165
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NORKEO KOMMADAM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2016

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NORKEO KOMMADAM

THùC HIÖN PH¸P LUËT

VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA

D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2016

Page 2: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NORKEO KOMMADAM

THùC HIÖN PH¸P LUËT

VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA

D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

MÃ SỐ : 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Đức Thảo

HÀ NỘI - 2016

Page 3: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

NORKEO KOMMADAM

Page 4: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

ii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN

ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 6

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15

1.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 26

2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào 26

2.2. Khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài 35

2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào 43

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VÀ

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 55

3.1. Sự hình thành phát triển pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà

dân chủ nhân dân Lào 55

3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà

dân chủ nhân dân Lào 66

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN

CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 96

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở

Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 96

4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay 108

KẾT LUẬN 134

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 137

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

PHỤ LỤC

Page 5: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á

ASEAN : Tổ chức các nước Đông Nam Á

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CTN : Chủ tịch nước

DN : Doanh nghiệp

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm trong nước

QH : Quốc hội

TTG : Thủ tướng

USD : Đồng đô la Mỹ

VPTTCP : Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 6: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tổng kết dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã cho .............. 82

Bảng 3.2: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản................... 86

Page 7: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu

đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở

thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham

gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Để phù hợp với xu

hướng đó, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và đang

có những hoạt động tích cực tham gia vào quá trình thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng NDCM Lào và

Nhà nước Lào. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những để giải

quyết tình trạng khan hiếm vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà còn để

tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho đất nước nhiều thành tựu

kinh tế - xã hội quan trọng, thực hiện các mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Trong bèi c¶nh kinh tÕ thÕ giíi ngµy nay, héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ lµ con ®­êng

lùa chän tÊt yÕu ®Ó ®¶m b¶o cho sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng l©u dµi cho mét quèc

gia. Sau h¬n 30 n¨m thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®æi míi, nÒn kinh tÕ cña n­íc

CHDCND Lµo ®· chuyÓn ®æi sang nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng vµ ®· tõng b­íc ph¸t

triÓn. Mét sè ngµnh cã c¸c mÆt hµng cã chç ®øng v÷ng ch¾c trªn thÞ tr­êng

trong n­íc vµ n­íc ngoµi nh­: ®iÖn, vµng, ®ång, cµ phª, dÖt may, bia, s¶n phÈm

gç, dÞch vô viÔn th«ng, ng©n hµng vµ hµng thñ c«ng mü nghÖ... C¸c doanh

nghiÖp (DN) Lµo ®· tõng b­íc ph¸t triÓn, tr­ëng thµnh vµ b¾t ®Çu kh¼ng ®Þnh vÞ

thÕ cña m×nh trªn thÞ tr­êng thÕ giíi vµ khu vùc ë mét sè lÜnh vùc. Tuy nhiªn,

trong ®iÒu kiÖn tham gia céng ®ång kinh tÕ ASEAN kÓ tõ n¨m 2015 vµ tiÕn

tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ngµy cµng s©u réng, c¹nh tranh ph¸t triÓn ngµy

cµng trë nªn gay g¾t. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước

Lào trước hết phải tạo ra cơ sở pháp lý đa dang và phủ hợp với điều kiện mới.

Page 8: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

2

Riêng trong lĩnh vực đầu tư từ năm 1987 đến nay. Thể chế hóa đường lối

chính sách của Đảng NDCM Lào, Chính phủ Lào đã ban hành các chính sách

khuyến khích đầu tư trong đó quy định các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà

đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư ĐTNN có quyền đầu tư tại

CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt động trên cơ sở của

pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của

CHDCND Lào. Sau đó, Luật ĐTNN đầu tiên của CHDCND Lào được ban

hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý

ĐTNN được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994

(sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào) Luật này chỉ

điều chỉnh hoạt động ĐTNN. Năm 2009 Quốc hội Lào đó thông qua Luật

khuyến khích đầu tư mới. Luật khuyến khích đầu tư quy định nguyên tắc thủ

tục và biện pháp về khuyến khích, quản lý đầu tư trong và ngoài nước để hoạt

động đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, nhận được sự bảo hộ của

Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và nhân dân

nhằm tăng cường chất lượng và vai trò đầu tư, góp phần quan trọng trong

việc gìn giữ bảo vệ và phát triển vững chắc đất nước; ngày 8 tháng 7 năm

2009 đã được sửa đổi bổ sung thêm, năm 2011 tại kỳ họp của Quốc hội

CHDCND Cách mạng Lào lần thứ VIII đã sửa đổi cuối cùng gọi chung là

pháp luật khuyến khích đầu tư của nước CHDCND Lào. Những văn bản

pháp luật trên đây bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thu hút được

sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong những năm qua.

Hàng năm lượng vốn đầu tư nước ngoài thường năm sau cao hơn năm

trước. Tuy vậy, thực tiễn đầu tư nước ngoài trong những năm qua cho thấy

mặc dù Luật đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu

tư những kết quả thu hút nguồn vốn của nước ngoài vào Lào còn rất hạn

chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân trong đó đáng chú ý là việc thực hiện

Page 9: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

3

pháp luật này còn nhiều hạn chế bất cập. Đó là các chủ thể thực hiện pháp

luật đầu tư cũng chưa hiểu hết các pháp luật đầu tư nước ngoài của Lào;

công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đầu tư nước ngoài thiếu

tính thường xuyên liên tục... Từ đó, dẫn đến có một số chủ thể tuân thủ,

chấp hành không nghiêm, một số chủ thể khác sử dụng pháp luật trong thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình chưa có hiệu quả, các cá nhân, cơ

quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đôi lúc còn mang tính chủ quan...

tác động không nhỏ đến thu hút của nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong

thời gian qua... nhằm khắc phục những bất cập nêu trên đòi hỏi cần có sự

nghiên cứu toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận mà thực tiễn vấn đề

thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào.

Xuất phát từ những lý do trên NCS chọn đề tài: "Thực hiện pháp

luật về đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" để nghiên

cứu và viết luận án Tiến sĩ Luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về

ĐTNN ở nước CHDCND Lào, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp

bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở

nước CHDCND Lào.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về ĐTNN và thực hiện

pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào, trên cơ sở đó chỉ ra được những ưu điểm,

hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này.

- Luận chứng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo đảm thực

hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Page 10: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật

ĐTNN ở nước CHDCND Lào, dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và

pháp luật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước

CHDCND Lào, có tham khảo giá trị một số nước trên thế giới, tập trung là

Việt Nam.

- Thời gian chủ yếu từ khi nhà nước CHDCND Lào ban hành luật

ĐTNN năm 1986 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu để phân tích và lý giải các nội dung liên quan đến đề

tài luận án. Cụ thể các phương pháp này bao gồm:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng chủ yếu để phân tích cơ

sở lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào ở chương 2 luận

án. Đồng thời ở mức độ nhất định phương pháp này cũng được sử dụng để

phân tích quá trình hình thành phát triển pháp luật đầu tư và thực trạng thực

hiện pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào ở chương 3 luận án; và phân tích

luận chứng khoa học của các giải pháp ở chương 4 luận án.

- Phương pháp lịch sử cụ thể được sử dụng chủ yếu ở chương 3 luận án

để phân tích đánh giá quá trình hình thành và phát triển pháp luật ĐTNN.

Đồng thời ở mức độ nhất định phương pháp này được sử dụng để phân tích

một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật ĐTNN ở CHDCND Lào.

- Phương pháp so sánh - thống kê được dùng chủ yếu ở chương 3 - đánh

giá thực trạng thực hiện pháp luật ĐTNN từ năm 1986 đến năm 2015, từ đó chỉ

Page 11: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

5

ra được ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Phương pháp này cũng được sử

dụng để nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật đầu tư của một số nước

trên thế giới, từ đó chỉ ra được những giá trị tham khảo cho CHDCND Lào.

5. Đóng góp khoa học mới của luận án

Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện

hệ thống thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài như nước CHDCND Lào như

vậy có một số đóng góp khoa học mới sau:

- Phân tích và đưa ra được khái niệm và chỉ ra được vai trò, điều kiện

đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài của nước CHDCND Lào.

- Luận án chỉ ra được thành tựu và hạn chế thực hiện pháp luật đầu tư

nước ngoài ở CHDCND Lào.

- Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật

đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về phương diện lý luận luận án, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận

và thực tiễn của thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào, luận giải căn

cứ khoa học, căn cứ đề xuất về quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật

ĐTNN của nước CHDCND Lào hiện nay.

- Về phương diện thực tiến luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo trong việc nghiên cứu hệ thống pháp luật thực hiện vê ĐTNN cũng như là

pháp luật đầu tư của Lào hiện nay, trong công tác xây dựng pháp luật về đầu tư,

trong quản lý hoạt động ĐTNN hay trong công tác giảng dạy các môn khoa học

pháp lý như Luật kinh tế, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật so sánh, Luật

thương mại...

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 12: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO

Vấn đề pháp luật đầu tư nói chung và thực hiện pháp luật đầu tư trong

nước và ngoài nước nói riêng đã được các cơ quan và các nhà khoa học

CHDCND Lào quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có một số công trình nghiên

cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. Các công trình đó được thể

hiện qua các nhóm vấn đề sau:

1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến đầu tư và pháp luật đầu tư

Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

Sengphet Bulom:“Pháp luật về hình thức đầu tư Việt Nam trong sự so

sánh với pháp luật đầu tư CHDCND Lào” [91] . Đưa ra được khái niệm pháp

luật và pháp luật đầu tư, đồng thời so sánh pháp luật về các hình thức đầu tư

của Việt Nam và pháp luật CHDCND Lào. Luận văn nghiên cứu đưa ra được

khái niệm pháp luật về hình thức đầu tư. Qua sự so sánh pháp luật về hình

thức đầu tư của Việt Nam với pháp luật của CHDCND Lào, luận văn rút ra

được một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật

về đầu tư của CHDCND Lào.

Phonepaseuth Mahanousith:“Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu

tư nhằm hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở nước CHDCND Lào”

[87]. Luận văn đã nghiên cứu và khái quát được quan điểm của Đảng NDCM

Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về vai trò của các khu công

nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lào thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nêu lên được nội dung điều chỉnh; quá trình

hình thành và phát triển của pháp luật về khuyến khích đầu tư.

Phutsady Phănnhaxít:“Pháp luật về khuyến khích đầu tư ở nước CHDCND

Lào - thực trạng và phương hướng hoàn thiện [90]. Luận văn nghiên cứu về

Page 13: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

7

pháp luật khuyến khích đầu tư nước trong nước và pháp luật khuyến khích đầu

tư nước ngoài là một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa nền kinh tế đa

dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Luật khuyến khích đầu tư trong

nước của CHDCHD Lào được đánh giá là đạo luật thông thoáng, cởi mở, đảm

bảo an toàn về đầu tư và quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư trong nước,

đồng thời bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, tuân thủ pháp luật

CHDCND Lào, bình đẳng và cùng có lợi. Hơn nữa trước xu thế toàn cầu hóa

hiện nay thì việc đổi mới pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước của

CHDCND Lào là một công việc xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nước và

nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Bun thôm Phôm ma vông sy:“Đầu tư Nhà nước vào sự phát triển cơ

sở hạ tầng kiến trúc ở tỉnh Sa La Văn” [59]. Luận văn nghiên cứu về so sánh

pháp luật của hai nước nói chung, pháp luật khuyến khích đầu tư nói riêng là

cần thiết. Một mặt điều đó ghi nhận và khẳng định những thành công, mặt

khác nhận thức và khắc phục những hạn chế, bất cập trong pháp luật của

nhau, bởi không có một hệ thống pháp luật pháp luật nào là hoàn chỉnh, vấn

đề là cần biết điều chỉnh nó phù hợp với thực tế. Việc tìm hiểu các quy định

pháp luật về khuyến khích đầu tư của nhau. Không có một hệ thống pháp

luật nào là hoàn chỉnh, vấn đề là cần hoàn thiện nó một cách thường xuyên.

Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư của Việt Nam

và Lào không chỉ là học những cái hay mà còn rút ra được kinh nghiệm của

nước bạn, để từ đó áp dụng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật

khuyến khích đầu tư tại Lào.

BunTy ĐêtĐaVôngSỏn:“Cải thiện đầu tư của Nhà nước trong khu

vực nông nghiệp” [60]. Luận văn đã nghiên cứu xem xét, phân tích sự thực

trước sau như một về đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trên

cơ sở phân tích tách bạch chi tiết cụ thể và có hệ thống đầy đủ về lý luận và

Page 14: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

8

thực tiễn, đặc biệt là đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn vượt qua mà đã

có cụ thể tương đối về vấn đề này. Luận văn này, mặc dù vẫn còn thiếu các

nội dung, chưa đầy đủ, nhưng mà nó có thể trở thành một số tài liệu để

giúp đỡ các ngành có liên quan đến để nghiên cứu học thuyết về củng cố

đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng được một số điều

trong nhiều năm sau, Vì vậy, người nghiên cứu tin tưởng mà luận văn này

đã góp vào một phần về chuyên ngành nông nghiệp của kinh tế quốc gia.

Bởi vì, hiện nay Đảng và Nhà nước đã coi trọng ngành nông nghiệp làm cơ

sở nền tảng kinh tế quốc gia cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Syvanh Leemaitêng:“Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài ở

Việt Nam và Lào - Nhìn từ góc độ so sánh” [95]. Luận văn nghiên cứu về các

nước đầu tư tích cực tìm kiếm thị trường mới, hấp dẫn để đầu tư thu lợi

nhuận, còn nước nhận đầu tư cũng tạo mọi điều kiện để thu hút, khuyến khích

đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, giống như Việt Nam, Lào cũng đang

tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới với những nỗ lực trong tất cả các

mặt. Trong đó thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài là giải pháp quan

trọng giúp Lào có những bước “chuyển mình” nhanh hơn vào nền kinh tế

toàn cầu. Tình hình thực tiễn tại Lào cho thấy, Lào rất cần công nghệ tiên tiến

và nguồn vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để thực hiện mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ hai

nước có sự tương đồng về nhiều mặt như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa...

Hoàn thiện pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật của Lào là phải đặt

trong sự so sánh và kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam.

Khăm manh Sisath:“Pháp luật đầu tư của Lào trong tương quan so

sánh với pháp luật đầu tư Việt Nam - Bài học kinh nghiệm hoàn thiện pháp

luật đầu tư của CHDCND Lào” [77]. Luận văn đã nghiên cứu trên cải cách

Page 15: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

9

tư pháp của Việt Nam và Lào, một trong những vấn đề quan trọng là việc

xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật của mỗi nước. Việc có sự

tương đồng về nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào, tạo điều kiện cho

CHDCND Lào có cái nhìn toàn diện, cũng như những bài học kinh nghiệm

quý báu trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế - xã hội, mà việc

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nền tảng cho sự phát triển.

Pháp luật đầu tư của Lào đang tạo ra những rào cản vô hình trong việc tạo

môi trường pháp lý lành mạnh và tích cực trong đầu tư kinh doanh. Việc ban

hành một luật đầu tư chung không những thống nhất về đối tượng điều chỉnh

và phạm vi áp dụng mà còn tạo ra sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia đầu

tư. Đây là một xu thế chung về sự thống nhất pháp luật trên cùng một lĩnh

vực của hầu hết các nước trong khu vực, và quan trọng hơn đó là việc đón

đầu những thời cơ trong tương lai của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sengkhamyong Bounnaphone:“Các quy định về khuyến khích đầu tư -

so sánh giữa pháp luật của Việt Nam và của CHDCDN Lào” [91]. Luận văn

nghiên cứu về pháp luật khuyến khích đầu tư của Lào so sánh với các nước

láng giềng nào có mối quan hệ truyền thống lâu đời và có tinh thần hợp tác hữu

nghị khăng khít anh em như Việt Nam - Lào. Hai quốc gia cùng nằm trên bán

đảo Đông Dương, cùng trải qua biết bao thăng trầm lịch sử. Do đó, cần xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh

vực, địa bàn quan trọng, mở rộng các biện pháp khuyến khích và mức độ

khuyến khích để nền kinh tế Lào phát triển cả về quy mô lẫn hiệu quả.

Sổm Sắc Sengsắcđa:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm pa Sắc

nước CHDCND Lào” [93]. Luận văn nghiên cứu về ĐTNN ở Tỉnh Chăm Pa

Sắc trong nội dung phát triển giai đoạn tiếp theo của Tỉnh Chăm Pa Sắc, với

những mục tiêu kinh tế - xã hội chiến lược cần đạt, vai trò của ĐTNN vẫn

được khẳng định, do đó có một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho các nhà quản lý

Page 16: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

10

là: Phải định hướng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Chăm

Pa Sắc thế nào để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt và ở thời điểm

các nhà ĐTNN tiềm năng đang đánh giá, lựa chọn cơ hội đầu tư tại mỗi tỉnh

thì Chăm Pa Sắc cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư đáp ứng yêu

cầu của nhà ĐTNN.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư nước ngoài

và thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

Luận án tiến sĩ:

KhămLa LoVanXay:“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai

ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [80]. Luận án nghiên cứu về Đất

đai có vai trò vô cùng quan trọng trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội của

đời sống con người. Nó là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản

xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng

của môi trường sống, là địa bàn các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,

văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành quả cách mạng của cả dân

tộc. Do đó, QLNN bằng pháp luật đối với đất đai là vấn đề quan trọng luôn

được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào quan tâm. Kể lại tư khi thành lập

Đảng NDCM Lào và đã đề ra vấn đề quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối

với đất đai...

Phonesay Vilaysach:“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào” [88]. Luận án đã nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài là

một nguồn vốn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước.

Nguồn vốn FDI càng quan trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển trong

đó có Lào. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm phục vụ cho mục tiêu

đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hiện nay được các nước trên thế giới

rất quan tâm đặc biệt là các nước trong khu vực. Để thực hiện thành công sự

Page 17: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

11

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã và

đang quan tâm đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề thu hút vốn

FDI. Trên thực tế qua các giai đoạn vừa qua FDI vào Lào đã góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế của Lào, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao

động. Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào Lào còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn

và thách thức vì vậy cần được khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ:

Thặt sa na lon Sỉ su nôn:“Quy tắc khuyến khích và quản lý đầu tư

nước ngoài ở CHDCND Lào trường hợp nghiên cứu việc đầu tư trong công

trình thông thường” [96]. Mục đích của luận văn này là nghiên cứu đến quy

tắc khuyến khích và quản lý đầu tư của nước ngoài ở CHDCND Lào, nghiên

cứu trong trường hợp công trình đầu tư thông thường đã ảnh hưởng về đầu

tư của nước ngoài ở CHDCND Lào, thì đã được nghiên cứu so sánh với hiệp

ước để khuyến khích và quản lý đầu tư của nhóm nước ASEAN ban hành

năm 1987 cùng với quy chế khuyến khích và quản lý đầu tư của nước ngoài

ở nước CHDCND Lào trong thực hiện. Nghiên cứu đã quan tâm đến mục

đích quan trọng dành 4 điểm như: Một là, mục đích quy chế đầu tư của nước

ngoài thông thường mà gồm có pháp luật trong nước của Nhà nước nhận lấy

đầu tư và pháp luật quốc tế đã liên quan đến đầu tư của nước ngoài, đây là

nguồn gốc của việc nghiên cứu này và xem xét quy chế khuyến khích đầu tư

và quản lý ĐTNN ở nước CHDCND Lào. Hai là, nghiên cứu về nhận thức

thông thường về pháp luật khuyến khích (bản năm 2009) của CHDCND Lào

đã nói về lịch sử ra đời chủ đích, tiêu chuẩn gốc của pháp luật khuyến khích

đầu tư cùng với việc nghiên cứu của đầu tư thông thường và cơ quan phụ

trách về khuyến khích đầu tư. Ba là, quy tắc khuyến khích đầu tư của Nhà

nước CHDCND Lào, cùng với nguyên tắc khuyến khích đầu tư đã liên quan

đến thuế như là cho quyền và lợi ích về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, cho

Page 18: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

12

phép vào đến nguồn vốn và miễn trừ thuế không thu thuế lặp lại; ngoài đó

nhà nước đã khuyến khích đầu tư không liên quan với thuế như: Khuyến

khích đầu tư theo chính sách đối ngoại, theo pháp luật, các văn kiện thông

tin và sự sử dụng đất đai ở CHDCND Lào. Bốn là, Nước CHDCND Lào đã

vào thành viên của ASEAN, cho nên là việc nghiên cứu về nguyên tắc

khuyến khích và quản lý ĐTNN của CHDCND Lào, người nghiên cứu đã so

sánh nghị quyết cơ bản quyền để khuyến khích đầu tư năm 1987 của nhóm

nước ASEAN tương đương với luật mà có tính cách tương tự và khác nhau,

nguyên tắc thực hành và nguyên tắc quản lý đầu tư với quy tắc khuyến khích

và quản lý đầu tư của nước ngoài, ở nước CHDCND Lào.

Khăn Keo Đa Ly But:“Giải quyết tranh chấp vấn đề xảy ra vì đầu tư

nước ngoài nghiên cứu để so sánh hệ thống trong và ngoài tòa án” [82].

Luận văn này đã nghiên cứu về giải quyết tranh chấp vấn đề xảy ra bởi vì

đầu tư của nước ngoài, so sánh hệ thống trong và ngoài tòa án, đặc biệt là

nghiên cứu cải cách phương pháp giải quyết vấn đề ĐTNN, trong đó đã

nghiên cứu nhận thức về luật khuyến khích về ĐTNN và những nguyên tắc

giải quyết tranh chấp đã xảy ra vì đầu tư theo pháp luật giải quyết tranh chấp

về kinh tế và pháp luật dân sự. Mục đích nghiên cứu là để tìm hiểu lý luận về

giải quyết tranh chấp xảy ra vì đầu tư của nước ngoài đặc biệt là cơ quan có

quyền giải quyết tranh chấp, hình thức giải quyết tranh chấp và cơ quan tổ

chức của việc giải quyết tranh chấp của mọi cơ quan. Kèm theo đó là hiểu biết

đến việc giải quyết tranh chấp của tòa án bởi có ủy viên ban tòa án mới có

quyền xét xử giải quyết, kiểu như ngoài tòa là thế nào.

Alounny Manipakone:“Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Thủ đô Vientian nước CHDCND Lào” [23]. Luận văn đã viết về

việc áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô

Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, có vai trò rất quan trong trong phát triển

Page 19: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

13

kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để xác lập những nguyên tắc pháp lý

cơ bản đảm bảo sự vận hành của hoạt động ĐTNN, xác lập môi trường an

toàn cho các quan hệ ĐTNN được điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật

Lào. Đặc biệt, các biện pháp thu hút FDI không chỉ đòi hỏi sự vận dụng nội

tại của nền kinh tế đất nước nói chung và mục tiêu thu hút đầu tư nói riêng.

Việc hoàn thiện pháp luật thu hút FDI phải được đặt ra như một quá trình

thường xuyên, liên tục và phải được xây dựng trên cơ sở sự nỗ lực của nhà

luật pháp. Hiện nay, nhà nước đã và đang nghiên cứu, xây dựng hệ thống

pháp luật trong nước có tính đồng bộ và hoàn thiện để có thể áp dụng có

hiệu quả, nhất là pháp luật về các biện pháp thu hút.

Ekmongkhon Saiyavong:“Nhất thế hóa pháp luật đầu tư của Việt Nam

trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của CHDCND Lào trong tiến trình gia

nhập WTO” [73]. Luận văn đã nghiên cứu xuất phát từ vai trò thu hút nguồn

lực từ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã trở thành chiến lược quan

trọng của Lào trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước. Hiện nay vấn đề

khuyến khích và đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào

đang trở thành một bộ phần chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc dân, là nguồn

lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong điều kiện phát

triển nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế và đặc biệt trong tiến

trình gia nhập WTO với những cơ hội và thách thức thì hệ thống các văn bản

pháp luật về đầu tư của nước CHDCND Lào đang đứng trước những đòi hỏi

bức xúc cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm xác lập quyền

bình đẳng thật sự cho các chủ thể kinh doanh cả trong và ngoài nước. Vì vậy,

việc nhất thể hóa pháp luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài là một

trong những yêu cầu hết sức cấp bách.

KhămSải Nănthavông:“Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

căn cứ vào sự phát triển nền kinh tế ở Lào” [81]. Luận văn này đã nghiên cứu

Page 20: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

14

về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển và mở rộng kinh tế theo

phương hướng sản xuất hàng hóa và tạo điều kiện cho cộng cuộc công nghiệp

hóa và hiện đại hóa, ngoài đó CHDCND Lào sẽ khai thác nguồn vốn trong

nước cho tốt mà cần thiết thu hút đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là đầu tư

trực tiếp của nước ngoài vào sự phát triển kinh tế của nước Lào.

BunSổng VaSayGì:“Quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nước

ngoài gắn vào khu vực nông nghiệp ở tỉnh Luông năm Tha” [58]. Luận

văn đã nghiên cứu về quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài

vào khu vực nông nghiệp bởi bắt đầu từ đặc điểm thực tế của nước Lào

cũng như tỉnh Luông Năm Tha, vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ sở kinh tế vẫn

yếu kém. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, sản xuất

nông nghiệp kiểu như nguyên thủy, phân phát, chất lượng kém, kỹ năng

chưa phát triển... cho nên để phát triển tỉnh Luông Năm Tha thoát khỏi sự

kém phát triển thì phải quan tâm đến đầu tư trực tiếp trong nước và nước

ngoài trong khu vực nông nghiệp là việc quan trọng nhất trong sư đoàn

sản xuất kinh doanh về nông nghiệp của tỉnh, thì là một ngành kinh tế của

cơ sở, cơ cấu kinh tế đất nước.

Souliya Pouangpadith:“Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào” [94]. Luận văn này đã nghiên cứu về

vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào

đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc dân, quan trọng

cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước nói chung và ở Lào nói

riêng. Vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được

làm rõ và chưa được cụ thể hóa một cách tập trung trong luật đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Lào. Làm gì và thế nào để hoàn thiện môi trường pháp lý về đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Lào, làm rõ vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Lào là trăn trở của tác giả bản luận văn này. Để góp

Page 21: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

15

phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc và nhanh hơn, thực hiện thắng

lợi mục tiêu chiến lược phát kinh tế - xã hội cùng với việc huy động tối đa các

nguồn vốn trong nước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài trở thành

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Tạp chí và báo:

Văn Xay Sen Nhot: "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

quy trình phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào" [102].

Bài viết đã nêu lên kết quả bước đầu và một số hạn chế về đầu tư trực

tiếp nước ngoài của các tỉnh miền núi phía Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào. Đồng thời chỉ ra được một số giải pháp để khắc phục được những hạn chế

của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh này.

Văn Xay Sen Nhot: "Để thu hút FDI nhiều hơn tại các tỉnh miền núi

phía Bắc Lào" [101].

Trong bài viết tác giả đã đánh giá thực trạng thu hút FDI trên cơ sở đó

chỉ ra được một số hạn chế của thực trạng này ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Lào. Đồng thời đã chỉ ra một số giải pháp để thu hút đầu tư FDI hiện nay ở Lào

nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc Lào nói riêng.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư và pháp

luật đầu tư

Luận án tiến sĩ:

Phan Thị Hương Thủy:“Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh

chấp Kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [19]

Luận án đã nghiên cứu về thực tiễn của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản

Việt Nam khởi xướng từ năm 1986 cho đến nay đã chứng tỏ rằng Luật ĐTNN

tại Việt Nam, do Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1986 và qua 4 lần sửa đổi

Page 22: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

16

bổ sung, đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế của đất nước.

Mười lăm năm đã trôi qua, thời gian tuy chưa nhiều, nhưng tương đối đủ để

người dân nhận thức về vai trò của luật ĐTNN tại Việt Nam đối với việc thu hút

vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, nhằm hỗ trợ đắc lực hơn nữa sự

nghiệp đổi mới đất nước. Từ trước đến nay, các nhà khoa học trong nước và

nước ngoài, còn chưa quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả luận án đã

đặt ra nhiệm vụ chủ yếu cho người viết là nghiên cứu và đề xuất một số ý kiến

về vấn đề xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của doanh

nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam.

Nguyễn Khắc Định:“Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước

ngoài trong xu hướng nhất thể chế hóa pháp luật về đầu tư ở Việt Nam” [3].

Luật án nghiên cứu pháp luật về FDI ở Việt Nam vừa là một bộ phận pháp

luật ra đời sau, vừa tồn tại với tính chất là một hệ thống pháp luật của Nhà

nước. Về nội dung, giữa pháp luật đầu tư nước ngoài và pháp luật đầu tư

trong nước vừa có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt. Sự khác biệt này bắt

nguồn từ chủ quyền về mặt kinh tế của Nhà nước, từ tính đặc thù của nền kinh

tế và các thành phần kinh tế ở nước Việt Nam trong giai đoạn thời gian đó,

cần được xác định rõ để có biện pháp xử lý thích hợp khi nghiên cứu việc

thống nhất về mặt nội dung và phạm vi. Hoàn thiện pháp luật là mục tiêu lý

tưởng nhằm đạt được một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn yêu cầu

của quan hệ xã hội, phúc đáp được những đòi hỏi của xã hội. Nhất thể hóa

pháp luật về đầu tư là thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hoạt

động đầu tư, không phải là sự thống nhất về mặt hình thức pháp lý của các

văn bản pháp luật. Vì vậy, đó là sự thống nhất trong đa dạng, là xây dựng một

mặt bằng pháp lý chung, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh

và cơ hội bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đầu tư khác nhau

trong nền kinh tế, không có sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu

tư nước ngoài.

Page 23: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

17

Hồ Hoàng Đức:“Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng

trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” [4]. Luận

án đã nghiên cứu về đầu tư xây dựng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong

việc tạo lập nền tảng kinh tế - xã hội phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế đất

nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đầu tư xây dựng

có mối quan hệ hữu cơ với tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tăng

cường đầu tư và đầu tư một cách có hiệu quả sẽ duy trì và thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế đất nước, ngược lại một quốc gia đạt mức tăng trưởng kinh tế

cao sẽ có khả năng tích lũy được nhiều hơn các nguồn lực cần thiết cho đầu

tư. So với các ngành sản xuất, dịch vụ khác thì đầu tư xây dựng và ảnh hưởng

không nhỏ đến kết quả thực hiện hoạt động này, vì thế đòi hỏi công tác quản

lý nhà nước về đầu tư xây dựng phản ánh được các đặc thù đó.

Luận văn thạc sĩ:

Trịnh Thị Thu Hương:“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với

đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội” [11]. Luận văn

này nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở phân tích lý luận

và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước

bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố

Hà Nội. Các giải pháp gồm có: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng;

Hai là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách; Ba là, tăng

cường công tác quản lý, điều hành và phối hợp giũa các cơ quan QLNN ở

TW và địa phương; Bốn là, nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đội

ngũ cán bộ, công chức; Năm là, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài; Sáu là, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu

tư; Bảy là, tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước

ngoài; Tám là, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mình đối với

các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được

coi là giải pháp đột phá.

Page 24: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

18

Tống Thị Hạnh:“Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây

dựng ở thành phố Hà Nội” [7]. Luận văn đã nghiên cứu về sự phát triển

của kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế - xã hội ngày càng

được xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định pháp luật về quản lý đầu

tư xây dựng quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát

huy hiệu quả tích cực trong quản lý hoạt động của Nhà nước. Việc tổ chức

thực hiện pháp luật pháp luật cũng ngày càng hiệu quả; hoạt động đầu tư

xây dựng, nhất là xây dựng đô thị, trong đó có Thủ đô Hà Nội theo đó mà

ngày càng vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm

cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị

đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phạm Thị Kim Cúc:“Thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước trong

lĩnh vực đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc” [2]. Luận văn nghiên cứu về phân cấp quản

lý được coi là một giải pháp quan trọng trong quá trình hoàn thiện, nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Ở Vĩnh

Phúc, chính quyền tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh phân cấp quản lý trên các lĩnh

vực, chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền cấp huyện và cấp

xã, đồng thời xác định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp chính

quyền địa phương. Phân cấp thẩm quyền cho chính quyền cấp huyện và cấp

xã đã góp phần tháo gỡ những bất hợp lý trong khối lượng thẩm quyền của

tỉnh, để tỉnh tập trung xử lý các công việc đúng tầm và tương xứng với vị thế

của mình. Vì vậy, việc bảo đảm thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay

đang đặt ra nhiều đề cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn quá

trình thực hiện.

Nguyễn Huy Thường:“Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật

trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay” [18]. Luận văn

nghiên cứu về trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước Việt Nam, xây

Page 25: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

19

dựng cơ bản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế quốc

dân, trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để làm tiền đề cho sự tồn tại

và phát triển kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,

hình thành và ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của hạ tầng xã

hội nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và và duy trì mọi mặt đời sống xã

hội. Luận văn được thông qua và áp dụng trong thực tiễn phần nào đáp ứng

chủ trương của Quốc hội và Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư,

hạn chế và xóa bỏ tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt

động đầu tư xây dựng cơ bản.

Phạm Mỹ Hương:“Những vấn đề pháp lý về đầu tư theo hợp đồng

hợp tác kinh doanh ở Việt Nam” [10]. Luận văn đã nghiên cứu về nền tảng

cơ sở pháp lý, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày càng thể hiện

vai trò pháp luật đầu tư của Việt Nam, nhất là Luật đầu tư năm 2005 đối

với nền kinh tế. Thực tiễn hoạt động đầu tư này trong nhiều năm qua đã có

những thành công bước đầu. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc đầu tư

theo hợp đồng hợp tác kinh doanh còn gặp những khó khăn nhất định, điều

này đặt ra những vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là về mặt

pháp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý về đầu tư

theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam là rất cần thiết trong giai

đoạn hiện nay.

Nguyễn Duy Nam: “Pháp luật quản lý nhà nước về đầu tư - những vấn

đề lý luận và thực tiễn” [15]. Luận văn nghiên cứu sự nghiệp mở cửa, đổi mới

toàn diện của Nhà nước Việt Nam nền trong kinh tế nhiều thành phần theo cơ

chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thuận lợi, góp phần vào sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước hiện nay chỉ quản lý nền kinh tế

quốc dân ở tầm vĩ mô, như xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đề ra những chủ

trương, chính sách lớn, xây dựng hệ thống pháp luật quản lý kinh tế nói

Page 26: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

20

chung, quản lý đầu tư nói riêng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh

nghiệp, các nhà đầu từ phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, khả năng, kinh

nghiệm của các doanh nghiệp lạc loài. Cho nên, là các quy định pháp lý trong

lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư cũng như thực tiễn thi hành các quy định

này vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế, bất cập nhất định. Những điều đó

đã gây ra những ảnh hưởng bật lợi đến quá trình thu hút các nguồn vốn đầu tư

trong nước và ĐTNN.

Đỗ Thị Phương:“Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các

doanh nghiệp Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” [16]. Luận văn đã

nghiên cứu về thương mại thế giới WTO, bắt đầu từ Việt Nam đã gia nhập

vào thành viên của WTO. Từ đó tới nay, cơ hội để tham gia vào thị trường thế

giới của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc

các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt đồng đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài nhiều hơn. Để có thể tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp cơ chế pháp

lý đảm bảo cho doanh nghiệp ĐTNN có hiệu quả thì điều quan trọng nhất là

Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đẩy đủ, thông thường, phù hợp với

thông lệ quốc tế. Đồng thời đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật và nâng

cao hiệu quả thực thi pháp luật về ĐTNN để hoạt động này có cơ sở pháp lý

thuận lợi tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

Trần Bảo Yến:“Pháp luật về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước trong

các tổ chức kinh tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [22]. Luận văn đã

nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện nay đang nắm giữ những

lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào ngân sách

quốc gia, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nhà nước, ngoài việc hướng tới mục tiêu lợi nhuận cần thể hiện vai

trò trong việc phục vụ lợi ích công cộng, điều kiện nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy

Page 27: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

21

tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế phát triển theo định

hướng đã đề ra. Vụ việc này đang được dư luận xã hội quan tâm rộng rãi, nếu

nó không được giải quyết một cách kịp thời, thỏa đáng sẽ có ảnh hưởng xấu

tới vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước và gây bức xúc trong nhân

dân. Hiện nay đã có những quan điểm thể hiện thái độ không đồng tình với

vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp

luật đầu tư

Luận án tiến sĩ:

Trần Tiến Hải:“Thực hiện pháp luật về đầu giá quyền sử dụng đất ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” [6]. Luận án đã nghiên cứu về

ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay, luận án đã trình bày một số vấn

đề lý luận như khái niệm, hình THPL về ĐGQSDĐ, nêu lên được vai trò THPL

về ĐGQSDĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với việc phát triển thị

trường bất động sản. Các giải pháp nêu lên có mối quan hệ thống nhất với

nhau, để thực hiện có hiệu quả việc THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB cần

phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên, từ đó tạo điều kiện để các chủ

thể tham gia ĐGQSDĐ, tạo ra nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, là nguồn

lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Linh:“Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” [12]. Luận án nghiên cứu

vấn đề TTHC là cách thức tổ chức các công việc nhà nước, cũng là cách thức

giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức, phản ánh bản chất dân chủ, tính phục vụ, khoa học và hiện đại của nền

hành chính nhà nước...

Luận văn thạc sĩ:

Vũ Viết Thiệu:“Thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí trong quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản” [17]. Luận văn

Page 28: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

22

nghiên cứu về giữ gìn, bảo vệ truyền thống tiết kiệm, làm cho các thế hệ

người Việt Nam sống tiết kiệm, làm việc tiết kiệm trở thành nhiệm vụ

thường xuyên, hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên

lĩnh vực xây dựng sự phí tiết kiệm, sự lãng phí, gây thất thoát ghê gớm đã

diễn ra từ nhiều năm qua. Cơ chế thực hiện pháp luật tiết kiệm, chống lãng

phí phải là một cơ chế tổng hợp, có phạm vi rộng, bao gồm những yếu tố

pháp lý và cả yếu tố truyền thống, ý thức pháp luật, lối sống của người dân

và cán bộ, công chức.

Nguyễn Văn Trường: “Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài trên địa

bàn thủ đô Hà Nội” [20]. Luận văn nghiên cứu về vấn đề theo Pháp lệnh Thủ đô

Hà Nội, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về

văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; cũng là một trong

những khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, vị

thế đó của Thủ đô Hà Nội có trở thành hiện thức hay không phụ thuộc vào nhiều

yếu tố, trong đó có vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật. Thực tiễn thực hiện

pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng

đang tồn tại nhiều vướng mắc, phần vì các các quy định của pháp luật về ĐTNN

còn nhiều hạn chế, phần vì cơ chế thực hiện pháp luật ĐTNN chưa bảo đảm,

hiệu quả không cao.

Đào Thị Mai:“Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta hiện

nay thực tiễn của thành phố Hải Phòng” [14]. Luận văn đã nghiên cứu về

thực hiện pháp luật ở Việt Nam là kết quả thực tế tích cực đạt được của tuân

thủ pháp luật, thực hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng luật so với

mục đích, yêu cầu việc ban hành văn bản pháp luật trong những phạm vi và

điều kiện nhất định mức chi phí thấp nhất. Hiệu quả thực hiện pháp luật là

vấn đề phức tạp, còn đang trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu. Trong khuôn

khổ luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề

Page 29: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

23

mang tính chung khái quát. Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật ở nước Việt Nam.

Trần Thị Xuân:“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật

ở thành phố Hà Nội hiện nay” [21]. Luận văn nghiên cứu về thực hiện pháp luật

ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Nội riêng được đặt ra như một vấn đề

có tính thời sự, đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là những

nhà lãnh đạo, quản lý, người làm công tác pháp luật ở nước Việt Nam. Trước

yêu cầu không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả

nước nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng, nhằm xây dựng thành công Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ dân, do dân, vì dân, thì nghiên

cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật; đánh giá

đúng thực trạng thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội và đề xuất những biện

pháp pháp lý đúng đắn để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở thành phố Hà

Nội là việc làm cấp bách có ý nghĩa thiết thực.

Lệ Thùy Dương: “Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu

tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay” [5]. Luận văn nghiên cứu về

thị trường bất động sản chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh, hiện nay thì

xu hướng ngày càng diễn ra phổ biến mạnh mẽ ở nước Việt Nam. Điều đó

được thể hiện ở số lượng dự án chuyển nhượng ngày càng nhiều với quy mô

ngày càng lớn cả về vốn và diện tích sử dụng đất; hoạt động chuyển nhượng

diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước và không chỉ có dự án có vốn đầu tư

trong nước mà cả dự án có vốn ĐTNN cũng đang được chuyển nhượng rất

nhiều trên thực tế. Từ những nghiên cứu về lý luận, thực trạng và những giải

pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng các dự án đầu tư kinh doanh bất

động sản, có thể thấy hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh bất

động sản là một đòi hỏi khách quan trên thực tế nhưng cả quy định pháp luật và

cơ chế quản lý của nhà nước về lĩnh vực nay vẫn còn nhiều bất cập. Đó là định

hướng chính mà luận văn theo đuổi.

Page 30: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

24

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Về lý luận

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật ĐTNN ở

CHDCND Lào, cụ thể như sau:

+ Phân tích về pháp luật ĐTNN làm rõ khái niệm, đặc điểm và thực

hiện pháp luật ĐTNN ở CHDCND Lào.

+ Luận chứng cơ sở lý luận về các hình thức thực hiện pháp luật ĐTNN

ở CHDCND Lào và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật ĐTNN ở

CHDCND Lào.

1.3.2. Về thực tiễn

- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật ĐTNN

của CHDCND Lào, từ đó chỉ ra được ưu điểm, hạn chế của pháp luật này

qua từng giai đoạn.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật

ĐTNN của CHDCND Lào từ năm 1986 đến nay.

- Luận chứng khoa học của các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực

hiện pháp luật ĐTNN đến năm 2020 của CHDCND Lào.

Page 31: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

25

Kết luận Chương 1

Nghiên cứu thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào trong chương 1 luận án đã phân tích tổng quan các

công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào và Việt Nam về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

nghiên cứu. Điều đó được phản ánh qua các cộng tác liên quan đến đầu tư

nước ngoài về pháp luật đầu tư để thực hiện các công trình liên quan đến thực

hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài. Những công trình

này bao gồm các luận án, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học được đăng tải

trên các tạp chí uy tín. Những công trình này ở mức độ khác nhau đã đề cập

đến một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án như khái niệm pháp

luật đầu tư nước ngoài, khái niệm và hình thức thực hiện pháp luật chung.

Đồng thời cũng đã chỉ ra được một số quy định pháp luật đầu tư nước

ngoài và những bất cập của pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào

hiện nay. Cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tương đối đủ,

toàn diện về thực hiện pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào. Nhất là làm rõ

khái niệm, đặc điểm, vai trò pháp luật đầu tư nước ngoài và thực hiện pháp

luật đầu tư nước ngoài; cũng như những hình thức thực hiện pháp luật này

dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Trên cơ sở lý luận và

đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật đầu tư ở CHDNCD Lào, luận án cũng

cần chỉ ra được những kết quả, bất cập và nguyên nhân của thực trạng này. Từ

đó tìm kiếm, đề xuất giải pháp khắc phục. Đó chính là những vấn đề cần tiếp

tục đặt ra để nghiên cứu của luận án. Góp phần luận chứng cơ sở khoa học

cho thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào hiện nay có hiệu

quả cao.

Page 32: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

26

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI Ở LÀO

2.1.1. Khái niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài

Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đầu tư là

khái niệm được xem xét dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau. Chẳng hạn

dưới góc độ kinh tế đầu tư được hiểu là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất

kinh doanh của một chủ thể đầu tư. Đầu tư cũng có thể hiểu là toàn bộ chi phí

được bỏ ra trước khi thu lợi nhuận ròng. Hoặc đầu tư còn được hiểu là quá trình

lâu dài bao gồm nhiều khâu, nhiều bước. Còn dưới góc độ kinh doanh, đầu tư

là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích đem lại một

khoản tiền lớn hơn. Dưới góc độ luật học thì đầu tư được hiểu là việc nhà đầu

tư bỏ vốn bằng các các loại tài sản hữu hình và vô hình để hình thành tài sản

tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật. Từ Điều 3, khoản 1

Luật khuyến khích đầu tư của Lào năm 2009 thì đầu tư được hiểu là nhà đầu tư

sử dụng vốn hữu hình và vô hình vào kinh doanh, sản xuất tại CHDCND Lào.

Từ các quan niệm khác nhau nêu trên cho thấy để đưa ra khái niệm đầu tư thì

bao giờ cũng có chủ thể xác định, đối tượng, mục đích và cách thực hiện nhất

định. Theo đó thì đầu tư có thể hiểu là nhà đầu tư bỏ vốn (chi phí ban đầu) vào

một đối tượng nào đó được sử dụng một cách có mục đích nhằm thỏa mãn nhu

cầu của nhà đầu tư [57, tr.1-4].

Đầu tư được phân thành hai loại cơ bản là đầu tư trong nước và ĐTNN.

Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và

các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.

Page 33: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

27

Đầu tư nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vào Lào vốn bằng tiền và các

tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.

Đầu tư nước ngoài cũng có 2 loại đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài và

đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Một là, đầu tư gián tiếp nước ngoài là loại hình thức đầu tư mà chủ

ĐTNN không trực tiếp tham gia quản lý việc sử dụng vốn, họ hưởng lợi ích

theo một tỷ lệ của số vốn đầu tư thông qua cá nhân hoặc tổ chức ở nước nhận

đầu tư. Đây là loại đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là

những chủ thể khác nhau. Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới một

số hình thức như: mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, chứng

khoán... các hoạt động tín dụng thương mại quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức.

Theo quy định luật khuyến khích đầu tư của Lào năm 2009 thì đầu tư gián

tiếp được hiểu là nhà đầu tư mua cổ phần công ty, mua cổ phần từ thị trường

chính khoán, kể cả việc đầu tư vào quỹ bảo đảm tài chính, trái phiếu và giấy tờ

có giá trị khoán mà nhà đầu tư không tham gia trực tiếp trong việc quản lý doanh

nghiệp liên quan. Giấy tờ có giá trị có thể mua bán, trao đổi hoặc đảm bảo như

sổ đỏ, cổ phiếu, trái phiếu [55, tr.22-25].

Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình nhà ĐTNN đưa vốn

bằng tiền hoặc tài sản sang quốc gia khác để đầu tư, nhằm đưa lại lợi ích cho

các bên tham gia. Đầu tư trực tiếp (FDI) nước ngoài chỉ là một trong những

kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia. Trên thế giới, có nhiều

diễn giải khái niệm về ĐTNN, tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetany Fund - IMF) đưa ra

năm 1977: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện ở các

doanh nghiệp hoạt động ở đất nước khác nhằm thu về những lợi ích lâu dài

cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả

trong việc quản lý doanh nghiệp đó [108, tr.51]. Khái niệm này nhấn mạnh

Page 34: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

28

vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là giành

quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp, điều hành sử dụng

vốn đầu tư mà họ bỏ ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước khác.

Theo ngân hàng Thế giới (WB): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc

công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu

và quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước

khác ” [106, tr.11].

Các nhà ĐTNN có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và hoạt động đầu

tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà đầu

tư nước ngoài và các đối tác đầu tư địa phương.

Các nhà kinh tế Trung Quốc quan niệm, ĐTNN là việc người sở hữu

tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước

khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của

nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể ấy hoặc tăng thêm

quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là

đầu tư trực tiếp. Quyền kiểm soát mà nhà lý luận Trung Quốc đề cập tới đó

là tỷ lệ chiếm hữu cổ phần, khi cổ phần đạt tới tỷ lệ nào đó thì có quyền

kiểm soát doanh nghiệp và quyền này là vấn đề cốt lõi của đầu tư trực tiếp.

Như vậy, cách hiểu về đầu tư nước ngoài của nhà kinh tế Trung Quốc nhấn

mạnh đến khía cạnh sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp của chủ đầu tư đối với

các hoạt động bằng vốn đầu tư của mình [105, tr.15].

Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005:

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình

và vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư

theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên

quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn

đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là

Page 35: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

29

hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái

phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán thông qua

các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực

tiếp tham gia vào quản lý hoạt động đầu tư [8, tr.18].

Nhà nước Việt Nam không cấp phép ĐTNN vào các lĩnh vực và địa

bàn gây thiệt hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thuần phong

mỹ tục và môi trường sinh thái (Điều luật này cũng giống như của Lào

trong (Điều: 71-73) [1, tr.45-63].

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTNN nhưng chúng đều

thống nhất ở các điểm như: ĐTNN là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép

các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu

tư tùy theo mức góp vốn của nhà đầu tư. Nói tóm lại, từ những khái niệm

trên, có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền

hoặc bất kỳ tài sản do tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào

nước khác (nước tiếp nhận) để thực hiện kinh doanh theo luật pháp của

nước tiếp nhận nhằm thu được lợi ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành

doanh nghiệp tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Từ những khái niệm trên,

có thể hiểu đầu tư nước ngoài như sau: “Đầu tư nước ngoài là loại hình

kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài

sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận

đầu tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và tham gia quản lý, điều hành đối

tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những

hoạt động đầu tư đó ”.

2.1.2. Khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài

Về phương diện lý luận pháp luật được hiểu là tổng hợp các quy tắc xử

do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí

của Nhà nước, của giai cấp chính trị, đồng thời là yếu tố điều chỉnh các quan

Page 36: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

30

hệ xã hội nhằm tạo ra xã hội ổn định và phát triển. Trong lĩnh vực ĐTNN để

điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này các quốc gia trên thế

giới sử dụng dạng nhiều công cụ phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật là

công cụ, phương tiện quan trọng để nhà nước điều chỉnh, quản lý ĐTNN có

hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy dưới góc độ của khoa học

luật học hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về pháp luật ĐTNN.

- Có quan niệm cho rằng pháp luật ĐTNN là một bộ phận, hay một chế

định của tư pháp quốc tế, bởi các quan hệ đầu tư mà nó điều chỉnh có yếu tố

nước ngoài, chủ thể đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

- Quan niệm khác lại cho pháp luật ĐTNN không thuộc một ngành luật

nào, mà là ở vùng giao thoa của nhiều ngành luật, song gần gũi với ngành luật

kinh tế.

- Bên cạnh đó quan niệm coi pháp luật đầu tư chỉ là một bộ phận của

pháp luật thương mại, bởi quan niệm có tính phổ biến trên thế giới, trong đó

có quan niệm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong các hiệp định

của tổ chức này, đầu tư chỉ được coi là một trong các hành vi thương mại.

Chẳng hạn, Luận án tiếp cận khái niệm pháp luật ĐTNN dưới góc độ lý

luận chung về nhà nước và pháp luật nên có thể hiểu pháp luật ĐTNN là tổng

hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lính

vực đầu tư nước ngoài nhằm bảo đảm các hoạt động ĐTNN được thực hiện

có hiệu lực, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

2.1.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào

Xuất phát từ quan niệm pháp luật ĐTNN nêu trên và pháp luật ĐTNN

hiện hành của Lào cho thấy pháp luật này tập trung điều chỉnh một số nhóm

quan hệ sau:

Page 37: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

31

Một là, nhóm các quy định về quan điểm và chính sách ĐTNN. Nhóm

này đã khẳng định chính sách, phạm vi (lĩnh vực) ĐTNN của Lào trên nguyên

tắc đôi bên cùng có lợi và bảo hộ của pháp luật Lào đối với đầu tư nước

ngoài. Cụ thể là:

- Chính phủ nước CHDCND Lào khuyến khích các cá nhân và doanh

nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào nước CHDCND Lào (sau đây gọi là CHDCND

Lào) trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tuân thủ luật pháp và quy định của

CHDCND Lào. Các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài nói trên sau đây gọi là

“các nhà đầu tư nước ngoài ” [55, tr.40-55].

- Các nhà ĐTNN có thể đầu tư và hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh

vực hoạt động kinh tế hợp pháp như nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, năng

lượng, khai khoáng, thủ công nghiệp, thông tin, vận tải, xây dựng, du lịch.

thương mại, dịch vụ và các ngành khác. Các nhà ĐTNN có thể không được

đầu tư hoặc có hoạt động kinh doanh mà làm phương hại đến nền an ninh

quốc gia, môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng hay nền văn hóa quốc gia,

hoặc vi phạm pháp luật và quy định của CHDCND Lào.

- Tài sản và đầu tư tại CHDCND Lào của các nhà ĐTNN sẽ hoàn toàn

được pháp luật của CHDCND Lào bảo hộ. Những tài sản và đầu tư như vậy

sẽ không bị trưng thu, tịch biên hoặc bị quốc hữu hóa ngoại trừ vì mục đích

công cộng và sau khi đã thanh toán xong bồi thường một cách nhanh chóng,

hợp lý và có hiệu quả.

Hai là, nhóm các quy định về hình thức ĐTNN.

Theo quy định của pháp luật Lào các nhà ĐTNN có thể đầu tư vào

nước CHDCND Lào trong bất kỳ hình thức nào của hai hình thức sau:

- Liên doanh với một hoặc nhiều bên các nhà đầu tư trong nước của Lào

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cụ thể là:

Page 38: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

32

+ Liên doanh và một (dự án) ĐTNN được thành lập và đăng ký theo luật

pháp và quy định của CHDCND Lào và đồng sở hữu bởi một hoặc nhiều nhà

ĐTNN và bởi một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào.Việc tổ chức quản lý và hoạt động

của công ty liên doanh và mối quan hệ giữa các bên tham gia sẽ chiếu theo hợp

đồng giữa các bên tham gia và Điều lệ của Công ty liên doanh, phù hợp với luật

pháp và quy định của CHDCND Lào.

+ Các nhà ĐTNN đầu tư vào liên doanh phải đóng góp một tỷ vốn tối

thiểu là 30% của tổng vốn đầu tư của liên doanh. Việc góp vốn liên doanh của

một bên hoặc nhiều bên nước ngoài sẽ phải được chuyển đổi sang tiền Kip

Lào, phù hợp với luật pháp và quy định của Lào, ở mức tỷ giá do Ngân hàng

Lào công bố tại thời điểm góp vốn.

+ Một doanh nghiệp 100% vốn do nước ngoài sở hữu là một dự án

ĐTNN được đăng ký theo luật pháp và quy định của CHDCND Lào bởi

một hoặc nhiều nhà ĐTNN mà không có sự tham gia của các doanh nghiệp

Lào. Doanh nghiệp ĐTNN đó được thành lập tại CHDCND Lào có thể

hoặc là một công ty mới hoặc là mở chi nhánh hay văn phòng đại diện của

công ty nước ngoài.

Ba là, Nhóm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

- Nhóm các quyền của nhà đầu tư bao gồm các quyền.

+ Quyền làm chủ trong đầu tư bao gồm:

Đầu tư trong tất các cách ngành, lĩnh vực và khu vực đầu tư mà không

bị cấm theo quy định pháp luật của Lào; Đầu tư theo loại, hình thức và cách

thức kinh doanh theo quy định của pháp luật; Xin tô nhượng dự án từ Chính

phủ hoặc chính quyền địa phương theo từng trường hợp nhằm phát triển dự

án; Xin tô nhượng đất từ Chính phủ Lào để thành lập đặc khu kinh tế và khu

kinh tế đặc thù; Thành lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Lào; Xin

chuyển đổi mục đích hoặc dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không

Page 39: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

33

hiệu quả có sự thay đổi về chính sách hoặc quy định pháp luật của Nhà

nước; làm chủ sở hữu đối với tài sản của mình; được bảo hộ quyền và lợi ích

chính đáng thu được từ việc đầu tư; được tạo điều kiện thuận lợi từ Nhà

nước trong các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư; Được hưởng lợi từ việc

thuê hoặc tô nhượng như: quyền sử dụng, thế chấp với người khác hoặc với

ngân hàng, hoặc góp vốn, cho thuê, mua bán quyền sử dụng đất và tiếp tục gia

hạn hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đối với người thuê hoặc tô

nhượng đất có quyền sử dụng đất theo thời hạn hợp đồng thuê hoặc tô nhượng,

là chủ sở hữu đối với những công trình, cơ sở vật chất xây dựng trên mảnh đất

đó, có quyền chuyển nhượng cho người trong hoặc ngoài nước; mở tài khoản

bằng tiền kíp hoặc ngoại tệ tại ngân hàng tại Lào; Có quyền khiếu nại với các

cơ quan liên quan trong trường hợp thấy lợi ích đầu tư của mình bị ảnh hưởng;

Được hưởng các quyền và lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

+ Quyền quản lý điều hành dự án đầu tư bao gồm:

Lập kế hoạch đầu tư; tìm kiếm và sử dụng vật liệu, phương tiện, máy

móc, vật tư, vật liệu và công nghệ trong việc đầu tư; tiếp cận thị trường

trong nước và thị trường nước ngoài; quản lý lao động an toàn và thuận

tiện trong hoạt động sản xuất; tiến hành họp, thảo luận về việc đầu tư của

mình; trao - chuyển giao, rút vốn hoặc thêm vốn kinh doanh và ủy quyền

cho nhà đầu tư khác tiến hành kinh doanh thay thế tạm thời; đề nghị lên cơ

quan có liên quan nhằm xem xét việc dừng, hủy bỏ hoặc chuyển doanh

nghiệp của mình sang hình thức kinh doanh khác; thực hiện các quyền khác

theo quy định của pháp luật.

+ Quyền tuyển dụng lao động bao gồm:

Ký hợp đồng tuyển dụng chuyên gia, các nhà chuyên môn vào làm việc

cho doanh nghiệp mình. Trong trường hợp dự án đầu tư cần sử dụng lao động

chân tay và trí óc quá chỉ tiêu cho phép của Luật lao động, nhà đầu tư có quyền

đề nghị lên Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể; bố trí, điều động người

Page 40: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

34

lao động vào các vị trí khác nhau theo nhu cầu của doanh nghiệp; thực hiện các

chế độ, chính sách đối với người lao động; thực hiện các quyền khác theo quy

định tại Luật lao động và các quy định pháp luật khác.

+ Quyền cư trú đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

Nhà đầu tư nước ngoài cùng với các thành viên trong gia đình có quyền

cư trú tại Lào theo thời hạn đầu tư. Chuyên gia, chuyên viên nước ngoài có

quyền cư trú tại Lào theo hợp đồng lao động.

Nhà đầu tư nước ngoài cùng các thành viên trong gia đình, các chuyên gia,

chuyên viên nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi xuất nhập cảnh CHDCND

Lào, kể cả việc xin visa xuất nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần không quá 5 năm.

+ Quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn, tài sản và

thu nhập ra nước ngoài bao gồm:

Nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển vốn, tài sản và thu nhập của

mình, đặc biệt là thu nhập từ việc đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc quyền

sở hữu cá nhân hoặc của doanh nghiệp ra nước ngoài thông qua các ngân

hàng đặt tại Lào và tổ chức nhà nước liên quan, sau khi đã thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ thuế và các lệ phí đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Lào.

- Nhóm nghĩa vụ của nhà đầu tư bao gồm các nghĩa vụ.

+ Nhà đầu tư có nghĩa vụ sau:

Áp dụng chế độ kế toán theo quy định pháp luật của Lào, trong trường

hợp cần thiết có thể sử dụng hệ thống kế toán khác được quốc tế công nhận

nhưng phải được sự đồng ý của ngành tài chính Lào; nộp thuế hải quan, thuế

nội địa, lệ phí và phí dịch vụ khác một cách đầy đủ, đúng hạn; chấp hành quy

định về bảo hiểm và bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh

nghiệp của mình theo quy định của pháp luật, khuyến khích sử dụng lao động

Lào, chú trọng phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển

giao công nghệ cho lao động Lào; tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức và hoạt

Page 41: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

35

động của các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp của mình, đặc biệt là tổ

chức công đoàn. Phối hợp với chính quyền địa phương trong hoạt động kinh

doanh, đền bù mất mát do quá trình tiến hành kinh doanh gây ra, góp phần

giải quyết khó khăn cho người dân vùng dự án; thực hiện các nghĩa vụ khác

theo quy định của pháp luật Lào.

+ Nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ môi trường

Nhà đầu tư có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo hoạt động

kinh doanh sản xuất không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, người dân, đảm

bảo an toàn xã hội, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Trong

trường hợp xảy ra vấn đề về môi trường, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện những

biện pháp cần thiết để khắc phục một cách kịp thời theo quy định pháp luật.

Bốn là, nhóm của quy định và tổ chức quản lý đầu tư nước ngoài

Nhóm này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền của

Ủy ban ĐTNN chính của CHDCND Lào thành lập.

Ủy ban này có trách nhiệm xúc tiến, bảo hộ và quản lý ĐTNN trong

lãnh thổ CHDCND Lào.

2.2. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI

2.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật đầu tư

Về phương diện lý luận thực hiện pháp luật là nội dung trọng tâm

của lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Như đã biết pháp luật là do

Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội, xác

lập trình tự xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh riêng có của

Nhà nước. Nhưng cho dù pháp luật này cũng cần có sức mạnh cưỡng chế,

thậm chí bằng cả những chế tài hà khắc cũng không thể tự mình đi vào

cuộc sống. Pháp luật được ban hành nếu chỉ động lại trên các văn bản thì

chỉ là pháp luật ở trạng thái tĩnh, vấn đề quan trọng là pháp luật phải trở

thành chế độ pháp chế, được thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan

Page 42: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

36

nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; trở thành phương thức quản lý xã

hội, cho tổ chức đời sống cộng động. Như thế, thực hiện pháp luật là một

hình tượng mang tính lịch sử, thể hiện ra là một quá trình hết sức phức tạp

nhằm hiện thực hóa các giá trị của pháp luật. Và cũng vì thế, trước đây

cũng như hiện nay trong khoa học pháp lý khái niệm thực hiện pháp luật

vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, nhận thức và cách thức giải thích khác

nhau, đáng chú ý là các quan niệm sau:

- Theo giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện pháp luật được quan niệm là “hiện tượng,

quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt

động thực tế của các chủ thể pháp luật” [50, tr.45-80].

- Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quan niệm “Thực hiện pháp luật là một quá

trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành

hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các

chủ thể pháp luật” [51, tr.50-112].

- Các quan niệm trên đều tương đối đồng nhất về nội dung, đó là:

khẳng định thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm làm cho các

quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Sự khác nhau

trong các quan niệm là không cơ bản, chỉ ở chỗ coi thực hiện pháp luật là một

quá trình hay là một hiện tượng xã hội, song đều hướng đến mục đích chung

là hành vi hợp pháp của đối tượng thực hiện pháp luật.

Còn theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -

Lênin thì thực hiện pháp luật là sự tiếp tục ý chí của Nhà nước được thể

hiện trong pháp luật, là bộ phận quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa;

rằng nội dung chính yếu của pháp chế, quyết định hình thành, phát triển

của pháp chế là tuân thủ vô điều kiện mọi quy định của luật lệ hiện hành.

Page 43: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

37

V.I.Lênin khi bàn về mối quan hệ giữa pháp luật và thực hiện pháp luật đã

chỉ rõ, muốn có được trật tự xã hội và thắng được các biểu hiện tiêu cực thì

cốt yếu là phải tuân thủ pháp luật tốt.

Cái gì ngăn cản cuộc đấu tranh chống hiện tượng ấy? pháp luật của

ta ư? Việc tuyên truyền của ta ư. Trái lại! pháp luật thì ta đã thảo ra

nhiều và thừa thãi nữa là khác! Vậy tại sao cuộc đấu tranh ấy không

có kết quả? Vì cuộc đấu tranh ấy không chỉ độc có dựa vào tuyên

truyền mà được; chỉ khi nào được bản thân quần chúng nhân dân

giúp đỡ thì cuộc đấu tranh ấy mới có thể hoàn thành được”. Nhiều

quan niệm khác cho rằng: “Thực hiện pháp luật là toàn bộ quá trình

được diễn ra theo một cơ chế chặt chẽ, trong đó các cá nhân, tổ

chức thực hiện các hành vi phù hợp với ý chí của nhà nước được

thể hiện trong pháp luật về từng lĩnh vực cụ thể mà cá nhân, tổ chức

đó chịu tác động điều chỉnh [20, tr.11-12].

Từ những quan niệm nêu trên luận án đồng tình với khái niệm thực

hiện pháp luật được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các

quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý

cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Theo đó, có thể hiểu thực

hiện pháp luật ĐTNN là toàn bộ quá trình hoạt động có mục đích của các chủ

thể liên quan đến đầu tư nước ngoài làm cho các quy định của pháp luật

ĐTNN được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống.

2.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

Về phương diện lý luận thực hiện pháp luật gồm các hình thức: tuân

thủ pháp luật, thi hành pháp luật (chấp hành), sử dụng pháp luật và áp dụng

pháp luật. Theo đó thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài cũng gồm bốn hình

thức nêu trên cụ thể như:

Một là, tuân thủ pháp luật đầu tư nước ngoài là hình thức thực hiện pháp

luật thụ động, trong đó các chủ thể đầu tư kiềm chế không tiến hành những hoạt

Page 44: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

38

động mà pháp luật đầu tư nước ngoài ngăn cấm. Xét về tính chất, các quy phạm

pháp luật do Nhà nước ban hành được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong

đó có quy phạm mệnh lệnh buộc chủ thể phải thực hiện hoặc không mô tả cụ thể

hành vi, nhưng quy định rõ các chế tài sẽ được áp dụng khi chủ thể vi phạm.

Trong thực tế lập pháp, các quy phạm mệnh lệnh được Nhà nước sử dụng phổ

biến trong lĩnh vực hình sự, hành chính trong pháp luật về các lĩnh vực chuyên

ngành. Theo Luật mới nhất gọi là Luật khuyến khích đầu tư ở nước CHDCND

Lào, Quốc hội số: 02 /QH, ngày 08/7/2009. Chương I Điều khoản chung, Điều 7:

“Nhà nước hợp tác với nước ngoài, khu vực và quốc tế nhằm khuyến khích đầu tư

thông qua trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc

khuyến khích và quản lý đầu tư, thị trường, thương mại, nguồn vốn, hội nhập khu

vực và quốc tế”. Ví dụ: Chương II Hình thức đầu tư (Luật 2009) Điều 10: “Đầu tư

góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư góp cổ phần giữa nhà

đầu tư trong và ngoài nước là nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài

cùng tiến hành kinh doanh, cùng sở hữu và tạo lập pháp nhân mới theo luật pháp

nước CHDCND Lào”.

Việc tổ chức và hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp

vốn chung được quy định tại thỏa thuận góp vốn và điều lệ pháp nhân mới. Nhà

đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức trên cần góp vốn tối thiểu không dưới

mười phần trăm (10%) tổng số vốn đầu tư [36, tr.6].

Hai là, thi hành hay chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp

luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của của mình

bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ của

chủ thể phải thực hiện tích cực được quy định ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ:

Pháp luật quy định cá nhân, tổ chức kinh doanh đó thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế. Khi tổ chức, cá nhân kinh doanh đó thực hiện nghĩa vụ

Page 45: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

39

nộp thuế cũng tức là họ đã thực hiện pháp luật dưới hình thức chấp

hành pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc nộp thuế thu

nhập hàng năm đúng đắn và đầy đủ, còn phải trích một phần lợi

nhuận để lập quỹ dự phòng hoặc các quỹ khác để đảm bảo cho hoạt

động phát triển sản xuất kinh doanh của mình có chất lượng ngày

một tốt hơn theo chính sách và quy định trong điều lệ của doanh

nghiệp mà mình làm chủ đầu tư [36, tr. 24-25].

Ba là, sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các

chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể, tức là thực hiện những hành vi mà

pháp luật cho phép. Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do

dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này.

Hình thức sử dụng pháp luật có đặc điểm là chủ thể pháp luật có thể

thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí

của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Ví dụ: Pháp luật đầu tư

nước ngoài quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo như: Các tranh

chấp giữa các chủ thể đầu tư trọng tài tài kinh tế phi chính phủ bên cạnh

hệ thống tòa án để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh góp phần đỡ

“gánh nặng” trong xét xử của Tòa án. Nếu một công dân tố cáo với cơ

quan nhà nước có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật của một

người nào đó, tức là công dân đó đã sử dụng pháp luật (quyền được tố cáo

của mình). Hoặc công dân đó biết một hành vi vi phạm pháp luật của một

người nào đó nhưng không tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

tức là công dân đó không sử dụng pháp luật, và cũng không vì thế mà phát

sinh trách nhiệm pháp lý. Đó là một thực tế.

Bốn là, áp dụng pháp luật là thực hiện pháp luật trong đó nhà nước

thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các

chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các

Page 46: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

40

quy định của pháp luật để ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi,

đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp

này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can

thiệp của nhà nước.

Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, một số

tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng cũng có thể thực hiện hoạt

động áp dụng pháp luật theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm có

thẩm quyền. Điều 6: “Luật này áp dụng với cá nhân hoặc pháp nhân liên quan

đến mọi loại hình đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm tạo giá trị gia

tăng, trừ kinh tế gia đình và người buôn bán nhỏ” [36, tr. 5].

2.2.3. Vai trò thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài góp phần thu hút nguồn vốn

đầu tư của nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động

sản xuất kinh doanh của các chủ thể đầu tư lành mạnh, phát triển kinh tế - xã

hội luôn luôn và tạo nguồn thu lợi hợp lý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài góp phần tăng cường pháp chế

XHCN ở Lào nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng.

Một là, thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài góp phần đưa chủ

trương, chính sách về đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước Lào vào

đời sống thực tế.

Ở Lào “Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng

thể hiện ý chí của nhân dân”, là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước và

xã hội. Như vậy, Hiến pháp, pháp luật nếu được thực hiện thì đường lối,

chủ trương của Đảng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân mới được thực

hiện, Đảng mới xác lập được vị trí lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhân dân

mới thực hiện được quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, có một hệ thống

Page 47: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

41

pháp luật hoàn chỉnh cũng chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ, bởi “Pháp luật

ở trạng thái đó vẫn là trạng thái “tĩnh”, có thể tác động đến trật tự xã hội,

thúc đẩy quá trình phát triển của các quan hệ xã hội nhưng ở mức độ hạn

chế, và chủ yếu mới chỉ thông qua ý thức pháp pháp luật của công dân ở

một bộ pháp không đáng kể”. Pháp luật chỉ có thể phát huy đầy đủ vai trò

của nó khi được thực hiện tốt trong thực tế cuộc sống [70, tr.120].

Trong những năm qua, Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành nhiều

văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh

vực. Về cơ bản, các văn bản pháp luật đã phát huy tác dụng, đạt được mục

đích khi ban hành, song bên cạnh đó còn nhiều văn bản đã không phát huy

hiệu lực thi hành, không mang lại hiệu quả mong muốn. Hạn chế trên do

nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do chưa tổ chức tốt việc

thực hiện pháp luật, do “giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện

pháp luật có một khoảng cách lớn, thức là pháp luật ban hành với khối

lượng lớn mà ít đi vào cuộc sống, thì sẽ dẫn tình trạng pháp luật bị coi

thường, không có hiệu quả” [49, tr.22-80].

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào, pháp

luật được xác định có vai trò tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội,

nói chung và nói riêng đòi hỏi Nhà nước phải tổ chức thực hiện tốt các hoạt

động về pháp luật, từ việc xây dựng pháp luật, tuyên truyền, thực hiện pháp

luật và kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm nhằm bảo vệ pháp luật. Để

pháp luật phát huy hiệu lực, đạt hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội,

thì ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật với đầy đủ các thuộc tính hiện đại

còn phải nâng cao trình độ pháp lý của cán bộ và nhân dân, phải xác lập được

cơ chế thực hiện pháp luật hiệu quả. Xây dựng Nhà nước pháp quyền

CHDCND Lào của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một chủ trương lớn

và xuyên suốt của Đảng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của

Page 48: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

42

sự nghiệp đổi mới. Đặc điểm quan trọng của Nhà nước pháp quyền là tôn

trọng tính tốt cao của hiến pháp, pháp luật, là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp

luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Đây cũng là nguyên tắc

hiến định, được quy định tại Điều 1 của Hiến pháp hiện hành:

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân mọi công dân

phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh

phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và

pháp luật.... [48, tr.1-8].

Hai là, thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài góp phần bảo vệ và

tăng cường pháp chế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Lào.

Vị trí, vai trò của thực hiện pháp luật luôn được thể hiện trong mối

quan hệ với pháp chế xã hội chủ nghĩa, và do đó, với việc thực hiện và phát

huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Kết quả của việc tổ chức hiện pháp luật là

một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền pháp chế xã hội

chủ nghĩa. Bởi vì, nội dung quan trọng của pháp chế, của dân chủ là sự tôn

trọng và triệt để thực hiện pháp luật của các chủ thể trong đời sống xã hội.

Nếu không có sự tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm

minh, triệt để, chính xác của các chủ thể pháp luật thì sẽ không có pháp chế

xã hội chủ nghĩa.

Ba là thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng thu

hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể đầu tư.

Điều đó được thực hiện trong các nội dung cụ thể như sau:

- Nhà nước khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và

ngoài nước thông qua việc lập chính sách nhằm tạo môi trường, điều kiện

thuận lợi, nhất là quy định phương hướng đường lối, đáp ứng thông tin cần

thiết, xây dựng chính sách hải quan, thuế, lao động, quyền sử dụng đất, dịch

Page 49: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

43

vụ đầu tư một cửa bao gồm việc công nhận, bảo hộ quyền sở hữu, quyền và

lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Nhà nước khuyến khích đầu tư vào mọi ngành nghề, lĩnh vực và mọi

khu vực trừ các khu và hoạt động liên quan tới an ninh và ổn định quốc gia,

tác động mạnh mẽ tới môi trường hiện nay và lâu dài, tới sức khỏe người dân

hoặc văn hóa tốt đẹp của đất nước .

- Nhà nước hợp tác với nước ngoài, khu vực và quốc tế nhằm khuyến

khích đầu tư thông qua trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kỹ thuật và kinh

nghiệm trong việc khuyến khích và quản lý đầu tư, thị trường, thương mại,

nguồn vốn, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhà đầu tư nước ngoài cùng với các thành viên trong gia đình có

quyền cư trú tại Lào theo thời hạn đầu tư. Chuyên gia, chuyên viên nước

ngoài có quyền cư trú tại Lào theo hợp đồng lao động.

Nhà đầu tư nước ngoài cùng các thành viên trong gia đình, các chuyên

gia, chuyên viên nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi xuất nhập cảnh

CHDCND Lào, kể cả việc xin visa xuất nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần không

quá 5 năm.

- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển vốn, tài sản và thu nhập của

mình, đặc biệt là thu nhập từ việc đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc quyền

sở hữu cá nhân hoặc của doanh nghiệp ra nước ngoài thông qua các ngân

hàng đặt tại Lào và tổ chức nhà nước liên quan, sau khi đã thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ thuế và các lệ phí đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Lào.

2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI Ở LÀO

2.3.1. Bảo đảm về chính trị

Nước CHDCND Lào là một nước có một Đảng lãnh đạo, Đảng NDCM

Lào là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Những chủ

Page 50: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

44

trương, đường lối của Đảng đã nhanh chóng được cụ thể hóa thành các quy

định của pháp luật. Chính nhờ những phương tiện pháp luật mà các chính

sách của Đảng đã được áp dụng trong thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội.

Đường lối, chủ trương của Đảng là linh hồn của pháp luật. Trong lĩnh vực

kinh tế, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định rõ đường lối chính sách mở rộng

quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để học hỏi, tiếp thu

chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, nhằm tạo lập một hệ thống pháp luật đầu tư

phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước. Riêng trong vực đầu tư nước

ngoài Đảng đề ra chủ trương chủ yếu sau:

- Đề ra đường lối, chủ trương trong việc tạo môi trường đầu tư lành mạnh,

an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường xây dựng các chính sách hợp lý, thiết thực nhằm triển khai

và thực hiện có hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐTNN.

- Ban hành các chủ trương, chính sách nhanh chóng, kịp thời trong việc

tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về ĐTNN.

Vì vậy, việc bảo đảm về chính trị đối với thực hiện Luật ĐTNN của

CHDCND Lào hiện nay cần quán triệt sâu sắc tinh thần cơ bản trong các nội dung

tư tưởng mà Đảng đã đề ra.

Thứ nhất, ổn định kinh tế chính trị là cơ sở để tăng cường ĐTNN. Khi

nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn, ổn định chính trị và kinh tế là

vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với các nước mới chuyển đổi cơ chế

nền kinh tế như Lào... Ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng bền vững với tốc

độ cao khiến cho nước nhận đầu tư có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu

tư nước ngoài hơn.

Thứ hai, thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu

tư nước ngoài là chủ trương để xây dựng mặt bằng pháp lý cho doanh nghiệp

Page 51: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

45

trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng như để phù hợp với thông lệ

quốc tế, chiến lược tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong

nước và nhà ĐTNN.

Thứ ba, chú trọng cải tạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ

tầng vững chắc. Đây là điều hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định

đầu tư vốn của mình vào một quốc gia khác. Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm

giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Tóm lại, trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng lãnh đạo của

các cấp ủy Đảng trong tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài đặt ra

yêu cầu là: Phải nghiên cứu, nhận thức đúng hệ thống các quan điểm của

Đảng về mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế để việc thực hiện pháp luật về

ĐTNN ở CHDCND Lào đi đúng hướng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện

phát triển chung của Lào. Trong đó, luôn luôn phải đảm bảo yêu cầu là tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng.

2.3.2. Bảo đảm về pháp lý

Thực hiện pháp luật ĐTNN có hiệu quả hay không phụ thuộc vào những

điều kiện pháp lý cụ thể, đó là: Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản quy

phạm pháp luật, trong đó có văn bản quy phạm pháp luật ĐTNN; hiệu quả tổ

chức thực hiện pháp luật ĐTNN và bảo vệ pháp luật của Nhà nước; sự hoàn

thiện của quy trình thực hiện pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể trong

điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội nhất định.

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và tính đồng bộ trong cơ chế

thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật của Nhà nước có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau. Mặt khác, ý thức pháp luật pháp luật của các chủ thể lại có

tác động tích cực lên quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy

phạm pháp luật, lại trong điều kiện ý thức pháp luật của các chủ thể không

cao, thì chắc chắn việc áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật sẽ khó mà

đạt hiệu quả tốt. Nếu ý thức pháp luật thấp, thì khó có thể xây dựng một hệ

Page 52: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

46

thống các văn bản pháp luật kém hiệu quả. Do vậy, trong thực hiện pháp

luật ĐTNN, liên hệ với những vấn đề lý luận chung trên có thể thấy các

bảo đảm pháp lý cụ thể sau:

Một là, bảo đảm về sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản quy phạm

pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật về ĐTNN.

Sự hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào chất

lượng hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước. Đề thực hiện có hiệu quả

pháp luật ĐTNN đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phải

đạt được những tiêu chuẩn, những yêu cầu nhất định, kể cả yêu cầu về kỹ

thuật văn bản. Các văn bản pháp luật đó không được mâu thuẫn, chồng chéo,

bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã

hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, trong

thực tế, nhất là trong lĩnh vực ĐTNN, do những nguyên nhân khách quan,

không phải lúc nào Nhà nước cũng ban hành được hành được những văn bản

quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu trên. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu toàn diện, sâu sắc mọi

mặt đời sống xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn này, khi đất

nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế thì việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế

- xã hội để xây dựng các văn bản quy bản quy phạm pháp luật đầu tư nước

ngoài là rất quan trọng. Văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đường lối,

chủ trương của Đảng, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, có sự hài hòa với

luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện pháp luật đầu tư

nước ngoài. Ngoài ra, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm

pháp luật phải chú trọng đồng thời cả những yêu cầu về hình thức, tránh sự

trùng lập và chồng chéo, các quy định chặt chẽ, chính xác, dễ hiểu, và do đó

việc thực hiện mới dễ dàng nhất quán.

Page 53: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

47

Hai là, bảo đảm hiệu quả các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và

là tổ chức thực hiện vốn. Có pháp luật tốt nhưng việc tổ chức các hoạt động

thực hiện không tốt, hành vi vi phạm pháp luật không được xử lý hoặc xử lý

không nghiêm thì việc thực hiện pháp luật khó mà bảo đảm. Đối với việc thực

hiện pháp luật đầu tư nước ngoài cũng như vậy.

Để đảm bảo hiệu quả các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật nói

chung, thực hiện pháp luật ĐTNN nói riêng trong điều kiện hiện nay phải

đẩy mạnh cải cách hành chính, trực tiếp là cải cách thủ tục hành chính,

đổi mới, tổ chức lại cơ quan nhà nước tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư

nước ngoài.

Để bảo vệ pháp luật ĐTNN tốt cần đẩy mạnh các hoạt động phòng

ngừa vi phạm pháp luật, thực hiện cải cách tư pháp, trong đó nâng cao chất

lượng hoạt động phòng chống tội phạm của các cơ quan tư pháp, nâng cao

đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp, tăng cường hợp

tác quốc tế trên lĩnh vực tư pháp.

Ba là, bảo đảm sự hoàn thiện của quy trình thực hiện pháp luật. Cũng

như xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật dù dưới hình thức nào cũng

phải theo một quy trình nhất định; quy trình tốt, hoàn thiện thì thực hiện

pháp luật sẽ tốt, có hiệu quả. Trong các quy trình thực hiện pháp luật, quy

trình áp dụng pháp luật là một trật tự các bước, các giai đoạn kế tiếp nhau;

mỗi bước ấn định những công việc nhất định mà chủ thể áp dụng pháp luật

phải thực hiện. Vì thế, chất lượng, tính hoàn thiện của quy trình là cái

quyết định chất lượng thực hiện pháp luật. Mặt khác, cũng cần chú ý, khác

với quy trình xây dựng pháp luật có tính ổn định, quy trình áp dụng pháp

luật có tính linh hoạt, không cứng nhắc, việc áp dụng phải phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh, tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, từng lĩnh vực pháp

luật được áp dụng. Thực hiện tốt điều này là điều kiện hết sức quan trọng

trong thực hiện pháp luật ĐTNN.

Page 54: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

48

Bên cạnh có một quy trình phù hợp, linh hoạt trong áp dụng pháp luật,

việc thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài đòi hỏi đội ngũ công chức phải

tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có phương

pháp công tác khoa học, tác phong sâu sát, cụ thể.

2.3.3. Bảo đảm kinh tế đối với thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

2.3.3.1. Bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư

Việc bảo đảm về vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư là biện pháp

bảo đảm đầu tư quan trọng nhất, bởi vì điều đầu tiên mà các nhà đầu tư quan

tâm khi đầu tư là vốn có được bảo đảm không, bảo đảm như thế nào. Ngược

lại, Nhà nước đang rất cần huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho

phát triển kinh tế.

Nguồn vốn này lại chỉ phải trả lãi nếu đem lại lợi nhuận và việc trả lãi

này còn bị khống chế bởi hệ thống thuế và các chính sách kiểm soát của Nhà

nước có chủ quyền. Do đó, Nhà nước luôn luôn phải bảo đảm vốn đầu tư.

Sự bảo đảm vốn cho nhà đầu tư của Nhà nước CHDCND Lào được quy

định trong Điều 5 và Điều 6 Luật đầu tư năm 2004. Cụ thể, khoản 2 Điều 9

quy định: “Nhà nước công nhân và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư,

thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự

tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư ”. Còn (Điều 4) luật đầu

tư năm 2004, khoản 1 quy định: “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà

đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính ”

Khoản 2 Điều này quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng,

an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà

đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại

thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.

Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu

và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”.

Page 55: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

49

Theo quy định của pháp luật Lào, chủ đầu tư có toàn quyền quyết định

việc sử dụng vốn bằng tiền, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời được đưa

vào đầu tư, dưới mọi hình thức mà pháp luật cho phép, theo các hình thức đầu

tư trực tiếp.

Ngoài ra, với các vốn đầu tư dưới hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ

thuật, dịch vụ kỹ thuật, căn cứ vào pháp luật về quyền bảo hộ sở hữu công

nghiệp, các vốn này được Nhà nước CHDCND Lào bảo hộ, phù hợp với các

Điều ước quốc tế mà Lào tham gia, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Đồng thời,

theo pháp luật của Lào hiện hành, người đầu tư nước ngoài ở Lào sẽ có quyền

thừa kế nhà cửa, kho tàng, nhà xưởng và các vật thuộc sở hữu của người để lại di

sản. Nếu người đầu tư được thừa kế hết thời hạn đầu tư mà không muốn được

gia hạn giấy phép đầu tư thì sẽ không được phép duy trì hệ sở hữu trên. Người

đó sẽ phải xử lý số bất động sản đó bằng cách cho phía Nhà nước CHDCND

Lào hoặc bằng bất kỳ cách nào phù hợp với quy định của pháp luật của Lào và

chuyển tiền hoặc động sản mang ra nước ngoài theo đúng quy định.

Tóm lại, việc bảo đảm vốn đầu tư là một việc quan trọng và là một yếu

tố tích cực trong môi trường đầu tư. Số phận của tài sản của nhà đầu tư phải

được đảm bảo bằng một loạt những quy định của pháp luật để tạo nên một cơ

sở pháp lý ổn định cho vấn đề này. Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải thực hiện

nhiều hoạt động khác để bảo đảm cho nhà đầu tư thực sự yên tâm trong việc

bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước cần xây dựng chính sách đảm bảo quyền kinh

doanh đi đôi với bảo đảm vốn, tạo ra môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội thuận lợi cho việc phát triển vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Nói

chung, đây là vấn đề khá phức tạp, nhưng rất cần được nghiên cứu kịp thời để

có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết nó.

2.3.3.2. Bảo đảm chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài của nhà đầu tư

Yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động đầu tư là thu nhập do kết quả đầu

tư đem lại, là lợi nhận chủ đầu tư được hưởng. Đây là chính mục đích nhà

Page 56: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

50

đầu tư nào cũng mong đạt được. Nhà nước CHDCND Lào luôn luôn tôn

trọng và bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể chuyển lợi nhuận và các tài sản

hợp pháp của mình ra nước ngoài một cách thuận tiện và nhanh chóng. Nhà

nước Lào khuyến khích các nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái sản xuất đầu tư

vào Lào, đồng thời nhà nước Lào cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các

nhà đầu tư chuyển lợi nhuận và hoạt động trả tiền cho quá trình cung cấp kỹ

thuật tận gốc, lãi của các khoản cho vay từ các nguồn vay từ các tổ chức

kinh tế quốc tế và các tài sản khác thuộc phạm vi phần vốn hợp pháp của

mình. Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu

lợi nhuận nhà nước Lào không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp

pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong quá trình thực

hiện dự án đầu tư ở tại CHDCND Lào mà còn cam kết bảo đảm quyền được

chuyển lợi nhuận đó ra nước ngoài.

Nhà nước CHDCND Lào cũng không cấm các nhà ĐTNN, người

nước ngoài làm việc tại Lào cho các dự án đầu tư thực hiện việc chuyển

vốn và tài sản hợp pháp ra nước ngoài (Điều 12 Luật đầu tư năm 2004),

những khoản hợp pháp được chuyển ra nước ngoài bao gồm: Lợi nhuận thu

được tự hoạt động kinh doanh; Những khoản tiền trả cho việc cũng cấp kỹ

thuật dịch vụ sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; vốn

đầu tư các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản hợp pháp thuộc

sở hữu của nhà đầu tư; thu nhập hợp pháp của người lao động nước ngoài

làm việc cho các dự án đầu tư.

Trước đây, theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài năm (1988 và

Luật ĐTNN năm 1994) và sắc lệnh của Chủ tịch nước CHDCND Lào ngày

5/3/2003 thì việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư vẫn

được tiến hành, tuy nhiên, khi thực chuyển lợi nhuận các nhà đầu tư phải

nộp một khoản thuế gọi là thuế gọi là thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Page 57: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

51

Tuy nhiên, việc qui định về thuế vận chuyển lợi nhuận ra nước ngoài có

những bất cập mà một trong những bất cập đó đánh thuế trùng lập trên một

đối tượng chịu thuế. Trên thực tế phần lợi nhuận của các nhà đầu tư đã phải

gánh chịu nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu sau đó lại là đối tượng

chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì không hợp lý. Vì vậy, pháp

luật hiện hành của CHDCND Lào về thuế cũng như về đầu tư đã thống nhất

bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi chính

đáng cho các nhà đầu tư.

2.3.3.3. Bảo đảm đối đãi công bằng giữa các nhà đầu tư tại Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào

Pháp luật CHDCND Lào bảo đảm đối đãi với nhà đầu tư thực sự công

bằng, điều này được thể hiện như là: đối xử công bằng và bảo đảm điều kiện sản

xuất kinh doanh cho nhà đầu tư. Đối xử công bằng có thể hiểu là sự đối xử

không phân biệt nhà đầu tư là ai, ở nước nào. Nói một cách cụ thể là phải đảm

bảo sự bình đẳng giữa Lào với các nhà ĐTNN, hoặc giữa các nhà đầu tư nước

ngoài với các nhà đầu tư trong nước, giữa cá nhân nhà đầu tư với công dân nước

nhận đầu tư. Vì đây là nguyên tắc pháp lý quốc tế nên hầu như các nước đều

tuân thủ. Nhà nước CHDCND Lào quy định sự bình đẳng, công bằng, không

phân biệt đối xử với nhà đầu tư. Việc này đã được minh chứng một cách rõ ràng

nhất bằng sự hợp nhất của Luật ĐTNN và luật khuyến khích đầu tư trong nước

thành Luật đầu tư hiện nay. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận

là pháp nhân Lào, do đó sẽ được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ như

mọi pháp nhân của Lào thông thường. Các chính sách đối với các nhà đầu tư ở

Lào bây giờ đã được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư.

Đảm bảo đối xử thỏa đáng với các nhà đầu tư được hiểu là: khi một tổ

chức, cá nhân đưa vốn vào đầu tư tại CHDCND Lào, Nhà nước phải tạo cho

họ những điều kiện thuận lợi nhất tương ứng với giá trị tài sản họ bỏ ra đầu

Page 58: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

52

tư. Để đảm bảo vấn đề này, Nhà nước dựa chủ yếu vào những biện pháp đòn

bẩy kinh tế, mà hiệu quả nhất là thuế. Bằng những quy định của pháp luật,

chúng ta đã đưa ra các biểu thuế, thuế suất cho các tổ chức, cá nhân có hoạt

động đầu tư tại Lào. Nói chung, các sắc thuế của Lào hiện nay đầu tư bảo đảm

tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

2.3.4. Các điều kiện đảm bảo khác

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ, năng lực

về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến đầu tư nước ngoài, đồng thời có

kỹ năng tổ chức tốt quá trình thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện

pháp luật đầu tư nước ngoài nói riêng.

Đây là yếu tố đảm bảo quan trọng để được pháp luật đầu tư nước

ngoài vào cuộc sống một cách kịp thời và có hiệu quả cao. Thực tiễn

những năm đổi mới ở Lào vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức

hiểu biết về đầu tư nước ngoài; pháp luật về đầu tư nước ngoài vẫn còn

nhiều hạn chế. Điều đó, đã ảnh hưởng không nhỏ việc thu hút vốn FDI

vào Lào trong những năm qua. Vì vậy, việc xây dựng đào tạo đội ngũ cán

bộ công chức, công nhân làm việc ở các doanh nghiệp có vốn FDI có trình

độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật đầu tư nước ngoài nói riêng

là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đây là một trong những đảm bảo rất quan

trọng cho việc thực hiện tốt pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào hiện nay.

Hai là, bảo đảm về ý thức tự giác chấp hành pháp luật các chủ thể.

Hành vi xử sự của các chủ thể pháp luật là yếu tố quyết định tính hiệu quả

trong điều chỉnh pháp luật, trong việc thực hiện pháp luật. Hành vi đó phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, thể hiện ở những trí thức

pháp luật mà con người có được, ở ý chí, thái độ, tình cảm của họ đối với

pháp luật. Với quan niệm đó, ý thức pháp luật là bộ phần của cơ chế tự điều

Page 59: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

53

chỉnh hành vi của con người. Người có ý thức pháp luật, ý thực pháp luật cao

luôn tự điều chỉnh hành vi của mình một cách hợp lý, hợp pháp. Vì thế, trong

quá trình thực hiện pháp luật, quy phạm pháp luật chỉ được thực hiện đúng

đắn chính xác, kịp thời khi chủ thể hiểu được chính xác nội dung, ý nghĩa của

quy phạm pháp luật, khi mà chủ thể có ý thức pháp luật.

Ý thức pháp luật phát triển từ thấp đến cao, là cơ sở tạo nên văn hóa

pháp lý của các chủ thể pháp luật. Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây

dựng Nhà nước pháp quyền, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế -

xã hội thì việc nâng cao ý thực pháp luật sẽ là điều kiện quan trọng để tổ

chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, trong đó có việc thực hiện pháp luật

về ĐTNN. Tuy nhiên, khi nghiên cứu ý thức pháp luật với tư cách là yếu tố

bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài cần chú ý các đặc thù của

các quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài, trong đó chủ thể một bên là người

nước ngoài, đối tượng của các quan hệ đó là tài sản thuộc sở hữu của người

nước ngoài. Thực tế, ý thức pháp luật của các chủ thể này chịu sự chi phối

mạnh mẽ của văn hóa pháp lý nước ngoài, nhất là văn hóa pháp lý phương

tây, rất khó tương đồng với những yêu cầu về ý thức pháp luật xã hội chủ

nghĩa. Hơn nữa, ý thức pháp luật đó bị chi phối mạnh mẽ bởi mục tiêu lợi

nhuận, cho nên không phải những chủ thể đầu tư nước ngoài có ý thức

pháp luật cao là không vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề phức tạp trong bảo

đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN.

Page 60: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

54

Kết luận Chương 2

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở CHĐCN Lào,

chương 2 luận án luận giải cơ sở lý luận của Đề tài nghiên cứu. Điều đó được

phản ánh qua các nội dung chủ yếu sau: Trên cơ sở lý luận chung về pháp luật

luận án đã phân tích và đưa ra được các khái niệm liên quan tới đề tài nghiên

cứu. Đó là các khái niệm về đầu tư, đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư nước

ngoài; khái niệm về thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về đầu tư nước

ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời trên cơ sở lý luận về thực

hiện pháp luật luận án đã phân tích và đưa ra được khái niệm thực hiện pháp

luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Từ đó, luận án

cũng đã chỉ ra và phân tích được các đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp

luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đảng chú ý là luận

án đã chỉ ra và phân tích được các nhóm quan hệ xã hội trong luật đầu tư

nước ngoài ở Lào và phân tích được bốn hình thức thực hiện pháp luật đầu tư

nước ngoài ở Lào gồm: Tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật

đầu tư nước ngoài của các chủ thể đầu tư nước ngoài ở Lào. Bên cạnh đó,

luận án cũng đã phân tích được các bảo đảm về chính trị, pháp lý, và bảo đảm

về kinh tế đối với thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào

hiện nay. Trên đây là những nội dung lý luận cơ bản của chương 2 luận án.

Đó là những luận cứ lý luận để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất của

giải quyết nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào ở các chương tiếp theo của luận án.

Page 61: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

55

Chương 3

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VÀ

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Pháp luật đầu tư nước ngoài trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986)

Sau ngày giải phóng đất nước Lào năm 1975, Đảng và Nhà nước

Lào đề ra chủ trương khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Trong đó, trước hết là tập trung phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu

lương thực thực phẩm bảo đảm đời sống cho nhân dân. Vì vậy, vấn đề đầu

tư nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức nên thời gian này chưa có

văn bản pháp luật nào điều chỉnh các quan hệ liên quan đến đầu tư nước

ngoài ở Lào.

Đến năm 1978 Ủy ban kế hoạch nhà nước Lào đã đề ra kế hoạch

phục hồi phát triển kinh tế xã hội 3 năm (1978 - 1981). Trong kế hoạch này

đã xác định: Đất nước Lào xây dựng nền kinh tế XHCN trong đó có sự kết

hợp các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước quan tâm đến lĩnh vực

phát triển du lịch và mở cửa hợp tác với nước ngoài. Để thực hiện kế hoạch

này, Nhà nước Lào đã quan tâm đến xây dựng hệ thống pháp luật và tổ

chức quản lý đất nước bằng pháp luật. Tuy nhiên thời gian này hệ thống

pháp luật chưa đầy đủ, các văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao không ít.

Về đầu tư nước ngoài chưa có luật riêng chỉ vận dụng một số quy định của

Chính phủ có liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1986, thực hiện chủ trương phát triển

kinh tế và tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đường giao

thông kết nối từ Bắc đến Nam trên phạm vị cả nước và các nước láng giềng,

Page 62: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

56

trong đó tổ chức phát triển và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển kinh

tế đối ngoại của Đảng NDCM Lào là nội dung quan trọng, Nhà nước Lào đã

quan tâm đến việc xây dựng thể chế, thiết chế để thu hút các nhà đầu tư nước

ngoài vào Lào. Thời kỳ này đã thiết lập Ủy ban đầu tư trong nước và nước

ngoài trực thuộc Bộ Văn phòng, Chính phủ, có chức năng và nhiệm vụ trao

đổi với các nước láng giềng. Tuy nhiên thời gian này cũng chưa có một văn

bản pháp luật chuyên biệt nào đề cập đến đầu tư trong nước và đầu tư nước

ngoài. Những quan hệ đầu tư này nếu phát sinh chỉ áp dụng một số nghị định

của Chính phủ có liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, trong giai đoạn từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến năm

1986, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào tập trung mọi nguồn lực để khôi

phục và phát triển kinh tế, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5

năm (1981 - 1986) theo con đường XHCN. Trong thời kỳ này, vấn đề đầu

tư nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Các quan hệ đầu tư nếu có

chỉ áp dụng ở những văn bản riêng lẻ có quy định đề cập đến vấn đề này.

Nói cách khác pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào thời kỳ này rất ít và tản

mạn. Chưa có những văn bản pháp luật chuyên biệt về đầu tư nói chung và

đầu tư nước ngoài nói riêng. Vì lẽ đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

vào Lào thời kỳ này rất hạn chế.

3.1.2. Pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào thời kỳ đổi mới (từ năm

1986 đến nay)

Từ năm 1986 đến nay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thực hiện

đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng NDCM Lào đề ra Đại hội

Đảng lần thứ IV. Trong đó nội dung cơ bản là đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm

chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp thành nền kinh tế hàng hóa; đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ

Page 63: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

57

trương này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ Đại hội lần thứ V và lần

thứ VI như sau: "Cơ cấu kinh tế ở CHDCND Lào là cơ cấu kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại lâu dài, các

thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và hoạt động dưới sự

quản lý của nhà nước theo cơ chế thị trường, mối quan hệ hợp tác kinh

doanh vừa cạnh tranh lành mạnh". Trên cơ sở chủ trương này, Đảng

NDCM Lào và nhà nước CHDCND Lào đã tiến hành xây dựng đồng bộ các

biện pháp kinh tế trong đó có khuyến khích đầu tư nước ngoài ngày 25-7-

1988 Quốc hội nước CHDCND Lào đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài.

Điều 1 của Luật này quy định: “Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào hoan nghênh việc đầu tư nước ngoài ở Lào trên nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền của Lào và hai bên cùng có lợi”.

Theo luật đầu tư năm 1988, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào

Lào dưới ba hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp doanh giữa nhà đầu

tư nước ngoài và đầu tư trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hình thức đầu tư “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” là hình thức hai bên

cùng góp vốn, vật tư, trang bị kỹ thuật trên cơ sở hợp đồng sản xuất hàng hóa

tại Lào. Lợi ích sẽ được chia cho hai bên theo tỉ lệ nhất định do hai bên thỏa

thuận trước. Lợi ích chia cho hai bên nước ngoài không nước tiêu thụ tại Lào.

Đây thực chất là một dạng của hình thức đầu tư “Hợp tác kinh doanh trên có

đồng hợp tác kinh doanh" theo pháp luật Lào hiện nay.

Hình thức hợp doanh giữa nhà ĐTNN và đầu tư trong nước thực chất là

hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa bên Lào và bên nước ngoài, doanh

nghiệp này do hai bên được thành lập và đăng ký theo pháp luật của

CHDCND Lào, cùng sở hữu vốn kinh doanh giữa nhà ĐTNN và nhà đầu tư

Lào. Việc điều hành, tổ chức hoạt động của liên doanh và mối quan hệ giữa

các bên đã điều chỉnh bởi hợp đồng được đăng ký giữa hai bên và điều lệ về

Page 64: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

58

liên doanh phù hợp với pháp luật của CHDCND Lào Điều 8, Luật Đầu tư năm

1988, quy định:

Nhà đầu tư trong liên doanh phải góp vốn tối thiểu là 30% tổng đầu

tư của liên doanh, vốn góp của một bên nước ngoài hoặc các bên

nước ngoài trong doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi sang tiền Lào

theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng của Lào và phù hợp với pháp

luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [44, tr.11-15].

Hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài là hình thức nước ngoài

của một hoặc nhiều ĐTNN được thành lập và đăng ký theo pháp luật của

CHDCND Lào, mà không có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước, có thể là

một công ty mới hoặc một chi nhánh hoặc một văn phòng đại diện của một

công ty nước ngoài (Điều 8 Luật 1988 sửa đổi 1994 ).

Một số chế định khác thể hiện sự khuyến khích và bảo hộ của nhà nước

Lào đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chế định về quyền

và nghĩa vụ của bên nước ngoài, xử lý tranh chấp. Cụ thể là:

- Nhà ĐTNN được bảo đảm quyền kinh doanh trong thời hạn từ 10 đến

15 năm, trường hợp đặc biệt, thời hạn có thể kéo dài hơn.

- Được Nhà nước Lào bảo hộ vốn đầu tư. Nếu do yêu cầu của nền kinh

tế quốc dân phải quốc hữu hóa xí nghiệp thì được nhà nước Lào mua lại theo

giá cả hợp lý, do hai bên thỏa thuận.

- Nhà đầu tư được chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, được

khuyến khích đầu tư trở lại.

- Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng các ưu đãi về thuế (miễn

hoặc giảm thuế một hay nhiều lần, thời gian dài hay ngắn, các loại thuế phải

nộp) tùy theo lĩnh vực đầu tư.

- Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nhân lao động Lào.

Như vậy, vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được bước đầu

được quy định trong hệ thống luật pháp Lào, cụ thể là trong Luật năm

Page 65: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

59

1988. Tất nhiên những quy định này còn sơ sài, thiếu những điều kiện cụ

thể và cơ chế đảm bảo thực hiện những quy định đó. Sau khi công bố Luật

ĐTNN năm 1988, Nhà nước Lào đã ban hành Luật kinh doanh, Luật đất

đai, Luật ngân hàng, Luật phá sản, Luật doanh nghiệp quy định việc thành

lập công ty, hình thức, loại hình và việc góp vốn của các nhà đầu tư, hoạt

động kinh doanh. Các luật này cùng với các văn bản dưới luật khác đã tạo

hành lang pháp lý cần thiết nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn đầu tư nước ngoài cũng nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước. Hệ

thống văn bản pháp luật tùng bước được ban hành một cách thống nhất

trong đó quan trọng nhất là Hiến pháp Lào năm 1991(sửa đổi năm 2003).

Đến năm 1994 Luật ĐTNN năm 1988, đã được thay thế bởi Luật

khuyến khích và quản lý ĐTNN, đây là đạo luật của đường lối đổi mới đất

nước. Trong Luật này, việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước

ngoài đã được làm rõ hơn, thể hiện quan điểm mới của Đảng và Nhà nước

Lào về vấn đề này. Lần đầu tiên, Nhà nước Lào đã tạo những điều kiện

thuận lợi tốt nhất có thể có cho nhà ĐTNN những biện pháp khuyến khích

và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở rộng hơn, bảo đảm cho nhà

đầu tư nước ngoài được hưởng những quyền và lợi ích chính đáng, phù hợp

với thông lệ quốc tế. So với luật đầu tư nước ngoài của một số nước trong

khu vực và trên thế giới, Luật khuyến khích và quản lý ĐTNN của Lào năm

1994 được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là tương đối "cởi mở". Tuy

nhiên, vấn đề không chỉ là những quy định trên giấy tờ, mà điều cơ bản là

các cơ chế để thực hiện các qui định của Luật trong thực tế. Điều này vào

thời điểm năm 1994, CHDCND Lào lại chưa làm được. Tuy nhiên, cũng có

thể nhận thấy được là so với Luật năm 1988, Luật khuyến khích và quản lý

đầu tư 1994 là một sự thay đổi cơ bản về chất ở khía cạnh khuyến khích và

bảo hộ đầu tư nước ngoài.

Page 66: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

60

Điều 1 Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài năm 1994 quy

định “Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khuyến khích tổ chức, cá

nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên

nguyên tắc các bên cùng lời, tuân theo pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào, tư nhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài” [46, tr.1].

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước trong đường lối đổi mới và

nhu cầu về vấn đề thoát nhanh ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vào những

năm cuối thập kỷ 80, Nhà nước Lào thật sự mong muốn “hoan nghênh và

khuyến khích” các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư trực

tiếp các biện pháp bảo đảm đầu tư và chính sách bảo hộ đầu tư nước ngoài

của nhà nước Lào là điểm khác biệt cơ bản với Luật ĐTNN năm 1988, thể

hiện chính sách khuyến khích đầu tư. Lào cũng thành lập riêng một Ủy ban

khuyến khích và quản lý ĐTNN để quản lý hoạt động đầu tư và đây là cơ

quan có trách nhiệm tạo những thủ tục thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước

ngoài. Luật ĐTNN ban hành năm 1994 đã dành nhiều ưu đãi hơn cho các nhà

đầu tư nước ngoài. Ngoài những ưu đãi về thuế còn có những ưu đãi khác về

giá thuê đất thời hạn đầu tư lĩnh vực đầu tư…

Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1995 quy định đối tượng áp

dụng như sau: Đầu tư trong nước làm việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, khoa

học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước

bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài đã sinh sống lâu dài

tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài (Điều 2).

Việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại CHDCND Lào là

nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ, khuyến khích

xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài, tiếp thu trình độ tiên tiến trên

thế giới, phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra

nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và

Page 67: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

61

nâng cao đời sống xã hội. Vì mục tiêu, nội dung cơ bản của pháp luật đầu tư

của Lào bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động đầu tư; các loại hình,

lĩnh vực và ngành nghề đầu tư; các biện pháp khuyến khích, bảo hộ và quản

lý việc đầu tư trong nước và nước ngoài; quyền và nghĩa vụ các nhà đầu tư

trong nước và nước ngoài [55, tr. 2-25].

Các nhà ĐTNN được đầu tư vào CHDCND Lào dưới hai hình thức sau đây:

Một là, hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà ĐTNN với nhà

đầu tư trong nước. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập

và đăng ký theo pháp luật của Lào, có hoạt động kinh doanh và cùng chung sở

hữu giữa nhà ĐTNN và nhà đầu tư trong nước.Việc tổ chức, quản lý, hoạt

động và quan hệ giữa hai bên hợp tác đầu tư đượcquy định bởi hợp đồng liên

doanh và điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật của Lào. Nhà

ĐTNN đầu tư vào doanh nghiệp liên doanh phải góp vốn ít nhất không được

dưới 30% của tổng số vốn đăng ký. Phần vốn góp bằng tiền nước ngoài phải

tính ra tiền Kíp (tiền Lào) theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Nhà nước Lào

áp dụng vào thời điểm góp vốn.

Hai là, hình thức đầu tư đơn phương của nước ngoài. Doanh nghiệp

đầu tư đơn phương của nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và đăng

ký theo pháp luật của CHDCND Lào mà một hoặc nhiều nhà đầu tư nước

ngoài bỏ vốn, không có sự góp vốn của nhà đầu tư trong nước. Doanh nghiệp

đó có thể được thành lập mới hoặc được thành lập trên cơ sở chi nhánh hoặc

là đại diện của công ty nước ngoài tại Lào. Chi nhánh hoặc đại diện của công

ty nước ngoài phải có điều lệ riêng của mình phù hợp với pháp luật của Lào

và được Ủy ban quản lý ĐTNN của Lào chấp nhận. Việc thành lập và đăng ký

doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện theo pháp luật

về doanh nghiệp của Lào.

Trước hết, cần khẳng định rằng doanh nghiệp có vốn ĐTNN được đối

xử bình đẳng so với các tổ chức kinh doanh khác của Lào có toàn quyền quyết

Page 68: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

62

định chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với giấy phép

đầu tư đã được cấp và thực hiện đúng các nghĩa vụ mà pháp luật Lào quy

định. Chính phủ nước CHDCND Lào bảo hộ việc đầu tư và sở hữu của nhà

đầu tư nước ngoài trên cơ sở pháp luật của Lào: nhà ĐTNN có quyền thuê đất

ở Lào, có quyền chuyển nhượng các tài sản lưu động và tài sản cố định mà

mình đã xây dựng hoặc cải tạo trên mảnh đất thuê đó. Nhà ĐTNN được tự do

hoạt động kinh doanh dưới pháp luật của Lào. Nhà nước sẽ không can thiệp

vào việc quản lý kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Trong việc tuyển

dụng lao động, trước hết các nhà ĐTNN phải ưu tiên cho công dân Lào; nếu

thấy cần thiết về chuyên môn, nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận thêm người

nước ngoài vào làm việc sau khi nhận được sự đồng ý của cơ quan hữu quan

của Chính phủ nước CHDCND Lào. Nhà ĐTNN có nghĩa vụ đào tạo và nâng

cao trình độ chuyên môn cho những người lao động Lào theo hình thức đào

tạo tại chỗ hoặc đào tạo nước ngoài.

Chính phủ CHDCND Lào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nhà

đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài kể cả các thành viên gia đình

của họ trong việc xuất nhập cảnh và nghỉ ngơi ở Lào vì mục đích kinh doanh

hoặc vì công việc gia đình, nhưng họ phải tôn trọng và tuân theo pháp luật

của Lào trong suốt thời gian ở CHDCND Lào. Nhà đầu tư nước ngoài phải

mở tài khoản bằng tiền Kip và tiền nước ngoài tại Ngân hàng của Lào hoặc

ngân hàng nước ngoài đặt tại Lào. Trong việc quản lý kinh doanh, nhà đầu tư

nước ngoài phải áp dụng chế độ kế toán của Lào và chịu sự kiểm soát thường

xuyên theo chế độ quản lý, kế toán của Chính phủ Lào.

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận và vốn thu

được từ hoạt động đầu tư của mình về nước hoặc sang nước thứ ba thông qua

ngân hàng đặt tại Lào, theo tỷ giá hối đoái mà Ngân hàng Nhà nước Lào quy

định trong từng giai đoạn. Đối với người nước ngoài làm việc trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Lào sau khi đã nộp thuế thu nhập các loại

Page 69: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

63

thuế và lệ phí khác cũng được phép chuyển lợi nhuận của mình về nước mình

hoặc sang nước thứ ba. Các nhà ĐTNN phải nộp thuế thu nhập cho Chính phủ

Lào mỗi năm 20% lợi nhuận thu được, còn các loại thuế và lệ phí khác thì

thực hiện theo pháp luật của Lào: Đối với hoạt động kinh doanh về tài nguyên

thiên nhiên và năng lượng của Lào thì thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận

giữa Chính phủ Lào với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 16). Các thiết bị, máy

móc và phương tiện sản xuất khác chuyên dùng trong công trình hoặc trong

sản xuất kinh doanh mà các ĐTNN nhập khẩu vào Lào phải nộp thuế nhập

khẩu cho Chính phủ Lào 1% giá trị của thiết bị, máy móc đó. Riêng nguyên

liệu và bán thành phẩm nhập vào để chế biến hoặc tái sản xuất thành sản

phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu thì sẽ được miễn thuế xuất khẩu. Còn nguyên

liệu và bán thành phẩm nhập vào để chế biến hoặc tái sản xuất thành sản

phẩm hoàn chỉnh để thay thế hàng nhập khẩu sẽ được giảm thuế nhập khẩu

theo chính sách của Chính phủ Lào. Trong trường hợp đặc biệt được sự đồng

ý của Chính phủ Lào, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng các

quyền và lợi ích từ việc đầu tư có tác động tốt hoặc đầu tư với quy mô lớn và

có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào dưới hình

thức được giảm miễn thuế thu nhập hoặc thuế nhập khẩu các thiết bị, máy

móc và các phương tiện sản xuất khác như đã nêu ở trên [52, tr.16-27].

Nhà ĐTNN ngoài việc nộp thuế thu nhập hàng năm đúng đắn và đầy

đủ, còn phải trích một phần lợi nhuận để lập quỹ dự phòng hoặc các quỹ khác

để đảm bảo cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của mình có chất

lượng ngày một tốt hơn theo chính sách và quy định trong điều lệ của doanh

nghiệp mà mình làm chủ đầu tư. Các hoạt động đầu tư của nước ngoài tại Lào

phải được thực hiện với việc chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp

luật Lào, với các biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên, sức khỏe an toàn

lao động và trật tự công cộng ở xung quanh cơ sở sản xuất của mình. Các nhà

Page 70: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

64

đầu tư phải tham gia bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho người lao động theo

chính sách và pháp luật của Lào .

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các nhà ĐTNN với nhau hoặc

giữa nhà đầu tư nước ngoài với bên Lào thì các bên phải tìm cách giải quyết

theo hợp đồng của mình thông qua thương lượng và hòa giải. Nếu hòa giải

không thành thì các bên tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận với nhau đề nghị lên

tổ chức trọng tài kinh tế của Lào hoặc sử dụng hình thức giải quyết khác của

Lào, của nước ngoài hoặc của quốc tế.

Vì Đảng và Nhà nước Lào thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp

tác với nước ngoài, và vì có luật đầu tư nước ngoài đáp ứng, nhiều dự án

ĐTNN đã được cấp giấy phép, từ 1988 đến năm 2007, CHDCND Lào đã thu

hút được 1,796 dự án với tổng số vốn FDI đạt khoảng 9,2 tỷ USA.\

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào chưa đều, giai đoạn (năm

1986 - 1990) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4,5%) là do tác động của nhiều

yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế của Lào. Trong nước,

năm 1986 Chính phủ Lào thực hiện chương trình cải cách toàn diện được gọi là

cơ chế kinh tế mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền

kinh tế định hướng thị trường, đến năm 1988 Nhà nước Lào đã ban hành luật

ĐTNN mới nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào. Giai đoạn (1996 - 2000) tốc độ

tăng trưởng của Lào là 5,9% là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở

trong khu vực làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Lào. Cuộc khủng

hoảng tài chính Châu Á gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Lào, đặc biệt

ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tới lạm phát, tỷ giá hối đoái,

thâm hụt tài chính và thương mại ở mức cao. Những tác động tiêu cực của cuộc

khủng hoảng lên hệ thống tài chính quốc gia đến nay vẫn chưa được đánh giá

đầy đủ. Thời gian (năm 2001 - 2005) tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% năm

(2006 - 2007) tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên trung bình là 6,4% và (2013 -

2014) GDP không thể đạt được như kế hoạch 8,3% đã quy định. Cho nên có thể

Page 71: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

65

nói rằng, về luật khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp trong nước - nước

ngoài đây là quy định nội qui, qui tắc đối với việc xúc tiến, bảo vệ quản lý

ĐTNN ở Lào nhằm mục tiêu phát triển quan hệ, hợp tác về mọi mặt kinh tế đối

ngoại, sử dụng vốn trí tuệ để phát triển lực lượng để sản xuất có hiệu quả, phục

vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào việc giải quyết mọi vấn đề

cải thiện đời sống của nhân dân, phát triển đất nước giàu mạnh.

Tiếp đến Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ IX, ngày 17 tháng 3

năm 2011 đã xác định là:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc

lập, tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên

phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất

phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực,

đồng thời tranh thủ nguồn từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng

kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống

vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội, với tăng cường quốc phòng - an ninh [70, tr.13-24].

Đại hội còn đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc 5 năm

qua lần thứ VI 2006 - 2010 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu

toàn quốc 5 năm sau lần thứ VII 2011 - 2015 cho Đại hội Đảng toàn quốc lần

IX trong đó mục tiêu chủ yếu là: Đưa nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước Lào cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực

khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh

được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được

hình thành về cơ bản; vị thế của nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào trên trường

hợp quốc tế được nâng cao [40, tr.68-72].

Page 72: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

66

Thể chế hóa những chủ trương trên của Đảng, Nhà nước Lào chú ý

đến lĩnh vực đầu tư tạo cơ hội cho tất cả các chủ thể đầu tư trong nước và

nước ngoài bình đẳng với nhau... nên Quốc hội khóa VIII của CHDCND

Lào đã ban hành Luật đầu tư của nước CHDCND Lào. Đây là điều chỉnh

chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, có thể đánh giá chung quá trình phát triển pháp luật đầu tư nói

chung và đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói riêng là

quá trình phát triển từ chưa thống nhất, đồng bộ đến thống nhất đồng bộ hơn;

từ tản mạn đến hệ thống và được hoàn thiện từ thấp đến cao. Kỹ thuật lập

pháp và pháp điển hóa ngày càng cao hơn. Điều đó, bước đầu đã tạo được

khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh, quản lý đầu tư nói chung và đầu tư nước

ngoài ở CHDCND Lào nói riêng ngày càng tốt và hiệu quả hơn

3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Những ưu điểm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

3.2.1.1. Chấp hành pháp luật đầu tư nước ngoài

Để chấp hành thực hiện tốt pháp luật ĐTNN tại CHDCND Lào, Chính

phủ Lào đã thành lập cơ quan Nhà nước về chấp hành luật đầu tư nước ngoài

tại Lào đạt được kết quả cao, đây gọi là Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài.

Hiện nay Ủy ban này trực thuộc Ủy ban kế hoạch và hợp tác. Ủy ban quản lý

đầu tư nước ngoài là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý việc thực hiện

pháp luật về ĐTNN tại Lào. Mọi sự đầu tư của nước ngoài sẽ được ngoài sẽ

được sự hỗ trợ, cấp phép và quản lý tập trung “qua một cửa” là Ủy ban quản

lý đầu tư nước ngoài. Ủy ban này đóng vai trò Trung tâm có sự tham gia của

Bộ, Ngành và địa phương có liên quan. Việc đầu tư của nước ngoài tại Lào sẽ

được coi là hoàn thành khi đã nhận được Giấy phép đầu tư của Ủy ban quản

Page 73: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

67

lý đầu tư đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu xin phép

đầu tư phải gửi cho Ủy ban quản lý ĐTNN hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép đầu tư.

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật, điều lệ doanh nghiệp.

- Hợp đồng liên doanh.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh và các tài liệu cần thiết khác.

Ví dụ: Điều 34 khoản 4 Nghị định 031/CP:

Qui định việc nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm nửa thành phẩm và

thành phần để lắp ráp hoặc sản xuất thành sản phẩm rồi xuất khẩu

sẽ được miễn thuế, thuế áp dụng và doanh số thuế nhập khẩu và

xuất khẩu. Nhà đầu tư nước ngoài có mục đích đầu tư ở Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào phải làm thủ tục theo (Điều 19) luật khuyến

khích đầu tư nước ngoài kèm theo thủ tục khác quy định của Ủy

ban quản lý đầu tư nước ngoài đề ra, rồi nộp cho Ủy ban quản lý

đầu tư nước ngoài theo hướng một cửa [57, tr.5-19].

Đối với các dự án nằm trong mục tiêu khuyến khích của Chính phủ thì

Ủy ban quản lý ĐTNN có thể ra văn bản chấp nhận về mặt nguyên tắc trước.

Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài phải xem xét hồ sơ và thông báo quy

định bằng văn bản cho nhà đầu tư biết trong thời gian chậm nhất không quá

60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Các ngành, các cơ

quan hữu quan khác của Nhà nước được đề nghị cho ý kiến hoặc cho phép về

mặt chuyên môn liên quan đến vấn đề ĐTNN. Các bộ, ngành này phải có ý

kiến bằng văn bản chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ

(Điều 26). Nhà đầu tư nước ngoài đã nhận được giấy phép đầu tư phải đăng

ký doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày và triển khai thực hiện dự án của

mình theo các bước đã quy định trong bản giải trình kinh tế - kỹ thuật và

trong giấy phép đầu tư đã được cấp phù hợp với luật pháp của Lào.

Page 74: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

68

Ủy ban quản lý ĐTNN có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành

và địa phương trong việc giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các

dự án đầu tư nước ngoài cho đúng với giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế

- kỹ thuật và pháp luật của Nhà nước. Các bộ Ngành và địa phương có

trách nhiệm quản lý các công trình ĐTNN nằm trong khu vực thuộc phạm

vi quản lý của mình. Trong trường hợp đồng, không thực hiện theo đúng

các quy định trong giấy phép đầu tư hoặc vi phạm pháp luật Lào thì đầu

tư nước ngoài vi phạm sẽ bị nhắc nhở và phải khắc phục kịp thời. Nếu nhà

ĐTNN không khắc phục các vi phạm bị nhắc nhở hoặc có sự vi phạm

nghiêm trọng thì dự án ĐTNN đó có thể sẽ bị hoãn hoặc bị rút giấy phép

đầu tư. Nhà đầu tư vi phạm có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật

của CHDCND Lào (Điều 29).

3.2.1.2. Thực thi pháp luật đầu tư nước ngoài

Nhà nước đã chú ý đặc biệt giữa hai bên đầu tư cấp Trung ương và địa

phương để thành lập bộ máy giúp việc của Ủy ban tổ chực thực hiện pháp luật

về ĐTNN tại CHDCND Lào, đây là một cách để thực hiện pháp luật đầu tư

nước ngoài có hiệu quả, cụ thể như sau: Điều 85: Cơ quan quản lý đầu tư.

Chính phủ là nơi quản lý chung và thống nhất trên toàn quốc, giao

ngành Kế hoạch và Đầu tư, ngành Công thương phối hợp với các ngành hữu

quan liên quan và chính quyền địa phương là chủ quản theo vai trò, chức năng

nhiệm vụ của mỗi nơi.

Cơ quan quản lý đầu tư gồm có:

1- Ngành Kế hoạch và Đầu tư;

2- Ngành Công Thương;

3- Đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên ngành;

Ví dụ: Điều 84: Phân cấp quản lý đầu tư giữa địa phương và trung

ương. Địa phương là người cấp phép và quản lý đầu tư chủ yếu. Trung ương

cấp phép và quản lý các dự án có tính chất chiến lược, nhất là các dự án liên

Page 75: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

69

quan đến nhiều ban, ngành hoặc nhiều địa phương, dự án sử dụng công nghệ

cao, dự án liên quan đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, viễn thông, hàng

không, chủ quyền quốc gia, năng lượng, khoáng sản, dầu thô, khí đốt

(gas)..v..v.. .theo quy định của Chính phủ và dưới sự phối hợp giữa tổ chức

cấp phép với các ngành hữu quan liên quan và chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tham gia theo chức năng vai trò

của mình trong việc quản lý dự án đầu tư đặt tại địa phương mình do Trung

ương cấp phép.

Việc phân cấp quản lý đã được quy định rõ trong luật của các ngành, do

đó thực hiện theo như các luật đã định [36, tr.36-43]. (Luật 2009)

(1) Cấp Trung ương:

Cục tổ chức việc thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài, văn

phòng thường trực Ủy ban thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài cấp

trung ương. Vai trò của Ủy ban thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài sẽ

được quy định riêng.

Văn phòng Ủy ban kế hoạch và Đầu tư là Ban Thư ký Ủy ban thực hiện

pháp luật đầu tư nước ngoài cấp trung ương do Chánh văn phòng làm trưởng

ban Thư ký.

(2) Cấp địa phương:

Sở kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, Thủ đô là Văn phòng thường trực của

Ủy ban thực hiện pháp luật về ĐTNN.

Văn phòng tỉnh, Thủ đô là Ban Thư ký Ủy ban thực hiện pháp luật

ĐTNN cấp địa phương.

- Vai trò, nhiệm vụ của Ban Thư ký Ủy ban tổ chức thực hiện pháp

luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài do Chánh văn phòng làm Trưởng ban

Thư ký gồm: Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư thường trực địa phương

để chuẩn bị thời gian tổ chức cuộc họp thường kỳ và bất thường của Ủy

ban thực hiện pháp luật về ĐTNN cấp của mình, cùng các hồ sơ giấy tờ cần

Page 76: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

70

thiết khác đề nghị lên Chủ tịch Ủy ban thực hiện pháp luật đầu tư nước

ngoài tự mở phiên họp.

Tham dự cuộc họp Ủy ban thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài và dự

thảo biên bản về nghị quyết cuộc họp Ủy ban thực hiện luật đầu tư nước ngoài

đề nghị xin chữ ký của Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Ủy ban thực hiện luật đầu

tư nước ngoài theo quy định. Gửi biên bản cuộc họp Ủy ban thực hiện pháp

luật ĐTNN cho các thành phần liên quan biết và tổ chức thực hiện.

Theo dõi và thúc đẩy Cục thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài và Sở

kế hoạch và đầu tư địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của

cuộc họp Ủy ban thực hiện pháp luật ĐTNN và báo cáo lên Đoàn Chủ tịch Ủy

ban thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài thường trực [97, tr.82-92].

Thực hiện nhiệm vụ theo sự giao phó của Ủy ban thực hiện pháp luật

về đầu tư nước ngoài.

Vai trò trách nhiệm cụ thể của Ban thư Ủy ban thực hiện pháp luật đầu

tư nước ngoài các cấp giao cho Ủy ban thực hiện luật đầu tư nước ngoài các

cấp quy định riêng nếu thấy cần thiết.

Đối với tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào hiện

nay vẫn còn hạn chế và chưa được chú ý đúng mức. Điều đó do nhiều

nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là ở Lào hiện nay còn

thiếu những người chuyên gia, người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài. Vì vậy để đạt

hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài cần phải

đào tạo đội ngũ chuyên gia, người có nghiệp vụ chuyên môn tốt về lĩnh vực

này trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức thành phần

kinh tế khác nhau.

3.2.1.3. Sử dụng pháp luật đầu tư nước ngoài

Sử dụng pháp luật ĐTNN ngoài là một hình thức thực hiện pháp luật về

đầu tư trong đó chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện

Page 77: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

71

những hành vi mà pháp luật cho phép). Theo nội dung chính của pháp luật về

đầu tư là đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về hợp

tác quốc tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Cho nên, thực hiện pháp luật đầu tư

nước ngoài là một cách thức duy nhất của Đảng và nhà nước để khuyến khích

và đẩy mạnh cho việc ĐTNN tại CHDCND Lào được cụ thể hóa. Mục tiêu

của pháp luật đầu tư nước ngoài là tranh thủ vốn và kỹ thuật hiện đại, kinh

nghiệm và phương pháp quản lý thực tiễn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

chuyên gia và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp cao; nhanh chóng tạo chỗ

đứng ngày càng vững chắc trong sự phân công lao động quốc tế tạo được thế

mạnh trên thị trường quốc tế. Hệ quả của những mục tiêu đó là việc khai thác

có hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người

lao động, đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho

sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, để khuyến khích các tổ chức

và cá nhân của các nhà đầu tư vốn và kỹ thuật vào Lào, pháp luật ĐTNN Lào

đã xác định được một khung pháp lý khá hoàn chỉnh và hấp dẫn trên cơ sở tôn

trọng độc lập, chủ quyền của Lào, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp

với luật lệ kinh tế trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và

phù hợp với phong tục, tập quán và thông lệ quốc tế. Điều 7: Hợp tác quốc

tế. Nhà nước hợp tác với nước ngoài, khu vực và quốc tế nhằm khuyến khích

đầu tư thông qua trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kỹ thuật và kinh nghiệm

trong việc khuyến khích và quản lý đầu tư, thị trường, thương mại, nguồn

vốn, hội nhập khu vực và quốc tế [36, tr. 5].

Sử dụng pháp luật ĐTNN, trước hết cần khẳng định rằng doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng so với các tổ chức kinh

doanh khác của Lào, có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch kinh

doanh của mình phù hợp với giấy phép đầu tư đã được cấp và thực hiện đúng

các nghĩa vụ mà pháp luật Lào quy định. Chính phủ nước CHDCND Lào bảo

hộ việc đầu tư và sở hữu của nhà ĐTNN trên cỏ sở pháp luật của Lào. Nhà

Page 78: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

72

đầu tư nước ngoài có quyền thuê đất ở Lào, có quyền chuyển nhượng các tài

sản lưu động và tài sản cố định mà đã xây dựng hoặc cải tạo trên mảnh đất

thuê đó. Nhà ĐTNN được tự do hoạt động kinh doanh dưới pháp luật của

Lào. Nhà nước sẽ can thiệp vào việc quản lý kinh doanh của nhà ĐTNN.

Trong việc tuyển dụng lao động, trước hết các nhà đầu tư nước ngoài phải ưu

tiên cho công dân Lào; nếu thấy cần thiết về chuyên môn, nhà đầu tư nước

ngoài có thể nhận thêm người nước ngoài vào làm việc sau khi nhận được sự

đồng ý của cơ quan hữu quan của Chính phủ nước CHDCND Lào. Nhà đầu tư

nước ngoài có đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho những người lao

động Lào theo hình thức đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo nước ngoài.

Chính phủ CHDCND Lào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nhà

đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài kể cả các thành viên gia đình

của họ trong việc xuất nhập cảnh và nghỉ ngơi ở Lào vì mục đích kinh doanh

hoặc vì công việc gia đình, nhưng họ phải tôn trọng và tuân theo pháp luật

của Lào trong xuất thời gian ở CHDCND Lào. Nhà đầu tư nước ngoài phải

mở tải khoản bằng tiền Kíp và tiền nước ngoài tại Ngân hàng của Lào hoặc

ngân hàng nước ngoài đặt tại Lào. Trong việc quản lý kinh doanh, nhà đầu tư

nước ngoài phải áp dụng chế độ kế toán của Lào và chịu sự kiểm soát thường

xuyên theo chế độ quản lý, kế toán của Chính phủ Lào.

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận và vốn thu

được từ hoạt động đầu tư của mình về nước hoặc sang nước thứ ba thông

qua Ngân hàng đặt tại Lào, theo tỷ giá hối đoái ngân hàng Nhà nước Lào

quy định trong từng giai đoạn. Đối với người nước ngoài làm việc trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Lào, sau khi đã nộp thuế thu

nhập, các loại thuế và lệ phí khác cũng được phép chuyển lợi nhuận của

mình về nước mình hoặc sang nước thứ ba. Các nhà đầu tư nước ngoài phải

phải nộp thuế thu nhập cho Chính phủ Lào mỗi năm 20% lợi nhuận thu

Page 79: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

73

được, còn các loại thuế và lệ phí khác thì thực hiện theo pháp luật của Lào.

Đối với hoạt động kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng của

Lào thì thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa Chính phủ Lào với nhà

đầu tư nước ngoài (Điều 16). Các thiết bị, máy móc và phương tiện sản xuất

khác chuyên dùng trong công trình hoặc trong sản xuất kinh doanh mà các

nhà ĐTNN nhập khẩu vào Lào phải nộp thuế nhập khẩu cho Chính phủ Lào

1% giá trị của thiết bị, máy móc đó. Riêng nguyên liệu và bán thành phẩm

nhập vào để chế biến hoặc tái sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất

khẩu thì sẽ được miễn thuế xuất khẩu. Còn nguyên liệu và bán thành phẩm

nhập vào để chế biến hoặc tái sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh để thay

thế hàng nhập khẩu sẽ được giảm thuế nhập khẩu theo chính sách của Chính

phủ Lào. Trong trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Chính phủ Lào, các

nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng các quyền và lợi ích từ việc đầu tư

có tác động tốt hoặc đầu tư với quy mô lớn và ý nghĩa quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của Lào dưới hình thức được giảm miễn thuế thu

nhập hoặc thuế nhập khẩu các thiết bị, máy móc và các phương tiện sản xuất

khác như đã nêu ở trên.

Nhà ĐTNN ngoài việc nộp thuế thu nhập hàng năm đúng đắn và đầy

đủ, còn phải trích một phần lợi nhuận để lập quỹ dự phòng hoặc các quỹ khác

để đảm bảo cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của mình có chất

lượng ngày một tốt hơn theo chính sách và quy định trong điều lệ của doanh

nghiệp mà mình làm chủ đầu tư. Các hoạt động đầu tư của nước ngoài tại Lào

phải được thực hiện với việc chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp

luật của Lào, với các biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên, sức khỏe an

toàn cho người lao động và trật tự công cộng ở xung quanh cơ sở sản xuất

kinh doanh của mình. Các nhà đầu tư phải tham gia bảo hiểm và phúc lợi xã

hội cho người lao động theo chính sách và pháp luật của Lào.

Page 80: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

74

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với

nhau hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với bên Lào thì các bên phải tìm cách

giải quyết theo hợp đồng của mình thông qua thương lượng và hòa giải. Nếu

hòa giải không thành thì các bên tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận với nhau đề

nghị lên tổ chức trọng tài kinh tế của Lào hoặc sử dụng hình thức giải quyết

khác của Lào, của nước ngoài hoặc của quốc tế [74, tr.80-110].

3.2.1.4. Áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài

Sau khi pháp luật về ĐTNN tại CHDCND Lào, đã được phát triển

và hoàn thành tốt bao nhiêu, thì là phải đem lại trên bản chất của nó như:

Áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài luôn gắn liền với việc thực hiện

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước với hoạt động

quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì lẽ đó, áp

dụng pháp luật ĐTNN là hình thức pháp luật quan trọng được khoa học

pháp lý xã hội chủ nghĩa chú trọng nghiên cứu, trong đó có những vấn đề

đáng chú ý sau: Điều 6. Phạm vi áp dụng. Luật này áp dụng với cá nhân hoặc

pháp nhân liên quan đến mọi loại hình đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh

nhằm tạo giá trị gia tăng, trừ kinh tế gia đình và người buôn bán nhỏ [36, tr.5].

Ví dụ: Điều 58. Khuyến khích bằng quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư

nước ngoài đến đầu tư với số vốn đăng ký từ 500.000 đô la Mỹ trở lên có

quyền mua quyền sử dụng đất của nhà nước đã trong quy hoạch theo quy định

của thời gian đầu tư dự án để xây dựng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh, nhưng

cần được sự đồng ý của tổ chức quản lý đất đai địa phương theo quy định

pháp luật.Chính phủ là cơ quan ban hành các quy định và cơ chế phân cấp

quản lý đối với việc ưu đãi quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài đến

đầu tư tại Lào [36, tr.26].

- Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống với hiệu

quả cao nhất chỉ khi những quy phạm của nó phản ánh chính xác ý nguyện

của nhân dân, phù hợp quy luật xã hội và được thực chính xác, triệt để.

Page 81: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

75

Nhưng, nếu chỉ thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật

và sử dụng pháp luật thì sẽ rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực

hiện. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả

năng tự thực hiện nên thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác, pháp luật là cơ sở tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, điều

chỉnh quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau. Toàn bộ việc tổ chức và hoạt

động ấy đều liên quan và đòi hỏi việc thực hiện pháp luật, chủ yếu là dưới

hình thức áp dụng pháp luật. Có thể khái quát việc áp dụng pháp luật ĐTNN

trong các trường hợp sau:

Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các

chế tài đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Một công dân

thực hiện một hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó trách nhiệm hình

sự tự động phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành phạt tương ứng. Vì

vậy, cần có hoạt của Tòa án và các quan bảo vệ pháp luật có liên quan nhằm

điều tra, truy tố, đối chiếu với pháp luật để xét xử, ra bản án, trong đó xác

định rõ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và buộc họ phải chấp

hành nghiêm bản án.

Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các

bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tụ giải quyết được.

Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật phát sinh, những quyền và nghĩa vụ

của các bên không được thực hiện vì có sự tranh chấp. Ví dụ, tranh chấp giữa

những bên tham gia hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự.

Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham

gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó,

hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự

kiện thực tế. Ví dụ, việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp... Tóm lại, áp

dụng pháp luật ĐTNN là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà

Page 82: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

76

nước mà biểu hiện cụ thể là một hình thức thực pháp luật, hoặc là cách thức

nhà nước tổ chức các chủ thể thực hiện pháp luật.

- Trước hết, áp dụng pháp luật là động lực mang tính tổ chức, thể hiện

quyền lực nhà nước. Việc áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay

nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền. Mỗi cơ quan nhà nước nhà chức trách

trong phạm vi thẩm quyền được giao thực hiện một số những hoạt động áp dụng

pháp luật nhận định. Trong quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình

tiết của vụ việc cần giải quyết đều phải được xét cẩn trọng để áp dụng pháp luật

chính xác. Như vậy, pháp luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền áp dụng pháp luật thực hiện chức năng của mình. Có một số trường hợp cá

biệt, một số tổ chức không phải cơ quan nhà nước nhưng được nhà nước trao cho

một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước cũng có thể tiến hành áp dụng

pháp luật. Việc áp dụng pháp luật với đặc điểm trên được xem là sự tiếp tục thể

hiện ý chí, quyền lực của của nhà nước.

Áp dụng pháp luật ĐTNN được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn

phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí

của chủ thể bị áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật ĐTNN có tính chất bắt buộc (trong trường hợp

cưỡng chế) đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan.

- Văn bản áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài là văn bản chứa đựng

các quyết định áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan hay nhà trách có thẩm

quyền áp dụng pháp luật ban hành. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt

buộc phải thực hiện đối với nhưng tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong

những trường hợp cần thiết, văn bản áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài

được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Áp dụng luật pháp luật ĐTNN được thực hiện theo một quy trình,

thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quan trọng và phức

tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể

Page 83: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

77

được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu

quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định xác định rõ ràng quy trình,

thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật.

Ví dụ, việc giải quyết một vụ án hình sự phải phải tiến hành theo

những quy định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự; việc xử phạt hành

chính được điều chỉnh bởi những quy phạm thủ tục xử phạt hành chính.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá

trình áp dụng pháp luật ĐTTNN phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

đó, để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật

không đúng, không chính xác. Điều 97: Xử phạt. Cá nhân, tập thể vi phạm

pháp luật về khuyến khích đầu tư sẽ bị xử phạt với các biện pháp: giáo dục bồi

dưỡng, kỷ luật, xử phạt, bồi thường dân sự hoặc truy tố theo từng trường hợp nặng

hoặc nhẹ, theo quy định của pháp luật [36, tr. 44].

Áp dụng pháp luật ĐTNN là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối

với các quan hệ xã hội xác định. Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật

đầu tư nước ngoài là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, trên

cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp

dụng pháp luật những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa một

cách cụ thể và chính xác.

Áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo,

khi áp dụng pháp luật này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên

cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của nó để từ đó lựa chọn

đúng, chính xác quy phạm, ra văn bản áp văn bản áp dụng pháp và tổ chức thi

hành kịp thời. Trong trường hợp pháp luật chưa quy hoạch quy định chưa rõ thì

cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải hết sức thận trọng trong việc ra

quyết định. Đây cũng là điều đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp

luật cao, có trí thức tổng hợp, có kinh nghiệm và trách nhiệm trong quản lý.

Page 84: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

78

Như vậy, áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài là hoạt động mang tính

tổ chức, tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

hoạt các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền thực hiện nhằm đưa các

quy phạm pháp luật vào cuộc sống và lợi ích cho người dân toàn diện.

3.2.2. Hạn chế của thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào

Một là, việc tuân thủ pháp luật đầu tư của một số chủ thể liên quan đầu

tư nước ngoài còn hạn chế.

- Công tác quản lý và xúc tiến các dự án ĐTNN tại Lào còn yếu kém:

Trong thời gian qua, sự trao đổi thông tin, phối hợp giữa các Bộ ngành từ

trung ương đến địa phương nhằm hướng dẫn cung cấp thông tin, thỏa thuận

cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa tốt,

đặc biệt là trong công tác quản lý sau cấp phép. Công tác xúc tiến đầu tư nước

ngoài tại Lào mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt như tiến hành các chương

trình kêu gọi xúc tiến ĐTNN, song chưa được tổ chức thường xuyên và khâu

tổ chức thực hiện chưa thực sự đem lại hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm cũng

như kinh phí trong việc thiết lập các chương trình xúc tiến. Ngoài ra, những

thông tin đưa ra để nhà đầu tư tham khảo về tình hình hoạt động của các dự

án đầu tư còn thiếu đầy đủ. Số liệu có thể do rất nhiều các cơ quan tổng hợp

cho nên có sự khác biệt. Nhà đầu tư cần số liệu đúng và các thông tin chi tiết

hơn về các lĩnh vực ngành nghề trước khi họ quyết định đầu tư.

- Năng lực của một số nhà ĐTNN còn hạn chế: Do năng lực kinh

doanh của một số nhà ĐTNN bị hạn chế, nhiều dự án FDI đã triển khai bị lỗ

kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện pháp luật FDI ở Lào. Một số

nhà đầu tư nước ngoài những năm đầu vào Lào xin cấp giấy phép đầu tư với

mục đích làm dịch vụ bán giấy phép để kiếm lời. Các nhà đầu tư nước ngoài

với mục đích trên, tìm đối tác Lào để ký kết hợp đồng, sau khi được giấy

Page 85: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

79

phép đầu tư thì họ chào bán lại cho các hãng khác có nhu cầu. Quá trình

chuẩn bị dự án chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức, nhà ĐTNN chưa

chú ý tuân thủ theo những quy định của Nhà nước Lào, nên chất lượng của

một số dự án kém hiệu quả. Một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẽ hở

của cơ chế, chính sách và luật pháp Lào để làm ăn bất chính, lợi dụng sự yếu

kém về chuyên môn, nghiệp vụ của người Lào trong các liên doanh mà bên

nước ngoài chiếm ưu thế. Phần lớn việc mua thiết bị, dàn xếp các hợp

đồng, điều kiện vay vốn, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm... đều do bên nước

ngoài đảm nhiệm, nên một số dự án, hình thức là liên doanh nhưng thực

chất phía Lào chỉ làm gia công cho phía nước ngoài, không nắm được hiệu

quả thực sự của dự án. Họ đã dùng nhiều thủ đoạn để vô hiệu hóa cán bộ

Lào, đưa liên doanh vào tình trạng thua lỗ thời gian ban đầu, nhằm mục

đích được miễn hoặc giảm thuế.

Hai là, việc áp dùng pháp luật đầu tư chưa được nhất quán. Việc thu hút

và hợp tác ĐTTNN cùng với việc khuyến khích đầu tư trong nước là vấn đề mà

Đảng và Chính phủ Lào đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tình hình hoạt động đầu

tư thường xuyên thay đổi. Những thay đổi đó không thể không ảnh hưởng trực

tiếp đến việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Hệ

thống chính sách, luật pháp về đầu tư của Lào đang trong quá trình hoàn thiện

nên còn thiếu tính đồng bộ và ổn định, nhiều qui định chưa rõ ràng, thậm chí có

những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo. Một số vấn đề cấp bách tuy đã được

nghiên cứu đề xuất từ lâu nhưng vẫn chậm được luật hóa. Một số trường hợp,

tuy đã luật hóa rồi nhưng sau một thời gian dài vẫn chưa có văn bài hướng dẫn

thi hành. Một số quy định còn thiếu cụ thể, dẫn tới những cách hiểu khác nhau,

có những chỗ dẫn chiếu chung chung như: "phải phù hợp với pháp luật Lào"

nhưng thực tế khó có thể tìm thấy các quy định để xác định tính phù hợp đấy

nằm trong những văn bản nào [35, tr.9].

Page 86: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

80

Sự thiếu cụ thể của các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật đầu

tư chưa nhất quán, làm cho các nhà đầu tư cả trong và nước ngoài thiếu an

tâm đầu tư. Mặt khác, thực trạng này làm các cơ quan nhà nước thiếu sự

thống nhất trong thẩm định và cấp phép dự án đầu tư, trong quản lý nhà

nước đối với các dự án đã cấp phép, gây lãng phí công sức và thời gian

nhưng chưa mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, nâng cao tính cụ thể của

pháp luật đầu tư Lào thực sự là yêu cầu bức xúc hiện nay. Pháp luật chỉ có

tác dụng thực sự khi nó không dừng lại ở các quy định chung chung, có

tính nguyên tắc mà phải quy định các mối quan hệ cụ thể giữa những chủ

thể cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể: Đối với CHDCND Lào, Luật

khuyến khích đầu tư trong nước năm 2004 đang có hiệu lực chỉ có 8

chương và 26 điều. Tương tự, Luật khuyến khích và đầu tư trực tiếp nước

ngoài năm 2004 cũng chỉ gồm 8 chương và 32 điều: Nếu so sánh với những

yêu cầu điều chỉnh quan hệ đầu tư thì vẫn còn thiếu. Chỉ riêng tính về số

lượng, có thể thấy ngay rằng các luật này khó có thể tiên liệu được hết các

vấn đề phức tạp phát sinh từ quan hệ đầu tư, điều này càng trở nên rất đặc

biệt bất cập khi hiện nay Lào đang tăng cường chính sách thu hút đầu tư

trong và nước ngoài đầu tư tại Lào. Thực trạng hiện tại của pháp luật đầu

tư chưa cho phép điều chỉnh những vấn đề mới, phức tạp đang nảy sinh và

cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả [12, tr. 39].

Hạn chế lớn khác của hệ thống pháp luật đầu tư của nước Lào là sự

thiếu thống nhất của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tư. Cụ

thể là chế độ pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư tại Lào được cấu tạo

thành hai bộ phận tương ứng với hai thể loại đầu tư trong nước và ĐTNN.

Giữa hai bộ phận pháp luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có sự

khác biệt tương đối lớn về phạm vi lĩnh vực, thời hạn, thủ tục đầu tư, quyền

và nghĩa vụ của nhà đầu tư…Đặc biệt là có sự chênh lệch khá lớn trong

Page 87: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

81

chính sách, biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Ví dụ: những ưu đãi về

thuế dành cho các nhà ĐTNN là quá lớn so với nhà đầu tư trong nước. Các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế suất, thuế

thu nhập đầu tư nước ngoài là 25%. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong

nước phải chịu mức thuế này là 32%. Ngược lại, pháp luật cũng có quy

định về sự hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện đầu tư ưu đãi cho doanh nghiệp

trong nước hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Ví dụ, Nhà nước

hỗ trợ về tín dụng, về giá và phí dịch vụ rẻ... cho các nhà đầu tư trong

nước, nhất là cho doanh nghiệp nhà nước trọng điểm của CHDCND Lào.

Nhìn chung, sự thiếu thống nhất trong pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu

tư tại CHDCND Lào tạo nên tình trạng giữa các nhà đầu tư luôn có tâm lý

suy bì, nảy sinh tư tưởng lo lắng về sự phân biệt, đối xử của Nhà nước. Các

nhà nước đầu tư trong nước nhìn vào các ưu đãi về thuế dành cho nhà đầu

tư nước ngoài mà kêu ca, ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận

các biện pháp hỗ trợ mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp trong nước như

một sự phân biệt đối xử. Chính các nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng

không nhỏ tới tình hình đầu tư và thu hút đầu tư ở Lào thời gian qua.

Các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư là vấn đề mà các

nhà đấu tư luôn đặc biệt chú ý. Những quy định về lĩnh vực này chủ yếu quy

định dưới luật, rất phức tạp và khó thực thi. Tốc độ xử lý hành chính nói chung

của các cơ quan có trách nhiệm còn rất chậm và phiền hà. Điều này làm chậm

thời gian hình thành và triển khai dự án, cũng đồng nghĩa việc làm mất cơ hội

kinh doanh của nhà đầu tư. Thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với

một số dự án không đúng quy định. Thủ tục cấp đất, giao đất, đền bù giải tỏa

đang là một vấn đề bức sức, gây ách tắc đối với việc triển khai thực hiện dự án.

Một công trình nghiên cứu gần đây đã đưa ra nhận xét “Hiện nay, Lào vẫn là

một trong nước kém nhất ở Châu Á về tốc độ xử lý hành chính” [105, tr.9-11].

Page 88: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

82

Bảng 3.1: Tổng kết dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã cho

phép ở Lào năm 2015

Đơn vị tính: USD

CỔ PHẦN TRONG NƯỚC

TT NGÀNH SỐ DỰ ÁN Vốn cá

nhân Vốn nhà

nước

CỔ PHẦN NƯỚC NGOÀI

TỔNG QUAN VỐN

(US$)

1 Kinh doanh trong nước

49 676,046,929 2,000,000 50.156,707 728,203,637

2 Doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài 52 3,614,884 1,395,400,713 1,399,015,597

3 Kinh doanh

cổ phần 29 115,415,262 361,495,000 2,346,248,786 2,823,159,048

TỔNG HỢP 130 795,077,075 363,495,000 3,791,806,207 4,950,378,282

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ VII (2011-2015) [37]

Trong bối cảnh các qui định của Luật chưa rõ ràng, việc phổ biến và

hướng dẫn thực hiện chưa được coi trọng dẫn tới việc các qui định pháp luật

được áp dụng tùy tiện ở một số địa phương, bộ ngành. Công tác quy hoạch đầu

tư kể cả quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ còn chậm, chất lượng chưa cao. Hoạt

động xúc tiến ĐTNN còn nhiều mặt hạn chế do khâu quy hoạch và lập danh mục

dự án kêu gọi đầu tư chưa được rõ ràng. Lào cũng như các nước kém phát triển

chưa có cơ quan xúc tiến đầu tư tại nước ngoài như các nước khác trong khu

vực. Nhìn chung hoạt động xúc tiến đầu tư manh mối, vừa không đủ thông tin cụ

thể vừa thiếu định hướng chung, thậm chí có tình trạng cạnh không lành mạnh

thông qua việc đưa ra một số ưu đãi trái pháp luật.

Ba là, Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trong và nước ngoài

cũng còn nhiều mặt yếu kém. Trong một thời gian dài việc quản lý nhà nước

quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau giấy

phép, không kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi dự

Page 89: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

83

án, thậm chí bỏ trống một số khâu quan trọng của công tác quản lý như: Kiểm

toán, kế toán, đấu thầu, giám định, nghiệm thu… gây thiệt hại đến lợi ích của

đối tác Lào và lợi ích của Nhà nước [37, tr.10-51].

3.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém về thực hiện pháp luật về

đầu tư ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Nguyên nhân khách quan

Một là, những năm qua, Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành nhiều văn

bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật ĐTNN, Luật khuyến

khích đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp, luật thương mại và nhiều luật cụ thể

khác, tạo lập một khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ liên

quan đến hoạt động đầu tư, góp phần tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi,

hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các

luật liên quan đến đầu tư được ban hành riêng lẻ, còn có những vấn đề thiếu nhất

quán về nội dung, phạm vi điều chỉnh; còn có sự phân biệt đối xử giữa các nhà

đầu tư và các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đã hạn chế

việc huy động và phát huy các nguồn lực. Hơn nữa, CHDCND Lào đã ký kết và

đang triển khai thực hiện nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan

đến hoạt động đầu tư, đòi hỏi phải mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết,

xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với

các cam kết quốc tế. Việc đàm phán để gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới

cũng đặt ra yêu cầu phải cải thiện môi trường đầu tư.

Vì vậy, trước những đòi hỏi khách quan của việc thực hiện pháp luật

đầu tư nước ngoài cho hiện đại và phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội và

hội nhập kinh tế quốc tế cần có nhưng quy định pháp lý, tạo môi trường

bình đẳng, thuận lợi về đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư thuộc mọi

thành phần kinh tế yên tâm, tin tưởng, hăng hái huy động và sử dụng mọi

nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế.

Page 90: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

84

Hơn thế nữa, việc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới

năm 2008 đặc biệt ở Mỹ và EU làm ảnh hưởng thực hiện ĐTNN không nhỏ

cho hoạt động pháp luật đầu tư thế giới nói chung và hoạt động thực hiện

pháp luật ĐTNN đầu tư trong khu vực nói riêng. Ngoài ra, sự tác động ảnh

hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật ĐTNN, các cuộc khủng hoảng còn

làm giảm giá cả hàng hóa, sức tiêu thụ thị trường khu vực và thế giới chủ yếu

tiêu thụ hàng hóa ở Mỹ giảm xuống đáng kể, tình trạng này khiến các công ty

phải giảm công suất, thu hẹp sản xuất dẫn đến việc tuyển dụng lao động giảm

xuống gây nên thất nghiệp... Về việc thực hiện pháp luật ĐTNN, bao giờ có

cũng liên quan với bộ máy tiền tệ của nhà nước hoặc thế giới.

Ngân hàng thế giới (WB) dự kiến kinh tế thế giới năm nay tăng

trưởng chậm 2,9%, còn năm 2010 kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 2%

và năm 2011 dự kiến là 3,2%. WB cũng dự kiến năm nay GDP của các nước

đang phát triển sẽ tăng trưởng 1,2%, nhưng nếu không tính đến Trung Quốc

và Ấn Độ thì sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển là với dấu

âm (-1,6%). Đây là khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng trong vòng 70 năm.

Còn kinh tế của các nước đang phát triển năm 2010 sẽ tăng trưởng 4,4%

nhưng nếu không tính đến Trung Quốc và Ấn Độ thì GDP của các nước này

sẽ tăng trưởng 2,5%. Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới vẫn còn lo lắng về

lượng vốn của tư nhân vào các nước đang phát triển năm nay giảm xuống

chỉ còn một nửa (363 tỷ USD) so với năm 2008 là 707 tỷ USD và năm 2007

đạt kỷ lục là 1,200 tỷ USD [35, tr.11-40].

Hai là, sự cạnh tranh trong thu hút FDI đối với việc thực thiện

pháp luật ĐTNN, giữa các nước trong khu vực. Sự phát triển của nền kinh

tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa đã làm cho nguồn vốn FDI thế giới

ngày càng gia tăng và mở rộng, đồng thời cũng làm cho nhu cầu thực hiện

pháp luật ĐTNN ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và

Page 91: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

85

nền kinh tế chuyển đổi ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa

các quốc gia và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này. Với các nước có

điều kiện thuận lợi và sức hấp dẫn cao sẽ thu hút được nhiều FDI. Các

nước trong khu vực như. Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Thái Lan...

thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI trước Lào, nay đã có nhiều thay

đổi nhanh chóng và thuận lợi hơn Lào về cải thiện môi trường và chính

sách thực hiện pháp luật ĐTNN. Nói cách khác, sau khủng hoảng tài

chính, hầu như các nước trong khu vực đều thi hành một loạt các chính

sách nâng cấp, cải tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn làm

cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt hơn trong nội

bộ khu vực. Sự chậm trễ triển khai những đối sách thích ứng với những

tình hình trên đã khiến thu hẹp dòng FDI vào Lào.

Hiện nay, nhu cầu cần thiết vốn phát triển kinh tế của Lào, trong kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010, để đảm bảo tốc độ tăng

trưởng GDP 7.5%, ước tính vốn đầu tư để phát triển theo kế hoạch 5 năm là

73,900 tỷ kíp, bằng 32% của tổng GDP, tăng lên 19.3%/năm (hệ số ICOR =

4,2). Trong đó từ vốn ngân sách nhà nước khoảng 23.1 tỷ kíp, chiếm 31.5%

của vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 10% GDP; nguồn vốn tư nhân trong nước và

nguồn vốn nước ngoài là 50,800 tỷ kíp, chiếm 68,75% hoặc 22% của tổng

GDP. Ở thời kỳ 2011-2020, nước Lào đã bước vào giai đoạn ổn định và phát

triển, nguồn đầu tư trong nước đã khá ổn định, chất lượng nguồn nhân lực

trong nước đã được nâng cao một bước, cơ cấu nguồn vốn giữa trong nước và

ngoài nước được cải thiện, đã có thể chủ động bố trí phát triển toàn diện giữa

các ngành, vùng, nhà nước có điều kiện chú ý hơn cho đầu tư phát triển vùng

sâu, vùng xa. Sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân trong nước cũng

phong phú hơn [35, tr.38], [65, tr. 77].

Page 92: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

86

Bảng 3.2: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản

2006-2010 2011-2020 STT

Phương án

cơ bản Tỷ kíp % vốn %GDP Tỷ kíp % vốn %GDP

1 Cân đối nguồn vốn 69,490 100.0 31.6 391,000 100.0 32.5

1.1 Vốn nhà nước 29,020 41.8 13.0 139,022 35.6 12.0

Vốn ngân sách 4,728 6.8 2.1 34,756 8.9 3.0

Vốn ODA 24,292 35.0 10.9 104,267 26.7 9.0

1.2 Vốn dân cư 6,790 9.8 3.0 57,926 14.8 5.0

1.3 Vốn FDI 33,680 48.5 15.6 194,052 49.6 16.75

Nguồn: Chính phủ nước CHDCND Lào [39]

Sự đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào sự phát

triển kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự sản xuất sản phẩm, tạo ra công

ăn việc làm và phát triển nông thôn và thức đẩy kinh tế tư nhân được phát

triển. Hơn thế nữa, hiện nay đang xuất hiện hướng chuyển dịch vốn FDI từ

một số nước ASEAN sang Trung Quốc trong những năm gần đây, bởi Trung

Quốc đã có nhiều biện pháp tích cực thực hiện pháp luật ĐTNN và đã trở

thành nước đứng đầu thế giới về thu hút FDI trong năm 2002. Tính đến cuối

năm 2002, Trung Quốc đã tiếp nhận các nhà đầu tư hơn 180 nước và vùng

lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung Quốc đã thu hút

được 400 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới bỏ vốn

đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng như sản xuất ô tô, chế tạo máy,

điện tử, viễn thông... Bên cạnh một nước, Trung Quốc có nhiều ưu thế nổi bật

cả về thị trường với hơn 1,2 tỷ dân có thu nhập đang tăng lên nhanh chóng, có

công nghệ tương đối hiện đại và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ với nguồn

nhân lực dồi dào và có kỹ năng cao [40, tr.102-150].

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do nhận thức về vai trò, vị trí của thực hiện pháp luật

ĐTNN trong nền kinh tế chưa thực sự thống nhất cao và do chưa quán triệt

Page 93: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

87

đầy đủ quan điểm, chủ trương thực hiện pháp luật ĐTNN của Đảng ở các

cấp các ngành đến người dân. Bởi vậy, việc thống nhất quan điểm trong

việc tổ chức và hoạch định chính sách thực hiện pháp luật ĐTNN vào Lào

trong những năm tới đang là vấn đề cấp bách. Đảng và Nhà nước luôn có

quan điểm rõ ràng về vai trò của ĐTNN, coi vốn nước ngoài là quan trọng,

có vai trò bổ sung cho vốn trong nước. Tuy nhiên do việc quán triệt quan

điểm trên cho các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương chưa thật

đầy đủ, nên đã dẫn đến tình trạng thiếu sự nhất quán trong việc triển khai

thực hiện hoạt động thu hút nguồn vốn FDI. Do các nguyên nhân nêu trên

nên thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền

phục vụ cho các nhà đầu tư vẫn còn nhiều phiền hà, chưa tạo lập được môi

trường đầu tư thật sự hấp dẫn, chưa xây dựng được hệ thống pháp luật và

chính sách nhất quán.

Nhận thức về vai trò của pháp luật ĐTNN, đa số cho rằng nó đem lại

lợi ích nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào, nhưng vẫn còn có

ý kiến cho rằng pháp luật ĐTNN là hình thức bóc lột của tư bản nước

ngoài. Như vậy, việc nhìn nhận về vai trò của pháp luật ĐTNN đối với tăng

trưởng và phát triển kinh tế của Lào còn chưa thống nhất. Cho đến nay một

số quan điểm, nhận thức liên quan đến thực hiện ĐTNN như: Quan điểm về

hiệu quả FDI, tỷ lệ góp vốn giữa các bên đầu tư, lựa chọn đối tác nước

ngoài, việc miễn thuế thu nhập từ 2 đến 5 năm cho doanh nghiệp có vốn

FDI, về thuế nhập khẩu. Do không thống nhất được quan điểm trên, nên đã

dẫn đến tình trạng trì trệ ở nhiều khâu giải quyết của các cơ quan chức

năng liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Biểu hiện rõ nhất là ở các

khâu đền bù giải phóng mặt bằng, việc hợp tác giữa các bộ, ngành và các

cơ quan chức năng để soạn thảo ra hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ,

thống nhất dành cho hoạt động thực hiện đầu tư nước ngoài.

Page 94: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

88

Thứ hai, hệ thống luật pháp, chính sách về thực hiện pháp luật ĐTNN

ở Lào nói chung đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính đồng bộ

và ổn định, thiếu chính xác, thậm chí còn chồng chéo, đặc biệt là thiếu tính

thể chế nên chưa tạo điều kiện cho hoạt động thực hiện các dự án FDI một

cách dễ dàng. Thực tế cho thấy, có tình trạng dự án FDI được cấp giấy phép

đầu tư khoảng một hoặc hai năm, nhưng các nhà ĐTNN không sang nhận,

hoặc họ nhận nhưng không thực hiện dự án do những thay đổi trong chính

sách như giá thuê đất cao quá và thủ tục liên quan khác. Rõ ràng, đây là

những bất cập trong chính sách, luật pháp của Lào, mà các nhà ĐTNN

không thể tiên đoán được. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,

văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan ban hành chậm so với quy

định, một số chưa phù hợp với thông lệ quốc tế đã gây khó khăn cho việc

thực hiện pháp luật ĐTNN.

Ngoài ra, do việc thực thi pháp luật ĐTNN và chính sách về FDI chưa

nghiêm túc, xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan chức năng của địa phương không

những không tuân theo các quy định của nhà nước, mà cố tình làm phức tạp thêm

quy trình thực hiện, gây không ít khó khăn cho các nhà ĐTNN.

Hệ thống luật pháp, chính sách trong quá trình hoàn thiện, nên thiếu

đồng bộ, chưa ổn định, rõ ràng, minh bạch, nhất quán và khó dự đoán trước.

Các văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thi hành luật và các quy định đã đề ra

ban hành còn chậm, thiếu quy định cụ thể:

- Việc thực thi pháp luật, chính sách thực hiện pháp luật về FDI còn

chưa nghiêm túc. Sự yếu kém của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư

nước ngoài của Lào không chỉ ở chỗ thiếu luật mà chủ yếu lại là ở chỗ có

khoảng cách khá lớn giữa các văn bản pháp luật với việc thực thi pháp luật

đó, và cơ bản nhất là do trình độ hiểu biết về pháp luật của các cán bộ cũng

như người dân. Một mặt, do các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư

Page 95: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

89

nước ngoài quá nhiều, được soạn thảo bởi nhiều cơ quan và ban hành ở các

thời điểm khác nhau, trong khi việc hệ thống hóa các văn bản pháp luật làm

chưa tốt, việc tuyên truyền, giải thích các văn bản không kịp thời nên các cán

bộ các cấp không nắm được đầy đủ và có tính hệ thống về pháp luật liên quan

đến thực hiện pháp luật ĐTNN, dẫn đến vận dụng, xử lý không đúng. Nhiều

trường hợp, do quy định thiếu tính cụ thể nên mỗi nơi hiểu và vận dụng một

cách, thậm chí có trường hợp cố tình vận dụng sai để trục lợi cá nhân.

- Chính sách đất đai vẫn còn hạn chế: Thủ tục thuê đất, cấp đất, đền bù

và giải phóng mặt bằng còn phức tạp, việc giao đất nhất là các dự án có đền

bù và giải tỏa kéo dài gây mất cơ hội và thời gian của các nhà đầu tư. Thủ tục

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, phức tạp. Có một số dự án đã

được cấp phép nhưng không cấp đất để triển khai. Việc đền bù, giải phóng

mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều dự án sau khi được cấp giấy phép

đầu tư hoặc đang xây dựng cơ bản khó khăn trong khâu giao đất và thực hiện

đền bù giải phóng mặt bằng gây mất thời gian và chi phí đền bù tăng không

dự tính trước được.

Một số dự án liên quan đến nuôi trồng cây ăn quả, trồng rừng... cần

diện tích đất lớn thường gặp khó khăn trong khâu giao đất của địa phương do

diện tích không đủ như cam kết, thủ tục đền bù giải tỏa phức tạp.

Do thiếu quy hoạch chi tiết về đất đai để đáp ứng cho việc thực hiện pháp

luật FDI, một số địa phương tùy tiện xử lý vấn đề đất đai áp dụng đối với các nhà

ĐTNN. Chính sách và chế độ đền bù tài sản trên đất chưa được nghiên cứu, xác

định và ban hành, còn thiếu các chính sách và biện pháp hữu hiệu đối với công tác

di dân và tái định cư giải phóng mặt bằng đối với các dự án FDI.

Do quan điểm và nhận thức của cán bộ, quân đội, công an, nhân

dân và một số nhà kinh doanh không nắm được về việc sử dụng đất đai.

Việc thực hiện các luật liên quan đến sự quản lý, giữ gìn, phát triển và sử

Page 96: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

90

dụng đất chưa mạnh, tạo điều kiện cho một số người lợi dụng bất chính.

Vấn đề lấn chiếm đất bừa bãi không có giấy phép đặc biệt là người dân

lấn chiếm đất Nhà nước để làm chủ. Việc thực hiện chính sách không tập

trung, thiếu hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Việc cấp phép

cấp đất chưa thống nhất, chưa có hệ thống hóa. Thu tiền thuê đất, lệ phí,

giá dịch vụ còn chồng chéo làm cho nhân dân mất lòng tin đối với cán bộ

chức năng [33, tr.3-41].

Hiện nay Lào đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng

ĐTNN. Theo thống kê tổng hợp đến nay có 398 doanh nghiệp nước ngoài

và 728 doanh nghiệp trong nước thuê đất. Mặc dù thời gian vừa qua

Chính phủ cho các nhà đầu tư thuê đất khá nhiều và đưa vào hoạt động

nhưng cơ quan quản lý đất đai quốc gia thấy rằng, nếu không nghiên cứu

triệt để việc cho thuê và phát triển đất sẽ có thể tạo thành con dao hai lưỡi

đồng nghĩa là sẽ gây ra những tích cực về kinh tế và tiêu cực về môi

trường đất nước [41, 42, tr.6-30;].

- Chính sách về tài chính:

Chính sách thuế: Mức thuế không cụ thể, thủ tục hoàn thuế phức tạp,

hệ thống chính sách thuế còn phức tạp, việc đưa ra các mức thuế không cụ thể

dẫn đến tình trạng tùy tiện áp dụng, hiện tượng thu thuế chồng chéo, trùng lặp

vẫn tồn tại. Nhìn chung, chính sách thuế của Lào vẫn chưa thực sự phù hợp

với nền kinh tế thị trường đa dạng, đa thành phần và chưa hòa nhập với hệ

thống thuế quốc tế. Thủ tục hoàn thuế phức tạp và không kịp thời làm giảm

tác dụng khuyến khích của các loại công cụ tài chính. Trong khi việc hoàn

thuế diễn ra chậm chạp, thì việc nộp thuế lại buộc các doanh nghiệp phải tuân

thủ chặt chẽ về thời gian quy định nộp thuế. Sự thiếu bình đẳng giữa các cán

bộ chức năng và các nhà đầu tư tạo ra hiện tượng cửa quyền ở cán bộ quản lý

và là kẽ hở gây ra sự sách nhiễu.

Page 97: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

91

Chính sách tín dụng: Thủ tục vay vốn còn phiền hà, quy định về thế

chấp phức tạp và làm cho các nhà ĐTNN ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn

trong nước. Chế độ cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong những các yếu tố

quyết định sự thành công của xuất khẩu ở Lào, nhưng vấn đề này vẫn còn gặp

nhiều trở ngại, đặc biệt là việc cung cấp vốn lưu động cho các nhà ĐTNN

trong lĩnh vực xuất khẩu. Những trở ngại này liên quan đến thủ tục vay vốn

phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp. Những bất cập trong việc cung

cấp tín dụng đã tác động xấu tới việc thực hiện pháp luật ĐTNN, vì các nhà

đầu tư nước ngoài ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước để thực

hiện hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, Lào chưa có quy định về cơ chế

doanh nghiệp có vốn FDI được thế chấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức

tín dụng ở Lào cũng như ở nước ngoài để vay vốn. Trong khi nguồn vốn cho

vay của tổ chức tín dụng hoạt động ở Lào còn nhiều hạn chế về cả thủ tục và

số lượng cho vay, thì việc đi vay từ tổ chức tín dụng nước ngoài là hết sức cần

thiết đối với các doanh nghiệp này.

- Chính sách lao động: Lào chưa xây dựng hoàn thiện các quy định về

lao động đặc biệt là quy định về lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài. Việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn FDI của các

trung tâm, công ty cung ứng lao động còn bộc lộ những hạn chế và tiêu cực.

Luật lao động thực hiện không nghiêm, việc xử lý các vi phạm liên quan đến

lao động chưa hợp lý. Điều này bộc lộ rõ nhất trên thực tế như trường hợp

tranh chấp lao động liên quan đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, điều kiện

làm việc chưa được xử lý thích hợp.

Tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn quản lý và kỹ thuật là

người Lào gặp rất nhiều khó khăn. Vì thực tế hiện nay, mặc dù Lào có

nhiều đội ngũ nhân công rẻ và trẻ, nhưng lực lượng nhân công đã qua đào

tạo tương đối thấp. Nói chung, lực lượng nhân công không có trình độ

chuyên môn thì dư thừa trong khi đó lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ

Page 98: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

92

thuật. Tuy nhiên, số lao động của Lào làm việc trong các doanh nghiệp có

vốn FDI phần lớn là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu

công nghệ sản xuất tiên tiến, nhưng hạn chế về kinh nghiệm, tay nghề và

hiểu biết về các quy định của luật pháp lao động, chưa nắm vững các chính

sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tiến hành ký hợp đồng lao động,

nên thường bị chủ doanh nghiệp áp đặt các điều khoản bất lợi về tiền

lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn

FDI đã góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho một số lao động

nhất định, song do chính sách lao động còn có nhiều bất cập, nên mục tiêu

nâng cao tay nghề cho công nhân và trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ

thông qua pháp luật ĐTNN còn hạn chế.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lao động đã cải thiện hơn song còn nhiều

vấn đề chưa được giải quyết, nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc thợ kỹ thuật có tay nghề cao. Mặc dù

Lào đã và đang có cố gắng mở thêm nhiều cơ sở dạy nghề và cải thiện chất

lượng đào tạo, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất

lượng lao động. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như

giáo viên dạy nghề ở các trung tâm đào tạo, chưa được quan tâm đúng mực,

chưa có chính sách khuyến khích về vật chất và tạo điều kiện để họ tiếp cận với

khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng của Lào nói chung, đặc biệt là cơ sở

hạ tầng cần cho hoạt động phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng là cơ sở hạ

tầng cần cho việc thực hiện pháp luật ĐTNN như sân bay quốc tế, các đường

cao tốc nối từ các trung tâm kinh tế đến trung tâm phục vụ vận tải, hệ thống

liên lạc, viễn thông, cung cấp điện, nước... chưa đáp ứng được yêu cầu của

các nhà đầu tư nước ngoài.

Đường sá trong các địa phương thực sự là vấn đề. Hầu hết các cầu nhỏ

và cũ, do vậy, ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vào

Page 99: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

93

các khu vực này. Trong nội thành của thành phố, đường sá tốt hơn nhưng vẫn

thiếu vận tải công cộng. Sự thiếu đồng bộ và thiếu tính liên kết trong đầu tư

đường giao thông liên tỉnh vẫn còn là vấn đề.

Trong những năm qua Chính phủ Lào đã tập trung đầu tư cho hệ

thống đường quan trọng, hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt ở các vùng

núi, vùng biên giới và đồng thời tiếp tục xây dựng đường quốc lộ, đường

sắt, sân bay, đặc biệt là cải tạo sân bay quốc tế Vạt Tay (Viêng Chăn), nâng

cấp sân bay Luông Prabang và sân bay Pắc Xê (Chăm Pa sắc) thành sân

bay quốc tế. Bên cạnh đó, đã khảo sát và thiết kế tuyến đường sắt 14 km từ

cầu Hữu Nghị Lào - Thái Lan đến bản Khăm Xa ạt và bây giờ các tuyến tàu

phục vụ hành khách đã đưa vào dịch vụ, đã khảo sát và xây dựng phương

án tiền khả thi tuyến đường sắt từ Thà Khẹk (Khăm Muôn Lào) đến đèo

Mụ Giạ (Việt Nam) [69, tr.19-56].

Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với pháp luật ĐTNN còn chưa

hiệu quả. Lào đã có nhiều bộ luật liên quan đến FDI, có nhiều nghị định và

văn bản pháp luật khác đã nêu rõ những định hướng cơ bản thực hiện pháp

luật ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư; nhưng trên

thực tế, các định hướng cơ bản này chưa được cụ thể hóa thành chính sách

thực hiện pháp luật ĐTNN một cách toàn diện.

Trong công tác quy hoạch, cũng còn một số bất cập ảnh hưởng đến việc

thực hiện pháp luật ĐTNN. Một số quy hoạch ngành đã được phê duyệt để

phát triển nhưng chưa có kế hoạch thực hiện triển khai cụ thể. Hơn nữa, một

số ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch gây khó khăn cho việc xác định chủ

trương thực hiện pháp luật ĐTNN.

Việc thực thi pháp luật đầu tư nước ngoài, chính sách chưa nghiêm.

Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng. Tình trạng thanh tra, kiểm

tra còn chồng chéo, phiền hà làm xấu thêm môi trường đầu tư.

Page 100: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

94

Việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho các địa phương là chủ trương

đúng. Nhưng ở một số địa phương, năng lực thẩm định dự án còn hạn chế.

Việc phân cấp chưa đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm giảm

thiểu việc cấp giấy phép không phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển

ngành và địa phương. Chính phủ đã giao chức năng quản lý nhà nước cho

các tỉnh, địa phương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp có vốn FDI, nhưng nhiều địa phương không nắm chắc được hoạt

động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động kinh tế, tài chính... Do

đó, các hiện tượng phát sinh được phát hiện chậm, xử lý không kịp thời,

thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

Page 101: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

95

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

ở CHDCND Lào ở chương 2, chương 3 luận án tập trung nghiên cứu quá

trình hình thành phát triển pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa DCND

Lào. Có thể nhận thấy rằng quá trình phát triển pháp luật đầu tư nước ngoài ở

Lào là quá trình thể chế hóa chủ trương của Đảng NDCM Lào về đường lối

đổi mới toàn diện đất nước Lào nói chung và đường lối hợp tác kinh tế quốc

tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Lào nói riêng. Hệ thống

pháp luật đầu tư nước ngoài được phát triển từ những quy định tản mạn, thiếu

luật chuyên biệt điều chỉnh đầu tư ở Lào nói chung và đầu tư nước ngoài nói

riêng đến hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài ngày càng đồng bộ và hoàn

thiện và có luật riêng đến điều chỉnh quan hệ này. Hệ thống này đã tạo được

khung pháp lý điều chỉnh và quản lý hiệu quả đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Tuy nhiên việc hình thành được khung pháp

lý mới chỉ là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Chương 3 luận án cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp

luật đầu tư ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua nội dung và 4 hình

thức thực hiện đó là: Tuân thủ chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật đầu

tư nước ngoài ở CHDCND Lào từ đó đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế

và nguyên nhân chủ quan, khách quan trong thực hiện pháp luật đầu tư nước

ngoài ở Lào hiện nay. Những kết quả của chương này luận án là cơ sở thực

tiễn quan trọng cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực

hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào ở chương tiếp theo

(chương 4) của luận án.

Page 102: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

96

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1.1. Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào gắn liền với

chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Lào trong thời kỳ đổi mới

Trong Báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 -

2025 và tầm nhìn đến năm 2030, tại Đại hội lần thứ X Đảng NDCM Lào, đồng

chí ThôngSỉnh Thămmavông Thủ tướng, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng

đã chỉ ra:

Giai đoạn 15 năm qua (2001 - 2015) CHDCND Lào đã tiến lên từng

bước về mặt phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế Quốc gia (GDP) phát

triển liên tục nhanh chóng tổng thể 7,4%/năm. GDP đầu người tăng

thêm từ tính lại năm 2000 - 2001 có 319 USD; mà đến năm 2013 -

2014 được 1.671 USD và năm 2014 - 2015 sẽ được 1.970 USD/năm.

Trong năm 2011 ngân hàng thế giới đã nâng Lào theo nhóm xếp thứ

tự của nước khoản thu nhập thấp, nâng cấp lên nhóm nước có khoản

thu nhập trung bình. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển đổi theo hướng

công nghiệp hóa và hiện đại hóa, so với ngành nông nghiệp là hạ

xuống từ 46,2% năm 1999 - 2000 là trở thành 23,7% năm 2014 -

2015, ngành công nghiệp hóa tăng lên từ 17,9% năm 1999 - 2000 là

trở thành 29,1% năm 2014 - 2015 và chuyên ngành phục vụ tăng thêm

từ 35,9% năm 1999 - 2000 là trở nên 47,2% trong năm 2014 - 2015.

Nước CHDCND Lào là có bước đột phá là chuẩn bị sẵn sàng mang

đất nước thoát khỏi từ sự lạc hậu kém phát triển (LDCs), dựa theo

Page 103: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

97

đánh giá kết quả của Quốc tế năm 2015 cho thấy tổng quan thu

nhập của Quốc gia (GNI) có thể thực hiện được 1.232 USD/đầu

người, là bằng 99% đúng tiêu chuẩn 1.242 USD, là chỉ tiêu sinh

hoạt của con người (HAI) được 60,8 bằng 92% của tiêu chuẩn thì

cần phải (tiêu chuẩn cao hơn 66), tiêu chuẩn sự yếu kém của kinh

tế (EVI) phải ở mức độ 36.2 bằng 88% của tiêu chuẩn (tiêu chẩn

thấp nhất 32) [72, tr.16].

Các văn bản pháp luật của Lào hiện nay, về đầu tư nước ngoài đã có

những quy định bảo đảm ĐTNN. Theo Hiến pháp năm 2003 (sửa đổi và bổ sung

hiến pháp năm 1991), Chính phủ Lào bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính

sách ĐTNN tại Lào, đồng thời sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư nước ngoài

theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trong Điều 3, Luật

ĐTNN của nước CHDCND Lào, tài sản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã

được đảm bảo bằng pháp luật CHDCND Lào [48, tr. 10].

Đầu tư nước ngoài có ý nghĩa là sự chuyển vốn gồm có: Tài sản, kỹ thuật

và kinh nghiệm vào nước CHDCND Lào bởi nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục

đích kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài

đến đầu tư ởnước CHDCND Lào. Nhà đầu tư trong nước là người hợp vốn hoặc

người hợp tác kinh doanh với nhà ĐTNN bởi cá nhân hoặc pháp nhân công dân

Lào sống tại CHDCND Lào bao gồm cá nhân hoặc các tổ chức của công dân

Lào, người kiều bào và người không có quốc tịch Lào.

Tài sản là bằng tiền tệ, các đồ vật tài sản về trí tuệ. Doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài là doanh nghiệp liên doanh và hợp tác kinh doanh theo hợp đồng đã

ký với nhau tại CHDCND Lào (Điều 2). Đầu tư nước ngoài là yếu tố góp phần

tạo ra năng lực thực hiện hóa các nguồn tiềm năng trong và ngoài nước, thông

qua hình thức sản xuất kinh doanh đặc thù: chuyển vốn, công nghệ và kinh

nghiệm quản lý sang một nước khác ngoài đất nước của chủ đầu tư.

Page 104: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

98

- Bảo đảm đầu tư có thể được hiểu là bảo toàn những lợi ích thiết thực,

chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoặc là nói một cách cụ thể,

đó là bảo toàn vốn và các tài sản khác được các nhà đầu tư đưa vào sản xuất

kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vốn và tài sản đó mang lại

lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Chúng ta điều biết, các nhà đầu tư chỉ yên tâm và mạnh dạn bỏ vốn, tài

sản ra sản xuất, kinh doanh khi họ chắc chắn rằng vốn họ bỏ ra sẽ có lãi và cả

vốn lẫn lãi của họ đều được bảo đảm an toàn. Do vậy, bảo đảm đầu tư là một

trong những phương cách có tính chiến lược để khuyến khích đầu tư và thu

hút vốn đầu tư. Trong số các biện pháp bảo đảm đầu tư thì biện pháp chắc

chắn và có hiệu quả nhất là bảo đảm bằng pháp luật. Vì thế, các nhà nước

muốn khuyến khích, thúc đẩy đầu tư đều cố gắng xây dựng, ban hành và bảo

đảm thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư [36, tr.88-96].

- Bảo đảm đầu tư là những cam kết của nước tiếp nhận đầu tư nhằm

đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn đối với tài sản,

vốn, các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành

các hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận. Đặc trưng của hoạt động đầu tư kinh

doanh là khả năng xảy ra rủi ro rất lớn, chính vì vậy, khi tiến hành đầu tư, các

nhà đầu tư thường chú trọng tới việc lựa chọn các biện pháp để giảm thiểu rủi

ro trong kinh doanh. Rủi ro có thể được giảm bớt bằng cách chính bản thân

các nhà đầu tư thiết kế và thực hiện những biện pháp bảo đảm riêng của mình

(ví dụ như tiến hành mua bảo hiểm đối với một số bộ phận của dự án đầu tư).

Ngoài ra, những khả năng rủi ro đó cũng có thể được cam kết giảm bớt

hoặc ngăn chặn không cho xảy ra bởi chính Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Hai cách

thức giảm thiếu rủi ro trên đây có những điểm phân biệt rõ nét, cụ thể: Nếu các

nhà đầu tư phải chi trả một khoản tài chính không nhỏ để có được sự an toàn

nhất định trong kinh doanh trong cách thức tự bảo đảm đầu tư thì đối với việc sử

Page 105: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

99

dụng những biện pháp bảo đảm đầu tư do nước tiếp nhận đầu tư cam kết thực

hiện thì các nhà đầu tư không phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào.

Khi các nhà đầu tư tự tiến hành bảo đảm đầu tư cho mình có nghĩa là

các nhà đầu tư đã cá biệt hóa dự án đầu tư của mình với một khả năng giảm

thiểu rủi ro có thể không tìm thấy ở các dự án đầu tư khác, mặc dù các dự án

đầu tư khác này có thể cùng địa bàn, cùng lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, với các

biện pháp bảo đảm đầu tư do nhà nước tiếp nhận đầu tư quy định thì những

cam kết đó được áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư, không phân biệt về

quy mô vốn, nguồn gốc vốn cũng như lĩnh vực và địa bàn đầu tư.

Việc các nhà đầu tư mua bảo hiểm hoặc dùng một số biện pháp đảm

bảo tự thân khác cho dự án đầu tư của mình thì kết quả cũng chỉ có thể giảm

hiểu những rủi ro mà nguyên nhân là do những khuyết tật của nền kinh tế thị

trường hoặc do trình độ quản lí kinh doanh yếu kém của nhà đầu tư. Nếu sử

dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư do nước tiếp nhận đầu tư ban hành thì các

nhà đầu tư còn tránh được cả những rủi ro về mặt lập pháp hoặc sự thay đổi

bất thường về mặt chính sách đối với các hoạt động kinh doanh của nước tiếp

nhận đầu tư.

- Sự bảo đảm ĐTNN là như: Tài sản và mọi sự đầu tư của nhà ĐTNN

ở nước CHDND Lào sẽ được bảo đảm bởi pháp luật của Lào, Các tài sản

đầu tư này không bị thu hồi, tịch thu gồm cả quốc hữu hóa, ngoại trừ có sự

cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Nhà nước trung

mua, trung dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà ĐTNN sẽ được thanh toán

hoặc bồi thường theo pháp luật, trừ trường hợp vì lợi ích công cộng và

được bồi thường nhanh chóng, hợp lí hữu hiệu. Nhà nước đã khẳng định:

Nhà nước ta khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn

công nghiệp khóa học tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, bảo đảm

quyền sở hữu hợp pháp vốn, tài sản và các quyền lợi khác của nhà đầu

Page 106: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

100

tư nước ngoài, bảo đảm vốn và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư nước

ngoài không bị tịch thu hoặc quốc hữu [55, tr.11-29; Điều 15].

Đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào hiện nay Nhà nước rất coi trọng

các khu vực kinh tế có vốn ĐTNN, bằng cách cho phép các nhà đầu tư nước

ngoài đầu tư vào hầu hết các ngành và lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh

tế quốc dân (trừ quốc phòng và một số ngành thuộc lĩnh vực ảnh hưởng đến

an toàn và an ninh quốc gia). Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Lào ngày

càng tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất - kinh doanh

của nhà đầu tư.

Đặc biệt là các quy định về cải cách thủ tục hành chính, các đường lối

chính sách của Đảng trong quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài. Cụ thể là

tranh thủ được vốn và kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm và phương pháp quản lý

tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân kỹ thuật

cao, nhanh chóng tạo chỗ đứng vững chắc trong sự phân công lao động quốc

tế tạo được thế mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, để khuyến khích các tổ

chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Lào. Luật đầu tư định

ra một khung pháp lý khá hoàn chỉnh và hấp dẫn, trên cơ sở tôn trọng độc lập,

chủ quyền của Lào, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với luật chơi

kinh tế trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và phù hợp với

phong tục tập quán và thông lệ quốc tế.

- Bảo đảm pháp luật về ĐTNN là tính thống nhất giữa các văn bản pháp

luật khác có liên quan như luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật thuế…, trong đó

Luật doanh nghiệp quy định việc thành lập công ty, hình thức, loại hình kể cả

việc góp vốn của người đầu tư. Pháp luật bảo đảm đầu tư có thể được hiểu theo

hai nghĩa như: theo nghĩa rộng, pháp luật bảo đảm đầu tư bao gồm các quy phạm

pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để:

(1) Bảo toàn vốn đầu tư và các tài sản khác của nhà đầu tư.

Page 107: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

101

(2) Tạo một môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.

(3) Thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư đối với các lợi nhuận

sinh ra tư hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, bảo đảm công bằng và thỏa đáng

giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư, bảo đảm giải quyết kịp thời, thỏa đáng và

đúng pháp luật các tranh chấp phát sinh trong quá trình đầu tư.

Theo nghĩa hẹp thì đó là sư bảo đảm bằng pháp luật vốn các tài sản

khác được các nhà đầu tư đưa vào sản xuất, đưa vào kinh doanh. Vốn là vấn

đề được quan tâm hơn cả nên yêu cầu bảo đảm vốn được đặt lên hàng đầu.

Không thể bỏ vốn ra và yên tâm sản xuất kinh doanh nếu thiếu các biện pháp

về bảo toàn vốn đầu tư và các tài sản khác của nhà đầu tư. Nhà nước Lào đã

thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư về vốn và tài sản của họ,

bất kể vốn đầu tư của họ dưới hình thức nào.

Trong lĩnh vực bảo toàn vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư thì pháp

luật bảo đảm đầu tư phải bảo đảm cho vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư sẽ

được đảm bảo không bị trưng dụng, trưng thu hoặc bị tịch thu bằng các biện pháp

hành chính; xí nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hóa.

Pháp luật bảo đảm đầu tư phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho

nhà đầu tư, bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý mà quan

trọng nhất là môi trường pháp lý. Pháp luật bảo đảm đầu tư đặc biệt quan

trọng khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì trước khi quyết định đầu tư vào

một nước, nhà đầu tư thường xem xét đến mức độ ổn định của tình hình

chính trị, tiềm năng phát triển của nền kinh tế và môi trường đầu tư của

nước đó. Và họ chỉ thực sự yên tâm đầu tư khi tin tưởng rằng hoạt động

đầu tư của họ bảo đảm sẽ sinh lợi.

Theo tư duy mới, đầu tư nói chung, nhất là đầu tư trực tiếp của nước

ngoài là một loại hình thị trường, bên cạnh các thị trường hàng hóa, lao

động… Trên thị trường này, mọi hoạt động diễn ra theo cơ chế cạnh tranh,

Page 108: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

102

theo quy luật cung cầu, theo so sánh lực lượng giữa đầu tư công nghệ và

tiềm năng kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước được thể hiện trong các quy

định của pháp luật về đầu tư, tạo ra một “hành lang pháp lý”, trong đó nhà

đầu tư có toàn quyền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn

đề lời hay lỗ, tồn tại hay phá sản, mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh

trong phạm vi giấy phép kinh doanh của mình, trước hết và chủ yếu thuộc

về quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư. Do đó, nếu môi trường pháp

lý không tốt cho hoạt động đầu tư nước ngoài thì lợi ích đầu tư khó được

bảo đảm.

Khi xem xét pháp luật này cần phân biệt giữa bảo đảm đầu tư với

khuyến khích đầu tư. Cả hai biện pháp này đều nhằm tới một mục đích

thu hút vốn đầu tư, nhưng bảo đảm đầu tư được các nhà đầu tư xem xét

đầu tiên. Bảo đảm đầu tư là những quy định tối thiểu được pháp luật dành

cho nhà đầu tư mà căn cứ vào đó, họ lựa chọn hình thức kinh doanh….

Khi đó, nhà nước mới áp dụng biện pháp khuyến khích đầu tư chủ yếu là

thuế. Như vậy, bảo đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư, nó như

một nền tảng, cơ sở mà dựa trên nó, khuyến khích đầu tư được áp dụng

chỉ cho một số nhà đầu tư trong một số lĩnh vực được nhà nước đặc biệt

quan tâm, chú trọng.

Tóm lại, về bảo đảm pháp luật đầu tư phải bao hàm tất cả những nội

dung trên. Pháp luật bảo đảm đầu tư được thể hiện trong các văn bản quy

phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật như: Hiến pháp, Luật Đầu tư, luật liên

quan đến lĩnh vực đầu tư cũng như các văn bản pháp quy khác, trong các điều

ước quốc tế về bảo đảm ĐTNN do các bên hữu quan ký kết… Nhờ sự phát

triển của khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật cũng như nhờ sự

tham khảo kinh nghiệm của các nước khác và kinh nghiệm áp dụng luật đầu

tư trong thực tế mà các quy định của pháp luật về đầu tư ở nước CHDCND

Lào ngày càng phát triển theo chiều sâu, ngày càng được chính xác hóa, chọn

Page 109: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

103

lọc và đúc rút được kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới và ngày càng

phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

4.1.2. Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào phải gắn liền với bảo đảm lợi ích hợp pháp của

nhà đầu tư

Hệ thống luật pháp của Lào đối với việc thực hiện pháp luật về

ĐTNN là sự cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về hoạt động ĐTNN. Nó

tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý các hoạt động này. Chủ trương

của Nhà nước khuyến khích mở rộng hoạt động ĐTNN nhằm góp phần

phát huy mọi tiềm năng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, cụ thể là ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -

hiện đại hóa đất nước.

Để thể chế hóa các chủ trương đó và xuất phát từ chính sách đổi mới

nền kinh tế, mở cửa và hội nhập với nước ngoài, ngày 19/04/1988 Quốc hội

quốc gia ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, cho phép các tổ chức, công ty và

các cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Lào. Đây là cơ sở pháp lý, là đạo luật

đầu tiên có hiệu lực quy định một cách có hệ thống, toàn diện, nhất quán các

chính sách khuyến khích ĐTNN của Lào. Nội dung chính của Luật Đầu tư

nước ngoài là về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà ĐTNN trong các lĩnh vực

được đầu tư. Kể từ khi được ban hành, Luật Đầu tư nước ngoài được coi là

đạo luật hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi

cho ĐTNN ở Lào, bởi vì Luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu

tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (trừ một số lĩnh vực không được

phép như an ninh, quốc phòng hoặc gây tổn hại đến môi trường). Luật bao

gồm các biện pháp bảo hộ đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư như

các ưu đãi về thuế lợi nhuận, thuế xuất nhập khẩu, sự góp vốn của các bên

tham gia liên doanh không bị giới hạn... Luật ĐTNN đã tạo điều kiện thuận

Page 110: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

104

lợi cho các nhà đầu tư trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình

đẳng và cùng có lợi [52, tr.34].

Ngoài Luật ĐTNN, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài của Lào

còn có các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa thi hành Luật Đầu tư nước ngoài và

các văn bản có liên quan khác như các quy định về thuế, chế độ tuyển dụng

lao động, quản lý ngoại hối...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật đã bộc

lộ những yếu kém không phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, để cụ thể hóa

những chủ trương chính sách mới, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện hệ

thống pháp luật về ĐTNN nhằm làm cho môi trường đầu tư ở Lào ngày càng

trở nên hấp dẫn, thông thoáng, tạo điều kiện cho hoạt động ĐTNN ở Lào đạt

hiệu quả hơn.

Để tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn, có sức cạnh

tranh cao hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội và bối cảnh kinh tế

thế giới, phù hợp điều kiện trong nước theo từng thời kỳ, kể từ khi ra đời năm

1988 đến nay Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào các năm 1994

và 2004. Sau mỗi lần sửa đổi, Luật ĐTNN có những tiến bộ nhất định. Chẳng

hạn, luật ĐTNN sửa đổi bổ sung năm 2004 đã quy định rõ hơn khi phân cấp

chức năng và thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ và Ủy ban đầu tư tỉnh về

lượng vốn khi cấp giấy phép. Mỗi lần sửa đổi và bổ sung, có văn bản hướng

dẫn luật đầu tư mới như văn bản số 64/PM của Luật ĐTNN năm 1994; văn

bản hướng dẫn số 301/PM của luật ĐTNN năm 2004 và văn bản hướng dẫn

đầu tư vào Lào bằng tiếng Anh năm 2007 [35, tr.66].

Nhìn nhận một cách tổng quát, hệ thống pháp luật về ĐTNN của Lào

tuy còn nhiều thiếu sót và nhược điểm, nhưng vẫn được coi là tương đối

thông thoáng và hấp dẫn đối với nhà ĐTNN. Tư tưởng chủ đạo của Luật

ĐTNN luôn nhất quán: tạo nên khuôn khổ pháp lý thuận lợi và hấp dẫn cho

nhà ĐTNN, bảo vệ lợi ích của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi

Page 111: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

105

vậy, vấn đề cốt lõi của Luật ĐTNN luôn là xử lý thỏa đáng mối quan hệ lợi

ích hai bên: bên nước ngoài và bên Lào. Lợi ích chính đáng của bên nước

ngoài là bảo vệ sự an toàn của vốn, là lợi nhuận tương đối cao và được quyền

xét xử công khai khi có tranh chấp giữa các bên tham gia hợp tác đầu tư. Lợi

ích của Lào bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, lợi ích xã hội cũng

như yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái. Những lợi ích này phải được nhìn

nhận một cách toàn diện và lâu dài. Bên cạnh đó, Nhà nước còn không ngừng

cải tiến hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài cho hoàn thiện, phù hợp và

hấp dẫn hơn.

4.1.3. Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài phải bảo đảm ổn định

chính trị, phát triển cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính

Một, là sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong

chủ trương, đường lối chính sách cơ bản của nhà nước luôn là yếu tố tạo môi

trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc trưng nổi bật về sự tác

động của những yếu tố chính trị đối với hoạt động đầu tư thể hiện ở những

mục đích mà thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế chính trị giữ vai trò định

hướng, chi phối toàn bộ hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư

thông qua vai trò của nhà nước cầm quyền. Với vai trò là tạo lập, thúc đẩy,

điều chỉnh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế, nhà nước tạo lập một môi

trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, quy định những khuôn khổ pháp luật, duy

trì trật tự kỷ cương trong xã hội và các hoạt động kinh tế duy trì sự ổn định

kinh tế vĩ mô, quyết định tiền đồ kinh tế của một đất nước. Sự ổn định về

chính trị sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, một nhà nước mạnh, thực

thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đáp ứng được yêu cầu

chính đáng của nhân dân sẽ đem lại lòng tin và tính hấp dẫn cho các nhà đầu

tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà đầu tư

được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu tài sản, các nhà đầu tư sẽ sẵn

Page 112: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

106

sàng bỏ vốn đầu tư lớn và dài hạn, mức độ yên tâm của các nhà đầu tư được

củng cố thông qua sự đánh giá về mức độ rủi ro chính trị.

Nếu nước tiếp nhận đầu tư có bất kỳ sự xung đột nào ở trong nước hay

ở trong khu vực, nội chiến hay sự hoài nghi... đều thiếu thiện cảm đối với các

nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì đây là những nhân tố tác động tiêu cực đến tâm

lý và hành động thực tế của chủ đầu tư cũng như làm chậm lại các cải cách

chính sách cần thiết đối với việc thu hút FDI của nước nhận đầu tư.

Tóm lại, chính trị, kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư càng ổn

định thì càng có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hai, là Để tăng cường hoạt động đầu tư, ngoài môi trường pháp lý

thông thoáng, minh bạch đòi hỏi các nước phải có kết cấu hạ tầng, tương

xứng với sự chuyển đổi nền kinh tế. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của

một quốc gia luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể

nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai các dự án đầu tư đã

cam kết. Hệ thống hạ tầng phát triển bao gồm hệ thống giao thông vận tải,

hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước... Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước

ngoài, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng

thúc đẩy tiến trình đầu tư.

Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện để tăng

sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho những nước

tiếp nhận đầu tư có thể khai thác lợi ích nhiều hơn, đầy đủ hơn từ các dịch vụ

vận tải, thông tin, điện, nước từ các dự án đầu tư đã được triển khai. Thêm

vào đó, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để

tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, mà đó còn là cơ hội cho nước nhận

đầu tư thu hút được thêm vốn để phát triển hạ tầng với vốn bản thân FDI.

Đối với các nước không tiếp giáp với biển trong đó có Lào, việc thu hút

FDI vào phát triển hệ thống giao thông vận tải để tạo điều kiện cho việc mở

Page 113: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

107

cửa với thị trường thế giới. Thêm vào đó, phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên

tiến nhằm nâng cao sản xuất hàng hóa có hiệu quả để giảm được chi phí vận

tải. Tuy việc phải trả một khoản chi phí thủ tục hành chính liên quan cũng là

một trở ngại, nhưng nếu xây dựng tốt hạ tầng giao thông vận tải các nước này

cũng có thể giảm bớt được một phần khó khăn trong vấn đề mở cửa và hội

nhập thị trường thế giới [55, tr.55].

Từ lúc mở cửa đến nay, Lào đã phát triển một số tuyến đường tới

nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các tuyến đường đi ra các nước láng giềng

như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc... Cải tạo và nâng cấp

các tuyến đường từ trung ương đến các tỉnh, địa phương. Đặc biệt trong

giai đoạn 2001 - 2005, đã xây dựng 39 cầu trên đường quốc lộ với tổng

chiều dài 2,611m và xây dựng được 3 chiếc cầu lớn vượt qua sông Mê

Kông (cầu Hữu nghị Viêng Chăn - tỉnh Nong Khai Thái Lan), tỉnh Pác Sê -

Phôn Thong và cầu Xa Van Na Khêt - tỉnh Mục Đa Hán Thái Lan). Năm

1999, Lào có tổng chiều dài đường là 22.200 km, so với năm 1985 tăng

126% tỷ lệ trung bình của đường là 9,8km/100km2. Đến năm 2005, Lào có

tổng chiều dài đường là 31.210 km so với năm 2000 tăng 34%, tỷ lệ trung

bình của đường là 19,7 km/100km2 [65, tr.121].

Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho nhà ĐTNN tiện

nghi và sự thoải mái, giúp họ giảm được chi phí về giao thông vận tải, giúp họ

duy trì được các mối quan hệ dễ dàng làm ăn với các đối tác trong nước và

trên toàn cầu được thuận lợi.

Ba, là Thủ tục hành chính rất được nhà đầu tư nước ngoài chú ý khi lựa

chọn quốc gia để đầu tư. Thủ tục nhanh gọn sẽ làm họ hài lòng, thủ tục phức tạp,

rườm rà, chậm chạp sẽ gây cho họ khó khăn tốn kém, đôi khi làm mất cơ hội đầu

tư của họ sẽ làm các nhà đầu tư nước ngoài nản lòng. Bộ máy hành chính hiệu

quả quyết định sự thành công trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI.

Page 114: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

108

Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt. Các thủ tục hành chính

và những quy định pháp lý phải đơn giản, công khai và nhất quán. Muốn làm

được như vậy, phải thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn

cao, được giáo dục, có ý thức tôn trọng pháp luật sẽ là những yếu tố quan

trọng khi quyết định đầu tư cũng như sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy, nếu các dự án

FDI đã được triển khai đạt tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố

niềm tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư. Ngược lại, nếu các dự án đang

triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng

các nhà đầu tư, vì họ cho rằng có thể môi trường đầu tư không tốt.

Tóm lại, FDI sẽ tìm đến quốc gia có nền kinh tế - xã hội ổn định; hệ

thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc

tế cao; thủ tục hành chính không rườm rà, chính sách đầu tư linh hoạt và đủ

sức hấp dẫn, cơ sở hạ tầng tốt, lao động có trình độ và rẻ...

4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

Một là, hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào hiện nay. Để

cải thiện môi trường pháp luật về ĐTNN ở Lào, đòi hỏi phải tạo điều kiện

thông thoáng về pháp lý cho hoạt động đầu tư theo cả nghĩa ban hành và luật

hóa những quy chế mới, cả dỡ bỏ, sửa đổi những quy chế đã tỏ ra kém hiệu

lực hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, để tạo được môi

trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư trong

nước, cần tiến tới thống nhất trong một bộ luật đầu tư duy nhất chung cho cả

đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đáp ứng được thể chế hóa

chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế

Page 115: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

109

phải được hoạt động trên một khuôn khổ chung, bình đẳng. Cần tạo môi

trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài ở Lào theo xu hướng đồng

bộ hóa về luật, cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Cần

coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù

hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giữa

các nghị định và thông tư, quyết định của các cấp.

Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực thu hút FDI trước hết phải

thể hiện ở luật pháp về đầu tư. Đối với một quốc gia, Luật đầu tư nước ngoài

là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là điều tiết mà tất cả các nhà đầu

tư đều quan tâm. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, vận hành hữu hiệu

là một trong những yếu tố quyết định, tạo môi trường kinh doanh toàn diện,

định hướng và hỗ trợ cho các nhà ĐTNN phải thể hiện nội dung cơ bản của

các nguyên tắc chủ yếu; tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng, cùng có lợi

và theo thông lệ quốc tế [36, tr.21-35].

Nguyên tắc của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo

quyền lợi bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp có vốn

FDI và các doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình xây dựng chính sách,

phải lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư

trong nước, đồng thời căn cứ vào thực tiễn, các bài học kinh nghiệm thành

công của các nước đi trước mà đưa ra chính sách. Phải tổ chức tổng kết theo

định kỳ về tình hình thu hút FDI vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN để một mặt rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, mặt khác phát

hiện những bất hợp lý của cơ chế chính sách và hoàn thiện nó.

Mở rộng hình thức FDI: trong khi những điều kiện về cơ sở hạ tầng, về

pháp lý của CHDCND Lào đang ngày càng được hoàn thiện tốt hơn và những

chính sách ưu đãi đầu tư liên tục được ban hành nhưng việc thu hút đầu tư

nước ngoài vào Lào trong thời gian gần đây cũng cần được xem xét một cách

Page 116: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

110

nghiêm túc từ khía cạnh hình thức đầu tư. Các hình thức FDI mà Luật ĐTNN

ở Lào quy định đến nay còn chưa thực sự cụ thể phù hợp và hấp dẫn các nhà

ĐTNN. Trong thời gian tới cần bổ sung thêm một số hình thức FDI khác vào

Luật Đầu tư nước ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài

và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Văn bản quy phạm pháp luật

là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục

do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm

điều chỉnh các quan hệ xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng mọi

biện pháp, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện một hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có hệ thống các văn bản quy

phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, minh bạch

và khả thi sao cho pháp luật đó thực sự là công cụ chủ yếu để quản lý xã hội,

góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Lào, do nhân dân, vì nhân dân

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện pháp luật, nâng

cao hiệu quả ĐTNN ở CHDCND Lào.

Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung

ương cũng như các cấp chính quyền của Lào đã soạn thảo, ban hành nhiều

văn bản quy phạm pháp luật về ĐTNN đê giải quyết những vướng mắc

trong việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, bảo đảm thực hiện pháp

luật của các chủ thể đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về

đầu tư nước ngoài vẫn còn chưa đồng bộ, nhất quán. Văn bản pháp luật về

đầu tư nước ngoài mới chủ yếu chỉ quy định những vấn đề liên quan đến

giai đoạn thẩm định và cấp phép đầu tư, chưa chú trọng quy định việc theo

dõi, quản lý việc thực hiện các dự án. Luật Đầu tư năm 2004, có hiệu lực

Page 117: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

111

thi hành từ 22/11/2004 nhưng còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Các quy định chồng chéo, mâu thuẫn tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

cũng khiến cho các doanh nghiệp, các địa phương lúng túng trong quá trình

thực thi, cụ thể là:

Hiện nay, Luật Đầu tư vừa điều chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận đầu

tư nhằm xác nhận những ưu đãi mà dự án được hưởng, vừa điều chỉnh cả

việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sự không tách bạch này tạo

ra những vướng mắc cho doanh nghiệp, vì Giấy chứng nhận đầu tư đồng

thời có giá trị là Giấy chứng nhận kinh doanh thì điều đó dẫn đến xung đột

thẩm quyền với cơ quan nhà nước quản lý việc đăng ký kinh doanh, trong

đó có việc thay đổi đăng ký kinh doanh. Với quy định như vậy, Luật Đầu

tư đã lấn sân Luật Doanh nghiệp, điều chỉnh cả việc thành lập doanh

nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý đăng ký kinh

doanh của doanh nghiệp phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cơ quan khác chỉ có chức năng kiểm

soát điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trách. Ngoài

ra, việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất về đăng ký kinh

doanh với tất cả các ngành nghề là hết sức cần thiết để tránh tình trạng

chồng chéo trong quá trình thực thi luật [71, tr.34].

Khoản 1, 2 ( Điều 7-17; 5-11) của Nghị định 301/2005/TT, về các dự án

thuộc diện thẩm tra đã không quy định rõ trường hợp nào dự án phải lấy ý kiến

thẩm tra của các sở, ngành liên quan, từ đây, dễ dẫn tới tình trạng tuỳ tiện khi

thẩm hiện. Nghị định cũng không quy định trường hợp nếu sau thời gian quy

định các cơ quan được hỏi không trả lời thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu

tư được phép hiểu là cơ quan được hỏi đồng ý việc cấp giấy chứng nhận đầu tư,

và do đó có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư. Điều này vì chưa được làm rõ đã

gây nhiều lúng túng cho các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Page 118: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

112

Việc thực hiện Luật Đầu tư đòi hỏi phải có đầy đủ các văn bản quy

định cụ thể hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu các văn

bản quy định các điều kiện cụ thể làm căn cứ để thẩm tra, cấp giấy chứng

nhận đầu tư đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng như điều kiện của

các dự án đầu tư. Văn bản quy định cụ thể về vấn đề này tại Nghị định 02/QH

của Chính phủ đã hết hiệu lực theo quy định của Nghị định 301/2005/TT ngày

12-10-2005. Đặc biệt, cần sớm có văn bản quy định cụ thể chức năng, quyền

hạn cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (bao hàm nội dung đăng ký

kinh doanh) đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nằm trong các khu công

nghiệp, bởi theo pháp luật về đăng ký kinh doanh thì Ban Quản lý khu công

nghiệp không thuộc hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh [55, tr.13-41].

Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở Trung ương, trọng tâm

là Chính phủ, các Bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chính

quyền của Lào cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Đầu tư; nghiên cứu phát hiện, khắc phục các xung đột pháp lý giữa Luật

Đầu tư với các luật khác, nhất là với Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Ngân

hàng... nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện, tạo điều kiện

thuận lợi để các chủ thể thực hiện. Về phương diện tổ chức, việc hoàn thiện

đó cần chú trọng các vấn đề cơ bản sau:

- Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm các văn bản

quy phạm pháp luật ban hành phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất

nước và của địa phương, tránh tình trạng luật xa rời cuộc sống.

Rà soát thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước

ngoài và các văn bản pháp luật khác có liên quan để kịp thời dỡ bỏ các văn

bản pháp luật không phù hợp, đồng thời chú trọng xây dựng bổ sung các văn

bản pháp luật mới .

Chú ý đến tính thống nhất, đồng bộ của văn bản pháp luật đầu tư nước

ngoài và các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Luật Đất đai, Luật

Page 119: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

113

Ngân hàng với các điều ước quốc tế mà Lào ký kết, tham gia.

Bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong việc xây dựng và

thực hiện văn bản quy pháp luật về đầu tư nước ngoài.

Ủy ban kế hoạch đầu tư, Hội đồng Ủy ban kế hoạch đầu tư và các cơ

quan có thẩm quyền khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải

đảm bảo triển khai thống nhất từ Trung ương tới địa phương và doanh

nghiệp, tránh tình trạng luật ban hành nhưng cơ sở, ban ngành và các quận,

huyện lùng tùng không biết hướng triển khai làm ảnh hưởng tới hiệu lực thi

hành của luật [97, tr.50].

Trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước

ngoài, các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu, khảo sát đầy đủ nhu cầu

điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Người đứng đầu

cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài

phải chịu trách nhiệm về các văn bản pháp luật có nội dung trái với tư duy đổi

mới, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Khi phát hiện sai sót cần kịp thời điều

chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Các cơ quan có thầm quyền soạn thảo văn bản pháp

luật về đầu tư nước ngoài cần mở rộng đối thoại với các doanh nghiệp, các cơ

quan khác và các địa phương, phải thực sự cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng

góp, những giải pháp mới, sáng tạo của doanh nghiệp và địa phương để hoàn

thiện hệ thống pháp luật, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực

hiện pháp luật [48, tr.1-8].

- Trong hoạt động xây dựng pháp luật về đầu tư nước ngoài và các văn

bản có liên quan, cần thu hút các chuyên gia giỏi vào các giai đoạn soạn thảo,

thẩm định. Trong nhiều trường hợp cần lấy ý kiến của doanh nghiệp, nhân

dân một cách rộng rãi, có hiệu quả trước khi ban hành.

- Trong hoạt động ban hành các văn bản pháp luật đầu tư nước ngoài,

của Lào cần áp dụng các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

Page 120: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

114

luật của Hội đồng Ủy viên Quốc hội và Ủy ban kế hoạch đầu tư năm 2004.

Theo đó phải đưa công tác xây dựng văn bản pháp luật của Lào nề nếp, thống

nhất, chủ động lập kế hoạch, chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp

luật về đầu tư nước ngoài hàng năm và dài hạn. Các văn bản quy phạm pháp

luật cần được soạn thảo và thẩm định theo đúng quy trình của Luật, tránh tình

trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật đầu tư

nước ngoài do chính quyền thủ đô ban hành với các văn bản của các cơ quan

trung ương ban hành, hoặc giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền Nhà

nước. Trước hết căn cứ vào các quy định của pháp luật đầu tư, của Lào cần

sớm nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp luật đầu tư nước ngoài do các

cấp chính quyền ban hành, theo hướng:

Một là, các quy định nhằm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư, như miễn,

giảm thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tư vấn miễn phí... cho các dự án đầu tư

theo hướng phát triển lâu dài vì lợi ích bền vững. Chủ động xây dựng quy

trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện tốt hơn các quy

định pháp luật đầu tư nước ngoài.

Hai là, theo quy định tại Điều 80 Nghị định 301/2005/TT thì Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng khu

công nghiệp, khu chế xuất. Chính vì vậy, nước CHDCND Lào cần đề xuất

quy hoạch chi tiết xây dựng công nghệ cao - kinh tế mở tại Lào, đồng thời xây

dựng cơ chế, chính sách cho việc quản lý và hoạt động của mô hình này.

Ba là, ban hành quy chế pháp lý về đầu tư giữa Ban quản lý khu công nghiệp, khu

chế xuất với Sở Kế hoạch và Đầu tư của Lào. Chính phủ Lào cần công khai công

bố các điều kiện và thủ tục đăng ký, thời hạn, phí và lệ phí cho các dự án đầu tư, và

cần đơn giản thủ tục, chỉ cần đăng ký không cần phải xin giấy phép.

- Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế. Sau Hội nghị

thường kỳ lần thứ 7 của Quốc hội khóa V đã nghiên cứu xem xét sâu rộng về

Page 121: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

115

mặt nội dung của Luật về giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong cuộc hợp ngày

19/5/2005, Quốc hội đã bàn và thảo luật luận luật về giải quyết tranh chấp

kinh tế đã sửa đổi, bổ sung một số điều còn thiếu sót cho chặt chẽ và có tính

hệ thống hơn và dựa trên tính chất và đặc điểm về kinh tế - xã hội của đất

nước là chủ yếu (đến ngày 20/5/2005, Quốc hội khóa V đã thông qua Luật về

giải quyết tranh chấp kinh tế số 25/QH). Do vậy để phát huy vai trò của việc

này trên toàn quốc, Đảng và Nhà nước đã thành lập và củng cố cơ quan giải

quyết tranh chấp kinh tế (ngày 21/4/1995 bởi Nghị định số 106/CP ngày

15/7/1994). Từ đó đến năm 2004 đã mở rộng cơ quan giải quyết tranh chấp

kinh tế từ Trung ương tới địa phương trên phạm vi toàn quốc [48, tr.2-15].

Ngoài ra tháng 12 năm 1998, CHDCND Lào đã trở thành thành viên

của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại. Đã

được thành lập tại Thủ đô (New york) của nước Mỹ tháng 3 năm 1958. Cùng

với đó đã tổ chức cuộc hội thảo về việc hòa giải kinh tế của nước ngoài cho

cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực này trong đó đã đưa cán bộ của văn

phòng giải quyết tranh chấp về kinh tế được đi thực tập với các nhà chuyên

gia nước Úc, Singapure, Malaysia, Austaria, Trung Quốc và Thái Lan để trao

đổi kinh nghiệm [107, tr.14-50].

Trên tinh thần của việc thực hiện vai trò và nội dung của các quy định

Luật của cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế như sau:

1. Mục đích của luật này là quy định các nguyên tắc, quy chế và tiêu

chuẩn về việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng người hòa giải hoặc bằng

trọng tài giải quyết, nhằm làm cho các tranh chấp về kinh tế được giải quyết

một cách công bằng, nhanh chóng để thúc đẩy việc sản xuất và hoạt động

kinh doanh ngày càng phát triển, góp phần cho việc phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước cho phồn vinh, văn minh và công bằng (Điều 1).

2. Tranh chấp kinh tế là những sai lầm đã xảy ra trong quá trình sản

Page 122: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

116

xuất và hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị với nhau, đơn vị với cá nhân, cá

nhân với cá nhân cả trong nước và nước ngoài (Điều 2).

3. Việc giải quyết tranh chấp kinh tế, sẽ được giải quyết bằng con

đường mềm dẻo và nhân nhượng cho nhau giữa các bên, bằng cách hòa

giải, bằng quyết định của trọng tài kinh tế. Sự tiến hành quá trình giải

quyết tranh chấp kinh tế là dựa vào các quy định của Luật này, các quy

định khác có liên quan pháp luật của CHDCND Lào và quy chế về giải

quyết tranh chấp kinh tế mà các bên đã thống nhất lựa chọn trên tinh thần

phù hợp với hợp đồng và điều ước quốc tế mà Lào đã tham gia và thành

viên (Điều 3).

4. Điều kiện của việc giải quyết tranh chấp kinh tế:

Tranh chấp đó phải tranh chấp về kinh tế.

Có sự đồng ý của các bên tranh chấp.

Không phải là tranh chấp kinh tế mà Tòa án nhân dân đang thẩm tra

hoặc đã có quyết định của tòa.

Đúng với tình hình thực tế, không vi phạm các quy định về giải quyết

tranh chấp kinh tế, quy định của luật về an ninh, trật tự của xã hội (Điều 4).

Tính độc lập trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế là trong quá trình

giải quyết tranh chấp, người hòa giải hoặc trọng tài kinh tế phải thực hiện

nhiệm vụ của mình một cách độc lập dựa trên quy định của pháp luật, tránh

khỏi sự can thiệp của các cá nhân hoặc các tổ chức khác (Điều 5).

Tính tự do của các bên tranh chấp, trong quá trình giải quyết tranh chấp

các bên đều có quyền bình đẳng, các bên có quyền tư mình tham gia trong

hoạt động giải quyết bằng bản thân mình hoặc qua người đại diện được các

bên cử đến (Điều 6).

5. Việc đảm bảo bí mật: Trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế,

người hòa giải hoặc trọng tài kinh tế, các bên tranh chấp và những người có liên

Page 123: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

117

quan phải đảm bảo bí mật về các thông tin và tài liệu khác đã sử dụng trong quá

trình hòa giải hoặc giải quyết, cấm tuyên truyền cho người khác (Điều 7).

6. Việc tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế là có vị trí và vai trò như:

Sự việc giải quyết tranh chấp kinh tế là một bộ phần thuộc cơ quan tư

pháp, có vai trò quản lý và tạo thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp kinh

tế cho đúng đắn, nhanh chóng và công bằng (Điều 10, 11).

Bộ máy tổ chức của việc giải quyết tranh chấp kinh tế gồm 2 cấp:

Trung ương và địa phương.

Ở Trung ương có cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế có vị trí ngang

bằng với vụ và thuộc Bộ Tư pháp, gọi là Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế.

Ở địa phương nơi cần thiết có văn phòng giải quyết tranh chấp kinh

tế gọi là văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế có người đứng đầu có đại

diện ngang bằng với Phó trưởng phòng của Tỉnh và thuộc phòng Tư pháp

của Tỉnh.

Hai là, tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội. Sự ổn định

chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, liên quan đến việc

tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không có sự ổn

định chính trị - xã hội thì dù có tài nguyên phong phú, chính sách ưu đãi và

các điều kiện thuận lợi khác cũng không thể làm cho các DN được yên ổn

trong sản xuất kinh doanh [99, tr.12-25].

Vì vậy, giữ vững được ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng

đầu trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN của Lào.

Để tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, cần phải nâng cao năng lực

lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có

ý nghĩa quyết định. Đồng thời phải tiếp tục mở rộng dân chủ, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, mở rộng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên các

lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội.

Page 124: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

118

Chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị là một

trong những hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nâng

cao năng lực cạnh tranh của các DN nói riêng. Chính phủ có vai trò rất quan

trọng trong hoạt động với tư cách là người chủ thể vạch ra các chiến lược và

chính sách, điều phối các hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch và định

hướng chiến lược nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh

cho các DN Lào được từng bước hội nhập kinh tế quốc tế [97, tr.58].

Ba là, Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài và quản lý

Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư được thực hiện nhằm

khuyến khích đầu tư vào Lào từ các nhà ĐTNN, khuyến khích các nhà đầu tư

đang hoạt động tại Lào tăng vốn đầu tư mở rộng kinh doanh. Có thể nói xúc

tiến đầu tư tác động trực tiếp tới FDI, là công cụ để chuyển những yếu tố

thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống

các khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư tiềm tàng ở nước ngoài. Đồng

thời cần phải xúc tiến đầu tư vì có quá nhiều cơ hội đầu tư mới trên thế giới,

sự lựa chọn của các nhà đầu tư là phải trên lượng thông tin kịp thời và chính

xác trên cơ sở so sánh mức độ sinh lời và rủi ro. Cạnh tranh thu hút FDI cũng

là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến, vận động đầu tư.

Cùng với duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, cần tăng cường vận

động xúc tiến đầu tư nhằm mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn FDI theo phương pháp như sau:

Tăng cường quảng bá hình ảnh nước Lào trên các trang Web, các

phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc giới thiệu về đất nước, con

người Lào, các dự án đầu tư thành công ở Lào, các cơ hội đầu tư đang đón

đợi và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước Lào.

Thường xuyên giới thiệu các thông tin cập nhật về hoạt động FDI tại Lào

tới các nhà đầu tư tiềm năng.

Page 125: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

119

Tập trung xây dựng và ban hành sớm một chương trình xúc tiến đầu tư

cấp quốc gia và địa phương trước mắt và dài hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng

các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương.

Tiếp xúc trực tiếp ở cấp Chính phủ với các tập đoàn xuyên quốc gia có

tiềm lực tài chính, công nghệ để vận động đầu tư vào một số dự án trọng điểm

được lựa chọn. Đồng thời, Chính phủ cần có các cam kết mạnh mẽ về việc tạo

thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh chóng và hiệu quả.

Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư với

các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nước ngoài, tạo mối quan hệ thường

xuyên với các cơ quan Đại sứ quán, các tổ chức, hiệp hội, các văn phòng đại

diện của các tổ chức nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cho việc thực hiện

các chương trình vận động đầu tư trực tiếp với từng đối tác, lĩnh vực cụ thể.

Tổ chức mạnh mạng lưới xúc tiến đầu tư ở một số nước, khu vực trọng

yếu. Theo kinh nghiệm của Thái Lan và Việt Nam, Lào phải có cơ quan xúc tiến

đầu tư ở các nước ngoài có tiềm năng. Các cơ quan Lào tại nước ngoài phải phân

công chức năng rõ ràng như: tên cơ quan, người trực tiếp làm việc, phối hợp hiện

tại, đề xuất phối hợp, giới thiệu cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư tại Lào.

Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư, quá trình xúc

tiến đầu tư muốn thành công cần có được những nhân viên nắm bắt tốt những

nhiệm vụ liên quan và có đầy đủ nhiệt tình, kinh nghiệm cũng như những kỹ

năng cần thiết. Như vậy, chính sách nguồn nhân lực của cơ quan xúc tiến đầu

tư cần có những nhân viên có khả năng phù hợp, được đào tạo đầy đủ và có

kinh nghiệm về đầu tư để xử lý công việc rõ ràng, nhanh chóng đúng theo luật

pháp và chính sách của Lào cũng như quốc tế.

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI ở Lào

trong thời gian tới, cần xúc tiến những giải pháp cơ bản sau đây:

- Phân cấp quản lý nhà nước đối với FDI cho cấp Bộ, cấp tỉnh, thành

phố. Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông

Page 126: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

120

thoáng, hấp dẫn, những vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo

điều hành tập trung và thống nhất của Chính phủ về quản lý quy hoạch, cơ

cấu, chính sách và cơ chế. Trong đó, chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước

đối với hoạt động FDI cho các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng

cường sự hướng dẫn và kiểm tra. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường

hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương

phân cấp quản lý nhà nước về FDI. Trong thời gian tới, Chính phủ Lào cần

giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các tỉnh, địa phương trong quản lý FDI,

đồng thời cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ

từ Trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ngành và các cơ quan trong quản

lý hoạt động FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan

trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc

trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thường xuyên rà soát phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép

đầu tư. Việc thường xuyên rà soát hoạt động đầu tư nước ngoài là một trong

những giải pháp để xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đối với các dự

án đã triển khai thực hiện hoặc đã đi vào sản xuất, các Bộ, ngành liên quan và

Ủy ban đầu tư cấp tỉnh cần có những biện pháp để tạo thuận lợi và tháo gỡ

khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án

chưa triển khai nhưng nếu xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy

việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giúp giải quyết các

vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động dự án đầu tư.

Đối với các dự án chưa triển khai và xét thấy không có triển vọng thực hiện,

cơ quan có trách nhiệm cần kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư [97, tr.136].

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực FDI. Các Bộ, ngành địa

phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hóa và

giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các

trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ

Page 127: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

121

công quyền. Các cấp các ngành liên quan cần rà soát lại chức trách của mình,

giảm thiếu thủ tục hành chính, phát huy tính năng động trong công tác, để giải

quyết nhanh chóng trong việc cấp giấy phép và các vướng mắc khác của

doanh nghiệp có vốn FDI. Hiệu quả của cơ quan quản lý FDI không phải chỉ

thể hiện ở việc cải tiến thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép mà quan

trọng hơn là phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, kịp thời

giải quyết các vướng mắc, điều chỉnh những lệch lạc, đảm bảo kế hoạch đầu

tư được thực hiện đúng tiến độ.

Muốn đổi mới cơ chế chính sách đạt hiệu quả cao, Chính phủ Lào cần

ban hành những quy định cụ thể về trách nhiệm kinh tế, và trách nhiệm hình

sự đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan đến hoạt động FDI. Việc trang

bị cho cán bộ quản lý những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về chuyên

ngành kinh tế đối ngoại và các văn bản pháp luật cũng cần được quan tâm hơn

nữa. Muốn có được những cán bộ có năng lực quản lý tốt như vậy, công tác

đào tạo phải chú trọng vào các nội dung: chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,

tin học, những chính sách và văn bản được đưa ra từng giai đoạn. Muốn làm

được như trên, việc lựa chọn cán bộ để bố trí công tác vào lĩnh vực thu hút và

quản lý FDI, cần dựa vào các tiêu chuẩn: có trình độ chuyên môn vững, năng

động trong công tác, chức trách [100, tr.12-30].

Bốn là, phát triển hạ tầng cơ sở thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi

cho các nhà đầu tư. Môi trường kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong

sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh thông thoáng mới làm cho DN có

đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng được sự đòi hỏi

càng ngày càng tăng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường quốc

tế. Với tư cách là người nhạc trưởng, Nhà nước phải làm một số mặt sau:

Một là, tiếp tục sửa đổi các thủ tục và quy chế đã tỏ ra kém hiệu lực

hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, giảm bớt thời gian trong một số thủ

tục hành chính như thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu,

Page 128: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

122

thủ tục cho tín dụng, thủ tục giải thể kinh doanh v.v... Vì giảm bớt thời gian

trong các thủ tục sẽ giảm bớt được chi phí trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của các DN và sẽ tạo lợi thế cho năng lực cạnh tranh.

Hai là, sửa đổi một số luật theo hướng đồng bộ hóa luật pháp và phù

hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giữa

các nghị định và thông tư, quyết định của các cấp. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung

một số luật như luật DN, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường v.v...

Ba là, xây dựng thêm một số luật như luật luật cạnh tranh, luật phá sản

và một số luật khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong sản xuất

kinh doanh và có thế mạnh hơn trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và

thị trường quốc tế.

- Phát triển hạ tầng cơ sở thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Hạ tầng cơ sở là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh và

phát triển kinh tế, đối với Lào vấn đề phát triển hạ tầng cơ sở càng được quan

tâm nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có đủ khả năng cạnh

tranh trong quan hệ và hợp tác kinh tế quốc tế.

Việc phát triển hạ tầng cơ sở nên phát triển theo một số hướng sau:

Một là, phát triển hạ tầng cơ sở phải đáp ứng được tiêu chuẩn vận tải,

bảo đảm được chất lượng giao thông để cho hoạt động sản xuất kinh doanh

được thông thoáng, rút ngắn được thời gian vận tải hàng hóa và dịch vụ của

các DN, nâng cao được thế mạnh trong cạnh tranh.

Hai là, phát triển hạ tầng cơ sở phải gắn liền với sự phát triển DN, nhất

là các đơn vị sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, vì sự hoạt

động của các tập đoàn và tổng công ty có sự quan hệ rộng lớn với các DN vừa

và nhỏ khác để có đủ nguyên vật liệu đáp ứng cho sự hoạt động kinh doanh. Vì

vậy, việc Nhà nước phát triển hạ tầng cơ sở cho các DN lớn không chỉ giúp cho

các DN lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà còn giúp các DN vừa và nhỏ

Page 129: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

123

phát triển và vươn lên cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Ba là, phát triển hạ tầng cơ sở phải gắn liền với hợp tác kinh tế quốc

tế, nhất là các đường giao thông nối liền với các nước láng giềng để tạo

điều kiện cho sự hợp tác kinh tế quốc tế được mở rộng mạnh mẽ hơn trong

những năm sắp tới.

4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

Một là, hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào.

- Đối với Chính phủ

Đối với những nước có xuất phát điểm thấp như CHDCND Lào, trong

quá trình hội nhập ĐTNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết

vấn đề thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, việc mở rộng thu hút

FDI đã trở thành mục tiêu cơ bản, lâu dài và là hoạt động không thể thiếu

được đối với CHDCND Lào.

Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI vào Lào Chính phủ cần thực thi

các chính sách hướng vào những điểm sau:

Chính phủ chỉ đạo việc cải cách quy chế và những thủ tục trong việc

cấp phép đầu tư cho minh bạch, rõ ràng và nhanh gọn để bớt sự phiền hà cho

nhà đầu tư và cũng là để chống hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này. Quy

định rõ quyền hạn của các cấp - các ngành trong việc quyết định cho phép

lĩnh vực và ngành nghề đầu tư [100, tr.2-5].

Tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát các bộ, ngành, các cấp trong

việc tổ chức thực hiện luật, chính sách thu hút đầu tư và chỉ đạo các ngành

chức năng thanh tra giám sát đối với dự án đầu tư đã duyệt để đôn đốc việc

tổ chức thực hiện uốn nắn kịp thời những hiện tượng tiêu cực nhằm đạt

được hiệu quả kinh tế - xã hội. Chính phủ cần phải quyết tâm trong việc

giải quyết phong trào tham nhũng như nâng cao hiệu quả hoạt động chống

Page 130: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

124

tham nhũng, xây dựng ý chí kiên định chính trị rõ ràng trong chống tham

nhũng, giảm thiểu cơ hội tham nhũng và xây dựng các khung hình phạt

quyết liệt đối với những kẻ vi phạm.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN. Sửa đổi, bổ sung

và ban hành đồng bộ các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật

ĐTNN, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật doanh nghiệp, Luật

Bảo hiểm… Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư [56, tr.15-20].

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặt trọng tâm quản

lý nhà nước vào việc tạo dựng môi trường chính sách đầu tư kinh doanh thuận

lợi nhất. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho việc hình thành đồng bộ các loại

thị trường, khuyến khích cạnh tranh, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế. Sớm xác định rạch ròi những lĩnh vực cần phải quản lý và những lĩnh

vực cần khuyến khích tự do và kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các chính sách

cải cách thủ tục hành chính, thực hiện triệt để chính sách một cửa trong khâu

thẩm định và cấp giấy phép đầu tư.

Tiếp tục đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư - nên có văn

phòng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Đồng thời, nên sớm đưa Quỹ xúc tiến đầu

tư vào hoạt động để hỗ trợ cho công tác quảng bá, cung cấp thông tin và trợ

giúp hoạt động thu hút đầu tư của các địa phương trong nước và ở nước ngoài.

Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách

chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, Ngành, địa phương.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị phù hợp cho các trường dạy nghề,

công nhân kỹ thuật, phục vụ cho các đơn vị có vốn FDI kể cả nghề quản lý

cho cán bộ tham gia quản lý ở các liên doanh có vốn FDI.

- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp địa phương tham khảo

và thống nhất về danh mục vùng, ngành kinh tế cần đầu tư phát triển về ngành

Page 131: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

125

ở các vùng trình Chính phủ để công bố cho các nhà đầu tư biết.

Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan trong việc nghiên cứu

soạn thảo các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các ngành, các vùng kinh tế

cần đầu tư phát triển để đệ trình Chính phủ ban hành.

Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Lào ở các nước quảng cáo tuyên

truyền môi trường đầu tư của Lào cho các nhà đầu tư, nhà kinh doanh các nước

hiểu biết để vào đầu tư ở Lào. Phát triển hệ thống số liệu thống kê về hoạt động

ĐTNN ở Lào, hệ thống thông tin liên lạc với nước ngoài. Bố trí cán bộ làm công

tác xúc tiến đầu tư ở một số nước tiềm năng và địa bàn trọng điểm. Tăng cường

cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, Ngành, địa phương.

Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp quy và hướng

dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư nhanh

chóng nhận được giấy phép đầu tư và thực hiện dự án đầu tư.

- Đối với các Bộ, Ngành có liên quan

Các Bộ, ngành có liên quan chủ động và có trách nhiệm cung cấp thông

tin số liệu về ngành kinh tế hoặc vùng kinh tế mà mình có tiềm năng, có lợi

thế sẽ có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng thiếu vốn cho Bộ Kế hoạch và

Đầu tư và Chính phủ để quảng bá thu hút vốn đầu tư vào Lào.

Chủ động và có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện

dự án đầu tư trong lĩnh vực ngành nghề thuộc thẩm quyền mình quản lý, đồng

thời phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phối hợp với nhau trong việc quản lý, giám sát theo chức năng của mỗi

ngành, mỗi cấp, đảm bảo sự thống nhất về mặt quản lý nhà nước và đạt hiệu quả

kinh tế - xã hội theo mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã định.

Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng tiếp tục

đơn giản hóa, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, rà

soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt

động FDI trên cơ sở bãi bỏ những loại giấy phép, quy định không cần thiết.

Page 132: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

126

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

đầu tư nước ngoài ở Lào. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng

cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân

dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra,

giám sát việc thi hành pháp luật. Cho nên, để tăng cường công tác tuyên

truyền phổ biến giáo dục pháp luật đầu tư nước ngoài của Lào có hiệu quả và

gắn liền với các cơ quan cấp tỉnh Để thực hiện pháp luật ĐTNN ở nước

CHDCND Lào hiện nay, thì yêu cầu dạt ra phải làm thế nào cho mọi người kề cả

các công tác cơ quan trong khu vực đầu tư điều hiểu rõ những quy định của pháp

luật và các quy định của luật ĐTNN nói riêng. Công tác tuyên truyền, giáo dục

pháp luật là hoạt động góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực hiệu quả

của đối với thực hiện pháp luật ĐTNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói

chung, trong thực hiện pháp luật ĐTNN nói riêng.

Như vậy, phải tăng cường công tác giải thích, tuyên truyền, phổ biến và

giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật ĐTNN nói riêng cho cán bộ, công

chức và nhân dân để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp

luật về ĐTNN. Để làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và có ý thức

tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật đảm bảo

cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng.

Để nhận thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật ĐTNN đòi hỏi phải

giải thích một số quy định cơ bản trong các văn bản pháp luật ĐTNN và phải

giải thích trước khi tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó chứ không chỉ

giải thích khi nảy sinh vướng mắc, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: Theo

pháp luật khuyến khích đầu tư của nước CHDCND Lào năm 2009, đã nói rõ về

việc phân cấp quản lý đầu tư giữa địa phương và trung ương để tăng cường cho

Page 133: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

127

việc thực hiện pháp luật ĐTNN thành đạt được hiệu quả hơn như sau: Điều 83.

Nguyên tắc phân cấp quản lý.

- Phân trách nhiệm cho địa phương nhiều hơn nữa, tăng cường trách

nhiệm của Trung ương trong quản lý vĩ mô, thúc đẩy và giám sát kiểm tra

việc tổ chức thực hiện của địa phương;

- Tổ chức nào, cấp nào cấp phép đầu tư thì tổ chức đấy, cấp đấy quản

lý, phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương theo dõi

giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư và thường xuyên báo cáo cấp trên;

- Đầu tư trong ngành nào thì ngành đó là chủ quản lý về chuyên môn và

phối hợp với các ngành hữu quan liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 86: Trong quản lý đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương

có quyền và nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách và quy định pháp

luật đối với việc khuyến khích đầu tư và tập hợp dự án hoặc công trình cần kêu gọi

đầu tư nhằm đề nghị Chính phủ xem xét.

- Quảng bá kế hoạch chiến lược, chính sách, quy định của pháp luật liên

quan khuyến khích đầu tư và đáp ứng thông tin về dự án hoặc công trình cần đầu tư

nhằm thu hút đầu tư.

- Hướng dẫn và phối hợp với các ngành liên quan và địa phương liên quan

trong việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật liên quan đến khuyến khích đầu tư;

- Thúc đẩy, khuyến khích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các dự án

tô nhượng trên toàn quốc;

- Tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện dịch vụ đầu tư một cửa;

- Nghiên cứu xem xét cấp phép, quyết định dừng, hủy bỏ việc đầu tư

hoặc rút giấy phép tô nhượng đất hoặc hủy hợp đồng tô nhượng, với sự đồng

ý của Chính phủ;

- Xây dựng, củng cố, nâng cao trình độ cán bộ về đầu tư;

- Hợp tác với nước ngoài về công tác đầu tư;

Page 134: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

128

- Tổng kết và thường xuyên báo cáo tình hình đầu tư trong các dự án tô

nhượng với Chính phủ;

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến

thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào. Đội ngũ cán bộ quản lý trong

hoạt động thực hiện pháp luật về ĐTNN cần phải được chuẩn hóa. Vì chính

đội ngũ cán bộ này sẽ trực tiếp xử lý, tiếp xúc với Nhà nước và các nhà đầu

tư, đây là hình ảnh sống động về môi trường đầu tư. Như vậy, phải chú trọng

đến công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, mức giáo dục,

năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước các

cấp. Bên cạnh đó, những người này phải thực thi sứ mệnh của mình và trách

nhiệm đúng theo pháp luật.

Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp

có vốn FDI theo các chương trình phù hợp nhu cầu và triển vọng sử dụng

thực tế. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo

tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật, có chính sách yêu cầu các dự án và

công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lý, nhất là trong đầu tư

trung và dài hạn. Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện một cách đồng

bộ và các chính sách có tính chất liên ngành, nhằm cung cấp cho các doanh

nghiệp có vốn FDI, cụ thể là:

- Tiếp tục bổi dưỡng giáo dục pháp luật về ĐTNN cho các cán bộ công

chức, để đáp ứng nhu cầu phát triển thực hiện pháp luật ĐTNN cho các công

nhân và người có nhiệm vụ chức trách nhiệm trong cơ quan công tác liên

quan đến ĐTNN, đào tạo từng bước tiến kịp trình độ của các nước trong khu

vực cũng như tiêu chuẩn hội nhập quốc tế. Ngoài ra, tăng đầu tư phát triển y

tế và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Đảm bảo quy mô pháp luật về đầu tư nước ngoài và tốc độ hợp lý về

đào tạo bậc đại học, sau đại học, cao đẳng trở lên theo tất cả các hình thức đào

Page 135: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

129

tạo. Chấn chỉnh và định hướng lại quy mô đào tạo theo cơ cấu ngành nghề

gắn với nhu cầu thực tế và tương lai của phát triển đất nước nói chung và đáp

ứng được nhu cầu thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài nói riêng.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị thích hợp cho các trường dạy nghề,

công nhân kỹ thuật để phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn FDI kể cả nghề

quản lý cho cán bộ tham gia quản lý ở các doanh nghiệp có vốn FDI.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện luật pháp

luật đầu tư nước ngoài ở Lào. Để bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN

thì ngoài công tác giáo dục pháp luật, xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên

trách làm công tác tuyên truyền pháp luật, cải tiến các phương pháp xây

dựng, ban hành văn bản pháp luật còn phải xây dựng được một cơ chế kiểm

tra, giám sát thực hiện có hiệu quả.

Công tác kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền để kiêm nghiệm, đánh giá những quy định,

những biện pháp hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan, tìm ra những

thiếu sót, hạn chế của các bộ phận, từ đó từng bước hoàn thiện bộ máy nhà

nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tiến các phương pháp hoạt động

nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động quản lý của Nhà nước.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước sẽ phát

hiện ra những thiếu sót, bất cập về tổ chức, hoạt động và những vướng mắc

trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Kiểm

tra, giám sát sẽ phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện vi

phạm pháp luật đầu tư nước ngoài, tránh được hiện tượng lộng quyền, lạm

quyền của cán bộ, công chức khi áp dụng pháp luật. Đặc biệt, trong giai đoạn

hiện nay, hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài của

cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là rất cần thiết nhằm bảo đảm để

thực hiện pháp luật trong thực tiễn.

Page 136: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

130

Để đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hiện

pháp luật đầu tư nước ngoài, bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài của

Lào, các cấp ủy đảng và chính quyền cần thực hiện tốt các mặt giải pháp sau:

Tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm tra của các tổ chức đảng, hoạt

động giám sát của Mặt trận đối với việc thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài

của các cơ quan, công chức chính quyền của bộ ngành đã liên quan cần phải

thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan

quản lý nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài.

Tăng cường hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

ở địa phương, coi là biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật

đầu tư nước ngoài nói riêng và thực hiện pháp luật ở CHDCND Lào nói chung.

- Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát phải gắn liền với việc đánh giá

mức độ vi phạm pháp luật, từ đó áp dụng các chế tài về trách nhiệm đối với

các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Cần đổi mới tổ chức và hoạt động, cơ chế phối hợp giữa thanh tra các

cấp và thanh tra chuyên ngành, bảo đảm hiệu lực thực tế của các kết luận, đề

xuất của thanh tra đối với các quyết định quản lý và hành vi hành chính trái

pháp luật đầu tư. Mở rộng các biện pháp thanh tra, tăng cường công tác thanh

tra hành chính đối với hoạt động của cán bộ, công chức.

Các bộ ngành cần tập trung công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các

vấn đề bức xúc trong hoạt động đầu tư nước ngoài, như đất đai, môi trường,

thuế... đồng thời tăng cường rà soát các văn bản pháp luật để phát hiện sai

phạm, chồng chéo từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Công tác kiểm tra, giám sát phải bảo đảm tính khoa học, tính khách

quan, công khai, hiệu quả, tránh gây phiền hà cho các chủ thể. Nhà nước cần

củng cố tổ chức cơ quan làm công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời xây dựng,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Page 137: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

131

Năm là, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi, vi

phạm pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào. Ngoài việc giải pháp về đầu tư

ĐTNN, cần phải quan tâm đến việc giải pháp về vấn đề khác có liên quan

đến đầu tư FDI cửa CHDCND Lào như: vấn đề sự cạnh tranh cửa các công

ty doanh nghiệp sau khi tiếp tục công trình nào đó.

Muốn bảo đảm việc đầu tư ổn định, thì phải có một nền kinh tế mạnh mẽ

cho nên là phải có khu vực DN phát triển và có sức cạnh tranh cao. Vì vậy, trên

phạm vi cả nước, cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp cần thiết để hỗ trợ

năng lực cạnh tranh của các DN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một số giải

pháp chính nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh của các DN Lào bao gồm:

Một trong những nguyên nhân hạn chế việc bảo đảm thực hiện pháp

luật nói chung và thực hiện pháp luật ĐTNN nói riêng ở nước CHDCND Lào

là do việc xử lý các vi phạm pháp luật còn chưa kịp thời và nghiêm khắc.

Trong Điều 68, pháp lệnh của Luật khuyến khích ĐTNN của CHDCND Lào

năm 2009, đã nói rõ trong Điều 97: Xử phạt cho người vi phạm,“Cá nhân, tập

thể vi phạm pháp luật về khuyến khích đầu tư sẽ bị xử phạt với các biện pháp:

giáo dục bồi dưỡng, kỷ luật, xử phạt, bồi thường dân sự hoặc truy tố theo từng

trường hợp nặng hoặc nhẹ, theo quy định của pháp luật” [36, tr.34-45].

Như vậy, trong việc thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào,

khi các chủ thể, kể cả các nhà ĐTNN cũng như cán bộ, công chức làm nhiệm

vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải xử lý nghiêm minh,

đúng pháp luật. Trong quy định của pháp luật ĐTNN, nguyên tắc “có thể làm

tất cả những gì pháp luật không cấm” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát

huy dân chủ, bảo đảm sự tự do của các nhà ĐTNN. Nhưng nguyên tắc đó

cũng chứa đựng ranh giới pháp lý giữa tự do và trách nhiệm. Đối với các nhà

ĐTNN thì ranh giới của hành vi hợp pháp là các quyền hợp pháp và lợi ích

chính đáng của họ. Chính vì vậy. pháp luật đầu tư nước ngoài có những quy

Page 138: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

132

định yêu cầu các chủ thể trong khi thực hiện các quyền của mình không được

vi phạm quyền hợp pháp của chủ thể khác.

Đối với các cơ quan và cán bộ công chức làm chức năng quản lý nhà

nước về đầu tư nước ngoài, những người nắm trong tay quyền lực nhà nước,

thì khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định không

được lợi dụng hay sử dụng quá quyền hạn đó. Mọi vi phạm pháp luật của cán

bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở CHDCND Lào phải được xử lý nghiêm

minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai, dù ở

cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo Pháp lệnh và pháp luật.

Kết luận Chương 4

Trong chương này, tác giả đã giải thích một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật ĐTNN của CHDCND Lào khi nào cũng

phải gắn liền với sự biến đổi và nằm trong khuôn khổ của sự nghiệp đầu tư để

phát triển đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐTNN đối với sự

phát triển nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã sớm đề ra giải pháp

và có các quan điểm đúng đắn, khẳng định vị trí quan trọng của thực hiện

pháp luật đầu tư nước ngoài đối với quá tình phát triển kinh tế - xã hội của

Lào trong thời gian qua và hiện nay.

Thứ hai, trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay mở ra nhiều

triển vọng nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn đòi hỏi Lào phải rất cố

gắng, nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư để có thể tăng cường thu

hút được nhiều FDI thời gian tới, Lào cần thiết phải cải thiện mạnh mẽ môi

trường đầu tư, trên cơ sở cải cách một cách đồng bộ các điều kiện pháp luật

để thừa nhận nước ngoài Lào đã thiết lập.

Thứ ba, thấy được tầm quan trọng của thực hiện pháp luật đầu tư đối

với việc giải quyết vấn đề khó khăn về vốn và tác động tích cực của nó đối

Page 139: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

133

với việc tăng trưởng phát triển kinh tế của Lào, để giải quyết tăng cường thực

hiện pháp luật đầu tư ở Lào trong thời gian tới có thể thực hiện có hiệu quả

cao cần phải thực thi một hệ thống các giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện hệ

thống luật pháp và chính sách thực hiện pháp luật và sử dụng vốn FDI nhằm

hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước;

xây dựng quy hoạch thu hút FDI; cải tạo và nâng cao cơ sở hạ tầng; phát triển

giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hóa hình thức đầu tư; mở rộng

lĩnh vực thu hút FDI; lựa chọn đối tác nước ngoài thích hợp; đổi mới và đẩy

mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư; cải cách thủ tục hành chính và các

giải pháp hỗ trợ khác; tích cực tìm biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh cho

các doanh nghiệp. Những giải pháp nêu trên phải có tính toàn diện, đồng bộ.

Thứ tư, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nhà

nước hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là mục tiêu

kinh tế rất quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩ lâu

dài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khái quát hóa những

vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và sự hỗ trợ nâng cao năng

lực các DN của Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án đã hệ

thống một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

các DN Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, giải pháp vấn đề khác đã xảy ra trên thực tế đã liên quan đến

việc thực hiện pháp luật ĐTNN, đối với sự cạnh tranh trong môi trường đầu

tư của các nhà ĐTNN sau khi xây dựng và khởi động công ty cổ phần doanh

nghiệp và kinh doanh ở CHDCND Lào hiện nay.

Page 140: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

134

KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào là sự nghiệp

lớn nhất của Đảng và Nhà nước, để tạo điều kiện cho đất nước phát triển thoát

khỏi sự lạc hậu. Cho nên, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật

ĐTNN ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay cần tiến hành những

biện pháp chủ yếu sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Lào trong giai đoạn

hiện nay, hiện đại và phù hợp với các môi trường đầu tư đa dạng;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục

pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho cán bộ, nhân dân;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử

lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật;

- Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài;

- Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa.

Để phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước Lào đã và đang quan

tâm đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề thực hiện pháp luật về

đầu tư để thu hút vốn FDI. Trên thực tế qua các giai đoạn vừa qua FDI vào

Lào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào, giải quyết được nhiều

công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào Lào

còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức vì vậy cần được khắc phục

và hoàn thiện trong thời gian tới. Qua nghiên cứu tìm hiểu về việc thực hiện

pháp luật ĐTNN của Lào tác giả đã chọn đề tài.

Từ những lý do trên đây, thì tôi đã chọn đề tại này để nghiên cứu và

mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc sử dụng pháp luật về đầu tư

có hiệu lực và được hiệu quả trên thực tế hiện nay và tương lai, vì vậy

Page 141: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

135

“Thực hiện pháp Luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào” làm luận án tiến sĩ, hiện đang và đòi hỏi để đáp ứng về mặt

lý luận và thực tiễn của nước CHDCND Lào.

Từ các nội dung nghiên cứu và trình bày, luận án đã hoàn thành những

nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Khái quát hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật và thực tiễn về

FDI; phân tích vai trò đóng góp của FDI cho sự phát triển kinh tế của một

quốc gia. Theo đó, luận án đã phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố quan

trọng đến quá trình thực hiện pháp luật ĐTNN.

2. Lựa chọn và đúc kết những kinh nghiệm về thực hiện FDI của một

số nước ASEAN, luận án đã rút ra các bài học kinh nghiệm thu hút FDI thành

công ở các nước đó. Thành công trong việc thu hút của một số nước ASEAN

chính là do hệ thống cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng được, hệ thống cơ chế luật

pháp, chính sách thích hợp có thể tạo được môi trường đầu tư lành mạnh và

hấp dẫn cho hoạt động thu hút FDI.

3. Phân tích thực trạng hoạt động thực hiện pháp luật FDI ở Lào trong

những năm qua và rút ra những kết quả và hạn chế:

- Về kết quả, khu vực thực hiện pháp luật ĐTNN đã trở thành một bộ

phận quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. ĐTNN đã có những đóng

góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đưa nước Lào ra khỏi khủng hoảng

kinh tế, đồng thời từng bước nâng cao vị thế của Lào trên trường quốc tế. Sau

hơn 20 năm mở cửa, dòng vốn FDI thu hút đã tác động tích cực đến nhiều mặt

đời sống kinh tế - xã hội của Lào, bổ sung cho nguồn vốn cho đầu tư phát triển

và góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước.

- Những hạn chế, hiệu quả thực hiện pháp luật vẫn còn nhiều cái thứ thì cần

phải quan tâm đến như là nguyên nhân của những hạn chế trên đây bắt nguồn

từ nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong làm cho môi trường đầu tư ở Lào chưa

có sức hấp dẫn các nhà ĐTNN, đó là:

Page 142: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

136

Nhận thức về vai trò, vị trí của pháp luật ĐTNN, trong nền kinh tế

chưa thực sự thống nhất cao và chưa quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ

trương thực hiện pháp luật ĐTNN của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các

ngành, các địa phương.

Hệ thống luật pháp, chính sách về FDI của Lào tuy có nhiều tiến bộ và

cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn chỉnh theo mong muốn

của các nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục hành chính còn phiền hà, thiếu sự phối

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Việc thu hút vốn FDI còn thiếu chủ động và thiếu quy hoạch cụ thể nên

định hướng thu hút FDI chưa thực sự rõ ràng, chưa xác định rõ mục tiêu gọi

vốn trọng tâm tương xứng đối với tiềm năng của mình; công tác xúc tiến đầu

tư còn yếu và hình như không có.

4. Từ kết quả nghiên cứu, ở chương 4, luận án đã đưa ra một số nhóm

giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện pháp luật đầu tư của Lào có thể

đáp ứng được hợp lý với việc thu hút vốn FDI vào Lào trong thời gian tới đó

là: tiếp tục củng cố và đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định; tiếp tục

hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách thu hút FDI, xây dựng quy hoạch

thu hút FDI; tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư; nâng cao chất

lượng quản lý nhà nước; chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng; nâng cao hiệu quả hoạt

động của các dự án FDI đã triển khai.

Trong việc nghiên cứu đề tài, mặc dù tác giả của luận án đã hết sức cố

gắng, song do nhiều lý do và nhiều nhân tố liên quan đến việc nghiên cứu khá

rộng nên không tránh khỏi được những khiếm khuyết. Mong rằng trong tương

lai các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ tiếp tục quan tâm nghiên cứu, góp

ý, bổ sung để đề tài này được hoàn thiện hơn để đáp ứng và vận dụng được

các yêu cầu thực tiễn của việc thực hiện pháp luật đầu tư của CHDCND Lào

cho việc thu hút vốn FDI vào Lào có hiệu quả và ngày càng cao hơn.

Page 143: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

137

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. NorKeo KOMMADAM (2015), “Một số vấn đề trong các quy định pháp luật

đầu tư của Lào”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 17, (601), tr.49 - 51.

2. Norkeo KOMMAMDAM (2015), “Một số kết quả đạt được trong thực

hiện luật khuyến khích đầu tư của Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị,

số 7, tr. 109-112.

Page 144: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tư pháp (2015), Luật đầu tư, NXB Tư pháp, Hà Nội.

2. Phạm Thị Kim Cúc (2009), Thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước

trong lĩnh vực đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Lý luận

lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Nguyễn Khắc Định (2003), Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước

ngoài trong xu hướng nhất thể chế hóa pháp luật về đầu tư ở Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

4. Hồ Hoàng Đức (2005), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng

trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa,

Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

5. Lệ Thùy Dương (2011), Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án

đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc

sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

6. Trần Tiến Hải (2015), Thực hiện pháp luật về đầu giá quyền sử dụng đất

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lý

luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Tống Thị Hạnh (2009), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây

dựng ở thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà

nước và pháp luật, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

8. Nguyễn Duy Hùng (2003), Luật đầu tư song ngữ Việt - Anh, NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội.

Page 145: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

139

9. Nguyễn Duy Hùng (2009), Luật khuyến khích đầu tư trong nước Việt

Nam, năm 1999 - 2005 (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành

(văn bản hiện hành, mới nhất), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Mỹ Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về đầu tư theo hợp đồng

hợp tác kinh doanh ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế,

Trường Đại học Luật, Hà Nội.

11. Trịnh Thị Thu Hương (2009), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với

đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận

văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính

trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Linh (2015), Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành

chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận án

Tiến sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Võ Hải Long (2010), Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và lịch

sử nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

14. Đào Thị Mai (2005), Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta

hiện nay thực tiễn của thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Lý

luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

15. Nguyễn Duy Nam (2013), Pháp luật quản lý nhà nước về đầu tư - những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường

Đại học Luật, Hà Nội.

16. Đỗ Thị Phương (2013), Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

các doanh nghiệp Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận

văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

Page 146: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

140

17. Vũ Viết Thiệu (2007), Thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí trong quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản,

Luận văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện

chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Nguyễn Huy Thường (2007), Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp

luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay,

Luận văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Phan Thị Hương Thủy (2002), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết

tranh chấp Kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật,

Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Trường (2007), Thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài trên

địa bàn thủ đô Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà nước

và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Trần Thị Xuân (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện

pháp luật ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lý luận

và lịch sử nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

22. Trần Bảo Yến (2013), Pháp luật về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

trong các tổ chức kinh tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận

văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO (Dịch sang tiếng Việt)

23. Alounny Manipakone (2011), Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Thủ đô Vientian nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

24. Ban Phát triển doanh nghiệp quốc gia (2012), Bài báo cáo tổng kết công

tác phát triển doanh nghiệp cả nước năm 2012, Viêng Chăn.

Page 147: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

141

25. Báo Nhân dân (2016), Lời phát biểu về kế hoạch 30 năm phát triển kinh

tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

26. Báo Phát triển ngành (2009), Quản lý trong khu vực kinh tế và tài chính,

NXB Vụ quảng cáo huấn luyện pháp luật, Bộ Tư pháp, Viêng Chăn.

27. Bộ Công thương (2009), Chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

đến năm 2010, Viêng Chăn.

28. Bộ Công thương (2010), Chiến lược xuất khẩu quốc gia, Viêng Chăn.

29. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2008), Tổng kết xuất khẩu 2007 -

2008, Viêng Chăn.

30. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2009), Tổng kết xuất khẩu 2008 -

2009, Viêng Chăn.

31. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2010), Kế hoạch xuất khẩu 2010 -

2015, Viêng Chăn.

32. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2010), Tổng kết xuất khẩu năm

2009 - 2010, Viêng Chăn.

33. Bộ Công Thương, Phòng Khuyến khích và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,

(2010), Báo cáo tình hình của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Viêng Chăn.

34. Bộ Công thương, Vụ kế hoạch và hợp tác (2012), Bài phân tích sự hội

nhập về thương mại năm 2012, Viêng Chăn.

35. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc

gia lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng Chăn.

36. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Pháp luật khuyến khích đầu tư của Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào, bản số 02/QH, ngày 8 tháng 7 năm

2009, giấy đề nghị của bản số 2733/KHDDT4, ngày 23 tháng 11

năm 2010.

37. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc

gia lần thứ VII (2011 - 2015), Viêng Chăn.

Page 148: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

142

38. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo Kinh tế - Xã hội, Viêng Chăn.

39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Thống kê năm 2012, Viêng Chăn.

40. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Kế hoạch về phát triển quản lý Nhà nước

bằng pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ nay đến

năm 2020, NXB Bộ tư pháp Lào.

41. Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm (2014), Thống kê năm 2013, Viêng Chăn.

42. Bộ Lao động và phúc lợi xã hội (2012), Tổng kết việc tổ chức thực hiện

công tác Lao động và Phúc lợi xã hội năm 2010-2011 và kế hoạch

năm 2011-2012, Viêng Chăn.

43. Bộ năng lượng và Khoáng sản (2010), Kế hoạch phát triển năng lượng và

khoáng sản lần thứ VII (2011 - 2015), Viêng Chăn.

44. Bộ Tư pháp (1988), Luật về Đầu tư nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, NXB Viêng Chăn.

45. Bộ Tư pháp (1991), Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, NXB

Viêng Chăn.

46. Bộ Tư pháp (1994), Luật về quản lý và khuyến khích đầu tư nước ngoài tại

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ngày 21/4/1994 số 23/QH (sửa đổi

luật năm 1988).

47. Bộ Tư pháp (1995), Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, ban hành ngày

26/10/1995, Lào.

48. Bộ Tư pháp (2003), Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm

2003 (sửa đổi 1991), NXB Viêng Chăn.

49. Bộ Tư pháp (2004), Giáo trình Luật đầu tư nước ngoài của Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào.

50. Bộ Tư pháp (2005), Giáo trình Luật đầu tư khoa Luật, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

51. Bộ Tư pháp (2005), Giáo trình Luật đầu tư Việt Nam, NXB Chính trị

quốc gia.

Page 149: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

143

52. Bộ Tư pháp (2005), Luật thuế Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, NXB

Viêng Chăn.

53. Bộ Tư pháp (2008), Sách tổng hợp pháp luật và các văn bản pháp lý của Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào, NXB Vụ quảng cáo huấn luyện pháp

luật,Viêng Chăn.

54. Bộ Tư pháp (2009), Luật đầu tư của Lào, NXB Viêng Chăn.

55. Bộ Tư pháp (2010), Luật về khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài

bản sửa đổi bổ sung năm 2004 - 2009 (sửa đổi luật năm 1994), NXB

Viêng Chăn.

56. Bộ Tư pháp (2011), Pháp luật về các lĩnh vực kinh tế của Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào năm 1990 -2004, NXB Viêng Chăn.

57. Bộ Tư pháp (2011), Sắc lệnh luật khuyến khích đầu tư, dựa theo pháp

luật đối với khuyến khích đầu tư bản số 02/QH, ngày 8 tháng 7 năm

2009, Viêng Chăn.

58. Bun Sổng Va Say Gì (2011), Quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nước

ngoài gắn vào khu vực nông nghiệp ở tỉnh Luông năm Tha, Luận

văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện chính trị và hành chính Quốc

gia Thà ngòn, Lào.

59. Bunthôm Phômmavông Sy (2012), Đầu tư Nhà nước vào sự phát triển

cơ sở hạ tầng kiến trúc ở tỉnh Sa la Văn, Luận văn Thạc sĩ Nhà

nước và pháp luật, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia

Thà Ngòn, Lào.

60. BunTy ĐêtĐaVôngSỏn (2011), Cải thiện đầu tư của Nhà nước trong

khu vực nông nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học

viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Thà ngòn Lào.

61. Chaopaly PhanOuthon (2010), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Chăm Pa sắc nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học

viện Chính trị Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 150: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

144

62. Cục Chính sách ngoại thương, Bộ Công thương (2010), Hội nhập kinh tế

vùng và quốc tế, Viêng Chăn.

63. Cục Công nghiệp, Bộ Công thương (2010), Công tác quản lý và phát triển

công nghiệp chế biến, Viêng Chăn.

64. Cục Hợp tác quốc tế, Cơ quan Du lịch quốc gia (2010), Số liệu du lịch cho

phép đầu tư cho các năm từ 2000 - 2010, Viêng Chăn.

65. Cục Khuyến khích và phát triển đầu tư, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2010), Số

liệu đầu tư theo ngành từ 2000 - 2010, Viêng Chăn.

66. Cục Phát triển sản phẩm thương mại, Bộ Công thương (2010), Kế hoạch

phát triển thủ công Lào, Viêng Chăn.

67. Cục Xuất - Nhập khẩu, Bộ Công thương (2010), Đánh giá sự tổ chức

thực hiện quan hệ thương mại Lào - Việt Nam năm 2010 và năm

2015, Viêng Chăn.

68. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Nghị quyết của Đảng lần thứ

VII, NXB Quốc gia, Viêng Chăn.

69. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Nghị quyết của Đảng lần thứ

VIII, NXB Quốc gia, Viêng Chăn.

70. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết của Đảng lần thứ IX,

NXB quốc gia, Viêng Chăn.

71. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2013), Nghị quyết của Bộ chính trị

số 05/BCT Về củng cố và phát triển doanh nghiệp trong giai

đoạn mới, Viêng Chăn.

72. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Chương trình báo cáo chính trị

của ban điều hành Trung ương Đảng thời kỳ thứ IX đối với Đại hội

lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào nước Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào.

Page 151: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

145

73. Ekmongkhon Saiyavong (2008), Nhất thế hóa pháp luật đầu tư của Việt

Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào trong tiến trình gia nhập WTO, Luận văn Thạc sĩ

Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

74. Hội đồng Công thương Quốc gia Lào (2009), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào trong tiến trình hội nhập WTO, cơ hội và thách thức trong phát

triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giá cao, Viêng Chăn.

75. Hội đồng Công thương Quốc gia Lào (2010), Đánh giá sự tin tưởng về

kinh doanh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Viêng Chăn.

76. Khămkhỏng Phômmapannha (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ

chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào, Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

77. Khămmanh Sisath (2013), Pháp luật đầu tư của Lào trong tương quan

so sánh với pháp luật đầu tư Việt Nam - Bài học kinh nghiệm hoàn

thiện pháp luật đầu tư của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận

văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

78. Khăm Phui Pan Ma Lai Thong (2011), Những vấn đề chung về tình hình kinh

tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phương hướng phát triển

trong tương lai, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập I, Viêng Chăn.

79. Khăm Sải Năn Tha Vông (2009), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

căn cứ vào sự phát triển nền kinh tế ở Lào, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế

chính trị, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Thà Ngòn Lào.

80. KhămLa LovanXay (2013), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất

đai ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Lý

luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 152: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

146

81. KhămSải Nănthavông (2009), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài căn cứ vào sự phát triển nền kinh tế ở Lào, Luận văn Thạc sĩ

Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Thà

Ngòn, Lào.

82. Khănkeo Đalybut (2010), Giải quyết tranh chấp vấn đề xảy ra vì đầu tư

nước ngoài nghiên cứu để so sánh hệ thống trong và ngoài tòa án,

Luận văn Thạc sĩ Pháp lý luật học, Trường Đại học Luật Lào.

83. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo phát triển của thế giới, Viêng Chăn.

84. Ngân hàng Trung ương Lào (2005), Báo cáo kinh tế trung ương, Viêng Chăn.

85. Ngân hàng Trung ương Lào (2007), Báo cáo kinh tế trung ương, Viêng Chăn.

86. Ngân hàng Trung ương Lào năm (2006), Báo cáo kinh tế trung ương,

Viêng Chăn.

87. Phonepaseuth Mahanousith (2011), Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích

đầu tư nhằm hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế,

Trường Đại học luật, Hà Nội.

88. Phonesay Vilaysack (2010), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển

kinh tế đầu tư, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

89. Phôxay Xayxasỏn (2011), Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp

huyện ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Lý

luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

90. Phutsady Phănnhaxít (2008), Pháp luật về khuyến khích đầu tư ở nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào - thực trạng và phương hướng hoàn thiện,

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học luật, Hà Nội.

Page 153: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

147

91. Sengkhamyong Bounnaphone (2013), Các quy định về khuyến khích đầu tư

- so sánh giữa pháp luật của Việt Nam và của Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật,

Hà Nội.

92. Sengphet Bulom (2011), Pháp luật về hình thức đầu tư Việt Nam trong sự

so sánh với pháp luật đầu tư Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận

văn thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

93. Sổmsắc Sengsắcđa (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm pa

Sắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Kinh

tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Hồ Chí Minh, Hà Nội.

94. Souliya Pouangpadith (2008), Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận

văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

95. Syvanh Leemaitêng (2013), Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài

ở Việt Nam và Lào - Nhìn từ góc độ so sánh, Luận văn Thạc sĩ Luật

kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

96. Thặt sa na lon Sỉ su nôn (2011), Quy tắc khuyến khích và quản lý đầu tư

nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trường hợp nghiên

cứu việc đầu tư trong công trình thông thường, Luận văn Thạc sĩ

Pháp lý và nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật, Lào.

97. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Quốc gia lần thứ VI (2006-2010), Viêng Chăn.

98. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo khảo sát doanh nghiệp năm

2005, Viêng Chăn.

99. Uỷ ban Phát triển Doanh nghiệp Quốc gia (2008), Báo cáo tình hình hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua và phương

hướng chiến lược đề phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới,

Viêng Chăn.

Page 154: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

148

100. Văn phòng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển doanh nghiệp Vừa

và Nhỏ đến năm 2010, NXB Quốc gia, Viêng Chăn.

101. Văn Xay Sen Nhot (2014), "Để thu hút FDI nhiều hơn tại các tỉnh miền

núi phía Bắc Lào", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (03), tr. 38-40.

102. Văn Xay Sen Nhot (2014), "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

quy trình phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào", Tạp chí Thông tin đối ngoại, (02), tr. 70-74.

103. Viện Khoa học xã hội Quốc gia (2011), Tổng kết 25 đổi mới ở Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào (1986-2010), NXB Quốc gia, Viêng Chăn.

104. Vụ Kế hoạch và Phát triển đất đai (2005), Luật đất đai Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, NXB Quốc gia, Viêng Chăn.

C. TIẾNG ANH

105. Asia Competitiveness Institute (2011), ASEAN Competitiveness Report

2010, Singapore.

106. World Economic Forum (2013), The Global Competitiveness Report

2013-2014, Geneva.

107. Ministry of Commerce and Tourism, Lao PDR (1998), What and How to

do business in the Lao PDR, Vientiane.

108. Deparment for Promotion and Management of Domestic and Foreign

Investment - DDFI Lao PDR (2005), Lao PDR - The Promising

Investment Destination, Vientiane.

Page 155: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Tình trạng kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tóm lại năm 2014

Sự phát triển của kinh tế 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15

Tổng kết số lượng tăng lên (%) 7.9 8,1 8,3 8,0 7,8 8,2

Nông nghiệp (%) 3,0 2,9 2,8 3,1

Công nghiệp hóa (%) 17,7 15,2 14,4 7,4

Dịch vụ (%) 5,2 7,1 8,1 9,7

Các thuế lệ khác (%) 12,3 9,6 8,6 19,6

Thu nhập do với người (Đô la) 1.026 1.213 1.355 1.534

Cơ cấu của kinh tế 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13

Nông nghiệp (%) 28,9 27,8 26,6 25,2

Công nghiệp hóa (%) 26,9 28,3 29,5 28,0

Dịch vụ (%) 37,2 36,8 36,7 38,9

Các thuế lệ khác (%) 7.0 7.1 7.1 7.9

Sự góp phần về sự phát triển 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13

(trong 100%)

Nông nghiệp (%) 11,9 10,9 9,6 10,7

Công nghiệp hóa (%) 52,3 47,7 47,0 26,7

Dịnh vụ (%) 25,3 33,1 36,1 45,1

Các thuế lệ khác (%) 10.5 8.3 7.3 17.6

Giá trị 2010 2011 2012 2013 2013/14 14/2015

Bình quân tỉ lệ lạm (%) 6,07 7,49 4,26 6,36 6,6 4,5

Bình quân tỉ giá hối đoài tiền kíp

và tiền Đô la 8.264 8.030 8.014 7.837

Bình quân tỉ giá hối đoài tiền kíp

và Bạt (Thai lan) 261 264 259 256

Thương mại 2010 2011 2012 2013

Xuất ngoại (Hàng triệu Đô la) 1.746 1.879 2.269 2.318

Nhập khẩu (Hàng triệu Đô la) 2.060 2.404 2.467 2.524

Tài chính nhà nước 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13

Thu nhập tiền viện trợ (Tỷ kíp) 12.100 13.890 16.552 20.818

Chi phí (Tỷ kíp) 13.336 15.087 17.592 24.618

Thiếu tương đương

(% bằng GDP) 2,28 1,93 1,48 4,73

Nguồn: [108 ]

Page 156: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 2

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào

trong giai đoạn 1988 - 2008

Năm Số dự án

(dự án)

Vốn đầu tư

(USD)

Tốc độ tăng

vốn đầu tư

Quy mô b/q

dự án (USD)

1988 -1990 21 36,342,434 1,730,592

1988 6 2,676,000 446,000

1989 9 29,784,000 11.13 3,309,333

1990 6 3,882,434 0.13 647,072

1991 -1995 218 1,578,760,257 7,242,020

1991 21 27,696,570 7.13 1,318,884

1992 39 69,006,252 2.49 1,769,391

1993 66 76,935,264 1.11 1,165,686

1994 67 1,312,239,245 17.06 19,585,660

1995 25 92,882,926 0.07 3,715,317

1996 - 2000 244 1,523,024,449 6,241,903 1996 40 335,004,111 3.61 8,375,103

1997 54 747,974,579 2.23 13,851,381

1998 48 109,373,367 0.15 2,278,612

1999 62 294,377,442 2.69 4,748,023

2000 40 36,294,950 0.12 907,374

2001 - 2005 504 2,577,637,387 5,114,360

2001 60 395,040,972 10.88 6,584,016

2002 100 1,422,772,209 3.60 14,227,722

2003 108 140,964,949 0.10 1,305,231

2004 120 494,725,720 3.51 4,122,714

2005 116 124,133,537 0.25 1,070,117

2006 - 2008 570 6,700,175,047 11,754,693

2006 168 2,510,772,742 20.23 14,945,076

2007 176 802,914,585 0.32 4,562,015

2008 188 3,125,379,223 3.89 16,624,358

Tổng 1,557 12,415,939,574

Nguồn: [40]

Page 157: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 3

B¶ng 1: Tû lÖ cho vay so víi GDP cña c¸c níc trong vïng

Đơn vị tính: (%)

TT Tên các nước Tỷ lệ vay so với GDP

(%)

1

2

3

4

5

Campuchia

Lào

Malayxia

Thái Lan

Việt Nam

7,8

7,3

112,8

78,1

58,9

Nguồn: [41 ]

Bảng 2: Số vốn và dự án FDI theo ngành và lĩnh vực ở Lào

STT Ngành Số dự

án Vốn đầu tư

(USD) Quy mô b/q

dự án (USD)

I Nông nghiệp 254 1,130,152,506 4,449,419.31

II Công nghiệp 645 9,150,096,826 14,186,197

Công nghiệp - thủ công 297 925,933,341 3,117,621

Công nghiệp gỗ 59 225,511,784 3,822,234

Mỏ-khoáng sản 137 2,405,358,841 17,557,364

Năng lượng - thuỷ điện 28 5,231,141,585 186,826,485

Xây dựng 56 301,463,860 5,383,283

May mặc 68 60,687,415 892,462

III Dịch vụ 658 2,135,690,242 3,245,730

Thương mại 157 112,022,820 713,521

Khách sản- hàng ăn 123 459,014,051 3,731,822

Ngân hàng 20 209,000,000 10,450,000

Tư vấn 75 17,513,210 233,509

Dịch vụ 266 953,484,534 3,584,528

Viễn thông 17 384,655,627 22,626,802

Tổng 1,557 12,415,939,574

Nguồn: [41]

Page 158: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 4 Biểu đồ 1: Tỷ lệ dự án theo cơ cấu ngành

Nguồn: [41]

Biểu đồ 2: Tỷ lệ vốn đầu tư theo cơ cấu ngành (%)

Nguồn: [41]

Biểu đồ 3: Quy mô bình quân một dự án các giai đoạn ở Lào

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: [41]

Page 159: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 5

Bảng 1: FDI vào Lào phân theo các vùng giai đoạn 1988 - 2008

Năm 1988 - 2008

Tên các vùng Vốn đầu tư

(triệu USD)

Tỷ trọng

vốn (%)

Số dự án

(dự án)

Tỷ trọng

dự án (%)

Miền Bắc 3,611 29 229 15

Miền Trung 4,879 39 1,219 78

Miền Nam 3,906 32 109 7

Tổng 12,415 100 1,557 100

Nguồn: [35]

B¶ng 2: So s¸nh ®é më cöa kinh tÕ giai ®o¹n n¨m 2006 - 2010

Đơn vị tính: %

Nước Tỷ lệ độ mở cửa kinh tế / GDP

Lào 83,2

Việt Nam 159,1

Campuchia 105,6

Thái Lan 151,1

Philippine 85,1

Hông Kông 406,5

Malayxia 205,9

Singapore 443,2

Myanmar 52,8

Nguồn: [35]

Page 160: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 6

GDP b×nh qu©n ®Çu ng­êi n¨m 2000 - 2010

Đơn vị tính: USD

Nguồn: [35]

Thứ tự xếp hạng 178 nước trên thế giới về các thủ tục

cấp phép giấy phép đầu tư

Tên nước Thứ tự xếp hàng Số thủ tục Thời gian (ngày)

St. Vincent and

The Grenadines

1

11

74

New Zealand 2 7 65

Singapore 5 11 102

Thái Lan 12 11 156

Việt Nam 63 13 194

Lào 111 24 172

Campuchia 144 23 709

Trung Quốc 175 37 336

Nga 177 54 704

Eritrea 178 - -

Nguồn: [35]

USD

Page 161: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 7

Biểu đồ 1: Tăng cường GDP của đầu tư năm 2009

Đơn vị tính: %

Nguồn: [35]

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát ở Lào (1996 - 2008)

Đơn vị tính: %

Nguồn: [35]

Biểu đồ 3: Tỷ giá hối đoái đồng tiền kíp (1985 - 2008)

Đơn vị: Kíp Lào/Đô la

Nguồn: [35 ]

7.55.5

4.5

6.45.9

6.2

8.1 8 7.97.1

0

12

3456789

1981-

1985

1986-

1990

1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2005 2006 2007 2008 2009

(%)

15.6

19.5

90.1

128.4

23.1 7.8 10.6 15.5 10.57.2 6.8 4.5 7.1

0

50

100

150

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

(%)

45696

923

7,848

10,414

9,684 9,222

8,761

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

1985 1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008

Tû gi ̧hèi ®o¸i ®ång tiÒn kÝp/USD

Page 162: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 8 Biểu đồ 1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2000 - 2008

Đơn vị tính: USD

322 332357

432 506534

669

810946

0

200

400

600

800

1000(U

SD

)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: [ 35]

Biểu đồ 2: Tỷ lệ chyến lượng giữa vốn đăng ký 2000 - 2008

1,994

826

36395

1,422

140

494

124

2,510

802

3,125

75 93 155 299 449 628 7704060

100108 120 116

168176 188

0

1000

2000

3000

4000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số

vốn

(tr

iệu

US

D)

0

50

100

150

200

Số

dư á

n

Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dư án

Nguồn: [35 ]

Biểu đồ 3: Tỷ lệ vốn đăng ký các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000-2008

Nguồn: [35 ]

Page 163: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 9

Biểu đồ 1: Số dự án theo các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000 - 2008

Đơn vị tính: %

Nguồn: [35]

Biểu đồ 2: Tỷ lệ dự án các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000 - 2008

Đơn vị tính: %

Nguồn: [35]

BiÓu ®å 3: GDP trung b×nh ®Çu ngêi (kÕ ho¹ch vµ thùc hiÖn)

Đơn vị tính: USD

N¨m KÕ ho¹ch

($/ng­êi/n¨m)

Thùc hiÖn

($/ngêi/n¨m)

So s¸nh kÕ ho¹ch

Vµ thùc hiÖn (%)

2006 556 573 3,1

2007 619 687 11,0

2008 682 818 19,9

2009 752 906 20,5

2010 823 1.069 29,8

Nguồn: [35]

Page 164: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 10 Tû lÖ lao ®éng theo ngµnh

Đơn vị tính: %

N¨m T/T Néi dung

2005 2010

Yªu cÇu

2006-2010

1 N«ng l©m nghiÖp 78,5% 75,1% 73,9%

2 C«ng nghiÖp 4,8% 5,5% 9,3%

3 DÞch vô 16,7% 19,5% 16,9%

Nguồn: [42].

Page 165: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D ...hcma.vn/Uploads/2016/12/4/LUAN AN - NORKEO KOMMADAM.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ

Phụ lục 11

TỔNG QUAN XẾP THỨ TỰ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở LÀO

TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI NĂM 2015

T/T NƯỚC SỐ DỰ ÁN TỔNG QUAN

DỰ ÁN (US$)

1 Trung Quốc 35 1,360,132,667

2 Lào* 78 1,154,957,191

3 Thái Lan 13 601,660,050

4 Anh 4 547,795,000

5 Ma lai xia 6 544,920,000

6 Hà Lan 1 390,600,000

7 Việt Nam 19 185,164,405

8 Nhật Bản 5 60,670,950

9 Hồng Kông 4 30,000,000

10 Đài Loan 1 18,324,000

11 Singapo 1 15,000,000

12 Ca na đa 2 14,747,928

13 Hàn Quốc 5 6,872,691

14 In đô nê xia 1 5,500,000

15 Lào 1 3,784,016

16 Liên bang Nga 2 3,000,000

17 Ấn độ 4 2,499,999

18 Mỹ 2 1,094,500

19 Pháp 1 40,000

Gồm Nước 185 4,946,763,398

Nguồn: [37]