68
TÀI LIU THAM KHO VÀ PHLC

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO VÀ PH Ụ L · Về Kết qu ả h ọc t ập, theo h ọc gi ả Declan Kennedy, ñó là tuyên ngôn v ề nh ững gì m ột ... tập c ủa sinh

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC

TỔNG QUAN VỀ ðÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC ðẠI HỌC

Nhóm tác giả: ðào Phong Lâm – Trung tâm ðBCL&KT

Nguyễn Kỳ Tuấn Sơn – Phòng ðào tạo

I. GIỚI THIỆU

1) Khái niệm ðánh giá và Kết quả học tập

Nhận thấy tầm quan trọng của việc có một cách hiểu thống nhất khi bàn về ðánh giá và Kết quả học tập, nhóm tác giả xin ñược bắt ñầu bằng cách giới thiệu một số ñịnh nghĩa và giải thích về các khái niệm liên quan trong bài tham luận.

Tài liệu của Cơ quan ðảm bảo Chất lượng Giáo dục ðại học Vương quốc Anh (2012) ñịnh nghĩa ðánh giá là các tiến trình hay thủ tục giúp thẩm ñịnh kiến thức, sự hiểu biết, năng lực hay kỹ năng của một cá nhân.

Về Kết quả học tập, theo học giả Declan Kennedy, ñó là tuyên ngôn về những gì một người học ñược mong ñợi sẽ biết, thông hiểu và/hoặc có khả năng thể hiện ñược sau khi hoàn tất một tiến trình học tập (ñó có thể là một bài giảng, một học phần hay toàn bộ một chương trình giáo dục), và cấu trúc ñược khuyến nghị cho một tuyên ngôn về kết quả học tập là: [người học] [sẽ có năng lực trình bày/thể hiện] [một kiến thức/hành ñộng/kỹ năng] [trong ñiều kiện cụ thể].

Hình 1: Kết quả học tập và tương quan với các thành tố khác trong chương trình (ðào

Phong Lâm, 2015)

Hình 1 minh họa vị trí và vai trò của kết quả trong giáo dục – ñào tạo, trong ñó có ðầu vào (Input; gồm tuyển sinh, trình ñộ ban ñầu của sinh viên, các giáo trình, tài liệu, quy ñịnh...), Tiến trình (Throughput; gồm hoạt ñộng dạy và học, các hoạt ñộng ngoại khóa, các quy trình giúp ñảm bảo chất lượng, hoạt ñộng kiểm tra ñánh giá…), ðầu ra (Output; thường ñược hiểu là người học tốt nghiệp và các kết quả trong ñào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ công ñồng), Thành quả (Outcome; là ñóng góp của ñầu ra cho cộng

ñồng và xã hội). Cả một tiến trình gồm nhiều thành tố như trên nếu gắn kết và vận hành theo các chuẩn ñã xác ñịnh sẽ giúp ñạt ñược các mục tiêu (Objectives) của chương trình.

Sổ tay ðảm bảo chất lượng (ðBCL) giáo dục về Chương trình ñào tạo (CTðT) của ðại học Cần Thơ (ðHCT) phát hành các năm 2013 (Tập 1) và 2015 (Tập 2) ñã thống nhất xem kết quả học tập là hệ thống các kiến thức, kỹ năng và/hoặc năng lực mà cá nhân thu ñược và/hoặc có khả năng trình bày sau khi hoàn thành một tiến trình học tập chính thức hoặc không chính thức; và ñánh giá kết quả học tập là tiến trình thẩm ñịnh kiến thức, thực hành, kỹ năng và/hay năng lực của một cá nhân căn cứ trên các tiêu chí ñã ñược xác ñịnh từ ban ñầu – ñó là kỳ vọng ñặt vào người học trong học tập, và các phép ño kết quả học tập của người học.

Trước ñó, trong một nghiên cứu của mình, nhóm tác giả của ðại học Cần Thơ (ðHCT) gồm Trịnh Quốc Lập & Nguyễn Thị Hồng Nam (2008) xem ñánh giá kết quả học tập của sinh viên là tiến trình thu thập và phân tích những bằng chứng về sự biến ñổi của sinh viên qua các mặt: nhận thức, kỹ năng (thao tác chân tay, thao tác tư duy) và thái ñộ (tình cảm, ý thức) ñể có thể ñưa ra kết luận về hiệu quả của quá trình dạy và học.

Trong khuôn khổ bài tham luận này, các khái niệm ðánh giá, Kết quả học tập, và ðánh giá Kết quả học tập sẽ sử dụng các ñịnh nghĩa và giải thích ñã nêu ở trên, và nhóm tác giả thống nhất dùng hai cụm từ ðánh giá và Kiểm tra ðánh giá với ý nghĩa tương ñương, giống như cách sử dụng trong các tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và ðào tạo (GD&ðT) và xin ñược khẳng ñịnh là mục ñích bao trùm của kiểm tra ñánh giá người học thông qua ñánh giá kết quả học tập là nhằm hỗ trợ việc học trở nên hiệu quả hơn và giúp cung cấp cho các bên liên quan (BLQ) trong CTðT và các hoạt ñộng của Nhà trường một cách ñầy ñủ những thông tin và phản hồi ñáng tin cậy qua ñó BLQ có thể ra các thông báo về cân nhắc, lựa chọn và quyết ñịnh về tiến trình học tập và các kế hoạch cải tiến chất lượng có liên quan.

2) Lược sử kiểm tra ñánh giá trong giáo dục trên Thế giới và tại Việt Nam

Theo tác giả Mitch Miller (2006), các kỳ thi ñánh giá năng lực cá nhân ñầu tiên ñược ghi nhận trong lịch sử là thi tuyển người tài vào bộ máy quan lại trong các triều ñình hoàng ñế Trung Hoa từ những năm 2000 trước Tây Lịch.

Còn tại Châu Âu, cùng với giáo dục ñại chúng thì các kỳ thi ñại chúng ñã trở thành hiện tượng trong Thế kỷ XIX như là hình thức tưởng thưởng và cất nhắc người có năng lực và giúp phân loại học sinh phù hợp với các trường trung cấp huấn nghệ, cao ñẳng, hay ñại học.

Tại Mỹ, theo Richard J. Shavelson (2007), việc ñánh giá ở bậc ñại học ñã tiến hóa qua 4 thời kỳ gồm: (1) sự ra ñời của các bài trắc nghiệm tiêu chuẩn: 1900–1933; (2) kiểm tra ñánh giá giáo dục phổ thông và ñại học: 1933–1947; (3) sự lớn mạnh của các tổ chức khảo thí: 1948–1978; và (4) thời kỳ trách nhiệm giải trình với bên ngoài: 1979–hiện nay.

Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh (2006) ñã tóm tắt lại khá chi tiết hình thức và hệ thống thi tuyển người tài năng ra ñảm trách các công việc trong bộ máy nhà nước phong kiến ñược gọi là Khoa cử trong lịch sử Trung Quốc, trải dài từ nhà Chu (1122–247 trước Tây Lịch), nhà Hán (206–220 trước Tây Lịch), ñến nhà Ngụy–Tấn (220–265), rồi nhà Tùy (265–420)… Cũng theo tác giả Chân Quỳnh, hệ thống thi cử thật sự ñi vào nền nếp quy củ

trong ñời nhà Ðường (618–907). Việc nước Việt Nam ta chịu sự ñô hộ của Trung Quốc hơn một ngàn năm (111 trước Tây Lịch–905) lý giải ảnh hưởng của giáo dục phong kiến Trung Quốc lên giáo dục nước nhà với những khoa thi Hương, thi Hội và thi Ðình trong quá khứ và với những những tên gọi như Cử-nhân và Tiến-sĩ còn tồn tại ñến ngày nay.

Theo Giáo Sư Phạm ðức Liên (2013), nền giáo dục của nước ta trước ñây, gồm cả tổ chức thi cử và kiểm tra ñánh giá, cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cách tổ chức giáo dục của người Pháp.

Hiện nay, kiểm tra ñánh giá trong giáo dục và giáo dục ñại học ở Việt Nam dựa trên các quy ñịnh, hướng dẫn của Bộ GD&ðT và chịu nhiều ảnh hưởng từ kiến thức của giảng viên (về xã hội, chuyên môn, và kiểm tra ñánh giá) và kinh nghiệm mà họ có ñược qua thời gian học tập và tu nghiệp trong và ngoài nước, cũng như mô hình và công cụ ðBCL ñược các cơ sở giáo dục chủ quản theo ñuổi và áp dụng.

3) ðộ giá trị, ðộ tin cậy và Tính khả dụng trong ñánh giá

Tác giả Chris Rust (2002) tóm tắt các thuộc tính then chốt của kiểm tra ñánh giá trong giáo dục, bao gồm ðộ giá trị (Validity), ðộ tin cậy (Reliability) và Tính khả dụng (Usability).

ðánh giá trong giáo dục ñạt ñược ðộ giá trị khi giúp giảng viên và cơ sở giáo dục ñánh giá ñược những gì cần ñánh giá. Nói cách khác, ðộ giá trị là mức ñộ chính xác mà các phương pháp và công cụ ñánh giá ño lường ñược, giúp ño ñược cái cần ño, và cũng từ ñó giúp các suy luận từ phép ño trở nên có ý nghĩa.

ðộ tin cậy trong kiểm tra ñánh giá là khi các giám khảo ñộc lập sử dụng cùng các tiêu chí và ñáp án, thang ñiểm thì họ sẽ cho ra kết quả giống nhau ñối với một thể hiện của người học (ghi lại trên giấy hay thông qua hành ñộng). Cũng có thể hiểu ðộ tin cậy trong ñánh giá là tính nhất quán và mức ñộ phụ thuộc của số liệu thu thập ñược qua việc sử dụng cùng một công cụ hay quy trình thu thập dữ liệu trong các ñiều kiện như nhau. Các nhà nghiên cứu ñồng ý là khó có thể ñạt ñược ñộ tin cậy tuyệt ñối của dữ liệu ñánh giá; tuy nhiên, việc sử dụng bảng kiểm và ñào tạo các cán bộ tham gia hoạt ñộng kiểm tra ñánh giá có thể cải thiện cả ñộ tin cậy và ñộ giá trị.

Tính khả dụng trong ñánh giá là khi những phương pháp và hình thức ñánh giá ñược lựa chọn phù hợp với nguồn lực, thiết kế và bối cảnh ñặc thù của chương trình và của cơ sở giáo dục.

4) Thang ñiểm ñánh giá kết quả học tập trong giáo dục ñại học

Nhằm giúp người ñọc có cái nhìn toàn cảnh về ñánh giá ñịnh lượng người học trong giáo dục ñại học, nhóm tác giả bài tham luận xin ñược tóm tắt thang ñiểm ñánh giá ñược áp dụng tại các cơ sở giáo dục ñại học ở một số quốc gia trong Bảng 1, với các thông tin dựa trên các tài liệu nhóm tác giả thu thập ñược từ các tài liệu nghiên cứu và từ nguồn Internet.

Có thể thấy các cách ñánh giá ñịnh lượng khác nhau giữa các quốc gia, ñơn cử như ở Nga sử dụng thang ñiểm là 5 với 5 là ñiểm cao nhất, ở ðức là thang ñiểm 6 với 1 là ñiểm cao nhất, ở Pháp là thang ñiểm 20, ở Hoa Kỳ và Úc là thang 100%, hay như ở Hà Lan là thang ñiểm 10.

Bảng 1: Một số thang ñiểm ñánh giá giáo dục ñại học trên thế giới

Quốc gia Thang ñiểm theo chữ cái và lượng hóa theo % và số

Ghi chú

Anh A (hạng nhất; 70-100); B+ (cận trên hạng 2; 60-69); B (cận dưới hạng 2; 50-59); B- (hạng 3; 40-49); C (pass; 39-40); F (fail; dưới 30)

Tại hầu hết các CSGD, 40% là mức ñiểm ñậu

Bỉ A (81-100%); B (69-80%); C (58-68%); D (50-57%); F (dưới 50%)

Canada A (80-100%); B (70-79%); C (60-69%); D (50-59%); F (49% và thấp hơn)

ðức A (very good; 1-1,5); B+ (good; 1,6-2,5); B (satisfactory; 2,6-3,5); C (sufficient; 3,6-4,9); F (insufficient/fail; 5,0-6,0)

ECTS (Hệ thống

trao ñổi Tín chỉ Châu Âu)

A (outstanding; tích lũy cộng dồn 10%); B (above the average; 35%); C (generally sound work; 65%); D (fair; 90%); E (meeting the minimum criteria; ~100%); FX (Fail – some more work required before the credit can be awarded); F (Fail – considerable further work is required)

Hà Lan A (outstanding; 8,5-10); B (very good; 7,5-8,4); C (good; 6,5-7,4); D (satisfactory; 6-6,4); F (fail; 0-5,9)

Rất hiếm có ñiểm trên 9

Hoa Kỳ A+ (95-100%); A (90-94%); B (80-89%); C (70-79%); D (60-69%); F (0-59%)

Nga 5 (excellent); 4 (good); 3 (satisfactory); 2 (unsatisfactory); 1 (very poor)

Nhật Bản S/A+ (90+); A (80-90); B (70-79); C (60-69); F/D (40-59); E/F (0-39)

Pháp A (14-20); B+ (12-13); B (10-11); C (8-9); D (7-8,9); F (dưới 7)

Thường thì giáo sư cho ñiểm người học tối ña là 14-15 ñiểm

Trung Quốc A (90-100%); B (80-89%); C (70-79%); D (60-69%); F (dưới 60%)

Úc 7 (high distinction; 80-100%); 6 (disctinction; 70-79%); 5 (credit; 60-69%); 4 (pass; 50-59%); 3 (conceded pass); 1/2 (fail; dưới 50%)

Người học ñạt 75% thường ñược xem như là xuất sắc

Việt Nam A (giỏi; 8,5-10); B (khá; 7,0-8,4); C (trung bình; 5,5-6,9); D (trung bình yếu; 4,0-5,4; F (kém/không ñạt; dưới 4,0)

I (chưa ñủ dữ liệu ñánh giá); X (chưa nhận ñược kết quả thi)

Thang ñiểm sử dụng trong ñánh giá giáo dục ñại học ở Việt Nam ñược giới thiệu trong Bảng 1 căn cứ theo Quy chế 43/2007/Qð-BGDðT của Bộ GD&ðT ban hành ngày 15/8/2007 về ñào tạo ñại học và cao ñẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ðÁNH GIÁ

1) Phân loại theo phép ño: ðánh giá trực tiếp và ðánh giá gián tiếp

Trong báo cáo năm 2014 có tiêu ñề Các cách thức ño lường kết quả học tập của người học, Karen Kurotsuchi Inkelas ñúc kết 3 phép ño gồm: ðo lường trực tiếp, ðo lường gián tiếp, và ðánh giá dựa trên năng lực.

Phép ño trực tiếp thông qua các hình thức như làm bài thi, kiểm tra, hoặc là trên giấy, vấn ñáp, hay thực hành cho phép các giảng viên ñánh giá việc ñạt ñược kết quả học tập (KQHT) của người học một cách trực tiếp.

Phép ño gián tiếp ñược thực hiện dưới hình thức khảo sát ý kiến người học, ñơn cử như sử dụng phiếu hỏi lấy ý kiến người học và người học tốt nghiệp về mức ñộ hài lòng của họ ñối với những gì họ ñã học ñược từ các học phần và CTðT.

Phép ño dựa trên năng lực ñược thực hiện thông qua hồ sơ học tập, ñồ án cuối khóa, nghiên cứu ñiển hình, thực tập, sinh hoạt cộng ñồng… là phép ño kết hợp trực tiếp và gián tiếp và nghiêng về thể hiện của người học sau cả một tiến trình.

Những ưu ñiểm và nhược ñiểm tương ứng với các phép ño KQHT nói trên ñược Karen Kurotsuchi Inkelas phân tích như trong Bảng 2.

Bảng 2: Phép ño KQHT và các ưu nhược ñiểm tương ứng

STT Phương pháp Ưu ñiểm Nhược ñiểm

1 ðo lường trực tiếp

- Có thể ñịnh lượng thông tin - Trắc lượng tâm lý lành mạnh - Thông tin theo Chuẩn

- Không xác ñịnh ñược tiến trình ẩn trong hoạt ñộng học tập

- Thiếu linh hoạt trong việc diễn giải hoạt ñộng học tập

2 ðo lường gián tiếp

- Minh chứng về nhận thức của người học

- Thiếu minh chứng trực tiếp về việc học của người học

3 ðo lường dựa trên Năng lực

- Thể hiện ñược học tập tích hợp và chiêm nghiệm

- Người học tạo ra kết quả thay vì bài trắc nghiệm tạo ra kết quả

- Không dễ ñịnh lượng thông tin - Thách thức trong việc Chuẩn hóa thông tin

- Phải xây dựng ñược rubrics

Chris Rust (2002) khái quát các loại hình kiểm tra ñánh giá và một số lưu ý ñối với giảng viên khi áp dụng; cụ thể như sau:

- Tiểu luận (Essay): người học ñược yêu cầu trình bày dưới dạng văn xuôi ý kiến trả lời cá nhân trước một câu hỏi/ñề bài. Hình thức tự luận này giúp ñánh giá khả năng thảo luận, nhận xét, ñánh giá, phân tích, tóm tắt và phản biện của người học.

- Bài tập (Assignment): người học thường thực hiện ñộc lập như là khi người học viết báo cáo và thuyết trình, viết bài ñăng báo/tạp chí, viết ñiểm sách, thiết kế áp-phích… Bài tập giúp người học nắm bắt một phần trong chương trình học sau khi hoàn thành.

- ðồ án cá nhân (Individual project): người học thực hiện một hoạt ñộng nghiên cứu mở rộng về một chủ ñề nào ñó với sự thống nhất với giáo viên hướng dẫn. ðồ án cá nhân khá giống với bài tập, chỉ khác ở chỗ khi thực hiện ñồ án người học ñược quyền chọn nội dung và hình thức truyền thông khi trình bày kết quả.

- Bài tập/ðồ án nhóm (Group Project/Assignment): nhiều người học cùng thực hiện công việc ñược giao. ðánh giá bài tập và ñồ án nhóm giúp giảm khối lượng ñánh giá của giảng viên và giúp xây dựng kỹ năng làm việc nhóm và một số kỹ năng mềm khác trong người học.

- Tự ðánh giá/ðánh giá ñồng cấp (Self/Peer Assessment): người học sử dụng các tiêu chí ñánh giá ñã xác ñịnh do giảng viên cung cấp ñể tự mình ñánh giá kết quả thực hiện của bản thân hay bạn học. Cụ thể, người học có thể ñược giao bài tập chấm ñiểm một bài viết của sinh viên năm trước, sử dụng biểu mẫu tự ñánh giá ñể ñánh giá công việc của mình, chấm ñiểm bài làm của một bạn học và cho nhận xét ñể bạn ñiều chỉnh bài làm trước khi nộp cho giảng viên… hay thậm chí người học cùng giảng viên chấm ñiểm bài thuyết trình/tiểu luận của bạn học.

- Thi (Examination): một loại hình ñánh giá phổ biến và ña dạng, thường ñược thiết kế trong một khoảng thời gian ngắn (15, 30, 60, hay 90 phút…) và có sự giám sát nhằm ñảm bảo bài thi là kết quả tư duy và kiến thức của cá nhân người học.

- Vấn ñáp (Viva): người học trả lời miệng trực tiếp các câu hỏi do giám khảo ñặt ra có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới các nội dung cần ñánh giá. Vấn ñáp ñược khuyến cáo sử dụng kết hợp với các hình thức kiểm tra ñánh giá khác.

- Thao tác/Thực hiện (Performance): ñược sử dụng khi ñánh giá các KQHT liên quan vận ñộng, hành vi (thực hành). Giảng viên quan sát người học thực hiện/thao tác một hành ñộng (ví dụ như lấy nhiệt ñộ vật nuôi, khởi ñộng một dây chuyền chế biến…) và cho nhận xét, ñánh giá.

- Luận văn/Luận án (Dissertation/Thesis): luận văn là bài viết trình bày kết quả một ñiều tra hay nghiên cứu do người học thực hiện, có yêu cầu về văn phong và bố cục trình bày không khắt khe như luận án.

Chris Rust cũng ñưa ra ưu ñiểm, nhược ñiểm của các loại hình nói trên, và ngoài giải pháp chung là kết hợp các hình thức, tác giả ñề xuất giải pháp cụ thể cho một số loại hình kiểm tra ñánh giá như trong Bảng 3.

Có thể thấy do có các cách học và sở trường học khác nhau, cộng thêm các ưu và nhược ñiểm riêng, mỗi loại hình kiểm tra ñánh giá sẽ ñem lại một số thuận lợi hay gây ra một số bất lợi ñối với các người học theo các mức ñộ khác nhau. Do ñó, các chuyên gia khuyến cáo việc kết hợp và sử dụng nhiều hình thức ñánh giá giúp người học phát huy ñược sở trường và tạo sự công bằng trong ñánh giá.

Bảng 3: Ưu nhược ñiểm và giải pháp ñối với một số loại hình ñánh giá

STT Hình thức Ưu – Nhược ñiểm và Giải pháp

1 Tiểu luận

Nhược ñiểm của tự luận là dễ xảy ra tình trạng ñạo văn và các trọng số ñánh giá thường không liên quan nhiều tới năng lực cần kiểm tra (mà liên quan tới văn phong, nét chữ viết, ngữ pháp); gặp vấn ñề về ðộ giá trị.

2 Bài tập Các tiêu chí ñánh giá phải tách bạch ñược mối quan hệ giữa nội dung trình bày và phương thức truyền ñạt (medium) và nếu ñánh giá phương thức truyền ñạt thì trong chương trình phải có giảng dạy về phương thức truyền ñạt

3 ðồ án cá nhân Các tiêu chí ñánh giá phải ñược xây dựng khoa học giúp ñánh giá khách quan và công bằng các kết quả và cách thực hiện ñồ án khác nhau

4 Bài tập/ðồ án

nhóm

Phải xác ñịnh và ñánh giá công bằng vai trò và ñóng góp của từng người học trong kết quả của cả nhóm. Giải pháp thường là sự kết hợp các hợp phần gồm phần công việc của cá nhân, quan sát của giảng viên, tự nhận xét hay nhận xét lẫn nhau trong người học

5 Luận văn/Luận

án

Các tiêu chí ñánh giá phải ñược xây dựng khoa học giúp ñánh giá khách quan và công bằng các kết quả và cách thực hiện các Luận văn/Luận án khác nhau

6 Thi Do thời gian thiết kế tương ñối ngắn, các trả lời ñược cho là chưa sâu sắc và không giúp ñánh giá ñược tất cả các KQHT. Thi có thể dẫn ñến tình trạng học vẹt và giải ñề mẫu. Giải pháp thường là ñề thi yêu cầu người học phải ứng dụng các nội dung ñã học vào câu trả lời, hoặc ñặt người học trong một bối cảnh hoàn toàn mới và buộc họ phải ‘ñộng não’

7 Thao tác/Thực

hiện

Có thể ghi hình/ghi âm các thao tác ñể sử dụng trong việc chấm ñiểm và phản hồi tới người học sau ñó

8 Tự ðánh

giá/ðánh giá

ñồng cấp

Thông qua việc thử sử dụng các tiêu chí ñánh giá, hay chấm ñiểm dựa trên ñáp án mẫu, người học hiểu rõ các yêu cầu trong kiểm tra ñánh giá qua ñó cải thiện các bài làm/công việc của mình sau này. Một lợi ích nữa là tự ñánh giá và ñánh giá ñồng ñẳng giúp người học ña dạng hóa các hoạt ñộng học tập ñể nhận về nhiều phản hồi bổ ích từ các bạn học

2) Phân loại theo mục ñích: ðánh giá tiến trình và ðánh giá tổng kết

Cơ quan ðBCL Giáo dục ðại học Vương quốc Anh (2012) tóm tắt các nét chính trong ñánh giá tiến trình (formative assessment) và ñánh giá tổng kết (summative assessment) như sau.

ðánh giá tiến trình (hay ðánh giá hình thành, xây dựng) ñược thực hiện trong khóa học thông qua các bài kiểm tra, báo cáo, thuyết trình gắn với các nội dung khác nhau nhằm mục ñích xây dựng năng lực người học theo thời gian và ñược thiết kế giúp người học ñạt hiệu quả cao hơn trong học tập thông qua việc giảng viên ñưa ra phản hồi/nhận

xét về thể hiện của người học và phương pháp học mà người học có thể cải thiện hoặc phát huy. Thực hành chiêm nghiệm trong người học có ñóng góp hiệu quả tới ñánh giá tiến trình. Vai trò của giảng viên trong ñánh giá tiến trình thể hiện qua các phản hồi/nhận xét, và kết quả ñánh giá tiến trình, nếu có, thường ñược tích hợp vào kết quả của ñánh giá tổng kết.

ðánh giá tổng kết, cụ thể như bài thi kết thúc học phần, thi cuối kỳ hay thực hiện ñồ án tốt nghiệp, giúp cho thấy mức ñộ thành công của người học trong việc ñáp ứng các tiêu chí ñánh giá ñược sử dụng nhằm ño các KQHT dự kiến của một chuyên ñề, học phần, hay một chương trình. Giảng viên căn cứ vào các tiêu chí này ñể xác ñịnh người học ñã học ñược những gì và không học ñược những gì thông qua việc xếp loại/cho ñiểm.

Như vậy có thể thấy ñánh giá tiến trình giúp tạo nên nền tảng cho ñánh giá tổng kết, và việc kết hợp hai phương pháp ñánh giá này sẽ giúp người học tích lũy ñược các kiến thức và kỹ năng một cách liên tục và ñược giảng viên can thiệp, ñịnh hướng kịp thời (thông qua phản hồi, nhận xét) qua ñó giúp họ ñạt ñược các KQHT như kỳ vọng.

3) Phân loại theo tham chiếu: ðánh giá theo mức chuẩn và ðánh giá theo tiêu chí

Jeanne Pfeifer (2005) cho rằng trắc nghiệm tham chiếu mức chuẩn (norm-referenced tests) thịnh hành vào những năm 1920s sử dụng bài trắc nghiệm tiêu chuẩn và dựa trên phân phối chuẩn trên ñồ thị kết quả nhằm so sánh, sàng lọc người học.

Theo Mitch Miller (2006), cho tới tận những năm 1970s, ña phần các cơ sở giáo dục (CSGD) tại Vương Quốc Anh và Hoa kỳ vẫn lựa chọn hình thức ñánh giá dựa trên mức chuẩn hay dựa trên nhóm người học ñể ñánh giá người học trong mối tương quan với các bạn ñồng trang lứa hay một nhóm ñược xác ñịnh trước. Các thí sinh ñược xếp hạng và ñối sánh với nhau, qua ñó giảng viên thu ñược minh chứng giúp cho thấy thí sinh có thể hoàn thành một công việc hoặc hiểu một chủ ñề ñến ñâu trong mối tương quan với các bạn học.

Theo thời gian, trắc nghiệm tham chiếu mức chuẩn cho thấy nhiều nhược ñiểm và ñược thay thế bởi trắc nghiệm tham chiếu tiêu chí (criterion-referenced tests) vào cuối Thập kỷ 70 của Thế kỷ XIX. Trong loại hình kiểm tra ñánh giá mới này, KQHT của người học ñược ñối sánh với các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, chứ không so sánh với người học khác. Nếu người học không ñạt chuẩn, CSGD và giảng viên phải tính ñến các biện pháp giáo dục khác, giúp người học tiếp tục trau dồi hay bổ sung một số thông tin/học vấn cụ thể. ðể áp dụng trắc nghiệm tham chiếu tiêu chí, CSGD phải xây dựng ñược ngân hàng thí liệu (items bank) làm cơ sở cho các bài trắc nghiệm ña nghiệm giúp ñáp ứng các KQHT của các chương trình môn học khác nhau. Bảng 4 tóm tắt các ñặc ñiểm chính của ñánh giá tham chiếu tiêu chí và ñánh giá tham chiếu mức chuẩn.

Bảng 4: ðặc ñiểm chính của ñánh giá tham chiếu tiêu chí và mức chuẩn

Chiều kích ðánh giá tham chiếu Tiêu chí ðánh giá tham chiếu Mức Chuẩn

Mục ñích

- Xác ñịnh từng người học có ñạt ñược các kỹ năng/khái niệm cụ thể

- Tìm hiểu người học biết ñược bao nhiêu trước và sau các hoạt ñộng giảng dạy

- Xếp loại từng người học ñối với thành tựu của các người học khác về các lãnh vực kiến thức rộng - Phân biệt người học có thành tựu cao với người học có thành tựu thấp

Nội dung

- ðo lường các kỹ năng cụ thể cấu thành một chương trình học do các giảng viên và chuyên gia xác ñịnh

- Từng kỹ năng ñược thể hiện qua một mục tiêu giảng dạy

- ðo lường các lãnh vực kỹ năng rộng lựa chọn từ giáo trình, ñề cương, và phán xét của các chuyên gia chương trình học

ðặc ñiểm

thí liệu

- Từng kỹ năng ñược kiểm tra ñánh giá thông qua ít nhất 4 thí liệu nhằm thu ñược mẫu thỏa ñáng cho thấy sự thể hiện của người học và giảm thiểu kết quả do ñoán mò - Các thí liệu nhằm kiểm chứng các kỹ năng trong chương trình có ñộ khó như nhau

- Từng kỹ năng thường ñược kiểm tra ñánh giá thông qua ít hơn 4 thí liệu - Các thí liệu có ñộ khó khác nhau

- Các thí liệu ñược chọn lọc giúp phân biệt biệt người học có thành tựu cao với người học có thành tựu thấp

Diễn giải

- Từng người học ñược ñối chiếu với với một chuẩn ñịnh sẵn giúp cho thấy thành tựu có thể chấp nhận. Sự thể hiện của các thí sinh khác không có liên quan gì; ñiểm số của một người học thường ñược diễn ñạt theo %

- Thành tựu của người học ñược thông báo theo từng kỹ năng

- Từng người học ñược ñối chiếu với các người học khác và ñược gắn cho 1 ñiểm số - thường ñược diễn ñạt theo dạng phân vị, một ñiểm tương ñương xếp hạng, hay một thứ hạng

- Thành tựu của người học ñược thông báo theo các mảng kỹ năng rộng, cho dù một số ñánh giá tham chiếu chuẩn áp dụng thông báo thành tựu của người học theo từng kỹ năng

4) Một số thực hành tiên tiến trong kiểm tra ñánh giá người học

4.1) Constructive Alignment

Boud, D. và các cộng sự (2010) cho rằng các bài tập, loại hình kiểm tra ñánh giá và phương tiện triển khai cần ñược kết cấu tương thích với mọi thành phần cấu tạo nên chương trình môn học (curriculum).

Cơ quan ðBCL Giáo dục ðại học Vương Quốc Anh (2012) yêu cầu phải có sự gắn kết kiểm tra ñánh giá vào tiến trình thiết kế học phần/khóa học thông qua việc ñề xuất mô hình gồm 3 giai ñoạn có liên quan mật thiết trong thiết kế chương trình hay chuyên mục (module), cụ thể:

- Giai ñoạn 1: Xác quyết KQHT dự kiến. Cần trả lời ñược người học sẽ có khả năng thực hiện ñược ñiều gì khi hoàn thành khóa học, và ñể thực hiện ñược như vậy thì người học sẽ cần ñến các kiến thức và hiểu biết nền tảng nào mà trước khóa học họ không sở hữu;

- Giai ñoạn 2: Thiết kế các bài tập kiểm tra ñánh giá. Nếu giảng viên viết ñược các KQHT chính xác thì giai ñoạn 2 này sẽ ñơn giản do các bài tập kiểm tra ñánh giá chẳng qua là trả lời cho ta biết chúng có thể giúp ta thấy sự ñạt ñược thỏa ñáng các KQHT hay không;

- Giai ñoạn 3: Thiết kế các hoạt ñộng học tập cần thiết, bao gồm cả các bài tập kiểm tra ñánh giá tiến trình, giúp người học có thể thực hiện các bài tập kiểm tra ñánh giá một cách thỏa ñáng.

Về cơ bản, ý kiến của Boud và mô hình 3 giai ñoạn của Cơ quan ðBCL Giáo dục ðại học Vương Quốc Anh ñang khuyến cáo việc áp dụng nguyên lý ðịnh hướng Kiến tạo của tác giả người Anh tên là John Biggs (Hình 2). Theo nguyên lý ñó, Constructive hay Kiến tạo là hoạt ñộng học tập của người học giúp họ kiến tạo tri thức, và Alignment hay ðịnh hướng là hoạt ñộng người dạy ñiều chỉnh việc giảng dạy và ñánh giá người học nhằm giúp người học ñạt ñược các KQHT mong ñợi của từng học phần và của toàn bộ chương trình.

Hình 2: Nguyên lý Constructive Alignment của John Biggs (1999)

Các hoạt ñộng ñược thiết kế theo nguyên lý này ñược tin là sẽ khuyến khích người học tự kiến tạo kiến thức dựa trên trải nghiệm (experience), thực nghiệm (practice) và chiêm nghiệm (reflection) thông qua các hoạt ñộng học tập có ñịnh hướng và ñược giảng viên ñiều chỉnh và ñánh giá liên tục. Người học ñóng vai trò trung tâm của tiến trình dạy và học, còn giảng viên ñóng vai trò nhà tổ chức, giám sát, cung cấp tri thức khoa học, ñịnh hướng, và ñôi khi giữ vai trò trọng tài ñể hoà giải các tranh luận trong người học hay giữa người học và giảng viên.

Tài liệu nghiên cứu về phương pháp học của người học ñược Trường Kinh doanh Victoria công bố năm 2015 cho rằng Constructivism là tiến trình tự kiến tạo tri thức qua các kế hoạch, Alignment là gắn kết các bài tập kiểm tra ñánh giá với KQHT. Các bài tập kiểm tra ñánh giá này giúp kiểm tra và hướng dẫn việc học, và ñể ñáp ứng nguyên lý ñịnh hướng kiến tạo, các bài tập kiểm tra ñánh giá nên là các câu hỏi mở và dựa trên tiêu chí (nhằm kiểm tra tri thức) hơn là dựa trên mức chuẩn (nhằm so sánh khả năng) hay dựa trên năng lực (nhằm kiểm tra khả năng).

Hình 3 thể hiện kết cấu ñồng bộ và ñồng hướng với sự tham gia của các cấu phần cụ thể hơn liên quan tới KQHT, dạy và học, kiểm tra ñánh giá người học qua ñó giúp xây dựng ñược năng lực dự kiến của người học khi hoàn thành chương trình. Kết cấu ñồng bộ ñược hiểu là hình thức giảng dạy dựa trên kết quả; gắn kết các tiêu chí kiểm tra ñánh giá với KQHT dự kiến; ñiều chỉnh toàn bộ tiến trình học tập thông qua thiết kế có chủ ý các hoạt ñộng học tập và dịch vụ hỗ trợ trong chương trình.

Hình 3: Kết cấu ñồng bộ trong chương trình (ðào Phong Lâm, 2015)

4.2) Rubrics

Rubrics hay Bảng ñánh giá tổng hợp là các mô tả trợ giúp việc ñánh giá căn cứ trên một loạt tiêu chí thay vì chỉ là một ñiểm số ñơn lẻ.

Việc ñánh giá KQHT của người học thông qua bảng ñánh giá tổng hợp giúp trình bày và thông tin cùng lúc kết quả ñánh giá ñịnh tính (holistic result) và các kết quả ñánh giá ñịnh lượng (analytic results).

Bảng 5 trình bày một ví dụ về bảng hướng dẫn ñánh giá kỹ năng thuyết trình của người học do Tiến sỹ Scott Danielson trong Dự án VULII giới thiệu trong hội thảo về ñánh giá người học tại ðHCT vào tháng 3 năm 2016.

Bảng 5: Rubric ñánh giá thuyết trình

Mức ñánh giá

(1) Cơ bản (2) Tiến bộ (3) Thuần thục (4) Xuất sắc

Hiểu biết thấu ñáo

Nội dung khó không ñược xác ñịnh. Nội dung chưa cho thấy có sự hiểu biết thấu ñáo

Nội dung khó ñược xác ñịnh một cách ñơn giản. Nội dung chưa cho thấy có sự hiểu biết thấu ñáo

Nội dung khó/gây mơ hồ ñược tiên liệu và làm rõ ñể giúp khán giả hiểu bài trình bày hơn

Người trình bày suy nghĩ như giảng viên: Nội dung khó/gây mơ hồ ñược làm rõ và cung cấp hiểu biết thấu ñáo ñể giúp khán giả hiểu bài trình bày

Kết nối với khán giả

Không có kết nối với khán giả: mắt nhìn các vật vô tri, tay bất ñộng, tư thế ñứng không thay ñổi suốt thời gian thuyết trình

Hiếm khi kết nối với khán giả: mắt nhìn ít người, tay bất ñộng, tư thế ñứng không thay ñổi suốt thời gian thuyết trình

Kết nối với khán giả: mắt nhìn một số người, tay thường xuyên bất ñộng, ít di chuyển suốt thời gian thuyết trình

Kết nối với khán giả: mắt nhìn nhiều người, tay thường xuyên cử ñộng, di chuyển suốt thời gian thuyết trình

Chính xác

Bài trình bày chứa ñựng nhiều sai sót

Bài trình bày chính xác

Bài trình bày chính xác và xác ñịnh ñược nguồn thông tin

3 + Bài trình bày chứa ñựng thông tin mới mẻ (từ nguồn ñược xác ñịnh) giúp bổ sung làm rõ chủ ñề

Bố cục trình bày

Trình bày các nội dung thiếu trình tự thông tin

Bài trình bày khó theo dõi. Trình tự hợp lý bị gián ñoạn hoặc thông tin ñược trình bày một cách rời rạc

Thông tin ñược trình bày theo trình tự hợp lý giúp khán giả có thể theo dõi

3 + Các yếu tố trực quan ñược sử dụng giúp cải thiện trình tự và làm rõ thông tin trình bày

Hiệu quả trực quan

Bài trình bày chỉ toàn là chữ (văn bản) hay chỉ toàn là hình ảnh

Bài trình bày có rất ít hình ảnh giúp bổ sung/làm rõ văn bản hoặc có quá nhiều hình ảnh (lấn án hết văn bản)

Bài trình bày có sự cân ñối giữa chữ (văn bản) và hình ảnh

3+ Hình ảnh ñược sử dụng chắt lọc giúp bổ sung làm rõ nội dung hoặc tạo thêm sự năng ñộng trong trình bày

Rõ ràng

Người trình bày nói trong miệng và không chú ý phát âm

Người trình bày nói không rõ

Người trình bày nói rõ nhưng quá nhanh

Người trình bày nói rõ ràng và chậm rãi

Dễ dàng nhận thấy bảng ñánh giá tổng hợp trên gồm 6 khía cạnh ñược ñánh giá theo 4 cấp ñộ và căn cứ trên 24 ñặc tả tương ứng.

4.3) Thông tin phản hồi/nhận xét

Cơ quan ðBCL Giáo dục ðại học Vương Quốc Anh (2012) cũng hướng dẫn về các nguồn và hình thức phản hồi/nhận xét (feedback) trong hoạt ñộng giáo dục, trong ñó ñiểm số và nhận xét của giảng viên ñối với bài làm của người học là nguồn phản hồi/nhận xét chính. Ngoài ra, sự tham gia phản hồi của các cá nhân khác trong chương trình (người sử dụng lao ñộng, khách hàng, và ñặc biệt là trong các trường hợp liên quan tới học tập dựa trên công việc và học tập tại chỗ) ñược khuyến khích sử dụng, nhất là trong hoạt ñộng ñánh giá ñồng cấp ở ñó người học ñánh giá lẫn nhau nhằm giúp họ xây dựng kỹ năng chiêm nghiệm vốn rất quan trọng cho công việc và cuộc sống sau này.

Thông tin phản hồi/nhận xét cần ñược thực hiện trong sự suy xét các hình thức ñánh giá khác nhau, tính ñến bản chất và phương thức thông tin kết quả, ñơn cử như: (a) việc trả lại bài thi trên ñó có ghi các phản hồi/nhận xét của giảng viên; (b) cung cấp phản hồi/nhận xét bằng lời nói thay thế cho hoặc kèm theo phản hồi/nhận xét ghi trên giấy; (c) việc phản hồi/nhận xét diễn ra một cách riêng tư giữa giảng viên và người học hoặc giảng viên cho nhận xét về một người học công khai trước tập thể.

Giảng viên cũng có thể tính ñến việc cung cấp các bài làm hay câu trả lời làm mẫu, ñặc biệt khi các ví dụ này ñược dùng làm căn cứ cho người học và giảng viên thảo luận về kết quả sau ñánh giá.

Tài liệu Quy trình và thủ tục Kiểm tra ñánh giá của ðại học Charles Darwin University (2014) nhấn mạnh phản hồi và nhận xét về kiểm tra ñánh giá có trọng trách cung cấp thông tin, mang tính xây dựng, kịp thời; diễn ra trong suốt tiến trình học tập; công bằng, có thể biện minh, hợp lý; và phù hợp với khối lượng công việc kỳ vọng khả dĩ ñối với cả người học và giảng viên.

4.4) Quy trình ðiều tiết

Theo Trung tâm Học tập và Phát triển trực thuộc Hội ñộng Dạy và Học của Úc (2012), ðiều tiết (moderation) hoạt ñộng ñánh giá người học là tiến trình hướng ñến việc bảo ñảm ñiểm số và thứ hạng ñạt ñộ giá trị, ñộ tin cậy, và ñem lại sự công bằng nhất có thể ñối với tất cả người học và người thực hiện việc chấm ñiểm, ñánh giá.

Cụ thể, ðiều tiết kiểm tra ñánh giá giúp ñảm bảo rằng có các tiêu chuẩn và tiêu chí kiểm tra ñánh giá thích hợp; ñảm bảo ñiểm số và phân hạng theo ñiểm số ñược thực hiện một cách thích hợp và nhất quán; có liên quan tới việc kiểm tra và rà soát lại kế hoạch thực hiện kiểm tra ñánh giá, thí liệu, ñáp án, thang ñiểm, và kết quả ñánh giá của giảng viên; và là hình thức phản hồi rất quan trọng ñối với các giảng viên nhằm giúp họ ñạt ñược sự ñồng bộ giữa các tiêu chuẩn ñánh giá của mình và các tiêu chuẩn ñánh giá của các giảng viên khác.

ðiều tiết là hoạt ñộng ñặc biệt cần thiết trong các trường hợp bài học có nội dung lớn; nhiều giám khảo tham gia ñánh giá; việc ñánh giá các học phần/chương trình tổ chức ngoài trường; ñánh giá các câu trả lời mang tính chủ quan; việc ñánh giá có khác biệt giữa các cá nhân người học hay các nhóm người học.

Các bước trong tiến tình ñiều tiết ñược khuyến nghị cụ thể như sau:

- Kiểm tra xem các thí liệu có: (a) ăn khớp với KQHT; (b) khách quan và công bằng; (c) tính ñến các cách học, ngôn ngữ, ñịnh kiến văn hóa và kiến thức riêng của người học; và (d) ña dạng khắp các bài học trong một học phần và khắp các học phần trong toàn khóa học;

- Kiểm tra xem liệu với nội dung và thời lượng dự kiến như vậy liệu người học có ñủ thời gian hoàn thành bài thi một cách hiệu quả;

- Kiểm tra xem các tiêu chí, ñáp án thang ñiểm tổng hợp và hướng dẫn chấm ñiểm có rõ ràng, chi tiết, và nhấn mạnh công trạng/thành tích của người học;

- Bảo ñảm rằng người học phải quen thuộc với các tiêu chí kiểm tra ñánh giá, ñáp án thang ñiểm tổng hợp và hướng dẫn chấm ñiểm;

- Tổ chức tập trung chấm thử hoặc chấm thật với sự tham gia của tất cả giám khảo qua ñó giúp thảo luận yêu cầu, tiêu chuẩn và khả năng có các ñáp án khác nhau cho các câu hỏi trong ñề thi.

III. XU THẾ ðÁNH GIÁ KQHT TRONG GIÁO DỤC ðẠI HỌC HIỆN NAY

Trong công trình nghiên cứu về giáo dục và chất lượng giáo dục tại các quốc gia ðông Nam Á, Niedermeier và Pohlenz (2016) ñã kết luận là trong thời gian sắp tới việc thiết kế các KQHT tăng thêm về cả số lượng và chất lượng cùng với phương pháp giúp ñánh giá KQHT sẽ là ưu tiên trong các chương trình nghị sự về nhu cầu tập huấn của các CSGD.

Các CSGD hiện nay khi thiết kế KQHT ñược khuyến cáo tham khảo và sử dụng các ñộng từ hành ñộng dựa trên kết quả nghiên cứu của Benjamin Bloom (1913-1999) về các cấp ñộ về Tri nhận (cấp 1: Biết; cấp 2: Hiểu; cấp 3: Áp dụng; cấp 4: Phân tích; cấp 5: Tổng hợp; và cấp 6: ðánh giá); về Tình cảm (cấp 1: Tiếp thu; cấp 2: Hưởng ứng; cấp 3: Coi trọng; cấp 4: Ý thức tổ chức; và cấp 5: Hình thành tính cách); và công trình nghiên cứu của Ravindra H. Dave về cấp ñộ Vận ñộng tâm lý (cấp 1: Bắt chước; cấp 2: Thao tác theo chỉ dẫn; cấp 3: Thuần thục; cấp 4: Phối hợp; và cấp 5: Tự ñộng hóa).

Các cấp ñộ nói trên ñược tin là sẽ giúp giảng viên và CSGD ñánh giá năng lực của người học một cách hiệu quả. Bên cạnh ñó, khi thiết kế KQHT, các giảng viên cũng cần tham khảo thêm lãnh vực tương giao giữa các cá nhân (interpersonal domain), hay còn ñược biết ñến với các tên gọi là kỹ năng mềm (soft skills) và kỹ năng làm hành trang (transferrable skills) vốn ñược các BLQ bên ngoài ñánh giá cao bên cạnh tri thức và kỹ năng chuyên môn/nghề nghiệp. ðơn cử như Bang Victoria của Úc có cả Bộ ðào tạo và Kỹ năng nhằm giúp cải thiện năng lực nghề nghiệp (employability) của người học.

Việc thiết kế và ñánh giá các KQHT liên quan tới Kỹ năng mềm là không ñơn giản nhưng không phải là không có các gợi ý. Vào năm 2013, Viện Nghiên cứu Hanover của ðức có phát hành tài liệu “Thực hành tiên tiến trong ñánh giá giáo dục ñại học” trong ñó có ñề xuất các thí liệu giúp giảng viên và CSGD sử dụng ñể ñánh giá các KQHT liên quan tới kỹ năng mềm hay kỹ năng hành trang của người học.

Bảng 6: Các thí liệu giúp ñánh giá kỹ năng mềm của người học

STT Nhóm kỹ năng mềm Thí liệu giúp ñánh giá

1 Lãnh ñạo Ghi chép, tự luận, bản khai tiểu sử, nghiên cứu ñiển hình, phát biểu tầm nhìn, bài viết chiêm nghiệm

2 Làm việc tổ/nhóm Tự luận, ghi chú, báo cáo chiêm nghiệm hoạt ñộng tổ/nhóm

3 Giao tiếp Trình bày kế hoạch tiếp ngoại, mô tả nghiên cứu ñang thực hiện về một lãnh vực, trình bày miệng, mô tả viết hoặc nói về lập trường cá nhân về một chủ ñiểm

4 Ý thức văn hóa và toàn cầu

Tạo tác về nghệ thuật, âm nhạc, hay sự thể hiện; các tài liệu từ khóa học liên quan

5 ðạo ñức Luận văn hay bài tiểu luận từ khóa học phù hợp

Một phương pháp kiểm tra ñánh giá ñược cổ súy là ðánh giá thực (authentic assessment) ñã ñược áp dụng từ những năm 1980s một phần là do trắc nghiệm trên giấy và ña nghiệm không thể giúp giảng viên và CSGD ñánh giá tất cả các nội dung ñã giảng dạy, và một phần là do người học cần trình diễn những nội dung/kỹ năng ñã học ñược dựa trên năng lực bản thân theo nguyên lý ðịnh hướng kiến tạo ñã trình bày ở trên. Sự quay lại của ðánh giá thực củng cố quan ñiểm kiểm tra ñánh giá không ñơn thuần là trắc nghiệm hay cho ñiểm, mà nó giống với chẩn ñoán (diagnosis) mức ñộ và phạm vi năng lực của người học (theo Jeanne Pfeifer, 2005; Nguyễn ðức Chính).

Mitch Miller (2006) có ñề cập một khái niệm nữa là ðánh giá dựa trên công việc (work-based assessment) do hoạt ñộng kiểm tra ñánh giá có thể xảy ra tại nơi làm việc, với ñặc ñiểm liên tục và dựa trên nền tảng năng lực và khả năng thực hiện các nhiệm vụ hay chức năng liên quan tới công việc so với chuẩn mực – về bản chất là một hình thức ñánh giá dựa trên sự hòa hợp. ðánh giá dựa trên công việc cũng ñã xuất hiện từ lâu, nhưng thường là không mang tính chính thức và thậm chí chỉ ñược xem như một phần bổ trợ trong giai ñoạn tập sự/học việc (internship) và ñào tạo tại chỗ. Các quan tâm mang tính học thuật ñối với ñánh giá dựa trên công việc do ñó không nhiều, và nó chỉ thực sự nóng khi có sự nở rộ của khái niệm học tập suốt ñời (lifelong learning) gần ñây. Nhu cầu của ñánh giá dựa trên công việc là có thật và cần ñược các BLQ trong giáo dục quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là giai ñoạn thực tập doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp ngoài trường.

Về tương lai của ñánh giá trong giáo dục ñại học, Boud và các cộng sự (2010) ñưa ra 7 nhận ñịnh về các cải tổ trên thế giới, ñó là: (1) ðánh giá ñược sử dụng giúp gắn kết người học vào việc học hữu ích; (2) Nhận xét và phản hồi (về kết quả ñánh giá) ñược sử dụng giúp cải thiện tích cực việc học; (3) Người học và giảng viên trở thành ñối tác có trách nhiệm trong học tập và ñánh giá; (4) Người học trở thành một bộ phận trong các thực hành ñánh giá và văn hóa giáo dục ñại học; (5) ðánh giá hỗ trợ học tập có vị trí trung tâm trong thiết kế môn học và chương trình học; (6) ðánh giá hỗ trợ học tập là trọng tâm trong phát triển ñội ngũ và cơ sở giáo dục; và (7) ðánh giá cung cấp các kết quả ñại diện có tính toàn diện và ñáng tin cậy về các thành tựu của người học.

Các CSGD ñại học cần ñặc biệt quan tâm tới các tiêu chuẩn kiểm ñịnh chất lượng liên quan tới việc xây dựng và ñánh giá KQHT trong chương trình, nhằm ñáp ứng khả năng

so sánh (comparability), tính nhất quán (consistency), trách nhiệm giải trình (accountability), tính minh bạch (transparency), và tính tham gia (involvement).

Tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện ðBCL trong lãnh vực giáo dục ñại học Châu Âu dành một tiêu chuẩn nói về ðánh giá Người học (Tiêu chuẩn 1.3); Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng của ABET (Accreditation Board for Engineering and Technoloy) ñối với các CTðT khối kỹ thuật có phát biểu về ñánh giá người học tại nội dung của Tiêu chuẩn 1 (về Người học) và Tiêu chuẩn 4 (về Cải tiến liên tục); phiên bản thứ hai Hướng dẫn ñánh giá ðBCL cấp chương trình của Mạng lưới các trường ñại học trong Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á (AUN-QA) công bố tháng 10 năm 2015 cũng có các phát biểu tương tự tại Tiêu chuẩn 5: Kiểm tra ñánh giá Người học; tài liệu Hướng dẫn ñánh giá ðBCL cấp CSGD ñược AUN-QA công bố tháng 6 năm 2016 gồm 25 tiêu chuẩn và 111 hợp phần tiêu chuẩn cũng có tiêu chuẩn 16 về Kiểm tra ñánh giá Người học.

Tại Việt Nam, Thông tư số 04/2016/TT-BGDÐT của Bộ GD&ðT ban hành ngày 14/3/2016 về Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo các trình ñộ của giáo dục ñại học, tại ðiều 9. Tiêu chuẩn 5 có quy ñịnh về ðánh giá KQHT của người học. Trước ñó, theo Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng trường ñại học ban hành theo xác thực văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGDðT ngày 04/3/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ðT, quy ñịnh về kiểm tra ñánh giá ñược giới thiệu tại Tiêu chuẩn 4: Hoạt ñộng ñào tạo và tại Tiêu chuẩn 6: Người học.

Xu thế gần ñây còn cho thấy vai trò quan trọng của các BLQ trong ñánh giá KQHT, ở ñó các BLQ cả bên trong lẫn bên ngoài ñược khuyến khích ñóng góp ý kiến vào tiến trình DARE, nghĩa là Thiết kế, Áp dụng, Kiểm tra, và Cải thiện các KQHT và việc ñánh giá KQHT trong chương trình (Hình 4).

Và một BLQ cũng rất quan trọng nhưng chưa nhận ñược sự quan tâm ñúng mức là các trường phổ thông nơi cung cấp sinh viên cho các CSGD ñại học. Hoạt ñộng dạy và học và kiểm tra tại các trường phổ thông này, theo nhóm tác giả bài tham luận, chưa cho thấy có sự ñồng bộ với các hoạt ñộng tương tự tại các CSGD ñại học. Hy vọng rằng Khung Trình ñộ Quốc gia Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ góp phần ñưa các ñơn vị trong toàn bộ hệ thống giáo dục của Việt Nam vào chung một quỹ ñạo phát triển.

Hình 4: Mô hình DARE về thực hành ñánh giá KQHT (ðào Phong Lâm, 2016)

IV. KẾT LUẬN

Một ñiều hiển nhiên là tất cả kết quả học tập trong chương trình phải ñược ñánh giá giúp giảng viên và cơ sở giáo dục có thông tin trả lời mức ñộ phát triển năng lực của người học ñáp ứng các mong ñợi và mục tiêu của chương trình và các bên liên quan. Thực tế cho thấy có những kết quả dễ ño lường do có ñặc thù có thể lượng hóa, và có những kết quả khó lượng hóa, do ñó việc vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp trong kiểm tra ñánh giá là ñiều nên thực hiện, nhằm rút ra các kinh nghiệm và chia sẻ ñiển hình tiên tiến.

Kiểm tra ñánh giá phải là một bộ phận thiết yếu, gắn kết và ñồng bộ với các bộ phận khác trong chương trình, cần ñược lập kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện, và ñược ñánh giá một cách có hệ thống, tham khảo và ñối sánh với các chuẩn mực quốc tế ñã ñược áp dụng rộng rãi.

Thông tin hướng dẫn về ñặc ñiểm, loại hình, khó khăn, thuận lợi, các thực hành tiên tiến và chuẩn mực về kết quả học tập và kiểm tra ñánh giá kết quả học tập cần ñược tài liệu hóa, chuẩn hóa và chia sẻ tới các bên liên quan trong và ngoài chương trình, ñặc biệt là tới giảng viên và người học hiện tại, nhằm giúp nâng cao nhận thức, chuyên môn, và cam kết thực hiện từ tất cả các ñối tượng.

Các công cụ, tiêu chí thống nhất, và cơ chế phản hồi sẽ giúp nâng cao hiệu quả của kiểm tra ñánh giá về ñộ giá trị, ñộ tin cậy, tính khả dụng, và sự công bằng giữa các người học và các thế hệ người học. Cần nhớ là mục ñích sau cùng của kiểm tra ñánh giá kết quả học tập là nhằm hỗ trợ việc học (assessment for learning) và giúp các bên liên quan chung tay tạo ra các thế hệ người học ñáp ứng ñược các nhu cầu của bản thân và xã hội./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Boud, D. & Associates (2010). Assessment 2020: Seven propositions for assessment reform in higher education. Sydney: Australian Learning and Teaching Council.

2) Chính, N. ð. (2005). ðánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục ñại học và ñào tạo nguồn nhân lực.

3) Inkelas, K. K. (2014). Ways of Measuring Student Learning Outcomes 4) Lập, T. Q. & Nam, N. T. H. (2008). Người học tự ñánh giá và ñánh giá lẫn nhau -

Một cách làm mới trong việc ñánh giá kết quả học tập. 5) Liên, P. ð. (2013). Giáo Dục Việt Nam dưới thời Pháp Thuộc 6) Miller, M. (2006). Assessment: A Literature Review 7) Niedermeier, F. & Pohlenz, P. (2016). State of Play and Development Needs:

Higher Education Quality Assurance in the ASEAN Region. DAAD: Jakarta 8) Shavelson, R. J. (2007). A Brief History of Student Learning Assessment : How

We Got Where We Are and a Proposal for Where to Go Next 9) Quỳnh, N. T. C. (2006). Lịch sử thi cử Việt Nam 10) Pfeifer, J. (…………….) A Short History of Assessment 11) Rust, C. (2002). Purposes and Principles of Assessment. Learning and Teaching

Briefing Papers Series, Oxford Centre for Staff and Learning Development 12) Vries, O. d. & Crozier, F. (2008). The quality assurance of student assessment in

higher education. Report of an international working group. 13) Bộ Giáo dục và ðào tạo (2007). Quy chế 43/2007/Qð-BGDðT ngày 15/8/2007

về ñào tạo ñại học và cao ñẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. 14) Cơ quan ðảm bảo Chất lượng Giáo dục ðại học Vương Quốc Anh (2012).

Understanding assessment: its role in safeguarding academic standards and quality in higher education

15) ðại học Charles Darwin (2014). Higher Education Assessment Procedures 16) Trung tâm Học tập và Phát triển, Hội ñồng Học tập và Giảng dạy Úc (2012).

Moderation of Assessment in Higher Education: A Literature Review 17) Trường ðại học Cần Thơ (2013). Sổ tay ðBCL giáo dục về CTðT 18) Trường Kinh doanh Victoria (2015). How Students Learn 19) Viện Nghiên cứu Hanover (2013). Best and Innovtive Practices in Higher

Education Assessment

NHỮNG ðIỂM CHÍNH TRONG BỘ TIÊU CHUẨN ðẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ðÀO TẠO AUN-QA 2015 (PHIÊN BẢN 3)

Nhóm tác giả: ðào Phong Lâm (AUN Assessor), Phan Minh Nhật (Tier 1)

CTU - QATC

I. GIỚI THIỆU

Mạng lưới Trường ñại học thuộc Hiệp hội các Quốc gia ðông Nam Á (tên tiếng Anh là ASEAN University Network, viết tắt là AUN) ñược thành lập vào tháng 11/1995 từ sáng kiến ñưa ra trước ñó tại Hội nghị Thượng ñỉnh ASEAN năm 1992 và nhận ñược sự ñồng thuận của các Bộ trưởng giáo dục trong ASEAN với sứ mệnh thúc ñẩy việc ñào tạo và phát triển nhân lực có chất lượng trong khu vực ðông Nam Á thông qua sự gắn kết giữa các viện, trường và cơ sở giáo dục (CSGD) ñại học hàng ñầu của các nước thành viên.

Hệ thống ðảm bảo chất lượng của AUN (tên tiếng Anh là ASEAN University Network – Quality Assurance Network, viết tắt là AUN-QA), hiện là một trong 14 chuyên ñề của AUN, ñược thành lập vào năm 1998 do Ban Thư ký AUN (AUN Secretariat) ñiều phối và bao gồm các nhân sự do lãnh ñạo các trường thành viên AUN chỉ ñịnh ñể phụ trách công tác ñảm bảo chất lượng (ðBCL) của nhà trường và làm ñầu mối ñiều phối và tham gia các hoạt ñộng liên quan (ñơn cử như việc tổ chức hội nghị cán bộ ðBCL chủ chốt, thực hiện ñánh giá thực tế chất lượng chương trình và CSGD, tổ chức hội thảo tập huấn ñào tạo ñánh giá viên các cấp 1, 2, và 3). ðể ñạt sự thống nhất, AUN-QA ñã ban hành các văn kiện hướng dẫn ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo (CTðT) vào các năm 2007 (Phiên bản I), 2011 (Phiên bản II), và 2015 (Phiên bản III). Bên cạnh tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng CTðT, AUN và AUN-QA cũng xây dựng hướng dẫn ñánh giá chất lượng CSGD, và Phiên bản II ñã ñược ban hành vào tháng 6/2016.

Tham luận này tập trung vào các tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng CTðT và dựa phần lớn vào Phiên bản III do Ông Johnson Ong Chee Bin – chuyên gia ñánh giá và ñào tạo ñánh giá viên của AUN – chủ biên, với sự góp ý của các Ủy viên AUN-QA và thành viên Tổ Bình duyệt Tài liệu, tổng cộng là 15 người ñại diện cho 6 quốc gia thành viên ASEAN (không có ñại diện của Myanmar, Campuchia, Lào, và Brunei). Bảng 1 trình bày các tiêu chuẩn trong Phiên bản II (ñược ban hành vào tháng 3/2011) và Phiên bản III (ñược ban hành vào tháng 10/2015). Phần chuyển ngữ sang tiếng Việt do nhóm tác giả thực hiện.

Các CTðT bậc ñại học và Thạc sỹ của các trường thành viên AUN (Việt Nam có 3 trường, gồm ðH Quốc gia Hà Nội, ðH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và Trường ðH Cần Thơ) và các trường thành viên AUN-QA (còn gọi là thành viên liên kết AUN) khi ñăng ký ñánh giá công nhận CTðT ñạt chuẩn AUN-QA ñược yêu cầu xây dựng Báo cáo Tự ñánh giá (SAR) dựa trên Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 kể từ tháng 01/2017.

Bảng 1 – Tiêu chuẩn AUN-QA 2011 và 2015

Tiêu chuẩn AUN-QA 2011 (Ban hành vào tháng 3/2011)

Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 (Ban hành vào tháng 10/2015)

1 Các kết quả học tập mong ñợi Các kết quả học tập mong ñợi

2 Quy cách chương trình ñào tạo Quy cách chương trình

3 Nội dung & Cấu trúc chương trình Nội dung & Cấu trúc chương trình

4 Chiến lược giảng dạy & học tập Tiếp cận trong giảng dạy & học tập

5 Kiểm tra ñánh giá sinh viên Kiểm tra ñánh giá người học

6 Chất lượng ñội ngũ giảng viên Chất lượng ñội ngũ cán bộ học thuật

7 Chất lượng ñội ngũ phục vụ Chất lượng ñội ngũ cán bộ phục vụ

8 Chất lượng sinh viên Chất lượng người học & phục vụ người học

9 Tư vấn & Trợ giúp sinh viên Cơ sở vật chất & hạ tầng

10 Cơ sở vật chất & Hạ tầng Nâng cao chất lượng

11 ðBCL tiến trình dạy & học ðầu ra

12 Hoạt ñộng phát triển ñội ngũ cán bộ

13 Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan

14 ðầu ra

15 Sự hài lòng của các bên liên quan

Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng CTðT các trình ñộ của giáo dục ñại học của Việt Nam ñược xây dựng trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn AUN-QA 2011 và 2015, ñược Cục Khảo thí và Kiểm ñịnh Chất lượng Giáo dục gửi lấy ý kiến góp ý từ một số CSGD trong cả nước lần thứ nhất vào tháng 3/2015 và lần thứ hai vào tháng 11/2015, và ñã ñược chính thức ban hành theo Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và ðào tạo (GD&ðT) vào ngày 14/3/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/4/2016. Bộ Tiêu chuẩn của Việt Nam có một số ñiều chỉnh, bổ sung so với Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 ñể phù hợp với thực tiễn giáo dục ñại học tại Việt Nam. Như vậy, việc các CSGD ñại học Việt Nam áp dụng Tiêu chuẩn AUN-QA trong tham khảo xây dựng và tự ñánh giá hướng tới kiểm ñịnh chất lượng CTðT ñã có cơ sở pháp lý và ñược Bộ chủ quản ñịnh hướng rõ ràng.

Tham luận này không trình bày chi tiết tất cả các nội dung và ñặc tả của toàn bộ 11 Tiêu chuẩn AUN-QA 2015, mà sẽ tập trung vào việc giới thiệu và phân tích khái quát những ñiểm chính, một số lưu ý khi triển khai thực hiện, và ñan xen một vài kinh nghiệm của nhóm tác giả về hoạt ñộng tự ñánh giá và kiểm ñịnh chất lượng (KðCL) các CTðT theo Tiêu chuẩn AUN-QA. Các nhận xét và phân tích thể hiện quan ñiểm cá nhân của nhóm tác giả, và do ñó một số ý kiến ñưa ra có thể không tránh khỏi có sự chủ quan của nhóm tác giả.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG TIÊU CHUẨN AUN-QA

Trong quá trình biên dịch sang tiếng Việt các hướng dẫn về tiêu chuẩn AUN-QA năm 2011 và 2015, và từ kinh nghiệm bản thân trong quá trình hỗ trợ các hoạt ñộng tự ñánh giá và KðCL các CTðT, nhóm tác giả ñi ñến kết luận là Tiêu chuẩn AUN-QA ñặt nền móng trên các hợp phần chính gồm Bên liên quan, Kết quả học tập, Kết cấu ñồng bộ, Chu kỳ, và Minh chứng. Các nội dung cốt lõi này sẽ ñược trình bày lần lượt trong tham luận này.

1). Khái niệm và vai trò của Bên liên quan

Stakeholders (nghĩa ñen là Người ñặt cược) có thể coi là nền tảng cho sự hình thành các tiêu chuẩn chất lượng của AUN. Trong CTðT, Stakeholders là những cá nhân và tổ chức hưởng lợi từ CTðT, và khái niệm này ñược nhiều tài liệu chuyển ngữ thành Bên liên quan (BLQ). Theo một số tác giả, có BLQ bên trong (internal stakeholders) và BLQ bên ngoài (external stakeholders), căn cứ tiêu chí quản lý hành chính và không gian (Hình 1).

Hình 1: Bên liên quan trong CTðT

BLQ bên trong gồm có người học, cán bộ học thuật, cán bộ phục vụ, và phần nào ñó là bộ chủ quản. BLQ bên ngoài gồm người học ñã tốt nghiệp, người sử dụng người học tốt nghiệp từ CTðT (nhà sử dụng lao ñộng/doanh nghiệp), người học tiềm năng, các tổ chức nghề nghiệp, và thậm chí các CSGD cạnh tranh trong ñào tạo.

Nhóm tác giả nhận thấy bản thân CTðT cũng là một BLQ, do có các thuận lợi và lợi ích qua lại mà CTðT và các BLQ của mình có thể nhận ñược, và thực tế cũng chứng minh rằng ñôi khi nhà tuyển dụng giữ vai trò gần như một BLQ bên trong do mối quan hệ khăng khít với CTðT hay do các hợp ñồng ñào tạo tại chỗ, ‘bao tiêu’ ñầu ra – người tốt nghiệp.

Tiêu chuẩn AUN-QA 2011 nhắc tới BLQ bên ngoài tại Tiêu chuẩn 13 (Ý kiến phản hồi từ Bên liên quan) và Tiêu chuẩn 15 (Sự hài lòng của Bên liên quan), và BLQ bên trong

tại các Tiêu chuẩn 6 (Chất lượng ñội ngũ giảng viên), Tiêu chuẩn 7 (Chất lượng ñội ngũ phục vụ), và tại Tiêu chuẩn 8 (Chất lượng sinh viên) (Bảng 1).

Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 ñã tích hợp Tiêu chuẩn 13 và 15 nói trên vào nội hàm các tiêu chuẩn khác. Sự tích hợp này cho thấy BLQ bên ngoài giờ ñã ñược xem là có vai trò lớn hơn và tham gia xuyên suốt các hoạt ñộng và tiến trình ñào tạo của CSGD.

Các BLQ ñược thông tin và lấy ý kiến về quy cách CTðT, chương trình môn học, các nội dung liên quan tới dạy và học, kiểm tra ñánh giá, và ñược cử ñại diện tham gia các phiên phỏng vấn trong các buổi ñánh giá AUN-QA nhằm trình bày và thông tin về sự hài lòng của mình ñối với CTðT hay bất cứ những nội dung có liên quan. Thực tế trong tiến trình ñánh giá và KðCL cho thấy CTðT có thể thu thập số liệu và phản hồi khá dễ dàng từ BLQ bên trong nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi liên lạc và làm việc với BLQ bên ngoài.

2). Khái niệm và Quy cách Kết quả học tập

Tiêu chuẩn ñầu tiên của cả Tiêu chuẩn AUN-QA 2011 và Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 là Expected learning outcomes. Theo tác giả Decan Kennedy, Learning outcomes là “tuyên ngôn về những gì một người học ñược mong ñợi sẽ biết, thông hiểu và/hoặc có khả năng thực hiện/trình diễn ñược sau khi hoàn tất một tiến trình học tập (có thể là 1 bài giảng, 1 học phần hay toàn bộ 1 chương trình giáo dục)” và nhóm tác giả ñề xuất chuyển ngữ thành Kết quả học tập mong ñợi trong tiếng Việt.

Cũng theo tác giả Kennedy, cấu trúc một KQHT nên là: [người học] [sẽ có năng lực thực hiện/trình diễn] [một kiến thức/hành ñộng/kỹ năng] [trong ñiều kiện cụ thể].

Theo các văn kiện và tài liệu hướng dẫn của AUN-QA, những kết quả học tập (KQHT) mong ñợi ñược xây dựng trên cơ sở cân nhắc và giúp phản ánh ñược tầm nhìn và sứ mệnh của CSGD; ñược thiết kế mạch lạc; bao gồm những kết quả về chuyên môn có liên quan tới kiến thức và kỹ năng chuyên ngành lẫn những kết quả phổ quát (còn gọi là Kỹ năng có thể chuyển giao/Kỹ năng hành trang); có sự gắn kết với nhau và với KQHT của chương trình; và ñược văn bản hóa và thông tin ñầy ñủ tới các BLQ.

Trong các khóa tập huấn viết SAR (tier-1) và ñào tạo ñánh giá viên (tier-2) của mình, AUN-QA ñề xuất việc xây dựng các phát biểu KQHT tham khảo sử dụng các ñộng từ hành ñộng theo công trình nghiên cứu của tác giả Benjamin Bloom (1913-1999) về các cấp ñộ về Tri nhận (gồm cấp 1: Biết; cấp 2: Hiểu; cấp 3: Áp dụng; cấp 4: Phân tích; cấp 5: Tổng hợp; và cấp 6: ðánh giá); về Tình cảm (gồm cấp 1: Tiếp thu; cấp 2: Hưởng ứng; cấp 3: Coi trọng; cấp 4: Ý thức tổ chức; và cấp 5: Hình thành tính cách); và tham khảo công trình nghiên cứu của Ravindra H. Dave về cấp ñộ Vận ñộng tâm lý (gồm cấp 1: Bắt chước; cấp 2: Thao tác theo chỉ dẫn; cấp 3: Thuần thục; cấp 4: Phối hợp; và cấp 5: Tự ñộng hóa). AUN-QA cũng khuyến cáo các KQHT ở trình ñộ ñại học nên hướng ñến cấp ñộ 3 và 4, và KQHT ở trình ñộ thạc sỹ tập trung vào cấp ñộ 4 và 5. ðể phục vụ mục ñích tham khảo, tại phần Phụ lục báo cáo nhóm tác giả giới thiệu nội dung các thuộc tính (attributes) của người tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông của Trường ðại học De La Salle của nước Phi-luật-tân.

Có một số tài liệu tiếng Việt xem Learning Outcomes như Chuẩn ðầu ra, một khái niệm ñược nhắc tới nhiều kể từ khi Bộ GD&ðT ban hành Công văn số 2196/BGDðT-GDðH vào ngày 22/4/2010 hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn ñầu ra ngành ñào tạo,

trong ñó ñịnh nghĩa Chuẩn ðầu ra của ngành ñào tạo là “quy ñịnh về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn ñề; công việc mà người học có thể ñảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu ñặc thù khác ñối với từng trình ñộ, ngành ñào tạo.” Cũng như sau ñó, tại Khoản 6 ðiều 4 của Luật Giáo dục ðại học ban hành vào ngày 18/6/2012 quy ñịnh Chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTðT là “yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải ñạt ñược sau khi kết thúc một chương trình ñào tạo.”

Theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDðT ban hành vào ngày 16/4/2015 của Bộ GD&ðT, khái niệm Chuẩn ðầu ra ñược ñịnh nghĩa là “yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái ñộ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học ñạt ñược sau khi hoàn thành chương trình ñào tạo” và ñược cơ sở ñào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các ñiều kiện ñảm bảo thực hiện. ðây là một ñịnh nghĩa hoàn toàn phù hợp với nội dung về Chuẩn trong Luật Giáo dục ðại học như ñã nhắc tới ở trên, và ngay cả Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng CTðT các trình ñộ của giáo dục ñại học của Việt Nam (ban hành theo Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT của Bộ GD&ðT vào ngày 14/3/2016) cũng ñã dùng Chuẩn ðầu ra khi nói tới các nội dung tương tự dành cho Expected Learning Outcomes trong Tiêu chuẩn AUN-QA.

Gần ñây, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Khung trình ñộ quốc gia Việt Nam theo Quyết ñịnh số 1982/Qð-TTg vào ngày 18/10/2016 trong ñó quy ñịnh Chuẩn ñầu ra của các bậc trình ñộ (có 8 bậc trình ñộ) theo các nhóm gồm: Kiến thức, Kỹ năng, Mức tự chủ và trách nhiệm.

Nhóm tác giả sử dụng Hình 2 ñể giải thích thêm về mối tương quan ITSO gồm ðầu vào – Tiến trình – Chuẩn – ðầu ra/Thành phẩm – Thành quả – Mục tiêu ñào tạo. Hình 2 cho thấy có ðầu ra/Thành phẩm (Ouput) là những gì CTðT có thể cung cấp cho người học ngay sau tiến trình ñào tạo, là thành phẩm ñáp ứng các quy ñịnh về những yêu cầu/ngưỡng/chuẩn tối thiểu (Standards) liên quan tới kiến thức, kỹ năng, thái ñộ, và các mảng năng lực khác, còn Thành quả (Outcome) lại cần có thêm thời gian và ñiều kiện ñể có thể giúp ñạt ñược ñích ñến sau cùng của cả tiến trình, ñó chính là Mục tiêu ñào tạo.

Hình 2: Tương quan ITSO trong giáo dục

AUN-QA dành trọn Tiêu chuẩn 14 (năm 2011) và Tiêu chuẩn 11 (năm 2015) ñể nói về ðầu ra/Thành phẩm của CTðT (Bảng 1), với các nội dung chính gồm: Chất lượng của người học tốt nghiệp (tỉ lệ ñậu, tỉ lệ thôi học, thời gian tốt nghiệp trung bình, năng lực nghề nghiệp…); CTðT giúp người học ñạt ñược những KQHT và ñáp ứng ñược nhu cầu của các BLQ; nghiên cứu khoa học trong người học ñáp ứng ñược nhu cầu của các BLQ; mức ñộ hài lòng của các BLQ. Và cũng yêu cầu là ðầu ra/Thành phẩm này phải ñược CSGD xác lập, giám sát và ñược ñối sánh/so chuẩn (benchmark).

3). Khái niệm Kết cấu ñồng bộ/Kiến tạo ñịnh hướng

Tại ñặc tả 3.1 trong Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 có ghi rõ: “Chương trình học, phương pháp dạy và học và hoạt ñộng kiểm tra ñánh giá người học ñược kiến trúc ñồng bộ giúp ñạt ñược những kết quả học tập mong ñợi.”

Trước hết xin ñược nói ñến thuật ngữ Constructive Alignment của tác giả người Anh là John Biggs về giảng dạy và ñánh giá giáo dục, ở ñó ông xem Constructivism là hoạt ñộng học tập của người học giúp kiến tạo tri thức, và Alignment là hoạt ñộng mà người dạy ñiều chỉnh việc dạy và việc kiểm tra ñánh giá người học ñể giúp người học ñạt ñược các KQHT của học phần và của chương trình (Hình 3). Vậy Constructive Alignment hay Kiến tạo ñịnh hướng chính là bí quyết trong thiết kế và tổ chức hoạt ñộng ñào tạo trong mối tương tác giữa (1) KQHT, (2) các phương cách tiếp cận trong giảng dạy và (3) các phương pháp kiểm tra ñánh giá người học.

Hình 3: Nguyên lý Constructive Alignment (John Biggs, 1999)

Thiết kế dựa trên nguyên lý kiến tạo ñịnh hướng này khuyến khích người học tạo lập kiến thức dựa trên trải nghiệm, thực nghiệm và chiêm nghiệm thông qua các hoạt ñộng học tập ñược người dạy ñịnh hướng, ñiều chỉnh và ñánh giá thường xuyên, có sử dụng những tiêu chí ñã ñược xác ñịnh rõ ràng. Người học và KQHT ñóng vai trò trung tâm của tiến trình dạy và học, còn người dạy ñóng vai trò là người tổ chức, giám sát, ñiều chỉnh và cung cấp tri thức khoa học, ñôi khi người dạy cũng giữ vai trò là trọng tài ñể hòa giải các tranh luận trong người học.

Ngoài nguyên lý Kiến tạo ñịnh hướng áp dụng trong Giảng dạy – Học tập – Kiểm tra ñánh giá, Tiêu chuẩn AUN-QA 2015 còn nhấn mạnh sự gắn kết ñồng bộ giữa các hợp phần

sứ mệnh (mission), mục tiêu chung (goals), mục tiêu cụ thể (objectives), và KQHT (outcomes) trong CTðT (Hình 4).

Sứ mệnh của một ñơn vị ñào tạo (khoa/viện/trung tâm) phải ñược xây dựng tương thích với sứ mệnh của CSGD. Sứ mệnh của CTðT sẽ xuất phát từ sứ mệnh của ñơn vị ñào tạo, làm căn cứ quyết ñịnh các mục tiêu chung của chương trình. Các mục tiêu chung này ñược chuyển tải vào các mục tiêu cụ thể, qua ñó ñịnh hướng xây dựng chuẩn ñầu ra cấp chương trình. Chuẩn ñầu ra cấp học phần/môn học căn cứ trên mục tiêu cụ thể của các môn học vốn dĩ xuất phát từ các mục tiêu cụ thể cấp chương trình. Có thể thấy ñây là sự gắn kết mang tính thống nhất và ñồng bộ, ñược nhắc ñến xuyên suốt các phát biểu liên quan tới KQHT mong ñợi (Tiêu chuẩn 1) và Nội dung và Cấu trúc chương trình môn học (Tiêu chuẩn 3) trong Tiêu chuẩn AUN-QA.

Hình 4: Nguyên lý Constructive Alignment trong thiết kế CTðT (AUN-QA)

Trong tiến trình ñánh giá AUN-QA, một phần việc quan trọng là các ñánh giá viên sẽ rà soát Kết cấu ñồng bộ này thông qua các phát biểu về sứ mệnh của CSGD, mục tiêu của CTðT, các phát biểu về KQHT, và nội dung và trình tự các môn học ñược giới thiệu qua Ma trận kỹ năng (cũng có thể hiểu là Ma trận học phần), ở ñó có các chỉ báo như: mức ñộ tương thích cao (highly relevant), mức ñộ tương thích trung bình (relevant), hay mức ñộ tương thích thấp (lowly relevant) giữa học phần và các KQHT cấp chương trình.

Hình 4 cũng cho thấy CTðT phải có sự ñồng bộ trong một phạm vi nào ñó với các thực hành trong nước và trong khu vực, giống như Tiêu chuẩn 2 AUN-QA 2015 về Quy cách Chương trình có ghi rõ “các tuyên ngôn ñối sánh về chuyên môn có liên quan và các ñiểm tham chiếu bên trong và bên ngoài khác ñược sử dụng giúp thông tin về kết quả ñào tạo của chương trình.”

Tại các quốc gia phát triển như Anh hay Úc, các CSGD thực hiện tham chiếu và ñối sánh (benchmark) chương trình của mình với các tuyên ngôn trong khung trình ñộ quốc gia của họ. Việt Nam cũng ñã có Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc ñược xây dựng tương thích

với Khung Tham chiếu chung Châu Âu về Ngoại ngữ (CEFR), và ñặc biệt là Khung trình ñộ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết ñịnh số 1982/Qð-TTg vào ngày 18/10/2016 như ñã trình bày ở phần trước, làm Kim chỉ nam trong việc thiết kế và phát triển chương trình của các cấp ñộ giáo dục.

4). ðặc ñiểm Chu trình và Chu kỳ

Tiêu chuẩn AUN-QA dựa trên Chu trình Deming hay còn gọi là Chu trình PDCA (Hình 5), một chu trình cải tiến (kaizen) liên tục ñược William Edwards Deming (1900–1993) giới thiệu những năm 1950, gồm các thành tố: Plan: lập kế hoạch, xác ñịnh mục tiêu, phạm vi, nguồn lực ñể thực hiện, thời gian và phương pháp ñạt mục tiêu; Do: ðưa kế hoạch vào thực hiện; Check: Dựa theo kế hoạch ñể kiểm tra kết quả thực hiện; và Act: Thông qua các kết quả thu ñược ñể ñề ra những tác ñộng ñiều chỉnh thích hợp nhằm khởi ñộng lại chu trình với những thông tin ñầu vào mới.

Hình 5: Chu trình P-D-C-A trong thiết kế CTðT (AUN-QA)

Qua Hình 5 có thể thấy việc thiết kế một CTðT sau khi xác ñịnh các mục tiêu chung (goals) sẽ bắt ñầu từ giai ñoạn Lập kế hoạch (Plan) gồm các bước khảo sát giúp nắm biết nhu cầu của các BLQ (Stakeholders’ Needs) qua ñó giúp xác ñịnh năng lực (hay thuộc tính) của người tốt nghiệp (Graduate’s Competencies) và kiến trúc các năng lực này thành các KQHT ñược sắp xếp có trình tự và gắn kết trong chương trình môn học (Curriculum).

Giai ñoạn Thực hiện kế hoạch (Do) gồm hoạt ñộng dạy và học (Learning & Teaching) và kiểm tra ñánh giá người học (Assessment).

Giai ñoạn Kiểm tra kết quả thực hiện (Check) gồm việc xem xét phân tích kết quả ñánh giá người học (Results and Analysis) và dựa vào phản hồi từ tất cả các BLQ ñể có ñánh giá toàn diện và thực tế về các thành tố trong CTðT (Feedbacks & Evaluation), trước khi tới giai ñoạn sau cùng của chu trình (Act) bao gồm việc chuẩn hóa các thực hành (Standadisation) giúp hướng tới sự cải tiến và hoàn thiện hơn nữa (Enhancement).

Chứng nhận kết quả chất lượng ñạt tiêu chuẩn AUN-QA có giá trị trong thời gian 4 năm (trước ñây) và 5 năm (hiện nay). Sau khi kết thúc chu kỳ này, các CTðT cần ñược ñánh giá lại ñể công nhật kết quả chất lượng cho một chu kỳ mới.

5). Minh chứng:

Một thành tố quan trọng của tự ñánh giá và KðCL chương trình theo Tiêu chuẩn AUN-QA là Minh chứng (Evidence). Các minh chứng phải ñược chuyển ngữ hoàn toàn (dối với các minh chứng cốt lõi) hoặc chuyển ngữ phần tiêu ñề và phần tóm tắt nội dung chính (ñối với minh chứng ñại trà) sang tiếng Anh, ñảm bảo phải xác minh ñược (verifiable), quan trọng (important), ña dạng (diverse), có thể trưng bày (exhibitable), ñược ñánh (mã) số (numbered), có ñộ chính xác (correct), có hiệu quả (effective), và phải mang tính hệ thống (systemic).

III. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG AUN-QA

Theo quy ñịnh của AUN-QA, các ñánh giá viên sẽ chấm ñiểm tất cả 50 tiêu chí theo mức từ 1 tới 7 căn cứ theo các ñặc tả và giải thích như trong Bảng 2. Nguyên tắc chấm ñiểm các tiêu chí là không chấm ñiểm lẻ (như là 3,5 hay 3,8…). ðiểm của mỗi tiêu chuẩn không phải là trung bình cộng ñiểm của các tiêu chí, mà là nhận xét ñịnh tính dựa trên xem xét tổng quan tiêu chuẩn tương ứng, và ñôi khi phụ thuộc vào trực giác và quan sát của ñánh giá viên trưởng. ðiểm chất lượng của CTðT có thể là trung bình cộng ñiểm của 11 tiêu chuẩn, và thường là một ñiểm có lẻ ñơn vị (như là 4,7 hay 5,3…), hoặc cũng có thể là nhận xét ñịnh tính như ñã trình bày ở trên.

Bảng 2: Xếp loại chất lượng theo Tiêu chuẩn AUN-QA 2015

ðiểm Phân loại Chất lượng Giải thích/Khuyến cáo cải thiện 1 Không có chất lượng Không phù hợp; phải cải thiện lập tức 2 Trong giai ñoạn lập kế hoạch Không phù hợp; cần cải thiện

3 Có kế hoạch, nhưng chưa minh chứng ñược việc triển khai, áp dụng

Chưa phù hợp; một vài cải thiện sẽ giúp chương trình trở nên phù hợp

4 Có kế hoạch và có minh chứng cho thấy việc triển khai, áp dụng

Phù hợp mong ñợi (ñáp ứng ñược các chỉ dẫn và tiêu chuẩn AUN-QA)

5 Có minh chứng cho thấy hiệu quả trong việc triển khai, áp dụng

Phù hợp hơn cả mong ñợi (vượt trội các chỉ dẫn và tiêu chuẩn AUN-QA)

6 ðiển hình cho các thực hành tốt Thực hành tiên tiến

7 Chất lượng ñạt tầm quốc tế hay dẫn ñầu khu vực

Thực hành dẫn ñầu

Cách tính ñiểm như ñã trình bày ở trên giúp một CTðT có thể ñạt ñiểm trung bình là 4,0 (ñáp ứng ñược các chỉ dẫn và tiêu chuẩn AUN-QA) trong khi vẫn còn có một vài tiêu chuẩn hay tiêu chí chưa ñáp ứng ñược các chỉ dẫn và tiêu chuẩn AUN-QA.

IV. BÁO CÁO TỰ ðÁNH GIÁ

Báo cáo Tự ñánh giá (SAR, Self-assessment Report) ñược viết bằng tiếng Anh chuẩn mực, có bố cục gồm 4 phần, cụ thể gổm:

- Phần 1: Giới thiệu (Tóm tắt việc thực hiện, Việc tổ chức tự ñánh giá, Trình bày vắn tắt về CSGD, Khoa và Bộ môn có CTðT ñăng ký ñánh giá chất lượng AUN-QA);

- Phần 2: Tiêu chuẩn AUN-QA (Mô tả và minh chứng việc CSGD, Khoa, Bộ môn và CTðT thực hiện các yêu cầu của Tiêu chuẩn AUN-QA, tuân theo nội dung và trình tự các bảng ñối chiếu tự ñánh giá);

- Phần 3: Phân tích ðiểm mạnh và ðiểm yếu (Tóm tắt các ñiểm mạnh, các ñiểm yếu – nghĩa là các hoạt ñộng hay lãnh vực cần cải thiện, tự chấm ñiểm vào các bảng ñối chiếu (checklists), và ñề xuất kế hoạch cải tiến cho CTðT, cho Bộ môn, Khoa, và CSGD); và

- Phần 4: Phụ lục (Thuật ngữ, tài liệu, văn bản hỗ trợ phần nội dung SAR và dùng làm minh chứng).

SAR của một CTðT ñăng ký ñánh giá công nhật ñạt tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA ñược coi là sản phẩm của tiến trình tự ñánh giá (thường diễn ra trong 8 tới 9 tháng) và ñược xây dựng trên nguyên tắc khách quan, dựa trên hiện trạng, cung cấp ñầy ñủ thông tin minh chứng, và tuân theo nội dung các bảng ñối chiếu giúp tự ñánh giá chương trình theo các tiêu chuẩn và tiêu chí AUN-QA. Việc viết SAR ñòi hỏi một nhóm chuyên trách hiểu rõ các nội hàm tiêu chuẩn AUN-QA, có tầm nhìn bao quát, thấu hiểu về CTðT, có kỹ năng viết truyền thông, và ñòi hỏi nhiều thời gian. Nhóm chuyên trách viết SAR nên dựa vào các câu hỏi chẩn ñoán (diagnostic questions) ñã ñược chuyên gia AUN-QA ñề xuất cho mỗi tiêu chuẩn.

Ngoài việc là tài liệu quan trọng ñối với các ñánh giá viên AUN-QA trước và trong ñợt ñánh giá thực tế (site visit), SAR còn giúp hình thành xuất phát ñiểm cho các cải thiện sau này trong CTðT, có thể ñược các giảng viên, hay các ñoàn ñánh giá nội bộ của CSGD sử dụng làm căn cứ cho việc ñối sánh nội bộ (internal benchmark) và chia sẻ, học hỏi từ những thực hành tiên tiến.

V. KẾT LUẬN

Với kết luận của tân Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với Giám ñốc, Hiệu trưởng các ñại học, học viện, trường ñại học, trường cao ñẳng trực thuộc Bộ GD&ðT trong ngày 04/6/2016 là “Các trường phải tiên phong trong việc thực hiện kiểm ñịnh chất lượng giáo dục, tiến tới kiểm ñịnh chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm ñịnh của khu vực ASEAN (AUN-QA); …” có thể thấy Tiêu chuẩn AUN-QA ñã nhận ñược sự ñồng thuận cao trong các lãnh ñạo và chuyên gia giáo dục tại Việt Nam.

Bên cạnh ưu thế là bộ tiêu chuẩn mang tính khu vực giúp chuẩn hóa chất lượng giáo dục qua ñó thúc ñẩy sự hội nhập kinh tế-xã hội của ASEAN, Tiêu chuẩn AUN-QA có các nét tương ñồng với giáo dục ñại học Việt Nam, ñã ñược các CSGD tại Việt Nam làm quen từ nhiều năm qua (tính tới thời ñiểm cuối năm 2016 ñã có trên 60 CTðT trình ñộ ñại học và sau ñại học tại Việt Nam ñã ñược kiểm ñịnh và công nhận ñạt chuẩn AUN-QA).

Nhóm tác giả tin rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều CSGD ñại học tại Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA vào việc xây dựng, vận hành, và ñánh giá nội bộ cũng như ñánh giá ngoài các CTðT của mình, góp phần tạo ra chất lượng thống nhất của thành phẩm giáo dục ñáp ứng ñược yêu cầu ngày càng cao của các BLQ trong nước và khu vực./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, 3rd Version. (2015). ASEAN University Network Quality Assurance. AUN.

2. Sổ tay ñảm bảo chất lượng chương trình ñào tạo. (2013, 2015). Trung tâm ðảm bảo chất lượng và khảo thí ðại học Cần Thơ

3. Tài liệu tập huấn Tier 1 và Tier 2. ASEAN University Network Quality Assurance. AUN.

PHỤ LỤC 1: Thuộc tính dự kiến cho SV tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông (Trường ðại học De La Salle – Philippines)

Những thuộc tính dự kiến cho

SV tốt nghiệp

Các kết quả học tập mong muốn giúp biểu thị Kỹ năng tư duy bậc cao (hiểu biết sâu) – Một SV tốt nghiệp Trường De La Salle là người:

Cá nhân có tư duy sáng tạo

và phản biện

1) Tạo ra các ý tưởng, các thiết kế, các hệ thống hay thông tin thể hiện ñược tài tháo vát, trí tưởng tượng, sự hiểu biết sâu sắc, tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, tư tưởng dám nghĩ dám làm và cách tiếp cận táo bạo nhằm ñáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai trong xã hội

2) Ứng ñáp ñược các ý tưởng và trải nghiệm ña dạng về thế giới và thông tin ñược các ý kiến cá nhân và tôn giáo thông qua các phương thức và phương tiện truyền thông khác nhau

3) Sử dụng các phương pháp và công nghệ ñột phá ñể giải quyết vấn ñề, ñưa ra các quyết ñịnh và hoạch ñịnh tương lai nhiều triển vọng

4) Kiến tạo và áp dụng tri thức, khái niệm, lý thuyết và các sáng tạo giúp xây dựng ý nghĩa và giao tiếp các ý tưởng và khái niệm rõ ràng và mạch lạc nhất có thể và phù hợp với giáo lý Cơ ðốc

Cá nhân giao tiếp hiệu quả

1) Giao tiếp hiệu quả và tự tin trong các bối cảnh và với các khán giả khác nhau

2) Chủ ñộng lắng nghe nội dung và tinh thần lời nói của người khác và ứng ñáp một cách thích hợp thông qua lời nói hoặc cử chỉ, hành ñộng

3) Soạn thảo và hiểu ñược các bài viết, bài nói, tranh ảnh giúp chuyển tải thông tin có ý nghĩa ñối với xã hội và Giáo hội

4) Khai phá các ý tưởng một cách phản biện và trình bày các ý tưởng này cho các mục ñích khác nhau

5) Sử dụng hành ñộng của bản thân hay của tổ nhóm ñể khai phá và trình bày các ý tưởng, tư tưởng, xúc cảm, giá trị và sự hiểu biết

Cá nhân học tập suốt ñời

có chiêm nghiệm

1) Chiêm nghiệm có phản biện về các khó khăn và vấn ñề nan giải nhằm ñịnh hình các ý tưởng và giải pháp giúp góp phần tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới rộng lớn hơn của Giáo hội

2) Nhận xét ñánh giá và chiêm nghiệm có phản biện về các giả ñịnh và các giá trị của mình và mọi người

3) Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và nhận xét ñánh giá về tư duy, hành ñộng, hành vi cử chỉ và sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân

4) Chiêm nghiệm về tầm quan trọng của Chúa và/hoặc trải nghiệm tôn giáo của bản thân và mọi người

5) Xây dựng nhận thức về bản chất tâm linh và tầm quan trọng của tôn giáo trong cuộc sống

Công dân có ñộng lực phục

vụ

1) Tạo ra các sản phẩm và hiệu suất công việc giúp ñạt ñược các mục ñích và thích hợp với khán giả dự kiến

2) Xây dựng và tích hợp các kỹ năng lãnh ñạo Cơ ðốc giúp ñóng góp tích cực vào việc ñạt ñược mục tiêu của tổ nhóm thông qua các tiến trình hợp tác

3) Xây dựng và thực hành các kỹ năng ứng xử và tạo lập quan hệ hiệu quả ñể kết nối mọi người theo các biện pháp ôn hòa, bao dung, có tâm, và không phân biệt ñối xử

4) Nuôi dưỡng các mối quan hệ với Chúa, bản thân, mọi người xung quanh và môi trường với lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm, lòng tôn trọng, tính chính trực và sự cảm thông

5) Nhận xét ñánh giá sự nhạy cảm ñạo ñức, luân lý và tinh thần trách nhiệm qua việc tham gia các bối cảnh học tập ña dạng

------o0o------

PHỤ LỤC 2:

CÁC QUY ðỊNH LIÊN QUAN ðẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG ðÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

TT Loại văn bản Kí hiệu Ngày Tên văn bản 1 Văn bản Luật, Nghị ñịnh

1.1 Luật Giáo dục 38/2005/QH11 14/6/2005 ðiều 17. Kiểm ñịnh chất lượng giáo dục

1.2 Sửa ñổi bổ sung Luật Giáo dục

44/2009/QH12 01/7/2010 Trích yếu: Quy ñịnh về KðCL giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm ñịnh chất lượng giáo dục, nguyên tắc kiểm ñịnh chất lượng giáo dục và các tổ chức kiểm ñịnh chất lượng giáo dục.

1.3 Luật Giáo dục ðại học

08/2012/QH13 18/6/2012 Trích yếu: Chương VII của Luật giáo dục ñại học với 5 ðiều cụ thể chi tiết về các hoạt ñộng ðBCL và KðCLGD ñại học: Mục tiêu, nguyên tắc và ñối tượng KðCL GDðH; Trách nhiệm của cơ sở GDðH trong việc ðBCL GDðH; Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở GDðH về KðCL GDðH; Tổ chức KðCL giáo dục và Sử dụng kết quả KðCL GDðH

1.4 Nghị ñịnh 138/2013/Nð-CP 22/10/2013 Trích yếu ðiều 26, vi pham trong lĩnh vực kiểm ñịnh chất lượng giáo dục

1.5 Nghị ñịnh 73/2015/Nð-CP 08/09/2015 Trích yếu về tiêu chuẩn, ñiều kiện ñược công nhận phân tầng (Khoản 1, ðiều 10)

1.6 Quyết ñịnh 70/2014/Qð-TTg 10/12/2014 Ban hành ñiều lệ Trường ðại học

1.7 Quyết ñịnh 1981/2016/Qð-TTg 18/10/2016 Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

1.8 Quyết ñịnh 1982/2016/Qð-TTg 18/10/2016 Phê duyệt Khung trình ñộ quốc gia Việt Nam

1.9 Nghị ñịnh 46/2017/Nð-CP 21/4/2017 Quy ñịnh về ñiều kiện ñầu tư và hoạt ñộng trong lĩnh vực giáo dục

2 Văn bản về Kiểm ñịnh viên 2.1 Thông tư 60/2012/TT- 28/12/2012 Quy ñịnh về Kiểm ñịnh viên

TT Loại văn bản Kí hiệu Ngày Tên văn bản BGDðT KðCLGD

2.2 Thông tư 18/2013/TT-BGDðT

14/5/2013 Ban hành chương trình ñào tạo kiểm ñịnh viên KðCLGD ðH và TCCN

3 Văn bản về Tổ chức Kiểm ñịnh chất lượng giáo dục 3.1 Thông tư 61/2012/TT-

BGDðT 28/12/2012 Quy ñịnh về ñiều kiện thành

lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm ñịnh chất lượng giáo dục

4 Văn bản về Kiểm ñịnh chất lượng cơ sở giáo dục 4.1 Thông tư 62/2012/TT-

BGDðT 28/12/2012 Quy ñịnh về quy trình và chu

kỳ KðCLGD trường ñại học, cao ñẳng và trung cấp chuyên nghiệp

4.2 Văn bản hợp nhất

06/VBHN-BGDðT 04/3/2014 Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường ñại học hợp nhất Qð 65/2007/Qð-BGDðT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BGDðT ngày 30/10/2012

4.3 Văn bản hợp nhất

07/VBHN-BGDðT 04/3/2014 Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp hợp nhất Quyết ñịnh số 67/2007/Qð-BGDðT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BGDðT ngày 30/10/2012

4.4 Văn bản hợp nhất

08/VBHN-BGDðT 04/3/2014 Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường cao ñẳng hợp nhất Quyết ñịnh số 66/2007/Qð-BGDðT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BGDðT ngày 30/10/2012

4.5 Công văn 527/KTKðCLGD-KððH

23/5/2013 Hướng dẫn sử dụng tiêu chí ñánh giá chất lượng trường ñại học

4.6 Công văn 528/KTKðCLGD-KððH

23/5/2013 Hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường

TT Loại văn bản Kí hiệu Ngày Tên văn bản cao ñẳng

4.7 Công văn 529/KTKðCLGD-KððH

23/5/2013 Hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường TCCN

4.8 Công văn 462/KTKðCLGD-KððH

09/5/2013 Hướng dẫn tự ñánh giá trường ñại học, cao ñẳng và trung cấp chuyên nghiệp

4.9 Công văn 1480/KTKðCLGD-KððH

29/8/2014 Hướng dẫn ðGN trường ðH, Cð và TCCN

4.10 Công văn 1237/KTKðCLGD-KððH

03/8/2016 Sử dụng tài liệu hướng dẫn ñánh giá chất lượng trường ñại học

4.11 Thông tư 24/2015/TT-BGDðT

23/09/2015 Quy ñịnh chuẩn Quốc gia ñối với cơ sở giáo dục ðại học

4.12 Thông tư 12/2017/TT-BGDðT

19/5/2017 Quy ñịnh về kiểm ñịnh chất lượng cơ sở giáo dục ñại học

4.13 Thông tư (thay thế Thông tư số 09/2009/TT-BGDðT ngày 07/5/2009)

36/2017/TT-BGDðT

28/12/2017 Quy chế thực hiện công khai ñối với CSGD&ðT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

5 Văn bản về Kiểm ñịnh chất lượng chương trình ñào tạo 5.1 Thông tư 38/2013/TT-

BGDðT 29/11/2013 Ban hành Quy ñịnh về quy

trình và chu kỳ KðCL CTðT của các trường ðH, Cð và TCCN

5.2 Quyết ñịnh 72/2007/Qð-BGDðT

30/11/2007 Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình giáo dục ngành Giáo Tiểu học trình ñộ cao ñẳng

5.3 Thông tư 23/2011/TT-BGDðT

06/6/2011 Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình ñộ ñại học

5.4 Thông tư 49/2012/TT-BGDðT

12/12/2012 Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo GV THPT trình ñộ ðại học

5.5 Thông tư 33/2014/TT-BGDðT

02/10/2014 Quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo ñiều dưỡng trình ñộ

TT Loại văn bản Kí hiệu Ngày Tên văn bản ðH Cð

5.6 Thông tư 04/2016/TT-BGDðT

14/3/2016 Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo các trình ñộ của giáo dục ñại học

5.7 Công văn 1074/KTKðCLGD-KððH

28/6/2016 Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng CTðT các trình ñộ của GDðH

5.8 Công văn 1075/KTKðCLGD-KððH

28/6/2016 Hướng dẫn tự ñánh giá chương trình ñào tạo

5.9 Công văn 1076/KTKðCLGD-KððH

28/6/2016 Hướng dẫn ñánh giá ngoài chương trình ñào tạo

6 Các văn bản chỉ ñạo của Bộ 6.1 Công văn 702/TB-BGDðT 22/9/2016 Kết luận của Bộ trưởng Phùng

Xuân Nhạ tại cuộc họp về phương án triển khai công tác KðCL GDðH

6.2 Công văn 816/TB-BGDðT 08/11/2016 Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp ngày 22/10/2016 về công tác KðCL GDðH

6.3 Công văn 118/KH-BGDðT 23/2/2017 Kế hoạch triển khai công tác KðCLGD ñối với cơ sở giáo dục ñại học, trường cao ñẳng sư phạm và trung cấp sư phạm năm 2017

6.4 Công văn 203/KH-BGDðT 27/3/2017 Kế hoạch triển khai công tác thẩm ñịnh và xác nhận các ñiều kiện ðBCLGD ñại học năm 2017

6.5 Quyết ñịnh 956/Qð-BGDðT 27/3/2017 Quyết ñịnh về việc giao nhiệm vụ thẩm ñịnh và xác nhận các ñiều kiện ñảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục ñại học

7 Các văn bản về ñào tạo của Bộ 7.1 Thông tư 07/2015/TT-

BGDðT 16/4/2015 Quy ñịnh về khối lượng kiến

thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học ñạt ñược sau khi tốt nghiệp ñối với mỗi trình ñộ ñào tạo của giáo dục ñại học và quy trình xây dựng, thẩm

TT Loại văn bản Kí hiệu Ngày Tên văn bản ñịnh, ban hành chương trình ñào tạo trình ñộ ñại học, thạc sĩ, tiến sĩ

7.2 Thông tư * 15/2014/TT-BGDðT

15/5/2014 Quy chế ñào tạo trình ñộ thạc sĩ

7.3 Thông tư ** 08 /2017/TT-BGDðT

04/4/2017 Quy chế tuyển sinh và ñào tạo trình ñộ tiến sĩ

Ghi chú: *Thông tư số 15/2014/TT-BGDðT thay thế Thông tư số 10/2011/TT-BGDðT ngày 28/02/2011; **Thông tư số 08 /2017/TT-BGDðT thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDðT ngày 07/5/2009

KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN, MINH CHỨNG

I. Kỹ thuật nghiên cứu văn bản, hồ sơ trong tự ñánh giá:

Nghiên cứu văn bản/hồ sơ là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng nhất thường ñược dùng trong tự ñánh giá chất lượng.

1.1. ðịnh nghĩa:

Nghiên cứu văn bản/hồ sơ là xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như các quy ñịnh, kế hoạch, biên bản, báo cáo, hồ sơ, sổ sách, giáo trình, ñề cương môn học… nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự ñánh giá (ví dụ: tự ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo, chất lượng giáo dục của trường theo các tiêu chí, tiêu chuẩn,…).

Nghiên cứu, phân tích văn bản/hồ sơ ñược thực hiện nhằm phân loại, sắp xếp, ñánh giá và lựa chọn các thông tin trong văn bản cho phù hợp với nội hàm các tiêu chí ñể trích dẫn, bình luận,… phục vụ mục ñích tự ñánh giá.

1.2. Ưu ñiểm và những hạn chế/ñiểm cần lưu ý:

- Giúp xác ñịnh những văn bản nào có nội dung phù hợp ñể ñược coi là minh chứng tốt cho một tiêu chí nào ñó;

- Văn bản, hồ sơ… chỉ xác nhận sự tồn tại/sự có mặt… chưa chắc ñã là minh chứng;

- ðể xác ñịnh một văn bản nào ñó như là minh chứng cần xem xét văn bản ñó phù hợp ñáp ứng ñến ñâu các yêu cầu của từng tiêu chí… Cần có sự thẩm ñịnh của nhóm cán bộ chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập minh chứng, viết báo cáo tiêu chí… và sự thẩm ñịnh ñánh giá của các chuyên gia về kiểm ñịnh chất lượng;

- Dễ bị lạm dụng như quá chú trọng ñến hồ sơ văn bản mà không xem xét thực tế.

1.3. Các kỹ thuật xem xét văn bản/hồ sơ:

Việc nghiên cứu phân tích văn bản hồ sơ… ñể xác ñịnh liệu nó có thể là một minh chứng tốt cho một tiêu chí nào ñó hay không? Cần bám sát nội hàm từng tiêu chí, so sánh với nội dung các chỉ báo của từng tiêu chí, các từ khoá chỉ nội hàm của tiêu chí...

Những câu hỏi hướng dẫn xem xét phân tích văn bản/hồ sơ

Khi tiếp xúc với một văn bản lần ñầu tiên trong quá trình lựa chọn minh chứng cho báo cáo tự ñánh giá, các nhóm công tác cần tự ñặt ra và trả lời những câu hỏi sau ñây:

- ðây là loại văn bản gì? Ai phát hành? - Văn bản ñược viết cho ñối tượng nào? - Tính hiệu lực của văn bản này? - Văn bản/tài liệu này có nội dung phù hợp, ñáp ứng nội hàm 1 tiêu chí nào/ những tiêu chí nào? - Văn bản/tài liệu này ñáp ứng nội dung cụ thể nào trong nội hàm của tiêu chí? - Văn bản này có thể là minh chứng tốt cho những tiêu chí nào? Vì sao?

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác ñịnh tên văn bản, loại tài liêu/hồ sơ cần thu thập? Nơi có thể thu thập.

Bước 2: ðọc nội dung văn bản, xác ñịnh mức ñộ tin cậy của văn bản, tìm các câu/phần/nội dung cần thiết ñáp ứng các yêu cầu nêu trong nội hàm của từng tiêu chí… ghi những nhận xét ở những chỗ quan trọng.

Bước 3: Thẩm ñịnh lại văn bản, xác ñịnh mức ñộ tin cậy, xác ñịnh các ñoạn phù hợp ñể trích dẫn, bình luận.

Bước 4: Trao ñổi trong nhóm, ñể xác ñịnh liệu văn bản ñó có phải là minh chứng tốt, có mâu thuẫn với các nguồn minh chứng khác?

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân/ thảo luận nhóm và quan sát.

II. Kỹ thuật quan sát trong tự ñánh giá:

Quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng thường ñược dùng trong việc ñánh giá các hoạt ñộng ñào tạo, tự ñánh giá của một ñơn vị.

2.1. ðịnh nghĩa:

Quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt… cơ sở vật chất, ñiều kiện, môi trường, sự tương tác… hoặc một hoạt ñộng cụ thể nào ñó. Ví dụ, quan sát xem xét cơ sở vật chất, tiện nghi khu kí túc xá sinh viên, dự giờ một tiết học, thăm thư viện, thăm nhà ăn sinh viên, thăm phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng máy tính,…

2.2. Các loại quan sát:

Theo Creswell (2000), quan sát có thể chia thành 4 loại:

- Tham gia hoàn toàn - vai trò người quan sát nghiên cứu ñược giữ kín,

- Quan sát ñồng thời tham gia - vai trò quan sát là chính, tham gia chỉ là phụ, - Tham gia ñồng thời là quan sát - tham gia là chính, quan sát là thứ yếu,

- Quan sát hoàn toàn - Người nghiên cứu quan sát mà không tham gia.

2.3. Ưu ñiểm và những hạn chế:

- Giúp người quan sát tận mắt chứng kiến hiểu biết tốt hơn về bối cảnh;

- Quan sát giúp thẩm tra lại các số liệu, cung cấp những thông tin, dữ liệu ñiển hình liên quan ñến tình huống;

- Quan sát cũng giúp thẩm tra lại minh chứng/chứng cứ giúp hiểu rõ tình trạng, hiệu quả hoạt ñộng… mà các phương pháp khác không cho kết quả tin cậy;

- Dễ mang tính phiến diện, chủ quan cao và dễ bị can thiệp.

2.4. Kỹ thuật quan sát

Các bước tiến hành:

Bước 1: Lên kế hoạch:

- Xác ñịnh mục ñích, ñối tượng quan sát;

- Xác ñịnh các nội dung, phạm vi quan sát;

- Xác ñịnh các hoạt ñộng cụ thể cần quan sát;

- Xác ñịnh các yêú tố, các phát hiện cần tìm, cần thẩm tra,…

Bước 2: Thiết lập các tiêu chí và chuẩn bị các công cụ hỗ trợ quan sát:

- Thiết lập các tiêu chí quan sát, các mức ñộ, các biểu hiện có thể quan sát… cách ñánh giá;

- ðưa ra các tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung quan sát cụ thể;

- Xây dựng bộ công cụ dùng cho quan sát (ví dụ: Xây dựng các phiếu quan sát, bảng kiểm…);

- Giấy, bút, thiết bị ghi âm, ghi hình như máy ảnh, máy quay…

- Phiếu ghi các kết quả quan sát.

Bước 3: Xem xét hiện trường và ghi chép thông tin

- Người quan sát ghi chép lại những thông tin chính vào phiếu quan sát;

- Ghi chú những phát hiện của mình trong quá trình quan sát; - Xem xét các tài liệu, trang thiết bị,… ví dụ: lịch hoạt ñộng hàng tuần, sổ nhật kí sử dụng, biên bản bảo dưỡng thiết bị,…

- Xem các góp ý của giảng viên và học sinh về phòng thực hành…

- Trực tiếp kiểm tra: thao tác thật trên thiết bị ñể xác ñịnh chất lượng trang thiết bị…

Bước 4: Xử lý các thông tin trong quá trình quan sát

Tóm lược các thông tin;

- So sánh, ñối chiếu với các nguồn thông tin, dữ liệu khác;

- Lưu ý các thông tin trái chiều, các phát hiện mới.

Bước 5: Trao ñổi trong nhóm, mục ñích tìm những bằng chứng, loại bỏ các mâu thuẫn.

- Tìm kiếm các bằng chứng, minh chứng ñể xác nhận hay bác bỏ một nhận ñịnh nào ñó;

- ðưa ra các câu hỏi, nhận xét… trao ñổi trong nhóm tham gia quan sát;

- Phát hiện các mâu thuẫn… tìm hiểu các lý do, nguyên nhân,

- Thống nhất các nhận ñịnh.

Thực hành

Ví dụ: Quan sát cách bài trí lớp học/dự giờ giảng/dự giờ xemina.

- Cách tổ chức giờ dạy/ giờ xemina;

- Sự chuẩn bị của giảng viên cho giờ dạy;

- Các vật liệu hỗ trợ bài giảng;

- Tương tác giữa giảng viên và sinh viên;

- Phương pháp phản hồi, ñánh giá;

- Sự tham gia tích cực, chủ ñộng/thụ ñộng của sinh viên?

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân/nhóm và nghiên cứu hồ sơ.

III. Kỹ thuật phỏng vấn trong tự ñánh giá:

Phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng trong tự ñánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường (ví dụ: phỏng vấn giảng viên và sinh viên về hiệu quả môn học, về mức ñộ phù hợp, cập nhật… của chương trình ñào tạo...).

3.1. ðịnh nghĩa:

Phỏng vấn ñịnh tính là sử dụng những câu hỏi mở ñể thu thập thông tin từ các cá nhân/nhóm, nhằm thẩm ñịnh hoặc thu thập thông tin, minh chứng cho quá trình tự ñánh giá (ví dụ: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường; phỏng vấn trưởng phòng tổ chức về thiết kế chương trình ñào tạo, quy trình tuyển lựa giáo viên, ñánh giá giảng viên,…).

3.2. Ưu ñiểm và những hạn chế:

Phỏng vấn là một phương pháp rất có ích và ñược dùng nhiều trong ñánh giá, kiểm ñịnh chất lượng. ðôi khi ñây là phương pháp duy nhất ñể thu thập thông tin, ñể hiểu sâu quan ñiểm của một cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này dễ mang tính chủ quan, dễ phiến diện (nếu chọn ñối tượng phỏng vấn không ñúng), không thực hiện ñược với nhiều ñối tượng như ñiều tra bằng bảng hỏi.

3.3. Quy trình phỏng vấn

Chuẩn bị phỏng vấn

- Chọn ñối tượng phỏng vấn, hình thức phỏng vấn;

- Xác ñịnh mục tiêu, nội dung (những vấn ñề cần làm rõ) phỏng vấn,

- Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn;

- Chuẩn bị ñịa ñiểm, thời gian… phỏng vấn;

- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (ví dụ: máy ghi âm…).

Tiến hành phỏng vấn

- Khởi ñộng (giới thiệu/làm quen): nói rõ mục ñích phỏng vấn, khẳng ñịnh các thông tin ñược giữ bí mật, chỉ ñuợc dùng cho mục ñích nghiên cứu… làm an lòng người ñược phỏng vấn (xem thêm các bước tiến hành phỏng vấn);

- Phỏng vấn: tập trung vào những câu hỏi chính ñể khai thác thông tin. Ghi tóm tắt các thông tin, nói lại các tóm tắt ñể người ñược phỏng vấn khẳng ñịnh mức ñộ chính xác của các thông tin;

- Tóm lược các thông tin chính cần thiết;

- Khai thác sâu các thông tin có liên quan làm rõ vấn ñề;

- Chính xác hoá các thông tin;

- Kết thúc phỏng vấn.

Sau phỏng vấn

Kiểm tra lại các thông tin, phát hiện những chỗ mâu thuẫn hoặc không rõ ñể hỏi lại; khẳng ñịnh lại cam kết giữ bí mật thông tin ñể người ñược phỏng vấn yên tâm về những thông tin họ ñã cung cấp.

3.4. Các bước tiến hành phỏng vấn:

Bước 1: Giới thiệu bản thân và mục ñích phỏng vấn (ñể ñối tượng yên tâm cung cấp thông tin); Khẳng ñịnh với ñối tượng rằng thông tin sẽ ñược giữ bí mật (giải thích rõ cách làm);

Bước 2: Giải thích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những thông tin chính xác do ñối tượng cung cấp; Xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin; Hỏi các câu hỏi làm quen; Bước 3: Hỏi các câu hỏi thuộc nội dung nghiên cứu (sử dụng bản câu hỏi mở có sẵn và hỏi thêm những câu hỏi nảy sinh trong tình huống ñể khác thác thông tin chiều sâu); Bước 4: Kết thúc phỏng vấn, cám ơn, trả lời các câu hỏi của người ñược phỏng vấn.

Người phỏng vấn cần tạo ñược bầu không khí trao ñổi cởi mở, ghi chép lại các thông tin và cần có sự kiểm chứng ñối chiếu với các nguồn thông tin khác.

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như nghiên cứu văn bản, khảo sát ñiều tra và quan sát.

IV. Kỹ thuật thảo luận nhóm trong tự ñánh giá:

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng trong tự ñánh giá chương trình ñào tạo, tự ñánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường (chẳng hạn, thảo luận nhóm giảng viên về ñổi mới phương pháp dạy học, thảo luận nhóm sinh viên về hiệu quả môn học, về mức ñộ phù hợp, cập nhật… của chương trình ñào tạo,...).

4.1. ðịnh nghĩa:

Thảo luận nhóm là sử dụng những câu hỏi mở ñể thu thập thông tin từ một nhóm ñối tượng (giảng viên/sinh viên/cán bộ quản lý), nhằm thẩm ñịnh hoặc thu thập thông tin, minh chứng cho một nội dung nào ñó, thuộc tiêu chí/tiêu chuẩn nào ñó trong quá trình tự ñánh giá (ví dụ: thảo luận với nhóm giảng viên hoặc sinh viên về ñổi mới phương pháp dạy và học, về quy trình, hình thức kiểm tra ñánh giá các môn học,…).

4.2. Ưu ñiểm và những hạn chế:

Khi không thể tiến hành phỏng vấn cá nhân, hoặc không cần thiết phải lấy thông tin từ cá nhân, mà chỉ cần thông tin từ nhiều người, từ các nhóm ñối tượng khác nhau, thì thảo luận nhóm là một phương pháp rất có ích ñược dùng nhiều trong ñánh giá, kiểm ñịnh chất lượng. ðôi khi nó là phương pháp duy nhất ñể thu thập nhanh chóng các thông tin, ñể hiểu quan ñiểm chung của một nhóm ñối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này dễ mang tính chủ quan, dễ chịu áp lực của một vài cá nhân chi phối nhóm (nếu chọn nhóm ñối tượng phỏng vấn không tốt), không thực hiện ñược phỏng vấn sâu, thể hiện rõ quan ñiểm cá nhân.

4.3. Quy trình thảo luận nhóm

Chuẩn bị thảo luận

- Chọn ñối tượng tham gia thảo luận nhóm;

- Xác ñịnh mục tiêu, nội dung (những vấn ñề) cần thảo luận làm rõ;

- Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận;

- Chuẩn bị ñịa ñiểm, thời gian… thảo luận;

- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (ví dụ: máy ghi hình/âm,…).

Tiến hành thảo luận

- Khởi ñộng: giới thiệu/làm quen, nói rõ mục ñích, yêu cầu, nêu vấn ñề, câu hỏi ñể mọi người trong nhóm thảo luận. Xin phép ñược ghi chép/ghi âm… cần làm an lòng những người tham gia thảo luận;

- Thảo luận chính: tập trung vào những câu hỏi chính ñể khai thác thông tin, lắng nghe ghi chép ñầy ñủ ý kiến phát biểu của những người tham gia. Ghi tóm tắt các thông tin,

tóm lược các quan ñiểm ñể những người tham gia thảo luận khẳng ñịnh mức ñộ chính xác của các thông tin (xem thêm các bước tiến hành thảo luận nhóm);

- Tóm lược các thông tin chính cần thiết;

- Khai thác sâu các thông tin có liên quan làm rõ vấn ñề;

- Chính xác hoá các thông tin;

- Kết thúc thảo luận nhóm.

Sau thảo luận

Kiểm tra lại các thông tin, phát hiện những quan ñiểm chung, những ý kiến/quan ñiểm khác biệt giữa các nhóm trong cuộc thảo luận… khẳng ñịnh lại mục ñích sử dụng thông tin của cuộc thảo luận ñể những người tham gia yên tâm về những thông tin họ ñã cung cấp.

4.4. Các bước tiến hành thảo luận nhóm:

Bước 1: Giới thiệu bản thân và mục ñích nội dung, thời gian (ñể ñối tượng yên tâm cung cấp thông tin); Khẳng ñịnh với ñối tượng rằng thông tin sẽ ñược sử dụng vào mục ñích gì; Giải thích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc thảo luận, kết quả mong muốn (xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin).

Bước 2: Nêu vấn ñề, ñặt các câu hỏi thuộc nội dung cần tọa ñàm/thảo luận, tập trung vào vấn ñề chính, trọng tâm cần thảo luận. Ghi chép ñầy ñủ ý kiến từng cá nhân, tóm tắt thành quan ñiểm chung, trao ñổi kỹ về các ý kiến khác nhau.

Bước 3: Kết thúc tọa ñàm nhóm, người chủ tọa cần cám ơn, trả lời các câu hỏi của những người tham gia tọa ñàm.

Các phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát.

V. Kỹ thuật thiết kế các công cụ ñiều tra:

ðiều tra khảo sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng. Chẳng hạn, khảo sát hiệu quả môn học; sự hài lòng của sinh viên về chương trình ñào tạo,... Phương pháp này thường ñược dùng nhiều trong tự ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo, tự ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của nhà trường.

5.1. ðịnh nghĩa:

ðiều tra khảo sát bằng bảng hỏi là thiết lập một hệ thống các câu hỏi dưới dạng văn bản viết và xác ñịnh các mức ñộ ñánh giá, thủ tục cho ñiểm, hướng dẫn và cách xử lý phân tích số liệu nhằm cung cấp thông tin ñáng tin cậy cho quá trình tự ñánh giá (chẳng hạn, khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chương trình ñào tạo; khảo sát hiệu quả môn học so với mục tiêu,…).

5.2. Ưu ñiểm và những hạn chế:

Khảo sát là một trong những phương pháp rất phù hợp ñể hỏi người khác về nhận thức, ý kiến và quan ñiểm của họ về những vấn ñề nào ñó. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn biết người khác thực sự cư xử hoặc hành ñộng như thế nào thì ñộ tin cậy của phương pháp này không cao.

5.3. Các nguyên tắc thiết kế công cụ ño:

Khi xây dựng, thiết kế công cụ ño, dù ở những hình thức ñơn giản nhất như phiếu hỏi (questionaires), bảng kiểm kê (checklists) ñến những hình thức phức tạp hơn như các thang ño chuẩn hay các trắc nghiệm chuẩn (standardized tests), người nghiên cứu cần ñảm bảo các ñặc tính thiết kế (mục tiêu ño lường, ñối tượng, nội dung cần ño, các thử tục cho ñiểm, hướng dẫn,...) và ñảm bảo các ñặc tính ño lường (ñộ tin cậy, ñộ phân biệt/ñộ khó,... ñộ hiệu lực), ñảm bảo tính ñại diện của mẫu thống kê, ñể khẳng ñịnh liệu nó có ñưa ra ñược những thông tin chính xác, có nhiều lợi ích hay không.

5.4. Quy trình thiết kế công cụ ñiều tra khảo sát:

Bước 1: Xác ñịnh rõ mục tiêu ño lường.

Công cụ ño ñược thiết kế ñể ño cái gì ?

Bước 2: Xác ñịnh rõ ñối tượng.

- Phép ño này ñược thiết kế cho ñối tượng nào ?

- Phép ño này ñược làm với cá nhân hay nhóm ?

Bước 3: Xác ñịnh rõ các nội dung cần ño lường.

- Xác ñịnh rõ các nội dụng cụ thể cần ño: hiểu biết nào, kỹ năng nào, thái ñộ/hứng thú nào,…

Bước 4: Viết câu hỏi cho từng nội dung cụ thể.

Bước 5: Xác ñịnh các thủ tục cho ñiểm/ lượng hoá.

Bước 6: Thử nghiệm bộ công cụ trên mẫu nhỏ; nhập số liệu (ví dụ vào SPSS) và phân tích số liệu: ñánh giá ñộ tin cậy, loại bỏ các câu hỏi chất lượng kém.

Bước 7: Hoàn thiện bộ công cụ và sử dụng nó ñể thu thập thông tin.

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân/thảo luận nhóm và quan sát.

Thực hành:

Giới thiệu một bộ phiếu ñánh giá hiệu quả môn học/ñiều tra sinh viên tốt nghiệp. Giới thiệu phần mềm xử lý số liệu: SPSS; Conquest.

VI. Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu

Xử lý và phân tích số liệu là một trong những khâu quan trọng trong ñiều tra khảo sát, làm cho số liệu “biết nói”, có sức thuyết phục người ñọc. Chẳng hạn, xử lý và phân tích số liệu khảo sát sinh viên về hiệu quả môn học/ mức ñộ hài lòng của sinh viên về chương trình ñào tạo... Xử lý và phân tích số liệu thường ñược dùng nhiều trong tự ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo, tự ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của nhà trường.

6.1. ðịnh nghĩa:

Xử lý và phân tích số liệu khảo sát là thiết lập một mô hình, quy trình, sử dụng một hệ thống các thủ tục/ thao tác/câu lệnh ñược lập trình trong các phần mềm chuyên dùng cho xử lý phân tích số liệu ñể ñịnh lượng, ñể phát hiện, so sánh lý giải,… ñể kiểm tra/chứng minh các giả thiết nghiên cứu… nhằm cung cấp thông tin ñáng tin cậy, có giá trị khoa học cho quá trình tự ñánh giá (chẳng hạn, có bao nhiêu % số sinh viên hài lòng về chương trình ñào tạo; về hiệu quả môn học,…).

6.2. Ưu ñiểm và những hạn chế:

Xử lý số liệu bằng phần mềm chuyên dụng như SPSS, Conquest và sử dụng các kỹ thuật phân tích số liệu tiên tiến như phân tích ñộ tin cậy, phân tích ñộ khó, ñộ phân biệt của các câu hỏi (item) theo mô hình Rasch, phân tích yếu tố, phân tích phương sai, phân tích hồi quy ñơn biến/ña biến,… làm tăng mức ñộ tin cậy và giá trị khoa học của các số liệu khảo sát (thay vì xử lý ñơn giản như tính tỉ lệ % bằng phần mềm Excel, xử lý bằng tay). Các trường gặp khó khăn vì chưa biết sử dụng các phần mềm này hoặc không biết kỹ thuật xử lý, phân tích chuyên sâu ñã nói ở trên. ðể nắm các kỹ thuật xử lý và phân tích

số liệu này (mức cơ bản) cần phải tham gia các khóa học ngắn hạn về sử dụng các phần mềm nói trên (khoảng 2 tuần).

6.3. Lập mô hình xử lý và phân tích dữ liệu

Mô hình ñịnh rõ các thang, tiểu thang ño, cách thức xử lý và phân tích số liệu cho từng kiểu item, kiểu thang ño, ñảm bảo ñánh giá ñược các ñặc tính ño lường của bộ công cụ (ñộ tin cậy, ñộ phân biệt/ñộ khó... ñộ hiệu lực). Mô hình này phải ñảm bảo sử dụng phù hợp các phép toán thống kê (tính tần suất, trung bình, tương quan hồi quy) trong các phân tích thống kê ñánh giá ñược các mức ñộ ảnh hưởng, chi phối ñể khẳng ñịnh liệu các số liệu thu ñược có ñưa ra ñược những thông tin chính xác, có nhiều lợi ích hay không.

6.4. Quy trình xử lý và phân tích số liệu

Bước 1: Mã hóa các câu hỏi/item thành các biến ñộc lập

- Mã tên biến, chọn kiểu thang ño

- Gán các giá trị của biến.

Bước 2: Nhập số liệu và làm sạch số liệu

- Loại bỏ các phiếu trả lời ẩu, trả lời bỏ sót (trên 10% thông tin);

- Nhập số liệu, kiểm tra ñộ chính xác của số liệu nhập;

- Loại bỏ các trường hợp trả lời bất thường, cực ñoan.

Bước 3: Phân tích item

- ðánh giá ñộ tin cậy, ñộ khó, ñộ phân biệt,…

- ðánh giá mức ñộ phù hợp của từng item.

Bước 4: Tính toán

- ðánh giá ñộ tin cậy, ñộ khó, ñộ phân biệt,…

- ðánh giá mức ñộ phù hợp của từng item;

- Tính toán/lập ra các biến trung gian ñể có thể áp dụng các phép toán thống kê phân tích sâu.

Bước 5: Áp dụng các phép toán thống kê mô tả, suy luận ñể kiểm ñịnh các câu hỏi/giả thiết nghiên cứu

- Tính tần xuất (%), trung bình, ñộ lệch chuẩn,…

- So sánh ñiểm trung bình (phân tích ANOVA, t-test) giữa các nhóm mẫu;

- Xác ñịnh mức ñộ tương quan (phân tích tương quan);

- Xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau giữa các biến (phân tích hồi quy).

Bước 6: Lập các biểu bảng, giải thích bình luận số liệu

- Lập bảng tần xuất (%), trung bình, ñộ lệch chuẩn, tương quan,…

- ðọc hiểu kết quả: giải thích, bình luận dựa trên các số liệu khảo sát.

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ñược kết hợp với các phương pháp khác như các số liệu qua phỏng vấn cá nhân/ số liệu qua quan sát.

Thực hành

Giới thiệu các file số liệu, file xử lý kết quả khảo sát ñánh giá hiệu quả môn học, ñiều tra sinh viên tốt nghiệp, sử dụng phần mềm SPSS, Conquest và kết quả (out put) phân tích số liệu, các biểu bảng, kỹ năng ñọc hiểu số liệu.

VII. Kỹ thuật thiết lập các dữ liệu thống kê

Thiết lập các dữ liệu thống kê rất cần cho quá trình viết báo cáo tự ñánh giá. Chẳng hạn, số liệu thống kê về ñội ngũ giảng viên (trình ñộ ñào tạo, các công trình nghiên cứu khoa học mà giảng viên ñã tham gia, số bài báo, giáo trình ñã viết...); tỉ lệ sinh viên/giảng viên;

7.1. Cách lập các biểu mẫu thống kê

Các biểu bảng thống kê thường ñược lập theo hướng dẫn trong cấu trúc báo cáo tự ñánh giá, các phụ lục kèm theo hoặc theo yêu cầu của từng tiêu chí. ðể thiết lập các biểu bảng thống kê cần trả lời các câu hỏi sau:

- Có bao nhiêu loại biểu bảng thống kê cần có ở mỗi phần trong báo cáo tự ñánh giá?

- Mục ñích của việc thiết lập các biểu bảng này ?

- ðơn vị thống kê là gì ?

- Những số liệu cho các biểu bảng này có thể thu thập ở ñâu ? Chẳng hạn, các số liệu thống kê về cơ sở vật chất có thể thu thập ở phòng quản trị; các số liệu thống kê về giáo viên có thể thu thập ở phòng tổ chức,...

- Ai cung cấp nguồn số liệu thống kê ?

- Mức ñộ tin cậy của các số liệu thống kê này ?

- Thời ñiểm thu thập các số liệu thống kê ?

7.2. Sử dụng các câu hỏi ñể kiểm tra các dữ liệu thống kê

- Các dữ liệu thống kê hữu ích nhất ñã ñược ñưa vào báo cáo ?

- Mục ñích mô tả các dữ liệu thống kê ?

- Thiết lập các biểu bảng, ñơn vị thống kê có phù hợp ?

- Các số liệu trong các biểu bảng có chính xác, có ñáng tin cậy ?

- Các số liệu thống kê lấy từ nguồn nào/ do ai cung cấp ?

- Sự tích hợp các số liệu thống kê trong mỗi biểu bảng ñã phù hợp chưa?

- Có dễ ñọc hiểu?

- Phân tích số liệu thống kê này giúp gì cho việc hiểu biết bức tranh thực trạng (nội hàm) của tiêu chí, số liệu về chương trình ñào tạo, về nguồn tài chính của trường... và chứng minh nhà trường ñạt ñược các yêu cầu, mục tiêu ñào tạo... ở mức nào ?

- Số liệu thống kê mô tả có giúp ñịnh hướng cho việc khắc phục tồn tại (phát huy ñiểm mạnh)?

Chất lượng một báo cáo tự ñánh giá không phụ thuộc vào số lượng các biểu bảng thống kê mà phụ thuộc vào việc ñọc hiểu các biểu bảng thống kê. Sự lập luận và phân tích, bình luận, so sánh…làm cho các con số thống kê trong báo cáo tự ñánh giá biết nói./.

Nguồn: Tài liệu Tập huấn của Cục Khảo thí và Kiểm ñịnh chất lượng giáo dục

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

NGUỒN MINH CHỨNG THAM KHẢO (11 TIÊU CHUẨN AUN – QA ðÁNH GIÁ CTðT)

1. Tiêu chuẩn 1: Kết quả học tập mong ñợi

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Quy cách chương trình - Xây dựng theo mẫu của AUN-QA

- Tham khảo CV Số 2196 /BGDðT-GDðH ngày 22/4/2010 v/v hướng dẫn xây dựng và công bố CðR ngành ñào tạo - Tham khảo Thông tư Số 07/2015/TT-BGDðT ngày 16/4/2015 ban hành quy ñịnh về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học ñạt ñược sau khi tốt nghiệp ñối với mỗi trình ñộ ñào tạo của GDðH và quy trình xây dựng, thẩm ñịnh, ban hành CTðT trình ñộ ñại học, thạc sĩ, tiến sĩ - Tham khảo Báo cáo thường niên ðHCT năm 2016 ñể có Tầm nhìn và Sứ mệnh của Nhà trường

2 Quy cách học phần - Xây dựng theo mẫu của AUN-QA, hoặc dùng ðề cương học phần theo mẫu của Phòng ðào tạo - CTðT cũ: tham khảo Danh mục tra cứu CTðT ñại học và sau ñại học Trường ðHCT (các tập 1, 2 và 3, xuất bản năm 2011)

3 Tờ rơi, tài liệu quảng cáo, thông báo về khóa học

Tài liệu giới thiệu các CTðT của Nhà trường/Khoa/Bộ môn

4 Ma trận Kỹ năng -Chương trình tự xây dựng -Tham khảo Báo cáo TðG của các CTðT ñã ñạt chứng nhận AUN-QA năm 2013 (Kinh tế Nông nghiệp) & 2014 (Công

nghệ Sinh học tiên tiến, Nuôi trồng Thủy

sản tiên tiến) 5 Ý kiến ñóng góp của các BLQ - Kết quả lấy ý kiến SV, SV làm thủ tục

tốt nghiệp, cựu SV, và NSDLð - Kết quả họp mặt tiếp xúc SV của lãnh ñạo Nhà trường/Khoa/Bộ môn - Trao ñổi qua e-mail của các SV, cựu SV, và NSDLð - Thông tin trên các phương tiện truyền thông

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ - …

6 Biên bản họp và hồ sơ rà soát chương trình môn học

- Quyết ñịnh chuẩn thuận chương trình, có danh sách thành viên tham gia, và các vấn ñề liên quan (như trường hợp mở ngành mới theo Thông tư 07) - Biên bản họp của Tổ Soạn thảo - Phân công công việc cho các thành viên - Biên bản họp rà soát sau 2 năm (hoặc 4 - 5 năm) vận hành chương trình - …

7 Các báo cáo kiểm ñịnh và ñối sánh - Báo cáo tự ñánh giá (nếu ñã thực hiện trước ñây) - Chứng nhận ñạt chất lượng (nội bộ theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ðT hoặc của AUN-QA) - Chương trình môn học gốc (ñược sử dụng tham khảo xây dựng Chương trình) - Báo cáo phân tích/so sánh/nhận xét năng lực của SVTN

8 Trang thông tin ñiện tử của nhà trường, khoa, bộ môn

Copy ñường link vào báo cáo

9 Yêu cầu thêm Minh chứng - Danh sách các doanh nghiệp có liên hệ với CTðT (về ñào tạo, NCKH, thực tập của SV, tài trợ, tuyển dụng): tên – ñịa chỉ – loại hình kinh doanh – số SVTN ñã tuyển dụng…

2. Tiêu chuẩn 2: Quy cách Chương trình

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Quy cách chương trình Mẫu quy cách CTðT 2 Quy cách học phần Mẫu quy cách HP 3 Tờ rơi, tài liệu quảng cáo, thông báo về

khóa học Xem TC 1

4 Ma trận Kỹ năng Xem TC 1 5 Ý kiến ñóng góp của các bên liên quan Xem TC 1 6 Biên bản họp và hồ sơ rà soát chương

trình môn học Xem TC 1

7 Các báo cáo kiểm ñịnh và ñối sánh Xem TC 1 8 Trang thông tin ñiện tử của nhà trường,

khoa, bộ môn Xem TC 1

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

Mẫu Quy cách Chương trình Stt ðề mục Nội dung ghi

a) Cơ quan/cơ sở cấp bằng Trường ðại học Cần Thơ b) Cơ sở ñào tạo, giảng dạy (nếu không

phải cơ sở cấp bằng) Trường ðại học Cần Thơ

c) Chi tiết về kiểm ñịnh chương trình của một cơ quan luật ñịnh hay cơ quan chuyên môn

(Nếu có)

d) Tên gọi văn bằng (ghi theo thông tin in trên bằng tốt nghiệp) e) Tên gọi chương trình f) Những kết quả học tập mong ñợi

(CðR) của chương trình Liệt kê ñược 9 – 15 KQHT/CðR của chương trình về các khía cạnh Kiến thức, Kỹ năng, Thái ñộ, Trách nhiệm và tự chủ

g) Vị trí công việc mà người học có thể ñảm nhận sau khi tốt nghiệp

(căn cứ thông tin giới thiệu của CTðT)

h) Tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh ñầu vào cho chương trình

Tham khảo ðề án tuyển sinh ñại học của Nhà trường

i) Các tuyên ngôn ñối sánh về chuyên môn có liên quan và các ñiểm tham chiếu bên trong và bên ngoài khác ñược sử dụng giúp thông tin về kết quả ñào tạo của chương trình

(căn cứ Khung trình ñộ quốc gia Việt Nam cho bậc học tương ñương; các yêu cầu của hội nghề nghiệp; hoặc thông tin về thứ hạng của chương trình trong và ngoài trường, trong và ngoài nước; CV Số 2196 /BGDðT-GDðH ngày 22/4/2010 v/v hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn ñầu ra ngành ñào tạo; Thông tư Số 07/2015/TT-BGDðT ngày 16/4/2015)

j) Cấu trúc chương trình ñào tạo và các yêu cầu bao gồm trình ñộ ñào tạo, học phần, tín chỉ…

(Lập 1 tài liệu ñính kèm riêng, giống như tài liệu ‘Chương trình ñào tạo’ trên website của Nhà trường)

k) Thời ñiểm xây dựng hoặc hiệu chỉnh quy cách chương trình

(căn cứ thực tế của CTðT)

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

Mẫu Quy cách Học phần Stt ðề mục Nội dung ghi

a) Tên gọi học phần b) Các yêu cầu của học phần ñơn cử như

ñiều kiện tiên quyết khi ñăng ký học phần, tín chỉ…

c) Những kết quả học tập mong ñợi (CðR) của học phần về kiến thức, kỹ năng và thái ñộ

Liệt kê ñược 5 – 10 KQHT/CðR của học phần về các khía cạnh Kiến thức, Kỹ năng, Thái ñộ, Trách nhiệm và tự chủ

d) Các phương pháp dạy, học, và kiểm tra ñánh giá giúp ñạt ñược và trình diễn ñược các kết quả học tập của học phần

Mô tả khái quát

e) Mô tả học phần và ñề cương học phần Tham khảo mẫu ñề cương HP của Phòng ðào tạo

f) Thông tin chi tiết về kiểm tra ñánh giá người học

Nội dung ñánh giá, thời ñiểm, trọng số, các lưu ý khác

g) Thời ñiểm xây dựng hoặc hiệu chỉnh quy cách học phần

(căn cứ thực tế của HP)

3. Tiêu chuẩn 3: Nội dung và Cấu trúc Chương trình

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Quy cách chương trình Xem TC 1&2 2 Quy cách học phần Xem TC 1&2 3 Tờ rơi, tài liệu quảng cáo, thông báo về

khóa học Xem TC 1&2

4 Ma trận Kỹ năng Xem TC 1&2 5 Ý kiến ñóng góp của các bên liên quan Xem TC 1&2 6 Biên bản họp và hồ sơ rà soát chương

trình môn học Xem TC 1&2

7 Các báo cáo kiểm ñịnh và ñối sánh Xem TC 1&2 8 Trang thông tin ñiện tử của nhà trường,

khoa, bộ môn Xem TC 1&2

9 Sơ ñồ Chương trình môn học - ðơn vị tự xây dựng - Tham khảo Báo cáo TðG của các CTðT ñã ñạt chứng nhận AUN-QA năm 2013 & 2014

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

4. Tiêu chuẩn 4: Tiếp cận trong Giảng dạy và Học tập

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Triết lý giáo dục - Hiện chưa có Triết lý giáo dục ñược

ñồng thuận cao áp dụng cho GD và GDðH. Có thể dẫn Mục tiêu của giáo dục ñại học theo Luật GDðH (18/6/2012) - về Phương pháp dạy: phải mô tả ñược cách tiếp cận hài hòa trong việc ‘ñáp ứng nhu cầu của người học’ và ‘ñáp ứng nhu cầu xã hội’

2 Quy cách chương trình Xem TC 1&2 3 Quy cách học phần Xem TC 1&2 4 Minh chứng cho việc học tập qua hành

ñộng, ñơn cử như ñồ án, dự án, ñào tạo thực tế, bài tập, thực tập doanh nghiệp…

- giáo trình, tài liệu học tập - bài tập cá nhân/tổ/nhóm - nội dung công việc thực tập phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất, phòng máy, doanh nghiệp - luận văn tốt nghiệp

5 Phản hồi từ người học - Kết quả lấy ý kiến SV, SV làm thủ tục tốt nghiệp, cựu SV - Kết quả họp mặt tiếp xúc SV của lãnh ñạo Nhà trường/Khoa/Bộ môn - Trao ñổi qua e-mail của các SV, cựu SV - Thông tin trên các mạng xã hội (Facebook, Yalo, What App, Twitter…) và phương tiện truyền thông

6 Cổng thông tin học tập trực tuyến Copy ñường link (nếu có) 7 Báo cáo thực tập cơ sở 8 Sinh hoạt cộng ñồng Thông báo, kế hoạch thực hiện, bài viết

thu hoạch; tranh ảnh minh họa 9 Bản ghi nhớ (MOU) MOU với doanh nghiệp, ñối tác về ñào

tạo, nghiên cứu, tài trợ, thực tập của SV, việc làm của SV

Ghi chú cho TC4:

- Triết lý tiếng Anh là Philosophy gồm Philo (Tình yêu) và sophy (Thông thái) - Triết lý giáo dục ngụ ý là giáo dục ñem lại cho người học Kiến thức và Tình cảm ñúng ñắn, cần thiết ñể tồn tại trong xã hội - AUN-QA xem Triết lý giáo dục là hệ thống các tư tưởng liên quan có ảnh hưởng ñến nội dung và phương pháp giảng dạy, giúp xác ñịnh rõ mục ñích giáo dục, vai trò của giảng viên và người học, nội dung dạy và phương pháp dạy

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

5. Tiêu chuẩn 5: Kiểm tra ñánh giá Người học

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Quy cách chương trình Xem TC 1&2 2 Quy cách học phần Xem TC 1&2 3 Nội quy thi cử - Quy chế ðào tạo ñại học và cao ñẳng hệ

chính quy theo hệ thống tín chỉ (hợp nhất Quy chế 43 và Thông tư 57) - Công văn Số 223/ðHCT-ðT ngày 17/02/2014 về ñiểm học phần - Qð Số 3324/Qð-ðHCT ngày 18/8/2016 ban hành Quy ñịnh công tác học vụ dành cho sinh viên bậc ñại học hệ chính quy - Qð Số 2742/Qð-ðHCT ngày 15/8/2017 ban hành Quy ñịnh công tác học vụ dành cho sinh viên trình ñộ ñại học hệ chính quy

4 Quy trình ñiều tiết/kiểm duyệt ñề thi – ñáp án (Moderation)

Căn cứ thực tế tại ñơn vị

5 Mẫu kiểm tra ñánh giá trong khóa học, ñề tài/dự án, luận văn, bài thi cuối kỳ, cuối khóa…

- bài thi, thang ñiểm, ñáp án - ñồ án; công trình nghiên cứu - tiểu luận; luận văn tốt nghiệp

6 Bảng ñánh giá Rubrics Căn cứ thực tế tại ñơn vị 7 Thang ñiểm Công văn Số 223/ðHCT-ðT ngày

17/02/2014 về ñiểm học phần 8 Quy trình/thủ tục khiếu nại, phúc khảo -Qð Số 3324/Qð-ðHCT ngày 18/8/2016

ban hành Quy ñịnh công tác học vụ dành cho sinh viên bậc ñại học hệ chính quy - Qð Số 2742/Qð-ðHCT ngày 15/8/2017 ban hành Quy ñịnh công tác học vụ dành cho sinh viên trình ñộ ñại học hệ chính quy

9 Yêu cầu thêm MC: Thống kê số lượng sinh viên làm thủ tục phúc khảo và kết quả phúc khảo trong giai ñoạn 3 tới 5 năm gần nhất

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

6. Tiêu chuẩn 6: Chất lượng ñội ngũ cán bộ học thuật

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Sơ ñồ tổ chức ñội ngũ ðơn vị thiết kế 2 Trình ñộ chuyên môn - Sử dụng lý lịch khoa học của GV theo

mẫu của Bộ GD&ðT; hoặc - Kẻ bảng tóm tắt thể hiện ñược Tên, giới tính, tuổi, học vị, chuyên môn cao nhất, trình ñộ ngoại ngữ và tin học, các chứng chỉ có liên quan chuyên môn

3 Giấy phép/chứng chỉ nghề nghiệp và/hoặc quốc gia

Căn cứ thực tế tại ñơn vị

4 Dữ kiện về nghiên cứu khoa học và xuất bản

Căn cứ thực tế tại ñơn vị

5 Hợp ñồng lao ñộng GV ñã vào biên chế thì không cần 6 Chính sách về nguồn nhân lực - Xem ðề án của Nhà trường phần dành

cho Khoa/Bộ môn - Qð số 6288/Qð-ðHCT ngày 31/12/2013 ban hành Quy ñịnh về quản lý công tác chuyên môn ñối với giảng viên Trường ðHCT - Qð số 79/Qð-ðHCT ngày 31/5/2012 Ban hành quy ñịnh chuẩn mực ñạo ñức của cán bộ viên chức Trường ðHCT trong việc học tập và làm theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh - Kế hoạch nhân sự của lãnh ñạo ñơn vị

7 Kế hoạch về nguồn nhân lực - Xem ðề án của Nhà trường phần dành cho Khoa/Bộ môn - Kế hoạch nhân sự của lãnh ñạo ñơn vị

8 Phân công bố trí cán bộ về ñộ tuổi, giới tính, chuyên môn,…

(Phần này phải viết mô tả)

9 Kế hoạch nghề nghiệp và kế thừa - Kế hoạch nhân sự của lãnh ñạo ñơn vị - Kế hoạch phát triển chuyên môn của GV - Yêu cầu của Nhà trường (Qð số 5870/Qð-ðHCT ngày 17/12/2013 ban hành Quy ñịnh về yêu cầu về tiến trình phấn ñấu nâng cao trình ñộ ñối với giảng viên Trường ðHCT và Qð số 6287/Qð-ðHCT ngày 31/12/2013 ban hành Quy ñịnh về tổ chức quản lý công tác ñào tạo nâng cao trình ñộ ñối với viên chức Trường ðHCT)

10 Tiêu chí tuyển dụng Thông báo tuyển dụng của Nhà trường

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 11 Khối lượng công việc - Thống kê giờ G của giảng viên

- Qð số 4412/Qð-ðHCT ngày 25/11/2015 ban hành Quy ñịnh chế ñộ làm việc ñối với giảng viên Trường ðHCT - Số SV chính quy/ 01 GV quy ñổi: Thông tư 32/2015/TT-BGDðT, ngày 16/12/2015

12 Phân tích nhu cầu ñào tạo ñội ngũ 13 Kế hoạch và kinh phí ñào tạo và phát

triển ñội ngũ

14 Mô tả vị trí công việc - ðơn vị tự lập sơ ñồ/bảng mô tả giản ñơn - ðề án vị trí công việc của Nhà trường

15 Sổ tay cán bộ Sổ tay giảng viên của Nhà trường (NXB ðHCT, tháng 6/2010)

16 Hệ thống bình duyệt và ñánh giá năng lực Công tác ñánh giá công chức/viên chức hằng năm

17 Kế hoạch khen thưởng và ghi nhận công trạng, thành tích

Tham khảo quy ñịnh của Ban thi ñua khen thưởng Nhà trường

18 Phản hồi từ người học Xem TC 5

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

7. Tiêu chuẩn 7: Chất lượng ñội ngũ cán bộ phục vụ

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Sơ ñồ tổ chức ñội ngũ ðơn vị thiết kế 2 Trình ñộ chuyên môn - Sử dụng lý lịch khoa học theo mẫu của

Bộ GD&ðT; hoặc - Kẻ bảng giản ñơn thể hiện Tên, giới tính, tuổi, học vị, chuyên môn cao nhất, trình ñộ ngoại ngữ và tin học, các chứng chỉ có liên quan chuyên môn

3 Hợp ñồng lao ñộng Hợp ñồng lao ñộng 4 Chính sách về nguồn nhân lực - Tham khảo TC 6

- Qð số 2346/Qð-ðHCT ngày 21/7/2014 v/v quy ñịnh chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng thuộc Trường ðHCT

5 Kế hoạch về nguồn nhân lực Tham khảo TC 6 6 Phân công bố trí cán bộ về ñộ tuổi, giới

tính, chuyên môn,… Tham khảo TC 6

7 Kế hoạch nghề nghiệp và kế thừa Tham khảo TC 6 8 Tiêu chí tuyển dụng Tham khảo TC 6 9 Khối lượng công việc Tham khảo TC 6

10 Phân tích nhu cầu ñào tạo ñội ngũ Tham khảo TC 6 11 Kế hoạch và kinh phí ñào tạo và phát

triển ñội ngũ Tham khảo TC 6

12 Mô tả vị trí công việc Tham khảo TC 6 13 Sổ tay cán bộ phục vụ Nhà trường chưa có 14 Hệ thống ñánh giá việc thực hiện công

việc Tham khảo TC 6

15 Kế hoạch khen thưởng và ghi nhận công trạng, thành tích

Tham khảo TC 6

16 Phản hồi từ người học Tham khảo TC 6

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

8. Tiêu chuẩn 8: Chất lượng Người học và Phục vụ Người học

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Tiêu chí và quy trình tuyển chọn người

học Tham khảo ðề án tuyển sinh ñại học của Nhà trường

2 Hệ thống Tín chỉ - Quy chế ðào tạo ñại học và cao ñẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (hợp nhất Quy chế 43 và Thông tư 57) - Quy cách chương trình & Quy cách học phần - Thời khóa biểu/lịch học - Quy ñịnh về CVHT (Qð số 2067/Qð-ðHCT ngày 04/12/2007 ban hành quy ñịnh về công tác CVHT)

3 Khối lượng học tập của người học - kết quả ñăng ký môn học 4 Báo cáo việc học tập của người học Vai trò của CVHT 5 Cơ chế giúp báo cáo và phản hồi về tiến

ñộ của người học - Cảnh báo học vụ - Vai trò của CVHT

6 Việc người học tham gia các hoạt ñộng học thuật và phi học thuật, hoạt ñộng ngoại khóa, thi ñấu, tranh tài…

Viết mô tả - ñề nghị tập trung vào các hỗ trợ phi học thuật

7 Việc cung cấp dịch vụ trợ giúp người học ở cấp nhà trường và cấp khoa/bộ môn

Phòng CTSV

8 Kế hoạch kèm cặp, dìu dắt, và tư vấn người học

Căn cứ thực tế tại ñơn vị

9 Phản hồi của người học và ñánh giá học phần/khóa học

Xem các TC trước

10 Xu thế tuyển sinh ñầu vào ðơn vị lập ñồ thị và phân tích 11 ðề nghị thêm Minh chứng Khảo sát việc làm ngoài giờ của người

học và ñiều kiện sinh hoạt bên ngoài Ký túc xá của Nhà trường

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

9. Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và Hạ tầng

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phần cứng và phần mềm máy tính… - Danh mục/Thống kê trang thiết bị Phòng Thí nghiệm phục vụ CTðT - Danh mục/Thống kê trang thiết bị Phòng máy tính phục vụ CTðT - Danh mục/Thống kê sách/tài liệu/tạp chí/tham khảo (Phòng ñọc, Thư viện) phục vụ CTðT

2 Lịch ñăng ký sử dụng cơ sở vật chất, tỷ lệ sử dụng, thời gian hư hỏng/hoạt ñộng thông suốt, số giờ vận hành

(ðơn vị lập) -Sổ theo dõi việc sử dụng CSVC và trang thiết bị

3 Ngân sách phân bổ cho cơ sở vật chất và hạ tầng

Xem kế hoạch tài chính của ñơn vị/Khoa/Trường dành cho CTðT

4 Kế hoạch bảo dưỡng ðơn vị lập 5 Kế hoạch nâng cấp và mua mới cơ sở vật

chất ðơn vị lập

6 Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp (khi có sự cố) Quy ñịnh chống cháy/nổ 7 Chính sách môi trường, y tế và an toàn Chính sách chung của Trường/Khoa 8 Phản hồi từ người học và cán bộ - Bảng hỏi KS

- Kết quả KS và phân tích

10. Tiêu chuẩn 10: Nâng cao Chất lượng

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Góp ý ban ñầu của các bên liên quan - Chương trình mới: Kết quả KS tại bước

1 theo Thông tư 07 - Chương trình cũ: Biên bản họp/xây dựng/rà soát CTðT của ñơn vị - Kết quả KS BLQ bên trong trong 05 năm gần nhất

2 Biên bản và quy trình thiết kế, rà soát và phê chuẩn chương trình môn học

3 ðảm bảo chất lượng kiểm tra ñánh giá và thi cử

Xem T/C 4, 5 và 6

4 Giám khảo ngoài trường - Kế hoạch giảng dạy/ñánh giá có dính ñến giám khảo ngoài trường - Quyết ñịnh mời cá nhân ngoài trường tham gia hội ñồng - Kết quả ñánh giá - Phản hồi của người học

5 ðối sánh trong và ngoài nước - ñối chiếu với quy ñịnh của Bộ GD&ðT ñã nhắc tới tại các TC trước

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

- ñối sánh với các CTðT ñạt chuẩn AUN-QA của Nhà trường và của CSGD khác (nếu có) - ñối sánh kết quả giữa các năm của cùng 1 CTðT ñang ñánh giá

6 Mẫu bảng hỏi xin ý kiến phản hồi (gửi các bên liên quan)

(lưu tại Trung tâm Quản lý chất lượng)

7 Phản hồi về chương trình ñào tạo và học phần

(lưu tại Trung tâm Quản lý chất lượng)

8 Việc sử dụng ý kiến phản hồi phục vụ việc cải tiến

ðơn vị thực hiện

9 Báo cáo kết quả khảo sát, khảo sát nhóm, ñối thoại, khảo sát thăm dò…

Căn cứ thực tế tại ñơn vị

11. Tiêu chuẩn 11: ðầu ra

Stt Theo AUN-QA Tại Trường ðại học Cần Thơ 1 Quy trình và chỉ báo giúp ño lường mức

ñộ hài lòng của các bên liên quan - Quy trình khảo sát BLQ (Trung tâm Quản lý chất lượng) - Các bảng hỏi KS BLQ (Trung tâm Quản lý chất lượng) - Hướng dẫn của Bộ GD&ðT - Nghị quyết Số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai ñoạn 2011 – 2020 quy ñịnh tại ðiểm e của Khoản 2 ðiều 4 là: Sự hài lòng của cá

nhân ñối với dịch vụ do ñơn vị sự nghiệp

công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục,

y tế ñạt mức trên 80% vào năm 2020 2 Xu hướng hài lòng của các bên liên quan ðơn vị phân tích kết quả KS trong 5 năm

gần nhất 3 Khảo sát người học tốt nghiệp (lưu tại Trung tâm Quản lý chất lượng) 4 Khảo sát người học ñã tốt nghiệp (lưu tại Trung tâm Quản lý chất lượng) 5 Phản hồi từ người sử dụng lao ñộng (lưu tại Trung tâm Quản lý chất lượng)

ðơn vị thực hiện lấy ý kiến phục vụ tự ñánh giá Chương trình

6 Báo cáo từ các phương tiện truyền thông ðơn vị sưu tầm 7 Khảo sát việc làm Trích xuất kết quả từ Báo cáo của Nhà

trường về tình hình việc làm SVTN của chương trình trong các năm 2015, 2016

8 Thống kê việc làm Trích xuất kết quả từ Báo cáo của Nhà trường về tình hình việc làm SVTN của

Trung tâm Quản lý chất lượng – Trường ðại học Cần Thơ

Nguồn minh chứng tham khảo

chương trình trong các năm 2015, 2016 9 Yêu cầu thêm Minh chứng - Danh sách các doanh nghiệp có liên hệ

với CTðT (về ñào tạo, NCKH, thực tập của SV, tài trợ, tuyển dụng): tên – ñịa chỉ – loại hình kinh doanh – số SVTN ñã tuyển dụng…; - Danh mục các ñề tài NCKH mà người học thực hiện hoặc tham gia thực hiện cùng GV; -Thống kê kết quả xếp loại tốt nghiệp của Chương trình

41

“WHAT MAKE A GOOD SAR?”

Tác giả: Mr. Johnson Ong Chee Bin

Chuyển ngữ: Phan Minh Nhật

Tài liệu này trình bày những vấn đề mà một báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo

theo tiêu chuẩn AUN-QA (phiên bản 3) cần phải tập trung làm rõ trong từng tiêu chuẩn, kết

hợp với việc trả lời các câu hỏi chẩn đoán tương ứng ở mỗi tiêu chuẩn (Xem các Câu hỏi

chẩn đoán của mỗi tiêu chuẩn trong Sổ tay ĐBCL về CTĐT - Tập 2, Trường Đại học Cần

Thơ phát hành năm 2015).

1. Tiêu chuẩn 1. Kết quả học tập mong đợi

- Các kết quả học tập (KQHT) mong đợi phản ánh được Sứ mệnh và Tầm nhìn

của trường như thế nào?

- Ý kiến phản hồi của các Bên liên quan (BLQ) được thu thập và sử dụng cho

việc xây dựng và điều chỉnh KQHT mong đợi như thế nào? (liên quan với tiêu

chuẩn 10)

- Việc xây dựng và điều chỉnh các KQHT mong đợi có liên quan đến những ai,

và bao lâu thì các KQHT mong đợi được cập nhật và điều chỉnh? (có liên quan

với tiêu chuẩn 11)

- Các KQHT mong đợi được xây dựng cho chương trình và các học phần như thế

nào? KQHT mong đợi của CTĐT và học phần có mối quan hệ như thế nào? (có

liên quan với tiêu chuẩn 3)

- Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục nào (chẳng hạn: Bloom) được áp dụng

vào việc xây dựng KQHT mong đợi?

- Các KQHT mong đợi phù hợp với việc tiếp cận trong giảng dạy và học tập và

đánh giá người học như thế nào? (có liên quan với tiêu chuẩn 4-5)

- Kỹ năng học tập suốt đời nào được thúc đẩy và giảng dạy?

- Lộ trình và sự phát triển về chuyên môn nào hiện có sẵn để sinh viên và người

tốt nghiệp có thể thực hiện được việc học tập suốt đời?

2. Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo

- Quy cách chương trình đào tạo và Quy cách học phần có mô tả đủ theo các yêu

cầu của AUN?

- Bằng cách nào Quy cách chương trình đào tạo và Quy cách học phần (bản in và

bản điện tử) được phổ biến và sẵn có cho các BLQ?

- Quy cách chương trình đào tạo có được chuyển ngữ ra các ngôn ngữ khác?

- Quy cách chương trình đào tạo và Quy cách học phần có phù hợp với nhau và

được chuẩn hóa?

42

3. Tiêu chuẩn 3. Cấu trúc và nội dung chương trình

- Chương trình môn học (curriculum) phù hợp với các KQHT mong đợi (của

CTĐT) như thế nào? (có liên quan với tiêu chuẩn 1)

- Các học phần đóng góp vào việc đạt được KQHT mong đợi của CTĐT như thế

nào? (có liên quan với tiêu chuẩn 1)

- Bao lâu thì chương trình môn học được điều chỉnh và cập nhật (có liên quan

với tiêu chuẩn 10)

- Chương trình môn học được cấu trúc và sắp xếp có trình tự như thế nào?

- Các học phần có liên hệ với nhau như thế nào?

- Chương trình đào tạo có mang tính liên ngành và dựa trên nghiên cứu?

4. Tiêu chuẩn 4. Tiếp cận trong giảng dạy và học tập

- Triết lý giáo dục của CTĐT là gì? Và triết lý đó được thể hiện như thế nào qua

việc tiếp cận trong giảng dạy và học tập?

- Tại sao nói hoạt động giảng dạy và học tập là phù hợp với KQHT mong đợi?

(liên quan với tiêu chuẩn 1 và 3)

- Cán bộ học thuật được đào tạo những gì và đào tạo như thế nào về phương

pháp giảng dạy và học tập? (liên quan với tiêu chuẩn 6)

- Tính hiệu quả của giảng dạy và học tập được đánh giá bẳng các tiêu chí nào và

đánh giá như thế nào? Khuynh hướng chung là gì và khuynh hướng này được

cải thiện như thế nào? (liên quan với tiêu chuẩn 10)

- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được áp dụng thuần thục như

thế nào để hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập?

- Kết quả nghiên cứu được sử dụng như thế nào để nâng cao chất lượng giảng

dạy và học tập?

5. Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá người học

- Các KQHT mong đợi, cách tiếp cận trong giảng dạy và học tập, và việc đánh

giá người học phù hợp với nhau như thế nào (khi xây dựng và vận hành)? (liên

quan với tiêu chuẩn 1, 3, và 4)

- Những loại hình và phương pháp đánh giá nào được sử dụng trong suốt học

phần?

- Bảng tiêu chí đánh giá (assessment rubrics) được xây dựng như thế nào để

đánh giá được việc đạt KQHT mong đợi của từng học phần? (liên quan đến tiêu

chuẩn 1)

- Khi nào và bằng cách nào những yêu cầu đánh giá, phương pháp đánh giá và

tiêu chí đánh giá được phổ biến đến người học? (liên quan với tiêu chuẩn 8)

- Kết quả đánh giá trong quá trình học tập và đánh giá cuối kỳ được thông báo

đến người học bằng cách nào? (liên quan đến tiêu chuẩn 8)

43

- Quy trình khiếu nại kết quả kiểm tra được thực hiện như thế nào?

- Quy trình đảm bảo chất lượng đánh giá người học được cán bộ học thuật thực

hiện như thế nào để đảm bảo tính công bằng, chính xác và nhất quán? (liên

quan với tiêu chuẩn 10)

6. Tiêu chuẩn 6. Chất lượng cán bộ học thuật

- Số lượng cán bộ học thuật trong quá khứ? Dự tính phát triển đội ngũ cán bộ

học thuật trong tương lai về mặt số lượng? Đội ngũ cán bộ học thuật được phát

triển như thế nào để đáp ứng đối với số lượng của sinh viên? 2

- Các số liệu hiện tại về: số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm và hồ sơ (tuổi và giới)

của cán bộ học thuật cơ hữu và bán thời gian? 1

- Phương pháp nào được áp dụng khi tính FTE của cán bộ học thuật và người

học? 2

- Tỷ lệ cán bộ học thuật/sinh viên? Đối sánh tỷ lệ này so với các chương trình

đào tạo khác, khoa khác, trường khác là như thế nào? 2

- Vai trò, trách nhiệm, đạo đức và trách nhiệm giải trình của cán bộ học thuật? 4

- Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, thăng tiến cán bộ học thuật? 3

- Quy trình đánh giá và khen thưởng cán bộ học thuật về kết quả công tác (giảng

dạy, nghiên cứu, cung cấp các dịch vụ học thuật)? 6

- Kế hoạch ở hiện tại và trong tương lai để phát triển, đào tạo cán bộ học thuật?

1

- Quy trình tái bổ nhiệm (bố trí lại công tác), luân chuyển công tác, cho thôi việc,

nghỉ hưu đối với cán bộ học thuật được thực hiện như thế nào? 3

- Kết quả và nguồn tài chính cho các hoạt động nghiên cứu của cán bộ học thuật

trong 5 năm qua như thế nào (đề tài, bài báo, bài thuyết trình, xuất bản,…)? 7

- Cán bộ học thuật làm cách nào để ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình vào

tăng cường hoạt động giảng dạy và học tập? (liên quan với tiêu chuẩn 10) 7

7. Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ phục vụ

- Các số liệu hiện tại về: số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm và hồ sơ (tuổi và giới)

của cán bộ phục vụ tại các thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, các

dịch vụ sinh viên của Trường, khoa và bộ môn? 1

- Cán bộ hỗ trợ được tuyển dụng, bố trí công tác, thăng tiến, đánh giá, khen

thưởng như thế nào? 2

- Năng lực và nhu cầu đào tạo của cán bộ phục vụ được xác định như thế nào?

Kế hoạch ở hiện tại và trong tương lai để phát triển, đào tạo cán bộ phục vụ? 3

44

- Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện cốt lõi (KPI - key performance indicator)

cho các dịch vụ của thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính và các dịch vụ

sinh viên là gì? Các chỉ số đánh giá này được theo dõi và báo cáo như thế nào?

Xu hướng của các chỉ số này trong thực tế 05 năm qua là như thế nào? Trường,

Khoa, Bộ môn đã và đang làm gì để cải thiện xu hướng này? (liên quan với tiêu

chuẩn 10) 3

8. Tiêu chuẩn 8. Chất lượng người học và phục vụ người học

- Số lượng người học được tuyển mới trong 01 năm? 1

- Số lượng và hồ sơ của người học nộp đơn đăng ký và được trúng tuyển vào

chương trình trong 05 năm qua? Tỷ lệ trúng tuyển trong cùng khoảng thời gian

đó là bao nhiêu? 1

- Các yêu cầu cơ bản để người học nộp hồ sơ vào chương trình là gì? 2

- Người học của chương trình có xuất xứ từ đâu và họ được tuyển chọn như thế

nào? 2

- Chất lượng của sinh viên được tuyển chọn từ các xuất xứ khác nhau như thế

nào trong mối tương quan với kết quả Điểm trung bình học tập (GPA)? 2

- Các loại học bổng nào được cung cấp cho người học? 4

- Các hoạt động nghiên cứu nào được thực hiện bởi người học? (có liên quan với

tiêu chuẩn 11) 4

- Các dịch vụ và tư vấn cho người học nào hiện sẵn có tại trường và khoa? 4

- Cán bộ học thuật và cán bộ phục vụ có vai trò gì trong việc tư vấn và cung cấp

các dịch vụ hỗ trợ người học? 4

- Người học nhận được thông tin về kết quả đánh giá trong quá trình học tập, kết

quả thực hiện đề tài, chuyên đề, bài tập, thi,… bằng cách nào? (có liên quan với

tiêu chuẩn 5) 4

- Cán bộ học thuật được tuyển chọn như thế nào để làm cố vấn học tập, và họ

được phân công nhiệm vụ gì đối với người học? 4

- Hệ thống để thông tin và theo dõi kết quả hoạt động học thuật của người học? 3

- Các loại hoạt động nào được tổ chức cho người học (về văn hóa, xã hội, thể

thao, giải trí…)? 4

- Các loại cuộc thi và giải thưởng nào người học tham gia? 4

- Người học sử dụng được các tiện nghi nào trong trường? (có liên quan với tiêu

chuẩn 9) 5

- Các dịch vụ hỗ trợ tinh thần nào (tư vấn, bác sĩ tâm lý, giải tỏa căng thẳng…)

hiện có sẵn cho người học? 5

- Người học có được các dịch vụ nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp nào? 5

9. Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và hạ tầng

45

- Loại hình và số lượng cơ sở vật chất (CSVC) và hạ tầng hiện có (CSVC phòng

học, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính)? 1, 2, 3, 4

- Tổng kinh phí hằng năm dành cho bảo trì, thay thế và nâng cấp CSVC và hạ

tầng? 1-4

- Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện cốt lõi (KPI) để theo dõi sự hài lòng của

người sử dụng đối với CSVC và hạ tầng, điều kiện và tình hình sử dụng các

CSVC và hạ tầng? Xu hướng trong 05 năm qua là gì? Trường, Khoa đã làm gì

để cải thiện xu hướng đó? (liên quan đến tiêu chuẩn 10 và 11) 1-4

- Hoạt động về an toàn, vệ sinh và môi trường nào được tổ chức thực hiện? 5

- Các dụng cụ bảo hộ cá nhân nào được trang bị cho người học và cán bộ để bảo

vệ bản thân (áo choàng, găng tay, mũ bảo hộ, giày bảo hộ…)? (liên quan đến

tiêu chuẩn 8) 5

- Dụng cụ chữa cháy và sơ cấp cứu được trang bị và bảo trì như thế nào? 5

- Kế hoạch ứng phó (di tản) khi cháy là gì? 5

10. Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng

- Quy trình thiết kế và phát triển chương trình môn học được thực hiện như thế

nào? Các BLQ có tham gia vào quy trình? (liên quan đến tiêu chuẩn 01). Quy

trình được cải thiện như thế nào trong những năm qua?

- Các hoạt động nào được thực hiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập và

kiểm tra đánh giá người học? Trong các năm qua có được những cải thiện gì

trong các lĩnh vực này? (liên quan đến tiêu chuẩn 4 và 5)

- Quy trình thu thập ý kiến phản hồi từ người học, cựu sinh viên, cán bộ học

thuật và phục vụ, nhà tuyển dụng, các cơ quan chuyên môn được thực hiện như

thế nào? Quy trình được cải thiện như thế nào?

- Chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ được đo lường và theo dõi như thế nào? (liên

quan đến tiêu chuẩn 9)

- Kết quả đầu ra nghiên cứu của cán bộ học thuật được sử dụng vào giảng dạy và

học tập như thế nào? (liên quan đến tiêu chuẩn 4 và 6)

11. Tiêu chuẩn 11. Đầu ra

- Xu hướng chung về tỷ lệ đậu, thời gian tốt nghiệp trung bình và tình hình có

việc làm trong 05 năm qua là gì? Xu hướng này có vượt trội khi đem đối sánh

với các trường khác? Việc gì đã được thực hiện để cải thiện xu hướng này?

- Loại hình và mức độ của các hoạt động nghiên cứu được thực hiện bởi người

học là gì? (liên quan đến tiêu chuẩn 8)

- Chỉ số nào được sử dụng để đo lường sự hài lòng của các BLQ (gồm người

học, cán bộ, cựu sinh viên/học viên, nhà tuyển dụng…). Xu hướng chung của

các chỉ số này trong 05 năm qua là như thế nào? (liên quan đến tiêu chuẩn 10)

46

- Kế hoạch để cải thiện mức độ hài lòng của các BLQ là gì?

- Nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào về chất lượng của người tốt nghiệp của

trường trong mối tương quan với các trường khác?

---o0o---