16
I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông N hững năm gần đây, nuôi cá rô phi đơn tính đực cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là sử dụng cá giống lai xa, con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh nhờ ưu thế lai, tăng khả năng chống chịu, chịu lạnh, tỷ lệ con lai đơn tính đực cao, giá trị thương phẩm cao. Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất N ằm trong các sự kiện kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bắc Kạn, sáng ngày 16 tháng 12 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Xem tiếp trang 7 Xem tiếp trang 2 Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” Trang 1 Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông Trang 1 Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất Trang 1 Bồ kết nhiều công dụng độc đáo Trang 9 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Đánh giá và trao đổi Trang 14 TRONG SỐ NÀY H Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn. BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh báo cáo đề dẫn hội thảo. Xem tiếp trang 7 Cá rô phi thương phẩm.

S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNGHội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí

thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”

Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông

Những năm gần đây, nuôi cá rô phi đơn tính đực cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là sử

dụng cá giống lai xa, con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh nhờ ưu thế lai, tăng khả năng chống chịu, chịu lạnh, tỷ lệ con lai đơn tính đực cao, giá trị thương phẩm cao.

Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất

Nằm trong các sự kiện kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bắc Kạn, sáng ngày 16 tháng 12

năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Xem tiếp trang 7

Xem tiếp trang 2

► Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”

Trang 1

► Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông Trang 1

► Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất Trang 1

► Bồ kết nhiều công dụng độc đáo Trang 9

► Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Đánh giá và trao đổi Trang 14

TRONG SỐ NÀY

HVới các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không

phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1

Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh báo cáo đề dẫn hội thảo.

Xem tiếp trang 7

Cá rô phi thương phẩm.

Page 2: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

2 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ trí thức và khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”

(Tiếp theo trang 1)

Các đồng chí: Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phương Thị Thanh - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Ma Từ Đông Điền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; các đồng chí Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành và lãnh đạo các Hội thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh. Đại diện Trung ương có: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam; lãnh đạo Đại học Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đại học Y dược Thái Nguyên và Lãnh đạo đại diện các viện nghiên cứu của Trung ương.

GS. TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại

hội thảo.Đồng chí Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn báo cáo đề dẫn hội thảo khẳng định: Sau 20 năm tái lập, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ trí thức. Bằng lòng nhiệt huyết và trí tuệ, trên

các lĩnh vực công tác của mình đội ngũ trí thức của các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường Đại học, Cao đẳng từ Trung ương đến địa phương đã góp phần xứng đáng xây dựng quê hương Bắc Kạn ngày càng phát triển.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng đến nay Bắc Kạn vẫn còn là tỉnh nghèo, khó khăn do đó để những năm tiếp theo Bắc Kạn tiến nhanh hơn đòi hỏi phải có những bước đi căn cơ, đột phá, có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, vì vậy tại cuộc hội thảo này với mong muốn điểm lại những nét nổi bật trong xây dựng đội ngũ trí thức non trẻ của địa phương cũng như một số kết quả chính trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 20 năm qua, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm đó sẽ định hướng cho Bắc Kạn phát triển trong thời gian tới tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Ông Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo tham luận tại hội thảo.

Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện 221 đề tài, dự án. Trong đó: 126 đề tài, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 42 đề tài, dự án trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật; 37 đề tài, dự án lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 16 đề tài về lĩnh vực y - dược. Nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công vào thực tiễn sản xuất và đời sống đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Page 3: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 3

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Bà Phương Thị Thanh - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn - Phó Chủ tịch Thường

trực  HĐND tỉnh phát biểu tham luận tại hội thảo.Tại hội thảo đã có 14 tham luận của Liên

hiệp các Hội các KH&KT Việt Nam, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, một số sở ban, ngành của tỉnh đã đề cập đến những nội dung có ý nghĩa về khoa học, thực tiễn, đã đánh giá khá toàn diện việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Phát huy vai trò của trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong công tác vận động, xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Bắc Kạn; Đại học Thái Nguyên với công tác đào tạo và định hướng, xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh; một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và định hướng nghiên cứu phát triển sản xuất hàng hóa của tỉnh…

Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, tỉnh Bắc Kạn đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong giai đoạn phát triển mới, đó là: Công tác cán bộ; Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; Giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để tỉnh Bắc Kạn phát triển toàn diện và bền vững thì yếu tố con người, nhất là vai trò của đội ngũ trí thức mang tính quyết định.  Do vậy, trong những năm tới cần có những chính sách hợp lý để xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức của tỉnh, tạo điều kiện cho Liên hiệp Hội hoạt động hiệu quả. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cần phát huy vai trò trong tư vấn, phản biện, tham mưu, định hướng các chính sách phát triển cho tỉnh./.

Theo: khcnbackan.gov.vn*******************

Chiều ngày 13 tháng 12 năm 2016, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đồng

chí Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn lần thứ 4, năm 2016 - 2017 đã chủ trì cuộc họp Ban tổ chức Hội thi.

Cuộc họp đã thông qua các dự thảo: Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban tổ chức; Thể lệ Hội thi, thông báo phân công nhiệm vụ thành viên Ban tổ chức; chương trình phát động Hội thi... Các thành viên đã thảo luận đóng góp các ý kiến để cơ quan Thường trực Hội thi chỉnh sửa các dự thảo văn bản.

HỌP BAN TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH BẮC KẠN LẦN THỨ 4, NĂM 2016 - 2017

Đ/C: Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban tổ chức Hội thi chủ trì Cuộc họp.

Page 4: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

4 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh quán triệt mục đích,

ý nghĩa Hội thi.

Kết luận Hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban tổ chức Hội thi đề nghị thư ký Hội thi tiếp thu các ý kiến góp ý tham mưu cho cơ quan Thường trực hoàn thiện các văn bản đảm bảo đúng quy định. Thành viên Ban tổ chức cần bám sát kế hoạch triển khai tại ngành, lĩnh vực mình phụ trách để Hội thi được triển khai đạt kết quả cao nhất. Trước mắt cần phối hợp tổ chức tốt chương trình phát động trước ngày Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh 1997 - 2017./.

Theo: khcnbackan.gov.vn*******************

Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn tổ chức họp

Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tư vấn giao trực tiếp 02 dự án, gồm: Phát triển sản xuất một số cây hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Chợ Đồn do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện và dự án “Xây dựng mô hình quản lý và xử lý chất thải nông thôn cho một số xã của tỉnh Bắc Kạn” do Khoa môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên chủ trì thực hiện. Đồng chí Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh chủ trì Hội nghị tư vấn.

Với mục tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập, tạo điều kiện để người dân canh tác bền vững, góp phần thực hiện thành công tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới về nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. Dự án sẽ xây dựng các mô hình gồm: Phát triển chè shan; Mô hình phát triển cây Hồng không hạt và cải tạo Hồng không hạt; Trồng thử nghiệm mận chín sớm tại hai xã Quảng Bạch và Tân Lập. Các thành viên Hội đồng đã thảo luận cho rằng việc triển khai dự án là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng đề nghị chủ nhiệm cơ quan chủ trì dự án cần phân tích làm nổi bật tại sao phải triển khai dự án; Phương pháp triển khai cần làm rõ hơn nữa để đảm bảo tính thuyết phục; Lý giải về thế mạnh của 03 loại cây sẽ được xây dựng mô hình mà không chọn các mô hình khác…

Đối với dự án Xây dựng mô hình xử lý chất thải nông thôn cấp xã của tỉnh Bắc Kạn các thành viên Hội đồng cho rằng việc triển khai dự án là cấp bách nhằm xây dựng được các mô hình quản lý hiệu quả chất thải theo hướng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. Khi được triển khai thành công kết quả của dự án sẽ là mô hình điểm để các địa phương đến thăm quan, học tập nhân rộng góp phần thực hiện thành công tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới.

Các thành viên Hội đồng đề nghị phần tổng quan điều chỉnh lại sát với thực tế của địa bàn triển khai; Dự án chỉ nên tập trung xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư; Đối với nội dung xử lý chất thải trong chăn nuôi cần nghiên cứu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phù hợp với địa phương; Trên đồng ruộng tập trung  xử lý chất thải độc hại; Mô hình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng nên tập trung hướng dẫn địa phương thành lập tổ tự quản, xây dựng quy chế hoạt động.

Kết quả bỏ phiếu hai dự án được triển khai nhưng phải hoàn thiện lại đề cương theo góp ý của Hội đồng.

Kết luận hội nghị tư vấn, đồng chí  Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đề nghị chủ nhiệm, cơ quan chủ trì hai dự án cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng chỉnh sửa hoàn thiện đề cương nộp về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện./.

Theo: khcnbackan.gov.vn*******************

Hội đông Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tư vân giao trưc tiếp dư án lĩnh vưc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Page 5: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 5

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Khoai tây vụ đông đã được nhiều địa phương chú trọng vì cây dễ trồng, không tốn nhiều

công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, lại có thị trường tiềm năng cho chế biến…

Thu hoạch khoai tây vụ đông.Hiện đang là thời vụ trồng khoai tây đông

ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Xin lưu ý một số khâu kĩ thuật cần tác động đến cây trồng này nhằm mang lại một kết quả cao như sau:

- Thời vụ: Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới (nhiệt độ thích hợp nhất 15-220C). Vì vậy trong vụ đông bố trí trồng từ 15/10 - 30/11 là thích hợp nhất thậm chí có thể kéo dài đến 15/12 DL. Trồng sớm quá, thời tiết vẫn còn mưa lớn xen kẽ nắng nóng sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của khoai, khoai không cho năng suất cao.

- Xử lý và cắt củ trước trồng: Chỉ nên cắt củ khi khối lượng củ trên 50g. Củ giống đem cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm). Củ có độ trẻ về sinh lý (mầm củ nhú được 1 - 1,5cm, bề mặt củ còn nhẵn, không teo tóp). Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc được bảo quản trong kho lạnh 40C. Khi cắt củ giống nông dân nên chọn dao có lưỡi mỏng, sắc, được hơ trên ngọn nến sau mỗi lần cắt củ. Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt là nhỏ nhất. Không nên cắt dời mà để dính củ 2 - 3mm rồi úp

lại như lúc đầu chưa cắt cho củ sớm lành sẹo. Không nên xử lý giống sau khi cắt với bất kì hóa chất nào như nông dân vẫn làm (chấm xi măng, tro bếp…).

Để đảm bảo cho năng suất củ sau này mỗi miếng cắt phải có tối thiểu 2 mầm, mỗi củ chỉ nên cắt thành 2 miếng không nên cắt làm 3 - 4 miếng. Sau cắt 7 - 10 ngày, củ lành lại vết thương thì tách củ ra làm đôi để 1 - 2 ngày cho lành hẳn rồi đem trồng.

- Chọn và làm đất, bón phân: Chân đất cát pha hoặc thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận lợi, độ màu mỡ cao, được luân canh với lúa nước nên chọn để trồng khoai tây. Đất được xử lý bằng vôi tả hoặc chế phẩm calcium hypochlorite (1kg/sào). Cần cày sâu hết tầng canh tác đất để lên luống cao 30 - 35cm, mặt luống rộng 80 - 90cm (trồng hàng đôi cho thuận tiện).

Ngoài nguồn phân chuồng hoai mục người trồng có thể sử dụng phân đơn hoặc phân tổng hợp để lót và thúc cho khoai tây. Song thực tế cho thấy, sử dụng phân NPK khép kín cho hiệu quả cao hơn so với bón phân đơn (lãi so với đối chứng bón phân đơn là 223.000 đồng/sào). Cụ thể là:

+ Bón lót: 500kg phân chuồng mục + 25kg NPK 5:10:3.

+ Thúc lần 1 (sau trồng 15-20 ngày): 20kg NPK 12:5:10 kết hợp vun lần 1

+ Thúc lần 2 (sau lần 1 từ 15-20 ngày): 20kg NPK 12:5:10 kết hợp vun lần 2  

- Trồng và chăm sóc: Tốt nhất nên trồng khoai theo kiểu so le hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm đảm bảo đạt 5 củ/m2 (1.800 củ/sào Bắc Bộ 360m2). Củ giống được đặt sao cho mặt cắt nghiêng 450C để củ không bị thối hỏng khi gặp mưa hoặc tưới nước. Cần phân loại củ to, nhỏ riêng ra để trồng sẽ dễ chăm sóc sau này. Phân lót được rải theo rạch đánh sẵn, lấp đất mỏng rồi mới đặt khoai.

* Lưu ý:+ Nông dân không nên lấp đất quá mỏng

sẽ làm cây ít thân, ít củ vì mầm khỏe bật lên sớm

KINH NGHIỆM TRỒNG KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG

II. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG

Page 6: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

6 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

sẽ hạn chế mầm sau phát triển. Phủ dày 5-7cm đối với đất thịt pha cát và 10-12cm với đất cát sẽ giúp cây có nhiều tầng rễ khiến cây nhiều mầm và có nhiều củ sau này, củ cũng sẽ không bị xanh vai… Không đặt củ tiếp xúc với phân và ra mép ngoài luống.

+ Phải kết thúc bón phân cho khoai tây vào thời điểm sau trồng 35 - 40 ngày. Khi bón thúc phân hóa học cần kết hợp với vun xới và tưới nước giữ ẩm cho cây. Nên áp dụng phương pháp tưới rãnh là tốt nhất. Cho nước vào các rãnh ngập 1/3 luống đất (đất thịt nhẹ) và 1/2 luống đối với đất cát. Cần khử lẫn giống và loại bỏ các cây bị bệnh vi khuẩn héo xanh và cây bị virus đem tiêu hủy.

+ Để giảm thiểu tỷ lệ thối hỏng củ sau trồng cũng như hạn chế phân hóa học gây thối rễ sau bón thúc, vun xới người trồng cần lưu ý không nên tưới nước ngay cho khoai tây sau trồng hoặc sau vun xới. Nên tưới nước giữ ẩm cho khoai sau trồng hoặc sau vun xới 2-3 ngày vì lúc này cây đã ổn định bộ rễ.

- Phòng trừ sâu bệnh: Khoai tây vụ đông hay bị sâu xám, bọ trĩ, nhện hại đầu vụ, bệnh xoăn lùn, khảm lá, héo xanh và mốc sương giai đoạn giữa đến cuối vụ. Nông dân cần phòng trừ theo hướng tổng hợp, loại bỏ các cây bị bệnh nặng đem tiêu hủy, dùng thuốc hóa học phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn********************

(Tiếp theo trang 1)Phát triển các cây rau màu vụ đông đã và

đang được chú trọng ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng vì hiệu quả mang lại. Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn. Song, thời tiết trong những năm gần đây có nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho rau màu nhất là thời điểm phát triển cây vụ đông sớm. Do đó người trồng cần lưu ý một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Xin chia sẻ một số kinh nghiệm để cán bộ ngành và nông dân tham khảo.

-  Lựa chọn thời vụ: Cây dưa, bí là cây trồng ưa ấm nên cần phát triển chúng ở vụ đông sớm mới cho năng suất, phẩm chất cao. Tốt nhất nên gieo hạt từ trung tuần tháng 8 và không quá 05/9 dương lịch.

Để kịp được thời vụ yêu cầu như trên trong khi lúa mùa còn chưa được thu hoạch thì người trồng nên tranh thủ làm bầu cây con trong vườn ươm thậm chí là thu hoạch lúa non 6 - 7 hàng, tiến hành làm đất tối thiểu để trồng xen dưa, bí với lúa ở giai đoạn đầu.

- Làm đất, lên luống: Qua thực tế theo dõi các địa phương trồng dưa, bí bò đất vụ đông

sớm thì nhiều vụ nay năng suất các cây trồng này bị giảm sút đáng kể do nấm và vi khuẩn gây bệnh phát sinh gây hại mạnh, điển hình là các bệnh chết rũ, thối đốt, nứt thân chảy nhựa. Nhiều ruộng còn bị xóa sổ vì cây bị chết trước khi cho thu hoạch quả.

Đánh giá nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm thì thực tế cho thấy: Việc làm đất lên luống của nông dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả này. Theo truyền thống thì nhiều địa phương nông dân tiến hành làm đất gieo trồng dưa, bí là rất sơ sài: Chỉ xới đất chỗ đặt cây rộng khoảng 0,5 - 0,7m tiến hành bón phân rồi trồng bí, dưa vào đó. Thân cây dài ra sau này đều để bò nằm trên mặt ruộng lúa đã gặt, rất ẩm thấp. Với cách làm luống đơn giản như vậy kết hợp với thời tiết hay có nhiều mưa đầu vụ sẽ là nguyên nhân chính khiến cho dưa, bí dễ bị nhiễm các bệnh từ đất trồng hoặc úng nước chết.

Có thể nói, trồng dưa bí không làm giàn trong vụ đông sớm là một lợi thế vì nó đơn giản, giảm được nhiều chi phí đầu tư cho vật tư. Song việc làm đất lên luống không vì thế mà có thể làm sơ sài được. Tốt nhất nông dân có thể áp dụng làm đất sơ bộ nơi gốc cây để trồng trước (nếu phải trồng xen lúa) rồi lên luống dưa bí hoàn thiện sau này (lên luống bổ sung). Nếu ruộng đã gặt lúa hoàn toàn thì tiến hành cày bừa đất làm

Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất

Page 7: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 7

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

luống hoàn chỉnh. Sao cho luống đất cần có độ cao 25 - 30 cm, bề rộng tùy theo cách trồng.

Nhiều mô hình trình diễn cho thấy, với cách làm luống cẩn thận thậm chí là dùng màng phủ nông nghiệp để phủ luống kết hợp với bón phân khoa học thì dưa, bí ở vụ đông sớm cho hiệu quả rất cao.

Tham quan mô hình trồng dưa hấu vụ đông sớm theo cách lên luống có màng phủ.

- Nương dây - hướng ngọn: Dưa, bí trồng bò đất nếu không được nương dây và chặn đốt thì khả năng hút dinh dưỡng không cao, thân cây chồng chéo lên nhau sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh, ra hoa quả ít…

Để đảm bảo được vấn đề này tốt nhất nông dân nên bấm ngọn cho dưa, bí khi cây có 5 - 6 lá để mọc nhánh, giữ lại 2 nhánh chính trên thân và loại bỏ các nhánh mọc sau. Trên những đốt cây đã trưởng thành ra rễ bất định lấy nắm đất bột phủ đốt để cây hút được nhiều dinh dưỡng, không bị gãy khi gặp gió mưa và cố định dây tốt hơn. Đồng thời, hướng ngọn sao cho các dây dưa, bí không chồng chéo lên nhau.

- Cách thức bón phân thúc: Nhiều nơi nông dân hay có thói quen hòa dinh dưỡng với nước rồi tưới định kì vào gốc cho dưa, bí khi bón thúc phân cho cây trồng này. Việc làm đó rất dễ gây bất lợi cho cây vì nấm và vi khuẩn sẽ phát sinh gây hại mạnh gốc rễ nhất là khi tưới đạm. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc bón vùi vào đất nơi ngọn dưa bí đang hướng đến. Việc tưới rãnh để thúc cho dưa, bí tốt nhất nên bơm nước ở mức 1/2 chiều cao luống rồi tiến hành rắc phân NPK 16-16-8 hoặc NPK 14-14-14 + TE theo lượng thích hợp cho từng giai đoạn rồi khuấy tan phân để ngấm dần vào luống. Làm như vậy thân lá sẽ được cứng cáp và gốc rễ cây sẽ ít bị bệnh hơn.

* Chú ý:+ Để hạn chế bệnh chết rũ cho dưa, bí thời

kì mẫn cảm (giữa vụ), trong khi chăm sóc nông dân không nên để cây thừa đạm. Cần bón phân cân đối giữa đạm và kali. Tuyệt đối không nên tưới đạm urê riêng lẻ cho cây. Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại phân bón trung, vi lượng để nâng cao sức đề kháng và tăng năng suất, phẩm chất cho các cây trồng này.

+ Có thể áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung để tăng khả năng đậu quả cho dưa, bí.

+ Trong suốt thời gian sinh trưởng người trồng cũng cần bổ sung một số lần các chế phẩm nấm đối kháng hay nấm cộng sinh vào vùng gốc rễ cây dưa, bí để giảm thiểu bệnh chết rũ và kích thích cây phát triển nhanh hơn.

+ Nên ưu tiên sử dụng các giống dưa, bí lai F1 để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng.

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn***************************

(Tiếp theo trang 1)

Qua theo dõi nuôi cá rô phi qua đông, chủ động ương cá giống và nuôi cá thương phẩm ở một số địa phương mang lại lợi nhuận cao, sau đây xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính lai xa qua đông.

Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông

I. ƯƠNG CÁ GIỐNGChuẩn bị ao ương cá giống: Ao có diện

tích thích hợp để thuận lợi cho chăm sóc, quản lý và thu hoạch cá giống, diện tích từ 200 – 500m2. Bờ ao chắc chắn, độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,5m, ao thoáng gió, không cớm rợp để tạo điều kiện cho quá trình khuyếch tán ô xy và các khí khác.

Page 8: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

8 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Cá rô phi giống.

Xử lý ao trước khi thả cá giống: Ao ương cá giống được bơm tát cạn, nạo vét lớp bùn mặt đáy ao chỉ giữ lại khoảng 15cm, sau đó bón vôi với lượng 7 - 10 kg/100m2, vôi được trộn đều với lớp bùn, phơi ao 5 - 7 ngày, sau đó bón các chế phẩm sinh học tạo màu nước theo hướng dẫn trên bao bì.

Chế phẩm sinh học có tác dụng làm ổn định môi trường ao nuôi, giúp phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong bùn, phân hủy các chất độc đồng thời tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Nguồn nước cấp vào ao không bị ô nhiễm để bảo đảm an toàn cho đàn cá còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Nước cấp được lọc qua hệ thống lưới đăng mắt nhỏ để hạn chế sự xâm nhập của tôm, cua, cá cũng như trứng và các ấu trùng của chúng, để hạn chế cạnh tranh thức ăn và gây hại cá.

Thời vụ và mật độ thả: Thời vụ thả cá thích hợp là đầu tháng 10 vì lúc này nền nhiệt độ còn cao, cá sinh trưởng nhanh, đến khi thời tiết vào rét cá đạt trên 100g/con, đủ sức chống rét qua đông. Nhu cầu diện tích ương cá giống khoảng 15-20% diện tích nuôi cá thương phẩm. Mật độ 15-30 con/m2. Nhu cầu cá giống cho 1 ha nuôi cá thương phẩm sau khi trừ tỷ lệ cá hao hụt, cá không bảo đảm tiêu chuẩn, bảo đảm mật độ khoảng 28.000 con.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực qua đông.Thả cá giống và chăm sóc: Thả cá giống có

khối lượng 2-8g/con. Cá khỏe, độ đồng đều cao, cá không bị dị tật, xây xát. Thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Thả đầu gió là nơi có hàm lượng oxy cao, giúp cá nhanh hồi phục và phân tán nhanh. Ngâm sọt hoặc túi cá giống xuống ao đến khi cân bằng nhiệt trong túi và môi trường ao. Mở miệng túi ngay mặt nước từ từ, dùng tay té nước nhẹ nhàng để cá bơi ra ngoài.

Chế độ dinh dưỡng: Thường sau 1 ngày thả cá mới cho ăn. Hàng ngày, cho cá ăn 3 - 4 lần, khoảng cách 2 - 3 giờ, lượng thức ăn bằng 12 - 15% khối lượng cá giống trong ao. Sử dụng cám công nghiệp có hàm lượng đạm cao từ 35 - 40%. Nên bổ sung thức ăn siêu dinh dưỡng, vitamin tổng hợp và chất khoáng.

Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để cá đói hoặc dư thừa thức ăn. Cấp nước, thay nước nếu môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Nên sử dụng máy phun mưa để bổ sung ôxy. Sau nuôi 10 – 15 ngày nên bổ sung chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ.

II. NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM1. Chuẩn bị ao nuôiĐể tiện cho quá trình chăm sóc, quản lý,

ao nuôi cá thương phẩm không quá to hoặc quá nhỏ, thích hợp từ 1.000 – 5.000 m2. Bờ ao chắc chắn, độ sâu nước từ 1,5 – 2m, vị trí ao thoáng gió, trên bờ không trồng cây ăn quả, cây có tán rộng.

Xử lý ao trước khi thả cá tương tự như ao ương cá giống. Nên bố trí ao ương cá giống gần ao nuôi thương phẩm để thuận lợi cho vận chuyển cá giống.

2.  Kỹ thuật chuyển cá giống sang ao thương phẩm

Cá giống sau khi nuôi ở ao ương đạt khối lượng từ 100-200g/con thì chuyển sang ao nuôi

Page 9: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 9

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

thương phẩm, chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chuyển cá vào ngày có nền nhiệt độ từ 200C trở lên. Trước khi kéo cá phải luyện cá, cho cá nhịn ăn 2 ngày để làm quen với môi trường khắc nghiệt và tăng tỷ lệ sống khi sang ao. Loại bỏ những con dị hình, dị tật, cá nhỏ không đạt so với mặt bằng chung.

Cá rô phi thương phẩm.3. Mật độ thả và tỷ lệ ghép với cá rô phiNuôi cá rô phi qua đông, rô phi là chính,

ghép với cá truyền thống để tận dụng các tầng nước, nguồn thức ăn, giảm ô nhiễm nguồn nước, tăng hiệu quả kinh tế.

Mật độ thả: 2 con/m2, 1 sào ao nuôi Bắc Bộ 360m2 nên thả: cá rô phi khoảng 625 - 650 con, cá chép 30 – 40 con khối lượng 80 – 100g/con, cá trắm cỏ 20 – 30 con khối lượng 500 – 700g/con, cá mè trắng khoảng 15 - 20 con, mè hoa 2 – 3 con, cá mè có khối lượng 500 - 1.000g/con.

4. Chế độ dinh dưỡngĐể cá sinh trưởng phát triển tốt cần cung

cấp thức ăn tổng hợp và thức ăn chế biến có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn tự chế biến nên phối trộn theo công thức sau: cám gạo 60%, bột ngô 20%, bột cá 20%… nấu chín cho cá ăn. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8 – 9 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều. Không cho cá ăn muộn, khi cá thải phân mặt trời lặn thiếu ánh sáng, giảm quá trình phân hủy phân cá, đêm tảo hô hấp làm giảm lượng oxy trong ao nuôi dẫn đến tiêu hóa thức ăn của cá chậm hơn. Nên cho cá ăn vào thời gian nhất định tạo cho cá phản xạ, rải thức ăn quanh ao để cá ăn mồi được đều. Giảm lượng thức ăn vào những ngày thời tiết thay đổi, bổ sung các loại vitamin tổng hợp vào thức ăn để cá tăng sức đề kháng. Sau khi cho cá ăn 30 phút tiến hành kiểm tra nếu lượng thức ăn trên ao còn thừa hay đã hết để điều chỉnh cho phù hợp.

5. Quản lý ao nuôi và phòng trừ dịch bệnhĐịnh kỳ một tháng kiểm tra một lần, bắt

30 – 50 con để xác định khối lượng trung bình, xác định khối lượng cá có trong ao.

Nếu nước ao cạn cấp bổ sung cho bảo đảm mực nước từ 1,5 – 2m bằng nguồn nước an toàn, nước ở ao đã được xử lý, tốt nhất nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn nuôi cá.  Thường xuyên theo dõi màu nước ao, nếu nước không bảo đảm tiêu chuẩn thì áp dụng biện pháp thay nước và các biện pháp kỹ thuật khác để xử lý.

Thường xuyên kiểm tra độ pH, tình trạng sức khỏe của cá nhất là hiện tượng cá nổi đầu, cá chết để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Định kỳ dùng các chế phẩm tẩy trùng ao nuôi, nguồn nước lấy vào ao phải bảo đảm an toàn không ô nhiễm, cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để cá khỏe, giữ gìn ao nuôi sạch, dùng các chế phẩm sinh học định kỳ xử lý ao nuôi…

6. Phòng chống rét cho cá qua đôngLuôn luôn bảo đảm mực nước 1,7 – 2m,

thả bèo tây 1/3 mặt ao về phía Bắc.Sử dụng nilon trắng che kín mặt ao vào

những ngày rét hại cách mặt nước khoảng 1m, dùng rơm rạ bó thành từng bó nhỏ có đường kính 30 – 50cm ngâm chìm dưới đáy ao, dùng vòi bơm cũ, cống xi măng… thả xuống ao làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nhiệt độ thấp.

Cho cá ăn vào những ngày có nhiệt độ trung bình 180C trở lên, không đánh bắt vào những ngày nhiệt độ thấp dưới 180C. Sử dụng các thức ăn là cám công nghiệp, cám chuyên cho cá rô phi hoặc cám tự chế biến từ ngô, cám gạo, thóc, bột cá nhạt, đậu tương nhưng phải bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng đạm cao. Bổ sung thêm vitamin tổng hợp vào thức ăn để cá khỏe mạnh và chống rét tốt.

7. Thu hoạch cáNuôi cá rô phi thương phẩm qua đông,

sau 7 – 8 tháng tiến hành thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 700g/con trở lên. Cần theo dõi giá cả thị trường để thu hoạch có giá tiêu thụ cao. Tát cạn hoặc rút nước, dùng lưới kéo bắt cá.

Nuôi cá rô phi thương phẩm qua đông có thuận lợi nền nhiệt độ thấp nên dịch bệnh phát sinh ít, thời điểm thu hoạch không trùng với cá vụ hè nên giá bán cao, nếu bảo đảm các điều kiện: thời điểm thả cá vào đầu tháng 10, sử dụng cá giống đơn tính đực lai xa, xử lý môi trường ao tốt, có chế độ nuôi dưỡng, quản lý và phòng trừ dịch bệnh tốt, phòng chống rét cho cá, người nuôi sẽ có thu nhập cao.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn*******************

Page 10: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

10 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Mô tả câyBồ kết tên khoa học là Fructus Gleditschiae.Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác,

tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

Cây bồ kết cho những vị thuốc sau:- Quả bồ kết (tạo giác - Fructus

Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.

- Hạt bồ kết (tạo giác tử - Semen Gleditschiae), là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.

- Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích -    Spina Gleditschiae), là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.

Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.

- Hạt bồ kết: trong các sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng liều 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.

- Gai bồ kết: có vị cay, tính ôn không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Liều dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.

Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà

không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.

Hiện nay, một số bệnh viện dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em cả người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.

Cách làm đơn giản như sau: lấy quả bồ kết, nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hay còn sống, bỏ hột đi rồi tán thành bột nhỏ. Lấy ống thông, đầu có bôi vaselin hay dầu, rồi chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3 - 4cm, cứ thế làm 3 - 4 lần cho bột vào trong hậu môn, sau 2 - 5 phút bệnh nhân đi ngoài được. Có trường hợp hậu phẫu không trung tiện được 2 - 5 ngày, bệnh nhân trướng bụng, bí đại trung tiện, nôn mửa liên tục có khi nôn ra máu; làm như trên chỉ sau 2 phút trung tiện và đi ngoài được ngay.

Kinh nghiệm điều trị bằng bồ kếtTrị trúng phong cấm khẩu: dùng quả bồ

kết bỏ hạt, lấy vỏ nướng cháy nghiền thành bột, ngày uống 0,5 - 1g. Nếu sắc thì dùng 5 - 10g quả bồ kết bỏ hạt sắc uống.

Trị méo miệng do trúng gió: dùng khoảng 10 quả bồ kết nướng giòn, tán nhỏ mịn, trộn với loại dấm tốt cho sền sệt. Miệng méo về bên trái thì đắp má bên phải và ngược lại. Khi nào khô thì hòa thêm dấm cho vừa dẻo để đắp. Cách này có tác dụng với người mới bị bệnh.

Trị co giật, kinh giản,đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm dãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở: dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5g, ngày uống 3 - 6g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.

Trị trẻ nhỏ bị chốc đầu, rụng tóc: bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.

Trị trẻ nhỏ chốc đầu, lở ngứa do nấm: ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương, sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.

Trị sâu răng, nhức răng: quả bồ kết tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính nhét vào chân răng.

BỒ KẾT NHIỀU CÔNG DỤNG ĐỘC ĐÁO

Page 11: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 11

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Trị nhức răng, sâu răng: lấy quả bồ kết nướng cháy đen, bẻ vụn rồi ngâm với rượu trắng (1 phần bồ kết, 4 phần rượu). Để qua 1 ngày, 1 đêm rồi mang thuốc này ra ngậm, nhổ đi rồi lại ngậm, làm vài ngày là khỏi.

Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang: đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi, mũi sẽ thông và dễ thở hơn.

Thông mũi, tỉnh não: hãm nước từ trái bồ kết tươi hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm của bồ kết có tác dụng thông tắc mũi, ngạt mũi, thông khí, sảng khoái tinh thần.

Trị ho:  bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ giảm đường huyết: trong trái và gai bồ kết có một số chất giúp hạ đường huyết rất hiệu quả, tuy không có tác dụng mạnh và giảm đường huyết nhanh như công dụng của insulin, nhưng nó có thể giúp bệnh nhân giảm một cách từ từ, ổn định mà không gây ra tụt huyết áp quá đột ngột. Trong chất keo của hạt bồ kết tươi có chứa một số chất protein, đường tự nhiên, glycosid… giúp chất xơ hòa tan và những chất ổn định đường huyết. Người bị bệnh đái tháo đường có thể dùng tươi hoặc phơi khô trái bồ kết hãm nước rồi uống dần giúp trị bệnh đái tháo đường. Trong khi uống hàng ngày cần lưu ý lượng đường huyết để có liều lượng phù hợp.

Trị phụ nữ sưng vú: gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g.

Phòng bệnh cho sản phụ:  lấy 1 chậu than củi đốt cháy đỏ rồi rải 1 lượt quả bồ kết cùng 1 ít muối cho sản phụ xông.

Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi: dùng 50g hạt bồ kết sao vàng hơi sém, tán thành bột mịn, trộn với hồ nếp, hoàn viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 12 viên, chia làm 2 lần sáng, chiều.

Trị bí đại tiện: lấy 3 - 6g hạt bồ kết sắc đặc rồi uống.

Trị bí đại tiện: lấy 200 hạt bồ kết không mọt, không sâu, tẩm sữa rang vàng, tán nhỏ mịn, hòa với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu to, mỗi lần uống 30 viên sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trị bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.

Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng: đốt quả bồ kết trên bếp than, hứng khói vào bàn tay hoặc lá trầu rồi ép vào bụng trẻ.

Hỗ trợ tiêu hóa: trong thành phần của trái bồ kết có chứa nhiều chất protein, vitamin E, glycosid (một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Glycosid hơi độc nhưng lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho trực tràng, dạ dày và ruột non, giúp việc hấp thụ thức ăn, hòa tan các chất xơ được diễn ra dễ dàng. Vì vậy, bồ kết được dùng để trị một số bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, trẻ con bị đầy hơi, chống rối loạn tiêu hóa có hiệu quả khá tốt.

Trị trĩ:  lấy 15 quả bồ kết cho vào nửa xô nước đun sôi kỹ rồi đổ ra chậu, đợi đến khi nước bớt nóng, có thể thò tay vào được thì cho người bệnh ngồi vào chậu để ngâm. Đến khi nước nguội thì lấy tay đẩy búi trĩ cho thụt vào và băng lại để giữ. Đồng thời lấy 5 quả bồ kết tẩm sữa nướng giòn, tán nhỏ mịn, hòa với mật, đường đặc cho vừa dẻo. Viên hỗn hợp trên thành từng hạt như hạt đậu, mỗi ngày uống 20 viên, uống hết chỗ thuốc đó thì thôi.

Trị giun kim: dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.

Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức: dùng 4 - 8g gai bồ kết sắc uống mỗi ngày.

Trị  quai bị:  lấy một lượng vừa đủ quả bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn, trộn với dấm thanh. Lấy bông thấm thuốc này đắp lên chỗ quai bị, khoảng 20 - 30 phút lại thay thuốc 1 lần.

Trị trứng cá, tàn nhang: lấy 1 chén nhỏ hạt bồ kết, 40g hạnh nhân, hai thứ đem tán mịn. Buổi tối gần đi ngủ thì lấy 1 thìa hỗn hợp trên pha ít nước cho sền sệt rồi bôi lên chỗ có trứng cá, tàn nhang. Sáng dậy rửa sạch.

Trị ghẻ lở lâu năm:  lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.

Trị mụn nhọt bọc không vỡ mủ: gai bồ kết 5 - 10g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2- 8g, sắc nước uống.

Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.

Page 12: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

12 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

THỰC PHẨM VIỆT: CẦN MỘT THƯƠNG HIỆU CHUNG

III. TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Ảnh minh họa.

Với 12 hiệp định thương mại tự do, có tham gia TPP hay không thì Việt Nam vẫn tiếp tục

hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nông sản, thực phẩm Việt Nam vẫn phải vượt lên chính mình trong bối cảnh hội nhập ấy.

Trị rụng tóc:-  Gội đầu bằng bồ kết nguyên chất: dùng

khoảng 300g quả bồ kết khô và nấu với một lượng nước vừa đủ để có thể gội đầu. Nấu nước bồ kết và pha thêm với nước lạnh bên ngoài và gội đầu đều đặn. Đây là cách trị rụng tóc đơn giản từ bồ kết mà người ông bà chúng ta đã từng dùng.

-  Hương nhu và bồ kết: đây là một sự kết hợp khá tốt để giúp mái tóc dày dặn và óng ả hơn.Cây hương nhu trắng có chứa tinh dầu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Dược hiện đại đã chứng minh tinh dầu hương nhu có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn. Có thể nấu chung hương nhu với quả bồ kết thành hỗn hợp và gội đầu hàng tuần để cảm nhận một mái tóc dày và mềm hơn mỗi ngày.

Lưu ý:Trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều

có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thiếu thương hiệu – Thực phẩm Việt chưa xứng tầm vị thế

Vừa qua, bên lề Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2016 đã diễn ra Hội nghị Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam lần thứ 3 do Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức.

Tại Hội nghị, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm và xúc tiến thương mại của quốc tế và Việt Nam đã cùng trao đổi, phân tích về những lý do khách quan, chủ quan khiến công nghiệp thực phẩm Việt Nam chưa phát triển xứng tầm vị thế. Trong số nhiều tồn tại cố hữu của ngành thì một vấn đề nổi cộm là hạn chế về nhận thức, năng lực và cách sử dụng nguồn lực đầu tư cho phát triển thương hiệu. Điều này đã và đang tạo những rào cản không nhỏ cho việc quảng bá một cách hiệu quả nông sản, thực phẩm Việt Nam ngay chính trên thị trường sân nhà và sân khách.

Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.

Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.

Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…

Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…

Những người đang đói không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.

Theo: suckhoedoisong.vn***********************

Page 13: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 13

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Ông Leon Trujilo – chuyên gia thương hiệu của Tổ chức Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) cho rằng: Ở Châu Á, Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu nhiều loại nông sản, thực phẩm cho thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hằng năm hơn 22 tỷ USD, có thể ví như “Giỏ thực phẩm của thế giới” (Food Basket of the World).

Nhưng rõ ràng là thế giới chưa nhận thức được điều này. Vẫn có một khoảng cách lớn giữa những gì Việt Nam có khả năng và những gì thế giới biết về Việt Nam. Cần lấp khoảng cách đó và hướng đi chiến lược là xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu mạnh mẽ cho toàn ngành thực phẩm Việt Nam.

Hướng đi chiến lượcNgành thực phẩm Việt Nam đang dựa

chủ yếu vào phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời gian qua, nhiều hiệp hội, ngành hàng cùng các doanh nghiệp đã bắt tay vào xây dựng thương hiệu riêng cho ngành hàng của mình. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, cả về nhân sự và tài chính, nên các thương hiệu ngành hàng nếu có ra đời thì vẫn còi cọc, chưa đủ mạnh. Nông sản thực phẩm “Made in Vietnam” vẫn chưa được khách hàng tại các thị trường trên thế giới biết đến.

Ở tầm quốc gia, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng sẽ không tạo nên sức mạnh chung và việc thiếu vắng một Chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu của ngành đang làm khách hàng và người tiêu dùng nước ngoài chưa nhận thức được đầy đủ và đánh giá đúng mức về chất lượng, giá trị hàng hóa và năng lực cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. 

Ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, xây dựng thương hiệu chung cho toàn ngành thực phẩm Việt Nam là một giải pháp hết sức quan trọng, mang tính thực tế khách quan và là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Thương hiệu chung sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp từ thế mạnh của các nhóm ngành hàng cụ thể. Thương hiệu chung cũng hỗ trợ cho những nhóm ngành hàng hiện chưa có điều kiện tự xây dựng thương hiệu riêng của chính mình. Ngoài ra, với vai trò thương hiệu chung của toàn ngành thì sức lan tỏa và độ nhận diện của các nhóm ngành hàng đó sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Việt Nam đã sẵn sàng cho một thương hiệu chung

Khi nói về năng lực của ngành thực phẩm Việt Nam, ông Koos Van Eyks, giám đốc Dự án

Việt Nam, tổ chức đã gắn bó, hỗ trợ Việt Nam suốt 20 năm qua, cho biết các chuyên gia của CBI cho rằng gần đây ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang có những bước chuyển tích cực.

Chính phủ, doanh nghiệp và người sản xuất Việt Nam dành quan tâm nhiều hơn đến thực hành nông nghiệp tốt, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm... Nhiều doanh nghiệp rất chịu khó nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, áp dụng các chiến lược tiếp cận thị trường bài bản. Thay vì chỉ cung cấp các nguyên liệu thô, nay nhiều doanh nghiệp đã từng bước đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất các mặt hàng có chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nước ngoài gần như không biết đến việc đó. Còn thương nhân nước ngoài thường chỉ coi Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn của nhóm thương nhân chuyên tìm nguồn cung giá rẻ chứ không phải tìm nguồn cung chất lượng tốt. Thực tế là hình ảnh giá rẻ-chất lượng thấp gắn với Việt Nam trong một thời gian quá dài đã ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực xuất khẩu của Việt Nam.

Muốn thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam không những phải tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác sản xuất nông nghiệp mà còn phải cho thế giới biết tới những điều tốt đẹp về thực phẩm. Việt Nam phải từng bước xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm, để thu hút nhóm khách hàng mới. Đây là thời điểm rất thích hợp bởi món ăn Việt Nam đang là một trào lưu mới, được ưa chuộng trên thế giới.

Nhiều chuyên gia cùng chung ý kiến cho rằng, để thúc đẩy ngành thực phẩm phát triển trong thời gian tới, Việt Nam phải tập trung nguồn lực để nắm bắt những cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. Trong dài hạn, để phát triển bền vững, giữ lợi thế cạnh tranh, chỉ còn một cách duy nhất là xây dựng ngành thực phẩm quốc gia trên nền tảng chất lượng.

Trước mắt cần tập trung cho một Chương trình xây dựng thương hiệu chung cho ngành thực phẩm quốc gia, thay vì dàn trải nguồn lực xây dựng thương hiệu cho từng lĩnh vực ngành hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, đối với những nhóm hàng đã có đủ lực để phát triển thương hiệu riêng thì việc gắn kết song song giữa thương hiệu riêng của mặt hàng đó với thương hiệu chung của toàn ngành thực phẩm Việt Nam sẽ là hướng đi tối ưu nhất.

Page 14: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

14 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

IV. KINH TẾ

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong

chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, nước ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 

Thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tếHội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn

của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trong 30 năm đổi mới vừa qua, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, Đảng ta đã đưa ra chủ trương đúng đắn trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại

tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN.

Tháng 10/2015, Việt Nam đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia vào TPP giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với việc tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp trong lộ trình AEC…

Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: ĐÁNH GIÁ VÀ TRAO ĐỔI

Được biết, ngày 20/10/2016 vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký công văn số 8981/VPCP-KTTH  giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, hiệp hội ngành hàng có liên quan tập trung triển khai Chương trình xây dựng Chiến lược Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam.

Mục đích của Chương trình nhằm xây dựng, quảng bá hiệu quả một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đẩy

mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới. Theo kế hoạch, tới giữa năm 2017, việc xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam sẽ được hoàn thành. Giai đoạn đầu tiên của việc triển khai thực hiện sẽ được tiến hành ngay từ cuối năm 2017 đến 2020.

Chương trình xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam sẽ là một trong những giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần tăng cường công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu cho ngành thực phẩm đầy tiềm năng của Việt Nam. 

Theo: tapchitaichinh.vn*****************

Page 15: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 15

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

của đất nước, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam thực hiện chiến lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp (DN) .

Từ đó, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; Thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; Thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển.

Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các DN Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn…

Những khó khăn, thách thứcBên cạnh những thành tựu to lớn đối với

phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta vẫn còn một số hạn chế, như:

Một là, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn trong việc thực hiện cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập.

Hai là, chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Ba là, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn còn là nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không ít bất cập. Về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thức tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử…).

Bốn là, do tri thức và trình độ kinh doanh của các DN còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm.

Năm là, năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía DN nước ngoài, dẫn đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập khẩu tăng mạnh. Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn thấp, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọn chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.

Sáu là, năng suất lao động tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của DN. Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, khiến cho hàng hoá của các DN bị cạnh tranh gay gắt...

Một số đề xuất, kiến nghịTình hình thế giới và khu vực còn nhiều

diễn biến phức tạp, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất hiện nhiều hình

Page 16: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161230/Ban tin khoa hoc...I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội thảo khoa học “Vai trò của đội ngũ

16 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở KH&CNChịu trách nhiệm nội dung:Ths. Lê Văn Thế - Phó Giám đốc Sở KH&CNThư ký: KS. Vũ Duy An - Trưởng phòng QL chuyên ngànhTrình bày: Hà Huy Dự - Phòng QL chuyên ngànhTrụ sở: Số 3 - Đường Trường Chinh - Thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc KạnIn 400 cuốn, khổ 19 x 27 cm tại Công ty TNHH MTV In Bắc KạnGiấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT cấp ngày 25/01/2016của Sở Thông tin & Truyền Thông tỉnh Bắc Kạn

thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong AEC và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Trong giai đoạn mới đòi hỏi, phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, vuợt qua các khó khăn thách thức, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, trong đó tập trung một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, cần quán triệt chủ trương đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong từng giai đoạn về hội nhập quốc tế, xác định vai trò trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, cần xây dựng tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, ngoại giao trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quá trình hội nhập chủ động, thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh trong quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực.

Ba là, gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với đẩy mạnh cải cách trong nước, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhằm bảo đảm tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị ngoại giao và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, tiếp tục xây dựng phương án, tham gia đàm phán và chủ động tham vấn với các bộ, ngành, hiệp hội, địa phương về các lĩnh vực, mở cửa thị trường hàng hóa tại Việt Nam trong các FTA đang và sẽ đàm phán như Hiệp định RCEP, FTA Việt Nam - EFTA, ASEAN - Hồng Kông, Việt Nam - Israel... góp phần mở rộng thêm quá trình hội nhập của Việt Nam. Tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng thị trường,

thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, DN và sản phẩm.

Năm là, chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, có các điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các FTA đến thu ngân sách và tác động đến một số ngành hàng quan trọng, từ đó kịp thời kiến nghị điều chỉnh các chính sách liên quan.

Sáu là, nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận động của hội nhập, đặc biệt trong việc thực hiện các cam kết thương mại, các FTA ở cấp độ cao hơn để có các điều chỉnh chính sách và biện pháp phù hợp; hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành thị trường đủ năng lực, hoạt động hiệu quả để bảo vệ trị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, gắn với bảo vệ môi trường.

Bảy là, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ người lao động có kỹ năng và tay nghề để tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu có mức giá trị gia tăng cao hơn thay thế cho lợi thế nhân công giá rẻ như hiện nay. Phát triển mạnh hệ thống đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động theo cung cầu của thị trường lao động...

Theo: tapchitaichinh.vn******************