81
? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009 1 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC TÍCH CỰC SAU GIỜ TẬP CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG (Trích phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài). Th.s Võ Văn Quyết Bộ môn Bóng đá Đá cầu 1. Khái niệm về hồi phục ồi phục là sau khi kết thúc lượng vận động của bài tập, tất cả các chức năng của cơ thể dần dần được trở về trạng thái ban đầu.Trong giai đoạn hồi phục xảy ra sự đào thải các sản phẩm trao đổi chất, phục hồi nguồn dự trữ năng lượng, dự trữ tái tạo lượng men đã bị tiêu hao trong thời gian hoạt động cơ. Về thực chất đó là sự phục hồi cân bằng nội môi. Hồi phục không chỉ là quá trình đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu mà trong quá trình này còn xảy ra nâng cao khả năng chức phận của cơ thể gọi là hồi phục vượt mức. - Sự hồi phục: Tập hợp tất cả những biến đổi chức năng cơ thể trong giai đoạn hồi phục được gọi là sự hồi phục. - Trạng thái hồi phục: Trạng thái cơ thể khi các quá trình hồi phục còn đang diễn ra được gọi là “trạng thái hồi phục” - Quá trình hồi phục:Các quá trình sinh lý đảm bảo hồi phục những biến đổi chức năng của cơ thể sau lượng vận động bài tập được gọi là quá trình hồi phục - Giai đoạn hồi phục: Thời gian sau lượng vận động bài tập diễn ra sự hồi phục được gọi là giai đoạn hồi phục. * Mục đích của hồi phục. - Thúc đẩy sự hồi phục cơ thể càng nhanh càng tốt. - Làm mất đi những nguyên nhân gây mệt mỏi của cơ thể. - Tái tạo các khả năng chức phận đã bị tổn hại nhất thời. * Nếu thời gian hồi phục không đủ thì mệt mỏi sẽ tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả và cản trở sự phát triển. Đồng thời thành tích có thể bị giảm và VĐV dễ bị chấn thương. 2. Quy luật diễn biến các quá trình hồi phục chức năng cơ thể vận động viên trong tập luyện và thi đấu TDTT. I.P. Pavlov là người đầu tiên đã khám phá ra hàng loạt quy luật diễn biến các quá trình hồi phục mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sau đây là một số nhận định của ông: + Trong cơ quan đang hoạt động, bên cạnh các quá trình phá vỡ và suy kiệt luôn diễn ra quá trình hồi phục. Quá H

NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

1

PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP THÚC ĐẨY QUÁ

TRÌNH HỒI PHỤC TÍCH CỰC SAU GIỜ TẬP CHO SINH VIÊN

CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

(Trích phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài).

Th.s Võ Văn Quyết

Bộ môn Bóng đá – Đá cầu

1. Khái niệm về hồi phục

ồi phục là sau khi kết thúc lượng

vận động của bài tập, tất cả các

chức năng của cơ thể dần dần được trở

về trạng thái ban đầu.Trong giai đoạn hồi

phục xảy ra sự đào thải các sản phẩm

trao đổi chất, phục hồi nguồn dự trữ

năng lượng, dự trữ tái tạo lượng men đã

bị tiêu hao trong thời gian hoạt động cơ.

Về thực chất đó là sự phục hồi cân bằng

nội môi. Hồi phục không chỉ là quá trình

đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu mà

trong quá trình này còn xảy ra nâng cao

khả năng chức phận của cơ thể gọi là hồi

phục vượt mức.

- Sự hồi phục: Tập hợp tất cả những biến đổi chức năng cơ thể trong giai

đoạn hồi phục được gọi là sự hồi phục.

- Trạng thái hồi phục: Trạng thái cơ

thể khi các quá trình hồi phục còn đang diễn ra được gọi là “trạng thái hồi phục”

- Quá trình hồi phục:Các quá trình

sinh lý đảm bảo hồi phục những biến đổi chức năng của cơ thể sau lượng vận

động bài tập được gọi là quá trình hồi

phục

- Giai đoạn hồi phục: Thời gian sau lượng vận động bài tập diễn ra sự hồi

phục được gọi là giai đoạn hồi phục.

* Mục đích của hồi phục. - Thúc đẩy sự hồi phục cơ thể càng

nhanh càng tốt.

- Làm mất đi những nguyên nhân gây

mệt mỏi của cơ thể. - Tái tạo các khả năng chức phận đã

bị tổn hại nhất thời.

* Nếu thời gian hồi phục không đủ thì mệt mỏi sẽ tăng làm ảnh hưởng đến hiệu

quả và cản trở sự phát triển. Đồng thời

thành tích có thể bị giảm và VĐV dễ bị

chấn thương.

2. Quy luật diễn biến các quá trình

hồi phục chức năng cơ thể vận động viên trong tập luyện và thi đấu TDTT.

I.P. Pavlov là người đầu tiên đã khám

phá ra hàng loạt quy luật diễn biến các

quá trình hồi phục mà cho đến nay vẫn

còn giữ nguyên giá trị. Sau đây là một số nhận định của ông:

+ Trong cơ quan đang hoạt động, bên

cạnh các quá trình phá vỡ và suy kiệt

luôn diễn ra quá trình hồi phục. Quá

H

Page 2: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

2

trình hồi phục không chỉ diễn ra sau khi

kết thúc công việc, mà nó đã diễn ra

ngay trong khi lao động.

+ Mối quan hệ giữa mức độ suy kiệt

và tốc độ hồi phục phụ thuộc vào cường

độ của vận động. Trong thời gian thực

hiện các gánh nặng có cường độ lớn, quá

trình hồi phục không ở trạng thái bù lại

hoàn toàn các tiêu hao năng lượng, bởi

vậy quá trình bù trừ hoàn toàn các biến

đổi sẽ diễn ra muộn hơn – trong thời

gian nghỉ.

+ Sự hồi phục các nguồn dữ trữ bị

tiêu hao diễn ra không chỉ về mức xuất

phát ban đầu, mà có thể vượt lên cao hơn

(hồi phục vượt mức)

Theo IU.V. Pholbort (1951), A.V.

Chogovagze và L.A. Butchenco (1984)

sự lặp lại các gánh nặng thể lực có thể

dẫn đến sự phát triển hai quá trình trái

ngược nhau trong cơ thể:

+ Nếu các lượng vận động thể lực sau

được bắt đầu thực hiện ở giai đoạn khi

cơ thể đạt được trạng thái ban đầu, và

các quá trình hồi phục đảm bảo sự bổ

sung và tích luỹ nguồn năng lượng dự

trữ một cách thoả đáng hay vượt mức

ban đầu thì sẽ phát triển trạng thái biến

đổi cấu trúc, tăng cường khả năng chức

năng của cơ thể.

+ Nếu khả năng lao động chưa được

hồi phục về trạng thái ban đầu, thì lượng

vận động thể lực mới sẽ gây ra quá trình

ngược lại (rối loạn)- mệt mỏi quá sức .

Theo một số tác giả như: B.C.

Gippenreiter, 1962; V.V. Rozenblat,1975;

V.M. Volcov, 1977; A.V. Chogovagze,

1984; V.I. Dubrovski, 1991… mức độ

mệt mỏi cũng như tốc độ hồi phục được

quyết định bởi mối quan hệ ảnh hưởng

lẫn nhau của rất nhiều yếu tố: Đặc điểm

của công việc đã thực hiện (tính chất,

cường độ, khối lượng), trạng thái sức

khoẻ, trình độ chuẩn bị thể lực, tuổi, giới

tính, các đặc điểm cá nhân của người tập,

mức độ chuẩn bị về mặt kĩ thuật, kỹ

năng thả lỏng…Các tác giả đã chứng

minh có sự ảnh hưởng đặc thù của các

bài tập thể lực khác nhau đối với bộ máy

vận động và sự đảm bảo thực vật của

chúng trong mệt mỏi và hồi phục

3. Các giai đoạn của quá trình hồi

phục:

Các quá trình hồi phục diễn ra theo

dạng sóng, IA.M.Kos (1986) đã chia quá

trình hồi phục ra làm 4 pha :

- Pha hồi phục nhanh; - Pha hồi phục

chậm.

- Pha hồi phục vượt mức;

- Pha hồi phục muộn.

Theo tác giả hai pha đầu tương đương

với giai đoạn hồi phục khả năng hoạt

động bị giảm do kết quả của tập luyện

mệt mỏi kéo dài, pha thứ ba gia tăng khả

năng hoạt động hay còn gọi là pha hồi

phục vượt mức, pha thứ tư Khả năng tập

luyện trở về trạng thái xuất phát.

Page 3: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

3

Tập luyện Hồi phục Hồi phục Vượt mức Mức xuất phát

Sơ đồ: Biến đổi chức năng trong và sau hoạt động thể lực.

Phụ thuộc vào xu hướng chung của

các biến đổi sinh lý, sinh hóa và thời

gian cần thiết để hồi phục những biến

đổi đã về mức bình thường, nhiều tác giả

chia ra hai quá trình hồi phục là Hồi

phục nhanh và hồi phục chậm.

+ Hồi phục nhanh lan truyền trong

khoảng 30 -90 phút đầu của giai đoạn

hồi phục, có thể kéo dài lâu hơn sau

những lượng vận động thể lực có cường

độ lớn và kéo dài.Ở giai đoạn này diễn ra

quá trình phân giải các sản phẩm của quá

trình chuyển hóa yếm khí tích tụ trong

thời gian thực hiện lượng vận động và

trả nợ O2

+ Hồi phục chậm (muộn) kéo dài

trong nhiều giờ đồng hồ thậm chí vài

ngày sau tập luyện phụ thuộc vào cường

độ và thời gian thực hiện bài tập.

Trong giai đoạn này tăng cường các

quá trình trao đổi tái tạo và khắc phục

các rối loạn cân bằng ion và hormone

trong cơ thể, phục hồi nguồn dự trữ năng

lượng của cơ thể, tăng cường tổng hợp

các men và protitd cấu trúc bị hủy trong

quá trình hoạt động cơ.

Trong giai đoạn hồi phục muộn có

pha hồi phục vượt mức với đặc điểm là

khả năng hoạt động thể lực và nhiều

chức năng liên quan đến khả năng hoạt

động thể lực (chủ yếu hồi phục vượt mức

dự trữ năng lượng) của cơ thể sau hoạt

động với cường độ lớn không chỉ hồi

phục về mức trước vận động, mà còn

vượt quá. Trong thực tế huấn luyện, nếu

buổi tập sau được bắt đầu từ trong pha

hồi phục vượt mức sẽ là cơ sở để nâng

cao năng lực vận động, thành tích TT.

4. Các yếu tố quy định sự sử dụng

các phương tiện và phương pháp hồi

phục trong huấn luyện thể thao:

1) Các phương tiện và phương pháp

hồi phục khác nhau có các ảnh hưởng

khác nhau lên sự hồi phục năng lực vận

động của cơ thể VĐV.

Mức khả năng hoạt động thể lực xuất phát

Khả năng hoạt động thể lực

Page 4: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

4

2) Hiệu quả của việc sử dụng các

phương tiện hồi phục phụ thuộc vào tính

chất, khối lượng, cường độ của gánh

nặng thể lực được thực hiện.

3) Sử dụng các phương tiện hồi phục

giống nhau trong thời gian dài dẫn đến

cơ thể thích nghi với chúng, và như vậy

hiệu quả của các phương pháp hồi phục

bị giảm. Cần phải luân phiên các phương

tiện và tăng giảm liều lượng thường

xuyên (sự thích nghi của cơ thể với các

phương tiện hồi phục như xoa bóp, áp

lực, kích thích điện, galvanic… diễn ra

nhanh hơn so với các phương tiện như

tắm hơi nóng, tắm hơi khô, tắm nước

nóng…)

4) Kết hợp sử dụng đúng đắn các

phương tiện hồi phục cơ thể trong tổ hợp

có thể làm gia tăng đáng kể hiệu quả hồi

phục.

5) Sự nâng cao trạng thái chức năng

của cơ thể phụ thuộc vào chiến thuât và

trình tự sử dụng các phương tiện hồi

phục.

6) Sử dụng các phương pháp hồi phục

một cách có kế hoạch trong hệ thống

huấn luyện thể thao thúc đẩy sự gia tăng

của các tố chất thể thao chuyên môn của

VĐV.

7) Sử dụng có định hướng các

phương pháp hồi phục giảm đáng kể

nguy cơ chấn thương thể thao.

8) Sự linh hoạt sử dụng các phương

pháp, phương tiện hồi phục trước, trong

và sau thực hiện các bài tập tập luyện và

thi đấu cho phép nâng cao hiệu quả tập

luyện của bài tập, phát triển phong độ

thể thao của các VĐV.

9) Thực hiện một cách định hướng

các phương pháp hồi phục (có tính tổ

hợp) sẽ thúc đẩy khả năng hoàn thành

các bài tập có lượng vận động lớn.

10) Sử dụng có kế hoạch, có định

hướng các phương tiện và phương pháp

hồi phục khác nhau, sẽ có tác dụng củng

cố hiệu quả huấn luyện được lưu lại của

các gánh nặng thể lực và các phương tiện

hồi phục.

Theo O.M. Mizoev (2000) và một số

tác giả khác, các phương tiện hồi phục

cần được sử dụng trong tổ hợp (kết hợp

một số phương tiện) có tính đến các yếu

tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không

khí độ cao; đặc điểm của quá trình huấn

luyện (giai đoạn huấn luyện; lịch huấn

luyện tuần; định hướng khối lượng và

cường độ của các bài tập…); phụ thuộc

vào điều kiện tập luyện và thi đấu, đặc

điểm cá thể VĐV, điều kiện học tập, lao

động và sinh hoạt .

Thực tế đã chứng minh chỉ có sử

dụng tổng hợp các phương pháp hồi

phục sư phạm, y – sinh học, tâm lý mới

xây dựng được một hệ thống hồi phục

hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng

minh rằng, hình thức tổ chức sử dụng

các phương pháp hồi phục trong huấn

luyện thể thao gồm có:

+ Tính cá nhân của việc sử dụng các

phương pháp hồi phục trong điều kiện

sống hàng ngày và trong tập luyện của

VĐV.

Page 5: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

5

+ Thành lập các trung tâm để phát

triển các tố chất thể lực chuyên môn và

hồi phục năng lực vận động của cơ thể

VĐV.

Mặc dù sự cần thiết và tính logic của

việc sử dụng có kế hoạch các phương

pháp hồi phục trong công tác đào tạo các

VĐV cao cấp là hiển nhiên, nhưng trên

thực tế vấn đề kết hợp hợp lý giữa các

gánh nặng tập luyện và các phương pháp

hồi phục cần được tiếp tục nghiên cứu,

đặc biệt là đối với thể thao nước nhà, khi

mà các phương pháp hồi phục còn đang

áp dụng một cách quá hạn chế.

Tóm lại, các nguyên tắc chung khi

quyết định sử dụng bất kỳ phương pháp

hay phương tiện hồi phục nào hoăc kết

hợp giữa các phương tiện đã với nhau

phải dựa trên đặc điểm khối lượng và

cường độ bài tập tập luyện, sự phản ứng

và khả năng thích nghi của cơ thể VĐV

đối với gánh nặng thể lực đã cũng như sự

phù hợp cùng tính hiệu quả của các

phương tiện hồi phục được sử dụng cho

từng VĐV hoặc từng nhóm VĐV.

5. Bài tập hồi phục thể lực.

Hồi phục sau buổi tập có ý nghĩa rất

lớn giúp cho vận động viên thích ứng với

lượng vận động bài tập, hiện nay có

nhiều hoạt động luyện tập và phương

pháp trị liệu khác nhau để thúc đẩy quá

trình hồi phục. Dưới đây là các hoạt

động luyện tập và phương pháp trị liệu

thông dụng nhất:

- Nghỉ ngơi tích cực và nghỉ ngơi thụ

động

- Nghỉ ngơi tích cực được đan xen

trong luyện tập

- Thủy liệu pháp

- Massage (mat-xa) thể thao

- Châm cứu và bấm huyệt

5.1. Nghỉ ngơi tích cực.

Thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào

khối lượng và cường độ của loại hình

vận động, vào hệ năng lượng và nguồn

nhiên liệu được cung cấp. Bảng dưới đây

giới thiệu thời gian hồi phục cho một số

hệ sinh hoá và quá trình sinh hoá.

Quá trình Thời gian hồi phục

Bổ xung ATP-CP 2-5 phút

Loại bỏ lac-tat 30-60 phút (hồi phục chủ động)

60-120 phút (nghỉ ngơi)

Bổ xung glycogen cơ* Lên tới 48 giờ

* Glycogen là dạng tồn trữ carbohydrate chính trong cơ thể, tương ứng với chất bột

trong cây, cá. Glycogen được trữ trong gan và cơ; và có thể sẵn sàng biến thành

glucose.

Vận động viên thường xem nhẹ các hoạt động nghỉ ngơi tích cực. Phần cuối

của buổi luyện tập là thời gian tốt nhất để giới thiệu về các hoạt động nghỉ ngơi

Page 6: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

6

tích cực, mặc dù nghỉ ngơi tích cực có thể được xúc tiến trong suốt quá trình

luyện tập. Hoạt động nghỉ ngơi tích cực

thường được lựa chọn để giải quyết một

số nhiệm vụ trong luyện tập. Các hoạt động này được sử dụng để hồi phục

trạng thái sinh lý của vận động viên.

Th«ng thường được sử dụng các kỹ thuật sau:

- Thực hiện bài tập cường độ hoạt

động vừa phải nhẹ nhàng: Chạy nhẹ

nhàng, đạp xe nhẹ nhàng, thể dục nhịp điệu nhẹ, các bài tập ở bể bơi như (khi

bơi ngửa,bơi nghiêng,bơi trườn nhẹ

nhàng thả lỏng,dang rộng chân tay trong bể bơi nước nóng vv..) Để hồi phục o xy

hồi phục quá trình đào thải lac-tat; Gọi là

bài tập ưa khí.

- Duỗi cơ: Được xử dụng để hồi phục hệ cơ xương

- Thả lỏng cơ khớp bằng các động

tác: Rung cơ và lắc cơ, hoạt động thụ động

5.2.Rung cơ và lắc cơ .

a . Tác dụng sinh lý. - Động tác này thường được thực hiện

sau hoặc xen kẽ với động tác duỗi cơ

nhằm giúp cho máu và bạch huyết

chuyển động được dễ dàng hơn, dịch

giữa các tế bào được phân bố đồng đều hơn, gây ức chế thần kinh trung ương,

giúp cơ được thả lỏng và giảm bớt sự

căng thẳng .

b. Phương pháp thực hiện - Rung, lắc cơ thường được thực hiện

rất đơn giản cơ được lắc bằng ngón tay cái

và ngón tay út làm trụ còn các ngón khác được nâng lên làm con lắc).

Tuy nhiên muốn thực hiện tốt được động tác này thì cổ tay phải thả lỏng,

chuyển động nhanh và nhịp nhàng vơí

tần số từ 12 - 15 lần trong 2 giây. Kỹ

thuật rũ cơ thường được thực hiện sau tất cả các động tác khác vào cuối buổi tập

với phương pháp thực hiện tương tự như

rung cơ . * Rũ cơ cẳng chân: VĐV nằm sấp,

người hồi phục đứng song song với bộ

phận hồi phục, tay cầm lấy cổ chân, gập

cẳng chân lại một góc 900 rồi nâng chân lên cách sàn (sân) 1 - 2cm và thực hiện

động tác rũ cơ sang hai bên theo chiều

ngang . Động tác này cũng có thể được thực

hiện với người được hồi phục trong tư

thế ngồi hai tay song song, người hồi

phục đứng đối diện, hai tay cầm lấy các ngón chân rồi kéo căng và rung động với

tần số nhanh nhất.

* Rũ cơ cẳng tay: VĐV nằm ngửa, người hồi phục đứng cạnh vùng ngực,

tay gần cầm lấy cổ tay củaVĐV, gập

cẳng tay một góc 900 rồi nâng tay lên

cạnh giường từ 3-4 cm và thực hiện động tác rũ cơ nhẹ nhàng sang 2 bên theo

chiều ngang. Nếu VĐV ở tư thế ngồi thì

người hồi phục phải đứng đối diện, hai

tay cầm lấy các ngón tay củaVĐV, kéo căng và rung động theo tần số nhanh

nhất.

5.3. Hoạt động bị động. Được chia làm 2 loại là hoạt động bị

động cục bộ theo chức năng các khớp và

hoạt động bị động liên hoàn (chi trên, chi

dưới và toàn thân) .

a. Tác dụng sinh lý

Page 7: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

7

Hoạt động này sẽ làm tăng đàn tính của cơ và dây chằng bám vào khớp, tăng

độ linh hoạt của khớp và phòng ngừa các

di chứng chấn thương khớp .

b . Phương pháp thực hiện - Hoạt động bị động cục bộ theo chức

năng các khớp được thực hiện bằng các

động tác như dạng, khép, gấp, duỗi xoay vào, xoay ra và quay vòng.

- Hoạt động bị động liên hoàn chi

trên được thực hiện bằng cách để VĐV

ngồi thấp, người hồi phục đứng đối diện, dựng một tay nắm lấy 4 ngón tay và tay

kia nắm lấy ngón tay cái để lòng bàn tay

của họ hướng vào mặt mình rồi lấy mặt làm tâm, xoay tròn bàn tay (vòng to hay

nhỏ tuỳ thuộc vào độ dài của tay người

được xoa bóp). Mục đích của động tác

này là để gấp duỗi khớp khuỷu và dạng khép khớp vai. Sau khi xoay vài 3 lần,

khi thấy tay xoay đã nhẹ nhàng thì nhanh

chóng giật thẳng tay lên phía trên đầu . Chú ý: Nếu thực hiện động tác với

tay phải thì xoay ngược chiều kim đồng

hồ còn tay trái thì ngược lại.

- Hoạt động bị động liên hoàn chi dưới được thực hiên như sau: VĐV nằm

ngửa, chân duỗi thẳng, người hồi phục

đứng bên cạnh, ngang với cẳng chân, tay

cùng bên với chân thực hiện nắm lấy cổ chân, tay còn lại nắm ở dưới hâm khớp

gối rồi thực hiện gấp khớp gối và khớp

hông và đè đùi tỳ sát vào hông. Khi thấy động tác đã nhẹ nhàng tức là cơ đã được

thả lỏng thì nhanh chóng kéo thẳng chân

ra .

Chú ý: Khi kéo chân người xoa bóp không được di chuyển mà chỉ thay đổi

trọng tâm theo chuyển động của người được xoa bóp.

- Hoạt động bị động liên hoàn thân

được thực hiện bằng cách để VĐV nằm

sấp, nhưng thân người hơi xoay sang trái hoặc phải người hồi phục đứng cạnh bên

trái hoặc phải. Nếu kéo tay trái thì bàn

chân trái để gần ngang mông song song với thân, còn chân phải tỳ vuông góc vào

mông rồi cho VĐV luồn tay trái xuống

dưới thân, sang bên nách phải tạo góc

khoảng 450. Người hồi phục dựng hai tay nắm lấy cổ tay trái của VĐV rồi kéo nhẹ

lên để xoay thân nằm nghiêng (mông

vẫn úp) và thực hiện vài lần (thả lỏng những nhóm cơ thân) cho đến khi thấy

động tác đã nhẹ nhàng thì nhanh chóng

giật tay trái lên đồng thời chân phải đè

mông xuống. Nếu thực hiện đúng sẽ nghe thấy hàng loạt tiếng kêu và VĐVsẽ

cảm thấy dễ chịu và ngược lại nếu không

nghe thấy tiếng kêu và làm VĐV bị đau như vậy động tác đã sai kỹ thuật. Sau khi

đã kéo xong tay trái chuyển bên để kéo

sang tay phải .

Hoạt động hồi phục còn tập trung vào hồi phục về tâm lý, ví dụ như các hoạt

động: Tập thở, tập hình dung, tuởng

tượng, (nhớ lại toàn bộ hoặc một phần

của một trận đấu, một ván chơi ...). Chuyển đổi sang loại bài tập có

cường độ hoạt động vừa phải (chẳng hạn

như thể dục nhịp điệu nhẹ) và các bài tập dạng khác so với các bài tập chính của

buổi tập còng thường được sử dụng như

một hoạt động nghỉ ngơi tích cực.

Các hoạt động tại bể bơi, khi thì đi bộ, khi thì bơi (đặc biệt là bơi ngửa và

Page 8: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

8

bơi nghiêng) hoặc thả lỏng cơ thể, dang rộng chân tay trong bể bơi nước nóng là

các hình thức hồi phục tích cực tuyệt vời

sau thi đấu. Các kỹ thuật phục hồi dạng

này thường được áp dụng cho các đội bóng đá, bóng rổ ở những nơi có điều

kiện.

5.4. Duỗi cơ Duỗi cơ là hoạt động làm cho các mô

tế bào dài thêm so với độ dài ở trạng thái

nghỉ. Duỗi cơ là một chuỗi các hoạt động

có thể làm thay đổi độ dài của cơ từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Hoạt động duỗi

cơ cực kỳ quan trọng đối với sự hoạt

động của cơ xương; duỗi cơ thường được xem là cách thức tăng cường độ dẻo

trong hoạt động của cơ bắp.

Độ dẻo là tầm vận động xung quanh

một khớp. Tầm vận động của các cá thể có sự khác biệt rất lớn.

5.4.1. Những loại cơ nào có thể duỗi

dài thêm a. Cơ

Cơ xương có những thuộc tính giống

như một sợi dây cao su, nhờ vậy chúng

có thể dãn dài thêm, sau đó lại trở về trạng thái nghỉ (trạng thái ban đầu). Độ

dài cơ không thể gia tăng bằng một kích

thích thần kinh mà phải bằng một ngoại

lực. Ngoại lực này có thể là lực hút, lực đà (xung lực) được tạo ra nhờ sự co các

cơ đối kháng. Cơ đối kháng co dãn để

các cơ chủ vận hoạt động. Ngoại lực còn có thể được tạo ra nhờ trọng lực hoặc

nhờ một người khác, chẳng hạn như các

đối tác hoặc trợ thủ.

b. Mô liên kết

Mô liên kết tạo thành cân mạc. Cân mạc là các lớp màng có độ dày khác

nhau trong tất cả các vùng của cơ thể.

Cân mạc bao quanh từng sợi cơ và bao

quanh toàn bộ cơ. Cân mạc, đặc biệt là cân mạc bao quanh cơ hạn chế hoạt động

duỗi cơ. Cân mạc vừa có thuộc tính của

chất vitcô (xenlulô dạng đặc sệt), vừa có thuộc tính của chất dẻo. Nhờ thuộc tính

của chất vitcô, độ dài sau khi duỗi được

duy trì; nhờ thuộc tính của chất dẻo, độ

dài ban đầu (độ dài trước khi duỗi) được phục hồi. Thuộc tính chất dẻo là yếu tố

không thể thiếu giúp cho cân mạc duy trì

được tư thế duỗi. c. Dây chằng và gân

Khi cơ hoạt động hoặc ở trạng thái

duỗi, dây chằng và gân thường bị dãn

một cách đột ngột, thiếu cẩn trọng. Vấn đề duỗi hai loại mô này một cách chủ

động trong quá trình hồi phục là vấn đề

chuyên môn đang được các chuyên gia y học thể thao nghiên cứu.

5.4.2 Tác dụng của duỗi cơ Tăng tuần hoàn máu,tăng quá trình

trao đổi chất * Để thao tác tốt hơn, tăng độ linh

hoạt của cơ.

* Để tăng tầm vận động xung quanh

một khớp linh hoạt. * Để nhóm cơ đối kháng hoạt động ở

mức tối đa.

* Tăng khả năng hoãn xung. * Tăng khả năng kháng lực.

* Giảm căng cơ hoặc tăng tính mềm

dẻo của cơ.

5.4.3 Duỗi cơ như thế nào?

Page 9: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

9

Có hai phương pháp duỗi cơ cơ bản: Phương pháp sử dụng kỹ thuật động và

phương pháp sử dụng kỹ thuật tĩnh.

a. Phương pháp sử dụng kỹ thuật

động Bất kỳ một vận động nào còng liên

quan tới sự co duỗi đồng bộ của cơ.

Phương pháp của vận động duỗi cơ là: tầm vận động từ nhỏ nhẹ dần đến tối đa,

hết mức, hết tầm. Lợi ích của kiểu vận

động này là:

- Tăng nhiệt độ của cơ, tăng tuần hoàn máu để tăng độ dẻo,

- Khởi đầu một chương trình vận

động đặc thù của một môn thể thao. Các động tác bột phát là hoạt động

của các vận động trong thể thao, chẳng

hạn như môn bóng đá, chạy tốc độ, các

môn nhảy, các môn ném…Hầu hết các vận động viên đều cần thiết phải luyện

tập các động tác bột phát dành riêng cho

môn thể thao của mình. Các động tác bột phát cần thiết phải được đưa vào giai

đoạn cuối của khởi động để làm cho vận

động viên ở tư thế sẵn sàng nhập cuộc

tốt nhất trước khi buổi tập hoặc trận đấu bắt đầu.

Duỗi cơ nhún bật là kiểu duỗi cơ

được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kiểu duỗi

cơ này có thể thực hiện bằng những động tác có tầm vận động nhỏ hoặc những

động tác có tầm vận động tối đa. Tuy

nhiên, áp dụng tầm vận động tối đa ở giai đoạn này là nguy hiểm vì nó kích

thích phản xạ kéo cơ và làm duỗi cơ một

cách máy móc trong khi cần phải co

ngắn lại. Trừ trường hợp đây là một đòi hỏi bắt buộc của một môn thể thao, kỹ

thuật này không nên áp dụng bởi vì nó có thể dẫn tới hiện tượng rách cơ.

b. Phương pháp sử dụng kỹ thuật tĩnh

(còn gọi là phương pháp duy trì trạng

thái duỗi cơ) Nghiên cứu cho thấy rằng, không có

sự khác biệt trong việc cải thiện tầm vận

động giữa các lần duỗi cơ được duy trì từ 10 đến 120 giây. Duy trì duỗi cơ từ ba

phút trở lên được thực hiện bởi thuộc

tính vitcô của mô liên kết; duy trì duỗi

cơ trong quãng thời gian ngắn hơn được thực hiện bởi thuộc tính chất dẻo của cơ

và của mô liên kết. Duy trì duỗi cơ ba

phút trở lên với mục đích kéo dài các mô liên kết để tạo ra những thay đổi, đây là

mục tiêu lâu dài; duỗi cơ trong khoảng

thời gian ngắn hơn với mục đích đưa cơ

trở lại độ dài ở trạng thái nghỉ, đây là mục tiêu trước mắt.

Duy trì duỗi cơ trong thời gian từ 6

đến 10 giây là cách duỗi cơ có hiệu quả hồi phục cao hơn. Đây là lượng thời gian

đủ để cơ quan gân Golgi kích hoạt phản

ứng nghịch đảo của phản ứng duỗi cơ.

Phản ứng nghịch đảo xảy ra khi cảm nhận được sự căng cơ. Quá trình cảm

nhận và phản ứng được duy trì trong

khoảng từ 6 đến 10 giây. Sau quãng thời

gian này độ căng cơ giảm và cơ trở về trạng thái thư giãn. Sau đã có thể có

thêm một lượng vận động nho nhỏ để

duỗi cơ. Ở giai đoạn này có thể sử dụng thêm các biện pháp trợ giúp thụ động

(trợ giúp bằng ngoại lực) để duỗi cơ.

Duy trì duỗi cơ kéo dài (từ 30 đến 180

giây) do các cấu tử chất dẻo của mô liên kết thực hiện; kiểu duỗi cơ này là lý

Page 10: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

10

tưởng để tăng tầm vận động cơ. Những kỹ thuật này có thể dẫn tới cảm giác bắt

đầu thấm mệt ở một số cơ.

Co-thả lỏng cơ kết hợp với sự co-duỗi

của nhóm cơ đối kháng kéo theo sự duỗi cơ bằng tầm vận động nhỏ, sau đó đưa

khớp về chiều ngược lại để duy trì tư thế

duỗi. Sau đó nhóm cơ đối kháng co lại; nhờ sự kiềm chế lẫn nhau của nhóm cơ

chủ vận và nhóm cơ đối kháng, mức độ

duỗi cơ được gia tăng. Kỹ thuật này tốn

nhiều thời gian hơn so với kỹ thuật duỗi cơ tĩnh 10 giây, nhưng có tác dụng gia

tăng độ mạnh cơ tại thời điểm cuối của

tầm vận động.

5.4.4. Kỹ thuật duỗi cơ để hồi phục Sau buổi tập hoặc trận đấu, kỹ thuật

hồi phục thích hợp nhất là kỹ thuật duỗi

cơ tĩnh 6-10 giây. Duỗi cơ nên được thực hiện trong môi trường ấm áp và được

tiếp tục bằng tắm nước ấm. Mục đích là

để duỗi cơ chủ động và duỗi cơ thụ động trong môi trường có hỗ trợ trọng lực.

Kiểu duỗi cơ này trợ giúp hồi phục

độ dài cơ ở trạng thái nghỉ. Để tăng

cường độ dẻo của vùng cơ bị căng hoặc vùng cơ có vấn đề, các buổi tập đặc biệt

hỗ trợ duỗi cơ cần được đưa vào chương

trình huấn luyện.

Luyện tập duỗi cơ nhằm tăng tầm vận động của khớp, tăng tuần hoàn và bạch

huyết, tăng khả năng chịu đựng hay tăng

độ dài cơ ở trạng thái nghỉ; hoạt động này cần được thực hiện trong một môi

trường ấm áp, tốt nhất là vào cuối buổi

chiều, đầu buổi tối. Sau buổi tập này

không nên có bất kỳ một hoạt động luyện tập nào khác, bởi trạng thái bắt

đâu thấm mệt xuất hiện, nên để cơ nghỉ ngơi hoàn toàn. Tập thả lỏng 20 phút

trong nước ấm của một bể bơi hoặc suối

nước khoáng cực kỳ có hiệu quả.

6. Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện.

Theo đà tăng trưởng về khối lượng

huấn luyện và khả năng chịu đựng của vận động viên trong các cuộc thi đấu của

nền bóng đá hiện đại, đặc biệt là trong

điều kiện chịu đựng khối lượng lớn nhất,

thì vận dụng các biện pháp về y học và hồi phục về mặt tâm lý đã trở thành một

khâu quan trọng trong quá trình huấn

luyện bóng đá nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng. Điều này không những

đề phòng được vận động viên tập luyện

quá sức, phòng ngừa được các chấn

thương, mà còn nâng cao năng lực, khả năng chịu đựng của vận động viên từ 5

đến 10%.

Quy luật thời gian của quá trình hồi phục được thể hiện ở sự hồi phục về khả

năng cơ năng với khối lượng vận động

lớn nhất chậm. Sự hồi phục khả năng

công năng yếm khí tương đối nhanh hơn. Khả năng hồi phục đường của sợi cơ

nhanh hồi phục nhanh hơn sợi cơ chậm.

Do đó, trong huấn luyện, cần phải sắp

xếp thay đổi nội dung tập luyện, điều tiết lượng vận động phải toàn diện, tỉ mỉ

(lượng vận động phải có giới hạn).

Ngoài ra, sau khi tập luyện cần tiến hành hồi phục trạng thái tâm lý, hồi phục sinh

lý, sinh hoá. Tiến hành hồi phục tích cực.

Page 11: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alagich. R. (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm

Anh Thiệu, Nxb TDTT, Hà Nội.

2. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chung, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng, "Y học thể dục

thể thao", NXB TDTT (1999).

3. "Giải phẫu học", NXB TDTT.

4. Nguyễn Danh Tốn (Chủ biên), "Lý luận và phương pháp thể dục thể thao", NXB

TDTT (1997).

5. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb

TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb

TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nghiên cứu lượng vận động sinh lý của các VĐV

bóng đá lứa tuổi 15 - 16 và 17 - 18 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản, Luận án tiến sĩ

giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), “Cơ sở sinh lý của năng lực vận động”, Y học thể thao,

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

9. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển,

Nxb TDTT, Hà Nội.

10. Lưu Quang Hiệp (1994), “Tập bài giảng sinh lý học TDTT”, Tài liệu dùng cho

các học viên cao học TDTT, Hà Nội.

11. Lưu Quang Hiệp, Phạm thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

12. Kedulop. M.C (1962), Vấn đề lý luận chung các môn bóng, Nxb TDTT, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Mỹ (1999), Giáo trình kỹ thuật đá bóng, Nxb TDTT, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Nhâm, Phạm Ngọc Viễn, Lê Quý Phượng (2001), “Đặc điểm chức

năng sinh lý - sinh hoá của VĐV bóng đá trẻ Việt Nam lứa tuổi 15 - 16”, Thông

tin khoa học TDTT, (5).

15. Nguyễn Đức Nhâm (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng, tố

chất thể lực của các VĐV bóng đá nam tuyển trẻ quốc gia Việt Nam lứa tuổi 16 -

19”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

16. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, Nxb TDTT, Hà

Nội.

17. ...........

Page 12: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

12

XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO VĐV

CHẠY 800M NỮ LỨA TUỔI 17-18 TRONG GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN

CHUYÊN MÔN HOÁ SÂU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ

TÂY NGUYÊN

Th.s Nguyễn Thị Kim Nhung

Bộ môn Điền Kinh

Lời mở đầu:

hành tích thể thao là tổng hòa của

nhiều yếu tố trong đó thể lực

chuyên môn đóng vai trò quyết định

hàng đầu. Việc chuẩn bị thể lực chuyên

môn cho VĐV điền kinh nói chung và

VĐV chạy 800m nói riêng là công việc

cấp thiết, tất yếu trong công tác huấn

luyện. Vai trò của thể lực chuyên môn

phải được chú trọng trong tất cả các thời

kỳ, giai đoạn huấn luyện chuyên môn.

Muốn đạt được thành tích cao trong chạy

800m cần có một trình độ thể lực chuyên

môn tốt.

Trình độ chuyên môn có thuận chiều

với thành tích thể thao, thông qua thành

tích thể thao có thể đánh giá được tình

độ thể lực chuyên môn của VĐV và

ngược lại. trình độ chuyên môn là thước

đo thành tích ở môn chạy 800m trong

quá trình huấn luyện. việc xây dựng nội

dung huấn luyện thể lực chuyên môn

đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết

định đến thành bại của quá trình huấn

luyện. Việc xây dựng nội dung huấn

luyện thể lực chuyên môn cho VĐV một

cách khao học đúng đắn sẽ đạt được

thành tích cao, tiết kiệm được kinh phí,

thời gian, nhân lực và phát triển nhân tài,

đồng thời là động lực thúc đẩy tính tự

giác tích cực, lòng say mê tập luyện cho

VĐV.

1. Đánh giá thực trạng chung về

công tác huấn luyện thể lực chuyên

môn cho VĐV chạy 800m nữ lứa tuổi

17-18 các tỉnh khu vực Miền Trung và

Tây Nguyên.

- Trong công tác huấn luyện của các

địa phương đã lập ra được kế hoạch

khung cho một năm huấn luyện.

- Trong kế hoạch huấn luyện đã xây

dựng kế hoạch huấn luyện theo cấu trúc

chu kỳ năm, chu kỳ kép 2, chu kỳ kép 3,

song tỷ lệ người sử dụng kế hoạch huấn

luyện theo cấu trúc chu kỳ năm là chủ

yếu, thực tế theo chương trình thi đấu

các giải trong năm của liên đoàn Điền

kinh Việt nam trong một năm từ 3-6 giải,

cho nên trong quá trình xây dựng kế

hoạch huấn luyện chúng ta phải xác định

giải nào là giải quan trọng nhất, để từ đó

xây dựng cấu trúc chu kỳ huấn luyện

theo các đỉnh quan trọng, có như vậy

người làm công tác huấn luyện mới có

cơ sở để sử dụng khối lượng cũng như

phương tiện huấn luyện phù hợp với

từng mốc quan trọng, thành tích VĐV

mới đạt hiệu quả cao.

- Đã phân chia tỷ lệ phần trăm khối

lượng các phương tiện huấn luyện chung

T

Page 13: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

13

và chuyên môn trong năm, nhưng tỷ lệ

người sử dụng phương tiện huấn luyện

chung/ huấn luyện chuyên môn theo tỷ lệ

50/50 chiếm ưu thế, là không hợp lý,

thực tế cho chúng ta thấy đối tượng huấn

luyện đang trong giai đoạn huấn luyện

chuyên môn hoá sâu, sử dụng tỷ lệ 50/50

là không hợp lý, dẫn đến khó có thể phát

triển thể lực chuyện môn cho VĐV chạy

800m.

- Trong kế hoạch huấn luyện đã xác

định các tố chất nhằm phát triển thể lực

chuyên môn cho VĐV chạy 800m,

nhưng tỷ lệ người sử dụng phát triển sức

nhanh chiếm đa số, thực tế hiện nay các

VĐV chạy cự ly trung bình thiếu sức bền

rất nhiều, các VĐV chạy 400m đầu còn

400m cuối thành tích giảm dần và không

duy trì được tốc độ cho đến hết cự ly.

- Xác định được các phương tiện

huấn luyện cơ bản để phát triển thành

tích chạy 800m, nhưng các phương tiện

huấn luyện cơ bản trên mới chỉ tập trung

phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền

tốc độ, còn sức mạnh bền, sức bền

chung, sức bền chuyên môn và sức bền

hỗn hợp chưa được chú trọng tập trung

để phát triển.

- Đã sử dụng được một số test đặc

trưng để kiểm tra, đánh giá trình độ thể

lực chuyên môn cho VĐV chạy 800m,

nhưng các test trên mới chỉ tập trung

đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền

tốc độ, còn sức mạnh bền, sức bền chung

và chuyên môn chưa được sử dụng.

- Nội dung và phương pháp huấn

luyện chính chưa được phong phú, VĐV

khó có thể phát huy tính tích cực và

hứng thú trong tập luyện.

- Giải quyết các nhiệm vụ và biện

pháp trong nội dung huấn luyện chưa đi

vào chiều sâu chi tiết dẫn đến rất khó có

thể nâng cao thành tích thể thao.

- Điều kiện dụng cụ sân bãi, kết hợp

điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu rất

tốt để có khả năng phát triển thành tích

chạy cự ly trung bình dài, nhưng trong

nội dung, phương tiện huấn luyện cơ bản

chưa tận dụng hết điều kiện tốt như: dốc,

đồi núi,cát, biển, khí hậu…vv. Để phát

triển thành tích chạy cự ly trung bình.

2. Những căn cứ xác định khối

lượng các phương tiện huấn luyện thể

lực chuyên môn cho VĐV chạy 800m ở

thời kỳ giai đoạn chuyên môn hóa sâu.

Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu

về kế hoạch, nội dung huấn luyện cự ly

chạy 800m trong và ngoài nước kết hợp

thực tiễn như đã trình bày tại chương 3,

chúng tôi tiến hành lựa chọn và phỏng

vấn các chuyên gia, huấn luyện viên trên

cả nước về các test đánh giá trình độ thể

lực chuyên môn, đánh giá thực trạng thể

lực chuyên môn của 5 tỉnh khu vực miền

trung và tây nguyên, đề xuất và phỏng

vấn khối lượng phương tiện huấn luyện

thể lực chuyên môn, phân bố chu kỳ

huấn luyện. Kết quả được trình bày ở

bảng 4.1.

3. Phân bố khối lượng các phương

tiện huấn luyện thể lực chuyên của

VĐV chạy 800m nữ giai đoạn chuyên

môn hóa sâu

Page 14: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

14

Theo cơ sở lý luận và đặc điểm tâm

sinh lý, đặc điểm huấn luyện, nguyên tắc

huấn luyện, học thuyết huấn luyện đã

trình bày ở phần tổng quan, đồng thời

chúng tôi dựa vào kế hoạch huấn luyện

chung của các tỉnh, cũng như dựa vào

điều kiện cơ sở vật chất dụng cụ, sân bãi

đặc biệt là về địa hình tự nhiên như: Khí

hậu, đồi núi, biển, đây là những yếu tố

thuận lợi nhất để phát triển thành tích

chạy cự ly trung bình

4. Kế hoạch huấn luyện cụ thể cho

VĐV chạy 800m nữ của các tỉnh thuộc

khu vực miền trung và tây nguyên

năm 2008. (chủ yếu giải thi đấu chính:

Trong đó giải quốc tế Hà nội mở rộng,

giải trẻ toàn quốc, giải vô địch toàn

quốc).

Bảng 4.3. Kết quả phỏng vấn kế hoạch huấn luyện cho VĐV chạy 800m nữ của

các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên (n = 30)

KẾT QUẢ

TT

CHU KỲ TG/

Tuần Đồng ý Tỷ lệ

% 1

Chu kỳ 1 (24 tuần)

- Chuẩn bị chung 1: Từ tuần 1 đến tuần 7 - Chuẩn bị chuyên môn 1: Từ tuần 7 đến tuần 18: - Chuẩn bị thi đấu và thi đấu1: Từ tuần 19 đến tuần 23: - Chuyển tiếp 1: Tuần 24

07

12

04

01

28

29

27

30

93,3

96,6

90

100 2

Chu kỳ 2 (12 tuần)

- Chuẩn bị chung 2: Từ tuần 25 đến tuần 66 - Chuẩn bị chuyên môn 2: Từ tuần 27 đến tuần 32: - Chuẩn bị thi đấu và thi đấu2: Từ tuần 33 đến tuần 35: - Chuyển tiếp 2: Tuần 36

02

06

03

01

29

29

27

30

96,6

96,6

90

100 3 Chu kỳ 3

(12 tuần) - Chuẩn bị chung : Từ tuần 37 đến tuần 38 - Chuẩn bị chuyên môn 3: Từ tuần 39 đến tuần 44: - Chuẩn bị thi đấu và thi đấu3: Từ tuần 45 đến tuần 47: - Chuyển tiếp 3: Tuần 48

02

06

03

01

29

27

28

30

96,6

90

93,3

100

Page 15: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

15

Qua bảng phỏng vấn việc phân bổ

thời gian của các chu kỳ trong quá trình

huấn huấn luyện trên, chúng tôi thấy

người đồng tỷ lệ rất cao từ 90% trở lên.

Đó là bước đầu chúng tôi có cơ sở vững

chắc để tiến hành xây dựng nội dung

huấn luyện.

5. Nghiên cứu ứng dụng và đánh

giá hiệu quả nội dung huấn luyện thể

lực chuyên môn đã xây dựng cho VĐV

chạy 800m.

* Tổ chức thực nghiệm sư phạm:

Sau khi xây dựng được nội dung

huấn luyện và các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu,

chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư

phạm trên 40 VĐV nữ của 5 tỉnh thuộc

khu vực miền trung và tây nguyên.

Nội dung chương trình huấn luyện

của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là

đều sử dụng các nhóm bài tập phát triển

thể lực chuyên môn, nhưng khác về tỷ lệ

phân bố thời gian của các nhóm bài tập

đặc trưng trong các thời kỳ của chu kỳ

huấn luyện và các phương pháp huấn

luyện khác.

Để đưa nội dung chương trình huấn

luyện đã xây dựng vào thực nghiệm,

chúng tôi đã kiểm tra ban đầu của 2

nhóm thông qua các test đã lựa chọn. Kết

quả kiểm tra ban đầu được trình bày ở

bảng 5.1:

Bảng 5.1: Kết quả kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm của VĐV chạy 800m

nữ các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên (lứa tuổi 17-18) nA = 20, nB= 20.

KẾT QUẢ TT

TEST KIỂM TRA NHÓM

x ± d T

tbảng

(2,086) P

Đ.Chứng 13’’55 1

Chạy 100m (giây) T.Nghiệm 13’’50

0,043

0,066

>0,05

Đ.Chứng 68’’0 2 Chạy 400m (giây) T.Nghiệm 67’’5

13,56

0,043

>0,05

Đ.Chứng 1’48’’ 3 Chạy 600m (giây, phút) T.Nghiệm 1’47’’

0,00065 1,25

>0,05

Đ.Chứng 3’16’’ 4 Chạy 1000m (giây, phút) T.Nghiệm 3’15’’

0,00045 1,49

>0,05

Đ.Chứng 10,80km 5 Chạy 60 phút (giây, phút) T.Nghiệm 10,85km

0,066

0,61

>0,05

Đ.Chứng 3.32 6 Bật xa tại chổ (cm, m ) T.Nghiệm 2.30

0,0032 0,58

>0,05

Đ.Chứng 6.24 7 Bật xa 3 bước không đà (cm,m) T.Nghiệm 6.27

0,0025

2,0

>0,05

Đ.Chứng 22.50 8 Bật xa 10 bước không đà (cm, m) T.Nghiệm 22.51

0,0014

0,90

>0,05

9 Thành tích chạy Đ.Chứng 2’17’’8 0,0092 0.57 >0,05

Page 16: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

16

800m (giây, phút) T.Nghiệm 2’18’’0 Đ.Chứng 4’50’’3 10 Thành tích chạy

1.500m(giây, phút) T.Nghiệm 4’50’’0 0.0051 0.18 >0,05

Qua bảng 5.1 chúng ta thấy sự khác

biệt 2 nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng

xác suất P > 5%. Qua đó cho chúng tôi

nhận thấy rằng trình độ của 2 nhóm

không có sự chênh lệch, thành tích ban

đầu của 2 nhóm là tương đương nhau.

* Kết quả và phân tích kết quả

thực nghiệm.

Sau 12 tháng thực nghiệm với nội

dung, phương tiện cơ bản đã xây dựng

áp dụng quá trình huấn luyện cho nhóm

thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm

tra lại các tố chất thể lực với 10 test ban

đầu kết quả kiểm tra được trình bày bảng

sau:

Bảng 5.2: Kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm của VĐV chạy 800m nữ

của các tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên (lứa tuổi 17-18) n A= 20,

nB=20.

KẾT QUẢ TT

TEST KIỂM TRA

NHÓM x ± d

T tbảng

(2,086) P

Đ.Chứng 13’’45 1

Chạy 100m ( giây) T.Nghiệm 13’’27

0,014

3,78

<0,05

Đ.Chứng 67’’3 2

Chạy 400m ( giây) T.Nghiệm 65’’2

3,16

3,35

>0,05

Đ.Chứng 1’47’’7 3 Chạy 600m (giây, phút) T.Nghiệm 1’44’’8

0,00072

3,57

<0,05

Đ.Chứng 3’15’’ 4 Chạy 1000m (giây, phút) T.Nghiệm 3’13’’

0,00058

2,63

<0,05

Đ.Chứng 11km 5 Chạy 60 phút (giây, phút) T.Nghiệm 12km

0,30

3,58

<0,05

Đ.Chứng 3.36 6 Bật xa tại chổ (cm) T.Nghiệm 3.45

0,0065

3,60

<0,05

Đ.Chứng 6.30 7 Bật xa 3 bước không đà (cm,m) T.Nghiệm 6.40

0,0061

4,58

<0,05

Đ.Chứng 22.50 8 Bật xa 10 bước không đà (cm,m) T.Nghiệm 23.0

0,081

4,49

<0,05

Đ.Chứng 2’17’’0 9 Thành tích chạy 800m ( giây, phút) T.Nghiệm 2’15’’5

0,0063 3,50

<0,05

Đ.Chứng 4’49’’8 10 Thành tích chạy 1.500m ( giây, phút) T.Nghiệm 4’47’’5

0,085 3,38

<0,05

Page 17: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

17

Như vậy thành tích của nhóm thực

nghiệm trong 10 test sau thực nghiệm

đều tăng. Sau việc áp dụng nội dung bài

tập đã xây dựng có ý nghĩa ở ngưỡng xác

suất p > 5%.

Trong quá trình thực nghiệm ngoài

việc kiểm tra 10 tets đánh giá chỉ tiêu

trình độ thể lực trước và sau thực

nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra

thành tích thi đấu chạy 800m theo 3 chu

kỳ huấn luyện tương ứng với 3 giải thi

đấu chính trong năm:

Kết thúc chu kỳ I: Tiến hành kiểm

tra thành tích ở giải quốc tế mở rộng.

Kết thúc chu kỳ II: Tiến hành kiểm

tra thành tích ở giải vô địch trẻ toàn

quốc.

Kết thúc chu kỳ III: Tiến hành kiểm

tra thành tích ở giải vô địch toàn quốc.

* Thành tích sau thực nghiệm của các

Test cũng như chạy 800m thông qua các

thời kỳ HL đó là giai đoạn chuẩn bị

chung, giai đoạn chuẩn bị chuyên môn,

giai đoạn thi đấu, cũng như kết quả thực

nghiệm của các giải thi đấu, gồm giải

Quốc tế Hà nội mở rộng, giải vô địch

toàn quốc, vô địch trẻ. Thành tích giải

quốc tế Hà nội mở rộng của nhóm thực

nghiệm kém hơn nhóm đối chứng, điều

này có thể khẳng định rằng nhóm thực

nghiệm khi áp dụng phương pháp huyến

luyện mới cũng như phương tiện, khối

lượng bài tập, cơ thể VĐV xảy ra nhiều

biến đổi tâm sinh lý trong cơ thể của

VĐV, trong khoảng thời gian ngắn khi

thay đổi điều kiện tập luyện, môi trường,

phương tiện tập luyện VĐV khó có thể

bắt nhịp ngay để có thành tích cao được

đây là bước đầu các VĐV gặp rất nhiều

khó khăn thể hiện thành tích thi đấu

không tăng dẫn đến sự khác biệt không

có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05,

sau khi khắc phục được khó khăn ban

đầu thành tích VĐV tăng lên một cách rõ

rệt, chúng ta nhìn vào bảng trên thành

tích của giải vô địch trẻ so với thành tích

giải quốc tế Hà Nội mở rộng, nhóm thực

nghiệm có sự tiến bộ rõ hơn so giải quốc

tế Hà nội mở rộng, nhưng cũng chưa có

sự khác biệt giữa toán thống kê P>0,05.

Đặc biệt giải quan trọng nhất trong năm

giải vô địch Quốc gia thì thành tích của

nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn thể hiện

sự khác biệt ở toán thống kê cần thiết

P<0,05, từ những vấn đề phân tích trên

cho chúng tôi đi đến nhận xét sau:

- Sự phân chia thời gian cho các thời

kỳ huấn luyện thể lực chung, thể lực

chuyên môn và thời kỳ thi đấu là hợp lý,

phù hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như

mục đích - điểm rơi đề ra.

- Các phương tiện mà chúng tôi đề ra

là phù hợp cho từng thời kỳ huấn luyện

luyện.

- Việc định hướng lượng vận động,

sắp xếp tỷ lệ huấn luyện cho các vận

dụng, như kỷ thuật, thể lực chung, thể

lực chuyên môn, kiểm tra thi đấu là hợp

lý.

- Ngoài ra cũng phải kể đến việc sắp

xếp lượng vận động trong mỗi tuấn, mỗi

tháng, ở trong các chu kỳ là phù hợp

khoa học.

Page 18: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

18

- Các giáo án đặc trưng trong mỗi

tuần ứng với từng thời kỳ huấn luyện là

có cơ sở.

6. Kết luận và kiến nghị:

* Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu của đề

tài trên cho phép chúng tôi rút ra những

kết luận sau:

1. Thực trạng công tác huấn luyện đội

tuyển chạy cự ly trung bình của các tỉnh

khu vực miền trung, tây nguyên: Về

công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch

huấn luyện chưa hợp lý thể hiện ở chổ

chương trình thi đấu của liên đoàn điền

kinh Việt Nam và ngành TDTT một năm

có từ 3- 6 giải thi đấu, trong đó có cả giải

thi đấu với quy mô nhỏ và giải thi đấu có

quy mô lớn, nhưng trong kế hoạch huấn

luyện năm chưa xây dựng được kế hoạch

chi tiết theo từng mộc, từng chu kỳ quan

trọng, mà chí mới xây dựng kế hoạch

chung cho một năm.

- Tỷ lệ phân chia khối lượng các

phương tiện huấn luyện chung và huấn

luyện chuyên môn là 50:50 là chưa hợp

lý với giai đoạn huấn luyện chuyên môn

hoá sâu, như vậy VĐV khó có thể đạt

được trình độ thể lực chuyên môn tốt thể

hiện trong tập luyện cũng như trong thi

đấu.

- Các phương tiện huấn luyện chuyên

môn cơ bản chỉ mới tập trung phát triển

sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ,

chưa chú trọng tập trung phát triển sức

bền ưa khí, sức bền yếm khí, sức bền

hỗn hợp và sức mạnh bền, đây là những

yếu tố cơ bản quyết định đến thành tích

chạy 800m.

- Sử dụng các test đặc trưng để đánh

giá trình độ thể lực chuyên môn cho

VĐV mới biểu hiện sức SN, SM, SBTĐ

còn thiếu một số test đặc trưng để đánh

giá SBC, SBCM, SMB.

2. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích

thực trạng đề tài nghiên cứu đề xuất:

+ Tỷ lệ huấn luyện chung/ tỷ lệ huấn

luyện chuyên môn là 40:60 ( huấn luyện

chung chiếm 40% huấn luyện chuyên

môn chiếm 60%.

+ Với tổng số 540 buổi tập. Thời gian

cho mỗi buổi tập chính tuỳ theo khối

lượng bài tập đã được xây dựng, buổi tập

phụ 90- 120 phút.

+ Tổng khối lượng chạy 5.855km/48

tuần và 190 giờ.

+ Các bài tập bật nhảy, chạy phát

triển sức mạnh thần kinh cơ: 500km.

+ Các bài tập phát triển sức mạnh

khắc phục với tạ: 36.000kg.

3. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy

tính hiệu quả rõ rệt trong chương trình

huấn luyện. Kết quả kiểm tra cho thấy

các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực

trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt

rõ rệt và nó có ý nghĩa ở ngưỡng xác

suất P>0,05. Ngoài ra thành tích thi đấu

chạy 800m cũng có sự chuyển biến rõ

theo các giải thi đấu chính trong năm,

tương ứng với các chu kỳ huấn luyện.

Chu kỳ I: Thành tích thi đấu chạy

800m chưa có sự khác biệt giữa nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng P>0,05.

Page 19: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

19

Chu kỳ II: Thành tích thi đấu chạy

800m có sự khác biệt giữa nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng nhưng chưa

rõ rệt P>0,05.

Chu kỳ III: Thành tích thi đấu chạy

800m có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng P<0,05.

2. Kiến nghị:

1. Qua việc nghiên cứu đề tài cho

thấy, hệ thống các phương tiện huấn

luyện đã xác định được coi là hệ thống

các phương tiện cần thiết phải áp dụng

trong thực tiễn huấn luyện thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV chạy 800m

giai đoạn chuyên môn hóa sâu và phải

cần coi đây là tư liệu chuyên môn cho

các huấn luyện viên khi huấn luyện thể

lực chuyên môn cho VĐV chạy cự ly

trung bình.

2. Đề tài phải được tiếp tục nghiên

cứu trên diện rộng nhằm nâng cao hơn

nữa độ chính xác và độ tin cậy của nội

dung huấn luyện thể lực đã xây dựng đối

với các đối tượng khác nhau và trong các

giai đoạn huấn luyện khác nhau của chu

kỳ huấn luyện nhiều năm đối với các

VĐV chạy cự ly trung bình.

Page 20: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

20

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

Th.s Phan Thị Thanh Hà Bộ môn Cầu lông – Quần vợt

1. Đặt vấn đề:

ức mạnh tốc độ biểu hiện trong

cầu lông là khả năng di chuyển

nhanh để thực hiện các động tác như:

Nhảy đập cầu, bạt cầu, đẩy cầu..., là khả

năng xử lý các tình huống bất ngờ trong

khoảng thời gian ngắn nhất và có sức

mạnh. Trong cầu lông thường có từ 80 -

85% các kỹ thuật đòi hỏi phải có sức

mạnh tốc độ để đánh cầu.Thực tế quan

sát ở một số giải trong cả nước cũng như

xem trên băng hình cho chúng ta thấy

rằng sức mạnh tốc độ rất quan trọng,

nhất là trong những tình huống căng

thẳng để dành giật từng điểm. Nếu

không có sức mạnh tốc độ sẽ dẫn đến

mất điểm hoặc thua cuộc.

Đối với sinh viên chuyên sâu cầu

lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

cũng vậy, nếu không có sức mạnh tốc độ

được phát triển tương xứng cũng khó

nâng cao năng lực cầu lông cho các em.

Nhưng để phát triển sức mạnh tốc độ,

vấn đề đầu tiên là phải xác định sức

mạnh tốc độ bằng những chỉ tiêu nào?

Chính vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu

lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh

tốc độ cho sinh viên chuyên sâu cầu lông

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, góp

phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn

cầu lông, đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc

độ cho sinh viên.

2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

tài liệu.

- Phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháp kiểm tra sư phạm.

- Phương pháp toán học thống kê.

Để giải quyết vấn đề nêu ra, chúng tôi

đã tiến hành khảo sát trên 55 sinh viên

chuyên sâu thuộc năm thứ nhất, thứ hai

và thứ ba. Thời gian tiến hành từ tháng

1/2007 đến tháng 8/2007 ở Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu

đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam sinh

viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng.

Để xác định được các chỉ tiêu đánh

giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên

chuyên sâu cầu lông Trường Đại học

TDTT Đà Nẵng, trước hết thông qua

phân tích các tài liệu có liên quan, qua

quan sát các buổi kiểm tra đánh giá trình

độ VĐV các lứa tuổi để tìm ra các chỉ

tiêu thường được sử dụng để đánh giá

sức mạnh tốc độ cho VĐV nói chung,

sau đó chúng tôi đưa các chỉ tiêu đã lựa

chọn vào phiếu phỏng vấn và phỏng vấn

các giảng viên, HLV nhằm tìm ra những

S

Page 21: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

21

chỉ tiêu đặc trưng nhất để đánh giá sức

mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu

cầu lông Trường Đại học TDTT Đà

Nẵng.

Để tìm được các chỉ tiêu phù hợp

trong đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh

viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng, đề tài thực hiện hai

lần phỏng vấn bằng phiếu, theo cùng một

cách đánh giá và trên cùng một đối

tượng.

Kết quả cuối cùng của phỏng vấn là

tối ưu nhất nếu giữa hai lần phỏng vấn

có sự trùng hợp cao và có sự nhất trí cao

các chỉ tiêu đều đạt 70% điểm tối đa trở

lên.

Hai lần phỏng vấn được tiến hành cách

nhau một tháng với cách trả lời như sau:

Rất quan trọng : 4 điểm

Quan trọng : 3 điểm

Ít quan trọng : 2 điểm

Không quan trọng : 1 điểm

Lần phỏng vấn thứ nhất phát ra 30

phiếu thu về 26 phiếu. Ở lần phỏng vấn

thứ hai, chúng tôi vẫn phát ra 30 phiếu

trên cùng đối tượng như lần một và thu

về 24 phiếu.

Kết quả phỏng vấn (bảng 3.1) cho

thấy chỉ có 06 chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu

đặt ra để đánh giá sức mạnh tốc độ cho

nam sinh viên chuyên sâu cầu lông.

BẢNG 3.1: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC

MẠNH TỐC ĐỘ CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG

Kết quả PV lần 1

n = 26

Kết quả PV lần 2

n = 24 TT Các chỉ tiêu

Điểm % Điểm %

1 Ném quả cầu lông xa (m) 88 88.61 82 85.42 2 Ném bóng đặc 3kg bằng 2 tay trên cao ra

trước (m) 67 64.42 64 66.66

3 Treo gập bụng trên thang dóng 20s (lần) 82 78.84 76 79.16 4 Nhảy dây đơn 30s (lần) 85 81.73 79 82.29 5 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s (lần) 68 65.38 62 64.58 6 Bật xa tại chỗ (m) 90 86.53 83 86.45 7 Bật cao tại chỗ (cm) 66 63.46 61 63.54 8 Bật nhảy 1 chân 10 bước (m) 69 66.34 63 65.62 9 Cầm tạ 1,5kg mô phỏng động tác đánh cầu thấp

tay 20s (lần) 69 66.34 65 67.70

10 Lăng vợt nặng mô phỏng động tác đập cầu 30s (lần)

67 64.42 63 65.62

11 Luân phiên giậm nhảy vụt cầu bên trái và bên phải chéo qua đầu 10 lần/bên (s)

68 65.38 64 66.66

Page 22: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

22

12 Bật nhảy đập cầu mạnh 30s (quả) 92 88.46 86 89.58 13 Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt phải trái 20

lần (s) 89 85.57 80 83.33

14 Di chuyển ngang sân 5m 20s (lần) 70 67.3 66 68.75 15 Di chuyển tiến lùi theo đường thẳng 7 lần (s) 66 63.46 63 65.62 16 Di chuyển 4 góc sân 5 lần (s) 66 63.46 63 64.58

Để đảm bảo tính khách quan của các chỉ tiêu đã lựa chọn qua phỏng vấn, chúng tôi tiếp tục tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của chúng.

3.2. Xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tốc độ của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Để xác định độ tin cậy của 6 chỉ tiêu đã lựa chọn qua phỏng vấn nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm bằng phương pháp test lặp lại cách nhau 7 ngày trên 55 nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (các khóa Cao đẳng 7, 8 và 9) ở nhóm theo dõi ngang (nhóm quan trắc sư phạm) theo từng năm học (từ năm thứ nhất đến năm thứ ba trong chương trình đào tạo). Tuần tự lập test của các đối tượng và quãng nghỉ giữa hai lần lập test cùng điều kiện kiểm tra đều được đảm bảo như nhau. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.2.

Như vậy, qua bảng 3.2 ta thấy: Trong 6 chỉ tiêu đã lựa chọn qua phỏng vấn có 5 chỉ tiêu đạt độ tin cậy r > 0.80 với P < 0.05 tức là đảm bảo độ tin cậy cần thiết để sử dụng. Đó là các chỉ tiêu:

- Ném quả cầu lông xa (m). - Nhảy dây đơn 30 giây (lần).

- Bật xa tại chỗ (m). - Bật nhảy đập cầu 30 giây (quả). - Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt

phải trái 20 lần (giây). Còn lại, chỉ tiêu treo gập bụng trên

thang dóng 20 giây (lần) do có hệ số tương quan r < 0,80 tức là không đủ độ tin cậy sử dụng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy với đối tượng sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cho nên chúng tôi loại ra khỏi vòng thử nghiệm tiếp theo của đề tài.

Như vậy, sau khi khảo sát độ tin cậy của 6 chỉ tiêu qua phỏng vấn, chúng tôi chọn được 5 chỉ tiêu đủ độ tin cậy cần thiết để đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Cụ thể gồm:

1. Ném quả cầu lông xa (m). 2. Nhảy dây đơn 30 giây (lần). 3. Bật xa tại chỗ (m). 4. Bật nhảy đập cầu mạnh 30 giây

(quả). 5. Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt

phải trái 20 lần (giây). Để đảm bảo tiêu chuẩn của một test,

chúng tôi tiếp tục tiến hành xác định tính thông báo của 5 chỉ tiêu kể trên.

Page 23: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

23

BẢNG 3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO

NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.

Năm thứ nhất (n = 20)

Năm thứ hai (n = 20)

Năm thứ ba (n = 15) TT Các test kiểm tra

Lần 1 d±x

Lần 2 d±x

Hệ số tương

quan (r) Lần 1 d±x

Lần 2 d±x

Hệ số tương quan (r) Lần 1

d±x Lần 2

d±x

Hệ số tương quan (r)

1 Ném quả cầu lông (m). 7.25±0.35 7.51±0.34 0.841 8.01±0.37 8.06±0.38 0.877 8.80±0.41 8.78±0.39 0.859

2 Treo gập bụng trên thang dóng 20s (lần). 9.5±0.43 9.85±0.41 0.357 10.55±0.46 10.65±0.45 0.421 12.20±0.48 12.72±0.51 0..483

3 Nhảy dây đơn 30s (lần). 63.45±2.31 63.39±2.37 0.838 71.40±2.78 71.47±2.81 0.816 83.27±3.08 83.31±3.11 0.819

4 Bật xa tại chỗ (m). 1.72±0.11 2.17±0.13 0.813 2.15±0.14 2.46±0.13 0.838 2.56±0.09 2.59±0.12 0.828

5 Bật nhảy đập cầu mạnh 30s (quả) 20.55±1.56 20.65±1.58 0.865 23.05±1.67 23.09±1.72 0.881 25.27±1.49 25.24±1.53 0.837

6 Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt phải trái 20 lần (s) 36.40±1.79 36.43±1.81 0.809 34.39±1.88 34.41±1.79 0.847 31.32±1.91 31.38±1.87 0.872

Page 24: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

24

3.3. Xác định tính thông báo của các

chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tốc độ cho

nam sinh viên chuyên sâu cầu lông

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Để xác định tính thông báo của các

chỉ tiêu đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành

tìm mối tương quan giữa kết quả lập test

với kết quả học tập nội dung thực hành

môn cầu lông của đối tượng nghiên cứu

(kết quả học tập thực hành được lưu trữ

tại Bộ môn Cầu lông – Quần vợt và

Phòng đào tạo Trường Đại học TDTT

Đà Nẵng), nghĩa là tìm hệ số thông báo

của các test lựa chọn. Kết quả cụ thể

được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nam sinh

viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Kết quả kiểm tra ( d±x ) TT Test Năm thứ nhất

(n = 20) Năm thứ hai

(n = 20) Năm thứ ba

(n = 15) 1 Ném quả cầu lông (m). 7.25±0.35 8.01±0.37 8.80±0.41 2 Nhảy dây đơn 30s (lần). 63.45±2.31 71.40±2.78 83.27±3.08 3 Bật xa tại chỗ (m). 1.72±0.11 2.15±0.14 2.56±0.09

4 Bật nhảy đập cầu mạnh 30s (quả) 20.55±1.56 23.05±1.67 25.27±1.49

5 Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt phải trái 20 lần (s) 36.40±1.79 34.39±1.88 31.32±1.91

Bảng 3.4. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ với kết quả học

tập thực hành môn cầu lông của nam SV chuyên sâu

Hệ số tương quan (r)

TT Test Năm thứ nhất

(n = 20)

Năm thứ hai

(n = 20)

Năm thứ ba

(n = 15)

1 Ném quả cầu lông xa (m) 0.759 0.801 0.841

2 Nhảy dây đơn 30s (lần) 0.743 0.779 0.792

3 Bật xa tại chỗ (m) 0.748 0.831 0.841

4 Bật nhảy đập cầu mạnh 30s (quả) 0.876 0.792 0.812

5 Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt

phải trái 20 lần (s) 0.772 0.841 0.881

Qua bảng 3.3 và 3.4 cho thấy:

Cả năm chỉ tiêu đã lựa chọn có đủ

tính thông báo cần thiết (r > 0.7), có

nghĩa là mối tương quan giữa kết quả lập

test và kết quả học tập nội dung thực

hành là tương quan chặt. Nói cách khác,

Page 25: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

25

có nghĩa là những sinh viên có kết quả

kiểm tra các chỉ tiêu tốt thì cũng có kết

quả học tập nội dung thực hành tốt và

ngược lại, những sinh viên có kết quả

học tập nội dung thực hành tốt thì cũng

có kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tốt.

Mức độ tương quan giữa các test với

kết quả học tập thực hành của đối tượng

nghiên cứu đều tăng theo năm học, và ở

năm học thứ ba có mức độ tương quan

chặt hơn so với năm thứ hai và năm thứ

nhất.

Tóm lại, qua nghiên cứu chúng tôi đã

lựa chọn được 5 chỉ tiêu có đủ độ tin cậy

và tính thông báo cần thiết để sử dụng

trong việc kiểm tra đánh giá sức mạnh

tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu

lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

bao gồm:

1. Ném quả cầu lông xa (m).

2. Nhảy dây đơn 30 giây (lần).

3. Bật xa tại chỗ (m).

4. Bật nhảy đập cầu mạnh 30 giây

(quả).

5. Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt

phải trái 20 lần (giây).

4. Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa

chọn được 5 chỉ tiêu đủ tư cách và khả

năng đánh giá sức mạnh tốc độ cho

nam sinh viên chuyên sâu cầu lông

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng bao

gồm:

1. Ném quả cầu lông xa (m).

2. Nhảy dây đơn 30 giây (lần).

3. Bật xa tại chỗ (m).

4. Bật nhảy đập cầu mạnh 30 giây

(quả).

5. Di chuyển ngang sân đơn lăng vợt

phải trái 20 lần (giây).

Tài liệu tham khảo 1. Aulic I. V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc

Trâm - dịch) NXB TDTT, Hà Nội.

2. Banda Revski I. A (1970), Độ tin cậy của các test thực nghiệm trong thể thao,

NXB TDTT, Mat-xcơ-va.

3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận phương

pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT Thành phố HCM.

4. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

5. Lê Thanh Sang (1994), “Cầu lông”, Tập bài giảng cho sinh viên chuyên sâu

cầu lông, Đại học TDTTI, Bắc Ninh.

Page 26: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

26

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT

CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN Th.S Đặng Trần Thanh Ngọc

Bộ môn Khoa học cơ bản

1. Đặt vấn đề

rong đời sống xã hội pháp luật

đóng vai trò vô cùng quan trọng,

pháp luật là phương tiện quan trọng

không thể thiếu đảm bảo cho sự tồn tại

và phát triển xã hội. Tuy nhiên, pháp luật

khộng phải là phương tiện duy nhất để

điều chỉnh hành vi của con người, quản

lý xã hôi mà còn có các quy phạm xã hôị

khác như quy phạm đạo đức, phong tục,

luật tục, hương ước… cùng hỗ trợ, bổ

sung cho nhau, trong đó quy phạm đạo

đức và quy phạm pháp luật giữ vị trí

trung tâm, có vai trò quan trọng nhất.

Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định

"Quản lý xã hội bằng pháp luật đồng

thời coi trọng giáo dục đạo đức, nâng

cao đạo đức". Vì vậy, giáo dục nhằm

nâng cao ý thức đạo đức, pháp luật cho

mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt với

đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV)

vốn là những chủ nhân tương lai của đất

nước là vấn đề thiết yếu. Thời gian qua,

được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước

và toàn xã hội, công tác tuyên truyền,

giáo dục đạo đức, pháp luật đã đạt được

những thành tựu đáng kể , góp phần và

việc xây dựng lối sống lành mạnh cho đa

số HSSV. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa

nhận trong thực tế có một bộ phận không

nhỏ HSSV không chịu tu dưỡng, rèn

luyện đạo đức, đua đòi, buông thả dẫn

đến vi phạm pháp luật và gần đây tình

trạng vi phạm pháp luật của HSSV ở

mức "báo động" cả về số lượng và mức

độ nghiêm trọng. Do đó, viêc nghiên cứu

một cách toàn diện tình hình vi phạm

pháp luật của HSSV nhằm đưa ra những

giải pháp nhằm ngăn ngừa vi phạm trong

HSSV có ý nghĩa về mặt lý luận và thực

tiễn, góp phần vào việc thực hiện mục

tiêu phát triển toàn diện, để HSSV trở

thành người lao động "kiểu mới" có trình

độ chuyên môn, năng động, sáng tạo có

khả năng vươn đến nền kinh tế tri thức

đồng thời là lớp người có đạo đức, có

kiến thức pháp luật để sống và làm việc

trong nhà nước pháp quyền xã hôi chủ

nghĩa với xu thế hội nhập quốc tế, môi

trường toàn cầu hoá mà không đánh mất

bản sắc và truyền thống văn hoá của dân

tộc.

2. Thực trạng vi phạm pháp luật

trong học sinh, sinh viên

Liên tiếp trong thời gian ngắn, các cơ

quan bảo vệ pháp luật đã bắt và xét xử

nhiều vụ án có tính chất nghiêm trọng

mà đối tượng là học sinh, sinh viên

(HSSV) như vụ trọng án kinh hoàng, giết

người trên xe ô tô Lexus xảy ra vào đêm

14/02/2009 ở Kim Mã (Hà Nội) do nữ

sinh viên năm thứ tư Trường Đại Học Sư

phạm Hà Nội I là Vũ Thị Kim Anh gây

ra.

T

Page 27: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

27

Ngày 18/03/2009 Toà án nhân dân

Thành phố Hà Nội xét xử nhóm sinh

viên Trương Cao Đẵng Giao Thông vận

tải Thái Nguyên về hành vi giết người và

cướp tài sản ở xã Đồng Ngạc, huyện Từ

Liêm , Hà Nội .Toà đã tuyên phạt Hồ

Thìn, tên cầm đầu 17 năm tù, các đồng

phạm của Thìn mỗi tên nhận từ 5-7 năm

tù. Nghe xong lời tuyên án , tất cả thành

viên trong nhóm cướp sinh viên đều bật

khóc nức nỡ vì phải trả giá quá đắt cho

hành vi nông nổi của mình, đã đánh mất

tương lai vì phút giây bồng bột.

Vũ Thị Kim Anh và nhóm bị cáo nguyên là sinh viên Trường Cao đẳng GTVT

Thái Nguyên.

Ngoài ra, tối 4/5/2009, Công an

phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã kiểm tra hành chính tại quán cà

phê Meloly 321 Phúc Tân và phát hiện

18 người, cả nam và nữ, hầu hết là học

sinh ở Hà Nội đang "lắc" trong tiếng nhạc ồn ã. Khám xét tại chỗ, cơ quan

Công an thu giữ một gói chứa 339 gam

cần sa. Kết quả test cho thấy, nhiều đối tượng trong số này đã có phản ứng

dương tính với ma túy tổng hợp

Hoặc ngày 27-6-2009, Nguyễn Hữu

Quý (SN 1985), trú huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là SV Trường Đại học Bách

khoa Đà Nẵng, do thiếu tiền nợ cá độ

bóng đá nên Quý đã thực hiện liên tiếp 3

vụ trộm cắp xe máy tại chính trường mình học. Quý là SV năm cuối, đã thi tốt

nghiệp và chờ lấy bằng ra trường kiếm

việc làm, chỉ vì ham mê cờ bạc, ham

chơi mà Quý đã chôn vùi tương lai tốt đẹp của mình trong nhà tù.

Bên cạnh đó, sự gia tăng đột biến của

tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Theo thống kê

của Viện kiểm sát nhân dân tối cáo. Nếu

như năm 2004, chỉ có 600 HSSV nghiện

ma túy, thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên. Có tới

600 trường hợp học sinh, sinh viên trên

Page 28: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

28

địa bàn Hà Nội vi phạm Luật giao thông trong tháng 9/2009 thậm chí có những

trường hợp học sinh, sinh viên còn

chống lại lực lượng làm nhiệm vụ. Điều

đáng nói là ý thức đạo đức, pháp luật của học sinh ở những bậc học càng cao càng

có chiều hướng đi xuống. Theo kết quả

khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi

học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%,

THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%,

THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT

64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: Tiểu

học 4%, THCS 35%, THPT 70%, những con số này cho thấy càng lớn, ý thức đạo

đức của học sinh càng đi xuống. Năm

2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30

trường ĐH, CĐ trong cả nước - do Vụ Văn hoá - Ban TTVHTƯ phối hợp với

Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ

GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng "sống

thử trước hôn nhân là hiện tượng khá

phổ biến" và được coi là "bình thường".

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về trật tự xã hội trong

năm năm trở lại đây, có đến 47.000 vụ

phạm pháp hình sự do HSSV gây ra. Sáu

tháng đầu năm 2009 trên cả nước xảy ra 25.508 vụ phạm pháp hình sự. Lực lượng

cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã

hội công an các đơn vị, địa phương đã điều tra khám phá 18.597 vụ, bắt giữ xử

lý 27.396 đối tượng; triệt phá 1.986 băng

nhóm tội phạm hình sự, xử lý 6.484 đối

tượng. Trong số đối tượng gây án, tỷ lệ HS, SV chiếm 3,6%, trong đó có nhiều

vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết bạn cùng lớp, cùng trường, giết cướp.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được

tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ

phận giới trẻ hiện nay có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội

quy, kỷ luật của nhà trường, chấp hành

pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử của HSSV và sự

xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học

đường

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật của HSSV thực

sự là một bức tranh với sắc màu ảm

đạm.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự xuống cấp trong đạo đức cũng như hành

vi lệch chuẩn và dẫn đến vi phạm pháp

luật của HSSV? Phải chăng đang xuất

hiện tỷ lệ nghịch giữa kiến thức và ý thức pháp luật trong một bộ phận

HSSV?

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh

viên HSSV nhìn chung là tầng lớp xã hội

tiến bộ, được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện, họ là những người

năng động và sáng tạo, tích cực và nhạy

bén trọng các quan hệ xã hội. Tuy nhiên,

HSSV còn có hạn chế là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nông nổi, dễ bị kích động,

khó kiềm chế, đôi khi tự cao và đặc biệt

là hiểu biết pháp luật chưa toàn diện và sâu sắc.

Theo nghiên cứu của nhiều giới: Các

nhà tâm lý học và giáo dục học…cho

thấy HSSV vi phạm pháp luật chủ yếu do hạn chế, yếu kém từ nhiều phía: Gia

Page 29: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

29

đình - Nhà trường - Xã hội, trong đó quan trọng nhất là môi trường gia đình.

Nhiều trường hợp cha mẹ vì nhiều lý

do khác nhau mà chưa quan tâm đúng

mức đến việc giáo dục con, buông lỏng quản lý dẫn đến các em sống tự do và dễ

bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, vi phạm

pháp luật. Ngoài ra, sự thiếu gương mẫu của các thành viên trong gia đình cũng là

yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng vi

phạm pháp luật của HSSV. Bên cạnh đó,

có một số gia đình cha mẹ dù rất thương yêu con nhưng do không hiểu đặc điểm

tâm sinh lý con đang giai đoạn phát triển

nhân cách nên cách ứng xử không phù hợp hoặc có sự sai lầm trong phương

pháp giáo dục con như quá muông chiều

con hoặc quá khắc khe…với con cũng

dẫn đến hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật của các em. Trở thành sinh

viên (SV) là ước mơ của tất cả những cô

cậu học trò. Vì vậy trong những năm học phổ thông các em phân đấu không mệt

mỏi để đạt ước mơ của mình nhưng khi

bước và cổng giảng đường đại học thì

một số em có tâm lý nghỉ "xả hơi" , lơ là việc học tập , thậm chí còn quan niệm

“Sinh viên không ăn chơi không phải là

sinh viên”, "Chơi gấp không hết mất đời

sinh viên"… Từ những suy nghĩ tiêu cực đó, một số sinh viên không làm chủ bản

thân bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dẫn đến

đua đòi, ăn chơi rồi dần dần sa ngã… Biết bao sinh viên dù trước đó rất ngoan

hiền nhưng khi bước vào giảng đường,

do có nhiều mối quan hệ (cả tốt lẫn xấu),

họ đã bắt đầu con đường hư hỏng và trở thành một con người hoàn toàn khác. Hệ

lụy của những việc này là nhiều sinh viên sa vào tệ nạn xã hội như rượu chè,

cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá…dẫn đến

nợ nần, túng quẫn. Khi nợ nần chồng

chất, không còn nguồn nào để xoay xở trả nợ thì rủ nhau đi trộm cắp, cướp giật,

cưỡng đoạt tài sản, giết người. Điển

hình, do ăn chơi đua đòi, mê cá độ bóng đá, bài bạc nên một sinh viên Trường

Đại học DLDT đã mượn xe máy của

người yêu đi cầm cố rồi không có tiền trả

nợ, phải treo cổ tự tử. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục đạo đức, pháp luật

trong nhà trường từ bậc tiểu học và bậc

lớn hơn hiện nay chưa phù hợp, nặng về tính hàn lâm, giáo điều hoặc quá lạc hậu

cũng như đội ngũ giáo viên chưa đồng

bộ dẫn đến tâm lý nhàm chán, ảnh hưởng

đến hiệu quả giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường. Ngoài ra, trong nền

kinh tế thị trường đầy biến động, sự

thiếu nhiệt tình và nỗi lo mưu sinh của một số thầy cô giáo cùng với hiện tượng

vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật

nghiêm trọng của một số ít nhà giáo

thoái hoá, biến chất trong thời gian gần đây như giáo viên đánh bố đẻ ở Mê Linh,

Hà Nội, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh ở

Hà Giang , thầy giáo tiểu học ở Hà Tĩnh

cưỡng bức bé gái 9 tuổi... làm hình tượng người thầy ít nhiều bị lu mờ, làm

giảm sút niềm tin của xã hội nói chung

và của HSSV nói riêng đối với người thầy, khiến HSSV không có "điểm tựa"

để phấn đấu. Một khi vai trò của người

thầy không còn được đề cao như trước

thì việc giáo dục đạo đức, pháp luật trong bộ phận HSSV hiện nay là vấn đề

Page 30: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

30

thiết yếu. Tâm lý của con người bị chi phối không chỉ do gia đình và nhà trường

mà môi trường xã hội có vai trò rất quan

trọng trong sự hình thành và phát triển

nhân cách. Hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, HSSV có nhiều cơ

hội tiếp xúc nhiều luồng văn hoá, thông

tin khác nhau trong đó có những luồng văn hoá độc hại như trò chơi điện tử

nặng về tính bạo lực, sách báo, văn hoá

phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, chém

giết trong khi đó HSSV ở trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách nên những hiện

tượng tiêu cực đó dễ dàng tác động xấu

đến đầu óc non trẻ của các em. Sau 30 năm nghiên cứu, bốn hiệp hội bảo vệ sức

khỏe và tâm lý quốc gia lớn nhất của Mỹ

gồm Hội Y tế Mỹ, Học viện Nhi khoa,

Hiệp hội Tâm lý và Học viện Trẻ em và vị thành niên tuyên bố: “Xem phim ảnh,

chơi game bạo lực lâu ngày có thể dẫn

đến việc lãnh đạm với bạo lực ngoài đời thật, thậm chí chấp nhận chúng. Những

ảnh hưởng này rất rõ rệt và tồn tại rất

lâu trong tâm lý các em”. Trường hợp

Nghiêm Viết Thành (sinh năm 1991) học sinh trường Trung học phổ thông Dân

lập Thành Đông, TP Hải Dương giết bố

đẻ, chặt xác để phi tang vào tháng

5/2009 là một trong những minh chứng điển hình tác hại của game online. Trước

lúc gây án Thành vốn là con nghiện

game online. Thành và cô bạn cùng lớp "hoá mình" thành hai nhân vật Sóng và

Gió đi chinh phạt và chém giết nhau

trong một trò chơi, khi bị bố mắng vì

mải chơi điện tử không lo học, Thành đã dùng dao rựa chém chết bố sau đó cưa

xác ra 5 khúc vứt gần sông Sặt để phi tang. Sau đó, Thành mở két sắt gia đình

lấy 8 triệu đồng. Chỉ trong 2 ngày,

Thành đã nướng hết 5 triệu vào trò chơi

game. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội của HSSV có thể

được xem xét dưới nhiều góc độ khác

nhau nhưng mấu chốt là khiếm khuyết trong công tác giáo dục của gia đình, nhà

trường và xã hội mà đặc biệt là vai trò

của gia đình.

4. Giải pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật cuả học sinh, sinh

viên Hành vi vi phạm pháp luật trong

HSSV là mối lo ngại của gia đình và

toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào

để các em định hình một lối sống phù

hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật? Việc hạn chế và ngăn chặn tình trạng

HSSV phạm pháp luật cần sự vào cuộc

của tổng thể xã hội. Bởi lẽ, giáo dục toàn diện và chiều sâu không chỉ ở các môn

học, giờ học trong nhà trường mà gồm cả

cách ứng xử giũa cha mẹ - con , thầy -

trò và sự quan tâm của toàn xã hội đối với các em. Do đó, chúng ta cần:

- Thứ nhất, Xây dựng đời sống lành

mạnh trong gia đình và xã hội cũng như

nêu cao vai trò gương mẫu của người lớn - cả cha mẹ và thầy cô giáo về đạo đức,

lối sống cũng như cách ứng xử, đó là cơ

sở quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục đối với con em chúng ta. Các

thầy cô giáo, cha mẹ cần thương yêu,

gần gũi các em, tạo niềm tin đồng thời là

chỗ dựa tinh thần cho các em để các em có thể tin tưởng , chia sẽ những tâm tư,

Page 31: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

31

tình cảm cũng như những khó khăn, rắc rối trong cuộc sống để kịp thời uốn nắn.

Nếu chúng ta làm tốt vấn đề này thì

những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn thậm

chí vi phạm pháp luật của các em sẽ không có cơ hội bộc lộ ra bên ngoài.

Nghiên cứu của Tiến Sĩ Dương Diệu

Hoa (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Phần đông học sinh gặp khó khăn về

tâm lý không tìm đến thầy cô giáo và cha

mẹ vì người lớn đã làm chúng thất vọng

và đổ vỡ niềm tin". Về lâu dài, các cơ sở giáo dục cần thành lập phòng tư vấn tâm

lý - hướng nghiệp cho HSSV. Họ sẽ lắng

nghe, chia sẻ, giúp đỡ để giải tỏa ngay những thắc mắc, băn khoăn, bức xúc...

của các em. Tránh tình trạng các em bị

dồn nén tâm tư, đến lúc bộc phát thì gây

ra hậu quả khó lường. Ngoài ra, gia đình là cái nôi đầu tiên

thiết lập những giá trị đạo đức nền tảng

của đứa trẻ, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách HSSV.

Cổ ngữ có câu: "Ở nhà phải thói, ra

đường khỏi lo" nên các gia đình cần

quan tâm nhiều hơn đến con, trang bị cho các em kỹ năng sống, kỹ năng giao

tiếp, có bản lĩnh vững vàng để có thể

"miễn dịch" với những thói hư tật xấu

ngoài xã hội. - Thứ hai, Bộ BGDĐT cần từng

bước cải cách chương trình giáo dục đạo

đức, pháp luật của các bậc học cho phù hợp với HSSV. Chưong trình nên giảm

tối đa những vấn đề lớn lao, xa rời thực

tế mà cần hướng đến vun đắp cho các em

những giá trị đạo đức cơ bản như lòng nhân ái, tính trung thực, lối sống lành

mạnh, có trật tự kỹ cương đồng hành với kiến thức pháp luật cơ bản gắn liền với

cuộc sống đời thường. Do đó, phương

pháp giáo dục đạo đức, pháp luật theo

kiểu "Học thuộc lòng" không còn phù hợp nữa mà giáo dục phải gắn liền với

thưc tiễn. Thông qua việc giải quyết các

tình huống thực tế, các em có thể nhận thức giá trị đạo đức, định hướng hành vi

ứng xử phù hợp đạo đức, pháp luật Từ

đó, hình thành cho các em thói quen cư

xử đạo đức, kỹ năng sống đúng đắn cũng như thói quen hành xử theo pháp luật .

Riêng đối với giáo dục đại học, cao

đẵng, trung cấp chuyên nghiệp, hiện nay Bộ GDĐT đã ban hành chương trình

môn học pháp luật dùng cho đào tạo

trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo

Quyết định số 33/2008/QĐ-BGDĐT ngày 01/07/2008 và đã biên soạn giáo

trình Pháp Luật mới dành cho trình độ

trung cấp chuyên nghiệp, xuất bản vào tháng 10/2009, nhưng chương trình môn

pháp luật của đại học rất cũ, lạc hậu (ban

hành từ năm 1995). Do đó, Bộ GDĐT

cần nhanh chóng xây dựng chương trình, giáo trình môn Pháp Luật Đại Cương

mới cho phù hợp để sử dụng trong các

trường đại học, cao đẵng không chuyên

luật. Ngoài ra, các trường cần bổ sung môn Pháp luật Đại cương vào nội dung

chương trình chính khoá của tất cả các

ngành đào tạo đại học, cao đẵng, trung cấp chuyên nghiệp theo tinh thần của

Nghị quyết 61/2007/NQ-CP ngày

07/12/2007của Chính Phủ, Chỉ thị

45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/08/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và được cụ

Page 32: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

32

thể hoá theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 và Quyết định số

1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ

tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Đề

án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà

trường"

-Thứ ba, Để làm trong sạch môi trường giáo dục trong hệ thống các

trường Đại học, Cao đẳng, ngoài những

chế tài xử lý hiệu quả của cơ quan chức

năng đối với những trường hợp HSSV vi phạm pháp luật, nhà trường, gia đình cần

tăng cường công tác quản lý, giáo dục

HSSV. Bản thân, mỗi HSSV cần phải xây dựng cho mình một ý thức học tập,

lối sống lành mạnh, tránh xa các cám dỗ

là mầm mống nảy sinh tội phạm. Nhà

trường cần chú trọng hơn nữa trong công tác quản lý, giáo dục các em. Các trường

cần tăng cường công tác kiểm tra, giám

sát sinh hoạt của học sinh trong giờ học, các buổi ngoại khóa và tại các ký túc xá,

nhà trọ nơi HSSV thường trú, đặc biệt

với đối tượng là SV bởi vì phần đông SV

phải sống xa gia đình nên trong cuộc sống hằng ngày, sự quản lý, giáo dục từ

phía cha mẹ không còn như những năm

học phổ thông và việc quản lý họ phải

dựa vào nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay ký túc xá thiếu trầm trọng, SV sống rải

rác nhiều nơi lại thường xuyên thay đổi

chỗ ở nên việc quản lý SV các trường gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, nếu

các phong trào hoạt động của nhà

trường, Đoàn Thanh niên tạo ra được sân

chơi lành mạnh, bổ ích đủ sức hấp dẫn có thể thu hút đông đảo HSSV tham gia

cũng cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục, giúp các em

xa rời các tệ nạn xã hội vốn là nguồn gốc

phát sinh tội phạm.

- Thứ tư, Các cơ quan chức năng cần có sự quản lý, giám sát đối với các cơ sở

kinh doanh, giải trí tiềm ẩn nguy cơ vi

phạm pháp luật như dịch vụ internet, trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, quán

karaoke...và xử lý nghiêm minh, kịp thời

đối với các cơ sở vi phạm pháp luật, góp

phần phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của HSSV.

- Thứ năm, Cần có sự phối hợp chặt

chẽ và đồng bộ của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức,

pháp luật cho HSSV để có thể ngăn chặn

kịp thời những hành vi phạm pháp của

các em ngay từ ban đầu. Cụ thể là nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với

gia đình để thông báo kịp thời kết quả

học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong

suy nghĩ, lối sống của HSSV để phối hợp

giáo dục, quản lý. Các bậc phụ huynh

cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, tư

tưởng, các mối quan hệ của con em

mình, đồng thời các chủ thể phải có sự

phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,

giáo dục.

Chúng tôi cho rằng, biện pháp tổ chức triển khai mô hình liên kết giữa

Công an phường (CAP), nhà trường và

phụ huynh hoặc biện pháp xây dựng môi

trường sư phạm lành mạnh sẽ góp phần

Page 33: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

33

quan trọng vào việc ngăn ngừa tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong HSSV.

Theo đó, CAP kết hợp với Ban giám

hiệu các nhà trường phát động phong

trào tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội. Ban chấp hành Đoàn Thanh niên tổ chức

mạng lưới nắm tình hình trong nhà

trường, kết hợp với công tác nắm tình hình của các cấp ủy Đảng và Đoàn thể ở

địa phương và phụ huynh về diễn biến

hoạt động của các loại đối tượng ngoài

xã hội, lưu ý theo dõi số HSSV cũ đã bị đuổi học do vi phạm pháp luật, ý thức tổ

chức kỷ luật... nay còn quan hệ với

HSSV của trường để thông báo cho CAP có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm hoạt động gây án. Bên cạnh đó,

CAP tập trung công tác điều tra cơ bản,

rà soát, lập danh sách đối tượng hình sự trong khu dân cư, địa bàn công cộng gần

các trường học, từ đó phân công cảnh sát

khu vưc kết hợp cán bộ cơ sở quản lý, duy trì giao ban với lực lượng bảo vệ nhà

trường trong công tác phát hiện, phòng

ngừa tội phạm, không để hình thành các

điểm, tụ điểm tệ nạn xã hội xung quanh khu vực trường học.

Xây dựng môi trường sư pham lành

mạnh là việc triển khai mô hình liên kết

đảm bảo an ninh trật tự trong các trường học. Trong đó, CAP cùng với Ban giám

hiệu các trường đóng trên địa bàn xây

dựng và tổ chức thực hiện quy trình, qui chế phòng ngừa HSSV vi phạm pháp

luật thông qua công tác quản lý HSSV

trong các giờ học. Thường xuyên có liên

hệ của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh về các trường hợp HSSV vi phạm

ý thức tổ chức kỷ luật. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm nắm tình

hình, phát hiện các trường hợp gây mất

trật tự trong khu vực trường học, kịp

thời báo CAP giải quyết. Các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội của nhà trường đều được

lồng ghép với việc tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật và phát động HSSV tố giác những biểu hiện bất

thường, mâu thuẫn nảy sinh của HSSV

trong trường với nhau và giữa HSSV

trong trường với với thanh thiếu niên bên ngoài để nhà trường và CAP chủ động có

biện pháp giải quyết. Đối với các cơ sở

kinh doanh Internet, các cửa hàng kinh doanh photocoppy, quán bar, vũ trường...

CAP đã yêu cầu chủ các cơ sở kinh

doanh cam kết không để ảnh hưởng đến

HSSV các trường. Sự phối hợp giữa CAP với các trường học đóng trên địa

bàn và phụ huynh sẽ tạo được sự đồng

thuận, cộng đồng trách nhiệm trong công tác quản lý HSSV giữa 3 môi trường:

Nhà trường - gia đình - xã hội, góp phần

xây dựng môi trường sư phạm trong sạch

lành mạnh trên địa bàn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật trong HSSV.

5. Kết luận Thời gian gần đây, tình trạng HSSV

sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật như luồng gió đen gây ảnh hưởng đến

môi trường giáo dục. Đó là kết quả của

sự quan tâm không đúng mức, sự giáo dục không đồng bộ của gia đình, nhà

trường và xã hội trong đó giáo dục gia

đình đóng vai trò quyết định . Hơn lúc

nào hết, gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để giáo dục

Page 34: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

34

học sinh, sinh viên, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật ở các em.

*Ghi chú : - Thông tin "Theo thống kê của Viện

kiểm sát nhân dân tối cáo. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 HSSV nghiện ma túy,

thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên

1.234 học sinh, sinh viên và theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát

triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi

học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%,

THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha

mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT

64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%, những

con số này cho thấy càng lớn, ý thức đạo

đức của học sinh càng đi xuống. Năm

2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH, CĐ trong cả nước - do Vụ

Văn hoá - Ban TTVHTƯ phối hợp với Vụ

Công tác học sinh - sinh viên (Bộ GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy

nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng "sống

thử trước hôn nhân là hiện tượng khá

phổ biến" và được coi là "bình thường " được trích dẫn từ báo Lao động số 217

ngày 20/09/2008.

- Thông tin " Theo số liệu báo cáo

của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về trật tự xã hội trong năm năm trở lại đây,

có đến 47.000 vụ phạm pháp hình sự do

HSSV gây ra . Sáu tháng đầu năm 2009 trên cả nước xảy ra 25.508 vụ phạm

pháp hình sự. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an

các đơn vị, địa phương đã điều tra khám

phá 18.597 vụ, bắt giữ xử lý 27.396 đối

tượng; triệt phá 1.986 băng nhóm tội phạm hình sự, xử lý 6.484 đối tượng.

Trong số đối tượng gây án, tỷ lệ HS, SV

chiếm 3,6%, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết bạn cùng lớp,

cùng trường, giết cướp."

Được trích dẫn từ báo Giáo dục TP

Hồ Chí Minh ngày 21/10/2009. - Thông tin "Vụ trọng án kinh hoàng,

giết người trên xe ô tô Lexus do nữ sinh

viên năm thứ tư Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội I là Vũ Thị Kim Anh gây

ra " được trích dẫn từ báo Tin Tức ngày

15/05/2009.

- Thông tin "Ngày 18/03/2009 Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử

nhóm sinh viên Trường Cao Đẳng Giao

Thông vận tải Thái Nguyên ... tuyên phạt Hồ Thìn, tên cầm đầu 17 năm tù, các

đồng phạm của Thìn mỗi tên nhận từ 5-7

năm tù. " được trích dẫn từ báo Đất Việt

ngày 18/03/2009. - Thông tin" Ngày 27-6-2009, Nguyễn

Hữu Quý ( SN 1985 ), trú huyện Hải

Lăng, tỉnh Quảng Trị là SV Trường Đại

học Bách khoa Đà Nẵng, do thiếu tiền nợ cá độ bóng đá nên Quý đã thực hiện

liên tiếp 3 vụ trộm cắp xe máy tại chính

trường mình học" được trích dẫn từ báo Đà Nẵng ngày 24/09/2009.

Page 35: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

35

XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ KẾT QUẢ HỌC

TẬP MÔN CHUYÊN SÂU CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CỜ VUA NĂM NHẤT

Th.s Trần Mạnh Hưng Bộ môn Thể dục – Cờ vua

I.Cách thức thực hiện các test đánh

giá năng lực trí tuệ của SV chuyên sâu

Cờ Vua trường ĐH TDTT Đà Nẵng

Để đánh giá năng lực trí tuệ của

VĐV, đề tài sử dụng các test kiểm tra:

1. Test đánh giá khả năng tập

trung chú ý

- Mục đích: Đánh giá khả năng tập

trung chú ý của VĐV Cờ Vua.

- Cách thức thực hiện: Việc kiểm tra

được tiến hành dựa trên bảng 25 ô, mỗi ô

được chia thành 2 (theo đường chéo) -

nửa trên là các số tự nhiên được xếp

đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn, nửa dưới các

số đó bị đảo lộn một cách ngẫu nhiên.

Đối tượng phải tìm và sắp xếp lại theo

đúng trật tự con số từ nhỏ cho đến lớn

phần nửa dưới của ô (chữ số mầu đỏ) và

ghi lại con số màu đen cùng ô tương ứng

vào bảng nhỏ ở dưới (ghi từ trái sang

phải hết hàng trên xuống hàng dưới).

- Yêu cầu thực hiện nhanh và chính

xác.

- Cách đánh giá năng lực chú ý tổng

hợp theo công thức:

)25( nt

P-

=

Trong đó:

P: Hiệu xuất chú ý.

t: Thời gian hoàn thành thí nghiệm.

n: Sai số (ghi không đúng số ở góc

trên bên trái vào các số thứ tự ở góc

dưới bên phải).

Giá trị P càng nhỏ thì hiệu xuất chú ý

càng tốt.

.

Test đánh giá khả năng chú ý.

Họ và tên: Lớp:

Giới tính: Tuổi

Đẳng cấp VĐV:

Ngày kiểm tra: Kết quả:

Page 36: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

36

2. Test trí nhớ thị giác.

Trí nhớ thị giác có ý nghĩa rất lớn đối

với VĐV, trí nhớ thị giác phát triển ở

mức độ cao giúp VĐV hình thành nên

các biểu tượng về sự vật hay hiện tượng

đã được tri giác, nó giúp các VĐV có thể

tưởng tượng lại các động tác kỹ thuật và

các thành phần của nó như: Tốc độ, góc

độ, biên độ, kỹ thuật thực hiện... Từ đó

có thể rèn luyện theo tâm vận động. Trí

nhớ thị giác được hình thành trên cơ sở

các liên hệ mang tính lôgíc, các đường

liên hệ thần kinh đã được hình thành

trong quá trình tập luyện, kết hợp với

khả năng tư duy sáng tạo có thể đề ra các

giải pháp kỹ chiến thuật sáng tạo và hợp

lý.

Đánh giá năng lực trí nhớ thị giác

được tiến hành thông qua bộ test trí nhớ

thị giác bao gồm 4 biểu mẫu, mỗi biểu

1 8

2 20

3 7

4 17

5 13

6 11

7 4

8 18

9 21

10 15

11 24

12 3

13 14

14 10

15 5

16 2

17 12

18 25

19 1

20 23

21 6

22 19

23 9

24 16

25 22

Page 37: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

37

mẫu có 7 loại ký hiệu khác nhau và được

xắp xếp không theo một trật tự nhất định.

Sau khi giới thiệu, VĐV được quan sát

mỗi biểu mẫu trong 30 giây, thời gian để

ghi lại 45 giây. Người được thử nghiệm

trong thời gian 30 giây cần phải chú ý

quan sát tất cả các hình và vị trí của nó

trong biểu mẫu. Sau khi có lệnh “vẽ” thì

tất cả cố gắng nhớ và vẽ lại các hình cho

đúng với cấu trúc và vị trí của nó.

Kết quả được đánh giá theo công

thức:

%10028´=

nP

Trong đó:

P: Hiệu xuất trí nhớ thị giác.

n: Số vẽ đúng.

Hiệu xuất trí nhớ thị giác càng cao thì

giá trị tuyệt đối của P càng lớn.

Test xác định Khả năng Trí nhớ thị giác

Page 38: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

38

3. Test trí nhớ thao tác.

+ Tài liệu thí nghiệm: Gồm một bảng

với các chữ số từ 3 – 7 chữ số trong mỗi

hàng và 1 đồng hồ bấm giây.

+ Điều kiện để tiến hành thí nghiệm:

Người làm thí nghiệm bằng một nhịp

điệu nhất định sẽ đọc một dãy số, trong

thời gian đó người thử nghiệm phải cộng

con số thứ nhất với con số thứ 2, số thứ 2

với số thứ 3… và nhớ tổng của những số

đó. Theo hiệu lệnh “viết”, người được

thử nghiệm sẽ ghi lại các con số đó. Thời

gian đọc các chữ số: số 3 là 3 giây; số 4

là 4 giây; số 5 là 5 giây… Thời gian ghi

đáp số: số 3 là 3 giây; số 4 là 7 giây; số 5

là 9 giây; số 6 là 12 giây; số 7 là 15 giây.

Thí nghiệm được tiếp tục cho đến khi kết

thúc trọn vẹn 10 dãy số.

Thí dụ cho một dãy 4 chữ số: 3, 5, 2, 7.

Trong dãy số này sẽ có tổng như sau:

3+5=8; 5+2=7; 2+7=9. Trong trường

hợp này người được thử gnhiệm nghiên

cứuần phải viết 8,7,9.

Toàn bộ thí nghiệm có 10 dãy số bào

gồm từ 3,4,5,6,7. Mỗi hàng có cùng một

số lượng chữ bằng nhau được lặp lại 2

lần. Thí dụ:

4, 5, 2.

3, 2, 6.

5, 2, 6, 3.

3, 5, 2, 4.

3, 2, 4, 5, 3.

4, 3, 6, 2, 5.

2, 5, 1, 7, 2, 6.

3, 4, 5, 2, 7, 2.

5, 2, 4, 3, 6, 2, 4.

6, 2, 3, 5, 2, 7, 1.

+ Đánh giá kết quả:

Kết quả thí nghiệm được đánh giá

theo số lượng các dãy số được thực hiện

đúng. Điểm tối đa là 10.

Giá trị điểm của 2 cặp dãy số có chứa: Kết quả 7 6 5 4 3

Điểm 4 3 2 1 0

4. Test cộng trừ số học.

Dựa theo phương pháp của GS - TS

Mankin - chuyên gia Cờ vua của Nga.

- Yêu cầu và cách tiến hành:

Cho trước một số gồm 4 chữ số (số

hàng đơn vị là số lẻ), yêu cầu học sinh

thực hiện tính nhẩm liên tục trừ đi 3,

thực hiện trong 1 phút. Kết quả được ghi

liên tiếp vào biên bản kiểm tra. Sau đó,

giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện

phép tính cộng nhẩm liên tục với 5 trong

1 phút tiếp theo.

- Dụng cụ: Phiếu kiểm tra, bút bi và

đồng hồ bấm giây.

5. Tính linh hoạt của hệ thần kinh

(tepping test) (lần/s).

Đây là phương pháp dự báo tính linh

hoạt thần kinh của A.Vrodinov bằng

cách đo nhịp vận động tối đa trong thời

gian 10s.

Page 39: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

39

+ Yêu cầu: Dùng bút bi chấm liên lục

trong thời gian 10s, mỗi đối tượng sẽ

thực hiện 3 lần và lấy kết quả trung bình

(giữa các lần đối tượng được nghỉ 30s).

+ Dụng cụ: Giấy trắng và bút bi.

6. Tốc độ thu nhận và xử lý thông

tin.

Đây là phương pháp đánh giá khả

năng thu nhận và xử lý thông tin của G.

Harteridge.

- Yêu cầu và cách tiến hành:

Dùng bút đánh dấu những vòng tròn

hở giống vòng hở đầu tiên trong từng

hàng.Thực hiện bài thử trong 1 lần 3

phút.

- Dụng cụ: Mẫu bài thử in sẵn, bút bi

và đồng hồ bấm giây.

7. Tư duy lôgic:

Đây là một trong những phương án

kiểm tra tốc độ tư duy có tên là “quan hệ

khối lượng”.

+ Yêu cầu:

- Đối tượng được phát tờ đầu bài in

sẵn và giải đáp thẳng vào đó trong

khoảng thời gian khống chế là 2 phút. Cả

nhóm đối tượng thực hiện bài thử cùng

một lúc.

- Với mỗi bài tập trong bài thử, trên

cơ sở mối “quan hệ khối lượng” giữa 3

đại lượng A, B và C cho trước, tìm nốt

mối quan hệ còn lại và ghi xuống dưới

nét gạch ngang.

+ Dụng cụ: Bút viết và đồng hồ điện

tử tính giờ.

+ Nội dung:

Test xác định năng lực Tư duy lôgic

Họ và tên: Lớp:

Giới tính: Tuổi

Đẳng cấp VĐV:

Ngày kiểm tra: Kết quả:

A nhỏ hơn B 2 lần A nhỏ hơn B 3 lần A lớn hơn B 2 lần

B lớn hơn C 7 lần B lớn hơn C 4 lần B nhỏ hơn C 5 lần

A C

C A A C

A lớn hơn B 7 lần A nhỏ hơn B 10 lần A lớn hơn B 3 lần

B nhỏ hơn C 4 lần B nhỏ hơn C 3 lần B nhỏ hơn C 6 lần

C A

A C C A

A nhỏ hơn B 3 lần A lớn hơn B 4 lần A lớn hơn B 3 lần

B lớn hơn C 2 lần B nhỏ hơn C 7 lần B nhỏ hơn C 5 lần

Page 40: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

40

A C

C A A C

A nhỏ hơn B 8 lần A nhỏ hơn B 5 lần A lớn hơn B 4 lần

B lớn hơn C 9 lần B lớn hơn C 2 lần B nhỏ hơn C 3 lần

C A

A C C A

A lớn hơn B 6 lần A nhỏ hơn B 2 lần A nhỏ hơn B 10 lần

B nhỏ hơn C 7 lần B lớn hơn C 5 lần B lớn hơn C 3 lần

A C

C A C A

A lớn hơn B 4 lần A nhỏ hơn B 3 lần A lớn hơn B 9 lần

B nhỏ hơn C 2 lần B lớn hơn C 5 lần B nhỏ hơn C 12 lần

C A A C C A

II. Lập test.

§ Đối tượng kiểm tra là sinh viên chuyên sâu Cờ Vua năm thứ nhất.

§ Tiến hành kiểm tra.

Bảng 1. Kết quả xác định hệ số tương quan giữa một số chỉ số của năng lực trí tuệ

với kết quả học tập môn chuyên sâu của SV chuyên sâu Cờ Vua năm thứ nhất

r TT TEST Nam

(n=13) Nữ

(n=11) 1. Đánh giá khả nâng tập trung chú ý (%). 0.713 0.706 2. Test trí nhớ thị giác (điểm). 0.794 0.762 3. Test trí nhớ thao tác (điểm). 0.717 0.711 4. Test cộng trừ số học (sl). 0.729 0.715 5. Tepping test (sl). 0.775 0.724 6. Test tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (bit/s). 0.853 0.837 7. Test xác định năng lực tư duy lôgic (%). 0.848 0.826

Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho

thấy: Tất cả các test đều có hệ số tương

quan r trong khoảng 0.711 < r < 0.853).

Như vậy các test trên lại đều có mối

tương quan mạnh và có ảnh hưởng lớn

tới kết quả học tập môn chuyên sâu của

sinh viên Cờ Vua năm thứ nhất.

Page 41: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

41

THỰC TRẠNG VIỆC TỰ HỌC MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN HỆ

ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT ĐÀ NẴNG Th.s Phạm Tuấn Anh

Bộ môn KHCB

I. Đặt vấn đề:

ự học và hướng dẫn sinh viên

tự học là vấn đề đã nảy sinh từ

lâu trong các hoạt động dạy - học của

thày và trò. Hiện tại công tác này chưa

được sự quan tâm sâu sắc của các nhà

quản lý cũng như các nhà giáo dục. Đây

là vấn đề bức xúc trong công tác giảng

dạy hiện nay nhưng vẫn chưa có các

công trình nghiên cứu về nhu cầu học tập

ngoài giờ lên lớp đối với các môn lý

thuyết của sinh viên trường ĐH TDTT

Đà Nẵng, đặc biệt là môn tiếng Anh -

một môn học được coi là khó đối với

sinh viên trường ta. Thực tế cho thấy các

giảng viên chỉ tập trung cho bài giảng và

các hoạt động trên lớp học, hầu như

không có biện pháp tổ chức, theo dõi,

đánh giá việc tự học của các em ngoài

giờ lên lớp. Việc tổ chức cho sinh viên

tự học ngoài giờ lên lớp không chỉ là

nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm,

phòng công tác quản lý HSSV mà thực

chất là một thành tố không tách rời của

quá trình dạy học – nghĩa là một trong

các nhiệm vụ của nhà giáo. Xây dựng

một kế hoạch giảng dạy, thiết kế chương

trình phù hợp, xác định nội dung dạy học

và biện pháp quản lý, kiểm tra đánh giá,

v.v…, để tổ chức công tác tự học cho

sinh viên là vấn đề thuộc lĩnh vực khoa

học giáo dục. Vấn đề này cần có những

cơ sở lý luận và thực tiễn cần được

nghiên cứu và chứng minh một cách

khoa học.

Đối với môn ngoại ngữ, cụ thể là môn

tiếng Anh, việc tự học ngoài giờ lên lớp

là hết sức cần thiết bởi thời lượng học

tập trên lớp không thể đáp ứng được yêu

cầu về lượng kiến thức mà sinh viên có

được sau mỗi học phần. Để có được

những biện pháp hướng dẫn tự học tiếng

Anh cho sinh viên ngoài giờ lên lớp cần

phải có những điều tra thực tế hiện nay

về nhu cầu học tập, hình thức tổ chức

dạy-học, nội dung chương trình dạy-học

và các thành tố liên quan khác trong quá

trình dạy-học môn này. Từ những số liệu

điều tra có được, kết hợp với các thành

quả sẵn có từ các công trình nghiên cứu

về giáo học pháp tiếng Anh, ta có thể đề

xuất các biện pháp hướng dẫn phù hợp,

giúp các em nâng cao khả năng tự học,

cải thiện kết quả học tập của các em.

II. Kết quả nghiên cứu:

II.1. Hoạt động tự học:

Có nhiều quan niệm về hoạt động này:

Tự học (self-learning) là quá trình nỗ

lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân

người học bằng hành động của chính

mình, hướng tới những mục đích nhất

định.

Theo GS. TS. Nguyễn Cảnh Toàn, tự

học là tự mình động não, suy nghĩ, sử

T

Page 42: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

42

dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp

cùng các phẩm chất của mình, cả động

cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới

quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết

nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó

thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ

được tiến hành khi người học có nhu cầu

muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và

bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm

lĩnh được kiến thức đó.

Ở các trường đại học, tự học là cần

thiết và là cách học ở đại học. Đó là một

hình thức tổ chức hoạt động nhận thức

của cá nhân nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri

thức và kỹ năng do chính bản thân người

học tiến hành. Khi SV tự mình huy động

mọi phẩm chất, năng lực của bản thân để

tiến hành các hoạt động tìm tòi, khám

phá độc lập nhằm mục đích chiếm lĩnh

tri thức là họ tiến hành hoạt động tự học.

II.2. Sự hình thành kỹ năng tự học:

Theo P.Ia. Galperin và các đồng sự

của ông thì cơ chế hình thành kỹ năng

chính là cơ chế hình thành hành động trí

óc qua 5 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn 1: thiết lập cơ sở định

hướng của hành động

Giai đoạn 2: hành động vật chất hay

vật chất hoá.

Giai đoạn 3: hành động với lời nói to.

Giai đoạn 4: hành động với lời nói

thầm.

Giai đoạn 5: hành động trong trí óc.

Như vậy, hành động từ ngoài chuyển

vào trong diễn ra qua từng giai đoạn. Ở

mỗi giai đoạn cấu trúc của hành động

được tổ chức lại ngày một khái quát và

rút gọn hơn nhưng vẫn giữ được nội

dung vật chất ban đầu của hành động.

Hay nói cách khác, sau khi chủ thể tiến

hành hành động qua đầy đủ các giai đoạn

nói trên thì “tri thức về các đồ vật sẽ

được nẩy sinh trong quá trình hành động

vật chất với các đồ vật đó, còn bản thân

các hành động này khi được hình thành

thì sẽ trở thành kỹ năng”.

Từ ý kiến trên, người có kỹ năng về

một hành động nào đó phải: có tri thức

về hành động bao gồm tri thức về mục

đích hành động, các điều kiện, phương

tiện đạt mục đích, các cách thức thực

hiện hành động; tiến hành hành động

đúng với yêu cầu của nó; đạt được kết

quả phù hợp với mục đích đề ra; có thể

hành động có kết quả trong các điều kiện

khác.

Như vậy, thực chất của việc hình

thành kỹ năng tự học cho sinh viên là

hình thành cho họ một hệ thống thao tác

nhằm làm biến đổi đối tượng và làm

sáng tỏ những thông tin trong nhiệm vụ

học tập, đối chiếu chúng với hành động

cụ thể. Để làm được điều đó cần giúp

sinh viên biết cách tìm tòi để nhận ra yếu

tố đã cho và yếu tố phải tìm, quan hệ

giữa chúng trong nhiệm vụ học tập; hình

thành mô hình khái quát để giải quyết

nhiệm vụ cùng loại; xác lập quan hệ giữa

bài tập, mô hình khái quát trên với kiến

thức tương ứng.

P.Ia. Galperin và các đồng sự của ông

cũng xác định có ba kiểu định hướng

hành động có giá trị thực tiễn quan trọng

nhất trong giảng dạy. Tương ứng với

Page 43: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

43

chúng là ba kiểu định hướng vào việc

giải quyết nhiệm vụ. Mỗi kiểu định

hướng có kết quả và quá trình hành động

riêng. Trên cơ sở định hướng đó,

Galperin chia các cách giảng dạy ra làm

3 loại tương ứng:

Giảng dạy tương ứng với kiểu thứ

nhất gọi là cách “thử và sai”

Giảng dạy tương ứng với kiểu thứ hai

gọi là cách “thử và đúng”

Giảng dạy tương ứng với kiểu thứ ba

gọi là “không thử, đúng ngay”

Từ những phân tích các kiểu dạy học

nêu trên, có thể rút ra qui trình hình

thành kỹ năng tự học như sau:

Bước 1: Học sinh thấy được ý nghĩa

của kỹ năng cần nắm vững và mục đích

của hành động tương ứng.

Bước 2: Học sinh lĩnh hội các thành

phần cấu trúc cơ bản của hành động và

trình tự hợp lý nhất để thực hiện các thao

tác tạo thành hành động.

Bước 3: Học sinh thực hiện các bài

luyện tập để rèn luyện kỹ năng thực hiện

hành động

Bước 4: Học sinh sử dụng kỹ năng đã

hình thành vào việc thực hiện hành động

mới, phức tạp hơn nhằm nắm vững kỹ

năng mới.

Quá trình hình thành kỹ năng theo

các bước nêu trên đảm bảo phát huy cao

tính tích cực, tính tự lực và sáng tạo của

học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Điều đó cho phép học sinh có khả năng

áp dụng kỹ năng thực hiện hành động đã

biết trong tình huống mới.

II.3. Thực trạng việc tự học môn

tiếng Anh của sinh viên trường ĐH

TDTT Đà Nẵng

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng

phiếu hỏi trên 86 sinh viên đại học năm

thứ 1 tại trường (khóa ĐH 2), kết quả

cho thấy:

Ở nhóm các câu hỏi điều tra về trình

độ tiếng Anh cơ bản đầu vào 100%

người được hỏi đã học tiếng Anh trước

khi vào trường, trong đó 98% đã học 7

năm tiếng Anh chương trình phổ thông,

2% học chương trình 3 năm phổ thông.

Đa số các em cho rằng trình độ tiếng

Anh của mình ở mức trung bình (62%),

một số tự đánh giá mình thuộc mức độ

kém (34%), chỉ có 4% cho rằng mình

học khá tiếng Anh và không có trường

hợp nào tự đánh giá mình học giỏi môn

này. Như vậy sinh viên hệ đại học ở

trường ta có trình độ chuẩn đầu vào

không đều nhau và ở múc trung bình,

điều này là một hạn chế trong việc tiếp

thu chương trình học tập ngoại ngữ ở

trường đại học.

Ở nhóm câu hỏi đánh giá về thái độ,

động cơ của việc học tiếng Anh tại

trường, chỉ có 46% số người được hỏi

cho rằng tiếng Anh là cần thiết đối với

một sinh viên thể thao và chỉ có 27% cho

rằng mình thích học tiếng Anh, 76% cho

rằng mục đích của việc học tiếng Anh là

vì đây là môn học bắt buộc trong chương

trình, chỉ có 17% cho rằng học tiếng anh

là để phục vụ nhu cầu kiến thức. Đây là

một dấu hiệu cho thấy việc giáo dục mục

đích học tập của sinh viên, chỉ rõ tầm

Page 44: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

44

quan trọng của ngoại ngữ trong công tác

TDTT trong giai đoạn hiện nay của các

thầy cô giáo, các nhà quản lý còn chưa

thực sự hiệu quả. Tư tưởng của sinh viên

thể thao vẫn coi ngoại ngữ như một

“gánh nặng” trong chương trình học tập

chính khóa.

Về nội dung học tập tiếng Anh: hầu

hết sinh viên (88%) cho rằng cần trau dồi

thêm kỹ năng nghe-nói, có 63% cho rằng

các nội dung phục vụ nghề nghiệp (tiếng

Anh chuyên ngành) cần phải đưa vào

chương trình học tập. Điều này cho thấy

chương trình tiếng Anh của hệ đại học

tại trường ta còn nhiều bất cập, thiên về

các kỹ năng đọc-viết, thiếu các nội dung

phục vụ nghề nghiệp. Vấn đề này có ảnh

hưởng không nhỏ đến động cơ, thái độ

học tập của sinh viên đối với môn học

này.

Về thời lượng học tập tiếng Anh

ngoài giờ chính khóa, 69% dành dưới 1

giờ/ ngày cho học tiếng Anh, 13% chỉ

học khi sắp kiểm tra hoặc thi cử, các biệt

có một số trường hợp (6%) không hề học

tiếng Anh ngoài giờ ngoại ngữ trên lớp.

Hình thức tự học của các em chủ yếu

là học một mình (84%), một số ít học

theo nhóm (12%) và số lượng sinh viên

trong mỗi nhóm không lớn, chủ yếu là

nhóm 2 người. Phương tiện học tập của

các em chủ yếu là sách giáo khoa (98%),

chỉ có 16% là có dùng từ điển, chủ yếu là

từ điển song ngữ ở mức độ bình thường.

Nhiều sinh viên xem chương trình TV

bằng tiếng Anh (77%) tuy nhiên mức độ

hiểu của các em rất thấp.

Về yêu cầu của sinh viên đối với

phương pháp giảng dạy của giảng viên,

đa số các em mong muốn được các thầy

cô sử dụng phương pháp nghe-nhìn

(59%), một số (23%) mong muốn được

tiếp thu bài học qua phương pháp giao

tiếp. Hầu hết các em mong muốn được

các thầy cô giáo hướng dẫn cách tự học

môn tiếng Anh (91%).

III. Kết luận:

Trên cơ sở các thông tin thu thập

được, có thể thấy hiện nay việc tự học

tiếng Anh ngoài giờ lên lớp đang là một

hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng dạy-học môn này tại trường

ta. Xuất phát từ việc nhận thức chưa đầy

đủ về mục đích học tập dẫn đến thái độ,

động cơ học tập chưa đúng, điều này dẫn

đến việc đầu tư chưa thỏa đáng cho việc

học tập môn này cả về thời lượng lẫn

phương tiện học tập. Kết hợp với chuẩn

đầu vào thấp và chương trình đào tạo lạc

hậu, thiếu tính phục vụ nghề nghiệp,

thiên lệch về việc rèn luyện kỹ năng và

năng lực tự học yếu kém của sinh viên

dẫn đến kết quả dạy-học môn tiếng Anh

tại trường ta còn thấp.

Như vậy, việc tìm ra các giải pháp

khắc phục các nhược điểm trên là hết sức

cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học

tập môn ngoại ngữ, một môn học được

coi là hết sức quan trọng trong giai đoạn

hiện nay.

Page 45: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

45

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN

HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG TDTT ĐÀ NẴNG Th.s Phan Thảo Nguyên

Bộ môn Lý luận chuyên ngành

1.1. Thực trạng việc đổi mới

phương pháp dạy học

ể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào

tạo cán bộ TDTT cho thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong

những năm qua trường Đại học TDTT đã

tập trung giải quyết nhiều vấn đề để nâng

cao chất lượng dạy và học. Trong đó

việc đổi mới phương pháp dạy và học là

vấn đề rất được quan tâm vì phương

pháp dạy và học là yếu tố tác động trực

tiếp đến chất lượng dạy và học.

Trải qua một quá trình dài, đội ngũ

giảng viên trường Đại học TDTT cũng

như nhiều trường đại học khác chủ yếu

dạy học theo phương pháp dạy học

truyền thống, những phương pháp ấy ít

phát huy được tính tích cực, chủ động

của sinh viên trong quá trình học tập.

Nhận thức được những hạn chế của

phương pháp dạy học truyền thống đồng

thời thấy được tính ưu việt của phương

pháp dạy học mới, phương pháp dạy học

tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm

người học chủ động khám phá tiếp thu

kiến thức thông qua sự hướng dẫn của

thầy.

Năm học 2008 – 2009 trường đại học

TDTT tổ chức cuộc hội thảo đổi mới

phương pháp dạy và học, hội thảo được

sự hưởng ứng tích cực của nhiều giảng

viên. Sau cuộc hội thảo nhiều giảng viên

cũng đã nhận thức được vai trò quan

trọng của việc đổi mới phương pháp dạy

và học Ban giám hiệu nhà trường cùng

hội đồng khoa học giao nhiệm vụ cho

các bộ môn thực hiện việc đổi mới

phương pháp dạy và học. Bộ môn lý luận

chuyên ngành là một trong các bộ môn

tham gia việc đổi mới một số phương

pháp dạy và học cho sinh viên của

trường.

Sau một thời gian thực hiện việc đổi

mới phương pháp dạy và học ở một số

môn tuy đã thu được một số kết quả song

vấn đề này chưa được đánh giá về ưu

nhược điểm.

1.2. Đánh giá thực trạng kết quả

một số môn học khi thực hiện phương

pháp giảng dạy cổ truyền:

Để khẳng định hiệu quả của việc đổi

mới một số phương pháp dạy và học cho

sinh viên trường Đại học TDTT Đà

Nẵng chúng tôi tiến hành đánh giá thực

trạng kết quả một số môn học lý thuyết

thuộc bộ môn giảng dạy.

Trong quá trình giảng dạy chúng tôi

đã tiến hành đổi mới một số phương

pháp dạy và học cho tất cả sinh viên các

khóa song điều kiện và thời gian có hạn

vì vậy chúng tôi chỉ kiểm tra và đánh giá

kết quả trong một khóa đó là sinh viên

hệ đại học khóa I trường Đại học TDTT

Đ

Page 46: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

46

Đà Nẵng ở một số môn học lý luận do bộ

môn trực tiếp tham gia giảng dạy.

1.21.Trình độ đội ngũ giảng viên:

Tham gia việc đổi mới một số

phương pháp dạy và học trong bộ môn lý

luận chuyên ngành chúng tôi gồm có 04

giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy

các môn học cho khóa Đại học một. Về

trình độ có 02 giảng viên chính, 02 giảng

viên đang theo học cao học 3 trong số

các giảng viên đã từng có thâm niên

trong giảng dạy từ 15 năm trở lên trong

đó có một số giảng viên hàng năm luôn

dạt giảng viên giỏi cấp cơ sở sở có tinh

thần trách nhiệm cao trong giảng dạy và

có uy tín với sinh viên cùng đồng nghiệp

luôn thực hiện đúng quy trình lên lớp và

thực hiện đúng quy chế của Bộ Giáo dục

và đào tạo ban hành.

Trong các năm học bộ môn luôn tiến

hành dự giờ lấy phiếu thăm dò sinh viên

đánh giá việc dạy của giảng viên tỷ lệ

phiếu chúng tôi thu được chiếm 98% ý

kiến thăm dò về giảng viên trong có tinh

thần trách nhiệm trong giảng dạy.

1.22. Cơ sở vật chất phục vụ cho

giảng dạy:

Các môn học đều có tài liệu như sách

giáo khoa, giáo trình môn học, ngân

hàng câu hỏi ôn tập và các tài liệu có liên

quan đến môn học.

1.2.3. Về chương trình giảng dạy

các môn học lý thuyết.

Theo lịch trình giảng dạy các môn lý

luận năm học 2008 – 2009 Thuộc bộ

môn lý luận chuyên ngành.

Bảng 1: Lịch trình giảng dạy các môn lý luận năm học 2008 – 2009 ( kỳ I )

STT MÔN HỌC SỐ TIẾT KHÓA THỜI GIAN DẠY

1 Tâm lý TDTT 75 ĐH 1 10/8- 10/ 11/ 2008

2 Quản lý 30 ĐH 1 10/8 – 15/ 11/2008

3 Nghiên cứu KH 30 ĐH 42 12/8 – 1/11/ 2008

4 Lý luận TDTT 60 ĐH 42 15/ 8 – 22/10 /2008

5 Giao tiếp sư phạm 30 ĐH 42 15/10 – 22/11/2008

6 Công tác đoàn đội 30 ĐH 42 1/9– 11/ 12/ 2008

7 Giáo dục học 45 CĐ 10 1-/8 – 8/11/2008

8 Thể thao trường học 30 CĐ 9 10/8 – 10/11/ 2008

9 Lịch sử TDTT 30 CĐ 9 20/12 – 5/ 1/ 2009

10 Công tác đoàn đội 30 CĐ 9 1/12 – 15/1/ 2009

Căn cứ vào lịch trình giảng dạy của

trường chúng tôi chỉ thống kê các môn

học mà các giảng viên trong bộ môn trực

tiếp tham gia giảng dạy để áp dụng việc

đổi mới các phương pháp và hình thức

giảng dạy cho sinh viên hệ Đại học

TDTT. Ở kỳ I năm học 2008 – 2009 các

giảng viên trong bộ môn đã áp dụng

Page 47: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

47

phương pháp và hình thức giảng dạy cổ

truyền. Cụ thể sử dụng các phương pháp

sau:

2. Phương pháp giảng dạy:

2.1. Phương pháp thuyết trình: dùng

lời nói để trình bày những vấn đề có tính

chất lý thuyết để giới thiệu và hệ thống

các kiến thức (bao gồm các phương pháp

giảng thuật, giảng giải, giảng diễn). Sinh

viên vừa nghe giảng giảng viên vừa chép

bài.

* Ưu điểm của phương pháp: Giáo

viên dễ dàng tác động đến tư duy tình

cảm của người họ, phát huy được chú ý

có tính chủ động của sinh viên

* Nhược điểm: Sinh viên dễ rơi vào

tính thụ động, không có sự chú ý cao,

giáo viên khó kiểm tra được mức độ tiếp

thu kiến thức của sinh viên.

2.2. Phương pháp vấn đáp: (hỏi - trả

lời)

Là phương pháp giáo viên dùng câu

hỏi hướng tới học sinh nhằm gợi mở cho

học sinh các vấn đề nhằm tìm ra tri thức

mới, rút ra kết luận và tổng kết.

Phương pháp vấn đáp gồm:

- Vấn đáp gợi mở (dùng câu hỏi giúp

sinh viên đi đến kết luận).

- Vấn đáp kiểm tra

- Vấn đáp củng cố .

* Ưu điểm: Kích thích được tính tích

cực tư duy của người học, bồi dưỡng

được năng lực diễn đạt ý bằng lời, phát

huy được hứng thú của sinh viên.

* Nhược điểm: Mất nhiều thời gian.

2.3. Phương pháp sử dụng sách giáo

khoa:

Giáo viên chỉ ra những phần cho sinh

viên tự nghiên cứu.

2.4.Phương pháp ôn tập:

* Ôn tập giúp học sinh nắm vững tri

thức , kĩ năng, kĩ xảo; tạo khả năng cho

giáo viên sửa chữa sai lầm, lệch lạc trong

tri thức của học sinh; đảm bảo cho toàn

thể học sinh trong lớp tiến bộ đồng đều,

rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo đúng

đắn và phát huy tính tích cực, độc lập tư

duy, mở rộng, đào sâu, khái quát hóa... ở

HS.

* Muốn ôn tập có hiệu quả cần có kế

hoạch, có hệ thống và kịp thời, ôn tập

với nhiều hình thức khác nhau; ôn tập rải

ra tốt hơn ôn tập trung vào thời gian

ngắn; ôn xen kẽ nhiều môn tốt hơn là chỉ

tập trung ôn một môn.

2.5. Phương pháp kiểm tra đánh

giá:

* Kiểm tra hàng ngày

* Kiểm tra định kỳ

* Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức dạy học:

Khái niệm chung: Hình thức tổ chức

dạy học chỉ ra cách thức tổ chức phối

hợp hoạt động dạy và học để thực hiện

các nhiệm vụ dạy học.

3.1 Hình thức lên lớp.

* Những đặc điểm cơ bản của hình

thức lên lớp.

- Hoạt động được tiến hành chung

cho cả lớp gồm một số học sinh nhất

định phù hợp với khả năng bao quát của

giáo viên. Những học sinh này thuộc

cùng lứa tuổi, có trình độ nhận thức gần

như nhau, đảm bảo cho hoạt động giảng

Page 48: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

48

dạy được tiến hành phù hợp với năng lực

chung của cả lớp;

- Hoạt động dạy học được tiến hành

theo tiết học; thời gian của mỗi tiết học

được thay đổi từ lớp dưới lên lớp trên;

các tiết học được sắp xếp một cách khoa

học theo thời khóa biểu. Tất cả những

quy định đó xuất phát từ đặc điểm nhận

thức, sức tập trung chú ý của học sinh và

từ những yêu cầu về vệ sinh nhà trường;

Giáo viên trực tiếp tổ chức, điều

khiển hoạt động nhận thức của học sinh

cả lớp, đồng thời chú ý những đặc điểm

riêng của từng học sinh.

3.2 Hình thức học ở nhà:

¨ Tổ chức cho học sinh học ở nhà có

ý nghĩa rất quan trọng nó giúp học sinh:

- Mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa và

khái quát hóa những điều đã học ở trên

lớp, làm cho vốn hiểu biết được hoàn

thiện .

- Củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo, vận dụng những điều đã học ở

trên lớp vào các tình huống và thực tiễn

đời sống .

Từ những phương pháp giảng dạy và

các hình thức tổ chức giảng dạy trên

chúng tôi đã thống kê được kết quả học

tập các môn lý thuuyết thuộc hệ đại học

mà các giảng viên trong bộ môn trực tiếp

giảng dạy kết quả được trình bày ở bảng

2:

Bảng 2: Kết quả học tập các môn lý luận học kỳ I hệ đại học (trước thực nghiệm)

n = 399

STT MÔN HỌC KHÓA KHÔNG ĐẠT

(0- 4 điểm)

TRUNG BÌNH

(5 -6 điểm) KHÁ GIỎI

(7 – 10 điểm)

1 TÂM LÝ PHẦN 1 ĐH 1 24,8% 37,0% 38,0%

2 TÂM LÝ PHẦN 2 ĐH 1 13,4% 37,0% 35,6%

3 LÝ LUẬN PHẦN 1 ĐH 42 30,22% 25% 44,7%

4 LÝ LUẬN PHẦN 2 ĐH 42 29% 28,2% 42,8%

5 GIÁO TIẾP SP ĐH 42 15,7% 37,6% 49,7%

Qua kết quả trên chúng tôi nhận xét

đối với môn lý luận hình thức đánh giá

điểm kết thúc trong mỗi học phần chúng

tôi tổ chức thi vấn đáp, môn tâm lý 1,2

và giao tiếp sư phạm chúng tôi thi kết

thúc môn bằng hình thức tự luận. Cách

tính điểm theo quy chế 25 tỷ trong được

tính như sau:

Chuyên cần hệ số: 1

Thường xuyên, ý thức 3

Điểm thi kết thúc học phần 6

Điểm trung bình là điểm tổng của 3

thành phần chia cho 10 ( điểm thành

phần chúng tôi không làm tròn và chỉ

làm tròn điểm cuối cùng.

Trên đây là kết quả học tập của SV

đại học khi xử dụng phương pháp dạy

học cổ truyền mà bộ môn đã tổng kết .

Page 49: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

49

PHẦN II: TRAO ĐỔI – BÀN LUẬN

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC -

THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Th.s Võ Văn Vũ Phòng QLKH&HTQT

au 10 năm được nâng cấp thành

trường cao đẳng (1997 – 2007)

và từ khi có quyết định nâng cấp thành

trường Đại học TDTT Đà Nẵng đến nay

(2001 – 2009), sự nghiệp giáo dục đào

tạo của nhà trường đã đạt được những

thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát

triển đó, hoạt động nghiên cứu khoa học

của các phòng, khoa và đặc biệt là của

các bộ môn đã có những đóng góp đáng

kể vào sự phát triển chung của nhà

trường. Thực tế cho thấy, nếu các đơn vị

bộ môn nào làm tốt công tác nghiên cứu

khoa học, thì chất lượng đào tạo và

phong trào hoạt động chuyên môn cũng

phát triển hơn. Tuy nhiên, khách quan

nhìn nhận, chất lượng nghiên cứu khoa

học của đội ngũ cán bộ giảng viên trong

nhà trường chưa tương xứng với tiềm

năng của một trường đại học TDTT. Bài

viết này nhằm trao đổi một số vấn đề về

thực trạng và kết quả hoạt động nghiên

cứu khoa học của nhà trường từ khi nâng

cấp thành đại học, đồng thời đề xuất định

hướng giải pháp hoạt động khoa học giai

đoạn 2010 đến 2015.

1. Thực trạng nghiên cứu khoa học

(NCKH) giai đoạn 2007 - 2009:

1.1. Nhiệm vụ của hoạt động

NCKH trong trường:

Trong 3 năm 2007 – 2009, nhiệm vụ

hoạt động NCKH của trường là bám sát

các nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo,

phát triển hoạt động TDTT, phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước theo các

chủ trương của Đảng và của Nhà nước.

Những căn cứ cụ thể như: Nghị quyết

TW 2 (khoá VIII) về định hướng chiến

lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa

học công nghệ; Luật Khoa học và Công

nghệ (2000) Luật Giáo dục (2005); Nghị

quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ

ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và

toàn diện mục tiêu giáo dục Đại học Việt

Nam giai đoạn 2006 – 2020 và một số

văn bản khác.

Theo các căn cứ trên, hoạt động khoa

học của trường có các nhiệm vụ chủ yếu

sau:

- Thực hiện các đề tài, dự án thuộc

các chương trình KH&CN, KHXH&NV,

các đề tài, dự án và các nhiệm vụ nghiên

cứu cơ bản theo hướng dẫn của Bộ Khoa

học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao

và Du lịch.

- Nghiên cứu những vấn đề về khoa

học giáo dục và quản lý giáo dục: đổi

S

Page 50: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

50

mới chương trình, nội dung, phương

pháp giáo dục đào tạo; đổi mới công tác

chỉ đạo, quản lý giáo dục đào tạo.

- Gắn kết NCKH với đào tạo; giữa

nhà trường và thực tiễn xã hội.

- Nghiên cứu ứng dụng những thành

tựu KH&CN phục vụ phát triển giáo dục

đào tạo, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt

động KH&CN trong nhà trường. Tổ

chức đánh giá hiệu quả chất lượng

NCKH ở các đơn vị, bộ môn và trong

đội ngũ giảng viên.

- Bồi dưỡng công tác NCKH cho sinh

viên, hướng dẫn sinh viên thực hiện các

đề tài khoa học mức độ thấp.

1.2. Nguồn nhân lực và cơ chế phân

bổ nguồn lực cho hoạt động NCKH:

Hiện nay, trường có 2 khoa và 13 bộ

môn có thực hiện nhiệm vụ giảng dạy

kết hợp với công tác nghiên cứu khoa

học. Theo quy định hiện hành, giảng

viên phải dành ít nhất 30% thời gian làm

việc để thực hiện các nhiệm vụ nghiên

cứu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân

chi phối, thực tế việc dành thời gian cho

công tác NCKH của cán bộ giảng viên

rất ít.

Toàn cơ quan hiện có 48 cán bộ giảng

viên có trình độ thạc sỹ, 01 tiến sỹ; số

liệu thống kê trên cho thấy cán bộ khoa

học đầu đàn (GS, PGS, TS), chưa tương

xứng với tiềm năng của trường đại học.

Về nguồn tài chính cho hoạt động

NCKH bao gồm: Ngân sách nhà nước,

kinh phí từ các dự án hợp tác, kinh phí từ

các nguồn thu của nhà trường, kinh phí

từ các nguồn thu khác. Tuy nhiên, thực

tế nguồn ngân sách phân bổ cho các hoạt

động của các trường trong ngành nói

chung và trường Đại học TDTT Đà

Nẵng còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo

của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi

trường, trong các năm vừa qua, các

trường đại học trong ngành không được

phân bổ kinh phí từ ngân sách khoa học

công nghệ, mà chỉ dùng một phần của

ngân sách đào tạo để chi cho hoạt động

NCKH, mỗi đề tài khoa học cấp cơ sở

của các trường khoảng 3.000.000đ. Đối

với trường ta, việc chi bình quân

6.000.000đồng/đề tài trong những năm

vừa qua là một sự động viên đáng kể.

Ngoài ra, các khoa, bộ môn chưa sử

dụng kinh phí từ các nguồn thu khác.

Nhà trường cũng đã trang bị một số

thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác

NCKH, tuy nhiên hầu như không có sự

quan tâm tìm hiểu sử dụng của các đơn

vị.

Nhìn chung, nguồn nhân lực khoa

học hạn chế về số lượng và chất lượng.

Các giảng viên bị áp lực của số giờ giảng

cao nên chưa đầu tư thích đáng cho hoạt

động NCKH. Nhận thức về tầm quan

trong của công tác NCKH trong trường ở

các cấp quản lý và giảng viên chưa đúng

mức. Nguồn kinh phí tuy có tăng nhưng

vẫn chưa đáp ứng nhu cầu NCKH của

các khoa, bộ môn. Hiệu quả sử dụng cơ

sở vật chất cho NCKH còn hạn chế.

1.3. Công tác quản lý và tổ chức

thực hiện NCKH trong nhà trường:

Page 51: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

51

Phòng QLKH&HTQT là đơn vị có

chức năng giúp lãnh đạo nhà trường chỉ

đạo, quản lý hoạt động. Trong 3 năm

2007 – 2009, phòng đã tham mưu thực

hiện hiệu quả một số công tác chuyên

môn như: Tham mưu xây dựng và ban

hành các văn bản khoa học và công

nghệ; Hướng dẫn thực hiện công tác

NCKH cho các đơn vị; Triển khai các

hoạt động nghiên cứu khoa học trong và

ngoài nhà trường; tổ chức các Hội nghị,

Hội thảo khoa học; Biên tập và xuất bản

các ấn phẩm khoa học; tham gia các hoạt

động liên kết với các trường bạn trong

công tác NCKH và chuyển giao công

nghệ…

Số lượng cán bộ mảng QLKH quá ít

(2 người), không có chuyên viên, không

đủ nguồn nhân lực để quán xuyến và

triển khai mở rộng các hoạt động khoa

học công nghệ…

1.4. Tình hình thực hiện các nhiệm

vụ NCKH ở các đơn vị:

Trước năm 2009, trường chưa thực

hiện đề tài khoa học cấp Bộ, thành phố.

Năm 2009, trường Đại học TDTT Đà

Nẵng được giao thực hiện 01 đề tài khoa

học cấp Bộ "Nghiên cứu đánh giá chất

lượng đội ngũ cán bộ TDTT khu vực

Miền Trung Tây nguyên". Tính đến

tháng 12 năm 2009, đề tài đã được thực

hiện theo đúng tiến độ và giải quyết 4

nội dung cơ bản là hoàn thiện hệ thống

điều tra và nghiên cứu lý luận liên quan;

Phân tích tổng hợp, lựa chọn các tiêu chí

đánh giá hoàn thiện bộ phiếu phỏng vấn

và Tổ chức Hội thảo khoa học lần 1, thu

thập số liệu (qua mẫu điều tra phỏng

vấn) ở cơ sở.

Kinh phí năm 2009 cấp cho đề tài cấp

Bộ là: 140.000.000đồng (một trăm bốn

mươi triệu đồng). Hiện nay Ban Chủ

nhiệm đề tài đang tiếp tục triển khai các

kế hoạch nghiên cứu và kinh phí sẽ được

giải ngân theo đúng kế hoạch.

Đối với đề tài cấp cơ sở, ngoại trừ các

khoa mới được thành lập, hầu hết các bộ

môn đã tham gia đăng ký và tổ chức thực

hiện các đề tài cấp cơ sở. Phần lớn các

đề tài được nghiệm thu đúng tiến độ.

Theo số liệu tổng hợp, từ năm 2006 –

2009 các đơn vị đã thực hiện 35 đề tài

khoa học. Có 3 đề tài dừng nghiên cứu

do không còn phù hợp với yêu cầu mới

và cán bộ giảng viên do điều kiện đi học

và giảng dạy nhiều, không đáp ứng tiến

độ nghiên cứu.

1.5. Sơ bộ đánh giá công tác KHCN

giai đoạn 2006-2009

Ưu điểm:

- Được sự quan tâm chú trọng của

Lãnh đạo, sự nỗ lực của phòng chức

năng cũng như nhận thức của đội ngũ

CBGV, sinh viên được nâng cao nên

hoạt động NCKH đã có những chuyển

biến tích cực, khả quan cả về lượng và

chất, ngày càng đáp ứng nhu cầu giảng

dạy, học tập của CBGV và sinh viên.

- Chất lượng các đề tài của CBGV đã

từng bước được cải thiện về mặt chất

lượng. Công tác NCKH đã dần đi vào nề

nếp, các sản phẩm trong quá trình nghiên

cứu đã được các chủ nhiệm đề tài quan

tâm chú ý hơn, đảm bảo tương đối trong

Page 52: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

52

việc triển khai tiến độ nghiên cứu. Các

giáo viên trẻ thể hiện vai trò rất tích cực

trong công tác NCKH.

- Công tác phục vụ của Thư viện

cũng được cải thiện rất đáng kể, tạo điều

kiên tối đa cho việc học tập, tra cứu, tự

nghiên cứu của sinh viên.

Những hạn chế:

- Tuy có tập trung đầu tư một số trang

thiết bị để phục vụ cho công tác nghiên

cứu khoa học, nhưng việc trang bị còn

mang tính đơn lẻ, chưa thật sự đồng bộ;

cũng như chưa có cán bộ kỹ thuật đủ

trình độ sử dụng các thiết bị và công

nghệ mới nên hiệu quả ứng dụng còn hạn

chế. Một số cán bộ giáo viên chưa quan

tâm đến việc sử dụng các thiết bị, công

nghệ tiên tiến để phục vụ cho công tác

nghiên cứu khoa học của mình.

- Quy trình quản lý và tổ chức thực

hiện đề tài nghiên cứu chưa chặt chẽ,

khoa học nên công tác quản lý đề tài

khoa học chưa thật sự hiệu quả, một số

đề tài nghiên cứu khoa học còn mang

tính hình thức.

- Thư viện tuy đã được quan tâm hơn

(bổ sung nhân viên, đầu sách...) song

hiệu quả hoạt động nhìn chung vẫn chưa

cao; diện tích đất, số lượng phòng đọc,

phòng tra cứu dành cho hoạt động Thư

viện chưa đảm bảo.

2. Dự kiến định hướng hoạt động

khoa học, công nghệ giai đoạn 2010-

2015:

2.1. Định hướng chung:

- Xây dựng và phát triển đồng bộ các

tiềm lực khoa học - công nghệ với yêu

cầu đào tạo của trường. Giải quyết triệt

để các giải pháp về khoa học công nghệ

đã đề ra từ năm 2006 - 2010, tạo động

lực thúc đẩy bước phát triển mới đến

năm 2015.

- Làm cho khoa học công nghệ tác

động toàn diện đến nhiều khâu trong quá

trình giảng dạy học tập của Trường.

2.2. Mục tiêu chủ yếu:

Hoạt động khoa học - công nghệ phải

được coi là nhiệm vụ quan trọng, là yếu

tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng

đào tạo. Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề

liên quan đến công tác giáo dục thể chất

và huấn luyện thể thao. Ứng dụng công

nghệ tiên tiến vào hoạt động giảng dạy,

nghiên cứu, huấn luyện, đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn

đấu đưa đơn vị trở thành một trong

những trung tâm nghiên cứu khoa học và

ứng dụng công nghệ TDTT của miền

Trung và Tây nguyên.

2.3. Dự kiến khung kế hoạch

KH&CN:

Trong giai đoạn 2010 - 2015, nội

dung khoa học và công nghệ của Trường

phù hợp với hướng nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ giai đoạn 2011 -

2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch (Ban hành theo Quyết định số

1859/QĐ-BVHTTDL ngày 5/2009) và

tập trung ở một số nhiệm vụ:

* Ở lĩnh vực TDTT:

- Nghiên cứu vai trò, vị trí và ảnh

hưởng của Trường Đại học TDTT Đà

Nẵng đối với các hoạt động TDTT (Giáo

Page 53: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

53

dục thể chất - Huấn luyện thể thao) ở các

tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến chương

trình, kế hoạch, nội dung, hình thức đào

tạo, thi tuyển, đổi mới quy trình công

nghệ và phát triển các phương pháp

giảng dạy, các hoạt động ngoại khoá..

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong

trường. Nghiên cứu các mô hình hoạt

động khoa học phù hợp với thực tiễn cơ

quan.

- Nghiên cứu nội dung, hình thức,

phương pháp tổ chức các hoạt động

TDTT nhằm phát triển các tố chất thể

lực trong sinh viên, các lực lượng vũ

trang, công nhân, nông dân.

- Nghiên cứu đánh giá trình độ tập

luyện và dự báo tiềm năng, thành tích

của các VĐV các đội tuyển thuộc Trung

tâm, góp phần chuẩn hoá các tiêu chuẩn

tuyển chọn, đánh giá trình độ VĐV từng

môn thể thao theo hệ thống thích hợp.

- Nghiên cứu các chương trình, kế

hoạch, phương pháp, giáo án huấn luyện

đào tạo VĐV. Các trạng thái tâm lý của

VĐV các đội tuyển và dự tuyển trẻ. Các

yếu tố ảnh hưởng hoặc chi phối đến

thành tích trong huấn luyện các môn thể

thao.

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý

giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, phẩm

chất đạo đức cho sinh viên.

- Nghiên cứu những điều kiện đảm

bảo cho công tác giảng dạy, huấn luyện

và tập luyện TDTT trong Trường

- Nghiên cứu một số vấn đề về kinh

tế - xã hội TDTT.

- Thực hiện một số đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Ngành và Nhà nước...

* Các lĩnh vực khác:

- Về lĩnh vực lý luận chính trị, tập

trung vào việc nghiên cứu các vấn đề lý

luận cơ bản về chính trị, tư tưởng, xây

dựng Đảng, góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo các môn học chính trị

trong Nhà trường, nâng cao nhận thức về

tư tưởng, chính trị cho cán bộ, giảng

viên, sinh viên của Trường.

- Về lĩnh vực khoa học cơ bản và cơ

sở ngành, tập trung nghiên cứu đổi mới

chương trình, phương pháp giảng dạy

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các

môn học theo chủ trương đổi mới và

nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Giáo

dục & Đào tạo và của ngành TDTT.

- Ngoài ra, các đơn vị có thể nghiên

cứu lịch sử hình thành và phát triển của

nhà trường, các đề tài ứng dụng nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,

phục vụ của cá nhân, đơn vị mình.

3. Đề xuất một số giải pháp thực

hiện:

- Bằng nhiều biện pháp chuyển tải

những thông tin về đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước,

Bộ GD&ĐT, Bộ KH-CN, Bộ

VH,TT&DL về công tác khoa học - công

nghệ nói chung và khoa học công nghệ

TDTT trong thời kỳ mới, làm cho đội

ngũ cán bộ giảng viên, đặc biệt là giảng

viên nhận thức rõ nghiên cứu khoa học

là một trong hai nhiệm vụ quan trọng

nhất của người giảng viên, hệ thống

trường đại học đồng thời là những trung

Page 54: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

54

tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ.

- Xây dựng tiềm lực về con người,

phấn đấu đến năm 2015 có trên 80% cán

bộ giảng dạy có trình độ trên đại học,

trong đó có 10-12 tiến sĩ.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi

cho một số cán bộ giảng viên làm nghiên

cứu sinh, có kế hoạch bồi dưỡng để họ

trở thành những cán bộ nghiên cứu khoa

học đầu đàn, hướng dẫn giúp đỡ các đề

tài khoa học, đồng thời đăng ký tham gia

một số đề tài khoa học cấp ngành. Hằng

năm đăng ký thực hiện 1 - 2 đề tài cấp

Ngành, tham gia đề tài cấp Nhà Nước.

- Hàng năm xây dựng và triển khai kế

hoạch bồi dưỡng công tác nghiên cứu

khoa học cho cán bộ, giáo viên, chuẩn

hoá và nâng cao trình độ đội ngũ giảng

viên, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu

khoa học. Liên kết với một số trường Đại

học, Học viện và Viện khoa học mời các

chuyên gia có trình độ khoa học giảng

dạy cho sinh viên và bồi dưỡng các

phương pháp nghiên cứu khoa học cho

cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên. Từ

năm 2010, mời các chuyên gia của các

Trường Đại học nước ngoài (thông qua

Hợp tác quốc tế) về bồi dưỡng công tác

NCKH cho giáo viên, đồng thời cử cán

bộ giáo viên đi làm nghiên cứu sinh ở

nước ngoài.

- Hoàn thiện các văn bản quy định

nội bộ và các chế độ về công tác khoa

học - công nghệ, các chế độ chính sách

đãi ngộ nhằm kịp thời động viên hoạt

động nghiên cứu khoa học trong

Trường. Khuyến khích và tạo điều kiện

trong làm việc, nghiên cứu và tiếp cận

với thực tiễn và công nghệ mới.

- Tăng cường đầu tư đầu sách báo

chuyên môn phù hợp với yêu cầu học

tập, nghiên cứu khoa học trong cơ quan.

Hoàn thiện mạng tin học và Thư viện

điện tử, khai thác có hiệu quả các trang

Web liên quan đến hoạt động khoa học

TDTT.

- Đưa vào chương trình công tác hàng

năm luôn phiên tổ chức Hội thảo chuyên

đề và Hội nghị khoa học để công bố các

kết quả nghiên cứu và những kinh

nghiệm của cán bộ giáo viên, chủ động

mời các nhà khoa học và các trường

trong và ngoài ngành tham dự và báo cáo

tại các Hội thảo, Hội nghị khoa học này.

- Tiếp tục phát hành Nội san khoa

học định kỳ, có biện pháp phân loại

tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng

của các bài viết, hướng tới nâng thành

Tạp chí thông tin khoa học của trường.

- Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu

khoa học trong sinh viên, nghiên cứu

triển khai lại hoạt động của CLB Khoa

học sinh viên; Tổ chức tốt việc tư vấn,

và tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối

làm khoá luận tốt nghiệp.

- Thành lập Hội đồng tư vấn khoa học

sinh viên bao gồm các CBGV có trình độ

chuyên môn cao, tổ chức các buổi học

tập, trao đổi để sớm hướng các sinh viên

vào các mảng nghiên cứu. Các Bộ môn

chủ động đề xuất các hướng nghiên cứu

giao cho các sinh viên chuyên sâu thực

hiện.

Page 55: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

55

ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Dương Huỳnh Thu Thắm

Phòng Quản lý KH&HTQT

húng ta phải thừa nhận rằng

trong cuộc sống, con người

không thể thiếu sách.

Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho

con cháu mình biết những thành quả mà

họ đã tạo dựng được không bị mai một

bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất

công ghi chép và tích luỹ lại để hình

thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách

chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm

sống,…Thông qua một cuốn sách chúng

ta có thể biết được rất nhiều điều trong

cuộc sống.

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì vấn

đề học tập được đặt lên hàng đầu. Có khá

nhiều công cụ giúp chúng ta học tốt hơn.

Đọc sách là công việc cũng là nhu cầu

không thể thiếu của người đi học. Việc

đọc sách có thể được thực hiện ở bàn

học, góc thư viện hay ở một nơi nào đó

nếu bạn có thời gian rảnh và có hứng thú

đọc.

Người đọc hiện nay có xu hướng chỉ

thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên

môn của mình, điều đó giúp cho những

hiểu biết chuyên môn sâu sắc hơn. Thế

nhưng sẽ rất tốt nếu việc đọc sách được

mở rộng hơn đến các phạm vi liên đới,

hoặc những phạm vi tưởng chừng không

có gì liên quan đến chuyên môn nhưng

thực ra có nhiều tác động đến công việc

và cuộc sống sau này.

Việc đọc sách phải có tác dụng biến

đổi và hoàn thiện tư duy người đọc, đến

ý thức và thế giới nội tâm người đọc, đến

trình độ văn hoá người đọc. Bất cứ loại

sách nào cũng có tác dụng riêng của nó.

Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu

biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống

tâm hồn mỗi người. Tuỳ theo mỗi loại

tuổi mà chúng ta lựa chọn những loại

sách cho phù hợp. Mỗi cuốn sách sẽ đưa

chúng ta phiêu lưu vào những thế giới

khác nhau. Và sách sẽ là một phần

không thể thiếu trong cuộc sống này.

Trong thực tế, tác dụng của việc đọc

sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu

kiến thức mà đọc sách còn là biện pháp

để hoàn thiện mọi mặt của con người.

Với ý nghĩa này, các loại sách văn

chương, văn hoá học, lịch sử, triết học

không chỉ là loại sách thuần chuyên môn

mà đã trở thành sách chung cho mọi

người, cho xã hội. Do đó, sẽ rất thiếu sót

nếu bạn nói rằng “Tôi là sinh viên TDTT

thì cần gì đọc sách văn học”, hay “Tôi là

sinh viên kinh tế cần gì đọc sách lịch sử”

và cho rằng những loại sách đó không

thiết thực đối với công việc của bạn.

Những cái lợi của chuyện đọc sách đã

quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc

lại. Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri

thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện

cho bạn những kỹ năng, tình cảm và thói

C

Page 56: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

56

quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận

ra.

1. Đọc sách giúp tăng cường khả

năng giao tiếp:

Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi

đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ

nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải

thích mà người khác vẫn không sao hiểu

nổi?

Đọc sách thực chất là một quá trình

giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ

diễn ra một chiều. Những vấn đề tác giả

nói đến đi sâu vào trí não và hình thành

tư duy ở bạn nhưng những suy nghĩ của

bạn tác giả không thể biết được nếu

không nhận được thông tin phản hồi từ

phía bạn. Đọc sách một thời gian lâu bạn

sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc

chiết, mạch lạc, suông sẽ, dễ hiểu.

2. Đọc sách giúp rèn luyện trí tưởng

tượng, liên tưởng, sáng tạo:

Sách được viết bằng hệ thống ngôn

ngữ, cụ thể là các chữ được nối kết liên

tục với nhau thành câu, dòng, đoạn,

bài…Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa,

và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào

các sự vật tương ứng trong cuộc sống.

Thí dụ nói đến “hoa mai” chúng ta nghĩ

đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa

xuân, màu vàng, đẹp và mọi người thích

thưởng thức. Như vậy quá trình đọc sách

thực chất cũng là một quá trình quan sát

các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống

thực mà chữ viết được quy ước tượng

trưng thông qua việc liên tưởng, tưởng

tượng. Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy

sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã

được đọc trong sách này và sách khác.

Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn

kẽ, kết hợp với những động lực khám

phá, tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng

lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới.

Không có đọc sách, người ta khó có

thể làm được điều đó.

3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực

ngôn ngữ:

Bạn thường viết sai chính tả và rất

ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay

viết những câu không đúng ngữ pháp

hoặc những câu què, câu cụt không đủ

các thành phần chính. Có thể do bạn có

vốn từ vựng quá ít hoặc bạn không hiểu

nghĩa nhiều từ ngữ trong tiếng Việt vì

bạn chưa hề nghe qua. Việc đọc sách là

biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc

phục những sai sót đó trong việc sử dụng

ngôn ngữ. Thường xuyên đọc sách bạn

sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của

những từ ngữ mà bạn phân vân lưỡng lự

không biết viết thế nào; bạn sẽ biết dùng

những từ ngữ chuyển tiếp một cách khéo

léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề; bạn

sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ

ngữ hay vị ngữ, bằng động từ hay tính từ

mà vẫn đúng ngữ pháp tiếng Việt,…Và

chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập

trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành

những kỹ năng ngôn ngữ đó.

4. Đọc sách giúp bồi dưỡng giáo

dục, nâng cao khiếu thẩm mỹ:

Đọc sách và sống tốt là hai việc xem

ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực

chất có sự tác động qua lại rất lớn. Ai

cũng biết người biết suy nghĩ phải trái,

Page 57: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

57

biết lý lẽ là những người không sống tuỳ

tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm

của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp,

hướng tới lợi ích bản thân trong mối

quan hệ với lợi ích chung của những

người xung quanh. Cách sống đó là món

trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự

trang bị cho mình thông qua học vấn,

qua việc đọc sách. Đọc sách Thể dục thể

thao chúng ta biết rèn luyện sức khoẻ

bền bỉ dẻo dai hơn. Đọc sách văn học để

hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước

mọi cảnh ngộ,…Tóm lại sách đem đến

cho con người một cuộc sống tốt đẹp,

hoà hợp giữa bản thân và cộng đồng.

Dĩ nhiên, những điều được trình bày

phía trên không phải là tất cả những lợi

ích mang lại của việc đọc sách. Chúng

ta còn có thể thấy người đọc nhiều sách

có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng

lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên

được nhiều người lắng nghe, xem

trọng…

Tuy chúng ta biết rằng việc đọc sách

rất quan trọng nhưng bạn có bao giờ có

kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách hay

một tác phẩm nổi tiếng nào không? Hay

những cuốn sách mà bạn đọc rồi có thực

sự giúp ích được cho bạn không, bạn có

rút được gì qua cuốn sách đó không hay

chỉ đọc theo một trào lưu, một hứng thú

nhất thời.

Nhưng đọc sách như thế nào để có

hiệu quả cao nhất?

Phải ghi chép một cách khoa học

những điều đã đọc. Đọc sách có hiệu quả

thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách

không thể thiếu ghi chép.

Có nhiều người có những suy nghĩ

tiêu cực khi đọc sách. Họ cứ cho rằng

đọc sách là tốn thời gian nên có khi cả

năm vẫn chưa đọc trọn vẹn một cuốn

sách. Nhiều người cứ quan niệm rằng

không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng

gì đến cuộc sống của mình. Đó là một

quan niệm sai lầm vì nếu không có sách

thì làm sao con người có thể biết được tổ

tiên mình như thế nào, những tri thức

kinh nghiệm mà không được đúc kết lại

thành sách thì chúng ta làm sao có kiến

thức mà học.

Bạn thấy rồi đó, việc đọc sách mang

lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Tuy

nhiên cần phải lựa những cuốn sách hay

và thật cần thiết để tránh tình trạng “đọc

nhiều nhưng chẳng hiểu được bao

nhiêu”.

Page 58: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

58

BỨC TRANH AN NINH MẠNG

VÀ CÁC XU HƯỚNG BẢO MẬT NĂM 2010 Nguyễn Văn Tùng

Phòng QLKH&HTQT

I. Bức tranh an ninh mạng trong

năm 2010:

ác chuyên gia bảo mật nổi tiếng

thế giới đã khắc họa bức tranh

an ninh mạng trong năm 2009 qua cuộc

thảo luận do CSOonline thực hiện.

Tiếp tục xây dựng hệ thống phòng

thủ an ninh vững chắc, hướng tới điện

toán đám mây chủ ảo và hợp tác trong

việc giải quyết sự vụ là những nét chính

trong bức tranh an ninh năm tới

5 dự báo của chuyên gia Mark

Weatherford

Mark Weatherford là giám đốc an

ninh thông tin bang California, Mỹ. 5 dự

báo của chuyên gia này gồm có:

1. Tìm kiếm nhân tài an ninh mạng

trở thành mục tiêu hàng đầu

2010 sẽ là năm mà các tổ chức bắt

đầu thực sự tập trung vào việc tuyển

dụng, đào tạo các chuyên gia an ninh.

Một trong số những vấn đề ngày càng trở

nên quan trọng hơn mà chúng ta, những

người duy trì an ninh mạng trong các tổ

chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt là

tình trạng thiếu hụt nhân tài.

Nhiều vụ việc gần đây cho thấy, khả

năng phòng thủ an ninh yếu kém đã

không thể giúp các tổ chức, doanh

nghiệp tự bảo vệ được thông tin, an toàn

dữ liệu... khi tin tặc ngày càng lắm mưu

mẹo.

2. Mạng xã hội trở thành miếng

mồi hấp dẫn của tin tặc

Không chỉ là trào lưu nhất thời, mạng

xã hội đang trở thành một nền tảng mới

rất hiệu quả giúp con người giao tiếp,

liên lạc với nhau. Hiện nay, an ninh của

mạng xã hội vẫn chưa phải là vấn đề

nghiêm trọng. Nhưng rõ ràng, trên môi

trường trực tuyến ảo, rất khó có thể kiểm

soát được những hành vi lừa đảo...

Tin tặc sẽ tấn công thường xuyên hơn

vào mạng xã hội, lợi dụng sơ hở của

người dùng, nhằm đánh cắp thông tin, dữ

liệu nhạy cảm. Sẽ có nhiều quy định mới

dành cho các doanh nghiệp và chính phủ,

trong việc bảo vệ tài sản trên môi trường

trực tuyến.

3. Tăng cường an ninh ở hệ thống

kiểm soát hạ tầng cơ sở nòng cốt

Hệ thống sản xuất, phân phối năng

lượng, nước... sẽ nhận được sự quan tâm

nhiều hơn nữa từ chính phủ các nước.

C

Page 59: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

59

Hiện nay, hệ thống máy tính của chúng

ta, kể cả ở nhà và công sở, vẫn còn rất

kém ở khả năng phòng thủ an ninh. Do

đó, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới các hệ

thống điều khiển hạ tầng cơ sở nòng cốt

của một quốc gia.

Chính phủ các nước sẽ phải có những

biện pháp tốt hơn trong việc bảo đảm hệ

thống quản lý các dịch vụ công hoạt

động một cách hiệu quả, thông qua các

chế tài được quy định trong luật, huấn

luyện đội ngũ nhân viên hay thậm chí là

cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xử lý

và đảm bảo đảm an ninh ở các nền tảng

cơ sở trọng tâm như hệ thống xử lý điện,

nước, năng lượng.

4. Giải pháp bảo vệ an ninh nhờ

vào sự phát triển của các dịch vụ điện

toán đám mây

Quản lý các dịch vụ an ninh trên đám

mây chưa phải là giải pháp tối ưu, nhưng

trong năm tới, chúng sẽ trở nên ngày

càng phổ biến hơn, khi các công ty an

ninh mạng tiếp tục đưa ra những giải

pháp, dịch vụ an ninh hấp dẫn hơn.

Ngân quỹ hạn hẹp, nên các tổ chức

không thể từ chối giải pháp thực sự tiết

kiệm này.

5. Tin tặc

Chế ra virus, xâm nhập hệ thống,

đánh cắp dữ liệu... đó là tất cả những gì

tin tặc vẫn thường hay làm từ trước đến

nay, và năm 2010 cũng vậy. Nhưng

chúng sẽ bắt đầu nhắm tới những mục

tiêu khác, ngoài động lực kiếm tiền như

lâu nay.

5 dự báo của chuyên gia Dan

Kaminsky

Chuyên gia nghiên cứu bảo mật Dan

Kaminsky

Kaminsky là chuyên gia an ninh

mạng, giám đốc phòng kiểm tra

IOActive, người phát hiện ra lỗ hổng

DNS năm ngoái.

1. Kinh tế khủng hoảng, tin tặc tìm

cách kiếm tiền

Trong thời đại thông tin, khi nền kinh

tế thế giới trải qua cơn khủng hoảng, giới

hacker đã từng bước tìm cách xoay sở để

có thể trục lợi. Không phải tất cả những

gì được dự đoán ở năm 2008 cũng đều

thành sự thật, nhưng đến cuối 2010, nếu

nhìn lại những dự đoán dành cho 2007,

2008 và 2009, rất có thể nhiều điều tồi tệ

đã xảy ra.

2. Hợp tác quốc tế trong việc xét xử

tội phạm an ninh

Năm tới sẽ đem ra xét xử những tay

hacker đã bị bắt trong năm qua, đầu tiên

là Albert Gonzalez (đánh cắp 130 triệu

thẻ tín dụng), một trong số những tin tặc

đã thực hiện các cuộc tấn công Hearland

và 7/11, từng tiêu xài 75.000 USD trong

bữa tiệc sinh nhật.

Tuy nhiên, lâu nay vẫn tồn tại khá

nhiều rào cản trong việc xét xử tội phạm

an ninh, khi những trục trặc về quyền lực

pháp lý giữa các quốc gia tham gia điều

tra, dẫn độ hay xét xử tội phạm, đã gây

ra tình trạng lúng túng trong việc xét xử.

Năm 2010, chắc chắn chúng sẽ được

giải quyết, có thể bằng thỏa thuận, hiệp

ước...

Page 60: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

60

3. Hợp tác, chia sẻ dữ liệu

Năm tới sẽ xuất hiện xu hướng chia

sẻ dữ liệu thông tin về an ninh mạng,

theo yêu cầu hay thỏa thuận riêng, giữa

các đối tác hoạt động với tư cách công

cộng hay tư nhân.

Một trong số những thách thức lớn

nhất đối với nền an ninh mạng thế giới là

khả năng giải mã, chi tiết hóa các khái

niệm hay quá trình phức tạp. Thường thì

một số chuyên gia hàng đầu, cả những kẻ

thực hiện các cuộc tấn công và những

người bảo vệ, đều nắm rõ quá trình này

diễn ra thế nào, nhưng để giới thiệu với

mọi người ở tư cách một chuyên cố vấn

lại chẳng dễ dàng gì.

4. Lựa chọn giải pháp phòng thủ an

ninh

Một số công nghệ phòng thủ an ninh

không hoạt động. Cụ thể là, khi so sánh

hàng loạt môi trường mẫu được thử

nghiệm trang bị công cụ bảo vệ, với một

số khác không được trang bị, sự khác

biệt ở tỉ lệ bị tấn công, lây nhiễm mã độc

toàn toàn không phản ánh đúng thực tế.

Xác định xem những công nghệ nào

hiệu quả, công nghệ nào không hoạt

động trong thời gian dài và đâu là giải

pháp phòng thủ an ninh hiệu quả, sẽ trở

thành một trong số những vấn đề chính

của năm tới.

5. An toàn thông tin trong môi

trường điện toán đám mây

Rất có thể điện toán đám mây sẽ sa

sút trước khi trở nên hoàn hảo hơn.

Nhưng cuối cùng, nó vẫn sẽ đạt được

những bước tiến mới và trở thành sự lựa

chọn dành cho tương lai.

Điện toán đám mây vẫn được ca tụng

là nhanh, tốt và rẻ hơn. Tuy thế, vẫn còn

đó những băn khoăn về an ninh. Nhất là

chúng thường không dễ dàng giải quyết,

như các giải pháp truyền thống. Một sai

lầm nho nhỏ nào đó khi triển khai và sử

dụng điện toán máy chủ ảo cũng có thể

khiến khách hàng mất hết dữ liệu. Do đó,

đầu tư an ninh trên môi trường này cũng

là một bài toán mà các doanh nghiệp sẽ

cân nhắc.

II. Các xu hướng bảo mật mới:

Năm 2009 đang chuẩn bị khép lại

với nhiều biến thay đổi lớn trong lĩnh

vực bảo mật.

Sự phát triển nhanh chóng của mạng

xã hội; các ứng dụng dành cho thiết bị di

động tăng theo cấp số nhân; kỹ thuật tấn

công tinh vi hơn, hoàn hảo hơn; mã độc

ngày càng “độc” hơn… sẽ tiếp tục đặt ra

những thử thách mới cho năm 2010.

• Chỉ phần mềm diệt virus thôi là

chưa đủ. Với sự gia tăng chóng mặt các

hình thái đe dọa cùng với sự bùng nổ về

các biến thể malware trong 2009, giới

CNTT nhanh chóng nhận ra cách tiếp

cận cũ đối với phòng chống virus, có cả

tính năng nhận dạng theo chữ ký tập tin

lẫn theo hành vi/kinh nghiệm, là không

đủ mạnh để chống lại những mối đe dọa

ngày nay. Giờ đây chúng ta đang ở trong

giai đoạn mà tỷ lệ các chương trình mã

độc mới được tạo ra cao hơn so với các

chương trình chính thống. Như vậy, thật

vô nghĩa nếu chỉ tập trung chủ yếu vào

Page 61: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

61

việc phân tích mã độc malware. Thay

vào đó, phương thức tiếp cận bảo mật

mà tìm kiếm những cơ chế bảo mật toàn

diện, chẳng hạn như dựa trên danh tiếng,

sẽ trở thành xu thế chính trong năm

2010.

• Cơ chế mạng xã hội sẽ là hướng

tấn công chủ yếu. Những kẻ tấn công

đang ngày càng theo sát người dùng

cuối, tìm mọi cách để lừa họ tải về

những mã độc (malware) hay để lộ ra

thông tin nhạy cảm mà họ hoàn toàn

không hay biết. Sự phổ biến của kỹ thuật

mạng xã hội một phần được bổ sung bởi

thực tế là những hệ điều hành và trình

duyệt web ở trên máy tính người dùng

phần nhiều không được bảo vệ đủ mạnh,

vì thế mục tiêu mà những kẻ tấn công

nhắm tới chính là người dùng, chứ

không phải là những lỗ hổng bảo mật có

trên máy. Cơ chế mạng xã hội hiện nay

là một trong những mục tiêu tấn công

chủ yếu ngày nay, và Symantec ước tính

số lượng những tấn công sử dụng kỹ

thuật cơ chế mạng xã hội chắc chắn sẽ

tăng lên trong năm 2010.

• Những kẻ viết phần mềm bảo mật

giả mạo tiếp tục leo thang tấn công.

Trong năm 2010 sẽ chứng kiến những kẻ

phát tán kiểu lừa đảo phần mềm bảo mật

giả mạo đẩy cao tấn công lên mức độ

mới, thậm chí là chiếm quyền điều khiển

máy tính người dùng, trả lại những gì vô

dụng và giữ lại những thứ để đòi tiền

chuộc. Tuy nhiên, một bước tiếp theo

cường độ yếu hơn sẽ là phát triển phần

mềm, sẽ không phải theo hướng độc,

nguy hiểm hơn, mà khả năng ẩn dấu tốt

hơn. Ví dụ như, Symantec đã chứng kiến

một vài kẻ viết phần mềm chống virus

giả mạo đã dán lại nhãn mác cho những

phiên bản phần mềm chống virus miễn

phí của bên thứ ba, và bán như sản phẩm

của riêng chúng. Trong trường hợp này,

người dùng sẽ nghĩ là đã mua được phần

mềm diệt virus mà họ trả tiền, nhưng

thực tế thì những phần mềm tương tự có

thể tải về miễn phí ở đâu đó trên mạng.

• Những ứng dụng bên thứ ba trên

mạng xã hội sẽ là mục tiêu tấn công

lừa đảo. Với sự phổ biến của những

trang mạng xã hội hứa hẹn sẽ còn phát

triển cực kỳ nhanh chóng trong năm tới,

người ta cũng thấy những cuộc tấn công

lừa đảo người dùng của các trang mạng

xã hội này sẽ gia tăng tương ứng. Trong

bối cảnh đó, những chủ sở hữu các trang

mạng xã hội này cũng sẽ tạo ra nhiều

biện pháp chủ động hơn để giải quyết

những mối đe dọa này. Và khi điều này

xảy ra, cùng với việc những trang mạng

xã hội sẵn sàng cung cấp cho những nhà

phát triển bên thứ ba khả năng truy cập

vào các giao thức API của họ, thì những

kẻ tấn công sẽ chuyển hướng nhắm đến

những lỗ hổng bảo mật trong các ứng

dụng của bên thứ ba được viết cho các

tài khoản (account) mạng xã hội của

người dùng, và điều mà chúng ta thấy là

những kẻ tấn công thường lợi dụng nhiều

hơn các plug-ins (các công cụ tích hợp

thêm) trong trình duyệt web so với việc

bản thân các trình duyệt web được bảo

mật hơn.

Page 62: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

62

• Windows 7 sẽ trở thành “miếng

mồi ngon” của những kẻ tấn công.

Microsoft đã công bố những bản vá lỗi

bảo mật đầu tiên cho hệ điều hành mới

Windows 7. Ngay khi con người đang

lập trình mã (code) máy tính, thì những

kẽ hở cũng sẽ xuất hiện, bất kể là thông

qua những cuộc tiền thử nghiệm như thế

nào, và khi mã lệnh ngày càng phức tạp

hơn thì dường như những lỗ hổng bảo

mật chưa được phát hiện cũng ngày càng

trở nên nhiều hơn. Hệ điều hành mới của

Microsoft cũng không phải là ngoại lệ,

và khi Windows 7 đã trở nên phổ dụng

hơn trong năm 2010, thì những kẻ tấn

công sẽ ngay lập tức tìm ra được những

phương thức mới để khai thác những

người dùng sản phẩm mới này.

III. Danh sách các chương trình

diệt virut giả mạo:

Giả mạo phần mềm chống vi rút đã

trở thành một vấn đề phát triển trong

những năm gần đây. Các phần mềm độc

hại lừa người sử dụng cài đặt và trả tiền

cho phần mềm chống vi rút giả mạo mà

không làm sạch máy tính, cũng không

bảo vệ nó chống lại vi rút. Ngược lại, các

phần mềm chống vi rút giả mạo này bản

thân nó là các phần mềm độc hại, vô

hiệu hóa các dịch vụ thiết yếu và các

phần mềm chống vi rút hợp pháp, do đó

làm cho máy tính dễ bị nhiễm vi rút

thêm.

Ví dụ, một người lướt Internet nhận

được một pop-up như thế này:

Vần đề sẽ nảy sinh khi người sử dụng

vào tải phần mềm chống virus giả mạo.

Sau khi cài đặt nó, chương trình "chống

virus" sẽ bắt đầu quét virus và "phát

hiện" một số virus và Trojan trong hệ

thống.

Page 63: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

63

Người sử dụng sẽ được khuyến cáo

nên loại bỏ các mối nguy hiểm đã phát

hiện, nhưng để làm như vậy họ sẽ phải

mua các sản phẩm giả. Và người dùng sẽ

không ngờ tới việc kết thúc quá trình này

bằng việc trả tiền cho một mối đe dọa

không được xác định. Theo một ước

tính, trong năm ngoái 25.000.000 máy

tính trên toàn thế giới đã bị nhiểm các

phần mềm diệt virus giả mạo.

Microsoft’s Malware Protection

Center đã xác định 114 chương trình diệt

virus giả mạo, bạn nên tham khảo qua

danh sách này để tránh việc bị lây nhiễm

các phần mềm độc hại.

Danh sách 114 phần mềm diệt

virus giả mạo

1. Win32/FakeXPA – Tên gọi khác:

Win-Trojan/Downloader.56320.M

(AhnLab), Win32/Adware.XPAntivirus

(ESET), not-a-virus:

Downloader.Win32XpAntivirus.b

(Kaspersky), FakeAlert-AB.dldr

(McAfee), W32/DLoader.FKAI

(Norman), Mal/Generic-A (Sophos),

XPAntivirus (Sunbelt Software),

Downloader.MisleadApp (Symantec),

XP Antivirus (other), Antivirus 2009

(other), Antivirus 2010 (other), Antivirus

360 (other), Total Security (other),

AntivirusBEST (other), GreenAV

(other), Alpha Antivirus, other),

AlphaAV (other), Cyber Security

(other), Cyber Protection Center (other),

Nortel (other), Eco AntiVirus (other),

MaCatte (other), Antivirus (other),

Antivir (other), Personal Security

(other).

2. Trojan:Win32/FakePowav

Tên gọi khác: Win Antivirus 2008

(other), WinXProtector (other), Rapid

Antivirus (other), Security 2009 (other),

Power Antivirus 2009 (other),

WinXDefender (other), SpyProtector

(other), MSAntiMalware (other).

3. Program:Win32/MalwareBurn

4. Program:Win32/UnSpyPc

5. Program:Win32/DriveCleaner –

Tên gọi khác: DriveCleaner (McAfee),

W32/WinFixer.NU (Norman),

DriveCleaner (Sunbelt Software),

Page 64: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

64

DriveCleaner (Symantec),

Freeloa.8F4CBEAA (Trend Micro).

6. Trojan:Win32/DocrorTrojan

7. Program:Win32/Winfixer – Tên gọi

khác: DriveCleaner (McAfee),

W32/WinFixer.NU (Norman),

DriveCleaner (Sunbelt Software),

DriveCleaner (Symantec),

Freeloa.8F4CBEAA (Trend Micro),

Win32/Adware.WinFixer (ESET), not-a-

virus:Downloader.Win32.WinFixer.o

(Kaspersky), WinFixer (McAfee),

Adware_Winfixer (Trend Micro),

Program:Win32/DriveCleaner (other),

Program:Win32/SecureExpertCleaner

(other).

8. Trojan:Win32/FakeScanti – Tên gọi

khác: Windows Antivirus Pro (other),

Windows Police Pro (other),

Win32/WindowsAntivirusPro.F (CA),

FakeAlert-GA.dll (McAfee),

Adware/WindowsAntivirusPro (Panda),

Trojan.Fakeavalert (Symantec).

9. Program:Win32/Cleanator

10. Program:Win32/MalwareCrush

11. Program:Win32/PrivacyChampion 12. Program:Win32/SystemLiveProtect

13. Win32/Yektel

14. Trojan:Win32/FakeSmoke – Tên

gọi khác: SystemCop (other),

QuickHealCleaner (other), TrustWarrior

(other); SecuritySoldier (other),

SafeFighter (other), TrustSoldier (other),

TrustFighter (other), SoftCop (other),

TRE AntiVirus (other), SoftBarrier

(other), BlockKeeper (other),

BlockScanner (other), BlockProtector

(other), SystemFighter (other),

SystemVeteran (other), SystemWarrior

(other), AntiAID (other),

Win32/WinBlueSoft.A (CA), Trojan-

Downloader.Win32.FraudLoad.vtgpk

(Kaspersky), WinBlueSoft (other),

WiniBlueSoft (other), Winishield

(other), SaveKeep (other), WiniFighter

(other), TrustNinja (other), SaveDefense

(other), BlockDefense (other),

SaveSoldier (other), WiniShield (other),

SafetyKeeper (other), SoftSafeness

(other), SafeDefender (other), Trustcop

(other),

15. Program:Win32/Spyguarder.A

16. Program:Win32/AntivirusGold 17. Program:Win32/SystemGuard2009

18. Program:Win32/WorldAntiSpy

19. Program:Win32/SpywareSecure –

Tên gọi khác: W32/SpyAxe.AMI

(Norman), SpywareSecure (Panda),

SpywareSecure (Sunbelt Software),

SpywareSecure (Symantec).

20. Program:Win32/IEDefender – Tên

gọi khác: Win32/Burgspill.AD (CA),

IEAntivirus (Symantec),

Trojan.DR.FakeAlert.FJ (VirusBuster).

21. Program:Win32/MalWarrior 22. Program:Win32/Malwareprotector

23. Program:Win32/SpywareSoftStop

24. Program:Win32/AntiSpyZone

25. Program:Win32/Antivirus2008 –

Tên gọi khác: Trojan.FakeAlert.RL

(BitDefender),

Win32/Adware.Antivirus2008 (ESET),

not-a-

virus:Downloader.Win32.FraudLoad.ar

Page 65: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

65

(Kaspersky), WinFixer (McAfee),

W32/DLoader.HDZU (Norman),

Troj/Dwnldr-HDG (Sophos),

ADW_FAKEAV.O (Trend Micro),

Program:Win32/VistaAntivirus2008.A

(other), MS Antivirus (CA).

26. Trojan:Win32/PrivacyCenter –

Tên gọi khác: Fake_AntiSpyware.BKN

(AVG), Win32/FakeAV.ACR (CA), not-

a-virus:FraudTool.Win32.Agent.jn

(Kaspersky), SpywareGuard2008

(Symantec). ...

27. Program:Win32/SpyLocked

28. Program:Win32/Trojanguarder

29. Program:Win32/MyBetterPC

30. Program:Win32/NeoSpace

31. Win32/Winwebsec - Tên gọi khác:

SystemSecurity2009 (other), System

Security (other), Winweb Security

(other), FakeAlert-WinwebSecurity.gen

(McAfee), Mal/FakeAV-AK (Sophos),

Troj/FakeVir-LB (Sophos),

Adware/AntiSpywarePro2009 (Panda),

Win32/Adware.SystemSecurity (ESET),

Win32/Adware.WinWebSecurity

(ESET), AntiVirus2008 (Symantec),

SecurityRisk.Downldr (Symantec),

W32/AntiVirus2008.AYO (Norman),

Total Security (other), AntiSpyware Pro

2009 (other),....

32. Trojan:Win32/FakeRemoc

Tên gọi khác: AntiMalwareSuite (other),

VirusRemover2009 (other),

SpywareRemover2009 (other),

AntiMalwareGuard (other), Secure

Expert Cleaner (other), Cleaner2009

Freeware (other), AVCare (other), AV

Care (other). ..

33. Program:Win32/SpywareStormer

34. Program:Win32/SecurityiGuard

35. Program:Win32/DoctorCleaner

36. Program:Win32/UniGray

37. Win32/FakeSecSen – Tên gọi khác:

Micro AV (other), MS Antivirus (other),

Spyware Preventer (other), Vista

Antivirus 2008 (other), Advanced

Antivirus (other), System Antivirus

(other), Ultimate Antivirus 2008 (other),

Windows Antivirus 2008 (other), XPert

Antivirus (other), Power Antivirus

(other).

38. Program:Win32/VirusRemover –

Tên gọi khác:

Troj/FakeVir-DR (Sophos),

VirusRemover2008 (Symantec),

ADW_FAKEVIR (Trend Micro).

39. Program:Win32/Privacywarrior

40. Program:Win32/PrivacyProtector

41. Adware:Win32/SpyBlast

42. Trojan:Win32/FakeFreeAV

43. Win32/FakeRean - Tên gọi

khác: XP AntiSpyware 2009 (other), XP

Security Center (other), PC Antispyware

2010 (other), Home Antivirus 2010

(other), PC Security 2009 (other),

ADW_WINREANIMA (Trend Micro),

Win32/Adware.WinReanimator (ESET),

AntiSpyware XP 2009 (other), Antivirus

Pro 2010 (other).

44. Program:Win32/Antivirus2009 –

Tên gọi khác:

Win32/Adware.XPAntivirus (ESET),

FakeAlert-AB.gen (McAfee),

Page 66: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

66

MalwareWarrior (other), Antivirus2009

(other).

45. Program:Win32/AntiSpywareDeluxe – Tên gọi khác: Adware.Fakealert-134

(Clam AV),

Win32/Adware.AntiSpywareDeluxe

(ESET),

FraudTool.Win32.AntiSpywareDeluxe.a

(Kaspersky), AntispyDeluxe (Symantec),

TROJ_RENOS.CP (Trend Micro).

46. Program:Win32/Searchanddestroy

47. Program:Win32/AlfaCleaner

48. Program:Win32/WebSpyShield

49. Win32/InternetAntivirus – Tên gọi

khác: InternetAntivirus (Symantec),

General Antivirus (other), Personal

Antivirus (other), not-a-

virus:FraudTool:Win32.GeneralAntiviru

s.b (Kaspersky), Mal/FakeAV-AC

(Sophos),

TrojanDownloader:Win32/Renos.gen!Z

(other), Fraudtool.GeneralAntivirus.C

(VirusBuster), Internet Antivirus Pro

(other).

50. Trojan:Win32/Antivirusxp –

Tên gọi khác: Antivirus XP 2008 (other),

Win32/Adware.WinFixer (ESET),

Generic FakeAlert.a (McAfee),

W32/WinFixer.BTB (Norman),

Troj/FakeAV-AB (Sophos),

AntiVirus2008 (Symantec),

Program:Win32/Antivirusxp (other).

51. Program:Win32/ErrorGuard

52. Program:Win32/SpyCrush

53. Trojan:Win32/Fakeav

54. Program:Win32/Spyaway

55. Trojan:Win32/WinSpywareProtect Tên gọi khác:

Win32/Adware.WinSpywareProtect

(ESET), Trojan-

Downloader.Win32.FraudLoad.aob

(Kaspersky), WinSpywareProtect

(Symantec),

Program:Win32/WinSpywareProtect

(other), Trojan.FakeAV.GP

(BitDefender),

Win32/Adware.MSAntispyware2009

(ESET), Packed.Win32.Katusha.a

(Kaspersky), FaleAlert-BV (McAfee),

Adware/MSAntiSpyware2009 (Panda),

Fraudtool.MSAntispy2009.A

(VirusBuster), MS Antispyware 2009

(other), AV Antispyware (other), Extra

Antivirus (other).

56. Program:Win32/Fakerednefed –

Tên gọi khác: WinDefender 2008

(other), Program:Win32/Defendwin

(other), Program:Win32/Windefender

57. Program:Win32/Antispyware2008

58. Program:Win32/EZCatch

59. Program:Win32/EvidenceEraser

60. Program:Win32/Vaccine2008

61. Win32/FakeSpypro – Tên gọi khác:

FakeAlert-C.dr (McAfee),

SpywareProtect2009 (Symantec),

Troj/FakeAV-LS (Sophos),

Win32/Adware.SpywareProtect2009

(ESET), .Win32.FraudPack.kho

(Kaspersky), Spyware Protect 2009

(other), Antivirus System Pro (other),

Security Central (other), Barracuda

Antivirus (other).

62. Trojan:Win32/FakeCog

Page 67: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

67

Tên gọi khác:

Win32/Adware.CoreguardAntivirus

(ESET), not-a-virus:

FraudTool.Win32.CoreGuard2009

(Kaspersky), FakeAlert-FQ (McAfee),

W32/Renos.FIP (Norman),

Mal/TDSSPack-L (Sophos),

CoreGuardAntivirus2009 (Symantec),

Fraudtool.CoreGuard2009.A

(VirusBuster), CoreGuard Antivirus

2009 (other).

63. Program:Win32/AntiVirGear

64. Adware:Win32/VaccineProgram

65. Program:Win32/TrustCleaner

66. Program:Win32/SearchSpy 67. Program:Win32/AntiSpywareExpert

Tên gọi khác:

Win32/Adware.AntiSpywareMaster

(ESET),

Generic.Win32.Malware.AntiSpywareE

xpert (other), WinFixer (McAfee),

AVSystemCare (Symantec),

AntiSpywareExpert (Trend Micro), not-

a-

virus:FraudTool.Win32.AntiSpywareEx

pert.a (Kaspersky).

68. Program:Win32/VirusRanger –

Tên gọi khác: VirusRescue (Symantec).

69. Program:Win32/SpyDawn

70. Program:Win32/UltimateFixer

71. Program:Win32/WinHound

72. Program:Win32/Spyshield

73. Program:Win32/SpySheriff

Tên gọi khác:

Win32.TrojanDownloader.IEDefender

(Ad-Aware), MagicAntiSpy (Sunbelt

Software), Adware.SpySheriff

(Symantec), SpyShredder (Symantec),

IEDefender (other), Malware Destructor

(other), SpySheriff (other), SpyShredder

(other).

74. Program:Win32/Antispycheck

Tên gọi khác:

Win32/Adware.AntiSpyCheck (ESET),

AntiSpyCheck (Symantec).

75. Program:Win32/SpywareIsolator

Tên gọi khác: not-a-virus:

FraudTool.Win32.SpywareIsolator.ad

(Kaspersky), SpywareIsolator

(Symantec).

76. Program:Win32/SpyFalcon

77. Program:Win32/PrivacyRedeemer

78. Trojan:Java/VirusConst

79. Trojan:Win32/FakeVimes – Tên

gọi khác: FakeAlert-CQ (McAfee), Extra

Antivirus (other), Ultra Antivirus 2009

(other), Malware Catcher 2009 (other),

Virus Melt (other), Windows PC

Defender (other).

80. Program:Win32/PCSave

Tên gọi khác:

Win-Trojan/Pcsave.339456 (AhnLab),

PCSave (McAfee).

81. Program:Win32/PSGuard

82. Program:Win32/SpywareStrike

83. Program:Win32/Nothingvirus

84. Trojan:Win32/AVClean

85. Trojan:Win32/FakeIA.C - Tên gọi

khác: Win32/FakeAlert.RW (CA),

Dropped:Trojan.FakeAv.DS

(BitDefender), FakeAlert-AB (McAfee),

Trojan.Fakeavalert (Symantec), not-a-

virus:FraudTool.Win32.Delf.d

(Kaspersky).

Page 68: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

68

86. Program:Win32/AntispyStorm

87. Program:Win32/Antivirustrojan

88. Program:Win32/XDef 89. Program:Win32/AntiSpywareSoldier

90. Program:Win32/AdsAlert

91. Program:Win32/AdvancedCleaner –

Tên gọi khác: AdvancedCleaner

(Symantec).

92. Program:Win32/FakePccleaner -

Tên gọi khác: Program:Win32/Pccleaner

(other), Win32/Adwrae.PCClean

(ESET),

Backdoor.Win32.UltimateDefender.hu

(Kaspersky), PCClean (Symantec),

Program:Win32/UltimateCleaner (other).

93. Program:Win32/SpywareQuake

94. Program:Win32/WareOut –

Aliases: WareOut (McAfee),

W32/WareOut (Norman), WareOut

(Sunbelt Software),

SecurityRisk.Downldr (Symantec),

Adware.Wareout (AVG).

95. Program:Win32/Kazaap

96. Program:Win32/SystemDefender

97. Trojan:Win32/FakeSpyguard –

Tên gọi khác: Spyware Guard 2008

(other), Win32/Adware.SpywareGuard

(ESET), FakeAlert-BM (McAfee),

SpywareGuard2008 (Symantec),

ADW_SPYWGUARD (Trend Micro),

System Guard 2009 (other), Malware

Defender 2009 (other).

98. Program:Win32/SpyHeal

99. Program:Win32/VirusBurst

100. Program:Win32/VirusRescue

101. Program:Win32/TitanShield 102. Program:Win32/Easyspywarecleaner

103. Trojan:Win32/Fakeinit

Tên gọi khác: Trojan.FakeAlert.AUW

(BitDefender), Win32/FakeAV.ABR

(CA), Fraudtool.XPAntivirus.BCVY

(VirusBuster), Adware/AntivirusXPPro

(Panda), AntiVirus2008 (Symantec),

Advanced Virus Remover (other),

Win32/AdvancedVirusRemover.G (CA).

104. Program:Win32/AntiVirusPro

105. Program:Win32/CodeClean

106. Trojan:Win32/Spybouncer

107. Program:Win32/MalwareWar

108. Program:Win32/VirusHeat

109. Adware:Win32/SpyAxe –Tên gọi

khác: VirusHeat (other), ControVirus

(other).

110. Program:Win32/Awola – Tên gọi

khác: not-virus:Hoax.Win32.Avola.a

(Kaspersky), Generic FakeAlert.b

(McAfee), W32/Awola.A (Norman),

Awola (Symantec), JOKE_AVOLA.D

(Trend Micro).

111. Program:Win32/MyNetProtector

112. Program:Win32/FakeWSC 113. Program:Win32/DoctorAntivirus

114. Program:Win32/UltimateDefender –

Tên gọi khác: Ultimate (McAfee),

UltimateDefender (Symantec),

ADW_ULTIMATED.ME (Trend

Micro),

Risktool.UltimateDefender.A.Gen

(VirusBuster), Adware.UltimateX-15

(Clam AV),

Win32/Adware.UltimateDefender

(ESET).

Nguồn: Theo Tuổi Trẻ Online (PC

World),instantfundas.com, VnMedia

Page 69: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

69

PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

Trần Thị Kiêm Anh Phòng Thanh tra – Khảo thí

ân tộc Việt Nam - một dân tộc có

nền văn hiến hàng ngàn năm với

truyền thống “tôn sư trọng đạo”, một dân

tộc rất coi trọng bản sắc văn hoá của

mình và luôn kế thừa, phát huy tinh hoa

văn hoá của nhân loại. dân tộc ấy đã sản

sinh và nuôi dưỡng nhiều tấm gương nhà

giáo ngời sáng cả cốt cách và tâm hồn.

Những con người đó đã tạo nên phẩm

chất đạo đức cao đẹp của người thầy

trong truyền thống.

Người thầy giáo trong truyền thống là

những con người đã tập trung hết công

sức và tâm huyết để trao lại cho học trò

của mình thứ tài sản vô giá: “đạo đức

làm người” dẫn dắt học trò của mình trở

thành con người có đạo đức trong sáng,

có tâm hồn cao đẹp, có trí tuệ. Học trò

nào cũng có thể tìm thấy trong sự dạy

bảo của thầy những lời dạy cần thiết cho

một cuộc sống có ý nghĩa.

Người thầy giáo trong truyền thống

còn là những con người có lòng yêu

nghề. Vì tương lai của thế hệ trẻ mà

“hành nghề”. Hành nghề vì sự nghiệp

giáo hoá chứ không vì danh lợi. Họ là

những người rất coi trọng tri thức, tôn

vinh đạo thánh hiền, lấy “dạy chữ, dạy

người” làm lẽ sống. Họ coi trọng danh

dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết; xác lập vị

trí của mình trong xã hội bằng tài năng

và đức độ, bằng học vấn và cống hiến.

Lịch sử giáo dục dân tộc ta dưới thời

phong kiến còn lưu lại nhiều tên tuổi các

thầy giáo nổi tiếng về đạo đức, khí tiết,

học vấn uyên thâm, về thành tựu đào tạo,

rèn luyện được nhiều người thành đạt,

đóng góp việc xây dựng đất nước trong

các lĩnh vực chính trị .v.v. như nhà giáo

Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê

Quý Đôn .v.v

Bước sang thế kỷ XX, dân tộc ta, đất

nước ta lại có biết bao nhà giáo lỗi lạc,

đã tiếp bước những thế hệ đi trước, làm

rạng danh thêm nét đẹp của nhà giáo

Việt Nam. Như thầy giáo Nguyễn Tất

Thành - Hồ Chí Minh, một nhà cách

mạng kiệt xuất, một nhà giáo tiêu biểu.

Là tấm gương đạo đức sáng ngời cho

chúng ta học tập và làm theo, và hàng

trăm nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú

đã và đang dể lại những dấu ấn không

thể phai mờ trong lòng mỗi người Việt.

Những con người đó đã tạo nên những

nét đẹp về nhân cách, phẩm chất đạo đức

cao cả của người thầy, phẩm chất đạo

D

Page 70: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

70

đức cao cả của người thầy được tôn vinh

và quý trọng đời đời.

Ngày nay, đất nước ta đang tiến vào

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở

cửa từng bước hội nhập vào cộng đồng

quốc tế vì hợp tác, phát triển và phồn

vinh, vì sự nghiệp “trồng người” càng

trở nên tiên quyết. Đứng trước những

nhiệm vụ lịch sử mới mẻ, phức tạp

nhưng rất vẻ vang đó, đội ngũ nhà giáo

càng phải thấy hết ý nghĩa sự nghiệp vĩ

đại của mình, phải trang bị một tinh thần

cách mạng tiến công triệt để, một nghị

lực sáng tạo phi thường vượt qua mọi

khó khăn, thách thức để đưa nền giáo

dục nước nhà lên một tầm cao mới góp

phần thực hiện thành công mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân

chủ văn minh.

Đạo đức con người mới nói chung và

đạo đức Nhà giáo nói riêng luôn luôn

gắn với truyền thống văn hoá, những giá

trị tinh thần cao đẹp của tổ tiên, học hỏi

đều tiến bộ, văn minh của nhân loại để

làm giàu trí thức cho mình phụng sự tổ

quốc, dân sinh, xây dựng quê hương giàu

đẹp.

Với sự biến đổi của điều kiện kinh tế

- xã hội đã tác động không nhỏ tới đời

sống đạo đức nói chung, đạo đức người

thầy nói riêng. Sự tác động của hai mặt

cơ chế kinh tế thị trường đang làm đạo

đức cho xã hội biến đổi theo hai chiều

hướng: tích cực và tiêu cực. Bên cạnh

những thành tựu quan trọng, bức tranh

kinh tế - xã hội khởi sắc rõ rệt, thì chúng

ta đang phải đối diện trước hàng loạt

hiện tượng tha hoá về phẩm chất, đạo

đức trong một bộ phận cán bộ, công

chức, trong đó có bộ phận giáo chức của

ngành giáo dục.

Để phát huy những giá trị đạo đức

cao đẹp của nhà giáo thiết nghĩ mỗi

người thầy giáo Việt Nam trong điều

kiện hiện nay, phải không ngừng nêu cao

đạo đức truyền thống dân tộc, tu dưỡng,

rèn luyện đạo đức cách mạng, học tập và

noi theo tấm gương đạo đức của lớp nhà

giáo đi trước.

Phát huy những phẩm chất cao đẹp

của người thầy giáo trong truyền thống

dân tộc. Mỗi người thầy giáo hôm nay

luôn phải là người có lòng yêu nghề, vì

tương lai của thế hệ trẻ, vì lợi ích quốc

gia mà hành động, phấn đấu. Hành nghề

vì sự nghiệp giáo dục chứ không phải vì

danh lợi. Họ cũng luôn luôn phải là

người coi trọng danh dự, lương tâm, xác

lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài

năng, đức độ chứ không phải thông qua

quyền lực chính trị, bằng tiền bạc …

Sống có lý tưởng cách mạng, có lòng

yêu nước, thương dân, hoà mình, hiểu

Page 71: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

71

biết, tin cậy và lắng nghe quần chúng

nhân dân, đoàn kết kính già, yêu trẻ

…Không thể trở thành người thầy giáo

chân chính nếu không phấn đấu rèn

luyện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư”.

Người thầy ngày nay vừa phải chú

trọng tri thức khoa học vừa phải biết kết

hợp với thực tiễn, phải thấm nhuần

nguyên tắc về “thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn”, nói đi đôi với làm, học đi

đôi với hành. Mỗi người thầy không

những phải trang bị cho học sinh tri thức

mà còn phải giúp họ tìm ra được phương

pháp học tập và làm việc có hiệu quả

cao.

Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi

phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới,

trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo

đức người thầy. Như vậy, sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối

với nền đạo đức xã hội nói chung, phát

huy những giá trị cao đẹp của đạo đức

người thầy trong truyền thống nói riêng.

Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường

tráng về thể chất, phong phú về tinh

thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội

nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc

dân tộc vẫn được giữa vững, là nhiệm vụ

của toàn xã hội nhưng trong đó người

thầy giữ vai trò không nhỏ.

Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của

mình, mỗi người thầy phải không ngừng

tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp

ứng yêu cầu mới, phải có ý thức tôn vinh

trí tuệ, quyết tâm đi vào khoa học kỹ

thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt

công tác “dạy chữ, dạy nghề, dạy

người”. Tập thể người thầy, cá nhân

người thầy không ngừng nêu cao đạo

đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã

hội chủ nghĩa, đẩy mạnh học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phải làm sao để mỗi người thầy không

những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô

phạm. Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm

túc và sáng tạo trong lao động, thành

công không kiêu căng, thất bại không

nản chí, thương yêu gần gũi học sinh,

đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với

nhân dân, thực sự là những “tấm gương

sáng cho học sinh noi theo”.

Sản phảm lao động của người thầy

giáo và sự lĩnh hội tri thức, là nhân cách

của học sinh - đó là nguồn gốc tạo ra

những giá trị vật chất và tinh thần cho xã

hội. Đó là giá trị gốc “giá trị sinh ra mọi

giá trị”. Những người thầy giáo của hôm

nay và mai sau vững tin, tự hào với

truyền thống vẻ vang của nghề mình và

cùng chung sức để làm cho truyền thống

đó ngày càng được tiếp thêm sức mạnh,

góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh,

phồn vinh

Page 72: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

72

CÁC ĐỀ TÀI NCKH ĐÃ NGHIỆM THU NĂM 2009

Phòng QLKH & HTQT (tổnghợp)

I. Đánh giá thực trạng và ứng dụng

các giải pháp chuyên môn nhằm nâng

cao hiệu quả dạy các kiểu bơi thể thao

cho SV chuyên sâu bơi lội Trường ĐH

TDTT Đà Nẵng - Chủ nhiệm đề tài:

Phạm văn Ngũ – Đơn vị chủ trì: Bộ

môn TTDN

Đánh giá thực trạng các yếu tố chi

phối hiệu quả giảng dạy bơi thể thao của

sinh viên. Xác định các giải pháp chuyên

môn. Đánh giá hiệu quả các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho

sinh viên chuyên sâu bơi lội

II. Nghiên cứu lựa chọn một số

phưưng pháp dạy học tích cực ứng

dụng vào quá trình dạy học các môn lý

luận chính trị ở trường ĐH TDTT Đà

Nẵng- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị

Thú – Đơn vị chủ trì: Bộ môn Lý luận

chính trị

Đánh giá thực trạng việc ứng dụng

phương pháp dạy học các môn lý luận

chính trị ở các trường Đại học, cao đẳng.

Lựa chọn một số phương pháp ứng dụng

vào quá trình giảng dạy các môn lý luận

chính trị ở trường Đại học TDTT Đà

Nẵng

III. Xây dựng tiêu chuẩn sư phạm

đánh giá sức bền chung của VĐV bơi

nữ lứa tuổi 11 -12 - Chủ nhiệm đề tài:

Phan Thanh Hài – Đơn vị chủ trì: Bộ

môn TTDN

Xác định các chỉ tiêu sư phạm đánh

giá sức bền, thực trạng sức bền. Xây

dựng tiêu chuẩn sư phạm đánh giá sức

bền chung của VĐV bơi nữ lứa tuổi 11 -

12

IV.Đánh giá khả năng ứng dụng

kiến thức chuyên môn vào thực tiễn

của SV sau thời gian thực tập - Chủ

nhiệm đề tài: Phan Thảo Nguyên –

Đơn vị chủ trì: Bộ môn Lý luận Cơ sở

Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức

chuyên môn vào thực tiễn. Đề xuất các

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của

công tác thực tập sư phạm cuối khoá cho

sinh viên

V.Nghiên cứu một số phương pháp

phát triển năng lực chuyên môn trong

công tác trọng tài và trợ lý trọng tài

môn Bóng đá cho SV chuyên sâu

trường ĐH TDTT Đà Nẵng - Chủ

nhiệm đề tài: Nguyễn Thái bền – Đơn

vị chủ trì: Bộ môn Bóng đá – Đá cầu

Đánh giá thực trạng về công tác trọng

tài ở một số giải bóng đá trẻ Việt Nam

và trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Ứng

dụng các phương pháp pháp triển năng

lực chuyên môn trong công tác trọng tài

Bóng đá cho SV chuyên sâu bóng đá

trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Page 73: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

73

PHẦN III: THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG - QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM

2007-2009 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Lê Nhân, Phụ trách Tự vệ

Phòng Hành chính quản trị

I/ Tổng kết phong trào thi đua quyết

thắng từ năm 2007 - 2009

1- Đặc điểm tình hình:

rường Đại học TDTT Đà Nẵng hơn

2 năm qua kể từ khi nâng cấp lên

Trường Đại học đã có bước phát triển

vượt bậc về quy mô và chất lượng đào tạo,

đồng thời gắn liền với nhiệm vụ Quốc

phòng -Quân sự địa phương (QP-QSĐP),

từ đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an

toàn trên địa bàn luôn đảm bảo; Cán bộ -

viên chức (CBVC) chấp hành tốt các chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước.

Trong bối cảnh đó việc thực hiện công

tác QP-QSĐP của Nhà trường có những

thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1- Thuận lợi:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về

nhiệm vụ quốc phòng an ninh (QPAN)

được lãnh đạo quan tâm và thực hiện một

cách sâu rộng; từ đó hầu hết CBVC đã

nhận thức một cách sâu sắc về công tác

QP-QSĐP.

- Trong những năm qua trên tất cả các

lĩnh vực hoạt động của xã hội đã có những

chuyển biến sâu sắc, kinh tế ổn định, đời

sống của CBVC từng bước được nâng cao

đáp ứng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã

hội đi đôi với việc đảm bảo nhiệm vụ

QPAN.

- Pháp lệnh Dân quân Tự vệ (DQTV)

làm cơ sở trong việc xây dựng lực lượng

Tự vệ (LLTV) của đơn vị có số lượng hợp

lý; coi trọng xây dựng chất lượng, lấy chất

lượng chính trị, độ tin cậy và hiệu quả hoạt

động làm chính; cũng cố kiện toàn tổ chức

chặt chẽ hơn, tăng cường công tác giáo

dục chính trị tư tưởng, huấn luyện quân sự

nâng cao bản lĩnh và trình độ chiến đấu

cho cán bộ chiến sỹ LLTV phù hợp với

tình hình nhiệm vụ và điều kiện phát triển

kinh tế hiện nay.

1.2- Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trong

quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ

gặp không ít khó khăn đó là do tập trung

vào công tác chuyên môn được giao, từ đó

việc thực hiện nhiệm vụ QP-QSĐP đôi lúc

còn hạn chế nhất định.

2- Kết quả thực hiện phong trào thi

đua quyết thắng:

Trong những năm qua Đảng uỷ, Ban

Giám hiệu Trường đã quán triệt sâu sắc

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ

IX, Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo nhiệm

T

Page 74: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

74

vụ quốc phòng hằng năm của Ban Thường

vụ Quận Uỷ Thanh Khê, từ đó luôn coi

trọng công tác lãnh đạo xây dựng phát

triển nhà trường phải gắn liền với tăng

cường củng cố QPAN; xem đây là nhiệm

vụ quan trọng trong việc thực hiện 2

nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà

nước đã xác định. Từ đó tích cực hưởng

ứng các đợt thi đua do Hội đồng thi đua

BCHQS quận phát động, tạo khí thế thi

đua sôi nổi nhằm góp phần hoàn thành các

nhiệm vụ được giao; trên cơ sở đó đã đạt

được kết quả trong hơn 2 năm qua như

sau:

2.1- Về công tác giáo dục QPAN:

- Thực hiện Nghị định 116/2007/NĐ-

CP của Chính phủ, Chỉ thị 14/CT-TU của

Thành uỷ Đà Nẵng về công tác giáo dục

QPAN trong tình hình mới; trong thời gian

qua Nhà trường đã thực hiện theo Hướng

dẫn của Hội đồng Giáo dục QPAN quận

Thanh Khê về việc báo cáo theo quy định;

đồng thời đã cử các đối tượng tham gia

bồi dưỡng kiến thức QPAN, cụ thể như

sau: Đối tượng 2 do Quân khu 5 tổ chức

01 đồng chí, BCHQS thành phố tổ chức

02 đồng chí, đối tượng 3 và 4 do quận uỷ

tổ chức 10 đồng chí, ngoài ra 100%

CBVC đều tham gia lớp bồi dưỡng kiến

thức QPAN tại đơn vị.

- Lập báo cáo công tác giáo dục QPAN

hằng năm đối với đối tượng là sinh viên

theo yêu cầu của Hội đồng giáo dục

QPAN quận Thanh Khê.

2.2- Về công tác tổ chức xây dựng lực

lượng:

- Hằng năm tiến hành rà soát, củng cố,

biên chế lại lực lượng từ BCHQS Trường

đến các tiểu đội theo chỉ tiêu trên giao;

tiến hành tổng kết công tác QP-QSĐP và

triển khai thực hiện nhiệm vụ; cụ thể đã đề

nghị bổ nhiệm: 01 Đ/c vào BCHQS

Trường, 01 đồng chí Trung đội trưởng;

chuyển 07 chiến sĩ tự vệ sang Trung tâm

HLTT Quốc gia Đà Nẵng (sau khi tách

Trường và Trung tâm thành 2 đơn vị độc

lập), cho ra 05 đồng chí, kết nạp mới 05

đồng chí.

- Đăng ký và quản lý lực lượng dự bị

động viên đúng theo quy định. Lập và

triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức

đăng ký độ tuổi theo Pháp lệnh DQTV,

theo hướng dẫn của BCHQS quận Thanh

Khê. Báo cáo định kỳ danh sách nam công

dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân

sự theo hướng dẫn của BCHQS quận.

2.3- Về công tác sẳn sàng chiến đấu

(SSCĐ):

Trung đội Tự vệ xây dựng Kế hoạch

trực chiến tăng cường SSCĐ bảo vệ trước

trong và sau các ngày lễ, tết đúng theo

hướng dẫn của BCHQS quận; đồng thời

đã triển khai trực đảm bảo tuyệt đối an

toàn, cụ thể như:

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch trực

chiến tăng cường SSCĐ trong các thời

điểm như: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch,

ngày giải phóng TP Đà Nẵng (29/3), ngày

Chiến thắng (30/4), Quốc tế Lao động

(01/5), ngày thành lập Quân đội nhân dân

(22/12) và các sự kiện lớn của thành phố

và của dân tộc.

Page 75: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

75

- LLTV của đơn vị đã xung kích trong

công tác phòng, chống bão, lụt từ đó hạn

chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây

ra, từ đó được lãnh đạo đơn vị đánh giá

cao.

- Trong năm 2009 BCHQS Trường đã

lên Kế hoạch và bố trí lực lượng phối hợp

với các lực lượng chức năng để bảo vệ Lễ

giao, nhận quân năm 2009 của quận

Thanh Khê tại đơn vị (theo phương án của

quận) an toàn và góp phần cho buổi lễ

thành công.

2.4- Công tác tập huấn, huấn luyện:

- Hằng năm cử 01 đến 02 đ/c cán bộ

(trung đội trưởng, phụ trách tự vệ) tham

gia lớp tập huấn cán bộ tự vệ do BCHQS

quận tổ chức với kết quả khá tốt.

- Lập kế hoạch và tham gia huấn luyện

tập trung cho: 100% LLTV mới gồm 10

Đ/c; đối với LLTV năm thứ 2,3 đảm bảo

100% quân số theo chỉ lệnh với 40 lượt

CBCS tham gia và đều đạt kết quả từ loại

khá trở lên, nhiều chiến sỹ được BCHQS

quận khen thưởng và điều động vào Đoàn

VĐV thi đấu các cấp.

- Trong năm 2009 đơn vị đã cử 04

chiến sỹ Tự vệ tập luyện và tham gia Hội

thao do BCHQS thành phố Đà Nẵng tổ

chức (theo Quyết định điều động của

BCHQS quận); trong đó có 02 chiến sỹ

đoạt giải nhất toàn năng, góp phần đoạt

giải nhất đồng đội nam, nữ 3 môn quân sự

phối hợp và giải nhất toàn đoàn cho LL

DQTV quận Thanh Khê. Với thành tích

xuất sắc trên đơn vị vinh dự được BCHQS

thành phố Đà Nẵng điều động 04 chiến sỹ

vào Đoàn Hội thao của thành phố tập

luyện và tham dự Hội thao do Bộ Tư lệnh

Quân khu V tổ chức vào đầu tháng

10/2009.

- Ngoài ra hằng năm nhà trường đều cử

Đoàn VĐV tham gia Hội thao sinh viên

toàn quốc (trong đó có nội dung 3 môn thể

thao quân sự phối hợp) do Bộ Giáo dục và

đào tạo tổ chức, đoạt giải nhất toàn đoàn 3

năm liền từ năm 2007 đến năm 2009.

2.5- Công tác hậu cần kỹ thuật:

- Bảo quản, sử dụng các trang bị đúng

theo quy định và tuyệt đối an toàn; qua các

đợt kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ được

BCHQS quận đánh giá cao.

- Hằng năm BCHQS Trường tổ chức

phúc tra đăng ký phương tiện kỹ thuật nền

kinh tế quốc dân thuộc diện huy động bổ

sung cho quân đội, và báo cáo đúng về

BCHQS quận theo quy định.

2.6- Công tác Đảng - công tác chính

trị:

- Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”; cán bộ, viên chức nhà trường

trong đó có LLTV, đã được quán triệt một

cách sâu rộng, từ đó mỗi thành viên trên

từng vị trí công tác của mình xây dựng

chương trình hành động một cách cụ thể,

qua hơn 2 năm triển khai và thực hiện đã

đi vào nhiệm vụ của từng đ/c đảng viên và

cán bộ chiến sỹ LLTV.

- Hằng năm đều tham gia Hội thi “Hát

về người lính- người lính hát” do Cơ quan

Quân sự phối hợp với Phòng Văn hoá,

Thể thao quận tổ chức với chương trình đa

dạng về thể loại và được Ban Tổ chức

đánh giá cao.

Page 76: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

76

- Trong 2 năm qua có 04 đ/c thuộc

LLTV được xét và kết nạp vào Đảng

Cộng sản Việt Nam.

2.7- Một số công tác khác:

- Công tác giao ban hội họp đã đảm

bảo theo quy định của cấp trên; đảm bảo

công tác báo cáo định kỳ và đột xuất đúng

theo quy định.

- Trong những năm qua nhà trường đã

hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về CSVC hiện

có cho UBND quận Thanh Khê để tổ chức

các hoạt động như Đại hội TDTT, và các

hoạt động khác. Năm 2009 đã hỗ trợ và

tạo mọi điều kiện để Đoàn VĐV 3 môn

quân sự phối hợp tập luyện và kiểm tra các

môn tại đơn vị góp phần vào thành tích

chung của Quận. Ngoài ra đơn vị còn hỗ

trợ cho Đoàn VĐV của BCHQS thành phố

Đà Nẵng tập luyện môn Bơi lội và đáp

ứng các yêu cầu khác.

3- Đánh giá chung:

3.1- Ưu điểm:

Với kết quả đạt được nêu trên, trong

hơn 2 năm qua LLTV của đơn vị thực

hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ QP-QSĐP;

cụ thể đã không những duy trì những mặt

mạnh so với các năm trước mà còn có

những cố gắng để nâng cao hiệu quả trên

các mặt công tác, đảm bảo tuyệt đối an

toàn tại đơn vị. Từ đó trong thời gian qua

Nhà trường được các cấp khen thưởng về

công tác QPAN như sau:

- UBND quận Thanh Khê tặng giấy

khen đã có thành tích thực hiện tốt nhiệm

vụ Quốc phòng - Quân sự địa phương

trong 3 năm liền 2006, 2007 và 2008.

- UBND quận Thanh Khê tặng giấy

khen đã có thành tích xuất sắc trong 12

năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự,

Pháp lệnh Dự bị động viên và Pháp lệnh

Dân quân Tự vệ (ngày 15/9/2008).

- UBND quận Thanh Khê tặng giấy

khen đã có thành tích xuất sắc trong 5

năm thực hiện Nghị định 119/NĐ-CP gắn

với Chỉ thị số 36/CT-TTG của Thủ tướng

Chính phủ về công tác Quốc phòng địa

phương và xây dựng cơ sở vững mạnh

toàn diện (ngày 30/7/2009).

3.2- Những hạn chế, nguyên nhân tồn

tại:

- Theo quy định của Pháp lệnh DQTV

chỉ biên chế 01 đồng chí Trung đội trưởng

(không biên chế Trung đội phó), do đó

trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ

còn nhiều khó khăn, bởi vì hầu hết cán bộ

Tự vệ đều là kiêm nhiệm.

- Công tác tập huấn, huấn luyện, hội

thi, hội thao, báo cáo và một số mặt công

tác khác đôi lúc chưa kịp thời và đúng

theo quy định của trên, do các mặt công

tác chuyên môn chi phối.

II/ Phương hướng, nhiệm vụ phong

trào thi đua quyết thắng từ năm 2010 -

2013:

Trong hơn 2 năm qua nhiệm vụ QP-

QSĐP đã hoàn thành tốt trên các mặt công

tác; trên cơ sở đó căn cứ vào Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IX, và tình

hình thực tế của đơn vị; BCHQS Trường

xác định phương hướng nhiệm vụ chung

trong 3 năm đến đó là: Tiếp tục duy trì và

phát huy và thực hiện tốt nhiệm vụ QP-

QSĐP, duy trì tốt phong trào thi đua quyết

Page 77: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

77

thắng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối

trên địa bàn và hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao, cụ thể qua các mặt công tác

như sau:

1- Công tác giáo dục QPAN:

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng Chỉ thị

14/CT-TU của Thành uỷ Đà Nẵng về công

tác giáo dục QPAN trong tình hình mới;

cử các đối tượng còn lại tham gia bồi

dưỡng kiến thức QPAN do các cấp tổ

chức để hoàn thành chỉ tiêu theo quy định.

- Phối hợp với Trung tâm Giáo dục

QPAN - Trường Quân sự QK5, để tổ chức

các lớp giáo dục QPAN trước mắt cho

sinh viên của Trường, sau đó từng bước

mở rộng sang các đơn vị trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở cho phép

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2- Về công tác tổ chức xây dựng lực

lượng:

Tiến hành rà soát, củng cố, biên chế lại

lực lượng từ BCHQS Trường đến các tiểu

đội theo chỉ tiêu trên giao; tổng kết công

tác QP-QSĐP và triển khai thực hiện

nhiệm vụ theo chỉ tiêu UBND quận. Đăng

ký và quản lý lực lượng dự bị động viên

đúng theo quy định.

3- Về công tác SSCĐ:

- Hằng năm Trung đội tự vệ tiến hành

bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch

tác chiến của đơn vị đó là: Kế hoạch chiến

đấu bảo vệ cơ quan; Kế hoạch phòng

chống cháy nổ và Kế hoạch phòng chống

bão lụt, trên cơ sở đó triển khai thực hiện

trực chiến tăng cường SSCĐ phòng chống

và sẵn sàng khắc phục hậu quả bão, lũ để

đảm bảo an toàn trong đơn vị.

- BCHQS Trường xây dựng các kế

hoạch trực chiến tăng cường SSCĐ bảo vệ

trước trong và sau các ngày lễ, tết, và các

sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước

đúng theo hướng dẫn của BCHQS quận.

- LLTV phối hợp chặt chẽ với các lực

lượng trên địa bàn đó là: Công an và Dân

quân phường Thanh Khê Tây để có kế

hoạch duy trì trật tự an toàn trên địa bàn.

4- Công tác tập huấn, huấn luyện, hội

thi, hội thao:

- Hằng năm tổ chức huấn luyện tập

trung cho LLTV (huấn luyện theo cụm),

quân số tham gia huấn luyện đảm bảo

100% theo chỉ lệnh (đối tượng năm thứ

II,III), phấn đấu đạt kết quả tốt và hoàn

thành trước ngày 30/6 hằng năm.

- Cử và tạo điều kiện CBCS tham gia

tập luyện và thi đấu các môn thể thao quốc

phòng do các cấp tổ chức, khi có chỉ lệnh

của cấp trên.

- Huy động 100% lực lượng dự bị

động viên lên trạm kiểm tra SSCĐ và

huấn luyện theo lệnh điều động. Tham gia

các hội thi, hội thao theo quy định của cấp

trên.

5- Công tác Đảng - công tác chính trị:

- Tiếp tục hưởng ứng các đợt thi đua

do Hội đồng thi đua BCHQS quận phát

động, nhằm tạo nên khí thế thi đua sôi nổi

nhằm góp phần hoàn thành các nhiệm vụ

được giao; tham gia các hoạt động văn

hoá, văn nghệ, thể thao chào mừng các

này lễ lớn trong năm do các cấp tổ chức;

trước mắt là Kế hoạch số 379/KH-BCH

ngày 07/9/2009 về tổ chức các hoạt động

Page 78: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

78

kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 2 năm

2009- 2010 trong LLVT quận Thanh Khê.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh; mỗi CBCS bằng việc làm cụ

thể của mình để đăng ký theo Kế hoạch

hướng dẫn của Đảng uỷ Nhà trường. Trên

cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng những

Đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng.

6- Công tác hậu cần kỹ thuật:

Mua sắm quân phục bổ sung trang

phục cho tự vệ hoạt động đúng theo quy

định hiện hành; đảm bảo kinh phí cho

LLTV hoạt động đúng theo Pháp lệnh

DQTV và Nghị định 184/CP của Chính

phủ.

7- Chế độ giao ban báo cáo:

Tham gia đầy đũ các buổi giao ban phụ

trách tự vệ; đảm bảo chế độ báo cáo: Đột

xuất (theo yêu cầu), quý, năm (theo quy

định).

Trên cơ sở đó tiếp tục duy trì là đơn vị

hoàn thành tốt nhiệm vụ QP-QSĐP trong

những năm đến, góp phần vào việc hoàn

thành nhiệm vụ của LLVT quận Thanh

Khê ./.

(Báo cáo tại Đại hội Thi đua quyết thắng

LLVT quận Thanh Khê lần thứ V, theo

hướng dẫn của BCHQS quận Thanh khê)

Page 79: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

79

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG: NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ

ĐẠT ĐƯỢC SAU HAI NĂM NÂNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Thu Thanh

Phòng Công tác sinh viên

hặng đường mới trong lịch sử xây

dựng và phát triển của nhà trường

được đánh dấu bằng một sự kiện đặc biệt

quan trọng. Đó là sự ra đời của trường

Đại học TDTT III Đà Nẵng theo Quyết

định số 477/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ về việc thành lập trường Đại

học TDTT III - Đà Nẵng, và trường được

đổi tên thành trường Đại học TDTT Đà

Nẵng theo Quyết định số 720/QĐ-

BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,

Thể thao và Du lịch. Đây là trường duy

nhất ở miền Trung và Tây Nguyên đào

tạo cán bộ chuyên ngành TDTT có trình

độ từ Trung cấp đến Đại học.

Nằm tại số 44 đường Dũng Sĩ Thanh

Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà

Nẵng, trường Đại học TDTT Đà Nẵng .

Từ lâu, nơi đây đã trở thành địa chỉ thân

quen đối với biết bao thế hệ học sinh-

sinh viên từng học tập và rèn luyện dưới

mái trường này. Để xứng đáng là một

trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện

và nghiên cứu khoa học TDTT hàng đầu

của Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

quả là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi

hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức,

nhưng với sự đoàn kết, nhất trí cao Ban

giám hiệu, tập thể cán bộ, giảng viên

Nhà trường đã, đang ngày đêm nỗ lực để

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Sau hai năm được nâng cấp thành

trường Đại học, có thể nói nhà trường đã

và đang hoàn thành một cách vẻ vang sứ

mạng của mình, đáp ứng được nhu cầu

đào tạo nguồn lực, góp phần vào sự

nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của

đất nước. Những nỗ lực lớn lao và không

mệt mỏi đó đã tạo dựng được niềm tin

yêu của xã hội đối với nhà trường.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ

đổi mới, ngoài việc thực hiện tốt các Chủ

trương của Đảng và Nhà nước về công

tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là Nghị

quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng

chính phủ về việc đổi mới cơ bản, toàn

diện công tác đào tạo Đại học Việt Nam

giai đoạn 2006 – 2020; Những chỉ thị

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn

hoá, Thể thao và Du lịch, Nhà trường

còn thực hiện nhiều giải pháp tích cực và

đồng bộ như: đổi mới phương pháp

giảng dạy, biên soạn giáo trình; không

ngừng đổi mới và tổ chức chặt chẽ nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển

sinh; xây dựng lộ trình và triển khai các

bước thực hiện công tác đào tạo theo hệ

thống tín chỉ; bồi dưỡng, nâng cao chất

lượng đội ngũ giảng viên, đẩy mạnh

công tác nghiên cứu khoa học...

Quy mô và năng lực đào tạo của nhà

trường cũng nhanh chóng được mở rộng

và nâng cao. Các loại hình và phương

C

Page 80: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

80

thức đào tạo của trường hiện nay khá

phong phú, đa dạng: đào tạo các hệ

chính quy, liên thông cao đẳng lên đại

học, đặt biệt nhà trường đã liên kết với

trường Đại học TDTT Bắc Ninh đào tạo

Thạc sỹ; Hàng năm, quy mô đào tạo

hang năm trên 3000 sinh viên chính quy

trọng tâm cho các tỉnh khu vực Miền

Trung - Tây Nguyên.

Nét chuyển biến tích cực của công

tác đào tạo trong hai năm qua của Nhà

trường đó là việc đổi mới phương pháp

giảng dạy: với phương châm tạo cho sinh

viên có sự chủ động, tích cực trong học

tập; cải tiến phương pháp đánh giá chất

lượng sát thực tế. Nhà trường, thực hiện

có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy

giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức,

tự học và sáng tạo” và cuộc vận động

"hai không" của Bộ Giáo và Đào tạo

bằng việc thường xuyên tiến hành công

tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả

học tập, thi kiểm tra hầu hết cá môn học.

Do vậy, hàng năm số sinh viên đạt loại

khá giỏi chiếm tỷ lệ khá cao luôn duy trì

ở mức (35% - 40%). Bên cạnh đó, công

tác giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế

cũng luôn được quan tâm, Nhà trường đã

liên kết đào tạo cử nhân TDTT với

trường Đại học Sư phạm Quảng Tây;

liên kết đào tạo Thạc sỹ TDTT với Học

viện Thể dục Quảng Châu; liên kết đào

tạo thạc sĩ, tiến sĩ với Học viện TDTT

Vũ Hán Trung Quốc. Ngoài ra nhà

trường bước đầu về hợp tác liên kết đào

tạo với Đại học tổng hợp Srinakharin

Wirot Thái Lan.

Song song với việc đổi mới phương

pháp và nâng cao nâng cao chất lượng

đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên của

nhà trường được quan tâm phát triển một

cách nhanh chóng cả về số lượng và

năng lực chuyên môn. Với một chiến

lược đúng đắn và tích cực nhằm phát

triển đội ngũ, chỉ trong một thời gian

ngắn, số cán bộ có trình độ cao đã được

tăng cường một cách đáng kể. Hiện nay,

toàn trường có gần 159 cán bộ viên

chức, trong đó, có 110 cán bộ giảng dạy,

trình độ có 01 Tiến sĩ, 48 thạc sĩ, 14

nghiên cứu sinh, 44 đang học cao học,

12 cán bộ viên chức có trình độ lý luận

chính trị cao cấp. Ngoài ra, hàng năm

nhà trường mời giáo sư, tiến sỹ các

trường đạI học trong nước tham gia

giảng dạy. Đây là nhân tố quan trọng

nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững

của nhà trường trên tất cả các lĩnh vực

đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác

quốc tế.

Cơ sở vật chất của trường ngày càng

được đổi mới, khang trang hiện đại hơn.

Hiện tại, trường có một hệ thống các

giảng đường gồm 10 phòng học giáo

trình điện tử, trung tâm tư liệu với hàng

chục máy phục vụ nghiên cứu, giảng

dạy, học tập và quản lý; nâng cấp, cải tạo

và làm mới các nhà tập, sân bãi, đường

chạy tổng hợp, bể bơi, nhà làm việc,

giảng đường, thư viện, phòng học vi

tính, ký túc xá sinh viên... đáp ứng được

quy mô đào tạo trên 3.000 sinh viên. Nhà

Page 81: NỘI SAN KHOA HỌC 12 PHẦN I: THÔNG TIN KHOA HỌCupes3.edu.vn/assets/Quy IV2009.pdfnỘi san khoa hỌc 12 - 2009 1 phẦn i: thÔng tin khoa hỌc nghiÊn cỨu lỰa chỌn

? NỘI SAN KHOA HỌC 12 - 2009

81

trường đã lắp đặt hệ thống mạng nội bộ,

trang bị và đưa vào sử dụng Thư viện

điện tử; ứng dụng một số phần mềm

trong hoạt động quản lý, bổ sung sách,

tài liệu cho Thư viện và từng bước xây

dựng Trung tâm Thông tin tư liệu TDTT;

triển khai các hoạt động của Trung tâm

ngoại ngữ, Tin học, đồng thời đưa vào sử

dụng phòng học chất lượng cao... Không

dừng lại ở đó, căn cứ vào quy mô đào

tạo hiện nay, Nhà trường tiếp tục có

những đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng.

Dự án xây dựng xây cơ sở II của Nhà

trường tại phường Hoà Khánh Nam,

Quận Liên Chiểu với diện tích 40ha đã

triển khai theo đúng lộ trình. Nhìn

chung, cơ sở vật chất trang thiết bị bước

đầu đã được hiện đại hóa, đáp ứng cơ

bản nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa

học của một cơ sở giáo dục đại học.

Qua hơn 30 năm xây dựng, nhưng kể

từ ngày nhà trường được nâng cấp thành

trường đại học. Sau 2 năm nhà trường đã

có sự trưởng thành một cách toàn diện,

sự phát triển của nhà trường không chỉ ở

quy mô đào tạo, ở sự đổi mới diện mạo

rất nhanh chóng qua thời gian mà còn cả

vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo

dục đại học nước nhà. Đồng hành với sự

phát triển chung của nhà trường là sự lớn

mạnh của các tổ chức Đảng, đoàn thể

quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh

niên… Đảng bộ nhà trường nhiều năm

qua luôn là tổ chức Đảng trong sạch

vững mạnh, Công đoàn nhà trường luôn

được xếp là đơn vị tiên tiến xuất sắc,

Đoàn thanh niên luôn là đơn vị dẫn đầu

trong các phong trào thanh niên của tổ

chức Đoàn Thành phố…Chính sự đoàn

kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực của mọi

thành viên và tổ chức đã tạo được động

lực lớn lao cho sự phát triển của nhà

trường.

Với những thành tích xuất sắc đã đạt

được, trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã

vinh dự được đón nhận nhiều phần

thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước

như Bằng khen của Thủ tướng chính

phủ, Huân chương lao động Hạng Ba và

Huân chương lao động Hạng nhì của

Chủ tịch nước và nhiều bằng khen của

các ban ngành khen tặng. Đó là những sự

động viên khích lệ rất lớn đối với nhà

trường trong quá trình đi lên. Để có được

hôm nay, thầy và trò đã có một quá trình

phấn đấu, một cuộc tiếp sức không mệt

mỏi của các thế hệ trong suốt hơn ba

thập niên qua. Nhà trường đã tạo dựng

được một cơ đồ tuy chưa thật sự nguy

nga nhưng đã có một vóc dáng rõ ràng.

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là sự khởi đầu.

Sự chuyển mình mạnh mẽ của nhà

trường trong thời gian qua, nhất là trong

hai năm lại đây cũng mới chỉ kiến tạo

những tiền đề cơ bản cho một ngôi

trường đại học hoạt động.