17
Ch¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 230 Chương 8. Tài chính công 1. Khái nim và bn cht ca Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN) là dtoán (kế hoch) thu – chi bng tin ca nhà nước trong mt khong thi gian nht định (thường là 1 năm). Năm ngân sách (hay còn gi là năm tài chính hoc tài khoá) là giai đon mà trong đó dtoán thu – chi tài chính đã được phê chun ca Quc hi có hiu lc thi hành. hu hết các nước, năm ngân sách có thi hn bng 1 năm dương lch, nhưng thi đim bt đầu và kết thúc năm ngân sách mi nước có khác nhau. Ởđa scác nước (trong đó có Vit nam), năm ngân sách trùng năm dương l ch (bt đầu 1/1, kết thúc 31/12) như Pháp, B, Hà lan, Trung quc. Mt snước như Anh, Nht, năm ngân sách bt đầu t1/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau. Úc thì t1/7 năm trước đến 30/6 năm sau, Mt1/10 năm trước đến 30/9 năm sau. Vic quy định năm ngân sách là hoàn toàn do ý chí chquan catng nhà nước. Vmt bn cht, NSNN là hthng nhng mi quan hkinh tế gia nhà nước và xã hi phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sdng các ngun tài chính nhm đảm bo yêu cu thc hin các chc năng ca nhà nước. Các quan hkinh tế này bào gm: - Quan hkinh tế gia NSNN và các doanh nghip sn xut kinh doanh, dch v- Quan hkinh tế gia NSNN và các tchc tài chính trung gian - Quan hkinh tế gia NSNN và các tchc xã hi - Quan hkinh tế gia NSNN và các hgia đình - Quan hkinh tế gia NSNN và thtrường tài chính - Quan hkinh tế gia NSNN vi hot động tài chính đối ngoi Hthng ngân sách nhà nước được tchc theo mt trong hai mô hình sau: - Mô hình nhà nước liên bang: NSNN được tchc theo 3 cp Ngân sách liên bang Ngân sách bang Ngân sách đị a phương - Mô hình nhà nước thng nht: NSNN gm 2 cp Ngân sách trung ương Ngân sách đị a phương Ti Vit nam, theo tinh thn Lut Ngân sách nhà nước, được thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và có hiu lc thi hành tnăm ngân sách 1997, hthng NSNN bao gm 4 cp: - Ngân sách trung ương Ch¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 231 - Ngân sách cp tnh (tnh và thành phtrc thuc trung ương) - Ngân sách cp huyn (huyn, qun, thxã, thành phthuc tnh) - Ngân sách cp xã (xã, phường, thtrn) Cơ quan qun lý quca NSNN là Kho bc Nhà nước. Hthng Kho bc Nhà nước Vit nam được thành lp theo quyết định QĐ 07/HĐBT ngày 4/1/90 và chính thc đi vào hot động ngày 1/4/90. 2. Vai trò ca ngân sách nhà nước trong nn kinh tế Ngân sách nhà nước là công cqun lý vĩ mô mà nhà nước sdng để thc hin chc năng, nhim vca mình trong vic n định, phát trin kinh tế xã hi, đảm bo an ninh quc phòng và góp phn thc hin công bng xã hi. 2.1. NSNN – Công chuy động ngun tài chính để đảm bo các nhu cu chi tiêu ca nhà nước Hot động ca nhà nước trong các lĩnh vc chính tr, kinh tế, xã hi luôn đòi hi phi có các ngun tài chính để chi tiêu cho nhng mc đích xác định. Các nhu cu chi tiêu này được thomãn bng các ngun thu ngân sách nước, mà chyếu là thuế (trung bình chiếm 80-90% tng thu). Đây là vai trò truyn thng ca NSNN, tn ti trong bt cthi đại, chế độ xã hi nào ktkhi nhà nước ra đời. Nó xut phát tscn thiết khách quan ca vic ra đời nhà nước vi chc năng qun lý kinh tế xã hi. 2.2. NSNN – Công cụđiu tiết vĩ mô nn kinh tế - xã hi ca nhà nước Vai trò này xut hin trước nhu cu phi có scan thip ca nhà nước vào nn kinh tế nhm khc phc nhng hn chế ca nn kinh tế thtrường, giúp nn kinh tế - xã hi phát trin cân đối và hp lý hơn. Nhà nước thc hin vai trò điu tiết vĩ mô ca mình thông qua các hot động thu, chi ngân sách. Cth, vai trò này được thhin trong các lĩnh vc kinh tế, xã hi như sau: 2.2.1. Vmt phát trin kinh tế NSNN được sdng để kích thích nn kinh tế phát trin hoc hình thành cơ cu kinh tế mi, thông qua các hot động như: - Dùng vn NSNN để đầu tư vào cơ shtng kinh tế xã hi như giao thông, đin, nước thuli… Đây là nhng l ĩnh vcrt cn cho sphát trin kinh tế xã hi nhưng tư nhân không mun đầu tư (do tsut li nhun thp, thi gian hoàn vn chm) hoc không đủ khnăng (vvn và trình độ) để đầu tư. - Thc hin nhng ưu đãi vtín dng hoc thuế nhm khuyến khích phát trin nhng ngành nghhoc vùng cn phát trin, ví dcác ngành kinh tế mi (công nghsinh hc, tin hc), các ngành trng đim (sn xut hàng xut khu), các vùng

Tai chinh cong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

230

Chương 8. Tài chính công

1. Khái niệm và bản chất của Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước (NSNN) là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của nhà nướctrong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính hoặc tài khoá) là giai đoạn mà trong đó dựtoán thu – chi tài chính đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở hầu hếtcác nước, năm ngân sách có thời hạn bằng 1 năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu vàkết thúc năm ngân sách ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa số các nước (trong đó có Việtnam), năm ngân sách trùng năm dương lịch (bắt đầu 1/1, kết thúc 31/12) như Pháp, Bỉ,Hà lan, Trung quốc. Một số nước như Anh, Nhật, năm ngân sách bắt đầu từ 1/4 nămtrước và kết thúc vào 31/3 năm sau. Úc thì từ 1/7 năm trước đến 30/6 năm sau, Mỹ từ1/10 năm trước đến 30/9 năm sau. Việc quy định năm ngân sách là hoàn toàn do ý chíchủ quan của từng nhà nước.Về mặt bản chất, NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hộiphát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảmbảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bào gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức tài chính trung gian- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức xã hội- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các hộ gia đình- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại

Hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:- Mô hình nhà nước liên bang: NSNN được tổ chức theo 3 cấp

• Ngân sách liên bang• Ngân sách bang• Ngân sách địa phương

- Mô hình nhà nước thống nhất: NSNN gồm 2 cấp• Ngân sách trung ương• Ngân sách địa phương

Tại Việt nam, theo tinh thần Luật Ngân sách nhà nước, được thông qua ngày 20 tháng 3năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997, hệ thống NSNN bao gồm 4cấp:

- Ngân sách trung ương

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

231

- Ngân sách cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương)- Ngân sách cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)- Ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn)

Cơ quan quản lý quỹ của NSNN là Kho bạc Nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việtnam được thành lập theo quyết định QĐ 07/HĐBT ngày 4/1/90 và chính thức đi vào hoạtđộng ngày 1/4/90.

2. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tếNgân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninhquốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

2.1. NSNN – Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhucầu chi tiêu của nhà nướcHoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải cócác nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu nàyđược thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách nước, mà chủ yếu là thuế (trung bình chiếm80-90% tổng thu).Đây là vai trò truyền thống của NSNN, tồn tại trong bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kểtừ khi nhà nước ra đời. Nó xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nướcvới chức năng quản lý kinh tế xã hội.

2.2. NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nướcVai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tếnhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế - xã hội pháttriển cân đối và hợp lý hơn. Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình thôngqua các hoạt động thu, chi ngân sách. Cụ thể, vai trò này được thể hiện trong các lĩnh vựckinh tế, xã hội như sau:2.2.1. Về mặt phát triển kinh tếNSNN được sử dụng để kích thích nền kinh tế phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tếmới, thông qua các hoạt động như:

- Dùng vốn NSNN để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, điện,nước thuỷ lợi… Đây là những lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hộinhưng tư nhân không muốn đầu tư (do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốnchậm) hoặc không đủ khả năng (về vốn và trình độ) để đầu tư.

- Thực hiện những ưu đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triểnnhững ngành nghề hoặc vùng cần phát triển, ví dụ các ngành kinh tế mới (côngnghệ sinh học, tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng

Page 2: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

232

kinh tế ở vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống người dân ởđó.

- Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụngđịnh hướng tiêu dùng nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành chophát triển kinh tế.

- Khi nền kinh tế suy thoái, nhà nước có thể tăng chi ngân sách cho đầu tư, cắt giảmthuế nhằm kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sớm.

- Thông qua các khoản chi đầu tư từ vốn ngân sách và ưu đãi thuế để thúc đẩy hìnhthành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xã hộimột cách có hiệu quả.

2.2.2. Về mặt ổn định kinh tế xã hộiVai trò này của NSNN được thể hiện qua các hoạt động như:

- Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính(kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động dothiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp.

- Hỗ trợ các quỹ bình ổn giá, quỹ bảo hiểm xã hội.- Cấp tín dụng ưu đãi hoặc mua lại các doanh nghiệp có vị trí quan trọng đang gặp

khó khăn, có nguy cơ giải thể hoặc phá sản.- Lập quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá.- Sử dụng các chính sách tài khoá thắt chặt hoặc mở rộng nhằm điều tiết kinh tế vĩ

mô (giảm nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, phục hồi tổng cầu).- Ngoài ra, các hoạt động nhằm cân bằng ngân sách cũng có ảnh hưởng lớn tới các

cân bằng vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán…2.2.3. Về mặt thực hiện công bằng xã hội

- Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá… nhằm tạo điều kiện nângcao mặt bằng xã hội.

- Chi trợ cấp đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, ngườigià không nơi nương tựa, những gia đình có công với đất nước.

- Chi trợ cấp thất nghiệp nhằm giúp ổn định xã hội.- Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật qua tín dụng ưu đãi.- Thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức nhằm điều tiết thu nhập cao để phân phối

lại cho các đối tượng có thu nhập thấp, góp phần giảm bớt khoảng cách giầunghèo.

3. Thu ngân sách nhà nướcThu ngân sách bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thoả mãn

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

233

nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệkinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồntài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thoả mãn các nhucầu chi tiêu của nhà nước.

3.1. Các nguồn thu của NSNNThu NSNN được hình thành từ các nguồn sau:3.1.1. ThuếThuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp choNhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.Thuế có những đặc trưng sau:

- Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp choNhà nước. Các cá nhân, doanh nghiệp là người được hưởng các lợi ích từ chi tiêuNSNN và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp chongân sách Nhà nước, có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập)hoặc gián tiếp (thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu…).

- Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNNcho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếpnên người chịu thuế không tự giác nộp.

- Không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hìnhthức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấpkhông mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiềuhay ít.

3.1.2. Lệ phíLệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định để nhà nước phục vụ công việc quản lý hànhchính nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.Việt nam có khoảng 15 loại lệ phí như lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phíchứng thư, công chứng, lệ phí cấp quota.Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực hiện. Đó là những đơn vị dự toánngân sách, tức là toàn bộ thu chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó làmột bộ phận của thu chi ngân sách.Tiền lệ phí thu được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việccủa bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ tiền lệ phí trước bạ nhà, đất không chỉđể đảm bảo hoạt động của bộ phận trước bạ mà còn đảm bảo hoạt động của cả hệ thốngcơ quan quản lý nhà đất như Tổng cục địa chính, Sở nhà đất với các công việc như lập hồsơ địa chính, lập quy hoạch… Do đó một số lệ phí có số tiền thu lớn như lệ phí trước bạnhà đất lên tới 2% giá trị nhà đất.

Page 3: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

234

Thu lệ phí là nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo khả năng đóng góp trongchính sách động viên vào ngân sách Nhà nước và công bằng trong việc hưởng thụ các lợiích từ chi tiêu của ngân sách. Vì vậy người nộp lệ phí là người được hưởng lợi ích từ hoạtđộng quản lý của Nhà nước và số tiền lệ phí phù hợp với khả năng đóng góp của họ nênNhà nước không cần trợ giúp để giảm gánh nặng cho người nộp thuế.Một số lệ phí là bắt buộc. Trong đó quan trọng là lệ phí trước bạ, vì Nhà nước cần quảnlý quyền sở hữu, quyền sử dụng một số tài sản là nhà đất, tầu thuyền, ôtô, xe máy, súngsăn, súng thể thao nhưng nhiều người không muốn nộp lệ phí nên không chịu trước bạnhững tài sản này.Nếu Nhà nước quy định số tiền nộp lệ phí nào đó lớn nhằm tăng thu ngân sách thì khônggọi là lệ phí mà gọi là thuế hay thuế mang tính chất lệ phí như thuế môn bài.Tóm lại, lệ phí vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một sốthủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.3.1.3. PhíPhí là khoản thu do nhà quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của NSNN mà nhà nướcđã dùng để:

- đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủquyền quốc gia,

- tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặclợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh.

Khác với lệ phí, việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí và gắn với hoạt động sựnghiệp, hoạt động công cộng và chỉ thu theo yêu cầu.Các dịch vụ của hoạt động sự nghiệp như giáo tục, y tế… hoạt động công cộng như giaothông, vệ sinh đô thị… rất cần phát triển nhưng một bộ phận dân cư không có khả năngmua nếu Nhà nước không hỗ trợ một phần chi phí. Do thu không đủ bù đắp chi phí nênđơn vị sự nghiệp là đơn vị dự toán ngân sách. Người trả tiền phí (mua dịch vụ) là ngườiđược hưởng một phần số tiền chi tiêu của Nhà nước nên phải tuỳ vào loại hoạt động sựnghiệp và sức sống của dân và khả năng chi của ngân sách mà xác định mức phí cho phùhợp.Như vậy, phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp và bắt buộc đối với các thể nhân vàpháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ (công cộng) nàođó do nhà nước cung cấp. Phí có tính hoàn trả trực tiếp.

Do đặc điểm của thuế, lệ phí và phí khác nhau dẫn đến hình thức văn bản pháp luật điềuchỉnh và cơ quan ban hành chúng cũng khác nhau. Thuế cần được Quốc hội quyết địnhvà ban hành dưới dạng luật, riêng thuế mang tính chất lệ phí thì chỉ cần Chủ tịch nướcquyết định. Do Việt nam mới tiếp cận kinh tế thị trường nên một số thuế tạm thời do Uỷ

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

235

ban thường vụ quốc hội ban hành dưới dạng pháp lệnh để thuận tiện cho quá trình hoànthiện. Lệ phí, phí do Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trungương ban hành dưới dạng nghị định, quyết định.

So sánh thuế với phí và lệ phí172:Giống nhau:

- Là khoản thu của NSNN- Là khoản đóng góp (nộp) của thể nhân và pháp nhân- Mang tính bắt buộc, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước- Mang tính ổn định tương đối- Đều được lượng hoá thông qua tiền tệ

Khác nhau:THUẾ PHÍ VÀ LỆ PHÍ

- Là luật định, dưới hình thức luật hoặcpháp lệnh do cơ quan lập pháp (quốc hội)ban hành việc ấn định, ban hành, bãi bỏhoặc sửa đổi một số sắc thuế phải trải quanhững trình tự lập pháp chặt chẽ do hiếnpháp quy định.

- Cũng do nhà nước quy định nhưng ở cấpđộ khác, dưới hình thức văn bản do cơ quanhành pháp ban hành. Trình tự ban hànhkhông chặt chẽ, phức tạp như thuế.

- Không có đối phần cụ thể. - Có đối phần cụ thể- Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN,công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điềuhoà thu nhập trong xã hội.

- Phí, lệ phí là những khoản thu để giảm chingân sách, nhằm mục tiêu duy nhất là bùđắp một phần chi phí nhà nước đã đầu tưvào các dịch vụ công cộng của nhà nước.

- Không mang tính hoàn trả trực tiếp, mộtphần được hoàn trả gián tiếp thông qua cáckhoản trợ cấp xã hội và phúc lợi côngcộng.

- Mang tính hoàn trả trực tiếp cho ngườinộp.

- Mang tính chất nghĩa vụ đóng góp củacác tổ chức kinh tế và dân cư đối với nhànước.

- Chỉ khi có hưởng lợi ích hoặc được sửdụng dịch vụ công cộng mới phải nộp phí,lệ phí.

- Mức thu về thuế thường được quy địnhbằng tỉ lệ phần trăm (%) so với cơ sở tínhthuế đồng thời có thể được quy định bằngcon số tuyệt đối hay tỉ lệ (%) luỹ tiến hoặcluỹ thoái.

- Mức thu về lệ phí, phí là một loại giá cảđặc biệt, nó không giống như giá cả hànghoá và dịch vụ phải chịu sự chi phối bởi quyluật cung cầu trên thị trường; mà mức thu lệphí được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầubù đắp chi phí của dịch vụ công cộng.

3.1.4. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước- Thu lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước vào các cơ sở

kinh tế như lãi từ cổ phần Nhà nước giữ lại tại các doanh nghiệp Nhà nước đượccổ phần hoá.

172 Trang 104, sách Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, TP. HCM

Page 4: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

236

- Thu tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước. Khoảnthu này trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp theo tỷ lệ từ 0,2 - 0,5% vốn NSNNcấp/tháng. Vốn NSNN cấp gồm có vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn cónguồn gốc từ ngân sách (như viện trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, các khoản lợinhuận phải nộp ngân sách được phép giữ lại bổ sung vốn).

- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, ví dụ tiền thu từ việc bán cổphần tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp Nhànước làm ăn yếu kém mà không cần thiết giữ lại.

- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) từ các các tổ chức, cá nhântrong nước vay qua Tổng cụ đầu tư phát triển hoặc qua hệ thống ngân hàng (ngânhàng hưởng phí dịch vụ) và từ chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

3.1.5. Thu từ hoạt động sự nghiệp- Các khoản thu do bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sản

phẩm sản xuất thử cuả các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự inấn… Các đơn vị sự nghiệp có cơ chế tài chính là dự toán ngân sách nên toàn bộcác khoản thu phải nộp vào ngân sách.

- Khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, saukhi đơn vị đã trích lập vào các quỹ theo chế độ (quỹ đầu tư phát triển, dự trữ tàichính, khen thưởng, phúc lợi). Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị cung cấp dịch vụcông cộng theo giá Nhà nước quy định, nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiềuvào chi phí phát sinh. Vì vậy để khuyến khích các đơn vị này tích cực thu nên đãáp dụng cơ chế tài chính gắn thu bù chi. Đơn vị sự nghiệp có thu là một dạng củadoanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

3.1.6. Tiền bán hoặc cho thuê tài sản không dùng (thuộc sở hữu Nhà nước) tại các đơnvị hành chính, sự nghiệp.3.1.7. Thu tiền bán hàng hoá, vật tư từ quỹ dự trữ Nhà nước.3.1.8. Tiền thu sử dụng đất khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặtnước.3.1.9. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân bổ sung cho vốn đầu tưxây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương (cấp xã, thị trấn). Do khả năng chicủa ngân sách địa phương có hạn và người dân muốn đóng góp để xây dựng các côngtrình phục vụ trực tiếp cho họ.3.1.10. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nướcnhư đóng góp cho quỹ an ninh, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ đồng bào bão lụt…3.1.11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, của các tổ chức, cánhân ở nước ngoài cho Chính phủ hoặc trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

237

nước.3.1.12. Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chicho đầu tư phát triển và khoản vay của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương cho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.Vay trong nước được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu nhà nước, gồm:

- Trái phiếu chính phủ, có 3 loại: tín phiếu kho bạc (có thời hạn dưới 1 năm), tráiphiếu kho bạc (có thời hạn từ 1 năm trở lên) và trái phiếu công trình. Vay tráiphiếu công trình do cơ quan chính phủ quản lí và sử dụng cho đầu tư một côngtrình nhất định. Trái phiếu, tín phiếu có thể phát hành qua hệ thống Ngân hàngNhà nước hoặc kho bạc Nhà nước.

- Trái phiếu chính quyền địa phương: dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộcphần trách nhiệm của địa phương. Nước nào có mức độ phân cấp quản lý ngânsách cao thì trái phiếu địa phương phát triển hơn.

- Công trái: nhà nước phát hành khi đất nước gặp khó khăn do chiến tranh, khủnghoảng kinh tế… nên cần sự ủng hộ của người dân để vượt qua. Công trái có lãisuất thấp hơn thị trường và thời hạn vay dài.

Vay nước ngoài dưới các hình thức sau:- Vay vốn ODA của chính phủ nước ngoài (song phương), của các tổ chức tài chính

tiền tệ quốc tế (đa phương). Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thường gồmmột phần không hoàn lại, phần còn lại là vay ưu đãi. Phần vay ưu đãi được tínhvào khoản vay nước ngoài để theo dõi và có kế hoạch trả nợ.

- Phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế (tại các thị trường vốn quốc tế).- Vay của các thương nhân, tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.

Hai khoản vay sau từ nước ngoài theo lãi suất thị trường và điều kiện vay khó hơn nênViệt Nam rất ít sử dụng.3.1.13. Các khoản thu khác như: khoản tiền phạt, tài sản tịch thu, di sản Nhà nước đượchưởng…

Khi lập dự toán thu hàng năm, ngoài các khoản thu trên còn có thu kết dư ngân sách nămtrước. Tuy nhiên đây không phải là một hình thức động viên hay nguồn thu của ngân sáchNhà nước.

3.2. Phân loại thu ngân sáchPhân loại thu ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các nguồn thu thành những nhóm, theonhững tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu về nghiên cứu, phân tích kinh tếvà quản lý ngân sách. Có 4 cách phân loại phổ biến như sau:3.2.1. Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu, thu ngân sách nhà nước được

Page 5: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

238

chia làm 2 loại:- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (như phí, lệ phí) hay còn gọi là thu

từ thuế, phí và lệ phí. Đây là các khoản thu có tính chất bắt buộc, không hoàn trảvà là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.

- Các khoản thu không mang tính chất thuế (hay còn gọi tắt là thu ngoài thuế).Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ động viên từ thuế vào ngân sáchhay tỷ suất thuế (tỷ lệ giữa số thuế thu được/GDP) dùng trong việc phân tích đánh giáchính sách động viên vào NSNN từ thuế. Nó còn có ý nghĩa trong việc xác định và đánhgiá tỷ trọng nguồn thu thuế trong tổng số thu.3.2.2. Căn cứ vào khả năng động viên GDP vào NSNN, thu NSNN được chia thành:

- Thu trong nước- Vay nợ và viện trợ

Chỉ tiêu thu trong nước thể hiện mức động viên từ các cá nhân, doanh nghiệp vào ngânsách, giúp phân tích đánh giá chính sách động viên vào NSNN, đó là tỷ lệ động viên GDPvào NSNN hay tỷ suất thu NSNN, được tính bằng: (Tổng thu trong nước / GDP) x 100%.Tỷ suất thu và thu trong nước thường được quan tâm khi xem xét chính sách thu và thựchiện kế hoạch thu NS nên thu trong nước còn được hiểu là thu NS theo nghĩa hẹp.3.2.3. Căn cứ vào tính chất thường xuyên của các khoản thu, thu NSNN bao gồm:- Thu thường xuyên: gồm chủ yếu là thuế, lệ phí, phí. Ngoài ra có các khoản thu khác là:

+ Thu từ sở hữu tài sản ngoài thuế như thu từ hoạt động sự nghiệp, thu sử dụngvốn ngân sách, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước…

+ Thu lãi từ các khoản cho vay.+ Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước.+ Thu tiền phạt và tịch thu...

- Thu không thường xuyên: có các khoản như thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước,bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, thu viện trợ, vay nợ...Trên cơ sở mức chi thường xuyên mà chủ yếu căn cứ vào thuế, phí, lệ phí giúp xác định tỉlệ giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên. Tỷ lệ này rất cần khi cân đối NSNN nhằmđảm bảo ổn định chi tiêu dùng thường xuyên và tăng tích luỹ cho nền kinh tế.3.2.4. Căn cứ vào tính chất vay nợ của khoản thu

- Thu từ vay nợ (trong và ngoài nước)- Thu ngoài vay nợ.

Khoản thu vay nợ mang bản chất tín dụng nên có tính chất hoàn trả. Trong khi đó tínhchất phân phối của hầu hết các khoản chi ngân sách Nhà nước là không hoàn trả. Vì vậyngười ta coi nó là khoản bội chi (thâm hụt) ngân sách. Cách phân loại này có ý nghĩatrong việc xác định mức độ bội chi ngân sách Nhà nước sao cho phù hợp. GDP là nguồn

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

239

mà ngân sách Nhà nước huy động, cho nên cần so sánh số bội chi với GDP. Nếu bội chiquá từ 3% GDP trở xuống báo hiệu tình hình bình thường. Trong Liên minh tiền tệ châuÂu đây là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành thành viên. Ở Việt Nam dokhả năng thu có hạn và nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế quan trọngnên quốc hội cho phép mức bội chi trong thời gian tới ở dưới mức 5% GDP. Mức bội chitrong thời gian qua khoảng 3-4% GDP.3.2.5. Căn cứ vào phạm vi của nguồn thu

- Thu nước ngoài, gồm có viện trợ và vay nước ngoài- Thu trong nước và vay nợ trong nước

Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ phụ thuộc của NSNN vào bênngoài và mức độ can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua tỷ trọng chi đầu tư và tiêudùng của khu vực nhà nước.

Ngoài các cách phân loại thu được sử dụng phổ biến ở trên còn có hai cách phân loạikhác được quy định trong “Mục lục ngân sách nhà nước” là:

- Căn cứ vào ngành kinh tế quốc dân: Việt nam có 20 ngành kinh tế quốc dân cấpmột và tương ứng có 20 khoản thu như thu từ y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng...Qua đó thấy được mức độ động viên của từng ngành vào ngân sách nhà nước.

- Căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước có các khoản thu như thu từ Bộ giáo dục vàđào tạo, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao... Theo cách phân loại nàythì thu của Học viện ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) thuộc thu củađơn vị dự toán cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước, nếu theo cách phân loại trên thìthuộc ngành giáo dục đào tạo. Cách phân loại này có tác dụng trong việc lập, phânbổ, chấp hành và quyết toán NSNN.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhànước và tỷ suất thuếNguồn hình thành thu NSNN nói chung và thuế nói riêng là GDP nên để đánh giá khốilượng và cơ cấu thu ngân sách cần dựa vào tỷ lệ động viên GDP và tỷ suất thuế cũng nhưkhi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố ảnh hưởngđến tỷ lệ bội chi sẽ đề cập trong phần bội chi.Mối quan hệ giữa số thu trong nước, số thu thuế so với GDP thực chất là mối quan hệphân phối giữa Nhà nước và xã hội. Vì vậy cần xác định đúng tỉ lệ động viên vào ngânsách Nhà nước và tỉ lệ thu thuế. Do nó không chỉ ảnh hưởng đến số thu ngân sách để đảmbảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triểnkinh tế xã hội. Khi xem xét cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng sau đây:3.3.1. Thu nhập bình quân đầu người

Page 6: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

240

Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) phản ánh mức độ phát triển nền kinhtế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Mức độ phát triểnnền kinh tế hàng hoá tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọikhâu tài chính, cho nên nhân tố này cũng là nhân tố quyết định khách quan đến mức độngviên của ngân sách Nhà nước và cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với dân số. Nếuthoát li chỉ tiêu này khi ấn định mức động viên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tiếtkiệm, tiêu dùng, đầu tư của khu vực tư nhân.3.3.2. Tỉ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tếTỉ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Nếu khả năng huyđộng vào ngân sách càng cao. Dựa vào tỉ suất lợi nhuận trọng nền kinh tế để xác định tỉsuất thu sẽ tránh việc huy động của ngân sách gây khó khăn cho họat động kinh doanhcủa doanh nghiệp.Thời kỳ kinh tế suy thoái, Nhà nước có thể giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư, tiêudùng, phát triển kinh tế. Ở những nước chưa phát triển có tỷ suất lợi nhuận thấp cũngkhông nên huy động nhiều để bồi dưỡng nguồn thu. Thâm hụt ngân sách được giải quyếtbằng vay nợ.3.3.3. Khả năng xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏĐối với những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có tỉtrọng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏ lớn hơn 20% thì đây là nhân tố có ảnhhưởng đáng kể. Nếu có cùng một mức độ phát triển kinh tế, nước nào có tỉ trọng này lớnthì tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước lớn hơn, chẳng hạn Venezulla có tỉ suất thuếlà 20%, Liberia 22,6%, Tuynidi 29,8%. Ở Việt nam, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và dầumỏ tuy không cao như nhiều nước, nhưng cũng đạt mức trên 20% và có đóng góp đángkể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào ngân sách.Trên đây là 3 nhân tố khách quan, còn 2 nhân tố tiếp theo có tính chất chủ quan.3.3.4. Mức độ và hiệu quả chi tiêu của Nhà nướcMức độ chi tiêu của Nhà nước phụ thuộc vào:

- Quy mô bộ máy quản lí Nhà nước- Nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai

đoạn lịch sử.Nếu 3 nhân tố kể trên như nhau, nhưng nước nào có mức độ chi tiêu của Nhà nước cao vàhiệu quả chi tiêu thấp sẽ dẫn đến tỉ lệ động viên cao hơn. Các nước đang phát triểnthường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu thì nhiều nhưng khả năng thu lại có hạn nênchính phủ thường phải vay nợ.3.3.5. Tình trạng thất thu thuếThuế suất không thể quá cao và theo những chuẩn mực chung nhất định. Vì vậy nước nào

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

241

có tình trạng thất thu do trốn lậu thuế càng lớn thì tỉ lệ thu thuế, tỉ lệ thu ngân sách sẽgiảm.

4. Thuế4.1. Các yếu tố cấu thành của luật thuếThuế là khoản đóng góp không hoàn trả cho Nhà nước và là công cụ quan trọng thực hiệnchính sách kinh tế xã hội nên phải bắt buộc nộp và cần quốc hội phê chuẩn dưới hìnhthức luật. Luật thuế bao gồm 2 khía cạnh: quản lý thu nộp thuế và chính sách thuế.Chúng tạo nên những yếu tố cần thiết của luật thuế và chia các yếu tố thành 2 phần: phầncác yếu tố riêng đặc trưng hay yếu tố cơ bản tạo ra sự khác nhau giữa các luật thuế vàphần các yếu tố có nội dung chung cho mọi luật thuế.4.1.1. Mục đích (ý nghĩa) của luật thuếBất cứ văn bản luật nào đều có phần lời nói đầu nhằm tuyên truyền cho người có nghĩavụ thực hiện luật hiểu rõ sự cần thiết phải ban hành để thực hiện tốt các quy định của luật.Luật thuế cũng vậy, lời nói đầu chỉ ra mục đích ban hành của luật thuế, thể hiện bản chấtcủa loại thuế đó và được xây dựng trên cơ sở vai trò (tác dụng) của thuế.Để dễ quản lý, mỗi luật thuế chỉ bao gồm một đối tượng đánh thuế nhất định, do đó mỗiloại thuế có mục đích riêng như thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng hướng dẫn tiêu dùnghợp lý, thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, thuế thu nhập cá nhân tạo sựcông bằng xã hội… và có mục đích chung là tạo ra nguồn thu đảm bảo cho nhu cầu chitiêu của Nhà nước và để cuối cùng nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, pháttriển nền kinh tế. Mục đích, ý nghĩa của luật không phải là những quy định bắt buộc nênkhông đưa thành các điều khoản mà nó là căn cứ để xây dựng các điều khoản nhằm đạtmục đích đề ra.4.1.2. Đối tượng đánh thuế (đối tượng chịu thuế)Đối tượng đánh thuế hay đối tượng của thuế là đối tượng mà luật thuế tác động vào nhằmthực hiện vai trò của thuế. Thường người ta chia đối tượng đánh thuế làm 3 nhóm là: thunhập (của cá nhân, doanh nghiệp), tài sản (nhà, đất, tài nguyên) và hàng hoá dịch vụ(thông thường, đặc biệt, xuất nhập khẩu). Mỗi loại đối tượng đánh thuế có đặc điểm riêng,đã tạo ra phần có nội dung khác nhau giữa các luật và làm cơ sở cho việc quy định cácyếu tố quan trọng của luật thuế như người nộp thuế,căn cứ tính thuế, trường hợp ưu đãi.Mỗi đối tượng đánh thuế có tác dụng khác nhau và dẫn đến cách quản lý cũng khác nhau.Cho nên với mỗi đối tượng đánh thuế phải ban hành thành các luật thuế riêng biệt nhưkhông thể để chung thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp vào cùng một luật thuế.Chính vì vậy tên của luật thuế bao giờ cũng chỉ rõ đối tượng đánh thuế của luật đó là gì.4.1.3. Người nộp thuế (đối tượng nộp thuế)

Page 7: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

242

Là người có đối tượng chịu thuế nên có nghĩa vụ khai báo, nộp thuế cho Nhà nước vàđược luật thuế quy định. Họ là những doanh nghiệp và các cá nhân, trong thuế thu nhậplà người có thu nhập, trong thuế tài sản là người sở hữu hoặc được Nhà nước giao quyềnsử dụng, trong thuế hàng hoá dịch vụ là người bán (tiêu thụ) hàng hoá dịch vụ.Khi xem xét từ khía cạnh tác động của chính sách thuế, cần biết người chịu thuế là ai, đólà người bị giảm thu nhập thực tế. Trong thuế thu nhập, tài sản thì người nộp và chịu thuếlà một. Còn trong thuế hàng hoá dịch vụ người chịu thuế là các cá nhân khi tiêu dùnghàng hoá, nếu để người này nộp thuế thì Nhà nước rất khó thu thuế nên để đảm bảo hiệuquả thu thuế thì người nộp thuế lại là người bán hàng hoá dịch vụ và họ là người nộp hộngười tiêu dùng. Riêng trong quan hệ mua bán hàng hoá nhập khẩu, do các nước áp dụngchính sách kiểm soát nhập khẩu nên người nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêuthụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là người nhập khẩu (người mua hàng). Hơn nữanếu thu thuế hàng hoá dịch vụ ở khâu cuối cùng thì số thuế phải nộp rất lớn và tập trung ởmột số ít doanh nghiệp, chủ yếu ở doanh nghiệp bán lẻ, do đó việc thu thuế rất khó khăn.Luật thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế, vì vậy người chịu thuế không cần chỉ rõ trongluật. Tuy nhiên, chính sách thuế là nhằm tác động đến người chịu thuế để thực hiện vaitrò của thuế cho nên các điều khoản về thuế, nhất là đối tượng đánh thuế, thuế suất, ưuđãi thuế được quy định xuất phát từ góc độ người chịu thuế chứ không phải từ người nộpthuế. Trong thuế hàng hoá dịch vụ, tuy người nộp thuế là người bán nhưng mặt hàng nàoNhà nước khuyến khích tiêu dùng thì được hưởng thuế suất thấp, mặt hàng nào khôngkhuyến khích phải chịu thuế suất cao, kể cả dùng cho sản xuất kinh doanh.Thuế hàng hoá dịch vụ tính vào chi phí sản xuất nên người tiêu dùng cuối cùng chịu toànbộ. Còn nhà đầu tư, căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội mà lựa chọn lĩnhvực đầu tư. Nếu thuế suất đánh vào hàng hoá dịch vụ nào đó lớn làm cho giá cao, ngườitiêu dùng sẽ mua ít hơn nên ngành sản xuất kinh doanh mặt hàng đó sẽ thu hẹp. Ngượclại thuế suất thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Vì vậy thuế hànghoá dịch vụ còn tác động cả đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một mặt hàng tiêudùng cuối cùng trải qua nhiều khâu (bộ phận) sản xuất kinh doanh thì bộ phận nào cần ưutiên phát triển thì được hưởng thuế suất ưu đãi, còn các bộ phận khác vẫn chịu thuế suấtthông thường. Ví dụ thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu hưởng thuế suất ưuđãi trong thuế VAT là 5%, nhưng thực phẩm chế biến là 10%.Trong thuế hàng hoá dịch vụ, người nộp thuế là người tiêu thụ, người chịu thuế là ngườitiêu dùng cá nhân nên còn gọi là thuế tiêu thụ hay thuế tiêu dùng.4.1.4. Căn cứ tính thuếCăn cứ tính thuế được thể hiện trong phương pháp (công thức) tính thuế như sau:

Số thuế phải nộp = Số lượng đối tượng tính thuế x Thuế suất

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

243

Đối tượng tính thuế là cơ sở để tính số thuế phải nộp và được quy định sao cho phù hợpvới mục đích của từng đối tượng đánh thuế.Thuế thu nhập có đối tượng tính thuế là thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân, với thuếtài sản là diện tích nhà đất, trong thuế tài nguyên là giá trị tài nguyên khai thác. Với thuếhàng hoá dịch vụ thì phức tạp hơn vì cần có các đối tượng tính thuế khác nhau để thựchiện chính sách điều tiết tiêu dùng của Nhà nước. Với thuế VAT là giá trị gia tăng, thuếdoanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước là doanh thu tiêu thụ, thuếxuất nhập khẩu là kim ngạch xuất nhập khẩu, với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đánhvào hàng nhập khẩu là kim ngạch nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu… Để hạn chế trốnlậu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất cao, một số nước quy định đối tượng tính thuế là sốlượng hàng hoá tiêu thụ như số lít rượu, số điếu thuốc lá...Đơn vị dùng đo lường đối tượng tính thuế gọi là đơn vị tính thuế. Từ cách quy định đốitượng tính thuế như trên cho thấy có hai loại đơn vị tính thuế là đơn vị đo lường giá trịbằng tiền được dùng chủ yếu và đơn vị đo lường khác biểu hiện bằng lít, m2, cái chiếcnhư điếu thuốc lá.Để tính số lượng đối tượng tính thuế theo giá trị, luật quy định căn cứ tính là giá tínhthuế hoặc giá tính thuế đơn vị:

- Đối với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế để tránhnhược điểm thuế đánh chồng lên thuế. Căn cứ vào giá bán trên thị trường là giá đã cóthuế, nó được tính như sau:

Giá bán đã có thuế (giá thanh toán)Giá bán chưa có thuế = -------------------------------------------

1 + thuế suất- Đối với thuế xuất nhập khẩu là giá xuất nhập tại cửa khẩu, với thuế VAT và thuế

tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là giá nhập cộng với thuế nhập khẩu.- Đối với thuế tài nguyên là giá bán đã có thuế.- Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá đất do nhà nước quy định.

Tránh trốn lậu thuế, trong một số trường hợp giá tính thuế không theo giá hợp đồng màdo nhà nước quy định như trong thuế XNK khi thanh toán không qua ngân hàng mà giáhợp đồng thấp hơn giá thực tế trên thị trường thì áp dụng theo bảng giá tối thiểu của BộTài chính; trong thuế chuyển quyền sử dụng đất do UBND tỉnh thành phố trực thuộctrung ương quy định trong khung giá của Chính phủ.Chúng ta cần phân biệt giá tính thuế và giá tính thuế đơn vị: giá tính thuế là tổng giá vàđược tính bằng = giá tính thuế đơn vị (x) số lượng hàng hoá dịch vụ. Các luật thuế đánhvào hàng hoá dịch vụ quy định căn cứ tính số lượng đối tượng tính thuế là: giá tính thuếđơn vị và số lượng hàng hoá hoặc chỉ luôn là giá tính thuế dùng trong thuế VAT và thuế

Page 8: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

244

tiêu thụ đặc biệt. Riêng trong thuế XNK giá tính thuế được hiểu là giá tính thuế đơn vị.Thuế suất là số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị đối tượng tính thuế. Sau khi xác định đốitượng tính thuế là gì ta có thể xác định nội dung, cách quy định mức thuế suất. Trườnghợp đối tượng tính thuế là giá trị, để tiện cho việc so sánh, người ta biểu diễn thuế suấttheo % như thuế suất thuế GTGT 5, 10, 20% giá trị gia tăng... Trong luật thuế mà có quánhiều mức thuế suất thì người ta tập hợp vào một bảng gọi là biểu thuế để thuận tiện choviệc tra cứu.Quy định mức thuế suất bình thường, ưu đãi như thế nào phải đảm bảo được mục tiêu,yêu cầu của chính sách thuế. Thuế suất là linh hồn của thuế, bởi vì phần lớn thông qua nóngười ta thực hiện được mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, ổn định, khuyếnkhích phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Để đạt được điều này không chỉphải xây dựng mức thuế suất hợp lí cho từng đối tượng mà còn phải lựa chọn loại thuếsuất phù hợp. Thường sử dụng 3 loại thuế suất tương ứng với 3 loại đối tượng chịu thuếnhư sau:

- Thuế suất luỹ tiến từng phầnLà thuế suất có nhiều mức và tăng dần lên cho từng phần của đối tượng tính thuế.

Như vậy đối tượng tính thuế được chia ra thành từng phần, tương ứng với mỗi phần làmột mức thuế suất khác nhau và cao dần. Ví dụ một người có thu nhập 15 triệu đồng, sốthu nhập này được chia thành 3 phần là 5tr, 4tr và 1tr đ, mỗi phần chịu một mức thuế suấttương ứng là 0%, 10% , 20%; số thuế phải nộp là (5 x 0% + 4 x 10% + 1 x 20%).

Loại thuế suất này được sử dụng trong các loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân vàdoanh nghiệp vì có ưu điểm là điều tiết mạnh đối với trường hợp có thu nhập cao mà vẫnđảm bảo sự hợp lý. Ngoài ra còn tự động điều chỉnh thuế suất và số thuế phải nộp theo sựbiến động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập trong xã hội tăng lên vàsố thuế Nhà nước cần thu cũng tăng lên, ngược lại khi kinh tế khó khăn thì số thuế phảinộp Nhà nước cũng tự động giảm, qua đó đảm bảo tính kịp thời của chính sách và giảmchi phí điều hành.Để thấy sự điều tiết mạnh mà vẫn hợp lý của loại thuế suất này, chúng ta so sánh với thuếsuất luỹ tiến toàn phần - là loại thuế suất tăng theo mức độ tăng của đối tượng tính thuếvà thuế suất được áp dụng cho toàn bộ đối tượng tính thuế. Giả sử quy định mức thu nhậpcá nhân trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có thuế suất 10%, trên 10 triệu đồng đến 14triệu đồng có thuế suất 20%, một người có thu nhập 10 triệu đồng thì chịu thuế suất 10%,nhưng một người khác có thu nhập 11 triệu đồng chịu thuế suất 20% là không hợp lý vàcó thể khuyến khích trốn lậu thuế.

- Thuế suất cố địnhLà thuế suất không đổi khi số lượng đối tượng tính thuế thay đổi. Căn cứ vào loại

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

245

đơn vị tính thuế có:+ Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế theo giá trị, áp dụng đối với thuế hàng hoá dịchvụ. Ví dụ trong thuế nhập khẩu: với một mặt hàng cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhiều hayít thì thuế suất vẫn giữ nguyên.+ Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị, thường áp dụng trong thuế nhàđất, ngoài ra ở một số nước còn áp dụng trong thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong thuế đất, vớicùng một vị trí đất thì người sử dụng diện tích đất nhiều hay ít đều có mức thuế suất nhưnhau được tính trên 1m2, thuế suất của xăng được tính trên 1 lít xăng.Trong thuế hàng hoá dịch vụ và thuế tài sản không thể áp dụng thuế suất luỹ tiến từngphần vì: khi thu thuế không thể căn cứ vào lượng giá trị hàng hoá mua bán, vào diện tíchđất mà xác định người tiêu dùng, người có tài sản đang có thu nhập cao hay thấp để ấnđịnh mức thuế suất tương ứng. Để thực hiện nguyên tắc thu thuế theo khả năng thì ápdụng bằng cách: những mặt hàng xa xỉ, đất có vị trí đẹp chịu thuế suất cao hơn mặt hàngthiết yếu, đất có vị trí xấu.Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị có hạn chế là mỗi khi có sự biếnđộng về giá cả, lạm phát lại phải thay đổi mức thuế suất nên khi thay đổi không kịp thờidẫn đến không đảm bảo tính linh hoạt và sự ổn định nguồn thu cho ngân sách và còn làmtăng chi phí quản lý. Trong khi đó thuế hàng hoá dịch vụ có tỉ trọng thu lớn, vì vậy thuếhàng hoá dịch vụ cần áp dụng thuế suất cố định tính theo giá trị. Còn thuế nhà đất có tỉtrọng thu không lớn và một trong vai trò quan trọng của nó là khuyến khích sử dụng nhàđất tiết kiệm nên có thuế suất cố định tính theo số lượng là phù hợp. Thuế tài nguyên làloại thuế đánh vào địa tô chênh lệch nên thuế suất tính theo giá trị.Đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt (loại thuế có thuế suất rất lớn), nếu áp dụng thuế suấtcố định tính theo số lượng sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý và tránh trốn lậu thuế vì đãloại trừ được nhân tố giá cả trong công thức tính thuế. Một số nước như Thuỵ Điển ápdụng loại thuế suất này đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt, thuế suất được tính trên 1 lítrượu, bia, 1 điếu thuốc lá...4.1.5. Các chế độ ưu đãi về thuếNó thể hiện chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước thông qua công cụ thuế. Đểtránh trốn lậu thuế và đơn giản trong việc thực hiện có 4 cách quy định ưu đãi từ đơn giảnđến phức tạp như sau:- Không thuộc diện đối tượng chịu thuế: Là một dạng miễn thuế dành cho những trườnghợp được miễn thuế lâu dài và không cần làm bất cứ thủ tục gì. Riêng trong luật thuếXNK, do đánh thuế từng lần chứ không tính trong một khoảng thời gian và để tránh trốnthuế nên vẫn phải làm hồ sơ xuất trình cho từng lần XNK.Lưu ý, trong một số luật thuế có trường hợp không thuộc diện đối tượng chịu thuế là để

Page 9: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

246

tránh đánh thuế trùng lắp hoặc làm cho hệ thống thuế đơn giản, tiết kiệm chi phí thu nộp.Ví dụ như trong thuế thu nhập cá nhân, lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộcdiện chịu thuế vì đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong luật thuế lợi tứctrước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện không thuộc đối tượng chịuthuế vì đã chịu thuế lợi tức theo luật đầu tư nước ngoài.Làm cho hệ thống thuế đơn giản hơn, giảm chi phí quảnlý như trong thuế chuyển quyềnsử dụng đất có trường hợp nhà nước giao quyền sử dụng đất không phải nộp thuế; trongthuế VAT hàng hoá tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế VAT ở khâu đã chịu thuế tiêuthụ đặc biệt (thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nộp ở một khâu).-Tạm thời miễn thuế: Là trường hợp theo quy định vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nhưngđược miễn thuế không có thời hạn và không phải làm hồ sơ xin miễn. Ví dụ trong thuếthu nhập cá nhân đối với trường hợp lãi cho vay, lãi mua cổ phiếu; trong thuế đất có đất ởcủa người tàn tật mất khả năng lao động, người chưa đến tuổi thành niên, người già côđơn không nơi nương tựa, không có khả năng nộp thuế, đất ở của gia đình thương binhnặng, gia đình liệt sĩ đang hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước...- Thuế suất ưu đãi: Những đối tượng chịu thuế có thuế suất 0% hay có thuế suất thấp hơnmức trung bình là thuộc diện ưu đãi. Khi có thuế suất 0% vẫn phải làm thủ tục kê khainộp thuế. Cách quy định này được dùng trong thuế hàng hoá dịch vụ, cụ thể là thuế XNKvà thuế GTGT cho những trường hợp ấn định được trước trong biểu thuế. - Miễn, giảm thuế được quy định trong chương “Miễn giảm thuế”: Là trường hợp ưu đãicó thời hạn nhất định và xuất hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Vì vậymuốn được miễn giảm thuế phải lập hồ sơ xin miễn giảm và chờ kết luận của cơ quan cóthẩm quyền. Ví dụ trong thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở sản xuất mới thành lậpđược miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thunhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trong thuế XNK thực hiện xét duyệt chotừng chuyến hàng. Người chịu thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là người tiêu dùng nên vềnguyên tắc vấn đề miễn giảm thuế không đặt ra đối với 2 loại thuế này. Nhưng ở VN tạmthời miễn giảm cho một số trường hợp trong thuế tiêu thụ đặc biệt.Cơ quan có thẩm quyền xét miễn giảm thuế là Tổng cục Thuế. Riêng thuế XNK do Tổngcục Hải quan, thuế đất do Uỷ ban Nhân dân, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số trường hợpnhập khẩu cần quản lý chặt hơn thì do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.Chế độ ưu đãi và mức thuế suất cao trong thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu được quyđịnh như thế nào là xuất phát từ mục đích của luật thuế đó.4.1.6. Các yếu tố chung của mọi luật thuế- Nghĩa vụ và quyền khiếu nại của người nộp thuế: Trong tất cả các luật thuế, người nộpthuế đều có nghĩa vụ cơ bản là kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời, cung cấp tài liệu liên

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

247

quan đến việc tính thuế nếu cơ quan thuế yêu cầu. Ngoài ra tuỳ luật thuế mà còn có cácnghĩa vụ khác như chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ trong luậtthuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT. Người nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộthuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế.- Thủ tục nộp thuế: Gồm các quy định về nội dung kê khai thuế, căn cứ và thời hạn kêkhai, thời hạn nộp thuế và quyết toán thuế.Quy định nghĩa vụ của người nộp thuế và thủ tục nộp thuế là cơ sở pháp lý để xử lý cácvi phạm luật thuế.- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế: hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kêkhai, nộp thuế theo quy định; thông báo số thuế phải nộp đúng, kịp thời; kiểm tra, thanhtra việc kê khai, nộp thuế; xử lý các vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại...Khi việc nộp thuế đi vào nề nếp sẽ giảm thủ tục thông báo thuế nhằm tạo điều kiện chongười nộp thuế ở thế chủ động tính thuế và nộp thuế, giảm chi phí quản lý thuế trong việctính toán và ra thông báo thuế.- Xử lý vi phạm luật thuế và khen thưởng đối với người nộp thuế, cán bộ thuế và cá nhânkhác. Nếu người nộp thuế vi phạm nhẹ, bị xử phạt hành chính, nếu nặng bị truy cứutrách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính có các hình thức như: phạt tiền, cảnh cáo, tướcgiấy phép... Nộp thuế chậm thì bị phạt tiền, mỗi ngày nộp phạt 0,1% số tiền chậm nộp, sovới lãi suất phạt trả chậm cao hơn rất nhiều. Nếu trốn lậu thuế thì tuỳ mức độ bị phạt từ 1đến nhiều lần số tiền thuế gian lận. Không nộp thuế, nộp phạt thì bị trích từ tài khoản tiềngửi, giữ hàng hoá, kê biên tài sản. Để luật thuế được thực hiện nghiêm minh, chính phủban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.Cán bộ thuế viphạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.- Khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại thường 30 ngày. Đơn khiếu nại phải gửi đến cơ quanthuế trực tiếp quản lý thu thuế, nếu vẫn không đồng ý với quyết định của cơ quan giảiquyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà vẫn chưa được giải quyết thì có quyềnkhiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến toà án.- Hiệu lực thi hành: Thường sau 1 thời gian kể từ ngày quốc hội thông qua để có thời gianchuẩn bị.

4.2. Phân loại thuếĐể xây dựng chính sách thuế hoàn chỉnh, phù hợp và đáp ứng được các nguyên tắc đánhthuế, trong quản lý người ta thường phân loại thuế theo 2 cách sau đây:4.2.1. Căn cứ vào đối tượng đánh thuếCó 3 nhóm thuế chính là:- Thuế thu nhập, gồm 2 loại thuế cơ bản là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhậpcá nhân.

Page 10: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

248

- Thuế tài sản, gồm 3 thuế cơ bản là thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tàinguyên.- Thuế hàng hoá dịch vụ, có 3 thuế cơ bản là thuế VAT (hoặc thuế doanh thu), thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh và phù hợpvới đặc điểm, yêu cầu của từng đối tượng đánh thuế. Vì mỗi nhóm thuế có tác dụng riêngnên tỉ trọng mỗi nhóm thuế phải hợp lí. Xác định đối tượng chịu thuế là một vấn đề quantrọng để có cơ sở cho việc ban hành các luật thuế và đưa ra các quy định cho phù hợp vớiđối tượng chịu thuế.Do nhu cầu quản lí thuế của một số nước có điểm riêng nên căn cứ vào đối tượng đánhthuế còn tồn tại một số cách phân loại khác. Những nước có thu nhập bình quân đầungười thấp thì thuế xuất nhập khẩu có tỉ trọng đáng kể nên nó được tách ra thành mộtnhóm riêng.Ở Việt nam, theo Quyết định của Bộ Tài chính về Mục lục ngân sách Nhà nước có cácnhóm thuế sau:- Thuế thu nhập, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyểnlợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài ở Việt nam ra nước ngoài, của chủ đầu tư Việt namở nước ngoài về nước.- Thuế sử dụng tài sản Nhà nước, gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuếtài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất, thu giao đất trồngrừng.- Thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài.- Thuế đối với hoạt động ngoại thương, gồm thuế xuất nhập khẩu.Việt nam quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên thuếtài sản được gọi là thuế sử dụng tài sản Nhà nước. Thu tiền sử dụng đất, thu giao đấttrồng rừng có thể hiểu là 1 dạng thuế tài nguyên. Thuế xuất nhập khẩu có số thu đáng kểvà có ý nghĩa trong quản lý nhập khẩu, tham gia thương mại quốc tế nên cần theo dõitrong chỉ tiêu riêng.4.2.2. Căn cứ vào phương pháp tác động đến người chịu thuếCó 2 nhóm:- Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp từ thu nhập của người chịu thuế.Điển hình là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Trong xã hội có hai chủthể có thu nhập và cũng là hai chủ thể được hưởng lợi ích từ chi tiêu của nhà nước nênphải có nghĩa vụ đóng thuế, đó là doanh nghiệp và các cá nhân. Thuế trực thu có đặcđiểm: người chịu thuế và người nộp thuế là một, người chịu thuế được xác định trướctheo địa chỉ, không có khả năng chuyển số thuế ấy sang cho một người nào khác gánh

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

249

chịu và đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế.- Thuế gián thu là loại thuế nhà nước thu gián tiếp từ người chịu thuế là các cá nhânthông qua việc đánh thuế tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Điển hình là thuế VAT, thuế doanhthu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Đặc điểm của nhóm thuế này ngược lạivới thuế trực thu: người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế, thuế là một bộphận cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ do người tiêu dùng gánh chịu, còn ngườisản xuất kinh doanh chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng; người chịu thuế khôngxác định cụ thể trước và có khả năng chuyển thuế sang cho người khác bằng cách hạn chếhoặc không tiêu dùng mặt hàng nào đó.Thuế hàng hoá dịch vụ phát sinh ở khâu mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanhnhư thuế nhập khẩu là khoản chi phí, vì doanh nghiệp phải ứng trước số tiền thuế này, khibán hàng mới thu về. Nhưng thuế VAT, xuất khẩu và tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi bánhàng nên không hạch toán vào chi phí.Do vị trí quan trọng của thuế xuất nhập khẩu ở các nước đang phát triển nên người ta cókhi tách thuế xuất nhập khẩu thành nhóm riêng để nghiên cứu.Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ cấu thuế, phù hợp với đặc điểm,yêu cầu của từng nhóm thuế. Ở các nước đang phát triển, thuế trực thu cần có tỉ trọngthấp, vì một mặt thu nhập của các cá nhân chưa cao, mặt khác nhà nước muốn khuyếnkhích tiết kiệm trong dân chúng, thực hiện công bằng trong việc thu thuế, giảm chi phíquản lý, tạo điều kiện ổn định nguồn thu ngân sách và hạn chế trốn lậu thuế.Trong thuế gián thu, người chịu gánh nặng thuế cuối cùng vẫn là các cá nhân cho nên nếuhọ tiết kiệm tiêu dùng sẽ chuyển gánh nặng thuế đó sang cho người khác, nhất là thuếđánh vào các mặt hàng cao cấp.

4.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt namHiện nay Việt nam có 11 loại thuế. Trong đó có 1 loại thuế mang tính chất lệ phí, đó làthuế môn bài.Trong mỗi loại thuế, chúng ta sẽ đề cập đến 4 vấn đề cơ bản có tính chất đặc trưng riêngcủa từng loại thuế:- Đặc điểm của loại thuế đó về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế (giúp chúng taphân biệt các loại thuế với nhau)- Mục đích hay ý nghĩa ban hành- Căn cứ tính thuế, gồm có đối tượng tính thuế và loại thuế suất- Các chế độ ưu đãi về thuế - chính sách thuế.4.3.1. Thuế giá trị gia tăngLà thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khi tiêu thụ, do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinhdoanh nộp (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng

Page 11: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

250

hoá nộp. Có đối tượng tính thuế là giá trị gia tăng, được xác định bằng số chênh lệch giữagiá trị đầu ra (doanh thu) và giá trị đầu vào (giá trị nguyên vật liệu, hao mòn máy mócthiết bị, tiền thuê dịch vụ ngoài...). Giá trị gia tăng do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quátrình sản xuất kinh doanh, gồm có tiền lương và lợi nhuận.Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu, chúng có chung mục đích độngviên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước và góp phần thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển thông qua thuế suất ưu đãi đối với những sản phẩmcần khuyến khích sản xuất, tiêu thụ. Có bản chất chung nên có nước vẫn gọi tên cũ làthuế doanh thu. Nhưng thuế doanh thu có đối tượng tính thuế là toàn bộ giá trị đầu ra nêncó nhược điểm cơ bản là đánh thuế trùng lắp (chồng chéo), vì vậy nhiều nước chuyển từáp dụng thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị gia tăng nên:Thuế GTGT phải nộp = (Giá bán chưa có thuế/đầu ra - Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vàochưa có thuế/đầu vào) x Thuế suấtTrong thực tế, để thuận tiện cho việc quản lý thuế người ta áp dụng phổ biến phươngpháp khấu trừ thuế:Thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vàoThuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế nhân (x) với thuế suất. Giá tính thuế làgiá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng (=) tổng số thuếgiá trị gia tăng đã nộp của hàng hoá dịch vụ mua vào được ghi trên hoá đơn mua hàng(chính bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào nhân với thuế suất). Nếu doanh nghiệpchưa nộp hoặc nộp chưa đủ khi mua hàng hoá thì doanh nghiệp phải nộp bù khi bán hàng.Qua đó, kiểm soát được việc nộp thuế của các khâu trước. Để dễ dàng tính toán số thuếphải nộp người ta sử dụng hoá đơn GTGT.Đối với những cơ sở kinh doanh chưa có hoá đơn mua hàng hoặc cả hoá đơn mua và bánhàng thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng được ấnđịnh trên cơ sở tỉ lệ % giá trị gia tăng tính trên doanh thu, đối với trường hợp không cóhoá đơn bán hàng, cơ quan thuế còn ấn định cả doanh thu. Để thuận tiện cho việc quản lýthuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, doanh thu được tínhtrên giá bán đã có thuế và sử dụng hoá đơn thông thường.Việc nộp hộ thuế cho người tiêu dùng cuối cùng được minh hoạ qua ví dụ sau:Người sản xuất đồ gỗ bán cho người bán lẻ, hoá đơn ghi như sau:-Giá bán chưa có thuế..........................................170 tr.đ.- Thuế GTGT..........................................................17 tr.đ.- Giá thanh toán....................................................187 tr.đ.Số thuế GTGT mà người bán lẻ phải chịu là 17 tr.đ. và do người sản xuất đồ gỗ nộp hộ.

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

251

Người bán lẻ đồ gỗ bán cho người tiêu dùng, hoá đơn ghi như sau:- Giá chưa có thuế ..................................................200 tr.đ.- Thuế GTGT.............................................................20 tr.đ.- Giá thanh toán.......................................................220 tr.đ.Số thuế GTGT người tiêu dùng phải chịu là 20 tr. đ. Người bán lẻ đồ gỗ đã nộp hộ ngườitiêu dùng 17 tr.đ. khi mua hàng và là chi phí nên phải thu hồi. Khi thu thuế GTGT từngười tiêu dùng chỉ còn phải nộp 3 tr. đ.Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng không tính toán riêng doanh thucho những mặt hàng có thuế suất khác nhau thì phải chịu thuế suất cao nhất trong sốnhững mạt hàng đó. Quy định này nhằm tránh lậu thuế và được áp dụng trong tất cả cácloại thuế hàng hoá dịch vụ.Về mặt lý thuyết, thuế giá trị gia tăng có thể tính bằng (=) tiền lương cộng (+) lợi nhuận,sau đó nhân (x) với thuế suất. Trong thực tế không được áp dụng vì quản lý thuế phức tạp.Nhà nước khuyến khích tiêu dùng một số mặt hàng, qua đó đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh những mặt hàng này, bằng việc quy định chúng không thuộc diện đối tượng chịuthuế như dạy học, dạy nghề, xuất khẩu dầu thô, than đá, nhập khẩu - máy móc thiết bịchuyên dùng trong nước chưa sản xuất được để làm tài sản cố định...Chính sách thuế giá trị gia tăng còn được thể hiện trong quy định về thuế suất. Đối vớihàng xuất khẩu được hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi là 0%, do áp dụng phương phápkhấu trừ nên còn được hoàn thuế đã nộp ở các khâu trước. Thuế suất thấp 5% dành chohàng hoá dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước phần nào khuyến khích như giáo cụ dùng đểgiảng dạy và học tập, thuốc chữa bệnh... Hầu hết các hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất phổthông 10%. Thuế suất 20% áp dụng cho một số ít hàng hoá dịch vụ cần điều tiết mạnh từngười tiêu dùng như khách sạn, du lịch, ăn uống, xổ số các loại. Đây không phải là nhữngdịch vụ không khuyến khích tiêu dùng như những dịch vụ trong thuế tiêu thụ đặc biệt,mặc dù có cùng mức thuế suất.Do khả năng quản lí thuế còn chưa tốt nên hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệtkhông phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bản chất 2 loạithuế này khác nhau do mục tiêu, tác dụng của chúng khác nhau, nên có một số nước táchriêng.Xu hướng là càng ngày có nhiều nước áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu vìnhững ưu điểm nổi bật của nó, đặc biệt cần thiết đối với những nước đang phát triển. Dựavào giá trị gia tăng để tính thuế nên ưu điểm hơn thuế doanh thu:- Hạn chế trốn lậu thuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toánnhờ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đầu vào.- Tránh được tính trạng đánh thuế trùng lắp, không kìm hãm quá trình chuyên môn hoá

Page 12: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

252

trong sản xuất kinh doanh.- Khuyến khích xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định. Thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vàonên được hoàn thuế khi xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định, tạo điều kiện cạnh tranh vànhanh thu hồi vốn đầu tư.- Giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu nhờ hạn chế tình trạng trốn lậu thuế nhậpkhẩu và mở rộng diện hàng nhập khẩu phải chịu thuế (có thêm hàng nhập phi mậu dịch,hàng nhập trực tiếp cho sản xuất kinh doanh).4.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệtThuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đánh vào hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước cần hướng dẫnsản xuất, tiêu dùng. Đó là những hàng hoá dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng do cóhại sức khoẻ, tiêu sài xa xỉ. Gồm các nhóm hàng thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ôtô, xăng,điều hoà, bài lá, hàng mã, các dịch vụ karaoke, vũ trường, mát xa, chơi golf, vé đặt cượcđua, casino. Như vậy, cần đánh cả vào hàng hoá sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.Hiện tại ngành sản xuất ôtô trong nước còn non trẻ và có nhiều khó khăn nên tạm thờiđược giảm thuế. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế sẽ không còn điều kiệnđể phân biệt đối xử như vậy.Thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao, mức cao nhất hiện nay là 100% cho ôtô từ 5chỗ ngồi trở xuống, tiếp đến 75% đối với bia chia, bia hơi. Mức thấp nhất 15% dành chorượu thuốc, xăng và các chế phẩm pha xăng. Cao như vậy mới phát huy được tác dụnghướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và không chỉ có tác dụng khuyến khích tiết kiệm, hạn chếtiêu dùng mà còn điều tiết thu nhập của người tiêu dùng nói chung, người có thu nhập caonói riêng một cách hợp lý.Để khuyến khích xuất khẩu thu ngoại tệ, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB không phảinộp thuế nếu xuất khẩu.Thuế TTĐB thuộc loại thuế hàng hoá dịch vụ nên cách tính thuế như sau:Thuế phải nộp = (Số lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ hay nhập khẩu x Giá tính thuế đơnvị) x Thuế suấtGiá tính thuế đơn vị đối với hàng sản xuất trong nước là giá bán chưa có thuế, đối vớihàng nhập khẩu là giá nhập (giá tính thuế nhập khẩu) cộng với thuế nhập khẩu.Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần vàdo cơ sở sản xuất, nhập khẩu nộp, còn khâu lưu thông nộp thuế GTGT. Nếu phần nguyênliệu cũng phải chịu thuế TTĐB như bia hơi dùng sản xuất bia hộp thì được khấu trừ tiềnthuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu. Các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, trongđó có thuế tiêu thụ đặc biệt đều làm thủ tục kê khai thuế tại cửa khẩu. Đối với cơ sở sảnxuất nhỏ hoặc vì lý do khách quan mà chưa thực hiện việc kê khai thuế TTĐB thì cơ sởmua hàng nộp thay.

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

253

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp rất lớn nên để tránh ứ đọng thuế của Nhà nước màngười tiêu dùng đã nộp, thời hạn nộp thuế ngắn, thường 5-10 ngày, nếu số thuế phát sinhquá lớn phải nộp hàng ngày.Về nguyên tắc, không xét miễn giảm thuế đối với những loại thuế do người tiêu dùngchịu nên năm 1990 lần đầu tiên ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt không đề cập đến vấnđề này. Sau đó xét thấy những ngành này ở Việt nam còn kém phát triển, năm 1993 chophép miễn giảm trong một số trường hợp đặc biệt.Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành (ban hành lần thứ 2 áp dụng từ 1-1-1999) quy địnhcác trường hợp miễn giảm như sau:- Cơ sở sản xuất gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ.- Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ nếu nộp thuế thì bị lỗ vốn, được xét miễn giảm thuếtương ứng với số lỗ, thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực.- Cơ sở lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước được giảm 95% mức thuế suất trong thời hạn 5năm kể từ ngày luật này có hiệu lực.- Cơ sở kinh doanh golf được giảm 30% mức thuế suất trong thời hạn 3 năm kể từ ngàyluật này có hiệu lực.4.3.3. Thuế xuất nhập khẩuThuế xuất nhập khẩu (XNK) là thuế đánh vào hàng hoá XNK, kể cả phi mậu dịch và làmthủ tục kê khai nộp thuế tại cửa khẩu, nên còn gọi là thuế quan. Ở những nước có khu chếxuất, đối tượng đánh thuế gồm cả hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trongnước và từ thị trường trong nước đưa ra khu chế xuất.Thuế XNK tạo ra sự tăng giá hàng hoá, nên được sử dụng làm công cụ quản lí và điều tiếtvĩ mô hoạt động XNK, phục vụ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Luật thuếXNK được ban hành nhằm mục đích:

- Góp phần bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu,nhất là những mặt hàng trong nước có thể đáp ứng được nhưng sản xuất đang trong thờikì non trẻ, bảo vệ trước sự cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài như bán phá giá...

- Hướng dẫn tiêu dùng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, hạn chế tiêudùng hàng nhập khẩu cao cấp, không thiết yếu, dành ngoại tệ cho nhập khẩu phục vụ sảnxuất.

- Khuyến khích xuất khẩu theo hướng có lợi cho sản xuất trong nước : những mặthàng trong nước có thể chế biến được, được khuyến khích xuất khẩu hơn so với khi xuấtkhẩu nguyên liệu. Cùng một nhóm hàng, nhưng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến đượchưởng thuế suất thấp hơn, có khi 0%.

- Động viên một phần thu nhập vào ngân sách, chủ yếu thông qua thuế nhập khẩu.Ở hầu hết các nước, tỉ trọng thuế XNK rất thấp và gần như không đánh thuế xuất khẩu.

Page 13: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

254

Do trình độ phát triển của Việt nam còn thấp nên thuế XNK vẫn có vị trí quan trọng đểthực hiện các mục đích trên và là nguồn thu đáng kể của ngân sách. Việc tham gia Hiệpđịnh cắt giảm thuế quan trong khối ASEAN sẽ làm giảm một phần tỉ trọng của thuế nhậpkhẩu trong thời gian tới.Số thuế phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế XNK = (Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế đơn vị) x Thuế suấtGiá tính thuế đơn vị là giá xuất, giá nhập tại cửa khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường biểnlà giá FOB, giá CIF. Giá xuất không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm tính từ cửakhẩu đi. Giá nhập bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm tới cửa khẩu đến.

Thuế suất hàng nhập khẩu có 3 loại:- Thuế suất thông thường, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước

không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam. Đượcquy định cao hơn không quá 70% so với mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tươngứng.

- Thuế suất ưu đãi, áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việt nam cóthoả thuận đối xử tối huệ quốc và được ghi trong biểu thuế.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việtnam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khâủ.Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế suất bổ sung để chống lại việc bán phá giá và sự trợcấp của nước xuất khẩu gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tựcủa Việt nam và chống lại sự phân biệt đối xử với hàng hoá của Việt nam.Đối với hoạt động xuất khẩu có nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất 0% như hạt điều đãqua chế biến. Nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước chịu thuế suất cao nhưphế liệu, mảnh vụn của kim loại thường là 45%.Trong các luật thuế, thuế suất do Quốc hội phê chuẩn, nhưng riêng thuế XNK cần có sựthay đổi kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế và quan hệ hợp tác thương mại vớicác nước nên biểu thuế do Uỷ ban thường vụ quốc hội quy định; còn thuế suất thôngthường, đặc biệt và bổ xung do Chính phủ quy định.Không thuộc diện chịu thuế gồm có: Hàng viện trợ nhân đạo, hàng vận chuyển quá cảnh,mượn đường, chuyển khẩu do không tiêu thụ hàng hoá tại Việt nam.Diện miễn thuế chia làm 2 trường hợp: Thứ nhất được miễn thuế dành cho trường hợpcần ưu tiên và dễ kiểm soát hơn nên thủ tục đơn giản hơn và do cơ quan hải quan quyếtđịnh, trường hợp thứ hai là được xét miễn thuế có thủ tục miễn thuế phức tạp hơn và doBộ Tài chính quyết định. Sửa đổi thuế XNK lần thứ nhất năm 1993 cho phép hàng vật tưnguyên liệu nhập khẩu gia công cho nước ngoài chuyển từ dạng xét miễn thuế chuyểnsang dạng miễn thuế.

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

255

Được xét giảm thuế không phải là do ưu đãi mà do hàng hoá bị hư hỏng, mất mát trongquá trình vận chuyển bốc xếp nên không đủ số lượng như khi làm tờ khai thuế. ThuếXNK do người tiêu dùng chịu nên không xét giảm thuế cho trường hợp nào khác.Xét hoàn lại thuế cho những trường hợp trước đó đã nộp thuế XNK, nhưng sau đó lạikhông xuất hoặc không nhập và cho vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu, nó thể hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Vật tư nguyên liệunhập khẩu để xản xuất hàng XK không thể xếp vào trường hợp miễn, xét miễn thuế vìkhó quản lý khi đã vào nội địa. Thời gian ân hạn nộp thuế là 275 ngày .4.3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệpThuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuấtkinh doanh. Nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theohướng có lợi thông qua ưu đãi thuế, động viên một phần thu nhập vào ngân sách và đảmbảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh.Thu nhập là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian.Trong đó, có cả chi phí mà các cơ sở kinh doanh đã bỏ ra để có thu nhập ấy. Bù đắp chiphí để bảo toàn vốn và duy trì quy mô kinh doanh nên không thể đánh thuế vào phần thunhập là chi phí. Vì vậy, đối tượng tính thuế là phần thu nhập sau khi trừ đi chi phí hợp lý,có liên quan đến thu nhập và trên cơ sở sử dụng vốn doanh nghiệp, nó được gọi là thunhập chịu thuế.Phải giới hạn chi phí được phép trừ vì một số khoản chi phí tuy doanh nghiệp có bỏ ranhưng không được trừ như khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp phápnhằm tránh lợi dụng trốn lậu thuế, các khoản tiền phạt do không khuyến khích vi phạmpháp luật, hợp đồng, các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại vượt quá mứccho phép... Các khoản chi phí này gọi là chi phí không hợp lý.Các khoản chi phí không dùng vốn của doanh nghiệp mà do nguồn vốn khác đài thọ nênkhông cần bù đắp cũng không được trừ. Chi tiêu không liên quan đến thu nhập như chiủng hộ vùng bão lụt không được coi là chi phí và cũng không được trừ.Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế TNdoanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suấtXét từ góc độ hạch toán kinh doanh, khái niệm lợi nhuận (lợi tức) được hiểu là phầnchênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí thực tế đã phát sinh. Như vậy, thực chất thunhập chịu thuế gồm lợi nhuận và các khoản chi phí không hợp lý. Do đó, nếu quy địnhđối tượng đánh thuế là lợi nhuận sẽ không đảm bảo sự rõ ràng và gây thắc mắc cho ngươìnộp thuế. Tổng lợi nhuận trước thuế trong bảng báo cáo thu nhập là thu nhập chịu thuếnên vẫn gồm cả chi phí bất hợp lý nếu có. Vì khi tính toán chi phí trong bảng báo cáo thunhập không được tính các chi phí bất hợp lý. Việt nam đã phải sửa đổi tên gọi thuế lợi tức

Page 14: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

256

thành thuế thu nhập doanh nghiệp.Để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và theo định hướng của Nhà nước, cócác chế độ ưu đãi thuế sau:

- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế gồm có hộ gia đình, cá nhân sản xuấtnông nghiệp với quy mô nhỏ, do quản lý thuế phức tạp mà số thuế thu được khôg lớn vàcác tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp nhằm khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau trong sảnxuất nông nghiệp.

- Thuế suất ưu đãi dành cho các dự án đầu tư có 100% vốn Việt nam thuộc cácngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư là 25, 20,15%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh được hưởng thuếsuất ưu đãi chung là 25%, một số trường hợp được áp dụng mức ưu đãi thấp hơn 20, 15,10%.

- Miễn giảm thuế: được áp dụng cho nhiều trường hợp như các cơ sở sản xuất mớithành lập, phần đầu tư sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ...Đây là thuế trực thu đánh vào thu nhập từ sản xuất kinh doanh nên trong hoàn cảnh cơcấu ngành, vùng bất hợp lý hiện nay Việt nam quy định trường hợp ưu đãi thuế với phạmvi rộng để khuyến khích những hoạt động kinh doanh mà Nhà nước muốn đẩy mạnh pháttriển. Ngoài ra còn cho phép chuyển lỗ sang những năm sau. Trước kia khi áp dụng thuếlợi tức, thời gian chuyển lỗ chỉ được phép 2 năm, nay tăng lên 5 năm, tạo điều kiện chodoanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh dài hạn hoặc nhanh vượt qua thời kỳ khókhăn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được ưu đãi hoàn thuế thu nhập nếudùng lợi nhuận tái đầu tư.Để đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các cơ sở kinh doanh, cơ sở kinh doanh nàocó thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại (địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngànhnghề kinh doanh ít bị cạnh tranh...) thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%còn phải nộp thuế suất bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan manglại. Đó là phần thu nhập vượt quá 1`2% giá trị vốn chủ sở hữu. Như vậy là áp dụng thuếsuất luỹ tiến từng phần nhưng chỉ có 2 mức thuế suất 32% và 57%.4.3.5. Thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư ra vào Việt namThuộc nhóm thuế thu nhập, gồm có thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoàira khỏi Việt nam và thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư Việt nam ở nước ngoài vềnước. Hiện có vị trí quan trọng là thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài rakhỏi Việt nam. Nó được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam đồng thời làmột bộ phận của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.Đối tượng tính thuế là số thu nhập chuyển ra nước ngoài kể cả số thu nhập có được dochuyển nhượng vốn và thuế thu nhập được hoàn lại. Để khuyến khích bên nước ngoài

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

257

góp vốn pháp định, vốn hợp doanh cao, có 3 mức thuế suất 5, 7, 10% tương ứng với sốvốn góp là từ 10 triệu USD trở lên, từ 5triệu đến dưới 10 triệu và dưới 5 triệu USD.Tránh đánh thuế 2 lần nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt nam đã kýHiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước có quan hệ đầu tư với Việt nam.4.3.6. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập caoTrên thế giới gọi là thuế thu nhập cá nhân. Vì là lần đầu tiên ban hành thuế thu nhập cánhân và đây là thuế trực thu, số người có thu nhập chịu thuế không nhiều nên quốc hội đãlựa chọn tên gọi như vậy và mới ban hành dưới dạng pháp lệnh.Mục đích ban hành thuế thu nhập cá nhân là để góp phần thực hiện công bằng xã hội vàđộng viên một phần thu nhập của những cá nhân có thu nhập vào ngân sách.Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Để điều tiếtmạnh và hợp lý, áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần.Độ lớn của thu nhập cá nhân được đánh giá theo năm thì chính xác hơn theo tháng nênthuế thu nhập thường xuyên được tính trên thu nhập bình quân tháng trong một năm vàcòn dẫn đến thuế thu nhập không thường xuyên có mức khởi điểm chịu thuế cao hơn. Đểdễ quản lý và giảm chi phí thu thuế thì ở Việt nam áp dụng cách tính thuế trên đầu ngườicó thu nhập, chứ không căn cứ vào các thành viên trong gia đình.Tạm thời chưa thu thuế đối với các khoản thu nhập là lãi cho vay, mua cổ phiếu đểkhuyến khích tiết kiệm và phát triển thị trường tài chính. Chưa thu thuế vào quà biếu tặnglà kiều hối để thu hút ngoại tệ. Ưu đãi dưới dạng không thuộc diện chịu thuế gồm một sốloại phụ cấp, tiền thưởng như phụ cấp làm đêm, độc hại, tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật,sáng chế.... và các khoản trợ cấp, bồi thường bảo hiểm. Để tránh trùng lắp, thu nhập củachủ hộ kinh doanh cá thể cũng không thuộc diện chịu thuế vì đã chịu thuế thu nhập doanhnghiệp.Những người có thu nhập dưới mức khởi điểm tính thuế cũng có thể coi là được miễnthuế. Trường hợp được xét miễn giảm thuế khi bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn ảnh hưởngđến đời sống của người nộp thuế. Ở Việt nam chưa đánh thuế quà tặng giữa các cá nhântrong nước, trừ tặng biếu tài sản là đất đai và chưa đánh thuế thừa kế, kể cả đất đai (đượcquy định trong luật thuế chuyển quyền sử dụng đất)... Thu nhập từ thừa kế và quà tặng làkhông nhỏ ở các nước có nền kinh tế thị trường và nó được quản lý bằng luật thuế riêng.4.3.7. Thuế chuyển quyền sử dụng đấtĐối tượng đánh thuế là thu nhập của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi chuyển quyềnsử dụng đất các loại. Có các mục đích:

- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quảthông qua việc đánh thuế vào trường hợp chuyển quyền sử dụng đất gắn với thay đổi mụcđích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và ngược lại.

Page 15: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

258

- Đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế.- Động viên một phần thu nhập của người chuyển quyền sử dụng đất vào ngân

sách Nhà nước.Cách tính thuế như sau:

Thuế phải nộp = (Diện tích đất x Giá đất tính thuế) x Thuế suấtĐối tượng tính thuế là giá trị đất đem chuyển nhượng vì đây là thuế đánh vào thu nhập,được tính bằng diện tích đất nhân với giá đất tính thuế, giá này do Nhà nước quy định.Thuế suất có 3 mức: 5, 10, 20%. Những trường hợp chưa nộp tiền sử dụng đất hoặc Nhànước ưu tiên không phải nộp thì khi chuyển nhượng phải chịu thuế suất cao 20% để bùđắp tiền sử dụng đất không trả trước đó. Riêng với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được ưu tiên hơn, chỉ chịu 10%.Đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo công bằng, cáctổ chức và cá nhân khi được Nhà nước giao đất sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất, trừmột số trường hợp được ưu tiên không phải nộp. Trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất vàchuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi có mức thuế suất bình thường 5%. Trườnghợp chuyển đổi đất cho nhau có chênh lệch về giá trị thì thuế suất 5% trên phần chênhlệch. Đất có nguồn gốc từ thừa kế để lại khi chuyển quyền sử dụng đất thì thuộc trườnghợp chuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi nên có thuế suất 5%.Nhằm khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, nếu chuyển quyền sử dụng đất gắn vớichuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải chịuthuế suất thấp nhất 40%, riêng sang đất xây dựng công trình công nghiệp thì dưới 40%.Ngược lại, chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có thuế suất 0% đểkhuyến khích sản xuất nông nghiệp và hạn chế dùng đất nông nghiệp sang mục đích khác,nhất là làm đất ở.Các trường hợp hưởng ưu đãi thuế là:

- Không thuộc diện đối tượng chịu thuế khi thừa kế, tách hộ, trả lại đất cho Nhànước.

- Thuế suất 0% cho trường hợp kể trên.- Để tạo điều kiện ổn định đời sống, miễn thuế cho trường hợp di chuyển đến định

cư tại các vùng kinh tế mới, miền núi, hải đảo và chuyển chỗ ở do thuyên chuyển côngtác hoặc nghỉ hưu.

- Giảm thuế cho cá nhân thương bệnh binh nặng, thân nhân liệt sĩ đang hưởng chếđộ trợ cấp của Nhà nước... Nhưng chỉ được xét miễn giảm thuế đối với diện tích đất đượcNhà nước giao lần đầu.4.3.8. Thuế sử dụng đất nông nghiệpLà thuế thu từ người được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp ở đây

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

259

được hiểu là đất sử dụng vào mục đích trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng. Thuộcnhóm thuế đánh vào tài sản đất đai nên những người thuê đất không phải là người nộpthuế.Mục đích của thuế sử dụng đất nông nghiệp là:

- Khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua nộp thuế buộcngười sử dụng đất phải tính toán hiệu quả, vì thu nhập không chỉ phải bù đắp các chi phíbỏ ra mà còn bù được số thuế phải nộp và có lãi. Nếu sử dụng không hiệu quả, cần tìmcách nâng cao năng suất hoặc chuyển nhượng cho người biết cách trồng trọt, chăn nuôihơn và quản lý tốt hơn. Để tạo điều kiện cho người nông dân, Nhà nước quy định mứcthuế suất thấp.

- Thực hiện công bằng sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất nôngnghiệp vào ngân sách. Bởi vì bản thân đất có khả năng đem lại thu nhập cho người sửdụng và Nhà nước cũng có những đầu tư nhất định cho nông nghiệp về thuỷ lợi, góp phầntăng năng suất.Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính như sau:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế/nămVì đánh vào thu nhập do đất mang lại nên phải quy định đối tượng tính thuế là diện tíchđất. Định suất thuế được quy định cho từng hạng đất, căn cứ vào khả năng đem lại thunhập. Đất tốt có năng suất cao nhất và vị trí thuận lợi được xếp hạng một.An ninh lương thực chưa được đảm bảo chắc chắn ở Việt nam nên Nhà nước quy địnhthuế tính bằng thóc, nộp bằng tiền, khi cần thiết mới nộp bằng thóc. Giá thóc do Chủ tịchUỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.Vì diện tích đất không thay đổi theo thời gian trong suốt quá trình nộp thuế nên thuế suấtđược quy định trong một khoảng thời gian là một năm. Đây là điểm riêng biệt của đốitượng đánh thuế là nhà đất.Để người nông dân an tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất, hạng đất tính thuế được ổnđịnh 10 năm. Nếu Nhà nước đầu tư thuỷ lợi lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì Nhànước điều chỉnh lại hạng đất tính thuế.Miễn, giảm thuế cho những trường hợp sau:

- Miễn thuế không thời hạn cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâmnghiệp.

- Miễn thuế có thời hạn cho đất khai hoang...- Giảm hoặc miễn thuế khi bị thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng.- Miễn hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, biên giới, hải

đảo có khó khăn, cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số...- Miễn hoặc giảm thuế cho các hộ nộp thuế là gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh...

Page 16: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

260

Trước đây, Việt nam đánh thuế nông nghiệp, là loại thuế kết hợp, gồm thuế sửdụng đất nông nghiệp và thuế thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Khi đó, mức thuếsuất thấp nên thực chất mới chỉ đánh vào phần sử dụng đất. Khi thuộc sự điều chỉnh củathuế thu nhập doanh nghiệp thì hầu hết người sản xuất nông nghiệp vẫn nằm trong trườnghợp miễn thuế.4.3.9. Thuế nhà đấtThuế nhà đất thu từ người sở hữu nhà và người được giao quyền sử dụng đất ở, đất xâydựng công trình. Tạm thời Việt nam chưa thu thuế nhà vì quỹ nhà còn nhỏ và mới banhành dưới dạng pháp lệnh.Mục đích của thuế nhà đất là:

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, vì đất đai là nguồn tàinguyên có hạn.

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng nhà ở.- Động viên sự đóng góp của người sử dụng nhà đất vào ngân sách Nhà nước.

Người sở hữu nhà và được giao quyền sử dụng đất là người tiêu dùng 2 hàng hoá đặc biệtnày và là người có khả năng đóng thuế.Với mức thuế suất thấp trong thời gian qua, thuế đất chưa đạt được mục đích khuyếnkhích sử dụng đất tiết kiệm.Cách tính thuế đất như sau:

Thuế đất phải nộp = Diện tích đất (m2) x Thuế suất/1 nămĐối tượng tính thuế là diện tích đất để người sử dụng đất càng rộng thì nộp thuế càngnhiều. Có như vậy mới khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm. Giống như thuế sử dụng đấtnông nghiệp, thuế suất quy định số thuế phải nộp trên 1m2 trong thời gian một năm. Mứcthuế suất được xác định căn cứ vào hạng đất và mức thuế nông nghiệp. Để động viên sựđóng góp của người sử dụng đất một cách hợp lý trên cơ sở giá trị thương mại của đất,hạng đất gồm có đất thành thị và nông thôn. Đất thành thị được xếp hạng theo loại đô thị,loại đường phố, khu phố.Để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, thuế suất còn dựa vào mức thuế nông nghiệptrong vùng. Đất đô thị chịu mức thuế nông nghiệp cao nhất trong vùng, đất nông thôn cómức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng. Thuế suất được tính bằng bậc thuế theohạng đất nhân với mức thuế nông nghiệp. Chẳng hạn đất thuộc đô thị loại 1, đường phốloại 1, vị trí loại 1 có thuế suất bằng 32 lần mức thuế nông nghiệp cao nhất trong vùng,vùng nông thôn bằng 1 lần mức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng.Các trường hợp được ưu đãi thuế:

- Không thuộc đối tượng chịu thuế gồm: đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúclợi xã hội hoặc từ thiện, đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo.

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

261

- Tạm miễn thuế đất cho một số trường hợp như đất xây dựng trụ sở cơ quan hànhchính sự nghiệp Nhà nước, đất ở thuộc vùng rừng núi cao thuộc diện được miễn thuếnông nghiệp...

- Xét miễn giảm thuế cho người nộp thuế có khó khăn do bị thiên tai, địch hoạ, tainạn bất ngờ.4.3.10. Thuế tài nguyênLà loại thuế thu từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.Đây là một loại địa tô chênh lệch. Thuế tài nguyên nhằm mục đích:

- Khuyến khích khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả.Vì thuế tài nguyên tính vào chi phí, làm giá bán sản phẩm tăng lên.

- Hướng dẫn sử dụng tài nguyên theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân, gópphần bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường thông qua đánh thuế suất cao vào những tàinguyên cần hạn chế khai thác. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không sửdụng hợp lý sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt.

- Thực hiện công bằng sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, sử dụng tài nguyênvào ngân sách. Vì tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Tạo nguồn thucho ngân sách để thực hiện các biện pháp bảo vệ, tái tạo và thăm dò các nguồn tài nguyên.

- Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các đơn vị có khai thác, sử dụng tàinguyên với các đơn vị khác trong nền kinh tế, do đánh thuế làm tăng chi phí và giá báncủa các sản phẩm khai thác.Tính thuế theo công thức sau:

Thuế tài nguyên phải nộp = (Sản lượng tài nguyên khai thác x Giá tính thuế đơn vị) xThuế suất

Đối tượng tính thuế là giá trị tài nguyên đã khai thác. Giá tính thuế là giá bán thực tế bìnhquân của tài nguyên nguyên khai của cơ sở khai thác ở thời điểm tính thuế, là giá bán đãcó thuế. Thuế suất cao áp dụng đối với những tài nguyên quý hiếm, cần bảo vệ hoặc dễkhai thác như gỗ có thuế suất cao nhất 40%, trầm hương, kỳ năm từ 20-25%...Với mục đích của thuế tài nguyên như kể trên và do người tiêu dùng chịu, nên chế độ ưuđãi ít đặt ra. Chỉ giảm thuế cho trường hợp khai thác trong 3 năm đầu mà gặp khó khănvà trong thời gian tận thu ở nơi đã thôi khai thác.4.3.11. Thuế môn bàiLà loại thuế mang tính chất lệ phí nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chứckinh doanh phục vụ cho công tác kiểm kê, kiểm soát thị trường... của Nhà nước đối vớicác hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.Nếu doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh trong năm, không phân biệt kinh doanh tạmthời hay lâu dài, cố định hay lưu động thì đầu năm phải đăng ký kinh doanh và mới phải

Page 17: Tai chinh cong

Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng

262

nộp thuế môn bài.Số thuế nộp được ấn định bằng một số tiền cụ thể, dựa vào loại hình cơ sở kinh doanh vàmức thu nhập.

* Trước tháng 10/1998, Việt nam áp dụng thuế sát sinh. Là thuế có tính chất lệphí thu từ người có lợn, trâu, bò giết thịt nhằm phục vụ công tác phòng dịch bệnh của cáccơ quan thú y và động viên một phần thu nhập của người chăn nuôi vào Ngân sách.

* Thuế thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài thamgia hợp đồng hợp tác kinh doanh.Về nguyên tắc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợpđồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn trong nước bình đẳng trong việcnộp thuế. Nhưng để khuyến khích đầu tư nước ngoài, riêng thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp của các doanh nghiệp này và bên nước ngoài có mức thấp, và được hưởng hoànthuế từ việc tái đầu tư thu nhập. Việc ưu đãi như thế nào là do Bộ Kế hoạch và đầu tưnghiên cứu đề nghị trên cơ sở trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính. Vì vậy nó được đưavào nội dung của Luật đầu tư nước ngoài, và để đảm bảo tính thống nhất của hệ thốngthuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu hệ thống thuế thì luật thuế thu nhập doanhnghiệp cũng đề cập đến. Bên nước ngoài kinh doanh ở Việt nam khi chuyển lợi nhuận vềnước còn chịu thêm một thứ thuế là thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.