10
Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản. Chính vì thế mà tại Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thỏi khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khớa cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và qúa trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [1]. Cùng với những thành tựu đáng ghị nhận được về kỹ thuật y học hiện đại, Nhà nước và Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ sức khỏe như Luật chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Dân số, các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong chương 7 về “Quyền sinh sản và sức khỏe sinh sản” của POA đề cập tới việc đáp ứng nhu cầu SKSS cho vị thành niên với các chương trình như cơ chế giáo dục, tư vấn cho VTN trong các lĩnh vực về quan hệ giới, hành vi tình dục có trách nhiệm, sức khỏe sinh sản và bây lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDs; phòng và điều trị các trường hợp bị lạm dụng tình dục và loạn luân. Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn đánh dấu sự khác biệt và quan trọng trọng trong cuộc sống

Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Mô tả thực trạng sức khỏe sinh sản VTN

Citation preview

Page 1: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh sản gắn với

toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan

tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến

tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản. Chính vì thế mà tại Hội nghị quốc tế về Dân số và

phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản:

“Sức khoẻ sinh sản là một trạng thỏi khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội

trong tất cả mọi khớa cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và qúa trình sinh sản chứ

không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [1]. Cùng với

những thành tựu đáng ghị nhận được về kỹ thuật y học hiện đại, Nhà nước và Chính phủ

ban hành các chính sách hỗ trợ sức khỏe như Luật chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân,

Pháp lệnh Dân số, các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong chương

7 về “Quyền sinh sản và sức khỏe sinh sản” của POA đề cập tới việc đáp ứng nhu cầu

SKSS cho vị thành niên với các chương trình như cơ chế giáo dục, tư vấn cho VTN trong

các lĩnh vực về quan hệ giới, hành vi tình dục có trách nhiệm, sức khỏe sinh sản và bây

lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDs; phòng và điều trị các trường hợp bị lạm

dụng tình dục và loạn luân. Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và

trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn đánh dấu sự khác biệt và quan trọng trọng trong

cuộc sống con người, có những thay đổi về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình nên dễ

thay đổi tính cách và hành vi ứng xử. Sự thay đổi và phát triển này phụ thuộc nhiều vào

phong tục tập quán của mỗi dân tộc và mở mỗi quốc gia lại có yếu tố ảnh hưởng khác

nhau đến sự phát triển. Năm 1998, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên hiệp

quốc (UNICEF) và Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ

còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên (adolescent) 10-19 tuổi, thanh niên (youth) 15-24

tuổi, người trẻ (young people) 10-24 tuổi. Với định nghĩa này, vị thành niên (VTN)

chiếm 20% dân số thế giới. Tại Việt Nam, những người dưới 25 tuổi chiếm hơn 40% dân

số, tương đương khoảng 36 triệu người [3]. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và

mức độ di chuyển dân cư ra thành thị tăng đang dần làm thay đổi cơ cấu và chức năng

của xã hội. Việt Nam giờ đây đang đứng trước cả cơ hội lẫn thách thức, bao gồm cả trong

lĩnh vực y tế, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Do đó, thanh

Page 2: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

niên và vị thành niên được coi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đã trở

thành nhóm mục tiêu của các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) về SKSS

ở Việt Nam. Thanh niên Việt Nam ngày nay đã có sự thay đổi về tập quán và văn hóa,

như lập gia đình ở độ tuổi muộn hơn và gia tăng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Việc

thiếu số liệu điều tra về các trường hợp viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs)

đã gây khó khăn cho việc lập báo cáo chính xác, tuy nhiên trong một nghiên cứu được

thực hiện vào năm 1997 đã ước tính rằng sự lây lan của các viêm nhiễm lây truyền qua

đường tình dục đã tăng lên 10 lần trong thập kỷ qua . Chính vì thế, trong những năm gần

đây, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc cung cấp thông tin

và dịch vụ SKSS cho vị thành niên và thanh niên. Nhiều chính sách và chiến lược đang

trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Cho đến nay, có thể nói, Việt Nam đã có một hệ

thống các văn bản chính sách thuận lợi cho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng

nhu cầu SKSS VTN. Tháng 11/2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua - một

dấu mốc quan trọng cho việc hoàn thiện các quyền của thanh niên. Đến Tháng 11/2011,

Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê

duyệt. “Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung

cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và

nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây

dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm

nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”. Đó là giải pháp mở rộng các hình thức giáo

dục, nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong và ngoài nhà

trường; giải pháp về chăm sóc SKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình

và bình đẳng giới.

Mặc dù các hình thức giáo dục đã được mở rộng, tuyên truyền, một báo cáo gần

đây của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, tỷ lệ sinh con ở độ tuổi vị thành niên của Việt Nam

(VN) cao hơn so với nhiều nước khu vực châu Á. Con số này cũng cao hơn ở nhóm dân

số có trình độ thấp, nhóm dân cư sinh sống tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Ước tính ở VN cứ 1000 phụ nữ trong độ tuổi 15-19 có đến 46 người sinh con, ở

Myanmar con số này chỉ là 17.4 và ở Singapore là 5.2. Điều tra quốc gia vị thành niên và

Page 3: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

thanh niên lần thứ 2 (SAVY 2) mới đây cho thấy khoảng 44% thanh niên và vị thành niên

trong độ tuổi 14-25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân, trong khi nhóm tuổi

này còn thiếu thông tin và kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình

dục. Có thể thấy rằng nhu cầu tránh thai là có nhưng lại chưa đáp ứng được cao nhất

trong lứa tuổi vị thành niên 15-19. Tại Việt Nam, thanh niên từ 10 đến 30 tuổi chiếm

khoảng 40% dân số. Thế nhưng những chương trình sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa

gia đình dành cho nhóm này hầu như rất ít. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương, dễ bị

mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, bị lạm dụng

tình dục và bạo lực giới. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung

bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi này - chiếm khoảng

20% tổng số ca phá thai. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do tình

trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn xảy ra. Tại cuộc Tổng điều tra dân

số và nhà ở năm 2009, có khoảng 2% nam thanh niên và 8,5% nữ thanh niên trong độ

tuổi từ 15-19 đã từng kết hôn, 17% số thanh niên đã lập gia đình (SAVY 2). Khoảng 44%

thanh niên và vị thành niên trong độ tuổi 14 - 25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn

nhân. Trong khi đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho nhóm tuổi này

chưa được phổ biến rộng rãi. Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn

trong điều tra của SAVY2 cho rằng tiếp cận với các dịch vụ SKSS/TD không dễ dàng, vì

thế, tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở nhóm đối tượng này vẫn xảy ra. Ước tính, tỷ lệ

phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam. Một trong

những nguyên nhân làm cho thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 được coi là thế hệ thanh

thiếu niên lớn nhất từ trước đến nay chiếm khoảng 19.6% trong dân số 85.1 triệu người

không tiếp cận được với dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản do nhóm thanh

niên chưa được quan tâm đúng mức cần thiết. Trong tạp chí Dân số và Phát triển số

8/2008 tác giả có đề cập đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay chỉ tập

trung cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS và kế hoạch hóa gia đình cho người đã có gia

đình mà chưa quan tâm nhiều đến nam nữ thanh niên đã có quan hệ tình dục. Điều này

dẫn tới một thực trạng đáng buồn, mỗi năm cả nước có 1,2 – 1,6 triệu ca nạo phá thai,

trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên, có những em chỉ mới 12 tuổi (Hội KHHGĐ). Đó

Page 4: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể

kiểm soát và thống kê được

[http://vinafpa.org.vn/kien-thuc/suc-khoe-sinh-san-tinh-duc/nao-pha-thai-tuoi-vi-thanh-

nien-hiem-hoa-kho-luong-1245.html].

Vấn đề là do đâu, vì vị thành niên là lứa tuổi đặc biệt có nhiều sự thay đổi về hành

vi và cần sự quan tâm nhất định của gia đình. Resịck và cộng sự đã chỉ ra rằng mối quan

hệ giữa cha mẹ và con cái thì VTN sẽ ít có những hành vi nguy cơ với sức khỏe cũng như

ít có quan hệ tình dục (QHTD) và mang thai ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, theo điều tra của

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tại Việt Nam, 20% học sinh, sinh viên có quan hệ

tình dục, nhưng chỉ có 0.41-0.43% có hiểu biết đúng về các biện pháp tránh thai. Ngoài

ra, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên (15-19) cũng chiếm tới hơn 20% tổng số ca phá thai,

tính trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300,000 ca nạo hút thai ở độ tuổi này. Hiện

nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3%

trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Một

quan ngai hiện nay đó chính là vấn đề văn hóa, sự lo ngại khiến các cha mẹ hầu như

không chia sẻ với con cái về thông tin QHTD trước hôn nhân và những hậu quả của nó.

Với thực trạng số mang thai và nạo hút thai VTN cao như thế, Việt Nam là nước có tỷ lệ

nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không

chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để

lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên được

các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn

nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng

rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ

chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN, thanh niên sống ở

nông thôn và miền núi. Nguyên nhân của thực trạng trên vấn đề liên quan tới kết hôn

sớm, kết hôn cận huyết thống và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc

SKSS, tình dục chưa được phổ biến rộng rãi; thiếu kiến thức về SKSS, thiếu số liệu thống

kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và sinh con sớm ở tuổi vị thành

Page 5: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

niên... Những rủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổi VTN gồm: nguy cơ sinh non, sinh

nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao. Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiến các em phải

chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi chưa đủ trưởng thành.

Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, lối sống và văn hoá riêng.

Dân tộc Kinh là dân tộc đông nhất, chiếm 85.7% của tổng dân số. Người dân tộc thiểu số

(DTTS) thường sinh sống ở khu vực miền núi, ít tiếp cận với các thông tin, cơ sở hạ tầng

cũng như các dịch vụ y tế và giáo dục hơn so với nhóm đa số người Kinh và người Hoa.

Tỉ lệ nghèo đói trong các nhóm này cao hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đông dân

khác. Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục thống kê, tỉ lệ

nghèo đói trong người DTTS là 49,8% trong khi đó trong người Kinh và Hoa chỉ là 8,5%.

Hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với 35,9% và 21%

số hộ là hộ nghèo [2]. Đây cũng là hai vùng có tỉ lệ người DTTS sinh sống cao nhất.

Theo United Nations, vị thành niên và thanh niên thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số như

người di cư và người dân tộc thiểu số chưa được đáp ứng nhu cầu về các biện háp tránh

thai, các chiến lược nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên giai đoạn 2006-2010,

chủ yếu tập trung vào những người đã kết hôn. Ngoài ra, các dữ liệu thống kê y tế hàng

năm vẫn chưa cập nhật được các dữ liệu về cơ sở y tế hiện đang cung cấp thông tin về

sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình duc, giáo dục và tư vấn cho vị thành niên và thanh

niên. Gần đây nhất trong Nghiên cứu về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức

khoẻ sinh sản tại 11 tỉnh thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam cho thấy phụ nữ

DTTS ở Hà Giang (thuộc khu vực Miền núi phía Bắc) có tỉ lệ phụ nữ sinh con tại nhà cao

nhất với 46,9% năm 2005 và cũng chỉ có 58,1% phụ nữ sinh con với sự hỗ trợ của nhân

viên y tế. Bên cạnh đó, Hà Giang cũng là nơi có tỉ lệ các bà mẹ đi khám thai trên 3 lần

thấp nhất so với các tỉnh nằm trong địa bàn nghiên cứu của UNFPA, tỉ lệ này chỉ có

45,2% năm 2005 so với một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là Thái Bình có tỉ lệ 97,1% hoặc một

tỉnh trung du Bắc Bộ là Phú Thọ là 94,3% [4]. Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản của người dân ở DTTS nói chung và VTN nói riêng không chỉ là khó khăn về

đường xá đi lại mà còn liên quan tới các vấn đề khác như giới, phong tục tập quán và

Page 6: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN

kiến thức của họ. Vì thế, thanh thiếu niên bao gồm cả nhóm chưa kết hôn và kết hôn đang

phải đối mặt với nhiều rủi ro về mặt sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục như quan hệ

tình dục sớm, không an toàn và mang thai ngoài ý muốn. Cho nên, yếu tố quan trọng có

thể là do thiếu tiếp cận với giáo dục giới tính, cơ sở cung cấp dịch vụ hoặc chi phí dịch vụ

cũng như biện pháp tránh thai chưa phù hợp. Nhu cầu cấp thiết hiện nay cần có một

chương trình đáp ứng được các nhu cầu của thanh thiếu niên, tháo dỡ các rào cản hiện

nay giúp họ có thể tiếp cận dịch vụ thuận tiện phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi. Mà những

rào cản hiện nay liên quan đến tính sẵn có, khả năng tiếp cận và sự chấp nhận. Bởi ở

nhiều nơi, dịch vụ tránh thai không sẵn có, đặc biệt với vị thành niên chưa lập gia đình

khó có thể tiếp cận được vì luật và chính sách, chưa kể tính riêng tư, sự dò xét của người

khác…

1. Trường Cao Đẳng Y tế Hà Đông (2011), Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình - Tài liệu đào tạo sơ cấp Dân số y tế.

2. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.3. WHO Việt Nam (2015), Sức khỏe vị Thành niên, truy cập ngày, tại trang web

http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/adolescent_health/factsheet/vi/.4. Kinh tế và Môi trường Viện Nghiên cứu Xã hội (2010), Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ

pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Page 7: Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản VTN