235
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTP.HCM ----- ----- TRN ĐĂNG KHOA PHÁT TRIN NGÀNH VIN THÔNG VIT NAM ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Kinh tế, qun lý và KHH KTQD Mã s: 5.02.05 LUN ÁN TIN SĨ KINH TNGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC : TS. LÊ VĂN TÝ – HC VIN CN BCVT TS. PHAN THMINH CHÂU – TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM Thành phHChí Minh - Năm 2007

PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao...bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng ĐẠi hỌc

  • Upload
    lamdien

  • View
    221

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----- -----

TRẦN ĐĂNG KHOA

PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý và KHH KTQD Mã số : 5.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TÝ – HỌC VIỆN CN BCVT

TS. PHAN THỊ MINH CHÂU – TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007

MỤC LỤC Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, đồ thị

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam ...................................................5

1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................5

1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam ..............................................6

1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam .......10

1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới ....................................15

1.2.1. Trường phái Tây Âu ........................................................................................15

1.2.2. Trường phái Mỹ ...............................................................................................17

1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới ............20

1.3.1. Nhật Bản ...........................................................................................................20

1.3.2. Hàn Quốc .........................................................................................................23

1.3.3. Pháp ..................................................................................................................28

1.3.4. Trung Quốc ......................................................................................................30

1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản,

Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc ........................................................................39

1.4. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra từ

kinh nghiệm của các nước ..............................................................................42

1.4.1. Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại ...................................42

1.4.2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông ..................43

1.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông .............44

1.4.4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông .........................45

Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................46

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam so với các nước trong

khu vực và trên thế giới ..............................................................................48

2.1.1. Mật độ điện thoại .........................................................................................48

2.1.2. Mật độ sử dụng internet ..............................................................................50

2.1.3. Tốc độ tăng trưởng .......................................................................................50

2.1.4. Năng suất lao động ......................................................................................54

2.1.5. Một số chỉ số đánh giá trình độ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ...........55

2.1.6. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng ngành viễn thông Việt nam ........57

2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam ....................58

2.2.1. Sản xuất kinh doanh ....................................................................................58

2.2.2. Đầu tư ...........................................................................................................62

2.2.3. Nhân lực .......................................................................................................65

2.2.4. Mức độ cạnh tranh .......................................................................................69

2.2.5. Nghiên cứu phát triển ..................................................................................72

2.2.6. Công nghệ .....................................................................................................74

2.2.7. Ma trận các yếu tố bên trong - IFE..............................................................76

2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông Việt Nam .....77

2.3. Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường đối với ngành viễn

thông Việt Nam ............................................................................................79

2.3.1. Môi trường vĩ mô ..........................................................................................79

2.3.2. Môi trường vi mô ..........................................................................................90

2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE ..........................................................93

2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính ........................................94

2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam .......................96

Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................98

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .....101

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam ...........102

3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu .......................................................................102

3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .............107

3.3. Các công cụ xác lập giải pháp ..................................................................109

3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT .............................................109

3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sử dụng ma trận định lượng QSPM ...113

3.4. Hệ thống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến

năm 2020 ....................................................................................................125

3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................125

3.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường ....................................................................126

3.4.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ ..................................................130

3.4.4. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông .........................133

3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông ...........................136

3.4.6. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới .....................................139

3.4.7. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................141

3.5. Một số kiến nghị ........................................................................................144

3.5.1. Với Bộ Bưu chính Viễn thông ...................................................................144

3.5.2. Với các cơ quan Bộ khác ...........................................................................145

Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................146

KẾT LUẬN ...........................................................................................................151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

- 3G: Third Generation – Thế hệ thứ ba

- ASEAN: Association of South East Asian Nation – Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

- AFTA: Asean Free Trade Area - Hiệp định về Khu vực Tự do Thương mại

ASEAN

- AFAS: Hiệp định Khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN

- ARPU: Average Revenue Per User – Doanh thu bình quân trên mỗi người sử

dụng

- AT&T: Tập đoàn Viễn thông lớn nhất của Mỹ

- BCVT: Bưu chính Viễn thông

- BCC: Business Co-operation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh

- BOC: Bell Operation Company – Các Công ty điện thoại địa phương ở Mỹ

- CDMA: Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập phân chia

theo mã

- CEPT: Common Effective Preferential Tariff – Chương trình ưu đãi thuế

quan có hiệu lực chung

- CNTT: Công nghệ thông tin

- DWDM: Dense Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ dùng để

tăng băng thông của mạng cáp quang hiện tại.

- DACOM: Công ty Cổ phần Data Communications Corporation of Korea

(Hàn Quốc)

- eASEAN: Hiệp định về Không gian Thương mại điện tử ASEAN

- EFE Matrix: External Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu

tố bên ngoài

- EVN Telecom: Công ty Viễn thông Điện lực

- EIU: Economist Intelligence Unit – Cơ quan tình báo kinh tế

- ENUM: Telephone Number Mapping – Dịch vụ tích hợp giữa mạng PSTN

và mạng IP

- FCC: Uỷ ban thông tin liên bang của Mỹ

- FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

- GSM: Global System for Mobile Communication – Hệ thống thông tin di

động toàn cầu

- GDP: Gross Domectic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

- Hanoi Telecom: Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

- ITU: International Telecom Union – Liên minh Viễn thông Quốc tế

- ISI: Information Society Index – Chỉ số xã hội thông tin

- IDC: International Data Corporation – Tập đoàn dữ liệu quốc tế

- ICT: Information and Communication Technology – Công nghệ thông tin và

truyền thông

- IFE Matrix: Internal Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố

bên trong

- IP: Internet Protocol – Giao thức Internet

- IP/MPLS: Internet Protocol/Multi Protocol Label Switching – Là một công

nghệ chuẩn để tăng tốc độ lưu lượng trên mạng, tạo thuận lợi trong quản lý

- IPv6: Internet Protocol Version 6 – Giao thức Internet phiên bản 6, là giao

thức thế hệ mới, được phát triển để thay thế IPv4 hiện tại.

- KT: Korea Telecom – Công ty Viễn thông Hàn Quốc

- KTA: Korea Telecom Authority – Cơ quan viễn thông Hàn Quốc

- KTMC: Korea Telecom Mobile Company – Công ty thông tin di động Hàn

Quốc

- MFN: Most Favourite Nation Rule – Quy chế tối huệ quốc

- Máy điện thoại: Là khái niệm dùng để chỉ một thuê bao viễn thông. Trong

tương lai, thuê bao viễn thông có thể không là máy điện thoại nhưng là một

hình thức thuê bao khác.

- NRI: Networked Readiness Index - Chỉ số sẵn sàng kết nối

- NGN: Next Generation Network – Mạng thế hệ mới

- PSTN: Public Service Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng

- QSPM: Quantitative Strategic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến

lược có thể định lượng

- UNCPC: The United Nations Central Product Classification

- Softswitch: Chuyển mạch mềm

- SPT: Saigon Posts and Telecommunication Corporation - Công ty Cổ phần

Bưu chính Viễn thông Sài Gòn

- SWOT: Strengths, Weaknesses, Oportunities, Threats – Phương pháp phân

tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

- SMS: Short Message Services – Dịch vụ nhắn tin ngắn

- TDM: Time Division Multiplexing – Giao thức truyền dữ liệu theo thời gian

- TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol – Giao thức điều

khiển truyền dẫn/Giao thức Internet

- USO: Dịch vụ viễn thông công ích

- VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Corporation – Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Viettel: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội

- Vishipel: Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải

- VMS: Công ty Thông tin Di động (chủ quản mạng điện thoại di động

MobiFone)

- Vinaphone: Mạng điện thoại di động Vinaphone (do Công ty Dịch vụ Viễn

thông - GPC quản lý)

- VoIP: Voice Over IP – Phương thức truyền tải giọng nói qua giao thức

Internet

- WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

- W-CDMA: Wide Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập

băng rộng phân chia theo mã

- WDM: Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ ghép kênh theo

bước sóng

- WEF: World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế thế giới

- WiFi: Wireless Fidelity – Công nghệ kết nối không dây

- WiMAX: Worldwide Interoperability for Microwave Access – Công nghệ

truy nhập băng rộng không dây

- xDSL: X-Digital Subscriber Line - Công nghệ sử dụng các phương pháp

điều biến phức tạp, chuyển các dữ liệu thành các gói để truyền tải trên dây

điện thoại gồm: ADSL, HDSL, RDSL, VDSL.

DANH MỤC CÁC BẢNG - ĐỒ THỊ

Trang 1. Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Năng suất lao động trong viễn thông của các nước ASEAN+3 ........54

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng một số chỉ số đánh giá về Việt Nam .......................56

Bảng 2.3: Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông ...................66

Bảng 2.4: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2004 .......................................73

Bảng 2.5: Tóm tắt hiện trạng công nghệ mạng viễn thông Việt Nam ...............75

Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên trong .............................................................77

Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài ............................................................94

Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh ...........................................95

Bảng 3.1: Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ...............................103

Bảng 3.2: Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ....................103

Bảng 3.3: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 1) ....103

Bảng 3.4: Dự báo tỷ trọng doanh thu viễn thông Việt Nam (2007-2020) .......104

Bảng 3.5: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 2) ....104

Bảng 3.6: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 3) ....104

Bảng 3.7: Dự báo tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam (2007-2020) ....105

Bảng 3.8: Dự báo tỷ trọng thuê bao di động trên mạng viễn thông (2007-2020) 105

Bảng 3.9: Dự báo tổng hợp số thuê bao trên mạng viễn thông (2007-2020) ..106

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả dự báo một số chỉ tiêu viễn thông Việt Nam giai

đoạn 2007-2020 ...............................................................................................106

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2007 – 2020 ..108

Bảng 3.12: Ma trận SWOT ..............................................................................109

Bảng 3.13: Ma trận QSPM về cơ chế chính sách ............................................113

Bảng 3.14: Ma trận QSPM về thị trường .........................................................114

Bảng 3.15: Ma trận QSPM về sản phẩm .........................................................116

Bảng 3.16: Ma trận QSPM về huy động vốn ...................................................118

Bảng 3.17: Ma trận QSPM về nhân lực ...........................................................120

Bảng 3.18: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển mạng lưới ......................121

Bảng 3.19: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển khoa học công nghệ ......123

2. Danh mục các đồ thị

Đồ thị 2.1: Mật độ sử dụng điện thoại năm 2006 ..............................................48

Đồ thị 2.2: Mật độ sử dụng internet năm 2006 ..................................................50

Đồ thị 2.3: Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông năm 2006 ...................60

Đồ thị 2.4: Tình hình đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ........62

Đồ thị 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ...63

Đồ thị 2.6: Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong tổng vốn đầu tư Nhà nước ...64

Đồ thị 2.7: Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam so với một số nước .....................68

Đồ thị 2.8: Thị phần các doanh nghiệp viễn thông VN cuối năm 2006 ............70

Đồ thị 2.9: Số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .................90

Đồ thị 2.10: Mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .........90

Đồ thị 2.11: Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi .....................................................91

Đồ thị 2.12: Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng ...................................91

Đồ thị 2.13: Cơ cấu khách hàng theo loại hình đăng ký ....................................92

- 1 -

MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng

ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia

đang phát triển. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương

mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị

trường xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở

cửa thị trường theo các cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ

trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản

nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm

quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành (vừa là

một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm

an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân), yêu cầu sớm

có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn.

Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 05 năm cuối của

chiến lược phát triển từ năm 2001 đến năm 2010 với tên gọi: “Chiến lược hội nhập

và phát triển”. Qua quá trình triển khai chiến lược, ngành viễn thông đã đạt được

nhiều kết quả rất đáng khích lệ: Mạng lưới viễn thông đã được mở rộng trong cả

nước, mức độ tăng trưởng thuê bao đạt tốc độ cao, cơ chế pháp lý ngày một hoàn

thiện theo hướng mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn

thông cần phải cố gắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung

cấp dịch vụ viễn thông, đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhân lực và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ. Để khắc phục những hạn

chế đang tồn tại và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện các cam kết gia nhập

WTO về lĩnh vực viễn thông, ngay từ bây giờ ngành viễn thông Việt Nam cần có

những biện pháp phát triển mới. Sự thành công của việc phát triển ngành viễn thông

Việt Nam là rất quan trọng. Đây có thể được xem là một trong những nền tảng đầu

tiên để thực hiện phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.

- 2 -

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành viễn thông

Việt Nam.

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong ngành viễn thông Việt Nam (trên

phạm vi cả nước).

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của luận án nhằm:

- Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của ngành viễn thông

Việt Nam. Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

- Đề xuất các biện pháp phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam giai

đoạn từ nay đến năm 2020.

IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Ý nghĩa khoa học: Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có một công

trình nghiên cứu mang tính hệ thống nào đưa ra được các lý thuyết về phát

triển ngành. Thực tế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển

ngành, tuỳ theo quan điểm của nhà quản lý mà kế hoạch phát triển ngành

sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau như theo mục tiêu phát triển,

theo các yếu tố ảnh hưởng, theo sự tác động của môi trường bên trong và

môi trường bên ngoài, theo quá trình sản xuất của ngành. Để khắc phục các

khó khăn trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ phân tích

ngành như ma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh các

đối thủ cạnh tranh, ma trận QSPM,… để áp dụng phân tích cho ngành viễn

thông Việt Nam. Từ đó, đưa ra biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt

Nam đến năm 2020.

2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển

của ngành viễn thông Việt Nam, đề tài nghiên cứu đã đề xuất được một số

biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam từ nay đến năm 2020 với

các số liệu khá phong phú. Khác với “chiến lược hội nhập và phát triển

hiện nay”, các giải pháp đề xuất của đề tài nghiên cứu đã nhấn mạnh hơn

đến yếu tố phát triển bền vững và xu thế phát triển của công nghệ viễn

- 3 -

thông trên thế giới hiện nay với chủ trương “Phát triển nhanh và bền vững

trên cơ sở tích hợp giữa viễn thông và công nghệ thông tin”. Kết quả

nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các

nhà quản lý viễn thông Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách

phát triển ngành giai đoạn từ nay đến năm 2020.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích của đề tài, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên

cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, các

phương pháp phân tích ngành, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so

sánh, trắc nghiệm, phương pháp dự báo theo xu thế.

VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trước đây đã có những công trình nghiên cứu của Bộ Bưu chính viễn thông

hoặc Tổng cục Bưu điện (khi chưa thành lập Bộ) đề cập đến định hướng phát triển

ngành viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề xuất định

hướng phát triển ngành viễn thông trong hai giai đoạn 1991-2000 và 2001-2010, bối

cảnh nghiên cứu lúc đó chưa sát với tình hình hội nhập của Việt Nam như hiện nay.

Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2005, Bộ Bưu chính viễn thông cũng đã chủ

trì xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam,

trong đó có đề cập chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020. Trong chiến lược này, mốc thời gian đến năm 2010 đã được

trình bày khá chi tiết. Tuy nhiên, định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam

giai đoạn 2010-2020 mới chỉ được đề cập mang tính phác thảo. Bên cạnh đó, về mặt

lý thuyết, trên thế giới hiện nay chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào đề cập đến

vấn đề phát triển ngành. Các nghiên cứu về phát triển ngành đều làm theo lối tự

phát, theo quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.

Khắc phục các hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra được

một số điểm mới sau:

1. Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội.

2. Trình bày các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới và phân tích

kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước điển hình gồm Pháp,

- 4 -

Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó, rút ra được bài học đối với

quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

3. Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển của ngành viễn thông Việt

Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

4. Đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành viễn

thông Việt Nam. Từ đó, tổng kết được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và

nguy cơ của ngành viễn thông Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển

thông qua việc sử dụng ma trận SWOT.

5. Đề xuất được các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông

Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế

chính sách, nhóm giải pháp về phát triển thị trường, nhóm giải pháp về

phát triển sản phẩm dịch vụ, nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư, nhóm

giải pháp về phát triển nhân lực viễn thông, nhóm giải pháp về phát triển

hạ tầng mạng lưới và nhóm giải pháp về nghiên cứu phát triển, ứng dụng

khoa học công nghệ trong viễn thông.

- 5 -

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam

1.1.1. Khái niệm

Theo quan điểm của Pete Moulton [II.9, Pg.25]: “Viễn thông là khoa học của

sự truyền đạt thông tin qua một khoảng cách dài sử dụng công nghệ điện thoại hoặc

công nghệ vô tuyến, nó liên quan đến việc sử dụng các công nghệ vi điện tử, công

nghệ máy tính và công nghệ máy tính cá nhân để truyền, nhận và chuyển mạch âm

thanh, dữ liệu, hình ảnh qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau như cáp đồng,

cáp quang và truyền dẫn điện từ”.

Tương tự quan điểm của Pete Moulton, trong bảng phân ngành của mình, Tổ

chức thương mại thế giới (WTO) [II.14] cũng định nghĩa: “Viễn thông là tất cả sự

chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình

ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các

phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác”. Dịch vụ viễn thông được chia

thành hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và Dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn

thông cơ bản bao gồm tất cả các dịch vụ viễn thông công cộng và tư nhân cung cấp

truyền dẫn thông tin đến thiết bị đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ viễn thông giá trị

gia tăng là những dịch vụ viễn thông mà nhà cung cấp “bổ sung thêm các giá trị”

cho các thông tin của khách hàng qua việc nâng cao hình thức hoặc nội dung của

thông tin hoặc cung cấp nhằm lưu trữ và khôi phục thông tin.

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc Hội Nước

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19

T.121-122, T.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết

bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông,

đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến

điện, tài nguyên internet, quỹ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến.

- 6 -

Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ

viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối

của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông cũng được phân chia thành dịch vụ viễn

thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Bưu

chính Viễn thông còn bổ sung thêm dịch vụ kết nối internet, dịch vụ truy nhập

internet và dịch vụ ứng dụng internet.

Trong đó:

+ “Dịch vụ cơ bản” là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua

mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội

dung thông tin;

+ “Dịch vụ giá trị gia tăng” là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của

người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin

hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng

mạng viễn thông hoặc Internet;

Trong các định nghĩa về viễn thông vừa nêu, tất cả đều có sự thống nhất về

khái niệm “Viễn thông là sự truyền tải nhiều loại thông tin qua một khoảng cách xa

thông qua nhiều hình thức truyền dẫn khác nhau”. Bên cạnh đó, cách phân chia dịch

vụ viễn thông thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng cũng thống nhất giữa

quan điểm của WTO và Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của Việt Nam. Tuy nhiên,

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông có đề cập thêm các dịch vụ internet, trong khi định

nghĩa của Pete Moulton và định nghĩa của WTO không đề cập đến dịch vụ Internet.

Như vậy trong luận án này, phạm vi ngành viễn thông Việt Nam sẽ được

hiểu bao gồm: Hoạt động sản xuất thiết bị viễn thông, hoạt động cung cấp dịch vụ

viễn thông (dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng) và hoạt động cung cấp dịch

vụ internet.

1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được

chia làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền,

giai đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế.

- 7 -

a. Giai đoạn phục vụ

Từ trước năm 1987, ngành Bưu điện Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu,

hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và

Nhà nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm

1954 đến năm 1975, lĩnh vực thông tin và vô tuyến điện lúc này chủ yếu là để phục

vụ cho chiến tranh và cho sự quản lý điều hành của Nhà nước, phục vụ cho công

cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống tổ chức ngành Bưu điện được chia làm

04 cấp: Tổng cục Bưu điện; Bưu điện Tỉnh Thành phố và các đặc khu trực thuộc

Trung ương; Bưu điện Huyện và tương đương; Trạm bưu điện xã và tương đương.

Từ sau năm 1979, Tổng cục Bưu điện vừa giữ vai trò quản lý Nhà nước vừa tổ chức

các hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông. Theo Nghị định số 390/CP ngày

02/11/1979 của Hội đồng Chính phủ: “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc

của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế - kỹ thuật của nền

kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế

độ hạch toán kinh tế”. Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 121-

HĐBT ban hành Điều lệ Bưu chính và Viễn thông, xác định: “Mạng lưới bưu chính

và viễn thông quốc gia là mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả

nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai

thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các

lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phương thức kinh

doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”. Đến năm 1990, Tổng cục Bưu

điện lại được giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng

quản lý nhà nước.

Có thể nói, trong giai đoạn này vai trò của ngành bưu điện chưa được nhìn

nhận đầy đủ, ngành bưu điện được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật và hoạt động

chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng là Nhà nước, vai trò

kinh doanh gần như bị che mờ hoàn toàn.

- 8 -

b. Giai đoạn công ty hoá

Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển

Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm

trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Đến năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị

định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính

phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn

tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Lúc này,

hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông và hoạt động quản lý công tác

khai thác, sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được tách rời nhau. Trong giai

đoạn từ 1990 đến 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là

đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

c. Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh

Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công

ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông

Quân Đội (Viettel). Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số

249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực

thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu

thông, sự nghiệp về Bưu chính - Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện trước đây.

Tuy nhiên, đến năm 1996, Tổng cục Bưu điện lại được thành lập để giữ vai trò quản

lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính viễn thông. Trong thời gian từ năm 1995 đến

năm 2000, mặc dù đã được thành lập nhưng hai công ty viễn thông mới vẫn chưa có

những hoạt động nào đáng kể. VNPT vẫn là đơn vị độc quyền hoàn toàn trong lĩnh

vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.

Với định hướng đúng đắn của các nhà quản lý thông qua chiến lược đầu tư

vào công nghệ hiện đại, bắt đầu từ giai đoạn này tốc độ phát triển thuê bao viễn

thông Việt Nam tăng rất nhanh, đạt mức bình quân trên 30%/năm. Vào năm 1995

Việt Nam mới chỉ có tổng cộng khoảng 720 ngàn thuê bao thì đến năm 2000 Việt

Nam đã đạt trên 2,1 triệu thuê bao. Ngành viễn thông lúc này đã trở thành một

ngành kinh tế trọng điểm, có mức đóng góp ngân sách hàng đầu Việt Nam.

- 9 -

Trước xu thế hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời để

nâng ngành viễn thông lên một tầm cao mới, vào năm 2002 Chính phủ đã ra quyết

định thành lập Bộ Bưu chính viễn thông với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin,

điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông

tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện

đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong

lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

Đến năm 2003, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang

cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được

thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông

Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn

(SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin

điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết

lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế. Có 5 công ty

được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, GPC,

Viettel, SPT và Hanoi Telecom. Thị trường viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn

này với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp viễn thông mới đối với VNPT.

d. Giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt là

sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 23/3/2005

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê

duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thành

lập 3 tổng công ty viễn thông vùng và các công ty viễn thông khác thuộc tập đoàn,

đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành viễn thông Việt Nam. Dịch vụ bưu

chính lúc này đã được tách ra khỏi viễn thông. Hiện nay, việc xúc tiến tổ chức và

chuẩn bị các điều kiện hoạt động theo mô hình mới hiện nay vẫn đang được VNPT

tiến hành rất khẩn trương.

- 10 -

Như vậy, cùng với quá trình đổi mới mở cửa thị trường của đất nước, ngành

viễn thông Việt Nam đã đi từ một ngành chủ yếu đóng vai trò phục vụ (thời kỳ

kháng chiến phục vụ thông tin liên lạc cho chiến trường, thời kỳ trước 1986 phục vụ

công tác quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước) sang định hướng thị trường

thông qua việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xa hơn nữa, để

chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế, ngành viễn thông đã dần dần giảm được

tình trạng độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh

nghiệp viễn thông Việt Nam tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn

thông khác trên thế giới. Có thể nói, ngành viễn thông Việt Nam luôn luôn đồng

hành với quá trình phát triển của đất nước, mọi giai đoạn phát triển của đất nước

đều có sự đóng góp không nhỏ của ngành viễn thông Việt Nam.

1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam

Theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông trong bản dự thảo chiến lược

phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020 [I.5], ngành viễn thông Việt Nam có 05 vai trò chính gồm:

(1).Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2).Viễn thông là

ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế; (3).Viễn thông là công cụ hỗ trợ

công tác quản lý đất nước; (4).Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy

nhanh quá trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước; (5).Viễn thông góp phần

phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.

1.1.3.1. Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế [I.50]

Viễn thông với vai trò là ngành sản xuất vật chất đã được thừa nhận từ lâu,

nhưng với vai trò là ngành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì mới được nhận thức

cách đây ít năm. Trong khi các nước phương Tây xem viễn thông là một thành phần

của cơ sở hạ tầng ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì đối với Việt Nam cho

đến thời điểm trước Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, viễn thông

trên thực tế vẫn chỉ được xem là ngành phục vụ, là cơ quan hành chính sự nghiệp có

thu. Chiếc máy điện thoại chỉ là “tín chỉ”, là “đặc quyền” của các cơ quan nhà nước.

- 11 -

Viễn thông theo quan điểm tài chính là không thiết yếu và được đầu tư rất ít từ ngân

sách nhà nước.

Chỉ từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần, viễn thông mới được coi là “một bộ phận của cơ sở hạ

tầng xã hội” và theo đó cần phải phát triển “đi trước một bước”. Có thể nói đây là

một dấu mốc rất quan trọng trên con đường nhận thức về vai trò và vị trí của bưu

chính viễn thông ở nước ta. Trong chỉ thị 58-CT/TW, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh:

“Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng,...” [I.4].

Thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” có gốc chữ Latin là “Infrastructura”. Infra có

nghĩa là nền móng, nền tảng hay còn gọi là hạ tầng; Structura có nghĩa là cấu trúc,

cơ cấu hoặc cơ sở. Thuật ngữ này xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây. Sau

chiến tranh thế giới thứ hai, nó được sử dụng rộng rãi cả trên phương diện kinh tế lý

thuyết lẫn trong thực tiễn phát triển nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Ở Việt

Nam, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, cùng với

quá trình đổi mới tư duy và đổi mới nền kinh tế nói chung.

Nội dung cơ sở hạ tầng được xác định bao gồm những hệ thống, thiết bị và

công trình vật chất kỹ thuật chủ yếu trong đó có các hệ thống công trình về giao

thông vận tải và viễn thông. Căn cứ vào vai trò, chức năng, đặc tính khác nhau của

hệ thống cơ sở hạ tầng, người ta phân chia thành hai bộ phận: cơ sở hạ tầng sản xuất

và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng sản xuất gồm những hệ thống công trình

phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: thuỷ lợi, điện,

kho bãi, cầu cảng,... Cơ sở hạ tầng xã hội gồm phần lớn những công trình phục vụ

cho sinh hoạt văn hoá - xã hội của dân cư, như: trường học, bệnh viện, cơ sở văn

hoá, phúc lợi công cộng... Như vậy, viễn thông vừa thuộc cơ sở hạ tầng sản xuất,

vừa thuộc cơ sở hạ tầng xã hội.

Với tư cách là cơ sở hạ tầng sản xuất, viễn thông thực hiện vai trò tác động

đến sản xuất kinh doanh một cách tổng hợp và đa dạng trên nhiều phương diện khác

nhau:

- 12 -

a) Tạo điều kiện cung cấp mọi thông tin cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc

đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn phương án tính toán tối ưu

các yếu tố đầu vào và đầu ra.

b) Tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu

kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

c) Tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường

trong nước với thị trường nước ngoài, thúc đẩy quá trình đưa đất nước

chuyển mạnh sang kinh tế thị trường.

d) Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, phương thức quản

lý tổ chức sản xuất. Hệ thống thông tin di động, truyền số liệu, Internet phát

triển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi

mô.

Với tư cách là cơ sở hạ tầng xã hội, viễn thông tạo ra những tiền đề cần thiết

cho sự phát triển văn hoá - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân. Hiện nay, thiết bị viễn thông là một trong những phương tiện

không thể thiếu tại các trung tâm văn hoá, khoa học, những cơ sở đào tạo, trường

học, bệnh viện, trung tâm thể thao.

1.1.3.2. Viễn thông là một ngành kinh tế lớn [I.50]

Trong xu hướng phát triển chung trên thế giới, viễn thông đã trở thành một

ngành kinh tế - dịch vụ quan trọng của Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên thông tin.

Viễn thông hiện đại có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất

và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước. Hiện tại, Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp, tỷ trọng lao động thủ

công cao (chiếm khoảng 70% lao động). Việc phát triển viễn thông sẽ cho ra đời

các ngành công nghiệp dịch vụ thông tin có hàm lượng trí tuệ cao, có giá trị gia tăng

cao như: tư vấn, thiết kế, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin, đào tạo từ xa, y

tế từ xa, thương mại điện tử, giao dịch tài chính qua mạng máy tính,... Kinh nghiệm

thực tế các nước đi trước cho thấy, trong tương lai, những ngành này sẽ trở thành

những ngành công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, thu hút hàng triệu lao động có

- 13 -

trình độ, nhờ vậy, tỷ trọng dịch vụ trong GDP sẽ tăng và thúc đẩy việc cải cách các

ngành công nghiệp khác.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, số lượng người

lao động ở nông thôn ra thành phố ngày càng tăng gây ra không ít các vấn đề xã hội

mới cần giải quyết. Với vai trò cân đối, quy hoạch, viễn thông sẽ tạo điều kiện thực

hiện chương trình việc làm ở nông thôn. Mặt khác, viễn thông phát triển sẽ đưa các

giá trị văn hoá tinh thần đến nông thôn, miền núi, hải đảo, nâng cao mức sống nông

dân, nông thôn.

Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong

tổng sản phẩm quốc nội không nhiều, khoảng 0,52% vào năm 1991. Trong những

năm gần đây, ngành viễn thông đã có những tiến bộ rất đáng khích lệ, đóng góp rất

quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của nước ta. Đóng góp của doanh thu viễn

thông trong GDP năm 2001 là 1,9%; năm 2002 là 2,3% [I.5] và năm 2004 là 4,5%.

Trong năm 2002, tổng doanh thu của ngành đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tổng vốn

đầu tư vào viễn thông hàng năm trên 8.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản lĩnh vực viễn

thông ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng.

Năm 2004, tổng doanh thu viễn thông là 32.500 tỷ đồng, năm 2005 là 39.300 tỷ

đồng. Trong giai đoạn 1993-2000, ngành viễn thông đã có những đóng góp đáng kể

cho nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp ngân sách của ngành viễn thông trong giai đoạn này

là 16% trên tổng vốn đầu tư, đây là tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau ngành dầu khí. Tỷ lệ

đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành viễn thông hàng năm trong giai đoạn

1993 - 2000 là 2,6%, đứng thứ ba trong cả nước sau ngành dầu khí và điện lực.

1.1.3.3. Viễn thông hỗ trợ công tác quản lý đất nước [I.50]

Thông tin là công cụ để Nhà nước quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất

nước. Bất kỳ Chính phủ nào lên cầm quyền đều sử dụng các phương tiện thông tin

liên lạc để quản lý và điều hành đất nước. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển,

chưa có sản xuất hàng hoá thì thông tin chủ yếu phục vụ chức năng quản lý hành

chính của Nhà nước, phục vụ an ninh, quốc phòng. Nhưng khi sản xuất hàng hoá ra

- 14 -

đời và phát triển thì thông tin còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện

chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Đối với Việt Nam, từ khi ra đời viễn thông luôn là công cụ phục vụ sự lãnh

đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của

Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa, việc nắm thông tin nhanh, nhạy, chính xác, kịp thời là yếu tố vô cùng

quan trọng. Viễn thông cũng đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và điều

tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, kế hoạch và các công cụ khác một cách

linh hoạt và phù hợp với xu thế tin học hoá nền kinh tế quốc dân.

1.1.3.4. Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá [I.50]

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước muốn thực hiện thắng lợi

cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Phát triển viễn thông, Việt Nam sẽ có điều

kiện tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại: kỹ thuật mới, phương

thức kinh doanh mới, kinh nghiệm quản lý và các thành tựu khoa học công nghệ của

nhân loại trên các mặt, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để phát triển. Viễn

thông cũng sẽ tạo thêm điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hoà nhập, tiếp cận với

nền kinh tế thế giới, thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để

phát triển.

1.1.3.5. Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường [I.50]

Viễn thông cung cấp rất nhiều dịch vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc

sống. Nhờ có viễn thông hiện đại, các lĩnh vực phục vụ xã hội như y tế, giáo dục,

phòng chống thiên tai, giao thông và các dịch vụ công cộng có thể được cải thiện

nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng.

Ứng dụng viễn thông sẽ góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả hơn năng

lượng và các nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhờ việc trao đổi thông tin

ngày càng tăng sẽ dần dần giảm bớt nhu cầu đi lại của con người và sự vận chuyển

của hàng hoá, do đó sẽ giảm được lượng khí thải CO2 và các chất ô nhiễm môi

trường khác.

- 15 -

Có thể nói, viễn thông là ngành có vai trò rất to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt

của đời sống kinh tế - xã hội. Việc phát triển ngành viễn thông sẽ có ý nghĩa ảnh

hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của

người dân, góp phần giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và chủ quyền của

quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới

Nhìn vào lịch sử phát triển viễn thông của các nước trên thế giới, đặc biệt là

trong giai đoạn mở cửa thị trường viễn thông, ta thấy trên thế giới có hai trường

phái chính về phát triển viễn thông là trường phái Mỹ và trường phái Tây Âu.

Trường phái Mỹ chủ trương phân chia trách nhiệm và quyền lợi cho nhiều nhà khai

thác, tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông cơ bản, tách rời cơ quan

quản lý hoạt động kinh doanh viễn thông và cơ quan quản lý Nhà nước về viễn

thông. Trong khi đó, trường phái Tây Âu chủ trương chỉ tạo cạnh tranh ở lĩnh vực

cung cấp dịch vụ gia tăng, vẫn giữ độc quyền ở mạng cố định, chậm hơn trong việc

tách biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý kinh doanh viễn thông và cơ quan hoạch định

chính sách. Tiêu biểu cho trường phái Mỹ gồm: Mỹ và các nước nói tiếng Anh như

Anh, Úc, New Zealand,…; Đại diện cho trường phái Tây Âu là Pháp, Đức, Tây Ban

Nha và các nước Tây Âu không nói tiếng Anh khác [II.7].

1.2.1. Trường phái Tây Âu

Bắt đầu từ năm 1984, Liên minh châu Âu đã thông qua một chương trình về

viễn thông nhằm thúc đẩy việc phát triển hạ tầng viễn thông sử dụng các công nghệ

cao, tiến tới thiết lập một thị trường viễn thông thống nhất, đồng thời nâng cao khả

năng cạnh tranh của các nhà khai thác và sản xuất viễn thông ở các nước thành viên

trên thị trường viễn thông quốc tế.

Năm 1987, “cuốn sách xanh” phân tích xu hướng phát triển viễn thông Tây

Âu và định ra chính sách phát triển viễn thông chung cho các nước thành viên được

liên minh châu Âu thông qua gồm các khuyến nghị chính:

- Mở thị trường thiết bị đầu cuối.

- 16 -

- Nghĩa vụ đấu nối liên mạng giữa các nhà khai thác của các nước, tạo thành

mạng lưới viễn thông thống nhất trong cả khối đối với mạng cố định.

- Tách biệt giữa cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý viễn thông.

Năm 1988, các Bộ trưởng viễn thông của các nước trong liên minh châu Âu

đã phê duyệt các khuyến nghị trong “cuốn sách xanh”, đồng thời ban hành chính

sách về mở cửa thị trường thiết bị đầu cuối dựa trên các chuẩn kỹ thuật và quy định

an ninh thống nhất.

Năm 1990, Liên minh châu Âu thông qua hai chính sách về đấu nối liên

mạng và dịch vụ. Chính sách đấu nối liên mạng quy định về các chuẩn kết nối,

phương thức thuê kênh đường trục và tính giá cước. Chính sách dịch vụ quy định

các dịch vụ ngoài dịch vụ thoại, tiếng nói trong mạng đa dịch vụ ISDN có thể cạnh

tranh tự do, riêng các dịch vụ truyền số liệu thì được ấn định thời gian mở cửa từ

năm 1994.

Năm 1993, Liên minh châu Âu đã thông qua dự luật quy định từ năm 1998

thì sẽ cho cạnh tranh trong cả mạng cố định và cung cấp các dịch vụ cơ bản.

Tại Pháp: Trước sức ép cạnh tranh do phải mở cửa thị trường viễn thông

hoàn toàn vào năm 1998, năm 1990 Pháp đã thành lập hai pháp nhân riêng lẻ là Bưu

chính Pháp và Viễn thông Pháp (France Telecom) trực thuộc Bộ Bưu điện. France

Telecom được độc quyền khai thác kinh doanh mạng cố định, thông tin di động

cạnh tranh 1+1, các dịch vụ giá trị gia tăng cạnh tranh hoàn toàn.

Tại Đức: Năm 1989, viễn thông Đức (Deutch BundesPost Telekom) được

thành lập và độc quyền kinh doanh, khai thác về mạng lưới và dịch vụ điện thoại cố

định. Các dịch vụ khác được mở cửa cho cạnh tranh kèm theo các quy định chặt chẽ

thông qua các quy định về những dịch vụ bắt buộc phải cung cấp cho xã hội được

Nhà nước đánh giá cần thiết. Viễn thông Đức có nhiệm vụ cung cấp đường truyền

cho các nhà khai thác viễn thông một cách bình đẳng. Cơ quan quản lý Nhà nước về

viễn thông Đức vẫn thuộc Bộ Bưu điện với nhiệm vụ hoạch định các chính sách,

các quy định quản lý Nhà nước và phân bổ tần số vô tuyến điện.

- 17 -

Tại các nước châu Âu khác (Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hà Lan,…): Các nước

đều chủ trương theo hướng tách quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh

viễn thông, tách bưu chính ra khỏi viễn thông. Ngoài Anh có hai công ty khai thác

mạng điện thoại cố định, các nước còn lại cũng đều cho một công ty độc quyền khai

thác mạng cố định, dịch vụ di động được mở cửa cho cạnh tranh 1+1 (mỗi nước có

2-3 nhà cung cấp dịch vụ di động, trừ Italia và Tây Ban Nha vẫn giữ độc quyền),

các dịch vụ giá trị gia tăng được cho cạnh tranh hoàn toàn, thiết bị đầu cuối được tự

do hoá.

1.2.2. Trường phái Mỹ

Quan điểm xuyên suốt của ngành viễn thông Mỹ là các luật lệ, quy định

được thiết lập ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng, chú trọng

việc tạo cạnh tranh, từ đó bắt buộc các nhà khai thác phải cắt giảm chi phí để có thể

cung cấp dịch vụ với giá rẻ nhất cho người sử dụng.

Ngành viễn thông Mỹ chủ trương dựa vào các công ty tư nhân để cung cấp

các dịch vụ cho xã hội và mở cửa thị trường viễn thông cho các nhà khai thác mới

tham gia, tiến hành bãi bỏ các quy định của Chính phủ để cho thị trường và công

nghệ có thể xác định cơ cấu kinh doanh, chỉ giữ những quy định cần thiết để bảo

đảm cho người dân được cung cấp các thông tin trong nước với giá cả hợp lý.

Ngoài ra, ngành viễn thông Mỹ còn thực hiện thích ứng hoá các quy định,

luật lệ trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật đối với từng loại dịch vụ.

Các quy định, luật lệ trong ngành viễn thông Mỹ thể hiện hai góc độ chính:

(1).Góc độ khai thác: ràng buộc những nhà khai thác lớn, nới lỏng đối với các nhà

khai thác nhỏ, không có khả năng ảnh hưởng đến thị trường; (2).Góc độ dịch vụ:

phân chia dịch vụ viễn thông thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ cao cấp, dịch vụ có sử

dụng tần số và dịch vụ không sử dụng tần số.

Do đặc thù là một nước liên Bang (mỗi tiểu Bang đều có quyền đưa ra các

luật lệ riêng), viễn thông Mỹ cũng có cách quản lý rất độc đáo. Ở cấp liên Bang, các

quy định của Uỷ ban thông tin liên bang (FCC) có giá trị về quản lý về tần số vô

tuyến và có tác dụng phủ quyết các quy định của từng Bang trong trường hợp có các

- 18 -

tranh chấp. Ngoài ra, các tiểu Bang có thể có các quy định riêng để điều tiết hoạt

động viễn thông thuộc phạm vi của tiểu Bang đó. FCC không thuộc Bộ Bưu điện,

Bộ Bưu điện chỉ làm các chính sách lớn cho ngành, phần quản lý điều hành sản xuất

kinh doanh đều do FCC thực hiện.

Thị trường thiết bị đầu cuối được viễn thông Mỹ mở cửa rất sớm (từ năm

1968), theo hướng khách hàng có thể tự do lựa chọn thiết bị đầu cuối, các công ty

cung cấp dịch vụ viễn thông không được tính thiết bị đầu cuối vào chi phí. FCC có

ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị đầu cuối nhưng không cấm người

sử dụng dùng các thiết bị đầu cuối không đạt tiêu chuẩn.

Trước năm 1984, AT&T là công ty độc quyền cung cấp dịch vụ điện thoại

công cộng, các dịch vụ tin học và dịch vụ giá trị gia tăng thì cho cạnh tranh. Từ năm

1984, AT&T được chia làm ba bộ phận: bộ phận nghiên cứu (Bell Lab), bộ phận

sản xuất công nghiệp (Western Electric) và bộ phận khai thác thông tin đường dài

trong nước và quốc tế trên cơ sở cạnh tranh cởi mở. Thông tin trong từng Bang do

bảy công ty Bell Operation Company (BOC) khai thác, các công ty BOC chỉ được

khai thác thông tin trong Bang, không được khai thác các thông tin liên Bang và

quốc tế, dịch vụ giá trị gia tăng và kinh doanh thiết bị. Việc tổ chức lại AT&T tạo ra

một thị trường hỗn hợp giữa cạnh tranh và độc quyền theo từng dịch vụ và từng

vùng lãnh thổ.

Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng, FCC phân chia dịch vụ viễn thông làm

hai loại là dịch vụ cao cấp và dịch vụ cơ bản. Từ năm 1980, dịch vụ cao cấp được tự

do hoá hoàn toàn, công ty AT&T và các công ty BOC sau này phải cho các nhà

cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng kết nối một cách bình đẳng vào mạng lưới của

mình. Từ năm 1991, do sự hội tụ giữa viễn thông và CNTT đã gây ra nhiều tranh

cãi trong phân định giữa dịch vụ viễn thông và dịch vụ CNTT, các công ty BOC

được quyền khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng nhưng chỉ trong phạm vi nội Bang.

Tóm lại, đối với quan điểm phát triển viễn thông của Mỹ, tự do hoá và tư

nhân hoá viễn thông là công cụ hết sức hữu hiệu để quốc gia hoà nhập vào nền kinh

tế toàn cầu, huy động được tối đa nguồn cho phát triển viễn thông, phát huy được

- 19 -

hết tiềm năng của đất nước. Quan điểm phát triển viễn thông theo trường phái Mỹ

được các nước nói tiếng Anh như Anh, Úc và New Zealand áp dụng. Các nước như

Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vận dụng từng phần.

Ở Anh: Năm 1981, Anh đã tiến hành tách bưu chính ra khỏi viễn thông và

thành lập công ty viễn thông quốc doanh British Telecom, cho phép tự do hoá thiết

bị đầu cuối, các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng thì được ký sinh trên mạng

lưới điện thoại cố định, cho phép công ty Mercury Communication Ltd. cạnh tranh

cùng British Telecom. Năm 1984, Anh cho thành lập cơ quan quản lý viễn thông

riêng biệt ra khỏi Bộ Bưu điện là OFTEL với các chức năng cơ bản là ban hành các

tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ quyền lợi khách hàng, quy định khung giá cước và tư

nhân hoá British Telecom.

Ở Úc: Cơ quan quản lý viễn thông tách biệt ra khỏi bộ thông tin là AUSTEL

được thành lập năm 1989. Năm 1991, cho phép cạnh tranh 1+1 trong mạng cố định

giữa công ty quốc doanh Telstra và công ty cổ phần OPPTUS. Có ba công ty cạnh

tranh trong khai thác dịch vụ di động, các dịch vụ giá trị gia tăng và thiết bị đầu

cuối được tự do hoá hoàn toàn.

Ở New Zealand: Năm 1987, Nhà nước tiến hành thành lập công ty viễn

thông quốc doanh TCNZ. Năm 1989, TCNZ được cổ phần hoá, lúc này mạng cố

định được cạnh tranh giữa hai công ty TCNZ và Clear Communication Ltd. Thông

tin di động, nhắn tin và các dịch vụ khác được cạnh tranh bởi bốn công ty khác

nhau. Các dịch vụ giá trị gia tăng được tự do hoá. Cơ quan hoạch định chính sách là

Bộ Thông tin nhưng cơ quan quản lý, bảo đảm môi trường cạnh tranh của ngành

viễn thông lại là Bộ Thương mại.

Tóm lại, mỗi trường phái trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Trường phái Tây Âu thì thích hợp với những quốc gia có trình độ viễn thông thấp,

cần sự ổn định để tập trung phát triển mạng lưới. Trong khi đó, trường phái Mỹ thì

phù hợp với những nước đã có mạng lưới viễn thông phát triển, mật độ điện thoại

trên 100 dân đạt mức khá trở lên (ít nhất từ 30 máy/100 dân). Đối với các nước ở

khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, lựa chọn con đường phát

- 20 -

triển viễn thông của họ là vận dụng cả hai trường phái sao cho phù hợp với hoàn

cảnh thực tế của mình. Riêng đối với Việt Nam do đặc thù của ngành viễn thông,

chúng ta cũng không thể áp dụng hoàn toàn một mô hình phát triển nào của nước

ngoài. Những dịch vụ cần phát triển đa dạng để phục vụ nhu cầu người dân như

dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ internet thì có thể áp dụng theo trường phái Mỹ.

Ngược lại, những dịch vụ cần ổn định để phát triển và đảm bảo nhu cầu quản lý, an

ninh quốc phòng như lĩnh vực di động, cố định và điện thoại quốc tế thì cần thận

trọng hơn và có thể vận dụng một phần theo trường phái Tây Âu.

1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới

1.3.1. Nhật Bản

Nhật Bản là nước có mạng lưới viễn thông và nền công nghiệp sản xuất thiết

bị viễn thông được xếp vào một những nước hàng đầu thế giới. Đây cũng là nước có

thị trường viễn thông rất tự do với sự tham gia của hơn 1.100 nhà khai thác dịch vụ

viễn thông các loại [II.7].

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Nhật Bản được chia làm hai giai

đoạn rõ rệt: Giai đoạn độc quyền mạng lưới và giai đoạn tự do hoá nhanh chóng.

Giai đoạn một, Nhà nước cho NTT được độc quyền, hỗ trợ tài chính để NTT có thể

phát triển mạng lưới một cách nhanh nhất; Giai đoạn hai, sau khi mạng lưới đã phát

triển hoàn chỉnh, Chính phủ cho tự do hoá mạng lưới một cách nhanh chóng để

nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người sử dụng. Như vậy một kinh

nghiệm có thể rút ra từ quá trình phát triển viễn thông của Nhật bản đó là: độc

quyền cho phép phát triển viễn thông theo chỉ tiêu và số lượng, cạnh tranh sẽ tác

động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.

a. Giai đoạn Nhà nước bảo hộ cho NTT

Từ trước năm 1952, mạng lưới viễn thông Nhật Bản rất lạc hậu, mật độ điện

thoại là 1,8%, mức tự động hoá mới là 41,5% [I.49, tr.85]. Năm 1953, Nhật Bản

tiến hành quá trình công ty hoá viễn thông và thành lập công ty điện báo điện thoại

Nhật Bản NTT – một đơn vị hạch toán độc lập, được Nhà nước bảo hộ cho độc

- 21 -

quyền khai thác mạng điện thoại công cộng với nhiệm vụ phát triển mạng lưới viễn

thông trên toàn quốc.

Tư tưởng chủ đạo của Chính phủ Nhật Bản trong giai đoạn này: Một là, khi

nhu cầu của người dân vượt xa khả năng đáp ứng của mạng lưới thì độc quyền sẽ

tiết kiệm hơn nhiều so với cạnh tranh; Hai là, công ty quốc doanh sẽ làm tốt vai trò

phát triển mạng lưới hơn công ty tư nhân, như thế mạng lưới sẽ được trải đều trên

phạm vi cả nước.

Để thu hút vốn cho quá trình phát triển, Nhật Bản đã cho phép NTT dùng

hình thức huy động như sau [I.49, tr.86-87]:

(1). Giai đoạn từ 1953-1960: quy định mỗi thuê bao khi lắp đặt điện thoại sẽ

phải mua trái phiếu trị giá 60.000Y (luật trước đó quy định không được thu

phí lắp đặt điện thoại quá 30.000Y).

(2). Giai đoạn từ 1961-1982: quy định mỗi thuê bao khi lắp đặt điện thoại

mới thì phải trả phí lắp đặt 10.000Y và mua trái phiếu trị giá 150.000Y.

(3). Từ năm 1963: phát hành tín phiếu trong nước cho các tổ chức nội bộ như

quỹ hưu, các tổ chức có liên quan: cơ quan tài chính, các nhà sản xuất công

nghiệp mà NTT là khách hàng.

(4). Từ năm 1972: NTT phát hành tín phiếu ra cho công chúng để thu hút

nguồn vốn của đông đảo tầng lớp nhân dân.

(5). Trong các năm 1976 và 1987-1988: NTT đã phát hành tín phiếu ra nước

ngoài để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

(6). Ngoài ra, từ năm 1956: NTT đã phát hành tín phiếu cho ngân khố Nhà

nước, đây là một trong những kênh quy động vốn lớn của NTT (giai đoạn

1976-1986: mỗi năm huy động được khoảng từ 50 – 150 tỷ Yên).

Nhờ các hình thức huy động vốn trên, giai đoạn 1958-1962 NTT huy động

được hơn 500 tỷ Yên, giai đoạn 1963-1967 là 1.000 tỷ Yên, giai đoạn 1968-1972 là

hơn 2.000 tỷ Yên, giai đoạn 1973-1977 là 3.600 tỷ Yên, giai đoạn 1978-1982 là

3.000 tỷ Yên chiếm đa số vốn đầu tư của NTT. Riêng các kỳ phiếu và trái phiếu bắt

buộc đối với các thuê bao lắp đặt chiếm 30% tổng vốn đầu tư của NTT. Vì vậy, đến

- 22 -

năm 1978, Nhật Bản không còn tình trạng chờ lắp đặt máy điện thoại, mật độ điện

thoại tăng từ 1,8% (1,5 triệu máy) năm 1952 lên 36,9% (44,4 triệu máy) năm 1984

[I.49, tr.87].

b. Giai đoạn tự do hoá

Năm 1985, Nhật Bản tiến hành cải tổ ngành viễn thông (lúc này đã tư nhân

hoá), việc cải tổ chủ yếu tập trung ở khâu tạo cạnh tranh, lúc này nhu cầu các dịch

vụ cơ bản của xã hội đã được thoả mãn và mạng lưới viễn thông do NTT đầu tư đã

bắt đầu có lãi. Nguyên tắc thực hiện lúc này chuyển từ độc quyền (bảo hộ cho nhà

khai thác phát triển mạng lưới trên toàn quốc) sang bảo vệ lợi ích cho người sử

dụng. Tư tưởng cải tổ tập trung ở các điểm:

- Cho tư nhân tham gia cả dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế, chấm dứt

thời kỳ độc quyền của NTT đối với các dịch vụ điện thoại trong nước và

KDD với các dịch vụ điện thoại quốc tế (năm 1954 KDD được tách ra khỏi

NTT để chịu trách nhiệm khai thác các dịch vụ viễn thông quốc tế).

- Tư nhân hoá công ty quốc doanh NTT.

- Tự do hoá thị trường thiết bị đầu cuối.

Để việc cạnh tranh được công bằng, Bộ Bưu điện Nhật bản đã tiến hành phân

loại các công ty khai thác dịch vụ viễn thông trên mạng lưới để có chính sách hợp lý

với các loại công ty này:

(1). Các công ty loại I: là những công ty cung cấp dịch vụ viễn thông trên

mạng lưới của mình, đây là những công ty khai thác viễn thông có mạng lưới

riêng.

(2). Các công ty loại II: là những công ty khai thác viễn thông thuê mạng lưới

của các công ty loại I để khai thác và kinh doanh dịch vụ viễn thông. Các

công ty loại II tiếp tục được chia làm 02 loại: các công ty khai thác dịch vụ

viễn thông trên toàn quốc hay quốc tế và các công ty khai thác những dịch vụ

khác.

- 23 -

Tính đến tháng 3/1992, Nhật Bản có hơn 1.000 công ty khai thác dịch vụ

viễn thông, trong đó có 70 công ty loại I, 1.036 công ty loại II (36 công ty khai thác

các dịch vụ trên diện toàn quốc và quốc tế) [I.49, tr.89].

Các công ty khai thác mới đã mau chóng chiếm lĩnh thị trường, năm 1992

cước phí đường dài của NTT giảm còn 1/2 so với năm 1985. Thị trường viễn thông

Nhật Bản tăng từ 8.000 tỷ Yên năm 1985 lên 11.800 tỷ Yên năm 1990, đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 8,1%/năm [I.49, tr.89].

Tuy nhiên, với kinh nghiệm gần 40 năm phát triển mạng lưới, với khả năng

về vốn và kỹ thuật công nghệ, NTT vẫn chiếm lĩnh 93% thị trường, lúc này NTT đi

vào đầu tư nghiên cứu phát triển các dịch vụ công nghệ cao, lĩnh vực mà không một

công ty tư nhân nào ở Nhật Bản có thể theo kịp. Để khuyến khích các nhà khai thác

mới mở rộng thị trường, Chính phủ Nhật Bản quy định buộc NTT phải cho các nhà

khai thác khác đấu nối bình đẳng vào mạng lưới, cho phép các công ty mới được

giảm cước thấp hơn so với mức cước của NTT và KDD tới 30%.

1.3.2. Hàn Quốc

Giống như Nhật Bản, tinh thần dân tộc là nền tảng cho chính sách phát triển

và bảo hộ viễn thông của Hàn Quốc. Họ đã thành công với chính sách ưu tiên tập

trung đầu tư của Chính phủ trong thời kỳ tăng tốc phát triển theo số lượng và chính

sách gắn chặt phát triển mạng lưới với xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị.

Trước năm 1979, mạng lưới viễn thông Hàn Quốc còn rất lạc hậu với 2,8

triệu máy điện thoại, trong đó có 2,3 triệu máy sử dụng tổng đài analogue. Cuối

những năm 1970, số lượng điện thoại được lắp đặt chỉ bằng hơn 1/3 so với nhu cầu

hàng năm (nhu cầu hàng năm khoảng 605.000 máy, khả năng đáp ứng khoảng

250.000 máy). Tình trạng cầu vượt cung quá nhiều dẫn đến hiện tượng tăng phí lắp

đặt lên gấp 10 lần so với quy định của Chính phủ (phí lắp đặt máy điện thoại lúc

này vào khoảng 2.500.000 Won) [I.49, tr.91].

Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn

thông lớn nhất thế giới. Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân [II.7], tất cả mạng

lưới đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ

- 24 -

80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự phát triển vượt

bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi

đây là trường hợp điển hình để các nước khác noi theo.

Quá trình phát triển của viễn thông Hàn Quốc có các điểm chính sau:

a. Chính sách ưu tiên đầu tư

Từ những năm 70 trở lại đây, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình

quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển

[I.49, tr.28]. Trong những năm 1970, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ

yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông

qua các quy định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành viễn thông được sử dụng

44% [I.49, tr.93] phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông

vào đầu tư phát triển mạng lưới.

Từ năm 1980 đến năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc cho ban hành trái phiếu

bắt buộc đối với thuê bao mới. Tổng số thu từ trái phiếu đã phát hành là 1,7 tỷ USD,

chiếm 14% [I.49, tr.93] tổng số vốn đầu tư vào ngành viễn thông trong giai đoạn

này. Ngoài ra, Chính phủ cũng bảo lãnh cho các cơ quan viễn thông trong nước vay

được 1,6 tỷ USD [I.49, tr.94] của các tổ chức tài chính nước ngoài để nhập thiết bị

viễn thông hiện đại và nhận chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ

tiên tiến như Bỉ, Đức, Mỹ.

b. Chú trọng phát triển công nghiệp viễn thông

Cùng với việc ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc

cũng có chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển

giao công nghệ từ nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển nền công

nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng

lưới sau này. Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông

thuộc Bộ Bưu điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là

nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về

nghiên cứu tổng đài điện tử.

- 25 -

Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn giàu tiềm lực về điện

tử như SamSung, GoldStar, Itelco, Daewoo nhận chuyển giao công nghệ từ các

hãng hàng đầu thế giới như NTT, AT&T, Siemens, Ericsson thông qua các liên

doanh sản xuất tổng đài tại Hàn Quốc. Trong mỗi tập đoàn công nghiệp nói trên đều

có các chương trình nghiên cứu về tổng đài.

Sau tất cả các cố gắng và sáng tạo của mình, với kinh phí 28 triệu USD (chưa

kể các chi phí nghiên cứu thông qua các liên doanh), năm 1985 đã Hàn Quốc trở

thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có thể sản xuất tổng đài điện tử họ TDX. Bắt đầu

là thế hệ TDX-1A với 10.000 số, năm 1991 Hàn Quốc đã cho sản xuất hàng loạt thế

hệ tổng đài TDX-10 với dung lượng 100.000 số để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài

nước. Đến năm 1996, Hàn Quốc đã trang bị hơn 1 triệu tổng dài TDX-1A; 3,5 triệu

tổng đài TDX-1B (dung lượng 22.000 số) và hơn 2 triệu tổng đài TDX-10 trên

mạng lưới viễn thông của mình [I.49, tr.95].

Để bảo hộ ngành sản xuất công nghiệp viễn thông, từ năm 1970 Chính phủ

Hàn Quốc đã không cho phép nhập khẩu tổng đài thành phẩm. Các hãng nước ngoài

muốn cung cấp tổng đài cho Hàn Quốc phải thiết lập các liên doanh với những tập

đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn

công nghiệp xuất khẩu tổng đài sang Trung Quốc, các nước Trung Đông, Đông Âu

và các nước Đông Nam Á.

c. Công ty hoá viễn thông

Từ trước năm 1981, Bộ Thông tin Hàn Quốc là cơ quan vừa hoạch định

chính sách phát triển ngành viễn thông vừa là cơ quan quản lý hoạt động sản xuất,

khai thác dịch vụ viễn thông trên mạng lưới. Đến tháng 01/1982, Chính phủ cho

thành lập cơ quan viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom Authority – KTA). KTA

được hạch toán độc lập như một công ty quốc doanh độc quyền về viễn thông, đây

chính là bước bắt đầu công ty hoá viễn thông của Hàn Quốc. Đồng thời, Chính phủ

cũng thành lập Cục viễn thông Hàn Quốc trực thuộc Bộ Thông tin, thực hiện tách

bưu chính ra khỏi viễn thông. Tháng 3/1982, Công ty Cổ phần Data

Communications Corporation of Korea (DACOM) được thành lập với chức năng

- 26 -

độc quyền xây dựng và khai thác mạng lưới truyền số liệu. Ngoài ra, Chính phủ

cũng thành lập các tổ chức tư vấn về viễn thông trực thuộc Chính phủ như Ủy ban

tư vấn về phát triển viễn thông KTPAC, Ủy ban công nghệ viễn thông KTTC, Ủy

ban điều phối thông tin quốc gia NCCC.

Có thể nói rằng, mô hình quản lý viễn thông của Hàn Quốc bao gồm các đặc

điểm của cả Mỹ, Anh và các nước Tây Âu như Pháp, Đức. Bộ máy quản lý Nhà

nước thuộc Bộ Thông tin như các nước Tây Âu, đồng thời cũng có nhiều tổ chức tư

vấn, điều phối không thuộc Bộ Thông tin.

Trước xu thế cạnh tranh về các dịch vụ mới trong tương lai, Chính phủ Hàn

Quốc đã cho phép thành lập một số công ty cổ phần trong đó KTA là cổ đông lớn

nhất: Công ty thông tin di động KTMC (KTA giữ 23,6% cổ phần) và Công ty

truyền số liệu DACOM (KTA giữ 20% cổ phần) để tạo cạnh tranh.

d. Tạo cạnh tranh trong khai thác viễn thông

Cuối năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã cho cổ phần hoá KTA và tạo cạnh

tranh trên một số lĩnh vực. KTA được đổi tên thành Công ty viễn thông Hàn Quốc

(Korea Telecom - KT), bộ máy quản lý của KT có Hội đồng quản trị giữ vai trò chủ

sở hữu gồm các cơ quan Bộ Bưu điện, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các chuyên gia

nổi tiếng về viễn thông. Bộ Bưu điện quản lý mọi hoạt động của KT thông qua

duyệt nội dung các vấn đề bàn bạc và quyết định tại Hội đồng quản trị, duyệt định

biên, duyệt các dự án lớn của KT.

Tháng 10/1990, DACOM được Chính phủ Hàn Quốc cho phép khai thác

thông tin quốc tế với Mỹ, Nhật, HongKong trên mạng lưới của KT. Khác với các

nước khác, Hàn Quốc bắt đầu tạo cạnh tranh ở lĩnh vực thông tin quốc tế vì cho

rằng thông tin quốc tế sử dụng vệ tinh nên các nhà khai thác sẽ dễ dàng thiết lập

một mạng riêng hơn và không sợ bị chồng lấn với các mạng khác. Ngoài ra, thông

tin quốc tế là cửa ngõ ra thế giới, cước phí quốc tế ảnh hưởng đến lưu lượng thông

tin và qua đó ảnh hưởng đến uy tín của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Tháng

7/1992, DACOM đã có trạm vệ tinh đầu tiên và kết nối được với 54 nước trên thế

giới. Chính phủ cũng khuyến khích DACOM phát triển lĩnh vực thông tin quốc tế

- 27 -

hơn bằng cách cho phép DACOM lấy cước thấp hơn 3% so với KT, đồng thời quy

định DACOM phải dùng doanh thu tái đầu tư mạng lưới. Đến cuối năm 1992,

DACOM đã có hơn 4.000 kênh liên lạc quốc tế, chiếm 20% thị trường viễn thông

quốc tế của Hàn Quốc.

Lĩnh vực thông tin di động vẫn do KT độc quyền. Sở dĩ Hàn Quốc không tạo

cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động như các nước khác vì đây cũng là loại

dịch vụ ảnh hưởng nhiều đến an ninh, chính trị. Tình hình ở Hàn Quốc với sự có

mặt của quân đội Mỹ cũng như phong trào đấu tranh của sinh viên đòi hỏi phải có

sự kiểm soát chặt chẽ các hệ thống thông tin di động.

Lĩnh vực SMS có 11 công ty tham gia, cạnh tranh 1+1 trên mỗi khu vực,

riêng khu vực Seoul có 3 nhà khai thác. KT độc quyền khai thác mạng nội hạt và

đường dài trong nước, DACOM độc quyền khai thác mạng truyền số liệu. Hiện nay

chính phủ đang xem xét cho KT và DACOM cạnh tranh trong mạng truyền số liệu.

Dịch vụ giá trị gia tăng được cạnh tranh tự do (hiện có hơn 160 công ty tham gia

khai thác).

e. Cổ phần hoá công ty viễn thông quốc doanh

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện bán 49% cổ phần của KT từ năm 1993

đến năm 1996, mỗi năm bán hơn 10% cổ phần. Thực chất đây là một hình thức huy

động vốn, Chính phủ Hàn Quốc đã tính toán rất kỹ, mỗi năm không có một công ty

hay tổ chức tài chính nào ở trong và ngoài nước có khả năng mua nổi 1% giá trị cổ

phiếu của KT, như vậy sau 4 năm không tổ chức hay cá nhân nào có thể sở hữu

được 5% KT, nếu đặt trường hợp các đơn vị mua cổ phần của KT liên kết với nhau

thì cũng không thể sở hữu trên 15% cổ phần của KT. Song song đó, Nhà nước cũng

cho phép KTMC và DACOM bán cổ phần ra thị trường chứng khoán.

Có thể nói quá trình phát triển viễn thông của Hàn Quốc là tập trung nguồn

lực xã hội vào KT để đẩy mạnh phát triển mạng lưới viễn thông. Việc tạo cạnh

tranh được tiến hành rất thận trọng và có tính chất đối sách.

- 28 -

1.3.3. Pháp

Pháp là một nước Tâu Âu nhưng quá trình phát triển viễn thông đổi mới rất

chậm. Đến năm 1994 viễn thông Pháp vẫn chưa được công ty hoá, thị trường trong

nước được bảo hộ chặt chẽ. Nhìn chung, quá trình phát triển của viễn thông Pháp có

một số nội dung chính sau:

a. Chính sách huy động vốn đa dạng

Đến năm 1970, mạng lưới viễn thông Pháp thuộc loại lạc hậu nhất trong các

nước Tư bản với mật độ chưa đến 10 máy/100 dân [II.7]. Để đẩy mạnh phát triển

mạng lưới, Chính phủ Pháp đã huy động mọi nguồn lực để phát triển và viễn thông

Pháp cũng có cách huy động vốn rất độc đáo.

+ Vốn do khách hàng ứng trước

Khách hàng khi muốn lắp đặt điện thoại phải ứng trước một số tiền, số tiền

này không tính lãi và sẽ được trừ dần vào cước phí điện thoại sử dụng của khách

hàng. Vốn huy động từ nguồn này chiếm khoảng 10% vốn đầu tư của viễn thông

Pháp. Thực tế cách làm này rất hiệu quả, khách hàng sẽ có tâm lý muốn sử dụng

nhiều hơn để mau hết số tiền đã ứng trước, như thế sẽ tạo hiệu suất sử dụng mạng

cao.

+ Vốn do công ty tài chính viễn thông huy động

Chính phủ Pháp thành lập công ty tài chính viễn thông Pháp SFT với chức

năng huy động vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân. Người tham gia sẽ được

hưởng một mức lãi suất cố định cộng với một tỷ lệ theo công thức có sẵn phụ thuộc

vào sự phát triển của ngành viễn thông (ví dụ: nếu ngành viễn thông phát triển càng

nhanh thì người tham gia càng được hưởng lãi cao). Hình thức huy động này đã thu

hút được vốn của các tổ chức tư nhân và cả các công ty tài chính. Mặt khác, với

phương thức trả lãi suất như trên, ngành viễn thông buộc phải làm việc thật hiệu quả

vì họ đang chịu sự giám sát của cả xã hội.

b. Đặc điểm của tổ chức viễn thông Pháp

Theo luật 2/7/1990, France Telecom được hạch toán độc lập nhưng chưa

được giao vốn, nhân viên của France Telecom là những viên chức Nhà nước, vì thế

- 29 -

France Telecom mang dáng dấp là một cơ quan viễn thông hơn là một doanh nghiệp

viễn thông. Bộ máy quản lý và khai thác mạng lưới cố định của France Telecom

còn mang nặng tính hành chính từ trung ương đến địa phương. France Telecom hoạt

động theo cơ chế hạch toán tập trung, hàng năm nộp ngân sách cho quốc hội. Đến

năm 1994, France Telecom mới bắt đầu hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bên cạnh

đó, France Telecom cũng có một bộ máy hoạt động như một công ty cổ phần tư

nhân trong những lĩnh vực mà France Telecom không còn độc quyền. Đó là công ty

COGECOM với 100% cổ phần của France Telecom, được thành lập như một công

ty cổ phần và hoạt động như một tập đoàn. Các thành viên của COGECOM gồm rất

nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp mạng lưới, di động, đầu cuối,

phần mềm, nghe nhìn, đầu tư tài chính, liên doanh và giữ cổ phần trong nhiều công

ty khác. Tất cả có hàng trăm công ty trong COGECOM. Với các công ty thuộc

COGECOM, mỗi thành viên hội đồng quản trị mua cổ phiếu trị giá tối thiểu 20USD

cho phù hợp với luật công ty cổ phần là phải có nhiều cổ đông. Như vậy có thể thấy

France Telecom đã phân chia phương thực hoạt động rất rõ ràng: Ở lĩnh vực độc

quyền thì France Telecom hoạt động như một cơ quan Nhà nước. Ngược lại, ở lĩnh

vực cạnh tranh thì France Telecom tổ chức làm như tư nhân.

Với vị thế của mình, France Telecom được Chính phủ quy định có các trách

nhiệm như sau:

(1). Cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản cho toàn xã hội.

(2). Xây dựng mạng lưới viễn thông quốc gia.

(3). Cho phép cạnh tranh công bằng với những dịch vụ: di động, truyền số

liệu và giá trị gia tăng.

(4). Tổ chức nghiên cứu khoa học.

(5). Tham gia thị trường viễn thông quốc tế.

(6). Phục vụ an ninh quốc phòng và công tác điều hành của Chính phủ.

Chính phủ Pháp cũng quy định 03 loại dịch vụ phân biệt đối với France

Telecom gồm:

+ Dịch vụ độc quyền: điện thoại cố định, Telex, điện thoại công cộng.

- 30 -

+ Dịch vụ bắt buộc có cạnh tranh: danh bạ điện thoại, thông tin kinh tế xã hội

qua điện thoại, mạng thuê kênh riêng, thông tin di động.

+ Tất cả các dịch vụ còn lại đều là bắt buộc và cho phép cạnh tranh.

Đối với dịch vụ độc quyền, France Telecom có nghĩa vụ: cung cấp cho mọi

người ở bất cứ đâu, cung cấp kết nối đường truyền bình đẳng, phục vụ công tác đảm

bảo an ninh, quốc phòng, công tác chỉ đạo điều hành của Nhà nước, đầu tư nghiên

cứu khoa học và thực hiện đào tạo về lĩnh vực viễn thông.

Trong từng khoảng thời gian 3-4 năm, France Telecom phải có một hợp đồng

kế sách với Nhà nước quy định các chính sách lớn, phương hướng phát triển, mục

tiêu chính. Cụ thể bao gồm:

+ Chiến lược phát triển.

+ Chất lượng dịch vụ, mục tiêu và hiệu quả kinh doanh.

+ Định hướng, mục tiêu chính sách cước phí.

+ Định hướng các chính sách xã hội, lao động, tiền lương.

+ Mức nộp ngân sách.

+ Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, France Telecom được quản lý mang nặng tính kế hoạch hoá, giống

như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

1.3.4. Trung Quốc

Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậu. Tổng

dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính

điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu

này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Mỹ: 94,28 triệu; CHLB

Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của

Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo công cộng chỉ là 8.800,

trong khi chỉ tiêu tương ứng của Mỹ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch.

Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa

các nước phát triển mà còn kém cả các nước đang phát triển khác [I.45, tr.47].

- 31 -

Về mặt kỹ thuật, viễn thông Trung Quốc lạc hậu so với các nước phát triển

khoảng 20 đến 30 năm. Đường cáp và viba ở Trung Quốc những năm 1980 chỉ

tương đương với nước ngoài vào những năm 1960. Trang bị mạng lưới thông tin chỉ

tương đương Mỹ vào đầu những năm 1950. Tỷ lệ cáp trần trên mạng lưới viễn

thông Trung Quốc chiếm đến 82%, cáp đối xứng và cáp đồng trục chỉ chiếm 13%

trong khi ở các nước phát triển thời điểm đó cáp trần đã được loại ra khỏi mạng

lưới, mức độ tự động hoá của mạng lưới nội thị mới đạt khoảng 60%. Tổng đài

analog chiếm khoảng 29% trên mạng lưới, tổng đài điện tử chỉ chiếm 6,7%. Năm

1980, Trung Quốc có tổng cộng 1,342 triệu thuê bao điện thoại nội thị, 799.000 thuê

bao điện thoại nông thôn, trong đó đa số là điện thoại của các cơ quan, điện thoại ở

nhà riêng còn rất xa vời đối với người dân, việc lắp máy điện thoại thường phải chờ

từ 1 đến 2 năm [I.45, tr.48].

Về đầu tư, từ ngày thành lập nước đến năm 1980, đầu tư của Nhà nước cho

viễn thông chỉ đạt 6 tỷ nhân dân tệ. Trung bình mỗi năm Trung Quốc đầu tư cho

viễn thông khoảng 200 triệu nhân dân tệ, năm ít nhất chỉ có 20 triệu nhân dân tệ. Tỷ

trọng đầu tư cho viễn thông trong GDP ở Trung Quốc chỉ đạt khoảng 0,1%, thấp

hơn xa với mức trung bình ở thế giới là 0,6% GDP [I.45, tr.51].

Trước thực tế kém phát triển của ngành thông tin bưu điện cộng với áp lực

của cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp

lý, đưa ngành bưu điện thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Chiến lược đó có

những điểm chính sau:

a. Thực thi các chính sách ưu tiên phát triển thông tin

Để tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện, Nhà nước và các cấp chính

quyền địa phương đã đề ra một loạt các chính sách trợ giúp trọng điểm, ưu tiên phát

triển gồm:

+ Hai chỉ thị 6 điều

Tháng 10/1984, hội nghị thường vụ Quốc vụ viện và hội nghị Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã đưa ra các chỉ thị quan trọng đối với công tác bưu điện, mỗi

- 32 -

chỉ thị có 6 điều. Đây chính là nền tảng để hình thành một loạt các phương châm,

biện pháp phát triển ngành bưu điện sau này.

Chỉ thị 6 điều của Quốc vụ viện gồm các ý chính sau:

(1). Thông tin bưu điện Trung Quốc đang lạc hậu, làm cho mâu thuẫn giữa

cung và cầu rất rõ nét, cần khuyến khích và ủng hộ phát triển thông tin bưu

điện ở các địa phương.

(2). Phấn đấu đến năm 2000 năng lực thông tin bưu điện tăng gấp 3 lần, Nhà

nước có thể tăng một phần thích đáng vốn đầu tư cho thông tin bưu điện và

kéo dài thời gian hoàn trả vốn.

(3). Tiếp tục thực hành chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực bưu điện trên lĩnh

vực tài chính quốc gia trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 7.

(4). Trong tình hình thực tế phải tiến hành điều chỉnh giá cước bưu điện.

(5). Nghiệp vụ thông tin bưu điện vẫn do Bộ Bưu điện trực tiếp quản lý.

(6). Thúc đẩy mạnh mẽ bồi dưỡng nhân tài.

Những điểm chính của Ban Bí thư Trung ương đề ra trong chỉ thị 6 điều sau

khi nghe tổ chức Đảng bộ bưu điện báo cáo gồm:

(1). Thông tin bưu điện đã phát triển nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được

nhu cầu thực tế, gây ra kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá

trình hội nhập mở cửa. Vì vậy, cần tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện

để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế, yêu cầu cách mạng kỹ thuật và phát

triển tin học.

(2). Thông tin bưu điện là hạ tầng cơ sở của nền kinh tế nên cần phải ưu tiên

phát triển, phải tận dụng các chính sách và sức mạnh của toàn dân để phát

triển, huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho bưu điện.

(3). Sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện để phát triển thông tin bưu

điện, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí phát triển.

(4). Phát triển thông tin bưu điện phải có trọng điểm, phân cấp từng bước để

tiến hành, không nên quan niệm phát triển đồng đều trong cả nước.

(5). Nâng cao chất lượng phục vụ và phẩm chất cán bộ công nhân viên.

- 33 -

(6). Xây dựng nhanh lực lượng lãnh đạo các cấp.

Như vậy, cả hai chỉ thị này đều có chung một điểm là khuyến khích, ưu tiên,

vận dụng tất cả mọi nguồn lực để phát triển thông tin bưu điện, xem thông tin bưu

điện là một ngành then chốt có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

+ Phương châm 16 chữ “Thống trù quy hoạch, điều phối kết hợp, phân cấp

phụ trách, liên hợp xây dựng”

16 chữ này có nghĩa là: Thống nhất quy hoạch, kết hợp trung ương với địa

phương, phân công phân cấp phụ trách, cùng nhau xây dựng. Ngay ý nghĩa của 16

chữ này cũng đã đủ nói lên quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc

đối với sự nghiệp phát triển thông tin bưu điện. Thông tin bưu điện có đặc điểm là

liên hợp tác nghiệp toàn trình toàn mạng nên cần có sự thống nhất về quy hoạch,

nhưng ở góc độ vận dụng phát triển thực tế, mỗi địa phương đều được khuyến khích

linh động, sáng tạo theo đặc thù của mình để đưa ngành thông tin bưu điện của địa

phương mình phát triển nhanh nhất.

+ Chính sách tăng thu phí lắp đặt máy điện thoại

Việc phát triển ngành thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu

tư lớn, nếu chỉ dựa vào đầu tư của Nhà nước thì khó lòng đáp ứng đủ. Năm 1979,

Bộ Bưu điện đã tham khảo cách làm của nước ngoài và trình lên Quốc vụ viện giải

pháp tăng cước lắp đặt điện thoại và đã được đồng ý. Ngày 30/8/1990, được sự phê

chuẩn của Quốc vụ viện và tổng cục vật giá quốc gia, Bộ Bưu điện đã ban hành

thông tư xác định nguyên tắc tính phí lắp đặt thống nhất. Theo đó, giá thành xây

dựng bao gồm: Chi phí xây dựng phòng máy, chi phí xây dựng đường ống, chi phí

xây dựng đường dây, chi phí đầu tư cho thiết bị,… Mức phí lắp đặt lúc đó khoảng

3.000 – 5.000 NDT, tương đương 4-7 triệu đồng [I.45, tr.125]. Chính sách này cũng

đã đưa lại một nguồn lớn vốn đầu tư cho bưu điện Trung Quốc.

+ Chính sách 3 Đảo ngược 1 và 9, miễn giảm thuế và tăng nhanh chiết khấu

“Ba đảo ngược 1 và 9” gồm: Nộp lên trên 10% thuế ngành bưu điện thu

được; Nộp lên trên 10% ngoại hối phi mậu dịch thu được; Hoàn lại 10% lợi tức tiền

vốn cải đổi từ cấp phát sang vay trong dự toán.

- 34 -

+ Chính sách hỗ trợ của chính quyền các cấp ở địa phương

Trong quá trình phát triển thông tin bưu điện, chính quyền các cấp ở địa

phương rất coi trọng thực hiện chính sách hỗ trợ. Hầu hết các tỉnh và khu tự trị

trong cả nước đều đã thành lập tổ lãnh đạo xây dựng thông tin, tất cả đều quán triệt

phương châm 16 chữ. Bên cạnh đó, tuỳ vào thực tế ở mỗi địa phương, ngành Bưu

điện cũng được chính quyền địa phương cho phép thu thêm các khoản phụ phí phục

vụ cho những mục tiêu nhất định.

b. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng phát triển

Gồm các ý chính sau:

- Cố gắng chuyển biến về quan niệm tư tưởng, xác định cách nghĩ phát triển

lấy thị trường làm phương hướng.

- Xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều chỉnh, xây dựng mục tiêu chiến lược

phát triển thông tin.

- Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường, kiên trì làm nổi bật trọng

điểm, bảo đảm phát triển hài hoà.

- Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng chuyển biến cơ chế, mở rộng

kinh doanh.

c. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm cao

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong lúc thực trạng mạng lưới

thông tin bưu điện Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học

kỹ thuật của ngành viễn thông thế giới phát triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào

thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng là

bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm,

và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin phát triển

bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến. Thực tiễn đã chứng minh là quyết

sách này hoàn toàn đúng đắn, đối với các nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn

chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện,…) thì đứng

trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc,

- 35 -

khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ

mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lưới.

Chiến lược phát triển kỹ thuật thông tin của Trung Quốc được thực hiện theo

ba bước sau: Đầu tiên là tận dụng hết kỹ thuật và nguồn vốn nước ngoài, tiến hành

nhập khẩu một loạt các thiết bị có công nghệ tiên tiến để đầu tư cho mạng lưới, giải

toả áp lực nhu cầu thông tin trong nước. Hai là, nhập kỹ thuật sản xuất và dây

chuyền công nghệ thông qua việc hợp tác với đối tác nước ngoài, sau đó cố gắng

hấp thụ, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất tự chủ. Điển hình là việc

hợp tác của ngành bưu điện Trung Quốc với công ty Bell của Bỉ năm 1983, chính từ

việc hợp tác này mà sau này Trung Quốc có khả năng sản xuất được một số loại

tổng đài điện thoại phục vụ mạng lưới trong nước và xuất khẩu cho hơn 10 nước,

trong đó có Nga, Việt Nam, Triều Tiên,… Ba là, từ việc nắm bắt và áp dụng các

công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu khoa học

ở trong nước, sáng tạo ra các thiết bị công nghệ đạt trình độ quốc tế nhưng lại phù

hợp với tình hình Trung Quốc.

Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất

chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ

thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến

với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với

nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến

với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự

lực cánh sinh.

d. Huy động toàn xã hội cùng nhau phát triển thông tin

Thể hiện rõ nét nhất quan điểm này của Chính phủ Trung Quốc với phát triển

viễn thông chính là phương châm 16 chữ đã được Quốc vụ viện làm rõ trong văn

bản ngày 03/9/1990: “Thống trù quy hoạch, điều phối kết hợp, phân cấp phụ trách,

liên hợp xây dựng”. Từ việc nghiêm túc quán triệt phương châm 16 chữ, các cấp

các ngành bưu điện đã kết hợp chặt chẽ với thực tế, sáng tạo ra các hình thức liên

hợp để xây dựng thông tin gồm:

- 36 -

- Liên hợp với chính quyền địa phương phát triển sự nghiệp thông tin.

- Cùng bộ đội liên hợp xây dựng đường trục thông tin.

- Cùng với các ngành hữu quan, liên hợp xây dựng các hệ thống ứng dụng tin

học.

- Cùng với các ngành có mạng thông tin chuyên dùng liên hợp xây dựng mạng

thông tin.

- Cùng với ngành phát thanh truyền hình liên hợp xây dựng mạng truyền hình

hữu tuyến.

- Bắt đầu cho cạnh tranh có mức độ trong lĩnh vực thông tin để huy động được

nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin.

Trong quá trình liên hợp, ngành thông tin bưu điện Trung Quốc phải thường

xuyên tăng cường chỉ đạo vĩ mô để đảm bảo nguyên tắc ba tính (tính hoàn chỉnh,

tính thống nhất, và tính tiến tiến cao độ) của mạng thông tin, đồng thời phát huy

được đầy đủ tác dụng chủ đạo của mạng thông tin quốc gia. Mặt khác, để việc liên

hợp được hiệu quả và bền chặt, ngành bưu điện Trung Quốc đã giữ vững nguyên tắc

xử lý đúng đắn mối quan hệ về lợi ích của các bên, bên cạnh đó bảo đảm toàn vẹn

và phát triển vốn của Nhà nước.

e. Vay nợ để phát triển thông tin

Việc phát triển nhanh thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn,

nếu chỉ dựa vào sự đầu tư của Nhà nước thì vừa thiếu lại vừa chậm, gây ảnh hưởng

đến định hướng đầu tư phát triển. Năm 1984, lần đầu tiên ngành bưu điện Trung

Quốc sử dụng vốn vay nước ngoài (vay nợ 35 tỷ yên Nhật) để cải tạo mạng điện

thoại thành phố Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, nhập khẩu 520.000 tổng đài

điều khiển theo chương trình, xây dựng 600 km cáp quang, phát triển 2 triệu km đôi

cáp thuê bao [8, tr.210],… làm bớt sự căng thẳng về nhu cầu thông tin lúc đó. Từ

thành công này, hình thức vay nợ nước ngoài dần dần chuyển từ chỉ một hình thức

duy nhất là vay nợ của Chính phủ sang mua hàng tín dụng của các hãng, vay vốn

của các quỹ hỗ trợ vốn của Nhật Bản, vay của các quỹ tiền tệ quốc tế. Tính đến năm

1998, tổng cộng vốn vay nước ngoài của ngành bưu điện Trung Quốc lên đến 6,56

- 37 -

tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị tài sản cố định đầu tư cho bưu điện cả nước

[I.45, tr.211].

f. Thực hiện cải cách sâu rộng ngành bưu điện

Nhằm thích ứng với thực tế cải cách mở cửa của đất nước, tăng cường sức

phát triển, theo kịp đà tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiêm túc xử lý mối quan hệ giữa

cải cách và phát triển, cải cách và ổn định. Tháng 2/1994, Quốc vụ viện đã phê

chuẩn phương án bố trí chức năng, cơ cấu nội bộ và biên chế nhân viên Bộ Bưu

điện, tách phần quản lý hoạch định chính sách với quản lý điều hành sản xuất kinh

doanh. Cũng trong năm này, Bộ Bưu điện đã có một bước điều chỉnh lớn về quan hệ

kinh tế trong điều tiết vĩ mô bằng cách đưa ra “Phương pháp hệ số kết toán”, hệ số

này chủ yếu gắn vào doanh thu dịch vụ nên đã khuyến khích các đơn vị trong ngành

tích cực khai thác mạng lưới, tăng doanh thu cho ngành. Về thể chế quản lý vận

hành sản xuất, ngành bưu điện Trung Quốc cố gắng chuyển nhanh bước quá độ từ

mạng 4 cấp sang mạng 2 cấp đường dài toàn quốc và mạng điện thoại địa phương.

Song song đó, ngành thông tin bưu điện Trung Quốc cũng chú trọng cải cách thu

hút vốn đầu tư, chế độ nhân sự, phân phối thu nhập và hệ thống các thông tin phụ

trợ.

g. Kiên trì tôn chỉ phục vụ, nâng cao năng lực tổng thể của thông tin

Đặc trưng của ngành thông tin bưu điện là quá trình sản xuất và quá trình

tiêu thụ diễn ra đồng thời, sản phẩm của nó là phục vụ, chất lượng sản phẩm chính

là chất lượng phục vụ. Để thúc đẩy tăng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, ngành

thông tin bưu điện đã chú trọng những điểm sau:

- Lãnh đạo thấu đáo, nhận thức thông suốt, lấy giáo dục tư tưởng đảm bảo

phục vụ.

- Phát triển là mục tiêu không đổi, lấy phát triển thúc đẩy phục vụ.

- Hướng về người dùng, nắm điểm nóng, làm việc hiệu quả, cải thiện toàn diện

phục vụ.

- Vừa nêu gương vừa xử lý, lấy cải cách thúc đẩy phục vụ.

- 38 -

- Kết hợp việc xây dựng phong cách mới với phục vụ chất lượng tốt, dựa vào

quần chúng công nhân viên để đi sâu vào công tác phục vụ.

Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 đến nay, công tác phục vụ của thông tin bưu

điện đã đạt được những thành tích rõ rệt và cũng tích luỹ được những kinh nghiệm

quý báu cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ sau này của ngành thông tin

bưu điện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác.

h. Tăng cường quản lý ngành nghề

Việc tăng cường quản lý ngành nghề thể hiện ở những nét cơ bản sau:

- Nghiên cứu định ra quy hoạch phát triển và chiến lược phát triển ngành

nghề thông tin cả nước, phát huy tác dụng chỉ đạo quy hoạch ngành nghề

(bắt đầu tiến hành thực hiện từ năm 1990).

- Xây dựng và ban hành các quy chế hành chính ngành nghề thông tin và

thực thi việc giám sát.

- Chỉ đạo vĩ mô sự phát triển của mạng chuyên dụng, phối hợp quan hệ giữa

mạng công cộng và mạng chuyên dụng, phát huy hiệu năng tổng thể của

mạng thông tin.

- Tăng cường quản lý thị trường dịch vụ thông tin, duy trì trật tự thông tin

bình thường.

- Thực hiện chế độ cho phép các thiết bị đầu cuối viễn thông vào mạng, giữ

chặt cánh cửa chất lượng thiết bị nhập mạng.

- Xây dựng ban hành chính sách kỹ thuật và chính sách nghiệp vụ thông tin,

đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành nghề thông tin.

i. Tăng cường xây dựng văn minh, xây dựng đội ngũ

Từ sau cải cách mở cửa, ngành bưu điện Trung Quốc đã nghiêm chỉnh thực

hiện phương châm “bốn hoá” đội ngũ cán bộ. Trong công tác lựa chọn cán bộ lãnh

đạo, chú trọng sử dụng và bồi dưỡng những cán bộ trẻ, có năng lực theo các nguyên

tắc: Một là, chọn xếp được tốt “một ban lãnh đạo”; Hai là, sáng tạo điều kiện đẩy

nhanh đổi mới tri thức cho cán bộ, tối ưu hoá cơ cấu tri thức của ban lãnh đạo; Ba

là, tăng cường thuyên chuyển cán bộ, vừa thuyên chuyển trong nội bộ hệ thống, vừa

- 39 -

tìm chọn cán bộ ngoài hệ thống, bồi dưỡng lại cán bộ kiêm nhiệm, tối ưu hoá cơ cấu

chuyên môn của ban lãnh đạo; Bốn là, dùng biện pháp tổ chức, tiến hành điều chỉnh

tương đối lớn đối với ban lãnh đạo. Trong xem xét, lựa chọn và đề bạt cán bộ, kiên

trì 4 nguyên tắc: Xem bản chất, xem mặt chủ yếu, xem thành tích thực tế, xem phát

triển. Đả phá tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, chọn dùng không hạn chế số cán bộ

trẻ ưu tú.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành bưu điện Trung

Quốc chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống các viện, trường của ngành. Để

nâng cao chất lượng đào tạo, ngành bưu điện Trung Quốc chọn giải pháp tập trung

nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đến năm 1995 ngành bưu điện đã có 7.297

giáo viên chuyên trách, trong đó có 207 giáo sư, 578 phó giáo sư, 518 giảng sư cao

cấp và giáo viên cao cấp hướng dẫn thực tập. Để tái đào tạo đội ngũ cán bộ, ngành

bưu điện Trung Quốc đã sử dụng các hình thức đào tạo tại chức, lấy giáo dục tại

chức làm trọng tâm chỉ đạo.

Tóm lại, trước yêu cầu thực tế của quá trình cải cách phát triển kinh tế, mở

cửa hội nhập với thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng

của ngành thông tin bưu điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Xuất phát điểm

với một mạng lưới thông tin bưu điện nghèo nàn lạc hậu, bằng các chính sách ưu

tiên đầu tư, chiến lược phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, đầu tư

thẳng vào công nghệ cao, định hướng thị trường,… Đến nay, ngành thông tin bưu

điện Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những thị trường

viễn thông lớn và năng động nhất thế giới.

1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản,

Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế

giới như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc và một phần nào là các nước Mỹ,

Anh, Úc, New Zealand, Đức, Tây Ban Nha và các nước Tây Âu không nói tiếng

Anh khác, có 04 điểm chính cần chú ý khi hoạch định phát triển viễn thông như sau:

- 40 -

1.3.5.1. Sự độc quyền trong điều kiện mạng lưới viễn thông chưa phát triển

Ban đầu khi mạng lưới viễn thông còn lạc hậu, mật độ sử dụng điện thoại

chưa cao, nhiệm vụ phát triển mạng lưới viễn thông được giao cho một công ty

quốc doanh độc quyền thực hiện. Ở Mỹ trước năm 1984 là công ty AT&T, ở Pháp

là France Telecom, ở Nhật là NTT, ở Hàn Quốc là Korea Telecom,… Việc cho

phép một công ty quốc doanh độc quyền và phát triển mạng viễn thông quốc gia ở

thời kỳ này sẽ đảm bảo được mục tiêu phát triển mạng lưới đồng đều phủ khắp trên

cả nước, tránh việc phát triển không cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực. Mặt khác,

thông qua công ty quốc doanh này, Nhà nước dễ dàng hơn trong việc điều tiết, kiểm

soát và đầu tư đối với lĩnh vực quan trọng này. Sự độc quyền chấm dứt khi mạng

lưới phát triển đạt mức độ phổ cập khá cao (đạt tỷ lệ khoảng 30 máy điện thoại/100

dân), nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân cơ bản được đáp ứng.

Tuy nhiên, ngày nay trước nhu cầu vốn và công nghệ hiện đại, sức ép của các

nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các nước đang phát triển

khó có thể đi theo con đường của các nước phát triển đã làm vào những thập niên

70 và 80 của thế kỷ trước. Các nước sẽ phải xoá bỏ độc quyền từ từ, nhưng cần thận

trọng và chỉ nên làm trước ở lĩnh vực không có mạng lưới.

1.3.5.2. Phương pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông

Khi mật độ điện thoại còn thấp (dưới 10 máy/100 dân), nhu cầu điện thoại và

các dịch vụ viễn thông cơ bản của xã hội chưa được đáp ứng thì phương pháp huy

động vốn hữu hiệu nhất là từ khách hàng. Chính phủ cần có chính sách cương quyết

trước phản ứng về phí lắp đặt và tín phiếu bắt buộc,… mang tính rất tự nhiên của

khách hàng. Mặt khác, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ đối với ngành viễn thông

hoặc Chính phủ bảo lãnh để ngành viễn thông vay vốn của Chính phủ các nước và

các tổ chức tài chính nước ngoài cũng sẽ là một nguồn thu hút vốn đầu tư rất lớn mà

ngành viễn thông Trung Quốc đã áp dụng. Ngoài ra, cũng phải kể đến phương pháp

huy động vốn sáng tạo của viễn thông Pháp khi vay vốn rộng rãi trong xã hội và áp

dụng phương thức trả lãi gồm hai phần: Một phần cố định (thường thấp hơn nhiều

- 41 -

so với mức lãi suất bình thường) và một phần phụ thuộc vào sự phát triển của ngành

viễn thông.

Ngày nay, khi xã hội thông tin phát triển, các biện pháp cứng rắn dễ gặp sự

phản kháng của khách hàng, Nhà nước cần đề ra các biện pháp tăng tốc, huy động

vốn từ khách hàng với tinh thần góp phần xây dựng mạng điện thoại là xây dựng

một tài sản chung của quốc gia, nêu cao tinh thần dân tộc của người dân.

1.3.5.3. Cách đầu tư cho công nghệ của các nước có trình độ ban đầu thấp

Ở những nước có xuất phát điểm thấp như Hàn Quốc, Trung Quốc, để phát

triển nhanh mạng lưới viễn thông cả về quy mô và công nghệ thì phải đầu tư thẳng

vào công nghệ hiện đại, tiến hành mua thiết bị đi đôi với việc tiếp nhận chuyển giao

công nghệ. Biện pháp tốt nhất để tiếp nhận chuyển giao công nghệ là cho phép các

công ty lớn trong nước lập những liên doanh với các công ty công nghệ cao của

nước ngoài để sản xuất các thiết bị viễn thông như tổng đài, thiết bị truyền dẫn, thiết

bị đầu cuối. Song song đó, Chính phủ cũng phải có chính sách đầu tư nghiên cứu

khoa học công nghệ để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiến tới mục tiêu làm chủ kỹ thuật

trên mạng lưới và nội địa hoá các tổng đài viễn thông. Một kinh nghiệm của Hàn

Quốc chúng ta nên học hỏi là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với lĩnh vực sản xuất

tổng đài bằng cách không cho nhập khẩu thiết bị thành phẩm, chỉ cho phép đối tác

nước ngoài đưa linh kiện và dây chuyền sản xuất vào sản xuất ở trong nước thông

qua các liên doanh để nắm bắt công nghệ và dây chuyền sản xuất. Cần lưu ý là việc

đầu tư thiết bị trên mạng lưới phải được tiến hành đồng bộ, tránh tình trạng các thiết

bị không tương thích và không có khả năng nâng cấp mở rộng.

1.3.5.4. Quá trình tạo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở các nước

Kinh nghiệm ở các nước trên cho thấy, quá trình tạo cạnh tranh phải được

chuẩn bị bằng việc xây dựng đầy đủ các chính sách, quy định pháp luật về viễn

thông cho phù hợp với quy định quốc tế. Đồng thời, phải hỗ trợ các công ty trong

nước có một tiềm lực về thị trường, công nghệ, tài chính đủ mạnh để có đủ sức cạnh

tranh với các tập đoàn viễn thông hùng mạnh của nước ngoài. Quá trình này phải

làm thật bài bản, chặt chẽ từng bước một, không nên đốt cháy giai đoạn. Việc mở

- 42 -

cửa thị trường viễn thông phải được tiến hành hết sức thận trọng, bắt đầu từ các lĩnh

vực như thiết bị đầu cuối, các dịch vụ giá trị gia tăng, sau đó đến lĩnh vực thông tin

di động và điện thoại đường dài quốc tế. Thời điểm mở cửa trong lĩnh vực điện

thoại cố định cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của

mỗi nước. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho lĩnh vực sản

xuất thiết bị viễn thông để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao khả

năng làm chủ công nghệ trên mạng lưới của các công ty trong nước.

Khi thúc đẩy tự do hoá, tạo cạnh tranh, Nhà nước cần quan tâm quản lý chặt

đến các công ty viễn thông lớn, nới lỏng quản lý đối với các công ty nhỏ, không có

khả năng ảnh hưởng đến mạng lưới quốc gia. Chính sách này sẽ khuyến khích các

công ty viễn thông nhỏ phát triển, nâng cao tính xã hội hoá của lĩnh vực viễn thông.

1.4. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra từ

kinh nghiệm của các nước

Với đặc thù của mình, khi hoạch định chính sách phát triển, ngành viễn

thông Việt Nam cần chú ý một số điểm sau:

1.4.1. Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại

Viễn thông là một ngành kỹ thuật cao, sự phát triển của ngành luôn gắn liền

với sự phát triển của khoa học công nghệ viễn thông, thời gian qua, các công nghệ

liên quan đến ngành viễn thông thay đổi rất nhanh. Đầu tiên là vào những năm giữa

thập niên 80 của thế kỷ 20, công nghệ tổng đài và truyền dẫn đã có bước ngoặt lớn

khi chuyển từ kỹ thuật analogue sang kỹ thuật số. Kế đến là sự bùng nổ về thông tin

di động kỹ thuật số và công nghệ truyền dẫn đồng bộ SDH. Hiện nay, sự hội tụ giữa

viễn thông và công nghệ thông tin đang đưa ngành viễn thông vào một cuộc cách

mạng công nghệ mới, mạng lưới viễn thông đang dần dịch chuyển sang sử dụng

mạng IP, việc phát triển dịch vụ mới được thực hiện rất nhanh chóng và linh động.

Từ năm 1990, khi tiến hành đổi mới ngành viễn thông, Việt Nam đã có quyết

định hết sức đúng đắn khi tiến hành đầu tư thẳng vào công nghệ kỹ thuật số, dần

dần thay thế toàn bộ các thiết bị sử dụng công nghệ analogue, biến Việt Nam từ

xuất phát với mạng lưới viễn thông lạc hậu thành một trong những nước có ngành

- 43 -

viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới, tốc độ phát triển viễn thông bình quân

hàng năm trong giai đoạn 1990-2000 đạt mức 21%.

Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam cần chú trọng đầu tư phát triển mạng

lưới theo hướng IP hoá, tăng cường làm chủ công nghệ và từng bước nghiên cứu

các giải pháp công nghệ riêng theo các trình tự sau:

- Mua các thiết bị công nghệ mới nhất từ những nước có trình độ viễn thông

phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,… song song đó đề ra điều

kiện để các đối tác khi bán thiết bị phải cam kết chuyển giao công nghệ cho

các chuyên gia viễn thông Việt Nam.

- Rà soát lại hoạt động của các liên doanh hiện tại, xúc tiến hình thành các

liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông mới với các hàng viễn thông lớn trên

thế giới để nắm bắt các quy trình công nghệ mới, tiên tiến.

- Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ,

khuyến khích sử dụng các kết quả nghiên cứu trong nước để áp dụng trên

mạng lưới.

1.4.2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông

1.4.2.1. Huy động nguồn vốn trong nước

Do đặc thù của Việt Nam chúng ta xuất phát từ mức độ thấp, thu nhập bình

quân đầu người năm 2006 mới chỉ đạt mức 723,5 USD/năm nên Việt Nam không

thể áp dụng hình thức phát hành trái phiếu bắt buộc khi khách hàng yêu cầu lắp đặt

đường điện thoại mới như các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc,… (ở Hàn Quốc khi

áp dụng hình thức này thì thu nhập bình quân đầu người của họ vào khoảng 6 ngàn

USD/năm) để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng viễn thông, nhưng chúng ta có thể

học tập kinh nghiệm của viễn thông Pháp bằng cách huy động vốn từ mọi tầng lớp

nhân dân thông qua một tổ chức tài chính của ngành. Cụ thể, ngành viễn thông Việt

Nam thông qua dịch vụ tiết kiệm bưu điện phát hành trái phiếu rộng rãi trong nhân

dân, lãi suất sẽ được chia ra làm 02 phần, một phần có mức lãi suất cố định nhưng

thấp bằng khoảng 2/3 so với lãi suất gửi ngân hàng, phần còn lại sẽ được xác định

hàng năm phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông. Hiện nay tốc độ

- 44 -

tăng trưởng của ngành viễn thông Việt Nam đang đạt mức rất cao (bình quân

khoảng 21%/năm) nên chắc chắn hình thức này sẽ được sự ủng hộ của đông đảo

người dân.

1.4.2.2. Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

Việt Nam có thể áp dụng 02 cách để huy động vốn từ nước ngoài cho phát

triển viễn thông:

Một là, cho các công ty viễn thông nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo

cách thức: (1). Lĩnh vực khai thác dịch vụ: áp dụng hình thức hợp đồng hợp tác kinh

doanh; (2). Lĩnh vực sản xuất thiết bị: cho lập các liên doanh nhưng với điều kiện

phía đối tác phải đưa các dây chuyền công nghệ vào sản xuất tại Việt Nam, sau một

thời gian nhất định thì phải chuyển giao công nghệ để các chuyên gia Việt Nam thay

thế dần các chuyên gia nước ngoài.

Hai là, vay vốn của nước ngoài dưới hình thức mua hàng tín dụng: chúng ta

lựa chọn các hãng có thiết bị công nghệ hiện đại để đặt vấn đề mua hàng tín dụng,

đồng thời nhận chuyển giao công nghệ có thể tự vận hành khai thác và học hỏi kinh

nghiệm.

1.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông

Theo kinh nghiệm của các nước, trước khi tạo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn

thông, Nhà nước cần có thời gian hoàn chỉnh các quy định, luật lệ về viễn thông để

điều tiết. Ở Việt Nam, Bộ BCVT mới được thành lập, Pháp lệnh về BCVT mới

được Quốc hội ban hành từ năm 2002 nên tuy đã có rất nhiều quy định mới, nhưng

trong thời gian 02 năm tới Chính phủ cần tập trung rà soát lại các luật lệ, quy định

về viễn thông để bổ sung cho đầy đủ và hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thông lệ

quốc tế.

Các lĩnh vực có thể cho cạnh tranh hoàn toàn: dịch vụ giá trị gia tăng,

internet

Lĩnh vực cho cạnh tranh hạn chế: dịch vụ di động, nhắn tin ngắn.

Lĩnh vực cần giữ độc quyền: điện thoại cố định (nội hạt, liên tỉnh, quốc tế,

truyền số liệu): thông thường khi tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân còn ở mức dưới

- 45 -

30 máy thì các nước vẫn giữ độc quyền để phát triển mạng lưới, hiện nay Việt Nam

mới chỉ đạt mức 26,2 máy/100 dân nên vẫn có thể giữ độc quyền trong lĩnh vực điện

thoại cố định, đồng thời cố gắng tận dụng các mạng viễn thông chuyên dụng của

những ngành khác như Quân đội, Hàng hải, Điện lực,… để phát triển mạng lưới,

tránh tình trạng cạnh tranh tràn lan như hiện nay sẽ gây phát triển mạng lưới mất cân

đối, đồng thời phải giảm giá cước nhiều nên sẽ huy động được ít nguồn lực để phát

triển. Dưới sức ép của quá trình hội nhập, các nước sẽ bắt buộc Việt Nam phải mở

cửa thị trường viễn thông cho các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Tuy nhiên, chúng

ta cần hết sức thận trọng, không nhân nhượng nếu thấy lợi ích và an ninh quốc gia bị

đe doạ. Ngoài ra, trong 03 năm tới, Việt Nam cần ưu tiên phát triển để đến năm

2010 tỷ lệ máy điện thoại của Việt Nam đạt mức 50-80 máy/100 dân để việc mở của

được hiệu quả hơn.

1.4.4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông

Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông chính là nền tảng để ngành viễn

thông phát triển bền vững, Việt Nam có thể dùng các biện pháp sau:

- Lập các liên doanh với nước ngoài để chuyển các dây chuyền công nghệ từ

nước ngoài vào sản xuất tại Việt Nam. Tại các liên doanh này, cử các chuyên

gia giỏi đứng ra làm việc với đối tác để có thể học hỏi kinh nghiệm.

- Hạn chế, tiến tới cấm nhập khẩu thiết bị, tổng đài thành phẩm trực tiếp từ

nước ngoài, các công ty viễn thông nước ngoài nếu muốn bán thiết bị thì

phải lập các liên doanh để sản xuất tại Việt Nam.

- Lập một ban chỉ đạo nghiên cứu khoa học công nghệ về sản xuất thiết bị

viễn thông trực thuộc Chính phủ để tập hợp các kinh nghiệm thu thập được

trong quá trình liên doanh, kết hợp với kết quả nghiên cứu để từng bước làm

chủ công nghệ và sản xuất các tổng đài và thiết bị viễn thông, trong đó đặc

biệt chú trọng đến các chương trình phần mềm tích hợp trong các máy chủ

mạng.

- 46 -

Tóm tắt chương 1

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trải qua bốn giai đoạn

gồm phục vụ, kinh doanh độc quyền, mở cửa tạo cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập

quốc tế. Dù ở giai đoạn phát triển nào, ngành viễn thông Việt Nam cũng luôn có

những đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã

hội. Sự đóng góp đó thể hiện ở các vai trò sau: (1).Viễn thông là ngành thuộc kết

cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2).Viễn thông là ngành có đóng góp lớn cho sự phát

triển kinh tế; (3).Viễn thông là công cụ hỗ trợ công tác quản lý đất nước; (4).Viễn

thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá - công

nghiệp hoá đất nước; (5).Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ

tài nguyên môi trường. Do đó, sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam sẽ có

tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới như Mỹ,

Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand,… cho thấy, hầu hết quá trình phát triển viễn

thông của các nước trên cũng đều trải qua các giai đoạn tương tự như viễn thông

Việt Nam và được chia làm hai trường phái chính là trường phái Mỹ và trường phái

Tây Âu. Đối với các nước ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

thì vận dụng kết hợp cả hai trường phái trên để phát triển cho phù hợp với những

nét đặc thù của quốc gia mình. Những kinh nghiệm về quản lý môi trường phát triển

ngành, phương pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông, cách đầu tư vào khoa học

công nghệ và quá trình mở cửa tạo cạnh tranh trong viễn thông là những bài học

tham khảo rất hữu ích cho ngành viễn thông Việt Nam.

Từ kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước và việc nghiên cứu lịch

sử phát triển của ngành viễn thông Việt Nam, kết hợp với yêu cầu phát triển trong

điều kiện hội nhập kinh tế của đất nước, một số bài học ngành viễn thông Việt Nam

có thể kế thừa khi hoạch định kế hoạch phát triển gồm:

(1). Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với viễn thông

Việt Nam.

- 47 -

(2). Cách thức tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn

thông.

(3). Các bước tạo cạnh tranh trong môi trường khai thác viễn thông.

(4). Việt Nam cần ưu tiên cho phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn

thông như thế nào.

Các bài học kinh nghiệm trên sẽ là một trong những cơ sở có thể tham khảo

trong quá trình đề xuất các giải pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm

2020.

- 48 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam so với các nước trong

khu vực và trên thế giới

Theo cách đánh giá của ITU, hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt

Nam được phản ánh qua các chỉ tiêu về mật độ điện thoại, internet, tốc độ tăng

trưởng, năng suất lao động. Việc đánh giá sẽ được thực hiện thông qua so sánh các

chỉ tiêu của ngành viễn thông Việt Nam với các nước khác trong khu vực, cụ thể là

các nước ASEAN (không kể Đông Timor) cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung

Quốc (ba đối tác chính trong khu vực ASEAN).

2.1.1. Mật độ điện thoại

020406080

100120140160

Singap

ore

Korea (

Rep.)

Japa

n

Malays

ia

Brunei

Darus

salam

Thail

and

China

Philipp

ines

Indon

esia

Vietna

m

Lao P

.D.R

Cambo

dia

Myanm

ar

Đồ thị 2.1: Mật độ sử dụng điện thoại năm 2006 [II.7]

Theo số liệu thống kê của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) [II.7], năm

2006 Việt Nam có mật độ điện thoại là 30,2 máy trên 100 dân, xếp thứ 10 trong 13

nước ASEAN + 3, chỉ trên các nước Lao P.D.R, Cambodia và Myanmar. Quốc gia

có mật độ sử dụng điện thoại cao nhất là Singapore với 151,66 máy trên 100 dân,

tiếp theo là các nước Korea (Rep.) (139,76 máy/100 dân), Japan (122,33 máy/100

- 49 -

dân). Trong các nước ASEAN + 3, có thể chia trình độ phát triển mật độ điện thoại

làm 04 nhóm chính: Nhóm một là những nước có mật độ sử dụng điện thoại cao,

thuộc vào những quốc gia trong nhóm dẫn đầu trên thế giới gồm Singapore, Korea

và Japan; Nhóm hai gồm những nước có mật độ sử dụng điện thoại từ trên 50 đến

dưới 100 máy điện thoại trên 100 dân như Malaysia, Brunei, Thailand và China.

Nhóm này thuộc vào những quốc gia có mật độ điện thoại khá trên thế giới; Nhóm

ba gồm có Philippines, Việt Nam và Indonesia (với mức mật độ điện thoại tương

ứng là 45,3 máy/100 dân, 30,2 máy/100 dân và 34,87 máy/100 dân), thuộc vào

những nước trung bình so với thế giới; Nhóm bốn, gồm Lao P.D.R, Cambodia và

Myanmar, những nước này được xếp vào nhóm những nước có mật độ sử dụng điện

thoại kém nhất thế giới. Có thể thấy, trong khu vực ASEAN + 3, mặc dù chỉ có 13

nước nhưng mật độ sử dụng điện thoại giữa các nước không đều nhau giữa các

nước thuộc nhóm một và nhóm hai so với các nước thuộc nhóm ba và nhóm bốn. Số

liệu chi tiết của phần này xin xem trong bảng 2.1.1, phụ lục 2.1.

Nếu so sánh về tổng số máy thuê bao điện thoại đang sử dụng trên mạng

lưới, năm 2006 Việt Nam có 25.438.200 máy, đứng thứ bảy trong các nước ASEAN

+ 3, trên các nước Malaysia, Singapore, Lao D.P.R, Cambodia, Myanmar và

Brunei. So với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ được ITU nghiên cứu xếp hạng, Việt

Nam đứng thứ 29 và là một trong 29 nước trên thế giới có trên 25,4 triệu thuê bao

điện thoại đang hoạt động trên mạng vào năm 2006 (bảng 2.1.2, phụ lục 2.1).

Về số lượng thuê bao điện thoại di động, năm 2006 Việt Nam có 15.505.400

thuê bao, đứng thứ tám trong các nước ASEAN + 3 (bảng 2.1.3, phụ lục 2.1). Tuy

nhiên, nếu xét về số lượng thuê bao cố định, Việt Nam có 9.932.800 thuê bao vào

năm 2006, đứng thứ năm trong các nước ASEAN + 3 sau China, Korea (Rep.),

Japan và Indonesia (bảng 2.1.4, phụ lục 2.1).

Có thể thấy, mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam so với các nước dẫn

đầu khu vực ASEAN + 3 còn một khoảng cách khá xa, mật độ sử dụng điện thoại

của nước dẫn đầu là Singapore cao hơn gấp 5 lần so với Việt Nam. Nếu xét về số

lượng máy trên mạng lưới, Việt Nam đứng thứ bảy trong khu vực ASEAN + 3 và

- 50 -

xếp đứng thứ 29 trên thế giới trong 206 nước theo thống kê của ITU, thuộc tốp

những nước có mạng viễn thông lớn nhất giới.

2.1.2. Mật độ sử dụng internet

71.1168.27

43.7743.3539.21

17.2113.0710.35 7.16 5.460.42 0.31 0.18

01020304050607080

Korea (

Rep.)

Japa

n

Malays

ia

Brunei

Singap

ore

Vietnam

Thaila

nd

China

Indon

esia

Philipp

ines

Lao P

.D.R

Cambodia

Myanm

ar

Đồ thị 2.2: Mật độ sử dụng internet năm 2006 [II.7]

Về mật độ sử dụng internet, theo thống kê của ITU [II.7] vào năm 2006, Việt

Nam đứng thứ sáu trong các nước ASEAN + 3 với tỷ lệ 17,21 người sử dụng

internet trên 100 dân, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (bảng 2.2.1, phụ lục 2.2),

xếp trên các nước Thailand, Indonesia, Philippines, Lao D.P.R, Cambodia, và

Myanmar. So với các nước trên thế giới, tương tự như chỉ tiêu về mật độ sử dụng

điện thoại, Việt Nam đứng vào nhóm trung bình. Nếu xét về số lượng người sử

dụng internet, đến cuối năm 2006 Việt Nam có 14.683.800 người, cũng đứng thứ

năm trong các nước ASEAN + 3, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau

Indonesia (bảng 2.2.2, phụ lục 2.2).

Như vậy, về chỉ tiêu phổ cập internet, Việt Nam thuộc nhóm trung bình trong

khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Việt Nam và quốc gia đứng đầu khu

vực ASEAN là Malaysia cũng là gần gấp 3 lần (17,21 người sử dụng trên 100 dân

so với 43,77 người sử dụng trên 100 dân).

2.1.3. Tốc độ tăng trưởng

2.1.3.1. Tổng số máy điện thoại

- 51 -

Theo thống kê của ITU [II.7], tốc độ tăng máy điện thoại của Việt Nam so

với các nước ASEAN+3 qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 như sau:

Năm 2003, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng điện thoại là 22,51% so với năm

2002, xếp thứ bảy trong các nước ASEAN+3.

Năm 2004, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng điện thoại là 41,7% so với năm

2003, xếp thứ ba trong các nước ASEAN+3.

Năm 2005, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng điện thoại là 56,5% so với năm

2004, xếp thứ hai trong các nước ASEAN+3.

Năm 2006, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng điện thoại là 60,54% so với năm

2005, xếp thứ ba trong các nước ASEAN+3.

Về tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2003-2006, Việt Nam có tốc

độ tăng trưởng 45,31%/năm, cao thứ hai trong các nước ASEAN+3.

Thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng của các nước xin tham khảo trong

bảng 2.3.1 của phụ lục 2.3.

Mặt khác, trong giai đoạn 1995-2002, Việt nam có tốc độ tăng trưởng viễn

thông cao nhất trong các nước ASEAN+3 với tốc độ bình quân tăng trưởng điện

thoại cố định là 32,5%/năm và điện thoại di động là 87,3%/năm [I.2].

Số liệu trong bảng 2.3.1 của phụ lục 2.3 cho thấy, các nước có mật độ sử

dụng điện thoại thấp thì có tốc độ tăng trưởng qua từng năm rất cao. Ngược lại, các

nước như Singapore, Korea (Rep.) và Japan luôn nằm trong nhóm cuối. Riêng năm

2005 và 2006, Việt Nam đã có một bước phát triển nhảy vọt, số lượng phát triển

thuê bao mới trong một năm cao hơn 1/2 tổng số thuê bao điện thoại trước đó cộng

lại.

2.1.3.2. Điện thoại di động

Trong các năm 2003, 2004, 2005, và 2006 tốc độ tăng thuê bao di động đều

cao ở các nước, đặc biệt là các nước có mật độ sử dụng điện thoại còn thấp (số liệu

chi tiết trong bảng 2.3.2, phụ lục 2.3).

Năm 2003, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thuê bao di động đạt 44,1%,

đứng thứ năm trong các nước ASEAN+3. Nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất là

- 52 -

Lao D.P.R với 103,4%, các nước xếp tiếp theo là Indonesia (60,7%), Thailand

(54,3%) và Philippines (46,3%).

Năm 2004, Việt Nam đã vươn lên vị trí số hai với tốc độ tăng trưởng di động

đạt 80,9%, chỉ sau Lao D.P.R với tốc độ 81,8%. Các nước Indonesia, Philippines và

Malaysia vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt, Thailand có là tốc độ tăng trưởng giảm rất

nhanh, năm 2004 chỉ đạt 10,1%.

Năm 2005, Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư với tốc độ tăng trưởng thuê bao di

động đạt 93,4%, sau các nước Lao D.P.R (212,5%), Cambodia (113%) và Myanmar

(98,3%).

Năm 2006, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng thuê bao di động nhanh

nhất trong các nước ASEAN+3 với 61,63%/năm, cao hơn nhiều so với những nước

đứng kế tiếp như Thailand, Indonesia và Philippines.

Về tốc độ tăng trưởng thuê bao di động bình quân giai đoạn 2003-2006, Việt

Nam đứng thứ hai các nước ASEAN+3 với tốc độ bình quân 70,01%/năm, chỉ đứng

sau Lao D.P.R (121,2%/năm).

2.1.3.3. Điện thoại cố định

Trong các năm 2003, 2004, 2005 và 2006, Việt Nam là một trong số ít nước

giữ được tốc độ tăng trưởng thuê bao cố định liên tục ở mức cao. Một số nước có

mật độ điện thoại cao như Japan, Korea (Rep.), Singapore, Malaysia và Philippines

thậm chí còn có những năm tốc độ tăng trưởng âm, nghĩa là tốc độ lắp đặt mới thấp

hơn mức độ gỡ máy. Có thể đây là xu hướng chuyển đổi của người dân khi công

nghệ di động ngày càng tiến bộ, đáp ứng được các yêu cầu về truyền số liệu và giá

cước lại thấp.

Năm 2003, China dẫn đầu với 22,7%, xếp tiếp theo là Lao D.P.R (12,6%).

Việt Nam xếp thứ ba với tốc độ 12%. Ba nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng âm là

Malaysia (-2,1%), Singapore (-1,9%) và Japan (-0.9%).

Năm 2004, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng thuê bao cố định ở mức khá cao

(17.3%), xếp sau China (18,7%), Indonesia (18%) và trên Myanmar (17%). Các

nước còn lại trong khu vực ASEAN+3 đều có tốc độ tăng trưởng điện thoại cố định

- 53 -

dưới 10%, trong đó Malaysia (-2,7%), Singapore (-1,7%) và Japan (-2,4%) tiếp tục

là ba nước có tốc độ tăng trưởng âm.

Năm 2005, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao với tốc độ 21%, xếp thứ

hai trong các nước khu vực ASEAN+3, sau Indonesia với (27,7%). Các nước có tốc

độ tăng trưởng cao kế tiếp là China (12,4%) và Myanmar (12,1%). Các nước còn lại

trong khu vực ASEAN+3 đều có tốc độ tăng trưởng điện thoại cố định dưới 10%,

trong đó các nước có mức tăng trưởng âm là Korea Rep. (-10,7%), Malaysia (-

1,8%) và Singapore (-1%).

Năm 2006, tốc độ phát triển thuê bao cố định của Việt Nam là 58,88%, đứng

đầu các nước ASEAN+3. Nước xếp sau kế tiếp là Indonesia cũng chỉ đạt mức

16,04%. Các nước có tốc độ phát triển âm trong năm 2006 là Cambodia, Japan,

Malaysia và Philippines, trong đó Cambodia là nước có tốc độ âm cao nhất với -

9,89%.

Bình quân giai đoạn 2003-2006, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao

nhất khu vực ASEAN+3 với mức bình quân 27,3%/năm. Số liệu chi tiết về tình

hình tăng trưởng thuê bao cố định các nước ASEAN+3 có thể tham khảo trong bảng

2.3.3 của phụ lục 2.3.

2.1.3.4. Internet

Tương tự như chỉ số về tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại, các nước có

mật độ sử dụng internet còn thấp có tốc tộ tăng trưởng rất cao, các nước này do thời

gian tiếp cận và phổ biến internet chậm nên số người sử dụng internet còn thấp, điển

hình như Myanmar, Cambodia. Theo số liệu chi tiết về tốc độ tăng số người sử

dụng internet của các nước ASEAN+3 trong bảng 2.3.4 của phụ lục 2.3, tình hình

của từng năm như sau:

Năm 2003 Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 133,3%. Năm 2004 Việt

Nam xếp thứ ba với tốc độ 67,7%, xếp sau Myanmar (127,5%) và Indonesia

(79,6%). Năm 2005, Việt nam lại đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với 82,5%. Năm

2006, Brunei là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tương ứng là

195,71%. Việt Nam xếp thứ hai với 37,09%. Bình quân tốc độ tăng người dùng

- 54 -

internet khu vực ASEAN+3 Việt Nam dẫn đầu với mức 80,15%/năm, xếp tiếp theo

là Brunei (62,38%/năm), Myanmar (45,34%/năm), Indonesia (42,38%/năm) và

China (23,53%/năm).

2.1.4. Năng suất lao động

Theo thống kê của ITU và của VNPT, Việt Nam là một trong những nước có

năng suất lao động trong ngành viễn thông thấp nhất khu vực. Chúng ta có thể tham

khảo số liệu trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Năng suất lao động trong viễn thông của các nước ASEAN+3

Stt Quốc gia Năm

Số đường điện thoại cố định/1 nhân viên

Doanh thu /1 nhân

viên/năm (USD)

Doanh thu /1 đường điện

thoại/năm (USD)

1 Japan 1999 392 763.824 1.949

2 South Korea 1999 298 228.615 768

3 Malaysia 1999 174 97.332 559

4 China 1999 159 49.154 310

5 Thailand 1999 153 53.817 351

6 Indonesia 1999 153 37.119 275

7 Singapore 1999 149 231.311 1.558

8 Philippines 1999 132 690

9 Việt Nam 2002 73 24.721 222 10 Cambodia 1999 38 29.215 771

11 Myanmar 1999 32 87.267 2.726

12 Lao D.P.R 1999 30 20.064 662

Khu vực 149 147.494 903 (Nguồn: ITU và Bộ BCVT) – [I.5]

Năm 2002, chỉ tiêu số đường điện thoại cố định trên một nhân viên trong

ngành viễn thông của Việt Nam là 73. So với số liệu của các nước năm 1999, Việt

Nam chỉ hơn các nước Cambodia, Lao D.P.R và Myanmar và chỉ bằng một nửa so

với mức bình quân của khu vực vào năm 1999 (149 đường điện thoại cố định/một

- 55 -

nhân viên). Trong khi đó, các nước đứng trên Việt Nam có mức năng suất dao động

từ 132-174 đường điện thoại cố định trên một nhân viên.

Xét về mức doanh thu viễn thông bình quân trên mỗi nhân viên trong một

năm, Việt Nam đạt mức 24.721 USD/01 nhân viên/năm. So sánh với các nước

ASEAN+3 vào năm 1999, Việt Nam chỉ trên mỗi Lao D.P.R. Đứng đầu các nước

ASEAN+3 là Nhật với mức doanh thu 763.824 USD/nhân viên/năm, cao hơn gấp

30 lần so với Việt Nam. Trong các nước ASEAN, Singapore có mức doanh thu cao

nhất là 231.311 USD/nhân viên/năm, gấp hơn 9 lần so với Việt Nam. Mức bình

quân của khu vực là 147.494 USD/nhân viên/năm, Việt Nam mới chỉ đạt gần 1/6

của mức này.

Về hiệu quả doanh thu mang lại trên mỗi đường điện thoại trong năm, Việt

Nam đạt mức 222 USD/đường điện thoại/năm, thấp nhất so với các nước khu vực

ASEAN+3 (dữ liệu vào năm 1999).

Như vậy, xét về chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành viễn thông, Việt

Nam là một trong những nước có chỉ tiêu thấp nhất, đặc biệt là khi lấy chỉ tiêu năm

2002 của Việt Nam để so sánh với các nước ASEAN+3 vào năm 1999. Đây là một

thực trạng rất đáng báo động cần được ngành viễn thông Việt Nam ưu tiên đưa ra

nghiên cứu, bàn bạc và tìm giải pháp khắc phục.

2.1.5. Một số chỉ số đánh giá trình độ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế (IDC – International Data Center, EIU

– Economist Intelligence Unit, WEF – World Economic Forum và IBM), các chỉ số

của Việt Năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông được đánh giá

như sau (xem bảng 2.2):

2.1.5.1. Chỉ số Xã hội Thông tin ISI (Information Society Index)

Trong danh sách các năm 2001, 2002 có 55 nước nhưng chưa có tên Việt

Nam. Năm 2003 lần đầu tiên Việt nam được xếp hạng ISI cùng với 53 nước khác và

đứng ở cuối danh sách (53/53). Xếp hạng năm 2005 được công bố tháng 11/2005

(Information Society Index 2005: Rankings and Data, IDC [II.6]), Việt nam được

xếp thứ 52/53, lên 1 bậc (trên Indonesia). Chỉ số này đánh giá mức độ phát triển xã

- 56 -

hội thông tin do IDC và World Time xếp hạng, dựa trên 15 yếu tố liên quan đến 4

lĩnh vực: hạ tầng Máy tính, hạ tầng Internet, hạ tầng thông tin và hạ tầng xã hội.

Danh sách 10 nước có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới công bố tháng 11/2005

lần lượt là Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Hà Lan, Phần Lan, Hàn

Quốc, Na Uy, Anh. IDC cũng công bố 4 nước xếp cuối bảng gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn

Độ, Việt Nam và Indonesia (xem chi tiết ở phụ lục 2.4).

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng một số chỉ số đánh giá về Việt Nam [II.5], [II.6], [II.11]

Tên chỉ số Mô tả Xếp hạng/

số nước

Tổ chức đánh giá (nguồn)

Tăng /giảm so với 2004

Chỉ số Xã hội Thông tin ISI (Information Society Index)

Mức độ xây dựng xã hội thông tin

52/53 IDC Tăng

Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness Index)

Mức độ sẵn sàng kết nối mạng

61/65 Economist Intelligence Unit - EIU + IBM

Giữ nguyên

Chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (Networked Readiness Index)

Mức độ chuẩn bị để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT

68/104 World Economic Forum – WEF

Giữ nguyên

(Nguồn: IDC (11/2005), EIU+IBM (4/2005), WEF (3/2005))

2.1.5.2. Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness Index)

Đây là xếp hạng của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The

Economist – Anh) [II.5] – năm nay phối hợp vớI IBM's Institute for Business Value

- dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng công nghệ, môi trường kinh doanh, sự chấp

nhận thương mại điện tử của doanh nghiệp và cá nhân, các điều kiện văn hóa - xã

hội, môi trường chính sách và pháp luật và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.

Trong danh sách E-Readiness công bố tháng 4/2005, Việt Nam xếp hạng thứ

61 trong 65 nước (3.06 điểm – theo EIU, việc điểm số thay đổi không hẳn là tốt hay

kém hơn vì phương pháp tính điểm có một số thay đổi trong năm nay). Vị trí của

Việt Nam trong danh sách năm 2003 (công bố tháng 6/2003 – 2.91 điểm) và 2002

(công bố tháng 7/2002 – 2.96 điểm) là 56/60. Năm 2004 là 60/65 và năm 2005 - với

- 57 -

việc thêm Jamaica vào danh sách (xếp thứ 41) đã đẩy Việt Nam xuống 1 bậc: đứng

thứ 61/65. Chi tiết về bảng xếp hạng có thể tham khảo tại phụ lục số 2.5.

2.1.5.3. Chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (Networked Readiness Index)

Theo định nghĩa của World Economic Forum (WEF) [II.11], NRI là “mức độ

chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển

của công nghệ thông tin”. Chỉ số này do WEF công bố và được tính từ ba yếu tố:

môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho công nghệ thông tin và truyền thông, sự

sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng

công nghệ thông tin và truyền thông và mức sử dụng công nghệ thông tin và truyền

thông. Năm 2002 trong xếp hạng chỉ có 75 nước, năm 2003 có 82 nước, năm 2004

có 102 nước, năm 2005 lên 104 nước. Trong xếp hạng 2005, Singapore vươn lên vị

trí số 1, Mỹ tụt 4 hạng xuống vị trí thứ 5.

Xếp hạng NRI của Việt Nam năm 2004-2005 (công bố trong Báo cáo Công

nghệ thông tin toàn cầu 2004-2005 tháng 3/2005) là 68/104 với điểm số -0.46, cùng

thứ hạng so với thứ hạng cách đây một năm (68/102, 3.13).

2.1.6. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng ngành viễn thông Việt nam

Từ các phân tích trên, chúng ta có thể rút ra được một số đánh giá như sau:

(1). Viễn thông Việt Nam đang ở mức độ trung bình so với các nước

ASEAN+3 và thế giới. Việt Nam mới thoát ra khỏi nhóm các nước có

trình độ viễn thông kém phát triển trong hơn 10 năm nay và bắt đầu có

những bước phát triển tăng tốc.

(2). Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Việt Nam trong giai đoạn từ

1995 đến nay luôn ở mức cao, dẫn đầu nhóm các nước ASEAN+3.

(3). Về số lượng thuê bao điện thoại, Việt Nam có gần 25,5 triệu thuê bao

vào cuối năm 2006, đứng thứ 29 trên thế giới và có thể được xếp vào

nhóm các nước có mạng lưới viễn thông lớn trên thế giới. Đây sẽ là một

trong những yếu tố làm tăng sức thu hút đầu tư của nước ngoài vào viễn

thông Việt Nam.

- 58 -

(4). Tốc độ tăng trưởng điện thoại cố định của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng rất

mạnh, trong khi ở các nước khác tốc độ tăng trưởng về chỉ số này đã

chựng lại, thậm chí là âm do sự phát triển của lĩnh vực di động. Điều

này chứng tỏ nhu cầu sử dụng điện thoại và các dịch vụ viễn thông của

người dân vẫn còn rất lớn, cần đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu này.

(5). Năng suất lao động trong ngành viễn thông Việt Nam rất thấp, đứng chót

bảng xếp hạng so với các nước trong khu vực. Đây là thực trạng đáng

báo động và cần phải có sự cải tổ, đổi mới cơ chế quản lý trong ngành

mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao năng suất lao động.

(6). Các chỉ số ISI, E-Readiness Index, NRI của Việt Nam vẫn còn ở mức

thấp. Tuy nhiên, việc có mặt trong bảng xếp hạng cũng đã là một cố

gắng vượt bậc của Việt Nam, đánh dấu sự ghi nhận của cộng đồng quốc

tế đối với Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin và truyền thông thế

giới.

2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam

2.2.1. Sản xuất kinh doanh

a. Số thuê bao:

Năm 2006 so với năm 1995, trong vòng 12 năm số lượng máy điện thoại của

Việt Nam đã tăng lên hơn 34 lần, đạt xấp xỉ gần 25,5 triệu máy, tốc độ tăng trưởng

bình quân giai đoạn 1995-2005 đạt 36%/năm [I.41], đưa Việt Nam là một trong

những nước có tốc độ phát triển viễn thông cao hàng đầu thế giới. Tính đến cuối

tháng 12/2006, số thuê bao điện thoại của Việt Nam đạt 25.438.200 máy (năm 2005

tăng khoảng 5,4 triệu máy và năm 2006 tăng thêm khoảng 9,5 triệu máy) [I.8].

Trong tổng số máy điện thoại của cả nước, hai khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất là

Đông Nam Bộ (32%) và Đồng bằng sông Hồng (27%), tiếp theo là khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long (14%), các khu vực còn lại đều có tỷ trọng nhỏ hơn 10%. Tốc

độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2005 của các vùng cũng tương

đối đều nhau và xoay quanh tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (Đồng bằng

sông Hồng: 30%; Đông Bắc Bộ: 34%; Tây Bắc Bộ: 32%; Bắc Trung Bộ: 34%;

- 59 -

Duyên hải Nam Trung Bộ: 32%; Tây Nguyên: 30%; Đông Nam Bộ: 29%; Đồng

bằng sông Cửu Long: 32%). Chi tiết các số liệu xem trong bảng 2.8.1, phụ lục 2.8.

Trong tổng số máy điện thoại qua các năm của giai đoạn 1995-1999, điện

thoại cố định là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 85%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng

trưởng di động rất nhanh (bình quân giai đoạn 1995-2004 là 88%), đến năm 2005 tỷ

lệ máy điện thoại di động và cố định là 60%:40%. Tính đến cuối năm 2006, mạng di

động đã đạt mức trên 15,5 triệu thuê bao (Vinaphone: 4,5 triệu thuê bao; MobiFone:

4,5 triệu thuê bao; Viettel: 5 triệu thuê bao; S-Fone: 400 ngàn thuê bao; CityPhone

Hà Nội và Tp.HCM: Khoảng 300 ngàn thuê bao), tốc độ tăng trưởng di động bình

quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 64,63%, trong đó tốc độ tăng trưởng của

năm 2004 và 2005 đạt trên 80% [I.35].

b. Doanh thu:

Theo số liệu tổng hợp từ VNPT, doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2004

đạt khoảng 32.500 tỷ đồng, chiếm trên 4,5% tỷ trọng GDP. Riêng năm 2005, theo

số liệu thống kê sơ bộ, doanh thu ngành viễn thông đạt khoảng 39.300 tỷ đồng

[I.42]. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2005 đạt 20%/năm, khoảng

gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP cùng thời kỳ (số liệu chi tiết trong phụ

lục 2.15).

Đối với cơ cấu doanh thu trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ điện thoại vẫn

chiếm tỷ trọng khoảng 78%, kế đến là dịch vụ giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng khoảng

12%, còn lại là doanh thu đến từ hoạt động sản xuất thiết bị, cáp và vật liệu viễn

thông 10% (số liệu chi tiết trong phụ lục 2.16).

b1. Thực trạng cơ cấu sản xuất ngành viễn thông Việt Nam

Theo số liệu điều tra tổng hợp từ các nguồn VNPT, ITU và Worldbank, cơ

cấu sản xuất viễn thông của Việt Nam năm 2006 được mô tả trong đồ thị 2.3.

Từ số liệu trong đồ thị 2.3 ta thấy, doanh thu viễn thông Việt Nam đến năm

2005 vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ điện thoại

chiếm gần 80% tỷ trọng doanh thu viễn thông. Lĩnh vực sản xuất thiết bị có tỷ trọng

doanh thu kém nhất, chỉ đạt mức 10% tỷ trọng doanh thu của ngành viễn thông. Các

- 60 -

dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đạt mức tỷ trọng 12% trong tổng doanh thu của

ngành.

Dich vu & khac12%

San Xuat thiet bi10%

Đien thoai78%

Đồ thị 2.3: Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông năm 2006

(Nguồn: tổng hợp từ VNPT và ITU, Worldbank, năm 2007)

Thời gian gần đây, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đã

có những khởi sắc. Ngoài các dịch vụ cơ bản gắn với tổng đài như báo thức, hiển thị

số gọi đến, khoá máy theo yêu cầu,… các dịch vụ cung cấp nội dung thông tin, dịch

vụ giải trí và dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua số 1900xxxx(xx)/1800xxxx

đã phát triển rất mạnh mẽ. Doanh thu mỗi tháng các dịch vụ này mang lại cho

ngành viễn thông vào khoảng từ 16-18 tỷ đồng [I.33]. Đây là một tín hiệu rất đáng

mừng, hứa hẹn sẽ làm thay đổi tỷ trọng doanh thu viễn thông trong tương lai theo

hướng tăng tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Về lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông, theo thông tin từ Bộ Bưu chính Viễn

thông [I.5], thời gian gần đây các nhà máy sản xuất thiết bị viễn thông trong nước

đã từng bước được đầu tư trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất các sản

phẩm có chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất thiết bị

viễn thông tuy quy mô nhỏ, nhưng có công nghệ hiện đại, đã đáp ứng được khoảng

hơn 30% nhu cầu trong nước và đã có sản phẩm xuất khẩu. Các sản phẩm chủ yếu

do công nghiệp trong nước sản xuất gồm: Tổng đài điện tử dung lượng vừa và nhỏ,

thiết bị Viba, thiết bị đầu cuối, cáp đồng các loại, cáp quang và các phụ kiện. Tổng

giá trị sản lượng giai đoạn 1991-2000 bình quân hàng năm tăng trên 40%, năm 1991

mới có hơn 40 tỷ, năm 2000 đã đạt hơn 500 tỷ . Các khoản nộp ngân sách cũng tăng

hàng năm trên 50% (theo số liệu từ VNPT). Nhà nước đã thực hiện chính sách mở

- 61 -

Tóm lại, cơ cấu sản xuất trong ngành viễn thông của Việt Nam hiện nay vẫn

còn chưa đồng đều, ngành sản xuất thiết bị và dịch vụ giá trị gia tăng có tỷ trọng

thấp hơn nhiều so với dịch vụ viễn thông cơ bản. Điều này cho thấy mức độ phát

triển viễn thông của Việt Nam mới ở mức độ sơ khai, doanh thu viễn thông chủ yếu

đến từ phát triển mạng lưới chứ không phải từ các dịch vụ giá trị gia tăng viễn

thông. Như thế, ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn đang dựa vào lợi thế của một

quốc gia đông dân để lấy doanh thu.

b2. Yêu cầu về cơ cấu sản xuất của ngành viễn thông Việt Nam trong tương lai

Hiện nay, do tỷ lệ sử dụng điện thoại ở Việt Nam còn thấp, trong vòng 05

năm tới ngành viễn thông Việt Nam vẫn có thể dựa vào các dịch vụ viễn thông cơ

bản để phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, ngành

viễn thông Việt Nam cần phải có một chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và

dịch vụ để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Theo kinh nghiệm từ các nước đi trước, khi thị trường đạt tỷ lệ sử dụng điện

thoại từ 80-100 máy/100 trở lên thì tốc độ tăng thuê bao sẽ chậm lại, giá cước dịch

vụ viễn thông cơ bản sẽ được giảm đến sát mức giá thành để khuyến khích người

dân sử dụng. Lúc này, giá trị doanh thu ngành viễn thông mang lại sẽ chủ yếu đến

từ các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng lưới. Do đó, muốn tăng doanh thu viễn

thông thì cần phải tăng cơ cấu doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, lĩnh

vực sản xuất thiết bị viễn thông cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát

triển của ngành. Việc chủ động sản xuất thiết bị viễn thông sẽ giúp giảm giá thành

dịch vụ, giảm giá thiết bị đầu cuối. Từ đó, người dân sẽ dễ dàng có điều kiện tham

- 62 -

gia sử dụng các dịch vụ viễn thông nhiều hơn. Mặt khác, việc sản xuất được thiết bị

viễn thông sẽ giúp ngành viễn thông chủ động được các công nghệ đang sử dụng.

Do đó sẽ dễ dàng ứng dụng phát triển mới và liên tục nhiều dịch vụ giá trị gia tăng

hơn.

Tóm lại, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nếu cơ cấu hoạt động được

điều chỉnh cân đối giữa dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và sản xuất thiết bị,

ngành viễn thông Việt Nam sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược phát triển bền

vững trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.2. Đầu tư

2.2.2.1. Tình hình đầu tư cho ngành viễn thông thời gian qua

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay số liệu đầu tư tính cho riêng

ngành viễn thông chưa được thống kê đầy đủ. Các số liệu đầu tư cho ngành viễn

thông được gộp chung với ngành vận tải và kho bãi. Tình hình sử dụng tổng vốn

đầu tư của toàn bộ nền kinh tế cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc giai

đoạn 2000-2004 tính theo giá thực tế như sau (xem đồ thị 2.4 và đồ thị 2.5, số liệu

đầy đủ cho các ngành xem trong bảng 2.11.1, phụ lục 2.11):

151183

19913

170496

26999

199105

32230

231616

37007

275000

44300

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Đồ thị 2.4: Tình hình đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải [I.41]

Theo số liệu này, tỷ lệ đầu tư cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

dao động từ 13% đến 16% trong tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong các số

liệu thống kê chính thức không tách riêng số vốn đầu tư cho ngành viễn thông hàng

năm. Tuy nhiên, theo ước tính từ thông tin tổng hợp của VNPT và Bộ Bưu chính

Viễn thông, số vốn đầu tư cho ngành viễn thông hàng năm chiếm khoảng 1/3 số vốn

- 63 -

đầu tư cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. Tức là vốn đầu tư cho viễn

thông chiếm khoảng từ 4-5% tổng số vốn đầu tư hàng năm của nền kinh tế. Nếu so

với tỷ lệ đóng góp doanh thu ngành viễn thông vào tổng số GDP của Việt Nam

hàng năm trong giai đoạn này vào mức từ 3,6-4,5% thì con số đầu tư như thế là hợp

lý. Tuy nhiên, nếu xem ngành viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn cần

đầu tư để kéo các ngành khác phát triển theo thì cần thu hút vốn đầu tư vào ngành

này nhiều hơn nữa.

13.17%15.84% 16.19% 15.98% 16.11%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Đồ thị 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải [I.41]

2.2.2.2. Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào ngành viễn thông Việt Nam

Do những chính sách hạn chế của Việt Nam đối với đầu tư FDI vào ngành

viễn thông trong thời gian qua, cơ cấu vốn FDI được đầu tư vào ngành viễn thông

rất thấp, chỉ có một số liên doanh sản xuất vật tư thiết bị viễn thông hoặc các hợp

đồng BCC được phép triển khai. Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế

hoạch & Đầu tư, cơ cấu vốn FDI đầu tư cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên

lạc trong giai đoạn 1988-2005 chỉ đạt khoảng 5,77% (số liệu chi tiết xem trong bảng

2.11.2 và 2.11.3, phụ lục 2.11).

Trong thời gian tới, theo tiến trình của hiệp định thương mại Việt – Mỹ các

cam kết đàm phán gia nhập WTO, ngành viễn thông Việt Nam sẽ mở cửa cho các

nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động. Để tận dụng các nguồn vốn từ nước

ngoài, ngành viễn thông cần có chính sách và chiến lược phù hợp biến các đồng vốn

này thành các công nghệ kỹ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến. Từ đó tận dụng

- 64 -

được các bước phát triển của thế giới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách của ngành

viễn thông Việt Nam so với các nước tiến bộ.

2.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước đối với ngành viễn thông

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005, tỷ trọng vốn Nhà nước đầu tư

cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc giai đoạn 2000-2005 dao động trong

khoảng từ 21-23% (đồ thị 2.6), đây là một tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế đầu

tư cho viễn thông chỉ chiếm khoảng 7-8%. Mặt khác, trong tổng số vốn đầu tư của

nền kinh tế hiện nay, cơ cấu vốn của thành phần kinh tế Nhà nước chiếm khoảng

50%, phần còn lại là thành phần kinh tế tư nhân (chiếm khoảng 35%) và thành phần

kinh tế nước ngoài (chiếm khoảng 15%) - Số liệu chi tiết xem tại bảng 2.11.5, phụ

lục 2.11.

20.94% 20.94%

22.99%

21.03%

21.97%

19.50%

20.00%

20.50%

21.00%

21.50%

22.00%

22.50%

23.00%

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Đồ thị 2.6: Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong tổng vốn đầu tư Nhà nước [I.41]

Tóm lại, theo như phân tích ở trên thì hầu hết nguồn vốn đầu tư cho viễn

thông Việt Nam hiện nay là từ nguồn vốn Nhà nước. Ngành viễn thông Việt Nam

mới tận dụng được 1/2 tiềm lực vốn đầu tư có thể huy động (vốn Nhà nước – 50%),

còn nguồn vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân (35%) và thành phần kinh tế

nước ngoài (15%) thì chưa tận dụng được để đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành.

Trong bối cảnh mở cửa ngành viễn thông, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành viễn

thông cần có chiến lược và các biện pháp thích hợp để thu hút các thành phần kinh

tế ngoài nước tham gia đầu tư, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu giữ vững chủ quyền

quốc gia, an ninh quốc phòng và chính trị xã hội.

- 65 -

2.2.3. Nhân lực

Nguồn nhân lực cho viễn thông nếu nói theo nghĩa hẹp là chỉ những người

lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Tuy

nhiên, nguồn nhân lực viễn thông hiểu rộng hơn là tất cả những người trong độ tuổi

lao động có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành viễn thông.

Trong đó, hai yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực mạnh nhất là hoạt

động đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin & truyền thông và chủ trương phát

triển nguồn nhân lực của Nhà nước.

2.2.3.1. Các chủ trương chính sách của Nhà nước

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có sự quan tâm rất lớn đến việc phát

triển nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, thể hiện bằng

hàng loạt các chủ trương như:

- Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và

ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Trong đó đề cập rất chi tiết đến phần đào tạo đội ngũ nhân lực

công nghệ thông tin và viễn thông. Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam phải

đào tạo được 50.000 chuyên gia công nghệ thông tin và viễn thông ở các

trình độ khác nhau, đạt số lượng tỷ lệ chuyên gia công nghệ thông tin và viễn

thông trên 100 dân ngang bằng mức bình quân của khu vực. Việc đào tạo

được tiến hành qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là tổ chức các lớp

bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho những người đã tốt nghiệp đại

học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành khác. Đối với bậc phổ thông, tổ chức

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và thực hiện đưa môn tin học vào chương trình

giảng dạy.

- Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X, đã ra Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày

19/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đề cập đến

việc “Tăng cường giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ

thông”.

- 66 -

- Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt

Nam đến năm 2005 đã xác định bốn chương trình trọng điểm, trong đó giao

cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai “Chương trình phát triển

nguồn nhân lực về công nghệ thông tin” nhằm đào tạo các chuyên gia,

chuyên viên, lập trình viên chất lượng cao ở mọi trình độ đáp ứng các yêu

cầu của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Chương trình kết nối internet đến 100% các trường đại học, cao đẳng trung

học chuyên nghiệp và trung học phổ thông do Bộ Bưu chính Viễn thông phối

hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Như vậy về mặt chủ trương, Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin và viễn thông với quyết tâm đào tạo

được một lực lượng chuyên gia công nghệ thông tin có trình độ ngang bằng với các

nước trong khu vực. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực

ngành viễn thông Việt Nam.

2.2.3.2. Hoạt động đào tạo

Đối với lĩnh vực đào tạo, hoạt động đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông

tin và truyền thông đã có những tiến bộ rất lớn:

Số lượng các cơ sở đào tạo ngày một tăng lên. Theo thống kê của Hội Tin

học TP.HCM, số lượng các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông từ

năm 2000 đến năm 2005 như sau:

Bảng 2.3: Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông [I.21] Năm Đại học Cao đẳng Phi chính quy 2000 42 36 (48) 9 2001 52 45 (59) 18 2002 55 69 (89) 35 2003 57 72 (99) 56 2004 62 74 (101) 69 2005 80 103

- 67 -

Quy mô đào tạo chuyên nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông tăng.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học về công nghệ thông tin và truyền thông tăng bình quân

hàng năm là 50% (năm 1999: 2.000; năm 2000: 4.000; năm 2001: 6.000; năm 2002:

9.000; năm 2003: trên 10.000). Chỉ tiêu đào tạo sau đại học bình quân hàng năm

tăng 30% (Năm 2000:347 thạc sĩ, 19 tiến sĩ; năm 2001: 478 thạc sĩ, 34 tiến sĩ; năm

2002: 500 thạc sĩ, 50 tiến sĩ).

Hình thức đào tạo được đa dạng hoá, đào tạo phi chính quy phát triển mạnh.

Bên cạnh hệ chính quy tập trung, hình thức đào tạo từ xa, đào tạo văn bằng hai, các

khoá học đào tạo quốc tế,… cũng phát triển mạnh mẽ. Các chương trình đã được

đẩy mạnh theo chuẩn chung của quốc tế. Bộ môn tin học đã trở thành môn học quan

trọng trong các trường phổ thông.

2.2.3.3. Đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành viễn thông

Thời gian gần đây, nhân lực trong ngành viễn thông đã có những bước tăng

lên đáng kể về chất lượng và đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận. Trình độ nhân

lực trong lĩnh vực viễn thông đang ngày một tăng lên. Hiện nay, đội ngũ nhân lực

tham gia làm việc trong ngành viễn thông khoảng 50.000 người [I.5]. Năm 1998, tỷ

lệ đại học là 18%, trung học 14%, công nhân 68% [II.8]; Năm 2000, tỷ lệ trên đại

học là 0,6%, đại học 26,35%, trung học 15,2%, công nhân 50,2%, chưa qua đào tạo

7,65% [I.5]. Riêng đối với các công ty viễn thông mới (Viettel, SPT, EVN

Telecom,…), tỷ lệ đại học là 60% [I.5]. Đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về

viễn thông đã được trẻ hoá, có tư duy quản lý mới. Hàng chục vạn lượt viên chức đã

được đào tạo qua các lớp học cơ bản về phổ cập kiến thức công nghệ thông tin và

truyền thông và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau

phục vụ cho nhu cầu chuyên môn của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, đội ngũ nhân lực viễn thông Việt Nam

vẫn còn một số hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của các kỹ sư viễn thông và công nghệ

thông tin còn kém, chỉ khoảng 10-15% các kỹ sư mới ra trường có trình độ chuyên

môn và ngoại ngữ đạt yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Năng suất lao

động trong ngành viễn thông của Việt Nam thuộc vào những nước thấp nhất khu

- 68 -

vực ASEAN. Theo ITU, năm 2000 Việt Nam đạt bình quân 83 máy điện thoại và

25.750 USD trên một lao động viễn thông [II.7], đứng thứ 7 trong các nước

ASEAN+3, xấp xỉ một nửa của Thái Lan (153 máy, 53.817 USD năm 1999) và

Trung Quốc (159 máy, 49.187 USD năm 1999). Nếu so với khu vực ASEAN+3 thì

bằng 55% về số máy và 17,43% về doanh thu bình quân trên một lao động (149

máy, 147.494 USD/01 lao động năm 1999).

Theo thông tin của Bộ Bưu chính Viễn thông [I.5], chỉ số nguồn nhân lực do

công ty Political and Economy Risk Consultancy Ltd xây dựng trên cơ sở so sánh

các chỉ số về chất lượng tổng thể của hệ thống giáo dục địa phương, mức độ sẵn có

của lực lượng lao động chất lượng cao, mức độ sẵn có của đội ngũ giáo viên chất

lượng cao, mức độ thành thạo tiếng Anh và công nghệ cao. Trong 10 nước được

nghiên cứu (vào năm 2001), Việt Nam được xếp hạng gần sau cùng. Thể hiện trong

đồ thị 2.7 dưới đây:

6.91 6.61 6.55.59 5.3 5.26

4.534.04 3.79 3.44

012345678

Korea

Singap

oreJa

pan

Malays

iaChin

a

Hongk

ong

Philipp

ines

Thaila

nd

Vietna

m

Indon

esia

Đồ thị 2.7: Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam so với một số nước[I.5]

2.2.3.4. Đánh giá các nguyên nhân gây ra sự yếu kém của nhân lực viễn thông

Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, bên cạnh những tiến bộ, đội ngũ nhân lực viễn thông

Việt Nam vẫn còn một số yếu kém cần cải thiện. Các nguyên nhân gây ra sự yếu

kém của nhân lực viễn thông Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: (1). Sự yếu kém

của hệ thống giáo dục các cấp của nước ta hiện nay; (2). Ngành viễn thông Việt

- 69 -

Nam trong nhiều năm trước đây chỉ được xem như một ngành phục vụ và chỉ mới

được xem như là một ngành kinh tế kỹ thuật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.

Do đó việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực viễn thông chưa theo kịp tốc độ phát

triển; (3). Mặt bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của cán bộ làm việc trong ngành

viễn thông còn yếu dẫn đến hạn chế trong việc nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ

hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác trên thế giới; (4). Việt

Nam chưa có những cơ sở đào tạo đại học viễn thông chuyên ngành đủ mạnh để đào

tạo nhân lực, cung cấp lao động cho các đơn vị viễn thông; (5). Ngành viễn thông

trong một thời gian dài hoạt động trong điều kiện độc quyền, tạo nên sức ì trong đội

ngũ cán bộ công nhân viên của ngành và cần có thời gian để đội ngũ này chuyển

đổi, thích nghi với môi trường mở cửa, cạnh tranh.

Như vậy, các vấn đề đối với nguồn nhân lực viễn thông Việt Nam chủ yếu

tập trung ở khâu đào tạo. Ngoài ra, những hậu quả của quá trình độc quyền kéo dài

cũng góp phần tạo nên sự trì trệ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của ngành

viễn thông Việt Nam.

2.2.4. Mức độ cạnh tranh

a. Mức độ mở cửa thị trường của viễn thông Việt Nam

Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn

thông, trong đó có 5 nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông (điện thoại cố định,

điện thoại di động, dịch vụ thông tin di động, dịch vụ viễn thông quốc tế, dịch vụ

viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP) là VNPT, Viettel,

EVN Telecom, Hanoi Telecom, SPT và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

Riêng Vishipel chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử

dụng giao thức IP [I.8]. Đối với VNPT, bắt đầu từ năm 2006 VNPT đã có những

chuyển biến rất mạnh mẽ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn bưu

chính viễn thông bằng quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ

tướng Chính phủ về việc thành lập công ty mẹ, tập đoàn bưu chính viễn thông Việt

Nam [I.32]. Theo đó, kể từ năm 2006 VNPT sẽ dần dần chuyển đổi để đi vào hoạt

động dưới hình thức công ty mẹ - con với 03 tổng công ty viễn thông vùng và tổng

- 70 -

công ty bưu chính, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty cổ

phần và các đơn vị sự nghiệp. Sự thay đổi của VNPT sẽ tạo ra một giai đoạn hoàn

toàn mới đối với quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trong những

năm tới đây.

b. Thị phần

Đến cuối năm 2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

đang quản lý và khai thác trên 19 triệu thuê bao điện thoại [I.42], chiếm khoảng

74% thị phần viễn thông Việt Nam (71,5% thị phần điện thoại di động - trên 11

triệu thuê bao, trên 43% thị phần Internet - gần 2 triệu thuê bao quy đổi, sản lượng

điện thoại quốc tế chiếm trên 61% thị phần [I.43]). VNPT đang là nhà khai thác

các dịch vụ viễn thông lớn nhất trong cả nước. Tổng công ty Viễn thông Quân đội

(Viettel) là một doanh nghiệp viễn thông mới. Tuy nhiên, cuối năm 2006 Viettel

đã đạt khoảng 5.000.000 thuê bao, chiếm khoản 22% thị phần trên thị trường viễn

thông Việt Nam. Viettel đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng thứ hai

[I.43]. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, SPT có khoảng 500 ngàn thuê bao di

động, hơn 100 ngàn thuê bao cố định, chiếm khoảng 2% thị phần viễn thông Việt

Nam. Các doanh nghiệp viễn thông khác chiếm khoảng 2% thị phần.

VNPT, 74%

Viettel, 22%

SPT, 2% Khác, 2%

Đồ thị 2.8: Thị phần các doanh nghiệp viễn thông VN cuối năm 2006 [I.43]

- 71 -

c. Các chính sách ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh của thị trường viễn thông

Kể từ năm 1995 Nhà nước đã chủ trương thực hiện mở cửa thị trường viễn

thông Việt Nam thông qua việc cấp phép thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu

chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), tiếp đó là một loạt các doanh nghiệp viễn thông

khác được cấp phép hoạt động. Kể từ khi mới thành lập, các doanh nghiệp viễn

thông mới đã được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển thông qua hàng loạt biện

pháp quản lý và chính sách được luật hoá. Trong đó nổi bật nhất là quy định về kết

nối và giá cước, hai yếu tố then chốt để một doanh nghiệp viễn thông mới có thể tồn

tại, tránh bị doanh nghiệp viễn thông cũ sử dụng lợi thế độc quyền để áp dụng các

chính sách cạnh tranh không lành mạnh.

Về quy định kết nối: Điều 43, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông [I.25] đã nêu

rõ: Mọi doanh nghiệp đều có quyền được kết nối mạng viễn thông của mình với các

mạng viễn thông khác, cũng như phải có nghĩa vụ để các doanh nghiệp khác kết nối

vào mạng viễn thông của mình. Đặc biệt, các doanh nghiệp nắm giữ phương tiện

thiết yếu và có vai trò quyết định trong quá trình kết nối không được từ chối các yêu

cầu kết nối hợp lý (về mặt kinh tế và kỹ thuật) của các doanh nghiệp viễn thông

khác. Nếu các doanh nghiệp không tự thoả thuận được với nhau thì Nhà nước mà

đại diện là Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ phải đứng ra can thiệp.

Về quy định giá cước dịch vụ viễn thông: Điều 39, Pháp lệnh Bưu chính

Viễn thông [I.25] quy định: Doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (chiếm trên

30% thị phần và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp việc xâm nhập thị trường đối với

dịch vụ đó) thì phải chịu sự quản lý của Nhà nước về thị phần, chất lượng và giá cả

dịch vụ. Như vậy việc định giá cước dịch vụ của các doanh nghiệp chiếm thị phần

khống chế sẽ phải thông qua sự quản lý của Nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp này

không thể sử dụng chính sách cạnh tranh về giá để gây sức ép với các doanh nghiệp

viễn thông khác.

Tóm lại, hai yếu tố của thị trường tác động đến ngành viễn thông Việt Nam

đó là mức nhu cầu, khả năng tiếp cận sử dụng các sản phẩm dịch vụ viễn thông và

mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường viễn thông Việt

- 72 -

Nam. Mức nhu cầu và tiềm năng của thị trường cao chứng tỏ ngành viễn thông sẽ

có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, mức độ phát triển của ngành viễn thông Việt

Nam cũng cần một phần đóng góp không nhỏ của sự phát triển của toàn bộ nền kinh

tế xã hội. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trên thị trường càng cao sẽ thúc đẩy các

doanh nghiệp viễn thông áp dụng các công nghệ mới, cắt giảm chi phí, nâng cao

chất lượng và giảm giá cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Qua đó, các yếu

tố này sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông Việt Nam phát triển nhanh hơn.

2.2.5. Nghiên cứu phát triển

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và hoạt

động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực viễn thông nói riêng còn rất hạn chế. Các

công trình nghiên cứu ít, chất lượng kém và tỷ lệ ứng dụng thấp. Trong các doanh

nghiệp bưu chính viễn thông, chỉ có VNPT là có hẳn một học viện thực hiện nghiên

cứu phát triển riêng, đó là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Đơn vị này cũng đã đạt được một số thành công nhất định thông qua việc quán triệt

chủ trương thực hiện 03 gắn kết: Đào tạo – Nghiên cứu phát triển – Sản xuất kinh

doanh (theo tinh thần của chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị

về thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [I.4]), lần đầu tiên Việt Nam có được các tổng đài

và phần mềm quản lý viễn thông với quy mô lớn được đưa vào khai thác trên mạng

lưới để thay thế các sản phẩm nhập khẩu, bao gồm: Tổng đài VNEX 1.000 số, tổng

đài cung cấp dịch vụ thông tin tự động (Audiotex, voice mail) MUCOS, hệ thống

tổng đài nhắn tin SMSC cho mạng di động, hệ thống phần mềm tính cước và chăm

sóc khách hàng BCSS,…

Tuy nhiên, những thành công của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn

thông Việt Nam – Đơn vị thuộc VNPT, vẫn chỉ là một phần nhỏ so với yêu cầu phát

triển khoa học công nghệ của ngành. Sự yếu kém của hoạt động nghiên cứu phát

triển ở Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân sau:

(1). Việt Nam chưa có thị trường khoa học công nghệ phát triển: Có một thực tế

hiện nay, các nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, các trường đại

- 73 -

học rất ít có cơ hội để đưa vào ứng dụng, thương mại hoá thành sản phẩm để

kinh doanh. Trong khi đó, các công ty của Việt Nam thì rất ít công ty có khả

năng duy trì một đội ngũ nghiên cứu phát triển đủ chất lượng để nghiên cứu,

định hướng sản phẩm mới cho đơn vị. Kinh nghiệm của các nước như Nhật,

Hàn Quốc là các tập đoàn lớn, các công ty ở bên ngoài sẽ đặt hàng cho các

viện nghiên cứu, từ đó các nghiên cứu sẽ mang tính ứng dụng cao hơn, kết

quả nghiên cứu nếu tốt sẽ được áp dụng vào quá trình sản xuất ngay.

(2). Vấn đề sở hữu trí tuệ: Mặc dù Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế về sở

hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam, đặc

biệt là trong những ngành công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông

tin. Theo báo cáo của liên minh doanh nghiệp phần mềm – BSA và IDC công

bố tháng 5/2005 [II.2], Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền

phần mềm cao nhất thế giới (xem số liệu bảng 2.4).

Bảng 2.4: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2004 [II.2]

Khu vực Tỷ lệ 2004 (%)

Tỷ lệ 2003 (%)

Giá trị vi phạm 2004 (triệu USD)

Giá trị vi phạm 2003 (triệu USD)

Vi phạm/ người 2004

(USD) Thế giới 35 36 32.695 28.794 5.12

Châu Á 53 53 7.897 7.553 2.19

Việt nam 92 92 55 41 0.67

Việc sở hữu trí tuệ bị xâm phạm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt

động nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam, làm triệt tiêu động

lực nghiên cứu của các nhà khoa học.

(3). Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa nhận được sự quan tâm đúng mức

của các cấp quản lý Nhà nước. Các đơn vị nghiên cứu thường là những

viện hoặc các trường đại học, hoạt động theo cơ chế sự nghiệp có thu.

Về cơ chế, các đơn vị này có con dấu và tư cách pháp nhân đầy đủ. Tuy

nhiên, vấn đề cốt yếu nhất là chế độ đãi ngộ cho người lao động mà cụ

thể ở đây là các nhà khoa học lại bị ràng buộc quá chặt chẽ. Theo nghị

- 74 -

định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ quy định tại

điều 11 [I.12]: ”Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí: Hệ

số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với

mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định; Đối với đơn vị

sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm

mức lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu

chung do Nhà nước quy định”. Như vậy đối với các nhà khoa học làm

việc cho các đơn vị này, với học vị tiến sỹ cộng với thâm thiên trên 10

năm công tác cũng chỉ có thể đạt mức lương khoảng 3-4 triệu

đồng/tháng. Mặc dù Nhà nước đã có sự điều chỉnh bằng Nghị định số

115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 để giúp các đơn vị nghiên cứu khoa

học mở thêm chức năng kinh doanh và được áp dụng mức lương trần

cho cán bộ nghiên cứu khoa học nếu đơn vị hoạt động hiệu quả. Tuy

nhiên, sự đãi ngộ như thế vẫn là quá ít để các nhà khoa học có thể an

tâm tập trung vào công tác nghiên cứu của mình trong điều kiện hiện

nay.

2.2.6. Công nghệ

a. Hiện trạng công nghệ mạng viễn thông Việt Nam

Viễn thông là một trong rất ít ngành ở Việt Nam có trình độ công nghệ theo

kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Toàn bộ tổng đài trên mạng lưới đã

được số hoá từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Cùng với xu hướng phát triển viễn

thông của thế giới, từ năm 2004 mạng viễn thông Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang

mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network) và công nghệ IP đã được áp

dụng (ví dụ: điện thoại VoIP 171, 177, 178,...).

Mạng di động hiện đang ở mức độ 2,5G và đang chuyển lên 3G. Một số

mạng như S-Fone, E-Fone sử dụng công nghệ CDMA – Công nghệ mới đang rất

phổ biến ở châu Á. Mạng WiFi đã được triển khai, mạng WiMAX đang được thử

nghiệm để triển khai thực tế trong thời gian ngắn tới đây.

- 75 -

Vấn đề truy cập từ xa đã được cải tiến rất nhiều, chuyển từ hình thức quay số

(dial-up) qua mạng PSTN sang sử dụng mạng băng rộng xDSL. Công nghệ truyền

dẫn đa số đã chuyển sang sử dụng cáp đồng và cáp quang, chỉ còn rất ít những vùng

địa hình hiểm trở, sông nước như vùng Cà Mau, Côn Đảo, Tây nguyên,... là có sử

dụng đường truyền viba ở mạng cấp 2, các vùng còn lại đã chuyển các thiết bị viba

xuống mạng cấp 3 hoặc chỉ dùng làm đường truyền dự phòng.

Toàn bộ hiện trạng công nghệ viễn thông Việt Nam có thể được tóm tắt trong

bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Tóm tắt hiện trạng công nghệ mạng viễn thông Việt Nam [I.5] Stt Chỉ tiêu Việt Nam Thế giới và khu vực

1 Tổng đài Kỹ thuật số Kỹ thuật số, đang chuyển dần sang công nghệ IP

2 Chuyển mạch TDM, bắt đầu chuyển sang IP với công nghệ Softswitch

TDM, bắt đầu chuyển sang IP với công nghệ Softswitch

3 Truyền dẫn Cáp đồng, cáp quang và viba

Cáp đồng, cáp quang, vệ tinh

4 Mạng truy nhập Dial-up, mạng băng rộng xDSL, WiFi

Dial-up, mạng băng rộng xDSL, WiFi, WiMAX

5 Di động GSM thế hệ 2.5G, CDMA

GSM 3G, CDMA, WCDMA

6 Internet Giao thức mạng TCP/IP, tên miền tiếng Việt Giao thức mạng TCP/IP

b. Xu hướng phát triển công nghệ viễn thông của Việt Nam [I.50]

Nhìn chung, xu hướng phát triển công nghệ viễn thông của Việt Nam sẽ theo

những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ chuyển

mạch chuyển sang công nghệ IP, công nghệ truyền dẫn chuyển sang quang hóa sử

dụng ghép kênh DWDM, công nghệ truy nhập chuyển sang băng thông rộng và

không dây, công nghệ di động chuyển lên thế hệ 3G, 4G và xu hướng hội tụ viễn

thông với truyền thông đa phương tiện.

Công nghệ chuyển mạch: Chuyển đổi từ công nghệ TDM sang IP. Đến năm

2010 sẽ sử dụng nhiều chuyển mạch quang, trong tương lai xa sẽ chuyển hẳn sang

- 76 -

công nghệ chuyển mạch quang. Mạng PSTN sẽ chuyển dần sang mạng thế hệ mới

(NGN) với softswitch.

Công nghệ truyền dẫn: Thông tin quang tốc độ cao với công nghệ ghép kênh

phân chia theo bước sóng WDM và ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao

DWDM sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh.

Công nghệ mạng truy nhập: Công nghệ truy nhập băng rộng xDSL, truy

nhập quang Gigabit Ethernet, và công nghệ truy nhập không dây băng rộng (WIFI

và WiMAX) sẽ phát triển mạnh.

Công nghệ thông tin di động: Mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) sẽ

phát triển dựa trên với 2 chuẩn giao diện vô tuyến chính là W-CDMA và CDMA

2000. Công nghệ thông tin di động thứ 4 (4G) sẽ sử dụng hoàn toàn chuyển mạch

gói.

Công nghệ mạng Internet: Ứng dụng công nghệ IPv6 và IP/MPLS, dịch vụ

ENUM, tên miền tiếng Việt.

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet: Các hệ

thống truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy nhập

Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch

vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng Viễn thông và Internet.

Nhìn chung, ngành viễn thông Việt Nam đã làm rất tốt công tác đầu tư phát

triển công nghệ, đưa viễn thông Việt Nam tiếp cận với trình độ của thế giới. Tuy

nhiên, các công nghệ Việt Nam có được chủ yếu do mua hoặc nhận chuyển giao từ

đối tác nước ngoài. Hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong nước

mới chỉ đạt được một số kết quả khiêm tốn, cần đầu tư và khuyến khích nhiều hơn

nữa.

2.2.7. Ma trận các yếu tố bên trong

Từ các phân tích về hiện trạng phát triển của các yếu tố trong ngành viễn

thông, ý kiến của các chuyên gia viễn thông (thông qua phương pháp phỏng vấn

chuyên gia), ta xây dựng được ma trận các yếu tố bên trong (bảng 2.6) như sau:

- 77 -

Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên trong

Stt Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng của các yếu

tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Quy mô mạng viễn thông lớn 0.07 3 0.21 2 Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 0.06 3 0.18 3 Tốc độ tăng doanh thu cao 0.06 3 0.18 4 Đã được quốc tế công nhận 0.05 3 0.15

5 Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác 0.1 4 0.4

6 Công nghệ hiện đại 0.1 4 0.4

7 Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp 0.05 2 0.1

8 Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài 0.1 1 0.1

9 Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 0.08 2 0.16

10 Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 0.15 1 0.15

11 Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 0.08 1 0.08

12 Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 0.1 1 0.1

Tổng cộng 1.00 2.21

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ma trận các yếu tố bên trong ngành

viễn thông là 2,21 (thấp hơn so với mức trung bình là 2,5) cho thấy hoạt động của

các yếu tố nội bộ ngành viễn thông hiện vẫn chưa tốt, ngành viễn thông cần cố gắng

hơn nữa để phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của mình.

2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông Việt Nam

2.2.8.1. Điểm mạnh

- Việt Nam là một trong những nước có mạng viễn thông lớn trên thế giới (xếp

thứ 29 trong 206 nước).

- Tốc độ tăng trưởng điện thoại của ngành viễn thông Việt Nam thuộc loại cao

nhất thế giới (bình quân giai đoạn 1995-2005: 36%/năm).

- 78 -

- Tốc độ tăng doanh thu cao, bình quân giai đoạn 1995-2005 đạt 20%/năm

(gần gấp 3 lần tốc độ tăng của GDP trong cùng thời kỳ).

- Sự phát triển của viễn thông Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và viễn

thông Việt Nam đã xuất hiện trong những bảng đánh giá hàng năm của các tổ

chức quốc tế.

- Tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành viễn thông cao so với các ngành khác.

- Bắt đầu từ năm 1991, với chính sách đi thẳng vào công nghệ hiện đại, ngành

viễn thông là một trong số ít ngành ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiếp

cận được với các nước phát triển trên thế giới.

2.2.8.2. Điểm yếu

- Mật độ sử dụng điện thoại và Internet ở Việt Nam còn thấp, gây khó khăn

cho việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông.

- Chất lượng nhân lực kém, năng suất lao động viễn thông của Việt Nam thuộc

vào loại thấp nhất trong số các nước ASEAN+3 làm cho giá cước viễn thông

cao do mức giá thành cao.

- Do chính sách hạn chế của Nhà nước trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư

vào viễn thông chủ yếu là nguồn vốn Nhà nước. Thời gian tới Nhà nước cần

có chính sách thay đổi phù hợp để tận dụng được nguồn vốn đầu tư của các

thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế nước ngoài.

- Cơ cấu doanh thu ngành viễn thông hiện nay còn phụ quá nhiều vào dịch vụ

viễn thông cơ bản (chiếm khoảng 78% doanh thu-năm 2004), lĩnh vực dịch

vụ giá trị gia tăng và lĩnh vực sản xuất công nghiệp viễn thông vẫn còn ở

mức độ sơ khai, cần được đầu tư nhiều hơn.

- Nguồn lực lao động viễn thông Việt Nam còn yếu, chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao, VNPT vẫn chiếm thị phần rất

lớn với 74%. Các doanh nghiệp viễn thông còn lại như Viettel, EVN

Telecom cũng là doanh nghiệp Nhà nước giống như VNPT.

- 79 -

- Về lĩnh vực nghiên cứu phát triển, Việt Nam chưa có thị trường khoa học

công nghệ, vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được quản lý chặt chẽ. Vì vậy, sẽ rất

khó để đầu tư nghiên cứu phát triển những công nghệ mới mang đặc thù của

Việt Nam như Hàn Quốc và Trung Quốc đã làm được.

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp viễn thông ở Việt Nam còn rất sơ khai.

Tóm lại, xét về tổng thể thì ngành viễn thông Việt Nam đã đạt được những

thành công rất to lớn, vượt chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra về mật độ máy điện

thoại trên 100 dân. Nhà nước đã có những chính sách mở cửa ngành viễn thông rất

cương quyết, điều này đã làm thay đổi bộ mặt ngành viễn thông hiện nay, mang lại

không khí cạnh tranh trong ngành viễn thông, giúp giảm giá cước, nâng cao chất

lượng dịch vụ cho người dân. Bên cạnh những điểm đạt được, ngành viễn thông

Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu cần khắc phục, nổi cộm nhất là chất lượng

nguồn nhân lực viễn thông, kế đến là khắc phục sức ì do ảnh hưởng của thời kỳ độc

quyền kéo dài. Ngoài ra, do điều kiện địa lý và khí hậu của Việt Nam, ngành viễn

thông cũng gặp khó khăn trong cố gắng phát triển mạng lưới viễn thông của mình.

2.3. Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường đối với ngành viễn

thông Việt Nam

2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Kinh tế

Kể từ năm 1991 đến nay, GDP Việt Nam đã đạt được mức độ tăng trưởng rất

cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995 đạt 8,2%, giai

đoạn 1996-2000 đạt 7%, giai đoạn 2001-2005 đạt 7,5% [I.30], năm 2006 đạt 8,17%,

bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1991-2005 đạt gần 7,6%/năm (số liệu chi

tiết xem trong bảng 2.7.2, phụ lục 2.7). Quy mô GDP năm 2005 đã gấp 3,7 lần so

với năm 1985. Tuy đạt được mức tăng trưởng cao như vậy, nhưng nếu xét về số

tuyệt đối GDP của Việt Nam vẫn là một con số khá khiêm tốn, quy mô GDP qua

các năm như sau: Năm 2000: 441.646 ngàn tỷ đồng; Năm 2001: 481.295 ngàn tỷ

đồng; Năm 2002: 535.762 ngàn tỷ đồng; Năm 2003: 613.443 ngàn tỷ đồng; Năm

2004: 713.071 ngàn tỷ đồng; năm 2005: 839.511 ngàn tỷ đồng [I.37]. Mức độ GDP

- 80 -

bình quân đầu người năm 2006 mới đạt 723,5 USD/người (nguồn: Thời Báo Kinh tế

Việt Nam - ngày 7/9/2007), còn thấp xa các nước trên thế giới. Theo Tổng cục

thống kê Việt Nam, năm 2002 Việt Nam xếp thứ 128 thế giới về mức GDP bình

quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái và thứ 127 thế giới về mức độ bình quân

GDP đầu người tính theo tỷ giá sức mua tương đương [I.38]. Như vậy Việt Nam

vẫn ở trong nhóm các nước nghèo trên thế giới. Sự hạn chế về thu nhập của người

dân tất nhiên sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển ngành viễn thông.

Ở Việt Nam, viễn thông vẫn còn được xem là một loại sản phẩm dịch vụ cao cấp

đối với người dân, nếu thu nhập của người dân càng thấp, tỷ lệ chi tiêu cho viễn

thông cũng sẽ càng thấp. Trong tương lai, với sự phát triển của mạng internet và các

công nghệ viễn thông, vai trò là một ngành hạ tầng của ngành viễn thông được thể

hiện rõ hơn, hy vọng ngành viễn thông Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển mạnh

mẽ hơn trong tương lai.

2.3.1.2. Dân số

Theo thông tin của Tổng cục Thống kê [I.35], dân số của Việt Nam năm

2005 là 83.119.900 người phân bổ trên diện tích cả nước 329.314,5 Km2, đạt mật độ

dân số 252 người/Km2 (số liệu chi tiết xem trong bảng 2.6.1, phụ lục 2.6). Việt Nam

là một trong những quốc gia đông dân trên thế giới với hạng thứ 14 [I.36] và cũng

là một trong những nước có mật độ dân số khá cao (hạng thứ 42 trên thế giới) [I.36]

(số liệu chi tiết xem trong bảng 2.6.2, phụ lục 2.6). Đối với ngành viễn thông, dân

số và mật độ dân số cao cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển.

Dân số cao sẽ tác động đến tổng cầu của ngành. Giả sử đến năm 2010 Việt Nam đạt

mật độ điện thoại 50 máy/100 dân, nghĩa là lúc đó ngành viễn thông đã có trên 40

triệu thuê bao, tức là sẽ có hơn 40 triệu người là khách hàng của ngành viễn thông,

đây là con số mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, mật độ dân số cao sẽ

thuận lợi cho ngành viễn thông trong việc phát triển hạ tầng truyền dẫn kết nối,

nâng cao hiệu suất sử dụng hạ tầng mạng lưới viễn thông.

2.3.1.3. Địa lý

- 81 -

Việt Nam có diện tích 331.700 Km2 [II.12], trải dài theo hình chữ S từ bắc

vào nam với tổng chiều dài hơn 2.000 Km, địa hình đồi núi, rừng rậm hiểm trở. Đặc

điểm địa hình của Việt Nam đã gây ra rất nhiều khó khăn trong nỗ lực xây dựng

mạng lưới viễn thông phủ khắp các xã trên toàn quốc, mãi đến năm 2005 Việt Nam

mới hoàn thành chỉ tiêu 100% xã trong cả nước có gắn điện thoại [I.34]. Ngoài ra,

việc xây dựng và quản lý mạng đường trục quốc gia cũng gặp rất nhiều khó khăn,

các sự cố đứt liên lạc đường trục quốc gia vẫn còn xảy ra do mạng đường trục dài

hơn 2.000 Km đi qua nhiều địa hình phức tạp khác nhau. Về khí hậu, Việt Nam có

khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều nên ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị viễn

thông đang hoạt động trên mạng lưới.

Vị trí địa lý của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cambodia và Thái

Lan nên sự phát triển viễn thông của các nước này, đặc biệt là Trung Quốc sẽ có tác

động đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Ngược lại, viễn thông Việt

Nam cũng sẽ có những tác động đến sự phát triển viễn thông của các nước xung

quanh.

Như vậy, điều kiện địa lý của Việt Nam có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát

triển của ngành viễn thông, nhất là đối với tính thống nhất và đồng bộ của mạng

lưới viễn thông toàn quốc. Để khắc phục, chúng ta có thể chia mạng lưới viễn thông

quốc gia ra thành nhiều vùng tách biệt (ít nhất là 03 vùng tương ứng với 03 miền:

Bắc, Trung, Nam) để thuận lợi cho việc quản lý, vận hành khai thác mạng lưới.

2.3.1.4. Cơ chế chính sách

Nhìn chung, hệ thống cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật trong

ngành viễn thông thời gian qua đã được xây dựng, hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ

chức và quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt: công nghiệp sản xuất

trang thiết bị, kinh doanh trang thiết bị, xây dựng công trình viễn thông và đặc biệt là

trong việc kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông. Hệ thống văn bản được tiêu

chuẩn hóa, các quy định kết nối các mạng viễn thông công cộng đã được xây dựng

phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Ngành viễn

thông đang thực hiện từng bước mở cửa thị trường và khuyến khích các thành phần

- 82 -

kinh tế tham gia phát triển viễn thông. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều cơ chế, chính

sách chưa được ban hành kịp thời, phù hợp với tốc độ và nhu cầu phát triển công

nghệ và thị trường. Thời gian cần thiết để ban hành các văn bản pháp quy còn dài.

Đánh giá chi tiết một số điểm cụ thể như sau:

* Vấn đề tham gia thị trường và cấp phép

Theo Pháp lệnh bưu chính viễn thông, hiện nay không có quy định hạn chế

đối với mức cổ phần do nhà đầu tư tư nhân nắm giữ, trừ trong các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng mạng. Chính phủ sẽ nắm giữ cổ phần chủ yếu ở

bất kỳ các liên doanh hạ tầng về mạng nào. Các doanh nghiệp nước ngoài cần phải

tuân thủ những hạn chế quy định trong Luật đầu tư nước ngoài, những hiệp định mà

Việt Nam và các nước đã ký kết về đầu tư, thương mại. Chính phủ thông qua Bộ

Bưu chính Viễn thông sẽ kiểm soát việc nhập khẩu các thiết bị và các tiêu chuẩn

thiết bị viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành. Theo quy định về giấy

phép hiện nay, việc kiểm soát cấp phép sẽ được áp dụng với nhiều dịch vụ khác

nhau. Những điều khoản trong giấy phép sẽ phụ thuộc vào quyết định của Bộ Bưu

chính Viễn thông trên cơ sở các luật hiện hành và quy định đối với doanh nghiệp

viễn thông mới.

Như vậy, các quy định về cấp phép đã được cải tiến theo hướng đơn giản

hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực viễn

thông, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nếu muốn tham gia hoạt động trong

lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam.

* Các quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông

Theo Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa kỳ, lộ trình cho

đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông ở Việt Nam đã được xác lập như sau:

- Vào cuối năm 2003, cho phép liên doanh trong dịch vụ viễn thông giá trị gia

tăng với 50% vốn doanh nghiệp Mỹ.

- Vào cuối năm 2004, cho phép liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ Internet với

50% vốn tối đa từ phía Mỹ.

- 83 -

- Vào cuối năm 2005 cho phép liên doanh trong lĩnh vực điện thoại di động

quốc tế và vệ tinh với vốn tối đa 49% từ phía doanh nghiệp Mỹ.

- Vào cuối năm 2007, cho phép thành lập liên doanh trong dịch vụ điện thoại

tiếng với tối đa 49% số vốn từ phía doanh nghiệp Mỹ.

Như vậy, ngành viễn thông Việt Nam đã có được một lộ trình khá rõ ràng

trong việc mở cửa với các công ty nước ngoài, cụ thể trong trường hợp này là các

công ty viễn thông của Mỹ.

* Về biểu giá và giá cước

Chính sách về giá cước viễn thông hiện nay đã được áp dụng linh hoạt hơn.

Trước đây, chính sách về biểu giá phải tuân theo quyết định số 99/1998/QD-TTg.

Chính phủ quản lý về chính sách biểu giá và giá cước trên cơ sở đề xuất từ Bộ Bưu

chính Viễn thông. Biểu giá áp dụng cho thuê bao dịch vụ điện thoại, cho điện thoại

nội vùng và điện thoại đường dài do Thủ tướng chính phủ thông qua. Biểu giá đối

với dịch vụ di động, quốc tế và Internet và những loại dịch vụ khác do Bộ Bưu

chính Viễn thông thông qua.

Theo Pháp lệnh bưu chính viễn thông và quyết định số 217/2003/QD-TT

ngày 27 tháng 10 năm 2003 về việc quản lý biểu giá dịch vụ bưu chính viễn thông,

Thủ tướng chỉ quyết định giá dịch vụ cho những ngành quan trọng cho sự phát triển

kinh tế và xã hội, Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định giá dịch vụ công cộng, mức

độ chi phối về dịch vụ và kết nối nội vùng. Những yếu tố này dựa trên mức chi phí

ước tính, và những mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Các

doanh nghiệp viễn thông sẽ tự quyết định mức phí cụ thể đối với mỗi dịch vụ viễn

thông dựa trên các tính toán của Bộ Bưu chính Viễn thông.

Pháp lệnh bưu chính viễn thông cũng giới thiệu một thuật ngữ tên là “Mức

thị phần chi phối thị trường”, được giải thích là bất kỳ một doanh nghiệp viễn thông

nào mà có mức thị phần chiếm quá 30%, sẽ phải chịu một số quy định bổ sung thêm

so với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Theo điều 39 của Pháp lệnh

trên, những doanh nghiệp này sẽ phải chịu thanh tra và sẽ bị kiểm soát thị phần,

- 84 -

chất lượng và mức phí đối với tất cả những dịch vụ viễn thông nào họ có thị phần

chi phối bởi một cơ quan Chính phủ có năng lực.

* Quy định kết nối nội vùng

Một số các nguyên tắc cho việc kết nối nội vùng mà tất cả các doanh nghiệp

viễn thông cần phải thực hiện đã được đề ra như sau:

- Tất cả các doanh nghiệp có quyền kết nối mạng lưới của mình với mạng của

những doanh nghiệp khác. Đồng thời, các doanh nghiệp viễn thông cũng

phải cho phép các doanh nghiệp khác kết nối vào mạng của mình với những

điều kiện tương đương và hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin,

chia sẻ các điểm kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo như hợp đồng kết nối

ký kết giữa các bên.

- Các doanh nghiệp có các thiết bị riêng đặc biệt không được phép từ chối đề

nghị kết nối của các doanh nghiệp khác và họ cần phải tạo những điều kiện

thích hợp cho công tác đàm phán và kết nối, nếu những lời đề nghị đó là

thích hợp và khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật.

- Bên yêu cầu kết nối cần phải cung cấp thông tin chi tiết cho việc kết nối như

kiểu cấu hình thiết bị kết nối của mình, điểm kết nối đề nghị, giao diện kết

nối nội vùng; dung lượng yêu cầu, dự đoán lưu lượng yêu cầu trong vòng 12

tháng tiếp theo; đề nghị về định tuyến (routing); tiêu chuẩn tín hiệu và

phương thức đồng bộ hóa; kế hoạch thực hiện cho bên doanh nghiệp khác.

Câu trả lời sẽ được gửi đi trong vòng 30 ngày và phải gửi một bản thông báo

đến cho Bộ Bưu chính Viễn thông. Hợp đồng sẽ được ký trong vòng 45

ngày.

- Doanh nghiệp mong muốn kết nối nội vùng cần phải gửi yêu cầu bằng văn

bản đến cho những doanh nghiệp mà họ muốn kết nối và gửi cho Bộ Bưu

chính Viễn thông. Việc thương thảo sẽ được bắt đầu trong vòng 45 ngày từ

ngày nhận được đề nghị thương lượng và đồng ý đàm phán

- 85 -

* Các chỉ tiêu về kỹ thuật khi kết nối

- Các chỉ tiêu về kỹ thuật cho việc kết nối nội vùng các mạng và thiết bị do Bộ

Bưu chính Viễn thông đặt ra và theo hướng dẫn của ITU.

- Phương pháp kết nối nội vùng mạng phải độc lập đối với những đặc điểm

bên trong của mỗi mạng (mạng chuyển mạch, truyền dẫn, công nghệ) và

mạng của mỗi doanh nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng cho bất kỳ mạng nào

khác. Mạng chuyển mạch và mạng truyền dẫn cần phải được triển khai như

trong kế hoạch, với dung lượng đầy đủ để truyền lưu lượng theo hợp đồng

kết nối nội vùng ký kết giữa các bên.

- Giao diện và chất lượng kết nối nội vùng giữa các mạng phải tuân theo chuẩn

giao diện mạng do Bộ Bưu chính Viễn thông quy định.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, việc kết nối của các doanh nghiệp viễn thông

mới sẽ dễ dàng hơn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, tránh được sự

chèn ép của các doanh nghiệp viễn thông lớn.

2.3.1.5. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập đối với thị trường viễn thông Việt Nam

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia ký kết một số hiệp định, thoả thuận

quốc tế liên quan đến viễn thông gồm: (1). Đối với khu vực ASEAN: Tham gia vào

Hiệp định về Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung về

Thương mại Dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định về Không gian Thương mại điện

tử ASEAN (eASEAN); (2). Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương:

Thông qua các cam kết trong Kế hoạch hành động chung và kế hoạch hành động

quốc gia; (3). Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Phần Thương mại Hàng

hoá và Thương mại Dịch vụ [I.1]. Đặc biệt, Việt Nam đã chính thức là thành viên

thứ 150 của WTO từ ngày 07/11/2006. Các ảnh hưởng của tiến trình hội nhập đối

với ngành viễn thông Việt Nam như sau:

a. Các quy định của ASEAN

- Thuế suất

- 86 -

Hiện nay, khi áp dụng mức thuế suất theo đúng quy định của CEPT, sản xuất

trong nước cũng không bị ảnh hưởng nhiều vì hầu hết các mặt hàng công nghiệp

viễn thông trước đó đã được áp dụng mức thuế suất từ 0 đến 10%.

- Về định hướng thị trường

Đối với các nước ASEAN, mặc dù cố gắng thúc đẩy quan hệ thương mại

giữa các nước trong khu vực, nhưng thị trường chính hiện nay vẫn là hướng đến thị

trường các nước châu Âu, châu Mỹ. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp viễn

thông, các sản phẩm trong khu vực ASEAN mới chỉ là lắp ráp gia công cho nước

ngoài hoặc sản xuất cáp, vật liệu viễn thông phục vụ thị trường trong nước. Vì thế,

khả năng các nước ASEAN thâm nhập thị trường, gây tác động đến doanh nghiệp

sản xuất viễn thông trong nước là không lớn.

- Về sức cạnh tranh nội địa với các sản phẩm có giá trị lớn

Ngành viễn thông Việt Nam cũng đã có các Liên doanh sản xuất hàng công

nghiệp trình độ cao, mặc dù cũng giống như các nước ASEAN là phần lớn dựa trên

cơ sở lắp ráp các thiết bị và đang trong giai đoạn tiếp thu công nghệ sản xuất là

chính, nhưng các doanh nghiệp này cũng tạo ra sức đẩy ngược lại đối với một số

sản phẩm công nghiệp khi cạnh tranh với các quốc gia ASEAN [I.1]. Hầu hết các

sản phẩm khác đều sử dụng từ các nguồn nhập khẩu có chất lượng công nghệ cao

mà bản thân các quốc gia ASEAN chưa thể đạt tới hoặc chỉ là môi trường trung

gian để thâm nhập vào từng thành viên trong toàn khối.

b. Các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

- Thuế quan

Toàn bộ các sản phẩm công nghiệp viễn thông của Hoa Kỳ sẽ được hưởng

mức thuế tối huệ quốc, tức là mức thuế ưu đãi dành cho tất cả những quốc gia đã có

hiệp định thương mại hoặc cam kết thương mại với Việt Nam về việc dành quy chế

đối xử bình đẳng với Việt Nam. Trong tổng số 21 dòng thuế sản phẩm công nghiệp

viễn thông sẽ có 7 dòng thuế được hưởng mức thuế suất từ 0% đến 5%. Việc có một

số đáng kể các dòng thuế với mức thuế suất từ 0% đến 5% trong danh mục thuế

nhập khẩu của Việt Nam là do trước đây ta chủ yếu nhập các sản phẩm này thông

- 87 -

qua con đường viện trợ phát triển chính thức, dẫn tới việc áp dụng mức thuế trên là

hợp lý. Các dòng thuế khác áp dụng mức thuế suất từ 10% đến 40%. Trên thực tế

việc nhập khẩu thiết bị áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc đã được Việt Nam dành

một cách không chính thức cho Hoa Kỳ và Nhật Bản từ đầu năm 2000 với thời hạn

là 01 năm. Do vậy có thể thấy rằng việc ảnh hưởng của các quy định về giảm thuế

suất đối với các sản phẩm công nghiệp viễn thông theo mức thuế Tối huệ quốc là

không lớn đối với ngành viễn thông. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công

nghiệp viễn thông lớn hầu hết có vốn và chịu sự điều hành thông qua Hội đồng

quản trị từ phía các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

- Quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối

Căn cứ vào phụ lục C và D của Hiệp định, Quyền kinh doanh nhập khẩu và

quyền phân phối được cho phép ngay lập tức hoặc sau 5, 7 năm khi Hiệp định có

hiệu lực đối với 50% mặt hàng sản phẩm công nghiệp, còn lại 50% đều chưa cam

kết cho phép các quyền này. Các sản phẩm này khi áp dụng thuế suất tối huệ quốc

vẫn có mức thuế suất rất cao từ 20 đến 40%, một mức thuế suất hợp lý đối với việc

bảo hộ sản phẩm công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Hoa Kỳ với

sự phát triển đã có thời gian lâu dài, có các công nghệ nguồn, với kinh nghiệm về

kinh doanh và thương mại, các kinh nghiệm về quản lý và điều hành sản xuất sẽ tạo

ra sức cạnh tranh vượt trội đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong

nước, thậm chí là với các liên doanh với đối tác nước ngoài.

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực mà cụ thể là các nhân công, kỹ thuật viên có trình độ, đã qua

đào tạo, có kinh nghiệm cũng sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút. Các

doanh nghiệp Hoa Kỳ với lợi thế về khả năng quyết định và đãi ngộ, sẽ rất thuận lợi

thu hút nguồn nhân lực từ chính các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn nhân lực có

trình độ thường đảm nhiệm các khâu then chốt trong quá trình sản xuất, khi bị thu

hút chuyển dịch tạo ra chỗ hổng và gây tổn hại tới cả một dây chuyền sản xuất, làm

gia tăng chi phí đào tạo.

- Đối với dịch vụ viễn thông [I.18]

- 88 -

Các dịch vụ viễn thông cao cấp - dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Việt

Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau hai năm kể từ khi Hiệp định có hiệu

lực, với mức vốn góp tối đa của Hoa Kỳ là 50%. Dịch vụ Internet có lộ trình thực

hiện là ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các

dịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau bốn năm kể từ khi Hiệp định

có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Hoa Kỳ khống chế ở mức 49% vốn

pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc

tế, cho phép thành lập liên doanh sau sáu năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với

mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam

đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành

đánh giá thi hành Hiệp định sau ba năm. Những cam kết này càng cho thấy tính chất

“tối thiểu” của các thỏa thuận và thể hiện quyết tâm tăng tốc tự do hoá thị trường

viễn thông theo chuẩn WTO của Việt Nam.

Về giới hạn tiếp cận thị trường, Hiệp định quy định các công ty cung cấp

dịch vụ Hoa Kỳ có thể cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng kinh doanh với các

nhà khai thác trạm cổng của Việt Nam hoặc chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh

doanh với đối tác Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ Viễn thông. Liên doanh

với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ Viễn thông sau 2 năm (3 năm

với dịch vụ Internet) kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và phần góp vốn của Hoa Kỳ

không quá 50% vốn pháp định của Liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không

được phép xây dựng mạng đường trục và quốc tế riêng mà phải thuê chúng từ các

công ty khai thác dịch vụ Việt Nam.

c. Các cam kết gia nhập WTO [II.22]

Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến viễn thông gồm

dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng quy định giới hạn xâm nhập thị

trường như sau:

- Dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại tiếng nói, chuyển mạch gói, chuyển

mạch vòng, telex, telegraph).

- 89 -

+ Đối với các dịch vụ không thiết yếu: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam phải

mở cửa cho các đối tác nước ngoài thành lập liên doanh với số vốn góp tối đa

của bên nước ngoài là 51% vốn pháp định. Sau thời gian gia nhập 03 năm,

phần vốn góp của bên nước ngoài lên đến 65% vốn pháp định.

+ Đối với các dịch vụ thiết yếu: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam cho phép

bên nước ngoài được góp vốn lên đến 49% vốn pháp định và được giữ 51%

quyền điều hành đối với liên doanh.

- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác

+ Dịch vụ không thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, Việt Nam cho phép bên nước

ngoài được góp đến 70% vốn pháp định trong các liên doanh.

+ Dịch vụ thiết yếu: Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bên nước ngoài

được phép lập liên doanh đối với Việt Nam và tỷ lệ góp vốn cao nhất là 49%

vốn pháp định trong các liên doanh.

- Dịch vụ giá trị gia tăng (thư điện tử, thư thoại, truy cập cơ sở dữ liệu và

thông tin trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, xử lý dữ liệu và thông tin trực

tuyến).

+ Dịch vụ không thiết yếu: Bên nước ngoài được phép lập liên doanh và góp

nhiều nhất là 51% vốn pháp định kể từ khi gia nhập. Sau 03 năm, bên nước

ngoài được góp nhiều nhất 65% vốn pháp định của liên doanh.

+ Dịch vụ thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, bên nước ngoài được phép tham gia

liên doanh với mức vốn góp cao nhất là 50% vốn pháp định và được giữ

nhiều nhất 51% quyền điều hành đối với liên doanh.

- Dịch vụ truy nhập internet

+ Dịch vụ không thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, Việt Nam sẽ mở cửa cho đối

tác nước ngoài tham gia liên doanh và góp vốn nhiều nhất 51% vốn pháp

định. Sau 03 năm, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài nhiều nhất là 65% vốn

pháp định.

+ Dịch vụ thiết yếu: Bên nước ngoài được phép góp vốn với tỷ lệ nhiều nhất

là 50% vốn pháp định của liên doanh.

- 90 -

Tóm lại, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO các công ty viễn thông nước

ngoài có thể tham gia liên doanh viễn thông tại Việt Nam với mức góp vốn lên đến

51% vốn pháp định đối với dịch vụ không thiết yếu và ít nhất là 49% đối với dịch

vụ thiết yếu. Sau 03 năm tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài là 65% vốn pháp định

đối với dịch vụ không thiết yếu. Như vậy, tình hình cạnh tranh trong ngành viễn

thông sẽ quyết liệt hơn.

2.3.2. Môi trường vi mô

2.3.2.1. Khách hàng

Tính đến hết tháng 6 năm 2007, Việt Nam có 38.310.000 thuê bao điện thoại,

đạt mật độ 45,27 máy điện thoại/100 dân [I.8] – Số liệu chi tiết tại đồ thị 2.9 và 2.10

Đồ thị 2.9: Số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 [I.8]

Đồ thị 2.10: Mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 [I.8]

- 91 -

Nếu xem mỗi thuê bao là một khách hàng thì đến tháng 6/2007 ngành viễn

thông Việt Nam có 38.310.000 khách hàng. Các đặc tính của những khách hàng này

được mô tả như sau:

- Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi:

Đa số khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam còn rất trẻ, số lượng khách

hàng dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 66%. Những khách hàng này có khả năng tiếp

tục sử dụng các dịch vụ viễn thông thêm ít nhất 20 năm nữa. Vì thế, ngành

viễn thông Việt Nam cần có chính sách ưu tiên giữ chân những khách hàng

hiện có của mình.

From 40 to 50 years old

25%

From 50 years old and above

9%

Under 30 years old

28%

From 30 to 40 years old

38%

Đồ thị 2.11: Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi

(Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT)

- Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng hàng tháng:

From 1.000.000 VND

and above2%

From 200.000 - 400.000 VND

11%

From 400.000 - 600.000 VND

3%

From 600.000 - 1.000.000 VND

3%

Under 200.000 VND81%

Đồ thị 2.12: Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng

(Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT)

- 92 -

Từ đồ thị 2.12 ta thấy, 81% khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam có

mức cước sử dụng điện thoại hàng tháng dưới 200.000 đồng (tương đương

với 2.400.000 đồng/năm hay tương đương 150 USD/năm). Những khách

hàng sử dụng điện thoại từ 400.000 đồng/tháng trở lên chỉ chiếm 8%. Như

vậy, sức mua của khách hàng còn rất thấp. Ngành viễn thông cần có chính

sách khuyến khích khách hàng sử dụng điện thoại nhiều hơn thông qua việc

tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.

- Loại khách hàng:

Personal87%

Company13%

Đồ thị 2.13: Cơ cấu khách hàng theo loại hình đăng ký

(Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT)

Theo đồ thị 2.13, 87% khách hàng viễn thông Việt Nam là cá nhân, chỉ có

13% là đối tượng doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, điều này lý giải tại sao

mức cước sử dụng điện của khách hàng rất thấp. Do mức thu nhập bình quân

đầu người ở Việt Nam còn thấp nên các cá nhân chưa thể chi quá nhiều cho

các dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp và cơ quan

Nhà nước, do nhu cầu công việc nên những đối tượng này sẽ sử dụng dịch vụ

viễn thông nhiều hơn. Như vậy, ngành viễn thông Việt Nam cần quan tâm

phát triển và giữ chân các khách hàng là doanh nghiệp và các cơ quan. Đây

chính là những đối tượng mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngành.

2.3.2.2. Đối tác và đối thủ cạnh tranh

Như đã phân tích ở mục 2.1.1, Việt Nam có mạng viễn thông lớn thứ 29 trên

thế giới. Vì thế, các công ty viễn thông trên thế giới rất quan tâm đến thị trường

- 93 -

Việt Nam. Hầu hết các công ty viễn thông hàng đầu thế giới đều đã là đối tác cung

cấp các thiết bị và công nghệ cho mạng viễn thông Việt Nam như Alcatel, Ericsson,

Siemens, Motorola,… (chi tiết xem tại phụ lục 2.18). Do đó, ngành viễn thông Việt

Nam cũng kế thừa được các thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các

đối tác để phát triển. Tuy nhiên, dưới áp lực mở cửa thị trường viễn thông sau khi

Việt Nam gia nhập WTO, các đối tác này cũng sẽ trở thành những đối thủ cạnh

tranh trực tiếp với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

Thế mạnh của các tập đoàn viễn thông nước ngoài này có thể kể đến gồm:

- Có khả năng tài chính mạnh mẽ;

- Có kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh viễn thông trong môi trường

cạnh tranh từ nhiều năm nay;

- Đã có kinh nghiệm về thị trường viễn thông Việt Nam sau một thời gian dài

là đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ;

- Có khả năng về nghiên cứu phát triển công nghệ.

Tuy nhiên khi tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam, các công ty viễn

thông nước ngoài sẽ gặp một số bất lợi sau:

- Không thể hiểu rõ hết hành vi tiêu dùng của người Việt Nam;

- Chưa có khách hàng nên phải phát triển từ đầu;

- Chi phí quản lý cao;

- Bị phụ thuộc vào các công ty viễn thông Việt Nam trong việc phát triển

mạng lưới.

2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE

Dựa trên việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài (vĩ mô và vi mô)

của ngành viễn thông, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông (thông

qua việc khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia), chúng ta có thể thiết

lập một ma trận các yếu tố bên ngoài như sau (xin xem ở trang kế tiếp):

- 94 -

Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài

Stt Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các

yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Tốc độ tăng trưởng GDP cao 0.06 3 0.18 2 Quy mô dân số lớn 0.1 3 0.3

3 Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện 0.12 4 0.48

4 Số lượng khách hàng tăng nhanh 0.06 3 0.18 5 Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 0.05 3 0.15

6 Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

0.05 3 0.15

7 Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

0.15 4 0.6

8 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp 0.06 2 0.12

9 Điều kiện địa hình hiểm trở 0.05 2 0.1 10 Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 0.05 2 0.1

11 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài 0.15 1 0.15

12 Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

0.1 1 0.1

Tổng cộng 1.00 2.61

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam trong

ma trận EFE là 2,61 (cao hơn một chút so với mức trung bình: 2,5). Điều này cho

thấy mức độ phản ứng của ngành viễn thông Việt Nam với các yếu tố môi trường ở

mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, ngành viễn thông Việt Nam cũng cần cải thiện

hơn nữa để có thể nắm bắt tốt các cơ hội, đồng thời giảm các nguy cơ của môi

trường bên ngoài một cách hiệu quả hơn.

2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính

Các công ty viễn thông nước ngoài được chia làm 03 nhóm để đánh giá:

Nhóm thứ nhất gồm các công ty thuộc các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật; Nhóm thứ

- 95 -

hai gồm các công ty viễn thông thuộc các nước công nghiệp mới; Nhóm thứ ba là

các công ty viễn thông Trung Quốc. Số liệu đánh giá như sau:

Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh

Châu Âu và Mỹ, Nhật

Các nước NICs Trung Quốc

Stt Các yếu tố thành công

Mức độ

quan trọng của các

yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Khả năng về tài chính 0.15 4 0.6 4 0.6 3 0.45

2 Khả năng về công nghệ 0.14 4 0.56 3 0.42 2 0.28

3

Kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh viễn thông trong môi trường cạnh tranh từ nhiều năm nay

0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16

4

Đã có kinh nghiệm về thị trường viễn thông Việt Nam sau một thời gian dài là đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ

0.08 2 0.16 2 0.16 2 0.16

5 Thương hiệu mạnh 0.1 4 0.4 4 0.4 3 0.3 6 Chất lượng sản phẩm 0.1 4 0.4 3 0.3 2 0.2

7 Không hiểu rõ hết hành vi tiêu dùng của người Việt Nam

0.07 2 0.14 1 0.07 1 0.07

8 Chưa có khách hàng 0.07 1 0.07 1 0.07 1 0.07 9 Chưa có mạng lưới 0.07 1 0.07 1 0.07 1 0.07 10 Chi phí quản lý cao 0.14 1 0.14 2 0.28 4 0.56 Tổng cộng 1.00 2.78 2.61 2.32

Nhận xét: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh cho thấy những công ty

đến từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu là đối thủ đáng

quan tâm nhất, xếp kế tiếp là các công ty thuộc những nước công nghiệp mới, cuối

cùng là các công ty đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các công ty đến từ 03

- 96 -

nhóm trên đều có những thế mạnh riêng và sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh

so với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam

Từ việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, có thể tóm tắt các cơ hội

và nguy cơ của ngành viễn thông Việt Nam hiện nay như sau:

2.3.5.1. Cơ hội

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao.

- Với số lượng dân số lớn thứ 14 trên thế giới, tiềm năng quy mô của thị

trường viễn thông Việt Nam rất lớn.

- Chính sách viễn thông của Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở

cửa tạo cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.

- Số lượng khách hàng tăng nhanh trong những năm gần đây.

- Cơ cấu tuổi của khách hàng còn trẻ.

- Các đối tác của viễn thông Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ cao

và kinh nghiệm quản lý tốt.

- Công nghệ viễn thông thế giới đang chuyển dần theo hướng IP hoá sẽ tạo

điều kiện cho Việt Nam có thể tự phát triển các phần mềm viễn thông.

- Xu hướng di động hoá trong viễn thông tạo điều kiện cho Việt Nam phủ

sóng ở những vùng địa hình phức tạp.

- Thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài.

2.3.5.2. Nguy cơ

- Quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp

nên sẽ khó phát triển các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

- Điều kiện địa hình hiểm trở và trải dài của Việt Nam gây khó khăn trong

quá trình phát triển mạng lưới viễn thông.

- Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều ở Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực

đến tuổi thọ của thiết bị viễn thông trên mạng lưới.

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài.

- 97 -

- Mức doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng của viễn thông Việt Nam

còn thấp.

- Vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận

với công nghệ thông tin

- Sự trùng lắp trong đầu tư mạng lưới gây lãng phí giữa các nhà cung cấp

dịch vụ viễn thông.

Tóm lại, hiện nay ngành viễn thông vẫn còn rất nhiều khó khăn về mặt môi

trường: Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp,

điều kiện địa hình và khí hậu không thuận lợi, cùng với nguy cơ cạnh tranh mạnh

mẽ của các tập đoàn tư bản nước ngoài sau khi Việt Nam mở cửa thị trường theo

các cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên thì ngành

viễn thông Việt Nam cũng gặp rất nhiều thuận lợi từ sự năng động của nền kinh tế

trong thời gian qua, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ở mức cao hàng đầu thế

giới, cơ chế chính sách ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng hơn,

quy mô dân số lớn,… Ngành viễn thông Việt Nam có các chính sách để tận dụng

các cơ hội và hạn chế các nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài để tiếp tục giữ nhịp

độ phát triển như hiện nay trong tương lai.

- 98 -

Tóm tắt chương 2

Kể từ năm 1991, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, các cơ chế chính sách

trong ngành viễn thông cũng được củng cố và hoàn thiện không ngừng theo hướng

mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong vòng 12 năm qua, số lượng

thuê bao điện thoại của Việt Nam đã tăng lên hơn 34 lần (38.310.000 thuê bao vào

tháng 6/2007 so với 1.164.547 thuê bao vào năm 1996). Tốc độ tăng trưởng thuê

bao điện thoại bình quân giai đoạn 1995-2005 của Việt Nam đạt 36%/năm, đưa Việt

Nam thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao hàng đầu

thế giới. Doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2005 chiếm tỷ trọng hơn 4,5% GDP

với hơn 41.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1995-2005, doanh thu viễn thông Việt

Nam có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng GDP

trong thời kỳ này. Việt Nam cũng là nước có quy mô mạng viễn thông lớn trên thế

giới. Theo xếp hạng của ITU, năm 2006 mạng viễn thông Việt Nam đứng hạng thứ

29/206 nước được xếp hạng.

Về khoa học công nghệ, trình độ công nghệ của các thiết bị trên mạng lưới

hiện nay đã tiếp cận được với trình độ của thế giới. Mạng lưới viễn thông Việt Nam

đang dần chuyển sang mạng IP với chuyển mạch mềm và truyền dẫn quang. Các

dịch vụ giá trị gia tăng đã được triển khai trên mạng NGN. Mạng di động ở Việt

Nam cũng đang được đầu tư theo định hướng phát triển chung của thế giới với

GPRS, 2.5G, WIFI và sắp tới là WCDMA, WIMAX. Tuy nhiên, khả năng làm chủ

các thiết bị công nghệ trên mạng lưới của Việt Nam chưa cao. Các thiết bị công

nghệ viễn thông chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, mạng viễn thông

Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào các đối tác cung cấp thiết bị

công nghệ ở nước ngoài.

Đối với các chỉ số đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thông tin theo tiêu

chuẩn quốc tế (ISI, E-Readiness Index, NRI), tuy vẫn còn khiêm tốn đứng ở nhóm

cuối bảng xếp hạng, nhưng sự xuất hiện của Việt Nam trong các bảng xếp hạng này

đã chứng tỏ những cố gắng của ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua đã được

quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã có tên trên bản đồ thông tin thế giới.

- 99 -

Bên cạnh những thành công đạt được, ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn

bộc lộ khá nhiều điểm bất cập. Nhân lực làm việc trong ngành viễn thông Việt Nam

hiện nay đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Số lượng lao động trong ngành

quá dư thừa (hiện nay tổng số lao động trong ngành viễn thông khoảng 50 ngàn

người) nhưng ngành viễn thông vẫn còn đang rất thiếu các chuyên gia kỹ thuật và

quản lý có trình độ, kinh nghiệm và ngoại ngữ đáp ứng được các đòi hỏi của ngành

viễn thông hiện nay. Năng suất lao động trong viễn thông của Việt Nam thuộc vào

nhóm thấp nhất trong số các nước ASEAN+3.

Ngoài ra, cơ cấu doanh thu viễn thông Việt Nam hiện nay chưa được cân đối,

doanh thu viễn thông còn phụ thuộc nhiều vào dịch vụ viễn thông cơ bản (chiếm

78% trên tổng số). Các lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và cung cấp dịch vụ giá

trị gia tăng mới phát triển ở giai đoạn đầu. Mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn

thông hiện nay chưa cao, VNPT vẫn còn chiếm 74% thị phần, các doanh nghiệp

viễn thông mới (Viettel, EVN Telecom) cũng đều là doanh nghiệp Nhà nước. Vì

thế, nguồn vốn đầu tư cho viễn thông hiện nay chủ yếu là vốn Nhà nước, ngành viễn

thông Việt Nam còn chưa tận dụng được các nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước

ngoài cho quá trình phát triển.

Mặt khác, khi hội nhập vào thị trường quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam

sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn viễn thông nước

ngoài. Các quy định trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết

của Việt Nam với các nước trong quá trình đàm phán gia nhập WTO sẽ là những

thách thức khó nhất từ trước đến nay cho ngành viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó,

những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010

hiện nay về chỉ tiêu tạo cạnh tranh, trình độ nhân lực, mức độ đa dạng dịch vụ sẽ

buộc ngành viễn thông phải có những thay đổi thích ứng trong thời gian tới.

Số điểm quan trọng của ma trận các yếu tố bên trong ngành viễn thông chỉ

đạt 2,21 – thấp hơn mức trung bình 2,5 – cho thấy ngành viễn thông Việt Nam cần

phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc cải thiện các hoạt động nội bộ của mình.

Mức độ phản ứng của ngành viễn thông Việt Nam với các yếu tố bên ngoài đạt mức

- 100 -

trên trung bình với số điểm quan trọng của ma trận các yếu tố bên ngoài là 2,61.

Ngoài ra, các công ty đến từ các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật sẽ là đối

thủ cạnh tranh của viễn thông Việt Nam khi thực hiện mở cửa thị trường, kế đến là

các công ty thuộc các nước NICs và Trung Quốc.

Tóm lại, với thực trạng phát triển viễn thông hiện nay và những yêu cầu thay

đổi cấp bách ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

ngành viễn thông Việt Nam cần phải có định hướng xa hơn, phù hợp hơn với bối

cảnh hiện tại, đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

- 101 -

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH

VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020

Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam

đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển của

ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 là “…với công nghệ thông tin và truyền

thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành

một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp

phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước”. Cụ thể như sau [I.5]:

- Ứng dụng rộng rãi viễn thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả

thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam

điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao

dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực

ASEAN. Hình thành xã hội thông tin.

- Công nghiệp viễn thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh

thu khoảng 15 tỷ USD vào năm 2010.

- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu

trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy/100 dân

trong đó mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện

thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân vào năm 2010.

- Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học đạt

trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh

viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ

khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

- 102 -

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam

3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu

3.2.1.1. Quan điểm phát triển

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển đề ra trong nghị quyết Đại hội

X của Đảng đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội (phụ lục 3.2), quan điểm phát

triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính như sau:

- Viễn thông là một ngành hạ tầng thông tin của xã hội. Với vai trò là một

ngành hạ tầng, sự phát triển của ngành viễn thông sẽ kéo theo sự phát triển

của các ngành kinh tế khác. Ngược lại, nếu ngành viễn thông bị trì trệ sẽ gây

khó khăn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, phải ưu tiên đầu

tư để ngành viễn thông phát triển trước các ngành kinh tế khác.

- Viễn thông là một ngành kinh tế lớn. Ngoài vai trò là ngành hạ tầng phục vụ

cho sự phát triển chung của xã hội, ngành viễn thông cũng phải tiếp tục duy

trì vai trò hàng đầu về đóng góp doanh thu cho sự tăng trưởng GDP của đất

nước.

- Sự phát triển của ngành viễn thông phải đảm về an ninh trật tự xã hội, giữ

vững độc lập và chủ quyền quốc gia.

- Viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của

người dân thông qua các dịch vụ cung cấp.

Trong quá trình phát triển, tuỳ theo tình hình thực tế mà các chương trình

phát triển viễn thông ở mỗi giai đoạn sẽ nhấn mạnh một hay nhiều mục tiêu. Tuy

nhiên, trong toàn bộ giai đoạn phát triển thì ngành viễn thông Việt Nam phải quán

triệt quan điểm phát triển trên.

3.2.1.2. Các dự báo

a. Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020

Dựa vào tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 1995-2005, ta tính được tốc

độ tăng dân số bình quân của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 là 1,25%/năm. Từ đó

tính được quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 2006-2020 như sau:

- 103 -

Bảng 3.1: Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2007-2020 Đơn vị tính: triệu người

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 85.59 86.66 87.74 88.83 89.94 91.06 92.19

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 93.34 94.50 95.68 96.87 98.08 99.30 100.54

b. Dự báo quy mô GDP Việt Nam đến năm 2020

Căn cứ vào tốc độ tăng GDP hàng năm giai đoạn 1995-2005, ta tính được tốc

độ tăng GDP bình quân giai đoạn này là 7,38%/năm. Giả định giai đoạn 2007-2020

cũng có tốc độ tăng trưởng bình quân như trên, quy mô GDP của Việt Nam giai

đoạn này như sau:

Bảng 3.2: Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2020 Đơn vị tính: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 966664 1038039 1114684 1196989 1285370 1380277 1482191

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1591631 1709151 1835349 1970864 2116386 2272652 2440456 c. Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam đến năm 2020

c1. Trường hợp 1: Căn cứ tốc độ tăng doanh thu bình quân trong quá khứ

Căn cứ tốc độ tăng doanh thu của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn

1995-2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,21%/năm. Nếu trong giai đoạn

2006-2020 tốc độ tăng doanh thu viễn thông bình quân vẫn tương đương giai đoạn

1995-2005. Quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007-2020 dự kiến

sẽ là:

Bảng 3.3: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 1) Đơn vị tính: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 56791 68270 82068 98655 118594 142563 171377

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 206014 247652 297705 357875 430206 517156 621679

- 104 -

c2. Trường hợp 2: Căn cứ tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP

Tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP của Việt Nam giai đoạn

1995-2005 là 0,19%/năm. Từ đó tính được tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP giai

đoạn 2007-2020 là:

Bảng 3.4: Dự báo tỷ trọng doanh thu viễn thông Việt Nam (2007-2020) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

5.07% 5.26% 5.46% 5.65% 5.84% 6.03% 6.23% 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

6.42% 6.61% 6.80% 7.00% 7.19% 7.38% 7.57%

Từ số liệu dự báo quy mô GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ở bảng 3.2

ta tính được quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007-2020 như sau:

Bảng 3.5: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 2) Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 49035 54651 60829 67622 75086 83284 92283

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 102157 112985 124856 137864 152113 167713 184789

Để đảm bảo tính khả thi, luận án lấy số liệu dự báo quy mô doanh thu viễn

thông trong trường hợp 2 làm số liệu dự báo chính thức.

c3. Trường hợp 3: Lấy bình quân của trường hợp 1 và trường hợp 2

Trường hợp 1 là dự báo theo mức độ lạc quan, trường hợp 2 là dự báo doanh

thu viễn thông giai đoạn 2007-2020 với mức độ ít lạc quan hơn. Nếu lấy bình quân

của truờng hợp 1 và 2 ta có kết quả dự báo doanh thu viễn thông Việt Nam giai

đoạn 2007-2020 như sau:

Bảng 3.6: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 3) Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 52913 61460 71448 83138 96840 112923 131830

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 154085 180319 211281 247870 291159 342434 403234

- 105 -

d. Dự báo tổng số thuê bao của mạng viễn thông Việt Nam đến năm 2020

Tốc độ tăng thuê bao máy điện thoại bình quân giai đoạn 1995-2005 là

35,92%, giả định Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này đến năm 2010, lúc

độ mật độ máy điện thoại sẽ đạt mức khoảng 100 máy/100 dân. Theo kinh nghiệm

phát triển của các nước trên thế giới (Singapore, Hàn Quốc, Mỹ,…), khi mật độ

điện thoại đạt 100 máy/100 dân, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống dưới 20%/năm.

Nếu mật độ điện thoại đạt khoảng 150 máy/100 dân, tốc độ tăng trưởng cao nhất sẽ

chỉ đạt khoảng 10%. Vì thế, giả định tốc độ tăng trưởng máy điện thoại các giai

đoạn phát triển trong tương lai như sau:

2007-2010: 35.92%/năm

2011-2015: 15%/năm

2016-2020: 10%/năm

Dự kiến tổng số máy điện thoại trên mạng viễn thông Việt Nam giai đoạn

2007-2020 là:

Bảng 3.7: Dự báo tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam (2007-2020) Đơn vị tính: máy điện thoại

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 28411613 38615857 52485031 71335423 82035736 94341097 108492261

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

124766101143481016 157829117 173612029 190973232 210070555 231077611

Tốc độ tăng tỷ trọng thuê bao di động so với thuê bao cố định trong tổng số

máy điện thoại giai đoạn 1995-2005 là 5,73%/năm. Như vậy dựa vào dãy số liệu quá

khứ, ta tính được tỷ trọng thuê bao di động trên mạng lưới viễn thông những năm tới

là:

Bảng 3.8: Dự báo tỷ trọng thuê bao di động trên mạng viễn thông (2007-2020) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

72% 78% 83% 89% 95% 100% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

- 106 -

Vậy, số lượng các thuê bao di động và cố định của Việt nam giai đoạn 2006-

2020 sẽ là:

Bảng 3.9: Dự báo tổng hợp số thuê bao trên mạng viễn thông (2007-2020) Đơn vị tính: máy điện thoại

2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 28411613 38615857 52485032 71335423 82035736Cố định 8010449 8673302 8778992 7841795 4314290Di động 20401164 29942555 43706040 63493628 77721446

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số 94341097 108492261 124766101 143481016 157829117 173612029Cố định 0 0 0 0 0 0Di động 94341097 108492261 124766101 143481016 157829117 173612029

2018 2019 2020

Tổng số 190973232 210070555 231077611Cố định 0 0 0Di động 190973232 210070555 231077611

Từ các bảng dự báo trên, ta có số liệu dự báo về quy mô doanh thu viễn

thông và số máy điện thoại (cố định và di động) của Việt Nam từ năm 2007 đến

năm 2020 như bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả dự báo một số chỉ tiêu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007-2020

Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 49,035 54,651 60,829 67,622

2 Tổng số máy điện thoại 28,411,613 38,615,857 52,485,031 71,335,423

Máy điện thoại cố định 8,010,449 8,673,302 8,778,992 7,841,795

Máy điện thoại di động 20,401,164 29,942,555 43,706,040 63,493,628

- 107 -

Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 75,086 83,284 92,283 102,157 112,985

2 Tổng số máy điện thoại 82,035,736 94,341,097108,492,261 124,766,101 143,481,016

Máy điện thoại cố định 4,314,290 0 0 - -

Máy điện thoại di động 77,721,446 94,341,097108,492,261 124,766,101 143,481,016

Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 124,856 137,864 152,113 167,713 184,789

2 Tổng số máy điện thoại 157,829,117173,612,029 190,973,232 210,070,555 231,077,611

Máy điện thoại cố định - - -

- -

Máy điện thoại di động 157,829,117173,612,029 190,973,232 210,070,555 231,077,611

(Nguồn: Tác giả tự tính toán, tổng hợp)

3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, quá trình phát triển của ngành viễn

thông Việt Nam cần đạt được các mục tiêu gồm:

- Trình độ và mức độ phát triển theo kịp các nước trong khu vực (đứng trong

nhóm 03 nước đầu khu vực ASEAN), tức là tương đương với các nước phát

triển trên thế giới.

- Giữ vững vị trí là một trong 03 ngành kinh tế có đóng góp vào GDP nhiều

nhất trong cả nước.

- Thực hiện phát triển ra thị trường nước ngoài (ít nhất là trong khu vực

ASEAN).

- Các dịch vụ viễn thông phải đáp ứng được tiêu chí phục vụ cho hầu hết mọi

người dân.

- Mạng viễn thông phải đảm bảo tính dự phòng, đáp ứng yêu cầu thông tin

quản lý của Nhà nước và giữ vững an ninh, quốc phòng.

- 108 -

- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của ngành viễn thông Việt Nam đạt

mức trung bình khá trong khu vực.

3.2.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể

Để đạt được các mục tiêu phát triển tổng thể, trong mỗi giai đoạn kế hoạch

05 năm, mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam được lượng hoá thành các

chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2007 - 2020 Stt Chỉ tiêu 2010 2015 2020 1 Doanh thu viễn thông (tỷ

đồng) 67,622 112,985 184,789

2 Tổng số thuê bao VT (TB) Trong đó: + Thuê bao cố định (TB) + Thuê bao di động (TB)

71.335.423

7.841.795 63.493.628

143.481.016 0

143.481.016

231.077.611 0

231.077.611 3 Tỷ lệ doanh thu từ các dịch

vụ giá trị gia tăng 30% 40% 60%

4 Doanh thu/nhân viên/năm (USD)

50.000 100.000 150.000

Theo bảng 3.11, đến năm 2015 Việt Nam sẽ không còn mạng điện thoại cố

định, tất cả đã được chuyển sang mạng di động. Tổng số máy điện thoại vào năm

2020 là 231.077.611 máy, số máy này sẽ đảm bảo ngành viễn thông Việt Nam đạt

mục tiêu lọt vào tốp 03 nước có ngành viễn thông phát triển nhất khu vực ASEAN

và là một trong 20 nước có quy mô mạng viễn thông lớn nhất thế giới vào năm

2020. Từ năm 2015, số thuê bao viễn thông di động ở Việt Nam sẽ lớn hơn số dân,

nghĩa là mỗi người dân sẽ có nhiều hơn 01 thuê bao viễn thông. Điều này cũng là

hợp lý với thực tế vì với nhiều loại thiết bị đầu cuối khác nhau, mỗi người dân có

thể sử dụng nhiều thuê bao khác nhau. Riêng chỉ tiêu doanh thu viễn thông trên một

nhân viên trong 01 năm được đưa ra dựa theo mức bình quân của khu vực

ASEAN+3 hiện nay (bảng 2.1, mục 2.1.4, trang 54 ở chương 2) và có xét đến mối

tương quan với mức GDP/người của Việt Nam trong thời gian tới, đây cũng là chỉ

tiêu phản ánh năng suất của ngành viễn thông Việt Nam – một chỉ tiêu rất quan

trọng đối với ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2020.

- 109 -

3.3. Các công cụ xác lập giải pháp

3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT

Trên cơ sở các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ở chương

2, ta có ma trận SWOT như sau:

Bảng 3.12: Ma trận SWOT

Cơ hội (O):

1. Tốc độ tăng trưởng

GDP của Việt Nam cao.

2. Quy mô dân số lớn thứ

14 trên thế giới.

3. Chính sách viễn thông

của Việt Nam đang

được cải thiện.

4. Số lượng khách hàng

tăng nhanh trong những

năm gần đây.

5. Cơ cấu tuổi của khách

hàng còn trẻ.

6. Có các đối tác tốt.

7. Xu hướng IP hoá mạng

lưới viễn thông.

8. Xu hướng di động hoá

trong viễn thông.

9. Thu hút vốn đầu tư từ

các công ty nước ngoài

Nguy cơ (T):

1. Quy mô GDP và thu

nhập bình quân đầu

người của Việt Nam

còn rất thấp.

2. Điều kiện địa hình phức

tạp.

3. Khí hậu không thuận

lợi.

4. Sự cạnh tranh mạnh mẽ

của các công ty viễn

thông nước ngoài.

5. Mức doanh thu bình

quân trên mỗi khách

hàng của viễn thông

Việt Nam còn thấp.

6. Vấn đề sở hữu trí tuệ

7. Sự trùng lắp trong đầu

tư mạng lưới gây lãng

phí

Điểm mạnh (S):

1. Quy mô mạng viễn

thông Việt Nam lớn.

Kết hợp SO:

(1). S2,S5+O1,O2 => Tăng

cường phát triển số lượng

Kết hợp ST:

(1). S1+T1,T5 => Đa

dạng hoá cước dịch vụ để

- 110 -

2. Mức tăng trưởng điện

thoại thời gian qua đạt

tốc độ cao

3. Tốc độ tăng doanh thu

viễn thông cao.

4. Sự phát triển của viễn

thông Việt Nam đã

được thế giới ghi nhận.

5. Tỷ lệ vốn đầu tư vào

ngành viễn thông cao

so với các ngành khác.

6. Trình độ công nghệ

tiếp cận được với các

nước phát triển trên thế

giới.

thuê bao

(2). S1->S4+O1->O3,O9

=> Thu hút đầu tư nước

ngoài để phát triển dịch vụ

giá trị gia tăng

(3). S2,S6+O4,O5,O7,O8

=> Phát triển mạnh dịch vụ

giá trị gia tăng

(4). S1,S4,S6+O6->O8 =>

Đẩy mạnh hợp tác cấp

chính phủ để đầu tư ra

nước ngoài

(5). S6+07 => Khuyến

khích phát triển phần mềm

viễn thông

(6). S3+O4 => Tăng tỷ lệ

tái đầu tư cho viễn thông

hoặc

(7). S6+O7,O8 => Xây

dựng một bộ chuẩn đầy đủ

về các tuyến truyền dẫn

(8). S1->S3+O3 => Thành

lập nhóm soạn thảo luật

trực thuộc Bộ Bưu chính

Viễn thông

(9). S1->S3+O3 => Lập tổ

tư vấn luật cho các doanh

nghiệp và người dân

phát triển dịch vụ giá trị

gia tăng

(2). S2,S4,S6+T2 => Đẩy

nhanh việc phóng vệ tinh

viễn thông riêng

Điểm yếu (W): Kết hợp WO: Kết hợp WT:

- 111 -

1. Mật độ sử dụng điện

thoại và Internet ở Việt

Nam còn thấp.

2. Chất lượng nhân lực

kém.

3. Chưa huy động hiệu quả

nguồn vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế ngoài

Nhà nước.

4. Cơ cấu doanh thu ngành

viễn thông hiện nay còn

phụ thuộc quá nhiều vào

dịch vụ viễn thông cơ

bản.

5. Mức độ cạnh tranh trên

thị trường chưa cao.

6. Nghiên cứu phát triển

còn yếu.

7. Lĩnh vực sản xuất công

nghiệp viễn thông ở

Việt Nam còn rất sơ

khai.

(1). W1+T2->O4 => Giữ

vai trò chủ đạo của VNPT

trong thời gian đầu để

phát triển mạng lưới

(2). W1+O3 => Hoàn

thiện luật giao dịch điện

tử và các văn bản hướng

dẫn làm cơ sở phát triển

dịch vụ giá trị gia tăng

(3). W3+O1,O2 => Phát

hành trái phiếu trả lãi cho

người dân theo hiệu quả

kinh doanh của ngành

viễn thông

(4). W2+O3 => Xây dựng

bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp

ngành viễn thông

(5). W2+O3 => Lập 02

trường đại học BCVT ở

Hà nội và TP.HCM

(6). W2+O6 => Tăng

cường trao đổi chuyên gia

với các đối tác nước ngoài

(7). W6+O7,O8 => Lập

nhóm nghiên cứu phát

triển trực thuộc sự quản lý

của Chính phủ

(8). Ban hành quy định hỗ

trợ ngành công nghiệp

(1). W1,W3,W5+T2,T3

=> Cho tư nhân phát triển

dịch vụ tại các địa phương

(2). W1->W5+T5 =>

Tăng cường hình thức bán

lưu lượng để phát triển

dịch vụ giá trị gia tăng

(3). W1,W3,W4+T1 =>

Liên doanh với nước

ngoài để sản xuất thiết bị

đầu cuối

(4). W3+T4 => Thực hiện

đa dạng hoá thành phần

kinh tế tham gia đầu tư

viễn thông

(5). W3+T4 => Nhà nước

bảo lãnh cho một số công

ty viễn thông vay của

nước ngoài

(6). W3+T4 => Thực hiện

cổ phần hoá một số doanh

nghiệp viễn thông

(7). W3+T2,T7 => Cho tư

nhân đầu tư phát triển hạ

tầng ở các địa phương

(8). W1+T2,T7 => Tận

dụng mạng lưới viễn

thông của quân đội và

công an

- 112 -

viễn thông

(9). Khuyến khích sử

dụng các công nghệ do

đơn vị trong nước phát

triển

(10). W6+O7,O8 => Lập

các hiệp hội có sự tham

gia của các nhà khoa học

và các doanh nghiệp viễn

thông

(11). W6+O7 => Chú

trọng phát triển phần mềm

viễn thông

Các giải pháp được hình thành từ ma trận SWOT có thể được chia thành các

nhóm gồm:

1/. Thị trường: (1).Tập trung phát triển thị trường trong nước hoặc (2).Phát triển thị

trường nước ngoài.

2/. Sản phẩm dịch vụ: (1).Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng hoặc (2).Phát triển dịch

vụ viễn thông cơ bản.

3/. Huy động vốn: (1).Phát huy nội lực từ trong nước hoặc (2).Tận dụng vốn đầu tư

từ nước ngoài.

4/. Nhân lực: (1).Tái đào tạo đội ngũ nhân lực hoặc (2).Tuyển nhân lực mới từ bên

ngoài.

5/. Hạ tầng mạng lưới: (1).Phát triển mạng lưới đồng đều trong cả nước hoặc

(2).Tập trung phát triển mạng lưới tại những vùng trọng điểm.

6/. Khoa học công nghệ: (1).Nghiên cứu phát triển theo hướng IP hoá hoặc (2).Tiếp

tục mua công nghệ của nước ngoài.

- 113 -

7/. Cơ chế chính sách: (1).Sửa đổi lại các luật lệ viễn thông theo quy định của quốc

tế hoặc (2).Vẫn giữ các chính sách hiện tại để tạo ổn định.

3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sử dụng ma trận định lượng QSPM

3.3.2.1. Lựa chọn giải pháp về cơ chế chính sách

Bảng 3.13: Ma trận QSPM về cơ chế chính sách

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong: Quy mô mạng viễn thông lớn 3 1 3 2 6 Cần quản lý tốt

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 2 6 2 6 Cần quản lý tốt

Tốc độ tăng doanh thu cao 3 2 6 2 6 Cần quản lý tốt

Đã được quốc tế công nhận 3 4 12 1 3 Cần hội nhập

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ hiện đại 4 - - - - Không ảnh hưởng Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 3 3 1 1 Cần tạo sự tin tưởng

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 - - - - Không ảnh hưởng

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 3 3 2 2 Cần có luật lệ

chặt chẽ Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 - - - - Không ảnh hưởng

B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Quy mô dân số lớn 3 - - - - Không ảnh hưởng Chính sách viễn thông 4 4 16 2 8 Cần có luật lệ

- 114 -

ngày càng được cải thiện

chặt chẽ

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 2 6 2 6 Cần quản lý

Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 - - - - Không ảnh hưởng

Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 3 9 4 12 Cần quản lý để cạnh tranh

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 - - - - Không ảnh hưởng

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 - - - - Không ảnh hưởng

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 4 4 1 1 Cần sự thống nhất về chính sách với quốc tế

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 - - - - Không ảnh hưởng

Tổng cộng 68 51

Nhận xét: Phương án 01 – “Rà soát chỉnh sửa lại các luật lệ hiện tại theo quy

định của quốc tế” - có số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.3.2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển thị trường

Bảng 3.14: Ma trận QSPM về thị trường

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong: Quy mô mạng viễn thông lớn 3 2 6 3 9 Mức độ phát triển

ở trong nước

- 115 -

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 3 9 2 6 Nhu cầu trong

nước đang tăng Tốc độ tăng doanh thu cao 3 3 9 2 6 Nhu cầu đang

tăng Đã được quốc tế công nhận 3 1 3 4 12 Uy tín quốc tế

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ hiện đại 4 - - - - Không ảnh hưởng Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 3 6 1 2 Tiềm năng phát triển internet trong nước

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 1 1 1 1 Cần động lực để phát triển

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 - - - - Không ảnh hưởng

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 2 2 1 1 Mức độ khó khăn

trên thị trường Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 1 1 1 1 Khả năng cạnh

tranh B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 3 9 2 6 Khả năng tiêu

dùng trong nước

Quy mô dân số lớn 3 4 12 1 3 Tiềm năng khách hàng

Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 3 12 2 8 Sự thuận lợi trong cung cấp dịch vụ

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 3 9 1 3 Xu hướng thuận

lợi Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 3 9 1 3 Sự năng động của

khách hàng Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di

4 3 12 3 12 Sự đa dạng trong các dịch vụ viễn thông

- 116 -

động hoá Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 1 2 3 6 Khả năng tiêu dùng

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 - - - - Không ảnh hưởng

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 2 2 2 2 Nguy cơ cạnh tranh

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 2 2 3 3 Khả năng tiêu dùng của khách hàng

Tổng cộng 106 84

Nhận xét: Phương án 01 – “Tập trung phát triển thị trường trong nước” - có

số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.3.2.3. Lựa chọn giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ

Bảng 3.15: Ma trận QSPM về sản phẩm

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong: Quy mô mạng viễn thông lớn 3 4 12 2 6 Đã có nhiều

khách hàng Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 3 9 3 9 Nhu cầu đang

tăng Tốc độ tăng doanh thu cao 3 3 9 2 6 Nhu cầu đang

tăng Đã được quốc tế công nhận 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ hiện đại 4 2 8 1 4 Thuận lợi cung cấp dịch vụ

Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn 2 1 2 1 2 Ảnh hưởng khả

năng sử dụng dịch

- 117 -

thấp vụ trên internet Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 1 1 1 1 Cần động lực để phát triển

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 4 8 1 2 Cần điều chỉnh cơ

cấu doanh thu Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 2 2 3 3 Chất lượng dịch

vụ không cao Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 2 2 1 1 Sự đa dạng dịch

vụ Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 2 2 1 1 Khả năng làm chủ

mạng lưới B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 3 9 3 9 Khả năng tiêu

dùng

Quy mô dân số lớn 3 2 6 4 12 Tiềm năng khách hàng

Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 3 12 3 12 Sự thuận lợi trong cung cấp dịch vụ

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 4 12 4 12 Xu hướng thuận

lợi Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 4 12 3 9 Sự năng động của

khách hàng Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 1 3 1 3 Khả năng hỗ trợ trong cung cấp dịch vụ

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 4 16 3 12 Sự đa dạng trong các dịch vụ viễn thông

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 1 2 1 2 Khả năng tiêu dùng

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 - - - - Không ảnh hưởng

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 1 1 1 1 Nguy cơ cạnh tranh

Mức độ sử dụng dịch 1 1 1 1 1 Khả năng tiêu

- 118 -

vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

dùng của khách hàng

Tổng cộng 129 109

Nhận xét: Phương án 01 – “Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng” - có số

điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.3.2.4. Lựa chọn giải pháp huy động vốn

Bảng 3.16: Ma trận QSPM về huy động vốn

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong: Quy mô mạng viễn thông lớn 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 3 9 3 9 Hấp dẫn nhà đầu

tư Tốc độ tăng doanh thu cao 3 3 9 3 9 Hấp dẫn nhà đầu

tư Đã được quốc tế công nhận 3 1 3 3 9 Uy tín quốc tế

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 3 12 1 4 Uy tín trong nước

Công nghệ hiện đại 4 3 12 1 4 Hấp dẫn nhà đầu tư

Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 1 2 1 2 Hấp dẫn nhà đầu tư

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 2 2 1 1 Uy tín quốc tế

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 - - - - Không ảnh hưởng

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 - - - - Không ảnh hưởng

Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 - - - - Không ảnh hưởng

- 119 -

B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 4 12 3 9 Tiềm năng tiêu

dùng

Quy mô dân số lớn 3 1 3 3 9 Tiềm năng khách hàng

Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 3 12 3 12 Sự thuận lợi trong cung cấp dịch vụ

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 3 9 3 9 Xu hướng thuận

lợi Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 - - - - Không ảnh hưởng

Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 - - - - Không ảnh hưởng

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 1 2 1 2 Khả năng tiêu dùng

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 - - - - Không ảnh hưởng

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 1 1 2 2 Nguy cơ cạnh tranh

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 1 1 1 1 Khả năng tiêu dùng của khách hàng

Tổng cộng 89 84

Nhận xét: Phương án 01 – “Phát nội lực trong nước” - có số điểm hấp dẫn

cao hơn nên được chọn.

3.3.2.5. Lựa chọn giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- 120 -

Bảng 3.17: Ma trận QSPM về nhân lực

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong: Quy mô mạng viễn thông lớn 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tốc độ tăng doanh thu cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Đã được quốc tế công nhận 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ hiện đại 4 4 16 2 8 Cần phải có cả trình độ và kinh nghiệm

Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 - - - - Không ảnh hưởng

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 1 1 4 4 Cần bổ sung

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 - - - - Không ảnh hưởng

Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 - - - - Không ảnh hưởng

B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Quy mô dân số lớn 3 1 3 3 9 Tiềm năng về nhân lực

Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 3 12 3 12 Hấp dẫn người lao động

Số lượng khách hàng 3 - - - - Không ảnh hưởng

- 121 -

tăng nhanh Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 - - - - Không ảnh hưởng

Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 3 9 2 6 Cần có kinh nghiệm và trình độ

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 4 16 4 16 Đòi hỏi hiểu biết cả về viễn thông và máy tính

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 - - - - Không ảnh hưởng

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 3 3 3 3 Cạnh tranh nguồn nhân lực

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 - - - - Không ảnh hưởng

Tổng cộng 60 58

Nhận xét: Phương án 01 – “Tái đào tạo nhân lực trong ngành” - có số điểm

hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.3.2.6. Lựa chọn giải pháp phát triển mạng lưới

Bảng 3.18: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển mạng lưới

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong:

Quy mô mạng viễn thông lớn 3 3 9 2 6

Khả năng và yêu cầu của mạng lưới

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 3 9 3 9 Yêu cầu phát

triển mạng lưới

- 122 -

Tốc độ tăng doanh thu cao 3 3 9 3 9 Yêu cầu phát

triển mạng lưới Đã được quốc tế công nhận 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 4 16 2 8 Khả năng đầu tư phát triển mạng lưới

Công nghệ hiện đại 4 4 16 3 12 Ứng dụng công nghệ

Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 - - - - Không ảnh hưởng

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 1 1 3 3 Khó dàn trải

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 - - - - Không ảnh hưởng

Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 - - - - Không ảnh hưởng

B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Quy mô dân số lớn 3 3 9 1 3 Cần mở rộng mạng lưới

Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 - - - Không ảnh hưởng

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 4 12 2 6 Cần mở rộng

mạng lưới Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 - - - - Không ảnh hưởng

Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 - - - - Không ảnh hưởng

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 4 16 3 12 Thuận lợi trong việc phát triển mạng lưới

- 123 -

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 1 2 3 6 Dàn trải sẽ không hiệu quả

Điều kiện địa hình hiểm trở 2 1 2 4 8

Khó khăn trong mở rộng mạng lưới

Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 1 2 3 6

Khó khăn trong mở rộng mạng lưới

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 1 1 3 3 Cần tập trung để cạnh tranh

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 1 1 3 3 Dàn trải sẽ không hiệu quả

Tổng cộng 105 94

Nhận xét: Phương án 01 – “Phát triển mạng lưới viễn thông phủ đều cả

nước” - có số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.3.2.7. Lựa chọn giải pháp phát triển khoa học công nghệ

Bảng 3.19: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển khoa học công nghệ

Các giải pháp có thể thay thế Phương án 1 Phương án 2 Các yếu tố quan trọng Phân

loại AS TAS AS TAS

Cơ sở của số điểm hấp dẫn

A. Yếu tố bên trong:

Quy mô mạng viễn thông lớn 3 3 9 3 9

Nhu cầu làm chủ công nghệ trên mạng lưới

Tốc độ tăng trưởng điện thoại cao 3 3 9 3 9

Cần đầu tư thêm thiết bị công nghệ mới

Tốc độ tăng doanh thu cao 3 3 9 3 9

Cần đầu tư thêm thiết bị công nghệ mới

Đã được quốc tế công nhận 3 - - - - Không ảnh hưởng

Tỷ lệ vốn đầu tư cho viễn thông cao so với các ngành khác

4 2 8 1 4 Có lợi thế về vốn để đầu tư

- 124 -

Công nghệ hiện đại 4 4 16 3 12 Cần làm chủ công nghệ

Mật độ sử dụng điện thoại và internet còn thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài

1 - - - - Không ảnh hưởng

Cơ cấu doanh thu chưa cân đối 2 - - - - Không ảnh hưởng

Nguồn lực lao động viễn thông còn yếu 1 1 1 4 4

Khó khăn về nhân lực khi nghiên cứu phát triển

Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao 1 - - - - Không ảnh hưởng

Còn yếu trong công tác nghiên cứu phát triển 1 1 1 4 4

Điều kiện nghiên cứu phát triển còn khó khăn

B. Yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP cao 3 - - - - Không ảnh hưởng

Quy mô dân số lớn 3 - - - - Không ảnh hưởng Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện

4 - - - - Không ảnh hưởng

Số lượng khách hàng tăng nhanh 3 2 6 3 9

Cần làm chủ công nghệ để chủ động kinh doanh

Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 3 3 9 2 6

Cần làm chủ công nghệ để chủ động phát triển dịch vụ

Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt

3 2 6 3 9 Có thể kế thừa

Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá

4 4 16 2 8 Cần làm chủ công nghệ để phát triển

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp

2 - - - - Không ảnh hưởng

Điều kiện địa hình hiểm 2 - - - - Không ảnh hưởng

- 125 -

trở Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 2 - - - - Không ảnh hưởng

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài

1 4 4 1 1 Nguy hiểm khi phụ thuộc vào đối tác

Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp

1 - - - - Không ảnh hưởng

Tổng cộng 94 84

Nhận xét: Phương án 01 – “Đầu tư nghiên cứu phát triển theo hướng IP hoá”

- có số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

3.4. Hệ thống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến

năm 2020

Các giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020

có thể áp dụng gồm các nhóm giải pháp về: Thị trường, cơ cấu sản phẩm và dịch

vụ, công tác huy động vốn đầu tư cho viễn thông, giải pháp phát triển nguồn nhân

lực viễn thông, các chương trình phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông, các

chương trình khoa học công nghệ và các cơ chế chính sách của Nhà nước.

3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Mục tiêu của Nhà nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phải đẩy

nhanh tiến độ làm luật để sửa đổi hoặc ban hành các quy định mới phù hợp với

thông lệ quốc tế. Đồng thời tổ chức tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu rõ và

vận dụng chính xác trong hoạt động kinh doanh của mình.

Các biện pháp thực hiện là thành lập ban soạn thảo luật trực thuộc Bộ Bưu

chính Viễn thông và lập các tổ chức tư vấn về luật lệ viễn thông ở các địa phương.

3.4.1.1. Thành lập ban soạn thảo luật trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông

Trước áp lực của quá trình hội nhập, một yêu cầu cấp bách là Việt Nam cần

phải rà soát lại tất cả các quy định, các văn bản pháp luật, trong đó các quy định về

ngành viễn thông cho phù hợp với các cam kết và với thông lệ quốc tế. Để đáp ứng

- 126 -

được yêu cầu trên, Bộ Bưu chính Viễn thông cần lập ra một ban tư vấn luật để rà

soát lại các văn bản pháp luật của ngành và tư vấn sửa đổi hoặc soạn thảo các văn

bản pháp luật mới để Bộ Bưu chính Viễn thông trình Chính phủ và Quốc hội ban

hành. Nhiệm vụ của ban soạn thảo luật gồm:

- Nghiên cứu các quy định về viễn thông của các nước, các quy định quốc tế

về viễn thông của ITU, WTO,…

- Rà soát lại các văn bản pháp luật về viễn thông đang còn hiệu lực hiện nay

của Việt Nam.

- Đề xuất các hiệu chỉnh hoặc dự thảo các văn bản mới còn thiếu cho Bộ Bưu

chính Viễn thông.

3.4.1.2. Lập các tổ tư vấn luật, chính sách về viễn thông tại các tỉnh/thành phố

trong cả nước

Song song với việc kiện toàn hành lang pháp lý, công tác phổ biến kiến thức

pháp luật về ngành viễn thông cho các doanh nghiệp cũng quan trọng không kém.

Để thực hiện, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ chỉ đạo các Sở Bưu chính Viễn thông ở

các tỉnh thành phố lập một tổ tư vấn pháp luật trực thuộc Sở. Các tổ này có nhiệm

vụ:

- Tổ chức lớp tập huấn các quy định, văn bản pháp luật mới cho các doanh

nghiệp viễn thông trên địa bàn.

- Giải đáp các thắc mắc phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp.

- Giám sát quá trình thực thi các quy định về viễn thông của các doanh nghiệp.

- Ghi nhận các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp trong quá trình thực thi các

văn bản pháp luật để trình Bộ Bưu chính Viễn thông xem xét.

3.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường

Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chú trọng khai thác thị

trường trong nước, xem thị trường trong nước là ưu tiên hàng đầu. Sau khi đã tạo

được thế đứng vững chắc ở trong nước, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để các doanh

nghiệp đầu tư ra thị trường khu vực và thế giới. Về vấn đề mở cửa thị trường, Nhà

- 127 -

nước tiếp tục tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giá trị gia

tăng. Ngược lại, Chính phủ thông qua Bộ Bưu chính Viễn thông vẫn giữ sự kiểm

soát về số lượng đối với các doanh nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ điện thoại

cố định và di động trong phạm vi cả nước.

Các biện pháp thực hiện gồm: duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong phát

triển mạng lưới viễn thông thời gian đầu, cho phép tư nhân tham gia phát triển dịch

vụ viễn thông tại các địa phương, chú trọng công tác phát triển thuê bao viễn thông,

đẩy mạnh phát triển dịch vụ giá trị gia tăng thông qua cơ chế bán lưu lượng. Ngoài

ra, thông qua các hợp tác cấp Chính phủ, các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt

Nam sẽ từng bước thực hiện đầu tư và chiếm lĩnh thị trường viễn thông nước ngoài.

3.4.2.1. Duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong giai đoạn đầu

Mặc dù vẫn tiếp tục quá trình mở cửa và tạo cạnh tranh, trong giai đoạn 2007

và 2008 Nhà nước nên tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong phát triển

mạng lưới viễn thông. Với mức thị phần trên 50% ở lĩnh vực điện thoại cố định và

di động, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường viễn thông Việt Nam

trong vòng 01, 02 năm tới. Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép cung cấp

dịch vụ viễn thông cơ bản cho các doanh nghiệp mới.

Song song với việc giữ thế chủ đạo của VNPT ở lĩnh vực viễn thông cơ bản,

Nhà nước thông qua sự chi phối đối với cơ cấu vốn đầu tư sẽ định hướng VNPT tập

trung phát triển hạ tầng viễn thông ở các vùng xa xôi hẻo lánh như vùng miền núi

phía bắc, hải đảo, tây nguyên, các huyện vùng sâu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

Trong năm 2007 và 2008, cơ cấu vốn đầu tư viễn thông cho các vùng sâu, vùng xa

cần được điều chỉnh chiếm tỷ trọng từ 30%-40% tổng vốn đầu tư cho viễn thông

của cả nước. Nguồn vốn đầu tư cho các vùng này có thể được lấy từ ngân sách Nhà

nước hoặc từ các nguồn vốn ODA và được VNPT hạch toán riêng để quyết toán với

Nhà nước.

3.4.2.2. Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển dịch vụ tại các địa phương

Ở những vùng nông thôn xa trung tâm, các công ty viễn thông lớn sẽ khó

quản lý và nắm bắt được hết nhu cầu của người dân. Vì thế, biện pháp hữu hiệu là

- 128 -

Nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý cho phép mỗi xã ở khu vực này sẽ có từ

một đến hai công ty tư nhân tham gia xây dựng mạng lưới viễn thông trong xã. Các

công ty này được quyền đấu nối vào mạng đường trục quốc gia thông qua hợp đồng

thoả thuận với các công ty viễn thông lớn. Quy định về điều kiện và phí kết nối

cũng sẽ do Nhà nước ban hành.

Để tránh tình trạng phát triển mạng lưới viễn thông tự phát ở các địa phương,

Bộ Bưu chính viễn thông sẽ ban hành các tiêu chuẩn của mạng lưới viễn thông tư

nhân, các quy định cấp số thuê bao, quy định về tiêu chuẩn thiết bị, quy định về

công nghệ sử dụng,… thống nhất trên toàn quốc. Các công ty viễn thông địa

phương có thể tự tổ chức mạng lưới riêng tại khu vực hoạt động của mình hoặc ký

kết hợp đồng đại lý với các công ty viễn thông lớn để hưởng hoa hồng.

3.4.2.3. Chú trọng phát triển số lượng thuê bao

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, các chính sách của Nhà nước sẽ tập

trung khuyến khích doanh nghiệp viễn thông phát triển số lượng thuê bao sử dụng

điện thoại và internet. Đối với VNPT, các chỉ tiêu kế hoạch sẽ chú trọng vào tăng số

lượng thuê bao phát triển được, giảm số lượng thuê bao rời mạng đến mức thấp

nhất, không đặt nặng chỉ tiêu doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU –

Average Revenue Per User). Đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khác,

Nhà nước có thể khuyến khích tăng cường phát triển số lượng thuê bao thông qua

các mức thưởng giảm thuế nếu đạt được số lượng thuê bao đặt ra. Ví dụ: Nếu trong

năm 2007 mạng Viettel phát triển vượt trên 5 triệu thuê bao thì từ thuê bao thứ

5.000.001 trở đi mạng Viettel phát triển được trong năm 2007 sẽ được miễn thuế

giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ có chính sách khuyến khích người dân chưa

có thuê bao điện thoại và internet đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với mức giá

cước hoà mạng thấp để đẩy mạnh phát triển thuê bao mới qua các biện pháp giảm

phí lắp đặt, quy hoạch lại số điện thoại và đẩy mạnh các ứng dụng Chính phủ điện

tử. Cụ thể như sau: (1). Phát phiếu giảm giá 50% phí lắp đặt hoặc hoà mạng thuê

bao mới: Mỗi người dân từ 18 tuổi trở lên nếu chưa có thuê bao điện thoại hoặc

- 129 -

internet thì đăng ký ở Ủy ban Nhân dân xã/phường nơi cư trú để nhận phiếu giảm

giá. Các doanh nghiệp viễn thông sau khi phát triển thuê bao mới sẽ nộp các phiếu

giảm giá lại cho cơ quan thuế để tính giá trị và khấu trừ vào các khoản thuế doanh

nghiệp phải nộp; (2). Quy hoạch lại cách đánh số điện thoại: Các số điện thoại sẽ

được quy hoạch theo hướng dần dần đồng nhất với mã số cá nhân của mỗi người

dân (được cấp lúc làm khai sinh hoặc làm giấy chứng minh thư). Đối với các doanh

nghiệp hoặc tổ chức, pháp nhân,… số thuê bao điện thoại sẽ được đánh theo quy

ước riêng. (3). Tổ chức cung cấp các dịch vụ công thông qua mạng viễn thông: Nhà

nước tổ chức thực hiện cung cấp thông tin và giải quyết các đơn thư của nhân dân

qua internet, qua điện thoại cố định và qua di động. Đây là những kênh thông tin

chính thức của các cơ quan Nhà nước cung cấp cho người dân.

Mặt khác, các mức giá cước sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản sẽ được Bộ

Bưu chính Viễn thông tính toán theo hướng giảm dần để khuyến khích người dân

đăng ký sử dụng với một mức chi phí phù hợp với khả năng thu nhập của đa số

người dân.

3.4.2.4. Phát triển hình thức bán lưu lượng để phát triển dịch vụ

Nhà nước cần tập trung nghiên cứu để ban hành khung pháp lý hướng dẫn

các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông, đẩy mạnh hình thức kinh doanh

theo dạng bán lưu lượng cho các công ty dịch vụ viễn thông khác tổ chức kinh

doanh khai thác các dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia

tăng. Việc ban hành các chính sách này phải được thực hiện chậm nhất vào cuối

năm 2007 để góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới và đa dạng hoá các

dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông tại thị trường Việt Nam.

Theo chủ trương này, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông không cần

phải thiết lập mạng lưới mà chỉ lo tổ chức kinh doanh, bán dịch vụ cho người dân.

Phần kỹ thuật và mạng lưới sẽ do các công ty viễn thông có hạ tầng mạng lưới chịu

trách nhiệm cung cấp thông qua các hợp đồng cung cấp lưu lượng cho các công ty

dịch vụ viễn thông. Phương thức kinh doanh này sẽ tạo ra bộ máy kinh doanh viễn

thông hiệu quả hơn hiện nay, đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia

- 130 -

phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản. Mặt khác, các doanh nghiệp có

mạng lưới viễn thông sẽ chủ động và có điều kiện chuyên sâu hơn trong việc đầu tư

thiết lập mạng lưới, đồng thời tối ưu hoá khả năng khai thác mạng lưới viễn thông

đã được thiết lập.

3.4.2.5. Đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra nước ngoài

Bắt đầu từ năm 2007, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác

với các nước Laos và Cambodia để mở đường cho các doanh nghiệp viễn thông

Việt Nam đầu tư vào các nước này từ năm 2008 và 2009. Sau khi đã có chỗ đứng

vững chắc ở thị trường viễn thông Laos và Cambodia, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ

để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước khác trong

khu vực có trình độ viễn thông còn thấp như Myanmar, Cộng hoà Dân chủ Nhân

dân Triều tiên và tiếp đến là một số vùng giáp Việt Nam của Trung Quốc.

Sau khi đã thành công và tạo được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường

viễn thông ở các nước trên, từ năm 2015 Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp viễn

thông Việt Nam đầu tư vào các thị trường khác thông qua sự tư vấn của Đại sứ quán

Việt Nam ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.4.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ

Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tạo ra nhiều công dụng cho

các máy điện thoại. Ngoài chức năng thực hiện các cuộc gọi, chiếc máy điện thoại

phải tích hợp được các tiện ích khác như: dùng giao dịch mua bán hàng hoá và dịch

vụ, lưu trữ thông tin cá nhân (số bảo hiểm, mã số chứng minh thư, thông tin sức

khoẻ,…), công cụ làm việc, truy cập internet, công cụ giải trí (xem phim, nghe

nhạc, xem truyền hình,…).

Để thúc đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ viễn

thông giá trị gia tăng, Nhà nước có thể áp dụng các chính sách khuyến khích cụ thể

như: Tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ

viễn thông giá trị gia tăng, ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp

viễn thông sử dụng các phần mềm cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam phát

triển để chủ động phát triển dịch vụ và giảm giá thành, thực hiện chính sách đa dạng

- 131 -

hoá mức cước đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, hoàn thiện luật giao dịch

điện tử, khuyến khích mở liên doanh sản xuất thiết bị đầu cuối để giảm giá thiết bị

đầu cuối.

3.4.3.1. Tạo môi trường để tư nhân và các công ty nước ngoài tham gia cung cấp

dịch vụ

Muốn đa dạng hoá dịch vụ viễn thông chúng ta cần có cơ chế chính sách thu

hút đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân tham

gia cung cấp các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng một cách dễ dàng, mọi thành

phần kinh tế đều có thể tham gia cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng. Thực hiện

chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dịch vụ cung cấp nội

dung và cung cấp các giải pháp ứng dụng điện thoại, tin nhắn và internet. Đối với

lĩnh vực này, nếu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ tận dụng

được công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, phát triển dịch vụ từ các nước

phát triển. Từ đó tạo ra sự sôi động cho thị trường dịch vụ giá trị gia tăng vốn đòi

hỏi phải luôn thay đổi và làm mới dịch vụ không ngừng.

Các chính sách khuyến khích cần thực hiện như tạo thuận lợi trong các thủ

tục đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,

thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp tham gia cung

cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài chuyển lợi nhuận về

nước

3.4.3.2. Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển các sản phẩm phần

mềm viễn thông

Việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng

làm chủ các chương trình điều khiển trong các tổng đài viễn thông. Trong tương lai

khi mạng viễn thông đã được IP hoá hoàn toàn thì các tổng đài viễn thông sẽ là

những server máy tính được cài đặt các phần mềm điều khiển dịch vụ. Do đó, nếu

làm chủ được các phần mềm này, ngành viễn thông sẽ linh động hơn trong phát

triển các dịch vụ giá trị gia tăng và kinh phí phát triển sẽ rẻ hơn nhiều lần so với

mua nước ngoài. Mặt khác, các phần mềm quản lý quá trình sản xuất kinh doanh

- 132 -

dịch vụ viễn thông cũng rất cần thiết cho các nhà khai thác. Với tình hình phát triển

dịch vụ mới liên tục, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không làm chủ được các phần

mềm này, chi phí cho việc nâng cấp các phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh của

các nhà khai thác cũng sẽ rất lớn.

Với vai trò quan trọng như vậy, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm viễn

thông Việt Nam cần được Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện phát triển như giảm thuế,

hỗ trợ công tác nghiên cứu phát triển qua việc giao thực hiện các đề tài khoa học

giải quyết các bài toán thực tế, đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội để chia sẻ kinh

nghiệm trong cộng đồng các doanh nghiệp này. Một điểm rất quan trọng là cần có

một cơ chế định giá phần mềm linh động, theo quy luật thị trường để các doanh

nghiệp sản xuất phần mềm viễn thông dễ dàng tiếp cận, bán các sản phẩm phần

mềm cho các doanh nghiệp viễn thông lớn thuộc sở hữu Nhà nước (VNPT, Viettel,

EVN Telecom,…).

3.4.3.3. Thực hiện chính sách đa dạng hoá cước dịch vụ viễn thông giá trị gia

tăng

Để đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng thì một yếu tố nữa

không thể không đề cập đến là giá cước dịch vụ. Hiện nay giá cước dịch vụ viễn

thông giá trị gia tăng vẫn đang chịu sự quản lý của Nhà nước, làm cho các doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ không linh động được trong việc đang dạng hoá dịch vụ và

lựa chọn phân khúc thị trường. Đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, họ sẵn

sàng trả một mức cước cao hơn rất nhiều mức cước hiện nay để được cung cấp các

dịch vụ tốt hơn, sát với nhu cầu của họ.

Vì thế, bắt đầu từ năm 2007 Nhà nước cần thả nổi giá cước các dịch vụ viễn

thông giá trị gia tăng để thị trường tự điều tiết. Vai trò quản lý của Nhà nước (nếu

cần thiết) sẽ được thực hiện thông qua các chính sách thuế giá trị gia tăng hoặc thuế

thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp này.

3.4.3.4. Hoàn thiện hơn nữa luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật

Hiện nay chúng ta đã có Luật giao dịch điện tử được Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11

- 133 -

năm 2005. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn dưới luật vẫn còn chưa đủ để có thể

triển khai áp dụng trong thực tế. Chính phủ và đặc biệt là Bộ Bưu chính Viễn thông

cần khẩn trương ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết để các doanh

nghiệp viễn thông và khách hàng có căn cứ vận dụng trong các giao dịch điện tử,

đặc biệt là giao dịch thương mại điện tử.

Khi đã có được một hành lang pháp lý vững chắc, các dịch vụ viễn thông giá

trị gia tăng sẽ có cơ hội phát triển như thanh toán qua điện thoại, qua SMS và qua

Internet, cung cấp thông tin qua điện thoại, qua SMS và qua Internet,…

3.4.3.5. Kêu gọi nước ngoài liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối

Hầu hết các thiết bị viễn thông đầu cuối hiện nay, nhất là các thiết bị đầu

cuối di động trên thị trường Việt Nam là do nhập khẩu. Việt Nam chỉ có một số

công ty lắp ráp đầu cuối điện thoại cố định. Việc phải nhập khẩu làm cho giá thiết bị

đầu cuối tăng cao, dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn

thông của người dân.

Giải pháp để có thể sản xuất được thiết bị đầu cuối tại Việt Nam là thành lập

các liên doanh với đối tác nước ngoài. Phía nước ngoài sẽ chuyển vốn, công nghệ,

dây chuyền sản xuất vào Việt Nam để tạo ra các nhà máy sản xuất, tận dụng nguồn

nhân công giá rẻ và có trình độ tại chỗ để tạo ra các thiết bị đầu cuối có giá thành

thấp, phù hợp với môi trường và khí hậu ở Việt Nam.

Khi đã có thiết bị đầu cuối giá rẻ, cộng với giá cước hoà mạng thấp các nhà

khai thác viễn thông đang sử dụng, số lượng thuê bao sẽ tăng lên, tạo tiền đề để các

dịch vụ giá trị gia tăng phát triển.

3.4.4. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông

Trong quá trình huy động nguồn lực cho phát triển viễn thông, chủ trương

của ngành viễn thông Việt Nam là: Phát huy nội lực đồng thời tận dụng các nguồn

vốn từ nước ngoài để phát triển, trong đó nội lực là chủ yếu.

Các biện pháp huy động vốn cho viễn thông gồm: Phát hành trái phiếu trả lãi

theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông, thực hiện đa dạng hoá các thành

phần kinh tế tham gia đầu tư, vay nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, tiến

- 134 -

hành cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước, quy định các chính sách

khuyến khích tăng mức tái đầu tư cho viễn thông.

3.4.4.1. Phát hàng trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn

thông

Để thu hút nguồn vốn to lớn đang nằm trong tay người dân, Nhà nước có thể

cho phép các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông lớn

phát hành trái phiếu với hình thức trả lãi gồm 02 phần: Phần cơ bản có mức lãi suất

thấp hơn mức lãi suất ngân hàng, phần lãi còn lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh

doanh của các doanh nghiệp viễn thông, nếu doanh nghiệp viễn thông làm ăn có

hiệu quả thì phần lãi suất này sẽ cao, ngược lại thì phần lãi suất này sẽ thấp hoặc có

thể là không có. Như thế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông sẽ

được cả xã hội quan tâm giám sát, từ đó buộc các doanh nghiệp viễn thông phải tổ

chức kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn. Mặt khác, với hình thức trả lãi này,

những người mua trái phiếu của các doanh nghiệp viễn thông nào thì họ sẽ sử dụng

sản phẩm của doanh nghiệp đó, đây cũng là biện pháp giúp các doanh nghiệp viễn

thông Việt Nam có thêm lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông

nước ngoài ở thị trường trong nước.

3.4.4.2. Đa dạng hoá thành phần kinh tế tham gia đầu tư

Theo lộ trình mở cửa thị trường viễn thông, việc cho phép các doanh nghiệp

tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực viễn thông phải

được thực hiện từng bước để đảm bảo sự ổn định và khả năng quản lý, điều tiết của

Nhà nước. Như thế sẽ tạo ra một hàng rào ngăn cản một lượng lớn vốn đầu tư mà

ngành viễn thông có thể tận dụng để phát triển. Để không lãng phí cơ hội huy động

các nguồn vốn này, Nhà nước có thể quy định các nhà đầu tư có thể góp vốn vượt

giới hạn quy định nhưng chỉ được quyền hưởng lợi tức trên số vốn góp, các quyền

về biểu quyết và tham gia công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

thì các nhà đầu tư này chỉ được hưởng theo đúng mức lộ trình quy định.

Ví dụ: Theo quy định trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đến ngày

10/12/2007 các doanh nghiệp viễn thông Mỹ chỉ được phép góp tối đa 49% vốn vào

- 135 -

các liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại tiếng bao gồm nội hạt, đường dài trong

nước và quốc tế. Việt Nam vẫn có thể cho phép các doanh nghiệp viễn thông Mỹ

góp vốn nhiều hơn mức 49% nếu họ có nhu cầu. Trong trường hợp này bên nước

ngoài vẫn sẽ được hưởng lợi tức theo tỷ lệ góp vốn nhưng quyền điều hành và biểu

quyết trong liên doanh chỉ giới hạn ở mức 49% theo quy định.

Mặt khác, các thành phần kinh tế tư nhân trong nước có thể được phép tham

gia đầu tư vào ngành viễn thông (cả sản xuất và cung cấp dịch vụ) một cách không

hạn chế, trừ các lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản.

3.4.4.3. Nhà nước bảo lãnh cho các công ty viễn thông lớn vay của nước ngoài

Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trong nước cần huy động một

khoản vốn lớn để đầu tư phát triển hạ tầng hoặc mua các công nghệ hiện đại. Dựa

trên dự án của các doanh nghiệp viễn thông trình lên, Nhà nước có thể đứng ra bảo

lãnh để các doanh nghiệp này vay tiền của chính phủ các nước, của các tổ chức tài

chính quốc tế hoặc mua trả chậm hàng hoá của các tập đoàn viễn thông nước ngoài.

Việc bảo lãnh này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển hạ tầng

hoặc nhận chuyển giao các công nghệ mới áp dụng cho ngành viễn thông Việt nam.

3.4.4.4. Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông

Sau giai đoạn cần duy trì độc quyền để phát triển mạng lưới, từ năm 2010

Chính phủ cần có chính sách cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp viễn thông

thuộc sở hữu Nhà nước để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Nhà

nước chỉ giữ lại các công ty quản lý và khai thác mạng đường trục quốc gia, đường

liên lạc quốc tế. Trước mắt, từ năm 2008 có thể tiến hành cổ phần hoá Viettel, sau

đó đến EVN Telecom, các công ty con thuộc VNPT.

Từ năm 2010 trở đi Nhà nước có thể bán bớt cổ phần của VNPT nhưng vẫn

giữ mức cổ phần khống chế 51% của tập đoàn này. Kế hoạch bán cổ phần của

VNPT sẽ được tính toán để không một nhà đầu tư nào có thể mua được lượng cổ

phần lớn để chi phối hoạt động của VNPT. Việt Nam cũng có thể tham khảo cách

thức bán cổ phần của Korea Telecom mà Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng.

3.4.4.5. Khuyến khích tăng tỷ lệ tái đầu tư cho viễn thông

- 136 -

Nhà nước cần áp dụng nhiều chính sách khác nhau để khuyến khích các

doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư trong ngành viễn thông. Các chính sách có thể

thực hiện gồm:

- Miễn thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư trong

ngành viễn thông.

- Miễn thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá, thiết bị viễn thông mua bằng

nguồn lợi nhuận tái đầu tư.

- Miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận từ việc kinh

doanh các ngành khác để đầu tư hoạt động vào lĩnh vực viễn thông.

Để các chính sách khuyến khích này hiệu quả, Bộ Bưu chính Viễn thông cần

kết hợp với Bộ Tài chính và Tổng cục thuế ban hành các thông tư hướng dẫn cơ chế

hoạch toán cụ thể, đảm bảo việc khuyến khích được áp dụng đủ và đúng đối tượng.

Tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền lợi của mình.

3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành thông

qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đề ra

chính sách chuyển những người không đủ năng lực làm việc trong ngành viễn thông

ra làm việc ở những ngành khác. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ

nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các biện pháp cần thực hiện gồm: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp trong

ngành viễn thông, thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ

thông tin chuyên ngành trực thuộc Bộ Bưu chính viễn thông, tăng cường hợp tác

trao đổi chuyên gia làm việc với nước ngoài.

3.4.5.1. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông

Do ảnh hưởng từ thời kỳ bao cấp, phương thức quản lý của doanh nghiệp

Nhà nước, và sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, hiện nay đang tồn tại một số

lượng lớn cán bộ công nhân viên chức trong ngành viễn thông không còn đóng góp

được nhiều cho ngành nhưng vẫn giữ biên chế và hưởng lương. Từ đó, làm cho

năng suất lao động bình quân trong ngành viễn thông của Việt Nam thuộc vào loại

- 137 -

thấp nhất trong khu vực và trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này chúng ta có

thể làm theo ba bước sau:

- Bước một, soạn thảo và ban hành bộ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn yêu

cầu đối với từng vị trí làm việc trong ngành viễn thông. Việc ban hành bộ

tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông cần phải được đầu tư triển

khai ngay vì viễn thông là một ngành có vai trò rất quan trong đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, viễn thông là một ngành

công nghệ cao nên đòi hỏi đội ngũ làm việc trong ngành phải có một tri thức

nhất định mới có thể cập nhật được các công nghệ mới liên tục, giúp viễn

thông Việt Nam nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và theo kịp các nước phát

triển.

- Bước hai, tổ chức đào tạo lại trong thời gian khoảng 2 năm đối với những

người chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn đề ra. Đây được xem là khoảng thời gian

để những người chưa đạt yêu cầu tham gia vào quá trình tái đào tạo và thích

nghi với hoàn cảnh mới. Nếu những người nào không thể thích nghi được thì

đây cũng là khoảng thời gian để họ chuẩn bị tìm một công việc với phù hợp

với bản thân, như thế sẽ vừa có lợi cho bản thân họ, vừa có lợi cho ngành

viễn thông, đồng thời cũng có lợi cho xã hội nói chung.

- Bước ba, tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ viên chức làm việc trong

ngành viễn thông, từ lãnh đạo đến nhân viên, kiên quyết điều chuyển công

tác hoặc đưa ra khỏi ngành những người không đạt yêu cầu.

Kế hoạch này có ưu điểm là cùng lúc vừa tổ chức tái đào tạo đội ngũ nhân

lực đồng thời điều chuyển được những người không phù hợp ra khỏi ngành viễn

thông, giúp ngành viễn thông hoạt động hiệu quả hơn.

3.4.5.2. Thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông

tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay nhiệm vụ đào tạo nhân lực có trình độ đại học và trên đại học cho

ngành viễn thông được giao cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – một

đơn vị trực thuộc VNPT. Tuy nhiên, do thực tế phải gánh vác cùng lúc nhiều nhiệm

- 138 -

vụ khác nhau nên quy mô và chất lượng đào tạo nhân lực của Học viện Công nghệ

Bưu chính Viễn thông mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, chưa đáp ứng được

yêu cầu của toàn ngành. Mặt khác, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là

một đơn vị thuộc VNPT mà lại gánh nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho toàn ngành là

không hợp lý.

Trong bối cảnh mới của tiến trình hội nhập, cùng với sự phát triển của công

nghệ và xu hướng hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, ngành viễn thông

Việt Nam phải có những cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông chất

lượng hàng đầu Việt Nam, đạt đẳng cấp quốc tế để đáp ứng cho sự phát triển của

ngành. Thực tế hiện nay ở Việt Nam có 04 trường đào tạo kỹ sư công nghệ thông

tin hàng đầu Việt Nam là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách

khoa TP.HCM, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Các sinh

viên của những trường này có trình độ về công nghệ thông tin tương đối tốt nhưng

nếu vào làm việc trong ngành viễn thông thì lại không có kiến thức về viễn thông

nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Ngược lại, những

sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thì có kiến thức viễn

thông khá hơn nhưng kiến thức về công nghệ thông tin lại không xuất sắc bằng sinh

viên các trường trên.

Giải pháp của vấn đề này là ngành viễn thông phải tự lo cho chính mình

bằng cách thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông

tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hai trường đại học này sẽ trực thuộc Bộ

Bưu chính Viễn thông quản lý, các chương trình đào tạo sẽ lấy theo chuẩn đào tạo

viễn thông và công nghệ thông tin của quốc tế, sử dụng song ngữ Việt – Anh để dạy

và học. Như vậy, các sinh viên khi ra trường sẽ vừa có kiến thức về viễn thông vừa

có kiến thức về công nghệ thông tin, đồng thời do được tiếp cận với phương pháp

đào tạo hiện đại nên sẽ dễ dàng hội nhập với môi trường làm việc quốc tế.

3.4.5.3. Tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có

ngành viễn thông phát triển

- 139 -

Ngoài việc củng cố đào tạo, việc trao đổi kinh nghiệm làm việc với các

chuyên gia nước ngoài trong môi trường quốc tế sẽ giúp lao động và các chuyên gia

viễn thông Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm làm việc từ nhiều quốc gia khác

nhau. Để thực hiện có thể thông qua nhiều cách như:

- Cử các chuyên gia đi tham dự các khoá đào tạo để nhận chuyển giao công

nghệ trong các dự án hợp tác hoặc hợp đồng mua thiết bị, công nghệ với đối

tác nước ngoài;

- Thuê các chuyên gia giỏi nước ngoài sang làm việc tại những vị trí đòi hỏi

cao về chuyên môn hoặc về khả năng tổ chức quản lý trong một thời gian

nhất định;

- Cử các chuyên gia của Việt Nam sang làm việc tại các tập đoàn viễn thông

lớn trên thế giới;

Để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ

ban hành các quy định về đào tạo chuyển giao công nghệ trong các dự án hợp tác và

nhập khẩu thiết bị, công nghệ cao của nước ngoài. Mặt khác, Bộ Bưu chính Viễn

thông cũng sẽ phối hợp với các Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, Bộ Tài

chính,… để ban hành các quy chế về trao đổi chuyên gia làm việc học hỏi kinh

nghiệm giữa Việt Nam với các nước.

3.4.6. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới

Định hướng phát triển mạng lưới viễn thông Việt Nam phải phủ khắp cả

nước, quang hoá tất cả các đường truyền dẫn trong nước. Sử dụng vệ tinh viễn

thông riêng để kết nối các đường truyền quốc tế.

Các giải pháp thực hiện để phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông của Việt

Nam gồm: Xây dựng bộ tiêu chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn, cho phép tư

nhân tham gia phát triển mạng lưới ở những vùng xa xôi hẻo lánh, triển khai nhanh

việc phóng các vệ tinh viễn thông của Việt Nam và tận dụng các mạng dùng riêng

để phát triển mạng lưới

3.4.6.1. Xây dựng bộ chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn

- 140 -

Theo thực tế phát triển của khoa học công nghệ, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ

ban hành các quy định về thiết bị, công nghệ và phương thức đấu nối truyền dẫn

mạng lưới cho từng giai đoạn. Mục tiêu là mạng kết nối quốc tế và mạng trục quốc

gia phải luôn luôn cập nhật những công nghệ mới nhất của thế giới. Hiện nay, cần

quy định sử dụng truyền dẫn cáp quang ở các mạng trục, các mạng cấp 2 và cấp 3

có thể sử dụng công nghệ thấp hơn một chút hoặc tận dụng các thiết bị truyền dẫn

từ mạng trục cấp quốc gia chuyển ra để tiết kiệm chi phí. Bộ Bưu chính Viễn thông

sẽ là cơ quan quản lý, quyết định giám sát các công nghệ, chủng loại thiết bị đưa

vào mạng lưới để đảm bảo tính đồng bộ và tiên tiến của mạng lưới viễn thông Việt

Nam.

3.4.6.2. Cho phép tư nhân xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương vùng xa

Trong phần định hướng thị trường, luận án đã đề cập đến việc cho phép tư

nhân tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông tại các địa phương. Tuy nhiên, trong

phần này luận án muốn nhấn mạnh đến vấn đề phát triển mạng lưới tại các địa

phương vùng sâu, vùng xa – những vùng mà các công ty viễn thông khó có thể đầu

tư mạng lưới đầy đủ. Ở những khu vực này, Nhà nước cấp phép cho các công ty tư

nhân địa phương đứng ra thiết lập mạng lưới và tổ chức kinh doanh cung cấp dịch

vụ cho người dân. Các công ty này cũng phải tuân thủ các quy định về kết nối và

công nghệ mà Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành.

Mỗi xã ở khu vực này sẽ có khoảng 02 công ty viễn thông tư nhân, các công

ty này được Nhà nước ưu đãi về thuế và chi phí kết nối, thiết bị,… tuỳ theo sự đánh

giá đối với từng vùng. Nếu thực hiện tốt chính sách này thì chỉ trong vòng khoảng

02 năm tới Việt Nam sẽ có mức độ bao phủ mạng viễn thông đến tất cả các thôn

làng trong cả nước chứ không phải đến các xã như hiện nay.

3.4.6.3. Phóng vệ tinh viễn thông riêng

Nhà nước tập trung kiểm tra và đốc thúc việc phóng vệ tinh viễn thông Việt

Nam VINASAT theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, xem đây là một trong những dự

án trọng điểm cần tập trung thực hiện tốt nhất. Ngoài ra, xu hướng trong tương lai

nhu cầu trao đổi thông tin sẽ rất cao, ngay từ bây giờ ngành viễn thông Việt Nam

- 141 -

cần lập kế hoạch để phóng thêm 02 vệ tinh viễn thông nữa để nâng khả năng phục

vụ cho nhu cầu của Việt Nam và các nước trong khu vực như Laos, Cambodia,

Myanmar,… Dự kiến khoảng năm 2014 phóng vệ tinh thứ hai và năm 2018 phóng

vệ tinh thứ ba. Như vậy, ngay từ bây giờ Bộ Bưu chính Viễn thông cần chuẩn bị kế

hoạch đăng ký quỹ đạo cho 02 vệ tinh sau này, đồng thời nghiên cứu lựa chọn đối

tác tư vấn lập kế hoạch thực hiện.

3.4.6.4. Tận dụng các mạng thông tin liên lạc của quân đội và công an

Các đơn vị quân đội và công an đều có một mạng thông tin riêng, mục tiêu là

để phục vụ cho việc giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Trong điều kiện

hoà bình và ổn định hiện nay, ngành viễn thông có thể tận dụng các mạng thông tin

của những đơn vị này để mở rộng mạng lưới, thiết lập các đường dự phòng cho các

tuyến viễn thông. Các đơn vị quân đội và công an sẽ đóng vai trò là những người

vận hành mạng trục, chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, giám sát quá trình kết nối

của các công ty viễn thông. Do đặc thù của mình nên hệ thống mạng thông tin của

quân đội và công an đã được kéo đến tận những nơi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo,… nên

việc tận dụng các mạng lưới thông tin này sẽ giúp người dân ở những vùng xa vẫn

có thể được hưởng các dịch vụ tiên tiến của ngành viễn thông, đáp ứng được một

trong những mục tiêu phát triển quan trọng là phục vụ được nhiều người dân hơn.

Mặt khác, khi được tận dụng để mở rộng phục vụ xã hội, các mạng thông tin của

quân đội, công an cũng sẽ có điều kiện để được đầu tư, cập nhật các công nghệ mới,

tiên tiến, đáp ứng tốt hơn mục tiêu giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội.

Tóm lại, việc tận dụng các mạng thông tin của quân đội và công an để phát

triển viễn thông sẽ mang lại ích cho cả ngành viễn thông cũng như bản thân các

mạng thông tin của những đơn vị đó.

3.4.7. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ

Hướng phát triển của khoa học công nghệ trong viễn thông là luôn áp dụng

các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, khuyến khích các doanh nghiệp viễn

thông đầu tư nghiên cứu và phát triển mạng theo hướng IP, đón đầu xu hướng hội tụ

giữa viễn thông và công nghệ thông tin.

- 142 -

Các biện pháp thực hiện gồm: Lập nhóm nghiên cứu phát triển trực thuộc sự

quản lý của Chính phủ, ban hành các chính sách và quy định hỗ trợ ngành công

nghệ viễn thông trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông sử dụng

công nghệ trong nước để kinh doanh, thành lập các hiệp hội giữa những nhà nghiên

cứu và kinh doanh viễn thông, khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp

phần mềm viễn thông.

3.4.7.1. Lập một nhóm nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Chính phủ

Trong xu thế thay đổi công nghệ mạnh mẽ trong viễn thông, đây là cơ hội

tuyệt vời để ngành viễn thông Việt Nam vươn lên làm chủ công nghệ, trở thành

quốc gia có ngành viễn thông phát triển. Để làm được điều này, Việt Nam cần có

một đội ngũ tiên phong, làm đầu tàu để quy tụ và kéo hoạt động khoa học công

nghệ của Việt Nam đi lên. Với vai trò định hướng của mình, Nhà nước cần đứng ra

quy tụ các chuyên gia viễn thông hàng đầu đang sống ở Việt Nam và ở nước ngoài,

lập lên nhóm chuyên nghiên cứu về phát triển công nghệ viễn thông. Hoạt động của

nhóm nghiên cứu này sẽ đóng vai trò gợi mở hướng nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ

cho các đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá là có triển vọng của các tổ chức

và cá nhân ngoài xã hội, tạo nên sự tập trung cao độ của công tác nghiên cứu khoa

học công nghệ trong lĩnh vực viễn thông với hạt nhân là nhóm nghiên cứu do Chính

phủ quản lý.

3.4.7.2. Ban hành quy định hỗ trợ ngành công nghệ viễn thông trong nước

Để khuyến khích hoạt động công nghệ trong nước, giảm sự lấn át của các tập

đoàn công nghệ nước ngoài, Nhà nước sẽ đề ra các quy định không cho phép nhập

khẩu các sản phẩm công nghệ đóng gói từ nước ngoài. Các mặt hàng cần kiểm soát

gồm tổng đài viễn thông, phần mềm điều khiển quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ

và kinh doanh viễn thông, thiết bị đầu cuối, thiết bị viễn thông, cáp,… Các công ty

nước ngoài nếu muốn bán những sản phẩm trên tại Việt Nam thì phải lập các liên

doanh với đối tác Việt Nam, đưa dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị sang để

thực hiện sản xuất tại chỗ. Riêng với các phần mềm viễn thông, nếu không lập liên

doanh thì có thể chọn một đối tác công nghệ Việt Nam để chuyển giao, chỉnh sửa và

- 143 -

thích nghi hoá sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Như vậy, định hướng của viễn

thông Việt Nam là không mua sản phẩm mà chỉ mua công nghệ và kinh nghiệm

quản lý sản xuất của đối tác. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có sự chuẩn bị để lựa chọn

những đơn vị nào sẽ được liên doanh với đối tác nước ngoài đối với từng lĩnh vực

để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu học hỏi và nhận chuyển giao công nghệ từ

nước ngoài.

3.4.7.3. Khuyến khích các công ty sử dụng giải pháp công nghệ của Việt Nam

Để cổ vũ cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước, Chính

phủ cần đề xuất các quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sử

dụng công nghệ trong nước để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các ưu đãi có thể

như giảm thuế, tăng chi phí, ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng,…

Đối với các doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu phát triển riêng, các đề tài

nghiên cứu của họ nếu được đánh giá cao sẽ được Chính phủ hỗ trợ kinh phí, tạo

điều kiện thử nghiệm trên mạng lưới để phát triển ứng dụng thực tế. Mặc dù được

hỗ trợ kinh phí và điều kiện nghiên cứu nhưng các sản phẩm được tạo ra từ những

dự án nghiên cứu này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định của luật sở

hữu trí tuệ.

3.4.7.4. Thành lập các hiệp hội bao gồm các nhà nghiên cứu và kinh doanh viễn

thông

Một trong những khiếm khuyết làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học của

Việt Nam khó phát triển là ở Việt Nam chúng ta chưa hình thành thị trường khoa

học công nghệ. Các nghiên cứu chưa đi sát với thực tế cũng như chưa có nhiều cơ

hội được ứng dụng trong thực tế. Thông qua hiệp hội này, các nhà khoa học và các

doanh nghiệp viễn thông có cơ hội tiếp cận, trao đổi yêu cầu và có thể là các doanh

nghiệp viễn thông sẽ có các đơn đặt hàng để các nhà khoa học nghiên cứu. Ngoài

ra, các nghiên cứu cũng sẽ có điều kiện để đưa ra thử nghiệm, áp dụng trong thực tế.

Mục tiêu sâu xa là từ các hiệp hội này, ngành viễn thông sẽ dần dần hình thành nên

thị trường công nghệ của Việt Nam, làm động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu

khoa học phát triển.

- 144 -

3.4.7.5. Chú trọng phát triển phần mềm viễn thông

Khi mạng viễn thông chuyển sang mạng IP, các chương trình phần mềm sẽ

là yếu tố quan trọng nhất, được xem như là phần hồn của hệ thống cung cấp dịch

vụ. Vì thế, muốn phát triển và làm chủ công nghệ trên mạng IP, ngành viễn thông

không có con đường nào khác là phải phát triển được và làm chủ công nghệ của các

chương trình phần mềm. Mặt khác, khả năng về nhân lực phần mềm của Việt Nam

rất lớn và lại không phải đầu tư quá nhiều để phát triển nên hướng đi này là rất cần

thiết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu làm chủ công nghệ và phát triển được các phần

mềm viễn thông. Ngoài các chính sách ưu đãi doanh nghiệp làm phần mềm hiện

nay, Chính phủ có thể chọn ra một hoặc 02 doanh nghiệp hàng đầu về phát triển

phần mềm viễn thông ở Việt Nam hiện nay để đầu tư vốn và công nghệ, tạo điều

kiện về thị trường để đưa các doanh nghiệp này thành những đầu tàu kéo lĩnh vực

sản xuất phần mềm viễn thông của Việt Nam đi lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp này

cũng sẽ là đối tác của Việt Nam trong các dự án liên doanh hoặc đứng ra thay mặt

cho bên Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng mua giải pháp

phần mềm viễn thông của nước ngoài.

3.5. Một số kiến nghị

Để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp đề xuất trên không chỉ một

mình Bộ Bưu chính Viễn thông có thể triển khai mà cần phải có sự phối hợp của rất

nhiều cơ quan Bộ ngành khác. Vì thế, luận án có một số kiến nghị các cơ quan, đơn

vị tổ chức phối hợp thực hiện như sau:

3.5.1. Với Bộ Thông tin và Truyền thông

- Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển của ngành, đề ra các chương

trình mục tiêu để tập trung nguồn lực thực hiện trong từng giai đoạn. Các

chương trình sẽ đóng vai trò chủ đạo, giúp ngành viễn thông hoàn thành mục

tiêu phát triển tổng thể của mình.

- 145 -

- Giao nhiệm vụ cho Viện Chiến lược Phát triển phổ biến nội dung định hướng

chiến lược phát triển của ngành cho các doanh nghiệp, thường xuyên cập

nhật thông tin và số liệu hoạt động của ngành, công bố trên website của Bộ.

- Quy định các Sở Bưu chính Viễn thông ở các Tỉnh/Thành phố lập Website

và cập nhật các thông tin thống kê, hoạt động về bưu chính viễn thông trong

địa bàn quản lý lên website này.

3.5.2. Với các cơ quan Bộ khác

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông

và lập chương trình đạo tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ

thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành viễn thông trong tương lai.

- Bộ Lao động Thương binh Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền

thông và Bộ Tài chính lập ra các cơ chế chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối

với các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý kinh tế, chuyên gia kỹ thuật giỏi

làm việc trong ngành viễn thông để thu hút và giữ người tài.

- Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông lập phương án tổ

chức nghiên cứu khoa học theo hướng kế thừa các kỹ thuật công nghệ tiên tiến

trên thế giới. Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường thực

tế. Có chính sách khuyến khích người lao động đưa ra các sáng kiến cải tiến

trong công việc.

- Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông lập phương án cơ cấu

lại giá cước, phương án đầu tư cho viễn thông. Xây dựng các chính sách khuyến

khích doanh nghiệp viễn thông trong nước phát triển.

- Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất phương án đổi

mới tổ chức các doanh nghiệp viễn thông do Nhà nước quản lý. Đặc biệt, cần có

lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước để nâng cao hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông trong nước.

- Bộ Công An ban hành bổ sung những quy định cụ thể để hướng dẫn các doanh

nghiệp viễn thông thực hiện tốt công tác an ninh thông tin.

- 146 -

Tóm tắt chương 3

Định hướng phát triển của ngành viễn thông từ nay đến năm 2020 là lấy công

nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt để giúp Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ

cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri

thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Về quan điểm phát triển: Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội đề ra trong nghị quyết Đại hội X của Đảng, quan điểm phát triển ngành

viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính sau: Thứ nhất, viễn thông là

một ngành hạ tầng thông tin của xã hội, vì thế phải ưu tiên đầu tư để ngành viễn

thông phát triển đi trước các ngành kinh tế khác; Thứ hai, viễn thông là một ngành

kinh tế lớn, vì thế ngoài vai trò là ngành hạ tầng phục vụ cho sự phát triển chung

của xã hội, ngành viễn thông cũng phải tiếp tục duy trì vai trò hàng đầu về đóng góp

doanh thu cho sự tăng trưởng GDP của đất nước; Thứ ba, sự phát triển của ngành

viễn thông phải đảm bảo về an ninh trật tự xã hội, giữ vững độc lập và chủ quyền

quốc gia; Thứ tư, viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh

thần của người dân thông qua các dịch vụ cung cấp cho xã hội.

Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 là phải:

(1).Có trình độ và mức độ phát triển theo kịp các nước trong khu vực (đứng trong

nhóm 03 nước đầu khu vực ASEAN), tức là tương đương với các nước phát triển

trên thế giới; (2).Giữ vững vị trí là một trong 03 ngành kinh tế có đóng góp vào

GDP nhiều nhất trong cả nước; (3).Thực hiện phát triển ra thị trường nước ngoài (ít

nhất là trong khu vực ASEAN); (4).Các dịch vụ viễn thông phải đáp ứng được tiêu

chí phục vụ cho hầu hết mọi người dân; (5).Mạng viễn thông phải đảm bảo tính dự

phòng, đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý của nhà nước và giữ vững an ninh, quốc

phòng.

Các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến

năm 2020 gồm:

- 147 -

- Cơ chế chính sách: Đẩy nhanh tiến độ làm luật để sửa đổi và ban hành các

quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền

để các doanh nghiệp hiểu rõ và vận dụng chính xác trong hoạt động kinh

doanh của mình. Cụ thể gồm: (1). Thành lập ban soạn thảo luật trực thuộc Bộ

Bưu chính Viễn thông và (2). Lập các tổ tư vấn luật, chính sách về viễn

thông tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.

- Thị trường viễn thông: Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

chú trọng khai thác thị trường trong nước, xem thị trường trong nước là ưu

tiên hàng đầu. Sau khi đã tạo được thế đứng vững chắc ở trong nước, Nhà

nước sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư ra thị trường khu vực và

thế giới. Tạo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng,

kiểm soát số lượng các doanh nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ cố định

và di động trong phạm vi cả nước. Các biện pháp thực hiện gồm: Một là, duy

trì thế độc quyền của VNPT trong giai đoạn đầu cho đến khi ngành viễn

thông Việt Nam đạt mức từ 30-40 máy điện thoại/100 dân; Hai là, chú trọng

phát triển số lượng thuê bao; Ba là, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển

dịch vụ tại các địa phương; Bốn là, phát triển hình thức bán lưu lượng để

phát triển dịch vụ; Năm là, đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra

nước ngoài, trước mắt là các nước Lào, Cambodia, Myanmar.

- Sản phẩm và dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tạo ra

nhiều công dụng cho các máy điện thoại. Ngoài chức năng thực hiện và nhận

các cuộc gọi, chiếc máy điện thoại phải tích hợp được các tiện ích khác như

mua hàng hoá và dịch vụ, lưu trữ thông tin cá nhân (số bảo hiểm, mã số

chứng minh thư,…), công cụ làm việc, truy cập internet, công cụ giải trí

(xem phim, nghe nhạc, xem truyền hình,…). Để hiện thực hoá định hướng

này, các chính sách phát triển của Nhà nước cần: Tạo được môi trường để tư

nhân và các công ty nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ, khuyến khích

được các doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển các sản phẩm phần mềm viễn

thông để nâng cao khả năng làm chủ được các hệ thống cung cấp dịch vụ

- 148 -

viễn thông, cho phép các doanh nghiệp thực hiện chính sách đa dạng hoá

cước dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng để thu hút người sử dụng, hoàn thiện

hơn nữa luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật để đẩy mạnh thương

mại điện tử trên cơ sở sử dụng các hạ tầng viễn thông, kêu gọi nước ngoài

liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối, tạo ra thiết bị giá rẻ để người dân dễ

dàng tiếp cận với các dịch vụ viễn thông.

- Huy động vốn đầu tư cho viễn thông: Phát huy nội lực đồng thời tận dụng

các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển, trong đó nội lực là chủ yếu. Các

biện pháp để huy động vốn gồm: (1). Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu

quả kinh doanh của ngành viễn thông: Nhà nước cho phép các doanh nghiệp

viễn thông lớn (VNPT, Viettel) phát hành trái phiếu với hình thức trả lãi gồm

02 phần: Phần cơ bản có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng, phần

lãi còn lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn

thông. Như thế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông sẽ

được cả xã hội quan tâm giám sát, từ đó buộc các doanh nghiệp viễn thông

phải tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn. Mặt khác, với hình thức trả

lãi này, những người mua trái phiếu của các doanh nghiệp viễn thông nào thì

họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đây cũng là biện pháp giúp các

doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm lợi thế để cạnh tranh với các

doanh nghiệp viễn thông nước ngoài ở thị trường trong nước; (2). Đa dạng

hoá thành phần kinh tế tham gia đầu tư; (3). Nhà nước bảo lãnh cho các công

ty viễn thông lớn vay vốn hoặc mua hàng trả chậm của nước ngoài để đầu tư

vào các công nghệ hiện đại, phát triển hạ tầng viễn thông. (4). Thực hiện

từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông sau khi mạng viễn thông

Việt Nam đạt mức trên 30 máy/100 dân (5). Mở cửa cho phép các nhà đầu tư

nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ nội dung và các dịch vụ giá trị gia

tăng khác.

- Nhân lực: Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong

ngành thông qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu

- 149 -

chuẩn quốc tế. Đề ra chính sách chuyển những người không đủ năng lực làm

việc trong ngành viễn thông ra làm việc ở những ngành khác. Tập trung nâng

cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngành viễn

thông có thể triển khai các chương trình thực hiện cụ thể như: Xây dựng tiêu

chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông, thành lập 02 trường Đại học Bưu

chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh, tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có

ngành viễn thông phát triển.

- Hạ tầng mạng lưới: Phát triển mạng lưới viễn thông phủ khắp cả nước, quang

hoá tất cả các đường truyền dẫn trong nước. Đối với đường truyền quốc tế thì

sử dụng vệ tinh riêng để kết nối. Xây dựng bộ chuẩn quy định về các tuyến

truyền dẫn, cho phép tư nhân xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương vùng

xa, xúc tiến nhanh việc phóng vệ tinh viễn thông riêng, giai đoạn từ 2015 đến

2020 cần phóng thêm từ 01 đến 02 vệ tinh viễn thông nữa, tận dụng các

mạng thông tin liên lạc của quân đội và công an để phát triển nhưng không

để các đơn vị chủ quản những mạng này đứng ra kinh doanh mà giao lại cho

VNPT chủ động khai thác.

- Khoa học công nghệ: Luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế

giới, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư nghiên cứu và phát

triển mạng lưới theo hướng IP, đón đầu xu hướng hội tụ giữa viễn thông và

công nghệ thông tin. Các công việc cần thực hiện gồm: Lập một nhóm

nghiên cứu phát triển công nghệ viễn thông trực thuộc sự quản lý của Chính

phủ để tiến hành nghiên cứu; Đề ra chính sách hạn chế các công ty viễn

thông Việt Nam nhập khẩu sản phẩm công nghệ viễn thông thành phẩm của

nước ngoài, các hãng nước ngoài nếu muốn đưa sản phẩm công nghệ vào

Việt Nam thì phải đưa dây chuyền vào sản xuất ở trong nước; Khuyến khích

các công ty viễn thông Việt Nam sử dụng giải pháp công nghệ của Việt

Nam; Thành lập các hiệp hội bao gồm các nhà nghiên cứu và kinh doanh

viễn thông để dần dần tạo ra thị trường khoa học công nghệ trong viễn thông;

- 150 -

Chú trọng phát triển phần mềm viễn thông để nâng cao khả năng làm chủ

công nghệ, đồng thời có khả năng phát triển được công nghệ mới cho riêng

mình khi mạng lưới viễn thông chuyển sang mạng IP.

Tóm lại, xu hướng phát triển mạng viễn thông trong tương lai sẽ là IP hoá

mạng lưới truyền dẫn và các hệ thống cung cấp dịch vụ với sự hội tụ mạnh mẽ giữa

viễn thông và công nghệ thông tin, đây sẽ là cơ hội để ngành viễn thông Việt Nam

đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển, đồng thời tạo ra sự phát triển bền vững thông

qua việc chú trọng làm chủ các công nghệ phần mềm viễn thông. Nếu tổ chức thực

hiện tốt được các giải pháp nêu trên, khả năng mạng viễn thông Việt Nam là một

trong 20 mạng viễn thông lớn và hiện đại nhất trên thế giới vào năm 2020 hoàn toàn

trong tầm tay của Việt Nam, một đất nước có quy mô dân số lớn thứ 14 trên thế

giới.

- 151 -

KẾT LUẬN

Mặc dù đã có những bước chuẩn bị khá kỹ cho quá trình hội nhập, việc Việt

Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vẫn là một sự kiện gây tác động

mạnh đến toàn bộ các thành phần trong nền kinh tế. Trong bối cảnh mới của sự hội

nhập, các ngành kinh tế - trong đó có ngành viễn thông, sẽ phải xem xét lại thật kỹ

các cam kết liên quan đến WTO và đối chiếu với các chính sách quản lý hiện tại. Từ

đó, thực hiện các điều chỉnh cần thiết, đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp.

Với vai trò vừa là một ngành hạ tầng thông tin vừa là một ngành kinh tế mũi

nhọn, đồng thời phải phục vụ cho yêu cầu quản lý của Nhà nước và góp phần đảm

bảo an ninh quốc phòng, sự phát triển của ngành viễn thông sẽ có ảnh hưởng rất lớn

đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Ngành viễn thông phải luôn phát

triển với tốc độ cao, luôn dẫn đầu về công nghệ và phải có được một đội ngũ nhân

lực chất lượng cao để phục vụ cho các mục tiêu phát triển, làm đầu tàu kéo các

ngành kinh tế khác đi lên. Với đặc điểm năng động của mình, viễn thông sẽ là

ngành đầu tiên đưa ra các điều chỉnh chiến lược và đề xuất các giải pháp phát triển

của mình trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Trên thế giới hiện nay có 02 trường phái phát triển viễn thông chính là

trường phái Tây Âu và trường phái Mỹ. Trường phái Tây Âu thì tỏ ra phù hợp với

các nước có trình độ viễn thông còn thấp, cần tập trung phát triển nhanh và đồng

đều mạng lưới viễn thông. Tuy nhiên, sự quản lý chặt chẽ theo kiểu trường phái Tây

Âu lại không phù hợp với xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế hiện

nay. Ngược lại, trường phái Mỹ lại phù hợp với những nước có trình độ viễn thông

phát triển và xu thế mở cửa viễn thông, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ và nâng cao

chất lượng dịch vụ. Đối với các nước ở khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc

và Trung Quốc khi hoạch định phát triển viễn thông thì họ không theo đúng khuôn

mẫu của trường phái Tây Âu hay trường phái Mỹ mà kế thừa cả hai trường phái tuỳ

theo điều kiện cụ thể mỗi giai đoạn phát triển của ngành viễn thông. Trong bối cảnh

mạng lưới viễn thông chưa phát triển cao đồng thời lại chịu áp lực mở cửa của quá

trình hội nhập, ngành viễn thông Việt Nam cũng cần vận dụng cách quản lý của cả

- 152 -

02 trường phái. Trong đó, ứng dụng trường phái Mỹ cho lĩnh vực dịch vụ giá trị gia

tăng và internet và kế thừa trường phái Tây Âu cho lĩnh vực điện thoại di động, cố

định và quốc tế.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên

thế giới như Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung quốc, có 04 điểm cần

chú ý mà Việt Nam có thể kế thừa khi hoạch định phát triển viễn thông là: (1).Khi

mạng lưới viễn thông chưa phát triển, vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà

nước trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản sẽ giúp ngành viễn thông

phát triển nhanh và cân đối hơn; (2).Để tăng tốc độ phát triển, ngành viễn thông cần

áp dụng nhiều hình thức huy động vốn để có được lượng đầu tư cần thiết. Các biện

pháp huy động vốn có thể áp dụng như tăng phí lắp đặt (trong điều kiện cầu vượt

cung), vay vốn của nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ, vay vốn của người

dân thông qua hình thức trả lãi suất theo mức hiệu quả kinh doanh của ngành viễn

thông; (3).Thực hiện đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại thông qua nhập khẩu

công nghệ từ các nước tiên tiến. Song song đó, chú trọng việc nhận chuyển giao

công nghệ và đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ viễn thông riêng để tăng

khả năng làm chủ công nghệ trên mạng lưới; (4).Quá trình tạo cạnh tranh phải được

chuẩn bị bằng việc hoàn thiện các cơ chế chính sách của ngành, tập trung hoàn thiện

hành lang pháp lý thống nhất theo các quy định quốc tế.

Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông,

nếu xét về tổng thể, ngành viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành công rất

to lớn. Nhà nước đã có những chính sách mở cửa ngành viễn thông rất cương quyết,

điều này đã làm thay đổi bộ mặt ngành viễn thông, mang lại không khí cạnh tranh

quyết liệt, giúp giảm giá cước, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân. Tốc độ

tăng trưởng thuê bao điện thoại trong hơn 10 năm qua luôn ở mức cao (bình quân

36%/năm), đưa Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển viễn thông

cao nhất thế giới. Doanh thu viễn thông hiện nay chiếm tỷ trọng trên 4,5% GDP

(năm 2006 đạt hơn 41.000 tỷ đồng) và đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân

trên 20%/năm. Trình độ công nghệ các thiết bị trong ngành viễn thông đã tiếp cận

được với trình độ của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,

- 153 -

ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu cần khắc phục, nổi bật nhất

là chất lượng nguồn nhân lực viễn thông còn yếu kém, kế đến là sự trì trệ trong

công việc vẫn còn diễn ra do sức ì ảnh hưởng của một thời kỳ độc quyền kéo dài.

Ngoài ra, do điều kiện địa lý và khí hậu của Việt Nam, ngành viễn thông cũng gặp

khó khăn trong cố gắng phát triển mạng lưới viễn thông của mình.

Với thực trạng của ngành viễn thông Việt Nam (những điểm đạt được và

những tồn tại), các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam

từ nay đến năm 2020 có thể được đề cập đến như sau:

a. Về cơ chế chính sách của Nhà nước: Tập trung xây dựng và hoàn thiện các

luật lệ, cơ chế chính sách của ngành viễn thông Việt Nam cho phù hợp với

các quy định và thông lệ quốc tế. Cụ thể:

- Lập ban soạn thảo và chỉnh sửa luật thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông.

- Lập các tổ tư vấn luật, chính sách về viễn thông tại các tỉnh/thành phố

trong cả nước.

b. Về thị trường: Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chú

trọng khai thác thị trường trong nước, xem thị trường trong nước là ưu tiên

hàng đầu. Sau khi đã tạo được thế đứng vững chắc ở trong nước mới mở

rộng đầu tư ra thị trường khu vực và thế giới. Tạo cạnh tranh trong lĩnh vực

cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, kiểm soát số lượng các doanh nghiệp có

chức năng cung cấp dịch vụ cố định và di động trong phạm vi cả nước. Cụ

thể:

- Duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong giai đoạn đầu.

- Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển dịch vụ tại các địa phương.

- Chú trọng phát triển số lượng thuê bao.

- Phát triển hình thức bán lưu lượng để phát triển dịch vụ.

- Đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra nước ngoài.

c. Về sản phẩm và dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng,

tạo ra nhiều công dụng mới cho máy điện thoại di động của khách hàng theo

tiêu chí “Tất cả trong một”. Các giải pháp gồm:

- 154 -

- Tạo môi trường để tư nhân và các công ty nước ngoài tham gia cung cấp

dịch vụ.

- Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển các sản phẩm phần

mềm viễn thông.

- Thực hiện chính sách đa dạng hoá cước dịch vụ viễn thông giá trị gia

tăng.

- Hoàn thiện hơn nữa luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật.

- Kêu gọi nước ngoài liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối.

d. Về huy động vốn: Sử dụng nhiều hình thức sáng tạo để huy động vốn từ

trong nước, đồng thời tận dụng các nguồn vốn nước ngoài có thể huy động

được để phát triển. Ưu tiên huy động vốn để phát triển hạ tầng và công nghệ

ngành viễn thông trong giai đoạn đến năm 2020. Các biện pháp thực hiện

gồm:

- Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn

thông.

- Đa dạng hoá thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

- Nhà nước bảo lãnh cho các công ty viễn thông lớn vay của nước ngoài.

- Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông.

- Khuyến khích tăng tỷ lệ tái đầu tư cho viễn thông.

e. Về nhân lực: Thực hiện tinh giảm biên chế, tái đào tạo lại đội ngũ lao động

hiện tại, đồng thời đề ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với đội ngũ nhân

lực viễn thông. Tập trung đào tạo ra một đội ngũ các nhà quản lý và các

chuyên gia viễn thông mới, có trình độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể

gồm:

- Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông.

- Thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông

tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có

ngành viễn thông phát triển.

- 155 -

f. Về phát triển hạ tầng: Thiết lập mạng lưới viễn thông phủ khắp cả nước,

quang hoá các tuyến cáp đường trục và sử dụng công nghệ vệ tinh để kết nối

đi quốc tế. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng bộ chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn.

- Cho phép tư nhân xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương vùng xa.

- Phóng vệ tinh viễn thông riêng.

- Tận dụng các mạng thông tin liên lạc của quân đội và công an.

g. Về khoa học công nghệ: Áp dụng các công nghệ tiên tiến theo hướng IP hoá

mạng lưới viễn thông. Ưu tiên phát triển và sử dụng các phần mềm viễn

thông của Việt Nam. Các biện pháp thực hiện gồm:

- Lập một nhóm nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Chính phủ.

- Ban hành quy định hỗ trợ ngành công nghệ viễn thông trong nước.

- Khuyến khích các công ty sử dụng giải pháp công nghệ của Việt Nam.

- Thành lập các hiệp hội bao gồm các nhà nghiên cứu và kinh doanh viễn

thông.

- Chú trọng phát triển phần mềm viễn thông.

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và hiện trạng phát triển của mình,

ngành viễn thông Việt Nam cần có những giải pháp phát triển phù hợp để có thể tận

dụng các cơ hội, hạn chế những thách thức và tăng tốc độ phát triển, đạt mục tiêu

đến năm 2020 ngành viễn thông sẽ bắt kịp trình độ tiên tiến trên thế giới, đứng

trong nhóm 03 nước có trình độ viễn thông phát triển nhất khu vực ASEAN.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới

Tác giả: ThS.Trần Đăng Khoa

Tạp Chí Bưu chính Viễn thông & Công nghệ Thông tin

Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Số 243(484), kỳ 1- tháng 07/2006.

Từ trang 53 đến trang 56.

2. Factors Affecting the Development of Local Telecommunications

by MEcon.Trần Đăng Khoa

Economic Development Review

The HCMC University of Economics

No. 145 September 2006

From page 14 to page 15.

3. Những nét chính về định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam

đến năm 2020

Tác giả: ThS.Trần Đăng Khoa

Tạp Chí Phát triển Kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Số 191, tháng 09/2006

Từ trang 28 đến trang 30.

TÀI LIỆU THAM KHẢO --- ---

I. Tiếng Việt:

1. Ban hợp tác Quốc tế - VNPT (2003), “Các tác động ảnh hưởng của hội nhập

kinh tế quốc tế đối với Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, Tạp chí BCVT &

CNTT, 2003(3).

2. Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (2003), Hội thảo quốc gia về

công nghệ thông tin - viễn thông lần thứ nhất, Bộ Bưu chính Viễn thông,

TP.HCM.

3. Bộ KH&ĐT (2003), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Website

www.mpi.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập 15/01/2006).

4. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng

dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, Hà Nội.

5. Bộ Bưu chính Viễn thông (2003), Dự thảo chiến lược phát triển công nghệ

thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020, Hà Nội.

6. Bộ Bưu chính Viễn thông (2005), Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam, Website

www.mpt.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 20/10/2005).

7. Bộ Bưu chính Viễn thông (2006), Các doanh nghiệp được cấp phép hoạt

động, website:

http://www.mpt.gov.vn/details.asp?Object=211055455&news_ID=28433250,

Hà Nội (ngày truy cập: 14/8/2006)

8. Bộ Bưu chính Viễn thông (2006), Các số liệu thống kê 2006, website:

www.mpt.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 06/11/2006).

9. Bộ Kế hoạch Đầu tư - Cục Đầu tư Nước ngoài (2005), Các số liệu thống kê

về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, website: www.mpi.gov.vn, Hà Nội

(ngày truy cập: 23/5/2006).

10. Nguyễn Thị Bích Châm (2002), Hoạch định chiến lược phát triển ngành thuỷ

sản TP.HCM đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh

tế TP.HCM, TP.HCM.

11. Chính phủ (2002), Nghị định số 86/2002/NĐ-CP về việc quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Hà Nội.

12. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ

tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

13. Hoàng Thị Chỉnh (2003), Định hướng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam

giai đoạn 2001-2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B2001-22-02, Trường

Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

14. Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (2002), Hiệp định thương mại Việt Nam -

Hoa Kỳ, TP.HCM.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ

X, website: www.cpv.org.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/7/2006).

16. Fred R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà

Nội

17. Nguyễn Duy Gia (2000), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài nghiên

cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

18. Hà Văn Hội (2003), “Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định thương mại Việt -

Mỹ áp dụng trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông”, Tạp chí BCVT & CNTT,

2003(3).

19. Hệ thống các văn bản pháp luật về bưu chính viễn thông (2004), Nhà Xuất

Bản Lao Động.

20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Website: www.luatvietnam.com.vn,

Hà Nội.

21. Hội tin học TP.HCM (2006), Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt

Nam năm 2005, TP.HCM.

22. Hội tin học TP.HCM (2005), Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt

Nam năm 2004, TP.HCM.

23. David W. Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

24. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

25. Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2002), Pháp lệnh Bưu Chính viễn thông,

Hà Nội.

26. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu

và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.

27. Garry D. Smith, Danny R. Arnold and Bobby G. Bizzell (1997), Chiến lược

và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

28. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2004), Kinh tế 2003-2004 Việt Nam & Thế giới,

Hà Nội.

29. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2005), Kinh tế 2004-2005 Việt Nam & Thế giới,

Hà Nội.

30. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2006), Kinh tế 2005-2006 Việt Nam & Thế giới,

Hà Nội.

31. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 58 /2005/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,

Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày

09/01/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Việt Nam, Hà Nội.

33. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2006), Các số liệu thống kê,

Website www.vnpt.com.vn, Hà Nội.

34. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Mười sự kiện nổi bật

của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam năm 2005, Website

www.vnpt.com.vn, Hà Nội.

35. Tổng cục Thống kê (2005), Dân số và mật độ dân số Việt Nam năm 2005,

Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

36. Tổng cục Thống kê (2003), Diện tích, dân số và mật độ dân số các nước và

vùng lãnh thổ năm 2003, Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập:

15/5/2006).

37. Tổng cục Thống kê (2004), Một số chỉ tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia,

Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

38. Tổng cục Thống kê (2002), Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế, tổng

sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế và tổng sản phẩm

trong nước bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước và

vùng lãnh thổ, Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

39. Tổng cục Thống kê (2004), Vốn đầu tư theo giá so sánh 1994 phân theo

ngành kinh tế, Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

40. Tổng cục Thống kê (2004), Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh

tế, Website: www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

41. Tổng cục Thống kê (2004), Các số liệu thống kê về viễn thông, Website:

www.gso.gov.vn, Hà Nội (ngày truy cập: 15/5/2006).

42. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), 10 sự kiện VNPT năm

2005, website: www.vnpt.com.vn, Hà Nội.

43. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Viễn thông - Internet

Việt Nam: Đến 2010, phục vụ hiệu quả trong nước, mở rộng ra thị trường thế

giới, website: www.vnpt.com.vn, Hà Nội.

44. Tổng cục Thống kê (2005), Vốn đầu tư cho các ngành tính theo giá thực tế,

website: www.gso.gov.vn, Hà Nội.

45. Trung tâm Thông tin Bưu điện (1998), Một số kinh nghiệm phát triển Bưu

điện Trung Quốc, NXB Bưu điện, Hà Nội.

46. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê,

Hà Nội.

47. Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề về

lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh

tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

49. Vũ Đức Đam (1996), Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Viện Chiến lược BCVT & CNTT – Bộ Bưu chính Viễn thông (2005), Dự

thảo chiến lược phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, Hà Nội

II. Tiếng Anh:

1. Asia-Pacific Development Information programme (2003), ICT Country

Profile, United Nation Development Programme, www.apdip.net, Bangkok,

Thailand.

2. BSA (2005), Report Software Pirace, www.bsa.org, Washington DC, USA.

3. Samuel C. Certo and J. Paul Peter (1991), Strategic Management: Concepts

and Applications, Mc Graw-Hill Inc., USA.

4. Gregory G. Dess and Alex Miller (1993), Strategic Management, Mc Graw-

Hill Inc., USA.

5. Economist Intelligence Unit Limited (2003), The 2003 e-readiness ranking,

www.ebusinessforum.com, Wanchai, Hong Kong.

6. IDC (2004), Information Society Index 2004: Rankings and Data, website

www.idc.com, New Zealand.

7. ITU (2006), ICT Free Statistics, website www.itu.int, Geneva, Switzerland.

8. JICA (1998), Vietnam Telecom Master Plan untill 2010, Japan.

9. Pete Moulton (2001), The Telecommunications Survival Guide, Prentice-Hall,

Inc., USA.

10. John A. Pearce II and Richard B. Robinson, JR. (1997), Strategic

management: Formulation, Implementation, and Control, Times Mirror

Higher Education Group, USA.

11. World Economic Forum (2005), The Networked readiness Index, Geneva,

Switzerland.

12. World Bank (2005), Vietnam Data Profile, Website www.worldbank.org,

Washington DC, USA.

13. World Bank (2005), Vietnam at a glance, Website www.worldbank.org,

Washington DC, USA.

14. WTO (2004), Mexico - Measures affecting telecommunication services

(2004), website www.wto.org, Geneva, Switzerland.

15. Wikipedia (2006), http://en.wikipedia.org, USA.

16. Webopedia (2006), www.webopedia.com, Darien, USA

17. Jonh Craig (2005), Approaches to Industrial Location, Centre for Policy and

Development Systems,

http://cpds.apana.org.au/Documents/SEQ2001/ATT_F.htm (ngày truy cập

31/7/2006)

18. Malaysia Industrial Development Authority (2006), Why Malaysia,

http://www.mida.gov.my/beta/view.php?cat=1&scat=23 (ngày truy cập

04/8/2006), Malaysia.

19. United Nations Industrial Development Organization – Unido (2003),

Industrial Development Report 2002/2003, http://www.unido.org/doc/24397

(Ngày truy cập 04/8/2006),

20. ITU (2003), World Telecommunication Development Report 2003, World

Summit on the Information Society, Geneva 2003 – Tunis 2005.

21. Jonh Craig (2005), Developing a Regional Industry Cluster: A Possible

Generic Process, Centre for Policy and Development Systems,

http://cpds.apana.org.au/Documents/Cluster/developing_industry_cluster.htm

(ngày truy cập: 09/8/2006), Australia.

22. WTO (2006), Working Party on the Accession of Viet Nam, Website:

http://www.wto.org/english/news_e/pres06_e/pr455_e.htm), Geneva,

Switzerland (ngày truy cập: 08/11/2006).

Phụ lục 2.1 Bảng 2.1.1: Tình hình phát triển máy điện thoại qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự về mật độ máy điện thoại trên 100 dân năm 2006)

Stt Tên nước Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 A B A B A B A B

1 Singapore 5,373.7 128.05 5,724.6 132.67 6,229.0 146.91 6,642.1 151.66

2 Korea (Rep.) 59,392.2 124.12 63,181.1 131.4 62,087.5 128.56 67,063.0 139.76

3 Japan 146,873.5 115.09 150,261.9 117.58 153,525.0 119.86 156,853.0 122.334 Malaysia 15,695.7 62.66 19,058.2 74.5 23,911.0 91.97 23,805.8 92.28

5 Brunei Darussalam 334.2 87.51

6 Thailand 31,481.4 50.83 34,176.0 55.15 23,193.6 36.11 47,888.9 73.957 China 532,700.0 41.22 646,580.0 49.74 743,861.0 56.53 828,844.0 62.628 Philippines 25,849.6 31.89 36,373.4 44.01 36,373.4 44.01 38,146.2 45.39 Indonesia 27,277.0 12.68 39,999.0 17.96 59,682.2 26.79 78,623.7 34.8710 Vietnam 7,144.0 8.78 10,124.9 12 15,845.0 19 25,438.2 30.211 Lao P.D.R 182.0 3.21 279.2 4.82 713.5 12.04 713.5 12.0412 Cambodia 534.7 3.78 534.7 3.78 534.7 3.78 1,172.8 8.1713 Myanmar 429.5 0.81 517.3 0.96 659.6 ... 632.6 1.17

Ghi chú:

- A: Tổng số máy điện thoại (đơn vị tính: ngàn máy) - B: Mật độ điện thoại trên 100 dân

(Nguồn:Website www.itu.int, 2007)

Bảng 2.1.2: Tình hình phát triển máy điện thoại qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự tổng số máy điện thoại năm 2006)

2003 2004 2005 2006 Stt Tên nước A B A B A B A B

1 China 532,700.0 41.22 646,580.0 49.74 743,861.0 56.53 828,844.0 62.622 Japan 146,873.5 115.09 150,261.9 117.58 153,525.0 119.86 156,853.0 122.333 Indonesia 27,277.0 12.68 39,999.0 17.96 59,682.2 26.79 78,623.7 34.87

4 Korea (Rep.) 59,392.2 124.12 63,181.1 131.4 62,087.5 128.56 67,063.0 139.76

5 Thailand 31,481.4 50.83 34,176.0 55.15 23,193.6 36.11 47,888.9 73.956 Philippines 25,849.6 31.89 36,373.4 44.01 36,373.4 44.01 38,146.2 45.37 Vietnam 7,144.0 8.78 10,124.9 12 15,845.0 19 25,438.2 30.28 Malaysia 15,695.7 62.66 19,058.2 74.5 23,911.0 91.97 23,805.8 92.289 Singapore 5,373.7 128.05 5,724.6 132.67 6,229.0 146.91 6,642.1 151.6610 Cambodia 534.7 3.78 534.7 3.78 534.7 3.78 1,172.8 8.1711 Lao P.D.R 182.0 3.21 279.2 4.82 713.5 12.04 713.5 12.0412 Myanmar 429.5 0.81 517.3 0.96 659.6 ... 632.6 1.17

13 Brunei Darussalam 334.2 87.51

Ghi chú:

- A: Tổng số máy điện thoại (đơn vị tính: ngàn máy) - B: Mật độ điện thoại trên 100 dân

(Nguồn: Website www.itu.int, 2007)

Bảng 2.1.3: Tổng số máy điện thoại di động qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự tổng số máy điện thoại năm 2006) Đơn vị tính: ngàn máy Stt Tên nước 2003 2004 2005 2006 1 China 269,953.0 334,824.0 393,428.0 461,058.02 Japan 86,655.0 91,473.9 94,745.0 101,698.03 Indonesia 18,800.0 30,000.0 46,910.0 63,803.04 Philippines 22,509.6 32,935.9 32,810.0 41,600.05 Thailand 24,864.0 27,379.0 27,378.7 40,815.56 Korea (Rep.) 33,591.8 36,586.1 38,342.3 40,197.17 Malaysia 11,124.1 14,611.9 19,545.0 19,463.78 Vietnam 2,742.0 4,960.0 9,593.2 15,505.49 Singapore 3,477.1 3,860.6 4,384.6 4,788.610 Cambodia 498.4 498.4 1,062.0 1,140.011 Lao P.D.R 112.3 204.2 638.2 638.212 Myanmar 66.5 92.5 183.4 214.2

(Nguồn: Website www.itu.int, 2007) Bảng 2.1.4: Tổng số máy điện thoại cố định qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự tổng số máy điện thoại năm 2006) Đơn vị tính: ngàn máy Stt Tên nước 2003 2004 2005 2006 1 China 262,747.0 311,756.0 350,433.0 367,786.02 Japan 60,218.5 58,788.0 58,780.0 55,155.03 Korea (Rep.) 25,800.4 26,595.0 23,745.2 26,865.94 Indonesia 8,477.0 9,999.0 12,772.3 14,820.75 Vietnam 4,402.0 5,164.9 6,251.8 9,932.86 Thailand 6,617.4 6,797.0 7,034.7 7,073.47 Malaysia 4,571.6 4,446.3 4,366.0 4,342.18 Philippines 3,340.0 3,437.5 3,437.5 3,367.39 Singapore 1,896.6 1,864.0 1,844.4 1,853.510 Myanmar 363.0 424.8 476.2 503.911 Lao P.D.R 69.7 75.0 75.3 75.312 Cambodia 36.3 36.3 36.4 32.8

(Nguồn: Website www.itu.int, 2007)

Phụ lục 2.2 Bảng 2.2.1: Tình hình phát triển internet qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự tỷ lệ người sử dụng trên 100 dân năm 2006)

2003 2004 2005 2006 Stt Tên nước A B A B A B A B

1 Korea (Rep.) 29,220.0 61.07 31,580.0 65.68 33,010.0 68.35 34,120.0 71.11

2 Japan 61,640.0 48.3 64,160.0 50.2 64,160.0 50.2 87,540.0 68.273 Malaysia 8,643.0 34.5 9,879.0 38.62 11,016.0 42.37 11,292.0 43.77

4 Brunei Darussalam 48 13.25 56 15.3 56 15.3 165.6 43.35

5 Singapore 2,135.0 50.88 2,421.8 56.12 2,421.8 57.87 1,717.1 39.216 Vietnam 3,500.0 4.3 5,870.0 7.12 10,711 12.72 14,683.8 17.217 Thailand 6,971.5 11.26 6,972.0 11.25 7,084.2 11.03 8,465.8 13.078 China 79,500.0 6.15 94,000.0 7.23 111,000 8.44 137,000 10.359 Indonesia 8,080.0 3.76 14,508.0 6.52 16,000.0 7.18 16,000 7.1610 Philippines 4,000.0 4.93 4,400.0 5.32 4,400.0 5.32 4,614.6 5.4611 Lao P.D.R 19 0.33 20.9 0.36 25 0.42 25 0.4212 Cambodia 35 0.25 41 0.28 41 0.28 44 0.3113 Myanmar 28 0.05 63.7 0.12 78 ... 93.16 0.18

Ghi chú:

- A: Tổng số người sử dụnginternet (đơn vị tính: ngàn người) - B: Tỷ lệ người sử dụng internet trên 100 dân

(Nguồn:Website www.itu.int, 2007)

Bảng 2.2.2: Tình hình phát triển internet qua các năm của các nước ASEAN + 3 (sắp xếp theo thứ tự tổng số người sử dụng năm 2006)

2003 2004 2005 2006 Stt Tên nước A B A B A B A B

1 China 79,500.0 6.15 94,000.0 7.23 111,000.0 8.44 137,000.0 10.352 Japan 61,640.0 48.3 64,160.0 50.2 64,160.0 50.2 87,540.0 68.27

3 Korea (Rep.) 29,220.0 61.07 31,580.0 65.68 33,010.0 68.35 34,120.0 71.11

4 Indonesia 8,080.0 3.76 14,508.0 6.52 16,000.0 7.18 16,000.0 7.165 Vietnam 3,500.0 4.3 5,870.0 7.12 10,711.0 12.72 14,683.8 17.216 Malaysia 8,643.0 34.5 9,879.0 38.62 11,016.0 42.37 11,292.0 43.777 Thailand 6,971.5 11.26 6,972.0 11.25 7,084.2 11.03 8,465.8 13.078 Philippines 4,000.0 4.93 4,400.0 5.32 4,400.0 5.32 4,614.6 5.469 Singapore 2,135.0 50.88 2,421.8 56.12 2,421.8 57.87 1,717.1 39.21

10 Brunei Darussalam 48.0 13.25 56.0 15.3 56.0 15.3 165.6 43.35

11 Myanmar 28.0 0.05 63.7 0.12 78.0 ... 93.2 0.1812 Cambodia 35.0 0.25 41.0 0.28 41.0 0.28 44.0 0.3113 Lao P.D.R 19.0 0.33 20.9 0.36 25.0 0.42 25.0 0.42 Ghi chú:

- A: Tổng số người sử dụnginternet (đơn vị tính: ngàn người) - B: Tỷ lệ người sử dụng internet trên 100 dân

(Nguồn:Website www.itu.int, 2007)

Phụ lục 2.3 Bảng 2.3.1: Tốc độ tăng máy điện thoại qua các năm của các nước ASEAN + 3

Tốc độ tăng điện thoại (%) Tốc độ

bình quân (%) Stt Tên nước

2003 2004 2005 2006 1 Lao P.D.R 55.42 53.4 155.5 66.08 2 Vietnam 22.51 41.7 56.5 60.54 45.31 3 Indonesia 40.24 46.6 49.2 31.74 41.95 4 Thailand 38.94 8.6 -32 106.47 30.50 5 Cambodia 119.34 29.84 6 Philippines 38.28 40.7 0 4.87 20.96 7 China 26.76 21.4 15 11.42 18.65 8 Malaysia 14.38 21.4 25.5 -0.44 15.21 9 Myanmar 10.04 20.4 27 14.36 10 Singapore 1.8 6.5 8.8 6.63 5.93 11 Korea (Rep.) 2.26 6.4 -1.7 8.01 3.74 12 Japan 3.51 2.3 2.2 2.17 2.55

(Nguồn: ITU, website www.itu.int, 2007) Bảng 2.3.2: Tốc độ tăng máy điện thoại di động qua các năm của các nước ASEAN+3

Tốc độ tăng máy di động (%) Tốc độ tăng bình quân

(%) Stt Tên nước

2003 2004 2005 2006 1 Lao P.D.R 103.4 81.8 212.5 0 99.43 2 Vietnam 44.1 80.9 93.4 61.63 70.01 3 Indonesia 60.7 59.6 56.4 36.01 53.18 4 Myanmar 38.5 39.1 98.3 16.79 48.17 5 Cambodia 31.2 113 7.34 37.89 6 Philippines 46.3 46.3 -0.4 26.79 29.75 7 Thailand 54.3 10.1 0 49.08 28.37 8 China 31 24 17.5 17.19 22.42 9 Malaysia 22.9 31.4 33.8 -0.42 21.92 10 Singapore 4 11 13.6 9.21 9.45 11 Japan 6.8 3.6 7.34 4.44 12 Korea (Rep.) 3.9 4.8 4.84 3.39

(Nguồn: ITU, website www.itu.int, 2007)

Bảng 2.3.3: Tốc độ tăng máy điện thoại cố định qua các năm của các nước

Tốc độ tăng máy di động (%) Tốc độ tăng bình quân

(%) Stt Tên nước

2003 2004 2005 2006 1 Vietnam 12 17.3 21 58.88 27.30 2 Indonesia 9.4 18 27.7 16.04 17.79 3 China 22.7 18.7 12.4 4.95 14.69 4 Myanmar 6 17 12.1 5.82 10.23 5 Lao P.D.R 12.6 7.6 0.4 0 5.15 6 Thailand 1.2 2.7 3.5 0.55 1.99 7 Korea (Rep.) 0.3 3.1 -10.7 13.14 1.46 8 Philippines 0.9 2.9 0 -2.04 0.44 9 Singapore -1.9 -1.7 -1 0.49 -1.03 10 Cambodia 2.5 0.28 -9.89 -1.78 11 Malaysia -2.1 -2.7 -1.8 -0.55 -1.79 12 Japan -0.9 -2.4 0 -6.17 -2.37

(Nguồn: ITU, website www.itu.int, 2007) Bảng 2.3.4: Tốc độ tăng người sử dụng internet qua các năm của các nước

Tốc độ tăng số người sử dụng internet qua các năm (%)

Tốc độ tăng bình quân

(%) Stt Tên nước

2003 2004 2005 2006 1 Vietnam 133.3 67.7 82.5 37.09 80.15

2 Brunei Darussalam 37.1 16.7 195.71 62.38

3 Myanmar 12 127.5 22.4 19.44 45.34 4 Indonesia 79.6 79.6 10.3 0 42.38 5 China 34.5 18.2 18 23.42 23.53 6 Thailand 45.2 1.6 19.5 16.58 7 Lao P.D.R 26.7 19.6 0 11.58 8 Cambodia 16.7 17.1 7.32 10.28 9 Japan 4.1 36.44 10.14

10 Malaysia 10.2 14.3 11.5 2.51 9.63 11 Philippines 14.3 10 4.88 7.30 12 Korea (Rep.) 11.2 4.5 3.36 4.77 13 Singapore 1.7 13.4 -29.1 -3.50

(Nguồn: ITU, website www.itu.int, 2007)

Phụ lục 2.4 Thông tin về chỉ số ISI của Việt Nam do IDC đánh giá

Top 10 ISI Nations and Index Scores Ranking 2005 Country ISI Score

1 Denmark 963 2 Sweden 958 3 United States 938 4 Switzerland 929 5 Canada 925 6 Netherlands 919 7 Finland 911 8 Korea 904 9 Norway 899 10 United Kingdom 870

(Nguồn: www.idc.com, 2005)

Phụ lục 2.5 Thông tin về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử của EIU

10 nước đứng cuối danh sách 2005 E-Readiness

2005 E-Readiness

2004 Quốc gia Điểm /10

56 52 Sri Lanca 3.80 57 54 Ucraina 3.51 58 58 Nigeria 3.46 59 57 Iran 3.08 60 59 Indonesia 3.07 61 60 Vietnam 3.06 62 63 Kazakhstan 2.97 63 61 Algeria 2.94 64 62 Pakistan 2.93 65 64 Azerbaijan 2.72

Việt nam trong xếp hạng của EIU qua các năm Năm Điểm số EIU

Index Thứ hạng EIU

Index 2001 2.76 58/60 2002 2.96 56/60 2003 2.91 56/60 2004 3.35 60/64 2005 3.06 61/65

Nguồn: The EIU Ebusiness Forum, 2000-2005

Phụ lục 2.6 Bảng 2.6.1: Dân số và mật độ dân số Việt Nam năm 2005

Dân số trung bình (Nghìn người)

Diện tích (Km2)

Mật độ dân số (Người/km2)

Cả nước 83119,9 329314,5 252Đồng bằng sông Hồng 18039,5 14812,5 1218Hà Nội 3145,3 921,0 3415Vĩnh Phúc 1169,0 1371,4 852Bắc Ninh 998,4 807,6 1236Hà Tây 2525,7 2192,1 1152Hải Dương 1711,4 1648,4 1038Hải Phòng 1792,7 1526,3 1175Hưng Yên 1134,1 923,1 1229Thái Bình 1860,6 1545,4 1204Hà Nam 822,7 852,2 965Nam Định 1961,1 1641,3 1195Ninh Bình 918,5 1383,7 664Đông Bắc Bộ 9358,3 63629,8 147Hà Giang 673,4 7884,3 85Cao Bằng 514,6 6690,7 77Bắc Kạn 298,9 4857,2 62Tuyên Quang 726,8 5868,0 124Lào Cai 575,7 6357,0 91Yên Bái 731,8 6882,9 106Thái Nguyên 1109,0 3542,6 313Lạng Sơn 739,3 8305,2 89Quảng Ninh 1078,9 5899,6 183Bắc Giang 1581,5 3822,7 414Phú Thọ 1328,4 3519,6 377Tây Bắc Bộ 2565,7 37336,9 69Điện Biên 449,9 9560,0 47Lai Châu 314,2 9059,4 35Sơn La 988,5 14055,0 70Hòa Bình 813,0 4662,5 174Bắc Trung Bộ 10620,0 51510,8 206Thanh Hóa 3677,0 11116,3 331Nghệ An 3042,0 16487,4 185Hà Tĩnh 1300,9 6055,6 215Quảng Bình 842,2 8051,8 105Quảng Trị 621,7 4745,7 131

Thừa Thiên - Huế 1136,2 5054,0 225Nam Trung Bộ 7049,8 33069,0 213Đà Nẵng 777,1 1255,5 619Quảng Nam 1463,3 10407,4 141Quảng Ngãi 1269,1 5137,6 247Bình Định 1556,7 6025,0 258Phú Yên 861,1 5045,3 171Khánh Hòa 1122,5 5198,2 216Tây Nguyên 4758,9 54473,7 87Kon Tum 375,0 9614,5 39Gia Lai 1114,6 15494,9 72Đắk Lắk 1710,8 13085,0 131Đắk Nông 397,5 6514,5 61Lâm Đồng 1161,0 9764,8 119Đông Nam Bộ 13460,2 34743,1 387Ninh Thuận 562,3 3360,1 167Bình Thuận 1150,6 7828,4 147Bình Phước 795,9 6857,3 116Tây Ninh 1038,5 4029,6 258Bình Dương 915,2 2695,5 340Đồng Nai 2193,4 5894,8 372Bà Rịa - Vũng Tàu 913,1 1982,2 461TP. Hồ Chí Minh 5891,1 2095,2 2812ĐBSCL 17267,6 39738,7 435Long An 1412,7 4491,2 315Tiền Giang 1700,9 2366,6 719Bến Tre 1351,5 2321,6 582Trà Vinh 1028,3 2215,1 464Vĩnh Long 1055,2 1475,2 715Đồng Tháp 1654,5 3246,1 510An Giang 2194,0 3406,2 644Kiên Giang 1655,0 6268,2 264Cần Thơ 1135,2 1390,0 817Hậu Giang 790,8 1608,0 492Sóc Trăng 1272,2 3223,3 395Bạc Liêu 797,7 2525,7 316Cà Mau 1219,4 5201,5 234

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006)

Bảng 2.6.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số các nước năm 2003 Diện tích Dân số giữa năm Mật độ

Nghìn km2 Hạng Triệu người Hạng Người/Km2 Hạng

TOÀN THẾ GIỚI 135641 6314 47 CHÂU PHI 30306 861 28 Bắc Phi 8525 188 22 An-giê-ri 2382 11 31,7 34 13 177 Ai-cập 1001 29 72,1 15 72 105 Li-bi 1760 16 5,5 105 3 198 Ma-rốc 447 56 30,4 37 68 110 Xu-đăng 2506 10 38,1 31 15 173 Tuy-ni-di 164 90 9,9 80 61 117 Tây Sa-ha-ra 252 75 0,3 174 1 207 Đông Phi 6355 263 41 Bu-run-đi 28 144 6,1 101 219 49 Cô-mô-rốt 2 174 0,6 162 269 37 Gi-bu-ti 23 112 0,7 107 30 115 Ê-ri-tơ-rê-a 118 99 4,4 116 37 143 Ê-ti-ô-pi-a 1104 26 70,7 17 64 113 Kê-ni-a 580 46 31,6 35 54 123 Ma-đa-gát-xca 587 44 17,0 56 29 155 Ma-la-uy 118 98 11,7 69 99 86 Mô-ri-xơ 2 175 1,2 152 588 12 Mây-hô-tê 0,4 194 0,2 180 500 15 Mô-dăm-bích 802 34 17,5 54 22 160 Rê-u-ni-on 3 173 0,8 157 319 29 Ru-an-đa 26 146 8,3 87 315 31 Xây-sen 0,5 189 0,1 191 200 51 Xô-ma-li 638 41 8,0 90 13 180 Tan-da-ni-a 883 32 35,4 33 40 140 U-gan-đa 241 78 25,3 42 105 82 Dăm-bi-a 753 38 10,9 73 14 175 Dim-ba-bu-ê 391 59 12,6 64 32 150 Nam Phi 2675 51 19 Bốt-xoa-na 582 45 1,6 146 3 201 Lê-xô-thô 30 139 1,8 145 59 118 Na-mi-bi-a 824 33 1,9 144 2 204 Nam Phi 1221 24 44,0 28 36 146 Xoa-di-len 17 156 1,2 153 69 109

Tây Phi 6138 256 42 Bê-nanh 113 100 7,0 94 62 114 Buốc-ki-na Pha-sô 274 72 13,2 62 48 131 Cáp-ve 4 169 0,5 164 124 71 Cốt-đi-voa 322 68 17,0 57 53 128 Găm-bi-a 11 160 1,5 147 133 66 Gha-na 239 79 20,5 50 86 94 Ghi-nê 246 136 9 149 37 147 Ghi-nê Bít-xao 36 1,3 36 Li-bê-ri-a 111 102 3,3 132 30 154 Ma-li 1240 23 11,6 70 9 189 Mô-ri-ta-ni 1026 28 2,9 136 3 200 Ni-giê 1267 21 12,1 68 10 188 Ni-giê-ri-a 924 30 133,9 9 145 59 Xê-nê-gan 197 86 10,6 75 54 124 Xi-ê-ra Lê-ôn 72 118 5,7 102 79 99 Tô-gô 57 124 5,4 109 95 89 Trung Phi 6613 104 16 Ăng-gô-la 1247 22 13,1 63 11 187 Ca-mơ-run 475 52 15,7 60 33 149

Cộng hòa Trung Phi 623 42 3,7 127 6 193

Sát 1284 20 9,3 82 7 192 Công-gô 342 62 3,7 128 11 85

Cộng hoà dân chủ Công-gô (Dai-a) 2345 12 56,6 23 24 158

Ghê-nê Xích-đạo 28 143 0,5 165 18 168 Ga-bông 268 74 1,3 150 5 195

Xao-tô-mê và Prin-xi-pê 1 179 0,2 181 208 50

CHÂU MỸ 42049 863 21 Bắc Mỹ 21517 323 15 Ca-na-đa 9971 2 31,6 36 3 197 Mỹ 9364 4 291,5 3 31 151 Ca-ri-bê 234 38 160

An-ti-goa và Ba-bu-đa 0,4 192 0,1 192 227 47

Ba-ha-mát 14 158 0,3 175 22 161 Bác-ba-đốt 0,4 193 0,3 176 698 10 Cu-ba 111 104 11,3 71 102 84

Đô-mi-ni-ca 0,8 182 0,1 193 133 65

Cộng hoà Đô-mi-ni-ca 49 129 8,7 85 179 56

Grê-na-đa 0,3 197 0,1 194 299 33 Goa-đê-lốp 2 176 0,4 168 234 45 Hai-i-ti 28 145 7,5 91 270 36 Ha-mai-ca 11 162 2,6 137 237 44 Ma-ti-nic 1 177 0,4 169 363 23

Quần đảo Ăng-tin thuộc Hà Lan 0,8 180 0,2 182 250 40

Pue-tô Ri-cô 9 165 3,9 124 436 19 Xan Kít Nê-vi 0,4 196 0,05 201 139 61 Xan Lu-xi-a 0,6 186 0,2 183 323 28

Xan Vin-xen và Grê-na-đin 0,4 195 0,1 195 256 38

Tri-ni-đát và Tô-ba-gô 5 168 1,3 151 253 39

Nam Mỹ 17818 358 20 Ác-hen-ti-na 2780 8 36,9 32 13 178 Bô-li-vi-a 1099 27 8,6 86 8 191 Bra-xin 8547 5 176,5 5 21 164 Chi-lê 757 37 15,8 59 21 163 Cô-lôm-bi-a 1139 25 44,2 27 39 142 Ê-cu-a-đo 284 71 12,6 65 44 135

Gai-a-na thuộc Pháp 90 111 0,2 184 2 205

Guy-a-na 215 82 0,8 158 4 196 Pa-ra-goay 407 58 6,2 100 15 172 Pê-ru 1285 19 27,1 39 21 162 Xu-ri-nam 163 91 0,4 170 2 203 U-ru-goay 177 89 3,4 131 19 166 Vê-nê-xu-ê-la 912 31 25,7 40 28 156 Trung Mỹ 2480 144 58 Bê-li-xê 23 149 0,3 177 13 179 Cốt-xta Ri-ca 51 127 4,2 119 82 96 En Xan-va-đo 21 151 6,6 98 314 32 Goa-tê-ma-la 109 105 12,4 67 114 75 On-đu-rát 112 101 6,9 95 62 116 Mê-hi-cô 1958 14 104,9 11 54 127 Ni-ca-ra-goa 130 96 5,5 106 42 138

Pa-na-ma 76 117 3,0 135 40 141CHÂU Á 31764 3830 121 Đông Á 11762 1519 129 CHND Trung Hoa 9597 3 1288,7 1 134 64

Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 1 178 6,8 96 6800 3

Đặc khu HC Ma- cao (TQ) 0,02 205 0,4 171 19048 1

Nhật Bản 378 60 127,5 10 337 25

CHDCND Triều Tiên 121 97 22,7 47 188 54

Hàn Quốc 99 108 47,9 25 483 18 Mông Cổ 1566 18 2,5 139 2 206 Đài Loan 36 135 22,6 48 625 11 Đông Nam Á 4495 544 121 Bru-nây 6 167 0,4 172 69 108 Cam-pu-chia 181 88 12,6 66 70 107 Đông Ti-mo 15 157 0,8 159 54 125 In-đô-nê-xi-a 1919 15 220,5 4 115 74 Lào 237 81 5,6 104 24 159 Ma-lai-xi-a 330 64 25,1 44 76 102 Mi-an-ma 677 39 49,5 24 73 104 Phi-li-pin 300 70 81,6 13 272 15 Xin-ga-po 0,6 187 4,2 120 6785 4 Việt Nam 329,2 65 80,8 14 245 42 Thái Lan 513 49 63,1 19 123 72 Tây Á 4731 204 43 Ác-mê-ni 30 140 3,2 133 107 81 Ai-déc-bai-gian 87 113 8,2 88 95 90 Ba-ren 0,7 185 0,7 161 1016 7 Síp 9 164 0,9 154 97 88

Giê-oóc-gi-a (Gru-di-a) 70 120 4,7 114 67 112

I-rắc 438 57 24,2 45 55 121 I-xra-en 21 150 6,7 97 318 30 Gioóc-đa-ni 89 112 5,5 107 62 115 Cô-oét 18 155 2,4 140 135 63 Li-băng 10 163 4,2 121 404 20 Ô-man 212 83 2,6 138 12 181 Lãnh thổ Pa-le-xtin 6 166 3,6 129 571 13

Ca-ta 11 161 0,6 163 55 122 A-rập Xê-út 2150 46 24,1 79 11 184 Xi-ri 185 87 17,5 55 95 91 Thổ Nhĩ Kỳ 775 36 71,2 16 92 92

TiểuVQ A-rập Thống nhất 84 115 3,9 125 47 133

Y-ê-men 528 48 19,4 52 37 144 Trung Nam Á 10776 1563 145 Áp-ga-ni-xtan 652 40 28,7 38 44 136 Băng-la-đét 144 93 146,7 7 1019 6 Bu-tan 47 130 0,9 155 19 167 Ấn Độ 3288 7 1068,6 2 325 27 I-ran 1633 17 66,6 18 41 139 Ka-dắc-xtan 2717 9 14,8 61 5 194 Cư-rơ-gư-xtan 199 85 5,0 113 25 157 Man-đi-vơ 0,3 199 0,3 178 1000 8 Nê-pan 147 92 25,2 43 171 58 Pa-ki-xtan 796 35 149,1 6 187 55 Xri Lan-ca 66 121 19,3 53 294 34 Tát-gi-ki-xtan 143 94 6,6 99 46 134 Tuốc-mê-ni-xtan 488 51 5,7 103 12 183 U-dơ-bê-ki-xtan 447 55 25,7 41 57 119CHÂU ÂU 22985 728 32 Bắc Âu 1749 95 54 Quần đảo Cha-nen 0,2 200 0,2 185 1000 9 Đan Mạch 43 132 5,4 110 125 69 Ê-xtô-ni-a 45 131 1,4 148 31 152 Phần Lan 338 63 5,2 112 15 171 Ai-xơ-len 103 106 0,3 179 3 199 Ai-len 70 119 4,0 112 57 120 Lát-vi-a 65 123 2,3 141 36 148 Li-tu-a-ni-a (Lít-va) 65 122 3,5 130 54 126 Na Uy 324 66 4,6 115 14 176 Thuỵ Điển 450 54 9,0 84 20 165 Vương quốc Anh 245 77 59,2 21 242 43 Đông Âu 18813 301 16 Bê-la-rút 208 84 9,9 81 48 132 Bun-ga-ri 111 103 7,5 92 68 111 Cộng hoà Séc 79 116 10,2 78 129 67 Hung-ga-ri 93 109 10,1 79 109 78

Môn-đô-va 34 137 4,3 117 128 68 Ba Lan 323 67 38,6 30 119 73 Ru-ma-ni 238 80 21,6 49 91 93 Liên bang Nga 17075 1 145,5 8 9 190 Xlô-va-ki 49 128 5,4 111 110 77 U-crai-na 604 43 47,8 26 79 100 Nam Âu 1316 147 111 An-ba-ni 29 142 3,1 134 108 80 An-đô-ra 0,5 191 0,1 196 222 48

Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na 51 126 3,9 126 76 101

Crô-a-ti-a 57 125 4,3 118 76 103 Hy Lạp 132 95 11,0 72 83 95 I-ta-li-a 301 69 57,2 22 190 53 Ma-xê-đô-ni-a (*) 26 147 2,1 142 82 97 Man-ta 0,3 198 0,4 173 1245 5 Bồ Đào Nha 92 110 10,4 76 113 76 Xan Ma-ri-ô 0,06 203 0,03 203 500 16 Xlô-ven-ni-a 20 152 2,0 143 99 85 Tây Ban Nha 506 50 41,3 29 82 98 Nam Tư(**) 102 107 10,7 74 105 86 Tây Âu 1107 185 167 Áo 84 114 8,2 89 98 87 Bỉ 31 138 10,4 77 341 27 Pháp 551 47 59,8 20 108 79 Đức 357 61 82,6 12 231 46 Lich-ten-xten 0,2 202 0,04 202 248 41 Lúc-xăm-bua 2,6 172 0,5 166 193 52 Mô-na-cô 0,003 207 0,03 204 10000 2 Hà Lan 41 134 16,2 58 397 21 Thuỵ Sĩ 41 133 7,3 93 177 57CHÂU ĐẠI DƯƠNG 8537 32 4 Ô-xtrây-li-a 7741 6 19,9 51 3 202

Liên bang Mi-cờ-rô-nê-xi-a 0,7 184 0,1 197 143 60

Phi-gi 18 154 0,9 156 49 130

Pô-li-nê-xi-a thuộc Pháp 4 170 0,2 186 50 129

Gu-am 0,5 188 0,2 187 364 22

Ki-ri-ba-ti 0,7 183 0,1 198 137 62 Quần đảo Mác-san 0,2 201 0,1 199 559 14 Na-u-ru 0,02 206 0,01 206 500 17 Tân Ca-lê-đô-ni-a 19 53 0,2 188 11 186 Niu Di-lân 271 73 4,0 123 15 174 Pa-lau 0,5 190 0,02 205 43 137 Pa-pua Niu Ghi-nê 463 53 5,5 108 12 182

Quần đảo Xa-lô-môn 29 141 0,5 167 17 169

Tôn-ga 0,8 181 0,1 200 125 70 Tu-va-lu 0,03 204 0,01 207 333 26 Va-nu-a-tu 12 159 0,2 189 16 170 Tây Xa-moa 3 171 0,2 190 70 106(*) Nước Cộng hoà Nam Tư cũ. **) Vào ngày 27/04/1992, Séc-bi và Mông-tê-nê-gờ-rô cũ nhập vào CHLB Nam Tư (Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006)

Phụ lục 2.7 Bảng 2.7.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

Giá thực tế Tổng sản phẩm trong nước - Tỷ

đồng 441646 481295 535762 613443 713071

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người - Nghìn đồng 5689 6117 6720 7583 8694

Tiêu dùng cuối cùng - Tỷ đồng 321853 342607 382137 445221 511221Tích luỹ tài sản - Tỷ đồng 130771 150033 177983 217434 253686Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ -

Tỷ đồng 243049 262846 304262 363735 470216

Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ - Tỷ đồng 253927 273828 331946 415023 524216

Tổng thu nhập quốc gia - Tỷ đồng 435319 474855 527056 603688 701906

Giá so sánh 1994 Tổng sản phẩm trong nước - Tỷ

đồng 273666 292535 313247 336242 362092

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (Năm trước = 100) - % 6,79 6,89 7,08 7,34 7,69

Một số tỷ lệ so với GDP (Giá thực tế) - %

Tiêu dùng cuối cùng 72,88 71,18 71,32 72,58 71,69Tích luỹ tài sản 29,61 31,17 33,22 35,44 35,58Tài sản cố định 27,65 29,15 31,14 33,35 33,36Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 55,03 54,61 56,79 59,29 65,94Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 57,50 56,89 61,96 67,65 73,52Tổng thu nhập quốc gia 98,57 98,66 98,38 98,41 98,43

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006)

Bảng 2.7.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2001 2003 2004 2005

Tốc độ tăng GDP(%) 9.54 9.34 8.15 5.76 4.47 6.75 6.8 7.04 7.24 7.7 8.43(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Bảng 2.7.3: GDP và GDP bình quân đầu người các nước năm 2002

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế năm

2002

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực

tế năm 2002

Tổng sản phẩm trong nước bình

quân đầu người theo sức mua tương đương năm 2001

Triệu USD

Xếp hạng USD Xếp hạng USD Xếp hạng

TOÀN THẾ GIỚI CHÂU PHI Bắc Phi An-giê-ri 55666 48 1777,3 84 6090 74 Ai-cập 89845 38 1353,7 94 3520 105 Li-bi 7570 63 Ma-rốc 37263 53 1257,2 98 3600 104 Xu-đăng 13490 75 416,8 132 1970 131 Tuy-ni-di 21170 62 2162,7 70 6390 72 Đông Phi Bu-run-đi 719 143 101,7 170 690 166 Cô-mô-rốt 256 160 436,7 129 1870 134 Gi-bu-ti 597 150 908,7 108 2370 122 Ê-ri-tơ-rê-a 582 152 135,2 167 1030 153 Ê-ti-ô-pi-a 5989 97 88,9 171 810 162 Kê-ni-a 12140 78 387,3 135 980 155 Ma-đa-gát-xca 4514 109 274,6 153 830 161 Ma-la-uy 1880 128 175 163 570 168 Mô-ri-xơ 4532 108 3738,2 54 9860 50 Mô-dăm-bích 3920 112 212,6 160 1140 150 Ru-an-đa 1736 131 212,6 159 1250 148 Xây-sen 630,0 148 7536,6 32 17030 33 Tan-da-ni-a 9383 83 266,7 154 520 169 U-gan-đa 5866,1 98 250,7 155 1490 144 Dăm-bi-a 3684 114 352,1 138 780 165 Dim-ba-bu-ê 8305 89 640,4 119 2280 124 Nam Phi Bốt-xoa-na 5188 104 3030,7 61 7820 60 Lê-xô-thô 730 142 349,8 139 2420 121 Na-mi-bi-a 2793 123 1532,1 87 7120 65 Nam Phi 104235 34 2391,8 67 11290 47 Xoa-di-len 1177 136 1081,2 100 4330 96

Tây Phi Bê-nanh 2690 124 407,3 134 980 156 Buốc-ki-na Pha-sô 2839 121 240 156 1120 151 Cáp-ve 631 147 1377,9 93 5570 82 Cốt-đi-voa 11717 79 698,5 116 1490 145 Găm-bi-a 388 155 282,2 149 2050 128 Gha-na 6021 96 300 146 2250 125 Ghi-nê 3174 117 409,9 133 1960 132 Ghi-nê Bít-xao 216 165 172,3 164 970 157 Li-bê-ri-a 564 153 171,1 165 Ma-li 3163 118 278,7 152 810 163 Mô-ri-ta-ni 983 138 347,5 141 1990 130 Ni-giê 2171 126 188,1 162 890 159 Ni-giê-ri-a 43540 51 327,9 143 850 160 Xê-nê-gan 4940 106 493,6 125 1500 143 Xi-ê-ra Lê-ôn 789 141 150,8 166 470 170 Tô-gô 1384 133 290,3 148 1650 140 Trung Phi Ăng-gô-la 11380 80 819 113 2040 129 Ca-mơ-run 9060 86 583,6 120 1680 139

Cộng hòa Trung Phi 1075 137 280,9 151 1300 147

Sát 1935 127 237,6 157 1070 152 Công-gô 5704 90 106 168 680

Cộng hoà dân chủ Công-gô (Dai-a) 3014,3 120 945 105 970 158

Ghê-nê Xích-đạo 14287 72 4514,8 42 15073 38 Ga-bông 4971 105 3851,6 52 5990 76

Xao-tô-mê và Prin-xi-pê 50 169 325,7 145

CHÂU MỸ Bắc Mỹ Ca-na-đa 715692 8 22782,6 18 27130 9

Mỹ 1041682

0 1 36123,2 4 34320 2 Ca-ri-bê

An-ti-goa và Ba-bu-đa 709,8 144 10303,8 29 10170 48

Ba-ha-mát 16270 34 Bác-ba-đốt 15560 36

Cu-ba 5259 87 Đô-mi-ni-ca 254,4 161 3543,3 57 5520 83

Cộng hoà Đô-mi-ni-ca 21285 61 2465,1 65 7020 68

Grê-na-đa 414,1 154 4071,9 48 Hai-i-ti 3590 115 433,2 130 1860 135 Ha-mai-ca 8001 90 3061,9 60 3720 102 Xan Kít Nê-vi 339,9 158 7392,7 33 11300 46 Xan Lu-xi-a 659,8 146 4162,3 46 5260 85

Xan Vin-xen và Grê-na-đin 360,6 157 3089,4 59 5330 84

Tri-ni-đát và Tô-ba-gô 9372 84 7109,1 34 9100 55

Nam Mỹ Ác-hen-ti-na 102191 35 2694,3 62 11320 45 Bô-li-vi-a 7678 91 882,8 109 2300 123 Bra-xin 452387 13 2592,7 64 7360 64 Chi-lê 64154 44 4118 47 9190 53 Cô-lôm-bi-a 82194 40 1878,9 80 7040 67 Ê-cu-a-đo 24347 55 1856,8 81 3280 106 Guy-a-na 710 145 919,1 107 4690 91 Pa-ra-goay 5388,8 102 978 101 5210 88 Pê-ru 56902 47 2127,2 72 4570 93 Xu-ri-nam 895 139 2117,9 73 4599 92 U-ru-goay 12325 76 3645,3 55 8400 59 Vê-nê-xu-ê-la 94340 37 3759,5 53 5670 81 Trung Mỹ Bê-li-xê 843 140 3328 58 5690 80 Cốt-xta Ri-ca 16887 67 4284 44 9460 51 En Xan-va-đo 14287 73 2189,9 69 5260 86 Goa-tê-ma-la 23252 58 1938,9 78 4400 94 On-đu-rát 6594 93 976,2 102 2830 114 Mê-hi-cô 637205 10 6313,9 38 8430 58 Ni-ca-ra-goa 2450 120 Pa-na-ma 12296 77 4181,7 45 5750 79CHÂU Á Đông Á CHND Trung Hoa 1237145 6 965,8 104 4020 99

Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 161532 27 23849,3 16 24850 15

Nhật Bản 3978782 2 31293,4 6 25130 14 Hàn Quốc 476690 12 10006,1 30 15090 37 Mông Cổ 515,3 124 1740 138 Đài Loan 283332 17 12581,3 24 Đông Nam Á Bru-nây 4278 110 12090 27 19210 27 Cam-pu-chia 3984 111 299 147 1860 136 Đông Ti-mo 388 156 In-đô-nê-xi-a 173371 26 819,0 112 2940 112 Lào 1805 130 329 142 1620 141 Ma-lai-xi-a 94910 36 3914 50 8750 56 Mi-an-ma 5445 101 104,0 169 1027 154 Phi-li-pin 77614 41 974,0 103 3840 101 Xin-ga-po 86997,0 39 20515 20 22680 21 Việt Nam 35099,0 54 439 128 2070 127 Thái Lan 126482 30 2043 74 6400 74 Tây Á Ác-mê-ni 2367 125 770,6 114 2650 116 Ai-déc-bai-gian 6090 95 744,1 115 3090 111 Ba-ren 16060 35 Síp 21190 22

Giê-oóc-gi-a (Gru-di-a) 3324 116 642,1 118 25860 118

I-xra-en 19790 26 Gioóc-đa-ni 9296 85 1797,6 83 3870 100 Cô-oét 18700 29 Li-băng 17294 66 3893,9 51 4170 98 Ô-man 20073 64 7904,5 31 12040 43 Lãnh thổ Pa-le-xtin 3015 119 938,5 106 Ca-ta 19844 25 A-rập Xê-út 13330 40 Xi-ri 21872 60 1286,2 96 3280 107 Thổ Nhĩ Kỳ 182848 24 2626,1 63 5890 77

TiểuVQ A-rập Thống nhất 20530 23

Y-ê-men 10395 81 558,8 121 790 164 Trung Nam Á Băng-la-đét 47328 49 348,8 140 1610 142 Bu-tan 594 151 698,4 117 1833 137 Ấn Độ 515012 11 491,3 126 2840 113

I-ran 107522 33 1640,6 85 6000 75 Ka-dắc-xtan 24205 56 1636 86 6500 70 Cư-rơ-gư-xtan 1632 132 326,2 144 2750 115 Man-đi-vơ 617,7 149 2154,8 71 4798 90 Nê-pan 5493 100 227,7 158 1310 146 Pa-ki-xtan 60522 45 417,7 131 1890 133 Xri Lan-ca 16373 68 863,2 110 3180 110 Tát-gi-ki-xtan 1208 135 191,3 161 1170 149 Tuốc-mê-ni-xtan 7672 92 1383,5 92 4320 97 U-dơ-bê-ki-xtan 9713 82 382,5 136 2460 119CHÂU ÂU Bắc Âu Đan Mạch 174798 25 32531,1 5 29000 6 Ê-xtô-ni-a 6413 94 4722,5 41 10170 49 Phần Lan 130797 29 25158,2 12 24430 17 Ai-xơ-len 8608 87 30310,3 8 29990 4 Ai-len 119916 32 30925,7 7 32410 3 Lát-vi-a 8406 88 3599,8 56 7730 61 Li-tu-a-ni-a (Lít-va) 13797 74 3969,1 49 8470 57 Na Uy 189436 22 41737,8 2 29620 5 Thuỵ Điển 229772 20 25747,6 10 24180 18 Vương quốc Anh 1552437 4 26376,0 9 24160 19 Đông Âu Bê-la-rút 14304 71 1440,4 91 7620 62 Bun-ga-ri 15608 69 1983,7 77 6890 69 Cộng hoà Séc 69591 42 6816 35 14720 39 Hung-ga-ri 65843 43 6476,8 37 12340 42 Môn-đô-va 1262 134 380,9 137 2150 126 Ba Lan 187680 23 4858,9 40 9450 52 Ru-ma-ni 44428 50 1987,4 76 5830 78 Liên bang Nga 346520 16 2405,2 66 7100 66 Xlô-va-ki 23700 57 4381,8 43 11960 44 U-crai-na 41380 52 849,4 111 4350 95 Nam Âu An-ba-ni 4695 107 1469,6 89 3680 103

Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na 5249 103 1273,9 97

Crô-a-ti-a 22421 59 5122,6 39 9170 54 Hy Lạp 132834 28 12495,3 25 17440 31 I-ta-li-a 1180921 7 20389,1 21 24670 16

Ma-xê-đô-ni-a 3712 113 1821,5 82 Man-ta 13160 41 Bồ Đào Nha 121291 31 12090,8 26 18150 30 Xlô-ven-ni-a 21108 63 10596,5 28 17130 32 Tây Ban Nha 649792 9 15779,3 22 20150 24 Nam Tư 15555 70 1459,4 90 Tây Âu Áo 202954 21 24930 13 26730 10 Bỉ 247634 19 23995,6 14 25520 11 Pháp 1409604 5 23714,1 17 23990 20 Đức 1976240 3 23955,9 15 25350 13 Lúc-xăm-bua 20062,2 65 45236,1 1 53780 1 Hà Lan 413741 14 25628,2 11 27190 8 Thuỵ Sĩ 268041 18 37086,2 3 28100 7CHÂU ĐẠI DƯƠNG Ô-xtrây-li-a 410590 15 20968,7 19 25370 12

Liên bang Mi-cờ-rô-nê-xi-a 232,1 164 1896,6 79

Phi-gi 1878 129 2280,5 68 4850 89 Ki-ri-ba-ti 44,3 170 467,6 127 Quần đảo Mác-san 107,8 168 2026,4 75 Niu Di-lân 58178 46 15034,6 23 19160 28 Pa-lau 129,9 167 6527,6 36 Pa-pua Niu Ghi-nê 2793,4 122 519,9 123 2570 117

Quần đảo Xa-lô-môn 240 162 540,4 122 3190 108

Tôn-ga 136,0 166 1344,6 95 Va-nu-a-tu 234 163 1140,3 99 3190 109 Tây Xa-moa 261 159 1482,4 88 60180 73(Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006)

Phụ lục 2.8 Bảng 2.8.1: Số máy điện thoại của các tỉnh/thành phố trong cả nước

Số thuê bao điện thoại (cả di động và cố định)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005

CẢ NƯỚC 746467 1164547 1593863 2031647 2401391 3286343 4308766 5567140 7339128 10296491 15845000

Đồng bằng sông Hồng 203874 315913 425372 525452 576983 787237 1027235 1331685 1714978 2130693 2613927

Hà Nội 138051 214276 280536 336445 351188 471846 604108 751520 933355 1034631 1334915

Vĩnh Phúc 1781 3536 7488 10713 13191 18446 25148 34149 50088 66487 89920

Bắc Ninh 3895 5924 9647 13897 19246 35023 35333 45353 89121 141650 169353

Hà Tây 10199 15999 22799 29028 36741 47420 64888 98354 141187 173713 183534

Hải Dương 9554 13768 17646 22747 27342 34269 44680 56625 78449 123723 133937

Hải Phòng 18260 30411 42980 55180 59644 83877 120438 162529 164131 243927 250959

Hưng Yên 2474 3510 6240 8980 11876 16266 23118 34426 50152 63979 95651

Thái Bình 7000 10000 12865 15572 16919 21859 28851 37862 48212 71601 89251

Hà Nam 1915 3119 4539 6302 7272 12504 17844 24879 43100 46241 73449

Nam Định 8027 11502 15334 19454 24293 32797 44813 62982 85165 122510 130597

Ninh Bình 2718 3868 5298 7134 9271 12930 18014 23006 32018 42231 62361

Đông Bắc 48385 71151 91376 113892 136272 182549 248253 344950 497340 681627 994457

Hà Giang 2150 2850 3384 4057 5173 7947 9188 12809 17634 22421 30232

Cao Bằng 1980 2730 3530 4536 5528 7105 9065 12215 14846 20324 33413

Bắc Kạn 424 619 1539 2019 2407 3689 5070 6802 8623 16807 16514Tuyên

Quang 2240 3058 4078 5128 6564 8275 11114 15279 22419 29235 43278

Lào Cai 2850 4320 6025 7775 8834 11110 14738 18650 25391 31337 46255

Yên Bái 2988 4145 5360 6590 7898 10212 13705 18818 33815 68514 136582Thái

Nguyên 6201 9556 11448 13353 15780 18672 27627 40513 64509 95969 131199

Lạng Sơn 4440 5945 8195 11265 14145 21417 26115 35229 56213 71992 92669Quảng

Ninh 13975 21475 25975 32275 37995 51882 74267 95815 140336 181575 259835

Bắc Giang 5543 8314 11626 14278 16217 20712 27268 37236 52143 68234 101959

Phú Thọ 5594 8139 10216 12616 15731 21528 30096 51584 61411 75219 102521

Tây Bắc 7490 10938 14582 18074 21207 26322 33716 46539 65731 87289 123244

Điện Biên

Lai Châu } 2116 2978 3598 4358 4961 6249 8549 12389 18655 25917 33486

Sơn La 2726 3926 5332 6532 7829 9831 12536 16388 22797 30200 47706

Hòa Bình 2648 4034 5652 7184 8417 10242 12631 17762 24279 31172 42052Bắc Trung Bộ 43947 68143 93094 119459 138189 185107 252895 324856 404521 584589 727292

Thanh Hóa 7065 11517 17118 23180 28737 38971 53066 79493 101121 135447 189199

Nghệ An 14805 22855 32555 42655 48517 64451 91056 106521 152211 192865 245651

Hà Tĩnh 3965 5930 7135 8631 10248 15257 20371 9379 10285 68962 50950Quảng

Bình 3820 6023 7918 10225 11445 15096 20688 44159 34058 52962 56447

Quảng Trị 4986 7386 9186 11286 12002 15737 20700 26265 32572 41884 57719Thừa

Thiên - Huế 9306 14432 19182 23482 27240 35595 47014 59039 74274 92469 127326Duyên hải Nam Trung Bộ 58030 86105 117257 146174 169960 217108 277232 376143 508565 680489 847036

Đà Nẵng 17000 25000 31608 39224 44771 65429 86427 108402 129894 259545 218392Quảng

Nam 4878 6708 11052 15023 19392 19641 24181 48052 99597 79880 141421Quảng

Ngãi 8226 11736 15436 18736 21086 24631 30938 41521 56807 84966 129559

Bình Định 10200 15600 21400 25400 30235 36357 42897 56123 69923 81284 101230

Phú Yên 4663 6583 8783 10733 12087 15618 21412 29367 36129 52862 99069Khánh

Hòa 13063 20478 28978 37058 42389 55432 71377 92678 116215 121952 157365

Tây Nguyên 31286 48606 61795 74947 86177 110649 145642 187570 203606 294615 328184

Kon Tum 2063 3083 3983 4823 6091 7292 9125 10791 14592 23467 26212

Gia Lai 5435 8635 11767 14473 17268 22580 29040 36026 47414 60571 77680

Đắk Lắk 9594 16444 20981 26181 28827 38719 50411 64644 67275 101338 105448

Đắk Nông }

Lâm Đồng 14194 20444 25064 29470 33991 42058 57066 76109 74325 109239 118844Đông Nam Bộ 238308 366497 492791 627117 764195 1009272 1263765 1598936 1963509 2293356 3110867

Ninh Thuận 3665 6136 8436 10536 12901 15808 22506 36834 53001 89414 186061

Bình Thuận 8933 12681 17781 23581 27588 33140 41058 50562 64422 74969 105217

Bình Phước 2949 4305 5584 7397 9363 13840 19831 30360 42999 60948 81361

Tây Ninh 8606 12326 15746 19949 25270 33323 40704 54324 71473 88917 226872Bình

Dương 10420 15214 18150 23540 29491 45355 74716 92367 141325 176362 375660

Đồng Nai 17471 28821 42880 58880 70563 108207 147643 197649 243401 283000 379292Bà Rịa-

Vũng Tàu 11158 18158 25358 32858 42353 59839 71784 78607 118883 186690 150342TP, Hồ

Chí Minh 175106 268856 358856 450376 546666 699760 845523 1058233 1228005 1333056 1606062Đồng bằng sông Cửu Long 103035 148082 199484 255390 316228 417754 553530 673846 953134 1277528 1576963

Long An 9405 13110 17322 21022 25386 31895 41776 52899 84691 105910 161892

Tiền Giang 9074 13714 18264 23851 28825 37748 48363 61008 80512 102537 154432

Bến Tre 6175 9887 14402 19252 23917 29890 36651 47514 68423 82108 136375

Trà Vinh 5536 7894 10044 12605 15066 21029 28929 36310 51129 59904 95549

Vĩnh Long 5677 8027 10827 14427 19407 25391 32587 41695 53828 68531 79955

Đồng Tháp 8252 11463 15398 19538 23969 31297 45503 59801 81600 100625 142730

An Giang 13293 19617 26617 34767 42900 55999 75623 86981 107390 123822 126659Kiên

Giang 12117 17630 24290 29015 35424 43921 56208 72514 93749 113089 176987

Cần Thơ 14532 21039 29039 37859 47213 63215 80361 83077 134320 251947 224630

Hậu Giang }

Sóc Trăng 6560 9045 11945 15255 18391 26434 34070 34365 57089 62139 88201

Bạc Liêu 9414 12630 8405 11688 15341 21468 29980 37122 60158 93101 51856

Cà Mau 3000 4026 12931 16111 20389 29467 43479 60560 80245 113815 137697Số thuê bao không phân được theo địa phương 12112 49112 98112 151142 192180 350345 506498 682615 1027744 2266305 5523030

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006)

Phụ lục 2.9

Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường viễn thông trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ:

- 10/12/2003 cho phép liên doanh với tối đa 50% vốn góp từ phía Mỹ đối với các

dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm email, voice-mail, trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển

fax giá trị gia tăng, xử lý dữ liệu và thông tin trực tuyến.

- 10/12/2004 mở cửa các dịch vụ Internet, cho phép liên doanh có tối đa 50% vốn

góp của Mỹ.

- 10/12/2005 cho phép liên doanh có tối đa 49% vốn góp của Mỹ đối với các dịch

vụ viễn thông cơ bản gồm chuyển bó, chuyển mạch, telex, fax, thuê mạch riêng, các

dịch vụ dựa trên vô tuyến bao gồm dạng ô, di động, vệ tinh.

- 10/12/2007 liên doanh tối đa 49% vốn góp của Mỹ với các dịch vụ điện thoại tiếng

bao gồm nội hạt, đường dài, quốc tế.

Phụ lục 2.10

Đánh giá các chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam giai đoạn từ năm 1991 đến nay

1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000

Sau nhiều lần tổ chức sắp xếp lại ngành viễn thông, ngày 26/10/1992 Chính

phủ ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực

thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật

truyền dẫn tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước.

Từ thời điểm này, ngành viễn thông đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ với “chiến lược

tăng tốc” được thực hiện rất thành công thông qua các giải pháp phát triển sau [I.6]:

- Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian;

xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ,

tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới;

- Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao

vây cấm vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công

nghệ, phục vụ xây dựng mạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực;

- Thứ ba, xây dựng và xin phép Nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả

có sự bảo trợ của Nhà nước; tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác

trong nước, xây dựng cơ chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo

nguồn vốn cho đầu tư phát triển Ngành;

- Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo

đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc

làm và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Ngành.

Về mặt tổ chức quản lý, từ những thành công trong công tác phát triển mạng

lưới, năm 1995 ngành viễn thông đã có thêm một bước chuyển biến quan trọng

bằng việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng

với việc bắt đầu xác định mở cửa thị trường viễn thông qua quyết định thành lập

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Điện tử

Viễn thông Quân đội (Viettel). Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh của thị trường viễn

thông Việt Nam giai đoạn trước năm 2000 vẫn ở mức rất thấp, VNPT vẫn là đơn vị

độc quyền, chiếm trên 90% thị phần.

Có thể nói, điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này là sự thành công trong việc

tăng tốc phát triển mạng lưới thông qua ứng dụng các công nghệ hiện đại của quốc

tế, đưa viễn thông trở thành một ngành kinh tế có những đóng góp hàng đầu cho sự

phát triển GDP của quốc gia. Ngoài ra, các chính sách mở cửa thị trường viễn thông

giai đoạn này chính là tiền đề cho sự phát triển môi trường cạnh tranh trong thị

trường từ sau năm 2000.

2. Chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010

2.1. Nội dung chiến lược

Sau thành công của chiến lược tăng tốc, giai đoạn 2001-2010 ngành viễn

thông bước vào thực hiện “chiến lược hội nhập và phát triển” với quan điểm viễn

thông vừa là một ngành hạ tầng, giúp phát triển các ngành kinh tế xã hội khác vừa

là một ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong công tác phát triển kinh

tế xã hội. Mặt khác, chủ động thực hiện hội nhập quốc tế đi đôi với việc giữ vững

an ninh quốc phòng, ổn định chính trị quốc gia. Mục tiêu của ngành viễn thông

trong giai đoạn này là:

- Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin quốc gia có trình độ công nghệ

ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới;

- Cung cấp dịch vụ phong phú và đa dạng với chất lượng lượng cao, giá cả

thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực;

- Đưa viễn thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ lệ đóng góp cao

vào tăng trưởng GDP, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội;

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế

đầu tư, tham gia đóng góp vào phát triển ngành viễn thông. Tích cực khai

thác thị trường trong nước, đồng thời định hướng vươn ra thị trường nước

ngoài.

Định hướng phát triển các lĩnh vực cụ thể như sau [I.5]:

Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông quốc gia tiên tiến,

hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng

sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung

lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin

học, truyền thông quảng bá. Ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng

tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh

(VINASAT) v.v, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông

tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực

khác.

- Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp

quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện

và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn

băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và

Internet băng rộng.

Mạng thông tin dùng riêng

- Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển

của mạng công cộng quốc gia. Mạng dùng riêng phải vừa đáp ứng nhu cầu

thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin

của mạng công cộng đã xây dựng.

- Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính

phủ, quốc phòng, an ninh, đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và

an toàn thông tin.

Dịch vụ

- Phát triển nhanh, đa dạng hoá và khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ

trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng

các dịch vụ viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá

cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu

vực. Đồng thời, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,

quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ viễn thông, Internet trong cả nước.

Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động,

Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ

công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

- Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân, đạt bình

quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị bình quân 100%

số hộ gia đình có máy điện thoại. Cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các

viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả

nước.

Thị trường

- Phát huy mọi nguồn nội lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả

để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền

doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho

mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông, Internet

trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh

nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25 - 30% vào năm

2005, 40 - 50% vào năm 2010 thị phần thị trường viễn thông và Internet Việt

Nam.

- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên

thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được

cam kết đa phương và song phương.

Khoa học công nghệ

- Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng

thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu,

tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ

trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý,

nguồn nhân lực... Làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều

sản phẩm mang công nghệ Việt Nam.

Nguồn nhân lực

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm

chất, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế.

- Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính,

viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược

a. Những thành tựu đạt được

Trong hơn nửa đầu giai đoạn chiến lược, ngành viễn thông đã tổ chức thực

hiện các định hướng phát triển đề ra và đạt được các kết quả như sau:

a1. Về phát triển mạng lưới, dịch vụ

- Trong giai đoạn 2001 – 2004, Việt Nam đã bắt đầu hình thành xa lộ thông tin

quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, bao phủ rộng khắp. Xa lộ thông tin

quốc gia được nối tới tất cả các tỉnh trong cả nước bằng các phương thức

truyền dẫn băng rộng có công nghệ hiện đại như cáp quang, thông tin vệ tinh,

viba, các hệ thống truy cập hữu tuyến và vô tuyến.

- Tốc độ phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông và Internet trên toàn

quốc trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2002 – 2004 có tốc độ phát

triển mạnh.

- Ngành viễn thông hiện đang tiến hành triển khai thực hiện việc xây dựng và

hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án vệ tinh viễn thông

VINASAT; dự án cáp quang biển nội địa, cáp quang biển quốc tế Tricom;

Dự án cáp quang đường Hồ Chí Minh; Dự án Hệ thống thông tin duyên hải;

các hệ thống thông tin di động mới.

a2. Về phát triển thị trường

- Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả

sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia gồm cả các mạng công cộng và

mạng chuyên dùng. Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã được

đổi mới tổ chức quản lý sang mô hình tập đoàn.

- Đối với lĩnh vực xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông, trong giai đoạn từ

2002 đến 2005, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tập trung thúc đẩy 06 doanh

nghiệp đã được cấp phép nhanh chóng triển khai mạng lưới và cung cấp dịch

vụ, đồng thời hạn chế xem xét việc hình thành các doanh nghiệp mới nhằm

sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng đã và sẽ đầu tư và tiết kiệm các nguồn tài

nguyên viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông cũng đã xem xét cấp thêm giấy

phép cho các doanh nghiệp hiện có trong việc xây dựng mạng lưới và cung

cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế.

- Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ, Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng đã tăng

cường cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tham gia vào thị

trường, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đến nay về cơ bản thực

hiện được việc chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh trong các lĩnh vực

cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Tuy nhiên, thị phần mà các doanh

nghiệp mới không đạt được từ 25-30% đến năm 2005 như mục tiêu đề ra.

a3. Về xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách phát triển

Sau khi chiến lược được ban hành, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm Pháp lệnh, Nghị định và các Thông tư

hướng dẫn để tạo cơ sở pháp lý mới cho giai đoạn hội nhập và phát triển và đảm

bảo thị trường bưu chính, viễn thông và Internet phát triển và vận hành có hiệu quả.

- Hiện nay, Bộ Bưu chính Viễn thông đang hoàn thiện các quy định về kết nối

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới có thể tổ chức hoà mạng cung cấp

dịch vụ.

- Về quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên quốc gia: Bộ Bưu chính Viễn thông

đã hoàn thiện quy hoạch đánh số viễn thông quốc gia với các chính sách

quản lý minh bạch, bình đẳng để sử dụng hiệu quả kho số viễn thông; Hoàn

thành việc xây dựng quy hoạch chi tiết sử dụng tần số và thực hiện cấp phép

sử dụng tần số theo quy hoạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng

có hiệu quả tài nguyên tần số trong phát triển thông tin vô tuyến điện; Hoàn

thành việc xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn tài

nguyên Internet, đồng thời nâng cấp hiện đại hoá mạng quản trị tài nguyên,

hệ thống máy chủ quản lý tên miền quốc gia (DNS) nhằm nâng cao năng lực

quản lý nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ quốc gia tạo môi trường bình

đẳng thúc đẩy Internet Việt Nam phát triển.

- Về chính sách phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích: Chiến lược yêu cầu

chú trọng phát triển viễn thông và Internet cho nông thôn, miền núi, vùng

sâu, vùng xa, trong đó các doanh nghiệp viễn thông và Internet có trách

nhiệm thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích theo quy

định của Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, Bộ Bưu chính Viễn

thông mới đang hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến phổ cập dịch

vụ và hoạt động công ích như các chính sách về thương quyền, cơ chế điều

tiết, chính sách đầu tư và xây dựng quy chế quỹ phổ cập dịch vụ.

- Về chính sách giá cước:

Chính sách quản lý giá cước đã tương đối phù hợp để thúc đẩy phát triển

viễn thông và Internet. Ngành viễn thông đã đạt được mục tiêu đến năm

2004 hầu hết giá cước các dịch vụ viễn thông Việt Nam thấp hơn hoặc

tương tương các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phổ cập các dịch vụ,

nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu

tư.

Tuỳ theo mức độ cạnh tranh của dịch vụ, Chính phủ đã có các chính sách

quản lý phù hợp: quản lý trực tiếp giá cước của các dịch vụ còn bị ảnh

hưởng bởi yếu tố độc quyền theo nguyên tắc cước dựa trên giá thành. Đối

với các dịch vụ đã có cạnh tranh thực sự thì doanh nghiệp được chủ động

quyết định giá cước.

- Về quản lý chất lượng viễn thông và Internet: Bộ Bưu chính Viễn thông đang

hoàn thiện xây dựng và công bố hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và các cơ

chế quản lý phù hợp đối với mạng lưới, dịch vụ, vật tư, thiết bị, công trình

nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của mạng lưới, bảo vệ lợi ích người tiêu

dùng, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với mạng lưới, dịch

vụ, hàng hoá do mình cung cấp và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với

chất lượng viễn thông và Internet.

a4. Về phát triển nguồn nhân lực:

Bộ Bưu chính Viễn thông đã cùng các doanh nghiệp tập trung đầu tư hiện đại

hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi

mới giáo trình cập nhật trình độ phát triển của mạng lưới, tăng cường đào tạo và tái

đào tạo đội ngũ lao động hiện có, đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát

triển, đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Có những chính sách đãi ngộ hợp

lý, thu hút tài năng, nguồn chất xám trong và ngoài nước tham gia đóng góp phát

triển ngành viễn thông Việt Nam.

b. Những điểm chưa đạt được so với mục tiêu chiến lược đề ra

Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua hơn nửa kỳ chiến lược, ngành viễn

thông Việt Nam vẫn còn những tồn tại sau:

- Về chủ trương khuyến khích xây dựng các mạng dùng riêng phục vụ cho

công tác điều hành của Đảng và Nhà nước: Quan điểm đẩy mạnh phát triển

các mạng dùng riêng là rất đúng đắn, thực tế là các mạng thông tin của Quân

đội, Công an, Điện lực,… đã được đầu tư phát triển rất tốt. Tuy nhiên, Nhà

nước để cho các đơn vị Quân đội, Điện lực sử dụng mạng dùng riêng của

mình để tổ chức kinh doanh viễn thông có thể làm cho các đơn vị này sao

lãng đi nhiệm vụ chính của mình. Chúng ta có thể tận dụng các mạng dùng

riêng để phát triển kinh doanh viễn thông, nhưng các chủ thể kinh doanh phải

là những công ty viễn thông, không để các đơn vị Quân đội, Điện lực,…

đứng ra kinh doanh như hiện nay.

- Về yêu cầu đa dạng hoá dịch vụ, thực hiện giá cước thấp, nâng cao tỷ lệ sử

dụng điện thoại: Mục tiêu này đang được triển khai thực hiện tốt, giá cước

ngày càng giảm (đã đạt mức bằng hoặc thấp hơn giá cước bình quân của khu

vực – Bộ BCVT), tỷ lệ sử dụng điện thoại tăng nhanh (mức tăng trưởng bình

quân khoảng 34%/năm – Bộ BCVT). Tuy nhiên sự đa dạng dịch vụ viễn

thông giá trị gia tăng vẫn chưa xứng tầm với quy mô phát triển của mạng

lưới viễn thông hiện nay.

- Về mục tiêu tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong viễn thông, phấn đấu đến năm

2005 doanh nghiệp mới chiếm 25%-30% thị phần và năm 2010 là 40%-50%

thị phần: Thực tế đến hết năm 2005, các doanh nghiệp viễn thông mới chỉ

chiếm khoảng 16% thị phần và mục tiêu đạt mức thị phần 40%-50% của các

doanh nghiệp viễn thông mới sẽ rất khó thực hiện. Mặt khác, các doanh

nghiệp viễn thông mới như Viettel, SPT, EVN Telecom,… cũng đều thuộc

sở hữu Nhà nước, do vậy mục tiêu “tạo cạnh tranh mạnh mẽ” giữa các doanh

nghiệp này cũng khó đạt được.

- Đối với chủ trương đầu tư vào công nghệ hiện đại để phát triển: Ngành viễn

thông là một trong số ít ngành ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiếp cận

được với trình độ của thế giới, tuy nhiên các công nghệ hiện nay chúng ta có

được chủ yếu qua nhập khẩu từ nước ngoài. Việc đầu tư nghiên cứu phát

triển công nghệ trong nước còn rất yếu, chưa có thành công nào đáng kể. Mặt

khác, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa hình thành nên hoạt

động nghiên cứu phát triển, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu phát triển viễn

thông khó phát triển. Nếu không tự phát triển được công nghệ, khả năng làm

chủ được các hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam là rất khó

khăn và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển dịch vụ cũng như giá thành sản

phẩm dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong tương lai do sự phụ thuộc vào

các đối tác nước ngoài.

- Về mục tiêu phát triển nhân lực với trình độ cao để phục vụ cho sự phát

triển: Mặc dù trình độ nhân lực viễn thông trong những năm qua đã được

từng bước nâng cao, đặc biệt trong các doanh nghiệp viễn thông mới (tỷ lệ

đại học và trên đại học chiếm 60% - Bộ BCVT). Tuy nhiên, theo thống kê

của ITU, năng suất lao động trong ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn thấp,

xếp gần cuối bảng trong các nước ASEAN, thấp hơn nhiều so với mức bình

quân của khu vực ASEAN, năng suất lao động bình quân của Việt Nam là

25.750 USD/01 lao động viễn thông, trong khi mức bình quân của khu vực

ASEAN là 147.494 USD/01 lao động viễn thông (nguồn: ITU). Đây là yếu tố

cần có sự thay đổi mạnh mẽ để phát triển trong tương lai.

Phụ lục 2.11 CÁC SỐ LIỆU VỀ ĐẦU TƯ

Bảng 2.11.1: Vốn đầu tư cho các ngành tính theo giá thực tế

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 151183 170496 19910,5 231616,2 275000

Nông nghiệp và lâm nghiệp 17218,2 13628,6 14528,7 16532,6 19700,0Thủy sản 3715,5 2513,2 2919,4 3042,9 3600,0Công nghiệp khai thác mỏ 9587,7 8141,1 7922,7 10980,8 13100,0Công nghiệp chế biến 29171,6 38140,5 45101,7 49431,4 59300,0Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 16983,6 16921,6 20834,5 24090,8 28300,0Xây dựng 3562,7 9045,8 10435,1 11140,6 13100,0Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 3035,5 7953,0 11899,8 14290,1 17000,0Khách sạn và nhà hàng 4453,2 2974,7 3827,2 4095,2 4800,0Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 19913,3 26999,1 32229,9 37007,5 44300Tài chính, tín dụng 1302,9 2017,6 1113,8 1919,8 2200,0Hoạt động khoa học và công nghệ 1882,8 1935,5 691,5 1117,4 1300,0Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4031,0 1734,6 2598,1 3490,1 4000,0QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3913,6 3854,0 3475,5 4818,9 5600,0Giáo dục và đào tạo 6083,7 6225,3 5851,1 6891,0 8200,0Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2323,1 2770,1 3190,2 4231,0 5000,0Hoạt động văn hóa và thể thao 2811,8 2228,4 3013,7 4151,6 4900,0Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 792,6 342,0 393,6 354,5 400,0HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 20400,2 23070,9 29078,0 34030,0 40200,0Tỷ lệ đầu tư cho ngành vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc so với tổng số 13.17% 15.84% 16.19% 15.98% 16.11%(*) Số liệu năm 2000, 2001, 2002 được điều chỉnh theo số liệu mới của ngành khai thác mỏ. (Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn)

Bảng 2.11.2: Đầu tư trực tiếp trước ngoài theo ngành 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD STT Chuyên ngành Số dự

án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện

I Công nghiệp 3,983 30,670,134,046 13,194,306,153 18,454,818,329 1 CN dầu khí

27 1,891,191,815

1,384,191,815 4,556,250,381 2 CN nhẹ

1,667 8,334,820,162

3,757,445,407 3,152,121,254 3 CN nặng

1,717 13,313,466,747

5,267,467,433 6,531,053,276 4 CN thực phẩm

261 3,135,296,403

1,357,851,161 1,894,416,334 5 Xây dựng

311 3,995,358,919

1,427,350,337 2,320,977,084 II Nông, lâm nghiệp 772 3,729,563,343 1,612,768,526 1,815,757,877 1 Nông-Lâm

nghiệp 658 3,421,667,163

1,478,591,145 1,660,316,464 2 Thủy sản

114 307,896,180

134,177,381 155,441,413 III Dịch vụ 1,163 16,134,892,288 7,652,459,899 6,692,470,457 1 GTVT-Bưu điện

161 2,917,439,255 2,317,916,195 735,916,214

2 Khách sạn-Du lịch 163 2,863,768,774 1,247,338,654 2,335,371,047

3 Tài chính-Ngân hàng 60 788,150,000 738,895,000 642,870,077

4 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 201 904,212,251 384,212,797 283,224,479

5 XD Khu đô thị mới 4 2,551,674,000 700,683,000 51,294,598

6 XD Văn phòng-Căn hộ 111 3,931,781,068 1,375,208,984 1,769,533,870

7 XD hạ tầng KCX-KCN 21 1,025,599,546 387,519,597 526,521,777

8 Dịch vụ khác 442 1,152,267,394 500,685,672 347,738,395 Tổng số 5,918 50,534,589,677 22,459,534,578 26,963,046,663

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bảng 2.11.3: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp

định Đầu tư

thực hiện I Công nghiệp 67.30% 60.69% 58.75% 68.44% CN dầu khí 0.46% 3.74% 6.16% 16.90% CN nhẹ 28.17% 16.49% 16.73% 11.69% CN nặng 29.01% 26.35% 23.45% 24.22% CN thực phẩm 4.41% 6.20% 6.05% 7.03% Xây dựng 5.26% 7.91% 6.36% 8.61%

II Nông, lâm nghiệp 13.04% 7.38% 7.18% 6.73% Nông-Lâm nghiệp 11.12% 6.77% 6.58% 6.16% Thủy sản 1.93% 0.61% 0.60% 0.58%

III Dịch vụ 19.65% 31.93% 34.07% 24.82% GTVT-Bưu điện 2.72% 5.77% 10.32% 2.73% Khách sạn-Du lịch 2.75% 5.67% 5.55% 8.66% Tài chính-Ngân hàng 1.01% 1.56% 3.29% 2.38% Văn hóa-Ytế-Giáo dục 3.40% 1.79% 1.71% 1.05% XD Khu đô thị mới 0.07% 5.05% 3.12% 0.19% XD Văn phòng-Căn hộ 1.88% 7.78% 6.12% 6.56% XD hạ tầng KCX-KCN 0.35% 2.03% 1.73% 1.95% Dịch vụ khác 7.47% 2.28% 2.23% 1.29%

Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Bảng 2.11.4: Giá trị đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước phân theo ngành kinh tế Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 89417,5 101973,0 112237,6 125127,6 147500,0

Nông nghiệp và lâm nghiệp 9227,3 8253,0 8503,9 9915,3 11700,0Thủy sản 1725,6 955,0 927,5 1042,9 1200,0Công nghiệp khai thác mỏ 8628,0 7840,0 7477,0 10384,8 12700,0Công nghiệp chế biến 9203,7 20004,7 17058,8 18704,7 19600,0Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 15765,9 15873,4 19638,8 20415,0 24400,0Xây dựng 2102,7 3592,4 5890,1 6393,9 7500,0Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy , đồ dùng cá nhân và gia đình 1264,0 2020,5 5313,6 2648,8 3100,0Khách sạn và nhà hàng 901,3 581,3 862,4 1596,1 1900,0Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 18724,2 21356,1 25800,1 26316,3 32400,0Tài chính, tín dụng 641,7 510,9 212,3 1147,3 1400,0Hoạt động khoa học và công nghệ 1881,7 1902,6 397,9 836,5 1000,0Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 793,6 574,6 890,7 1188,4 1400,0QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3913,6 3662,7 3072,3 4452,0 5200,0Giáo dục và đào tạo 5709,5 5434,1 4332,4 5535,2 6500,0Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2168,8 2341,1 2425,3 3129,7 3700,0Hoạt động văn hóa và thể thao 1559,1 1675,3 2565,3 3547,3 4200,0Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 745,7 306,9 329,7 314,0 370,0HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 4461,1 5088,4 6539,5 7559,4 9230,0 Tỷ trọng đầu tư cho ngành Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc

20.94% 20.94% 22.99% 21.03% 21.97%

(*) Số liệu năm 2000, 2001, 2002 được điều chỉnh theo số liệu mới của ngành khai thác mỏ.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn)

Bảng 2.11.5: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chia ra

Chỉ tiêu Tổng số Kinh tế

Nhà nước Kinh tế ngoài

nhà nước

Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

1995 72447.0 30447.0 20000.0 22000.0 1996 87394.0 42894.0 21800.0 22700.0 1997 108370.0 53570.0 24500.0 30300.0 1998 117134.0 65034.0 27800.0 24300.0 1999 131170.9 76958.1 31542.0 22670.8 2000 151183.0 89417.5 34593.7 27171.8 2001 170496.0 101973.0 38512.0 30011.0 2002 199104.5 112237.6 52111.8 34755.1 2003 231616.2 125127.6 68688.6 37800.0

Sơ bộ 2004 275000.0 147500.0 84900.0 42600.0 Cơ cấu(%)

1995 100.0 42.0 27.6 30.4 1996 100.0 49.1 24.9 26.0 1997 100.0 49.4 22.6 28.0 1998 100.0 55.5 23.7 20.8 1999 100.0 58.7 24.0 17.3 2000 100.0 59.1 22.9 18.0 2001 100.0 59.8 22.6 17.6 2002 100.0 56.3 26.2 17.5 2003 100.0 54.0 29.7 16.3

Sơ bộ 2004 100.0 53.6 30.9 15.5 (Nguồn: Tổng cục thống kê, website: www.gso.gov.vn)

Phụ lục 2.12 CÁC CHÍNH SÁCH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG

1. Hệ thống các chính sách liên quan đến ngành viễn thông

Các chính sách liên quan đến việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam

gồm có bốn giai đoạn [I.5]:

(1). Viễn thông được xem là công cụ phục vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ do

một cơ quan hành chính quản lý (từ năm 1987 trở về trước)

Trong giai đoạn này, viễn thông được coi như một ngành phục vụ, Tổng cục

Bưu điện là cơ quan hành chính sự nghiệp. Hầu hết đối tượng sử dụng viễn thông là

các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, quân đội, công an. Viễn thông trở thành

công cụ đắc lực phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trong

những năm 1986-1987, đối tượng sử dụng viễn thông bắt đầu được mở rộng ra các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân do nền kinh tế thị trường bước đầu

được hình thành.

(2). Công ty hoá (1990 - 1995)

Sau Đại hội VII, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần, viễn thông được coi là một ngành cơ sở hạ tầng, phải đi trước một bước tạo

điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tổng công ty Bưu chính Viễn

thông Việt Nam được thành lập, độc quyền cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Chức

năng quản lý nhà nước ban đầu được đưa về Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện,

sau đó là Tổng cục Bưu điện.

(3). Chuẩn bị mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông (1995 -2000)

Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1995, khi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho

phép thành lập 2 nhà khai thác bưu chính viễn thông mới, đó là: Công ty Cổ phần

Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn và Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, đến năm 2000 gần như toàn bộ thị phần dịch vụ viễn

thông cơ bản và đa số thị phần dịch vụ giá trị gia tăng đều do VNPT kiểm soát

(chiếm hơn 90%). Để khắc phục các tồn tại do cơ chế độc quyền gây ra, Đảng và

Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển mới đối với

ngành viễn thông. Cụ thể trong hai văn bản:

- Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về thúc đẩy phát triển và ứng dụng

công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, và

- Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến 2010 và định

hướng đến 2020.

(4). Huy động nguồn lực trong nước, mở cửa thị trường viễn thông và hội

nhập quốc tế (từ năm 2001)

Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã tạo ra một động lực

mới trong việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Chỉ thị

này đã gây dựng tầm nhìn về ICT và những mục tiêu tổng quát và căn bản của

khung pháp luật về ICT ở Việt Nam.

Theo như chỉ thị này, công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam vào

năm 2010 sẽ đạt được mức tiến bộ trong khu vực với việc đạt được những mục tiêu

cơ bản như sau:

- Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các

khu vực. Ngành này sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho việc phát triển

kinh tế xã hội và đảm bảo được an ninh quốc phòng của một quốc gia.

- Cần phải phát triển mạng thông tin quốc gia rộng khắp cả nước. Mạng này sẽ

hỗ trợ dịch vụ với lưu lượng lớn, tốc độ cao và có chất lượng với mức giá rẻ,

từ đó nâng cao tỷ lệ người sử dụng Internet và có mức bình quân tương

đương mức trung bình trên thế giới.

- Ngành công nghệ thông tin và truyền thông sẽ trở thành một ngành kinh tế

mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác trong nền

kinh tế quốc dân. Mức đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền

thông cho GDP sẽ ngày càng cao hơn qua các thời kỳ.

Theo định hướng của chỉ thị số 58/CT-TW, Chính phủ Việt Nam đã ban

hành chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát

triển của ngành đến năm 2020 [I.33] (Quyết định số 158/2001/QD-TTG của Thủ

tướng chính phủ ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2001 về việc thông qua chiến lược

phát triển về Bưu chính Viễn Thông ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng

2020).

Các chính sách được ưu tiên xây dựng trong giai đoạn này gồm:

- Phát triển và cải thiện hành lang pháp lý để chuyển đổi từ môi trường độc

quyền sang cạnh tranh.

- Phát triển và ban hành các chính sách cấp phép minh bạch với thủ tục đơn

giản tạo những điều kiện ưu đãi cho những doanh nghiệp mới.

- Phát triển các chính sách và quy định liên quan đến việc kết nối nội bộ, nghĩa

vụ dịch vụ viễn thông công ích (USO), đầu tư tại các khu vực vùng sâu vùng

xa.

- Phát triển quy định về biểu giá theo phương pháp dựa trên giá trị và đảm bảo

việc tuyên truyền.

- Phát triển và ban hành lộ trình tự do hóa thị trường cho ngành dịch vụ cụ thể

với mức thời gian hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị

trường.

- Mở rộng thị trường bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp được cấp phép

tham gia vào thị trường để thúc đẩy cạnh tranh.

- Mở thị trường cấp hai.

- Cấp phép cho những doanh nghiệp khác kinh doanh ở những khu vực dịch

vụ khác nhau: ISP, IAP, dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế.

- Khuyến khích quá trình tư nhân hóa trong các doanh nghiệp Viễn thông nhà

nước trừ mạng trụ cột quốc gia.

2. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông

(1). Giai đoạn từ 1995-2002

a) Nghị định 109 và Pháp lệnh bưu chính viễn thông

Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1997 về lĩnh vực bưu

chính viễn thông, Nghị định này có thể được xem như là văn bản hướng dẫn cho

việc phát triển bưu chính, viễn thông ở Việt Nam từ năm 1997 cho đến khi có Pháp

lệnh bưu chính viễn thông, trong đó quy định các doanh nghiệp bưu chính, viễn

thông phải là doanh nghiệp Nhà nước hoặc chịu sự kiểm soát của Nhà nước và Nghị

định này không có những quy định về cạnh tranh. Ngược lại, Pháp lệnh bưu chính

viễn thông sau này lại cho phép mọi thành phần kinh tế có thể dần cung cấp các

dịch vụ bưu chính, viễn thông thông qua chức năng cấp phép, các điều luật về việc

kết nối, việc phân bổ nguồn thông tin.

- Những doanh nghiệp chuyên về cung cấp phương tiện như VNPT, ETC,

VIETEL, SPT sẽ chịu sự kiểm soát của Chính phủ thông qua việc nắm giữ cổ

phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Các doanh nghiệp trong các khu vực

kinh tế có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, Internet và bán lại những

dịch vụ này.

- Những doanh nghiệp chi phối thị trường (những doanh nghiệp có thị phần

lớn hơn 30%) sẽ bị kiểm soát để đảm bảo có được sân chơi bình đẳng cho

các doanh nghiệp. Đây là quy định hoàn toàn mới trong Pháp lệnh so với

Nghị định 109.

- Việc mở cửa thị trường cần phải đồng thời tạo ra cơ chế cho các dịch vụ

công ích, tách rời giữa nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ công ích. Các

doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cần phải đóng góp cho Quĩ dịch vụ Viễn

thông công cộng dựa trên mức thị phần, và doanh thu của họ.

Theo Pháp lệnh trên, thì việc cấp phép được xây dựng như sau:

Theo mạng lưới:

- Mạng viễn thông công cộng

- Mạng viễn thông dùng riêng

- Mạng viễn thông dùng cho mục đích sử dụng đặc biệt.

Theo dịch vụ:

- Dịch vụ cơ bản

- Dịch vụ giá trị gia tăng

- Kết nối Internet

- Truy cập Internet

- Ứng dụng Internet

Theo người cung cấp:

- Nhà cung cấp dịch vụ là những doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ giá trị gia

tăng và dịch vụ truy cập Internet, có thể bán lại dịch vụ kết nối Internet cơ

bản và dịch vụ ứng dụng qua Internet nếu có trong phạm vi giấy phép. Bất kỳ

một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ.

- Nhà cung cấp cơ sở hạ tâng mạng là những doanh nghiệp có thể cung cấp

mọi dịch vụ được liệt kê. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc là các pháp

nhân mà nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần mới là những nhà cung cấp cơ

sở hạ tầng mạng.

Theo Pháp lệnh bưu chính viễn thông có những loại giấy phép về viễn thông

như sau:

- Các giấy phép cấp cho việc xây dựng mạng viễn thông dùng riêng (thời hạn

hiệu lực không quá 5 năm)

- Giấy phép cho việc lắp đặt đường cáp viễn thông tại các khu vực kinh tế đặc

biệt và thềm lục địa Việt Nam (thời hạn hiệu lực không quá 25 năm)

- Giấy phép cho việc kiểm tra công tác triển khai các dịch vụ mạng và dịch vụ

viễn thông (thời hạn hiệu lực không quá 1 năm)

- Trước khi những giấy phép được cấp hết hạn, nếu doanh nghiệp có đầy đủ

điều kiện và mong muốn được tiếp tục việc cung cấp các dịch vụ, có thể

được xem xét để tiếp tục cấp giấy phép mới.

b) Việc phát triển Internet

Việc kết nối Internet ở Việt Nam được bắt đầu vào tháng 12 năm 1997. Có

sự bắt đầu chậm như vậy một phần có thể là do sự e dè của chính phủ. Rất nhiều các

nghị định và quyết định hướng dẫn sử dụng Internet ở Việt Nam. Trong đó có quy

định hầu hết các vấn đề về mặt thực tiễn, bao gồm cả biểu giá và những những nhà

cung cấp dịch vụ Internet đủ năng lực được cấp phép.

Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2001 về việc quản lý,

cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đã quy định một cách rõ ràng nguyên tắc phát

triển Internet ở Việt Nam như sau:

- Năng lực quản lý phải đi cùng với sự tăng về nhu cầu và cùng lúc đó cần

phải có các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn việc lạm dụng Internet, tạo ra

những ảnh hưởng ngược chiều cho an ninh quốc gia và phá vỡ các đạo đức

xã hội và những tập quán truyền thống tích cực.

- Internet cần phải được phát triển với các dịch vụ chất lượng cao đầy đủ và

mức phí vừa phải để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa

và hiện đại hóa đất nước.

Nghị định này cũng đã khuyến khích phát triển thông tin bằng tiếng Việt,

khuyến khích tạo ra một môi trường thuận lợi các tổ chức và các cá nhân, thông qua

Internet giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình

Nghị định số 33/2002/QĐ-TTG ngày 8 tháng 2 năm 2002 về kế hoạch phát

triển Internet giai đoạn từ năm 2001-2005. Quyết định này đã quy định một cách rõ

ràng những mục tiêu phát triển cụ thể như sau:

Về việc phổ biến Internet:

- Từ năm 2002-2003: tất cả các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,

những trường dạy nghề được kết nối Internet

- Đến năm 2005: đạt được mật độ 1,3-1,5 một địa chỉ/ 100 dân, tỷ lệ người sử

dụng Internet là 4-5%, sau đó sẽ đạt được cấp khu vực vào năm 2010;

khoảng 50% những trường cấp 3, 50% các điểm bưu điện văn hóa, 100% các

bệnh viện trung ương, và hơn 50% các bệnh viện cấp tỉnh được kết nối

Internet, tất cả các Bộ, ngành, các cơ quan hành chính của chính phủ, chính

quyền của tỉnh và huyện được kết nối với Internet và mạng WAN của chính

phủ; hầu hết các quan chức và viên chức có thể sử dụng Internet trong công

tác chuyên môn và trong công tác hành chính công điện tử.

- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ về Internet để phát triển thương mại điện tử,

ngân hàng, và dịch vụ hải quan…

Mở rộng thị trường và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa những nhà cung

cấp Internet: Vào năm 2005 sẽ có từ 3 đến 5 IXPs, từ 30 đến 40 ISPs và rất nhiều

OSPs đã được cấp phép hoạt động.

(2). Giai đoạn 2002 đến nay

- Pháp lệnh bưu chính viễn thông đã được Ủy Ban thường vụ quốc hội thông

qua tại Quốc Hội khóa 10 ngày 25 tháng 5 năm 2002, chính thức có hiệu lực

từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 đã quy định vị trí của ngành bưu chính, viễn

thông như sau: “Bưu chính viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật quan

trọng cũng như là một nhánh dịch vụ trong cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân.

Phát triển bưu chính viễn thông với mục đích để đáp ứng được những nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của

người dân và đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia”. Pháp lệnh này

bao gồm có 79 điều khoản giúp tiếp tục quá trình đổi mới của ngành viễn

thông Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài

đầu tư vào ngành.

Song song đó, có nhiều Nghị định và Quyết định đã được bổ sung liên quan

đến công tác điều tiết của ngành viễn thông như:

- Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ

về việc “Phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam”

- Thông tư số 16/BBCVT-KHTC ngày 1.06.2004 của Bộ bưu chính viễn thông

về hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các ISP, IXP và các

OSP trong việc triển khai Quyết định số 217/2003/QĐ-TT của chính phủ.

- Quyết định số 217/2003/QĐ-TT ngày 27 tháng 10 năm 2003 về việc quản lý

biểu giá trong dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Quyết định số 92/2003/QD-BBCVT ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Bộ Bưu

chính Viễn thông về việc phổ biến các quy định về việc quản lý và sử dụng

Internet.

- Quyết định số 55/2003/QĐ-BBCVT ngày 20/03/2003 của Bộ Bưu chính

Viễn thông về việc quản lý phổ biến biểu biểu giá của dịch vụ cho thuê kênh

viễn thông quốc tế áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trao đổi Internet

đối với việc cho thuê đường kết nối Internet quốc tế.

- Kế hoạch chiến lược 10 năm của viễn thông được Thủ tướng chính phủ

thông qua (theo quyết định số 158/2001/QĐ-TTG vào ngày 18/10/2001) bao

gồm cả định hướng phát triển của ngành trong giai đoạn 20 năm. Kế hoạch

10 năm là nền tảng cơ bản trong đó có xây dựng các chiến lược phát triển cơ

sở hạ tầng, phát triển về công nghệ và phát triển ngành ở Việt Nam. Việc tái

cơ cấu cơ quan thẩm quyền nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành được

coi là ưu tiên hàng đầu.

- Quyết định của Tổng cục Bưu điện về việc quản lý nhà nước chất lượng dịch

vụ (Quyết định số 143/2001/QĐ-TCBD ngày 28 tháng 02 năm 2001);

- Nghị định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam

(Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2001);

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý giá và phí của các dịch

vụ Viễn thông (Quyết định 99/1998/QĐ-TTG). Quyết định này đã được tiếp

tục được thực thi thông qua nhiều quyết định khác về giá của nhiều cấp chính

quyền khác nhau.

- Quyết định về việc áp dụng xử phạt hành chính đối với việc vi phạm các luật

và quy định viễn thông. Nghị định này cũng quy định các kiểu hành động

phải chịu xử phạt và mức xử phạt (Nghị định 79/CP ngày 19 tháng 06 năm

1997.

(Nguồn: Bộ BCVT, 2005)

Phụ lục 2.13 Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông

Chỉ tiêu / năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005- Điện thoại (%) 79.29 84.07 73.69 81.83 62.32 88.78 78.00 78.00 78.00 78.00- Sản xuất thiết bị (%) 2.43 2.60 3.21 3.91 4.11 5.14 6.04 7.18 8.39 9.79- Dịch vụ và khác (%) 18.28 13.33 23.10 14.25 33.57 6.07 15.96 14.82 13.61 12.21Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: tổng hợp từ VNPT và ITU, Worldbank, năm 2006)

Phụ lục 2.14 Tình hình tăng trưởng điện thoại cố định và di động (1996-2005)

Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Điện thoại cố định 1096357 1433406 1808947 2072720 2115617 2552958 3758480 4592394 4946091 6251800Tỷ trọng 94% 90% 89% 86% 73% 67% 66% 63% 50% 40%Tốc độ tăng

trưởng 52% 31% 26% 15% 2% 21% 47% 22% 8% 21%

Điện thoại di động 68190 160457 222700 328671 788559 1251000 1902000 2742000 4960000 9593200Tỷ trọng 6% 10% 11% 14% 27% 33% 34% 37% 50% 60%Tốc độ tăng

trưởng 190% 135% 39% 48% 140% 59% 52% 44% 81% 93%

Tổng cộng 1164547 1593863 2031647 2401391 2904176 3803958 5660480 7334394 9906091 15845000

(Nguồn: Tổng hợp từ ITU, Tổng cục Thống kê, Bộ BCVT)

Phụ lục 2.15 Doanh thu viễn thông giai đoạn 1996-2005 phân chia theo lĩnh vực

Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 8300 9410 10800 14400 16100 19200 22600 27086 32503 39200

- Điện thoại (tỷ đồng) 6978 6934 8838 8974 14294 14976 17628 21127.08 25352.34 - Sản xuất thiết bị (tỷ đồng) 215.6 301.84 422.58 591.61 828.25 1159.5 1623.4 2272.715 3181.801

- Dịch vụ và khác (tỷ đồng)

1106.4 2174.2 1539.4 4834.4 977.75 3064.5 3348.6 3686.205 3968.859

Tốc độ tăng (%) 31.1 13.4 15.3 32.9 11.9 18.8 17.8 20 20 20.6 (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT)

Phụ lục 2.16 Cơ cấu doanh thu viễn thông giai đoạn 1996-2005

Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh thu vieãn thoâng (tyû ñoàng)

8300 9410 10800 14400 16100 19200 22600 27086 32503 39200

- Ñieän thoaïi (%) 79.29 84.07 73.69 81.83 62.32 88.78 78.00 78.00 78.00 78.00

- Saûn xuaát thieát bò (%) 2.43 2.60 3.21 3.91 4.11 5.14 6.04 7.18 8.39 9.79

- Dòch vuï vaø khaùc (%) 18.28 13.33 23.10 14.25 33.57 6.07 15.96 14.82 13.61 12.21

(Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT)

Phụ lục 2.17 Cơ cấu doanh thu viễn thông Việt Nam theo các nhà cung cấp

Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh thu viễn thông (ngàn tỷ đồng)

8.3 9.41 10.8 14.4 16.1 19.2 22.6 27.1 32.5 39.2

- VNPT 5.76 7.55 8.56 9.87 13.12 14.68 17.44 20.54 24.38 29.25

- Vietel 0.253 0.332 0.376 0.434 0.577 0.645 0.767 0.903 1.354 1.625

- SPT 0.158 0.207 0.235 0.271 0.36 0.403 0.479 0.564 0.677 0.813

- EVN Telecom 0.127 0.166 0.188 0.217 0.288 0.323 0.383 0.451 0.542 0.65

- Các doanh nghiệp khác

0.032 0.041 0.047 0.054 0.072 0.081 0.096 0.113 0.135 0.163

(Nguồn: Ngoại suy từ các số liệu của VNPT)

Phụ lục 2.18 Danh sách một số nhà cung cấp cho ngành viễn thông VN

Stt Tên công ty Quốc gia mẹ Lĩnh vực hoạt động chính tại Việt nam

1 France Telecom Pháp Điện thoại cố định 2 Comvik Thụy điển Dịch vụ di động 3 LG Electronic Hàn Quốc Tổng đài, điện thoại 4 Korea Telecom Hàn Quốc Tổng đài, điện thoại 5 Ericsion Thụy Điển Tổng đài, điện thoại 6 Siemens Đức Tổng đài, điện thoại 7 Alcatel Pháp Tổng đài, điện thoại 8 NTT Nhật Điện thoại cố định 9 AT&T Mỹ Phát triển mạng lưới và

cung cấp dịch vụ 10 SLD Hàn Quốc Điện thoại di động 11 Hoa Long Trung quốc Tổng đài 12 ZTE Trung Quốc Tổng đài, điện thoại 13 Samsung Hàn Quốc Điện thoại di động 14 Motorola Mỹ Tổng đài, điện thoại 15 Nokia Phần Lan Điện thoại di động 16 UT Starcom Trung Quốc Tổng đài, điện thoại 17 Avaya Mỹ Tổng đài 18 Lucent Mỹ Tổng đài 19 ……… …… ……

Phụ lục 3.1

Các số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2005

Stt Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Dân số 73.79 75.18 76.52 77.56 78.71 79.832 Tốc độ tăng dân số 1.88% 1.78% 1.36% 1.48% 1.42%3 GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 228891 272037 313642 361016 399942 4416464 Tốc độ tăng GDP (%) 9.54% 9.34% 8.15% 5.76% 4.47% 6.75% 5 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 6330 8300 9410 10800 14400 16100

6 Tốc độ tăng doanh thu viễn thông 31.10% 13.40% 15.30% 32.90% 11.90%

7 Số thuê bao điện thoại 746467 1164547 1593863 2031647 2401391 29041768 Tốc độ tăng thuê bao điện thoại 56.01% 36.87% 27.47% 18.20% 20.94% 9 Điện thoại cố định 722967 1096357 1433406 1808947 2072720 2115617 Tỷ trọng 97% 94% 90% 89% 86% 73% Tốc độ tăng trưởng 52% 31% 26% 15% 2%

10 Điện thoại di động 23500 68190 160457 222700 328671 788559 Tỷ trọng 3% 6% 10% 11% 14% 27% Tốc độ tăng trưởng 190% 135% 39% 48% 140%

11 Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân 1.01161 1.5490117 2.0829365 2.619452 3.0509351 3.6379506

12 Tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 2.77% 3.05% 3.00% 2.99% 3.60% 3.65%

13 Tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 0.29% -0.05% -0.01% 0.61% 0.04%

14 Tốc độ tăng tỷ trọng thuê bao di động 3% 4% 1% 3% 13%

Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Dân số 81.12 81.25 81.38 82.48 83.52 Tốc độ tăng dân số 1.62% 0.16% 0.16% 1.35% 1.24%3 GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 481295 535762 613443 713071 8383004 Tốc độ tăng GDP (%) 6.80% 7.04% 7.24% 7.70% 8.43% 5 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 19200 22600 27086 32503 39300

6 Tốc độ tăng doanh thu viễn thông 18.80% 17.80% 20% 20% 21%

7 Số thuê bao điện thoại 3803958 5660480 7334394 9906091 153800008 Tốc độ tăng thuê bao điện thoại 30.98% 48.81% 29.57% 35.06% 55.26% 9 Điện thoại cố định 2552958 3758480 4592394 4946091 6100000 Tỷ trọng 67% 66% 63% 50% 40% Tốc độ tăng trưởng 21% 47% 22% 8% 23%

10 Điện thoại di động 1251000 1902000 2742000 4960000 9280000 Tỷ trọng 33% 34% 37% 50% 60% Tốc độ tăng trưởng 59% 52% 44% 81% 87%

11 Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân 4.6892973 6.9667446 9.0125264 12.010295 18.419162

12 Tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 3.99% 4.22% 4.42% 4.56% 4.69%

13 Tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 0.34% 0.23% 0.20% 0.14% 0.13%

14 Tốc độ tăng tỷ trọng thuê bao di động 6% 1% 3% 13% 10%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nguồn dữ liệu: WB, ITU, MPT, GSO, VNPT,…)

Phụ lục 3.2

Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020

Theo nội dung báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 [I.15], mục

tiêu tổng quát phát triển kinh tế trong những năm tới là: Đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính

bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải

thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng

để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ

vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong

khu vực và trên trường quốc tế.

Đối với lĩnh vực viễn thông: Phải tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu

chính - viễn thông; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại,

đồng bộ và ổn định đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và

bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin. Đến năm 2010,

mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Các chỉ tiêu kinh tế đề ra gồm:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1

lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 -

8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010

theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD.

- Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%;

công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

- Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%.

- Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP.

Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế kể trên, vai trò của ngành viễn

thông là rất to lớn. Ngành viễn thông phải được đầu tư phát triển đúng đắn, đi trước

các ngành kinh tế - xã hội khác để tiếp tục là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp

tỷ lệ ngày càng tăng trong phát triển GDP, đồng thời phải tạo điều kiện để các

ngành kinh tế khác phát triển.

(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X)