79
THƯ NGỎ GI THTƯỚNG NGUYN XUÂN PHÚC

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Page 2: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

1

Tên người gửi:

Địa chỉ:

Điện thoại:

E-mail:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

Hà nội ngày 1/12/2017

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

V/v: Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng 2017 – Một vụ Lừa đảo

Tầm cỡ Quốc tế

Kính thưa Thủ tướng,

Tôi tên là XXXXXX, tiến sỹ Kinh tế, tốt nghiệp từ Đại hoc YYYYYY, quốc gia ZZZZZZ. Tôi

là công dân Việt nam, hiện đang sống và làm việc tại Hà nội. Tôi là người đại diện cho nhóm

soạn thảo bức Thư ngỏ này.

Chúng tôi đã tra cứu nhiều tài liệu, tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia, trước khi quyết định gửi

cho Thủ tướng.1 Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Thư ngỏ này cũng được đăng trên trang

http://www.vieteconomistblog.wordpress.com để công chúng cùng đọc và cảnh giác. Sau đây là

2 đề nghị quan trọng nhất của bức thư:

(i) Đề nghị Thủ tướng giải tán ngay nhóm 4 học giả gốc Việt trong Tổ Tư vấn Kinh tế của

Thủ Tướng 2017 (bao gồm: Trần Văn Thọ, Vũ Minh Khương, Trần Ngọc Anh, Nguyễn

Đức Khương), và để cho cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại tự lựa chọn và

giới thiệu những người đại diện cho họ trong Tổ Tư vấn Kinh tế.

Lý do cơ bản: Nhóm học giả này chất lượng quá tồi tệ: Cả hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh

Khương đều là tiến sỹ chính sách công đang làm việc ở các trường hành chính công, nghĩa là

“nghe hơi nồi chõ” về kinh tế, bởi bằng cấp và kinh nghiệm đều không phải là kinh tế. Chính

sách công/hành chính công không thuộc nhóm ngành kinh tế mà thuộc nhóm ngành chính trị.

Sở trường nghiên cứu và đề xuất trong buổi họp đầu tiên ở Tổ Tư vấn của họ đều về hành chính

và chính trị (HC&CT) chứ không phải kinh tế. Cả hai rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn về

HC&CT Việt nam, cần trao đổi với các cơ quan chuyên trách về HC&CT để điều chỉnh các đề

xuất cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam, chứ không phải với các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn

Kinh tế. Ngoài ra, nhiều vấn đề HC&CT thuộc quyền chỉ đạo, giám sát của các cơ quan Đảng

chứ không phải Chính quyền (Thủ tướng), cho nên Thủ tướng được thông báo thông tin chứ

không cần gặp gỡ trao đổi về đề xuất và giải pháp với Tư vấn hải ngoại. Chưa kể sự phá phách

của chính trị ngoại bang đối với ngành kinh tế. Hơn nữa, đây là Tổ Tư vấn Kinh tế chứ

không phải Tổ Tư vấn HC&CT. Ông Trần Văn Thọ không phải là giáo sư trường Kinh tế hay

trường Thương mại, mà là của trường Khoa học Xã hội của đại học Waseda, (giống như trường

1 Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả những ý kiến phê bình góp ý cho Thư ngỏ này. Mọi sai lầm nếu có là do lỗi

của nhóm tác giả.

Thư Ngỏ này đã được đăng ở trang: http://www.vieteconomistblog.wordpress.com để công chúng

đọc. Phiên bản này công khai trên Internet cho nên không có thông tin về người gửi. Tuy nhiên,

phiên bản gửi cho Thủ tướng và các quý vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đầy đủ các thông tin này.

Page 3: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

2

KHXH&NV của Đại học Quốc gia Hà nội). Ông Thọ không biết nghiên cứu kinh tế (không có

bài báo nào trên các tạp chí kinh tế uy tín quốc tế), thậm chí không đạt chuẩn phó giáo sư kinh

tế của Việt nam2, chưa nói đến chuẩn rất cao của Nhật bản. Còn ông Nguyễn Đức Khương cũng

mới chỉ đạt đẳng cấp nhà kinh tế tiêu biểu Đông-Nam-Á chứ chưa đạt đẳng cấp châu Á. Khả

năng hội nhập với giới kinh tế quốc tế của 3 người đầu tiên vô cùng kém bởi ngành kinh tế thế

giới không quan tâm đến những người không có bằng tiến sỹ kinh tế đồng thời không làm việc

trong ngành kinh tế (do ngành kinh tế có sự tự tôn nghề nghiệp), và những người không biết

nghiên cứu kinh tế. Khả năng hội nhập giới kinh tế quốc tế của ông Đức Khương cũng kém.

Vụ việc này là sự lừa đảo học thuật tầm cỡ quốc tế, xúc phạm sâu sắc cộng đồng các nhà kinh tế

Việt nam và gây tổn hại cho khoa học kinh tế Việt nam, và khiến cho công việc tư vấn cho Thủ

tướng trở nên rất kém hiệu quả. Tổ Tư vấn Kinh tế 2017 là bước thụt lùi nguy hiểm so với các

Tổ tư vấn trước đó, trệch khỏi xu thế của thế giới về một Tổ Tư vấn Kinh tế cấp quốc gia đúng

nghĩa.

(ii) Đề nghị Thủ tướng hỗ trợ để chấm dứt sự can thiệp của các trường hành chính công

của nước ngoài (trường Kennedy, đại học Harvard (và trường Fulbright mà họ đỡ đầu);

trường SPEA, đại học Indiana; và trường Lý Quang Diệu, đại học Quốc gia Singapore)3

vào ngành kinh tế Việt nam.

Lý do cơ bản: Hiện đang có nghi vấn các trường này đã “can thiệp” để nhồi nhét 2 tiến sỹ chính

sách công yếu kém do họ đào tạo và tuyển dụng vào Tổ Tư vấn Kinh tế 2017. Trường hành

chính công Kennedy-Harvard từng có tiền sử thao túng ngành kinh tế Việt nam vì mục đích

riêng. Các trường hành chính công đều có bản chất là các trường chính trị và không thuộc nhóm

ngành kinh tế. Và chính trị tây thì phục vụ cho lợi ích của tây trước tiên chứ không phục vụ cho

sự phát triển kinh tế Việt nam. Giới kinh tế quốc tế không công nhận các trường hành chính

công là các trường kinh tế, thậm chí rất xung khắc với nhóm ngành chính trị. Đã đến lúc cần

chấm dứt mọi sự can thiệp của các trường này vào ngành kinh tế Việt nam.

Tổ tư vấn kinh tế cần bao gồm những người có kinh nghiệm làm nghiên cứu hoặc làm việc thực

tiễn trong ngành kinh tế. Các học giả mời từ hải ngoại về phải có uy tín, khả năng kết nối, hội

nhập với giới kinh tế quốc tế. Những người thuộc các ngành nghề khác và các nhà kinh tế yếu

kém chỉ cần tham gia mạng lưới/danh sách hỗ trợ cho Tổ. Đây là cách phân cấp tương tự như

Hội đồng Cố vấn Kinh tế Tổng thống Hoa kỳ và có khả năng đáp ứng mọi nhiệm vụ của Tổ.

Kính thưa Thủ tướng,

Chúng tôi biết tin về Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng 2017 hồi cuối tháng 7. Khác với các năm

trước, năm nay Tổ Tư vấn có thêm 4 người sống và làm việc chủ yếu ở hải ngoại. Điều này là hệ

trọng bởi nhóm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của toàn bộ giới kinh tế Việt nam, trong đó

các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại là tiên phong. Giống như mọi ngành khoa học khác, cộng

đồng hải ngoại tập trung hầu hết các nhà kinh tế gốc Việt tài năng nhất.

2 Chuẩn mới về phó giáo sư của Việt nam là phải có 2 bài báo ISI/SCOPUS

3 Trường Kennedy, Harvard gọi đúng tên là trường Chính phủ Kennedy, Harvard; trường SPEA, Indiana gọi đúng

tên là trường Hành chính Công và Môi trường, Indiana; trường Lý Quang Diệu gọi đúng tên là trường Chính sách

công Lý Quang Diệu. Tuy nhiên chúng tôi gọi cả 3 trường là các trường hành chính công cho đỡ dài bởi bản chất

các trường này tương tự như nhau, chỉ là khác biệt đôi chút về tên gọi.

Page 4: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

3

Chính vì vậy, chúng tôi sửng sốt và phẫn nộ khi đọc thấy tên 4 người này. Nhóm học giả này

yếu kém một cách đáng xấu hổ. Thất vọng, bực tức, và phẫn nộ có lẽ là cảm giác chung của giới

kinh tế Việt nam khi chức danh “Tư vấn Kinh tế” đang bị nhóm này bôi bẩn. Đã có một số phản

ứng về vụ này, ví dụ bài viết của tiến sỹ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, đại học

Kinh tế Quốc dân, tuy mới chỉ là những lời bóng gió xa xôi.4 Trong Thư ngỏ này, chúng tôi sẽ lý

giải cho độc giả hiểu chi tiết hơn về vấn đề.

Có thể chia Tổ Tư vấn Kinh tế thành hai nhóm: (i) Nhóm hải ngoại: bao gồm 4 người làm việc

chủ yếu ở nước ngoài (Trần Văn Thọ, Vũ Minh Khương, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Đức

Khương); và (ii) Nhóm trong nước: gồm 11 người còn lại làm việc chủ yếu ở Việt nam. Tiêu

chí lựa chọn thành viên của hai nhóm sẽ phải khác nhau, bởi Nhóm hải ngoại không có kinh

nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất

lượng nghiên cứu kinh tế và cập nhật kiến thức, chuẩn mực tư vấn của ngành kinh tế thế giới.

Thư ngỏ này sẽ chỉ đề cập đến 4 người ở Nhóm hải ngoại, bởi nhóm này ảnh hưởng trực

tiếp đến uy tín của toàn bộ giới kinh tế Việt nam, mà các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại là

tiên phong. Nhóm hải ngoại sống ở các quốc gia phát triển, đáng ra phải là nhóm tài năng, uyên

bác về kinh tế, vậy mà lại để cho những người yếu kém chiếm hết ghế thì làm sao có thể nói

được Nhóm trong nước. (Cần lưu ý, năng lực nghiên cứu của Nhóm trong nước kém xa Nhóm

hải ngoại là điều bình thường, bởi nếu không thì Việt nam trở thành quốc gia phát triển rồi.)

Kính thưa Thủ tướng,

Chúng tôi nghĩ rằng Thủ tướng bận trăm công nghìn việc và không có thời gian để tuyển chọn

nhân sự cho Tổ Tư vấn Kinh tế. Tuy nhiên, có lẽ các cố vấn nhân sự cho Thủ tướng đã phạm sai

lầm nghiêm trọng, thậm chí mắc lừa khi chọn 4 người này.

Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt 24 luận điểm quan trọng nhất của Thư ngỏ này. Kèm

theo Thư ngỏ là TÀI LIỆU BỔ SUNG CHO CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG THƯ NGỎ, diễn

giải chi tiết về các luận điểm này. Chương XII của TÀI LIỆU BỔ SUNG có phần Giải pháp

Cải tạo Nhóm hải ngoại, và Phụ lục A có Danh sách các Nhà Kinh tế Tiêu biểu Gốc Việt

cùng với địa chỉ liên hệ của họ.

Việc đánh giá năng lực Tổ Tư vấn đòi hỏi am hiểu về nghiên cứu hàn lâm, bởi hầu hết thành viên

Tổ Tư vấn Kinh tế 2017 đều có bằng tiến sỹ. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích một cách

đơn giản nhất để những người ở ngoài khu vực hàn lâm có thể hiểu được.

1. Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ (CEA) là một tổ chức tương tự như

Tổ Tư vấn Kinh tế của Việt nam. Từ 1954 đến nay, CEA luôn luôn có ít nhất 3 thành viên

(cho mỗi nhiệm kỳ tổng thống), tất cả đều có bằng tiến sỹ thuộc nhóm ngành kinh tế từ các

trường danh tiếng và có thâm niên làm việc ở các khoa kinh tế, trường kinh doanh uy tín

cao5. Nhiều chủ tịch CEA thậm chí từng đoạt giải hoặc là ứng viên giải Nobel kinh tế.

4 TS Phạm Thế Anh tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế từ đại học Manchester, Anh và hậu tiến sỹ ở ĐH Columbia, Hoa kỳ,

Bài viết của ông Thế Anh ở đây: https://www.facebook.com/theanh98/posts/10155443156727457 5 https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/former-chairs

Page 5: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

4

Những điều đó đảm bảo rằng CEA là một tổ chức uyên bác về kinh tế và là Hội đồng Cố

vấn KINH TẾ chứ không phải Hội đồng Cố vấn LĨNH VỰC NÀO KHÁC. CEA cũng tuyển

thêm 15-25 người khác để hỗ trợ, phục vụ hội đồng. Trong số đó, các chuyên gia kinh tế cao cấp,

(tuyệt đai đa số đều có bằng tiến sỹ nhóm kinh tế hoặc tiến sỹ khác nhưng có thâm niên trong

ngành kinh tế), đều có nghiên cứu chất lượng rất cao, được tuyển để hỗ trợ 3 thành viên hội đồng

trong các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của Hoa kỳ. Đó là các lĩnh vực phi chính trị. Tổng

thống Hoa kỳ cũng có nhiều cố vấn chính trị, nhưng không thuộc CEA. Mô hình Hoa kỳ được

giới thiệu bởi đây là quốc gia sở hữu trên 70% giải Nobel Kinh tế, là nền kinh tế năng động nhất

thế giới, và có phong trào khởi nghiệp sôi nổi. Hoa kỳ có 51 bang (tương đương 51 quốc gia).

2. Một vấn đề rất nguy hiểm ở Việt nam là sự lẫn lộn giữa Kinh tế và Chính trị. Nhiều

người không hiểu rằng Chính sách Công/Hành chính Công không thuộc nhóm ngành kinh

tế mà thuộc nhóm ngành chính trị. Cần phân biệt Trường hành chính công Kennedy của đại

học Havard (trường đỡ đầu đại học Fulbright Việt nam) với Khoa Kinh tế của đại học Harvard.

Tổ Tư vấn Kinh tế cần kết nối với Khoa kinh tế, đại học Harvard chứ không cần kết nối với

trường Kennedy, Harvard. Tuyệt đối không nên coi các trường hành chính công (Kennedy-

Harvard, SPEA-Indiana, Lý Quang Diệu-NUS) là những nơi đáng tin cậy để tư vấn kinh tế bởi

các trường hành chính công bản chất đều là các trường chính trị. Và chính trị tây phục vụ cho lợi

ích của tây trước tiên chứ không phục vụ sự phát triển kinh tế Việt nam. Giới kinh tế quốc tế

không coi các trường hành chính công là các trường kinh tế. Ngành kinh tế thế giới rất xung khắc

với các ngành chính trị, (xem thêm chương V của TÀI LIỆU BỔ SUNG).

3. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa Tổ Tư vấn Kinh tế và CEA là CEA không có nhóm hải

ngoại. Nhóm hải ngoại của Tổ Tư vấn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam do sống chủ

yếu ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ được kỳ vọng phần nào đó giống như 3 thành viên hội đồng

CEA, hiểu biết uyên thâm về kinh tế thế giới, đủ năng lực đem về nước những tiến bộ kinh tế

mới nhất, đảm bảo hội nhập quốc tế và hướng đến chuẩn mực tư vấn kinh tế của thế giới.

4. Nhưng trên thực tế, 4 học giả hải ngoại của Tổ tư vấn yếu kém đến mức xấu hổ:

Hai nhà kinh tế giả cầy Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương: cả hai là tiến sỹ chính sách

công, tốt nghiệp từ trường Kennedy-Harvard và làm việc ở các trường hành chính công SPEA-

Indiana và Lý Quang Diệu-NUS (nghĩa là cả bằng cấp và kinh nghiệm đều không phải là kinh

tế), cho nên thiếu hụt trầm trọng kiến thức kinh tế (bậc nghiên cứu), nghĩa là còn dốt hơn cả các

nhà kinh tế đang làm việc trong nước. Chưa kể họ sẽ đem não trạng chính trị vào tư vấn kinh tế.

Khả năng hội nhập với giới kinh tế quốc tế của cả hai vô cùng kém, bởi giới kinh tế quốc tế

không hứng thú với những người không có bằng tiến sỹ kinh tế đồng thời không làm việc trong

ngành kinh tế, do ngành kinh tế có sự tự tôn nghề nghiệp. Chưa kể sự phá phách của chính trị

ngoại bang đối với ngành kinh tế. Lẽ ra như thế là quá đủ để không nên mời họ về nước

làm Tư vấn kinh tế.

+ Sở trường nghiên cứu của Trần Ngọc Anh6 (Tham nhũng, Minh bạch Chính Phủ, Mạng Chính

trị, mối quan hệ giữa Tham nhũng và Trốn Thuế) chỉ phù hợp làm tư vấn hành chính & chính trị

(HC&CT) cho các cơ quan phi-kinh tế (Ban Chỉ đạo TW Phòng Chống Tham nhũng

(BCĐTWPCTN), Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Học

viện Chính trị...) Ông Ngọc Anh “ngồi nhầm chỗ” trong Tổ tư vấn Kinh tế bởi ông ta sống ở hải https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/Former-Members 6 https://spea.indiana.edu/faculty-research/directory/profiles/faculty/full-time/tran-anh.html

Page 6: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

5

ngoại, rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn về Việt nam, (đặc biệt, các lĩnh vực này đều nhạy cảm, rất

thiếu thông tin công khai). Ông ta cần thảo luận thường xuyên với các học giả đến từ các cơ quan

kể trên để điều chỉnh các đề xuất HC&CT sao cho phù hợp với Việt nam, chứ không phải với các

tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư vấn, bởi các nhà kinh tế không có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn

về các lĩnh vực đó để góp ý cho ông ta. Họ cũng rất ít quan hệ với các cơ quan kể trên. (GS

Nguyễn Xuân Thắng của Tổ Tư vấn mới làm giám đốc Học viện Chính Trị Quốc gia 1 năm, là vị

trí quản lý, nhưng thực ra ông là tiến sỹ kinh tế, cả đời nghiên cứu kinh tế ở các cơ quan kinh tế

chứ không có kiến thức và kinh nghiệm gì đáng kể về chính trị. PGS Trần Hoàng Ngân cũng

vậy7). Nói vắn tắt, các đề xuất HC&CT của ông Ngọc Anh rất thiếu giá trị thực tiễn ở Việt nam,

trong khi các tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư vấn không đủ năng lực để thẩm định các đề xuất đó là

đúng hay sai, có thật sự quan trọng và phù hợp với hoàn cảnh Việt nam không, thậm chí có phục

vụ mưu đồ chính trị ngoại bang không? Họ cũng không phải là đối tượng cần nghe và thảo luận

với ông Ngọc Anh về Tham nhũng hay Minh bạch. Hơn nữa, đây là Tổ Tư vấn kinh tế chứ

không phải Tổ Tư vấn Hành chính & Chính trị. Ông Ngọc Anh không biết gì về các lĩnh vực

kinh tế vĩ mô trọng điểm. (Sở đoản liên quan đến kinh tế phát triển thì kém đến mức thua nhiều

nhà kinh tế trong nước, và bản thân ông ta cũng không dám khoe trên website).

+ Ông Vũ Minh Khương8 cũng chỉ phù hợp tư vấn hành chính & chính trị, bởi chất lượng nghiên

cứu kinh tế rất kém ở mức không thể chấp nhận được, thua nhiều người trong nước chứ chưa nói

đến những người ở hải ngoại. Nếu xin việc trong ngành kinh tế, ông Minh Khương khó có khả

năng được nhận vào bất kỳ khoa kinh tế nào có đào tạo Ph.D của Hoa kỳ được Bộ Giáo dục Việt

nam công nhận. So sánh nghiên cứu kinh tế của ông Khương với các giáo sư khoa kinh tế cùng

trường (NUS) là một sự hổ thẹn. Ông Minh Khương “ngồi nhầm chỗ” trong Tổ tư vấn với lý do

tương tự ông Ngọc Anh.

Hai người còn lại: Ông Trần Văn Thọ9 là tiến sỹ kinh tế nhưng “ngồi nhầm chỗ” trong Tổ

tư vấn Kinh tế bởi ông ta không phải là giáo sư Kinh tế (không làm việc ở Trường Kinh tế hay

Trường Thương Mại của đại học Waseda) mà là giáo sư của Trường Khoa học Xã Hội của ĐH

Waseda (giống như trường KHXH&NV của Đại học Quốc gia Hà nội), và không biết nghiên cứu

kinh tế. Thậm chí, ông Thọ không đạt tiêu chuẩn về phó giáo sư kinh tế của Việt nam10

. So sánh

nghiên cứu kinh tế của ông Thọ với các giáo sư Trường Kinh tế Waseda là sự hổ thẹn lớn. Ông

Thọ không có bài báo nào trên các tạp chí kinh tế uy tín quốc tế.11

(Ông ta có xuất bản một số

sách theo yêu cầu của trường Khoa học Xã hội. Tuy nhiên ngành kinh tế thế giới chỉ đánh giá

năng lực nhà nghiên cứu dựa trên các bài báo xuất bản trên các tạp chí kinh tế chứ không quan

tâm đến xuất bản sách. Chương VI của TÀI LIỆU BỔ SUNG giải thích tin đồn ông Thọ tham gia

Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhật bản là tin bịa đặt.) Còn ông Nguyễn Đức Khương12

cũng chỉ là

nhà kinh tế tiêu biểu Đông-Nam-Á, chưa đạt đẳng cấp tiêu biểu châu Á. Nhiều nhà kinh tế gốc

Việt khác giỏi hơn ông ta. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của ông Trần Văn Thọ vô cùng

kém, còn ông Nguyễn Đức Khương cũng kém, bởi giới kinh tế quốc tế không quan tâm đến

những người có chất lượng nghiên cứu yếu kém như vậy.

7 Các vấn đề về trọng án tham nhũng hay đào tạo cán bộ phải được sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan

Đảng chứ không phải Chính quyền (Thủ tướng), cho nên tư vấn ngoại chỉ cần làm việc với các cơ quan chuyên trách

các vấn đề đó rồi các cơ quan đó thông báo lại cho Thủ tướng chỉ để biết thông tin. Thủ tướng không cần gặp trực

tiếp Tư vấn ngoại để bàn bạc, trao đổi về giải pháp. 8 https://lkyspp.nus.edu.sg/our-people/our-faculty/faculty-profile/vu-minh-khuong 9 https://www.waseda.jp/fsss/gsss/en/about/faculty/ 10 Chuẩn mới áp dụng cho phó giáo sư kinh tế yêu cầu 2 bài báo ISI/SCOPUS 11 Mặc dù đã làm nghiên cứu 24 năm nhưng chỉ có 1 bài báo ISI trên tạp chí Chính sách Kinh tế Châu Á. 12

https://www.nguyenduckhuong.org/

Page 7: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

6

5. Một sự lừa đảo trắng trợn: Buổi họp đầu tiên của Tổ Tư vấn Kinh tế đã biến thành

buổi Tư vấn về cải cách hành chính & chính trị (HC&CT)? Đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn

trong buổi họp là: “Cắt giảm thủ tục hành chính xuống còn 1/3 so với hiện nay”13

. Hai tiến sỹ

chính sách công đều ba hoa về cải cách HC&CT chứ không phải về kinh tế. (Trần Ngọc Anh nói:

“cần xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, là công cụ để “cân

đo đong đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng”14

. Vũ

Minh Khương nói: “Việt Nam cần khai thác công nghệ số để minh bạch thông tin về nhu cầu và

hiệu quả các dự án đầu tư công, chất lượng công tác của cán bộ - cơ quan chính quyền, sở hữu

tài sản và nộp thuế của quan chức”, “Mục tiêu và là động lực đầu tiên để chúng ta có đủ quả

cảm, mạnh dạn cải cách, đó là tiệt trừ tham nhũng và trọng dụng nhân tài15

”). Câu hỏi đặt ra là

có cần thiết để cho 2 ngài chính sách công lừa đảo cả hệ thống chính trị và công chúng rằng đó là

Tư vấn Kinh tế hay không? Tại sao đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn kinh tế lại về thủ tục hành

chính? Các tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư vấn có kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu gì về thủ tục

hành chính mà lại đề xuất như vậy? Họ làm sao có khả năng đảm bảo những đề xuất về HC&CT

là đúng đắn và cấp thiết, phù hợp với thực tiễn của Việt nam?? Quan trọng hơn cả, đây là Tổ

Tư vấn Kinh tế chứ không phải Tổ Tư vấn về Hành chính & Chính trị.

Tóm tắt 4 và 5: Câu hỏi đặt ra là tại sao không để 2 tiến sỹ chính sách công tư vấn cho các

cơ quan chuyên trách về hành chính và chính trị (HC& CT) như Hội đồng Tư vấn Cải

cách Thủ tục Hành chính (HĐTVCCTTHC), Ban Chỉ đạo TW Phòng Chống Tham nhũng

(BCĐTWPCTN), Bộ Nội vụ, mà lại tham gia Tổ Tư vấn Kinh tế (TTVKT)?

Ở Việt nam hiện có nhiều cơ quan chuyên trách về HC&CT, và đều là các cơ quan phi-kinh tế

(ví dụ: Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ, BCĐTWPCTN, HĐTVCCTTHC, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành

chính, Học viện Chính trị & Hành chính Quốc gia). Các vấn đề về tham Nhũng và Minh Bạch

cũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan HC&CT.

- Kiến thức, thâm niên làm việc, sở trường nghiên cứu, và đề xuất của 2 tiến sỹ chính sách

công đều chỉ phù hợp làm tư vấn HC&CT. Cả hai rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam,

rất cần trao đổi đề xuất với các chuyên gia về hành chính & chính trị để điều chỉnh các đề xuất

cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam. Các chuyên gia đó mới là những người cần nghe họ nói.

- Các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn Kinh tế không có kiến thức, kinh nghiệm gì về HC&CT để

góp ý cho họ. Họ chỉ cần giải quyết các vấn đề kinh tế trọng điểm là đã quá nhiều việc.

- Nhiều vấn đề về HC&CT (ví dụ các vấn đề quan trọng liên quan đến tham nhũng và minh

bạch, nâng cao năng lực cán bộ về hành chính công) thuộc trách nhiệm, sự giám sát chặt chẽ

của các cơ quan Đảng chứ không phải bên chính quyền (Thủ tướng) cho nên tư vấn ngoại chỉ

cần làm việc trực tiếp với các cơ quan chuyên trách là đủ. Thủ tướng chỉ cần các cơ quan này

báo cáo để biết thông tin chứ không cần gặp gỡ, thảo luận với Tư vấn hải ngoại.

- Rõ ràng là để cho 2 tiến sỹ chính sách công tham gia Tổ Tư vấn kinh tế sẽ rất kém hiệu

quả so với tư vấn cho HĐTVCCTTHC, BCĐTWPCTN hay Bộ Nội vụ.

- Tương tự đối với trường hợp Trần Văn Thọ: chỉ nên làm tư vấn cho Bộ Ngoại giao,

Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Quốc tế, Trường KHXH&NV.

- Quan trọng hơn cả: không thể để 2 vị chính sách công và ông Trần Văn Thọ lạm dụng

chức danh “Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng” mà họ không xứng đáng.

13 http://www.baodoi.com/tintuc/kinh-doanh/De-xuat-dau-tien-cua-To-tu-van-kinh-te-toi-Thu-tuong-zwNWY.html 14 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/chan-dung-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-387391.html 15

https://tuoitre.vn/to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-y-chi-den-dau-ke-sach-den-do-1362787.htm

Page 8: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

7

6. Một số trường hợp để so sánh:

2 ông chính sách công không thể so sánh với Sheila Olmstead và Joel Zinberg của CEA

thời Obama và Trump, bởi CEA không có Nhóm hải ngoại, và Olmstead và Zinberg đều chỉ là

chuyên gia cao cấp hỗ trợ 3 thành viên hội đồng chứ không được trọng vọng như Nhóm hải

ngoại trong Tổ tư vấn. Các lĩnh vực họ hỗ trợ đều là lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của

Hoa kỳ, và phi chính trị. Olmstead và Zinberg đều là người “trong nước”, sống và làm việc ở

Hoa kỳ, am hiểu sâu sắc thực tiễn ở Hoa kỳ và đều có những nghiên cứu chất lượng rất cao. Họ

không nhất thiết phải trao đổi với ai khác ở “trong nước” để đảm bảo chất lượng các đề xuất

bởi chính họ đang sống ở Hoa kỳ. Olmstead là tiến sỹ chính sách công nhưng đã có 8 năm làm

việc trong ngành kinh tế. Bà hỗ trợ 3 thành viên hội đồng về Kinh tế Tài nguyên Môi trường, còn

Zinberg là tiến sỹ luật hỗ trợ 3 thành viên hội đồng về lĩnh vực Kinh tế Sức khỏe.

PGS Kinh tế Đỗ Quốc Anh là người có sở trường nghiên cứu (Kinh tế Chính trị, tập trung

vào tham nhũng, minh bạch chính phủ, đạo đức kinh doanh) giống ông Trần Ngọc Anh,

nhưng năng lực vượt xa cả hai vị chính sách công.16

(Kinh tế Chính trị và Hành chính công có

những mảng nghiên cứu giao thoa nhau). Tuy nhiên, theo giới kinh tế Việt nam, ông Quốc Anh

cũng chỉ phù hợp làm tư vấn kinh tế cho các cơ quan chuyên về chính trị & hành chính thay vì

Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng, bởi lĩnh vực sở trường giống Ngọc Anh. Ông Đỗ Quốc Anh là

nhà kinh tế gốc Việt xuất sắc: huy chương vàng toán quốc tế với điểm tuyệt đối 42/42, tốt nghiệp

tiến sỹ kinh tế Harvard, xuất bản trên các tạp chí hàng đầu của toàn ngành kinh tế, là giáo sư

của Khoa Kinh tế của Trường Khoa học và Chính trị Paris, có thâm niên làm việc trong ngành

kinh tế 9 năm và ở trưởng chính trị 3 năm, tốt nghiệp tiến sỹ trước ông Ngọc Anh.

7. Tiến sỹ Harvard cũng có dăm bảy loại. Chương trình tiến sỹ chính sách công của

trường hành chính công Kennedy-Harvard chú trọng tuyển chọn người có năng lực chính

trị, trong khi ngành kinh tế chú trọng tuyển chọn nghiên cứu sinh với năng lực học vấn,

năng lực nghiên cứu, và đặc biệt là năng lực toán học xuất sắc. Do cách tuyển chọn như vậy,

cho nên 2 tiến sỹ chính sách công trong Tổ tư vấn, tốt nghiệp từ trường Kennedy-Harvard, chưa

chắc đã có năng lực học vấn, năng lực nghiên cứu và năng lực toán học bằng các tiến sỹ kinh tế

của các trường xếp hạng thấp của Hoa kỳ và thế giới. Đã có nhiều đàm tiếu rằng các trường hành

chính công đánh bóng lý lịch, thành tích của những người họ đào tạo và tuyển dụng để họ thuận

lợi trong các hoạt động chính trị, gây ảnh hưởng lên các lãnh đạo quốc gia. Câu nói của ông Dale

Jorgenson về ông Vũ Minh Khương: “Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của

Havard”17

là minh chứng về sự đánh bóng thiếu liêm sỷ của một giáo sư trường Kennedy-

Harvard. Có thể lý giải, những người như Jorgenson dối trá, điêu toa, bởi họ phải phục vụ sứ

mệnh chính trị của trường họ. Năng lực nghiên cứu yếu kém của ông Vũ Minh Khương còn thể

hiện ở chỗ mặc dù có nhiều bài báo viết chung với ông Jorgenson, thầy hướng dẫn của ông

Khương đồng thời là một nhà kinh tế nổi tiếng thế giới, tất cả các bài báo đó đều chỉ đăng được

trên các tạp chí chất lượng thấp, loại tạp chí không được sử dụng để tuyển giáo sư kinh tế ở các

16 Tất cả các ngành kinh tế ở Hoa kỳ đều học và thi các môn cơ bản giống nhau trong 2 năm đầu PhD. Sau đó ai

chọn nghiên cứu ngành gì thì mới bắt đầu chọn thầy hướng dẫn và đi sâu vào ngành đó. 17 http://cafef.vn/14-thanh-vien-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-vua-duoc-thanh-lap-co-gi-dac-biet-

20170729012519897.chn

Page 9: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

8

trường nghiên cứu ở Hoa kỳ.18

Đại học Indiana, nơi ông Trần Ngọc Anh làm việc, có Trung tâm

Dân chủ Lập hiến, một tổ chức chính trị khét tiếng với một trong 3 mục tiêu chính là Thúc đẩy

Chính phủ Trách nhiệm, đã đưa Việt nam vào nhóm 5 quốc gia mục tiêu cùng với Nam Sudan,

Lybia, Miến điện, và Liberia.19

Năng lực học vấn của ông Ngọc Anh chỉ ở mức xoàng (căn cứ

trên CV công khai của trường SPEA, Indiana nơi ông ta làm việc), do bằng thạc sỹ ở Úc của ông

ta không được loại distinction (hạng cao nhất là high distinction). Nếu xin học tiến sỹ kinh tế

thay vì học tiến sỹ chính sách công, tương lai của ông Ngọc Anh rất mờ mịt bởi ngay cả các

khoa kinh tế hạng thấp của thế giới cũng có nhiều người tốt nghiệp thạc sỹ hạng distinction. Với

năng lực học vấn như vậy, lại không được đào tạo bài bản nghiên cứu kinh tế, không có kinh

nghiệm làm việc ở các trường kinh tế thì không hiểu ông Ngọc Anh có thể tư vấn cái gì?

8. Thủ tướng hãy cảnh giác: các trường hành chính công của tây không hề quan tâm đến

phát triển kinh tế Việt nam mà chỉ muốn đào tạo lãnh đạo, cài cắm người vào các cơ quan

quan trọng, để gây ảnh hưởng chính trị lên Việt nam vì lợi ích nước họ. Một số ví dụ: trong

khi các trường kinh tế của Việt nam rất khó hợp tác với các khoa kinh tế/trường kinh doanh hàng

đầu của Hoa kỳ bởi khoa học kinh tế của Việt nam còn rất kém không khiến họ quan tâm, trường

Hành chính công Kennedy-Harvard đã ve vãn Đại học Kinh tế TP HCM từ năm 1994 để sinh ra

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, nhưng rồi sau 20 năm, dần dần “treo đầu dê, bán thịt

chó”, biến nó thành chương trình giảng dạy và nghiên cứu chính sách công.20

Điều đó thể hiện

họ không hề thực tâm muốn phát triển kinh tế Việt nam. Trường hành chính công SPEA-Indiana

(nơi Trần Ngọc Anh làm việc) cũng có Chương trình đào tạo Lãnh đạo Trẻ riêng cho Việt nam,

cấp một phần học bổng. Hình như kịch bản “treo đầu kinh tế, bán thịt hành chính & chính trị”

đang lặp lại với Tổ tư vấn Kinh tế bởi 2 tiến sỹ chính sách công tốt nghiệp từ trường Kennedy,

Harvard?? (Xem thêm chương X của để hiểu thái độ của Hoa kỳ đối với Việt nam).

9. Chừng ấy lý do là quá đủ để cần giải tán ngay nhóm 4 học giả hải ngoại này. Số lượng

các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm rất nhiều, rất phức tạp, và cấp thiết, đòi hỏi nhiều thời

gian thảo luận. Tổ Tư vấn Kinh tế cần những người có chuyên môn sâu góp ý, chứ không

cần những kẻ không biết gì, đọc tài liệu vài ngày rồi chém gió, hoặc lảm nhảm những thứ

không phải là kinh tế, thậm chí có thể phục vụ mưu đồ chính trị của ngoại bang. Nhóm hải

ngoại giữ vị trí đặc biệt đối với công chúng, trong khi 2 nhà kinh tế giả cầy mới chỉ “nghe hơi

nồi chõ” về kinh tế, không đủ tư cách đại diện cho giới kinh tế gốc Việt. Đừng để họ đem hành

chính & chính trị ra lừa chính phủ và công chúng đó là kinh tế.

10. Việt nam và Hoa kỳ đều có các cơ quan chuyên trách về hành chính & chính trị

(HC&CT). Không thể ghép HC&CT vào Tổ Tư vấn kinh tế, bởi các nhà kinh tế của Tổ Tư vấn

không có kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn về HC&CT, kinh nghiệm đối phó với các mưu đồ

chính trị ngoại bang như các cơ quan chuyên về HC&CT, và khối lượng các vấn đề kinh tế trọng

điểm cần tư vấn đã quá nhiều. Hơn nữa, HC&CT là lĩnh vực nhạy cảm, cần các cơ quan chuyên

trách về HC&CT giám sát để đảm bảo các mục tiêu chính trị và quan điểm tổ chức bộ máy hành

chính của Đảng. Tổng thống Hoa kỳ có nhiều cố vấn chính trị, nhưng không thuộc CEA.

18

Các tạp chí kinh tế rất nể ông Jorgenson. Vậy nên những bài báo ông Khương có ông Jorgenson là đồng tác giả sẽ

dễ đăng hơn các bài báo của những người khác cùng chất lượng, hoặc thậm chí chất lượng cao hơn một chút. 19 http://ccd.indiana.edu/projects/ 20 Xem dòng cuối cùng của site này thì thấy rõ mặc dù mang tên Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhưng

đã biến thành Đào tạo và Nghiên cứu Chính sách Công. http://www.fetp.edu.vn/

Page 10: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

9

11. Đã đến lúc cần chấm dứt sự can thiệp của các trường hành chính công (Kennedy-

Harvard, SPEA-Indiana, Lý Quang Diệu) vào ngành kinh tế Việt nam. Tổ tư vấn Kinh tế

cần kết nối với Khoa kinh tế của đại học Harvard, chứ không cần kết nối với Trường hành

chính công Kennedy, Harvard. Thực tế, số giáo sư kinh tế quan tâm đến Việt nam của trường

Kennedy rất ít, không thể so sánh với cộng đồng kinh tế gốc Việt ở hải ngoại. Chất lượng nghiên

cứu kinh tế của trường Fulbright (trường được trường Kennedy đỡ đầu) rất kém, không thể so

sánh với nhiều trường đại học khác ở Việt nam. (Cần lưu ý rằng các tổ chức lớn trên thế giới

thuê tư vấn kinh tế đều dựa trên chất lượng nghiên cứu. Tất cả các thành viên hội đồng CEA và

các chuyên gia kinh tế cao cấp hỗ trợ hội đồng đều có các bài báo trên các tạp chí chất lượng rất

cao). Tốt hơn cả, chỉ nên thuê các trường này tư vấn về hành chính và chính trị.

12. Nhà nước cần giao cho các nhà kinh tế đích thực chủ trì mọi dự án nghiên cứu và tư

vấn kinh tế. Có người cho rằng Việt nam mang ơn các tác giả cuốn sách „Theo Hướng Rồng

Bay‟, bởi đó là một tài liệu về chiến lược được nhiều đời Thủ tướng Việt nam sử dụng21

. Tuy

nhiên, cũng thật mâu thuẫn khi người đó nói rằng Việt nam là “quốc gia không chịu phát triển”.

Thật ra, cả 3 tác giả của cuốn sách này đều là giáo sư tiến sỹ kinh tế và làm thuê cho trường

Kennedy, Harvard. (Các giáo sư chính sách công làm việc ở các trường hành chính công và giáo

sư khoa học xã hội không đủ trình độ để viết những tài liệu như vậy.) Cuốn sách đó cũng không

có gì đặc biệt và các nhà kinh tế gốc Việt hoàn toàn đủ khả năng soạn thảo những tài liệu như

vậy, nhưng các nguyên thủ quốc gia không biết điều đó. Mới đây nhất, Bộ Kế hoạch & Đầu tư

thuê ngân hàng thế giới chủ trì biên soạn tài liệu chiến lược phát triển „Báo cáo Việt nam 2035’

chứ không thuê trường Kennedy, Harvard là một hướng đi đúng đắn, tránh được sự can thiệp của

ngoại bang.22

Tuy nhiên, tư vấn chiến lược phát triển chỉ là một phẩn nhỏ trong công việc của Tổ

tư vấn kinh tế. Trước nay, nhiều nhà lãnh đạo Việt nam quá tin tưởng trường hành chính công

Kennedy-Harvard mà không biết rằng nhân sự kinh tế quan tâm đến Việt nam ở trường đó rất ít,

và đó không phải là trường kinh tế. Họ không hiểu được tiềm năng to lớn của cộng đồng các nhà

kinh tế gốc Việt ở hải ngoại. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải thay đổi. (xem thêm chương

IX giải thích kỹ về chuyện này).

13. Quan trọng hơn cả, Thủ tướng nên để cho cộng đồng kinh tế gốc Việt ở hải ngoại tự lựa

chọn và giới thiệu những người đại diện cho họ trong Tổ Tư vấn Kinh tế. Cách làm có thể

tương tự như tuyển nhân sự cho CEA của Hoa kỳ (xem giải pháp chi tiết ở chương XII).

Trước nay, cộng đồng các nhà kinh tế Việt nam cũng có lỗi một phần khi chưa quảng bá tích cực

cho các giá trị của ngành và cho các tài năng kinh tế đích thực, khiến cho cho các trường hành

chính công và các nhà kinh tế giả cầy, yếu kém cố tình nhập nhèm Kinh tế với Chính sách

công/Hành chính công hay Quốc tế học, đánh bóng, thổi phồng về năng lực tư vấn kinh tế của

họ. Việc đánh giá năng lực các thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế đòi hỏi phải có kiến thức về nghiên

cứu hàn lâm. Thủ Tướng bận trăm công nghìn việc và có lẽ không có thời gian cho việc này. Tuy

nhiên, chúng tôi hi vọng Thủ tướng sẽ chỉ đạo các cố vấn về nhân sự hợp tác với các nhà kinh tế

21 http://cafef.vn/chuyen-gia-pham-chi-lan-nguyen-thanh-vien-ban-nghien-cuu-cua-thu-tuong-noi-gi-ve-to-tu-van-

kinh-te-moi-thanh-lap-20170729125909475.chn 22 Có người nói rằng một số người ở trường Fulbright tham gia viết cuốn sách này. Thật ra bộ phận nghiên cứu kinh

tế của Worldbank chất lượng rất cao là đơn vị chủ trì. Tuy nhiên, khi họ thuê lại các cơ quan Việt nam viết các phần

riêng lẻ của Báo cáo thì nhiều khi dựa trên quen biết và lobby. Thế nên nhiều người có trình độ không đảm bảo của

các đơn vị thuê lại cũng tham gia viết.

Page 11: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

10

đích thực, đáng tin cậy trong mọi vấn đề liên quan đến kinh tế. Cộng đồng kinh tế gốc Việt là

một nguồn cung cấp rất tốt các nhà kinh tế như vậy. (Phụ lục A của TÀI LIỆU BỔ SUNG có

Danh sách các Nhà Kinh tế gốc Việt Tiêu biểu cùng với địa chỉ liên hệ).

Kết luận: Tổ tư vấn kinh tế cần bao gồm những người có kinh nghiệm làm nghiên cứu hoặc làm

việc thực tiễn trong ngành kinh tế. Các học giả mời từ hải ngoại về phải có uy tín, khả năng kết

nối, hội nhập với giới kinh tế quốc tế. Những người thuộc các ngành nghề khác và các nhà kinh

tế yếu kém chỉ cần tham gia mạng lưới/danh sách hỗ trợ cho Tổ. Đây là cách phân cấp tương tự

như Hội đồng Cố vấn Kinh tế Tổng thống Hoa kỳ và có khả năng đáp ứng mọi nhiệm vụ của Tổ.

NHỮNG LUẬN ĐIỂM QUAN TRỌNG KHÁC

14. Nhà tư vấn kinh tế cấp quốc gia giỏi phải là nhà nghiên cứu giỏi, đồng thời phải có

chuyên môn về các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia. Nhà Tư Vấn Kinh Tế

Giỏi cấp Quốc Gia cũng đồng thời phải là Nhà Nghiên Cứu Kinh tế Giỏi, bởi lẽ mục tiêu tối

hậu của nghiên cứu kinh tế cũng là cung cấp những phân tích, thống kê, dự báo kinh tế với độ

chính xác cao nhất. Tư vấn kinh tế tầm quốc gia chủ yếu đòi hỏi khả năng hiểu và phân tích số

liệu vĩ mô, để từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách, đường lối và chiến lược. Số liệu, chỉ

tiêu, và dự báo kinh tế vĩ mô của Việt nam vốn nổi tiếng là không đáng tin cậy, nhưng các

nhà tư vấn kinh tế trước đây ít có khả năng khuyến nghị điều chỉnh bởi vì năng lực nghiên cứu

chưa đủ tốt. Nay Thủ tướng có thiện chí mời các học giả hải ngoại thì cần mời những người

xứng đáng nhất, đủ năng lực để giải quyết các vấn đề đó, đưa chất lượng tư vấn gần với chuẩn

quốc tế, chứ không nên mời những người chỉ giỏi chính trị hay quan hệ trong khi không biết gì

về lĩnh vực mà họ cần tư vấn hoặc chất lượng yếu kém. Thậm chí lựa chọn họ còn đem lại sự

nguy hiểm, bởi họ có thể thuyết phục chính phủ tin vào những kết quả không chính xác, những

hiểu biết sai của họ, hoặc diễn giải kết quả để phục vụ mục tiêu chính trị của ngoại bang. Các

thành viên hội đồng CEA và các chuyên gia kinh tế cao cấp của CEA đều hỗ trợ các lĩnh

vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của Hoa kỳ.

15. Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng cần các nhà kinh tế đích thực để đảm bảo chất lượng

tư vấn kinh tế và kết nối với ngành kinh tế thế giới, không cần các tiến sỹ chính sách công.

Ở Hoa kỳ, các học giả chính sách công luôn có năng lực chính trị, kinh nghiệm thực tiễn (tư vấn

dự án, làm việc bán thời gian cho các tổ chức), kinh nghiệm lãnh đạo nhiều hơn các nhà kinh tế,

bởi lẽ ngay từ khi tuyển nghiên cứu sinh, trong quá trình học tập và công tác, ngành này luôn

luôn khuyến khích các kỹ năng đó. Các năng lực chính trị được họ đánh giá cao. Trong khi đó,

ngành kinh tế chỉ ưu tiên khuyến khích những người có năng lực toán học, năng lực học vấn, và

năng lực nghiên cứu. Thế nhưng, Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ (CEA) luôn

luôn có 3 thành viên đều là các tiến sỹ nhóm ngành kinh tế và thâm niên làm việc trong ngành

kinh tế chứ không cần các ngành khác. (Các chuyên gia cao cấp trong CEA chỉ làm nhiệm vụ hỗ

trợ cho họ và tuyệt đại đa số cũng là tiến sỹ nhóm ngành kinh tế hoặc có thâm niên làm việc

trong ngành kinh tế). Khoa học Kinh tế Việt nam còn kém thế giới khá xa. Tổ tư vấn kinh tế

của Thủ tướng cần mời các nhà kinh tế hải ngoại tài năng để đảm bảo đó là Tổ Tư vấn

uyên thâm về kinh tế và đảm bảo kết nối với giới kinh tế quốc tế để cập nhật những tiến bộ

mới nhất. (Các tiến sỹ chính sách công chỉ nên tư vấn cho các cơ quan chuyên trách về

hành chính và chính trị.)

Page 12: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

11

16. Chất lượng trung bình của giới kinh tế gốc Việt hải ngoại vẫn kém thế giới khá xa. Việc

không lựa chọn những người tài năng nhất vào Tổ tư vấn chỉ khiến chất lượng tư vấn càng

không được đảm bảo. Không hiểu 02 vị chính sách công làm việc ở trường hành chính công

(nghĩa là “nghe hơi nồi chõ” về kinh tế), 01 vị giáo sư Quốc tế học không biết nghiên cứu kinh

tế, và 01 nhà kinh tế đẳng cấp Đông-Nam-Á sẽ tư vấn Thủ tướng cái gì??

17. Ghế Tư vấn Kinh tế không phải là thứ để “dây máu ăn phần”. Ngành chính sách

công/hành chính công rất khuyến khích các học giả hoạt động chính trị, thể hiện tinh thần lãnh

đạo. Thế nên nhiều vị chính sách công hăng say hoạt động chính trị, xông vào cả những nơi mà

họ rất kém, thậm chí không biết gì, để tạo ảnh hưởng chính trị. Họ hợp tác, hỗ trợ các cơ quan

Việt nam vì miếng ăn chứ không chắc vì muốn giúp đỡ vô tư. Trần Ngọc Anh có nhiều hoạt

động hỗ trợ tuyển chọn và đào tạo lãnh đạo cho Việt nam, tổ chức nhiều hội nhóm, sáng kiến,

mạng lưới (cho dù mang tính hình thức), và tham gia nhiều tổ chức, hội nhóm. Vũ Minh Khương

hăng say viết nhiều đề xuất về cải cách hành chính, chính trị. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động

đó không thể bù đắp cho những yếu kém của họ trong lĩnh vực kinh tế. Lựa chọn họ là

“dựa theo quan hệ và cống hiến phi-học thuật chứ không theo tài năng.” Dư luận còn đồn

đại có sự “can thiệp” của các trường hành chính công trong giới thiệu người cho Tổ Tư vấn kinh

tế. Nếu đúng vậy thì thật dơ bẩn.23

18. Các nhà kinh tế gốc Việt tài năng mới là những người đóng góp nhiều nhất cho sự phát

triển của ngành kinh tế Việt nam. Có một quan niệm sai lầm rằng những người trước nay có

nhiều hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan Việt nam là những người đóng góp nhiều nhất

cho ngành kinh tế Việt nam. Thật ra, các khoa/trường kinh tế uy tín ở phương tây đòi hỏi chất

lượng nghiên cứu rất cao (ví dụ, chỉ chấp nhận các bài báo top field trở lên), khiến cho các nhà

kinh tế tài năng ở hải ngoại rất khó kiếm người trong nước đủ năng lực và phù hợp sở trường

chuyên môn để hợp tác nghiên cứu. Thế nên những học giả hải ngoại trong độ tuổi nghiên cứu

sung sức (khoảng 55 trở xuống) mà dành quá nhiều thời gian cho việc hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu

với trong nước thì chỉ có thể là những nhà kinh tế chất lượng thấp, làm việc các trường kém uy

tín quốc tế, hoặc các vị chính sách công hăng say hoạt động chính trị để kiếm ăn.

Các nhà kinh tế tài năng (cho dù phần lớn thời gian làm việc ở nước ngoài) mới là những

người đóng góp nhiều nhất cho Việt nam, bởi họ nâng tầm ngành kinh tế và chất lượng tư

vấn của Việt nam lên tiệm cận với thế giới. Giống như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ

Hà Văn thời kỳ chưa được những giải thưởng lớn, những người này dành hầu hết thời gian tập

trung làm nghiên cứu ở nước ngoài. Giới kinh tế quốc tế biết đến ngành kinh tế Việt nam là nhờ

những nghiên cứu chất lượng rất cao và danh tiếng nơi họ làm việc, chứ không phải nhờ 4 vị

này. Ngoài ra, có thể họ muốn giúp đỡ quốc gia nhưng chưa có cơ hội phù hợp. (Xem danh sách

các nhà kinh tế tiêu biểu trong Phụ lục A). Mặt khác, các giáo sư Lê Văn Cường, Trần Nam

Bình, và nhiều nhà kinh tế tài năng đã dành thời gian đáng kể hỗ trợ Việt nam, bao gồm

hợp tác nghiên cứu, hội thảo, tư vấn cho các cơ quan chính phủ v.v…Tuy nhiên có thể họ

chưa có cơ hội tiếp cận với văn phòng Thủ tướng, nên nhiều người không biết hoặc cố tình phủ

nhận những đóng góp của họ. Mạng IVANET có danh sách hơn 80 nhà kinh tế hải ngoại, trong

đó có nhiều nhà kinh tế tiêu biểu đẳng cấp thế giới đăng ký, và sẵn sàng hỗ trợ quốc gia, (xem

23 Chúng tôi nghĩ rằng Thủ tướng rất bận rộn nhiều việc, không tự lựa chọn các nhà Tư vấn. Nhưng các cố vấn nhân

sự của ông có lẽ đã bị các trường hành chính công này lừa, nếu như chuyện “can thiệp” đó là có thật.

Page 13: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

12

Phụ lục B). Vấn đề là ở chỗ, nhà nước cần tạo cơ hội để họ đóng góp cho quốc gia xứng tầm với

họ. Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng là một cơ hội như vậy. Ghi nhận những đóng góp của các

nhà kinh tế tài năng mới là hướng đi đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của

khoa học kinh tế cũng như của nền kinh tế Việt nam.

19. Thành phần nhóm hải ngoại của Tổ Tư vấn Kinh tế như hiện nay là sự lừa đảo đối với

công chúng. Uy tín của nhóm hải ngoại trong Tổ tư vấn kinh tế thậm chí còn cao hơn 11 người

trong nước, bởi công chúng kỳ vọng họ đem đến những tiến bộ mới nhất của ngành kinh tế thế

giới. Tuy nhiên, chất lượng của 4 vị hải ngoại như hiện nay là sự lừa đảo đối với công chúng.

Cũng cần nhắc lại, 3 thành viên CEA của Hoa kỳ đều có bằng tiến sỹ thuộc nhóm ngành kinh tế

từ các trường danh tiếng và thâm niên làm việc trong ngành kinh tế. Những người khác trong

CEA đều ở vị thế thấp hơn, chỉ hỗ trợ cho 3 thành viên hội đồng.

20. Kinh tế là một trong những ngành trụ cột của quốc gia. Nhà nước cần hỗ trợ để khoa

học kinh tế phát triển lành mạnh, theo chuẩn quốc tế. Trước nay, nhà nước luôn luôn tạo điều

kiện để các nhà toán học, nhà vật lý gốc Việt tài năng nhất được lắng nghe và có ảnh hưởng nhất

trong xã hội. Các nhà kinh tế tài năng nhất cũng cần được như vậy. Cơ hội tuyên truyền cho

các nhà kinh tế gốc Việt tài năng vốn ít ỏi. Thời gian vừa qua, hình ảnh 4 nhà kinh tế giả

cầy và chất lượng thấp tràn ngập báo chí với tư cách Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng là điều

vô cùng phản cảm, và là một hình thức phá hoại ngành kinh tế.

21. Tổ Tư vấn Kinh tế chỉ cần tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của

quốc gia, không cần và không có khả năng giải quyết nhu cầu tư vấn đa dạng thuộc nhiều

lĩnh vực khác nhau.24

Thủ tướng có Hội Đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính (nơi tập

trung các chuyên gia nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên về Thủ tục Hành chính) và Ban

Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (bao gồm 6 doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm

phát triển kinh tế tư nhân). Tổ Tư vấn Kinh tế cũng vậy, chỉ tập trung các chuyên gia giỏi về các

vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của Việt nam. Như vậy đã là quá nhiều việc để làm. Tổ Tư vấn

Kinh tế có thể thu thập thêm ý kiến của các chuyên gia khác nhưng chỉ nhằm mục đích giải quyết

các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm, và không có khả năng giải quyết các lĩnh vực khác.

22. Ý tưởng phát triển mạng lưới chuyên gia kinh tế với 4 nhà kinh tế giả cầy và chất lượng

thấp làm hạt nhân, trong khi các nhà kinh tế tài năng làm vệ tinh25

không những là ý tưởng

tồi mà còn là sự xúc phạm, thiếu hiểu biết về sự tự tôn của các chuyên gia trình độ cao. 04 học

giả hải ngoại này không thể so sánh với giáo sư Trần Thanh Vân ngành Vật lý bởi giáo sư Vân

vừa giỏi ngoại giao vừa khiêm tốn, biết tôn vinh những người giỏi hơn mình làm hạt nhân mạng

lưới vì lợi ích của ngành Vật lý, trong khi 4 vị này chiếm ghế Tổ tư vấn của nhiều người giỏi hơn

họ. Hơn nữa, các nhà kinh tế không bao giờ chấp nhận một mạng lưới kinh tế mà các tiến sỹ

24 Bà Phạm Chi Lan hy vọng các thành viên của tổ tư vấn này là hạt nhân và sẽ "hình thành được môt mạng lưới

rông rãi hơn" để thu hút sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau của xã hôi.

https://ngocduonglc.blogspot.fr/2017/08/5447-bbc-to-tu-van-cua-thu-tuong-vn-la.html 25

https://ngocduonglc.blogspot.fr/2017/08/5447-bbc-to-tu-van-cua-thu-tuong-vn-la.html

Page 14: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

13

chính sách công lại là hạt nhân26

. (Chương VIII của TÀI LIỆU BỔ SUNG giải thích vì sao

không nên bị các hội nhóm, mạng lưới, sáng kiến hình thức, giả tạo của các vị này lòe bịp).

23. Lợi ích đối với riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhóm ngành kinh tế là một trong

những nhóm ngành lớn nhất Việt nam. Việc xúc phạm cộng đồng kinh tế Việt nam chắc chắn

không đem lại điều gì tốt đẹp cho danh tiếng của Thủ tướng, và bản thân Thủ tướng cũng sẽ

không thu được thông tin gì hữu ích cho công việc từ Nhóm hải ngoại yếu kém như vậy.

24. Thủ tướng nên giải tán ngay 4 người này để nhường ghế cho các nhà kinh tế tài năng và

có chuyên môn sâu về những vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia. Thủ tướng có

thể giới thiệu hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương làm tư vấn cho các cơ quan chuyên

trách về hành chính và chính trị (HC&CT) bởi đó là vị trí phù hợp nhất với họ. (Tư vấn HC&CT

cũng phải am hiểu đôi chút về kinh tế.) Như vậy cũng đỡ lãng phí nguồn nhân lực, bởi Việt nam

đang rất thiếu chuyên gia cao cấp về HC&CT, trong khi chuyên gia kinh tế khá đông và giỏi hơn

họ nhiều. Điều đó cũng phù hợp nhất với họ bởi họ tham dự họp Tổ Tư vấn Kinh tế nhưng chỉ đê

xuất về cải cách HC&CT. Đó cũng là mục đích chính của các trường hành chính công đã đào tạo

và tuyển dụng họ. Thủ tướng có thể giới thiệu ông Trần Văn Thọ làm tư vấn cho các cơ quan liên

quan đến Châu Á, Quan hệ Quốc tế, và bố trí cho ông Nguyễn Đức Khương làm tư vấn kinh tế

cấp tỉnh/thành phố, thay vì cấp Thủ tướng bởi có nhiều người khác giỏi hơn.

Trên đây là những luận điểm cơ bản nhất trong Thư ngỏ của chúng tôi. Diễn giải chi tiết hơn về

các luận điểm này có thể xem trong TÀI LIỆU BỔ SUNG CHO CÁC LUẬN ĐIỂM gửi kèm

theo Thư ngỏ này. Trợ lý của Thủ tướng cũng có thể liên hệ với Các nhà Kinh tế Tiêu biểu gốc

Việt (xem danh sách trong phụ lục A của TÀI LIỆU BỔ SUNG). Kính mong Thủ tướng xem

xét và đưa ra những quyết định sáng suốt.

Cuối cùng, chúng tôi kính chúc Thủ tướng gặt hái được nhiều thành công trên cương vị của mình

và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như khoa học kinh tế Việt nam.

Chúng tôi rất hi vọng rằng Thủ tướng, Chính phủ và cộng đồng các nhà kinh tế Việt nam sẽ cùng

nỗ lực xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, để cộng đồng có thể đóng góp hiệu quả vào sự phát

triển của nền kinh tế nước nhà.

Kính thư,

Đại diện cho nhóm soạn thảo Thư ngỏ

XXXXXX

26 Trần Ngọc Anh tham gia ban lãnh đạo của 1 mạng ISVE do sai lầm của người mời là 1 giáo sư toán học chứ

không phải 1 nhà kinh tế gốc gác, và mạng đó có số lượng rất đông người trong nước tham gia, không am hiểu gì

mấy về khu vực hàn lâm ở nước ngoài, nhưng cũng bị tẩy chay dữ dội.

Page 15: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

TÀI LIỆU BỔ SUNG

CHO THƯ NGỎ GỬI CHO THỦ TƯỚNG

Page 16: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

MỤC LỤC

BẢNG MÔ TẢ TÓM TẮT 4 NHÀ TƯ VẤN HẢI NGOẠI .................................................................................. 3

I. TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CẦN LỰA CHỌN CÁC NHÀ KINH TẾ ĐÍCH THỰC VÀ CÓ CHUYÊN MÔN SÂU VỀ

CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ VỸ MÔ TRỌNG ĐIỂM ........................................................................................... 5

1.1. Quan niệm về nhà kinh tế đích thực ......................................................................................... 5

1.2. Tất cả thành viên Hội đồng Cố Vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kz (CEA) xưa nay đều uyên bác về

kinh tế. Các cố vấn chính trị của Tổng thống không thuộc CEA ............................................................. 6

1.3. Ở Việt nam, các lĩnh vực hành chính, chính trị do các cơ quan phi-kinh tế phụ trách ................ 8

II. KHÁI NIỆM TƯ VẤN KINH TẾ CHO THỦ TƯỚNG ................................................................................ 9

2.1. Tư vấn giỏi cấp quốc gia phải là nhà nghiên cứu giỏi và có chuyên môn sâu về các lĩnh vực kinh

tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia ......................................................................................................... 9

2.2. Những ngộ nhận về Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng ................................................................. 10

III. TƯ VẤN KINH TẾ GIỎI CẤP QUỐC GIA PHẢI LÀ NHÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI ......................... 12

3.1. Khái niệm nhà nghiên cứu kinh tế giỏi .................................................................................... 12

3.2. Đánh giá năng lực nhà nghiên cứu kinh tế .............................................................................. 12

IV. CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ......................................................................................... 13

V. CHÍNH SÁCH CÔNG/HÀNH CHÍNH CÔNG KHÔNG THUỘC NHÓM NGÀNH KINH TẾ MÀ THUỘC NHÓM

NGÀNH CHÍNH TRỊ ................................................................................................................................. 14

5.1. Sự khác biệt giữa ngành chính sách công và ngành kinh tế ..................................................... 14

5.2. Các tiến sỹ kinh tế chủ trì và thực hiện mọi nghiên cứu chính sách, đường lối, chiến lược phát

triển liên quan đến kinh tế chứ không phải các tiến sỹ chính sách công ............................................. 17

5.3. Ngành kinh tế thế giới xung khắc với nhóm ngành chính trị và không công nhận các trường

hành chính công là các trường kinh tế ............................................................................................... 18

VI. BỐN NHÀ TƯ VẤN HẢI NGOẠI: KHÔNG CÓ CHUYÊN MÔN VỀ CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ TRỌNG

ĐIỂM, CHẤT LƯỢNG KÉM, NGUY CƠ NGOẠI BANG THAO TÚNG ............................................................ 19

6.1. Hai nhà kinh tế giả cầy Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh ......................................................... 20

6.2. Nhà Quốc tế học Trần Văn Thọ và nhà kinh tế đẳng cấp Đông-Nam-Á Nguyễn Đức Khương ........ 27

6.3. Nguy cơ bị ngoại bang thao túng ................................................................................................. 30

VII. NHỮNG ĐỀ XUẤT TỐI TĂM VÀ TRƠ TRẼN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH TRỊ TRONG BUỔI

HỌP ĐẦU TIÊN CỦA TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CỦA THỦ TƯỚNG ................................................................... 32

VIII. NẾU CẦN THIẾT, NÊN THÀNH LẬP MỘT TỔ TƯ VẤN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH RIÊNG ............. 37

Page 17: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

2

IX. NHỮNG HẠT NHÂN KÉM VÀ VỤ LỢI KHÔNG THỂ SINH RA MẠNG LƯỚI TỐT ............................... 38

X. ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN CHẤM DỨT SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC TRƯỜNG HÀNH CHÍNH CÔNG (KENNEDY-

HARVARD, SPEA-INDIANA, LÝ QUANG DIỆU-NUS) VÀO NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM ................................ 41

10.1. Tổ Tư vấn Kinh tế cần kết nối với khoa kinh tế, đại học Harvard, chứ không cần kết nối với

trường hành chính công Kenneny, Harvard ........................................................................................ 41

10.2. Nước Mỹ chỉ quan tâm tạo ảnh hưởng chính trị lên Việt nam, không quan tâm phát triển khoa

học kỹ thuật (bao gồm khoa học kinh tế) của Việt nam. ..................................................................... 43

10.3. Số lượng chuyên gia kinh tế quan tâm đến Việt nam của trường Kennedy-Harvard rất ít. Chất

lượng nghiên cứu kinh tế của đại học Fulbright rất kém. .................................................................... 44

10.4. Nhà nước cần giao cho các nhà kinh tế đích thực chủ trì mọi dự án nghiên cứu và tư vấn kinh tế

.......................................................................................................................................................... 45

XI. LỰA CHỌN TỔ TƯ VẤN NHƯ HIỆN NAY LÀ SỰ PHÁ HOẠI NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM ................. 46

XII. GIẢI PHÁP CẢI TẠO TỔ TƯ VẤN KINH TẾ 2017 ............................................................................ 48

12.1 Thủ tướng nên để cho cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại tự lựa chọn và tiến cử

những người đại diện cho họ trong Tổ Tư vấn kinh tế ........................................................................ 48

12.2. Giải pháp cải tạo Tổ Tư vấn kinh tế............................................................................................ 48

XIII. KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 51

PHỤ LỤC A: DANH SÁCH CÁC NHÀ KINH TẾ TIÊU BIỂU GỐC VIỆT Ở HẢI NGOẠI ....................................... 52

PHỤ LỤC B: DANH SÁCH CÁC NHÀ KINH TẾ GỐC VIỆT Ở HẢI NGOẠI TRÊN MẠNG IVANET ...................... 59

PHỤ LỤC C: BẰNG CHỨNG VỀ TRƯỜNG KENNEDY, HARVARD ................................................................ 63

Page 18: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

3

BẢNG MÔ TẢ TÓM TẮT 4 NHÀ TƯ VẤN HẢI NGOẠI

“Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự bạo hành của những người xấu,

mà vì sự im lặng của những người tốt” - Napoleon Bonaparte –

“Yếu tố chính trị đang len lỏi vào nghiên cứu kinh tế, và dư luận lại đánh giá cao

các động tác giả mang tính chính trị.” - Robert Shiller, chủ nhân giải Nobel Kinh tế 201327

-

“Mù đi công tác. Lác lái máy bay. Cụt tay đào hầm. Câm gọi điện. Điếc nghe đài.” - Thơ của trẻ đồng dao –

Nhà kinh tế giả cầy Trần Ngọc Anh

- Thiếu hụt trầm trọng kiến thức kinh tế (bậc nghiên cứu) và kinh nghiệm làm việc trong

ngành kinh tế: do cả bằng tiến sỹ và nơi làm việc đều không phải là kinh tế. (Bằng tiến sỹ chính

sách công Kennedy, Harvard, làm việc ở trường hành chính công SPEA-Indiana.). Kiến thức,

phương pháp, thế giới quan đặc thù của nhóm ngành chính trị chứ không phải ngành kinh tế.

- Chỉ phù hợp làm tư vấn hành chính & chính trị cho các cơ quan phi-kinh tế (Ban Chỉ đạo

Phòng chống Tham nhũng, Bộ nội vụ, Bộ công an, Học viện Chính trị và Hành chính quốc

gia…), do lĩnh vực nghiên cứu sở trường là Tham nhũng, Minh bạch Chính phủ, Mạng Chính

trị, và mối quan hệ giữa Trốn thuế và Tham nhũng, và Thực thi Luật pháp.

- “Ngồi nhầm chỗ” trong Tổ tư vấn kinh tế: do sống và làm việc chủ yếu ở hải ngoại, rất thiếu

kinh nghiệm thực tiễn về Việt nam, cần trao đổi thường xuyên với các học giả đến từ các cơ

quan phi-kinh tế kể trên để điều chỉnh các đề xuất phù hợp với Việt nam, chứ không phải với các

nhà kinh tế trong Tổ tư vấn kinh tế. Bởi lẽ các nhà kinh tế không có kiến thức cũng như kinh

nghiệm về các lĩnh vực đó để có thể góp ý cho ông ta. Họ cũng ít mối quan hệ với các cơ quan

đó để có thể hỗ trợ xúc tiến các đề nghị của ông ta.28

Hơn nữa, đây là Tổ Tư vấn Kinh tế chứ

không phải Tổ Tư vấn Hành chính & Chính trị.

- Họp Tổ tư vấn kinh tế nhưng lại đề xuất về cải cách hành chính & chính trị.29

- Năng lực học vấn tầm thường: Tốt nghiệp thạc sỹ Úc không được distinction (cao nhất là

high distinction), theo thông tin trên CV đăng công khai trên website của trường SPEA-Indiana.

Nếu xin học tiến sỹ kinh tế (thay vì tiến sỹ chính sách công) thì không biết cuộc đời sẽ đi về đâu

vì các khoa kinh tế xếp hạng thấp của thế giới cũng có nhiều người được distinction.

- Khả năng kết nối, hội nhập với giới kinh tế quốc tế siêu kém. Ngành kinh tế thế giới không

hứng thú với những người không có bằng tiến sỹ kinh tế và không phục vụ trong ngành kinh tế.

- Nguy cơ ngoại bang thao túng nền kinh tế và khoa học kinh tế Việt nam thông qua nhân

vật này: do chính sách công/hành chính công có bản chất chính trị.

27 http://www.phantichkinhte123.com/2014/11/kinh-te-hoc-co-phai-la-mon-khoa-hoc-hay.html 28 Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng trong Tổ tư vấn được giao làm giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia mới được 1

năm, là vị trí quản lý, tuy nhiên ông là tiến sỹ kinh tế và cả đời nghiên cứu kinh tế ở các cơ quan kinh tế. chứ không

có kiến thức gì đáng kể về chính trị để có thể góp ý cho ông Ngọc Anh. 29 Ông Trần Ngọc Anh đề xuất: “cần xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, là công

cụ để “cân đo đong đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng”

Page 19: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

4

- Đề nghị: Thủ tướng nên chuyển người này sang tư vấn cho Ban Chỉ Đạo TW Phòng Chống

Tham Nhũng (BCĐTWPCTN), Bộ Nội Vụ, Hội đồng Tư vấn Cải Cách Thủ tục Hành Chính

(HĐTVCCTTHC), Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính (BCĐCCHC).

Nhà kinh tế giả cầy Vũ Minh Khương

- Thiếu hụt trầm trọng kiến thức kinh tế (bậc nghiên cứu) và kinh nghiệm làm việc trong

ngành kinh tế: do cả bằng tiến sỹ và nơi làm việc đều không phải là kinh tế. (Bằng tiến sỹ chính

sách công Kennedy, Harvard, làm việc ở trường hành chính công Lý Quang Diệu.) Kiến thức,

phương pháp, thế giới quan đặc thù của nhóm ngành chính trị chứ không phải ngành kinh tế.

- Chỉ phù hợp làm tư vấn hành chính & chính trị cho các cơ quan liên quan (Ban Chỉ đạo

Cải cách Hành chính, Bộ nội vụ, Bộ công an, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia…): do

nghiên cứu kinh tế rất kém, thua kém nhiều nhà kinh tế trong nước chứ chưa nói đến các học giả

hải ngoại, khó có khả năng được tuyển vào bất kỳ khoa kinh tế nào có đào tạo tiến sỹ của Hoa

kỳ được Bộ giáo dục Việt nam công nhận.

- Năng lực nghiên cứu kém: Nhiều bài báo viết chung với Dale Jorgenson nhưng đều chỉ xuất

bản trên các tạp chí không được sử dụng để xét tuyển giáo sư ở các trường nghiên cứu ở Hoa kỳ,

kể cả các trường không được xếp hạng.30

So sánh những nghiên cứu kinh tế của ông Khương với

các giáo sư kinh tế NUS (cùng trường, nhưng khác khoa ông ta) là sự hổ thẹn.

- “Ngồi nhầm chỗ” trong Tổ tư vấn kinh tế: lý do giống Trần Ngọc Anh.

- Họp Tổ tư vấn kinh tế nhưng lại đề xuất về cải cách hành chính & chính trị.31

- Lời khen dối trá, điêu toa: Dale Jorgenson nói về ông Vũ Minh Khương: “Một trong những

nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard”. Có thể Jorgenson nỏi vậy vì ông ta là giáo sư

trường Kennedy, Harvard, một trường có bản chất chính trị, vốn có điều tiếng về đánh bóng hồ

sơ nghiên cứu sinh để họ dễ hoạt động chính trị và tạo ảnh hưởng chính trị lên yếu nhân.

- Khả năng kết nối, hội nhập với giới kinh tế quốc tế siêu kém. Ngành kinh tế thế giới không

hứng thú với những người không có bằng tiến sỹ kinh tế và không làm việc trong ngành kinh tế.

- Nguy cơ ngoại bang thao túng nền kinh tế và khoa học kinh tế Việt nam thông qua nhân

vật này: do chính sách công/hành chính công có bản chất chính trị.

- Đề nghị: Thủ tướng nên chuyển người này sang tư vấn cho HĐTVCCTTHC, BCĐCCHC, Bộ

Nội Vụ, BCĐTWPCTN.

Nhà Quốc tế học Trần Văn Thọ

- Không biết nghiên cứu kinh tế: tiến sỹ kinh tế nhưng không làm việc ở trường Kinh tế hay

trường Thương mại của đại học Waseda, mà làm việc ở trường Khoa học Xã hội của đại học

Waseda, Nhật bản (trường này tương tự như trường KHXH&NV của Đại học Quốc gia Hà nội),

sở trường nghiên cứu là Châu Á và Việt nam. Không có bài báo nào trên các tạp chí kinh tế uy

tín quốc tế. (Ông Thọ có xuất bản một số sách. Tuy nhiên ngành kinh tế thế giới chỉ đánh giá

năng lực nhà kinh tế thông qua xuất bản bài báo chứ không quan tâm đến xuất bản sách.) Thậm

chí không đạt tiêu chuẩn mới về phó giáo sư kinh tế của Việt nam.

- Tin đồn không chính xác: Từ năm 1990 (nghĩa là 3 năm trước khi tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế)

30 Jorgenson, thầy hướng dẫn của Vũ Minh Khương, là nhà kinh tế nổi tiếng của thế giới và các tòa báo rất nể ông

ta. Có ông ta là đồng tác giả thì bài báo sẽ dễ được đăng hơn bài báo của những người khác có chất lượng bằng hoặc

thậm chí cao hơn một chút. Vậy mà những bài báo của ông Khương vẫn chỉ có thể đăng trên các tạp chí chất lượng

thấp, không dùng để xét tuyển giáo sư kinh tế ở các trường nghiên cứu của Hoa kỳ (kế cả các trường không xếp hạng). 31 Ông Vũ Minh Khương nói: “Việt Nam cần khai thác công nghệ số để minh bạch thông tin về nhu cầu và hiệu quả

các dự án đầu tư công, chất lượng công tác của cán bộ - cơ quan chính quyền, sở hữu tài sản và nộp thuế của quan

chức”, “Mục tiêu và là động lực đầu tiên để chúng ta có đủ quả cảm, mạnh dạn cải cách, đó là tiệt trừ tham nhũng và

trọng dụng nhân tài”

Page 20: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

5

đã là 1 trong 3 người nước ngoài là thành viên trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhật bản.

(Xem lý giải về nghi vấn là tư vấn về Quốc tế học chứ không phải Kinh tế ở chương VI).

- Khả năng kết nối hội nhập với giới kinh tế quốc tế siêu kém. Ngành kinh tế thế giới không

quan tâm đến những người không biết nghiên cứu kinh tế.

- Đề nghị: Thủ tướng nên chuyển người này sang tư vấn cho Bộ Ngoại Giao, Viện Nghiên cứu

Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại, Trường đại học KHXH&NV.

Nhà kinh tế tiêu biểu Đông-Nam-Á Nguyễn Đức Khương

- Nơi tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế, nơi làm việc đều ít uy tín. Chất lượng nghiên cứu mới chỉ

đạt chuẩn tiêu biểu Đông-Nam-Á và châu Phi: chưa đạt đẳng cấp các khu vực có khoa học

kinh tế phát triển, ví dụ các trường danh tiếng châu Á, Âu, Úc, và top 120 của Hoa kỳ.

- Xếp hạng REPECT: Bảng xếp hạng này không được sử dụng trong các công việc quan trọng

như tuyển giáo sư, cấp biên chế, và nâng bậc giáo sư ở các trường uy tín khá trên thế giới.

- Khả năng kết nối hội nhập với giới kinh tế quốc tế kém. Chất lượng nghiên cứu không cao

khiến cho ngành kinh tế thế giới không nể trọng.

- Đề nghị: Thủ tướng nên chuyển người này sang tư vấn kinh tế cho các cơ quan cấp tỉnh, thành

phố, thay vì cấp Thủ tướng.

I. TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CẦN LỰA CHỌN CÁC NHÀ KINH TẾ

ĐÍCH THỰC VÀ CÓ CHUYÊN MÔN SÂU VỀ CÁC LĨNH

VỰC KINH TẾ VỸ MÔ TRỌNG ĐIỂM

1.1. Quan niệm về nhà kinh tế đích thực

Nhà kinh tế đích thực: là những người có bằng tiến sỹ thuộc khối ngành kinh tế hoặc có

thâm niên làm nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu kinh tế uy tín. Điều đó rằng đảm bảo họ

am hiểu sâu sắc về các đặc trưng của ngành kinh tế (thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn

hóa, giá trị, đạo đức…của ngành) và có quan hệ gắn bó mật thiết với giới kinh tế quốc tế.

Khái niệm nhà kinh tế đích thực còn quan trọng ở chỗ những thành công/thất bại của người

như vậy gắn liền với ngành kinh tế, bởi ngành kinh tế đã đào tạo họ hoặc huấn luyện họ trong

thời gian họ phục vụ trong ngành. Cũng giống như các ngành khác, ngành kinh tế có sự tự tôn

nghề nghiệp và bảo tồn các đặc trưng. Chỉ những người đảm bảo duy trì và phát huy được những

đặc trưng ấy mới đáng gọi là nhà kinh tế đích thực.

Lấy ví dụ, Hiệp hội Kinh tế Hoa kỳ (ASA) là hiệp hội kinh tế quan trọng nhất thế giới, với hơn

70% giải Nobel kinh tế của thế giới thuộc về các thành viên của hội. ASA không bao giờ để cho

ai vừa không có bằng tiến sỹ kinh tế vừa không làm việc trong ngành kinh tế (nghĩa là không làm

Page 21: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

6

việc ở các khoa/viện/trường kinh tế uy tín thế giới) chui vào Ban điều hành của Hiệp hội, (kể cả

những người Mỹ thuộc các ngành khác từng được giải Nobel kinh tế như ông Kahneman, ông

Nash, bà Ostrom.).

Một ví dụ khác, khi bà Ostrom, một nhà khoa học chính trị làm việc ở trường hành chính công

SPEA, đại học Indiana đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2009, giáo sư kinh tế Levitt, chủ nhân của

huy chương Clark viết: “Câu trả lời ngắn gọn là ngành kinh tế ghét giải thưởng cho Ostrom còn

hơn cả dân Cộng hòa ghét giải Nobel Hòa bình cho Obama. Các nhà kinh tế muốn đó là giải

thưởng cho các nhà kinh tế”. Trên thực tế, giới nghiên cứu kinh tế không gọi bà Ostrom là nhà

kinh tế trên các văn bản chính thức mà chỉ gọi là phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel. Điều đó mang

một số ý nghĩa: (i) Thành công của bà Ostrom không thể che lấp những bê bối trong ngành chính

trị của bà (một số người của các ngành khác cũng được giải Nobel Kinh tế nhưng không gây ra

phản ứng dữ dội như bà Ostrom năm 2009); (ii) Bà Ostrom không được giới kinh tế quốc tế công

nhận là nhà kinh tế (đích thực), mặc dù bà này có nhiều bài báo chất lượng cao trên các tạp chí

kinh tế; (iii) Trường hành chính công SPEA-Indiana không được giới kinh tế công nhận là một

trường kinh tế. Ủy ban xét duyệt giải Nobel kinh tế có nhiều người của các ngành khác cho nên

một số người thuộc những ngành ngoài kinh tế được giải. Tuy nhiên, huy chương Clack, giải

thưởng quan trọng thứ 2 của ngành kinh tế thế giới, do Hiệp hội Kinh tế Hoa kỳ phụ trách, luôn

luôn chỉ trao cho các nhà kinh tế đích thực.

Chỉ có các cơ quan không ngoài khu vực hàn lâm và những người không thuộc giới nghiên cứu

kinh tế gọi bà Ostrom là nhà kinh tế một cách nôm na.

Những điều này cho thấy những người không phải là nhà kinh tế đích thực sẽ rất khó có

mối quan hệ gắn bó với giới kinh tế quốc tế.

1.2. Tất cả thành viên Hội đồng Cố Vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ (CEA)

xưa nay đều uyên bác về kinh tế. Các cố vấn chính trị của Tổng thống không

thuộc CEA

CEA là một tổ chức tương tự như Tổ tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng của Việt nam.32

Xưa

nay CEA luôn có ít nhất 3 thành viên cho mỗi nhiệm kỳ tổng thống. Tất cả các thành viên

của hội đồng từ năm 1954 đến nay luôn luôn là những người có bằng tiến sỹ nhóm ngành

kinh tế (kinh tế, kinh doanh, quản lý33

) từ các trường danh tiếng đồng thời có thâm niên

nhiều năm làm việc ở các khoa kinh tế, trường kinh doanh có uy tín cao. Chủ tịch CEA xưa

nay luôn luôn là các tiến sỹ nhóm ngành kinh tế tốt nghiệp từ các trường danh tiếng ở Hoa kỳ và

là giáo sư kinh tế hàng đầu của Hoa kỳ, thậm chí một số người đã được giải hoặc vào danh sách

ngắn giải Nobel kinh tế. Những điều này đảm bảo các thành viên CEA đều có hiểu biết uyên

thâm về kinh tế và đảm bảo CEA là Hội đồng Tư vấn về KINH TẾ chứ không phải Hội

32 https://en.wikipedia.org/wiki/Council_of_Economic_Advisers 33 Quản lý ở đây là quản lý kinh doanh. Các loại quản lý khác như Quản lý Công hay Quản lý Rác thải không thuộc

nhóm ngành kinh tế.

Page 22: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

7

đồng Tư vấn về MỘT LĨNH VỰC NÀO KHÁC. Các vị trí hành viên hội đồng này rất quan

trọng cho nên lý lịch tóm tắt của những người này được lưu trữ trên website của Nhà trắng.34

CEA cũng thường thuê thêm 15-25 người nữa để hỗ trợ các thành viên hội đồng.35

Họ là các

chuyên gia kinh tế cao cấp, chuyên gia thống kê (ví dụ giám đốc văn phòng thống kê, dưới triều

đại Obama), và các nhân viên cấp thấp. Các chuyên gia kinh tế cao cấp đều phải có bằng tiến sỹ,

tuyệt đại đa số đều có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh tế hoặc có thâm niên lâu năm làm việc ở

các khoa kinh tế/trường kinh doanh uy tín cao. (Các vị trí nhà nghiên cứu cấp thấp, trợ lý, thực

tập sinh có thể là những sinh viên chưa tốt nghiệp cao học). Cũng giống như các nhân viên

khác, các chuyên gia kinh tế cao cấp phục vụ 3 thành viên hội đồng để thiết kế các chính

sách, đường lối, chiến lược cho các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của Hoa kỳ, và đó là

các lĩnh vực phi chính trị.

Cụ thể dưới triều đại Obama, các chuyên gia kinh tế cao cấp đều có bằng tiến sỹ kinh tế và tài

chính, tiến sỹ kinh doanh-chính sách công (chú ý là bằng tiến sỹ này cũng có chữ kinh doanh để

đảm bảo thuộc khối ngành kinh tế, PhD in Business-Public Policy), và chỉ có 1 người có bằng

tiến sỹ chính sách công, bà Sheila Olmstead. Tuy nhiên, bà Sheila đã có 8 năm làm việc ở Khoa

kinh tế, Trường Lâm nghiệp và Môi trường, Đại học Yale (trong đó 3 năm là phó giáo sư, 5 năm

là giáo sư tập sự). Đại học Yale là một trong 7 đại học hàng đầu về Kinh tế của Hoa kỳ. Lĩnh vực

sở trường của bà Olmstead là Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, một lĩnh vực kinh tế vĩ mô

quan trọng của Hoa kỳ, và bà có nhiều nghiên cứu chất lượng cao. (ví dụ các bài báo trên các tờ

Journal of Economic Perspectives, Journal of Urban Economics, Journal of Business and

Economic Statistics, v.v…).

Dưới triều đại Trump, ngoài 3 thành viên hội đồng, 11 chuyên gia kinh tế cao cấp thì 10 người

có bằng tiến sỹ kinh tế, tài chính, chỉ có 1 người là tiến sỹ luật (Joel Zinberg) nghiên cứu về

chính sách y tế và có nhiều bài báo trên tạp chí Journal of the American Medical Association, là

tạp chí hàng đầu của ngành y của thế giới. Zinberg chỉ là chuyên gia cao cấp hỗ trợ 3 thành viên

hội đồng về lĩnh vực Kinh tế Sức Khỏe. Kinh tế Sức khỏe là lĩnh vực vỹ mô trọng điểm của Hoa

kỳ, bởi đang có những tranh cãi gay gắt về Obamacare. Đảng cộng hòa và ông Trump đang tìm

mọi cách để xóa bỏ Obamacare.36

Chính quyền ông Trump cần CEA hỗ trợ để tính toán chi phí

bảo hiểm y tế hiệu quả nhất. Kinh tế Sức khỏe là lĩnh vực phi chính trị.

Như vậy toàn bộ các chuyên gia kinh tế cao cấp của CEA thời Obama đều có bằng tiến sĩ

thuộc nhóm ngành kinh tế hoặc nếu có bằng tiến sỹ ngành thì phải có kinh nghiệm làm việc

lâu năm trong ngành kinh tế. CEA thời Trump cũng vậy, trừ Zinberg là trường hợp rất

hiếm. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia kinh tế cao cấp đều chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ 3 thành

viên hội đồng trong các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm. Tất cả đều có những xuất bản

trên các tạp chí chất lượng rất cao.

34 https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/former-chairs

https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/Former-Members 35 http://www.investopedia.com/terms/c/council_economic_advisors.asp 36

Journal of the American Medical Association

Page 23: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

8

Tổng thống Hoa kỳ cũng có nhiều cố vấn khác: cố vấn chính trị, cố vấn an ning quốc gia, cố

vấn đối ngoại, cố vấn kinh doanh. Tuy nhiên các vị trí đó đều không nằm trong CEA. Ví

dụ, Steve Bannon từng là cố vấn chính trị cho ông Trump.37

Mô hình của Hoa kỳ được giới thiệu trong bài viết này bởi Hoa kỳ là quốc gia có 51 bang, (tầm

vóc bằng 51 quốc gia khác), với hơn 70% giải Nobel kinh tế thuộc về người Mỹ, là nền kinh tế

năng động nhất và cũng là một trong những nơi tốt nhất cho khởi nghiệp (Bill Gates, Steve Jobs,

Mark Zukeberg, Elon Must ít có cơ hội hơn nếu sinh ra ở các quốc gia khác). Dĩ nhiên, Hoa kỳ

có đặc điểm khác với Việt nam, bởi những người làm việc cho CEA phải là những người làm

việc toàn thời gian. Nghĩa là họ phải nghỉ làm ở cơ quan chính của họ để phục vụ CEA. Hoa kỳ

cũng là nơi đào tạo hai vị tiến sỹ chính sách công trong Tổ Tư vấn.

1.3. Ở Việt nam, các lĩnh vực hành chính, chính trị do các cơ quan phi-kinh tế

phụ trách

Ở Việt nam, Bộ chính trị và các cơ quan Đảng phụ trách các vấn đề chính trị, hành chính lớn, ví

dụ các vụ án tham nhũng lớn hoặc các vấn đề cải cách lớn bộ máy hành chính nhà nước. Chính

phủ, Thủ tướng phụ trách các vấn đề nhỏ hơn liên quan đến chính trị và hành chính.

Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng Chống Tham nhũng là cơ quan do Bộ chính trị, đứng đầu là

Tổng Bí thư phụ trách, trực tiếp chỉ đạo, giám sát và đôn đốc các vụ trọng án tham nhũng. Ngoài

ra, Bộ nội vụ, Bộ công an, Bộ tư pháp cũng là các cơ quan trực tiếp tham gia giải quyết các vấn

đề tham nhũng và chính trị. Các cơ quan liên quan đến cải cách hành chính bao gồm Ban Chỉ đạo

Cải cách Hành chính của Chính phủ, Hội Đồng Tư vấn Cải cách Thủ Tục Hành chính, Bộ nội vụ,

Văn phòng Chính phủ, Cục kiểm soát Thủ tục Hành chính. Đó là đầu mối giải quyết chung các

vấn đề cải cách hành chính và chính trị, bao gồm cả chống tham nhũng và minh bạch.

Thật ra, tất cả các bộ ngành đều có các đề án cải cách hành chính riêng. Các cơ quan kinh tế như

Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cũng có các đề án

liên quan đến cải cách hành chính chẳng hạn cải cách hệ thống thuế, hệ thống tiền lương, cải

cách bảo hiểm xã hội. Các cải cách này sẽ do các nhà kinh tế đề xuất và các cơ quan này thực

hiện. Các bộ, ngành khác như Bộ giáo dục, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng có những đề án

cải cách riêng.

Những người theo học các chương trình hành chính công thường được học những kiến thức nền

tảng về chính trị và hành chính nói chung và phi-kinh tế. Tuy nhiên, để tiền hành cải cách hành

chính trong mỗi ngành nghề cần các chuyên gia của các ngành nghề đó để đảm bảo hiểu biết sâu

về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn.

Cần phân biệt cải cách hành chính liên quan đến các lĩnh vực kinh tế trọng điểm sẽ do các nhà

kinh tế trong Tổ tư vấn đề xuất với Thủ tướng (nơi thực thi sẽ là các cơ quan kinh tế: Bộ tài

37

https://news.zing.vn/ong-trum-dung-sau-nhung-quyet-dinh-tranh-cai-cua-trump-post717220.html

Page 24: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

9

chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công thương, Ngân hàng Nhà nước…) với các cải cách hành

chính & chính trị liên quan đến các cơ quan phi-kinh tế (Bộ chính trị, Bộ nội vụ…) mà những

người theo học cao học và tiến sỹ chính sách công/hành chính công/quản lý công được đào tạo.

Nhà kinh tế đích thực là những người có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh tế hoặc có thâm niên

làm việc ở các khoa kinh tế, trường kinh doanh uy tín cao. Khái niệm nhà kinh tế đích thực rất

quan trọng trong ngành kinh tế: Hiệp hội Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ không bao giờ để cho

ai không phải là nhà kinh tế đích thực chui vào ban điều hành của Hiệp hội.

Cả 3 vị trí quan trọng nhất của Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Tổng Thống Hoa kỳ (CEA) xưa

nay đều là do các giáo sư có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh tế và làm việc lâu năm ở các

khoa/trường kinh tế, kinh doanh uy tín cao để đảm bảo hiểu biết sâu rộng về kinh tế. Có thể nói,

CEA của Hoa kỳ xưa nay được quản lý bởi các nhà kinh tế đích thực. Các vị trí thấp hơn, các

chuyên gia kinh tế cao cấp, hỗ trợ cho hội đồng tuyệt đại đa số đều có bằng tiến sỹ nhóm ngành

kinh tế hoặc thâm niên làm việc lâu năm trong ngành kinh tế. Tất cả các chuyên gia kinh tế cao

cấp đều hỗ trợ hội đồng trong các lĩnh vực kinh tế vĩ mô nóng bỏng của Hoa kỳ, và là các lĩnh

vực phi chính trị. Tổng thống cũng có nhiều cố vấn chính trị, an ninh, đối ngoại, nhưng không

thuộc CEA.

Khoa học kinh tế Việt nam còn kém thế giới khá xa. Bởi vậy, rất cần các nhà kinh tế đích thực

tham gia Tổ tư vấn Kinh tế để đảm bảo việc hội nhập và kết nối với giới kinh tế quốc tế, và cập

nhật thông tin về ngành kinh tế thế giới. Đồng thời, những người này cần có chuyên môn sâu về

các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia để đảm bảo tư vấn hiệu quả.

II. KHÁI NIỆM TƯ VẤN KINH TẾ CHO THỦ TƯỚNG

2.1. Tư vấn giỏi cấp quốc gia phải là nhà nghiên cứu giỏi và có chuyên môn

sâu về các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia

Tất cả các thành viên hội đồng CEA xưa nay đều phải có bằng tiến sỹ thuộc nhóm ngành

kinh tế từ các trường danh tiếng đồng thời có thâm niên nhiềm năm làm việc ở các khoa

kinh tế uy tín cao. Công việc cố vấn kinh tế quốc gia chủ yếu đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, tổng

hợp, phân tích, dự báo các data kinh tế vĩ mô, theo những phương pháp nghiên cứu kinh tế tiên

tiến nhất để đạt được độ tin cậy/độ chính xác cao nhất. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị

chính sách, kế hoạch, đường lối, chiến lược. Chính vì vậy, nền tảng kiến thức kinh tế và kỹ năng

nghiên cứu và mà hầu như chỉ các tiến sỹ các ngành kinh tế mới đáp ứng được. Ngành kinh tế là

ngành ưu tiên tuyển chọn những người có năng lực toán học nhiều nhất trong các ngành

KHXH&NV, bên cạnh năng lực học vấn và năng lực nghiên cứu. Các thành viên hội đồng có thể

Page 25: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

10

không trực tiếp thực hiện toàn bộ các công việc đấy nhưng họ phải nắm vững các nguyên tắc và

chỉ đạo các chuyên gia và nhân viên của hội đồng thực hiện.

Nếu không phải là tiến sỹ khối ngành kinh tế thì phải có thâm niên nhiều năm làm việc ở

các cơ sở nghiên cứu kinh tế uy tín cao, bởi lẽ những người của các ngành khác cần có thời

gian để thẩm thấu các phương pháp nghiên cứu kinh tế tiên tiến cũng như tiếp thu thế giới quan,

kiến thức chung về kinh tế, văn hóa, giá trị, và đạo đức nghề nghiệp của ngành kinh tế. Lấy ví

dụ, nhiều chuyên gia chính sách công không phù hợp với công việc tư vấn kinh tế mặc dù cũng

có nhiều người nghiên cứu liên quan đến kinh tế. Bởi vì não trạng chính trị có thể khiến họ bóp

méo kết quả phân tích dữ liệu hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu để phục vụ các mục tiêu chính

trị, chứ không tôn trọng thực tế khách quan như các nhà kinh tế.

Tư vấn kinh tế giỏi cấp quốc gia phải là nhà nghiên cứu kinh tế tài năng, và am hiểu các

lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm. Trình độ trung bình của giới kinh tế gốc Việt ở hải ngoại

vẫn kém thế giới khá xa, việc không chọn những người tài năng sẽ khiến cho chất lượng tư

vấn càng không được đảm bảo. Mục tiêu tối hậu của nghiên cứu kinh tế là để xây dựng được

những mô hình kinh tế chính xác nhất, đưa ra các kết quả phân tích, thống kê, dự báo với độ tin

cậy cao nhất. Tư vấn kinh tế cấp quốc gia không phải là tư vấn doanh nghiệp. Tư vấn cấp quốc

gia những người có khả năng hiểu và và phân tích số liệu vĩ mô với độ chính xác cao. Sổ liệu,

chỉ tiêu, dự báo kinh tế của Việt nam nổi tiếng không đáng tin cậy nhưng trước nay các tư vấn

kinh tế không có khả năng điều chỉnh. Nay Thủ tướng có thiện chí mời các nhà kinh tế hải ngoại

thì cần mời những người giỏi nhất, đồng thời am hiểu về những lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng

điểm, để đảm bảo chất lượng tư vấn.

Tư vấn kinh tế cấp quốc gia cần những người có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về

những lĩnh vực cần tư vấn chứ không cần những người chỉ đọc tài liệu vài ngày rồi chém

gió, hoặc ba hoa về những thứ không phải là kinh tế. Tư vấn cấp quốc gia phải có khả năng

đề xuất và khuyến nghị điều chỉnh những tính toán không hợp lý về các thống kê, dự báo kinh tế,

các chỉ số và chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, ước lượng tỷ số chi phí và lợi ích một cách chính xác nhất

v.v.. Muốn “chém gió” được thì cũng phải có thâm niên nghiên cứu về những lĩnh vực ấy, để

đảm bảo “chém” đúng.

Số lượng các vấn đề kinh tế nhức nhối của Việt nam khá nhiều, và là các vấn đề phức tạp,

cấp thiết, tốn rất nhiều thời gian để giải quyết. Tổ Tư vấn Kinh tế cần tập trung giải quyết các

vấn đề đó chứ không nên lan man những thứ khác. Nếu cần tư vấn về các vấn đề khác (ví dụ

Hành chính và Chính trị), Thủ tướng có thể bố trí hoặc giới thiệu các học giả gốc Việt vào các cơ

quan chuyên trách ví dụ Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ Đạo TW về

Phòng Chống Tham Nhũng. Không nên để những kẻ ngoại đạo (không có bằng tiến sỹ kinh tế và

không làm việc trong ngành kinh tế) lạm dụng danh từ Tư vấn Kinh tế mà họ không xứng đáng.

2.2. Những ngộ nhận về Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng

Page 26: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

11

Chức năng chủ yếu của Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng không phải là biên soạn những

cuốn sách chiến lược phát triển như „Theo Hướng Rồng bay‟38

. Mặc dù thật ra. tất cả các

tác giả của cuốn sách này đều là các tiến sỹ kinh tế đồng thời có thâm niên nghiên cứu kinh

tế lâu năm với chất lượng cao, (các tiến sỹ chính sách công làm việc ở các trường hành chính

công, hay giáo sư Việt nam học không đủ trình độ để viết những cuốn sách như vậy). Công việc

chủ yếu của tư vấn kinh tế cho Thủ tướng là đề xuất và điều chỉnh các chỉ tiêu, dự báo kinh tế vĩ

mô, và trên cơ đó đề xuất các chính sách, đường lối cụ thể để phản ứng nhanh với những biến

động của nền kinh tế, và thực hiện các chiến lược phát triển. Tư vấn đề xuất chiến lược phát triển

chỉ là một phần nhỏ trong công việc của họ. Gần đây nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư thuê Ngân hàng

thế giới chủ trì cuốn sách về chiến lược phát triển quan trọng „Báo cáo Việt Nam 2035‟ chứ

không thuê các tác giả của cuốn Theo Hướng Rồng Bay nữa. Đó là một hướng đi đúng đắn, tránh

được nguy cơ bị ngoại bang thao túng chính trị, bởi các tác giả này đều đến từ trường hành chính

công Kennedy-Harvard.

Tư vấn kinh tế không phải là tư vấn chính trị. Có người cho rằng không cần chọn những nhà

nghiên cứu giỏi nhất mà chỉ cần chọn những người năng lực vừa phải và có năng lực ngoại giao,

chính trị, quan hệ để thuyết phục lãnh đạo quốc gia. Đấy là lối tư duy nguy hiểm, bởi vì những

người năng lực vừa phải có thể đưa ra những kết quả nghiên cứu có độ chính xác không cao hoặc

hiểu biết của họ hạn chế mà thuyết phục được lãnh đạo quốc gia tin vào những hiểu biết và kết

quả đó thì còn gì tai hại hơn. Trên thực tế, Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ ưu

tiên lựa chọn các tiến sỹ kinh tế chứ không ưu tiên lựa chọn các tiến sỹ của các ngành chính trị

như chính sách công, mặc dù các vị này thường có năng khiếu ngoại giao tốt hơn các tiến sỹ kinh

tế do ngành chính sách công ưu tiên tuyển chọn những người có năng lực ấy.

Tư vấn kinh tế cấp quốc gia không phải là tư vấn về kinh doanh. Ở Hoa kỳ có Hội đồng Cố

vấn Kinh doanh cho Tổng thống Hoa kỳ bao gồm các doanh nhân nổi tiếng bên cạnh Hội đồng

Cố vấn Kinh tế. Việt nam cũng có Tổ Tư vấn Kinh doanh cho Thủ tướng bao gồm các doanh

nhân hàng đầu song hành với Tổ tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng. Các doanh nhân sẽ đóng góp ý

kiến về các nhu cầu của doanh nghiệp dưới góc độ nhà tư vấn kinh doanh. Tuy nhiên vẫn cần các

nhà kinh tế để tư vấn về các chính sách, kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan đến kinh doanh

dưới góc độ lợi ích quốc gia và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên tham gia nền kinh tế.

Tư vấn kinh tế cấp quốc gia cũng không phải là những người đi vận động chính sách kinh

tế hay thương mại ở nước ngoài, hoặc hỗ trợ xúc tiến thương mại. Những công việc đó cần

những người có kinh nghiệm làm việc thực tiễn lâu năm trong các lĩnh vực đó và nắm vững các

điều luật, nguyên tắc về xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế ở các quốc gia sở tại. Các giáo sư,

tiến sỹ công tác ở các trường đại học, viện nghiên cứu chỉ tư vấn chứ không trực tiếp thực hiện

các công việc đó.

38 Bà Phạm Chi Lan nói rằng trường Fulbright đã đóng góp cho Việt nam cuốn sách “Theo Hướng Rồng Bay” là

một cuốn sách quan trọng được nhiều đời Thủ tướng Việt nam tham khảo. Xem thêm Chương IX „HÃY CHẤM

DỨT SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC TRƯỜNG HÀNH CHÍNH CÔNG VÀO NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM, bàn

bạc sâu thêm về vấn đề này.

Page 27: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

12

III. TƯ VẤN KINH TẾ GIỎI CẤP QUỐC GIA PHẢI LÀ NHÀ

NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI

3.1. Khái niệm nhà nghiên cứu kinh tế giỏi

Như đã nêu, tư vấn kinh tế giỏi cấp quốc gia cần phải là một nhà nghiên cứu kinh tế giỏi

bởi công việc chủ yếu của tư vấn quốc gia là xử lý sổ liệu điều chỉnh chỉ tiêu, dự báo kinh tế vĩ

mô, những chức năng quan trọng nhất của nghiên cứu kinh tế. Cả 3 thành viên hội đồng và tất cả

các vị trí chuyên gia kinh tế cao cấp của CEA đều tốt nghiệp từ các trường danh tiếng và có các

nghiên cứu chất lượng cao về các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Hoa kỳ.

Một nhà nghiên cứu kinh tế giỏi là nhà kinh tế xuất bản được nhiều bài báo trên các tạp

chí chất lượng cao hoặc là làm việc ở những cơ sở nghiên cứu kinh tế được xếp hạng khá

trong các bảng xếp hạng của Hoa kỳ hoặc thế giới. Hoa kỳ là nơi có nhiều trường/viện nổi

tiếng nhất về kinh tế, với hơn 70% số giải Nobel kinh tế thuộc về những người đang làm việc ở

quốc gia này. Chính vì vậy bảng xếp hạng của Hoa kỳ rất quan trọng. Những vị trí nghiên cứu

kinh tế của một số tổ chức như Worldbank, RAND…cũng đòi hỏi chất lượng nghiên cứu tương

đương với các khoa kinh tế xếp hạng khoảng 50-150 của Hoa kỳ.

Các khoa kinh tế/trường kinh doanh uy tín của Hoa kỳ và của châu Âu, châu Úc, và các

trường lớn ở châu Á quy định chỉ sử dụng những bài báo chất lượng cao để xét biên chế.

Ngành kinh tế chỉ coi trọng xuất bản bài báo, ít quan tâm đến xuất bản sách. (Ví dụ các

khoa kinh tế ở Hoa kỳ sử dụng các bài top field (second tier top field lớn hoặc first tier top field

trung bình) trở lên để xét biên chế (phong phó giáo sư) và bổ nhiệm giáo sư. Với các trường từ

hạng 40 đến hạng 200 của Hoa kỳ đòi hỏi có từ 6-1 bài báo top field trong vòng 6 năm để có

biên chế. Còn các trường từ hạng 1 đến hạng 40 thì đòi hỏi có bài báo top general, TOP10,

TOP5, thậm chí nghiên cứu đột phá của toàn ngành để có được biên chế.) Chính vì xuất bản trên

các tạp chí này rất khó và lâu (trung bình 2-3 năm/bài) cho nên số lượng bài báo của các giảng

viên ở các khoa này không nhiều, trung bình trong vòng 15-20 năm đầu tiên, đa số những người

này chỉ xuất bản từ 0.5 - 2 bài/năm. Trong khi đấy, nhiều khoa kinh tế ở Đông Nam Á, châu Phi,

và các khoa kinh tế ít uy tín ở các châu lục khác chấp nhận các bài báo trên các tạp chí chất

lượng thấp hơn nhiều cho nên có thể xuất bản nhiều hơn. Chính vì xuất bản trên các tạp chí top

field trở lên rất khó và lâu cho nên nhiều nghiên cứu chưa xuất bản, nhưng đã báo cáo ở nhiều cơ

sở nghiên cứu kinh tế lớn, hoặc các hội thảo quan trọng cũng được quan tâm. Có nhiều người

được nhận vào làm giảng viên tập sự (assistant professor) của các khoa kinh tế (thậm chí của các

trường hàng đầu như Harvard, Stanford, MIT và các trường đại học uy tín khác) mặc dù vài năm

sau mới xuất bản bài báo đầu tiên.

3.2. Đánh giá năng lực nhà nghiên cứu kinh tế

Ngành kinh tế (bao gồm kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh) đánh giá năng lực nhà nghiên

cứu chủ yếu thông qua các bài báo xuất bản trên các tạp chí kinh tế uy tín. Ngành kinh tế ít quan

tâm đến việc xuất bản sách, và không coi đó là yêu cầu bắt buộc của một nhà nghiên cứu kinh tế.

Page 28: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

13

Ngành kinh tế (economics) có 5 tạp chí hàng đầu, gọi là TOP5, là quan trọng nhất được

đánh giá cao nhất: American Economic Review, Econometrica, Quaterly Jounrnal of

Economics, Journal of Political Economy và Review of Economic Studies (AER, Ecca, QJE,

JPE, RES, trừ AER số tháng 5, hay còn gọi là số paper and proceedings, hoặc viết tắt là pp. Từ

năm 2018, AER số tháng 5 sẽ tách thành tờ báo riêng). Ngành tài chính có 3 tạp chí được đánh

giá cao nhất, gọi là BIG3, Journal of Finance, Journal of Financial Economics, và Review of

Financial Studies (JF, JFE, RFS). Tuy nhiên BIG3 chỉ áp dụng cho lĩnh vực tài chính doanh

nghiệp, thị trường, không áp dụng đối với các lĩnh vực tài chính công, ví dụ thuế khóa, ngân

sách, v.v…bởi vì các lĩnh vực này được xếp vào ngành kinh tế, phải tuân theo tiêu chí của ngành

kinh tế (TOP5 là cao nhất) chứ không phải ngành tài chính. Đôi khi ở một số trường xếp hạng

không cao coi Journal of Financial and Quantitative Analysis (JFQA) trong nhóm BIG3+1 để

đánh giá những việc quan trọng như tuyển dụng giảng viên hoặc xét biên chế (phong phó giáo

sư). Ngành kế toán có 3 tạp chí được đánh giá cao nhất (TOP3) là Journal of Accounting and

Economics, Journal of Accounting Research, The Accounting Review. Ngành tài chính cũng coi

những bài báo xuất bản ở TOP5 Kinh tế hoặc TOP3 Kế toán là tương đương với BIG3. Nhưng

ngược lại các bài báo xuất bản ở BIG3 chỉ được coi là top field đối với ngành kinh tế. Các

ngành kinh doanh có các tạp chí quan trọng khác, tùy theo từng ngành.

IV. CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Kinh tế nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên một Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng cần phải

ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của quốc gia bởi thời gian cho Tổ Tư vấn không

nhiều. Những lĩnh vực như Kinh tế Chính trị thường không được vào làm lĩnh vực kinh tế trọng

điểm ở Việt nam bởi không phải là lĩnh vực do các cơ quan kinh tế phụ trách, mà do các cơ quan

chuyên trách về hành chính và chính trị. Các chuyên gia hành chính, chính trị ở các cơ quan

chuyên trách này mới quan tâm, và có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về hành chính và chính

trị chứ không phải các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn.) Lĩnh vực Chính trị rất khác với Lĩnh vực

Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường chẳng hạn, bởi Chính trị gắn chặt với các cơ quan

Đảng, chịu sự chỉ đạo tối cao của các cơ quan Đảng, và trách nhiệm của Đảng trong các

lĩnh vực này cao hơn Chính quyền (Thủ tướng, Chính phủ). Mọi đề xuất liên quan đến

Hành chính, Chính trị đều phải tính đến các mục tiêu chính trị và quan điểm tổ chức bộ

máy hành chính của Đảng, chứ không chỉ quan tâm đến các mục tiêu khoa học như các

lĩnh vực khác. Trong khi Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường là các lĩnh vực phi chính trị,

các cơ quan Đảng ít can thiệp và Chính quyền chỉ đạo là chủ yếu. Các lĩnh vực như Kinh tế

Lịch sử, Kinh tế Thể thao…cũng không quan trọng đến mức phải trở thành lĩnh vực kinh tế trọng

điểm.

Page 29: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

14

Căn cứ vào Nghị Quyết về Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 2016-2020, đã được Quốc hội

khóa 13 thông qua39

và phân loại JEL của ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm được

lựa chọn có thể bao gồm như dưới đây (chữ xanh):

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi

trường và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội: (Kinh tế vĩ mô; các tổ chức công nghiệp (tập

trung vào chủ đề cấu trúc thị trường, hoạt động của thị trường); kinh tế quốc tế; tài chính quốc tế;

kinh tế tiền tệ và lãi suất; chính sách kinh tế; tài chính công; kinh tế công cộng và kinh tế đầu tư;

ngân sách quốc gia, thâm hụt và nợ công; chi tiêu công quốc gia và các chính sách liên quan; chính sách thuế và hành vi của các tác nhân kinh tế).

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất,

hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế: (Tăng trưởng kinh tế và năng suất tổng hợp; các

định chế tài chính và dịch vụ; thị trường tài chính; tài chính doanh nghiệp và quản trị; các

tổ chức công nghiệp tập trung vào các chủ đề cấu trúc công nghiệp và chuyển đổi cấu trúc,

các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hóa và các tổ chức phi chính phủ; kinh tế nông

nghiệp; kinh tế lao động-nguồn nhân lực; kinh tế vùng, đô thị, nông thôn, vận tải, bất động

sản và cơ sở hạ tầng).

Phát triển bền vững văn hóa, xã hội, y tế trên cơ sở gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển

kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân: (Phân phối thu nhập, kinh tế lao động-tiền lương)

Ngoài ra, các chủ đề sau cũng được đề cập trong Nghị Quyết, nhưng không phải là trọng tâm của

một Tổ tư vấn kinh tế do không gắn liền với chức năng của các cơ quan kinh tế, mà thuộc trách

nhiệm của các bộ/ngành khác: Y tế, Văn hóa, Xã hội, Luật pháp, Xây dựng, Khoa học công

nghệ, Tài nguyên, Bảo vệ môi trường, An toàn thực phẩm, Phòng chống tham nhũng, Tiết kiệm

chống lãng phí, Hành chính công, An ninh quốc phòng. Tổ tư vấn kinh tế cấp Thủ tướng cần

ưu tiên tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm bởi số lượng các vấn đề đó rất

nhiều, phức tạp và cấp thiết, đòi hỏi nhiều thời gian để bàn bạc, điều chỉnh các đề xuất.

V. CHÍNH SÁCH CÔNG/HÀNH CHÍNH CÔNG KHÔNG

THUỘC NHÓM NGÀNH KINH TẾ MÀ THUỘC NHÓM

NGÀNH CHÍNH TRỊ

5.1. Sự khác biệt giữa ngành chính sách công và ngành kinh tế

39

http://vietstock.vn/2016/05/nghi-quyet-ve-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-2016-2020-761-477466.htm

Page 30: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

15

Chính sách công/hành chính công/quản lý công thuộc nhóm ngành chính trị chứ không

thuộc nhóm ngành kinh tế. Kinh tế là nhóm ngành phi chính trị . Mặc dù có tính đến môi

trường chính trị và biến động chính trị trong các nghiên cứu, ngành kinh tế theo đuổi sự

chính xác của khoa học chứ không theo đuổi các mục tiêu chính trị. Trong khi đó, chính

sách công, hành chính công, quản lý công là những ngành rất gần nhau và thuộc nhóm

ngành chính trị. Ở Hoa kỳ và các nước khác trên thế giới các chương trình tiến sỹ chính sách

công thường nằm trong các trường Khoa học Chính trị hoặc trường Hành chính công. Ở Việt

nam, chính sách công/hành chính công/quản lý công không nằm trong khối ngành „Kinh tế‟ mà

thuộc khối ngành Khoa học Chính trị, và là một ngành quan trọng của Học viện Chính trị và

Hành chính quốc gia, và không phải là các ngành truyền thống của các trường Kinh tế.

Tiêu chí tuyển chọn nghiên cứu sinh của ngành Kinh tế rất khác ngành Chính sách công.

Ngành kinh tế chuộng người trẻ, giỏi toán, có năng lực nghiên cứu tốt (nghĩa là chuộng các

năng lực phi chính trị), trong khi ngành Chính sách Công chọn người nhiều tuổi hơn, có

năng lực chính trị và thành tựu trong nghề nghiệp. Lấy ví dụ mục Admission của Khoa kinh

tế, đại học Harvard, yêu cầu ứng viên cao học và nghiên cứu sinh từng tham dự một số lớp về

kinh tế, kinh nghiệm nghiên cứu kinh tế, và chuẩn bị về toán học.40

Giáo sư Mankiw, người một

thời gian dài là trưởng khoa (chairman) Kinh tế của ĐH Harvard, và là tác giả của bộ sách giảng

dạy Kinh tế nổi tiếng toàn cầu mang tên ông, khẳng định ngành Kinh tế đề cao năng lực/thành

tích toán học: “Các lớp toán học của bạn là một bài kiểm tra IQ dài. Chúng tôi sử dụng các lớp

toán học để xác định ai thực sự thông minh. “Nếu bạn dự định tham gia một chương trình tiến sỹ

kinh tế, bạn cần tham dự các lớp toán học đến khi bội thực”. (“Your math courses are one long

IQ test. We use math courses to figure out who is really smart”. “if you are thinking about a PhD

program in economics, you are advised to take math courses until it hurts”.)41

Trường hành chính công Kennedy, Havard là trường thiên về khoa học chính trị và tinh

thần lãnh đạo. Các sinh viên được lựa chọn dựa trên tố chất chính trị (năng lực lãnh đạo).

Các giảng viên của trường này tích cực tham gia hoạt động chính trị và giảng dậy về những

thứ đó trên lớp học. Trong khi đó, ngành chính sách công quan tâm đến các năng lực chính

trị chẳng hạn như tinh thần lãnh đạo và dịch vụ công. Trường hành chính công Kennedy-

Harvard là trường thiên về khoa học chính trị và tinh thần lãnh đạo. (The John F. Kennedy

School of Government at Harvard University has a more political science and leadership based

approach)42

Các học viên được chọn vào chương trình của trường hành chính công

Kennedy-Harvard thường có kinh nghiệm lãnh đạo và sự cam kết theo đuổi các lợi ích

công, được thể hiện bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và hoạt động tình nguyện - nghĩa là các tiêu

chí mang màu sắc chính trị, (HKS is a school of leadership and public service. Successful

candidates typically demonstrate leadership experience and commitment to the public good,

which are qualities often displayed through professional experience and volunteer work during

and after college).43

Các giảng viên của trường này rất tích cực tham gia vào các hoạt động

40

https://economics.harvard.edu/pages/admissions 41 http://gregmankiw.blogspot.com/2006/09/why-aspiring-economists-need-math.html 42 http://dictionnaire.sensagent.leparisien.fr/Public%20Policy/en-en/ 43 Trước đây điều này ghi rõ ở site này.

https://www.hks.harvard.edu/degrees/admissions/apply/frequently-asked-questions

Tuy nhiên sau vụ 22/3/2015, Trần Ngọc Anh bị tố cáo (xem thêm bài „Hiệp hội kinh tế ISVE: Chủ nhà và Khách

mời‟), trường Kennedy, Harvard đã xóa đi, nhưng vẫn còn bằng chứng ở trang này. (Mặc dù chúng tôi không đảm

Page 31: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

16

chính trị (hoạch định chính sách, tư vấn chính phủ, và hỗ trợ hoạt động của các thể chế

quan trọng. Việc giảng dạy trên lớp cũng phản ánh thực tế này). (The faculty is actively

engaged - shaping public policy, advising governments, and helping to run major institutions.

The learning in our classrooms reflects this reality).44

Bằng tiến sỹ chính sách công của hai ông Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh không phải

là bằng cấp về kinh tế. Trang chủ của Khoa kinh tế, ĐH Harvard giới thiệu chương trình “Ph.D.

in Political Economy and Government” liên kết của Khoa kinh tế với trường hành chính công

Kennedy-Harvard, Ph.D.45

Chỉ có chương trình này được giảng viên của khoa kinh tế tham gia

tuyển chọn nghiên cứu sinh và thiết kế chương trình cho nên tên chương trình có chữ kinh tế và

có thể xếp vào nhóm chương trình tiến sỹ thuộc khối kinh tế. Chương trình PhD in Public Policy

(nơi Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương theo học) không do khoa Kinh tế, ĐH Harvard tham

gia thiết kế và đảm bảo chất lượng, mà hoàn toàn do trường hành chính công Kennedy thiết kế

và tuyển chọn nghiên cứu sinh, chính vì vậy không được coi là bằng cấp kinh tế, mà là bằng

chính sách công giống như ở các nơi khác.

Nói vắn tắt, hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương được lựa chọn dựa trên các tố

chất chính trị, là sản phẩm đào tạo của một trường có bản chất chính trị và được kỳ vọng

ra trường sẽ hoạt động chính trị đồng thời với các hoạt động nghiên cứu. Sau khi tốt

nghiệp, hai ông này tiếp tục làm việc trong môi trường chính trị (ở các trường hành chính

công SPEA, ĐH Indiana, Hoa kỳ và trường Lý Quang Diệu, Singapore).

Chúng tôi không phủ nhận rằng có một số ít người tốt nghiệp tiến sỹ chính sách công và các

ngành khác nhưng rất phù hợp với ngành kinh tế nên đã nhanh chóng xin việc trong ngành kinh

tế, (ví dụ David Autor, người cũng tốt nghiệp tiến sỹ chính sách công ở trường Kennedy-

Harvard, ngay sau khi tốt nghiệp đã được nhận vào khoa kinh tế của MIT). Tuy nhiên hai ông

Ngọc Anh và Minh Khương nghiên cứu các lĩnh vực đặc thù về hành chính và chính trị, và

những gì liên quan đến kinh tế điển hình (ví dụ kinh tế phát triển) đều rất kém, và hăng say hoạt

động chính trị cho nên nơi phù hợp nhất của họ là lĩnh vực hành chính và chính trị, (xem phân

tích chi tiết về lý lịch hai người này ở chương VI).

Nhiều vị trí và công việc trong ngành chính sách công không cạnh tranh bình đẳng quốc tế

mà dựa trên đặc thù quốc gia. Trong khi đó ngành kinh tế luôn cạnh tranh quốc tế cho nên

để trở thành giáo sư kinh tế thường khó khăn hơn nhiều. Đơn cử như chương trình Vietnam

Young Leaders Awards của ĐH Indiana, thuộc dạng top 3 của Mỹ, nhưng dành riêng cho các

lãnh đạo trẻ của Việt nam. Có ngành nào khác mà đại học thuộc top 3 của Mỹ mà phải dành

riêng học bổng cho Việt nam và sang tuyển người hàng năm như vậy không?? Trường đại học

Indiana, nơi ông Trần Ngọc Anh làm việc, có Trung tâm Dân chủ Lập Hiến nổi tiếng, với 01

bảo trang này có tiếp tục bị edit hay không).

https://forum.thegradcafe.com/topic/62535-questions-about-harvard-mpp-from-admit-to-harvard-law-school/ 44 Trước ngày 22/3/2015, những điều này ghi rõ ở site dưới đây. Tuy nhiên, sau khi Trần Ngọc Anh bị tố cáo (xem thêm bài „Hiệp hội kinh tế ISVE: Chủ nhà và Khách mời‟), trường Kennedy, Harvard đã xóa đi. Nhưng các chuyên

gia IT có thể khôi phục lại các dòng này. Xem thêm bằng chứng chúng tôi chụp màn hình ở Phụ lục C. (Trên

Internet đang tung bằng chứng lung tung liên quan đến câu này để đánh lạc hướng.)

http://www.hks.harvard.edu/about 45

http://economics.harvard.edu/pages/admissions

Page 32: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

17

trong 03 mục tiêu chính là Minh Bạch Chính phủ, đã đưa Việt nam vào nhóm ưu tiên cùng với 4

quốc gia khác Nam Sudan, Lybia, Miến điện, và Liberia.46

Một giảng viên Brazil chẳng hạn không thể hoạt động chính trị hiệu quả ở Việt nam, bằng các

giảng viên gốc Việt do thiếu hiểu biết về môi trường chính trị, và đặc biệt là thiếu các mối quan

hệ sâu sắc với các cơ quan công quyền. Chính vì vậy, nhiều vị trí và công việc trong ngành chính

sách công không phải là cạnh tranh quốc tế như ngành kinh tế (vốn là ngành phi chính trị) mà có

tính đến đặc thù quốc gia. Lấy ví dụ, nếu trường Indiana muốn cải tổ chính trị Việt nam thì sẽ có

nhiều ưu đãi cho những học giả gốc Việt trong tuyển dụng và quá trình làm việc.

Trong khi ấy, kinh tế là một ngành phi chính trị, chuyên về xử lý phân tích dữ liệu, lập các mô

hình quan hệ và dự báo. Một nhà kinh tế gốc Việt không có lợi thế gì hơn so với một nhà kinh tế

người Brazil khi nghiên cứu về kinh tế Việt nam. Chính vì vậy, cạnh tranh trong ngành chính

sách công không phải là cạnh tranh quốc tế như ngành kinh tế.

5.2. Các tiến sỹ kinh tế chủ trì và thực hiện mọi nghiên cứu chính sách,

đường lối, chiến lược phát triển liên quan đến kinh tế chứ không phải các tiến

sỹ chính sách công

Kinh tế là một ngành đặc thù đòi hỏi chuyên môn sâu và nền tảng kiến thức vững về kinh tế (đặc

biệt là năng lực toán học) để có thể lập chính sách, đường lối, chiến lược phát triển. Cũng giống

như chính sách y tế, chính sách năng lượng, chính sách môi trường, chính sách giáo dục, thường

đòi hỏi các chuyên gia của các ngành y, năng lượng, môi trường, giáo dục thực hiện, các tiến sỹ

kinh tế là những người nghiên cứu và đề xuất các chính sách, đường lối, chiến lược liên quan đến

kinh tế, chứ không phải là các tiến sỹ chính sách công.

Đấy là lý do 3 thành viên Hội đồng Cố Vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ luôn luôn là

những người phải có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh tế và thâm niên làm việc trong ngành

kinh tế. Và tuyệt đại đa số các chuyên gia kinh tế cao cấp họ lựa chọn để hỗ trợ cho hội đồng

cũng phải có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh tế hoặc có thâm niên làm việc trong lĩnh vực kinh tế.

Đấy cũng là lý do những người lãnh đạo các trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế nổi tiếng

và các nhà nghiên cứu kinh tế giỏi nhất ở các trường hành chính công (ví dụ trường Woodrow

Winson, đại học Princeton, Hoa kỳ, trường hành chính công Kennedy, Harvard, trường chính

sách công Chicago, trường hành chính công SPEA, Indiana v.v…), đều là các tiến sỹ kinh tế chứ

không phải các tiến sỹ chính sách công.

Thậm chí những cuốn sách về chính sách phát triển ví dụ như „Theo Hướng Rồng Bay’ liên

quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, cả 3 tác giả đều là tiến sỹ kinh tế. Bởi lẽ, kinh tế là ngành

chú trọng tuyển chọn người có năng lực toán học, năng lực logic nhiều nhất trong các ngành

KHXH&NV, bên cạnh sự chú trọng năng lực học vấn và năng lực nghiên cứu. Khoa học xã hội

hiện đại cần rất nhiều tính toán với độ tin cậy cao. Dựa trên cơ sở các tính toán đó để đưa ra các

46

http://ccd.indiana.edu/projects/

Page 33: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

18

chính sách, đường lối, chiến lược. Chính vì vậy các tiến sỹ kinh tế là những người phù hợp hơn

cả để chủ trì và thực hiện các tài liệu về chính sách phát triển kinh tế-xã hội.

Vậy các tiến sỹ chính sách công làm gì?? Công việc chủ yếu của họ là tư vấn chính trị và

hành chính. Ngành chính sách công/hành chính công là ngành thiên về thực hành, đòi hỏi năng

lực chính trị, ngoại giao bởi các học giả của ngành này phải làm việc trực tiếp với các bộ ngành

để vận động thực hiện chính sách. Các chính sách thuộc lĩnh vực hành chính và chính trị phụ

thuộc rất nhiều vào ý chí của những người ra quyết định, và các mục tiêu chính trị của đảng phái,

và do vậy cần phải vận động chính sách. Chính vì vậy, ngành chính sách công chú trọng chọn

người có năng lực chính trị.

5.3. Ngành kinh tế thế giới xung khắc với nhóm ngành chính trị và không

công nhận các trường hành chính công là các trường kinh tế

Ngành kinh tế thế giới vốn không thiện cảm với nhóm ngành chính trị do khác biệt về bản

chất với nhóm ngành này. Giới kinh tế quốc tế không coi các trường hành chính công là

các trường kinh tế. Không phải vô lý khi từng có một số người thuộc các ngành khác được từng

giải Nobel kinh tế, nhưng không ai bị giới kinh tế phản ứng dữ dội như bà Ostrom, một giáo sư

khoa học chính trị, năm 2009. CNN viết: “Giải thưởng cho Ostrom có thể là một cú sốc với các

nhà kinh tế do nền tảng học vấn khoa học chính trị của bà hơn là giới tính của bà.” (Ostrom's

award was perhaps more of a shock to economists because of her academic background in

political science than because of her gender).47

Giáo sư kinh tế Levitt, chủ nhân của huy chương

Clark viết: “Câu trả lời ngắn gọn là ngành kinh tế ghét giải thưởng cho Ostrom còn hơn cả dân

Cộng hòa ghét giải Nobel Hòa bình cho Obama. Các nhà kinh tế muốn đó là giải thưởng cho các

nhà kinh tế”. (So the short answer is that the economics profession is going to hate the prize

going to Ostrom even more than Republicans hated the Peace prize going to Obama. Economists

want this to be an economists‟ prize).48

Trên thực tế, giới nghiên cứu kinh tế không gọi bà

Ostrom là nhà kinh tế trên các văn bản chính thức mà chỉ gọi là phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel,

do bà không có bằng tiến sỹ kinh tế và không phục vụ trong ngành kinh tế, mặc dù bà xuất bản

khá nhiều bài trên các tạp chí kinh tế chất lượng cao. Điều này cũng cho thấy giới kinh tế quốc tế

không coi trường hành chính công SPEA, Indiana, nơi bà Ostrom làm việc là một môi trường

nghiên cứu kinh tế, và không coi bà này là nhà kinh tế. Tất cả những điều này có lý do từ những

bê bối của nhóm ngành chính trị, và thành công của một mình bà Ostrom không thể che lấp nổi.

Giáo sư kinh tế Robert Shiller, chủ nhân của giải Nobel kinh tế 2013 cũng nói: “Vấn đề là một

khi chúng ta chú trọng vào chính sách, thì sẽ không còn chỗ cho khoa học. Yếu tố chính trị đang

len lỏi vào nghiên cứu kinh tế, và dư luận lại đánh giá cao các động tác giả mang tính chính

trị.”49

47 http://money.cnn.com/2009/10/12/news/economy/nobel_economics/index.htm 48http://freakonomics.com/2009/10/12/what-this-years-nobel-prize-in-economics-says-about-the-nobel-prize-in-

economics/ 49

http://www.phantichkinhte123.com/2014/11/kinh-te-hoc-co-phai-la-mon-khoa-hoc-hay.html

Page 34: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

19

Xin nói thêm. ông Trần Ngọc Anh đang làm việc ở trường hành chính công SPEA, Indiana

này. Bà Ostrom không được coi là nhà kinh tế (đích thực) thì đương nhiên ông Trần Ngọc

Anh và ông Vũ Minh Khương cũng vâỵ.

Cũng cần lưu ý rằng, đôi khi ở một số nơi, bên trong trường chính sách công/hành chính công lại

có khoa kinh tế. Những nơi này có mục tiêu phát triển tương tự như khoa kinh tế ở các nơi khác

thì mới được phép mang tên Khoa kinh tế. (Ví dụ Khoa Kinh tế của Trường Chính sách công

Crawford, đại học quốc gia Australia). Những khoa như vậy quy tụ một số lượng đủ lớn các tiến

sỹ kinh tế và có mục tiêu phát triển tương tự như khoa kinh tế ở các nơi khác thì mới được phép

mang tên Khoa kinh tế. Những khoa như vậy được thừa nhận là những khoa thuộc ngành kinh tế.

Vấn đề khiến cho giới kinh tế quốc tế ác cảm với nhóm ngành chính trị là ở chỗ sự nhập nhèm

giữa mục tiêu chính trị với các mục tiêu khoa học. Lấy ví dụ: nếu theo phân tích số liệu, xuất

khẩu một mặt hàng X nào đó sang Hoa kỳ không có lợi bằng sang châu Âu thì cần phải khuyến

khích lãnh đạo quốc gia xuất khẩu sang châu Âu chứ không phải Hoa kỳ. Nhưng những người có

não trạng chính trị ăn lương của Hoa kỳ có thể sẽ bóp méo hoặc lờ đi kết quả đó, thậm chí

“massage số liệu” để đảo ngược kết quả, xuất khẩu sang sang Hoa kỳ có lợi hơn.

Đấy là chưa kể những đàm tiếu về việc đánh bóng hồ sơ lý lịch để cho các sinh viên và học giả

của họ thuận tiện trong các hoạt động chính trị, gây ảnh hưởng lên nguyên thủ quốc gia. Việc

Dale Jorgenson nói về ông Vũ Minh Khương là “Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất

sắc nhất của Havard” là một minh chứng về sự đánh bóng, thiếu liêm sỷ bởi trên thực tế ông

Minh Khương là một nhà nghiên cứu xoàng xĩnh (xem chương XI).

Thông thường, tìm các bằng chứng đánh bóng khác không dễ bởi…giới chính trị gia thường cố

gắng che giấu. Tuy nhiên riêng chuyện cách thức tuyển chọn ưu tiên tố chất chính trị của các

trường hành chính công (như Kennedy, Harvard) so với ưu tiên tuyển chọn năng lực học vấn,

năng lực nghiên cứu, năng lực toán học của ngành kinh tế, và những chính sách ưu đãi đối với

Việt nam đã quá rõ ràng của các trường hành chính công khiến cho các nhà kinh tế Việt nam

cảm thấy bất mãn, không muốn bị nhập nhèm. Bởi lẽ, trong khi họ phấn đấu cạnh tranh cật lực

theo những tiêu chí mang tính học thuật của ngành kinh tế, thì cách thức tuyển dụng của ngành

hành chính công/chính sách công là một dạng khuyến khích “leo lên bằng chính trị”, nghĩa là đi

ngược lại những nỗ lực của họ.

VI. BỐN NHÀ TƯ VẤN HẢI NGOẠI: KHÔNG CÓ CHUYÊN

MÔN VỀ CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM, CHẤT

LƯỢNG KÉM, NGUY CƠ NGOẠI BANG THAO TÚNG

Page 35: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

20

Chúng tôi đồng ý với kiến của PGS Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, đại học kinh

tế Quốc dân: “Việc lựa chọn thành viên tổ tư phải đa dạng về chuyên môn đối với những mảng mà Việt

Nam đang cần xử lý, không cần những chức danh màu mè, và đặc biệt không cần những chuyên gia chém

gió, hổng về kiến thức kinh tế hay thất bại trong thực tiễn. Nhiều thành viên có cùng chuyên môn và hời hợt thì cũng không khác gì việc chọn thành viên không có chuyên môn gì cả. Căn bệnh hình thức ở Việt

Nam khiến người ta cho rằng đã là chuyên gia/giáo sư thì phải biết tuốt hoặc đôi khi một số các chuyên

gia/giáo sư cũng phải gồng mình tỏ ra biết tuốt.”50

Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích 04 vị chuyên gia

hải ngoại trong Tổ Tư vấn Kinh tế không có chuyên môn về những lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng

điểm hoặc chất lượng kém, thậm chí vô cùng kém đến mức giới kinh tế trong nước cũng coi

thường bởi nhiều nhà kinh tế trong nước còn có chất lượng nghiên cứu tốt hơn.

6.1. Hai nhà kinh tế giả cầy Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh

Hai ông này đều tốt nghiệp tiến sỹ Chính sách Công từ Trường Hành chính công Harvard51

, và

đều làm ở các trường hành chính công: Lý Quang Diệu (NUS, Singapore) và SPEA-Indiana

(Hoa kỳ). Chính sách công không thuộc nhóm ngành kinh tế mà thuộc nhóm ngành chính

trị. Có nghĩa là cả bằng cấp và nơi làm việc của hai ông này đều không phải là kinh tế. Điều

đó dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về kinh tế (ở bậc nghiên cứu), chưa kể

còn nguy cơ trộn kiến thức chính trị-hành chính vào kiến thức kinh tế. Ngoài ra, những

hiểu biết của họ còn lẫn lộn thế giới quan, não trạng chính trị vốn là thứ xung khắc với

ngành kinh tế.

Cả hai ông này đều không có thâm niên làm việc ở các khoa/viện/trường kinh tế uy tín

quốc tế. Kinh nghiệm thỉnh giảng tài chính ở trường Suffolk, (một trường ít uy tín và không đào

tạo PhD ở Hoa kỳ), của ông Vũ Minh Khương, không thể được tính là thâm niên làm việc ở các

sở nghiên cứu kinh tế uy tín, bởi điều đó không cung cấp cho ông ta những hiểu biết về môi

trường nghiên cứu kinh tế. Về các kinh nghiệm làm tư vấn cho các dự án của các tổ chức quốc

tế của cả hai ông này: tư vấn dự án cho các tổ chức quốc tế có rất nhiều cấp độ, và không đảm

bảo năng lực nghiên cứu như các nhân viên chính thức của các tổ chức đó. Có nhiều công việc

chỉ đòi hỏi năng tư vấn cấp tỉnh, huyện, chứ không phải cấp quốc gia. Lấy ví dụ, World bank

thường tuyển những chuyên gia kinh tế giỏi để tiến hành những nghiên cứu kinh tế quan trọng

nhất và giám sát các tư vấn là các cộng tác viên. Hơn nữa nhiều khả năng các ông này làm tư vấn

dự án hành chính, chính trị hoặc là các dự án kinh tế sơ đẳng chỉ đòi hỏi trình độ thạc sỹ chứ lý

lịch như vậy rất khó tin là được tuyển làm tư vấn kinh tế cái gì đó đòi hỏi trình độ cao. Đây là

điều mà những người không làm việc ở hệ thống hàn lâm có thể cảm thấy khó hiểu.

50 Ông Thế Anh tốt nghiệp tiến sỹ từ đại học Manchester, Anh và làm hậu tiến sỹ ở đại học Columbia, Hoa kỳ. Bài

viết của ông ở đây: https://www.facebook.com/theanh98/posts/10155443156727457 51 Như đã nêu ở chương V, Khoa kinh tế đại học Harvard chỉ có 1 chương trình duy nhất „Ph.D. in Political

Economy and Government‟ liên kết với trường hành chính công Kennedy, Harvard. Và do vậy chỉ duy nhất có

chương trình này của trường Kennedy được công nhận thuộc nhóm ngành kinh tế, bởi được các giáo sư của Khoa

kinh tế tham gia tuyển chọn nghiên cứu sinh và thiết kế chương trình giảng dạy. Chương trình PhD in Public Policy

của hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương không liên quan gì đến Khoa kinh tế và không được xếp loại vào

nhóm ngành kinh tế, mà thuộc nhóm ngành Chính sách công/Hành chính công/Quản lý công như tất cả các nơi khác.

Page 36: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

21

Ở Hoa kỳ ngành chính sách công rất khuyến khích sinh viên, giảng viên tham gia hoạt động thực

tiễn để tích lũy kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm lãnh đạo. Kinh nghiệm thực tiễn của các

học giả các ngành này thường nhiều hơn các tiến sỹ kinh tế khá nhiều. Tuy nhiên, Hội đồng Cố

vấn kinh tế Hoa kỳ chỉ lựa chọn các tiến sỹ nhóm ngành kinh tế hoặc tiến sỹ ngành khác

nhưng phải có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở các cơ sở nghiên cứu kinh tế của Hoa kỳ

bởi ngành kinh tế từ lúc tuyển nghiên cứu sinh chỉ tuyển những người năng lực toán học

tốt và năng lực trí tuệ/học vấn cao, những yếu tố cần thiết để xử lý số liệu và giải quyết các

vấn đề kinh tế phức tạp của CEA chứ không cần những năng lực chính trị hay kinh

nghiệm tư vấn ấy.

Hai ông này đều có bài báo trên các tạp chí kinh tế. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn rằng

có bài báo xuất bản trên các tạp chí kinh tế, hoặc có giáo sư hướng dẫn là tiến sỹ kinh tế là

đảm bảo đó là nhà kinh tế. Các tạp chí kinh tế đăng nhiều bài của nhiều ngành khác nhau chỉ

cần dính dáng một chút đến kinh tế. Có nhiều tiến sỹ kinh tế làm việc ở các khoa luật, y tế cộng

đồng, chính sách công, giáo dục, tâm lý học, thậm chí lịch sử, xã hội học, và họ hướng dẫn

nghiên cứu sinh ở các khoa/trường đó. Nhưng tấm bằng tiến sỹ là phân loại chính xác nghiên cứu

sinh đó thuộc về ngành nào. (Nên nhớ bà Ostrom cũng không được giới kinh tế quốc tế coi là

nhà kinh tế mặc dù bà này xuất bản nhiều bài báo trên các tạp chí chất lượng rất cao).

Quan trọng hơn cả, cả hai ông Minh Khương và Ngọc Anh là các nhà nghiên cứu chính trị

và hành chính điển hình và không có chuyên môn về các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm

của quốc gia.

Cả hai không thể so sánh với Sheila Olmstead (CEA của Obama) và Joel Zinberg (CEA

của Trump) bởi CEA không có nhóm hải ngoại. Đặc biệt, Olmstead và Zinberd chỉ làm

nhiệm vụ hỗ trợ cho 3 thành viên hội đồng CEA trong các lĩnh vực Kinh tế trọng điểm của

Hoa kỳ: Kinh tế Tài nguyên& Môi trường và Kinh tế Sức khỏe, chứ không được vị trí

“trọng vọng” như nhóm hải ngoại của Tổ Tư vấn. Olmstead và Zinberg đều là người “trong

nước”, sống và làm việc tại Hoa kỳ, am hiểu rõ thực tiễn của Hoa kỳ. Họ có thể không cần thiết

phải tham vấn ai khác bởi chính họ là chuyên gia cả lý thuyết lẫn thực hành về lĩnh vực của họ,

kinh tế tài nguyên môi trường và chính sách Y tế. Olmstead cũng có bằng tiến sỹ Chính sách

Công, nhưng đã có 8 năm làm việc ở Khoa Kinh tế, Trường Lâm nghiệp và Môi trường, Đại học

Yale (một trong 7 đại học hàng đầu của Hoa kỳ về kinh tế) và là chuyên gia nghiên cứu về Chính

sách Tài nguyên và Môi trường, một lĩnh vực vĩ mô quan trọng của Hoa kỳ, với nhiều nghiên

cứu chất lượng cao (xuất bản trên các tạp chí Journal of Economic Perspectives, Journal of

Urban Economics, Journal of Business and Economic Statistics, Journal of Environmental

Economics and Management, Environmental and Resource Economics, Annual Review of

Environment and Rersources, American Economic Review - P&P, Land Economics). Zinberg là

tiến sỹ luật và đã có nhiều bài báo trên tạp chí Journal of the American Medical Association, là

tạp chí hàng đầu của ngành y.

Trần Ngọc Anh:52

Sở trường nghiên cứu của ông Ngọc Anh là Minh bạch chính phủ,

Tham nhũng, Mạng lưới Chính trị, và Mối quan hệ giữa Trốn thuế và Tham nhũng, và

52 https://spea.indiana.edu/faculty-research/directory/profiles/faculty/full-time/tran-anh.html

Page 37: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

22

Thực thi Luật pháp. Đây không phải là những lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm, mà thiên

về chính trị và hành chính. Ở Việt nam, những lĩnh vực sở trường của ông Ngọc Anh thuộc về

Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng Chống Tham nhũng (BCDDTWWPCTN) do Bộ Chính trị

đứng đầu là Tổng bí thư phụ trách. Ban này đảm bảo việc thực hiện, kiểm tra, giám sát các vấn

đề liên quan đến tham nhũng và minh bạch chính phủ, mạng lưới chính trị chứ không phải các cơ

quan kinh tế. BCĐTWPCTN giữ vai trò chỉ đạo và trực tiếp xử lý các vụ án lớn. Thủ tướng chỉ

phụ trách các vụ án còn lại và các vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng ít nghiêm trọng

hơn. Một số cơ quan khác thuộc chính phủ cũng liên quan đến các vấn đề này: Bộ nội vụ, Bộ

Công an, Bộ tư pháp, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ đạo Cải cách

Hành chính của Chính phủ. Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia.

Nhưng một điểu rõ ràng là ông Ngọc Anh ngồi nhầm chỗ trong Tổ Tư vấn kinh tế bởi các học

giả đến từ các cơ quan hành chính-chính trị đó mới quan tâm, có kinh nghiệm về các vấn đề sở

trường của ông Ngọc Anh, chứ không phải các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn. Do ông ta sống chủ

yếu ở nước ngoài, rất ít kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam, (đặc biệt các lĩnh vực này đều nhạy

cảm, ít thông tin công khai), ông ta cần trao đổi thường xuyên với các học giả đến từ các cơ quan

hành chính, chính trị kể trên, để điều chỉnh các đề xuất cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam, chứ

không phải với các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn. Các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn cũng chủ yếu

quan hệ với các cơ quan chuyên trách về kinh tế chứ không có quan hệ gì mấy với các cơ quan

hành chính & chính trị. (Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng trong Tổ Tư vấn Kinh tế được cử làm

giám đốc Hoc viện Chính trị Quốc gia mới được 1 năm. Đấy là 1 vị trí quản lý. Nhưng kỳ thực

ông ấy là tiến sỹ kinh tế và cả đời nghiên cứu kinh tế ở các cơ quan kinh tế chứ có kinh nghiệm

gì đáng kể về hành chính và chính trị. Phó giáo sư Trần Hoàng Ngân cũng vậy).

Hơn nữa, đây là Tổ Tư vấn Kinh tế, chính phủ mời học giả từ hải ngoại về để Tư vấn Kinh

tế chứ mời về tư vấn Hành chính & Chính trị thì cho vào Tổ Kinh tế làm gì, nói cho ai

nghe, thảo luận với ai??? Ai kiểm soát được tính đúng sai trong phát biểu của ông ta??

Không nên nhầm lẫn Nghiên cứu về Trốn thuế của ông Trần Ngọc Anh với Nghiên cứu về

Chính sách Thuế và Quản lý, Hành chính Thuế (là những lĩnh vực trọng điểm của quốc gia,

và là sở trường chuyên môn của những người giáo sư Trần Nam Bình, giáo sư của ĐH New

South Wales, trường có xếp hạng rất cao trên thế giới về kinh doanh (# 2 của Úc và #23 của thế

giới). Ông Ngọc Anh cũng có sở đoản là một số nghiên cứu liên quan đến kinh tế phát triển,

nhưng chất lượng rất kém khiến ông ta không khoe trên website vì các nhà kinh tế sẽ chê cười.

Nhiều người trong nước còn nghiên cứu lĩnh vực này tốt hơn ông ta, chưa nói đến những người ở

nước ngoài. Ông Ngọc Anh không có nghiên cứu gì về những lĩnh vực kinh tế vỹ mô trọng

điểm của Việt nam.

Thật ra, các lĩnh vực Minh Bạch Chính Phủ, Chống Tham Nhũng, Mạng chính trị, Thúc đẩy

Thực thi luật pháp đều là những lĩnh vực đa ngành, có nhiều người ở nhiều ngành khác nhau

(Luật, Kinh tế, Khoa học Chính trị, Triết học, Lịch sử, Giáo dục, Tâm lý học, Xã hội học…)

nghiên cứu. Vì vậy, không nên nghĩ rằng những nghiên cứu của ông Ngọc Anh là Kinh tế.

Trong ngành kinh tế, những người nghiên cứu kinh tế chính trị cũng nghiên cứu những

thứ đó. Có một nhà kinh tế gốc Việt cũng nghiên cứu hầu như tất cả những lĩnh vực sở

trường, sở đoản của ông Ngọc Anh, nhưng vượt xa ông ta về mọi mặt: năng lực học vấn,

Page 38: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

23

năng lực toán học, năng lực nghiên cứu. Đó là PGS Đỗ Quốc Anh, một trong những nhà

kinh tế hàng đầu của Việt nam của thế hệ có thâm niên nghiên cứu dưới 15 năm: huy

chương vàng Olympic Toán Quốc tế (IMO) 98, với số điểm tuyệt đối 42/42, một trong 10 Gương

mặt Tiêu biểu Việt nam năm 1997, tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế Harvard, hiện là phó giáo sư khoa

Kinh tế, trường Khoa Học và Chính trị Paris (top 3 về Kinh tế ở Pháp), đã có 2 bài báo trên các

tạp chí TOP5 kinh tế, 1 bài trên tạp chí số 1 của châu Âu, và một số bài báo chất lượng cao

khác. Về thâm niên nghiên cứu, ông Quốc Anh tốt nghiệp tiến sỹ trước ông Ngọc Anh 1 năm.

Tuy nhiên ông Đỗ Quốc Anh cũng được các nhà kinh tế cho rằng phù hợp làm tư vấn cho các cơ

quan hành chính & chính trị Việt nam chứ không phải Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng.

Những đề xuất của ông Ngọc Anh “cần xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ của bộ,

ngành, địa phương, là công cụ để “cân đo đong đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo điều

hành của Chính phủ, Thủ tướng.”53

là những đóng góp về cải cách hành chính chứ không phải

kinh tế. Hẳn nhiên, với nền tảng học vấn và kinh nghiệm làm việc ở trường hành chính công,

hiểu biết của ông Ngọc Anh về kinh tế rất hạn chế cho nên không thể đóng góp ý kiến gì hữu ích

về kinh tế.

Ngành kinh tế không thể trả giá cho các hoạt động chính trị của ông Trần Ngọc Anh. Ông

Ngọc Anh tham gia nhiều hoạt động chính trị (hợp tác với các cơ quan Việt nam hỗ trợ tuyển các

nhà lãnh đạo trẻ và lãnh đạo có thâm niên, và các hoạt động khác với các cơ quan Việt nam), và

ra sức thể hiện năng lực lãnh đạo (thành lập và có chân trong nhiều hội nhóm, mạng lưới, sáng

kiến, mặc dù nhiều trong số đó chỉ là hình thức không có hoạt động gì đáng kể). Đấy là những

thứ mà ngành chính sách công/hành chính công của ông ta khuyến khích. Và đấy cũng là lý do

có những nghi ngờ liệu thành tích nghiên cứu của ông Ngọc Anh có bao nhiêu phần trăm là do

chính trị “can thiệp”?

Năng lực học vấn của ông Ngọc Anh thuộc dạng làng nhàng. Theo CV công khai trên trang

website của trường SPEA, đại học Indiana, ông Ngọc Anh học thạc sỹ nhưng không được loại

distinction của Úc (loại cao nhất là high distinction), nếu xin học tiến sỹ kinh tế thì không biết

cuộc đời đi về đâu, bởi lẽ ngay cả các trường xếp hạng thấp của Hoa kỳ cũng có những người

thạc sỹ loại distinction và high distinction.

Ông Ngọc Anh không có bằng tiến sỹ kinh tế lẫn thâm niên làm việc trong các ngành kinh tế.

Khả năng kết nối, hội nhập với giới kinh tế quốc tế của ông ta do vậy vô cùng kém, do ngành

kinh tế có sự tự tôn nghề nghiệp.

Hình ảnh ông Ngọc Anh khiến người ta gợi nhớ đến những nhân vật leo lên bằng chính trị,

vốn là những hình mẫu không được ưa chuộng trong ngành kinh tế. Ngành kinh tế chỉ trân

trọng và khuyến khích những người trong độ tuổi nghiên cứu sung sức (khoảng dưới 55) cần

mẫn say mê nghiên cứu để đạt được những bài báo kết quả cao nhất. Những hoạt động của ông

Ngọc Anh lẽ ra chỉ nên giúp ông ta trở thành Tư vấn chính trị và hành chính, chứ không phải là

chiếm ghế Tư vấn kinh tế của các nhà kinh tế tài năng. Hình ảnh ông Ngọc Anh trong Tổ Tư vấn

Kinh tế làm vấy bẩn hình ảnh của các nhà kinh tế chân chính.

53

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/chan-dung-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-387391.html

Page 39: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

24

Vũ Minh Khương:54

các nghiên cứu của ông Minh Khương thuộc lĩnh vực hành chính

và chính trị mới chỉ đạt trình độ nghiên cứu hành chính công/quản lý công chứ chưa đạt

được chất lượng nghiên cứu kinh tế đúng nghĩa. Chỗ phù hợp nhất cho ông ta là tư vấn

hành chính/chính trị cho những nơi như Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị và

Hành chính Quốc gia, Ủy ban Nhân dân các cấp, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành

chính, Ban Chỉ đạo TW về Cải cách Hành chính. Đa số các nghiên cứu của ông ta xuất bản

trên các tạp chí chính sách chất lượng thấp, nơi độc giả chủ yếu là các nhà chính trị/hành chính

công giống như ông ta đọc và bình duyệt, chứ không phải các nhà kinh tế.

Mặc dù trong bảng xếp hạng tạp chí về chính sách kinh tế, các tạp chí kinh tế và một số tạp

chí chính sách xếp chung. Tuy nhiên tất cả các tạp chí hàng đầu đều là các tạp chí kinh tế,

trong khi đa số các tạp chí chính sách xếp hạng khá thấp. Những người tốt nghiệp tiến sỹ

chính sách công xuất sắc nhất (ví dụ David Autor, người đã được nhận vào làm giáo sư khoa

kinh tế của MIT ngay sau khi tốt nghiệp tiến sỹ) cũng xuất bản những nghiên cứu chính sách trên

các tạp chí kinh tế hàng đầu chứ không xuất bản ở các tạp chí chính sách. (Ông Autor có 10 bài

trên các tạp chí TOP5 của ngành kinh tế (American Economic Review, Quartely Journal of

Economics, Journal of Political Economy), và hàng chục bài báo kinh tế top general, top field

chất lượng cao khác.)

Bài báo tốt nhất ông Vũ Minh Khương xuất bản trên tạp chí Journal of Policy Analysis

and Management (một tạp chỉ điển hình của ngành hành chính công chứ không phải là tạp

chí kinh tế) nghiên cứu về Lý thuyết Trò chơi chứ không liên quan gì đến các vấn đề kinh

tế vĩ mô trọng điểm của Việt nam. Ông Khương cũng có một vài bài báo trên các tạp chí kinh

tế chất lượng rất thấp, nơi chỉ được các nhà kinh tế chất lượng thấp quan tâm, bình duyệt.

.

Các trường kinh tế có uy tín trên thế giới đặc biệt không khuyến khích các bài trên các tạp chí

chất lượng thấp bởi các bài báo đó thường có kỹ thuật tính toán không tốt, dẫn đến kết quả không

đáng tin cậy. Các nhà kinh tế của các trường đó rất ít khi đọc và càng ít khi bình duyệt các bài

báo đó. Đấy là lý do số lượng bài báo xuất bản trung bình của các học giả kinh tế tương đối thấp

(0.5-2 bài/năm), đặc biệt là trong 20 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp tiến sỹ.

Nếu xin việc trong ngành kinh tế, ông Minh Khương khó có cơ hội xin vào bất kỳ khoa

kinh tế nào có đào tạo tiến sỹ ở Hoa kỳ được Bộ Giáo dục Việt nam công nhận bởi chất

lượng nghiên cứu kém, do số bài báo trên các tạp chí kinh tế của ông Khương khá ít và

không có bài nào đạt mức second tier top field. (Bộ Giáo dục Việt nam công nhận khoảng 250

trường như vậy của Hoa kỳ). Thành tích nghiên cứu kinh tế của ông Minh Khương kém đến

mức nhiều người ở trong nước còn có thành tích hơn ông ta, chưa nói đến những người ở

hải ngoại. Có thể khẳng định ông Khương không có khả năng nghiên cứu kinh tế vĩ mô có

chất lượng.

Ông Khương không có bằng tiến sỹ kinh tế lẫn thâm niên làm việc trong các ngành kinh tế.

Nghĩa là giống như ông Trần Ngọc Anh, khả năng kết nối với giới kinh tế quốc tế của ông ta vô

cùng kém, do ngành kinh tế có sự tự tôn nghề nghiệp.

54

https://lkyspp.nus.edu.sg/faculty/vu-minh-khuong/

Page 40: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

25

Thành tích nghiên cứu chính trị, hành chính của ông Khương cũng chỉ làng nhàng so với

thế giới. Câu nói của ông Dale Jorgenson rằng ông Khương là "một trong những nghiên

cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard" chỉ là sự dối trá thiếu liêm sỷ, bởi không có

nghiên cứu sinh xuất sắc nào mà thành tích xuất bản tồi tệ như thế cả. Những người tốt nghiệp

tiến sỹ chính sách công giỏi nhất nghiên cứu kinh tế (ví dụ như David Autor, người cũng có bằng

tiến sỹ chính sách công từ trường Kennedy-Harvard, và được nhận ngay vào khoa kinh tế của

MIT sau khi tốt nghiệp tiến sỹ) vẫn xuất bản những nghiên cứu chính sách của họ trên các tạp

chí hàng đầu về kinh tế. So sánh ông Minh Khương với David Autor là một sự hổ thẹn lớn. So

sánh ông Minh Khương với các giáo sư kinh tế ở Khoa kinh tế đại học NUS (có nghĩa là cùng

trường NUS nhưng khác khoa với ông Khương) cũng là sự hổ thẹn. Ông Jorgenson đã làm việc ở

trường Hành chính Công Kennedy-Harvard 21 năm. Nếu quả thật ông ta nói như vậy thì đó lại là

một bằng chứng về não trạng chính trị, không đáng tin cậy của các giáo sư trường đó. Có thể lý

giải, ông Jorgenson phải phục vụ sứ mạng chính trị của trường Kennedy. Ông Jorgenson không

thể không biết về trường hợp quá nổi tiếng như David Autor.

Các bài báo của ông Minh Khương viết chung với ông Jorgenson nhưng xuất bản trên các

tạp chí chất lượng thấp chứng tỏ năng lực nghiên cứu của ông Minh Khương rất kém. Ông

Jorgenson là giáo sư kinh tế nổi tiếng. Thông thường, khi có ông Jorgenson là đồng tác giả, bài

báo của ông Minh Khương sẽ dễ đăng hơn bài của những người khác cùng chất lượng hoặc thậm

chí chất lượng cao hơn 1 chút, bởi các tòa báo sẽ nể nang Jorgenson. Vậy mà các bài báo này của

ông Minh Khương đều đăng trên các tạp chí chất lượng thấp, và thuộc dạng tạp chí không được

sử dụng để xét tuyển giáo sư ở các trường nghiên cứu ở Hoa kỳ, kể cả các trường không được

xếp hạng. Ông Jorgenson nói về ông Minh Khương "một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất

sắc nhất của Havard” khi ông Khương vừa tốt nghiệp tiến sỹ. Nhưng suốt thời gian sau đó và

đến tận bây giờ, chất lượng nghiên cứu kinh tế của ông Minh Khương vẫn rất kém như vậy, và

đó là lời nói dối thiếu liêm sỷ.

Những ý kiến của ông Minh Khương trong buổi họp Tổ Tư vấn kinh tế là những đề xuất về

cải cách hành chính, chứ không phải kinh tế. Ông Minh Khương nói thế này: "Mục tiêu và là động lực đầu tiên để chúng ta có đủ quả cảm, mạnh dạn cải cách, đó là tiệt trừ tham nhũng và trọng dụng nhân tài", TS. Vũ Minh Khương nhấn mạnh. Thứ hai, theo ông Khương, Thủ tướng cần đưa ra những câu hỏi và đặt hàng có tính chiến lược cao. Nó cũng là thông điệp cho toàn xã hội về sự coi trọng trí tuệ, tầm nhìn.” "Điểm quan trọng để nâng tầm cho công cuộc phát triển ở Việt Nam là tăng tính minh bạch. Rất nhiều “điểm nghẽn” tăng trưởng sẽ biến mất nếu các “điểm tối” (do sự thiếu minh bạch tạo ra) được xóa bỏ", ông nói. Cũng theo ông Khương, 15 thành viên của Tổ tư vấn cần có chiến lược cho chương trình công tác. Tầm nhìn xa, dũng khí và biết dựa vào nguồn lực xã hội (doanh nghiệp, lớp trẻ...) phải là những phẩm chất then chốt mà mỗi thành viên trong tổ cần có và không ngừng hun đúc...”.

Cũng giống như ông Ngọc Anh, nền tảng học vấn cũng như kinh nghiệm làm việc hành chính

công của ông Minh Khương khiến cho khả năng đóng góp ý kiến về kinh tế rất hạn chế.

Ông Minh Khương đã viết rất nhiều đề xuất trên các tờ báo mạng về các giải pháp chính

trị, hành chính cho Việt nam, thậm chí từng bóng gió thổ lộ hoài bão trở thành thủ tướng

Việt nam như Chu Dung Cơ của Trung Quốc.55

Tuy nhiên, cũng giống như Trần Ngọc Anh,

ngành kinh tế không thể trả giá cho các hoạt động chính trị của ông Minh Khương. Những nỗ lực

55

http://tuoitre.vn/hoc-gi-tu-lo-trinh-di-den-phon-vinh-cua-nguoi-tq-89690.htm

Page 41: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

26

của ông ta lẽ ra chỉ nên đem lại cho ông ta chiếc ghế tư vấn chính trị và hành chính chứ không

phải chiếm ghế tư vấn kinh tế của các nhà kinh tế tài năng.

Nói tóm lại cả hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương là hai nhà hoạt động chính trị điển

hình, không có bằng tiến sỹ kinh tế, không có thâm niên làm việc ở các cơ sở nghiên cứu kinh

tế, (nghĩa là không được một cơ sở nghiên cứu nghiên cứu kinh tế nào trên thế giới thừa nhận là

người của họ). Cả hai do vậy thiếu hụt trầm trọng kiến thức kinh tế. Không những vậy còn lẫn

lộn kiến thức và não trạng chính trị khi tư duy về kinh tế.

Khả năng kết nối của họ với ngành kinh tế thế giới siêu kém bởi giới kinh tế quốc tế không

hứng thú chia sẻ nhiều thông tin nội bộ với những người không có bằng tiến sỹ kinh tế và

không phục vụ trong ngành kinh tế như vậy. Ngành nào cũng có sự tự tôn nghề nghiệp. Đấy là

chưa kể bản chất chính trị của ngành của họ rất xung khắc với ngành kinh tế.

Quan trọng hơn cả, lĩnh vực nghiên cứu sở trường của hai ông này là những lĩnh vực chính trị

và hành chính điển hình, không có chuyên môn về những vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của

quốc gia và chất lượng nghiên cứu liên quan đến kinh tế phát triển yếu kém đến mức đáng xấu

hổ. Chỗ phù hợp nhất với họ là tư vấn cho các cơ quan chuyên trách về hành chính-chính trị bởi

lẽ họ sống chủ yếu ở nước ngoài rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam, họ cần trao đổi

thường xuyên với các học giả ở các cơ quan đó để điều chỉnh các đề xuất hành chính, chính trị

sao cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam chứ không phải với các tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư

vấn Kinh tế. (Đặc biệt, các lĩnh vực hành chính, chính trị ở Việt nam đều nhạy cảm, vì là có bản

chất chính trị, rất ít thông tin mở). Các tiến sỹ kinh tế không được đào tạo và không có kinh

nghiệm thực tiễn về các lĩnh vực đó. Họ cũng có các mối quan hệ chủ yếu với các cơ quan

chuyên trách về kinh tế chứ không phải với các cơ quan hành chính, chính trị.

Có nhiều nhà kinh tế giỏi hơn và phù hợp hơn họ rất nhiều cho chiếc ghế Tư vấn kinh tế cho

Thủ tướng, thậm chí các nhà kinh tế ở trong nước còn phù hợp hơn họ cả về nền tảng học vấn,

chất lượng nghiên cứu, và chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vĩ mô trọng điểm, chưa

nói đến những người ở nước ngoài.

Những đề xuất của cả hai ông Ngọc Anh và Minh Khương trong buổi họp đầu tiên của Tổ Tư

vấn là về cải cách hành chính chứ không phải kinh tế. Chỗ phù hợp nhất của họ là Tư vấn Chính

trị và Hành chính cho Bộ Chính Trị, Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng Chống Tham nhũng,

Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính, Bộ Nội Vụ,

Học viện Chính trị và Hành Chính Quốc gia, Ủy ban Nhân dân các cấp, chứ không phải Tư vấn

Kinh tế. Việc họ vào Tổ Tư vấn Kinh tế là chiếm chỗ của các nhà kinh tế tài năng..

Nên lưu ý rằng cả 3 thành viên hội đồng CEA của Hoa kỳ đều có bằng tiến sỹ nhóm ngành kinh

tế và thâm niên làm việc trong ngành kinh tế để thấy hồ sơ của hai ông Ngọc Anh và Minh

Khương quá ư không phù hợp với Tổ Tư vấn Kinh tế.

Không thể phủ nhận rằng một số người trên thế giới tốt nghiệp tiến sỹ chính sách công hoặc

tiến sỹ các ngành ngoài khối kinh tế nhưng rất giỏi về các lĩnh vực kinh tế vỹ mô quan trọng

của nước họ. Thông thường những người phù hợp với ngành kinh tế sẽ nhanh chóng xin việc ở

Page 42: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

27

các khoa/viện/trường kinh tế. Tuy nhiên, cả hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương thì

không. Chỗ phù hợp nhất với họ là các trường hành chính công đúng như hiện nay. Họ bon

chen chiếc ghế Tư vấn Kinh tế chỉ vì ngành chính sách công/hành chính sách công của họ

khuyến khích hoạt động chính trị, thể hiện tinh thần lãnh đạo, và gây ảnh hưởng chính trị lên

các nguyên thủ quốc gia.

6.2. Nhà Quốc tế học Trần Văn Thọ và nhà kinh tế đẳng cấp Đông-Nam-Á

Nguyễn Đức Khương

Hai ông này là tiến sỹ kinh tế và tài chính. Tuy nhiên ông Thọ không phải là giáo sư kinh tế mà

là giáo sư Quốc tế học (chuyên về Châu Á và Việt nam học), bởi ông ta không làm việc ở trường

Kinh tế hay trường Thương mại mà làm ở trường Khoa học Xã hội của đại học Waseda, và

không biết nghiên cứu kinh tế. Mặc dù đã làm nghiên cứu 24 năm, ông Thọ không đạt tiêu chuẩn

phó giáo sư kinh tế của Việt nam56

, chưa nói đến chuẩn phó giáo sư Kinh tế của Nhật bản. Còn

ông Đức Khương thì cả nơi tốt nghiệp và nơi làm việc đều ít uy tín và chất lượng nghiên cứu

thấp, mới chỉ đạt mức tiêu biểu của Đông Nam Á và châu Phi.

(*) Trần Văn Thọ57

: Ông Thọ không có bài báo nào trên các tạp chí kinh tế uy tín quốc tế.58

Nơi ông Thọ làm việc, đại học Waseda là một trường được xếp hạng cao trên thế giới về kinh tế.

Các giáo sư ở Trường Kinh tế của Waseda cũng xuất bản trên các tạp chí kinh tế uy tín quốc tế

giống như các giáo sư ở phương tây. Vấn đề là ở chỗ, ông Thọ không làm việc ở Trường Kinh tế

hay trường Thương Mại, mà làm ở Trường Khoa học Xã hội của đại học Waseda, chuyên nghiên

cứu về Châu Á và Việt nam. Chính vì vậy, ông ta không tuân theo các nguyên tắc của ngành

kinh tế thế giới, không xuất bản bài báo trên các tạp chí kinh tế uy tín. Cấu trúc trường Waseda

giống như trường Đại học Quốc Gia Hà nội, có trường Kinh tế và trường Khoa học Xã hội

(tương tự như trường KHXH&NV của Đại học Quốc gia Hà nội). Nói chính xác, ông Thọ là

giáo sư về Quốc tế học/Quan hệ quốc tế chứ không xứng đáng được gọi là giáo sư kinh tế

(bởi mặc dù đã làm nghiên cứu 24 năm, nhưng ông Thọ cũng không đạt chuẩn về phó giáo

sư kinh tế ở Việt nam. (Theo tiêu chuẩn mới để được phong làm phó giáo sư ở Việt nam là

phải có 2 bài báo ISI/SCOPUS), chứ đừng nói đến chuẩn rất cao của Nhật bản. Có thể

khẳng định rằng: ông Thọ không biết nghiên cứu kinh tế và không có khả năng hội nhập

với giới kinh tế quốc tế, bởi các nhà kinh tế trên thế giới không coi trọng những người

không có khả năng xuất bản trên tạp chí. (Như đã nêu ở chương III, ngành kinh tế thế giới chỉ

đánh giá trình độ nhà kinh tế thông qua các bài báo xuất bản trên các tạp chí, chứ không quan

tâm đến xuất bản sách. Tuy nhiên, ông Thọ không có bài báo kinh tế nào trên các tạp chí uy tín,

mà chỉ xuất bản sách do trường Khoa học Xã hội học yêu cầu như vậy).

Không khó để hình dung, Khoa Khoa học Xã hội, đại học Waseda cần một chuyên gia về

Việt nam học, nên mời ông Thọ làm giáo sư, chứ không phải vì thành tích nghiên cứu kinh

56 Tiêu chuẩn mới để được phong phó giáo sư kinh tế ở Việt nam là phải có 2 bài báo ISI/SCOPUS 57 https://www.waseda.jp/fsss/gsss/en/about/faculty/ 58

Mặc dù đã làm nghiên cứu 24 năm, chỉ có 1 bài báo trên tạp chí Nghiên cứu Chính sách Kinh tế châu Á.

Page 43: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

28

tế của ông ta. Điều này tương tự như khoa Quốc tế học của Đại học KHXH&NV của Đại học

Quốc gia Việt nam, cần tuyển một người am hiểu tổng quan về Hàn quốc (ngôn ngữ, văn hóa,

khoa học, chính trị, lịch sử, kinh tế, luật pháp, quân sự…) làm giảng viên cơ hữu cho nên tuyển

một ông Hàn Quốc vào vị trí giáo sư, nhưng điều đấy không có nghĩa ông đó được tuyển vì

thành tích nghiên cứu kinh tế của ông ta. Năm 1993, ông Thọ mới tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế. Tuy

nhiên, các báo ở Việt nam đưa tin rằng từ năm 1990, nghĩa là từ khi chưa tốt nghiệp, ông Thọ đã

là 1 trong 3 người nước ngoài đầu tiên là thành viên chuyên môn của Hội đồng Tư vấn Kinh tế

của Thủ tướng Nhật(???) Cần những nguồn tin đáng tin cậy để xác minh điều này và làm sáng tỏ

ông Thọ cố vấn gì cho chính phủ Nhật bản, hay chỉ là tin bịa đặt. Chính phủ Hoa kỳ chẳng hạn,

cũng thuê nhiều người hồi giáo cố vấn về ngôn ngữ, văn hóa, chính trị hồi giáo, có dính tí chút

kinh tế, để hỗ trợ thiết kế các chính sách chống khủng bố ở khu vực Trung đông. Nhưng điều đấy

không có nghĩa vai trò của những người đó giống như các giáo sư kinh tế mà chỉ là chuyên gia

về ngôn ngữ, địa phương học. Những việc tư vấn mà ông Thọ khai báo59

kết hợp năng lực

nghiên cứu kinh tế yếu kém của ông ta cho thấy ông ta có thể được thuê để hỗ trợ các cơ quan

Nhật bản thiết kế các chính sách liên quan đến Việt nam (mặc dù có thể có các chính sách liên

quan đến kinh tế), nhưng chỉ với tư cách giáo sư về quốc tế học/quan hệ quốc tế. Chúng tôi

không nghĩ rằng một nước Nhật hùng cường, với nhiều trường đại học xếp hạng cao trên thế giới

về kinh tế, các nhà kinh tế xuất bản bài báo không khác gì phương tây, mà lại phải vào trường

Khoa học Xã Hội (chứ không vào trường Kinh tế hay trường Thương mại) của đại học Waseda

thuê một người nước ngoài, chưa có bằng tiến sỹ kinh tế và không có khả năng xuất bản bài báo

kinh tế quốc tế làm cố vấn kinh tế cho mình. (Ngay cả Tổ Tư vấn Kinh tế 2017 của Việt nam

cũng chọn người ở Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, Viện Kinh tế-Viện hàn lâm KHXH, Đại

học Kinh tế Quốc Dân chứ không vào Đại học KHXH&NV để chọn tư vấn cấp quốc gia, chứ

đừng nói đến một nước Nhật với khoa học kinh tế phát triển hơn rất nhiều lần). Mặc dù đã tốt

nghiệp tiến sỹ được gần 25 năm, danh sách những nơi làm việc chính thức của ông Thọ chỉ bao

gồm những trường không có uy tín gì mấy về kinh tế (ví dụ đại học Obirin) hoặc trường Khoa

học Xã hội (giống như trường KHXH&NV của đại học Quốc gia Hà nội), chứng tỏ ngành kinh

tế Nhật bản không hề đánh giá cao ông ta. Nói tóm lại, ông Thọ không phải là giáo sư kinh tế

mà là giáo sư Quốc tế học (Quan hệ Quốc tế). Ông Thọ không biết nghiên cứu kinh tế (theo

chuẩn quốc tế) và không có khả năng hội nhập với giới kinh tế quốc tế. Ông Thọ viết nhiều

sách về kinh tế nhưng chất lượng không đảm bảo theo chuẩn của ngành kinh tế thế giới.

(*) Nguyễn Đức Khương60

: Lĩnh vực nghiên cứu sở trường của ông Khương là tài chính và

tiền tệ. Tuy nhiên, cả nơi tốt nghiệp tiến sỹ, nơi làm việc, và chất lượng xuất bản của ông

Khương đều ít uy tín. Ông Khương khó có khả năng được nhận vào làm giáo sư của các khoa

kinh tế hàng đầu của châu Á. Thêm thông tin để so sánh, ông Đức Khương khó có cơ hội kiếm

được biên chế (trở thành phó giáo sư) về tài chính ở trường nghiên cứu thuộc top 150 ở Hoa kỳ,

(bởi các trường đó đều đòi hỏi phải có ít nhất 1 bài trong BIG3+1 của ngành tài chính (các

trường thuộc khoảng top 100 thì bắt buộc phải có bài báo BIG3 chứ cũng không chấp nhận tạp

chí JFQA). Còn nếu xin việc về lĩnh vực kinh tế tiền tệ, ông Khương cũng khó có cơ hội vào

được các trường top 120 bởi vì số lượng bài báo kinh tế khá ít, và không có bài báo nào thuộc

dạng first tier top field. Nếu ông Khương vì lý do nào đó (ví dụnhờ vào quan hệ) vào được các

trường top 120-200 thì vẫn thuộc loại nhà nghiên cứu không được khuyến khích, vì không đem

59 http://www.f.waseda.jp/tvttran/vn/vindex.htm 60

https://www.nguyenduckhuong.org/

Page 44: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

29

lại niềm tự hào cho khoa. Nơi tốt nghiệp của ông Khương là một trường ít uy tín, cho nên để đi

xin việc trong top 120 của Hoa kỳ, ông Khương phải có chất lượng nghiên cứu tốt hơn người

khác. Tuy nhiên, ông Khương không có cơ hội trở thành giáo sư chính thức (Full Professor) các

trường đó ở Hoa kỳ, bởi vị trí đó đòi hỏi phải có một số bài first tier top field, top general trở lên,

tốt nhất là có bài trong TOP5 của ngành kinh tế. Trên thực tế các khoa kinh tế, trường kinh

doanh xếp uy tín tương đối khá trên thế giới rất ngại tuyển những người như ông Khương, và nếu

tuyển vào cũng sẽ gây ra nhiều bất hòa, xung đột. Bởi phong cách xuất bản nhiều nhưng trên các

tạp chí ranking thấp của ông sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của đại đa số các giảng viên khác,

những người nỗ lực xuất bản trên các tạp chí chất lượng cao nhất để nâng tầm uy tín cho

khoa/trường, và do vậy số lượng bài báo khá ít.

Ông Đức Khương xuất bản rất nhiều (đến nay sau khi tốt nghiệp 9 năm, ông đã xuất bản trên 80

bài báo), và những thành tích như chỉ số trích dẫn cao, hoặc xếp hạng cao REPEC. Tuy nhiên

chất lượng không cao và những ưu điểm đó của ông chỉ có ý nghĩa ở trường đại học ở Đông

Nam Á, châu Phi, và các trường nhỏ, ít uy tín ở các châu lục khác. Đối với ngành kinh tế, các

trường nghiên cứu ở Hoa kỳ và các trường uy tín ở châu Á, Âu, Úc (có trong bảng xếp hạng QS)

chỉ khuyến khích xuất bản ở các tạp chí chất lượng cao (ví dụ top field) trở lên và không sử dụng

REPEC để đánh giá năng lực nhà nghiên cứu. Phong cách xuất bản của ông Đức Khương là

điển hình của khu vực Đông Nam Á và châu Phi, nhưng không được khuyến khích ở các

khu vực có khoa học kinh tế phát triển, (ví dụ ở top các trường nghiên cứu trong top 150

của Hoa kỳ, các trường tương đối khá ở châu Âu, châu Úc, và các trường hàng đầu châu

Á.)

Về lĩnh vực tài chính và kinh tế tiền tệ, có nhiều người khác đang làm việc ở các trường xếp

hạng cao trên thế giới và thành tích nghiên cứu tốt hơn ông Đức Khương nhiều, ví dụ các ông Lê

Tuấn Anh, Nguyễn Đăng Bằng, Trần Lương Anh, Peter Phạm, Nguyễn Tung Thiên, Cao Vũ

Dân,… (Xem chi tiết về lý lịch của những người này trong Phụ lục A). Trong nước cũng có TS

Đặng Tùng Lâm (trưởng khoa Tài chính-Ngân hàng, đại học Đà nẵng), có bài báo BIG3 về tài

chính và tốt nghiệp tiến sỹ từ đại học New South Wales, xếp hạng 1 của Úc và hạng 11 của thế

giới về tài chính (theo QS 2017), sẽ được các khoa tài chính trên thế giới đánh giá cao hơn ông

Khương.

Nói tóm lại, ông Trần Văn Thọ là giáo sư Quốc tế học (chuyên về Châu Á và Việt nam), không

biết gì về nghiên cứu kinh tế và không có khả năng hội nhập, kết nối với giới kinh tế quốc tế.

Đương nhiên là như vậy bởi giới kinh tế quốc tế không quan tâm đến những người không xuất

bản những nghiên cứu trên các tạp chí kinh tế uy tín.

Ông Nguyễn Đức Khương cũng mới chỉ đạt đẳng cấp nhà kinh tế tiêu biểu của Đông-Nam-Á

và châu Phi, chứ chưa đạt đẳng cấp các trường uy tín cao ở các khu vực có khoa học kinh tế

phát triển. Khả năng hội nhập và kết nối với giới kinh tế quốc tế của ông này cũng kém, bởi cả

3 yếu tố để đánh giá một nhà kinh tế (nơi tốt nghiệp, nơi làm việc, chất lượng xuất bản) đều

không cao.

Page 45: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

30

6.3. Nguy cơ bị ngoại bang thao túng

Như đã giải thích ở chương V, chính sách công/hành chính công thuộc nhóm ngành chính trị.

Trong khi đó kinh tế là ngành phi chính trị, có mục tiêu tối hậu là cung cấp những thông tin,

phân tích, thống kê, dự báo với độ chính xác cao nhất. Hầu như tất cả các nhà kinh tế đều am

hiểu chính trị và phải luôn luôn tính đến mọi kịch bản, biến cố chính trị trong các nghiên cứu của

mình. Tuy nhiên, họ được đào tạo để trở thành những nhà khoa học chân chính, theo đuổi sự

chính xác của khoa học chứ không được phép vì các mục tiêu chính trị mà bóp méo hoặc diễn

giải sai các kết quả khoa học.

Liệu có nhóm lợi ích phục vụ ngoại bang nào trong Tổ Tư vấn khi mà có tới 2 ông tiến sỹ chính

sách công tốt nghiệp từ trường Hành chính công Kennedy-Harvard, và 1 ông nữa cũng trong Tổ

Tư vấn làm việc chủ yếu ở Việt nam (trường Fulbright), nhưng là nghiên cứu viên lâu năm với

trường này?? Nếu chỉ tính nhóm 04 học giả hải ngoại thì tỷ lệ tiến sỹ chính sách công chiếm tới

50%?

Việt nam vẫn là quốc gia nghèo với nền khoa học kinh tế còn non yếu. Nếu các thế lực chính trị

ở nước ngoài muốn đổ tiền, đổ công quan sức gây dựng quan hệ để chi phối khoa học kinh tế

Việt nam, gạt các nhà kinh tế giỏi ra, để đưa các nhà kinh tế”giả cầy” yếu kém do họ đào tạo

vào thay là điều không khó khăn.

Nhìn danh sách Tổ Tư vấn hiện nay, những người am hiểu không khỏi buồn phiền, lo lắng

dường như đám trường hành chính công Kennedy, Harvard, SPEA, Indiana, Lý Quang Diệu,

Singapore đã “can thiệp” để nhồi nhét những nhân vật yếu kém do họ đào tạo và tuyển dụng Tổ

Tư vấn để thao túng khoa học kinh tế và cả nền kinh tế Việt nam?

Dĩ nhiên điều này có nguyên nhân là sự lẫn lộn giữa kinh tế và chính trị, không hiểu sự khác

nhau rất lớn giữa Ngành Kinh tế và Ngành Chính sách công/Hành chính công của rất nhiều

người bao gồm cả những người được coi là chuyên gia kinh tế.

Cần lưu ý một số sự thật như thế này:

Giống như với nhiều ngành khoa học phi chính trị khác, các trường đại học kinh tế ở Việt

nam rất khó hợp tác với các cơ sở nghiên cứu kinh tế hàng đầu thế giới như các khoa kinh

tế của ĐH Harvard, Stanford, MIT, các trường kinh doanh của ĐH Pennsylvania

(Wharton), ĐH New York (Stern), ĐH Chicago (Booth).v.v…bởi lẽ khoa học kinh tế của

Việt nam còn rất kém, việc hợp tác không đem lại lợi lộc gì cho họ. Trong khi đấy, trường

Hành chính Công Harvard (Kennedy) đã săn đón hợp tác với trường ĐH Kinh tế TP HCM

từ năm 1994, để lập ra Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), để làm gì nếu

không phải vì mục đích chính trị.

Mặc dù ban đầu FETP giảng dạy kinh tế đúng như tên của nó, tuy nhiên dần dần FETP

biến nó trở thành trường giảng dạy hoàn toàn chính sách công. Điều này rất dễ kiểm chứng

thông qua website của FETP, dòng cuối cùng ghi rõ: “Đào tạo và nghiên cứu chính sách

công tại Việt Nam”. Như vậy đủ thấy trường Hành Chính Công Harvard không hề có ý

Page 46: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

31

định đóng góp phát triển ngành kinh tế ở Việt nam mà vẫn chỉ nhăm nhăm theo đuổi các

mục tiêu chính trị của họ.

Trường ĐH Indiana, nơi ông Trần Ngọc Anh làm việc, có Trung tâm Dân Chủ Lập Hiến, là

một tổ chức chính trị khét tiếng, nơi tập trung rất nhiều nhân vật hoạt động chính trị chính

phái và đối lập, với một trong 3 mục tiêu quan trọng là Thúc đẩy Chính Phủ Trách nhiệm.

Và Việt nam được trung tâm này ưu ái lựa chọn là một trong 5 quốc gia (cùng với Nam

Sudan, Libya, Miến điện, và Liberia. Liệu điều này có liên quan gì đến lĩnh vực sở trường

của ông Ngọc Anh (Minh bạch, Tham nhũng, Mạng chính trị, Mối quan hệ giữa Trốn

Thuế, Tham nhũng và Thực thi Luật pháp) hay không?

Tháng 8/2017, ông Huan Jing, một giáo sư chính trị gốc Mỹ-Hoa của trường Lý Quang

Diệu đã bị Singapore trục xuất vì làm gián điệp cho nước ngoài bằng cách cố gắng tác động

lên những người Singapore có quyền lực và ảnh hưởng vì “lợi ích của nước ngoài”. Ông

này tốt nghiệp tiến sỹ Khoa học Chính trị từ ĐH Harvard.

Chúng tôi không phủ nhận rằng, các trường hành chính công của tây có thể cố vấn hữu ích về cải

cách chính trị và hành chính ở Việt nam. Tuy nhiên, với bản chất chính trị cố hữu, tuyệt đối

không nên để những trường như vậy can thiệp vào công việc của ngành kinh tế của Việt nam,

bởi lợi bất cập hại. Kinh tế là ngành phi chính trị. Mặc dù tất cả các nhà kinh tế đều tính đến môi

trường chính trị và các kịch bản chính trị trong các nghiên cứu, mục tiêu chủ yếu của họ là theo

đuổi sự chính xác của khoa học. Không thể để các não trạng chính trị chi phối ngành kinh tế.

Tóm lại, cả hai ông Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh là các nhà hoạt động chính trị

điển hình, không có bằng tiến sỹ kinh tế và không có kinh nghiệm làm việc ở các cơ sở

nghiên cứu kinh tế uy tín quốc tế. Do vậy, cả hai người này thiếu hụt trầm trọng các kiến

thức về kinh tế, chưa kể còn trộn lẫn kiến thức và não trạng chính trị trong tư vấn kinh tế.

Sở trường nghiên cứu của ông Trần Ngọc Anh chỉ phù hợp để làm tư vấn chính trị và

hành chính cho Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng, do Bộ Chính trị,

đứng đầu là Tổng bí thư trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đôn đốc. Ông Ngọc Anh

cũng có thể tham gia Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính do Thủ tướng phụ

trách, hoặc tư vấn cho một số cơ quan chuyên trách về hành chính, chính trị như Ban Chỉ

đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Học viện

Chính trị và Hành Chính Quốc gia. Ông Minh Khương cũng là nhà nghiên cứu chính trị

và hành chính điển hình, và không có khả năng nghiên cứu kinh tế vĩ mô với chất lượng

cao. Chỗ thích hợp nhất cho ông ta là những nơi tương tự như ông Ngọc Anh.

Hai người này không thể so sánh với Olmstead và Zinberg của CEA bởi CEA không có

nhóm hải ngoại, các chuyên gia cao cấp của CEA như Olmstead và Zinberd đều rất am

hiểu tình hình thực tiễn của Hoa kỳ, và chất lượng nghiên cứu rất cao, trong khi hai ông

này rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam, phải trao đổi với các cơ quan chuyên

trách về hành chính và chính trị Việt nam để sửa đổi các đề xuất.

Những đề xuất của hai ông Minh Khương và Ngọc Anh trong buổi họp Tổ Tư vấn Kinh tế

đầu tiên là đề xuất về cải cách hành chính chứ không phải về kinh tế.

Page 47: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

32

Kết nối và cập nhật thông tin về giới kinh tế quốc tế của hai người này đương nhiên vô

cùng kém bởi ngành kinh tế không hứng thú trao đổi các thông tin nội bộ với những

người không do họ đào tạo và cũng không phục vụ trong ngành kinh tế như vậy. Ngành

kinh tế có sự tự tôn nghề nghiệp và vốn xung khắc với nhóm ngành chính trị. Nguy cơ thế

lực chính trị ngoại bang thao túng ngành kinh tế Việt nam thông qua hai ông này là nhãn

tiền. Cả hai đều không đủ tư cách và không phù hợp để tham gia tổ tư vấn kinh tế.

Quan trọng hơn cả, ĐÂY LÀ TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CHỨ KHÔNG PHẢI TỔ TƯ VẤN

HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH TRỊ. Chính vì vậy những nhân vật có sở trường và thích đề

xuất về hành chính, chính trị hoàn toàn không phù hợp với Tổ này.

Ông Trần Văn Thọ là tiến sỹ kinh tế, nhưng không phải là giáo sư kinh tế mà là giáo sư

quốc tế học (Châu Á-Việt nam học) và không xuất bản bài báo kinh tế nào trên các tạp chí

kinh tế uy tín quốc tế. Uy tín trong giới kinh tế quốc tế của ông Thọ đương nhiên không có

gì. Ông Thọ xuất bản nhiều sách kinh tế nhưng chất lượng không đảm bảo chuẩn mực của

ngành kinh tế thế giới (ngành kinh tế thế giới chỉ đánh giá năng lực nhà kinh tế thông qua

xuất bản bài báo trên các tạp chí chứ không quan tâm đến xuất bản báo). Ông Thọ thậm

chí không đạt tiêu chuẩn phong phó giáo sư mới ở Việt nam, đừng nói đến chuẩn của

Nhật bản. Còn ông Nguyễn Đức Khương thì xuất bản nhiều nhưng chất lượng mới chỉ đạt

đẳng cấp tiêu biểu Đông Nam Á chứ chưa đạt mức thế giới. Cả nơi tốt nghiệp lẫn nơi làm

việc đều kém danh tiếng, không có tên trong các bảng uy tín xếp hạng của thế giới (ví dụ

QS).

VII. NHỮNG ĐỀ XUẤT TỐI TĂM VÀ TRƠ TRẼN VỀ CẢI

CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH TRỊ TRONG BUỔI HỌP

ĐẦU TIÊN CỦA TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CỦA THỦ TƯỚNG

Đỉnh cao của sự trơ trẽn song hành với hai ngài tiến sỹ chính sách công là Tổ Tư vấn Kinh

tế bỗng dưng biến thành Tổ Tư vấn Hành chính và Chính trị.

Mặc dù báo chí đăng khá ít thông tin về các buổi họp Tư vấn Kinh tế, người ta không khỏi giật

mình về chất lượng của buổi tư vấn đầu tiên.

Đề xuất đầu tiên (và duy nhất) của Tổ tư vấn kinh tế trong buổi họp Tổ Tư vấn đầu tiên là

“Cắt giảm thủ tục hành chính xuống còn 1/3 so với hiện nay”??61

61

http://www.baodoi.com/tintuc/kinh-doanh/De-xuat-dau-tien-cua-To-tu-van-kinh-te-toi-Thu-

tuong-zwNWY.html

Page 48: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

33

Đây là đề xuất về cải cách hành chính hay đề xuất kinh tế??? Chẳng lẽ toàn bộ ngành kinh tế

Việt nam lại để cho hai ngài tiến sỹ chính sách công nhạo báng đến mức này sao? Những người

cần nghe, cần đưa ra góp ý nhiều nhất về cải cách thủ tục Hành chính là các chuyên gia của Hội

đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ, Bộ

nội vụ,…Tại sao lại đưa đề xuất này trong buổi Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng??

Các nhà kinh tế trong Tổ Tư vấn biết gì về cải cách thủ tục hành chính? Họ được đào tạo về hành

chính khi nào và có kinh nghiệm làm việc về thủ tục hành chính bao giờ mà cần nghe, cần nói về

thủ tục hành chính? Con số 1/3 lấy ở đâu ra? Chỉ có dân chính sách công, hành chính công mới

nghiên cứu những thứ này. Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhà kinh tế Việt nam nào nghiên cứu về

cải cách thủ tục hành chính. Vậy nên họ dựa vào đâu mà nói thế. Hay chỉ vì hai ông tiến sỹ chính

sách công bảo thế, và báo đài nói thế??

Còn bao nhiêu vấn đề nhức nhối của nền kinh tế: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính

sách về các tập đoàn kinh tế, giải quyết nợ công và thâm hụt ngân sách, chính sách xuất nhập

nhẩu và thuế quan, chính sách tiền lương và việc làm, bảo hiểm xã hội, chính sách nông nghiệp,

tài nguyên, môi trường, năng suất lao động…cần phải giải quyết như thế nào? Tại sao lại cần nêu

đề xuất về Thủ tục Hành chính ở một nơi lạc lõng như Tổ Kinh tế? Thủ tướng đã có Hội đồng Tư

vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ tại sao

không cho hai ngài chính sách sách công sang đó phát biểu, mà lại biến Tổ Tư vấn Kinh tế thành

Tổ Tư vấn Hành chính-Chính trị??

Điều kỳ lạ là không lẽ các tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư vấn Kinh tế cũng không có ý kiến gì. Họ

có biết rằng đấy không phải là Tư vấn kinh tế hay không? Hay họ cũng ngờ ngợ thấy có vấn đề

nhưng tin tưởng, nể nang các nhà tư vấn ngoại cho nên bỏ qua?

Điều quan trọng là có nên để cho cung cách tư vấn này tồn tại, và báo chí lại đưa tin tuyên

truyền khắp nơi khiến cho công chúng hiểu lầm rằng đây là tư vấn kinh tế hay không?

Các đề xuất như vậy có đáng tin cậy hay không khi mà hai tiến sỹ chính sách công đều

không có kinh nghiệm thực tiễn ở Việt nam, còn toàn bộ các tiến sỹ kinh tế trong Tổ Tư

vấn thì không được đào tạo về hành chính công và càng mù tịt về kinh nghiệm giải quyết

các vấn đề liên quan đến Thủ tục Hành chính nói chung?

Ý kiến của ông Vũ Minh Khương trong buổi họp Tổ Tư vấn Kinh tế đầu tiên

Vũ Minh Khương vẫn được tiếng là kẻ hô khẩu hiệu rỗng tuếch, thiếu năng lực tư duy thực tế.

Từ cách đây hơn 10 năm đã có người chỉ ra như vậy.62

Suốt thời gian sau đó, Vũ Minh Khương

được coi là một kẻ thế hệ cũ, viết rất nhiều những cái gì đó nhưng chẳng đáng quan tâm, một

phần cũng bởi dân kinh tế vẫn truyền miệng là ông ta nghiên cứu rất kém. Dĩ nhiên không thể hi

vọng gì ở một nhân vật có năng lực nghiên cứu kinh tế kém đến mức người trong nước cũng coi

thường bởi nhiều người trong nước còn nghiên cứu tốt hơn ông ta, chưa nói đến những người ở

hải ngoại. Đã thế còn suốt ngày say sưa với các sáng kiến cải cách hành chính, chính trị.

62

http://tiasang.com.vn/-dien-dan/trach-nhiem-cua-nguoi-co-hoc-khi-phat-bieu-278

Page 49: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

34

Hãy xem những ý kiến của ông ta:

“Thứ nhất, Chính phủ cần ủy nhiệm cho tổ tư vấn làm việc với các bộ, ngành và địa phương để

đưa ra một chiến lược phát triển cho 30 năm tới, quyết tâm đưa Việt Nam thành một nước công

nghiệp phát triển theo tiêu chuẩn của khối OECD vào năm 2045, khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm

độc lập.”

Xin nhắc lại, cả ba tác giả của cuốn sách về chiến lược phát triển „Theo hướng rồng bay’ đều là

các tiến sỹ kinh tế. (Tiến sỹ chính sách công làm việc ở các trường hành chính công, thiếu hụt

trầm trọng kiến thức về kinh tế, làm sao đủ trình độ để viết những cuốn sách như vậy?) Thế nên,

đọc ý kiến này, chúng tôi không khỏi rùng mình nghĩ đến hai ngài chính sách công năng lực học

vấn tầm thường, chất lượng nghiên cứu kinh tế phát triển đều ở mức đáng xấu hổ (Trần Ngọc

Anh không dám khoe trên Website còn Vũ Minh Khương thì không khoe ra thì chẳng biết khoe

gì nữa vì tất cả những nghiên cứu của ông ta đều xoàng xĩnh yếu kém), và ông Trần Văn Thọ, cả

đời không xuất bản bài báo kinh tế nào ra hồn, sẽ vạch chiến lược phát triển cho nước ta.

Mới đây nhất, một cuốn sách chiến lược khác „Báo cáo Việt nam 2035‟ được Ngân hàng Thế

giới chủ trì cùng với bao nhiêu chuyên gia kinh tế và các ngành tham gia viết mà còn bị chê tơi

tả, giờ để 4 nhà tư vấn hải ngoại yếu kém chủ trì, thì không hiểu chất lượng sẽ lao dốc đến mức

nào. Hay là 11 nhà kinh tế trong nước sẽ chủ trì và 04 nhà hải ngoại chỉ tham gia?

"Mục tiêu và là động lực đầu tiên để chúng ta có đủ quả cảm, mạnh dạn cải cách, đó là tiệt trừ

tham nhũng và trọng dụng nhân tài", TS. Vũ Minh Khương nhấn mạnh. Thứ hai, theo ông

Khương, Thủ tướng cần đưa ra những câu hỏi và đặt hàng có tính chiến lược cao. Nó cũng là

thông điệp cho toàn xã hội về sự coi trọng trí tuệ, tầm nhìn.”

Lại một khẩu hiệu ồn ào nhưng cũ rích. Đặc biệt, đây là đề xuất cải cách hành chính và chính trị

chứ không phải kinh tế. Diệt trừ tham nhũng thuộc trách nhiệm chỉ đạo của Ban Chỉ Đạo Trung

Ương và Phòng Chống Tham Nhũng, do Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí Thư trực tiếp chỉ

đạo, kiểm tra, giám sát. Các cơ quan đảng thực hiện các vụ trọng án. Thủ tướng và chính phủ

cũng có vai trò chỉ đạo xử lý các vụ án nhỏ hơn, nhưng vẫn phải kết hợp chặt chẽ với các cơ

quan Đảng.

Điều quan trọng nhất là tại sao lại phát biểu về hành chính và chính trị trong Tổ Tư vấn kinh tế,

khi mà các nhà kinh tế không có kiến thức và kinh nghiệm gì đáng kể trong xử lý những thứ này.

Các cơ quan kinh tế mà họ có quan hệ mật thiết cũng không có vai trò chỉ đạo xử lý những vụ

việc này.

Đấy là lý do ông Minh Khương và ông Ngọc Anh nên được cử sang tư vấn cho Ban Chỉ Đạo

Phòng Chống Tham nhũng, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính thay vì Tổ Tư vấn

kinh tế.

Page 50: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

35

Thủ tướng không am hiểu sâu về kinh tế thì mới cần có tư vấn kinh tế, giờ lại yêu cầu Thủ tướng

đưa ra những câu hỏi và đặt hàng có tính chiến lược cao??? Hơn nữa việc “đưa ra những câu hỏi

và đặt hàng có tính chiến lược cao” không có liên quan gì đến sự coi trọng trí tuệ và tầm nhìn.

"Điểm quan trọng để nâng tầm cho công cuộc phát triển ở Việt Nam là tăng tính minh bạch. Rất

nhiều “điểm nghẽn” tăng trưởng sẽ biến mất nếu các “điểm tối” (do sự thiếu minh bạch tạo ra)

được xóa bỏ", ông nói. Cũng theo ông Khương, 15 thành viên của Tổ tư vấn cần có chiến lược

cho chương trình công tác. Tầm nhìn xa, dũng khí và biết dựa vào nguồn lực xã hội (doanh

nghiệp, lớp trẻ...) phải là những phẩm chất then chốt mà mỗi thành viên trong tổ cần có và

không ngừng hun đúc...”

Lại một phát biểu ồn ào khác về tư vấn cải cách chính trị và hành chính nữa chứ không phải tư

vấn kinh tế. Minh bạch, luôn đi kèm với chống tham nhũng, trong đó vai trò chỉ đạo chủ yếu

thuộc về Bộ chính trị và Ban chỉ đạo Trung Ương Phòng Chống Tham nhũng. Thủ tướng chỉ chỉ

đạo những vụ việc nhỏ hơn.

Ý kiến của ông Trần Ngọc Anh trong buổi họp Tổ Tư vấn Kinh tế đầu tiên

Không có gì ngạc nhiên, khi Trần Ngọc Anh một nhân vật ngoài hoạt động chính trị ra chỉ

nghiên cứu về các vấn đề hành chính, chính trị (Tham nhũng, Minh bạch Chính phủ, Mạng lưới

chính trị, mối quan hệ giữa Trốn thuế và Tham nhũng) cũng chỉ lảm nhảm những đề xuất về cải

cách hành chính như thế này trong cuộc họp Tư vấn Kinh tế: “cần xây dựng bảng theo dõi thực

hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, là công cụ để “cân đo đong đếm” việc thực thi chính

sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng”.63

Việc cân đong đo đếm thực thi chính sách thật ra không phải là ý tưởng mới. Các cơ quan nhà

nước xưa nay đều có và chắc chắn cần phải cải thiện. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao trong buổi

Tư vấn Kinh tế lại mất thì giờ bàn bạc về những thứ không-phải-là-kinh-tế như thế này. Đây là

đề xuất cần gửi cho Bộ Nội vụ chứ không phải kinh tế.

Tại sao các tiến sỹ kinh tế trong Tổ tư vấn lại cần phải lắng nghe, thảo luận với ông ta về những

thứ kiểu như thế này, trong khi bản thân họ không có kiến thức lẫn kinh nghiệm gì? Còn nếu như

chỉ một mình Thủ tướng cần nghe, tại sao không chuyển ông Ngọc Anh sang tư vấn cho Bộ nội

vụ, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính, bởi ở đó

có bao nhiêu người khác cần nghe và cần thảo luận về những thứ này??

2 tiến sỹ chính sách công còn lạc lõng, vô duyên hơn ý kiến của các vị trong nước ở Tổ Tư vấn

Kinh tế, bởi ít ra họ còn đề cập đến những vấn đề kinh tế vỹ mô nóng bỏng của Việt nam.

Ông Vũ Minh Khương nói rằng “bật đèn không sáng thì chuột bọ chạy đầy”64

. Thật ra, giữa ban

ngày cũng thấy rõ mấy “con chuột” to kềnh như “con voi ở trong phòng” của Tổ Tư vấn. Chúng

tôi không tin rằng ông Minh Khương và Ngọc Anh kém đến mức không biết rằng những đề xuất

63 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/chan-dung-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-387391.html 64 https://nhatbaovanhoa.com/p186a6197/7/ts-vu-minh-khuong-toi-thay-nguoi-hien-tai-co-day-o-ngay-trong-nuoc-

Page 51: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

36

của họ không phải là Kinh tế. “Dũng khí” quan trọng nhất là biết từ bỏ những vị trí không phù

hợp với mình. Hãy ra khỏi Tổ Tư vấn Kinh tế ngay lập tức để nhường ghế cho các nhà kinh tế

xứng đáng hơn.

Xem thêm chương VIII. NẾU CẦN THIẾT, CÓ THỂ THÀNH LẬP MỘT TỔ TƯ VẤN CHÍNH

TRỊ-HÀNH CHÍNH RIÊNG, giải thích tại sao không thể ghép chung chính trị-hành chính vào

Tổ tư vấn kinh tế.

Mặc dù là năm đầu tiên có chuyên gia đến từ hải ngoại tham gia Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ

tướng, Tổ Tư vấn 2017 thậm chí còn tồi tệ hơn các năm trước bởi sự nhầy nhụa, lộn xộn, ô hợp

của đám người mang tiếng học giả Việt kiều nhưng dốt nát và bốc mùi chính trị ngoại bang.

Và bởi trước đây không có đám tiến sỹ chính sách công vác theo các đề xuất cải cách hành

chính vô duyên, trơ trẽn của họ vào các buổi họp Tổ Tư vấn Kinh tế.

Trường hành chính công Kennedy, Harvard đã mất hơn 20 năm để có thể “treo đầu dê, bán thịt

chó”, biến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright trở thành Chương trình đào tạo và nghiên

cứu Chính sách công.65

Giờ đây, các sản phẩm của trường này đào tạo, hai ngài tiến sỹ chính

sách công Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương chui vào Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng rồi

biến nó thành một “tổ tư vấn hành chính và chính trị trá hình” chỉ trong vòng vài tháng. Thật

ngoạn mục và tài tình!!! À quên, không thể không nhắc tới trong Tổ tư vấn còn 1 nhân vật nữa

đến từ trường Fulbright, và là nhà nghiên cứu (không thường trực) của Chương trình Việt nam,

thuộc trung tâm ASH về Quản trị Dân chủ và Đổi mới, cũng thuộc trường hành chính công

Kennedy, Harvard.

Tốt hơn cả, Thủ tướng nên đổi tên tổ này thành Tổ Tư vấn Hành chính và Chính trị cho đúng

với bản chất. Và để cho nhân dân cũng như toàn bộ hệ thống truyền thông khỏi bị mắc lừa rằng

những đề xuất “vàng ngọc” về cải cách hành chính của tổ này là tư vấn kinh tế. Không nên để

cho các ngài chính sách công làm ô uế chức danh Tư vấn Kinh tế, bởi họ không xứng đáng với

vị trí đấy.

Một quốc gia để cho não trạng chính trị ngoại bang thao túng khoa học kinh tế, thì sẽ chậm lụt

mãi không phát triển được, chẳng chóng thì chầy cũng sẽ bị nước ngoài thôn tính.

65 Xem dòng cuối cùng của site này thì thấy rõ mặc dù mang tên Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhưng

đã biến thành Đào tạo và Nghiên cứu Chính sách Công. http://www.fetp.edu.vn/

Page 52: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

37

VIII. NẾU CẦN THIẾT, NÊN THÀNH LẬP MỘT TỔ TƯ VẤN

CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH RIÊNG Sự lạc lõng vô duyên của hai ngài tiến sỹ chính sách công trong Tổ tư vấn Kinh tế của

Thủ tướng. Ở Việt nam đã có nhiều cơ quan chuyên trách về hành chính và chính trị: Ban Chỉ

đạo TW Phòng chống Tham nhũng (BCĐTWPCTN), Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của

Chính phủ (BCĐCCHCCP), Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính (HĐTVCCTTHC),

Bộ nội vụ, Học viện Chính trị Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia…. Ngoài ra, các cơ quan

như Bộ Công an, Bộ Tư pháp là những cánh tay của Đàng và Chính phủ trong xử lý các vi phạm

về chính trị và hành chính.

Các cơ quan kinh tế (Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà

nước…) không phải là nơi giải quyết các vấn đề về chính trị và hành chính nói chung. Mặc dù

các cơ quan kinh tế cũng có những dự án cải cách hành chính cho riêng mình (ví dụ cải cách

trong lĩnh vực tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách chế độ bảo hiểm), nhưng nói chung

các cơ quan kinh tế không có các chức năng đối với các cải cách hành chính ngoài phạm vi kinh

tế và không được coi là các cơ quan chuyên trách để giải quyết các vấn đề về chính trị và hành

chính.

Điều đó cho thấy sự lạc lõng vô duyên của hai ngài chính sách công trong Tổ Tư vấn kinh tế. Họ

là những người sống và làm việc ở nước ngoài lâu năm, rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt

nam về các lĩnh vực sở trường hành chính và chính trị của họ. Thế nhưng các nhà kinh tế ở Tổ

Tư vấn, đặc biệt những người làm việc ở trong nước không hề có chuyên môn cũng như kinh

nghiệm thực tiễn gì về những vấn đề đó, và không thể hỗ trợ, góp ý gì cho những đề xuất của họ,

và thậm chí đó cũng không phải là mối quan tâm của họ. Các nhà kinh tế trong Tổ tư vấn chỉ có

mối quan hệ mật thiết với các cơ quan kinh tế, chứ rất ít quan hệ với các cơ quan chuyên trách

về hành chính-chính trị, cho nên họ càng không có vai trò truyền tải các đề xuất, sáng kiến về

hành chính, chính trị cho các cơ quan đó.

Một Tổ Tư vấn mang tên Kinh tế phải bao gồm những nhà kinh tế đúng nghĩa. Không

nên để cho các nhà kinh tế giả cẩy, thiếu hụt kiến thức trầm trọng mạo danh Tư vấn Kinh tế. Ví

dụ, đóng góp ý kiến của ông Trần Ngọc Anh: “cần xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ

của bộ, ngành, địa phương, là công cụ để “cân đo đong đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo

điều hành của Chính phủ” là đóng góp về cải cách hành chính chứ không phải kinh tế.

Không nên để những ý kiến như vậy tồn tại trong Tổ Tư vấn kinh tế kẻo những người hiểu biết

về kinh tế lại cười cả bộ máy lãnh đạo nhà nước. Cũng không nên để họ có cơ hội lừa đảo công

chúng rằng những ý kiến như vậy là Tư vấn Kinh tế. Nhưng dĩ nhiên, Trần Ngọc Anh với Vũ

Minh Khương, không đóng góp thế thì biết gì về các lĩnh vực kinh tế vỹ mô mà đóng góp? Thế

nên cách tốt nhất là mời họ ra khỏi Tổ Tư vấn Kinh tế.

Không thể ghép các vấn đề Hành chính và Chính trị vào Tổ Tư vấn Kinh tế Số lượng

các vấn đề kinh tế vỹ mô trọng điểm rất nhiều, rất phức tạp, và cấp thiết. Chỉ riêng Tổ Tư vấn

Kinh tế không giải quyết nổi một cách thỏa đáng. Chính vì vậy không nên ôm đồm ghép Tổ Tư

Page 53: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

38

vấn Kinh tế với Tư vấn Hành chính như vậy. Trên thế giới không có nước nào cần Tổ Tư vấn

như vậy cả.

Ở Việt nam đã có rất nhiều cơ quan chuyên trách hành chính-chính trị, không cần thiết phải ghép

kinh tế với chính trị. Kinh tế nói chung là ngành phi chính trị, theo đuổi sự chính xác của khoa

học. Trong khi hành chính-chính trị phục vụ các mục tiêu chính trị. Chính vì vậy, trên thế giới rất

hiếm khi ghép như vậy, trừ những nơi nghiên cứu chuyên về Kinh tế Chính trị. Nhưng rõ ràng là

Tổ Tư vấn Kinh tế phải tập trung vào rất nhiều lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm. Ở Việt nam,

hành chính và chính trị là các lĩnh vực nhạy cảm, cần sự giám sát chỉ đạo chặt chẽ của các cơ

quan Đảng để đảm bảo bám sát các mục tiêu chính trị và quan điểm tổ chức bộ máy hành chính

nhà nước của Đảng. Các chuyên gia Kinh tế Chính trị cần được chuyển sang tư vấn cho các cơ

quan Hành chính-Chính trị để phù hợp với cấu trúc tổ chức nhà nước ở Việt nam.

Nếu cần thiết Thủ tướng có thể xây dựng Tổ Tư vấn Hành chính, Chính Trị, Quan hệ

Quốc tế, và Luật pháp. Nếu như các cơ quan chuyên trách về hành chính và chính trị vẫn chưa

đủ để đáp ứng các nhu cầu tư vấn, Thủ tướng có thể thành lập Tổ Tư vấn Hành chính và Chính

trị riêng. Tổ này sẽ bao gồm 02 ngài tiến sỹ chính sách công cùng với các đại diện của các cơ

quan chuyên trách về hành chính, chính trị kể trên (BCĐTWPCTN, BCĐCCHCCP,

HĐTVCCTTHC, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia, Bộ nội vụ, Bộ công an, Bộ Tư

pháp v.v…). Những người đại diện cho các cơ quan chuyên trách đó mới là những người cần

nghe, góp ý, sửa đổi bổ sung cho ý kiến của hai ngài tiến sỹ chính sách công chứ không phải các

thành viên của Tổ Tư vấn Kinh tế. PGS Kinh tế Chính trị tài năng Đỗ Quốc Anh và giáo sư khoa

học chính trị Vũ Tường cũng có thể tham gia tổ này.

Nói tóm lại là tuyệt đối không nên để cho hai vị tiến sỹ chính sách công mạo danh nhà Tư

vấn Kinh tế của Thủ tướng, bởi họ không xứng đáng với chức danh đó.

IX. NHỮNG HẠT NHÂN KÉM VÀ VỤ LỢI KHÔNG THỂ

SINH RA MẠNG LƯỚI TỐT

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hy vọng các thành viên của tổ tư vấn này là hạt nhân và sẽ

"hình thành được môt mạng lưới rông rãi hơn" để thu hút sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia

trong các lĩnh vực khác nhau của xã hôi . Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ ý bà Chi Lan là thu hút sự

đóng góp ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề

kinh tế vĩ mô trọng điểm.

Thủ tướng đã có Hội Đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính (nơi tập trung các chuyên gia

giàu kiến thức và kinh nghiệm chỉ chuyên về Thủ tục Hành chính) và Ban Nghiên cứu Phát triển

Kinh tế Tư nhân (chỉ bao gồm 6 doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm phát triển kinh tế tư

nhân). Tổ Tư vấn Kinh tế cũng vậy, chỉ cần là nơi tập trung các chuyên gia uyên bác về các vấn

Page 54: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

39

đề kinh tế vĩ mô trọng điểm của Việt nam để giải quyết các vấn đề đó. Như vậy đã là quá nhiều

việc để làm. Tổ Tư vấn Kinh tế có thể thu thập thêm ý kiến của các chuyên gia các ngành khác

nhưng chỉ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô trọng điểm. Tổ Tư vấn Kinh tế

không cần thiết và không có khả năng giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác.

Một điều đặc biệt quan trọng là không thể coi thường là ý kiến của cộng đồng các nhà kinh

tế Việt nam ở hải ngoại, bởi lẽ họ là những người am hiểu nhất về Tư vấn Kinh tế theo

chuẩn quốc tế. Một nền kinh tế phát triển luôn luôn phải đi kèm với một khoa học kinh tế

phát triển lành mạnh. Việc xây dựng Tổ Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng phải hướng đến

chuẩn mực quốc tế, và phải xứng đáng với tên gọi Tổ Tư vấn Kinh tế. Lưu ý rằng, đây là

Tổ Tư vấn cấp quốc gia chứ không phải Tư vấn cấp phường xã cho nên muốn nhồi nhét ai

vào tư vấn cũng được.

Có nhiều người không hiểu được sự tự tôn của giới trí thức trình độ cao, đặc biệt là trí thức ở khu

vực hàn lâm. Họ nghĩ rằng trí thức trình độ cao cũng giống như người lao động dân trí thấp hoặc

nhân viên của các công ty, cần những người có năng lực lãnh đạo chỉ đạo dẫn dắt. Họ không

biết, các chức danh trưởng khoa ở tây thường phải quay vòng cho các giáo sư trong khoa để

tranh quan liêu, ganh tị, mặc dù nhiều nhà khoa học không có năng lực lãnh đạo gì đáng kể.

Những chuyên gia giỏi là những người tự tôn cao và đủ khôn ngoan. Họ sẽ chỉ đem tâm

huyết, kiến thức, kinh nghiệm “sinh nghề tử nghiệp” ra khi có thể đối thoại trực tiếp với thủ

tướng để tạo lập quan hệ riêng với thủ tướng, chứ không bao giờ muốn thông qua những

người khác, đặc biệt là những người kém hơn. Hơn nữa, họ được hưởng bao nhiêu tiền mà

lại chấp nhận thông qua trung gian như vậy??

Không nên so sánh 04 vị hải ngoại với giáo sư Trần Thanh Vân của ngành vật lý, người đã

rất thành công trong việc xây dựng mạng lưới các nhà vật lý xuất sắc và tổ chức những sự

kiện khoa học hoành tráng, bởi giáo sư Vân không những là một nhà Vật lý tài năng mà

còn là người khiêm tốn và chân thành, có tài ngoại giao và tổ chức, và có khả năng giới

thiệu và tôn vinh những người giỏi hơn mình vì lợi ích của ngành vật lý. Mạng lưới các nhà

vật lý ông ta tạo ra có các hạt nhân là các nhà vật lý hàng đầu của thế giới chứ không phải

ông ta làm hạt nhân. Trong khi đó cả 04 vị này mới chỉ đủ tầm tổ chức các mạng lưới để cổ

vũ phong trào và đánh bóng, kiếm lợi cho bản thân, chứ không tôn vinh những người giỏi

hơn họ. (Thực tế, 04 vị này đang chiếm ghế Tư vấn Kinh tế cho Thủ tường của những

người giỏi hơn). Những mạng lưới có những hạt nhân kém và vụ lợi không thể thu hút

được các chuyên gia giỏi bởi họ không nể phục và không bao giờ đem sở trường nghề

nghiệp của mình ra đóng góp một cách có nghĩa, mặc dù có thể vì xã giao họ có đăng ký

tham gia “cho có”. Giới chuyên gia dễ dàng nhận ra chân tướng của những cá nhân vụ lợi

và chỉ tham gia một cách hình thức. Mạng lưới như vậy chỉ thu hút được những ý kiến kém

chất lượng của những người kém cỏi và xu nịnh những hạt nhân đó.

Không nên bị các mạng lưới hình thức, giả tạo lòe bịp. Trên thực tế, nhiều người giỏi chính

trị và quan hệ đã thành lập rất nhiều chương trình, sáng kiến, diễn đàn, hiệp hội, mạng

lưới…và mời nhiều chuyên gia nổi tiếng tham gia, để đánh bóng bảng thành tích về năng

lực lãnh đạo và quan hệ. Vì xã giao hoặc vì giữ muốn quan hệ cho những công việc khác,

có nhiều người giỏi đồng ý đăng ký tham gia. Nhưng tất cả các chương trình, sáng kiến,

Page 55: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

40

diễn đàn, hiệp hội, mạng lưới đó đó chỉ tiến hành được các hoạt động nâng cao dân trí, cổ

vũ phong trào, hoặc những vấn đề ngoài chuyên môn, (nghĩa là chỉ thu hút được những

người năng lực yếu kém hơn những nhân vật đó hoặc những người ngoại đạo), chứ không

bao giờ làm được cái gì có chất lượng chuyên môn. Mọi ý kiến nhân danh các thành viên

của các tổ chức đó đều là những ý kiến của riêng những vị sáng lập các tổ chức đó mà thôi.

Hai ông tiến sỹ chính sách công lại càng không thể làm hạt nhân bởi vì các nhà kinh tế tải

năng đều có lòng tự tôn cao. Trong thâm tâm họ không bao giờ thừa nhận những kẻ ngoại

đạo (không có bằng tiến sỹ kinh tế và không làm việc trong ngành kinh tế) là hạt nhân

mạng kinh tế, còn họ lại chỉ là vệ tinh. Chưa kể, ngành kinh tế tuyển chọn nghiên cứu sinh

theo năng lực toán học và năng lực học vấn cao, trong khi ngành chính sách công chọn

những người có năng lực chính trị, là điều khiến các nhà kinh tế chân chính luôn luôn

không thích bị nhập nhèm. Nếu một mạng lưới nào đó hình thành được với những hạt nhân

như vậy thì chỉ là hình thức, giả tạo. Có đánh trống, ghi tên, nhưng không có hoạt động gì

được các nhà chuyên môn đóng góp có chất lượng.

Một số nhà kinh tế gốc Việt tài năng cũng hợp tác viết bài báo với 04 vị hải ngoại trong Tổ

tư vấn và với những người trong nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong thâm tâm

họ đồng ý để cho 04 người này lấy đi những gì xứng đáng dành cho họ.

Những người kém dễ có xu hướng che dấu sự kém cỏi bằng cách bóp méo sự thật theo

hướng có lợi cho mình, “của người phúc ta” chứ không ghi nhận công lao đóng góp của

người khác, thậm chí dìm hàng những người giỏi hơn. Và đấy là lý do những chuyên gia

giỏi không thích tham gia, hoặc có tham gia thì cũng không đóng góp cái gì có giá trị.

Trong Phụ lục A của bài viết này có danh sách các nhà kinh tế tiêu biểu. Trợ lý của

Thủ tướng chỉ cần gửi e-mail hoặc gọi điện mời họ đóng góp ý kiến trực tiếp cho thủ

tướng. Tại sao cần thông qua những hạt nhân kém? Liệu những hạt nhân kém đó có cố tình

che giấu hoặc dìm hàng những người giỏi hơn họ không?? Một cách khác là văn phòng thủ

tướng có thể thông báo công khai tuyển Tư vấn Kinh tế, giống như cách làm của CEA của

Hoa kỳ, để các chuyên gia có thể liên hệ trực tiếp, không cần phải thông qua ai cả.

Thật ra cũng không khó đề tìm hiểu ý kiến của cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở

Hải ngoại. Các trợ lý của Thủ tướng có thể e-mail, gọi điện hỏi họ xem họ có đồng ý 4

nhân vật này là thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế hoặc là hạt nhân mạng lưới kinh tế không?

Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng kết quả thống kê sẽ là: Không (với tỷ lệ áp đảo, chỉ trừ

1, 2 là người là thân quyến của 4 vị này sẽ trả lời Có), đặc biệt là với hai vị tiến sỹ chính

sách công (Trần Ngọc Anh, Vũ Minh Khương) và ông Trần Văn Thọ. Chúng tôi nhấn

mạnh là cần tham khảo ý kiến của cộng đồng các nhà kinh tế ở hải ngoại chứ không phải

cộng đồng các nhà kinh tế trong nước, bởi vì cộng đồng này quá đông, và có rất nhiều

người trình độ rất kém, không am hiểu gì mấy về công việc tư vấn ở hải ngoại, và không có

khả năng đánh giá năng lực của các học giả. Điều quan trọng, ở đây chúng tôi bàn về 4 học

giả gốc Việt làm việc chủ yếu ở hải ngoại của tổ Tư vấn, cho nên cần tham khảo ý kiến của

cộng đồng kinh tế gốc Việt ở hải ngoại.

Page 56: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

41

X. ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN CHẤM DỨT SỰ CAN THIỆP CỦA

CÁC TRƯỜNG HÀNH CHÍNH CÔNG (KENNEDY-HARVARD,

SPEA-INDIANA, LÝ QUANG DIỆU-NUS) VÀO NGÀNH KINH

TẾ VIỆT NAM

10.1. Tổ Tư vấn Kinh tế cần kết nối với khoa kinh tế, đại học Harvard, chứ

không cần kết nối với trường hành chính công Kenneny, Harvard

Bà Phạm Chi Lan cho rằng trường Fulbright là đầu mối kết nối với Đại Học Harvard suốt từ

ngày đầu đổi mới, và các Thủ tướng đều sử dụng những ý kiến góp ý của họ, chẳng hạn như

cuốn „Theo Hướng Rồng Bay‟66

. Liệu có mâu thuẫn hay không khi chính bà Chi Lan nói rằng

Việt nam là một quốc gia không chịu phát triển? Thật ra, cái gọi là kết nối với Đại học Harvard

là kết nối với trường hành chính công Kennedy-Harvard bởi đại học Fulbright là sản phẩm con

đẻ của trường này. Tuy nhiên, trường Kennedy-Harvard là một trường có bản chất chính trị

chứ không phải là trường thuộc khối kinh tế như Khoa Kinh tế hay Trường Kinh doanh

của ĐH Harvard. Tổ Tư vấn kinh tế cần kết nối với Khoa kinh tế/Trường kinh doanh của

đại học Harvard, chứ không cần kết nối với trường hành chính công Kennedy-Harvard.

Đây có lẽ là một sự mơ hồ, nhầm lẫn lớn mà rất nhiều người không trong giới hàn lâm mắc phải.

Trường hành chính công Kennedy, Harvard và Khoa kinh tế, đại học Harvard là hai đơn vị khác

hẳn nhau, và có mục tiêu phát triển hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, như đã nêu, công việc chủ yếu của Tư vấn Kinh tế cấp thủ tướng không chỉ là để biên

soạn những cuốn sách chiến lược như „Theo Hướng Rồng Bay‟ mà là đề xuất, điều chỉnh các chỉ

tiêu và dự báo kinh tế, gợi ý các chính sách cụ thể để phản ứng nhanh với nền kinh tế và thực thi

các chiến lược phát triển đã đề ra. Tư vấn về chiến lược chỉ là một phần nhỏ trong nhiệm vụ của

Tư vấn Kinh tế cấp Quốc gia.

Cần lưu ý: tất cả các tác giả David Dapice, Dwight Perkins, Jonathan Hauton của cuốn

sách „Theo Hướng Rồng Bay‟ đều là các tiến sỹ kinh tế đồng thời có thâm niên nghiên cứu

kinh tế lâu năm với chất lượng cao. Bà Chi Lan dường như rất cảm kích với cuốn „Theo

Hướng Rồng Bay’. Cần lưu ý rằng tất cả các tác giả của cuốn sách đó đều là giáo sư tiến sỹ kinh

tế. Trên thực tế, tất cả hầu hết những nhà nghiên cứu kinh tế giỏi ở các trường hành chính công

đều là tiến sỹ kinh tế. Các giáo sư chính sách công hay các giáo sư quốc tế học nói chung không

đủ năng lực để biên soạn những tài liệu như vậy (do ngành kinh tế rất chú trọng tuyển chọn

66 http://cafef.vn/chuyen-gia-pham-chi-lan-nguyen-thanh-vien-ban-nghien-cuu-cua-thu-tuong-noi-gi-ve-to-tu-van-

kinh-te-moi-thanh-lap-20170729125909475.chn

Page 57: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

42

những người có năng lực nghiên cứu, năng lực học vấn, và đặc biệt năng lực toán học nhất trong

các ngành KHXH&NV, trong khi ngành chính sách công chú trọng tuyển chọn và khuyến khích

năng lực chính trị (năng lực lãnh đạo, quan hệ, tạo ảnh hưởng), còn ngành quốc tế học thì yếu cả

chuyên môn nghiên cứu kinh tế lẫn chính sách).

Mới đây, Bộ Kế hoạch Đầu tư thuê Ngân hàng Thế giới chủ trì cuốn sách về chiến lược

phát triển tương tự như vậy nhưng cập nhật những thông tin mới nhất, cuốn „Báo cáo Việt

nam 2035’, chứ không thuê trường Hành chính công Kennedy-Harvard hay các sản phẩm

con của nó (trường đại học Fulbright, hay Chương trình Kinh tế Fulbright). Đó là một

hướng đi đúng đắn. Trường Kennedy-Harvard bản chất là 1 trường chính trị, chứ không phải là

trường kinh tế. Để những trường chính trị của nước ngoài (hay các sản phẩm con đẻ của họ như

đại học Fulbright) chủ trì dễ bị nguy cơ nước ngoài thao túng để phục vụ các mục đích chính trị

của họ chứ không thuần túy vì lợi ích Việt nam. Đấy là chưa kể chuyên gia kinh tế quan tâm đến

Việt nam của trường Kennedy rất ít cho nên khi viết cuốn „Theo Hướng Rồng Bay’, họ phải thuê

thêm Jonathan Haughton của trường Suffork và chỉ là nghiên cứu viên bán thời gian trên danh

nghĩa cho Harvard. Những sản phẩm khác do trường này sản xuất ra đã tuyển chọn nhiều chuyên

gia kém chất lượng.

Tổ tư vấn Kinh tế cần kết nổi với các khoa kinh tế, trường kinh doanh hàng đầu thế giới,

chứ không cần kết nối với các trường hành chính công như Kennedy-Harvard. Chỉ các cơ

quan, tổ chức chính trị và hành chính mới cần kết nối với trường Kennedy-Harvard.

Trường Kennedy Harvard đã vào Việt nam hợp tác với ĐH Kinh tế TP HCM mở Chương trình

Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), nhưng rồi dần dần biến nó trở thành nơi đào tạo và nghiên

cứu chính sách công. Điều đó thể hiện rõ là trường Kennedy không quan tâm đến phát triển khoa

học kinh tế Việt nam. Cộng thêm việc họ không cảnh báo những tiến sỹ chính sách công do họ

đào tạo (Trần Ngọc Anh, Vũ Minh Khương) chất lượng kinh tế yếu kém, không phù hợp với

chiếc ghê tư vấn cho thủ tướng, và việc Dale Jorgenson khen ông Vũ Minh Khương là “một

trong những nghiên cứu sinh PhD xuất sắc nhất của Harvard” một cách thiếu liêm sỷ, trong khi

trên thực tế rất xoàng xĩnh, là minh chứng cho thấy trường này hoàn toàn không đáng tin cậy để

tư vấn kinh tế.

Ngành kinh tế Việt nam cần kết nối với các khoa kinh tế và trường kinh doanh hàng đầu

thế giới để phát triển khoa học kinh tế một cách lành mạnh, đúng hướng, chứ không cần

các trường hành chính công. Các trường hành chính công chỉ phù hợp để kết nối với các

trường/viện/cơ quan hành chính và chính trị của Việt nam. Các giáo sư chính sách công,

giáo sư quốc tế học, và nhà kinh tế chất lượng Đông-Nam-Á, và các học giả trường đại học

Fulbright đều không đủ tầm để kết nối với các khoa kinh tế, trường kinh doanh hàng đầu của thế

giới như các khoa/trường này của đại học Harvard, thậm chí với các khoa kinh tế/trường kinh

doanh ít uy tín hơn nhiều.

Giới kinh tế gốc Việt có nhiều tiến sỹ kinh tế tốt nghiệp hoặc đang làm việc ở trường các

khoa kinh tế của Harvard, MIT, trường kinh doanh Wharton, ĐH Pennsylvania, ĐH

Cambridge và nhiều trường danh tiếng khác trên thế giới. Họ sẽ là cầu nối để kết nối với các

khoa kinh tế, trường kinh doanh hàng đầu của thế giới. Mặc dù giống như nhiều ngành khoa học

khác ở Việt nam, việc kết nối để ra được các sản phẩm hợp tác, chẳng hạn như thành lập một

trung tâm nghiên cứu kinh tế, sẽ gặp khó khăn và cần nhiều thời gian do các khoa, trường này ít

Page 58: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

43

quan tâm đến Việt nam. Tuy nhiên, ít ra những người này sẽ là cầu nối hiệu quả để cập nhật

thông tin về ngành kinh tế thế giới. Lựa chọn họ mới là hướng đi đúng đắn để phát triển khoa họ

kinh tế Việt nam một cách bền vững.

10.2. Nước Mỹ chỉ quan tâm tạo ảnh hưởng chính trị lên Việt nam, không quan

tâm phát triển khoa học kỹ thuật (bao gồm khoa học kinh tế) của Việt nam.

Để hiểu thêm Hoa kỳ có thật sự mong muốn phát triển khoa học kỹ thuật của Việt nam hay

không, hãy thử so sánh học bổng Fulbright, một học bổng chính phủ lâu đời của Mỹ được thành

lập và tài trợ bởi quốc hội Mỹ từ năm 1946, với học bổng chính phủ của các quốc gia khác dành

cho Việt nam. (VEF không được coi là dạng học bổng này bởi có nguồn gốc là tiền của Việt

nam, được Bộ Giáo dục Việt nam đề nghị sử dụng để đào tạo cao học các ngành khoa học tự

nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) ở Hoa kỳ cho công dân Việt nam, và chỉ kéo dài hơn 10 năm đến

khi hết tiền là ngưng). Trong khi các học bổng chính phủ của Úc, Nhật, Pháp, Đức, Bỉ, Hà

lan, Canada…là các học bổng phát triển, đào tạo cả bậc thạc sỹ và tiến sỹ cho nhiều ngành

KHTN&KT và KHXH&NV, học bổng Fulbright chỉ đào tạo bậc thạc sỹ cho một số ngành

KHXH&NV và chỉ hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo. (Đương

nhiên, lãnh đạo thì không cần có bằng tiến sỹ!). Các học bổng học giả ngắn hạn của Fulbright

cũng chỉ đặc biệt chú trọng một số ngành KHXH&NV. (Chỗ này cần ghi chú, học bổng

Chevening của Anh cũng dành cho đối tượng tương tự học bổng Fulbright. Anh với Mỹ từng là

hai quốc gia mẹ-con cho nên có lẽ tư duy giống nhau).

Việc trường hành chính công Kennedy-Harvard vào Việt nam từ năm 1994, hợp tác với đại học

Kinh tế, TP Hồ Chí Minh, mở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FEPT), rồi dần dần

biến nó trở thành chương trình đào tạo và giảng dạy chính sách công là một bằng chứng khác cho

thấy người Mỹ chỉ quan tâm đến tạo ảnh hưởng chính trị, chứ không hề có ý định phát triển khoa

học kinh tế cho Việt nam.

Một điều đặc biệt nữa là với các trường khác do quốc tế tài trợ ở Việt nam như Việt Đức, Việt

Nhật, Việt Pháp, ngay từ khi khánh thành trường đã thấy sự hiện diện của hiệu trưởng là các giáo

sư uy tín người nước ngoài của các ngành KHTN&KT. Trong khi đó, sau một năm khánh thành,

người ta vẫn không biết hiệu trưởng đại học Fulbright là ai. Ngành đầu tiên đại học Fulbright đào

tạo là ngành chính sách công (một ngành chính trị) chứ không phải một ngành KHTN&KT. Tất

cả những điều đó thể hiện sự thiếu nghiêm túc về học thuật và định hướng chính trị của trường

này. Trường Fulbright do trường hành chính công Kennedy, Harvard đỡ đầu cho nên ưu tiên

chính trị, và định hướng chính trị sẽ là điều chắc chắn.

Những điều này có thể hé lộ phần nào lý do những nhân vật kém cỏi, cả bằng cấp lẫn kinh

nghiệm đều không phải là kinh tế, thiếu kiến thức kinh tế trầm trọng, và hoàn toàn không phù

hợp với vị trí Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng như Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương, hai sản

phẩm do trường Kennedy-Harvard đào tạo, bỗng dưng chiếm ghế trong Tổ Tư vấn Kinh tế.

Page 59: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

44

10.3. Số lượng chuyên gia kinh tế quan tâm đến Việt nam của trường Kennedy-

Harvard rất ít. Chất lượng nghiên cứu kinh tế của đại học Fulbright rất kém.

Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng không chỉ là biên soạn những cuốn sách như „Theo Hướng

Rồng Bay‟. Nhà nước cần giao cho các nhà kinh tế đích thực chủ trì mọi đề tài, báo cáo

nghiên cứu và tư vấn về kinh tế. Thật ra, tất cả những ý tưởng quan trọng trong các cuốn

sách chiến lược phát triển đều không có gì mới mẻ. Ngành kinh tế Việt nam đủ sức chủ trì

và thực hiện những cuốn sách với chất lượng tốt hơn thế. Những ý tưởng trong những cuốn

sách đó là những thứ các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị, kinh tế vĩ mô, kinh tế ứng dụng phải

đọc và tổng hợp hàng ngày. Chỉ các nguyên thủ quốc gia và các nhà thực hành như bà Chi Lan

không biết những điều đó.

Trường hành chính công Kennedy-Harvard không chuyên về kinh tế và chỉ có vài người có

bằng tiến sỹ kinh tế đồng thời quan tâm đến Việt nam. Những người đó là Dapice và Perkins.

(Cả hai ông này đều đã nghỉ hưu). Rất nhiều việc trường Kennedy-Harvard phải thuê người bên

ngoài. (Ví dụ khi viết cuốn „Theo hướng rồng bay‟, Dapice phải mời thêm Jonathan Haughton

giáo sư của trường Suffolk, chứ không phải là giáo sư chính thức của trường Kennedy). Ngành

kinh tế Việt nam có tiến sỹ kinh tế Harvard về kinh tế chính trị (giống như David Dapice và

Dwight Perkins), nhiều tiến sỹ kinh tế MIT, tiến sỹ tài chính Wharton (ĐH Pennsylvania), Stern

(ĐH New York), giáo sư tài chính Cambridge, các chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới,

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và nhiều nhà kinh tế đang làm việc ở trường, viện nghiên cứu kinh tế danh

tiếng trên thế giới, đã từng có nhiều nghiên cứu chất lượng rất cao. Số lượng và chất lượng

nghiên cứu/tư vấn kinh tế của giới kinh tế gốc Việt vượt xa trường Kennedy, Harvard. Chưa kể,

giới kinh tế gốc Việt thực hiện các dự án cho Việt nam sẽ an toàn hơn, tránh được nguy cơ bị

nước ngoài thao túng, diễn giải kết quả để phục vụ các mục tiêu chính trị của nước ngoài.

Các trường như SPEA, đại học Indiana, Lý Quang Diệu, Singapore lại càng không có chuyên gia

kinh tế gốc Mỹ và Sing nào quan tâm đến Việt nam.

Tất cả các nhà kinh tế đều được đào tạo quan tâm và am hiểu chính trị, và luôn luôn tính đến môi

trường chính trị và các biến động chính trị trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, họ được đào

tạo để tôn trọng sự chính xác của khoa học chứ không phục vụ các mục tiêu chính trị như các

tiến sỹ chính sách công.

Hiện tại, năng lực nghiên cứu kinh tế của đại học Fulbright rất kém so với các trường đại

học khác của Việt nam. Trong tương lai, cũng không có lý do gì chính đáng để ưu tiên

trường này hơn các trường đại học khác, mà ngược lại cần phải luôn ghi nhớ rằng trường

đỡ đầu đại học Fulbright, trường hành chính công Kennedy-Harvard, là một trường có

bản chất chính trị. Bà Chi Lan nói rằng rất cần ông Vũ Thành Tự Anh trong Tổ tư vấn Kinh tế

của Thủ tướng để kết nối với đại học Harvard.67

Vũ Thành Tự Anh là nhà nghiên cứu chủ yếu

làm việc ở đại học Fulbright nhưng cũng là học giả (không thường trực) của Chương trình Việt

nam của trung tâm ASH, một trung tâm về quản trị dân chủ và sáng tạo, thuộc trường hành chính

công Kennedy-Harvard. Như đã nêu, trường Kennedy-Harvard không phải là nơi đáng tin cậy để

67

http://cafef.vn/chuyen-gia-pham-chi-lan-nguyen-thanh-vien-ban-nghien-cuu-cua-thu-tuong-noi-gi-ve-to-tu-van-

kinh-te-moi-thanh-lap-20170729125909475.chn

Page 60: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

45

tư vấn kinh tế. Tổ Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng cần kết nối với các Khoa kinh tế/Trường kinh

doanh của Harvard, MIT, Pennsylvania, Cambridge….chứ không cần kết nối với trường hành

chính công Kennedy Harvard. Có nhiều người đang làm việc trong nước giỏi hơn ông Vũ Thành

Tự Anh ở nhiều góc độ và chưa chắc ông này đã được lựa chọn vào Tổ tư vấn nếu có một ủy ban

xét duyệt công minh. (Ông Tự Anh không đủ tầm để kết nổi với các khoa kinh tế/trường kinh

doanh hàng đầu thế giới, và thậm chí các khoa kinh tế/trường kinh doanh kém hơn nhiều, nhưng

xin phép không tiết lộ nguyên nhân). Tuy nhiên chúng tôi không có ý định đề cập đến Nhóm

trong nước ở Tổ tư vấn Kinh tế cho nên sẽ không đi sâu phân tích nhân vật Vũ Thành Tự Anh

này. Nếu quý độc giả nào cần biết thêm về trường Fulbright, có thể sẽ có những trao đổi riêng.

Điều quan trọng là nhân lực cơ hữu của đại học Fulbright hiện nay rất kém về lĩnh vực kinh tế,

thể hiện cả ở bằng cấp, kinh nghiệm nghiên cứu và thành tích xuất bản quốc tế. Đại học

Fulbright hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đều không thể so sánh về thành tích

nghiên cứu kinh tế với rất nhiều đại học khác, kể cả những đại học tư nhân như Duy Tân, và các

đại học công hạng II như Tôn Đức Thắng, Đà nẵng, Cần thơ, chứ chưa nói đến các đại học lớn

như ĐH Kinh tế Quốc dân hay Trường Kinh tế, ĐH Quốc gia, và ĐH Ngoại thương. (Đại học

Fulbright hoàn toàn vắng bóng trong các bảng xếp hạng về nghiên cứu kinh tế).

Vì sao thành tích nghiên cứu lại quan trọng đến vậy? Bởi thực tế, ở các quốc gia phát triển

người ta chọn người làm tư vấn kinh tế ở các tổ chức lớn đều chọn các nhà kinh tế uy tín

(đồng nghĩa với có thành tích xuất bản trên các tạp chí chất lượng cao). Nên nhớ rằng cả 3

thành viên hội đồng CEA và tất cả các chuyên gia kinh tế cao cấp hỗ trợ cho 3 thành viên

hội đồng đều có chất lượng nghiên cứu rất cao (thể hiện bằng xuất bản trên các tạp chí

chất lượng cao.)

Trong tương lai, có thể đại học Fulbright sẽ tuyển được nhiều chuyên gia kinh tế giỏi hơn. Tuy

nhiên, không có lý do gì để ưu tiên trường này hơn các đại học khác ở Việt nam và đừng bao giờ

quên bản chất chính trị của trường đỡ đầu cho đại học này, trường hành chính công Kennedy-

Harvard.

10.4. Nhà nước cần giao cho các nhà kinh tế đích thực chủ trì mọi dự án nghiên

cứu và tư vấn kinh tế

Nhà nước cần giao cho các nhà kinh tế đích thực (cả trong nước và hải ngoại) chủ trì mọi

dự án nghiên cứu và tư vấn kinh tế. Điều đó cũng hỗ trợ phát triển khoa học kinh tế Việt

nam. Nếu các nhà kinh tế gốc Việt không tự thực hiện hoàn toàn các dự án đó thì họ cũng có thể

đề xuất những tổ chức phù hợp (ví dụ Ngân hàng thế giới) để phối hợp thực hiện. Giới kinh tế

gốc Việt sẽ mời những người như David Dapice, Dwight Perkins, Jonathan Haughton trong một

số trường hợp cần thiết. Không nên lo ngại rằng những người này sẽ không hợp tác với Việt nam

nữa nếu các nhà kinh tế gốc Việt chủ trì đề tài. Thật ra, chỉ những người quan tâm đến Việt nam

như Dapice, Perkins, Haughton mới tham gia các đề tài nghiên cứu về Việt nam. Những người

như vậy sẽ không bỏ qua một cơ hội nào, đặc biệt là với những đề tài quan trọng, bất kể là ai

đứng ra mời. Nếu họ không tham gia thì sẽ có những người khác tham gia, (thế giới có rất nhiều

chuyên gia kinh tế giỏi quan tâm đến Việt nam) và họ sẽ là những người thiệt thòi.

Page 61: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

46

Nói tóm lại, nhà nước tuyệt đối không nên coi các trường hành chính công như Kennedy-

Harvard, (SPEA-Indiana, Lý Quang Diệu-NUS) như một nơi đáng tin cậy để tư vấn kinh tế.

Chỉ nên thuê trường này tư vấn chính trị và hành chính, đúng với sở trường của họ.

Số lượng chuyên gia kinh tế quan tâm đến Việt nam của trường Kennedy-Harvard rất ít không

thể so sánh với cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại. Số lượng và chất lượng nghiên

cứu kinh tế của trường đại học Fulbright hiện nay rất kém, không thể so sánh với các đại học

khác của Việt nam. Trong tương lai cũng không có lý do nào chính đáng cần phải ưu tiên đại

học Fulbright hơn các đại học khác ở Việt nam trong mọi vấn đề liên quan đến kinh tế. Thậm

chí cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng, cha đẻ của đại học Fulbright, trường hành chính công

Harvard là một trường có bản chất chính trị, và không được công nhận là một trường kinh tế.

Nhà nước cần hỗ trợ khoa học kinh tế Việt nam phát triển lành mạnh, đúng hướng, tránh sự can

thiệp của các thế lực chính trị nước ngoài, bằng cách giao cho các nhà kinh tế Việt nam đích

thực chủ trì mọi đề tài nghiên cứu và tư vấn liên quan đến kinh tế.

XI. LỰA CHỌN TỔ TƯ VẤN NHƯ HIỆN NAY LÀ SỰ PHÁ

HOẠI NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Trình độ trung bình của giới kinh tế gia Việt nam, kể cả nhóm hải ngoại, tương đối thấp

so với các quốc gia phát triển. Chính vì vậy, để giảm bớt khoảng cách về chất lượng tư vấn với

các quốc gia đó, cần phải chọn những người giỏi nhất. Những người thiếu hụt trầm trọng về kiến

thức (không có bằng tiến sỹ kinh tế cũng không phục vụ trong ngành kinh tế), không biết gì về

các lĩnh vực vĩ mô cần tư vấn thì sẽ tư vấn gì? Những người cả đời không viết nổi 1 bài báo kinh

tế cho ra hồn sẽ tư vấn gì? Chưa kể, khả năng kết nối với mạng lưới các nhà kinh tế quốc tế rất

kém thì không hiểu cho vào làm tư vấn quốc gia để làm gì??

Số lượng các vấn đề kinh tế vỹ mô trọng điểm rất nhiều và đó là những vấn đề rất phức tạp.

Thủ tướng cần tuyển những người có sở trưởng chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu với

chất lượng cao về các vấn đề đó. Không nên tuyển những vị không biết gì, đọc tài liệu vài ngày

rồi chém gió lăng nhăng, hoặc ba hoa về những vấn đề không phải là kinh tế.

Có một quan niệm sai lầm rằng cần phải ưu tiên những người trước nay đóng góp nhiều

cho Việt nam. Họ cho rằng thường xuyên về nước hợp tác nghiên cứu, tư vấn cho các bộ ngành,

trường đại học, viện nghiên cứu mới là đóng góp. Trên thực tế, do các khoa xếp hạng cao trên

thế giới yêu cầu các nhà nghiên cứu phải xuất bản trên các tạp chí top field trở lên cho nên cho

nên các nhà kinh tế gốc Việt ở các nơi này ít khi hợp tác với Việt nam do khó kiếm được người

Page 62: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

47

làm cộng tác nghiên cứu hơn ở hải ngoại. Trong khi đấy, các trường nhỏ ít uy tín chỉ yêu cầu

chất lượng tạp chí tương đương với yêu cầu của các nước đông nam Á cho nên giáo sư các

trường này rất tích cực hợp tác với các nhà khoa học trong nước. Ngoài ra, ngành chính sách

công rất khuyến khích các học giả của họ có kinh nghiệm tư vấn thực tiễn, kinh nghiệm lãnh đạo,

và các kinh nghiệm này được đánh giá cao không kém các kinh nghiệm nghiên cứu. Thế nên

không có gì ngạc nhiên, những người này rất tích cực tham gia hợp tác với các cơ quan Việt

nam, và kinh nghiệm thực tiễn của họ nhiều hơn hẳn các nhà kinh tế. Ở Mỹ tình trạng cũng

giống như vậy, nhưng CEA chỉ ưu tiên tuyển chọn các nhà kinh tế.

Trên thực tế, những người đang nỗ lực làm việc ở các khoa kinh tế xếp hạng cao, xuất

bản trên các tạp chí hàng đầu của ngành kinh tế (cho dù phần lớn thời gian làm việc ở nước

ngoài), mới là những người đóng góp nhiều nhất cho Việt nam, bởi vì họ đang góp phần nâng vị

trí của ngành kinh tế Việt nam trên đấu trường quốc tế. Và chỉ có họ mới có thể nâng tầm chất

lượng nghiên cứu cũng như tư vấn kinh tế Việt nam đến gần với chuẩn quốc tế.

Lại có quan niệm sai lầm rằng ông A, bà B xưa nay đã đóng góp rất nhiều ý kiến tâm

huyết về lĩnh vực này cho nên đến giờ phải trọng dụng họ. Tiếc rằng, ngành kinh tế xưa nay

không coi trọng số lượng hay chỉ số trích dẫn. Có những người viết cả trăm bài báo nhưng chất

lượng kém thì cũng không được đánh giá cao bằng 1 bài báo của người khác trên các tạp chí

hàng đầu của thế giới. Nên tạo điều kiện để ông A, bà B đó trở thành tư vấn cấp tỉnh, huyện,

thành phố và trả lại vị trí tư vấn cấp quốc gia cho những người giỏi nhất.

Trước nay chính phủ vẫn tạo điều kiện để những người giỏi nhất của các ngành Toán, Vật lý

được đóng góp tiếng nói nhiều nhất, tạo ảnh hưởng lớn nhất đối với xã hội, đóng góp với Việt

nam một cách hiệu quả nhất bằng những việc làm cụ thể. Việc thành lập tổ tư vấn này là dịp rất

tốt để lặp lại điều đó đối với ngành kinh tế, bởi tổ tư vấn này đòi hỏi chất lượng chuyên môn rất

cao. Trọng dụng những người giỏi nhất sẽ ít gây ra sự bất mãn trong ngành, tăng khả năng độ

chính xác của tư vấn, và thể hiện đúng chính sách trải thảm đỏ đón nhân tài.

Thành phần tổ tư vấn như hiện là sự phá hoại ngành kinh tế, bởi phủ nhận những giá trị đích

thực của ngành kinh tế Việt nam: năng lực nghiên cứu và kiến thức uyên thâm về kinh tế, chưa

kể còn tạo ra sự nghi ngờ về sự can thiệp của các thế lực chính trị quốc tế để đưa những nhân vật

kém cỏi, không phù hợp vào các vị trí tư vấn.

Giới kinh tế Việt nam vốn ít cơ hội để giới thiệu những gương mặt sáng giá nhất đến cộng

đồng. Và trước nay ngành kinh tế chưa làm tốt công việc quảng bá cho những gương mặt đó.

Thời gian vừa qua, báo chí liên tục quảng cáo về những thành viên giả cầy và kém cỏi của Tổ Tư

vấn đã tạo ra một sự hiểu lầm quái gở đối với công chúng về ngành kinh tế, và thực sự là những

hành vi phá hoại ngành kinh tế, xúc phạm cộng đồng các nhà kinh tế nói chung.

Page 63: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

48

XII. GIẢI PHÁP CẢI TẠO TỔ TƯ VẤN KINH TẾ 2017

12.1 Thủ tướng nên để cho cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại tự

lựa chọn và tiến cử những người đại diện cho họ trong Tổ Tư vấn kinh tế

Có lẽ khó khăn lớn nhất của Thủ tướng là tìm được một chỗ dựa chuyên môn cao về kinh tế để

lựa chọn những người xứng đáng vào Tổ tư vấn kinh tế. Ngành kinh tế Việt còn non trẻ, tiếc

thay, chưa làm tốt việc quảng cáo cho những tài năng chân chính của ngành, khiến cho các

nguyên thủ quốc gia và công chúng không phân biệt được các “nhà kinh tế thật” với các “nhà

kinh tế rởm”. Ngoài ra, có thể đám học giả ở trường Hành chính công Harvard, trường Fulbright,

và mấy cuốn sách làng nhàng kiểu như „Theo Hướng Rồng Bay’ đã góp phần không nhỏ dẫn đến

kết quả một Tổ Tư vấn Kinh tế tệ hại như hiện nay.

Thủ tướng không thể trông cậy vào các học giả từ những nơi như Trường Hành Chính Công

Kennedy-Harvard hay “con đẻ” của họ, đại học Fulbright, để thành lập Tổ tư vấn Kinh tế. Các

trường hành chính công chỉ thích hợp để giới thiệu chuyên gia hành chính, chính trị. Việc giới

thiệu nhân sự cho Tổ tư vấn Kinh tế cần do các nhà kinh tế đúng nghĩa đảm nhiệm. Giống như

tất cả các ngành khoa học khác, cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại là nơi tập trung

hầu hết những nhà kinh tế gốc Việt giỏi nhất. Thủ tướng nên để cho họ tự lựa chọn những đại

diện của họ trong Tổ Tư vấn Kinh tế.

Việc quan trọng trước tiên Thủ tướng nên làm là giải tán ngay 04 vị hải ngoại trong Tổ tư

vấn. Để lựa chọn các thành viên thay thế, có thể tham khảo cách làm của Hội đồng Cố vấn Kinh

tế cho Tổng Thống Hoa kỳ: thông báo công khai việc tuyển dụng, và lựa chọn các thành viên của

Nhóm hải ngoại dựa trên kết quả bình chọn của một Ủy ban Tuyển dụng bao gồm các học giả hải

ngoại am hiểu các lĩnh vực kinh tế vĩ mô của quốc gia. Cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải

ngoại sẽ phối hợp với văn phòng chính phủ để tiến hành việc thành lập Ủy ban Tuyển dụng, và

tổ chức việc tuyển chọn này. Cách làm cụ thế được trình bày ở phần tiếp theo đây.

12.2. Giải pháp cải tạo Tổ Tư vấn kinh tế

Ủy ban Tuyển dụng sẽ được thành lập dựa trên các học giả gốc Việt ở hải ngoại đã đăng ký

vào nhóm Kinh tế và Kinh doanh & Quản lý trên mạng IVANET. 11 nhà kinh tế tiêu biểu

có thể hỗ trợ tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tuyển dụng.

Page 64: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

49

Mạng IVANET68

là một mạng lưới bao gồm hàng nghìn học giả gốc Việt đang làm việc tại

khoa/viện/trường thuộc tất cả các ngành ở hải ngoại, và sẵn lòng giúp đỡ Việt nam. Hơn 80 học

giả kinh tế, quản lý ở hải ngoại đã đăng ký trên mạng IVANET có thể tham gia bình chọn. Tuyệt

đối không nên để các học giả trong nước tham gia bình chọn nhóm thành viên hải ngoại bởi số

lượng các học giả trong nước quá đông, nhưng rất nhiều người trong số đó không am hiểu về

giới kinh tế hải ngoại, và cách đánh giá tư vấn theo chuẩn quốc tế cho nên dễ dẫn đến sai lệch kết

quả. Nhóm 11 nhà kinh tế tiêu biểu bao gồm nhóm giáo sư Lê Văn Cường, Ngô Văn Long, Trần

Nam Bình, Phạm Hoàng Văn, Phan Vũ Toàn, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tiến Triển, đã có nhiều

kinh nghiệm điều hành một hiệp hội kinh tế69

, cùng với các nhà kinh tế hàng đầu trong nhóm

thâm niên nghiên cứu dưới 15 năm (Lê Tuấn Anh, Đỗ Quốc Anh, Nguyễn Đăng Bằng, Cao Vũ

Dân) có thể hỗ trợ các công việc tổ chức. (Xem Phụ lục A để biết e-mail liên lạc của 11 người

này). Việc lựa chọn sẽ được tiến hành theo 3 bước như sau:

(i) Kiểm tra thông tin và gửi thư mời các học giả kinh tế tham gia bình chọn.

(ii) Bình chọn các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia. Xác định số lượng thành

viên nhóm hải ngoại trong Tổ tư vấn Kinh tế.

(iii) Công khai đăng tuyển và bình chọn Nhóm hải ngoại của Tổ tư vấn Kinh tế.

Kiểm tra thông tin và gửi thư mời các học giả tham gia bình chọn

Các trợ lý của Thủ tướng có thể e-mail đề nghị 11 nhà kinh tế tiêu biểu trên hỗ trợ kiểm tra thông

tin để xác định tư cách học giả và gửi thư mời các học giả tham gia Ủy ban Tuyển dụng.

Việc xác định tư cách và mời các học giả tham gia Ủy ban Tuyển dụng chủ yếu sẽ dựa trên danh

sách các học giả đã đăng ký trong 02 nhóm Kinh tế và Kinh doanh và Quản lý trên mạng

IVANET. Đó là những người tự khai là các giáo sư, tiến sỹ đang làm việc ở các cơ sở nghiên

cứu liên quan đến kinh tế ở hải ngoại và sẵn lòng giúp đỡ Việt nam. Về nguyên tắc, những

người đủ tư cách tham gia Ủy ban Tuyển dụng cần phải là những người làm việc ở hải ngoại

trong các lĩnh vực tương đối gần với các lĩnh vực kinh tế vĩ mô của quốc gia để đảm bảo việc

bình chọn được chính xác. (Tính đến cuối năm 2016, có 39 người đăng ký ở nhóm Kinh tế và 49

người ở nhóm Kinh doanh và Quản lý. Trong đó, theo kiểm tra sơ bộ của tác giả, có khoảng 55

người có đủ tư cách tham gia Ủy ban Tuyển dụng bởi họ làm việc trong những lĩnh vực gần với

các lĩnh vực kinh tế vĩ mô và thực sự làm việc các cơ sở nghiên cứu ở hải ngoại. 33 người còn lại

không đủ tư cách tham gia Ủy ban do ngành nghề sở trường không liên quan đến các lĩnh vực vĩ

mô của quốc gia (ví dụ sở trường là Marketing, Quản lý Hệ thống Thông tin, Nghiên cứu Tác

nghiệp, Lý thuyết Trò chơi, Chính sách Công), hoặc làm việc trong nước hoặc không xác minh

được thông tin. Xem thêm phụ lục B).

68 http://www.ivanet.org/ Chúng tôi đề cập đền các nhà kinh tế đã tham gia mạng IVANET để Thủ tướng và Chính

phủ tham khảo. Tuy nhiên, các Thư ngỏ này không có bất kỳ mối liên quan nào với các thành viên sáng lập và ban

lãnh đạo của trang Facebook IVANET cũng như của mạng IVANET.ORG, và cũng không phản ánh quan điểm của những người này. Tất cả những người này đều là các học giả thuộc các lĩnh vực khác chứ không phải kinh tế hoặc

đang không làm việc trong ngành kinh tế. IVANET là một mạng lưới bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế

chỉ là một trong số đó. 69 Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh hiệp hội này có rất nhiều thành viên trong nước tham gia cho nên không đại

diện cho giới kinh tế hải ngoại và không nên sử dụng hiệp hội này để bình chọn Nhóm hải ngoại.

Page 65: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

50

Như vậy, dự kiến sẽ có khoảng 55 học giả trong Ủy ban Tuyển dụng. Những người khác, không

tham gia mạng IVANET, nhưng đủ tư cách cũng có thể được mời tham gia Ủy ban này.

Bình chọn các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc gia. Xác định số

lượng thành viên nhóm hải ngoại trong Tổ tư vấn Kinh tế.

55 người trong Ủy ban Tuyển dụng sẽ bình chọn các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của quốc

gia đồng thời xác định số lượng thành viên của Nhóm hải ngoại trong Tổ tư vấn. Số lương thành

viên này có thể từ 4-6 người, trong đó có thể có 1 người giữ vị trí đảm bảo chất lượng thống kê

(tương tự vị trí giám đốc văn phòng thống kê của CEA. Đó là một người có trình độ toán học,

kinh tế lượng, hoặc thống kê vượt trội).

55 người này sẽ tham vấn văn phòng Thủ tướng và dựa trên các văn kiện quan trọng, ví dụ như

Nghị Quyết về Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 2016-2020, đã được Quốc hội khóa 13

thông qua, để lựa chọn các lĩnh vực kinh tế vĩ mô quan trọng nhất. Đồng thời, những người này

sẽ xác định số lượng thành viên của Nhóm hải ngoại và phân chia những lĩnh vực chủ yếu do

Nhóm trong nước tư vấn và những lĩnh vực sẽ do Nhóm hải ngoại tư vấn.

Ban kiểm phiếu sẽ bao gồm 3 người từ Văn phòng Thủ tướng và 3 người từ Ủy ban Tuyển dụng

để đảm bảo tính khách quan và minh bạch.

Công khai đăng tuyển và bình chọn Nhóm thành viên hải ngoại cho Tổ tư

vấn Kinh tế

Tiếp theo, các trợ lý của thủ tướng sẽ công khai thông báo việc tuyển thành viên cho Nhóm hải

ngoại trong Tổ tư vấn Kinh tế và các lĩnh vực kinh tế trọng điểm trên trang chủ của Văn phòng

Thủ tướng.

55 người trong Ủy ban Tuyển dụng sẽ xem xét hồ sơ ứng viên và bình chọn những người phù

hợp nhất vào vị trí thành viên của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng. Ban kiểm phiếu sẽ bao gồm

3 người từ văn phòng Thủ tướng và 3 người từ nhóm 55 học giả này, không bao gồm các ứng

viên, để đảm bảo tính khách quan và minh bạch.

Một thông tin không vui là có thể sẽ có những cản trở khiến cho một số nhà kinh tế tài năng ở

hải ngoại không dám ứng tuyển, dù rất muốn trở thành Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng. Thậm chí

có thể có những thế lực cố gắng ngụy biện để loại bỏ hầu hết hồ sơ của các nhà kinh tế gốc Việt

tài năng, để cố giữ lại 04 nhân vật của bài viết này.

Do vậy, một cách làm khác, an toàn hơn, là Ủy ban Tuyển dụng có thể sử dụng toàn bộ 4-6 suất

của Nhóm hải ngoại để đăng tuyển ứng viên từ cả hải ngoại và trong nước (mặc dù ưu tiên các

nhà kinh tế gốc Việt ở Hải ngoại). Nghĩa là tất cả những nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại và

trong nước đều có quyền nộp hồ sơ ứng tuyển, và Ủy ban Tuyển dụng sẽ cân đối và tuyển chọn

trên cơ sở tất cả các hồ sơ nhận được. „Nhóm hải ngoại‟ trong trường hợp này mang ý nghĩa là

Page 66: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

51

những người được cộng đồng các nhà kinh tế gốc Việt ở hải ngoại tuyển chọn. Cách làm này có

thể sẽ dẫn đến giảm số thành viên gốc Việt đến từ hải ngoại (nếu có những rào cản lớn cản trở sự

tham gia của hầu hết các nhà kinh tế gốc Việt tài năng ở hải ngoại), nhưng sẽ đảm bảo chất

lượng của Tổ tư vấn. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu trong nước được đào tạo ở các quốc gia

phát triển, năng lực học vấn và năng lực toán học đều tốt, kiến thức chung về kinh tế đảm bảo,

chất lượng nghiên cứu tốt tương đương đẳng cấp quốc tế, lĩnh vực sở trường phù hợp với các

lĩnh vực kinh điểm quốc gia hơn hẳn 04 vị hải ngoại của bài viết này. Thật tiếc vì họ hoàn toàn

vắng bóng trong Tổ Tư vấn.

Chương này đề xuất một phương án tuyển dụng thành viên cho Nhóm hải ngoại của Tổ Tư vấn

Kinh tế tương đối công bằng, đảm bảo chất lượng, và không gây ra bất mãn trong cộng đồng

các nhà kinh tế Việt nam. Các nhà kinh tế cũng có thể đề xuất những giải pháp khác.

Điều quan trọng là Thủ tướng nên để cho cộng đồng các học giả hải ngoại tự lựa chọn những

người đại diện cho họ trong Tổ Tư vấn Kinh tế, không nên dựa vào những trường như trường

hành chính công Kennedy-Harvard (trường Fulbright), SPEA-Indiana, Lý Quang Diệu-NUS),

bởi các trường này chỉ thích hợp để giới thiệu chuyên gia hành chính, chính trị.

XIII. KẾT LUẬN

Giáo sư Robert Shiller, chủ nhân của giải Nobel kinh tế 2013, từng viết: “Vấn đề là một khi

chúng ta chú trọng vào chính sách, thì sẽ không còn chỗ cho khoa học. Yếu tố chính trị đang len

lỏi vào nghiên cứu kinh tế, và dư luận lại đánh giá cao các động tác giả mang tính chính trị.”70

Ông khuyến cáo rằng các nhà khoa học chân chính sẽ luôn luôn phải đấu tranh vất vả để phân

biệt mình với những thứ rác rưởi, giả mạo muốn trà trộn với họ. Cũng cần nhấn mạnh rằng Hiệp

hội Kinh tế Hoa kỳ không bao giờ để cho ai không có bằng tiến sỹ kinh tế đồng thời không làm

việc trong ngành kinh tế chui vào ban điều hành của Hiệp hội.

Lịch sử sẽ dành cho những nhân vật giả cầy, kém cỏi gốc Việt của Tổ Tư vấn Kinh tế 2017

những lời phán xét khắc nghiệt. Đó là điều chúng tôi chắc chắn, bởi lẽ sự tự tôn nghề nghiệp và

sự liêm chính trong đánh giá năng lực sẽ trở thành giá trị phổ quát. Tuy nhiên, lúc này đây, các

nhà kinh tế gốc Việt cần tỏ thái độ cương quyết về vụ này:

Ngành kinh tế Việt nam không chịu trách nhiệm về mọi sai lầm, yếu kém của các nhà kinh tế

giả cầy và chất lượng thấp trong Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng; không chịu trách nhiệm

về mọi sự thao túng (nếu có) của các thế lực chính trị ngoại bang.

Ngành kinh tế Việt nam cần mời 04 vị hải ngoại (đặc biệt là hai tiến sỹ chính sách công Trần

Ngọc Anh và Vũ Minh Khương) đối thoại trực tuyến trên truyền thông đại chúng để phơi bày

trình độ và lý lịch của họ. Bất kể Thủ tướng có thay đổi quyết định hay không, công chúng

cũng cần phải biết về những sự thật xấu xí và dơ bẩn này.

70

http://www.phantichkinhte123.com/2014/11/kinh-te-hoc-co-phai-la-mon-khoa-hoc-hay.html

Page 67: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

52

Tuyên truyền trên báo chí, trong toàn xã hội về các tài năng kinh tế chân chính và các giá trị

đích thực của ngành kinh tế.

Xin chân thành cám ơn tất cả những người đã khuyến khích và ủng hộ bài viết này. Hi vọng bài

viết sẽ đáp ứng được phần nào những bức xúc, phẫn nộ của các bạn. Để kết thúc, chúng tôi xin

trích mấy câu thơ của trẻ đồng dao: “Mù đi công tác. Lác lái máy bay. Cụt tay đào hầm. Câm gọi

điện. Điếc nghe đài.” Có lẽ cái vận số của nước mình nó thế. Chỉ e mùa đông u ám của ngành

kinh tế Việt nam sẽ còn rất dài.

Tháng 11/2017

[Nhóm soạn thảo Thư ngỏ]

PHỤ LỤC A: DANH SÁCH CÁC NHÀ KINH TẾ TIÊU BIỂU

GỐC VIỆT Ở HẢI NGOẠI

A.1 Các nhà kinh tế tiêu biểu gốc Việt có sở trường nghiên cứu liên quan đến

các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm của Việt nam71

Dưới đây là danh sách (chưa đầy đủ) các nhà kinh tế tiêu biểu và có ngành nghề phù hợp để

tham gia bỏ phiếu Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng. Họ là nhà kinh tế tiêu biểu dựa trên tiêu chí

đang làm việc ở các khoa kinh tế, trường kinh doanh xếp hạng cao trên thế giới và/hoặc có nhiều

xuất bản trên các tạp chí chất lượng rất cao (first tier top field, top general và TOP5 (AER,

Ecca, QJE, JPE, RES) của ngành kinh tế, hoặc BIG3 hoặc BIG3+1 (JF, JEF, RFS)+JFQG) của

ngành tài chính) (TOP5 không tính AER số tháng 5, hoặc còn gọi là số pp hoặc paper and

proceedings, BIG3 chỉ áp dụng cho các bài báo thuộc lĩnh vực tài chính thị trường, không áp

dụng cho lĩnh vực tài chính công. Tài chính công thuộc ngành kinh tế cho nên những bài báo tốt

nhất phải theo tiêu chuẩn của ngành kinh tế, nghĩa là xuất bản ở TOP5). Cùng với bảng QS,

bảng xếp hạng USNews của Hoa kỳ rất quan trọng để tham khảo bởi Hoa kỳ chiếm đến hơn 70%

số giải Nobel kinh tế thế giới, là quốc gia hàng đầu về tăng trưởng kinh tế và khởi nghiệp, và có

51 bang, nghĩa là tương đương với 51 quốc gia. Danh sách này bao gồm cả những người có tiềm

năng tham gia Tổ tư vấn kinh tế như một chuyên gia đảm báo chất lượng thống kê (tương tự

Giám đốc Văn phòng Thống kê của CEA của Obama, Hoa kỳ, xem chương XII).

(Ghi chú: các chức danh Lecturer, Senior Lecturer, Reader ở Anh và Úc là tương đương với các

bậc giáo sư ở Hoa kỳ và nhiều quốc gia khác.)

71 Trong danh sách này có một người vì lý do đặc biệt có thể phát biểu không khách quan về các 04 vị hải ngoại

trong Tổ tư vấn. Tuy nhiên, do người này thỏa mãn các tiêu chí của một nhà kinh tế tiêu biểu cho nên chúng tôi vẫn

đưa vào danh sách.

Page 68: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

53

*** Thâm niên xuất bản kinh tế trên 14 năm

1. Vương Quang: (Sở trường nghiên cứu Kinh tế Lượng của giáo sư Quang có lẽ không

phải là lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia, tuy nhiên ông Quang vẫn có thể tham gia Tổ

Tư vấn kinh tế nếu như có một vị trí chuyên gia đảm bảo chất lượng thống kê, một chức

danh tương tự Giám đốc Văn phòng Thống kê trong CEA của Obama, nhờ năng lực vượt

trội về Kinh tế lượng). Giáo sư Quang là nhà kinh tế nổi tiếng thế giới với kiểm định

Vương-test được áp dụng rộng rãi trong ngành kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hội.

Lĩnh vực nghiên cứu sở trường của ông Quang, kinh tế lượng, là lĩnh vực hết sức quan

trọng để đảm bảo chất lượng nghiên cứu của mọi chuyên ngành kinh tế. Ông Vương

Quang có 10 bài báo thuộc TOP5 Kinh tế (Econometrica và Review of Economic

Studies) và vài chục bài báo top general và top field về kinh tế. Giáo sư Vương Quang

hiện là giáo sư Khoa Kinh tế, đại học New York (#12 về kinh tế Hoa kỳ và #24 của thế

giới, theo QS) và đã từng là giáo sư kinh tế của ĐH Bang Pensylvania, Nam California,

Toulouse. Ông Vương Quang tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế ĐH Northwestern, (top 10 của

Hoa kỳ). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế lượng. E-mail: [email protected]

Vợ ông, bà Isabelle Perrigne cũng là một giáo sư kinh tế của ĐH Rice và ĐH Bang

Pensylvania.

2. Ngô Văn Long: Giáo sư Long làm việc tại khoa Kinh tế ĐH McGill, Canada (#3 kinh tế

của Canada, top 50 của thế giới, theo QS). GS Long đã có 5 bài TOP5, (Econometrica và

Quarterly Journal of Economics, tuy 1 bài trong số đó là bình luận), và vài chục bài báo

trên các tạp chí top general như the Journal of Economic Theory, the International

Economic Review, the Economic Journal, Economic Theory, và các tạp chí top field.

Ông còn là Biên tập viên (associate editor) cho các tạp chí kinh tế uy tín cao của ngành

kinh tế quốc tế như Journal of International Economics, International Game Theory

Review, Journal of Public Economic Theory, Review of International Economics. Lĩnh

vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Thương mại Quốc tế,

Kinh tế Vi mô Ứng dụng (hiệu ứng mạng lưới, giá điện và đấu thầu) E-mail:

[email protected]

3. Lê Văn Cường: Giáo sư Cường từng là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu

Khoa học Quốc Gia (CNRS) của Pháp, và là giáo sư trường Kinh tế Paris, đại học

Sorbonne và Phó chủ tịch hội Lý thuyết Kinh tế Công của Thế giới. GS Cường đã có trên

20 bài báo top general và top field kinh tế (Journal of Economic Theory, Economic

Theory, Journal of Mathematical Economics, Journal of Economic and Dynamic

Controls), và nhiều bài báo khác. Giáo sư cũng là người đã có nhiều đóng góp quan trọng

để thúc đẩy nghiên cứu kinh tế ở Việt nam, ví dụ như đưa Hội thảo về Lý thuyết kinh tế

Công cộng 2006 về Việt nam với sự tham gia của hàng trăm nhà kinh tế quốc tế, và hội

thảo kinh tế thường niêm VEAM, quy tụ các nhà kinh tế Việt nam về khắp nơi trên thế

giới. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế toán, Tăng trưởng tối ưu, Kinh tế Công

cộng, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế Việt nam, Năng suất Tổng hợp. E-mail: [email protected], [email protected]

Page 69: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

54

4. Trần Nam Bình: Giáo sư Bình tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế và làm việc tại trường Kinh

doanh, ĐH New South Wales (#2 và #23 về Kinh doanh của Úc và thế giới, theo QS).

Giáo sư Bình là chuyên gia hàng đầu về chính sách thuế, quản lý, hành chính thuế với

hơn 60 bài báo, trong đó có nhiều bài báo trên các tạp chí chất lượng cao như British Tax

Review, Canadian Tax Journal, Australian Tax Forum. Giáo sư Bình đã có nhiều đóng

góp về chính sách và hành chính thuế cho chính phủ Úc và New Zealand, và hiện là cố

vấn chính sách và quản lý hành chính về thuế và cải tổ giáo dục cho Bộ Tài chính và Bộ

Giáo dục Việt nam. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Chính sách Thuế, Quản lý và

Hành chính Thuế, Thương mại Quốc tế, Kinh tế Phát triển. E-mail: [email protected]

5. Hoàng Thị Hà: Giáo sư Hà tốt nghiệp tiến sỹ về Hành vi Tổ chức từ trường Kinh doanh,

ĐH Berkeley (#5 về Kinh doanh ở Hoa kỳ) và hiện đang làm việc ở Trường Kinh doanh,

ĐH Essec, Pháp (#3 về Kinh doanh ở Pháp, theo QS). Bà Hà có 4 bài báo trên các tạp tốt

nhất trong ngành của bà (Academy of Management Journal, Strategic Management

Journal, Journal of Business Venturing) và một số bài báo chất lượng cao khác. Lĩnh vực

nghiên cứu sở trường: Liên minh Chiến lược, Khảo sát Tổ Chức, Tham gia Thị

trường, Động lực Cạnh tranh và Hợp tác. E-mail: [email protected]

6. Linda Bùi: Giáo sư Linda đang làm việc ở ĐH Brandeis, tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế ở

Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (#1 đồng hạng về Kinh tế ở Hoa kỳ, theo

USNews). Bà Linda có 1 bài báo TOP5 (American Economic Review), 2 bài trên top

general journal (Review of Economic and Statistics) và 1 số bài báo top field. Bà cũng có

một số kinh nghiệm giảng dạy ở đại học Boston, Michigan, và MIT. Lĩnh vực nghiên

cứu sở trường: Kinh tế Môi trường, Kinh tế Công cộng, Các tổ chức Công nghiệp. E-

mail: [email protected]

7. Peter Kiên Phạm: Giáo sư Peter Kiên đang làm việc tại trường Tài chính-Ngân hàng,

ĐH New South Wales ( #2 về Tài chính của Úc, và #13 của thế giới, theo QS). Ông Peter

Phạm có 2 bài báo BIG3 (Journal of Finance, Review of Financial Studies), 2 bài báo

BIG3+1 (Journal of Financial and Quantitative Analysis) và một số bài báo chất lượng

cao khác. Ông Kiên tốt nghiệp tiến sỹ tài chính năm 2003 từ ĐH Monash, (#5 và #26 về

Tài chính của Úc và của thế giới, theo QS). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Tài Chính,

Quản trị Doanh Nghiệp, E-mail: [email protected]

8. Phạm Hoàng Văn: Giáo sư Văn đang làm việc ở Đại học Baylor, tốt nghiệp tiến sỹ Kinh

tế từ ĐH Cornell năm 1998 (#16 Hoa kỳ và #24 thế giới về Kinh tế, theo QS), có 2 bài

TOP5 (American Economic Review, 1 trong số đó là bài phản hồi), và một số bài báo

chất lượng cao bao gồm top field (Journal of Development Economics, Journal of

Economics and Management Strategy). Bài báo của giáo sư Văn cùng với Kaushik Basu

trên tạp chí số 1 của ngành kinh tế thế giới (AER) đã có gần 1700 trích dẫn và trở thành

một trong những bài báo kinh điển quan trọng nhất của lĩnh vực Kinh tế Lao động, (đặc

biệt là lao động trẻ em).72

Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Thương mại và Bán lẻ,

Thương mại Quốc tế, Đổi mới Công nghệ, Kinh tế Lao động ở các Quốc gia Đang

72

https://www.jstor.org/stable/116842

Page 70: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

55

Phát triển, Nợ công, Di dân, Tham nhũng, Kinh tế vi mô Ứng dụng. E-mail:

[email protected].

9. Đỗ Quý Toàn: Tiến sỹ Toàn là chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank (Washington

DC), tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế ở Viện Công nghệ Massachusetts năm 2002 (#1 đồng hạng

về Kinh tế ở Hoa kỳ). Ông Toàn đã có 10 bài báo trên các tạp chí top general (Review of

Economic and Statistics, Journal of Economic Theory) và top field bao gồm cả first tier

(Journal of Development Economics, AEJ applied Economics, Journal of Financial

Economics, Social Science and Medicine, Worldbank Economic Review, Economic

Development and Cultural Change) . Ông Toàn còn là phi công và vận động viên nhảy

dù nghiệp dư (140 lần nhảy dù). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Nông nghiệp

(đầu tư nông nghiệp, tín dụng cho nông nghiệp), Kinh tế thể chế, Kinh tế chính trị.

[email protected]

10. Nguyễn Tiến Triển: Giáo sư Triển tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế từ ĐH West Ontarion (#5

Kinh tế của Canada, top 100 của thế giới, theo QS) và đang giảng dạy tại khoa kinh tế,

ĐH Waterloo. Ông Triển đã có 6 bài báo trên các tờ top general, top field (Economic

Journal, Journal of Economic Theory, European Economic Review, International

Economic Review, Journal of Public Economics, World Development) và một số bài báo

chất lượng cao khác. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Công cộng, Chính sách

Công, Kinh tế Châu Á, Kinh tế Tính toán và Mô hình Tổng quát, Đào tạo Kinh tế và

Phương pháp Định lượng. E-mail: [email protected]

11. Nguyễn Văn Phú: Phó giáo sư Phú là nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa

học Quốc Gia (CNRS) tại Trung tâm Lý thuyết và Ứng dụng Kinh tế (BETA), ĐH

Strasbourg, Pháp. Ông Phú đã có 6 bài báo trên các tạp chí chất lượng cao bao gồm cả

first tier top field (Journal of Public Economics, Journal of Development Economics,

Journal of Economic Behavior & Organization, Journal of Business & Economic

Statistics, Environmental & Resource Economics, Macroeconomic Dynamics) và nhiều

bài báo khác. Năm 2015, ông Phú đoạt Huy chương Đồng của Trung tâm Nghiên cứu

Khoa học Quốc gia Pháp dành cho các nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc (dưới 40 tuổi). Lĩnh

vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế Năng lượng,

Kinh tế Lượng Ứng dụng, Đổi mới Công nghệ. E-mail: [email protected]

*** Thâm niên xuất bản kinh tế từ 7 đến 14 năm

(Đánh giá nhà kinh tế/tài chính gốc Việt hàng đầu là sự kết hợp của 3 tiêu chí: Danh tiếng

của trường tốt nghiệp + Danh tiếng của nơi làm việc + Chất lượng nghiên cứu)

1. Lê Tuấn Anh: Tiến sỹ Tuấn Anh tốt nghiệp ngành Tài chính, ĐH New York (#3 về tài

chính ở Hoa kỳ), đã và đang làm việc ở ĐH Bắc Carolina, và ĐH Bang Pennsylvania (#8

và #24 về tài chính ở Hoa kỳ). Ông Tuấn Anh là nhà nghiên cứu tài chính hàng đầu trong

nhóm học giả gốc Việt với 4 bài báo BIG3 và một số bài chất lượng cao khác. Lĩnh vực

nghiên cứu sở trường: Tài chính, Lãi suất, Mô hình Rủi ro Tín dụng, Thu nhập Cố

định. E-mail: [email protected].

Page 71: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

56

2. Đỗ Quốc Anh: (Sở trường nghiên cứu Kinh tế Chính trị (bao gồm chống tham nhũng,

minh bạch chính phủ, đạo đức kinh doanh…) của ông Quốc Anh có lẽ không phải là lĩnh

vực kinh tế trọng điểm quốc gia, tuy nhiên ông Quốc Anh vẫn có thể tham gia Tổ Tư vấn

kinh tế nếu như có một vị trí chuyên gia đảm bảo chất lượng thống kê, một chức danh

tương tự Giám đốc Văn phòng Thống kê trong CEA của Obama, nhờ năng lực vượt trội

về toán học). Phó giáo sư Quốc Anh từng đạt huy chương vàng Olympic Toán Quốc tế

với điểm tuyệt đối 42/42, tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế từ ĐH Havard (#1 đồng hạng về Kinh

tế ở Hoa kỳ), là Gương mặt Tiêu biểu Việt nam 1997, hiện làm việc ở Khoa kinh tế,

trường Khoa học và Chính trị, Paris (#3 Kinh tế của Pháp, theo QS). Ông Quốc Anh là

nhà kinh tế hàng đầu trong nhóm học giả gốc Việt có thâm niên dưới 15 năm, với 2 bài

báo TOP5 (American Economic Review và Quarterly Journal of Economics), 1 bài tạp

chí số 1 của châu Âu (Journal of European Economic Association) và một số bài top

field. Bài báo của ông cùng với Filipe Campante trên AER đã được đưa tin trên nhiều tờ

tin tức ở nhiều bang ở Hoa kỳ73

. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Chính trị (bao

gồm minh bạch chính phủ, chống tham nhũng, đạo đức kinh doanh), Phân phối Thu

nhập, Kinh tế Ứng dụng, Mạng xã hội, Đánh giá Chính sách, Quản trị Doanh nghiệp.

E-mail: [email protected]

3. Nguyễn Đăng Bằng: Phó giáo sư Bằng đang làm việc tại trường kinh doanh của ĐH

Cambridge (#3 và #8 về Kinh doanh của Anh và thế giới, theo QS). Ông Bằng cũng là

một nhà nghiên cứu hàng đầu về tài chính trong nhóm học giả gốc Việt, với 2 bài báo

BIG3 (1 bài sắp xuất bản) và 2 bài báo cũng được đánh giá cao trong ngành tài chính như

Management Science (chỉ sau BIG3+1). Bài báo „Who wins when a politican wins‟ của

ông Bằng cùng với ông Đỗ Quốc Anh chưa xuất bản nhưng đã được đưa tin trên tờ The

Economist (blog), tờ báo tin tức nổi tiếng của giới kinh tế quốc tế.74

Ông Bằng tốt nghiệp

tiến sỹ tài chính trường HEC Paris (#2 về Tài chính của Pháp, theo QS). Lĩnh vực nghiên

cứu sở trường: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Ứng dụng, Quản trị Doanh nghiệp.

E-mail: [email protected]

4. Cao Vũ Dân: Phó giáo sư Dân từng đạt huy chương bạc toán quốc tế, tốt nghiệp tiến sỹ

kinh tế từ Viện Công Nghệ Massachussets (#1 đồng hạng về Kinh tế ở Hoa kỳ). Ông Dân

cũng là một nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu trong nhóm các học giả gốc Việt thâm niên

dưới 15 năm, với 1 bài báo TOP5 Kinh tế (Econometrica) kỳ vọng sẽ xuất bản và 6 bài

báo trên các tạp chí top general (Journal of Economic Theory, Economic Journal) và top

field (Journal of Monetary Economics, AEJ Macroeconomics, Review of Economic

Dynamics). Ông Dân đang làm việc ở ĐH Georgetown (#24 kinh tế của Hoa kỳ, theo

QS). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Lý thuyết, Tài chính,

Kinh tế Tiền tệ, Kinh tế Toán. Email: [email protected]

5. Trần Lương Anh: Phó giáo sư Lương Anh đã có 3 bài báo BIG3 và tương đương (2 trên

Journal of Financial Economics và 1 trên Journal of Accounting and Economics. Ngành

tài chính coi tạp chí TOP3 ngành kế toán và TOP5 ngành kinh tế tương đương BIG3 Tài

73 https://www.aeaweb.org/articles?id=10.1257/aer.104.8.2456 74

https://www.economist.com/blogs/democracyinamerica/2016/04/elections-and-business

Page 72: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

57

chính), 1 bài BIG3+1 (Journal of Financial and Quantitative Analysis), và 1 bài trên

Management Science. Ông tốt nghiệp tiến sỹ tài chính từ ĐH Drexel, của Hoa kỳ và đang

làm việc tại trường Kinh doanh, ĐH Thành phố London (#9 Kinh doanh của Anh, theo

QS). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Tài chính Doanh nghiệp, Quản trị Doanh

nghiệp, Thù lao cho Lãnh đạo, Mua bán Sát nhập. E-mail: [email protected].

6. Trần Chung: Phó giáo sư Chung đang làm việc ở Đại học Quốc Gia Úc (#2 của Úc, #29

của thế giới về kinh tế, theo QS). Ông Chung hiện có 7 bài báo top general (European

Economic Review), top field và chất lượng cao (Journal of Economic Dynamic Control,

Journal of Development Economics, Economic Modelling). Lĩnh vực nghiên cứu sở

trường: Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Lao động, Kinh tế tiền tệ, Kinh tế Công Cộng, Chính

sách Thuế, Bảo hiểm Xã hội, Lợi tức, Kinh tế Sức khỏe, Kinh tế Phát triển và tăng

trưởng, E-mail: [email protected]

7. Vũ Đặng Hải Anh: Tiến sỹ Hải Anh tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế nông nghiệp và ứng dụng

từ ĐH Minesota (#7 về Kinh tế Nông nghiệp ở Hoa kỳ) và hiện là chuyên gia kinh tế cao

cấp của World bank. Ông Hải Anh có 9 bài báo trên các tạp chí chất lượng cao bao gồm

top field (Journal of Development Economics, Economics of Education Review,

Worldbank Economic Review, European Journal of Political Economy, Review of

Income and Wealth, Oxford Economic Papers, Economic Development and Cultural

Change). Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Phát triển, Phân phối Thu nhập và

Giảm nghèo, Kinh tế Lao động, Kinh tế Giáo dục. E-mail: [email protected]

8. Nguyễn Mạnh Hùng: Tiến sỹ Hùng là nhà nghiên cứu của trường kinh tế ĐH Toulouse,

(#4 Kinh tế của Pháp, theo QS). Ông Hùng đã có 4 bài báo chất lượng cao bao gồm top

field (Journal of Mathematical Economics, macroeconomic dynamics) và một số bài bào

khác.Ông Hùng tốt nghiệp tiến sỹ toán học từ ĐH Sorbonne. Lĩnh vực nghiên cứu sở

trường: Kinh tế Vĩ mô Động, Tối ưu, Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi Khí

hậu, Kinh tế Sinh học và Dịch bệnh. E-mail: [email protected]

9. Nguyễn Đức Quang: Phó giáo sư Quang tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế ĐH Hawaii, Hoa kỳ

và hiện làm việc tại ĐH MiddleSex, Anh. Ông Quang đã có 1 bài báo TOP5 (American

Economic Review), và 6 bài báo chất lượng cao (Journal of International Business

Studies, Journal of Development Studies, Tourism Management, Economic Development

and Cultural Change, Environment and Development Economics, Journal of Risk and

Uncertainty) và một số bài báo khác. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Nông

nghiệp, Tài nguyên và môi Trường, Quản trị Doanh nghiệp. E-mail: [email protected]

10. Phạm Sĩ Công: Phó giáo sư Công tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế, ĐH Syracuse, Hoa kỳ và

hiện làm việc tại trường Kinh doanh, ĐH Deakin (#10 Kinh doanh của Úc). Ông Công đã

có 4 bài báo trên các tạp chí top general và top field của ngành kinh tế (Review of

Economics and Statistics, Journal of International Economics, World Development) và

một số bài báo khác. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh tế Phát triển, Thương mại

Quốc tế, Tài chính Công, Kinh tế Lượng Ứng dụng, Kinh tế Việt nam, Kinh tế Trung

Quốc. E-mail: [email protected]

Page 73: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

58

11. Đào Chi Mai: Bà Mai tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế từ ĐH Columbia, Hoa kỳ (#9 Kinh tế

của Hoa kỳ) và hiện là chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà Mai đã có 2

bài báo trên các tạp chí top general (Review of Economics and Statistics, Journal of

International Economics) và một số bài báo khác. Lĩnh vực nghiên cứu sở trường: Kinh

tế Vĩ mô, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế Lao động. E-mail: [email protected]

*** Thâm niên xuất bản kinh tế dưới 7 năm

1. Phan Vũ Toàn: Phó giáo sư Toàn tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế năm 2012 từ ĐH

Northwestern (#7 Kinh tế ở Hoa kỳ, #15 của thế giới, theo USNews và QS), nhưng đến

nay đã có 5 bài báo top general (Economic theory, Journal of International Economics,

International Economic Review) và top field. Ông Toàn từng đoạt giải 3 kỳ thi toán Quốc

gia của Việt nam và là thành viên đội tuyển toán PUTNAM của Hoa kỳ. Hiện nay ông

làm việc ở ĐH Bắc Carolina (#29 về Kinh tế của Hoa kỳ). Lĩnh vực nghiên cứu sở

trường: Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Quốc tế. E-mail: [email protected]

2. Nguyễn Tung Thiên: Ông Thiên tốt nghiệp tiến sỹ ngành tài chính năm 2012 từ trường

kinh doanh Wharton (#1 về Tài chính của Hoa kỳ, theo USNews) nhưng đến nay đã có 1

bài báo BIG3 và 1 bài first tier top field là Journal of Monetary Economics. Tiến sỹ Thiên

hiện là giáo sư tập sự của ĐH Bang Ohio (#23 về Tài chính của Hoa kỳ). Lĩnh vực

nghiên cứu sở trường: Kinh tế Vĩ mô, Thị trường Tài chính, Định giá Tài sản, Tài

chính Công, Các Quy định Tài chính. E-mail: [email protected]

3. Trần Ngọc Khanh: Ông Khanh tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế từ Viện Công Nghệ

Massachussets (#1 đồng hạng về Kinh tế ở Hoa kỳ) năm 2012 và đến nay đã có 1 bài báo

BIG3 và một số bài báo khác. Ông Khanh đang làm việc ở ĐH Washinton, St Louis (#21

về Kinh doanh của Hoa kỳ). Lĩnh vực sở trường: Định giá Tài sản, Tài chính Quốc tế.

E-mail: [email protected]

4. Nguyễn Hoài Lưu: Bà Lưu tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế Viện Công Nghệ Massachussets

(#1 đồng hạng về Kinh tế ở Hoa kỳ, theo USNews) năm 2015 và hiện là giáo sư tập sự

của trường kinh doanh, ĐH Berkeley (#7 về Kinh doanh ở Hoa kỳ). Bà Lưu có lẽ là một

trong những nhà kinh tế trẻ gốc Việt triển vọng nhất, xét dưới góc độ danh tiếng của nơi

làm việc. Lĩnh vực sở trường:Ngân hàng, Thị trường tín dụng, Bất động sản. E-mail:

[email protected]

A2. Các nhà kinh tế tiêu biểu khác (không liên quan đến các lĩnh vực vĩ mô

trọng điểm của Việt nam)

(Dưới đây là các học giả đang làm việc tại các khoa kinh tế/trường kinh doanh xếp hạng cao trên

thế giới, tuy nhiên lĩnh vực ở trường của họ không phải là các lĩnh vực kinh tế vĩ mô trọng điểm

của quốc gia.)

Page 74: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

59

1. Đoàn Xuân Vinh: Ông Vinh tốt nghiệp tiến sỹ về Nghiên cứu Tác nghiệp ở Viện Công

Nghệ Massachussets (#2 về kinh doanh của Hoa kỳ), và hiện là giảng viên trưởng kinh

doanh, ĐH Warwick (#5 về kinh doanh ở Anh và #26 của thế giới). Ông Vinh đã có 7 bài

báo trên các tạp chí hàng đầu về nghiên cứu tác nghiệp (European Journal of Operational

Research, Operation Research, SIAM Journal on Optimization, SIAM Journal of

Scientific Computing, Mathematics of Operation Research, Operation Research Letters)

Lĩnh vực sở trường: Tối ưu không Chắc chắn, Nghiên cứu Tác nghiệp. E-mail:

[email protected]

2. Lâm Kim Sơn: Phó giáo sư Sơn tốt nghiệp tiến sỹ Marketing từ ĐH Houston và hiện

đang giảng dạy ở khoa Marketing của ĐH Georgia (#48 về kinh doanh của Hoa kỳ). Ông

Sơn có 15 bài báo trên các tạp chí hàng đầu của ngành Marketing (Journal of Marketing,

Journal of Service Research, Journal of Academy of Marketing Science, Strategic

Management Journal, Journal of Retailing, MIT Sloan Management Review). Lĩnh vực

sở trường: Chiến lược Marketing (Quản lý Bán hàng và Quan hệ Tiếp thị). E-mail:

[email protected]

3. Nguyễn Thu Hằng: Bà Hằng tốt nghiệp tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Marketing, ĐH

Conecticut năm 2013, hiện làm việc ở ĐH Bang Michigan (#37 về kinh doanh của Hoa

kỳ). Bà đã có 2 bài báo trên các tạp chí hàng đầu của ngành Marketing (Journal of

Marketing Research, Journal of Financial and Quantitative Analysis). Lĩnh vực sở

trường: Quản lý Nhãn hiệu và Sản phẩm, Kết nối Khách hàng, Ảnh hưởng Tài chính

của Chiến lược Marketing, Liên Minh và Thu mua. E-mail: [email protected]

4. Nguyễn Thành: Ông Thành tốt nghiệp tiến sỹ Quản trị Kinh doanh từ ĐH Cornell, (#16

về Kinh doanh của Hoa kỳ) và hiện là giảng viên ĐH Purdue (#50 Kinh doanh của Hoa

kỳ, theo USNews). Lĩnh vực sở trường: Lý thuyết Trò chơi, Thiết kế Thị trường, Tối

ưu hóa. E-mail: [email protected]

5. Michael Tuấn Phạm: Giáo sư Michael Tuấn tốt nghiệp tiến sỹ Marketing từ đại học

Florida (#40 về kinh doanh của Hòa kỳ) và hiện là giảng viên ĐH Columbia (#9 về kinh

doanh của Hoa kỳ). Ông Michael Tuấn đã có vài chục bài báo trên các tạp chí hàng đầu

của ngành Marketing (Journal of Consumer Research, Journal of Marketing Research,

Psychological Science, Organizational Behavior and Human Decision Processes, Journal

of Consumer Psychology, International Journal of Research in Marketing, Review of

General Psychology, Personality and Social Psychology Review, Journal of Economic

Psychology, Marketing Letters, Recherche et Applications en Marketing). Ông Tuấn còn

có một phòng thí nghiệm riêng Nghiên cứu về Cảm xúc và Quyết định tại ĐH Columbia.

Lĩnh vực sở trường: Cảm xúc và Quyết định, Tự điều tiết của người tiêu dùng. E-mail:

[email protected].

PHỤ LỤC B: DANH SÁCH CÁC NHÀ KINH TẾ GỐC VIỆT Ở

HẢI NGOẠI TRÊN MẠNG IVANET

Đây là những người có bằng tiến sỹ các ngành Kinh tế, Kinh Doanh, Quản lý thuộc các lĩnh vực

gần với yêu cầu của tổ tư vấn hoặc đang làm việc trong lĩnh vực đó (Kinh tế, Tài chính, Kế toán,

Page 75: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

60

Quản trị kinh doanh, Doanh nghiệp, Quản lý tổ chức) đã đăng ký trên mạng IVANET. Danh sách

này để phục vụ việc lựa chọn thành viên vào Ủy ban Tuyển dụng để cải tạo Tổ tư vấn Kinh tế

cho Thủ tướng. (Xem thêm chương X. GIẢI PHÁP CẢI TẠO TỔ TƯ VẤN KINH TẾ 2017)

http://www.ivanet.org và tạp chí Journal Economics Literature – JEL (Danh sách của JEL chỉ có

danh sách những người tốt nghiệp các ngành kinh tế ở Hoa kỳ và Canada

*** Kinh tế (Economics)

1. Linda Bùi, Department of Economics, Brandeis University, United States, e-mail:

[email protected]

2. Cao Vũ Dân, Department of Economics, Georgetown University, United States,

[email protected]

3. Đặng Hải Anh, Development Data Group, World Bank, United States,

[email protected]

4. Đặng Diệu Hương, Department of Economics and Finance, University of

Canterbury, New Zealand, [email protected]

5. Đào Quang Minh, Department of Economics, Eastern Illinois University, United

States, [email protected]

6. Đỗ Quốc Anh, Department of Economics, Sciences Po, France,

[email protected]

7. Đỗ Phạm Kim Hằng, Department of Economics, Massey University, New Zealand,

[email protected]

8. Hsueh-Ling Huynh, Department of Economics, Boston University, United States,

[email protected]

9. Lê Văn Cường, CNSR, Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne, France, levan@univ-

paris1.fr, [email protected]

10. Thanh Le, Flinders University, [email protected]

11. Lương Tuấn Anh, Faculty of Law and Business, De Montfort University,

[email protected]

12. Ngô Văn Long, Department of Economics, McGill University, Australia,

[email protected]

13. Ngô Văn Phương, Development Economics, Cleveland State University, United

States, [email protected]

14. Nguyễn Trí Dũng, Department of Economics, Insurance and Health Care

Management, WHL Graduate School of Business and Economics, Germany,

[email protected]

15. Nguyễn Đức Khương, IPAG Business School, [email protected]

16. Nguyễn Mạnh Hùng, Toulouse School of Economics, France,

[email protected]

17. Nick Nguyễn, School of Economics & Finance, Massey University, New Zealand,

[email protected]

18. Nguyễn Đức Quang, Department of Intl Management & Innovation,

[email protected]

19. Nguyễn Quyền, Department of Economics, University of Ottawa, Canada,

[email protected]

Page 76: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

61

20. Nguyễn Đức Thọ, Griffith Business School, Griffith University, Australia,

[email protected]

21. Nguyễn Thúy Lan, Economics Department Santa Clara University, USA,

[email protected]

22. Triển Nguyễn, Department of Economics, University of Waterloo, Canada,

[email protected]

23. Peter Kiên Phạm, Monash University BCom, Monash University, Australia,

[email protected]

24. Phạm Hoàng Văn, Department of Economics Baylor University, United States,

[email protected]

25. Phan Vũ Toàn, Department of Economics, University of North Carolina, Chapel

Hill, United States, [email protected]

26. Angie Ngọc Trần, Department of Social, Behavioral, and Global Studies California

State University, Monterey Bay, United States, [email protected]

27. Trần Nam Bình, Taxation School University of New South Wales, Australia,

[email protected]

28. Trần Chung, School of Economics, Australian National University, Australia,

[email protected]

29. Trần Đăng, Department of Economics, California State University, Los

Angeles, United States, [email protected]

30. Trần Hữu Dũng, Department of Economics Wright State University, United States,

[email protected]

31. Trần Văn Hoa, Victoria University, Australia, [email protected]

32. Trần Ngọc Khanh, Finance Group, Olin Business School Washington University,

[email protected]

33. Trần Văn Thọ, School of Social Sciences, Waseda University, Japan,

[email protected]

34. Cameron Trương, Department of Banking and Finance Monash University,

Clayton, United States, [email protected]

35. Quang Trương, Maastricht School of Management, Netherlands, [email protected]

36. Vũ Băng Tâm, Department of Economics, College of Business and Economics

University of Hawaii_Hilo, United States, [email protected]

37. Vương Quang, Department of Economics, New York University, United States,

[email protected]

38. Vương Vân Anh, Faculty of Management, Economics and Social Sciences,

University of Cologne, Germany, [email protected]

*** Kinh doanh và Quản lý (Business and Management)

1. Mai Thi Tuyet Dao, (Accounting) College of Business and Innovation, University of

Toledo, United States, [email protected]

2. Tami Thi Dinh, (Accounting) Institute of Accounting, Control and Auditing,University of

St.Gallen, Switzerland, [email protected]

3. Diệp Ngọc Dương, (Finance), Utica College, United States, [email protected]

Page 77: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

62

4. Hoàng Thị Hà, (Organizational Behavior), Essec Business School, France,

[email protected]

5. Lê Tuấn Anh, (Finance), Penn State University, [email protected]

6. Duong Le, (Finance), Marietta College, United States, [email protected]

7. Lê Anh Sơn, (Business Administration), Management Department, Louisiana Tech

University, United States, [email protected]

8. Thai Thi Thanh Mai (International Business), HEC Montréal, Canada, mai-thi-

[email protected]

9. Nguyễn Đăng Bằng (Finance), Cambridge Judge Business School, University of

Cambridge, United Kingdom, [email protected]

10. Duong Nguyen, (Finance), Chalton College of Business, University of Massachusetts

Dartmouth, United States, [email protected]

11. Nguyễn Hoàng, (Finance), Department of Finance and Economics, University of

Baltimore, United States, [email protected]

12. James Nguyen, (Finance), Department of Finance and Economics Texas A&M

University - Texarkana, United States, [email protected]

13. Thanh Nguyen, (Finance), Mihaylo College of Business and Economics, California State

University, Fullerton, United States, [email protected]

14. Nguyen Tung Thiên, (Finance), Department of Finance, Fisher College of Business, The

Ohio State University, United States, [email protected]

15. Toan Pham,(Finance), School of Banking and Finance University of New South

Wales, Australia, [email protected]

16. Alfred Tran (Accounting), College of Business and Economics, Australian National

University, Australia, [email protected]

17. Anh Luong Tran, (Finance), Cass Business School, City University London, United

Kingdom, [email protected]

*** Những người khác trên mạng IVANET

(Dưới đây là những người có ngành nghề không phù hợp với công việc của Tổ Tư vấn, hoặc

không xác minh được thông tin, dù đã đăng ký trong mục Kinh tế hoặc Kinh doanh và Quản lý

trên mạng IVANET)

1. Vũ Minh Khương (Public Policy)

2. Myla Bui (Marketing)

3. Tung X. Bui (Information System Management)

4. Ngan Chau (Marketing)

5. Carolyn Thanh Thuy Dang (Không xác minh được)

6. Ly Thuy Dao (Intercultural Management)

7. Viet Tuan Dao (Information System Management)

8. Đoàn Xuân Vinh (Operation Research)

9. Kris Hoang (Không xác minh được)

10. Candice Huynh (Operations Management)

11. Minh Q. Huynh (Information System Management)

Page 78: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

63

12. Son K. Lam (Marketing)

13. Thang Dinh Le (Maketing & Information System)

14. Doan Thuc Nguyen (Marketing)

15. Duc Ngoc Nguyen (Không xác minh được)

16. Dung Nguyen (Marketing)

17. Hang Nguyen (Marketing)

18. Hang Thu Nguyen (Marketing)

19. Hannah-Hanh D. Nguyen (Psychology)

20. Pascal Nguyen (Không xác minh được)

21. Thang Nguyen (Information System Management)

22. Thanh Nguyen (Game Theory)

23. Lam D. Nguyen (Marketing)

24. Michael Tuan Pham, (Marketing),

25. Michel Phan (Marketing)

26. Phillip Phan (Strategic Management)

27. Ban Phung (English)

28. Nguyen Tien Thong (Marketing)

29. Hien Van Tran (Information System Management)

30. Kim Chi Trinh (Không xác minh được)

31. Thang Do Truong (Aviation)

32. Thuy-Huong Truong (Marketing)

33. Nguyen Viet Long (Làm việc ở Việt nam)

PHỤ LỤC C: BẰNG CHỨNG VỀ TRƯỜNG KENNEDY,

HARVARD

Chương V nói về việc trường Kennedy, Harvard đã sửa lại website sau khi Trần Ngọc Anh bị tổ

cáo cách đây 2 năm liên quan đến 1 vụ việc khác. Đây là bằng chứng chụp màn hình ngày

1/12/2017. (2 Years Ago là năm 2015)

https://www.econjobrumors.com/topic/policy-phd-placements-in-econ/page/2

Page 79: THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · nghiệm thực tiễn gì đáng kể ở Việt nam, trong khi Nhóm trong nước rõ ràng yếu kém về chất lượng

64

https://www.econjobrumors.com/topic/policy-phd-placements-in-econ/page/3