56
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019

TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN VĂN TỔNG

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT

TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

THẾ KỶ XX

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - 2019

Page 2: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN VĂN TỔNG

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT

TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

THẾ KỶ XX

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 62.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. TÔN THẤT DỤNG

TS. HÀ NGỌC HÕA

HUẾ - 2019

Page 3: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

Công trình đƣợc hoàn thành tại: ...............................................................

...........................................................................................................................

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ..........................................................

...........................................................................................................

Phản biện 1: ...................................................................................................

...........................................................................................................................

Phản biện 2: .....................................................................................

...........................................................................................................

Phản biện 3: ......................................................................................

...........................................................................................................

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học

Huế họp tại ........................................................................................

...........................................................................................................

Vào hồi: .... giờ ngày ... tháng .... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: ............................................................

...........................................................................................................

Page 4: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky “đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết …[20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết, từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng… Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết.

1.2. Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn “Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động.

Page 5: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu

Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ

Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể; Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện; Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu; Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động của tiểu loại tiểu thuyết này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. 3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp tiểu sử; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp liên ngành; Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận án

Chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác. Khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong khoảng thời gian một thế kỷ, chúng tôi đã cố gắng xác lập những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên cơ sở lý luận, những tiền đề hình thành cũng như sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ. Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự

Page 6: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

3

truyện, luận án đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, luận án cũng đã xác lập cái nhìn tổng thể về sự vận động, phát triển và diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Luận án cũng góp phần khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá trình và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án

- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; - Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX; - Chƣơng 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người; - Chƣơng 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ phương thức thể hiện.

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam

Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến cuối thế kỉ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926). Nhưng phải đợi đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được nghiên cứu như “một hoạt động sáng tạo”. Đến thập niên 70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu về tự truyện của mình đã viết: “Chính sự chuyển hướng sang cái “tôi” khi đã có được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận” [155].

Trong ba thập niên cuối của thế kỉ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng “ngoại biên” nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà

Page 7: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

4

cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được định hình rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Nhưng trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú, vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của tự truyện. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật… 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, giới học thuật của Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc nhìn thể loại. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng này cũng ngày một nở rộ.

Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây (Phong Lê); Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975 (Nguyễn Văn Long); Truyện và tự truyện của Phan Bội Châu (Hoàng Đức Khoa); Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Bích Thu); Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 (Nguyễn Thị Bình); Văn học Việt Nam trong bước chuyển mình (Lã Nguyên); Văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ (Nguyễn Phượng); Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Mai Hải Oanh); Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế (Ma Văn Kháng); Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong thời kỳ đổi mới (Lý Hoài Thu); Thế kỷ tiểu thuyết (Nguyễn Vy Khanh); Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam (Đỗ Hải Ninh); Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật khác trong văn học Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh); Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1900 đến nay (Hồ Khánh Vân); Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (Trần Huyền Sâm)…

Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả

Page 8: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

5

một chuỗi thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có nhiều tác giả chú ý khảo sát các tác phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX. 1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể 1.3.1. Giai đoạn trước 1945

Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nhờ “sự đọc” của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu loại này đến gần hơn với công chúng.

Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945: Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan); Những ngày thơ ấu - cuốn hồi ký tự truyện đặc sắc (Nguyễn Ngọc Thiện); Sống nhờ của Mạnh Phú Tư (Bùi Huy Phồn); Hai không gian trong Sống mòn (Đỗ Đức Hiểu); Đọc lại và nhìn lại “Sống mòn” (Phong Lê); Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn (Nguyễn Ngọc Thiện)…

Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975

Bẵng đi một thời gian dài, trong chặng đường từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện gần như không xuất hiện trên văn đàn Việt Nam. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết này bắt đầu xuất hiện trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm của Võ Hồng… Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam chặng đường từ sau 1954 đến 1975.

Page 9: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

6

Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm tiểu thuyết này được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961 của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tiểu thuyết hiện đại (1963) của Tràng Thiên (Nxb Đời mới); Tình hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số 265 - 266 (15/1/1968)… 1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX

Từ sau 1975, khi đất nước bắt đầu dần hồi sinh đó cũng là lúc mà những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày một thêm nảy nở, trong số đó phải kể đến những tiểu thuyết: Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên và một số tác phẩm khác của nhà văn Ma Văn Kháng…

Chúng tôi điểm qua những bài viết và nhận xét về các tác phẩm cụ thể ra đời ở chặng đường này, bao gồm: Những bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Lê Tiến Dũng); Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 (Thái Thị Mỹ Bình); Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời xa vắng (Nguyễn Thị Như Trang, Ngô Thu Thủy); Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ Mỹ (Phạm Xuân Nguyên); “Nỗi buồn chiến tranh” viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp (Phạm Xuân Thạch); Người kể chuyện tự ý thức trong “Nỗi buồn chiến tranh” (Cao Kim Lan); Những nét đặc sắc của nghệ thuật tiểu thuyết Phùng Quán (Vĩnh Mẫn); Chuyện kể năm 2000 - Bản cáo trạng không được công bố (Lê Minh Hà); Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn (Nguyễn Thị Hải Hà); Sóng từ trường II (Thụy Khuê); Đọc “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn (Trần Bình Nam)

Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên nhiều phương diện, từ tác giả, tác phẩm đến đề tài, nhân vật và cả ở góc nhìn thủ pháp nghệ thuật trần thuật… Đây chính là nguồn tư liệu không chỉ mang tính chất gợi dẫn mà còn cung cấp những cơ sở lý luận rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX

Page 10: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

7

2.1. Giới thuyết về thể loại 2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện

Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những cách thức riêng. 2.1.2. Quan niệm về tự truyện

Theo một số tài liệu nghiên cứu về tự truyện của các nhà khoa học, những tác phẩm tự truyện đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Âu Tây. Nhưng mãi đến thế kỉ XVIII, danh từ tự truyện (autobiography) mới chính thức được sử dụng. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa khá đầy đặn về tự truyện phải đợi đến khi Hiệp ước tự thuật (1975) của Philippe Lejeune ra đời. Trong hiệp ước này, Philippe Lejeune định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc đời của chính mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [154]. Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học mà ở đó tác giả viết lại một câu chuyện về chính cuộc đời mình” [94, tr.35]. Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) định nghĩa tự truyện là “một thể loại văn học trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả” [94, tr.35]. Còn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (đồng chủ biên) định nghĩa “tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” [34, tr.389]. Từ những định nghĩa trên, có thể thấy, điểm đáng lưu ý trong quan điểm của các tác giả là: đều công nhận tự truyện là một thể loại văn học, trong đó, chất liệu làm nên tác phẩm chính là từ cuộc đời thực của tác giả. 2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện

Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết, tại trường Đại học Strasbourg (1970), đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò và con đường phát triển của tiểu thuyết tự truyện trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Rất nhiều tham luận cho rằng sự dung hợp và xâm nhập giữa tiểu thuyết và tự truyện đã mở ra một hướng phát triển đầy hứa hẹn ở tương lai cho thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều tác giả không đồng tình với việc đưa yếu tố tự truyện vào trong một tác phẩm tiểu thuyết và không thể đổi mới tiểu thuyết bằng con

Page 11: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

8

đường tự thuật (tự truyện). Trong hội thảo Autofiction & Cie (tiểu thuyết tự truyện và đồng loại) tổ chức tại Đại học Nanterre (1992), trong bài tham luận Tiểu thuyết tự truyện: một thể loại tồi? (L‟Autofiction: un mauvais genre?), Jacques Lecarme khẳng định: tiểu thuyết tự truyện (tự truyện hư cấu) là “truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết” [20, tr.35]. T.S. Eliot lại cho rằng: “Sự tiến bộ của nghệ sĩ là sự từ bỏ không ngừng bản thân mình, là sự giảm thiểu không ngừng yếu tố cá nhân” [94, tr.40]. Theo như Pierre Alexandre, tiểu thuyết tự truyện (tự sự hư cấu) là chuyện riêng tư, trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, còn văn bản và/ hay chung quanh văn bản thì chứng tỏ đó là hư cấu” [20, tr. 35].

Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện là những hư cấu nghệ thuật dựa trên phần nền tiểu sử của chính cuộc đời tác giả. Những chi tiết từ cuộc đời tác giả đều trở thành chất liệu để làm nên tác phẩm tiểu thuyết. 2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận 2.1.4.1. Mối quan hệ với hồi ký và nhật ký

Đều là những thể loại gắn với câu chuyện đời tư, đều là những thể loại lý tưởng có khả năng “cấp chứng chỉ” để tả lại chân thật nhất những kinh nghiệm của thời đại, nhưng nếu như thể nhật kí thường gắn liền với thời gian mang tính thời sự, được thực hiện dưới dạng ghi chép những diễn biến, sự việc diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày tháng cụ thể thì tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí thường tác giả ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ - kể lại những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Nhật kí thường mang tính độc thoại, viết cho riêng mình, còn hồi kí và tiểu thuyết có tính chất tự truyện, người viết nhằm hướng đến giãi bày, trao gửi với người khác. Nhưng, giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí lại có địa hạt phân định tương đối rõ nét. Bởi, xét trên trục hệ thống thể loại văn học, bản chất của kí là ghi chép, đòi hỏi có sự chính xác về các sự kiện và đánh giá một cách khách quan của người viết. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ mang chức năng tựa như chất phụ gia để hỗ trợ cho những sự kiện khách quan. Còn bản chất của tiểu thuyết mang tính hư cấu để tạo nên những hình tượng văn học hoàn chỉnh. Hơn nữa, hồi kí thường cần có độ lùi thời gian “đủ để đong đầy” miền kí ức nên thường không tồn tại một cái tôi trong hiện tại. Ngược lại, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường tồn tại một cái tôi trong hiện tại ngoái nhìn về quá khứ như một hành trình tìm lại chính mình. 2.1.4.2. Mối tương quan với tự truyện

Sự giống và khác nhau từ tính chất và đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện và tự truyện có thể được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau:

Page 12: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

9

Đặc điểm

Thể/Tiểu loại Sự thật đời tƣ Ngôi trần thuật

Mối quan hệ giữa tác giả - nhân vật –

ngƣời kể chuyện

Tự truyện Đóng vai trò chủ yếu.

Trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi.

Tác giả - nhân vật – người kể chuyện là một, đồng nhất.

Tiểu thuyết có tính chất tự

truyện

-Nghiêng về chất tiểu thuyết. -Sự thật đời tư + Hư cấu.

Có thể trần thuật ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

Có thể tương đồng, trùng khít nhưng hoàn toàn không đồng nhất.

Từ những gì khảo sát và nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi giới thuyết khái niệm về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, xem đây là cơ sở lý thuyết cho luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại tiểu thuyết mà tác giả đã sử dụng chất liệu đời tư của chính bản thân mình để hư cấu hóa thành thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bức chân dung tự họa của tác giả được cấu trúc lại thành một sáng tạo nghệ thuật. 2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện 2.1.5.1. Sự ra đời và phát triển của những thể loại mới

Trước khi xuất hiện hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắn… thì văn học Việt Nam cũng đã có cả một hệ thống loại hình tự sự được định hình trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại. Đến thế kỷ XX, trên cơ sở những thay đổi về văn hóa - xã hội, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ (1900 -1945), nhưng văn học Việt Nam đã sớm có được cả một hệ thống thể loại tương đối hoàn chỉnh. Điều đáng nói ở đây là, gần như tất cả các thể loại được hình thành và phát triển trong quá trình hiện đại hóa đều tồn tại “trong trạng thái động”, có sự dung hợp, xâm nhập lẫn nhau. Đây là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của văn học, đồng thời, nó cũng làm cho mỗi thể loại càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. Cùng với sự vận động của hệ thống thể loại, một trong những hiện tượng đáng để lưu tâm nhất là quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện thể loại được khởi động từ thể tài văn xuôi mà trước hết là thể loại tiểu thuyết, một trong những thể loại mặc dù đã có mặt trong đời sống văn học trung đại nhưng thành tựu không nhiều.

Tiểu thuyết, một thể loại mang đậm “cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư... có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” [34, tr.330], cùng với tính năng “chưa hề chịu ngưng kết”, nó đã “lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình… nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không

Page 13: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

10

hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình” [78, tr.27 - 30]. Chính nhờ những đặc tính ấy của tiểu thuyết đã tạo điều kiện cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại nằm trung gian giữa tiểu thuyết và tự truyện ra đời. 2.1.5.2. Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học

Đầu thế kỷ XX, Pháp đẩy nhanh công cuộc khai thác thuộc địa, khiến cho cơ cấu xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc: từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt, sự du nhập ngày một sâu rộng của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học. Chính hiện thực này đã tạo điều kiện cho con người cá nhân có dịp được bừng thức, nảy nở và nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai, trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ. 2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX 2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945

Trên nền của đời sống văn học đang làm cuộc cách tân rầm rộ, những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng bắt đầu định hình được gương mặt tiểu loại của mình trên văn đàn. Những ngày đầu khi Phan Bội Châu niên biểu hay Giấc mộng lớn ra đời, người đọc còn thấy bỡ ngỡ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, có đến hàng loạt tác phẩm tiểu thuyết như Bốc đồng, Mực mài nước mắt, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Dã tràng, Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, Sống mòn ra đời mang theo câu chuyện đời tư tự kể đã nhanh chóng trở nên quen thuộc và neo vào lòng người đọc niềm trăn trở, xót xa. Dẫu thế nhưng, đại từ nhân xưng “tôi” mang nghĩa tuyệt đối của cá nhân nhà văn trong tiểu thuyết vẫn còn có những giới hạn nhất định. Tuy nhiên, sự hiện diện của cái tôi tự thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã tạo nên được những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa. 2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975

Từ bước chuyển ban đầu ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lưu lại những dấu ấn đậm nét qua hàng loạt tác phẩm ra đời ngay giữa lòng đô thị miền Nam trong những năm kháng chiến. Khi Mười đêm ngà ngọc của Mai Thảo ra đời, dư luận công chúng độc giả thời bấy giờ đã thoáng thấy bóng dáng câu chuyện tình vượt ra ngoài khung nền văn hóa phương Đông ẩn trong tâm tình “chuyện ba người” tựa như chuyện tình một thời từng xôn xao giữa Mai Thảo và ca sĩ Thái Thanh. Cho đến Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng cũng đã

Page 14: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

11

làm dấy lên làn sóng trong dư luận những ngờ vực rằng: liệu chăng đây là câu chuyện tình của chính nữ sĩ? Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài nét chấm phá về cuộc đời tác giả qua tác phẩm. Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết ở đô thị miền Nam chỉ thực sự in đậm dấu ấn của mình qua Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay của Võ Hồng, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền... Ở những tác phẩm này, mức độ nhận biết về sự thật trong tác phẩm có phần khó hơn so với các tác phẩm ra đời ở giai đoạn trước. Vì, đa phần sự thật trong tác phẩm đã được “làm mới” lại qua nghệ thuật hư cấu, chất tiểu thuyết trong các tác phẩm này có phần đậm hơn và chất tự truyện khá mờ nhạt. Người đọc nếu như không có một vốn hiểu biết nhất định về tác giả sẽ khó mà nhận diện ra được đâu là cuộc đời, con người thật tác giả, đâu là nhân vật hư cấu trong tác phẩm. Nhân vật Luân (Hoa bươm bướm), Trâm (Vòng tay học trò), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách) đã không còn “mang tấm thẻ căn cước” cuộc đời tương khớp với nhà văn nữa mà họ chỉ còn là “cái bóng”, “hao hao” giống tác giả. 2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX

Từ sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới (1986), cùng với những thay đổi quan niệm hiện thực và con người đã tạo điều kiện cho nhà văn “tự tìm lại chính mình”, để một lần được trung thực với mình, chân thành bộc bạch, giãi bày những niềm suy tư, trăn trở ẩn sâu trong bể tâm hồn. Có lẽ vì thế mà công chúng độc giả hôm nay ít nhiều được bắt gặp bóng dáng cuộc đời nhà văn đổ bóng xuống trang tiểu thuyết qua: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán). Và hiện tượng này còn kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XXI qua các tác phẩm: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác phẩm này, gần như phần tiểu sử đời tư tác giả cũng đã được “viết lại” bằng thủ pháp nghệ thuật theo dụng ý của tác giả.

Page 15: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

12

CHƢƠNG 3 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI

3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của ngƣời trong cuộc 3.1.1. Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm

Đa phần các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong giai đoạn đầu thường mang tính chất tái hiện lại quãng đời tuổi thơ của tác giả khi mà phần lớn các tác giả ấy có tuổi đời chưa xa lắm với thời thơ ấu.

Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, khi viết về tuổi thơ thường hay đi vào khai thác mảng màu u tối trong cuộc sống. Cảm thức về thân phận, về những nỗi đau đớn, xót xa trước các bất hạnh trong cuộc đời mà tác giả phải luôn đối mặt trở thành tâm điểm nổi bật trong các tác phẩm này. Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, Chiếc cáng xanh, Sống mòn, hay Mực mài nước mắt… cùng với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi, những người đàn bà góa, hay những gã trí thức nghèo… là những số phận con người trong xã hội trước 1945 đang từng ngày đối mặt với nạn nghèo đói cùng những hủ tục lạc hậu. Nếu như sự bất hạnh và tình người rẻ rúng sớm đày đọa những đứa trẻ, những văn sĩ nghèo hay một thầy giáo khổ trong phận đời cơ cực trước miếng cơm manh áo thì những hủ tục lạc hậu lại dày vò những người đàn bà trẻ sớm chịu cảnh góa bụa trong nạn tam tòng tứ đức, chỉ cần bước chân họ nhích đi về miền khát vọng tự do, hạnh phúc thì lập tức sẽ bị vùi dập bởi dư luận và lễ giáo phong kiến hà khắc. 3.1.2. Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm

Đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là kể lại cuộc đời đã qua của tác giả bằng nghệ thuật hư cấu. Vì vậy, tiểu loại này thường có xu hướng xây dựng lại con người trong hồi quang số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường là những con người bình thường, nhỏ bé, luôn khắc khoải một nỗi đau thân phận về đời mình trong quá khứ. Tuy nhiên, vấn đề về thân phận con người hiện lên khá đậm nét trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ở đô thị miền Nam trước 1975.

Từ Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Hoa bướm bướm, Như cánh chim bay (Võ Hồng), đến Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng)… đều là những cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Ở các tác phẩm này, các tác giả đã đi vào đào sâu cái tôi nội cảm, cái bản ngã của những con

Page 16: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

13

người cảm thấy chới với, cố gắng vùng vẫy để vượt thoát khỏi kiếp sống vô nghĩa nhưng hầu như rơi vào bất lực trước hiện thực đời sống luôn như “thảm kịch” và hư vô. Các nhân vật: Luân (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay - Võ Hồng), Tâm (Bếp lửa - Thanh Tâm Tuyền), đến cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm (Vòng tay học trò - Nguyễn Thị Hoàng), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách -Túy Hồng)… đều mang đầy nỗi băn khoăn, hoài nghi trước cuộc đời tăm tối của những năm đất nước ngập chìm trong khói lửa chiến tranh.

Trong bước chuyển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường 1945 đến 1975, một trong những điểm đáng để lưu tâm nhất có lẽ đó chính là sự góp mặt của những cây bút nữ. Với sự xuất hiện của Vòng tay học trò (1966), Tôi nhìn tôi trên vách (1970) đã đánh dấu bước đột phá mới của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Trước đây, dường như lối “tự thú” bằng tiểu thuyết chỉ là lãnh địa dành riêng cho nam giới, thì kể từ 1966, tình hình đã khác. Sự hiện diện những lời “tự thú” thành thật của các nữ văn sĩ đã mang đến cho đời sống văn học hiện đại chút nồng nàn, đầy táo bạo, mang đậm thiên tính nữ. Điều này đã cho thấy, người phụ nữ trong thời hiện đại không còn bị ràng buộc bởi những quan niệm phong kiến quá lỗi thời thuở trước. Người phụ nữ của thời hiện đại được giải phóng hoàn toàn về mặt tư tưởng, tình cảm. Họ lên tiếng, khẳng định cái tôi của mình bằng tiếng nói bình đẳng với nam giới, và việc bày tỏ quan điểm, tiếng nói riêng tư kể từ đây không còn chỉ là “đặc quyền” của nam giới. Bằng trái tim nhạy cảm, các nhà văn nữ đã cảm nhận một cách sâu sắc về nỗi đau thân phận con người, về sự mong manh, bé nhỏ của con người trong thế giới ngổn ngang những phi lý của xã hội hiện đại. 3.1.3. Hiện thực qua góc nhìn phản tư

Cùng chung trong dòng chảy của tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng những tác phẩm ra đời từ những năm sau 1975 như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… lại mang một sắc màu khác. Vấn đề đặt ra trong các tác phẩm này không chỉ đi vào khai thác số phận con người dưới góc nhìn hiện sinh, hay phảng phất chút sắc màu Phật giáo mà nó còn cho thấy một lối nhìn đầy soát xét của con người trong cuộc sống hôm nay, nhìn lại quá khứ để khám phá con người thật của mình như hòng tìm lời giải cho câu hỏi “Tôi là ai?”. Vì thế, quá trình viết của tác giả không còn là sự tái hiện lại quá khứ, hoặc làm sống lại quá khứ ấy qua góc nhìn hồi cố, chiêm nghiệm mà đó còn là cả một sự phản tỉnh, thức ngộ của mình trước cuộc đời. Bởi, chính tác giả cũng chưa hiểu và không thể hiểu hết được bản thân mình ở quá khứ, một quá khứ như mới vừa diễn ra nhưng để hiểu hết về nó, hiển

Page 17: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

14

nhiền là điều không dễ. Cho nên, nhà văn không kể, trình bày lại “thời đã qua” mà chủ yếu là phân tích, lý giải, cắt nghĩa, soát xét để tìm ra sự thật về con người mình, một sự thật mà tác giả muốn hiểu hết về nó chứ không phải là sự thật tác giả đã từng biết/từng hiểu. 3.2. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật 3.2.1. Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày

Khi xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu đời mình, mẫu nhân vật thường thấy trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện từ đầu thế kỷ XX đến 1945 đó là kiểu nhân vật tự trình bày, kiểu một người nhớ lại quãng đời đã qua của mình và tái dựng lại theo trình tự biên niên, gần như không có sự xáo trộn thời gian. Ở các tác phẩm này thường nghiêng về hướng tự trình bày nhằm tái hiện lại quãng đời đã qua của tác giả qua điểm nhìn của cái tôi trong hiện tại “thấu suốt và nhất quán”. Nhưng, mỗi một con người đều có một cuộc đời riêng, một tính cách, số phận khác nhau, không ai giống ai, cho nên, mỗi một tác giả lại có một cách “tự trình bày” khác nhau về thời quá khứ của mình.

Tuy nhiên, trong chặng đường này cũng đã có một số tác giả đã khai thác lai lịch bản thân mình từ góc độ của một nhà văn ngẫm về nghề như Sống mòn của Nam Cao và Mực mài nước mắt của Lan Khai. Nhưng đây vẫn chỉ là điểm dự báo cho bước chuyển động ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện theo hướng hiện đại. 3.2.2. Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm

Mang nét đặc trưng của tiểu loại tiểu thuyết viết về cuộc đời cá nhân tác giả, tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn 1945 - 1975 khi xây dựng nhân vật cũng lấy từ chính chất liệu hiện thực cuộc đời nhà văn. Nhưng điểm khác biệt ở tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn này so với giai đoạn trước đó chính là cấu trúc đơn tuyến, biên niên dần được thay thế bằng nhiều dạng cấu trúc đa tuyến, những sự việc trong quá khứ được “tái cấu trúc” lại, đan xen cùng với sự việc trong hiện tại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm. Đôi khi, tồn tại trong câu chuyện là cả một chuỗi đối thoại giữa hiện tại và quá khứ (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Vòng tay học trò, tôi nhìn tôi trên vách). Vì vậy, nhân vật trong các tác phẩn ở giai đoạn này thường tìm về quá khứ, hồi cố, chiêm nghiệm lại để tìm ra con người thật của chính mình trong miền hồi ức.

Khai thác số phận cá nhân qua cái nhìn hồi cố, đã không ít lần tiểu thuyết có tính chất tự truyện chạm đến cái tôi chứa đầy lạc lõng, cô đơn. Thậm chí, không ít những tác phẩm mà ở đó màu sắc hiện sinh hiện lên tương đối đậm nét: sự mong manh của kiếp người trước những cơn dư chấn của lịch sử, con người cảm thấy lạc loài, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, con người được gì, mất gì trong một thế giới xô bồ, hỗn độn và phi lý… Gần như không tìm thấy trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra

Page 18: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

15

đời ở chặng đường 1945 đến 1975 một mẫu hình nhân vật có được cuộc sống đời tư đủ đầy, ấm êm và hạnh phúc. Họ phần lớn là những người sống trong tâm trạng bất an, hoài nghi, cùng cảnh vừa “không gia đình”, vừa “thiếu quê hương”. Nhân vật Tâm trong Bếp lửa, Trâm trong Vòng tay học trò, hay Luân trong Hoa bươm bướm, Khanh trong Tôi nhìn tôi trên vách… tất cả đều mang tâm trạng rã rời, “buồn nôn”, đều hoài nghi chính sự hiện hữu của mình, sống giữa cuộc đời mà cứ ngỡ như giữa “một hành tinh bằng cát bụi lơ lửng giữa không gian, bắt đầu hư không rồi chấm dứt ở đó. Sống như một di chuyển lạnh lùng” [40]. Không những thế, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, đặc biệt là trong các tác phẩm của nhà văn nữ, kiểu con người nổi loạn trong tâm hồn, nổi loạn trong hành động để chống đối, phản kháng lại thực tại đã được các nhà văn xây dựng thành công qua các tác phẩm Vòng tay học trò và Tôi nhìn tôi trên vách. 3.2.3. Từ con người thực đến nhân vật phản tư

Trong những trang tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975, người đọc sẽ rất khó tìm thấy mẫu nhân vật tự trình bày lai lịch cuộc đời mình theo trình tự biên niên, với hàng loạt những câu kể với điểm khởi đầu là: tôi sinh; tôi là; tôi đã; tôi còn nhớ rất nhiều; tôi còn biên nhiều lắm… như trước đây đã từng hiện diện trong câu chuyện kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này nổi lên rất rõ mẫu hình nhân vật phản tư, “tự phân tích”, chất vấn để tìm lại con người rất thật của mình giữa cuộc sống đời thường thời hậu chiến, đan xen tốt - xấu, vui - buồn, hạnh phúc - đắng cay đầy phức tạp...

Vẫn là câu chuyện đời tự kể nhưng ở những tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975 đã tìm đến một lối ứng xử mới để tái tạo lại chất liệu hiện thực. Từ thành thật tự thú, đi sâu vào vùng hiện thực ẩn khuất đến phá vỡ tất cả những “qui tắc” phản ánh hiện thực để đi vào khai thác cả vùng mờ, vô thức cùng những giấc mơ và cả nhại, giả hiện thực, “gây nhiễu”, khiến cho người tiếp nhận khá hao tổn tâm trí trong việc đọc - hiểu tác phẩm khi phải “đồng sáng tạo”.

Page 19: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

16

CHƢƠNG 4 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

4.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi điểm nhìn

Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện có rất nhiều tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ nhất, từ Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, đến Người về đầu non, Trường cũ, Miền thơ ấu…. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” ở đây đồng nhất với nhân vật chính, nhân vật xưng “tôi” để kể lại câu chuyện về đời mình theo trình tự biên niên của thời gian tuyến tính. Chọn ngôi thứ nhất, người trần thuật lúc bấy giờ đóng vai trò là nhân chứng - người chứng kiến tất cả mọi diễn biến xảy ra trong đời mình và thuật lại bằng những dòng hồi tưởng kiểu như: “tôi không thể nói rõ là bao nhiêu”, “tôi cũng không thể nhớ rõ”… Ở hình thức trần thuật này, điểm nhìn trần thuật thường hướng vào diễn biến tâm lý bên trong cái tôi đóng vai trò là người kể chuyện. Phương thức trần thuật này có đường biên sát với các dạng tự thuật khác với kiểu nhân vật trải nghiệm tự thú. Trần thuật ở ngôi thứ nhất, cái tôi tự thuật hiển lộ rõ trên bề mặt tác phẩm. Tất cả những sự kiện, hành động, những trạng thái cảm xúc, yêu ghét, hờn giận… đó có thể là của nhân vật nhưng đồng thời nó cũng chính là những sự kiện, hành động, những trạng thái xúc cảm mà tác giả từng trải qua. Và khi hồi tưởng lại những gì đã qua trong quá khứ, lẽ dĩ nhiên, nó có một khoảng cách nhất định về thời gian. Hơn nữa, quá khứ ấy hiện về trong hoài niệm, nên đôi lúc mức độ xác thực chưa hẳn đã là trọn vẹn. Tuy nhiên, dẫu thế nào thì người đọc vẫn có cơ hội được sống trong miền hiện thực mà từ lâu từng ẩn giấu trong tâm hồn tác giả.

Khi chọn ngôi kể thứ nhất, các tác giả đã đứng trên lập trường của “cái tôi” chính mình nên đã gọi ra được tất cả niềm trăn trở, cùng những cay đắng, đau đớn, đến những kỷ niệm êm đềm của đời mình... Ưu thế của lối trần thuật ở ngôi thứ nhất đó chính là việc thể hiện cái tôi cá nhân một cách trực tiếp. Với ngôi kể này, nhà văn dễ dàng xác lập được điểm nhìn trần thuật bên trong, nhờ vậy mà nhà văn dễ đi sâu vào khai thác những diễn biến tâm lý đầy phức tạp nhằm thỏa được niềm suy tư, cùng những giãi bày tâm trạng của nhân vật - tác giả - người kể chuyện. Tuy nhiên, truyện được kể ở ngôi thứ nhất cũng bị giới hạn bởi tính cá nhân, chủ quan và hạn chế điểm nhìn. Những giới hạn của việc trần thuật ở ngôi thứ nhất đã được khắc phục một cách đáng kể khi điểm nhìn đơn tuyến đã được thay thế bằng việc trần thuật ở ngôi thứ

Page 20: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

17

nhất với điểm nhìn đa tuyến. Trong Tôi nhìn tôi trên vách của nữ văn sĩ Túy Hồng chủ yếu được

kể ở ngôi thứ nhất. Cái tôi trải nghiệm - Tôi - cô Khanh vừa là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Ở tác phẩm này, Túy Hồng đã tránh lối sử dụng kể chuyện với điểm nhìn đơn tuyến, hạn định điểm nhìn. Mặc dù trong tác phẩm nhân vật “tôi” - cô Khanh - người kể chuyện vẫn giữ vai trò trung tâm, nhưng toàn bộ câu chuyện không phải duy nhất một mình “tôi” kể với duy chỉ có một điểm nhìn của „tôi” - người kể chuyện. Trong tác phẩm đã có sự trao chuyển vai kể chuyện cho nhiều người khác nhau với nhiều điểm nhìn khác nhau. Ở Bếp lửa, nhà văn Thanh Tâm Tuyền cũng sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong suốt cả từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặc dù truyện được kể lại thông qua nhân vật “tôi” - Tâm với lối kể gần như đơn tuyến theo một mạch chảy mà không hề xuất hiện sự đảo tuyến xảy ra trong tác phẩm, nhưng trong tác phẩm, tác giả đã vận dụng khá khéo léo điểm nhìn đa tuyến. Chính yếu tố này tạo cho tác phẩm một sắc diện mới, đậm chất hiện đại. 4.1.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong

Là sản phẩm của quá trình lai ghép, dung hợp giữa tự truyện và tiểu thuyết, một mặt, tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn giữ được nét đặc trưng của tự truyện, nhưng mặt khác, nó cũng chịu sự ảnh hưởng tính chất hư cấu của tiểu thuyết nên tiểu loại này hoàn toàn tự do trong cách chọn lựa bút pháp, cũng như việc tổ chức trần thuật. Đã có không ít tiểu thuyết có tính chất tự truyện “khước từ” lối trần thuật ở ngôi thứ nhất - “tôi” bằng cách chọn lối trần thuật ở ngôi thứ ba nhằm tạo nên tính khách quan hóa cho câu chuyện kể. Trong văn học trên thế giới (cả ở thế kỉ XX và XXI) cũng có nhiều tác phẩm tiểu thuyết giàu chất tự truyện đã tìm đến ngôi kể thứ ba làm yếu tố trung tâm cho câu chuyện kể (như Người tình của M. Duras, Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleife). Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 40 (thế kỷ XX), lối kể chuyện ngôi thứ ba cũng đã được nhà văn Nam Cao và Lan Khai sử dụng khá thành công trong Sống mòn và Mực mài nước mắt.

Từ sau 1945, trong số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện mà chúng tôi khảo sát, có đến 2/3 tác phẩm sử dụng ngôi thứ ba để trần thuật. Tuy nhiên, mỗi một chặng đường khác nhau, cùng với những thay đổi quan niệm và tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã không ngừng làm mới phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba. Phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết có tính chất tự truyện khi bước vào quỹ đạo mới ở những năm sau 1945 đã phát huy tối đa tác dụng của nó khi được các nhà văn kết hợp với điểm nhìn đa tuyến. Sự kết hợp này đã làm tăng thêm độ thông thoáng và tính mở cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện.

Page 21: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

18

4.2. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện 4.2.1. Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận

Thông thường, ngôn ngữ người kể chuyện tồn tại dưới hai hình thức: ngôn ngữ của người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt, khách quan và ngôn ngữ người kể chuyện ngôi thứ nhất nếm trải, chứng nhân, người trong cuộc mang tính chủ quan. Nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong vòng một thế kỷ, chúng tôi nhận thấy, nảy sinh từ đặc trưng tiểu loại, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường lựa chọn hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất, mang tính chủ quan: Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Người về đầu non (Võ Hồng), Miền Thơ ấu (Vũ Thư Hiên). Bên cạnh đó, vẫn có những tác phẩm được các tác giả lựa chọn hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba mang lại không ít sự thú vị như: Sống mòn (Nam Cao), Mực mài nước mắt (Lan Khai), Hoa bươm bướm (Võ Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)... Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi những ưu thế về sự năng động, sức bao quát rộng lớn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, điều mà thể loại tiểu thuyết cũng như tiểu thuyết có tính chất tự truyện cần hơn bất kì thể loại nào khác.

Tuy nhiên, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, các nhà văn hay vận dụng linh hoạt giữa lời kể và tả làm cho câu chuyện kể được tái sinh từ quá khứ cuộc đời tác giả thêm phần sinh động. Ngay cả những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời giữa lòng đô thị miền Nam chặng đường trước 1975, mặc dù các tác giả đã cố gắng gia tăng thêm lời thoại trực tiếp, nhưng bên cạnh lời kể, sự xuất hiện của ngôn ngữ tả trong truyện cũng đã phát huy được tối đa khả năng mô tả sự vật, hiện tượng… một cách cụ thể chi tiết. Trong một số trường hợp, để tăng thêm hiệu quả cho câu chuyện kể, nhà văn đã hòa kết giữa lời kể - tả và có cả sự xâm nhập của lời bình luận trong lời kể. Sự kết hợp này diễn ra khá nhiều trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời từ sau 1945.

Sự kết hợp các lớp ngôn ngữ trong cùng một câu chuyện kể không chỉ đem lại sức hấp dẫn cho câu chuyện mà nó còn giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện vượt thoát mô hình truyện kể truyền thống. Giờ đây, tiểu loại này đã mang đúng đặc tính đa thanh, đa âm, phức điệu đặc trưng vốn có. Các nhà văn đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo những nguyên tắc mới trong việc tiếp cận, thể hiện, luận giải có chiều sâu về “lịch sử” chính bản thân mình. Từ câu chuyện về cá nhân, mang tính riêng tư trở thành câu chuyện về thế sự cuộc đời, về những vấn đề của ngày hôm nay và cả tương lai trong sự nối kết với quá khứ. Nhờ vậy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện mang một hình hài, một sức sống

Page 22: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

19

mới, tiếng nói mới, lạ mà quen. 4.2.2. Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp)

Không đơn nghĩa như lời gián tiếp hay lời trực tiếp, lời gián tiếp tự do thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật đa thanh trong tiểu thuyết. Đây là kiểu lời nói có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, giọng người kể và giọng nhân vật xen lẫn vào nhau.

Trong một số tác phẩm ở chặng đường đầu thế kỷ XX đến 1945, kiểu lời trần thuật nửa trực tiếp cũng đã xuất hiện qua một số tác phẩm như: Sống mòn, Mực mài nước mắt... Từ sau 1945, lời gián tiếp tự do được sử dụng khá rộng rãi trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Có thể nói, đây là một trong những phương thức thể hiện tính hiện đại trong việc khai mở kiểu tư duy phức hợp của con người trước cuộc sống đa chiều, đa diện. Đây là một trong những nét cơ bản nhất, đánh dấu sự đổi mới của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Sự xâm nhập lẫn nhau của các kiểu diễn ngôn và đặc biệt là sự hiện diện của lời gián tiếp tự do đã cho thấy sự cách tân trong cách sử dụng ngôn ngữ, góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện. 4.3. Giọng điệu trần thuật 4.3.1. Giọng trữ tình, hoài niệm

Thường trong một tiểu thuyết có tính chất tự truyện hay có khuynh hướng hướng nội, lấy tình cảm, cảm xúc cá nhân làm điểm tựa cho lời văn nghệ thuật. Vì vậy, giọng điệu trong tác phẩm tựa hồ là tiếng nói tâm hồn đầy khắc khoải, vô cùng nhạy cảm nhưng cũng mang đậm nét hồn nhiên của tâm hồn thơ trẻ. Trong Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) là cả “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” lắng trong dòng hoài niệm xót xa đã tạo nên giọng điệu chính bao trùm toàn bộ tác phẩm. Mỗi một lần kỉ niệm tuổi thơ ùa về là một lần cảm xúc như dòng chảy cuộn trào bao nỗi niềm day dứt. Ở Sống nhờ, những cụm từ chỉ thời quá khứ như: buổi chiều đông ấy, mùa đông năm ấy, trong hồi thơ ấu ấy, năm ấy… luôn hiện diện với tần suất khá nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho giọng trữ tình, hoài niệm phát huy được tối đa tác dụng của nó trong việc tìm lại những gì xa nhất của “những ngày thơ ấu”.

Khảo sát các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong suốt chiều dài nửa sau thế kỷ XX, từ Hoa bướm bướm, Như cánh chim bay (Võ Hồng), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), cho đến Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), và cả trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… chúng tôi đều nhận thấy, yếu tố không thể thiếu để làm nên những giá trị nghệ thuật cho tác phẩm đó chính là giọng trữ tình hoài niệm. Ở những tác phẩm này, mặc dù độ lùi thời gian có khoảng

Page 23: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

20

cách khá gần so với những sự kiện từng diễn ra trong đời tác giả, đôi khi có những câu chuyện cứ ngỡ rằng chỉ mới vừa diễn ra, chưa xa lắm so với thời gian nhà văn đặt bút viết tác phẩm (như Hoa bươm bướm, Tôi nhìn tôi trên vách), nhưng thời gian ấy vẫn là khoảng thời gian đã diễn ra trong quá khứ. Và một khi tái dựng lại, lẽ dĩ nhiên, con đường hoài niệm trở thành nẻo đường dẫn về nhanh nhất để hướng đến những gì đã, từng diễn ra. Dù rằng câu chuyện được kể ở thì hiện tại nhưng nhờ vào giọng hoài niệm nên nó vẫn luôn có mối quan hệ gắn kết với quá khứ. 4.3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm

Bên cạnh giọng trữ tình, hoài niệm, giọng triết lý, chiêm nghiệm cũng là một trong những giọng điệu được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Bởi, khi nhà văn đặt bút viết những dòng tiểu thuyết có tính chất tự truyện, đó cũng là lúc họ bắt đầu bước đi trên hành trình khám phá con người thật của mình trong quá khứ bằng chính cái nhìn đầy nếm trải của người trong cuộc.

Sau 1945 cho đến hết thế kỷ XX, đây là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng đáng kể của giọng triết lý, chiêm nghiệm trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Có thể nói, khi đồng hành cùng với cuộc sống của con người thời hiện đại, cuộc sống mà ở đó con người đang từng ngày đối diện với hiện thực ngổn ngang, những điều ngẫu nhiên, phi lý, đầy rẫy những điều mà lâu nay “tưởng đã biết, đã rõ - giờ lại thấy mông lung, phải định nghĩa lại từ đầu” [16, tr.93]. Sống giữa thực tại luôn đối mặt với những bất an mà gần như nếu dựa vào tư duy duy lý để nhận thức và lý giải thực tại thì con người không thể nào lý giải được, nên con người phải chạy đua với thực tại bằng con đường sống với tận cùng bản thể của mình, đôi khi rút sâu vào cái tôi nội cảm để phản ứng lại với đời. Vì vậy, giọng triết lý, chiêm nghiệm trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng mang sắc thái riêng. Sắc thái ấy được hình thành từ cái tôi của con người luôn cố gắng đi tìm, cắt nghĩa và lý giải sự hiện tồn của mình trước thực tại đầy phi lý, khác hoàn toàn so với giọng triết lý được làm nên từ cái tôi tự trình bày trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường trước 1945. Từ Hoa bươm bướm đến Tôi nhìn tôi trên vách, Vòng tay học trò… đều là những nghiệm sinh về đời sống, về tình yêu, hạnh phúc, về con người trong cái thế giới hằng thường như nó vốn có. 4.3.3. Giọng tự trào, giễu nhại

Cảm hứng tự trào, giễu nhại trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện khởi nguồn từ cái hài, nhưng cái hài ở đây là cái hài do chính bản thân nó tự gây ra. Giọng điệu tự trào, giễu nhại trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất phát từ kiểu con người tự ý thức được thời cuộc, ý thức được những mặt tốt - xấu đang hiện hữu trong bản thân mình, luôn

Page 24: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

21

có tinh thần phản tỉnh, đấu tranh để dần hoàn thiện nhân cách. Và thông qua lớp vỏ của nhân vật cùng ngôi kể trong tác phẩm, nhà văn dần tự lật tẩy bản thân mình, tự đem mình ra để làm đối tượng để giễu cợt. Câu chuyện đời, chuyện nghề nghiệp của Nam Cao được ông thuật lại trong lớp vỏ hư cấu của tiểu thuyết Sống mòn với nụ cười chua chát thường xuyên xuất hiện qua lời của nhân vật Thứ. Cái hài trong Sống mòn nảy sinh từ sự đau đớn của của con người trước tình trạng nhân tính đang bị bào mòn vì miếng cơm manh áo giữa xã hội “tối ư vô nghĩa lý”. Với Lan Khai, nụ cười tự trào, giễu nhại trong tác phẩm Mực mài nước mắt đôi khi là tiếng thở dài ngao ngán, đầy cám cảnh cho kiếp sống thực tại của “một kẻ viết văn kiếm gạo” nuôi thân mình chật vật.

Sau 1975, khi khuynh hướng sử thi và thời đại văn chương viết để cổ vũ cho tinh thần chiến đấu nhạt dần trong đời sống văn học, tiểu thuyết bắt đầu “áp sát” và tiếp xúc “suồng sã đến thô bạo hiện thực”. Những mặt trái của cuộc sống được lột trần, cái chất bi một thời từng bị lên án và né tránh cũng được đề cập khá nhiều trong tiểu thuyết, chất hài cũng được gia tăng đã mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam một luồng sinh khí mới. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở chặng đường này cũng đã có một số tác phẩm sử dụng khá thành công chất giọng hài hước qua nụ cười tự trào, giễu nhại để khắc họa bức chân dung tinh thần của tác giả. Trong Chuyện kể năm 2000, tuy giọng tự trào, giễu nhại chỉ xuất hiện ở một vài chi tiết khá rời rạc, nhưng sự hiện diện của nó cũng đã thể hiện thấm thía nỗi đau thân phận của tác giả: “Vào tù hắn đã học được hai điều: ăn cắp và nói dối. Không ăn cắp vẫn sống được đấy. Nhưng khổ. Và buồn nữa. Nếu không có cái lo lắng hồi hộp của việc ăn cắp và bồng của ăn cắp được về trại, thì buồn lắm, buồn không chịu nổi. Sung sướng biết bao khi mình vẫn lấy cắp và mang được về trại tất cả, vượt qua vòng kiểm soát nghiêm ngặt của các ông quản giáo. Ăn cắp với hắn còn có nghĩa phản kháng, tuy sự phản kháng đó hơi nguy hiểm. Nó dẫn tới kỷ luật, cùm xà lim, ăn cháo loãng” [119, tr.9]. Nhà văn Lê Lựu khi nhìn lại quá khứ của một “thời xa vắng” cũng đã sử dụng tiếng cười như một phương tiện để giễu nhại lại cả quá khứ một thời được xem là lý tưởng cho mọi chuẩn mực của con người khi đứng chân trong cộng đồng tập thể. Nét độc đáo trong giọng văn tự trào của Lê Lựu trong Thời xa vắng là nhà văn không cần dùng đến bất kỳ yếu tố cường điệu, phóng đại, hay lạ hóa mà chỉ kể những chuyện thật như đùa, lúc giễu cười, khi xót xa, ưu tư nên trong cái hài lại trộn lẫn chất bi.

Page 25: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

22

KẾT LUẬN

1. Hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XX đầy biến động, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự đã mang đến một luồng gió mới cho văn học Việt Nam. Từ bước đầu xuất hiện với cái tôi tự thuật “bỡ ngỡ” bên cạnh những qui phạm của thời tiền hiện đại đã tạo đà để cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện được dịp “cơi nới” vùng không gian nghệ thuật trong đời sống thể loại tiểu thuyết. Sự kết hợp giữa yếu tố sự thật đời tư và hư cấu trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết đã mở ra cho thể loại tiểu thuyết những hình thức biểu đạt mới, vừa lạ vừa quen, vừa gần gũi, vừa xa xôi gợi sự tò mò, thích thú cho người đọc khi đến với tác phẩm.

2. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện liệu chăng có phải là một tiểu loại của thể loại tiểu thuyết hay không? Hay đó chỉ là một lối viết tự truyện “bất thành”, vụt hiện theo kiểu “tự yêu mình” trong quá trình sáng tạo của tác giả? Có thể nói, tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại của tiểu thuyết, một loại tự sự mà tác giả đã sử dụng chất liệu hiện thực đời tư của bản thân mình để hư cấu thành thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết. Là một tiểu loại nghiêng về cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, cho nên, đường biên của tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá sát với một số thể loại tương cận như: tự truyện, hồi ký, nhật ký… Vậy, để phân định và nhận diện ra đâu là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện cần phải dựa trên ba tiêu chí: mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu; ngôi kể; mối quan hệ giữa tác giả - nhân vật chính - người kể chuyện trong tác phẩm. So với các thể loại khác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam có tuổi đời còn khá trẻ. Sự ra đời của tiểu loại này gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nó chính là sản phẩm của sự cộng sinh giữa nội lực truyền thống văn hóa dân tộc và sự tiếp biến một cách có chọn lọc văn hóa phương Tây. Đặc biệt, sự ra đời của tiểu thuyết có tính chất tự truyện còn là kết quả của quá trình vận động, phát triển trong trạng thái dung hợp giữa tiểu thuyết và tự truyện. Chính điều này giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện dung chứa một số đặc điểm của hai thể loại gốc là tiểu thuyết và tự truyện. Song, với tư cách là một tiểu loại, nó cũng có những đặc điểm riêng, rất khó trộn lẫn trong đời sống thể loại văn học.

3. Khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong khoảng thời gian một thế kỷ, chúng tôi đã cố gắng xác lập những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên cơ sở lý luận, những tiền đề hình thành cũng như sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ. So với các tiểu loại khác, mặc dù thành tựu của tiểu loại này chưa nhiều,

Page 26: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

23

song, những nét cách tân táo bạo của nhà văn là điều đáng ghi nhận. Ý thức cách tân, khát vọng đổi mới nghệ thuật vốn là lẽ thường trong văn học nhưng khi đặt vấn đề trong đời sống sáng tác của các nhà văn thì đó lại là điều rất đáng trân trọng. Nó thể hiện khát vọng muốn giải phóng bản thân khỏi những giá trị đã tồn tại để vươn lên làm chủ nghệ thuật. Điều đó đã khẳng định rõ vai trò cũng như vị trí của con người đời tư trong đời sống văn học. Hơn thế nữa, sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện hơn một thế kỷ qua cũng là một minh chứng cho sự thay đổi đáng kể trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Tuy nhiên, qua mỗi chặng đường khác nhau, tùy thuộc vào dụng ý sáng tạo mà mỗi nhà văn lại chọn những phương thức khác nhau trong việc “viết lại câu chuyện” đời mình. Ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi hệ hình tư duy theo hướng hiện đại, tiểu thuyết có tính chất tự truyện bước đầu cũng đã xác lập gương mặt tiểu loại của mình qua những câu chuyện đời tự kể dưới lớp vỏ tiểu thuyết. Phần lớn các tác phẩm ra đời ở chặng đường này thường mang tính chất tái hiện lại những gì từng diễn ra trong đời tác giả, theo kiểu: một người hoài niệm, nhớ và kể lại đời mình theo trình tự biên niên, chuyện trước kể trước, chuyện sau kể sau. Tất cả những gì thuộc về con người của mình trong quá khứ đều được tác giả thấu hiểu một cách rành mạch, cụ thể. Điều mà tác giả cần làm là chỉ việc xâu chuỗi, nối kết lại để tạo nên những đường nét mạch lạc cho câu chuyện. Và hệ quả tất yếu là hầu như trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở giai đoạn đầu chỉ thuần túy kể về quá khứ mà không có sự kết nối với hiện tại. Mặc dù còn có những giới hạn nhất định, nhưng các tác phẩm ra đời ở giai đoạn đầu cũng đã có những thể nghiệm đầu tiên trong việc lý giải tính cách con người bằng hoàn cảnh chứ không phải là sản phẩm của tự nhiên. Đến chặng đường 1945 - 1975, cùng với sự ảnh hưởng của những luồng tư tưởng khác nhau trên thế giới: cả phương Đông và phương Tây, đã giúp cho ý thức cá nhân được dịp trỗi dậy mạnh mẽ. Mỗi nhà văn luôn cố gắng tìm tòi, khơi mở những hướng tiếp cận khác nhau để quay trở về khám phá chính con người mình dưới cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm. Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, trên tình thần “nhìn thẳng” và “nói rõ sự thật”, các nhà văn đã đi vào khai thác hiện thực cuộc đời dưới góc nhìn phản tư, nhận thức lại. Những sự kiện trong quá khứ, hiện tại được sắp xếp theo dòng mạch của sự tự nhận thức lại chính mình của tác giả. Vì vậy, người đọc sẽ rất khó tìm thấy mẫu nhân vật tự trình bày lai lịch cuộc đời mình theo trình tự biên niên. Giai đoạn này nổi lên rất rõ mẫu hình nhân vật phản tư, “tự phân tích”, chất vấn để tìm lại con người rất thật của mình bằng cái nhìn đầy soát xét để trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”:

Page 27: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

24

4. Nhìn từ phương thức thể hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi nhận thấy, sự cách tân thể hiện rõ qua cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trần thuật cũng như ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết. Câu chuyện đời tư của mỗi nhà văn khi đi vào tác phẩm tiểu thuyết đã được “làm mới” nhờ vào kỹ thuật hư cấu. Các nhà văn đã biết khai thác triệt để tính chủ quan hóa trong việc sử dụng ngôi kể và điểm nhìn trần thuật cũng như trong ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện được các tác giả sử dụng rất linh hoạt và có sự chuyển đổi trong việc thực hiện những điểm nhìn khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn hướng nội quen thuộc của tiểu loại, cũng đã có không ít những tác phẩm được nhà văn sử dụng ngôi kể thứ ba với điểm nhìn bên trong kết hợp với điểm nhìn đa tuyến, trao vai trần thuật cho nhiều nhân vật khác nhau nhằm làm tăng tính khách quan cho câu chuyện kể. Sự thành công của tiểu thuyết có tính chất tự truyện còn được thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện. Tiểu loại tiểu thuyết này đã khai thác những mặt tích cực của ngôn ngữ thông qua việc kết hợp giữa lớp ngôn ngữ kể - tả - bình luận. Đặc biệt là ngôn ngữ gián tiếp tự do được sử dụng với tầng suất khá cao trong mỗi câu chuyện kể. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong việc đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết. Sự đổi mới trên phương diện nghệ thuật còn được thể hiện qua giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật chủ âm trong tiểu loại này thường được tác giả sử dụng đó là giọng trữ tình hoài niệm, giọng triết lý, chiêm nghiệm và giọng tự trào. Chính những yếu tố này không chỉ làm nên giá trị cho tác phẩm mà nó còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc phiêu lưu trong thế giới đời tư với muôn vàn nẻo khuất lấp để cùng đồng sáng tạo với tác giả.

Trong bảng xếp danh sách thể loại của văn học Việt Nam, gương mặt tiểu thuyết có tính chất tự truyện không còn là một “nhân vật” vô nhân xưng, hay chỉ là một nhánh phụ trong đời sống thể loại tiểu thuyết. Sự hiện diện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện như một bằng chứng minh định nhịp chuyển của thể loại tiểu thuyết trên con đường chiếm lĩnh tầm đón đợi của công chúng.

Page 28: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

25

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Văn Tổng (2017), “Tính chất tự truyện qua một số tiểu

thuyết Việt Nam từ sau 1986”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia,

Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 3/2017, tr. 328-333.

2. Nguyễn Văn Tổng (2017), “Tính chất tự truyện qua một số tiểu

thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, số 2 (06/2017), tr.

43- 50.

3. Nguyễn Văn Tổng (2017), “Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết

Việt Nam sau 1986”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 6A, 2017,tr.

103 -111

4. Nguyễn Văn Tổng - Nguyễn Quang Minh (2017), “Chuyện kể năm

2000 của Bùi Ngọc Tấn dưới góc nhìn tự truyện”, Tạp chí Khoa học

Đại học Đồng Nai, số 7/2017, tr. 106 -111.

5. Nguyễn Văn Tổng (2017), “Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất

tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa

học Đại học Sài Gòn, số 31(56)/2017, tr. 111 - 115.

6. Nguyễn Văn Tổng (2017), “Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết “Hoa

bươm bướm” và “Người về đầu non” của Võ Hồng”, Tạp chí Khoa

học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 25 (04)/2017,

tr. 20-24.

7. Nguyễn Văn Tổng (2018), “Người kể chuyện trong một số tiểu

thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam”, Tạp chí Khoa học

Đại học Huế, 6A/2018

Page 29: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

HUE UNIVERSITY

SCIENCE UNIVERSITY

NGUYEN VAN TONG

THE CHARACTERISTICS OF

AUTOBIOGRAPHICAL NOVELS IN VIETNAMESE

LITERATURE IN THE TWENTIETH CENTURY

PhD THESIS OF VIETNAMESE LITERATURE

HUE – 2019

Page 30: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

HUE UNIVERSITY

SCIENCE UNIVERSITY

NGUYEN VAN TONG

THE CHARACTERISTICS OF

AUTOBIOGRAPHICAL NOVELS IN VIETNAMESE

LITERATURE IN THE TWENTIETH CENTURY

MAJOR: VIETNAMESE LITERATURE

Cod: 62.22.01.21

PhD THESIS OF VIETNAMESE LITERATURE

Science instructure:

Dr. TON THAT DUNG

Dr. HA NGOC HOA

HUE - 2019

Page 31: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

This thesis finished in: ...................................................................................

...........................................................................................................................

Supervisors:......................................................................................

...........................................................................................................

Reviewer 1: ....................................................................................................

...........................................................................................................................

Reviewer 2: .......................................................................................

...........................................................................................................

Reviewer 3: .......................................................................................

...........................................................................................................

The thesis was protected before Hue University Thesis Review Board

meeting at ..........................................................................................

...........................................................................................................

In the day: ... day ... month .... 2019

Can search thesis at: ........................................................................

...........................................................................................................

Page 32: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

1

THE BEGINNING

1.The reason of choosing topic 1.1.Nowadays, Autobiographical novel terminology

(“autofiction’’ in French, or “autobiographical novel” in English) is not strange in the literary. This terminology was known the first time in 1977, when Serge Doubrovsky had the invention of combining two words together: “auto’’ and “fiction” [20, p.43]. On the world, autobiographical novel became popular from the 20

th century,

connected closely with some famous writers such as: Ch.Dickens (the author of David Copperfil), M.Gorki (the author of “Thoi tho au”, “Kiem song”, “Nhung truong dai hoc cua toi”), L.Tolstoy (the author of “Thoi tho au”, “Thoi nien thieu”, “Thoi thanh nien”), Aragon( “Ga dan que” ), Claude Simon ( “Dien vien”, “Cay keo”), M.Duas ( “Nguoi tinh” ), etc. However, that does not mean that autobiographical novel had become familiar to all the readers as well as had been recognized by literary researchers and critics. Because in the way of defining the genre, literary researchers and critics are also not homogeneous: according to some documents, autobiographical novels are novels which were written in the form of narration through fiction; some documents have the different definition of autobiographical novels, in which the author is both a narrator and a character, sharing the same title, and the name proves that it is a novel…[20, p,34-35]. Up to now, in Vietnam, autobiographical novel have not yet a specific genre. However, in the process of artistic creation, many writers used the element of autobiography as material in their novels. From early test of writers in the first half of the twentieth century such as Tan Da, Nguyen Hong, Manh Phu Tu, Lan Khai, etc to the writers in the southern city: Thanh Tam Tuyen , Mai Thao, Duyen Anh, Vo Hong, Tuy Hong, etc. Especially, after the period of renovation, the number of autobiographical novels appeared plentiful in the literature circles, formed the strong flow. Many writers have used the autobiographical element as a form of art to innovate and refine the novel.

1.2. This is also the reason why we choose "The features of autobiographical novel in Vietnamese literature in the twentieth century" as a research topic in order to find the movement, the development process as well as the achievement both in terms of content and form, contributing to clarify the aspect of autobiographical novel - a potential sub-genre in the process of the movement.

Page 33: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

2

2. Objectives and tasks of the research 2.1. Objectives With the subject of autobiographical features in Vietnamese

literature of the twentieth century, the thesis author aims to identify and explain the characteristics of autobiographical novels in Vietnamese literature throughout the length of the twentieth century.

2.2. Tasks To systematize the research directions, access to

autobiographical nature novels which are already, analyze, explain to clarify something which is left open and identify specific research; Clearly define the foudation premise for the development of autobiographical novels;Briefly summarizes the subjects of study in the overall relationship of Vietnamese literary life and applied theories in the research process; Analysis of the origins and development of autobiographical novels is based on the relationship between the reality of the author's life and the world of art in the work through different stages in order to find the motive law of this sub-genre.

3. Subjects and scopes of the research 3.1. Research subjects The subjects survey of the thesis are autobiographical novels in

Vietnamese literature of the twentieth century. 3.2. Research scopes The dissertation focuses on the study of autobiographical novels

in Vietnamese literature of the twentieth century on the following aspects: basic premise formed; The movement of the novel is autobiographical in various ways; expressions of this sub-genre.

4. Research methodology Biography method; Statistical methods, classification;

Interdisciplinary approach; Comparison method; 5. New contribution of the dissertation We choose the research topic The characteristics of

autobiographical novels in Vietnamese literature in 20th century as a latest and indispensable research direction. This is a topic that has both theoretical and practical value, not duplicated with other researches.

When surveying autobiographical novels of Vietnamese literature for a century, we have tried to establish the basic characteristics of autobiographical novels based on the theoretical basis, formation premise as well as the movement of autobiographical novels within a century.

From the systematize theories of autobiographical novels, the

Page 34: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

3

dissertation offers practical research interpretations to outline some of the specific characteristic concepts of autobiographical novels.

As a specialized study, the dissertation also established an overview of the movement, development and appearance of autobiographical novels in Vietnamese literature in the twentieth century.

The dissertation also contributes to confirm the role and position of autobiographical novels in the process and development of modern Vietnamese novels.

6. Structures of the thesis Chapter 1: Overview of research situation; Chapter 2:

Theoretical basis and autobiographical imagery in 20th century of Vietnamese literature; Chapter 3: Autobiographical novels in Vietnamese literature in the twentieth century - From the sensory perspective and the human; Chapter 4: Autobiographical novels in Vietnamese literature in the twentieth century- seen from the mode of expression.

CHAPTER 1: THE OVERVIEW OF THE RESEARCH

1.1. The research on autobiography in the world was introduced in Vietnam

The first autobiographical works in the world began to appear in modern Western Europe. However, this official noun had to wait until the end of the 18

th century, when the genre began to flourish in Europe

and North America. The first research documents about autobiographical genres appeared in the early twentieth century with the monographs of Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926). But it was not until 1960, when “Design and Truth in Autobiography” of Roy Pascal began to study autobiography as "a creative activity’’. By the 1970s, Jame Olney – an American literary critic, in his autobiography, wrote: " the transition to "ego" when you have the aware of its existence will shape and determine the nature of the autobiography and in this process we will both discover and recreate ourselves - has begun the autobiographical topic in the debates " [155].

In the last three decades of the twentieth century, along with the proliferation of autobiographical genres, literary researchers and critics no longer see autobiographical as "periphery", they see it in many different dimensions in the role of a literary genre. Hence, whole system of theory is well defined. One of them is Le Pacte Autobiographique of Philippe Lejeune's (1975). But in the last two decades of the twentieth century, when autobiography became more abundant, the problems of researching the autobiography came back

Page 35: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

4

, seem to be the previously autobiographical theories and Le Pacte Autobiographique of Philippe Lejeune's is almost impossible to keep up with the diversified development of autobiography. Many researchers focus on exploring the world of autobiography from the field of creative psychology and ethnology, from culture and art psychology. 1.2. The research on autobiographical and autobiographical novels in Vietnam

In Vietnam, from the early days, when the autobiographical novel appeared with a strange face, Vietnamese academics in the early twentieth century began to focus on its development. Among the works, “Nha van hien dai” of Vu Ngoc Phan is perhaps the first study of autobiographical aspects. Gradually, especially in the process after 1986, the standpoint and the thinking art changed, facilitated the appearance of autobiographical tendency which attracted the attraction of literary researchers and critics. Hence, the researches on this tendency are also more and more flourish.

These include some following researches, such as: From the renewal to look back the history of exchanges interacting with Western literature (Phong Le); The renewal of Vietnamese literature since 1975 (Nguyen Van Long); Stories and autobiography of Phan Boi Chau (Hoang Duc Khoa); Approaching Vietnamese novels in the renovation period (Bich Thu); Prose of Vietnam 1975 - 1995 (Nguyen Thi Binh); Vietnamese literature in the transition (La Nguyen); Literature and market economy in the last ten years (Nguyen Phuong); The art of point of view in Vietnamese novels in the period of renovation (Mai Hai Oanh); Novel, an irreplaceable value (Ma Van Khang);

The movement of prose genres in the period of renovation (Ly Hoai Thu); Century novel (Nguyen Vy Khanh); Autobiographical tendency in Vietnamese novels (Do Hai Ninh); The relationship between autobiography- novels and some other forms of autobiography in contemporary Vietnamese literature (Do Hai Ninh); Some explanations about the phenomenon of autobiography in the prose of Vietnamese women authors from 1900 to present (Ho Khanh Van); The autobiographical character in contemporary Vietnamese women novels (Tran Huyen Sam).

Autobiography and autobiographical novels in our country have had a long series of formation and development. However, so far, compared to other genres, it seems that it has not received the favor from literary researchers and critics. According to our survey, there are many authors who are focus on investigating autobiography

Page 36: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

5

and autobiographical novels, but it is generally only a combination of perceptions and evaluations. Or, if so, just a brief survey (Autobiographical novels in contemporary Vietnamese literature by Do Hai Ninh), there has not been an intensive study of the autobiographical and autobiographical features of 20th century Vietnamese novels. 1.3. The evaluation and comment on specific works 1.3.1. The period before 1945

A century-long survey, from the early traces of autobiographical novels to the novel's mainstream of Vietnamese fiction, we find that the existence of autobiographical novels is due to the "reading" of the readers through all ages, including the presence of super-readers, who provide a link between this sub-genre and the readers.

Here, we summarize the articles, the research on the autobiographical novels in Vietnamese literature in the period before 1945: “Nha van hien dai” (Vu Ngoc Phan); “Nhung ngay tho au” - a special memorable autobiography (Nguyen Ngoc Thien); “Song nho of Manh Phu Tu” (Bui Huy Phon); “Two spaces in Song mon” (Do Duc Hieu); Read back and look back on "Song mon" (Phong Le); “Featured autobiography style in Song mon” (Nguyen Ngoc Thien), etc.

It is possible that studies of autobiographical novels that took place before 1945 were written at different time. These studies often generalize, or they only exploit the singularity of the works both in terms of content and art. 1.3.2. The period from 1945 to 1975

For a long time, in the period from 1945 to 1954, autobiographical novels almost did not appear on Vietnamese literature. In the years after 1954, this novel began to reappear in the heart of the South and in the resistance, with some works such as: “Vong tay hoc tro” of Nguyen Thi Hoang, “Bep lua” of Thanh Tam Tuyen, “Toi nhin toi tren vach” of Tuy Hong, “Nguoi ve dau non” and “Hoa buom buom” of Vo Hong, etc. The appearance of these works can be seen as remarkable achievements of autobiographical novels in Vietnamese literature from 1954 to 1975.

However, the majority of these novels have been widely acknowledged and evaluated by researchers in the study of contemporary fiction: The novel of 1961 published by Phuong Thao on Encyclopedia (121) January 15

th, 1962; Comment on the

modern novel by Nguyen Ngu I, published in Encyclopedia No. 136, September 1

st , 1962; The modern novel (1963) (New Life

Publisher); The novel in 1964 of Thu Thuy (News in February, 1965); One year of novels by Nhat Tien published on Bach Khoa

Page 37: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

6

No.266 - 266 (January 15th

, 1968), etc. 1.3.3. The period from 1975 to the end of the twentieth century

Since 1975, when the country began to revive gradually, it is also the time when autobiographical novels have flourished, among them are novels: “Thoi xa vang” of Le Luu, “Noi buon chien tranh” of Bao Ninh, “Tuoi tho du doi” of Phung Quan, “Chuyen ke nam 2000” by Bui Ngoc Tan, “Mien tho au” of Vu Thu Hien and other works of Ma Van Khang,etc.

We would like to point out the writings and comments on the specific works that came out in this way, including: The development of Vietnamese prose after 1975 (Le Tien Dung); Prose of Vietnam 1975 - 1995 (Thai Thi My Binh); Le Luu and narrative narration in “Thoi xa vang” (Nguyen Thi Nhu Trang - Ngo Thu Thuy); “Noi buon chien tranh” from America (Pham Xuan Nguyen); "Noi buon chien tranh" written about postwar period from heroism to the need to innovate writing (Pham Xuan Thach); Self-aware narrator in "Noi buon chien tranh" (Cao Kim Lan); Special features of Phung Quan’s art (Vinh Man); “Chuyen ke nam 2000” – un published indictment (Le Minh Ha); Reading “Chuyen ke nam 2000” by Bui Ngoc Tan (Nguyen Thi Hai Ha); “Song tu truong II” (Thuy Khue); Reading " Chuyen ke nam 2000" by Bui Ngoc Tan (Tran Binh Nam).

In our survey scale , we found that researchers through a variety of approaches have evaluations and comments on autobiographical novel based on many aspects, from the author, the work to the subject, the character to the view of narrative art. This is not only a source of information but also providing an useful theoretical basis for the study of autobiographical novels.

CHAPTER 2

THEORETICAL BASIS AND AUTOBIOGRAPHICAL

NOVEL APPEARANCE IN THE TWENTIETH CENTURY

OF VIETNAMESE LITERATURE

2.1. Introduction of Category

2.1.1. Autobiographical novels

Using the terminology of autobiographic in this thesis, we

would like to concretize the works where the author uses

autobiographical material to fictionize a novel, including the

autobiographical novels which have the shapes and the

autobiography characteristics in the novel. In these novels, almost

every author selects the novel genre to "rewrite" his life story. But in

Page 38: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

7

the process of creativity, each writer has a way of handling the

material of the true life in their own ways.

2.1.2. The concept of autobiography

According to some research papers on the autobiography of

scientists, the first autobiographical works began appearing from the

modern time in Western Europe. But by the beginning of the

eighteenth century, a new official autobiography was used. However,

in order to have a fairly full definition of autobiography, it has to

wait until the work Le Pacte Autobiographique of Philippe Lejeune's

Narrative was born (1975). In this treaty, Philippe Lejeune defined:

"Autobiographical is a genre of self-rediscovery, in which a man is

genuinely telling his or her own life, emphasis on private life,

especially in the history of personality formation" [150]. The

Dictionary of French Literature from A to Z defines: "Autobiography

is a literary genre at which the author rewrites a story about his own

life" [92, p. 35]. The dictionary of literature of Do Duc Hieu (chief

editor) defines the autobiography as "a literary genre in which the

author tells the story of his life. The main character of the story is the

author "[92, p. 35]. Le Ba Han's Dictionary of Literary Terminology

(co-editor) defines "autobiographical as a literary work of a narrative

type written by the author about his life" [33, p.389]. From the above

definitions, it can be seen a noticeable point in the opinion of the

authors: it is recognized that the autobiography is a literary genre in

which the material made the main work from the author's real life.

2.1.3. The concept of autobiographical novels

In the novel seminar, at the Strasbourg University (1970),

there were a number of discussion around the role and development

path of the autobiographical novel in the time of novel genre

renewal. It has many argued that the fusion and penetration between

the novels and the autobiography has opened a promising

development direction in the future for the novel genre. However, in

fact, there have still many contrary opinions.

There are many authors who disagree with the inclusion of the

autobiography in a novel work and cannot innovate the novel by the

way of narrative in the first person (autobiography). In the Autofiction

& Cie Workshop (novel autobiography and co-type) held at the

Nanterre University (1992), in the Autobiography Novels essays: A bad

genre? (l'autofiction: un mauvais genre?), Jacques Lecarme confirms

Page 39: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

8

that autobiography novels are "stories in which the author is both a

narrator and a character, sharing a title together, and the name

demonstrates the novel" [20, p. 35]. T.S. Eliot again said that "the

advancement of the artist was the relentless abandoned himself, the

reduction of personal factors" [94, p. 40]. According to Pierre

Alexandre, the Autobiography (self-fiction) is the story, in which the

author is both a narrator and a character, they share the same title

together, and the text and/or around the text shall prove that is fictional

"[20, p. 35].

It is possible to say that autobiographical novels are fictitious

art based on the biography of the author's life. The details from the

author's life become the material to make the novel work.

2.1.4. Novels are nonfictional in relation to similar categories

2.1.4.1. Relationships with memoir and diary

These are genres associated with the story of private life, these

are ideal types which are able to "certificate" to honest describe the

experience of the times, but if the diary is often associated with

topicality time, done as a record of occurring daily activities, with

specific date numbers, autobiographical novels and memoirs are often

backward from time by the author, found the past - recount the events

that have taken place in his life. The diary is often a monologue,

written for their own, and the novel has an autobiographical character,

written in order to express and give to others. But, there is a clear

distinction region between autobiographical novels and memoir. By,

on the shaft of the literary genre system, the nature of signing is the

record, requiring the accuracy of the events and evaluation of an

intuitive manner of the written. The fictional elements, if any, only

carry the same function as additives to support the visual events. The

nature of the novel is fictional to form the complete literary images.

Furthermore, memoirs often need time to "fill up" the memory region,

so there is usually no ego in the present. In contrast, in

autobiographical novels, there is often a self in the past that looks back

on the past as a journey to find ourselves.

2.1.4.2. Correlation with autobiography

The similarities and differences in the nature and characteristics

of autobiographical and autobiographical novels can be documented in

the following table:

Page 40: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

9

Characteristics

Genre\

Subclass

The truth of

private life

Person

The relationship

between the

author - the

character - the

storyteller

Autobiography Play a central role The first person, I

The author - the character - the narrator is one.

Autobiographical novel

Leaning on novels - The truth of private life + fiction

The first or third person

May be similar, but not completely identical.

From what we investigated and studied on autobiographical novels, we preached the notion of autobiographical novels as the basis for the thesis: Autobiographical novels is one kind of novel which the author uses his own personal material to fictionalize the art world of fiction. In the autobiographical novel, the self-portraiture of the author is refactored into an artistic creation. Thus, the relationship between the author - the narrator - the central character of the work is quite similar match. 2.1.5. The basis of autobiographical novel 2.1.5.1. The birth and development of new genres

Before the appearance of Western-style autobiographical systems such as: novels, autobiographies, autobiographical novels, short stories..., Vietnamese literature has also had a system of character type that is shaped throughout the length of the background middle-time literature. To the twentieth century, on the basis of cultural and social changes, Vietnamese literature has made new variables, only for less than half a century (1900-1945), Vietnamese literature has soon been a relatively complete system of genres. The remarkable thing here is that nearly all genres that are formed and developed in the modernization process exist "in dynamic state", which has a combination of mutual penetration. This is one of the factors that stimulate the development of literature, at the same time it also makes each category more abundant and more diverse. Along with the mobilization of the system of genre, one of the most rewarding phenomena is the process for the modernization of literature on the category of genre that is booting from a prose that is first to be a novel genre, one of the genres though was present in the middle-life literature but not much achievement. Novel, a genre bearing a bold "Life view from a private perspective... it is capable of combining most of the artistic abilities of other literary genres," [33,

Page 41: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

10

p. 330], along with a category "Unsuspended" it attracts the other genre into its structure... it makes them infect the transformation and its incompleteness. It allures them in a powerful way to its orbit "[76, p. 27 – 30]. As a result of the novel's characteristics, the novel has an autobiographical character, a sub-intermediate between the novel and the autobiography. 2.1.5.2. The personal appearance of the literature

In the early twentieth century, France accelerated the colonial exploitation, making Vietnam’s social structure of a profound changes: from a feudal country with a longstanding rice farming to a semi-colonial one. Especially, the one-day-wide travel of Western culture into Vietnamese social life has a strong impact on literary life. This fact has created the individual human being have the occasion to be awakened and quickly became the central factor, changing Vietnamese literature in the early twentieth century. The explosion of this personal consciousness was conceived throughout the length of the Chinese literature and by the early twentieth century, due to the integration of Western culture that had relay for the birth of the pregnancy, which became a fresh self-sufficient technique. 2.2. The appearance of the autobiographical novel in twentieth century 2.2.1. The period from the beginning of the twentieth century to 1945

On the background of the literary life of the New Testament, the novel works of self-fiction also began to shape their sub-genre mirrors on the literature. In the early days when Phan Boi Chau or “Giac mong lon” came out, the reader was still like a fish out of water, but then there were a series of novels such as “Boc dong”, “Muc mai nuoc mat”, “Chiec cang xanh”, “Song nho”, “Da trang”, “Ngam mieng”, “Hai nguoi dien giua kinh thanh Ha Noi”, “Song mon” published with the story of self-confidence, which quickly graved into the heart of the reading of worry. Nonetheless, the personal pronoun "I" means the absolute meaning of individual writers in the novel still have certain limitations. However, the presence of the ego in the autobiographical novels has also created significant achievements for Vietnamese literature on the path of modernization. 2.2.2. The period from 1945 to 1975

From the initial step at the first half of the twentieth century, autobiographical novels saved the bold marks through a series of works in the middle of the southern urban in the years of resistance. When “Muoi dem nga ngoc” of Mai Thao was come out, the public opinion of the readers had seen the shadow story love beyond the Eastern cultural framework hidden in the heart of "three people" as

Page 42: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

11

the story of love of Mai Thao and Thai Thanh. Until “Vong tay hoc tro” of Nguyen Thi Hoang also did the wave of public opinion of the doubt whether this would be the love story of herself? However, these are also just a few sketch line of the author's life through the works. The autobiography in the novel in urban South only really prints his mark through “Hoa buom buom” and “Nhu canh chim bay” of Vo Hong, “Toi nhin toi tren vach “ of Tuy Hong, “Bep lua” of Thanh Tam Tuyen,… In these works, the level of recognition of the truth in the work is somewhat harder than the work in the previous phase. Because, most of the truth in the work has been "refreshed" through the fictional art, the novels in these works are darker and the narrative is rather faint. If the reader does not have a certain understanding of the author, they will be hard to identify where the life is, who is truly the author, where the fictional character is in the work. Luan (Hoa buom buom), Tram (Vong tay hoc tro), Khanh (Toi nhin toi tren vach) was no longer "carrying the ID card" the life matched to the writer again that they were just "the shadow", "decimated" the same author. 2.2.3. The period from 1975 to the end of the twentieth century

Since the renovation period, the changes in the conception of realism and humanity have facilitated the writer "self-finding themselves", to once be honest with himself, sincerely, to show the unbelief of, the python becomes deeply hidden in the soul tank. Perhaps so that the public today's readers are more or less caught in the shadow of the writer's life down the novel page through: “Thoi xa vang” (Le Luu), “Noi buon chien tranh” (Bao Ninh), “Chuyen ke nam 2000” (Bui Ngoc Tan) , “Tuoi tho du doi” (Phung Quan), and this phenomenon lasted until the beginning of the century XXI through the works: “Thuong de thi cuoi” (Nguyen Khai), “Mot minh mot ngua” (Ma Van Khang), “Gia dinh be mon” (Da Ngan), “Tam van phong dao” (Mac Can)... In these works, nearly as part of the author's personal biography has also been "rewritten" by the art methodology according to the author's discretion.

Page 43: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

12

CHAPTER 3 AUTOBIOGRAPHICAL NOVEL IN VIETNAM’S LITERARY

IN THE 20TH

CENTURY- LOOKING FROM THE SENSE OF REALITY AND HUMAN

3.1.The reality of meaningful life through expreienced of insiders 3.1.1. Reality is reflected in the nostalgic

The majority of autobiographical novels were written in the early period of time, reflecting the author's childhood which is not very far away from their age.

Vietnam’s autobiographical novels during the first half of the twentieth century, when the authors were written about childhood, often go into the dark colour in life. The sense of well-being, the pain of the misfortunes of life which the author must always face became prominent feature in these works.

Through “Nhung ngay tho au”, “Song nho”, “Song mon”, or “Muc mai nuoc mat”, the readers feel the pain of the orphan or the widow. If the misfortune and the lack of humanity misuse the children, the poor writers or teachers in the miserable life, the backward unsound customs torment young women who soon suffer the three subjections-four virtues catastrophe that they just need only one step to the free desire, private happiness then immediately they will be abused by the public opinion and a servere feudal ethical behavior 3.1.2. Reality through retrospection and contemplation

The character of the autobiographical novel is to tell the author's life in the past by fictional art. Thus, this sub-genre often tends to rebuild human through a view of destiny retrospect. Characters in autobiographical novels are often ordinary, small people who always have a pain in their life. However, the problem of the human condition is quite bold in autobiographical novels in the southern city.

From “Bep lua” (Thanh Tam Tuyen), “Hoa buom buom”,“Nhu canh chim bay” (Vo Hong), to “Toi nhin toi tren vach” (Tuy Hong), The “Vong tay hoc tro” (Nguyen Thi Hoang), etc are deep sense about the human condition in the war. In these writings, the authors deepened the ego of the people who reached up their hands repeatedly, struggled to escape from their meaningless lives, but they are helpless before the reality of life as "tragedy" and nothingness. Some characters like: Luan (“Hoa buom buom”, “Nhu canh chim bay” - Vo Hong), Tam (“Bep lua” - Thanh Tam Tuyen), to teacher Ton Nu Quynh Tram (“Vong tay

Page 44: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

13

hoc tro” - Nguyen Thi Hoang), Khanh (“Toi nhin toi tren vach”-Tuy Hong), etc are full of anxiety, sceptical before the dark life of the country in the fire of war.

In the turn of the autobiographical novel from 1945 to 1975, one of the most notable things is the appearance of female writers. The appearance of “Vong tay hoc tro” (1966), “Toi nhin toi tren vach” (1970) marked the breakthrough of autobiographical novels. In the past, it seemed as though the "confession" by novels was a male-only domain, since 1966, the situation was different. The presence of the sincere "confessions" that female writers revealed through “Vong tay hoc tro” and “Toi nhin toi tren vach” gave the modern literary full of boldness and female divinity. This also had shown that women in the modern society are no longer bound by feudal conceptions. The woman in modern society was completely liberated in thought and sentiment. They insist their ego by the equality with men. Expressing their opinions and individual views is no longer just a "privilege" for men. With a sensitive heart, female writers have deeply felt the pain of human identity, the fragility of humanity in the world overwhelming the absurdities of modern society. With a sensitive heart, female writers feel deeply the pain of the human condition, the fragility of humanity in the world overwhelming the absurdities of modern society. 3.1.3. Reality through reflection

Together in the flow of the autobiographical novel, but the works which were written after 1975, such as “Tuoi tho du doi” (Phung Quan), “Thoi xa vang” (Le Luu), “Chuyen ke nam 2000” (Bui Ngoc Tan ) “Noi buon chien tranh” (Bao Ninh), etc bring a different color. The problem posed in these works is not only to exploit human destiny from the perspective of existentialism or dim Buddhist-color but it also shows the view of human, back to the past to discover themselves and answer the question "Who am I?". Thus, the author's writing process is no longer a re-imagining of the past, or revitalization the past from retrospective, contemplative viewpoints; it is also a reflection and enlightenment in their life. The authors do not understand and can not understand all of themselves in the past which just happened but to understand all about it is not easy. Therefore, the writer does not say, re-present "the past time". It mainly analysis, explains and interprets to find the truth about oneself, a truth that the author wants to understand all about it, not the truth the author has ever known.

Page 45: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

14

3.2. From the archetype writers to the characters 3.2.1. From real people to self-presented characters

When building the character from the prototype of the life, the character often found in autobiographical novels from the early twentieth century to the year 1945 is the type of self-presented character, a type of person recalling their life in the past and reconstructed in chronological order, with almost no disturbance of time.

These works tend to be self-presented in order to reproduce the author’s life in the past through the viewpoint of the current ego in "insight and consistency." However, each person has their own life, own personality and own fate, no one is the same, so each author has a different way of "presenting themselves".

However, in this journey, some authors have exploited the background of themselves from the perspective of a writer such as the “Song mon” of Nam Cao and “Muc mai nuoc mat” of Lan Khai. But this is still the predictor for the original movement of autobiographical novel in the modern tendency. 3.2.2. From real people to retrospective and contemplative characters

Having the features of the sub-genres of novels written about the author's personal life, the autobiographical novels of the period 1945 - 1975 when building character also derived from the real material in the life of the writer. But the difference of autobiographical novels in this period compared to the earlier period is that the single-linear structure is gradually replaced by many forms of multi-linear structure, the events in the past are "reconstructed", interleaved with current events in the contemplation. Sometimes, existing in the story is a whole series of dialogues between the present and the past (“Hoa buom buom”, “Nhu canh chim bay”, “Vong tay hoc tro”, “Toi nhin toi tren vach”). Thus, the characters in the works of this period often back to the past to find out themselves in the memory.

Exploring personal fate through a retrospective view, there have been times when autobiographical novels have touched the ego that is full of loneliness. Even so, many works in which the colors of existence appear quite bold: the fragility of human life against the aftershocks of history, the feeling of being lost, the loss of faith, what human get and what human lost in a world of mess, chaos and absurdity, etc. Almost we can not find in the autobiographical novel that was written in the years 1945-1975, a model of a warm and happy person. They are mostly people who live in insecure, sceptical mood,

Page 46: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

15

both "homeless" and "no hometown". The character Tam in “Bep lua”, Tram in “Vong tay hoc tro”, or Luan in The “Hoa buom buom”, Khanh in “Toi nhin toi tren vach”, etc. all of them are in a state of exhaustion, "nausea", are skeptical of their own existence, living in the their life as if "a dusty planet dangling in space, starting to fail and ending there. Living like a stonyhearted move” [40]. In addition, in autobiographical novels in the southern metropolis, especially in the writings of women writers, the mutinous people in the soul, in action to oppose, resist the reality has been successfully built by the writers in “Vong tay hoc tro” and “Toi nhin toi tren vach” 3.2.3. From the real life to reflective character

In autobiographical novels after 1975, readers will find it difficult to find a character who presents his or her background in chronological order, with a series of narratives beginning with I was born; I am; I did; I remember a lot; I still have a lot of, etc as was previously present in the narrative of autobiographical novels in the first half of the twentieth century. This stage emerged very clearly reflective character model, "self-analysis," questioned to find himself in post-war life, interwoven well - bad, happy - sad, happy - bitter and full of complexity.

It is still a narrative story, but in autobiographical novels after 1975, a new way of dealing with real material has emerged. From self-confession, going into the hidden reality to breaking all the "rules" to go into exploiting the fuzzy, unconscious and dream and even parody reality, "causing confusion" makes the receiver quite depressed minds in reading - understanding the work of "co-creation".

CHAPTER 4 AUTOBIOGRAPHICAL NOVEL IN VIETNAM’S

LITERATURE IN THE 20TH

CENTURY- LOOKING FROM THE MODE OF EXPRESSION

4.1. Narrator and their point of view 4.1.1. The first person narrator with inner point of view and the change of view

In autobiographical novel, there are many works which are in the first person narrators, from “Nhung ngay tho au”, “Song nho”, to “Nguoi ve dau non”, “Truong cu”, “Mien tho au”, etc. Using the first person narrator, the narrator calls "I" as the main character, the character call “me” to tell his or her story in chronological order of linear time. Choosing the first person narrator, the narrator act as a

Page 47: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

16

witness - who behold all the happenings in his life and narrate by remembrance like "I can not say how much"," I can not remember clearly", etc. In this narrative form, the point of view of the narrators often point to the psychological development within the ego as the narrator. The border of this mode of narration is close to other type of narration in which the narrator tell about themselves. In the first person narration, the ego of narrators show on the page performance. All the events, actions, emotional states, love, hate, anger, etc. Those are may be of the character but those are also the events, actions, emotional states which the author experienced. And when we recall what has gone through in the past, of course it has a certain distance of time. Moreover, the past is in the memory, so sometimes the degree of authenticity is not necessarily complete. However, the readers still have the opportunity to live in a realm that has been hidden in the author's soul in a long time.

When choosing the first person, the authors stand on the position of their "ego" so they have called all the anxiety, the pain, to the peaceful memory in their life, etc. The superiority of the narrative in the first person is directly express the individual ego. With this narrator, the writer easily establishes the inner narrative view, so that the writer is able to exploit the complex psychological development in order to satisfy the thought and the mind of the character - the author - the narrator. However, the story told in the first person is also limited by individuality, subjectivity and visual limitation. The limits of the narration in the first person have been significantly overcome when the single point of view has been replaced by the narration in the first person with the polyline view.

In “Toi nhin toi tren vach” of the female writer Tuy Hong is mainly told in the first person. The ego - I - Mrs.Khanh is both a storyteller and the main character. In this work, Tuy Hong avoids using of storytelling with a single point of view, limit the point of view. Although the character "I"- Mrs.Khanh- the narrator still plays a central role, the whole story is not only "I" tells the story with the view of “I” - storyteller. The work has been handed over the storyteller to many different people with different views. In “Bep lua”, the writer Thanh Tam Tuyen also uses the first person storyteller throughout the beginning to the end of the work. Although the story is told by the "I" character - Tam with a nearly linear narrative in a flowing vein that did not change in the work, in the work the author applied quite ingenious multi-lingual view. This

Page 48: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

17

element creates a new, modern work. 4.1.2. The third person narrator with an inner view

As a product of the hybrid process, the combination of autobiographical and fiction, on the one hand the autobiographical novel retains its autobiographical features. On the other hand, it is also influenced by the fictitious nature of the novel so it is completely free in the way of writing, as well as the narration. There are many narrative novels that "reject" the narrative in the first person - "I" by choosing the narrative in the third person in order to create the objectivity for the narrative. In the literary all over the world both in the 20

th and 21

st centuries, there are many

autobiographical novels that have come to the third person as the central element of narrative (as “Nguoi tinh” of M. Duras, “Mot mua dong o Stockholm” by Agneta Pleife). In Vietnam, in the early of the 40s (20

th century), the third story narrative was quite successful by

Nam Cao and Lan Khai in “Song mon” and “Muc mai nuoc mat”. After 1945, most writers used the third person narrative to

fictionalize their story. In the autobiographical novels after 1945 we surveyed, two thirds of these works used the third person narrative. However, each of the different paths, along with changes in conception and artistic thinking, has constantly renewed the narrative mode of the third person. The narrative mode of the third person, with the inner viewpoint of the autobiographical novel entering the new orbit in the years after 1945, maximizes its effect when it is combined in multi-view by the writer's point of view. This combination has increased the ventilation and openness for autobiographical novels. 4.2. The language of the autobiographical novel 4.2.1. The spoken language and the combination between narrative and commentary

Generally, the narrator's language exists in two forms: the third person narrator's hidden language, objective and the first person narrator language, the witness, the subjective insider. Studying Vietnam’s autobiographical novel in a century, we find that, arising from sub-genres, autobiographical novels often choose narrative form in the first person and have the subjectivity: “Chiec cang xanh” (Luu Trong Lu), “Song nho” (Manh Phu Tu), “Toi nhin toi tren vach” (Tuy Hong), “Nguoi ve dau non” (Vo Hong), “Mien tho au” (Vu Thu Hien). Besides, there are still works which are selected the narrative form by the authors from the third person bring a lot of

Page 49: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

18

interesting as: “Song mon” (Nam Cao), “Muc mai nuoc mat” (Lan Khai), “Hoa buom buom” (Vo Hong), “Vong tay hoc tro” (Nguyen Thi Hoang), “Bep lua” (Thanh Tam Tuyen), “Thoi xa vang” (Le Luu), “Chuyen ke nam 2000” (Bui Ngoc Tan), etc. This can be explained easily by the superiority of the third-person narrator's activeness and broadness, which novels and autobiographical novels need more than any others. In the first person's narrative, the beginning of the story, the authors use the narrative language to reproduce, restore the timeline which associated with childhood memories such as: "That year, I was eight years old" (“Chiec cang xanh”); "Every time I turn my eyes back to the past, the figure of my Uncle Ho show up, cover a whole period of my childhood" (“Nguoi ve dau non”); "When I remember the memory, I always remember my old school" (“Truong cu”), etc. The use of temporal language in the past is not unique in autobiographical novels. This language also appears in the literary world of historical novels. In the autobiographical novel, with the desire to "restore" the history of his life, especially "the history of personality formation". Thus, the temporal language is often unpredictable, as if the transitions of the author's life has been fuzzy due to the time-frame of mind-building.

However, in autobiographical novels, writers use in a flexible way between the narrative and the description. This makes the narrative which reborn from the past of the author's life more lively. Even autobiographical novels which were born in the heart of South Vietnam before 1975, although the authors attempt to increase direct dialogue with the convention markers, besides the narrative, the occurrence of the descriptive language in the story has also maximized the ability of describing thing, phenomenon, etc in detail. In some cases, in order to increase the effectiveness of the narrative, the writer has a link between the narrative- the description and the intrusion of the comment in the narrative. This combination occurs a lot in the autobiographical novels since 1945.

The combination of languages in the same narrative not only brings the story's attraction, but also helps the autobiographical novel escape the traditional narrative model. Nowadays, this sub-genre has the right characteristics of polyphonic, inherent unique features. The writers have been constantly striving to create new principles of approaching, expressing and deepening their "history". From the personal story becomes the story of life, of the problems today and

Page 50: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

19

the future in connection with the past. Thanks to this, autobiographical novels have a new shape, a new vitality, new voice, strange but familiar.

4.2.2. Free-indirect language (half-direct word) Not as direct or indirect, free-indirect words often open many

receptions, becoming the typical type of speech in the narrative language of the novel. This is the speech type of the combination between the language of narrator and the language of character, the voice of the narrator and the voice of the character combine together.

In some works at the beginning of the twentieth century to 1945, semi-direct narrative style has also appeared in some works such as: “Song mon”, “Muc mai nuoc mat”, etc. After 1945, free-indirect words have been used extensively in autobiographical novels. It can be said that this is one of the ways of expressing modernity in opening the complex thinking of human beings in front of multifaceted life. This is one of the most basic features, marking the renewal of autobiographical novels. The pervasion of discourse styles and, in particular, the presence of free-indirect language have led to the innovation in the use of language, contributing to the renovation of the narrative art in the autobiographical novel. 4.3. Narration tone 4.3.1. Lyrical, nostalgic tone

Often, an autobiographical novel has an introverted tendency, take emotional, personal feelings as the fulcrum of the artistic expression. Therefore, the tone in the work is a soulful, extremely sensitive voice, but also have the innocence in the soul of young poetry. In “Song nho” (Manh Phu Tu) “the extreme vibration of a young soul” is the deposition in the nostalgic remembrance, creates the main tone covering the whole work. Whenever childhood memories suffuse, the emotion as the flow of the feeling. In “Song nho”, the phrases about the time in the past such as: that winter afternoon, that winter, in that childhood, that year ... always appear with a lot of frequency. This is also one of the factors that help lyrical, nostalgic tone maximize its effect in finding the farthest away of “Nhung ngay tho au”.

Surveying of autobiographical novels during the second half of the twentieth century, from “Hoa buom buom”, “Nhu canh chim bay” (Vo Hong), “ Toi nhin toi tren vach” (Tuy Hong), until “Bep lua” (Thanh Tam Tuyen), “Vong tay hoc tro” (Nguyen Thi Hoang),

Page 51: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

20

“Thoi xa vang” (Le Luu), “Chuyen ke nam 2000” (Bui Ngoc Tan), and also in “Noi buon chien tranh” (Bao Ninh), etc we find that the indispensable element to make the artistic value for that work are the nostalgic, lyrical tone. In these works, although the time delay is relatively close to what happened in the author's life, sometimes there are stories that maybe have just occurred, not far from the time when the writer writes a work (like “Hoa buom buom”, “Toi nhin toi tren vach”), but that time is still the time that happened in the past. And when we reconstruct, of course, the nostalgic road becomes the fastest path to the direction of what happened. Although the story is told in the present, thanks to the nostalgic tone, it always has a relationship with the past thanks to the nostalgic tone. 4.3.2. Philosophical and contemplative tone

Besides the lyrical, nostalgic tone, the philosophical, contemplative tone is also one of the tone used by writers in autobiographical novels. When writers write autobiographical novel, it is also the time they begin to embark on a journey to discovering themselves in the past by the look of insiders.

From 1945 until the end of the twentieth century, this was the period of considerable recognition of the philosophical, contemplative tone in autobiographical novels. It can be said that, as we go along with the modern life, the life in which human are facing the reality, random things, irrational and full of things. These things which we "known already, known clearly, now see a turbidity and have to redefine from the beginning" [15, p.93]. Living in the reality is always faced with insecurities, which almost if based on rational thinking to perceive and explain reality, human can not explain it, so human have to race with reality by the way of living with their essence, sometimes they are contractive into the deep in response to life. Thus, the philosophical, contemplative voice of the autobiographical novel also has its own shade. This shade is formed from the ego of human that is always trying to find and explain its existence before the irrational reality completely different from the philosophical tone in autobiographical novels before 1945. From “Hoa buom buom” to “Toi nhin toi tren vach”, “Vong tay hoc tro” are all experiences in life, love, happiness, human in the ordinary world as it is. 4.3.3. The spontaneous, mockery voice

The satirical inspiration in autobiographical novel originates from the comedy, but the comedy here is the comedy itself. The spontaneous, mockery voice of autobiographical novels comes from

Page 52: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

21

the self-consciousness of the time, the awareness of the good and the bad things that exists in themselves, the spirit of self-reflection, struggling to gradually improve personality. And through the covering of the character at the same person in the story, the writer gradually unmask himself, brought himselves out to be the object to ridicule. The story of life, the career of Nam Cao was narrated in the fictional shell of the novel “Song mon” with a bitter smile often appears through the character Thu. The humor in “Song mon” arises from the pain of humanity in the humanity situation is being eroded by the pieces of rice shirt of society that is "meaningless". With Lan Khai, the spontaneous, mockery smile in “Muc mai nuoc mat” is sometimes a disappointed sigh for the real life of “an earning money writer”.

After 1975, when the epic tendency and the literary age write to raise the spirit of struggle began to fade in literary, the novel began to "squeeze" and contact "brutal reality". The negative aspects of life are unmasked, the tragedy that are condemned and avoided is mentioned quite well in the novel, the comic also increased, bringing the Vietnam’s novel a new life. Autobiographical novels at this stage also have some works used successfully humorous tone through the spontaneous, mockery smile to portray the spirit of the author. In “Chuyen ke nam 2000”, although the spontaneous, mockery voice only appears in a few sporadic details, but its presence also reflects the pain of the author's body: "In prison he learned two things: stealing and lying. No stealing is still alive. But miserable. And sad. If you do not have the anxiety of stealing and stealing from the prison, you will be sad, unbearable. How delighted I was to steal and bring it all back to prison, passing the strict control of the tutors. Stealing with him also means resistance, although that resistance is a bit dangerous. It leads to discipline, shackles, and porridge. "[119, p. 9]. The writer Le Luu, when looking back at the past of “Thoi xa vang”, also used spontaneous, mockery smile as a means of ridiculing both the past and present is considered ideal for all human in the community. The unique feature in the satirical tone in “Thoi xa vang” of Le Luu is that the writer does not need to use any exaggeration, just tell real stories such as jokes, when laughing, when pity, anxiety, so it has the combination between satirical tone and tragedy tone.

Page 53: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

22

CONCLUSION

1. Formed and developed in the historical context of Vietnam in the twentieth-century with fluctuation, autobiographical novels have actually brought a new breath to Vietnamese literature. From the beginning of the appearance with the self-narrative besides the rules of the early modern time created the momentum to give autobiographical novels have opportunity to “expand” the art space in the novel genre life. The combination of the truth and fictional facts in the art world of the novel has opened the novel genre of new expression forms, moderately familiar, moderately close, just distant to arouse readers’ the curiosity and interest.

2. Is the autobiography a subclass of fiction? Or that's just an “unsuccessful” autobiography that goes “narcissistic” style of the author's creative process? It is possible to say that autobiographical novels are sub-genre of fiction, a kind of narrative that the author has used his own life-realistic material to be fictional into the artistic world of the novel. As a kind of leaning on life view from the private perspective, so, the novel's boundary is quite close with a number of similar categories: autobiography, memoir, diary... So, in order to identify what is an autobiographical novel, it is necessary to be based on three criteria: the relationship between the truth and the fiction; the narrator; the relationship between the author-the protagonist-narrator in the work. Compared to other genres, the novel has a self-autobiography in Vietnam that is still a young age. The birth of this sub-genre is associated with the modernization of Vietnamese literature. It is the product of symbiosis between the internal forces of traditional culture and the selective adaption of Western culture. In particular, the emergency of autobiographical novels is also a result of the movement and development of novels and autobiographies. This makes autobiographical novels contain some characteristics of two original genres, novels and autobiographies. As a sub-type, it also has its own traits, which are difficult to blend in the life of literary genre.

3. When conducting surveys and researching autobiographical novels of Vietnam in the period of a century, we strive to establish the basic features of autobiographical novels based on the basis of reasoning, the premise of formation as well as the motion of autobiographical novels within a century. Compared to other sub-categories, although the achievement of this sub-type has not yet many, the bold innovations of the writer reflected through each work is worth noting. Innovative consciousness, the desire for the art of innovation is common in literature, but when the life of the writers’

Page 54: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

23

creation is questioned, it is very respectful. It expresses the desire to release itself from existing values to rise to the artistic mastery. That has clearly affirmed the role as well as the position of the human being in the literary life. Moreover, the development of autobiographical novels more than a century has also been a witness to the dramatic change in the novel art thinking. However, through different stages, depending on the creative idea that each writer chooses different methods in "rewriting the story" of his life. At the first half of the twentieth century, along with a change in modern-direction thinking, autobiographical novels have also set up their sub-genre through self-telling stories under the novel form. Most of works born on this stage are often reminiscent what ever happened in the life of the author, in the form of a nostalgic person, remembering and telling his or her life in chronological order, previous story, after the following. All that belongs to his or her in the past has been understood by the author in a particular manner. What the author needs to do is to just string, reconnect to make the coherence for the story. And the consequence of almost autobiographical novel in the early stages are merely about the past without a connection to the present. Although there are certain limitations, the works in the early stage also had the first experiments in the calculation of how people are in context rather than natural products. In 1945-1975 stage, along with the influence of various thought in the world: both Eastern and Western, the individual consciousness emerged strongly. Each writer always tries to find things, open the different approaches to return to discovering himself in retrospect. Thus, the author’s ego is expressed the desire to be honest about the pain of the painful reality of the war years. After 1975, especially after 1986, on the spirit of “looking straight” and “stating the truth”, the writers went on to exploit the life-to-a-side perspective. The past events, currently are sorted in the line of self-awareness of the author. Therefore, it is very difficult for the readers to find a character presenting his or her life in the chronological order. This stage emerges a well-known model of reflection character, "self-analysis", questioned to find true himself by the full-control look to answer to the question "Who am I?".

4. Seen from the mode of expression of autobiographical novels, we have noticed that innovation is evident in the usage of narratives, the point of view of narrative as well as the language and tone in the novel. The private story of each writer expressed on works has been "refreshed" thanks to the fictional technique. The writers have thoroughly exploited the subjectivity of using narratives and narrative points as well as in language and tone. Narratives and

Page 55: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

24

narrative points in autobiographical novels are used flexibly and have a shift in the implementation of different perspectives. In addition to use the first narrative with the familiar introverted point of view, there are many works using the third person with an inner view combined with a multi-line perspective. giving narrative for various characters to increase the objectivity of telling stories. The success of autobiographical novels is also presented through the narrator’s language. This novel has taken advantage of language through the combination of narrative and commentary. Especially the free indirect language is used with high frequency in each story tells. This is also one of the most fundamental factors in the art of novel innovation. Artistic innovation is also represented through narrative. The vocal narrative tones in this sub-genre is commonly used by the author, which is a nostalgic voice, a philosophical tone, a contemplative tone, and vocal voice. These factors not only create the value of the work, but also make the attraction, fascinate readers in the world of private life with many hidden space to co-create with the author.

In the category list of Vietnamese literature, the autobiographical character is no longer an “inferior” character, or just a subgenre in the novel life. The autobiographical novel's presence is as a proof of the rhythm of the novel genre on the way to occupy the public acceptance.

Page 56: TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1301/TOMTATLA.pdf · trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan

PUBLICATIONS OF SCIENTIFIC WORKS

1. Nguyen Van Tong (2017), "The nature of autobiography through a

number of Vietnamese novels after 1986", Proceedings of the

National Scientific Conference, Hue University of Education,

March, 1974, p. 328-333.

2. Nguyen Van Tong (2017), "The nature of autobiography through

some Vietnamese novels in the first half of the 20th century",

Journal of Science and Technology, Hue University of Science

and Technology, (2) (06/2017), p. 43- 50.

3. Nguyen Van Tong (2017), "The autobiographical character of

Vietnamese novels after 1986", Journal of Sciences, Hue

University, 6A, 2017, p. 103 -111

4. Nguyen Van Tong - Nguyen Quang Minh (2017), "The story of

Bui Ngoc Tan in 2000 from the perspective of autobiography",

Journal of Science, Dong Nai University, 7/2017, p. 106 -111.

5. Nguyen Van Tong (2017), "The movement of autobiographical

novels in Vietnamese literature in the first half of the 20th

century", Journal of Sciences, Saigon University, No. 31 (56) /

2017, tr. 111 - 115.

6. Nguyen Van Tong (2017), "The autobiographical element of Vo

Hong's novel" Butterflies "and" Young Heads ", Journal of

Science, College of Education, Da Nang University. 25 (04) /

2017, p. 20-24.

7. Nguyen Van Tong (2018), "Narrator in some autobiographical

novels in southern Vietnam," Journal of Sciences, Hue University,

6A / 2018.