17
NGÀNH HÀNG THT & THC ĂN CHĂN NUÔI THÁNG 11/2010 NHNG NI DUNG CHÍNH TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC Chăn nuôi đang hi phc nhưng còn gp nhiu khó khăn. Giá tht tăng do nh hưởng ca hu thiên tai và dch bnh. Giá TACN tăng mnh do giá nguyên liu. TÌNH HÌNH THGII Dtrngô thế gii trong năm nay được cho là sgim mnh so vi năm trước. Tng nhu cu tiêu thđậu tương thế gii năm nay là 235,2 triu tn, lượng đậu tương dư tha vào khong 24 triu tn. Sn lượng khô đậu tương ca năm nay đạt 161,56 triu tn. TRIN VNG THTRƯỜNG Yếu ttác động tích cc đến thtrường thc ăn chăn nuôi cui năm đó là sn xut chăn nuôi mrng để phc vnhu cu tiêu dùng tht dp tết. Trung tâm thông tin PTNNNT–Vin chính sách và chiến lược PTNNNT–BNông nghip & PTNT P16-Thy Khuê-Tây H-Hà Ni – Tel: (84.4)9725153 – Fax: (84.4)9725153 Email: [email protected] – Website: http://www.agro.gov.vn

THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

NGÀNH HÀNG THỊT & THỨC ĂN CHĂN NUÔI THÁNG 11/2010

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

Chăn nuôi đang hồi phục nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Giá thịt tăng do ảnh hưởng của hậu thiên tai và dịch bệnh. Giá TACN tăng mạnh do giá nguyên liệu.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Dự trữ ngô thế giới trong năm nay được cho là sẽ giảm mạnh so với năm trước.

Tổng nhu cầu tiêu thụ đậu tương thế giới năm nay là 235,2 triệu tấn, lượng đậu tương dư thừa vào khoảng 24 triệu tấn.

Sản lượng khô đậu tương của năm nay đạt 161,56 triệu tấn.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Yếu tố tác động tích cực đến thị trường thức ăn chăn nuôi cuối năm đó là sản xuất chăn nuôi mở rộng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt dịp tết.

Trung tâm thông tin PTNNNT–Viện chính sách và chiến lược PTNNNT–Bộ Nông nghiệp & PTNT P16-Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội – Tel: (84.4)9725153 – Fax: (84.4)9725153 Email: [email protected] – Website: http://www.agro.gov.vn

Page 2: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

1. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

1. 1. Chăn nuôi

1.1.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi

Chăn nuôi cả nước vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn do tác động của thiên tai, dịch bệnh. Các tỉnh miền Trung đang tiến hành các biện pháp khôi phục sản xuất chăn nuôi sau bão lũ; tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng khó lường. Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2010 của Tổng cục Thống kê:

- Đàn trâu cả nước có 2.943,4 nghìn con, bằng 101,9% so với cùng kỳ năm trước. Đàn trâu phát triển chủ yếu ở miền núi với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ kết hợp nuôi sinh sản và lấy thịt.

- Đàn bò cả nước có 5916,3 nghìn con, bằng 96.93% so với cùng kỳ, giảm chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng do diện tích chăn thả bị thu hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

hiện có 128,6 nghìn con, tăng 13 nghìn con so cùng kỳ.

- Đàn lợn cả nước có 27,35 triệu con, bằng 99% so với cùng kỳ, trong đó đàn lợn thịt có 23,1 triệu con, giảm 248 nghìn con; đàn lợn nái có 4,16 triệu con, giảm 6,3 nghìn con. Do dịch lợn tai xanh xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, gây tâm lý lo ngại cho cả người tiêu dùng và người chăn nuôi, đã ảnh hưởng đến qui mô đàn và kết quả sản xuất chăn nuôi.

- Đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 301 triệu con, bằng 107,5% so với thời điểm 1/10/2009. Xu hướng chăn nuôi tập trung theo mô hình gia trại và trang trại đang phát triển mạnh. Nhu cầu thực phẩm những tháng cuối năm tăng lên sẽ tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm phát triển.

+ Giá cả thị trường: Giá thịt:

Page 3: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Ngoài các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra, nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ trên cả nước phát triển tương đối ổn định. Chăn nuôi bò thịt phát triển tốt, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: giá bò giống Lai Sind 6 tháng tuổi tăng gấp đôi so với năm 2008 lên 6 triệu đồng/con, giá bò giống cao gấp 1,5 lần so với 8 tháng trước đây (100.000đ/kg bò giống). Giá thịt trâu, bò ổn định cao, thịt bò thăn trên 120.000đ/kg, giá sữa tươi thu mua cho nông dân có xu hướng tăng. Bắt đầu từ ngày 30.9.2010 Vinamilk tăng giá thu mua sữa lên 12% (từ 9.250 đ/kg đến 10.250đ/kg) tùy theo từng vùng. Hiện nay, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu tại Mộc Châu 10.000đ/kg.

Thông tin từ các trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh cho biết giá heo tại trại chăn nuôi tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 10, lên 36.000 - 38.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá tăng cao là do nguồn heo không còn

dồi dào, giá thức ăn tăng cao. Ngoài ra, còn do thương lái thu gom heo “đẩy” ra các tỉnh phía Bắc để bán sang Trung Quốc khá nhiều, với số lượng hơn 5.000 – 7.000 con/100 chuyến xe tải/ngày (giá heo tại cửa khẩu từ 43.000 - 44.000 đồng/kg).

Giá gà công nghiệp cho dù vừa tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg (lên 24.500 đồng/kg) nhưng tính ra, người nuôi cũng chỉ mới hòa vốn. Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cho biết chỉ trong gần 2 tháng qua, các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi đã 4-5 lần tăng giá bán, mỗi lần tăng từ 4.000 - 5.000 đồng/bao 25 kg. Hiện giá thức ăn cho gà lên đến 235.000 - 250.000 đồng/bao 25 kg.

Giá gà công nghiệp cho dù vừa tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg (lên 24.500 đồng/kg) nhưng tính ra, người nuôi cũng chỉ mới hòa vốn. Giá gà tam hoàng gần 2 tháng qua vẫn đứng ở mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lên đến 33.000 đồng/kg nên người nuôi lỗ hơn 3.000 đồng/kg.

Page 4: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Giá gà giống trong cuối tháng 11 này được các nhà máy đẩy lên 12.000 đồng/con, tăng 2.000 đồng so với tháng trước.

Hiện giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Nam dao động từ 35.000-

37.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với thời điểm tháng 10 đã đẩy giá lợn mảnh và lợn pha lóc về chợ đầu mối cũng tăng theo với mức 2.000-8.000 đồng/kg. Riêng giá thịt gà cũng tăng nhẹ lên khoảng 1.000-5.000 đồng/kg.

Biểu 01: Diễn biến giá cả một số mặt hàng thịt trong nước tính đến tháng 10 năm 2010

Nguồn: Agroinfo

Giá một số loại nguyên liệu và TĂCN

So với tháng 10/2010, trong tháng 11/2010 hầu như giá toàn bộ các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng mạnh: ngô 6.825đ/kg (tăng 12,1%), khô dầu đậu tương 10.500đ/kg (tăng 16,3%), bột cá 21.000đ/kg (tăng 11,1%), cám gạo 5.775đ/kg (tăng 10,0%), sắn lát 5.775đ/kg (tăng 5,8%), Methionin

115.500đ/kg (tăng 22,2%), Lyzin 47.250đ/kg (tăng 18,4%). Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 5,6-6,6%: cám gà Broiler 8.726đ/kg (tăng 5,6%), cám lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 7.466đ/kg (tăng 6,6%). Cho đến thời điểm hiện nay một số mặt hàng đã ổn định.

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

90,000

100,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Thịt gà công nghiệp làm sẵn Hà NộiThịt gà công nghiệp làm sẵn Lâm ĐồngGà ta sống Bạc Liêu

Gà ta sống Hà Nội

Thịt lợn mông sấn An GiangThịt lợn mông sấn Cần ThơThịt lợn mông sấn Hà Nội

Page 5: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Khảo sát tại các đại lý bán lẻ thức ăn chăn nuôi cho thấy, giá thức ăn chăn nuôi đang có đợt tăng giá mới và đây là lần tăng giá thứ 3 trong vòng 10 tháng qua. Cụ thể, loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn chăn nuôi đậm đặc dành cho gia súc, gia cầm… đã tăng thêm 200-300 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 11, nâng mức tăng thêm từ 500-650 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chỉ tính đến thời điểm đầu

tháng 11, giá nguyên liệu đã tăng 10-20% so với tháng 8/2010. Cụ thể trong hơn 10 tháng qua, giá cám gạo tăng thêm hơn 32%, bột gia cầm tăng gần 40%, bột cá tăng khoảng 15%.

Người nuôi heo cũng có một thời gian bị lỗ nặng do dịch heo tai xanh bùng phát, giá heo hơi có lúc xuống còn 25.000 đồng/kg. Hiện nay, các địa phương công bố hết dịch heo tai xanh, nông dân nuôi trở lại thì giá thức ăn gia súc tăng mạnh..

Biểu 02: Diễn biến giá các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đến tháng 11 năm 2010 (đồng/kg)

Nguồn: Agroinfo 1.1.2. Tình hình dịch bệnh

+ Dịch Cúm gia cầm (H5N1): Trong tháng 11, cả nước không có

dịch cúm gia cầm. Hiện nay, không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Cám An Giang

Cám Trà Vinh

Đậu tương An Giang

Đậu tương Đà Nẵng

Đậu tương Hà Nội

Ngô hạt An Giang

Ngô hạt Đồng Nai

Ngô hạt Hà Nội

Page 6: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

và đang được kiểm soát (Ổ dịch cúm gia cầm cuối cùng xảy ra ngày 23/7/2010 tại xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, thời tiết bắt đầu chuyển mùa lạnh, nguy cơ phát sinh các ổ dịch là rất cao.

+ Dịch lở mồm long móng: Trong tháng 11: dịch LMLM đã phát sinh thêm ở 19 xã, 11 huyện thuộc 2 tỉnh là: Lào Cai và Gia Lai làm 1.130 con trâu, con bò và 456 con lợn mắc bệnh. Hiện nay, cả nước còn 06 tỉnh là Đăk Lăk, Sơn La, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và Phú Yên có dịch chưa qua 21

ngày

+ Dịch Tai xanh trên lợn: Trong tháng 11, dịch tai xanh đã phát sinh thêm tại 02 tỉnh mới là: Quảng Ninh và Thanh Hóa có 37 xã phát sinh mới thuộc 7 huyện. Số lợn bị bệnh là 15.301 con; trong đó chết và tiêu hủy là 9.885 con. Hiện nay, cả nước có 12 tỉnh là Nghệ An, Khánh Hòa, Đăk Lăk,Tây Ninh, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Kiên Giang, Quảng Ninh và Thanh Hóa có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.

1.2. Tình hình sản xuất một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Các tỉnh miền Bắc: Tính đến ngày 15/11/2010, các tỉnh miền Bắc đã cơ bản thu hoạch xong lúa mùa, tổng diện tích thu hoạch đạt 1.137,5 ngàn ha bằng 98,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 95,5% tổng diện tích gieo cấy. Hiện chỉ còn một số diện tích lúa mùa muộn của các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục cho thu hoạch từ nay đến cuối tháng. Tốc độ thu hoạch lúa mùa ở vùng Đồng bằng sông Hồng

được thực hiện nhanh hơn cùng kì năm trước nhằm giải phóng đất để gieo trồng cây vụ đông.

Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa mùa bình quân của các tỉnh miền Bắc chỉ tăng nhẹ 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt khoảng 5,68 triệu tấn, tăng gần 20 ngàn tấn so với vụ mùa năm trước. Năng suất, sản lượng lúa tăng chủ yếu do thời tiết đầu vụ có thuận lợi hơn so với vụ mùa năm trước; sâu, bệnh gây hại trong cả vụ giảm

Page 7: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

đáng kể. Tuy nhiên, đợt mưa bão cuối vụ đã làm giảm năng suất trên một số diện tích lúa mùa của các địa phương như: Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa làm giảm năng suất khoảng từ 1-2 tạ/ha. Riêng tại Quảng Bình và Hà Tĩnh lúa bị ảnh hưởng bởi 2 lần mưa bão nên mức giảm năng suất ước tính trên 10 tạ/ha.

Ngoài việc thu hoạch lúa mùa, trong tháng 11 tiếp tục gieo trồng cây vụ đông đưa tổng diện tích đạt 423,1 ngàn ha, tăng 2,5% so với cùng kì năm trước, trong đó cây ngô đạt gần 150 ngàn ha bằng 98,9%; khoai lang đạt 46 ngàn ha, tăng 2,3%; đậu tương đạt 93 ngàn ha, tăng 16,6%; rau các loại đạt 104 ngàn ha, bằng 95,1% so với cùng kỳ năm trước.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, một số diện tích rau màu vụ đông mới trồng của một số địa phương nói trên bị ngập lâu hoặc bị chết, hiện đang được các địa phương chăm sóc hồi phục và trồng lại bằng cây trồng khác đang còn thời vụ.

Các tỉnh miền Nam: Đợt mưa lũ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đã làm nhiều diện tích lúa mùa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ bị ngập. Tại Ninh Thuận có 11,6 ngàn ha bị ngập, trong đó mất trắng 417 ha; tại Bình Định có 3,9 ngàn ha lúa bị đổ gẫy năng suất giảm đáng kể; tại Phú Yên có hơn 2 ngàn ha lúa bị ngập sâu trong giai đoạn làm đòng.

Hiện nay, các địa phương trên đang tranh thủ thu hoạch lúa trong điều kiện mưa lũ liên tiếp xảy ra, năng suất, sản lượng lúa sẽ bị giảm. Nhờ cơ cấu diện tích các vụ lúa trong năm được các địa phương miền Trung tích cực chuyển đổi theo hướng giảm lúa mùa tăng lúa đông xuân, hè thu nên trên thực tế thiệt hại do mưa lũ đối với sản xuất lúa tại đây không lớn.

Đến giữa tháng 11 các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản thu hoạch xong lúa thu đông chuyển trọng tâm sang gieo cấy lúa đông xuân và thu hoạch lúa mùa. Do mực nước lũ thấp nên lúa đông xuân được triển khai sớm hơn mọi năm. Diện

Page 8: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

tích xuống giống đạt gần 380 ngàn ha, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 14%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt hơn 300 ngàn ha, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời với xuống giống lúa đông xuân 2011, các địa

phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu hoạch 26,3 ngàn ha lúa mùa, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi có diện tích lúa mùa lớn và xuống giống sớm.

Biểu 03: Diện tích gieo cấy lúa mùa đến tháng 11/2010 (nghìn ha)

Biểu 04: Diện tích gieo trồng một số cây làm nguyên liệu TACN tính đến tháng 10/2010 (nghìn ha)

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Page 9: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

- Khoai mì (Sắn) Tại vùng trồng mì trọng điểm

dọc tuyến đường từ thị xã Tây Ninh đến huyện Tân Biên (Tây Ninh), khoai mì cùng được thương lái săn lùng ráo riết. Giá khoai mì tươi hiện ở mức 2.400 đồng/kg, giá tinh bột khoai mì ở mức 12.000 đồng/kg, với mức tăng lần lượt 700 đồng/kg và 4.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Theo số liệu của cơ quan hải

quan, chỉ trong 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu khoai mì sang Trung Quốc đã đạt khoảng 1,32 triệu tấn với giá trị gần 385 triệu USD. Đặc biệt, nhu cầu khoai mì từ Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, mới đây các nhà nhập khẩu khoai mì lát khô tại cửa khẩu Lào Cai thông báo tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn/năm.

Biểu 05: Cân đối cung cầu khoai mì trong nước năm 2011

Việc xuất khẩu ồ ạt khoai mì thô trước mắt đã tác động nặng nề đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và cồn sinh học (ethanol). Theo ông Phạm Đức Bình - chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu

mì được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi khá nhiều, chiếm 30-40%, nhưng do xuất khẩu quá nhiều nên thực tế chưa bao giờ các nhà máy trong nước mua đủ khoai mì để sản xuất.

Page 10: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Nguồn cung thiếu, giá trong nước tăng cao nên nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng nguyên liệu khác thay thế, trong đó phần lớn phải nhập khẩu như: bắp, cám gạo, lúa mì... có giá cao hơn.

Nếu như ngành thức ăn chăn nuôi còn xoay xở thay thế khoai mì bằng các nguyên liệu khác thì các doanh nghiệp sản xuất cồn sinh học (ethanol), chỉ dùng khoai mì, đang đứng ngồi không yên. Hiện mới chỉ có hai nhà máy cồn sinh học đi vào sản xuất với nhu cầu 420.000 tấn khoai mì lát mỗi năm nhưng không có đủ nguyên liệu để chạy 100% công suất.

Theo Bộ NN&PTNT, với diện tích 510.000ha, sản lượng khoai mì VN đạt trên 8 triệu tấn tươi mỗi năm (tương đương 4 triệu tấn khô). Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong nước (gồm thức ăn chăn nuôi, chế biến và ăn

tươi) khoảng 4 triệu tấn. Lượng còn lại dành cho xuất khẩu vào khoảng 4 triệu tấn tươi, tương đương 1,4 triệu tấn tinh bột khoai mì và khoai mì lát khô.

Tuy nhiên, chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu khoai mì đã đạt gần 1,4 triệu tấn và chưa có dấu hiệu ngưng lại. Do đó, lượng xuất khẩu trong hai tháng cuối năm sẽ phải lấy từ nguồn dành cho tiêu thụ trong nước.

Đặc biệt năm 2011 Việt Nam sẽ có thêm ba nhà máy ethanol mới đi vào hoạt động, nâng tổng nhu cầu khoai mì lát cho ngành này trên 1,3 triệu tấn/năm. Rõ ràng, các ngành sản xuất trong nước sẽ bước vào cuộc “nội chiến” tranh giành khoai mì nguyên liệu. Nhà máy ethanol sẽ tranh mua với nhà máy thức ăn chăn nuôi, ngành chế biến thủ công, bột ngọt sẽ tranh mua với lượng khoai mì ăn tươi...

1.3. Một số thông tin văn bản pháp luật liên quan

Theo Thông tư số 133/2010/TT-BTC thì mức thuế nhập khẩu một số mặt hàng thực

phẩm được điều chỉnh tăng. Cụ thể, mức thuế 40% sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như: quả bưởi, kể cả

Page 11: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

bưởi chùm; thịt, các phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh từ gà cari, đóng hộp. Sản phẩm nhào với thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt được áp mức thuế là 38%. Trong khi đó các sản phẩm từ trâu bò, cari cừu, đóng hộp... có mức thuế 37%. Mức thuế 24% được áp dụng cho các chế phẩm thực phẩm làm từ bột thô, tinh hoặc chiết xuất từ malt có chứa từ 40% đến dưới 50% tính theo trọng lượng là ca cao, socola ở dạng khối, miếng hoặc thanh… Trước đó, tại quy định trong Thông tư 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính, thịt trâu, bò tươi hoặc ướp lạnh có mức thuế cao nhất được áp cho thịt cả con và nửa con không đầu là 31%; thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh mức thuế nhập khẩu cao nhất là 27%; thịt cừu, thịt dê mức thuế trước đó là 7%. Cũng theo Thông tư 216, thuế nhập khẩu thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh của bộ động vật linh trưởng, của các loài bò sát (kể cả rắn và rùa) là 10%; theo quy định mới là

14%. Thông tư 133 có hiệu lực từ ngày 24/10.

Bộ NN&PTNT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (TACN). Dự thảo Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, gia công TACN khi chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng TACN hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sản xuất, kinh doanh, mặt hàng TACN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, hành vi sản xuất TACN kém chất lượng cũng sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Trong đó, mức cao nhất xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, gia công TACN có hàm lượng định lượng các chất chính chỉ đạt 70 - 84%... Hành vi sản xuất, gia công TACN giả cũng sẽ bị xử phạt tối đa là 40 triệu đồng, tùy theo giá trị lô hàng. Nghị định xử phạt lần này nhằm tập trung kiểm soát về chất lượng TACN đã bị buông lỏng, thả nổi bấy lâu nay gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Bởi vậy, với những

Page 12: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

hành vi vi phạm trong sản xuất TACN sẽ bị xử phạt với mức khá nặng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Bộ Công thương loại mặt hàng Cacium Phosphate ra khỏi danh mục hóa chất phải khai báo để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu để sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Dicanxiphotphat (Dicalcium Phosphate) và Monocanxiphotphat (Monocalcium phosphate) là những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)với mã số HS là 2835.25.00 và 2835.26.00. Đây là hai loại khoáng chất dùng làm thức ăn bổ sung (cung cấp canxi và phốt pho) trong chăn nuôi, không gây hại cho vật nuôi và con người cũng như không gây mất

an toàn. Tại Phụ lục số 3 – Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc quản lý (ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP), thức ăn chăn nuôi là loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tại Phụ lục V – Danh mục hóa chất phải khai báo, hợp chất Dicalcium Phosphate với mã số HS 2835.25 và các hợp chất Canxi Phosphate khác với mã số HS 2835.26 thuộc diện hóa chất phải khai báo.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 54/2010/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm Beta-agonist (hoóc môn tăng trưởng) trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thông tư nêu rõ, việc kiểm tra được tiến hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Thông tư cũng quy định, chỉ cần một trong số các mẫu phân tích có kết quả dương tính với các chất thuộc nhóm Beta-agonist đều được coi là

Page 13: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

vi phạm; các tổ chức, cá nhân vi phạm bị thông báo công khai trên

các phương tiện thông tin đại chúng và xử lý theo quy định.

2. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 2.1. Ngô

Dự trữ ngô thế giới trong năm nay được cho là sẽ giảm mạnh so với năm trước. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới vào khoảng 143,4 triệu tấn, giảm 41,15 triệu tấn so với đầu kỳ. Hầu hết các quốc gia đều có dự trữ giảm xuống trong năm nay. Mỹ là quốc gia có lượng dự trữ giảm mạnh nhất với 1,77 triệu tấn, thứ 2 là Mexico giảm 1,65 triệu tấn, khu vực Đông Nam Á giảm hơn 1 triệu tấn. Tuy nhiên, Argentina lại trái ngược hoàn toàn với xu hướng này, năm nay nguồn dự trữ cuối kỳ của Argentina dự kiến đạt 2,92 triệu tấn, tăng 2,43 triệu tấn so với đầu kỳ.

Với sản lượng đạt 333 triệu tấn ngô trong năm nay, Mỹ là quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất thế giới, năm nay sau khi trừ đi lượng tiêu thụ

trong nước, Mỹ còn dư thừa khoảng 47,4 triệu tấn ngô. Argentina là quốc gia đứng thứ 2 với lượng dư thừa hơn 15 triệu tấn. Ngoài ra còn một số quốc gia khác cũng có lượng dư thừa đáng kể là Nam Phi, Brazil, FSU và Ukraine với lượng dư thừa tương ứng là 3 triệu tấn, 6,5 triệu tấn, 4,68 triệu tấn và 4,8 triệu tấn.

Ngược lại với xu hướng của các quốc gia trên, Nhật Bản là quốc gia có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 16,3 triệu tấn cho năm nay, tiếp đến là Mexico với 9,5 triệu tấn, Hàn Quốc 7,82 triệu tấn, Ai Cập 5,08 triệu tấn, EU 2,69 triệu tấn… hầu hết các quốc gia thiếu hụt sản lượng ngô này đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Page 14: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Bảng 01: Cân đối cung cầu ngô thế giới quý III/2010 (triệu tấn)

2009/2010 Dự trữ đầu kỳ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối kỳ Sản

lượng Nhập khẩu

Ngành TACN

Nội địa Xuất khẩu

Tổng 148.02 810.97 86.05 489.33 820.00 90.39 138.99 Mỹ 42.50 333.01 0.20 140.34 290.21 50.00 35.22 Trung Quốc 53.17 155.00 1.30 109.00 156.00 0.15 53.32 EU-27 6.18 56.55 2.50 45.50 60.50 1.40 3.33 Brazil 12.08 56.10 0.70 40.00 47.00 7.50 12.68 Mexico 3.56 21.30 8.40 15.20 31.20 0.25 1.81 Nhật Bản 1.00 0.00 16.00 11.40 16.00 - 1.00 Ấn Độ 0.69 16.68 0.01 7.40 15.70 1.00 0.67 Ai Cập 1.41 6.82 5.30 9.70 12.10 - 1.44 Canada 1.86 9.56 2.20 7.40 11.90 0.15 1.57 Nam Phi 4.11 14.00 0.03 4.40 10.10 1.60 5.54 Indonesia 1.28 7.00 1.20 4.50 9.00 0.03 0.46 Hàn Quốc 1.47 0.08 8.20 6.50 8.30 - 1.45 Argentina 0.49 22.50 0.03 5.20 7.10 15.50 1.92 Việt Nam 0.42 5.28 1.60 5.10 6.30 - 0.90

Nguồn: FAS/USDA

2.2. Đậu tương

Tổng sản lượng đậu tương thế giới năm nay ước đạt 259,2 triệu tấn, trong đó nhu cầu tiêu thụ là 235,2 triệu tấn, lượng đậu tương dư thừa cả thế giới vào khoảng 24 triệu tấn. Quốc gia có sản lượng dư thừa cao nhất là Mỹ với 40,45 triệu tấn, thứ 2 là Brazil với 34,6 triệu tấn, tiếp theo là Argentina với 17,58 triệu tấn.

Ngoài 3 quốc gia có lượng dư thừa kể trên tất cả các quốc gia còn lại trong top những nước có nhu cầu

sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ, đứng đầu là Trung Quốc với lượng thiếu hụt lên đến 43,18 triệu tấn trong năm nay, tiếp đến là EU thiếu hụt khoảng gần 13 triệu tấn, Nhật Bản thiếu 3,6 triệu tấn, Mexico thiếu 3,44 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của

Page 15: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Trung Quốc gấp 4 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU là 16 lần, Nhật Bản là 16,7 lần và Mexico lên tới 32 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này đã phải nhập khẩu đậu tương trong năm nay. Với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 47 triệu tấn đối với Trung Quốc, EU nhập khẩu 13 triệu tấn, Nhật Bản nhập khẩu 3,6 triệu tấn và Mexico là 3,45 triệu tấn.

Với sản lượng dư thừa tương đối nhiều tại các quốc gia khu vực Bắc Mỹ, đã góp phần tăng lượng dự trữ đậu tương thế giới trong niên vụ này lên 65,47 triệu tấn, tăng 21,81 triệu tấn so với đầu kỳ. Trong đó Argentina là quốc gia có lượng dự trữ tăng nhiều nhất với lượng dự trữ tăng hơn 10 triệu tấn cho niên vụ này. Brazil đứng thứ 2 với lượng dự trữ tăng 5,43 triệu tấn.

Bảng 02: Cân đối cung cầu đậu tương thế giới quý III/2010 (triệu tấn)

Tháng 9 2009/2010

Dự trữ đầu kỳ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối kỳ Sản

lượng Nhập khẩu

Nghiền ép Nội địa Xuất

khẩu Tổng 43.97 259.89 87.13 207.92 237.31 90.84 62.85 Mỹ 3.76 91.42 0.41 47.63 50.83 40.69 4.07 Argentina 16.59 54.5 0 33.45 35.04 11.5 24.55 Brazil 12.04 69 0.19 33.28 36.18 28.45 16.6 Trung Quốc 9.05 14.7 50 48.68 59.28 0.2 14.27 EU 0.56 0.86 12.9 12.5 13.77 0.04 0.51 Nhật Bản 0.18 0.23 3.6 2.53 3.83 0 0.18 Mehico 0.04 0.11 3.45 3.51 3.55 0 0.05

Nguồn: FAS/USDA

2.3. Khô đậu tương

Sản lượng đậu tương thế giới năm nay khá dồi dào do được mùa ở một số quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới trong thời gian qua. Chính điều này đã làm tăng sản lượng khô đậu tương trong năm nay.

Sản lượng khô đậu tương của năm nay đạt 161,56 triệu tấn và so với nhu cầu sử dụng sẽ dư thừa khoảng hơn 2 triệu tấn. Trong đó quốc gia có lượng dư thừa lớn nhất là Argentina với 26,48 triệu tấn, đứng thứ 2 là

Page 16: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

Brazil với lượng dư thừa 11,6 triệu tấn, Mỹ là quốc gia đứng thứ 3 với sản lượng dư thừa là 10,37 triệu tấn.

Ở khu vực các nước nhập khẩu, EU đang phải đối mặt với sự thiếu hụt một lượng khô đậu tương lớn cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong năm nay sản lượng khô đậu tương của EU chỉ đạt gần 10 triệu tấn, đáp ứng được 29% nhu cầu nội địa, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia này là 31,44 triệu tấn, lượng thiếu hụt rất

lớn với hơn 22 triệu tấn.

Mặc dù tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ có sản lượng khô đậu tương xuất khẩu khá lớn, nhưng lượng dự trữ khô đậu tương thế giới cũng không vì thế mà tăng cao trong năm nay. Năm nay lượng dự trữ mặt hàng này cũng chỉ vào 5,24 triệu tấn, tăng 560 nghìn tấn so với đầu kỳ, do nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh tại một số nước thuộc EU và khu vực Đông Nam Á.

Bảng 03: Cân đối cung cầu khô đậu tương thế giới quý III/2010 (triệu tấn)

Quốc gia Dự trữ đầu kỳ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối kỳ Tổng cung Nhập khẩu Nội địa Xuất khẩu

Thế giới 4,225 221,194 53,211 161,041 55,280 4,873 Trung Quốc - 38,590 65 37,340 1,250 - Mỹ 213 38,011 127 27,397 10,342 272 EU-27 130 31,778 21,800 31,094 450 234 Brazil 1,844 27,734 100 13,000 12,500 2,234 Argentina 845 26,927 2 674 25,380 873 Ấn Độ 104 5,570 6 2,650 2,750 170 Mexico 91 4,301 1,450 4,260 7 34 Nhật Bản 195 4,087 1,950 3,871 - 216 Thái Lan 92 3,681 2,450 3,560 - 121 Việt Nam 43 2,843 2,800 2,800 - 43 Hàn Quốc 97 2,591 1,790 2,441 50 100 Indonesia 65 2,515 2,450 2,450 - 65 Canada 20 2,240 1,200 2,090 124 26 Iran - 2,188 1,170 2,188 - -

Nguồn: FAS/USDA

Page 17: THÁNG 11/2010 NG N I DUNG CHÍNHagro.gov.vn/images/2011/01/Thit_TANC T11.pdf · hẹp. Đàn bò sữa vẫn phát triển, tại thời điểm 1/10, đàn bò sữa cả nước

3. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Yếu tố tác động tích cực đến thị trường thức ăn chăn nuôi cuối năm đó là sản xuất chăn nuôi mở rộng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt dịp tết. Đây có thể là lực cầu kéo hiếm hoi đối với tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thành phẩm, tuy nhiên dư địa không lớn do cả yếu tố chi phí cao đối với ngành chăn nuôi cũng như sức mua của người dân không tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế trì trệ, và áp lực cạnh tranh từ thịt nhập khẩu đối với chăn nuôi nội địa luôn rình rập.

Trong khi đó các yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng hiện hữu. Các áp lực về giá thế giới đứng ở mức cao cùng với tỷ giá đồng Việt Nam so với USD đang bị mất giá mạnh và diễn biến thất thường sẽ làm cho các nhà nhập khẩu lo ngại nên lượng nhập khẩu khó có thể duy trì như mức hiện nay, hoặc có nhiều khả năng sẽ suy giảm mạnh. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sẽ không nhiều khi lượng hàng tồn kho đang duy trì

ở mức khá cao.

Như vậy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn từ nguồn nguyên liệu thế giới suy giảm, giá dâng cao, và cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước trì trệ. Như vậy, nhiều khả năng sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ khó tăng. Rất có nhiều khả năng giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ tiếp tục tăng lên do áp lực về chi phí đẩy, tuy nhiên đối mặt với nhu cầu tiêu thụ không được cải thiện thì khả năng tiêu thụ sẽ gặp nhiều trở ngại. Trong trường hợp giá không tăng thì sẽ có nhiều doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn và khó trụ vững trong ngành lâu dài.