66
Các gii pháp vsinh thông minh Nhng ví dvsáng kiến, các công nghchi phí thp đối vi nhà vsinh, thu gom, vn chuyn, xlý và sdng các sn phm vsinh n phm đầu tiên ca cun sách nhnày được son tho là mt phn trong Din Đàn Nước Sch Thế Gii ln thtư được tchc ti Mê hi cô vào tháng Ba năm 2006 vi sphi hp gia Netherlands Water Partnership,WASTE, PRACTICA, IRC và SIMAVI. Các đối tác đã htrvtài chính để biên son n phm này. © 2006 by NWP. All rights reserved. Reproduction permitted for non-commercial use.

rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

  • Upload
    others

  • View
    42

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Các giải pháp vệ sinh thông minh

Những ví dụ về sáng kiến, các công nghệ chi phí thấp đối với nhà vệ sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý và sử dụng các sản phẩm vệ sinh

Ấn phẩm đầu tiên của cuốn sách nhỏ này được soạn thảo là một phần trong Diễn Đàn Nước Sạch Thế Giới lần thứ tư được tổ chức tại Mê hi cô vào tháng Ba năm 2006 với sự phối hợp giữa Netherlands Water Partnership,WASTE, PRACTICA, IRC và SIMAVI. Các đối tác đã hỗ trợ về tài chính để biên soạn ấn phẩm này.

© 2006 by NWP. All rights reserved. Reproduction permitted for non-commercial use.

Page 2: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Dựa trên những thành công của sê ri Các Giải Pháp Nước Sạch Thông Minh và sự quan tâm không ngừng đối với các giải pháp vệ sinh phù hợp, ấn phẩm này chia sẻ những thông tin về các công nghệ vệ sinh. Ấn phẩm này được thiết kế là nguồn cảm hứng chứ không phải một "sổ tay hướng dẫn" .

Ấn phẩm này được xuất bản do năm tổ chức:

NWP, tổ chức NetherlandsWater Partnership, là một cơ quan độc lập được thành lập bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến ngành nước sạch. Mục tiêu chính của NWP là áp dụng hài hoà những sáng kiến của Ngành nước Hà Lan và giới thiệu những kinh nghiệm về nước sạch của Hà Lan trên toàn thế giới.www.nwp.nl

WASTE advisers on urban environment and development (Tư vấn về chất thải đối với môi trường và phát triển đô thị) nhằm cải thiện bền vững điều kiện sống của những người nghèo sống ở đô thị, điều kiện sống ở môi trường đô thị. Các dự án hay các chương trình dài hạn ở nhiều nước với tiêu điểm là phát triển từ cấp cơ sở liên quan đến công tác tái chế, quản lí chất thải rắn, vệ sinh sinh thái, và chia sẻ kiến thức.www.waste.nl

Page 3: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

PRACTICA Foundation hỗ trợ trao đối kiến thức và phát triển những sáng kiến mới và những công nghệ chi phí thấp liên quan đến nước sạch.www.practicafoundation.nl

Simavi

Hỗ trợ về sức khoẻ và các sáng kiến về công tác chăm sóc sức khoẻ tại các nước đang phát triển với tiêu điểm là các hoạt động về nước sạch và vệ sinh

www.simavi.org

International Water and Sanitation Centre (Trung tâm nước sạch và vệ sinh quốc tế)

IRC International Water and Sanitation Centre cung cấp các tin tức, các ấn phẩm, các tài liệu và các dịch vụ thông qua bưu điện giúp các đối tác xây dựng năng lực trong công tác cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, và vệ sinh một cách bền vững cho người nghèo ở những nước đang phát triển.www.irc.nl

Việc xuất bản cuốn sách nhỏ này có sự tài trợ của Partners for Water, một chương trình nhằm củng cố vị trí quốc tế của ngành nước sạch Hà Lan bằng cách hợp nhất (các công ty, các ban ngành, các tổ chức phi chính phủ và các viện nghiên cứu). Cơ quan Hợp tác và Kinh doanh quốc tế Hà Lan (EVD) quan tâm đến các đối tác liên quan đến ngành nước sạch với sự cộng tác của Netherlands Water Partnership (NWP). Thông tin thêm xem tại:www.partnersforwater.nl

Phần viết chính: WASTE Biên tập: IRC/Peter McIntyre Thiết kế đồ hoạ: Aforma Drukkerij, Apeldoorn Financial support: Partners for Water Ảnh bìa: WaterAid, Caroline Penn

Page 4: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Lời nói đầu 5 Nhu cầu về vệ sinh 6 Các nhân tố góp phần làm biến mất mầm bệnh 8 Những thách thức để tăng tỷ lệ hợp vệ sinh môi trường 9 Điều gì khiến cho các công nghệ về vệ sinh được gọi là thông minh? 10 Những yếu tố về các công nghệ vệ sinh 11 Những số liệu về tính chất của phân 14

Những kỹ thuật về vệ sinh môi trường 15 Một hệ thống tất cả trong một ; ArborLoo 17 Các loại nhà vệ sinh Nhà vệ sinh khô 19 Nhà vệ sinh khô tách nước tiểu 21 Tấp bản dội

nước 23 Bồn tiểu không dùng nước 25

Hình ảnh các loại nhà vệ sinh Hố xen kẽ 27 Thùng chứa dầu và các bể chứa 29 Các ngăn hoặc khoang chứa 31

Vận chuyển Hệ thống Cartage 33, Hệ thống MAPET và Vacutug 35 Ống thoát nướcthải đường kính nhỏ 37

Xử Lý Đồng tổng hợp 39 Khử nước 41 Lọc qua đất trồng 43 Phân huỷ kỵ khí45

Sử dụng các sản phẩm vệ sinh “Nhu cầu phải hồi phục phốt pho từ phân” 47 Phân compost là chất điềuhoà đất 49 Nước tiểu người sử dụng làm phân bón 51 Biogas là nguồnnăng lượng 53

Trường hợp nghiên cứu phân tích 1: Nhà tiêu dẫn tách riêng nước tiểuở Philippin 55 Trường Hợp 2: Hệ thống biogas mái vòm cố định ở Nepal 61

Page 5: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Những hoài nghi về việc đạt được những mục tiêu phát triển trọng yếu và cuộc chiến chống nghèo đói đang được làm sáng tỏ dần. Kể từ khi Hội Nghị Thượng Đỉnh về Phát Triển Thiên Niên Kỷ tổ chức năm 2000, khi mà 189 lãnh đạo các nước tuyên bố cam kết hoàn thành tám Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (MDGs), thế giới đã có một cơ hội chưa từng có để cải thiện điều kiện sống của hàng tỉ người ở cả các khu vực nông thôn và thành thị. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 7 đặc biệt liên quan đến cuốn sách này. Mục tiêu cụ thể số 10 trong Mục tiêu chung này là để giảm một nửa số dân không thường xuyên có nước uống an toàn và cải thiện vệ sinh môi trường vào năm 2015. Hà Lan đã sẵn sàng các bước cụ thể trong công tác này và đó là lí do tại sao trong năm 2005 tôi đã cam kết góp phần giúp cho ít nhất khoảng 5 triệu người được tiếp cận với ước uống an toàn vào năm 2015.

Thời gian để bàn luận đã kết thúc. Giờ là lúc phải hành động. Các quyết sách chính trị về các nguồn hỗ trợ, các công nghệ có thể thực hiện được (về mặt tài chính) và đã có những sự cộng tác mới để tăng tỷ lệ người được sử dụng nước uống an toàn và vệ sinh.Tuy nhiên chúng ta phải nhận thấy rằng phần lớn các công trình vệ sinh của các hộ hoặc các công trình quy mô nhỏ đang được các xí nghiệp khai thác đều được xây dựng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này cho thấy là có các phương án lựa chọn khác, không nhất thiết phải áp dụng các hệ thống trung ương truyền thống. Điều quan trọng hơn là các giải pháp quy mô nhỏ đã được chứng minh là hiệu quả về mặt kinh tế. Thực hiện với số lượng lớn, những giải pháp này có thể thúc đẩy nâng cao sức khoẻ, tăng sản lượng nông nghiệp và đồng thời phát sinh các loại hình kinh doanh mới tại địa phương. Chính vì vậy mà việc phổ biến những công nghệ này là rất quan trọng. Những công nghệ thông minh như này giúp chúng ta khắc phục tình trạng đói nghèo. Để đi đến thành công, công tác cây dựng năng lực cả về phần mềm lẫn phần cứng cùng quan trọng như nhau - không chỉ cho người sử dụng và các cơ quan mà còn cho các xí nghiệp vừa và nhỏ. Quyển sách nhỏ về vệ sinh này, giống như đối tác Các giải pháp về nước sạch thông minh của nó, đưa ra những ví dụ về các giải pháp vệ sinh dựa theo nhu cầu của các hộ và cộng đồng mà những giải pháp này đã được chứng minh là hiệu quả và có thể thực hiện được về tài chính. Trong quyển sách miêu tả một loạt những phát kiến về công nghệ vệ sinh và những công nghệ này đã giúp hàng ngàn người dân ngèo cải thiện được cuộc sống của họ. Các công nghệ được miêu tả là cả một nguồn cảm hứng.

Page 6: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Năm 2004, Tổ chức y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 1,8 triệu người chết vì các bệnh tiêu chảy (gồm cả bệnh tả). Khoảng 90% là trẻ em dưới 5 tuổi. Các điều kiện vệ sinh ở trường học có mức độ ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là đối với những học sinh nữ. Thiếu các công trình vệ sinh hoặc điều kiện vệ sinh kém không những không thu hút được học sinh đến trường mà còn gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của chúng. Ví dụ chỉ riêng ở Madagascar hàng năm có đến,3,5 triệu ngày nghỉ ốm của các học sinh liên quan đến vấn đề vệ sinh. Rất nhiều nữ học sinh ở lứa tuổi thiếu niên bỏ học vì sợ hãi và các điều kiện nhà vệ sinh không an toàn. Tổ chức y tế thế giới, Nước, Vệ sinh môi trường và Vệ sinh gắn liền với các yếu tố về sức khoẻ, theo số liệu năm 2004

• 88% các bệnh tiêu chảy liên quan đến nước không an toàn các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh kém.

• cải thiện công tác cấp nước, giảm các bệnh tiêu chảy từ 6% đến 25%. • cải thiện vệ sinh, giảm 32% bệnh tiêu chảy.

Vệ sinh môi trường cùng với nước sạch và thực phẩm an toàn là một vấn đề then chốt để cải thiện sức khoẻ cộng đồng. Nó làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh bằng cách tạo ra một môi trường sống lành mạnh. Đó là một nhân tố cốt yếu để phá vỡ vòng luẩn quẩn: nhiễm bệnh - hồi phục - rồi lại nhiễm bệnh, nguyên nhân gây ra vòng luẩn quẩn này chính là các chất thải của con người có chứa các mầm bệnh được thải ra không đúng chỗ. Để có được một môi trường vệ sinh thì các biện phápvề kỹ thuật và về hành vi đều cần thiết, các biện pháp chính gồm cả việc rửa tay trước khi nấu ăn và đun sôi hay khử clo đối với nước uống.

Cơ chế truyền bệnh và kiểm soát

(Nguồn: Hội đồng hợp tác Nước sạch và Vệ sinh môi trường và Tổ chức y tế thế giới, Hướng dẫn chương trình Khuyến khích Vệ sinh môi trường và vệ sinh, năm 2005)

Page 7: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

“Cung cấp loại hình các nhà vệ sinh độc lập, sự đan xen trong toàn bộ hệthống cấp nước và vệ sinh là rất quan trọng để cải thiện tình hình sức khoẻ.” (Schönning, Stenström, 2004. Để biết thêm thông tin hãy xem Viện nghiên cứu kiềmchế bệnh tật Thuỵ Sỹ www.smi.ki.se)

“Một nghiên cứu về hiệu quả của việc rửa tay bằng xà phòng liên quan đếnnguy cơ lây nhiễm các bệnh tiêu chảy cho thấy rửa tay bằng xà phòng cóthể giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh tiêu chảy từ 42 đến 47%.”

(Fewtrell & Colford, 2004)

“ Con gái ở làng chúng tôi không lấy chồng ở những làng nơi có các hành vi đi đại tiện bừa bãi.” (Thông điệp viết trên tường bằng ngôn ngữ Matathi ở làng Borban, huyệnAhmednagar, bang Maharashtra Ấn độ) (Nguồn: Báo Lao Động IDS, 184, Trợ cấphay tự trọng? Sự tham gia tuyệt đối của cộng đồng với công tác vệ sinh môi trườngở Bangladesh, Kamal Kar, 2003)

Có rất nhiều loại bệnh khác nhau và nhiều cách truyền nhiễm bệnh, điều đó có nghĩa là việc cải thiện tình hình phụ thuộc vào sự thay đổi rất nhiều các hành vi và điều kiện của rất nhiều người. Thực tế là con người thường bị thôi thúc bởi các tham vọng xã hội hơn là những tranh luận về sức khoẻ. Cải thiện cuộc sống gia đình là một động cơ thúc đẩy quan trọng trong việc chấp nhận các thói quen hợp vệ sinh hơn và chấp nhận chi trả cho các dịch vụ vệ sinh môi trường. Các hình thức vận động khác là mang tính chất cá nhân, vì sự an toàn và thuận tiện và để giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ.

“Nơi mà những người thợ xây địa phương được lợi trực tiếp từ các dự ánthì họ trở thành những nhà vô địch trong công tác cải thiện vệ sinh và giúpây dựng những nhu cầu tại địa phương”

(Kathy Eales and Richard Holden,The Mvula Trust) x

Những nhà vô địch tiềm năng trong công tác cải thiện vệ sinh môi trường có thểtìm thấy ở các cộng đồng nơi mà con người có những kỹ năng xây dựng và quản lícần thiết. Các thành viên trong gia đình hay khối tư nhân tại địa phương thường lànhững nhà thiết kế và những nhà cung cấp dịch vị vệ sinh đầu tiên. Những hoạtđộng này góp phần cải thiện sinh kế ở một cộng đồng. Các công nhân, nhân viên trong ngành vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ cácnhà thầu tư nhân và giúp nâng cao ý thức về vệ sinh đúng cách và vệ sinh môi trường.

Page 8: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Các mầm bệnh bị tiêu diệt sau khi được thải ra từ con người là do các điều kiện môi trường bên ngoài cơ thể con người nhìn chung là không thuận lợi để cho chúng tồntại. Các yếu tố môi trường góp phần tiêu diệt các mầm bệnh được liệt kê ở bảngdưới đây.

1

Yếu tố Mô tả

Dinh dưỡng, nhiệt độ, pH, mức độ khô, bức xạ mặt trời/tia cực tím và sự có mặt của các sinh vật khác

Các mầm bệnh sống ở ruột non thường không thể cạnh tranh được với các sinh vật khác bên ngoài cơ thể vì thiếu chất dinh dưỡng. Phần lớn các vi sinh có thể sống sót ở nhiệt độ thấp (<5 °C) và nhanh chóng chết ở nhiệt độ cao (>40-50 °C) trong quá trình tổng hợp và/hoặc khử nước. Rất nhiều loại vi sinh thích nghi được với pH trung tính (7). Trong điều kiện tăng tính a xít hoặc kiềm bằng cách cho thêm tro hoặc vôi cũng có tác dụng kiềm chế hoạt động của vi sinh vật. Điều kiện ẩm ướt thì lại thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Điều kiện khô ráo sẽ làm giảm số lượng các mầm bệnh. Thời gian sống của vi sinh vật ngắn đi nếu bị phơi dưới ánh nắng (khi phân được bón cho đất). Các sinh vật có thể ảnh hưởng lẫn nhau bằng cách ăn thịt nhau, thải ra các chất có tác dụng xấu lẫn nhau hoặc cạnh tranh nhau, vấn đề này thường xảy ra trong môi trường nước được xử lí qua lọc đất hoặc khi bón phân cho ruộng.

Oxy Các hoạt động vi sinh phụ thuộc vào ô xy. Phần lớn các mầm bệnh kỵ khí và rất dễ bị loại bỏ hoàn toàn bởi các sinh vật khác trong một môi trường sinh vật ưa khí. Vì vậy bón phân vào đất và để thoáng khí sẽ góp phần tiêu diệt các mầm bệnh.

Thời gian Tất cả những điều kiện trên chỉ có thể có tác dụng với thời gian. Hay nói cách khác là thời gian mà các mầm bệnh chịu ảnh hưởng của những điều kiện trên càng nhiều thì cơ hội sống sót của chúng càng ít

1 2004-1,Hướng dẫn về Sử dụng an toàn Nước tiểu và Phân trong các hệ thốngsinh thái vệ sinh,Schönning and Stenström

Page 9: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

“Nước sạch và vệ sinh là một trong những vấn đề then chốt của sức khoẻcộng đồng. Tôi thường gọi nó là “Sức khoẻ 101”,có nghĩa là khi chúng ta cóthể đảm bảo cho tất cả mọi người được sử dụng nước sạch và các công trìnhhợp vệ sinh, không quan tâm đến các điều kiện sống khác nhau của họ thìchúng ta sẽ giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến chống tất cả các loại bệnhtật” Tiến sỹ LEE Jong-wook, Chủ tịch tổ chức y tế thế giới, năm 2004.

Đây thực sự là thách thức lớn để "năm 2015 có thể giảm một nửa số người không thường xuyên được uống nước an toàn và sử dụng các công trình vệ sinh tốithiểu”(Mục tiêu thiên niên kỷ 7,Mục tiêu cụ thể số 10). Để đạt mục tiêu về vệ sinh trong vòng 10 năm tới thì chỉ có thể tăng số lượng các công trình vệ sinh (nâng cấphoặc xây mới)

Tiến độ tăng tỉ lệ các khu vực hợp vệ sinh năm1990 - 2002 (Unicef và WHO).

Những thách thức chính để đạt được mục tiêu Thiên Niên Kỷ về Vệ Sinh là:

• Các quan chức và các chính trị gia phải tự nhận thấy tầm quan trọng của vấnđề vệ sinh đối với sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế và chân giá trị củacon người;

• Nâng cao nhận thức và kiến thức giữa những người đưa ra quyết định về mốiliên hệ mang tính chất sống còn giữa vệ sinh và sức khoẻ, và mối quan hệgiữa vệ sinh và phát triển kinh;

• Cải thiện vệ sinh phải dựa trên văn hoá và có cân nhắc đến các hành vi theo phong tục, tập quán;

• Sử dụng nguồn tài chính một cách linh hoạt, thông minh (do luôn bị thiếu) thông qua sự tham gia của các nhà thầu và các đơn vị liên quan khác;

• Phải khuyến khích, người dân về những nhu cầu phải cải thiện tình trạng vệsinh, cung cấp các thông tin về các công nghệ và các dịch vụ phù hợp (thông

minh). Các công trình vệ sinh chỉ bền vững khi người dân tự lựa chọn loại công trình và cóđóng góp để sở hữu và duy trì nó. Người dân phải trải nghiệm nhà vệ sinh như làmột sự cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ. Các hệ thống vệ sinh phải gắn vàocác quy định, quy chế tại địa phương về kinh tế-tài chính, văn hoá xã hội, pháp lí vàmôi trường.

Page 10: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Ngoài việc hình thành một hàng rào ngăn bệnh tật hiệu quả, các giải pháp vệ sinh thông minh còn ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường và tạo sự lạc quan trong việc sửdụng các nguồn dưới dạng dinh dưỡng, nước và năng lượng. Vệ sinh phải đáp ứngnhững nhu cầu của người sử dụng, phải đơn giản dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng và sửachữa và phải có thể thay thế và giá cả phải hợp túi tiền.

Một công nghệ vệ sinh được gọi là "thông minh" khi nó có thể thích ứng với các điềukiện địa phương và thích ứng được với sự thay đổi môi trường. Cùng một loại công nghệ có thể được coi là thông minh tại Thành phố mexico nhưng lại không phải làcông nghệ thông minh khi được áp dụng tại các khu nhà ổ chuột ở Ấn độ.

Để phát triển một giải pháp vệ sinh thông minh tại một địa phương thì những hướngdẫn dưới đây là rất quan trọng: • Sự tham gia của các gia đình và khối tư nhân trong công tác thiết kế và lập kế

hoạch (phát triển quyền sở hữu); • Phản ánh những nhu cầu thực tế (đáp ứng nhu cầu); • Xây dựng trên thực tế hiện tại, kinh nghiệm hiện tại và cơ xở hạ tầng hiện tại;• Cân nhắc những giá trị, thái độ và hành vi của người sử dụng (nhạy cảm về

văn hoá); • Lựa chọn dựa trên khả năng chi trả và sự sẵn sàng chi trả; • Xem xét những quy chế, quy định hiện tại (hỗ trợ phát triển về thể chế).

Các thông tin thêm về sự đa dạng hoá các cách tiếp cận và các phương pháp đã được phát triển để giải quyết những vấn đề bên trên có thể tìmthông qua ITDG,IRC,GHK

Nghiên cứu & Đào tạo,CHẤT THẢI và các vấn đề khác. ITDG www.itdg.org IRC www.irc.nl GHK Nghiên cứu & Đào tạo www.ghkint.com WASTE www.waste.nl

Page 11: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

“Tôi muốn bàn luận về vệ sinh hơn là bàn về "nhà vệ sinh". Một nhà vệ sinhdạng xối rửa cơ bản chỉ là một cái máy trộn nước tiểu, phân và nước. Cònnói về vệ sinh thì lại là cả một hệ thống.” UnoWinblad

Một hệ thống vệ sinh không chỉ nói riêng đến các nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh chỉ là mộtphần trong toàn bộ hệ thống vệ sinh. Các phần khác như thu gom, vận chuyển, xử lívà sử dụng phân, tất cả tổng hợp lại sẽ là một yếu tố rất quan trọng để hệ thốngđược bền vững.

Chia hệ thống vệ sinh thành 5 phần sẽ tạo ra một sự linh hoạt đáng kể trong việcthiết kế và lựa chọn để phát triển phù hợp một giải pháp thích ứng với các điều kiệnđịa phương. Có nhiều phương án cho mỗi phần, nhưng phần lựa chọn lại khôngđược linh hoạt lắm vì không phù hợp với một số phần khác, ví dụ như nhà vệ sinh ủkhô thì không thể kết hợp với hệ thống nước thải được.

Nhà vệ sinh Nhà vệ sinh là một hàng rào bảo vệ chính giữa con người và các mầm bệnh chứatrong phân, bởi nhà vệ sinh chứa phân ở một vị trí đã định sẵn và được kiểm soát. Ngoài ra bản thân nhà vệ sinh cũng đã có những bộ phận khác như chỗ rửa tay an toàn và thuận tiện cho người sử dụng. Những đặc điểm này rất quan trọng đối vớisự hoạt động của toàn bộ hệ thống vệ sinh. Các phương án lựa chọn về loại nhà vệ sinh được trình bày trong cuốn sách này.

Thông tin thêm về việc rửa tay sạch và phần kết cấu trên có thêr tìm thông qua

Thiết kế nhà vệ sinh được gọi là thông minh khi vấn đề về vệ sinh được đảm bảo, và phân được xử lí theo truyền thống văn hoá xã hội có thể chấp nhận được. Nhà vệ sinh phải được nhiều người công nhận nhận là an toàn và dễ sử dụng, trong khi chi phí xây dựng và duy tu có thể chấp nhận được.

Page 12: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Thu gom Một bể chứa nhằm ngăn chặn việc thải bừa bãi các chất có chứa các mầm gây bệnh. Bể chứa thường cần hệ thống thông hơi, chứa phân người một cách an toàntrước khi vận chuyển. Một số bể chứa kèm theo hệ thống tiền xử lí phân. Ngoàinhững chức năng trên, một bể chứa phải có đặc điểm là ít chiếm diện tích và có thểhoạt động hiệu quả trong thời gian dài.

Vận chuyển Một hệ thống vận chuyển thực sự cần thiết khi phân không được xử lí, không đượcthu gom và sử dụng. Tổ chức và quản lí tốt hệ thống vận chuyển sẽ góp phần làm cho toàn bộ công trình vệ sinh được bền vững hơn.

Hệ thống vận chuyển có thể được chia thành các hệ thống hạ tầng cơ bản nhưcác mạng lưới cống rãnh, hay quản lí sau đó như sử dụng các phương tiện vậnchuyển chuyên dụng như xe tải, xe bồn hút, xe bò, ngựa kéo và xe ba gác. Cácmạng lưới cống rãnh yêu cầu một lượng nước đủ để xối rửa phân một cách hiệuquả. Mặc dù vậy, nước thải (như: hệ thống thoát nước trong đó nước thải được chuyểnđi) phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện đất (địa chất), lượng nước đủ để xối rửa(cả trong hiện tại lẫn tương lai), và khả năng tài chính và năng lực quản lí.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế và sử dụng hệ thống vận chuyển bao gồm khốilượng rác thải, mật độ nhà cửa, cự ly vận chuyển, điều kiện đường xá, độ dốc củađường, loại hình giao thông và giá thành cho nhân công và nhiên liệu. Một hệ thốngthu gom từ nhà đến nhà có thể vận chuyển rác đến nơi cần đến. Tuy nhiên, việcchuyển đổi mô hình vận chuyển trở nên cần thiết khi cự ly vận chuyển tăng, vậnchuyển trực tiếp không còn khả thi về kinh tế hoặc khi không thể vận chuyển đếnbãi thải bằng các phương tiện giao thông khác nhau.

Xử lý Công tác xử lí nhằm giảm sự phát triển của các mầm bệnh trong phân với mục đíchcuối cùng là loại bỏ hoàn toàn và ngăn ngừa sự truyền nhiễm bệnh của con người vàngăn ô nhiềm môi trường.

Một kỹ sư thiết kế hệ thống xử lí thường cân nhắc tới cả việc hồi phục cácnguồn tài nguyên, một lượng dưỡng chất cho cây trồng đáng kể chứa trong phân. Các hệ thống xử lí phù hợp được coi là thông minh khi chúng được thiếtkế dựa trên những đặc điểm của sản phẩm cuối cùng (về kinh tế). Phương pháp"thiết kế vệ sinh" này cũng có những cân nhắc về các đặc điểm nêu trên.

Page 13: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Ví dụ, giữ không cho phân xâm nhập nguồn nước tưới và nước từ những trận mưa, hoặc giữ phân và nước tiểu riêng để hồi phục các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.

Các công trình xử lí có thể xây ngay tại nơi chứa hay ngoài nơi chứa, phụ thuộcvào quỹ đất và khả năng tái sử dụng phân và nước tưới. Nếu việc tái sử dụng phân đã được xử lí phù hợp tại cấp hộ gia đình thì nêu xây các công trình xử lí tại nơi cóphân. Để tránh các nguy cơ có hại đối với sức khoẻ, công việc xử lí phân phải đượckiểm soát và hạn chế. Đối với viêcj xử lí tại hiện trường thì đây là những điềukiện bắt buộc. Hai bước xử lí Xử lí bước một Giảm số lượng, trữ lượng các mầm bệnh để giúp thuận lợi cho việc giữ an toàn và xử lí bước hai Xử lí bước hai Kiểm soát việc xử lí để giảm số lượng các mầm bệnh tới mức có thể chấp nhận được

Sử dụng các sản phẩm từ vệ sinh Vệ sinh không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường mà vệ sinh còn góp phần trong công tác an toàn thực phẩm toàn cầu. "Thị trường" chủ yếu làngười nông dân, chính vì vậy họ là những nhân vật chính quyết định vấn đề này.

Tái sử dụng, tái chế và hồi phục, tất cả đều đề cập đến việc bằng cách nào đó chiếtsuất và/hoặc sử dụng các loại vật liệu và năng lượng từ phân hay nước thải. Các chấtdinh dưỡng trong phân có giá trị làm cho đất mầu mỡ cao, và có thể phần nào thay thế cho lượng phân hoá học. Phân có thể cải thiện điều kiện đất trồng và có thể làmbiogas. Biogas có thể được sử dụng tại các hộ gia đình để nấu ăn, để sưởi ấm.

Nếu phân và/hoặc nước thải không thể sử dụng được hay không xử lí được thì cầnphải thải đi. Phải tìm các phương pháp để thải phân, trong đó phải cân nhắc nhữngảnh hưởng có hại đến sức khoẻ con người và môi trường, cần phải thải bằng các giảipháp phù hợp. Thải quá nhiều phân, không kiểm soát vào đất trồng hay nước thì cũnggây ra quá thừa chất dinh dưỡng trong đất và môi trường, điều này gây tác động cóhại đến cây trồng và động vật.

Page 14: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Các đặc điểm Nước tiểu Phân Thể tích* (WHO,1992) chế độ ăn nhiều chất đạm, khí hậu vừa phải. Chế độ ăn rau , khí hậu nhiệt đới 440 l/cap/y

370 l/cap/y 44 kg/cap/y 146 kg/cap/y

Nitơ (N) Phốt pho ríc (P) và Kali (K) Tổng tỷ lệ % Nitơ thải 70% - 88% 12% - 30%

Tổng tỷ lệ % Phốt pho ríc thải 25% - 67% 33% - 75%

Tổng tỷ lệ % Kali thải 71% 29%

Hàm lượng mầm bệnh Thường vô trùng Cao

Hàm lượng hữu cơ tương ứng Thấp Cao

*l/cap/y - lít /người/năm (khối lượng phân thải của một người trong một năm)

Thể tích của phân và nước tiểu thay đổi qua các vùng và phụ thuộc vào khí hậu, độtuổi của con người, mức độ tiêu thụ nước, ăn kiêng và nghề nghiệp. Chế độ ăn ảnhhưởng đến thể tích của phân vì khả năng tiêu hoá của thức ăn. Lượng nước tiểucũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.

Thể tích phân (nước tiểu và phân)

Thành phần mầm gây bệnh Nước tiểu trong cơ thể con người thường thì không có mầm bệnh, nhưng phân lại chứa các vi sinh vật gồm các mầm gây bệnh, trong đó có các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng và giun sán.

Hàm lượng chất dinh dưỡng

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân thay đổi theo chế độ ăn khác nhau (sự tiêu hoá thức ăn). Tuy nhiên, nhìn chung thì hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nướctiểu nhiều hơn rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân.

Các chất khác cần phải xét đến

Trong phân có chứa một ít kim loại nặng và một số những chất gây hại khác (nhưcác chất bã gây hại). Khối lượng chất này phụ thuộc vào khối lượng có trong cácsản phẩm ăn uống. Hoóc môn và chất thừa của thuốc (dược phẩm) được thải theo đường nước tiểu. Những chất có hại này sẽ bị thanh lọc trong đất bởi các vi khuẩnđất và rau cỏ.

Page 15: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Cuốn sách nhỏ này miêu tả lựa chọn các công nghệ vệ sinh thông minh, mặc dù vậynó không phải là toàn diện hay là một quyển sổ tay hướng dẫn. Tuy nhiên hy vọngcuốn sách này sẽ là một nguồn cảm hứng cho những người đang cố gắng cải thiệnđiều kiện vệ sinh môi trường.

Các kỹ thuật được miêu tả trong cuốn sách này theo nhân tố hợp thành toàn bộ cáchệ thống vệ sinh:

Nhà vệ sinh Thu gom Vận chuyển Xử lí Sử dụng các sản phẩm

Page 16: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 17: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Các hệ thống ArborLoo bao gồm một nhà vệ sinh khô đặt trên hố nông, sâu khoảng 1 mét. Hố này thường được đào thủ công, trên miệng hố được đặt một rầm hình nhẫnvà một tấm bản. Phân được thải trong hố và được phủ đất lên sau mỗi lần sử dụng. Trong hố này phân được trộn. Quá trình trộn này có thể cải thiện bằng cách cho thêm tro bếp hoặc lá cây. Khi hố này gần đầy (khoảng 6-9 tháng đối với một gia đình), tấmbản và phần tường che của nhà vệ sinh được dỡ ra và đổ thêm đất vào hố. Kết cấutrên gồm tường che, tấm bản và rầm hình nhẫn được chuyển sang hố đào ở chỗkhác và quá trình lại diễn ra tương tự. Trồng một cây ngay trên hố đào cũ. Bởi vì hệthống này bao gồm tất cả các yếu tố của một hệ thống vệ sinh - một nhà vệ sinh, mộthố gom, một quá trình trộn và một chỗ có đất tốt để trồng một cây - Hệ thốngArborLoo có thể được gọi là một hệ thống tất cả trong một. Điều kiện áp dụng

• ArborLoos có thể được áp dụng đối với cộng đồng sống rải rác và cả ở các khu đô thị hoặc ngoại ô. Nếu hạn chế vì quỹ đất có thể trồng các loại cây ăn trái nhưđủ hoặc cây lấy bóng mát. Hoặc theo cách khác, một hố đầy có thể để tự phân huỷ trong vòng một năm, sau đó phân sau khi bị phân huỷ có thể đào bỏ đi hoặcbón cho đất ở chỗ khác.

• Tất cả các nhà vệ sinh nên được dựng hơi cao hơn so với mặt đất để tránh bịngập nước, và nếu mực nước ngầm cao thì các hố đào phải nông.

• Việc chuyển hoá phân thành đất mùn không thể diễn ra nếu hố đào bị ngậpnước vì vậy cần thiết phải có loại hố đào có thể thoát nước tốt. Trong trườnghợp sau khi đi cầu cần nước để rửa thì phải bố trí chỗ rửa khác.

• Ở những khu vực địa chất (đất) không ổn định thì rầm hình nhẫn để đỡ tấm bảnphải được hơi sâu hơn một chút. Còn ở những khu vực đất lẫn cát, rất dễ bị sụtthì hố này cần phải được xây. Nếu muốn sử dụng phân đã bị phân huỷ lẫn đấtđể bón cho cây ở chỗ khác, thay vì trồng trục tiếp cây lên hố này thì nên đào hai hố gần nhau để thay nhau sử dụng.

• Vì phân sau khi đã được tổng hợp, dễ đào hơn so với đất nên hệ thống nàythường được sử dụng bằng hai hố đào gần nhau để đào lấy phân tổng hợp sau

ămột n m. Chi phí: Tấm bản US$ 2 (Malawi,Zimbabwe). ArborLoo (xây với số lượng 100 cái) US$ 5 – 15 (Zimbabwe).

Thuận lợi: Giảm thiểu tiếp xúc với phân. Dễ xây dựng. Không phải xử lí phân tươi.

Bất lợi: Chỉ áp dụng ở những nơi rộng dãi.

Các thông tin: chung Zimbabwe

Vệ sinh nhà vệ sinh rửa bằng ít nước. Sau khi đi vệ sinh muốn rửa phải bố trí hệ thống rửa riêng.

Một hố được đào xuống trong vòng rầm hình nhẫn (ảnh Aquamor).

Page 18: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 19: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Một nhà vệ sinh khô khác với nhà vệ sinh xối rửa nước (gọi là WC) loại nhà vệ sinh nàykhông không cần nước. Phân được gom trực tiếp bên dưới bồn cầu trong một hố đàonông hay một thùng chứa, một khoang chứa... Không nên nhầm lẫn với loại nhà vệ sinh xây trên một hố đào sâu. Nhà vệ sinh khô gồm một bồn cầu xổm hay bệt có bềmặt nhẵn với diện tích nhỏ để hạn chế bị làm bẩn. Nhà vệ sinh khô có thể tự gia chủxây hoặc mua ngoài chợ. Một nhà vệ sinh khô có thể được làm bằng xi măng, vật liệugia cố dạng sợi, hoặc loại nhựa bền và cứng, gỗ được sơn hoặc vật liệu gốm sứ.

Các điều kiện áp dụng • Nhà vệ sinh khô chỉ nên áp dụng ở những vùng nông thôn, nơi có đất rộng tại

các hộ gia đình để chứa, xử lí và sử dụng lấy phân bón. • Nhà vệ sinh khô phù hợp với những nơi hiếm nước, những nơi dễ bị ngập lụt và

những nơi có đất cứng. • Hệ thống này tốt nhất là nên sử dụng phương pháp chùi (sử dụng giấy, lá, cỏ...

để chùi sau khi đại tiện). Tuy nhiên có thể kết hợp với hệ thống rửa khác, nướcsau khi rửa được thu riêng như ở Philippine.(Có thể xem phần miêu tả về "nhàvệ sinh khô tách dẫn nước tiểu riêng’).

Chi phí: Xổm bê tông không cốt thép (sản xuất số lượng lớn) US$ 11 (Mozambique,1995) Xổm bê tông không cốt thép US$ 9 – 11 (Niger,1999).(sản xuất 40 đơn vị mộtlần)

Nhà vệ sinh khô

Thuận lợi: Không cần nước để xối Dễ xây dựng với vật liệu tại địa phương Có thể sử dụng trong nhà

Bất lợi: Vệ sinh nhà vệ sinh bằng nước nhưng rất ít Thu gom phân phải cẩn thận vì có chứa các mầm gây bệnh. Phân phải được lấy và đổ đi thường xuyên, đặc biệt là khi nhà vệ sinh xây trong nhà.

Thông tin: Chung www.ecowaters.org Bồn cầu nhà vệ sinh www.riles.org Xổm www.sanplat.com

Bồn cầu dạng bệt cho nhà vệ sinh khô ở Mexico (ảnh RILES).

Ảnh chèn: bồn cầu dạng xổm: ‘SanPlat’(khoảng 1m2) (ảnh www.sanplat.com).

Page 20: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 21: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

“Chúng tôi đã nhận thấy rằng nhà vệ sinh cũ thường có mùi và nhiểu ruồi,nhưng nhà vệ sinh khô với hệ thống tách dẫn nước tiểu không có nhữngvấn đề này” Thomas, con trai chủ tịch huyện Chihota ở Zimbabwe.

Nhà vệ sinh có hai phần, giữ phân và nước tiểu riêng. Nước tiểu chảy ra ngoài nhà vệsinh qua một ống dẫn. Phân được giữ trực tiếp dưới bồn cầu. Sau khi đi cầu, rắc đấtkhô, tro bếp hay mùn cưa lên phân để khử mùi và hút ẩm. Cả nam và nữ đều phảingồi khi đi tiểu để đảm bảo rằng nước tiểu được chuyển đến đúng vị trí. Nước sau khi rửa vệ sinh phải được tách riêng không được làm hoà tan phân và tránh làm cho nướctiểu bị nhiễm các mầm bệnh. Do vậy phải có hệ thống riêng để rửa vệ sinh sau khi đạitiện. Có thể cho phép một lượng nhỏ nước sau khi rửa vệ sinh, nhưng với lượng lớnthì cần phải xử lí để ngăn ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bồn cầu nhà vệ sinh khô táchnước tiểu riêng có thể bằng sứ, xi măng, vật liệu gia cố dạng sợi, hoặc bằng nhựacứng, bền và tường bằng gỗ quét sơn. Điều quan trọng là bề mặt phải nhẵn và cứng.

Điều kiện áp dụng

• Nhà vệ sinh khô tách nước tiểu được sử dụng ở những vùng hiếm ước, hay bị ngập lụt hoặc vùng có đất cứng, ít thấm nước và có mực nước ngầmcao.

• Loại nhà vệ sinh này phù hợp với khu vực nông thôn và ngoại thành, nơi mà nước tiểu và phân có thể được sử dụng trong nông nghiệp.

• Cần phải tuyên truyền cho người dân để lưu ý họ về nguy cơ khi tiếp xúcvới nước tiểu và phân.

Chi phí: Bệ sợi thuỷ tinh (mua với 20 chiếc) US$ 40/chiếc (Philippines). Bệ sứ (mua với 400 chiếc) US$ 14/chiếc (Philippines).

Bồn cầu tách riêng nước tiểu dạng bệt và khu vực rửa vệ sinh ở Philippin (ảnh CAPS).

Thuận lợi: Các nguy cơ về sức khẻo phụ thuộc vào việc tiếp xúc xử lí phân. Có thể hồi phục lại lượng chất đinh dưỡng với quy mô lớn. Có thể xây luôn trong nhà Không cần nước để xối rửa

Bất lợi: Phải bố trí chỗ riêng cho trẻ em để tách riêng phân và nước tiểu. Việc sử dụng nhà vệ sinh phải có hướng dẫn rõ ràng và thật chú ý. Thường xuyên phải đổ phân và nước tiểu

Các thông tin chung Nam Phi

Ảnh chèn: Bồn cầu tách riêng nước tiểu dạng xổm ở Palestine (ảnhWASTE).

Page 22: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 23: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Bồn cầu xối rửa (dạng xổm) có cấu trúc dạng chữ U một phần bên dưới xổm ngậpkín nước. Dạng cửa hình chữ U này khắc phục được tình trạng ruồi, muỗi và mùi hôi bằng cách lấp cửa bằng nước. Sau khi đi vệ sinh, phân được xối bằng cách đổ nướcvào trong bệt từ một cái gáo múc nước. Mỗi lần xối rửa cần khoảng từ 1 đến 4 lítnước.Khối lượng nước sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế của nhà vệ sinh vàcửa hình U của bồn cầu. Nhà vệ sinh dạng này có thể làm bằng nhựa, sứ hoặc bằngtấm kim loại mạ. Lưu ý: Nguyên lý hoạt động cửa xổm xối rửa có thể áp dụng cho bộphận dẫn phân của loại nhà vệ sinh tách riêng nước tiểu.

Các điều kiện áp dụng • Bồn cầu xối rửa (dạng xổm) chỉ có thể áp dụng ở những khu vực có nước để

xối và phải có bộ phận kiểm soát nước thải. Bộ phận này có thể yêu cầu phảixây một bể (tự hoại)/ bể biogas / hố đào và / hoặc một ống cống có đường kínhnhỏ.

• Bồn cầu xối rửa dạng này đặc biệt phù hợp với những khu đông dân cư, nơi không phù hợp đối với việc lấy phân khô.

• Bồn cầu xối rửa dạng này phù hợp với những nơi mà người dân hay sử dụngnước để rửa sau khi đi đại tiện và kiểu đại tiện ngồi xổm.

• Không được để bất cứ vật liệu gì trong nhà vệ sinh có thể làm tắc cửa hìnhchữ U. Giấy để chùi sau khi đi vệ sinh sẽ không thể được xối đi qua của hìnhchữ U.

• Cửa hình chữ U phải được kiểm tra hàng tháng để xem có bị tắc không.

Chi phí: Bồn cầu dạng xối rửa US$ 4- 8 (Tamil adu, Ấn độ,1999). NBồn cầu "dễ xối" pôliprôpilen US$ 2 (Chennai, Ấn độ). Chi phí bảo dưỡng Thường thì không mất chi phí gì trừ tiền nước

Thuận lợi: Rất thuận tiện cho người sử dụng. Thiết kế dạng này giảm yêu cầu phải tiếp xúc trực tiếp với phân. Có thể sử dụng trong nhà

Bất lợi: Cửa hình chữ U rất dễ bị tắc. Chỉ được dùng ít nước để xối rửa. Các mầm gây bệnh lẫn với nước nên mức độ lây lan khá lớn.

Các thông tin: Chung www.who.nl www.irc.nl www.wsp.org

Bồn cầu xối rửa chi phí thấp,Rajshahi,Bangladesh (ảnh WaterAid Australia).

Page 24: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 25: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Bồn tiểu không cần xả nước, dạng bản hay dạng treo tường, thu nước tiểu nguyên chất do vậy bình chứa chỉ chứa nước tiểu nên ít phải đổ. Thường thì bồn tiểu đượcbố trí gần nhà vệ sinh. Bồn tước tiểu có thể làm ngăn mùi từ các nhà vệ sinh, đặc biệtlà ở trường học. Bồn tiểu có thể là loại đã được làm sẵn hoặc khi làm nhà vệ sinh bạncó thể tự làm. Loại bồn tiểu gọi là ‘Eco-Lily’ của người Ethiopia được làm từ một bìnhchứa chất lỏng sử dụng một bóng điện đã cháy làm phao nắp đậy để giảm mùi hôi.. “Eco-Lily’ là loại bồn tiểu được sử dụng cho cả phụ nữ và nam giới. Theo kinh nghiệmtừ SUDEA’s cho thấy nam giới có thể sử dụng loại bồn tiểu này mà không cần phải có sự hướng dẫn gì nhưng phụ nữ thường cần phải có sự hướng dẫn về cách sửdụng loại bồn tiểu này do sự khác nhau về sinh học.

Các điều kiện áp dụng

• Loại bồn tiểu không cần nước là một phương án phù hợp với những nơi cónguồn cấp nước không ổn định.

• Loại bồn tiểu này là một phương án lựa chọn với chi phí thấp, đặc biệt là ởnhững nơi công cộng, nơi hay sử dụng để tiểu tiện nhiều hơn là đi đại tiện.

• Loại bồn tiểu không cần xả nước thường được sử dụng cùng với nhà vệsinh tách riêng nước tiểu vì loại bồn tiểu này cho phép nam giới đi tiểuđứng.

Chi phí: Loại bồn tiểu treo tường làm sẵn US$ 35 (Nam Phi). Bồntiểu tự làm thì giá thành không đáng kể.

Các thông tin

Chung www.schoolsanitation.orgwww.irc.nl

Mexico

Thuận lợi: Giảm lượng nước cần đến. Là phương pháp chứa nước tiểu vệ sinh và rẻ tiền.

Bất lợi: Chỉ sử dụng để đi tiểu. Bất lợi cho phụ nữ.

Đông Phi Nam Phi

www.laneta.apc.org/esac http://user.tninet.se/~gyt516c/ www.csir.co.za

Ethiopia [email protected]

Lắp đặt: ‘Eco-Lily’ ở Ethiopia (ảnh SUDEA). Bồn tiểu treo tường,Mexico (ảnh WASTE).

Page 26: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 27: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Hố đào sử dụng luân phiên là hệ thống hố đôi nông, được sử dụng luân phiên để lấyphân và tổng hợp phân từ một nhà vệ sinh dạng khô. Hai hối nông được đào gầnnhau (sâu từ 0.5 – 1.5 mét). Lót lá khô xuống hố trước khi sử dụng, sau đó rắc đất(hoặc tro bếp) sau mỗi lần đại tiện. Khi đầy, khoảng 3/4 hố thì lại di chuyển và đặt bảnbồn cầu và phần kết cấu trên vào hố thứ hai. Phân không những được thu để sử dụngmà còn được xử lí trước bằng cách lấp hố với đất và để tự tổng hợp. Khi mà hố thứhai đầy thì đào phân đã được tổng hợp (phân huỷ) ở hố thứ nhất và dỡ phần bản bồncầu và phần kết cấu trên và sử dụng lại cho hố thứ nhất. Sau khi đã được tổng hợp, đất và phân trong hố đầu tiên có thể được sử dụng làm phân bón. Thời gian tốt nhấtđể tổng hợp phân là 12 tháng. Nhưng có thể sử dụng phân sớm hơn, khoảng 6 thángnhưng tốt nhất là phân sau khi được lấy thì bón lót ngay cho một cây gần đó.

Các điều kiện áp dụng • Sự chuyển hoá từ phân sang đất mùn sẽ không xảy ra nếu như hố đào bị ngập

nước. Do vây hố đào không được xây kín và không được để nước rửa vệ sinh sau khi đại tiện chảy vào trong hố.

• Không áp dụng loại nhà vệ sinh này ở nhưng nơi có mực nước ngầm cao và đấtđẽ bị lở (dễ bị sụt), hặc đất quá cứng không thấm nước được.

• Để tránh nước ngầm thấm vào hố và để tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầmthì không nên đào hố sâu quá.

• Áp dụng ở các khu vực nông thôn hoặc ngoại thành nơi có thể lấy, đổ đi và/hoặcsử dụng để bón cho cây sau khi phân đã tổng hợp

• Cũng như nhiều các hệ thống vệ sinh khác, các thành viên trong gia đình phảinắm rõ nguyên tắc sử dụng và phải lưu ý rằng sau khi đi đại tiện phải rắc đất lên trên.

Các chi phí: Xây dựng toàn bộ hệ thống, khoảng US$ 20 - 30 (ở Mozambique), gồm cả vật liệu lẫn nhân công

Sức chứa khoảng 0.5 – 0.75m3 khoảng 1 m3

Thời gian lấp ủ 6 – 12 tháng 6 tháng

Thuận lợi: Mô hình này giảm việc tiếp xúc trực tiếp với phân tươi. Không cần phải đào sâu

Bất lợi: Không hồi phục toàn bộ lượng chất dinh dưỡng. Cần nơi đất rộng. Rửa nhà vệ sinh phải dùng ít nước

Các thông tin: Chung www.wateraid.orgZimbabwe http://aquamor.tripod.com

Hố đào sử dụng luân phiên ở Epworth gần Harare (ảnh Aquamor).

Page 28: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 29: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Nước tiểu từ các nhà vệ sinh tách nước tiểu hay từ các bồn tiểu có thể thu trong cácbình chứa bằng nhựa. Thùng phuy đựng đầu có thể dùng thể chứa phân. Nước tiểuchứa trong bình nhỏ (lên tới 20 lít) có thể vậ chuyển và sử dụng dễ dàng và được sửdụng làm phân bón tại các vườn của các hộ gia đình. Có thể hứng nước tiểu vào cácthùng chứa và có thể chở xa hơn bằng các phương tiện giao thông. Để cả phuy chứadầu hoặc cắt đi một nửa phuy có thể đặt trực tiếp bên dưới bồn cầu để hứng phân.Phải thường xuyên rắc tro bếp hoặc các loại vật liệu khô khác để ngăn mùi. Có thểvứt cả giấy toilet vào thùng phuy.

Điều kiện áp dụng • Thùng chứa dầu và các thùng chứa có thể sử dụng ở những nơi có mặt đất

cứng và mực nước ngầm ổn định. • Không phù hợp đối với việc hứng lẫn nước tiểu và phân. • Việc thu, hứng phân bằng các thùng đựng dầu hay các thùng chứa khác phảii

phù hợp với các điều kiện tại cộng đồng, và các phương pháp lấy phải đảm bảovệ sinh, an toàn. Cỡ và trọng lượng phải phù hợp.

Thùng hứng phân ở Uganda (ảnh J.Masondo,IRC).

Thùng chứa pôlitilen hứng nước tiểu Thùng chứa dầu pôlitilen hứng phân

Cỡ gia đình Sức chứa Thời gian đầy 7 người k. 20 lít 2 ngày 7 người 20-100 lít 1-5 tuần

Thuận lợi: Thùng đựng dầu hay các thùng khác dễ kiếm tại địa phương. Kích cỡ có thể được lựa chọn phù hợp theo nhu cầu

Bất lợi: Tiếp xúc với phân tươi có nguy cơ cao về sức khoẻ. Không hứng phân lẫn với nước. Nước sử dụng để rửa vệ sinh sau đại tiện phải thu riêng

Thông tin: Chung www.gtz.de/ecosan www.waste.nl

Philippin www.caps.ph

Ấn độ www.sulabhinternational.org

Ảnh chèn: Thùng nhựa để hứng nước tiểu ở in Mexico (ảnh WASTE).

Page 30: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 31: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Phân từ nhà vệ sinh khô và phân từ nhà tiêu tách riêng nước tiểu có thể đượchứng vào các ngăn bể hay các khoang chứa được xây bên trên mặt đất bằng gạchhoặc đá và có cửa để lấy phân. Cửa lấy phân nên được làm kín bằng loại vật liệukhông thấm nước. Ở đây không những là nơi chứa phân mà phân còn được (tiền)xử lí bằng cách tiền tổng hợp. Phần lớn các hệ thống sử dụng hai ngăn để tránhviệc phải tiếp xúc trực tiếp với phân tươi; trong khi ngăn này đầy thì có thể đại tiệnvào ngăn bên kia. Những hệ thống này được gọi là những hệ thống Hai ngăn. Vềquy trình khử nước trong những ngăn này xem Phần Xử lí - Khử nước, trang 41

Các điều kiện áp dụng

Các chi phí: Một hệ thống hai ngăn hoàn chỉnh, US$ 160 (Mexico,1998). Một hệ thống hai ngăn độc lập hoàn chỉnh, US$ 35 (China,2002). Chi phí vận hành và bảodưỡng với quy mô gia đình thì không đáng kể.

• Ngăn chứa và khoang chứa phù hợp với những khu vực có lớp đất dưới bềmặt cứng và nơi có mực nước ngầm cao.

• Hệ thống này có thể áp dụng ở các khu vực nông thôn và cả các khu vựcthành thị. Tưy nhiên, phải lưu ý rằng nếu không thể khử nước và tổng hợp tạichỗ thì việc vận chuyển sẽ tăng các chi phí về vận hành và bảp dưỡng.

• Việc tổng hợp phân không thể tiến hành ở những nơi có khí hậu khô. • Cũng như các phương án vệ sinh khô khác, cần phải cân nhắc việc ảnh

hưởng đến sức khoẻ liên quan đến việc (tiền) xử lí phân.

Double vault system in South Africa (photo J.Masondo,IRC).

Cỡ hộ gia đình 7 người

Khả năng chứa 0.6 – 0.8 m3

Thời gian đầy khoang khoảng 6 tháng

Thuận lợi: Mô hình này không phải xử lí, tiếp xúc với phân tươi nhiều. Phân được tiền xử lí ngay tại chỗ. Có nhiều thời gian chờ

Bất lợi: Cần phải chú ý quá trình xử lí trong ngăn chứa. Sau khi lấy phân cần phải tiếp tục xử lí.

Thông tin:

Chung www.who.int

Nam PHi

www.gtz.de/ecosan www.csir.co.za

Úc http://www.enviro-options com au

Page 32: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 33: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Xe ba bánh hay xe cải tiến có thể được sử dụng để chở các thùng chứa nước tiểuhoặc phân (pê đan hoặc gắn động cơ). Xe cải tiến hoặc xe ba bánh có thể đi ởnhững ngõ nhỏ. Xe ba bánh có thể tăng tốc độ gom và tăng bán kính gom trong cáckhu vực thành thị, chở các thùng chứa đến điểm trung chuyển hay chở thẳng đếncác nhà trạm xử lí. Từ các điểm trung chuyển, nước tiểu và phân có thể đượcchuyển lên xe tải hoặc máy kéo, những phương tiện này có thể chở với khối lượnglớn hơn trên một quãng đường dài hơn. Xe ba bánh có thể thu từ nhà này sang nhàkhác, mặc dù vậy nhưng nước tiểu có thể thu từ những thùng chứa lớn phục vụ mộtsố hộ gia đình.

Điều kiện áp dụng

• Xe cải tiến và xe ba bánh đặc biệt phù hợp với các khu vực thành thị có địahình bằng phẳng và có đường vào.

• Xe cải tiến và xe ba bánh không thể thu gom với khối lượng lớn (> 300 lít,> 300 kg) hoặc chở với quãng đường dài.

• Người điều khiển xe phải được tập huấn và phải tuân theo các quy định.

Chi phí: Chi phí đầu tư một xe ba bánh gắn máy khoảng US$ 300 (Ấn độ,2005). Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm khoảng US$ 2000 (Ấn độ,2005) cho việcthu gom phân của 8000 hộ bằng các xe ba bánh gắn máy (gồm cả nhân công).

Xe ba bánh gắn máy ở Ấn độ (ảnh WASTE).

Thuận lợi: Không phải đầu tư nhiều về hạ tầng cơ xở. Là nguồn thu nhập cho các nhà thầu tư nhân. Có nhiều khả năng liên kết với các dịch vụ thu gom chất thải cứng

Bất lợi:

Thông tin: chung

Phụ thuộc nhiều vào sự tự nguyện trả của người dân đối với công tác lấy phân thường xuyên. Chỉ phù hợp khi chở với khối lượng nhỏ trên quãng đường ngắn. Thường phải có các điểm trung chuyển. Chi phí hoạt động thấp dễ dẫn đến việc đổ phân và nước tiểu bừa bãi không kiểm soát.

Chèn ảnh: Phương tiện chuyên chở nước tiểu ở Philippin (ảnh WASTE).

Page 34: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 35: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

MAPET và Vacutug là hai trong số rất nhiều các ví dụ về các hệ thống hút bể vệ sinh (bể tự hoại). Các thiết bị MAPET và Vacutug chủ yếu được thực hiện với quy mô nhỏ,người vận hành tư nhân đi thông hút bể nhà vệ sinh bằng các phương tiện là bồnchứa mini và bơm gắn động cơ hay bơm tay. Cả hai hệ thống Công nghệ thủ công lấy phân từ hố đào (MAPET) và các thiết bị Vacutag của Liên Hợp Quốc đều bao gồmmột bồn chứa, một bơm có ống gấp.MAPET dùng một bơm tay có thể hút đầy vàobồn chứa chân không dung tích 200 lít trong vòng 5 – 20 phút. Hệ thống Vacutug gồmmột bồn chứa chân không có dung tích 500 lít và một bơm chạy bằng động cơ xăng loại nhỏ có khả năng hút phân loãng (hoặc nước tiểu) với công suất 1,700 lít/phút.Thiết bị MAPET có thể gắn trên một xe đẩy. Còn Vacutug là một bồn chân không nhỏvới một động cơ có thể sử dụng luôn làm động cơ xe. Phân loãng được chuyển tớiđiểm tập kết, từ đó các xe bồn hút chân không sẽ chuyển tới các nhà máy xử lí trong thành phố.

Chi phí: Đầu tư MAPET US$ 3000 (1992,Tanzania). Chi phí cho hệ thốngVacutug US$ 5000 (1998,Nairobi).Các chi phsi vận hành MAPET US$ 2.50 /200 lít (1992,Tanzania). Chi phí vận hành Vacutug US$ 3-5 / 500 lit(1998,Nairobi).

Thuận lợi: Chi phí vận hành thấp. Có thể lắp dựng, hoạt động và bảo dưỡng sử dụng vật liệu và kỹ thuật tại địa phương. Chi phí đầu tư: tư nhân có thể đầu tư và phát triển thành các doanh nghiệp nhỏ.

Bất lợi: Thường không lấy được các chất thải cứng từ các hố đào hay bể tự hoại. MAPET không phù hợp nếu phải chuyên chở với quãng đường dài trên 0.5km. Chi phí vận hành thấp dễ dẫn đến việc đổ phân loãng và nước tiểu bừa bãi không kiểm soát.

Thông tin: Chung

Vacutug

• Các công nghệ Vacutug và MAPET có thể được sử dụng ở những nơi đông dân cư nhưng lại có đường nhựa hẹp.

• Mặc dù những thiết bị này được thiết kế để hút hố và bể tự hoại nhưng có thểđược sử dụng để hút nước tiểu.

• Người vận hành phải được tập huấn vận hành và các quy định. • Những phương án này có bền vững hay không thì chủ yếu phụ thuộc vào cộng

đồng và khả năng kinh tế tại địa phương. • Khi thiết kế hố hoặc bể tự hoại phải cân nhắc đến việc sau này sử dụng các

thiết bị để thông hút.

Điều kiện áp dụng

MAPET ở phố hẹp ở Tanzania (ảnh WASTE). Ảnh chèn: Công nghệ MAPET được sử dụng ở Tanzania (ảnh WASTE).

Page 36: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 37: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Hệ thống thoát nước thải ổn định, hay còn gọi là hệ thống thoát nước đường kínhnhỏ được thiết kế để ngăn các chất thải rắn không cho chui vào hệ thống thoát nướccó đường kính nhỏ của cộng đồng. Một điều kiện rất quan trọng để cho hệ thốngđược hoạt động tốt đó là tối thiểu trung bình mỗi người sử dụng 25 lít nước mộtngày. Trước tiên nước thải được ổn định tại một bể lắng,sau đó nước được chảy qua một ống cống nhỏ (50 – 200 mm) bằng nhựa PVC hoặc bằng loại vật liệu bền khác.Ống cống được đặt với độ dốc dọc thay đổi từ 0% đến 10%. Nên hạn chêsoos lượnghố thăm để hạn chế tối đa các hố bị mở nắp và thải rác vào hệ thống. Giá thành cho hệ thống sẽ giảm nếu như một nhóm các hộ sử dụng chung một bể lắng. Mặc dù hệthống thoát nước ổn định chủ yếu được sử dụng để thoát nước nhưng các đườngống nhỏ cũng được sử dụng để chuyển nước tiểu.

Điều kiện áp dụng • Hệ thống này phù hợp với những khu vực đông hoặc thưa dân cư. • Ở những nơi có cao trình khác nhau không cho phép thoát tự chảy thì phải

sử dụng các trạm bơm. • Hệ thống này phù hợp với những nơi đã có các bể tự hoại, nhưng có nguy

cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường. • Muốn áp dụng hệ thống thì phải hiểu rõ được điều kiện thuỷ lực. • Hệ thống này cần phải thường xuyên có nước để tránh bị tắc.

Chi phí: Đầu tư cho một hộ là US$150 –500 (ở Honduras,1990). Đầu tư cho một người là US$35 –85(ở Đông Bắc Brazil). Đối với khu vực nông thôn, đầu tư giảm từ 20%-50% so với hệ thống thoátnước thải truyền thống. Nơi đã có sẵn bể tự hoại thì giá giảm xuống

từ 40%–70%(USA).

Thuận lợi: Không yêu cầu người sử dụng phải quan tâm nhiều.

Bất lợi: Cần có hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng Bể lắng phải được thau rửa định kỳ

Có thể dùng để thoát tất cả các loại nước thải.

Có nguy cơ dễ bị tắc do nối các đường ống mà không qua bể lắng.

Cần ít nước để thải phân qua đường ống đường kính nhỏ.

Mỗi khi đi đại tiện phải cần nhiều nước để xả phân.

Ống cống có thể đặt ở những nơi có dốc dọc phẳng đều. Phân được chuyển đi ngay “không nhìn thấy”.

Thông tin: chung

Nhà có xây bể lắng tại làng Nile Delta, Ai cập (ảnh D.Mara).

Page 38: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 39: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Phân huỷ là một quá trình hiếu khí, tại đó vi khuẩn và các sinh vật khác ăn các chấthữu cơ và phân huỷ chúng. Phân huỷ (một chất) và đồng phân huỷ (hai hay nhiềuchất) nhìn chung là những phương pháp được chấp nhận để xử lí phân. Để bắt đầuquá trình phân huỷ, vật liệu có thể phân huỷ được trộn và rải theo luống (thẳng hay đống tròn). “Công thức” là tổng hợp vật liệu có thành phần carbon và ni tơ cao. Không khí được bổ sung để duy trì các điều kiện hiếu khí bằng cách đảo luống hay cho không khí thổi qua chúng. Để xử lí một cách thoả đáng phân cùng với các chất hữu cơkhác tại luống thì theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (1989) khuyến nghị các hoạt độngphân huỷ theo dạng luống cùng với các chất hữu cơ khác diễn ra trong vòng mộttháng ở nhiệt độ 55-60oC sau đó để cho hỗn hợp compost được ổn định phải chờ từhai đến bốn tháng. Với các điều kiện như vậy, tỷ lệ các mầm bệnh bị tiêu diệt có thểchấp nhận được đối với sức khoẻ con người. Trộn thêm phân, đặc biệt là nước tiểuvào phân compost tổng hợp từ các chất thải gia đình sẽ mang lại giá trị dinh dưỡngcho đất (N-P-K) cao hơn loại phân compost tổng hợp từ phân gà và các chất từ cây cỏ. Đồng phân huỷ, kết hợp phân và quản lý các chất thải rắn là rất hiệu quả. Điều kiện áp dụng • Loại vật liệu (chất thải), khí hậu, nơi tổng hợp (rộng rãi) và khả năng tài chính,

tất cả đều có ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống, đặc biệt là kiểu tổng hợp phân huỷ theo dạng luống và kích cỡ luống, công thức và mức độ về công nghệ.

• Các biện pháp đặc biệt như thường xuyên đảo luống hơn hay che đậy các đốngtốt hơn có thể giúp đạt được điều kiện nhiệt độ mong muốn.

• Tổng hợp phân compost là một quá trình sinh hoá chứ không phải quá trình cơsinh học nên cần yêu cầu kinh nghiệm và các kiến thức thực tế cùng với khảnăng quản lí tốt.

Chi phí: Các chi phí vận hành US$5 30/tấn phân compost (chi phí sẽ cao hơn đốivới các bãi tổng hợp nhỏ hơn). Chi phí đầu tư tương ứng với kích thước của bãiđể tổng hợp và quy mô thiết kế.

Ảnh chèn: Nông dân Braxin cho xem loại phân compost (ảnh WASTE).

Tổng hợp theo luống tại Yemen (ảnh WASTE).

Thuận lợi: Bất lợi: Linh hoạt về quy mô sản xuất. Vận hành và bảo dưỡng yêu cầu kinh nghiệm

chuyên môn. Giấy đi vệ sinh cũng có thể tổng hợp. Việc kiểm soát côn trùng hay thu hút vật nuôi đến

gần bãi tổng hợp bị hạn chế. Thông qua quá trình đồng tổng hợp, ta sẽ có được một sản phẩm an toàn kết hợp các chất dinh dưỡng và các vật liệu hữu cơ

Muốn giảm chi phí tổng hợp thì phải có bãi rộng.

Thông tin: chung

Page 40: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 41: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Trong các hệ thống khử nước (nhà vệ sinh khô) hai ngăn như được miêu tả ở phần"thu gom" được thu vào các ngăn chứa, phân có thể được làm khô ngay bên trong ngăn chứa bằng ánh nắng, bốc hơi tự nhiên và thông hơi. Các chất hấp thụ như vôi bột, tro bếp, đất vụn khô cũng nên được rải thêm vào trong ngăn chứa sau mỗi lần đi đại tiện để hút ẩm và làm cho đống phân được tơi xốp hơn. Sản phẩm sau quá trìnhkhử nước sẽ là một loại phân tơi xốp, nhiều mùn, các bon, nhiều chất xơ, phốt pho và kali. Loại phân mùn này nên được bảo quản, làm khô dưới ánh nắng hoặc đượctổng hợp để diệt tất cả các mầm bệnh. Điều kiện áp dụng • Nhà vệ sinh khô phù hợp với đa số các điều kiện khí hậu, nhưng hoạt động tốt

nhất ở những nơi có khí hậu khô với nhiệt độ trung bình cao, mùa khô dài hơn mùa mưa.

• Hệ thống nhà tiêu khô phù hợp nhất đối với khu vực nông thôn và ngoại thành, bởi phân có thể sử dụng ngay tại chỗ. Đối với các khu vực thành thị hay cácnơi tổng hợp phân với quy mô lớn thì phải cần có một hệ thống thu gom. (Xem phần vận chuyển – hệ thống chuyên chở bằng sức kéo, trang 33).

• Khử nước ở phân phù hợp đối với loại nhà vệ sinh tách nước tiểu và nước rửasau đại tiện. Khử nước trong hỗn hợp phân chỉ phát huy tác dụng tốt trongđiều kiện khí hậu khô.

• Cần phải có sự quan tâm đối với công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Chi phí: Chi phí đầu tư cho một hệ thống hai ngăn hoàn chỉnh độc lập US$ 160 (1998 Mexico).

Chi phí đầu tư hệ thống hai ngăn hoàn chỉnh trong nhà US$ 35 (2002 China). Chi phí vận hành và bảo dưỡng rất thấp (không bao gồm chi phí vận chuyển).

Thuận lợi: Bất lợi: Tiền xử lí phân một cách thoả đáng.

Bảo dưỡng kém dễ dẫn đến hư hỏng Nước rửa sau khi đi đại tiện phải có hệ thống thu riêng. Giảm tối đa khối lượng phân.

Sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được về mặt thẩm mỹ.

Thông tin: chung www.gtz.de/ecosanwww.csir.co.za

Khoang chứa của hệ thống nhà vệ sinh khô hai ngăn ở Chordeleg,Ecuador (Nguồn: trình bày do J.Aragundy,X.Zapata,El Salvador 2003).

Page 42: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 43: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Lọc qua đất chính là việc xây dựng các bể chứa đất lầy ướt hay hệ thống có đáytrồng sậy, đây là các hệ thống xử lí nước thải không lẫn chất thải rắn. Nước thải nàycó thể là nước thải đã được xử lí trước từ một nhà vệ sinh dạng xối rửa hay nướcrửa sau khi đi đại tiện từ một nhà vệ sinh tách nước tiểu có thể kết hợp với nước thảitừ nhà bếp, nhà tắm hoặc tách riêng. Một hệ thống lọc đất trồng trước tiên phải cómột bể chứa không ngấm nước gồm một lớp hỗn hợp cát và sỏi lót dưới đáy bể trồngtrên đó là loại thực vật sống ở những nơi ẩm ướt như cây sậy. Nước thải không lẫnchất rắn được xả từ bể chứa lên trên lớp lọc hay qua một hệ thống ống ngầm vàchảy qua lớp lọc (theo phương đứng). Người ta hay lắp đặt loại chảy theo phương ngang, loại này dễ làm nhưng không xử lí hết được nitơ. Nước thải được xử lí qua nhiều công đoạn, trong đó vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng. Sau khi được xử lí, nước có thể trực tiếp xả xuống các hồ chứa nước để sử dụng tưới hoặc hồi phục lạilượng nước ngầm. Điều kiện áp dụng • Nếu hệ thống lọc được xây dựng ở những khu vực có khí hậu nóng có thể liên

tục trồng các loại cây sống ở nơi lầy lội để có thể thu hoạch, sử dụng nhữngcây này.

• Hệ thống lọc qua đất có thể được thực hiện tại gia đình hay tại cộng đồng. Cũng có thể sử dụng ở những nơi biệt lập như các trường học ở nông thôn.

• Khi thiết kế và thi công cần phải nắm rõ về công tác xử lí chất rắn. • Cần rất ít các thiết bị kỹ thuật. Giá thành thay đổi phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố như cát, sỏi, vật liệu xây bể và giá đất.

Chi phí: Chi phí đầu tư trung bình US$585/người (ở Đức,2005). Chi phí đầu tư cho 7000 người US$16/người (Syria,1999).

Chi phí vận hành cho 7000 người US$1.17/người/năm (Syria,1999).

Thông tin: Chung www.bodenfilter.de/engdef.htm www.constructedwetlands.org www.gtz.de/ecosan www.sandec.ch

Bất lợi: Thuận lợi: Cần một khoảng khá rộng đối với loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ.

Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải.

Cần tiếp tục xử lí thêm nếu như nước được sử dụng để tưới cho các loại cây dùng làm lương thực.

Nước sau xử lí có thể dùng để tưới.

Tiền xử lí sẽ phát sinh cặn bùn Hoạt động không cần năng lượng. Trong hai năm đầu cần phải chú trọng bảo dưỡng Dễ vận hành.

Xây dựng hệ thống lọc qua đất theo phương đứng ở El Salvador (ảnh WASTE).

Ảnh chèn: Xử lí nước thải ở (ảnh WASTE).

Page 44: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 45: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Trong quá trình phân huỷ, các chất hữu cơ từ của con người, động vật hay rau thảisẽ được làm thành mùn (tơi xốp) bởi các hoạt động vi sinh nếu như không có không khí. Quá trình này sẽ sinh ra khí đốt mêtan, một nguồn năng lượng (biogas). Quátrình phân huỷ diễn ra trong từ hai tuần đến hai tháng, sau đó phần chất lỏng có thểđược lấy ra liên tục theo từng đợt hoặc. Có nhiều phương án, từ các công nghệphân huỷ đơn giản đến những thiết kế phức tạp ở quy mô hộ gia đình hoặc quy môcấp cộng đồng. Một công nghệ phân huỷ kỵ khí trong nhà " loại mái vòm cố định" gồm một bể biogas đơn giản có đáy phẳng và một khoang bể hình tròn được đậybằng một bể đựng khí có dạng mái vòm bê tông. Gas được giữ ở phần trên của bể. Áp lực gas tăng đồng thời với thể tích gas trong bể sẽ đẩy chất lỏng sang một bểkhác (xem minh hoạ). Điều kiện áp dụng • Bể phân huỷ phù hợp nhất với loại khí hậu ấm. • Bể phù hợp với các khu vực nông thôn nhất, nơi có thể cho thêm phân động

vật trong quá trình phân huỷ. • Quá trình phân huỷ rất nhạy cảm với cả nhiệt độ và vật liệu. Cả hai cần phải

được kiểm soát.

• Khi xây dựng yêu cầu kỹ năng khá cao, tuy nhiên việc vận hành và bảodưỡng lại đơn giản đối với các hệ thống phân huỷ theo từng mẻ.

Chi phí đầu tư thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào quy mô chung của công trình. Chi phícho việc sản xuất gas tăng khi nhiệt độ thời tiết giảm. Tuổi thọ của công trình từkhoảng 20 - 25 năm.

Chi phí: Đầu tư bể biogas hộ gia đình là US$ 300 – 400 ở Nepal, (loại mái vòmcố định từ 4 – 20m

3). Chi phí bảo dưỡng (bể 8m

3) US$ 5.50 – US$ 8.50/năm. Chi

phí vận hành không đáng kể.

Xây bể biogas ở Việt Nam (ảnh SNV Tổ chức phát triển Hà Lan).

Ảnh chèn: Bể chứa chất lỏng của công trình biogas ở Việt Nam (ảnh SNV Tổ ChứcPhát Triển Hà Lan).

Thuận lợi: Bất lợi: Phân "ngoài tầm mắt". Nguy cơ an toàn về gas Sản phẩm cuối cùng của gas sinh học sạch, có thể thay mới được.

Chất lỏng từ bể cần phải được lấy ra và xử lí Nếu không xử lí chất lỏng thì vẫn còn tồn tại các mầm gây bệnh.

Phân huỷ cả những chất gây ô nhiễm (như giấy vệ sinh). Không cần nhiều nhu cầu quản lí vận hành và bảo dưỡng.

Thông tin: chung

Page 46: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 47: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Việc sử dụng phân và nước thải trong nông nghiệp diễn ra hàng ngày mặc dù việcsử dụng này hiếm có những kế hoạch. Nước và các chất dinh dưỡng được tái sinh thông qua sản xuất cây nông nghiệp, và bằng cách này vệ sinh đóng góp vào vấnđề an toàn thực phẩm và có thể cải thiện thu nhập gia đình và dinh dưỡng. Có rấtnhiều việc cần phải làm để bảo vệ sức khoẻ của người nông dân và cộng đồng khỏinhững ảnh hưởng có nguy cơ gây hại khi sử dụng phân người và nước thải trong nông nghiệp, nhưng với việc vận hành một quá trình cẩn thận sẽ mang lại sự an toàn và có rất nhiều những lợi ích khác. Đặc biệt cần phải giữ gìn lượng phốt pho. Hàng năm khoảng 40 triệu tấn đượckhai thác sử dụng để sản xuất phân hoá học để dùng làm phân bón trong nông nghiệp.

Những nguồn phốt pho lớn nhất ngày nay là ở Tây Shahara/Marốc và ở Trung quốc. Theo ước tính với mức tiêu thụ hiện tại nguồn phốt pho sẽ bị cạn kiệt trong vòng 150 năm nữa, thậm chí còn nhanh hơn. Theo dự đoán, nguồn này sẽ cạn kiệtnhanh hơn nếu nhu cầu sử dụng phốt pho tăng. Với trường hợp dự đoán này thìnguồn phốt pho ở các nước xuất khẩu có lẽ sẽ bị cạn kiệt trong vòng 30 năm.

Một yếu tố phức tạp đó là khoáng chất phốt pho có chứa dấu hiệu của chất hoáhọc catmi. Nếu mức độ catmi quá cao thì cần phải loại bỏ và việc này sẽ tăng giáthành khai thác phốt pho.

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc cạn kiệt nguồn phốt pho đó là việc sửdụng không hiệu quả trong nông nghiệp và sự phân tán trong nước cống và cácchất thải cứng của phốt pho có chứa trong thức ăn và các loại bột gặt có gốc phốtpho. Tái tạo lại phốt pho từ lớp đất mặt yêu cầu phải chặt, phát và đốt cây và đókhông phải là hướng để thay đổi. Tái chế từ vệ sinh và chất thải rắn có thể là mộtphần của giải pháp. Sớm phải có những thay đổi cơ bản về nguồn khai thác, tái chếhay ngăn chặn việc khai thác nguồn tài nguyên hiếm này. Với tình hình khẩn cấp như này vấn đề về phốt pho cần phải được nêu và thảo luận trong các cuộc họp quốc tế về phát triển bền vững. Nhu cầu thu hồi phốt pho từ phân sẽ trở thành vấnđề cốt yếu đối với các thế hệ tương lai! Thông tin: chung www.sei.se www.fao.orghttp://minerals.usgs.gov/minerals

Sử dụng nước tiểu người ở Philippin (ảnh WASTE). Ảnh chèn: Đá phốt phát: thời gian khai thác còn lại dựa trên trữ lượng hiện tại

từ năm 2005, nhu cầu sử dụng mỗi năm tăng 2% (Nguồn:SEI).

Page 48: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 49: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

“Sử dụng phân compost, tôi thu hoạch được nhiều hơn. Năm nay năng xuấtđậu và rau tăng gấp đôi so với năm ngoái”(khi ông ta sử dụng phân hoá học)

Từ:Quazi,A.R.[Diễn đàn Tổ chức PCP về phát triển nước sạch và vệ sinh] Nghiên cứu về việc tái xử dụng phân ở Bangladesh: Các nghiên cứu về vệ sinh môi trườngsẽ được Trung Tâm Nước và Vệ Sinh Quốc Tế xuất bản.

Phân được phân huỷ rất giàu các chất dinh dưỡng (NPK – nitơ , phốt pho và kali)và các chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong phân compost có tác dụng như là chất điềuhoà đất. Và nó cũng làm cho cấu trúc và khả năng giữ nước của đất pha cát tốthơn và làm cho đất sét thấm tốt hơn. Bản thân phân compost hay kết hợp với cácchất có thể bị phân huỷ do vi khuẩn khác làm tăng độ màu mỡ của lớp đất mặt.

Điều kiện áp dụng • Việc ứng dụng phân compost với quy mô lớn chỉ được khuyến nghị sau khi đã

hoàn toàn được qua công đoạn xử lí lần hai, có nghĩa là sau khi đã tiêu diệttoàn bộ mầm bệnh.

• Phân compost có chứa phân người nên được bón trước khi gieo hoặc trồng. Tỷlệ bón theo tỷ lệ các loại phân gốc phốt pho.

• Phân compost có chứa phân người nên được sử dụng sao cho lớp trên cùngphải được phủ bởi đất. Lưu ý; phân compost tổng hợp từ phân người không được bón cho các loại rau dùng ăn sống.

• Khi tiếp xúc và bón phân compost phải mặc các đồ bảo hộ.

Ảnh chèn: Bón phân compost để chất điều hoà đất (ảnh H.Mang).

Bất lợi: Thuận lợi: Khi sử dụng phân compost tổng hợp từ phân

người phải luôn chú ý tới sự ảnh hưởng sức khoẻ!

Dùng phân compost sẽ giảm nhu cầu sử dụng phân hoá học. Phong tục có thể không cho phép sử dụng loại

phân này. Phân compost cải thiện được điều kiện đất.

Thông tin: chung

Sử dụng phân compost tại vườn rau ở Malawi (ảnh Aquamor).

Page 50: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 51: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Khi được hỏi chị sử dụng nước tiểu và nước sau khi đi vệ sinh để bón cây gì, Nandawathi cười và nói“Ớt, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ chỉ sử dụng khi chúng đã khô chứ không dùng tươi!”

Nandawathi, Thị trấn Matale,Sri Lanka.

Nước tiểu là loại phân chất lượng cao, giầu nitơ nhưng giá thành lại thấp trong sảnxuất nông nghiệp. Nên tưới nước tiểu càng gần mặt đất càng tốt, tưới sát gốc để ngăn sự thất thoát nitơ. Vì vậy thường hoà lẫn nước tiểu với nước hoặc trộn lẫn đất trướckhi tưới. Tỷ lệ tưới và tần xuất tưới phụ thuộc vào nhu cầu nitơ của cây trồng và kích cỡ rễ của loại cây đó. Nhìn chung những khuyến nghị hiện tại đối với việc sử dụngphân bón có chứa nitơ có thể là một hướng dẫn tốt đối với việc sử dụng nước tiểu. Những nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật khi tiếp xúc và sử dụng nước tiểu người chủyếu liên quan đến việc để bị lẫn phân. Đối với những hệ thống quy mô lớn hơn, thờigian lưu, chứa khuyến nghị từ 1-6 tháng với nhiệt độ tự nhiên, phụ thuộc vào loại cây cần bón phân sau khi thu hoạch sẽ được ăn sống hay nấu chín. Trong thời gian lưu, chứa, không nên hoà nước tiểu với nước để tránh sự phát triển của các vi sinh vật, đểtăng tỷ lệ mầm bệnh bị tiêu diệt và để ngăn không cho muỗi sinh sôi. Tại hộ gia đình, nước tiểu có thể được sử dụng mà không cần phải lưu chứa cho tất cả các loại cây trồng sử dụng trong gia đình. Sau khi tưới một tháng có thể sử dụng sản phẩm từnhững loại cây này. Một lí do đối với hướng dẫn bớt khắt khe này (đối với các hộ đơn lẻ) đó là nguy cơ truyền các mầm bệnh từ người sang người cao hơn là nguy cơtruyền mầm bệnh từ phân có chứa nước tiểu.

Điều kiện áp dụng • Không nên tưới nước tiểu ở những khu vực có độ mặn cao. • Phải tuân thủ và hiểu rõ những khuyến nghị đối với thời gian lưu chứa và

kỹ thuật tưới.

Thuận lợi: Bất lợi: Nước tiểu dùng để thay thế các loại phân khoáng.

Khối lượng lớn hơn so với phân hoá học. Khi tưới nước tiểu phải chú ý bảo vệ sức khoẻ! Phong tục có thể không cho phép sử dụng nước tiểu để tưới cây.

Các chất dinh dưỡng trực tiếp bón cho cây

Thông tin: Chung www.smi.ki.se www.who.int www.ecosanres.org

Tưới nước tiểu vào hố gần gốc cây,Harare (ảnh Aquamor). Ảnh chèn: Thiết bị thường dùng để tưới nước tiểu (ảnh Aquamor).

Page 52: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 53: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Chị Jharna, một cư dân ở làng Dhopagata và là một người nội trợ trong gia đình cho biết trước đây chị sử dụng dầu hoả để nấu ăn và chị thấy bất tiện khi sử dụng nó, đặc biệt là khi bảo dưỡng bếp dầu. Giờ chị rất thoải mái khi nấu ăn bằng biogas và thấy rằng việc sử dụng này là rất tốt vì đây là ga tự nhiên. Thông tin từ:Quazi,A.R.[Diễn đàn Phát triển nước sạch và vệ sinh của các tổ chứcPCP] Nghiên cứu về vấn đề tái sử dụng phân ở Bangladesh. Trong phần:Các ví dụnghiên cứu vệ sinh môi trường sẽ được Trung Tâm Nước và Vệ Sinh Quốc Tế(IRC) xuất bản. Biogas là một hỗn hợp khí mêtan (60%) và các bon đi ô xít (40%), sản sinh ra do quátrình phân huỷ kỵ khí của các chất hữu cơ, thường là các chất như phân gia súc, phân người và xác cây hoa màu. Bể biogas với quy mô nhỏ có thể cung cấp nhiên liệuchiếu sáng, nấu ăn, sưởi ấm trong gia đình. Biogas với quy mô lớn có thể cung cấp đủgas cho động cơ phát điện chạy nhiên liệu gas. Năng lượng (nhiệt) từ biogas có thểsản sinh ra khoảng 6 kWh/m

3. Nhiệt lượng này tương ứng với nửa lít dầu diesel và 5.5

kg củi đun.1 kg phân người có thể sản sinh ra 50 lít biogas:1 kg phân gia súc cho 40 lítbiogas, và 1 kg phân gà cho khoảng 70 lít biogas.

Điều kiện áp dụng • Để sử dụng biogas, điều kiện tiên quyết đó là phải thiết kế hệ thống bếp ga sinh

học đặc biệt hay thay đổi cách đun nấu cũ của người sử dụng.

• Trong một số trường hợp, đặc biệt với quy mô lớn cần phải xử lí thêm trước khi sử dụng. Công tác xử lí nhằm loại bỏ nước, hydrô sunfua hoặc các bon đi ô xítra khỏi gas thô.

• Cần phải có các biện pháp an toàn, đặc biệt để giảm nguy cơ cháy nổ trong trường hợp rò rỉ gas.

Biogas được sử dụng để nấu ăn ở Bangladesh (ảnh SNV Tổ Chức Phát TriểnHà Lan).

Thuận lợi: Cung cấp nguồn năng lượng sạch, giảm việc sử dụng nguồn năng lượng không hồi phục được và giảm các bệnh về hô hấp. Giảm thời gian phải đi kiếm củi đun. Giảm nạn phá rừng và xói mòn đất

Bất lợi: Sử dụng biogas để chiếu sáng kém hiệu quả hơn dầu hoả.

Thông tin: Chung

Page 54: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 55: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Tình trạng ban đầu Ở Philippines, khoảng 30% dân số không được sử dụng hệ thống vệ sinh cải tiến. Sốliệu này thay đổi theo từng vùng miền và ở Thành phố San Fernando tỉnh La Union,số dân không có các hệ thống vệ sinh tiêu chuẩn thấp hơn, khoảng 10%. Với tỷ lệ nàynhưng vẫn chiếm khoảng 2,500 hộ, chủ yếu ở các barangay (làng) nghèo vùng duyên hải và các vùng núi cao, nơi mà người dân có tập quán đi vệ sinh ngoài trời, hố đào tựnhiên hay đi vệ sinh ở những khu vệ sinh công cộng không hợp vệ sinh. Nghèo đói, không quan tâm đến hậu quả gây ra do kém vệ sinh và nhận thức thấp về các giảipháp vệ sinh đã dẫn đến việc lơ là về vấn đề vệ sinh. Hậu quả là rất nhiều giếng nướcở thành phố bị nhiễm bẩn. Mãi đến năm 2004 ở Thành phố San Fernando mới có mộtgiải pháp để cải thiện vệ sinh đó là xây các nhà tiêu dạng xối rửa. Nhà tiêu loại nàybao gồm bồn cầu dạng xổm nối với bể tự hoại, thường là mỗi nhà vệ sinh một bểnhưng thường xuyên phải hút bùn phân đi. Vì chi phí cho dịch vụ thông hút khá cao nên các hộ thường không lát đáy bể, cho phép nước tự thấm để giảm số lần thông hútbể. Nhưng hậu quả của việc đó là làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm. Tạiba barangay vùng duyên hải các công trình vệ sinh công cộng đều không hoạt độngtốt chủ yếu do thiếu nước để xối rửa. Cải thiện các điều kiện vệ sinh Chính quyền thành phố nhận thấy rằng sực khoẻ cộng đồng chỉ được cải thiện nếunhư tất cả người dân được sử dụng hệ thống vệ sinh phù hợp không làm cho cácnguồn nước uống bị ô nhiễm. Khi thi thrưởng Thành phố, Bà Mary Jane C.Ortega,đọc về tình hình vệ sinh sinh thái tháng 12 năm 2003, Bà quyết định thực hiện việcnày ở thành phố mình. Vệ sinh sinh thái liên quan đến việc thu hồi và tái sử dụng cácnguồn chứa trong phân và nước thải, và bà Ortega nhận ra đây là một cách để trao quyền hành động cho cộng đồng thông qua một quá trình xây dựng năng lực và cáccông tác về xã hội liên quan đến các buổi hội nghị, tập huấn và hội thảo ở các cấp từthành phố, đến cấp gia đình. Do vậy thị trưởng quyết định rằng các cộng đồng là yếutố chính để thay đổi, bắt đầu từ hai barangay (làng) nghèo nhất. Vệ sinh thông minh Về công nghệ: Trong vòng một năm, hai baragay có thu nhập thấp ở San Fernando (SanAugustin và Nagyubuyuban) đã bắt đầu lắp đặt và sử dụng nhà tiêu dẫn táchnước tiểu không dùng nước. Nhà tiêu được đặt 60-100 cm bên trên cao độ thiên nhiên cho phép phân rơi trực tiếp xuống khoang chứa ngay bên dưới bồn cầu. Trong khi nước tiểu chảy thẳng vào một thùng chứa nhỏ. Kết cấu này có một khoang bên trong đặt một thùng chứa với dung tích khoảng 25 lít hoặc một bình chứa bằng nhựa(HDPE) 50 lít, loại có thể dễ dàng vận chuyển khi đầy.

Thị trưởng thành phố thăm một nhà tiêu mới xây tại San Fernando (ảnh WASTE). Ảnh chèn: Các điều kiện vệ sinh ở San Fernando, trước khi các nhà tiêu mớiđược xây dựng (ảnh WASTE).

Page 56: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Sự phù hợp: Các hộ tự lấy phân, sử dụng phân compost và nước tiểu để bón cây trong vườn nhà và ruộng của họ. Trấu sẵn có tại địa phương có thể rắc vào phân đểhút ẩm và cải thiện quá trình tổng hợp thành phân compost và để giảm mùi. Một ốngthông hơi tốt được gắn với khoang chứa phân để khử nốt mùi hôi. Nước thiểu đượcchứa trong bình nhựa có dung tích 20 lít bên ngoài nhà tiêu. Nước rửa sau khi đi vệsinh được hứng riêng và được sử dụng trực tiếp tưới cho cây.

Thực hiện: Những người lắp đặt loại nhà tiêu ở gia đình mình được gọi là nhữngngười cộng tác vệ sinh sinh thái. Trước khi xây, hàng loạt những buổi hội thảo đượctổ chức để tập huấn cho những người cộng tác viên này cách khi tiếp xúc xử lí phân và nước tiểu và trang bị cho họ những kiến thức về xã hội và kỹ thuật để sử dụng vàbảo dưỡng loại nhà tiêu tách dẫn nước tiểu riêng. Trước khi xây, trong thời gian tậphuấn, các hộ tham gia chương trình hỗ trợ tài chính, qua đó họ xây nhà tiêu theo phương thức trả nhiều lần. Thành phố cung cấp phần kết cấu của nhà tiêu còn ngườicộng tác cung cấp phần "đối tác" hay nói cách khác là phần tường và mái lợp. Phầnnày không tốn nhiều chi phí, người cộng tác thường sử dụng những vật liệu sẵn có tạiđịa phương.

Tính bền vững: Việc sử dụng nhà tiêu dẫn tách riêng nước tiểu bằng sứ và việc bố tríthu nước tiểu và nước rửa sau khi đi vệ sinh dẫn đến khối lượng nước phải thu nhiều. Với sự thành công của mô hình này, các gia đình ở vùng duyên hải San Agustin cóquá nhiều nước để tưới cho vườn nhà họ. Người cộng tác viên nhận thấy rằng tướiquá nhiều nước tiểu sẽ có hại cho cây chứ không làm cho họ được thu hoạch nhiềuhơn. Ở mỗi barangay hay mỗi làng ở Philippines đều phải xây Nhà máy phục hồinguyên liệu từ chất thải cứng (MRF). Thành phố đã quyết định chứa một phần lượngphân compost tổng hợp từ phân người tại MRF đó, và tại đó phân sẽ được chế biếntiếp để trở thành loại phân hữu ích. Để giải quyết lượng nước tiểu dư thừa, mộtxưởng lưu chứa và xử lí nước tiểu đã được thành lập tại MRF ở San Agustin theo Chương Trình Hành Động Quản Lí Chất Thải Sinh Học Cứng của Philipin. Một khoa của một trường đại học đang nghiên cứu về khả năng tổng hợp nước tiểu và các chấtthải sinh hoạt hữu cơ khác để sử dụng trong nông nghiệp. Do các ngõ của barangay San Augustin hẹp không thể phát triển dịch vụ thu nước tiểu từ nhà này đến nhà kia nên hàng tuần các hộ phải mang phần nước tiểu thừa đến điểm tập kết chung. Từcác điểm tập trung này có xe chở trong các bồn lớn tới các MRF.

Page 57: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Ở mỗi làng có một hội đồng sinh thái vệ sinh gồm trưởng làng và các thành viên khác làm công tác phối hợp và quản lí người cộng tác viên và quản lí tài chính.Dịch vụ gom nước tiểu do hội đồng bố trí cùng với sự phối hợp của các nhân viên của thành phố.

Những người trồng thuốc lá và những người sản xuất nông nghiệp khác đã bịthuyết phục thay thế phân bón khoáng chất bằng phân người và nước tiểu. Khu vực miền núi của barangay Nagyubuyuban, người nông dân sử dụng trực tiếpphân và nước tiểu để bón ruộng. Có đất, có dịch vụ thu nước tiểu giá thành thấpvà biết cách sử dụng phân hữu cơ sẽ làm cho việc sản xuất nông nghiệp và vệsinh môi trường này bền vững.

Page 58: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 59: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Nhân rộng Quyết định đưa mô hình vệ sinh sinh thái vào hai làng nghèo trở thành một điểmnhấn quan trọng trong chiến dịch vệ sinh môi trường của thành phố. Việc phổ biếnloại nhà tiêu dẫn tách riêng nước tiểu cũng không phải là giải pháp đứng thứ hai nhưng là một công cụ rất hữu hiệu để nâng cao sức khoẻ cộng đồng và chất lượngcuộc sống. Rất nhiều các nhà thầu địa phương đã tham gia công tác thiết kế loạinhà tiêu ủ khô. Việc chấp nhận các sản phẩm sản xuất do thợ thủ công địa phương đã góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất ở San Fernando. Kết quả là giá và chấtlượng của bồn cầu dẫn tách riêng nước tiểu tương đương hoặc tốt hơn các sảnphẩm tương tự bày bán tại các cửa hàng. Hiện giờ thành phố đang ghép khái niệm về nhà vệ sinh sinh thái khô vào kế hoạchchiến lược về vệ sinh môi trường bằng cụm từ Vệ sinh môi trường cho tất cả mọingười = Một môi trường trong lành cho tất cả. Và kết quả là ngày càng gia tăng nhu cầu về giải pháp vệ sinh này trong các cộng đồng địa phương.

Các mô hình vay ngân hàng hay tín dụng nhỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ và không chính thức cũng được tạo điều kiện và các doanh nghiệp cũng phát triển tốt khi họtham gia lĩnh vực này. Các hộ gia đình cũng nhận được sự khích lệ tài chính từ mộtquỹ vốn quay vòng. Cả Thị trưởng thành phố và dự án vệ sinh môi trường đều có những người đứng đầuđịa phương khác, những người sẽ tiếp tục ửng hộ chương trình sau khi thị trưởng kết thúc nhiệm kỳ. Các quy chế của chính phủ và luật nhà nước cũng khuyến khích cácquan chức địa phương đưa vấn đề về vệ sinh sinh thái lên các chương trình nghị sự.

Thông tin: CAPS www.caps.ph City of San Fernando www.sanfernandocity.gov.ph WASTE www.waste.nl

Sản xuất khuôn bồn cầu tách dẫn nước tiểu ở Philippin (ảnh WASTE). Ảnh chèn: Sản xuất bồn cầu nhà tiêu tách dẫn riêng nước tiểu với số lượng lớnở Philippin (ảnh WASTE).

Page 60: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn
Page 61: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Năng lượng sinh học (từ các chất hữu cơ) gần đây được sử dụng rộng rãi ở phíaNam. Năng lượng được lấy từ thực vật và chất thải động vật như gỗ, các chất thảinông nghiệp và công nghiệp, chất thải từ con người và động vật. Năng lượng sinh họccó thể sử dụng trực tiếp (như đun củi để nấu ăn) hay được chuyển đổi thành chất lỏnghay chất khí (như ethanol từ bã mía hay biogas từ chất thải của con người và độngvật). Biogas có thể đun nấu, chiếu sáng và sưởi ấm. Có những ích lợi khác đó là cảithiện được vệ sinh môi trường, giảm nạn phá rừng, là nguồn phân bón rẻ tiền và giảmsự ô nhiễm các nguồn nước, không khí trong lành, giảm thải khí CO2. Mặc dù có rấtnhiều ích lợi khi sử dụng với quy mô lớn các công nghệ biogas loại nhỏ, nhưng lại chỉđược sử dụng rộng rãi ở Trung quốc (15 triệu bể biogas hộ gia đình

1) và ở Ấn độ (hơn

3 triệu bể2). Thấy được lợi ích về mô hình này, Nepal đã bắt đầu đưa công nghệ này

áp dụng đại trà.

Tình trạng ban đầu

Điều kiện vệ sinh môi trường kém: Theo các nguồn chính thức thì ở Nepal cókhoảng 27% dân số được sử dụng các công trình vệ sinh cải tiến, (68% ở khu vựcđô thị trong khi chỉ có 20% ở nông thôn

3). Phá rừng: Gỗ, xác cây nông nghiệp và

phân gia súc cung cấp hơn 80% tổng lượng năng lượng tiêu thụ. Ở các khu vựcnông thôn, tỷ lệ này cao hơn nữa, khoảng hơn 95%. Củi gỗ vẫn là nguồn nhiêu liệuchính, điều này dẫn đến các khu rừng xung quanh bị chặt phá và gây mất ổn địnhđất đồi. Những ảnh hưởng về sức khoẻ: Khói do đun nấu gây ra các bênh về mắt vàhô hấp ở phụ nữ và trẻ em. Vật nuôi: trâu, gia cầm và các loại vật nuôi khác đóngvai trò quan trọng trong đời sống của người nông dân Nepal, và có thể đảm bảonguồn nhiên liệu liên tục cho các hệ thống biogas. Nhà tiêu dạng xối hay dội có thểnối với các hệ thống này để bổ sung thêm lấy nguồn nhiên liệu.

Một con trâu to cung cấp phân để sử dụng hoạt động một hệ thống biogas loạinhỏ nhất ở Nepal (ảnh SNV, Tổ chức phát triển Hà Lan). Ảnh chèn: Nhu cầu đun bằng củi ít hơn sau khi có mô hình biogas ở Nepal (ảnhSNV Tổ chức phát triển Hà Lan).

Ông Wang Jiuchen, Giám đốc Phòng Năng Lượng Sinh Học, Cục Khoa Học và Giáo Dục, Bộ

Nông Nghiệp Trung Quốc cho biết tính đến tháng 12 năm 2004, có đến 15 triệu mô hình

biogas quy mô hộ gia đình. 1

2 Báo cáo hàng năm của Bộ Các Nguồn Năng Lượng Mới (MNES) của Ấn Độ cho thấy tính

đến thang 4 năm 2004, có 3.67 triệu mô hình biogas. 3 Báo cáo đánh giá tiến độ giữa kỳ năm 2004, Chương Trình Giám Sát Chung về Cấp Nước và

Vệ Sinh Môi Trường, WHO/UNICEF ,2004.

Page 62: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Những bước tiến đầu tiên

BSP: Mặc dù chương trình biogas chính thức đầu tiên được phát động bởi Nhà vua Nepal năm 1974, nhưng việc lắp đặt biogas vẫn ở mức độ thấp từ khi bắt đầu cho đến đầu thập kỷ 90. Sau đó Chương Trình Hỗ Trợ Biogas của Nepan (BSP) được bắtđầu với mục tiêu chính là khuyến khích sử dụng biogas với quy mô lớn để thay thếcho củi đun, và đun nầu bằng xác cây nông nghiệp, phân gia súc và dầu hoả ở cáckhu vực nông thôn. Mặc dù đạt được mục tiêu về số lượng trong chương trình, nhưng chủ yếu là các hộ nông dân có mức thu nhập trên trung bình, những ngườitương đối có thể lắp đặt được, những người ủng hộ sử dụng mô hình. Còn rất nhiềungười nông dân khác vẫn chưa thể lắp đặt do các khoản tiền mặt phải thanh toánngay từ đầu. Công nghệ vệ sinh thông minh Hệ thống biogas mái vòm cố định bao gồm một bể phân huỷ, một khoang chứa gas, một cửa vào và một cửa xả chất lỏng. Có nhiều kích cỡ, từ 4 đến 20m3 (4,6,8,10,15 và20m

3). Phân được hoà đều với nước và xả vào bể phân huỷ, khối lượng phụ thuộc

vào kích cỡ mô hình và nhiệt độ xung quanh. Với nhiệt độ vừa phải như ở các khu vựcđồi ở Nepan, hàng ngày xả vào bể với khối lượng phân lên đến 6kg/m 3 của mô hình.Tuỳ thuộc vào nhiệt độ xung quanh, chất bã lỏng có thể lưu trong bể phân huỷ từ 50 đến 70 ngày. Gas được sản sinh dùng để nấu ăn và để chiếu sáng, nhưng ít ngườidùng (20%). Cuối cùng thì chất bã lỏng được xả vào một bể compost, và từ bể nàyđược sử dụng làm phân bón ruộng để thu hồi phần dinh dưỡng có trong chất bã cho đất trồng. Bể mái vòm cố định nhỏ hiện tại đang được sử dụng nhiều nhất có thể dễ dàng trởthành một bộ phận nối với nhà tiêu bằng cách bố trí thêm một đường ống vào, giảmchi phí cho việc vây một nhà tiêu riêng. Trước đây, về phong tục văn hoá làm giảm10% việc kết hợp này, nhưng những con số gần đây cho thấy có khoảng 70% bểbiogas có lắp đặt nối với nhà vệ sinh.

Sự phù hợp Nếu một hộ nhỏ có ít nhất hai con bò hay trâu và sống ở độ cao khoảng 2000m, thìmột bể phân huỷ biogas 4 m 3 là khả thi. Với quy mô như thế này thì rất phù hợp, bởivì: • Nhà vệ sinh dễ sử dụng, dễ rửa dọn và ít cần hoặc không cần phải bảo dưỡng. • Nhà vệ sinh có thể xây trong nhà. • Góp phần làm giảm bệnh tật do vệ sinh kém, giảm lây nhiễm các bệnh về hô

hấp và về mắt do khói. • Giữ cho nguồn nước được sạch sẽ và không còn làm ô nhiễm nhước ngầm.

Page 63: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

• Ngăn ngừa được nạn phá rừng và ngăn xói lở đất, và tạo phân bón cho mùamàng và cây cối.

• Giảm thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính khoảng 4.6 tấn CO2,tương đương với

một mô hình 6m3 mỗi năm.

• Công nghệ có thể dễ dàng sửa chữa thay thế với nguyên vật liệu tại địaphương.

• Với sự hỗ trợ tín dụng và các khoản trợ cấp là nhiều người có thu nhập thấpcũng có thể lắp đặt được.

Sự bền vững Rất nhiều lợi ích cho các gia đình. Với một bể 6m

3 , một hộ nông dân tiết kiệm được

khoảng 3 tấn củi đun và 38 lít dầu hoả mỗi năm. Mỗi gia đình tiết kiệm được khoảng900 giờ mỗi năm (2,5 giờ mỗi ngày!) vì không phải đi kiếm củi đun và thời gian nấuăn giảm. Mỗi bể biogas cung cấp đủ gas không khói để nấu ăn cho mỗi gia đình.

Lợi ích cho xã hội là rất lớn. Về môi trường thì việc sử dụng biogas sẽ giảm nạn phárừng và cải thiện đất trồng. Về mặt xã hội thì sẽ tạo điều kiện cho trẻ em đến trườngđầy đủ hơn, và ít ốm đau bệnh tật hơn. Về mặt kinh tế thì nó tạo công ăn việc làm, giảm thiệt hại về kinh tế do sức khoẻ kém. Các nguồn địa phương, gồm nguồnnguyên vật liệu, nguồn nhân lực và tài chính có thể phát triển, giúp bắt đầu một ngànhcông nghiệp mới và những kinh doanh liên quan. Theo ước tính cho thấy có khoảng11,000 việc làm mới được tạo ra do thông qua Chương trình hỗ trợ biogas (BSP).

Thực hiện và nhân rộng

Ở giai đoạn đầu của chương trình chỉ có một doanh nghiệp nhà nước sản xuất các hệthống biogas. Ngày nay có hơn 50 doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất sản phẩmnày đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất khắt khe. Hỗ trợ tài chính dưới dạng mộtchương trình cho vay và trợ cấp nhằm vào những đối tượng nông dân nông thôn vớiquy mô vừa và nhỏ là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thị trường biogas.Công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống biogas là trách nhiệm của người sở hữu. Nhân viên của các công ty xây dựng, lắp đạt chỉ hướng dẫn vận hành và quản lý cho người sử dụng trong một ngày. Gần 85% những người được hướng dẫn sử dụng làphụ nữ.

Kết quả Chương trình BSP đã thương nghiệp hoá và nhân rộng thành công việc sử dụngphân động vật và phân người như một nguồn năng lượng bền vững, có thể hồi phụcđược. Các công trình biogas đã cơ bản cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Page 64: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Bảng dưới đây tổng kết một số những kết quả đáng chú ý. Điều tra cho thấy số lượngcác nông trại thực hiện các giải pháp biogas giảm đáng kể nhưng số lượng các hộhưởng lợi lại tăng cao. Trong 18 năm đầu thì chỉ có 70,000 người chấp nhận loạicông nghệ này. Trong 11 năm kế tiếp thì có thêm 600,000 người bắt đầu được hưởnglợi, và trong hai năm, đến năm 2005, có thêm 180,000 người tham gia, mặc dù đãgiảm mức trợ cấp.

Bài học rút ra Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thành công trong việc phát triển giải pháp vệ sinh thông minh này: • ‘Quyền sở hữu’ của nhóm mục tiêu và những người có liên quan chính là một

yếu tố quan trọng dẫn đến thành công chung của Chương trình hỗ trợ BiogasBSP.

• Thiết kế dựa theo những nhu cầu thực sự của người sử dụng và điều chỉnhtheo ý của họ theo cách phù hợp, công trình có thể sửa chữa thay thế được,bảo dưỡng dễ ràng, an toàn và hợp túi tiền, và dựa theo thực tế thị trường.

• Người sử dụng nắm rõ và chấp nhận các khái niệm về chương trình. • Lợi ích trực tiếp có thể nhìn thấy được đối với moĩi người sử dụng, và cả những

ích lợi xã hội. • Phát triển và sử dụng các nguồn nguyên vật liệu có thể phục hồi ở địa phươg. • Tạo cơ hội kinh doanh tại địa phương. • Tạo thêm việc làm.

Page 65: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

• Tạo một môi trường ổn định bao gồm các chính sách khuyến khích tài chính, tín dụng và học tập.

• Cam kết để đảm bảo sự tham gia từ các ban ngành quản lý tài chính, kỹ thuậtvà sự ủng hộ về chính trị, và để xây dựng năng lực cho họ.

• Cam kết sự công khai và minh bạch tài chính nhằm khuyến khích phát triển thịtrường đối với nhóm đối tượng hơn là đối với các nhà sản xuất.

• Đầu tư ban đầu để khởi động phong trào là rất cần thiết để dẫn quá trình nàytới điểm mà tự nó có thể tồn tại thông qua bước thị trường thương mại.

Nhiều ích lợi ở các cấp: hộ gia đình, địa phương, quốc gia và toàn thế giới• Những lợi ích chính liên quan đến sức khoẻ, giới, môi trường và khả năng quản

lý. • Giải pháp của một chuỗi những vấn đề (như: không có năng lượng, chặt phá

rừng, ô nhiễm nguồn nước) chỉ cần được giải quyết bằng một giải pháp thông minh, vậy mà đã mang lại hàng loạt những ích lợi về kinh tế, xã hội.

• Nguyên tắc không chỉ đạt được mục đích chính (năng lượng sạch) mà cònmang lại những điều tốt cho xã hội (bảo vệ rừng, không khí trong lành và tạoviệc làm).

Page 66: rwssp.org.vnrwssp.org.vn/UserFiles/File/Smart_Sanitation_(NWP)_-_VN_translation.pdfrwssp.org.vn

Trên toàn thế giới có rất nhiều ví dụ về các sáng kiến công nghệ vệ sinh thành công và giá thành có thể chấp nhận được, những công nghệ này giúp cải thiện cuộc sốnghàng ngày của người dân. Những người khác và các cộng đồng khác có thể học từnhững thành công này. Cuốn sách nhỏ này mang lại cho ban, cho đọc giả một loạtnhững lựa chọn về các giải pháp vệ sinh tiên tiến cơ bản nhất hiện có mà lại hợp túitiền. Trongđó đưa ra những giải pháp cho hàng triệu hộ gia đình hiện chưa có cáccông trình vệ sinh phù hợp.