14
www.thaiduonghealth.vn www.thenhommau.vn www.nhommau.vn - Trang 1 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này. BÀI GIẢNG CHO LỚP ĐÀO TẠO BÁC SĨ NGÂN HÀNG MÁU VÀ BÁC SLÀM TRUYN MÁU SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU BS. PHAN BÍCH LIÊN I/ ĐẠI CƯƠNG An toàn truyền máu là nội dung xuyên suốt trong chiến lược truyền máu của quốc gia trong đó sàng l ọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu được xem là một trong những mục tiêu then chốt . Các tác nhân gây bệnh này có thđược truyền tmáu và chế phẩm máu của người cho máu đã nhiễm bệnh sang ngươì nhận. Tại nước ta, công tác sàng l ọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu được tuân ththeo những qui định trong Điều lệnh truyền máu do BY Tế ban hành, đó là các tác nhân sau: Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải người (HIV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV), giang mai, ký sinh trùng sốt rét. II/ CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH II.1 HIV Virus gây suy giảm miễn dịch người Virus gây suy giảm miễn dịch người (Human Immuno Deficiency Virus = HIV) là tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải người : AIDS (Acquired Immuno Deficiency Virus) II.1.1 Đặc điểm sinh học: gồm 2 tuýp HIV1 và HIV2 a. Cấu trúc : Thuộc hRetroviridae, nhóm lentivirus dạng hình cầu đường kính khoảng 100 nm gồm có các thành phần sau: - Lớp vngoài: là l ớp lipid kép + Glycoprotein màng ngoài (gp 120): tạo thành gai nhú + Glycoprotein xuyên màng (gp 41) là nơi HIV bám vào bmặt TCD4 để vào tế bào - Lớp vtrong: là 2 lớp protein gồm có: + Lớp ngoài hình cầu (p17) = cung cấp chất cơ bản cho cấu tạo virus + Lớp trong hình tr(p24) = là kháng nguyên chẩn đoán HIV/AIDS p17 và p24 bao bọc 2 phiên bản RNA đơn xoắn ốc (bgen di truyền của HIV). - Phần lõi: là nhân virus gồm phần chính là RNA xoắn ốc và các men cần thiết Đôi dây RNA đơn là bgen di truyền của HIV gồm 3 gen cấu trúc: + Gag (Group specific antigen): mã hóa protein cấu trúc (p17), protein capsid (p24, p7, p9) + Pol (polymerase): mã hóa các men proteaza (p10), men sao chép ngược (p66, p51), men integraza (p32)

SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 1 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

BÀI GIẢNG CHO LỚP ĐÀO TẠO BÁC SĨ NGÂN HÀNG MÁU VÀ BÁC SỸ LÀM TRUYỊN MÁU

SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU

BS. PHAN BÍCH LIÊN

I/ ĐẠI CƯƠNG An toàn truyền máu là nội dung xuyên suốt trong chiến lược truyền máu của quốc gia

trong đó sàng lọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu được xem là một trong những mục tiêu then chốt. Các tác nhân gây bệnh này có thể được truyền từ máu và chế phẩm máu của người cho máu đã nhiễm bệnh sang ngươì nhận. Tại nước ta, công tác sàng lọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu được tuân thủ theo những qui định trong Điều lệnh truyền máu do Bộ Y Tế ban hành, đó là các tác nhân sau: Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV), giang mai, ký sinh trùng sốt rét.

II/ CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH

II.1 HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno Deficiency Virus = HIV) là tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người: AIDS (Acquired Immuno Deficiency Virus) II.1.1 Đặc điểm sinh học: gồm 2 tuýp HIV1 và HIV2 a. Cấu trúc: Thuộc họ Retroviridae, nhóm lentivirus dạng hình cầu đường kính khoảng 100 nm gồm có các thành phần sau: - Lớp vỏ ngoài: là lớp lipid kép + Glycoprotein màng ngoài (gp 120): tạo thành gai nhú + Glycoprotein xuyên màng (gp 41) là nơi HIV bám vào bề mặt TCD4 để vào tế bào - Lớp vỏ trong: là 2 lớp protein gồm có: + Lớp ngoài hình cầu (p17) = cung cấp chất cơ bản cho cấu tạo virus + Lớp trong hình trụ (p24) = là kháng nguyên chẩn đoán HIV/AIDS p17 và p24 bao bọc 2 phiên bản RNA đơn xoắn ốc (bộ gen di truyền của HIV). - Phần lõi: là nhân virus gồm phần chính là RNA xoắn ốc và các men cần thiết Đôi dây RNA đơn là bộ gen di truyền của HIV gồm 3 gen cấu trúc: + Gag (Group specific antigen): mã hóa protein cấu trúc (p17), protein capsid (p24, p7, p9) + Pol (polymerase): mã hóa các men proteaza (p10), men sao chép ngược (p66, p51), men integraza (p32)

Page 2: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 2 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

+ Env (Envelope): mã hóa những glycoprotein vỏ gp120, gp41. Hai đầu genome được bao bọc bởi các liên kết nucleotid gọi là LTRs (Long Terminal Repeat Sequences) gồm các tín hiệu cần thiết cho sự sao chép của virus và giúp virus xác nhập vào genom tế bào ký chủ. b. Chu kỳ nhân lên của HIV (vòng sống cđa HIV):

Chu kỳ nhân lên của virus gồm 5 giai đọan: - Tiếp cận với tế bào đích nhờ gp120 với thơ thĨ CD4 cđa tế bào đích, gắn vào màng tế bào đích. - Hoà màng virut với màng bào tương, các men cđa virut xâm nhập vào bào tương giải phóng P24, còn RNA-HIV và các tế bào đích. - RNA-HIV liên kết với sỵi kép DNA cđa tế bào đích tạo thành DNA-RNA/HIV, nhờ men intergraza. - DNA-RNA/HIV vào nhân sao chép RNA/HIV mới, nhờ men RT (sao chép ngưỵc). - RNA/HIV mới tạo vỏ nhờ men proteaza thành virut mới đội màng bào tương ra ngoài. c. Các giai đọan nhiễm HIV Có 3 giai đọan nhiễm HIV: - Giai đọan sơ nhiễm: Giai đọan sơ nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong truyền máu.

Trong những ngày đầu, huyết thanh người nhiễm chưa xuất hiện kháng nguyên cũng như kháng thể chống HIV. Sau đó kháng nguyên P24 mới xuất hiện và tiếp đó có kháng thể kháng HIV(IgM). Vì vậy các kỹ thuật sàng lọc HIV tìm kháng thể HIV mà ta áp dụng đều cho kết quả âm tính trong giai đọan này, nếu lấy máu này đem truyền cho bệnh nhân thì chắn chắn người bệnh sẽ bị nhiễm. Giai đọan này còn gọi là cửa sổ sàng lọc.

- Giai đọan nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đọan này có thể kéo dài 5-10 năm, cơ thể bình thường chưa có triệu chứng gì của AIDS. Ở giai đọan này trong huyết thanh chủ yếu có các kháng thể đặc hiệu đối với từng kháng nguyên của virus. Phần lớn kháng nguyên thuộc type IgG, kháng thể này có thể được phát hiện dễ dàng, do đó sàng lọc người cho máu cũng đảm bảo hơn.

- Giai đoạn hình thành AIDS: Do sự tấn công của HIV vào tế bào T4, số lượng tế bào này giảm nặng, thường giảm < 200 tế bào/1mm3, lúc này người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn này phương pháp huyết thanh học ta có thể phát hiện được cả kháng nguyên P24,gp 120, gp 41và kháng thể đặc hiệu của chúng.

II.1.2 Đường lây nhiễm HIV:

1. Qua đường truyền máu và qua các dịch vụ y tế, tiêm truyền, phẩu thuật ngoại khoa, sản khoa, trong chữa răng, lây chéo trong bệnh nhân.

2. Từ mẹ sang con 3. Qua nghiện chích ma túy, ở nước ta có gần 70% nhiễm qua đường này. 4. Qua đường tình dục: xây xát, sang chấn khi giao hợp…

Page 3: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 3 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

5. Qua các dịch vụ xã hội: cắt tóc, mỹ viện… 6. Qua nội bộ trong gia đình: chung bàn chải đánh răng, cạo râu…

II.1.3 Chẩn đoán nhiễm HIV a. Các dấu ấn có giá trị chẩn đoán:

- Anti - HIV1,2 tip IgG (20 -30 ngày) - Anti - HIV1,2 Mix-IgM + IgG (10 - 15 ngày) - Kháng nguyên P24 (10 - 15 ngày) - RNA-HIV (6 - 10 ngày)

Các dấy ấn này đồng thời cịng là các dấu ấn dùng sàng lọc HIV người cho máu. b. Các kỹ thuật sư dơng cho sàng lọc: - Trong thời gian từ 6-8 tuần kể từ khi virut xâm nhập vào cơ thể đây là “giai đoạn cửa sổ sinh học”, một số các kỹ thuật sau đây được áp dụng trong giai đoạn này gồm có: - Kỹ thuật phân lập virus - Kỹ thuật phân tử: phản ứng chuỗi Polymerase(PCR) phát hiện genome HIV - Kỹ thuật phát hiện kháng nguyên p24 Các kỹ thuật trên thường được áp dụng trong các trường hợp: nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ trong trường hợp này rất có ý nghĩa trong truyền máu, ghép các cơ quan, con của những người mẹ nhiễm HIV và trường hợp ELISA dương tính mà Western Blot (WB) không xác định. c. Các kỹ thuật áp dụng trong giai đoạn có kháng thể:

- Nhóm kỹ thuật sàng lọc: Gồm có kỹ thuật ngưng kết: (SERODIA) phát hiƯn kháng thĨ tip IgG, kỹ thuật men miễn dịch(ELISA) phát hiƯn kháng thĨ tip IgM + IgG. Đây là kỹ thuật có độ nhạy cao, tiến hành đơn giản, giá thành rẻ. Rất có giá trị trong điều tra dịch tể và trong sàng lọc người cho máu. - Nhóm kỹ thuật khẳng định: Gồm có kỹ thuật thấm miễn dịch Western Blot (WB) và kỹ thuật miễn dịch phóng xạ kết tủa (Radio Immuno Precipitation Assay :RIPA). Thường dùng để xác định các dương tính từ nhóm kỹ thuật sàng lọc trên. WB thường được áp dụng hơn là kỹ thuật RIPA.

II.2 Vius viêm gan B Virus viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) là nhóm virus có DNA thuộc họ Hepadnaviridae, có ác tính đối với tế bào gan và gây tổn thương tế bào gan. Người nhiễm HBV có nguy cơ viêm gan cấp, viêm gan mãn, sơ gan và ung thư gan. II.2.1 Đặc điểm sinh học của virus viêm gan B (HBV) a. Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là thể Dane có đường kính khoảng 42 nm. HBV có lớp vỏ bọc ngoài gồm có 3 loại protein: lớn, trung bình và nhỏ; và phần nhân và có màng bọc protein gọi là lớp capsid và nhân là DNA; cả nhân và lớp capsid được gọi là nucleocapsid (có đủ thành phần cấu tạo nên virus). Cả phần vỏ và nucleocapsid tạo ra một virion thật sự.

Page 4: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 4 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

- Lớp vỏ bọc: Dày khoảng 7nm, gồm 2 lớp lipoprotein có chứa 3 loại protein: + Protein nhỏ gồm 226 acid amin, được mã hóa bởi gen S (surface = bề mặt), cấu tạo nên một cấu trúc cơ bản mang đầy đủ tính kháng nguyên của HbsAg, vì vậy loại protein nhỏ còn được gọi là protein chính. + Protein trung bình gồm 280 acid amin, được mã hóa bởi tiền gen S2 và gen S. Protein này có vai trò giúp virus xâm nhập vào tế bào gan . + Protein lớn gồm 380 – 400 acid amin, được mã hóa bởi tiền gen S1, S2 và gen S. Protein này có vai trò quan trọng trong liên kết và xâm nhập vào tế bào gan. Cả 3 thành phần trên đều là thành phần cơ bản của kháng nguyên HBsAg. Về hình thái HBsAg có hai dạng hình cầu và hình dạng ống. Hình cầu có đường kính từ 5 – 24 nm, hình ống có chiều rộng khoảng 20 nm, chiều dài khoảng 120 – 200 nm - Lớp capsid: Là lớp màng protein bao bọc phần nhân, lớp này dày khoảng 28 nm được mãhóa bởi các gen C (core = lõi) gồm 183 acid amin, mang đặc trưng của kháng nguyên HBc (HBcAg); HBcAg không xuất hiện trong huyết thanh và nếu có thì cũng rất hiếm. - Genome virus (DNA virus). Genome của HBV, gồm 2 sợi DNA xếp thành hình tròn; nhưng có một trong hai sợi có chiều dài khoảng từ 10 – 50% so với tổng chiều dài DNA (với đầu tận 3’ và 5’ không nối liên nhau); sợi này còn được gọi là sợi ngắn (ký hiệu là S); sợi còn lại là sợi dài (ký hiệu là L) gồm có 3200 nucleotid và gần như khép kín; tất cả các thông tin di truyền để sản xuất các kháng nguyên lớp vỏ và lõi đều do sợi DNA dài. Ngoài ra còn có men DNA polymeraza điều khiển sự tổng hợp DNA virus từ RNA thông tin. b. Cấu trúc của hệ thống gen điều hòa: Các gen điều hòa gồm có: gen C và gen tiền C; các gen này mã hóa các protein nhân (capsid) như HBeAg và HBcAg. Còn các gen S, tiền gen S1, tiền gen S2 có nhiệm vụ mã hóa kháng nguyên vỏ HBsAg và gen P mã hóa DNA polymeraza. c. Các dấu ấn (marker) của HBV: - Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg): Huyết thanh chẩn đoán đầu tiên tình trạng nhiễm HBV là phát hiện HBsAg; HBsAg là protein cấu tạo vỏ của virus, sự có mặt của HBsAg chỉ điểm của HBV cấp tính hoặc mãn tính. HBsAg có một thành phần quyết định kháng nguyên chung (determinant antigen) mang ký hiệu a và hiện nay đã tìm thấy a1, a2, a3 ngoài ra còn có d, y, w r . Hiện có 4 típ phụ (subtypes) như sau: adw, adr, ayw, ayr … Sự phân bố típ phụ có liên quan đến địa dư và chủng tộc. Típ phụ adw và ayw chiếm ưu thế trên thế giới, ngoại trừ vùng Đông Nam Châu Á và Cực Đông nơi mà adw thường gặp; ayr thì hiếm gặp nhất. HBsAg xuất hiện sớm trong huyết thanh, trước khi men transaminaza đạt đỉnh cao. Sự hồi phục về lâm sàng của bệnh nhân và sự giảm đậm độ men transaminaza sẽ song hành cùng với sự giảm hiệu giá HBsAg và tiếp theo là sự biến mất HBsAg.

- Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên bề mặt (Anti – HBs):

Page 5: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 5 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

Kháng thể này xuất hiện muộn sau 1 – 3 tháng kể từ khi HBV xâm nhập cơ thể, lúc đó HbsAg đã biến mất trong huyết thanh. Anti HBs có vai trò bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm HBV, nên HBsAg được ứng dụng để làm văcxin chống viêm gan B – Anti HBs còn có giá trị đánh giá khả năng bảo vệ của cơ thể, đánh giá hiệu quả của văcxin.

- Kháng nguyên lõi (HBcAg): HBcAg có trong nhân tế bào gan mà không có trong huyết thanh và nếu có thì cũng rất hiếm. HBcAg ít có giá trị trong chẩn đoán nhiễm HBV, vì xuất hiƯn rất ngắn ở máu, khó phát hiƯn. Trong viêm gan mãn tính sau khi nhiễm HBV ở thể tấn công thường thấy HBcAg ở trong nhân tế bào gan và HBsAg trên màng tế bào gan.

- Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên lõi (Anti – HBc): Kháng thể này gồm có 2 típ: + Anti HBc IgM: xuất hiện sớm của thời kỳ cấp của lâm sàng kéo dài 7 –8 tuần thì hết, do đó nếu phát hiện có Anti HBc IgM thì chắc chắn là viêm gan cấp; nên được xem như để chẩn đoán viêm gan cấp. + Anti HBc IgG: kháng thể này xuất hiện muộn và tồn tại lâu ở mức độ cao, cho nên trong chẩn đoán cũng như trong sàng lọc người cho máu, ngoài HBsAg là chỉ điểm chính, người ta còn dùng anti HBc để bổ sung các trường hợp HBsAg âm tính trong giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn cửa sổ có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc cả năm, trong thời gian này anti HBc là chỉ điểm duy nhất, anti-HBc có giá trị trong điỊu tra dịch tế học.

- Kháng nguyên HBeAg: Là kháng nguyên nhân của HBV, xuất hiện sau HBsAg và mất đi sớm HBeAg xuất

hiện có liên quan đến sự nhân lên của virus trong cơ thể và khả năng lây nhiễm của bệnh nhân rất cao.

- Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên HbeAg (Anti HBe): Sự xuất hiện của Anti HBe trong trường hợp viêm gan cấp tính là dấu hiệu huyết thanh đầu tiên của thời kỳ hồi phục bệnh, ít có khả năng lây nhiƠm. II.2.2 Đường lây truyền: Con đường lây truyèn của viêm gan B thì tương tự như đối với HIV. Trong đó đường lây từ mĐ sang con là quan trọng nhất, đường này làm giảm người cho máu trong tương lai. II.2.3 Chẩn đóan viêm gan B: phát hiƯn HBsAg, DNA-HBV, Anti HBc IgM, IgG bằng các kỹ thuật sau đây: - Kỹ thuật tủa trên gel thạch (Ouchterlony) - Kỹ thuật ngưng kết hạt latex hoặc hạt gelatin - Kỹ thuật chẩn đoán nhanh nhanh HBsAg - Kỹ thuật miễn dịch gắn men ( ELISA) - Kỹ thuật phóng xạ miễn dịch (Radio Immuno Assay-RIA) - Kỹ thuật khuếch đại chuỗi(PCR) để phát hiện DNA-HBV II.3. Virus viên gan C:

Page 6: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 6 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

Virus viêm gan C (Hepatitis C virus = HCV), mà trước năm 1989 còn gọi là virus viêm gan non A- non B, có khả năng gây viêm gan, tổn thương tế bào gan, làm tăng men gan và có thể dẫn đến viêm gan mạn, ung thư gan, xơ gan… II.3.1 Đặc điểm sinh học

a. Cấu trúc virus viêm gan C (HCV): HCV thuộc họ Flaviridae, nhóm B của arbovirus. Cấu trúc gồm 2 phần: vỏ và nhân (capsid) có chức genome virus là sợi đơn RNA. - Phần vỏ: Gồm có lớp lipid và các protein xuyên màng – Protein màng giúp virus tiếp cận tế bào đích. - Phần nhân: Nhân (capsid) gồm các protein đã được phosphoryl hóa, đó là những protein có nhiệm vụ điều hòa sao chép gen. Genome của HCV là sợi đơn RNA, được cấu tạo bởi 9400 acid amin và các gen mã hóa

(gen C, E1, E2 / NS1…), giúp mã hóa các protein virus: gen E1 mã hóa glycoprotein 33 (gp 33), gen E2 / NS1 mã hóa gp 70; gen C mã hóa protein của nucleocapsid p22, gắn với RNA virus, gen NS3 mã hóa men proteaza, gen NS5a mã hóa men polymeraza, gen NS5b mã hóa men replicaza. Hai men sau cần thiết cho sự sao chép của HCV. II.3.2 Đường lây truyền: Con đường lây truyền viêm gan C tương tự như đối với HIV, trong đó đường truyỊn máu rất nhạy và đường nghiƯn chích ma tuý gây đồng nhiƠm với HIV. II.3.3. Biểu hiện lâm sàng: Các biểu hiện lâm sàng của viêm gan C rất thay đổi. Có thể là biểu hiện nhẹ nhàng, thoáng qua và không có triệu chứng hoặc là biểu hiện nặng, kéo dài và đưa đến tử vong. Hai hình thái lâm sàng thường gặp là viêm gan C cấp (thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 tuần) và viêm gan C mạn (từ 7 đến 6 tháng hay lâu hơn). - Hội chứng lâm sàng: có thể gặp là mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, vàng da (chỉ khoảng 25%) . Viêm gan C cấp kịch phát hiếm gặp. - Xét nghiệm: men gồm ALT tăng cao và giao động từ 250-1000 UI/L kéo dài 2-4 tháng; nếu men gan tăng kéo dài trên 6 tháng và giao động, bệnh nhân dễ chuyển sang thể mạn tính. HCV có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, từ đó dẫn đến xơ gan và ung thư gan. So với virus viêm gan B, HCV còn nguy hiểm hơn vì tốc độ lây nhiễm ngày càng tăng và chưa có biện pháp ngăn ngừa đặc hiệu, tỷ lệ trở thành viêm gan mạn cao 50-70% (viêm gan B chỉ khoảng 10-20%) khoảng 30% xơ gan do viêm gan C trở thành ung thư gan nguyên phát. Đây là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. II.3.4 Chẩn đoán viêm gan C: a. Phát hiện anti HCV: - Từ năm 1989 khi viêm gan C được làm sáng tỏ và các nhà khoa học đã phân lập được virus viêm gan C và tiếp theo là để thành công trong việc lai tạo RNA-virus C. Từ đó đến nay công nghệ lai tạo phát triển sản xuất ra nhiều kháng nguyên tổng hợp có độ

Page 7: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 7 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

nhạy và độ đặc hiệu ngày càng cao góp phần trong việc chẩn đoán HCV và sàng lọc HCV người cho máu. Kỹ thuật men miễn dịch ELISA thế hệ 1 (sử dụng gen NS4) chỉ phát hiện nhiễm HCV sau 125 ngày; trong khi ELISA thế hệ thứ hai (sử dụng 3 gen core, NS3, NS4) phát hiện HCV sau 100 ngày nhiễm HCV; tiến bộ hơn gần đây ELISA thế hệ 3 ra đời (sử dụng 4 gen: core, NS3, NS4, NS5) đã rút ngắn giai đoạn cửa sổ còn 75 ngày sau khi nhiễm (đây là nghiên cứu của Decker 1997) . Như vậy giai đoạn cửa sổ của nhiễm HCV vẫn là thời gian dài (75-100 ngày) ta không phát hiện được anti HCV, và đây là giai đoạn quan trọng đối với sàng lọc HCV người cho máu. b. Chẩn đoán genome HCV: - Với phương pháp khuếch đại chuỗi (PCR), phát hiện được RNA-HCV trong huyết tương của 80% bệnh nhân có anti HCV. Phương pháp này được sử dụng trong chẩn chẩn đoán viêm gan C. - Hiện nay một số nước tiên tiến để áp dụng phương pháp PCR trong sàng lọc người cho máu lẫn chẩn đoán bệnh. Ngoài ra kỹ thuật đếm số lượng bản sao virus (viral load) cũng được áp dụng để đánh giá mức độ nhân lên của virus, khả năng lây truyền và tiên lượng bệnh. II. 4 Giang mai

II.4.1. Đặc điểm sinh học a. Cấu trúc Vi khuẩn có hình xoắn như lò xo, có khoảng 6-12 vòng xoắn đều đặn khoảng cách

giữa các vòng xoắn lá 1µm, có 2 đầu nhọn, hơi thẳng , mảnh mai không lông. Thân vi khuẩn có 3 lớp : - Lớp ngoài cùng là mucopolysaccharide giúp vi khuẩn chống hiên tượng thực bào - Lớp giữa là những sợi Fibrin có từ 6-10 sợi uốn quanh thân vi khuẩn - Lớp trong là lớp peptidoglycan

Có 4 nhóm chính có liên quan chặt chẽ được mô tả là dưới nhóm của T.pallidum - T.Pallidum-pallidum - T.Pallidum- pertenuve - T.pallidum-carateum - T.Pallidum- endemicum Pallidum-pallidum(gọi tắt là T.Pallidum) là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất. II.4.2 Đường lây nhiễm - Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục mặc dù có thể lan truyền bởi tiếp xúc dịch niêm mạc. Ngòai ra bệnh còn có thể lây qua con dường truyền máu. II.4.3 Biểu hiện lâm sàng Bệnh giang mai có biểu hiện lâm sàng thay đổi và được xác định trong các giai đoạn bệnh khác nhau Có 2 truờng hợp: giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh Giang mai mắc phải: Gặp ở ngươì lớn Bệnh kéo dài qua 3 thời kỳ:

Page 8: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 8 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

- Giang mai thời kỳ 1: sau thời gian ủ bệnh 10-60 ngày bệnh bắt đầu là những vết loét nông gọi là hạ cam cứng. Thường thì hạ cam được tìm thấy ở đường sinh dục: vết loét tròn không đau, không chảy máu. Nếu không điều trị, hạ cam cũng tự lành trong vài tuần. - Giang mai thời kỳ 2: bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi hạ cam lành nhưng có thể chậm hơn một năm ở những bệnh nhân không điều trị đầy đủ. Các tổn thương ngoài da xuất hiện đó là những đốm đỏ khắp cơ thể. Hạch bạch huyết sưng lên ở nhiều nơi . - Giang mai thời kỳ 3: Trong giang mai muộn có những tổn thương sâu hơn như:

+ Gôm ở da và xương + Tổn thương ở hệ tim mạch + Tổn thương ở hệ thần kinh làm bệnh nhân sốt, nhức đầu, đau khớp Giang mai bẩm sinh: Xoắn khuẩn giang mai có thể truyền cho thai nhi trong khoảng

tháng thứ 5 của thai kỳ. Do đó có thể tránh khỏi giang mai bẩm sinh nếu điều trị người mẹ trong khoảng 18 tuần mang thai, nếu điều trị sau 18 tuần thì coi như điều trị luôn đưá bé, nếu người mẹ không điều trị thì đưá bé bị giang mai bẩm sinh. Giang mai bẩm sinh có thể làm ngưng phát triên thai nhi, làm sinh non hoặc thai chết sau khi sinh. Triệu chứng sớm: đưá bé sinh ra có mụn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân Triệu chứng muộn: phát hiện vào khoảng 5-6 tuổi, đưá bé bị điếc, viêm giác mạc, viêm mống mắt dẫn đến mù loà. II.4.4 Chẩn đoán giang mai

- Dùng kính hiển vi nền đen để quan sát trực tiếp từ dịch lấy ở vết xứơc, điều này chỉ có thể tiến hành ở giai đoạn nhiễm trùng chắc chắn.

- Thử nghiệm VDRL - Thử nghiệm TPHA - Kỹ thuật EIA cũng được áp dụng để phát hiện kháng thể đặc hiệu.

II.5 Ký sinh trùng sốt rét

II.5.1. Đặc điểm sinh học: - Ký sinh trùng sốt rét thuộc lớp protozoa gọi là sporozoa, có khả năng truyền bệnh cho người qua trung gian muỗi anopheles.

Có 4 loại ký sinh trùng sốt rét: Plasmodium vivax Plasmodium ovale Plasmodium malariae Plasmodium falciparum Thường gỈp ở ta là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax.

Chỉ có P.falciparum có thể gây sốt rét nặng đưa đến tử vong. - Chu kỳ nhân của ký sinh trùng sốt rét bao gồm 2 chu kỳ: trong cơ thể người (trong gan và trong hồng cầu) và trong cơ thể muỗi (sporozoit) II.5.2 Đường lây nhiễm: - Qua trung gian muỗi anopheles - Lây truyền qua đường truyền máu, người cho máu bị nhiƠm ký sinh trùng sốt rét.

Page 9: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 9 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

II.5.3. Chẩûn đoán ký sinh trùng sốt rét: - Kỹ thuật giọt máu đàn, giọt máu đặc tìm ký sinh trùng sốt rét trong giai đoạn hồng cầu. - Kỹ thuật huỳnh quang-miễn dịch: dùng kháng thể đặc hiệu để phát hiện ký sinh trùng sốt rét, hoặc dùng kháng nguyên để phát hiện kháng thể. - Kỹ thuật ngưng kết hạt latex và EIA để phát hiện kháng the,å tương tự như kỹ thuật huỳnh quang nhưng lợi thế là có thể sàng lọc một số lượng lớn người cho máu. - Kỹ thuật QBC (Quantity of blood cells): kỹ thuật này cho phép tập trung ký sinh trùng sốt rét gấp 50 lần. III/. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC NGƯỜI CHO MÁU HIỆN NAY III.1 K? thu?t sàng l?c HIV III.1.1 Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) Thử nghiệm ELISA là kỹ thuật sàng lọc được ứng dụng phổ biến trong các phòng xét nghiệm hiện nay. Có 3 loại nguyên lý cơ bản: III.1.1.1 Phương pháp ELISA kháng globulin Đây là phương pháp đơn giản nhất, trong đó kháng thể virus nào có trong mẫu xét nghiệm cũng sẽ gắn với kháng nguyên virus đã cố định và sẽ được phát hiện nhờ kháng thể chống người gắn men. Xét nghiệm này được thực hiện theo tiến trình sau: - Kháng nguyên đã được gắn sẵn trên giếng thử - Nhỏ huyết thanh hay huyết thanh hoà loãng vào giếng thử - Cuối giai đoạn ủ, rửa giếng để loại bỏ huyết thanh. Quá trình rửa sẽ loại bỏ huyết

thanh thừa trong giếng mà không làm bong hay hay loại bỏ kháng thể đặc hiệu đã gắn.

- Thêm dung dịch cộng hợp vào tất cả các giếng, rồi ủ nhiệt độ nhất định trong thời gian nhất định. Dung dịch cộng hợp có chứa kháng thể globulin chống người gắn men. Kháng thể thường IgG chống người và men thường được sử dụng làø peroxidase horseradish. Hoạt động của men này làm cho cơ chất không màu ở dạng bất hoạt sẽ có màu khi chuyển sang dạng hoạt hóa.

- Cuối giai đoạn ủ, rửa giếng để loại bỏ thành phần thừa, cộng hợp không gắn - Thêm cơ chất vào tất cả các giếng và ủ ở nhiệt độ nhất định. Dung dịch cơ chất chứa

một chất hóa học là chất hiện màu. Chất hiện màu là hợp chất hòa tan tổng hợp có thể đổi màu sau khi bị oxy hóa, bị khử hoặc bị biến đổi hóa học khác do men. Khi thêm dung dịch cơ chất vào giếng có chứa các thành phần gắn cộng hợp, men sẽ hoạt hóa cơ chất và do vậy hình thành chất màu trong giếng. Các giếng không chứa thành phần gắn cộng hợp sẽ không xuất hiện màu khi cho cơ chất vào trong giếng.

- Cuối giai đoạn ủ, cho vào dung dịch axit hòa loãng vào tất cả các giếng để dừng phản ứng. Axit có tác dụng bất hoạt men và cố định màu.

- Đọc mật độ quang (giá trị OD) của dung dịch trong giếng và đánh giá kết quả thử nghiệm.

Page 10: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 10 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

III.1.1.2 Phương pháp ELISA cạnh tranh - Nguyên lý cơ bản của phương pháp ELISA cạnh tranh cũng giống như kiểu ELISA kháng globulin. Kháng thể HIV gắn với kháng nguyên cố định và sau đó sự có mặt của kháng nguyên được phát hiện. - Thử nghiệm này khác chút ít về cách phát hiện kháng thể HIV. Kháng nguyên gắn trên mặt giếng khi cho mẫu huyết thanh vào. Thêm vào cùng lúc cộng hợp và như vậy huyết thanh và cộng hợp ủ cùng lúc với nhau. Cộng hợp là một kháng thể chống HIV gắn men, nhưng đúng hơn là một kháng thể chống người không đặc hiệu. Cộng hợp chống HIV cạnh tranh vị trí gắn kháng nguyên với kháng thể chống HIV tự nhiên. Nồng độ cộng hợp chống HIV được đặt ở mức sao cho lượng kháng thể HIV nhỏ nhất có trong mẫu xét nghiệm cũng đủ vượt quá để chúng được ưu tiên gắn với kháng nguyên so vơí kháng thể cộng hợp. III.1.1.3 Phương pháp ELISA “kẹp chả” (san-wich) - Kháng nguyên (thường là các peptide tổng hợp) được gắn trên bề mặt giếng. Huyết thanh và chất cộng hợp được thêm vào giếng cùng một lúc sẽ cạnh tranh vị trí gắn kháng nguyên với kháng nguyên đã được gắn sẵn trên giếng. Cuối giai đoạn ủ, rửa loại bỏ huyết thanh, thêm cộng hợp rồi tiếp tục ủ. Cộng hợp là kháng nguyên tổng hợp gắn men chứ không phải là kháng thể chống IgG người gắn men (như trong ELISA kháng globulin). Trong thời gian ủ, kháng nguyên cộng hợp gắn với phức hợp kháng thể chống HIV đã gắn với kháng nguyên cố định trong giếng. Một phức hợp kẹp kháng nguyên – kháng thể – kháng nguyên gắn men được tạo thành. Rửa bỏ cộng hợp thừa và thêm chất cộng hợp màu giống như kháng globulin. Xét nghiệm này mang tính đặc hiệu cao và tỷ lệ dương tính giả giảm đi. - Cách tính kết quả sẽ dựa vào mật độ quang học (OD) và giá trị ngưỡng. Mật độ quang học của mỗi giếng được xác định khi chùm tia ánh sáng ở bước sóng thích hợp chiếu qua đáy giếng và đo mức độ hấp thu ánh sáng của dung dịch. Để sử dụng các gia! trị OD, người ta phải so sánh chúng với kết quả chuẩn đã biết. Kết quả này tập hợp các chứng và mẫu xét nghiệm. Có nhiều cách tính kết quả khác nhau, tối thiểu cần 3 điểm cho mỗi xét nghiệm. Trong đó, 2 điểm là giá trị trung bình giữa chứng âm và chứng dương để xác định xét nghiệm là có ý nghĩa và chúng phải nằm trong khoảng quy định của nhà sản xuất. Cuối cùng để đánh giá kết quả phản ứng hay không phản ứng thì phải tính toán giá trị ngưỡng. III.1.2 Kỹ thuật chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm nhanh Có một số xét nghiệm nhanh đặc biệt khác nhau, hình thức chung là kháng nguyên HIV được cố định trên một màng dễ thấm hay bán thấm hoặc trên một thanh thử đơn lẻ và các loại thuốc thử dùng chung. Các loại thử nghiệm này cho kết quả trong vòng 20 phút, thường được sử dụng để sàng lọc trong trường hợp khẩn cấp. III.1.2 Kỹ thuật ngưng kết hạt gelatin gắn kháng nguyên HIV (kỹ thuật Serodia) III.2 Kỹ thuật sàng lọc virus viêm gan B

III.2.1 Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) Đây là xét nghiệm ELISA dựa trên nguyên tắc kỹ thuật “kẹp chả” 1 thì (one step “sandwich”). Các giếng được phủ bằng kháng thể kháng HBsAg. Chất cộng hợp đã nằm

Page 11: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 11 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

sẵn trong giếng ở dạng động thành khối cầu. Khối cầu chất cộng hợp này sẽ hoà tan khi cho huyết thanh thử nghiệm vào. Chất cộng hợp kháng thể kháng HBsAg được đánh dấu bằng men peroxidase. Nếu trong huyết thanh thử có kháng thể kháng HBsAg thì một phức hợp kháng thể –kháng nguyên-kháng thể gắn men peroxidase hình thành. Khi cho cơ chất hiện màu TMB vào thì phản ứng trên sẽ có màu. Đo đậm độ chất màu qua một độ quang học ở bước sóng 450 nm để xác định phức hợp kháng nguyên kháng thể tương ứng.

III.2.2 Kỹ thuật chẩn đoán virus viêm gan B bằng xét nghiệm nhanh Có một số xét nghiệm nhanh đặc biệt khác nhau, hình thức chung là kháng thể kháng HBsAg được cố định trên một màng dễ thấm hay bán thấm hoặc trên một thanh thử đơn lẻ và các loại thuốc thử dùng chung. Các loại thử nghiệm này cho kết quả trong vòng 20 phút, thường được sử dụng để sàng lọc trong trường hợp khẩn cấp.

III.3 Kỹ thuật sàng lọc virus viêm gan C III.3.1 Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) (phát hiện kháng thể kháng

HCV) Đây là kỹ thuật phát hiện gián tiếp HCV. Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc sau: kháng nguyên của virus được gắn sẵn trên giếng thử. Nếu trong huyết thanh có kháng thể kháng HCV thì kháng nguyên kết hợp với kháng thể tạo nên phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Phức hợp này sẽ được nhận biết bởi chất cộng hợp. Dung dịch cộng hợp có chứa kháng thể globulin chống người gắn men. Phức hợp này được phát hiện qua phản ứng màu khi cho cơ chất thích hợp. Cường độ màu của phản ứng tỷ lệ với lượng kháng thể hiện diện trong huyết thanh thử nghiệm. Đọc mật độ quang (giá trị OD) của dung dịch trong giếng và đánh giá kết quả thử nghiệm.

III.3.2 Chẩn đoán virus viêm gan C bằng xét nghiệm nhanh

Có một số xét nghiệm nhanh đặc biệt khác nhau, hình thức chung là kháng nguyên HCV được cố định trên một màng dễ thấm hay bán thấm hoặc trên một thanh thử đơn lẻ và các loại thuốc thử dùng chung. Các loại thử nghiệm này cho kết quả trong vòng 20 phút, thường được sử dụng để sàng lọc trong trường hợp khẩn cấp.

III.4 Kỹ thuật sàng lọc giang mai Phương pháp huyết thanh học chẩn đoán bệnh giang mai gồm có thử nghiệm với Reagin hoặc thử nghiệm với kháng nguyên đặc hiệu

- Thử nghiệm với Reagin: hiện nay thường được dùng để sàng lọc người cho máu để phát hiện kháng thể IgG hoặc IgM có trong huyết thanh do sự kết hợp hổ tương giữa lipid của ký chủ hoặc vi khuẩn giang mai, hoặc cả hai với hệ miễn dịch của ký chủ. Dương tính thử nghiệm này có thể xảy ra ở một số bệnh lý khác như hủi, lupus, ban đỏ hệ thống và sốt rét. Hiện nay thử nghiệm này có tên thương mại là VDRL và RPR.

- Thử nghiệm với kháng nguyên đặc hiệu: thường dùng trong chẩn đoán. Gồm có thử nghiệm hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang (The Fluorescent

Page 12: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 12 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

Treponema antibody absorption test=FTA-ABS) dùng kháng nguyên là T.pallidum, ngoài ra còn có thử nghiệm vi ngưng kết hồng cầu (microhemagglutination) thử nghiệm này dự trên phản ứng ngưng kết phát hiện kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu cừu được mẫn cảm với T.pallidum.

III.5 Kỹ thuật sàng lọc ký sinh trùng sốt rét. - Cách chẩn đoán chắc chắn nhất làphát hiện ký sinh trùng sốt rét ở chu kỳ trong

hồng cầu bằng kỹ thuật nhuộm lam máu (giọt dày) và quan sát dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng sốt rét trong 100 vi trường.

- Kỹ thuật QBC tập trung ký sinh trùng sốt rét gấp 40 -50 lần.

IV / CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1. Tuyển chọn người cho máu là khâu quan trọng nhất trong một lọat các biện pháp nhằm ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu. Người cho máu an tòan nhất hiện nay là người cho máu tự nguyện vànhắc lại. Như vậy cần phải tổ chức cuộc vận động hiến máu nhân đạo kết hợp chăm sóc sức khỏe cộng đồng để duy trì nguồn người hiến máu an tòan. 2. Thực hiện nghiêm túc các xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu máu trứơc khi truyền cho bệnh nhân. Chọn lựa các xét nghiệm sàng lọc đảm bảo về độ nhạy và độ đặc hiệu. 3 Có chỉ định truyền máu đúng, truyền máu từng phần, áp dụng phuơng châm “Thiếu gì truyền nấy, không cần không truyền”. 4 Aùp dụng truyền máu tự thân ở các bệnh viện trong trường hợp phẩu thuật có kế họachvà tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho phép: chúng ta có thể lấy máu bệnh nhân, lưu trữ, và truyền trả lại cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Đây là một biện pháp hiệu quả nhất hạn chế sự lây nhiễm của tác nhân gây bệnh qua đường truyền máu. 5 Cần phải áp dụng biện pháp lọc bạch cầu trước khi truyền máu. Vì bạch cầu là tế bào đích của HIV, là nơi tích chứa HIV. Như vậy khả năng lây nhiễm của bạch cầu là lớn nhất nếu lấy máu trong giai đọan cửa sổ. 6 Tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ và kỹ thuật viên. 7 Các cơ sở truyền máu phải được trang bị đẩy đủ các phương tiện máy móc, các hóa chất sinh phẩm đầy đủ để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc phổ biến. 8 Dùng những dụng cụ lấy máu chỉ sử dụng một lần như túi máu, kim rút máu… 9. Từng bứơc áp dụng các phương pháp khử trùng các thành phần máu như phương pháp nhiệt hoặc tia xạ hoặc các hóa chất trong quá trình sản xuất các thành phần máu. Quá trình này hiện nay ở nứớc ta chưa áp dụng. 10. Tiêm chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho nhân viên y tế và cho trỴ em. 11. Đánh giá kết quả triển khai chương trình truyền máu trên ba lĩnh vực: vận động hiến máu, tiến hành sàng lọc các bệnh nhiễm trùng, đổi mới cơ sở và thiết bị cho phù hợp.

Page 13: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 13 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 14: SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHI QUA ĐƯỜNG TRUY MÁUnhommau.vn/documents/Bai8-Sang-loc-cac-tac-nhan-lay-nhiem.pdf · Cấu trúc: Virus HBV hoàn chỉnh hay còn gọi là

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

- Trang 14 – Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

1. Đỗ Trung Phấn “ An toàn truyền máu”- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-Năm 2000.

2. Denise M.Harmening “Modern Blood Banking and Transfusion Practices 3rd”- F.A David Company.Philadelphia- 1994.

3. Mary Louise Turgeon “Fundamentals of Immunohematology 2nd “- Nhà xuất bản William and Wilkins- Năm 1995

4. Máu và các sản phẩm máu an toàn Tổ chức y tế thế giới-Nhà xuất bản Y học –Năm 2001.

5. Technical manual 13th American Association Of Blood Bank (AABB)- 1999