74
Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT THƯ CHÚC MỪNG Mến chào các Tân sinh viên khóa tuyển năm 2018! Chúc mừng các em đã trở thành tân sinh viên Đại học Bình Dương (BDU)! Tôi vui mừng và đánh giá cao những nỗ lực của các em trong suốt quá trình 12 năm học tập để bước chân vào ngưỡng cửa giảng đường Đại học. Tầm nhìn và sứ mệnh trong công tác đào tạo của BDU là giúp các em sinh viên hình thành nhận thức đúng, có thái độ tích cực, trui rèn thói quen tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng các mối quan hệ và trưởng thành! Môi trường đại học đòi hỏi sự thay đổi và thích ứng của sinh viên liên tục. Các em phải biết lập kế hoạch sinh hoạt – học tập, đăng ký môn học theo tín chỉ và tiếp cận việc học tập với 5 hình thức người thầy. Đây là một quá trình gian nan nhưng rất cần thiết để các em tự khẳng định mình trong môi trường nghề nghiệp ngày càng khắc nghiệt. Tương lai sự nghiệp sẽ do bản thân các em quyết định. Tập thể thầy cô, cán bộ nhà trường sẽ luôn đồng hành để các em có được những hành trang tốt nhất, có được bản lĩnh của một nhà khoa học, tư duy độc lập và sáng tạo, làm việc chuyên nghiệp, có năng lực cạnh tranh để hội nhập, trở thành một công dân toàn cầu có trách nhiệm. Các em sẽ là những người đem lại sự vinh quang, sự nghiệp và tự hào cho chính bản thân mình, gia đình và Trường Đại học Bình Dương. Chúc các em bước vào năm học mới, khóa học mới với nhiều niềm vui và thành công! Hãy luôn tự hào là sinh viên Trường Đại học Bình Dương. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Cao Việt Hiếu

THƯ CHÚC MỪNG - sv.bdu.edu.vn TAY SINH VIEN 2018 (k21).pdf · Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

THƯ CHÚC MỪNG

Mến chào các Tân sinh viên khóa tuyển năm 2018!

Chúc mừng các em đã trở thành tân sinh viên Đại học Bình Dương (BDU)!

Tôi vui mừng và đánh giá cao những nỗ lực của các em trong suốt quá trình 12 năm học tập để bước chân vào ngưỡng cửa giảng đường Đại học.

Tầm nhìn và sứ mệnh trong công tác đào tạo của BDU là giúp các em sinh viên hình thành nhận thức đúng, có thái độ tích cực, trui rèn thói quen tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng các mối quan hệ và trưởng thành!

Môi trường đại học đòi hỏi sự thay đổi và thích ứng của sinh viên liên tục. Các em phải biết lập kế hoạch sinh hoạt – học tập, đăng ký môn học theo tín chỉ và tiếp cận việc học tập với 5 hình thức người thầy. Đây là một quá trình gian nan nhưng rất cần thiết để các em tự khẳng định mình trong môi trường nghề nghiệp ngày càng khắc nghiệt.

Tương lai sự nghiệp sẽ do bản thân các em quyết định.

Tập thể thầy cô, cán bộ nhà trường sẽ luôn đồng hành để các em có được những hành trang tốt nhất, có được bản lĩnh của một nhà khoa học, tư duy độc lập và sáng tạo, làm việc chuyên nghiệp, có năng lực cạnh tranh để hội nhập, trở thành một công dân toàn cầu có trách nhiệm.

Các em sẽ là những người đem lại sự vinh quang, sự nghiệp và tự hào cho chính bản thân mình, gia đình và Trường Đại học Bình Dương.

Chúc các em bước vào năm học mới, khóa học mới với nhiều niềm vui và thành công!

Hãy luôn tự hào là sinh viên Trường Đại học Bình Dương.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký) Cao Việt Hiếu

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG ............................ 6

I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG .............................................................................. 6

1. Cấp bậc đào tạo ................................................................................................. 6

2. Thành tích ......................................................................................................... 6

II. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP ............................. 6

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ................................................... 7

1. Phòng Phát triển thị trường và Tư vấn tuyển sinh .............................................. 7

2. Phòng Đào tạo................................................................................................... 7

3. Phòng Tổ chức Hành chính ............................................................................... 7

4. Phòng Tài chính - Kế toán ................................................................................. 7

5. Phòng Công tác Sinh viên & các Đoàn thể ........................................................ 7

6. Phòng Quản lý khoa học ................................................................................... 8

7. Văn phòng Khoa ............................................................................................... 8

8. Thư viện - Tư liệu ............................................................................................. 8

9. Trung tâm Đảm bảo chất lượng ......................................................................... 8

10. Trung tâm Nghề nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp ............................................. 8

11. Trung tâm Sejong Bình Dương ....................................................................... 8

12. Trung tâm Anh ngữ, Nhật ngữ ........................................................................ 8

13. Ban Thanh tra Giáo dục - Giám thị.................................................................. 9

14. Viện Đào tạo mở và Nghiên cứu phát triển (BOLT) ........................................ 9

15. Trạm Y tế ........................................................................................................ 9

IV. CÁC KÊNH TƯƠNG TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH ........... 9

V. CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN KIẾN TẠO THƯƠNG HIỆU BẢN THÂN .... 10

1. Quy định về các học phần “Kiến tạo thương hiệu bản thân” ............................ 10

2. Quy định học phần Kiến tập nhận thức dành cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng ................................................................................... 11

VI. VIỆC LÀM THÊM VÀ VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP ... 11

VII. NHỮNG CẢNH BÁO ĐỐI VỚI SINH VIÊN ............................................... 11

1. Cảnh báo kết quả học tập ................................................................................ 11

2. Cảnh báo kết quả rèn luyện ............................................................................. 12

VIII. CÁC QUY TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN .............................. 12

1. Quy trình nộp học phí trực tiếp tại trường ....................................................... 12

3

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

2. Quy trình nộp học phí qua ngân hàng .............................................................. 13

3. Quy trình nghỉ học tạm thời ............................................................................ 13

4. Quy trình chuyển điểm, miễn điểm ................................................................. 14

5. Quy trình hủy môn học không rút học phí ....................................................... 14

6. Quy trình chỉnh sửa điểm ................................................................................ 15

7. Quy trình in bảng điểm (theo học kỳ, xin việc)................................................ 15

8. Quy trình đăng ký môn học trực tuyến ............................................................ 16

9. Quy trình đăng ký môn học trực tiếp tại phòng Đào tạo .................................. 16

10. Quy trình nộp hồ sơ xét tốt nghiệp ................................................................ 17

11. Quy trình nhận bằng tốt nghiệp ..................................................................... 17

12. Quy trình cấp giấy xác nhận cho sinh viên (bổ sung thủ tục hành chính, tạm hoãn NVQS, ưu đãi giáo dục,…) ........................................................................ 17

13. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên .............................................. 18

IX. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT ....................................................................... 18

1. Thông tin cá nhân ........................................................................................... 18

2. Thông tin Danh mục điện thoại các đơn vị trong trường .................................. 19

3. Danh mục số điện thoại khẩn cấp: ................................................................... 20

Trợ lý giáo vụ ....................................................... Error! Bookmark not defined.

4. Giáo viên chủ nhiệm ....................................................................................... 21

5. Cố vấn học tập ................................................................................................ 22

PHẦN II: TRÍCH QUY CHẾ SINH VIÊN ................................................................ 24

I. QUYỀN CỦA SINH VIÊN ................................................................................ 24

II. NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN ......................................................................... 25

III. CÁC HÀNH VI SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM ...................................... 25

IV. NỘI QUY HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ......................................................... 26

V. QUY ĐỊNH THAM GIA PHONG TRÀO ĐOÀN THỂ ................................... 26

VI. QUY ĐỊNH GIỜ TỰ HỌC TẠI THƯ VIỆN ................................................... 26

VII. TRÍCH NỘI QUY THƯ VIỆN ...................................................................... 27

1. Nội quy thư viện ............................................................................................. 27

2. Quy định mượn tài liệu ................................................................................... 28

3. Quy định sử dụng phòng máy internet ............................................................. 29

4. Quy định sử dụng tài liệu nghe nhìn tại phòng máy ......................................... 30

5. Quy định sử dụng tài liệu điện tử .................................................................... 30

4

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

VIII. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG SINH VIÊN...................................... 31

IX. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT SINH VIÊN ................................................... 31

X. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHO CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI, LỚP, NHÓM THỦ LĨNH SINH VIÊN ........................................................................................................... 32

1. Đối tượng áp dụng .......................................................................................... 32

2. Quy định chế độ .............................................................................................. 32

PHẦN III: TRÍCH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ .................................................. 33

I. ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ .......................................................... 33

II. ĐĂNG KÝ MÔN HỌC .................................................................................... 33

III. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN ................................................................................ 34

IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM ........................................................................................ 34

V. CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG .................................................. 36

PHẦN IV: TRÍCH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN ........................................ 38

I. NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ .................................................................. 38

II. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN SINH VIÊN ............... 38

1. Tiêu chí 1: Đánh giá về ý thức trong học tập của sinh viên (khung điểm 20 điểm) .................................................................................................................. 38

2. Tiêu chí 2: Đánh giá ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (khung điểm 25 điểm).............................................................................. 40

3. Tiêu chí 3: Đánh giá ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội (khung điểm 25 điểm) .................................................................................................................. 41

4. Tiêu chí 4: Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (khung điểm 20) ...................................................................................................................... 43

5. Tiêu chí 5: Đánh giá về kết quả tham gia phụ trách lớp học, các đoàn thể, tổ chức khác trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt trong học tập và rèn luyện (khung điểm 10) .................................................................................................. 45

III. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN ........................................ 46

1. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện ............................................................... 46

2. Quy định đánh giá cụ thể từng đối tượng sinh viên.......................................... 46

3. Bảng xếp loại .................................................................................................. 47

4. Sử dụng kết quả rèn luyện ............................................................................... 47

5. Kỷ luật ........................................................................................................... 47

PHẦN V: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÔN HỌC .................................................... 48

PHẦN VI: THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP ........................................................... 55

5

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHỤ LỤC 1: XE BUÝT BÌNH DƯƠNG - CÁC TUYẾN XE BUÝT BÌNH DƯƠNG ........ 69

PHỤ LỤC 2: ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BUSMAP - XE BUÝT THÀNH PHỐ ........... 74

6

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN I: TỔNG QUAN

VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG

Trường Đại học Bình Dương là cơ sở giáo dục đại học duy nhất và đầu tiên được thành lập tại tỉnh Bình Dương cùng song hành với quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Dương (từ năm1997 đến nay).

Trường Đại học Bình Dương là trường không sử dụng ngân sách Nhà nước, là mô hình giáo dục đầu tiên của tỉnh được xây dựng thông qua con đường xã hội hóa giáo dục. Nhà trường đã không ngừng phát triển lớn mạnh và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ cho định hướng chiến lược của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung trong đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh, nhà máy thông minh, tăng cường ứng dụng thành tựu cách mạng khoa học công nghệ vào cuộc sống, hội nhập quốc tế, nâng tầm vị thế đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

Bên cạnh sự phát triển vững mạnh của Trường Đại học Bình Dương tại địa phương, Nhà trường còn phát triển một phân hiệu đào tạo tại tỉnh Cà Mau mang tên Phân hiệu Đại học Bình Dương – Cà Mau góp phần đáp ứng nguyện vọng được học tập, nâng cao trình độ của người dân, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Cà Mau nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

1. Cấp bậc đào tạo

Trình độ tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

Trình độ thạc sĩ với hơn 30 ngành đào tạo.

Trình độ đại học với hơn 20 ngành đào tạo.

2. Thành tích

Năm 2018, Trường Đại học Bình Dương được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Năm 2017, Trường Đại học Bình Dương được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2017.

Năm 2012, Trường Đại học Bình Dương được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III.

II. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

Trường Đại học Bình Dương áp dụng phương pháp đào tạo “Cộng học” theo hình thức 05 người Thầy. Đây là phương pháp giáo dục chủ động, tích cực, là sự tương tác hai chiều qua lại và tự đối thoại với chính mình. Hình thức học tập thông qua 05 người Thầy, bao gồm:

1. Thầy là “Cha Mẹ”: Người thầy đầu tiên, thể hiện sự giáo dục của gia đình.

7

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

2. Thầy là “Thầy/Cô; Bạn bè”: Thể hiện sự “Cộng học” giữa “Thầy – Trò”, “Không Thầy đố mầy làm nên”, “Học Thầy không tày học bạn”.

3. Thầy là “Sách; Tài liệu; Giáo trình; Hội thảo khoa học”: Sách là kho tàng tri thức vô giá chứa đựng cả thế giới tri thức, là người bạn tri kỷ suốt đời.

4. Thầy là “Dr. Google”: Với sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 thì việc áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy và học tập là tất yếu. Đòi hỏi người học phải chủ động, tự học thông qua internet (hay nói cách khác là Dr. Google).

5. Thầy là “Chính bản thân mình”: Người học sẽ phải tự đánh giá và xem xét năng lực của chính mình để tự điều chỉnh, tự đào tạo trước khi bước chân tham gia vào thị trường lao động vì đó là thước đo quan trọng của mỗi cá nhân.

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Phòng Phát triển thị trường và Tư vấn tuyển sinh

Tư vấn và tổ chức tuyển sinh các hệ đào tạo của trường.

Thu học phí, lệ phí sinh viên các hệ.

Tư vấn các chương trình du học, học bổng, trao đổi ngắn hạn, học chuyển tiếp với các đối tác của Trường Đại học Bình Dương tại các quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

2. Phòng Đào tạo

Thực hiện các công tác Trợ lý giáo vụ.

Tư vấn học tập cho sinh viên các hệ.

Cung cấp kế hoạch đào tạo giai đoạn đại cương các ngành, các hệ.

Cung cấp thông tin và quản lý kế hoạch – kết quả học tập các hệ.

Tổ chức cho sinh viên đăng ký môn học.

3. Phòng Tổ chức Hành chính

Thực hiện các công tác hành chính.

Thực hiện công tác nhân sự.

4. Phòng Tài chính - Kế toán

Thực hiện các chức năng liên quan đến công tác tài chính của nhà trường.

5. Phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện xã hội, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, hoạt động phong trào cho sinh viên toàn trường.

Cấp giấy xác nhận cho sinh viên đang theo học tại Trường để phục vụ công tác bổ sung hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, hưởng chế độ chính sách.

Cung cấp thông tin hệ thống ký túc xá của Trường để sinh viên liên hệ đăng ký chổ ở.

8

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Tổ chức sinh hoạt Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

Giới thiệu việc làm cho sinh viên.

6. Phòng Quản lý khoa học

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên.

7. Văn phòng Khoa

Cung cấp các thông tin về kế hoạch và kết quả học tập của sinh viên thuộc khoa quản lý.

Công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, hướng dẫn học tập cho sinh viên do khoa quản lý.

Phụ trách công tác đào tạo giai đoạn cơ sở ngành, chuyên ngành.

8. Thư viện - Tư liệu

Phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo của cán bộ giảng viên, sinh viên của nhà trường thông qua việc sử dụng khai thác các loại tài liệu, thông tin có trong Thư viện – Tư liệu.

Có phòng máy kết nối internet phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, cán bộ - nhân viên, sinh viên nhà trường.

Cấp giấy xác nhận tình trạng mượn sách của sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Tổ chức các hoạt động thường niên trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong sinh viên.

Tổ chức các cuộc thi về tuyên truyền giới thiệu sách, tọa đàm về sách, rèn kỹ năng đọc sách, thuyết trình trong sinh viên.

9. Trung tâm Đảm bảo chất lượng

Tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá trong toàn trường.

Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong trường.

10. Trung tâm Nghề nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp

Kết nối các doanh nghiệp.

Tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp giữa sinh viên và doanh nghiệp.

11. Trung tâm Sejong Bình Dương

Tổ chức đào tạo các chương trình Hàn ngữ.

Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ giữa 02 quốc gia Việt – Hàn.

Tìm và giới thiệu các nguồn học bổng du học tại Hàn Quốc.

12. Trung tâm Anh ngữ, Nhật ngữ

Tổ chức đào tạo các chương trình Anh ngữ.

Tổ chức đào tạo các chương trình Nhật ngữ.

9

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, tìm và giới thiệu học bổng.

13. Ban Thanh tra Giáo dục - Giám thị

Giám sát việc giảng dạy, học tập, trang thiết bị giảng dạy, kỷ luật sinh viên.

Giám sát công tác tổ chức thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Ghi nhận và giải quyết các phản ánh từ phụ huynh, sinh viên.

14. Viện Đào tạo mở và Nghiên cứu phát triển (BOLT)

Đào tạo các khóa học ngắn hạn, rèn luyện kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ để sinh viên tốt nghiệp có thể tìm được việc làm phù hợp.

Đào tạo Tin học; Ngoại ngữ không chuyên theo chương trình đào tạo các ngành.

Đào tạo các khóa học ngắn hạn về Tin học (Mạng; Hệ điều hành; Corel; Photoshop,…) và ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật,…).

Thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ ngắn hạn: Bồi dưỡng Kế toán trưởng; Thuế – Báo cáo thuế; Khai báo hải quan.

Tổ chức du học cho những sinh viên có nhu cầu học tập tại các trường đại học ở các quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,…

Tổ chức các chương trình giao lưu, trải nghiệm văn hóa ngắn hạn tại các trường liên kết với Đại học Bình Dương ở các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan, Đài Loan…

Kiểm tra sát hạch trình độ về Tin học; Ngoại ngữ của sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Tổ chức và cấp chứng chỉ khóa học kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình và giao tiếp xã hội.

15. Trạm Y tế

Thực hiện các công tác y tế học đường.

Tuyên truyền, trang bị kiến thức cơ bản về y tế, sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên, giảng viên, cán bộ - nhân viên của nhà trường.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến Thẻ BHYT của sinh viên.

IV. CÁC KÊNH TƯƠNG TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH

Phụ huynh và nhà trường sẽ tương tác với nhau thông qua các kênh như điện thoại, email, facebook, zalo, skype,…

Nhà trường cung cấp đầy đủ thông tin về giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập được nhà trường phân công phụ trách theo dõi kết quả học tập, rèn luyện của con em phụ huynh.

Khi có nhu cầu cần trao đổi về kết quả học tập, rèn luyện của con em mình, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp qua các kênh điện thoại, facebook, zalo, email, skype,.. với giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập hoặc Phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể để được hỗ trợ.

10

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Định kỳ hàng năm nhà trường sẽ gửi thông báo kết quả học tập và rèn luyện để phụ huynh, sinh viên theo dõi thông qua địa chỉ thường trú, điện thoại, facebook, zalo, email,…

Ngoài ra phụ huynh, sinh viên sẽ được thông báo qua địa chỉ thường trú, điện thoại, facebook, zalo, email,.. khi có các trường hợp liên quan đến sinh viên như sau:

1. Khi có thông báo đóng học phí, lệ phí.

2. Khi sinh viên vi phạm nội quy, quy chế ở mức độ nghiêm trọng.

3. Khi có thông báo sinh viên bị đình chỉ học tập, buộc thôi học.

V. CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN KIẾN TẠO THƯƠNG HIỆU BẢN THÂN

Đây là chương trình giúp sinh viên rèn luyện thái độ trong công việc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp (kỹ năng mềm) thông qua chương trình “Kiến tập nhận thức” và học phần “Kiến tạo thương hiệu bản thân”.

1. Quy định về các học phần “Kiến tạo thương hiệu bản thân”

Đưa việc hoàn thành các lớp kỹ năng là yêu cầu chuẩn đầu ra của sinh viên Trường Đại học Bình Dương, điểm của các môn kỹ năng không tính vào điểm trung bình chung của học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.

Mỗi sinh viên phải chọn học và đạt tối thiểu 5 kỹ năng trong danh sách 7 kỹ năng mềm do nhà trường quy định.

Đối với sinh viên ngành Việt Nam học có điểm đạt các môn: Quản trị Lễ tân, Kỹ năng giao tiếp trong nhà hàng khách sạn sẽ được xét miễn môn Kỹ năng Lễ tân – Khánh tiết – Giao tiếp.

Danh sách các môn thuộc nhóm môn “Kỹ năng kiến tạo thương hiệu bản thân”

Stt Mã môn Tên môn Tín chỉ Lý

thuyết Thực hành

1 SKI0011 Kỹ năng thuyết trình 1 30

2 SKI0021 Kỹ năng Lễ tân – Khánh tiết – Giao tiếp

1 30

3 SKI0031 Kỹ năng Viết và soạn thảo văn bản – Phỏng vấn xin việc

1 30

4 SKI0041 Kỹ năng khiêu vũ 1 30 5 SKI0051 Kỹ năng đàn Guitar 1 30 6 SKI0061 Tư duy phản biện 1 30 7 SKI0071 Kỹ năng võ thuật tự vệ 1 30

Đối với mỗi kỹ năng, ngoài số tiết học tập trên lớp sinh viên phải có ít nhất 60 giờ tự học (trong đó sinh viên bắt buộc phải có ít nhất 20 giờ tự học tại Thư viện – Tư liệu.

11

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Sinh viên được học tập, rèn luyện, phát huy tối đa năng lực để đáp ứng tốt hơn, thích ứng nhanh hơn với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.

Sinh viên nộp học phí và lệ phí theo quy định về mức thu học phí, lệ phí hiện hành của Trường Đại học Bình Dương.

Sinh viên không tham gia học, học không đủ số tiết theo quy định hoặc không vượt qua kỳ thi kiểm tra cuối khóa của mỗi kỹ năng sẽ phải đăng ký học lại hoặc chọn học phần khác trong danh sách các học phần theo quy định để học thay thế.

2. Quy định học phần Kiến tập nhận thức dành cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Học phần kiến tập nhận thức là học phần bắt buộc, mỗi sinh viên thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng bắt buộc phải học và đạt. Điểm của học phần kiến tập nhận thức không tính vào điểm trung bình chung của học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ.

Thông tin về học phần Kiến tập nhận thức

Mã môn Tên môn Tín chỉ

SKI0085 Kiến tập nhận thức 5

Nội dung chính của học phần

Sinh viên đến doanh nghiệp để tham quan và tham gia thực hành một số công việc văn phòng tại doanh nghiệp.

Sinh viên tham quan các công trình thực tế đang triển khai.

Sinh viên nộp học phí và lệ phí theo quy định về mức thu học phí, lệ phí hiện hành của Trường Đại học Bình Dương.

Sinh viên không tham gia học, học không đủ số tiết theo quy định hoặc không vượt qua kỳ thi kiểm tra cuối khoá phải đăng ký học lại.

VI. VIỆC LÀM THÊM VÀ VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

Trong quá trình học tập, sinh viên có nhu cầu làm thêm hoặc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, có thể liên hệ phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể để được hỗ trợ.

Nhà trường khuyến khích sinh viên khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh online để rèn luyện kỹ năng và tự chủ tài chính trong học tập, sinh hoạt.

VII. NHỮNG CẢNH BÁO ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1. Cảnh báo kết quả học tập

1.1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo quy định. Việc cảnh báo kết quả học tập của sinh viên được dựa trên các tiêu chí sau:

12

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;

Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.

1.2. Sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây

Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường.

Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ, hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

1.3. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường sẽ thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định việc cho phép chuyển chương trình căn cứ vào chỉ tiêu được giao và cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

2. Cảnh báo kết quả rèn luyện

Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải dừng học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

VIII. CÁC QUY TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN

1. Quy trình nộp học phí trực tiếp tại trường

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn các bước để sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học phí bằng phương pháp nộp học phí trực tiếp tại nhà trường.

Thời gian áp dụng: Đầu mỗi học kỳ, theo thông báo nộp học phí học kỳ do nhà trường ban hành.

Kết quả đạt được: Sinh viên được ghi nhận hoàn thành nghĩa vụ học phí, nhà trường gửi lại sinh viên hóa đơn học phí đã thu. Sinh viên lưu giữ hóa đơn để đối chiếu khi cần thiết.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên in phiếu đối chiếu học phí tại Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) và kiểm tra các thông tin môn học đúng theo nguyện vọng đã đăng ký.

Bước 2: Sinh viên liên hệ trực tiếp phòng Đào tạo xác nhận thông tin môn học.

Bước 3: Sinh viên liên hệ phòng Tuyển sinh nộp học phí học kỳ.

13

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

2. Quy trình nộp học phí qua ngân hàng

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn các bước để sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học phí bằng phương pháp nộp học phí qua ngân hàng.

Thời gian áp dụng: Đầu mỗi học kỳ, theo thông báo nộp học phí học kỳ do nhà trường ban hành.

Kết quả đạt được: Sinh viên được ghi nhận hoàn thành nghĩa vụ học phí, sinh viên liên hệ nhà trường cung cấp giấy nộp tiền tại ngân hàng để nhận lại hóa đơn học phí. Sinh viên lưu giữ hóa đơn để đối chiếu khi cần thiết.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên kiểm tra học phí học kỳ tại Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn).

Bước 2: Sinh viên liên hệ ngân hàng để tiến hành chuyển học phí về tài khoản của nhà trường.

Ghi chú:

Sinh viên lưu ý phải ghi đầy đủ thông tin sau:

Tên tài khoản: Trường Đại học Bình Dương.

Số tài khoản: 113000014705.

Tại: Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Bình Dương.

Nội dung: Họ và tên sinh viên; Mã số sinh viên; Lớp; Ngành học; Học kỳ (năm học).

Ví dụ: Nguyễn Văn A; MSSV:17010001; Lớp 20AV011; Ngoại ngữ; Học phí HK2(17–18)

Sinh viên nộp tiền qua tài khoản ngân hàng khi đến lấy hoá đơn cần phải mang theo các giấy tờ sau:

Giấy nộp tiền (đã sử dụng nộp tiền vào tài khoản) (nếu có).

Thẻ sinh viên hoặc chứng minh nhân dân.

Lưu ý: Chỉ thu tiền học phí qua ngân hàng, không thu các khoản lệ phí khác ngoài học phí.

3. Quy trình nghỉ học tạm thời

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên các bước thực hiện thủ tục xin phép nghỉ học tạm thời vì lý do cá nhân (phục vụ nghĩa vụ quân sự, ốm, hoàn cảnh,…).

Thời gian áp dụng: Khi sinh viên có nguyện vọng nghỉ học tạm thời.

Sinh viên được quyền gửi đơn đến Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

Được điều động vào các lực lượng vũ trang.

14

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế.

Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức theo quy định.

Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

Kết quả đạt được: Nhà trường ban hành quyết định cho phép sinh viên nghỉ học tạm thời. Sinh viên nhận quyết định nghỉ học tạm thời và thực hiện theo nội dung trong quyết định.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) tải mẫu đơn nghỉ học tạm thời.

Bước 2: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào đơn và gửi tại phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể.

Bước 3: Nhà trường xem xét, nếu trường hợp được duyệt nhà trường sẽ ban hành quyết định và gửi sinh viên.

4. Quy trình chuyển điểm, miễn điểm

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên các bước chuyển điểm, miễn điểm khi sinh viên đã hoàn thành một số môn học ở trường khác hoặc khóa học tương ứng có môn học thỏa điều kiện với chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành sinh viên đang theo học tại trường.

Thời gian áp dụng: Khi sinh viên có nguyện vọng chuyển điểm, miễn điểm.

Kết quả đạt được: Nhà trường ban hành quyết định chuyển điểm, miễn điểm và gửi lại sinh viên. Đồng thời nhập kết quả công nhận chuyển điểm, miễn điểm lên hệ thống quản lý đào tạo.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) tải mẫu đơn chuyển điểm, miễn điểm.

Bước 2: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào đơn và gửi tại phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể.

Bước 3: Nhà trường xem xét, nếu trường hợp được duyệt, nhà trường sẽ ban hành quyết định gửi sinh viên.

5. Quy trình hủy môn học không rút học phí

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên các bước thực hiện hủy môn học không rút học phí do môn học thừa so với chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành

15

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

sinh viên đang theo học hoặc môn học đã thi nhưng kết quả không tốt và sinh viên đã tích lũy lại môn học đó có kết quả tốt hơn.

Thời gian áp dụng: Khi sinh viên có nguyện vọng hủy môn học không rút học phí.

Kết quả đạt được: Nhà trường tiếp nhận đơn, kiểm tra và xử lý trên hệ thống quản lý đào tạo thông báo kết quả qua điện thoại, email của sinh viên. Sinh viên kiểm tra kết quả tại Cổng thông tin sinh viên sau 7 ngày nộp đơn (không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) tải mẫu đơn hủy học phần không rút học phí.

Bước 2: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào đơn và gửi tại phòng Đào tạo.

Bước 3: Nhà trường xem xét, nếu trường hợp được duyệt, nhà trường sẽ tiến hành hủy và thông báo kết quả qua email sinh viên.

6. Quy trình chỉnh sửa điểm

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên chỉnh sửa điểm do điểm các môn học không khớp với dữ liệu điểm ghi trên bảng ghi điểm thi.

Thời gian áp dụng: Khi sinh viên có nguyện vọng chỉnh sửa điểm.

Kết quả đạt được: Nhà trường tiếp nhận đơn, kiểm tra dữ liệu điểm trên hệ thống quản lý đào tạo, kiểm tra dữ liệu điểm trên bảng ghi điểm từ Trung tâm Đảm bảo chất lượng. Thực hiện điều chỉnh nếu dữ liệu không trùng khớp và phản hồi sinh viên kết quả thực hiện qua điện thoại, email của sinh viên. Sinh viên kiểm tra lại dữ liệu điều chỉnh sau 7 ngày nộp đơn (không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn), tải mẫu đơn chỉnh sửa điểm.

Bước 2: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào đơn và gửi tại phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể.

Bước 3: Nhà trường xem xét và đối chiếu dữ liệu. Sau đó gửi kết quả đối chiếu, điều chỉnh (nếu có) qua email sinh viên.

7. Quy trình in bảng điểm (theo học kỳ, xin việc)

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên các bước in bảng điểm (theo học kỳ, xin việc) phục vụ nhu cầu cá nhân như xin việc, học chuyển tiếp bậc học cao hơn,…

Thời gian áp dụng: Khi sinh viên có nguyện vọng in bảng điểm.

Kết quả đạt được: Nhà trường tiếp nhận nhu cầu của sinh viên, kiểm tra dữ liệu, in và gửi lại bảng điểm (theo học kỳ, xin việc) có dấu xác nhận của nhà trường cho sinh viên.

16

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên liên hệ phòng Tuyển sinh nộp lệ phí in bảng điểm.

Bước 2: Sinh viên liên hệ phòng Đào tạo để in bảng điểm.

Bước 3: Sinh viên liên hệ phòng Tiếp công dân đóng dấu xác nhận.

8. Quy trình đăng ký môn học trực tuyến

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên thực hiện đăng ký môn học trực tuyến tại Cổng thông tin sinh viên để tích lũy số tín chỉ theo chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành mà sinh viên theo học.

Thời gian áp dụng: Sinh viên thực hiện mỗi đầu học kỳ theo lịch trình đăng ký môn học nhà trường đã thông báo.

Kết quả đạt được: Hệ thống ghi nhận dữ liệu sinh viên đăng ký trực tuyến, sinh viên tích lũy được số tín chỉ các môn học sinh viên có nguyện vọng học trong học kỳ.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) theo đúng lịch trình đăng ký môn học.

Bước 2: Sinh viên liên hệ cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm để được tư vấn chọn môn học.

Bước 3: Sinh viên đăng nhập bằng tài khoản đăng ký môn học đã được cấp lúc nhập học để thực hiện đăng ký môn học (xem tại mục IX. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT, mục 1 Thông tin cá nhân).

Xem chi tiết các thao tác thực hiện tại PHẦN V. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÔN HỌC TRỰC TUYẾN.

9. Quy trình đăng ký môn học trực tiếp tại phòng Đào tạo

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên thực hiện đăng ký môn học trực tiếp tại phòng Đào tạo, để tích lũy số tín chỉ theo chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành mà sinh viên theo học do trong quá trình đăng ký trực tuyến các môn học không cho phép đăng ký hoặc do yêu cầu riêng của từng khoa, bộ môn.

Thời gian áp dụng: Sinh viên thực hiện mỗi đầu học kỳ theo lịch trình đăng ký môn học nhà trường đã thông báo.

Kết quả đạt được: Hệ thống ghi nhận dữ liệu sinh viên đăng ký trực tuyến, sinh viên tích lũy được số tín chỉ các môn học sinh viên có nguyện vọng học trong học kỳ.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên liên hệ trực tiếp tại văn phòng khoa để theo dõi danh sách môn học tổ chức đăng ký riêng, đăng ký bổ sung. Sau khi liên hệ văn phòng khoa, sinh viên liên hệ phòng Đào tạo và cung cấp đầy đủ thông tin môn học cần đăng ký cho bộ phận đăng ký môn học.

Bước 2: Bộ phận đăng ký môn học kiểm tra, trình lãnh đạo xem xét.

17

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Bước 3: Nếu đồng ý xét duyệt, bộ phận đăng ký môn học sẽ tiến hành đăng ký và thông báo kết quả qua email sinh viên hoặc báo trực tiếp.

10. Quy trình nộp hồ sơ xét tốt nghiệp

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ xét tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp sau khi đã hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình đào tạo và thỏa điều kiện cấp bằng.

Thời gian áp dụng: Sinh viên thực hiện theo các đợt xét tốt nghiệp của nhà trường đã thông báo vào mỗi đầu năm học.

Kết quả đạt được: Sinh viên thỏa điều kiện sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đúng ngành, chuyên ngành mà sinh viên theo học. Trong thời gian chờ nhận bằng chính thức, sinh viên thỏa điều kiện nếu có nguyện vọng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời bổ túc hồ sơ hành chính, nhà trường sẽ hỗ trợ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên bổ túc hồ sơ hành chính.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên truy cập Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn) tải mẫu đơn thông tin in bằng tốt nghiệp.

Bước 2: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu và nộp tại phòng Tuyển sinh.

Bước 3: Nhà trường xét tốt nghiệp và thông báo kết quả qua email sinh viên, trang thông tin điện tử của nhà trường.

11. Quy trình nhận bằng tốt nghiệp

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên các bước thực hiện nhận bằng tốt nghiệp sau khi sinh viên đã được in bằng tốt nghiệp.

Thời gian áp dụng: Sinh viên có nguyện vọng nhận bằng tốt nghiệp theo lịch cấp bằng của nhà trường đã thông báo.

Kết quả đạt được: Sinh viên nhận được bằng tốt nghiệp ngành mà sinh viên theo học.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên liên hệ phòng Tuyển sinh nộp lệ phí nhận bằng tốt nghiệp.

Bước 2: Sinh viên mang biên lai nộp lệ phí nhận bằng tốt nghiệp, thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân đến phòng Đào tạo.

Bước 3: Bộ phận cấp bằng kiểm tra thông tin và tiến hành cấp bằng cho sinh viên.

12. Quy trình xác nhận thủ tục sinh viên (bổ túc hồ sơ hành chính, tạm hoãn NVQS, ưu đãi giáo dục,…)

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên có nguyện vọng xác nhận là sinh viên của trường để bổ túc các hồ sơ hành chính vay vốn, hoãn nghĩa vụ quân sự,…

Thời gian áp dụng: Sinh viên có nguyện vọng xác nhận sinh viên.

18

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Kết quả đạt được: Sinh viên thỏa điều kiện, nhà trường sẽ cấp giấy xác nhận đầy đủ thông tin cho sinh viên để phục vụ bổ túc hồ sơ.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên liên hệ phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể nhận đơn và điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn và nộp tại phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể.

Bước 2: Nhà trường xem xét, nếu đồng ý xác nhận sẽ tiến hành các thủ tục liên quan và gửi xác nhận trực tiếp cho sinh viên.

13. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên

Mục đích: Quy trình này hướng dẫn sinh viên về việc đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian theo học tại trường.

Thời gian áp dụng: Từ khi sinh viên nhập học đến khi sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Kết quả đạt được: Sinh viên sẽ được đánh giá đúng năng lực và thái độ học tập của sinh viên. Nhà trường thông báo kết quả đánh giá về phụ huynh, sinh viên. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xem xét xử lý theo khung quy định.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Sinh viên tự đánh giá.

Bước 2: Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, trợ lý sinh viên đánh giá.

Bước 3: Hội đồng khoa đánh giá.

Bước 4: Hội đồng trường đánh giá và công bố kết quả.

IX. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT

1. Thông tin cá nhân

TT NỘI DUNG GHI CHÚ

1 Mã số sinh viên Dùng để tra cứu lịch học, lịch thi, kết quả học tập,…

2 Tài khoản đăng ký môn học

Dùng để đăng ký môn học trực tuyến mỗi đầu học kỳ.

3 Địa chỉ email do nhà trường cấp

Dùng để cập nhật những thông tin từ nhà trường; phục vụ đăng ký môn học trực tuyến. Mọi thắc mắc về email sinh viên liên hệ qua địa chỉ: [email protected] (Thầy Trần Hữu Duật) hoặc [email protected] (Thầy Nguyễn Khánh Tùng) để được hỗ trợ.

19

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

2. Thông tin Danh mục điện thoại các đơn vị trong trường

(Mã vùng tỉnh Bình Dương: 0274)

Phòng Phát triển thị trường và Tư vấn tuyển sinh ....................... 7303399

Phòng Đào tạo ........................................................................... 3872073

Phòng Tổ chức Hành chính ....................................................... 3820833

Phòng Tài chính - Kế toán ......................................................... 3835014

Phòng Công tác sinh viên và các Đoàn thể ................................. 3837209

Phòng Quản trị thiết bị ................................................................ 3871600

Phòng Hợp tác quốc tế ................................................................ 3841900

Phòng Thông tin – Truyền thông ................................................ 3821315

Khoa Dược ................................................................................. 3878021

Khoa Công nghệ Kỹ thuật ô tô .................................................... 3833928

Khoa Xã hội và Nhân văn ........................................................... 3872073

Khoa Ngoại ngữ ......................................................................... 3871385

Khoa Công nghệ sinh học ......................................................... 3871384

Khoa Điện – Điện tử ................................................................. 3837104

Khoa Kinh tế ............................................................................. 3833926

Khoa Tin học ............................................................................ 3872073

Khoa Xây dựng ......................................................................... 3833927

Khoa Kiến trúc .......................................................................... 3872946

Khoa Luật .................................................................................. 3870654

Thư viện – Tư liệu .................................................................... 3837208

Trung tâm Nghề nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp ......................... 3821230

Trung tâm Sejong Bình Dương .................................................. 3819119

Trung tâm Anh ngữ, Nhật ngữ .................................................... 3904780

Phòng Quản lý khoa học ............................................................. 3871387

Trung tâm Đảm bảo chất lượng ................................................... 3837102

Ban Thanh tra Giáo dục - Giám thị ............................................ 3835426

Trạm Y tế ................................................................................... 3872493

Lưu ý: Khi liên hệ với Nhà trường, phụ huynh hoặc sinh viên cần cung cấp các thông tin sau: Họ và tên sinh viên; Mã số sinh viên và Ngành học.

20

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

3. Danh mục số điện thoại khẩn cấp:

a. Tổ bảo vệ Trường Đại học Bình Dương

Đội trưởng: Hồ Hải Hùng - Điện thoại: 0166.718.6670

b. Chốt dân quân tự vệ/phường đội của phường Hiệp Thành

Điện thoại: 0274.3822307

c. Công an phường Hiệp Thành

Điện thoại: 0274.3822670

d. Phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể

STT Họ và tên Chức vụ Điện thoại

1 Hoàng Duy Thiên Trưởng phòng 0918.877371

2 Nguyễn Ngọc

Khanh

Phó trưởng phòng, Bí thư Đoàn, Chủ tịch

Hội Sinh viên 0909.853834

3 Võ Vương Phúc Phó trưởng phòng

Phó Bí thư Đoàn trường 0908.365360

4 Lê Hoàng Trân Phó Bí thư Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh

viên 0988.927740

5 Nguyễn Thị Như

Nguyệt Trợ lý sinh viên 0909.396.354

6 Nguyễn Phương

Nam

Trợ lý sinh viên 0966.295.113

7 Lê Hoàng Tiến Trợ lý sinh viên 0343.204.930

21

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

e. Giáo vụ khoa:

4. Giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm là chức danh do Hiệu trưởng bổ nhiệm, quyết định phân công vào mỗi đầu khóa học.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt ban chủ nhiệm khoa quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Đồng thời là cầu nối giữa sinh viên, lớp với khoa, bộ môn, ban giám hiệu, đồng thời là cán bộ mạng lưới tích cực của Đoàn Thanh niên và các câu lạc bộ.

STT Họ và tên Khoa phụ trách

1

Đinh Võ Thùy Trang

Điện thoại: 0274 3872073

Email: [email protected]

- Kinh tế.

- Tin học.

- Đại cương.

2

Nguyễn Thị Bích Liễu

Điện thoại: 0274 3837103

Email: [email protected]

- Xây dựng.

- Kiến trúc.

- Điện – Điện tử.

- Giáo dục thể chất.

- Ngoại ngữ.

3

Khấu Hoàng Kim Giao

Điện thoại:0274 3871384

Email: [email protected]

Công nghệ sinh học

4

Ngô Anh Tuấn

Điện thoại:0274 3871384

Email: [email protected]

Luật học

5

Nguyễn Phi Long

Điện thoại:0274 3878021

Email: [email protected]

Dược học

6

Phí Văn Cương

Điện thoại: 0274 3833928

Email: [email protected]

Công nghệ kỹ thuật ô tô

22

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của các lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với khoa và phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể.

Định kỳ thăm hỏi, kiểm tra nơi ăn ở, sinh hoạt của sinh viên.

Nắm bắt tư tưởng, tinh thần thái độ của từng sinh viên thông qua mạng xã hội (facebook, zalo, …) và các kênh thông tin khác.

Tổ chức xét điểm rèn luyện cho sinh viên lớp mình phụ trách.

Tham gia với tư cách thành viên các hội đồng xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận tốt nghiệp cho các sinh viên của lớp mình phụ trách.

Liên hệ với gia đình sinh viên để phối hợp giáo dục sinh viên khi cần thiết.

Tư vấn và định hướng cho sinh viên trong việc tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa.

Phối hợp với Thư viện – Tư liệu, Trạm y tế, nhằm đảm bảo điều kiện học tập và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.

Kiến nghị phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể giải quyết các chế độ, chính sách cho sinh viên.

Tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ, thời gian, kế hoạch và nội dung sinh hoạt lớp phải được thể hiện trong kế hoạch làm việc của giáo viên chủ nhiệm và phù hợp với quy định của nhà trường.

5. Cố vấn học tập

Cố vấn học tập là chức danh do hiệu trưởng bổ nhiệm, quyết định phân công vào mỗi đầu khóa học.

Cố vấn học tập có nhiệm vụ chung là trợ giúp sinh viên một cách chuyên nghiệp về mọi mặt của hoạt động học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học… trong suốt khóa học.

Cố vấn học tập tổ chức thảo luận, triển khai cho sinh viên các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của sinh viên.

Cố vấn học tập tư vấn cho sinh viên phương pháp học đại học, phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, tài liệu học tập.

Cố vấn học tập tổ chức thảo luận và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu chương trình đào tạo và cách lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần.

Cố vấn học tập hướng dẫn qui trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ, ký chấp nhận hoặc từ chối vào phiếu đăng ký học phần cho sinh viên.

Theo dõi việc đăng ký học phần của sinh viên cho phù hợp với quy định của nhà trường.

23

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Thảo luận và trợ giúp sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của sinh viên giảm sút.

Trả lời các câu hỏi của sinh viên có liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác cố vấn học tập theo triệu tập của nhà trường;

Lập kế hoạch hoạt động cá nhân, thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, ghi chép đầy đủ các biểu mẫu dành cho cố vấn học tập.

Xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm tiếp sinh viên định kỳ; cung cấp cho sinh viên số điện thoại, email và các thông tin liên lạc khác để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết.

Trung thực và công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn sinh viên.

Tổ chức đánh giá, xếp loại điểm rèn luyện sinh viên theo quy định về đánh giá, xếp loại sinh viên.

Phối hợp phòng Đào tạo trong công tác xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch thi, thực tập cho sinh viên. Được quyền yêu cầu phòng Đào tạo cung cấp thông tin về kết quả học tập của sinh viên thuộc lớp mình quản lý.

Phối hợp và trao đổi thông tin với Ban Thanh tra – Giáo dục giám thị trong việc theo dõi, kiểm tra tuân thủ các quy định, quy chế của nhà trường.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN II: TRÍCH QUY CHẾ SINH VIÊN

I. QUYỀN CỦA SINH VIÊN

1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học, được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật.

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước.

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành.

e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,...).

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành, được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học, đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.

25

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

II. NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.

2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.

3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện, thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản, hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học.

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

6. Nộp học phí, lệ phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học.

10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo dục đại học.

III. CÁC HÀNH VI SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Tham gia các tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

26

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

5. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học, gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

IV. NỘI QUY HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1. Thời gian giảng dạy và học tập trên lớp

Thời gian Buổi sáng Buổi chiều Buổi tối

Giờ bắt đầu 7:00 13:00 17:45

Giờ giải lao 8:50 – 9:00 14:50 – 15:00 Không giải lao

Giờ kết thúc 10:45 16:30 20:40

2. Sinh viên đến trường thực hiện nghiêm túc việc đeo thẻ sinh viên, huy hiệu trường.

3. Sinh viên đến lớp muộn quá 10 phút Ban Thanh tra giáo dục – Giám thị ghi nhận vào sổ, Ban giám sát chất lượng giảng dạy sẽ tổng hợp ghi nhận và thông báo đến giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở sinh viên thực hiện nghiêm túc thời gian đến lớp. Sinh viên vi phạm 3 lần sẽ thông báo tới gia đình.

4. Không làm mất trật tự, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ học, không gục đầu xuống bàn để ngủ trong giờ học, không tự do ra vào lớp khi chưa được sự cho phép của giảng viên.

V. QUY ĐỊNH THAM GIA PHONG TRÀO ĐOÀN THỂ

Tham gia tích cực và đầy đủ các hoạt động phong trào do lớp, chi đoàn, khoa, trường tổ chức.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội, với thiên nhiên.

Tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ – đội – nhóm trong trường.

VI. QUY ĐỊNH GIỜ TỰ HỌC TẠI THƯ VIỆN

Mỗi học kỳ chính, sinh viên phải tham gia giờ tự học tại Thư viện – Tư liệu tối thiểu phải đạt 50 giờ/ tổng số môn học mà sinh viên đăng ký trong học kỳ.

Mỗi học kỳ phụ, sinh viên phải tham gia giờ tự học tại Thư viện – Tư liệu tối thiểu phải đạt 15 giờ/ tổng số môn học mà sinh viên đăng ký trong học kỳ.

Giờ tự học của sinh viên tại Thư viện sẽ được tính vào điểm quá trình 2, cụ thể như sau:

Stt Hình thức môn học

Điểm quá trình (%) Điểm thi cuối

kỳ (%) Tổng điểm

(%) 1 2

27

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

1 Lý thuyết (ngành ngoại ngữ) 40 10 50 100

2 Lý thuyết (ngành Luật kinh tế)

30 10 60 100

3 Lý thuyết (các ngành còn lại) 30 20 50 100

4 Lý thuyết và thực hành (tất cả các ngành)

30 20 50 100

Trong đó:

Điểm quá trình 1 là điểm tại lớp do giảng viên giảng dạy chấm.

Điểm quá trình 2 là điểm giờ tự học tại Thư viện – Tư liệu.

Giờ tự học (học kỳ chính) >= 50 giờ trở lên, giờ tự học (học kỳ phụ) >=15 giờ trở lên sẽ được 10 điểm.

Giờ tự học (học kỳ chính) <50 giờ, giờ tự học (học kỳ phụ) <15 giờ sẽ phải nhận điểm 0.

Các hình mức môn học khác sẽ tính điểm quá trình/ cuối kỳ theo quy chế đào tạo, quy định của nhà trường.

Thời gian mở và đóng hệ thống ghi nhận giờ tự học: Hệ thống ghi nhận giờ tự học sẽ được mở vào ngày đầu tiên bắt đầu học kỳ, và đóng lại để tổng hợp giờ tự học vào tuần thứ 15 (học kỳ chính), tuần thứ 6 (học kỳ phụ).

VII. TRÍCH NỘI QUY THƯ VIỆN

1. Nội quy Thư viện – Tư liệu

Điều 1. Thời gian phục vụ từ 7h00 đến 20h00 từ Thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.

Điều 2. Đối tượng phục vụ của thư viện là sinh viên, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bình Dương (sau đây gọi chung là bạn đọc tin). Các cá nhân, tổ chức khác muốn sử dụng thư viện phải có giấy giới thiệu và có sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường.

Điều 3. Xuất trình thẻ thư viện, thẻ sinh viên, thẻ nhân viên (đối với sinh viên, cán bộ, giảng viên không hoặc chưa có thẻ sinh viên, thẻ nhân viên thì phải có giấy xác nhận của khoa hoặc đơn vị trực tiếp quản lý). Tuyệt đối không được sử dụng thẻ của người khác.

Điều 4. Tự bảo quản tài sản cá nhân giấy tờ, tiền bạc, tư trang …(Thư viện – Tư liệu sẽ không giải quyết bất cứ trường hợp mất mát hay thất lạc tài sản của bạn đọc tin).

Điều 5. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản thư viện. Nếu gây thiệt hại tài sản của thư viện, đối với tài sản không phải là tài liệu sẽ bị phạt tiền gấp 2 (hai) lần giá trị của tài sản, đối với tài sản là tài liệu sẽ bị phạt tiền gấp 3 (ba) lần giá trị của tài liệu.

28

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Điều 6. Giữ gìn mỹ quan, vệ sinh thư viện, không bỏ rác bừa bãi, không viết vẽ lên bàn và tài liệu, không gây ồn ào (điện thoại phải để chế độ yên lặng hoặc chế độ rung), để túi sách đúng nơi quy định (gửi thẻ sinh viên, thẻ nhân viên để nhận chìa khóa tủ), không hút thuốc, không đem thức ăn, đồ uống vào thư viện, không đem các chất gây cháy nổ, nguy hiểm vào Thư viện,…

Điều 7. Trang phục lịch sự, chỉnh tề, không được mặc áo khoác, đội mũ, không mang túi sách, giấy A4, tập vở, sách khi vào kho sách, phòng máy, phòng nghe nhìn, phòng Sau đại học (chỉ được mang viết (bút) và một tờ giấy tập).

Điều 8. Không tự ý đem báo – tạp chí, tài liệu đọc tại chỗ ra khỏi kho (nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền 2.000đ/1ngày), trường hợp muốn mượn ra phòng học phải ghi phiếu mượn và liên hệ với thủ thư để làm thủ tục mượn tại chỗ, trường hợp muốn photo liên hệ với thủ thư để được giải quyết.

Điều 9. Phải tuân thủ quy định, hướng dẫn riêng của từng phòng, từng kho, phải có thái độ tôn trọng khi vào thư viện, không lớn tiếng và có hành vi khiếm nhã với cán bộ thư viện. Mọi thắc mắc, phản ánh ghi vào sổ góp ý hoặc trình bày bằng văn bản gửi trực tiếp cho lãnh đạo thư viện.

Điều 10. Thư viện có quyền từ chối phục vụ khi bạn đọc tin vi phạm những quy định trên và tùy theo mức độ vi phạm sẽ có các hình thức xử lý như sau:

Vi phạm lần 1: nhắc nhở.

Vi phạm lần 2: từ chối phục vụ 1 tháng.

Vi phạm lần 3: từ chối phục vụ 3 tháng, lập biên bản chuyển về khoa để nhắc nhở, cảnh báo, ghi vào sổ kỷ luật của khoa.

Vi phạm lần 4 trở lên: từ chối phục vụ 1 học kỳ, lập biên bản chuyển phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể để nhắc nhở, cảnh báo, ghi vào sổ kỷ luật của nhà trường.

Riêng đối với vi phạm ở điều 5, 8 ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tại điều 10, người vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức phạt đã quy định cụ thể ở điều 5 và điều 8, đối với vi phạm ở điều 6, 9 mang tính chất nghiêm trọng sẽ bị lập biên bản ngay ở lần vi phạm thứ 1 và chuyển phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể xử lý theo quy định của nhà trường.

2. Quy định mượn tài liệu

Khi mượn – trả – gia hạn tài liệu phải có thẻ sinh viên, thẻ nhân viên hoặc giấy xác nhận, không được mượn – trả – gia hạn thay người khác.

Khi vào kho tài liệu phải nhanh chóng tìm tài liệu theo ký hiệu hướng dẫn có sẵn ở đầu mỗi kệ tài liệu, không được gây ồn ào mất trật tự trong kho tài liệu, phải làm thủ tục mượn tại quầy thủ thư (lưu ý phải kiểm tra tình trạng tài liệu trước khi mượn, mọi mất mát, tổn thất của tài liệu như ghi, gấp, gạch xóa trong tài liệu; làm mất trang, làm bẩn tài liệu, làm mất tài liệu…sẽ bị phạt tiền gấp 03 (ba) lần giá trị của tài liệu).

Điều kiện mượn:

Mượn đọc tại chỗ: Sử dụng thẻ thư viện hoặc chứng minh nhân dân để mượn, đem tài liệu ra khỏi kho mà không đăng ký với thủ thư sẽ bị phạt tiền 2.000đ/1ngày.

29

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Mượn về nhà: Sử dụng thẻ thư viện (nếu không có thẻ thư viện, có thể sử dụng chứng minh nhân dân + tiền thế chân để mượn. Tiền thế chân = giá tiền của tài liệu x 3 lần).

Số lượng được mượn:

Mượn đọc tại chỗ: 3 tài liệu/1 lần mượn.

Mượn về nhà: 2 tài liệu/1 lần mượn.

Cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học: 5 tài liệu/1 lần mượn.

Thời gian mượn tài liệu về nhà:

Đối với sinh viên: thời gian mượn 10 ngày, thời gian gia hạn 10 ngày (nếu tài liệu đang mượn thư viện không cần gấp), khi đi gia hạn phải mang theo thẻ sinh viên và tài liệu để thủ thư kiểm tra tình trạng của tài liệu.

Đối với cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học: thời gian mượn 10 ngày, thời gian gia hạn 10 ngày (nếu tài liệu đang mượn thư viện không cần gấp), khi đi gia hạn phải mang theo thẻ nhân viên, thẻ học viên và đem theo tài liệu để thủ thư kiểm tra tình trạng của tài liệu.

Quá thời hạn mượn sách thư viện sẽ phạt tiền 1.000đ/01ngày.

Các loại tài liệu không được mượn về nhà:

Tất cả các kết quả nghiên cứu khoa học, luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu,…

Tất cả các loại báo – tạp chí.

Tài liệu được dán dấu chấm đỏ ở gáy (các bản B1 – tài liệu lưu của thư viện), từ điển, tài liệu tra cứu, các tài liệu quý, hiếm, riêng tài liệu có giá từ 150.000đ trở lên nếu muốn mượn về nhà phải để lại tiền thế chân (tiền thế chân = giá tiền của tài liệu x 3 lần).

Quy định in ấn/sao chụp tài liệu trong thư viện:

Được phép in ấn/sao chụp 1 bài trong tạp chí hoặc 5% nội dung của 1 chương hoặc 10% nội dung của 1 cuốn sách, báo cáo khoa học, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án (nhưng không vượt quá 20 trang).

Bạn đọc chỉ được phép sao chụp tài liệu theo quy định của thư viện: 1.000VNĐ/1 mặt.

Các dịch vụ khác: Bạn đọc phải trả phí cho các dịch vụ của thư viện theo quy trình sử dụng các dịch vụ của thư viện.

Vi phạm 1 trong các điều trên sẽ bị phạt theo quy định mượn tài liệu, kết hợp với hình thức phạt tại điều 10 của nội quy thư viện.

3. Quy định sử dụng phòng máy internet

Đăng ký sử dụng máy với nhân viên quản lý phòng máy.

30

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Không tự ý tắt, mở, cài đặt các chương trình trên máy. Trường hợp cần thiết liên hệ nhân viên quản lý phòng máy để được hướng dẫn.

Không được truy cập những trang web không lành mạnh, trái với quy định của Bộ Văn hóa thể thao & du lịch, không truy cập, nhận gửi các thông tin có nội dung trái với đường lối, chính sách của Đảng, chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, gây rối loạn an ninh trật tự, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây thù hằn giữa các dân tộc và nhân dân các nước (nếu vi phạm sẽ bị lập biên bản chuyển phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể để có hướng xử lí cụ thể).

Không được xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân, không lưu trữ trên máy tính có kết nối mạng internet các thông tin, số liệu thuộc bí mật Nhà nước (nếu vi phạm sẽ bị lập biên bản chuyển phòng Công tác sinh viên & các Đoàn thể để có hướng xử lí cụ thể).

Phải tự sắp xếp bàn phím, chuột, tai nghe, ghế ngồi sau khi đã sử dụng, phải liên hệ với nhân viên quản lý phòng máy để trả máy và thanh toán phí quản lý: 2.000đ/ 60 phút (miễn phí 30 phút đầu đối với trường hợp có thẻ thư viện).

Vi phạm 1 trong các điều trên sẽ bị phạt theo quy định của phòng máy internet, kết hợp với hình thức phạt tại điều 10 của nội quy thư viện.

4. Quy định sử dụng tài liệu nghe nhìn tại phòng máy

Tự tìm sách, liên hệ làm thủ tục mượn sách và đăng ký sử dụng máy với nhân viên quản lý phòng máy.

Nhận máy, tự tìm tài liệu nghe đã cài sẵn trên máy ứng với sách đã mượn, mỗi máy chỉ được sử dụng miễn phí 30 phút. Sau thời gian miễn phí phải thanh toán phí quản lý: 2.000đ/ 60 phút (miễn phí 30 phút đầu đối với trường hợp có thẻ thư viện).

Không tự ý tắt, mở, cài đặt các chương trình trên máy. Trường hợp cần thiết liên hệ nhân viên quản lý phòng máy để được hướng dẫn.

Phải tự sắp xếp bàn phím, chuột, tai nghe, ghế ngồi sau khi đã sử dụng, phải liên hệ nhân viên quản lý phòng máy để trả máy, trả sách học.

Vi phạm 1 trong các điều trên sẽ bị phạt theo quy định của phòng Nghe nhìn, kết hợp với hình thức phạt tại điều 10 của nội quy thư viện.

5. Quy định sử dụng tài liệu điện tử

Tài liệu điện tử chỉ phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu khoa học, mở mang tầm hiểu biết, giải trí lành mạnh, không được sử dụng vì các mục đích khác.

Khi truy cập thông tin qua mạng, tra cứu cơ sở dữ liệu, sử dụng các loại tài liệu nghe nhìn tại thư viện phải có ý thức bảo vệ an toàn dữ liệu, đọc kỹ bảng hướng dẫn trước khi sử dụng.

Không được thay đổi nội dung thông tin, gây hại đến cơ sở dữ liệu của thư viện.

Chỉ được phép tải xuống đề cương chi tiết, slide bài giảng điện tử trong cơ sở dữ liệu môn học và những tài liệu điện tử trong các bộ sưu tập do thư viện xây dựng từ nguồn miễn phí trên mạng. Đối với các tài liệu điện tử không thuộc diện nêu trên:

31

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Chỉ được phép đọc, không được tải xuống.

Được phép in ấn 1 bài trong tạp chí hoặc 5% nội dung của 1 chương hoặc 10% nội dung của 1 cuốn sách, báo cáo khoa học, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án (nhưng không vượt quá 20 trang).

Khi in ấn phải liên hệ với thủ thư và trả lệ phí theo quy định: 1.000đ/1 mặt.

VIII. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG SINH VIÊN

Sinh viên đoạt giải trong các cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic các môn học, có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.

Sinh viên đạt thành tích cao trong học tập (năm học, toàn khóa học).

Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, trong hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao.

Có thành tích trong việc cứu người bị nạn, dũng cảm bắt kẻ gian, chống tiêu cực, tham nhũng.

Các thành tích đặc biệt khác.

Nội dung, mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trưởng quy định.

IX. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT SINH VIÊN

Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.

Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng.

Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm.

Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội, vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo).

Hình thức kỷ luật của sinh viên phải được ghi vào hồ sơ sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học và buộc thôi học, nhà trường sẽ gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để quản lý, giáo dục.

32

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

X. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHO CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI, LỚP, NHÓM THỦ LĨNH SINH VIÊN

1. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các sinh viên là cán bộ Đoàn, Hội, nhóm Thủ lĩnh sinh viên thuộc Trường Đại học Bình Dương (cơ sở chính và các phân hiệu, cơ sở liên kết).

2. Quy định chế độ

Miễn 50% giờ thư viện/ học kỳ và miễn học phí môn học kỹ năng kiến tạo bản thân (1 môn/ năm nếu có tổ chức môn học kỹ năng) cho các đối tượng là nhóm Thủ lĩnh sinh viên, Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường.

Miễn 50% giờ thư viện/ học kỳ cho các đối tượng là Ban chấp hành Đoàn trường; Ban chấp hành Hội sinh viên trường; Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ đội, nhóm cấp trường.

Miễn 40% giờ thư viện/ học kỳ cho các nhóm đối tượng là Ban Chấp hành Đoàn – Hội khoa; Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội, nhóm cấp khoa.

Miễn 30% giờ thư viện/ học kỳ cho các nhóm đối tượng là Ban Chấp hành Chi đoàn; Ban Cán sự các lớp; Thành viên các đội tuyển cấp trường, đội văn nghệ, đội công tác xã hội.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN III: TRÍCH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

I. ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học, thời gian học, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe,…).

Thời gian đào tạo

Chương trình đào tạo Thời gian thiết kế Thời gian tối đa

Đại học 4 năm 8 năm

Liên thông Cao đẳng lên Đại học 2 năm 4 năm

Liên thông Trung cấp lên Đại học 3 năm 6 năm

II. ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

Đầu mỗi năm học, trường thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng Đào tạo của trường. Thời gian đăng ký được quy định như sau:

Sinh viên đăng ký trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;

Trường hợp sinh viên muốn đăng ký thêm hoặc đổi sang học phần khác do không mở được lớp sinh viên đăng ký trong 2 tuần đầu của học kỳ chính và trong 1 tuần đầu của học kỳ phụ.

Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;

10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.

Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

34

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Sinh viên học lực bình thường được đăng ký tối đa không quá 25 tín chỉ. Học kỳ phụ chỉ được phép đăng ký tối đa 6 tín chỉ.

Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.

Phòng Đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được lưu trữ vào hệ thống quản lý đào tạo tại phòng Đào tạo.

III. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành. Môn thực hành không tổ chức thi kết thúc học phần.

Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Mỗi học phần có tối thiểu 2 điểm đánh giá quá trình và 1 điểm thi cuối học phần. Điểm học phần có thể bao gồm các điểm thành phần sau:

Điểm kiểm tra giữa kỳ;

Điểm đánh giá quá trình, mức độ tham gia hoạt động giảng dạy học tập;

Điểm thực hành của từng bài/ phần thí nghiệm, hay thi thí nghiệm;

Điểm bài tập lớn, tiểu luận;

Điểm thi cuối kỳ;

Điểm bảo vệ thực tập, đồ án môn học, đồ án/ khóa luận tốt nghiệp.

35

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Điểm từ các cơ sở thực tập (doanh nghiệp).

Trọng số của điểm thi cuối học phần chiếm tối thiểu 50%, tối đa 70% điểm đánh giá học phần.

Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng.

Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

Loại Thang điểm chính thức hệ 10 Thang điểm hệ 4

Điểm số Điểm chữ

Đạt

Từ 8,5 đến 10,0 4,0 A

Từ 8,1 đến 8,4 3,5 B+

Từ 7,0 đến 8,0 3,0 B

Từ 6,1 đến 6,9 2,5 C+

Từ 5,5 đến 6,0 2,0 C

Từ 5,1 đến 5,4 1,5 D+

Từ 4,0 đến 5,0 1,0 D

Không đạt <4,0 0,0 F

Việc xếp loại các mức điểm A, B+, B, C+, C, D+, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0.

b) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau: I: Chưa đủ dữ liệu đánh giá; X: Chưa nhận được kết quả thi.

c) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả 4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.

Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;

36

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng khoa chấp thuận.

Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng Đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.

Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.

b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

V. CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4

B+ tương ứng với 3,5

B tương ứng với 3

C+ tương ứng với 2,5

C tương ứng với 2

D+ tương ứng với 1,5

D tương ứng với 1

F tương ứng với 0

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy.

n

ii

n

iii

n

na

A

1

1

37

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

ai là điểm của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

n là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN IV: TRÍCH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN

I. NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Ý thức trong học tập;

Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường;

Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng;

Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

II. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN SINH VIÊN

1. Tiêu chí 1: Đánh giá về ý thức trong học tập của sinh viên (khung điểm 20 điểm)

1.1. Nội dung đánh giá

Thái độ học tập: 4 điểm.

Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, học nhóm, các hoạt động học thuật: Từ 0 – 6 điểm.

Ý thức và thái độ tham gia các cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học: Từ 0 – 2 điểm.

Tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập: Từ 0 – 2 điểm.

Kết quả học tập: Từ 0 – 6 điểm.

1.2. Điểm cộng: Tối đa 20 điểm.

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

1 Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học 3

2 Có thái độ tích cực trong giờ học, thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tốt

2

3 Có tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập; 2

4 Không vi phạm quy chế thi và kiểm tra 2

5 Không phải thi lại học phần nào 2

6 Thưởng điểm cho kết quả học tập (áp dụng kết quả thi lần 1 và sử

39

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

dụng kết quả học tập của học kỳ trước đó)

Khá 2

Giỏi 4

Xuất sắc 6

7 Tham gia các cuộc thi do Nhà trường tổ chức, các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa

2

8

Tham gia nghiên cứu khoa học, ý tưởng sáng tạo

Tham gia đề tài NCKH, ý tưởng sáng tạo cấp Trường 3

Tham gia đề tài NCKH, ý tưởng sáng tạo cấp Tỉnh 4

Tham gia đề tài NCKH, ý tưởng sáng tạo cấp Bộ 5

1.3. Điểm trừ

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

1 Đi học muộn, tự ý bỏ học giữa giờ (không lý do) 1

2 Tự ý bỏ học giữa giờ từ lần thứ 3 trở lên 2

3 Mỗi buổi nghỉ học không phép 2

4 Bỏ thi, kiểm tra giữa kỳ, bị cấm thi, rớt môn 2

5 Không tham gia các hoạt động học nhóm trong lớp 2

6 Không tham gia bài tập nhóm thực hiện các đề tài, chuyên đề do giảng viên phân công

2

7 Bị xử lý kỷ luật trong các kỳ thi giữa kỳ, kết thúc học phần:

40

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

Khiển trách 3

Cảnh cáo 4

Đình chỉ thi 5

2. Tiêu chí 2: Đánh giá ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (khung điểm 25 điểm)

2.1. Nội dung đánh giá

Đánh giá về ý thức của sinh viên trong việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường: Từ 0 – 10 điểm.

Tham dự đầy đủ tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu khóa, các buổi báo cáo chính trị chuyên đề, các sự kiện chính do trường tổ chức: Từ 0 – 5 điểm.

Đóng học phí và bảo hiểm bắt buộc đầy đủ, đúng hạn: 0 hoặc 4 điểm.

Tham gia đầy đủ các cuộc khảo sát hàng năm theo quy định: Từ 0 – 6 điểm.

2.2. Điểm cộng: Tối đa 25 điểm.

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

1 Thực hiện tốt quy chế nội trú, ngoại trú và các quy định khác 2

2 Đóng đầy đủ, đúng thời hạn học phí, bảo hiểm bắt buộc và các khoản tiền theo quy định

5

3 Thực hiện tốt nếp sống văn hóa, nội quy, quy định của nhà trường

5

4 Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, các hoạt động của lớp 3

5 Tham dự đầy đủ tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa, các buổi báo cáo chính trị chuyên đề, các sự kiện do trường tổ chức

5

6 Tham gia đầy đủ các đợt khảo sát trong năm học: đánh giá giảng viên, đánh giá rèn luyện sinh viên và các đợt khảo sát khác

5

41

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

2.3. Điểm trừ

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

1 Vi phạm nội quy mượn, trả sách thư viện bị nhắc nhở, phê bình 3

2 Không đeo thẻ sinh viên khi đi học, đi thí nghiệm – thực hành 2

3 Hút thuốc lá trong lớp học, phòng thí nghiệm – thực hành, hội trường, thư viện …

3

4 Có hành vi làm mất vệ sinh môi trường hoặc không tham gia thực hiện các hoạt động môi trường do lớp, khoa, trường phát động

3

5 Không tham dự các đợt sinh hoạt, các hoạt động của lớp 3

6 Vắng 1 buổi trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, đầu năm học, các buổi báo cáo chính trị chuyên đề, các sự kiện do trường tổ chức

3

7 Không làm bài thu hoạch các đợt sinh hoạt công dân đầu khóa, đầu năm học, các buổi báo cáo chính trị chuyên đề

5

8 Đóng học phí và các khoản thu khác không đúng hạn quy định, không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

5

9 Vi phạm quy chế nội trú, ngoại trú và các quy định khác 3

10 Không tham gia các đợt khảo sát trong năm học 3

11 Nộp phiếu đánh giá kết quả rèn luyện trễ so với quy định 5

3. Tiêu chí 3: Đánh giá ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội (khung điểm 25 điểm)

3.1. Nội dung đánh giá

Đánh giá ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao: Từ 0 – 10 điểm.

42

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội: Từ 0 – 3 điểm.

Đánh giá kết quả tham gia các hoạt động: Tối đa 12 điểm.

3.2. Điểm cộng: Tối đa 25 điểm

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

1

Tham gia đầy đủ, tích cực các buổi sinh hoạt chính trị, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội,…do trường, Đoàn, Hội, khoa, lớp tổ chức và các buổi huy động khối đông do nhà trường yêu cầu

8

2 Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội 2

3

Đánh giá kết quả tham gia các hoạt động 12

Là thành viên các đội tuyển của trường 4

Là thành viên các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm cấp trường; tham gia mùa hè tình nguyện; các đợt tình nguyện có thời hạn từ 2 ngày trở lên và hoàn thành nhiệm vụ

3

Là thành viên các Đội tuyển của phân hiệu/khoa/ngành 3

Là thành viên các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm cấp phân hiệu/khoa/ngành

2

Là thành viên các Đội tuyển của lớp, chi đoàn, chi hội 2

Tham gia các hoạt động tình nguyện khác do trường tổ chức và phát động (không tính hoạt động của các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm) và hoàn thành tốt nhiệm vụ

1

4

Kết quả xếp loại đoàn viên:

Đoàn viên khá 1

Đoàn viên xuất sắc 2

Đoàn viên ưu tú 3

43

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

3.3. Điểm trừ

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số điểm/lần

1 Nghỉ không lý do, đi muộn hoặc bỏ về không có lý do trong các buổi sinh hoạt, lễ, hội do nhà trường, khoa tổ chức

2

2 Nghỉ không lý do trong các buổi sinh hoạt đoàn, hội 2

3 Có hành vi hoặc lời nói lôi kéo bạn bè hoặc những sinh viên khác không tham gia các hoạt động tập thể do lớp, chi đoàn, khoa, trường tổ chức

3

4 Khi được yêu cầu nhưng không tham gia các hoạt động, cổ vũ các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao... do khoa, Nhà trường tổ chức

2

5

Là thành viên các đội tuyển có tên trong danh sách mà tự ý bỏ không tham gia không có lý do chính đáng

Thành viên đội tuyển cấp trường 4

Thành viên đội tuyển cấp phân hiệu/ khoa/ ngành 3

Thành viên đội tuyển lớp 2

6 Gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ hoặc có hành vi ảnh hưởng đến lớp, chi đoàn, đội tuyển, Câu lạc bộ – Đội – Nhóm mà mình tham gia

5

4. Tiêu chí 4: Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (khung điểm 20)

4.1. Nội dung đánh giá

Chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: Từ 0 – 4 điểm.

Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội: Từ 0 – 8 điểm.

Có tinh thần chia sẽ, giúp đỡ bạn bè, người gặp khó khăn, hoạn nạn: Từ 0 – 8 điểm.

44

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng (điểm cộng thêm): Tối đa 5 điểm.

4.2. Điểm cộng: Tối đa 20 điểm.

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

1 Ý thức công dân tốt chấp hành và tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng

2

2 Tham gia các hoạt động về nguồn, địa chỉ đỏ 2

3 Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện, công tác xã hội do lớp tổ chức

2

4 Tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương, nơi cư trú hoặc các tổ chức xã hội (có xác nhận)

2

5 Tham gia hiến máu tình nguyện 8

6 Tham gia tích cực trong việc vận động, giúp đỡ bạn bè vượt khó trong học tập, những người có hoàn cảnh khó khăn…

4

7 Sinh viên được các tổ chức xã hội tặng giấy khen về thành tích tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng thì được cộng thêm (lấy thành tích cao nhất)

5

4.3. Điểm trừ

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

1 Vi phạm luật giao thông, gây rối trật tự công cộng có thông báo của cơ quan công an gửi về trường

5

2 Có hành vi, lời nói thiếu văn hóa trong cơ quan, trường học, nơi công cộng

5

3 Có hành vi không trung thực (biết nhưng báo cáo sai sự thật, tung tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong và ngoài trường)

5

45

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

4 Có hành vi, lời nói vô lễ với cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường

10

5 Lợi dụng công nghệ thông tin đăng tải, viết, tuyên truyền sai sự thật ảnh hưởng đến uy tín cán bộ, giảng viên và Nhà trường

15

5. Tiêu chí 5: Đánh giá về kết quả tham gia phụ trách lớp học, các đoàn thể, tổ chức khác trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt trong học tập và rèn luyện (khung điểm 10)

5.1 Nội dung đánh giá: Ý thức, thái độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với sinh viên được phân công quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các tổ chức khác trong trường: Từ 0 – 10 điểm

5.2. Đối tượng đánh giá: Cán bộ Đoàn; Cán bộ Hội; Cán bộ lớp; Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ – Đội – Nhóm.

5.3. Điểm cộng: Tối đa 10 điểm

TT Nội dung được cộng điểm Số điểm

1

Mức độ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 3

Hoàn thành nhiệm vụ 2

2 Các nhóm trưởng, tổ trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ 1

5.4. Điểm trừ

TT Những vi phạm bị trừ điểm Số

điểm/lần

1 Không hoàn thành nhiệm vụ 3

46

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

5.5. Điểm cộng thêm (tối đa 10 điểm)

TT Nội dung được cộng điểm Số

điểm/lần

1

Sinh viên có thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện và các hoạt động đoàn thể (điểm cộng thêm tối đa 10 điểm)

Được khen cấp trường 2

Được khen cấp Tỉnh 4

Được khen cấp Trung ương 6

Được tham gia lớp tìm hiểu về Đảng 3

Được kết nạp Đảng 5

Ghi chú: Tổng điểm 5 tiêu chí là 100 điểm. Nếu điểm cộng nhiều hơn 100 điểm thì quy về 100 điểm.

III. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

1. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện

Lớp đánh giá theo thời gian sau: Học kỳ I hoàn thành trước 30/01, học kỳ II hoàn thành trước 30/06 hàng năm; cấp trường: Hoàn thành trước 30/08 hàng năm.

2. Quy định đánh giá cụ thể từng đối tượng sinh viên

Những sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách khi phân loại thì kết quả rèn luyện không vượt quá loại Khá.

Những sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo khi phân loại thì kết quả rèn luyện không vượt quá loại Trung bình.

Những sinh viên bị kỷ luật đình chỉ học không được đánh giá rèn luyện tính từ học kỳ bị kỷ luật. Khi hết hạn đình chỉ và trở lại học bắt buộc sinh viên phải đạt kết quả rèn luyện từ loại Khá trở lên.

Những sinh viên bị kỷ luật mức buộc thôi học không được xét đánh giá kết quả rèn luyện.

Những sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì vẫn tiếp tục được phân loại đánh giá kết quả rèn luyện bổ sung.

Những sinh viên khuyết tật, tàn tật, mồ côi cha mẹ (hoặc cha/hoặc mẹ), có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có xác nhận theo quy định với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia, hoặc không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì khi

47

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

phân loại đánh giá kết quả rèn luyện theo nguyên tắc ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm sự nỗ lực và tiến bộ tùy vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

Những sinh viên nghỉ học tạm thời sẽ được bảo lưu kết quả rèn luyện cho đến khi tiếp tục tham gia học tại trường.

Những sinh viên chuyển từ trường khác về trường nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường cũ sẽ được bảo lưu kết quả rèn luyện tại trường cũ và được tiếp tục đánh giá kết quả rèn luyện các học kỳ tiếp theo.

3. Bảng xếp loại

TỔNG ĐIỂM 5 TIÊU CHÍ XẾP LOẠI KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

90 – 100 Xuất sắc

80 – 89 Tốt

70 – 79 Khá

60 – 69 Trung bình khá

50 – 59 Trung bình

30 – 49 Yếu

00 – 29 Kém

4. Sử dụng kết quả rèn luyện

Kết quả phân loại rèn luyện của từng sinh viên là một trong những tiêu chuẩn để xét học tiếp, ngừng học, xét học bổng, xét thi đua khen thưởng…và báo kết quả rèn luyện về gia đình.

Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng sinh viên là một trong những tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp, được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường.

5. Kỷ luật

Nếu sinh viên đạt kết quả rèn luyện kém thì bị buộc thôi học năm tiếp theo. Và nếu xếp loại rèn luyện kém 2 năm liên tiếp sẽ bị buộc thôi học.

Nếu bị hội đồng thi đua – khen thưởng nhà trường ra quyết định phạt khiển trách thì bị trừ 20 điểm trong tổng số điểm rèn luyện.

Nếu bị hội đồng thi đua – khen thưởng nhà trường ra quyết định phạt cảnh cáo thì bị trừ 30 điểm trong tổng số điểm rèn luyện.

Nếu bị hội đồng thi đua – khen thưởng nhà trường ra quyết định phạt đình chỉ học tập thì không đánh giá kết quả rèn luyện và được xem như là xếp loại rèn luyện kém của năm học đó. Sinh viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên khi xếp loại đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại Trung bình.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN V: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

Bước 1: Mở trình duyệt Google Chrome hoặc các trình duyệt khác và truy cập vào Cổng thông tin sinh viên (sv.bdu.edu.vn)

Bước 2: Đăng nhập vào Cổng thông tin sinh viên với tài khoản đăng ký môn học đã được cấp (xem tại IX. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT – mục 1. Thông tin cá nhân).

Tên đăng nhập: Mã số sinh viên

Mật khẩu mặc định lần đầu tiên đăng nhập là 2 chữ số ngày sinh, 2 chữ số tháng sinh và 2 chữ số cuối cùng của năm sinh. Trường hợp sinh viên chỉ có năm sinh không có ngày sinh và tháng sinh thì nhập 00 vào ngày sinh và tháng sinh. Sinh viên phải đổi mật khẩu trong lần đăng nhập đầu tiên.

Ví dụ: Sinh viên A có mã số sinh viên là 15150015, ngày sinh là 08/08/2000. Vậy:

+ Tên đăngnhập: 15150015

+ Mật khẩu: 080800

Bước 3: Thay đổi mật khẩu trong lần đăng nhập đầu tiên, đồng thời cập nhật các thông tin cá nhân phục vụ bảo mật tài khoản.

Nhập mã số sinh viên Nhập mật khẩu

Chọn đăng nhập

49

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Bước 4: Chọn chức năng đăng ký môn học để thực hiện đăng ký môn học

Bước 5: Thực hiện các thao tác đăng ký môn học. Sau khi chọn chức năng đăng ký môn học, hệ thống sẽ tự động lọc danh sách môn học theo điều kiện mặc định lớp của sinh viên. Tại đây sinh viên có thể tìm nhanh môn học muốn đăng ký bằng cách nhập mã môn vào ô Lọc theo môn học, sau đó tiến hành lọc.

50

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

51

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Giải thích các từ viết tắt trong giao điện dăng ký môn học

+ NMH: Nhóm môn học.

+ TTH: Tổ thực hành.

+ STC: Số tín chỉ.

+ STCHP: Số tín chỉ học phí.

+ CL: Còn lại.

+ TH: Tiết thực hành (để trống là tiết lý thuyết).

+ Tiết BĐ: Tiết bắt đầu.

+ ST: Số tiết.

Bước 6: Sau khi chọn môn học xong, sinh viên chọn chức năng Lưu đăng ký để lưu giữ lại những môn học đã chọn. Nếu sinh viên không chọn chức năng Lưu đăng ký thì hệ thống sẽ không lưu lại dữ liệu mà sinh viên đã thực hiện chọn tại bước 5.

52

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Bước 7: Xem thời khóa biểu cá nhân các môn học đã chọn. Chọn chức năng xem thời khóa biểu

Sinh viên có thể xem thời khóa biểu nhiều dạng khác nhau bằng cách như hình sau

53

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Bước 8: Xem học phí các môn học đã đăng ký và in phiếu đối chiếu học phí thực hiện nộp học phí. Sinh viên chọn chức năng xem học phí, hệ thống hiển thị tương tự hình sau.

Sinh viên chọn chức năng In học phí để in phiếu đối chiếu học phí

54

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Sinh viên lưu ý: Trường hợp môn học hết số lượng đăng ký hoặc không tổ chức lớp, nhưng sinh viên có nguyện vọng học có thể đăng ký vào chức năng đăng ký nguyện vọng. Nhà trường sẽ tổng hợp để xem xét có tổ chức thêm lớp hoặc mở thêm số lượng để sinh viên đăng ký. Đây chỉ là chức năng để nhà trường thu thập thông tin nguyện vọng, không phải là dữ liệu đăng ký chính thức của sinh viên.

Sinh viên đăng nhập công thông tin sinh viên, chọn chức năng đăng ký môn học và kéo xuống cuối trang để thực hiện đăng ký nguyện vọng.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHẦN VI: THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Thông tin cá nhân của sinh viên

Họ và tên sinh viên: ..............................................................................................

Mã số sinh viên: ....................................................................................................

Lớp: ......................................................................................................................

Ngành học: ............................................................................................................

Điện thoại di động:................................................................................................

Điện thoại cố định (nếu có): ..................................................................................

Email: ...................................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ................................................................................................

2. Thông tin giáo viên chủ nhiệm

Họ và tên giáo viên chủ nhiệm: .............................................................................

Điện thoại: ............................................................................................................

Email: ...................................................................................................................

3. Thông tin cố vấn học tập

Họ và tên cố vấn học tập: ......................................................................................

Điện thoại: ............................................................................................................

Email: ...................................................................................................................

Ghi chú: Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập ghi nhận kết quả học tập từng môn học trong từng học kỳ của sinh viên. Đồng thời theo dõi và báo kết quả về gia đình để biết tình hình học tập, rèn luyện của từng sinh viên.

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sổ tay sinh viên – Đại học Bình Dương

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(Được lập và cập nhật sau mỗi học kỳ)

Học kỳ:________Năm học:_______________

TT Mã môn

học Tên môn học TC

Môn học bắt buộc (X)

Điểm trung

bình học kỳ

Điểm trung

bình tích lũy

Cố vấn học tập

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Sinh viên

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

69

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHỤ LỤC 1: CÁC TUYẾN XE BUÝT BÌNH DƯƠNG

Thông tin lộ trình xe buýt tại Bình Dương được tổng hợp chi tiết dưới đây:

1. Tuyến số 01: Thủ Dầu Một – Mỹ Phước

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – CMT8 – Cầu Ông Đành – Chợ Cây Dừa – Mũi Tàu – QL13 – Sở Sao – Mỹ Phước.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

2. Tuyến số 02:Thủ Dầu Một – Bàu Bàng

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Cách mạng Tháng 8 – Ngã Sáu – Yersin – Đại lộ Bình Dương – Hùng Vương – ĐT 741 – UBND phường Chánh Phú Hòa – Ngã Ba Cổng Xanh – đường ĐH612 – Bàu Bàng

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

3. Tuyến số 03: Thủ Dầu Một – Vĩnh Tân

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Cách mạng Tháng 8 – Ngã Sáu – Yersin – Đại lộ Bình Dương – Hùng Vương – ĐT 742 – UBND xã Phú Chánh – Cầu Thợ Ụt – Ngã Ba Vĩnh Tân.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

4. Tuyến số 04: Thủ Dầu Một – Bến xe Miền Đông

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – ĐT 745 – UBND thị xã Thuận An – Cầu Ông Bố – Đại lộ Bình Dương – BX Miền Đông.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

5. Tuyến sô 06: Thủ Dầu Một – Uyên Hưng

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – CMT8 – Thích Quảng Đức – ĐT 743 – Ngã Ba Bình Quới – ĐT 746 – Chợ Tân Phước Khánh – Tân Uyên – BX Quang Vinh 3

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

6. Tuyến số 07: Thủ Dầu Một – Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Cách mạng Tháng 8 – Ngã Sáu – Yersin – ĐT 743 – Ngã Tư 550 – Cầu Vượt Sóng Thần – KDL Suối Tiên.

Thời gian: 5h30 – 19h00

70

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Giãn cách: 15 phút/chuyến

7. Tuyến số 08: Thủ Dầu Một – Thanh Tuyền

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Cách mạng Tháng 8 – Ngã Sáu – Yersin – Chợ Cây Dừa – Ngã Ba Suối Giữa – ĐT 744 – Ngã Ba Nông Trường Phan Văn Tiến – Chợ Thanh Tuyền

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

8. Tuyến số 10: Mỹ Phước – Long Hòa

Lộ trình: Mỹ Phước – Cầu Quan – Long Nguyên – Long Tân – Cầu Hố Đá – Long Hòa.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

9. Tuyến số 11: Mỹ Phước – Cây Trường II

Lộ trình: Mỹ Phước – Quốc lộ 13 – Lai Hưng – Lai Uyên – Ngã Ba Trừ Văn Thố – Cây Trường.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

10. Tuyến số 15: Thủ Dầu Một – Đồng Xoài

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Đại Lộ Bình Dương – Ngã Tư Sở Sao – ĐT 741 – Cổng Xanh – Phú Giáo – Đồng Xoài – Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Phước.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

11. Tuyến số 18: Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – KDL Vườn Xoài

Lộ trình: KDL Đại Nam – Đại Lộ Bình Dương – đường Huỳnh Văn Cù – đường CMT8 – đường 30/4 – BX khách tỉnh Bình Dương – đường ĐT 743 – đường ĐT 747 – đường Bùi Hữu Nghĩa (TL 16) – cầu Hoá An – đường CMT8 – đường 30/4 – đường Nguyễn Ái Quốc – đường Đồng Khởi – Xa Lộ Hà Nội – QL 1A – Ngã 3 Trị An – đường Xã Bắc Sơn – đường Thành Thái – Đường Võ Nguyên Giáp – đường Đinh Quang Ân – KDL Vườn Xoài

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

12. Tuyến số 20: Thủ Dầu Một – Hội Nghĩa

Lộ trình: Bến xe khách Tỉnh – Đường CMT8 – Ngã Sáu – Yersin – Tỉnh lộ 743 – Miễu Ông Cù – Tân Ba – Tỉnh lộ 747 – Kim Hằng – KCN Nam Tân uyên – Hội Nghĩa

Thời gian: 5h30 – 19h00

71

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Giãn cách: 15 phút/chuyến

13. Tuyến số 21: Bình Mỹ – Bến xe Bình Dương

Lộ trình: Bình Mỹ(Củ Chi) – Cầu Phú Cường – Huỳnh Văn Cù – CMT8 – Ngã Sáu – Ngã Ba Lò Chén – BX Khách Tỉnh Bình Dương.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

14. Tuyến số 39: Toàn nhà Becamex Tower – VSIP 2

Lộ trình: Tòa nhà Becamex Tower – Đường Huỳnh Văn Lũy – hikari – VSIP 2 (Thống nhất-Đường số 7).

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

15. Tuyến số 51: Tòa nhà Becamex Tower – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Lộ trình: Tòa nhà Becamex Tower – Chùa Bà Thiên Hậu (Thành phố mới Bình Dương) – hikari – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

16. Tuyến số 52: Tòa nhà Becamex Tower – Hikari

Lộ trình: Tòa nhà Becamex Tower – Chùa Bà Thiên Hậu (Thành phố mới Bình Dương) – hikari.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

17. Tuyến số 53: Tòa nhà Becamex Tower – Trường Ngô Thời Nhiệm

Lộ trình: Tòa nhà Becamex Tower – Chùa Bà Thiên Hậu (Thành phố mới Bình Dương) – Trường Ngô Thời Nhiệm.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

18. Tuyến số 55: Tòa nhà Becamex Tower – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Lộ trình: Tòa nhà Becamex Tower – Ngã 3 Đại Lộ Bình Dương và Huỳnh Văn Lũy – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

19. Tuyến số 66: Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Lộ trình: Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – SORA gardens – hikari – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông.

72

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

20. Tuyến số 67: Hikari – Hikari

Lộ trình: hikari – Chợ Phú Chánh – hikari.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

21. Tuyến số 68: Hikari – VSIP 2

Lộ trình: hikari – Nhà ở an sinh xã hội Hòa Lợi – VSIP 2 (Thống nhất-Đường số 7).

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

22. Tuyến số 611: Dĩ An – Thủ Đức

Lộ trình: Ngã Tư 550 – ĐT 743 – QL1K – Kha Vạn Cân – Võ Văn Ngân – Lê Văn Việt – Nguyễn Văn Tăng – Nguyễn Xiễn – Trạm Nước Long Bình.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

23. Tuyến số 613: Thủ Dầu Một – An Sương

Lộ trình: BX Khách tỉnh Bình Dương – Đại Lộ Bình Dương – Ngã Tư Bình Hòa – Chợ Lái Thiêu – QL13 – Ngã Tư Bình Phước – QL1K – Ngã Tư Ga – Ngã Tư An Sương

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

24. Tuyến số 614: Củ Chi – Dầu Tiếng

Lộ trình: TT Dầu Tiếng – ĐT 744 – Tỉnh Lộ 15 – Đền Bến Dược.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

25. Tuyến số 61-05: Thủ Dầu Một – Big C Đồng Nai

Lộ trình: BX Khách Tỉnh Bình Dương – Đường 30/4 – Đại Lộ Bình Dương – Cầu Ông Bố – ĐT 743 – Ngã Tư 550 – Ngã Ba Yazaki – Chợ Dĩ An – Bình Thung – ĐT 743 – Bình An – Ngã 3 Tân Vạn – Cầu Đồng Nai – BigC Đồng Nai

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

26. Tuyến số 616: Bến Thành – Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

73

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

Lộ trình: Bến Thành – Thảo Cầm Viên – Bến xe Miền Đông – Đối diện Trường Đại học Luật TP HCM Quốc lộ 13 Q.Bình Thạnh – Cân Nhơn Hòa Quốc lộ 13 Q.Thủ Đức – Ngã 4 Bình Phước – Ngã 4 Bình Hòa – Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore – Ngã 4 Hòa Lân – Ngã 4 Gò Đậu – Trường Đại học Bình Dương – Bệnh viện 512 giường – Ngã 3 Suối Giữa – Khu Du lịch Đại Nam.

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

27. Tuyến số 617: Bến đò Bình Mỹ HCM – Bến xe Bình Dương

Lộ trình: Bến đò Bình Mỹ – Cầu Phú Cường – Huỳnh Văn Cù – Cách Mạng Tháng Tám – Chùa Bà Bình Dương – Cách Mạng Tháng Tám – Bến xe Bình Dương

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

28. Tuyến số 618: Bến xe miền Tây HCM – Khu du lịch Đại Nam, Bình Dương

Lộ trình: Bến xe Miền Tây – Kinh Dương Vương – Tên Lửa- Đường số 7 – Đường số 40 – Tỉnh lộ 10 – Mã Lò – Ao Đôi – Quốc lộ 1A – Ngã 4 Gò Mây – Lê Trọng Tân – Tây Thạnh – Trường Chinh – Nguyễn Văn Quá – Tô Ký – Quốc lộ 1A – Quốc lộ 13 – Đại lộ Bình Dương – Khu Du lịch Đại Nam

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

29. Tuyến đi Campuchia: Bình Dương – Phnôm Pênh

Lộ trình: Bình Dương – Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh

Thời gian: 5h30 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

74

HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH LEARN – ASK – UNDERSTAND – ACT

PHỤ LỤC 2: ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BUSMAP - XE BUÝT THÀNH PHỐ

BusMap – Xe buýt thành phố là một ứng dụng di động do nhóm tác giả là sinh viên Trường ĐH KHTN thiết kế. Ứng dụng được chuyển giao cho Trung tâm quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục phát triển nhằm đem lại thông tin hữu ích nhất cho người dân thành phố. Hiện nay phần mềm BusMap đã chính thức hoạt động.

Chỉ vài thao tác đơn giản trên phần mềm BusMap, các bạn sinh viên có thể sử dụng ngay phần mềm với các tính năng nổi bật:

Xem thông tin giờ xe buýt sắp đến tại trạm: thông tin được hiển thị đầy đủ bao gồm khoảng cách, tốc độ, thời gian đến (dự đoán), biển số xe.

Khi mở giao diện khởi động, BusMap sẽ hiển thị trên bản đồ các trạm dừng xung quanh vị trí hiện tại của bạn, bạn chỉ cần bấm vào một trạm dừng bất kì là giao diện mới sẽ mở ra để hiển thị các tuyến xe buýt sắp đến trạm đó, các thông tin được hiển thị đầy đủ bao gồm: khoảng cách, tốc độ, thời gian đến (dự đoán), biển số xe.

Ngoài ra bạn cũng có thể xem được thông tin đầy đủ các tuyến xe buýt nào đi qua trạm chờ đó. Mỗi một tuyến xe buýt sẽ có một màu khác nhau để bạn dễ phân biệt. Tính năng này sẽ rất hữu ích, bạn có thể chủ động hơn trong việc chọn và đi xe buýt.

Tìm đường đi bằng xe buýt: Thao tác đơn giản chọn điểm đi và đến để được hướng dẫn các tuyến xe buýt để đi lại.

Tra cứu lộ trình các tuyến xe buýt: Tra cứu các thông tin về lộ trình, các trạm dừng có liên quan đến tuyến.

Tra cứu thông tin các tuyến xe buýt: Tra cứu giờ hoạt động, giờ giấc và các thông tin về doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trên tuyến.

Mọi chi tiết xin xem tại website www.busmap.vn hoặc tải ứng dụng theo đường dẫn www.busmap.vn/download.