46
1 210 Thư tháng Baha’i

Thư tháng Baha’ibahai.org.vn/wp172/wp-content/uploads/2014/10/Thu_thang_210Revised.pdfLANGENHAIN, Germany 11/07/2014 – Các nhân vật chính trị và tôn giáo lỗi lạc

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

210

Thư tháng Baha’i

2

Nội dung trong số này:

THƯ QUỐC TẾ

Kỷ niệm 50 năm Đền thờ Baha’i tại Châu Âu…Trang 06

THƯ TRONG NƯỚC:

Hội thảo quốc tế tại Hà Nội……….………...Trang 11

Sách vừa dịch…………………………….....Trang 28

Những câu chuyện đóng góp quỹ…………..Trang 32

Thảo luận chương trình lễ 19 ngày………....Trang 33

Trau dồi kỹ năng dịch giáo lý Baha’i từ nguyên tác bằng Tiếng Anh ……………….……………Trang 34

Tìm hiểu về Thánh Kinh Thiêng Liêng Nhất…Trang 35

Quỹ Huququ’llah…………………….…......Trang 36

Cầu nguyện ………………………………...Trang 38

Tìm hiểu giáo lý Baha’i …………………….Trang 39

Kính mừng Thánh lễ Giáng sinh Đức Bab….Trang 42

Gởi tất cả tín đồ Baha’i……………………..Trang 45

3

CÁC LỄ 19 NGÀY

Tiếng Á rập Tiếng Việt Ngày chính 01 Baha Huy hoàng 21 tháng 03 02 Jalal Vinh quang 09 tháng 04 03 Jamal Mỹ lệ 28 tháng 04 04 Azamat Vĩ đại 17 tháng 05 05 Nur Ánh sáng 05 tháng 06 06 Rahmat Từ bi 24 tháng 06 07 Kalimát Thánh ngôn 13 tháng 07 08 Kamal Hoàn hảo 01 tháng 08 09 Asma Thánh Danh 20 tháng 08 10 Izzat Sức mạnh 08 tháng 09 11 Mashiyyat Ý chí 27 tháng 09 12 Ilm Tri thức 16 tháng 10 13 Qudrat Uy quyền 04 tháng 11 14 Qawl Văn từ 23 tháng 11 15 Masa’il Vấn từ 12 tháng 12 16 Sharaf Danh dự 31 tháng 12 17 Sultan Tối thượng 19 tháng 01 18 Mulk Ngự trị 07 tháng 02 19 Ala Cao cả 02 tháng 03

Ghi nhớ:

Vì ngày của niên lịch Baha’i bắt đầu lúc mặt trời lặn ngày hôm nay đến mặt trời lặn ngày hôm sau, nên Lễ Mười chín Ngày thường tổ chức vào tối hôm trước của ngày ghi trên đây hoặc vào buổi trưa của chính ngày đó. (Dư nhật từ tối 25/02 đến hết ngày 01/03)

(Tháng Trai giới bắt đầu từ sáng ngày 02/03 đến chiều tối ngày 20/03)

(Tết Baha’i 21/03 : cử hành vào tối 20/3 hoặc vào ban ngày của ngày 21/03)

4

THÁNH NGÔN ĐỂ SUY NGẪM

HỠI CON CỦA NGÔN NGỮ!

Ngươi là thành trì kiên cố của Ta; vào đó đi, cho được

an toàn. Tình yêu của Ta ở trong ngươi, hãy thức ngộ

điều đó thì sẽ thấy Ta ở gần kề ngươi.

Lời Đức Baha’u’llah Ẩn Ngôn,

Câu 10, phần tiếng Á-Rập

5

“Những người được Thượng Đế ban cho linh giác

sẽ nhận biết dễ dàng rằng các nguyên lý do

Thượng Đế thiết lập là phương tiện cao cả nhất

để duy trì nền trật tự trên thế giới

và sự an ninh của các dân tộc.”

Thánh kinh Kitab-i-Aqdas của Đức Baha’u’llah, đoạn 2

“They whom God hath endued with insight

will readily recognize that the precepts

laid down by God constitute the highest

means for the maintenance of order in the

world and the security of its peoples.”

The Kitab-i-Aqdas, Baha’u’llah, paragraph 2

6

CHIA SẺ THÔNG TIN THƯ QUỐC TẾ: KỶ NIỆM 50 NĂM ĐỀN THỜ BAHA'I TẠI CHÂU ÂU LANGENHAIN, Germany 11/07/2014 – Các nhân vật chính trị và tôn giáo lỗi lạc đã tụ họp tại đây khi bắt đầu chương trình kỷ niệm 50 năm ngày đầu tiên xây dựng Đền thờ Baha'i tại lục địa Châu Âu.

Tại buổi đón tiếp ở Trung tâm Baha'i Quốc gia hôm ngày 03/07, Quốc vụ khanh và Chánh văn phòng phủ Thủ tướng, Ông Axel Wintermeyer đã phát biểu trước cử tọa khoảng 130 người. Ông đã ca ngợi giáo lý Baha'i cho việc thúc đẩy “đối thoại được định hình bởi sự tôn trọng và khoan dung với mọi tôn giáo”. Ông Wintermeyer nói: “Nhiều cuộc xung đột mãnh liệt trên thế giới được thúc đẩy vì sự không khoan dung tôn giáo, và hòa bình thế giới sẽ không thực hiện được nếu không có hòa bình tôn giáo.”

“Trái lại, Đền thờ Baha'i là biểu tượng của lòng khoan dung và chung sống tôn giáo. Mọi người được chào đón.”

7

Người đứng đầu hội nghị bàn tròn của các tôn giáo tại Đức, Đức cha Tiến sĩ Franz Brendle, cũng phát biểu trước cử tọa bày tỏ sự biết ơn của ông về sự đóng góp của Baha'i đang thực hiện cho việc đối thoại liên tôn và cho các nỗ lực xây dựng cộng đồng của họ.

Ông Brendle nói: “Các bạn tiêu biểu cho thái độ hòa bình đối với người khác.” Giáo sư Ingo Hofmann, Đại diện Cộng đồng Baha'i Đức, giải thích rằng chỉ có thờ phượng thôi sẽ không đủ cho việc xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng. Một quan niệm đầy đủ về mỗi Đền thờ Baha'i là nó cung cấp một trung tâm tâm linh, chung quanh là các cơ cấu và cơ quan về xã hội, nhân đạo, giáo dục có thể được thành lập cho cư dân chung quanh. Giáo sư Hofmann nói: “Làm việc trong tinh thần phụng sự nhân loại chính là thờ phượng Thượng Đế,”

8

Đền thờ Baha'i tại Đức được hiến dâng vào ngày 04/07/1964 sau ba năm rưỡi xây dựng. Nó được công bố là Công trình kỷ niệm văn hóa cho Hesse vào năm 1987 và được xem là dấu mốc quan trọng của quận Main-Taunus. Nêu bật về thiết kế độc đáo của Đền thờ, Wolfgang Exner, một thành viên của Hội đồng Hofheim và Taunus nhấn mạnh về sự hãnh diện của dân chúng trong vùng là “có một kiến trúc quý giá gần chúng tôi”. Ông nói: “Chúng tôi thích đưa các vị khách đến đây và hãnh diện cho họ thấy Đền thờ Baha'i của chúng tôi.” Cũng hiện diện trong số các cử tọa là ông Teuto Rocholl, kiến trúc sư của Đền thờ. Ông đến buổi tiếp cùng vợ và con gái với tư cách là khách danh dự. Sau buổi tiếp, các cử tọa có buổi cầu nguyện chung tại Đền thờ Baha'i .

9

Lễ hội kỷ niệm 50 năm được tiếp tục vào ngày Chủ nhật 06/07 khi Cộng đồng Baha'i Đức chủ trì lễ hội hàng năm. Với khoảng 3.000 khách viếng thăm đến từ các khu láng giềng chung quanh cũng như một số nơi khác. Một chương trình văn hóa bao gồm biểu diễn kịch nghệ và âm nhạc của ban Mood, một dàn hợp xướng thanh niên địa phương của Langehain. Bốn chương trình cầu nguyện cũng diễn ra trong Đền thờ suốt cả ngày. Một triển lãm nghệ thuật đánh dấu sự kiện kỷ niệm 50 năm cũng được thực hiện suốt cả tháng 7, trưng bày nhiều bức tranh và hình chụp do cảm hứng từ Đền thờ Baha'i tại Đức của 12 nghệ sĩ tại Langenhain và vùng chung quanh.

10

Các cộng đồng Baha'i

Hãy nỗ lực

Giúp Thanh niên

Bước đi trên đường phụng sự

Sống hữu ích cho Xã hội

11

THƯ TRONG NƯỚC: HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI

Hội thảo Quốc tế do Liên minh Châu Âu hợp tác với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào 25-26/09/2014 với chủ đề: “Tôn giáo và Đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Chia sẻ những kinh nghiệm của châu Âu và Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

Hội thảo quy tụ trên 100 đại biểu bao gồm đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan Trung ương; Phái đoàn Liên minh Châu Âu; các Đại sứ quán Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Ai-len, Na-uy, Thụy Điển, Singapore, Anh, Mỹ; đại diện của 15 tổ chức tôn giáo, đại diện các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, đại diện

12

Chương trình hỗ trợ đối thoại chiến lược EU-Việt Nam; và đại diện 22 Ban Tôn giáo tại các Tỉnh, Thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Bình Phước, Cần Thơ, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Tỉnh, An Giang, Bình Dương.

Nhân dịp này Cộng đồng Tôn giáo Baha'i Việt Nam đã phát biểu bài tham luận tại Hội thảo với khoảng 20 phút. Trong phần trình bày của Baha'i có một người trẻ là thanh niên Baha'i tại Cộng đồng Hà Nội, cô Đinh Thị Thương Huyền đã nhận được sự hoanh nghênh nồng nhiệt vì tinh thần phụng sự xã hội của những người trẻ mà Cộng đồng Tôn giáo Baha'i đã chú tâm đào tạo. Dưới đây là bài phát biểu tham luận:

13

CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO BAHA'I VIỆT NAM

THAM LUẬN HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI NGÀY 25-26/09/2014

Do Liên Minh Châu Âu (EU) phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức

Chủ đề: THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG

Kính thưa Quý vị, Thay mặt Cộng đồng Tôn giáo Baha'i Việt Nam tôi bày tỏ

lòng ngưỡng mộ đối với sáng kiến tổ chức sự kiện này và hân hoan chào mừng quý thính giả tại hội thảo.

Trên nền tảng Giáo lý Baha'i, tôi xin trình bày mấy ý chính về vấn đề đa dạng tôn giáo với sự hòa hợp như sau:

VÌ SAO CÓ SỰ ĐA DẠNG TRONG TÔN GIÁO?

Đức Baha'u'llah, Đấng Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i dạy: “Loài người được tạo sinh là để xây dựng nền văn minh tiến bộ không ngừng”1

Ngài còn dạy: “Đấng Đại Khoan dung đã ban cho con người thị năng, và phú cho con người thính lực. Có một số kẻ mô tả con người là ‘tiểu vũ trụ’, nhưng thật ra con người phải được coi là ‘đại vũ trụ’. Những tiềm năng cố hữu nơi cương vị con người, tầm vóc trọn vẹn của vận mệnh con người trên trái đất, tính ưu việt nội tại trong bản thể con người, phải được biểu hiện tất cả trong Ngày hứa hẹn này của Thượng Đế.“2

Để giúp loài người đạt được cương vị cao quý đó, Thượng Đế đã cử các Đấng Tiên tri hay còn gọi là các Đấng Giáo Tổ của các 1 Đức Baha'u'llah , Trích Thánh Thư của Đức Baha'u'llah, trang 215 2 Đức Baha’u’llah, Trích Thánh thư Đức Baha’u’llah, Đoạn CLXII, tr. 340

14

Tôn giáo mang giáo lý thiên thượng đến với loài người qua từng thời kỳ tiến hóa để giúp nhân loại nâng cao nền văn minh lên mãi.

Đức Abdul-Baha dạy: “Các tôn giáo thiêng liêng đều giống như sự chuyển vần các mùa trong năm. Khi trái đất trở nên chết khô và hoang phế, vì băng giá khiến dấu vết mùa xuân bị xoá sạch, mùa xuân lại xuất hiện và mặc cho vạn vật chiếc áo sự sống mới. các cánh đồng trở nên tươi xanh, cây cối được điểm tô bằng màu lá và quả xuất hiện. Rồi mùa đông lại đến, và tất cả các dấu vết mùa xuân biến đi. Đây là chu kỳ liên tục của các mùa - xuân, đông, rồi lại xuân. Nhưng dù cho niên lịch đổi thay và năm tháng trôi qua, mỗi mùa xuân đến vẫn là sự trở về của tiết xuân xưa; xuân này là sự đổi mới của mùa xuân trước. Tiết xuân là tiết xuân bất kể nó đến khi nào và thường xuyên ra sao. Các Đấng Tiên tri Thiêng liêng đến như mùa xuân, mỗi Đấng đổi mới và làm hồi sinh giáo lý của Đấng Tiên tri đã đến trước Mình. Giống như tất cả các mùa xuân chủ yếu là một với cuộc sống mới mẻ, với mưa xuân và vẻ đẹp, bản chất sứ mệnh và công quả của tất cả các Đấng Tiên tri là một và giống nhau.”3

3 Đức Abdul-Baha, Quảng bá nền Hoà bình Thế giới, tr. 126

15

“Mỗi Đấng Sứ giả này đều ban sự sống cho thế giới loài người, làm thay đổi bộ mặt địa cầu, nâng cao trí thông minh, làm sinh động tâm hồn, đặt nền móng cho cuộc sinh tồn mới, thiết lập nền tảng cho một cuộc sáng tạo kỳ diệu, tổ chức thế giới, đặt các quốc gia và các tôn giáo dưới bóng một ngọn linh kỳ, giải thoát con người khỏi mọi khiếm khuyết và thói xấu, và khơi lên nơi con người niềm khát khao và nhu cầu thành đạt và thủ đắc những sự hoàn hảo tự nhiên. Hẳn nhiên là không có gì ngoài uy lực thiêng liêng có thể hoàn thành một sự nghiệp lớn lao như thế”4.

Tuy thế chúng ta cần biết rằng: “Mỗi tôn giáo thiên thượng đều biểu hiện hai loại phán lệnh. Thứ nhất là những phán lệnh liên quan đến việc tiếp nhận những đặc tính tâm linh, phát triển nguyên lý đạo đức và làm hồi sinh lương tri con người. Đây là những điều thiết yếu hoặc căn bản, là một và giống nhau trong tất cả các tôn giáo, bất biến và vĩnh cửu – là chân lý không tùy thuộc sự biến đổi.

Tất cả các Đấng Sứ giả và Tiên tri Thiên thượng đều là những công cụ hay những dòng kênh của chân lý chính yếu, vĩnh cửu và giống nhau này. Loại phán lệnh thứ hai trong các tôn giáo thiên thượng là những phán lệnh liên quan đến những sự việc về vật chất của nhân loại. Đây là những luật về vật chất hoặc tạm thời tùy thuộc sự đổi thay trong mỗi thời đại của Đấng Biểu hiện, thích hợp với những nhu cầu của thời đại, hoàn cảnh và khả năng khác nhau của nhân loại. Chẳng hạn như, vào thời Đức Moses mười điều răn có liên quan đến tội sát nhân được Ngài mặc khải. Mười điều răn này thích hợp với các nhu cầu trong ngày và trong thời đại của Ngài. Các luật khác cho phép dùng nhục hình được Đức Moses ban bố - như mắt đền mắt, răng đền răng. Hình phạt đối với tội trộm là chặt tay. Những luật pháp và hình phạt này phù hợp với trình độ của dân Israel vào thời ấy, sống trong sa mạc hoang vu với những điều kiện mà sự nghiêm khắc là cần thiết và chính đáng. Nhưng vào thời Đức 4 Abdu'l-Baha, Những câu hỏi đã được giải đáp, tr. 9

16

Chúa thì các luật pháp này không còn thích hợp nữa, vì vậy Đức Chúa đã xoá bỏ và đổi thay các phán lệnh của Đức Moses.5

Đức Baha'u'llah dạy: “Sự phát ngôn của Thượng Đế là ngọn đèn, mà ánh sáng là những lời này: Các ngươi là trái cùng một cây, lá cùng một cành. Hãy cư xử với nhau bằng lòng yêu thương và sự hòa hợp tột cùng, với tình thân ái và bằng hữu. Hãy nỗ lực để ngươi có thể đạt được tính siêu việt này và cương vị tối cao này, cương vị mà có thể đảm bảo sự che chở và an ninh cho tất cả nhân loại. Mục tiêu này là cao xa hơn mọi mục tiêu và khát vọng này là vua của mọi khát vọng.”6

Như vậy về mặt tâm linh của tôn giáo là vĩnh cửu và giống nhau trong tất cả các tôn giáo. Còn mặt kia thuộc về vật chất, luật lệ, lễ nghi thì tạm thời và thay đổi theo thời gian. Do vậy, qua quá trình tiến hóa của nhân loại, chúng ta thấy có sự đa dạng tôn giáo. Sự đa dạng này là cần thiết và tất yếu để nền văn minh

của nhân loại được nâng cao mãi. Sự đa dạng này giống như một vườn hoa với nhiều loại hoa khác nhau cùng chung sống và đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng của một mặt trời duy nhất. Ngôi vườn bỗng trở nên đẹp nhờ tính đa dạng này.

Thế nhưng, loài người chỉ nhìn vào mặt tạm thời, thay đổi này nên không thấy sự giống nhau giữa các tôn giáo và do sự bắt chước liên tục các lề thói xưa và cũ kỹ, thế giới đã trở thành tối tăm như đêm đen. Những điều căn bản trong Giáo lý thiên thượng đã rời khỏi 5 Đức Abdul-Baha, Quảng bá nền Hoà bình Thế giới, tr. 106 6 Đức Baha’u’llah, Thư gửi cho Con của Chó Sói, tr. 14

17

trí nhớ, những điểm cốt lõi và trọng tâm đều bị quên mất hoàn toàn, và thiên hạ chỉ còn bám lấy lớp vỏ. Giống như y phục mặc lâu ngày, các nước đã rơi vào tình trạng thật thảm thương.

Đức Abdul-Baha dạy: “Những tôn giáo thiêng liêng của các

Đấng Biểu hiện Thánh thiện của Thượng Đế thật ra đều là một, dù rằng danh xưng và thuật ngữ có khác nhau. Ta phải là người yêu ánh sáng, không kể nó xuất phát từ đâu. Ta phải là người yêu hoa hồng không kể nó mọc lên từ vùng đất nào. Ta phải là người tìm chân lý, không kể nó đến từ nguồn nào. Chấp tướng ngọn đèn không phải là yêu ánh sáng….Lời chân lý, bất kể thốt ra từ cái lưỡi nào, cũng phải được nhìn nhận.”7 MỘT TẦM NHÌN MỚI VỀ TÔN GIÁO

Ngày nay nhân loại đã bước vào thời đại trưởng thành, bỏ lại sau lưng những hành động thịnh hành thời còn thơ ấu như tử đạo, thánh chiến, trả thù, chặt đầu, cuồng tín. . . Do vậy, cần phải có tầm nhìn mới về tôn giáo trong thời đại huy hoàng này – Thời đại hòa bình, yêu thương và hợp tác. 7 Đức Abdul-Baha, Quảng bá nền Hoà bình Thế giới, tr. 151

18

Đức Baha'u'llah dạy: “Đây là Ngày trong đó những ân huệ tối

ưu của Thượng Đế đã được ban xuống dồi dào cho nhân loại, Ngày trong đó thiên phước kỳ vĩ nhất đã được truyền vào mọi vật... Tất cả các dân tộc trên thế giới phải hoà giải những dị biệt, với sự thống nhất và hòa bình hoàn hảo, cùng sống dưới bóng cây quan phòng và từ ái của Ngài. Trong Ngày này, các dân tộc phải bám chắc vào điều gì sẽ đưa đến sự cao cả trong cương vị của mình và nâng cao lợi ích tốt nhất của mình.” 8

Ngài cũng dạy: “Hãy hướng tầm nhìn bao quát cả thế giới”9 “Trái đất là một quốc gia, nhân loại là công dân của quốc gia đó”10 “Hãy giao tiếp với tín đồ tất cả các tôn giáo trong tinh thần thân thiện và bằng hữu.”11

Đức Abdul-Baha nhấn mạnh: “Hồng ân Thượng Đế ban cho thời đại huy hoàng là tri thức về sự thống nhất nhân loại và sự hợp nhất căn bản của tôn giáo. Chiến tranh sẽ dứt hẳn giữa các nước và nền tối đại hòa bình sẽ xuất hiện theo ý muốn của Thượng Đế. Thế giới sẽ trở thành một thế giới mới và mọi người sẽ sống như anh em với nhau.”12

Ngài cũng nói: “Từ cảnh tối tăm cao độ này đã hé lộ buổi ban mai rạng ngời các Giáo lý của Đức Baha’u’llah. Ngài đã mặc cho thế giới chiếc áo mới và đẹp, và chiếc áo mới này là những nguyên lý do Thượng Đế ban xuống.

Giờ đây là thời đại mới, và tạo vật được hồi sinh. Nhân loại đã nhận cuộc sống mới. Mùa đông đã trôi qua và mùa xuân hồi sinh đang đến. Mọi vật bây giờ đều đổi mới. Nghệ thuật và công nghiệp đã sống lại, trong khoa học có những khám phá mới và có cả những 8 Trích Thánh thư của Đức Baha'u'llah IV, trang 6 9 Trích Thánh thư Đức Baha'u'llah tr. 94 10 Trích Thánh thư của Đức Baha'u'llah , tr 249 11 Trích Thánh thư Đức Baha'u'llah tr. 95 12 Abdu'l-Baha, Abdu'l-Baha tại London, tr. 19

19

phát minh; còn có thêm những chi tiết trong công việc của loài người như trang phục và tài sản cá nhân – kể cả vũ khí – tất cả những thứ này cũng đổi mới. Luật pháp và thủ tục của mọi chính quyền đều được duyệt lại. Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại.

Tất cả cái mới này bắt nguồn trong sự tuôn đổ hồng phúc kỳ diệu và đặc ân từ Đấng Thượng Đế của Vương quốc đã làm mới cả thế giới. Bởi vậy, dân chúng phải hoàn toàn tự giải thoát khỏi mọi lề thói cũ của tư duy, để mọi chú tâm của họ có thể tập trung vào những nguyên lý mới này, vì đây là ánh sáng của thời điểm này và chính là tinh thần của thời đại.

Nếu những Giáo lý này không được quảng bá một cách có hiệu quả trong dân chúng, các cung cách cũ, các quan niệm xưa chưa trôi vào quên lãng, thì thế giới sinh tồn này không sao tìm thấy sự bình an và không sao phản chiếu được những điều hoàn hảo của Vương quốc Thiên thượng.13

Đức Baha’u’llah đã không mang vào cõi sinh tồn một tôn giáo mới để đặt bên cạnh vô số tổ chức giáo phái hiện có. Thực ra, Ngài đã khuôn đúc lại toàn bộ quan niệm về tôn giáo với tư cách là động lực trọng yếu thúc đẩy sự phát triển lương tri.

Đức Baha’u’llah dạy: “Điều rõ ràng và hiển nhiên đối với ngươi rằng tất cả các Đấng Tiên tri đều là Đền thờ Chánh Đạo của Thượng Đế đã xuất hiện qua y trang khác nhau. Nếu ngươi quan sát bằng con mắt sáng suốt, ngươi sẽ thấy tất cả các Ngài đều ngự trong cùng một điện thờ, vút bay trong cùng một bầu trời, ngự trên cùng một ngôi báu, phát ngôn cùng một lời, và công bố cùng một Đức tin.”14

Ngài cũng phán: “Đây là Chánh Đạo bất biến của Thượng Đế, trường tồn trong quá khứ, trường tồn trong tương lai.”15 13Đức Abdul-Baha, Trích tuyển Thánh thư Đức Abdul-Baha, tr. 252 14 Sách Gleanning-Đức Baha'u'llah đoạn XXII 15 Kitab-i-Aqdas, tr.2

20

Trong Mặc khải này các quan niệm của quá khứ được nâng lên một trình độ thức ngộ mới, và các luật xã hội được thay đổi thích hợp với thời đại đang rực sáng, tất cả được thiết định để đưa nhân loại tiến vào một nền văn minh thế giới mà sự huy hoàng hiện nay ít ai tưởng tượng nổi16.

Đức Baha'u'llah đã nâng sự làm việc phụng sự loài người lên hàng thờ phượng Thượng Đế. “Làm việc trong mục đích phụng sự nhân loại là hình thức thờ phượng cao cả nhất.”

Đức Abdul-Baha nói: “Phụng sự nhân loại là phụng sự Thượng Đế.”17

Đức Baha'u'llah cũng phán: “Những người được Thượng Đế ban cho linh giác sẽ nhận biết dễ dàng rằng các nguyên lý do Thượng Đế thiết lập là phương tiện cao cả nhất để duy trì nền trật tự trên thế giới và sự an ninh của các dân tộc.”18

Tôn giáo và khoa học, như Đức Baha'u'llah nhấn mạnh, tạo thành hệ thống tri thức kép thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh.

Đức Abdul-Baha dạy: “Tôn giáo phải phù hợp với khoa học và lý trí. Tuy nhiên, nếu giáo lý, không phù hợp với khoa học và lý trí, thì rõ ràng nó là mê tín.”19

Đức Baha'u'llah dạy: "Tôn giáo là phương tiện lớn lao nhất để xây dựng nền trật tự thế giới và sự bình an cho tất cả những ai sống ở đó."

Còn về sự lu mờ hoặc suy đồi của tôn giáo, Ngài viết: "Nếu ngọn đèn tôn giáo bị mờ đi, sự xáo trộn và hỗn loạn sẽ xảy đến và ánh sáng của sự lương thiện, công lý, yên tĩnh và hòa bình sẽ bị dập tắt."20 16 Tòa Công lý Quốc tế, trong Thánh kinh Thiêng liêng Nhất, tr.1 17 Đức Abdul-Baha, Quảng bá Nền Hoà bình Thế giới, tr. 8 18 Thánh kinh Kitab-i-Aqdas của Đức Baha’u’llah, đoạn 2 19 Đức Abdul-Baha, Quảng bá Nền Hoà bình Thế giới, tr. 394 20 Lời hứa hòa bình, tr, 8

21

Đức Abdul-Baha nói “Tôn giáo là ánh sáng cuả thế giới, là sự tiến bộ, thành đạt và hạnh phúc cuả con người đến từ sự tuân tùng những giáo luật qui định trong các Thánh Kinh. Tóm lại, ta có thể chứng minh rằng trong cuộc đời này, cả bên ngoài cũng như bên trong, những cấu trúc hùng vĩ nhất, được thiết lập vững chắc nhất, lâu bền nhất, đứng sững để bảo vệ thế giới, bảo đảm những điều hoàn hảo về vật chất và cả tâm linh của nhân loại, bảo vệ hạnh phúc và nền văn minh của xã hội – là tôn giáo.

Hẳn nhiên là có những cá nhân rồ dại không bao giờ xem xét chính đính những điều căn bản cuả các tôn giáo thiên thượng, đã xem hành vi của một số người giả hình trong các tôn giáo là tiêu chí và đánh giá tất cả những người có tôn giáo bằng thước đo ấy, rồi dựa vào đó để kết luận rằng các tôn giáo là trở lực của sự tiến bộ, là tác nhân gây chia rẽ, là nguyên nhân của chước dữ và sự thù nghịch giữa các dân tộc. Họ đã không quan sát thật kỹ điểm này, rằng những nguyên lý của các Tôn giáo thiên thượng khó có thể được đánh giá bằng hành động của những người chỉ xưng là họ vâng theo. Bởi vì mọi sự ưu tú, dù đến mức vô song, vẫn có thể bị dẫn tới những mục đích sai trái. Một cây đèn sáng trong tay một cháu bé dại khờ hoặc một người mù sẽ không xua được bóng tối xung quanh hoặc soi sáng một ngôi nhà – nó có thể đốt cháy cả người cầm đèn và ngôi nhà. Trong trường hợp ấy, chúng ta có thể buộc tội ngọn đèn ư? Không, xin nguyện có Thượng Đế! Đối với người có thị giác, ngọn đèn là người hướng dẫn và chỉ đường cho người ấy; nhưng nó là một thảm họa đối với người mù.”21

Sự đa dạng tôn giáo trong yêu thương hòa hợp này có thể minh họa rằng các tôn giáo đã đến với nhân loại trước đây được xem như là những Chương của một quyển sách tôn giáo của Thượng Đế 21 Đức Abdul-Baha.Bí quyết của Nền văn minh Thiêng liêng, tr. 71

22

duy nhất và Tôn giáo Baha'i là cái bìa của quyển sách đó. Khẩu hiệu của chúng ta là “Thống nhất trong đa dạng”

HÀNH ĐỘNG PHỤNG SỰ

Đức Abdul-Baha dạy: "Chắc chắn rằng những công cụ tuyệt vời nhất để thành đạt sự thăng tiến và vinh quang nơi con người, phương tiện tối thượng cho sự giác ngộ và cứu chuộc thế giới, là tình yêu, tình bạn và sự thống nhất giữa tất cả các thành phần của nhân loại. Không thể tưởng tượng được, nếu không có sự thống nhất và hòa hợp thì không có cái gì tạo được hiệu quả trên thế giới, và tôn giáo chân chính là phương tiện hoàn hảo nhất để tạo nên tình bạn và sự thống nhất."22 22 Đức Abdul-Baha, Bí quyết của Nền văn minh Thiêng liêng, tr. 73

23

“Điều xứng đáng và thích hợp trong thời đại huy hoàng này – thời đại tiến bộ của thế giới loài người – là chúng ta nên hy sinh bản thân và nên phụng sự loài người. Bởi vậy, các con cũng phải nghĩ tới mọi người, để cho nhân loại được giáo dục, tính hạnh được dung hòa và thế giới có thể biến thành Vườn Địa đàng.

Các con hãy yêu thương tất cả các tôn giáo và tất cả các dân tộc bằng tình yêu chân chính và thành thật, biểu lộ tình yêu ấy bằng hành động chứ không bằng miệng lưỡi; vì lời nói không quan trọng, bởi vì đa số loài người đều chúc phúc bằng lời nói, trong khi hành động là tốt nhất.”23

Vì hành động là tốt nhất nên Cộng đồng Baha'i đã tập trung nỗ lực trong mục đích duy trì sự gắn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo qua hành động thông qua một sáng kiến mang tên “Ngày Tôn giáo Hoàn cầu”. Ngày Tôn giáo Hoàn cầu được Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha'i Hoa Kỳ khởi xướng vào năm 1950. Mục đích của Hội đồng là kêu gọi quan tâm đến sự hòa hợp về các nguyên lý tinh thần và sự thống nhất các tôn giáo thế giới và nhấn mạnh rằng tôn giáo là động lực cho sự thống nhất thế giới.

Các cộng đồng Baha'i trên thế giới hưởng ứng mạnh mẽ sự kiện này. Tại Việt Nam Ngày Tôn giáo Hoàn cầu đã được Baha'i tổ chức hàng năm liên tục từ năm 1962. Qua đó chúng tôi là người tổ chức và mời lãnh đạo tất cả các tôn giáo cùng chủ tọa chung sự kiện này, thính giả gồm tín đồ các tôn giáo và công chúng cùng tham dự sự kiện, đã tạo được sự gắn kết, hòa hợp và cảm thông thực sự giữa các tôn giáo ngày một rõ nét hơn.

Đến nay, sáng kiến này đã được các nước trên thế giới hưởng ứng và tán thành nhằm thúc đẩy sự thống nhất và hòa hợp giũa các tôn giáo, được cụ thể hóa với việc thông qua Nghị quyết GA11013 ngày 20/10/2010 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, công bố rằng 23 Đức Abdul-Baha, Trích tuyển Thánh thư của Đức Abdul-Baha, tr. 69

24

tuần lễ đầu của tháng 2 hàng năm là “Tuần lễ Hòa hợp Tôn giáo Hoàn cầu” giữa tất cả các tín ngưỡng và tôn giáo.

Hưởng ứng Nghị quyết GA11013 của Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Baha'i Việt Nam cũng tổ chức kỷ niệm sự kiện này để mời tất cả các tôn giáo cùng tham gia với Baha'i nhằm thắt chặt sợi dây thống nhất và hòa hợp. Một không khí thống nhất và yêu thương thật sự bao trùm cả khán phòng đã gắn kết tất cả chúng tôi trong tình yêu vô biên của Thượng Đế.

Trong đời sống hàng ngày, chúng tôi cũng luôn nêu cao hành động phụng sự này, nhằm thu hút mọi người, bất kể có tôn giáo hay không, cùng tham gia để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt hơn.

Trong Niềm tin Baha’i, Phụng sự và Thờ phượng là tâm điểm của khuôn mẫu đời sống cộng đồng mà tất cả người Baha’i trên khắp thế giới đang cố gắng hun đúc. Đây là hai yếu tố cùng thúc đẩy đời sống cộng đồng, tuy riêng biệt nhưng không tách rời nhau. Đức Abdul-Baha dạy: “Thành công và thịnh vượng phụ thuộc vào việc

phụng sự và thờ phượng Thượng Đế.”

Do đó, dựa trên nguyên lý nhân loại là một chi phối tất cả các mặt của đời sống con người nên những hoạt động của Baha’i đều hướng tới cộng đồng, nhằm mục đích xây dựng cộng đồng đầy sinh khí, diễn ra không chỉ trong nội bộ hay dành riêng cho người Baha’i mà ở khắp mọi nơi và dành cho tất cả mọi người (cả Baha'i và không Baha'i, cả người có tôn giáo hoặc không tôn giáo).

Quá trình này sẽ bắt đầu từ những cuộc trò chuyện có ý nghĩa với dân cư địa phương tại các khu láng giềng, làng xã để mời gọi mọi người tham gia xây dựng cộng đồng thông qua các hoạt động cốt lõi:

25

- Nhóm cầu nguyện: đây là những cuộc gặp mặt nhằm tăng cường tính tâm linh trong cộng đồng. Để đáp ứng niềm khát khao sâu xa nhất của mọi tâm hồn muốn thông công với Đấng Sáng tạo, chúng tôi đã tiến hành những hành động thờ phượng tập thể bằng nhiều cách thức khác nhau, hợp nhất với người khác trong cầu nguyện, đánh thức những cảm nhận tâm linh và định hình một khuôn mẫu sống nổi bật tính sùng kính.

- Nhóm học tập (từ 15 tuổi trở lên): những nhóm này mở ra cho tất cả mọi người với mục đích giúp dân chúng thuộc mọi thành phần tiến lên trên nền tảng bình đẳng và tìm ra phương thức ứng dụng giáo lý vào đời sống cá nhân và tập thể của họ. Các nhóm học tập cố gắng nuôi dưỡng một môi trường đưa tới sự tăng lực tâm linh cho các cá nhân – những người sẽ tự thấy mình là tác nhân tích cực trong học tập, những người giữ vai chính trong một công trình bền bỉ về ứng dụng kiến thức để tạo sự biến cải cá nhân và tập thể.

- Lớp thiếu nhi (5-11 tuổi): đây là nơi nuôi dưỡng những

tâm hồn và trí óc non nớt của thiếu nhi. Các em sẽ được xem như những quặng mỏ giàu châu ngọc có giá trị vô biên, chỉ có giáo dục mới khiến cho những kho báu này bộc lộ và giúp loài người hưởng lợi từ đó. Các em sẽ học được những ý tưởng về thống nhất, chân thật, công bằng… và cách ứng dụng chúng vào đời sống ở mức độ căn bản nhất.

26

- Nhóm thiếu niên (12-15 tuổi): giúp các thiếu niên định hướng xuyên suốt một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và trở nên mạnh mẽ để hướng các năng lực của mình vào mục đích thúc đẩy nền văn minh tiến bộ. Chương trình thiếu niên giúp các em mở rộng ý thức trong tìm tòi thực tại, phân tích các lực lượng xây dựng và phá hoại trong xã hội, nhận biết những lực lượng này tác động lên tư tưởng và hành động của các em như thế nào, mài sắc nhận thức tâm linh của các em, nâng cao sức mạnh diễn đạt và củng cố cấu trúc đạo đức sẽ phục vụ cho các em suốt đời.

Hiện tại, các thanh niên Baha’i và bạn bè của mình đang nỗ lực dấn thân để phụng sự với tư cách là hoạt náo viên cho các nhóm này. Chúng tôi đang học cách để đối xử với các em như những người bạn chân thành, khuyến khích các em đặt câu hỏi bày tỏ suy nghĩ mà không sợ bị phê phán hay chế nhạo và tham dự vào việc nghiên cứu thực tại. Chúng tôi cũng cố gắng để tạo ra một bầu không khí trong nhóm và trong cộng đồng – nơi niềm vui lớn nhất bắt nguồn từ việc giúp đỡ lẫn nhau đạt đỉnh cao nhất của việc phụng sự.

Cộng đồng Baha’i sẵn sàng nhìn nhận là có một khoảng cách mênh mông để vượt qua trước khi kinh nghiệm ngày càng tăng của mình làm phát sinh nhận thức sáng suốt đưa vào vận hành những hệ thống tương tác theo mong muốn. Cộng đồng không tự nhận là hoàn hảo.Việc giữ vững các lý tưởng cao cả và biến mình thành hiện thân của các lý tưởng đấy không phải là hoàn toàn giống nhau. Trước mắt là muôn vàn thách thức và còn nhiều điều phải học hỏi. Cho nên, cộng đồng chấp dụng một mô hình hoạt động

27

đặc trưng gồm hành động, phản ánh, hội ý và học tập – học tập không chỉ gồm tham khảo thường xuyên các Thánh thư của Chánh Đạo mà còn triển khai các mô hình phân tích có tính khoa học.

Với ý thức mọi thành công của loài người đều có sự bổ sức của Thượng Đế. Nên điều cần thiết để sự hòa hợp được duy trì vững bền thì tất cả chúng ta, mỗi người và mọi người, bất kể có tôn giáo hay không, cần biến những Lời của Đấng Sáng Tạo thành hành động thực tế trong cuộc sống.

Đức Baha'u'llah phán: “Thế giới này có thể tốt hơn nhờ những hành động cao quí và trong sạch, nhờ hạnh kiểm đoan chính và đáng ca ngợi.”24 Cám ơn quý vị, 24 Đức Baha’u’llah, Sự Xuất hiện của Nền Công lý Thiêng liêng, tr. 25

28

Sách vừa dịch: MỘT SỐ CÂU HỎI ĐƯỢC GIẢI ĐÁP (SOME ANSWERED QUESTIONS) của Đức Abdul-Baha Xin gửi trước một đoạn để giới thiệu với quí đạo hữu.

Những người biết tiếng Anh nên tìm đọc ngay, để có kiến thức vững

chắc và vững tin phổ biến Chánh Đạo thật khẩn trương trong năm

“THỜ PHƯỢNG VÀ PHỤNG SỰ NÀY”.

Chúc bình an cho mọi người thiện chí.

Lê Lộc

54 SỰ PHÁT SINH CỦA TINH THẦN CON NGƯỜI TỪ THƯỢNG ĐẾ HỎI: Trong Kinh Thánh có nói Thượng Đế hà hơi tinh thần vào con người, ý nghĩa của câu này là gì? ĐÁP: Hãy biết rằng sự phát sinh gồm hai loại: phát sinh và xuất hiện do chiếu tỏa, với phát sinh và xuất hiện do biểu hiện. Sự phát sinh do chiếu tỏa giống như sự hiện đến từ hành động của người làm ra, của tác phẩm từ nhà văn. Tác phẩm chiếu tỏa từ nhà văn, và bài phát biểu

29

chiếu tỏa từ diễn giả, và cũng như thế tinh thần của con người chiếu tỏa từ Thượng Đế - nghĩa là không có phần nào tách ra từ Bản thể Thiên thượng để nhập vào thân người.

Nhưng sự phát sinh do biểu hiện là sự biểu hiện bản thể sự vật trong các dạng khác, giống như sự hiện đến của cái cây này từ hạt giống của cây, hoặc sự hiện đến của hoa từ hạt giống của hoa, vì tự chính hạt giống đã xuất hiện trong dạng cành, lá và hoa. Đây gọi là sự phát sinh do biểu hiện. Tinh thần con người, trong liên hệ với Thượng Đế, có sự tùy thuộc do chiếu tỏa, giống như lời phát biểu xuất phát từ diễn giả và tác phẩm từ nhà văn – nghĩa là chính diễn giả không trở thành lời phát biểu hoặc chính nhà văn trở thành tác phẩm, không những điều đó xuất phát từ sự chiếu tỏa. Diễn giả có tài năng và sức mạnh hoàn hảo, và diễn văn chiếu tỏa từ người ấy, như hành động của một diễn viên. Diễn giả Thật sự, Bản thể Như nhất, luôn luôn là một tình trạng, không đổi thay hoặc biến thể, không có sự biến dạng hoặc sự thăng trầm. Ngài là Đấng Hằng hữu, Đấng Bất diệt. Bởi vậy sự xuất phát của tinh thần con người từ Thượng Đế là qua chiếu tỏa. Khi người ta nói trong Kinh thánh là Thượng Đế hà hơi tinh thần vào con người, thì tinh thần này, giống như diễn văn, chiếu tỏa từ Đấng Diễn giả Thật sự, tạo nên tác động trong bản thể con người.

Nhưng sự phát xuất do biểu hiện (nếu điều này có nghĩa là sự xuất hiện thiêng liêng, chứ không phải phân chia ra nhiều phần), chúng ta đã nói, là sự phát sinh và xuất hiện của Thánh Linh và Ngôi Lời, từ Thượng Đế. Như đã nói trong Sách Phúc âm của Thánh Giăng: “Ban đầu có Ngôi Lời và Ngôi Lời ở cùng Thượng Đế”[1], như thế Thánh Linh và Ngôi Lời là sự xuất hiện của Thượng Đế. Thánh Linh và Ngôi Lời có nghĩa là những sự hoàn hảo thiên thượng xuất hiện nơi Bản thể của Đấng Christ và những sự hoàn hảo này ở cùng Thượng Đế; như thể mặt trời biểu hiện mọi vinh quang của nó trong tấm gương. Vì Ngôi Lời không có ý nói là thân thể Đấng Christ, không, nhưng đó là những sự hoàn hảo thiên thượng biểu hiện nơi Ngài. Vì Đấng Christ giống như một tấm gương sạch hướng mặt về Mặt trời Chân lý; và những sự hoàn hảo của Mặt trời Chân lý ấy – tức là ánh

30

sáng và sức nóng của Mặt trời – hiển hiện rạng ngời trong tấm gương này. Nếu nhìn vào tấm gương ta thấy mặt trời, và ta nói: “Đó là mặt trời”. Vì vậy, Ngôi Lời và Thánh Linh, biểu thị những sự hoàn hảo của Thượng Đế, là sự hiện diện thiêng liêng. Đây là ý nghĩa của câu thánh thi trong Sách Phúc âm nói rằng: “Ngôi Lời ở cùng Thượng Đế, và Ngôi Lời là Thượng Đế”;[1] vì những sự hoàn hảo thiêng liêng không khác với Đấng Tinh hoa Thống nhất. Những sự hoàn hảo của Đấng Christ được gọi là Ngôi Lời vì tất cả những sinh linh khác ở trong tình trạng của các mẫu tự, và mỗi mẫu tự không có ý nghĩa trọn vẹn, trong khi những sự hoàn hảo của Đấng Christ có uy lực của Ngôi Lời vì một ý nghĩa trọn vẹn có thể thấy trong Lời. Vì Bản thể Đấng Christ là biểu hiện của những sự hoàn hảo thiên thượng, cho nên Bản thể ấy giống như Lời. Tại sao? Vì Ngài là tổng thể các ý nghĩa hoàn hảo. Đây là lẽ tại sao Ngài được gọi là Ngôi Lời. [1 John 1:1]

Hãy biết rằng sự phát sinh từ Ngôi Lời và Thánh Linh của Thượng Đế, là sự phát sinh và xuất hiện do biểu hiện, không thể bị hiểu rằng Thực thể của Thần tính đã bị chia thành từng phần, hoặc nhân lên, hoặc giáng xuống từ sự tinh khiết và thánh thiện cao cả của mình. Thật tội lỗi! Nếu một tấm gương tốt, sạch trong, hướng về mặt trời, thì ánh sáng và sức nóng, dáng vẻ và hình ảnh của mặt trời sẽ ngời sáng trong đó với một sự biểu hiện mà người nhìn nói được rằng mặt trời sáng rực và hiện rõ trong gương: “Đây là mặt trời”, quả đúng như thế. Tuy nhiên, tấm gương là tấm gương, mặt trời là mặt trời. Mặt trời duy nhất, dù xuất hiện trong nhiều tấm gương, nó vẫn là một. Tình trạng này không phải là ở trong hoặc đi vào, cũng không phải là trộn lẫn hoặc hiện xuống; vì sự đi vào, ở trong, hiện xuống, phát sinh và trộn lẫn là sự tất yếu và đặc tính của vật thể, chứ không phải của tinh thần; như thế thì còn xa vời biết bao về việc nó tùy thuộc vào Bản thể thuần khiết và thiêng liêng của Thượng Đế. Thượng Đế hoàn toàn tách khỏi tất cả những gì không phù hợp với sự thánh thiện tối thượng, cao cả và thuần khiết của Ngài.

31

Mặt trời Chân lý, như chúng ta đã nói, luôn luôn là một tình trạng, không thay đổi, không xê xích, không biến dạng, không có thăng trầm. Mặt trời ấy vĩnh cửu và trường tồn. Nhưng Thực thể Ngôi Lời Thánh thiện của Thượng Đế ở trong tình trạng của tấm gương sáng, tốt và thuần khiết; sức nóng, ánh sáng, hình ảnh và sự giống nhau – nghĩa là những sự hoàn hảo của Mặt trời Chân lý – xuất hiện ở trong đó. Đó là lý do tại sao Chúa phán trong Kinh Thánh: “Cha ở trong Con” – ý muốn nói là Mặt trời Chân lý xuất hiện trong tấm gương.[1] Đáng ca ngợi thay Đấng chiếu rọi trên Thực thể thiêng liêng này, Đấng vượt trên mọi sinh linh! [1 John 14:11; 17:21]

32

CHUYÊN MỤC ĐÓNG GÓP QUỸ25

QUỸ HUQÚQU’LLÁH

Najafábád là một làng gần Isfahán ở Iran, là nơi ở của những người đã là Baha’i ngay từ những buổi đầu của Chánh Đạo. Vào lúc đó phần lớn những người tín đồ trong làng là những nông dân trồng cây hạnh nhân đang làm ăn phát đạt.

Thời ấy, trong làng không có nhiều người biết đọc và biết viết, nên việc người Baha’i của làng đó tính toán để đóng góp cho quỹ Huqúqu’lláh là việc khó. Tuy nhiên, nhiều tín đồ trong làng Najafábád cũng có được cách tính riêng của họ. Cứ mười chín cây hạnh nhân trong vườn, họ đánh dấu 1 cây cho quỹ Huqúqu’lláh. Khi mùa thu hoạch đến, những quả hạnh trên những cây có đánh dấu được hái riêng và đem bán riêng. Số tiền đó họ gởi tới Thánh Địa góp quỹ Huqúqu’lláh.

Họ cũng buộc dây thừng chung quanh những nhánh cây có những hạt nặng trĩu để đánh dấu đóng góp cho những quỹ Baha’i khác.

Việc đòi tiền quỹ Huquq là điều không bao giờ được cho phép. Phán

lệnh này đã được mặc khải trong Thánh kinh cuả Thượng Đế vì các vấn đề cần thiết khác nhau do Thượng Đế ban xuống phụ thuộc vào các phương

tiện vật chất. Vì thế nếu người nào, với sự vui sướng và vinh hạnh tột

cùng, không chút do dự, mong muốn tham dự trong ân phước này, các

ngươi mới có thể nhận. Bằng không, thì không được nhận.

- Đức Baha’u’llah - 25 Nếu Quý đạo hữu đóng góp qua chuyển khoản vui lòng ghi: - Tên Tài khoản : Cộng đồng Tôn giáo Baha'i Việt Nam - Số Tài khoản: 0421003827133

- Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Phú Thọ, Tp. HCM

33

Tiếp theo

Khi đã ghi nhớ những điểm vừa nói trên, những người Baha’i ở Sơn Thành có thể bầu các Ủy viên Hội đồng Tinh thần Địa phương cho năm ấy. Nếu họ họp chung một chỗ để bầu cử, thì họ có thể khai mạc buổi họp bằng những bản Kinh Cầu nguyện để xin Thượng Đế hướng dẫn họ và ban phước cho họ trong việc thực hiện công tác thiêng liêng này. Cuối cùng, sau khi phiếu đã được ghi xong, một số người đã được cử ra để thu phiếu và kiểm phiếu.

Một người sẽ đọc các tên ghi trên mỗi lá phiếu, trong lúc vài ba người khác ghi chép kỹ càng số phiếu của mỗi người. Chín (9) người Baha’i có số phiếu cao nhất được đắc cử là những Ủy viên Hội đồng Tinh thần Địa phương trong năm ấy.

Như vậy những người Baha’i ở Sơn Thành cũng như những người Baha’i ở tại hàng ngàn địa phương khác ở khắp nơi trên thế giới, đã có được ơn phước lớn lao là có một Hội đồng Tinh thần để phụng sự cộng đồng cho đến ngày đầu Thánh Lễ Ridvan năm tới, khi một cuộc bầu cử mới lại được thực hiện khắp nơi trên thế giới Baha’i.

NHỮNG NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG TINH THẦN ĐỊA PHƯƠNG:

Đây là điều Đức Baha'u'llah đã dạy về nhiệm vụ của Hội đồng Tinh thần Địa phương:

“Họ phải trở nên những người mà Đấng Khoan dung ủy thác giữa loài người và tự coi mình như những vị Giáo hộ được Thượng Đế chỉ định để chăm sóc mọi người trên thế gian. Vì Thượng Đế, họ có bổn phận tham khảo ý kiến của nhau và lưu tâm tới quyền lợi các tôi tớ của Thượng Đế như thể là quyền lợi của chính họ, và họ phải lựa chọn điều gì thích đáng và đoan chính. Đó là phán lệnh của Thượng Đế, Đấng Chúa của các ngươi. Hãy lưu ý kẻo các ngươi rời xa điều đã được tiết lộ rõ ràng trong Kinh bản của Ngài. Hãy kính sợ Thượng Đế, hỡi các người là những kẻ hiểu biết.”

Còn tiếp

34

Chuyên mục:

TRAU DỒI KỸ NĂNG DỊCH GIÁO LÝ BAHA’I TỪ NGUYÊN TÁC BẰNG TIẾNG ANH

Thưa Quý đạo hữu Đây là Quyển sách “Giáo lý của Đức Baha'u'llah về thực thể tâm linh” mà Tòa Công lý Quốc tế yêu cầu phải chuyển tải đến tận mỗi tín đồ Baha'i. Vì thế những tín đồ không có nhu cầu luyện dịch tiếng Anh, thì cũng cần đọc phần tiếng Việt.

Nếu ngươi đạt được chỉ một giọt móc nơi những dòng nước trong suốt cuả tri thức thiên thượng, ngươi sẽ nhận biết ngay rằng đời sống thật sự không phải là sự sống của xác thịt mà là sự sống của tinh thần. Vì sự sống xác thịt là chung cho cả loài người và loài vật, trong khi sự sống tinh thần chỉ được sở hữu bởi những người có tâm hồn trong sạch, đã uống từ đại dương đức tin và nhận phần từ trái cây xác tín. Đời sống này không biết tới cái chết, và cuộc sinh tồn này được tôn vinh bằng tính bất diệt. -Kinh Xác tín cuả Đức Baha’u’llah, trang 120-

Wert thou to attain to but a dewdrop of the crystal waters of divine knowledge, thou wouldst readily realize that true life is not the life of the flesh but the life of the spirit. For the life of the flesh is common to both men and animals, whereas the life of the spirit is possessed only by the pure in heart who have quaffed from the ocean of faith and partaken of the fruit of certitude. This life knoweth no death, and this existence is crowned by immortality. (Baha'u'llah, The Kitab-i-Iqan, p. 120)

35

TÌM HIỂU VỀ THÁNH KINH THIÊNG LIÊNG NHẤT

(KITAB-I-AQDAS)

NHÂN DANH NGÀI LÀ ĐẤNG CAI QUẢN TỐI CAO TRÊN TẤT CẢ NHỮNG AI ĐÃ HIỆN HỮU VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI SẼ HIỆN HỮU

113. Những lúc đau yếu, các ngươi hãy tìm đến các thầy thuốc giỏi; Chúng Ta không gạt bỏ việc dùng những phương tiện vật chất, trái lại Chúng Ta đã xác nhận qua Ngòi bút này điều mà Thượng Đế đã dùng làm Nơi khai minh nền Chánh Đạo vinh quang và sáng chói của Ngài.

114. Trước đây Thượng Đế đã ấn định cho mỗi tín đồ cái bổn phận dâng lên trước ngôi của Chúng Ta những vật phẩm vô giá thuộc tài sản của họ. Như dấu hiệu ân huệ từ bi của Chúng Ta, nay Chúng Ta miễn cho các tín đồ cái bổn phận này(141). Quả thực, Ngài là Đấng Tối Đại lượng, Đấng Đại Từ bi.

Ghi nhớ: Số trong ngoặc ( ) là đề nghị chúng ta xem thêm phần Chú thích liên quan như dưới đây: 141. Trước đây Thượng Đế đã ấn định cho mỗi tín đồ cái bổn phận dâng lên trước ngôi của Chúng Ta những vật phẩm vô giá thuộc tài sản của họ. Nay... Chúng Ta miễn cho các tín đồ cái bổn phận này. ¶114 Đoạn này hủy bỏ một điều khoản trong Kinh Bayan qui định rằng mọi vật quí nhất thuộc từng loại, khi Đấng mà Thượng Đế sẽ biểu hiện xuất hiện thì nên dâng lên Đấng ấy. Đức Bab giải thích rằng, vì Đấng Biểu hiện của Thượng Đế là bất khả tỉ, cho nên bất cứ vật gì quí nhất trong từng loại thì đúng ra phải dành cho Ngài, trừ phi Ngài chỉ dụ khác đi. Và các Chú thích khác cũng như phần Vấn và Đáp chúng ta sẽ tìm hiểu sau này.

36

Quỹ Huququ’llah26 : “Chủ tâm của ngươi muốn đến viếng ngôi Thánh thất chúc phúc đã được chấp nhận và làm vui lòng Kẻ Đọa Đày này… Hãy phán: Hỡi dân chúng, nhiệm vụ đầu tiên là nhận biết Đấng Thượng Đế Chân chính Duy nhất - lớn lao thay vinh quang của Ngài - nhiệm vụ thứ hai là biểu lộ sự kiên định trong Chánh Đạo của Ngài, và sau những nhiệm vụ này là nhiệm vụ thanh tẩy của cải và vật sở hữu trần tục đúng như Thượng Đế đã truyền phán. Bởi vậy, điều thích đáng đối với ngươi là thực hiện nghĩa vụ về Quyền của Thượng Đế (Huququ’llah) trước hết, rồi mới hướng bước chân của ngươi về ngôi Thánh thất chúc phúc. Điều này được nêu lên cho ngươi là do lòng sủng ái của Ta.” Đức Baha'u'llah, Tuyển tập 4/2007, Đoạn 2

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu các Thánh Thư liên quan đến Quỹ Huququ’llah do Tòa Công lý Quốc tế biên soạn tại Tuyển tập tháng 04/2007 dưới đây:

1. Nền tảng của Luật Huququ’llah 26 MỌI KHOẢN ĐÓNG GÓP QUỸ HUQUQU’LLAH (QUYỀN CỦA THƯỢNG ĐẾ) CỦA QUÝ ĐẠO HỮU SẼ DO CÁC ĐẠI DIỆN CỦA QUỸ TẠI VIỆT NAM LÀ ĐẠO HỮU NGUYỄN ĐÌNH THỎA (TP HCM) VÀ ĐẠO HỮU NGUYỄN THỊ MAI ANH (HÀ NỘI) TIẾP NHẬN ĐỂ CẤP BIÊN LAI CHÍNH THỨC CỦA QUỸ CHO QUÝ ĐẠO HỮU. Nếu chuyển khoản vui lòng chuyển vào tài khoản sau: - Tên tài khoản: Cộng đồng Tôn giáo Baha'i Việt Nam - Số tài khoản : 98356099 - Tại Ngân hàng Á Châu, 422 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,

Tp. Hồ Chí Minh

37

2. Áp dụng Luật Huququ’llah

I. TRÍCH THÁNH THƯ ĐỨC BAHA’U’LLAH

34

CÂU HỎI: Về số tài sản căn bản dựa vào đó để trả khoản Huququllah.

TRẢ LỜI: Số tài sản căn bản dựa vào đó để trả khoản Huquq là mười chín mithqal vàng. Nói cách khác là khi có được số tiền trị giá như thế thì phải trả khoản Huquq. Cũng thế, khoản Huquq phải trả khi giá trị, chứ không phải số lượng của các dạng tài sản khác đạt tới mức qui định. Khoản Huquq không phải trả quá một lần. Chẳng hạn, một người có được một ngàn mithqal vàng và đã trả khoản Huquq, thì về sau không phải trả trên khoản này nữa, nhưng chỉ trả trên khoản sinh lợi do thương mại, kinh doanh v.v... Khi số này tăng lên, nghĩa là số lợi nhuận mới nảy sinh, đạt tới mức ấn định, ta lại phải thực hiện điều Thượng Đế truyền phán. Chỉ khi nào vốn gốc chuyển quyền sở hữu thì mới phải trả khoản Huquq một lần nữa, giống như lần đầu. Đấng Điểm Tiên khởi đã phán truyền rằng khoản Huququllah phải trả dựa trên giá trị bất cứ cái gì ta có; tuy vậy, trong Kỳ Cứu độ Đại Hùng này, Chúng Ta đã ân miễn cho các đồ dùng trong nhà, nghĩa là những đồ dùng cần thiết, và cả nhà ở. -Thánh Kinh Thiêng liêng Nhất, Vấn Đáp, đoạn 8-

Thưa Quý đạo hữu,

Qua câu Thánh Thư trên chúng ta hãy nhớ:

1. Tài sản là nhà ở và các đồ dùng cần thiết được miễn trả quỹ Huququ’llah.

38

2. Các tài sản khác (ngoài quy định tại điểm 1 trên đây) thì trả quỹ Huququ’llah chỉ cho một lần cho mỗi tài sản có giá trị tương ứng với

mức phải đóng quỹ là 19 mithqal vàng (tương đương với 69,2 gram

vàng. Một cây vàng bằng 37,5 gram, Vậy ta suy ra 19 mithqal vàng

tương đương 1,85 cây vàng).

3. Tuy nhiên, nếu tài sản đã đóng Quỹ Huququ’llah mà ta chuyển

quyền sở hữu cho người khác thì phải trả quỹ Huququ’llah cho lần

chuyển quyền sở hữu này.

Tuy vậy, Tòa Công lý Quốc tế đã cho chúng ta cơ hội để được đóng

Quỹ Huququ’llah với bất cứ khoản tiền nào mà ta có được chỉ vì tình

yêu của chúng ta dành cho Ngài. Điều này vô cùng ơn phước để giúp

những người không giữ sổ sách kế toán cá nhân khỏi bị đánh mất ơn

phước chỉ vì quên hoặc không tính được giá trị tài sản để thực hiện

việc trả Quỹ Quyền của Thượng Đế cho Ngài.

Đại diện Quỹ Huququ’llah tại Việt Nam

***** CẦU NGUYỆN

Được tin đạo hữu TRẦN NGỌC SANH, thuộc Cộng đồng Tôn giáo Baha'i

Tân Thắng, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã từ trần ngày 24/09/2014, hưởng

thọ 87 tuổi.

Đề nghị các Cộng đồng Baha'i trên toàn quốc hãy cầu nguyện cho linh hồn

cụ ông Trần Ngọc Sanh tiếp tục thăng tiến trong các thế giới của Thượng

Đế.

Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha'i Việt Nam

39

TÌM HIỂU GIÁO LÝ BAHA’I

Trong kỳ Cứu độ trọng đại này, Mặc khải của Đức Baha'u'llah, Đấng

Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i, đã ban cho nhân loại trong thời đại

trưởng thành ngày nay 15 Tin mừng được Ngài mặc khải sau Thánh

kinh Thiêng liêng Nhất (Kitab-i-Aqdas). Chúng ta hãy cùng lần lượt

nghiên cứu những Tin mừng này để sống hòa điệu với Thánh ngôn.

Tin mừng (Bisharat)

Đây là Tiếng gọi của Đấng Toàn vinh tuyên ngôn từ

Chân trời Tối cao nơi Lao tù Akka.

Ngài là Đấng Minh giải, Đấng Toàn tri, Đấng Toàn giác.

Thượng Đế, Đấng Chân chính Duy nhất, chứng nhận, và những

Đấng Mặc khải các Danh và các Đặc tính của Ngài làm chứng rằng

mục đích duy nhất của Chúng Ta khi lên tiếng Kêu gọi và công bố

Thánh ngôn cao cả của Ngài là để cho cái tai của tạo vật, nhờ những

dòng sinh thủy của sự phát ngôn thiên thượng, có thể được thanh tẩy

khỏi những chuyện dối trá và trở nên hòa điệu với Thánh ngôn

thiêng liêng, vinh quang và cao cả đã phát xuất từ kho tri thức của

Đấng Tạo lập nên các Cõi trời và là Đấng Sáng tạo các Danh. Hạnh

phúc thay cho những ai phán đoán công bằng.

40

Tin mừng thứ nhất. (Xem Thư Tháng 205) Tin mừng thứ hai. (Xem Thư Tháng 205) Tin mừng thứ ba. (Xem Thư Tháng 206) Tin mừng thứ tư. (Xem Thư Tháng 206) Tin mừng thứ năm. (Xem Thư Tháng 206)

Tin mừng thứ sáu. (Xem Thư Tháng 207) Tin mừng thứ bảy. (Xem Thư Tháng 207) Tin mừng thứ tám. (Xem Thư Tháng 207) Tin mừng thứ chín. (Xem Thư Tháng 208) Tin mừng thứ mười. (Xem Thư Tháng 209) Tin mừng thứ mười một. (Xem Thư Tháng 209) Tin mừng thứ mười hai. (Xem Thư Tháng 209) Tin mừng thứ mười ba. Những người trong Tòa Công lý của Thượng Đế được trao trọng trách về các sự việc của dân chúng. Quả thật, các vị ấy là những vị Thụ ủy của Thượng Đế giữa các tôi con của Ngài và là chốn bình minh thẩm quyền trong các nước của Ngài. Hỡi con dân của Thượng Đế! Điều đã rèn luyện thế giới là Công bằng, vì nó nâng hai trụ cột, sự tưởng thưởng và sự trừng phạt. Hai trụ cột này là nguồn sự sống của thế giới. Vì mỗi ngày có một vấn đề mới, và mỗi vấn đề mới cần một giải pháp khẩn trương, các vụ việc ấy cần được trình lên cho các Ủy viên của Tòa Công lý để các vị ấy có thể hành động phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của thời đại. Những người, vì Thượng Đế, đứng lên phụng sự Chánh Đạo của

41

Ngài, là những người nhận lãnh sự cảm ứng thiêng liêng từ Vương quốc vô hình. Mọi người phải vâng theo các vị ấy. Mọi vấn đề của Đất nước nên trình lên Tòa Công lý, nhưng hành động thờ phượng phải được tuân giữ đúng với những gì Thượng Đế đã mặc khải trong Thánh Kinh của Ngài. Hỡi con dân của Đấng Baha! Các ngươi là chốn hừng đông tình yêu của Thượng Đế và là buổi bình minh từ ái hiền dịu của Ngài. Chớ làm bẩn lưỡi các ngươi bằng lời nguyền rủa và khinh chê bất cứ linh hồn nào, và hãy giữ mắt các ngươi khỏi những gì bất xứng. Hãy vận dụng những gì các ngươi sở hữu. Nếu nó được chấp nhận ưu ái, thì các ngươi đã đạt mục đích; bằng không, có phản kháng cũng vô ích. Hãy để mặc linh hồn ấy và hãy hướng về Thượng Đế, Đấng Phò trợ, Đấng Tự tồn. Đừng làm nguyên nhân của sự phiền muộn, càng ít hơn với sự bất hòa và xung đột. Ta hy vọng tha thiết là các ngươi có thể đạt được sự giáo dục chân chính dưới bóng cây ân phúc hiền dịu của Ngài và hành động phù hợp với những gì Ngài muốn. Tất cả các ngươi là những lá cùng một cây, những gịot nước cùng một đại dương.

42

KÍNH MỪNG THÁNH LỄ GIÁNG SINH ĐỨC BAB (20/10/1819 – 20/10/2014))

Kính thưa quý vị, Nhân kính mừng Thánh Lễ Giáng sinh Đức Bab (20/10/1819 -20/10/2014), chúng ta hãy cùng nghe Đức Abdul-Baha nói về:

BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Trong con người có hai bản chất: tâm linh là bản chất cao và vật chất là bản chất thấp. Bản chất tâm linh giúp con người tiến đến gần Thượng Đế, bản chất kia làm con người chỉ sống theo đời. Dấu hiệu của cả hai bản chất này đều biểu lộ nơi con người. Về phương diện vật chất con người cho thấy sự giả dối, hung dữ và bất công; tất cả những thái độ ấy là từ bản chất thấp. Những đặc tính của phẩm chất thiên thượng được bộc lộ qua tình yêu, lòng từ bi, lòng tử tế, sự thật thà và công bằng, mỗi một và tất cả những đức hạnh ấy là biểu hiện của bản chất cao nơi con người. Mọi thói quen tốt, mọi tính chất cao cả đều thuộc về bản thể tâm linh của con người, trong khi tất cả những khuyết điểm và hành động tội lỗi đều sinh ra từ bản thể vật chất của con người. Nếu bản chất thiên thượng thắng bản chất người thì chúng ta có một vị Thánh.

Con người có khả năng làm cả việc tốt và việc xấu; nếu khả năng thiện chiếm ưu thế và chinh phục được khuynh hướng xấu, thì người ấy thật sự đáng gọi là vị Thánh. Nếu, trái lại người ấy gạt bỏ những điều thuộc về Thượng Đế, lại để dục vọng xấu xa chế ngự mình, thì người ấy sẽ chẳng hơn gì con vật.

Thiên hướng cuả loài vật là gì? Là ăn, uống, đi quẩn quanh và ngủ nghỉ. Ý tưởng và tâm não loài vật chỉ thu gọn vào đó. Nó bị giam hãm bởi những mối ràng buộc của các dục vọng này. Con người trở thành tù nhân hay nô lệ của các dục vọng ấy khi khát vọng tối hậu của họ không cao hơn những lạc thú này trong thế giới giác quan. Hãy xét xem thật khó cho con người biết bao để đạt tới những thú vui và hạnh phúc trong thế giới tạm bợ này. Và thật dễ dàng biết bao

43

cho loài vật. Hãy nhìn những mảnh ruộng và bông hoa, đồng cỏ, sông suối, rừng rú và núi non. Dã thú và chim trời, lũ cá chẳng phải lao lực hoặc trải qua gian khó; chúng không phải gieo trồng, cũng chẳng quan tâm tới gặt hái; chúng chẳng phải âu lo về kinh doanh hoặc chính trị – chẳng hề âu lo phiền muộn gì cả. Tất cả ruộng đồng và cây cỏ, tất cả hoa trái và hạt mầm, tất cả các sườn núi, các dòng sông trong lành đều là của chúng. Chúng chẳng phải lao động để kiếm sống và đạt hạnh phúc, vì mọi thứ đều được cung cấp và bày sẵn cho chúng. Nếu cuộc sống con người chỉ thu hẹp trong phạm vi vật chất cụ thể này, thì cuộc sống loài vật được cả trăm lần tốt hơn và dễ dàng hơn, đầy thảnh thơi và mãn nguyện. Loài vật quí phái hơn, điềm tỉnh hơn và đầy tự tin vì giờ nào nó cũng ở ngoài vòng bối rối và âu lo; còn con người thì bồn chồn và bất mãn, chạy vạy từ sáng đến tối, vượt biển trên thuyền, lặn sâu bằng tàu ngầm, bay cao bằng phi cơ, chui vào bao tầng đất để kiếm sống – tất cả đầy khó khăn, âu lo và bất an.

Vì vậy, về mặt này loài vật quí phái, điềm tỉnh, thanh nhàn và tự tin hơn. Hãy xem lũ chim nơi rừng rú: chúng làm tổ thật cao trên những ngọn cây đu đưa, mà làm khéo nhất, đẹp nhất – hết lắc lay trong làn gió ban mai, chúng uống nước trong ngọt ngào, chiêm ngưỡng các cảnh quan ngoạn mục nhất trong khi chúng tung bay khắp nơi ở trên cao, hát ca vui vẻ – chẳng chút lao lực, thoát mọi ưu phiền, bận bịu và lo xa. Nếu cuộc sống cuả con người chỉ bó hẹp trong việc hưởng thụ thế giới vật chất, thì con chim chiền chiện còn quí phái hơn, đáng ngưỡng mộ hơn cả loài người, bởi vì phương tiện sống của nó đã được cung cấp sẵn trong tình trạng đầy đủ, và việc hưởng thụ của nó thật hoàn hảo, tự nhiên.

Nhưng cuộc sống con người không phải bó hẹp như thế; cuộc sống ấy thiêng liêng, trường tồn, chứ không phải có tính vật dục, hữu hoại. Đối với con người, cuộc sinh tồn và phương tiện sống tâm linh được chuẩn bị và an bài trong một kế hoạch sáng tạo thiêng liêng. Cuộc sống con người được nhắm tới sự thụ hưởng tâm linh mà loài vật không bao giờ vươn tới được. Việc thụ hưởng này tùy thuộc sự thủ

44

đắc các đức hạnh thiên thượng. Sự cao cả của con người là đạt tới tri thức về Thượng Đế. Lạc thú của con người là đạt tới những ân sủng thiên đình, được ban xuống từ nguồn ân phúc dồi dào cuả Thượng Đế. Hạnh phúc của con người là trong hương thơm tình yêu cuả Thượng Đế. Đây là đỉnh thành đạt cao nhất trong thế giới loài người. Thật đáng thích hơn biết bao so với thế giới vô vọng của loài vật!

Vì vậy, hãy xét xem bản chất thấp kém thể hiện nơi con người ra sao, đến nỗi bất kể những ân sủng Thượng Đế ban xuống cho họ như thế nào, mà con người vẫn cứ hạ mình xuống thế giới loài vật, hoàn toàn bận bịu với những nhu cầu vật chất, ràng buộc với cõi hữu hoại này, tưởng tượng rằng hạnh phúc lớn lao nhất là đạt tới của cải trên thế gian này. Thật hoài phí làm sao! Bản chất ấy mới hèn kém làm sao! Thượng Đế đã tạo nên con người là để nó có thể trở nên như chim bồ câu cuả Vương quốc, như ngọn nến thiên đình, như người tiếp nhận sự sống đời đời. Thượng Đế đã tạo nên con người là để cho nó có thể sinh lại nhờ hơi thở cuả Thánh Linh và trở thành ánh sáng cuả thế giới. Thật hèn hạ làm sao cho cái linh hồn chịu tìm thú vui trong chốn tối tăm này, bận rộn với bản thân, bị giam hãm bởi tự ngã và dục vọng, đắm mình trong bùn sình cuả thế giới vật chất.! Một bản chất thật hạ tiện làm sao! Đây là sự dốt nát quá thể! Quả là mù loà! Thật vinh quang làm sao cương vị của con người đã nhận phần lương thực thiên đình và xây dựng đền thờ an cư vĩnh viễn của mình trong thế giới thiên đàng!

Tóm lại, con người được phú cho hai bản chất: một bản chất hướng về sự cao trọng của đạo lý và sự hoàn hảo của trí tuệ, trong khi bản chất kia hướng về sự suy đồi thú tính và sa ngã xác thịt. Nếu các con chu du các nước trên toàn cầu, các con sẽ thấy một mặt các vết tích của sự hoang tàn và hủy diệt, trong khi ở mặt khác các con thấy dấu hiệu của sự văn minh và phát triển. Sự hoang tàn và đổ nát là kết quả của chiến tranh, xung đột và tranh cãi, trong khi tất cả sự phát triển và tiến bộ là hoa trái của ánh sáng đức hạnh, cộng tác và hòa hợp. ----------------------------

Cám ơn Quý vị đã theo dõi.

45

KÍNH GỞI TẤT CẢ TÍN HỮU BAHA’I

Quý đạo hữu yêu thương của Đức Baha'u'llah,

Một trong những nét nổi bật của Tôn giáo Baha'i là không có chế độ tu sĩ chuyên nghiệp như các tôn giáo trước, thay vào đó Ngài đặt nhiệm vụ của các tu sĩ lên vai của mỗi một tín đồ, vì ngày nay nhân loại đã bước vào Thời kỳ Trưởng thành, nên chính mỗi người phải tự tìm hiểu chân lý một cách độc lập, nương theo Ý chí của Thượng Đế, ‘ phải thấy bằng chính mắt mình chứ không phải bằng mắt kẻ khác, phải hiểu biết bằng chính trí tuệ của mình chứ không thông qua trí tuệ của kẻ láng giềng’. Điểm trung tâm trong Sứ mạng của Đức Baha’u’llah là tạo ra một cộng đồng toàn cầu có thể phản ánh sự nhất thể của loài người. Khi bước vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, Chánh Đạo Baha’i là một hiện tượng không giống với bất cứ cái gì khác mà thế giới đã từng thấy. Sau bao thập niên nỗ lực, cộng đồng Baha’i gồm nhiều triệu người thực sự đại diện cho mọi gốc gác dân tộc, văn hoá, xã hội và tôn giáo trên trái đất, quản lý các công việc tập thể không có sự can thiệp của giới tu sĩ chuyên nghiệp, mà thông qua các cơ cấu bầu cử một cách dân chủ. Nhiều ngàn địa phương trong đó cộng đồng cắm rễ được xây dựng ở mọi quốc gia, lãnh thổ và hải đảo, từ vùng Bắc cực đến Tierra del Fuego, từ châu Phi đến Thái Bình Dương. Điều khẳng định rằng cộng đồng này hiện nay đã có thể hợp thành khối dân chúng đa dạng và có phạm vi địa lý rộng nhất so với bất cứ khối dân cư có tổ chức nào khác trên hành tinh này.

Chỉ còn hai năm nữa là kết thúc kế hoạch 5 năm 2011-2016, qua kế hoạch này toàn thế giới sẽ có 5.000 cụm mà ở đó các hoạt động cốt lõi tiến đến mức tăng trưởng sâu rộng, ở đó các hoạt động cốt lõi được mở ra không gian cho cả cộng đồng rộng lớn cùng chung tay phụng sự, sống hòa hợp, không có bất cứ sự phân biệt nào, cùng góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp. Công quả này là của chung chứ không phải của người Baha'i mặc dầu những người Baha'i luôn tiên phong phụng sự cho một thế

46

giới tốt đẹp. Rất mong mỗi người và mọi người trong cộng đồng Baha'i Việt Nam hãy đóng góp phần mình cho các cụm và khu láng giềng luôn tiến bộ góp phần cho Kế hoạch Năm Năm sẽ kết thúc vào Ridvan 2016.

Nhiệm vụ mà chúng ta tập trung hiện nay là tham gia vào quá trình của Viện Giáo lý nhằm học tập và ứng dụng các nguyên lý Baha'i vào đời sống thực tế. Đặc biệt giúp các thiếu niên vượt qua giai đoạn quan trọng của cuộc đời để có thể tránh được những vấp ngã bởi tệ nạn xã hội và trở thành những người thanh niên tốt, bước đi trên đường phụng sự, biết hy sinh bản thân cho hạnh phúc chung của cộng đồng xã hội.

Từ nay mọi bài vở và góp ý về Thư tháng, Quý đạo hữu vui lòng liên hệ trực tiếp với đạo hữu Trương Quốc Cường, điện thoại 0918002972 hoặc qua email [email protected]

Về báo cáo quý đạo hữu hãy gởi về địa chỉ:

63C/4 Trần Đình Xu, F.Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Điện thoại 08. 66749593. Email [email protected], Hoặc liên hệ trực tiếp với đạo hữu :

Trương Kim Phượng, điện thoại 01268605590

Để tìm đọc giáo lý Quý đạo hữu hãy truy cập trang Web chính thức của Cộng đồng Tôn giáo Baha'i Việt Nam tại địa chỉ http://bahai.org.vn hoặc tại trang Web Baha'i Thế giới www.bahai.org

Với lời chào Baha’i đầy yêu thương.

VP

• Yêu Thương - Thống Nhất • Tuân Tùng - Hiến Dâng

• Cầu nguyện và suy tưởng • Noi gương Đức Abdul-Baha

• Tuân theo sự hướng dẫn của cơ cấu