46
Tài liệu tập huấn công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương Vừa qua, Viện Lịch sử Đảng, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành tập tài liệu tập huấn công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Để giúp các địa phương, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị có tài liệu tham khảo khi tiến hành nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương - lịch sử truyền thống đảm bảo quy trình chặt chẽ, khoa học; Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trân trọng giới thiệu toàn văn tập tài liệu trên Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai.

Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Tài liệu tập huấn công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phươngVừa qua, Viện Lịch sử Đảng, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban

hành tập tài liệu tập huấn công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Để giúp các địa phương, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị có tài liệu tham khảo khi tiến hành nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương - lịch sử truyền thống đảm bảo quy trình chặt chẽ, khoa học; Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trân trọng giới thiệu toàn văn tập tài liệu trên Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai.

Page 2: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềPHƯƠNG PHÁP LỤẬN CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẲNG

I- Một số vấn đề chung của phương pháp luận sử họcPhương pháp luận sử học là lý luận về phương pháp nhận thức lịch sử “Phương

pháp luận là một hệ thống những dạng bản chất của thế giới quan và lý luận (hay một loại lý luận) quy định các nguyên tắc nghiên cứu khoa học lịch sử”. Phương pháp luận không chỉ là lý luận về phương pháp, mà còn nêu rõ các phương pháp cơ bản được thực hiện trong quá trình nhận thức lịch sử. Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng cần thiết phải nắm vững phương pháp luận sử học nói chung, đồng thời làm rõ những nét riêng của lịch sử chuyên ngành.

1. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học, những quan điểm cơ bản về nhận thức lịch sử và phương pháp nghiên cứu lịch sử

Mỗi ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Vậy xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử là gì? nói cách khác là nghiên cứu cái gì?: Là nghiên cứu những sự kiện lịch sử, những biến cố, hiện tượng lịch sử đã diễn ra trong qúa khứ. Tức là: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là những SỊT kiện của quá khứ, là nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu toàn bộ sinh hoạt xã hội trong quá trình phát triển của nó với lịch sử sản xuất, kinh tế, đấu tranh giai cấp, lịch sử chính trị.

+ Sự kiện lịch sử là sự việc đã diễn ra trong quá khứ, diễn ra trong một không gian được xác định, trong một thời gian được khẳng đinh, tác động đến tiến trình lịch sử.

+ Phân loại sự kiện: chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng.+ Yêu cầu trình bày sự kiện khách quan trung thực không hư cấu.+ Nhận thức sự kiện bằng trực tiếp và gián tiếp (chủ yếu là nhận thức gián tiếp),

đòi hỏi phải công phu, tỷ mỉ mới tiếp cận được gần cái đúng của lịch sử.- Xác định được đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, từ đó làm rõ

chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử, hay nói cách khác: Nghiên cứu để làm gì?- Nắm vững những nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử. Những nguyên tác đó

được hiểu là những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới quan. Đó là nguyên tắc tính lịch sử và nguyên tắc tính Đảng. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên tắc đó không chỉ là sự cần thiết đối với người nghiên cứu lịch sử mà còn đặt ra những đòi hỏi rất cao về kiến thức và phương pháp về thế giói quan và nhân sinh quan của nhà sử học, của mỗi người đi vào nghiên cứu biên soạn, giảng dạy lịch sử.

- Phương phấp nghiên cứu, nói cách khác: Nghiên cứu như thế nào?

2

Page 3: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Việc xác định và sử dụng thành công các phương pháp nghiên cứu lịch sử là yêu cầu quan trọng và thường xuyên đối với nhà sử học. Các phương pháp nghiên cứu lịch sử rất phong phú từ phương pháp chung đến các phương pháp chuyên ngành và nó được quy định bởi các nguyên tắc nghiên cứu lịch sử.

2. Nắm vững và quán triệt những nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học lịch sửNhững nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt bảo đảm

tính khoa học trong nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.Tính khoa học là đảm bảo tính khách quan đúng sự thực lịch sử, không bóp

méo, tô hồng hoặc bôi đen lịch sử. Tìm ra bản chất của sự kiện lịch sử, của một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử, tìm ra tính qui luật vận động tất yếu của lịch sử.

Tính đảng vô sản là biểu hiện cao nhất của tính khách quan khoa học. Vì chỉ có đánh giá theo lập trường giai cấp vô sản mới cho phép hiểu được nội dung khách quan của các biến cố và sự kiện lịch sử, của các quy luật của quá trình lịch sử. Tính đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng suy cho cùng là phục vụ nhiệm vụ chính trị, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động từ Trung ương đến địa phương cơ sở.

II- Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử lãnh đạo xây dựng và đấu tranh của

Đảng với tư cách đội tiền phong chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn sống động của cách mạng Việt Nam.

Là một chuyên ngành của khoa học lịch sử, ngoài những đối tượng chung nhất thuộc khoa học lịch sử, khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có những nội dung cụ thể trong đối tượng nghiên cứu của mình.

- Bằng tư liệu lịch sử, khoa học Lịch sử Đảng tái tạo lại quá trình hoạt động của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử.

- Vấn đề thứ hai thuộc về đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng là phải nghiên cứu lịch sử xây dựng Đảng; nghĩa là làm rõ quy luật ra đời, xây dựng và phát triển của bản thân hệ thống tổ chức Đảng qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử.

- Vấn đề thứ ba trong đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng là nghiên cứu tổng kết những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, từ đó đi đến tổng kết những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam.

- Một vấn đề rất quan trọng nữa thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng là nghiên cứu, tổng kết làm rõ những truyền thống cách mạng của Đảng. Truyền thống cách mạng của Đảng đã góp phầm nên “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng như đánh giá của Hồ Chí Minh.

Truyền thống của Đảng có được nhờ sự hy sinh, phấn đấu của cán bộ, đảng viên

3

Page 4: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

của Đảng, của từng tổ chức Đảng của từng địa phương. Cần thiết phải làm rõ truyền thống chung của Đảng cũng như truyền thống của từng Đảng bộ địa phương và cơ sở.

Xác định đúng đắn đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng là rất cần thiết nhưng cũng không phải dễ dàng. Và càng khó khăn hơn khi đi vào nghiên cứa một giai đoạn, một thời kỳ hay một vấn đề cụ thể. Để không mắc sai lầm và mang lại hiệu quả trong nghiên cứu khoa học lịch sử Đảng cần phải phán biệt đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng với đối tượng nghiên cứu của lịch sử dân tộc hay lịch sử quân sự... cùng một vấn đề, cùng một thời kỳ lịch sử nhưng mỗi chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu riêng.

III- Phương pháp nghiên cứu trong khoa học Lịch sử Đảng1. Các phương pháp chungPhương pháp lịch sửĐây là phương pháp chung nhất, người nghiên cứu lịch sử cần phải nắm vững

và sử dụng trước hết và thường xuyên.Sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu là phải hết sức coi trọng tính lịch

sử, tôn trọng hiện thực lịch sử, tính khách quan của lịch sử. Không hiện đại hoá lịch sử, càng không được tô hồng, bóp méo hoặc xuyên tạc, phủ định lịch sử.

Phương pháp lôgícLôgíc là khoa học nghiên cứu các quy luật, các hình thức tư duy, cách thức phát

triển tri thức và xây dựng các hệ thống tri thức khoa học.Phương pháp lôgíc có nhiệm vụ vạch rõ vai trò của từng yếu tố của hệ thống

trong một chỉnh thể đã phát triển, là cách tìm kiếm để đi đến chân lý khoa học.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử chuyên ngành trong khoa học Lịch sử ĐảngNghiên cứu lịch sử và Lịch sử Đảng cần thiết phải nắm vững các phương pháp

chung là phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc. Đồng thời lại phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử chuyên ngành. Có nhiều phương pháp nghiên cứu lịch sử chuyên ngành có thể sử dụng trong khoa học Lịch sử Đảng. Sau đây là một số phương pháp cần chú ý.

- Phương pháp đồng đại. Phương pháp này nghiên cứu mặt cắt ngang của xã hội. Đó là phương pháp nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng khác nhau trong xã hội xẩy ra trong cùng một thời gian.

- Phương pháp lịch đại. Phương pháp này nghiên cứa các sự kiện và hiện tượng lịch sử trong sự vận động và biến đổi của chúng theo ừình tự thời gian lịch sử.

- Phương pháp phân kỳ. Quá trình nghiên cứu những giai đoạn phát triển nhất định hoặc những hiện tượng hay quá trình riêng lẻ, đó chính là phân chia thời kỳ.

4

Page 5: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềCÔNG TÁC TƯ LIỆU VÀ HỆ THỐNG HOÁ TƯ LIỆU TRONG

NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG

A. CÔNG TÁC TƯ LIỆUI. Tầm quan trọng 1. Tư liệu là gì?

+ Là những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó.

+ Trong khoa học lịch sử Đảng (LSĐ), tài liệu và tư liệu là (văn bản, hiện vật) được sử dụng cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng (tài liệu, tư liệu là đồng nghĩa).

2. Tầm quan trọng: Mỗi một công trình nghiên cứu LSĐ, dù lớn hay nhỏ, dù về toàn Đảng hay về một Đảng bộ, đều phải có tương đối đủ, chính xác những tư liệu cơ bản.

+ Tư liệu càng đầy đủ, chính xác, phong phú bao nhiêu thì giá trị của công trình càng lớn bấy nhiêu.

+ Không đủ tư liệu, tư liệu không chính xác, không thể có công trình nghiên cứu LSĐ có giá trị khoa học. Tư liệu giữ vị trí rất quan trọng trong nghiên cứu LSĐ và công tác tư liệu phải đi trước một bước.

II. Các loại tư liệu lịch sử Đảng1. Văn kiện Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng, các hội nghị Trung ương. Bộ

Chính trị; báo cáo, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Hội nghị Tỉnh uỷ, Hội nghị Thường vụ; báo cáo, chỉ thị của Tỉnh uỷ, của Thường vụ.

2. Biên bản các kỳ Đại hội Đảng, hội nghị Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị; các kỳ Đại hội Đảng bộ, hội nghị Tỉnh uỷ, hội nghị Thường vụ.

3. Bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng (Tổng Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị) ở trong nước, ngoài nước của Đảng bộ (Bí thư Tỉnh uỷ, uỷ viên Thường vụ).

4. Báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, các đoàn thể quần chúng, về tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá. Bởi vì Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội.

5

Page 6: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

5. Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, của những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến các sự kiện LSĐ, đã xuất bản hoặc chưa xuất bản.

Biên bản (hoặc ghi âm) các buổi toạ đàm vcd các nhân chứng lịch sử.6. Những ấn phẩm nghiên cứu (sách, báo) về thế giới, về những vấn đề chung

của toàn Đảng (hoặc của Đảng bộ). Đặc biệt chú ý những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt (Thường vào những năm có ngày kỷ niệm lớn).

* Xin lưu ý 2 loại tư liệu: Biên bản các kỳ Đại hội, hội nghị (loại tư liệu hầu như chưa được khai thác mấy trong nghiên cứu LSĐ) và Hồi ký (loại tư liệu đã được sử dụng rộng rãi).

III. Nơi khai thác tư liệu lịch sử Đảng- Các cơ quan lưu trữ của Đảng.- Các cơ quan lưu trữ của Nhà nước, các đoàn thể, các bảo tàng.- Các cơ quan khoa học, trường đại học.- Lưu trữ cá nhân của các nhà chính trị, khoa học.- Sách, báo Đảng và báo ngành, đoàn thể.IV. Công tác sưu tầm, phân loại và chọn lọc tư liệuCông tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừa

nhằm cung cấp cơ sở cho việc giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các bước:1. Sưu tầm; 2. Phân loại; 3. Chọn lọc; 4. Xác minh và phê phán tư liệu.

Sưa tầm tư liệu là bước đầu tiên của công tác chuẩn bị tư liệu cho quá trình nghiên cứu, nhiệm vụ chủ yếu của nó là phải đảm bảo một cơ sở tư liệu đầy đủ cho công trình nghiên cứu.

* Một cơ sở tư liệu đầy đủ phải là một tập hợp tư liệu, có thể cho ta:1. Toàn bộ các sự kiện.

Các sự kiện đó phải được sắp xếp trong mối liên hệ phụ thuộc khách quan của chúng.Việc chọn lọc tư liệu được thực hiện ngay từ bước sưu tầm và phân loại tư liệu. Việc chọn lọc này cần đáp ứng hai yêu cầu cơ bản:

1. Tạo ra được một khối lượng tư liệu có thể phản ánh các sự kiện đại diện cho toàn bộ nguồn tư liệu.

2. Phải chọn lọc được các tư liệu cho các sự kiện điển hình.V.Vấn đề phê phán và xác minh tư liệuTrước khi sử dụng tư liệu, bất cứ một nhà nghiên cứu nào cũng cần phải tiến

hành phê phán và xác minh tư liệu, bởi vì:- Xuất phát từ quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu.- Trong thực tiễn nghiên cứu lịch sử, đã gặp không ít tư liệu giả cả về nội

6

Page 7: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

dung và hình thức.- Trong quá trình bảo quản, tư liệu có thể mất, bị hỏng, bị rách một phần, nên

nhà nghiên cứu buộc phải sử dụng bản sao, bản phục chế.1. Phê phán phân tích có đối tượng nghiên cứu là một tư liệu riêng biệt, do đó là

một sự kiện riêng biệt, nhiệm vụ của phê phán phân tích là nhằm đánh giá sự đúng đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của một tư liệu cụ thể. Những nội dung cơ bản của bước phê phán phân tích gồm có:

Xác định tính chính xấc của tư liệu; Xác định thời gian ra đời của tư liệu; Xác định địa điểm ra đời của tư liệu; Tác giả của tư liệu; Động cơ phản ánh của tư liệu; Vấn đề văn bản của tư liệu; Phân tích tính ỉôgíc của tư liệu ; Phân tích sự kiện của tư liệu; Đánh giá sự đúng đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của tư liệu.

2. Phê phán tổng hợp có đối tượng là một tập hợp tư liệu. Một tập hợp tư liệu là cơ sở để tạo ra một tổng thể các sự kiện, tạo ra tri thức khoa học thực sự. Mội tập hợp tư liệu cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

Phải bao gồm các tư liệu cho phép xác định mối liên hệ và cơ cấu các sự kiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Bao gồm các tư liệu ấy ở một khối lượng đủ cho việc nghiên cứu tất cả các mối liên hệ cơ bản; Bao hàm không phải là những ô hợp tư liệu chưa được sắp xếp mà phải là hệ thống của chúng được phân nhóm cho phù hợp với những mối liên hệ khách quan của các sự kiện.

IV. Một số vấn đề cần lun ý trong khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử Đảng- Nêu cao ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm, phân biệt rõ: tư liệu để nghiên

cứu khác để công bố; khai thác để nghiên cứu lịch sử Đảng, không vì mục đích khác (nguyên tắc tính Đảng).

- Bảo đảm tính khoa học của tư liệu: Tư liệu có hoàn cảnh lịch sử cụ thể với những ưu điểm và có khi cả những hạn chế; tuyệt đối không cắt xén, gò ép tư liệu cho phù hợp với ý muốn chủ quan.

- Khi trích lại tư liệu từ sách, báo phải tìm đến bản chính, không chỉ trích lại (trừ trường hợp không thể tìm ra bản chính).

- Chỉ sử dụng những tư liệu đã xác minh khoa học.B. PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG HOÁ TƯ LIỆU1. Mục đích, yêu cầuHệ thống hoá tư liệu là một trong những khâu quan trọng của tiến trình nghiên

cứu, trực tiếp phục vụ biên soạn tác phẩm và quyết định chất lượng của tác phẩm.Mục đích của việc hệ thống hoá tư liệu là dựng lại bức tranh chân thực của lịch

sử Đảng bằng chất liệu văn kiện, sự kiện, số liệu thống kê và những nhận định của Đảng, của các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của dư luận trong nước và trên thế giới; cung cấp những tư liệu cần thiết để qua đó có thể hiểu được những nội dung cơ bản nhất của lịch sử chung toàn Đảng và các Đảng bộ địa phương từ khi ra đời đến

7

Page 8: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

nay.Yêu cầu của việc hệ thống hoá tư liệu là tìm chọn và trình bày toàn diện, chính

xác, có hệ thống những tư liệu cần thiết về hoạt động của Đảng và của nhân dân ta.1. Phương pháp hệ thống hoá tư liệua. Các bước tiến hành- Bước thứ nhất, hệ thống hoá tư liệu từng năm.- Bước thứ hai: hệ thống hoá theo giai đoạn.b. Công tác chuẩn bị

Để hệ thống hoá tư liệu đạt yêu cầu, trước hết cần sưu tầm các tư liệu cần thiết bao gồm văn kiện Đảng và Nhà nước (ở địa phương là Đảng bộ và chính quyền), các đoàn thể nhân dân, các bản báo cáo táng, năm, trong đó cần chú trọng những vấn đề quan trọng, những sự kiện lớn, những mốc chuyển biến của tỉnh hình.

c. Cách tiến hành hệ thống hóa tư liệu- Lập đề cương hệ thống hóa tư liệu. Bản đề cương cần nêu rõ bối cảnh

trong nước, quốc tế và trong tỉnh, trình bày theo trình tự thời gian diến biến của các sự kiện.

Cũng theo cách làm đó, từng giai đoạn lịch sử cũng cần có một đề cương hệ thống hóa tư liệu được xác lập trên cơ sở đề cương từng năm, từng thời kỳ, cần chú trong bổ sung những phần đánh giá, nhận định khái quát từng giai đoạn lịch sử

- Cách hệ thống hóa tư liệuCăn cứ đề cương đã vạch, cần chọn lọc những tư liệu cần thiết, điển

hình để trình bày: Bối cảnh lịch sử là khung cảnh chung của một thời gian lịch sử nhất định, làm nền cho việc phát sinh và phát triển những sự kiện quãng thời gian đó và là một trong những căn cứ cho việc đề ra chủ trương và giải pháp của Đảng bộ.

Những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng bộ và chính quyền được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy và việc triển khai các văn kiện đó.

Hoạt động của các cơ quan Đảng bộ, chinhes quyến, các ngành.Công tác hệ thống hóa tư liệu tốt là tiền đề thuận lợi cho việc viết lịch sử

biên niên và biên soạn lịch sử Đảng bộ đạt kết quả tốt.

8

Page 9: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềQUY TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN MỘT CÔNG TRÌNH

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ

***

I. Sự lãnh đạo của cấp ủy Trước khi tiến hành nghiên cứu, biên soạn một công trình khoa học Lịch sử

Đảng phải có chủ trương của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể bàn bạc, thống nhất nhận thức về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tiến hành biên soạn Lịch sử Đảng bộ hoặc Lịch sử truyền thống của địa phương. Sự lãnh đạo của cấp ủy là vấn đề quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình nghiên cứu biên soạn. Sự lãnh đạo của cấp ủy thể hiện ở các điểm sau:

- Chủ trương của cấp ủy được bàn bạc, thống nhất và thông qua bằng một nghị quyết hoặc quyết định cụ thể của Đảng bộ.

- Thông qua quy định xét duyệt, thẩm định và kết luận về quy mô, nội dung và cách thức tiến hành nghiên cứu, biên soạn sách.

- Quyết định về cấp kinh phí phục vụ việc nghiên cứu, biên soạn sách; về công tác xuất bản, phát hành sách; về công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.

- Kiện toàn bộ máy, cán bộ có đủ trình độ, năng lực phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn:

1- Ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo- Ban Chỉ đạo: gồm 5-7 đồng chí (thông thường là Ban Thường vụ Đảng ủy), do

đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư làm Trưởng Ban, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo làm Phó Ban Thường trực.

- Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo quá trình nghiên cứu, biên soạn; chỉ đạo tổ chức Hội thảo, tọa đàm khoa học; tổ chức lấy ý kiến của các nhân chứng lịch sử, các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo của địa phương qua các thời kỳ; thẩm định và kết luận những vấn đề về chính trị và khoa học trước khi xuất bản.

9

Page 10: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

2- Ra quyết định thành lập Ban Biên soạn: gồm 5-7 người, có Chủ biên và một số cộng tác viên (có thể thuê viết).

Ban Biên soạn chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về toàn bộ quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, bao gồm: sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương, viết bản thảo, tổ chức Hội thảo khoa học, mời cộng tác viên.

3- Ra Quyết định thành lập Ban Sưu tầm tài liệu (Áp dụng trong trường họp địa phương trực tiếp chỉ đạo biên soạn, không thuê viết)

- Ban Sưu tầm tài liệu gồm 2 đến 5 người, có đồng chí Trưởng Ban và các thành viên.

- Ban Sưu tầm tài liệu có nhiệm vụ sưu tầm tài liệu phục vụ Ban Biên soạn nghiên cứu, biên soạn lịch sử.

Chú ý:+ nếu đề tài đăng ký với cơ quan Khoa học và Công nghệ của địa phương thì

phải chuẩn bị Luận chứng và đăng ký đề tài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;

+ Huy động kinh phí: Nguồn kinh phí do Nhà nước cấp (theo tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư) và các nguồn tài trợ do địa phương huy động được.

II. Quá trình tổ chức thực hiện và các bước tiến hànhĐể một công trình khoa học Lịch sử Đảng bộ-Lịch sử truyền thống đạt chất

lượng tốt, đòi hỏi một quy trình hết sức nghiêm ngặt và trải qua các bước sau:1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn tổng thể và kế hoạch từng năm

theo các nội dung:- Nêu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ- Xác định nội dung nghiên cứu chủ yếu- Phân công lực lượng tham gia nghiên cứu biên soạn- Xây dựng dự trù kinh phí tổng thể và kinh phí hàng năm, hàng quý2. Sưu tầm tư liệu:Tư liệu giữ một vị trí rất quan trọng trong nghiên cứu Lịch sử Đảng, quyết định

chất lượng của công trình Lịch sử Đảng, như đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: “Công tác nghiên cứu và công tác tư liệu như hai lá phổi của cơ thể”, song công tác tư liệu phải đi trước một bước. Các tư liệu phải sưu tầm đầy đủ là:

- Văn kiện Đảng: Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ địa phương và Hội nghị BCH Đảng bộ (tỉnh, huyện, xã); các nghị quyết, quyết định, thông báo, chương trình, kế hoạch của BCH Đảng bộ và Thường vụ BCH Đảng bộ địa phương.

- Báo cáo hàng năm, báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực công tác của BCH Đảng bộ địa phương.

10

Page 11: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

-4

- Biên bản các kỳ Đại hội Đảng bộ của địa phương, Hội nghị BCH Đảng bộ địa phương, Hội nghị Thường vụ BCH Đảng bộ địa phương....

- Các bài phát biểu của các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền.- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, hàng năm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân

dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng.- Hồi ký hoặc ghi chép của các đồng nguyên là chí lãnh đạo qua các thời kỳ

cách mạng, các nhân chứng lịch sử.- Tư liệu phỏng vẩn trực tiếp các nhân chứng lịch sử.- Các tư liệu lưu trữ dưới dạng băng, đĩa, bản đồ, ảnh...- Các công trình nghiên cứu khoa học (bao gồm cả sách, báo, tạp chí) về những

vấn đề của địa phương trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị... Các công trình nghiên cứu khoa học về tình hình mọi mặt của địa phương.

Sau khi đã sưu tầm được những tài liệu cần thiết, bước tiếp theo là:- Xử lý tài liệu, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, xác minh tư liệu. Đây là quy trình

đòi hỏi phải có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo tính chân thực của tài liệu, phục vụ việc nghiên cứu, biên soạn đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Hệ thống hóa tài liệu: Hệ thống hóa tài liệu theo thời gian (theo năm và nhiệm kỳ hoặc theo vấn đề).

3. Viết đề cương:Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tiến hành xây dựng đề cương nghiên

cứu (đề cương sơ lược) và đề cương chi tiết.- Đề cương nghiên cứu: Xác định tên chương, tiết và nội dung cơ bản sẽ được

thể hiện trong từng chương, tiết. Trong việc xây dựng đề cương, phải chú trọng đến việc phân kỳ lịch sử, tương ứng với từng chương.

- Đề cương chi tiết: (độ dài khoảng 10% bản thảo). Nội dung đề cương chi tiết bao gồm:

+ Mở đầu+ Thứ tự các chương từ chương 1 đến hết+ Kết luận, bài họcTùy theo nội dung mỗi công trình khoa học để phân chương song nếu nghiên

cứu, biên soạn toàn bộ Lịch sử Đảng bộ hoặc lịch sử truyền thống thì có thể chia chương theo các giai đoạn lịch sử như sau:

- Mảnh đất con người và truyền thống lịch sử - văn hóa- Thời kỳ vận động thành lập Đảng (1920 - 1930).

11

Page 12: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

- Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945).- Thời kỳ kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).- Thời kỳ đấu tranh thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975). Thời kỳ này có thể phân thành 2 chương tương ứng với 2 giai đoạn:

+ 1954- 1964+ 1965 - 1975- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 - 1986).- Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1986 - 1996).- Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ 1996

đến nay).Tên chương, tiết phải ngắn gọn, mang tính khái quát cao, phản ánh được nội

dung cơ bản của từng chương, tiết.* Hội thảo Đề cươngĐể đảm bảo công trình khoa học đạt chất lượng tốt, phải tiến hành Hội thảo đề

cương chi tiết- Thành phần:+ Ban Chỉ đạo+ Ban Biên soạn, Ban Sưu tầm tài liệu+ Đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên (Ban Tuyên giáo, Phòng Lịch sử

Đảng)+ Đại diện lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể của địa

phương.+ Các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử.- Chủ trì Hội thảo: Đại diện Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Biên soạn; Thư ký hội

thảo: Đại diện Ban Biên soạn.- Nội dung Hội thảo: Hội thảo tập trung thảo luận đi đến thống nhất về những

vấn đề sau:+ Phân kỳ lịch sử (chia chương, tiết)+ Tên các chương, tiết+ Nội dung cơ bản của các chương, tiết+ Dự kiến số trang của cả cuốn sách và số trang từng chương- Chủ trì Hội thảo Kết luận những vấn đề đã được bản thảo, thống nhất và xác

định các công việc về nội dung, tiến độ thực hiện.

12

Page 13: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

4. Viết bản thảo:Căn cứ vào Đề cương chi tiết đã được thống nhất, Trưởng Ban biên soạn (Chủ

biên) phân công các thành viên trong Ban biên soạn tiến hành viết bản thảo đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

Những điều chú ý trong quả trình biên soạn (viết bản thảo):- Nắm chắc quan điểm biên soạn: Phục dựng khách quan, trung thực hiện thực

sử, tránh tô hồng lịch sử. Cùng với việc trình bày những thành công, phải chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của Đảng bộ trong việc việc lãnh đạo phong trào cách mạng của địa phương; nêu đúng mức đóng của Đảng bộ và nhân dân địa phương đối với phong trào cách mạng của cả nước; đồng thời, nêu rõ những hy sinh, tổn thất, sai lầm, thất bại.

- Khi đánh giá những sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc những thắng lợi, hạn chế phải trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể, khách quan, khoa học, tránh lệch lạc về tư tưởng hoặc chủ nghĩa cá nhân.

- Khi viết Lịch sử Đảng bộ - lịch sử truyền thống địa phương phải đặt trong mối quan hệ toàn cục (lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố là một bộ phận của lịch sử toàn Đảng; lịch sử Đảng bộ quận, huyện là một bộ phận của lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố...), đặt trong mối tương quan với các địa phương lân cận; đồng thời, phải làm rõ đặc thù của địa phương.

- Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, phải nắm vững đối tượng, phương pháp nghiên cứu; nắm vững tính Đảng, tính khoa học...

* Nội dung cơ bản của mỗi chương cần bao quát các vấn đề:- Bối cảnh lịch sử:+ Tình hình thế giới, trong nước và địa phương: Nêu rõ thuận lợi, khó khăn

trong từng giai đoạn lịch sử.+ Yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân địa phương.- Chủ trương, đường lối của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết,

chỉ thị quan trọng của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư...- Chủ trương của Đảng bộ địa phương: Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ

địa phương; các nghị quyết, chương trĩnh, kế hoạch của BCH Đảng bộ địa phương.- Quá trình Đảng bộ địa phương tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của

Đảng trên tất cả các lĩnh vực căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng:

+ Lãnh đạo các phong trào cách mạng+ Đấu tranh quân sự+ Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội+ Mở rộng quan hệ ngoại giao

13

Page 14: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

+ Xây dựng hệ thống chính trị, vận động quần chúng- Trình bày khách quan, khoa học các phong trào cách mạng của quần chúng và

những tấm gương, điển hĩnh tiên tiến trên tất cả các mặt.- Trình bày chủ trương và biện pháp về xây dựng Đảng trên tất cả các mặt:

chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên.- Nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng bộ địa phương lãnh

đạo phong trào cách mạng nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn cách mạng.

- Trình bày những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ địa phương trong các giai đoạn và thời kỳ lịch sử.

- Tiểu kết chương* Trong quá trình biên soạn bản thảo, cần chú ỷ đến các vấn đề:- Phân kỳ lịch sử- Xác định độ chính xác của những sự kiện tiêu biểu: Thành lập Chi bộ Đảng

đầu tiên, ngày giành chính quyền, ngày thành lập lực lượng vũ trang và các ban, bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng...

- Vấn đề tách nhập địa giới hành chính, việc lấy tên và thứ tự Đại hội của các Đảng bộ địa phương

- Việc nêu tên các nhân vật lịch sử- Vấn đề chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc- Những thành công, hạn chế của Trung ương Đảng và các Đảng bộ địa phương.Kết cấu của công trình Lịch sử Đảng phải đảm bảo tính khoa học và có kết cấu

họp lý gồm các phần, trong mỗi phần có các chương, trong mỗi chương có các tiết (mục). Dung lượng các phần, chương, mục phải hợp lý căn cứ vào thực tế lịch sử. Bối cảnh lịch sử mang tính khái quát; chủ trương, sự chỉ đạo và các phong trào cách mạng của địa phương là nội dung chính; phần bài học kinh nghiệm phải cô đọng, xúc tích.

5. Tổ chức Hội thảo khoa học:Sau khi hoàn thành biên soạn bản thảo, cần xây dựng kế hoạch xin ý kiến góp ý

của các nhà khoa học; các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể địa phương qua các thời kỳ; các nhân chứng lịch sử. Bản thảo phải gửi trước từ 20 ngày đến 30 ngày, trong đó nêu rõ yêu cầu, nội dung cần xin ý kiến.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban Tổ chức tiến hành phân tích và phân loại các ý kiến. Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn hội ý, bàn bạc, chuẩn bị nội dung để Hội thảo khoa học đạt kết quả.

(Thành phần, chủ trì Hội thảo giống như Hội thảo Đề cương)- Thành phần:

14

Page 15: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

+ Ban Chỉ đạo+ Ban Biên soạn, Ban Sưu tầm tài liệu+ Đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên (Ban Tuyên giáo, Phòng Lịch sử

Đảng)+ Đại diện lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể của địa

phương.+ Các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch

sử.- Chủ trì Hội thảo: Đại diện Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Biên soạn; Thư ký hội

thảo: Đại diện Ban Biên soạn.- Nội dung: Hội thảo tập trung vào các vấn đề:+ Kết cấu bản thảo+ Tên chương, tiết+ Nội dung cơ bản của các chương+ Văn phong, diễn đạt+ Lỗi kỹ thuật* Trình tự Hội thảo:- Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Trưởng Ban

Tổ chức Hội thảo phát biểu khai mạc Hội thảo nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình và phương thức Hội thảo

- Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo đọc Bản tổng họp ý kiến góp ý với bản thảo - Các đại biểu tham dự Hội thảo lần lượt đóng góp ý kiến- Chủ trì Hội thảo Kết luận Hội thảo về các vấn đề:+ Kết cấu bản thảo; tên chương, tiết; nội dung cơ bản của cuốn sách+ Xác định rõ thời gian hoàn thành các công việc như: bổ sung tài liệu, sửa chữa

bản thảo, hoàn thành bản thảo lần thứ hai.Sau Hội thảo, tiếp tục sửa chữa, nâng cao chất lượng bản thảo lần 2, 3,... tùy

theo yêu cầu và chất lượng công trình. Các cuộc Hội thảo sau đó thành phần hẹp hơn bao gồm: Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các nhân chứng tiêu biểu.

6. Thẩm định bản thảo:- Các công trình Lịch sử Đảng bộ - lịch sử truyền thống, bản thảo cuối cùng

phải xin ý kiến BCH Đảng bộ địa phương hoặc Ban Thường vụ, tùy theo yêu cầu của mỗi địa phương.

- Gửi Ban Tuyên giáo cấp trên thẩm định về nội dung

15

Page 16: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Sau đó, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành nghiệm thu và thanh lý họp đồng.7. Xuất bản và phát huy tác dụng của công trình khoa học Lịch sử Đảng:- Xuất bản là khâu cuối cùng trong quy trình nghiên cứu, biên soạn một công

trình Lịch sử Đảng. Để công trình khoa học Lịch sử Đảng đạt chất lượng tốt cần rà soát kỹ nội dung, lỗi kỹ thuật thuật, trước khi gửi đến nhà xuất bản; đồng thời, phải lựa chọn nhà xuất bản có uy tín. Những người biên soạn phải đọc kỹ bản in lần cuối để tránh sai sót.

- Sau khi hoàn thành việc in ấn, cần có kế hoạch tuyên truyền trong toàn Đảng và các Đảng bộ địa phương, trong các nhà trường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, nhất là trong thế hệ trẻ. Ban Tuyên giáo cần lập kế hoạch tuyên truyền trình Thường trực cấp ủy và phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để làm tốt công tác tuyên truyền. Triệt để tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, truyền hình, mạng điện tử… để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ - lịch sử truyền thống là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng. Để nâng cao chất lượng công trình Lịch sử Đảng, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc quy trình nghiên cứu, biên soạn nhằm tái hiện khách quan, khoa học lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ lịch sử.

**** Lưu ý: Đây chỉ là đề cương khái quát, mang tính chất tham khảo. Khi triển

khai nghiên cứu, biên soạn một cuốn sử, các địa phương, cơ quan, ban ngành, đơn vị cần vận dung sáng tạo, phù hợp với địa phương, đơn vị mình để nội dung cuốn sách thêm phong phú.

16

Page 17: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềHƯỚNG DẪN VỂ VIỆC BIÊN SOẠN BIÊN NIÊN Sự KIỆN LỊCH sử ĐẢNG

BỘ ĐỊA PHƯỚNGSưu tầm, nghiên cứu, biên soạn Biên niên những sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương

có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc biên soạn lịch sử của Đảng bộ, của ngành và các đoàn, thể chính trị xã hội. Chất lượng của công trình này sẽ góp phần lớn vào chất lượng của các công trình lịch sử.

I. KHÁI NIỆM1. Cuốn Biên niên sự kiện lịch sử Đảng được biên soạn nhằm ghi chép những sự

kiện theo thứ tự thời gian.Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương gồm những sự kiện lịch sử quan

trọng phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ địa phương, phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện chủ trương của Đảng bộ. Những sự kiện đó đã được thẩm tra, bảo đảm độ chính xác.

Một sự kiện lịch sử Đảng gồm 3 yếu tố:- Là sự việc đã diễn ra theo trình tự thời gian và trên một không gian được xác

định.- Phản ánh nội dung lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của quần

chúng ở một thời kỳ, một thời điểm lịch sử cụ thể.- Ảnh hưởng, tác động của sự kiện đó đối với Lịch sử Đảng bộ và phong trào

cách mạng ở địa phương và đối với Lịch sử toàn Đảng, in dấu ấn trong lịch sử và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cách mạng.

Ví dụ: Một cuộc đấu tranh, một phong trào quần chúng, một hội nghị Đảng...2. Quan điểm mácxít về sự kiện lịch sử: Sự kiện lịch sử bao gồm hiện tượng, biến

cố xảy ra trong quá khứ được ghi lại bằng tư liệu, do hoạt động nhận thức của con người, nhận thức này mang dấu vết của ý thức xã hội.

3. Phân loại sự kiện lịch sử theo quan điểm mácxít: Việc phân loại sự kiện được dựa vào các đặc trưng chủ yếu như nội dung, cơ cấu và ý nghĩa. Có thể tham khảo ba cách phân loại sự kiện:

17

Page 18: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Cách thứ nhất: Phân loại dựa theo nội dung của sự kiện lịch sửSự kiện kinh tế: phản ánh những biến cố, hiện tưạng và quá trình của lịch sử phát

triển kinh tế;Sự kiện chính trị: phản ánh những biến cố, hiện tượng về quá trình lịch sử phát

triển chính trị, đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng...;Sự kiện quân sự: các chiến dịch, trận đánh về quân sự.Sự kiện ngoại giao: v.v...Cách thứ hai: Phân loại dựa theo cấu tạo của sự kiện, do kết cấu và đặc điểm về

không gian và thời gian của biến cố, hiện tượng lịch sử quy định. Cách phân loại này chia sự kiện ra thành hai loại:

Sự kiện đơn giản: phản ánh hành động hay biến cố cụ thể được xác định ở một điểm nhất định, trong một thòi gian ngắn nào đó.

Sự kiện phức tạp: miêu tả biến cố được hoàn thành trong khoảng thời gian và không gian rộng lớn, có tính chất đa dạng, toàn diện.

Cách thứ ba: Phân loại dựa theo ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Theo cách phân loại này, sự kiện lịch sử có thể chia ra hai loại:

Sự kiện cơ bản: là sự kiện phản ánh những biến cố, hiện tượng, những quy luật chi phối một phạm vi nhất định của quá trình xã hội, nhũng nét đặc biệt vừa điển hình của quá trình này, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thời kỳ sau.

Sự kiện không cơ bản: là sự'kiện khôi phục những biến cố, hiện tưc/ng không có ý nghĩa quan trọng, thứ yếu trong một quá trình lịch sử và không để lại dấu vết gì sâu sắc trong sự phát triển sau này.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ1. Thu thập tài liệu+ Các loại tài liệu để viết biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ, gồm có:- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Hội nghị Tỉnh uỷ, hội nghị Ban Thường vụ; báo

cáo, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Thường vụ Tỉnh uỷ (các khoá).- Các văn bản, chi thị, những chỉ đạo của Trung ương với tỉnh.- Các hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương,

của Tỉnh uỷ và ban Thường vụ Tỉnh uỷ.- Tất cả tài liệu thuộc Ban chấp hành, Thường vụ, các ban đảng của tỉnh liên

quan đến hoạt động của cấp uỷ tỉnh; những tài liệu, văn bản có sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Ví dụ: Văn bản của Tỉnh uỷ chỉ đạo các ngành (như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh...)

18

Page 19: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

- Bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ (Bí thư và Phó Bí thư tỉnh uỷ).

- Báo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội về tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Những phong trào cách mạng tiêu biểu, những tập thể, cá nhân điển hình, xuất sắc trên các lĩnh vực.

Các loại tài liệu này giúp người nghiên cứu hiểu về quá trình hình thành các chủ trương (nghị quyết) của Đảng bộ; hiểu được các phong trào cách mạng, sự ' đóng góp của mỗi thành viên, giúp người nghiên cứa thể hiện cụ thể, chính xác khi viết các sự kiện.

Các loại tư liệu trên là không thể thiếu trong nghiên cứu lịch sử Đảng. Để biên soạn biên niên sự ldện lịch sử Đảng bộ, nên phải chọn những tư liệu đúng về Đảng.

+ Nơi khai thác tư liệu lịch sử Đảng:- Các cơ quan lưu trữ của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể, các bảotàng, thư

viện.- Các cơ qưan nghiên cứa khoa học, các trường đại học, Học viện chuyên ngành.- Lưu trữ cá nhân của các nhà hoạt động chính trị, khoa học, các nhân chứng lịch

sử..- Sách, báo Đảng và báo ngành, đoàn thể. v.v.Chỉ sử dụng những tài liệu đã xác minh một cách khoa học.2. Lập danh mục sự kiện

STT Ngày, tháng, năm (xảy ra sự kiện)

Tên sư kiện Nguồn tài liệu (Xuất sứ)

Chú ý: - Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian- Lựa chọn các sự kiện quan trọng, sự kiện chính có ảnh hưởng và tác

động trực tiếp tới lịch sử của Đảng bộ hoặc các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội. Bỏ những sự kiện vụn vặt, ảnh hưởng không nhiều và phạm vi ảnh hưồng hẹp (cục bộ).

3. Phương pháp viết biên niênViết biên niên những sự kiện lịch sử là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa quan

trọng, quyết định đến chất lượng của công trình nghiên cứu, có thể nói công việc này là rất cần thiết đối với công trình nghiên cứu lịch sử của Đảng bộ, của ngành, đoàn thể

19

Page 20: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

chính trị. Tập biên niên sự kiện lịch sử Đảng nếu được chuẩn bị tốt sẽ là một công trình khoa học lịch sử Đảng có giá trị nhằm bảo đảm công trình phong phú về nội dung, phản ánh chân thực khách quan của lịch sử.

Đối với những sự kiện quan trọng, ngoài việc dẫn ra tên văn bản gốc, có thể nêu rất cô đọng quá trình triển khai và kết quả thực hiện các văn bản đó.

Viết biên niên sự kiện phải đầy đủ nội dung chính: bối cảnh lịch sử (nếu có), thời gian, địa điểm, nội dung, kết quả, ý nghĩa, tác dụng, đồng thời bảo đảm chính xác, khách quan. Nội dung trình bày phải khái quát, ngắn gọn, chứa đựng nhiều thông tin (dùng để tra cứu).

Nội dung các sự kiện cần phản ánh một cách khách quan, có đến đâu viết đến đó, không thêm bớt. Không bình luận sự kiện, tuy nhiên đối với những sự kiện đã có những kết luận, đánh giá chính thức thì nên đưa vào.

Các sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian (ngày... tháng... năm) xảy ra sự kiện, tên sự kiện (đặt tên sự kiện phải phản ánh được sự lãnh đạo của Đảng bộ).

Ví dụ: 1, Ngày 30.6.1995 - Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá V)2, Ngày 30.6.1995 - Nghị quyết của Ban Thưòng vụ Tỉnh uỷ về công tác

quân sự địa phương (nếu đặt tiêu đề như thế này thì không khoa học, không đúng sự kiện. Vì chủ thể không phải là Nghị quyết). Do đó cần đặt tiêu đề:

Ngày 30.6.1995 - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết (có thể ghi số Nghị quyết) về công tác quân sự địa phương

Đối với những sự kiện có thời gian gần nhau (trong vòng một tháng) nhưng có cùng nội dung, có thể gộp lại thành một sự kiện để cho người đọc dễ theo dõi, tránh lập lại sự kiện, song các sự kiện diễn ra sau phải ghi rõ ngày. Nếu trong một ngày có nhiều sự kiện khác nhau diễn ra thì trình bày riêng từng sự kiện, không gộp lại.

Mỗi sự kiện viết 1/2 trang hoặc gần 1 trang, trường hợp đặc biệt không quá 1,5 trang, sự kiện ghép cổ thể 3-4 trang (nhưng hạn chế).

+ Ghi xuất xứ tài liệu: Để người đọc dễ dàng tìm kiếm và tra cứa, dưới nội dung sự kiện cần ghi rõ nguồn tư liệu lưu trữ ở đâu, địa chỉ vật lưu tin (Phông lưu trữ, ký hiệu tài liệu). Đối với các tư liệu lấy từ báo phải ghi rõ tên báo, ngày ... tháng ... năm số trang; không cần ghi số báo.

+ Yêu cầu nội dung Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ phải bảo đảm nguyên tắc tính đảng và nguyên tắc tính khoa học.

- Nguyên tắc tính đảng đòi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện đúng định hướng tư tưởng-chính trị của Đảng; phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

- Nguyên tắc tính khoa học đòi hỏi Biên niên sự kiện phải bảo đảm tính chính xác nguồn tư liệu; các sự kiện, nhận đinh đưa ra phải đúng, chân thực.

+ Một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình biên soạn.

20

Page 21: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

- Ngày... tháng... năm ... và tên các sự kiện phải để trên cùng và được in đậm. Phần mô tả sự kiện in thường. Phần xuất xứ các sự kiện để dưới cùng, in nghiêng.

- Trong một sự kiện, phải tuân thủ những quy định về cách viết: Tên người'. Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ: Bà Trưng, Đề Thám.

Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Sa Pa, Bà Rịa- Vũng Tàu. Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hơp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí. Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Tây, Đèo Ngang.

Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Kinh, Tày, Hà Nhì.Tên người, tên địa lí và tên cấc dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu sô' anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví, dụ: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.

Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng. Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tên người, tên địa ỉý nước ngoài: Trường hợp phiên âm qua âm Hán-Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông; Nhật Bản.

Trường hợp phiên âm không qua âm Hán-Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầủ và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin; Mát-xcơ-va.

Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài: Trường hơp dich nghĩa viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam. Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.

Những chữ viết tắt: dùng chữ in hoa, viết liền không gạch nối, nhưng chỉ dùng cho những từ phổ biến. Lần đầu dùng từ đó phải viết đẩy đủ, chữ viết tắt để trong ngoặc đơn.

Tập Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương là một sản phẩm knoa học quan trọng của công trình lịch sử Đảng bộ. Chất lượng cao của công trình là căn cứ chủ yếu để biên soạn tập lịch sử Đảng bộ. Do đó, việc biên soạn Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ cần bảo đảm các yêu cầu trên.

21

Page 22: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềVIẾT NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẢNG, VIẾT TIỂU SỬ VÀ HỒI KÝ

CÁCH MẠNGI. Nhân vật lịch sử Đảng1. Khái niệm: Nhân vật lịch sử Đảng là người có một vai trò nhất định trong lịch

sử Đảng. Đó là lãnh tụ Đảng, những người lãnh đạo chủ chốt và một số chiến sĩ cách mạng, quần chúng.

2. Nội dung viết về nhân vật lịch sử Đảng (chủ yếu là giới thiệu và viết tiểu sử các nhà lãnh đạo. Còn các nhân vật khác, tuỳ theo yêu cầu, điều kiện mà chọn nội dung hình thức thể hiện cho phù hợp).

Viết tiểu sử nhân vật là viết lịch sử một con người. Do đó phải giới thiệu cả tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong, những hoạt động của nhân vật đó ở tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá) mà nhân vật đó tham gia.

3. Mội sô phương pháp cơ bản viết về nhân vật lịch sửPhương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc.Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải tôn trọng trình tự thời gian, về cơ bản, trong

các chương, tiết, nội dung được tình bày theo năm tháng. Sự kiện xảy ra trước trinh bày trước, sự kiện xảy ra sau trình bày sau. Nhưng không phải là sự tôn trọng trình tự thời gian một cách máy móc.

Có thể đảo lên, đảo xuống hoặc khái quát lại một số sự kiện một cách hợp lý nhằm phản ánh một cách lô gích sự phát triển của sự kiện. Tất nhiên, trường hợp đảo lộn trình tự khống nhiều; khoảng cách xảy ra khỏng quá xa.

Nội dung các sự kiện cần phải tôn trọng, có đến đâu viết đến đó, không thêm bớt.

Một số tác phẩm hoặc bài báo của lãnh tụ viết ở thời kỳ mới tham gia hoạt động

22

Page 23: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

cách mạng có thể chưa đầy đủ, một số kết luận có thể chưa chính xác, nhưng không phải vì thế mà đưa những tư tưởng hình thành sau này áp đặt cho thời kỳ trước, hoặc thêm vào cho đủ, hoặc sửa chữa cho chính xác, hoặc lờ đi không nhắc đến.

Phương pháp lịch sử được sử dụng rộng rãi nhưng để tránh xa vào bệnh “dật sử”, tránh biến thành biên niên, phải trình bày các sự kiện, các hiện tượng theo thời gian một cách hợp lý; phải tìm hiểu, phân tích, chọn lọc các sự kiện (nhiều mà không tạp, cụ thể mà không vạn vặt), chứ không phải gặp gì ghi nấy, không tham lam, ôm đồm, coi như nhau cái thứ yếu và chủ yếu, cái cá biệt và điển hình, cái ngẫu nhiên và tất yếu; thông qua các sự kiện thể hiện được bản chất của hiện tượng, thể hiện được khuynh hướng phát triển của sự vật, toát lên tính quy luật.

Phương pháp so sánh: được sử dụng trong viết tiểu sử lãnh tụ.Trong khi nghiên cứu cần so sánh sự nghiệp của lãnh tụ này với lãnh tụ khác: so

sánh lãnh tụ nước ta với lãnh tụ các nước khác; so sánh với những lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ở các thời đại khác nhau. Tất nhiên so sánh không phải để xem ai hơn ai. So sánh để tìm hiểu những nét độc đáo của vị lãnh tụ mà biên soạn. Cũng có thể so sánh với những người cùng thời.

Nhưng muốn thực hiện được phương pháp so sánh, người biên soạn phải có hiểu biết sâu, hiểu biết rộng. Trước hết, phải hiểu biết sâu sắc về toàn bộ cuộc đời của lãnh tụ (lãnh đạo). Không phải chỉ nghiên cứu kỹ một thời kỳ được phân công viết mà phải nghiên cứu kỹ cả cuộc đời của nhân vật lịch sử. Không phải chỉ đọc kỹ những tác phẩm của nhân vật lịch sử trong một giai đoạn mà phải đọc kỹ tất cả những tác phẩm của nhân vật lịch sử đó. Phải nghiên cứu sự nghiệp của các nhân vật lịch sử khác (trong nước và ngoài nước) và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhân vật lịch sử mà mình đang viết.

Ngoài các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp so sánh khi viết về nhân vật lịch sử người viết còn sử dụng các phương pháp khác (diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng họp, thống kê ), mức độ nhiều ít khác nhau trong từng nội dung.

II. Hồi ký1. Khái niệm: Hồi ký là tư liệu lịch sử thuật lại những việc đã qua mà mình đã

tham dự hay chứng kiến, nay nhớ lại.Hồi ký là một trong những tư liệu lịch sử quan trọng, đặc biệt đối vói nghiên

cứu lịch sử Đảng bộ vì ở nhiều địa phương thiếu những văn kiện quan trọng, nhất là trong thời kv cách mạng và kháng chiến.

2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của hồi ký- Hồi ký góp phần dựng lại bức tranh chân thực của lịch sử Đảng với hai ý

nghĩa: ý nghĩa “chân thực” và ý nghĩa “lịch sử”.+ Với ý nghĩa “chân thực”, hồi ký góp phần dựng lại bức tranh gần đủ, gần đúng

với những gì lịch sử đã diễn ra.

23

Page 24: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

+ Với ý nghĩa “lịch sử”, hồi ký góp phần dựng lại gần đúng thời kỳ lịch sử cách ta hàng chục năm. Không sống trong thời kỳ đó, người nghiên cứu thường hay mắc sai lầm “hiện đại hoá lịch sử”. Hồi ký của những người lãnh đạo hoặc tham gia đấu tranh ở thời kỳ đó giúp khắc phục sai lầm đó.

- Hồi ký góp phần tổng kết kinh nghiệm, tìm ra quy luật lịch sử.Những nhận xét, đánh giá từng thời kỳ cách mạng của các đồng chí lãnh đạo

(qua hồi ký) gợi phương hướng cho người nghiên cún tiếp tục tìm tòi, kết luận.- Hồi ký còn góp phần làm cho cuốn sách phong phú, sinh động hơn.- Hồi ký được sử dụng trong những trường hợp nào?Hồi ký không thề thay thế văn kiện Đảng.Hồi ký chỉ có thể bổ sung cho văn kiện.+ Dùng lời nhận xét, đánh giá của lãnh tụ trong hồi ký về phong trào đương thòi

để góp phần khẳng địrth thêm một sự phân tích, diễn giải, chứng minh của người nghiên cứu.

+ Dùng lời nhận xét của tãnh tụ trong hồi ký làm kết luận cho một sự phân tích về một tác phẩm , một tờ báo, một sự kiện lịch sử.

+ Trích lại một câu nói của lãnh tụ trong hồi ký nhận định về một tình thế, một chủ trương mà không thể tìm thấy ở một văn bản nào khác ngoài hồi ký.

+ Hồi ký được dùng nhiều han trong các trường hợp cẩn phải dựng lại một sự kiện mà tư liệu không có hoặc quá nghèo nàn.

Ngoài hổi ký của các đổng chí lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng, có thể tham khảo thêm hồi ký của nhũng người ỏ phía đối phương. Hồi ký của họ cũng giúp người nghiên cứu hiểu thêm về một sự kiện lịch sử.

- Điều cần chú ý khi sử dụng hồi ký.Hồi ký là một loại tư liệu lịch sử Đảng. Khi sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc

chung. Ngoài ra còn phải chú ý: Do nhiều lý do, hồi ký có thể có điểm này, điểm khác, chưa chính xác, chưa toàn diện, chưa khách quan. Vì thế, khi sử dụng phải thận trọng, phải phân tích, đối chiếu với những tư liệu khác, phải xác minh, chọn lọc.

3.Phương pháp viết hồi kýKhi viết hồi ký, tác giả sẽ phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng

tập trung vào một số phương pháp chủ yếu sau:- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgícPhương pháp lịch sử đòi hỏi phải trình bày lại những vấn đề cụ thể một cách cụ

thể. Khi viết hồi ký, tác giả không chỉ giới thiệu nội dung, ý nghĩa của nó mà còn giới thiệu cả hoàn cảnh biên soạn, tại sao phải biên soạn, tư tưởng của hổi ký là gì?

Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải tôn trọng trình tự thời gian, về cơ bản nội dung phải được trình bày theo năm tháng. Sự kiện xẩy ra trước trình bày trước, sự kiện

24

Page 25: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

xảy ra sau trình bày sau. Nhưng không phải là sự tôn trọng trình tự thời gian một cách máy móc. Có thể'đảo lên, đảo xuống hoặc khái quát lại một số sự việc một cách hợp lý nhằm phản ánh một cách lô gích sự phát triển của sự kiện. Tuy nhiên, trường hợp đảo lộn trình tự không nhiều, khoảng cách thời gian không quá xa.

Khi viết nội dung các sự kiện phải tôn trọng, có đến đâu viết đến đó, không thêm bớt. Cần phải giới thiệu một cách trang thực những ưu điểm và cả những nhược điểm. Các vấn đề, các sự kiện phải được trình bày theo một quá trình, có phát sinh, phát triển. Không có cái gì tự nhiên sinh ra, không có cái gì bỗng chốc hoàn chỉnh. Đó chính là phương pháp lịch sử.

Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải tôn trọng sự kiện lịch sử, tôn trọng trình tự thời gian, phải diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và sự kiện.

Phương pháp lịch sử được sử dụng rộng rãi nhưng phải trình bàv các sự kiện theo thời gian một cách họp lý; phải phân tích, chọn lọc các sự kiện, chứ không phải gặp gì ghi nấy, không tham lam, ôm đồm; thông qua các sự kiện thể hiện được bản chất của hiện tượng, thể hiện khuynh hướng phát triển của sự vật.

- Ngoài ra, khi viết hồi ký còn sử dụng các phưang pháp: diễn dịch, quy nạp, tổng hợp ở từng mức độ khác nhau.

25

Page 26: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

Chuyên đềQUAN HỆ GIỮA LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ LỊCH sử ĐẢNG, GIỮA LỊCH SỬ TOÀN ĐẢNG YÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

I. Quan hệ giữa Lịch sử dân tộc và Lịch sử Đảng1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề nàyLịch sử dân tộc ta từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930; trước

hết và chủ yếu là lịch sử đấu tranh cách mạng không ngừng của giai cấp côn£ nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhấ của Đảng cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử dân tộc ta từ năm 1930 tới nay gắn bó mật thiết với lịch sử Đảng ta, và ngược lại, lịch sử Đảng t; cũng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân tộc ta.

Vấn đề quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng đã được giải quyết ở mộ mức độ nhất định, trước hết về mặt phương pháp luận. Đó là một trong những cơ sở để cho khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào cuối những năm 50 đầu những năm 60 thế kỷ XX.

Thực tế của tình hình nghiên cứu và biên soạn lịch sử cận hiện đại Việt Nar và lịch sử Đảng đòi hổi phải nghiên cứu về quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng (và trên bình diện hẹp hơn là quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử Đản bộ địa phương).

2. Lịch sử dân tộc và lịch sử ĐảngLịch sử dân tộc, nói chặt chẽ hơn là lịch sử xã hội Việt Nam (gọi tắt là lịch sử

Việt Nam) là quá trình ra đời và phát triển của xã hội Việt Nam suốt hàng ngàn năm lịch sử theo nhũng quy luật chung của xã hội loài người và những quy luật đặc thù của Việt Nam.

Lịch sử Đảng là quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt NaM 26

Page 27: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

theo những quy luật chung của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, nhữr quy luật của xã hội Việt Nam và những quy luật đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khoa học lịch sử Đảng phải trình bày lịch sử Đảng trên các mặt sau:a) Trình bày một cách khoa học đường lối, chính sách của Đảng qua các giai

đoạn và các thời kỳ của cuộc vận động cách mạng ở nước ta;b) Trình bày một cách khoa học phong trào cách mạng của quần cliúng nhằm

thực hiện đường lối, chính sách đó;c) Trình bày các chủ trương và biện pháp xây dựng Đảng, nhằm bảo đảm thực

hiện thắng lợi đường lối chính trị và nhiệm vụ cách mạng của Đảng qua các giai đoạn và các thời kỳ.

d) Trình bày những kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ và kinh nghiệm cách mạng chung của Đảng, đi đến những kết luận có tính chất lý luận .

3. Quan hệ của lịch sử dân tộc đối với lịch sử Đảng- Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm lịch sử của xã hội Việt Nam và là một

bộ phận của xã hội Việt Nam, đồng thời xã hội Việt Nam là môi trường sống và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Đảng ta ra đời, trưởng thành và hoạt động trong lòng dân tộc ta. Nói cách khác, dân tộc ta là cái nôi sinh ra Đảng ta, là tổ ấm nuôi dưỡng, đùm bọc Đảng ta như một bộ phận của cơ thể bản thân dân tộc. Vì vậy, đương nhiên là lịch sử dân tộc có quan hệ sâu sắc đối với lịch sử Đảng; nói cách khác, lịch sử Đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc của lịch sử dân tộc.

- Truyền thống lịch sử và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc đã tác động sâu sắc (một cách tích cực hoặc một cách tiêu cực) đến mọi hoạt động chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng trong suốt quá trình lịch sử Đảng.

- Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử là người lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng cơn người một khi Đảng có đường lối chính trị đúng đắn. Đường lối đó phải phản ánh những quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam, phản ánh thực tế khách quan và yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam .

- Mọi biến cố của lịch sử dân tộc đều ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử Đảng. Những sự kiện lịch sử của dân tộc đều tác động sâu sắc đến lịch sử Đảng.

4. Quan hệ lịch sử Đảng đối với lịch sử dân tộcSự xuất hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trên vũ đài chính trị từ đầu năm

1930 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là mốc lịch sử đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc ta suốt mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay là lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì mục tiêu độc

27

Page 28: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.- Thực tế lịch sử chứng minh rằng dân tộc ta đã sinh ra Đảng và chính Đảng đã

làm rạng rỡ thêm dân tộc ta; lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, có mối quan hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời nhau.

- Quan hệ qua lại giữa lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc khăng khít tới mức nhiều sự kiện của lịch sử dân tộc đồng thời là những sự kiện của lịch sử Đảng, và ngược lại, nhiều sự kiện của lịch sử Đảng cũng là những sự kiện của lịch sử dân tộc.

- Thực tế lịch sử cũng cho ta thấy rằng cần tránh và bác bỏ ba khuynh hưáng sai lầm: một là, đồng nhất lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng; hai là, tách rời lịch sử dân tộc với lịch sử Đảng; và ba là, tách ròi lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc.II. Quan hệ giữa lịch sử toàn Đảng và Lịch sử Đảng bộ địa phương

1. Khái niệm Đảng bộ địa phương. Hệ thống tổ chức của Đảng ta gồm có Trung ương là đại diện cho toàn Đảng; các Đảng bộ địa phương; một số Đảng bộ đặc biệt do Điều lệ Đảng hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định như các Đảng bộ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, Đảng bộ các khối công tác (tư tưởng và văn hoá, khoa giáo, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, nội chính...). Theo Điều lệ Đảng hiện hành, “Đảng bộ địa phương” không đơn thuần là các Đảng bộ theo hệ thống hành chính mà là các Đảng bộ dưới Trung ương thuộc hệ thống tổ chức của Đảng.

Trong công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phưang cũng như lịch sử toàn Đảng, cần tìm hiểu hệ thống tổ chức của Đảng trong những thời kỳ lịch sử cụ thể.

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hệ thống tổ chức của Đảng theo các Điều lệ Đảng (sửa đổi) được thông qua tại các Đại hội IV, V, VI và VII về cơ bản được tổ chức theo hệ thống hành chính của Nhà nước: Trung ương; tỉnh, thành, đặc khu; Huyện, quận, thị xã; xã, phường như hiện nay. Ngoài ra còn có một số Đảng bộ ngành dọc, một số Đảng bộ trực thuộc Trung ương.Trong lịch sử Đảng ta, Đảng bộ địa phương chủ yếu là các Đảng bộ Xứ, Liên khu, khu; tỉnh, thành phố; huyện, quận, thị xã; xã, phường...

Trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, một vấp đề quan trọng cần được giải quyết thỏa đáng, là phạm vi lịch sử của Đảng bộ; địa phương.

Dù có những thay đổi về hộ thống tổ chức của Đảng cũng như phạm vi lịch sử của Đảng bộ địa phương, mỗi Đảng bộ địa phương đều là một bộ phân hữu cơ trong cơ cấu tổ chức của toàn Đảng và do đó quan hệ giữa toàn Đảng và Đảng bộ địa phương là quan hệ giữa một tổng thể và những bộ phận cấu thành tổng thể đó,

2. Quan hệ của lịch sử toàn Đảng đối với lịch sử Đảng bộ địa phương- Trước hết, lịch sử toàn Đảng quy định phương hưởng và nội dung cơ bản của

toàn bộ quá trình lịch sử của Đảng bộ địa phương. Lịch sử Đảng ta là lịch sử của quá

28

Page 29: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

trình lãnh đạo cách mạng - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.

Lịch sử của bất kỳ Đảng bộ địa phương nào cũng đều là lịch sử của quá trình Đảng bộ đó lãnh đạo việc tổ chức thực hiện hai cuộc cách mạng ấy trên phạm vi địa bàn hoạt động của mình. Điều lệ Đảng đã quy định: Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản... Mọi Đảng bộ địa phương các cấp tỉnh, huyện, xã... đều phải thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chỉ thị của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương;, đứợc quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên (cấp cao nhất của Đảng là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương, thíiy mặt cho toàn Đảng).

- Thứ hai, mọi sự kiện, trước hết là các sự kiện lớn của lịch sử toàn Đảng đểu tác động đến lịch sử Đảng bộ địa phương. Vì toàn Đảng là một thể thống nhất; mỗi Đảng bộ địa phương đều là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của Đảng.

Như vậy, lịch sử toàn Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của Đảng bộ địa phương. Trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, cần nắm vững lịch sử toàn Đảng,và phải tìm hiểu quan hệ lịch sử toàn Đảng đối với lịch sử địa phương.

3. Quan hệ của lịch sử Đảng bộ địa phương với lịch sử toàn ĐảngTrước hết, lịch sử Đảng bộ địa phương là biểu hiện sinh động và cụ thể của lịch

sử toàn Đảng và minh chứng cho lịch sử toàn Đảng bằng những sự kiện diễn ra trong quá trình phát triển lịch sử ở địa phương.

Đảng bộ địa phương chính là nơi thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Do đó, lịch sử toàn Đảng cũng có thể nói là sự hợp thành cùa lịch sử các Đảng bộ địa phương.

- Thứ hai, lịch sử Đảng bô địa phương làm phong phú thêm cho lịch sử Đảng, những bài học kinh nghiệm của lịch sử Đảng bộ địa phương bổ sung vào kho tàng bài học kinh nghiệm chưng của lịch sử toàn Đảng.

Trên thực tế lịch sử của Đảng ta, những sáng kiến của các Đảng bộ địa phương đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng (thí dụ Nghị quyết Hội nghị 15-1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), chỉ thị 100 (1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá V), khoán 10 (1988) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI)...

Trong việc nghiên cứu lịch sử toàn Đảng cũng như lịch sử Đẫng bộ địa phương, cần làm sáng tỏ những sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối chính sách của Đảng của các Đảng bộ địa phương, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của các địa phương.

29

Page 30: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

HƯỚNG DẪN CỤ THẺ CHO CÁN BỘ TRỰC TIẾP ĐI SƯU TẦM TƯ LIỆU ĐỐI VỚI MỘT CÔNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

Để biên soạn một công trình lịch sử nói chung và lịch sử đảng bộ địa phương nói riêng, công việc đâu tiên là sưu tầm tư liệu liên quan đến vẩn đề lịch sử đang định biên soạn. Neu như sưu tầm đầy đủ tư liệu, tư liệu có giá trị... sề giúp cho người biên soạn thuận lợi hơn trong việc dựng lại bức tranh lịch sử một cách toàn diện, khoa học quá trình hoạt động của đảng bộ; ngược lại, tư liệu thiếu thốn thì người biên soạn sẽ gặp khó khăn trong triển khai biên soạn và sản phẩm nghiên cứu ra sẽ không phản ảnh đầy đủ, khách quan... Cho nên, có thể nói công tác tư liệu có tầm quan trọng quyết định chất lượng của một công trình lịch sử.

Vậy, để biên soạn một công trình lịch sử đảng bộ địa phương thì cần sưu tầm những loại tư liệu nào.

I. CÁC LOẠI TƯ LIỆU:1. Văn kiện đại hội2. Nghị quyết (gồm: nghị quyết cả nhiệm kỳ, từng năm, chuyên đề. . . )3. Chương trình hành động hoặc kế hoạch4. Chỉ thị5. Báo cáo (gồm: báo cáo cả nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết năm, chuyên đề...)6. Danh sách ban chấp hành qua các kỳ đại hội7. Biên bản các kỳ đại hội, hội nghị ban chấp hành

8. Hồi ký9. Các bài phát biểu, bài viết, nói, lời kêu gọi...của các đồng chíỊãnhỊđạo

30

Page 31: Quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/... · Web viewBáo cảo tổng kết hàng nãm của Đảng bộ các ngành,

chủ chốt của trung ương, tỉnh, huyện (nếu có)10. Dự án (UBND)11. Sách, báo, tạp chí... có bài viết về địa phương mình.Sau khi đã sưu tầm xong tư liệu, bước tiếp theo là sắp xếp lại tư liệu theo trình

tự thời gian (sự kiện nào xảy ra trước thì sắp trước, sự kiện nào xảy ra sau thì săp sau); phân loại lại tài liệu theo thể thức văn bản (nghị quyết, báo cáo, chỉ thi...) sau đó lập danh sách từng loại tài liệu (mỗi loại tài liệu lập một danh sách riêng). Ví dụ:

TT NGÀY BAN HÀNH VB

SỐ VB KÝ HIỆU

TRÍCH YẾU NỘI DUNG SỐ TRANG

1 1-1-2011 01 NQ-HƯ Về tình hình và nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011

11

2 2-2-2012 02 NQ-HU về tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới

12

3 8-8-1980 - Dự thảo Về tình hình họp tác hóa nông nghiệp 8

Các loại tư liệu khác (báo cáo, chỉ thị...) cũng hệ thống danh sách với đầy đủ nội dung như vậy.

II. NỘI KIIAI THÁC:1. Lưu trữ của văn phòng huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, đảng ủy xã,

phường, thị trân...2. Lưu giữ cá nhân của các đồng chí trong ban chấp hành huyện ủy, đảng

ủy xã, phường, thị trấn qua các thời kỳ; lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện, bí thư, phó bí thư đảng ủy, xã phường thị trấn... qua các thời kỳ.

3. Lưu trữ của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

31