6
Volume 18 | 2021, 2nd Quarter Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Iniave 1 Khi mà kỳ nghỉ đông đang đến gần, một cảm giác háo hức và mong chờ bắt đầu dâng trào với tất cả mọi người vào thời điểm trong năm này. Các cửa hàng bày biện đồ chơi và trang trí trên các kệ hàng, các ánh đèn được bật sáng ở các cơ sở kinh doanh xung quanh thị trấn và ngọn nến thắp lên trên các khung cửa sổ, đã đưa tôi trở lại thời ấu thơ mộc mạc, đơn giản, khi đó tôi chỉ mong cho đến các kỳ nghỉ lễ. Những kỳ nghỉ lễ này không chỉ là có đồ chơi, ánh đèn và thức ăn.... mà còn có nghĩa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, không phải đến trường! Thật là một món quà quý giá khi có hai tuần nghỉ trọn vẹn ở nhà, trong bộ đồ ngủ với chị gái và mẹ mà không phải làm gì ngoài việc chơi và xem . Quay trở lại thực tế hiện tại, tôi cảm thấy choáng ngợp với suy nghĩ rằng thời gian xa trường học có thể không có ý nghĩa tương tự đối với các con của tôi như trong quá khứ. Tôi tự hỏi liệu kỳ nghỉ này sẽ vẫn giống như khoảng thời gian 18 tháng vừa qua trong thời kỳ đại dịch, hay sẽ như những kỳ nghỉ lễ bình thường trước đây? Càng suy ngẫm, tôi càng có quyết tâm giúp các con mình không chỉ vượt qua thời kỳ khủng hoảng của đại dich Covid-19 mà còn giúp các con có thể tm lại cảm giác bình thường với các truyền thống gia đình mà chúng tôi đã rất ưa thích trước kia. Đây là một số ý tưởng mà tôi thực hiện cho các con mình nhằm giúp lấy lại những điều kỳ diệu cho kỳ nghỉ sắp tới: Giới hạn thời gian nhìn màn hình và sử dụng các thiết bị điện tử. Trẻ em đã bị cuốn vào thế giới ảo trong suốt một năm rưỡi qua, vì vậy tôi muốn đảm bảo toàn bộ các bộ phận của cơ thể cũng như tai, mắt của trẻ không ếp xúc với màn hình trong kỳ nghỉ, đồng thời giúp trẻ tận hưởng những hoạt động đơn giản và thú vị mà kỳ nghỉ lễ mang lại. Cùng nhau chơi các trò chơi trên bàn, đọc sách, làm một số đồ thủ công và tham gia các hoạt động ngoài trời. Cả gia đình cùng nhau nấu ăn! Những ngày nghỉ là thời gian tuyệt vời để cả gia đình cùng nhau nấu ăn. Các công thức nấu ăn truyền thống của gia đình đã được truyền qua nhiều thế hệ luôn là điều hấp dẫn với trẻ em và cũng là món ăn nên làm trong năm nay. Cùng nhau nấu ăn cũng là một cơ hội học tập, chẳng hạn như sử dụng các công thức nấu ăn và phép đo giúp giữ các kỹ năng đọc và làm toán luôn nhạy bén. Nấu ăn ngày lễ có thể làm cho việc học trở nên thú vị! Làm mới ngôi nhà. Cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc, thậm chí có thể sơn sửa một chút để ngôi nhà trở nên tươi mới hơn. Tham gia các hoạt động nh nguyện. Cùng nhau tm kiếm các hoạt động phục vụ cộng đồng, chẳng hạn như tham gia tnh nguyện tại nơi tạm trú của địa phương để giúp gói quà, giao hoặc phục vụ bữa ăn, giúp hàng xóm làm sân vườn, tnh nguyện tại tổ chức bảo vệ động vật, ... Những việc làm này mang đến cơ hội giao lưu với những người khác và giúp đỡ những người có nhu cầu Khi các bậc phụ huynh dành thời gian cho con cái của mình trong những tháng sắp tới, tôi khuyến khích các bậc phụ huynh gắn kết nối với những truyền thống gia đình cũ, tạo ra những truyền thống mới của riêng mình và tm cách làm cho những ngày nghỉ lễ trở nên đáng nhớ với bản thân và các con. 2019, 3rd Quarter Volume 15 Sự Kết nối chặt chẽ của Phụ huynh và Gia đình Gia đình và Nhà trường Cùng nhau Tạo sự Khác biệtCho vì tnh yêu, không phải vì nghĩa vụ. Cho khi điều đó ít được mong đợi nhất. Cho mà không kèm theo điều kiện Cho từ trái m của bạn. Cho từ của chính mình. Cho để thể hiện sự quan tâm. Giúp đỡ mà không làm người khác cảm thấy bị bất lực. Cho một thứ gì đó mang unh hy sinh cá nhân. Cho để tạo ra sự khác biệt. Cho mà không unh toán. Cho không vì lý do gì cả. Cho một ít nếu không thể cho nhiều. Cho mà không thu hút sự chú ý đến bản thân. Cho mà không phải do bị yêu cầu. Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Tặng cho những người cần nó nhất. Tác giả không biết tên Món quà của sự Cho đi Shannon Lang

Món quà của sự Cho đi

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

1

Khi mà kỳ nghỉ đông đang đến gần, một cảm giác

háo hức và mong chờ bắt đầu dâng trào với tất cả

mọi người vào thời điểm trong năm này. Các cửa

hàng bày biện đồ chơi và trang trí trên các kệ hàng,

các ánh đèn được bật sáng ở các cơ sở kinh doanh

xung quanh thị trấn và ngọn nến thắp lên trên các

khung cửa sổ, đã đưa tôi trở lại thời ấu thơ mộc

mạc, đơn giản, khi đó tôi chỉ mong cho đến các kỳ

nghỉ lễ. Những kỳ nghỉ lễ này không chỉ là có đồ

chơi, ánh đèn và thức ăn.... mà còn có nghĩa là một

khoảng thời gian nghỉ ngơi, không phải đến trường! Thật là một món quà quý

giá khi có hai tuần nghỉ trọn vẹn ở nhà, trong bộ đồ ngủ với chị gái và mẹ mà

không phải làm gì ngoài việc chơi và xem .

Quay trở lại thực tế hiện tại, tôi cảm thấy choáng ngợp với suy nghĩ rằng thời

gian xa trường học có thể không có ý nghĩa tương tự đối với các con của tôi

như trong quá khứ. Tôi tự hỏi liệu kỳ nghỉ này sẽ vẫn giống như khoảng thời

gian 18 tháng vừa qua trong thời kỳ đại dịch, hay sẽ như những kỳ nghỉ lễ

bình thường trước đây? Càng suy ngẫm, tôi càng có quyết tâm giúp các con

mình không chỉ vượt qua thời kỳ khủng hoảng của đại dich Covid-19 mà còn

giúp các con có thể tìm lại cảm giác bình thường với các truyền thống gia

đình mà chúng tôi đã rất ưa thích trước kia.

Đây là một số ý tưởng mà tôi thực hiện cho các con mình nhằm giúp lấy lại

những điều kỳ diệu cho kỳ nghỉ sắp tới:

Giới hạn thời gian nhìn màn hình và sử dụng các thiết bị điện tử. Trẻ em đã

bị cuốn vào thế giới ảo trong suốt một năm rưỡi qua, vì vậy tôi muốn đảm

bảo toàn bộ các bộ phận của cơ thể cũng như tai, mắt của trẻ không tiếp xúc

với màn hình trong kỳ nghỉ, đồng thời giúp trẻ tận hưởng những hoạt động

đơn giản và thú vị mà kỳ nghỉ lễ mang lại. Cùng nhau chơi các trò chơi trên

bàn, đọc sách, làm một số đồ thủ công và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Cả gia đình cùng nhau nấu ăn! Những ngày nghỉ là thời gian tuyệt vời để cả

gia đình cùng nhau nấu ăn. Các công thức nấu ăn truyền thống của gia đình

đã được truyền qua nhiều thế hệ luôn là điều hấp dẫn với trẻ em và cũng là

món ăn nên làm trong năm nay. Cùng nhau nấu ăn cũng là một cơ hội học

tập, chẳng hạn như sử dụng các công thức nấu ăn và phép đo giúp giữ các kỹ

năng đọc và làm toán luôn nhạy bén. Nấu ăn ngày lễ có thể làm cho việc học

trở nên thú vị!

Làm mới ngôi nhà. Cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc, thậm chí có thể

sơn sửa một chút để ngôi nhà trở nên tươi mới hơn.

Tham gia các hoạt động tình nguyện. Cùng nhau tìm kiếm các hoạt động

phục vụ cộng đồng, chẳng hạn như tham gia tình nguyện tại nơi tạm trú của

địa phương để giúp gói quà, giao hoặc phục vụ bữa ăn, giúp hàng xóm làm

sân vườn, tình nguyện tại tổ chức bảo vệ động vật, ... Những việc làm này

mang đến cơ hội giao lưu với những người khác và giúp đỡ những người có

nhu cầu

Khi các bậc phụ huynh dành thời gian cho con cái của mình trong những

tháng sắp tới, tôi khuyến khích các bậc phụ huynh gắn kết nối với những

truyền thống gia đình cũ, tạo ra những truyền thống mới của riêng mình và

tìm cách làm cho những ngày nghỉ lễ trở nên đáng nhớ với bản thân và các

con.

2019, 3rd Quarter Volume 15

Sự Kết nối chặt chẽ của Phụ huynh và Gia đình Gia đình và Nhà trường

“Cùng nhau Tạo sự Khác biệt”

Cho vì tình yêu, không phải vì nghĩa vụ.

Cho khi điều đó ít được mong đợi nhất.

Cho mà không kèm theo điều kiện

Cho từ trái tim của bạn.

Cho từ của chính mình.

Cho để thể hiện sự quan tâm.

Giúp đỡ mà không làm người khác cảm thấy bị bất lực.

Cho một thứ gì đó mang tính hy sinh cá nhân.

Cho để tạo ra sự khác biệt.

Cho mà không tính toán.

Cho không vì lý do gì cả.

Cho một ít nếu không thể cho nhiều.

Cho mà không thu hút sự chú ý đến bản thân.

Cho mà không phải do bị yêu cầu.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Tặng cho những người cần nó nhất.

Tác giả không biết tên

Món quà của sự Cho đi Shannon Lang

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

2

CĂNG THẲNG, MỆT MỎI VÀ NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ: MẸO ĐỐI MẶT

Căng thẳng và trầm cảm có thể phá hỏng kỳ nghỉ và làm tổn hại sức khỏe của bạn. Để đối mặt với thực tế này, việc lập kế hoạch trước và tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết có thể giúp tránh bị căng thẳng và trầm cảm.

Kỳ nghỉ lễ thường đưa đến một số những vị khách không mời, đó là căng thẳng và trầm cảm. Điều này không có gì lạ. Những ngày nghỉ lễ thường xuất hiện chóng mặt một loạt các nhu cầu. Một vài trong số đó có thể như các buổi tiệc, mua sắm, nướng bánh, dọn dẹp và các hoạt động giải trí ... Thêm vào đó, nếu coronavirus đang tiếp tục lây lan trong cộng đồng nơi bạn ở hoặc làm việc có thể khiến bạn cảm thấy bị căng thẳng thêm hoặc lo lắng về sức khỏe của bản thân và những người thân. Bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng, buồn bã hoặc lo lắng vì kế hoạch kỳ nghỉ của bạn có thể không khác gì mấy so vời thời điểm trong đại dịch COVID. Nhưng với một số mẹo thiết thực, có thể giúp bạn giảm thiểu những căng thẳng đi kèm với những ngày nghỉ. Bạn thậm chí có thể tận hưởng những ngày nghỉ nhiều hơn bạn nghĩ.

MỘT SỐ MẸO GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG, MỆT MỎI TRONG KỲ NGHỈ LỄ Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, thật khó để có thể ngừng và tập hợp nó lại. Hãy cố gắng ngăn ngừa căng thẳng và trầm cảm ngay từ đầu, đặc biệt nếu những ngày nghỉ lễ đã ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn trong quá khứ.

1. Nhận thức rõ những cảm xúc của bản thân. Nếu người thân của bạn đã qua đời trong thời gian gần đây hoặc bạn không thể ở bên cạnh những người thân yêu, hãy hiểu rằng cảm giác buồn bã và đau buồn là điều bình thường. Bạn có thể dành thời gian để khóc hoặc bày tỏ cảm xúc của mình. Bạn không thể ép bản thân vui vẻ chỉ vì đang là kỳ nghỉ lễ

2. Tìm kiếm sự trợ giúp. Nếu bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, hãy tìm đến các cộng đồng, tổ chức tôn giáo hoặc các sự kiện hoặc cộng đồng xã hội khác. Rất nhiều các tổ chức có thể có trang web, nhóm hỗ trợ trực tuyến, trang web truyền thông xã hội hoặc các sự kiện trực tuyến. Những tổ chức này có thể có một số các biện pháp hỗ trợ hay nhóm đồng hành hữu ích.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng trong kỳ nghỉ, việc trò chuyện với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình về mối quan ngại của bản thân cũng có thể giúp ích. Hãy thử liên hệ với người thân hoặc bạn bè dưới hình thức nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện video trực tuyến.

Tình nguyện dành thời gian hoặc làm điều gì đó để giúp đỡ người khác cũng là một cách tốt để nâng cao tinh thần và tăng cường tình bạn. Ví dụ: hãy cân nhắc mang cho nhà người bạn một món ăn hay món tráng miệng trong những ngày lễ.

3. Hãy thực tế. Những ngày lễ không cần phải hoàn hảo hoặc phải giống như năm trước. Khi gia đình phát triển và thay đổi, các truyền thống và nghi lễ cũng thường thay đổi theo. Chọn lọc, giữ lại một vài truyền thống cũ và sẵn sàng tạo những truyền thống mới. Ví dụ: nếu con cái đã trưởng thành và không thể về nhà trong kỳ nghỉ lễ, hãy tìm ra những phương thức mới để ăn mừng cùng nhau, chẳng hạn như chia sẻ hình ảnh, email hoặc video.

4. Giữ đúng ngân sách. Trước khi đi mua quà và thực phẩm, hãy quyết định xem bạn có thể chi bao nhiêu tiền. Sau đó, dựa vào ngân sách của bản thân để mua sắm. Đừng cố mua hạnh phúc bằng một đợt quà tặng. Hãy thử các lựa chọn thay thế sau: ✓ Đóng góp cho tổ chức từ thiện dưới danh nghĩa người nào đó. ✓ Tặng quà tự làm. ✓ Trao đổi quà tặng trong gia đình

5. Lên kế hoạch trước. Dành những ngày cụ thể để mua sắm, làm bánh, thăm bạn bè và các hoạt động khác. Lên thực đơn các món và sau đó lập danh sách cần mua sắm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc phải chạy mua các nguyên liệu bị lãng quên vào phút cuối. Đồng thời hãy đảm bảo yêu cầu trước các sự trợ giúp để chuẩn bị và dọn dẹp bữa tiệc.

6. Học cách từ chối. Nói "có" khi câu trả lời nên là "không" sẽ có thể khiến bạn cảm thấy bực bội và căng thẳng quá mức. Bạn bè và đồng nghiệp sẽ hiểu nếu như bạn không thể tham gia vào mọi dự án hay các hoạt động. Nếu không thể từ chối khi sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ, hãy cố gắng loại bỏ việc gì đó khác khỏi lịch làm việc của bạn để bù lại khoảng thời gian đã mất.

7. Đừng bỏ những thói quen lành mạnh. Đừng để những ngày lễ trở thành một ngày buông lỏng cho tất cả mọi thứ. Sự tự do, buông lỏng thái quá các thói quen lành mạnh chỉ làm bạn thêm căng thẳng và có cảm giác ân hận. ✓ Ăn nhẹ lành mạnh trước các bữa tiệc ngày lễ để bạn không ăn quá

nhiều đồ ngọt, pho mát hoặc uống quá nhiều. ✓ Ngủ nhiều, ngủ đủ. ✓ Kết hợp hoạt động thể chất thường xuyên vào mỗi ngày. ✓ Hãy lưu ý rằng cách văn hóa truyền thông thông tin có thể tạo ra

căng thẳng quá mức, hãy điều chỉnh thời gian dành đọc tin tức và mạng xã hội khi thấy phù hợp.

8. Hãy xả hơi. Dành thời gian cho bản thân. Chỉ cần dành 15 phút nghỉ ngơi, thư giãn một mình, không bị phân tâm, bạn đã có thể cảm thấy đủ sảng khoái để giải quyết mọi việc cần làm. Tìm thứ gì đó giúp giảm căng thẳng bằng cách giải tỏa tâm trí, làm chậm nhịp thở và khôi phục sự bình tĩnh bên trong. Dưới đây là một số gợi ý: ✓ Đi dạo vào ban đêm và ngắm sao. ✓ Nghe nhạc nhẹ nhàng. ✓ Mát-xa hoặc đọc sách.

9. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu cần thiết. Bất chấp những nỗ lực hết mình của bản thân, vẫn có thể có khả năng bạn thấy mình thường xuyên cảm thấy buồn bực hoặc lo lắng, khó chịu bởi những lời phàn nàn về thể chất, không thể ngủ, cáu kỉnh và vô vọng, và không thể đối mặt với những công việc thường ngày. Nếu những cảm giác này kéo dài một thời gian, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần của bạn. Hãy kiểm soát những ngày nghỉ. Đừng để những ngày nghỉ trở thành điều khiến bạn sợ hãi. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước để ngăn ngừa căng thẳng và trầm cảm có thể cảm thấy trong kỳ nghỉ. Học cách nhận biết các yếu tố gây ra căng thẳng trong kỳ nghỉ của bạn, chẳng hạn như áp lực tài chính hoặc nhu cầu cá nhân, nhằm giúp bạn có biện pháp xử lý chúng trước khi chúng gây áp lực cao cho bạn. Với một chút kế hoạch và một số suy nghĩ tích cực, bạn có thể tìm thấy bình yên và niềm vui trong những ngày nghỉ lễ.

www.mayoclinic.org

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

3

Exercise and Nutrition Có các vận động viên trẻ trong gia đình?

Để có chế độ ăn uống cho các con là vận động viên thì cần có kiến thức và kế hoạch. Vận động viên trẻ không chỉ cần có chế độ dinh dưỡng tối ưu để cung cấp năng lượng và phục hồi sau quá trình luyện tập, mà còn có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của quá trình tăng trưởng và trưởng thành. Giúp con bạn tiếp thêm chất dinh dưỡng mà carbohydrate cung cấp, tập trung vào giờ ăn của gia đình trước và sau khi luyện tập hoặc thi đấu.

Bữa sáng trước trận đấu - Tập hợp cả gia đình cùng nhau ăn sáng trước

trận đấu. Khoảng ba giờ trước khi thi đấu, cho con bạn ăn khoai tây cắt lát và nướng qua, kết hợp với trứng chiên và các loại thực phẩm carbohydrate giàu dinh dưỡng như quả dâu (berries) và nước cam hoặc sữa không béo để có bữa ăn tối ưu trước trận đấu.

Trong khi thi đấu/luyện tập - Đảm bảo rằng con bạn luôn uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện và thi đấu.

Mất nước xảy ra khi vận động viên không thể thay thế đầy đủ lượng chất lỏng bị mất qua đổ mồ hôi. Mất nước vượt quá hai phần trăm trọng lượng cơ thể giảm sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện, vì vậy hãy đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đủ nước trong suốt trận đấu với một lượng nhỏ nước mỗi lần. Ngoài ra, hãy đảm bảo bù đắp lượng chất lỏng mất đi sau khi tập luyện bằng cách cho con bạn uống nhiều nước. Sử dụng các loại thực phẩm như chuối, khoai tây và sữa chua hoặc sữa không béo hoặc ít béo. Các loại thực phẩm này chứa kali và carbohydrate rất quan trọng để bổ sung sau khi tập thể dục.

Monique Ryan, MS, RD, CSSD, LDN

http://www.eatright.org/resource/fitness/exercise/exercise-nutrition/feeding-your-child-athlete

Sinh tố Dâu (Blueberry) Blueberries là thực phẩm tuyệt vời cho não bộ. Chỉ một nửa cốc sinh tố mỗi ngày có thể giúp giữ cho các tế bào não của bạn khỏe mạnh và trí nhớ của bạn mạnh mẽ. Thêm vào đó, blueberry chứa nhiều chất chống oxy hóa, là những chất tuyệt vời giúp giữ cho các tế bào và cơ thể của bạn siêu khỏe mạnh. Thêm blueberry vào sinh tố và salad trái cây, phủ ngũ cốc lên trên hoặc đông lạnh và ăn chúng như trái cây

NGUYÊN LIỆU:

• 1/2 cốc nước hoặc nước dừa

• 1/2 cốc sữa chua ít béo

• 1 cốc quả blueberry tươi hoặc đông lạnh

• 1/2 quả chuối chín, bóc vỏ và cắt lát (đông lạnh nếu có thể)

• 2 viên đá

INSTRUCTIONS:

• Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay.

• Vặn máy xay ở mức trung bình và xay khoảng 2 phút cho đến khi hỗn hợp mịn.

• Rót sinh tố vào 2 ly

• Uống ngay lập tức — hoặc để bảo quản trong phích hoặc đậy nắp tối đa 4 tiếng.

healthychildren.org

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

4

Phục vụ cộng đồng: Hướng dẫn gia đình cách tham gia

Thật dễ dàng để cảm thấy bị cô lập với cộng đồng người là vì nhiều bậc cha mẹ bị cuốn hút với công việc, trường học, con cái, hay từ hoạt động này sang hoạt động khác. Một trong những cách giúp cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hiệu quả nhất để kết nối lại với cộng đồng là tham gia hoạt động tình nguyện hoặc tham gia các dự án phục vụ cộng đồng. Hoạt động tình nguyện không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn trở thành tấm gương tốt cho các con noi theo.

Các lý do tại sao nên tham gia Tại sao gia đình bạn nên tham gia phục vụ cộng đồng? Vì điều đó tạo cho bạn cảm giác tốt. Sự hài lòng, thích thú và tự hào có được khi giúp đỡ người khác là những lý do quan trọng để bạn tham gia tình nguyện. Khi bạn dành thời gian và công sức cho một tổ chức hoặc một công việc mà bạn mong muốn làm, cảm giác vui vẻ, thỏa mãn có thể kéo dài vô tận.

• Giúp thúc đẩy phát triển cộng đồng. Các tổ chức và cơ quan sử dụng tình nguyện viên thường đang cung cấp các dịch vụ quan trọng với chi phí thấp hoặc miễn phí cho những người cần. • Giúp tăng cường, củng cố mối liên kết trong gia đình. Tham gia hoạt động tình nguyện là một cách tuyệt vời nhằm giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy vui vẻ và gần gũi nhau hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thấy khó để có thể tìm được thời gian phù hợp cho cả gia đình tham gia. Để vượt qua rào cản này, bạn chỉ cần chọn một hoặc hai dự án mỗi năm và biến chúng thành truyền thống của gia đình.

What Kids Can Learn from Volunteering Nếu hoạt động tình nguyện bắt đầu từ khi còn nhỏ, việc làm đó có thể trở thành một phần cuộc sống của trẻ - điều mà có thể các con bạn mong đợi và muốn làm. Việc này có thể dạy trẻ những điều sau: • Tinh thần trách nhiệm. Trẻ em và thanh thiếu niên nhận thức được việc phải thực hiện công việc và giữ cam kết có ý nghĩa như thế nào. Trẻ sẽ hiểu được rằng trách nhiệm về sự phát triển tốt của cộng đồng phụ thuộc vào tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân trẻ. • Dù chỉ một cá nhân cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Một thông điệp tuyệt vời, đầy sức mạnh dành cho trẻ em là trẻ có đủ tầm quan trọng để có tác động đến ai đó. • Lợi ích của sự hy sinh. Bằng cách nhường một món đồ chơi cho một trẻ em kém may mắn khác, trẻ học được rằng đôi khi hy sinh là một điều tốt đẹp và rằng có nhiều điều quan trọng khác ngoài bản thân và những nhu cầu trước mắt. • Lòng khoan dung. Tham gia phục vụ cộng đồng, trẻ em và thanh thiếu niên có cơ hội tiếp xúc với những người có hoàn cảnh, năng lực, dân tộc, độ tuổi, học vấn và mức thu nhập khác nhau. Trẻ có thể hiểu được rằng ngay cả những cá nhân khác nhau nhất cũng có thể được thống nhất từ việc chia sẻ các giá trị chung. • Kỹ năng làm việc. Các hoạt động phục vụ cộng đồng có thể giúp các bạn trẻ định hướng về nghề nghiệp tương lai của bản thân. • Làm thế nào để sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hiệu quả. INếu trẻ không tham gia vào các hoạt động truyền thống sau giờ học thì các hoạt động phục vụ cộng đồng có thể là một sự lựa chọn thay thế tuyệt vời.

Lôi kéo sự tham gia của cả gia đình Internet cung cấp rất nhiều trang thông tin về các cơ hội tình nguyện. Bạn cũng có thể gọi trực tiếp đến một tổ chức từ thiện, bệnh viện hoặc nhà thờ mà bạn thích để xem họ có nhu cầu nào không. Khi tìm kiếm một vị trí tình nguyện, hãy lưu ý rằng có thể khó tìm được vị trí hoàn hảo. Hãy linh hoạt. Có thể mất một thời gian để tìm thấy một vị trí phù hợp hoàn hảo, nhưng một khi bạn đã tìm được vị trí bạn thích, bạn sẽ thấy công sức bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.

Một số các công việc tình nguyện dành cho cả gia đình Có rất nhiều công việc tình nguyện cho các gia đình có con nhỏ. Ngay cả trẻ nhỏ tuổi nhất (dưới sự giám sát của người lớn) cũng có thể giúp nhặt rác ở công viên, sân chơi hoặc bãi biển. Thậm chí các bậc phụ huynh không phải nỗ lực quá nhiều để có thể làm được những việc này. Gia đình bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động giúp sửa chữa và cải tạo cho những người có thu nhập thấp. Trẻ nhỏ có thể không làm được những việc lớn như sửa chữa, nhưng vẫn có thể tham gia giúp đỡ giống như các công việc tình nguyện khác bằng cách giúp lấy cọ vẽ hoặc giữ các cái đinh ốc. Hoạt động khác là tham gia tình nguyện tại ngân hàng thực phẩm cộng đồng hoặc bếp nấu súp. Tìm một tổ chức phục vụ người cao tuổi. Mang thức ăn hay đến thăm những người cho những người không có khả năng đi ra ngoài được. Các con của bạn có thể giúp làm bừng sáng ngay lập tức một ngày của những người cao tuổi sống neo đơn. Bạn cũng có thể đề xuất giúp đỡ trung tâm bảo vệ động vật của cả gia đình. Hay cũng có thể giúp trồng hoa hoặc cây xanh. Các cơ hội tình nguyện là vô tận. Dù bạn chọn làm gì thì hoạt động tình nguyện và phục vụ cộng đồng cũng đều có thể mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và gia đình bạn. Vì vậy hãy cùng chung tay tham gia ngay hôm nay!

Trích từ một bài báo trên Kids Health (Sức khoẻ của trẻ)

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

5

Trong năm học 2021-2022, những sinh viên đủ điều kiện nhận giải thưởng Pell Grant sẽ nhận được khoản hỗ trợ từ $675 lên đến $6.495. Vậy mà chỉ một vài năm trước, hơn 2 triệu sinh viên đủ điều kiện nhận Pell Grant đã không nộp đơn FAF-SA. Thậm chí tệ hơn nữa là 1,2 triệu sinh viên trong số đó đủ điều kiện nhận hỗ trợ ở mức tối đa.

FAFSA là gì và cách hoạt động thế nào?

Điền mẫu Đơn xin Trợ cấp Sinh viên Liên bang miễn phí (FAFSA®) trước khi năm học bắt đầu để xin các khoản hỗ trợ liên bang, hỗ trợ vừa học vừa làm hay các khoản cho vay. Các trường đại học sử dụng dữ liệu từ FAFSA để xác định liệu sinh viên nộp đơn có đủ điều kiện để nhận khoản trợ cấp liên bang. Nhiều tiểu bang và trường cao đẳng cũng sử dụng dữ liệu từ FAFSA để trao các khoản hỗ trợ từ quý riêng của bang hoặc của trường.

Các khoản trợ cấp sinh viên liên bang không đơn thuần là các khoản trợ cấp tài chính thông thường, do đó các khoản trợ cấp này không cần phải hoàn trả lại. Tuy nhiên, sinh viên có thể sử dụng thuật ngữ FAFSA để chỉ khoản hỗ trợ tài chính được trao sau khi nộp đơn ... Khác với khoản trợ cấp là các khoản vay, sinh viên sẽ phải hoàn trả lại khoản vay, và thường cộng thêm lãi suất vay. Các khoản vay của sinh viên liên bang có thể được hoặc không được hỗ trợ. Chương trình Viện trợ Sinh viên Liên bang (FAFSA®) miễn phí năm 2022-23 đã bắt đầu. Sinh viên mới và cũ dự định theo học đại học trong năm học từ ngày 1 tháng 7 năm 2022 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, nên cố gắng hoàn thành đơn xin trợ cấp Sinh viên Liên bang FAFSA càng sớm càng tốt. Để hỗ trợ sinh viên và phụ huynh trong quá trình này, văn phòng Viện trợ Sinh viên Liên bang (FSA) của Bộ đã chia sẻ các mẹo @FAFSA, bao gồm “7 Điều Bạn Cần Trước khi Điền vào Mẫu FAFSA” và “8 Bước để Hoàn thành Mẫu đơn FAFSA.”

FSA liên tục cải tiến các bước để giúp việc hoàn thành và gửi biểu mẫu FAFSA trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ:

• tiền án về sử dụng ma túy của sinh viên, cũng như tình trạng đăng ký với Dịch vụ Chọn lọc (Selective Service), không còn ảnh hưởng đến yếu tố đủ điều kiện nhận trợ cấp sinh viên liên bang;

• FAFSA.gov với giao diện hoàn toàn mới giúp tìm kiếm thông tin và sự trợ giúp dễ dàng hơn

• ở hầu hết các tiểu bang, người nộp đơn chỉ xem các câu hỏi có liên quan trên biểu mẫu FAFSA. Các bậc phụ huynh và học sinh có thể hoàn thành biểu mẫu FAFSA trực tuyến tại FAFSA.gov và thông qua ứng dụng di động myStudentAid.

Theo một số tin tức liên quan, Bộ đã công bố con số mới nhất về tỷ lệ mặc định nhóm sinh viên vay nợ liên bang, giảm (từ 9,7% xuống 7,3%) đối với sinh viên bắt đầu thực hiện trả nợ từ năm tài chính 2017 đến 2018 và sau đó được tính lại trước ngày 30 tháng 9 năm 2020. Tỷ lệ này là tỷ lệ đại diện quốc gia thấp nhất kể từ khi tỷ lệ ba năm lần đầu tiên được công bố vào năm 2012. Các trường có tỷ lệ cao có thể bị tước quyền tham gia vào các chương trình hỗ trợ sinh viên của liên bang.

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Volume 18 | 2021, 2nd Quarter

Title I, Part A Parent and Family Engagement Statewide Initiative

6

BAN QUẢN TRỊ Dr. Tanya Larkin, Giám đốc điều hành

Trung tâm Dịch vụ Giáo dục Vùng 16 5800 Bell Street - Amarillo, Texas 79109

Phone: (806) 677-5000 Fax: (806) 677-5167 www.esc16.net

Cory Green, Ủy viên Department of Contracts,

Grants and Financial Administration Cơ quan Giáo dục Texas

1701 N. Congress Avenue - Austin, Texas 78701 Phone: (512) 463-9734

www.tea.texas.gov

Gameplan for Positive Parenting Your Teen

Hãy nhớ rằng, ngoài tư cách là Cha mẹ, cũng là một người bạn của con Trẻ độ tuổi thanh thiếu niên luôn mong muốn có cha mẹ hiểu mình, mong muốn cha mẹ luôn đánh giá cao bản thân và thương mình cho dù bất kể điều gì, vì vậy trẻ mong muốn mối quan hệ với cha mẹ giống cũng như những người bạn. Tuy nhiên, trẻ cũng cần cảm thấy có sự độc lập bản thân, vì vậy đôi khi các bậc phụ huynh có thể cảm thấy trẻ sống có phần khép kín. Nếu bậc phụ huynh có thể điều chỉnh sự gần gũi theo một cách có thể chấp nhận được mà không lợi dụng vai trò cha mẹ khi yêu cầu con bạn phải làm gì, thì nhiều khả năng trẻ sẽ cởi mở và chia sẻ hơn với cha

mẹ. Vậy lieu tình bạn thân thiết có làm giảm sự tôn trọng của con cái đối với cha mẹ không? Câu trả lời là Không. Hãy đặt vào địa vị của bản thân, về mặt tình cảm, bạn có tôn trọng bạn bè của mình và quý trọng những người luôn thực sự ở đó vì bạn? Nếu bạn tôn trọng, luôn thực lòng lo nghĩ cho con thì đó cũng là những gì bạn sẽ nhận lại.

Mặc dù cha mẹ luôn muốn gần gũi với con ở lứa tuổi thiếu niên (teen) ở mức cao nhất có thể thì đôi khi cha mẹ vẫn phải đặt ra gianh giới và nói Không với một số yêu cầu của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đó thường xuyên thì đó là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Dù vậy, đôi khi các con vẫn sẽ tìm đến cha mẹ để tìm ra những giới hạn mà trẻ không thể tự đặt ra cho mình. Do đó, đôi lúc cha mẹ cần phải tuân theo các quy tắc của bản thân và nói không đối với mong muốn của trẻ, cho dù đó là một bữa tiệc không có người giám sát hay một giờ đi ngủ quá muộn. Và, tất nhiên, đôi khi con bạn có thể sử dụng sự hướng dẫn của cha mẹ để đưa ra giải pháp giúp xoá đi mối quan ngại của cha mẹ mà đôi bên cùng có lợi.

Thiết lập thời gian trò chuyện cùng nhau Hãy chắc chắn hỏi han con mỗi ngày. Một vài phút trò chuyện trong khi dọn dẹp sau bữa tối hoặc ngay trước khi đi ngủ có thể giúp bạn bắt đầu và tạo lập sự giao tiếp cởi mở với con cái. Ngay cả những thanh thiếu niên dường như đã quên mất cha mẹ của mình là ai trong suốt 23 giờ còn lại cũng thường có phản ứng rất tốt với một cái ôm chúc ngủ ngon và cuộc trò chuyện thoải mái khi trẻ đang nằm dài trên giường. Ngoài những cuộc trò chuyện ngắn hàng ngày, hãy tạo lập một thói quen cùng làm gì đó đặc việc với con đều đặn hàng tuần, cho dù đó chỉ là đi ăn kem hay đi dạo cùng nhau

Quản lý con cái một cách chủ động và phù hợp Đừng tạo ra gọi sự phản cự của con cái bằng cách từ chối thừa nhận con mình đang dần trưởng thành và cần có nhiều tự do hơn. Tuy vậy cũng đừng ngần ngại hỏi con sẽ đi đâu, sẽ làm gì và cùng với ai. Làm quen với bạn bè của con và cha mẹ của các bạn của con nhằm giúp quý phụ huynh trở nên quen thuộc với các hoạt động của trẻ.

Giữ các tiêu chuẩn cao Con trẻ muốn trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Vì vậy, công việc của tất cả các bậc phụ huynh chúng ta là hỗ trợ con cái mình thực hiện điều đó. Nhưng cũng đừng quá mong đợi các con đạt được những mục tiêu mà cha mẹ đề ra; các con cần bắt đầu lập biểu đồ mục tiêu của chính mình ngay bây giờ với sự hỗ trợ của cha mẹ, người mà luôn chiều chuộng và tin tưởng con có thể làm bất cứ điều gì bản thân con mong muốn. Hỗ trợ những đam mê và khám phá của con trên con đường tìm kiếm chính mình.

Được trích một phần từ một bài báo trên Aha! Nuôi dạy con cái (Aha! Parenting)

Sự Kết nối chặt chẽ của Phụ huynh và Gia đình

Gia đình và Nhà trường

“Cùng nhau Tạo sự Khác biệt”

Gắn kết chặt chẽ Phụ huynh và Gia đình được đăng trên trang web của chúng tôi

bốn lần một năm cho các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục của Texas. Bản tin được

xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, tiếng Đức, tiếng Tagalog và tiếng Hàn.

.

BIÊN TẬP VIÊN

Terri Stafford, Điều phối viên

Mục I, Phần A Sáng kiến Gắn kết Phụ huynh và Gia đình Toàn tiểu bang

[email protected]

© 2021. Texas Education Agency. All rights reserved.