20
Cần lắm một niềm tin! BAN MAI Vào đại học, trúng tuyển ngành báo chí trường nhân văn - điều nay như một giấc mơ thành hiện thực với nhiều người để hướng tới cái SỐ1 THỨ BA 20-10- 2008 CON SỐ ẤN TƯỢNG 64 Là số nữ sinh viên trên tổng số 97 thành viên lớp K53 BC, lớp có kỉ lục về số nam sinh viên trong lịch sử trường. DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG * ĐH KHXHNV – ĐHQGHN Trang 4-5 “BÀ SINH VIÊN” TRONG LỚP HỌC ẢNH: TÙNG BÉO

Tập Viết số 01

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Số đầu tiên, ra mắt vào ngày 20.10.2008

Citation preview

Page 1: Tập Viết số 01

Cần lắm một niềm tin! BAN MAI

Vào đại học, trúng tuyển ngành báo chí trường nhân văn - điều nay như một giấc mơ thành hiện thực với nhiều người để hướng tới cái đích trở thành một nhà báo tương lai. Nhưng....

SỐ1THỨ BA 20-10-2008

CON SỐ ẤN TƯỢNG

64Là số nữ sinh viên trên tổng số 97 thành viên lớp K53 BC, lớp có kỉ lục về số nam sinh viên trong lịch sử trường.

DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG * ĐH KHXHNV – ĐHQGHN

  

Trang 4-5

“BÀ SINH VIÊN” TRONG LỚP HỌCẢNH: TÙNG BÉO

CHÙM BÀI VỀ BÓNG ĐÁ NAM VÀ NỮ LỚP BÁO K53

Trang 10

Những “kẻ ngoại đạo” thích làm báo

Trang 12

Page 2: Tập Viết số 01

TỪ TRƯỜNG RA NGOÀI ĐƯỜNG

Tất cả vì phái nữ(TV)Để đẹp lòng các "công chúa" nhân ngày "con gái" Việt Nam (20/10) các hoàng tử K53 BC đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và tiền của. Ngày 15-16/10, "lệnh tổng đóng góp" được ban bố,các chàng hồ hổi "nghiến răng, bóp họng, móc túi" để chi tiền. Trong khi các công chúa an nhàn nghỉ ngơi trang điểm, 3h chiều chủ nhật (19-10) lệnh tổng duyệt trình, lên khung kế hoạch được đưa ra, cac chàng lê thê kéo nhau đến trường hội họp. 3 giờ sáng ngày 20/10, các "công chúa" HOÀN, TUẤN ANH, HUY chịu rét đi mua hoa trong sự giám sát của “công chúa ngỗ ngược” Hoàng Yến. Chưa hết,đúng 6 giờ sáng ngay 20/10 toàn bộ con trai tổng diễn tập lần cuối, gân cổ cùng nhau hát bài "Như khúc tình ca" rồi tập tặng hoa đến trẹo cả tay.Tuy vất vả nhưng để có được món quà ý nghĩa nhất dành cho phái nữ thì con trai thật "hả lòng hả dạ". Chào 20/10, chúc các ban nữ mọi điều tốt đẹp.

Nhóm PV PHẢN ÁNH

Hội thảo tìm hiểu về đào tạo tín chỉ (TV)Sáng ngày 18-10, tại hội trường tầng 8 nhà E trường ĐH KHXH NV Hà Nội đã diễn ra buổi đối thoại về học tập giữa sinh viên các khóa 2007(K52) và 2008(K53) với phòng đào tạo trường. Hội thảo có sự góp mặt của TS.Đinh Việt Hải phó trưởng phòng đào tạo, các thầy cô giáo là cố vấn học tập các khoa và đông đảo ban cán sự các lớp. Nội dung chính của hội thảo gồm: bàn về tinh hình học tập, quy chế đào tạo ,đăng kí môn học HK1, HK2…

MÌ CHÍNHGửi lời yêu thương - làm điều ý nghĩa(TV)Đây là tên chương trình mà gian hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng do Đội công tác xã hội trường Nhân văn tổ chức nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Gian hàng được mở tại Phòng thông tin, nhà G. Các hoạt động bán hàng diễn ra từ ngày 16-20/10 với các mặt hàng chính như tranh tre, đồ gốm, thiếp, châu chấu lá dừa, chuông gió, vòng tay.. Đặc biệt, gian hàng có bán chữ thư pháp của "cụ đồ" Phùng Bá Hưng, nhân viên bán hàng, tiếp thị Kiều Yến, Ngọc Bích, Phương Thảo - những cư dân của K53BC.

Nhóm PV PHẢN ÁNHCon đường kêu cứu(TV)Đường Lương Thế Vinh là con đường một chiều, mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe ô tô các loại chạy qua. Đa phần là các xe "siêu trọng" chở vật liệu xây dựng , xe khách…Vào những giờ cao điểm (sáng 7h-9h; chiều 15h-19h) ô tô xếp thành hàng dài, gây ách tắc giao thông hàng giờ đồng hồ. Các xe này còn làm rơi vãi vật liệu xây dựng xuống đường gây bụi. Đường đang xuống cấp, có nhiều ổ voi, ổ gà gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

THÀNH HUÂN“Bẫy” trên vỉa hè

(TV)Từ hơn một tháng nay, đoạn vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi (cạnh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) có một miệng cống lớn bị mất nắp. Đây là đoạn vỉa hè có rất nhiều người đi lại, đặc biệt là buổi tối nên đã

trường hợp bị thụt xuống cống.

THỌ PHƯỚC Theo thông tin từ anh Nguyễn Thành Khánh (đội trưởng đội bóng đá nam K52BC) trong thời gian sắp tới giải bong đá báo chí mở rộng sẽ được tổ chức với sự tham gia của 4 lớp trong khoa báo và một đội khách mời.(Trung Hiếu)Ngày 20-10, trường ĐH KHXHNV HN tổ chức khám sức khỏe định kì cho sinh viên tại khu KTX Mễ Trì..(Dạ Oanh) Tối 23-10, tại hội trường tầng 8 nhà E sẽ diễn ra chương trình biểu diễn văn nghệ của toàn khoa Sử. (Mì Chính)Theo kế hoạch, bắt đầu từ tuần thứ 3 tháng 10 lớp K53 BC sẽ phát động giải bóng đá liên khoa K53. Đối tượng tham gia sẽ là các khoa K53 thuộc trường ĐH KHXHNV. Bước đầu đã có khoa Sử, khoa Khoa học quản lý, khoa Thông tin thư viện đăng kí tham gia.(Tùng Béo)Thứ năm 24-10, đội bóng đá nam K53 BC sẽ có trận giao hữu với K53 Thông tin thư viện (Minh Chiến)

2

Page 3: Tập Viết số 01

LỜI NGỎ

3

Lời Toà Soạn

"Muốn trở thành một nhà báo thì phải trải qua ba trường đại học là trường báo chí, trường viết văn và trường đời" Nhà báo Hữu Thọ.

Dựa trên nguyên tắc ấy K53 Báo chí và Truyền thông đã quyết định ra tờ báo "TẬP VIẾT" với tôn chỉ và mục đích như sau:

Nhằm tạo một sân chơi để các bạn có thể trau dồi kĩ năng nghiệp vụ, bên cạnh đó tờ báo cũng là nơi phản ánh cuộc sống đa chiều của sinh viên K53 BC nói riêng và sinh viên khoa báo chí nói chung.Vì vậy đối tượng chính là các bạn sinh viên trong lớp thêm vào đó tờ báo cũng sẽ là món quà biếu tặng các thầy cô,anh chị khóa trên để khẳng định và nhận được những đóng góp quý báu.

Nội dung của tờ báo sinh động và hấp dẫn với những chuyên trang cực "hot" góc nghiệp vụ đa dạng bổ ích, phóng sự, diễn đàn, đời sống sinh viên, văn nghệ thể thao, nối vòng tay lớn. Đặc biệt, tất cả những nội dung thông tin đó không nằm ngoài mục đích xây dựng kinh nghiệm và tạo mối đại đoàn kết cho tập thể lớp.

Với sự năng nổ, nhiệt tình  của các thành viên trong lớp và  những lời tư vấn bổ ích của cô chủ nhiệm, các anh chị khóa trên tờ báo của K53 BC đã bắt đầu thai nghén và phát triển. Các cây bút "tập viết" của chúng ta đã xung trận với những “vũ khí” bút bi,sổ tay,điện thoại chụp hình….,các thành viên K53 BC có thể nhận thấy không khí trong lớp đã có sự thay đổi: mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động hay đều thấy sự có mặt của các nhà báo tương lai đang phỏng vấn và chụp ảnh “tới tấp”,ban quản trị... thu tiền không ngừng nghỉ…Những hoạt động hứa hẹn một không khí mới, tương lai mới cho tờ báo sắp ra đời.

Theo sự sắp sếp của hội đồng quản trị, tờ báo sẽ ra số đầu tiên vào ngày 20/10/2008, đúng vào dịp chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam cho các nữ tân sinh viên. Số đầu, Tập Viết mạnh dạn ra mắt với 12 trang, duy trì tần suất 2 tuần một số, đều đặn ra vào ngày sáng thứ hai. Theo đó, Tập Viết số 2 sẽ ra mắt các bạn vào Thứ hai 03-10-2008.

Hiện tại các chuyên trang mới được xây dựng nên có thể sẽ có nhiều thay đổi liên tục theo phản hồi của bạn đọc, sẽ có những chuyên mục thường xuyên cũng như không thường xuyên. Về thiết kế trình bày của tờ báo, chúng tôi đều là những người chưa bao giờ tiếp xúc với công việc, việc dàn trang hiện tại vẫn là thủ công, tự anh chị em mày mò, nghiên cứu nên sẽ không tránh khỏi sự thiếu ổn định cho kiểu dáng tờ báo. Chúng tôi sẽ cố gắng sớm đạt tới sự ổn định cần thiết cho tờ báo.

Chúng ta hãy chào mừng ngày vui của toàn thể chị em phụ nữ Việt Nam và sự ra đời của Tập Viết, hi vọng tờ báo của chúng ta sẽ luôn vui tươi đấy sức sống đồng hành cùng các bạn sinh viên K53 BC suốt những năm dài sinh viên. 

Lời cuối thay mặt các thành viên của tờ báo xin chân thành cảm ơn quý  độc giả và hi vọng các bạn sẽ tham gia đóng góp ý kiến để tờ báo ngày càng phát triển. Mọi chi tiết thắc mắc, đóng góp xin vui lòng liên hệ với toà soạn của chúng tôi theo địa chỉ: [email protected]

Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và hạnh phúc khi đọc tờ báo này.TẬP VIẾT

Phụ trách nội dung: Bùi Thọ PhướcPhụ trách biên tập: Nguyễn Thị Hảo - Trần Thị Trang - Nguyễn Thương HuyềnThiết kế - Trình bày: Phùng Bá Hưng - Nguyễn Trung HiếuBan quản trị: Trịnh Mỹ HườngEmail: [email protected]Đường dây nóng: 0989321059

Page 4: Tập Viết số 01

Phóng sự nhân ngày 20-10

CHUYỆN “BÀ SINH VIÊN” HÀN QUỐC

THEO HỌC Ở VIỆT NAM Trong tập thể gần 100 sinh viên (đa số là thế hệ 9x) mới nhập học lớp báo chí K53 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có một sinh viên đặc biệt mang quốc tịch Hàn Quốc và tuổi đã ngoài 50...

Tôi yêu đất nước đã "cướp" ... chồng tôi.

Cô Park Geum Sook (tên thân mật là cô Park) mở lời với chúng tôi bằng thứ tiếng Việt lơ lớ nhưng rất thành thạo. Vốn là một giáo viên dạy trẻ ở xứ sở kim chi đã về hưu từ cách đây gần 10 năm, cô Park cùng người chồng của mình đến với Việt Nam trong một chuyến du lịch cùng hơn 20 người bạn từ năm 2000. Chuyến du lịch ngắn ngày đó đã để khiến chồng cô Park say đắm cảnh vật và con người nước Việt. Tuy nhiên chính cô cũng không thể ngờ là chồng mình lại yêu Việt Nam đến mức có thể... sang Việt Nam và sống định cư lâu dài. Cô tâm sự :" Sau chuyến đi du lịch thăm thăm Việt Nam lần đầu, về nhà chồng tôi liền thuyết phục tôi và gia đình cho ông ấy sang Việt Nam sinh sống. Lúc đầu tôi cũng hơi bất ngờ và không đồng ý nhưng vì biết ông ấy là người đã muốn là làm nên tôi đầu Hàng. Hơn nữa lúc đó 3 đứa con gái của chúng tôi cũng đã lớn và trưởng thành cả rồi."

Từ năm 2001, chồng cô Park một mình khăn gói sang Việt Nam. Hàng ngày 2 vợ chồng thường xuyên liên lạc với nhau

bằng thư điện tử. Chính trong thời gian này cô Park cảm thấy "tình yêu vợ chồng thêm nồng đượm vì sự xa cách." Cô cũng dần yêu Việt Nam hơn qua những lời kể của người chồng mình. Chính vì thế cô Park quyết định sang Việt Nam cùng chồng để lại 3 đứa con học nội trú tại thủ đô Seoul, lúc này 2 trong 3 người con của cô đã là sinh viên của một trường đại học âm nhạc danh tiếng tại Hàn Quốc.

Cuộc sống tại Việt Nam những ngày đầu mới sang có nhiều bỡ ngỡ vì những thay đổi về khí hậu và cả nỗi nhớ các con, nhớ quê hương đất nước. Hàng tháng, 2 vợ chồng cô Park mở các

lớp dạy tiếng Hàn (lúc này chồng cô Park đã rất thành thạo tiếng Việt). Thu nhập mỗi tháng từ việc dạy học cũng được khoảng 2000 USD, vợ chồng cô gửi về cho các con một nửa, nửa còn lại để giành chi tiêu cho các nhu cầu ăn, ở và đi lại. Để truyền thêm tình yêu đất nước và con người Việt Nam cho người vợ của mình, lúc rảnh chồng cô Park đã dẫn cô đi nhiều nơi có những cảnh sắc đẹp và thưởng thức những món ăn dân dã của làng quê đất Việt. Đến giờ cô khẳng định " Tôi đã yêu đất nước và con người Việt Nam các bạn hơn cả chồng tôi. Con người Việt Nam hiền lành, sống tình cảm. Món ăn Việt Nam rất ngon, tôi luôn muốn ăn món bún chả và

Page 5: Tập Viết số 01

Girl K53BC thân mến! Tất cả các bạn đều là những bông hoa rực rỡ, chúng tôi thật may mắn

khi được học cùng một lớp với chừng ấy con người xinh đẹp, hiền dịu nhưng cũng đầy cá tính. Tuy không nói, không viết cụ thể về tất cả các gương mặt trong số báo này nhưng 64 gương mặt nữ sẽ luôn in đậm trong tâm trí chúng tôi. Nhân dịp 20/10, chúng tôi xin gửi lời chúc hạnh phúc, may mắn và thành đạt sẽ luôn đồng hành cùng các bạn.

Thân ái!Ban biên tập.

PHÓNG SỰcanh hến mỗi ngày. Tôi yêu Việt Nam."

Bà "sinh viên" học báo không phải để làm báo.

Hiện nay, cô Park đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô giải thích lý do cô chọn ngành báo chí :" Trước đây, khi sống trong thành phố hồ chí minh 1 năm tôi có theo học ngành tiếng Việt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, học tiếng Việt chỉ mang lại cho tôi những kiến thức đơn thuần về ngôn ngữ. Chính vì thế sau khi chuyển ra sống tại Hà Nội, tôi quyết định xin vào học khoa báo chí với mong muốn không những có được thêm kiến thức về tiếng Việt mà còn biết được những kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục và tâm lý của người Việt Nam thông qua các môn học tương ứng để sau này về nước tôi sẽ có cơ hội giúp đỡ những người Việt Nam đang làm việc hoặc lập gia đình tại Hàn Quốc."

Lập một trung tâm hỗ trợ những người Việt Nam đang sinh sống tại Hàn Quốc chính là dự định lớn của 2 vợ chồng cô Park

sau khi hồi hương. Dự kiến năm 2012, 2 vợ chồng cô Park sẽ về nước sau khi tốt nghiệp ngành báo chí. Lý do khiến 2 vợ chồng cô ấp ủ dự định này là vì: “Thời gian gần đây người Việt Nam sang Hàn Quốc sinh sống rất nhiều. Họ làm việc hoặc lập gia đình rồi ở lại đất nước của chúng tôi. Có nhiều người hạnh phúc nhưng cũng có không ít người gặp những khó khăn, thậm chí là bất hạnh. Tôi và chồng tôi rất buồn khi nghe tin có những cô dâu Việt Nam phải nhảy lầu tự tử. Về nước, tôi sẽ liên hệ với đại diện của chính phủ 2 nước rồi tập hợp mọi người lại lập ra một trung tâm để giúp đỡ mọi người. Hi vọng rằng, sẽ không có ai là người Việt gặp những bất hạnh trên quê hương chúng tôi." Cô Park thổ lộ.

Với các bạn sinh viên và giảng viên của lớp Báo chí K53 trường Nhân văn Hà Nội thì cô Park luôn là một người bạn lớn để các bạn có thể chia sẻ và học hỏi được nhiều điều. Bạn Nguyễn Phương Thảo, sinh viên trong lớp nhận xét : Khi cô Park cho em biết lý do cô theo học báo chí tại Việt Nam không phải để làm báo mà để giúp đỡ người Việt Nam ở Hàn Quốc em đã thực sự xúc động. Suy nghĩ và mục đích của cô ấy thật nhân văn. Hàng ngày mỗi hành động của cô ấy luôn

mang lại cho bọn em những bài học. Những ngày đầu mới đi học, cô Park luôn là người chủ động đi giặt khăn rồi lau bảng. Cô góp ý và chỉnh sửa cho bọn em từ cách ngồi khi nói chuyện trong mỗi buổi thảo luận, họp lớp..." Còn giảng viên chủ nhiệm lớp báo chí K53 - cô Bùi Việt Hà nói :"Những hành động nhỏ của chị Park luôn chứa đựng những bài học lớn với mỗi sinh viên."

Mải trò chuyện, nhìn đồng hồ thì đã hơn 5 giờ chiều, cô Park vội xin phép mọi người để ra bắt cho kịp chuyến xe bus từ trường về khu đô thị Mễ Trì Hạ - nơi vợ chồng cô đang sinh sống trong một căn hộ chung cư. Cô chào mọi người và không quên góp ý: “yêu đất nước và con người Việt Nam lắm nhưng tôi vẫn xin góp ý: Ở đây nhiều xe máy quá! xe bus thì lại đông, thái độ phục vụ lại không tốt. Lái xe thường không cho khách lên xe lúc đông người. Các bạn cần đầu tư nhiều hơn cho phương tiện công cộng và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ phục vụ. Môi trường cũng là một vấn đề. Lúc nào rảnh, mời các bạn đến nhà tôi, tôi sẽ mời các bạn món canh hến do tôi tự nấu”.

THỌ PHƯỚC

Page 6: Tập Viết số 01

Phó Chủ tịch Quốc hội trẻ Vũ Văn Tiến, sinh năm 1982, xuất thân dân báo chí. Vị Phó Chủ tịch này là sinh viên đầu tiên của Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã xuất bản sách (Viết báo thời sinh viên) khi còn “mài đũng quần” trên giảng đường. Mới đầu, ý định in sách của Tiến không khỏi bị nhiều người phản đối, có những thầy cô còn cho rằng làm như vậy là “ngựa non háu đá”. Tuy nhiên, Tiến vẫn tự tin thực hiện ý định của mình mà không hề nản lòng trước sức ép của dư luận trong nhà trường, “sách của mình bán được rất nhiều ở các nhà sách, nhất là nhà sách ở ngay... cổng trường”, “ngài” Phó Chủ tịch nói như vậy.

Theo TPCN

GẶP NHÀ BÁO VŨ VĂN TIẾN Vũ Văn Tiến là một nhà báo trẻ, tài năng, hiện anh Tiến đang là phóng viên cứng, phụ trách mảng phóng sự điều tra của báo Nhà báo và Công luận – cơ quan ngôn luận của Hội nhà báo Việt Nam. Trước đó chúng ta biết đến anh từng là phó chủ tịch quốc hội trẻ 2006 cũng như là chủ của những đầu sách đang được các bạn sinh viên báo chí rất yêu thích như: Viết báo thời sinh viên, Phía sau cổng làng.... Dù công việc rất bận nhưng anh Tiến vẫn dành cho phóng viên Tập Viết một buổi trò chuyện rất cởi mở tại ngay văn phòng toà soạn nơi anh đang công tác….

-PV: Được biết ngay từ thời sinh viên, anh đã là một cây bút thường xuyên có bài đăng trên các báo TW, anh có thể cho chúng em biết một số kinh nghiệm viết báo thời sinh viên của anh như thế nào? -Anh Tiến: Đúng là thời sinh viên mình đã được đăng bài ở một số tờ báo như Nông Thôn Ngày Nay, Tiền Phong…Thời đó, mình bắt đầu bằng những tin bài nhỏ và theo mình thì các bạn cũng nên  làm những việc trong khả năng, viết những tin nhỏ thôi. Chẳng hạn đưa tin chụp ảnh một cây cột điện bị đổ, một cột đèn được bật khi trời chưa tối hay là những vấn đề xoay quanh đường hầm đi bộ... Khi làm tốt những việc như vậy rồi, các bạn hãy để ý đến những sự việc nổi cộm ở địa phương, những vấn đề lớn hơn một chút. Có thể bạn vẫn chưa viết được nhưng có thể báo những đề tài ấy cho các phóng viên, báo khác để họ làm việc.

-Những khó khăn của nhà báo gặp phải là gì?-Người làm báo luôn phải chịu sức ép công việc rất lớn, và đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí nguy hiểm trong lúc tác nghiệp. Bạn cũng phải làm những lịch công tác khó mà theo giờ giấc cố định được, phải di chuyển liên tục, không thích nghi nhanh không được. Trong nghề bạn phải đối mặt với nhiều đối tượng, nhiều khi đứng trước nhiều cám dỗ, "cạm bẫy", bạn luôn phải sẵn

sàng, sáng suốt, tỉnh táo để vượt qua. Mình nhiều lần đã bị đe dọa trả thù khi đưa các bài viết chống tiêu cực. Còn khi đi công tác xa thì chuyện ăn ngủ thất thường lắm! Có khi phải uống nước lã, ăn mì tôm sống. Các bạn nên rèn luyện để có được sức khoẻ dẻo dai, đặc biệt là các bạn nữ.

-Ngoài việc viết bài, theo anh SV Báo chí cần phải chuẩn bị những gì?

-Nói các bạn tập viết tin viết bài ngay từ bây giờ không có nghĩa là quá chú trọng đến nó mà bỏ bê việc học trên giảng đường. Các kiến thức trên giảng đường là những kiến thức căn bản cho nghề, không thể coi thường nó, bạn phải nắm cho thật chắc những kiến thức ấy. Dù là SV báo chúng ta vẫn là những SV, việc chính của chúng ta là học trên trường lớp, chẳng hạn tự phấn đấu học để giành học bổng, coi đó như là

mục tiêu bình thường nhất mà mỗi SV cần phải đạt được.Đọc nhiều, thật nhiều đế tích lũy kiến thức ở nhiều lĩnh vực, càng rộng càng tốt, sẽ phục vụ đắc lực cho nghiệp báo sau này. Chẳng hạn bạn đọc dã sử TQ để có thật nhiều điển tích cổ đối chiếu với những sự việc diễn ra ở hiện tại. Bạn hãy đọc báo theo cách của SV báo, không đơn thuần chỉ để

biết tin mà học được cách viết, biết được cả những quy định, luật pháp của nhà nước qua những bài báo ấy...Bạn cũng nên định hướng ngay cho mình loại hình, rồi mảng báo chí mà bạn sẽ theo đuổi, để đầu tư vốn kiến thức về thể thao cho mình ngay từ bây giờ đi.

-Xin cám ơn anh về những chia sẻ, Tập Viết hi vọng sẽ còn nhận thêm nhiều sự giúp đỡ từ anh.

-Rất sẵn lòng! Mình rất mong sẽ nhận được tin bài từ các bạn. Chúc các bạn có những bước đi đầu tiên trong nghề gặp nhiều may mắn.

TRUNG HIẾU thực hiện

Page 7: Tập Viết số 01

GÓC NGHIỆP VỤKỹ thuật dùng máy điện thoại trong tác nghiệp

Là sinh viên năm đầu, nhiều bạn chưa mua máy ảnh, máy ghi âm...  khi đó, "dế xinh" sẽ trở thành một công cụ tác nghiệp hiệu quả.

Tất nhiên loại máy điện thoại có thể thay thế tạm thời được máy ảnh, máy ghi âm phải là loại máy có chức năng ghi âm, chụp ảnh, có thẻ nhớ dung lượng vừa. Bạn nên chon những loại máy điện thoại của những hãng tốt có uy tín như Nokia chỉ cần có camera độ phân giải khoảng 2.0 MP là ổn .

Với chức năng chụp ảnh, bạn nên đặt khung ảnh ở cỡ lớn nhất, chất lượng cao nhất (High) vì như vậy ảnh sẽ rõ hơn nếu được dùng để làm ảnh minh họa trên báo. Bạn cũng nên đặt chức năng chụp nhiều kiểu liên tiếp (Cont. Shot). Còn một kĩ năng khác là chụp ảnh... trộm từ máy điện thoại. Có thể bạn đã có máy ảnh chuyên dùng rồi nhưng trong một số trường hợp lại chỉ dùng được bằng máy di động để chụp trộm (ví dụ như thâm nhập vào một nơi nào đó mang tính điều tra). Khi đó bạn hãy dùng điện thoại của mình đã được cài đặt sẵn những chức năng chụp ảnh (tối kị để đèn flash) rồi vờ giơ điện thoại ngang mặt, ngang tai để chụp. Hoặc có thể bạn vờ lấy điện thoại ra chụp thử cũng là một giải pháp. Sự nhanh trí khôn khéo của bạn cần được thể hiện ra trong lúc này đây.

Với chức năng ghi âm bằng điện thoại, bạn sẽ phải dùng rất nhiều không phải vì lí do chưa có máy ghi âm chuyên dùng mà là vì ghi âm bằng điện thoại sẽ thuận lợi hơn trong một số trường hợp như khi đối phương gọi điện đến hay khi đi thâm nhập. Tất cả các máy điện thoại đa phương tiện đều có chức năng này. Chỉ có điều lưu ý là khi đi ghi âm trong lúc nói chuyện trực tiếp với đối tượng thì máy di động của bạn cần tháo sim để tránh trường hợp có người gọi đến sẽ làm mất ghi âm. Đồng thời, trước khi gặp đối tượng bạn cũng nên để máy trong tình trạng sẵn sàng ghi âm.

TẬP VIẾT

Cần lắm… (tiếp trang 1) Ban MaiNghề báo vốn là một nghề đang

được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, nó mang lại danh tiếng, vật chất và một chỗ đứng trong xã hội nhưng đó chỉ là bề nổi. Đằng sau những cái được trên, mỗi nhà báo chân chính phải chịu nhiều nỗi vất vả, gian khổ và thậm chí là những thiệt thòi. Để có một bản tin chào buổi sáng vào lúc 6g sáng hàng ngày trên VTV1, cả một êkip hơn 20 người phải làm việc liên tục từ 17g chiều ngày hôm trước đến 7g15 sáng hôm sau. Và để có một tin, một phóng sự ngắn nào đó trong chương trình chào buổi sáng này thì có khi một vài phóng viên nào đó phải lặn lội ra tận đảo Trường Sa trên những chuyến tàu với cái nắng, gió và say sóng...    Vất vả đâu chỉ có vậy. Nghề báo còn là một nghề nguy hiểm. Chẳng phải lấy ví dụ đâu xa, hai năm trước nhiều người phải bất bình khi nghe tin một phóng viên nữ mang bầu ở Bắc Giang bị hành hung khi tác nghiệp. Còn trong thời gian gần đây, những chuyện tương tự nở rộ. Ở bất kỳ đâu, bất kì lúc nào ta cũng có thể bắt gặp những thông tin kiểu như : hai nhà báo bị hành hung, Một phóng viên bị doạ giết, hay một phóng viên bị bắn chết khi tác nghiệp trên chiến trường...Những trường hợp như vậy tuy là số ít nếu đặt bên cạnh con số về số lượng phóng viên nhưng nó là minh chứng hùng hồn cho sự vất vả và hi sinh của người làm báo. Bên cạnh đó còn biết bao sự hi sinh thầm lặng mà bất kì một nhà báo nào cũng phải trải nghiệm. Đó

là những phóng viên nữ tối ngày tất bật trong guồng quay của công việc nên ít có điều kiện quan tâm chu đáo tới gia đình. Đó còn là những chuyến công tác xa trong điều kiện ăn ở thiếu thốn... Trong một chuyên mục nhỏ này, việc nói

rõ được hết những vất vả, khó khăn và hi sinh của người làm báo là không thể và việc nêu ra những vất vả cũng không phải là bàn lùi, là nản chí. Hạnh phúc lắm chứ khi chỉ một mẩu tin nhỏ được đăng hay một bài báo giúp xã hội thêm văn minh, giúp người và người thêm gần nhau. Nào BC K53! hãy cùng nắm tay nhau, cùng hun đúc một tinh thần hăng hái, thi đua học tập. Tập Viểt sẽ luôn đồng hành cùng các bạn.

Ảnh chộp lén bằng “dế”

PV VTV6 tác nghiệp với K53BCẢNH: TRUNG HIẾU

Page 8: Tập Viết số 01

PV thâm nhập trung tâm giới thiệu việc...”lừa”ẢNH: H.TUÂN

GÓC NGHIỆP VỤ

Điều tra của Tiến Dũng –

Hoàng Tuân

TÂN SINH VIÊN “DÍNH BẪY”

TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀMMức lương không tưởng

Bạn Lê Đình Quyết, tân sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội cho biết " Trước cổng trường mình có rất nhiều tờ rơi tuyển việc. Bọn mình mới nhập học, chi phí cho sinh hoạt và học tập  nhiều, trong khi tiền bố mẹ cho không thể đủ nên nhìn thấy những tờ rơi quảng cáo với nội dung hấp dẫn như làm việc theo ca, mỗi ca khoảng 2 tiếng với mức lương từ 1,5 đến 2 triệu/tháng thì ai cũng muốn thử. Lớp mình không chỉ có mình mà còn nhiều bạn khác đã tìm đến những trung tâm ghi trên địa chỉ các tờ rơi này."

Đúng như lời Quyết nói, quanh khu vực các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội có rất nhiều các tờ rơi tuyển dụng. Các tờ rơi này dán kín tường, thậm chí là kín các biển báo giao thông quanh trường. Tuy là tờ rơi đến từ nhiều trung tâm khác nhau nhưng chúng đều có những nội dung kiểu như : tuyển sinh viên đi làm theo ca ở những công việc đơn giản như phát tờ rơi, gấp phong bì, trực điện thoại. Mức lương khoảng 1,5 đến 2 triệu cộng tiền thưởng và phần trăm sản phẩm. Ví dụ như tờ rơi của một trung tâm môi giới việc làm ở ngõ 495 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân có nội dung: Tuyển gấp nhân viên

gấp phong bì làm việc theo ca 2 giờ/ngày hoặc có thể đem về nhà làm. Mỗi ngày, nhân viên phải gấp được 150 chiếc phong bì thì sẽ nhận được mức lương cứng 50 nghìn/ ngày. Nếu gấp vượt chỉ tiêu, nhân viên sẽ được nhận mức hưởng 500đ/phong bì. Tính ra, việc kiếm hàng trăm nghìn cho mỗi ngày làm việc nhẹ nhàng là điều đơn giản... Những sinh viên “dính bẫy” lừa  Trong vai những sinh viên đi tìm việc làm thêm, chúng tôi đã đến trung tâm tuyển dụng, môi giới việc làm ở ngõ 495, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. Chưa vào đến cửa, chúng tôi đã gặp bạn Đinh Thị Hương, sinh viên năm nhất, trường Đại học Hà Nội nói với chúng tôi với vẻ như muốn khóc "Các bạn đến tìm việc à? Đừng dại gì kẻo mất trắng như mình. Lúc đầu, trung tâm nói chỉ cần 10 nghìn tiền làm hợp đồng. Tuy nhiên, khi kí xong hợp đồng thì họ lại bắt nộp thêm 100 nghìn nữa thì chắc chắn được đi làm.

Mình nghĩ là mất 100 nghìn để có công việc thì cũng chấp nhận được nhưng khi ký hợp đồng xong họ lại lật lọng bắt đặt cọc thêm 450 nghìn. Tổng cộng số tiền phải nộp lên tới 560 nghìn. Mình trót nộp 110 nghìn rồi nhưng nhìn thấy số tiền nộp thêm quá lớn nên đến để xin lại tiền đã đặt cọc thì họ nói : không hoàn lại phí. Cãi nhau một lúc không được gì nên mình đành chịu.”

Sau khi được Hương chia sẻ, chúng tôi vào trong văn phòng của trung tâm này. Trung tâm này thực chất là một căn phòng nhỏ hẹp, 4 nhân viên gồm 3 nữ, một nam đang ngồi... đánh bài tá lả. Thấy có khách hàng, một nhân viên nữ vội ra bàn tiếp khách rồi đưa ra các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc. Chúng tôi đề nghị được đi làm ngay thì nhân viên này cũng đưa ra những khoản thu như bạn Hương đã kể. Lấy lí do chưa cầm đủ tiền, chúng tôi ra về hẹn ngày quay lại.Theo tìm hiểu, những trường hợp sinh viên bị lừa là không ít. Ngồi một tiếng tại quán nước gần trung tâm này, chúng tôi thống kê được có tới 5 trường hợp sinh viên vào xin việc. Còn theo lời bạn Hoàng Xuân Dũng, sinh viên khoa Báo Chí trường Nhân Văn thì lớp Dũng đã có tới 8 trường hợp dính bẫy của các trung tâm lừa. Người nhẹ nhất thì mất hơn 100 nghìn, người mất nhiều lên tới 700 nghìn.

Đầu năm học, nhiều tân sinh viên rất "khát" việc làm thêm để có chút tiền trang trải cuộc sống. Lợi dụng tâm lí này, nhiều trung tâm giới thiệu việc... lừa đã tung ra các "chiêu bài" đưa sinh viên vào bẫy để trục lợi.

Page 9: Tập Viết số 01

GÓC NGHIỆP VỤ

TẬP VIẾT BLOCK là cách tính tiền của các mạng điện thoại di động nhằm mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay còn xuất hiện một loại block khác trong chuyện yêu đương của giới trẻ mà đại diện tiêu biểu là không ít các bạn sinh viên.

Block … cưa cẩmNam là sinh viên báo chí , hồi tháng trước khu trọ chỗ Nam ở có thêm hai cô bé vừa tốt nghiệp lớp 12 ở dưới quê lên ôn thi đại học. Sau một buổi nói chuyện với hai cô bé, Nam về quả quyết với tôi:" lâu nhất là một tuần em sẽ “cưa đổ” một trong hai con bé mới đến". Thấy tôi mắt tròn măt dẹt, Nam nói "rồi anh xem với trình độ block của em mấy chú nai tơ đó chỉ là chuyện nhỏ". Quả thực chỉ sau ba ngày từ lúc làm quen Nam đã có cơ hội … ngủ lại phòng. Hôm đó, một trong hai cô bé có việc về quê, cô bé ở lại sợ tối nên đã để chàng trai mình vừa quen ngồi nói chuyện trong phòng. Đến 2 giờ sáng thì cửa phòng đóng lại, đèn điện vụt tắt. Đối với Nam vậy là xong block đầu tiên của một chuỗi block tình yêu.Dư, học đại học Công nghiệp Hà Nội lại có phong cách yêu block khác, cao thủ hơn. Mới trước đây hơn tháng khi gặp tôi ở quê, cậu còn dẫn tôi đến giới thiệu bạn gái mới nhận lời yêu cậu học Đại học Thương Mại mà cậu nói phải mất gần một …tuần mới “cưa” được. Vậy mà đợt này gặp lại, một cô gái khác đã tung tăng bên Dư, cậu hồ hởi giới thiệu" đây là Loan , vợ em học kinh tế, cùng quê Thái Bình với anh đó ". Gặp đồng hương, Loan cởi mở nói với tôi "anh là bạn của anh Hoà nhà em hả, lúc nào rảnh mời anh đến phòng bọn em chơi". Tôi ngớ người bởi câu nói của Loan, Dư vội gọi tôi ra một góc nói: "Con bé này cùng quê với anh em mình, em sợ nó dính bầu nên phải nói dối nó em tên Hoà ở Hà Tây, vậy cho an toàn". Nói rồi cậu nháy mắt ranh mãnh quay trở lại chỗ Loan. Họ ôm eo nhau cùng bước

như cặp vợ chồng trẻ, bề ngoài họ trông thật hạnh phúc.Những đoạn kết buồn Tình yêu đến với Nam và Dư nhanh như một block điện thoại, nó cũng vỡ tan nhanh không kém để lại những kết cục buồn.Chuyện tình của Nam và cô bé cùng xóm trọ kết thúc mau chóng, việc học hành ôn luyện của cô bé hoàn toàn bị bỏ ngỏ, thay vào đó là thời gian giành

cho việc xay dựng một tổ ấm gia đình. Gần một tháng sau từ ngày quen biết cô gái phải nhận cái tát như trời giáng từ Nam cùng lời chia tay với lý do vô cùng thuyết phục: không hợp. Vậy là tan một mối tình block, Nam lúc này cũng đã tìm đưuợc đối tượng khác, chỉ tội cô gái cận kề

ngày thi mà rỗng về kiến thức, lại bị sốc về tinh thần nên việc thi cử dang dở.Còn Dư và Loan cũng theo chiều hướng tương tự, điều khiến Dư lo sợ khiến cậu thay tên đổi họ, thay quê quán đã không kịp xảy ra bởi bây giờ cậu đã có một nguời yêu khác, trớ trêu thay người này và Dư quen biết qua sự giới thiệu của Loan. Cùng với nỗi đau bởi sợ bội bạc, cô gái sinh năm 1988 ở Thái Bình này còn nhận một hung tin khác về những biến cố trong gia đình khiến cô suy sụp. Chắc chẳng bao giờ cô biết đươc tên thật của Dư.Đây chỉ là hai chuyện tiêu biểu trong rất nhiều chuyện tình yêu kiểu này, đi đến bất kỳ nơi đâu có những xóm trọ sinh viên chúng ta có thể rễ ràng bắt gặp cảnh góp gạo thổi cơm chung của những cặp tình nhân sớm xưng hô những tiếng vợ chồng để rồi những cuộc tình đó nhanh chóng vỡ tan nhưu bong bóng xà phòng để lại những kết cục buồn và sự trượt dài cho người trong cuộc.

Page 10: Tập Viết số 01

Kết quả thi đấu giao hữu gần đây của BC53BC53 vs BC50+51+52: 5 – 3BC53 vs BC52 :1 – 2

HLV Minh Chiến và các nữ cầu thủ dưới trời mưaẢNH: TUẤN NAM

CHÙM BÀI VỀ BÓNG ĐÁ LỚP:

Girl K53BC: “Bóng đá, mưa – Chuyện nhỏ!”Ngay sau khi đội bóng nam lớp mình được thành lập, các chị em trong lớp cũng đã "vùng lên" chứng tỏ tình yêu với trái bóng....

Đôi trưởng Kiều Yến là người tiên phong trong việc vận động thành lập đội bóng nữ lớp mình. Mọi việc diễn ra nhanh chóng và chỉ ít ngày sau khi thành lập, Girl K53BC đã có những buổi tập lắp ghép đội hình lưới sự chỉ đạo của Huấn luyện viên Minh Chiến.

Tại các buổi tập này, gần 20 chị em được chia làm 2 đội hình (mỗi bên 7 người) để thi đấu. Quả thực khi xem đội nữ lớp mình trên sân cỏ mấy thấy hết được... sự bon chen của cuộc sống. Chỉ một trái bóng nhưng luôn có không dưới 7, 8 cầu thủ đuổi theo tranh chấp (còn quyết liệt hơn cả con trai!). Tuy trời mưa nhưng khi câu hỏi từ ban huấn luyện đưa ra : “Có tập không? Có tập không?” thì tất cả nữ cầu thủ đều đồng thanh : “Có!”

Trong các buổi tập này, một vài cá nhân xuất sắc đã "lộ diện". Thủ môn Huyền với những pha cứu thua ngoạn mục được học từ thủ môn Văn Đức, đội trưởng Kim Yến luôn năng nổ trên sân, một tiền đạo Thơm với những pha đi bóng lắt léo, tiền vệ cánh Mỹ Hường, danh thủ bóng rổ mới chuyển nghề, ghi dấu ấn bằng một bàn thắng không thể đẹp hơn vào lưới... nhà.

Ông Từ Minh Chiến, huấn luyện viên trưởng của đội cho biết :" Ý thức tập luyện của các nữ cầu thủ rất chuyên nghiệp. Họ ít hút thuốc và uống rượu hơn các cầu thủ nam nên giữ được phong độ. Giáo án tập luyện đưa ra, các cầu thủ tiếp thu rất nhanh. Đội hình này có thể đủ sức chinh chiến tại bất kì giải đấu nào." Chắc chắn với sự "dập dìu" của ban huấn luyện, đội tuyển nữ K53BC sẽ có những thành công vang dội. Tiến lên!

NHÓM PV THỂ THAO

BC53 UNITED - Luồng gió mới của môn thể thao vua trường NV 33 chàng ngự lâm quân - đây là con số kỉ lục của khoa báo về số nam trong một lớp báo chí nói riêng, một khoa nói chung của trường Nhân văn. Tiền đề này đã tạo sự thuận lợi cho việc thành lập một đội bóng có chất lượng. Trung Kiên, Thanh Thể, Trung Hiếu, Văn Đức, Hoàng Tuân, Thiện Long, Minh Chiến, Nguyễn Nam.... là những gương mặt nòng cốt của đội bóng. Trung Kiên, 30% sức mạnh của đội bóng. Cầu thủ này chơi ở vị trí tiền đạo, với nền tảng thể lực dồi dào như Drogba, tinh tế như Torres anh hứa hẹn sẽ là một tiền đạo dạng khủng có thể đe doạ bất kì hàng phòng ngự nào. Bênh cạnh Trung Kiên, BC53 còn có Thanh Thể - một đôi chân tài hoa với sức chạy như chú báo châu phi và có những cú sút kiểu Lampard. Anh cũng là một mẫu cầu thủ đa năng có thể chơi ở nhiều vị trí. Những cầu thủ ở vị trí còn lại đều là những cầu thủ chất lượng. Một hậu vệ Minh Chiến với nhãn quan chiến thuật tốt, một Trung Hiếu năng nổ bên đường biên. Thủ môn Đức

không những vững chắc ở khung thành vì từng là cầu thủ trong đội trẻ tỉnh Yên Bái mà  khi cần có thể chơi vị trí tiền đạo cánh ở mức đạt Với dàn cầu thủ chất lượng này, vấn đề còn lại của BC53 UNITED là tạo lập một lối chơi kết dính hiệu quả hơn, các cầu thủ cần có sự phối

hợp nhuyễn hơn. Anh Thọ Phước, phụ trách đội bóng cho biết :" Sắp tới bọn mình sẽ gắng tập luyện cùng nhau nhiều hơn để các vị trí thêm

hiểu nhau. Lần này, nếu trường hay khoa có tổ chức giải đấu thì bọn mình nhất định tham gia và cố gắng đạt thành tích cao.

“Bờ-lờ-vờ” TUẤN NAM

Page 11: Tập Viết số 01

THỂ THAO

Page 12: Tập Viết số 01

THƠ: MÙA XUÂN VĨNH CỬU

Mùa đông tàn rồi mùa xuân sẽ đến.Những con thuyền sẽ cập bến sau giôngNhững mầm sống đã vun trồng trong bão.Sẽ trở thành những bóng cả cây caoLúc này đây, con nhớ những ngày nào.Lời mẹ dạy vang trong đêm thao thứcRằng ở đời nên tu nhân tích đứcHạnh phúc đến sau những khổ cực gian nanGìơ nhà ta vẫn sống cảnh nghèo nànBố vẫn phải đi làm nuôi mấy miệngCòn mẹ thì chẳng thể siêng như trươc.Mẹ lúc này chẳng... đi... được vì... đau.Nhưng mẹ ơi, trước sau mẹ vẫn thế!Vẫn là người chẳng thể thiếu được đâu Cuộc sống sau này có giàu sang phú quíThiếu mẹ rồi thì cũng chỉ hư vô!Nếu ngày mai, con sáng lạng tiền đồ.Nay vấp ngã ai vỗ về khi thiếu mẹDù thế nào con vẫn còn rất bé.Chẳng thể xa mẹ như đứa trẻ lên ba.Mẹ hãy sống cho nhà ta vui mãi.Để con đường con bước tới tương lai.Chẳng mù mịt như một ai đã nói.Để đời này con chửng đói tình thương.

THÁI GIANG

TẢN VĂN: MẸ !Nhắc đến quê

hương, người ta thường nhớ về những món ăn quê bình dị, những hội ,những hè, những đình những đám....Nhưng với tôi nhắc đến quê hưong là tôi nhớ ngay đến hình ảnh mẹ. Mẹ tôi người phụ nữ binh dị như bao ngưòi phụ nữ. Đời mẹ nghèo nhưng lòng mẹ quá đỗi mênh mông. 

Con xin dâng lên mẹ những đoá hoa tươi thắm từ trái tim con. Con xin dâng lên me những lời chúc tốt đep nhất từ tận đáy lòng. Dù mẹ bây giờ ở rất xa nhưng với trái tim thì không có khoảng cách nào ngăn trở được.Con thấy mình được trở về quê hương đón những cơn gió từ ngoài khơi lồng lộng, được hít thở đến căng lồng ngực hương lúa từ đòng xa . Và con được ùa vào lòng mẹ như những ngày thơ dại, được mẹ vỗ về, được mẹ tát yêu, được mẹ lau những giọt mồ hôi trên trán bằng vạt áo đã bạc sờn của mẹ. Tuổi thơ con sẽ ra sao nếu không có mẹ? Con làm sao có những giay phút hét lên sung sướng  khi mẹ về chợ, dù qù chỉ là miếng dừa, một tấm bánh đa , một cái bánh rán.....Ôi những món quà quê bình dị đã nuôi lớn tâm hồn con. Cho con biết yêu vết nhăn trên mắt người hành khất, biết quý màu vàng trên đôi chân người lội ruộng ....Tuổi thơ con không phải đánh giậm, mò ốc, bắt cua như mẹ nhưng mẹ dạy con biết quý trọng bát canh khi ăn, hạt muối khi dùng. Khi con khôn lớn mẹ vẫn là chỗ dựa lớn nhất của đời con. Mẹ vẫn chăm con từng miếng ăn, giấc ngủ như ngay bé. Những hôm con ốm mẹ thường ngồi thật lâu trông con ngủ. Ngày con vào cấp III, con vui vẻ chạy tung tăng rúi rít bên mẹ. Mẹ chỉ cười và mắt mẹ long lanh nước mắt. Mẹ vui vì con yêu quý của mẹ không phụ lòng mẹ. Thấm thoắt mà đã 4 năm giờ con đã là một sinh viên Đai học. Hôm tiễn con đi mẹ không khóc. Mẹ dặn con bao nhiêu điều về giữ gìn sức khoẻ, ăn tiêu, đi lại....Nhưng con biết khi chuyến xe lăn bánh mẹ đã đúng đó thật lâu với hai dòng lệ tuôn trào. Đi giữa Hà

Nội phồn hoa, đông đúc hôm nay lại nhớ về cái bình yên của quê nhà. Nhớ về mảnh vườn con con với bao cây trái mẹ trồng xum xuê, tươi tốt .Con nhất cây đu đủ con trồng mà ngày con đi đang sai quả đầu mùa. Chắc bây giờ đã chín vàng, thơm ngọt rồi phải không mẹ? Mẹ ơi xuân này con sẽ về

bên mẹ, về với mảnh vườn nhỏ bé của con. Cũng như hôm nay 20-10, con lại hướng cả tâm lòng về mẹ:                                       Bởi mẹ mãi là vầng dương sáng tỏRồi con đi qua đêm tối cuộc đờiBởi mẹ mãi là những điều tươi đẹpLuôn bên con dựng góp tháng năm vui.

LÚA QUÊ

TIN VĂN NGHỆ

Chiếu phim tài liệu về học giả Nguyễn Văn Vĩnh      Chiều ngày 17/10, tại tầng 8 nhà E Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã diễn ra buổi chiếu phim tài liệu "Mạn đàm về người mandi hiện đại". Bộ phim do Ông Nguyễn Lân Bình, là người thuộc gia tộc họ Nguyễn tự bỏ vốn ra sản xuất. Bộ phim dài 215 phút,  hệ thống lại những đóng góp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh với văn hóa Việt Nam. Sau khi trình chiếu xong tại trường Nhân Văn, phim sẽ được tiếp tục trình chiếu tại nhiều nơi trong và ngoài nước.(PV.)

Page 13: Tập Viết số 01

Chuyên trang NỐI VÒNG TAY LỚN là nơi để khoa báo giao lưu nhìn ra các khoa bạn, trường bạn. Nếu bạn không phải là dân K53BC, bạn muốn giao lưu với chúng mình, hãy giới thiệu về bạn, về trường bạn cho chúng tớ nhé. Rất vui khi nhận được email của bạn tại hòm thư: [email protected]

VĂN NGHỆ

MỸ HƯỜNG Sau hơn 3 tuần khai giảng, lớp báo chí K53 đã quyết định thành lập một tờ báo riêng dành cho các thành viên trong lớp. Đồng thời, ban quản trị của báo đã tổ chức các thảo luận, trao đổi về những kĩ năng chuyên ngành cho sinh viên. Các buổi học này thu hút được đông đảo các bạn trong lớp và thật đặc biệt có sự tham gia nhiệt tình của hai “kẻ ngoại đạo” vốn không phải là sinh viên khoa báo....... Trò chuyện với bạn Nguyễn Lí Vinh Hạnh ( Xuân Mai, Hà Nội), hiện sinh viên năm thứ nhất khoa toán trường Đại học Khoa học tự nhiên. Hạnh chia sẻ:"  Từ nhỏ mình đã yêu thích báo chí. Khi được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, tivi, sách, báo, tạp chí, được tiếp cận tìm hiểu các thông tin, mình lại càng yêu báo chí hơn. Sau khi đậu đại học, tuy không học về chuyên nghành báo chí, nhưng Hạnh vẫn luôn mơ ước được đi phỏng vấn, được viết báo. Qua một người bạn, mình biết khóa báo chí K53 đang tổ chức các buổi học chuyên nghành, đúng với mơ ước của mình, mình đã quyết định tham gia :"  Trong buổi học đầu tiên, Hạnh tâm sự :" Tớ run lắm, nhất là khi anh Phước bảo viết tin mà tớ chưa biết gì, rồi đưa anh duyệt". Nhưng sau khi được sửa một số lỗi, Hạnh cảm thấy thích thú và muốn được viết nhiều nữa. Hạnh bật mí :" Tớ muốn trải nghiệm để thử sức mình, nếu được tớ sẽ theo nghề báo luôn". "Thầy giáo" Chính - trưởng nhóm phản ánh nhận xét về Hạnh : Bạn Hạnh học rất nhanh, rất nhiệt

tình và không thua kém gì các bạn đã học nhiều trong nhóm."     Đến với Tập

Viết sớm

hơn Hạnh, bạn Trần Thu Trang, sinh viên K52 khoa quốc tế của ngôi trường Nhân Văn của chúng ta cũng là một kẻ ngoại đạo nhưng có đã “say nghề” từ... thuở nhỏ.     Trang tâm sự:" Mình học quốc tế nhưng vẫn "âm mưu" làm báo. Trở thành một nhà báo  là mơ ước từ nhỏ của mình, và ước mơ đó đã theo mình đến tận hiện nay. Khi quyết định đặt bút chọn trường thi trong hồ sơ thi ĐH, mình đã bị họ hàng phản đối thi Báo chí vì sợ sẽ thất nghiệp. Lựa chọn của mình lúc đó là Khoa quốc tế học không phải vì mình không còn yêu thích nghề báo, mà mình nghĩ rằng con đường đến đích không phải là độc đạo. Không phải cứ học Báo thì mới ra làm được Báo." Tuy yêu nghề báo nhưng vì việc học chuyên ngành Trang đang theo học ngốn của bạn rất nhiều thời gian nên bạn thấy bản thân còn thiếu rất nhiều kiến thức ngành báo. Trang chia sẻ :" Với kẻ "ngoại đạo" như mình thì con đường còn nhiều gập ghềnh. Lý thuyết thì có thể tự tìm hiểu trong sách vở, còn kinh nghiệm thì chỉ có lăn lộn vào nghề thì mới rút ra được thôi mà điều này thì mình không được như các bạn học khoa Báo. Mình biết đến CLB báo chí rất tình cờ qua nickname của một người bạn trên diễn đàn

trường, biết là mình liên hệ tham gia ngay. Tham gia với CLB khiến mình như được tiếp thêm niềm tin, vì ở đây mọi người không coi mình là kẻ ngoại đạo, mà đã tận tình chỉ cho mình những kĩ năng của làm báo. Đây là một cơ hội tốt đối với mình. Mặc dù lên năm thứ hai, khối lượng bài vở khá nhiều nhưng mình vẫn không muốn để cơ hội ấy trôi qua. Năm nhất mình đã bỏ phí rất nhiều, không thể lãng phí thời gian tiếp được nữa. Vì chẳng phải ai cũng có được cơ hội tốt như mình, chẳng phải ai cũng được dẫn dắt, chỉ bảo để bước vào nghề cho bớt chông chênh như mình. Một góp ý nhỏ mà mình muốn nhắn tới CLB báo chí là các bạn cố gắng thu xếp cho cả nhóm có cơ hội đi thực tế tác nghiệp nhé! Như thế sẽ giúp mọi người vỡ vạc ra nhiều điều." Chia sẻ với những băn khoăn này, anh Phước, thành viên trong ban biên tập nói :" Bọn mình rất hoan nghênh những bạn như Trang và Hạnh đã đến cùng học tập và trao đổi với mọi người. Rất mong các bạn sẽ là những thành viên tích cực. Còn chuyện đi thực tế thì chắc chắn bọn mình sẽ tổ chức. Mong rằng những chuyến đi đó sẽ luôn có sự góp mặt của các bạn."

Trang... “âm mưu” làm báo