50
VUFO-NGO Resource Centre Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ Tổ chức phi chính phủ quốc tế Quan hệ đối tác vì sự phát triển Tổng quan về điều phối và chia sẻ thông tin thông qua diễn đàn các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhóm làm việc năm 2005 1

The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

VUFO-NGO Resource CentreTrung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ

Tổ chức phi chính phủ quốc tế Quan hệ đối tác vì sự phát triển

Tổng quan về điều phối và chia sẻ thông tin thông qua diễn đàn các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhóm làm việc năm 2005

VUFO-NGO Resource CentreKhách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, Hà NộiTel. +844 832 8570 Fax. +844 832 8611Email: [email protected]: http://www.ngocentre.org.vn/

1

Page 2: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nội dung

Bối cảnh của diễn đàn các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhóm làm việc 03

Nhóm làm việc về dân tộc thiểu số (EMWG) 04

Nhóm công tác về Tài chính vi mô (MFWG) 08

Nhóm làm việc về cung cấp nước và vệ sinh (WSS WG) 13

Nhóm làm việc về quản lý thiên tai (DMWG) 16

Nhóm làm việc về Nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên 21(SANRM WG)

Nhóm làm việc về chất độc da cam (AOWG) 24

Nhóm làm việc về bom mìn (LWG) 27

Nhóm làm việc của các cán bộ hành chính (AWG) 30

Diễn đàn người khuyết tật (DF) 33

Nhóm làm việc kỹ thuật về HIV /AIDS (HIV/AIDS TWG) 36

2

Page 3: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Bối cảnh của Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhóm làm việc

Năm 1990, Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) bắt đầu họp thường niên vào ngày thứ sáu cuối cùng hàng tháng nhằm tăng cường việc điều phối các chương trình thông qua chia sẻ thông tin về chương trình, các nguồn dữ liệu và kinh nghiệm hoạt động. Cho đến nay Diễn đàn này vẫn được tiếp tục. Để xây dựng việc điều phối tốt hơn, năm 1993 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã thành lậpTrung tâm dữ liệu các tổ chức Phi chính phủ với sự ủng hộ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO). Hiện nay trung tâm có khoảng hơn 130 thành viên là các tổ chức phi chính phủ quốc tế, mục tiêu của Trung tâm là:

Thúc đẩy, tạo thuận lợi và đóng góp vào việc trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam, các đối tác của họ và các tổ chức địa phương.

Tăng cường mối quan hệ và đối thoại giữa cộng đồng các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các "nhân tố" phát triển khác Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan của Chính phủ, các nhà tài trợ, và các tổ chức địa phương.

Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ tổ chức và điều hành diễn đàn phi chính phủ hàng tháng. Do diễn đàn này không thể cung cấp việc chia sẻ thông tin cho tất cả các vấn đề khác nhau mà các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam quan tâm, nên các tổ chức thành viên đã thành lập một loạt các nhóm làm việc theo lĩnh vực, các nhóm này được coi như là sự mở rộng của diễn đàn các tổ chức phi chính phủ. Hơn một thập kỷ qua, Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ và các Nhóm làm việc đã đưa ra một môi trường rất hữu ích cho các tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn và cùng với các tổ chức phát triển khác, các cá nh ân làm việc trong cùng một lĩnh vực tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết những khó khăn tồn đọng trong công việc.

Những năm gần đây phạm vi hoạt động của các Nhóm Làm việc được mở rộng và lớn mạnh một cách đáng kể. Các nhóm đã tổ chức các cuộc họp chia sẻ thông tin, trình bày và thảo luận về các vấn đề hiện tại và các dự án đang được thực thi tại Việt Nam, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ tư vấn việc lập các kế hoach, điều luật, và các chính sách mới. Thành viên của các Nhóm Làm việc là những người đang thực hiện các chương trình trên toàn quốc, qua kinh nghiệm thực tế của họ, đã tạo ra một nguồn dữ liệu vô cùng hữu ích cho các tổ chức và những nhà ra quyết định.

Trong vấn đề chia sẻ các hoạt động và đóng góp của các nhóm Làm việc này đối với việc mở rộng đối tượng tham gia, năm 2005 là năm đầu tiên báo cáo này được chuẩn bị.

Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ cảm ơn sự đóng góp của cô Phan Thị Thu Hà Điều phối viên các nhóm làm việc và Cô Jackie Van Der Meulen, Tình nguyện viên của Trung tâm cùng tất cả các điều phối viên và những cộng tác viên khác trong các nhóm làm việc trong việc chuẩn bị báo cáo này.

3

Page 4: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm Làm việc về Dân tộc Thiểu số (EMWG)http://www.ngocentre.org.vn/emwg

Trong những năm gần đây, mặc dù có những nỗ lực và quyết tâm lớn từ phía Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế, bao gồm cả các tổ chức Phi chính phủ, tỷ lệ nghèo đói ở những vùng có người dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Nhóm Làm việc về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phát triển khác, cùng các nhà chuyên môn, những người có chung mối quan tâm về dân tộc thiểu số để cùng trao đổi ý kiến và “những bài học thu được” trong việc cải thiện chính sách và thực tiễn trong các hoạt động phát triển vì lợi ích của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Mục đích chung của EMWG là nâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát triển do các thành viên trong Nhóm tiến hành, xây dựng năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số, và khuyến khích họ tham gia toàn diện vào các quá trình phát triển.

Mục đích trên được cụ thể hóa bằng những mục tiêu chính như sau:

i. Chia sẻ và phổ biến thông tin: EMWG tạo ra một diễn đàn để thảo luận về những vấn đề phát triển liên quan tới các dân tộc thiểu số ở Việt nam. EMWG phổ biến rộng rãi trong phạm vi cho phép những thông tin về các luật, chính sách, công trình nghiên cứu và tài liệu về dự án và chương trình liên quan tới các dân tộc thiểu số.

ii. Nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển do các tổ chức thành viên tiến hành: Những đối tượng tham gia EMWG cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thu được từ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả (cả về chất và lượng) của những hoạt động phát triển của họ.

iii. Tiếp cận các nguồn lực: Khi điều kiện cho phép, những đối tượng tham gia EMWG thông báo với nhau để tiếp cận các nguồn lực, chẳng hạn như các nguồn nhân lực (ví dụ như tìm các giảng viên hoặc chuyên gia tư vấn phù hợp); các nguồn tài lực (trao đổi thông tin về những nguồn tài trợ tiềm tàng cho các hoạt động phát triển dành cho các dân tộc thiểu số); và các nguồn khác (thủ tục tham gia các hoạt động đào tạo, hội thảo, hội nghị)

iv. Đối thoại về chính sách: Chia sẻ kinh nghiệm và thông tin liên quan đến các dân tộc thiểu số để có những chính sách và thực tiến tốt hơn trong lĩnh vực phát triển ở những tổ chức thành viên và các tổ chức đối tác của họ, điều này sẽ tạo ra một cơ hội để đối thoại với các cơ quan và tổ chức chính phủ có liên quan.

EMWG được điều hành bởi một nhóm “nòng cốt” tự nguyện bao gồm 6 tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức đó là Caritas Thụy Sĩ, Oxfam Anh, Oxfam Hồng Kông, Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Anh, tổ chức Trẻ em và Phát triển Pháp, và Helvetas mới tham gia vào nhóm nòng cốt tháng 11 năm 2005. Lần lượt theo định kỳ, một trong những tổ chức này được lựa chọn để giữ trách nhiệm làm Ban thư ký duy trì hoạt động hàng ngày của EMWG. Năm 2003 và 2004, Caritas Switzerland được chỉ định làm Ban thư ký. Từ cuối năm 2004, vị trí này được giao lại cho tổ chức Trẻ em và Phát triển trong 2 năm.

4

Page 5: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Các hoạt đ ộng chính của EMWG trong n ă m 2005

1. Chủ đề năm 2005- Hỗ trợ tổ chức Hội nghị MMSEA IV về Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

thiên nhiên và giảm nghèo tại các vùng miền núi lục địa Đông Nam Á

- Hỗ trợ phát triển mạng lưới Việt Nam IKAP (Con người và Kiến thức Bản địa). Mạng lưới này là một bộ phận của mạng lưới IKAP trong khu vực .

- Dân chủ ở cấp cơ sở

- Đa dạng văn hóa dân tộc thiểu số trong các chương trình phát triển

2. Hội thảo chuyên đề do EMWG tổ chức năm 2005

Các cuộc hội thảo chuyên đề trong năm 2005 của EMWG đã thu hút được sự quan tâm và tham gia ngày càng đông của các cá nhân cũng như các tổ chức phát triển.

Sử dụng các nguồn lực bản đ ịa trong sản xuất nông nghiệp (14 tháng 3, 2005)

Hội thảo bao gồm các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực con người và kiến thức bản địa. Nội dung hội thảo tập trung vào các dự án nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số để xác định các nguồn lực bản địa cho người nông dân. Sau đó là cập nhật về các hoạt động về dân tộc thiểu số trong khu vực và chuẩn bị hội nghị MMSEA IV.

Việc bảo hộ sự đ a dạng v ă n hóa và các ngành công nghiệp v ă n hóa trong bối cảnh gia nhập WTO: Đ âu là các công cụ bảo hộ di sản của dân tộc thiểu số? (10 tháng 6, 2005)

Bài tham luận của ngài Isabeau Vilandre từ Văn phòng hợp tác Canada đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam để gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới, và nhấn mạnh vào vấn đề liệu việc gia nhập vào WTO sẽ có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến sinh kế và văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số. Tiếp theo sau là cuộc thảo luận về vai trò của NGO trong bối cảnh chuẩn bị gia nhập này.

Thông báo kết quả Hội nghị MMSEA IV (30 tháng 8, 2005)

Hội nghị MMSEA IV được tổ chức vào tháng 5 tại Sa Pa. Bà Trịnh Khánh Chi trong ban Thư ký của hội nghị MMSEA IV đã đọc tham luận, chia sẻ với hội nghị những cảm tưởng của mình trong việc chuẩn bị cũng như những kết quả của hội nghị (xem chi tiết ở phần phụ lục)

Dân chủ ở cấp cơ sở, Dân tộc thiểu số và phát triển (30 tháng 9, 2005)

Buổi họp tập trung vào 3 tham luận, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của dân chủ cấp cơ sở và sự tham gia của người dân trong bối cảnh phát triển các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếp theo là thảo luận tập trung vào 3 chủ đề tham luận, đó là:

- “Tổng quan về việc thực thi Dân chủ cấp cơ sở ở Việt Nam” do Pamela McElwee, cố vấn nghiên cứu của UNDP thực hiện

5

Page 6: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

- “Nhà Văn hóa và sự tham gia của cộng đồng - Một trường hợp điển hình ở Cao Bằng” do Nguyễn Lam Giang ở tổ chức Helvetas thực hiện.

- “Dân chủ cấp cơ sở trong chương trình phát triển du lịch ủng hộ người nghèo” do Douglas Hainsworth ở tổ chức SNV thực hiện.

Thúc đ ẩy Dân chủ cấp cơ sở thông qua các phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Hội thảo cuối cùng của EMWG năm 2005 sẽ được tổ chức vào 25 tháng 11. Mục tiêu của hội thảo là tạo cơ hội cho các tổ chức trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong các hoạt đông thực tế. Hội thảo sẽ tập trung vào các ví dụ nhỏ, cụ thể được rút ra từ các hoạt động dự án ở cấp cộng đồng.

3. Các hoạt động khác

Hỗ trợ tổ chức hội nghị MMSEA IV với chủ đ ề: “Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và xóa đ ối giảm nghèo tại vùng miền núi Đ ông Nam Á”. Hội nghị này được tổ chức tại Sa Pa, Việt Nam từ ngày 8 –19 tháng 5 năm 2005. EMWG đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà tổ chức trong nước trước, trong, và sau hội nghị. (Xem phần phụ lục để có thông tin chi tiết).

Hỗ trợ phát triển mạng lưới Việt Nam IKAP (Con người và kiến thức bản đ ịa) không chính thức, một bộ phận của IKAP trong khu vực sông Mekong.IKAP cung cấp phạm vi thảo luận về dân tộc thiểu số rộng hơn, cho phép việc chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm được đa dạng hơn. Mạng lưới này nối kết các cuộc thảo luận về dân tộc thiểu số với bối cảnh khu vực. Hội nghị MMSEA IV là một trong những hoạt động của VN IKAP.

Chia sẻ nguồn thông tin và dữ liệu thông qua website và emailTrong năm 2005, EMWG rộng hoạt động chia sẻ thông tin về dân tộc thiểu số, bao gồm thiết lập danh sách gửi thư của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề Dân tộc thiểu số ở Việt Nam; đồng thời sửa lại trang mạng của EMWG để có thể cập nhật nhiều thông tin, sự kiên, hoạt động, và nguồn dữ liệu lên trạng mạng. Những việc làm này đã nâng cao hiệu quả công việc của EMWG.

Đ ịnh hướng hoạt đ ộng cho n ă m 2006

Trong năm tới, EMWG sẽ tiếp tục khai thác việc chia sẻ trao đổi thông tin giữa các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dân tộc thiểu số. Nhóm nòng cốt đã và đang thiết lập danh sách các chủ đề cho năm tới, và chia sẻ các chủ đề này với thành viên của nhóm để lấy ý kiến.==================================

6

Page 7: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm Công tác về Tài chính Vi mô (MFWG)

Trong những năm qua, ngành tài chính vi mô đã phát triển đáng kể tại Việt Nam nhờ có những mô hình sáng tạo từ phía các nhà thực hành tài chính vi mô và việc các nhà hoạch định chính sách cải thiện dần dần môi trường thuận lợi. Các tổ chức phi chính phủ đã rất sáng tạo tiến hành hơn 80 chương trình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn tổng thể các nỗ lực vẫn còn phân tán do các nhà thực hành ít liên hệ với nhau để chia sẻ ý tưởng, chiến lược và các bài học đã đúc kết được. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết các chương trình vẫn vấp phải những vấn đề về tính bền vững tài chính và tổ chức, tính chuyên nghiệp, quản trị, và không có tiêu chuẩn nhất quán.

Nhóm Công tác TCVM đã được các nhà thực hành tài chính vi mô thành lập với mong muốn học hỏi lẫn nhau và đi đến nhất trí về những nguyên tắc và đường hướng chung nhằm có một tiếng nói thống nhất. Theo Bản Hướng dẫn cho các Nhóm Công tác được Ban Chỉ đạo Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ thông qua vào tháng 4/2003, Nhóm này đã được thành lập và trực thuộc Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ, trực thuộc Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO-NGO).

Mục đích tổng thể của Nhóm công tác TCVM là tăng cường ảnh hưởng của tài chính vi mô đối với xóa đói giảm nghèo thông qua nâng cao chất lượng và tính bền vững của tài chính vi mô tại Việt Nam cả trong hoạt động của các tổ chức và trong việc cải thiện môi trường thuận lợi.

Mục đích này được phản ánh trong những mục tiêu then chốt sau:i. Khuyến khích đối thoại về chính sách với các cơ quan nhà nước có liên quan, với

ngành ngân hàng và các tổ chức tài trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc về tài chính vi mô tại Việt Nam.

ii. Khuyến khích việc thông qua, chấp nhận và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về các phương thức thực hành tốt nhất trong tài chính vi mô.

iii. Củng cố các bài học và chiến lược của các cơ quan tham gia vào tài chính vi mô để nhất trí về các nguyên tắc và đường hướng cơ bản của các phương thức thực hành tốt nhất trong tài chính vi mô tại Việt Nam.

iv. Xác định và phát triển các nguồn lực về đào tạo và kỹ thuật để sử dụng trong việc cải thiện chất lượng các chương trình tài chính vi mô, đặc biệt là trong hệ thống kế toán và lưu trữ hồ sơ.

Nhóm làm việc được điều phối bởi một Nhóm nòng cốt tự nguyện gồm sáu tổ chức phi chính phủ/tổ chức quốc tế. Những tổ chức này được những người tham gia trong Nhóm làm việc lựa chọn hàng năm. Mỗi năm, một Ban thư ký và một Chủ tịch được chọn ra từ các tổ chức này để lãnh đạo Nhóm làm việc. Chức Chủ tịch hiện nay đang do Tổ chức Nhi đồng Mỹ và Tổ chức Tầm nhìn thế giới cùng nắm giữ. Chức Thư ký được các tổ chức nắm giữ trên cơ sở luân phiên.

7

Page 8: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Báo cáo cập nhật các hoạt động chính trong năm 2005

1. Những chủ đề chính trong năm 2005

- Xây dựng khuôn khổ luật pháp phù hợp cho các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.- Chuẩn bị cho bước chuyển đổi từ các Chương trình tài chính vi mô sang các Tổ chức

tài chính vi mô.2. Các cuộc họp chuyên đề do Nhóm Công tác TCVM tổ chức trong năm 2005

“Thông tin cập nhật và Kế hoạch Tương lai: Tiến bộ trong Nghị định 28 và cập nhật thông tin từ các chương trình tài chính vi mô”, ngày 21/1

- Chị Hạnh, thuộc tổ chức Nhi đồng Mỹ đã trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và đại diện của Nhóm Công tác. Theo dự kiến Nhóm Công tác tổ chức một cuộc họp chia sẻ thông tin sau khi Nghị định được ban hành để chia sẻ kinh nghiệm.

- “Kinh nghiệm thực tế về tài chính vi mô: Tổng quan về chương trình tài chính vi mô của Action Aid Vietnam” do ông Tạ Văn Tuấn, Cán bộ Chương trình, Action Aid Vietnam trình bày.

Bài trình bày tập trung vào những nội dung Action Aid hiện đang thực hiện để thúc đẩy tài chính vi mô như là một phương pháp giảm nghèo trong các dự án của tổ chức này ở Việt Nam. Bài trình bày tập trung vào việc chia sẻ thông tin có hiệu quả về tài chính vi mô ở Việt Nam nhằm cải thiện hoạt động điều phối dự án và học tập kinh nghiệm của các tổ chức khác.

“Cuộc họp tham vấn với Ngân hàng Nhà nước về Nghị định 28 và Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định”, ngày 22/4.

Cuộc họp là một cơ hội tốt để các nhà thực hành tài chính vi mô trao đổi thông tin với đại diện các nhà hoạch định chính sách từ Ngân hàng Nhà nước. Tại cuộc họp, nhiều điểm trong nội dung Nghị định 28 đã được làm rõ. Đồng thời, các chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước cũng có cơ hội lắng nghe ý kiến của các nhà thực hành tài chính vi mô về thuận lợi và khó khăn của họ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Ngân hàng Nhà nước.

“Hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với các chương trình tài chính vi mô ở Việt Nam và cập nhật thông tin về TCVM”, ngày 11/11/2005

Tổ chức phi chính phủ Cordaid của Hà Lan, một tổ chức tài trợ hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô tại nhiều nước đã trình bày kinh nghiệm và kế hoạch của họ trong việc tài trợ cho các tổ chức tài chính vi mô. Cordaid đã hợp tác chặt chẽ với SIDI, một tổ chức phi chính phủ của Pháp, tổ chức này cũng đã bày tỏ ý định hoạt động tại Việt Nam trong tương lai. Cuộc họp là một diễn đàn để các tổ chức phi chính phủ chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến Nghị định 28 và làm thế nào để chuẩn

8

Page 9: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

bị cho việc chuyển đổi từ chương trình sang tổ chức. Bà Quách Tường Vy, Phó Trưởng phòng các tổ chức tín dụng phi ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra các câu hỏi và đề nghị các tổ chức phi chính phủ phản hồi trong tương lai.

3. Các hoạt động khác:

Xuất bản “Bản tin Tài chính vi mô” hai lần/năm

Bản tin Tài chính Vi mô là công cụ không chính thức để chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam. Bản tin được xuất bản 6 tháng một lần với sự tham gia của các tổ chức trong Nhóm Công tác. Bản tin số tháng 6/2005 đã giới thiệu về hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, bao gồm những câu chuyện thành công, những dự án đang triển khai và kinh nghiệm trong qúa khứ. Bản tin sắp xuất bản tháng 12/2005 sẽ đánh giá triển vọng của Nghị định 28 và việc làm thế nào các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có thể bắt đầu quá trình chuyển đổi thành các tổ chức tài chính vi mô theo quy định mới.

Hợp tác với Ngân hàng Nhà nước vận động cho việc ban hành Nghị định 28

Trước khi Nghị định 28 được thông qua, Nhóm công tác TCVM đã tích cực chia sẻ các kinh nghiệm và những mối quan tâm xuất phát từ thực tế làm việc tại hiện trường với các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với mục đích vận động cho một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM tại Việt Nam. Các thành viên của Nhóm Công tác cũng đã cùng soạn thảo một Bản thông điệp chính thức, được giới thiệu tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ tổ chức vào tháng 12/2004, và được đăng trên tờ Diễn đán Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có đưa ra những kinh nghiệm thực tế để làm cơ sở cho những mối quan tâm của Nhóm đối với Nghị định 28. Nhóm Công tác đã nêu lên một số ý kiến quan trọng cần xem xét trong quá trình dự thảo Nghị định như:

- Huy động sự hỗ trợ kỹ thuật để giúp các dự án quy mô nhỏ chuyển đổi thành các tổ chức tài chính vi mô.

- Các yêu cầu về đào tạo đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các tổ chức tài chính vi mô cần linh hoạt hơn tùy theo quy mô của các tổ chức này.

- Yêu cầu về vốn đối với các tổ chức tài chính vi mô cần thấp hơn để nhiều chương trình tài chính vi mô có thể chuyển đổi sang thành các tổ chức tài chính vi mô hơn.

- Các hình thức sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô cần đa dạng hơn.- Sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô cần đa dạng hơn.

Hỗ trợ việc soạn thảo các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định

Nhóm Công tác đã tích cực cung cấp cho các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam những kinh nghiệm thực tế và mối quan tâm của các nhà thực hành tài chính vi mô. Thành viên của Nhóm Công tác đã thu thập ý kiến đóng góp thông qua thư điện tử về vấn đề dự thảo và thực hiện Thông tư. Các chuyến khảo sát thực tế tại

9

Page 10: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

các dự án tài chính vi mô trên khắp cả nước cho đại diện của Ngân hàng Nhà nước đã được tổ chức. Nhóm Công tác đã chia sẻ các tài liệu về chính sách dự án của họ với Ngân hàng Nhà nước để, trên cơ sở những ví dụ và mô hình này, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 28 một cách phù hợp.

Đào tạo và Điều phối các nhà thực hành tài chính vi mô ở Việt Nam.

Nhóm Công tác đã tích cực thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về sự phát triển của lĩnh vực tài chính vi mô và các hoạt động phát triển nghề nghiệp. Tháng 8 năm 2005, hai đại biểu của Nhóm được Quỹ Ford tài trợ đã tham dự Hội nghị Mạng lưới SEEP ở Oasinhtơn và báo cáo lại với Nhóm Công tác về những bài học đúc kết được từ Hội nghị này. Hội nghị tập trung vào xây dựng mạng lưới các tổ chức tài chính vi mô và làm thế nào để tăng cường mối quan hệ trong vấn đề chia sẻ thông tin.

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và Tổ chức Nhi đồng Mỹ (Save the Children US) đã phối hợp với các thành viên của Nhóm Công tác và với Ngân hàng nhà nước về sáng kiến xây dựng một trung tâm đào tạo quốc gia về TCVM tại Việt Nam. Một số chuyến thăm khảo sát tới các trung tâm đào tạo trong nước đã được thực hiện với mục đích xác định đối tác tiềm năng. ILO và Tổ chức Nhi đồng Mỹ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ lâu dài và đủ lớn để thực hiện sáng kiến này.

Những thành viên tham gia vào Nhóm Công tác đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà tài trợ lớn như Quỹ Ford và Ngân hàng phát triển châu Á. Các cuộc họp này nhằm mục đích đưa ra một bức tranh tổng thể cập nhật về hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam và nêu ra những mong đợi của các Tổ chức TCVM và tổ chức phi chính phủ quốc tế đối với sự tham gia của các nhà tài trợ vào các chương trình tín dụng vi mô.

Hội thảo quốc tế về Tài chính vi mô do quỹ CEP phối hợp với Ausaid và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, từ 6-8/6

Một số thành viên từ Nhóm Công tác đã tham gia vào cuộc Hội thảo Quốc tế về Tài chính vi mô do CEP-Ausaid tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo quốc tế này có tiêu đề “Những thành tựu và tiềm năng của Tài chính vi mô việt Nam trong mục tiêu giảm nghèo”, với mục đích chính là nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vấn đề nêu trên, và thảo luận về một số đề tài quan trọng đối với sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam và các nước lân cận. Các thành viên đã cùng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động ở Việt Nam và sự hiểu biết của mình về những phương pháp hoạt động có hiệu quả nhất. Giáo sư Mohamad Yunus đến từ Ngân hàng Grameen đã có bài trình bày tại hội thảo. “Giảm một nửa tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2015” do Giáo sư Mohamad Yunus, sáng lập viên của Ngân Ngân hàng Grameen, Bangladesh trình bày. Giáo sư Mohamad Yunus được thừa nhận là người sáng lập ra lý thuyết tài chính vi mô. Bài trình bày của ông tại Hội thảo tập trung vào việc sử dụng tài chính vi mô

10

Page 11: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

như là một công cụ trong việc giảm nghèo và trong việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Giáo sư Yunus đã chia sẻ sự hiểu biết của mình về vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với việc giảm nghèo, trong bối cảnh những chính sách về quy chế và tài chính đang được dự thảo nhằm đưa các Tổ chức Tài chính Vi mô vào khuôn khổ pháp luật.

Hội thảo của Ngân hàng Nhà nước về Nghị định 28 cho khu vực miền Bắc từ 3-5/8/2005.

Hội thảo khu vực miền Bắc là một diễn đàn để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phổ biến thông tin về Nghị định 28 và tác động của Nghị định đối với các chương trình tài chính vi mô. Tại hội thảo, Nghị định đã được giới thiệu tới chính quyền các tỉnh và các nhà cung cấp vốn ở các tỉnh, tạo cơ hội cho các bên quan tâm tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho Nghị định. Các thành viên của Nhóm Công tác tham gia hội thảo đã chia sẻ nhận thức của mình về Hội thảo với Nhóm Công tác.

Phương hướng hoạt động 2006

Trong năm tới, Nhóm Công tác về Tài chính Vi mô sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 28. Trong quá trình này, Nhóm Công tác sẽ đóng vai trò diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm trong việc chuyển đổi sang các tổ chức tài chính vi mô.

Nhóm Công tác sẽ tiếp tục xuất bản Bản tin Tài chính vi mô hai lần một năm. Nội dung của Bản tin sẽ do các nhà tài trợ, các tổ chức tổ chức tài chính vi mô trong nước và tổ chức phi chính phủ tham gia vào hoạt động TCVM, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tài chính vi mô cung cấp.

Nhóm công tác mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng thể của Nhóm. Một nghiên cứu đánh giá do Mạng lưới SEEP thực hiện vào đầu năm tới sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến việc mở rộng hơn nữa hoạt động của Nhóm Công tác và giúp thu hút thêm sự ủng hộ về mặt tài chính cho hoạt động điều phối trong lĩnh vực này. Các thành viên tham gia vào Nhóm Công tác sẽ cùng xây dựng kế hoạch làm việc về vấn đề mở rộng phạm vi hoạt động, bao gồm cả khả năng bố trí một nhân viên chuyên trách để điều phối tốt hơn cho các cuộc họp và hoạt động của Nhóm.

Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các thành viên tham gia trong Nhóm nhằm hỗ trợ cho việc thành lập mạng lưới bền vững của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. Việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức tài chính vi mô trong nước trong Nhóm Công tác sẽ là mục tiêu chính trong năm tới để góp phần thực hiện mục đích dài hạn này.

===================================

11

Page 12: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm làm việc về cấp nước sạch và vệ sinh (WSS WG)www.ngocentre.org.vn/wgNhóm Làm việc về cung cấp nước và vệ sinh là nhóm mới được thành lập năm 2003, với mục tiêu xúc tiến các dịch vụ về nước và vệ sinh được thực hiện ở Việt Nam. Những người tham gia chủ yếu từ các TCPCPNN và các nhà tài trợ song phương, mạng lưới của Liên Hợp quốc và Chính phủ Việt Nam.

Tất cả những người tham gia chia sẻ các mục tiêu, chương trình chung về góp phần vào một lĩnh vực chung cấp đầy đủ và hiệu quả nước và vệ sinh ở Việt Nam.

Nhóm này gặp nhau hai tháng một lần với chương trình làm việc tập trung vào chủ đề cụ thể.Các chủ đề tập trung vào đánh giá môi trường, các mô hình nhà vệ sinh phù hợp, lắp đặt bơm tay, các hệ thống lọc nước, các chương trình truyền thông, đấu thầu xây dựng, các hội sử dụng nước, các báo cáo mới nhất, lập kế hoạch của Chính phủ và các số liệu liên quan. Mục tiêu tổng thể của nhóm làm việc về cung cấp nước và vệ sinh là nâng cao các dịch vụ về nước và vệ sinh cho dân số ở cả thành thị và nông thôn

Mục đích trên được cụ thể hóa bằng những mục tiêu chính như sau:

i. Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin liên lạc giữa các tổ chức thành viên, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các đại sứ quán, các nhà tài trợ, các đối tác địa phương và các cơ quan có thẩm quyền của chính

ii. Tạo ra một diễn đàn để thảo luận các vấn đề về chương trình thực hiện iii. Tăng cường các dữ liệu về lĩnh vực cung cấp nước sạch và vệ sinh tại Việt Namiv. Hợp tác và chia sẻ kỹ thuật chuyên ngành về các vần đề về cung cấp nước sạch và vệ sinh v. Tăng cường những tác động của những hoạt động về cung cấp nước sạch và vệ sinh

vi. Chia sẻ thông tin về chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh và nâng cao hiểu biết về các vấn đề liên quan đến chính sách.

vii. Đóng góp cho việc xây dựng chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh

Nhóm làm việc này do một nhóm chủ chốt gồm 4 tổ chức thành viên điều phối, nhóm này do các thành viên tham gia nhóm lựa chọn hàng năm. Một tổ chức thành viên trong nhóm sẽ được lựa chọn là đầu mối cho cả nhóm, đóng vai trò chủ tịch điều phối các hoạt động của nhóm. Từ năm 2003 Tổ chức Nhà thờ thế giới (CWS) được lựa chọn là đầu mối cho nhóm này.

Các hoạt động chính của WASS trong năm 2005

1. Chủ đề năm 2005 - Input into the Joint Government-Donor Review of the RWSS sector- Participation in the follow up of the Joint Sector Review in particular the RWSS

Partnership

12

Page 13: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

- Coordination around the Theme of School Sanitation, Hygiene, and Water- Best practice discussions around the topics of social marketing of sanitation,

environmental assessments, and decentralized water use

trang dau

1. Các cuộc họp chuyên đề do Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh (WSS WG) tổ chức trong năm 2005:

Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh cam kết tăng cường chia sẻ thông tin trong nghành. Trong năm 2005 đã có 3 cuộc họp chính thức và một cuộc họp nhóm nhỏ được tổ chức.

Cuộc họp Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh, 3/6/ 2005Cuộc họp có 2 bài trình bày. Jens Rydder và Kim Patrick có bài trình bày về tài liệu thảo luận “Đối tác cung cấp nước sạch và vệ sinh giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tổ chức phi chính phủ quốc tế”. Tài liệu thảo luận các cơ cấu tổ chức có thể áp dụng cho việc quản lý nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh mới này. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghành nước sạch và vệ sinh, vai trò của các tổ chức phi chính phủ được nhấn mạnh. Tài liệu còn nhấn mạnh các tổ chức phi chính phủ nên phối hợp cùng nhau để nâng cao năng lực thay vì mỗi tổ chức chỉ tập trung vào các dự án riêng lẻ của mình. Bài trình bày thứ 2 là của PLAN và UNICEF, cập nhật thông tin và kết quả “Cuộc họp giữa UNICEF, CERWASS và các tổ chức phi chính phủ quốc tế”. Các vấn đề khác như đánh giá tác động môi trường và tăng cường năng lực cho Đối tác được đưa ra thảo luận trong cuộc họp.

Cuộc họp nhóm chuyên đề “Vệ sinh và nước trong trường học”, 22/7/2005Cuộc họp qui tụ các cán bộ làm việc trong lĩnh vực phát triển quan tâm tớI các dự án về vệ sinh và nước sạch trong trường học tạI Việt Nam. Cuộc họp diễn ra trong 1 ngày và do PLAN làm chủ toạ. TạI cuộc họp đã có nhiều bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm từ các chương trình đang được triển khai và những bài học kinh nghiệm bổ ích. Cụ thể có các bài trình bày sau:- “Đánh giá hiệu quả các chương trình do UNICEF thực hiện, hỗ trợ cung cấp nước

sạch và vệ sinh trong các trường tiểu học, mẫu giáo và trung tâm giữ trẻ”, UNICEF.- “Xử lý nước MEDRIX UV”, PTTH. Thay mặt Chương trình phát triển nước an toàn

của tổ chức MEDRIX, PTTH đã có bài trình bày về hệ thống xử lý nước UV tạI cộng đồng,

- “Tẩy trùng nước an toàn PSI”, NDD. Bài trình bày giớI thiệu sản phẩm tẩy trùng nước do tổ chức Population Services International (một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền y tế xã hộI) đã giớI thiệu ở nhiều nước trên thế giới dưới tên gọi Bảo vệ nguồn nước.

- “Thiết kế hệ thống nước sạch và vệ sinh tại các trường học”, CCF Australia. Bài trình bày mô tả các bước CCF đã thực hiện: xem xét, nghiên cứu hệ thống nước sạch và vệ sinh hiện có tại các trường, thu thập ý kiến đóng góp từ người sử dụng, nghiên cứu và

13

Page 14: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

đưa ra các giải pháp lựa chọn, thu thập ý kiến phản hồi, thiết kế cuối cùng và đưa vào thử nghiệm.

- “Sự tham gia của trẻ em vào hoạt động nước sạch và vệ sinh trong trường học”, CGFED. Bài trình bày mô tả dự án của CGFED (do Tổ chức phát triển Đức và GTZ tài trợ), tập trung vào nâng cao nhận thức và hành vi vệ sinh của trẻ em, và xây dựng vệ sinh sinh thái

Cuộc họp Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh, 19/8/2005Tại cuộc họp định kỳ này có 2 bài trình bày. Bài thứ nhất do Jaime Frais, tổ chức IDE Việt Nam trình bày mang tên “Xây dựng cở sở vật chất và thói quen vệ sinh xã hộI”. Bài thứ 2 do Lutz Meyer, tổ chức BORDA trình bày vớI tiêu đề “Quản lý phân cấp kỹ thuật đốI vớI hệ thống cung cấp nước”.Cuộc họp đã đi vào thảo luận vấn đề cơ sở vật chất và thói quen vệ sinh trong các trường học và thảo luận thêm về ý tưởng thành lập “nhóm nhỏ” chuyên đi sâu về vấn đề này. Cuộc họp đề xuất cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, và tái bản lần 2 Tài liệu tham khảo các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong nghành nước sạch và vệ sinh .

Cuộc họp Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh, 28/10/2005Cuộc họp thảo luận các nội dung cập nhật về nhóm làm việc Bộ Nông nghiệp trong quá trình xây dựng Đối tác cung cấp nước sạch và vệ sinh. Jens Rydder, CERWASS có bài trình bày ngắn về việc xây dựng Đối tác, tập trung vào các ý kiến về cơ cấu và thành phần Đối tác. Cuộc họp cũng thảo luận vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong Đối tác với tư cách vừa là nhà tài trợ, vừa là cơ quan được nhận tài trợ. Các tổ chức phi chính phủ sẽ đóng góp kinh nghiệm làm việc thực tiễn, đặc biệt trong việc hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số và người chịu thiệt thòi. Nguyễn Thanh Hiền, UNICEF sau đó đã có bài trình bày tóm tắt về nghiên cứu quốc gia về cơ sở vật chất và thói quen vệ sinh. Cuối cùng cuộc họp thảo luận việc xuất bản tài liệu tham khảo nghành nước sạch và vệ sinh của các tổ chức phi chính phủ.

2. Các hoạt động khác

Đóng góp cho Bản đồng đánh giá nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh giữa Chính phủ-Nhà tài trợ (Joint Government-Donor Review)Năm nay, Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh đã phối phợp chặt chẽ với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng tham gia vào hoạt động đánh giá nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh giữa Chính phủ - Nhà tài trợ. Việc đánh giá diễn ra vào đầu năm 2005 và kết thúc vào tháng 9 năm 2005. Trong quá trình đánh giá, đã diễn ra hàng loạt các cuộc hội thảo và kết thúc quá trình đánh giá các báo cáo tổng kết đều được chia sẻ với các tổ chức phi chính phủ thông qua nhóm làm việc. Tháng 6 vừa qua, các thành viên của Nhóm làm việc đã phối hợp cùng nhau đóng góp ý kiến cho Bản tóm tắt đề xuất sau khi tiến hành đánh giá nghành. Những nhận xét và ý kiến đóng góp này được nhóm đánh giá và Bộ Nông Nghiệp đánh giá cao. Các tổ chức phi chính phủ còn tham gia vào các hoạt động tiếp theo trong quá trình thiết kế Đối tác cung cấp nước sạch và vệ sinh.

14

Page 15: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Tham gia nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG), Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônTiếp theo sự tham gia và hợp tác tích cực giữa các tổ chức phi chính phủ, Bộ Nông Nghiệp, CERWASS, các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh được yêu cầu cử một đại diện tham gia vào Nhóm hỗ trợ quốc tế ISG của Bộ Nông Nghiệp và đại diện cho các tổ chức phi chính phủ trên các diễn đàn cung cấp nước sạch và vệ sinh. Đại diện nhóm sẽ lần lượt tham gia các cuộc họp và báo cáo kết quả thảo luận tại cuộc họp thường kỳ của nhóm.

Nâng cao chất lượng Tài liệu tham khảo các tổ chức hoạt động trong nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh Tháng 10 vừa qua, Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh quyết định đã đến lúc cần cập nhật danh sách các tổ chức, các cơ quan hoạt động trong nghành. Năm 2004, Nhóm làm việc đã xuất bản lần đầu tiên Tài liệu tham khảo các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và vệ sinh vớI 26 trong số 49 tổ chức phi chính phủ đang hỗ trợ nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh cùng các thông tin chi tiết về các hoạt động tương ứng các tổ chức đang tiến hành. Danh sách các tổ chức hoạt động trong nghành đã tăng lên đến hơn 100. Công tác cập nhật và chuẩn bị tài liệu đang được tiến hành. Định hướng cho năm 2006

Trong năm tới, Nhóm làm việc cung cấp nước sạch và vệ sinh sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin giữa các tổ chức hoạt động trên các vấn đề liên quan đến nghành cung cấp nước sạch và vệ sinh. Dự kiến những chuyên đề thảo luận sẽ bao gồm: nước và giảm nhẹ thiên tai, chi phí xây dựng, và cơ sở vật chất vệ sinh nông thôn hiệu quả. Nhóm chuyên đề về nước, cơ sở vật chất và thói quen vệ sinh sẽ tiếp tục là đầu mối trong các cuộc thảo luận và trao đổi kinh nghiệm.

======================================

15

Page 16: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm công tác về Quản lý Nguồn tài nguyên thiên nhiên và Phát triển nông nghiệp bền vững (SANRM WG ) www.ngocentre.org.vn/wg

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể từ khi thực thi chiến lược “đổi mới” (bắt đầu vào năm 1986), nhưng ở lĩnh vực Quản lý Nguồn tài nguyên thiên nhiên và Phát triển nông nghiệp bền vững vẫn còn tồn tại một số vấn đề và thách thức. Hiện nay, 77% dân số và 90% người nghèo sống ở các khu vực nông thôn. Thu nhập của người dân nông thôn có đến 70% là từ các hoạt động nông nghiệp. Thêm vào đó, những thách thức còn bao gồm tỉ lệ đói nghèo cao ở cộng đồng các dân tộc thiểu số, môi trường nông thôn xuống cấp, mất dần những cánh rừng nguyên sinh và sự đa dạng về sinh học, và chưa đề cập nhiều đến những người nông dân nghèo sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì những lý do này mà vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn là những nội dung thiết yếu trong Chiến lược phát triển và Xóa đói giảm nghèo tổng thể (viết tắt là CPRGS) của chính phủ Việt Nam, và trong Bản dự thảo phát triển kinh tế -xã hội (SEDP) giai đoạn 2006-2010.

Xét đến khả năng có thể đóng góp cho việc cải thiện nguồn sinh kế và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và cả người dân nghèo nông thôn, Nhóm công tác về Quản lý Nguồn tài nguyên thiên nhiên và Phát triển nông nghiệp bền vững (gọi tắt là SANRM WG) đã được thành lập năm 1998 dưới sự chỉ đạo của VUFO -NGO Resource Centre. Nhóm này là sự tiếp nối một nhóm công tác trước đây về “Phát triển bền vững và phát triển nông lâm nghiệp”. Thông qua việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, các đơn vị tham gia nhóm hướng tới việc nâng cao chất lượng và ảnh hưởng của những công việc mà họ làm trong lĩnh vực này, chỉ ra những cơ hội có thể hợp tác về các vấn đề mang tính chiến lược và thực tiễn, đẩy mạnh đối thoại chính sách với các cơ quan hữu quan của chính phủ, các tổ chức tài trợ và các tổ chức trong nước và quốc tế khác.

Một loạt các tiểu nhóm cũng đã được thành lập để hỗ trợ hơn nữa các hoạt động thảo luận và hợp tác về các vấn đề chuyên môn, như Khuyến nông, Sản xuất hạt giống, và ảnh hưởng tiềm tàng của việc Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đối với các hộ nghèo trong lĩnh vực Quản lý Nguồn tài nguyên thiên nhiên và Phát triển nông nghiệp bền vững (gọi tắt là SANRM).

Mục đích tổng quát của SANRM WG là Cải thiện nguồn sinh kế của những người sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách nâng cao chất lượng và ảnh hưởng của các công việc mà các Tổ chức phi chính phủ quốc tế (gọi tắt là INGO) đã làm trong lĩnh vực này, đồng thời đẩy mạnh tác động của các trợ giúp phát triển của các thành viên trong nhóm, để cuối cùng, xây dựng năng lực cho các nông dân hay công nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Mục đích này được phản ánh trong các mục tiêu chủ yếu sau đây:

16

Page 17: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

i. Giúp những người tham gia nhóm có thêm kiến thức về những kinh nghiệm thành công ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

ii. Đóng góp cho việc đẩy mạnh và thảo luận về SANRM ở Việt Nam.iii. Khởi xướng và đẩy mạnh các hoạt động chung giữa các thành viên của nhóm.iv. Đẩy mạnh các hoạt động chung về các vấn đề thực tiễn và chiến lược mà các

thành viên của nhóm đã phân định ra để tạo nên nơi gặp gỡ cho các đối thoại về chính sách giữa các cơ quan hữu quan của chính phủ và các đơn vị, tổ chức tài trợ.

Các cuộc họp và các hoạt động khác do Nhóm nòng cốt phối hợp, nhóm này được các đơn vị thành viên lựa chọn ra, dựa trên Kế hoạch hoạt động hàng năm. Thành viên của Nhóm nòng cốt cũng được bầu ra hàng năm và một thành viên trong nhóm này được bầu làm thư ký với vai trò hoạt động tích cực hơn trong việc phối hợp các hoạt động của Nhóm công tác. Trung tâm tình nguyện quốc tế Nhật Bản giữ vai trò thư ký cho năm 2005.

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

Những nội dung chính trong năm 2005- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho nông dân làm việc ở Việt Nam- Chia sẻ thông tin và thu thập thông tin đầu vào cho bản dự thảo Luật Bảo vệ Đa

dạng thực vật - Chia sẻ thông tin và thu thập thông tin đầu vào và những bình luận về tiến trình gi

nhập WTO của Việt Nam- Tiến hành khảo sát về các khoản bao cấp (Tiểu nhóm về khuyến nông vì người

nghèo)

1. Các cuộc họp theo chủ đề do SANRM WG tổ chức năm 2005

“Phân bón giá trị cao, giá thành thấp” tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 2005Bài phát biểu của Phạm Văn Thành, từ tổ chức CCDR đã giới thiệu những biện pháp cải tiến giúp bà con nông dân tự sản xuất loại phân bón có giá thành chấp nhận được và cho năng suất cao.

Họp toàn thể nhóm công tác, tổ chức ngày 14 tháng 6 năm 2005Nhóm nòng cốt đã cập nhật thông tin về các hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giới thiệu ra mắt Tiểu nhóm về Khuyến nông vì người nghèo và trình bày kế hoạch công tác cho năm 2005. Cuộc họp tập trung vào chia sẻ kinh nghiệm hoạt động.

Họp toàn thể nhóm công tác, tổ chức ngày 6 tháng 9 năm 2005Bà Floriane Clement đã trình bày về “Các câu chuyện khoa học và chính sách: cần có một phương thức quản lý đất đai hữu dụng ở Việt Nam”. Bài tham luận đã nêu bật sự cần thiết phải áp dụng một phương thức tổng thể và hữu dụng khi giải quyết các vấn đề về thoái hoá đất đai và đưa ra hướng dẫn cho công tác hoạch định chính sách. Các thành

17

Page 18: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

viên trong nhóm đã chia sẻ ý kiến của cá nhân bà và cùng thảo luận một bản cam kết hỗ trợ để chuẩn bị cho nội dung cuộc họp của nhóm.

Họp toàn thể nhóm công tác, tổ chức ngày 29 tháng 11 năm 2005Ông Phạm Quang Duy và bà Phạm Thị Thanh Hoa đã trình bày tham luận về “Tăng cường tác động của dự án và năng lực khoa học thông qua công tác đánh giá đang triển khai”, do DOST-MARD/DPI Australia thực hiện. Dự án này nhằm đưa ra hướng dẫn về Giám sát và Đánh giá cho Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (gọi tắt là MARD).

2. Các hoạt động khácChia sẻ thông tin và các nguồn lực thông qua trang Web và thư điện tửTrong năm 2005, SANRM WG đã mở rộng phạm vi chia sẻ thông tin về lĩnh vực SANRM. Công việc này được tiến hành bằng cách lập ra một danh sách địa chỉ những cá nhân quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến các hoạt động SANRM ở Việt Nam và chỉnh sửa lại trang web của SANRM WG để có thể đưa thêm vào các nguồn lực hiện có và lập danh sách các sự việc. Các công việc này đóng vai trò là công cụ để tạo điều kiện truy cập tốt hơn kinh nghiệm của các chuyên gia khác cũng đang làm việc tại Việt Nam.

Phương hướng cho năm 2006Trong năm tới, SANRM WG sẽ tiếp tục khai thác sự trao đổi thông tin giữa các tổ chức cùng làm việc về các vấn đề liên quan đến SANRM. Công tác này sẽ được thực hiện thông qua các phiên họp và thảo luận được tổ chức thường xuyên, đề cập đến các chủ đề đa dạng như tiếp cận thị trường, tác động của môi trường, v.v.

SANRM WG cũng dự định sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm công tác khác, đặc biệt là Nhóm công tác về đồng bào dân tộc thiểu số.

======================================

Nhóm công tác về chất độc da cam (gọi tắt là AOWG)http://www.ngocentre.org.vn/wg

Việc quân đội Mỹ đã gieo rắc hàng triệu ga -lon thuốc trừ cỏ khắp miền nam Việt Nam trong những năm 1961-71 đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người. Ba mươi năm đã trôi qua từ khi kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng những tác hại của thuốc trừ cỏ (thường được gọi chung bằng cái tên cho loại hoá chất gieo rắc phổ biến nhất là Chất độc da cam) vẫn là vấn đề pháp lý mấu chốt chưa được giải quyết về cuộc chiến tranh này, và là vấn đề gây tranh cãi trong tiến trình phát triển và các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Nhóm công tác về chất độc da cam, được thành lập tháng 7 năm 2004, là một trong vài nhóm công tác dưới sự chỉ đạo của VUFO -NGO Resource Centre. Đây là sáng kiến của một số tổ chức thành viên quốc tế của Resource Centre. Bất cứ INGO nào, các cơ quan liên quan của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong và ngoài nước nào có quan tâm đến vấn đề này đều có thể tham gia nhóm.

18

Page 19: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Mục đích tổng quát của AOWG là Cải thiện cuộc sống của những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam bằng cách tăng cường sự trợ giúp phát triển từ các thành viên của nhóm, sự hỗ trợ tài chính của các INGO đang thực hiện các dự án nhằm giải quyết vấn đề pháp lý của chất độc da cam và cung cấp trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân chiến tranh.

Mục đích này được phản ánh trong các mục tiêu chủ yếu sau đây:

i. Chia sẻ thông tin và quan điểm về các dự án của INGO và các sáng kiến của Việt Nam và quốc tế liên quan đến chất độc da cam.

ii. Tăng cường sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm về phạm vi và tính đa dạng của các vấn đề liên quan đến chất độc da cam.

iii. Tăng cường giao tiếp và tạo ra không gian cho các nhóm hữu quan làm việc ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể gặp gỡ và thảo luận các sự việc hiện đang xảy ra và môi trường đang thay đổi xung quanh vấn đề chất độc da cam.

Hoạt động của nhóm công tác này do một chủ toạ điều phối. Vị trí này có thể luân phiên hàng năm. Hiện nay nhóm đang được trợ giúp bằng Quỹ Hoà giải và Phát triển.

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

Những nội dung chính trong năm 2005

- Cung cấp thông tin về vụ kiện của Hiệp hội các nạn nhân chất độc da cam / Đi -ô-xin của Việt Nam (VAVA) chống lại các nhà sản xuất chất độc da cam.

- Phổ biến thông tin về các hoạt động phát triển liên quan đến các nạn nhân chất độc da cam.

- Lập danh sách các tổ chức và cá nhân quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của vụ việc chất độc da cam.

- Mời các diễn giả của chính phủ Việt Nam, tổ chức quốc tế và các sứ quán.

1. Các cuộc họp theo chủ đề do AOWG tổ chức trong năm 2005

Cuộc họp nhóm, tổ chức ngày 4 tháng 2 năm 2005Ông Mai Thế Chinh, trưởng Ban tuyên truyền của VAVA, đã cho chiếu một bộ phim dài 30 phút mang tên “Chất độc da cam / Đi -ô-xin và Quyền được sống” do VAVA sản xuất. Bộ phim đã phản ánh tình hình sinh sống của những người cho là bị nhiễm chất độc da cam và cuộc sống của gia đình họ.

Cuộc họp nhóm, tổ chức ngày 7 tháng 4 năm 2005Cuộc họp báo cáo lại “Tuyên bố của INGO về trợ giúp những người bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam”. Susan Hammoth, cán bộ Quỹ Hoà giải và Phát triển, đã trao đổi tình hình trợ giúp của quốc tế liên quan đến chất độc da cam.

19

Page 20: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Cuộc họp nhóm, tổ chức ngày 2 tháng 6 năm 2005Tham luận của các ông Đào Xuân Lai (UNDP) và Nguyễn Anh Tuấn (VEPA) về sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp ước các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP) và sự liên quan đến chất độc da cam. Tiếp đó tiến sĩ Trần Huy Thông (RDH) trình bày về sự hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam ở tỉnh Hà Tây. Tổ chức của ông đang làm việc ở 3 xã huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, và dự định sẽ áp dụng kinh nghiệm của họ ra các nơi khác nữa.

Cuộc họp nhóm, tổ chức ngày 4 tháng 8 năm 2005Tiến sĩ Marie Sweeney, tuỳ viên Sức khoẻ của đại sứ quán Mỹ, trình bày tổng quan về các nỗ lực đang triển khai nhằm tập huấn kỹ thuật cho công tác khắc phục các vùng bị nhiễm chất hoá học ở Việt Nam.

2. Các hoạt động khác

Chuyên môn về pháp lý và kỹ thuậtAOWG đã cung cấp những chuyên môn kỹ thuật cơ bản và các chỉ dẫn về vụ kiện của VAVA thay mặt do các nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam khởi tố tại Toà án liên bang New York, quận Brooklyn năm 2004. Vụ kiện bị bãi bỏ tháng 3 năm 2005 và việc kháng cáo đang bị trì hoãn. Nhóm công tác đã gây ảnh hưởng trong việc chia sẻ quan điểm và chiến lược, tư vấn cho các phương tiện đại chúng của Việt Nam và quốc tế.

Hỗ trợ nạn nhân chất độc da camThông qua AOWG, đã thu thập hơn 100 chữ ký cho bản tuyên bố của INGO về hỗ trợ nhân đạo cho những người bị nhiễm chất độc da cam. Tuyên bố này đã thu hút sự chú ý và quan tâm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chia sẻ thông tin và các nguồn lực thông qua trang Web và thư điện tửTrong năm 2005, AOWG đã mở rộng chia sẻ thông tin về những người bị nhiễm chất độc da cam. Các công việc này của nhóm đóng vai trò là công cụ để tạo điều kiện truy cập tốt hơn kinh nghiệm của các chuyên gia khác và các cá nhân khác cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

Ma trận các hoạt động liên quan đến chất độc da cam ở Việt NamNhóm công tác đã duy trì một ma trận luôn được cập nhật có tên ‘Chất độc da cam và Chất độc đối với môi trường’, về các dự án có liên quan ở Việt Nam năm 2005. Ma trận này phân định rõ tổ chức, dự án, cá nhân nào đang làm việc trong lĩnh vực gì, địa bàn hoạt động ở đâu, cùng với những bản mô tả ngắn gọn.

Phương hướng cho 2006Trong năm tới, AOWG sẽ tiếp tục khai thác sự trao đổi thông tin giữa các tổ chức cùng làm việc về những vấn đề liên quan đến các nạn nhân chất độc da cam.

20

Page 21: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm làm việc về bom mìn (gọi tắt là LWG) http://www.ngocentre.org.vn/wg

Cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề với những bom mìn /các vật liệu chưa nổ còn cài đặt khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Trong nỗ lực hợp tác nhằm đạt được một môi trường không gây ảnh hưởng cho người Việt Nam, Nhóm công tác về rà phá bom mìn của Việt Nam trực thuộc Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ (NGO RC) đã được thành lập năm 1995. Mục đích là tạo ra một diễn đàn cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) và các đối tượng liên quan khác cùng đến với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, trình bày những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và thảo luận những nội dung có thể phối hợp được trong tương lai ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức thành viên bao gồm khảo sát và rà phá bom mìn, trợ giúp và phục hồi những người sống sót từ các vụ nổ bom mìn, giáo dục về nguy cơ từ các bãi mìn, và các chương trình phát triển hoà nhập khác, trong đó có các sáng kiến về tái định cư.

LWG tận tâm với việc đẩy mạnh sự phối hợp giữa các INGO và các đối tượng liên quan làm việc ở các lĩnh vực khác nhau về phá mìn, và cố gắng đạt được những mục tiêu chính sau đây:

i. Hỗ trợ việc thông tin liên lạc giữa các tổ chức về rà phá mìn để khuyến khích sự hợp tác, hiểu biết và những nỗ lực trợ giúp lẫn nhau của các thành viên LWG trong các hoạt động của chương trình

ii. Phổ biến các thông tin thích hợp giữa các tổ chức thành viêniii. Trợ giúp việc tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa các INGO, các nhà tài trợ,

các đại sứ quán, các đối tác trong nước và các cơ quan chính quyền liên quan của Việt Nam

iv. Mang đến cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn một diễn đàn đại diện được công nhận để cùng thảo luận các vấn đề của chương trình và xây dựng một hồ sơ các hoạt động rà phá bom mìn ở Việt Nam

v. Là một địa chỉ tham khảo cho các đơn vị quan tâm tìm kiếm thông tin và tư vấn về các chương trình và các hoạt động rà phá bom mìn ở Việt Nam

vi. Hợp tác và chia sẻ các chuyên môn kỹ thuật và các bài học thu được giữa các thành viên LWG

vii. Tăng cường các hoạt động như lễ kỷ niệm, gặp gỡ, hội thảo và tập huấn giữa các thành viên LWG và các đơn vị khác ở chỗ nào thích hợp

Các tổ chức thành viên đã cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu và soạn thảo báo cáo, tài trợ cho các đại biểu Việt Nam đi dự các cuộc hội nghị trong khu vực và quốc tế, trợ giúp các hoạt động rà phá bom mìn, và tham gia vào các dự án phát triển sau đó ở các vùng đã sạch bom mìn. Đã tổ chức các cuộc thảo luận với các cơ quan và các bộ của Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức về vấn đề, xây dựng các chính sách quốc gia hiệu quả hơn, tổng thể hơn để phối hợp các hoạt động rà phá bom mìn và xử lý những tác hại của bom mìn cài đặt chưa phát nổ ở Việt Nam.

21

Page 22: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Điều phối hoạt động của LWG là một vị chủ toạ, được bầu ra trong số các tổ chức thành viên. Năm 2005, chủ toạ LWG là Hội cựu chiến binh của Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam (VVAF).

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

Những nội dung chính trong năm 2005

- Cùng tiến hành khảo sát và đánh giá các loại bom mìn cài đặt / UXO với những thông tin đầu vào và kinh nghiệm của các thành viên LWG

- Hợp tác để đảm bảo rằng việc rà phá bom mìn được triển khai khắp đất nước. - Phối hợp và chia sẻ ý tưởng về giáo dục các nguy cơ từ bom mìn / UXO ở Việt Nam.- Hợp tác để đảm bảo rằng những sự hỗ trợ, vật chất và tinh thần, được gửi đến tay

những người sống sót do mìn nổ.

1. Các cuộc họp hàng quý do LWG tổ chức trong năm 2005

LWG tổ chức các cuộc họp hàng quý để cập nhật cho tất cả các thành viên biết các hoạt động đã diễn ra trong 3 tháng qua và kế hoạch cho 3 tháng tiếp theo. Năm 2005 đã diễn ra 3 cuộc họp: cuộc họp thứ nhất tổ chức ở Hà Nội vào tháng Giêng, cuộc họp thứ hai do LSN, MAG và CPI đồng tổ chức ở tỉnh Quảng Bình và cuộc họp thứ ba diễn ra ở Hà Nội. Cuộc họp cuối cùng dự kiến tổ chức ở Huế, ngày 2 tháng 12 do AVI đứng ra chủ trì.

Trong các cuộc họp này, các thành viên LWG đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong các dự án hay chương trình, nêu đề xuất cho các vấn đề cụ thể và thảo luận xem làm thế nào để LWG có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong việc trợ giúp rà phá bom mìn ở Việt Nam.

Cần có một sự hợp tác và phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa các thành viên LWG để các hoạt động của LWG có hiệu quả hơn và có lợi ích nhiều hơn, xuất phát từ thực tế là còn thiếu một sự phối hợp hiệu quả trong các hoạt động rà phá bom mìn do các tổ chức thành viên tiến hành.

Nâng cao sự quan tâm và công nhận của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đối với công việc mà LWG đang làm ở Việt Nam để có thêm các cơ hội tài trợ kinh phí và cho phép mở rộng các hoạt động rà phá bom mìn sang các tỉnh khác ngoài các tỉnh miền Trung

Cần duy trì việc chia sẻ thông tin để trợ giúp cho các hoạt động rà phá bom mìn do từng thành viên LWG tiến hành ở các vùng còn có bom mìn cài đặt / UXO, các vùng có nạn nhân và các vùng đã rà phá bom mìn, v.v.

Việc xây dựng một hệ thống quốc gia ghi chép lại trường hợp nạn nhân của bom mìn / UXO là một vấn đề gay cấn, đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức hoạt động tích cực trong lĩnh vực cứu trợ những người sống sót sau các vụ nổ bom mìn. Đã có đề xuất là cần có một đơn vị Trung ương thực hiện công tác này thông qua hệ thống báo cáo từ tất cả các cấp hành chính về các tai nạn do bom mìn. Những thông tin này sẽ được lưu vào một cơ sở dữ liệu và được chia sẻ với những đối tượng liên quan cần có chúng cho các hoạt động trợ giúp ở Việt Nam. Đã có

22

Page 23: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

một hệ thống tương tự được xây dựng và hoạt động ở Cam -pu-chia (có tên CMVIS), và hệ thống này đã là một cơ sở thông tin rất tốt cho công tác rà phá bom mìn ở Cam -pu-chia. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thiết lập Hệ thống giám sát các nạn nhân ở các cấp huyện và cấp xã. Dựa vào hệ thống này, bất cứ một tai nạn nào xảy ra sẽ được báo cáo thông qua kênh xã/ huyện và lưu trữ ở cơ sở dữ liệu cấp Trung ương. Tuy nhiên, hệ thống này hiện nay chỉ được lắp đặt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà thôi. Thông tin về hệ thống này do UNICEF cung cấp (Hỏi chị Y Duyên ở địa chỉ [email protected]). Trong một số dự án khác, (RENEW), người ta đã dự định thiết lập một đường dây nóng tại văn phòng điều phối. Thông tin nhận được qua văn phòng này cũng có thể được lưu trữ vào cơ sở sữ liệu và sau đó sẽ có thể tiến hành những hành động cần thiết. Mong rằng chính phủ sẽ sớm phê chuẩn kế hoạch này.

Xây dựng năng lực cho các nguồn lực của Việt Nam, đặc biệt là quân đội để chuyển giao chiến lược rà phá bom mìn dài hạn ở Việt Nam với sự trợ giúp về kỹ thuật của các NGO (huấn luyện, cơ sở dữ liệu)

2. Các hoạt động khác

Các tổ chức thành viên LWG khảo sát và đánh giá bom mìn / các vật liệu chưa nổTheo một hiệp định đã ký với Bộ Quốc phòng của Việt Nam về tiến hành khảo sát bom mìn / UXO khắp toàn quốc, VVAF đã phối hợp với BOMICEN/Engineering Command, một đơn vị quân đội hoàn tất thắng lợi giai đoạn 1 của dự án “Đánh giá ảnh hưởng và điều tra kỹ thuật về bom mìn / các vật liệu chưa nổ tại Việt Nam”, tiến hành ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Vai trò chính của VVAF trong dự án này là cấp kinh phí và trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng dự án, tập huấn nhân viên, khảo sát địa bàn, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu và tập hợp báo cáo. Dự án đã đưa ra một kết quả phân tích chi tiết các tác động về kinh tế, xã hội của bom mìnậícc vật liệu chưa nổ ở những xã đã khảo sát. Báo cáo cuối cùng cũng đã được in ra và sẵn sàng để phát cho các tổ chức và các đối tượng liên quan.

Các tổ chức thành viên tham gia rà phá các bãi bom mìn / các vật liệu chưa nổ Trong giai đoạn 1 của dự án “Đánh giá ảnh hưởng và điều tra kỹ thuật về bom mìn / các vật liệu chưa nổ ở Việt Nam”, hơn 421 hec -ta đất ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã được dọn sạch bom mìn ở độ sâu 1m và ở một vài nơi là 5 m. Phần lớn diện tích đất đã dọn sạch bom mìn sẽ được dùng cho các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương, bao gồm các hoạt động xây dựng và tái định cư như mở mang trường học, chợ, bệnh viện và các khu dân cư, v.v.

Phương hướng cho năm 2006Nhóm LWG sẽ tiếp tục các hoạt động chống lại việc sử dụng cài đặt bom mìn và trợ giúp vì quyền lợi của những người bị ảnh hưởng vì bom mìn ở Việt Nam. Nhóm cũng muốn cải thiện hiệu suất công tác bằng việc cơ cấu lại bộ máy quản lý và tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Công việc này sẽ được tiến hành thông qua việc tập hợp một cơ sở dữ liệu về các hoạt động đang diễn ra trong lĩnh vực này và thiết lập một diễn đàn cho các nạn nhân bom mìn chia sẻ kinh nghiệm. LWG sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của

23

Page 24: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

chính phủ và cộng đồng về các hiểm họa của việc cài đặt bom mìn nhằm ngăn cản việc sử dụng chúng trong tương lai.

====================================== Nhóm làm việc cho các cán bộ hành chính (gọi tắt là AWG)http://www.ngocentre.org.vn/wg

Nhóm được thành lập để tập hợp các nhà quản trị, các kế toán, các cán bộ quản lý nhân sự cùng trao đổi ý kiến và “các bài học thu được” về cách thức làm thế nào để cải tiến các chính sách phát triển và việc triển khai vì lợi ích của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nhân viên của họ ở Việt Nam. Nhóm này gồm nhân viên phụ trách các lĩnh vực; quản trị hành chính, tài chính và nhân sự cho các văn phòng dự án hay văn phòng đại diện.

Mục tiêu tổng quát của AWG là nâng cao năng lực của các thành viên bằng cách cải thiện tác động của các mô hình tiên tiến về văn phòng và quản trị, và bằng cách tăng cường sự hợp tác của các thành viên, các cơ quan hữu quan của chính phủ và các nhóm khác có liên quan đến công việc.

Mục đích này được thể hiện trong các mục tiêu chính sau đây:i. Chia sẻ và phổ biến thông tin: Tổ chức các cuộc họp hàng quý và một diễn đàn thư

điện tử để thảo luận việc xử lý các vấn đề đột xuất liên quan tới Quản trị văn phòng. AWG phổ biến càng rộng càng tốt những thông tin về các bộ luật, chính sách, các vấn đề hành chính và quy trình tuyển dụng lao động liên quan đến hoạt động của INGO tại Việt Nam.

ii. Cải tiến thực tiễn công việc: Các thành viên trao đổi kinh nghiệm và các bài học thu được hoặc các trường hợp nghiên cứu cụ thể từ thực tiễn công việc để nâng cao tác động (chất lượng và số lượng) của công việc mà họ làm.

iii. Đối thoại chính sách: Chia sẻ giữa các thành viên các trường hợp nghiên cứu cụ thể và các thông tin liên quan đến quản lý dự án hay quản trị văn phòng đại diện mà đã đem lại các cải tiến trong công việc và chính sách phát triển. Điều này sẽ tạo ra môi trường cho đối thoại với các đơn vị của chính phủ và các tổ chức khác.

Một nhóm tự nguyện nòng cốt với khoảng 5 đại diện của cộng đồng INGO sẽ đảm nhận việc điều phối hoạt động của AWG. Nhóm nòng cốt này được lựa chọn hàng năm và đóng vai trò Thư ký /hay Điều phối viên của AWG.

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

Những nội dung chính trong năm 2005- Tổ chức họp hàng quý, do các INGO thành viên tự nguyện đứng ra chủ trì. INGO

chủ trì này sẽ là Thư ký hoặc Điều phối viên cho cuộc họp đã đăng ký đó. - Hợp tác với Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ tiến hành khảo sát về mức

lương từ giữa năm 2004 đến giữa năm 2005.

24

Page 25: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

- Diễn đàn thảo luận tự do với Cục phục vụ Ngoại giao đoàn (DIPSERCO) về các vấn đề như chính sách mới, quy trình hành chính và phúc lợi xã hội cho nhân viên người Việt.

- Tổ chức đối thoại với Ban Viện trợ nhân dân (PACCOM) để chia sẻ và thảo luận về các quy định và sự hỗ trợ của PACCOM, cách thức làm thế nào để xử lý các tình huống đột xuất liên quan đến hoạt động của INGO tại Việt Nam về mặt pháp lý.

- Hợp tác với (NGO RC) để làm việc về chính sách thuế giữ lại hay chi trả cho NGO khi thuê tư vấn.

1. Các cuộc họp theo chủ đề do AWG tổ chức năm 2005

Theo kế hoạch, AWG đã tổ chức các cuộc họp hàng quý theo chủ đề trong năm 2005.

Cuộc họp nhóm tổ chức ngày 20 tháng 1 năm 2005Mục tiêu trước hết của cuộc họp này cập nhật các thông tin hiện tại về việc giữ lại thuế thuê tư vấn và quyết toán hàng năm của thuế thu nhậph cá nhân. Tỉ lệ lạm phát năm 2004 và mức tăng lương cho phù hợp với tỉ lệ này cũng được thảo luận, đồng thời công tác điều tra mức lương cũng được trình bày. Các thành viên chia sẻ ý nghĩ về hợp đồng lao động với tổ chức dựa trên mức lương tổng thể hay mức lương thực nhận (gross/ net) và các loại bảo hiểm không bắt buộc khác cho nhân viên (như bảo hiểm tai nạn), kể cả bảo hiểm đi lại, bệnh tật và tai nạn cho các tư vấn trong nước và quốc tế khi họ đi đến địa bàn dự án.

Cuộc họp nhóm tổ chức ngày 12 tháng 5 năm 2005Chủ đề chính của cuộc họp này là giải quyết các vấn đề về thuế. Tiếp theo một số tham luận không chính thức về các kinh nghiệm của INGO trước đây, các thành viên đã thảo luận các vấn đề khác và các giải pháp cho quản lý văn phòng và lợi ích của bộ máy nhân viên.

Cuộc họp nhóm tổ chức ngày 10 tháng 8 năm 2005Các thành viên đã để riêng một buổi họp về Hỏi và Đáp về thuế thu nhập của tư vấn, phần mềm thư viện, chia sẻ kinh nghiệm về cập nhật trang web văn phòng và xây dựng một mạng lưới kỹ thuật cho AWG.

Cuộc họp nhóm tổ chức ngày 22 tháng 11 năm 2005Cuộc họp này tập trung vào trao đổi kinh nghiệm và thông tin về kiểm toán thuế đã được áp dụng cho INGO ở Việt Nam. Một đơn vị kiểm toán Nhà nước đã chia sẻ ý kiến của họ và “các bài học thu được”. Cuộc họp cũng thảo luận việc tăng mức lương cơ bản trong năm tới.

2. Các hoạt động khác

Phối hợp khảo sát mức lươngCuộc khảo sát mức lương do NGO RC tiến hành với sự ủng hộ của các thành viên AWG đã kết thúc tốt đẹp vào giữa năm 2005. Cuộc khảo sát diện rộng lần này tiến hành với 40 tổ chức và hơn 800 nhân viên. Sử dụng phương pháp dựa trên năng lực của nhân viên, cuộc khảo sát đã khái quát mức lương và các khoản phúc lợi mà các INGO ở Việt Nam

25

Page 26: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

chi cho các nhân viên trong nước, có cả bảng so sánh địa bàn và số nhân viên của mỗi tổ chức.

Diễn đàn thảo luận với DIPSERCOAWG đã chủ trì hai diễn đàn trực tiếp với đại diện các cơ quan Nhà nước để thảo luận các chính sách về phúc lợi xã hội (tổ chức vào tháng 4 năm 2005) và về thuế thu nhập cá nhân (tổ chức vào tháng 11 năm 2005). DIPSERCO là đơn vị đại diện đồng thời là cơ quan quản lý của INGO về các khía cạnh này, đồng thời đóng vai trò là điều phối viên và người trợ giúp. AWG cũng họp với DIPSERCO vào tháng 9 năm 2005 để thảo luận các quy định về quản trị và nhân sự xét đến các yêu cầu để được xem xét và kết nạp vào Đảng Cộng sản. Phương hướng cho năm 2006

Trong năm tới AWG sẽ tiếp tục khai thác trao đổi thông tin giữa các tổ chức làm việc về các vấn đề liên quan tới Quản lý Văn phòng và Hành chính. Sẽ bầu ra Nhóm nòng cốt và xây dựng một danh mục ban đầu các chủ đề có thể được thảo luận và thông qua trong cuộc họp bầu Nhóm nòng cốt, sau đó sẽ chia sẻ với các thành viên AWG thông qua danh sách điện tử để có thêm thông tin đầu vào.

Diễn đàn dành cho người khuyết tật (gọi tắt là DF)www.ngocentre.org.vn/wg

Bộ Lao động và Thương binh xã hội Việt Nam (gọi tắt là MLSA) ước tính rằng xấp xỉ 6% dân số, tương đương với 5 triệu người Việt Nam là những người khuyết tật. Các số liệu thống kê về các mặt từ giáo dục đến tình trạng sức khoẻ, thu nhập, đã khẳng định thực tế đáng báo động về cuộc sống của những người khuyết tật: các vấn đề về khả năng tiếp cận, tham gia và việc bị gạt ra ngoài lề đã khiến những người Việt Nam bị khuyết tật (gọi tắt là PWD) phải chịu đựng sự bất bình đẳng về cả cơ hội và kết quả. Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng chính sách phát triển nhằm đảm bảo những người khuyết tật được hoà nhập vào mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam. Những thành tựu này bao gồm:

- Ban bố Sắc lệnh về người khuyết tật- Ban bố Mã số và Quy chuẩn về truy cập không bị rào cản- Thành lập - Uỷ ban điều phối quốc gia về người khuyết tật (gọi tắt là NCCD)- Ban bố Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako- Đưa các vấn đề về người khuyết tật vào các chương trình xoá đói giảm nghèo ở tất cả

các cấp của chính phủ.

Diễn đàn dành cho người khuyết tật có nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác, phối hợp và thông tin liên lạc tốt hơn giữa các NGO, các tổ chức của những người khuyết tật, và các bộ liên quan của chính phủ. Những nội dung mà diễn đàn đề cập đến bao gồm các dịch vụ chăm sóc và phục hồi sức khoẻ, việc làm, giáo dục riêng biệt và dạy nghề, phòng tránh khuyết

26

Page 27: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

tật, nhận thức của cộng đồng về các vấn đề khuyết tật, và tự do tiếp cận các công trình công cộng.

Mục đích tổng quát của DF là đẩy mạnh quyền của những người khuyết tật và xây dựng một xã hội không có rào cản.

Mục đích này được phản ánh trong những mục tiêu chính sau đây:i. Tăng cường thông tin liên lạc, phối hợp và chia sẻ việc học hỏi giữa tất cả các bên

tham gia hành động nhằm giúp đỡ những người khuyết tật.ii. Chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những thành công và bài học để cùng có lợi

cho tất cả các thành viên tham gia các cuộc họp của DF.iii. DF hoạt động như là một cơ chế hiệu quả và có hiệu suất thời gian cao để các bên

tham gia giao tiếp và phối hợp các kế hoạch hành động

Điều phối hoạt động của DF là một Chủ toạ tình nguyện luân phiên, được bầu ra trong số các NG tham gia hàng năm. Một thành viên thứ hai sẽ làm Thư ký nhằm chia sẻ bớt khối lượng công việc về điều phối các cuộc họp và các hoạt động của DF. Năm 2005, tổ chức Những cán bộ y tế tình nguyện hải ngoại làm Chủ toạ của DF và bà Nguyễn Hồng Hà là Thư ký diễn đàn.

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

1. Những nội dung chính trong năm 2005

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề PWD và ủng hộ một cách thích hợp những nỗ lực bảo trợ của các thành viên

- Đẩy mạnh việc những người vận động kém và khiếm thị được tiếp cận những công trình công cộng và tư nhân mà không bị cản trở

- Trợ giúp các nhóm tự lực của những người khuyết tật hiểu biết về Nghị định 88, các kỹ năng lãnh đạo và quản lý

- Tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các bên quan tâm

2. Các cuộc họp theo chủ đề do DF tổ chức trong năm 2005

Theo kế hoạch, DF đã tổ chức một số cuộc họp theo chủ đề trong năm 2005. Số lượng người tham dự và sự quan tâm đến các cuộc họp này ngày càng gia tăng trong suốt năm qua.

Diễn đàn ngày tháng 2 năm 2005DF đã trình bày hai tham luận trong buổi họp đầu tiên của năm. Bài tham luận thứ nhất của Caitlin Wyndham, tập trung vào các thành tựu và bài học rút ra từ 6 năm triển khai dự án ÙCông ăn việc làm - Mối bận tâm của toàn thế giới. Bài tham luận thứ hai đề cao tầm quan trọng của luật Dân chủ từ cấp cơ sở trong bối cảnh gia tăng quyền cho những người khuyết tật.

27

Page 28: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Diễn đàn ngày 14 tháng 4 năm 2005Cuộc họp này đã lập ra tiểu nhóm ÙĐiều phối mới để sau đó sẽ chịu trách nhiệm điều phối DF và cố gắng kích hoạt trở lại các tiểu nhóm khác về Tiếp cận, Công ăn việc làm, Nhận thức, Tư vấn và Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Họp tiểu nhóm điều phối ngày 12 tháng 5 năm 2005Tại cuộc họp đầu tiên này, tiểu nhóm điều phối đã giao trách nhiệm cho các tiểu nhóm theo chuyên đề khác và bắt đầu xác định mục tiêu tương lai của các tiểu nhóm này.

Diễn đàn ngày 9 tháng 6 năm 2005ng Đỗ Văn Du đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong bài tham luận ÙDự án thành lập� Trung tâm đào tạo tin học cho những người khuyết tật với cử toạ. Trung tâm dự kiến đào tạo chất lượng cao về CNTT cho những người khuyết tật. Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo này sẽ được giúp đỡ tìm việc làm. ng Đỗ Văn� Du, cũng là một người khuyết tật, đã từ nước ngoài trở về Việt Nam cách đây vài năm để theo đuổi mục đích này.

Diễn đàn ngày 11 tháng 8 năm 2005Bài tham luận chính là của Lieve Sabbe từ tổ chức Mạng lưới những người sống sót khỏi bom mìn (LSN). Chương trình LSN đã tổ chức các hoạt động đa dạng trợ giúp những người sống sót khỏi bom mìn như; tín dụng cỡ nhỏ, dạy nghề và các dịch vụ phục hồi sức khoẻ. Mục tiêu chính của chương trình này là giúp những người sống sót khỏi bom mìn hoà nhập hoàn toàn vào với xã hội. Các thành viên tham dự diễn đàn đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và ý kiến về:

1) Tập huấn về quyền của phụ nữ ở Thái Lan2) Hội thảo của Tổ chức lao động thế giới ở Thái Lan3) Các hoạt động của DF hoan nghênh các cuộc thi tài thể thao quốc gia

Diễn đàn ngày 1 tháng 10 năm 2005Dự án hệ thống xe buýt mới ở Hà Nội (BRT) đã được giới thiệu với các thành viên tham dự. Hệ thống mới này cho phép những người khuyết tật cũng có thể tiếp cận được và có sự phối hợp của trường ĐH Giao thông vận tải. Một nhóm đại biểu được lựa chọn tham dự cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thảo luận các vấn đề tác động đến những người khuyết tật trong Kế họch 5 năm của Việt Nam. Nhóm đại biểu này đã chia sẻ kinh nghiệm với diễn đàn.

Họp tiểu nhóm điều phối ngày 17 tháng 11 năm 2005Tổ chức CRS và tổ chức Cứu trợ người tàn tật của Việt Nam đã giới thiệu cho cử toạ các lĩnh vực trọng tâm của họ, cơ cấu chung, địa bàn, đối tác và khái quát các hoạt động trong các chương trình của họ trong lĩnh vực người khuyết tật.

Cuộc họp cũng đã chia sẻ một ma trận cung cấp khái quát các hoạt động của các tổ chức khác nhau trong lĩnh vực người khuyết tật. Dựa vào ma trận này đã có một buổi thảo luận toàn thể để đưa ra các cơ hội kết nối và phối hợp, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết trong công tác hỗ trợ. Ý tưởng về một hội chợ cũng được đưa ra. Hội chợ này sẽ tạo cơ

28

Page 29: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

hội chia sẻ các hoạt động và các kế hoạch trong tương lai qua các bức ảnh, áp phích và việc trưng bày các hiện vật khác.

3. Các hoạt động khác Kỷ niệm các ngày quốc tế và quốc gia của người khuyết tật Hàng năm, diễn đàn giúp tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc gia của những người khuyết tật vào ngày 18 tháng 4 và Ngày Quốc tế của những người khuyết tật vào ngày tháng 12. Ngày Quốc tế được tài trợ cùng ngày của những người sống chung với ADS (ngày 1 tháng 12 là Ngày HV /ADS) và ngày của những người tình nguyện viên quốc tế (ngày 5 tháng 12 là Ngày Tình nguyện viên quốc tế)

Ủ ng hộ Hội nghị toàn quốc về những vấn đề quan trọng đối với người khuyết tật Các cuộc hội nghị toàn quốc thường được các đơn vị tham gia diễn đàn tổ chức hai năm một lần nhằm xử lý các vấn đề quan trọng đối với người khuyết tật. Hội nghị gần đây nhất đề cập đến những nội dung của Nghị định 88 về việc thành lập các hiệp hội của người khuyết tật.

Chia sẻ và kết nối mạng thông tin giữa các thành viênDF đóng vai trò là một đầu mối truyền thông và trao đổi về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật thông qua các hoạt động như Cập nhật hàng tháng, địa chỉ web DF, nhóm thảo luận trực tuyến, phân phát ấn phẩm và các nguồn tài nguyên khác tới các thành viên, và xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về các hoạt động đang diễn ra trong lĩnh vực này. DF đã giúp thiết lập các mối liên kết giữa các NG trong nước và quốc tế, giữa các nhóm những người khuyết tật, giữa các tổ chức và cá nhân khác, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan của chính phủ và các đơn vị thông tin đại chúng.

Phương hướng cho năm 2006

- Tăng cường sự phối hợp của các NGO- trong việc lập kế hoạch và thực hiện dự án thông qua Tiểu nhóm điều phối mới thành

lập.- Ủng hộ những nỗ lực của các thành viên nhằm đạt được ưu tiên Biwako cũng như

việc ban hành Sắc lệnh về người khuyết tật.- Làm cơ quan liên lạc giữa các NGO và NCCD.- Trợ giúp các nhóm tự lực để được quyền tham gia đầy đủ và được đưa vào nội dung

của Các mục đích phát triển của Việt Nam (gọi tắt là VDG)

29

Page 30: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Nhóm công tác kỹ thuật về HIV/AIDS (gọi tắt là HIV/AIDS TWG)www.ngocentre.org.vn/wg

Nhóm này gánh vác một vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của những người hoạt động trong cộng đồng phát triển về các vấn đề gây tác động đến những người sống chung với HIV /AIDS. Thành viên của HIV /AIDS TWG gồm các INGO cùng chia sẻ các nguồn lực, kinh nghiệm, lập kế hoạch và quan hệ đối tác về phòng tránh, chăm sóc và bảo trợ HIV /AIDS ở Việt Nam. Nhóm gặp gỡ hàng tháng với đại diện của khoảng 40 tổ chức ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhóm đã xây dựng được 6 tiểu nhóm để xử lý hiệu quả hơn các hoạt động trong lĩnh vực HIV /AIDS. Những tiểu nhóm này hoạt động về các chủ đề sau đây; Tình dục và Giới tính, Sự tham gia tích cực hơn của những người có HIV /AIDS, Giảm thiểu nguy hại, Các trung tâm 05/06, Chăm sóc và Chữa trị, và Thông tin đại chúng (xem thêm chi tiết dưới đây).

HIV/AIDS TWG hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây:

i. Vận động vì một môi trường thuận lợi và trợ giúp cho việc thực hiện các dự án về phòng tránh và chăm sóc người có HIV/AIDS ở Việt Nam trong bối cảnh đa ngành, không phân biệt kỳ thị.

ii. Soạn thảo văn bản, thảo luận và phổ biến các bài học thu được để cải thiện thực tiễn thật tốt và tạo điều kiện cho năng lực thích ứng dự án

iii. Phối hợp trong những lĩnh vực chung về xây dựng năng lựcP, đặc biệt trong các lĩnh vực đào tạo và xây dựng tài liệu

iv. Phân tích và trao đổi thông tin từ kinh nghiệm thực tiễnv. Chỉ ra những khiếm khuyết trong hành động tổng quát của quốc gia về vấn đề

HIV/AIDS và xây dựng quan hệ đối tác giữa các tổ chức để giải quyết vấn đề này.vi. Định ra các đối tượng liên quan khác mà nhóm công tác có thể xây dựng quan hệ

đối tác và tăng cường tiếp xúc như các cơ quan thông tin đại chúng, khu vực cá nhân và các mạng lưới riêng biệt khác ở Việt Nam.

Một chủ toạ và một phó chủ tọa được lựa chọn từ các INGO thành viên sẽ điều phối các hoạt động của HIV/AIDS TWG. Vị trí Phó chủ toạ được các thành viên dự họp nhóm công tác bầu ra và luân phiên lên vị trí Chủ toạ cứ 6 tháng một lần. Năm 2005, tổ chức Smart Work giữ vai trò Chủ toạ. Tổ chức quốc tế về Sức khỏe gia đình là Phó chủ toạ và sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ toạ vào năm 2006.

Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2005

1. Những nội dung chính trong năm 2005

- Đã có các bài tham luận xuất sắc về đa dạng các vấn đề kỹ thuật (như tiếp cận trị liệu kháng thuốc, kỳ thị và phân biệt đối xử)

- Các nhà hảo tâm (Ngân hàng thế giới, PEPFAR) cùng chia sẻ các chương trình đang tiến hành và trong tương lai ở các cuộc họp của nhóm

- Phổ biến thông tin về các chính sách của quốc gia về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam

30

Page 31: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

- Cải thiện hợp tác và động não xây dựng chương trình liên quan đến những người sống chung với HIV/AIDS

2. Các cuộc họp theo chủ đề do HIV/AIDS TWG tổ chức trong năm 2005

Cuộc họp nhóm ngày 27 tháng 1 năm 2005 Cuộc họp nhóm đầu tiên trong năm đưa ra một bản tham luận về các hoạt động lớn trong lĩnh vực HIV /AIDS trong 6 tháng tới, các cơ hội và thách thức đòi hỏi phải có phương thức điều hành HIV /AIDS TWG mới. Trao quà cho những người sống chung với HIV/AIDS. Theo đó, 14 người sống chung với HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh được nhận quà từ nguồn tài trợ của các tổ chức thành viên trong HIV/AIDS TWG. Nguồn quỹ do UNAIDS quyên góp còn Bright Future và Bob Marten phân phát.

Cuộc họp nhóm ngày 30 tháng 3 năm 2005 Trong cuộc họp lần trước, Nhóm công tác đã đưa ra một Phiếu điều tra để phân định các lĩnh vực cần cải thiện trong nội dung và phương thức hoạt động của nhóm. Kết quả điều tra này đã được các thành viên chia sẻ và sẽ được sử dụng trong tương lai để đáp ứng tốt hơn nữa các quyền lợi và ưu tiên của các thành viên, đạt được tối đa các thông tin đầu ra và các kết quả.

31

Page 32: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

Các thành viên của Nhóm công tác đã tuyên bố thành lập hai tiểu nhóm mới: Tiểu nhóm Thông tin đại chúng và Tiểu nhóm Giới tính và Tình dục.

Cuộc họp nhóm ngày 25 tháng 5 năm 2005Đại diện của Ngân hàng thế giới đã trình bày tham luận về “Các dự án phòng tránh HIV /AIDS ở Việt Nam”. Bản tham luận thứ hai tập trung vào xây dựng “Kế hoạch phát triển TB giai đoạn 2006-2010”. Các đại biểu tham dự đã đóng góp ý kiến nhận xét và hiểu biết của họ về cả hai bản tham luận này.

Cuộc họp nhóm ngày 13 tháng 7 năm 2005Tổ chức FHI Việt Nam đã báo cáo ngắn gọn cho Nhóm công tác về Hội nghị Giảm thiểu nguy hại, tổ chức ở Hà Nội ngày 14 tháng 7 năm 2005. Hội nghị này do Bộ Y tế tổ chức và tập trung vào việc tăng cường và cải thiện các chương trình giảm thiểu nguy hại trong tương lai ở Việt Nam để phòng tránh tốt hơn nữa HIV /AIDS ở những người sử dụng ma tuý dạng tiêm chích.

Một số bài phát biểu ngắn về phác đồ ARV ở Việt Nam, xem xét về giá cả, hạn chế về mặt ký thuật trong phân phối thuốc và lợi ích của việc hợp tác để dành cho những người có HIV /AIDS sự chăm sóc sức khoẻ thích hợp.

Cuộc họp nhóm ngày 28 tháng 9 năm 2005Các thành viên từ nhiều tiểu nhóm đã cập nhật về các hoạt động của họ trong một diễn đàn lớn hơn. Có ba bài tham luận sau: “Những người có HIV/AIDS đối với đại dịch HIV /AIDS” của ông Hoàng và bà Hằng. “Mô hình tạo thu nhập: Mở cửa hàng cắt tóc” của những người có HIV /AIDS tham dự cuộc họp. Và “Nhìn nhận từ góc độ nhân quyền đối với HIV/AIDS” của Giáo sư Cao Đức Thái, Giám đốc Viện nghiên cứu về nhân quyền của Học viện Chính trị thành phố HCM.

Các vấn đề khác cũng được các đại biểu thảo luận như Giảm thiểu nguy hại của HIV /AIDS, Sự tham gia nhiều hơn của những người có HIV /AIDS vào các chương trình như Dự án Cửa hiệu cắt tóc, và xây dựng một khung hỗ trợ về pháp lý cho những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV /AIDS.

Cuộc họp nhóm ngày 17 tháng 11 năm 2005 “Chức năng và Trách nhiệm của Hệ thống Phòng tránh và Kiểm soát HIV/AIDS ở Việt Nam”, Uỷ ban Kiểm soát HIV /AIDS của Việt Nam đã xem xét cơ cấu tổ chức và các nhiệm vụ của VAAV trong những tháng tới.

“Những kết luận quan trọng của Hội thảo khoa học lần thứ 5”, bài của Tiến sĩ Hồ Đình Vĩnh, Phó Giám đốc tổ chức Phát triển Chăm sóc sức khoẻ của CCSE.Them luận của Tiến sĩ Vo đã trình bày ngắn gọn kết quả của các hội thảo của Uỷ ban Trung ương Đảng về Khoa học và Giáo dục. Hội thảo đã tập trung vào các nội dung sau:

1) Đấu tranh chống kỳ thị và phân biệt những người có HIV /AIDS

32

Tóm tắt các chủ đề mà các tiểu nhóm thuộc HIV/AIDS TWG đã thảo luận

Tiểu nhóm Trung tâm 05/06 Cập nhật cho các thành viên về các dự án hiện có, đề xuất cách giải quyết các vấn đề Tham luận về “Khảo sát từ khía cạnh Kinh tế và Sức khỏe nhân dân các phản hồi của các đơn vị và cộng

đồng đối với việc tiêm chích ma tuý và HIV/AIDS ở Việt Nam”, do ông Trần Tiến Đức, Vụ Phòng tránh các tệ nạn xã hội, dự án chính sách của MOLISA

Điểm lại các dự án trước đây của Trung tâm 05/06

Tiểu nhóm Chăm sóc và Chữa trị Giới thiệu các chương trình dựa vào cộng đồng do các INGO ủng hộ như tổ chức CARE quốc tế. Chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu từ dự án “Đánh giá liệu pháp chăm sóc bằng cách giảm đau

khẩn cấp” do Bộ Y tế, các tổ chức POLICY, FHI, VCHAP/ CDC và Tiến sĩ Đỗ Duy Cường từ FHI cùng thực hiện

Thảo luận về cấp phát viên ARV dành cho người lớn trong điều trị nhi cho các thành viên đến từ Bệnh viên Nhi Trung ương

Kim Green đến từ FHI đã trình bày mô hình bệnh viện điều trị ngoại trú ở quận Bình Thạnh, thành phố HCM

Tiểu nhóm Sự tham gia nhiều hơn của những người có AIDS gọi tắt là (GIPA) Cập nhật thông tin về các chương trình đang tiến hành của những nhóm Những người có HIV như nhóm

Hoa hướng dương, nhóm Vì ngày mai tươi sáng, nhóm Hoa sữa, nhóm Hoa lửa và nhóm Cho Bạn và cho tôi

Tham luận của Phạm Bích Hà, từ UNICEF về các dự án PMTCM ở 5 tỉnh thành Chia sẻ thông tin và nhận thức về Đại hội quốc tế lần thứ 7 của ICAAP về AIDS ở châu Á và Thái bình

dương Thông tin ngắn gọn cho các thành viên biết về hội thảo “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào

việc thực hiện chiến lược quốc gia về HIV /AIDS ở Việt Nam” do APCASO, POLICY, UNAIDS và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức

Giới thiệu khái quát về hội thảo “HIV /AIDS và Nhân quyền: Chính sách, Luật pháp và Thực tiễn”

Tiểu nhóm Giảm thiểu nguy hại Thảo luận việc sử dụng Methadone làm biện pháp phòng ngừa HIV /AIDS cho những người dùng ma

tuý ở Việt Nam Xây dựng năng lực cho nhân viên làm các dịch vụ chữa trị và phục hồi những người dùng ma tuý Báo cáo của đoàn đại biểu đã tham quan chương trình Methadone ở Sichuan và Bắc Kinh, Trung quốc

(do CDC tài trợ) và của đoàn đã tham quan chương trình Methadone ở Guang xi và Xinjiang, Trung quốc (do Dự án HIV /AIDS khu vực châu Á tài trợ)

Tham luận của bà Phạm Thị Hương, Trưởng nhóm Những người dễ bị tổn thương, của CDC về “Chương trình quá độ của Trung tâm phục hồi ở thành phố HCM”

Tiểu nhóm Thông tin đại chúng Phổ biến thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng về các hoạt động hiện nay và dự kiến liên quan

đến HIV /AIDS Thảo luận về phối hợp các hỗ trợ quốc tế cho các hoạt động thông tin đại chúng liên quan đến HIV

/AIDS, và xây dựng năng lực và hiệu suất của phóng viên đưa tin, bài về chủ đề này

Tiểu nhóm Giới tính và Tình dục Ủng hộ Điều luật chống bạo lực gia đình do Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra thông qua

Luật chống bạo lực gia đình (FVL) Xây dựng năng lực cho công tác tập huấn về chống bạo lực gia đình, giới tính, tình dục và HIV/AIDS

Page 33: The Landmine Working Group (LWG) · Web viewnâng cao sinh kế của các dân tộc thiểu số bằng cách nâng cao hiệu quả của những hoạt động hỗ trợ phát

2) Đại dịch HIV - Những ước tính và dự đoán3) Chữa trị HIV /AIDS4) Tác động của HIV /AIDS đối với kinh tế -xã hội của Việt Nam5) Giảm thiểu nguy hại trong phòng tránh HIV /AIDS

3. Các hoạt động khác

Hợp tác với chính phủ Việt Nam về chia sẻ thông tin về HIV/AIDSNhà nước và chính phủ Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp của HIV/AIDS TWG. Và tất cả các thành viên tham dự đều thu được nhiều lợi ích khi nghe các bài phát biểu trực tiệp của Bộ Y tế và các cơ quan khác tại buổi họp. Các quan chức và các thành viên đã chia sẻ kiến thức và chuyên môn với nhau, và tiếp tục đóng góp những ý kiến quý báu.

Đánh giá các buổi họp nhómMỗi buổi họp do HIV/AIDS TWG tổ chức trong năm 2005 đều được các thành viên tham dự đánh giá. Những đánh giá này được sử dụng cho các buổi họp tiếp theo nhằm cải thiện nội dung cuộc họp sao cho chúng giá trị hơn theo sự quan tâm của các INGO, các nhà hảo tâm các NGO Viẹt Nam và các tổ chức.

Cải thiện sự tham gia và cơ sở hạ tầng cho những người có HIV /AIDSNhóm những người có HIV /AIDS tham gia ngày càng tích cực hơn vào các cuộc họp, đóng góp tiếng nói của mình. Các nhà lập chính sách của Bộ Y tế và cán bộ của Học viện Chính trị thành phố HCM đã thu được nhiều lợi ích từ những cuộc đối thoại với những người có HIV /AIDS trong các cuộc họp của HIV/AIDS TWG. Hơn thế nữa, sự hỗ trợ về tài chính và số liệu thống kê thật tuyệt vời, đặc biệt là việc bố trí phiên dịch song song giúp cho các nhóm những người có HIV/AIDS và chính phủ tham gia được nhiều hơn.

Phương hướng cho 2006

Trong năm tới, HIV/AIDS TWG sẽ tìm kiếm sự tham gia tiếp tục và tốt hơn của Nhà nước, Chính phủ và các nhóm những người có HIV/AIDS. Mục tiêu của Nhóm công tác chính là cung cấp sự trợ giúp cho các nhóm những người có HIV/AIDS tiếp cận được các cơ hội cấp kinh phí và tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn với các INGO ở thành phố HCM cũng đang hoạt động về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.

33