3
Cơ sở pháp lý về giao dịch hợp đồng quyền chọn Ngày 10/01/1998, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên giao dịch ngoại hối chỉ mới thực hiện thông qua các công cụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, đầu tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Công văn quy định về đối tượng tham gia, thời hạn giao dịch, đồng tiền giao dịch, số dư… Ngày 10/11/2004, NHNN ra quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD để thay thế cho quyết định 17/1998/QĐ-NHNN. Cho phép các TCTD thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần xin phép NHNN. Đồng thời quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn với các ngoại tệ khác nhau do TCTD và khách hàng thỏa thuận. Cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các TCTD, TCKT, TC khác và NHNN. Ngày 18/04/2005, công văn số 306/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn ngoại tệ giữa USD và VND. Đưa ra quy định về ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… Ngày 29/08/2006, công văn số 7404/NHNN-KTTC hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc kế toán để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM Ngày 18/03/2009, công văn số 1820/NHNN-QLNH dừng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ giữa USD và VND Thực trạng giao dịch hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam Đối với quyền chọn ngoại tệ Cho đến nay các NHTM đều thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như: USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD

Thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tóm tắt thị trường quyền chọn ngoại tệ

Citation preview

Page 1: Thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam

Cơ sở pháp lý về giao dịch hợp đồng quyền chọn

Ngày 10/01/1998, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên giao dịch ngoại hối chỉ mới thực hiện thông qua các công cụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi

Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, đầu tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Công văn quy định về đối tượng tham gia, thời hạn giao dịch, đồng tiền giao dịch, số dư…

Ngày 10/11/2004, NHNN ra quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD để thay thế cho quyết định 17/1998/QĐ-NHNN. Cho phép các TCTD thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần xin phép NHNN. Đồng thời quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn với các ngoại tệ khác nhau do TCTD và khách hàng thỏa thuận. Cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các TCTD, TCKT, TC khác và NHNN.

Ngày 18/04/2005, công văn số 306/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn ngoại tệ giữa USD và VND. Đưa ra quy định về ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch…

Ngày 29/08/2006, công văn số 7404/NHNN-KTTC hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc kế toán để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM

Ngày 18/03/2009, công văn số 1820/NHNN-QLNH dừng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ giữa USD và VND

Thực trạng giao dịch hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Đối với quyền chọn ngoại tệ

Cho đến nay các NHTM đều thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như: USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD

Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng. Techcombank quy định quyền chọn kiểu Châu Âu còn Eximbank quy định quyền chọn kiểu Mỹ hoặc Châu Âu tùy khách hàng.

Năm

Doanh số quyền chọn

Tỷ lệ tăng (%) % quyền chọn /

giao ngay% quyền chọn / tổng doanh số

2006 14774 31.29 0.21 0.172007 18244 23.07 0.19 0.162008 23121 27.59 0.18 0.162009 32814 26.33 0.2 0.17

Page 2: Thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam

Đối với quyền chọn ngoại tệ với VNĐ

Mặc dù được triển khai từ năm 2005 nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Do tỷ giá USD/VND trong nhiều năm chỉ lình xình trong khoảng 1%.

Đến thời điểm đầu năm 2009, tỷ giá USD/VND đã thể hiện những biến động lớn và căng thẳng, gây xáo trộn trên thị trường và trong hoạt động của doanh nghiệp.

Theo quy định, các ngân hàng thương mại chỉ được phép bán USD đúng với giá niêm yết, theo biên độ cụ thể ở từng thời kỳ so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Những thời điểm ngột ngạt, “tỷ giá chợ đen” xuất hiện ngay trong lòng hệ thống, mà nghiệp vụ quyền chọn là một kẽ hở nhộn nhịp

Tại những thời điểm căng thẳng trước đây, ngân hàng và doanh nghiệp chủ động chọn kiểu Mỹ, tức thực hiện giao dịch quyền chọn theo một tỷ giá thỏa thuận và có thể đáo hạn ngay. Cơ chế này “nhẹ nhàng” lách qua quy định giao dịch giao ngay phải đúng giá niêm yết.

Để trám lại lỗ hổng đó, Ngày 18/03/2009, công văn số 1820/NHNN-QLNH dừng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ giữa USD và VND

Nguyên nhân hợp đồng quyền chọn kém phát triển

Thiếu nhu cầu thực từ khách hàng do các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến phòng chống rủi ro đối với hoạt động ngoại tệ. Cácdoanh nghiệp thường chủ yếu thực hiện chuyển đổi từ ngoại tệ ra VND để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước chứ không chuyển đổi từ ngoại tệ sang ngoại tệ nên doanh số giao dịch quyền chọn thấp

Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh, Sản phẩm phái sinh là sản phẩm còn tương đối lạ lẫm, phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp và các NHTM phải có thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục. Phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất. Các nhà quản lý, giao dịch viên chuyên nghiệp.

Để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh hợp đồng quyền chọn ngoại tệ tại thị trường Việt Nam cần có các điều kiện sau:

NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra thị trường ngoại hối phản ánh đúng cung cầu thị trường.