171
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VGIÁO DC TRUNG HC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DC TRUNG HC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: HÓA HỌC (Lưu hành ni b) Hà Ni 2018

thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

  • Upload
    lyphuc

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Giai đoạn 2

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Môn: HÓA HỌC

(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội – 2018

Page 2: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN

HÓA CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC

Môn: HÓA HỌC

(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội, năm 2018

Page 3: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

3

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh …………………………………

5

1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá …... 5

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá

theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………...

9

1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục …………………… 14

Phần 2: Quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan ……………………….

15

2.1. Quy trình và kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra, đánh giá 15

2.2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan ……..………… 15

Phần 3: Vận dụng quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hóa học………………

37

I. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan ……………. 37

II. Một số đề kiểm tra minh họa ………………………………….. 49

III. Bài tập………………………………………………………… 52

Phần 4: Hướng dẫn biên soạn, quản lí và sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá trên mạng……………………………….

112

Phụ lục: Một số văn bản chỉ đạo cua Bộ GD&ĐT …………………. 132

Page 4: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

4

Page 5: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

5

Phần I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết

Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,

giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các

yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá

chất lượng giáo dục.

a) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp

tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh

theo các Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng

phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác;

Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 về đổi mới đánh giá giờ

dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy; Công văn số 4612/BGDĐT -

GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm

học 2017-2018; Công văn số 3817/BGDĐT - GDTrH ngày 15/8/2017 về hướng

dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017-2018; đẩy mạnh việc

vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo

dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với

Page 6: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

6

nội dung Bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa

trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học

sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh

khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng

cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành của học sinh. Việc đổi mới

phương pháp dạy học như trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với

việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là:

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ

chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học

truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí

cũng như tăng cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục

chất lượng cao... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học

tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở

nhà, ở ngoài nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học;

động viên học sinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học

kĩ thuật theo Công văn số 1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ

GDĐT. Tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học

sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT- GDTrH ngày 09/8/2016.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp

học, phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc

gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo

Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ

GDĐT, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch.

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần

phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; thi thí

nghiệm - thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy

Page 7: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

7

tính cầm tay; thi tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; hội thi an toàn giao

thông; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi

năng khiếu, các hoạt động giao lưu;… trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ

học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học

sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng

cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ

năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa

văn hóa thế giới. Không giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các hoạt động giao

lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn vị có học sinh tham gia.

- Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như:

Chương trình giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại

Châu Á - Kết nối lớp học; Trường học sáng tạo; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý

hoạt động giáo dục ở một số trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT

ngày 07/01/2016 của Bộ GDĐT; …

b) Về kiểm tra và đánh giá

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp

tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với

việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát

triển năng lực học sinh. Cụ thể như sau:

- Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc

kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt

chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét,

đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan,

trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua

các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua

việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa

học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua Câu thuyết

trình (Câu viết, Câu trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ

Page 8: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

8

học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các

Câu kiểm tra hiện hành.

- Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết

cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý

lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm

Câu kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng,

tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả Câu kiểm tra định kì không

phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng

kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên

nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối

năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm

các câu hỏi, Bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:

+ Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức,

kĩ năng đã học;

+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô

tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm

các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu)

kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

+ Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức,

kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình

huống, vấn đề đã học;

+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ

năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình

huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một

tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và

từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, Bài tập theo 4

mức độ yêu cầu trong các câu kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp

Page 9: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

9

với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, Bài tập ở mức độ yêu cầu

vận dụng, vận dụng cao.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc

nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các

Câu kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực

tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối

với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến

của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có câu hỏi 1 lựa chọn đúng;

tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra và thi cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc,

viết và triển khai phần tự luận trong các câu kiểm tra viết, vận dụng định dạng

đề thi tiếng Anh đối với học sinh học theo chương trình thí điểm theo Công văn

số 3333/BGDĐT- GDTrH ngày 07/7/2016 đối với môn ngoại ngữ; thi thực

hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc

gia lớp 12; tiếp tục triển khai đánh giá các chỉ số trí tuệ (IQ, AQ, EQ…) trong

tuyển sinh trường THPT chuyên ở những nơi có điều kiện.

- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu

hỏi, Bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư

viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện

học liệu) về câu hỏi, Bài tập, đề thi, kế hoạch Bài học, tài liệu tham khảo có

chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của

sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học

sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học

kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới

phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực học sinh.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học

và kiểm tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa

phương, cơ sở giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng

Page 10: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

10

cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực

hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực học sinh; giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ

động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học

và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích

cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học

tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực

và phẩm chất của học sinh.

Cụ thể như sau:

a) Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong

sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương

trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ

đề/bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương

pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà

soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các

hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học

tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh

trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

b) Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt

động học và kiểm tra, đánh giá

Với mỗi chủ đề/bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu

(nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có

thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy

học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu

đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,

đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

Page 11: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

11

c) Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực

Tiến trình dạy học mỗi chủ đề/bài học được tổ chức thành các hoạt

động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên

lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương

pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

d) Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các chủ đề/bài học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn

phân công giáo viên thực hiện tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích và rút kinh

nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh

thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp

với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải

hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp

dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học

sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi

thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có

biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội

dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học

sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống

sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình

thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các

kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập

có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có

thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ

thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó

trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi

hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích Bài học.

Page 12: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

12

e) Phân tích, rút kinh nghiệm Bài học

Quá trình dạy học mỗi Bài học được thiết kế thành các hoạt động học

của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực

hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc

thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ

dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng

thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh

của giáo viên.

Khi phân tích, rút kinh nghiệm Bài học cần dựa trên phân tích hoạt

động học của học sinh, phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: học

sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Tại sao

học sinh lại gặp những khó khăn đó? Làm thế nào để giúp HS giải quyết những

khó khăn đó? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú

cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không?

Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?...

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học

sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ

học, xếp loại mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học

sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặc biệt đối với những học sinh có

khó khăn về học. Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm

phương pháp dạy học phù hợp, tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá

trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học.

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm

và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học

thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học

sinh góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối

quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học

sinh, cán bộ quản lý/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường;

Page 13: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

13

giữa học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân

thiện cho tất cả mọi người.

Việc phân tích Bài học căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội dung

Tiêu chí

1.

Kế h

oạch

và t

ài li

ệu

dạy h

ọc

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

2.

Tổ

ch

ức

ho

ạt

độ

ng

họ

c

ch

o h

ọc

sin

h

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3.

Ho

ạt

độ

ng

củ

a h

ọc

sin

h

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Page 14: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

14

1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

Các sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà

trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn

thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy

học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích,

tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có

hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực

đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể là:

a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch

giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng

cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần

đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Các cơ quan quản lí giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt

đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo

qui định tại các văn bản hiện hành. Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các

cơ sở giáo dục trung học. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng,

nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan đơn vị và từng chức danh quản lí.

b) Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học

sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản

lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày

16/5/2012 của Bộ GDĐT khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy

định; quản lí các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày

10/9/2012 qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân.

c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hoạt động

dạy học, quản lý nhà giáo, quản lý kết quả học tập của học sinh, hỗ trợ xếp thời

khoá biểu, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng

đồng; quản lí thư viện trường học, tài chính... tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc

gia về giáo dục đào tạo.

Đẩy mạnh việc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hội

nghị, hội thảo, tập huấn, họp; động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và

học sinh tham gia trang mạng "Trường học kết nối", đặc biệt trong công tác tập

huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục.

Page 15: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

15

Phần II

QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN

VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh

sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học

nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc

kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của

học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận;

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận

và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một

cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng

môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của

học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản

đề khác nhau hoặc cho học sinh làm các câu kiểm tra phần trắc nghiệm

khách quan độc lập với việc làm các câu kiểm tra phần tự luận: làm phần

Page 16: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

16

trắc nghiệm khách quan trước, thu phần trắc nghiệm khách quan rồi mới

cho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ

năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các

cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ

% số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi

chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm Câu kiểm tra và trọng số điểm quy

định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

(Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết

trong Công văn số 8773 đính kèm theo).

Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau:

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội

dung, chương...);

B4. Quyết định tổng số điểm của Câu kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng

với tỉ lệ %;

B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương

ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Page 17: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

17

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu

hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ

chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với Câu

kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng

ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể

tự đánh giá được Câu làm của mình (kĩ thuật Rubric).

2.2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

a) Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan

- TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc

nghiệm khách quan.

- Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.

- Phân loại các câu hỏi

Page 18: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

18

Các loại câu hỏi TNKQ

- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions)

- Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)

- Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short

Answer).

- Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)

So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan

Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách

quan

1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn

2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn

3- Đo năng lực nhận thức Như nhau

4- Đo năng lực tư duy Như nhau

5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau

6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn

7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn

8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn

9- Chấm điểm Thiếu chính xác và

thiếu khách quan hơn

Chính xác

và khách quan hơn

10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn

Page 19: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

19

b) Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Page 20: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

20

Quy trình viết câu hỏi thô

Page 21: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

21

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam Al trong V ml dung dịch H2SO4

loãng 1M (biết lượng dung dịch H2SO4 được dùng dư 10% so với lượng cần

thiết). Giá trị của V là:

A. *82,5 B. 75,0 C. 50,0 D. 83,3

Phân tích: Phương án đúng là A:

Số mol Al đã dùng: 1,35/27 = 0,05 (mol).

PTHH:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑

(1)

Mol: 0,05 0,075

Theo (1): số mol H2SO4 (pư) = 0,075 mol => Số mol H2SO4 đã dùng bằng

0,075.110/100 = 0,0825 (mol) => 2 4ddH SOV = 82,5 (ml).

Phƣơng án B: Sai do HS không để ý đến lượng H2SO4 được lấy dư

10% => chọn 75 ml.

Phƣơng án C: Sai do HS không cân bằng PPHH, đồng thời không để ý

đến lượng H2SO4 được lấy dư 10% => số mol H2SO4 = số mol = 0,05 mol =>

2 4ddH SOV = 50 (ml).

Phƣơng án D: Sai do HS không hiểu rõ bản chất của khái niệm “dùng

dư 10%”. HS đã nhầm tưởng “dùng dư 10%” nghĩa là hiệu suất phản ứng chỉ

đạt 90%, nên phải bù thêm 10% để hiệu suất đạt 100% và áp đặt công thức

tính: Vdd H2SO4 lấy = 75.100/90 = 83,3 (ml).

Ví dụ 2:

Phân tích: Phương án đúng là D.

Phƣơng án A: HS nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường

Page 22: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

22

Phƣơng án B: nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường và nhầm

lẫn giữa kí hiệu độ dài vec tơ với dấu giá trị tuyệt đối

Phƣơng án C: HS nhầm tổng hai vec tơ với tổng độ dài của hai đoạn thẳng

c) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ)

Câu MCQ gồm 2 phần:

- Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM)

- Phần 2: các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ

có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án

nhiễu (DISTACTERS).

Câu dẫn

Chức năng chính của câu dẫn:

- Đặt câu hỏi;

- Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện;

- Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết.

- Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu:

- Câu hỏi cần phải trả lờiYêu cầu cần thực hiện

- Vấn đề cần giải quyết

Có hai loại phƣơng án lựa chọn:

Phương án nhiễu

- Chức năng chính:

• Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc

vấn đề được nêu ra trong câu dẫn.

• Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức/ kiến thức chưa

vững hoặc không đọc tài liệu đầy đủ.

• Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học.

Phương án đúng, Phương án tốt nhất

Page 23: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

23

- Chức năng chính:

Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất

cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.

Ví dụ:

Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT - Những kiểu câu trắc

nghiệm nhiều lựa chọn:

1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng

2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất

3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng

4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu

5. Câu theo cấu trúc phủ định

6. Câu kết hợp các phương án

Page 24: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

24

d) Đặc tính của câu hỏi MCQ

(Theo GS. BoleslawNiemierko)

Cấp độ Mô tả

Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra

chúng khi được yêu cầu

Thông hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng,

khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên

đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

Vận dụng

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn

“thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm

cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã

được trình bày giống với Câu giảng của giáo viên hoặc trong

sách giáo khoa.

Vận dụng

cao

Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để

giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được

học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù

hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù

hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ

giống với các tình huống mà học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

e) Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ

- Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận

chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết

câu hỏi;

- Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn;

- Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mĩ tục Việt Nam; không vi

phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá

trong bất cứ trường hợp nào trước đó;

Page 25: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

25

- Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa

hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố

bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức;

- Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết

các tình huống thực tế trong cuộc sống;

- Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ;

- Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất.

g) Kĩ thuật viết câu hỏi MCQ

g.1. Yêu cầu chung

g.1.1. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục

tiêu xây dựng)

Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây

dựng câu hỏi cho phù hợp.

Ví dụ: Câu kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay

“đỗ”. Trong khi Câu kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc

học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh.

g.1.2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất:

Một câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng

của một vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào một

vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất).

Ví dụ:

- Với câu tự luận “Trình bày lịch sử phát triển của bảng tuần hoàn?” =>

Câu hỏi yêu cầu học sinh phải trình bày được kiến thức tổng quan về bảng tuần

hoàn.

-Với câu MCQ: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất trong việc xây

dựng bảng tuần hoàn?”

A. Mendeleev B. Lavoisier

C. Newlands D. Hinrichs

Page 26: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

26

=> Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về vấn đề: “người phát triển bảng tuần

hoàn”

g.1.3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được

kiểm tra:

Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp.

g.1.4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm

khác, giữ các câu độc lập với nhau

Các học sinh giỏi khi làm Câu trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin

từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu

hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh

việc gợi ý này.

Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh.

g.1.5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá

nhân:

Ví dụ: Cầu thủ bóng chày giỏi nhất trong Liên đoàn Quốc gia Mỹ là ai?

A. RyneSandberg

B. BarryLarkin

C. WillClark

D. BobbyBonds

Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu chí để đánh

giá "giỏi nhất" cũng không rõ ràng.

Nên sửa thành:

Theo Tin tức thể thao, cầu thủ xuất sắc nhất trong Liên đoàn Quốc gia năm

1990 là ai?

A. RyneSandberg B. BarryLarkin

C. WillClark D. BobbyBonds

Page 27: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

27

Câu hỏi thứ hai này có vòng loại và đề cập đến một mùa cụ thể, do đó, với

câu hỏi này có một câu trả lời chính xác.

g.1.6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong SGK

Việc sử dụng các dữ liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu

hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (có

nghĩa là học thuộc lòng sách giáo khoa).

Ví dụ: Hoàn thành khái niệm sau: “Sóng âm là những …. truyền trong

các môi trường khí, lỏng, rắn.”

A. sóng dừng

B. sóng tới

C. sóng cơ

D. sóng ngang

Câu hỏi này chỉ cần học sinh học thuộc định nghĩa là có thể chọn được

đáp án đúng.

g.1.7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài:

- Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu

có sức thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo.

- Sự khôi hài cũng có thể làm cho sinh viên xem Câu trắc nghiệm kém

nghiêm túc hơn.

g.1.8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế:

Ví dụ: Một vận động viên leo núi có độ cao 200m trong 2 phút. Vận tốc

của vận động viên là bao nhiêu?

Trên thực tế, không thể có chuyện leo núi 200m trong 2 phút. Vì vậy,

câu hỏi này không phù hợp với thực tiễn.

Page 28: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

28

g.2. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN

g.2.1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và

việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm

cái gì

Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải

rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.

Ví dụ: Đoạn hát (recitative) là

A* Một hình thức biểu hiện âm nhạc.

B. Phần nói của một vở opera.

C. Giới thiệu một tác phẩm âm nhạc.

D. Đồng nghĩa với libretto.

Phần dẫn này không cung cấp định hướng hoặc ý tưởng về những gì tác

giả tiểu mục muốn biết.

Nên sửa thành: Trong opera, mục đích của đoạn hát là những gì?

Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt

được thay vì đọc hiểu.

Ví dụ: Định dạng câu hỏi

Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích sử

dụng?

A. Câu hỏi

B. Hoàn thành

C. Nhiều lựa chọn phức tạp

D. Nhiều lựa chọn đa chiều

- Định dạng hoàn chỉnh câu:

Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây?

A. Câu hỏi

Page 29: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

29

B. Hoàn chỉnh câu

C. Câu đa tuyển phức tạp

D. Câu lựa chọn đa chiều

g.2.2. Để nhấn manh vào kiến thức thu được nên trinh bày câu dẫn

theo định dang câu hỏi thay vi định dang hoàn chỉnh câu

Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt

được thay vì đọc hiểu.

Ví dụ: Định dạng câu hỏi

Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích

sử dụng?

A. Câu hỏi

B. Hoàn thành

C. Nhiều lựa chọn phức tạp

D. Nhiều lựa chọn đa chiều

- Định dạng hoàn chỉnh câu:

Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây?

A. Câu hỏi

B. Hoàn chỉnh câu

C. Câu đa tuyển phức tạp

D. Câu lựa chọn đa chiều

g.2.3. Nếu phần dẫn có định dang hoàn chỉnh câu, không nên tao

một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn

- Các định dạng này gây khó khăn cho thí sinh khi đọc.

Ví dụ: Các định dạng _______________ là cách tốt nhất để định dạng

một tiểu mục có nhiều lựa chọn.

A. Hoàn thành

Page 30: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

30

B. Câu hỏi

C. Nhiều lựa chọn phức tạp

D. Nhiều lựa chọn đa chiều

g.2.4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:

Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì

liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các

tiểu mục nhìn thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp

người làm Câu trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi

thông tin nhằm giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều là đặc trưng của miền khí hậu ẩm

ướt. Những người sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra

nhiều mồ hôi. Ngay cả khi có ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải

mái. Khí hậu được mô tả là gì?

A. Sa mạc

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Cận xích đạo

Nên sửa thành:

Thuật ngữ nào dưới đây mô tả miền khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều?

A. Sa mạc

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Cận xích đạo

g.2.5. Nên trinh bày phần dẫn ở thể khăng định

Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh

hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân.

Ví dụ: Âm thanh KHÔNG thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

Page 31: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

31

A. Khoảng chân không

B. Tường bê tông

C. Nước biển

D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất

g.3. KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƢƠNG ÁN LỰA CHỌN

g.3.1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng

nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất

Ví dụ: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi – lanh

bằng bao nhiêu?

A. Từ 40 – dưới 50 cm3

B. Dưới 50 cm3

C. 90 cm3

D. Trên 90cm3

Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng

đúng.

g.3.2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó

Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng

chữ cái, độ lớn...

Ví dụ: Phương trình P có bao nhiêu nghiệm?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

g.3.3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hinh thức hay

ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau

Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương

án lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là

phương án đúng và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng

các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một.

Ví dụ: Về mặt di truyền, lai cải tiến giống:

Page 32: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

32

A. Ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp.

B. Làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp

C. Ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp.

D. Làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp.

g.3.4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý

nghĩa

Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những

lựa chọn khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng,

câu trắc nghiệm đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa.

Ví dụ: Cái gì làm cho salsa nóng nhất?

A. Thêm ớt đỏ vào

B. Thêm ớt xanh vào

C. Thêm hành và ớt xanh vào

D. Thêm ớt jalapeno vào

Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những cái kia.

g.3.5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài,

từ ngữ,…)

Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc

dài hơn các phương án khác.

Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ.

Phân tích hoạt động cơ quan đợt này là để lãnh đạo:

A. Điều chỉnh năng suất lao động

B. Xác định chế độ khen thưởng

C. Thay đổi cơ chế quản lý

D. Nắm vững thực trạng, xác định mục tiêu cho hướng phát triển cơ

quan trong tương lai

Page 33: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

33

Phương án D quá dài, có thể sửa lại là “xác định hướng phát triển

cơ quan”.

g.3.6. Tránh lặp lai một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi

Câu gốc: Câu sửa:

Tắc động mạch vành bên phải gần nguồn

gốc của nó bởi một huyết khối sẽ rất có

thể là kết quả của:

A. nhồi máu của vùng bờ bên của

tâm thất phải và tâm nhĩ phải.

B. nhồi máu của tâm thất trái bên.

C. nhồi máu của tâm thất trái trước.

D. nhồi máu vách ngăn phía trước.

Tắc động mạch vành bên phải gần

nguồn gốc của nó bởi một huyết

khối có thể do hiện tượng nhồi

máu khu vực nào sau đây?

A. Bờ bên của hai tâm thất

B. Bên trái tâm thất.

C. Trước tâm thất trái.

D. Vách ngăn phía trước.

g.3.7. Viết các phương án nhiễu ở thể khăng định

- Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng

định, có nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ.

- Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của

một câu trắc nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh

dấu như làm đậm, viết in, hay gạch dưới.

Ví dụ: Khi chất lỏng đang sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ chất lỏng sẽ:

A. Tiếp tục tăng

B. Không thay đổi

C. Giảm

D. Tăng, sau đó giảm.

Page 34: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

34

g.3.8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có

phương án nào”

Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là

đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả

những phương án trên hoặc Không có phương án nào

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. 1 + 1 = 3

B. 3 – 2 = 0

C. A và B đều sai

D. Tất cả đều sai

g.3.9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức

độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ han định cụ

thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”…

Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi

nào làm nên câu trả lời đúng

Ví dụ: Lý do chủ yếu gây nên tính kém tin cậy của một Câu trắc

nghiệm trong lớp học?

A. Hoàn toàn thiếu các hướng dẫn có hiệu quả.

B. Toàn bộ các câu hỏi thiếu hiệu quả.

C. Có quá ít các câu trắc nghiệm.

D. Dạng thức của tất cả các câu hỏi còn mới lạ với học sinh

g.3.10. Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ

10-25%

Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D.

Không nên để cho phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều

câu cạnh nhau

Page 35: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

35

g.4. LƢU Ý ĐỐI VỚI PHƢƠNG ÁN NHIỄU

g.4.1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;

Ví dụ: Hà Tiên thuộc tỉnh:

A. An Giang

B. Hậu Giang

C. Kiên Giang

D. Hà Giang

Thí sinh sẽ dễ dàng loại được tỉnh Hà Giang.

g.4.2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh

thiếu kiến thức và đang tim câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò;

Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản,

nhưng chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn.

Ví dụ: Khi thiết kế câu trắc nghiệm, việc gì phải luôn luôn được làm

trước?

A. Xác định kích cỡ của dữ liệu và xác định đối tượng chọn mẫu

B. Đảm bảo rằng phạm vi và các đặc điểm kỹ thuật được dựa vào lý

thuyết.

C. Định rõ việc sử dụng cách chấm điểm hoặc việc giải thích.

D. Lựa chọn mô hình phản hồi theo số lượng các tham số mong muốn.

g.4.3. Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến

thức…): Hãy viết các phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không

trả lời cho câu hỏi.

Ví dụ:

Điều gì nói chung là đúng về mối quan hệ giữa chất lượng và độ tin cậy

của câu trắc nghiệm?

A. Không thể có được tính giá trị mà thiếu độ tin cậy.

Page 36: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

36

B. Các câu trắc nghiệm kém có khuynh hướng làm tăng lỗi đo lường.

C. Việc thể hiện câu trắc nghiệm có thể được thể hiện trong việc dạy kém.

D. Một phạm vi hạn chế của các điểm trắc nghiệm có thể làm giảm độ

tin cậy ước lượng.

g.4.4. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn pham của phương án nhiễu

có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời

Ví dụ: Nhà nông luân canh để:

A. Giãn việc theo thời vụ

B. Dễ dàng nghỉ ngơi

C. Bảo trì đất đai

D. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp.

Page 37: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

37

Phần III

VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN

ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

MÔN HÓA HỌC

I. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1. Xây dựng bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:

a) Bảng mô tả tiêu chí chung

Mức độ

nhận thức

Mô tả

Nhận biết

* Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học.

* Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng,

đối chiếu, chỉ ra…

* Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định,

liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra, nhận ra...

* Ví dụ:

- Cho một số công thức hóa học, HS nhận ra được công thức hóa

học của axit sunfuric là H2SO4; hoặc nhận ra được công thức hóa

học của caxi hiđroxit là Ca(OH)2...

Hoặc trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có

thể chỉ ra được những chất nào phản ứng được với SO2...

(Tóm lại HS nhận ra được những kiến thức đã nêu trong SGK)

* Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng

đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và có thể sử

dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học

sinh đã được học trên lớp.

Page 38: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

38

Thông hiểu

* Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại,

viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình…

* Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt,

giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết

lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi…

* Ví dụ:

SGK nêu quy tắc gọi tên muối, bazơ và ví dụ minh hoạ, HS có

thể gọi tên được một vài muối, bazơ tương tự, không có trong

SGK.

Hoặc SGK nêu tính chất hóa học chung của axit và viết PTHH

của HCl với Fe; HS viết được PTHH của HCl với Mg, Al,...

- Hoặc HS giải được các Bài tập đơn giản, tương tự như các Bài

tập GV đã hướng dẫn. Ví dụ: GV đã hướng dẫn HS giải Bài tập:

“Cho m gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 2,24 lít

khí H2 thoát ra (ở đktc). Tính m hoặc tính số mol HCl đã tham gia

phản ứng”, HS giải được Bài tập tương tự như: “Cho m gam Mg

tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 4,48 lít khí H2

(ở đktc). Tính m hoặc tính số mol H2SO4 đã tham gia phản

ứng”;...

Vận dụng

* Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học

để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống,

vấn đề đã học (học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể

sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương

tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp).

* Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây

dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây

dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh

đề…), sắm vai và đảo vai trò, …

* Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là:

thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp

dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính,

vận hành…

* Ví dụ:

HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được các

Page 39: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

39

dung dịch sau bằng phản ứng hoá học: HCl, H2SO4 loãng, NaOH,

NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.

Hoặc HS giải quyết được các câu hỏi/bài tập tương đối tổng

hợp bao gồm kiến thức của một số chất hữu cơ hoặc một số chất

vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết PTHH và tính toán định

lượng.

Ví dụ: Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Cho m gam X tác dụng với dung

dịch HCl dư, thu được 0,672 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, cho m gam X

tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,336 lít H2 (ở đktc).

Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.

Vận dụng

cao

* Vận dụng cao: vận dụng được tổng hợp các kiến thức, kĩ năng

để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những

tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; có thể HS chưa từng

được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết

bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương

đương; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn

đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

* Ví dụ:

Hỗn hợp Y gồm K và Al. Cho m gam Y tác dụng với H2O (dư), thu

được 8,96 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho m gam Y tác dụng với

dung dịch NaOH (dư), thu được 12,32 lít H2 (ở đktc).

Tính khối lượng Al trong m gam hỗn hợp Y ban đầu.

Hoặc HS phải sử dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng để giải quyết

tình huống mới gắn với thực tiễn đời sống:

Ví dụ: Gas chứa trong các bình gas dùng để đun nấu... là khí

hoá lỏng, có thành phần chính là propan C3H8 và butan C4H10

(các chất khí này đều không màu, không mùi), được nén vào bình

gas dưới áp suất cao. Khi gas bị rò rỉ ra ngoài rất dễ gây cháy, nổ

hết sức nguy hiểm.

a) Nhà sản xuất gas đã làm như thế nào để giúp người sử

dụng gas có thể dễ phát hiện khi gas bị rò rỉ? Tại sao?

b) Theo em, cần phải làm gì nếu phát hiện gas bị rò rỉ trong

gia đình?

Page 40: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

40

b) Ví dụ bảng mô tả các mức độ nhận thức và câu hỏi, bài tập chủ đề các loại hợp chất vô cơ – Lớp 9

b.1. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức

Nội dung

kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1. Oxit

- Nêu/nhận ra/chỉ ra

được:

+ Tính chất hoá học

của oxit;

+ Sự phân loại oxit:

oxit axit, oxit bazơ,

oxit lưỡng tính và

oxit trung tính;

+ Tính chất, ứng

dụng, điều chế canxi

oxit và lưu huỳnh

đioxit.

- Quan sát thí nghiệm và rút

ra tính chất hoá học của oxit

bazơ, oxit axit.

- Dự đoán, kiểm tra và kết

luận được về tính chất hoá

học của CaO, SO2.

- Phân biệt được các phương

trình hoá học minh hoạ tính

chất hoá học của một số

oxit.

- Phân biệt được một số oxit

cụ thể.

- Giải thích được các hiện

tượng thí nghiệm liên quan

đến tính chất hóa học của

oxit.

- Kết nối và sắp xếp lại

các kiến thức, kĩ năng

đã học về oxit để giải

quyết các câu hỏi, bài

tập tương đối tổng hợp,

không hoàn toàn tương

tự như các câu hỏi, bài

tập đã được học, hoặc

các vấn đề liên quan đến

thực tiễn.

- Lựa chọn được hoá

chất, dụng cụ thí nghiệm

để nghiên cứu tính chất

hóa học của oxit; đề

xuất được thí nghiệm để

kiểm chứng tính chất

hóa học của CaO, SO2.

- Vận dụng tổng hợp

kiến thức, kỹ năng đã

học một cách linh hoạt,

sáng tạo để giải quyết

các tình huống/vấn đề

mới liên quan tới oxit,

không giống với tình

huống/vấn đề đã học;

hoặc HS phát hiện và

giải quyết được các vấn

đề liên quan đến thực

tiễn đời sống.

Page 41: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

41

- Giải được các bài tập đơn

giản liên quan đến tính chất

hóa học của oxit.

2. Axit

- Nêu/nhận ra/chỉ ra

được:

+ Tính chất hoá học

của axit: Tác dụng

với quỳ tím, với bazơ,

oxit bazơ và kim loại.

+ Tính chất, ứng

dụng, cách nhận biết

axit HCl, H2SO4

loãng và H2SO4 đặc

(tác dụng với kim

loại, tính háo nước).

Phương pháp sản xuất

H2SO4 trong công

nghiệp.

- Quan sát thí nghiệm và rút

ra kết luận về tính chất hoá

học của axit nói chung.

- Viết được PTHH xảy ra

trong các thí nghiệm nghiên

cứu tính chất hóa học chung

của axit.

- Dự đoán, kiểm tra và kết

luận được về tính chất hoá

học của axit HCl, H2SO4

loãng, H2SO4 đặc tác dụng

với kim loại.

- Viết các phương trình hoá

học chứng minh tính chất

của H2SO4 loãng và H2SO4

đặc, nóng.

- Nhận biết được dung dịch

axit HCl và dung dịch muối

clorua, axit H2SO4 và dung

- Giải quyết được các

câu hỏi, bài tập tương

đối tổng hợp liên quan

đến tính chất của axit,

không hoàn toàn tương

tự như các câu hỏi, bài

tập đã được học, hoặc

các vấn đề thực tiễn liên

quan đến HCl, H2SO4.

- Lựa chọn được hoá

chất, dụng cụ thí nghiệm

để nghiên cứu tính chất

hóa học của axit; đề xuất

được thí nghiệm để

kiểm chứng tính chất

hóa học của H2SO4

loãng.

- Vận dụng tổng hợp

kiến thức, kỹ năng đã

học một cách linh hoạt,

sáng tạo để giải quyết

các tình huống/vấn đề

mới liên quan tới axit,

không giống với tình

huống/vấn đề đã học;

hoặc HS phát hiện và

giải quyết được các vấn

đề liên quan đến thực

tiễn đời sống.

Page 42: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

42

dịch muối sunfat.

- Giải được các bài tập đơn

giản liên quan đến tính chất

hóa học của dung dịch axit

HCl, H2SO4 trong phản ứng.

3. Bazơ

- Nêu/nhận ra/chỉ ra

được:

+ Tính chất hoá học

chung của bazơ (tác

dụng với chất chỉ thị

màu, và với axit); tính

chất hoá học riêng

của bazơ tan (kiềm)

(tác dụng với oxit axit

và với dung dịch

muối); tính chất riêng

của bazơ không tan

trong nước (bị

nhiệt phân huỷ).

+ Tính chất, ứng dụng

của natri hiđroxit

NaOH và canxi

- Tra bảng tính tan để xác

định một bazơ cụ thể thuộc

loại kiềm hoặc bazơ không

tan.

- Quan sát thí nghiệm và rút

ra kết luận về tính chất của

bazơ, tính chất riêng của

bazơ không tan.

- Nhận biết môi trường dung

dịch bằng chất chỉ thị màu

(giấy quỳ tím hoặc dung

dịch phenolphtalein); nhận

biết được dung dịch NaOH

và dung dịch Ca (OH)2 bằng

phương pháp hóa học.

- Viết các phương trình hoá

học minh hoạ tính chất hoá

- Giải quyết được các

câu hỏi, bài tập tương

đối tổng hợp liên quan

đến tính chất của bazơ,

không hoàn toàn tương

tự như các câu hỏi, bài

tập đã được học, hoặc

các vấn đề thực tiễn liên

quan đến bazơ.

- Lựa chọn được hoá

chất, dụng cụ thí nghiệm

để nghiên cứu tính chất

hóa học của bazơ; đề

xuất được thí nghiệm để

kiểm chứng tính chất

hóa học của Ca(OH)2,

NaOH.

- Vận dụng tổng hợp

kiến thức, kỹ năng đã

học một cách linh hoạt,

sáng tạo để giải quyết

các tình huống/vấn đề

mới liên quan tới bazơ,

không giống với tình

huống/vấn đề đã học;

hoặc HS phát hiện và

giải quyết được các vấn

đề liên quan đến thực

tiễn đời sống.

Page 43: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

43

hiđroxit Ca(OH)2;

phương pháp sản xuất

NaOH từ muối ăn.

+ Thang pH và ý

nghĩa giá trị pH của

dung dịch.

học của bazơ.

- Tính được khối lượng hoặc

thể tích dung dịch NaOH và

Ca (OH)2 tham gia phản

ứng.

4. Muối,

phân bón

hóa học

- Nêu/nhận ra/chỉ ra

được:

+ Tính chất hoá học

của muối: tác dụng

với kim loại, dung

dịch axit, dung dịch

bazơ, dung dịch muối

khác, nhiều muối bị

nhiệt phân huỷ ở

nhiệt độ cao.

+ Một số tính chất và

ứng dụng của natri

clorua (NaCl).

- Khái niệm phản ứng

trao đổi và điều kiện

để phản ứng trao đổi

- Tiến hành một số thí

nghiệm, quan sát giải thích

hiện tượng, rút ra được kết

luận về tính chất hoá học của

muối.

- Nhận biết được một số

muối cụ thể và một số phân

bón hoá học thông dụng.

- Viết được các phương

trình hoá học minh hoạ tính

chất hoá học của muối.

- Giải được các Bài tập đơn

giản liên quan đến tính chất

hóa học của muối; Tính

được khối lượng của nguyên

tố dinh dưỡng trong khối

- Giải quyết được các

câu hỏi, bài tập tương

đối tổng hợp liên quan

đến tính chất của muối,

không hoàn toàn tương

tự như các câu hỏi, bài

tập đã được học, hoặc

các vấn đề thực tiễn liên

quan đến muối, phân

bón hóa học.

- Lựa chọn được hoá

chất, dụng cụ thí nghiệm

để nghiên cứu tính chất

hóa học của muối; đề

xuất được thí nghiệm để

kiểm chứng tính chất

- Vận dụng tổng hợp

kiến thức, kỹ năng đã

học một cách linh hoạt,

sáng tạo để giải quyết

các tình huống/vấn đề

mới liên quan tới muối,

không giống với tình

huống/vấn đề đã học;

hoặc HS phát hiện và

giải quyết được các vấn

đề liên quan đến thực

tiễn đời sống.

Page 44: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

44

thực hiện được.

- Tên, thành phần hoá

học và ứng dụng của

một số phân bón hoá

học thông dụng.

lượng phân bón cần bón cho

cây trồng.

hóa học của NaCl.

5. Mối

quan hệ

giữa các

loại hợp

chất vô

- Nêu/nhận ra/chỉ ra

được:

mối quan hệ giữa oxit

axit, bazơ, muối.

- Lập sơ đồ mối quan hệ

giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Viết được các phương trình

hoá học biểu diễn sơ đồ

chuyển hoá.

- Phân biệt một số hợp chất

vô cơ cụ thể.

- Giải được các Bài tập đơn

giản liên quan đến các loại

hợp chất vô cơ.

- Giải quyết được các

câu hỏi, bài tập tương

đối tổng hợp liên quan

đến tính chất của muối,

không hoàn toàn tương

tự như các câu hỏi, bài

tập đã được học.

- Vận dụng tổng hợp

kiến thức, kỹ năng đã

học một cách linh hoạt,

sáng tạo để giải quyết

các tình huống/vấn đề

mới liên quan tới mối

quan hệ giữa các loại

hợp chất vô cơ, không

giống với tình

huống/vấn đề đã học;

hoặc HS phát hiện và

giải quyết được các vấn

đề liên quan đến thực

tiễn đời sống.

Page 45: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

45

b.2. Câu hỏi và bài tập

Mức độ biết

Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. NO. B. MgO. C. Al2O3 . D. SO2.

Câu 2. Trong công nghiệp lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách:

A. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

B. Nhiệt phân CaSO3 ở nhiệt độ cao.

C. Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

D. Đốt quặng pirit sắt.

Câu 3. Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Ag. B. Al. C. CuO. D. Fe

Câu 4. Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là:

A. Fe(OH)2. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4.

Câu 5. Công thức hóa học của urê là:

A. CO(NH2)2. B. NH3. C. CO(NH3)2. D. NH4NO3.

Mức độ hiểu

Câu 6. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2

B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl

C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2

D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3

Câu 7. Chất nào sau đây có thể được làm khô bằng canxi oxit?

A. H2. B. CO2. C. SO2. D. HCl.

Page 46: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

46

Câu 8. Trong phòng thí nghiệm khí SO2 được điều chế và thu vào bình C theo

hình vẽ bên.

Chất trong bình A và bình B lần lượt là

A. dung dịch HCl và Na2SO4 rắn.

B. dung dịch H2SO4 và Na2SO3 rắn.

C. Na2SO4 rắn và dung dịch HCl.

D. Na2SO3 rắn và dung dịch H2SO4.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:

(a) Nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 có bọt khí thoát ra.

(b) Nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2 có kết tủa tạo thành.

(c) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgSO4 có kết tủa tạo thành.

(d) Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp điện

phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hòa.

(e) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được ba dung dịch riêng biệt: NaOH,

H2SO4, Na2SO4. Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 10. Cho 1,18 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl

dư, thu được 672 ml khí H2 (ở đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng

của Cu trong hỗn hợp X là

A. 64,00%. B. 89,17%. C. 79,36%. D.

19,00%.

Câu 11. Khí SO2 là một trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí, SO2

thường được sinh ra từ khí thải của một số nhà máy. Theo tổ chức Y tế Thế

giới (WHO), nếu lượng SO2 trong không khí vượt quá 3.10–5 mol/m3 thì coi

như không khí bị ô nhiễm SO2. Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một

thành phố thấy có 0,012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay

không? Tại sao?

A

C

B

Bông tẩm kiềm

Page 47: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

47

Mức độ vận dụng

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

(a) Các dung dịch muối đều tác dụng được với dung dịch bazơ tạo

thành muối mới và bazơ mới.

(b) Khi cho dung dịch HCl dư tác dụng với a gam Zn hoặc a gam Mg

thì đều thu được cùng một thể tích khí H2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

(c) Dùng dung dịch H2SO4 có thể nhận biết được ba dung dịch riêng

biệt: Ba(NO3)2, NaNO3, NaHCO3.

(d) Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách cho dung dịch

Na2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 13. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Cu, Mg. Cho 12,5 gam X tác dụng

với dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít khí (ở đktc) và 3,5 gam chất rắn

không tan. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính thành

phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.

Mức độ vận dụng cao

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối

cacbonat của kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3%, thu

được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (ở đktc). Biết nồng độ MgCl2 trong

dung dịch B là 6,028%. Xác định kim loại R và tính thành phần % theo khối

lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A ban đầu.

Câu 15. Em hãy đề xuất biện pháp để khắc phục sự cố khi xe vận chuyển axit

sunfuric đặc không may gặp sự cố làm đổ axit trên đường.

II. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HOẠ

Ví dụ: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Hình thức: Kết hợp tự luận và TNKQ

Nội dung kiểm tra: Chương 1: các loại hợp chất vô cơ

Page 48: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

48

1. Xây dựng bảng ma trận đề kiểm tra:

Nội dung

kiến thức

Mức độ nhận thức Cộng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Vận dụng

cao

TN TL TN TL TN TL T

N

TL

1. Oxit 1 câu

0,5 đ

1 câu

0,5 đ

2 câu

1,0 đ

(10%)

2. Axit 1 câu

0,5 đ

1 câu

0,5 đ

2 câu

1,0 đ

(10%)

3. Bazơ 1 câu

0,5 đ

1 câu

0,5 đ

2 câu

1,0 đ

(10%)

4. Muối,

phân bón

hóa học

2 câu

1,0 đ

2 câu

1,0 đ

4 câu

2,0 đ

(20%)

5. Tổng hợp

các nội dung

kiến thức

trên

2 câu

3,5 đ

1 câu

1,5 đ

3 câu

5,0 đ

(50%)

Tổng số

câu

Tổng số

điểm

5 câu

2,5 đ

(25%)

5 câu

2,5 đ

(25%)

2 câu

3,5 đ

(35%)

1 câu

1,5đ

(15%)

13 câu

10,0 đ

(100%)

Page 49: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

49

2. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA

I. Trắc nghiệm khách quan: (10 câu x 0,5đ = 5 điểm)

Mức độ nhận biết:

Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. NO. B. MgO. C. Al2O3 . D. SO2.

Câu 2. Trong công nghiệp lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách

A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

B. nhiệt phân CaSO3 ở nhiệt độ cao.

C. cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

D. đốt quặng pirit sắt.

Câu 3. Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Ag. B. Al. C. CuO. D. Fe

Câu 4. Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4.

Câu 5. Công thức hóa học của urê là

A. CO(NH2)2. B. NH3. C. CO(NH3)2. D. NH4NO3.

Mức độ thông hiểu

Câu 6. Chất nào sau đây có thể được làm khô bằng canxi oxit?

A. H2. B. CO2. C. SO2. D. HCl.

Câu 7.

Trong phòng thí nghiệm

khí SO2 được điều chế và

thu vào bình C theo hình

vẽ bên

A

C

B

Bông tẩm kiềm

Page 50: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

50

Chất trong bình A và bình B lần lượt là

A. dung dịch HCl và Na2SO4 rắn.

B. dung dịch H2SO4 và Na2SO3 rắn.

C. Na2SO4 rắn và dung dịch HCl.

D. Na2SO3 rắn và dung dịch H2SO4.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(a) Nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 có bọt khí thoát ra.

(b) Nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2 có kết tủa tạo thành.

(c) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgSO4 có kết tủa tạo thành.

(d) Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp điện

phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hòa.

(e) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được ba dung dịch riêng biệt: NaOH,

H2SO4, Na2SO4.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 9. Cho 1,18 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl

dư, thu được 672 ml khí H2 (ở đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng

của Cu trong hỗn hợp X là

A. 64,00%. B. 89,17%. C. 79,36%. D. 19,00%.

Câu 10. Khi thực hiện thí nghiệm nghiên cứu phản ứng của H2SO4 đặc với Cu

trong ống nghiệm, sau khi kết thúc thí nghiệm, ta phải nút miệng ống nghiệm

bằng bông tẩm dung dịch chất nào sau đây?

A. NaCl. B. HCl. C. AgNO3. D. NaOH.

II. Tự luận: ( 5 điểm)

Mức độ vận dụng

Page 51: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

51

Câu 1. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày các phân biệt các dung dịch

riêng biệt, không nhãn sau: HCl, NaNO3, H2SO4 loãng, Na2SO4, NaOH.

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu 2. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Cu, Mg. Cho 12,5 gam X tác dụng với

dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít khí (ở đktc) và 3,5 gam chất rắn không

tan. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính thành phần %

khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.

Mức độ vận dụng cao

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat

của kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3%, thu được dung

dịch B và 3,36 lít khí CO2 (ở đktc). Biết nồng độ MgCl2 trong dung dịch B là

6,028%. Xác định kim loại R và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi

chất trong hỗn hợp A ban đầu.

III. BÀI TẬP

Hãy nghiên cứu, điều chỉnh (nếu cần) các câu hỏi, bài tập sau:

Mức độ biết:

Câu 1. Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. CaO ; K2SO4 ; Ca(OH)2 B. NaOH ; CaO ; H2O

C. Ca(OH)2 ; H2O ; BaCl2 D. NaCl ; H2O ; CaO

Câu 2. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất axit

H2SO4 trong công nghiệp?

A. SO2 B. SO3 C. FeS2 D. FeS.

Câu 3. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2

B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl

C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2

D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3

Page 52: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

52

Câu 4. Dãy gồm các muối đều phản ứng với cả dung dịch NaOH và với dung

dịch HCl là

A. NaHCO3 ; CaCO3 ; Na2CO3

B. Mg(HCO3)2 ; NaHCO3 ; Ca(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2 ; Ba(HCO3)2 ; BaCO3

D. Mg(HCO3)2 ; Ba(HCO3)2 ; CaCO3

Câu 5. Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt axit clohiđric

và axit sunfuric

A. AlCl3 B. BaCl2 C. NaCl D. MgCl2

Câu 6. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt

trong nhóm nào sau đây

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch K2SO4

B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl

C. Dung dịch K2SO4 và dung dịch MgCl2

D. Dung dịch KCl và dung dịch NaCl.

Mức độ hiểu:

Câu 7. Sau thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, khí SO2 trong

giờ thực hành thí nghiệm, cần phải khử khí thải độc hại này. Chất nào sau

đây được tẩm vào bông để ngang nút miệng ống nghiệm sau thí nghiệm là

tốt nhất

A. Nước B. Cồn (rượu etylic) C. Dấm ăn D. Nước vôi.

Câu 8. Khí cacbonic tăng lên trong khí quyển là một nguyên nhân gây nên

hiệu ứng nhà kính (hiện tượng nóng lên toàn cầu). Nhờ quá trình nào sau

đây kìm hãm sự tăng khí cacbonic?

A. Quá trình nung vôi B. Nạn cháy rừng

C. Sự đốt cháy nhiên liệu D. Sự quang hợp của cây xanh.

Page 53: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

53

Câu 9. Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành

các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau :

A. HCl + ... CuCl2 + ...

B. H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O + ...

C. Mg(OH)2 ... + H2O

D. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + ... + H2O

Câu 10. Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau

và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra :

H2SO4 ; NaCl ; Na2SO4 ; BaCl2 ; NaOH

Câu 11. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim

loại cũng như gốc axit) là : clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại

Ba, Mg, K, Pb

a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào ?

b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó.

Mức độ vận dụng:

Câu 12. Cho hỗn hợp bột đá vôi (giả sử chỉ chứa CaCO3) và thạch cao khan

(CaSO4) tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448 ml khí (đktc). Khối

lượng của đá vôi trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,2 gam B. 20 gam C. 12 gam D. 2,0

gam.

Câu 13. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi

thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lít khí CO2 (đktc). Hàm lượng

MgCO3 trong hỗn hợp là :

A. 30,57 % B. 30% C. 29,58 % D. 28,85 %

Mức độ biết:

Câu 14. Cặp nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt

độ thường ?

Page 54: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

54

A. Na ; Fe B. K ; Na C. Al ; Cu D. Mg ; K.

Câu 15. Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch

CuSO4

A. Na ; Al ; Cu ; Ag B. Al ; Fe ; Mg ; Cu

C. Na ; Al ; Fe ; K D. K ; Mg ; Ag ; Fe.

Câu 16. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là

A. Na ; Cu ; Mg B. Zn ; Mg ; Al

C. Na ; Fe ; Cu D. K ; Na ; Ag.

Câu 17. Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động

hoá học là

A. Na ; Al ; Fe ; Cu ; K ; Mg B. Cu ; Fe ; Al ; K ; Na ; Mg

C Fe ; Al ; Cu ; Mg ; K ; Na D. Cu ; Fe ; Al ; Mg ; Na ; K.

Câu 18. Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hoá học quan sát

được ngay là

A. Không có hiện tượng gì xảy ra

B. Sủi bọt khí mạnh

C. Khí màu nâu xuất hiện

D. Dung dịch chuyển sang màu hồng.

Câu 19. Cho lá đồng vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng

xảy ra, hiện tượng thí nghiệm quan sát được nào sau đây là đúng?

A. Có khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch còn lại có màu xanh.

B. Dung dịch tạo thành không màu, khí không màu thoát ra.

C. Dung dịch tạo thành có màu xanh nhạt, khí mùi hắc thoát ra.

D. Dung dịch tạo thành không màu, khí mùi hắc thoát ra.

Mức độ hiểu:

Page 55: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

55

Câu 20. Để phân biệt dây nhôm, sắt và bạc có thể sử dụng cặp dung dịch nào

sau đây là hợp lí và nhanh nhất?

A. HCl và NaOH B. HCl và Na2SO4

C. NaCl và NaOH D. CuCl2 và KNO3

Câu 21. Để làm sạch bạc có lẫn tạp chất đồng, nhôm, sắt có thể dùng biện

pháp nào sau đây ?

A. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch AgNO3 dư

B. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch Cu(NO3)2 dư

C. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư

D. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HNO3 đặc, nguội dư.

Câu 22. Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều

kiện phản ứng nếu có).

Na (1)

Na2O (2)

NaOH (3)

NaCl (4)

NaNO3

Câu 23. Có 3 kim loại màu trắng Ag, Al, Mg. Hãy nêu cách nhận biết mỗi kim

loại bằng phương pháp hóa học. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ.

Mức độ vận dụng:

Câu 24. Oxi hóa hoàn toàn 10 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần dùng hết

4,2 lít khí clo (đktc). Thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn

hợp lần lượt là

A. 50%; 50% B. 72%; 28%

C. 48%; 42% D. 40%; 60%

Câu 25. Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3. Sau phản ứng khối lượng lá

đồng tăng thêm 1,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc được thoát ra bám vào lá

đồng). Số gam đồng bị hoà tan và số gam AgNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 0,32 g và 6,8 g B. 0,64 g và 3,4 g

C. 0,64 g và 6,8 g D. 0,32 g và 3,4 g

Page 56: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

56

Câu 26. Cho 4,4 g gam hỗn hợp A gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch

HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn).

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

c) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 g hỗn hợp A.

Câu 27. Cho 12,5 g hỗn hợp bột các kim loại nhôm, đồng và magie tác dụng

với HCl (dư). Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí (đktc) và 3,5 g chất rắn

không tan.

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp.

Mức độ vận dụng:

Câu 28. 10 gam hỗn hợp gồm CaCO3 ; CaO ; Al phản ứng hoàn toàn với dung

dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng qua bình đựng nước

vôi trong dư thì thu 1 gam kết tủa và còn lại 6,72 lít khí không màu ở đktc.

Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần

lượt là

A. 10% ; 81% ; 9% B. 20% ; 27% ; 53%

C. 10% ; 36% ; 54% D. 10%; 34% ; 56%

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon trong một lượng dư oxi. Sau phản

ứng hấp thụ hết sản phẩm khí bằng 400 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu coi

thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì nồng độ 2 chất tan trong

dung dịch thu được là

A. 0,2M ; 0,3M B. 0,5M ; 0,5M

C. 0,4M ; 0,75M D. 0,5M; 0,75M

Câu 30. 40 gam hỗn hợp Al, Al2O3, MgO được hoà tan bằng dung dịch NaOH

2M thì thể tích NaOH vừa đủ phản ứng là 300 ml, đồng thời thoát ra 6,72

dm3 H2 (đktc). Tìm % lượng hỗn hợp đầu.

Cho biết PTHH: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2↑

Page 57: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

57

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

(cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; O = 16)

Câu 31. Hoà tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4

2M thì tách ra chất rắn A và nhận được dung dịch B. Thêm NaOH dư vào

dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến lượng không đổi trong không

khí thu được a gam chất rắn D. Viết phương trình phản ứng, tính lượng

chất rắn A và lượng chất rắn D. Biết, khi nung trong không khí đến lượng

không đổi có quá trình oxi hoá: Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3

(cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; Ag = 108; O = 16)

Nhận biết:

Câu 32.

Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng hai lần số nguyên tử

cacbon và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là

A. metan. B. etylen.

C. axetilen. D. benzen.

Câu 33.

Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon,

tham gia phản ứng cộng và tham gia phản ứng thế nhưng không làm

mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là

A. metan. B. axetilen.

C. etilen. D. benzen.

Câu 34. (thông hiểu)

Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, làm mất màu dung dịch

brom, đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra khí cacbonic và 1 mol

hơi nước. Hợp chất đó là

A. metan. B. etilen.

C. axetilen. D. benzen.

Page 58: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

58

Câu 35. (nhận biết)

Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng thế,

không tham gia phản ứng cộng. Hợp chất đó là

A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen.

Câu 36. (thông hiểu)

Có các chất : Metan, etilen, axetilen, benzen. Chất nào có phản ứng

cộng brom ? Tại sao ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng để

minh họa.

Câu 37. (thông hiểu)

Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng

đặc trưng là phản ứng cộng?

A. C2H4 , CH4 . B. C2H4 , C6H6 .

C. C2H4 , C2H2 . D. C2H2 , C6H6 .

Câu 38. (vận dụng)

Khí C2H2 lẫn khí CO2, SO2, hơi nước. Để thu được khí C2H2 tinh khiết

cần dẫn hỗn hợp khí qua

A. dung dịch nước brom dư.

B. dung dịch kiềm dư.

C. dung dịch NaOH dư rồi qua dd H2SO4 đặc.

D. dung dịch nước brom dư rồi qua dd H2SO4 đặc.

Câu 39. (thông hiểu)

Chất hữu cơ khi cháy tạo sản phẩm CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là 1 : 2

có công thức phân tử là

A. CH4. B. C2H4 . C. C2H2 . D. C6H6 .

Câu 40. (vận dụng)

Page 59: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

59

Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO2, CH4, C2H4. Viết các

phương trình hoá học.

Câu 41. (thông hiểu)

Hoàn thành các phương trình hoá học sau:

C6H6 + ? ? C6H5Cl + ?

C2H4 + Br2 ?

C2H4 + ? ? C2H5OH

Câu 42. (nhận biết)

Có những từ, cụm từ sau : hoá trị 4, theo đúng hoá trị, liên kết trực

tiếp, liên kết xác định, oxi, hiđro, cacbon, ...

Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau :

a) Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau

.............(1)..... của chúng.

b) Những nguyên tử .....(2)...... trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể

............(3)........với nhau tạo thành mạch cacbon.

c) Mỗi hợp chất hưũ cơ có một trật tự .............(4)....... giữa các

nguyên tử trong phân tử.

Câu 43. (nhận biết)

Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, cháy toả nhiều nhiệt,

tạo thành khí cacbonic và hơi nước, chỉ tham gia phản ứng thế clo, không tham

gia phản ứng cộng clo. Hợp chất đó có công thức phân tử là

A. CH4 . B. C2H2 . C. C2H4. D. C6H6 .

Câu 44. (vận dụng)

Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, hợp chất tham gia

phản ứng cộng brom, đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí này cần 3 thể tích

oxi sinh ra 2 thể tích hơi nước và khí cacbonic. Hợp chất đó có công thức phân

tử là

Page 60: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

60

A. CH4 . B. C2H2. C. C2H4 D. C6H6

Câu 45. (thông hiểu)

Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng

cộng brom, cháy toả nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước, là

nguyên liệu để điều chế nhựa hoặc ancol etylic bằng một phản ứng. Hợp chất

đó có công thức phân tử là

A. CH4 . B. C2H2 . C. C2H4 D. C6H6.

Câu 46. (nhận biết)

Etilen và axetilen đều có liên kết bội trong phân tử. Chúng đều tham gia

phản ứng cháy và cộng brom. Viết phương trình hoá học để minh hoạ.

Câu 47. (vận dụng)

Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các khí :

cacbonic, metan, etilen ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có)

để giải thích.

Câu 48. (vận dụng)

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom dư,

người ta thu được 4,7 gam đibrometan.

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

2. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích.

(Br = 80 ; C = 12 ; H = 1)

Câu 49. (nhận biết)

Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Các chất trong

phân tử chỉ có liên kết đơn là

A. metan, etilen.

B. benzen, polietilen.

C. metan, polietilen.

D. axetilen, metan.

Page 61: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

61

Câu 50. (nhận biết)

Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Các chất trong

phân tử chỉ có liên kết đôi là

A. benzen, etilen. B. etilen, metan

C. axetilen, polietilen. D. metan, axetilen

Câu 51. (nhận biết)

Điền vào chỗ trống công thức hoá học và điều kiện thích hợp.

1. CH2 = CH2 + ? ? C2H5OH

2. ? + Cl2 ? CH3Cl + ?

3. C6H6 + ? ? C6H5Br + ?

Câu 52. (thông hiểu)

Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cháy của metan, etilen,

axetilen với oxi. Nhận xét tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra sau phản ứng

ở mỗi PTHH. Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí C2H4 qua dd Br2. Viết PTHH.

Câu 53. (vận dụng)

Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2

và 5,4 g H2O. Tỉ khối hơi của hiđrocacbon so với oxi bằng 1,3125. Xác định

công thức phân tử của hiđrocacbon.

Câu 54. (nhận biết)

Hợp chất hữu cơ X tạo bởi C, H và O có một số tính chất : là chất lỏng,

không màu, tan vô hạn trong nước, tác dụng với natri giải phóng khí hiđro,

tham gia phản ứng tạo sản phẩm este, nhưng không tác dụng với dung dịch

NaOH. X có công thức là :

A. CH3–O–CH3 ; B. C2H5–OH ; C. CH3-COOH ; D. CH3COO–C2H5

Câu 55. (nhận biết)

Hợp chất hữu cơ Y làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng

được với một số kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat, Y có chứa nhóm :

Page 62: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

62

A. CH=O. B. OH . C. COOH . D. CH3 .

Câu 56. (nhận biết)

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước

A. phần lớn là tăng. B. đều giảm.

C. không đổi. D. phần lớn là giảm.

Câu 57. (nhận biết)

Có các chất sau : C2H5OH, CH3–COOH, NaOH, NaCl, Na, Cu. Những

cặp chất tác dụng được với nhau :

a) C2H5OH + CH3–COOH có xúc tác H2SO4 đặc, to

b) C2H5OH + NaOH

c) C2H5OH + NaCl

d) C2H5OH + Na

e) CH3COOH + NaOH

f) CH3COOH + NaCl

g) CH3COOH + Na

h) CH3COOH + Cu

Câu 58. (nhận biết)

Hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch

NaOH có công thức phân tử là :

A. C2H6O ; B. C6H6 ;

C. C2H4 ; D. C2H4O2

Câu 59. (thông hiểu)

Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH3COOH, C6H12O6

(glucozơ); C2H5OH bị mất nhãn, bằng phương pháp hoá học để nhận ra ba

dung dịch trên có thể dùng

A. giấy quỳ tím. B. dung dịch Ag2O/NH3.

Page 63: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

63

C. giấy quỳ tím và Na. D. giấy quỳ tím và dung dịch

Ag2O/NH3.

Câu 60. (nhận biết)

Cho các chất : metan, etilen, axetilen, benzen, ancol etylic, axit axetic, etan.

Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết đơn là

A. metan, etilen, axetilen.

B. ancol etylic, metan, etan.

C. benzen, ancol etylic, axit axetic.

D. etan, etilen, axit axetic.

Câu 61. (nhận biết)

Cho các chất : metan, etilen, axetilen, benzen, ancol etylic, axit axetic, etan.

Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có 1 liên kết đôi là

A. axit axetic, etilen. B. benzen, axetilen.

C. ancol etylic, etan. D. metan, etilen.

Câu 62. (thông hiểu)

Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học, ghi rõ

điều kiện phản ứng :

C2H4(1)C2H5OH (2)CH3COOH (3)CH3COOC2H5

(4)CH3COONa

Câu 63. (nhận biết)

Một hợp chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H và O có

một số tính chất :

– Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước ;

– Hợp chất tác dụng với natri giải phóng khí hiđro ;

– Hợp chất tham gia phản ứng tạo sản phẩm este ;

– Hợp chất không làm cho đá vôi sủi bọt.

Page 64: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

64

Hợp chất đó có công thức là

A. CH3–O–CH3 ; B. C2H5–OH ;

C. CH3–COOH ; D. CH3–COO–C2H5

Câu 64. (nhận biết)

Một hợp chất là chất rắn, tan nhiều trong nước, có phản ứng tráng

gương. Hợp chất đó có công thức là :

A. C12H22O11 ; B. CaCO3 ; C. (C17H35COO)3C3H5 ; D. C6H12O6

(saccarozơ)

(glucozơ)

Câu 65. (thông hiểu)

Trong các chất sau : Mg, Cu, MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Dung dịch

axit axetic tác dụng được với :

A. Cu, MgO, Na2SO4, Na2SO3. B. MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3.

C. Mg, Cu, MgO, KOH. D. Mg, MgO, KOH, Na2SO3.

Câu 66. (vận dụng)

Từ chất ban đầu là etilen có thể điều chế ra etyl axetat. Viết các

phương trình hoá học để minh hoạ. Các điều kiện cần thiết cho phản ứng

xảy ra có đủ.

Câu 67. (vận dụng)

Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các dung dịch :

ancol etylic, axit axetic, glucozơ ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng

(nếu có) để giải thích

Câu 68. (vận dụng)

Từ tinh bột người ta sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau :

Tinh bột (1)

glucozơ (2)

ancol etylic

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Page 65: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

65

2. Tính khối lượng ngũ cốc chứa 81% tinh bột cho lên men để thu được

460 kg ancol etylic. (cho O = 16 ; C = 12 ; H = 1).

Câu 69. (thông hiểu)

Từ tinh bột người ta sản xuất axit axetic theo sơ đồ sau :

Tinh bột (1)

glucozơ (2)

ancol etylic (3)

axit axetic

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

2. Tính khối lượng axit axetic thu được khi cho lên men 1 tấn ngũ cốc

chứa 81% tinh bột. (cho O = 16 ; C = 12 ; H = 1).

Câu 70. (nhận biết)

Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ,

xenlulozơ. Dãy gồm các chất đều tan trong nước là

A. ancol etylic, glucozơ, chất béo, xenlulozơ.

B. ancol etylic, axit axetic, glucozơ.

C. glucozơ, chất béo, saccarozơ.

D. axit axetic, saccarozơ, xenlulozơ.

Câu 71. (nhận biết)

Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ,

xenlulozơ. Dãy gồm các chất đều có phản ứng thuỷ phân là

A. saccarozơ, chất béo, xenlulozơ.

B. chất béo, axit axetic, saccarozơ.

C. saccarozơ, xenlulozơ, ancol etylic.

D. axit axetic, chất béo, xenlulozơ.

Câu 72. (nhận biết)

Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ,

xenlulozơ. Nhóm các chất có chung công thức tổng quát là

A. ancol etylic, axit axetic.

Page 66: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

66

B. Chất béo, xenlulozơ.

C. Saccarozơ, glucozơ.

D. Axit axetic, glucozơ.

Câu 73. (nhận biết)

Cho các chất: Na, CaCO3, CH3COOH, O2, NaOH, Mg. Ancol etylic

phản ứng được với:

A. Na, CaCO3, CH3COOH. B. CH3COOH, O2, NaOH.

C. Na, CH3COOH, O2 D. Na, O2, Mg.

Câu 74. (nhận biết)

Ghép ứng dụng ở cột (II) với chất tương ứng ở cột (I)

Chất (I) Ứng dụng (II)

A. CH3COOH. 1. Sản xuất giấy

B. Chất béo 2. Thực phẩm

C. Glucozơ 3. Sản xuất vitamin C

D. Tinh bột 4. Sản xuất xà phòng

E. Xenlulozơ 5. Sản xuất phẩm nhuộm

6. Tráng gương

7. Sản xuất vải sợi

Câu 75. (vận dụng)

Để trung hoà 60 gam dung dịch axit axetic 10% cần bao nhiêu ml dung

dịch NaOH 0,5M, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?

Câu 76. (nhận biết)

Có các chất sau : C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na, Cu. Axit

axetic tác dụng được với:

Page 67: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

67

A. C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na, Cu

B. C2H5OH, NaOH, CaCO3, Na

C. C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na

D. NaOH, CaCO3, Na, Cu.

Câu 77. (thông hiểu)

Dạng câu hỏi: TNKQ

Nội dung:

Dãy gồm các chất đều làm mất màu dung dịch brom là :

A. CH4, C6H6 B. C2H4, C2H2

C. CH4, C2H2 D. C6H6, C2H2

Câu 78. (thông hiểu)

Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là :

A. CH3COOH, ( C6H10O5 ) n

B. CH3COOC2H5, C2H5OH

C. CH3COOH, C6H12O6

D.CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 79. (thông hiểu)

Dãy gồm các chất đều phản ứng với kim loại natri là :

A. CH3COOH, ( C6H10O5 ) n

C. CH3COOH, C6H12O6

B. CH3COOH, C2H5OH

D. CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 80. (thông hiểu)

Dãy gồm các chất đều phản ứng với axit HCl là:

Page 68: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

68

A. CH3COOH, ( C6H10O5 ) n , PE

B. CH3COOC2H5, C2H5OH, PVC

C. CH3COOH, C6H12O6, C2H5Cl,

D. CH3COONa, CH3COOC2H5, ( C6H10O5 ) n

Câu 81. (thông hiểu)

Dãy gồm các chất đều có phản ứng thuỷ phân là:

A. Tinh bột, xenlulozơ, PVC.

B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo.

C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.

D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE

Câu 82. (vận dụng)

Có các khí sau đựng riêng biệt trong mỗi lọ: C2H4, Cl2, CH4.

Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trong lọ. Dụng cụ , hóa

chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Câu 83. (thông hiểu)

Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá hoá học theo sơ đồ sau:

Câu 84. (vận dụng)

Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản

ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần trăm

khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Câu 85. (Nhận biết)

Cho các oxit : Fe2O3 ; Al2O3 ; CO2 ; N2O5 ; CO ; BaO ; SiO2

Page 69: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

69

các oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe2O3 ; CO2 ; N2O5

B. Al2O3 ; BaO ; SiO2

C. CO2 ; N2O5 ; BaO

D. CO2 ; CO ; BaO

Câu 86. (Nhận biết)

Oxit axit là

A. CO2, P2O5, CO, SiO2, SO2, SO3

B. CO, CO2, P2O5, SO2, SO3

C. CO2, SiO2, P2O5, SO2, SO3

D. CO2, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3

Câu 87. (Vận dụng)

Khử 9,72 gam oxit của một kim loại hoá trị II bằng khí hidro thu được

7,8 gam kim loại. Công thức của oxit kim loại là

A. FeO B. ZnO C. CuO D. NiO

Câu 88. (Thông hiểu)

Khí X có đặc điểm :

Là một oxit axit

Nặng hơn khí NO2.

Khí X là

A. CO2 B. Cl2 C. HCl D. SO2

Câu 89. (Thông hiểu)

Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được các oxit

A. MgO; Na2O; K2O

B. P2O5; MgO; K2O

Page 70: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

70

C. Al2O3; ZnO; Na2O

D. SiO2; MgO; FeO.

Câu 90. (Vận dụng)

3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng

độ của dung dịch là

A. 0,05 M B. 0,5 M C. 0,10 M D. 1,0 M

Câu 91. (Nhận biết).

Chất có thể tác dụng với nước cho một dung dịch làm phenolphtalein

không màu chuyển thành màu hồng là

A. CO2 B. K2O C. P2O5 D. SO2

Câu 92. (Nhận biết)

Các bazơ kiềm là

A. NaCl, NaOH, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Fe(OH)3, Fe2O3

B. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3

C. NaOH, Mg(OH)2

D. NaOH, KOH, Ba(OH)2

Câu 93. Nhận biết

Các bazơ không tan là

A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3.

B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.

C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3.

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 94. (Thông hiểu)

Cho các chất : Cu ; MgO ; NaNO3 ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; HCl ; Fe ; CO2.

Axit sunfuric loãng phản ứng được với :

Page 71: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

71

A. Cu ; MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2

B. MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; Fe

C. CaCO3 ; HCl ; Fe ; CO2

D. Fe ; MgO ; NaNO3 ; HCl

Câu 95. (Nhận biết)

Trong những tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của axit :

A. Vị chua.

B. Phản ứng với kim loại giải phóng khí H2.

C. Phản ứng với oxit axit.

D. Phản ứng với muối.

Câu 96. (Thông hiểu)

Cho các chất : CuO ; SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ;

CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với :

A. Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; SO2

B. Al2O3 ; H2SO4 ; SO2 ; CuSO4

C. SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3

D. H2SO4 ; Al2O3 ; Fe ; CuSO4

Câu 97. (Thông hiểu)

Dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2 . Chất có thể làm sạch muối

nhôm là:

A. AgNO3 ; B. Zn C. Mg ; D. Al ;

Câu 98. (Nhận biết)

Trong các chất sau đây, chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

A. H2O B. dung dịch H2SO4

C. dung dịch KOH D. dung dịch Na2SO4

Page 72: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

72

Câu 99. (Vận dụng cao)

Cho 200 gam hỗn hợp NaCl và KCl tác dụng với dung dịch AgNO3

(lấy dư) thu được 400 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi

muối clorua trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 50% và 50% B. 14% và 86%

C. 20% và 80% D. 40% và 60%

Câu 100. (Vận dụng cao)

Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 8 gam muối sunfat của

một kim loại hoá trị II rồi lọc kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 4 gam

oxit của kim loại hoá trị II đó. Công thức muối sunfat là:

A. MgSO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. FeSO4

Câu 101. (Nhận biết)

Dãy kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là :

A. K , Na , Al , Fe

B. Cu , Zn, Fe , Mg

C. Fe , Mg, Na, K

D. Ag, Cu, Al , Fe

Câu 102. Nhận biết

Cặp kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Na, Al B. K, Na

C. Al, Cu D. Mg, K

Câu 103. (Thông hiểu)

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 :

A. Na, Al, Cu B. Al, Fe, Mg, Cu

C. Na, Al, Fe, K D. K, Mg, Ag, Fe

Câu 104. (Nhận biết)

Page 73: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

73

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng :

A. Na, Al, Cu, Mg

B. Zn, Mg, Na, Al

C. Na, Fe, Cu, K, Mg

D. K, Na, Al, Ag

Câu 105. Nhận biết

Điều chế nhôm theo cách :

A. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

B. Điện phân dung dịch muối nhôm.

C. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

D. Dùng kim loại Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối nhôm.

Câu 106. (Thông hiểu)

Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát

được là :

A. Kim loại Na đẩy Cu ra khỏi dung dịch.

B. Na tan tạo dung dịch kiềm.

C. Na tan giải phóng khí H2. Sau phản ứng dung dịch mất màu, thu được

kết tủa màu xanh.

D. Na tan, sau phản ứng thu được Cu và khí SO2.

Câu 107. (Thông hiểu)

Cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4 khi

khuấy kĩ để phản úng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và

chất kết tủa. Thành phần dung dịch và kết tủa gồm các chất

A. Al2(SO4)3, FeSO4 và CuSO4 và Cu, Fe

B. Al2(SO4)3, FeSO4 và CuSO4 và Cu

C. Al2(SO4)3, FeSO4 và CuSO4 và Cu, Al

Page 74: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

74

D. Al2(SO4)3, FeSO4 và CuSO4 và Al, Fe

Câu 108. (Thông hiểu)

Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe ở dạng bột tác dụng với dung dịch CuCl2

khi khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch và kết tủa

gồm 2 kim loại. Thành phần của dung dịch thu được gồm các chất

A. MgCl2 B. MgCl2, CuCl2

C. MgCl2, FeCl2 D. FeCl2

Câu 109. (Vận dụng)

Đốt cháy kim loại M trong lượng dư oxi, thu được oxit trong đó M

chiếm 70% về khối lượng. Kim loại M là

A. MgO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. CuO

Câu 110. (Vận dụng)

Đốt cháy hết 0,36 g bột Mg trong không khí, thu được chất rắn A. Hoà

tan hết A trong lượng vừa đủ là 100 ml dung dịch HCl loãng, thu được dung

dịch A1. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và nồng độ muối trong dung

dịch A1 lần lượt là

A. 0,3M và 0,6M B. 0,15M và 0,3M

C. 0,3M và 0,15M D. 0,6M và 0,3M

Câu 111. (Vận dụng cao)

Cho 2,016 gam kim loại M tác dụng vừa hết với oxi trong không khí,

thu được 2,52 g oxit của nó. Oxit của kim loại M là

A. MgO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. CuO

Câu 112. (Vận dụng cao)

Cho 23,676 g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al, Cu tác dụng hết với O2, thu

được 34,14 g hỗn hợp gồm 3 oxit. Hỏi để hoà tan hết lượng hỗn hợp oxit đó

cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 3M và H2SO41,5M.

A. 218ml B. 109ml C. 300ml D. 200ml

Page 75: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

75

Câu 113. (Vận dụng)

Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí trong một thời gian ngắn. Sau

khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng 16,67% so với

khối lượng của bột Cu ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của Cu trong

chất rắn thu được sau khi đun nóng là

A. 71,43% B. 20% C. 28,57% D. 16,67%

Câu 114. (Vận dụng cao)

Cho hỗn hợp Cu và Mg cùng số mol. Đốt nóng m1 g hỗn hợp trong

không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối

lượng 14,4 gam. Xác định m1.

A. 10,56 g B. 5,28 g

C. 10,65 g D. 21,12 g

Câu 115. (Vận dụng cao)

Cho 2,016 g kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với oxi, thu

được 2,784 g chất rắn. Hãy xác định kim loại đó.

A. Mg B. Mn C. Pb D. Fe

Câu 116. (Vận dụng cao)

Cho 6,93 g hỗn hợp gồm Mg và Al dạng bột tác dụng hết với dung dịch

HCl, thu được dung dịch A. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thì thu được 31,425

gam muối khan. Thành phần % theo khối lượng của Mg và Al trong hỗn

hợp là

A. 58,44% và 41,56% B. 41,56% và 58,44%

C. 41,65% và 58,35% D. 58,35% và 41,65%

Câu 117. (Vận dụng cao)

Cho 2,88 gam hỗn hợp A gồm kim loại M hoá trị II không đổi và oxit

của nó tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy giải phóng ra 1,008 lit khí hiđro

(đktc) và thu được dung dịch A1. Cô cẩn thận dung dịch A1 thu được 8,55 gam

muối khan. M là

Page 76: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

76

A. Mg B. Zn C. Ca D. Ni

Câu 118. (Vận dụng cao)

Cho 3,6 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng hết với oxi khi đun nóng, thì

thu được chất rắn có khối lượng 6,48 gam. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng chất

rắn đó thì cần phải dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 4M.

A. 200ml B. 60ml C. 90ml D. 100ml

Câu 119. (Vận dụng cao)

Để hoà tan hết 4 g oxit kim loại có hoá trị không đổi cần dùng vừa đủ

25 g dung dịch HCl 29,2%. Xác định oxit của kim loại đã làm thí nghiệm.

A. Al2O3 B. MgO C. ZnO D. CuO

Câu 120. (Vận dụng cao)

Nung nóng 1,97 g muối cacbonat kim loại M có hoá trị không đổi trong

mọi hợp chất, thu được chất màu trắng. Cho chất rắn đó tác dụng hết với nước,

phản ứng xảy ra mãnh liệt. Thêm vào dung dịch lượng dư H2SO4 loãng, thấy

tạo thành 2,33 g kết tủa trắng. Hãy xác định công thức của muối cacbonat đó.

A. CaCO3 B. MgCO3 C. ZnCO3 D. BaCO3

Câu 121. (Vận dụng cao)

Cho 9 g hỗn hợp gồm Al và oxit của nó tác dụng hoàn toàn với một

dung dịch NaOH 25% ( D = 1,28 g/ml ), thấy giải phóng ra 3,36 lit H2 (đktc ).

Số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,220 B. 0,224 C. 0,112 D. 0,33

Câu 122. (Nhận biết)

Dãy gồm các chất đều là muối axit :

A. NaHCO3, CaCO3, Na2CO3.

B. Mg(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.

D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

Page 77: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

77

Câu 123. (Nhận biết)

Dãy gồm các muối đều tan trong nước là :

A. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, Mg(HCO3)2.

B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3.

D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

Câu 124. (Thông hiểu)

Dãy gồm các chất đều bị nhiệt phân hủy giải phóng khí cacbonic và

oxit bazơ:

A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3.

B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

C. CaCO3, MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

D. NaHCO3, CaCO3, MgCO3, BaCO3.

Câu 125. (Thông hiểu)

Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch NaOH :

A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3.

B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3.

D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3.

Câu 126. (Nhận biết)

Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2 :

A. Na2CO3, CaCO3 B. NaHCO3, MgCO3

C. K2SO4, Na2CO3 D. NaNO3, KNO3

Câu 127. (Nhận biết)

Dãy các nguyên tố đều ở nhóm VII là :

Page 78: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

78

A. F, Cl, O, N B. F, Cl, Br, I

C. O, I, S, F D. F, I, N, Br

Câu 128. (Thông hiểu)

Dãy các nguyên tố thuộc chu kỳ II là :

A. F, Cl, Br, I B. F, N, I, O

C. N, Cl, Br, O D. N, O, F

Câu 129. (Nhận biết)

Dãy các đơn chất được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là

A. F2, Cl2, Br2, I2 B. S, Cl2, F2, O2

C. I2, Br2, Cl2, F2 D. F2, Cl2, S, N2

Câu 130. (Nhận biết)

Dãy các đơn chất có tính chất hóa học tương tự clo là :

A. N2, O2, F2 B. F2, Br2, I2

C. S, O2, F2 D. Br2, O2, S

Câu 131. (Thông hiểu)

Dãy các đơn chất được tạo nên từ các nguyên tố mà nguyên tử của chúng

đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

A. N2, O2, F2 B. F2, Cl2, Br2, I2

C. S, O2, Br2 D. O2, Cl2, F2

Câu 132. (Thông hiểu)

Dãy các nguyên tố mà nguyên tử đều có 2 lớp electron là :

A. F, Cl, O B. F, Br, I

C. O, S, Cl D. N, O, F

Page 79: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

79

Câu 133. (Nhận biết)

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây :

A. Na2SO4 + CuCl2 B. Na2SO4 + NaCl

C. K2SO3 + HCl D. K2SO4 + HCl

Câu 134. (Nhận biết)

Nhóm gồm các khí đều phản ứng với oxi :

A. CO, CO2 B. CO, H2 C. O2, CO2 D. H2, CO2

Câu 135. (Thông hiểu)

Nhóm gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường:

A. H2, Cl2 B. CO, CO2

C. Cl2, CO2 D. H2, CO

Câu 136. (Thông hiểu)

Nhóm gồm các khí đều khử được oxit CuO ở nhiệt độ cao :

A. CO, H2 B. Cl2, CO2 C. CO, CO2 D. Cl2, CO

Câu 137. (Nhận biết)

Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được sắp xếp đúng theo chiều tính phi

kim tăng dần :

A. F, N, P, As B. F, O, N, P, As

C. O, N, P, As D. As, P, N, O, F

Câu 138. (Nhận biết)

Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được sắp xếp theo chiều tính phi

kim giảm dần :

A. Si, Cl, S, P B. Cl, S, P, Si

C. Si, S, P, Cl D. Si, Cl, P, S.

Câu 139. (Vận dụng)

Page 80: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

80

Đốt cháy 7,2 g một loại than chứa tạp chất trơ trong khí oxi dư. Cho

toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH. Sau đó

thêm vào bình lượng dư dung dịch BaCl2, thấy tạo thành 114,26 g kết tủa

trắng. Hàm lượng cacbon trong loại than đã đem đốt là

A. 97,67% B. 96,67% C. 80,00% D. 75,00%

Câu 140. (Nhận biết)

Dãy công thức sau đây biểu diễn các chất đều là hidrocacbon no:

A. C2H4, C3H6, C4H8, C5H10.

B. C2H6 , C3H8 , C4H10 , C4H12

C. C2H2 , C3H4 , C4H6 , C5H8

D. C2H6O , C3H8O, C4H10O, C4H12O

Câu 141. (Vận dụng)

Một hidrocacbon có chứa 85,7% cacbon và 14,3% hiđro theo khối

lượng. Công thức nào dưới đây là phù hợp với hidrocacbon đó?

(I) CH4 (II) C2H4 (III) C6H6 (IV) C3H6.

A. Công thức (II) và (I) B. Công thức (III)

C. Công thức (IV) và (III) D. Công thức (II) và (IV)

Câu 142. (Nhận biết)

Để loại bỏ khí etylen trong hỗn hợp với metan người ta đã dùng

A. Nước B. Hidro C. Dung dịch brom D. Khí oxi

Câu 143. (Vận dụng)

Đốt cháy hoàn toàn 29 gam một hidrocacbon no có dạng CnH2n+2 thu

được 45 gam nước. Công thức của hidrocacbon đó là

A. CH3 CH3 B. CH3 CH2 CH3

C. CH3 CH(CH3) CH3 D. CH3 CH(CH3) CH2 CH3

Câu 144. (Thông hiểu)

Page 81: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

81

Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon và

làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là

A. Metan B. Etan

C. Axetilen D. Benzen

Câu 145. (Thông hiểu)

Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon và tham gia

phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. Hợp chất đó là

A. Metan B. Etilen C. Axetilen D.

Benzen

Câu 146. (Thông hiểu)

Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng

cộng brom, khi cháy tỏa nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Đốt

cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra khí cacbonic và 1 mol hơi nước. Hợp

chất đó là

A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen

Câu 147. (Nhận biết)

Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng

đặc trưng là phản ứng cộng :

A. C2H4 , CH4 ; B. C2H4 , C6H6

C. C2H4 , C2H2 ; D. C2H2 , C6H6

Câu 148. (Thông hiểu)

Hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.

Hợp chất hữu cơ có công thức là :

A. C2H6O ; B. C6H6 ; C. C2H4 ; D. C2H4O2

Câu 149. (Thông hiểu)

Page 82: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

82

Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH3COOH, C6H12O6;

C2H5OH bị mất nhãn, có thể dùng cách nào trong các cách sau để nhận ra ba

dung dịch trên :

A. Giấy quỳ tím.

B. Dung dịch Ag2O/NH3.

C. Giấy quỳ tím và Na.

D. Giấy quỳ tím và dung dịch Ag2O/NH3.

Câu 150. (Nhận biết)

Dãy gồm các chất chỉ có liên kết đơn :

A. Metan, etilen, axetilen.

B. Rượu etylic, metan, etan.

C. Benzen, rượu etylic, axit axetic.

D. Etan, etilen, axit axetic.

Câu 151. (Nhận biết)

Dãy gồm các chất có 1 liên kết đôi:

A. Axit axetic, etilen.

B. Benzen, axetilen.

C. Rượu etylic, etan.

D. Metan, etilen.

Câu 152. (Thông hiểu)

Trong các chất sau : Mg, Cu, MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Axit axetic

tác dụng được với:

A. Cu, MgO, Na2SO4, Na2SO3

B. MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3.

C. Mg, Cu, MgO, KOH.

D. Mg, MgO, KOH, Na2SO3.

Page 83: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

83

Câu 153. (Nhận biết)

Dãy gồm các chất tan trong nước:

A. Rượu etylic, glucozơ, chất béo, xenlulozơ.

B. Rượu etylic, axit axetic, glucozơ.

C. Glucozơ, chất béo, saccarozơ.

D. Axit axetic, saccarozơ, xenlulozơ.

Câu 154. (Nhận biết)

Dãy gồm các chất có phản ứng thuỷ phân:

A. Saccarozơ, chất béo, xenlulozơ.

B. Chất béo, axit axetic, saccarozơ.

C. Saccarozơ, xenlulozơ, rượu etylic.

D. Axit axetic, chất béo, xenlulozơ.

Câu 155. (Nhận biết)

Nhóm chất có chung công thức tổng quát :

A. Rượu etylic, axit axetic.

B. Chất béo, xenlulozơ.

C. Saccarozơ, glucozơ.

D. Axit axetic, glucozơ.

Câu 156. (Thông hiểu)

Cho các chất: Na, CaCO3, CH3COOH, O2, NaOH, Mg. Rượu etylic phản

ứng được với:

A. Na, CaCO3, CH3COOH.

B. CH3COOH, O2, NaOH.

C. Na, CH3COOH, O2

D. Na, O2, Mg.

Page 84: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

84

Câu 157. (Nhận biết)

Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là :

A. CH3COOH, ( C6H10O5 ) n

B. CH3COOC2H5, C2H5OH

C. CH3COOH, C6H12O6

D. CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 158. (Nhận biết)

Dãy các chất đều phản ứng với kim loại natri là :

A. CH3COOH, ( C6H10O5 ) n

B. CH3COOH, C2H5OH

C. CH3COOH, C6H12O6

D. CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 159. (Vận dụng)

Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng

với Na dư thì thu được 4,48 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm

khối lượng rượu etylic và axit axetic trong hỗn hợp A là

A. 56,61% và 43,39% B. 40% và 60%

C. 43,39% và 56,61% D. 60% và 40%

Câu 160. (Vận dụng)

Tính thể tích dung dịch KOH 25% (d = 1,23 g/ml) cần dùng để thủy

phân hết hỗn hợp có khối lượng 14,96 g gồm etyl axetat và metyl propionat.

A. 40,24 ml B. 30,96 ml C. 100 ml D. 60 ml

Câu 161. (Vận dụng)

Tính thể tích dung dịch KOH 10% (d = 1,09 g/ml) cần thiết để trung

hòa hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 g CH3COOH và 1 g HCOOH.

A. 40,24 ml B. 3,526 ml

Page 85: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

85

C. 0,5326 ml D. 0,3526 ml

Câu 162. (Vận dụng)

Cho 1170 g glucozơ lên men để điều chế rượu etylic với hiệu suất 75%.

Hỏi trong phương pháp đó thu được bao nhiêu lit rượu etylic 300? Khối lượng

riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml.

A. 168,189 (ml) B. 169,168 ml C. 152,45 ml D. 186,169 ml

Câu 163. (Vận dụng)

Khi thủy phân saccarozơ với hiệu suất phản ứng là 90% thì thu được

270 g hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã lấy để thực hiện

phản ứng thủy phân là

A. 185 (g) B. 285 (g) C. 258 (g) D. 265 (g)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

Câu 164. (Thông hiểu)

Cho các oxit có công thức sau : Na2O ; SO2 ; P2O5 ; BaO ; CuO

a) Phân loại và gọi tên các oxit trên.

b) Oxit nào có thể phản ứng được với nhau? Viết phương trình hoá học.

Câu 165. (Thông hiểu)

P2O5 ; CaO là 2 chất được dùng làm chất hút ẩm.

a) Giải thích vì sao chúng được dùng làm chất hút ẩm ?

b) P2O5 hay CaO không làm khô được khí nào trong các khí sau : N2 ;

CO2 ; O2 ; SO2. Giải thích, viết PTHH.

Câu 166. (Nhận biết)

Cho những chất sau : CuO, MgO, H2O, SO2, CO2. Hãy chọn những chất

thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hoá học của

sơ đồ phản ứng sau :

A. HCl + ... CuCl2 + ...

Page 86: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

86

B. H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O + ...

C. Mg(OH)2 ... + H2O

D. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + ... + H2O

Câu 167. (Thông hiểu)

Nêu hiện tượng, viết PTHH cho các thí nghiệm sau :

a) Cho một ít bột CuO vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng.

b) Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2.

c) Cho một ít bột Al2O3 vào dung dịch NaOH.

d) Dẫn luồng khí CO qua bột CuO nung nóng.

Câu 168. (Thông hiểu)

Có những chất sau: CuO, Al2O3, Fe2O3 .Hãy chọn một trong những hoá

chất đã cho tác dụng với dd HCl sinh ra:

a) Dung dịch có màu xanh lam

b) Dung dịch có màu vàng nâu

c) Dung dịch không có màu

Viết các phương trình phản ứng

Câu 169. (Nhận biết)

a) Viết 2 phương trình hoá học điều chế canxi oxit (trong đó có phản ứng

dùng trong sản xuất công nghiệp).

b) Viết 4 phương trình hoá học điều chế khí sunfurơ (trong đó có phản ứng

dùng trong sản xuất công nghiệp).

Câu 170. (Thông hiểu)

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế:

a) Chỉ bằng phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học

b) Bằng cả phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình

hoá học xảy ra.

Page 87: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

87

CuO ; Na2O ; CO2 ; P2O5 ; Fe2O3 ; CO.

Câu 171. (Thông hiểu)

Nêu cách phân biệt từng chất trong hỗn hợp các chất sau. (Viết PTHH

nếu có).

a) Na2O và MgO

b) CO2 và N2

c) P2O5 và SiO2

Câu 172. (Nhận biết)

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO, CaCO3

b) CaO và CuO

c) CaO và P2O5

d) Hai chất khí không màu SO2 và O2

Viết các phương trình phản ứng.

Câu 173. (Thông hiểu)

Hãy tách Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2

Câu 174. (Vận dụng)

Hoà tan 2 g oxit của một kim loại hoá trị II bằng dung dịch axit HCl.

Lượng axit HCl 0,5M cần dùng là 200 ml. Xác định công thức oxit.

Câu 175. (Vận dụng)

Cho 16 g CuO tác dụng với 200 g dung dịch H2SO4 nồng độ 19,6%

sau phản ứng thu được dung dịch B.

a) Viết phương trình hoá học

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B?

Câu 176. (Vận dụng)

Cho 3,1 g natri oxit tác dụng với nước, thu được 1 lit dung dịch A.

Page 88: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

88

a) Viết phương trình hoá học

b) Dung dịch A là dung dịch axit hay bazơ? Tính nồng độ mol của dung

dịch A.

c) Tính thể tích dung dịch H2SO4 9,6%, có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần

dùng để trung

hoà dung dịch A.

Câu 177. (Vận dụng cao)

Cho 800 ml dung dịch HCl có nồng độ 1 mol/l hoà tan vừa đủ với 24g

hỗn hợp CuO và Fe2O3 .

a) Viết phương trình hoá học

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu?

Câu 178. (Vận dụng cao)

Hoà tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp CuO và ZnO cần 300ml dung dịch HCl

1M.

a) Viết phương trình phản ứng

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu?

c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 19,6% để hoà tan hoàn

toàn hỗn hợp các oxit trên.

Câu 179. (Vận dụng cao)

Cho 32 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thì cần 600 ml

dd HCl nồng độ 2 M. Xác định công thức phân tử của oxit sắt trên.

Câu 180. (Vận dụng cao)

Cho 11,6 g hỗn hợp FeO và Fe2O3 cùng số mol tác dụng hoàn toàn với

200 ml dung dịch HCl 3M, thu được dung dịch A (giả thiết thể tích thay đổi

không đáng kể). Viết các PTHH xảy ra và tính nồng độ mol của các chất tan

trong A.

Câu 181. (Vận dụng cao)

Page 89: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

89

Cho một lượng oxit của kim loại hoá trị II tác dụng vừa hết với lượng

vừa đủ dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch muối clorua của kim loại đó

nồng độ 10,51%. Hãy xác định oxit kim loại đó.

Câu 182. (Nhận biết)

Cho các : Cu ; MgO ; NaNO3 ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; HCl ; Fe ; CO2. Axit

sunfuric loãng phản ứng được với những chất nào trong các chất trên? Viết các

phương trình hóa học.

Câu 183. (Thông hiểu)

Có những chất sau: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Hãy chọn một trong những

hoá chất đã cho tác dụng với dd HCl và dd H2SO4 loãng sinh ra:

a) Chất khí cháy được trong không khí

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit

d) Dung dịch không màu

Viết các phương trình phản ứng

Câu 184. (Nhận biết)

Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết hai dung dịch không màu là

H2SO4 và HCl

Câu 185. (Vân dụng)

Để xác định nồng độ của dung dịch H3PO4 người ta làm như sau : Lấy

2,5 ml dung dịch axit đó, cân được 3,175 g rồi hoà tan lượng cân đó vào nước

cất, thu được dung dịch A. Trung hoà hoàn toàn dung dịch A bằng lượng

vừa đủ 30,1 ml dung dịch NaOH1,2M.

a) Tính khối lượng riêng và nồng độ % của dung dịch H3PO4 ban đầu.

b) Lấy 100 ml dung dịch H3PO4 trên cho tác dụng với 100 ml dung dịch

NaOH 25% (d = 1,28 g/ml), thu được dung dịch B. Tính nồng độ % các

chất tan trong B.

Page 90: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

90

Câu 186. Vận dụng cao.

Cho 28 g hỗn hợp B gồm Cu và CuO tác dụng với 112 g dung dịch

H2SO4 đặc nồng độ 70% khi đun nóng, thu được dung dịch B1 và 5,6 lit khí

SO2 (ĐKTC).

a) Viết các PTHH xảy ra.

b) Tính khối lượng của các chất tan trong dung dịch B1.

c) Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp B.

Câu 187. (Vận dụng)

Tính khối lượng khí SO3 cần hoà tan vào 750 ml dung dịch

H2SO424,5% (d = 1,2 g/ml) để thu được dung dịch H2SO4 mới nồng độ 49%.

Câu 188. (Vận dụng cao)

Cần phải hoà tan bao nhiêu g SO3 vào 500 g dung dịch H2SO4 91% để

thu được 1 loại oleum có hàm lượng của SO3 là 30% theo khối lượng.

Câu 189. (Vận dụng cao)

Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 2M và H2SO41M. Để trung

hoà hoàn toàn 10 ml dung dịch 2 axit đó cần dùng vừa đủ bao nhiêu ml dung

dịch NaOH 0,5M.

Câu 190. (Vận dụng cao)

Cho dung dịch loãng của hỗn hợp 2 axit HCl và H2SO4. Lấy 20 ml

dung dịch đó, trung hoà lượng axit trong đó bằng lượng vừa đủ là 150 ml dung

dịch Ba(OH)20,2M. Phản ứng trung hoà đó đã tạo thành 4,66 g kết tủa trắng.

Hãy xác định nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch hỗn hợp.

Câu 191. (Vận dụng cao)

Cho dung dịch X gồm axit clohidric và axit sunfuric. Người ta làm

những thí nghiệm sau:

TN1: 50ml dung dịch X tác dụng với bạc nitrat dư thu được 2,87g kết tủa.

TN2: 50ml dung dịch X tác dụng với bari clorua dư thu được 4,66g kết tủa.

Page 91: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

91

a) Tính nồng độ mol/l của các axit trong dung dịch X.

b) Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,2M để trung hoà 50ml dung dịch X?

Câu 192. (Thông hiểu)

Từ S viết các phương trình hoá học điều chế H2SO4

Câu 193. (Nhận biết)

Cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2,

Al(OH)3, Ca(OH)2. Hãy chỉ ra chất nào là bazơ kiềm, chất nào là bazơ

không tan.

Câu 194. (Thông hiểu)

Cho các chất : CuO ; SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; CuSO4.

Dung dịch NaOH phản ứng được với những chất nào kể trên?

Câu 195. (Thông hiểu)

Dung dịch NaOH có thể hoà tan được những chất nào sau đây : H2O,

CO2, MgO, H2S, Cu, Al2O3, SO3. Viết phương trình phản ứng (nếu có).

Câu 196. (Thông hiểu)

Từ Na nêu các phương pháp điều chế NaOH, viết các phương trình

hoá học

Câu 197. (Thông hiểu)

Từ những chất sau: CaO (vôi sống), Na2CO3 (sô đa), H2O. Viết các

phương trình hoá học điều chế NaOH.

Câu 198. (Thông hiểu)

Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết hai dung dịch không màu là

NaOH và Ba(OH)2

Viết các phương trình phản ứng

Câu 199. (Vận dụng)

Page 92: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

92

Dẫn 672 ml (đktc) khí SO2 qua dung dịch KOH. Kết thúc phản ứng, cô

cạn dung dịch thu được 3,98 g chất rắn. Tính khối lượng KOH có

trong dung dịch.

Câu 200. (Vận dụng)

Nung nóng 1,32a gam hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 trong không

khí đến lượng không đổi nhận được chất rắn có khối lượng bằng a gam.

Tính % lượng mỗi oxit tạo ra

Câu 201. (Thông hiểu)

Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:

a) Zn + dd CuCl2

b) Cu + dd AgNO3

c) Zn + dd MgCl2

d) Al + dd CuCl2

Viết các phương trình hoá học (nếu có).

Câu 202. (Thông hiểu)

Cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch CuCl2 , nêu hiện tượng và

viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Câu 203. (Thông hiểu)

Chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng và lập phương

trình hoá học:

Na2O + ...... Na2SO4 +.....

Na2SO4 + ...... NaCl + .....

NaCl + ..... NaNO3 +......

CO2 + ..... NaHCO3

CO2 + ...... Na2CO3 + .......

Câu 204. (Thông hiểu)

Page 93: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

93

Điều chế CaCl2 từ mỗi chất sau: Ca, CaSO4 , CaO, CaS (các hoá chất

cần thiết có đủ).

Câu 205. (Thông hiểu)

Từ mỗi chất: Mg, MgO, Mg(OH)2 ; MgCO3 và dung dịch axit sunfuric

loãng, hãy viết các phương trình hoá học điều chế magiê sunfat.

Câu 206. (Vận dụng cao)

Cho một hỗn hợp đồng số mol gồm Na2CO3 và K2CO3 hòa tan trong

dung dịch HCl 1,5M, thì thu được một dung dịch A và khí B. Dẫn khí B sục

vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 30 gam kết tủa trắng.

a) Tính khối lượng hỗn hợp muối ban đầu.

b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Câu 207. (Vận dụng cao)

Thêm 78 ml dung dịch AgNO3 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào

một dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc

phản ứng vừa đủ với 13,3 ml HCl 1,5M. Xác định phần trăm khối lượng từng

chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hidro clorua (đktc) cần dùng

để tạo ra lượng axit clohidric đã dùng.

Câu 208. (Vận dụng cao)

Cho 20 g dung dịch muối sắt clorua nồng độ 32,5 % tác dụng với dung

dịch bạc nitrat dư sau phản ứng thu được 17,22 g kết tủa. Tìm công thức hoá

học của muối sắt đã dùng.

Câu 209. (Vận dụng cao)

Chất A là muối Canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2g A tác dụng

với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua.

Hãy xác định công thức chất A.

Câu 210. (Thông hiểu)

Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng hoá học khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo

Page 94: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

94

b) Cho một đinh sắt vào dd CuCl2

c) Cho một viên kẽm vào dd CuSO4

Câu 211. (Thông hiểu)

A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở t0 cao

cho ngọn lửa màu vàng. Biết

A + B C

B 0t C + H2O + D (D là hợp chất của cacbon)

D + A B hoặc C

- Hỏi A, B, C là các chất gì? Viết phương trình hoá học giải thích quá

trình trên ?

- Cho A, B, C tác dụng với CaCl2 viết các phương trình hoá học.

Câu 212. (Thông hiểu)

Bột kim loại sắt có lẫn nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Câu 213. (Thông hiểu)

Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hoá học,

làm thế nào thu được bạc tinh khiết. Các hoá chất coi như có đủ.

Câu 214. (Thông hiểu)

Có 3 kim loại riêng biệt là nhôm, sắt, bạc. Hãy nêu phương pháp hoá

học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hoá chất coi như có đủ. Viết các

phương trình hoá học.

Câu 215. (Thông hiểu)

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

XCO3

A

B

G

XCO3

D

E

XCO3

F

XCO3

Page 95: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

95

Xác định các chất X; A; B; D; G; E và F và viết các phương trình hoá học

minh hoạ.

Câu 216. (Nhận biết)

Viết phương trình phản ứng của những biến đổi sau:

- Sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi.

- Cho vôi sống tác dụng với nước (tôi vôi).

Câu 217. (Thông hiểu)

Hoàn thành các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau :

Câu 218. (Thông hiểu)

Viết các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau :

Ca(1) Ca(OH)2

(2) CaO

( )3 CaCO3

(4) Ca(HCO3)2

(5) CaCO3

Câu 219. (Thông hiểu)

Hoàn thành các PTHH của dãy biến hoá sau :

Na (1) Na2O (2) NaOH ( )3 NaHCO3 ( )4 Na2CO3

( )5 NaOH

Câu 220. (Thông hiểu)

Viết các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau :

Fe (1)Fe3O4(2) FeO ( )3 Fe ( )4 Fe(NO3)3

( )5 3Fe(NO3)2( )6 Fe(OH)2

( )7 Fe2O3.

Câu 221. (Thông hiểu)

a) Mg(1)

MgCl2 (2)

Mg(NO3)2 (3)

MgSO4 (4)

MgCO3

(5)MgO

b) Al(1)

Al2O3(2)

Al2(SO4)3(3)

AlCl3(4)

Al(NO3)3(5)

(5)

Al(OH)3(6)

Al2O3

Page 96: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

96

Điền công thức hoá học và chỗ trống, hệ số, trạng thái và điều kiện phản

ứng phù hợp trong các sơ đồ phản ứng sau để hoàn thành phương trình phản

ứng hoá học hoàn chỉnh:

a) Fe + ... Fe3O4

b) Al + O2 ...

c) Fe + ... FeCl3

d) Fe + ... FeCl2 + ...

e) ... + ... Cu + MgSO4

f) ... + ... NaOH + H2

Câu 222. (Thông hiểu)

Hãy tìm các chất X1, X2, X3, ... thích hợp và hoàn thành các phản ứng

sau a) X1+ X2 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b) X1 + X3 FeSO4 + X4

c) X5 + X6 Mg(OH)2 + NaCl

d) X7 + X8 + X9 Fe(OH)3

e) X10 0t

X11 + H2O

Câu 223. (Vận dụng cao)

Cho một miếng Na kim loại tác dụng với dung dịch là hỗn hợp MgSO4

và CuSO4, khuấy đều hỗn hợp. Lọc, rửa kết tủa mới tạo thành, sấy khô rồi

nung nóng đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn gồm 2 oxit. Viết các

PTHH của các phản ứng đã xảy ra.

Câu 224. (Thông hiểu)

Có một miếng Na kim loại để ngoài không khí sau một thời gian ngắn,

nó bị biến thành hỗn hợp A, hoà tan hết A vào nước, thu được dung dịch B.

Page 97: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

97

Cho vào B dung dịch BaCl2 và một giọt chất chỉ thị phenolphtalein. Hãy mô tả

hiện tượng hoá học xảy ra và viết các PTHH của các phản ứng đó.

Câu 225. (Thông hiểu)

Có 4 lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong những kim loại

sau đây ở dạng bột Ag, Fe, Zn và Mg. Hãy trình bày bằng phương pháp hoá

học để nhận biết các kim loại đó chỉ được dùng các ống nghiệm, 2 thuốc thử là

các hoá chất thông dụng. Viết các PTHH minh hoạ.

Câu 226. (Thông hiểu)

Cho các lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch

sau: (NH4)2CO3, NH4Cl, Na2SO4, AlCl3, FeCl2, FeCl3, KNO3. Hãy trình bày

phương pháp hoá học, chỉ dùng các ống nghiệm, đèn cồn và một dung dịch

thuốc thử nhận biết từng dung dịch. Viết các PTHH của các phản ứng cần

dùng.

Câu 227. (Thông hiểu)

Một mẫu hợp kim ở dạng phoi bào gồm các kim loại sau : Ag, Cu, Mg,

Al và Fe. Hãy trình bày phương pháp hoá học đi từ hợp kim đó có thể điều chế

được: a) Ag tinh khiết b) CuO tinh khiết ; c) Al2O3 tinh khiết.

Viết các PTHH của các phản ứng xảy khi thực hiện phương pháp điều chế.

Câu 228. (Thông hiểu)

Cho bột Al tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng giải phóng

ra khí B không màu, không mùi. Cho 1 dòng khí CO2 đi qua dung dịch thấy

kết tủa trắng xuất hiện. Thêm dung dịch HCl vào khuấy đều lại thấy kết tủa đó

tan hết. Viết các PTHH của các phản ứng đã xảy ra.

Câu 229. (Vận dụng cao)

Đốt cháy bột kim loại M trong không khí, thu được oxit của nó, trong

đó oxi chiếm 20% khối lượng. Hãy xác định kim loại đó.

Câu 230. (Vận dụng cao)

Page 98: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

98

Đốt cháy hoàn toàn 1 g bột kim loại M trong oxi dư, thu được chất rắn

có khối lượng 1,667g. Xác định M là kim loại nào ?

Câu 231. (Vận dụng)

Hoà tan 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc).

Câu 232. (Vận dụng cao)

Cho 10,52 g hỗn hợp ba kim loại ở dạng bột Mg, Al và Cu tác dụng

hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 g hỗn hợp oxit. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng

hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M.

Câu 233. (Vận dụng cao)

Ngâm bột magie dư trong 10 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng

kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a) Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng

chất rắn còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn

dung dịch B.

Câu 234. (Vận dụng cao)

Cho hỗn hợp có thành phần đồng nhất gồm Fe và Cu ở dạng bột. Chia

hỗn hợp thành 2 phần hoàn toàn đều nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung

dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được dung dịch chứa Fe2(SO4)3, CuSO4 và giải

phóng ra 1,568 lit khí SO2 (ĐKTC).

Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, phản ứng

hoàn toàn thấy giải phóng ra 0,448 lit khí H2 (ĐKTC). Viết các PTHH xảy ra

và tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 235. (Vận dụng cao)

Cho 12,5 g hỗn hợp bột các kim loại nhôm, đồng và magie tác dụng với

Page 99: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

99

HCl (dư). Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí (đktc) và 3,5 g chất rắn

không tan.

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp.

Câu 236. (Thông hiểu)

Viết 3 phương trình hoá học trong mỗi phương trình đều có phi kim tác

dụng với các hợp chất sinh ra khí hiđro.

Câu 237. (Thông hiểu)

Khi điều chế khí H2 người ta cho Zn tác dụng với dung dịch axit HCl.

Trong khí H2 thu được bằng phương pháp đó có lẫn tạp chất là khí HCl và hơi

nước. Trình bày cách loại bỏ tạp chất để thu được khí hiđro tinh khiết. Viết

các PTHH (nếu có).

Câu 238. (Thông hiểu)

Hãy viết một số PTHH trong đó các loại hợp chất khác nhau hoặc đơn

chất khác nhau tác dụng với nước sinh ra khí hiđro. Ghi rõ các điều kiện của

phản ứng (nếu có).

Câu 239. (Thông hiểu)

Những chất nào thường được dùng để hút nước, chống ẩm, chất làm

khô, giải thích bằng cách viết PTHH, nếu cần.

Câu 240. (Thông hiểu)

Viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau:

a) Clo phản ứng với P tạo thành PCl3, PCl5.

b) Clo phản ứng với H2 tạo thành hiđroclorua.

c) Clo tác dụng với dung dịch NaOH (khi lạnh) tạo thành nước gia-ven

d) Clo tác dụng với dung dịch canxi hiđroxit Ca(OH)2 tạo thành canxi

clorua và Ca(OCl)2.

Câu 241. (Thông hiểu)

Page 100: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

100

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl2 A B C A Cl2

Trong đó A, B, C là chất rắn và đều chứa nguyên tố Na. Xác định các

chất A, B, C ?

Câu 242. (Thông hiểu)

Có những chất: Na2O, Na, NaOH, NaHCO3 , Na2SO4 , Na2CO3 , NaCl,

NaClO.

a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một

sơ đồ chuyển hoá không nhánh.

b) Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ trên.

Câu 243. (Thông hiểu)

Có các chất : Cu, CuO, Mg, CaCO3, Fe(OH)3. Chất nào tác dụng với dung

dịch HCl để tạo thành :

a) Chất khí nhẹ hơn không khí, cháy được trong không khí.

b) Chất khí nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

c) Dung dịch có màu xanh lam.

d) Dung dịch có màu nâu nhạt.

Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Câu 244. (Thông hiểu)

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy lấy một thí

dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một

thí dụ. Vì sao?

b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được

gọi là sự hoá than. Lấy thí dụ về sự hoá than của glucozơ, saccarozơ. Viết sơ

đồ phản ứng.

c) Sự làm khô và sự hoá than nói trên khác nhau như thế nào?

Câu 245. (Thông hiểu)

Page 101: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

101

Các ankan mạch hở có công thức phân tử là C5H12 có các đồng phân

mạch cacbon. Hãy viết các CTCT rút gọn của các đồng phân đó.

Câu 246. (Thông hiểu)

Hãy viết các CTCT rút gọn mạch hở của các hiđrocacbon có chung

công thức phân tử C5H10.

Câu 247. (Thông hiểu)

Hãy viết CTCT rút gọn của hiđrocacbon có CTPT C8H18 phân tử có

đồng thời các loại nguyên tử cacbon bậc một, hai, ba, bốn.

Câu 248. (Nhận biết)

Có 2 bình đựng hai khí là metan và etilen. Chỉ dùng một hoá chất để

phân biệt được hai khí trên.

Câu 249. (Thông hiểu)

Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4 . Hãy trình bày phương pháp hoá

học để:

a) Thu được khí CH4

b) Thu được khí CO2

Câu 250. (Thông hiểu)

a) Hãy nêu phương pháp hoá học loại bỏ etilen có lẫn trong khí metan

để thu được metan tinh khiết.

b) Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các khí trong các bình riêng biệt:

CO2 , SO2 , CH4 , C2H2 , SO3 .

Câu 251. (Thông hiểu)

Có các chất : Metan, etilen, axetilen, benzen. Chất nào có phản ứng cộng

brom ? Tại sao ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng để minh họa.

Câu 252. (Thông hiểu)

Cho hỗn hợp chứa CH4 và C2H4 trình bày cách tách hai hiđrocacbon

khỏi nhau để được từng hiđrocacbon tinh khiết. Viết các PTHH cần dùng.

Page 102: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

102

Câu 253. (Thông hiểu)

a) Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO2, CH4, C2H4. Viết

các phương trình hoá học.

b) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :

C6H6 + ? ? C6H5Cl + ?

C2H4 + Br2 ?

C2H4 + ? ? C2H5OH

Câu 254. (Thông hiểu)

Điền vào chỗ trống công thức hoá học và điều kiện thích hợp.

a) CH2 = CH2 + ……….. ? C2H5OH

b) ................. + Cl2 ? CH3Cl + .............

c) C6H6 + ............... ? C6H5Br + ............

Câu 255. (Thông hiểu)

a) Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cháy của metan,

etilen, axetilen với oxi. Nhận xét tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh

ra sau phản ứng ở mỗi PTHH.

b) Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí C2H4 qua dd Br2. Viết PTHH.

Câu 256. (Vận dụng)

Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2

và 5,4 g H2O. Tỉ khối hơi của hiđrocacbon so với oxi bằng 1,3125. Xác định

công thức phân tử của hiđrocacbon.

Câu 257. (Thông hiểu)

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom,

người ta thu được 4,7 gam đibrometan. Viết phương trình hoá học của phản

ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích.

Câu 258. (Vận dụng)

Page 103: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

103

Đốt cháy hết 28 lit metan (đktc), cho toàn bộ các sản phẩm cháy hấp

thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thấy khối lượng bình tăng

lên m1 g và tạo thành m2 g kết tủa trắng.

Viết các PTHH xảy ra, tính m1, m2.

Câu 259. (Thông hiểu)

Hãy viết phương trình hoá học điều chế axit axetic từ:

a) Natri axetat và axit sunfuric.

b) Rượu etylic

Câu 260. (Thông hiểu)

Hãy viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau

Saccarozơ Glucozơ Rượu etylic

Câu 261. (Thông hiểu)

Từ tinh bột viết các phương trình điều chế rượu etylic.

Câu 262. (Thông hiểu)

Chọn các chất thích hợp thay vào chỗ trống:

a) ...............2H O

xt

C2H5OH

2O

MenGiam

................

b) ..............Trung hop CH2=CH2

dd brom ...............

Câu 263. (Thông hiểu)

Hãy chọn các công thức và các chữ số thích hợp điền vào chỗ trống

trong các phương trình hoá học sau:

a) ....C2H5OH + .............. ..............+ H2

b) C2H5OH + .............. ... CO2 + ..............

c) ....CH3COOH + ........... (CH3COO)2Ca + .........+ ........

d) .... CH3COOH + .............. ..............+ H2

e) C2H5OH + .............. CH3COOC2H5 + ..............

Page 104: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

104

f) (R-COO)3C3H5 + .......... ...R-COONa + ...........

Câu 264. (Thông hiểu)

Nêu hai phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt hai dung dịch

C2H5OH và CH3COOH

Câu 265. (Thông hiểu)

Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: rượu etylic, axit axetic, dầu

ăn tan trong rượu etylic. Chỉ dùng nước và quỳ tím, hãy phân biệt các

chất lỏng trên.

Câu 266. (Nhận biết)

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá

học. (nêu rõ cách tiến hành)

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

Câu 267. (Thông hiểu)

Cho dãy biến hoá sau:

Rượu etylic .............. .............. Rượu etylic

Hãy điền hai trong số các chất sau vào chỗ trống cho hợp lý:

CH3COOH ; CH2=CH2 ; CH3COONa ; CH3CH2ONa ; CH3CH2Cl

268. Pha chế dung dịch.

Trong giờ thực hành, cô giáo yêu cầu 4 nhóm thí nghiệm pha chế dung

dịch NaCl 15% từ lượng hóa chất cho sẵn là 80ml nước và 15 gam

NaCl. Các dụng cụ cần thiết có đủ.

Các nhóm tiến hành lấy lượng nước và chất tan như sau:

Nhóm 1 2 3 4

Khối lượng NaCl (g) 15 15 12 12

Page 105: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

105

Thể tích nước (ml) 80 100 80 68

a) Em hãy cho biết nhóm nào không thể thực hiện được thí nghiệm với

lượng hóa chất cho sẵn ở trên? Tại sao?

b) Cho biết nhóm nào pha chế đúng nồng độ dung dịch NaCl

15%? Tại sao?

c) Nhóm 3 đã bị nhầm lẫn như thế dẫn đến dung dịch NaCl pha chế

được có nồng độ khác 15%? Hãy hướng dẫn nhóm 3 sửa lỗi bằng cách cho

thêm chất tan hoặc thêm nước để được dung dịch NaCl 15%.

269. Độ tan

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan được trong

100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

(0C)

Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn.

Page 106: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

106

Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí.

a) Dựa vào đồ thị hình 1 và hình 2, khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng

với mỗi nhận xét sau đây về độ tan của các chất trong nước:

Hầu hết các chất có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng Đúng/Sai

Hầu hết các chất rắn có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng Đúng/Sai

Độ tan của các chất khí giảm khi nhiệt độ tăng. Đúng/Sai

KNO3 tan tốt hơn K2SO4 Đúng/Sai

b) Tại điểm S trên đồ thị hình 1, hai con số (1) và (2) là tỉ lệ độ dài từ

điểm S đến 2 đường thẳng song song gần nhất (màu trắng). Hãy cho

biết độ tan của KClO4 ở 500C.

c) Dựa vào đồ thị hình 1, hãy cho biết chất rắn nào sau đây có độ

tan tăng khi giảm nhiệt độ?

A. NaCl B. Li2SO4

C. KClO4 D. KNO3

Page 107: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

107

d) Dựa vào đồ thị hình 1, bạn Hùng khẳng định độ tan của NH4Cl lớn

hơn của KNO3. Nhưng bạn Phương không đồng ý với ý kiến của Hùng. Hãy

giải thích tại sao bạn Phương lại không đồng ý với ý kiến của Hùng?

e) Nên bảo quản nước ngọt có ga ở nhiệt độ như thế nào cho phù

hợp? Tại sao?

g) Trong phòng thí nghiệm, bạn Hương đã pha chế được dung dịch

K2SO4 ở 100C có nồng độ là 10%. Bạn Hương đã pha chế đúng hay sai?

Giải thích?

270. Oxi hòa tan trong nƣớc

Oxy là chất khí cần thiết để sinh vật duy trì sự sống. Thành phần của

không khí bao gồm 78% là nitơ, 21% oxy và 1% các chất khí khác, nghĩa là

trong 5 lít không khí có khoảng 1,5 gam oxy. Không khí đáp ứng đầy đủ nhu

cầu ôxy cho các loài sống trên cạn và có thể dễ dàng xáo trộn, luân chuyển.

Tuy nhiên, trong môi trường thủy sinh, chỉ có khoảng 1 gam oxy trong 100 lít

nước lạnh.

Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của oxi trong nước

a) Tại sao các động vật sống dưới nước dễ gặp phải tình trạng thiếu oxi

hơn các động vật sống trên cạn?

b) Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi trường hợp.

Page 108: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

108

Oxi tan nhiều hơn trong nước nóng Đúng/Sai

Oxi tan nhiều hơn trong nước lạnh Đúng/Sai

Độ tan của oxi tăng lên khi lượng nước tăng. Đúng/Sai

Oxi là chất khí phổ biến nhất trong không khí Đúng/Sai

c) Theo đồ thị hình 1, Bạn Bình có đưa ra kết luận: Khi nhiệt độ tăng,

độ tan của oxi giảm dần. Bạn An phát hiện ra một đồ thị về sự thay đổi nồng

độ oxi bão hòa trong nước hồ ao như sau:

Dựa vào đồ thị hình 2, bạn An đã không đồng ý với kết luận của với

bạn Bình.

Em hãy giải thích tại sao bạn An không đồng ý với kết luận của bạn

Bình?

d) Em có đồng ý với kết luận của bạn Bình hay với ý kiến của bạn An?

Tại sao?

e) Dựa vào đồ thị hình 2, ta thấy nước hồ ao có nồng độ oxi bão hòa

cao nhất ở thời điểm trưa và thấp nhất vào ban đêm. Em hãy giải thích tại sao?

Page 109: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

109

g) Theo đồ thị hình 2. Sự chênh lệch nồng độ oxi trong nước hồ ao giữa

ban ngày và ban đêm là lớn. Em hãy giải thích tại sao sự chênh lệch đó ở điều

kiện phú dưỡng còn cao hơn ở điều kiện bình thường?

271. Giảm thiểu mức khí thải CO2

Rất nhiều nhà khoa học lo ngại rằng mức gia tăng của khí CO2 trong

bầu khí quyển của chúng ta đang gây ra biến đổi khí hậu.

Biểu đồ dưới đây biểu diễn mức độ phát thải CO2 của một số nước

(hoặc vùng) trong năm 1990 (các cột màu sáng), năm 1998 (các cột màu tối),

và tỷ lệ phần trăm thay đổi trong mức phát thải giữa năm 1990 và năm 1998

(các mũi tên có ghi phần trăm):

Page 110: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

110

a) Em có thể quan sát thấy trên biểu đồ sự gia tăng của mức phát thải

khí CO2 ở nước Mỹ từ năm 1990 đến năm 1998 là 11%.

Trình bày bằng tính toán để cho thấy làm thế nào thu được kết quả 11%.

b) Hồng phân tích biểu đồ và khẳng định đã phát hiện ra một lỗi sai

trong phần trăm thay đổi của mức phát thải: “Phần trăm giảm ở Đức (16%) lớn

Page 111: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

111

hơn phần trăm giảm trong cả khối Liên minh châu Âu (khối EU, 4%). Điều

này là không thể, vì Đức là một phần của EU.”

Em có đồng tình với Hồng khi bạn ấy nói điều này là không thể không?

Hãy đưa ra giải thích cho câu trả lời của em.

c) Hồng và Nam thảo luận xem nước (hoặc vùng) nào có sự tăng khí

thải CO2 lớn nhất.

Mỗi người đưa ra một kết luận khác nhau từ biểu đồ.

Hãy đưa ra hai câu trả lời “đúng” cho câu hỏi này, và giải thích làm thế

nào em thu được từng câu trả này.

Page 112: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

112

Phần IV

HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRÊN MẠNG

1. Truy cập và đăng nhập hệ thống

Sử dụng tài khoản được cấp của Trường học kết nối để đăng nhập và sử

dụng hệ thống Soạn Câu dạy Online.

- Truy cập truonghocketnoi.edu.vn;

- Kích chuột vào Banner của đợt tập huấn (Xem hình);

- Chuyển sang trang Tập huấn trực tuyến

Page 113: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

113

- Kích chuột vào nút Đăng nhập (Xem hình): Sử dụng tài khoản Trường

học kết nối để đăng nhập;

2. Đăng ký Bài học của khóa tập huấn

Mỗi khóa học trên hệ thống được phân chia thành các chuyên mục/môn

học/lĩnh vực khác nhau.

Page 114: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

114

Quý thầy/cô hãy lựa chọn chuyên mục/môn học/lĩnh vực phù hợp với

mình để bắt đầu đăng ký tham gia khóa tập huấn.

Mỗi chuyên mục/môn học/lĩnh vực bao gồm các Bài học khác nhau. Quý

thầy/cô sẽ tiến hành đăng ký từng Bài học như mô tả trong hình dưới.

Lưu ý: Khi đăng ký Bài học, hệ thống sẽ yêu cầu nhập thẻ đăng ký

homeSchool do Ban tổ chức cấp như hinh minh họa dưới đây.

Page 115: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

115

3. Cách thức thực hiện các Bài học

Sau khi đăng kí tham gia Bài học, quý thầy/cô cần thực hiện lần lượt các

hoạt động theo tiến trình Bài học.

Quý thầy/cô cần hoàn thành các hoạt động theo thứ tự lần lượt, chỉ khi

hoàn thành hoạt động trước thì các hoạt động sau mới mở ra. Với các hoạt

động đã hoàn thành, dấu tích xanh sẽ hiện lên ở cuối tên hoạt động để quý

thầy/cô nhận biết.

Quý thầy/cô cũng có thể theo dõi mức độ hoàn thành Bài học của mình

bằng thanh Mức độ hoàn thành trên menu bên trái.

Mô tả cụ thể như hình dưới đây:

Với các hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, quý thầy/cô

hãy tích chọn vào ô tròn trước phướng án lựa chọn của mình với từng câu hỏi.

Page 116: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

116

Với hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận (yêu cầu nộp sản

phẩm), quý thầy/cô click vào nút “Trả lời” tương ứng với mỗi câu hỏi (yêu

cầu).

Khung trả lời sẽ hiện ra như hình dưới dây, quý thầy cô hãy gửi kết quả

của mình lên hệ thống.

Page 117: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

117

4. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi Bài học

Hệ thống cung cấp cho quý thầy/cô 02 không gian trao đổi, thảo luận

trong mỗi Bài học:

4.1. Trao đổi với chuyên gia.

Mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có các chuyên gia được phân công phụ trách hỗ

trợ quý thầy/cô trong quá trình học. Để trao đổi với chuyên gia, quý thầy/cô

chọn nút “Hỏi chuyên gia” ở góc dưới bên trái màn hình.

Page 118: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

118

Khung chat sẽ hiện ra ở góc phải bên dưới màn hình. Quý thầy/cô có thể

bắt đầu thực hiện việc trao đổi với các chuyên gia.

4.2. Trao đổi nhóm.

Page 119: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

119

Quý thầy/cô có thể tạo ra các nhóm trao đổi với các thành viên khác cùng

tham gia Bài học bằng cách chọn nút “Thảo luận” ở góc dưới bên trái màn

hình. Để tạo một nhóm trao đổi mới, hãy click vào dấu + hình tròn đỏ.

Khung khởi tạo thảo luận hiện ra như hình dưới đây.

Sau khi khởi tạo, khung chat sẽ hiện lên ở góc dưới bên phải màn hình,

quý thầy/cô có thể bắt đầu tiến hành thảo luận.

Page 120: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

120

5. Soạn giáo án Online

- Sau khi đăng nhập thành công, kích chuột vào biểu tượng cá nhân (Xem

hình), rồi chọn “Không gian giáo viên”:

- Khi đó, bạn sẽ vào Không gian giáo viên. Tại đây, hệ thống hỗ trợ các

công cụ để bạn tạo giáo án điện tử Online (Hướng dẫn soạn chi tiết sẽ được

trình bày cụ thể ở phần dưới).

Page 121: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

121

5.1. Tạo Bài học mới – Nhập các thông tin cơ bản của Bài học

Bƣớc 1: Kích chuột vào nút Tạo Bài học, cửa sổ nhập các thông tin

thuộc tính của Bài học hiện ra:

Bƣớc 2: Nhập các thông tin cơ bản của Bài học, bao gồm (xem ô màu đỏ):

- Tiêu đề của Bài học;

- Hình ảnh minh họa cho Bài học;

- Mô tả, giới thiệu ngắn gọn về Bài học;

- Nhập các từ khóa liên quan đến Bài học;

Page 122: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

122

- Lưu thông tin cơ bản của Bài học bằng cách kích chuột vào nút “Lưu lại”.

5.2. Tạo hoạt động học

Sau khi lưu các thông tin cơ bản của Bài học, màn hình quản lý Bài học

sẽ như sau:

Để tiếp tục soạn nội dung Bài học (tạo ra các hoạt động), bạn kích chuột

vào nút “Vào Bài học”. Khi đó, màn hình soạn nội dung Bài học xuất hiện:

5.2.1. Cấu trúc không gian soạn Câu

- Khung liệt kê danh sách các hoạt động được tạo ra trong Bài học;

- Mô tả chung của Bài học;

Page 123: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

123

- Thanh công cụ điều khiển;

- Nút “Tạo hoạt động”.

5.2.2. Tạo hoạt động

Bƣớc 1: Kích chuột vào nút “Tạo hoạt động” hoặc “Thêm hoạt động

mới” trên thanh công cụ.

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động dạy học (Đối với Hoạt động kiểm

tra, đánh giá sẽ được trình bày ở phần dưới);

- Nhập nội dung của hoạt động;

- Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm,

Youtube, Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của

từng hoạt động (Xem hình).

Page 124: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

124

(1) Nhúng link Youtube:

(2) Thêm video tự làm

(3) Thêm nội dung tương tác Flash

Page 125: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

125

(4) Đặt liên kết đến Website khác

(5) Thêm, chèn hình ảnh vào nội dung hoạt động

(6) Thêm các biểu tượng vào nội dung hoạt động

Bƣớc 2: Chỉnh sửa, hiệu chỉnh nội dung hoạt động

Sau khi ghi nội dung hoạt động, bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa nếu

cần thiết.

Page 126: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

126

(1) Thêm tài liệu tham khảo cho hoạt động học

(2) Chỉnh sửa nội dung

Page 127: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

127

(3) Xóa hoạt động học.

5.2.3. Tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá

Hoạt động này cho phép giáo viên cài đặt các đánh giá trong quá trình

học của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này sau từng hoạt động

học hoặc sau một số hoạt động học tùy vào nội dung và tiến trình dạy học.

Quy trình tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Tạo hoạt động (Tương tự như Tạo hoạt động học đã nêu trên).

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động kiểm tra, đánh giá;

- Kích chuột vào nút “Câu hỏi tự luận” hoặc “Câu hỏi trắc nghiệm” để

thêm câu hỏi vào hệ thống hoặc Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung

hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm,

Youtube, Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của

từng hoạt động (Giống phần Tạo hoạt động học đã nêu ở trên).

Page 128: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

128

(1) Nội dung câu hỏi;

(2) Chọn Thể loại câu hỏi trắc nghiệm: Mặc định 4 lựa chọn và 01

lựa chọn đúng;

(3) Nội dung phương án 1;

(4) Lí giải, giải thích phương án 1 (nếu có);

(5) Xác định mức độ của câu hỏi: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng –

Vận dụng cao;

(6) Chọn phương án đúng.

Sau khi điền đủ thông tin, kích chuột vào nút (7) Lưu lại để ghi câu hỏi

vào hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Page 129: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

129

Khi đó, màn hình mới hiện ra như sau:

Giáo viên có thể:

(1) (2) Thêm câu hỏi mới;

(3) Thêm mô tả chung cho cả hoạt động;

(4) Sửa câu hỏi hiện tại.

Như vậy, để soạn Câu Online, giáo viên cần chuẩn bị kịch bản (tiến

trình) dạy học bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau. Trong đó, giáo

viên có thể tạo đan xen các “Hoạt động học” và “Hoạt động kiểm tra, đánh

giá” để thực hiện ý đồ dạy học của mình.

Minh họa dưới đây là một Câu giảng Online bao gồm 08 hoạt động,

trong đó có 04 Hoạt động học và 04 Hoạt động kiểm tra, đánh giá cho Bài học.

Page 130: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

130

6. Không gian học tập của học sinh

3.1. Trong không gian soạn thảo của giáo viên, hệ thống cung cấp thêm

công cụ xem trước “Preview”, tức là giao diện mà học sinh được tiếp cận Bài

học. Cụ thể như sau:

- Hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào thanh “Preview”:

- Tắt hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào nút “Đóng”.

3.2. Học sinh học Câu như thế nào ?

- Sau khi soạn Câu xong, giáo viên có thể cấp quyền để học sinh vào học Câu.

Page 131: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

131

- Học sinh thực hiện tuần tự từng hoạt động của Bài học do giáo viên

tạo ra. Khi học sinh kết thúc hoạt động hiện tại, hệ thống sẽ tự gọi hoạt

động tiếp theo.

- Đối với các Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Hệ thống sẽ tự chấm điểm

Câu làm của học sinh (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và ghi lại sản phẩm mà học

sinh nộp (đối với câu hỏi tự luận). Giáo viên có thể truy cập kết quả học tập

của từng học sinh gắn với từng Bài học trên hệ thống; chấm điểm; quản lý

điểm; trao đổi thảo luận, ….

(a) Quản lý kết quả, chấm điểm

(b) Trao đổi, thảo luận với học sinh

Page 132: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

132

PHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 5555/BGDĐT-GDTrH

V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên

môn về đổi mới phương pháp

dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ

chức và quản lí các hoạt động

chuyên môn của trường trung

học/trung tâm giáo dục thường

xuyên qua mạng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên

triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và

kiểm tra, đánh giá (KTĐG) chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng

phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn một số

nội dung sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH, KTĐG và tổ chức, quản lí các

hoạt động chuyên môn trong trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên

(GDTX) qua mạng như sau:

I. Mục đích

1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và

trung tâm GDTX, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định

hướng phát triển năng lực học sinh;

2. Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội

dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề

tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng

tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây

dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất

của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt

chuyên môn qua mạng.

Page 133: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

133

3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn

của trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng, tạo tiền đề tích cực cho việc

triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông

sau năm 2015.

II. Yêu cầu

1. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các chuyên

đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện

mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của

nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của

tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước

khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra;

2. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung

tâm GDTX, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên mạng phải được

thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản

để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng.

Mỗi tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX phải xây

dựng được tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự

giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả qua diễn đàn trên mạng.

3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức

thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành.

III. Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và

KTĐG

1. Xây dựng chuyên đề dạy học

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách

giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và

sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học

phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế

của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương

trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương

pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho

học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

Page 134: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

134

2. Biên soạn câu hỏi/bài tập

Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu

(nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có

thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy

học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu

đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,

đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

3. Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của

học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ

thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật

dạy học được sử dụng.

4. Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn

phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về

giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua

việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với

khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn

thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích

thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp

nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi

thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có

biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung

học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao

đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy

sinh một cách hợp lí.

Page 135: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

135

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực

hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến

thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập

có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể

chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật

dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn

bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy

để sử dụng khi phân tích bài học.

5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học

của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện

trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện

các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo

quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh

giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.

Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội

dung Tiêu chí

1. K

ế h

oạch

và t

ài li

ệu

dạ

y

họ

c

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương

pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt

được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức

các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt

động học của học sinh.

Page 136: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

136

2. T

ổ c

hứ

c h

oạt

độ

ng

họ

c

ch

o h

ọc s

inh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển

giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học

sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học

sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích,

đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. H

oạ

t đ

ộn

g c

ủa

họ

c s

inh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học

sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực

hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về

kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập của học sinh.

IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng

Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi

trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm

GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động

trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết

nối" trên mạng tại địa chỉ website: http://truongtructuyen.edu.vn. Mỗi Sở GDĐT

được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên

môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GDĐT cấp tài khoản cho các trường

trung học/trung tâm GDTX để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên

và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.

Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được

giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu

truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm

Page 137: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

137

chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những

vấn đề có liên quan.

Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng

các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các

hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.

V. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

1. Các sở GDĐT có trách nhiệm cấp tài khoản và tổ chức tập huấn sử dụng

hệ thống cho Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm và tất cả giáo viên như sau:

- Giám đốc Sở GDĐT nhận tài khoản cấp sở và chịu trách nhiệm chỉ đạo,

tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối”

trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 cán bộ tham gia

quản trị hệ thống;

- Cán bộ quản trị hệ thống của Sở GDĐT phải thành thạo quy trình tổ chức

và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho các trường trung học/trung tâm

GDTX trong phạm vi của sở về quy trình tổ chức và quản lí hệ thống, bao gồm

việc cấp tài khoản và hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động

chuyên môn qua mạng.

- Hiệu trưởng/Giám đốc nhận tài khoản cấp trường/trung tâm từ Sở

GDĐT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn

trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được

cấp; cử tối thiểu 01 giáo viên tham gia quản trị hệ thống;

- Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình

tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh

tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống.

2. Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa

học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau:

- Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành

viên của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn

trên hệ thống.

Page 138: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

138

- Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để

thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất

các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm.

- Nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định.

3. Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên

chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để

hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy

học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động

chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên

môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

4. Các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đưa nội dung đổi mới PPDH và

KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động

chuyên môn qua mạng.

Nhận được công văn này, các sở GDĐT gửi danh sách cán bộ phụ trách

mạng (họ và tên; chức vụ; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ; điện thoại; email) về

Bộ GDĐT (qua email: [email protected]; [email protected]) để được

nhận tài khoản và hướng dẫn sử dụng hệ thống. Việc cấp tài khoản và hướng dẫn

sử dụng cho các Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm, giáo viên phải hoàn thành

trước ngày 30/11/2014. Trong quá thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần

phản ánh kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học, Vụ GDTX) để được

hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (để thực hiện);

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Thanh tra Bộ (để thực hiện);

- Vụ GDTX (để thực hiện);

- Lưu: VT, GDTrH, GDTX.

KT. BỘ TRƢỞNG

THỨ TRƢỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hiển

Page 139: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

139

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 4612 /BGDĐT-GDTrH

V/v hướng dẫn thực hiện chương trình

giáo dục phổ thông hiện hành theo định

hướng phát triển năng lực và phẩm chất

học sinh từ năm học 2017-2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2017

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;

- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng;

- Các trường phổ thông trực thuộc.

Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành

Công văn số 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo

dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ

năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo

định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học (sau đây gọi là học sinh), Bộ

GDĐT yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục

thường xuyên (sau đây gọi là nhà trường) triển khai thực hiện một số công việc

sau đây:

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

a) Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh

giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội

dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin

mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài

tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng

của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội

dung ngoài sách giáo khoa;

b) Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ

đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ

đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên

Page 140: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

140

môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục

theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện

thực tế của nhà trường.

2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

a) Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp,

kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường,

phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến

trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;

b) Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu

sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết

nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh

luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo

viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

3. Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày

28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định đánh giá học

sinh tiểu học, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo

Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT (đối với cấp Tiểu học); Thông tư số 58/2011/TT-

BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh

trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (đối với cấp trung học cơ sở và

trung học phổ thông); Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm

2007 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục

thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, Thông tư số

26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của

Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên

cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số

02/2007/QĐ-BGDĐT (đối với học viên giáo dục thường xuyên);

b) Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt

động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của

học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt

Page 141: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

141

quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện

hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức

khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ

học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực

hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành,

thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra

hiện hành (đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông).

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

a) Sở/phòng GDĐT xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường trực

thuộc để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ

thông hiện hành; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà

trường; quản lý hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và kế

hoạch giáo dục của nhà trường; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận

lợi và khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong

việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của

cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa

trên nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để

hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động

giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

học sinh.Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế

hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa

các nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng

"Trường học kết nối";

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm

túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy

định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá

nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy

định về thực hiện chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá.

Page 142: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

142

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-

VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 và Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10

tháng 9 năm 2009; gửi báo cáo đánh giá về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu

học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên) trước ngày 30 tháng 10

năm 2017.

Bộ GDĐT yêu cầu các sở/phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ

thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm

túc hướng dẫn này từ năm học 2017-2018; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình và

kết quả thực hiện về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học,

Vụ Giáo dục Thường xuyên) qua email: [email protected];

[email protected]; [email protected]./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN, NXBGDVN;

- Lưu: VT, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƢỞNG

THỨ TRƢỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Hữu Độ

Page 143: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

143

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 3817 /BGDĐT-GDTrH

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

giáo dục trung học năm học 2017-2018

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;

- Các trường trung học phổ thông trực thuộc.

Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động của

ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị

quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện

Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Quyết

định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Ban

hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018, Bộ GDĐT

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục trung học

như sau:

A. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG

Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các

cơ sở giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý

thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; nâng cao

năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp tục điều

chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo

hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực

hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích

cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh. Tích cực đổi mới nội dung, phương

thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Page 144: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

144

Tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc

thực hiện kế hoạch giáo dục.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình,

kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

1.1. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp

học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hướng dẫn điều chỉnh nội

dung dạy học tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 và các văn bản

hướng dẫn của Bộ GDĐT, các sở GDĐT, phòng GDĐT giao quyền chủ động cho

các cơ sở giáo dục trung học tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương

trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng

chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục

phù hợp với điều kiện thực tế.

1.2. Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động rà soát, tinh giảm nội

dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình

môn học; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa

thành các bài học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho

học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực

tiễn; chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống,

hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn,

giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực

hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

1.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong

trường và cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; thực

hiện có hiệu quả Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 và Công văn

số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT trong tổ chức sinh hoạt

chuyên môn dựa trên "nghiên cứu bài học" và đánh giá giờ dạy của giáo viên.

2. Tiếp tục thực nghiệm mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở

(THCS) đối với một số học sinh lớp 9 của một số trường THCS thuộc các tỉnh:

Lào Cai, Hòa Bình, Kon Tum, ĐắkLắk, Khánh Hòa; triển khai mô hình trường

Page 145: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

145

học mới đối với lớp 6, lớp 7 và lớp 8 theo Công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH

ngày 18/8/2016 của Bộ GDĐT về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm

học 2016-2017 và Công văn số 3459/BGDÐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Bộ

GDĐT về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện thực hiện mô hình trường học mới

và các Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015, số 4669/BGDĐT-

GDTrH ngày 10/9/2015, số 6359/BGDĐT-GDTrH ngày 04/12/2015, số

1392/BGDĐT-GDTrH ngày 05/4/2017 của Bộ GDĐT.

3. Các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện về giáo viên, cơ

sở vật chất, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán

trú, huy động được các điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo tinh thần Công

văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GDĐT để tăng cường thời

lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt

động giáo dục trải nghiệm, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.

4. Tiếp tục lựa chọn và thí điểm áp dụng phù hợp các chương trình giáo dục,

sách giáo khoa; mô hình và phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá của các nước

có nền giáo dục tiên tiến.

5. Tập trung nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ

5.1. Đối với môn tiếng Anh

- Những trường THCS và THPT tham gia dạy học chương trình tiếng Anh

theo Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn

2008-2020" (sau đây gọi là chương trình mới) tiếp tục nâng cao năng lực giáo

viên và điều kiện cơ sở vật chất để tăng số học sinh và số lớp thực hiện chương

trình mới; triển khai mở rộng dạy chương trình mới đối với các trường có đủ điều

kiện theo Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT;

tăng cường huy động các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để có thể thu

nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình mới lớp 5 vào học tiếp chương

trình mới ở lớp 6.

- Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Công văn số

5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH

ngày 07/7/2016 của Bộ GDĐT về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực

tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-2016 của Bộ GDĐT.

Page 146: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

146

Lập kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với

học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 học theo chương trình mới.

- Đối với các trường, lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình mới: tiếp

tục thực hiện theo hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trong

trường THCS, THPT; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy

theo chương trình mới.

- Khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn

Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường

THCS, THPT khác có đủ điều kiện. Tích cực triển khai xây dựng trường học điển

hình về dạy và học ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

5.2. Đối với môn tiếng Pháp

- Đối với chương trình song ngữ: Tiếp tục thực hiện Quyết định số

4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo

dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ

2, đồng thời thực hiện theo công văn hướng dẫn riêng về Chương trình song ngữ

tiếng Pháp và Chương trình tăng cường tiếng Pháp.

- Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và tiếng Pháp chuyên: Triển

khai thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ

trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Ở những nơi

có điều kiện, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng chương trình tiếng Pháp

chuyên của nhà trường dựa trên chương trình tiếng Pháp song ngữ do Bộ GDĐT

ban hành kèm theo Quyết định số 3452/QĐ-BGDĐT ngày 18/8/2010 của Bộ

trưởng Bộ GDĐT, khuyến khích học sinh học thêm môn Toán bằng tiếng Pháp.

- Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2: Triển khai thực hiện Quyết

định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch

giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại

ngữ 2. Ở những nơi có nhu cầu, đủ điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia, sở

GDĐT đăng ký với Bộ GDĐT để triển khai dạy học chương trình tiếng Pháp

ngoại ngữ 2 theo bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ

hỗ trợ biên soạn.

Page 147: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

147

5.3. Tổ chức dạy tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga (là môn

ngoại ngữ 1 hoặc môn ngoại ngữ 2) ở những nơi có nhu cầu, đủ điều kiện và do

cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.

Triển khai thí điểm Chương trình tiếng Hàn Quốc ngoại ngữ 2 theo Công

văn số 2619/BGDĐT-ĐANN ngày 03/6/2016 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn

triển khai thí điểm dạy học tiếng Hàn Quốc năm học 2016-2017 đối với giáo dục

phổ thông.

6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và

phân luồng học sinh trong giáo dục trung học. Đổi mới nội dung, hình thức giáo

dục hướng nghiệp trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa

phương; xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp

trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở

trường phổ thông. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã

hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục

đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

Dựa vào chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ GDĐT để chọn lựa, bổ

sung các chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất

của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện

dạy học của nhà trường, trung tâm; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí đủ số

lượng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng

nghiệp trong các trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục

nghề phổ thông.

7. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày

15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống

tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới,

biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng

sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và

giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,…theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Chú ý cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số liệu

thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

Page 148: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

148

8. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết

tật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyển thông trong việc triển

khai hình thức giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật.

9. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học tổ chức tốt hoạt động "Tuần sinh

hoạt tập thể" đầu năm học mới theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, quan tâm đối với

các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và

tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tuyên truyền về mục

đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ tri ân, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học

sinh hát Quốc ca đúng nhạc và lời để hát tại các buổi Lễ chào cờ đầu tuần theo

đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ

theo quy định. Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục nói trên vận dụng vào tập

luyện thường xuyên trong suốt năm học.

10. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp, hoạt động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm

sáng tạo; tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy

định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ

chính khóa.

II. Đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá

1. Đổi mới phương pháp dạy học

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của

học sinh theo tinh thần Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của

Bộ GDĐT.

Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ

thuật - toán (Science - Technology - Engineering – Mathematic:STEM) trong việc

thực hiện dạy học những môn học liên quan. Mở rộng thí điểm giáo dục STEM tại

một số cơ sở giáo dục trung học có đủ điều kiện.

2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

Page 149: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

149

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học/giáo dục; ngoài việc tổ chức cho học

sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và

hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng. Tiếp tục

thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số

73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động

viên học sinh trung họctích cực tham gia Cuộc thi khoa học kĩ thuật theo Công

văn số 3486/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn triển

khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp

quốc gia học sinh trung học năm học 2017-2018.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học,

phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc gắn với

xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo góp phần phát triển năng lực học sinh trên cơ sở tự nguyện của nhà

trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và chương

trình giáo dục; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học

tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống

dân tộc và văn hóa thế giới. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 1915/BGDĐT-

GDTrH ngày 05/5/2017 của Bộ GDĐT về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho

giáo viên và học sinh phổ thông; không giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các

cuộc thi và hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn

vị có học sinh tham gia.

3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trung học

- Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào cấp THCS và THPT. Các sở

GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6

nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ các quy định hiện hành để xây dựng

phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét,

quyết định.

Page 150: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

150

- Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm

tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ,

nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá

học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực,

công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các

hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học

sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,

báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài

trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử

dụng các hình thức đánh giá trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm

học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu

hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết (nhắc lại

hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học); Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức

hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, phân

tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết

các tình huống, vấn đề trong học tập); Vận dụng (kết nối và sắp xếp lại các kiến

thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình

huống, vấn đề đã học); Vận dụng cao (vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để

giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề

đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề

mới trong học tập hoặc trong cuộc sống). Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực

của học sinh, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4

mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với

đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận

dụng, vận dụng cao.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách

quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục

nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các

câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội

Page 151: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

151

và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế,

chính trị, xã hội.

- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi,

bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu

hỏi của nhà trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu)

về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên

trang mạng "Trường học kết nối" (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của

sở GDĐT, phòng GDĐT và các nhà trường. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và

học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường

học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới

phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực học sinh.

- Đẩy mạnh công tác đánh giá ngoài, thực hiện thường xuyên việc kiểm định

chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục THCS và THPT.

III. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

1. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên, cán bộ quản lí

- Các sở GDĐT triển khai tốt các đợt tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên

theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (trực tiếp và qua mạng); tổ chức tốt việc tập huấn

tại địa phương về các nội dung đã được tiếp thu trong các đợt tập huấn của Bộ

GDĐT như: Phương pháp và kĩ thuật dạy học theo mô hình trường học mới cấp

THCS; Phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực học sinh; Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và cuộc

thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học;...

- Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản

lí, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề

nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tăng cường các hình thức

bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lí qua

trang mạng "Trường học kết nối" theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- Đẩy mạnh việc chuẩn hóa năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh đồng bộ

các cấp học Tiểu học, THCS, THPT trên từng địa bàn (huyện/quận/thị xã) để mở

Page 152: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

152

rộng diện học sinh được học tiếng Anh theo chương trình mới từ Tiểu học lên

THCS và THPT. Tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng

việc triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2008-2020" tại địa phương, cơ sở giáo dục. Những giáo viên chưa đạt

chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng

Anh thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu trước khi phân công dạy học.

- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các cơ sở giáo dục

trung học dựa trên nghiên cứu bài học. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt

cán các môn học trong các cơ sở giáo dục trung học. Chủ động triển khai các hoạt

động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" (không gian quản lí của

sở GDĐT đã được cấp đầy đủ các chức năng tổ chức và quản lí các hoạt động

chuyên môn) để tổ chức, chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ

quản lí; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường,

phòng/sở GDĐT (trực tiếp và qua mạng) theo hướng dẫn tại Công văn số

5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

- Thực hiện Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ

GDĐT về việc xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên trong

hội thi giáo viên dạy giỏi; nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi

giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi theo hướng

dẫn của Bộ GDĐT.

2. Tăng cường quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục

- Các trường trung học cần chủ động rà soát, bố trí sắp xếp đội ngũ để đảm

bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên các môn học, nhất là các

môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể

dục, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Tư vấn trường học, nhân viên phụ trách thư

viện, thiết bị dạy học.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới nội dung, phương

pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh những sai sót, lệch

lạc; biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên

trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

Page 153: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

153

- Các sở/phòng GDĐT quan tâm, kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh khắc phục

những hạn chế để có đủ đội ngũ giáo viên cơ hữu của các trường trung học ngoài

công lập; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, phát huy tính năng

động, sáng tạo, áp dụng các mô hình tiên tiến của loại hình trường này.

IV. Rà soát, quy hoạch mạng lƣớicơ sở giáo dục; sử dụng hiệu quả cơ

sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tƣ xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia; phát

triển hệ thống trƣờng THPT chuyên, trƣờng chất lƣợng cao

1. Rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục

- Các địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp gắn

với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo

dục phổ thông; chú trọng phát triển các trường phổ thông dân tộcnội trú, trường

phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Đối với

khu vực thành phố, việcquy hoạch trường, lớp cần theo hướng mở rộng ra khu

vực ngoại ô để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất. Tăng

cường xã hội hóa để thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao. Đối với các

khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm

trường, lớp hợp lý.

- Chỉ đạo các địa phương thực hiện việc rà soát và chấm dứt việc tổ chức

các cơ sở giáo dục cấp THCStheo kiểu biến tướng các trường chuyên.

2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các

nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học

bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường, nhất là đối với các trường phổ thông

dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vận

động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học

đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo qui định; xây dựng môi trường sư

phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo

viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương…

- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa

chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành theo

Page 154: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

154

Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-

BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ GDĐT. Thực hiện nghiêm túc Công văn số

7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của Bộ GDĐTvề việc đầu tư mua

sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiếp tục triển khai Đề án

"Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-

2015" theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ GDĐT. Tăng

cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công

tác thiết bị dạy học; chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết

bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.

- Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường

để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo

hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho

học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Các sở GDĐT chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư

nguồn lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng

trường chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới.

4. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống

trường THPT chuyên trong giai đoạn tới. Khuyến khích các trường THPT có điều

kiện về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất hiện đại thực

hiện những mục tiêu, giải pháp như trường THPT chuyên.

Khuyến khích các trường tư thục phát triển theo định hướng chất lượng cao,

trường quốc tế phù hợp với nhu cầu học tập tự nguyện của học sinh đóng trên địa bàn.

V. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý

1. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng

cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học

trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng

trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao...

Page 155: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

155

2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức

và quản lí các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng

cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; phấn đấu

hết năm học 2017-2018 có 100% số trường THPT và đa số trường THCS sử dụng

sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.

3. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các cơ sở giáo dục nhập số liệu vào hệ

thống EMIS theo đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu. Khai thác và

sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên… toàn ngành và

trong báo cáo các cấp; tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng

giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục bằng hình thức trực tuyến.

4. Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin điện tử

quản lí phổ cập giáo dục-xóa mù chữ và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên

hệ thống.

VI. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục

1. Tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của

Bộ Chính trị, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ

cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học

và phổ cập giáo dục THCS vàThông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016

của Bộ GDĐT Quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình và thủ tục

kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân

luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.

2. Quan tâm việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp,

đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục; thực hiện tốt việc quản lí

và lưu trữ hồ sơ phổ cập giáo dục; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh

giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình phổ cập giáo dục.

3. Tích cực huy động các đối tượng diện phổ cập giáo dục THCS ra lớp;

nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình

trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh; củng

cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

4. Các trường THCS, THPT phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng

triển khai các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông trong cộng đồng.

Page 156: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

156

VII. Đổi mới công tác quản lí giáo dục trung học

1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn khác trong

lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng

chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền

hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế.

2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa

các thủ tục hành chính, bảo đảm gọn nhẹ; đẩy mạnh triển khai thực hiện các dịch

vụ công trực tuyến. Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát,

nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

3. Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo

dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; thực hiện

nghiêm kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh

thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

4. Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ

GDĐT; tăng cường quản lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm, khắc phục tình

trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ đúng theo Thông

tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GDĐT qui định về tài trợ cho

các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung vào các hoạt động đổi mới

trong giáo dục trung học, trong đó đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để thống nhất

nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham giacủa xã hội đối với công

cuộc đổi mới, phát triển giáo dục trung học.

6. Kiểm tra, rà soát và tăng cường quản lí các cơ sở giáo dục trung họccó

yếu tố nước ngoài, các chương trình giảng dạy của nước ngoài hoặc bằng tiếng

nước ngoài tại các cơ sở giáo dục trung học của Việt Nam; các cơ sở giáo dục

ngoài công lập.

7. Tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo

Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 và các văn bản chỉ đạo khác

của Bộ GDĐT. Thực hiện tốt việc quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo

Page 157: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

157

trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐTngày 07/7/2014

của Bộ GDĐT.

VIII. Đổi mới công tác thi đua, khen thƣởng

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với

các tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao; khuyến khích

các địa phương có nhiều mô hình đổi mới và sáng tạo, vượt qua khó khăn để hoàn

thành tốt nhiệm vụ giáo dục trung học. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và đúng

thời hạn./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để b/cáo);

- Các Thứ trưởng (để ph/hợp chỉ đạo);

- Các sở GDĐT; các đại học, trường đại học có

trường THPT; trường THPT trực thuộc (để th/hiện);

- Các cơ quan thuộc Bộ (để th/hiện);

- Website Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƢỞNG

THỨ TRƢỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Thị Nghĩa

Page 158: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

158

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 8773/BGDĐT-GDTrH

V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm

non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp

năm học 2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của

Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học

2010-2011; nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi

mới phương pháp dạy học, thực hiện thống nhất trong tất cả các trường trung

học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục

thường xuyên (TTGDTX) về quy trình và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề kiểm tra

kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện việc

biên soạn đề kiểm tra theo các yêu cầu cụ thể sau (văn bản đính kèm).

Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường

THCS, THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện tốt các công việc sau:

1. Đối với sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo:

1.1. Tổ chức cho các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu, thảo luận văn

bản để thống nhất quan điểm và cách thực hiện;

1.2. Cử cán bộ, giáo viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ

chức vào tháng 01/2011 và tiến hành tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ quản lí và

giáo viên ngay đầu học kì II năm học 2010-2011;

1.3. Ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GDĐT, các trường THCS,

THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện theo nội dung văn bản này ngay từ

học kì II, năm học 2010-2011.

Page 159: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

159

2. Đối với các trƣờng THPT, THCS, TTGDTX

2.1. Theo sự chỉ đạo của Sở/Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường,

Giám đốc TTGDTX tổ chức cho tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, thảo

luận nội dung văn bản; tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của

học sinh để hiểu rõ các nội dung và tổ chức thực hiện việc biên soạn đề thi, đề

kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề;

2.2. Trước mắt các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

đề của các chương, học kì và cuối năm đảm bảo các yêu cầu như văn bản quy

định. Sau đó mỗi giáo viên phải tự xây dựng được ma trận và biên soạn đề

kiểm tra đảm bảo các yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin phản ánh về Bộ

GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học hoặc qua email: [email protected]

hoặc Vụ GDTX, email: [email protected]).

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ( để b/c);

- Cục KTKĐCLGD, Cục NG&CBQLCSGD;

- Vụ GDTX, Thanh tra Bộ;

- Viện KHGDVN;

- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƢỞNG

THỨ TRƢỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hiển

Page 160: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

160

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƢỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

(Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm

2010 của Bộ GDĐT)

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng

trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí

thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo

cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp

quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công

cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công

cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bƣớc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học

sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một

cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ

thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực

tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bƣớc 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và

câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một

cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng

Page 161: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

161

môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của

học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác

nhau hoặc cho học sinh làm Câu kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập

với việc làm Câu kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan

trước, thu Câu rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

Bƣớc 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ

năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các

cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận

dụng ở cấp độ cao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ

% số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi

chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm Câu kiểm tra và trọng số điểm quy

định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

Page 162: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

162

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)

Cấp độ

Tên

chủ đề

(nội dung,chương…)

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm

tra

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

...

điểm=...%

Chủ đề 2

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

...

điểm=...%

.............

Page 163: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

163

...............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

...

điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Page 164: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

164

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

Cấp độ

Tên

Chủ đề

(nội dung,

chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề 1

Chuẩn

KT, KN

cần kiểm

tra (Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ

%

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số

điểm

Số câu

...

điểm=...%

Chủ đề 2

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ

%

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số

câu

Số

Số câu

Số điểm

Số câu

Số

điểm

Số câu

...

điểm=...%

Page 165: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

165

điểm

.............

...............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ

%

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số

điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số

điểm

Số câu

...

điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Page 166: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

166

Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục)

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,

chương...);

B4. Quyết định tổng số điểm của Câu kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng

với tỉ lệ %;

B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn

tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Cần lƣu ý:

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong

chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối

chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện

được chọn để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương

ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề

(nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi

mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.

- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội

dung, chương...):

Page 167: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

167

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng

của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy

định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng

chủ đề.

- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho

mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết,

thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và

trình độ, năng lực của học sinh.

+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu

hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.

+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự

luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích

hợp.

Bƣớc 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,

số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm

tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả

mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong

các đề kiểm tra)

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày

và số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

Page 168: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

168

4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo

khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học

sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm

vững kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai

lệch của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các

câu hỏi khác trong Câu kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc

“không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày

và số điểm tương ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống

mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách

thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông

tin;

Page 169: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

169

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu

cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của Câu luận; Thời gian để viết Câu

luận; Các tiêu chí cần đạt.

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho

quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: Câu làm của học sinh sẽ được đánh

giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo

vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

Bƣớc 5. Xây dựng hƣớng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với Câu

kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng

ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể

tự đánh giá được Câu làm của mình (kĩ thuật Rubric).

Cách tính điểm

a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lấy điểm toàn Câu là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu

trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

ax

10

m

X

X, trong đó

+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,

một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32

840

điểm.

Page 170: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

170

b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách

quan

Cách 1: Điểm toàn Câu là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL,

TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học

sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành

cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu

TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3

0,2512

điểm.

Cách 2: Điểm toàn Câu bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm

cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự

kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1

điểm, sai được 0 điểm.

Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo

công thức sau:

.TN TLTL

TN

X TX

T , trong đó

+ XTN là điểm của phần TNKQ;

+ XTL là điểm của phần TL;

+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.

+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần

TNKQ.

Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

ax

10

m

X

X, trong đó

+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian

dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của

Page 171: thcslytutrong-tn.edu.vnthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/KT-DG Hoa hoc 2018.pdfthcslytutrong-tn.edu.vn

171

phần tự luận là: 12.60

1840

TLX . Điểm của toàn Câu là: 12 + 18 = 30. Nếu

một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27

930

điểm.

c. Đề kiểm tra tự luận

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập

ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc

tính điểm và chấm Câu tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học

tập của học sinh).

Bƣớc 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề

kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện

những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung

nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp

với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá

không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

(giáo viên tự làm Câu kiểm tra, thời gian làm Câu của giáo viên bằng khoảng

70% thời gian dự kiến cho học sinh làm Câu là phù hợp).

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu,

chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có

một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.