171
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN Số: 582 /QĐ-XHNV-SĐH TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 8 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH Về việc thực hiện chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ _____________________________ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường Đại học thuộc Đại học Quốc gia được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng chính phủ; Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 05/9/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 28/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi một số điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 05/9/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Xét đề nghị của Trưởng phòng Sau đại học; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành “Chương trình đào trình độ Thạc sĩ” theo Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2. Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ được áp dụng cho các khoá đào tạo cao học từ đợt 1 năm 2014 trở đi. Điều 3. Trưởng phòng Sau đại học, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trưởng các Khoa/Bộ môn có đào tạo trình độ Thạc sĩ, các học viên cao học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - ĐHQGTP.HCM (báo cáo) - Như Điều 3 - Lưu: HC-TH, SĐH HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) PGS.TS. Võ Văn Sen

QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Số: 582 /QĐ-XHNV-SĐH TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 8 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH Về việc thực hiện chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ

_____________________________

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường Đại học thuộc Đại học Quốc gia được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng chính phủ;

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 05/9/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 28/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi một số điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-QĐQG-ĐH&SĐH ngày 05/9/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Sau đại học;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Chương trình đào trình độ Thạc sĩ” theo Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ được áp dụng cho các khoá đào tạo cao học từ đợt 1 năm 2014 trở đi.

Điều 3. Trưởng phòng Sau đại học, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trưởng các Khoa/Bộ môn có đào tạo trình độ Thạc sĩ, các học viên cao học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: - ĐHQGTP.HCM (báo cáo) - Như Điều 3 - Lưu: HC-TH, SĐH

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS.TS. Võ Văn Sen

Page 2: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

2

MỤC LỤC

Chuyên ngành Số trang

1. Châu Á học 03

2. Chủ nghĩa xã hội khoa học 10

3. Công tác xã hội 15

4. Dân tộc học 22

5. Địa lý học 28

6. Đô thị học 32

7. Hán Nôm 36

8. Khảo cổ học 44

9. Khoa học thông tin thư viện 50

10. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 56

11. Lịch sử thế giới 61

12. Lịch sử Việt Nam 66

13. Lưu trữ học 71

14. Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh 78

15. Lý luận văn học 85

16. Ngôn ngữ học 91

17. Ngôn ngữ Nga 97

18. Ngôn ngữ Pháp 101

19. Nhân học 107

20. Quan hệ quốc tế 111

21. Quản lý giáo dục 119

22. Quản lý tài nguyên và môi trường 126

23. Triết học 130

24. Văn hóa học 135

25. Văn học nước ngoài 143

26. Văn học Việt Nam 149

27. Việt Nam học 155

28. Xã hội học 165

Page 3: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

3

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. NGÀNH: CHÂU Á HỌC

Mã số: 60 31 06 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Đào tạo ra những người có trình độ cao về Châu Á học, có khả năng giải quyết những nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra và thích ứng được sự phát triển của khoa học hiện đại.

C1. Học viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức tham gia tư vấn chính sách hoặc làm việc trong các cơ quan đối ngoại trung ương và địa phương; các cơ quan tư vấn nước ngoài; các tổ chức, hiệp hội kinh doanh …

M2. Đào tạo những người có kiến thức chuyên môn về lí thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, của đời sống văn hóa - xã hội và kinh tế - chính trị của đất nước và khu vực.

C2. Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khu vực học nói chung, châu Á học nói riêng trong các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội.

C3. Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và trình độ tiếp tục theo học các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Châu Á học có 02 loại (Điều 13, “Quy chế

đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học: phương thức I (không yêu cầu luận văn thạc sĩ), phương thức II (yêu cầu luận văn thạc sĩ);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III): yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

Page 4: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

4

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 42 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 12/42 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần Nhân học tộc người ở châu Á, Văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó, Văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của nó, Cải cách và cách mạng: các con đường phát triển của xã hội phương Đông, Quan hệ quốc tế ở châu Á, Phương pháp nghiên cứu khoa học là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II).

- Danh mục học phần tự chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 18/24 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức tự chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu học viên làm luận văn, chỉ tích lũy đủ số tín chỉ yêu cầu.

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu (phương thức III) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học ngành phù hợp: Đông phương học, Đông Nam Á học, Châu Á học, Lịch sử thế giới, Văn hóa học, Văn học nước ngoài, Chính trị học so sánh, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Nhật, Ngữ văn Hàn, Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, Quốc tế học, Kinh tế đối ngoại, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Ả Rập học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Ngữ văn, Báo chí, Triết học, Nhân học, Xã hội học, Du lịch, Địa lý học, Dân tộc học, Lịch sử triết học, Giáo dục học, Việt Nam học, Lịch sử Việt Nam, Khoa học quản lý, Khảo cổ học, Ngữ văn Anh.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử phương Đông 30

02 Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ phương Đông 30

03 Lý luận về nhà nước - Nhà nước phương Đông - lịch sử và hiện tại

30

04 Lý luận quan hệ quốc tế và những vấn đề quan hệ quốc tế ở phương Đông

30

05 Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 30

Page 5: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

5

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu

(phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 20

1 Lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội ở châu Á

2 15 30

2 Nhân học tộc người ở châu Á 2 15 30

3 Văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó 2 15 30

4 Văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của nó 2 15 30

5 Quan hệ quốc tế ở châu Á 2 15 30

6 Văn hóa chính trị ở châu Á: Truyền thống và hiện đại

2 15 30

7 Tôn giáo và tín ngưỡng châu Á 2 15 30

8 Cải cách và cách mạng - các con đường phát triển của xã hội phương Đông

2 15 30

9 Ngôn ngữ và văn hóa ở phương Đông 2 15 30

10 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 15 30

Page 6: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

6

Khối kiến thức tự chọn có định hướng

(Chọn 20/30 TC) 20

11 Bản sắc nông nghiệp - nông thôn của văn hóa châu Á

2 15 30

12 Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh

2 15 30

13 Các hình thái nhà nước và chế độ chính trị ở Đông Á

2 15 30

14 ASEAN - một mô hình chủ nghĩa khu vực 2 15 30

15 Khu vực học và châu Á học 2 15 30

16 Văn hóa kinh tế ở châu Á 2 15 30

17 Gia đình và phụ nữ ở châu Á 2 15 30

18 Nhóm tộc người Malayo - Polinesien ở Việt Nam và Đông Nam Á

2 15 30

19 Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong và sau chiến tranh lạnh

2 15 30

20 Việt Nam và châu Á trong tiến trình lịch sử thế giới

2 15 30

21 Các xã hội Đông Bắc Á - truyền thống và hiện đại

2 15 30

22 Con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội ở châu Á

2 15 30

23 Tư tưởng triết học phương Đông 2 15 30

24 Văn hóa tộc người và quan hệ văn hóa tộc người ở châu Á

2 15 30

25 Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á 2 15 30

TỔNG CỘNG 40

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 12

1 Nhân học tộc người ở châu Á 2 15 30

2 Văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

2 15 30

Page 7: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

7

3 Văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của nó

2 15 30

4 Cải cách và cách mạng – các con đường phát triển của xã hội phương Đông

2 15 30

5 Quan hệ quốc tế ở châu Á 2 15 30

6 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2 15 30

Khối kiến thức tự chọn có định hướng (Chọn 18/24 TC)

18

7 Lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội ở châu Á

2 15 30

8 Ngôn ngữ và văn hóa ở phương Đông

2 15 30

9 Tôn giáo và tín ngưỡng ở châu Á 2 15 30

10 Các giai đoạn lớn của lịch sử phương Đông

2 15 30

11 Văn hóa chính trị ở châu Á: truyền thống và hiện đại

2 15 30

12 Bản sắc nông nghiệp – nông thôn của văn hóa châu Á

2 15 30

13 Văn hóa kinh tế ở châu Á 2 15 30

14 Gia đình và phụ nữ ở châu Á 2 15 30

15 Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á

2 15 30

16 Nhóm tộc người Malayo – Polinesien ở Việt Nam và Đông Nam Á

2 15 30

17 Việt Nam và châu Á trong tiến trình lịch sử thế giới

2 15 30

18 Con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội ở châu Á

2 15 30

Khối kiến thức luận văn 12

Xây dựng và bảo vệ đề cương luận văn

2

Luận văn Thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 42

Page 8: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

8

6.3. Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 2

Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 15 30 10 1

Khối kiến thức tự chọn 10

Các môn tự chọn

A Lịch sử – Chính trị – Quan hệ quốc tế

1 Việt Nam và châu Á trong tiến trình lịch sử thế giới

2 15 30 10 1

2 Cải cách và cách mạng – các con đường phát triển của xã hội phương Đông

2 15 30 10 1

3 Văn hóa chính trị ở châu Á: truyền thống và hiện đại

2 15 30 10 1

4 Quan hệ quốc tế ở châu Á 2 15 30 10 1

5 ASEAN – một mô hình chủ nghĩa khu vực

2 15 30 10 1

B Dân tộc – Văn hóa – Ngôn ngữ

1 Nhân học tộc người ở châu Á 2 15 30 10 1

2 Nhóm tộc người Malayo - Polinesien ở Việt Nam và Đông Nam Á

2 15 30 10 1

3 Bản sắc nông nghiệp - nông thôn của văn hóa châu Á

2 15 30 10 1

4 Tôn giáo và tín ngưỡng ở châu Á 2 15 30 10 1

5 Ngôn ngữ và văn học ở phương Đông

2 15 30 10 1

C Kinh tế - xã hội

1 Văn hóa kinh tế ở châu Á 2 15 30 10 1

2 Gia đình và phụ nữ ở châu Á 2 15 30 10 1

3 Lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội ở châu Á

2 15 30 10 1

4 Các xã hội Đông Bắc Á - truyền thống và hiện đại

2 15 30 10 1

Page 9: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

9

5 Con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội ở châu Á

2 15 30 10 1

Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng và bảo vệ đề cương luận văn

2

Luận văn Thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 42

Page 10: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

10

2. NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 60 22 03 08

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

Đào tạo những cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hoàn thiện và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc đại học, hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành, từ đó trang bị cho học viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về khoa học chủ nghĩa xã hội, về nội dung, đặc điểm, lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua từng giai đoạn phát triển, và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giúp cho người học có phương pháp tư duy biện chứng trong quá trình vận dụng vào công tác nghiên cứu giảng dạy CNXHKH và công tác thực tiễn; có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Mục tiêu đào tạo Chuẩn đầu ra

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về:

1. Kiến thức chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Nội dung, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, và lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Nâng cao thế giới quan và phương pháp luận nghiên cứu chủ nghĩa xã hội.

C1. Trình độ kiến thức:

1. Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu:

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính chất chuyên sâu thuộc chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.

C2. Năng lực nhận thức, tư duy, kỹ năng thực hành:

- Nắm vững hệ thống lý luận chuyên ngành được đào tạo.

- Có khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

M3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:

1. Có khả năng vận dụng các tri thức và phương pháp luận chủ nghĩa xã hội vào nghiên cứu, phát hiện, giải quyết những vấn đề của nhận thức và của đời sống

C3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Vị trí làm việc:

1. Giảng dạy và nghiên cứu triết học tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, các học viện, viện nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu khoa

Page 11: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

11

trong hoạt động thực tiễn.

2. Có khả năng nghiên cứu, trao đổi hợp tác chuyên môn với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản và chuyên sâu thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu tổng hợp ở các ban ngành, các cơ quan Đảng và chính quyền.

học.

2. Làm công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

C4. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sỹ triết học và các ngành gần.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo được phân thành hai loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ

- Ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung ): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm môn học bắt buộc và tự chọn)

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I từ 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu là từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận NCKH chuyên ngành là môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

- Danh mục môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học phương thức I không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Page 12: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

12

Những người có bằng cử nhân: Triết học, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Chính trị học, Cử nhân chính trị, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Những người có bằng cử nhân: Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sử - Chính trị, Tâm lý học, Luật học, Xã hội học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Hành chính học, Quản lý khoa học và công nghệ, Văn hóa học, Đông phương học, Văn học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

1 Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 90

2 Các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học 90

3 Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học

60

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Thi tuyển:

a. Môn cơ bản: Triết học.

b. Môn cơ sở: Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

c. Môn ngoại ngữ: theo quy định hiện hành của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Hình thức và thời gian đào tạo, cấp bằng:

- Hình thức đào tạo: chính quy tập trung 02 năm.

- Học viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời gian quy định được bảo vệ đề tài nghiên cứu chuyên ngành (Luận văn thạc sĩ) trước Hội đồng chấm luận văn. Nếu kết quả đánh giá luận văn đạt, học viên được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm theo bảng điểm học tập toàn khóa theo chương trình đào tạo mã ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

Học kỳ

Tổng số

T.chỉ

Lý thuyết

(Số tiết)

Thực hành

(Số tiết)

Page 13: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

13

Khối kiến thức phải học (255 tiết = 17 TC)

17 200 55

1 Chuyên đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (nhóm 1)

3 35 10

2 Chuyên đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (nhóm 2)

3 35 10

3 Chuyên đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (nhóm 3)

3 35 10

4 Chuyên đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (nhóm 4)

2 25 05

5 Chuyên đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (nhóm 5)

2 25 05

6 Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học

4 45 15

Khối kiến thức tự chọn (750 tiết = 50 TC), trong đó số tín chỉ tự chọn là 18/50

18/50 615 135

7 Hệ thống chính trị thế giới hiện đại 2 25 5

8 Xây dựng Đảng 2 25 5

9 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2 25 5

10 Phương pháp luận nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

2 25 5

11 Tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng

2 25 5

12 Chủ nghĩa xã hội khoa học - quá trình hình thành và phát triển

2 25 5

13 Lịch sử học thuyết chính trị Mác – Lênin

2 25 5

14 Lý luận về tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

2 25 5

15 Lịch sử tư tưởng đạo đức 2 25 5

16 Quan hệ quốc tế trong thế giới hiện đại 2 25 5

17 Lịch sử các học thuyết tôn giáo 2 25 5

18 Nhân học văn hóa 2 25 5

19 Lịch sử tư tưởng mỹ học 2 25 5

Page 14: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

14

20 Nguyên lý công tác tư tưởng 2 25 5

21 Văn hóa chính trị 2 25 5

22 Lịch sử triết học phương Đông 3 35 10

23 Lịch sử triết học phương Tây 3 35 10

24 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh 2 25 5

25 Triết học tôn giáo 2 25 5

26 Triết học trong khoa học tự nhiên 2 25 5

27 Triết học phương Tây hiện đại 2 25 5

28 Triết học văn hóa 2 25 5

29 Phân tích tác phẩm kinh điển của triết học Mác-Lênin

4 45 15

Kiến thức luận văn 12 180

Tổng cộng 47

Page 15: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

15

3. NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mã số: 60 90 01 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO (M) CHUẨN ĐẦU RA (C)

M1: Về kiến thức: Người học được trang bị những kiến thức chuyên sâu, có hệ thống về lý thuyết CTXH, biết vận dụng các lý thuyết này vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam đương đại, biết phát hiện và can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả. Các học viên cũng được củng cố một cách vững chắc các giá trị nền tảng và các quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội.

C1: Thạc sĩ công tác xã hội có được hệ thống kiến thức chuyên sâu và hiện đại về lý thuyết và phương pháp công tác xã hội.

Sử dụng được kiến thức chuyên ngành để đề xuất xây dựng mô hình và hướng dẫn thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng và quản trị ngành công tác xã hội

M2: Về kĩ năng: Người học có kĩ năng thực hành thuần thục trong nghề CTXH, có khả năng ứng dụng lý thuyết trong từng lĩnh vực thực hành CTXH, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành CTXH của mình.

C2: Vận dụng được các lý thuyết và phương pháp công tác xã hội để phân tích, giải thích các vấn đề xã hội cũng như can thiệp vào những vấn đề cụ thể với các nhóm thân chủ;

- Có được khả năng độc lập tác nghiệp, thực hành CTXH chuyên nghiệp;

- Biết đề xuất các giải pháp hoặc mô hình can thiệp cho các vấn đề cụ thể căn cứ trên kết quả đề tài nghiên cứu;

- Có khả năng tham gia tư vấn, phản biện chính sách;

- Có được kỹ năng phối hợp, điều hành thảo luận nhóm;

Bước đầu có kỹ năng xác định chiến lược, xây dựng kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và lượng giá hiệu quả;

- Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ.

M3: Về năng lực: Người học có năng lực tổ chức và giải quyết vấn đề CTXH đặc thù trong lĩnh vực cụ thể, năng lực nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng lý thuyết và thực tiễn công việc.

C3: Thạc sĩ công tác xã hội có năng lực tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động trong lĩnh vực công tác thông qua điều tra, đánh giá, nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo...;

- Năng lực phân tích và giải thích những vấn đề của thân chủ;

- Năng lực thiết kế nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu;

- Can thiệp và giải quyết tốt các trường hợp

Page 16: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

16

được phân công phụ trách;

- Giải quyết tốt các mối quan hệ với thân chủ trước, trong và sau khi can thiệp;

- Năng lực giảng dạy, đào tạo, huấn luyện cho nhân viên CTXH các cấp;

- Năng lực thiết kế và xây dựng các mô hình lý thuyết cho thực hành CTXH tại cơ sở.

M4: Về thái độ: Đào tạo đội ngũ những người làm CTXH có thái độ, đạo đức làm việc chuyên nghiệp.

C4: Phẩm chất đạo đức cá nhân: Có trách nhiệm cao, liêm chính, trung thực, có ý thức kỷ luật, tự giác, có ý thức cộng đồng và bảo mật thông tin;

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Thực hiện nghiêm túc quy điều đạo đức và nguyên tắc nghề công tác xã hội. Có quan hệ hợp tác, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp. Biết đặt giá trị, mục tiêu của nghề lên trên mục tiêu cá nhân;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, tôn trọng quần chúng. Không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội – chính trị, phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội có 02 loại (Điều 13, “Quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học: phương thức I (không yêu cầu luận văn thạc sĩ), phương thức II (yêu cầu luận văn thạc sĩ);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III): yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích lũy đối với chương trình giảng

dạy môn học (phương thức I) là 35 tín chỉ và 03 tín chỉ thực tập; và phương thức II là

26 tín chỉ.

Page 17: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

17

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ tích lũy đối với khối kiến

thức cơ sở và chuyên ngành. Môn phương pháp luận NCKH chuyên ngành CTXH là

môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy theo phương thức II với thời lượng là 03

tín chỉ.

- Danh mục học phần tự chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ

yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thức tự chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy theo phương thức I không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 12 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu (phương thức III) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời

lượng 30 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

- Cử nhân khoa học chuyên ngành: Công tác xã hội, Xã hội học, Tâm lý học, Phụ

nữ học, Giới, Quản lý dự án, Phát triển nông thôn, Phát triển cộng đồng;

- Học viên có chứng chỉ chuyển đổi: "Đã hoàn thành khóa học bổ túc kiến thức

về ngành công tác xã hội".

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

+ Cử nhân các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn: Giáo dục học, Lịch sử, Địa

lý, Văn học và Ngôn ngữ, Lưu trữ học – Quản trị văn phòng, Thư viện Thông tin học,

Văn hóa học, Du lịch, Đô thị học, Báo chí truyền thông, Đông phương học, Văn hóa

học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Dân tộc học, Hành chính học và cử nhân các ngành

ngoại ngữ (Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Ý, Hoa, Nhật Bản, Hàn…);

+ Cử nhân các ngành: Kinh tế, Kinh tế chính trị, Y tế công cộng, Môi trường, Chính trị học, Sư phạm, Luật, Y khoa.

Danh mục các môn học chuyển đổi

STT TÊN HỌC PHẦN SỐ TIẾT GHI CHÚ

1 Công tác xã hội đại cương 45

2 Công tác xã hội cá nhân 45

3 Công tác xã hội với nhóm 45

4 Tổ chức và phát triển cộng đồng 45

5 Hành vi con người và môi trường xã hội 30

Page 18: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

18

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

STT Mã môn Tên các môn học

Khối lượng tín chỉ

Học kỳ Tổng

số

LT TH TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

Khối kiến thức chung 15

Triết học 5 I

Ngoại ngữ 6 I, II

Tin học 4 II

I Khối kiến thức bắt buộc 17

1 CTXH.501 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành công tác xã hội

3 25 5 15 I

2 CTXH.502 Hành vi con người và môi trường xã hội II

3 25 5 15 I

3 CTXH.503 Tham vấn trong công tác xã hội 3 25 5 15 II

4 CTXH.504 Lý thuyết và thực hành công tác xã hội

3 25 5 15 I

5 CTXH.505 Chính sách xã hội 3 25 5 15 II

6 CTXH.506 Quản trị công tác xã hội (cấp độ tổ chức)

2 15 5 10 III

II Khối kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 18 trên tổng số 32 tín chỉ)

18

7 CTXH.507 Kiểm huấn trong công tác xã hội 2 15 5 10 III

8 CTXH.508 Quản lý trường hợp nâng cao 2 15 5 10 II

9 CTXH.509 CTXH với người khuyết tật nâng 2 15 5 10 III

Page 19: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

19

cao

10 CTXH.510 Tổ chức và phát triển cộng đồng II

2 15 5 10 II

11 CTXH.511 CTXH trong lĩnh vực Y tế công cộng

2 15 5 10 I

12 CTXH.512 Tham vấn học đường 2 15 5 10 II

13 CTXH.513 Bình đẳng giới và bạo lực gia đình

2 15 5 10 I

14 CTXH.514 CTXH trong lĩnh vực Sức khỏe tâm thần

3 30 15 15 III

15 CTXH.515 Công tác xã hội với người dân tộc thiểu số

2 15 5 10 I

16 CTXH.516 Công tác xã hội với người nghèo 2 15 5 10 I

17 CTXH.517 Công tác xã hội với các nhóm đặc biệt (Mại dâm, HIV, nghiện chất)

3 25 5 15 II

18 CTXH.518 Giám sát và lượng giá dự án CTXH

2 15 5 10 III

19 CTXH.519 Công tác xã hội trong lĩnh vực di dân

2 15 5 10 III

20 CTXH.520 CTXH với thanh thiếu niên có nguy cơ phạm pháp

2 15 5 10 III

21 CTXH.521 Công tác xã hội nông thôn 2 15 5 10 II

22 CTXH.522 Thực tập công tác xã hội 3 45 45 IV

TỔNG CỘNG 53 TC

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

STT Mã môn Tên các môn học

Khối lượng tín chỉ

Học kỳ Tổng

số

LT TH TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

Khối kiến thức chung 15

Triết học 5 I

Ngoại ngữ 6 I, II

Tin học 4 II

I Khối kiến thức bắt buộc 17

1 CTXH.501 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học

3 25 5 15 I

Page 20: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

20

chuyên ngành công tác xã hội

2 CTXH.502 Hành vi con người và môi trường xã hội II

3 25 5 15 I

3 CTXH.503 Tham vấn trong thực hành công tác xã hội

3 25 5 15 II

4 CTXH.504 Lý thuyết và thực hành công tác xã hội

3 25 5 15 I

5 CTXH.505 Chính sách xã hội 3 25 5 15 II

6 CTXH.506 Quản trị ngành công tác xã hội (cấp độ tổ chức)

2 15 5 10 III

II Khối kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 09 trên tổng số 32 tín chỉ)

9

7 CTXH.507 Kiểm huấn trong công tác xã hội 2 15 5 10 III

8 CTXH.508 Quản lý trường hợp nâng cao 2 15 5 10 II

9 CTXH.509 CTXH với người khuyết tật nâng cao

2 15 5 10 III

10 CTXH.510 Tổ chức và phát triển cộng đồng II

2 15 5 10 II

11 CTXH.511 CTXH trong lĩnh vực Y tế công cộng

2 15 5 10 I

12 CTXH.512 Tham vấn học đường 2 15 5 10 II

13 CTXH.513 Bình đẳng giới và bạo lực gia đình

2 15 5 10 I

14 CTXH.514 CTXH trong lĩnh vực Sức khỏe tâm thần

3 30 15 15 III

15 CTXH.515 Công tác xã hội với người dân tộc thiểu số

2 15 5 10 I

16 CTXH.516 Công tác xã hội với người nghèo 2 15 5 10 I

17 CTXH.517 Công tác xã hội với các nhóm đặc biệt (Mại dâm, HIV, nghiện chất)

3 25 5 15 II

18 CTXH.518 Giám sát và lượng giá dự án CTXH

2 15 5 10 III

19 CTXH.519 Công tác xã hội trong lĩnh vực di dân

2 15 5 10 III

20 CTXH.520 CTXH với thanh thiếu niên có nguy cơ phạm pháp

2 15 5 10 III

21 CTXH.521 Công tác xã hội nông thôn 2 15 5 10 II

Page 21: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

21

22 CTXH.522 Thực tập công tác xã hội (3 tín chỉ)

3 45 45 IV

III Kiến thức luận văn 12 IV

1 Xây dựng đề cương luận văn 2 10 10 30

2 Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 53 TC

6.3. Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện

Page 22: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

22

4. NGÀNH: DÂN TỘC HỌC

Mã số: 60 31 03 10

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Về kiến thức: Học viên cao học sẽ được trang bị những kiến thức mở rộng và nâng cao kiến thức bậc đại học cả về mặt lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành dân tộc học với sự cập nhật thông tin về những vấn đề dân tộc học cả lịch đại và đương đại liên quan đến các dân tộc ở Việt Nam và thế giới.

Trau dồi khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện về những vấn đề nghiên cứu của dân tộc học.

C1. Học viên nắm vững kiến thức về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên môn của ngành Dân tộc học

M2. Về kỹ năng: học viên cao học được trang bị những kỹ năng chuyên sâu để tác nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng của dân tộc học vào ngành nghề và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, học viên cao học còn được trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, thực hành công tác cộng đồng, kỹ năng giao tiếp với các tổ chức, cơ quan có liên quan trong công tác nghiên cứu và các lĩnh vực ứng dụng của dân tộc học.

C2. Học viên biết cách phân tích dữ liệu nghiên cứu, có khả năng tổ chức các cuộc nghiên cứu độc lập và thực hiện thông thạo các phương pháp thu thập, xử lý thông tin khoa học tại cộng đồng.

M3. Về khả năng và vị trí công tác: Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ dân tộc học có khả năng:

+ Độc lập đảm nhận công tác đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành Nhân học trong các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu.

+ Thực hiện các công việc: nghiên cứu, tư vấn, thẩm định, đánh giá các dự án, các chương trình đầu tư phát triển trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, môi trường… trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

C3.

- Học viên khẳng định khả năng làm việc tốt liên quan đến kiến thức chuyên môn được học tại cơ quan tuyển dụng.

- Học viên có khả năng tham gia những công việc như tư vấn, thẩm định, đánh giá các dự án, các chương trình đầu tư phát triển trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, môi trường…

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

Page 23: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

23

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Dân tộc học có ba phương thức (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích lũy đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I từ 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50 % tổng số tín chỉ yêu cầu tích lũy với khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành là bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II và chương trình nghiên cứu với thời lượng 02 tín chỉ.

- Danh mục các môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% số tín chỉ yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học phương thức I không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng bao gồm từ 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Dân tộc học, Nhân học, Lịch sử

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Văn hóa học, Xã hội học, Công tác xã hội, Đô thị học, Đông phương học, Du lịch, Tôn giáo học, Việt Nam học, Khoa học môi trường, Triết học, Địa lý học, Ngôn ngữ học, Quan hệ quốc tế, Giáo dục học, Báo chí, Văn hóa dân tộc, Lý luận âm nhạc, Lý luận nghệ thuật, Kinh tế phát triển, Phát triển nông thôn, Y tế công cộng, Châu Á học, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Đức, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Tâm lý học, Qui hoạch quản lý đô thị, Nông Lâm, Ấn Độ học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

Page 24: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

24

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Lịch sử các trường phái lý thuyết trong nhân học 45

02 Tộc người và văn hóa tộc người 45

03 Nhân học tôn giáo 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Khoa Nhân học chủ trương xây dựng đào tạo theo 3 phương thức (phương thức giảng dạy môn học không làm luận văn, phương thức giảng dạy môn học có làm luận văn và phương thức nghiên cứu), tùy số lượng đầu vào hàng năm, theo nguyện vọng của học viên đề xuất với Thủ trưởng cơ sở đào tạo trường ra quyết định.

6.1. Chương trình giảng dạy môn học phương thức I: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK Tổng số

LT TN BT, TL

Số tiết

Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 20

1 Các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam

3 30 05 10 I

2 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 3 30 10 05 I

3 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân học đương đại 3 25 06 14 I

4 Một số vấn đề tộc người, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc trên thế giới và Việt Nam hiện nay

3 25 05 15 III

5 Dân tộc học nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh 2 25 5 15 II

Page 25: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

25

toàn cầu hóa

6 Quy trình thiết kế và tổ chức một dự án nghiên cứu Dân tộc học

3 20 10 15 I

7 Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 3 30 5 10 III

Khối kiến thức tự chọn (chọn 20 tín chỉ trong 29 tín chỉ của 10 môn học)

20

8 Thân tộc, hôn nhân và gia đình các dân tộc Việt Nam

3 25 05 15 I

9 Nghiên cứu giới và phát triển trong Dân tộc học

3 30 0 15 II

10 Phương pháp phân tích và xử lý tư liệu dân tộc học (định tính và định lượng)

3 25 10 10 II

11 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 25 05 15 II

12 Những biến đổi kinh tế - xã hội và văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

3 20 10 15 III

13 Dân tộc học kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa

3 30 5 10 III

14 Dân tộc học nghiên cứu phát triển vùng 3 30 0 15 III

15 Phân tầng xã hội và vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc Việt Nam

3 20 15 10 III

16 Dân tộc học đô thị trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam

3 25 10 10 II

17 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp nghiên cứu đồng tham gia

2 25 5 15 III

TỔNG CỘNG 40

6.2. Chương trình giảng dạy môn học phương thức II

TT

Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 12

1 Các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam

3 30 05 10 I

2 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân học đương đại

3 25 06 14 I

3 Một số vấn đề tộc người, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc trên thế giới và Việt

3 25 05 15 I

Page 26: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

26

nam hiện nay

4 Quy trình thiết kế và tổ chức một dự án nghiên cứu dân tộc học

3 20 10 15 I

Khối kiến thức tự chọn (chọn 14 tín chỉ trong 27 tín chỉ)

14

5 Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 3 30 5 10 II

6 Phương pháp phân tích và xử lý tư liệu dân tộc học (định tính và định lượng)

3 25 10 10 I

7 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 25 05 15 II

8 Những biến đổi kinh tế-xã hội và văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

3 20 10 15 II

9 Dân tộc học kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa

2 30 05 10 II

10 Thân tộc, hôn nhân và gia đình các dân tộc Việt Nam

3 25 05 15 II

11 Nghiên cứu giới và phát triển trong Dân tộc học

3 30 0 15 II

12 Chính sách xã hội (khoa Xã hội học) 2 20 10

13 Sinh thái nhân văn, các vấn đề lý thuyết và ứng dụng (khoa Địa lý)

3 30 15

14 Du lịch sinh thái và sự phát triển bền vững (khoa Địa lý)

2 20 10

Khối kiến thức luận văn 12

15 Xây dựng đề cương luận văn 2 II

16 Luận văn Thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 38

6.3. Chương trình nghiên cứu

TT

Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Môn học bắt buộc 2

1 Quy trình thiết kế và tổ chức một dự án nghiên cứu dân tộc học

2 20 10 15 I

Môn học tự chọn (chọn 10 tín chỉ trong 15 tín chỉ của 5 môn học)

10

Page 27: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

27

2 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân học đương đại

3 25 06 14 I

3 Một số vấn đề tộc người, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc trên thế giới và Việt Nam hiện nay

3 25 05 15 II

4 Dân tộc học nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

3 25 05 15 II

5 Phương pháp phân tích và xử lý tư liệu nhân học (định tính và định lượng)

3 25 10 10 I

6 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 25 05 15 II

Khối kiến thức luận văn 30

7 Xây dựng đề cương luận văn 2 II

8 Luận văn Thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

Page 28: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

28

5. NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC

Mã số: 60 31 05 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Phẩm chất: Có đạo đức khoa học, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, tư duy phát triển bền vững và ý thức phục vụ cộng đồng.

C1. Học viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết và tôn trọng (1) các quy định liêm chính trong học thuật; (2) thể chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta; (3) sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; (4) quan điểm phát triển bền vững.

M2. Về kiến thức: Trang bị cho học viên kiến thức nâng cao về Địa lý kinh tế-xã hội (kinh tế vùng, dân số, đô thị, giáo dục môi trường, du lịch …).

C2. Học viên sau khi tốt nghiêp có kiến thức Địa lý tổng hợp trong các lĩnh vực:

- Kinh tế vĩ mô: toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường;

- Phát triển địa phương: phát huy tiềm năng, thế mạnh, bản sắc của một địa phương;

- Đô thị: quy hoạch và quản lý đô thị, các vấn đề xã hội như sức khỏe, nhà ở, môi trường;

- Nông nghiệp và nông thôn: phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, qui hoạch nông nghiệp;

- Xã hội: giới, sự tham gia của cộng đồng, văn hóa các dân tộc Việt Nam;

- Du lịch: chiến lược phát triển du lịch, du lịch sinh thái…

M3. Về kỹ năng:

Trang bị cho học viên các phương pháp và công cụ nghiên cứu tiên tiến được áp dụng hiện nay trong Địa lý nói riêng và trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung.

C3. Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, thống kê, phân tích kinh tế … vào nghiên cứu.

C4. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, theo hướng tiếp cận liên ngành, vùng lãnh thổ, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho quy hoạch (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đô thị và dân cư).

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Địa lý học có 1 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

Page 29: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

29

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Do mục tiêu của chương trình là đào tạo các cán bộ có trình độ thạc sĩ phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy nên kỹ năng nghiên cứu là vấn đề quan trọng, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp là bắt buộc. Tuy nhiên, do đối tượng học viên rất đa dạng, việc bổ sung thêm một số kiến thức của chuyên ngành là cần thiết, nên trước mắt chỉ tổ chức đào tạo theo:

Chương trình giảng dạy môn học phương thức II.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức II từ 30 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 12/30 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 18/30 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

Chương trình giảng dạy môn học phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 14 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Địa lý, Sư phạm Địa lý.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, Kinh tế, Sinh học, Đô thị học, Xã hội học, Nhân học, Kỹ thuật trắc địa và bản đồ (hay Kỹ thuật trắc địa-bản đồ), Kỹ thuật địa chính (hay Địa chính), Quy hoạch đô thị, Quy hoạch và quản lý đô thị (hay Quy hoạch vùng và đô thị), Hành chính học, Quy hoạch xây dựng, Địa vật lý, Hải dương học và Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Cơ sở Địa lý nhân văn 45

02 Cơ sở Địa lý tự nhiên 30

03 Bản đồ-GIS đại cương 45

Page 30: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

30

04 Xác suất thống kê 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

- Hoàn thành 4 môn bắt buộc và 8-9 môn tự chọn (tương đương 30 tín chỉ);

- Hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp (tương đương 14 tín chỉ);

- Hoàn thành môn Triết học (05 tín chỉ);

- Hoàn thành môn Tin học (04 tín chỉ);

- Trình độ ngoại ngữ khi tốt nghiệp: theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 12

01 Sinh thái nhân văn: các vấn đề về lý thuyết và ứng dụng

3 45 1

02 Qui hoạch và quản lý đô thị 3 45 1

03 Phát triển nông nghiệp và nông thôn 3 45 2

04 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3 45 1

II Khối kiến thức tự chọn 18

01 Kinh tế phát triển 3 45 3

02 Kinh tế môi trường 3 45 3

03 Ứng dụng GIS trong Địa lý kinh tế xã hội

3 45 1

04 Thống kê ứng dụng trong Địa lý kinh tế – xã hội (phần lý thuyết)

2 30 2

Page 31: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

31

05 Thống kê ứng dụng trong Địa lý kinh tế – xã hội (phần thực hành)

2 30 2

06 Giới, môi trường và phát triển bền vững

2 30 2

07 Vệ sinh bệnh học môi trường 2 30 2

08 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

2 30 3

09 Các chiến lược và chương trình phát triển du lịch

2 30 3

10 Các vấn đề đô thị ở các nước đang phát triển

2 30 3

11 Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án xã hội

2 30 3

12 Xã hội học môi trường 2 30 3

13 Xã hội học tổ chức 2 30 3

14 Toàn cầu hóa và các vấn đề phát triển

2 30 3

15 Marketing địa phương 3 45 2

16 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 45 Chuyên ngành Dân tộc

học

17 Khối ASEAN với vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa

2 30 Chuyên ngành Lịch sử

Việt Nam

18 Văn hóa các dân tộc ở Việt Nam 2 30 Chuyên ngành Việt

Nam học

19 Việt Nam và châu Á trong tiến trình lịch sử thế giới

2 30 Chuyên ngành Châu Á

học

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 3

02 Luận văn thạc sĩ 14 Bảo vệ trước Hội đồng 4

TỔNG CỘNG 44

Page 32: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

32

6. NGÀNH: ĐÔ THỊ HỌC

Mã số: 60 58 01 08

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình hướng tới đào tạo các chuyên gia có kiến thức liên ngành, có

phương pháp và kỹ năng chuyên nghiệp nhằm tiếp cận hợp lý đến phát triển đô thị, có

đủ trình độ nhất định giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình đô thị hóa

nhanh ở các cấp độ và qui mô khác nhau.

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. KIẾN THỨC

Học viên được trang bị kiến thức hàn lâm liên ngành theo diện rộng ở cấp độ cao và chuyên biệt ở một số lĩnh vực theo nhu cầu làm việc của cá nhân về khoa học đô thị.

C1. Học viên có thể: Đánh giá tiến trình phát triển của đô thị Việt Nam và trên thế giới trên các chiều kích khác nhau, qui mô khác nhau và cấp độ khác nhau. Dự báo tiến trình phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên qui mô tổng thể của một đơn vị đô thị hoặc một lĩnh vực cụ thể của phát triển đô thị; Nhận biết và vận dụng kinh nghiệm phát triển đô thị của các nước trên thế giới vào bối cảnh của Việt Nam và địa phương. Tham gia toàn bộ hay một phần trong quá trình xây dựng, thực hiện, đánh giá các dự án, chương trình phát triển đô thị ở các cấp độ và qui mô khác nhau.

M2. KỸ NĂNG

Học viên được tiếp nhận các phương pháp và kỹ năng nghiên cứu tiên tiến đang sử dụng hiện nay trên thế giới trong các lãnh vực phát triển đô thị.

C2. Học viên có thể: Tiến hành các nghiên cứu định tính và định lượng trên địa bàn đô thị. Phát hiện các điều mới, nhận biết rủi ro của tiến trình. Đo lường nhận thức, thái độ, phản ứng của các đối tác trong các dự án phát triển đô thị; Tham gia điều tiết việc thực hiện các qui trình, quy chuẩn của phát triển đô thị trong mối tương quan đa phương; Thành thạo các kỹ năng xử lý thông tin, các thao tác kỹ thuật hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn.

M3. THÁI ĐỘ

Có đạo đức khoa học, có trách nhiệm công vụ, tinh thần hợp tác, và ý thức phục vụ cộng đồng.

C3. Chấp nhận sự khác biệt trong phát triển đô thị; Trợ giúp các đối tác nhận biết cách thức phối hợp hiệu quả trong phát triển bền vững; Ứng xử phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cơ sở vật chất của vùng, miền; Bảo vệ quyền lợi cho nhóm yếu thế và nhóm dễ tổn thương; Biết cân bằng lợi ích, nguồn lực giữa các bên tham gia phát triển.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Page 33: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

33

- 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo theo phương thức II (làm luận văn tốt nghiệp).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 45 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 22/42 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

- Danh mục học phần tự chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 10/32 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức tự chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 13 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Các chuyên ngành: Đô thị học, Qui hoạch vùng và đô thị, Quản lý đô thị, Kiến

trúc.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Các ngành: Xây dựng, Địa lý học, Quản lý tài nguyên môi trường, Kiến trúc cảnh

quan (Thiết kế cảnh quan), Kiến trúc bất động sản, Quản lý đất đai, Kiến trúc xây

dựng và quản lý dự án, Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Khoa học môi trường, Quản lý dự án

đầu tư và xây dựng, Kinh tế xây dựng, Quản lý nhà nước, Quản lý đô thị và công trình,

Xã hội học, Nhân học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

1 Đô thị học đại cương 2

2 Lý thuyết qui hoạch đại cương 2

3 Kiến trúc đại cương 2

Page 34: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

34

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Chương trình đào tạo thạc sĩ Đô thị học kéo dài trong 02 năm (4 học kỳ), bao gồm:

- 03 học kỳ hoàn thành: các môn học chung, các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn;

- 01 học kỳ làm luận văn.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 16

Kiến thức cơ sở 8

01 Các lý thuyết phân tích xã hội đô thị 2 15 30 1

02 Kinh tế học đô thị 2 15 30 1

03 Đô thị hóa và biến đổi xã hội 2 15 30 1

04 Tổ chức không gian mỹ thuật đô thị 2 15 30 2

Kiến thức chuyên ngành 6

05 Chính quyền đô thị 2 15 30 1

06 Qui hoạch và phát triển vùng 2 15 30 2

07 Môi trường và Kiến trúc bền vững 2 15 30 2

Môn cung cấp kỹ năng 2

11 Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu đô thị

2 15 30 1

II Khối kiến thức tự chọn (chọn 09 môn trong danh sách các môn học tự chọn)

18

Kiến thức cơ sở (chọn 02 trong 07 môn cho kiến thức cơ sở)

4

01 Kinh tế phi chính thức trong cơ cấu kinh tế đô thị

2 15 30 2

02 Di dân và đô thị hóa 2 15 30 3

03 Quá trình hình thành các cộng đồng đô thị

2 15 30 3

04 Văn hoá đô thị 2 15 30 1

05 Môi trường và sức khoẻ đô thị 2 15 30 3

06 Phân tầng xã hội và nghèo đô thị 2 15 30 3

07 Khảo cổ học đô thị 2 15 30 2

Kiến thức chuyên ngành (chọn 06 12

Page 35: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

35

trong 09 môn cho kiến thức chuyên ngành)

08 GIS ứng dụng trong quản lý đô thị

09 Hình thái học đô thị

10 Qui hoạch, thiết kế và quản lý khu vực trung tâm đô thị

2 15 30 3

11 Phát triển đô thị bền vững 2 15 30 3

12 Lý thuyết quy hoạch đô thị hiện đại 2 15 30 2

13 Quản lý đô thị trong xã hội hiện đại 2 15 30 2

14 Môi trường và phát triển trong đô thị 2 15 30 3

15 Kiến trúc Việt Nam 2 15 30 3

16 Các trường phái kiến trúc hiện đại 2 15 30 2

Các môn cung cấp kỹ năng (chọn 01 trong 02 môn kỹ năng)

2

15 Kỹ năng hình thành và xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học

2 15 30 2

16 Kỹ năng đàm phán và thương thuyết 2 15 30 2

III Khối kiến thức luận văn 13

01 Luận văn thạc sĩ 13 Bảo vệ trước Hội đồng 4

TỔNG CỘNG 47

Page 36: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

36

7. NGÀNH: HÁN NÔM

Mã số: 60 22 01 04

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững và vận dụng các kiến thức sâu và rộng về Hán Nôm cũng như những vấn đề lý luận có liên quan đến thực tiễn Hán Nôm và văn hoá Việt Nam và Trung Quốc.

C1. Học viên sau khi hoàn thành chương trình sẽ nắm vững các kiến thức về Hán Nôm, ngữ văn Việt Nam và Trung Quốc cùng những kiến thức liên ngành để nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

M2. Đào tạo những người có trình độ cao về Hán học, Hán Nôm Việt Nam và có năng lực nghiên cứu: tổ chức nghiên cứu, xử lý các tình huống chuyên môn, phát hiện và giải quyết vấn đề, công bố kết quả nghiên cứu…

C2. Học viên hoàn thành chương trình ngoài việc nắm vững kiến thức Hán Nôm Việt Nam và Trung Quốc, còn được trang bị phương pháp nghiên cứu, hệ thống và phân tích, xử lý và dịch thuật tư liệu Hán Nôm trong và ngoài nước.

M3. Nâng cao khả năng nghiên cứu độc lập những vấn đề có liên quan đến Hán học, Hán Nôm Việt Nam xuất phát từ những nhu cầu thực tế của xã hội, của ngành trong và ngoài nước.

C3. Học viên được trang bị đầy đủ kỹ năng đọc dịch tài liệu Hán Nôm, kỹ năng nghiên cứu và phân tích tư liệu, đồng thời bước đầu tiếp cận phương pháp viết bài và công bố nghiên cứu khoa học.

C4. Học viên có thái độ trân quý và phát huy di sản văn hoá dân tộc, thái độ tích cực phục vụ xã hội, cộng đồng, và quan trọng phải có thái độ học tập và nghiên cứu suốt đời.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Hán Nôm có 02 loại (Điều 13, “Quy chế

đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học: phương thức I (không yêu cầu luận văn thạc sĩ), phương thức II (yêu cầu luận văn thạc sĩ);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III): yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

Page 37: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

37

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): học viên phải tích luỹ đủ 50 tín chỉ. Phương thức này dành cho học viên ứng dụng trong công tác ngay mà không có ý định học lên bậc tiến sĩ. Để tránh sự lựa chọn môn học tản mát, Khoa sẽ chủ động lựa chọn các môn theo từng khối kiến thức hợp lý… Trong thực tế đào tạo các chuyên ngành nhân văn hiện nay, khuyến khích học viên lựa chọn chương trình giảng dạy môn học phương thức II (có làm luận văn).

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II): học viên phải tích luỹ đủ 30 tín chỉ và làm luận văn tương đương 13 tín chỉ, đồng thời có 01 bài báo khoa học của học viên công bố trên các tạp chí khoa học có chỉ số. Học viên nên chọn học theo phương thức này.

- Chương trình nghiên cứu (phương thức III): học viên phải tích luỹ đủ 14 tín chỉ và làm luận văn tương đương 30 tín chỉ, đồng thời có 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên là tác giả chính được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số nằm trong danh mục xét học hàm nhà nước. Học viên có thể chọn theo phương thức này.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): không yêu cầu luận văn,

nhưng có làm tiểu luận trong quá trình học;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II): yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 13 tín chỉ, 01 bài báo khoa học của học viên công bố trên các tạp chí khoa

học có chỉ số.

- Chương trình nghiên cứu (phương thức III): yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời

lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao

học là tác giả chính được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số nằm trong

danh mục xét học hàm nhà nước.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân các ngành phù hợp: Hán Nôm, Ngữ văn Trung Quốc, Trung văn, Trung

Quốc học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân các ngành gần: Ngữ văn, Văn học, Ngôn ngữ, Đông phương học, Văn

hoá học, Lịch sử, Dân tộc học, Triết học, Bảo tàng bảo tồn, Việt Nam học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

Page 38: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

38

STT Môn học chuyển đổi Số tiết học Ghi chú

01 Ngữ pháp văn ngôn 60

02 Hán văn nâng cao 1 45

03 Hán văn nâng cao 2 45

04 Chữ Nôm 30

4.3. Đối tượng theo học các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần, dành cho đối tượng không có ý định học lên bậc tiến sĩ

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần, dành cho đối tượng có ý định học lên bậc tiến sĩ

Chương trình nghiên cứu

(phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần, dành cho đối tượng có ý định học lên bậc tiến sĩ và làm công tác khoa học

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC

Số tiết

LT BT, TH, TL

Tự học

I Khối kiến thức bắt buộc (12 môn học) 24

1 Phương pháp luận nghiên cứu Hán Nôm 2 30 120

2 Kinh Thi 2 25 5 120

3 Tứ thư 2 25 5 120

4 Đạo đức kinh và Nam hoa kinh 2 25 5 120

5 Chiếu, biểu, hịch, cáo 2 20 10 120

Page 39: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

39

6 Bi ký và gia phả 2 20 10 120

7 Phú và văn tế Nôm 2 10 20 120

8 Âm vận học Hán Việt 2 20 10 120

9 Xuân Thu tam truyện 2 20 10 120

10 Kinh Dịch 2 25 5 120

11 Kinh Thư 2 20 10 120

12 Kinh Lễ 2 10 20 120

II Khối kiến thức tự chọn (chọn 13 trong số các môn sau)

26

13 Phép đọc sáu bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Trường hợp Tam Quốc diễn nghĩa

2 20 10 120

14 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 25 5 120

15 Triết học cổ Trung Quốc 2 20 10 120

16 Khóa hư lục và Thiền học Lý Trần 2 30 120

17 Thơ Đường 2 25 5 120

18 Sự phát triển thơ ca cổ điển Trung Quốc 2 30 120

19 Thơ Đường - những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận

2 25 5 120

20 Phú chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam 2 20 10 120

21 Những vấn đề phiên âm văn bản Nôm 2 20 10 120

22 Sử liệu chữ Hán Việt Nam 2 25 5 120

23 Gia Định Tam Gia trong văn học Hán Nôm Nam Bộ

2 20 10 120

24 Tiếp biến văn hoá Trung Quốc ở Việt Nam thời trung đại

2 30 120

25 Văn hoá người Hoa ở Nam Bộ Việt Nam 2 25 5 120

26 Văn bản học Hán Nôm 2 30 120

27 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản

2 25 5 120

28 Thời trung đại trong văn học các nước Đông Á

2 25 5 120

29 Huấn hỗ học 2 28 2 120

30 Tiếp xúc văn hoá tư tưởng cổ Việt-Hán 2 30 120

TỔNG CỘNG 50

Page 40: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

40

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC

Số tiết

LT BT, TH, TL

Tự học

I Khối kiến thức bắt buộc (7 môn học) 14

1 Phương pháp luận nghiên cứu Hán Nôm 2 30 120

2 Kinh Thi 2 25 5 120

3 Tứ thư 2 25 5 120

4 Đạo đức kinh và Nam hoa kinh 2 25 5 120

5 Chiếu, biểu, hịch, cáo 2 20 10 120

6 Bi ký và gia phả 2 20 10 120

7 Phú và văn tế Nôm 2 10 20 120

II Khối kiến thức tự chọn (chọn 8 môn trong số các môn sau)

16

8 Âm vận học Hán Việt 2 20 10 120

9 Xuân Thu tam truyện 2 20 10 120

10 Kinh Dịch 2 25 5 120

11 Kinh Thư 2 20 10 120

12 Kinh Lễ 2 10 20 120

13 Phép đọc sáu bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Trường hợp Tam Quốc diễn nghĩa

2 20 10

120

14 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 25 5 120

15 Triết học cổ Trung Quốc 2 20 10 120

16 Khóa hư lục và Thiền học Lý Trần 2 30 120

17 Thơ Đường 2 25 5 120

18 Sự phát triển thơ ca cổ điển Trung Quốc 2 30 120

19 Thơ Đường - những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận

2 25 5

120

20 Phú chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam 2 20 10 120

21 Những vấn đề phiên âm văn bản Nôm 2 20 10 120

22 Sử liệu chữ Hán Việt Nam 2 25 5 120

23 Gia Định Tam Gia trong văn học Hán 2 20 10 120

Page 41: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

41

Nôm Nam Bộ

24 Tiếp biến văn hoá Trung Quốc ở Việt Nam thời trung đại

2 30

120

25 Văn hoá người Hoa ở Nam Bộ Việt Nam 2 25 5 120

26 Văn bản học Hán Nôm 2 30 120

27 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản

2 25 5

120

28 Thời trung đại trong văn học các nước Đông Á

2 25 5

120

29 Huấn hỗ học 2 28 2 120

30 Tiếp xúc văn hoá tư tưởng cổ Việt-Hán 2 30 120

III Khối kiến thức luận văn 13

27 Xây dựng đề cương luận văn 3

28 Luận văn 10

TỔNG CỘNG 43

6.3. Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC

Số tiết

LT BT, TH, TL

Tự học

I Khối kiến thức bắt buộc (1 môn) 2

1 Phương pháp luận nghiên cứu Hán Nôm 2 30 120

II Khối kiến thức tự chọn (chọn 6 môn trong số các môn sau)

12

2 Kinh Thi 2 25 5 120

3 Tứ thư 2 25 5 120

4 Đạo đức kinh và Nam hoa kinh 2 25 5 120

5 Chiếu, biểu, hịch, cáo 2 20 10 120

6 Bi ký và gia phả 2 20 10 120

7 Phú và văn tế Nôm 2 10 20 120

Page 42: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

42

8 Âm vận học Hán Việt 2 20 10 120

9 Xuân Thu tam truyện 2 20 10 120

10 Kinh Dịch 2 25 5 120

11 Kinh Thư 2 20 10 120

12 Kinh Lễ 2 10 20 120

13 Phép đọc sáu bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Trường hợp Tam Quốc diễn nghĩa

2 20 10

120

14 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 25 5 120

15 Triết học cổ Trung Quốc 2 20 10 120

16 Khóa hư lục và Thiền học Lý Trần 2 30 120

17 Thơ Đường 2 25 5 120

18 Sự phát triển thơ ca cổ điển Trung Quốc 2 30 120

19 Thơ Đường - những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận

2 25 5

120

20 Phú chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam 2 20 10 120

21 Những vấn đề phiên âm văn bản Nôm 2 20 10 120

22 Sử liệu chữ Hán Việt Nam 2 25 5 120

23 Gia Định Tam Gia trong văn học Hán Nôm Nam Bộ

2 20 10

120

24 Tiếp biến văn hoá Trung Quốc ở Việt Nam thời trung đại

2 30

120

25 Văn hoá người Hoa ở Nam Bộ Việt Nam 2 25 5 120

26 Văn bản học Hán Nôm 2 30 120

27 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản

2 25 5

120

28 Thời trung đại trong văn học các nước Đông Á

2 25 5

120

29 Huấn hỗ học 2 28 2 120

Page 43: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

43

30 Tiếp xúc văn hoá tư tưởng cổ Việt-Hán 2 30 120

III Khối kiến thức luận văn 30

31 Xây dựng đề cương luận văn 3

32 Luận văn 27

TỔNG CỘNG 44

Page 44: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

44

8. NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC

Mã số: 60 22 03 17

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CHUẨN ĐẦU RA

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về khảo cổ học; tăng cường kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực chủ yếu trong khảo cổ học; tiếp cận và lý giải những vấn đề khảo cổ học đã và đang được đặt ra cho giới khảo cổ học.

C1. Trình độ kiến thức: có trình độ để xử lý tốt các vấn đề lý thuyết và thực hành của Khảo cổ học nói chung và Khảo cổ học Việt Nam nói riêng.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về khoa học khảo cổ, nhất là những vấn đề về khảo cổ học hiện đại Việt Nam, có khả năng nghiên cứu độc lập và làm chủ lĩnh vực chuyên sâu mà mình lựa chọn.

C2. Năng lực nghiên cứu, chuyên môn: có năng lực làm việc, nghiên cứu độc lập, phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản của KHXH&NV, cụ thể là chuyên ngành Khảo cổ học. Có khả năng định hướng chuyên môn vào các chuyên ngành hẹp, có thể triển khai tốt các hướng nghiên cứu và các vấn đề khoa học thuộc Khảo cổ học. Có năng lực trong việc tổ chức thực hiện các công tác thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa phương; có khả năng nghiên cứu những di tích và di vật thuộc Khảo cổ học Tiền sử, Sơ sử và Lịch sử; khả năng điều hành chuyên môn khảo cổ học trong các lĩnh vực quản lý di tích, bảo tồn, bảo tàng và giám định cổ vật,...

M3. Có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội và khả năng hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học liên ngành, trong ngành và chuyên ngành được đào tạo.

C3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn: có thể giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu khoa học; có thể làm công tác chuyên môn và quản lý tại các Viện bảo tàng, Ban quản lý di tích, Phòng Văn hóa, Hải quan,…; có thể học tiếp lên trình độ Tiến sĩ Khảo cổ học và các ngành gần.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Khảo cổ học có 2 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

Page 45: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

45

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (bao gồm cả hai phương thức I và II);

+ Chương trình nghiên cứu.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) từ 25 đến 50 tín chỉ, chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành” là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I, phương thức II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức I không yêu cầu luận văn nhưng yêu cầu các môn học phải có tiểu luận để học viên nghiên cứu sâu trong phạm vi môn học;

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức (ngành phù hợp)

Cử nhân khoa học chuyên ngành Khảo cổ học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Nhân học, Dân tộc học, Bảo tàng học & Di sản văn hóa, Bảo tồn bảo tàng, Việt Nam học, Văn hóa học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức (ngành gần)

Cử nhân khoa học các ngành gần với khảo cổ học là: Đông Phương học, Châu Á học, Đông Nam Á học, Kiến trúc, Mỹ thuật, Địa chất, Địa lý, Cổ sinh vật học, Cổ thực vật học, Hán - Nôm.

Danh mục các môn học chuyển đổi

Page 46: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

46

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Cơ sở Khảo cổ học 30

02 Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của KCH

30

03 Khảo cổ học Đông Nam Á 30

04 Khảo cổ học Việt Nam thời kim khí 30

05 Khảo cổ học lịch sử Việt Nam 30

06 Thành tựu KCH ở các tỉnh phía Nam Việt Nam

30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và chuyên ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành; có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu; có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành; đã hoặc đang tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 20

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

02 Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khảo cổ học - Các trường hợp nghiên cứu

02 20 9 1 I

03 Khảo cổ học hiện đại 02 20 9 1 II

04 Khảo cổ học Đại Việt 02 20 9 1 II

Page 47: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

47

05 Tháp cổ, thành cổ và cảng cổ Champa 02 20 9 1 II

06 Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam 02 20 9 1 II

07 Nghệ thuật Đông Nam Á 02 20 9 1 II

08 Văn minh Trung Quốc 02 20 9 1 II

09 Văn minh Ấn Độ 02 20 9 1 II

10 Khảo cổ học tri thức, nghệ thuật và tôn giáo 02 20 9 1 III

II Khối kiến thức tự chọn 20

01 Khảo cổ học thời đại Hùng Vương 02 20 9 1 II

02 Phương pháp xác định niên đại và niên đại học

02 20 9 1 II

03 Hoàng thành Thăng Long 02 20 9 1 III

04 Phương pháp xây dựng sưu tập hiện vật 02 20 9 1 III

05 Văn hoá Việt Nam nhìn từ khảo cổ học 02 20 9 1 I

06 Các nền văn minh cổ trên thế giới 02 20 9 1 I

07 Con đường tơ lụa trên thế giới 02 20 9 1 III

08 Thạch học 02 20 9 1 III

09 Phương pháp xây dựng sưu tập hiện vật 02 20 9 1 III

10 Lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

02 20 9 1 I

11 Văn hóa Đông Nam Á, lịch sử và quá trình hội nhập

02 20 9 1 I

12 Các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam

02 20 9 1 I

13 Văn hóa vật chất tộc người 02 20 9 1 I

14 Một số vấn đề về tộc người, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc trên thế giới và Việt Nam hiện nay

02 20 9 1 I

15 Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới phát triển và hội nhập ở Việt Nam

02 20 9 1 II

16 Những vấn đề toàn cầu 02 20 9 1 II

TỔNG CỘNG 40

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT

Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Page 48: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

48

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

02 Khảo cổ học hiện đại 02 20 9 1 II

03 Khảo cổ học Đại Việt 02 20 9 1 II

04 Tháp cổ, thành cổ và cảng cổ Champa

02 20 9 1 II

05 Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam

02 20 9 1 II

06 Văn minh Trung Quốc 02 20 9 1 II

07 Văn minh Ấn Độ 02 20 9 1 II

II Khối kiến thức tự chọn 14

01 Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khảo cổ học - các trường hợp nghiên cứu

02 20 9 1 I

02 Phương pháp xác định niên đại và niên đại học

02 20 9 1 II

03 Khảo cổ học thời đại Hùng Vương 02 20 9 1 II

04 Phương pháp xây dựng sưu tập hiện vật

02 20 9 1 III

05 Con đường tơ lụa trên thế giới 02 20 9 1 III

06 Thạch học 02 20 9 1 III

07 Nghệ thuật Đông Nam Á 02 20 9 1 II

08 Văn hóa vật chất tộc người 02 20 9 1 I

09 Lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

02 20 9 1 I

10 Các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam

02 20 9 1 I

11 Văn hóa Đông Nam Á, lịch sử và quá trình hội nhập

02 20 9 1 I

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 2 III

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

Page 49: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

49

6.3. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK

TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

I Môn học bắt buộc 2

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

II Môn học tích luỹ 10

01 Tháp cổ, thành cổ và cảng cổ Champa 02 20 9 1 I

02 Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam

02 20 9 1 I

03 Nghệ thuật Đông Nam Á 02 20 9 1 II

04 Văn minh Trung Quốc 02 20 9 1 II

05 Văn minh Ấn Độ 02 20 9 1 II

III Khối kiến thức luận văn 30

01 Xây dựng đề cương luận văn 2 II

02 Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

Page 50: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

50

9. NGÀNH: KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN

Mã số: 60 32 02 03

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về tổ chức, xử lý và khai thác nguồn tài nguyên thông tin; xây dựng và đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện; phục vụ tri thức và thông tin cho người dùng tin thuộc các lĩnh vực khác nhau; quản lý CQTT-TV; ứng dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là CNTT và viễn thông trong hoạt động thông tin – thư viện.

C1.

- Kiến thức chuyên sâu về thư viện học, thông tin học;

- Kiến thức nâng cao về tổ chức, xử lý, khai thác nguồn tài nguyên thông tin;

- Kiến thức nâng cao về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin – thư viện trong các thư viện, cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác;

- Kiến thức về ứng dụng CNTT và viễn thông trong hoạt động thông tin – thư viện.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học thư viện, thông tin và thư mục.

C2.

- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin Thư viện;

- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học suốt đời để cập nhật và vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn một cách chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

M3. Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu KT – XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp.

C3.

- Có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi;

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn;

- Có khả năng sáng tạo trong tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

Page 51: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

51

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Thông tin Thư viện có hai loại (Điều 13,

“Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-

ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I, II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng

dạy môn học gồm 45 tín chỉ (phương thức I), 28 tín chỉ (phương thức II); chương trình

nghiên cứu gồm 12 tín chỉ (phương thức III);

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 27% (12/45) tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối

với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Thư viện là môn học bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức

II) và chương trình nghiên cứu (phương thức III) với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín

chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và tối

thiểu 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả

chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Thông tin – Thư viện, Thông tin học, Quản trị

thông tin.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Page 52: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

52

Cử nhân khoa học các ngành gần: Báo chí và truyền thông, Lưu trữ học và quản

trị văn phòng, Văn hóa học, Bảo tàng, Xuất bản và phát hành sách, Công nghệ thông

tin

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

1 Nhập môn khoa học Thư viện – Thông tin 30

2 Mô tả hình thức tài liệu 45

3 Định chủ đề tài liệu 45

4 Phân loại tài liệu 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 24

1 Thư viện học hiện đại 2 20 10 1

2 Thư mục học nâng cao 2 20 10 1

3 Thông tin học nâng cao 2 20 10 1

4 Quản lý nguồn tài nguyên thông tin 2 20 10 1

Page 53: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

53

5 Xử lý thông tin nâng cao 2 20 10 1

5 Quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện 3 25 20 1

7 Mạng máy tính 4 45 15 1

8 Thiết kế và quản trị CSDL 4 40 20 1

9 Đề án tốt nghiệp 3 45 3

II Khối kiến thức tự chọn 21

1 Nhập môn hệ thống viễn thông 3 35 10 2

2 Xây dựng chiến lược phát triển CQTT-TV

2 20 10 2

3 Hệ thống thông tin 4 40 20 2

4 Người dùng tin và nhu cầu tin 3 25 20 3

5 Thiết kế và quản lý dự án 2 25 5 3

6 Kinh tế họat động TT-TV 2 20 10 3

7 Luật sở hữu trí tuệ 2 25 5 3

8 Thông tin sở hữu công nghiệp 2 20 10 3

9 Đánh giá sản phẩm và dịch vụ TT-TV 2 20 10 3

10 Thông tin giáo dục-đào tạo 2 25 5 3

11 Thông tin phục vụ doanh nghiệp 2 20 10 3

12 Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý

2 20 10 3

13 Bản sắc văn hóa Việt Nam 2 20 10 3

14 Toàn cầu hóa văn hóa 2 20 10 3

15 Văn hóa môi trường 2 20 10 3

TỔNG CỘNG 45

6.2 Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 12

1 Mạng máy tính 4 45 15 1

2 Thiết kế và quản trị CSDL 4 40 20 1

3 Xử lý thông tin nâng cao 2 20 10 1

Page 54: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

54

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học thư viện

2 20 10 1

Khối kiến thức tự chọn 16

1 Thư viện học hiện đại 2 20 10 2

2 Thư mục học nâng cao 2 20 10 2

3 Thông tin học nâng cao 2 20 10 2

4 Quản lý nguồn tài nguyên thông tin 2 20 10

5 Quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện 3 25 20

6 Nhập môn hệ thống viễn thông 3 35 10

7 Xây dựng chiến lược phát triển CQTT-TV

2 20 10

8 Hệ thống thông tin 4 40 20

9 Người dùng tin và nhu cầu tin 3 25 20

10 Thiết kế và quản lý dự án 2 25 5

11 Kinh tế họat động TT-TV 2 20 10

12 Luật sở hữu trí tuệ 2 25 5

13 Thông tin sở hữu công nghiệp 2 20 10

14 Đánh giá sản phẩm và dịch vụ TT-TV 2 20 10

15 Thông tin giáo dục-đào tạo 2 25 5

16 Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý 2 20 10

17 Thông tin phục vụ doanh nghiệp 2 20 10

18 Bản sắc văn hóa Việt Nam 2 20 10

19 Toàn cầu hóa văn hóa 2 20 10

20 Văn hóa môi trường 2 20 10

III Khối kiến thức LV 14

1 Xây dựng đề cương LV 2 2

2 Luận văn Thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng 3

TỔNG CỘNG 42

6.3. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số Số tiết

Page 55: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

55

tiết

I Môn học bắt buộc 2

1 Phương pháp nghiên cứu khoa học thư viện

2 1

II Môn học tự chọn 10

1 Mạng máy tính 4 45 15

2 Thiết kế và quản trị CSDL 4 40 20

3 Nhập môn hệ thống viễn thông 3 35 10

4 Hệ thống thông tin 4 40 20

5 Xây dựng chiến lược phát triển CQTT-TV

2 20 10

6 Thiết kế và quản lý dự án 2 25 5

7 Luật sở hữu trí tuệ 2 25 5

8 Đánh giá sản phẩm và dịch vụ TT-TV 2 20 10

9 Kinh tế họat động TT-TV 2 20 10

10 Thông tin giáo dục-đào tạo 2 25 5

11 Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý 2 20 10

12 Thông tin phục vụ doanh nghiệp 2 20 10

III Khối kiến thức LV 32

1 Xây dựng đề cương LV 2 1

2 Luận văn Thạc sĩ 30 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 44

Page 56: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

56

10. NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 15

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Có phẩm chất đạo đức và thái độ trung thực trong khoa học, có niềm say mê trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động khoa học trong lĩnh vực sử học nói chung, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng

C1. Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, khiêm tốn học hỏi, suốt đời học tập, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ và khoa học, có trách nhiệm nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân bằng trí tuệ, lương tri và bản lĩnh của nhà khoa học.

M2. Củng cố và nâng cao kiến thức sử học một cách hệ thống, trọng tâm là kiến thức chuyên ngành và kiến thức liên ngành, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy.

C2. Có kiến thức căn bản, chuyên sâu và hệ thống về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Việt Nam hiện đại, có năng lực triển khai các hướng nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và yêu cầu giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện nay, góp phần đổi mới tư duy lý luận, thúc đẩy công cuộc đổi mới.

M3. Trang bị kiến thức phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu theo hướng chuyên sâu, liên ngành để giải quyết các vấn đề về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Việt Nam hiện đại.

C3. Nắm chắc phương pháp luận marxist, phương pháp nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp cận những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu mới để nâng cao khả năng nghiên cứu độc lập.

M4. Trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng nắm bắt những vấn đề khoa học và thực tiễn; kỹ năng tập hợp và hoạt động trong các nhóm nghiên cứu khoa học, xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu theo nhóm.

C4. Có tư duy khoa học độc lập và kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành; có kỹ năng thành lập nhóm và triển khai đề tài nghiên cứu nhóm; có năng lực ngoại ngữ và kỹ năng tin học để tiếp cận, khai thác tư liệu, thông tin nghiên cứu.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có 2 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

Page 57: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

57

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành” là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân các ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử (chung), Lịch sử thế giới, Khảo cổ học, Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Bảo tàng học và Di sản.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân các ngành gần: Nhân học, Xã hội học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học, Kinh tế chính trị, Văn học, Văn hoá học, Báo chí, Thư viện, Giáo dục học, Đông phương học, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Chương trình Lịch sử Đảng cơ sở 30

02 Đường lối Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam

30

Page 58: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

58

03 Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên CNXH

30

04 Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

30

05 Nhập môn sử học 30

06 Sử liệu học 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu

(phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

02 Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp trong tiến trình CM Việt Nam

02 20 9 1 I

03 Quá trình hình thành và phát triển đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

02 20 9 1 I

04 Đảng CSVN lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam

02 20 9 1 I

05 Sự phát triển nhận thức của Đảng CSVN qua các cương lĩnh

02 20 9 1 II

Page 59: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

59

về đường lối CM Việt Nam

06 Những bài học chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Cách mạng Việt Nam

02 20 9 1 II

07 Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam

02 20 9 1 II

II Khối kiến thức tự chọn 14

01 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế

02 I

02 Cải cách hành chính ở Việt Nam 02 20 9 1 II

03 Trí thức Việt Nam trong lịch sử 02 20 9 1 II

04 Các tổ chức và đảng phái chính trị ở Việt Nam trước 1945

02 20 9 1 III

05 Địa chính trị và trật tự thế giới (từ 1945 đến nay)

02 20 9 1 I

06 Chiến tranh ở Việt Nam thời hiện đại – lý luận và thực tiễn

02 20 9 1 II

07 Quốc tế cộng sản với cách mạng Việt Nam (1919-1943)

02 20 9 1 I

08 Văn hóa chính trị Việt Nam và Châu Á - truyền thống và hiện đại

02 20 9 1 II

09 Một số vấn đề tôn giáo trong thế giới hiện đại

02 20 9 1 I

10 ASEAN trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa

02 20 9 1 II

11 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02 20 9 1 II

12 Hệ thống Đảng chính trị thế giới hiện đại - lý luận và thực tiễn

02 20 9 1 III

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 02 III

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

6.2. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Page 60: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

60

Số tiết Số tiết Số tiết

I Môn học bắt buộc 02

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

II Môn học tích luỹ 10

01 Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp trong tiến trình CM Việt Nam

02 20 9 1 I

02 Quá trình hình thành và phát triển đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

02 20 9 1 I

03 Đảng CS Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam

02 20 9 1 I

04

Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các cương lĩnh về đường lối cách mạng Việt Nam

02 20 9 1 II

05 Những bài học chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Cách mạng Việt Nam

02 20 9 1 II

III Khối kiến thức luận văn 30

01 Xây dựng đề cương luận văn 2 II

02 Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

Page 61: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

61

11. NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 60 22 03 11

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Có đủ phẩm chất cần thiết, bản lĩnh vững vàng của nhà khoa học để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng, công việc nghiên cứu, giảng dạy và các công việc có liên quan đến kiến thức lịch sử.

C1. Yêu nước, trung thành với Tổ quốc Việt Nam bằng tri thức và bản lĩnh của nhà khoa học; có niềm tự hào dân tộc, ý thức phục vụ nhân dân; có tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp; tự tin, khiêm tốn, cầu tiến trong hoạt động chuyên môn.

M2. Củng cố và nâng cao kiến thức thông sử, các nội dung/vấn đề lịch sử thế giới được trang bị trong các chương trình cử nhân. Đặc biệt tập trung trang bị các kiến thức về khu vực và các quốc gia có liên quan đến lịch sử và lợi ích quốc gia của Việt Nam.

C2. Có kiến thức chuyên sâu và hệ thống hơn về lịch sử thế giới, khu vực châu Á – TBD và nhất là khu vực Đông Dương – Đông Nam Á, tạo nền tảng để xác định các hướng nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong các vấn đề có liên quan đế lợi ích của đất nước Việt Nam.

M3. Cung cấp những kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mang tính chuyên sâu, nâng cao và đa/liên ngành để giải quyết các vấn đề về lịch sử thế giới, đặc biệt chú trọng đến cách tiếp cận các vấn đề có tính hiện đại và thực tiễn (những vấn đề Lịch sử thế giới đương đại và quan hệ quốc tế) có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.

C3. Nắm chắc phương pháp luận marxist, trên cơ sở đó, tích cực và chủ động tiếp cận, bổ sung những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu mới hữu dụng trong cũng như ngoài nước để hoàn thiện khả năng nghiên cứu độc lập của nhà khoa học/nhà giáo; Chú trọng việc vận dụng cách tiếp cận đa/liên ngành trong giải quyết các vấn đề khoa học, đặc biệt là các vấn đề lịch sử thế giới đương đại.

M4. Trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp, kỹ năng để phát hiện vấn đề khoa học; kỹ năng tập hợp và làm chủ nhóm nghiên cứu để triển khai đề tài khoa học, xây dựng và giảng dạy các chuyên đề về lịch sử thế giới.

C4. Có tư duy khoa học độc lập để xác định, xây dựng và triển khai vấn đề nghiên cứu; Thành thục các thao tác, kỹ năng chuyên môn nghiên cứu chuyên ngành; Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và kỹ năng tin học để tiếp cận, khai thác tư liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử thế giới có 2 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

Page 62: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

62

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành” là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 12 đến 15 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử (chung), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khảo cổ học, Bảo tàng học và Di sản, Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Cử nhân chính trị, Khoa học chính trị, Báo chí và truyền thông, Đông phương học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Trung Quốc học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Triết học, Văn học, Văn hoá học, Thư viện - Thông tin, Giáo dục học, Việt Nam học, Ngữ văn Anh/Đức/Pháp/Nga, Song ngữ Nga - Anh, Xã hội học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

Page 63: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

63

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Nhập môn Sử học 45

02 Sử liệu học 30

03 Nhập môn Quan hệ quốc tế 30

04 Phương thức sản xuất châu Á 30

05 Các hệ thống chính trị - xã hội thế giới hiện đại 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

02 Văn hóa Đông Nam Á - Lịch sử và quá trình hội nhập.

02 20 9 1

03 Chủ nghĩa tư bản hiện đại 02 20 9 1

04 Những vấn đề toàn cầu 02 20 9 1

05 Lịch sử chủ nghĩa thực dân 02 20 9 1

06 ASEAN trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa

02 20 9 1

Page 64: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

64

07 Cải cách và cách mạng - Các con đường phát triển của châu Á

02 20 9 1

II Khối kiến thức tự chọn 14

01 Địa chính trị và trật tự thế giới (từ 1945 đến nay)

02 20 9 1 I

02 Công xã nông thôn - Những vấn đề lý luận và lịch sử

02 20 9 1 II

03 Những vấn đề cơ bản của lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

02 20 9 1 II

04 Con đường phát triển của các nước Á, Phi, và Mỹ - La-tinh ngày nay

02 20 9 1 II

05 Vấn đề nhân loại và loại hình nhân chủng ở Đông Nam Á và Việt Nam

02 20 9 1 III

06 Nghệ thuật Đông Nam Á 02 20 9 1 III

07 Quan hệ giữa nhà nước Champa cổ với các nước láng giềng

02 20 9 1 III

08 Con đường tơ lụa trên thế giới

09 Các trào lưu xã hội dân chủ trên thế giới hiện nay

02 20 9 1 III

10 Một số vấn đề tôn giáo trong thế giới hiện đại

02 20 9 1 III

11 Lịch sử các học thuyết kinh tế 02 20 9 1 III

12 Chiến tranh ở Việt Nam thời hiện đại - Lý luận và thực tiễn

02 20 9 1 III

13 Văn hóa chính trị Việt Nam và châu Á: truyền thống và hiện đại.

02 20 9 1 III

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 02 III

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

6.2. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Page 65: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

65

Số tiết Số tiết Số tiết

I Môn học bắt buộc 02

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

II Môn học tích luỹ 10

01 Lịch sử chủ nghĩa thực dân 02 20 9 1 I

02 Văn hóa Đông Nam Á - Lịch sử và quá trình hội nhập

02 20 9 1 I

03 Những vấn đề toàn cầu 02 20 9 1 I

04 Chủ nghĩa tư bản hiện đại 02 20 9 1 II

05 Cải cách và cách mạng - Các con đường phát triển của châu Á

02 20 9 1 II

III Khối kiến thức luận văn 30

01 Xây dựng đề cương luận văn 02 II

02 Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

Page 66: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

66

12. NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 13

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về khoa học lịch sử nói chung, lịch sử Việt Nam nói riêng, trong đó chú trọng đến đương đại; tăng cường kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực chủ yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc cũng như kiến thức liên ngành về những vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam, tiếp cận và lý giải những vấn đề lịch sử đã và đang được đặt ra cho giới sử học nước nhà.

C1. Lòng trung thành với Tổ quốc, yêu nước, tự hào về dân tộc, thể hiện qua bản lĩnh chính trị và ý thức học tập, nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực với quê hương, công việc và lĩnh vực nghề nghiệp, thống nhất với quan điểm sử học mác xít, vận dụng phương pháp luận mác xít vào nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về khoa học lịch sử, nhất là những vấn đề lịch sử Việt Nam, đáp ứng nhu cầu kinh tế-xã hội và khả năng hội nhập quốc tế; có khả năng nghiên cứu độc lập và làm chủ lĩnh vực chuyên sâu mà mình lựa chọn, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo.

C2. Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam liên quan đến chuyên ngành hẹp thể hiện trong kết quả nghiên cứu luận văn, am hiểu kiến thức (trong và ngoài nước) về đề tài, khả năng phân tích, luận giải, đánh giá, đề xuất những vấn đề khoa học thuộc đề tài nghiên cứu của luận văn.

C3. Có kỹ năng thực hiện nghiêm túc quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, yêu cầu vận dụng tin học và ngoại ngữ phù hợp với chuyên ngành, thể hiện qua việc trình bày luận văn và bản lĩnh bảo vệ đề tài nghiên cứu.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có 2 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

Page 67: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

67

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành” là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 1 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức (Ngành phù hợp)

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử (chung), Sử-Chính

trị, Lịch sử thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây

dựng Đảng, Khảo cổ học, Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Bảo tàng học và Di sản.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức (Ngành gần)

Cử nhân khoa học các ngành gần: Nhân học, Chính trị học, Cử nhân chính trị,

Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Văn học, Văn hoá học, Báo chí và truyền

thông, Thư viện - Thông tin, Giáo dục học, Đông phương học, Quan hệ quốc tế, Việt

Nam học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Văn hoá Đại Việt 30

02 Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám

30

Page 68: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

68

03 Chiến tranh trong lịch sử dân tộc Việt Nam 30

04 Từ xu hướng Duy Tân đầu thế kỷ XX đến công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam

30

05 Nhập môn sử học 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành (phù hợp) và cử nhân ngành gần.

Chương trình nghiên cứu

(phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành (phù hợp), có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ liên quan đến chuyên ngành.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

02 Các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam

02 20 9 1 I

03 Sự phát triển của CNTB ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)

02 20 9 1 I

04 Chiến tranh ở Việt Nam thời hiện đại - lý luận và thực tiễn

02 20 9 1 I

05 Văn hóa Việt Nam - Truyền thống và hiện đại

02 20 9 1 II

06 Làng xã nông thôn và sở hữu ruộng đất Việt Nam trong lịch sử

02 20 9 1 II

07 Việt Nam thế kỷ XVII – XIX 02 20 9 1 II

Page 69: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

69

II Khối kiến thức tự chọn 14

01 Công xã nông thôn - những vấn đề lý luận và lịch sử

02 20 9 1 II

02 ASEAN trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa

02 20 9 1 II

03 Các nền văn minh trên thế giới 02 20 9 1 I

04 Nam bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam

02 20 9 1 III

05 Văn hoá Óc Eo và Vương quốc Phù Nam

02 20 9 1 III

06 Chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam

02 20 9 1 III

07 Những vấn đề toàn cầu 02 20 9 1 III

08 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02 20 9 1

09 Trí thức Việt Nam trong lịch sử 02 20 9 1

10 Địa chính trị và trật tự thế giới (từ 1945 đến nay)

02 20 9 1

11 Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

02 20 9 1

12 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - lịch sử và hiện tại

02 20 9 1

13 Kinh tế đối ngoại Việt Nam đương đại

02 20 9 1

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 02 III

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng III

TỔNG CỘNG 42

6.2. Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Môn học bắt buộc 02

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 9 1 I

II Môn học tích luỹ 10

Page 70: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

70

01 Các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam

02 20 9 1 I

02 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)

02 20 9 1 I

03 Chiến tranh ở Việt Nam thời hiện đại – lý luận và thực tiễn

02 20 9 1 I

04 Văn hóa Việt Nam - Truyền thống và hiện đại

02 20 9 1 II

05 Việt Nam thế kỷ XVII-XIX 02 20 9 1 II

III Khối kiến thức luận văn 30

01 Xây dựng đề cương luận văn 02 II

02 Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng III

Tổng cộng 42

Page 71: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

71

13. NGÀNH: LƯU TRỮ HỌC

Mã số: 60 32 03 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học có mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức khoa học nâng cao, chuyên sâu về Lưu trữ học và công tác quản trị văn phòng, công tác văn thư và công tác lưu trữ. Đồng thời, trang bị kiến thức nâng cao, mở rộng liên thông với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

C1. Người học có kiến thức nâng cao, chuyên sâu về Lưu trữ học. Kiến thức chuyên sâu về quản trị văn phòng, công tác văn thư và công tác lưu trữ.

M2. Đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học có mục tiêu trang bị cho người học kỹ năng nâng cao về phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

C2. Người học có khả năng sử dụng kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập về các vấn đề thuộc chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

M3. Đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học có mục tiêu trang bị và giúp người học rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu về quản trị văn phòng. Có khả năng phát hiện và độc lập giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc khoa học quản trị văn phòng và công tác quản trị văn phòng

C3. Người học có kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn tổ chức quản trị văn phòng. Có kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị văn phòng

M4. Đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học có mục tiêu trang bị và giúp người học rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu về văn thư học và công tác văn thư. Có khả năng phát hiện và độc lập giải quyết những vấn đề cơ bản về công tác ban hành văn bản, công tác quản lý văn bản.

C4. Người học có kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn tổ chức công tác văn thư. Có kiến thức chuyên sâu về về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác văn thư

M5. Đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học có mục tiêu trang bị và giúp người học rèn luyện kỹ năng phát hiện, giải quyết các vấn đề có tính liên thông trong Lưu trữ học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

C5. Có kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn tổ chức công tác lưu trữ. Kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác lưu trữ. Kỹ năng nghiên cứu các vấn đề mới về lưu trữ học, văn thư học, văn bản học, công bố học và quản trị hành chính văn phòng

Page 72: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

72

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lưu trữ học có 02 loại (Điều 13, “Quy chế

đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh). Căn cứ mục tiêu đào tạo ngành Lưu trữ học xây dựng hai loại chương trình

đào tạo cụ thể như sau:

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II): yêu cầu luận văn thạc sĩ;

+ Chương trình nghiên cứu: yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (chọn một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

Khối kiến thức chung nhằm trang bị kiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành gồm những môn học bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở và liên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành, giúp học viên nắm vững lý thuyết, lý luận và năng lực thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn.

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 28 tín chỉ; chương trình nghiên cứu là 12 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành” là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng 02 tín chỉ.

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ bằng 200% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

- Nội dung của mỗi môn học có hai phần chính: phần giảng dạy lý thuyết và thực hành (làm bài tập, làm tiểu luận). Trong đó, phần thực hành chiếm tỉ lệ tối thiểu 30% thời lượng môn học.

- Mỗi môn học có từ 02 đến 03 tín chỉ. Một tín chỉ bằng 15 tiết lý thuyết và ít nhất 30 giờ tự học; 30 tiết thực hành và ít nhất 30 giờ tự học.

Page 73: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

73

3.3. Luận văn thạc sĩ

Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học do Bộ môn hoặc do học viên đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng Khoa học và Đào tạo chấp thuận.

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 14 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân ngành phù hợp: Lưu trữ học – Quản trị văn phòng, Quản lý Hành chính công.

2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân ngành gần: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Bảo tàng học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thư viện – thông tin.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

1 Quản trị hành chính văn phòng (Tổng quan và các kỹ năng hành chính văn phòng cơ bản)

45

2 Công tác văn thư (Tổng quan và các nội dung nghiệp vụ cơ bản)

45

3 Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản

45

4 Công tác lưu trữ (Đại cương và các nội dung nghiệp vụ cơ bản)

45

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên.

6. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

1. Đảm nhận những công việc và vị trí làm việc theo tiêu chuẩn các ngạch công chức ngành văn thư, lưu trữ như chuyên viên, chuyên viên chính về lưu trữ; chuyên

Page 74: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

74

viên, chuyên viên chính về văn thư; lưu trữ viên, lưu trữ viên chính trong các cơ quan cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, huyện hoặc làm việc trong các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các cơ quan Lưu trữ lịch sử khác theo quy định của Bộ Nội vụ;

2. Lãnh đạo văn phòng của các cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp trong các cơ quan cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, huyện;

3. Đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và năng lực quản lý để giữ các chức danh lãnh đạo trong các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các cơ quan Lưu trữ lịch sử khác;

4. Giảng viên, nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo, các trung tâm nghiên cứu khoa học về Lưu trữ học;

5. Có cơ hội học lên bậc cao hơn (tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học về Lưu trữ học.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Căn cứ “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); căn cứ mục tiêu đào tạo ngành Lưu trữ học xây dựng hai loại chương trình đào tạo cụ thể như sau:

- Chương trình giảng dạy môn học (Phương thức II);

- Chương trình nghiên cứu.

7.1. Chương trình giảng dạy môn học (Phương thức II)

- Khối kiến thức chung (Triết học, Ngoại ngữ và Tin học) nhằm trang bị kiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ được tổ chức theo lịch học chung, thống nhất của Trường.

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thiết kế như sau:

TT Mã môn học

Môn học

Khối lượng tín chỉ

Học

Kỳ

Tổng số

LT TH TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

01 LTH.01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 10 10 I

Page 75: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

75

02 LTH.02 Lý luận và thực tiễn công tác văn thư và lưu trữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

03 30 15 15 I

03 LTH.03 Quản trị hành chính văn phòng và vấn đề đổi mới, hiện đại hóa văn phòng

02 20 10 10 II

04 LTH.04 Quản lý nhà nước về công tác lưu trữ và pháp luật lưu trữ Việt Nam

03 30 15 15 II

05 LTH.05 Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

02 20 10 10 III

06 LTH.06 Cải cách hành chính ở Việt Nam 02 20 10 10 III

II Khối kiến thức tự chọn 14

01 LTH.07 Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam 02 20 10 10 I

02 LTH.08 Lịch sử văn bản Việt Nam 2 20 15 15 I

03 LTH.09 Lịch sử lưu trữ Việt Nam 2 20 15 15 I

04 LTH.10 Quản trị công sở 02 20 10 10 I

05 LTH.11 Lý luận và phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử

02 20 10 10 I

06 LTH.12 Lý luận và phương pháp lưu trữ tài liệu nghe nhìn

02 20 10 10 II

07 LTH.13 Kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ theo phương pháp hiện đại

02 20 10 10 II

08 LTH.14 Công bố học và công bố tài liệu lưu trữ

03 30 15 15 II

9 LTH.15 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ

02 20 10 10 II

10 LTH.16 Di sản văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy di sản trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam

2 20 10 10 III

Page 76: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

76

11 LTH.17 Xây dựng hệ thống chính trị và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

02 20 10 10 III

12 LTH.18 Thư viện học hiện đại 02 20 10 10 III

13 LTH.19 Thông tin học nâng cao 02 20 10 10 III

14 LTH.20 Quản trị tri thức 02 20 10 10 III

Kiến thức luận văn 14 IV

1 LTH.21 Xây dựng đề cương LV 02 10 10 30

2 LTH.22 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 42

7.2. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

- Khối kiến thức chung (Triết học, Ngoại ngữ và Tin học) nhằm trang bị kiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ được tổ chức theo lịch học chung, thống nhất của Trường.

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thiết kế như sau:

STT

Mã môn học

Môn học

Khối lượng tín chỉ

HK Tổng số

LT TH TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

I Môn học bắt buộc 02

01 LTH.01 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành

02 20 10 10 I

II Môn tích lũy 10

Page 77: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

77

01 LTH.02 Lý luận và thực tiễn công tác văn thư và lưu trữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

02 20 10 10 I

02 LTH.03 Quản trị hành chính văn phòng và vấn đề đổi mới, hiện đại hóa văn phòng

02 20 10 10 I

03 LTH.04 Quản lý nhà nước về công tác lưu trữ và pháp luật lưu trữ Việt Nam

03 30 15 15 I

04 LTH.05 Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

03 30 15 15 II

Khối kiến thức luận văn 30

01 LTH.21 Xây dựng đề cương 02 10 10 30 II

02 LTH.22 Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước HĐ III

TỔNG CỘNG 42

Page 78: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

78

14. NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH (áp dụng cho Khoá 2016 – 2018)

Mã số: 60 14 01 11

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

Nhóm mục tiêu về kiến thức

M1. Trang bị kiến thức về lý thuyết và phương pháp giảng dạy tiếng Anh từ truyền thống đến hiện đại

C1. Ứng dụng các lý thuyết và phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã học vào giảng dạy, quản lý lớp, tổ chức điều phối các hoạt động dạy và học

M2. Trang bị kiến thức liên ngành về ngữ học, dịch thuật, văn hóa và văn học Anh - Mỹ

C2. Vận dụng tích hợp các kiến thức liên ngành về ngữ học, dịch thuật, văn hóa và văn học Anh - Mỹ trong giảng dạy và nghiên cứu

Nhóm mục tiêu về kỹ năng

M3. Trang bị kỹ năng nghiên cứu khoa học và tư duy logic

C3. Có khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá chương trình giảng dạy, giáo trình

M4. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình

C4. Có khả năng hợp tác hiệu quả trong môi trường giáo dục và các ngành có liên quan trong và ngoài nước, có khả năng hội nhập quốc tế

Nhóm mục tiêu về thái độ

M5. Rèn luyện và phát huy đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghiên cứu và tác phong sư phạm

C5. Có tác phong đúng mực và thái độ trung thực trong nghiên cứu

M6. Rèn luyện và phát huy ý thức học tập và nghiên cứu suốt đời

C6. Tích cực phát triển nghề nghiệp và thực hiện nghiên cứu khoa học

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh có hai loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I + II).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

Page 79: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

79

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): 39 tín chỉ (20 tín chỉ bắt buộc, 19 tín chỉ tự chọn);

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II): 32 tín chỉ (16 tín chỉ bắt buộc, 16 tín chỉ tự chọn);

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 2 lần tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu luận văn.

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Đối tượng tuyển sinh chỉ tập trung vào những người đã tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành Tiếng Anh hoặc Ngữ văn Anh của các trường đại học trong và ngoài nước thuộc tất cả các hệ đào tạo; không tuyển những đối tượng có văn bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngoại ngữ khác hoặc ngành gần.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

5.1. Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo được cấu trúc chủ yếu từ các môn học và được phân biệt hai phương thức giảng dạy. Học viên sẽ đăng ký theo một trong hai phương thức giảng dạy này sau khi hoàn tất 2 học kỳ đầu dựa vào kết quả học tập. Sau khi hoàn tất đủ tín chỉ theo quy định, học viên của chương trình giảng dạy môn học phương thức I sẽ được xét tốt nghiệp. Học viên học chương trình giảng dạy môn học phương thức II bắt buộc phải bảo vệ luận văn cao học.

Quy trình thực hiện luận văn cao học dành cho phương thức II như sau:

- Vào đầu học kỳ 3, học viên chuẩn bị hướng nghiên cứu và tiếp cận với người hướng dẫn (do học viên tự đề xuất hoặc do Khoa bố trí) để được chỉ dẫn viết đề cương;

- Sau khi bảo vệ đề cương vào giữa học kỳ 3, học viên bắt đầu viết luận văn và phải hoàn thành vào cuối học kỳ 4;

- Học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng (theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của ĐHQG-HCM). Học viên phải chỉnh sửa luận văn (nếu cần) theo ý kiến đề xuất của Hội đồng. Sau khi có xác nhận của người hướng dẫn là luận văn đã được chỉnh sửa,

Page 80: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

80

học viên nộp bản luận văn (bản cứng và file) hoàn chỉnh cho Trung tâm Tư liệu Anh ngữ (ERC) và thư viện Trường lưu chiểu.

5.2. Điều kiện trúng tuyển

Môn thi tuyển: bao gồm các môn

- Ngoại ngữ: một trong các ngoại ngữ: Pháp, Trung, Nga, Đức

- Môn cơ bản: Triết học

- Môn cơ sở: bao gồm hai phần:

+ Language Skills (kiểm tra năng lực ngôn ngữ)

+ Essay (bài tự luận về phương pháp giảng dạy)

Chỉ tiêu tuyển hằng năm do trường Đại học KHXH&NV quyết định.

5.3. Điều kiện tốt nghiệp

- Tích lũy đủ tín chỉ của chương trình đào tạo;

- Đủ điều kiện ngoại ngữ và các điều kiện khác theo quy định của cơ sở đào tạo.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): 62 TC

- Khối kiến thức chung : 15 TC

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 39 TC (20 TC bắt buộc, 19 TC tự chọn)

- Đề án : 08 TC

Chương trình này không yêu cầu học viên thực hiện luận văn và dành cho những học viên đạt điểm trung bình dưới 7.5 đối với các môn bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (không tính đến học phần Project) và những học viên hội đủ điều kiện để chọn phương thức 2 (có làm luận văn thạc sĩ) nhưng không có nguyện vọng làm luận văn.

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 20

01 Introduction to TESOL (Nhập môn Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh)

02 30 1

02 Advanced Teaching Methodology (Giáo học pháp nâng cao)

3 30 15 1

03 Research Writing (Viết bài nghiên cứu khoa học)

3 15 15 15 1

04 English Linguistics (Ngôn ngữ học tiếng Anh)

3 30 15 1

Page 81: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

81

05 Second Language Acquisition (Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai)

3 45 1

06 Research Methods 1 (Phương pháp nghiên

cứu 1, định lượng + thống kê) 4 45 15 1

07 Practicum (Thực tập sư phạm) 2 30 3-4

II Khối kiến thức tự chọn 19

01 Syllabus Design and Materials Development (Thiết kế đề cương và biên soạn tài liệu giảng dạy)*

3 45 1

02 Research Methods 2 (Phương pháp nghiên cứu 2, định tính)

2 30 2

03 Intercultural Communication in Language Teaching (Giao tiếp xuyên văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

04 Language Assessment (Đánh giá ngôn ngữ)

2 30 2-3

05 Seminars on English Language Teaching Issues (Chuyên đề về giảng dạy tiếng Anh)

2 30 2-3

06 Technology Assisted Language Learning (Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

07 Discourse Analysis in Language Teaching (Phân tích diễn ngôn trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

08 Language Program Administration (Quản trị chương trình ngôn ngữ)

2 30 2-3

09 Literature in Language Teaching (Văn học trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

10 Sociolinguistics in Language Teaching (Ngôn ngữ học xã hội trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

11 Translation Studies (Nghiên cứu dịch thuật)

2 30

2-3

12 Language Awareness (Nhận thức ngôn ngữ)

2 30 2-3

13 Techniques in TESOL (Kỹ thuật dạy tiếng)

2 30 1-2

14 Các vấn đề về vị từ trong tiếng Việt 2 25 5 2-3

Page 82: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

82

15 Ngữ pháp chức năng 2 15 15 2-3

16 Ngôn ngữ học đối chiếu 2 30 0 2-3

17 Ngôn ngữ học xã hội 2 25 5 2-3

Các môn liên thông trong khối kiến thức tự chọn (học viên có thể chọn học 2-3 TC trong số các môn sau)

18 Xây dựng, quản lý và đánh giá chương trình học (Khoa Giáo dục học)

3 20 25 3

19 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục – đào tạo (Khoa Giáo dục học)

2 17 13 2

20 Tâm lý học quản lý (Khoa Giáo dục học) 2 16 14 1

21 Quản lý chất lượng giáo dục (Khoa Giáo dục học)

3 32 13 1

IV Môn tốt nghiệp 8

01 Project (Đề án)** 8 120 3-4

Tổng cộng 47

* Môn tự chọn định hướng

** Project (Đề án) là học phần tiên quyết cho việc xét duyệt hoàn thành chương trình giảng dạy môn học phương thức I. Hình thức đánh giá học phần này là một bài viết bằng tiếng Anh dài khoảng 10.000 từ sẽ do 2 – 3 giảng viên chấm độc lập. Các tiêu chí chấm sẽ do Hội đồng Khoa học Khoa Ngữ văn Anh quyết định. Học phần này không được xem là tương đương với luận văn cao học của chương trình giảng dạy môn học phương thức II.

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II): 62 TC

- Khối kiến thức chung : 15

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 32 TC (16 TC bắt buộc, 16 TC tự chọn);

- Luận văn thạc sĩ : 15 TC;

- Chương trình này yêu cầu học viên phải viết luận văn thạc sĩ và dành cho những học viên đạt điểm trung bình từ 7.5 trở lên đối với các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 16

01 Advanced Teaching Methodology (Giáo 3 30 15 1

Page 83: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

83

học pháp nâng cao)

02 Research Writing (Viết bài nghiên cứu khoa học)

3 15 15 15 1

03 English Linguistics (Ngôn ngữ học tiếng Anh)

3 30 15 1

04 Second Language Acquisition (Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai)

3 45 1

05 Research Methods 1 (Phương pháp nghiên

cứu 1, định lượng + thống kê) 4 45 15 1

II Khối kiến thức tự chọn 16

01 Introduction to TESOL (Nhập môn Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh)*

02 30 1

02 Syllabus Design and Materials Development (Thiết kế đề cương và biên soạn tài liệu giảng dạy)*

3 45 1

03 Practicum (Thực tập sư phạm)* 2 30 3-4

04 Research Methods 2 (Phương pháp nghiên cứu 2, định tính)

2 30 2

05 Intercultural Communication in Language Teaching (Giao tiếp xuyên văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

06 Language Assessment (Đánh giá ngôn ngữ)

2 30 2-3

07 Seminars on English Language Teaching Issues (Chuyên đề về giảng dạy tiếng Anh)

2 30 2-3

08 Technology Assisted Language Learning (Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

09 Discourse Analysis in Language Teaching (Phân tích diễn ngôn trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30

2-3

10 Language Program Administration (Quản trị chương trình ngôn ngữ)

2 30 2-3

11 Literature in Language Teaching (Văn học trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30 2-3

12 Sociolinguistics in Language Teaching (Ngôn ngữ học xã hội trong giảng dạy ngôn ngữ)

2 30

2-3

Page 84: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

84

13 Translation Studies (Nghiên cứu dịch thuật)

2 30 2-3

14 Language Awareness (Nhận thức ngôn ngữ)

2 30 2-3

15 Techniques in TESOL (Kỹ thuật dạy tiếng)

2 30 1-2

16 Các vấn đề về vị từ trong tiếng Việt 2 25 5 2-3

17 Ngữ pháp chức năng 2 15 15 2-3

18 Ngôn ngữ học đối chiếu 2 30 0 2-3

19 Ngôn ngữ học xã hội 2 25 5 2-3

Các môn liên thông trong khối kiến thức tự chọn (học viên có thể chọn học 2-3 TC trong số các môn sau)

20 Xây dựng, quản lý và đánh giá chương trình học (Khoa Giáo dục học)

3 20 25 3

21 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục – đào tạo (Khoa Giáo dục học)

2 17 13 2

22 Tâm lý học quản lý (Khoa Giáo dục học) 2 16 14 1

23 Quản lý chất lượng giáo dục (Khoa Giáo dục học)

3 32 13 1

III Luận văn 15

01 Minor thesis (Luận văn thạc sĩ) 15 Bảo vệ trước Hội đồng 3-4

TỔNG CỘNG 47

* Môn tự chọn định hướng

Phương thức nghiên cứu:

Do tính chất của chuyên ngành đào tạo hướng về lĩnh vực thực hành nên chương

trình đào tạo bậc Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh

hiện nay chưa tổ chức phương thức nghiên cứu.

Page 85: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

85

15. NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số: 60 22 01 20

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững các kiến thức sâu và rộng

về lý luận văn học cũng như những vấn đề lý luận có liên quan đến thực tiễn văn học

dân tộc và văn học thế giới. Trang bị cho học viên kiến thức nâng cao về lý luận văn

học dân tộc, kiến thức về lý luận văn học phương Đông và phương Tây, cổ điển và

hiện đại. Đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, lịch sử,

tư tưởng, triết học... liên quan đến lý luận văn học để học viên có thể vận dụng vào

nghiên cứu tác phẩm vãn học từ cái nhìn có tính chất liên ngành. Như vậy, chương

trình vừa tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, mở rộng kiến thức liên ngành cho

người học.

1.2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu đối với những vấn đề lý luận do thực tiễn

văn học Việt Nam và văn học thế giới đặt ra. Cung cấp phương pháp xử lý các vấn đề

về lý luận văn học, các kĩ năng thực hành phân tích văn bản nhằm rèn luyện nghiệp vụ

nghiên cứu khoa học để học viên có khả năng thích nghi với công việc có liên quan

đến nghiệp vụ lý luận văn học, có liên quan đến những khoa học khác nhau thuộc khối

ngành xã hội - nhân văn.

1.3. Học viên Cao học tốt nghiệp Thạc sĩ lý luận văn học theo chương trình này

có thể thực hiện các nghiên cứu lý luận văn học theo những quan điểm tiên tiến và

hiện đại trên thế giới, có thể so sánh, đối chiếu, nghiên cứu, phân tích những nguồn

ảnh hưởng, tiếp thu, hoặc giao thoa giữa các nền văn học và từ đó có những đề xuất

cho nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học và sáng tác của Việt Nam. Nội dung chương

trình được phổ trên một diện rộng, bao gồm nghiên cứu cả vãn học phương Tây và

phương Đông, trên cơ sở ưu tiên đúng mức những vấn đề quan trọng, có tính lý luận

của những nền/hoặc vùng văn học lớn, có nhiều đóng góp đối với thành tựu chung của

văn học thế giới.

1.4. Những học viên được đào tạo có khả năng làm công tác nghiên cứu khoa học

ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học và nghệ thuật; tham gia giảng dạy trung học

phổ thông, đại học, hoạt động ở một số lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân

văn. Tạo cơ sở chuyên môn để học viên có thể tiếp tục chương trình Tiến sĩ về lý luận

văn học. Các thạc sĩ lý luận văn học có thể làm công tác thẩm định và biên tập sách

văn học ở các nhà xuất bản, công tác phê bình văn học ở báo và tạp chí, công tác bảo

tồn và phát triển các di sản văn học ở những cơ quan văn hóa.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học.

Page 86: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

86

Chương trình đào tạo được phân biệt hai loại: Chương trình giảng dạy môn học

và chương trình nghiên cứu (được quy định tại Điều 13, Quy chế đào tạo trình độ thạc

sĩ do Giám đốc ĐHQG-HCM ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2009).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín

chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm môn học bắt buộc và tự

chọn). Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ:

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức I: 38 tín chỉ

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức II: 28 tín chỉ (không

gồm luận văn)

- Chương trình nghiên cứu từ 14 tín chỉ.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy theo phương thức I: không yêu cầu luận văn.

- Chương trình giảng dạy theo phương thức II: yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 12 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu: yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ

và 1 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác

giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Những người tốt nghiệp đại học các ngành PHÙ HỢP với ngành Lý luận văn

học: Văn học, Ngôn ngữ học, Hán Nôm, Ngữ văn, Ngữ văn Việt Nam, Nghệ thuật học

4.2. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Những người tốt nghiệp đại học các ngành GẦN với ngành Lý luận văn học

gồm:

- Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Ngữ văn

Đức, Ngữ văn Nhật, Ngôn ngữ và văn hoá Phương Đông.

- Văn hóa học, Văn hoá dân tộc, Văn hoá quần chúng, Du lịch.

- Lý luận mỹ thuật, Lý luận nghệ thuật, Lý luận âm nhạc, Lý luận sân khấu, Lý

luận điện ảnh

- Triết học, Nhân học, Đông Phương học, Đông Nam Á học, Báo chí truyền

thông

Page 87: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

87

Danh mục các môn học chuyển đổi:

STT Môn học chuyển đổi Số tiết học Ghi chú

1

2

3

4

Nguyên lý lý luận văn học

Tác phẩm và thể loại văn học

Tiến trình văn học

Phê bình văn học Việt Nam

45

60

30

45

1 4.3. Đối tượng học theo các chương trình đào tạo

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức I: cho đối tượng không

có ý định học lên bậc tiến sĩ.

- Chương trình giảng dạy môn học theo phương thức II: cho đối tượng có ý

định học lên bậc tiến sĩ.

- Chương trình nghiên cứu: cho đối tượng có ý định học lên bậc tiến sĩ và làm

công tác nghiên cứu khoa học.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG.HCM ban hành theo Quyết định số 01/ QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 05 tháng 01 năm 2009.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (Phương thức I): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 24

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Huyền thoại và văn học 2 30 120 1

3 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung

Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 30

120 1

4 Nguyên lý văn học so sánh 2 30 120 1

5 Các trường phái phê bình văn học phương

Tây

2 30

120 1

6 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 1

7 Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ

thuật

2 30

120 1

8 Văn bản học và nghiên cứu văn học 2 30 120 2

9 Ngôn ngữ học và văn học 2 30 120 2

10 Phiên dịch học và các lý thuyết văn học 2 30 120 2

11 Thi pháp học hiện đại 2 30 120 2

Page 88: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

88

12 Tiếp nhận văn học 2 30 120 2

Khối kiến thức tự chọn 14

13 Hệ thống thể loại văn học trung đại Việt

Nam

2 30

120 2

14 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 30 120 2

15 Thơ Việt Nam hiện đại - những vấn đề thi

pháp

2 30

120 2

16 Giọng điệu thơ trữ tình 2 30 120 2

17 Lý thuyết tự sự học 2 30 120 2

18 Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỉ XIX - đầu

thế kỉ XX

2 30

120 2

19 Thể loại kịch trong tiến trình văn học Việt

Nam hiện đại

2 30

120 3

20 Diaspora và văn học di dân 2 30 120 3

21 Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học 2 30 120 3

22 Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương

Tây và những ảnh hưởng của nó

2 30

120 3

23 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120 3

24 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học 2 30 120 3

25 Một số vấn đề lý luận văn học hiện đại và

hậu hiện đại

2 30

120 3

26 Xã hội học văn học 2 30 120 3

27 Ngôn ngữ văn chương và phong cách học 2 30 120 3

28 Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam 2 30 120 3

29 Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam hiện

đại dưới góc nhìn tương tác thể loại 2 30 120

3

TỔNG CỘNG 38

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (Phương thức II):

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc 14

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Huyền thoại và văn học 2 30 120 1

3 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung

Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 30

120 1

4 Nguyên lý văn học so sánh 2 30 120 1

Page 89: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

89

5 Các trường phái phê bình văn học phương

Tây

2 30

120 1

6 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 1

7 Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ

thuật

2 30

120 1

Khối kiến thức tự chọn 14

8 Văn bản học và nghiên cứu văn học 2 30 120 1

9 Ngôn ngữ học và văn học 2 30 120 1

10 Phiên dịch học và các lý thuyết văn học 2 30 120 1

11 Thi pháp học hiện đại 2 30 120 1

12 Tiếp nhận văn học 2 30 120 1

13 Hệ thống thể loại văn học trung đại 2 30 120 2

14 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 30 120 2

15 Thơ Việt Nam hiện đại - những vấn đề thi

pháp

2 30

120 2

16 Giọng điệu thơ trữ tình 2 30 120 2

17 Lý thuyết tự sự học 2 30 120 2

18 Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỉ XIX - đầu

thế kỉ XX

2 30

120 2

19 Thể loại kịch trong tiến trình văn học Việt

Nam hiện đại

2 30

120 3

20 Diaspora và văn học di dân 2 30 120 3

21 Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học 2 30 120 3

22 Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương

Tây và những ảnh hưởng của nó

2 30

120 3

23 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120 3

24 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học 2 30 120 3

25 Một số vấn đề lý luận văn học hiện đại và

hậu hiện đại

2 30

120 3

26 Xã hội học văn học 2 30 120 3

27 Ngôn ngữ văn chương và phong cách học 2 30 120 3

28 Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam 2 30 120 3

29 Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam hiện

đại dưới góc nhìn tương tác thể loại

2 30

120 3

Khối kiến thức luận văn 12 3

Xây dựng đề cương luận văn 2 3

Luận văn Thạc sĩ 10 3

Page 90: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

90

TỔNG CỘNG 40

6.3. Chương trình nghiên cứu (Phương thức III): chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TC LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Môn học bắt buộc 14

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Huyền thoại và văn học 2 30 120 1

3 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung

Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 30

120 1

4 Nguyên lý văn học so sánh 2 30 120 1

5 Các trường phái phê bình văn học phương

Tây

2 30

120 1

6 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 1

7 Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ

thuật

2 30

120 1

Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng đề cương luận văn 2 2

Luận văn Thạc sĩ 28 3

TỔNG CỘNG 44

Page 91: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

91

16. NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60 22 02 40

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững các kiến thức sâu và rộng về

ngôn ngữ học và tiếng Việt. Các mục tiêu và chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về: các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ như: phân xuất âm vị học, phân tích nghĩa của từ ra các thành tố nghĩa, phân tích nghĩa của câu, phân tích ngữ pháp (theo thành tố trực tiếp, theo cấu trúc chủ - vị, cấu trúc đề thuyết, phép phân tích cải biến câu), phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiếu, thống kê ...

C1. Học viên sau khi tốt nghiệp được nâng cao trình độ nghề nghiệp, khả năng độc lập nghiên cứu; có thể làm công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu; tham gia giảng dạy trung học phổ thông, đại học và có thể hoạt động ở một số lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn.

M2. Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về các ngành nghiên cứu cơ bản như ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học; các kiến thức liên ngành như ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học và lý thuyết phiên dịch…

M3. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các lĩnh vực: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học xã hội, làm từ điển …

C2. Học viên có khả năng ứng dụng các tri thức về ngôn ngữ trong mọi lĩnh vực công tác của xã hội.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ học có 02 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

Page 92: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

92

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 30 tín chỉ (không gồm luận văn); chương trình nghiên cứu (theo phương thức III) là từ 14 tín chỉ.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành:

- Ngôn ngữ học;

- Văn học, Ngữ văn (cử nhân/sư phạm), Ngữ văn Việt Nam, Hán Nôm.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần:

- Lí luận và phê bình sân khấu, Biên kịch sân khấu, Lí luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt Nam học, Lí luận và phương pháp dạy văn, Sáng tác văn học.

- Ngôn ngữ / Ngữ văn: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Ả rập, Giáo dục ngôn ngữ/ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh/ Pháp/ Nga/ Hoa/ Nhật/ Hàn.

- Quốc tế học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Khu vực Thái Bình Dương học, Văn hóa học, Văn hóa dân tộc, Văn hóa quần chúng, Du lịch, Nhân học, Triết học, Báo chí và Truyền thông, Quan hệ công chúng và Truyền thông, Châu Á học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Ngôn ngữ học đại cương 30

02 Ngữ âm học tiếng Việt 30

Page 93: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

93

03 Từ vựng học tiếng Việt 30

04 Ngữ pháp tiếng Việt 30

05 Ngôn ngữ học văn bản 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu (phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

4.4. Các môn thi tuyển:

Căn cứ vào quy chế tuyển sinh Sau Đại học của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, các môn thi tuyển bậc Cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học gồm 3 môn sau đây:

- Môn cơ bản: Triết học

- Môn cơ sở: Ngôn ngữ học đại cương

- Ngoại ngữ: một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung.

Các trường hợp được xét miễn thi môn ngoại ngữ: theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Phương thức giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14 1, 2

1 Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ 2 30 120 1

2 Âm vị học thực hành và âm vị học tiếng Việt

2 30 120 1

3 Ngôn ngữ học đối chiếu 2 30 120 1

4 Ngữ nghĩa học 2 30 120 1

5 Lô gích và ngôn ngữ 2 30 120 1

Page 94: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

94

6 Lịch sử ngôn ngữ học châu Âu (phần 1): Ferdinand de Saussure và Giáo trình ngôn ngữ học đại cương

2 30 120 2

7 Ngôn ngữ văn chương và phong cách học

2 30 2

II Khối kiến thức tự chọn 16 1, 2, 3

8 Ngữ dụng học 2 30 120

9 Lịch sử ngôn ngữ học châu Âu (phần 2): Các trường phái tiêu biểu sau Ferdinand de Saussure

2 30 120

10 Trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ và ngôn ngữ học tạo sinh

2 30 120

11 Ký hiệu học 2 30 120

12 Ngôn ngữ học tri nhận 2 30 120

13 Ngôn ngữ học đại cương 2 30 120

14 Loại hình học các ngôn ngữ và một số vấn đề về loại hình tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập ở Đông Nam Á

2 30 120

15 Phương pháp so sánh lịch sử và phương pháp so sánh loại hình

2 30 120

16 Ngôn ngữ và văn hóa 2 30 120

17 Ngữ pháp chức năng tiếng Việt 2 30 120

18 Phương ngữ học 2 30 120

19 Lịch sử ngữ âm tiếng Việt 2 30 120

20 Chữ viết và lịch sử chữ viết ở Việt Nam 2 30 120

21 Từ điển học 2 30 120

22 Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản 2 30 120

23 Ngôn ngữ học và lý thuyết dịch 2 30 120

24 Ngôn ngữ học tâm lý 2 30 120

25 Trật tự từ trong tiếng Việt và trật tự từ trong các ngôn ngữ khác

2 30 120

26 Ngôn ngữ học xã hội 2 30 120

27 Lịch sử ngôn ngữ học 2 30 120

28 Lịch sử Việt ngữ học 2 30 120

29 Ngôn ngữ và truyền thông 2 30 120

30 Các phương pháp phân tích ngữ pháp 2 30 120

Page 95: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

95

31 Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

2 30 120

32 Từ nguyên học và từ nguyên học tiếng Việt

2 30 120

33 Các phương tiện tình thái tiếng Việt 2 30 120

34 Các phạm trù ngữ pháp của vị từ 2 30 120

35 Từ loại và vấn đề từ loại trong tiếng Việt

2 30 120

36 Ngôn ngữ học máy tính 2 30 120

37 Ngôn ngữ học ngữ liệu 2 30 120

38 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ

2 30 120

39 Nghĩa học Việt ngữ 2 30 120

III Khối kiến thức luận văn 12

Xây dựng đề cương luận văn 2 2

Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng 3, 4

TỔNG CỘNG 42

Ghi chú: Phương thức II chỉ học các môn trong 3 học kỳ: 1, 2, 3.

6.2. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I. Môn học bắt buộc 2

1 Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ

2 120 1

II. Môn học tự chọn (Chọn 06 trong số các môn học sau đây)

12

2 Âm vị học thực hành và âm vị học tiếng Việt

2 30 120 1,2

3 Ngôn ngữ học đối chiếu 2 30 120 1,2

4 Ngữ nghĩa học 2 30 120 1,2

5 Lô gích và ngôn ngữ 2 30 120 1,2

6 Lịch sử ngôn ngữ học châu Âu (phần 1): Ferdinand de Saussure và Giáo trình ngôn ngữ học đại cương

2 30 120 1,2

Page 96: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

96

7 Ngôn ngữ văn chương và phong cách

2 30 120 1,2

8 Ngữ dụng học 2 30 120 1,2

9 Từ loại và vấn đề từ loại trong tiếng Việt

2 30 120 1,2

10 Các phương pháp phân tích ngữ pháp

2 30 120 1,2

11 Ngôn ngữ học tri nhận 2 30 120 1,2

12

Loại hình học các ngôn ngữ và một số vấn đề về loại hình tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập ở Đông Nam Á

2 30 120

1,2

13 Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản

2 30 120 1,2

14 Các phương tiện tình thái tiếng Việt 2 30 120 1,2

15 Các phạm trù ngữ pháp của vị từ 2 30 120 1,2

16 Ngôn ngữ học máy tính 2 30 120 1,2

17 Từ nguyên học và từ nguyên học tiếng Việt

2 30 120 1,2

18 Ngôn ngữ học xã hội 2 30 120 1,2

19 Lịch sử ngôn ngữ học 2 30 120 1,2

20 Lịch sử Việt ngữ học 2 30 120 1,2

21 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ

2 30 120 1,2

Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng đề cương luận văn 2 2

Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng 3,4

TỔNG CỘNG 44

Page 97: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

97

17. NGÀNH: NGÔN NGỮ NGA

Mã số: 60 22 02 02

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M)

Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Nga, cụ thể đi sâu vào các lĩnh vực của lý thuyết Ngôn ngữ Nga.

C1. Chuẩn đầu ra về kiến thức:

Người học được trang bị và hướng dẫn rèn luyện để đạt được chuẩn về các khối kiến thức cơ bản sau đây:

- Kiến thức về các lý thuyết ngôn ngữ Nga từ truyền thống đến hiện đại, cũng như lịch sử các học thuyết ngôn ngữ Nga;

- Ngữ học Nga bao gồm các ngành chuyên sâu như: âm vị học, ngữ nghĩa học (bao gồm cả ngữ nghĩa cấu tạo từ, ngữ nghĩa cú pháp, lý thuyết trường nghĩa và thành ngữ học), hình vị-cú pháp học;

- Kiến thức về ngôn ngữ học so sánh.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên sâu của lý thuyết Ngôn ngữ Nga.

C2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng làm việc, nghiên cứu.

Người học được hướng dẫn rèn luyện để đạt được chuẩn đầu ra về các kỹ năng cơ bản sau đây:

- Kỹ năng nghiên cứu các vấn đề thuộc về lĩnh vực Nga ngữ học, ngôn ngữ học so sánh;

- Có khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp trong việc nghiên cứu sâu các chuyên ngành tiếng Nga (về Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ nghĩa, Hình thái và Cú pháp tiếng Nga), cũng như về các học thuyết ngôn ngữ Nga;

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT – XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt ở mọi lĩnh vực sử dụng tiếng Nga, đặc biệt là trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga ở trình độ đại học và sau đại học.

M3. Rèn luyện người học có đủ phẩm chất cần thiết, bản lĩnh vững vàng của nhà khoa học để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng, công việc nghiên cứu, giảng dạy và các công việc có liên quan đến kiến thức chuyên môn.

C3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất, thái độ: Người học được hướng dẫn rèn luyện để đạt được chuẩn về các phẩm chất, thái độ cơ bản sau đây:

- Phẩm chất đạo đức cá nhân: nghiêm túc, chăm chỉ, nhiệt tình, tự chủ, trách nhiệm cao với bản thân;

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có trách nhiệm với công việc, làm việc độc lập và sáng tạo;

- Phẩm chất thực hiện chuyên môn: có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, kiên trì nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về chuyên môn; tiếp cận vấn đề chuyên môn trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học đã được rèn luyện;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ các quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức; biết bảo vệ

Page 98: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

98

chân lý, ủng hộ đổi mới tiến bộ.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Nga có hai loại: Chương trình giảng dạy môn học và chương trình nghiên cứu (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I, phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) từ 25 đến 50 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với

khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Học phần Phương pháp luận NCKH là học

phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) và chương

trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín

chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Ngữ văn Nga.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Tiếng Nga sư phạm.

Page 99: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

99

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Quy trình đào tạo

Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG-HCM ban hành theo Quyết định số 01/ QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 05 tháng 01 năm 2009.

Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I): chưa thực hiện

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 16

01 Âm vị học tiếng Nga 4 30 30 1

02 Ngữ nghĩa cấu tạo từ tiếng Nga 4 30 30 1

03 Ngữ nghĩa cú pháp học tiếng Nga 4 30 30 1

04 Văn phong học tiếng Nga 4 30 30 1

II Khối kiến thức tự chọn 11

01 Thành ngữ học tiếng Nga 4 30 30 2

02 Lý thuyết trường nghĩa 4 30 30 2

03 Lịch sử các học thuyết Ngôn ngữ Nga

4 30 30 2

04 Văn phong học tiếng Nga 4 30 30 2

Page 100: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

100

05 Ngôn ngữ học văn bản 4 30 30 2

06 Ngôn ngữ học đối chiếu 4 30 30 2

III Khối kiến thức luận văn 12

01 Xây dựng đề cương luận văn 2 2

02 Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng 3

TỔNG CỘNG 39

6.3 Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học Khối lượng (tín chỉ)

HK TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Môn học bắt buộc 2

1 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2 1

II Môn học tích luỹ 10

1 Lý thuyết trường nghĩa 4 30 30

2 Lịch sử các học thuyết Ngôn ngữ Nga

4 30 30

3 Ngôn ngữ học văn bản 4 30 30

4 Ngôn ngữ học đối chiếu 4 30 30

III Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng đề cương LV 2 1

Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 40

Page 101: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

101

18. NGÀNH: NGÔN NGỮ PHÁP Mã số: 60 22 02 03

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào

tạo (M)

Chuẩn đầu ra (C)

M1. Chuyên

môn hóa ngôn ngữ học

Pháp dưới góc độ ngôn

ngữ học tổng quát và

miêu tả, lý thuyết diễn

ngôn và ngôn ngữ học

văn bản.

C1. Chuẩn đầu ra về kiến thức :

- Kiến thức cơ bản về các lý thuyết ngôn ngữ

Pháp thuộc các trào lưu hiện đại ;

- Kiến thức lý luận chuyên sâu của các lĩnh

vực đặc thù của ngôn ngữ Pháp : cú pháp học, ngữ

nghĩa học, ngữ dụng học, phân tích diễn ngôn, ngôn

ngữ học xã hội, ngôn ngữ học đối chiếu, phong cách

học, v.v.. ;

- Kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu

ngôn ngữ học Pháp.

M2. Trang bị

cho người học các kỹ

năng miêu tả, phân tích,

diễn giải các dữ liệu và

cứ liệu ngôn ngữ, kỹ

năng nghiên cứu độc

lập và ứng dụng lý

thuyết, phương pháp

tiếp cận.

C2. Chuẩn đầu ra về năng lực kỹ năng nghề

nghiệp :

- Khả năng nắm bắt một cách vững vàng các lý

thuyết, phương pháp tiếp cận ngôn ngữ ;

- Khả năng nhận diện và đặt vấn đề về các hiện

tượng ngôn ngữ ;

- Khả năng vận dụng các lý thuyết và phương

pháp tiếp cận vào nghiên cứu và giải quyết vấn đề nêu

ra ;

- Khả năng ứng dụng kiến thức vào hoạt động

giảng dạy và xây dựng cơ sở dữ liệu.

M3. Thực hiện

mục tiêu đào tạo con

người nhân văn hiện

đại : có trách nhiệm với

bản thân và với cộng

đồng

C3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất và thái độ :

- Tự chủ đào tạo bản thân : phát huy các đặc

tính đạo đức, độc lập, khả năng phản biện, trách

nhiệm với cá nhân, v.v.. ;

- Có trách nhiệm với cộng đồng : tôn trọng

chân lý và các giá trị tri thức chung, phát huy chúng

trong môi trường xã hội nghề nghiệp ;

- Có trách nhiệm với nghề nghiệp : sẵn sàng

tìm kiếm các phương pháp thích hợp và chuyên

nghiệp để thực hiện công việc, tuân thủ đạo đức khoa

học trong nghiên cứu.

Page 102: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

102

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp có 02 loại (Điều 13, “Quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-

ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học: phương thức I (không yêu cầu luận văn thạc sĩ), phương thức II (yêu cầu luận văn thạc sĩ);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III): yêu cầu luận văn thạc sĩ thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích lũy đối với chương trình giảng

dạy môn học (phương thức I) là 30 tín chỉ và học phần chuyên đề 09 tín chỉ; và

phương thức II là 30 tín chỉ và luận văn tốt nghiệp 12 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ tích lũy đối với khối kiến

thức cơ sở và chuyên ngành.

- Danh mục học phần tự chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ

yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thức tự chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy theo phương thức I không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có

thời lượng 12 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu (phương thức III) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời

lượng 30 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Ngữ văn Pháp, Ngôn ngữ Pháp, Tiếng Pháp,

Sư phạm Pháp văn, Biên – Phiên dịch (Pháp-Việt, Việt-Pháp).

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Page 103: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

103

Thí sinh các ngành sau có chứng chỉ TCF 400 điểm hoặc DELF trình độ B2 trở

lên: Văn học và Ngôn ngữ (Ngôn ngữ, Ngôn ngữ học so sánh, Văn học nước ngoài…),

Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Ý.

Danh mục các môn học chuyển đổi

STT TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ GHI CHÚ

1 Cú pháp cơ bản tiếng Pháp

(Syntaxe générale française) 3

2 Ngữ nghĩa học cơ bản tiếng Pháp

(Sémantique générale française) 3

3 Ngữ dụng học cơ bản tiếng Pháp

(Pragmatique générale française) 3

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên phải tích lũy đủ số tín chỉ quy định phù hợp với các phương thức đào tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. Hoàn thành luận văn thạc sĩ đối với học viên theo học phương thức II.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I)

Mã số học phần

Tên học phần Khối lượng (tín chỉ)

Phần

Chữ

Phần

Số

Tổng số TC

Số tiết

LT, TH, TN, TL

Phần kiến thức chung

Triết học

Tin học

Ngoại ngữ

(Tiếng Anh/Nga/Đức/Trung)

5

4

6

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành 39

Các học phần bắt buộc (5 môn) 15

NP 501 Các trào lưu lý thuyết ngôn ngữ học (Les grands courants de la linguistique)

3 45

Page 104: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

104

NP 502

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong Khoa học ngôn ngữ (Méthodologie de la recherche en Sciences du langage)

3 45

NP 503 Cú pháp (Syntaxe)

3 45

NP 504 Ngữ dụng học (Pragmatique) 3 45

NP

505

Phân tích diễn ngôn (Analyse du discours)

3

45

Các học phần lựa chọn (tự chọn 5 môn/11 môn)

15

NP 506 Ngôn ngữ học đối chiếu (Linguistique contrastive)

3 45

NP 507 Từ vựng học (Lexicologie) 3 45

NP 508 Phong cách học (Stylistique) 3 45

NP 509 Ngữ nghĩa học (Sémantique) 3 45

NP 510 Lịch sử tiếng Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ (Histoire du français et la Francophonie)

3 45

NP 511 Giao tiếp liên văn hóa (Communication interculturelle)

3 45

NP 512 Ngữ nghĩa học văn học (Sémantique littéraire)

3 45

NP 513 Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistique) 3

45

NP 514 Dịch thuật (Traduction) 3 45

NP 515 Dẫn luận ngôn ngữ Pháp (Introduction à la linguistique française)

3 45

NP 516 Nước Pháp và Liên minh châu Âu (La France et l’Union européenne)

3 45

Các học phần chuyên đề 9

NP 517

Ngôn ngữ học văn bản (Linguistique textuelle)

3 45

NP 518

Các vấn đề văn học Pháp ngữ (Questions de littérature vietnamienne francophone)

3 45

NP 519

Ngôn ngữ và văn hóa (Langage et culture)

3 45

Page 105: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

105

Tổng cộng: 39

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

Mã số học phần

Tên học phần Khối lượng (tín chỉ)

Phần

Chữ

Phần

Số

Tổng số TC

Số tiết

LT, TH, TN, TL

Phần kiến thức chung

Triết học

Tin học

Ngoại ngữ

(Tiếng Anh/Nga/Đức/Trung)

5

4

6

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành 42

Các học phần bắt buộc (5 môn) 15

NP 501 Các trào lưu lý thuyết ngôn ngữ học (Les grands courants de la linguistique)

3 45

NP 502

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong Khoa học ngôn ngữ (Méthodologie de la recherche en Sciences du langage)

3 45

NP 503 Cú pháp (Syntaxe) 3 45

NP 504 Ngữ dụng học (Pragmatique) 3 45

NP

505

Phân tích diễn ngôn (Analyse du discours)

3

45

Các học phần lựa chọn (tự chọn 5 môn/11 môn)

15

NP 506 Ngôn ngữ học đối chiếu (Linguistique contrastive)

3 45

NP 507 Từ vựng học (Lexicologie) 3 45

NP 508 Phong cách học (Stylistique) 3 45

NP 509 Ngữ nghĩa học (Sémantique) 3 45

NP 510 Lịch sử tiếng Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ (Histoire du français et la Francophonie)

3 45

NP 511 Giao tiếp liên văn hóa (Communication interculturelle)

3 45

Page 106: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

106

NP 512 Ngữ nghĩa học văn học (Sémantique littéraire)

3 45

NP 513 Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistique) 3

45

NP 514 Dịch thuật (Traduction) 3 45

NP 515 Dẫn luận ngôn ngữ Pháp (Introduction à la linguistique française)

3 45

NP 516 Nước Pháp và Liên minh châu Âu (La France et l’Union européenne)

3 45

Luận văn 12

Tổng cộng: 42 6.3. Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện

Page 107: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

107

19. NGÀNH: NHÂN HỌC

Mã số: 60 31 03 02

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Về kiến thức: Học viên cao học sẽ được trang bị kiến thức nâng cao về lý thuyết nhân học, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, kiến thức chuyên sâu của nhân học văn hóa với sự cập nhật thông tin về những vấn đề nhân học đương đại trên thế giới.

C1. Học viên nắm vững kiến thức về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu của ngành Nhân học và kiến thức chuyên môn của ngành Nhân học văn hóa.

M2. Về kỹ năng: Cùng với việc nâng cao kiến thức là việc trau dồi khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện về những vấn đề nghiên cứu của nhân học. Đồng thời học viên còn được trang bị những kỹ năng chuyên sâu để tác nghiệp trong công tác nghiên cứu, quản lý như kỹ năng làm việc nhóm, thực hành công tác cộng đồng, kỹ năng giao tiếp.

C2. Học viên biết cách phân tích dữ liệu nghiên cứu, có khả năng tổ chức các cuộc nghiên cứu độc lập và thực hiện thông thạo các phương pháp thu thập, xử lý thông tin khoa học tại cộng đồng.

M3. Về khả năng và vị trí công tác: Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ nhân học có khả năng:

+ Độc lập đảm nhận công tác đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành Nhân học trong các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu.

+ Thực hiện các công việc: nghiên cứu, tư vấn, thẩm định, đánh giá các dự án, các chương trình đầu tư phát triển trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, môi trường… trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

C3.

- Học viên khẳng định khả năng làm việc tốt liên quan đến kiến thức chuyên môn được học tại cơ quan tuyển dụng.

- Học viên có khả năng tham gia những công việc như tư vấn, thẩm định, đánh giá các dự án, các chương trình đầu tư phát triển trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, môi trường…

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Nhân học có một phương thức (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Đó là phương thức II, yêu cầu thực hiện luận văn Thạc sĩ ít nhất trong một học kỳ cuối của khóa đào tạo.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

Page 108: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

108

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (27 tín chỉ), gồm 2 phần:

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 55% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Làm luận văn là học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) với thời lượng tối thiểu 12 tín chỉ, trong đó xây dựng đề cương 02 tín chỉ và luận văn 10 tín chỉ.

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất là 12/27 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Nhân học, Dân tộc học, Bảo tàng học, Khảo cổ học, Văn hóa học, Xã hội học, Công tác xã hội, Đô thị học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Đông phương học, Du lịch, Tôn giáo học, Việt Nam học, Khoa học môi trường, Triết học, Địa lý học, Quan hệ quốc tế, Giáo dục học, Báo chí, Văn hóa dân tộc, Lịch sử, Lý luận âm nhạc, Lý luận nghệ thuật, Kinh tế phát triển, Phát triển nông thôn, Y tế công cộng, Châu Á học, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Đức, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Tâm lý học, Qui hoạch quản lý đô thị, Nông Lâm, Ấn Độ học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Lịch sử các trường phái lý thuyết trong nhân học 45

02 Tộc người và văn hóa tộc người 45

03 Nhân học tôn giáo 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân

ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Page 109: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

109

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Mã môn học

MÔN HỌC

Khối lượng (tín chỉ) HK

Tổng số

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bắt buộc)

15

1 NH501 Các lý thuyết Nhân học đương đại

3 30 05 10 1

2 NH502 Tộc người và những vấn đề tộc người trong bối cảnh đương đại

3 25 05 15 1

3 NH503 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong nhân học

3 20 10 15 1

4 NH504 Tôn giáo và nghiên cứu Nhân học về tôn giáo trong bối cảnh đương đại

3 20 05 15 1

5 NH505 Thiết kế dự án nghiên cứu trong Nhân học

3 15 05 25 1

II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (tự chọn) chọn 12 TC trong 24 TC

12

1 NH506 Nhân học về nghiên cứu toàn cầu hóa

3 25 05 15 2

2 NH507 Các tôn giáo ở Việt Nam 3 20 05 20 2

3 NH508 Nhân học nghiên cứu về vấn đề giới

3 25 05 15 2

4 NH509 Nhân học kinh tế trong bối cảnh đương đại

3 25 05 15 2

5 NH510 Phân tầng xã hội và đô thị hóa ở Việt Nam

3 25 05 15 2

6 NH511 Nhân học nghiên cứu về phát triển bền vững

3 25 05 15 2

7 NH512 Nhân học nghiên cứu về bảo tồn 3 25 05 15 2

Page 110: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

110

và phát triển văn hóa

8 NH513 Seminar về các vấn đề nghiên cứu đương đại

3 15 05 25 2

IV Khối kiến thức luận văn 12

1 Xây dựng đề cương 2 3

2 Luận văn Thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng 4

TỔNG CỘNG 39

Page 111: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

111

20. NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số: 60 31 02 06

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Chương trình đào tạo Quan hệ Quốc tế đặt mục tiêu đào tạo cho học viên những kiến thức, năng lực chuyện môn sâu về quan hệ quốc tế, sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng áp dụng tri thức vào thực tiễn công tác tại những ngành, nghề có liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế; đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng.

C1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, người học có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định con đường Xã hội Chủ nghĩa; có đạo đức Cách mạng: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có lối sống lành mạnh, hành động tích cực; chấp hành chủ chương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có các phẩm chất đạo đức cá nhân như bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đương đầu với rủi ro, có tinh thần tự tôn, linh hoạt và sáng tạo; có năng lực và phương pháp đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch; tích cực bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Về đạo đức nghề nghiệp, người học có thái độ khách quan, khoa học, trung thực, đam mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc, thích ứng với môi trường đa văn hóa.

Về phẩm chất đạo đức xã hội, người học tinh thần tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực và có tinh thần hướng về cộng đồng và vì cộng đồng.

M2. Học viên theo học chương trình sẽ được đào tạo và định hướng để có thể rèn luyện, phát triển kỹ năng nghiên cứu các vấn đề khoa học nói chung và các vấn đề quan hệ quốc tế nói riêng một cách độc lập, tự giác và hiệu quả.

C2. Về kiến thức chung, người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin; có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh) và sử dụng được những kiến thức nói trên trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

Về kiến thức chuyên ngành, người học có hiểu biết sâu về tri thức nền tảng của các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế: chính trị quốc tế, ngoại giao, văn hóa, lịch sử và kinh tế quốc tế; phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng được phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội, các phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá chính sách về quan hệ quốc tế và ngoại giao thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; có khả

Page 112: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

112

năng vận dụng những tri thức đó trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, người học nắm được các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động và công tác đối ngoại của đất nước, phục vụ cho công tác trong lĩnh vực đối ngoại cũng như các lĩnh vực có liên quan khác.

C3. Về kỹ năng nghề nghiệp, người học có khả năng phân tích, đánh giá các chính sách đối ngoại, những xu thế vận động của chính trị quốc tế; có khả năng nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế như và các học phần có liên quan; có khả năng tư vấn về chính sách đối ngoại, các hoạt động đối ngoại, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án mang tính chất đặc thù của ngành. Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với trình độ tương đương mức B2 của khung châu Âu.

Về kỹ năng cá nhân, người học có khả năng làm việc và tự nghiên cứu độc lập; làm việc nhóm, quản lý nhóm và lãnh đạo nhóm hiệu quả; lắng nghe và tư duy phản biện; giao tiếp truyền đạt rõ và hiệu quả; giải quyết tốt các mối quan hệ cá nhân trong tổ chức; kỹ năng hoạt động trong môi trường đối ngoại quốc gia; tiếng Anh đạt Chuẩn B2 của Khung tham chiếu châu Âu.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

Chương trình đào tạo được phân thành hai loại: Chương trình giảng dạy môn học phương thức I và Chương trình giảng dạy môn học phương thức II (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế (MA Degree in International Relations).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Các học phần bắt buộc

Page 113: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

113

Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I, số tín chỉ yêu cầu cho các môn học bắt buộc phải tích luỹ là 20 tín chỉ.

Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức II, số tín chỉ yêu cầu cho các môn học bắt buộc phải tích luỹ là 20 tín chỉ

Trong số 20 tín chỉ, sẽ có từ 4 – 6 tín chỉ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Các học phần lựa chọn

Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I, số tín chỉ yêu cầu cho các môn học lựa chọn là 21 tín chỉ, trong đó có từ 6 – 8 tín chỉ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức II, số tín chỉ yêu cầu cho các môn học lựa chọn là 15 tín chỉ, trong đó 50% số tín chỉ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I, học viên phải hoàn thành tối thiểu 41 tín chỉ môn học. Học viên tích lũy đủ tín chỉ, viết khóa luận theo chuyên đề của chương trình đào tạo, không yêu cầu viết luận văn;

- Đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức II, học viên phải hoàn thành tối thiểu 35 tín chỉ môn học và bảo vệ luận văn đạt yêu cầu trở lên. Luận văn thạc sĩ có thời lượng 10 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Thí sinh phải thi tuyển các môn: Lịch sử Quan hệ Quốc tế, Chính sách đối ngoại Việt Nam và ngoại ngữ. Môn thi ngoại ngữ bao gồm một trong năm ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Đức.

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Tuyển trong cả nước cho các thí sinh có một trong các văn bằng sau:

Bằng tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ Quốc tế, Quốc tế học, châu Mỹ học, châu Âu học, Khu vực học, Đông Nam Á học, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Thông tin và văn hoá đối ngoại thuộc hệ CQVB1, CQVB2, hoặc VLVH đạt loại trung bình khá trở lên được xếp vào ngành phù hợp và đủ điều kiện thi ngay;

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Bằng tốt nghiệp đại học chính quy ở các trường đại học khác có cùng nhóm ngành (ngành gần) đào tạo với Khoa Quan hệ Quốc tế, nhưng phải học các môn học bổ túc kiến thức chuyên ngành theo quy định của Khoa.

Danh mục các ngành học gần với ngành QHQT:

Du lịch Hàn Quốc học

Xã hội học Tâm lý học

Khoa học môi trường Tài chính doanh nghiệp

Địa lý học Báo chí

Page 114: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

114

Giáo dục học Lịch sử thế giới

Văn hóa học Kinh tế học

Đông phương học Kinh tế đối ngoại

Việt Nam học Kinh tế phát triển

Ngữ văn Anh Châu Á học

Ngữ văn Pháp Tài chính – Ngân hang

Ngữ văn Đức Hành chính công

Ngữ văn Nga Quản trị kinh doanh

Ngữ văn Trung Quốc Luật kinh tế/Luật kinh doanh

Ngữ văn Tây Ban Nha Luật

Ngữ văn Ý Lý luận chính trị

Nhật Bản học Chính trị học

Tình báo an ninh (đối ngoại an ninh)

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT TÊN MÔN HỌC SỐ TÍN

CHỈ

1 Lịch sử Quan hệ quốc tế 3

2 Lý luận QHQT 2

3 Chính sách đối ngoại Việt Nam 2

4 Quan hệ kinh tế quốc tế 2

5 Luật quốc tế 2

Tổng cộng 11

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I)

Page 115: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

115

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK Ghi chú

TS LT TN BT, TL

Số TC

Số TC

Số TC

I Khối kiến thức bắt buộc 20

01 Lý thuyết quan hệ quốc tế 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

02 Chính trị học so sánh 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

03 Phương pháp nghiên cứu trong QHQT (Introduction to Research Methods)

4 3 1 Tiếng Anh

04 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tăng trưởng (Foreign Direct Investment and Growth)

4 3 1 Tiếng Anh

05 Kinh tế chính trị quốc tế 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

II Khối kiến thức tự chọn 27

01 Luật quốc tế: những vấn đề sau Chiến tranh Lạnh

3 3 0 Việt/Anh

02 Kinh tế học phát triển 3 2,5 0,5 Việt/Anh

03 Kinh tế đối ngoại Việt Nam đầu thế kỷ XXI

3 2,5 0,5 Việt/Anh

04 Nghiên cứu khu vực: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

3 2 1 Việt/Anh

05 An ninh Châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Security)

3 2 1 Tiếng Anh

06 Chính sách đối ngoại Việt Nam chuyên sâu

3 2 1 Việt/Anh

07 Chính sách đối ngoại Mỹ (American Foreign Policy)

3 2 1 Tiếng Anh

08 Chính sách đối ngoại Trung Quốc

3 2 1 Việt/Anh

09 ASEAN trong thế kỷ XXI 3 2 1 Việt/Anh

10 Kỹ năng xử lý tư liệu nâng cao 3 2 1 Việt/Anh

Page 116: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

116

11 Kỹ năng nghiên cứu khoa học nâng cao

3 2 1 Việt/Anh

TỔNG CỘNG 47

6.2. Chương trình giảng dạy môn học phương thức II

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK Ghi chú

TS LT TN BT, TL

Số TC Số TC

Số TC

I Khối kiến thức bắt buộc 20

01 Lý thuyết quan hệ quốc tế 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

02 Chính trị học so sánh 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

03 Phương pháp nghiên cứu trong QHQT (Introduction to Research Methods)

4 3 1 Tiếng Anh

04

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tăng trưởng (Foreign Direct Investment and Growth)

4 3 1

Tiếng Anh

05 Kinh tế chính trị quốc tế 4 3 1 Tiếng

Việt/Anh

II Khối kiến thức tự chọn 15

01 Luật quốc tế: những vấn đề sau Chiến tranh Lạnh

3 3 0 Việt/Anh

02 Kinh tế học phát triển 3 2,5 0,5 Việt/Anh

03 Kinh tế đối ngoại Việt Nam đầu thế kỷ XXI

3 2,5 0,5 Việt/Anh

04 Nghiên cứu khu vực: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

3 2 1 Việt/Anh

05 An ninh Châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Security)

3 2 1 Tiếng Anh

06 Chính sách đối ngoại Việt Nam chuyên sâu

3 2 1 Việt/Anh

07 Chính sách đối ngoại Mỹ (American Foreign Policy)

3 2 1 Tiếng Anh

Page 117: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

117

08 Chính sách đối ngoại Trung Quốc

3 2 1 Việt/Anh

09 ASEAN trong thế kỷ XXI 3 2 1 Việt/Anh

III Khối kiến thức luận văn 12

01 Xây dựng đề cương luận văn

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 47

7. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

TT HỌC KỲ

MÔN HỌC SỐ TÍN CHỈ

YÊU CẦU

1 I Lý thuyết quan hệ quốc tế 4 Bắt buộc

2 Chính trị học so sánh 4 Bắt buộc

3 II Phương pháp nghiên cứu trong QHQT 4 Bắt buộc

4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tăng trưởng 4 Bắt buộc

5 III Kinh tế chính trị quốc tế 4 Bắt buộc

6

I

Luật quốc tế: những vấn đề sau Chiến tranh Lạnh

3 Tự chọn

2 môn

7 Nghiên cứu khu vực: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

3

8 Kinh tế học phát triển 3

9

II

Kinh tế đối ngoại Việt Nam đầu thế kỷ XXI 3 Tự chọn

2 môn

10 An ninh Châu Á - Thái Bình Dương 3

11 Chính sách đối ngoại Mỹ 3

12

III

Chính sách đối ngoại Trung Quốc 3 Tự chọn

2 môn 13 Chính sách đối ngoại Việt Nam chuyên sâu 3

14 ASEAN trong thế kỷ XXI 3

15 IV

Kỹ năng xử lý tư liệu nâng cao 3 Tự chọn

1 môn 16 Kỹ năng nghiên cứu khoa học nâng cao 3

6 I Luật quốc tế: những vấn đề sau Chiến tranh Lạnh

3 Tự chọn

2 môn

7 Nghiên cứu khu vực: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

3

8 Kinh tế học phát triển 3

Page 118: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

118

9 II Kinh tế đối ngoại Việt Nam đầu thế kỷ XXI 3 Tự chọn

2 môn 10 An ninh Châu Á - Thái Bình Dương 3

11 Chính sách đối ngoại Mỹ 3

12 III Chính sách đối ngoại Trung Quốc 3 Tự chọn

1 môn 13 Chính sách đối ngoại Việt Nam chuyên sâu 3

14 ASEAN trong thế kỷ XXI 3

15 IV Luận văn 10 Bắt buộc

Page 119: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

119

21. NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về:

1. Khoa học giáo dục.

2. Lý luận và thực tiễn lãnh đạo, quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng.

3. Nghiên cứu khoa học giáo dục.

C1.

1. Nắm vững, trình bày sâu về khoa học giáo dục;

2. Liên hệ, minh họa, giải thích, các vấn đề khoa học giáo dục trong thực tiễn;

3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, lý giải kết quả.

M2. Phát triển kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp:

1. Kỹ năng tư duy, lập luận trên cơ sở khoa học và giải quyết vấn đề;

2. Thử nghiệm và khám phá kiến thức;

3. Kỹ năng và thái độ cá nhân

4. Kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

C2. Năng lực nhận thức, tư duy, kỹ năng thực hành:

1. Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá giải quyết các vấn đề thực tiễn;

2. Tìm tòi, thử nghiệm và đánh giá các vấn đề, giải pháp mới trong giáo dục, quản lý nhà trường.

3. Trách nhiệm, tận tâm với công việc

Tôn trọng, cảm thông, quan tâm và đón nhận và có trách nhiệm đối với người khác;

4. Có đạo đức nghề nghiệp

Cầu tiến, ham học hỏi

M3. Phát triển kỹ năng và tố chất xã hội:

1. Làm việc nhóm

2. Giao tiếp

3. Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

C3.

1. Hỗ trợ và hợp tác trong công việc.

2. Lắng nghe, phản hồi, thấu hiểu.

3. Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng ngoại ngữ đủ để giao tiếp, trao đổi trong công việc.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý giáo dục có hai loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I và phương thức II)

Page 120: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

120

+ Chương trình nghiên cứu

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I và II) và chương trình nghiên cứu là từ 40 tín chỉ trở lên;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 30% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn học Phương pháp NCKH trong giáo dục là môn học bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I & II) và chương trình nghiên cứu với thời lượng 03 tín chỉ;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu thực hiện luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý giáo dục, Giáo dục học, Tâm lý học, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục đặc biệt.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Những người có bằng Cử nhân khoa học các ngành khác.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Giáo dục học 60

02 Tâm lý học 60

03 Khoa học quản lý 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Page 121: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

121

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I & II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 12

1 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

3 21 24 2

2 Xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch hóa giáo dục

3 15 30 1

3 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục – đào tạo

2 17 13 2

4 Quản lý tài chính trong giáo dục 2 20 10 2

5 Lý luận tổ chức và quản lý 2 15 15 1

II Khối kiến thức tự chọn 18

6 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục

2 18 12 2

7 Thống kê Giáo dục nâng cao 2 20 10 2

8 Xây dựng, quản lý và đánh giá dự án về giáo dục – đào tạo

3 30 15 3 - 4

9 Xây dựng, quản lý và đánh giá chương trình học

3 20 25 3

10 Lập kế hoạch chiến lược trong trường học

2 15 15 2

11 Quản lý chất lượng giáo dục 3 32 13 1

Page 122: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

122

12 Quản lý giáo dục mầm non1 2 15 15 3

13 Quản lý giáo dục phổ thông1 2 15 15 3

14 Quản lý giáo dục dạy nghề1 2 19 11 3

15 Quản lý giáo dục cao đẳng - đại học1

2 12 18 3

16 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình – cộng đồng

3 20 25 3

17 Trẻ khuyết tật trong trường học: giáo dục hòa nhập

3 20 25 3 - 4

18 Marketing trong Giáo dục 3 20 25 3

19 Tâm lý học quản lý 2 16 14 1

20 Công nghệ thông tin trong giáo dục

3 22 23 3 - 4

21 Tổ chức và hoạt động của 1 cơ quan giáo dục

2 30 3

22 Tổ chức và hoạt động của 1 trường mầm non+

2 30 3

23 Tổ chức và hoạt động của 1 trường phổ thông+ 2 30 3

24 Tổ chức và hoạt động của 1 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp+

2 30 3

25 Tổ chức và hoạt động của 1 đơn vị đào tạo cao đẳng – đại học+

2 30 3

26 Tổ chức và hoạt động của 1 cơ sở giáo dục không chính qui+

2 30 3

III Khối kiến thức 4 chuyên đề 10

27 Ứng dụng NCKH trong QLGD 2

28 Giáo dục hội nhập quốc tế 2

29 Kinh tế học giáo dục 3

30 Xã hội học giáo dục 3

TỔNG CỘNG 40

1 Học viên chọn một trong bốn chuyên đề quản lý giáo dục các cấp Học viên chọn một trong sáu hoạt động thực tế quản lý tại các cơ sở giáo dục.

Page 123: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

123

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 12

1 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

3 21 24 2

2 Xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch hóa giáo dục

3 15 30 1

3 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục – đào tạo

2 17 13 2

4 Quản lý tài chính trong giáo dục 2 20 10 2

5 Lý luận tổ chức và quản lý 2 15 15 1

II Khối kiến thức tự chọn 16

6 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục

2 18 12 2

7 Kinh tế học giáo dục 3 18 27 2

8 Xã hội học giáo dục 3 29 16 1

9 Thống kê Giáo dục nâng cao 2 20 10 2

10 Xây dựng, quản lý và đánh giá dự án về giáo dục – đào tạo

3 30 15 3 - 4

11 Xây dựng, quản lý và đánh giá chương trình học

3 20 25 3

12 Lập kế hoạch chiến lược trong trường học

2 15 15 2

13 Quản lý chất lượng giáo dục 3 32 13 1

14 Quản lý giáo dục mầm non1 2 15 15 3

15 Quản lý giáo dục phổ thông1 2 15 15 3

16 Quản lý giáo dục dạy nghề1 2 19 11 3

17 Quản lý giáo dục cao đẳng - đại học1

2 12 18 3

Page 124: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

124

18 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình – cộng đồng

3 20 25 3

19 Trẻ khuyết tật trong trường học: giáo dục hòa nhập

3 20 25 3 - 4

20 Marketing trong Giáo dục 3 20 25 3

21 Tâm lý học quản lý 2 16 14 1

22 Công nghệ thông tin trong giáo dục

3 22 23 3 - 4

III Khối kiến thức luận văn 12

Xây dựng đề cương luận văn 2

Thực hiện luận văn 10 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 40

6.2. Chương trình nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Môn học bắt buộc 2

1 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

II Môn học tích luỹ 8

2 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục

3 21 24 2

3 Xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch hóa trong giáo dục

3 15 30 1

4 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục – đào tạo

2 17 13 2

5 Quản lý tài chính trong giáo dục 2 20 10 2

6 Lý luận tổ chức và quản lý 2 15 15 1

7 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục

2 18 12 2

8 Kinh tế học giáo dục 3 18 27 1

9 Xã hội học giáo dục 3 29 16 2

10 Thống kê Giáo dục nâng cao 2 20 10 2

11 Xây dựng, quản lý và đánh giá dự án về giáo dục - đào tạo

3 30 15 3-4

12 Xây dựng, quản lý và đánh giá 3 20 25 3

Page 125: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

125

chương trình học

13 Trẻ khuyết tật trong trường học: giáo dục hòa nhập

3 20 25 3-4

14 Quản lý chất lượng giáo dục 3 32 13 1

15 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình – cộng đồng

3 20 25 3

16 Công nghệ thông tin trong giáo dục

3 22 23 3-4

III Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng đề cương LV 2 1

Luận văn Thạc sỹ 28 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 40

Page 126: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

126

22. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã số: 60 85 01 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Phẩm chất: Có đạo đức khoa học, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, tư duy phát triển bền vững và ý thức phục vụ cộng đồng.

C1. Học viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết và tôn trọng (1) các quy định liêm chính trong học thuật; (2) thể chế và chính sách liên quan đến môi trường; (3) sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; (4) quan điểm toàn diện trong phát triển.

M2. Về kiến thức: Học viên được trang bị kiến thức nâng cao về tài nguyên và môi trường (tự nhiên, xã hội và nhân văn); quản trị môi trường; các vấn đề môi trường, dân số và kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển; các mâu thuẫn giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

C2. Học viên sau khi tốt nghiêp có kiến thức Địa lý tổng hợp về phát triển bền vững liên quan đến:

- Quản trị tài nguyên và môi trường: quản trị môi trường đô thị - nông thôn - biển đảo.

- Các vấn đề kinh tế môi trường, kinh tế phát triển, du lịch bền vững, du lịch sinh thái…

- Các vấn đề xã hội liên quan đến môi trường: sinh thái nhân văn, giới, sự tham gia của cộng đồng.

M3. Về kỹ năng: Trang bị cho học viên các phương pháp và công cụ nghiên cứu tiên tiến được áp dụng hiện nay trong trong các lãnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C3. Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, viễn thám, thống kê và đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu.

C4. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, tham gia thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1.5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có 1 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Do mục tiêu của chương trình là đào tạo các cán bộ có trình độ thạc sĩ phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy nên kỹ năng nghiên cứu là vấn đề quan trọng, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp là bắt buộc. Tuy nhiên, do đối tượng học viên rất đa dạng, việc bổ sung thêm một số kiến thức của chuyên ngành là cần thiết, nên trước mắt chỉ tổ chức đào tạo theo:

Page 127: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

127

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) từ 30 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 12/30 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành;

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 18/30 tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 14 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Địa lý, Sư phạm Địa lý, Khoa học môi trường, Sinh học, Sinh thái, Kỹ thuật môi trường (hay Công nghệ kỹ thuật môi trường).

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Kinh tế, Địa chất học, Khí tượng học, Thủy văn, Sinh học, Địa vật lý, Hải dương học, Quản lý đất đai, Quy hoạch và quản lý đô thị (hay Quy hoạch vùng và đô thị), Hành chính học, Xây dựng và Y tế công cộng.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Môi trường học đại cương 45

02 Cơ sở Địa lý tự nhiên 30

03 Bản đồ-GIS đại cương 45

04 Xác suất thống kê 45

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Page 128: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

128

5.1. Quy trình đào tạo

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

- Hoàn thành 4 môn bắt buộc và 8-9 môn tự chọn (tương đương 30 tín chỉ);

- Hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp (tương đương 14 tín chỉ);

- Hoàn thành môn Triết học (05 tín chỉ);

- Trình độ ngoại ngữ khi tốt nghiệp: theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM;

- Hoàn thành môn Tin học (04 tín chỉ).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1 Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 12

01 Quản trị tài nguyên môi trường 3 45 1

02 Sinh thái nhân văn: các vấn đề về lý thuyết và ứng dụng

3 45 1

03 Kinh tế môi trường 3 45 2

04 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3 45 2

II Khối kiến thức tự chọn 18

01 Quản trị môi trường đô thị 3 45 3

02 Quản trị môi trường nông thôn 3 45 3

03 Quản trị môi trường biển và ven biển

3 45 3

04 Đánh giá tác động môi trường 3 45 3

05 Kinh tế phát triển 3 45 3

06 Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên môi trường

3 45 2

07 Ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường (lý thuyết)

2 30 2

Page 129: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

129

08 Ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường (thực hành)

2 30 3

09 Đa dạng sinh học 2 30 3

10 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

2 30 3

11 Quản trị môi trường miền núi 2 30 3

12 Xã hội học môi trường 2 30 3

13 Độc chất học môi trường 2 30 3

14 Giới, môi trường và phát triển bền vững

2 30 3

15 Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án xã hội.

2 30 3

16 Vệ sinh bệnh học môi trường 2 30 3

17 Thống kê ứng dụng trong quản lý môi trường

3 45 3

18 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 45 Chuyên ngành Dân tộc học

19 Khối ASEAN với vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa

2 30 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

III Khối kiến thức luận văn 14

01 Xây dựng đề cương luận văn 3

02 Luận văn thạc sĩ 14 Bảo vệ trước Hội đồng 4

TỔNG CỘNG 44

Page 130: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

130

23. NGÀNH: TRIẾT HỌC

Mã số: 60 22 03 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CHUẨN ĐẦU RA

Đào tạo những cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hoàn thiện và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học, hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành, từ đó trang bị cho học viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các khoa học triết học, về nội dung, đặc điểm, lịch sử các học thuyết triết học Việt Nam và thế giới qua từng giai đoạn phát triển, về vai trò của triết học đối với đời sống xã hội, đặc biệt là các nguyên lý triết học Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh; giúp cho người học có phương pháp tư duy biện chứng trong quá trình vận dụng vào công tác nghiên cứu giảng dạy triết học và công tác thực tiễn; có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về:

1. Các kiến thức về khoa học triết học

2. Nội dung, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết triết học Việt Nam.

3. Trình độ tư duy lý luận, thế giới quan và phương pháp luận triết học.

C1. Trình độ kiến thức:

1. Nắm được kiến thức tổng quát của lịch sử triết học nhân loại và kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội.

2. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản của triết học nhân loại đi sâu vào nghiên cứu triết học Việt Nam.

3. Nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu:

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: Những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính chất chuyên sâu thuộc chuyên ngành triết học.

C2. Năng lực nhận thức, tư duy, kỹ năng thực hành:

- Nắm vững hệ thống lý luận chuyên ngành được đào tạo.

- Có khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

M3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:

1. Có khả năng vận dụng các tri thức và phương pháp luận triết học vào nghiên cứu, phát hiện, giải quyết những vấn đề của nhận thức và của đời sống trong hoạt động thực tiễn.

2. Có khả năng nghiên cứu, trao đổi hợp

C3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Vị trí làm việc:

1. Giảng dạy và nghiên cứu triết học tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, các học viện, viện nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu khoa học.

2. Làm công tác quản lý và chuyên môn,

Page 131: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

131

tác chuyên môn với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản và chuyên sâu thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu tổng hợp ở các ban ngành, các cơ quan Đảng và chính quyền.

nghiệp vụ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ triết học và các ngành gần.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo được phân thành hai loại: Chương trình giảng dạy môn học và chương trình nghiên cứu (được quy định tại Điều 13, quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG-HCM ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm môn học bắt buộc và tự chọn)

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I từ 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II từ 25 đến 35 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận NCKH chuyên ngành là môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ;

- Danh mục môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học phương thức I không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng được dự thi thẳng

Những người có bằng cử nhân: Triết học, Giáo dục công dân, Chính trị, Giáo dục chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa học chính trị, Tôn giáo học.

4.2. Đối tượng trước khi dự thi tuyển sinh phải học bổ túc kiến thức

Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sử - Chính trị, Tâm lý học,

Luật học, Xã hội học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Văn hoá học, Đông phương

Page 132: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

132

học, Văn học, Quản lý khoa học và công nghệ, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Anh,

Ngữ văn Nga, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Pháp, Hán Nôm, Hành chính học, Khoa học

quản lý.

4.3. Các môn bổ túc kiến thức và chuyển đổi

- Lịch sử triết học: 90 tiết;

- Các nguyên lý triết học Mác-Lênin: 90 tiết;

- Phân tích các tác phẩm kinh điển triết học Mác-Lênin: 60 tiết.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG-HCM ban hành theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 05 tháng 01 năm 2009.

5.1. Thi tuyển

a. Môn cơ bản: Triết học chuyên ngành

b. Môn cơ sở: Lịch sử triết học

c. Một trong 05 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng

Trung Quốc.

5.2. Hình thức và thời gian đào tạo, cấp bằng

- Hai hình thức đào tạo: chính quy tập trung hai năm;

- Học viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời gian quy định được bảo vệ đề

tài nghiên cứu chuyên ngành (Luận văn thạc sĩ) trước Hội đồng chấm luận văn. Nếu kết

quả đánh giá luận văn đạt, học viên được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm

theo bảng điểm học tập toàn khóa theo chương trình đào tạo mã ngành Triết học.

6. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

Chương trình giảng dạy môn học – phương thức II, có khối lượng kiến thức 35

tín chỉ cộng với luận văn thạc sĩ, thời lượng 12 tín chỉ.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

TT Môn học

Khối lượng tín chỉ

Học kỳ

Tổng Số

T.chỉ

Lý thuyết

(Số tiết)

BT/TH

(Số tiết)

Khối kiến thức bắt buộc

(255 tiết = 17 TC) 17 205 50

1 Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 3 30 15

2 Thế giới quan 2 25 5

3 Phép biện chứng 2 25 5

Page 133: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

133

4 Lý luận nhận thức 2 25 5

5 Triết học xã hội 2 25 5

6 Triết học về con người 2 25 5

7 Triết học chính trị 2 25 5

8 Lôgich biện chứng - Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgich học

2 25 5

Khối kiến thức tự chọn (780 tiết = 52TC), trong đó số tín chỉ tự chọn là 18/52

18/52 645 135

9 Lịch sử triết học phương Đông 3 35 10

10 Lịch sử triết học phương Tây 3 35 10

11 Lịch sử tư tưởng mỹ học 2 25 5

12 Lịch sử tư tưởng đạo đức 2 25 5

13 Lịch sử học thuyết chính trị Mác – Lênin

2 25 5

14 Lịch sử các học thuyết tôn giáo 2 25 5

15 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh 2 25 5

16 Triết học tôn giáo 2 25 5

17 Triết học trong khoa học tự nhiên 2 25 5

18 Triết học phương Tây hiện đại 2 25 5

19 Triết học văn hóa 2 25 5

20 Phân tích tác phẩm kinh điển của triết học Mác-Lênin

4 50 10

21 Biện chứng và truyền thống và hiện đại trong phát triển văn hoá và việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2 25 5

22 Giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học trước Mác

2 25 5

23 Tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ

2 25 5

24 Phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2 25 5

25 Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân - lý luận và

2 25 5

Page 134: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

134

thực tiễn

26 Hệ thống chính trị thế giới hiện đại 2 25 5

27 Xây dựng Đảng 2 25 5

28 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2 25 5

29 Phương pháp luận nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

2 25 5

30 Chủ nghĩa xã hội không tưởng - tiền đề tư tưởng trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học

2 25 5

31 Chủ nghĩa xã hội khoa học - quá trình hình thành và phát triển

2 25 5

32 Lý luận về tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

2 25 5

Kiến thức luận văn 12 180

Tổng cộng 47

Page 135: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

135

24. NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC

Mã số: 60 31 06 40

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về:

- Lý luận văn hóa học và phương pháp nghiên cứu văn hóa; văn hóa lịch sử và văn hóa địa lý, các thành tố và các bình diện của văn hóa;

- Văn hóa thế giới, văn hóa khu vực, văn hóa Việt Nam và văn hóa học ứng dụng;

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

C1. Trình độ kiến thức:

- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá; văn hóa lịch sử và văn hóa địa lý, các thành tố bộ phận và các bình diện của văn hoá; văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá thế giới, văn hoá khu vực, văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng; các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;

- Kiến thức bổ trợ: Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về:

Một lĩnh vực cụ thể của văn hóa Việt Nam hoặc văn hóa thế giới.

C2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp văn hoá học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể;

- Kỹ năng quản lý;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng giao tiếp xã hội.

M3. Khả năng đáp ứng nhu cầu KT – XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp:

- Có thể nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học;

- Có thể giảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, và của các tổ chức xã hội;

- Có thể quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa -

C3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

C3.1. Vị trí làm việc:

- Nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học;

- Giảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, và của các tổ chức xã hội;

- Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin - du lịch và hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền

Page 136: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

136

thông tin - du lịch và hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, ngoại giao, hướng dẫn du lịch, quản trị kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp...);

- Nếu có khả năng, có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ văn hóa học.

thông, ngoại giao, hướng dẫn du lịch, quản trị kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp...).

C3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

- Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ văn hóa học;

- Có thể học liên thông tiến sĩ các ngành gần.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học.

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Văn hóa học có 2 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học (gồm có phương thức I và phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III): chưa thực hiện.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm học phần bắt buộc và tự chọn)

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học phương thức I là 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II là 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu là 10 đến 15 tín chỉ;

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận NCKH chuyên ngành là môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

- Danh mục môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) không yêu cầu luận văn;

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 đến 15 tín chỉ;

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng từ 30 đến 45 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

Page 137: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

137

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

- Cử nhân khoa học chuyên ngành: Văn hóa học, Văn hoá dân tộc, Văn hoá quần chúng, Văn hóa du lịch, Văn hóa nghệ thuật, Quản lý văn hóa.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

- Cử nhân khoa học các ngành gần với ngành văn hóa học, thuộc chương trình bổ túc kiến thức 1 gồm:

+ Ngữ văn, Ngữ văn Việt Nam, Văn học, Văn học Việt Nam

+ Đông Phương học, Ngôn ngữ và văn hoá phương Đông, Đông Nam Á học,

Châu Á học, Việt Nam học

+ Lịch sử, Dân tộc học, Nhân học, Sử - chính trị, Triết học, Du lịch

+ Bảo tồn - bảo tàng, Phát hành sách, Thư viện thông tin

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Cơ sở văn hóa Việt Nam 45 3

02 Đại cương văn hóa phương Đông 30 2

03 Lịch sử văn hóa Việt Nam 30 2

04 Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa 30 2

TỔNG 135 9

- Cử nhân khoa học các ngành gần với ngành văn hóa học, thuộc chương trình bổ túc kiến thức 2 gồm:

+ Lý luận mỹ thuật, Lý luận nghệ thuật, Lý luận âm nhạc, Lý luận sân khấu, Lý

luận điện ảnh, Sư phạm âm nhạc

+ Ngữ văn nước ngoài : Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Nga – Anh, SP Anh + Ngôn ngữ học, Hán Nôm, Khu vực học, Hàn Quốc học + Khảo cổ học, Quan hệ Quốc tế, Quốc tế học, Tôn giáo học + Báo chí học, Chính trị học, SP Giáo dục chính trị, Xây dựng Đảng, Xã hội học + Địa lý học, Địa lý du lịch, Địa lý kinh tế, Địa lý môi trường, Bản đồ viễn thám

và GIS + Quản trị du lịch, Quản trị du lịch khách sạn, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo

dục, Quản lý hành chính công

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Cơ sở văn hóa Việt Nam 45 3

02 Đại cương văn hóa phương Đông 30 2

03 Lịch sử văn hóa Việt Nam 30 2

04 Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa 30 2

Page 138: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

138

05 Những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam 30 2

TỔNG 165 11

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 03 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) có khối lượng kiến thức 44 tín chỉ, không yêu cầu làm luận văn.

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 16

01 Lý luận văn hóa học 3 30 15 20

02 Các lý thuyết văn hóa học 3 30 15 20

03 Phương pháp nghiên cứu văn hóa học

3 30 15 20

04 Bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam

3 30 15 20

05 Văn hóa so sánh 2 20 10 20

06 Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

2 20 10 20

II Khối kiến thức tự chọn 28

01 Đọc sách kinh điển 2 20 10 20

02 Văn hóa Trung Hoa 2 20 10 20

Page 139: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

139

03 Văn hóa Ấn Độ 2 20 10 20

04 Văn hóa Đông Nam Á 2 20 10 20

05 Văn hóa Nam Bộ 2 20 10 20

06 Văn hóa quản trị kinh doanh Đông Á

2 20 10 20

07 Văn hóa kinh tế 2 20 10 20

08 Quản lý văn hóa 2 20 10 20

09 Văn hóa nghệ thuật 2 20 10 20

10 Văn hóa đô thị 2 20 10 20

11 Văn hóa dân gian 2 20 10 20

12 Văn hóa tôn giáo 2 20 10 20

13 Văn hóa chính trị (Văn hóa tổ chức quản lý xã hội)

2 20 10 20

14 Văn hóa giới 2 20 10 20

15 Ký hiệu học văn hoá 2 20 10 20

16 Ngôn ngữ và văn hóa 2 20 10 20

17 Văn học và văn hóa 2 20 10 20

18 Huyền thoại học và văn hoá học 2 20 10 20

19 Toàn cầu hóa văn hóa 2 20 10 20

20 Thuyết âm dương trong văn hóa Á Đông

2 20 10 20

21 Văn hóa Việt Nam nhìn từ khảo cổ học

2 20 10 20

22 Bản đồ và GIS trong nghiên cứu văn hoá học

2 20 10 20

23 Văn hóa biển Việt Nam 2 20 10 20

Page 140: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

140

24 Văn hoá đại chúng 2 20 10 20

25 Văn hoá học, những phương diện liên ngành

2 20 10 20

26 Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội

2 20 10 20

27 Phương pháp điền dã trong văn hoá học

2 20 10 20

28 Quan hệ văn hoá giữa cư dân Bách Việt và khu vực Đông Nam Á

2 20 10 20

29 Giao lưu tiếp biến văn hóa và sự biến đổi văn hoá tộc người ở Việt Nam

2 20 10 20

30 Mỹ học tiếp nhận [Văn học] 2 20 10 20

31 Phương pháp nghiên cứu Xã hội học [XHH]

2 20 10 20

32 Chuyên đề trong năm 2 20 10 20

TỔNG CỘNG 44

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) có khối lượng kiến thức 32 tín chỉ + làm luận văn thạc sĩ (thời lượng 12-15 tín chỉ).

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 16

01 Lý luận văn hóa học 3 30 15 20

02 Các lý thuyết văn hóa học 3 30 15 20

03 Phương pháp nghiên cứu văn hóa học

3 30 15 20

04 Bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam

3 30 15 20

05 Văn hóa so sánh 2 20 10 20

06 Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

2 20 10 20

II Khối kiến thức tự chọn 16

Page 141: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

141

01 Đọc sách kinh điển 2 20 10 20

02 Văn hóa Trung Hoa 2 20 10 20

03 Văn hóa Ấn Độ 2 20 10 20

04 Văn hóa Đông Nam Á 2 20 10 20

05 Văn hóa Nam Bộ 2 20 10 20

06 Văn hóa quản trị kinh doanh Đông Á

2 20 10 20

07 Văn hóa kinh tế 2 20 10 20

08 Quản lý văn hóa 2 20 10 20

09 Văn hóa nghệ thuật 2 20 10 20

10 Văn hóa đô thị 2 20 10 20

11 Văn hóa dân gian 2 20 10 20

12 Văn hóa tôn giáo 2 20 10 20

13 Văn hóa chính trị (Văn hóa tổ chức quản lý xã hội)

2 20 10 20

14 Văn hóa giới 2 20 10 20

15 Ký hiệu học văn hoá 2 20 10 20

16 Ngôn ngữ và văn hóa 2 20 10 20

17 Văn học và văn hóa 2 20 10 20

18 Huyền thoại học và văn hoá học 2 20 10 20

19 Toàn cầu hóa văn hóa 2 20 10 20

20 Thuyết âm dương trong văn hóa Á Đông

2 20 10 20

21 Văn hóa Việt Nam nhìn từ khảo cổ học

2 20 10 20

Page 142: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

142

22 Bản đồ và GIS trong nghiên cứu văn hoá học

2 20 10 20

23 Văn hóa biển Việt Nam 2 20 10 20

24 Văn hoá đại chúng 2 20 10 20

25 Văn hoá học, những phương diện liên ngành

2 20 10 20

26 Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội

2 20 10 20

27 Phương pháp điền dã trong văn hoá học

2 20 10 20

28 Quan hệ văn hoá giữa cư dân Bách Việt và khu vực Đông Nam Á

2 20 10 20

29 Giao lưu tiếp biến văn hóa và sự biến đổi văn hoá tộc người ở Việt Nam

2 20 10 20

30 Mỹ học tiếp nhận [Văn học] 2 20 10 20

31 Phương pháp nghiên cứu Xã hội học [XHH]

2 20 10 20

32 Chuyên đề trong năm 2 20 10 20

III Khối kiến thức luận văn 12

01 Xây dựng đề cương luận văn

02 Luận văn thạc sĩ 12 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 44

6.2. Chương trình nghiên cứu: (chưa thực hiện)

Page 143: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

143

25. NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Mã số: 60 22 02 45

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững các kiến thức sâu và nâng cao về lịch sử văn học và các hiện tượng văn học quan trọng của các nền (hoặc vùng) văn học khác nhau trên thế giới, cũng như góp phần giải quyết những vấn đề có tính lí luận của lịch sử văn học.

Các mục tiêu và chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị và nâng cao hiểu biết có tính lí luận của học viên về lịch sử văn học, về các hiện tượng văn học quan trọng của phương Đông và phương Tây, cũng như định hướng những cách thức tiếp cận mới đối với văn học.

C1. Học viên sau khi tốt nghiệp được nâng cao trình độ nghề nghiệp, khả năng độc lập nghiên cứu; có thể làm công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu; tham gia giảng dạy trung học phổ thông, đại học và có thể hoạt động ở một số lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn.

M2. Nghiên cứu sâu về các hiện tượng văn học có tác động mạnh mẽ tới tư duy văn học từng thời đại, đặc biệt là văn học thế giới hiện đại (trong đó có Việt Nam), như các quan niệm văn học trung đại; chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn học phương Tây; chủ nghĩa hình thức Nga; văn học hiện sinh; những vấn đề văn học Pháp, văn học Nga, văn học Trung Quốc hiện đại…

M3. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các lĩnh vực: lí thuyết văn học, các hướng tiếp cận và phê bình văn học, các khuynh hướng nghiên cứu của văn học so sánh…

C2. Học viên có khả năng ứng dụng các tri thức về ngôn ngữ trong mọi lĩnh vực công tác của xã hội.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Văn học nước ngoài có 02 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

Page 144: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

144

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 30 tín chỉ (không gồm luận văn); chương trình nghiên cứu (theo phương thức III) là từ 14 tín chỉ.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành:

- Ngôn ngữ học;

- Văn học, Ngữ văn (cử nhân/sư phạm), Ngữ văn Việt Nam, Hán Nôm.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần:

- Lí luận và phê bình sân khấu, Biên kịch sân khấu, Lí luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt Nam học, Lí luận và phương pháp dạy văn, Sáng tác văn học.

- Ngôn ngữ/Ngữ văn: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Ả rập, Giáo dục ngôn ngữ/Phương pháp giảng dạy tiếng Anh/Pháp/Nga/Hoa/Nhật/Hàn.

- Quốc tế học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Khu vực Thái Bình Dương học, Văn hóa học, Văn hóa dân tộc, Văn hóa quần chúng, Du lịch, Nhân học, Triết học, Báo chí và Truyền thông, Quan hệ công chúng và truyền thông, Châu Á học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Lí luận văn học 30

02 Văn học dân gian 30

03 Văn học Việt Nam 30 - 45

04 Văn học Phương Đông 30 - 45

05 Văn học Phương Tây 30- 45

Page 145: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

145

06 Văn học Nga 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu (phương thức III)

Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

4.4. Các môn thi tuyển:

- Bậc cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học thi tuyển 03 môn:

+ Môn cơ bản: Triết học

+ Môn cơ sở: Lí luận văn học

+ Ngoại ngữ: (một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung)

- Các trường hợp được xét miễn thi môn ngoại ngữ: theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Phương thức giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14 1,2

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Tư tưởng lí luận văn học cổ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 30 120 1

3 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 2

4 Những vấn đề văn học Nga hiện đại 2 30 120 2

5 Những vấn đề văn học Trung Quốc thế kỉ XX

2 30 120 2

6 Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây và những ảnh hưởng của nó

2 30 120 3

Page 146: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

146

7 Tự sự học: Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn

2 30 120 3

II Khối kiến thức tự chọn 16 1, 2, 3

8 Bản chất văn học 2 30 120

9 Tiếp nhận văn học 2 30 120

10 Huyền thoại và văn học 2 30 120

11 Nguyên lí văn học so sánh 2 30 120

12 Sân khấu phương Tây thế kỉ XX: kịch và phản kịch

2 30 120

13 Thi pháp tiểu thuyết và tiểu thuyết phương Tây hiện đại

2 30 120

14 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120

15 Các trường phái phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX

2 30 120

16 Thơ Đường: Những vấn đề lí luận và phương pháp tiếp cận

2 30 120

17 Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – Những vấn đề thi pháp

2 30 120

18 Thi pháp học cổ điển Ấn Độ 2 30 120

19 Thơ ca Anh – Mỹ 2 30 120

20 Trào lưu hiện thực Pháp và Honoré de Balzac

2 30 120

21 Một số vấn đề lí luận văn học hiện đại 2 30 120

22 Văn học và các loại hình nghệ thuật 2 30 120

23 Những tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX

2 30 120

24 Tiểu thuyết mới 2 30 120

25 Thơ ca Nga 2 30 120

26 Truyện ngắn Ernest Hemingway và vấn đề đặc trưng thể loại

2 30 120

27 Khuynh hướng huyền thoại và hẫu hiện đại trong văn học Mỹ La – tinh

2 30 120

III Khối kiến thức luận văn 12

Xây dựng đề cương luận văn 2 2

Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng 3,4

TỔNG CỘNG 42

Page 147: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

147

6.2. Phương thức nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

Môn học bắt buộc 2

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học

2 120 1

Môn học tự chọn (Chọn 06 trong số các môn học sau đây)

12

2 Bản chất văn học 2 30 120 1,2

3 Tiếp nhận văn học 2 30 120 1,2

4 Nguyên lí văn học so sánh 2 30 120 1,2

5 Các trường phái phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX

2 30 120 1,2

6 Những vấn đề văn học Nga hiện đại 2 30 120 1,2

7 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 1,2

8 Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây và những ảnh hưởng của nó

2 30 120 1,2

9 Huyền thoại và văn học 2 30 120 1,2

10 Truyện ngắn Ernest Hemingway và vấn đề đặc trưng thể loại

2 30 120 1,2

11 Thi pháp tiểu thuyết và tiểu thuyết Phương Tây hiện đại

2 30 120 1,2

12 Thơ Đường: Những vấn đề lí luận và phương pháp tiếp cận

2 30 120 1,2

13 Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – Những vấn đề thi pháp

2 30 120 1,2

14 Thi pháp học cổ điển Ấn Độ 2 30 120 1,2

15 Sân khấu phương Tây thế kỉ XX: kịch và phản kịch

2 30 120 1,2

16 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120 1,2

17 Tư tưởng lí luận văn học cổ Trung quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2 30 120 1,2

18 Trào lưu hiện thực Pháp và Honoré de Balzac

2 30 120 1,2

Page 148: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

148

19 Những tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX

2 30 120 1,2

20 Những vấn đề văn học Trung Quốc thế kỉ XX

2 30 120 1,2

21 Thơ ca Nga 2 30 120 1,2

22 Thơ ca Anh – Mỹ 2 30 120 1,2

23 Tự sự học: Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn

2 30 120 1,2

24 Khuynh hướng huyền thoại và hậu hiện đại trong văn học Mỹ La - tinh

2 30 120 1,2

25 Tiểu thuyết mới 2 30 120 1,2

26 Một số vấn đề lí luận văn học hiện đại

2 30 120 1,2

27 Văn học và các loại hình nghệ thuật 2 30 120 1,2

Khối kiến thức luận văn 30

Xây dựng đề cương luận văn 2 2

Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng 3,4

TỔNG CỘNG 44

Page 149: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

149

26. NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60 22 01 21

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững các kiến thức sâu và rộng về lịch sử văn học Việt Nam cũng như những vấn đề lý luận có liên quan với thực tiễn văn học dân tộc.

Các mục tiêu và chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị cho học viên kiến thức nâng cao về lịch sử văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trang bị những kiến thức về lý luận của phương Đông và phương Tây có liên quan với văn học dân tộc.

Những học viên được đào tạo có khả năng làm công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học; tham gia giảng dạy trung học phổ thông, đại học và có thể hoạt động ở một số lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn.

M2. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu đối với những vấn đề do thực tiễn văn học Việt Nam đặt ra.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Văn học Việt Nam có 02 loại (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh):

+ Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II);

+ Chương trình nghiên cứu (phương thức III).

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ;

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) là 30 tín chỉ (không gồm luận văn); chương trình nghiên cứu (theo phương thức III) là từ 14 tín chỉ.

3.3. Luận văn thạc sĩ

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 12 tín chỉ;

Page 150: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

150

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 tín chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Văn học, Ngữ văn (cử nhân/sư phạm), Ngữ văn Việt Nam, Ngôn ngữ học, Hán Nôm, Sáng tác văn học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần:

- Lí luận và phê bình sân khấu, Biên kịch sân khấu, Lí luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt Nam học, Lí luận và phương pháp dạy văn.

- Ngôn ngữ/Ngữ văn: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Ả Rập, Giáo dục ngôn ngữ/Phương pháp giảng dạy tiếng Anh/Pháp/Nga/Hoa/Nhật/Hàn.

- Quốc tế học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Khu vực Thái Bình Dương học, Triết học, Văn hóa học, Nhân học, Văn hóa dân tộc, Văn hóa quần chúng, Du lịch, Báo chí và truyền thông, Quan hệ công chúng và truyền thông, Châu Á học.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Văn học Việt Nam từ TK.X đến giữa TK.XVIII 30

02 Văn học Việt Nam từ giữa TK.XVIII đến cuối TK.XIX

30

03 Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945 30

04 Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 30

05

Lý luận văn học

- Nguyên lý văn học

- Tác phẩm văn học

30

06 Chủ nghĩa nhân văn trong văn học 30

4.3. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, có trên 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu, có 1 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài cấp Bộ

4.4. Các môn thi tuyển

Page 151: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

151

- Các môn thi tuyển bậc Cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam gồm 03 môn sau đây:

+ Môn cơ bản: Triết học;

+ Môn cơ sở: Lý luận văn học;

+ Ngoại ngữ: một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung.

Các trường hợp được xét miễn thi môn ngoại ngữ: theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS

LT TN BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 14

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

2 30

120 1

3 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 30 120 1

4 Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

5 Thơ tượng trưng và thơ Việt Nam hiện đại

2 30

120 1

6 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120 1

7 Các trường phái phê bình văn học phương Tây

2 30

120 1

II Khối kiến thức tự chọn (chọn 8 trong số các môn sau)

16

8 Nguyên lý văn học so sánh 2 30 120 1

9 Huyền thoại và văn học 2 30 120 1

10 Tiếp cận văn học châu Á bằng lý thuyết phương Tây hiện đại

2 30

120 1

11 Thơ thiền Đông Á 2 30 120 1

Page 152: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

152

12 Những vấn đề văn học Trung Quốc thế kỉ XX

2 30

120 1

13 Những cách tân của tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX

2 30

120 1

14 Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố trong văn học

2 30

120 2

15 Văn hóa học và nghiên cứu văn học 2 30 120 2

16 Thơ Đường - những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận

2 30

120 2

17 Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 2 30 120 2

18 Tiếp nhận văn học 2 30 120 2

19 Một số vấn đề về lý luận văn học hiện đại 2 30 120 2

20 Vấn đề con người trong văn học trung đại Việt Nam

2 30

120 2

21 Đặc điểm sự tiến bộ trong văn học 2 30 120 2

22 Bản chất của văn học 2 30 120 2

23 Giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật 2 30 120 2

24 Thi pháp học 2 30 120 2

25 Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học 2 30 120 2

26 Lý thuyết tự sự học 2 30 120 2

27 Trường phái hình thức Nga 2 30 120 2

28 Nghiên cứu tác gia cổ điển Việt Nam – trường hợp Cao Bá Quát

2 30

120 2

29 Những vấn đề của văn học Nga hiện đại 2 30 120 2

30 Thi pháp thơ Đường 2 30 120 2

31 Thời Trung đại trong văn học các nước khu vực Đông Á

2 30

120 2

32 Văn học trung đại Việt Nam - những vấn đề thi pháp

2 30

120 2

33 Loại hình nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam

2 30

120 2

34 Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa học

2 30

120 2

35 Thơ Việt Nam hiện đại – những vấn đề thi pháp

2 30

120 2

36 Lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện 2 30 120 2

Page 153: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

153

đại

37 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000

2 30

120 2

38 Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây và những ảnh hưởng của nó

2 30

120 2

39 Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – những vấn đề thi pháp

2 30

120 2

40 Những biến đổi tư duy tiểu thuyết Đông Á cận đại

2 30

120 2

41 Giọng điệu trong thơ trữ tình 2 30 120 1

42 M. Bakhtin với lý luận và thi pháp tiểu thuyết

2 30

120 1

43 Tiến trình hiện đại hóa và sự nghiệp đổi mới văn học Việt Nam thế kỷ XX

2 30

120 1

44 Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại

2 30

120 1

45 Nghiên cứu văn học dân gian theo loại hình

2 30

120 1

46 Tiểu thuyết tài tử giai nhân Đông Á 2 30 120 1

47 Gia Định tam gia và văn học Hán Nôm Nam Bộ

2 30 120 1

48 Diaspora và văn học di dân 2 30 120 1

III Khối kiến thức luận văn 12

01 Xây dựng đề cương luận văn 2 3

02 Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng 3,4

TỔNG CỘNG 42

6.2. Phương thức nghiên cứu: chưa thực hiện

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết

Số tiết

1. Môn học bắt buộc 14

1 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2 30 120 1

2 Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

2 30

120 1

Page 154: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

154

3 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam 2 30 120 1

4 Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

2 30

120 1

5 Thơ tượng trưng và thơ Việt Nam hiện đại 2 30 120 1

6 Chủ nghĩa hiện sinh và văn học 2 30 120 1

7 Các trường phái phê bình văn học phương Tây

2 30

120 1

2. Khối kiến thức LV 30

Xây dựng đề cương LV 2 2

Luận văn thạc sĩ 28 Bảo vệ trước Hội đồng 3

TỔNG CỘNG 44

Page 155: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

155

27. NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

Mã số: 60 22 01 13

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Đào tạo chuyên gia có trình độ cao về Việt Nam học.

C1. Thạc sĩ Việt Nam học nắm vững các kiến thức có tính chất liên ngành và có định hướng về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội, lịch sử, kinh tế Việt Nam.

M2. Đào tạo chuyên gia Việt Nam học có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về Việt Nam học.

C2. Thạc sĩ Việt Nam học có kỹ năng và phương pháp nghiên cứu, có năng lực sư phạm, có kiến thức khá toàn diện về những vấn đề của Việt Nam.

M3. Đào tạo chuyên gia Việt Nam học vừa giỏi chuyên môn, vừa có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

C3. Thạc sĩ Việt Nam học là những trí thức có kiến thức về Việt Nam, kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất của một công dân có trách nhiệm với cộng đồng, công việc.

M4. Đào tạo chuyên gia Việt Nam học có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam cũng như nhu cầu của những nước có mối quan hệ với Việt Nam.

C4. Thạc sĩ Việt Nam học có thể làm việc ở các đơn vị kinh tế, xã hội, văn hoá có quan hệ giữa Việt Nam và các nước, có thể giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học nói chung và tiếng Việt nói riêng ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

M5. Thạc sĩ Việt Nam học theo học các phương thức phù hợp, có khả năng học lên bậc tiến sĩ.

C5. Thạc sĩ Việt Nam học có thể học bậc tiến sĩ các chuyên ngành phù hợp và gần như Việt Nam học, và các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 3 học kỳ (1.5 năm) đến 4 học kỳ (2 năm) dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Việt Nam học theo 02 phương thức (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Chương trình giảng dạy môn học Phương thức I: Không thực hiện luận văn (khi tích lũy đủ tín chỉ học viên được xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thạc sĩ đào tạo theo Phương thức I không được xét học tiếp lên trình độ tiến sĩ;

+ Chương trình giảng dạy môn học Phương thức II: Có thực hiện luận văn.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

3.1. Phần kiến thức chung

Page 156: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

156

- Triết học: 05 tín chỉ;

- Ngoại ngữ (một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ. Đối với học viên nước ngoài, môn ngoại ngữ là tiếng Việt (Theo Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Tin học: 04 tín chỉ.

3.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức I) 25-50 tín chỉ.

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích luỹ đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) 25-35 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Các học phần:

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học

+ Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam

+ Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt

+ Lịch sử tư tưởng Việt Nam

+ Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam

là các học phần bắt buộc đối với chương trình giảng dạy môn học (phương thức II).

- Danh mục học phần lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích luỹ đối với khối kiến thức lựa chọn.

3.3. Luận văn thạc sĩ

Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II) yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng tương đương 12 tín chỉ.

Học viên có bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính thì sẽ đạt được điểm tối đa nếu luận văn được đánh giá tốt.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Việt Nam học.

4.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học các ngành gần: Ngôn ngữ học, Văn học, Hán Nôm, Ngữ văn các nước (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Ý), Đông phương học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Văn hóa học, Lịch sử, Lưu trữ học, Nhân học, Xã hội học, Quốc hệ quốc tế, Chính trị học, Luật học, Tâm lý học, Triết học, Báo chí, Công tác xã hội, Khoa học môi trường, Địa lý, Du lịch học, Kinh tế học, Luật học, Quản trị kinh doanh.

Page 157: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

157

Những chuyên ngành/ngành này có thể được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và thực tế đào tạo mỗi năm theo ý kiến của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa và được Nhà trường thông qua.

4.3. Các trường hợp được xét miễn thi tuyển sinh đối với đối tượng là thí sinh người nước ngoài:

- Thí sinh là người nước ngoài nếu tốt nghiệp cử nhân ngành Việt Nam học thì được miễn thi tuyển sinh;

- Thí sinh đã tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác với ngành Việt Nam học và một số ngành khoa học tự nhiên, học bằng tiếng Việt, và thí sinh là người nước ngoài đã có chứng chỉ C tiếng Việt do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM cấp và còn thời hạn 2 năm tính đến ngày thi tuyển thì được miễn thi các môn cơ bản (Triết học), môn cơ sở (Cơ sở văn hoá Việt Nam) và miễn thi kiểm tra kỹ năng tiếng Việt, nhưng phải hoàn thành chương trình bổ túc kiến thức như đối với thí sinh Việt Nam.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

01 Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại 30

02 Kinh tế Việt Nam 30

03 Lịch sử văn học Việt Nam 30

04 Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt hiện đại 30

4.4. Đối tượng học theo các chương trình

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học được thiết kế và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Học viên có thể hoàn thành chương trình học sớm nhất là trong 3 học kỳ (một năm rưỡi) hoặc có thể kéo dài tối đa đến 7 học kỳ (ba năm rưỡi).

Học viên được công nhận tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Việt Nam học nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

- Đối với Phương thức I: Hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung (15 tín chỉ), các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (35 tín chỉ, bao gồm 13 tín chỉ thuộc các học phần bắt buộc, 12 tín chỉ thuộc các học phần chuyên đề

Page 158: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

158

thay thế cho luận văn và 10 tín chỉ của các học phần tự chọn); tất cả các học phần phải đạt từ điểm 5 trở lên.

- Đối với Phương thức II: Hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung (15 tín chỉ), các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (25 tín chỉ, bao gồm 13 tín chỉ thuộc các học phần bắt buộc và 12 tín chỉ của các học phần tự chọn); tất cả các học phần phải đạt từ điểm 5 trở lên; hoàn thành luận văn tốt nghiệp (tương đương 12 tín chỉ), được hội đồng chấm luận văn đánh giá từ đạt trở lên (tối thiểu là 5 điểm).

- Đối với các học phần tự chọn, học viên chỉ được chọn học 1 trong 2 hướng chính là Nhân học - Văn hóa (học Nhóm học phần Nhân học - Văn hóa) hoặc Ngôn ngữ (học Nhóm học phần Ngôn ngữ). Khi thực hiện luận văn, học viên cũng phải chọn đề tài nghiên cứu theo đúng hướng nhóm học phần đã đăng ký học.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 13

01 Khu vực học và Việt Nam học (Area and Vietnamese Studies)

3 35 5 5 HK1

02 Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam (Regional Culture and cultural subdivisions in Vietnam)

2 25 0 5 HK1

03 Cơ cấu kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam (Socio-Economic Structure in Vietnamese History)

2 18 10 2 HK1

04 Lịch sử tư tưởng Việt Nam

(Ideological History of Vietnam)

2 20 0 10 HK1

05 Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt (The Origine and the Evolution of Vietnamese Language)

2 20 5 5 HK1

06 Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Economy of Vietnam in the Doimoi Period)

2 25 0 5 HK1

II

Khối kiến thức tự chọn:

Học viên chỉ được chọn một trong hai hướng: Nhân học – Văn hoá hoặc Ngôn ngữ học. Mỗi định hướng chọn học 12 tín chỉ trong

12

Page 159: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

159

danh sách bên dưới

II.1 Nhóm học phần về Nhân học - Văn hoá

07 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong nhân học (Methodology of Scientific Research in Anthropology)

3 20 10 15 HK1

08 Nhân học kinh tế trong bối cảnh đương đại (Economic Anthropology in the Contemporary Context)

2 20 05 5 HK2

09 Phân tầng xã hội và đô thị hoá ở Việt Nam (Social Stratification and Urbanization in Vietnam)

2 20 05 5 HK2

10 Nhân học về bảo tồn và phát triển văn hoá (Anthropology on Cultural Conservation and Development)

2 20 05 5 HK2

11 Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam (Ethnic Groups’ Culture in Vietnam)

2 20 5 5 HK2

12 Văn hoá biển Việt Nam

(Marine Culture in Vietnam)

2 25 0 5 HK2

13 Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

(Religion and Belief in Vietnam)

2 20 5 5 HK2

14 Lịch sử ngoại giao Việt Nam (Diplomatic History of Vietnam)

2 20 0 10 HK2

II.2 Nhóm học phần về Ngôn ngữ học

15 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học (Methodology of Scientific Research in Linguistics)

3 20 10 15 HK2

16 Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Languages of Vietnamese Minorities)

2 20 0 10 HK2

17 Các lý thuyết về thụ đắc ngôn ngữ & Các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (Theories about Language Acquisition & Language Teaching Approaches)

3 35 0 10 HK2

18 Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Teaching

3 35 0 10 HK2

Page 160: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

160

Vietnamese as a Second Language)

19 Phương pháp loại hình và đối chiếu trong Việt ngữ học (Typological and Contrastive Methodologies in Vietnamese Language Studies)

2 25 0 5 HK2

20 Ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt (Vietnamese Phonetics and Phonology)

2 25 0 5

III Khối kiến thức chuyên đề (thay thế luận văn)

12

21 Hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Anh (The Ambiguous Phenomena in Vietnamese and English Language)

3 30 05 10 HK2

22 Các lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (The Theories of Vietnamese Grammar)

3 30 05 10 HK2

23 Văn hoá Nam Bộ (Culture of Southern Vietnam)

3 30 05 10 HK2

24 Vấn đề thân tộc, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam (The Kinship, Marriage and Family in Vietnam)

3 25 05 15 HK2

TỔNG CỘNG 37

6.2. Chương trình giảng dạy môn học (phương thức II)

TT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN BT, TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 13

01 Khu vực học và Việt Nam học (Area and Vietnamese Studies)

3 35 5 5 HK1

02 Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam (Regional Culture and Cultural Subdivisions in Vietnam)

2 25 0 5 HK1

03 Cơ cấu kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam (Socio-Economic Structure in Vietnamese History)

2 18 10 2 HK1

04 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 2 20 0 10 HK1

Page 161: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

161

(Ideological History of Vietnam)

05 Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt ((The Origine and the Evolution of Vietnamese Language)

2 20 5 5 HK1

06 Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Economy of Vietnam in the Doimoi Period)

2 25 0 5 HK1

II

Khối kiến thức tự chọn:

Học viên chỉ được chọn một trong hai hướng: Nhân học – Văn hoá hoặc Ngôn ngữ học. Mỗi định hướng chọn học 12 tín chỉ trong danh sách bên dưới

12

II.1 Nhóm học phần về Nhân học - Văn hoá

07 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong nhân học (Methodology of Scientific Research in Anthropology)

3 20 10 15 HK1

08 Nhân học kinh tế trong bối cảnh đương đại (Economic Anthropology in the Contemporary Context)

2 20 05 5 HK2

09 Phân tầng xã hội và đô thị hoá ở Việt Nam (Social Stratification and Urbanization in Vietnam)

2 20 05 5 HK2

10 Nhân học về bảo tồn và phát triển văn hoá (Anthropology on Cultural Conservation and Development)

2 20 05 5 HK2

11 Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam (Ethnic Groups’ Culture in Vietnam)

2 20 5 5 HK2

12 Văn hoá biển Việt Nam

(Marine Culture in Vietnam)

2 25 0 5 HK2

13 Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

(Religion and Belief in Vietnam )

2 20 5 5 HK2

14 Lịch sử ngoại giao Việt Nam (Diplomatic History of Vietnam)

2 20 0 10 HK2

II.2 Nhóm học phần về Ngôn ngữ

Page 162: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

162

15 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học I(Methodology of Scientific Research in Linguistics)

3 20 10 15 HK2

16 Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Languages of Vietnamese Minorities)

2 20 0 10 HK2

17 Các lý thuyết về thụ đắc ngôn ngữ & Các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (Theories about Language Acquisition & Language Teaching Approaches)

3 35 0 10 HK2

18 Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Teaching Vietnamese as a Second Language)

3 35 0 10 HK2

19 Phương pháp loại hình và đối chiếu trong Việt ngữ học (Typological and Contrastive Methodologies in Vietnamese Language Studies)

2 25 0 5 HK2

20 Ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt (Vietnamese Phonetics and Phonology)

3 30 0 10 HK1

III Khối kiến thức luận văn 12

III.1 Xây dựng đề cương luận văn 2

III.2 Luận văn thạc sĩ 10 Bảo vệ trước Hội đồng

TỔNG CỘNG 37

6.3. Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy cao học

TT Môn học Cán bộ giảng dạy

01 Khu vực học và Việt Nam học (Area and Vietnamese Studies)

- PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết

- PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch

02 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong nhân học (Methodology of Scientific Research in Anthropology)

- PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết

- TS. Nguyễn Đức Lộc

03 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học (Methodology of Scientific Research in Linguistics)

- PGS.TS. Lê Khắc Cường

- TS. Nguyễn Vân Phổ

- TS. Trần Thuỷ Vịnh

04 Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam (Regional Culture and Cultural Subdivisions in Vietnam)

- TS. Đinh Thị Dung

- TS. Nguyễn Ngọc Thơ

Page 163: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

163

TT Môn học Cán bộ giảng dạy

05 Cơ cấu kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam (Socio-Economic Structure in Vietnamese History)

- TS. Lê Hữu Phước

- PGS.TS. Hà Minh Hồng

- TS. Huỳnh Đức Thiện

06 Lịch sử tư tưởng Việt Nam

(Ideological History of Vietnam)

- PGS.TS. Trương Văn Chung

- TS. Hà Thiên Sơn

07 Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt ((The Origine and the Evolution of Vietnamese Language)

- PGS.TS. Đinh Lê Thư

- PGS.TS. Lê Khắc Cường

08 Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Economy of Vietnam in the Doimoi Period)

- TS. Trần Đình Lâm

- PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

09 Nhân học kinh tế trong bối cảnh đương đại (Economic Anthropology in the Contemporary Context)

- TS. Ngô Thị Phương Lan

- PGS.TS. Lê Thanh Sang

10 Phân tầng xã hội và đô thị hoá ở Việt Nam (Social Stratification and Urbanization in Vietnam)

- PGS.TS. Trần Hữu Quang

- PGS.TS. Lê Thanh Sang

11 Nhân học về bảo tồn và phát triển văn hoá (Anthropology on Cultural Conservation and Development)

- TS. Trương Thị Thanh Hằng

- TS. Huỳnh Ngọc Thu

12 Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam (Ethnic Groups’ Culture in Vietnam)

- TS. Đinh Thị Dung

- TS. Nguyễn Ngọc Thơ

13 Văn hoá biển Việt Nam

(Marine Culture in Vietnam)

- PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết

- TS. Ngô Thị Phương Lan

14 Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

(Religion and Belief in Vietnam )

- TS. Trương Thị Thanh Hằng

- PGS.TS. Trương Văn Chung

- TS. Dương Ngọc Dũng

15 Lịch sử ngoại giao Việt Nam (Diplomatic History of Vietnam)

- PGS.TS. Trần Thị Mai

- TS. Đỗ Thị Hạnh

- TS. Huỳnh Đức Thiện

16 Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Languages of Vietnamese Minorities)

- PGS.TS. Đinh Lê Thư

- PGS.TS. Lê Khắc Cường

17 Các lý thuyết về thụ đắc ngôn ngữ & phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (Theories about Language Acquisition & Language Teaching Approaches)

- TS. Trần Thuỷ Vịnh

- PGS.TS. Tô Minh Thanh

18 Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Teaching Vietnamese as a Second Language)

- TS. Nguyễn Vân Phổ

- TS. Nguyễn Thị Ngọc Hân

- TS. Lê Thị Minh Hằng

- TS. Huỳnh Công Hiển

19 Phương pháp loại hình và đối chiếu trong Việt ngữ học (Typological and Contrastive Methodologies

- TS. Trần Thuỷ Vịnh

- PGS.TS. Tô Minh Thanh

Page 164: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

164

TT Môn học Cán bộ giảng dạy

in Vietnamese Language Studies)

20 Văn học Việt Nam hiện đại (Modern Vietnamese Literature)

- TS. Trần Thị Mai Nhân

- PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

21 Hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Anh (The Ambiguous Phenomena in Vietnamese and English Language)

- TS. Trần Thuỷ Vịnh

- TS. Đào Mục Đích

22 Các lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (The Theories of Vietnamese Grammar)

- TS. Nguyễn Vân Phổ

- TS. Lê Thị Minh Hằng

23 Nhân học về phát triển bền vững (Anthropology for Sustainable Development)

- PGS.TS. Trần Hữu Quang

- TS. Trương Thị Thanh Hằng

24 Vấn đề thân tộc, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam (The Kinship, Marriage and Family in Vietnam)

- GS.TS. Ngô Văn Lệ

- TS. Trân Phi Phượng

25 Văn hoá Nam Bộ (Culture of Southern Vietnam) - PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết

-TS. Nguyễn Nguyễn Thơ

Page 165: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

165

28. NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 60 31 03 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu đào tạo (M) Chuẩn đầu ra (C)

M1. Trang bị kiến thức nâng cao về:

Những kiến thức lý luận đại cương, chuyên ngành, những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và có khả năng đi sâu, nắm vững các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

C1. Trình độ kiến thức:

Thạc sĩ xã hội học có thể phát huy năng lực của mình trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lý, dễ dàng thích ứng đối với những biến đổi xã hội và thị trường nhân lực.

Có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.

M2. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng thích ứng với đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn của xã hội;

Đáp ứng đa dạng các ngành nghề liên quan đến kiến thức xã hội.

Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

1. Vị trí việc làm:

- Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.

- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...).

- Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội.

- Cán bộ phụ trách công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau như: UBND các cấp, Hội Phụ nữ, Lao động thương binh xã hội, Đoàn Thanh niên, Công đoàn…

2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sỹ xã hội học và các ngành gần.

1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Từ 1,5 năm đến 02 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học;

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Xã hội học có hai loại: (Điều 13, “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Page 166: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

166

- Chương trình giảng dạy môn học (phương thức I và II); - Chương trình nghiên cứu (phương thức III). 2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 2.1. Phần kiến thức chung - Triết học: 05 tín chỉ; - Ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): 06 tín chỉ; - Tin học: 04 tín chỉ. 2.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm môn học bắt buộc và tự

chọn) Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích lũy đối với chương trình giảng dạy

môn học phương thức I từ 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II từ 25 đến 35 tín chỉ; chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận NCKH chuyên ngành là môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II và chương trình nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

Danh mục môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thức lựa chọn.

2.3. Luận văn thạc sĩ - Chương trình giảng dạy theo phương thức I không yêu cầu luận văn; - Chương trình giảng dạy theo phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời

lượng 12 đến 15 tín chỉ; - Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 đến 45 tín

chỉ và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả chính.

3. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 3.1. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Cử nhân khoa học chuyên ngành: Xã hội học, Công tác xã hội, Chính trị học, Nhân học, Triết học, Phụ nữ học, Giới, Đô thị học, Quản lý dự án.

3.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức:

Cử nhân khoa học các ngành gần: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Văn hóa học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Luật, Dân tộc học, Lịch sử, Hành chính học, Báo chí, Giáo dục học, Y tế công cộng, Phát triển nông thôn, Môi trường, Phát triển cộng đồng, Y khoa, Tâm lý, Thư viện, Địa lý.

Danh mục các môn học chuyển đổi

TT Tên học phần Số tiết Ghi chú

1 XHH đại cương 30

2 Lịch sử xã hội học 30

3 Lý thuyết xã hội học 30

4 Phương pháp nghiên cứu định tính 30

5 Phương pháp nghiên cứu định lượng 30

3.3. Đối tượng học theo các chương trình

Page 167: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

167

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức I)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình giảng dạy môn học

(phương thức II)

Cử nhân đúng chuyên ngành và cử nhân ngành gần

Chương trình nghiên cứu Cử nhân đúng chuyên ngành, làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, ưu tiên những ứng viên có 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, đã hoặc đang tham gia đề tài nghiên cứu các cấp

4. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP Thực hiện theo “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” được ban hành kèm theo

Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Thi tuyển

- Môn cơ bản: Triết học - Môn cơ sở: Lịch sử Xã hội học - Môn ngoại ngữ: theo quy định chung đối với người thi tuyển vào Cao học. Quá

trình thi tuyển được thực hiện theo quy định của ĐHQG-HCM.

Hình thức và thời gian đào tạo, cấp bằng

- Hình thức đào tạo: chính quy tập trung hai năm. - Học viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời gian quy định được bảo vệ

luận văn thạc sĩ trước Hội đồng chấm luận văn. Kết quả luận văn đạt, học viên được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm theo bảng điểm học tập toàn khóa học theo chương trình đào tạo mã ngành Xã hội học.

5. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo thạc sĩ theo phương thức II.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

6.1. Chương giảng dạy môn học (phương thức I) (40 tín chỉ, không tính các học phần chung): chưa thực hiện

STT Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK TS

LT TN TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 20

01 Lịch sử và Lý thuyết Xã hội học 4 45 15 1

02 Phương pháp nghiên cứu Xã hội học (định lượng + định tính)

4 45 15 1

03 Xã hội học nông thôn 2 20 10 1

04 Xã hội học đô thị 2 20 10 1

05 Xã hội học quản lý 2 20 10 2

Page 168: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

168

06 Xã hội học gia đình 2 20 10 2

07 Xã hội học tôn giáo 2 20 10 2

08 Xã hội học phát triển 2 20 10 3

II Khối kiến thức tự chọn 20

01 Giới và phát triển 2 20 10 1

02 Chính sách xã hội 2 20 10 1

03 Truyền thông đại chúng 2 20 10 1

04 Tin học chuyên ngành Xã hội học 2 20 10 2

05 Công tác xã hội 2 20 10 2

06 Xã hội học văn hóa 2 20 10 2

07 Xã hội học môi trường 2 20 10 2

08 Xã hội học giáo dục 2 20 10 3

09 Xã hội học dân số 2 20 10 3

10 Dư luận xã hội 2 20 10 3

11 Xã hội học pháp luật 2 20 10 3

12 Xã hội học kinh tế 2 20 10 3

13 Xã hội học chính trị 2 20 10 3

Khối kiến thức liên thông giữa các khoa, học viên có thể đăng ký 2, 3 tín chỉ

01 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân học đại cương2

3 25 6 14 2

02 Dân tộc học nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hóa

3 25 5 15 2

03 Nghiên cứu giới và phát triển trong dân tộc học

3 30 0 15 2

04 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 25 5 15 3

05 Những biến đổi kinh tế – xã hội và văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

3 20 10 15 3

06 Phân tầng xã hội và các vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc Việt Nam

3 20 15 10 3

07 Dân tộc học đô thị trong bối cảnh 3 25 10 10 2

2 Thứ tự 14 đến 20 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học

Page 169: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

169

công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam

08 Văn hóa đô thị3 2 20 10 0 2

09 Kinh tế phát triển4 3 3

10 Giới môi trường và phát triển bền vững

2 3

11 Các vấn đề đô thị ở các nước đang phát triển

2 3

12 Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án xã hội

2 3

13 Toàn cầu hóa và các vấn đề phát triển

2 3

Tổng cộng I+II 40

6.2. Chương giảng dạy môn học (phương thức II) (36 tín chỉ, không tính các học phần chung)

STT Môn học

Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 13

01 Lý thuyết Xã hội học 2 20 10 1

02 Phương pháp nghiên cứu xã hội học

4 40 20 1

03 Thiết kế nghiên cứu 3 30 15 1

04 Xã hội học đô thị 2 20 10 1

05 Xã hội học nông thôn 2 20 10 1

II Khối kiến thức tự chọn 12

01 Lịch sử Xã hội học 2 20 10 2

02 Thống kê ứng dụng trong Xã hội học

2 20 10 2

03 Xã hội học gia đình 2 20 10 2

04 Xã hội học giáo dục 2 20 10 2

05 Xã hội học môi trường 2 20 10 2

06 Xã hội học dân số 2 20 10 2

3 Tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học

4 Thứ tự 22 đến 26 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học

Page 170: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

170

07 Chính sách xã hội 2 20 10 3

08 Xã hội học tôn giáo 2 20 10 3

09 Giới và phát triển 2 20 10 3

10 Xã hội học phát triển 2 20 10 3

11 Xã hội học kinh tế 2 20 10 3

12 Xã hội học văn hóa 2 20 10 3

Khối kiến thức liên thông giữa các khoa, học viên có thể đăng ký 2, 3 tín chỉ

01 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân học đại cương5

3 25 6 14 2

02 Dân tộc học nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hóa

3 25 5 15 2

03 Nghiên cứu giới và phát triển trong dân tộc học

3 30 0 15 2

04 Các lý thuyết phát triển và phát triển bền vững ở các dân tộc Việt Nam

3 25 5 15 3

05 Những biến đổi kinh tế – xã hội và văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

3 20 10 15 3

06 Phân tầng xã hội và các vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc Việt Nam

3 20 15 10 3

07 Dân tộc học đô thị trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam

3 25 10 10 2

08 Văn hóa đô thị6 2 20 10 0 2

09 Kinh tế phát triển7 3 3

10 Giới môi trường và phát triển bền vững

2 3

11 Các vấn đề đô thị ở các nước đang phát triển

2 3

12 Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án xã hội

2 3

13 Toàn cầu hóa và các vấn đề phát 2 3

5 Thứ tự 10 đến 16 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học

6 Tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học

7 Thứ tự 19 đến 22 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học

Page 171: QUYẾT ĐỊNH - sdh.hcmussh.edu.vnsdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/sdh/thongbao2016/Chuong... · tạo. Điểm các môn học đạt từ 5 trở lên. 6. NỘI DUNG

171

triển

III Khối kiến thức Luận văn 12

Xây dựng đề cương 2 30 3

Luận văn thạc sĩ 10 150 4

Tổng cộng I+II+III 37