256
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN HÓA CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC MÔN: SINH HỌC (Lưu hành nội bộ) 1

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆUTẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

CƠ SỞ KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN

HÓA CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC

MÔN: SINH HỌC(Lưu hành nội bộ)

1

Page 2: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Hà Nội, năm 2018

MỤC LỤC

Tran

g

Phần 1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực học sinh 6

1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển

năng lực học sinh

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

6

9

12

Phần 2. Quy trình, kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra, biên soạn và chuẩn

hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan 14

2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra 14

2.2. Quy trình và kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan 15

2.3. Quy trình và kĩ thuật chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan 28

Phần 3. Vận dụng quy trình, kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

khách quan và biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học

32

3.1. Các loại câu hỏi và cách viết câu hỏi TNKQ môn Sinh học

3.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3.3. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một chủ đề/bài

3.4. Biên soạn đề kiểm tra TNKQ

33

40

44

73

2

Page 3: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3.5.Nâng cao kỹ năng đánh giá lớp học cho giáo viên THCS

3.6. Một số câu hỏi đánh giá năng lực học sinh THCS

3.7. Các đề kiểm tra tham khảo

Phần 4. Hướng dẫn biên soạn, quản lí và sử dụng ngân hàng câu hỏi

kiểm tra, đánh giá trên mạng

80

93

123

133

4.1. Truy cập và đăng nhập hệ thống 133

4.2. Đăng ký bài học của khóa tập huấn 134

4.3. Cách thức thực hiện các bài học 135

4.4. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học 137

4.5. Soạn giáo án Online 139

4.6. Không gian học tập của học sinh 150

Tài liệu tham khảo 152

3

Page 4: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

PHẦN 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

1.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển

năng lực học sinh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung

ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm

vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

a) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi

mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện

phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công

văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn

bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên,

xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày

08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các

phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công

nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo

đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi

cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác

nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức

dạy học thí nghiệm – thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như

trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy

học. Cụ thể là:

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo;

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông

qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học

trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong

4

Page 5: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao... Ngoài việc tổ chức cho học sinh

thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn

học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên

học sinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo Công

văn số 1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT. Tăng cường hình thức

học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết

các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT-

GDTrH ngày 09/8/2016.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học,

phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn hóa đọc gắn với xây

dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng

dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát

triển năng lực học sinh như: Văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; thi thí nghiệm –

thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi

tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; hội thi an toàn giao thông; ngày hội công

nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao

lưu;… trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và

sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy

học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn

hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Không giao chỉ tiêu, không lấy

thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn

vị có học sinh tham gia.

- Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương trình

giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại Châu Á – Kết nối lớp

học; Trường học sáng tạo; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý hoạt động giáo dục ở một số

trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT ngày 07/01/2016 của Bộ GDĐT; …

5

Page 6: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

b) Về kiểm tra và đánh giá

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi

mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Cụ thể như sau:

- Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm tra,

đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc,

đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong

việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá

đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt

động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo

cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả

thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video

clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức

đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

- Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ,

cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học

sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần

nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học

sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình

học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên

cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra

lại.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học

theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài

tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:

+ Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng

đã học;

+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ

năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân

6

Page 7: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để

giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

+ Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng

đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;

+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải

quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được

hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học

tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối

lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu

trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và

tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm

khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp

tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu

hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân

văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã

hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có

câu hỏi 1 lựa chọn đúng.

- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài

tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của

trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập,

đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa

chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo cán

bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang

mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi

mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực học sinh.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm

tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở

7

Page 8: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh

hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cho

cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các

chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với

việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;sử dụng các phương

pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm

phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể như sau:

a) Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy

học tích cực

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo

khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo

khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học (thực hiện trong nhiều tiết

học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế

của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình

hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy

học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong

mỗi chuyên đề đã xây dựng.

b) Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học

và kiểm tra, đánh giá

Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận

biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để

kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó,

biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong

quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề

đã xây dựng.

c) Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực

Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học

sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện

một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được

sử dụng.

8

Page 9: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

d) Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các bài học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo

viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ,

cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả

năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi

thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng

thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện

nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực

hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp

hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”.

- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập

và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo

luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách

hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã

học được thông qua hoạt động.

Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể

được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện

một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử

dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học

của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích

bài học.

e) Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học

sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc

ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học

tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích

9

Page 10: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học cho học sinh của GV.

Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội

dungTiêu chí

1. K

ế ho

ạch

và tà

i liệ

u dạ

y

học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần

đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức

các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức

hoạt động học của học sinh.

2. T

ổ ch

ức h

oạt đ

ộng

học

cho

học

sinh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức

chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học

sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá

kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. H

oạt đ

ộng

của

học

sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả

học sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các

nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết

quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

của học sinh.

1.3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

10

Page 11: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường/trung

tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút

kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức

hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các

hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm

chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cụ

thể là:

a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền

nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong

quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Các cơ quan quản lí giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ

chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo qui định tại các

văn bản hiện hành. Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục trung học.

Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ

quan đơn vị và từng chức danh quản lí.

b) Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo

Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lí chặt chẽ việc dạy

thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT

khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ theo

Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo

dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hoạt động dạy học,

quản lý nhà giáo, quản lý kết quả học tập của học sinh, hỗ trợ xếp thời khoá biểu, tăng

cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; quản lí thư viện

trường học, tài chính... tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đào tạo.

Đẩy mạnh việc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hội nghị,

hội thảo, tập huấn, họp; động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

tham gia trang mạng “Trường học kết nối”, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng

giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục.

11

Page 12: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

PHẦN 2

QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN VÀ

CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi

học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người

biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn

cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây

dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận;

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi

dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý

các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng

cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau

hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc

làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi

mới cho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính

cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết,

thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số

điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

12

Page 13: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần

đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch

kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

(Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết trong Công

văn số 8773 đính kèm theo).

Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau:

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);

B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu

hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một

chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần

đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn

và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh

giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).

Bước 6.Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại tổng thể, có điều chỉnh cho

phù hợp nếu thấy cần thiết.

2.2. Quy trình và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

a) Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan

13

Page 14: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

khách quan.

- Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.

- Phân loại các câu hỏi

Các loại câu hỏi TNKQ

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions)

Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)

Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).

Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)

So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan

Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan

1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn

2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn

3- Đo năng lực nhận thức Như nhau

4- Đo năng lực tư duy Như nhau

5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau

14

Page 15: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn

7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn

8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn

9- Chấm điểm Thiếu chính xác và

thiếu khách quan hơn

Chính xác

và khách quan hơn

10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn

b) Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

15

Page 16: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Quy trình viết câu hỏi thô

16

Page 17: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 9,45 gam Al và 27,84 gam Fe3O4 với hiệu suất

phản ứng là 80%. Cho thêm V lít dung dịch NaOH 0,5 M vào hỗn hợp sản phẩm sau

phản ứng. Lượng dung dịch NaOH dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Giá trị của V

là:

A. *0,84 B. 0,6144 C. 0,875 D. 0,64

Phân tích: Phương án đúng là A.

Phương án B: HS không để ý đến Al dư ⇒nNaOH cần = 0,256 mol,

VD: NaOH cần = 0,256 0,5 = 0,512 lít ⇒VddNaOH lấy = 0,512.1,2 = 0,6144 lít

17

Page 18: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Phương án C: HS không hiểu rõ bản chất của khái niệm “dùng dư 20%”. HS đã

nhầm tưởng “dùng dư 20%” tức là “đã hao hụt 20% so với lượng cần thiết” (lượng dư

dùng để bù đắp cho phần hao hụt) và áp đặt công thức tính giống như khái niệm trên

(lấy kết quả từ đáp án): VddNaOH lấy = 0,7.100 80 = 0,875 lít.

Phương án D: Tương tự như phương án C (lấy kết quả từ phương án B): Vd:

NaOH lấy = 0,512.100 80 = 0,64 lít

Ví dụ 2:

Phân tích: Phương án đúng là D.

Phương án A: HS nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường

Phương án B: nhầm với phép cộng, trừ các số thông thường và nhầm lẫn giữa kí

hiệu độ dài vec tơ với dấu giá trị tuyệt đối

Phương án C: HS nhầm tổng hai vec tơ với tổng độ dài của hai đoạn thẳng

c) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ)

  Câu MCQ gồm 2 phần:

– Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM)

– Phần 2: các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1

phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án

nhiễu (DISTACTERS).

Câu dẫn

Chức năng chính của câu dẫn:

- Đặt câu hỏi;

- Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện;

- Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết.

Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu:

- Câu hỏi cần phải trả lời

- Yêu cầu cần thực hiện

- Vấn đề cần giải quyết

18

Page 19: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Có hai loại phương án lựa chọn:

Phương án nhiễu – Chức năng chính:

• Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề

được nêu ra trong câu dẫn.

• Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ.

• Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài

Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính:

Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay

vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.

Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT – Những kiểu câu trắc nghiệm

nhiều lựa chọn:

1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng

2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất

3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng

4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu

5. Câu theo cấu trúc phủ định

6. Câu kết hợp các phương án

d) Đặc tính của câu hỏi MCQ(Theo GS. BoleslawNiemierko)

Cấp độ Mô tả

Nhận

biết

Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi

được yêu cầu

Thông

hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng

được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các

ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

19

Page 20: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Vận

dụng

(ở cấp

độ thấp)

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo

ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng

để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo

viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận

dụng

(ở cấp

độ cao)

Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học – chủ đề để giải quyết các

vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong

sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức

được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề,

nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

e) Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ

- Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề

thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi;

- Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn;

- Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về

đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ

trường hợp nào trước đó;

- Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các

nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản

điện tử dưới mọi hình thức;

- Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình

huống thực tế trong cuộc sống;

- Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ;

- Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất

g) Kĩ thuật viết câu hỏi MCQ

1. YÊU CẦU CHUNG

1. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng)

Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi

cho phù hợp.

20

Page 21: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Ví dụ: bài kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay “đỗ”. Trong

khi bài kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc học tập, tiếp thu kiến

thức của học sinh.

2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất:

1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn

đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn

(hoặc là duy nhất).

Ví dụ:

- Với câu tự luận “Trình bày lịch sử phát triển của bảng tuần hoàn?”=> Câu hỏi yêu

cầu học sinh phải trình bày được kiến thức tổng quan về bảng tuần hoàn

-Với câu MCQ: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng bảng

tuần hoàn?”

A. Mendeleev B. Lavoisier C. Newlands D. Hinrichs

=> Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về vấn đề: “người phát triển bảng tuần hoàn”

3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra:

Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp.

4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ

các câu độc lập với nhau

Các học sinh giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu

trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm

từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này.

Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh.

5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân:

Ví dụ: Cầu thủ bóng chày giỏi nhất trong Liên đoàn Quốc gia Mỹ là ai? 

A. RyneSandberg B. BarryLarkin

 C. WillClark D. * BobbyBonds

Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu chí để đánh giá “giỏi

nhất” cũng không rõ ràng.

Nên sửa thành:

Theo Tin tức thể thao, cầu thủ xuất sắc nhất trong Liên đoàn Quốc gia năm 1990 là ai? 

A. RyneSandberg  B. BarryLarkin 

C. WillClark  D. * BobbyBonds 

21

Page 22: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu hỏi thứ hai này có vòng loại và đề cập đến một mùa cụ thể, do đó, với câu hỏi

này có một câu trả lời chính xác.

6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa

Việc sử dụng các tài liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu hỏi trắc

nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (có nghĩa là, học

thuộc lòng các tài liệu của sách giáo khoa).

Ví dụ: Hoàn thành khái niệm sau: “Sóng âm là những …. Truyền trong các môi

trường khí, lỏng, rắn.”

A. 22ang dừng B. 22ang tới

C. *22ang cơ D. 22ang ngang

Câu hỏi này chỉ cần học sinh học thuộc định nghĩa là có thể chọn được đáp án đúng.

7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài:

- Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức

thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo.

- Sự khôi hài cũng có thể làm cho sinh viên xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn.

8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế:

Ví dụ: Một vận động viên leo núi có độ cao 200m trong 2 phút. Vận tốc của vận

động viên là bao nhiêu?

Trên thực tế, không thể có chuyện leo núi 200m trong 2 phút. Vì vậy, câu hỏi này

không phù hợp với thực tiễn.

2. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN

1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ

cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì

Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng,

chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.

Ví dụ   : Đoạn hát (recitative) làA* một hình thức biểu hiện âm nhạc.  B.phần nói của một vở opera. 

C.giới thiệu một tác phẩm âm nhạc.  D.đồng nghĩa với libretto.  

Phần dẫn này không cung cấp định hướng hoặc ý tưởng về những gì tác giả tiểu mục

muốn biết. 

Nên sửa thành   : Trong opera, mục đích của đoạn hát là những gì ?

22

Page 23: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt được thay vì

đọc hiểu. 

Ví dụ   :  Định dạng câu hỏi

Đối với các tiểu mục nhiềulựachọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng ? 

A. * Câu hỏi  B. Hoàn thành 

C. Nhiều lựa chọn phứctạp D. Nhiều lựa chọn đa chiều

- Định dạng hoàn chỉnh câu :

Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây ?

A.* Câu hỏi B. Hoàn chỉnh câu

C. Câu đa tuyển phức tạp D. Câu lựa chọn đa chiều

2. Để nhấn manh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dang

câu hỏi thay vì định dang hoàn chỉnh câu

Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt được thay vì

đọc hiểu. 

Ví dụ: Định dạng câu hỏi

Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng? 

A. * Câu hỏi  B. Hoàn thành 

C. Nhiều lựa chọn phức tạp D. Nhiều lựa chọn đa chiều

- Định dạng hoàn chỉnh câu:

Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây?

A.* Câu hỏi B. Hoàn chỉnh câu

C. Câu đa tuyển phức tạp D. Câu lựa chọn đa chiều

3. Nếu phần dẫn có định dang hoàn chỉnh câu, không nên tao một chỗ trống

ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn

- Các định dạng này gây khó khăn cho thí sinh khi đọc.

Ví dụ   : Các định dạng _______________ là cách tốt nhất để định dạng một tiểumục

có nhiều lựa chọn. 

A. hoàn thành  B. * câu hỏi 

C. nhiều lựa chọn phức tạp D. nhiều lựa chọn  đa chiều

4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn

Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan

với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục nhìn

23

Page 24: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc

nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết

vấn đề.

Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều đặc trưng của miền khí hậu ẩm ướt. Những người

sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra nhiều mồ hôi. Ngay cả khi có

ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải mái. Khí hậu được mô tả là gì?

A. sa mạc  B* nhiệt đới

C. ôn đới D. cận xích đạo

Nên sửa thành:

Thuật ngữ nào dưới đây mô tả miền khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều?

A. sa mạc  B* nhiệt đới

C. ôn đới D. cận xích đạo

5. Nên trình bày phần dẫn ở thể khăng định

Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn

mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân, hoặc tất cả các. 

Ví dụ: Âm thanh KHÔNG thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A. Khoảng chân không B. Tường bê tông

C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất

3. KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu

chọn 1 phương án đúng/đúng nhất

Ví dụ: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi – lanh bằng bao

nhiêu?

A. Từ 40 – dưới 50 cm3 B. Dưới 50 cm3

C. 90 cm3 D. Trên 90cm3

Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng.

2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó

Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng chữ cái, độ lớn...

Ví dụ: Phương trình A có bao nhiêu nghiệm?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái

ngược nhau hoặc phủ định nhau

24

Page 25: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa

chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng

và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý

nghĩa trái ngược nhau đôi một.

Ví dụ:Về mặt di truyền, lai cải tiến giống:

A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp.

B. làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp

C. ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp.

D. làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp.

Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa

chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng

và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý

nghĩa trái ngược nhau đôi một.

4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa

Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những lựa chọn

khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng, câu trắc nghiệm

đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa.

Ví dụ: Cái gì làm cho salsa nóng nhất?

A. Thêm ớt đỏ vào

B Thêm ớt xanh vào

C. Thêm hành và ớt xanh vào

D.* Thêm ớt jalapeno vào

Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những cái kia.

5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…)

Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài

hơn các phương án khác.

Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ.

Phân tích hoạt động cơ quan đợt này là để lãnh đạo:

A. điều chỉnh năng suất lao động

B. xác định chế độ khen thưởng

C. thay đổi cơ chế quản lý

D. nắm vững thực trạng, xác định mục tiêu cho hướng phát triển cơ quan trong tương lai

25

Page 26: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Phương án D quá dài, có thể sửa lại là “xác định hướng phát triển cơ quan”.

6. Tránh lặp lai một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi

Câu gốc: Câu sửa:

Tắc động mạch vành bên phải gần nguồn

gốc của nó bởi một huyết khối sẽ rất có

thể là kết quả của:

A. nhồi máu của vùng bờ bên của tâm

thất phải và tâm nhĩ phải. 

B. nhồi máu của tâm thất trái bên. 

C. nhồi máu của tâm thất trái trước. 

D. nhồi máu vách ngăn phía trước. 

Tắc động mạch vành bên phải gần

nguồn gốc của nó bởi một cục

máu đông có thể do hiện tượng

nhồi máu khu vực nào sau đây?

A. bờ bên của hai tâm thất

B. bên trái tâm thất. 

C. trước tâm thất trái. 

D. vách ngăn phía trước.

7. Viết các phương án nhiễu ở thể khăng định

- Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng định, có

nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ.

- Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của một câu trắc

nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh dấu như làm đậm,

viết in, hay gạch dưới.

Khi chất lỏng đang sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ chất lỏng sẽ:

A. Tiếp tục tăng B. Không thay đổi

C. Giảm D. Không tăng cũng không giảm

8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”

Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là

đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những

phương án trên hoặc Không có phương án nào

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. 1 + 1 = 3 B. 3 – 2 = 0

C. a và b đều sai D.Tất cả đều sai

26

Page 27: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông

thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ han định cụ thể như “luôn luôn”,

“không bao giờ”, “tuyệt đối”…

Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào

làm nên câu trả lời đúng. Ví dụ: Lý do chủ yếu gây nên tính kém tin cậy của một bài

trắc nghiệm trong lớp học?

A. Hoàn toàn thiếu các hướng dẫn có hiệu quả.

B. Toàn bộ các câu hỏi thiếu hiệu quả.

C.* Có quá ít các câu trắc nghiệm.

D. Dạng thức của tất cả các câu hỏi còn mới lạ với học sinh

10. Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25%Nên

chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D. Không nên để cho

phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều câu cạnh nhau.

4. LƯU Ý ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN NHIỄU

1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;

Ví dụ: Hà Tiên thuộc tỉnh:

A. An Giang B. Hậu GiangC. * Kiên Giang D. Hà Giang

Thí sinh sẽ dễ dàng loại được tỉnh Hà Giang.

2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến

thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò

Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, nhưng

chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn.

Ví dụ: Khi thiết kế bài trắc nghiệm, việc gì phải luôn luôn được làm trước?

A. Xác định kích cỡ của dữ liệu và xác định đối tượng chọn mẫu

B. Đảm bảo rằng phạm vi và các đặc điểm kỹ thuật được dựa vào lý thuyết.

C.* Định rõ việc sử dụng cách chấm điểm hoặc việc giải thích.

D. Lựa chọn mô hình phản hồi theo số lượng các tham số mong muốn.

3. Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức…): Hãy viết các

phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi.

Ví dụ:

Điều gì nói chung là đúng về mối quan hệ giữa chất lượng và độ tin cậy của

câu trắc nghiệm?

27

Page 28: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

A. Không thể có được tính giá trị mà thiếu độ tin cậy.

B. * Các câu trắc nghiệm kém có khuynh hướng làm tăng lỗi đo lường.

C. Việc thể hiện câu trắc nghiệm có thể được thể hiện trong việc dạy kém.

D. Một phạm vi hạn chế của các điểm trắc nghiệm có thể làm giảm độ tin cậy ước lượng.

4. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn pham của phương án nhiễu có thể giúp học

sinh nhận biết câu trả lời

Ví dụ: Nhà nông luân canh để

A. Giãn việc theo thời vụ B. Dễ dàng nghỉ ngơi

C. bảo trì đất đai D. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Phương án “B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp.

2.3. Quy trình và kĩ thuật chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Các loại câu hỏi TNKQ

- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions)

- Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)

- Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).

- Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)

So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan

Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan

1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn

2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn

3- Đo năng lực nhận thức Như nhau

4- Đo năng lực tư duy Như nhau

5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau

6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn

7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn

8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn

9- Chấm điểm Thiếu chính xác và

thiếu khách quan hơn

Chính xác

và khách quan hơn

28

Page 29: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn

ĐẶC TÍNH CÂU HỎI DỄ

(có thể coi tương đương với cấp độ nhận biết, thông hiểu)

- Chỉ yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy đơn giản như tính toán số học, ghi

nhớ, áp dụng trực tiếp các công thức, khái niệm…

- Lời giải chỉ bao gồm 1 bước tính toán, lập luận.

- Mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận là trực tiếp

- Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức sơ cấp, trực quan, không phức tạp, trừu tượng.

ĐẶC TÍNH CÂU HỎI TRUNG BÌNH

(có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng thấp)

- Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân tích,

tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản…

- Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính toán, lập luận

- Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp

- Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, không quá phức tạp, trừu

tượng.

ĐẶC TÍNH CÂU HỎI KHÓ

(có thể coi tương đương với cấp độ vận dụng cao)

- Yêu cầu thí sinh sử dụng các thao tác tư duy cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá,

sáng tạo.

- Giả thiết và kết luận không có mối quan hệ trực tiếp.

- Lời giải bao gồm từ 2 bước trở lên.

- Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng.

Ví dụ: Lĩnh vực kiến thức toán

Câu dễ

Câu này dễ vì:

- Khái niệm hàm lẻ là khái niệm cơ bản, dễ hiểu

29

Page 30: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Các công thức hàm số f(x), g(x), h(x) khá đơn giản

- Các phương án nhiễu dễ nhận ra

Kết quả phân tích câu 2

Ví dụ: Câu trung bình

Câu này có độ khó trung bình vì:

- Kiến thức khá cơ bản (hình học không gian sơ cấp)

- Tính toán không phức tạp (2 bước)

- Dễ nhận ra đáp án

Kết quả phân tích câu 20

Ví dụ: Câu khó

30

Page 31: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu này khó vì:

- Kiến thức khá phức tạp (hàm hợp)

- Nhiều bước tư duy, tính toán (3 – 4 bước)

- Không thể đoán mò

Kết quả phân tích

31

Page 32: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

PHẦN 3

VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC

3.1. Các loại câu hỏi và cách viết câu hỏi TNKQ môn Sinh học

a) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn:

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn)

là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường

gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và

bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong

nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý

(hay còn gọi là các câu nhiễu).

Ví dụ: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM

Khả năng nảy mầm của các loại hạt rất khác nhau: Hạt cà phê chỉ giữ được

khả năng nảy mầm trong vài giờ. Hạt lạc, hạt vừng giữ được khả năng nảy mầm

khoảng 7- 8 tháng. Có những hạt sen được cất giữ tới 2000 năm vẫn còn khả năng

nảy mầm. Người ta đã tìm thấy trong quan tài bằng đá dưới kim tự tháp cổ Ai Cập

mấy hạt lúa mì, tính đến nay đã mấy ngàn năm, thế mà khi ngâm vào nước chúng

vẫn còn khả năng nảy mầm. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn

cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp,

phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ

(Nguồn: Trích phần tóm tắt và mục em có biết tr 115 SGK Sinh học 6)

Câu hỏi – Hạt nảy mầm cần những điều kiện sau:

A. đảm bảo đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, chất lượng hạt giống tốt.

B. tưới đủ nước, tạo điều kiện ánh sáng tốt.

C. làm đất tơi xốp, gieo hạt đúng thời vụ và chăm sóc hạt gieo.

D. thường xuyên chống úng, chống hạn, chống rét.

* Ưu điểm: 

• Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể

dùng loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:

+ Xác định mối tương quan nhân quả.

+ Nhận biết các điều sai lầm

+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau

32

Page 33: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

+ Định nghĩa các khái niệm

+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật

+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện

+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật

+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.

• Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi

TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân

biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.

• Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá trị cao

hơn nhờ tính chất có thể đo những mức tư duy khác nhau như: khả năng nhớ, áp

dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, …, tổng quát hoá, … rất hữu hiệu.

• Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào các yếu tố

như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh hoặc chủ quan

của người chấm.

* Nhược điểm:

• Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, trong khi các

câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó các

câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ.

• Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời

hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu. 

• Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi

và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu

TNTL.

• Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

* Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn

Câu TNKQ loại này có thể thẩm định năng lực nhận thức ở hiểu, khả năng vận dụng,

phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu

hỏi loại này cần lưu ý.

• Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không

tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còn các câu nhiễu đều

phải có vẻ hợp lí.

33

Page 34: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

•  Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác

động thu hút các học sinh kém hơn.

•  Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương

đương ở mỗi vị trí A, B, C, D. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp

theo một thứ tự ngẫu nhiên.

•  Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ 34ang một vấn đề hay nên mang

trọn ý nghĩa. Nên tránh 34ang những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không

liên hệ nhau được sắp chung một chỗ.

•  Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhất với nhau.

Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động

từ, tính từ hay danh từ.

•  Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít

hơn thì yếu tố may rủi tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để chọn thì

giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu

hỏi.

• Nên tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Không nên hai thể phủ định liên

tiếp trong một câu hỏi. 

b) Câu trắc nghiệm “đúng- sai”:

Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một

câutrần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong

hai đáp án đưa ra.

Ví dụ: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nhất định.Em hãy khoanh tròn

những điều kiện mà em cho là đúng?

Một trong những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là: Đúng/ Sai

Hạt còn khả năng nảy mầm Đúng/ Sai

Chất lượng hạt giống phải tốt Đúng/ Sai

Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp Đúng/ Sai

Phải chăm sóc hạt gieo Đúng/ Sai

Phải bón phân cho hạt Đúng/ Sai

* Ưu điểm:

34

Page 35: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

•  Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, mặc dù

thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm. 

•  Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng thời

gian ngắn

* Nhược điểm: 

•  Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh

học thuộc lòng hơn là hiểu,

•  Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh. Ít phù hợp với đối tượng học sinh

khá giỏi.

* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu đúng, sai:

•  Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những

chi tiết vun vặt, không quan trọng.

•  Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng

không nên chép lại những câu trong tài lệu giảng dạy, để tránh cho học sinh thuộc

35ang sách máy móc mà không hiểu gì.

•  Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trong tâm, không thể xuất

hiện hai ý(phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai.

•  Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị.

•  Tránh những điều chưa thống nhất.

c) Câu trắc nghiệm ghép đôi: (xứng – hợp)

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này

có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu

chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các

câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác

nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với

một câu hỏi.

Ví dụ: Hãy ghép các thuật ngữ ở cột bên trái với các mô tả ở cột bên phải

Thuật ngữ Mô tả

1. Gen

2. Alen

3. Tính trạng

a. Không có tác động lên kiểu hình ở cá thể dị hợp tử

b. Một biến thể của tính trạng

c. Có hai alen y hệt nhau của cùng một gen

35

Page 36: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4. Alen trội

5. Alen lặn

6. Kiểu gen

7. Kiểu hình

8. Đồng hợp tử

9. Dị hợp tử

10. Lai phân tích

11. Lai một tính

trạng

d. Phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về một tính trạng

e. Một biến thể của gen

f. Có hai alen khác nhau của cùng một gen

g. Đặc điểm di truyền mà nó có thể thay đổi ở các thế hệ

khác nhau

h. Ngoại hình của cá thể hoặc các trạng thái kiểu hình có thể

quan sát được

i. Phép lai giữa cá thể chưa biết kiểu gen với cá thể có kiểu

gen lặn đồng hợp tử.

j. Quy định kiểu hình ở cá thể dị hợp tử

k. Cấu trúc di truyền của một cá thể

l. Đơn vị di truyền quy định một tính trạng; có thể tồn tại ở

các dạng khác nhau

* Ưu điểm:

•  Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có

thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem

như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các

mối tương quan.

• So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.

* Nhược điểm:

• Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng

như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, nguyên lí.

•  Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn

nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung mỗi

cột trước khi ghép đôi.

* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu ghép đôi:

• Trong mỗi cột phải có ít nhất là sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu. Số câu chọn

lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột câu hỏi, hoặc một câu trả lời có

thể được sử dụng nhiều lần để này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi.

• Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột trả lời và câu trả lời tương

36

Page 37: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

ứng. Phải nói rõ môi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử dụng nhiều

lần.

• Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. Sắp xếp các câu trong

các cột theo một thứ tự hợp lý nào đó.

d) Câu trắc nghiệm điền khuyết

Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các

chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do.

Ví dụ: Sử dụng các từ khóa trong khung (cho ở dưới) để hoàn thiện các câu sau:

1.____________ gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm.

2.Mô được cấu tạo từ một nhóm các ___________ chuyên biệt.

3.Mô _________ là một ví dụ cho mô thực vật.

4.Hai ví dụ cho mô ở động vật là mô ___________ và mô ____________

5._________ là một nhóm các loại mô khác nhau nhưng làm cùng với nhau một hoạt

động.

6.Khi các cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định thì chúng được

gọi là______________

7.Cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Đó là hệ _________, hệ

____________ và hệ ______________

8._______________ là tên gọi chung của các cơ thể sống với các hệ cơ quan khác nhau.

* Ưu điểm: 

• Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời.

Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.

• Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải

thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy

luận hay áp dụng vào các trường hợp khác.

* Nhược điểm: 

• Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên

văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn

37

Tuần hoàn - Sinh vật - Hệ cơ quan - Tiêu hóa – Cơ - Tế bào - Rễ - Thần kinh - Cơ quanMô thần kinh

Page 38: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi

TNKQ khác.

• Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp dụng

được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá.

* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu điền khuyết:

• Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoa để khỏi

khuyến khích học sinh học thuộc lòng.

• Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để

trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều.

e) Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình)

Câu 1: Quan sát hình sau đây ta dễ dàng đoán được nó thuộc _____ của nguyên phân.

A. kì trước

B. kì giữa

C. kì sau

D. kì cuối

Câu 2: Hình sau đây mô tả một chu kì tế bào.

Thứ tự đúng một chu kì tế bào là:

A. b → a → e → c → d B. D → c → a → b → c

C. c → d → a → e → b D. D → b → a → e → c

* Ưu điểm: 

• Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình.

• Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh.

* Nhược điểm: 

•Hình đen trắng có thể gây khó khăn cho học sinh khi quan sát, phân tích.

* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu hỏi bằng hình vẽ:

• Hình vẽ phải rõ ràng, tránh lấy nguyên vẹn các hình từ sách giáo khoa để khỏi khuyến

khích học sinh học thuộc lòng.

38

Page 39: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

• Các ghi chú trên hình phải rõ để học sinh không đoán mò, nên chú ý tới kích thước

hình cho đủ rõ khi quan sát.

3.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3.2.1. Vận dụng lý thuyết khảo thí cổ điển trong phân tích câu hỏi

Một trong những ứng dụng của lý thuyết đánh giá cổ điển là phân tích câu hỏi

thi- kiểm tra. Phân tích câu hỏi – thi kiểm tra là một quá trình xem xét chúng một

cách kỹ lưỡng và có phê phán. Phân tích câu hỏi thi – kiểm tra nhằm làm tăng chất

lượng của chúng, loại bỏ những câu hỏi quá tồi, sửa chữa những câu hỏi có thể sửa

đượcvà giữ lại những câu hỏi đáp ứng yêu cầu. Phân tích câu hỏi thi – kiểm tra có

thể thực hiện bằng một trong hai phương pháp:

Phương pháp chuyên gia (Phương pháp bình phẩm, phê phán) bằng cách đề

nghị một số chuyên gia cho ý kiến nhận xét về những câu hỏi thi – kiểm tra cụ thể

theomột số tiêu chí đề ra. Những người được hỏi có thể là các chuyên gia môn học,

chuyên gia soạn thảo văn bản, thậm chí là một số thí sinh. Cách tiếp cận này có hai

nguyên tắc:

+ Người được hỏi phải là người có khả năng bình phẩm, phê phán các câu hỏi

thi- kiểm tra;

+ Các câu hỏi thi – kiểm tra được viết theo một nguyên tắc đã được xác định

vàcó các tiêu chí để bình phẩm, phê phán.

Phương pháp định lượng (Phân tích số liệu): Phân tích thống kê kết quả làm

bàicủa thí sinh. Sau khi có kết quả, nhập dữ liệu để phân tích. Việc này thường

làmtrong quá trình thử nghiệm các câu hỏi thi – kiểm tra. Mục đích chính của thử

nghiệm là thu thập dữ liệu để phân tích các câu hỏi thi – kiểm tra, chỉ ra những câu

hỏi thi – kiểm tra cần phải sửa.

Phân tích câu hỏi trắc nghiệm

Việc phân tích câu trắc nghiệm nhằm xác định độ khó, độ phân biệt hay khả năng

phân loại thí sinh trả lời câu hỏi. Các giá trị này xác định được qua phân tích, tính

toán trên kết quả các bài thi kiểm thử và sau đó được lưu lại như một thuộc tính của

câu hỏi.

3.2.1.1. Độ khó (DF)

Tỉ lệ thí sinh trả lời đúng trên tổng số thí sinh cho ta số đo tương đối về độ khó

của câu hỏi. Công thức tính độ khó của câu hỏi:

39

Page 40: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Trong đó: R là số thí sinh trả lời đúng câu hỏi;

N là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi.

Thang phân loại độ khó quy ước như sau:

• Câu dễ: DF = 70– 100% (Tức là hầu hết thí sinh đều trả lời đúng)

• Câu trung bình: DF = 30 – 70%

• Câu khó: DF = 0–30%

Nên thường các câu hỏi có DF nằm trong khoảng từ 25% đến 75%

3.2.1.2. Độ phân biệt (DI)

Phân bố tỉ lệ thí sinh trả lời đúng của các thí sinh thuộc nhóm khá, nhóm trung

bình và nhóm kém cho ta số đo tương đối về độ phân biệt của câu hỏi.

Công thức tính độ phân biệt của câu hỏi:

Trong đó: RH là số thí sinh ở nhóm khá trả lời đúng câu hỏi;

RL là số thí sinh ở nhóm kém trả lời đúng câu hỏi;

N là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi.

Độ phân biệt DI ≤ 0 thể hiện những câu hỏi không phân biệt được thí sinh nhóm

khá và kém. The Ebel (1956) thì những câu hỏi có DI ≥ 0,3 đối với các bài trắc

nghiệm trong lớp học là các câu hỏi có độ phân biệt tốt. Công thức tính DI có thể sử

dụng để tính độ phân biệt cho từng phương án của mỗi câu hỏi.

Một ví dụ về phân tích câu hỏi

Bảng 1. Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm

N = 56 Bỏ A B C D

STT

câu

hỏi

RH RL DF DI H0 L0 HA LA HB LB HC LC HD LD

1 14 6 36 14 4 7 14 6 7 13 3 3

2 3 1 7 4 10 14 3 1 7 4 8 9

3 10 2 21 14 6 10 8 10 4 6 10 2

40

Page 41: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4 12 6 32 11 3 6 8 11 5 5 12 6

5 21 15 64 11 3 3 21 15 3 8 1 2

6 0 7 13 -13 8 6 0 7 20 15 0 0

7 14 7 38 13 14 7 4 5 7 14 3 2

8 5 3 14 4 8 10 2 5 13 10 5 3

9 16 14 54 4 7 4 3 5 16 14 2 5

10 8 8 29 0 8 5 8 8 8 10 4 5

Trong đó HA, HB, HC, HD, H0 là số thí sinh nhóm cao (Hight) trả lời phương án

A, B, C, D hoặc bỏ không làm. LA, LB, LC, LD, L0 là số thí sinh nhóm thấp (Low) trả

lời phương án A, B, C, D hoặc bỏ không làm. Ở phương án có cột H và L trùng với

cột RH, RL thì đó là phương án đúng. Từ đó ta thu được kết quả các phương án cần

phải được xem xét lại:

STT Câu A B C D

1 x

2 x

3

4 x

5 x x

6 x

7 x

8 x

9 x

10 x x

Trong đó, dấu “x” là các câu hỏi hoặc phương án cần phải xem xét lại.

Các phương án Lý do cần xem xét

- 5D, 7D

- 1D, 4C, 5A, 10B

- 2C, 8C, 9A, 10A

- Câu 6

- Câu 10

- Phương án có quá ít thí sinh chọn trả lời

- Phương án có độ phân biệt bằng 0 (DI = 0)

- Phương án có độ phân biệt âm (DI<0)

- Câu có độ phân biệt âm (DI<0)

- Câu có độ phân biệt bằng không (DI = 0)

41

Page 42: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Sau đó nhóm các câu hỏi, phương án có độ khó và độ phân biệt chấp nhận

được sẽ được lấy làm thuộc tính của câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi. Đây là cơ sở

hỗ trợ cho việc sinh các bộ đề thi dùng cho các đối tượng thi khác nhau hoặc mục

đích đánh giá khác nhau.

3.2.2. Thuyết ứng đáp câu hỏi

Thuyết ứng đáp câu hỏi (Item Response Theory – IRT) là một lý thuyết của

khoa học về đo lường trong giáo dục, ra đời từ nửa sau của thế kỷ XX và phát triển

mạnh mẽ cho đến nay. So với lý thuyết khảo thí cổ điển, lý thuyết khảo thí hiện đại

ưu việt hơn nhiều, được áp dụng ngày càng rộng rãi để định cỡ các CHTN và thiết kế

các đề trắc nghiệm. Thuyết đáp ứng câu hỏi của Rasch mô hình hóa mối quan hệ

giữa mức độ khả năng của người làm trắc nghiệm (HS) và đáp ứng của người ấy

(HS) với câu trắc nghiệm. Mỗi câu trắc nghiệm được mô tả bằng một thông số (độ

khó) ký hiệu là δ và mỗi người làm trắc nghiệm (HS) được mô tả bằng một thông số

(khả năng) ký hiệu là θ. Mỗi khi một người cố gắng trả lời một câu hỏi, các thông số

độ khó và khả năng tác động lẫn nhau, để cho một xác suất đáp ứng của người làm

trắc nghiệm ấy. Rasch cho rằng “nếu một người có năng lực cao hơn người khác thì

xác suất để người đó trả lời đúng một câu hỏi bất kì phải lớn hơn xác suất tương ứng

của người kia; tương tự như vậy, nếu một câu hỏi khó hơn một câu hỏi khác thì xác

suất để một người bất kì trả lời đúng câu hỏi đó phải nhỏ hơn xác suất để người đó

trả lời đúng câu hỏi kia”. Dựa trên cơ sở này, Rasch đã mô tả mối liên hệ giữa xác

suất trả lời đúng câu hỏi của mỗi thí sinh với năng lực của thí sinh đó thông qua hàm

đặc trưng câu hỏi (Item Chacracteristics Function – ICF):

Với k là năng lực của thí sinh thứ k, bj là độ khó của câu hỏi thứ j và Xjk là

ứng đáp của thí sinh thứ k đối với câu hỏi thứ j. Xjk = 1 nếu thí sinh trả lời đúng câu

hỏi và Xjk = 0 nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi. Như vậy, P = Xjk= 1, là xác suất để thí

sinh có năng lực θk trả lời ĐÚNG câu hỏi có độ khó bj.

Độ khó của câu hỏi đặc trưng cho khả năng trả lời đúng câu hỏi của thí sinh.

Câu hỏi có độ khó càng cao thì xác suất trả lời đúng câu hỏi của thí sinh càng thấp.

Baker phân loại độ khó của các câu hỏi theo 5 mức sau: rất khó, khó, trung bình, dễ,

42

Page 43: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

rất dễ. Một câu hỏi thuộc loại rất khó nếu tham số bj≥ 2, thuộc loại khó nếu 0,5 ≤ bj ≤

2, thuộc loại trung bình nếu – 0,5 ≤ bj ≤ 0,5, thuộc loại dễ nếu – 2 ≤ bj ≤ - 0,5 và

thuộc loại rất dễ nếu bj<-2.

3.2.3. Xử lý số liệu bằng phần mềm Quest/Conquest

Sử dụng mô hình Rasch với phần mềm Quest/Conquest để phân tích câu

hỏi/đề thi trắc nghiệm khách quan. Mô hình Rasch là một dạng mô hình IRT một

tham số, hoặc mô hình IRT hai tham số. Thực tế trong đề thi trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn cho thấy, khi gặp một câu hỏi có độ khó cao hơn năng lực bản thân,

các thí sinh có khuynh hướng dự đoán câu trả lời (theo cách chọn ngẫu nhiên một

phương án hoặc theo cách loại suy dựa trên kinh nghiệm bản thân). Do đó, Birnbaum

đề xuất hai tham số dự đoán vào mô hình để đo lường mức độ dự đoán của thí sinh

trong mỗi câu hỏi.

Mục đích cuối cùng của kiểm tra là đánh giá năng lực của người học. Tuy

nhiên kết quả đánh giá năng lực người học của mô hình IRT thường không quen

thuộc với người học cũng như giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng cách

chuyển đổi từ kết quả của mô hình IRT sang các hình thức cho điểm thông thường,

chẳng hạn thang điểm 10, là vấn đề giáo viên cần quan tâm.

3.3. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một chủ đề/bài

3.3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Bước 1. Xác định mục tiêu của kiểm tra

Đề thi/kiểm tra đánh giá, bao giờ cũng cần phải xác định mục tiêu là gì?

Những kiến thức, kỹ năng hay năng lực nào cần đánh giá. Có những phương pháp,

kỹ thuật nào trong kiểm tra, đánh giá? Và, sử dụng kết quả kiểm tra đó như thế

nào?... Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học, do

đó, ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh. Có nghĩa là phải cung cấp những thông

tin phản hồi để mỗi học sinh biết mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được

kiến thức, kỹ năng này ở mức nào và phần nào còn hổng… những sai sót nào trong

nhận thức học sinh thường mắc… qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra có các hình thức sau:

1. Đề kiểm tra MCQ (trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn);

2. Đề kiểm tra câu hỏi dạng tự luận;

43

Page 44: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi

dạng trắc nghiệm khách quan.

Bước 3.Xây dựng ma trận đề kiểm tra

a) Khái niệm ma trận đề

Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí của đề thi/kiểm tra gồm hai chiều, một chiều

là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ tư duy

của học sinh bằng các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở

cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các

mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số

điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô

phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm

bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ tư duy.

b) Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề

1. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng

khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ

yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng

học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng

cao.

2. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm

khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp

tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các

câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và

nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính

trị, xã hội.

3. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi,

bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi

của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi,

bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của

Bộ (tại địa chỉ http :// truonghocketnoi . edu . vn ) của sở/phòng GDĐT và các trường

học.

44

Page 45: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

c) Quy trình và kĩ thuật xây dựng ma trận đề (Công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH

ngày 30 tháng 12 năm 2010).

Bước 1. Liệt kê danh sách cần kiểm tra

Căn cứ vào mục đích KT, thời gian KT và loại hình bài KT (tự luận hay trắc

nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra. Đây chính là mục tiêu học tập mà

học sinh phải đạt được theo Chuẩn KT – KN xét đến thời điểm thực hiện Chương

trình Giáo dục. Ghi các chủ đề đã chọn vào cột 1 của ma trận.

Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

Nhập văn bản nội dung chuẩn chương trình quy định cho chủ đề đã chọn vào

từng ô trong các ô tương ứng với chủ đề ở cột 1.

Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình

môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và

làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương…) nên có những chuẩn đại diện được chọn

để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương, bài) tương ứng

với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung,

chương…) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy

cao nhiều hơn.

Sáng tạo các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cho phù hợp đối

tượng kiểm tra (bước này rất cần kinh nghiệm của người viết ma trận). Vì chuẩn KT

– KN của chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, tối thiểu nên khi viết ma trận GV cần

xác định rõ bậc tư duy cần đánh giá phù hợp với đối tượng kiểm tra và chủ đề nội

dung kiểm tra.

Bước 3. Viết tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra

Căn cứ vào mục đích KT, thời gian học tập mỗi nội dung/chủ đề mà cân nhắc quyết

định tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra (cột 1).

Bước 4. Quyết định ĐIỂM SỐ TỔNG của bài kiểm tra

Căn cứ vào mục đích KT (thi chọn học sinh giỏi, thi THPT quốc gia, kiểm tra

học kì, kiểm tra 45 phút hay 15 phút) và đối tượng HS mà Quyết định tổng số điểm

của ma trận.

45

Page 46: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bước 5. Tính thành điểm số cho mỗi chủ đề ứng với tỉ lệ %

Từ tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra và tổng

số điểm của ma trận tính ra điểm số cho mỗi chủ đề ứng với %.

Bước 6. Quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi cấp độ tư duy

Căn cứ mức độ tư duy cần đo để quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi

HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá. Tính tỉ lệ

%, quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng, cũng dựa vào mục đích của đề

kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo

hàng.

Bước 7. Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn đánh giá (chủ đề)

Nhân tỉ lệ % lượng hóa mức độ cơ bản, trong tâm của mỗi chủ đề hoặc đơn vị

kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của các đơn vị kiến thức

kĩ năng trong mỗi ô của chủ đề nội dung kiểm tra. Bước này rất cần kinh nghiệm của

người viết ma trận, vì ta có thể điều chỉnh điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng

trong mỗi ô sao cho phù hợp với đối tượng và mục đích kiểm tra.

Bước 8. Tính ĐIỂM phân phối cho mỗi cột (cấp độ tư duy)

Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần

đánh giá.

Bước 9. Tính tỷ lệ % của TỔNG điểm phân phối cho mỗi cột.

Chỉ việc cộng dồn từ trên xuống dưới trong mỗi cột. Ý nghĩa của bước này

giúp người viết ma trận thấy tương quan tỉ lệ giữa các bậc tư duy.

Bước 10. Đánh giá lại bảng tiêu chí xem có đạt được những gì bạn dự kiến không.

Bạn có thể thay đổi và sửa nếu thấy cần thiết. Nhìn tổng thể bảng ma trận để đánh

giá mức độ phù hợp, cân đối, hài hòa giữa các cột và các hàng.

3.3.2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quanmôn Sinh học

a) Bảng mô tả 4 mức độ yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Bảng mô tả tiêu chí chung (Theo Công văn 4325/BGDĐT-GDTrH về Hướng dẫn

nhiệm vụ GDTrH)

1. Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;

2. Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng

ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích,

46

Page 47: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các

tình huống, vấn đề trong học tập;

3. Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết

thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;

4. Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình

huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn;

đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc

trong cuộc sống.

- Ví dụ bảng mô tả tiêu chí cụ thể đối với chủ đềLá – Sinh học 6 – THCS

Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề LÁ:

- Quan sát hình thái cấu tạo của lá, các hình thức biến dạng của lá

- Sưu tầm, phân loai các kiểu lá, dạng gân lá, cách xếp lá và các dạng biến đổi

của lá

- Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá, quang hợp và hô

hấp ở lá

- Ghi chép, xử lý và trình bày số liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp, thoát hơi

nước.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề về các mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng

của lá, giữa quang hợp và hô hấp, giữa các bộ phận của cây có liên quan đến vai trò

của lá.

- Vận dụng kiến thức về chủ đề lá vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý

thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.

- Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích,… kiến thức

của chủ đề lá.

Đối chiếu các năng lực trên với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ hiện hành, có

thể thành lập được ma trận thể hiện mục tiêu, nội dung và các mức yêu cầu cần đạt

của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực trong chủ đề Lá như sau

47

Page 48: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(Bảng 1):

Nội dung

Nhận

biết

(Mô

tả yêu

cầu

cần

đạt)

Thông

hiểu

(Mô tả

yêu

cầu

cần

đạt)

Vận

dụng

thấp

(Mô tả

yêu

cầu

cần

đạt)

Vận

dụng

cao

(Mô

tả yêu

cầu

cần

đạt)

Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái

độ

1.1. Kiến thức

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài

gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt các loại lá đơn và lá

kép, các kiểu xếp lá trên cành, các

loại gân trên phiến lá

- Giải thích được quang hợp là

quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng

mặt trời biến chất vô cơ (nước,

CO2,muối khoáng) thành chất hữu

cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy

làm không khí luôn được cân bằng

- Giải thích việc trồng cây cần chú

ý đến mật độ và thời vụ.

- Giải thích được ở cây hô hấp

diễn ra suốt ngày đêm, 48ang ôxy

để phân hủy chất hữu cơ thành

CO2, H2O và sản sinh năng lượng.

- Giải thích được khi đất thoáng, rễ

cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho

rễ hút nước và hút khoáng mạnh

Nhận

biết

được

các

đặc

điểm

bên

ngoài

của lá

cách

sắp

xếp lá

trên

cây

(1,2).

Nêu

được

nguyê

n liệu

và sản

Phân

biệt

các

loại lá

đơn và

lá kép

(6,7).

Phân

tích

được

sự phù

hợp

giữa

cấu tạo

chức

năng

của lá

(8,9).

Phân

Vận

dụng

kiến

thức

quang

hợp,

hô hấp

và quá

trình

thoát

hơi

nước ở

lá để

giải

thích

một số

hiện

tượng

quen

thuộc

(11 –

15).

Vận

dụng

kiến

thức

quang

hợp,

hấp

quá

trình

thoát

hơi

nước

ở lá

để

giải

thích

một

số

hiện

tượng

liên

48

Page 49: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

mẽ

- Trình bày được hơi nước thoát

ra khỏi lá qua các lỗ khí.

- Nêu được các dạng lá biến

dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy,

lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức

năng và do môi trường.

1.2. Kĩ năng

- Ghi chép, xử lý và trình bày số

liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp,

thoát hơi nước.

- Thu thập về các dạng và kiểu

phân bố lá

- Biết cách làm thí nghiệm lá cây

thoát hơi nước, quang hợp và hô

hấp.

1.3. Thái độ

- Vận dụng kiến thức về chủ đề lá

vào thực tiễn trồng và chăm sóc

cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây

xanh để bảo vệ môi trường.

phẩm

của

quá

trình

quang

hợp,

hô hấp

(3,4,5)

tích

được

mối

quan

hệ

giữa 2

quá

trình

quang

hợp và

hô hấp

ở cây

xanh

(10)

quan

trong

thực

tế và

đưa ra

giải

pháp

(16 –

19).

b) Hệ thống câu hỏi viết theo 4 mức độ yêu cầu đã mô tả:

ST

T

Mức độ Nhận biết

1. Hãy tìm một câu không đúng trong các câu sau:

A. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, hứng được nhiều

ánh sáng.

B. Có kiểu 2 gân lá: hình mạng và hình cung.

C. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.

D. Lá trên các mấu thân xếp s49ang nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

2. Cấu tạo lá cây gồm 3 phần chính là:

49

Page 50: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

A. Gân lá, cuống lá, đầu lá

B. Mép lá, gân lá, phiến lá

C. Phiến lá, gân lá, cuống lá

D. Mép lá, đầu lá, thân lá

3. 50ang khí nào sau đây là nguyên liệu cho quá trình tạo tinh bột của lá cây?

A. Khí Ô xi

B. Khí Các bô níc

C. Khí Ni tơ

D. Khí Clo

4. Trong quá trình quang hợp, để tạo ra chất hữu cơ và khí ôxi, thực vật

cần những điều kiện dưới đây?

Hãy khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với từng điều kiện mà em cho là cần

thiết

Điều kiện cần thiết cho cây quang hợp Có hoặc

không

Nước Có / Không

Khí cacbônic và năng lượng Có / Không

Khí cacbônic Có / Không

Chất hữu cơ và nước Có / Không

Ánh sáng Có / Không

Nhiệt độ thích hợp Có / Không

5. Ngoài khí cacbônic, sản phẩm của quá trình hô hấp còn có:

A. chất hữu cơ, nước và năng lượng

B. O2, nước và năng lượng

C. nước và năng lượng

D. Oxy và chất hữu cơ

STT Mức độ Hiểu

1. Tìm những điểm giống nhau của phần phiến ở các loại lá. Những điểm

giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá?

2. Có các dạng lá nào? Phân biệt các dạng lá đó?

50

Page 51: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3. Cấu tạo của phần thịt lá có đặc điểm gì giúp nó thực hiện chức năng chế

tạo chất hữu cơ cho cây?

4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

5. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt

chẽ với nhau?

STT Mức độ Vận dụng

1. Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?

2. Vì sao trong thực tế người ta khuyên không nên để nhiều hoa và cây xanh trong

phòng ngủ?

3. Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức

năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?

4. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?

5. Vì sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá

hoặc cắt ngắn ngọn?

STT Mức độ Vận dụng cao

1. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có

đúng không? Tại sao?

2. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.

Để nâng cao năng suất cây trồng, trước khi gieo trồng cần có những biện pháp

kĩ thuật gì để xử lý đất?

3. Bố của Nam mới mua về một bể cá trong đó có 5 con cá vàng. Đồng thời, bác

cũng thả thêm vào trong bể một ít rong đuôi chó. Theo em, việc người ta

thường thả rêu vào bể cá có ý nghĩa gì?

4. Trong ngày sinh nhật, Lan được các bạn tặng rất nhiều hoa tươi. Lan rất thích

hoa nên đã mang tất cả số hoa đó vào phòng ngủ. Tuy nhiên, mẹ của Lan không

đồng ý và bảo Lan mang số hoa đó ra để ngoài sân, sáng hôm sau mới lại mang

vào nhà. Lan rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao mẹ lại bảo mình làm như vậy.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải đáp cho Lan thắc mắc đó.

51

Page 52: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

NĂNG LỰC LÀM THÍ NGHIỆM

Câu 1. Nêu các bước thí nghiệm phát hiện tinh bột ở lá và giải thích tại sao lại tiến

hành như thế?

Câu 2. Trong quá trình tìm hiểu về LÁ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật

vô cùng quan trọng: Lá của thực vật thường chứa tinh bột. Chúng ta có thể chứng

minh rằng lá cây chứa tinh bột bằng cách kiểm tra lá cây với dung dịch iot. Nếu tinh

bột được trộn với iot, chúng sẽ chuyển thành màu xanh đen. Để nhìn thấy sự đổi màu

này ở lá, cần thiết phải loại bỏ màu xanh của lá trước. Người ta đã tiến hành như sau:

a. Cho lá vào cốc thủy tinh, đổ vào khoảng nửa cốc nước, đặt cốc lên lưới

gause phía trên kiềng. Dùng đèn cồn đun sôi khoảng vài phút (giết tế bào - giúp cho–

các chất khác dễ xâm nhập vào lá).

b. Tắt đèn cồn, gắp lá sang cốc thủy tinh nhỏ hơn, đổ cồn vào cho ngập lá, cẩn

thận đặt cốc nhỏ chứa cồn và lá vào cốc lớn chứa nước sôi vừa sử dụng. bật đèn cồn

và đun cách thủy. Sau vài phút, lá trở lên có màu trắng (do cồn hòa tan các phân tử

diệp lục trong lá).

c. Gắp lá ra khỏi cốc cồn, nhúng lá vào cốc nước nóng để rửa trong vài giây.

d. Đặt lá vào đĩa petri, nhỏ vài giọt iot lên lá và quan sát hiện tượng. Nếu lá

chuyển thành màu xanh- đen nghĩa là trong lá có tinh bột.

Câu hỏi:

2.1. Toàn bộ lá có chuyển thành màu xanh-đen không? Nếu không, giả thuyết của

bạn là gì?

2.2. Tại sao phải tắt đèn cồn trước khi đặt cốc nhỏ chứa cồn và lá lên đun tiếp?

2.3. Khi bạn đun sôi lá trong cồn, hiện tượng gì đã xảy ra? Giải thích?

2.4. Nếu bạn lấy trực tiếp lá xanh trên cây và nhỏ iot lên, nó có chuyển thành màu

xanh đen không? Tại sao?

Câu 3. Để chứng minh lá tạo thành tinh bột khi có ánh sáng, bạn Minh đã làm thí

nghiệm như sau:

a. Chuẩn bị 2 chậu cây, đặt cả 2 chậu này trong phòng tối (hoặc dùng giấy 52angbao

kín hết phần lá, hoặc dùng hộp g52angcứng chụp lên để không có ánh sáng lọt vào)

trong vòng 4-5 ngày để loại bỏ hết tinh bột dự trữ trong lá.

b. Đặt hai chậu cây này ra nơi có ánh sáng (bên của sổ), trong đó một chậu cây vẫn

để trong hộp tối, chậu kia để ngoài ánh sáng trong 1-2 ngày.

52

Page 53: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

c. Sau 1-2 ngày, lấy một lá khỏe mạnh ở mỗi chậu cây và thực hiện thí nghiệm kiểm

tra sự có mặt của tinh bột trong lá.

Câu hỏi:

3.1. Theo em, kết quả kiểm tra sẽ như thế nào?

3.2. Tại sao phải dùng các cây đã loại bỏ tinh bột trong thí nghiệm này?

3.3. Tại sao phải sử dụng 2 cây: một trong tối và một để ngoài ánh sáng? (hoặc dùng

một cây nhưng các lá của chúng được đặt trong các điều kiện khác nhau?).

3.4. Một điều quan trọng là cả 2 cây phải được đặt trong những điều kiện giống nhau

ngoại trừ điều kiện mà chúng ta đang tìm hiểu (ở đây là ánh sáng). Các điều kiện đó

là gì? Tại sao điều này lại quan trọng?

Câu 4: Để xác định chất khí cây cần cho quá trình tạo tinh bột, một bạn HS đã

tiến hành thí nghiệm như sau:

a. Chuẩn bị 2 chậu cây tương tự nhau. Đặt 2 chậu này vào chỗ tối trong 3-4 ngày.

–. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng 2 chậu thủy tinh (hoặc hộp

nhựa trong) úp ra ngoài mỗi chậu cây.

c. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Trong chuông B chỉ đặt một

mình chậu cây. Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh nắng (hình 21.3 SGK).

d. Sau 5 - 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iot loãng (thí

nghiệm 2). Ghi lại kết quả mà em thu được vào vở.

Câu hỏi:

4.1. Tại sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối?

4.2. Tại sao trong chuông A lại cần đặt cốc nước vôi trong còn chuông B thì không?

Cốc nước vôi có vai trò gì?

4.3. Kết quả kiểm tra tinh bột các lá cây trong chuông A và chuông B như thế nào?

Từ kết quả đó, em có thể rút ra nhận xét gì về chất khí cây cần lấy để thực hiện quá

trình quang hợp?

4.4. Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không? Vì sao?

4.5. Ở các cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng

quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao em biết?

c) Các yêu cầu chung khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Sinh học

Các yêu cầu đối với CÂU DẪN

Muốn xây dựng được câu dẫn tốt, cần phải đảm bảo các quy tắc sau:

53

Page 54: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

1. Câu dẫn cho đọc hiểu cần có chất liệu mới lạ, không đơn thuần là việc lặp lại

nguyên văn những điều đã có trong bài học.

2. Không soạn câu dẫn có phần thân cấu tạo theo lối phủ định.

Ví dụ: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền?

A. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ dầu mỏ để phân huỷ các vết

dầu loang trên biển.

B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản suất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

C. Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.

D. Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.

3. Không dùng câu dẫn có cách thể hiện làm rối trí học sinh, các thể hiện rắc rối

do việc dùng từ hoặc do cấu trúc câu.

Ví dụ: Nhằm nghiên cứu enzym polinucleaza của một vi rut, một nhà khoa học đã

quyết định biến nạp và biểu hiện gen mã hoá enzym này ở tế bào E.coli bằng công

nghệ ADN tái tổ hợp. Phương án nào dưới đây phản ánh đúng thứ tự các bước thực

hiện?

I. Nhân dòng gen bằng vectơ biểu hiện.

II. Nghiền vỡ tế bào và phân lập tiểu phần tế bào chất.

III. Thúc đẩy sự biểu hiện protein.

IV. Phân lập ARN hệ gen của virut từ các hạt virut được phân tách và tinh sạch

V. Thực hiện phản ứng khuyếch đại bằng PCR.

VI. Thực hiện phản ứng phiên mã ngược.

VII. Chọn lọc dòng tế bào mong muốn.

VIII. Biến nạp gen vào các tế bào E.coli.

Trả lời:

A. IV, VI, V, I, VIII, VII, III, II

B. IV, II, III, I, VIII, V, VI, VII

C. VIII, VII, I, II, IV, VI, III, V

D. IV, VI, V, VIII, VII. II, III, I

4. Thân của câu dẫn tự nó phải có nghĩa và phải nêu được vấn đề rõ ràng.

Ví dụ: Việc tách dòng và khuyếch đại (sao chép) ADN tái tổ hợp trong tế bào sống

(in vivo) cần những thành phần nào trong các thành phần sau?

I. ADN polimeraza II. Các enzym giới hạn enđonucleaza

54

Page 55: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

III. Một mẫu dò ADN IV. ADN ligaza

V. Một cơ thể (dòng tế bào) chủ VI. ADN thể cho

VII. Các enzym metilnucleaza VIII. Các enzym pronucleaza

IX. Một loại vectơ X. Enzym Taq ADN polimeraza

Trả lời:

A. I, III, IV, V, VI B. II, IV, V, VI, IX

C. II, V, VI, VII, IX D. IV, V, VI, IX, X

5. Hình thức thể hiện câu dẫn không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân.

Ví dụ: Trong kĩ thuật chuyển gen, đoạn ADN cho được gắn vào vòng plasmid là vì

chúng có đầu dính giống nhau. Các đầu dính giống nhau là vì:

A. chúng được cắt bởi cùng một loại enzim.

B. chúng được cắt bởi hai loại enzim đặc hiệu.

C. chúng được cắt bởi cùng một thời điểm.

D. tất cả các đoạn ADN đều có đầu dính giống nhau.

6. Phần thân phải bao gồm được càng nhiều phần của câu dẫn bao nhiêu càng tốt

bấy nhiêu, trừ trường hợp sự bao gộp ấy trở thành manh mối để HS tìm ra câu trả lời.

Các đoạn lặp lại phải được gộp vào phần thân hơn là phần mở đầu của các câu trả lời.

Ví dụ: Đột biến gen có tần số thấp và hầu hết có hại nhưng vẫn trở thành nguyên liệu

của quá trình tiến hoá và chọn giống vì:

1. Hầu hết là lặn nên khi ở dạng dị hợp thể đột biến có hại chưa biểu hiện.

2. Số lượng gen nhiều nên tỷ lệ giao tử mang gen đột biến khá cao.

3. Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.

4. Nó là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối tạo ra nguyên liệu thứ cấp.

5. Xuất hiện vô hướng và có nhiều đột biến là có lợi.

Phương án đúng:

A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 5.

7. Không dùng các câu dẫn móc xích (câu trả lời đúng ở câu trước là điều kiện để

nhận ra câu trả lời ở câu hỏi tiếp theo).

Ví dụ: 1. Cho rằng trong thời gian này không có con sóc nào bị chết, không có sự di

cư và nhập cư diễn ra. Sau 3 năm, số lượng sóc trong vườn quốc gia là bao nhiêu

con?

A. 14580 con B. 29160 con C. 9720 con D. 2560 con

55

Page 56: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

2. Công thức chung về sự tăng trưởng của quần thể sóc là:

A. 40 x 3n B. 40 x 2n C. 40 x 3n+1 D. 40 x 2n+1

Các yêu cầu đối với CÂU LỰA CHỌN

Muốn thiết kế được phương án chọn có ý nghĩa sử dụng cao, cần đảm bảo các

quy tắc

1. Mọi câu trả lời đều phải dùng chung một cấu trúc ngữ pháp. Câu trả lời phải có

độ dài tương tự nhau. Không biến độ dài ngắn câu trả lời thành gợi ý cho HS chọn

câu trả lời đúng.

Ví dụ: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể:

1- do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.

2- do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong.

3- do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.

4- do sự di cư và nhập cư.

Phương án đúng:

A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.

A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 2, 3.

2. Câu hỏi tốt nhất là câu chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời đúng

nhất.

Ví dụ: Mức độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào:

1- mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.

2- sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.

3- sự thay đổi của các nhân tố vô sinh.

4- sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.

Phương án đúng:

A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.

3. Các phương án sai (nhiễu) phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung

kiến thức, kĩ năng đang cần đánh giá.

Ví dụ: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:

A. nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.

B. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.

C. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

56

Page 57: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4. Không dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng, hoặc tất cả

những điều trên đều đúng.

Ví dụ: Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đã giúp con người hiểu được quy luật phát

triển của quần xã sinh vật. Nhờ đó sẽ cho phép:

A. khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi

của môi trường.

B. xây dựng các quy luật dài hạn về nuôi trồng thuỷ hải sản và sản xuất nông

nhiệp.

C. ứng dụng để cải tạo môi trường và cải tạo quần xã theo hướng có lợi cho

con người.

D. Cả A, B, C.

5. Không dùng các từ gộp, bao hàm ở các câu trả lời sai: không bao giờ, luôn luôn.

Ví dụ: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong quá trình diễn thế, cấu trúc của quần xã luôn thay đổi.

B. Trong quá trình diễn thế, vị trí của loài ưu thế luôn được thay đổi.

C. Diễn thế sinh thái là sự biến đổi thích nghi của quần xã với môi trường.

D. Ở quần xã đỉnh cực, cấu trúc của quần xã được ổn định mãi mãi.

6. Không dùng các câu trả lời trái nghĩa hoặc đồng nghĩa.

Ví dụ: Có mấy dạng đột biến nhiễm sắc thể?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

7. Vị trí của câu trả lời đúng và câu nhiễu phải được sắp xếp ngẫu nhiên với tần

suất ngang nhau (nhờ ứng dụng tiện ích của phần mềm trộn đề thi TN).

Ví dụ: đề quốc gia 40 câu thì 10 A; 10 B; 10 C; 10 D.

Tránh một số lỗi thường gặp sau đây:

1) Câu hỏi quá dễ

Ví dụ 1: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Thí sinh có thể đoán được phương án trả lời đúng một cách dễ dàng chỉ nhờ

vào trực giác, bởi vì các phương án A, B, C đều đề cập đến cặp nuclêôtit, trong khi

phương án D là phương án duy nhất đề cập đến nhiễm sắc thể (cụm từ nhiễm sắc thể

lại có ở phần câu hỏi).

57

Page 58: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Ví dụ 2: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen

thì tên gọi dang đột biến đó là:

A. đột biến tiền phôi. B. đột biến xôma.

C. đột biến xôma và đột biến tiền phôi. D. đột biến giao tử

Ở phần dẫn của câu này có từ giao tử, trong các phương án trả lời, cũng chỉ

duy nhất phương án D (phương án đúng) là có từ giao tử. Câu này còn phạm lỗi là

cấu trúc các phương án trả lời không giống nhau vì phương án C dài hơn, bao gồ 2

loại đột biến trong khi các phương án khác chỉ có 1 loại.

2) Câu hỏi được thiết kế với nhiều dữ kiện thừa

Một số câu có nhiều dữ kiện nhưng thí sinh lại có thể trả lời một cách dễ dàng

khi chỉ dựa vào một dữ kiện, mà không cần xét đến các dữ kiện khác.

Ví dụ: Ở người gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính

trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định máu đông bình thường. Một cặp

vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của

cặp vợ chồng trên là:

A. XaXa và XA Y. B. XAXA và Xa Y.

C. XAXa và XA Y. D. XaXa và Xa Y.

Với câu hỏi này, thí sinh dễ dàng chọn phương án C, vì đó là trường hợp duy

nhất bố mẹ có kiểu hình máu đông bình thường mà không cần xét đến giữ kiện con

trai mắc bệnh máu khó đông.

3) Độ dài của các phương án chọn không tương xứng nhau

Ví dụ 1: Dạng thích nghi nào sau đây là thích ghi kiểu gen?

A. Con bọ que có thân giống cái que.

B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại hình

bản dài.

C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên.

D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông

thưa màu xám.

4) Các phương án trả lời không rõ ràng

Ví dụ Về mặt di truyền, lai cải tiến giống

A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp.

B. làm tăng cá thể dị hợp và thể đồng hợp

58

Page 59: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

C. ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó làm tăng thể đồng hợp.

D. làm giảm cá thể dị hợp và thể đồng hợp.

Trong câu 4, phương án A và C đề cập đến sự thay đổi về tỷ lệ thể đồng hợp

và thể dị hợp, còn phương án B và D không nêu ra sự thay đổi về tỷ lệ mà chỉ đưa ra

sự tăng (giảm) của thể đồng hợp và thể dị hợp. Ở đây thí sinh nào cũng có thể hiểu

rằng, không bao giờ có sự cùng tăng (hoặc cùng giảm) về tỷ lệ của thể đồng hợp và

thể dị hợp, vì một kiểu gen nhất định, chỉ có thể ở một trong hai trạng thái (đồng hợp

và dị hợp) mà thôi. Do vậy, xét về tỷ lệ, nếu tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thì tất yếu tỷ lệ

dị hợp phải giảm và ngược lại.

3.3.3. Một số đề kiểm tra minh họa

Ví dụ 1: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – SINH HỌC 6

Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1. Mở đầu

03 tiết

Nêu được những

đặc điểm chủ yếu

của cơ thể sống:

trao đổi chất, lớn

lên, sinh sản, cảm

ứng

Giải thích được

vai trò của thực

vật đối với tự

nhiên và đối với

đời sống con

người.

20% = 60

điểm

40% = 24 điểm 60% = 36 điểm

2. Tế bào

thực vật

02 tiết

Kể được các bộ

phận cấu tạo của

tế bào thực vật

Trình bày được sự

lớn lên và phân

chia tế bào, ý

nghĩa của nó đối

với sự lớn lên của

TV

15%= 45

điểm

40% = 18 điểm 60% = 27 điểm

3. Rễ

04 tiết

Trình bày được

các miền của rễ

và chức năng của

Phân biệt được

rễ cọc, rễ chùm

theo cách của

Phân biệt được

các loại rễ biến

dạng và chức

59

Page 60: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

từng miền HS năng của chúng

30%= 90

điểm

20% = 18 điểm 30% = 27 điểm 50% = 45 điểm

4. Thân

05 tiết

Nêu được cấu tạo

sơ cấp của 60ang

non.

Trình bày được

chức năng mạch

gỗ dẫn nước và

muối khoáng từ rễ

lên thân, lá; mạch

rây dẫn chất hữu

cơ từ lá về thân,

rễ

Giải thích được

thân mọc dài ra

do có sự phân

chia của mô

phân sinh (ngọn

và chồi của một

số loài).

Phân biệt được

cành, chồi ngọn

với chồi nách

(chồi lá, chồi

hoa).

35%= 105

điểm

20% =21 điểm 40% = 42 điểm 24,76% = 26

điểm

15,24% = 16

điểm

Tổng số câu

Tổng số

điểm

100 % =300

điểm

3 câu

63 điểm21 %

4 câu

123 điểm41 %

2 câu

53 điểm17,67%

2 câu

61 điểm20,33%

Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau:

Câu 1: (60đ)

a/ Nêu những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? (24đ)

b/ Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, và đối với con người? (36đ)

60

Page 61: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu 2: (45đ)

a/ Ghi chú thích hình và điền vào bảng sau: (18đ)

STT Tên bộ phận Chức năng chính

1

2

3

4

b/ Trình bày quá trình phân chia của tế bào thực vật? Sự phân chia đó có ý nghĩa

như thế nào đối với đời sống thực vật? (27đ)

Câu 3: (90đ)

a/ Ghi chú thích cho hình, nêu đặc điểm và chức năng của từng miền? (18đ)

b/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được rễ cọc và rễ chùm? (27đ)

c/ Rễ có thể biến dạng thành những bộ phận nào của cây, khi đó chúng thực hiện

chức năng gì? Vì sao em biết đó là do rễ biến dạng thành? (45đ)

Câu 4: (105đ)

a/ Thân gồm những bộ phận nào? (21đ)

b/ Em hãy cho biết thân dài ra do đâu? (26đ)

61

Page 62: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

c/ Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non. Từ đó cho biết đặc điểm và chức

năng của mạch rây và mạch gỗ. (42đ)

1. …………………………….

2. …………………………….

3. …………………………….

4. ……………………………

5. ……………………………

6. ……………………………..

d/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được cành, chồi ngọn và chồi nách? (16đ)

VÍ DỤ 2: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – Sinh học 7

Tên Chủ đề

(nội dung,

chương…)

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

1. Lớp

Lưỡng cư

03 tiết

Nêu được đặc

điểm cấu tạo của

đại diện thuộc lớp

Lưỡng cư.

Trình bày hình

thái cấu tạo phù

hợp với đời sống

của ếch

đồng.Trình bày

được hoạt động

tập tính của ếch

đồng.

20% = 50

điểm 40% = 20 điểm 60% = 30 điểm

2. Lớp Bò

sát

03 tiết

Trình bày được

tính đa dạng và

thống nhất của

lớp Bò sát

Giải thích

những đặc

điểm cấu tạo

thích nghi

với điều kiện

sống của thằn

lằn bóng đuôi

62

Page 63: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

dài

20% = 50

điểm 50% = 25 điểm

50% = 25

điểm

3. Lớp chim

03 tiết

Nêu được vai trò

của lớp Chim

trong tự nhiên và

đối với đời sống

con người

Trình bày được

hình thái và hoạt

động của chim bồ

câu thích nghi

với sự bay

20% = 50

điểm 40% = 20 điểm 60% = 30 điểm

4. Lớp Thú

05 tiết

Mô tả được đặc

điểm cấu tạo và

chức năng các hệ

cơ quan của Thỏ.

Chứng

minh được

Thú là lớp

động vật

tiến hóa

nhất

40% = 100

điểm 50% = 50 điểm

50% = 50

điểm

8 câu

250 điểm

(100%)

3 câu

90 điểm

36 %

3 câu

85 điểm

34 %

1 câu

25 điểm

10 %

1 câu

50 điểm

20 %

Câu 1: (50đ)

a/ Chú thích hình 36.3 SGK _ Cấu tạo trong của Ếch đồng (20đ)

b/ Trình bày hình thái cấu tạo của Ếch đồng phù hợp với đời sống vừa ở nước vừa ở

cạn. Trình bày hoạt động tập tính của Ếch đồng? (30đ)

Câu 2: (50đ)

a/ Hãy trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát (25đ)

b/ Hãy chứng minh thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo

trong phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. (25đ)

63

Page 64: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu 3: (50đ)

a/ Em hãy cho biết vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với đời sống con

người? (20đ)

b/ Trình bày hình thái và hoạt động của Chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

lượn. (30đ)

Câu 4: (100đ)

a/ Cho biết đặc điểm cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan của Thỏ. (50đ)

STT Hệ cơ quan Cấu tạo Chức năng

1 Bộ xương

2 Hệ cơ

3 Tuần hoàn

4 Hô hấp

5 Tiêu hóa

6 Bài tiết

7 Sinh sản

8 Thần kinh và giác quan

b/ Vì sao lớp Thú là lớp động vật tiến hóa nhất? Hãy chứng minh. (50đ)

3.3.4. Viết hướng dẫn chấm và biểu điểm cho đề kiểm tra

3.3.4.1. Viết hướng dẫn chấm cho đề kiểm tra SINH HỌC 6

Câu 1: (60đ)

a/ Cho biết những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? (24đ)

b/ Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, đối với con người? (36đ)

Giá trị

mong

đợi

Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

Khái

niệm

khoa

học và

sự hiểu

- Nêu đúng các đặc

điểm của cơ thể

sống, nêu đúng định

nghĩa về mỗi đặc

điểm sống đó.

- Nêu được 4 đặc

điểm của cơ thể

sống.

- Nêu đúng các vai

trò của thực vật đối

- Nêu thiếu các

đặc điểm của cơ

thể sống.

- Nêu thiếu vai

trò của thực vật

64

Page 65: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giá trị

mong

đợi

Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

biết - Nêu đúng các vai

trò của thực vật đối

với tự nhiên, động

vật và con người

(đưa ra ví dụ phong

phú)

với tự nhiên, động

vật và con người

đối với tự nhiên,

động vật và con

người

Diễn đạt

thông tin

HS sử dụng từ(ngôn

ngữ, văn phong) của

mình để trình bày.

HS sử dụng từ khoa

học phù hợp và

chính xác từ đầu đến

cuối.

Hầu như HS sử

dụng từ của mình để

trình bày bài làm.

Nhìn chung HS

dùng từ khoa học

phù hợp, có thể còn

sai sót nhỏ.

Đôi khi HS sử

dụng từ của mình

để trình bày. HS

dùng một vài từ

khoa học khi

trình bày nhưng

còn sai sót.

Điểm số Từ 45 đến 60 điểm Từ 25 đến dưới 45

điểm

Dưới 25 điểm

Câu 2: (45đ)

a/ Ghi chú thích hình và điền vào bảng (18đ)

b/ Trình bày quá trình phân chia của tế bào? Sự phân chia đó có ý nghĩa như thế nào đối

với đời sống thực vật? (27đ)

Giá trị

mong

đợi

Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

Khái

niệm

khoa

- Ghi chú thích

hình đúng và điền

đầy đủ vào bảng.

- Ghi chú thích hình và

điền bảng còn thiếu

hay sơ sót nhỏ.

- Ghi chú thích

hình và điền

bảng sai nhiều.

65

Page 66: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giá trị

mong

đợi

Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

học và

sự hiểu

biết

- Trình bày quá

trình phân chia của

tế bào rõ, chính

xác.

- Ý nghĩa đối với

đời sống thực vật:

nêu rõ, đủ ý.

- Trình bày quá trình

phân chia của tế bào

còn sơ sót hay thiếu ý.

- Ý nghĩa đối với đời

sống thực vật: chưa

nêu thật rõ, thiếu ý.

- Trình bày quá

trình phân chia

của tế bào chưa

rõ, thiếu chính

xác.

- Ý nghĩa đối

với đời sống

thực vật: chưa

nêu rõ, thiếu ý.

Diễn đạt

thông tin

HS sử dụng

từ(ngôn ngữ, văn

phong) của mình

để trình bày. HS sử

dụng từ khoa học

phù hợp và chính

xác từ đầu đến

cuối.

Hầu như HS sử dụng

từ của mình để trình

bày bài làm. Nhìn

chung HS dùng từ

khoa học phù hợp, có

thể còn sai sót nhỏ.

Đôi khi HS sử

dụng từ của

mình để trình

bày. HS dùng

một vài từ khoa

học khi trình

bày nhưng còn

sai sót.

Điểm số Từ 32 đến 45 điểm Từ 20 đến dưới 32

điểm

Dưới 20 điểm

Câu 3: (90đ)

a/ Chú thích cho hình, cho biết đặc điểm và chức năng của từng miền? (18đ)

b/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được rễ cọc và rễ chùm? (27đ)

c/ Rễ có thể biến dạng thành những bộ phận nào, khi đó chúng thực hiện chức năng

gì? Vì sao em biết đó là do rễ biến dạng thành? (45đ)

66

Page 67: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giá trị

mong đợi Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

Khái niệm

khoa học

và sự hiểu

biết

- Ghi chú thích

hình đúng và nêu

đủ đặc điểm và

chức năng của từng

miền của rễ.

- phân biệt đúng rễ

cọc và rễ chùm.

- Nêu đúng các loại

rễ biến dạng và giải

thích đúng.

- Ghi chú thích hình

đúng và nêu chưa đủ

đặc điểm và chức năng

của từng miền của rễ.

- phân biệt đúng rễ cọc

và rễ chùm.

- Nêu đúng, có thể còn

thiếu các loại rễ biến

dạng và giải thích

đúng.

- Ghi chú thích hình

còn sai và nêu thiếu, sai

đặc điểm và chức năng

của từng miền của rễ.

- phân biệt đúng rễ cọc

và rễ chùm.

- Còn nhầm lẫn các loại

rễ biến dạng và giải

thích đúng.

Diễn đạt

thông tin

HS sử dụng

từ(ngôn ngữ, văn

phong) của mình để

trình bày. HS sử

dụng từ khoa học

phù hợp và chính

xác từ đầu đến

cuối.

Hầu như HS sử dụng từ

của mình để trình bày

bài làm. Nhìn chung

HS dùng từ khoa học

phù hợp, có thể còn sai

sót nhỏ.

Đôi khi HS sử dụng từ

của mình để trình bày.

HS dùng một vài từ

khoa học khi trình bày

nhưng còn sai sót.

Điểm số Từ 60 đến 90 điểm Từ 30 đến dưới 60

điểm

Dưới 30 điểm

Câu 4: (105đ)

a/ Thân gồm những bộ phận nào? (21đ)

b/ Em hãy cho biết thân dài ra do đâu? (26đ)

c/ Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non. Từ đó cho biết đặc điểm và chức năng

của mạch rây và mạch gỗ. (42đ)

d/ Theo em, làm thế nào để phân biệt được cành, chồi ngọn và chồi nách? (16đ)

67

Page 68: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giá trị

mong

đợi

Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh

Cao Trung bình Thấp

Khái

niệm

khoa học

và sự

hiểu biết

- Nêu đúng và đủ

các bộ phận của

thân.

- Giải thích đúng

nguyên nhân thân

dài ra.

- Ghi chú thích

hình đúng. Nêu

đúng, đủ đặc

điểm và chức

năng của mạch

rây và mạch gỗ.

- Nêu đúng,có thể

còn thiếu bộ phận

của thân.

- Giải thích chưa

thật hoàn chỉnh

nguyên nhân thân

dài ra.

- Ghi chú thích hình

đúng. Nêu chưa đủ

đặc điểm và chức

năng của mạch rây

và mạch gỗ.

- Nêu thiếu các bộ

phận của thân.

- Giải thích chưa

đúng nguyên nhân

thân dài ra.

- Ghi chú thích

hình còn sai sót.

Nêu chưa đúng,

thiếu đặc điểm và

chức năng của

mạch rây và mạch

gỗ.

Diễn đạt

thông tin

HS sử dụng từ

(ngôn ngữ, văn

phong) của mình

để trình bày. HS

sử dụng từ khoa

học phù hợp và

chính xác từ đầu

đến cuối.

Hầu như HS sử dụng

từ của mình để trình

bày bài làm. Nhìn

chung HS dùng từ

khoa học phù hợp,

có thể còn sai sót

nhỏ.

Đôi khi HS sử dụng

từ của mình để

trình bày. HS dùng

một vài từ khoa học

khi trình bày nhưng

còn sai sót.

Điểm số Từ 70 đến 105

điểm

Từ 35 đến dưới 70

điểm

Dưới 35 điểm

3.3.4.2. Viết biểu điểm cho đề kiểm tra SINH HỌC 6

Câu 1 60 điểm

a) 4 đặc điểm chủ yếu:

68

Page 69: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Trao đổi chất (ví dụ: trao đổi nước của cây)

Lớn lên (sinh trưởng- phát triển) Ví dụ: Sự lớn lên của cây bưởi,

cây nhãn…

Sinh sản (Ví dụ: Sự ra hoa, kết quả của cây phượng…)

Cảm ứng (Ví dụ: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ…)

6 điểm

6 điểm

6 điểm

6 điểm

b) Liệt kê được một số vai trò chủ yếu của Thực vật đối với:

- Tự nhiên: Làm giảm ô nhiễm môi trường…

- Đối với động vật: Cung cấp thức ăn, chỗ ở…

- Đối với con người: Cung cấp lương thực….

12 điểm

12 điểm

12 điểm

Câu 2 45 điểm

a) Chú thích được hình và nêu chức năng chính của từng bộ phận:

TT Tên bộ phận Chức năng

1 Vách tế bào Làm cho tế bào có hình dạng nhất định

2 Màng sinh

chất

Bao bọc bên ngoài tế bào, bảo vệ tế bào

3 Chất tế bào Dạng keo lỏng, chứa các bào quan (lục

lạp, không bào…), là nơi diễn ra các

hoạt động sống cơ bản của tế bào

4 Nhân Điều khiển mọi hoạt động sống của tế

bào

4 điểm

4 điểm

5 điểm

5 điểm

b) Sự phân chia:

- Quá trình phân chia:

(1) Phân chia nhân

(2) Phân chia chất tế bào

(3) Hình thành vách ngăn

- Kết quả phân chia: Từ 1 tế bào thành 2 tế bào con.

- Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia: Tăng số lượng và kích

thước tế bào Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

12 điểm

6 điểm

9 điểm

69

Page 70: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu 3 90 điểm

a) ST

T

Tên miền Chức năng

1 Miền trưởng thành (có các

mạch dẫn)

Dẫn truyền

2 Miền hút (có các 70ang

hút)

Hấp thụ nước và muối khoáng

3 Miền sinh trưởng (chứa

các tế bào đang phân chia)

Làm cho rễ dài ra

4 Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ

5 điểm

5 điểm

4 điểm

4 điểm

b) Phân biệt rễ cọc và rễ 70ang dựa vào:

Tiêu chí Rễ cọc Rễ chùm

Vị trí mọc

của các rễ

Có một rễ cái, các rễ con

mọc ra từ rễ cái

Gồm nhiều rễ con mọc

ra từ gốc thân thành

một chùm

Kích thước

các rễ

Không bằng nhau, có một

rễ to, khỏe. Các rễ khác

nhỏ hơn

Các rễ to, dài gần bằng

nhau

Ví dụ Rễ cây bưởi, rễ cây rau rền,

rễ cây hồng xiêm….

Rễ cây lúa, rễ cây

tỏi tây…

9 điểm

9 điểm

9 điểm

c) - Rễ có thể biến dạng thành các bộ phận:

Loại rễ biến

dạng

Chức năng Ví dụ

Rễ củ Rễ phình to, chứa chất dự trữ

cho cây khi cây ra hoa, tạo

quả

Cà rốt, cải củ, củ

sắn…

Rễ móc Bám vào trụ, giúp cây leo lên Trầu không, vạn

niên thanh…

Rễ thở Rễ mọc ngược lên trên mặt

đất, giúp cây hô hấp trong

Bần, bụt mọc…

9 điểm

9 điểm

9 điểm

70

Page 71: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

điều kiện thiếu không khí

Giác mút Đâm vào thân hoặc cành của

cây khác, lấy thức ăn của cây

đó

Dây tơ hồng, cây

tầm gửi…

- Dấu hiệu nhận biết rễ biến dạng: Không mang lá

9 điểm

9 điểm

Câu 4 105 điểm

a) - Thân gồm các bộ phận:

+ Thân chính

+ Cành

+ Chồi ngọn

+ Chồi nách

5 điểm

5 điểm

5 điểm

6 điểm

b) - Bộ phận làm cho thân dài ra: Phần ngọn; một số loài cả phần

ngọn và thân.

- Nguyên nhân làm cho thân dài ra: Do sự phân chia của tế bào

thuộc mô phân sinh ngọn hoặc mô phân sinh ngọn, chồi (ở một

số loài)

13 điểm

13 điểm

c) - Chú thích hình cấu tạo trong của thân non:

1. Lông hút

2. Biểu bì

3. Thịt vỏ

4. Mạch rây

5. Mạch gỗ

6. Ruột

- Đặc điểm và chức năng của mạch rây và mạch gỗ

Mạch Đặc điểm Chức năng

Mạch rây Gồm những tế bào sống

(có chất tế bào), có vách

mỏng

Vận chuyển các chất

hữu cơ từ lá xuống

các bộ phận khác

của cây

Mạch gỗ Gồm những tế bào chết

(không có chất tế bào),

Vận chuyển nước và

muối khoáng từ rễ

4 điểm

4 điểm

4 điểm

4 điểm

4 điểm

4 điểm

9 điểm

9 điểm

71

Page 72: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

d)

vách tế bào hóa gỗ dày lên thân, lá

- Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách (chồi lá, chồi hoa)

dựa vào:

* Vị trí : Cành mọc ra từ thân chính; Chồi ngọn ở ngọn thân

và cành; Chồi nách ở dọc thân và cành

* Đặc điểm: …

* Chức năng: Chồi ngọn phát triển thành ngọn cây (thân

chính); chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành

mang hoa hoặc hoa

5 điểm

5 điểm

6 điểm

72

Page 73: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3.4. Biên soạn đề kiểm tra TNKQ

3.4.1. Ma trận đề kiểm tra Sinh học 9

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểuVận dụng

Vận dụng Vận dụng

cao

Chủ đề 1:

Các thí

nghiệm của

Menđen

- Nhận biết một

số cặp tính

trạng tương

phản ở sinh vật.

- Chỉ ra kết quả

phép lai một

cặp tính trạng

theo quy luật

phân li của

Menđen.

-Tính tỉ lệ kiểu

gen, kiểu hình

trong phép lai

hai cặp tính

trạng.

Suy luận

kiểu gen bố

mẹ để con

phân li kiểu

hình với tỉ lệ

nhất định

theo quy luật

phân li độc

lập của

Menđen.

Tỉ lệ: 4,8%

Số điểm: 4 đ

2c x 1đ = 2đ

50%

1c x 1đ = 1đ

25%

1c x 1đ = 1đ

25%

Chủ đề 2:

Nhiễm sắc

thể

- Nhận biết số

lượng NST đặc

trưng củamột

số loài.

- Nhận biết cặp

NST giới tính ở

các loài : ếch,

nhái, bò sát,

bướm.

- Chỉ ra sự biến

đổi hình thái

NST qua các kì

phân bào

- Phân biệt

NST giới tính

và NST

thường.

73

Page 74: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Tỉ lệ: 14,8 %

Số điểm: 4 đ

3c x 1đ = 3đ

75%

1c x 1đ = 1đ

25%

Chủ đề 3:

AND và Gen

-Nhận biết đơn

phân của ADN

- Nêu được

nguyên tắc bổ

sung thể hiện

trong cấu trúc

của ADN.

-Nêu chức năng

của các loại

ARN

- Viết trình tự

nucleotit

mARN khi biết

trình tự

nucleotit ADN

Viết sơ đồ

mối quan hệ

giữa gen và

tính trạng

Tỉ lệ: 18,6 %

Số điểm: 5 đ

3c x 1đ = 3đ

60%

1c x 1đ = 1đ

20%

1c x 1 đ = 1

20 %

Chủ đề 4:

Biến dị

- Nhận biết các

dạng đột biến

gen.

- Nhận biết các

dạng đột biến

số lượng NST.

Phân biệt được

đột biến và

thường biến.

Tỉ lệ: 11,1 %

Số điểm: 3 đ

2c x 1đ = 2đ

66,66%

1c x 1đ = 1đ

33,34%

Chủ đề 5:

Ứng dụng di

truyền học

- Nhận biết

trình tự các

khâu của kĩ

thuật gen.

- Nêu được ứng

dụng của công

- Xác định cặp

bố mẹ cho con

lai ưu thế nhất.

74

Page 75: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

nghệ tế bào

Tỉ lệ: 11,1 %

Số điểm: 3 đ

2c x 1đ = 2đ

66,7%

1c x 1đ = 1đ

33,3%

Chủ đề 6:

Sinh vật và

môi trường

- Phân loại một

số yếu tố môi

trường theo các

nhóm nhân tố

sinh thái.

- Khái quát vai

trò của các

nhân tố vô sinh

tới sinh vật

- So sánh giới

hạn sinh thái

của một số loài

sinh vật.

Phân tích đặc

điểm sinh

thái và tập

tính của sinh

vật thích nghi

với điều kiện

môi trường

Tỉ lệ: 14,8%

Số điểm: 4 đ

1c x 1đ = 1đ

25%

2c x 1đ = 2đ

50%

1c x 1đ = 1đ

25%

Chủ đề 7: Hệ

sinh thái

- Nhận biết các

đặc trưng cơ

bản của quần

thể.

- Nêu được các

dấu hiệu điển

hình của một

quần xã.

- Phân biệt

quần thể và

một tập hợp cá

thể ngẫu nhiên

Xác định đặc

điểm của một

số hệ sinh

thái trong tự

nhiên

Tỉ lệ: 14,8%

Số điểm: 4 đ

2c x 1đ = 2đ

50%

1c x 1 = 1đ

25%

1c x 1 = 1đ

25%

Tổng điểm:

27

Tỉ lệ

15c x 1đ = 15đ

55,6%

8c x 1đ = 8đ

29,6%

4c x 1đ = 4đ

14,8%

3.4.2. Đề kiểm tra Sinh học 9

(Thời gian làm phần TNKQ là 45 phút, không kể thời gian phát đề)

Hãy khoanh vào đáp án đúng.

75

Page 76: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu 1.Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1 về kiểu hình ở F1 sẽ

xuất hiện trong kết quả của phép lai

A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa.

Câu 2. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là:

A. Đời sau có tỉ lệ phân li 9 : 3: 3 : 1.

B. Đời sau có 4 loại kiểu hình khác nhau.

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và thụ

tinh.

D. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng .

Câu 3.Cho A: quả tròn; a: quả bầu; B: lá dài; b: lá ngắn. Các gen không alen nằm

trên những cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai AaBb x AaBb cho F1 có tỉ lệ kiểu

gen là:

A. 1:1:1:1. B. 3:1.C. 1:2:1:2:4:2:1:2:1. D. 3:3:1:1.

Câu 4. Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu

hình 3:3:1:1?

A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb.

C. AaBb x AABb. D. AaBb x AABB

Câu 5. Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của đậu Hà Lan là:

A. 12. B. 14. C. 16. D. 28.

Câu 6. Sự đóng xoắn tối đa của nhiễm sắc thể xảy ra ở kì nào của nguyên phân ?

A. Kì cuối. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.

Câu 7: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật, NST giới tính có đặc điểm:

A. Có thể là cặp tương đồng hoặc không tương đồng tùy từng giới tính.

B. Luôn là cặp tương đồng.

C. Luôn là cặp không tương đồng.

D. Có nhiều cặp, thường không tương đồng.

Câu 8. Tế bào có bộ NST được kí hiệu AaBbDd. Khi giảm phân bình thường sẽ tạo

được tối đa bao nhiêu loại giao tử ?

A. 8. B. 4. C. 16. D. 2.

Câu 9. Đơn phân của ADN là:

A. axit amin. B. Glucose. C. Nuclêôtit. D. Ribôzơ (đường 5 C).

Câu 10.Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả :

76

Page 77: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

A. A = X, G = T. B. A = G, T = X.

C. A + T = G + X. D. A + G = T + X.

Câu 11. Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di

truyền?

A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. mARN và tARN.

Câu 12. Cho một đoạn mạch ADN có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch 1…ATTGXGAAT…

Mạch 2…TAAXGXTTA…

Nếu sử dụng mạch 2 là mạch khuôn thì trình tự nuclêôtit trên mARN là:

A. …AUUGXGAAU… B. …AUUGXGUAA…

C. …ATTGXGAAT… D. …ATTGXGAAT…

Câu 13. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:

A. Gen→ tính trạng→m ARN → prôtêin.

B. Gen →mARN→ tính trạng→ prôtêin.

C. Gen → mARN→ prôtêin → tính trạng.

D. Gen→ prôtêin→ tính trạng → mARN.

Câu 14: Cho trình tự nu trên hai mạch đơn của gen ban đầu và gen đột biến như sau:

Gen ban đầu:

…ATTGXGAATATTGXGAAT…

…TAAXGXTTATAAXGXTTA…

Gen đột biến

…ATTGXGAATTTGXGAAT…

…TAAXGXTTAAAXGXTTA…

Đột biến trên là loại đột biến nào?

A. Đột biến gen mất một cặp nuclêôtit.

B. Đột biến gen thêm một cặp nuclêôtit.

C. Đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit.

D. Đột biến dị bội 2n – 1.

Câu 15: Lúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24, người ta phát hiện những cây lúa

có 25 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng. Những cây này là do:

A. Đột biến gen.

B. Đột biến dị bội 2n + 1.

77

Page 78: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

C. Đột biến dị bội 2n – 1.

D. Đột biến đa bội.

Câu 16: Một trong những đặc điểm của thường biến là:

A. Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định.

B. Di truyền được.

C. Xuất hiện với tần số thấp và ngẫu nhiên.

D. Thường có hại cho sinh vật.

Câu 17: Khâu cuối của kĩ thuật gen là:

A. Tạo ADN tái tổ hợp.

B. Tách ADN của tế bào cho.

C. Tách ADN làm thể truyền.

D. Chuyển ADN lai vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép biểu hiện.

Câu 18: Phép lai giữa cặp bố mẹ nào sau đây có thể cho ưu thế lai cao nhất ?

A. AabbCC × aaBBcc.

B. aabbcc × aabbcc.

C. Aabbcc × aaBBcc.

D. aabbCC × aabbCC.

Câu 19: Ứng dụng của công nghệ tế bào là:

A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

B. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.

C. Tạo giống cây biến đổi gen.

D. Tạo ưu thế lai.

Câu 20: Độ ẩm thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?

A. Nhóm nhân tố hữu cơ.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Nhóm nhân tố vô cơ.

D. Nhóm nhân tố vô sinh.

Câu 21: Vai trò của ánh sáng đối với động vật là:

A. Nhận biết các vật, định hướng không gian, sinh trưởng, sinh sản.

B. Kiếm mồi, giao phối, tự vệ, tìm đường đi.

C. Nhận biết đồng loại, làm tổ, kết đôi giao phối.

D. Lẩn tránh kẻ thù, chăm sóc con non.

78

Page 79: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Câu 22: Sinh vật sống ở đâu có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ lớn nhất:

A. Biển. B. Rừng rậm.C. Sa mạc. D. Vùng cực.

Câu 23: Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, thường gặp các loài ếch

nhái, rắn ở:

A. Ven lũy tre làng.

B. Trong các vườn cây rậm rạp.

C. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các cây cổ thụ.

D. Trên các bãi cỏ ở ngoài đồng.

Câu 24: Cho sơ đồ tháp tuổi của ba quần thể: 1,2,3.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Quần thể số 1 là quần thể suy thoái

B. Quần thể số 2 là quần thể ổn định

C. Quần thể số 3 là quần thể phát triển

D. Quần thể số 3 số lượng cá thể tiếp tục tăng

Câu 25: Độ đa dạng của quần xã là:

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. Thành phần loài ưu thế, loài đặc trưng

Câu 26: Tập hợp cá thể sinh vật nào sau đây là một quần thể?

A. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong rừng mưa nhiệt

đới

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao

C. Các cá thể chuột đồng trên một ruộng lúa, các cá thể đực và cái có khả năng giao

phối với nhau sinh ra chuột con.

79

(3)(1) (2)

Page 80: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

Câu 27: Cho hình vẽ lưới thức ăn:

Loài còn khuyết (…?...) trên hình vẽ có thể là:

A. Chuột B. Bò C. Chó sói D. Vi sinh vật

3.4.3. Hướng dẫn chấm đề kiểm tra Sinh học 9

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp

án

B C C B B C A A C D

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp

án

C A C A B A D A A D

Câu 21 22 23 24 25 26 27

Đáp

án

A C C B C C A

80

Page 81: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3.5. Nâng cao kỹ năng đánh giá lớp học cho giáo viênTHCS

Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học từ

tiểu học đến đại học. Tuy nhiên, muốn làm tốt được điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới

một cách đồng bộ từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học đến

kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Trong đó, kiểm tra đánh giá đóng vai trò rất quan

trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để

điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai

dẫn đến nhận định sai về mặt chất lượng đào tạo gây tác hại lớn trong việc sử dụng

nguồn nhân lực. Vì vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của

ngành giáo dục và toàn xã hội. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách

quan sẽ giúp người học tự tin, thúc đẩy quá trình học tập, nâng cao năng lực sáng tạo

trong học tập.

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm đối mới cả hình

thức và chủ thể đánh giá. Đánh giá không chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra thường kỳ mà

phải đánh giá cả quá trình học tập, đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức mà còn phải

đánh giá kỹ năng và cao hơn là đánh giá năng lực, không chỉ giáo viên có đánh giá học

sinh mà học sinh có quyền được đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân.

Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá mà người dạy trực tiếp và người học tự

thực hiện, do đó, nó là hình thức đánh giá quan trọng và cơ bản nhất để thu được thông

tin phản hồi nhằm cải thiện quá trình dạy học. Trong bài viết này chúng tôi đề cập một

cách khái quát vấn đề nâng cao kỹ năng đánh giá trong lớp học cho giáo viên phổ thông

nhằm giúp giáo viên phổ thông có cái nhìn toàn diện hơn và có thể ứng dụng một cách

thành thạo hình thức đánh giá họ được toàn quyền và cũng là người có trách nhiệm lớn

nhất trong việc thực hiện quá trình dạy học, trong những bài viết tiếp sau có thể chúng

tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về việc đổi mới một cách đồng bộ cả phương pháp dạy học,

kiểm tra đánh giá.

3.5.1.Đánh giá và đánh giá lớp học

Đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm

của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà

người đánh giá cần tuân theo.

Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách rời của

quá trình giáo dục và đào tạo nói chung, quá trình dạy học nói riêng. Nếu coi quá trình

81

Page 82: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò là phản hồi của hệ thống, là

cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm điều khiển hệ thống đạt kết quả

tối ưu nhất.

Có nhiều cách định nghĩa về khái niệm đánh giá, nhưng theo chúng tôi Đánh

giátrong dạy học là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những

kết luận, phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định

để cải thiện quá trình dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập được một cách hệ

thống trong quá trình dạy học.

Thuật ngữ “Assess” có gốc từ từ La-tinh ‘assidere’ có nghĩa là “ngồi bên cạnh”

(‘to sit with’), điều này cho thấy rằng việc đánh giá phải được tiến hành vớivà cho học

sinh thay vì chỉ đối với học sinh (Green, 1998) [5], cũng có nghĩa là việc đánh giá

không chỉ do một mình GV thực hiện mà cả GV cùng với HS thực hiện và đánh giá HS,

mục đích nâng cao chất lượng dạy học.

Bản chất đánh giá trong lớp học

Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và

là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ

học khi giáo viên và học sinh đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ

của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. Các mục tiêu bài học là gì?

HS hiện hiểu biết đến đâu? Làm cách nào để HS đạt được mục tiêu bài học? Mục đích

chính của việc đánh giá, thảo luận ở đây là để giúp học sinh làm việc chất lượng cao

hơn. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình cũng có thể được sử dụng

để truyền đạt thông tin quan trọng về các học sinh để các bậc cha mẹ và người lớn khác

có quan tâm.

Đánh giá lớp học khác với các hình thức đánh giá học tập khác ở chỗ nó thu

nhận các phản hồi từ người học và nhằm cải thiện quá trình dạy học, nói cách khác mục

tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để cải thiện quá trình

dạy học.

Năm 1998, Paul Blackvà Dylan Wiliam thuộc Kings College London đã công bố

nghiên cứu quan trọng của họ về việc đánh giá trong lớp học. Nghiên cứu của Black

and Wiliam’s cho thấy tác động tích cực của đánh giá đối với việc học tập của HS thật

ra chỉ dựa trên 5 yếu tố.

Học sinh cần phải nhận được phản hồi

82

Page 83: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Học sinh cần phải được tham gia

Kết quả đánh giá cần được sử dụng để điều chỉnh việc giảng dạy

Cần ghi nhận tác động của đánh giá đối với động cơ học tập và thúc đẩy lòng tự

trọng (self-esteem) của HS – đây là hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự

học tập của HS.

HS phải được tạo cơ hội tự đánh giá và hiểu cách sử dụng kết quả đó.

Vai trò của đánh giá trong lớp học

Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá tập trung vào quan sát và cải thiện việc

học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. Cá nhân người dạy là người quyết định đánh

giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá.

Thông qua đánh giá lớp học người học củng cố được nội dung học tập và kỹ

năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trung vào 3

câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì? Tôi có thể phát

hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào? Và làm thế nào tôi có thể giúp

người học học tập tốt hơn?

Ví dụ: GV đặt ra mục tiêu cung cấp cho HS kiến thức về năng lượng, ứng dụng

các kiến thức trong thực tiễn. Tuy nhiên, thông qua thảo luận trên lớp, một vài HS chưa

hiểu thấu đáo và chưa phân biệt được các dạng năng lượng. GV phải đưa ra một số thí

nghiệm hoặc đặt ra một số nhiệm vụ mới cho HS thảo luận để hiểu thêm về khái niệm

này.

Mục đích của đánh giá lớp học là cải thiện chất lượng học tập của người học,

không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc lên lớp, nó cung cấp

thông tin về cái gì người học đang học, học được bao nhiêu và học tốt như thế nào. Vì

vậy, đánh giá lớp học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở các trường

phổ thông.

Kỹ thuật đánh giá lớp học

Để thực hiện đánh giá lớp học, GV có thể thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định điều gì bạn muốn từ việc đánh giá lớp học (kiến thức, kỹ năng,

thái độ...).

Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá để thu thập thông tin phản hồi từ người

học (kiểm tra, vấn đáp, thảo luận, quan sát...).

83

Page 84: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bước 3: Giải thích mục đích của việc thu thập thông tin phản hồi cho HS và tiến

hành thu thập.

Bước 4: Sau khi thu thập thông tin, đánh giá và quyết định những điều cần thay

đổi và thực hiện.

Bước 5: Giải thích cho người học biết bạn đã thu được những thông tin gì và sử

dụng chúng như thế nào.

Các hình thức đánh giá lớp học

Hình thức làm bài kiểm tra

Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông ở

Việt Nam. Người dạy có thể đánh giá người học thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15

phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc

nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá xem người học đang ở đâu trong

quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để học tập tốt hơn hoặc

người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS.

Khi đánh giá dựa vào các bài kiểm tra, người dạy không chỉ căn cứ vào nội dung

khoa học mà còn phải đánh giá về cách trình bày, diễn đạt, chữ viết, bố cục.... đánh giá

không chỉ là việc cho điểm mà quan trọng hơn GV phải nhận xét chi tiết bài làm của

HS, và vì vậy GV cũng cần có giờ trả bài kiểm tra để nhận xét, đánh giá cho từng HS

nhằm giúp các em cải thiện quá trình học tập tiếp theo.

Hình thức quan sát

Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học là một hình thức đánh giá rất quan

trọng, nó giúp cho người dạy có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ của

các kỹ năng học tập của người học suốt cả quá trình dạy học, để từ đó có thể giúp cho

người học có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kỹ năng học tập. Các quan sát

có thể là: Quan sát thái độ trong giờ học; Quan sát tinh thần xây dựng bài; Quan sát thái

độ trong hoạt động nhóm, Quan sát kỹ năng trình diễn của HS; Quan sát HS thực hiện

các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thực hiện trong giờ học......

Muốn đánh giá học sinh thông qua quan sát GV cần thiết kế bảng kiểm, phiếu

quan sát... hoặc quan sát tự do và ghi chép lại bằng nhật ký dạy học.

Bảng kiểm (Rubric) là một bảng đánh giá tổng hợp dựa trên một loạt tiêu chí thay

vì chỉ dựa vào điểm số. Rubric nêu rõ người chấm đánh giá bài làm theo những kỳ vọng

nào và mô tả các cấp độ của các tiêu chuẩn được đánh giá.

84

Page 85: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Rubric giúp cho HS suy nghĩ xem nên học cái gì và học như thế nào cho một bài

học/dự án. Nó khuyến khích HS tự định hướng học tập, rubric thường được sử dụng để

đánh giá bài tập/dự án, nó được đưa ra trước khi tiến hành bài tập/dự án. HS có thể

tham gia xây dựng rubric để tự đánh giá tiến bộ.

Đặc điểm của bảng kiểm: Tập trung vào các mục tiêu đánh giá (kỹ năng, hành vi,

thái độ hoặc kết quả…); Có các thang mức để phân biệt cấp độ; Miêu tả cụ thể đặc

điểm của các mức hoàn thành (đặc tả).

Bảng kiểm có các ưu điểm sau: Khuyến khích học tập tự định hướng; Giúp việc

đánh giá khách quan và nhất quán; Buộc GV phải cụ thể hóa mục tiêu dạy học; Tiết

kiệm thời gian cho GV; Khuyến khích HS đánh giá ngang 85ang; Cung cấp phản hồi

cho GV và HS; Phù hợp cho mục đích dạy học phân hóa đối tượng; Dễ sử dụng và dễ

giải thích.

Quan sát không sử dụng bảng

GV có thể viết nhật ký giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các

hoạt động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó thông báo với HS những gì GV đã ghi chép

sau mỗi giờ học và mục đích của việc ghi chép để làm gì nhằm giúp cho HS có ý thức

hơn trong các giờ học sau.

Hình thức vấn đáp, thảo luận nhóm

GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc

có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình

dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩn đoán những

khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người học cải thiện

việc học tập của mình.

Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận nhóm là cơ hội để làm tăng thêm

kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của học sinh. GV có thể sử dụng các kỹ thuật dạy

học như kỹ thuật Tia chớp, kỹ thuật Động não...để thu được nhiều thông tin phản hồi từ

HS.

Tăng cường quá trình thảo luận nhóm trong các giờ học giúp HS rèn luyện kỹ

năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề.....

Hình thức HS tự đánh giá

Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và mục tiêu học tập của chính

mình trước, trong hoặc sau các giờ học. HS có thể đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau

85

Page 86: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

trong các giờ học. Để tạo điều kiện cho HS tự đánh giá GV có thể sử dụng bài kiểm tra,

xây dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báo cáo/dự án và thiết

kế bảng kiểm kèm theo.

- Đối với các bài kiểm tra trên lớp: Sau khi HS làm bài GV có thể cho HS tự đánh

giá bài của mình hoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho các em đáp án

của bài kiểm tra.

- Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác, thu

thập thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của người

dạy. Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài

học.Người học có thể hoàn thành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết

quả bảng hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người học. Phân

tích nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học.

- Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/dự án: GV yêu cầu HS thực hiện

các bài tập, báo cáo/dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của mình thông qua bảng

kiểm do GV HS tự thiết kế.

Ví dụ: GV ra bài tập yêu cầu HS tóm tắt nội dung kiến thức vừa học

Bảng kiểm đơn giản có thể thiết kế như sau:

Rất tốt: HS hiểu nội dung kiến thức sâu, rộng và trình bày rõ ràng, súc tích, có hệ

thống.

Tốt: HS hiểu nội dung kiến thức tốt và trình bày rõ ràng, có hệ thống

Đạt yêu cầu: HS hiểu nội dung kiến thức cơ bản và trình bày chưa thể hiện tính hệ

thống

Cần cố gắng thêm: HS hiểu kiến thức cơ bản nhưng trình bày chưa rõ ràng

Chưa hài lòng: HS vẫn còn sai sót về nội dung kiến thức và trình bày lủng củng.

Một số kỹ thuật khác thu nhận thông tin phản hồi từ người học

(i) Sau khi dạy xong một bài/nội dung, đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu hỏi:

Nội dung (kỹ năng) quan trọng nhất bạn đã học được là gì? Điều gì chưa hiểu trong

bài? Với việc trả lời hai câu hỏi này GV gợi ra được những gì người học đã học được

và những gì họ chưa học được để hướng dẫn thêm.

(ii) Yêu cầu HS thiết kế lược đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dung bài

học trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến thức gì và

những gì chưa biết hoặc chưa được học và HS biết cách hệ thống hóa kiến thức.

86

Page 87: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(iii) Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn.

(iv) Yêu cầu mỗi HS đều viết câu trả lời ngắn cho câu hỏi: kiến thức vừa học có

thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

(v) Yêu cầu HS đặt câu hỏi về một nội dung nhất định và đưa ra câu trả lời cho

nội dung đó...

3.5. 2. Các kỹ năng đánh giá lớp học

Kỹ năng thiết kế đề kiểm tra

Để thiết kế được một đề kiểm tra có chất lượng cần rèn luyện kỹ năng đặt câu

hỏi và kỹ năng thiết kế đề kiểm tra.

Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi

Giáo viên cần nắm vững và vận dụng thành thạo quy trình đặt câu hỏi gồm 5

bước bao gồm: (Em xem lại nhé, đây là đặt câu hỏi cho bài học mà không phải là cho

bài kiểm tra)

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Phân tích nội dung bài học

Bước 3: Xác định các kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi

Bước 4: Diễn đạt nội dung kiến thức thành câu hỏi

Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với mục đích lý luận

dạy học

- Hiểu biết về nguyên tắc, quy trình thiết kế câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc

nghiệm khách quan và vận dụng để thiết kế câu hỏi.

- Hiểu rõ thang phân loại Bloom (6 mức) và thang phân loại đang được Bộ

Giáo dục và Đào tạo đang sử dụng (3 mức) và vận dụng để đặt các câu hỏi với các

mức độ khác nhau.

Theo thang phân loại Bloom có các mức sau:

+ Mức 1 (Nhớ): Loại CH yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã biết, HS chỉ dựa vào trí

nhớ để trả lời.

+ Mức 2 (Hiểu): Loại CH yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại kiến thức đã học và diễn

đạt bằng ngôn ngữ chính mình.

+ Mức 3 (Vận dụng): Loại CH yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình

huống mới trong bài.

87

Page 88: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

+ Mức 4 (Phân tích): Loại CH yêu cầu HS phân tích một nguyên nhân hay kết quả

của một hiện tượng, những điều trước đó chưa được cung cấp cho HS.

+ Mức 5 (Tổng hợp): Loại CH yêu cầu HS vận dụng, phối hợp các kiến thức đã học

để giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo của HS.

+ Mức 6 (Đánh giá): Loại CH yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một

kiến thức, giá trị một tư tưởng, vai trò học thuyết, giá trị cách giải quyết vấn đề mới

được đặt ra trong chương trình học.

Ví dụ: Nội dung kiến thức Cấu tạo của hoa có thể đặt các câu hỏi tương ứng với

các mức như sau:

Mức 1: Nêu các thành phần cấu tạo của hoa?

Mức 2: Phân biệt các thành phần cấu tạo của hoa?

Mức 3: Chỉ trên hoa, gọi tên các thành phần cấu tạo của một số bông hoa thật

(hoa sen, mướp, sầu riêng, râm bụt, hoa bưởi...) và nêu chức năng các thành phần đó.

Mức 4: Phân tích cấu tạo hoa để thấy được sự ứng dụng phân loại thực vật thành

các nhóm khác nhau.

Mức 5: Chứng minh cấu tạo các bộ phận có chức năng sinh sản của hoa phù hợp

chức năng của chúng?

Mức 6: Căn cứ vào cấu tạo của hoa hãy chứng minh thực vật có hoa là nhóm

thực vật tiến hóa nhất trên trái đất?

Theo thang đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 3 mức: Nhớ; Thông hiểu và

Vận dụng (cơ bản, nâng cao). Trong đó, vận dụng nâng cao ứng với 3 mức sau của

thang phân loại Bloom.

Kỹ năng thiết kế đề kiểm tra

Giáo viên cần hiểu và vận dụng thành thạo quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra

theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 6 bước [4]:

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

88

Page 89: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Nên xây dựng các đề kiểm tra có đủ 3 mức độ nhận thức theo hướng dẫn của Bộ

GD và ĐT. Có thể vận dụng quan điểm PISA để thiết kế các đề kiểm tra nhằm đánh giá

năng lực giải quyết vấn đề của người học, đặc biệt là tích hợp được kiến thức liên môn.

Kỹ năng quan sát lớp học

Theo tài liệu Việt Bỉ [2], thực hiện kỹ năng quan sát bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát

Bước 2: Đưa ra các tiêu chí/chỉ báo khi quan sát cho từng nội dung quan sát

Bước 3: Thiết lập bảng kiểm, phiếu quan sát

Bước 4: Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát/bảng kiểm

Theo chúng tôi nên có thêm bước 5: Công bố bảng kiểm cho HS được biết sau

khi ghi chú, và thông báo cho HS cách GV sử dụng bảng kiểm đó. Thông qua bước này

HS sẽ rút kinh nghiệm để học tốt hơn trong các giờ sau.

Việc quan sát HS có thể là quan sát cá nhân thông qua trình diễn, báo cáo, thái

độ học tập... nhưng quan trọng hơn là quan sát HS qua việc học hợp tác. Để thực hiện

tốt việc đánh giá HStrong học hợp tác, GV phải xác định được một số kĩ năng cần rèn

luyện cho học sinh trong học hợp tác [2]. Từ các kỹ năng đó có thể thiết kế bảng kiểm

như sau:

Bảng kiểm quan sát có thể được lập như sau:

TT Các kỹ năng Đạt Không đạt

1 Kỹ năng giao tiếp, tương tác học sinh với học sinh

Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng

Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người

khác

Biết ngắt lời một cách hợp lí

Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản

đối

Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết

phục

2 Kỹ năng tạo môi trường hợp tác

3 Kỹ năng xây dựng niềm tin

4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

89

Page 90: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Nguồn: Tài liệu Việt Bỉ

Để đạt được mục đích quan sát, giáo viên cần chọn các bài học, câu hỏi trong bài

học có độ khó tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham

gia thảo luận, phải có tranh cãi mới giải quyết được vấn đề. Sau đó quan sát lớp học

đang diễn ra; quan sát về sự tương tác giữa mọi người với nhauvà ghi chépnhững gì

nhìn thấy vào phiếu quan sát.

Kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá

Kỹ năng thiết kế bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi

Bước 2: Thiết kế các câu hỏi cần thiết và các phương án chọn

Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic

Ví dụ: Sử dụng bảng hỏi để đánh giá thái độ của người học sau khi học bài Quang

hợp

Hãy đánh dấu vào các ô trống phương án mà bạn lựa chọn:

TT Vấn đề

Các phương án lựa chọn

Đồng ý Phân vânKhông

đồng ý

1. Quang hợp có vai trò quan trọng đối với

thực vật và các sinh vật khác

2. Học xong bài này tôi rèn luyện được kỹ

năng quan sát, hoạt động nhóm

3. Tôi rất hứng thú khi học nội dung bài này

4. …

Kỹ năng thiết kế bảng kiểm

Quy trình thiết kế gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung quan sát: quan sát tinh thần học tập của HS trên lớp,

thái độ trong giờ thực hành, thái độ trong làm việc nhóm, khả năng trình diễn, báo

cáo....

Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ cho mỗi tiêu chí: tập

trung chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận, trình bày logic, ngôn ngữ...

90

Page 91: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bước 3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic

Ví dụ 1: Bảng kiểm về tinh thần học tập của HS trên lớp:

T

T

Họ và

tên HS

Mức độ chăm chú

nghe giảng

Phát biểu xây dựng

bài

Tham gia hoạt động

nhóm

Rất

chă

m

chú

Bình

thườn

g

Chư

a

chă

m

chú

Tíc

h

cự

c

Bình

thườn

g

Chư

a

tích

cực

Tích

cực,

hiệu

quả

Tích

cực,

chưa

hiệu

quả

Chưa

tích

cực

1

2

3

Ví dụ 2. Bảng kiểm về thái độ chuẩn bị mẫu vật, phương tiện dạy học và thái độ

trong giờ thực hành

TT

Họ tên

HS

Chuẩn bị mẫu vật/PTDH Thái độ thực hành

Có chuẩn bị

Khôngchuẩ

n bị

Tích

cực,

hiệu

quả

Tích cực,

chưa

hiệu quả

Chưa

tích

cực

Đầy

đủ,

mẫu

tốt

Đầy

đủ,

mẫu

không

tốt

Chưa

đầy đủ,

mẫu

không

tốt

1

2

3

GV cũng có thể rèn luyện cho HS tự thiết kế bảng kiểm theo các bước sau:

Bước 1: Cho HS xem vài bài làm mẫu tốt và chưa tốt lắm

Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các tiêu chí cho một bài làm tốt

91

Page 92: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bước 3: Thảo luận nhằm đưa ra các mức độ đánh giá từ kém nhất đến tốt nhất cho

mỗi tiêu chí

Bước 4: Cho HS luyện tập thử nghiệm trên rubrics và đưa ra phản hồi

Bước 5: Hoàn thiện rubrics dựa trên phản hồi và photo cho mỗi HS một bản để sử

dụng

Kỹ năng tổ chức hoat động nhóm (em xem lại nhé: đây là kỹ năng dạy học mà

không phải là kỹ năng đánh giá?)

Kỹ năng lựa chọn các nội dung hoạt động nhóm

GV cần phải xác định mục tiêu bài học, phân tích nội dung và xác định những

nội dung nào có thể sử dụng cho HS hoạt động nhóm: Thông thường đó là những nội

dung kiến thức liên quan nhiều với thực tiễn; Những nội dung khó và mới; Những nội

dung có kiến thức liên quan chặt chẽ với các kiến thức đã học... Nên giao cho học sinh

những nhiệm vụ/câu hỏi mang tính tư duy và đòi hỏi phải hiểu bài sâu sắc và phải

thông qua thảo luận mới giải quyết được hơn là giao những nhiệm vụ/câu hỏi đơn giản,

mang tính sự kiện.

Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận

Giáo viên cần hiểu biết và vận dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học tích cực có tổ

chức hoạt động nhóm như: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ

thuật động não, kỹ thuật lược đồ tư duy....

Một số kinh nghiệm nhằm tổ chức hoạt động nhóm kích thích được tính tích cực

của HS bao gồm:

- Mời người học trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một

chủ đề theo nhóm 2 người hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm

chia sẻ suy nghĩ với nhóm lớn hơn.

- Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu người học lựa

chọn.

- Yêu cầu tất cả người học viết ra câu trả lời, sau đó đọc to các câu trả lời

được chọn.

- Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống.....

Kỹ năng ứng xử khi đặt câu hỏi

GV cần rèn luyện kỹ năng ứng xử khi đặt câu hỏi để giúp HS tự tin hơn khi trả

lời. Theo tài liệu Việt Bỉ, các tác giả đã đề xuất các yêu cầu người dạy cần thực hiện rèn

92

Page 93: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

luyện kỹ năng này bao gồm: Dừng lại sau khi hỏi để HS có thời gian suy nghĩ lời giải;

Phản ứng tích cực với câu trả lời sai của HS để HS thấy được mình được tôn trọng,

được kích thích, phấn chấn hơn để sáng tạo trong tương lai; Khi đặt câu hỏi cần tích

cực hóa được tất cả HS bằng cách thông báo cho HS rằng các em sẽ được gọi lần lượt

để trả lời câu hỏi; Cần phân phối câu hỏi cho cả lớp, đặc biệt là những HS ngồi những

vị trí khuất cuối lớp; GV cũng cần tránh việc tự trả lời câu hỏi của mình, tránh nhắc lại

câu trả lời của HS.

3.5.3. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đánh giá lớp học cho GV phổ thông

Hiện nay, GV phổ thông đang vận dụng đánh giá lớp học trong dạy học, tuy

nhiên, không phải tất cả GV đều biết và thành thạo các kỹ năng đánh giá. Vì vậy, chúng

tôi có đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng đánh giá cho GV phổ thông như sau:

Về mặt chính sách

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm bớt thời gian lên lớp cho mỗi GV để họ

có thời gian hơn cho việc chấm bài, thiết kế các công cụ đánh giá.

- Giảm bớt số lượng HS trong mỗi lớp giúp cho việc quan sát và đánh giá được

tốt hơn.

- Thay đổi các hình thức đánh giá, thi cử chủ yếu chỉ dựa vào điểm số.

Biện pháp đối với GV đang giảng day

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biên soạn các tài liệu về đánh giá lớp học,

công bố trên trang mạng của Bộ và gửi về tới tận các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo

trên toàn quốc.

- Tổ chức tập huấn định kỳ hàng năm cho GV phổ thông, cho GV thực hành

đánh giá, thiết kế các công cụ đánh giá: câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, phiếu quan sát,

bảng kiểm, bảng hỏi, nhật ký dạy học....

Biện pháp đối với GV tương lai? Hs phổ thông có là gv tg lai?

- Thiết kế nội dung kiểm tra đánh giá lớp học vào chương trình dạy học cho các

trường đại học và cao đẳng sư phạm.

- Yêu cầu các trường sư phạm tăng cường rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên,

trong đó bao gồm cả PPDH và kiểm tra đánh giá.

Kết luận

Đổi mới kiểm tra đánh giá luôn gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học,

đó là vấn đề quan trọng của ngành giáo dục và xã hội. Để nâng cao được kỹ năng đánh

93

Page 94: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

giá cho GV, bản thân người GV phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn, rèn

luyện để thành thạo các kỹ năng đánh giá đặc biệt là đánh giá lớp học – nơi mà người

GV có vai trò tiên quyết trong quá trình dạy học của HS. Ngoài ra, rất cần có sự quan

tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp ngành trong việc ra các chủ trương chính

sách giúp cho GV có thêm thời gian và cơ hội để thực hiện được các mục tiêu này.

3.6. Một số câu hỏi đánh giá năng lực học sinh THCS

Chủ đề 1. Mở đầu

I. Nhận biết

1. Em hãy kể tên các bước của quy trình nghiên cứu khoa học.

2. Em hãy chú thích các bộ phận của kính hiển vi quang học dưới đây:

II. Hiểu

1. Mô tả nội dung công việc các bước của quá trình nghiên cứu cho thí nghiệm sau:

Khảo sát thời gian rơi của tờ giấy phẳng và tờ giấy vo tròn.

2. Trình bày cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.

3. Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụ làm thí nghiệm, em

phải làm gì? Cho thước cuộn trong hình dưới đây: Hỏi: Giới hạn đo của thước là bao

nhiêu?

94

Page 95: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

III. Vận dụng cấp độ thấp

Hãy nêu một phương án thí nghiệm để đo đường kính của một ống nghiệm bằng thuỷ

tinh. Nếu em có trong tay một sợi dây đồng dài, một thước thẳng có giới hạn đo 1m và

độ chia nhỏ nhất là 1mm. Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý điều gì?

Để xác định khối lượng của một đứa bé người ta làm như sau:

+ Bước 1: xác định khối lượng của người mẹ, được 52kg.

+ Bước 2: người mẹ bế đứa bé và xác định khối lượng của cả hai, được 58kg.

Em hãy giải thích tại sao và cho biết trong ví dụ này khối lượng của đứa bé là bao

nhiêu?

Đo chiều dài chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

IV. Vận dụng cấp độ cao

Có thể xác định diện tích một căn phòng bằng hai cách: đo chiều dài và chiều rộng,

hoặc đếm các viên gạch theo chiều dài và chiều rộng, rồi tính ra diện tích.

a) Cách nào chính xác hơn, vì sao?

b) Để chuẩn bị kê giường, tủ vào căn phòng, người ta thường chỉ dùng phương

pháp đếm gạch. Vì sao?

Một quyển sách có 300 trang dày 3cm. Độ dày của mỗi tờ giấy trong quyển sách là bao

nhiêu? Biết rằng, 2 trang sách được in trên cùng một tờ giấy.

A. 0,01cm. B. 0,02cm. C. 0,10mm. D. 0,02mm.

95

Page 96: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Chủ đề 2. Các phép đo và kỹ năng thí nghiệm

I. Nhận biết

1. Kể tên các phép đo và các dụng cụ đo tương ứng.

2. Nêu tên các kĩ năng thí nghiệm khoa học.

II. Thông hiểu

Hãy chuyển đổi giữa các đơn vị đo:

Độ dài: 2015m = _____________ cm Khối lượng: 54 kg = _______ g

Thể tích: 2,4 m3 = ____________ dm3 Thời gian: 2h = _______ phút

Hãy cho biết tên của các loại thước dưới đây:

Từ hình vẽ bên dưới, hãy xác định thể tích của hòn đá

A. 0,8 cm3. B. 1cm3. C. 2,2cm3. D. 3,2cm3.

Bạn An làm tiêu bản vảy hành quan sát dưới kính hiển vi theo các bước sau. Em hãy

xem thứ tự các bước bạn thực hiện đã đúng chưa? Nếu chưa đúng hãy sắp xếp lại sao

cho phù hợp.

1. Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính

96

Page 97: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

2. Cắt một mẩu nhỏ biểu bì hành, đặt lên lam kính vị trí có giọt nước cất

3. Dùng kim mũi mác hay dao mỏng, tước lớp biểu bì từ mặt trong của vảy lá củ hành

4. Lấy 1 vảy lá củ hành tây

5. Thêm một giọt nước cất và đậy lamen lên

6. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi

III. Vận dụng cấp độ thấp

1. Em hãy đưa ra phương pháp đo thể tích của một vật rắn không thấm nước.

2. Để đo thể tích của một viên đá nhỏ, bạn Nam làm theo trình tự như sau:

a. Rửa sạch bình chia độ, sấy khô và đặt lên mặt bàn thí nghiệm.

b. Bỏ viên đá nhỏ vào bình chia độ.

c. Đổ từ từ nước vào cho tới khi vừa ngập hết viên đá.

d. Đọc mực nước trên bình chia độ. Giá trị đọc được chính là thể tích viên đá.

Nam lí giải: do ban đầu không có nước nên thể tích lúc sau có viên đá chính là thể tích

của viên đá. Nam làm như trên là đúng hay sai? Nếu sai thì phải sửa như thế nào?

IV. Vận dụng cấp độ cao

Em hãy chọn các dụng cụ đo (hình bên dưới) phù hợp với các phép đo trong bảng và ghi kết

quả vào cột B.

Cân đồng hồ Cân y tế Thước cuộn Cốc thủy tinh

Thước gấp Đồng hồ bấm giây Đồng hồ kim Bình đong

97

Page 98: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Cột A: Các phép đo Cột B: dụng cụ đo

Đo trọng lượng cơ thể người

Đo chiều dài lớp học

Đo 200ml nước

Đo thời gian chạy của bạn An hết quãng đường 100m.

Chủ đề 3. Tế bào

I. Nhận biết

1. Vẽ và chú thích các bộ phận của tế bào thực vật, tế bào động vật.

2. Em hãy chú thích tên các tế bào cho hình ảnh dưới đây

A B C D

3. Mô tả quá trình phân chia của tế bào thực vật

II. Thông hiểu

1. Em hãy trình bày các bậc cấu trúc nên cơ thể sống từ nhỏ nhất đến lớp nhất.

2. Mô tả cấu trúc tế bào.

III. Vận dụng cấp độ thấp

1. So sánh tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực

2. Cho hình vẽ sau:

98

Page 99: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

So sánh sự giống và khác nhau của tế bào khi còn nhỏ (A.1) và tế bào khi trưởng thành

(A.3). Vì sao tế bào lớn lên được?

IV. Vận dụng cấp độ cao

1. Bố trí thí nghiệm trồng đậu và nghiên cứu sự ảnh hưởng của nước lên sự sinh trưởng

của cây đậu.

2.Sau khi làm dấm 1 thời gian, người nông dân thấy có 1 lớp ván nổi trên bề mặt của hủ

dấm. Người nông dân gọi đó là con giấm. Theo em thì sự thật con giấm đó là gì?

Nguyên nhân xuất hiện?

Chủ đề 4. Đặc trưng của cơ thể sống

I. Nhận biết

Em hãy mô tả 7 đặc điểm đặc trưng của cơ thể sống.

II. Thông hiểu

Cho biết hình ảnh sau mô tả đặc điểm nào trong các đặc điểm đặc trưng của cơ thể

sống? Giải thích vì sao?

99

Page 100: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Chủ đề 5. cây xanh

I. Nhận biết

1. Hãy tìm một câu không đúng trong các câu sau :

A. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh

sáng.

B. Có kiểu 2 gân lá: hình mạng và hình cung.

C. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.

D. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

2. Cho hình vẽ sau

Em hãy cho biết tên gọi của hình A và hình B là gì? Nêu chức năng của bộ phận đó đối

với cây.

3. Em hãy chú thích các bộ phận cấu tạo của lá:

4. Nêu vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

5. Quang hợp là gì? Nêu nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp. Quang hợp

có vai trò gì với cây xanh và các sinh vật khác?

100

Page 101: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

6. Hô hấp là gì? Nêu nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp. Hô hấp có vai trò

gì với cây xanh?

7. Chú thích cho các bộ phận của hoa.

8. Nêu định nghĩa sinh sản ở thực vật. Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi

trường, động vật và con người. Kể tên một số biện pháp bảo vệ cây xanh.

II. Thông hiểu

1. Cho biết những cây sau có dạng thân gì?

Cây sấu: ……………………. Cây dừa: …………………….

101

Page 102: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Cây rau má: ……………………. Cây cỏ mần trầu: …………………….

2. Một số cây sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng như cây nắp ấm, cây bèo

đất. Lá của chúng đã:

A. Biến thành gai.

B. Biến thành lá bắt mồi

C. Biến thành tua cuốn.

D. Biến thành tay móc.

3. Em hãy quan sát rễ của một số loại cây sau và hoàn thành bảng mô tả cấu tạo và đặc

điểm các loại rễ đó.

TT Tên cây Đặc điểm Chức năng Tên biến dạng

1 Cây sắn

2 Cây trầu không

3 Cây tầm gửi

4. Củ su hào thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích vì sao?

102

Page 103: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

5. Cây Xương rồng có đặc điểm gì giúp nó thích nghi với đời sống khô hạn?

6. Em hãy quan sát hình và cho biết quả dừa có hình thức phát tán nào? Đặc điểm nào

của quả dừa đã giúp nó thích nghi với hình thức phát tán đó?

103

Page 104: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

III. Vận dụng cấp độ thấp

1. Cho hình vẽ sau

Em hãy so sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo ngoài của lá đơn và

lá kép.

2. Bố của Nam mới mua về một bể cá trong đó có 5 con cá vàng. Đồng thời, bác cũng

thả thêm vào trong bể một ít rong đuôi chó. Theo em, việc người ta thường thả rêu vào

bể cá có ý nghĩa gì?

3. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành hai nhóm chính là quả khô và

quả thịt. Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Quả khô khi chín thì vỏ

quả khô, cứng, mỏng. Em hãy cho biết đặc điểm của vỏ các loại quả sau và phân loại

chúng.

TT Tên quả Đặc điểm của vỏ quả Phân loại

1 Quả vải

2 Quả cà chua

3 Quả cải

4 Quả mít

5 Quả chuối

4. Quan sát hình và hoàn thành bảng sau

104

Page 105: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Hạt đậu Hạt ngô

5. Có bạn nói rằng, hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Theo em, câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?

6. Quá trình lấy nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh chịu ảnh hưởng của nhiều

nhân tố môi trường như: đất, nước, độ ẩm, không khí, nhiệt độ, ánh sáng, gió, phân

bón...

7. Em hãy mô tả cách bố trí thí nghiệm chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến

sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây.

8. Em hãy quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm sau: Có 2 cành rong trong 2 ống

nghiệm được úp ngược trong nước, một bình đặt trong bóng tối, một bình đặt ngoài

sáng.

105

Page 106: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Sau vài giờ, cành rong trong ống nghiệm ngoài ánh sáng xuất hiện nhiều bọt khí nổi

lên, em hãy cho biết bọt khí đó là gì? Giải thích.

9. Em hãy điền các từ sau vào các số tương ứng trong hình dưới đây: Oxi, năng lượng

ánh sáng mặt trời, cacbonic, đường, nước và muối khoáng.

10. Quan sát hình mô tả thí nghiệm của nhà bác học Priesley:

Em hãy cho biết có gì khác giữa hình (a) và hình (b)? hình (c) và (d) có gì khác nhau

không? Từ đó cho biết khí oxi có vai trò gì với sinh vật?

11. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín

cửa?

12. Em hãy quan sát hình một số loại thực vật và hoàn thành bảng bên dưới

106

Page 107: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Cây rau má bò trên đất ẩm Củ gừng để nơi đất ẩm

Củ khoai lang để nơi đất ẩm Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm

Bảng

TT Tên cây Sự tạo thành cây mới

Mọc từ phần nào

của cây?

Phần đó thuộc loại cơ

quan nào?

Trong điều kiện

nào?

1 Rau má

2 Gừng

3 Khoai lang

4 Thuốc bỏng

107

Page 108: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

A. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ B. Hoa thụ phấn nhờ gió

13. Em hãy mô tả đặc điểm của hoa thích nghi với hình thức thụ phấn nhờ sâu bọ và

nhờ gió?

14. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

15. Em hãy quan sát hình sau và dựa vào hình ảnh minh họa trong các hình đó để nêu

vai trò của cây xanh với khí hậu và môi trường.

IV. Vận dụng cấp độ cao

1. Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt và hạn hán như thế nào? Tại sao nói “rừng

là lá phổi xanh của con người”?

2. Em hãy nêu nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút. Chúng ta

cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?

3. Hãy kể tên một số cây xanh có giá trị tại địa phương em và nêu vai trò của chúng.

TT Tên cây xanh Giá trị của cây

1

2

108

Page 109: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3

4

5

4. Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp thường dùng trong trồng trọt để tạo điều

kiện cho rễ cây có thể hút nước và muối khoáng tốt.

5. Các biện pháp kỹ thuật tưới nước, bón phân và cải tạo đất cho các loại cây trồng ở

gia đình.

6. Ứng dụng kiến thức sinh sản ở thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, tạo

giống mới năng suất cao.

Chủ đề 6: Nguyên sinh vật và động vật

I. Nhận biết

1. Quan sát hình và cho biết tên các đại diện sau của Nguyên sinh vật.

2. Nêu vai trò của nguyên sinh vật với đời sống con người và tự nhiên

3. Nêu vai trò của Động vật không xương sống với đời sống con người và tự nhiên.

4. Nêu vai trò của Động vật không xương sống với đời sống con người và tự nhiên.

5. Mô tả được những tác động của con người đối với động vật.

II. Thông hiểu

1. Giải thích nguyên nhân của một số bệnh gây nên do Nguyên sinh vật.

2. Giải thích nguyên nhân của một số bệnh gây nên do Động vật không xương sống.

3. Giải thích nguyên nhân của một số bệnh gây nên do Động vật không xương sống.

4. Trình bày lợi ích và tác hại của động vật với con người.

III. Vận dụng cấp độ thấp

1. Ứng dụng những kiến thức về Nguyên sinh vật trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ

sức khỏe.

2. Vận dụng các biện pháp để phòng chống bệnh ở địa phương.

109

Page 110: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

3. Nêu cách chăm sóc vật nuôi trong gia đình và địa phương.

4. Khi ở ruột, giun đũa trưởng thành gây hại cho cơ thể người như thế nào?

a. Tiết độc tố gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu hoặc bị tắc ruột.

b. Lấy các chất dinh dưỡng trong thức ăn của người làm cho cơ thể người bị gầy yếu,

xanh xao, suy dinh dưỡng.

c. Giun đũa đẻ nhiều làm cho người có bụng to, khó thở, bị bệnh chân voi.

d.Tiết độc tố gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu hoặc bị tắc ruột; e. Lấy các

chất dinh dưỡng trong thức ăn của người làm cho cơ thể người bị gầy yếu, xanh

xao, suy dinh dưỡng.

5.Vai trò của giun đất với trồng trọt:

a. Làm đất tơi xốp hơn.

b. Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn và làm giảm

lượng các muối canxi, kali…

c. Phân giun đất có tác dụng (gián tiếp) đẩy mạnh hoạt động của các vi sinh vật trong

đất.

d.Làm đất tơi xốp hơn, có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn và làm

giảm lượng các muối canxi, kali… và đẩy mạnh hoạt động của các vi sinh vật.

6. Ý nghĩa của giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ là:

a. được bảo vệ an toàn tránh bị động vật khác ăn mất.

b. được cùng di chuyển với trai mẹ.

c. được cung cấp đầy đủ dưỡng khí và thức ăn.

d. được bảo vệ an toàn tránh bị động vật khác ăn mất và được cung cấp đầy đủ

dưỡng khí và thức ăn.

7. Tập tính sâu bọ có đặc điểm:

a. thể hiện hoạt động sống của sâu bọ, đặc biệt về dinh dưỡng và sinh sản.

b. đáp ứng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể;

gia tăng tích thích nghi và tồn tại của sâu bọ; thể hiện hoạt động sống của

sâu bọ, đặc biệt về dinh dưỡng và sinh sản; có khả năng chuyển giao được

từ các thể này sang cá thể khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

c. gia tăng tích thích nghi và tồn tại của sâu bọ.

d. có khả năng chuyển giao được từ các thể này sang cá thể khác, từ thế hệ

110

Page 111: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

này sang thế hệ khác.

Chủ đề 7: Đa dạng sinh học

I. Nhận biết

1. Nêu khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Một số loài cây có thể mọc được trên các sa mạc khô và nóng vì:

A. chúng có một số đặc điểm thích nghi: thân mọng nước, rễ ăn sâu, lan rộng, lá biến

thành gai.

B.chúng có một số đặc điểm thích nghi: thân mọng nước, rễ ăn sâu, lan rộng, lá phát

triển.

C.chúng có một số đặc điểm thích nghi: thân gỗ, rễ ăn sâu, lan rộng, lá biến thành gai.

D.chúng có một số đặc điểm thích nghi: thân bụi, rễ ăn sâu, lan rộng, lá biến thành gai,

có túi muối.

3. Tảo là thực vật bậc thấp vì :

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

B. Sống ở dưới nước

C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự

D. Cơ thể có cấu tạo đa bào

4. Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm cơ bản của thực vật thuộc

nhóm Rêu

A.Có rễ, thân lá, hoa, quả, hạt.

B.Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có

hoa.

C.Có rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản là bào tử.

D.Có rễ, thân, lá, chưa có hoa và quả.

5. Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm cơ bản của thực vật thuộc

nhóm Quyết?

A.Có rễ, thân lá, hoa, quả, hạt.

B.Có rễ thân, lá, chưa có hoa, quả.

C.Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có

hoa.

D.Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.

111

Page 112: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

6. Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm thực vật nào gồm toàn thực vật thuộc

ngành Hạt trần?

A. Rau bợ, rau muống, rau cải, rau cần.

B. Xu hào, cà rốt, su su, cà chua.

C. Tuế, thông, bạch quả

D. Mít, ổi, cà phê, thông.

7. Giới Thực vật được chia thành các ngành:

A. Tảo, Nấm, Vi khuẩn, Địa y.

B. Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt Trần, Hạt kín.

C. Thực vật Một lá mầm và Thực vật hai lá mầm.

D. Tảo, Nấm, Địa y, Rêu, Hạt Trần, Hạt kín.

8. Báo và Sói cùng thuộc Bộ Ăn thịt. Cấu tạo, đời sống , tập tính có nhiều điểm giống

nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau như:

a. Báo ăn tạp, sói ăn động vật.

b. Báo rình mồi, vồ mồi còn sói đuổi bắt mồi.

c. Báo sống đơn độc, sói sống theo đàn.

d. Báo rình mồi, vồ mồi còn sói đuổi bắt mồi và báo sống đơn độc, sói sống theo

đàn.

II. Thông hiểu

1. Trình bày được các nguy cơ dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học.

2.Để sống được ở môi trường bãi lầy ven biển, các cây rừng ngập mặn cần có một số đặc

điểm thích nghi. Hãy khoanh tròn những đặc điểm mà em cho là đúng?

Đặc điểm thích nghi của một số cây sốngở môi trường bãi lầy ven

biển

Đúng/ Sai

Có rễ chống (ví dụ: cây đước) Đúng/ Sai

Có rễ thở (ví dụ: cây bần, mắm) Đúng/ Sai

Một số cây có rễ đâm xuống đất sâu tới 20-30 m để lấy nước ngọt Đúng/ Sai

Có hiện tượng “sinh con”( ví dụ: các cây Họ đước) Đúng/ Sai

Một số cây có hiện tượng lá biến thành gai Đúng/ Sai

3. Lá của những cây mọc trên cạn có hướng lá nằm ngang có lỗ khí nằm chủ yếu ở mặt nào của

lá? Em hãy khoanh tròn những nhận định mà em cho là đúng?

Lá của những cây có hướng lá nằm ngang có lỗ khí chủ yếu ở: Đúng/ Sai

112

Page 113: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Mặt trên của lá Đúng/ Sai

Mặt dưới của lá Đúng/ Sai

Cả 2 mặt của lá Đúng/ Sai

Cả 2 mặt của lá đều không có lỗ khí Đúng/ Sai

III. Vận dụng cấp độ thấp

1. Đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương.

2. Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình

thành một số đặc điểm thích nghi. Các cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều (ví dụ: trong

rừng rậm hay trong thung lũng) thân thường vươn cao, các cành tập trung ở phần ngọn.

Hãy giải thích tại sao?

3. Nguyên nhân nào khiến động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

a. Do khí hậu ấm áp.

b. Do nguồn thức ăn phong phú.

c. Do môi trường sống đa dạng.

d. Do khí hậu ấm áp, nguồn thức ăn phong phú và môi trường sống đa dạng.

4.Việc tạo ra sinh vật nhân tạo (Synthia) đã cho thấy vai trò to lớn của việc phát hiện

ra sinh vật này trên Trái Đất. Em hãy khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” cho mỗi nhận

định về vai trò của sinh vật nhân tạo (Synthia).

Em hãy khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” cho mỗi nhận định về vai

trò của sinh vật nhân tạo (Synthia).

Đúng /

SaiNếu sử dụng sinh vật nhân tạo (Synthia) một cách hợp lý sẽ làm giảm

hiệu ứng nhà kính.

Đúng /

SaiCây trồng sẽ không thể sống được nếu nhóm sinh vật nhân tạo này phát

triển.

Đúng /

SaiKhi đưa sinh vật lên sao Hỏa có 95% bầu khí quyển loãng của hành

tinh đỏ là khí CO2 con người có thể xây dựng một nền văn minh mới ở

trên đó.

Đúng /

SaiSinh vật (Synthia) được tạo ra là sinh vật duy nhất ăn khí CO2 trên Trái

đất.

Đúng /

Sai5. Trong nông nghiệp, để tạo ra cây ngô có khả năng kháng sâu bọ người ta

A. chuyển một gen kháng sâu bọ từ vi khuẩn vào nhân của tế bào cây ngô.

B. cho nhân của tế bào hạt phấn kết hợp với nhân của tế bào vi khuẩn trong

ống nghiệm.

113

Page 114: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

C. tiêu diệt toàn bộ gen nhân trong tế bào của cây ngô sau đó chuyển gen nhân

của tế bào vi khuẩn để thay thế.

D. sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào cây ngô.

IV. Vận dụng cấp độ cao

1. Viết được báo cáo ngắn tuyên truyền về bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương.Theo

em, để ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất, phương hướng hành động của chúng ta phải

như thế nào?

2. Mất rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến (hãy khoanh tròn phương án

“Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nội dung sau

TT Nguyên nhân gây ra Hãy chọn phương án

“Đúng” hoặc “Sai”

1 Hạn hán Đúng / Sai

2 Lũ lụt Đúng / Sai

3 Xói mòn Đúng / Sai

4 Mất nhiều sinh vật quý Đúng / Sai

5 Giảm độ đa dạng sinh

học

Đúng / Sai

3.Trong sản xuất nông nghiệp, người ta đã tính được để sản xuất 1000 kg thóc, cây lúa đã

lấy ở đất một lượng các muối khoáng chính như bảng sau:

Tên loại muối khoáng Lượng muối khoáng để sản xuất 1000 kg thóc

Muối đạm (có chứa nitơ) 9 -16 kg

Muối lân (có chứa phốt pho) 4 - 8 kg

Muối kali 2-4 kg

Đọc thông tin trong bảng số liệu trên và cho biết cây cần nhiều nhất loại muối khoáng

nào?

A.Muối đạm.

B.Muối lân.

C.Muối kali.

D.Muối iốt.

Các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm trồng cây trong chậu như sau:

- Chậu A: có đủ các muối khoáng hòa tan: muối đạm, muối lân, muối kali.

114

Page 115: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Chậu B: Thiếu muối đạm.

- Chậu C: Thiếu muối lân.

- Chậu D: Thiếu muối kali.

Kết quả là:

Chậu A: Cây sinh trưởng phát triển tốt

Chậu B: Cây còi cọc, lá vàng

Chậu C: Cây còi cọc, rễ phát triển yếu, lá nhỏ vàng, chín muộn

Chậu D: Cây mềm, yếu, lá vàng, dễ bị sâu bệnh.

Kết quả thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì? Em hãy khoanh tròn những kết luận

mà em cho là đúng?

Kết luận rút ra từ kết quả thí nghiệm Đúng/ Sai

Muối khoáng giúp cho cây sinh trưởng Đúng/ Sai

Các loại cây đòi hỏi lượng muối khoáng không giống nhau Đúng/ Sai

Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có các loại muối

khoáng cây cần nhiều nhất là : muối đạm, muối lân, muối kali

Đúng/ Sai

Cây sống trong nước không cần muối khoáng Đúng/ Sai

Chủ đề 8: Lí thuyết xác suất trong di truyền học

Để hiểu rõ các phát hiện của Mendel và các nguyên lý di truyền học nói chung,

cũng như để vận dụng các kiến thức này một cách có hiệu quả vào trong học tập và

thực tiễn đời sống-sản xuất, chúng ta cần nắm vững một vài khái niệm và nguyên lý xác

suất cơ bản sau đây.

1./ Một số khái niệm và tính chất cơ bản của xác suất

Một cách đơn giản, xác suất (Probability) được định nghĩa bằng số lần xảy ra

một biến cố hay sự kiện (Event) cụ thể chia cho tổng số cơ may mà biến cố đó có thể

xảy ra.

Nếu ta ký hiệu xác suất của biến cố A là P(A), m là số lần xẩy ra sự kiện A và n

là tổng số phép thử hay toàn bộ số khả năng có thể có.

Khi đó: P(A) = m / n

Trong đó 0 ≤ m ≤ n, và n > 0. =>(0 ≤ P(A) ≤ 1).

115

Page 116: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Phép thử là việc thực hiện một nhóm các điều kiện xác định, ví dụ một thí

nghiệm tung đồng xu hay một phép lai cụ thể. Các kết quả khác nhau có thể có từ phép

thử gọi là các biến cố, được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa A, B, C… Ví dụ: Kiểu

gene dị hợp Aa có thể tạo ra hai loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau là

0,5 trong khi các kiểu gene đồng hợp như AA, aa chẳng hạn chỉ cho một loại giao tử là

Avà a.

Khi thực hiện phép thử có thể xuất hiện một trong các loại biến cố sau:

-Biến cố ngẫu nhiên (A) là sự kiện có thể xảy ra nhưng cũng có thể không

xảy ra, với 0 ≤ P(A) ≤ 1.

-Biến cố chắc chắn (Ω) là sự kiện nhất thiết xảy ra, P(Ω) = 1.

-Biến cố không thể có ( ) là sự kiện nhất thiết không xảy ra và xác suất luôn

bằng 0 (P( ) = 0).

-Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B gọi là đôi xung khắc với nhau nếu

tích của chúng là một biến cố không thể có:

A∩B = P( ) => P(A∩B) = 0 và P(A B) = P(A)+ P(B).

-Biến cố đối lập: "không A" (Ā) được gọi là biến cố đối lập của biến cố A

khi Ā = Ω \ A và Ā A= Ω. Khi đó P(Ā) = 1 − P(A).

-Nhóm đầy đủ các biến cố hay không gian biến cố sơ cấp (Ω) là tập hợp toàn

bộ các biến cố sơ cấp (ω) của một phép thử mà khi được thực hiện thì nhất thiết một

trong chúng phải xảy ra, và có hiện tượng xung khắc từng đôi.

Ví dụ: dãy các biến cố B1, B2,B3..., Bn lậpthànhmộtnhóm đầyđủ các biến

cốkhi chúng thoảmãnhaiđiềukiện sau:

Tổngcủachúnglàmộtbiếncố chắc chắn:B1 B2 ...

Bn=Ω;vàChúngxungkhắctừngđôimột:BiBj = ; (ij).

2./ Một số nguyên lý xác suất cơ bản

2.1. Xác suất điều kiện

Giả sử A,B là 2 biến cố bất kỳ và P(A/B) > 0. Gọi tỉ số )()(

BPBAP

là xác suất ó

điều kiện của biến cố A với diều kiện của biến cố B đã xẫy ra kí hiệu:

)( BAP = )()(

BPBAP

.

116

Page 117: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Nếu P(A) > 0 thì gọi tỉ số )()(

APBAP

= )( ABP là xác suất có điều kiện của

biến cố B với điều kiện biến cố A đã xẫy ra.

Ví dụ: từ kết quả thí nghiệm lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng hạt vàng và hạt

xanh. Hãy tìm xác suất để một cây đậu hạt vàng ở F2 là thể dị hợp (Aa)?.

Giải:

Khi viết sơ đồ lai ta có 4 kiểu tổ hợp 1AA; 2Aa; 1aa, trong đó có 3 kiểu tổ hợp

có kiểu hình hạt vàng (A-) nhưng chỉ có 2 kiểu là dị hợp

Sơ đồ lai

P (hạt vàng) AA × aa (hạt xanh)

G A a

F1 100% Aa

F2 1/4 AA 2/4 Aa 1/4 aa

Gọi: A là sự kiện cây đậu F2 hạt vàng.

B là sự kiện cây đậu F2 hạt và dị hợp,

Ta có: P(A) =3/4

P(A∩B) = P(B) =2/4

Áp dụng công thức ta có: )( ABP = )()(

APBAP

= 43

42

= 32

Vậy xác suất để thu được một cây đậu hạt vàng ở F2 ở thể dị hợp là 2/3

Quy tắc nhân :

Bản chất của các quy luật Mendel về cơ bản đều là hệ quả của quy tắc này.

Ví dụ: Aa X Aa ¾ A- ; ¼ aa

Bb X Bb ¾ B- ; ¼ bb

=> F2 9A-B- ; 3A-bb; 3 aaB- ; 1aabb

Hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau nếu P(B/A) = P(B) hoặc

P(A/B) = P(A). Nghĩa là sự xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng

đến sự xảy ra của biến cố kia.

=> P(A∩B) =P(A).P(B)

Khi đó, quy tắc nhân được phát biểu như sau: Xác suất trùng hợp của cả hai

biến cố độc lập bằng tích các xác suất riêng rẽ của chúng. Nghĩa là, nếu A và B là các

biến cố độc lập thì: P(A∩B) = P(A).P(B).

117

Page 118: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Nếu các gene phân ly độc lập và tổ hợp tự do, thì tỷ lệ phân ly đồng thời của cả

hai tính trạng bằng tích các tỷ lệ phân ly riêng rẽ của các tính trạng đó, và ngược lại.

* Hệ quả: Nếu tích các tỷ lệ phân ly riêng rẽ của các tính trạng khác với tỷ lệ

phân ly đồng thời của cả hai tính, chứng tỏ các tính trạng đó tuân theo quy luật di

truyền liên kết

Ví dụ: Kết quả của một phép lai cho thấy tỷ lệ phân ly của cả hai tính là 1A-

bb:2A-B: 1aabb hoặc 3A-B-:1aabb. Trong khi tỷ lệ phân ly của mỗi tính trạng vẫn là

3:1.Ta dễ dàng thấy rằng tích (3:1)(3:1) ≠ 1:2:1 hoặc 3:1, chứng tỏ các tính trạng này

tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn, và kiểu gene của bố mẹ chúng đối với trường

hợp đầu là Ab/aB × Ab/aB hoặc AB/ab × Ab/aB, và trường hợp sau là AB/ab ×

AB/ab.

2.2. Công thức xác suất toàn phần

Giả sử dãy B1, B2, B3,…,Bn hợp thành một thành một hệ đầy đủ các sự kiện,

nghĩa là: B1 B2 B3 … Bn =Ω và Bi Bj = , P(BiBj) = 0 và A là 1 biến cố bất kì.

P(A) = P(B1).P(A/B1) + P(B2).P(A/B2) +...+ P(Bn).P(A/Bn)

P(A) =

n

i 1

Bi)P(Bi).P(A/ ; với i = 1,..,n. (*)

Công thức Bayes

Khi phép thử ở (*) được thực hiện có nghĩa là P(A) xảy ra, vậy P(A) xảy ra thì

trong các biến cố BiBj (B1 Bn) biến cố nào sẽ có khả năng xảy ra cao nhất.

Nghĩa là phải tìm xác suất P(Bk/A)

Suy ra: P(A)

Bk)P(Bk).P(A/ P(Bk/A) ; với P(A) > 0.

Thay P(A) từ công thức xác suất toàn phần ở trên, ta được công thức Bayes như

sau: Bi) P(Bi).P(A/ Bk)P(Bk).P(A/ P(Bk/A)

Trong đó: P(Bi) được gọi là xác suất tiền nghiệm.

P(Bk/A) được gọi là xác suất hậu nghiệm.

Ví dụ: Lấy ngẫu nhiên một cây đậu hạt vàng ở F2 (trong thí nghiệm của

Mendel) cho lai với cây hạt xanh, và ở thế hệ lai nhận được tất cả là 6 cây hạt vàng.

Hãy tìm xác suất của cây hạt vàng F2 đem lai là thể đồng hợp.

118

Page 119: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giải:

Ta biết rằng ở F2 có tỷ lệ kiểu gene là 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa và tỷ lệ kiểu hình

là 3/4 vàng : 1/4 xanh.

Gọi B1 sự kiện cây hạt vàng F2 lấy ra là thể đồng hợp; B2 sự kiện cây hạt vàng

F2 lấy ra là thể dị hợp; (B1 B2 = Ω)

A là sự kiện 6 cây hạt vàng nhận được ở thế hệ lai.

Ta có các xác suất tiên nghiệm: P(B1) = 1/3 và P(B2) = 2/3

Và các xác suất điều kiện: P(A/ B1) = 1 và P(A/ B2) =6

21

= 1/64

Vậy xác suất (hậu nghiệm) cần tìm là:

P(B1/A)= B2)] P(B2).P(A/ B1)/ [P(B1).P(A B1) P(B1).P(A/

=

97.03332

1/64)](2/3 1)[(1/3 1)(1/3

3. Phương pháp giải một số bài toán di truyền ứng dụng xác suất thống kê

Bài tập 1. Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu

A, có cha là nhóm máu O. Hỏi xác suất trong trường hợp sau:

a. Hai đứa con đều nhóm máu A

b. Một đứa con nhóm máu B, một đứa khác nhóm máu O

c. Đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.

Giải:

Sơ đồ lai:

P : IAIB X IAIO

IA,IB IA,IO

F : IAIA : IAIO : IAIB : IBIO

a. Xác suất một đứa con có nhóm máu A là 50%

=> 2 đứa con có nhóm máu A là: 1/2 x 1/2 = 1/4 = 25%

b. Xác suất để có một đứa con có nhóm máu B là:1/4

Một đứa khác có nhóm máu O là 0%.

=> Xác suất để một đứa con nhóm máu B, một nhóm máu O là:

0 x 1/4 = 0%

119

Page 120: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

c. Xác suất để có đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ 2 là con gái nhóm

máu B là: 1/2 X 1/4 X 1/2 X 1/4 = 1/64

Bài tập 2. Bố mẹ, ông bà đều bình thường, bố bà ngoại mắc bệnh máu khó đông. Xác

suất để cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh là bao nhiêu ?

Giải:

Bố bà ngoại mắc bệnh máu khó đông có KG: XaY

bà ngoại bình thường có KG : XAXa

Ông ngoại bình thường có KG: XAY

Sơ đồ lai: XAXa x XAY

XAXA : XAXa : XAY : XaY

Mẹ bình thường có KG: XAXA, XAXa

Bố bình thường có KG: XAY

Xác suất để sinh ra đứa con bị bệnh thì mẹ bình thường có KG: XAXa

XAXa x XAY

XAXA : XAXa : XAY : XaY

100% bình thường 50% bình thường 50% bệnh

Xác suất bị bệnh của người con là: 1/2 X 1/4 = 1/8

Bài tập 3. Gen p gây chứng Phennylketonuria về phương diện di truyền đây là bệnh

gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen P quy định sự chuyển hóa bình

thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô

đen biểu thị người mắc chứng Phennylketonuria.

a. Xác suất mang bệnh của người thứ 6 là bao nhiêu?

b. Xác suất những đứa trẻ mắc chứng Phennylketonuria sinh ra từ cặp vợ chồng là

anh, chị em họ lấy nhau (người số 4 và 5) ?

Giải:

120

1 2

3

5

6

4

Page 121: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

a. Kết hôn giữa 2 người mang mầm bệnh (2 thể dị hợp) sẽ cho xác suất KG ở đời

con như sau:

Sơ đồ lai:

P: Pp X Pp

F1: ¼ PP : 2/4 Pp: ¼ pp

Hay ¾ số con sinh ra là bình thường và ¼ mang chứng Phennylketonuria

2/4 của ¾ số con có kiểu hình bình thường sẽ mang mầm bệnh hay

2/4 : 3/4= 2/3 số con có kiểu hình bình thường nhưng mang mầm bệnh

Vậy xác suất mang mầm bệnh ở người số 6 là 2/3

b. Người số 4 có xác suất mang mầm bệnh là 2/3 vì 2/3 số trẻ bình thường của cặp

vợ chồng dị hợp có thể mang mầm bệnh. Người số 5 có xác suất mang mầm bệnh là

1 vì gen lặn do bố truyền cho

Xác suất bố mẹ dị hợp tử có con mang chứng Phennylketonuria là ¼.

P mang mầm bệnh của người số 4 là 2/3

P mang mầm bệnh của người số 5 là 1

P của bố mẹ dị hợp sinh con mang mầm bệnh 1 là ¼

Vậy xác suất của đứa con bị bệnh là: 2/3 X 1 X 1/4 = 1/6

Bài tập 4. Ở người, bệnh u xơ nang do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định,

người bình thường mang alen A. Có 2 cặp vợ chồng bình thường và đều mang cặp gen

dị hợp. Hãy xác định:

A. Xác suất để có 3 người con trai của cặp vợ chồng thứ nhất đều mắc bệnh?

B. Xác suất để có 4 người con của cặp vợ chồng thứ 2 có 3 người bình thường và 1

người mắc bệnh.

Giải:

Sơ đồ lai:

Aa X Aa

1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa

Bình thường Bệnh

A. Xác suất có một người con mắc bệnh là ¼

=> Xác suất có 1 người con trai bị bệnh là:½ x ¼ = 1/8

Mà xác suất để có 3 người con trai của cặp vợ chồng thứ 1 đều mắc bệnh là:

(1/8)3 = 1/512

121

Page 122: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

B. Xác suất để có 3 người bình thường là ¾;

Xác suất có 1 người mắc bệnh là ¼

Mà xác suất để có 4 người con của cặp vợ chồng thứ 2 có 3 người con bình thường và

một người mắc bệnh là: 4 [(3/4)3 x 1/4] = 27/64

Bài tập 5. Giả sử có một sinh vật F1 có bộ NST được kí hiệu là các chữ cái như sau

AaBbDDEeFf. Nếu tự thụ phấn thì hãy tính xác suất thu được các kiểu gen ở F2 :

A-B-D-E-F-=?

A-BbddE-F-=?

aaB-D-eeff=?

aabbD-eeff=?

Giải

Sơ đồ lai

AaBbDDEeFf x AaBbDDEeFf

Theo quy luật Menden các tính trạng di truyền độc lập với nhau cho nên để tính

xác suất ta cần tách riêng rẽ từng cặp tính trạng.

Aa x Aa Bb x Bb DD x DD Ee x Ee Ff x Ff

¾ A- ;1/4aa 3/4B- ; 1/4aa 100%D- 3/4E- ; 1/4ee 3/4F- ; 1/4ff

A-B-D-E-F- = ¾ x ¾ x 1 x ¾ x ¾ = 81/256

A-BbddE-F- = ¾ x ¼ x 0 x ¾ x ¾ = 0

aaB-D-eeff = ¼ x ¾ x 1 x ¼ x ¼ = 3/256

aabbD-eeff = ¼ x ¼ x 1 x ¼ x ¼ = 1/256

3.7. Các đề kiểm tra tham khảo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT

SỐ ĐIỂM: 300, GỒM 8 CÂU

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

1. Các thí

nghiệm của

(7 tiết)

- XĐ tỷ lệ KG,

KH ở các thế

hệ lai.

- Vận dụng qui

luật để giải

- Vận dụng qui

luật để giải BT

122

Page 123: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

thích KQ

2 câu, 20%=

60 điểm

1 câu, 60% =

36 đ

1 câu, 40% =

24 đ

2. Nhiễm sắc

thể (7 tiết)

- Nêu được các

sự kiện trong

giảm phân dẫn

đến hình thành

các tổ hợp giao

tử khác nhau

- Biết XĐ các

kỳ của NP và

Bộ NST 2n của

loài trên sơ đồ

1 câu, 10%=

30 điểm

50% = 15 đ 50% = 15 đ

3. AND và

gen

(6 tiết)

- Nêu ý nghĩa

nguyên tắc bổ

sung

- Giải thích

nguyên tắc bổ

sung trong cơ

chế di truyền

1 câu, 15%=

45 điểm

30% = 15 đ 70% = 30 đ

4. Biến dị (7

tiết)

- Vận dụng cơ

chế phát sinh

đột biến dị bội

và đa bội để

giải thích một

ví dụ thực tế.

1 câu, 20%=

60 điểm

100% = 60 đ

5. Ứng dụng

DT và BD (9

tiết)

- Vận dụng cơ

sở DT học để

tính tỷ lệ kiểu

gen, kiểu hình

ở các thế hệ tự

thụ phấn và

123

Page 124: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

giao phối cận

huyết

1 câu, 10%=

30 điểm

100% = 30 đ

6. SV và MT

(6 tiết)

- Giải thích tác

động của nhân

tố nhiệt độ và

độ ẩm đến sự

phát triển của

trứng tằm.

- Vận dụng qui

luật giới hạn

sinh thái để

giải thích ảnh

hưởng của độ

ẩm đến sự nở

của trứng tằm.

1 câu, 15%=

45 điểm

50% = 22 đ 50% = 23 đ

7. Hệ sinh

thái (6 tiết)

- Xác định

được các loại

sinh vật trong

chuỗi thức ăn

mở đầu bằng

SV phân hủy.

1 câu, 10%=

30 điểm

100% = 30 đ

TS câu: 8

Điểm 300

10 % = 30 đ 22,3% = 67 đ 39,7% = 119 đ 28% = 84 đ

124

Page 125: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Thời gian: 120 phút

Câu 1 (36 điểm).

Ở một loài thực vật, hoa màu đỏ là trội so với hoa màu trắng. Cho giao phấn giữa cây

hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu

được F2.

a) Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.

b) Màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?

Câu 2 (24 điểm).

Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd), mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính

trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd.

a) Có bao nhiêu kiểu hình ở F1? Sự phân ly về kiểu hình của F1 tuân theo công thức

nào?

b) Không cần lập bảng, hãy tính tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AabbDd; AaBbDd.

Câu 3 (30 điểm).

Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi

ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.

Câu 4 (45 điểm).

b) Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác

nhau trong các giao tử.

Câu 5 (60 điểm).

Ở một loài thực vật giao phấn có bộ NST lưỡng bội 2n, bố mẹ đều có kiểu gen Aa

giao phấn với nhau, ở thế hệ con xuất hiện 1 cá thể có kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ

chế hình thành cá thể có kiểu gen trên.

Câu 6 (45 điểm).

Trong một phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 25oC và cho thay

đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau:

Độ ẩm tương đối (%) 74 76 86 90 94 96

125

Hình 1: Trung tử

a) Sơ đồ (hình 1) sau đây biểu diễn mộtgiai đoạn phân bào. Tế bào này đang phân bào nguyên phân hay giảm phân và ở kỳ nào? Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

Page 126: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Tỉ lệ trứng nở (%) 0 5 90 90 5 0

a) Các số liệu trên mô tả điều gì? Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng

cực thuận của độ ẩm không khí đối với sự nở của trứng tằm.

b) Nếu tăng hoặc giảm nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp hơn nhiệt độ 25oC và giữ

nguyên độ ẩm cực thuận thì sự nở của trứng tằm có bị thay đổi không? Giải thích.

Câu 7 (30 điểm).

a) Dưới đây là một chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái:

Lá rụng, thân khô mối gà rừng cáo nấm, vi khuẩn hoại sinh.

Chuỗi thức ăn trên có những loại sinh vật nào? Nấm và vi khuẩn hoại sinh trong

chuỗi thức ăn có vai trò gì?

Câu 8.(30 điểm)

Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát (P) có 100% kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc

qua các thế hệ. Hỏi ở thế hệ F4 thành phần kiểu gen trong quần thể như thế nào?

HƯỚNG DẪN CHẤM

NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (36đ)

a) Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2 :

* TH1: Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng

P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1 Aa F2 Kgen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa;

kiểu hình: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

* TH2: Hoa đỏ tr ội không khoàn toàn so với hoa trắng:

P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1 Aa (hoa hồng) F2 KG: 1AA : 2 Aa :

1 aa; kiểu hình: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

b) Trong cả hai trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn, màu sắc

hoa đều chịu chi phối bởi quy luật phân ly.

12đ

12đ

12đ

Câu 2 (24 đ)

a) Số kiểu hình ở F1: 23 = 8; Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 tuân theo công

thức: (3 + 1)3 .

b) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AabbDd; AaBbDd.

8 đ

8 đ

126

Page 127: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AabbDd = =

- Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AaBbDd = =

8 đ

Câu 3 (30 đ)

a) *Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bào tồn trong nhân đôi

ADN:

- Nguyên tắc bổ sung: A trên mạch khuôn của ADN liên kết với T của môi

trường và ngược lại; G trên mạch khuôn của ADN liên kết với X của môi trường

và ngược lại.

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong phân tử ADN con có 1 mạch cũ của ADN

mẹ, 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường.

* Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN: Đảm bảo sự ổn định thông tin di

truyền trên ADN qua các thế hệ

b) Nếu trong quá trình phiên mã, dịch mã nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì

cấu trúc của phân tử ARN, prôtêin thay đổi. Tuy nhiên cấu trúc của gen

không thay đổi. Vì vậy gen không bị đột biến.

7 đ

7 đ

7 đ

Câu 4 (45 đ)

a) Nhận xét: Tế bào đang ở kỳ giữa 1 của giảm phân. Bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.

b) các sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác

nhau trong giao tử:

- Sự trao đổi chéo crômatít của cặp NST tương đồng ở kì trước 1 của giảm

phân tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST.

- Kỳ sau giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập- tổ hợp tự do của các cặp

NST tương đồng khác nhau tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn

gốc NST.

- Kỳ sau giảm phân II: Xảy ra sự phân ly ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể

đơn (crômatit chị em) trong cặp NST tương đồng về các tế bào con.

15đ

10đ

10 đ

10đ

Câu 5 (60 đ)

* Cá thể có kiểu gen Aaa thuộc dạng thể ba (2n + 1)

Cơ chế hình thành: Trong quá trình phát sinh giao tử một bên bố hoặc mẹ

127

Page 128: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

giảm phân không bình thường tạo ra giao tử Aa (n + 1) và O (n – 1); một bên

giảm phân bình thường tạo giao tử A (n) và a (n); qua thụ tinh giao tử Aa (n

+1) kết hợp với giao tử a (n) tạo nên hợp tử Aaa (2n +1). Sơ đồ…….

* Cá thể Aaa là cơ thể tam bội (3n)

Cơ chế hình thành: Trong quá trình phát sinh giao tử một bên bố hoặc mẹ

giảm phân không bình thường tạo ra giao tử Aa (2n), một bên giảm phân

bình thường tạo giao tử A (n) và a (n); qua thụ tinh giao tử Aa (2n) kết hợp

với giao tử a(n) tạo nên hợp tử Aaa (3n). Sơ đồ…….

30 đ

30 đ

Câu 6 (45 đ)

a) Nhận xét:

- Các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng tằm đối với

độ ẩm.

- Giới hạn dưới: độ ẩm tương đối 74%; Giới hạn trên: độ ẩm tương đối 96%;

khoảng cực thuận là 86%- 90%.

b) Nếu giữ nguyên độ ẩm cực thuận, thay đổi nhiệt độ thì sự nở của trứng

tằm sẽ thay đổi và phụ thuộc vào nhân tố nhiệt độ. Vì nhiệt độ trở thành

nhân tố sinh thái giới hạn đối với sự nở của trứng tằm.

15 đ

15đ

15 đ

Câu 7 (30 đ)

Chuỗi thức ăn:

- Chuỗi thức ăn này có 2 loại sinh vật: SVTT (bậc 1: Mối, bậc 2: gà rừng,

bậc 3: cáo).

- sinh vật phân giải: mối, nấm, vi khuẩn hoại sinh.

- Vai trò của vi sinh vật phân giải: phân giải các chất hữu cơ chất vô cơ,

khép kín chu trình tuần hoàn các chất trong tự nhiên.

10 đ

10 đ

10 đ

Câu 8. (30 đ)

Thành phần kiểu gen trong quần thể ở thế hệ F4 là

Aa = = 0,0625 (= 6,25%) ;

AA = aa = (1 – 0,0625): 2 = 0, 46875 (= 46,875%)

15 đ

15 đ

2. Một vài ví dụ về cách ước lượng số câu hỏi cho các đề kiểm tra

128

Page 129: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(Dùng bảng tính EXCEL để tính tự động)

2.1. Cách tính số câu hỏi cho bài kiểm tra dạng trắc nghiệm 100%

Tổng thời gian (phút)     90    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu Điểm

Bậc 1 1 25 22.5 23 2.5

Bậc 2 2 30 27 14 3

Bậc 3 3 30 27 9 3

Bậc 4 3.5 15 13.5 4 1.5

Cộng   100 90 50 10

Tổng thời gian (phút)     60    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu Điểm

Bậc 1 1 25 15 15 2.5

Bậc 2 2 30 18 9 3

Bậc 3 3 30 18 6 3

Bậc 4 3.5 15 9 3 1.5

Cộng   100 60 33 10

Tổng thời gian (phút)     45    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu Điểm

Bậc 1 1 25 11.25 11 2.5

Bậc 2 2 30 13.5 7 3

Bậc 3 3 30 13.5 5 3

Bậc 4 3.5 15 6.75 2 1.5

Cộng   100 45 25 10

Tổng thời gian (phút)     15    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu Điểm

Bậc 1 1 25 3.75 4 2.5

Bậc 2 2 30 4.5 2 3

Bậc 3 3 30 4.5 2 3

Bậc 4 3.5 15 2.25 1 1.5

Cộng   100 15 9 10

129

Page 130: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

2.2. Cách tính số câu hỏi cho bài kiểm tra dạng tự luận 100%

Tổng thời gian (phút)     150    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu Điểm

Bậc 1 3 25 37.5 4 2.5

Bậc 2 5 30 45 3 3

Bậc 3 7 30 45 2 3

Bậc 4 9 15 22.5 1 1.5

Cộng   100 150 10 10

Tổng thời gian (phút)     120    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu 3ý Điểm

Bậc 1 3 25 30 3 2.5

Bậc 2 5 30 36 2 3

Bậc 3 7 30 36 2 3

Bậc 4 9 15 18 1 1.5

Cộng   100 120 8 10

Tổng thời gian (phút)     45    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu 2ý Điểm

Bậc 1 3 20 9 2 2

Bậc 2 5 30 13.5 1 3

Bậc 3 7 30 13.5 1 3

Bậc 4 9 20 9 1 2

Cộng   100 45 5 10

Tổng thời gian (phút)     15    

Cấp độ câu hỏi, bài tập Độ khó Tỉ lệ % Thời gian Số câu1ý Điểm

Bậc 1 3 20 3 1 2

Bậc 2 4 30 4.5 1 3

Bậc 3 5 30 4.5 1 3

130

Page 131: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bậc 4 6 20 3 1 2

Cộng   100 15 4 10

2.3. Cách tính số câu hỏi cho các chủ đề:

b1: Số chuẩn KTKN bậc 1 c1: Số câu bậc 1

b2: Số chuẩn KTKN bậc 2 c2: Số câu bậc 2

b3: Số chuẩn KTKN bậc 3 c3: Số câu bậc 3

b4: Số chuẩn KTKN bậc 4 c4: Số câu bậc 4

Số câu hỏi x1 c1 x1=(c1 x b11)/b1

Số chuẩn KTKN b11 b1

x1: Số câu hỏi của chủ đề 1

b11: Số chuẩn KTKN của chủ đề 1

Chú ý:

Trên đây chỉ là những ước lượng số câu hỏi cho 1 bài kiểm tra, tùy theo câu hỏi và

bài tập cụ thể người ra đề có thể lựa chọn cho thích hợp. Những môn có tính chất đặc

thù có thể ước lượng số câu hỏi cho bài kiểm tra theo các chủ đề không nhất thiết là

mấy câu. Miễn là phải có những câu, những ý đảm bảo được tỉ lệ giữa các bậc của câu

hỏi trong ma trận đề kiểm tra.

-------------------------------------------------

131

Page 132: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

PHẦN 4

HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG

NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRÊN MẠNG

4.1. Truy cập và đăng nhập hệ thống

Sử dụng tài khoản được cấp của Trường học kết nối để đăng nhập và sử dụng hệ

thống Soạn bài dạy Online.

- Truy cập truonghocketnoi.edu.vn;

- Kích chuột vào Banner của đợt tập huấn (Xem hình);

- Chuyển sang trang Tập huấn trực tuyến

- Kích chuột vào nút Đăng nhập (Xem hình): Sử dụng tài khoản Trường học kết

nối để đăng nhập;

132

Page 133: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4.2. Đăng ký bài học của khóa tập huấn

Mỗi khóa học trên hệ thống được phân chia thành các chuyên mục/môn học/lĩnh

vực khác nhau.

Quý thầy/cô hãy lựa chọn chuyên mục/môn học/lĩnh vực phù hợp với mình để bắt

đầu đăng ký tham gia khóa tập huấn.

Mỗi chuyên mục/môn học/lĩnh vực bao gồm các bài học khác nhau. Quý thầy/cô

sẽ tiến hành đăng ký từng bài học như mô tả trong hình dưới.

133

Page 134: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Lưu ý: Khi đăng ký bài học, hệ thống sẽ yêu cầu nhập thẻ đăng ký homeSchool

do Ban tổ chức cấp như hình minh họa dưới đây.

4.3. Cách thức thực hiện các bài học

Sau khi đăng kí tham gia bài học, quý thầy/cô cần thực hiện lần lượt các hoạt động

theo tiến trình bài học.

Quý thầy/cô cần hoàn thành các hoạt động theo thứ tự lần lượt, chỉ khi hoàn thành

hoạt động trước thì các hoạt động sau mới mở ra. Với các hoạt động đã hoàn thành, dấu

tích xanh sẽ hiện lên ở cuối tên hoạt động để quý thầy/cô nhận biết.

Quý thầy/cô cũng có thể theo dõi mức độ hoàn thành bài học của mình bằng thanh

Mức độ hoàn thành trên menu bên trái.

Mô tả cụ thể như hình dưới đây:

134

Page 135: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Với các hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, quý thầy/cô hãy tích

chọn vào ô tròn trước phướng án lựa chọn của mình với từng câu hỏi.

Với hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận (yêu cầu nộp sản phẩm), quý

thầy/cô click vào nút “Trả lời” tương ứng với mỗi câu hỏi (yêu cầu).

135

Page 136: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Khung trả lời sẽ hiện ra như hình dưới dây, quý thầy cô hãy gửi kết quả của mình

lên hệ thống.

4.4. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học

Hệ thống cung cấp cho quý thầy/cô 02 không gian trao đổi, thảo luận trong mỗi

bài học:

4.4.1. Trao đổi với chuyên gia.

Mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có các chuyên gia được phân công phụ trách hỗ trợ quý

thầy/cô trong quá trình học. Để trao đổi với chuyên gia, quý thầy/cô chọn nút “Hỏi

chuyên gia” ở góc dưới bên trái màn hình.

136

Page 137: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Khung chat sẽ hiện ra ở góc phải bên dưới màn hình. Quý thầy/cô có thể bắt đầu

thực hiện việc trao đổi với các chuyên gia.

4.4.2. Trao đổi nhóm.

Quý thầy/cô có thể tạo ra các nhóm trao đổi với các thành viên khác cùng tham

gia bài học bằng cách chọn nút “Thảo luận” ở góc dưới bên trái màn hình.

Để tạo một nhóm trao đổi mới, hãy click vào dấu + hình tròn đỏ.

137

Page 138: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Khung khởi tạo thảo luận hiện ra như hình dưới đây.

Sau khi khởi tạo, khung chat sẽ hiện lên ở góc dưới bên phải màn hình, quý

thầy/cô có thể bắt đầu tiến hành thảo luận.

4.5. Soạn giáo án Online

- Sau khi đăng nhập thành công, kích chuột vào biểu tượng cá nhân (Xem hình),

rồi chọn “Không gian giáo viên”:

138

Page 139: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Khi đó, bạn sẽ vào Không gian giáo viên. Tại đây, hệ thống hỗ trợ các công cụ

để bạn tạo giáo án điện tử Online (Hướng dẫn soạn chi tiết sẽ được trình bày cụ thể ở

phần dưới).

4.5.1. Tạo bài học mới – Nhập các thông tin cơ bản của bài học

Bước 1: Kích chuột vào nút Tạo bài học, cửa sổ nhập các thông tin thuộc tính của

bài học hiện ra:

139

Page 140: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Bước 2: Nhập các thông tin cơ bản của bài học, bao gồm (xem ô màu đỏ):

- Tiêu đề của bài học;

- Hình ảnh minh họa cho bài học;

- Mô tả, giới thiệu ngắn gọn về bài học;

- Nhập các từ khóa liên quan đến bài học;

- Lưu thông tin cơ bản của bài học bằng cách kích chuột vào nút “Lưu lại”.

4.5.2. Tạo hoạt động học

Sau khi lưu các thông tin cơ bản của bài học, màn hình quản lý bài học sẽ như sau:

140

Page 141: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Để tiếp tục soạn nội dung bài học (tạo ra các hoạt động), bạn kích chuột vào nút

“Vào bài học”. Khi đó, màn hình soạn nội dung bài học xuất hiện:

4.5.2.1. Cấu trúc không gian soạn bài

- Khung liệt kê danh sách các hoạt động được tạo ra trong bài học;

- Mô tả chung của bài học;

- Thanh công cụ điều khiển;

- Nút “Tạo hoạt động”.

4.5.2.2. Tạo hoạt động

Bước 1: Kích chuột vào nút “Tạo hoạt động” hoặc “Thêm hoạt động mới” trên

thanh công cụ.

141

Page 142: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động dạy học (Đối với Hoạt động kiểm tra, đánh

giá sẽ được trình bày ở phần dưới);

- Nhập nội dung của hoạt động;

- Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm, Youtube,

Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng hoạt động

(Xem hình).

(1) Nhúng link Youtube:

142

Page 143: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(2) Thêm video tự làm

(3) Thêm nội dung tương tác Flash

(4) Đặt liên kết đến Website khác

143

Page 144: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(5) Thêm, chèn hình ảnh vào nội dung hoạt động

(6) Thêm các biểu tượng vào nội dung hoạt động

Bước 2: Chỉnh sửa, hiệu chỉnh nội dung hoạt động

Sau khi ghi nội dung hoạt động, bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa nếu cần thiết.

144

Page 145: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(1) Thêm tài liệu tham khảo cho hoạt động học

(2) Chỉnh sửa nội dung

145

Page 146: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(3) Xóa hoạt động học.

4.5.2.3. Tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá

Hoạt động này cho phép giáo viên cài đặt các đánh giá trong quá trình học của học

sinh. Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này sau từng hoạt động học hoặc sau một số

hoạt động học tùy vào nội dung và tiến trình dạy học.

Quy trình tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tạo hoạt động (Tương tự như Tạo hoạt động học đã nêu trên).

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động kiểm tra, đánh giá;

- Kích chuột vào nút “Câu hỏi tự luận” hoặc “Câu hỏi trắc nghiệm” để thêm câu

hỏi vào hệ thống hoặc Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm, Youtube,

Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng hoạt động

(Giống phần Tạo hoạt động học đã nêu ở trên).

146

Page 147: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(1) Nội dung câu hỏi;

(2) Chọn Thể loại câu hỏi trắc nghiệm: Mặc định 4 lựa chọn và 01 lựa chọn đúng;

(3) Nội dung phương án 1;

(4) Lí giải, giải thích phương án 1 (nếu có);

(5) Xác định mức độ của câu hỏi: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng

cao;

(6) Chọn phương án đúng.

Sau khi điền đủ thông tin, kích chuột vào nút (7) Lưu lại để ghi câu hỏi vào hoạt

động kiểm tra, đánh giá.

Khi đó, màn hình mới hiện ra như sau:

147

Page 148: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Giáo viên có thể:

(1) (2) Thêm câu hỏi mới;

(3) Thêm mô tả chung cho cả hoạt động;

(4) Sửa câu hỏi hiện tại.

Như vậy, để soạn bài Online, giáo viên cần chuẩn bị kịch bản (tiến trình) dạy học

bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau. Trong đó, giáo viên có thể tạo đan xen

các “Hoạt động học” và “Hoạt động kiểm tra, đánh giá” để thực hiện ý đồ dạy học của

mình.

Minh họa dưới đây là một bài giảng Online bao gồm 08 hoạt động, trong đó có 04

Hoạt động học và 04 Hoạt động kiểm tra, đánh giá cho bài học.

148

Page 149: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4.6. Không gian học tập của học sinh

4.6.1. Trong không gian soạn thảo của giáo viên, hệ thống cung cấp thêm công cụ

xem trước “Preview”, tức là giao diện mà học sinh được tiếp cận bài học. Cụ thể như sau:

- Hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào thanh “Preview”:

- Tắt hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào nút “Đóng”.

4.6..2. Học sinh học bài như thế nào ?

- Sau khi soạn bài xong, giáo viên có thể cấp quyền để học sinh vào học bài.

- Học sinh thực hiện tuần tự từng hoạt động của bài học do giáo viên tạo ra. Khi

học sinh kết thúc hoạt động hiện tại, hệ thống sẽ tự gọi hoạt động tiếp theo.

- Đối với các Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Hệ thống sẽ tự chấm điểm bài làm của

học sinh (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và ghi lại sản phẩm mà học sinh nộp (đối với câu

hỏi tự luận). Giáo viên có thể truy cập kết quả học tập của từng học sinh gắn với từng

bài học trên hệ thống; chấm điểm; quản lý điểm; trao đổi thảo luận, ….

(a) Quản lý kết quả, chấm điểm

149

Page 150: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

(b) Trao đổi, thảo luận với học sinh

150

Page 151: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

PHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 5555/BGDĐT-GDTrHV/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển

khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh

giá (KTĐG) chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học

sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt chuyên

môn về đổi mới PPDH, KTĐG và tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trong

trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) qua mạng như sau:

I. Mục đích

1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung

tâm GDTX, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát

triển năng lực học sinh;

2. Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung

để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên

môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử

dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo

chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức

tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng.

3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của

trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai

thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

151

Page 152: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

II. Yêu cầu

1. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các chuyên đề tích

hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của

chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa

phương và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn,

giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để

thanh tra, kiểm tra;

2. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm

GDTX, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên mạng phải được thực hiện

nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản để tham gia các

khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Mỗi tổ/nhóm chuyên

môn trong trường trung học và trung tâm GDTX phải xây dựng được tối thiểu 02

chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh

nghiệm và nộp kết quả qua diễn đàn trên mạng.

3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực

hiện đầy đủ theo quy định hiện hành.

III. Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG

1. Xây dựng chuyên đề dạy học

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo

khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo

khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với

việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các

hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác

định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã

xây dựng.

2. Biên soạn câu hỏi/bài tập

Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết,

thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để

kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó,

biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong

152

Page 153: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề

đã xây dựng.

3. Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh

để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số

hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

4. Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân

công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy.

Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức

thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả

năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi

thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng

thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện

nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực

hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp

hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập

và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo

luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách

hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã

học được thông qua hoạt động.

Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể

được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện

một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử

dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học

153

Page 154: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích

bài học.

5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học

sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc

ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học

tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích

hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.

Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội

dungTiêu chí

1. K

ế ho

ạch

tài

liệu

dạy

học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần

đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức

các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức

hoạt động học của học sinh.

2. T

ổ ch

ức h

oạt

động

học

cho

học

sinh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển

giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học

sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học

sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích,

đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3.

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học

sinh trong lớp.

154

Page 155: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Hoạ

t độ

ng c

ủa h

ọc

sinh

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực

hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận

về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập của học sinh.

IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng

Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi

trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX

trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm

sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại

địa chỉ website: http://truongtructuyen.edu.vn. Mỗi Sở GDĐT được cấp 01 tài khoản

cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục

trên địa bàn. Sở GDĐT cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm GDTX để qua

đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động

chuyên môn qua mạng.

Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong

các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo

viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống;

trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và

qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan.

Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa

học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học

tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.

V. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

1. Các sở GDĐT có trách nhiệm cấp tài khoản và tổ chức tập huấn sử dụng hệ

thống cho Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm và tất cả giáo viên như sau:

- Giám đốc Sở GDĐT nhận tài khoản cấp sở và chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ

chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong

phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 cán bộ tham gia quản trị hệ

thống;

155

Page 156: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Cán bộ quản trị hệ thống của Sở GDĐT phải thành thạo quy trình tổ chức và

quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho các trường trung học/trung tâm GDTX

trong phạm vi của sở về quy trình tổ chức và quản lí hệ thống, bao gồm việc cấp tài

khoản và hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.

- Hiệu trưởng/Giám đốc nhận tài khoản cấp trường/trung tâm từ Sở GDĐT; chịu

trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống

“Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01

giáo viên tham gia quản trị hệ thống;

- Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình tổ

chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh tham gia

các hoạt động chuyên môn trên hệ thống.

2. Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa

học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau:

- Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành viên

của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ

thống.

- Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để thực

hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến

và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm.

- Nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định.

3. Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo

tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện

các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện

pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn

trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên

tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

4. Các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đưa nội dung đổi mới PPDH và KTĐG

theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo

viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn qua

mạng.

Nhận được công văn này, các sở GDĐT gửi danh sách cán bộ phụ trách mạng (họ và

tên; chức vụ; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ; điện thoại; email) về Bộ GDĐT (qua email:

156

Page 157: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

[email protected]; [email protected]) để được nhận tài khoản và hướng dẫn sử

dụng hệ thống. Việc cấp tài khoản và hướng dẫn sử dụng cho các Phòng GDĐT, nhà

trường/trung tâm, giáo viên phải hoàn thành trước ngày 30/11/2014. Trong quá thực hiện, nếu

có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học, Vụ

GDTX) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:- Như kính gửi (để thực hiện);- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để biết);- Thanh tra Bộ (để thực hiện);- Vụ GDTX (để thực hiện);- Lưu: VT, GDTrH, GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hiển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 4612 /BGDĐT-GDTrHV/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo

dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hanh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2017

157

Page 158: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

triển năng lực và phẩm chất học sinh

từ năm học 2017-2018

Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo;

- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng;

- Các trường phổ thông trực thuộc.

Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Công

văn số 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ

thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù

hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định

hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học (sau đây gọi là học sinh), Bộ GDĐT

yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên

(sau đây gọi là nhà trường) triển khai thực hiện một số công việc sau đây:

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

a) Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản

những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương

trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các

môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho

những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo

khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ

thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa;

b) Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà

soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để

sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây

dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát

triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

a) Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ

thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy

tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học

thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;

158

Page 159: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

b) Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách

giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học

tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực

hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận

xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

3. Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28

tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu

học, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một

số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư

số 30/2014/TT-BGDĐT (đối với cấp Tiểu học); Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và

học sinh trung học phổ thông (đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông);

Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế

đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học

cơ sở và cấp trung học phổ thông, Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8

năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo

học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ

thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT (đối với học viên giáo

dục thường xuyên);

b) Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo

dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Tuyệt

đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt

về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thực hiện đánh

giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua

việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học

tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên

cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết

trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức

đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp trung học cơ sở và

cấp trung học phổ thông).

159

Page 160: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

a) Sở/phòng GDĐT xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường trực thuộc

để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện

hành; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; quản lý

hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và kế hoạch giáo dục của nhà

trường; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo

động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo

dục. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo

dục của nhà trường;

b) Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên

nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện

từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục;

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.Tăng

cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của

nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tăng

cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối";

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc

công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện

hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện

tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện

chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá.

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP

ngày 01 tháng 9 năm 2011 và Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm

2009; gửi báo cáo đánh giá về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục

Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên) trước ngày 30 tháng 10 năm 2017.

Bộ GDĐT yêu cầu các sở/phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông và

giáo dục thường xuyên trên địa bàn triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn

này từ năm học 2017-2018; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về

Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường

xuyên) qua email: [email protected]; [email protected];

[email protected]./.

160

Page 161: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Nơi nhận:- Như trên;- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);- Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN, NXBGDVN;- Lưu: VT, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Hữu Độ

161

Page 162: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số:

3817 /BGDĐT-GDTrHV/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

giáo dục trung học năm học 2017-2018

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;

- Các trường trung học phổ thông trực thuộc.

Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động của ngành

Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện Chỉ thị số

2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về

nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-

BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Ban hành Khung kế hoạch

thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường

xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm

học 2017-2018 đối với giáo dục trung học như sau:

A. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các cơ sở

giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách

nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; nâng cao năng lực của đội

ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng

chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương

pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh.

Tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản

xuất, kinh doanh tại địa phương. Tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ

của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

162

Page 163: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

I. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế

hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

1.1. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học

trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy

học tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 và các văn bản hướng dẫn của

Bộ GDĐT, các sở GDĐT, phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục

trung học tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông

hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông

mới; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế.

1.2. Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy

học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình môn học; khuyến

khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ

đề (trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực,

tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng lồng ghép giáo dục

đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường

nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong

quá trình thực hiện.

1.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường

và cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; thực hiện có

hiệu quả Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 và Công văn số

141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT trong tổ chức sinh hoạt chuyên

môn dựa trên "nghiên cứu bài học" và đánh giá giờ dạy của giáo viên.

2. Tiếp tục thực nghiệm mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở (THCS) đối

với một số học sinh lớp 9 của một số trường THCS thuộc các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình,

Kon Tum, ĐắkLắk, Khánh Hòa; triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6, lớp 7

và lớp 8 theo Công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ GDĐT về

việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 và Công văn số

3459/BGDÐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Bộ GDĐT về việc rà soát, đảm bảo các điều

kiện thực hiện mô hình trường học mới và các Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH

163

Page 164: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

ngày 10/9/2015, số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015, số 6359/BGDĐT-GDTrH

ngày 04/12/2015, số 1392/BGDĐT-GDTrH ngày 05/4/2017 của Bộ GDĐT.

3. Các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở

vật chất, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, huy

động được các điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo tinh thần Công văn số

7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GDĐT để tăng cường thời lượng cho

các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải

nghiệm, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.

4. Tiếp tục lựa chọn và thí điểm áp dụng phù hợp các chương trình giáo dục, sách

giáo khoa; mô hình và phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá của các nước có nền

giáo dục tiên tiến.

5. Tập trung nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ

5.1. Đối với môn tiếng Anh

- Những trường THCS và THPT tham gia dạy học chương trình tiếng Anh theo

Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020"

(sau đây gọi là chương trình mới) tiếp tục nâng cao năng lực giáo viên và điều kiện cơ

sở vật chất để tăng số học sinh và số lớp thực hiện chương trình mới; triển khai mở

rộng dạy chương trình mới đối với các trường có đủ điều kiện theo Công văn số

2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT; tăng cường huy động các điều

kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành

chương trình mới lớp 5 vào học tiếp chương trình mới ở lớp 6.

- Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 5333/BGDĐT-

GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ

GDĐT về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh

phổ thông từ năm học 2015-2016 của Bộ GDĐT. Lập kế hoạch và bố trí kinh phí tổ

chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh

lớp 12 học theo chương trình mới.

- Đối với các trường, lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình mới: tiếp tục

thực hiện theo hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trong trường

THCS, THPT; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương

trình mới.

164

Page 165: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán

và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT

khác có đủ điều kiện. Tích cực triển khai xây dựng trường học điển hình về dạy và học

ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

5.2. Đối với môn tiếng Pháp

- Đối với chương trình song ngữ: Tiếp tục thực hiện Quyết định số 4113/QĐ-

BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp dụng cho

Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2, đồng thời thực hiện

theo công văn hướng dẫn riêng về Chương trình song ngữ tiếng Pháp và Chương trình

tăng cường tiếng Pháp.

- Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và tiếng Pháp chuyên: Triển khai

thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ

GDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Ở những nơi có điều kiện,

các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng chương trình tiếng Pháp chuyên của nhà trường

dựa trên chương trình tiếng Pháp song ngữ do Bộ GDĐT ban hành kèm theo Quyết

định số 3452/QĐ-BGDĐT ngày 18/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, khuyến khích học

sinh học thêm môn Toán bằng tiếng Pháp.

- Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2: Triển khai thực hiện Quyết định số

4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp

dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2. Ở những

nơi có nhu cầu, đủ điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia, sở GDĐT đăng ký với Bộ

GDĐT để triển khai dạy học chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2 theo bộ sách tiếng

Pháp ngoại ngữ 2 do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ hỗ trợ biên soạn.

5.3. Tổ chức dạy tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga (là môn ngoại ngữ

1 hoặc môn ngoại ngữ 2) ở những nơi có nhu cầu, đủ điều kiện và do cha mẹ học sinh,

học sinh tự nguyện tham gia.

Triển khai thí điểm Chương trình tiếng Hàn Quốc ngoại ngữ 2 theo Công văn số

2619/BGDĐT-ĐANN ngày 03/6/2016 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn triển khai thí

điểm dạy học tiếng Hàn Quốc năm học 2016-2017 đối với giáo dục phổ thông.

6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân

luồng học sinh trong giáo dục trung học. Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng

nghiệp trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; xây

165

Page 166: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

dựng cơ chế thu hút sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng

chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị

trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị

trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

Dựa vào chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ GDĐT để chọn lựa, bổ sung

các chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học

sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của

nhà trường, trung tâm; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí đủ số lượng và bồi

dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các

trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông.

7. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016

của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh; tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng

tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng

phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao

thông,…theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Chú ý cập nhật các nội dung học tập gắn với

thời sự quê hương, đất nước, số liệu thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục

công dân.

8. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyển thông trong việc triển khai hình thức

giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật.

9. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học tổ chức tốt hoạt động "Tuần sinh hoạt tập

thể" đầu năm học mới theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, quan tâm đối với các lớp đầu cấp

nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp

dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Ngày

khai giảng, Lễ tri ân, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh hát Quốc ca đúng nhạc

và lời để hát tại các buổi Lễ chào cờ đầu tuần theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết,

lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

166

Page 167: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ theo quy

định. Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục nói trên vận dụng vào tập luyện thường

xuyên trong suốt năm học.

10. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt

động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng

cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số

04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy định về Quản lý

hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

II. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá

1. Đổi mới phương pháp dạy học

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh

theo tinh thần Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật -

toán (Science - Technology - Engineering – Mathematic:STEM) trong việc thực hiện

dạy học những môn học liên quan. Mở rộng thí điểm giáo dục STEM tại một số cơ sở

giáo dục trung học có đủ điều kiện.

2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học/giáo dục; ngoài việc tổ chức cho học sinh

thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn

học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử

dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL

ngày16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên

học sinh trung họctích cực tham gia Cuộc thi khoa học kĩ thuật theo Công văn số

3486/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn triển khai hoạt

động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh

trung học năm học 2017-2018.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát

động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng

câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

167

Page 168: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo góp phần phát triển năng lực học sinh trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ

học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và chương trình giáo dục; tăng

cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng

sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa thế giới.

Thực hiện nghiêm túc Công văn số 1915/BGDĐT-GDTrH ngày 05/5/2017 của Bộ

GDĐT về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông; không

giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các cuộc thi và hoạt động giao lưu nói trên làm

tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn vị có học sinh tham gia.

3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trung học

- Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào cấp THCS và THPT. Các sở GDĐT chỉ

đạo các cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ

tiêu tuyển sinh căn cứ các quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù

hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét, quyết định.

- Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm tra,

đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc,

đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong

việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá

đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt

động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo

cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả

thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…)

về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá

trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học

theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài

tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết (nhắc lại hoặc mô tả

đúng kiến thức, kĩ năng đã học); Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng

kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, phân tích, giải thích, so sánh,

áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong

học tập); Vận dụng (kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết

168

Page 169: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học); Vận dụng cao (vận

dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không

giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí

trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống). Căn cứ vào mức

độ phát triển năng lực của học sinh, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi,

bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù

hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận

dụng, vận dụng cao.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa

kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu

cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với

thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh

được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài

tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của

nhà trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài

tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang mạng "Trường

học kết nối" (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của sở GDĐT, phòng GDĐT và

các nhà trường. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt

động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề

dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đẩy mạnh công tác đánh giá ngoài, thực hiện thường xuyên việc kiểm định chất

lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục THCS và THPT.

III. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

1. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán

bộ quản lí

- Các sở GDĐT triển khai tốt các đợt tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên theo

hướng dẫn của Bộ GDĐT (trực tiếp và qua mạng); tổ chức tốt việc tập huấn tại địa

phương về các nội dung đã được tiếp thu trong các đợt tập huấn của Bộ GDĐT như:

Phương pháp và kĩ thuật dạy học theo mô hình trường học mới cấp THCS; Phương

pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học

169

Page 170: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

sinh; Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp

quốc gia dành cho học sinh trung học;...

- Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo

viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên

theo các hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán

bộ quản lí và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lí qua trang mạng "Trường học kết nối"

theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- Đẩy mạnh việc chuẩn hóa năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh đồng bộ các cấp

học Tiểu học, THCS, THPT trên từng địa bàn (huyện/quận/thị xã) để mở rộng diện học

sinh được học tiếng Anh theo chương trình mới từ Tiểu học lên THCS và THPT. Tổ

chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng việc triển khai Đề án "Dạy

và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" tại địa

phương, cơ sở giáo dục. Những giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa

được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu

cầu trước khi phân công dạy học.

- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các cơ sở giáo dục trung

học dựa trên nghiên cứu bài học. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các

môn học trong các cơ sở giáo dục trung học. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên

môn trên trang mạng "Trường học kết nối" (không gian quản lí của sở GDĐT đã được

cấp đầy đủ các chức năng tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn) để tổ chức, chỉ

đạo và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí; tăng cường tổ chức sinh

hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, phòng/sở GDĐT (trực tiếp và qua mạng) theo

hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

- Thực hiện Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT

về việc xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên trong hội thi giáo

viên dạy giỏi; nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi,

giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

2. Tăng cường quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục

- Các trường trung học cần chủ động rà soát, bố trí sắp xếp đội ngũ để đảm bảo về

số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên các môn học, nhất là các môn Tin

học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục

170

Page 171: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

quốc phòng - an ninh, Tư vấn trường học, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy

học.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp,

hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh những sai sót, lệch lạc; biến

quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên trong việc nâng

cao chất lượng giảng dạy của mình.

- Các sở/phòng GDĐT quan tâm, kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh khắc phục những

hạn chế để có đủ đội ngũ giáo viên cơ hữu của các trường trung học ngoài công lập;

từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, phát huy tính năng động, sáng tạo,

áp dụng các mô hình tiên tiến của loại hình trường này.

IV. Rà soát, quy hoạch mạng lướicơ sở giáo dục; sử dụng hiệu quả cơ sở vật

chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; phát triển hệ thống

trường THPT chuyên, trường chất lượng cao

1. Rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục

- Các địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp gắn với các

điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông; chú trọng phát triển các trường phổ thông dân tộcnội trú, trường phổ thông dân

tộc bán trú, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Đối với khu vực thành phố,

việcquy hoạch trường, lớp cần theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại ô để khắc phục

tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất. Tăng cường xã hội hóa để thành lập mới

các trường tư thục chất lượng cao. Đối với các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó

khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm trường, lớp hợp lý.

- Chỉ đạo các địa phương thực hiện việc rà soát và chấm dứt việc tổ chức các cơ

sở giáo dục cấp THCStheo kiểu biến tướng các trường chuyên.

2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn

huy động hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn,

thư viện, nhà đa năng, vườn trường, nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc nội

trú, phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các

nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch -

đẹp, an toàn theo qui định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút

171

Page 172: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia thực hiện các

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và

bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành theo Thông tư số

19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày

18/01/2010 của Bộ GDĐT. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 7842/BGDĐT-

CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của Bộ GDĐTvề việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học,

học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiếp tục triển khai Đề án "Phát triển thiết bị dạy

học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015" theo Quyết định số

4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ GDĐT. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học; chỉ đạo các

trường yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm

bảo việc dạy học có chất lượng.

- Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ

chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp

dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục tình

cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học

sinh người dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn.

3. Các sở GDĐT chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư

nguồn lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường

chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

4. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống trường

THPT chuyên trong giai đoạn tới. Khuyến khích các trường THPT có điều kiện về đội

ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất hiện đại thực hiện những mục

tiêu, giải pháp như trường THPT chuyên.

Khuyến khích các trường tư thục phát triển theo định hướng chất lượng cao,

trường quốc tế phù hợp với nhu cầu học tập tự nguyện của học sinh đóng trên địa bàn.

V. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý

1. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng cường sử

dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến

172

Page 173: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong việc tiếp

cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao...

2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức và

quản lí các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường

mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; phấn đấu hết năm học

2017-2018 có 100% số trường THPT và đa số trường THCS sử dụng sổ điểm điện tử,

học bạ điện tử.

3. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các cơ sở giáo dục nhập số liệu vào hệ thống

EMIS theo đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu. Khai thác và sử dụng

thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên… toàn ngành và trong báo cáo

các cấp; tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ

quản lí giáo dục bằng hình thức trực tuyến.

4. Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin điện tử quản lí

phổ cập giáo dục-xóa mù chữ và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống.

VI. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục

1. Tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ

Chính trị, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo

dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo

dục THCS vàThông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT Quy

định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra công nhận đạt

chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa

mù chữ cho người lớn.

2. Quan tâm việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp, đội

ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục; thực hiện tốt việc quản lí và lưu

trữ hồ sơ phổ cập giáo dục; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả

và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình phổ cập giáo dục.

3. Tích cực huy động các đối tượng diện phổ cập giáo dục THCS ra lớp; nắm chắc

tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận

động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao

tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

4. Các trường THCS, THPT phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng triển

khai các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông trong cộng đồng.

173

Page 174: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

VII. Đổi mới công tác quản lí giáo dục trung học

1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn khác trong lĩnh

vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết

hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc ban hành

theo thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế.

2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa các thủ

tục hành chính, bảo đảm gọn nhẹ; đẩy mạnh triển khai thực hiện các dịch vụ công trực

tuyến. Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

3. Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ

cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và

sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

4. Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo

quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GDĐT; tăng

cường quản lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm, khắc phục tình trạng dạy thêm, học

thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ đúng theo Thông tư số 29/2012/TT-

BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GDĐT qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung vào các hoạt động đổi mới trong

giáo dục trung học, trong đó đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để thống nhất nhận thức,

tạo sự đồng thuận và huy động sự tham giacủa xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát

triển giáo dục trung học.

6. Kiểm tra, rà soát và tăng cường quản lí các cơ sở giáo dục trung họccó yếu tố

nước ngoài, các chương trình giảng dạy của nước ngoài hoặc bằng tiếng nước ngoài tại

các cơ sở giáo dục trung học của Việt Nam; các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

7. Tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo Công

văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 và các văn bản chỉ đạo khác của Bộ

GDĐT. Thực hiện tốt việc quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục

phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐTngày 07/7/2014 của Bộ GDĐT.

VIII. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

174

Page 175: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ

ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao; khuyến khích các địa phương có nhiều mô

hình đổi mới và sáng tạo, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trung học.

Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và đúng thời hạn./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để b/cáo);- Các Thứ trưởng (để ph/hợp chỉ đạo); - Các sở GDĐT; các đại học, trường đại học có trường THPT; trường THPT trực thuộc (để th/hiện); - Các cơ quan thuộc Bộ (để th/hiện);- Website Bộ GDĐT;- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Thị Nghĩa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Bá Hoành (chủ biên) – Trịnh Nguyên Giao, Phát triển các phương pháp học tập

tích cực trong bộ môn Sinh học, NXB Giáo dục – 2000.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học, Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo

dục; Nghiêm Xuân Nùng biên dịch.

3. Dương Thiệu Tống; Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (Phương pháp thực

hành); Trường Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh.

4. Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, Dự án

Phát triển Giáo viên tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

175

Page 176: TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGthcslytutrong-tn.edu.vn/upload/51749/fck/files/SINH HOC.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ

5. Trần Kiều (Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp Bộ) (2005) Nghiên cứu xây dựng

phương thức và một số bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”, mã số

B2003-49-45TD, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.

6. Hoàng Đức Nhuận, PGS PTS Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá

chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Chương trình khoa học cấp nhà nước KX-

07-08, HN 1996.

7. Đỗ Công Tuất (2005), Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy Đại học Sư phạm.

8. The international encyclopedia of Educational evaluation; Herbert J Walberg

University of Illinois at Chicago, Illinois, USA and Geneva D Haertel Palo Alto,

California, USA.

9. Anthony J. Nitko (2004), Educational Assessment of Students, 4th Edition, by

Pearson Education,Inc., Upper Saddle River,New Jersey 07458.

176