đã tuyên phán hai giáo lệnh lớn hơn hết, hay là căn bảnnhất và quan trọng nhất. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm hai giáo lệnh“lớn” đó.

• Hai giáo lệnh lớn hơn hết là gì?

• Các em nghĩ tại sao việc yêu mến Thượng Đế với tất cả tấm lòng, tâm hồn, vàtâm trí, cùng yêu mến người khác như chính mình là các giáo lệnh lớnhơn hết?

• Hai giáo lệnh này có liên hệ với nhau như thế nào?

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu lời phát biểu sau đây về giáo lý trong Tài LiệuChính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý của các em: Chúng ta có thể yêu mến vàphục vụ Thượng Đế bằng cách yêu mến và phục vụ những người khác.

• Các đoạn giáo lý thông thạo nào hỗ trợ cho giáo lý này? (Mô Si A 2:17 và MôRô Ni 7:45, 47–48.)

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu đoạn giáo lý thông thạo Mô Si A 2:17 nàytheo một cách đặc biệt để họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Giải thích rằng đoạnnày chứa đựng những lời của Vua Bên Gia Min nói cùng dân chúng khi nhà vuamô tả sự phục vụ mà nhà vua ban cho họ.

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 2:17. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếmnhững từ hoặc cụm từ mà dạy rằng chúng ta có thể yêu mến và phục vụ ThượngĐế bằng cách chọn yêu mến và phục vụ những người khác. Yêu cầu học sinh báocáo điều họ tìm thấy.

• Các em nghĩ chúng ta đang phục vụ Thượng Đế trong những cách thức nàokhi chúng ta phục vụ người khác?

• Khi nào các em đã cảm thấy mình đang phục vụ Thượng Đế trong khi đangphục vụ một người nào khác?

Làm chứng rằng khi chúng ta phục vụ người khác, tức là chúng ta phục vụThượng Đế.

Phân đoạn 7 (15 phút)Viết lời phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Chúng ta có thể yêu mến và phụcvụ Thượng Đế bằng cách chọn yêu mến và phục vụ những người khác.

Nhắc học sinh nhớ rằng các đoạn giáo lý thông thạo Mô Si A 2:17 và Mô Rô Ni7:45, 47–48 đều hỗ trợ giáo lý này.

Mời học sinh cân nhắc việc đánh dấu Mô Rô Ni 7:45, 47–48 theo một cách đặc biệtđể họ có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Giải thích rằng trong Mô Rô Ni 7, Mô Rô Niđã ghi lại những lời cha của ông là Mặc Môn nói về đức tin, hy vọng, và lòngbác ái.

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:47. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếmđiều mà Mặc Môn đã nói về lòng bác ái.

CÁC GIÁO LỆNH

77

Page 94: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

• Theo câu này, lòng bác ái là gì? (Tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô.)

Giải thích rằng những lời nói của Mặc Môn về lòng bác ái có thể giúp chúng ta biếtcách yêu mến và phục vụ Thượng Đế bằng cách yêu mến và phục vụ những ngườikhác giống như Đấng Ky Tô.

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:45. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm cácđức tính mà một người sẽ có được nếu người ấy được tràn đầy lòng bác ái. Mờihọc sinh cân nhắc việc đánh dấu những đức tính mà họ đặc biệt muốn có.

• Các em đặc biệt muốn có các đức tính nào trong câu 45? Tại sao?

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:48. Yêu cầu cả lớp dò theo cùng tìm kiếm điềumà chúng ta cần phải làm để được tràn đầy lòng bác ái.

• Theo Mô Rô Ni 7:48, chúng ta cần phải làm gì để được tràn đầy lòng bác ái?

• Các em nghĩ cầu nguyện với tất cả mãnh lực của lòng mình, và tìm cách để trởnên những người đi theo Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta tràn đầy tìnhyêu thương của Ngài như thế nào?

• Theo ý kiến các em, tại sao Mô Rô Ni 7:45, 47–48 là đoạn thánh thư rất hay đểgiúp chúng ta hiểu giáo lý này rằng chúng ta có thể yêu mến và phục vụThượng Đế bằng cách chọn yêu mến và phục vụ những người khác?

Hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về tầm quan trọng của việccó lòng bác ái dành cho người khác. Anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinhnghiệm trong đó anh chị em đã được ban phước với tràn đầy tình yêu thươngthanh khiết của Đấng Ky Tô khi anh chị em giao tiếp với người khác.

Mời học sinh ôn lại Mô Rô Ni 7:45 và ghi vào sổ ghi chép hoặc nhật ký học tập củamình theo một cách đặc biệt để họ sẽ tìm cách có nhiều lòng bác ái hơn dành chongười khác.

Phân đoạn 8 (5 phút)Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to các đoạn 3–5 của đề tài giáo lý 9 “CácGiáo Lệnh,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu cả lớpdò theo cùng tìm kiếm một giáo lệnh đã được đề cập đến trong các đoạn này màhọ đặc biệt biết ơn.

• Một giáo lệnh được liệt kê trong các đoạn này mà các em đặc biệt biết ơn là gì?(Khi học sinh trả lời, mời các em giải thích tại sao các em biết ơn về giáo lệnhđã được đề cập đến.)

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các giáo lệnh này và tại sao anh chị em biếtơn về các giáo lệnh này.

Các Bài Tập Thực Tập (40-50 phút)Có thể làm các bài tập trong phần này trong cùng một giờ học hoặc trong nhiềugiờ học khác nhau, tùy vào lịch trình của anh chị em và nhu cầu của học sinhcủa mình.

CÁC GIÁO LỆNH

78

Page 95: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Bài Tập 1 (20–25 phút)Viết câu sau đây lên trên bảng: Tôi biết có nhiều người vi phạm các giáo lệnh và dườngnhư có cuộc sống tốt đẹp. Các em có thật sự phải tuân giữ các giáo lệnh để được hạnhphúc không?

Mời học sinh tưởng tượng rằng họ có một người bạn hỏi họ câu hỏi này. Yêu cầuhọc sinh suy nghĩ về cách họ có thể trả lời, sử dụng điều họ đã học được qua việcnghiên cứu đề tài giáo lý 9, “Các Giáo Lệnh,” và ba nguyên tắc từ phần “Đạt ĐượcSự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý:hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểmvĩnh cửu, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu thiêng liêng doChúa quy định.

Để giúp học sinh hiểu cách họ có thể trả lời câu hỏi đó, cho mỗi học sinhmột tờ giấy phát tay sau đây. Mời học sinh viết những câu trả lời của họ

trên tờ giấy phát tay.

1. Làm thế nào các em có thể khuyến khích bạn của mình hành động trong đức tin?2. Làm thế nào các em có thể giúp bạn của mình xem xét câu hỏi của người ấy với một quan

điểm vĩnh cửu? Ví dụ:• Làm thế nào các em có thể giúp bạn của mình nghĩ về sự khác biệt giữa những vui thú

tức thời và hạnh phúc vĩnh cửu?• Làm thế nào các em có thể giúp bạn của mình hiểu rằng việc vâng theo các giáo lệnh

mang đến hạnh phúc vĩnh cửu và việc không vâng theo cuối cùng dẫn đến nỗi bất hạnh?• Các giáo lý và lẽ thật nào từ đề tài giáo lý 9, “Các Giáo Lệnh,” trong Tài Liệu Chính Yếu

cho Phần Thông Thạo Giáo Lý mà các em muốn chia sẻ với bạn của mình? Tại sao?3. Các em sẽ chia sẻ với bạn của mình các thánh thư hoặc các nguồn tài liệu đã được Chúa quy

định nào? Tại sao?

Sau khi đã đủ thời gian, chia học sinh ra thành các cặp và mời họ đóng diễn mộtcuộc chuyện trò mà họ có thể có với một người bạn là người đã hỏi họ câu hỏi này.Mời học sinh sử dụng điều họ viết xuống nhằm giúp họ khi tham gia vào việc đóngdiễn. Sau một vài phút, mời học sinh thay đổi vai trò và diễn lại.

Sau khi đã đóng diễn xong, mời học sinh đặt câu hỏi hoặc chia sẻ những ý nghĩhoặc những hiểu biết sâu sắc họ có trong khi họ tham gia vào bài tập thực tập này.

Mời một hoặc vài học sinh chia sẻ chứng ngôn của họ về việc vâng theo các giáolệnh đã mang đến niềm hạnh phúc và các phước lành từ Chúa như thế nào.

Bài Tập 2 (20-25 phút)Đọc to tình huống sau đây:

Hãy tưởng tượng rằng trong một cuộc chuyện trò với một số bạn cùng lớp ởtrường học, một bạn chỉ trích các em về những niềm tin tôn giáo của các em. Khicác em cố gắng trả lời, người bạn đó không thực sự trả lời mà còn chỉ trích các emnhiều hơn nữa. Các em tổn thương vì bị chỉ trích, cảm thấy bực tức trong lòng, vàphản ứng lại bằng cách nói những lời không tử tế. Sau đó, các em hối tiếc về điềuđã xảy ra và bắt đầu tự hỏi mình có nên cố gắng che giấu những niềm tin tôn giáokhỏi những người khác trong tương lai hay không.

CÁC GIÁO LỆNH

79

Page 96: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Sắp xếp học sinh thành các nhóm nhỏ gồm có hai hoặc ba học sinh, vàcho mỗi học sinh một tờ giấy phát tay. Giải thích rằng tờ giấy phát tay này

sẽ giúp họ cân nhắc cách áp dụng ba nguyên tắc của việc Đạt Được Sự Hiểu BiếtThuộc Linh trong những tình huống như anh chị em đã đọc. Yêu cầu học sinh làmviệc theo nhóm của mình để hoàn tất sinh hoạt này.

Làm thế nào tôi có thể đứng vững vàng trong các lẽ thật phúc âm mà tôi tin tưởng vàcho thấy tình yêu thương dành cho những người khác là những người không có cùngniềm tin với tôi?

Thảo luận về cách các em có thể trả lời cho câu hỏi trên bằng cách sử dụng các nguyên tắc và cáccâu hỏi được nêu ra dưới đây:

Hành động với đức tin:

• Nếu các em đang hỏi câu hỏi đó, một số cách thức nào các em có thể hành động với đức tin?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu:

• Làm thế nào các em có thể tìm cách có được một quan điểm vĩnh cửu khi giao tiếp với nhữngngười mà các em có thể bất đồng với họ hoặc thấy khó để yêu mến? Các em nghĩ tại sao điềunày là quan trọng để làm?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định:

• Làm thế nào giáo lý được dạy trong Mô Rô Ni 7:45, 47–48 giúp các em biết cách đáp ứng vớicâu hỏi đó?

• Các thánh thư hoặc những lời giảng dạy nào của các vị tiên tri và các vị lãnh đạo Giáo Hội có thểgiúp các em tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này?

Nếu học sinh cần giúp nhận ra thêm các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định màcó thể giúp họ trả lời câu hỏi trên tờ giấy phát tay, hãy cân nhắc việc tham khảo bàinói chuyện tại đại hội trung ương của Anh Cả Dallin H. Oaks, “Yêu Mến NhữngNgười Khác và Chấp Nhận Những Dị Biệt” ( Liahona, tháng Mười Một năm2014, 25–28).

Sau khi học sinh đã có đủ thời gian để hoàn tất sinh hoạt này, hãy mời một vài họcsinh chia sẻ với cả lớp điều họ đã thảo luận.

Anh chị em có thể muốn kết thúc bào tập này bằng cách đọc lời phát biểu sau đâycủa Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Thưa các bạn, nhất là các bạn trẻ của tôi, hãy can đảm lên. Tình yêu thươngthanh khiết như Đấng Ky Tô tuôn chảy từ sự ngay chính chân thật có thể thay đổithế giới. …

“Hãy mạnh dạn. Hãy sống theo phúc âm một cách trung tín cho dù những ngườixung quanh các anh chị em không hề sống theo phúc âm. Hãy bảo vệ niềm tincủa các anh chị em với cử chỉ lễ độ và lòng trắc ẩn, nhưng phải bảo vệ niềm tin

này” (Jeffrey R. Holland, “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ,” Ensign hoặc Liahona,tháng Năm năm 2014, 8–9).

CÁC GIÁO LỆNH

80

Page 97: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Làm chứng về tầm quan trọng của việc yêu mến người khác, thậm chí khi chúng tabảo vệ cho niềm tin của mình. Mời học sinh suy ngẫm về cách thức mà họ sẽ tìmcách sử dụng điều họ đã học được trong bài tập này để bảo vệ cho các lẽ thật phúcâm mà họ tin tưởng theo một cách đầy yêu thương và giống như Đấng Ky Tô.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo LýSinh hoạt ôn lại này có thể giúp học sinh hiểu và áp dụng những lời phát biểu vềgiáo lý đã được các đoạn giáo lý thông thạo Sách Mặc Môn hỗ trợ. Hãy cân nhắcviệc sử dụng sinh hoạt ôn lại này vào cuối khóa học, sau khi học sinh đã học tất cảcác đoạn giáo lý thông thạo Sách Mặc Môn.

Trưng bày lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer (1924–2015) thuộcNhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu này.

“Giáo lý chân chính, nếu hiểu rõ, sẽ thay đổi thái độ và hành vi.

“Việc nghiên cứu các giáo lý phúc âm sẽ cải thiện hành vi nhanh hơn là việcnghiên cứu hành vi sẽ cải thiệnn hành vi” (Boyd K. Packer, “Little Children,”Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 17).

Giải thích rằng mỗi đoạn giáo lý thông thạo chứa đựng giáo lý chân chính mà nếuhiểu được, sẽ giúp chúng ta thay đổi và trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô và ChaThiên Thượng của chúng ta hơn. Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng hoặc đưacho học sinh một tờ giấy phát tay có chứa những câu hỏi này:

• Câu thánh thư này chứa đựng giáo lý nào mà nếu hiểu được sẽ thay đổi tháiđộ hoặc hành vi của một người?

• Nếu một người thực sự hiểu được giáo lý được hỗ trợ bởi câu thánh thư này,thì giáo lý đó có thể ảnh hưởng đến thái độ hoặc hành vi của người đó nhưthế nào?

• Tại sao các em nghĩ việc hiểu giáo lý này sẽ có ảnh hưởng đó?

• Thái độ hoặc hành vi của các em đã thay đổi như thế nào do việc hiểu giáolý này?

Yêu cầu mỗi học sinh trong lớp chọn ra một đoạn giáo lý thông thạo từ Sách MặcMôn. Hoặc anh chị em có thể viết các đoạn tham khảo trên những mảnh giấy vàyêu cầu học sinh chọn một mảnh giấy một cách ngẫu nhiên. Mời học sinh đọcđoạn giáo lý thông thạo và chuẩn bị chia sẻ các câu trả lời của họ cho bốn câu hỏitrên đây.

Sau khi học sinh đã có đủ thời gian, hãy chia các em ra thành từng cặp. Yêu cầu họđọc các đoạn thánh thư của mình cho nhau nghe rồi sau đó trả lời các câu hỏi. Mờimột vài học sinh chia sẻ những câu trả lời của họ với cả lớp.

CÁC GIÁO LỆNH

81

Page 98: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Làm chứng rằng các giáo lý được giảng dạy trong các đoạn giáo lý thông thạotrong Sách Mặc Môn có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của chúng ta nếuchúng ta bỏ ra thời giờ để học hỏi và thực sự hiểu thấu các giáo lý đó. Mời học sinhtìm cách áp dụng một trong các giáo lý mà họ đã ôn lại trong sinh hoạt này mộtcách hữu hiệu hơn.

CÁC GIÁO LỆNH

82

Page 99: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 100: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này
Page 101: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Phụ Lục: Sự Hướng DẫnTừng Bước Gợi Ý cho PhầnThông Thạo Giáo Lý SáchMặc MônPhần hướng dẫn từng bước được trình bày trong phần Những Chỉ Dẫn dành choGiảng Viên là nhằm mục đích dành cho những giảng viên muốn giảng dạy PhầnThông Thạo Giáo Lý trong những phân đoạn nhỏ hơn một vài ngày một tuần.

Phần hướng dẫn từng bước nhằm mục đích dành cho những giảng viên muốn sửdụngtrọn buổi học để giảng dạy mỗi bài học Thông Thạo Giáo Lý. Để đạt đượcđiều này, phần hướng dẫn từng bước đề nghị rằng vào những ngày nhất định, haibài học thánh thư sẽ được gộp lại thành một buổi học. Việc này cho phép sự kếthợp của các bài học Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn trong khi vẫn duy trì tổngsố 160 ngày giảng dạy. Nếu anh chị em chọn sử dụng cách tiếp cận này, anh chị emsẽ cần quyết định phần nào của các bài học phối hợp để giảng dạy và phần nào đểtóm lược để cho cả hai bài học vừa đủ thời gian của một buổi học.

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

1 Ngày 1: Bài Học 1 Trang Tựa, Lời Giới Thiệu, và Chứng Ngôn của Bavà Tám Nhân Chứng

Ngày 2: Bài Học 2 Học Thánh Thư

Ngày 3: Bài Học 3 Vai Trò của Học Viên

Ngày 4: Bài Học 4 Kế Hoạch Cứu Rỗi

Ngày 5: Bài Học 5 Phần Khái Quát của Sách Mặc Môn

Trang Tựa, LờiGiới Thiệu vàCác ChứngNgôn của Bavà Tám NhânChứng

2 Ngày 1: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh (Phần 1)

Ngày 2: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh (Phần 2—“Các Nguyên TắcCó Thể Giúp Chúng Ta Trả Lời Những Câu Hỏi,” “Hành Động bằng ĐứcTin,” “Xét Các Khái Niệm và Câu Hỏi với một Quan Điểm Vĩnh Cửu”, và“Tìm Kiếm Thêm Sự Hiểu Biết qua Các Nguồn Phương Tiện ThiêngLiêng Đã Được Quy Định)

Ngày 3: Bài Học 6 1 Nê Phi 1

Ngày 4: Bài Học 7 1 Nê Phi 2

Ngày 5: Bài Học 8 1 Nê Phi 3–4

1 Nê Phi 1–4

85

Page 102: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

3 Ngày 1: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 2: Bài Học 9 1 Nê Phi 5; Bài Học 10 1 Nê Phi 6; 9

Ngày 3: Bài Học 11 1 Nê Phi 7

Ngày 4: Bài Học 12 1 Nê Phi 8

Ngày 5: Bài Học 13 1 Nê Phi 10–11

1 Nê Phi 5–11

4 Ngày 1: Bài Học 14 1 Nê Phi 12–13

Ngày 2: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 3: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh (Phần 2—“Ôn Lại PhầnThông Thạo Giáo Lý” [20 phút] và thời gian linh động)

Ngày 4: Bài Học 15 1 Nê Phi 14

Ngày 5: Bài Học 16 1 Nê Phi 15

1 Nê Phi 12–15

5 Ngày 1: Bài Học 17 1 Nê Phi 16

Ngày 2: Bài Học 18 1 Nê Phi 17; Bài Học 19 1 Nê Phi 18

Ngày 3: Bài Học 20 1 Nê Phi 19; Bài Học 21 1 Nê Phi 20–22

Ngày 4: Thiên Chủ Đoàn (Các Phân Đoạn 1–4)

Ngày 5: Bài Học 22 2 Nê Phi 1

1 Nê Phi 16–2Nê Phi 1

6 Ngày 1: Bài Học 23 2 Nê Phi 2 (Phần 1)

Ngày 2: Bài Học 24 2 Nê Phi 2 (Phần 2)

Ngày 3: Bài Học 25 2 Nê Phi 3

Ngày 4: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 5: Thiên Chủ Đoàn (Các phân đoạn 5–8)

2 Nê Phi 2–3

7 Ngày 1: Bài Học 26 2 Nê Phi 4

Ngày 2: Bài Học 27 2 Nê Phi 5; Bài Học 28 2 Nê Phi 6–8

Ngày 3: Bài Học 29 2 Nê Phi 9:1–26

Ngày 4: Bài Học 30 2 Nê Phi 9:27–54; 10

Ngày 5: Bài Học 31 2 Nê Phi 11;16

2 Nê Phi 4–11,16

8 Ngày 1: Thiên Chủ Đoàn (“Bài Tập Thực Hành” và “Ôn Lại Phần ThôngThạo Giáo Lý”)

Ngày 2: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 3: Bài Học 32 2 Nê Phi 12–15

Ngày 4: Bài Học 33 2 Nê Phi 17–20; Bài Học 34 2 Nê Phi 21–24

Ngày 5: Bài Học 35 2 Nê Phi 25

2 Nê Phi12–15, 17–25

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

86

Page 103: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

9 Ngày 1: Bài Học 36 2 Nê Phi 26

Ngày 2: Bài Học 37 2 Nê Phi 27

Ngày 3: Kế Hoạch Cứu Rỗi (Các Phân Đoạn 1–5)

Ngày 4: Bài Học 38 2 Nê Phi 28; Bài Học 39 2 Nê Phi 29–30

Ngày 5: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

2 Nê Phi 26–30

10 Ngày 1: Bài Học 40 2 Nê Phi 31

Ngày 2: Bài Học 41 2 Nê Phi 32

Ngày 3: Bài Học 42 2 Nê Phi 33

Ngày 4: Kế Hoạch Cứu Rỗi (“Bài Tập Thực Hành” và “Ôn Lại PhầnThông Thạo Giáo Lý”)

Ngày 5: Bài Học 43 Gia Cốp 1:1–2:11

2 Nê Phi31–Gia Cốp2:11

11 Ngày 1: Bài Học 44 Gia Cốp 2:12–35

Ngày 2: Bài Học 45 Gia Cốp 3–4

Ngày 3: Bài Học 46 Gia Cốp 5:1–51

Ngày 4: Bài Học 47 Gia Cốp 5:52–77; 6

Ngày 5: Bài Học 48 Gia Cốp 7

Gia Cốp2:12–7:27

12 Ngày 1: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (Các Phân Đoạn 1–4)

Ngày 2: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 3: Bài Học 49 Ê Nót

Ngày 4: Bài Học 50 Gia Rôm và Ôm Ni

Ngày 5: Bài Học 51 Lời Mặc Môn–Mô Si A 1

Ê Nót–Mô Si A1

13 Ngày 1: Bài Học 52 Mô Si A 2

Ngày 2: Bài Học 53 Mô Si A 3

Ngày 3: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (Các Phân Đoạn 5–9)

Ngày 4: Bài Học 54 Mô Si A 4

Ngày 5: Bài Học 55 Mô Si A 5–6

Mosiah2–Mosiah 6

14 Ngày 1: Bài Học 56 Mô Si A 7–8

Ngày 2: Bài Học 57 Mô Si A 9–10; Bài Học 58 Mô Si A 11:1–12:17

Ngày 3: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 4: Bài Học 59 Mô Si A 12:18–14:12

Ngày 5: Bài Học 60 Mô Si A 15–17

Mosiah7–Mosiah 17

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

87

Page 104: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

15 Ngày 1: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (Các Phân Đoạn 10–12 và“Bài Tập Thực Hành 1”)

Ngày 2: Bài Học 61 Mô Si A 18

Ngày 3: Bài Học 62 Mô Si A 19–20

Ngày 4: Bài Học 63 Mô Si A 21–22

Ngày 5: Bài Học 64 Mô Si A 23–24; Bài Học 65 Mô Si A 25

Mô Si A 18–25

16 Ngày 1: Bài Học 66 Mô Si A 26

Ngày 2: Bài Học 67 Mô Si A 27; Bài Học 68 Mô Si A 28–29

Ngày 3: Ngày Linh Động (thời gian được đề nghị trong lớp học dành racho việc thực hiện bài đánh giá việc học tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16)

Ngày 4: Ngày Linh Động (thời gian được đề nghị trong lớp học dành racho việc ôn lại bài thi đánh giá việc học tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16)

Ngày 5: Bài Học 69 An Ma 1–2; Bài Học 70 An Ma 3–4

Mô Si A 26–AnMa 4

17 Ngày 1: Bài Học 71 An Ma 5:1–36

Ngày 2: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (“Bài Tập Thực Hành 2”và “Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”)

Ngày 3: Bài Học 72 An Ma 5:37–62

Ngày 4: Bài Học 73 An Ma 6–7

Ngày 5: Bài Học 74 An Ma 8; Bài Học 75 An Ma 9–10

An Ma 5–10

18 Ngày 1: Bài Học 76 An Ma 11; Bài Học 77 An Ma 12

Ngày 2: Bài Học 78 An Ma 13

Ngày 3: Bài Học 79 An Ma 14

Ngày 4: Bài Học 80 An Ma 15–16

Ngày 5: Ngày Linh Động (cuối học kỳ)

An Ma 11–16

19 Ngày 1: Bài Học 81 An Ma 17

Ngày 2: Bài Học 82 An Ma 18

Ngày 3: Bài Học 83 An Ma 19–20

Ngày 4: Bài Học 84 An Ma 21–22

Ngày 5: Bài Học 85 An Ma 23–24

An Ma 17–24

20 Ngày 1: Bài Học 86 An Ma 25–26

Ngày 2: Bài Học 87 An Ma 27–29

Ngày 3: Sự Phục Hồi (Các phân đoạn 1–2 và “Ôn Lại Phần Thông ThạoGiáo Lý”)

Ngày 4: Bài Học 88 An Ma 30

Ngày 5: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

An Ma 25–30

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

88

Page 105: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

21 Ngày 1: Bài Học 89 An Ma 31

Ngày 2: Bài Học 90 An Ma 32

Ngày 3: Bài Học 91 An Ma 33

Ngày 4: Bài Học 92 An Ma 34–35

Ngày 5: Bài Học 93 An Ma 36

An Ma 31–36

22 Ngày 1: Bài Học 94 An Ma 37

Ngày 2: Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải (“Thông Hiểu Giáo Lý” và “ÔnLại Phần Thông Thạo Giáo Lý”) và Chức Tư Tế và Các Chìa Khóa củaChức Tư Tế (Các Phân Đoạn 1–2 và “Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”)

Ngày 3: Bài Học 95 An Ma 38

Ngày 4: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 5: Bài Học 96 An Ma 39

An Ma 37–39

23 Ngày 1: Bài Học 97 An Ma 40

Ngày 2: Bài Học 98 An Ma 41

Ngày 3: Bài Học 99 An Ma 42

Ngày 4: Các Giáo Lễ và Các Giao Ước (Các Phân Đoạn 1–4)

Ngày 5: Bài Học 100 An Ma 43–46

An Ma 40–46

24 Ngày 1: Bài Học 102 An Ma 49–51

Ngày 2: Bài Học 102 An Ma 49–51

Ngày 3: Bài Học 103 An Ma 52–55

Ngày 4: Bài Học 104 An Ma 56–58

Ngày 5: Bài Học 105 An Ma 59–63

An Ma 47–63

25 Ngày 1: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 2: Các Giáo Lễ và Các Giao Ước (“Bài Tập Thực Hành” và “Ôn LạiPhần Thông Thạo Giáo Lý”)

Ngày 3: Bài Học 106 Hê La Man 1–2

Ngày 4: Bài Học 107 Hê La Man 3–4

Ngày 5: Bài Học 108 Hê La Man 5

Hê La Man 1–5

26 Ngày 1: Bài Học 109 Hê La Man 6–7; Bài Học 110 Hê La Man 8–9

Ngày 2: Bài Học 111 Hê La Man 10

Ngày 3: Bài Học 112 Hê La Man 11–12

Ngày 4: Bài Học 113 Hê La Man 13

Ngày 5: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Hê La Man6–13

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

89

Page 106: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

27 Ngày 1: Hôn Nhân và Gia Đình (Các Phân Đoạn 1–2)

Ngày 2: Bài Học 114 Hê La Man 14

Ngày 3: Bài Học 115 Hê La Man 15–16

Ngày 4: Bài Học 116 3 Nê Phi 1

Ngày 5: Bài Học 117 3 Nê Phi 2–5

Hê La Man14–3 Nê Phi 5

28 Ngày 1: Bài Học 118 3 Nê Phi 6–7; Bài Học 119 3 Nê Phi 8–10

Ngày 2: Hôn Nhân và Gia Đình (“Bài Tập Thực Hành” và “Ôn Lại PhầnThông Thạo Giáo Lý”)

Ngày 3: Bài Học 120 3 Nê Phi 11:1–17

Ngày 4: Bài Học 121 3 Nê Phi 11:18–41

Ngày 5: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

3 Nê Phi 6–11

29 Ngày 1: Bài Học 122 3 Nê Phi 12

Ngày 2: Bài Học 123 3 Nê Phi 13

Ngày 3: Bài Học 124 3 Nê Phi 14

Ngày 4: Bài Học 125 3 Nê Phi 15–16

Ngày 5: Bài Học 126 3 Nê Phi 17

3 Nê Phi 12–17

30 Ngày 1: Các Giáo Lệnh (Các phân đoạn 1–4)

Ngày 2: Bài Học 127 3 Nê Phi 18; Bài Học 128 3 Nê Phi 19

Ngày 3: Bài Học 129 3 Nê Phi 20

Ngày 4: Ngày Linh Động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 5: Bài Học 130 3 Nê Phi 21–22; Bài Học 131 3 Nephi 23

3 Nê Phi 18–23

31 Ngày 1: Bài Học 132 3 Nê Phi 24–26

Ngày 2: Bài Học 133 3 Nê Phi 27

Ngày 3: Các Giáo Lệnh (Các phân đoạn 5–8)

Ngày 4: Bài Học 134 3 Nê Phi 28

Ngày 5: Bài Học 135 3 Nê Phi 29–30

3 Nê Phi 24–3Nê Phi 30

32 Ngày 1: Bài Học 136 4 Nê Phi

Ngày 2: Bài Học 137 Mặc Môn 1–2; Bài Học 138 Mặc Môn 3–4

Ngày 3: Bài Học 139 Mặc Môn 5–6; Bài Học 140 Mặc Môn 7

Ngày 4: Bài Học 141 Mặc Môn 8

Ngày 5: Bài Học 142 Mặc Môn 9

4 Nê Phi–MặcMôn 9

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

90

Page 107: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này

Hướng Dẫn Từng Bước Gợi Ý cho Việc Giảng Dạy Một Bài Học Thông Thạo GiáoLý mỗi Tuần

Tuần Bài Học Khối ThánhThư

33 Ngày 1: Ngày linh động (xin xem những đề nghị cho những ngày linhđộng)

Ngày 2: Bài Học 143 Ê The 1; Bài Học 144 Ê The 2

Ngày 3: Các Giáo Lệnh (Các Bài Tập Thực Hành 1–2)

Ngày 4: Bài Học 145 Ê The 3

Ngày 5: Bài Học 146 Ê The 4–5; Bài Học 147 Ê The 6

Ê The 1–6

34 Ngày 1: Bài Học 148 Ê The 7–11

Ngày 2: Ngày Linh Động (thời gian được đề nghị trong lớp học dành racho việc thực hiện bài đánh giá việc học tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10)

Ngày 3: Ngày Linh Động (thời gian được đề nghị trong lớp học dànhcho việc ôn lại bài đánh giá việc học tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10)

Ngày 4: Bài Học 149 Ê The 12:1–22

Ngày 5: Bài Học 150 Ê The 12:23–41

Ê The 7–12

35 Ngày 1: Bài Học 151 Ê The 13–15

Ngày 2: Bài Học 152 Mô Rô Ni 1–3; Bài Học 153 Mô Rô Ni 4–5

Ngày 3: Các Giáo Lệnh (“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý” [20 phút]và thời gian linh động)

Ngày 4: Bài Học 154 Mô Rô Ni 6

Ngày 5: Bài Học 155 Mô Rô Ni 7:1–19

Ê The 13:1–MôRô Ni 7:19

36 Ngày 1: Bài Học 156 Mô Rô Ni 7:20–48

Ngày 2: Bài Học 157 Mô Rô Ni 8; Bài Học 158 Mô Rô Ni 9

Ngày 3: Bài Học 159 Mô Rô Ni 10:1–7, 27–29

Ngày 4: Bài Học 160 Mô Rô Ni 10:8–26, 30–34

Ngày 5: Ngày Linh Động (kết thúc năm)

Mô Rô Ni7:20–10:34

SỰ HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC GỢI Ý CHO PHẦN THÔNG THẠO GIÁO LÝ SÁCH MẶC MÔN

91

Page 108: Tài Liệu Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên · Tiên Tri của Thời Kỳ Phục Hồi.Tuy nhiên, đoạn thánh thư thông thạo giáo lý này