8
Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230 223 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHÁT ĐẾN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Ngọc Chinh * , Nguyễn Thi Phƣợng, Nguyễn Ngọc Nhật Minh Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngôn ngữ Chat hay gọi tắt là Ngôn ngữ chát, ngôn ngữ @ là ngôn ngữ đƣợc sinh ra từ các trang mạng xã hội, chat yahoo hoặc qua tin nhắn điện thoại mà đối tƣợng chủ yếu sử dụng là giới học sinh, sinh viên - lứa tuổi teen mà chúng ta vẫn quen gọi là 9X. Ngôn ngữ chát là một ngôn ngữ mới thể hiện sự sáng tạo, phá cách của giới trẻ tuy nhiên, việc lạm dụng, biến tƣớng ngôn ngữ với những ký hiệu lạ lẫm, từ ngữ phức tạp, khó hiểu đã gây ảnh hƣởng đến sự trong sáng của tiếng Việt làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc. Nguy hại hơn là ngôn ngữ này không chỉ dừng lại ở môi trƣờng “ảo” mà còn ngày càng lan nhanh vào học đƣờng, gây tác động tiêu cực đến bộ phận bạn trẻ ngày nay. Bài báo này muốn nêu lên những vấn đề tồn tại trong Ngôn ngữ chát của 9X và những biện pháp can thiệp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại một số trƣờng học tại tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: ngôn ngữ chat; ngôn ngữ; tác động; văn hóa; sự trong sáng của tiếng Việt MỞ ĐẦU * Mỗi ngôn ngữ của một dân tộc là suối nguồn của văn hoá chuyên chở trong mình hồn đất, hồn quê. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới) để phong phú, hoàn thiện thêm. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet và điện thoại di động kéo theo sự bùng nổ của các mạng xã hội từ Chat room tới Blog, Facebook và Text Messengers, một ngôn ngữ mới đã ra đời - đó là ngôn ngữ chát hay còn gọi là ngôn ngữ online, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @ . Ngôn ngữ chát đƣợc sử dụng rộng rãi, trở thành một trào lƣu của thế hệ các bạn trẻ sinh ra vào những năm 1990 trở đi mà ta quen gọi bằng một từ ngắn gọn là 9X. Sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ chát đặt ra câu hỏi về sự tác động của nó đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm chú ý của dƣ luận và đã có những ý kiến trái ngƣợc nhau. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày về những ảnh hƣởng tiêu cực của ngôn ngữ chát 9X và những biện pháp nhằm hạn chế những tiêu cực đó để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. * Email: [email protected] Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của bài báo là Ngôn ngữ chát của 140 học sinh, gồm: - 48 học sinh lớp 11C1 Trƣờng THPT Hoàng Diệu, Quản Nam; - 45 học sinh lớp 11A2 Trƣờng THPT Nguyễn Duy Hiệu, Quảng Nam; - 47 học sinh lớp 9.1 Trƣờng THCS Phan Thúc Duyện, Điện Thọ, Quảng Nam. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHÁT CỦA GIỚI TRẺ 9X Không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp trên bàn phím, hiện nay ngôn ngữ chát đã trở thành hiện tƣợng xã hội có tốc độ “lây lan” khó kiểm soát trong cộng đồng các bạn trẻ 9X. Với tiêu chí “càng có khó hiểu càng tốt”, các bạn trẻ ra sức sáng tạo, gia cố để tạo dựng cho Ngôn ngữ chát 9X “một bƣớc tiến dài” so với ngôn ngữ truyền thống đến nỗi ngƣời lớn, kể cả những phụ huynh trẻ cũng khó lòng mà hiểu những gì con mình đang viết trên điện thoại hoặc máy tính. Ngôn ngữ chát 9X hình thành phổ biến bằng 6 cách sau: Dùng các loại tính từ, động từ, danh từ để nhấn mạnh hoặc với dụng ý nâng cao tính hài hƣớc cho cuộc giao tiếp của mình Khi giao tiếp hằng ngày cũng nhƣ giao tiếp online, giới trẻ hiện nay đã làm mới ngôn ngữ

Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

223

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHÁT ĐẾN SỰ TRONG SÁNG

CỦA TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG HỌC QUẢNG NAM

Nguyễn Ngọc Chinh*, Nguyễn Thi Phƣợng, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT Ngôn ngữ Chat hay gọi tắt là Ngôn ngữ chát, ngôn ngữ @ là ngôn ngữ đƣợc sinh ra từ các trang

mạng xã hội, chat yahoo hoặc qua tin nhắn điện thoại mà đối tƣợng chủ yếu sử dụng là giới học

sinh, sinh viên - lứa tuổi teen mà chúng ta vẫn quen gọi là 9X. Ngôn ngữ chát là một ngôn ngữ

mới thể hiện sự sáng tạo, phá cách của giới trẻ tuy nhiên, việc lạm dụng, biến tƣớng ngôn ngữ với

những ký hiệu lạ lẫm, từ ngữ phức tạp, khó hiểu đã gây ảnh hƣởng đến sự trong sáng của tiếng

Việt làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc. Nguy hại hơn là ngôn ngữ này không chỉ dừng lại ở môi

trƣờng “ảo” mà còn ngày càng lan nhanh vào học đƣờng, gây tác động tiêu cực đến bộ phận bạn

trẻ ngày nay. Bài báo này muốn nêu lên những vấn đề tồn tại trong Ngôn ngữ chát của 9X và

những biện pháp can thiệp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại một số trƣờng học tại tỉnh

Quảng Nam.

Từ khóa: ngôn ngữ chat; ngôn ngữ; tác động; văn hóa; sự trong sáng của tiếng Việt

MỞ ĐẦU*

Mỗi ngôn ngữ của một dân tộc là suối nguồn

của văn hoá chuyên chở trong mình hồn đất,

hồn quê. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ

luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới,

nghĩa mới) để phong phú, hoàn thiện thêm.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet

và điện thoại di động kéo theo sự bùng nổ của

các mạng xã hội từ Chat room tới Blog,

Facebook và Text Messengers, một ngôn ngữ

mới đã ra đời - đó là ngôn ngữ chát hay còn

gọi là ngôn ngữ online, ngôn ngữ SMS, ngôn

ngữ @ .

Ngôn ngữ chát đƣợc sử dụng rộng rãi, trở

thành một trào lƣu của thế hệ các bạn trẻ sinh

ra vào những năm 1990 trở đi mà ta quen gọi

bằng một từ ngắn gọn là 9X. Sự phát triển

mạnh mẽ của ngôn ngữ chát đặt ra câu hỏi về

sự tác động của nó đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Vấn

đề này đã thu hút sự quan tâm chú ý của dƣ

luận và đã có những ý kiến trái ngƣợc nhau.

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình

bày về những ảnh hƣởng tiêu cực của ngôn

ngữ chát 9X và những biện pháp nhằm hạn

chế những tiêu cực đó để giữ gìn sự trong

sáng của tiếng Việt.

* Email: [email protected]

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của bài báo

là Ngôn ngữ chát của 140 học sinh, gồm:

- 48 học sinh lớp 11C1 Trƣờng THPT Hoàng

Diệu, Quản Nam;

- 45 học sinh lớp 11A2 Trƣờng THPT

Nguyễn Duy Hiệu, Quảng Nam;

- 47 học sinh lớp 9.1 Trƣờng THCS Phan

Thúc Duyện, Điện Thọ, Quảng Nam.

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN

NGỮ CHÁT CỦA GIỚI TRẺ 9X

Không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp trên bàn

phím, hiện nay ngôn ngữ chát đã trở thành

hiện tƣợng xã hội có tốc độ “lây lan” khó

kiểm soát trong cộng đồng các bạn trẻ 9X.

Với tiêu chí “càng có khó hiểu càng tốt”, các

bạn trẻ ra sức sáng tạo, gia cố để tạo dựng cho

Ngôn ngữ chát 9X “một bƣớc tiến dài” so với

ngôn ngữ truyền thống đến nỗi ngƣời lớn, kể

cả những phụ huynh trẻ cũng khó lòng mà

hiểu những gì con mình đang viết trên điện

thoại hoặc máy tính.

Ngôn ngữ chát 9X hình thành phổ biến bằng

6 cách sau:

Dùng các loại tính từ, động từ, danh từ để

nhấn mạnh hoặc với dụng ý nâng cao tính

hài hƣớc cho cuộc giao tiếp của mình

Khi giao tiếp hằng ngày cũng nhƣ giao tiếp

online, giới trẻ hiện nay đã làm mới ngôn ngữ

Page 2: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

224

của mình bằng cách sử dụng các loại tính từ,

động từ, danh từ để nhấn mạnh hoặc với dụng

ý hài hƣớc. Ví dụ: Con bé đó ngon nhỉ, thấy

mà no, con này chất đấy,...

Ngon: tính từ (thức ăn thức uống) gây cảm

giác thích thú làm cho ăn hoặc uống không

thấy chán. [1,tr.883].

Trong câu này, ngon đƣợc dùng để đặc điểm

của một con ngƣời với dụng ý nhấn mạnh

những ƣu điểm một cách hài hƣớc.

Phép trừ - tiết kiệm thời gian

Hiện nay, viết tắt đang là xu hƣớng mà đông

đảo các bạn trẻ yêu thích và sử dụng. Vừa để

tiết kiệm thời gian, vừa tạo cảm giác mới lạ,

các bạn trẻ đã biến tƣớng tiếng Việt bằng

cách viết tắt không theo một quy tắc nào cả.

Xu hƣớng này một số ngƣời cho đó là phép

trừ đi các chữ cái. Ví dụ: bít = biết; vít = viết,

bùn = buồn, Không = k, hok, hem, hum, hông,

Biết = bít, bik, bix, Thích = thít, thik, thix;

Nói= ns, n’; Với = w, vs, v’; Vậy = zạ, z, v;

Như thế nào= ntn; Làm sao = ls

Và một số từ khác dùng cho trƣờng phái

“đang yêu”: ox bx (ông xã bà xã) vk ck (vợ

chồng), a e (anh em)....

Sau kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi, một bạn nữ học

sinh trƣờng THPT Hoàng Diệu có nick

“PéPum” đã cập nhật trạng thái trên facebook

“H nay k bjk co ket wa mon lj chua he!!!!!”

(hôm nay không biết có kết quả môn lý chƣa

hè!!!).

Phép cộng - gia tăng cảm xúc

Một phƣơng thức hình thành Ngôn ngữ chát

9X đƣợc giới trẻ sử dụng là phép cộng thêm

vào trong từ những chữ cái để tạo ra âm mới.

Ví dụ: vui = dzui, thôi = thoai, về = dzìa…

Tuy nhiên, theo đánh giá thì các bạn trẻ

không thích dùng kiểu này vì lý do thêm chữ

cái khi viết vừa mất thời gian, lại khó nhìn.

Ngoài ra, các icon (biểu tƣợng cảm xúc) cũng

là một dạng của xu hƣớng trong phép cộng

mà tuổi “teen” rất ƣa chuộng. Nhiều học sinh

thừa nhận rằng, việc thêm chữ để tạo từ

“mới” và nhất là các biểu tƣợng (icon) giúp

họ thể hiện dễ dàng các cung bậc tình cảm

của mình. Các icon mà 9X thƣờng sử dụng

nhƣ :) cƣời, :))))) rất buồn cƣời, >3 : yêu, >!<:

cau có….

Thay thế chữ cái

Đây là một phƣơng pháp khá thông dụng,

đƣợc các bạn trẻ sử dụng nhiều. Phép thay thế

có 2 dạng:

Phép thay thế bộ phận

Là cách mà dân @ thay chữ này bằng chữ

khác trong một từ. Ví dụ: tao = tau; pé = pé,

thôi = thui, hắn= hén, ăn = en, vui= zui, vì =

zì, vậy = zậy, rồi = rầu, sao = sô …

Qua tìm hiểu, có thể nhận ra một quy luật của

kiểu viết này trong blog của các teen, đó là

một số chữ nhƣ: b đổi thành p, i thành y hoặc

j, c thành k…

Một bạn có nickname “Sao Bang” viết trên

facebook “Truj uj ren ho koj d? Dc kon mjk

thj k???? Sô mà ngu thế !!!!!

Ua? Mà kần j koj truog nj thj cho bjk thuj

moa hjhj rot kug dau sao hjhjhj thuj k wan

tam hjhj” (Trời ơi, sao ngƣời ta coi điểm

đƣợc mà mình thì không? Sao mà ngu thế!!!

Mà cần gì coi trƣờng ni thi cho biết thôi mà,

hihi, rớt cũng đâu (có) sao hihihi, thôi không

quan tâm, hihi).

Phép thay thế toàn bộ

Là cách thay hẳn từ này bằng một từ khác. Ví

dụ: không = hổng, gì =j, giờ = h, biết rồi = pýt

ròy, wá, wyển (quá, quyển); wen (quen); wên

(quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bit k?

(biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc

(đƣợc); ko,k (không); u (bạn, mày), v.v… Và

những từ rất mới nhƣ: chuối (dở hơi); khoai

(khó); phở (đẹp đẽ, ngon lành); điên đảo (cực

kì); vãi (kinh khủng); hack (siêu); hic (buồn),

haha (vui).v.v…

Bạn học sinh lớp 9 trƣờng THCS Phan Thúc

Duyện có nick là “Ngoc Thanh Ho” tâm sự:

“Uidza….....chit that…..tu0ng~ h0k

dau…..mUk dau h0k tu0ng~…. ….”( Ui

da…chết thật… tƣởng không đau…mà đau

không tƣởng…)

Page 3: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

225

Ngôn ngữ “ba chỉ”

Một bộ phận 9X khi online sử dụng tiếng Anh

theo kiểu mà bất cứ phụ huynh nào dù là

ngƣời biết khá nhiều về ngoại ngữ vẫn không

thể hiểu nổi. Ví dụ: use cái ni ntn? (dùng cái

ni như thế nào); Tks (cảm ơn); G9 (chúc ngủ

ngon); Pp (tạm biệt)

Và những chữ tiếng Anh thông thƣờng khác

nhƣ: bộ đồ này mix bad quá (bộ đồ này phối

xấu quá); Topic này quá dở (chủ đề này quá

dở); Bạn cute ghê (bạn dễ thương ghê); Và cả

viết tắt tiếng Anh: Pp (bye bye), U r (you are),

G9 (goodnight), 92mitu (nice to meet you).

Một đoạn thƣ mà một bạn 9X gửi cho bạn

của mình:

“Dear Hieu,

E La e của Nam. Nam co noi ve Hieu. Ngay

nao Hieu di uong ca phe (Coffee) voi Nam

and e duoc? Hieu email cho e Biet.

E, Cà rốt”

(Chào Hiếu.

Em là em của Nam. Nam có nói về Hiếu.

Ngày nào Hiếu đi uống cà phê với Nam và

em được không? Hiếu email cho em biết.

Em, Cà rốt.)

Chúng ta có thể thấy việc tác giả bức thƣ

dùng một loại ngôn ngữ Anh Việt lẫn lộn

không đem lại hiệu quả nào về mặt ngôn ngữ

mà chỉ làm cho bức thƣ trở nên rối rắm và

khó đọc.

Tiếng lóng – sức sáng tạo của 9X

Bên cạnh việc gia cố cho tiếng Việt bằng cách

thêm bớt hoặc biến đổi các chữ cái, Ngôn ngữ

chát 9X còn có hàng loạt những kiểu chơi chữ

hay tiếng lóng thời đại, dùng lâu nay đã trở

thành quen thuộc nhƣ: “Ngất ngây con gà

tây”, “Phi công trẻ lái máy bay bà già”,

“Tào lao bí đao”, “Tự nhiên như con điên”…

Các cách hình thành Ngôn ngữ chát 9X trên

đây là những cách phổ biến nhất, thông dụng

nhất mà các bạn trẻ thƣờng hay dùng. Qua

khảo sát, chúng tôi thống kê lại ở bảng 1.

Nhƣ vậy có thể thấy các phép biến đổi chữ cái

và viết tắt là những cách phổ biến đƣợc các

bạn trẻ 9X ƣa chuộng, sử dụng nhiều trong

ngôn ngữ Chat của mình.

NGÔN NGỮ CHÁT CỦA HỌC SINH

QUẢNG NAM

Nhƣ phạm vi bài báo đã giới thiệu, chúng tôi

khảo sát ngôn ngữ Chát của 140 em học sinh

ở 2 trƣờng THPT và một trƣờng THCS của

huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Cũng nhƣ các bạn trẻ cả nƣớc, các em học

sinh ở ba ngôi trƣờng trên cũng sử dụng Ngôn

ngữ chát trong giao tiếp online cũng nhƣ giao

tiếp hằng ngày với các bạn khác. Tuy nhiên,

Ngôn ngữ chát của các em học sinh Quảng

Nam có điểm khác ở những nơi khác.

Quảng Nam là vùng đất mà phƣơng ngữ có

phần nặng hơn so các vùng khác. Cái mặn

mòi trong lời ăn tiếng nói của vùng đất duyên

hải miền Trung lâu nay cũng khiến không ít

ngƣời khi mới tiếp xúc lần đầu cũng khó nghe

và khó hiểu. Ngày nay, để phá cách và tạo ấn

tƣợng, các bạn trẻ 9X đã đem phƣơng ngữ

Quảng Nam vào trong Ngôn ngữ chát theo

kiểu “Quê tôi A phát thành OA, Ă thành E

hết, AO ra Ô mà…”. Ví dụ nhƣ: nói năng =

núa neng, trời nắng = trời nén, làm = lồm, xa

lắc: xa léc – xa quéc, ri (như thế này), rứa

(vậy, thế), răng (sao), mô (đâu), hỉ (hả); răng

= reng, sao = sô. V.v… Cách viết này vừa

lệch chuẩn chính tả, vừa gây khó kiểu cho

ngƣời đọc.

Ngoài ra, mã hoá cũng là một cách viết đƣợc

nhiều bạn trẻ ở Quảng Nam ƣa chuộng. Mã

hóa là một kiểu viết với số ghép cạnh các con

chữ. Ví dụ: 92mitu = nice to meet you, G9=

good night.

Các chữ cái trong tiếng Việt đã đƣợc 9X sử

dụng thay thế bằng con số và chữ khác, chủ

yếu là nhƣ sau:

Cơ bản:

A -- 4

E -- 3

i -- j

Page 4: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

226

g -- 9

O,o -- 0

0 -- o

qu -- w

Dấu:

â -- 4^

ê -- 3^

ô -- 0^

ƣ -- u*

ơ -- 0*

sắc -- „

huyền -- `

hỏi -- ?

ngã -- ~

nặng -- .

Ví dụ các nick name của các bạn thƣờng là:

dembu0n.nh0em = đêm buồn nhớ em,

thienthanh0m3nh = thiên thần hộ mệnh

Cao siêu hơn, gần đây thế hệ 9X đã cải tiến

và cho ra đời một loại ngôn ngữ còn gọi là

mật mã @.

Bảng giải mã nhƣ sau:

A = Cl

B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225)

C = (

D = ])

E =

F_

G = (¬ (¬ = Alt + 170)

H = †| († = Alt+0134)

I = ]

K = ]<

L = ]_

M = /v\

N = ]\[

O = º(º = Alt + 248 = Alt+0186)

P = ]º

QU = v\/

R = Pv

S = §

T = † († = Alt+0134)

U = µ (µ = Alt+230)

V = v

W = v\/

X = ><

Y = ¥ (¥ = Alt+157)

Một thông điệp yêu thƣơng đƣợc viết bằng

ngôn ngữ nhƣ thế này thì không bậc phụ

huynh nào có thể đọc và hiểu đƣợc: (º]\[ ¥ Eµ

/v\E ]_Cl/v\. (º]\[ §E (º (¬Cl]\[(¬ †|º( (¬]º] ])E

/v\E vµ] (Con yêu mẹ nhiều lắm, con sẽ cố

gắng học giỏi để mẹ vui).

Sự “biến tấu” đa dạng của Ngôn ngữ chát 9X

đang khiến nó trở thành trào lƣu và thu hút

đông đảo bạn trẻ. Trƣớc thứ ngôn ngữ không

giống ai kiểu trên đang trở nên thông dụng

hơn bao giờ hết trong giới trẻ, thì chúng ta

cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp

nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Bảng 1. Tần số sử dụng các dạng chát của HS 9X hiện nay

STT Cách biến đổi Tỷ lệ sử dụng

1 Dùng các loại tính từ, động từ, danh từ để nhấn mạnh hoặc với dụng ý hài

hƣớc cho cuộc giao tiếp của mình

3,5%

2 Phép trừ - tiết kiệm thời gian 39,4%

3 Phép cộng –gia tăng cảm xúc 7,7%

4 Thay đổi chữ cái 21,9%

5 Ngôn ngữ “ba chỉ” 16,0%

6 Tiếng lóng – sức sáng tạo của 9X 11,5%

Page 5: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

227

NGUYÊN NHÂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

NGÔN NGỮ CHÁT 9X

Chat 9X đang phát triển mạnh mẽ mà “công

lao” thuộc về các bạn trẻ. Họ ra sức sáng tạo,

gia cố để ngôn ngữ này ngày càng phát triển

mạnh hơn với tiêu chí càng thích mắt, càng

khó đọc, khó hiểu càng tốt. Những hiện tƣợng

đó có những nguyên nhân khách quan và chủ

quan của nó.

Nguyên nhân khách quan

Về mặt khách quan, ngôn ngữ là một hiện

tƣợng xã hội đặc biệt đƣợc hình thành dựa

trên những cơ sở xã hội nhất định. Từ khi đất

nƣớc bắt đầu có của ăn của để và việc kết nối

Internet, sử dụng điện thoại di dộng đang lan

truyền từ thành thị đến nông thôn thì cũng là

lúc tiếng Việt có thêm môi trƣờng để giao

tiếp, sử dụng. Điều đó hình thành một cộng

đồng cƣ dân mạng và kéo theo hình thành

ngôn ngữ của cƣ dân mạng. Giới trẻ là những

ngƣời tiên phong hƣởng ứng trào lƣu này.

Ngôn ngữ chát ban đầu xuất hiện chỉ để các

bạn giao tiếp online với mục đích để giao tiếp

nhanh, gọn nhƣng dần dần đã lạm dụng và

biến tƣớng. Em Phƣơng Trinh – Học sinh lớp

11A3 Trƣờng Nguyễn Duy Hiệu cho biết:

“Chúng em sử dụng ngôn ngữ @ chủ yếu là

để viết nhanh gọn và giải trí. Chat trên

Facebook thấy ngôn ngữ này dùng nhiều nên

tụi em cũng học theo rồi nghiện lúc nào

không hay”.

Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập quốc tế,

“xã hội ta có sự thay đổi từ xã hội bảo thủ

sang xã hội cởi mở cùng với đó lối sống

nhanh Phương Tây ào ạt tràn vào Việt

Nam”.[2,tr75]. . Đây trở thành một trong

những nguyên nhân khiến Ngôn ngữ chát 9X

phát triển bởi nó thoả mãn yêu cầu của các

bạn trẻ là nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian nhờ

cách viết tắt tối đa các ký tự. Bên cạnh đó, sự

lạm dụng tiếng nƣớc ngoài trên một số

phƣơng tiện truyền thông cũng đã ảnh hƣởng

nhiều đến các bạn trẻ. Thời gian gần đây,

những từ phiên dịch kiểu nhƣ đa zi năng (đa

năng), dzì zai (DJ), đớp liu xi (WC), măn – nỳ

(money) hay những từ tiếng Anh nhƣ level,

troll, FC (viết tắt của từ Fan Cup) …. xuất

hiện khá nhiều trên các tờ báo nổi tiếng dành

cho học sinh – sinh viên nhƣ Hoa học trò,

Sinh viên, 2!. Điều này có tác động không

nhỏ đến các bạn trẻ. Bên cạnh việc Việt hoá

đƣợc nhiều cái hay, cái đẹp của những tiếng

nói, chữ nƣớc ngoài thì việc sử dụng ngôn

ngữ nhƣ vậy đã làm cho sự trong sáng của

tiếng Việt bị ảnh hƣởng. Phải chăng những tờ

báo này cũng đã uốn mình theo xu hƣớng của

một bộ phận giới trẻ để rồi quên mất nhiệm

vụ định hình ngôn ngữ cho giới trẻ.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên,

sự phát triển của Ngôn ngữ chát 9X còn do

nhu cầu của các bạn trẻ. Thế hệ 9X là thế hệ

của pro, kute, của những phong trào mau

“hot” chóng tàn. Các bạn luôn muốn tìm tòi

sự khác biệt, mới lạ, tƣ duy cần phải tạo nên

sự khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay.

Họ muốn khẳng định mình trƣớc ngƣời lớn,

để ngƣời lớn phải tôn trọng. Đa số các ý kiến

khảo sát của các bạn trẻ đều cho rằng việc sử

dụng ngôn ngữ @ trong giao tiếp sẽ thể hiện

đƣợc cá tính và sức sáng tạo của mình. “Viết

như vậy đâu có gì là sai, vừa nhanh lại hiệu

quả chỉ cần không đưa vào bài kiểm tra là

được”. Bạn Ngọc Nhi – Học sinh lớp 9

trƣờng Phan Thúc Duyện cho biết. Hơn nữa

việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này của các

bạn còn giúp các bạn đảm bảo yếu tố bí mật

trong nội dung giao tiếp với các vị phụ huynh.

Với các bạn trẻ ở 3 trƣờng ở Quảng Nam

đƣợc khảo sát thì Chát ngữ 9X mang dấu ấn

thổ ngữ. Đây là do ảnh hƣởng của lời ăn tiếng

nói hằng ngày của các em.

HẬU QUẢ

Ngôn ngữ của một dân tộc là ngôn ngữ đa bản

sắc, đặc trƣng cho văn hoá của một đất nƣớc

nên dân tộc ta từ trƣớc đến nay vẫn luôn quan

niện bảo vệ ngôn ngữ cũng nhƣ bảo vệ tầm

vóc văn hoá của dân tộc.

Ngôn ngữ chát 9X là một hiện tƣợng ngôn

ngữ mới hình thành nhƣng đang phát triển với

Page 6: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

228

tốc độ chóng mặt trong xã hội và nhất là bộ

phận giới trẻ. Cá tính, sáng tạo là những điều

đƣợc khuyến khích tuy nhiên việc các bạn trẻ

làm dụng điều này đã tạo nên một hệ thống

ngôn ngữ cải biên quái gở, tật nguyền. Nguy

hại hơn, các em không chỉ sử dụng trong giao

tiếp online mà quen tay các em còn thản

nhiên đem vào trong học đƣờng, vào bài kiểm

tra. Cô Nguyễn Thị Thuận – Giáo viên dạy

văn trƣờng THPT Hoàng Diệu (Điện Bàn)

cho biết: “học sinh bây giờ viết sai lỗi chính

tả nghiêm trọng. Nhắc nhở các em nhiều lần

nhƣng các em nói do quen tay rồi khó sửa.

Những từ nhƣ bjt (biết), rùi (rồi), u (bạn), k

(không), “hắn” biến thành “hén” và những từ

viết tắt khó hiểu nhƣ “Tam Kỳ” thành

“3Kỳ”… xuất hiện nhiều trong vở tập và

những bài kiểm tra của các em”. Bằng việc thay

đổi tiếng Việt chuẩn, ngôn ngữ chát còn khiến

các em phát âm sai, méo mó dần dần các em

viết không còn biết đâu là chuẩn chính tả.

Việc sử dụng ngôn ngữ chát cùng với các

icon biểu hiện cảm xúc đã cũng đã tạo cho

các em thói quen lƣời suy nghĩ để tìm lời hay,

ý đẹp cho bài viết của mình. Điều này rất

nguy hại, nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ

khiến các em mất năng lực cảm thụ vẻ đẹp

của ngôn ngữ mẹ đẻ và không nhận biết đựơc

giá trị văn hoá của ngôn ngữ. Tình trạng này

lan rộng sẽ ảnh hƣởng đến tâm sinh lý của các

em. Hãy ý thức rằng việc sử dụng ngôn ngữ

teen về lâu về dài ở một góc độ khác có thể

làm cho ngôn ngữ giao tiếp có nguy cơ

biến dạng, ảnh hƣởng tiêu cực đến ngôn ngữ

mẹ đẻ. Vì vậy, cần chọn lọc khi sử dụng ngôn

ngữ giao tiếp và hãy nhớ rằng tin nhắn và một

vài kiểu giao tiếp trên mail mà đặc biệt là khi

chat chỉ đƣợc sử dụng một cách chừng mực

chứ không nên thái quá. Quan trọng nhất là

cần làm chủ chính mình trƣớc những diễn tiến

của cuộc sống và sự “thay đổi” của ngôn ngữ

thực dụng là điều cần chú ý.

BIỆN PHÁP GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG

CỦA TIẾNG VIỆT

Ngôn ngữ chát 9X hình thành do nhu cầu của

một nhóm ngƣời, nó có tính lâm thời và bất

ổn định. Ngôn ngữ chát 9X sẽ mất đi nhƣng

những hậu quả mà nó để lại sẽ không hề mất.

Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải đƣa ra

những biện pháp can thiệp, những quy định

chặt chẽ để giữ những nét đẹp của tiếng Việt.

Trƣớc hết, chúng ta cần khoanh vùng và quy

định khu vực sử dụng của nó. Chẳng hạn,

Chát ngữ chỉ có thể đƣợc sử dụng trong giao

tiếp giữa những ngƣời chat trong các

chatroom trên internet. Cấm dùng ngôn ngữ

chat trong phạm vi công cộng, trong các bài

viết ở trƣờng, trên các phƣơng tiện thông tin

đại chúng nhƣ Tivi, đài, báo. Vì đây đƣợc

xem nhƣ những mẫu mực trong việc sử dụng

ngôn từ vì vậy báo chí phải hạn chế sử dụng

từ vay mƣợn nƣớc ngoài. Tiếng Việt chúng ta

rất đẹp và phong phú, có thể tìm thất các từ

tƣơng đƣơng với các từ vay mƣợn từ tiếng

nƣớc ngoài. Viện Ngôn ngữ học nên đề xuất,

xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ

tiếng nƣớc ngoài trong các văn bản, nhất là

văn bản chính thức của Nhà nƣớc. Chúng ta

phải sửa bằng tƣ duy, sửa bằng ý thức công

dân, đƣa ra các phân tích kèm theo các lời

khuyên để học sinh hiểu và không nên lạm

dụng nó.

Cần xây dựng Nội quy diễn đàn và kiểm tra

việc chấp hành nội quy của các thành viên

tham gia diễn đàn là một trong các biện pháp

tốt nhất. Trong nội quy cần quy định rõ những

nội dung đăng trên diễn đàn phải đƣợc viết

bằng tiếng Việt đúng chuẩn, có dấu, những

bài viết nào vi phạm sẽ không đƣợc đăng.

Các trƣờng học phải chú trọng, đẩy mạnh

giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt. Các bạn trẻ cần phải tự nhận thức

đƣợc niềm tự hào và ý thức dân tộc trong việc

sử dụng tiếng Việt. Thầy Nguyễn Hồng Tập,

Phó Hiệu trƣởng Trƣờng THPT Hoàng Diệu

cho biết “Cảm nhận hết cái hay cái đẹp của

tiếng Việt, các em mới có cách ứng xử đúng

với ngôn ngữ mẹ để. Vì vậy, ngoài những

kiến thức truyền đạt trên lớp, nhà trƣờng còn

tổ chức các hoạt động ngoại khoá để giáo dục

các em có ý thức giữ gìn nét đẹp của tiếng mẹ

Page 7: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

229

đẻ của mình.” Bên cạnh đó, Nhà trƣờng cần

có biện pháp mạnh để nghiêm cấm sử dụng

nó vào trong các bài viết và bài kiểm tra. Cô

Nguyễn Thị Ba – Giáo viên trƣờng cấp THPT

Hoàng Diệu (Điện Bàn) cho biết: “trong bài

kiểm tra của mình, em nào viết sai lỗi chính tả

thƣờng bị cô trừ điểm rất nặng. Sau khi trả

bài, cô còn nhắc nhở trƣớc lớp để các bạn ghi

nhớ và sửa chữa.”

Trình độ ngoại ngữ cũng ảnh hƣởng đến việc

ứng xử của các em đối với ngôn ngữ mẹ đẻ.

Sau khi học một ngôn ngữ nào đó dù muốn

hay không chúng ta cũng thƣờng có sự liên hệ

nhất định với tiếng Việt. Và dựa vào sự so

sánh, đối chiếu đó, các em có thể thấy đƣợc

tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp không thua

ngôn ngữ nào. Ngoại ngữ tốt giúp các em

hiểu rõ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và từ

đó có cách ứng xử thích hợp với nó. Những

tình cảm, thái độ ấy, nếu đƣợc vun đắp

thƣờng xuyên sẽ trở thành phẩm chất văn hoá,

giá trị đạo đức để các em trở thành nhân tố

tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại những

biểu hiện tiêu cực trong ngôn ngữ dân tộc.

Các bậc phụ huynh nên trò chuyện cùng con

em mình nhƣ những ngƣời bạn để hiểu đƣợc

tâm tƣ nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, tôn

trọng quyền riêng tƣ của các em và đƣa ra

những lời khuyên một cách thiết thực nhất.

Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên

trong việc định hƣớng cho học sinh – sinh

viên hiểu những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ

mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo

vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nên

kết hợp các hoạt động của Đoàn với việc giáo

dục các em tinh thần tự hào về ngôn ngữ dân

tộc. Có nhƣ vậy các em yêu quý và ý thức

đƣợc trách nhiệm trong công cuộc bảo tồn và

phát triển tiếng Việt.

Đối với các em học sinh ở vùng có thổ ngữ

nặng nhƣ Quảng Nam thì việc giáo dục các

em nói tiếng phổ thông ngay từ khi còn nhỏ sẽ

hạn chế đƣợc việc viết sai lỗi chính tả sau này.

KẾT LUẬN

Theo dòng cuốn của quá trình hội nhập thế

giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn

ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các

nhu cầu giao tiếp mới. Bất kể ngôn ngữ nào

cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để

phát triển và hoàn thiện. Tiếng Việt của

chúng ta cũng vậy. Ngôn ngữ mà các bạn trẻ

9X hiện nay nói chung, học sinh THPT,

THCS Điện Bàn, Quảng Nam nói riêng đang

dùng có rất nhiều từ mới và nhiều từ không

mới nhƣng đƣợc dùng với nghĩa khác mà thế

hệ 9X cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên

tƣởng phong phú của mình thì mới nghĩ ra

đƣợc sự thay thế, và đƣợc cho là “hoàn hảo”.

Ngôn ngữ này cũng có mặt tích cực là thể

hiện đƣợc cá tính và có sức biểu cảm cao.

Tuy nhiên, việc lạm dụng ngôn ngữ cải biên

này nhất là khi đƣa nó vào trong học đƣờng

đã có ảnh hƣởng tiêu cực đến ngôn ngữ mẹ

đẻ, ảnh hƣởng đến văn hoá ngôn ngữ, làm

mất đi cái hay cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

Các em học sinh cần có ý thức sử dụng Ngôn

ngữ chát này đúng lúc, đúng nơi. Vai trò của

các thầy cô và phụ huynh trong việc này là

một vai trò quan trọng. Chúng ta không nên

phủ nhận sự có mặt của Ngôn ngữ chát nhƣ

một sự tiến hoá của ngôn ngữ và chúng ta nên

đặt lại vấn đề làm sao hội nhập vào đó mà

không bị những làn gió độc làm hƣ, làm tàn

hoại văn hoá truyền thống. Các bạn trẻ đang

trong giai đoạn muốn chứng tỏ mình nên lúc

này, nhiệm vụ của ngƣời lớn là định hình

hƣớng đi đúng cho các em. Có sự chung tay

góp sức của cả cộng đồng sẽ trả lại màu sáng

cho ngôn ngữ dân tộc và lúc đó ngôn ngữ

Chát của 9X đã không còn là một cụm từ

mang nghĩa tiêu cực.

Trên đây là khảo sát sự tác động của ngôn

ngữ chat của học sinh một số trƣờng THPT,

THCS tỉnh Quảng Nam. Việc nghiên cứu sử

dụng ngôn ngữ chat trên bình diện nhiều

trƣờng THPT, THCS của tỉnh Quảng Nam để

hƣớng dẫn các em sử dụng ngôn ngữ chat

thích hợp mà vẫn giữ đƣợc cái hay của tiếng

Việt sẽ đƣợc trình bày trong công trình khác.

Page 8: Sự tác động của ngôn ngữ chát đến sự trong sáng của tiếng ...lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/42140_96201415431630.pdf · ... chủ yếu sử dụng là

Nguyễn Ngọc Chinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 223 - 230

230

TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung

tâm từ điển học, Đà Nẵng.

2. Phan Hồng Liên (2007), Để tiếng Việt ngày

càng trong sáng, Nxb Văn học, Hà Nội.

3. http://tuoitre.com.vn

4. http://thanh nien.com.vn

5. http://www.vnexpress.net.

SUMMARY

THE EFFECTS OF CHATTING LANGUAGE ON THE PURITY

OF THE VIETNAMESE LANGUANGE:

A STUDY AT SEVESAL SCHOOLS IN QUANGNAM PROVINCE

Nguyen Ngoc Chinh

*, Nguyen Thi Phuong, Nguyen Ngoc Nhat Minh

Da Nang University

Chat language or chat slang, @ language is a kind of language which was born from social

website, chat yahoo or handphone‟s messages, it is principally being used by pupils, students –

teenagers who are called 9X. 9X‟s chat slang is a new language which showes creativeness of

young man, however, abusing and disguising of language, with strange symbols, complicated and

confusing vocabularies, is affecting the pureness of Vietnamese and losing national character. This

language is not only used in “illusory” enviroment but also spreads in school, and influence

negatively to youth. This report raises all problems of 9X‟s chat slang and how to protect the pure

ness of Vietnamese in some of school of Quang Nam province.

Key words: chatting language; language; impact; cultural; the purity of the Vietnamese

Ngày nhận bài:18/02/2014; Ngày phản biện:10/3/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Đức Hải – Đại học Thái Nguyên

* Email: [email protected]