21
SN KHOA Câu 1: vai trò ca các kích thích tsinh dc GnRH, FSH,LH, progesterone, ocytoxin, relaxin, Oestrogen - GnRH: có vai tró quan trong trong chu ksinh sn, tác động đến vic sn xut ra FSH và LH Thú cái: GnRH gây rng trng, tăng đậu thai, điu trcyst nang noãn trên chó, bò, nga Thú đực: tăng Libido - FSH: kích thích trng phát trin và trưởng thành, kích thích hình thành tinh trùng và trưởng thành - LH: kích thích rng trng và duy trì hoàng thLH kit( Ovulation predictor kit): rng trng trong vòng 24-48h nếu có kết qudương tính Kích thích tế bào Leydig tiết testosterone - Progesterone: do bung trng và nhau thai tiết ra. Trong giai đon mang thai progesterone được tiết ra vi hàm lượng cao và duy trì ti lúc sinh Kìm hãm hot tính ca Oestrogen, làm tăng tiết dch biu mô ni mc và làm gim chc năng vn động ca dcon nên có tác dng an thai Kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH nên không xut hin hin tượng động dc khi cha Kích thích sphát trin ca tuyến vu cùng ci Oestrogen phát trin hthng ng dn và toàn din v- Ocytoxin: co tht tcung và đóng vai trò quan trng trong vic làm mctcung Kích thích tiết sa - Relaxin: l2m nxương chu và làm mm ctcung - Oestrogen: do nang noãn đang phát trin, hoàng thvà nhau thai tiết Làm xut hin đặc tính sinh dc thcp con cái, kích thích niêm mc tcung phát trin, nga thai, hormone liu pháp cho phnmãn kinh và người chuyn gii Tăng tuyến sa và các mô đệm ca tuyến vú Trên thú đực có vai trò quan trng trong strưởng thành ca tinh trùng và tăng libido. Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

  • Upload
    haliem

  • View
    225

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

SẢN KHOA

Câu 1: vai trò của các kích thích tố sinh dục

GnRH, FSH,LH, progesterone, ocytoxin, relaxin, Oestrogen - GnRH: có vai tró quan trong trong chu kỳ sinh sản, tác động đến việc sản

xuất ra FSH và LH Thú cái: GnRH gây rụng trứng, tăng đậu thai, điều trị cyst nang noãn trên chó, bò, ngựa Thú đực: tăng Libido

- FSH: kích thích trứng phát triển và trưởng thành, kích thích hình thành tinh trùng và trưởng thành

- LH: kích thích rụng trứng và duy trì hoàng thể LH kit( Ovulation predictor kit): rụng trứng trong vòng 24-48h nếu có kết quả dương tính Kích thích tế bào Leydig tiết testosterone

- Progesterone: do buồng trứng và nhau thai tiết ra. Trong giai đoạn mang thai progesterone được tiết ra với hàm lượng cao và duy trì tới lúc sinh Kìm hãm hoạt tính của Oestrogen, làm tăng tiết dịch biểu mô nội mạc và làm giảm chức năng vận động của dạ con nên có tác dụng an thai Kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH nên không xuất hiện hiện tượng động dục khi chửa Kích thích sự phát triển của tuyến vu cùng cới Oestrogen phát triển hệ thống ống dẫn và toàn diện về vú

- Ocytoxin: co thắt tử cung và đóng vai trò quan trọng trong việc làm mở cổ tử cung Kích thích tiết sữa

- Relaxin: l2m nở xương chậu và làm mềm cổ tử cung - Oestrogen: do nang noãn đang phát triển, hoàng thể và nhau thai tiết

Làm xuất hiện đặc tính sinh dục thứ cấp ở con cái, kích thích niêm mạc tử cung phát triển, ngừa thai, hormone liệu pháp cho phụ nữ mãn kinh và người chuyển giới Tăng tuyến sữa và các mô đệm của tuyến vú Trên thú đực có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của tinh trùng và tăng libido.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 2: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

Câu 2: các phương pháp chẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò

1. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu kỳ động dục, quan sát các biểu hiện bên ngoài, sờ nắn, gõ nghe

2. Khám qua trực tràng 3. Khám qua âm đạo 4. Phương pháp siêu âm

1. Theo dõi chu kì lên giống: mất hẳn chu kì lên giống khi mang thai( chú ý mang thai giả)

- Quan sát bên ngoài: theo dõi sự phát triển của bụng, sự di động của bào thai, bụng to, bầu vú căng, chân thủy thũng

- Sờ nắn: dùng tay ấn vào phía bụng bên phải ở chỗ lõm phía dưới thành bụng. trường hợp thành bụng không quá dày có thể phát hiện được đầu và cổ của thai, áp dụng vào sa1ngf sớm, khi bò chưa ăn

- Gõ nghe: nghe tim thai áp dụng cho những bào thai trên 6 tháng tuổi 2. Chẩn đoán qua âm đạo: sự thay đổi của thành âm đạo, nếp xếp li dãn,

qua mỏ vịt xem sự đóng nút cổ tử cung - Bò mang thai tháng thứ 1: kích thước cổ tử cung không lớn lắm, dạng hình

chóp, lòng cổ tử cung đóng kín. Lượng niêm dịch ít, đặc, niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh

- Tháng thứ 2: lòng cổ tử cung đóng kín, dạng nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn

- Cuối tháng thứ 4: cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và có số lượng niêm dịch tăng dần theo độ tuổi của thai, niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, tế bào niêm mạc âm đạo phát triển mạnh

- Cuồi tháng thứ 7: lượng niêm dịch tiết ra rất nhiều. trường hợp bò không

mang thai thì niêm mạc âm đạo màu hồng , ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch tiết ra rất ít, trong suốt hay hơi đục, lòng cổ tử cung không có dạng nút chai. 3. Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng: đưa tay qua trực tràng để sờ được

thai, biết được tuổi thai,khám được buồng trứng, tình trạng đường sinh dục, núm nhau, núm tử cung, động mạch tử cung + phương pháp kiểm tra

- Cố định bằng chuồng ép - Sát trùng tay, cắt móng, đeo găng, thoa vaselin, dầu bôi trơn hoặc xà phòng - Rửa âm hộ, âm môn và vùng lân cận

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 3: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Tư thế tay phải cầm đuôi, tay trái chụm đầu ngón tay đưa mạnh qua cơ vòng hậu môn, thú bị kích thích sẽ đi phân-> móc hết phân ra

- Sự thay đổi theo các tháng � Khi có mang 20-25 ngày: thành tử cung dày và đàn hồi, khi sờ có cảm

giác cứng hơn, sừng tử cung bị biến đổi, buồng trứng bên sừng tử cung có mang to hơn, khi lần theo xó thể tìm được hoàng thể

� Có mang 1 tháng: còn sờ được rãnh tử cung, sừng tử cung có mang to hơn, cổ tử cung to và mềm, thành tử cung mỏng hơn, toàn bộ như quả trứng gà so

� Có mang 2 tháng: rãnh tử cung không còn thấy rõ ràng, sừng tử cung còn rõ, 1 phần tử cung hơi chướng vào xoang bụng, sừng tử cung nơi có mang và thân tử cung thấy to hơn

� 3-4 tháng: rãnh tử cung biến mất, tử cung to hơn và hướng vào xoang bụng, sờ thấy được núm nhau và toàn bộ tử cung như trái banh, sờ thấy thai di động

� 5 tháng: toàn bộ tử cung chìm sâu trong xoang bụng nên có lúc không sờ thấy được thai, núm nhau khá to

� 6 tháng: thai chìm trong xoang bụng khó sờ thấy thai, núm nhau to bằng quả trứng gà so

� 7 tháng: thai phát triển to hơn và trồi dần lên trên cho nên sờ được thai, núm nhau phát triển to hơn

� 8 tháng: cổ tử cung hướng về phía xương chậu, rất dễ sờ thấy thai, núm nhau phát triển phát triển to hơn trứng gà

� 9 tháng: phần trước thai lọt vào cửa xương chậu, động mạch giữa tử cung đập mạnh

4. Phương pháp siêu âm: chính xác, có thể chẩn đoán 26 ngày sau khi phối, chẩn đoán chính xác sinh đôi, tuổi và giới tính. Ít tổn thương cho thú nhưng cần phải có thiết bị hiện đại.

Chẩn đoán trên heo - Phương pháp cổ điển: không lên giống trở lại 18-21 ngày sau khi phối( đè

hoặc cưỡi lên lưng) - � xác định mang thai sơm để có biện pháp can thiệp kịp thời phối lại, điều

trị hay loại thải - Khám qua trực tràng - Phương pháp siêu âm: sớm nhất 25 ngày sau khi phối - Kiểm tra hàm lượng Oestrogen và progesterone trong huyết tương - Sinh thiết hộ: xem tế bào niêm mạc âm hô tăng sinh do nhạy cảm với hor-

mone

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 4: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

Chẩn đoán trên chó, mèo

- Trên chó pha hoàng thể kéo dài 70-80 ngày nên không thể xác định hàm lượng progesterone để chẩn đoán mang thai

- Không thể chẩn đoán bằng không lên giống trở lại - Chú ý chẩn đoán mang thai giả - Khám qua sờ nắn xoang bụng 16-26 ngày sau khi phối - Chú ý Pyometra, tích nước xoang bụng, lách to, khối u - Thay đổi tuyến vú - X- quang, siêu âm từ tuần thứ 3 sau khi phối

Câu 3: biện pháp can thiệp bò sa âm đạo

Công tác điều trị sa âm đạo theo nguyên tắc: (1) Sát trùng cẩn thận vết thương (2) Đưa âm đạo về vị trí bình thường (3) Dùng các biện pháp cố định vị trí không cho âm đạo lòi ra ngoài công tác điều trị được tiến hành như sau: Cố định con vật đứng yên, dốc phần mông - Rửa vết thương, dùng các dung dịch sát trùng như thuốc tím, lugol, rivanol

với nồng độ 1-2% - Dùng hóa chất Tanin giúp hiện tượng se lớp niêm mạc âm đạo với các dung

dịch phèn chua, acid tanic 1-2% - Dùng bột kháng sinh hay sulfamide tại chỗ ngừa nhiễm trùng - Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng toàn thân với các loại như:

+ Penixilin: heo liều 20.000-40.000 UI/kg thể trọng, trâu bò 7000-10.000 UI/ kg thể trọng + Streptomycine: heo 10-15mg/kg, trâu bò 5-7mg/kg + Tetracyline: heo 20-40 mg/kg, trâu bò 20-40mg/kg + kanamycine: heo 20mg/kg + Tilosine: heo 5-10mg/kg + Erythromycine: heo 4-8mg/kg-

- Áp dụng cac biện pháp cố định âm đạo + Ngăn cản hiện tượng co thắt tử cung, âm đạo, có thể dùng các loại thuốc gây tê như novocain, procain, xylocain( gây tê tủy sống). tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, có thể dùng progesterone 150mg/ lần/2 tuần liên tục trong 2-3 tháng + Giữ âm đạo bằng cách khâu 2 mép âm môn lại bằng khóa Y hoặc T buộc lên phần trước của thú bằng cách nhét giẻ sạch vào âm đạo

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 5: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

( sau khi đã sát trùng). Giữ âm đạo bằng biện pháp tiểu phẫu, cắt bỏ phần lòi ra đã hoại tử, đưa âm đạo vào trong và cố định bằng cách khâu trong xoang bụng + Dùng dây khâu theo phương pháp Buhner của Roberts(1949) kim dài 20 cm có lỗ trên đầu, soi cách mép âm đạo trên 2 cm và phía dưới cách 3cm cột 2 đầu dây phía dưới + Phương pháp Winkler(1966), U-Shaned

Câu 4: các nguyên nhân gây sảy thai trên bò, heo. Cách tiến

hành chẩn đoán, xác định nguyên nhân

Nguyên nhân:

- Do căn nguyên truyền nhiễm + nhiễm trùng đường máu + nhiễm trùng đường sinh dục

- Căn nguyên không truyền nhiễm + Cơ thể thú mẹ hay do bào thai + yếu tố ngoại cảnh, môi trường

� Nhiễm trùng qua đường máu: do thức ăn nhiễm VSV, hít thở qua không khí

� Đường sinh dục: các tác nhân VSV khác nhau sẽ có tác động trên các mô bào riêng biệt của thú mẹ như tử cung, nhau thai, phôi hoặc các cơ quan khác

Nhóm VSV gây bệnh bao gồm virut giả dại, Salmonella Spp, Pasteurella Spp, Brucella, Leptopira…

- Căn bệnh hô hấp và gây chứng vô sinh ở heo có tác động gây ra chứng sẩy thai trên heo nái, heo con thường bị viêm phổi, heo con chết hay yểu hoặc hóa gỗ

- Leptospirosis( bệnh xoắn khuẩn) và Beucellosis( sẩy thai truyền nhiễm ) thường tác động gây sẩy thai mà không có những biểu hiện trước của bệnh

- Trâu, bò: Brucellosis, Leptospirosis, Salmonella… và nhóm virut gây sẩy thai

- Heo: Brucellosis, Leptospirosis,… và các nguyên nhân truyền nhiễm kết hợp � Do cơ thể thú mẹ hay bào thai

- Do gia súc bị bệnh ở cơ quan sinh dục. Viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung tích mủ, u tử cung, sẹo tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng thể vàng, viêm cổ tử cung…

� Bệnh ở hệ nội tiết làm rối loạn sự cân bằng cac hocmone trong máu

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 6: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

� Bệnh ợ hệ hô hấp làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy ở nhau thai làm bào thai thiếu oxy

� Bệnh ở hệ tim mạch làm rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm bào thai thiếu dinh dưỡng

� Bệnh ở gan thận, làm bào thai nhiễm độc � Bệnh ở đường tiêu hóa: chướng bụng đầy hơi cấp, viêm dạ dày và

ruột, táo bón, ỉa chảy� tử cung co bóp�chết bào thai � Hệ thần kinh: viêm màng não, viêm màng tủy � Cơ thể mẹ bị ngộ độc do thức ăn nước uống � Khi sử dụng thuốc gây mê toàn thân, uống quá nhiều thuốc lợi tiểu,

thuốc tẩy hoặc thuốc kích thích cơ trơn co bóp - Số lượng thai nhi nhiều hơn bình thường( thú đơn thai) hay dây rốn bị xoắn - Nhau thai bám vào lớp niêm mạc tử cung kém - Bào thai phát triển không bình thường, thai dị hình , nhau thai dị dạng - Phù thủng màng thai hay viêm màng thai - Dây rốn dị dạng hay phát triển quá ngắn hoặc quá dài - Dịch thai quá nhiều hoặc quá ít - Tuổi thú mẹ, viêm tử cung, sự hấp thu dinh dưỡng

� Do yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng - Do nhiễm trùng: trong trường hợp viêm niêm mạc tử cung, âm đạo do các

tác nhân vi khuẩn thường trực có sẵn như Staphilococus aureus hay lây nhiễm theo đường truyền tinh dịch, tình trạng viêm nặng có thể gây ra huyết nhiễm trùng

- Do cơ thể nhiễm độc chất từ thức ăn như Arsenic, Nitrate chì… các chất này gây xáo trộn biến dưỡng trong cơ thể thú mẹ� sẩy thai hoặc dùng dược phẩm điều trị không đúng liệu pháp hoặc dùng loại thuốc cấm kị cho thú mang thai

- Do các tác nhân cơ học như thú bị trượt té, bị rượt đuổi, chen lấn khi ăn uống. bị húc đá vào bụng… trên heo thường do nhảy chuồng, bị đánh đập, cắn nhau hoặc do stress lạnh

- Do khẩu phần thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng…

Chẩn đoán: - Phân biệt nguyên nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm - Chẩn đóan sớm để phân biệt sảy thai hay không đậu thai - Ghi nhận thuốc sử dụng trong giai đoạn mang thai đặc biệt là giai đoạn đầu - Kiểm tra dịch âm hộ - Mở khám thai sẩy và kiểm tra nhau thai - Tìm hiểu bệnh sử

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 7: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Kết quả sinh hóa máu và nước tiểu thường ở giới hạn bình thường, 1 vài trường hợp phát hiện bệnh ở tử cung, nhiễm virut, rối loạn nội tiết tố

- PP chẩn đoán phòng thí nghiệm: kiểm tra huyết thanh học Brucella, herpes virut, toxoplasma, progesterone

- Chẩn đoán qua hình ảnh: X-quang, siêu âm - Khám qua âm hộ, âm đạo - Phân lập vi khuẩn hoặc virut ở âm đạo - Làm tiêu bản vi thể thai chết và nhau thai -

Câu 5: trình bày nguyên nhân và cách can thiệp bò heo đẻ khó

� Nguyên nhân: do thú mẹ hoặc do thai Do thú mẹ:

- Tử cung co bóp và sức rặn của con mẹ quá yếu - Các phần mềm của đường sinh dục như cổ tử cung, âm đạo, âm môn dãn nở

không bình thường - Hệ thống khung xoang chậu bị hẹp hay biến dạng, khớp bán động háng phát

triển không bình thường hay bị cốt hóa - Tử cung bị xoắn, vặn - Âm hộ dị tật, fibrosis, chưa trưởng thành

Do thai - Thai lớn: do giống, đẻ ít con( heo), mang thai kéo dài, sự phát triển không

bình thường của thai( sinh đôi, báng bụng, phù não, phù toàn thân) - Tư thế, vị trí, hướng thai bất thường - Thai dị hình hay quái thai - Chết thai

� Can thiệp Hẹp khung xương chậu

- Mổ lấy thai - Cắt thai: cắt thai thành từng mảnh nhỏ bằng dây đàn lấy ra qua đường âm

đạo� khung xương chậu quá hẹp, an toàn cho thú mẹ - Xoay thai ngang: xương chậu hẹp vừa, thai không quá to, lách vai bê con

từng bên để lọt qua khung xương chậu� toàn vẹn mẹ con - Trường hợp thai chết ngộp thì dùng móc sản khoa móc vào hốc mắt hoặc

dùng dây cột chân hay đầu kéo ra ngoài. Nếu chưa chết thì dùng tay nắm vào hàm dưới kéo ra theo từng cơn rặn đẻ

- Chưa vỡ nước ối thì phải bấm vỡ màng nước ối - Thú mẹ rặn đẻ yếu: tiêm Oxytocin để tăng sự co thắt của tử cung

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 8: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Không sử dụng Oxytocin nếu thú mẹ không thể đẻ qua âm đạo và thú mẹ đang có những cơn rặn đẻ quá mạnh, thú bị viêm tử cung tích mủ, viêm vú hay cạn sữa

Cổ tử cung mở chậm - Đưa tay vào khám đồng thời kích thích cổ tử cung mở - Tiêm Oxytoxin vào cơ cổ tử cung

Xoắn tử cung - Kiểm tra qua âm đạo để xác định chiều xoắn( do nếp nhăn xiên theo chiều

xoắn hướng về cổ tử cung) - Xác định bệnh và can thiệp kịp thời, càng nhanh càng tốt - Dùng tay đưa vào âm đạo, tựa vào đầu bê con đẩy mạnh qua thành bụng thú

mẹ, để bê con theo chiều ngược lại( có thề thực hiện vài lần mới ổn định được vị trí của bê con và tử cung mẹ)

- Cột chân thú mẹ và lật cơ thể thú mẹ theo chiều ngược lại chiều xoắn của tử cung

- Mổ đường hông và đưa tay vào trong để nắn sửa tử cung về vị trí cũ Đẻ inh đôi trên thú đơn thai

- Nếu 2 thai ra cùng một lúc( đơn thai) ẽ bị vướng ở khung xương chậu, Chờ cơn rặn giảm� đưa tay vào âm đạo đẩy bớt 1 thai vào bên trong và đỡ lần lượt từng con ra ngoài, chú ý sửa lại tư thế thuận lợi trước khi kéo ra. Trên thú nhỏ, nắm 2 chân sau của thú mẹ nhấc chỏng lên cho thai tuột vào bên trong� đỡ từng thai

- Trên gia súc lớn: sau khi đã đỡ thai thứ nhất cần tiêm, Oxytocin hỗ trợ sức rặn của thú mẹ và giảm bớt độ rông của tử cung giúp cho thai không bị xoay trở nhiều

Tư thế bất thường của thai � Đầu thai vẹo sang một bên

- Xử lý tùy tình huống rặn đẻ và tư thế nằm của thú mẹ. khi thú rặn đẻ quá mạnh cần ức chế cơn rặn bằng procain, novocain( gây tê màng tủy sống), dùng tay đưa qua âm đạo, đẩy thai ngược vào trong xoang bụng, chỉnh lại hai chân trước của bê và kéo đầu thẳng theo trục của thai đến khi thuốc tê hết tác dụng thì bơm dung dịch làm trơn trợt vào tử cung và theo từng cơn rặn đẻ để kéo thai ra ngoài. Chú ý khi xoay đầu thai dùng tay nắm hàm dưới của bê để xoay và kéo đầu thẳng lại. khi xác định đầu vẹo sang một bên thì tuyệt đối không được cố gắng đỡ đẻ bằng cách kéo 2 chân ra hay sử dụng Oxytoxin

� Đầu thai quặp xuống ức - Xử lý như đầu vẹo sang một bên, nếu đầu hơi chúi xuống, nắm chặt hàm

dưới kéo lên trên và đẩy nhẹ về phía sau, tay còn lại tỳ vào mông bò mẹ để chịu lực

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 9: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Cơn rặn kéo dài, thai vướng rất chặt ở khung xương chậu� gây tê tủy sống để đẩy thai ra hay cắt thai hoặc mổ lấy thai ra

- Chỉ dùng Oxytocin khi thuốc tê hết tác dụng hay sau khi sửa tư thế thai lại bình thường

� Đầu thai ngửa ra sau - Làm giảm bớt sức rặn đẻ của thú mẹ, đẩy thú con vào trong xoang bụng, tìm

và nắm chặt hàm dưới xoay và kéo đầu ra theo trục bào thai� dùng tay, dây hoặc móc kéo ra

� Chi trước hay sau co quặp lại - Can thiệp lúc thú mẹ giảm rặn, đẩy mạnh đầu bê lùi vào trong xoang bụng.

đặt cần đẩy ở ngực hay vai bê, 1 người nắm 1 chân đã ra giữ chặt, khi thai đã lui vào� nâng và kéo chân lên, kéo thẳng ra� luồn tay tìm chân co nâng lên ở khớp gối, kéo mạnh cho bật móng chân cho thẳng theo hướng ra âm hộ

- Trên heo: nắm chặt cổ heo con kéo ra - Bê đã chết: cắt ngang khớp gối đang co� dùng móc sản khoa kéo ra - Bê còn sống: bơm vào tư cung dung dịch bôi trơn� buộc chân bê kéo ra sau

khi sửa đúng tư thế thuận � Cả chi trước và chi sau đều đưa ra ngoài âm đạo

- Đẩy bớt 2 chi sau trở về phía xoang bụng, không được kéo bê ra khi chưa đẩy 2 chi sau vào trong

� Thai nằm ngửa hay nghiêng - Bơm dung dịch bôi trơn tử cung âm đạo, sửa thai nằm sấp lại� kéo thai ra,

phối hợp dùng Oxytocin và novocain thích hợp - Xoay thai khó� giữ chặt 2 chân và đầu bê bên trong tử cung âm đạo� xoay

cơ thể thú mẹ� lật qua lại đến khi ổn định vị trí bình thường của thai - Sự can thiệp phải biến chuyển khi thú mẹ đứng hay nằm sấp lúc sinh con

Hướng bất thường của thai � Thú con đưa lưng ra trước

- Không được sử dụng Oxytocin hỗ trợ� vỡ tử cung, khó can thiệp - Các cơn co rặn quá mạnh� gây tê màng cứng tủy sống - Đưa tay vào tử cung, nắm chân trước kéo ra cổ tử cung, sửa lại tư thế� kéo

ra( dùng dung dịch bôi trơn) - Quá khó can thiệp thì cắt hoặc mổ lấy thai ra

� Thú con đưa bụng ra trước - Tương tự ngôi lưng, đẩy vào xoang bụng và sữa tư thế - Nếu thú con chết� móc hoặc cắt thai ra - Sống: bôi dịch bôi trơn, nắm hàm dưới kéo ra theo cơn rặn - Biện pháp mổ:

� Thai quá lớn

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 10: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

� Cổ tử cung bất thường( độ mở, dị tật) � Xoắn tử cung nặng hơn 3600 � Tư thế vị trí thai bất thường

Câu 6: nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị bại liệt sau khi

sinh ở bò heo Nguyên nhân

- Các cơn rặn đẻ kéo dài, tử cung co thắt mãnh liệt, can thiệp không đúng, sử dung Oxytocin không đúng thời điểm

- Xảy ra trên thú đẻ nhiều lần(>3 lần) - Đã bị bại liệt từ lúc có mang - Tổn thương dây thần kinh xương chậu khi đẻ hay can thiệp - Thai quá lớn, dây chằng đường sinh dục bị dãn, cơ mông, cơ âm đạo nhão - Thú thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu vitamin D, Thiếu Cal-

cium và phospho Chẩn đoán

- Thú đứng dậy sau khi sinh khó khăn trong vài giờ, liệt sau vài ngày hay vài tuần

- Xảy ra sau khi sinh đến 24h sau - Trên đại gia súc, chướng hơi nhẹ, kém đi lại, 2 chân đứng run rẩy, hay đi lảo

đảo, đôi lúc liệt 1 chỗ - Trên heo: hốt hoảng, cố bật người đứng dậy - Bị bại liệt do thiếu Calcium� nhiệt độ cơ thể giảm. Bại liệt do thần kinh�

biểu hiện của thú rất kém khi dùng kim châm vào đùi - Bệnh nặng thú có thể hôn mê, giảm lượng phân tiết sữa hay mất sữa - Triệu chứng bệnh phát ra rất nhanh, dễ dẫn đến tử vong, nếu can thiệp chậm,

trường hợp nặng sẽ chết sau vài giờ biểu hiện bệnh - Bại liệt do thiếu calcium thì bơm hơi sạch vào bầu vú sẽ kích thích hệ thần

kinh làm tăng lượng Calcium huyết thanh tạm thời, thân nhiệt tăng trở lại, TH nhẹ thì thú có thể đứng dậy được

- Dê cừu mắc bệnh thường ở thể nhẹ Điều trị

- Nếu phát hiện kịp thời và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thì khả năng trị khỏi rất cao( 80%). Điều trị chưa dứt điểm, bệnh tái phát sẽ trầm trọng hơn

- Bại liệt kết hợp đẻ khó hay sa tử cung� khó khăn, kém hiệu quả - Nếu do thần kinh xương chậu� dùng thuốc kích thích hệ thần kinh� đặt

thú nằm trên rơm khô dày, xoay trở thường xuyên, phòng ngừa tụ máu phần dưới cơ thể hay nằm võng cột trên nóc chuồng

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 11: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Bại liệt do thiếu khoáng� cung cấp các chất có Calcium như dược phẩm gluconate, Calcium choloride, dùng cafein trợ tim� chú ý theo dõi điều trị khi thú nhai lại bị chướng hơi dạ cỏ, truyền glucose khi thú kém ăn

Câu 7: Chẩn đoán và điều trị sốt sữa

Chẩn đoán - Triệu chứng sốt sữa thường xuất hiện từ 24h-72h sau khi sinh, đôi khi vài

tháng sau khi đẻ - Thú mất thăng bằng, lảo đảo, biếng ăn, nằm nhiều, thân nhiệt dưới 380C, đầu

quay về phía hông, mắt mờ, ngơ ngác, thú bỏ ăn, gương mũi khô, thân nhiệt hạ, đường tiêu hóa mất trương lực, thú bị táo bón, hậu môn mở rộng

- Thú có thể bị hôn mê nặng và chết( nằm nghiêng, bụng phình to, ói mửa). - Cần phân biệt với bệnh co giật vì cỏ, dạ cỏ không tiêu, trật khớp xương

hông, tê liệt dây thần kinh, chân bị gãy, co giật do di chuyển. Điều trị:

- Cung cấp vitamin D( tiêm liều 5-10x106 UI, uống liều 20x 106 UI), liệu trình cấp vài ngày( không kéo dài, dễ gây ngộ độc)

- Cung cấp Gluconate Calcium Chlorite - Vắt sữa cạn sạch bầu vú - Khi do Mg thấp, cần cunnng cấp thêm dưới dạng magiesium sulphate 5%(

250-500 ml), nếu có triệu chứng ketosis cần cung cấp thêm dung dịch dex-trose hay glucose

- Nếu chưa phát hiện được thành phần Ca, Mg, P trong huyết thanh nên cung cấp dung dịch chung cả 3 loại khoáng chất trên.

- Điều trị tạm thời có thể bơm khí( lọc sạch) vào bầu vú căng cứng theo liệu trình 6-8 giờ một lần.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 12: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

Câu 8: Nguyên nhân, cách phòng trị viêm tử cung ở bò, heo

Nguyên nhân:

- Do sự can thiệp, đẻ khó và nhiễm vật lạ vào trong tử cung - Sự suy nhược của cơ thể thú mẹ. - Sự căng thẳng do sinh đẻ. - Sẩy thai, sót nhau, đẻ khó, viêm tử cung đặc thể.

Điều trị: - Điều trị kịp thời sẽ mau lành, ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. - Điều trị không tích cực, không đúng phương pháp� nhiễm trùng máu, hôn

mê và chết. Bệnh nặng khi điều trị khỏi cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Một số trường hợp viêm tử cung+ tồn thể vàng� bệnh pyometra.

- Khi thú bị sót nhau, đẻ khó� chú ý không gây vấy nhiễm cho tử cung. - Đặt viên thuốc kháng sinh+ sulfamide, tiêm kháng sinh điều trị toàn thân. - Đối với heo: thụt rửa tử cung ngày 2 lần bằng dung dịch thuốc sát trung nhẹ

và đặt viên kháng sinh. -

Câu 9: hội chứng MMA là gì? Cho biết cách phòng và điều

trị?

Khái niệm: (Mastitic metritis agalactie)

- Là bệnh thường gặp trong các trại chăn nuôi, có trại bị ảnh hưởng trên 25% nái.

- Hội chứng là bệnh tác động đặc trưng bởi 1 tập hợp các triệu chứng và do nhiều nguyên nhân gây ra.

- Các bệnh gây các triệu chứng chính( có thể kết hợp hay riêng lẻ). + Viêm tử cung + Viêm vú + Mất sữa

Phòng trị: - Phòng bệnh: thường xuyên giám sát tình trạng vệ sinh nguồn nước. Giám sát

tình trạng vệ sinh heo nái, chú ý tắm rửa sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ, sát trùng chuồng trại, dụng cụ, lượng thức ăn trước khi đẻ. Những trại có nguy cơ bệnh MMA cao sử dụng liệu pháp phòng ngừa bằng kháng sinh tiêm bắp trên thú trước khi sinh. Điều trị những bệnh khác trước khi sinh.

- Sử dụng thuốc hạ sốt( thường sốt 6h sau khi sinh, kéo dài 2-3 ngày). - Thụt rửa và bơm kháng sinh. - Khi thú sốt, viêm vú, mất sữa:

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 13: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

� Oxytocin( ZOUI, IM) giúp sự tiết sữa và nuôi heo con. � Kháng sinh phổ rộng khắp toàn thân: Gentamycine 20-30 ml/con/lần.

BIO-ANFLOX 10-15ml/con/lần. � Kháng viêm để chống sốt giảm viêm: BIO-DEXA. � Hạ sốt: Analgine+ C( 100ml/lọ)ntie6m 10-15ml/con/lần.

Câu 10: Phân loại và chẩn đoán viêm vú trên bò sữa.

Phân loại:

- Viêm vú lâm sàng, là sự nhiễm trùng bầu vú, thể hiện triệu chứng qua sự thay đổi hình dạng bầu vú, mức độ thay đổi tính chất của sữa, có các triệu chứng bệnh thể hiện ra bên ngoài rõ rệt. Căn cứ vào những biến đổi về bệnh lý và triệu chứng lâm sàng, người ta chia làm 4 dạng khác nhau: viêm vú thể tương mạc, viêm vú thể cata, viêm vú có mủ, viêm vú có máu. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh và thể bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sữa, gây tổn thương bầu vú. Trường hợp nặng bò sữa có thể chết do biến chứng nhiễm trùng huyết.

- Viêm vú tiềm ẩn, là thể viêm không có các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài rõ rệt, chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm mức độ nhiễm vi sinh trên sữa hoặc qua nuôi cấy vi trùng, nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về mặt cảm quang của sữa. Viêm vú tiềm ẩn rất nguy hiểm vì có thể làm gia tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh viêm vú cho toàn đàn, nhất là trong trường hợp vắt sữa bằng máy.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh viêm vú là yếu tố quyết định để khống chế sự nhiễm trùng trên bầu vú. Chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị nhanh chóng, thú mau lành bệnh và hạn chế thiệt hại do các biến chứng của bệnh viêm vú. Các phương pháp để chẩn đoán và xác định bệnh viêm vú: 1. Kiểm tra qua triệu chứng lâm sàng trên bầu vú: là biện pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng rất quan trọng để xác định bệnh viêm vú trên bò sữa. Cách làm: kiểm tra những biến đổi bất thường về màu sắc, hình dáng, kích thước của bầu vú, đầu núm vú, lỗ tiết sữa, sự phát triển hệ thống mạch máu trên bầu vú qua việc quan sát bằng mắt, sờ nắn bầu vú để sớm phát hiện các ổ viêm trên bầu vú. 2. Kiểm tra sữa và dịch tiết trong sữa: được đánh giá qua các chỉ tiêu về màu sắc, mùi và sản lượng sữa giảm, thử CMT sữa để chẩn đoán thể viêm và mức độ viêm.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 14: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Đối với trường hợp viêm vú tiềm ẩn hoặc viêm vú lâm sàng thể nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường hoặc thông qua việc sờ khám bầu vú. Hiện nay, các nông hộ chăn nuôi thường chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú bằng các phương pháp sau: - Phương pháp thử cồn 70

0-75

0: dựa vào nguyên tắc chất đạm trong môi trường acid sẽ bị tủa bởi cồn. Tỷ lệ cồn và sữa là 1:1. Cách tiến hành: Bước 1: cho 2ml sữa vào 2ml cồn chứa trong ống nghiệm. Bước 2: lắc nhẹ, sau đó quan sát trên thành ống nghiệm. Bước 3: đọc kết quả: - Dung dịch đồng nhất: bò không có bệnh. - Có mảng bám lợn cợn trên thành ống nghiệm: khả năng bò bị nhiễm bệnh. - Phương pháp thử CMT (California Mastitis Test): là phương pháp nhằm phát hiện bệnh viêm vú qua số lượng tế bào bạch cầu trong 1ml sữa. Hiện nay, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn. Tỷ lệ sữa và dung dịch CMT là 1:1. Cách tiến hành: Bước 1: lau sạch núm vú trước khi vắt sữa. Bước 2: vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa Pétri khác nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa. Bước 3: cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa. Bước 4: xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nền hơi tối để quan sát. Bước 5: đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu sắc của hỗn hợp.

Ðộ đồng nhấtt Màu sắc

Kết quả

Số lượng tế bào bạch

cầu/ 1ml sữa

Kết luận

Hỗn hợp đồng nhất.

Hỗn hợp lợn cợn.

Sự đóng ván nhìn thấy.

Sự đóng ván dày thành từng đám nhớt.

- Sự đóng ván dày giống lòng trắng trứng.

màu xám

màu xám hoi ngã tím

màu xám tím

màu tím

0

1+

2+

200.000◊0 tế bào/ml

200.000 tếbào/ml

400.000 tếbào/ml

không viêm

nghi ngờ

viêm

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 15: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

màu tím đậm

3 +

4+

800.000 tế bào/ml

5.000.000 tế bào/ml

viêm

viêm nặng

(Nguồn: TS. Đinh Văn Cải – 2002; TS. Nguyễn Văn Thành - 2004) Kết quả: Bò khỏe mạnh: dưới 300.000 tế bào bạch cầu/ 1ml sữa. Bò bị nhiễm bệnh: trên 800.000 tế bào/ 1ml sữa. Khi thấy kết quả khả nghi bệnh, nên cách ly bò bệnh để tránh sự lây lan cho bò khỏe, mời bác sĩ thú y đến để điều trị kịp thời. Ngoài ra có thể dùng Phương pháp thử Blue Methylen dựa vào nguyên tắc sự mất màu của thuốc thử khi cho vào sữa, tùy theo thời gian đổi màu thuốc thử có thể ước tính mức độ nhiễm vi sinh của sữa. Cách tiến hành: Bước 1: cho 10ml sữa và 1ml dung dịch Blue methylen vào trong ống nghiệm. °Bước 2: lắc nhẹ cho dung dịch trộn đều sau đó để vào tủ ấm 37C. Sau mỗi 1 giờ lắc nhẹ một lần. Bước 3: đọc kết quả qua thời gian mất màu của dung dịch Blue methylen như sau: + Nếu mất màu trước 15 phút, sữa bị nhiễm vi sinh rất nặng. + Nếu mất màu sau 15 phút – 1 giờ, sữa bị nhiễm vi sinh nặng. + Nếu mất màu sau 1 giờ - 3 giờ, sữa bị nhiễm vi sinh nhẹ. + Nếu mất màu sau hơn 3 giờ, sữa được xem là đạt tiêu chuẩn về mức độ nhiễm vi sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ xác định mức độ nhiễm vi sinh trong sữa. Để có thể xác định bò có bị bệnh viêm vú hay không, cần kết hợp với 2 phương pháp xét nghiệm trên.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 16: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

Câu 11: trình bày nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh viêm

vú ở bò sữa.

Nguyên nhân:

� Do vật chủ: - Bầu vú quá to và dài nên dễ xây xát, lỗ thông bầu vú to dễ rò rỉ, bò cao

sản… là những điều kiện để bộc phát bệnh. � VSV gây nhiễm:

- Có nhiều loại vi trùng gây bệnh thường gặp: liên cầu trùng( 86%), tụ cầu(5,4%), trực trùng sinh mủ(2,7%), E.coli(1,2%) và các loại khác(3,75%). Phổ biến nhất là liên cầu trùng.

- Gây viêm vú truyền nhiễm trên bò sữa có 80% do Streptococus agalactiae. Bệnh lan truyền chủ yếu do người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa và ruồi, bệnh biểu hiện viêm vú, sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần. Hai nguyên nhân này quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng 1 loài vi trùng gây bệnh nhưng sức đề kháng và tuyến vú con vật khác nhau� gây bệnh viêm vú khác nhau. Ngược lại, những vi trùng khác nhau tác động lên bầu vú cũng có thể gây triệu chứng giống nhau.

- Ngoài những vi khuẩn đặc trưng trên, bệnh còn do trực trùng lao, virus FMD.

� Môi trường: - Vê sinh chuồng trại kém, không thoáng, thiếu ánh sáng, mật độ nuôi, chăm

sóc quản lý không đúng kĩ thuật, dinh dưỡng không phù hợp - Phương pháp, kĩ thuật vắt sữa không đúng, thời gian, số lần, áp lực vắt

không đảm bảo nhất định dễ gây ảnh hưởng đến bầu vú. Biện pháp phòng trị: 1. Kiểm tra bầu vú:

- Bằng những phương pháp chẩn đoán qua sữa ở phòng thí nghiệm có thể xác định được những thể viêm đầu. Đồng thời kết hợp những triệu chứng cục bộ và toàn thân để kết luận chính xác về thể viêm,áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

- Xác định những nguyên nhân cụ thể để tiến hành phòng bệnh phù hợp và hiệu quả.

- Sau khi đẻ xong, kiểm tra kĩ và tỉ mỉ bầu vú con vật. khi bầu vú, chất lượng sữa bình thường thì mới đưa vào khai thác sữa. 2. Tổ chức công tác khai thác sữa.

Phương pháp vắt sữa - Trước khi vắt cần xoa bóp nhẹ nhàng, cẩn thận bầu vú

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 17: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Khi vắt sữa bằng tay, bắt buộc phải vắt theo phương pháp vắt nắm, không được kéo vuốt đầu vú tránh tình trạng gây tổn thương niêm mạc lỗ đầu vú. Trường hợp đầu vú quá ngắn không thể nắm vắt được thì mới áp dụng phương pháp vắt vuốt đầu vú nhưng không được vuốt quá mạnh.

- Khi khai thác sữa bằng máy, người điều khiển máy phải nắm vững cấu tạo, tác dụng của máy và các thao tác sử dụng. sau khi đẻ 10 ngày mới được khai thác sữa bằng máy, thời gian vắt phải hoàn thành trong 3-5 phút, không được để ống hút sữa ở đầu vú quá 6 phút. Chỉnh máy để áp lực không quá cao, tần số không quá nhanh. Khi vắt bằng máy, nếu đầu vú không kiệt sữa thì phải dùng tay để vắt thêm để hết sữa.

Vệ sinh khi vắt - Trước khi vắt sữa phải rửa sạch toàn bộ bầu vú, dùng khăn sạch lau khô(

khăn riêng từng con). - Người vắt cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay. - Các ống hút sữa phải sát trùng. - Gia súc bị viêm vú phải nhốt riêng và cố định người vắt. - Sau khi vắt xong, nhúng các đầu vú vào dung dịch sát trùng thích hợp.

Thứ tự vắt sữa: - Bò khỏe� viêm vú nhẹ� nặng, nếu có máy thì 1 máy vắt bò khỏe, 1 máy

bò bệnh. Số lần vắt sữa:

- Căn cứ vào sản lượng sữa chung của cả đàn để quy định số lần vắt sữa trong ngày 2-3 lần.

- Bò cao sản thì tăng số lần vắt để tránh bấu vú quá căng, ảnh hưởng tới cơ quan bình thường của bầu vú� có thể gây viêm vú. 3. Quản lý và chăm sóc

- Bảo vệ bầu vú: sân vận động và các bãi chăn thả không được rào bằng dây thép gai, đồng cỏ không có những bụi rậm rạp có gai, không để bò húc đá nhau, cưa sừng của bò cái� không bị sây sát.

- Nhập gia súc mới: cách li theo dõi trước khi nhốt chung. - Tiến hành cạn sữa: trước khi đẻ phải tiến hành cạn sữa triệt để. Sau khi vắt

cạn sữa,kiểm tra bầu vú định kì. Nếu lá vú hay da lá vú bị sây sát phải can thiệp kịp thời

- Vệ sinh sau khi đẻ - Vệ sinh chuồng trại

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 18: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

Câu 12: Cách điều trị viêm vú ở bò sữa?

Bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân

Điều trị tại chỗ-Massage bầu vú( nóng, lạnh) - Nhúng Iotdam vào 4 núm vú. - Bơm vào bầu vú Pomade như: Mastijet fort hay Super Mastikort, mỗi ống

một lá vú viêm, liệu trình từ 1-2 ngày. Có thể dùng kháng sinh thay thế Po-made bơm vào núm vú, dùng tay vuốt thuốc lên trên(200-400 mg/núm vú)

- Sử dụng thuốc chống viêm � Bio-dexa: 5-10 ml/con, tiêm bắp hay tĩnh mạch(1-3 ngày) � Giảm đau, sốt dùng Analgine+ C tiêm bắp, 20ml/ con

Điều trị toàn thân: - Dùng thuốc có tính mẫn cảm cao như Norfloxacin là Fluroquinode tổng hợp

ở thế hệ thứ 3, tác động vỏ màng tế bào vi trùng, thời gian bài thải là 6h. - Cephalexin: Ngăn phản ứng sinh năng lượng cần thiết cho vi trùng, diệt

khuẩn Gram (-), (+), liều 1,5 gam/con - Gentamycine: thuộc nhóm Amynosyd diệt khuẩn Gram (-),(+)liều

1gam/con. - Biện pháp hỗ trợ cho trị bệnh: hạn chế thức ăn bò bị viêm vú, thú bệnh có

chế độ chăm sóc riêng, thú cho sữa bệnh không được tiêu thụ trên người, khuyến cáo nên tiêu thụ sữa sau 2-3 ngày dứt điều trị. Bổ sung ADE và các Vitamin.

- Biện pháp điều trị được thực hiện trên thú bệnh với các điều kiện phân lập vi sinh làm kháng sinh đồ cho thấy kết quả các nhóm vi khuẩn như Staphylo-cocus spp, streptococus spp, E.coli…, việc xác định tính đề kháng của vi khuẩn với các kháng sinh góp phần gia tăng hiệu quả điều trị khi chọn các nhóm kháng sinh có tính mẫn cảm cao nhất như Chloramphenicol, Cephale-cin, Norfloxacin, Bactrim kết quả điều trị cho thấy liệu trình kháng sinh thích hợp điều trị từ 3-7 ngày bằng phương pháp tiêm bắp và bơm kháng sinh cục bộ vào núm vú.

- Trong bệnh viêm đường sinh dục, nhất là sau khi sinh và nhóm vi khuẩn hiện diện chủ yếu trong dịch viêm Staphylococus spp, E.coli. Nhiều kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Norfloxacin, Gentamycin, Bactrim, đặc biệt là nhóm Chloramphenicol, điều này có ý nghĩa khi sử dụng kháng sinh hiệu quả và chọn nhóm có chi phí điều trị thấp hơn. Kết quả cho thấy, liệu trình điều trị trung bình từ 4-7 ngày.

- Bằng biện pháp phòng ngừa qua áp dụng một số biện pháp kĩ thuật tác động như cung cấp premix, tiêm ADE, chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện đúng quy

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 19: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

trình cạn sữa khi bò đang mang thai và khi đẻ bơm kháng sinh thích hợp vào tử cung để ngừa bệnh đường sinh dục.

- Sau khi sinh, chăm sóc vệ sinh nơi chăn nuôi nhất là chăm sóc bầu vú trước , trong và sau khi vắt sữa như vệ sinh người, dụng cụ, bầu vú vắt nhanh chóng và kiệt sữa. sử dụng Iotdam 2% nhúng từng bầu vú. Cho bò ăn ngon, tránh nằm để hạn chế VSV từ nền chuồng vào bầu khi lỗ núm vú chưa co lại.

Câu 13: Nguyên nhân và cách can thiệp chậm sinh ở bò cái tơ

Nguyên nhân

- Bò bị dị hình hoặc khiếm khuyết cơ quan sinh dục: Tử cung, buồng trứng kém phát triển, có khối u trên buồng trứng.

- Bê cái được sinh đôi cùng với bê đực làm cho nó lưỡng tính nửa đực nửa cái.

- Bò bị bệnh ký sinh trùng đường sinh dục hoặc đường sinh dục bị viêm nhiễm.

- Do chế độ nuôi dưỡng quá kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là đạm, khoáng và sinh tố; do rối loạn hormone nội tiết...

- Do bò lên giống thầm lặng mà không phát hiện được. Can thiệp:

- Để khắc phục hiện tượng chậm sinh hoặc vô sinh, cần xác định thật rõ nguyên nhân, bò không động dục thực sự hay động dục thầm lặng. Nếu đã theo dõi kỹ hoặc thậm chí đã dùng bò đực thí tình mà vẫn không phát hiện được động dục thì chứng tỏ bò cái không động dục thật sự. Sau đó xác định nguyên nhân (thông qua hệ thống sổ sách theo dõi, hỏi người chăn nuôi, sờ khám qua trực tràng...) để áp dụng biện pháp thích hợp.

- Nếu nguyên nhân là dị hình, khiếm khuyết cơ quan sinh dục hoặc do sinh đôi một đực một cái thì phải loại thải bò, không thể khắc phục được.

- Còn đối với các trường hợp khác thì việc khắc phục tùy theo từng nguyên nhân cụ thể, có thể chữa trị bằng kháng sinh, cải tiến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc sử dụng hormone sinh dục.

- Nếu do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, bò gầy yếu thì phải tăng khẩu phần giàu đạm, sinh tố, khoáng đa lượng và vi lượng... kết hợp chăn thả trên bãi để bò có điều kiện vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

- Nếu bò bị viêm tử cung với thể vàng tồn lưu thì biện pháp điều trị tốt nhất là tiêm prostaglandin hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng progesteron và tăng hàm lượng estrogen trong máu để kích thích bò động dục.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 20: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

- Nếu bò không động dục do u nang buồng trứng (có thể là u bao nang hoặc u nang thể vàng), có thể tiến hành theo một trong các biện pháp sau: Thò tay vào trực tràng, qua thành trực tràng phá hủy u nang, để kích thích rụng trứng và hình thành thể vàng mới. Tiêm 250 UI liberin (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), hoặc 6.000 UI kích tố nhai thai người (HCG) (tiêm tĩnh mạch) để làm tăng tỷ lệ hormone lutein (LH) trong máu. Tiêm prostaglandin (2ml chế phẩm estrumate) trong trường hợp u nang thể vàng.

- Nếu xác định thể vàng phát triển to trên buồng trứng (đường kính lớn hơn 1cm) thì tiêm prostaglandin F2 (2ml chế phẩm estrumate), để làm teo biến thể vàng, 3 ngày sau động dục xuất hiện. Nếu thấy thể vàng nhỏ thì cần phải xác định xem đó là thể vàng đang hình thành hay thể vàng đang thoái hóa. Nếu thể vàng đang hình thành, bò sẽ động dục sau đó khoảng 2 tuần. Nếu thể vàng đang thoái hóa, động dục sẽ xuất hiện sau vài ba ngày.

Câu 14: chậm lên giống lại hay phối nhiều lần không đậu

thai ở vò cái đã sinh sản, chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân - Chăm sóc nuôi dưỡng kém, mất cân đối hoặc thiếu thành phần dinh dưỡng

trong khẩu phần dẫn đến tình trạng bò gầy yếu. - Bò ít được vận động. - Mắc các bệnh như u nang buồng trứng, viêm tử cung, thể vàng tồn lưu…dẫn

đến rối loạn hoặc thiếu hocmon cho quá trình sinh sản. - Bò sữa đẻ lứa đầu có sản lượng sưa lớn hoặc do bò cái mà con của nó vẫn

còn đang bú sữa. Chẩn đoán và điều trị

- Nếu do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, bò gầy yếu thì phải tăng khẩu phần giàu đạm, sinh tố, khoáng đa lượng và vi lượng... kết hợp chăn thả trên bãi để bò có điều kiện vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

- Buồng trứng không hoạt động: khi khám qua trực tràng cho thấy buồng trứng không thay đổi, không thấy nang noãn hoặc hoàng thể hoặc buồng trứng teo lại bằng hạt đậu. Nếu kiểm tra nhiều lần mà thấy buồng trứng không thay đổi thì kết luận buồng trứng bị teo� bò động dục không rõ, động dục nhưng không rụng trứng hoặc chu kỳ động dục kéo dài � Điều trị: cải thiện chế độc chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung thêm chất bột

đường, béo, vitamin, khoáng, thả bò cái với bò đực để kích thích phục hồi khả năng sinh dục. Nếu bò bị viêm, teo buồng trứng thì loại thải.

- U nang buồng trứng: bò biểu hiện động dục mãnh liệt, kéo dài không theo chu kỳ nhất định.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk

Page 21: SẢN KHOA · PDF fileCâu 2: các ph ương pháp ch ẩn đoán có mang trên heo, bò, chó Trên bò 1. Ph ươ ng pháp ch ẩn đoán bên ngoài: theo dõi chu k ỳ động

� Dùng hocmon dinh dục tổng hợp nhân tạo: những loại kích tố này tác dụng trực tiếp lên cơ quan sinh dục, làm xuất hiện trạng thái động dục.

- Thể vàng tồn lưu: gia súc hoàn toàn không xuất hiện trạng thái động dục. Khi kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được 1 hay cả 2 buồng trứng phát triển to, thể vàng to hay nhỏ được nhô lên trên mặt ngoài của buồng trứng. lượng sữa giảm,con vật xuất hiện những triệu chứng điển hình của các thể bệnh nguyên phát. � Cải thiện chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khai thác và làm việc cho gia

súc. - Tăng cường vận động, giảm vắt sữa. - Tiến hành điều trị kịp thời và có kết quả các quá trình bệnh lý nguyên phát

nếu có như viêm tử cung mãn tính, tử cung tích mủ. - Sử dụng huyết thanh ngựa chửa, các hocmon sinh dục tổng hợp nhân tạo,

tăng cường sức đề kháng, trợ sức, trợ lực giống như phương pháp điều trị thiểu năng và teo buồng trứng.

Download nhieu hon tai http://dethinonglam.wordpress.com hoac dethinonglam.tk