39
Chuyên đề 17 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Tai chinh cong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tai chinh cong

Chuyên đề 17

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Page 2: Tai chinh cong

I. Những vấn đề chung về quản lý tài chính công

1.1. Khái niệm và phạm vi tài chính công

1.2. Khái niệm quản lý tài chính công

1.3. Mục tiêu quản lý tài chính công

1.4. Nguyên tắc quản lý tài chính công

Page 3: Tai chinh cong

1.1. Khái niệm và phạm vi tài chính công

1.1.1. Khái niệm tài chính công

TCC là các hoạt động thu và chi bằng tiền của NN, phản ánh hệ thống

các quan hệ KT dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng

các quỹ tiền tệ của NN.

Page 4: Tai chinh cong

Khác biệt giữa TCC với TCNN

TCC TCNN

- Không vì lợi nhuận. -Có cả KD thu lợi nhuận tại các DNNN.

- Chủ yếu là phục vụ. -Cung ứng HHDV tại các DNNN.

Page 5: Tai chinh cong

Bản chất TCC

TCC là một phạm trù KT gắn với thu nhập và chi tiêu của CP.

Có 3 tiêu chí để xác định TCC

- Sở hữu thuộc NN.

- Phục vụ lợi ích công.

- Không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Page 6: Tai chinh cong

Cơ cấu TCC

- Ngân sách nhà nước.

- Tài chính các cơ quan HCNN.

- Tài chính các đ/vị sự nghiệp và đ/vị công ích.

- Các quỹ tài chính ngoài NSNN phục vụ công cộng.- Quỹ Dự trữ quốc gia (dưới hình thức hiện vật);

- Quỹ Dự trữ tài chính;

- Quỹ Dự trữ ngoại hối (do NHNN quản lý);

- Quỹ Tích luỹ trả nợ nước ngoài;

- Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ Tín dụng đào tạo;

- Quỹ Phòng chống ma tuý;

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

- Quỹ Hỗ trợ phát triển (bao gồm cả Quỹ Bình ổn giá và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã được sáp nhập);

- Quỹ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Quỹ Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả Quỹ Bảo hiểm y tế);

- Và một số quỹ khác;

Page 7: Tai chinh cong

1.1.2. Phạm vi Tài chính công- TCC gắn liền với các việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN, được

thể hiện trên tất cả các lĩnh vực KT, VH, GD, YT, XH, QP, AN;

- Hoạt động thu chi TCC có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể

trong nền KT kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng.

Page 8: Tai chinh cong

1.2. Khái niệm quản lý tài chính công

a. Khái niệm

Quản lý TCC là quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành và kiểm soát

hoạt động thu chi của NN nhằm thực hiện các chức năng của NN hiệu quả

nhất.

Page 9: Tai chinh cong

b. Các đặc điểm của quản lý TCC

- Là một loại quản lý HCNN.

- Thực hiện bởi các CQNN và tuân thủ pháp luật.

- Là phương thức điều tiết các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của NN đối với XH.

Page 10: Tai chinh cong

1.3. Mục tiêu quản lý tài chính công

- Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể.

- Bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực.

- Cung ứng HH và DVC có hiệu quả.

Page 11: Tai chinh cong

1.4. Nguyên tắc quản lý tài chính công

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc hiệu quả.

- Nguyên tắc thống nhất.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Page 12: Tai chinh cong

II. Quản lý chi tiêu công

2.1. Khái niệm chi tiêu công

2.2. Đặc điểm của chi tiêu công

2.3. Vai trò của chi tiêu công đối với sự phát triển KT - XH

2.4. Yêu cầu đối với quản lý chi tiêu công

Page 13: Tai chinh cong

2.1. Khái niệm chi tiêu công

2.1.1. Khái niệm

Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị

QLHC, các ĐVSN được sự kiểm soát và tài trợ bởi CP.

- Theo nghĩa khái quát nhất, chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính

quyền TW, chính quyền ĐP; các DNNN và của toàn dân khi cùng trang trải

kinh phí cho các hoạt động do CP quản lý.

Page 14: Tai chinh cong

Phân loại chi tiêu côngCăn cứ vào tính chất kinh tế: chi tiêu công gồm:

- Chi thường xuyên:

. Chi hoạt động SN: Sự nghiệp KT, GD và ĐT, nghiên cứu KH và CN, ytế,

VH, nghệ thuật,TDTT.

. Chi HC: đáp ứng nhu cầu hoạt động của BMNN;

. Chi chuyển giao: chi cứu tế XH, an sinhXH, bảo hiểm XH, trợ cấp;

. Chi AN,QP.

- Chi đầu tư phát triển:

. Chi XD các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT- XH;

. Đầu tư, hỗ trợ các DN thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia QL và

điều tiết của NN;

- Chi hỗ trợ cho các quỹ tài chính của CP.

Page 15: Tai chinh cong

2.2. Đặc điểm của chi tiêu công

- Chi tiêu công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng

hay ở phạm vi QG.

- Gắn liền với BMNN và những nhiệm vụ KT, CT, XH.

- Các khoản chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng;

- Chi tiêu công gắn liền với nguyên tắc mang tính không hoàn trả hay hoàn trả

không trực tiếp.

Page 16: Tai chinh cong

2.3. Vai trò của chi tiêu công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Thu hút vốn đầu tư của KVT, thực hiện chuyển dịch cơ cấu KT.

- Góp phần điều chỉnh chu kỳ KT.

- Tái phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng XH.

Page 17: Tai chinh cong

2.4. Yêu cầu đối với quản lý chi tiêu công

2.4.1. Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể

- Tổng số chi NS được quyết định một cách độc lập và trước khi ra các quyết

định chi tiêu thành phần.

- Tổng số chi phải là giới hạn cứng rắn, buộc phải thực hiện trong năm NS.

CP phải có chính sách và công cụ để đảm bảo kỷ luật tài khoá được duy trì

trong trung hạn và dài hơn.

Page 18: Tai chinh cong

2.4.2. Kết quả hoạt động: Tính hiệu lực và hiệu quả

* Hiệu quả phân bổ (phân bổ chiến lược)

Chi tiêu NS được xem xét trên cơ sở thứ tự ưu tiên và tính hữu dụng của

chương trình, nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược.

* Hiệu quả hoạt động

- Là giảm thiểu chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra.

- Những HH-DV mà NN cung cấp phải đáp ứng nhu cầu của ND với chất

lượng cao.

Page 19: Tai chinh cong

III. Quản lý thu nhập công

3.1. Khái niệm thu nhập công và quản lý thu nhập công

3.2. Cơ cấu thu nhập công

3.3. Quản lý thuế

Page 20: Tai chinh cong

3.1. Khái niệm thu nhập công và quản lý thu nhập công

3.1.1. Khái niệm thu nhập công:

Thu nhập công là hệ thống các quan hệ KT và phi KT phát sinh trong quá

trình hình thành các quỹ tài chính của NN.

- Những quan hệ KT trong thu TCC dựa trên cơ sở trao đổi, còn những quan

hệ phi KT được thiết lập từ nghĩa vụ.

- Về mặt hiện tượng, thu TCC dựa trên trên cơ sở nghĩa vụ. Nhưng xét đến

cùng, thu TCC được xây dựng trên nền tảng KT.

- Thu TCC ảnh hưởng đến tốc độ, chất lượng và tính bền vững trong phát

triển của mỗi QG.

Page 21: Tai chinh cong

3.2. Cơ cấu thu nhập công

- Các khoản thu thường xuyên có tính bắt buộc: thuế, phí, lệ phí. Trong đó:

thuế chiếm tỷ trọng khoảng từ 80 - 90% NSNN và trích xuất khoảng 1/5 -1/4

từ GDP;

- Các khoản thu không thường xuyên: Thu từ hoạt động KT NN; thu từ hoạt

động SN; tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc SHNN;

- Nợ công;

- Các quỹ Tài chính khác của NN.

Page 22: Tai chinh cong

3.3. Quản lý thuế

3.3.1. Khái niệm thuế

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của NN đối với các

tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì lợi ích chung.

Page 23: Tai chinh cong

3.3.2. Đặc điểm quản lý thuế

-Thuế là một khoản thu không bồi hoàn; là một hình thức chuyển chi tiêu cá

nhân thành chi tiêu công.

-Thuế là khoản thu bắt buộc, có hệ thống pháp luật điều chỉnh.

Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập do DN và dân

chúng sáng tạo, hình thành nên NSNN.

Xét về hiện tượng, thuế chuyển dịch một chiều thu nhập từ KVT vào KVC.

Page 24: Tai chinh cong

3.3.3. Mục tiêu quản lý thuế;

• Huy động đầy đủ kịp thời số thu NSNN từ thuế;

• Phát huy tốt nhất vai trò của thuế;

• Đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về thuế.

Page 25: Tai chinh cong

3.3.4. Nội dung quản lý thuế;

a, Lựa chọn và ban hành các luật thuế, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính hiệu quả:

. Hiệu quả phân bổ: lựa chọn các loại thuế để tối thiểu hoá sự can thiệp vào

các quyết định KT đảm bảo phân bổ nguồn lực ít bị lãng phí.

. Hiệu quả KT: Bảo đảm một số thu nhất định với chi phí QL thấp nhất.

- Tính công bằng: phải công bằng về nghĩa vụ thuế đối với mọi chủ thể cả về

chiều dọc và chiều ngang.

(ngang: các cá nhân về mọi mặt như nhau thì đối xử ngang nhau. Dọc: người

có khả năng nộp thuế nhiều phải thực hiện nghĩa vụ cao hơn).

- Tính ổn định: Luật thuế ít thay đổi thì các Nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn

SXKD.

- Tính rõ ràng dễ hiểu: cho phép dễ thực hiện, dễ thu, dễ kiểm tra, hạn chế

được những tiêu cực, tốn kém, trốn lậu thuế…

Page 26: Tai chinh cong

b, Tổ chức quản lý thu thuế * Tổ chức quản lý đối tượng nộp thuế

- Quản lý theo phương thức thủ công: mỗi đối tượng được cấp một sổ đăng ký

thu riêng.

- Quản lý bằng mạng vi tính: xây dựng một hệ thống mã số đối tượng nộp thuế

thống nhất trong phạm vi cả nước

Xây dựng và lựa chọn quy trình thu thuế

• Cơ quan thuế tính và ra thông báo về số thuế phải nộp.

• Đối tượng tự kê khai, tự tính thuế, nộp thuế;

Tổ chức thu nộp tiền thuế, có hai hình thức nộp:

• Nộp cho cơ quan thuế, cơ quan thuế dễ kiểm tra; dễ xảy ra tham nhũng, chiếm

dụng thuế, BMCQ thuế cồng kềnh.

• Nộp qua KBNN: Với hình thức này hạn chế được hiện tượng chiếm dụng thuế

của NN.

Page 27: Tai chinh cong

c, Thanh tra thuế- Mục đích chủ yếu là phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm

pháp luật thuế: khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng thuế.... hạn

chế thất thu thuế của NN.

- Nâng cao ý thức chấp hành luật thuế cho người nộp thuế và người thi

hành công vụ của ngành thuế.

Page 28: Tai chinh cong

3.4. Quản lý phí và lệ phí

3.4.1. Khái niệm lệ phí và phí

- Lệ phí, là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho CQNN khi

thụ hưởng dịch vụ liên quan đến QLHCNN.

- Phí, là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả cho ĐVSN NN khi

nhận được DV do cơ quan này cung cấp.

-

Page 29: Tai chinh cong

3.4.2. Đặc điểm quản lý phí và lệ phí

- Phí và lệ phí không phải là giá bán các DVC mà là những khoản thu làm

giảm nhẹ gánh nặng chi tiêu của NN mang tính bồi hoàn trực tiếp và thực

hiện chức năng QLNN về mọi hoạt động của nền KT-XH.

- Lệ phí và phí đều là khoản thu của NSNN, do CQNN có thẩm quyền ban

hành.

- Lệ phí và phí điều chỉnh cả việc cung cấp HH-DVC lẫn việc tiêu thụ HH- DVC

có tác động đối với người thụ hưởng.

Page 30: Tai chinh cong

3.4.3. Phân cấp thẩm quyền quy định phí và lệ phí

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với phí, lệ phí được phân cấp, bao

gồm việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng

khoản phí, lệ phí.

Page 31: Tai chinh cong

3.4.4. Xác định mức thu phí và lệ phí

Về mức thu: Bảo đảm nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí quy định tại

Điều 8 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; khoản 4, Điều 1, Nghị định số

24/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày

24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí

và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa

đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.

Nguyên tắc XD mức thu phí, lệ phí:

- Đối với phí thuộc NSNN; đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp lý có tính

đến những chính sách của NN trong từng thời kỳ.

- Đối với phí trả cho các DV do tổ chức và cá nhân đầu tư; đảm bảo thu hồi

vốn trong thời gian hợp lý và phù hợp khả năng đóng góp của người nộp.

- Đối với lệ phí: mức thu lệ phí ấn định theo công việc, không nhằm bù đắp chi

phí và phù hợp thông lệ quốc tế.

- Riêng đối với lệ phí trước bạ: mức thu tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài

sản đem trước bạ.

Page 32: Tai chinh cong

3.4.5. Nội dung quản lý phí và lệ phí

- Phân định HH, DVC cơ bản và HH, DVC vượt trội.

- Xác định kết quả phải đạt được khi cung cấp HH, DVC.

- Ước tính chi phí của HH, DVC.

- Phân tích quan hệ lợi ích - chi phí trong quá trình cung cấp HH, DVC .

-Kiểm tra việc thu và SD lệ phí, phí cũng như hoạt động cung cấp HH, DVC tại

các đơn vị thu lệ phí và phí.

- Xác định thời hạn chấm dứt thu lệ phí và phí đối với những HH, DVC đã thu

hồi đầy đủ k/phí.

Page 33: Tai chinh cong

IV. Quản lý ngân sách Nhà nước

4.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước

4.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước

4.3. Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách Nhà nước

4.4. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước

4.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Page 34: Tai chinh cong

4.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN đã được cơ quan có thẩm

quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức

năng nhiệm vụ của NN.

Page 35: Tai chinh cong

4.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước

-Thực hiện phân phối tổng sản phẩm XH: Xác định có khoa học tỷ lệ huy

động tổng sản phẩm XH vào NSNN;

- Ổn định và tăng trưởng KT.

- bảo vệ thành quả cách mạng.

- kiểm tra bảo vệ TS Qgia, TSNN, chống thất thoát, lãng phí, bảo đảm trật tự

kỷ cương trong hoạt động TC.

Page 36: Tai chinh cong

4.3. Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách Nhà nước

•Nguyên tắc niên hạn: Cơ sở hình thành nguyên tắc niên hạn:

- Cơ sở chính trị, tạo điều kiện cho Qhội và ND kiểm soát tình hình thu, chi.

- Cơ sở Tài chính, NSNN theo niên khoá có ưu điểm: tính đơn giản, nghiệp vụ thu,

chi ghi chép chặt chẽ. Hạn chế: tốn kém về chi phí, cứng nhắc, khó xác định kết

quả.

•Nguyên tắc đơn nhất, Toàn bộ dự toán thu, chi phải trình bày trong một văn kiện duy

nhất. Không chấp nhận việc lập NS bằng nhiều văn kiện không tập trung.

• Nguyên tắc toàn diện:

NSNN phải toàn diện và bao quát, hợp thành một tài liệu duy nhất phản ánh đầy đủ

mọi chương trình tài chính của CP. Tất cả khoản thu và khoản chi của QG phải ghi

vào trong dự toán NSNN, không có sự bù trừ giữa thu và chi.

Page 37: Tai chinh cong

4.4. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước

- Lập dự toán ngân sách;

- Chấp hành ngân sách;

- Quyết toán ngân sách;

Page 38: Tai chinh cong

4.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

4.5.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc giải quyết mối quan hệ giữa

các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều

hành ngân sách nhà nước.

Phân cấp quản lý NSNN để phù hợp với sự phân cấp HC:

- Cấp trung ương

- Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

- Cấp huyện (quận)

- Cấp xã (Phường)

Chú ý:

- NSNN là thống nhất, phân cấp, không phải là phân chia NS.

- Phân cấp QL NSNN là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các

cấp trong QL thu chi.

Page 39: Tai chinh cong

4.5.2. Nôi dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

- Phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành NSNN từ trung ương

đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát

về chế độ, chính sách.

- Phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều hành NSNN

trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình tự và trách nhiệm

của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết toán ngân

sách và tổ chức thực hiện kế hoạch NSNN.