36

Tháng 7/8, 2012 · 2012-07-04 · hưu của anh khiến tôi cũng liên tưởng đến một số anh chị trong Phong Trào chúng ta thường rủ nhau cùng đi du lịch

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 2

Phong Trào Cursillo Ngành Việt Nam

Giáo Phận Orange, CA

Bản Tin ULTREYA Chủ Trương

VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH Địa Chỉ Liên Lạc:

12201 Salerno Street Garden Grove, CA 92840

Linh Huớng: Lm. Giuse Nguyễn Uy Sỹ

Phụ Tá Linh Huớng: Lm. Giuse Nguyễn Thái

Chuû Tòch: Giuse Nguyeãn Vaên AÙnh

Ñieän Thoaïi: (714) 750-6316 Thö Kyù:

Anna Leâ Myõ Phöôïng Ñieän Thoaïi: (714) 895-6537

Thuû Quyõ: Theresa Hoaøng Traàn Haïnh

Ñieän Thoaïi: (714) 895-4378 Khối Tieàn Cursillo:

G.B. Nguyeãn Ninh Cöôøng Ñieän Thoaïi: (714) 635-2518

Khối Khoùa Ba Ngaøy: Micae Döông Vaên Duõng

Ñieän Thoaïi: (714) 530-2327 Khối Haäu Cursillo:

Phanxicoâ-Xavie Hoaøng Lieân Ñieän Thoaïi: (714) 251-0483

Khối Palanca: Maria Nguyeãn Thò Long

Ñieän Thoaïi: (714) 692-1471 Tröôøng Laõnh Ñaïo:

Giuse Nguyeãn Coâng Trí Ñieän Thoaïi: (949) 459-7342

Khối Truyeàn Thoâng: Pheâroâ-Maria Voõ Phi Khanh

Ñieän Thoaïi: (714) 900-3807

Thực Hiện: Khối Truyền Thông Với sự cộng tác và đóng góp bài

vở của các thành viên trong Phong Trào Cursillo

[email protected] 1994-2012

Phong Trào Cursillo Ngành Việt Nam Giáo Phận Orange- California

Giữ bản quyền (Copyright reserved)

Vừa  ra  khỏi  hội  đường Ca­phác­na­um,  Đức  Giê­su đi  đến  nhà  hai  ông  Si­môn và  An­rê.  Có  ông  Gia­cô­bê và ông Gio­an cùng đi theo. Lúc  đó,  bà  mẹ  vợ  ông  Si­môn  đang  lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập  tức họ nói cho  Người  biết  tình  trạng của  bà.  Người  lại  gần,  cầm lấy  tay  bà mà  đỡ  dậy;  cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.  

Sống Lời Chúa

Mc 1: 29-31

Chuû Ñeà Sinh Hoaït: Đồng hành với Người già yếu,

cô đơn

NỘI DUNG

Tháng 7/8, 2012

4- Lá Thư

Văn Phòng Điều Hành Giuse Nguyễn Văn Ánh

9– Đồng Hành Với

Người Già Yếu Cô

Đơn Kim Hà

12– Chia sẻ Cảm Nghiệm

Đại Ultreya tháng 6 Khối Truyền Thông ghi chép

25– Đồng Hành Với

Người Già Yếu Cô

Đơn Giuse Phan Cao Tăng

29– Cùng Đồng Hành

Đỗ Vân Trang

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 4

Lá Thư Văn Phòng Điều Hành - Tháng 7&8, 2012

Ñoàng Haønh vôùi Ngöôøi Giaø Yeáu, Coâ Ñôn

Giuse Nguyễn Văn Ánh

T háng trước một cursil-lista cao niên chia sẻ với tôi về cuộc sống của

anh trong những năm nghỉ hưu. Anh kể, “Sau khi tham dự thánh lễ buổi sáng xong, hai vợ chồng tôi hẹn với nhóm bạn đạp xe đạp từ Yorba Linda ra bãi biển Huntington Beach, vừa tập thể thao vừa chơi đùa với các bạn già với nhau. Nhờ vậy tôi không còn bị cao máu cao mỡ, ăn uống thoải mái và yêu đời.” Tôi mừng cho anh chị có cuộc sống cân đối đủ mọi mặt ấy. Câu chuyện đời hưu của anh khiến tôi cũng liên tưởng đến một số anh chị trong Phong Trào chúng ta thường rủ nhau cùng đi du lịch hay hành hương, vừa thêm tình thân, vừa làm phong phú đời sống đạo. Tạ ơn Chúa đã cho những anh chị em có nhiều sáng kiến vui tươi như thế để chống lại những nỗi cô đơn của tuổi già với ngôi nhà mỗi ngày một trống trải vì con cái đi xa hay có gia đình riêng. Tôi cũng biết nhiều người không có được

hoàn cảnh kinh tế tốt đẹp, lại thêm tuổi già sức yếu, phải nằm dưỡng bệnh tại nhà riêng hay tại nhà dưỡng lão. Vì thế chủ đề tháng 7 và tháng 8, chúng ta lại tiếp tục bàn về mục vụ chăm sóc các người già yếu cô đơn này.

Thăm viếng người già yếu là một ơn gọi

Câu chuyện Phúc Âm Mác-cô tháng này (Mc 1: 29-31) trình thuật việc Chúa Giêsu đến chữa cơn sốt cho bà mẹ vợ của thánh Phêrô là một bằng chứng Chúa quan tâm đến những người già yếu cô đơn và bệnh tật. Sau khi bà được Chúa chữa lành bệnh, bà mau mắn đứng lên phục vụ Chúa và các tông đồ. Hành động phục vụ của bà là một nhắc nhở cho chúng ta về bổn phận phục vụ anh em sau khi chúng ta được Chúa chữa lành. Nói khác đi, chăm sóc người khác là một sứ vụ của người môn đệ Chúa Kitô. Thật vậy, người về già

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 5

thường kèm theo tai kém mắt mờ, đi đứng khó khăn, phần lớn phải cậy trông vào sự chăm sóc của con cháu. Một số gia đình không đủ sức chăm lo sức khoẻ cho bố mẹ nên đành phải nhờ các viện dưỡng lão chăm sóc. Cô đơn và biệt lập trở nên kẻ thù của người già yếu, vì thế họ rất thèm khát được trò chuyện, vỗ về, ủi an từ những người thân quen. Một chị nhóm Thánh Gia Liên Nhóm St Columban chia sẻ rằng: “hôm ấy tôi lái xe ra khỏi hãng để đi ăn trưa theo lời mời một người bạn. Nhưng rồi sực nhớ có hẹn với một cụ trong nhà dưỡng lão, nên vội vàng gọi điện thoại xin lỗi bạn và lái xe quay trở lại gặp cụ ấy.” Chị nói, “tôi rưng rưng lệ khi cụ bảo, bác chờ con để ăn trưa.” Chị nói thêm, “cụ thường chờ tôi đến mới ăn cơm; còn tôi, tôi chăm chú nghe cụ kể đủ mọi chuyện như trẻ con, khỏang 20 phút rồi mới về sở.” Chị kết luận, “Tôi rất vui với công việc ấy và xem như Chúa gọi tôi trong sứ vụ phục vụ những người già yếu cô đơn này. Ở gần họ, tôi luôn có cảm giác như được gần bên Chúa.”

Tôi vẫn nghĩ chị cursil-lista ấy quả thật là có ơn gọi phục vụ cho người già. Một vài

người khác chia sẻ với tôi, “tôi rất sợ đến nhà nursing home, vì mỗi lần đến đó, thấy các cụ ngồi trên xe lăn quẻo đầu là tôi về buồn mấy ngày trời, sinh ra sợ hãi và chán đời.” Họ kết luận, “Tôi không nghĩ mình có ơn gọi phục vụ đó.” Tôi cũng tin họ không có ơn gọi thật. Thật sự là Chúa ban cho mỗi người một ơn gọi riêng, nên vấn đề quan trọng là làm sao thực hành ơn gọi ấy một cách trung kiên và sống động.

Một kinh nghiệm đồng hành với người già yếu cô đơn Một rollista chia sẻ rằng: “Tôi là người đưa Mình Thánh Chúa cho những người bệnh và già yếu ở nhà dưỡng lão và tư gia. Một lần một cô gái trẻ đến gặp tôi và nói: ‘Bác ơi, bác cho mẹ cháu rước Mình Thánh Chúa được không? Cả hơn một năm nay, mẹ cháu không được rước Chúa.’ Tôi nhận lời và tìm hiểu thêm để biết bà cụ có ở trong tình trạng được phép đón nhận Mình Thánh Chúa hay không. Sau đó tôi đã đến thăm cụ và hỏi cụ có muốn rước Mình Thánh Chúa không. Cụ lắc đầu nói không muốn. Tôi lấy làm lạ, hỏi thêm: ‘cụ có điều gì buồn trong lòng

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 6

không?’ Cụ bắt đầu than trách, kể lể tại sao cụ giận con cháu đã đưa cụ vào nhà dưỡng lão này. Tôi im lặng nghe cụ chia sẻ, lòng cảm thông mà xót xa, chỉ biết cầu nguyện thêm cho cụ mau được ơn biết tha thứ. Tôi cũng xin anh em trong Nhóm của tôi cầu nguyện cho cụ. Sau đó, tôi được một bạn trong Nhóm giới thiệu cho tôi một linh mục. Anh bảo, Cha là bậc chân tu thánh thiện ở Texas về, hy vọng ngài sẽ giúp cho cụ được. Tôi kể đầu đuôi câu chuyện cho Cha. Nghe rồi Ngài bảo tôi, hãy đưa tôi đến gặp cụ ngay. Thế là chúng tôi lên đường, vừa đi vừa cầu nguyện. Khi Cha đến thì cụ đang ngủ trưa. Cha ghé tai cụ hỏi thăm vài câu. Cụ không trả lời. Cha hỏi đến lần thứ ba thì cụ càu nhàu, nói gì đó với Cha tôi không nghe rõ. Cha tiếp tục nói to nhỏ vào tai cụ và rồi thì tôi thấy tay Cha đặt lên vai cụ. Chỉ một thoáng sau đó, tôi thấy hai người trò chuyện nho nhỏ dịu dàng và rồi Cha giúp cụ hoà giải với Chúa. Tôi đứng đó lòng đầy xúc động vì tin rằng lời cầu nguyện của tôi, của bạn bè trong Nhóm, và của Cha nữa đã được Chúa nhậm lời. Tuần sau tôi bắt đầu cho cụ rước Chúa. Hai tháng sau thì cụ an nghỉ bình an trong

Chúa.”

Một giờ hồng ân bên người già yếu cô đơn

Có phải là đến nhà dưỡng lão mới gặp các cụ già cô đơn không? Tôi không nghĩ vậy. Chung quanh chúng ta, trong số bà con anh em họ hàng, chòm xóm hẳn là cũng có vài người già cần được ủi an. Nếu chúng ta dành cho họ mươi phút để thăm viếng, lắng nghe các cụ kể chuyện, phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn để nghe đủ mọi loại chuyện xưa và nay, thì tôi tin là 20 phút hy sinh ấy của người cursillista chúng ta đủ làm ấm lòng các cụ. Nhờ được trò chuyện giải khuây, các cụ sẽ bớt được bệnh tật và bớt khó tánh. Vả lại, nếu chúng ta hi sinh được một giờ cho Chúa bằng cách đến gặp gỡ và trò chuyện với những người già yếu cô đơn này, thì giờ ấy sẽ giờ cao quý, có giá trị như một giờ bên Chúa nơi nhà nguyện bởi vì, Chúa vẫn thường ví thăm nom những người goá bụa, già yếu cô đơn cũng chính là thăm Chúa (Matthêu 25:34-40). Thêm vào đó, triết gia Soren Kierkegaard cũng vạch ra rằng, cuộc sống thì hướng về tương lai, nhưng muốn hiểu được cuộc sống,

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 7

phải nhìn về quá khứ. Vì vậy, nhờ được nghe tâm tình của những người cao niên, chúng ta có thêm những bài học quý giá cho cuộc sống. Đó chính là ân huệ Chúa ban cho giờ tông đồ của chúng ta.

Mỗi Liên Nhóm đều có ít

nhiều anh chị em già yếu cần đến chúng ta

Chúng ta khó có thể

phủ nhận một sự thật là mỗi Liên Nhóm chúng ta đều có vài anh chị cursillistas già yếu cô đơn. Anh Liên Nhóm Trưởng Liên Nhóm Tam Biên Nguyễn Chí Long chia sẻ trong buổi sinh hoạt giữa các Ban Điều Hành Liên Nhóm ngày 14 tháng 6 tại TTCG rằng: “tôi thường đạp xe đạp đi vòng vòng khu nhà tôi ở, để thăm viếng ba bốn anh chị cursillis-tas của Liên Nhóm đang yếu đau. Khi tôi đến tôi thường phát cho họ Bản Tin Ultreya. Họ rất vui khi được tâm tình với tôi. Họ hỏi thăm về anh này chị nọ trong Phong Trào. Tôi thấy mắt họ sáng lên khi nghe kể về những người họ quen biết. Và tôi đọc được niềm vui trong ánh mắt của họ.” Anh thêm vào, “tôi luôn cầu nguyện cho họ trước khi đến, và xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn

tôi trong giờ ấy. Nên lúc nào tôi cũng cảm thấy ân huệ Chúa ngập tràn.” Anh nhắc nhở, “qua vài lần trò chuyện, nếu quý anh chị thấy họ không mấy cởi mở thì cũng nên đừng ngồi lâu, vì theo tâm lý, người già chỉ thích ngồi trò chuyện với những người họ thích.”

Picnic hàng năm là một

dịp đưa gia đình, bạn hữu đến làm quen với Phong Trào

Mỗi năm vào dịp tháng 7 đầu mùa hè, Phong Trào có truyền thống tổ chức một ngày Picnic ngoài trời tại Garden Grove Park để mọi người cùng vui chơi và thư dãn. Năm nay, buổi Picnic này có phần đặc biệt hơn vì có buổi chiều, từ 1 giờ 30 đến 4 giờ, dành cho các gia đình trẻ và thân hữu của họ sinh hoạt kết thân với nhau. Đây là một sáng kiến đáp ứng đề nghị từ những buổi Hội Luận Giới Trẻ trong tháng 1&2 năm 2012, trong hy vọng quy tụ thêm được nhiều bạn trẻ tham gia Phong Trào Cursillo. Nhân dịp này Văn Phòng Điều Hành xin kính chúc quý anh chị và gia đình một mùa hè vui tươi và tràn đầy ơn thánh Chúa bên người thân yêu. VPĐH cũng mến chúc những anh chị đi nghỉ hè trong Chúa cũng

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 8

được no say ân tình Ngài.

Tiếp tục làm Palanca cho việc tranh đấu quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ

Sau khi Phong Trào phát động chiến dịch Palanca cho 14 ngày, như yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Khối Palanca đã nhận được nhiều Palanca từ các Liên Nhóm cầu nguyện cho công cuộc đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ. Xin quý anh chị tiếp tục làm Palanca để được Chúa nhậm lời nài xin của Giáo Hội Công Giáo chúng ta. Cũng nên nhắc là trong ngày 8 tháng 6, Stand up for Religious Freedom, nhiều cur-sillistas đã cùng với 1700 người giáo dân công giáo Việt Nam và các sắc dân khác tụ họp tại Civic Center thành phố Santa Ana để biểu dương tiếng nói đòi quyền tự do tôn giáo.

Khóa Muối Đất Mùa Hè đã bắt đầu trong tháng 6, 2012

Khóa Muối Đất Mùa

Hè 2012 là khóa học hỏi thứ ba do Văn Phòng Điều Hành và Trường Lãnh Đạo tổ chức để học hỏi chuyên đề về Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo

cho các anh chị em lãnh đạo nồng cốt của Phong Trào. Kỳ hè này, có 38 học viên tham gia học hỏi về Sách Ngôn Sứ Isaia và các chủ đề về Lãnh Đạo và Cầu nguyện rất thiết yếu cho việc điều hành Nhóm Nhỏ. Khóa này kéo dài 9 tuần và sẽ kết thúc vào ngày 1 tháng 8 năm 2012.

Đừng quên cầu nguyện

cho Cha Linh Hướng và Ngày Kỷ Niệm 30 năm của Phong Trào

Cuối cùng xin quý anh

chị cũng đừng quên cầu nguyện cho Cha Linh Hướng Nguyễn Uy Sỹ chúng ta sớm được bình phục và ước mong gặp lại đầy đủ quý anh chị cur-sillistas vào ngày 16 tháng 9, 2012 tại Marywood trong Ngày Kỷ Niệm 30 năm thành lập Phong Trào Cursillo Việt Nam tại Giáo Phận Orange. Mọi chi tiết tham gia lễ Hội này, xin liên lạc với Ban Điều Hành Liên Nhóm của quý anh chị. Hẹn các anh chị nơi Bản Tin Ultreya tháng 9, 2012.

De Colores! Giuse Nguyễn văn Ánh

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 9

B a của tôi đau nặng từ tháng 5 năm 2010 đến ngày 23/6/2011

thì qua đời. Ngay sau đó, vào ngày 14/7/2011, mẹ tôi bắt đầu vào bịnh viện vì bị ung thư hạch. Từ đó đến bây giờ, sức khỏe bà ngày càng yếu hơn, chân tay bại liệt dù cho đầu óc bà vẫn tỉnh táo.

Trong suốt 2 năm liên tiếp vô ra bịnh viện và các viện dưỡng lão hàng ngày để chăm sóc cho ba mẹ tôi, tôi mới cảm nhận sâu xa nỗi đau buồn của người già yếu, của người bịnh tật. Một cách nào đó thì tuổi già đồng nghĩa với bịnh tật, cô đơn và buồn chán.

Trong những lần ấy, tôi đã gặp nhiều trường hợp đáng thương của những người vì tai nạn, vì bịnh tật mà phải nằm ở bịnh viện và viện dưỡng lão và tôi đã cố gắng để giúp họ trong khả năng của mình. Điều mà tôi thường làm là cầu nguyện xin Chúa cho họ được niềm an ủi tinh thần để chịu đựng cơn bịnh.

-Có những cụ già không thể tự mình đút cơm ăn nên cứ lăn xe đến ngồi trước quầy làm việc của nhân viên y tế để mong có một người y tá nào đó rảnh việc đến đút cơm cho mình.

-Có những cụ già tự dùng tay lăn bánh chiếc xe lăn để đi tới, đi lui nơi các hành lang mà nhìn người đi qua đi lại cho bớt buồn.

-Có những người ngồi trên xe lăn nhưng không còn biết gì, nước mũi, nước dãi chảy ra mà họ không tự lau được. Đôi mắt họ thất thần, cho dù có ai đó chào hỏi nhưng họ cũng không còn nghe được.

Ñoàng Haønh vôùi Ngöôøi Giaø Yeáu, Coâ Ñôn

Kim Hà

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 10

-Có những cụ già bị té ngã, chân hoặc tay gẫy vụn, nằm bất động trên giường chỉ mong có ai đó đến giúp cho việc tiểu tiện.

-Tuổi già là tuổi mà đa số mọi người sẽ phải đi đến. Đúng là luật “Sinh lão bịnh tử.” Có những người khi còn khỏe họ có cách sống rất độc lập nhưng khi bịnh tật họ phải lệ thuộc người khác từng chút một. Đó là sự đau buồn, nhục nhã lớn nhất của họ vì họ không còn làm chủ được thân xác, phải chịu tù túng trong thân xác bịnh tật và chịu cô đơn và phải lệ thuộc người khác .

-Lúc tuổi già sức yếu, người bịnh muốn đi mà không còn tự đi được, muốn ngồi lên mà cũng không tự mình ngồi được, muốn cầm cái ly uống nước nhưng nước đổ lênh láng, ngay việc về sinh cá nhân mà họ cũng không còn làm được.

-Trong viện dưỡng lão, hầu như gương mặt người nào cũng đăm chiêu, buồn bã. Có những người tự mình dùng tay lăn bánh chiếc xe lăn để đến phòng sinh hoạt. Gặp họ tôi nở một nụ cười và chào hỏi họ nhưng đa số không đáp lời vì họ quá đau đớn.

Và tuổi già cũng là tương

lai của mỗi người chúng ta. Trên giường bịnh, mẹ tôi thường nhắc lại lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô rằng:

“‘Sẽ đến lúc con phải giang tay cho người mặc áo cho con và dẫn con dến những nơi mà con không muốn đến.”

Mẹ tôi rất thích ở n ơi viện dưỡng lão Mission Palm thuộc thành phố Westminster vì tại đó, ngày nào cũng có những sinh hoạt tôn giáo hay những nhóm đến giúp vui văn nghệ, ca nhạc. Có khi thì phái đoàn Tin Lành đến cùng các cụ già ca ngợi Chúa và rồi vị mục sư giảng đạo. Có khi thì có các vị hòa thượng, tăng ni đến giúp các cụ tụng kinh. Có khi thì có linh mục và nhóm đến hiệp dâng Thánh lễ và các cụ được dự lễ và rước lễ. Ngoài ra còn có những nhóm Đạo Binh Đức Mẹ đến thăm viếng và cầu nguyện cho một số bịnh nhân.

Trong suốt hơn 10 tháng trời sống trong các bịnh viện và viện dưỡng lão thì đến tháng 5, 2012 vừa qua, mẹ tôi mới được tham dự một Thánh lễ vào dịp lễ Thăng Thiên và bà rất cảm động vì được Chúa đến thăm qua Thánh lễ. Đó là nhờ lòng tốt của một nhóm các anh chị em Công giáo đã mời cha Trịnh Ngọc Danh đến dâng

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 11

Thánh lễ hàng tháng cho các cụ già.

Nhìn tất cả các cụ già ngồi trên xe lăn để tham dự Thánh lễ tôi cũng cảm thấy lòng mình nao nao. Tôi cùng tham dự Thánh lễ với các cụ và xin Chúa đổ ơn xuống cho các cụ được mạnh khỏe, bình an.

Tôi đang cùng đồng hành với mẹ tôi và các cụ già trên bước đường chuẩn bị về nhà Chúa:

-Trong những trường hợp có những người là giáo dân Công giáo thì tôi thường rước Mình Thánh Chúa đến cho họ mỗi ngày để xin Chúa ban ơn chữa lành và ơn bình an cho họ. Sau đó, chúng tôi gợi chuyện an ủi và cầu nguyện cho họ.

-Có một số người năng đọc kinh Phụng Vụ thì tôi xin ban phục vụ của Huynh doàn Đa Minh những bản copy tờ chỉ dẫn cách đọc và những bài đọc để cho những bịnh nhân nào thích đọc kinh Phụng Vụ hiệp thông với toàn thế giới trong mỗi ngày.

-Mỗi ngày Chúa Nhật, tôi đem thêm những bản tin Hiệp Thông đến phát cho một số người để họ biết thêm tin tức của giáo hội và tôi luôn nhắn

nhủ họ rằng:

“Chúa cho chúng ta cơ hội để đền tội trên thế gian để bớt thời gian đền tội ở luyện ngục. Cái chết đối với người Công giáo chỉ là cách đi từ một phòng này đến phòng kia. Người Công giáo luôn có niềm vui vì biết trông cậy vào ơn Cứu Độ của Thiên Chúa và sự Phục Sinh của Ngài.”

Tôi vẫn thường cố gắng động viên tinh thần mẹ tôi và những cụ già mà tôi có dịp trò chuyện qua những lời trong sách Khôn Ngoan:

“…Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; Vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ như ánh lửa chiếu qua bụi lau…”

Kim Hà 11/6/2012

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 12

Chia Sẻ Chứng Nhân Đại Ultreya tháng Sáu đón tân

Cursillistas hai Khoá 547 & 548

Chia sẻ của chị Thêrêxa Huỳnh Yvonne, Liên Nhóm Costa Mesa

C hào quý anh chị trong Thầy Chí Thánh,

Em tên là Theresa Huỳnh Yvonne dự khoá 422 cách đây 9 năm thuộc Giáo xứ St. Columban nhưng hiện đang sinh hoạt tại LN Costa Mesa. Thứ nhất là em xin tạ ơn Chúa đã chọn em làm con Chúa năm 1992.

Em cũng là người giữ đạo như những người khác đi dự lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ trọng và buộc còn ngày thường thì em không đi. Mặc dầu em đi dự Lễ nhưng em vẫn chưa thấy được sự hiện diện của Chúa.

Em cũng có tham gia nhiều hội đoàn đặc biệt là giới trẻ mặc dầu em đi sinh hoạt nhiều nhưng tìm Chúa thì ít mà tìm chính mình thì nhiều. Đó là những lỗi lầm trước khi em lên đồi. Em là em út trong một nhóm thiện nguyện đem Mình

Thánh Chúa cho một Nursing Home. Đến năm 2004, em được chị Bích Thu trong nhóm bảo trợ em lên đồi. Chị nói rằng: “Trong nhóm ai cũng đã đi dự khoá Cursillo rồi, Út cũng phải đi đi”. Em tự nhủ đi thì đi vì em chỉ tò mò muốn biết

Cursillo như thế nào. Chị bảo rằng trên đó tĩnh tâm vui lắm… Lúc mình đứng ở đâu và làm bất cứ chuyện gì Chúa cũng nhìn thấy mình hết! Và các anh chị biết không? Lúc em lên đồi em cảm nghiệm được như vậy. Em rất là ngạc nhiên khi đi vào phòng ăn và nhìn hàng chữ “Không phải con đã chọn Thầy mà chính Thầy đã chọn con”, em tự nhủ “Chúa ơi, thật sự Chúa muốn con tới đây thiệt hả? Con tính tới đây chơi thôi chứ con không phải lên đây để được nhìn thấy Chúa đâu.” Và em bắt đầu cảm tạ Chúa đã thêm một lần Chúa chọn con để làm con cái Chúa là được gia nhập vào đại gia đình Cursillo. Em rất là ngỡ ngàng từ ngạc nhiên

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 13

này qua ngạc nhiên khác và em cảm nghiệm được rằng Chúa rất gần em.

Hôm nay em muốn chia sẻ với các anh chị về ngày thứ Tư của em trong khoá Ba Ngày. Em được đánh động nhiều nhất là trong nhà Nguyện. Qua bài Nguyện Gẫm “Ba Cái Nhìn Của Chúa Kitô” Em thưa cùng Chúa rằng “Chúa ơi, Chúa thương con nhiều như vậy; Chúa biết con bất toàn lắm. Con không thương Chúa được nhiều như Chúa thương con. Vì con bất toàn, xin Chúa đừng giận con nhé!” và vì vậy em thấy ánh mắt Chúa rất từ ái và em xin Chúa hãy thánh hoá em trở thành một hữu dụng mà Chúa cần xài đến…

Sau khi xuống đồi, cuộc sống của em đã thay đổi và thay đổi rất là nhiều! Em xin chia sẻ sự thay đổi của em qua ba bài rollos Sùng Đạo, Học Đạo và Hành Đạo. Về Sùng đạo của em ngày xưa thì chỉ thích có đi chơi thôi chứ không thích đi chầu Chúa đâu. Chỉ đi Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng và buộc thôi. Nhưng mà Chúa rất thương em vì chỗ em làm rất gần nhà Thờ St. Columban. Sau khi đi làm về, em thường ghé vào viếng Chúa. Vì nói chuyện với Chúa và dần dà em bắt đầu lần chuỗi

và em bắt đầu tham dự Thánh Lễ ngày thường. Bắt đầu thì mỗi tuần một ngày rồi mỗi tuần hai ngày, rồi ba ngày… và em đã tham dự Thánh Lễ hằng ngày lúc nào em cũng không nhớ nữa. Em thường tâm sự với Chúa “Chúa thương con nhiều như vậy nhưng mà con hư lắm đó, Chúa biết không?” nhưng mà em vẫn thấy Chúa cười. Trong lòng lòng em vui lắm mỗi khi em được chầu Thánh Thể.

Còn về vấn đề Học đạo của em thì em thấy Chúa yêu mình nhiều quá, bây giờ để yêu Chúa thì mình phải làm gì đây? Em thường hay đến với những buổi Tĩnh Tâm và Đại Ultreya và các buổi họp nhóm nhỏ của em. Đặc biệt là trong nhóm nhỏ của em vì chúng em cùng làm chung việc tông đồ với nhau nên việc họp nhóm rất dể dàng Sau cuốn Thánh Kinh thì cuốn sách em thích đọc nhất và ưng ý nhất và có nhiều điều Chúa muốn nói với mình là cuốn sách “Gương Chúa Giêsu” Mặc dầu em không có thời giờ để đọc hằng ngày nhưng em không bao giờ bỏ nó cả.

Còn về Hành đạo thì em vẫn tham gia việc tông đồ với các chị trong nhóm nhỏ. Nhóm chúng em mời các cha tới dâng

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 14

lễ cho các bác lớn tuổi tại một Nursing Home. Các chị thường hay nhớ phần “Tông Đồ” của em lắm! “Út ơi , ngày hôm nay làm cái này nhé; tuần tới làm cái kia nhé!”; Em trả lời “ Sao cái gì cũng út hết vậy?” Em thường nói đùa em là út chót, út mót, út lượm đó! Mấy chị sai đâu thì em làm đó nhưng mấy chị phải cầu nguyện cho em nếu không thì em không làm được đâu!

Cách đây ba tháng, em nhận được một công việc là lo cho một bà cụ từ Nursing Home về. Bà cụ là người Phật giáo và là người rất là khó tánh. Khi em tới nhận việc thì mới biết là chỉ trong vòng có 2 tháng thôi mà đã có tới năm người tới làm việc với bà cụ rồi và họ đều bỏ đi hết. Em lo lắng và kêu cầu “Chúa ơi, thôi chết rồi! Bây giờ phải làm sao đây?” Nhưng mà em đánh liều: Lỡ rồi chơi luôn! Sau đó khi em đi chầu Thánh Thể, em thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết con là yếu đuối bất lực trong tất cả mọi sự. Con không làm được gì hết nếu mà Chúa không giúp cho con. Mọi sự của con là của Chúa. Xin Chúa giúp con để con có thể chu toàn nhiệm vụ của con săn sóc cho bà cụ này. Lúc đầu thì em nản lắm và em

đế nhóm nhỏ của em và chia sẻ với mấy chị “Mấy chị ơi, chuyến này là thê thảm lắm rồi… Xin các chị cầu nguyện với em để em được sự kiên nhẫn để em có thể giúp cho bà cụ này. Em biết là em không thể làm nổi đâu nhưng mà em xin dâng cho đức Mẹ và em tin là đức Mẹ sẽ xin Chúa cho em làm được bởi vì bỏ bà thì tội nghiệp. Con cái bà đều hoàn toàn bỏ bà hết. Không có ai còn lui tới nữa. Các chị đã cùng cầu nguyện với em và trong phiên họp nhóm nhỏ tháng sau, em đã đưa tin vui cho các chị: “các chị ơi Chúa đã nhận lời rồi! Chúa làm hay lắm!” Các chị hỏi em Chúa nhận lời làm sao? Em trả lời “Bà cụ đó thay đổi. Bà thay đổi không phải do em nhưng bởi lời cầu nguyện của các chị đó!” Có một ngày bà cụ bỗng hỏi em “Uyên à, con có biết kinh nào bên Công giáo mà làm cho ma quỷ không dám tới quấy phá mình không?” Em mừng thầm trong bụng cám ơn Chúa phen này mình trúng mánh rồi! Em đã dạy cho bà cụ kinh Kính Mừng và tập cho bà cụ đọc kinh. Sau một hai tuần khi hỏi thăm, bà cụ cho biết là đã có kết quả và đã thuộc kinh Kính Mừng rồi. Sau đó em rủ bà cụ cùng đọc kinh (lần chuỗi) với

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 15

em và bà cụ đã thắc mắc tại sao không dạy cho bà kinh Lạy Cha và em đã tập cho bà kinh đó và luôn cả kinh Sáng Danh. Bà cụ có thắc mắc “ủa, sao nói là hai kinh mà bây giờ lại ra ba dzậy?” Em nói rằng phải có kinh Sáng Danh để tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi. Bà cụ nhận lời “ừ, từ ngày đọc kinh tới giờ ma quỷ nó không dám tới quấy phá mỗi đêm nữa và tao đã hết sợ!” Em khuyên bà cụ nên tạ ơn Chúa, bà hỏi em tạ ơn làm sao? Em bày cho bà bài hát:

Con xin tạ ơn Ngài, Chúa ơi, con tạ ơn Ngài

Vì này bao ơn phúc, Ngài đổ xuống trên con

Vì này bao ơn phúc, Ngài đổ xuống trên con…

Bà thích lắm và đòi em phải ghi xuống cho bà. Em đã làm và cảm thấy đó là một niềm vui và sự khó khăn đã vơi đi. Cách đây hai tuần nay khi em đến, bà khoe bà đã thuộc gần hết kinh Lạy Cha rồi em khuyên bà luôn đọc ba kinh và khi mình tôn vinh Chúa thì sẽ không có ma quỷ nào dám tới quấy rầy mình nữa!

Đó là công việc tông đồ Ngày Thứ Tư của em. Trước khi dứt lời, em xin quý anh chị cùng với chúng em cầu nguyện

cho bà cụ sớm gặp Chúa và được làm con cái Chúa trong một ngày rất gần.

Xin cám ơn quý anh chị.

Chia sẻ của anh tân cur-sillista Giuse Nguyễn Ngọc Tuyến.

K ính chào quý anh chị, Tôi là Giuse Nguyễn

Ngọc Tuyến hiện đang sinh hoạt tại cộng đoàn St. Colum-ban. Tôi xin được cam đảm lên chia sẻ đầu tiên và xin các anh chị cầu nguyện cho tôi để sinh hoạt nhiều hơn. Đầu tiên là tôi được sự sốt sắng. Công việc của tôi là đứng máy nên co thời giờ. Trước đây tôi thường hay suy nghĩ lung tung nhưng bây giờ thì dùng thời giờ đó để đọc kinh. Có ngày tôi có thể lần được hai chuỗi cho tới mười chuỗi kinh tuỳ theo công việc ngày đó. Và hình như tôi được một ơn đặc biệt hơn đó là ơn can đảm để nói về Chúa và được nhiều bạn bè nghe lời mình nói hơn. Trong công việc của tôi, tôi quan hệ rất nhiều hạng người: trộm cướp cũng có, nghiện ngập cũng có, ly dị cũng có; nói xấu và hành tỏi nhau đủ thứ, cái gì cũng có hết… Khi tôi xuống đồi thì việc đầu tiên là tôi tiếp xúc với

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 16

một người vừa ở tù về. Ông này đang chắp nối với một người đàn bà có ba đứa con riêng đã lớn rồi. Tôi cảm thấy như vậy là không đúng nên tôi khuyên nhủ và cầu nguyện cho anh ta và anh ấy đã hỏi tôi về cách thức làm phép Giao cho đúng theo luật Hội thánh và đó là kết quả thứ nhất và kết quả thứ hai là anh ấy sẽ sẵn sàng lên đồi năm tới đây.

Sau kết quả đó tôi mừng lắm và cầu xin Chúa cho tôi được mạnh dạn hơn và tiếp xúc nhiều hơn. Và cuối cùng tôi lại tiếp xúc với một anh và anh này “chỉ thích phụ nữ thôi”. Anh ấy hỏi rằng trên đồi có gì lạ không? Tôi bảo anh ấy đi đi rồi sẽ biết. Ảnh cứ lân la “nghe nói lên đồi hay lắm mà?” Tôi vẫn trả lời gọn gàng “cứ lên đồi rồi sẽ biết!” Anh hỏi tôi nghe nói có nhiều người cầu nguyện lắm phải không? Tôi trả lời anh ấy rằng vâng, chúng tôi sẽ truyền nhau cầu nguyện thật nhiều cho anh để khoá tới các anh sẽ có mặt ở trên đồi. Và anh ta cũng sẽ cầu nguyện với tôi.

Ngoài ra tôi đã cảm nghiệm thấy trách nhiệm nhiều hơn đối với vợ con và đối với những người chung quanh cũng thế. tôi sẽ giành nhiều tình thương với họ và sẽ làm

thêm những công việc bác ái đồng thời phải sốt sắng cầu nguyện cho bản thân hơn chứ nếu đi làm như thế mà không có lòng yêu mến Chúa thì tôi thấy cũng không có được.

Đó là những khởi đầu cho ngày thứ Tư của tôi. Tuy tôi đang chỉ có một mình và chưa được sự giúp sức của các anh chị trong nhóm để được thêm mạnh nữa nhưng tôi cảm nghiệm được ngày thứ Tư quả thật là hạnh phúc! Tạ ơn Chúa!

Chia sẻ chị tân cursillista Maria Nguyễn Nhung

T ôi xin chia sẻ một cách ngắn gọn là thứ

Hai ngay sau khoá thì tôi còn mệt lắm, ngủ li bì không thể nào dậy nổi. Ngày thứ Ba thì thằng con trai lớn của tôi từ LA về và đứa con này của tôi đạo nghĩa thật khô khan khi tôi bảo nó đi nhà Thờ thì nó đáp rằng “Mẹ, Chúa ở mọi nơi sao mẹ cứ bắt con đi?” Nhưng hôm ấy nó hỏi tôi “mẹ đi tĩnh tâm trên đồi học được những gì?” Tôi tự nhủ “Ủa, hôm nay sao nó lại hỏi mình như vậy? Thế thì tốt quá rồi… Đây là cơ hội cho mình hành đạo chứ còn gì nữa.” và tôi bảo nó “OK, con ngồi xuống đi mẹ sẽ kể cho

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 17

con nghe nhé!” Tôi bắt đầu tâm sự với cháu rằng “lâu nay mẹ tưởng rằng mẹ ngon lắm nghĩa là đạo đức lắm dạy con thế này, dạy con thế kia nhưng mà khi lên đồi mẹ nhận ra là mẹ chưa có thông hiểu nhiều. Bây giờ mẹ nói cho con nghe. Bây giờ con không đi lễ mà con cầu nguyện thì Chúa không cho con được. Cứ mỗi lần con đi thi thì con nhờ bố mẹ cầu xin giùm cho con. Ngày xưa thì mẹ cầu xin giùm cho con nhưng bây giờ mẹ sẽ bảo con tại sao con cứ nhờ mọi người cầu xin mà con thì không cầu xin? Thế những ông tỉ phú cứ cho tiền người ta cầu nguyện thì ông chẳng phải cầu nguyện à?” Nó ngẫm nghĩ và đồng ý “mẹ nói vậy nghe được đấy nhưng mà rất nhiều khi con cầu nguyện mà Chúa chẳng cho con thì mẹ nghĩ sao?” Tôi nhớ lại câu giải thích là những gì mình xin mà Chúa chưa cho đều có lý do cả chẳng hạn như mình không được cái này thì mình sẽ gặp cái khác. Tôi đã giải thích với con tôi rằng giả sử tuần tới con sẽ ra bãi biển chơi với bạn bè và con cần phải có chiếc xe đẹp, to. Nếu con cầu xin với Chúa “Chúa ơi, xin cho con một chiếc xe để con hãnh diện với bạn”. Nếu Chúa cho con chiếc xe này thì con có thể bị

nguy hiểm khi con đi chơi cao hứng với bạn bè nhưng có thể sau này khi con bình tĩnh và chững chạc hơn thì Chúa sẽ giúp con. Và con phải biết cầu xin với Chúa chứ không nên nhờ mọi người cầu xin giùm mà con thì không cầu xin là không đúng.

Còn riêng bản thân tôi thì tôi đã có thay đổi. Lâu nay tôi không đi lễ ngày thường với chồng tôi dù tôi rãnh rỗi. Nhưng sau khi xuống đồi thì tôi bỗng dưng muốn đi lễ và khi đi lễ tôi sốt sắng hơn ngày xưa vì tôi nhận được sứ điệp Chúa nhắn cho tôi trên đĩa giấy trên đồi là phải cầu nguyện cho các linh hồn và làm sáng danh Chúa. Sứ điệp này cứ nhắc nhở tôi trong mỗi lần tôi đi lễ sáng. Và đó là một điều rất tốt cho ngày thứ Tư của tôi. Tôi cũng xin các anh chị vẫn tiếp tục cầu nguyện cho những tân Cursil-listas chúng tôi đang còn rất mỏng giòn. Hơn nữa tôi nghe người ta nói trước khi lên đồi thì có một con quỷ theo phá mình nhưng sau khi xuống đồi thì có tới bảy con quỷ theo phá mình lận. Một quỷ thì mình còn nhúc nhích được nhưng tới bảy quỷ thì chết chắc! Xin cám ơn quý anh chị!

Chia sẻ chị tân cursillista

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 18

Anna Trịnh Thuý Anh.

E m tên là Anna Trịnh Thuý Anh hiện đang

sinh hoạt tại Liên Nhóm Saint Columban. Hôm nay em xin chia sẻ cảm nghiệm trên đồi Marywood vừa qua. Cái cảm nghiệm đầu tiên mà em thích nhất là giây phút được gần gũi với Thầy Chí Thánh. Em nhớ tới một bài hát “Trong tâm tư sâu lắng, con nhìn Chúa và Chúa nhìn con Tuy đôi bên chưa nói nhưng đã hiểu nhau thật nhiều. Cũng nhẳng cần trình thưa phân tỏ, nhưng đã rõ. Con đã hiểu Chúa và Chúa đã hiểu con…” và khi trên đồi con đã có cơ hội cảm nghiệm lại một tai nạn đã xảy ra cho em khoảng chừng tám tháng vừa qua. Em qua Mỹ chừng được 5 năm rồi. Ba em đang ở tại một Nursing Home với một chứng bệnh gần như là ung thư máu. Ung thư máu thì hồng huyết cầu, bạch huyết cầu và tiểu cầu bị tăng nhưng bệnh của ba em thì lại bị suy giảm. Có nhiều khi thử máu không thấy con nào nữa và ba em dễ bị nhiễm vi khuẩn. Khi bị một tình huống nho nhỏ nào thì ba em cũng dễ bị đau đớn lắm. Em nhìn thấy thân thể tiều tụy của ba em thật thấy đau lòng lắm. Mỗi sáng trước khi đi học

hoặc đi làm, em thường nấu một món ăn và đưa vào đút cho ba ăn vì ba em yếu lắm không thể tự ăn uống được. Bữa đó em loay hoay lo lắng cho con của em bị ốm nên quên nấu món cho ba. Vì trễ quá (Nursing home cho ăn sáng lúc 7:30 sáng) nên em chạy ra một tiệm ăn và mua một phần Bò kho cho ba. Chờ đợi lâu nên khi mua xong, em vội vàng đặt giỏ đồ ăn đó khơi khơi bên ghế bên hông và vội vàng chạy đi cho kịp giờ. Vừa ra khỏi park-ing và quẹo gắt thì cái lon Bò kho lăn nghiêng và đổ ra và vì em lo với tay chụp lại thì chỉ trong khoảnh khắc khoảng ba giây thôi thì em bị lạc tay lái và vuột ra khỏi đường và phóng qua cả hàng rào kẽm gai. Cũng may mắn đó là khu đất trống người ta chưa xây nhà. Trong lúc hoảng hốt đó, thay vì đạp thắng em lại đạp chân ga và em băng từ bên này là đường Gar-den Grove sang qua nên kia là đường Euclid. Lúc đó mọi người nghĩ em đang đóng phim ở phim trường Holywood. Khi ở trên đồi trong một bài giảng của cha Thái, cha có nhấn mạnh rằng “trong tình yêu đích thực, phải gắn bó và hiện diện” và em đã nghiệm được rằng Chúa đã hiện diện với em trong giây phút nguy hiểm đó. Nếu

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 19

không, em đã ra người thiên cổ rồi. Và đó là bằng chứng Chúa đã theo em trong từng hơi thở, từ ban mai cho đến chiều tà, ân huệ Chúa rợp bóng trên cuộc đời em.

Và từ đó sau khi xuống đồi, em cảm thấy có một sức mạnh lạ lùng lắm. Em nghĩ đó là một mầu nhiệm chứ không phải là sức của con người làm. Đúng là Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong em. Sau khi dự khoá về, em có treo xâu chuỗi trước bàn học của em và mỗi lần nhìn tràng chuỗi nhiều màu sắc thì em được sốt sắng và hăng hái lần chuỗi mỗi ngày. Một biến đổi thứ hai sau khi xuống đồi là mỗi buổi tối trước đây mặc dầu em rất cố gắng tập trung gia đình lại để đọc kinh chung nhiều lần nhưng luôn thất bại. Sau khi đi dự khóa về thì em lại làm được và hai đứa con của em (em có hai đứa con trai 11 và 9 tuổi) mỗi tối lại nhắc nhở em “Mẹ quên chưa đọc kinh..) Có một lần em có đem về một cuốn Thánh Kinh rất là đẹp của ai đó bỏ quên và em chưng cuốn Thánh Kinh ấy trên bàn thờ và con của em lại thay phiên nhau đọc mỗi tối (em hướng dẫn con em thay phiên đọc mỗi đứa một chương một tối) và tạ ơn Chúa đã cho em thành công cái

ước muốn lâu nay em chưa thực hiện được.

Cuối cùng em xin được gởi đến các anh chị những suy niệm mà em nghĩ tới khi ở trên đồi Marywood. Em xin đọc ra đây:

Kho tàng vô tận của ta là nụ cười

Thông minh nhất của ta là tự chủ

Công bình nhất của ta là có thời gian

Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ

An ủi nhất của ta là bố thí Sức mạnh nhất của ta là

khoan dung Thông thái nhất của ta là

tình thương Hy vọng nhất của ta là tự

thay đổi Thành công nhất của ta là

sự cải đổi Kẻ thù nhất của ta là tham

vọng Cô độc nhất của ta là mặc

cảm Dại dột nhất của ta là

tuyệt vọng Đau khổ nhất của ta là tự

ti Sai lầm nhất của ta là dối

trá Ăn năn nhất của ta là bất

hiếu

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 20

Tật nguyền nhất của ta là ganh tỵ

Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ

Và thất bại nhất của ta là tự kiêu…

Chia sẻ của anh tân cur-sillista Nguyễn Quốc Phi, LN Costa Mesa

E m tên là Nguyễn Quốc Phi dự khoá 548 (mọi người cười

rộ lên vì em là con trai) í quên khoá 547. Em thử coi các anh chị có lắng nghe em nói hay không thôi. Đến nay cũng đã được một tháng rồi và em thấy có thay đổi trong con người em, nhiều thì không có nhưng mà chút chút thì có thấy. Em có hai con trai 3 tuổi và 3 tháng và em trước đây rất nóng nảy với đứa con lớn. Nhiều khi nó làm sai điều gì em “bớp” liền. Mặc dầu nó còn nhỏ nhưng mà những gì mình biểu nó đừng làm thì nó lại làm y chang những điều mình cấm nó như vậy. Em nghĩ có rất nhiều anh chị cũng hiểu được cho em trong chuyện này! Và sau khi dự khoá, em chợt nghĩ Chúa cũng có thể “bớp” mình như vậy nếu mình làm sai và nếu Chúa làm như vậy thì chắc

chắn mình xuống hoả ngục hết rồi mình sẽ không có cơ hội gì hết. Vậy nên bây giờ khi nó làm sai, em phải cắt nghĩa cho nó. Em cũng phải kiên nhẫn với nó hơn. Dĩ nhiên nó còn quá nhỏ để hiểu hết những gì em nói với nó nhưng dần dần thì em thấy nó cũng có thay đổi. Mỗi lần nó làm sai thì em cũng cố gắng nén xuống cứ cố gắng nén được lần nào thì hay lần đó. Chẳng những vậy em cũng bắt đầu tập cho nó đọc kinh tối với gia đình. Em biểu nó “thôi con ráng đọc kinh rồi ba sẽ đọc truyện cho con ngủ.” Em phải dùng cách “phần thưởng (reward)” để tập cho nó đọc kinh và ngồi ngoan ngoãn nếu không nó cứ chạy qua chạy lại sẽ làm chia trí mọi người trong giờ kinh tối gia đình.

Thay đổi thứ nhì của em xảy ra trong công việc. Em làm việc với computer nên mỗi khi rãnh thì em thường lên mạng Internet và đi vòng vòng. Bây giờ thì em dùng thời gian đó lần một chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Chuỗi Mân Côi thì dài quá, chuỗi Lòng Chúa Thương Xót thì lẹ hơn. Nhiều khi xếp của thấy em cứ ngồi lẩm nhẩm một mình thì cũng thắc mắc không biết em đang làm cái gì? Nhưng mà em chấp nhận không sao. Một bước lên

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 21

trời thì em làm không được nhưng từng bước nhỏ, từng bước nhỏ thì em sẽ cố gắng.

Cảm nghiệm thứ ba mà em muốn chia sẻ với các anh chị đó là cách đây ba bữa, em chở gia đình đi công chuyện và dừng lại ở một đèn đỏ thì chiếc xe Van phía sau em đụng tới. Nếu là trước đây thì em nói “có tiền rồi!” Nhưng hôm đó em lại bình tĩnh xem xét xe thì thấy xe em không có gì thiệt hại nhiều hết. Xe Van mà đụng vào phía sau của chiếc Camry của em mà không có xê xích gì hết thì phải tạ ơn Chúa vì Chúa thương mình rồi đó. Em hỏi họ tại sao đèn đỏ mà không dừng lại mà lại đụng lên như vậy lỡ may xe em đụng lên xe trên nữa thì sao? Họ trả lời là vì họ đang quay xuống nói chuyện với con họ vì đang có chuyện gì đó. Họ cũng hỏi xem con em có chuyện gì không? Nhưng con em thì không sao hết. Sau đó khi về em không còn bận tâm tới chuyện xe Van nữa nhưng em cảm tạ ơn Chúa đã thương không để gia đình em bị chuyện gì đáng tiếc và em không muốn gây gương xấu cho con mình để sau này mỗi khi có chuyện xảy ra thì cứ đi văn phòng luật sư và bác sĩ để kiếm chuyện thì không nên và thiếu sự tha thứ trong cuộc

sống. Đó là những chia sẻ của

em. Xin cảm ơn và chào các anh chị.

Chia sẻ của anh tân Cur-sillista Quang

“L ạy Chúa, khoá 547 có mặt đây!” Đây là

câu Quang học được ở trên đồi Marywood khi đức cha Thuận ở trong tù lúc tuyệt vọng, lo sợ đau khổ qúa sức thì ngài chỉ còn biết kêu lên “Lạy Chúa, Thuận đây!” Hôm nay Quang đến đây trong lòng háo hức muốn chia sẻ nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Quang chưa có một sự chuẩn bị gì hết. Khi Quang tình cờ đọc được một câu hỏi gợi ý cũ còn sót lại trong cuốn Ca Nguyện “Qua những kinh nghiệm và những biến cố xảy ra trong cuộc đời anh chị, anh chị có tin rằng chỉ có Chúa mới là giải pháp cho các vấn đề của các anh chị không?” Quang cảm thấy rất được đánh động qua câu hỏi này. Làm thế nào để Quang và tất cả mọi người anh chị ở đây thay đổi? Cái đó là cái mà Quang không bao giờ hiểu được. Một là mình chọn Chúa, hai là Chúa chọn mình. Quang suy nghĩ hoài , mơ hồ, không

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 22

tưởng, cầu nguyện thì qua những biến cố xảy ra cho Quang thì Quang nghiệm ra rằng chính Chúa đã chọn Quang. Có những lần Quang muốn đi lắm nhưng rồi có những chuyện khác xảy ra. Vì lòng tự tin của mình và Quang đã không đi. Quang đã có tham gia các nhóm như Linh Thao nhưng với Cursillo thì Quang đã có một cảm nghiệm mạnh như thế này: “Phong trào Cur-sillo cho Quang được nhìn thấy và cảm mến được Thiên Chúa qua anh em.” Khi có anh em và tình yêu thương của anh em tác động cho Quang cảm thấy rằng mình có Chúa.

Sau khi xuống đồi, Quang rất thao thức làm sao để hướng dẫn hoặc mời gọi một người không tôn giáo hay không cùng ý tưởng với mình về với Chúa. Ngày thứ Tư của Quang, Quang bắt đầu cảm nghiệm điều đó rất sâu sắc trong lòng. Làm sao để mình có thể hướng dẫn và cảm nghiệm đươc Thiên Chúa qua người khác. Quang xin chia sẻ là Quang đang làm việc với một người chủ hết sức khó khăn. Trong bất cứ mọi công việc, ông ta cảm thấy không ai bằng ông ta hết. Cho dầu rằng Quang có làm đúng thì cũng giống như sai thôi. Nếu Quang làm sai thì ông vẽ

sai hơn nữa. Còn Quang có làm chuyện nhỏ thì ông cũng làm ra chuyện lớn. Cảm nghiệm mà Quang đang đến trong ngày thứ Tư là mình cố gắng sống làm sao trước mắt một người rất khó tính và người ấy chỉ toàn đem đau khổ đến cho mình để mình chứng tỏ cho người ta thấy rằng mình có Chúa. Và Quang đã cố gắng sống điều đó. Một ngày kia, ông ấy hỏi rằng “Quang à, khi em cầu nguyện như vậy, em có bao giờ nghĩ đến cầu nguyện cho anh không?” Wow! Câu hỏi đó như là một tia sáng chiếu vào trong tim của Quang vậy. Một người theo đạo Khổng mà hỏi mình là khi anh cầu nguyện anh cầu nguyện những gì và anh có cầu nguyện cho tôi không? Quang cảm nhận bắt đầu có Thiên Chúa đến gần. Sự cảm nhận đó Quang đã thấy được qua sự phục vụ của anh em, nhìn thấy các anh em phục vụ qua Quang và rồi Quang cũng dùng cái đó để đi phục vụ cho những người khác.

Quang thật xúc động khi đứng trên đây và thấy mọi người ở đây ai cũng có một nụ cười thật rạng rỡ. Quang không biết trước khi lên đồi, các anh chị có được những nụ cười rạng rỡ đó hay không? Đối với Quang thì sau khi xuống đồi

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 23

Quang lúc nào cũng được sự bình an và lúc nào mình cũng kiếm được cơ hội để mình tuyên xưng Thiên Chúa trong bất cứ môi trường nào. Đó là cảm nghiệm lớn nhất của Quang. Ngày xưa mỗi lần nói về Thiên Chúa, Quang rất rụt rè sợ sệt nếu gặp phải những đối tượng cao cơ hơn mình thì sao? Làm sao mình có thể đối chiếu được với họ? Nhưng bây giờ Quang cảm nghiệm ra được là chẳng cần thiết phải so sánh cao hoặc thấp; chỉ so sánh tình yêu. Cursillo đã chứng minh được rằng chỉ có tình yêu mới có thể cảm hoá những tâm hồn đang thiếu thốn, đau khổ về với Thiên Chúa.

Chia sẻ của chị Lucia Vân

E m là Lucia Vân, có chồng được hai con trai, hai đứa con gái

và hai con dâu. Em xin tạ ơn Chúa vì nhà em có bao nhiêu người ủng hộ em lên đồi ba mươi năm trước rồi nhưng năm nay các anh chị của em quyết định cho em đi. Trước khi em lên đồi, chồng em không bao giờ đi lễ với em chỉ có đi lễ vào ngày Chúa nhật thôi. Khi em xuống đồi thì chồng em đã cám ơn em và sẵn sàng cùng đi lễ hằng ngày với em. Chẳng

những vậy, chồng em còn nhắc em đọc kinh tối hằng ngày nữa. Khi em lên đồi và nhìn vào ảnh Chúa thì em sợ lắm. Chúa như nhìn xuyên qua con tim em vậy nhưng sau khi xuống đồi thì em thanh thản lắm. trước đây các cháu trong nhà ít khi về thăm em lắm nhưng bây giờ thì các cháu thường về thăm. Nhờ nhóm nhỏ của em cầu nguyện nên em có đỡ đầu cho một người trở lại. Bây giờ có thêm một gia đình nữa, họ có nhờ em đỡ đầu và các anh chị trong nhóm nhỏ của em đã hứa giúp em chuyện này nếu em không lo nổi. Em xin hết.

Chia sẻ của chị Maria

Nguyễn Thị Trâm Anh, tân Cursillista

K ính chào cha và quý anh chị, Em xin tạ ơn Chúa đã cho em có dịp

chia sẻ với các anh chi hôm nay. Thật sự em rất run khi đứng trước đám đông; lời nói của con không có được rõ ràng xin quý anh chị niệm tình tha thứ.

Sau khi xuống đồi, em cảm nghiệm được rằng em rất thương mến gia đình em. Với lại khi em ra ngoài, em thấy

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 24

Xin ñoùn ñoïc Baûn Tin ULTREYA

Soá thaùng 9 vôùi chuû ñeà:

Kỷ Niệm 30 Năm thành lập Phong Trào Cursillo

Ngành Việt Nam: “Cùng nhau vui sống loan báo Tin Mừng “

Lc 4 : 14-21

Bản Tin ULTREYAULTREYA sẽ phát hành vào Chúa Nhật thứ nhất mỗi tháng, xin Quý Cha và Quý Anh Chị Cursillistas gửi bài về Khối Truyền Thông trước ngày 20 mỗi tháng. Xin liên lạc về địa chỉ:

[email protected]

con của em có được một tấm lòng yêu thương đối với những người kém may mắn bằng cách là bé thường chia sẻ những đồng tiền mặc dầu không bao nhiêu. Có nhiều khi em chưa kịp đưa thì bé đã khóc, bé không chịu và những lúc như vậy thì em rất vui và thầm dâng lời chúc tụng Chúa vì Chúa đã ghé mắt nhìn đến đứa con của em và gia đình của em.

Em cũng rất vui là chồng em đôi khi cũng có xa Chúa nhưng mà em thấy bây giờ anh đã sửa đổi rất nhiều mặc dầu anh ấy chưa dám đến gần Chúa lắm. Em xin các anh chị cầu nguyện cho chồng em thật nhiều. Mồi lần em nhắc tới chồng em thì xúc động, em khóc vì vui chứ không phải buồn. Sau khi đi khoá về em thường hay dắt con của em đi nhà thờ. Bé rất là vui và bé rất thích đi nhà thờ. Em thường vào chầu Thánh Thể và em cầu nguyện. Bé vào trong đó và bé cũng cầu nguyện và đòi em ẵm bé lên để hôn Chúa và khi hôn nhà tạm thì bé và em đều hít sâu vào mùi thơm tỏa ra từ nhà tạm và em rất thích như vậy.

Mỗi tối em thường hay đọc kinh và có nhiều khi em biếng nhác một chút và đọc hơi ít nhưng em biết là Chúa vẫn yêu em và em lúc nào cũng

trông cậy vào Chúa hết. Em thân thưa với Chúa rằng “con có rất nhiều trứng nhưng chồng con quên không lượm thì làm sao có những chú chim non ca hát để chúc tụng Chúa bây giờ? Xin Chúa giúp con để cho con được đáp trả lại tình yêu của Chúa. Con cám ơn Chúa!

Khối Truyền Thông ghi chép.

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 25

“Bách niên giai lão” là lời chúc sống lâu trăm tuổi.. Thi sĩ trào phúng Trần Tế Xương đã chúc thọ thiên hạ trong ngày đầu xuân: “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau, chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu…” Con cái cũng cầu mong cho cha mẹ được sống lâu: “Đêm đêm thắp ngọn đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con” Thế nhưng mấy ai kéo tuổi đời được tới con số 100!

Được sinh ra, vào đời, ai cũng phải lớn lên, và đa số đi đến tuổi già trước khi ra khỏi cuộc đời. Ngày nay, nhờ phương tiện y học tân tiến và những phương cách phòng ngừa để sống khỏe mạnh, con người sống lâu hơn. Tuy vậy, khi tuổi già đến, những sinh hoạt hàng ngày trở nên giới hạn, thì những người đang đi những bước cuối của cuộc đời dễ cảm thấy lạc lõng, cô đơn…

Môi Trường Sống của Người Già:

Phần lớn người già Việt Nam tại hải ngoại vẫn sống chung với con cái. Đây là điều mà hầu như người già Việt Nam nào cũng ao ước, được con cái cháu chắt quây quần. Một số ít thích sống một mình. Một số khác thích ở trong những khu an dưỡng dành cho người già. Khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ, không tự lo cho mình được nữa thì người già được đưa vào các viện dưỡng lão để được săn sóc đặc biệt… Tại nơi này, họ cảm thấy cô đơn buồn tủi vì nhớ con, nhớ cháu, nhớ nhà; và nhất là rất tủi thân khi con cháu và thân nhân không tới lui thăm viếng.

Nỗi Niềm của Người Già: Hầu hết các cụ vui tuổi

già không bao nhiêu mà than thở về niềm đau nỗi khổ thì

Ñoàng Haønh vôùi Ngöôøi Giaø Yeáu, Coâ Ñôn

Giuse Phan Cao Tăng

“Đêm bệnh viện sầu rơi trên tóc trắng Người già nằm. Bóng hạc lắng chiều sương,”

(Tuổi già. Thơ Trần văn Lương.)

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 26

nhiều… Quả vậy, khi tuổi già đến thì thể lý hao mòn: Chân chậm, mắt mờ, răng long, tóc bạc, kém ăn , mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh tật triền miên …

Có vị ở trong nhà với con cái, khi còn chút sức khỏe thì giúp lo cơm nước, chăm sóc các cháu nội ngoại nhưng các con đôi khi vì vô tình, bận rộn với công việc, đã không giúp gì cha mẹ già mà coi việc săn sóc con cái mình như là bổn phận của cha mẹ , không để ý đến sự mỏi mệt của các ngài. Cũng không thiếu những vị cảm thấy cô đơn lạc lõng, sống như một cái bóng ngay trong mái nhà của con cái mình vì không được quan tâm hỏi han săn sóc dù ở bên con, thấy con hàng ngày. Tuy nhiên, có những cụ được con cái thay phiên săn sóc, lo lắng cho chẳng những về phần xác mà còn cả phần hồn, sắp xếp cho cha mẹ được tham dự Thánh Lễ hoặc lo liệu để các Ngài được chịu Mình Thánh Chúa hàng ngày. Các cụ này dù khỏe mạnh hoặc yếu đau, luôn sống can đảm vui tươi hạnh phúc, dùng thì giờ để cầu nguyện… Nhiều vị sống lặng lẽ trong các nhà dưỡng lão, mỏi mòn trông chờ con cái viếng thăm. Có vị cô đơn hơn vì người bạn đời vừa đột ngột từ trần. Có vị đau xót vì mới

ngậm ngùi đưa tiễn con mình ra đi khi tuổi đời còn non trẻ. Có vị lo buồn vì con cháu mải mê kiếm tìm vật chất mà quên cả đạo nghĩa… Có vị đang chịu nhiều đau đớn trên giường bệnh, đang sợ hãi vì phải đối diện với cái chết. Nhiều người già đang sống trong những hoàn cảnh rất thương tâm

Đồng Hành là một Ơn Gọi

Qua những nỗi niềm trên, đồng hành với người già yếu cô đơn là một ơn gọi. Người tông đồ đáp lại ơn gọi bằng cách tìm đến viếng thăm, nâng đỡ, ủi an và cầu nguyện cho họ. Với tâm tình yêu thương, dùng một chút ít thời giờ ghé thăm các cụ sau ngày làm việc hoặc ngày nghỉ, ta có thể làm ấm lên chút ân tình cho người già cô đơn đang buồn khổ, bất an, than thân trách phận, lo âu và tuyệt vọng.

Trong lần đến thăm ngưòi thân tại Viện Dưỡng Lão Sea Cliff ở Huntington Beach, một chị kể rằng: “Trong hành lang có nhiều ngưởi già ngồi bất động trên xe lăn, những đôi mắt thất thần nhìn người qua lại nhưng tựa như họ đang sống trong một thế giới riêng biệt. Có một cụ bà thấp bé thấy tôi đến gần thì òa khóc, đưa hai tay ra như một em bé muốn

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 27

được ẵm lên. Tôi cúi xuống, cụ níu chặt lấy tôi và nói trong tiếng nức nở đứt đoạn: “Tôi cô đơn quá! Cô có gặp con tôi không? Bao giời thì con tôi vào thăm tôi? Tôi chờ nó, chờ nó lâu lắm rồi.” Tôi vỗ về cụ, cụ chẳng nói gì khác mà chỉ mếu máo hỏi về người con trai. Tôi chỉ biết giữ bàn tay xương xẩu cong queo của cụ trong tay mình… Rồi tôi trở lại thăm... Có lần cụ đã cười với tôi, nhưng lần nào khi tôi chào về, cụ cũng đưa hai tay ra năn nỉ: “Take me home. Take me with you please! Please! Please!” Cụ đờ đẫn nhìn theo. Tôi đọc được sự mong đợi khôn nguôi ẩn sau khuôn mặt nhăn nheo đờ đẫn ấy… Vào xe, tôi dành ít phút thinh lặng cầu nguyện cho cụ, tôi hình dung ra ngày cụ là một phụ nữ trẻ xinh đẹp, đã bỡ ngỡ hân hoan khi biết mình mang thai, sắp làm mẹ, đã suy nghĩ lựa chọn đặt tên cho con, đã đau đớn banh da xẻ thịt cho con ra đời, đã trìu mến ôm con vào lòng, đã vui mừng nhìn con từng ngày khôn lớn… rồi thương cho phận già cô đơn của cụ! Tôi chỉ biết dâng cụ lên cho Chúa và xin Chúa chúc lành cho cụ”.

Các viện dưỡng lão có nhiều người Việt Nam thì được con cháu và thân nhân thăm

nom nhiều và đều đặn. Có nhiều nhóm trong các hội đoàn đến cầu nguyện ca hát giúp vui làm các cụ bớt buồn và lên tinh thần. Nhiều anh chị Cursillistas đến thăm các cụ rất thường xuyên dù không có thân nhân tại đó

Môt chị khác đã chia sẻ rằng khi nhận được công việc phục vụ trong viện dưỡng lão, chị đã lo lắng vì làm sao có thể chu toàn bổn phận được khi chị rất sạch sẽ, không chịu được những mùi hôi và sự dơ dáy. Nhưng với lời cầu nguyện, trong tâm tình yêu thương chị đã coi sóc các cụ như cha mẹ mình. Chị chuyện trò, đọc kinh, cầu nguyện chung với các cụ, đặc biệt những cụ không có con cháu thăm nom. Công việc hàng ngày của chị đã trở thành công tác tông đồ ngày Thứ Tư của người Cursil-lista.

Thực Hiện Ơn Gọi Vậy khi có cơ hội đến với

người già yếu cô đơn, ta phải mang tâm tình yêu thương ân cần hỏi han và tôn trọng lắng nghe để biết nhu cầu của các cụ. Các cụ rất sợ cô đơn nên thích có người để chuyện trò, tâm sự. Một lời thăm hỏi không làm tan đi cơn đau thể xác nhưng xoa dịu được nỗi muộn phiền trong trái tim

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 28

người. Có ai về già mà không cần nơi nương tựa, ủi an? Ngày xưa, khi Chúa rời hội đường để vào nhà ông Simon, biết được bà nhạc của ông đang bị sốt nặng. Chúa không đứng từ xa truyền lệnh cho bà khỏi bệnh, nhưng Ngài đã đến gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy. Bà liền khỏi bệnh. Chúa cũng muốn ta mở rộng trái tim, vươn cánh tay, bước chân tìm đến với họ.

Cho Đi và Nhận Lãnh Ta không cần phải tìm họ

ở đâu xa. Người già yếu ấy có thể là chính bố mẹ trong nhà, là anh em ruột thịt gần kề; có thể là người hàng xóm; có thể là người quen của mình hoặc là người mà ta chưa từng gặp mặt. Họ cần có người nâng đỡ, ủi an trong khúc cuối của cuộc đời. Chính khi đồng hành với họ, ta không chỉ cho đi mà còn nhận lãnh được niềm vui. Đây là món quà Chúa dành cho những ai tận tâm phục vụ. Gặp gỡ họ, người tông đồ cảm nghiệm được sâu sắc về ý nghĩa của cuộc đời, sự sống, sự chết, thân phận mong manh nhỏ bé của mình. Con người chỉ là hư vô nếu không có Chúa. Nhìn thấy những con người trước đây mạnh khỏe tinh nhanh mà giờ đây là những hình hài ngu ngơ bất động, ta sẽ tri ân cảm tạ vì

Chúa vẫn thương yêu cho ta còn có thì giờ, còn khả năng làm việc, còn đi lại, còn thể dục thể thao, còn nấu nướng, còn xới cỏ trồng hoa, còn lắng nghe, còn cảm thương với những khổ đau buồn anh chị em mình.

Lạy Chúa, Xin giúp chúng con đồng

hành với người già yếu cô đơn trong tình yêu mà Chúa đã trao tặng. Tuổi già chính là tương lai mà chúng con sẽ bước tới. Xin giúp chúng con biết dùng thì giờ Chúa ban, ân cần thăm viếng ủi an những người già đau khổ, để trái tim cô đơn của họ được ấm áp khi cảm nhận được lòng yêu thương của Chúa. Cùng với Ơn Thánh của Chúa, cho chúng con giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống đời sau với đức Tin, lòng Trông Cậy và Yêu Chúa đến phút cuối cuộc đời. Amen

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 29

H ôm nay, tình cờ đọc lại tờ Ultreya của

tháng 5 & 6 trong một góc trang giấy có bản thông tin cho tháng tới với chủ để Đồng Hành với những người đau khổ, cô đơn. Trang chợt nhớ đến Thảo Uyên, một cô em gái 33 tuổi trong cộng đoàn Sad-dleback nhỏ bé của Trang bị căn bệnh ngặt nghèo ở thời kỳ cuối.

Nhớ lại những ngày tháng

đầu khi nhóm nhỏ của Trang đến với Uyên qua công tác Tông đồ, Uyên rất e dè vì sự xuất hiện của các anh chị em trong nhóm. Vì Uyên không có thân nhân ở bên Mỹ, ngoài chồng và 1 bé gái nhỏ 3 tuổi, nên các chị em trong nhóm thay phiên nhau đến thăm rất thường xuyên. Dần dần qua nhiều lần đến thăm nom, quan tâm hỏi han, Uyên đã xem tất cả như người thân trong Gia Đình.

Uyên đã nói, nếu em

không bệnh chắc em không được gặp và biết các chị, Chúa đã gửi các Thiên Thần đến cho em! Em không biết các chị mà

các chị tốt với em còn hơn cả người trong họ hàng.

Kể từ đó, Tình thương

nầy lan đến các Bác, các Cô Chú và các Anh chị em khác trong Công đoàn. Hầu như không ngày nào là không có người đến thăm hay mang thức ăn đến cho Uyên, đặc biệt là mỗi sang Uyên được Bố Trang mang món ăn tinh thần là Mình Thánh Chúa đến cho Uyên, và Uyển rất sung sướng được nhận lãnh món ăn đặc biệt này, có những hôm Uyên rất khó khăn nuốt , Bố Trang phải bẻ vụn bánh Thánh nhỏ ra để vào miệng cho Uyên để Uyên mới từ từ nuốt vào.

Qua hơn một năm đến với

Uyên, chúng tôi rất cảm phục sự chịu đựng và can đảm của cô gái trẻ rất mỏng manh này. Mặc dù Uyên chỉ còn da bọc xương và đau đớn rất nhiều, Uyên vẫn cố gắng săn sóc bé Mina 3 tuổi và nấu nướng cho chồng con. Ban đêm khi đau quá Uyên phai dùng heater nhỏ để sau lưng để sức nóng làm dịu bớt cơn đau. Càng cảm phục hơn là Uyên luôn

CÙNG ĐỒNG HÀNH

Đỗ Vân Trang

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 30

vững tin nơi Chúa và mẹ Maria. Uyên bảo: Em không tin Bác sĩ , em giao hết cho Chúa lo liệu cho em,. Không bao giờ thấy Uyên than vãn hay trách móc Chúa .

Hai tuần trước khi Uyên

mất, Uyên rất yếu, mạch tim và máu từ từ giảm dần Các anh chị em trong cộng đoàn thay phiên đến đọc kinh mỗi ngày để cầu nguyện, hát thánh ca và đọc Thánh Kinh cho Uyên nghe trong khi Uyên nằm im mê man bất động trên giường. Một buổi tối hôm đó y tá cho hay có thể Uyên sẽ ra đi trong đêm vì mạch tim quá yếu, mọi người lại hối hà đến. để dâng lời nguyện Lòng Chúa thương xót và đọc sách Thánh (vi Uyên rất thích nghe Sách Thánh những lúc Uyên mệt mỏi).

Một lúc sau Uyên tự

nhiên mở mắt tỉnh lại và hỏi: “sao có nhiều người ở đây vậy, sao lại khóc và chuyện gì đã xảy ra?”. Uyên hoàn toàn không biết là Uyên đã mê man trong những giờ trước đó. Uyên hỏi xâu chuối của Uyên và muốn mọi người đọc kinh cùng với Uyên. Thật là một phép là vì sau khi đọc song một lúc thì Uyên ngồi dậy

xuống giường, đòi đi ra ngoài phòng bếp đề ăn. Uyên không muốn ai dắt hay vịn vào, tự mình đi dù là rất là yếu . Tuy không muốn nhưng Y tá và mọi người đều phải chiều ý Uyên. Sợ Uyên ngã nên mọi người phải đi sát chung quanh Uyên lúc đó.

Trang cũng xin được kể

thêm một biến cố tâm linh xảy ra trong đêm trước đó. Khi Uyên nằm mê man trên giường im lìm nhắm mắt. Với sự túc trực của 2 cô Y tá, khoảng 2, 3 giờ sáng cả 2 cô đều nghe tiếng nhạc ở trong phòng. Hai cô vội vàng đi tìm xem có ai để đĩa nhạc hay ra-dio, 2 cô cũng qua phòng bên cạnh của chồng Uyên để hỏi là chồng Uyên có để nhạc hay không? Chồng Uyên bảo là không để nhạc gì cả vì 2 bố con đều đang ngủ. Hai cô nghe xong rất ngạc nhiên và sợ. Họ nói là cả 2 đều nghe thấy tiếng nhạc nhẹ như nhạc Thánh Ca ở trong phòng Uyên nằm.

Kể từ khi tỉnh lại tối hôm

đó, Uyên lại tiếp tục đi lại trong nhà để nấu ăn và trông nom bé gái Nina như bình thường , chỉ khác là bộ xương gầy gò biết đi của Uyên không

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 31

còn linh hoạt và anh mắt đã thất thần. Và 2 tuần sau đó, Chúa đã thật sự gọi Uyên về với Chúa trong sự bình an. Cộng Đoàn Tình Thương Sad-dleback và cha Thái đã cùng đồng hành tiễn đưa Thảo Uyên cho đến ngày cuối cùng với sự thương mến đầy cảm động.

Cảm tạ Chúa đã cho chúng còn thấy được sự hiện diện của Chúa qua Tình Yêu của các Anh chị em dành cho Thảo Uyên và nhất là tấm gương biết Tin Cậy và Phó Thác của Uyên vào Sự quan phòng của Chúa.

Vân Trang, 06 / 2012

Đáp ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ  

XIN HÃY THAM GIA CHIẾN DỊCH 14 NGÀY ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN

CHO TỰ DO TÔN GIÁO TẠI HOA KỲ       

Từ Ngày 21 tháng 6, 2012 nhằm ngày kính thánh

John Fisher và Thomas More đến ngày Lễ Độc Lập July 4, 2012

Xin các Liên Nhóm thực hiện Palanca

gửi về cho Khối Palanca [email protected] 

Thông Báo của Khối

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 32

PHÂN ƯU Văn Phòng Điều Hành Phong Trào Cursillo

Ngành Việt Nam Giáo Phận Orange, California xin Quý Anh Chị cầu nguyện cho:

Linh hồn cursillista Phêrô-Maria Trần Văn Chức, là phu quân chị Cursillista Trần Thị Nhật, đã được Chúa gọi về ngày 15/5/2012 tại thành phố Corona, hưởng thọ 76 tuổi.

Linh hồn ông Cố Antôn Vũ Ngọc Tín, thân phụ cha Cur-sillista Vũ Ngọc Long đã được Chúa gọi về ngày 4/6/2012, hưởng thọ 87 tuổi.

Linh hồn Cụ ông Giuse Nguyễn Văn Thán, thân phụ anh cursillista Nguyễn Văn Mỹ, LN trưởng LN ĐMLV đã được Thầy Chí Thánh gọi về quê Trời ngày 11/6/2012.

Linh hồn Maria Trần Thị Soi, là thân mẫu chị Cursillista Nguyễn Thanh Vân, cựu Thư ký của VPĐH, đã an nghỉ trong Chúa ngày 15/6/2012, hưởng thọ 76 tuổi.

Linh hồn ông Cố cursillista Tôma Vũ Văn Hiện, thuộc LN Tam Biên đã an nghỉ trong Chúa ngày 16/6/2012, hưởng thọ 87 tuổi.

Nguyện xin Thầy Chí Thánh, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, đón nhận các linh hồn Phêrô-Maria, Antôn, Giuse, Maria, và Tôma về hưởng hạnh phúc trên Quê Trời. Và xin Ngài an ủi, nâng đỡ tang quyến.

Văn Phòng Điều Hành

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 33

LỊCH SINH HOẠT THÁNG BẢY

CHÚA NHẬT, 15-7-2012 9AM - 3PM

Đại Ultreya Picnic (GARDEN GROVE PARK)

THÁNG TÁM: PT Nghỉ Hè Trọn Tháng 8 THÁNG CHÍN, 2012

THỨ SÁU, 14-9-2012 7PM - 9PM

Trường Lãnh Đạo (TRUNG TÂM CÔNG GIÁO)

CHÚA NHẬT, 16-9-2012 9AM - 12PM Kỷ Niệm 30 Năm thành Lập

Phong Trào Cursillo Ngành Việt Nam (MARYWOOD CENTER)

THỨ SÁU, 28-9-2012 7PM - 9PM Trường Lãnh Đạo

(TRUNG TÂM CÔNG GIÁO)

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 34

NIÊN LIỄM 2012 VPĐH xin cám ơn Quý Anh Chị đã đóng niên liễm trong thời gian qua. Quý Anh Chị Nhóm Trưởng và Liên Nhóm Trưởng đã tiếp tay với Chị Thủ Quỹ trong công việc này. Số tiền thu nhận được sử dụng vào việc điều hành các sinh hoạt của PT và các chi phí khác, như: Phát hành Bản Tin ULTREYA và phổ biến đến Quý Anh

Chị. (Không kể số phát hành và gửi đi xa do các VPĐH và các Anh Chị khác đặt mua).

Chi phí cho các buổi sinh hoạt Đại Ultreya, Trường Lãnh Đạo, và các sinh hoạt khác.

Đóng góp cho Trung Tâm Công Giáo và những nơi khác để sử dụng phòng ốc.

Các chi phí xã hội như xin Lễ và phúng điếu các gia đình có thân nhân qua đời.

Chi phí hành chánh và linh tinh. Dưới đây là bảng báo cáo của Thủ Quỹ về niên liễm đã nhận được từ các Liên Nhóm, trong năm 2012.

LIÊN NHÓM

ANAHEIM $516.00 COSTA MESA $204.00 GIOAN TIỀN HÔ $156.00 HUNTINGTON BEACH $200.00 SADDLEBACK $348.00 ST. BARBARA $393.00 ĐỨC MẸ LAVANG $120.00 ST. COLUMBAN $1000.00 ST. POLYCARP $336.00 THÁNH LINH $360.00 WESTMINSTER $1428.00 ORANGE $200.00 TAM BIÊN $350.00

Tổng Cộng: $5611.00

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 35

Ultreya Tháng 7-2012___________www.vietcursillo.org___________Trang 36

Song

haøn

h th

aäp g

iaù vö

ôït le

ân ca

o Ch

uoâng

nga

ân th

aûnh

thoùt

kheû

ñöa

vaøo

Khoân

g gia

n co

å kính

, hoàn

laéng

ñoïn

g: Tìn

h ye

âu cö

ùu ch

uoäc

ñeïp

döôøn

g ba

o!!!