205
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Tác giả: Nguyễn Hữu Nhân LỜI NÓI ĐẦU Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học lý luận và thực tiễn, tuy đã có từ những năm 1940 ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ. Đã có một số tài liệu lý thuyết về Phát triển cộng đồng được phổ biến trong giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Một số tài liệu được các chuyên gia trong nước biên soạn dưới dạng sách tham khảo cho sinh viên ở một số trường đại học và phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện các dự án. Các tài liệu này đều có điểm chung là được viết vì mục đích thực hiện dự án hơn là các tổng kết lý luận về cộng đồng và phát triển cộng đồng. Giáo trình "Phát triển cộng đồng” nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Nhân học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội có được những kiến thức cơ bản về cộng đồng và phát triển cộng đồng cùng với những thực tế về phát triển cộng đồng ở Việt Nam trong những năm qua; Hướng cho sinh viên có kiến thức về dự án phát triển cộng đồng và thực hành xây dựng dự án phát triển một lĩnh vực cụ thể của cộng đồng. Giáo trình gồm 2 đơn vị học trình (ĐVHT) được chia thành 5 chương và phần phụ lục. Chương 1: Bàn về cộng đồng và những vấn đề về phát triển cộng đồng, gồm một số khái niệm và lý luận về phát triển cộng đồng. Chương 2: Phát triển cộng đồng trong bối cảnh hiện nay.

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/115.PhatTrienCongDong.docx  · Web viewCong dong con yeu kemCong dong tinh thucCong dong duoc tang ... huy nội

  • Upload
    hathuy

  • View
    222

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNGPHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Tác giả: Nguyễn Hữu Nhân

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học lý luận và thực tiễn, tuy

đã có từ những năm 1940 ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn là điều

mới mẻ. Đã có một số tài liệu lý thuyết về Phát triển cộng đồng được phổ biến

trong giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Một số tài liệu được các chuyên

gia trong nước biên soạn dưới dạng sách tham khảo cho sinh viên ở một số

trường đại học và phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện các dự án. Các tài

liệu này đều có điểm chung là được viết vì mục đích thực hiện dự án hơn là

các tổng kết lý luận về cộng đồng và phát triển cộng đồng. Giáo trình "Phát

triển cộng đồng” nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Nhân học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội có được những

kiến thức cơ bản về cộng đồng và phát triển cộng đồng cùng với những thực

tế về phát triển cộng đồng ở Việt Nam trong những năm qua; Hướng cho sinh

viên có kiến thức về dự án phát triển cộng đồng và thực hành xây dựng dự án

phát triển một lĩnh vực cụ thể của cộng đồng.

Giáo trình gồm 2 đơn vị học trình (ĐVHT) được chia thành 5 chương và

phần phụ lục.

Chương 1: Bàn về cộng đồng và những vấn đề về phát triển cộng

đồng, gồm một số khái niệm và lý luận về phát triển cộng đồng.

Chương 2: Phát triển cộng đồng trong bối cảnh hiện nay.

Đây là phần định hướng quan trọng để giải quyết những vấn đề cơ bản

trong phát triển cộng đồng trong bối cảnh xây dựng đất nước tiến lên công

nghiệp hóa, hiện đại hóa v.v...

Chương 3: Sự hòa nhập xã hội, việc hòa nhập của phụ nữ, người dân

tộc thiểu số và các đối tượng dễ bị tổn thương khác vào sự phát triển cộng

đồng. Sự tham gia và hòa nhập của các đối tượng này là quan trọng và cần

thiết, và bên cạnh việc huy động thêm sức mạnh của cộng đồng còn tạo điều

kiện để họ được hưởng mọi quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội và hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Chương 4: Dự án phát triển cộng đồng. Nội dung của chương này

cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản mà các dự án phát triển cộng

đồng cần tuân theo để đạt được hiệu quả cao, đồng thời, giới thiệu cho người

học làm quen với cách xây dựng dự án phát triển cộng đồng.

Chương 5: Bàn về bộ công cụ thực hiện trong các dự án phát triển

cộng đồng - PRA - lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.

Phần phụ lục: Giới thiệu tóm tắt kết quả một số dự án phát triển cộng

đồng đã và đang thực hiện ở nước ta, qua đó người học có thể thấy được các

hoạt động thực tiễn về phát triển cộng đồng ở một số lĩnh vực như tổ chức

cộng đồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo v.v...

Giáo trình Phát triển cộng đồng cũng là tài liệu học tập và tham khảo

quí cho sinh viên các ngành có liên quan như xã hội học, nông nghiệp và phát

triển nông thôn cũng như người làm công tác phát triển cộng đồng.

Giáo trình được biên soạn dựa trên cơ sở những kiến thức và kinh

nghiệm đã được tích lũy trong nhiều năm học tập, nghiên cứu và qua thực tế

thực hiện đánh giá các dự án, cũng như làm việc trong các dự án phát triển

cộng đồng. Tuy vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi, tác giả xin cảm

tạ và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các độc giả.

Tác giả

Chương 1. CỘNG ĐỒNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.1. Cộng đồng1.1.1. Lịch sử của vấn đề cộng đồng

Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng (Commumty) có nhiều

tuyến nghĩa khác nhau, đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu

của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Dân tộc học, Y học v.v... Khái

niệm cộng đồng thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm

tương đối khác nhau về qui mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa rộng nhất của

cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới

(cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng châu Á, cộng đồng châu Âu

v.v...), một khu vực (cộng đồng ASEAN). Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ

một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc

hay tôn giáo (cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Hoa Kỳ

v.v...) Nhỏ hơn nữa, cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị như làng,

bản, xã, huyện v.v..., những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới

tính, thân phận xã hội v.v...

Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức

chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt, là nhóm xã hội có lúc khá

phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian

tạm thời và thời gian nhất định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công

chúng và đám đông. Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa

trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội:

- Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc

trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng

đồng này được gọi là cộng đồng tính.

- Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm người cụ thể, những

nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều qui mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ

nhất như gia đình cho đến các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này

gọi là cộng đồng thể.

Năm 1887, F. Tonnies - nhà xã hội học người Đức đã phân chia xã hội

thành hai dạng có liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp như: Dạng xã hội

thứ nhất gần như cộng đồng tính bao gồm các cộng đồng truyền thống tiền

công nghiệp và thuộc các xã hội nông nghiệp; Dạng thứ hai có tính hiệp hội,

giống các cộng đồng thể thuộc xã hội công nghiệp và đô thị.

Về mặt tổ chức xã hội, người ta cho rằng có 3 tổ chức gắn kết với nhau

để tạo thành cộng đồng là: 1) dòng họ hay dòng tộc; 2) đẳng cấp hay tầng lớp

xã hội và 3) câu lạc bộ. Như vậy, tổ chức 1) và 2) gần với dạng cộng đồng

tính còn dạng câu lạc bộ gần với hiệp hội như cách chia của F. Tonies.

Từ những quan điểm trên, có thể rút ra những nhận xét về đặc trưng

của cộng đồng tính là:

- Quan hệ mang tính chất thân tình, thân thiện, mang độ cố kết có ý

nghĩa tự nhiên và thể hiện tính cộng đồng cao.

- Tính cộng đồng là bền vững, được khẳng định theo thời gian và chính

thời gian là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng.

- Khi xét về vị thế xã hội của các thành viên trong cộng đồng tính thì ở

đó vị thế xã hội được gán sẵn hơn là sự phấn đấu của các thành viên mà có.

Chẳng hạn, con cái của người ở đẳng cấp cao trong xã hội khi sinh ra đương

nhiên họ được xếp vào đẳng cấp này.

- Dòng họ là quan hệ cơ bản, vừa là huyết thống và vừa là khuôn mẫu

văn hóa của sinh hoạt cộng đồng.

- Trong khi đó, các hiệp hội, câu lạc bộ không có các đặc tính trên đây

của cộng đồng tính được thể hiện là:

- Có tính cá nhân rất cao.

- Có tính nhạy cảm trong quan hệ xã hội.

- Quan hệ xã hội theo nội qui, sự thỏa thuận giữa các thành viên trong

hiệp hội/ câu lạc bộ về quyền lợi và nghĩa vụ.

- Có tính hợp lý và tính toán thiệt hơn, hơn là tình cảm trong các quan

hệ xã hội.

- Các vị thế trong hiệp hội là vị thế do phấn đấu để đạt được chứ không

phải gán sẵn.

Như vậy, cộng đồng tính có nhiều đặc tính thiên về mặt truyền thống

trong quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, còn các hiệp hội/ câu lạc

bộ thiên về hiện đại.

1.1.2. Một số đặc tính của cộng đồng

Cộng đồng thể hiện một số đặc tính là: sự đoàn kết xã hội, sự tương

quan xã hội và cơ cấu xã hội.

1.1.2.1. Đoàn kết xã hội

Theo quan niệm Mác-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá

nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các

thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp

thành cộng đồng đó. Quan niệm bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và

các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín

ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về

các mục tiêu và phương tiện hoạt động.

Ở Việt Nam, làng, xã đã có từ lâu đời, có giá trị tốt đẹp của cộng đồng

tính. Sự phát triển của xã hội cùng với sự xuất hiện của đô thị hóa ngày càng

tăng và cơ chế thị trường ngày càng ảnh hưởng rộng lớn, nên các giá trị của

cộng đồng tính trong các làng, xã cũng ngày một giảm.

Bên cạnh khái niệm cộng đồng tính là khái niệm cộng đồng thể. Cộng

đồng thể có 2 nghĩa:

1. Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có

cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.

2. Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm có bản.

Như vậy, từ những phân tích trên đây cho thấy cộng đồng được hiểu

theo nhiều nghĩa, tùy theo phạm vi cấu trúc và đặc tính. Trong phạm vi giáo

trình này, cộng đồng được nhắc tới và được hiểu là một nhóm cư dân sinh

sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ

chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng có thể là một

làng, một xã hay huyện v.v...

Đoàn kết xã hội luôn được các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc

tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của những người

cùng sống trong một địa vực có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay

quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội

lại càng thống nhất ý chí, tình cảm của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn

mực và biểu tượng riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng đồng đều mong

muốn tập hợp và duy trì.

Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn

kết xã hội, đi kèm theo đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân. Ngược lại,

khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hòa mình trong cộng đồng đã làm

tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý thức và nhân cách của cá

nhân.

Cộng đồng tồn tại được là do từng thành viên trong các nhóm thành

viên của cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể, khi

không còn tâm thức chung thì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn. Chẳng hạn, trong

các làng, xã hiện đang tồn tại các nhóm thành viên (tổ chức xã hội) như: Hội

Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh v.v..., một khi

các thành viên của nhóm có cùng tiếng nói và ý chí thì sức mạnh của nhóm

sẽ tăng lên, các nhóm thành viên đều hướng theo sự lãnh đạo của Đảng,

chính quyền ở địa phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được củng

cố và trở thành làng/ xã mạnh.

1.1.2.2. Sự liên kết xã hội

Đây là sự tương quan giữa người với người, có tính kết hợp hay những

phản ứng tương hỗ, theo đó con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ

với nhau hơn. Sự tương quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng

đồng được biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày và củng cố thêm

sự đoàn kết trong cộng đồng.

Các cộng đồng ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao

nên các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với nhau trong

công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự phân tán nghề nghiệp khá

cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn

cộng đồng ở đô thị.

Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ mang tính

hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các cá nhân trong các đoàn

thể hay hội mà các cá nhân đó tham gia. Như vậy, ở góc độ cá nhân, khi một

người tham gia nhiều các hội, đoàn thể thì người đó có mối quan hệ rộng.

1.1.2.3. Các cơ cấu xã hội

Như đã phân tích ở phần 1.1.2.1 trên đây, một khi không có giá trị

chung, không có sự định hướng để qui tụ nhau hay không có những qui tắc

ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở xã hội để tạo

thành cộng đồng. Những định hướng, những qui tắc này được nằm trong tổ

chức đoàn thể của cộng đồng, chẳng hạn các hương ước, nội qui, qui chế là

do làng, xã đặt ra. Quá trình thể chế hóa các giá trị chuẩn mực trong các tổ

chức xã hội tương đương là bước quan trọng để các liên kết xã hội trong

cộng đồng được bền vững và có giá trị đối với tất cả mọi người, tạo nên sức

mạnh của cộng đồng.

1.1.3. Các yếu tố tạo thành cộng đồng

Các yếu tố này bao gồm: địa vực cư trú, kinh tế và văn hóa - là những

yếu tố được hình thành trong quá trình lịch sử.

1.1 3.1. Yêu tố địa vực

Nói đến cộng đồng là nói đến một tập hợp người định cư trên một vùng

đất đai nhất định, đó là yếu tố địa vực. Đây cũng là yếu tố có giá trị tinh thần

và tạo nên sự gắn kết tập thể. Địa vực là yếu tố được xác định trong quá trình

lịch sử, là cơ sở để ta phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Đường

phân chia ranh giới thường lấy một số mốc của tự nhiên như sông, núi,

đường sá v.v... Đôi khi cũng chỉ là đường phân ranh vô hình được các cộng

đồng thỏa thuận và chấp nhận. Ý thức về địa vực là một trong những ý thức

sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là một hạt nhân tạo nên tâm

thức chung của cộng đồng. Chẳng hạn, tình cảm “đồng hương” của những

người đã từng cùng sinh ra và chung sống trong một địa vực nhất định

thường rất sâu nặng, dù họ có còn ở nơi đó hay sau này di dời đến một nơi ở

mới nhưng họ vẫn rất dễ gần gũi với nhau trong quan hệ.

Xuất phát từ sự khác biệt trong sự đa dạng nghề nghiệp giữa các cộng

đồng nông thôn và cộng đồng đô thị, nên ý nghĩa của yếu tố địa vực của hai

dạng cộng đồng là khác nhau. Ở nông thôn, do cuộc sống gắn liền với thiên

nhiên, ruộng, đồng, sông, núi v.v... nên ý thức về địa vực là rất sâu sắc, trong

khi đó, các hoạt động phi nông nghiệp ở các cộng đồng thành thị không tạo

nên sự gắn kết chặt chẽ của các thành viên trong cộng đồng với địa vực cư

trú.

1.1.3.2. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế ở đây chủ yếu nói về các hoạt động kinh tế hay nghề

nghiệp, nó không chỉ tạo ra cho cộng đồng một sự bảo đảm về vật chất để họ

cùng nhau tồn tại mà còn có các ý nghĩa sau:

- Việc có cùng một nghề hay vài nghề chính trong cộng đồng sẽ liên

quan đến sự tương đồng về yếu tố địa vị kinh tế, sở hữu, cách thức làm ăn,

cùng một thị trường nguyên vật liệu và sản phẩm tiêu thụ chung. Cho đến

việc cùng thờ chung một ông tổ làng nghề đã đưa đến cho cộng đồng một lớp

vỏ liên kết về tinh thần. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong xã hội nông

thôn, các phường hội trong các đô thị cổ là những kiểu liên kết cộng đồng

dựa trên cơ sở kinh tế.

- Khi có chung nghề nghiệp thì lợi ích kinh tế được gắn chặt trong hệ

thống sản xuất, vốn, sức lao động, tư liệu sản xuất và đặc biệt là kinh nghiệm

sản xuất, vì thế, đã góp phần gắn kết chặt chẽ các thành viên trong cộng

đồng. Yếu tố nghề nghiệp ở nông thôn đã biểu hiện sự gắn kết cộng đồng rõ

rệt hơn ở thành thị. Ở thành thị sự gắn kết theo nghề nghiệp là không chặt vì

nghề nghiệp đa dạng, sự chuyển nghề cũng dễ dàng, do đó sự liên kết hầu

như chỉ xảy ra ở các nhóm có cùng công việc.

1.1.3.3. Yếu tố văn hóa của cộng đồng

Yếu tố văn hóa của cộng đồng gồm ba yếu tố chính: tộc người, tôn giáo

- tín ngưỡng và hệ giá trị chuẩn mực.

Tộc người: gồm tộc người chủ thể trong một quốc gia và các tộc người

thiểu số. Nhóm tộc người chủ thể không chỉ đóng vai trò liên kết trong tộc

người đó mà còn phải thể hiện vai trò liên kết các tộc người thiểu số khác với

nhau và với chính họ. Chẳng hạn ở Việt Nam, người Kinh (Việt) chiếm đa số,

ngoài việc tạo mối liên kết trong nhóm người Kinh thì việc tạo mối liên kết

giữa người Kinh và người thuộc các dân tộc thiểu số khác và mối liên kết

giữa các dân tộc thiểu số với nhau luôn được chú trọng và tạo ra mối liên kết

cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Trong bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, các giá trị chuẩn mực và các

nghi lễ là văn hóa của tộc người chủ thể. Các dân tộc thiểu số khác một mặt

họ có ý thức theo nghi lễ chung, nhưng mặt khác họ vẫn giữ các nghi lễ của

riêng họ, đó là bản sắc văn hóa riêng.

Quá trình di dân trong lịch sử đã chia thành nhiều tộc người sinh sống

trên các khu vụtc địa lý khác nhau, mỗi tộc người có các điều kiện sinh thái,

kinh tế, xã hội khác nhau cho dù họ có cùng xuất thân từ một nguồn gốc

chủng tộc hay nguồn gốc văn hóa. Đặc trưng văn hóa thực sự là những yếu

tố liên kết cộng đồng được biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi

lễ mà các thành viên trong cộng đồng tuân thủ và tạo nên một ý thức văn hóa

tộc người. Trong môi trường xã hội ít có sự biến đổi, thì các yếu tố trên lại

càng có vị trí quan trọng và góp phần vào quá trình củng cố đoàn kết xã hội

trong cộng đồng.

Tuy nhiên, khi xét đến sự phát triển thì một số nét trong bản sắc văn

hóa có thể không đảm bảo cho chúng còn mang ý nghĩa tích cực cho sự phát

triển và khi đó chúng dần dần bị mai một. Những yếu tố vẫn giữ được bản sắc

của dân tộc nhưng không cản trở sự phát triển thì sẽ được duy trì, kế thừa -

đây cũng là một trong những mục tiêu của UNESCO trong thập kỷ văn hóa

(1987 - 1997), phát động các quốc gia thành viên coi trọng yếu tố văn hóa

truyền thống (tộc người) trong sự phát triển.

Tôn giáo, tín ngưỡng: đây là yếu tố củng cố sự liên kết cộng đồng

trên cơ sở niềm tin. Thực tế lịch sử cho thấy, đây là một yếu tố có tính chất

bền vững cho sự tồn tại của các cộng đồng dân cư, bởi vì, khi cùng có chung

một niềm tin và tín ngưỡng thì con người dễ chia sẻ được những ước nguyện

về mặt tinh thần với nhau.

Các tổ chức tôn giáo cũng là các tổ chức tham gia tích cực vào các

hoạt động xã hội, các hoạt động xây dựng đạo lý hướng thiện, tu thân của

nhiều tôn giáo và đã góp phần vào nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng

bằng các thái độ tự nguyện, dấn thân và không vụ lợi. Các hoạt động xã hội

của các tổ chức tôn giáo được thiết lập trên cơ sở tín ngưỡng, góp phần củng

cố sự liên kết và đoàn kết trong cộng đồng.

Hệ giá trị chuẩn mực: mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ giá trị

chuẩn mực riêng với tính chất là các định chế xã hội qui định các nhận thức

và hành vi của các thành viên trong cộng đồng (luật bất thành văn). Cụ thể,

qui định các thành viên trong cộng đồng phải làm gì? Làm như thế nào? Các

qui chế khen thưởng, xử phạt ra sao?

Khi các thành viên tuân theo các giá trị chuẩn mực của cộng đồng thì

sẽ bảo đảm sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng.

Hệ giá trị chuẩn mực của cộng đồng được xây dựng dựa trên cơ sở

nhận thức, quan niệm và tập quán của từng cộng đồng, vì vậy có những quan

niệm cộng đồng này coi là hay và tuân theo nhưng ở cộng đồng khác lại thấy

không chấp nhận được.

1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng1.2.1. Những vấn đề chung

1.2.1.1. Lịch sử phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng (Community Development) xuất hiện vào những

năm 40 của thế kỷ XX ở các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, một người

Anh tốt bụng đã nảy sinh ý nghĩ giúp người dân tự cải thiện đời sống bằng sự

nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương. Một bên góp của và một

bên góp công sức để xây dựng các công trình ở địa phương như: trạm xá,

trường học, đường sá v.v... Ông thấy rằng, khi những người dân được huy

động, họ đã rất tích cực tham gia đóng góp công sức, thậm chí cả tiền của

vào việc xây dựng các công trình có mục đích cải thiện đời sống cho chính

họ. Cũng từ những việc làm đầu tiên này, người ta đã nhận thấy sự phát triển

phải đồng bộ ở mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, sức khỏe, văn hóa v.v...

nếu chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó thì không thể phá vỡ được vòng

luẩn quẩn của sự đói nghèo, dốt nát và bệnh tật. Những thành công ban đầu

đã được Liên hợp quốc nhận thấy là sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các cộng

đồng nghèo đã làm thay đổi bộ mặt của các cộng đồng này. Tuy nhiên, vấn

đề nảy sinh sau khi hoàn thành một số cơ sở hạ tầng là các cơ sở hạ tầng

này chỉ còn lại “một cái xác không hồn”, nghĩa là trạm xá chỉ là một cái nhà

mà nó không hoạt động, hoặc có nhân viên y tế nhưng không có người dân

đến khám và chữa bệnh. Mặt khác, các công trình khi xây dựng xong, người

dân tuy có sử dụng nhưng họ chưa xem đó như là của chính mình, nên công

tác bảo quản và ý thức giữ gìn hầu như không có. Như vậy, ở đây mới chỉ có

sự thay đổi về hình thức mà chưa có sự chuyển biến về nhận thức, thái độ và

hành vi của người dân để tiếp nhận những thành quả vừa được tạo ra.

Ở Việt Nam, khái niệm phát triển cộng đồng cũng đã được đưa vào từ

giữa thập kỷ 50, thông qua các hoạt động phát triển giáo dục ở các tỉnh phía

Nam. Sang thập kỷ 60 - 70 thì hoạt động phát triển cộng đồng chuyển sang

lĩnh vực xã hội. Từ thập kỷ 80 đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến

một cách rộng rãi hơn qua các chương trình viện trợ phát triển của nước

ngoài. Ở giai đoạn này, một sự đổi mới trong cách tiếp cận đó là những người

làm công tác phát triển cộng đồng đã tập trung chú ý đến sự tham gia của

người dân và coi đây là nhân tố quyết định sự thành công và có hiệu quả bền

vững. Môn học Phát triển cộng đồng và Tổ chức cộng đồng đã được đưa vào

giảng dạy ở một số trường đại học ở phía Nam gồm nhiều lĩnh vực như: phát

triển nông thôn, tín dụng, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe v.v... (Theo

Nguyễn Thị Oanh).

1.2.1.2. Những phương hướng chính trong phát triển cộng đồng

Các phương hướng về phát triển cộng đồng được đưa ra với những chỉ

dẫn như:

- Sự tham gia của người dân là yếu tố cơ bản.

- Thiết chế xã hội chính là môi trường cho sự tham gia, còn các tổ chức

chính quyền, đoàn thể ở địa phương phải thể hiện được vai trò tổ chức. Sự

phát triển phải hỗ trợ cả việc nâng cao năng lực cho các tổ chức này.

- Trong phát triển cộng đồng, không áp đặt chương trình có sẵn của tổ

chức Nhà nước hay cơ quan phát triển từ bên ngoài vào mà phải là các công

trình do dân đề xướng với sự giúp đỡ từ bên ngoài.

- Phải tạo được chuyển biến xã hội, đó là sự thay đổi nhận thức, hành

vi của người dân. Phải tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các

mối tương quan lực lượng xã hội.

- Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả khi nó nằm trong một chiến lược

phát triển đúng đắn của quốc gia.

Tuy nhiên, Phát triển cộng đồng vẫn là môn khoa học mới được hình

thành ở nước ta trong những năm gần đây, vì vậy cần phải được tổng kết

thành lý thuyết và thực tế đã ngày càng hoàn thiện hơn.

1.2.1.3. Xu thế hiện nay trong phát triển cộng đồng

- Muốn phát triển thì chính người dân phải ý thức và đòi hỏi, cũng như

tự tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này thay thế cho sự thụ động

trong nhận thức, cùng như hành động từ xưa tới nay là người dân thường

phải tiếp thu những gì người khác nghĩ về mình và kể cả những điều tốt lành

cần làm cho mình.

- Xu hướng cơ bản trong phát triển cộng đồng hiện nay là tăng cường

năng lực (Capability Building) và tạo sức mạnh (Empowerment), bởi vì người

dân không thể hành động nếu họ thiếu năng lực (kiến thức, kỹ năng), họ cũng

không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân,

các tổ chức cùng chí hướng và quyền lợi để tạo sức mạnh tổng hợp.

- Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng phải luôn đi đôi với nhau,

vì muốn để người dân tự phát triển được thì phải có sự tổ chức và hướng dẫn

họ tự làm. Mặt khác, do sự rời rạc trong tổ chức, sự chia rẽ giữa các nhóm

người vẫn thường tồn tại, nguồn tài nguyên dù có sẵn trong cộng đồng nhưng

cũng khó tiếp cận và thừa hưởng nếu không có sự tổ chức tốt.

- Phát triển cộng đồng phải như một nghề. Thực tế cho thấy, để phát

triển phải có các tác nhân phát triển - đó là các tổ chức, cá nhân với kiến thức

và kỹ năng tổng hợp, đặc biệt không thể thiếu được các lĩnh vực khoa học về

hành vi con người (Behavioral Sciences). Những tác nhân hay tác viên phát

triển có qui chế chính thức bên cạnh các ngành nghề khác. Có những nước

hiện có các tác viên cộng đồng tổng hợp với vai trò phối hợp, liên kết tổ chức

và có những tác viên là những chuyên gia giỏi về một lĩnh vực nào đó. Hiện

nay, các tổ chức phát triển của quốc tế tại Việt Nam như: UNDP, các OXFAM,

CARE đều có những chuyên gia giỏi, họ có kiến thức chuyên sâu về một số

lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục v.v..., để thực thi các dự

án phát triển cộng đồng.

1.2.2. Khái niệm về phát triển cộng đồng

Có nhiều cách để định nghĩa về phát triển cộng đồng.

Năm 1956, Liên hiệp quốc đã đưa ra định nghĩa: "Phát triển cộng đồng

là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính

quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội của các cộng đồng và

giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sông quốc gia"

(Trích theo Nguyễn Thị Oanh). Thực chất, muốn phát triển cộng đồng thì phải

tổ chức cho cộng đồng khai thác, phát huy và sử dụng tốt nguồn tài nguyên,

nhân lực của cộng đồng mình.

Một định nghĩa khác về phát triển cộng đồng: "Phát triển cộng đồng là

một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức

mạnh bởi các kiến thức cuộc sông, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu

tiên hóa chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển cộng đồng

không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho

các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình

v.v..." (Trích theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang).

Như trên đã đề cập, phát triển cộng đồng rất gần với tổ chức cộng đồng

nên có những định nghĩa về tổ chức cộng đồng cũng tương tự như phát triển

cộng đồng, chẳng hạn theo Muray, G. Ross: "Tổ chức cộng đồng là một tiến

trình trong đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình, sắp xếp

nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm

nguồn tài nguyên để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ

phát huy những thái độ, kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng" (Trích

theo Nguyễn Thị Oanh) .

Từ những định nghĩa trên có thể rút ra một số nhận xét chung là:

- Cộng đồng phải tự xác định được các vấn đề cần giải quyết của chính

mình.

- Cộng đồng phải tự chọn được những vấn đề cần ưu tiên bằng cách

phân tích định lượng và định tính.

- Cộng đồng phải xây dựng được các chương trình hành động trên cơ

sở phối hợp các nguồn lực bên ngoài.

- Triển khai các hoạt động theo kế hoạch.

1.2.3. Lý thuyết phát triển cộng đồng

1.2.3.1. Nguyên lý phát triển cộng đồng

* Trước hết phải hiểu theo một cách lôgíc của vấn đề: phát triển - phát

triển xã hội - phát triển cộng đồng.

- Phát triển (Development) là quá trình biến đổi về chất lượng, nếu chỉ

biến đổi làm tăng về số lượng thì đó mới chỉ là tăng trưởng (Growth).

- Phát triển Xã hội là sự biến đổi xã hội về mặt chất lượng bao gồm

tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh giáo dục, y tế về số lượng cũng như chất

lượng và các chỉ số về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và có sự biến đổi theo

hướng tiến bộ hơn, đẹp hơn, tốt hơn v.v...

- Phát triển cộng đồng là một đặc trưng của phát triển xã hội, là quá

trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với sự tiến bộ trong cộng đồng theo

hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ.

* Nguyên lý phát triển cộng đồng:

- Tính tương đối: Nghĩa là không nên tuyệt đối hóa một sự vật, hiện

tượng xã hội theo một quan niệm nào cả. Với nguyên lý này thì phát triển chỉ

là tương đối, bởi vì có thể về mặt này thì kém phát triển nhưng về mặt khác

nó lại được xem như phát triển.

- Tính đa dạng: Cộng đồng được biểu hiện đa dạng, phong phú nên

phát triển cộng đồng cũng mang tính đa dạng và phong phú.

- Tính bền vững: Cộng đồng luôn có tính bền vững, mặc dù có thể bị

biến đổi tính chất nhưng khi cộng đồng cũ bị giải thể đi chăng nữa thì cộng

đồng mới lại hình thành và qua đó nó sẽ được thay đổi về trình độ phát triển

mà không hề bị biến mất.

1.2.3.2. Các thể chế tác động đến sự phát triển cộng đồng

Đó là sự tự quản cộng đồng, sự quản lý của Nhà nước và sự tác động

của cơ chế thị trường.

Ba thể chế này là riêng biệt và hợp tác với nhau cùng tác động vào sự

phát triển. Tuy nhiên, cũng có khi các thể chế này cản trở nhau, chẳng hạn có

thời kỳ Nhà nước đã xâm nhập vào sự tự quản cộng đồng và cản trở không

cho thị trường xâm nhập vào cộng đồng.

Trong các xã hội nông nghiệp sơ khai thì sự phát triển cộng đồng có rất

ít sự can thiệp của Nhà nước, nhưng ở xã hội nông nghiệp phát triển cao thì

Nhà nước đã can thiệp sâu vào các hoạt động của cộng đồng và biến các

cộng đồng trở thành một mắt xích trong hệ thống chính quyền, khi đó Nhà

nước có vai trò tổ chức và hỗ trợ.

Để phát triển cộng đồng thì có bốn lực lượng chủ chốt tham dự vào, đó

là bản thân cộng đồng, nhà nước, thị trường và các nhân tố xã hội khác.

1 2.3.3. Các quan điểm, định hướng trong phát triển cộng đồng

- Phát triển cộng đồng được xây dựng dựa trên phương pháp luận từ

dưới lên (bottom up) tức là phải xuất phát từ nhu cầu của chính người dân.

Muốn tự phát triển thì chính bản thân người dân cũng phải tự ý thức cũng

như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Phát triển cộng đồng phải đồng bộ dựa trên mọi khía cạnh của đời

sống kinh tế, văn hóa, xã hội v.v..., chúng phải cùng được nâng lên, vì nếu chỉ

chú ý vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được sự đói nghèo, dốt nát

và bệnh tật. Phát triển cộng đồng chỉ đạt được hiệu quả khi nằm trong chiến

lược phát triển của quốc gia.

- Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản của đường lối phát triển

cộng đồng, trong đó, vai trò tổ chức là then chốt, các tổ chức chính quyền địa

phương có vai trò tổ chức hỗ trợ để huy động và củng cố các tổ chức quần

chúng ở cộng đồng. Sự tham gia của tổ chức chính quyền phải được coi như

một nhân tố bên trong mà không phải lực lượng bên ngoài - là một thành

phần quan trọng của cộng đồng.

- Phát triển cộng đồng phải chú ý về tạo sự chuyển biến, đó là sự thay

đổi nhận thức, hành vỉ của người dân nhằm mục đích phát triển; tạo được sự

chuyển biến trong cơ cấu tổ chức và các mối tương quan lực lượng trong

chính cộng đồng đó.

- Phát triển cộng đồng cần tập trung vào phát triển năng lực trên cơ sở

không "làm thay", "làm cho" người dân. Người dân không thể hành động nếu

thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải

kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng chí hướng và quyền lợi để tạo thành

quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì việc tổ chức thông qua huấn

luyện là then chốt.

1.2.3.4. Mục tiêu phát triển cộng đồng

Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người - các thành viên của

cộng đồng, việc phát triển cũng phải tập trung vào con người và phát triển con

người. Nói cách khác, thước đo của sự phát triển là tiềm năng và khả năng

con người làm chủ môi trường của mình. Các mục tiêu cụ thể của phát triển

cộng đồng là:

- Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng với sự cân bằng

cả vật chất và tinh thần, qua đó tạo sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng.

- Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã

hội và sự tăng trưởng.

- Tạo sự bình đẳng tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, chú

ý nhiều tới nhóm thiệt thòi để họ có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và

được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó đẩy mạnh công bằng xã

hội.

- Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.

- Phát triển con người ngoài việc nâng cao sinh thể (trước hết là sức

khỏe, thể chất) còn phát triển về năng lực tinh thần (trước hết là tri thức).

Như vậy, khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển,

được coi là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển thì sự tăng trưởng kinh tế,

sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực xã hội

dù có ý nghĩa đến mấy cũng mới chỉ là phương tiện của sự phát triển. Nói

cách khác, sẽ là khiếm khuyết nếu trình độ phát triển của một xã hội chỉ được

đánh giá bằng thu nhập quốc dân, bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

bằng số lượng của đội ngũ lao động, hay bằng các chỉ tiêu nào đó về mặt tiện

nghi vật chất của đời sống. Phát triển xã hội suy cho cùng là phát triển con

người. Ý nghĩa của sự phát triển cộng đồng, trên thực tế, chính là sự phát

triển con người.

1.2.3.5. Một số qui tắc hành động trong phát triển cộng đồng

- Mọi người dân đều có khả năng tự quản lý cuộc sống của chính mình,

trừ khi họ bị đè nặng bởi những mối lo âu và chịu nhiều thiệt thòi, vì vậy, cần

tin tưởng vào mọi đối tượng người dân trong cộng đồng.

- Việc tạo sự công bằng là rất quan trọng và phải thể hiện bằng những

hành động cụ thể như sự tái phân phối tài nguyên bao gồm tiền của, đất đai,

tiện nghi, quyền lực v.v... ở các cấp. Nếu không chú ý điều này thì đôi khi các

chương trình phát triển cộng đồng lại tạo thêm sự cách biệt giàu nghèo.

- Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết nhằm bảo

đảm tính tự chịu trách nhiệm của cộng đồng.

- Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển cộng đồng

cần đề cao và hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng,

tuy nhiên việc áp dụng sự dân chủ phải có quá trình vì không phải người dân

đã quen ngay, đồng thời dân chủ phải được đặt trong tính kỷ luật cao.

- Không áp đặt chương trình phát triển từ trên hoặc từ bên ngoài vào,

mà việc lập chương trình hay nhu cầu phải xuất phát từ chính người dân

trong cộng đồng. Sự hỗ trợ về chuyên môn, thậm chí cả vốn và tài nguyên chỉ

là chất xúc tác.

- Không nên đổ lỗi cho người dân và cho rằng người dân "hạn chế về

nhận thức", hoặc "ít học, khó tiếp thu" mà phải thấy lỗi này do chính tay nghề

của các tác viên phát triển còn thấp, vì rằng nếu người dân không ở trong tình

trạng như vậy thì đâu cần các tác viên đến xây dựng và lập chương trình phát

triển.

- Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người

thiệt thòi. Nghèo và dân trí thấp là các vấn đề mà phát triển cộng đồng cần

phải chú ý để giải quyết.

- Các hoạt động phát triển cộng đồng là các hoạt động mang tính nhân

quả, muốn tạo ra hiệu quả mang tính tổng thể phải có một chuỗi các hoạt

động liên quan và phụ thuộc lẫn nhau.

Các hoạt động phát triển cộng đồng có tính trình tự về mặt phương

pháp, do vậy, cần có sự huấn luyện cho các tác viên phát triển cộng đồng

cũng như người dân tham gia các chương trình này.

1.2.3.6. Tiến trình phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng là một quá trình luôn luôn tiếp diễn, mục tiêu cuối

cùng của phát triển cộng đồng là giúp cho cộng đồng đi từ tình trạng yếu kém,

không hành động được tiến tới sự tự lực trong hành động. Muốn vậy, phải đi

từ sự thức tỉnh cộng đồng tới chỗ tăng cường năng lực và rồi cộng đồng sẽ tự

lực được.

Sự thức tỉnh cộng đồng: Thường những người dân trong cộng đồng

không hiểu ngay chính họ và cuộc sống của họ nên việc thức tỉnh cộng đồng

giúp người dân trong cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các hoạt động

trao đổi, thảo luận, điều tra những vấn đề khó khăn và các nhu cầu của họ, từ

đó xác định những nhu cầu ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết v.v... là

việc làm cần thiết.

Tăng cường năng lực cho cộng đồng: khi cộng đồng đã thức tỉnh, cần

tăng cường năng lực cho họ về việc nhận biết các nguồn lực vốn có, những

khả năng tiềm tàng của họ, nâng cao năng lực trong việc khai thác và sử

dụng nguồn lực này. Đồng thời, hỗ trợ thêm nguồn lực từ bên ngoài (vốn,

kiến thức, năng lực tổ chức thực hiện v.v...) để các hoạt động được thực hiện

có hiệu quả.

Cong dong con yeu kem

Cong dong tinh thuc

Cong dong duoc tang nang luc

Cong dong tu luc

Tu tim hieu va phan tich

Phat huy tiem nang

Tang cuong dong luc tu

nguyen

Hinh thanh cac nhom lien ket

Huan luyen

Luong gia (cho tung hoat dong va ca tien hanh)

Sơ đồ 1.1. Tiến trình phát triển cộng đồng

Tự lực của cộng đồng: Thông qua sự tăng trưởng về nhiều mặt, cộng

đồng phải có khả năng tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết hết

mọi khó khăn, mà mỗi khi gặp khó khăn thì cộng đồng phải tự biết huy động

tài nguyên bên trong và bên ngoài. Mỗi lần như vậy, cộng đồng sẽ tăng tưởng

và tự lực hơn trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Tiến trình trên được

thể hiện qua sơ đồ 1.1.

1.2.3.7. Sơ lược về thực tiễn phát triển cộng đồng ở Việt Nam thời gian qua

Từ giữa thập kỷ 50, phát triển cộng đồng được giới thiệu ở Việt Nam

thông qua Trường Tiểu học Cộng đồng ở Lái Thiêu (nay thuộc tình Bình

Dương) thời chế độ cũ, nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục bằng cách gắn

nhà trường với cộng đồng địa phương, đồng thời, biến nhà trường thành

công cụ để phát triển địa phương. Học sinh không chỉ học chữ mà còn được

học các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh v.v... giúp ích cho phát triển

nông thôn. Sau một vài năm, Trường Sư phạm Cộng đồng được thành lập ở

tỉnh Long An do Bộ Giáo dục cũ cùng với sự hỗ trợ của UNESCO. Phong trào

lúc ấy là giáo dục cơ bản nhằm giáo dục những kỹ năng về đời sống, bổ sung

cho một chương trình giáo dục xa rời cuộc sống. Vào thập kỷ 60, khi phong

trào phát triển cộng đồng ở các nước trong vùng phát triển mạnh, tổ chức

viện trợ của Mỹ đã tập trung phát triển nông thôn miền Nam, và phát triển

cộng đồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Khi đất nước thống nhất

năm 1975, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới,

phát triển cộng đồng đã được đưa vào miền Bắc. Tuy nhiên, trong thời gian

này, xã hội ta chưa biết nhiều đến các tổ chức tự nguyện cũng như các tổ

chức phi chính phủ. Mọi hoạt động đều xuất phát từ tổ chức chính quyền hay

các đoàn thể quần chúng mang tính chính trị - xã hội lớn. Việc áp dụng lý

thuyết phát triển cộng đồng vào thực tế còn rất hạn chế (Theo Nguyễn Thị

Oanh).

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, vai trò

và sức sáng tạo trong nhân dân ngày càng được đánh giá cao, các chương

trình phát triển nông thôn và phát triển cộng đồng đã được thực hiện ở nhiều

nơi bằng nhiều nguồn lực từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức quốc tế v.v...)

lý thuyết phát triển cộng đồng đã dần dần được áp dụng trong các chương

trình phát triển. Chẳng hạn, khi các tổ chức như CARE quốc tế, OXFARM của

các nước Anh, Bỉ và Hồng Kông triển khai thực hiện các dự án phát triển

cộng đồng ở một số địa phương miền núi, vùng sâu ở nước ta, các chuyên

gia phát triển đã áp dụng triệt để lý thuyết phát triển cộng đồng trong việc triển

khai các dự án này, nổi bật nhất là họ luôn khuyến khích lấy ý kiến từ người

dân, lập kế hoạch từ dưới lên, coi sự tham gia của người dân là một việc

không thể thiếu trong các dự án.

Trên thực tế ở nước ta, cơ cấu tổ chức ở địa bàn cơ sở là một thuận lợi

cho việc vận động người dân tham gia. Hệ thống tổ dân phố, thôn/ ấp là đơn

vị tập hợp, liên lạc thông tin rất thuận lợi. Các tổ chức chính trị xã hội như:

phụ nữ, đoàn thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, chữ thập đỏ v.v... có

mạng lưới rộng khắp và chân rết tại cơ sở. Đây là cơ chế tổ chức tốt để

chuyển tải các chính sách, chủ trương từ trên xuống cũng như phản ánh tâm

tư, nguyện vọng của người dân từ dưới lên. Các đoàn thể này đã đa dạng

hóa các hoạt động đề hướng về phúc lợi xã hội, kinh tế gia đình, chăm sóc

sức khỏe, tín dụng, tiết kiệm, xúc tiến việc làm, xóa đói giảm nghèo và chúng

rất gần gũi với phát triển cộng đồng. Vấn đề đặt ra là, nếu áp dụng đúng

phương pháp phát triển cộng đồng, các hoạt động xã hội tại cộng đồng sẽ có

hiệu quả hơn nhiều.

Với gần 80% dân cư sống ở nông thôn, đất nước không thể đi lên với

một nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển cộng đồng ở nước ta gắn liền

với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Gần đây,

Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc phát triển nông thôn toàn diện, bởi nông

thôn không thể thoát khỏi nghèo đói để vươn lên khi không có những hoạt

động đồng bộ về văn hóa, giáo dục, xã hội, sức khỏe bên cạnh các chương

trình kinh tế. Đối tượng của các chương trình lớn trên thường là những người

nghèo, thất học, cần phải vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong việc

phát triển, không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn phải giúp người dân về năng

lực, khả năng phân tích tình hình, làm họ hiểu về hoàn cảnh của chính mình,

giúp họ nắm vững các kỹ năng để tự quản và vươn lên bằng chính sức lực

của họ.

Phát triển cộng đồng là một phương pháp tiếp cận phù hợp và hiệu quả

cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhìn chung, đây là phương

pháp vận động, giáo dục và tổ chức quần chúng nên triết lý và phương pháp

phát triển cộng đồng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: khuyến nông,

khuyến lâm, y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình v.v... Để phát triển cộng

đồng thực sự trở thành một nghề nghiệp, cần đẩy mạnh phát triển nguồn

nhân lực được đào tạo với kiến thức, kỹ năng tổng hợp, đặc biệt không thể

thiếu khoa học về nhân văn và quản lý xã hội v.v...

Do tính bức thiết của việc áp dụng phương thức phát triển cộng đồng,

cần có một số biện pháp tổ chức ở cấp vĩ mô cần thiết để thúc đẩy phát triển,

cụ thể là:

- Đối với Nhà nước, cần có sự công nhận việc phát triển cộng đồng

như một phương thức tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội toàn diện và

phải được áp dụng trong các chương trình quốc gia như phát triển nông thôn,

xóa đói giảm nghèo, dân số và y tế.

- Đội ngũ cán bộ của các chương trình trên đây cần được trang bị kiến

thức và kỹ năng về phát triển cộng đồng.

- Phát triển cộng đồng cần được xây dựng thành môn khoa học ứng

dụng tại các trường đại học để phục vụ trong các ngành nông, lâm, ngư

nghiệp, y tế, phát triển đô thị và một số ngành khác như quản lý nhà nước

v.v...

Tóm tắt chương 1

Cộng đồng được hiểu theo nhiều nghĩa, tùy theo phạm vi cấu trúc và

đặc tính. Trong phạm vi giáo trình này, cộng đồng được nhắc tới và được

hiểu là một nhóm cư dân sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực

nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó,

cộng đồng có thể là một làng, một xã hay một huyện v.v...

Đoàn kết xã hội là đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí,

là tình cảm của những người cùng sống trong một địa vực có những mối liên

hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã

hội thông qua các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý chí, tình cảm của

cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng. Đây cũng là

mục tiêu mà các cộng đồng đều mong muốn tập hợp và duy trì.

Phát triển cộng đồng là một đặc trưng của phát triển xã hội, là quá trình

tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với sự tiến bộ theo hướng hoàn thiện các

giá trị chân, thiện, mỹ.

Phát triển cộng đồng có quan điểm, định hướng của nó, đó là: Phát

triển cộng đồng phải dựa trên phương pháp luận đi từ dưới lên, xuất phát từ

nhu cầu của chính người dân. Phát triển cộng đồng phải đồng bộ, dựa trên

mọi khía cạnh của cộng đồng. Sự tham gia của công chúng là yếu tố cơ bản

và từ đó họ phải được chuyển biến về nhận thức, năng lực và hành vi.

Chính người dân trong cộng đồng phải ý thức và đòi hỏi, cũng như tự

tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình. Phát triển cộng đồng là tăng cường năng

lực và tạo sức mạnh, bởi vì, người dân không thể hành động nếu họ thiếu

năng lực, họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết

hợp với các cá nhân, tổ chức cùng chí hướng và quyền lợi để tạo sức mạnh.

Mục tiêu của phát triển cộng đồng là phát triển con người và vì con

người. Qui tắc của phát triển cộng đồng là phải tạo sự công bằng và mọi

chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết.

Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng phải luôn được đi đôi với

nhau vì muốn để người dân tự phát triển được thì phải có sự tổ chức và

hướng dẫn họ tự làm. Mặt khác, sự rời rạc trong tổ chức, sự chia rẽ giữa các

nhóm người thì nguồn tài nguyên dù có sẵn trong cộng đồng cũng khó tiếp

cận và được hưởng.

Chương 2. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nayBáo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng với đầu đề: "Phát huy sức

mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

xây dưng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" thể hiện sự khái quát

lý luận và sự định hướng chiến lược của Đảng về con đường phát triển của

đất nước trong kỷ nguyên mới. Đảng ta cũng đã xác định rõ những cơ hội lớn

cần phải nắm bắt kịp thời và những thách thức lớn phải vượt qua để tạo ra sự

phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời kỳ mới: “Những thành tựu to lớn

và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của đất nước ta lớn

mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, đất

nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có phẩm

chất tốt đẹp Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hòa bình,

sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều

kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại

lực - nguồn vôn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là cơ hội lớn v.v...

Hơn nữa, thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ

có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá

trình phát triển lực lượng sản xuất Toàn cầu hóa kinh tên là một xu hướng

khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều. nước tham gia v.v...” (Văn kiện Đại hội

đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, tr.66, 67). Song, Đảng ta cũng chỉ rõ:

“Nước ta là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong

khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nên chúng ta không

nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế” (Văn kiện Đại hội

Đảng, tr. 64).

2.2. Nguyên tắc phát triển tiến bộ và công bằng Khi bàn về vấn đề phát triển xã hội, căn cứ vào đường lối chủ trương,

chính sách chung của Đảng và Nhà nước, vào những kinh nghiệm thực tế (cả

kinh nghiệm thành công và không thành công) trong quá trình đổi mới kinh tế

- xã hội của nước ta 15 năm qua, đồng thời, tham khảo có lựa chọn những

kinh nghiệm quốc tế và kết quả thực hiện đề tài cấp Nhà nước, mã số

KHXH.03.06 "Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công

bằng" đã đề cập đến hệ quan điểm quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên

tắc tiến bộ và công bằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm:

- Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, đòi

hỏi phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và bền vững.

- Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng phải

được tiến hành ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển kinh

tế, không chờ đợi đến khi đất nước đạt tới sự phát triển kinh tế cao rồi mới

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Công bằng không có nghĩa là cào bằng, không có nghĩa là thực hiện

chủ nghĩa bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất

lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự

phát triển chung của cộng đồng như sai lầm của thời kỳ bao cấp trước đây.

Điều quan trọng hiện nay là phải tạo ra các cơ hội công bằng cho mọi người

dân, nhất là những người yếu thế và chịu thiệt thòi đều được tiếp cận các

dịch vụ xã hội cơ bản về giáo đục - đào tạo y tế, việc làm, tín dụng, thông tin,

bảo trợ xã hội v.v... để họ có thể tự lo liệu và dần dần cải thiện cuộc sống của

bản thân và gia đình.

- Quản lý sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ cần hết sức quan tâm

đến phát triển văn hóa, xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Quá trình quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công

bằng phải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa.

- Phải kết hợp sử dụng và phát huy sức mạnh của cả Nhà nước, cộng

đồng và bản thân mỗi người dân.

2.3. Những chỉ tiêu, chỉ số chủ yếu trong quản lý sự phát triển xã hội

Quản lý sự phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển con người, với tư

cách mỗi cá nhân và cả cộng đồng không chỉ đòi hỏi phải có những quan

điểm chỉ đạo đúng mà còn cần phải có một hệ thống các chỉ tiêu (indicator),

chỉ số (index), hoặc các thước đo (measure) để làm căn cứ cho việc xác định

mục tiêu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của các chương trình, kế

hoạch, dự án phát triển xã hội cụ thể.

Tùy theo hình thức của từng nước, hệ thống chỉ tiêu, chỉ số hoặc thước

đo về phát triển xã hội được quy định ít nhiều có sự khác nhau. Song, nhìn

chung, các chỉ tiêu, chỉ số hoặc thước đo quan trọng nhất của các nước càng

ngày càng có xu hướng đi tới phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này giải

thích tại sao trong những năm gần đây ngày càng có nhiều nước trên thế giới

tán thành ý kiến đề xuất của chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

(UNDP) về việc thay thế chỉ tiêu tổng thu nhập nội địa (Gross Domestic

Product - GDP) tính bình quân đầu người, vốn được dùng làm thước đo xem

nước nào phát triển hay đang phát triển và chậm phát triển trong những thập

niên trước, bằng chỉ số phát triển con người (Human Development Index -

HDI) với ba chỉ tiêu chung nhất là:

- Tuổi thọ.

- Trình độ dân trí (giáo dục).

- GDP bình quân đầu người tính ra USD theo sức mua tương đương.

Từ năm 1996, trong báo cáo hàng năm về phát triển con người (Human

Development Report), UNDP lại bổ sung thêm những chỉ số có liên quan đến

phát triển xã hội, phát triển con người là:

- Chỉ số nghèo của con người (Human Poverty Index - HPI) bao gồm 4

chỉ tiêu là:

Tỷ lệ người chỉ sống được đến tuổi dưới 40.

Tỷ lệ người lớn không biết chữ.

Tỷ lệ người không được tiếp cận nguồn nước sạch, dịch vụ y tế và

tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

So sánh phần thu nhập hoặc tiêu thụ giữa nhóm 20% dân cư

nghèo nhất và nhóm 20% dân cư giàu nhất.

- Chỉ số liên quan đến phát triển giới (Gender - Related Development

Index - GDI) bao gồm các chỉ tiêu chung nhất về chỉ số phát triển con người

nhưng được đặt trong mối tương quan giữa nam và nữ hay mối tương quan

giới.

- Thước đo quyền hạn giới (Gender Empowerment Measure - GEM),

dùng để đo mối tương quan giới trong sự tham gia vào các hoạt động kinh tế,

chính trị và ra quyết định của một cộng đồng, một địa phương hoặc một

nước.

Những điều trên đây chứng tỏ có sự chuyển biến trong nhận thức về

phát triển: từ chỗ đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển đến quan niệm

tăng trưởng kinh tế xét đến cùng phải nhằm mục tiêu phát triển xã hội và phát

triển con người. UNDP đã thể hiện thành các chỉ tiêu phát triển gồm các chỉ

tiêu định tính và định lượng nhằm khuyến khích các nước trên thế giới cùng

phấn đấu. Năm 2000, căn cứ vào số liệu năm 1998, UNDP đã xếp Việt Nam

vào hàng thứ 108 trong số 174 nước được điều tra về chỉ số phát triển con

người với những số tiêu cụ thể là:

- Tuổi thọ bình quân: 67,8

- Tỷ lệ người lớn biết chữ: 92,9%

- Thu nhập thực tế GDP bình quân đầu người tính theo mức tiêu thụ:

1689 USD/năm.

Với những số liệu kể trên và theo cách tính của UNDP thì chỉ số phát

triển con người của Việt Nam là 0, 671 (Human Development Report, 2000, p.

159)

Nếu xếp loại phát triển theo GDP tính bình quân đầu người, tức chỉ tiêu

kinh tế thuần túy thì thứ hạng xếp loại của chỉ số phát triển của Việt Nam bị

giảm 24 bậc. Điều đó có nghĩa rằng, mặc dù kinh tế còn nghèo, GDP tính

bình quân đầu người thuộc nhóm những nước thấp nhất, nhưng do thành tựu

về y tế, giáo dục đạt được thì chỉ số phát triển con người của Việt Nam lại

được xếp vào loại nhóm nước trung bình trên thế giới. Có thể thấy rõ, chỉ số

phát triển con người của Việt Nam so với các nước trong khu vực như sau:

Bảng 2.1. Chỉ số phát triển con người của một số nước khu vực Đông Nam Á

Tên nước Tuổi thọ bình

quân

Tỷ kệ người

lớn biết chữ

GDP/ người

(USD) theo

tiêu dùng

Chỉ số phát

triển con

người

Malaixia

Thái Lan

Philippin

Việt Nam

72,2

68,9

68,6

67,8

86,4

95,0

94,8

92,9

8,137

5,456

3,555

1,689

0,722

0,745

0,774

0,761

Inđônêxia

Mianma

Ấn Độ

Pakixtan

Campuchia

Lào

65,6

60,6

62,6

64,4

53,5

53,7

85,7

84,1

55,7

44,0

65,0

46,1

2,651

1,199

2,077

1,751

1,257

1,734

0,670

0,585

0,563

0,522

0,512

0,484

Nguồn: UNDP (sđd, p.158,159)

Cũng theo UNDP năm 2000, Việt Nam được xếp thứ 47 trong số 87

nước đang phát triển được điều tra về chỉ số nghèo của con người, đứng

dưới một số nước như Trung Quốc, Mêhicô, Malaysia, Thái Lan v.v... nhưng

đứng trên một số nước như Ai Cập, I-rắc, Ấn Độ v.v... là những nước vốn có

GDP tính bình quân đầu người cao hơn chúng ta.

Còn về chỉ số liên quan đến sự phát triển giới (GDI), thì Việt Nam được

xếp thứ 89 trong tổng số 143 nước trên thế giới được điều tra (UNDP).

Sự chuyển biến trong nhận thức - từ đồng nhất tăng trưởng kinh tế với

phát triển, tới việc coi tăng trưởng kinh tế dù quan trọng những cũng chỉ là

phương tiện để đạt đến mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người và đã

đạt một bước tiến lớn. Song, chỉ số phát triển con người mà UNDP đề xuất từ

đầu những năm 90 và trong những năm gần đây đã được bổ sung thêm một

số chỉ số và thước đo như: HPI, GDI, GEM v.v... những chưa bao quát hết

các lĩnh vực xã hội. Do vậy, cần tiếp tục bổ sung thêm một số lĩnh vực thuộc

sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng trong nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là việc làm cần thiết và

cấp bách. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn, tùy từng nơi người ta có thể quan

tâm hơn đến một số lĩnh vực của sự phát triển. Chẳng hạn, năm 1991, Hội

nghị Manila đề ra 3 lĩnh vực ưu tiên là:

- Xóa bỏ tình trạng nghèo tuyệt đối.

- Thực hiện công bằng trong phân phối.

- Tăng cường sự tham gia của người dân (vào các dự án phát triển).

Các lĩnh vực xã hội khác được quan niệm gồm chín lĩnh vực: dân số,

sức khỏe, giáo dục, việc làm, nhà ở, môi trường, thiên tai (bão lụt, hạn hán,

sóng thần, động đất, núi lửa), tội ác và an toàn xã hội.

Đến Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen

(Đan Mạch) tháng 3/1995, ba lĩnh vực được ưu tiên trong phát triển xã hội

của tất cả các nước là:

- Mở rộng việc làm.

- Giảm nghèo.

- Hòa nhập xã hội.

Ở các lĩnh vực khác nhau, thì mỗi nước đưa ra sự ưu tiên tùy theo tình

hình cụ thể của nước mình. Trong Hội nghị này, đại diện của Việt Nam đã

trình bày báo cáo quốc gia về phát triển xã hội tập trung vào 10 lĩnh vực sau:

- Giải quyết việc làm.

- Xóa đói giảm nghèo.

- Hòa nhập xã hội.

- Tăng cường vai trò của gia đình.

- Phát triển giáo dục.

- Dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Bảo trợ xã hội (bao gồm bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội).

- Môi trường.

- Hạn chế, ngăn ngừa các hành vi phạm tội.

Mười lĩnh vực trên đây đã bao gồm được cả ba lĩnh vực ưu tiên của thế

giới. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt việc phát triển các lĩnh vực này cần

phải cụ thể hóa mỗi lĩnh vực thành hệ thống các chỉ tiêu tương ứng.

2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong phát triển cộng đồng2.4.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một cộng

đồng là tổng thể những tiềm năng lao động của con người có được trong một

thời điểm nhất định (thường tính cho một năm). Tiềm năng đó bao hàm tổng

hòa về thể lực, trí lực và tâm lực của đội ngũ lao động trong một quốc gia

(một vùng lãnh thô), đáp ứng một cơ cấu lao động do nền kinh tế - xã hội quy

định.

Phát triển nguồn nhân lực là biến đổi số lượng và chất lượng nguồn

nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Tuy

nhiên, yêu cầu về nguồn nhân lực có nhiều quan mềm khác nhau, chẳng hạn,

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) quan

niệm về phát triển nguồn nhân lực là làm cho trình độ lành nghề của dân cư

luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Tổ chức

Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực bao

hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ có sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc

đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của

con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề

nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung,

nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc.

Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp.

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa - tập trung quan liêu bao cấp,

người lao động chỉ được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân

trọng khi làm việc trong khu vực Nhà nước, trong thành phần kinh tế quốc

doanh và kinh tế tập thể. Hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường,

nhận thức về giá trị xã hội của việc làm phải được thay đổi một cách căn bản

theo hướng:

- Thị trường việc làm phải được mở rộng trong tất cả các ngành nghề

mà pháp luật cho phép.

- Tạo khả năng tối đa giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm

cho nhiều người, người lao động phải được tự do hành nghề, tự do liên

doanh, liên kết, tự do thuê mướn nhân công theo luật pháp và có hướng dẫn

của Nhà nước.

Từ nhận thức trên, khái niệm về việc làm trong kinh tế thị trường đã

được xác định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam năm 1994 là: "Mọi hoạt

động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa

nhận là việc làm" (Điều 13 - Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam). Với khái niệm gốc này, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu

mà người ta xác định trên thực tế ai là người có việc làm. Thông thường,

người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề,

đang hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm, đem lại thu nhập để nuôi

sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.

Trong thống kê và phân tích thị trường lao động, người có việc làm

được xác định với tiêu thức cụ thể hơn để có thể điều tra, khảo sát hoặc

thống kê được. Trong đó có các chỉ tiêu quan trọng nhất là:

- Giới hạn về độ tuổi: Có thể quy định khác nhau tùy thuộc vào điều

kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. ở Việt Nam, chỉ tính cho những người đủ

15 tuổi trở lên, không giới hạn tuổi tối đa. Tuy nhiên, trong phân tích, rất chú ý

đến tình trạng việc làm của người lao động từ 15 tuổi trở lên đến hết tuổi lao

động (nam đến 60, nữ đến 55 tuổi).

- Giới hạn về thời gian làm việc của người có việc làm: ở nước ta mức

chuẩn về thời gian làm việc trong tuần điều tra, người được coi là có việc làm

ít nhất là 16 giờ trong tuần, người đó có thể đang làm công ăn lương hoặc

hoạt động trong kinh tế hộ gia đình không nhận tiền công.

Người có việc làm được chia thành người đủ việc làm và người thiếu

việc làm.

Người đủ việc làm: là người đó làm việc 40 giờ trở lên trong tuần điều

tra, hoặc trong tuần lễ điều tra. Người đó không làm việc vì lý do bất khả

kháng, nhưng trước đó 4 tuần người đó vẫn làm việc 160 giờ (20 ngày) và

sau đó lại đi làm việc bình thường, không có nhu cầu làm thêm.

Người thiếu việc làm: là tình trạng người lao động có việc làm, nhưng

đo nguyên nhân khách quan họ phải làm việc không hết thời gian theo luật

định, hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống và muốn

tìm thêm việc làm bổ sung (Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Thất nghiệp: là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao

động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công

đang thịnh hành (Theo ILO). Thất nghiệp được chia thành:

- Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số

lao động luôn ở tình trạng không có việc làm.

- Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển

không ngừng của lao động trên thị trường lao động (giữa các vùng, các

ngành v.v...). Trong thời gian di chuyển, người lao động không có làm việc.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi mất cân đối giữa

cung - cầu.

- Thất nghiệp tự nguyện: Do tiền công thấp, người lao động không

muốn làm.

- Thất nghiệp trá hình: Người lao động được sử dụng dưới mức khả

năng của họ.

Như vậy, người thất nghiệp là người ở trong độ tuổi lao động, có sức

lao động nhưng chưa có việc làm và đang có nhu cầu tìm được việc làm.

Trong khái niệm này cần phân biệt đối tượng chưa làm việc bao giờ (thanh

niên mới bước vào tuổi lao động, chưa có việc làm) và người đã từng làm

việc nhưng bị sa thải hay mất việc và hết hợp đồng chưa có công việc khác.

2.4.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trong cộng đồng

Việt Nam đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nước, quá trình này đồng nghĩa với việc phát triển và sử dụng có hiệu

quả nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên cơ

sở phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Theo lý thuyết phát

triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc

làm, tăng thu nhập và sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội chính là phát

huy nguồn lực nội sinh của mỗi cộng đồng hay toàn quốc. Từ đó, nhiệm vụ

phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và giải quyết việc làm cần được

đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết

việc làm không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy của các nhà lãnh

đạo, của các nhà lập chính sách mà còn được khẳng định ở cuộc sống sinh

động. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là yếu

tố vật chất quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế, của việc

sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất.

2.4.3. Nhận thức mới về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm

* Nguồn nhân lực: Dựa trên lý thuyết về phát triển con người, vấn đề

con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển xã hội và

tiến bộ xã hội được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa hai mặt như:

- Một là, con người với tư cách là chủ thể, sáng tạo ra mọi của cải vật

chất và tinh thần. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao

động của mình, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của quá trình sản xuất và

tạo ra giá trị vật chất cũng như tinh thần (yếu tố cung).

- Hai là, con người sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần

để tồn tại và phát triển, thông qua quá trình phân phối và tái phân phối (yếu tố

cầu).

Hai yếu tố cung và cầu luôn có mối quan hệ với nhau, nó tồn tại thống

nhất, phát triển trong một thực thể con người và trong mối quan hệ với cộng

đồng và xã hội. Từ đó, phát triển con người trở thành nhu cầu trước tiên, nhu

cầu cơ bản và là trung tâm của mọi quá trình phát triển.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm động, do đó, nội

hàm của nó luôn phải thay đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện

và yêu cầu của từng thời kỳ phát triển. Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

có sự quản lý của Nhà nước, từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế thì

nội hàm chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng, phân

bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực với tiêu chuẩn như: có lòng yêu

nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có trình độ văn hóa, kỹ thuật, công nghệ và tay

nghề cao, có tác phong công nghiệp và đạo đức, lối sống lành mạnh, đáp ứng

yêu cầu sản xuất của thị trường lao động. Thực tế, mỗi lĩnh vực như quản lý

kinh tế - xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh, hoạt động khoa học, công nghệ,

lao động trực tiếp v.v... lại có những nhu cầu khác nhau về năng lực xã hội và

tính năng động xã hội của nguồn nhân lực, tức là yêu cầu khác nhau về chất

lượng nguồn nhân lực. Tuý nhiên, trong tương lai, khi chúng ta phát triển nền

kinh tế tri thức, một xã hội tri thức thì yêu cầu về tri thức cho nguồn nhân lực

là quan trọng. Cũng chỉ có nền kinh tế tri thức cũng như xã hội tri thức mới

khai thác, phát huy được tiềm năng vô tận của con người và vạn con người

để xây dựng đất nước.

* Giải quyết việc làm: Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm việc làm

đã thay đổi một cách căn bản. Trong điều kiện đó, người lao động có thể làm

việc trong bất cứ thành phần kinh tế nào với mọi hình thức sản xuất kinh

doanh. Điều đó nghĩa là phải từng bước xóa bỏ tâm lý xã hội nặng nề chỉ coi

trọng việc làm trong khu vực Nhà nước đã tồn tại mấy chục năm qua, làm cho

toàn xã hội thay đổi nhận thức về chuẩn mực và thang giá trị xã hội của lao

động để đánh giá đúng sự cống hiến của người lao động cho xã hội.

Giải quyết việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội. Về kinh

tế, giải quyết việc làm là giải quyết việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực,

tạo ra thu nhập và của cải vật chất cho xã hội. Về xã hội, giải quyết việc làm

có mục tiêu chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt

cho nhóm xã hội yếu thế, góp phần xóa đói giảm nghèo và từ đó giải quyết tốt

vấn đề tệ nạn xã hội.

2.5. Xóa đói giảm nghèo trong phát triển cộng đồng 2.5.1. Tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển

Trong thế giới hiện đại, loài người đang chứng kiến những thành tựu kỳ

diệu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Trong quá trình đó, nhiều nước

đang trên đà phát triển và phồn vinh, nhưng mặt khác, tình trạng nghèo khổ

vẫn đang gia tăng ở nhiều nơi. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới hiện

nay, trên hành tinh của chúng ta vẫn còn khoảng 15 tỷ người đang sống dưới

mức nghèo khổ, trong đó có 500 triệu người sống ở châu Phi và 800 triệu

người sống ở châu Á (chiếm gần 87% số người nghèo trên thế giới). Ngay tại

các nước công nghiệp phát triển cũng còn một bộ phận dân cư sống dưới

mức đường ranh giới nghèo (poverty line). Đa số những người nghèo khổ là

phụ nữ, trẻ em và nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương.

Liên hiệp quốc cho rằng, sự tăng trưởng, phát triển phồn vinh và sự gia

tăng nghèo khổ ngày càng gay gắt trên thế giới, là do mâu thuẫn không thể

chấp nhận được và cần phải được khắc phục bằng các hành động khẩn thiết.

Như vậy, để phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, các nước

trên thế giới cần phải tấn công vào sự đói nghèo ngay trong các cộng đồng

cư dân. Mặt khác, xóa đói giảm nghèo còn góp phần to lớn vào sự phát triển

xã hội bền vững. Xóa đói giảm nghèo là tháo gỡ mắt xích quan trọng nhất của

sự phát triển vì đói nghèo nằm trong "vòng luẩn quẩn" thể hiện ở sơ đồ 2.1.

Doi ngheo

Gia tang dan soBenh tat

O nhiem moi truong song

Suy dinh duong

Te nan xa hoi That hoc

Sơ đồ 2.1. Vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề xóa đói giảm

nghèo, mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế đã và đang nỗ lực hành động

cùng chung hướng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo như là một ưu tiên hàng

đầu trong hoạch định chiến lược và trong điều chỉnh mục tiêu phát triển.

2.5.2. Nguyên nhân tình trạng đói nghèo

Nguyên nhân tình trạng đói nghèo có thể phân thành các nhóm cơ bản

sau:

Nhóm 1: Do chính bản thân đối tượng. Người nghèo không biết làm

ăn, thiếu hoặc không có vốn, đông con, neo đơn, thiếu lao động, ăn tiêu lãng

phí, lười lao động, mắc tệ nạn xã hội v.v...

Nhóm 2: Do điều kiện tự nhiên và môi trường như: đất canh tác ít, đất

xấu, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi (thường bị thiên tai, mất mùa),

bất lợi về địa lý (xa xôi, hẻo lánh, không có đường giao thông v.v...).

Nhóm 3: Do thể chế và chính sách như: chính sách đầu tư cơ sở hạ

tầng kém, chưa hoàn thiện về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự

tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (về thuế, tín dụng ưu đãi), thiếu chính sách

trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng như chính sách hạn chế tệ nạn xã

hội, áp dụng chính sách cứng nhắc, không phù hợp (ví dụ thu hồi bớt ruộng

đất của người nghèo nợ sản lượng khoán), thiếu sự quan tâm của chính

quyền địa phương và các tổ chức xã hội, chưa thực hiện tốt chính sách phát

triển dân số. Các chính sách khác như: giáo dục, y tế, việc làm v.v... chưa

đồng bộ, chưa tác động cùng chiều hoặc còn chồng chất với chính sách xóa

đói giảm nghèo.

Nhóm 4: Các nguyên nhân tổng hợp. Các hộ chịu sự chi phối của

nhiều nguyên nhân, thực tế cho thấy và ít có trường hợp chỉ đơn nhất một

nguyên nhân.

2.5.3. Các khái niệm nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói

* Các khái niệm cơ bản: Theo ESCAP, nghèo đói được hiểu theo hai

nghĩa: tuyệt đối và tương đối. Năm 1993, ESCAP đưa ra định nghĩa: "Nghèo

là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những

nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa

nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa

phương". Từ định nghĩa chung này có thể hiểu các khái niệm sau:

- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống (ăn, mặc,

nhà ở thích hợp, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, chăm sóc y tế và giáo

dục).

- Nghèo tương đối: Là sự nghèo khổ thể hiện ở sự bất bình đẳng trong

quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư

và các vùng địa lý.

Như vậy, có thể hiểu nghèo tuyệt đối là sự thiếu của cải so với nhu cầu

cơ bản, thiết yếu của con người. Còn nghèo tương đối muốn nới tới sự thiếu

của cải của các nhóm hay cá nhân so với nhóm hoặc cá nhân khác.

Các khái niệm chung về nghèo khổ của thế giới được vận dụng vào

Việt Nam một cách linh hoạt hơn. Chẳng hạn, đối với thế giới, nghèo tuyệt đối

còn có nghĩa là người đó bị bần cùng hóa, bị tước bỏ các cơ hội và khả năng

thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu. Song ở Việt Nam, về bản chất nghèo

tuyệt đối không mang ý nghĩa này mà được giải thích là những người đói do

bất trắc hoặc do khả năng thỏa mãn quá thấp về kinh tế, tức là nghèo về

lương thực và thực phẩm. Còn nghèo tương đối cũng không hẳn là sự "bất

bình đẳng" trong phân phối và hưởng thụ, cụ thể là:

- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu.

Đói thường rơi vào những người thiếu lương thực, thực phẩm để ăn, ngoài ra

còn rơi vào những người đủ ăn nhưng bị thiên tai hoặc gặp rủi ro và bất trắc

trong cuộc sống.

- Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống

trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xem xét.

* Chuẩn mực nghèo đói: Là các thước đo có thể lượng hóa để xác

định người nghèo và đánh giá mức độ nghèo khổ. Khó có thể có một chuẩn

mực chung về nghèo khổ cho tất cả các nước trên thế giới. Một quốc gia

được coi là nghèo khi thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp, tài nguyên

hạn hẹp, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường bị ô nhiễm và có vị trí bất lợi

trong cộng đồng thế giới.

Cách tiếp cận tình trạng nghèo khổ đáng lưu ý nhất và điển hình là đo

lường nhu cầu thiết yếu, cơ bản về dinh dưỡng (ăn) thông qua khối lượng

hàng hóa, lương thực, thực phẩm được sử dụng, khả năng tiếp cận các dịch

vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường v.v...

Tuy nhiên, trên thế giới người ta cũng dựa vào chỉ tiêu thu nhập hay sức mua

tương đương qui đổi về giá chung bằng USD và phân thành 6 mức như sau:

- Trên 25.000 USD/người/năm: nước cực giàu.

- Từ 20.000 đến dưới 25000 USD/người/năm: nước giàu.

- Tư 10.000 đến dưới 20.000 Usd/ngườilnăm: nước khá giàu.

- Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm: nước trung bình.

- Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm: nước nghèo.

- Dưới 500 USD: nước cực nghèo.

Ngoài ra, như phần ba của chương này đã đề cập, người ta còn dựa

vào chỉ số khác như HDI, chỉ số PQLI (tuổi thọ bình quân tương lai của trẻ sơ

sinh đã được 1 tuổi, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỷ lệ xóa mù chữ) để đánh giá

sự giàu nghèo giữa các quốc gia.

Xuất phát từ tình hình thực tế thu nhập của người dân qua từng thời kỳ

cùng với mặt bằng chung của toàn xã hội, tiêu chí về hộ nghèo cũng thay đổi

theo.

Năm 1993, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn mực

nghèo đói ở Việt Nam như sau:

- Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng qui đổi ra

gạo dưới 13kg đối với thành thị và dưới 8kg đối với vùng nông thôn.

- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng qui đổi

ra gạo dưới 20 kg đối với thành thị và dưới 15kg đối với vùng nông thôn.

Năm 1996, chuẩn mực đói nghèo đã được Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội điều chỉnh nâng lên cho phù hợp như sau:

- Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng qui đổi ra

gạo dưới 13kg (tương đương 45.000 đồng) .

- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng qui đổi

ra gạo dưới 25kg (tương đương 90.000 đồng) ở thành thị; dưới 20kg (tương

đương 70.000 đồng) ở vùng đồng bằng và trung du và dưới 15kg gạo (tương

đương 55.000 đồng) ở vùng miền núi và hải đảo.

Năm 2001, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã điều chỉnh như sau:

- Nông thôn miền núi, hải đảo: thu nhập 80.000đ/ngườiltháng hay

960.000đ/người/năm.

- Nông thôn đồng bằng: thu nhập 100.000đ/người/tháng hay

1.200.000đ/người/năm.

- Vùng thành thị: thu nhập 150.000đ/người/tháng hay

1.800.000đ/người/năm.

Một xã được coi là nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, không

có một trong sáu công trình hạ tầng cơ sở cơ bản như: điện, đường giao

thông, trường học v.v...

Sự phân cực giàu nghèo cũng khác nhau theo các lần điều tra. Theo

Tổng cục Thống kê, nếu so sánh 20% nhóm hộ có thu nhập cao nhất với 20%

nhóm hộ có thu nhập thấp nhất ở vùng nông thôn thì có sự chênh lệch nhau

7,3 lần (1996), tăng lên 11,2 lần (1998) và 8,1 lần (2002).

2.5.4. Nhận thức mới về xóa đói giảm nghèo

Để giải quyết vấn đề đói nghèo có 3 vấn đề lớn cần được xem xét:

- Tăng cường quyền lực cho người nghèo, đảm bảo sự tham gia của

họ một cách bình đẳng trong mối liên kết xã hội, đặc biệt là quyền lợi về kinh

tế, nhất là quyền về tài sản.

- Phát triển hoàn thiện mạng lưới an ninh xã hội để người nghèo -

nhóm phải đối mặt với nhiều với rủi ro ít bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chúng,

đặc biệt là những rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh và biến

động chính trị.

- Tạo cơ hội cho người nghèo tự vươn lên, đặc biệt là cơ hội về tài sản,

tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở những vùng bất lợi về địa lý (nông thôn,

vùng sâu, vùng xa v.v...).

Đối với Việt Nam, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ hết sức nặng nề,

phức tạp và khó khăn cả về nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn. Trước hết

về nhận thức, cần phải làm cho các cấp các ngành và mọi người có nhận

thức đúng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trong điều kiện bối cảnh Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn qua những năm đổi mới có thể

nêu lên khái quát một số nhận thức sau đây:

- Về đặc điểm cơ bản tình trạng đói nghèo ở Việt Nam:

+ Phần lớn những người đói, nghèo đều tập trung ở nông thôn, nhất là

ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và thường rơi vào nhóm hộ gia đình thuần

nông, độc canh lúa và tự cung, tự cấp.

+ Đói nghèo là do hậu quả trực tiếp, thường xuyên của thiên tai, mất

mùa và hậu quả của chiến tranh để lại, môi trường bị phá hủy nặng nề, các

điều kiện địa lý bất lợi (kinh tế thị trường ở đó chưa phát triển), điều kiện cơ

sở hạ tầng thấp kém.

+ Mặc dù số hộ đói nghèo ở Việt Nam còn lớn, song về bản chất vẫn có

tư liệu sản xuất (trước hết là ruộng đất và công cụ sản xuất). Đó là điều kiện

cực kỳ quan trọng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.

- Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, sự phân cực giàu

nghèo là hiện tượng kinh tế khó tránh khỏi, thậm chí hiện tượng phân cực này

ngày càng tăng, do vậy, nhận thức của chúng ta là:

+ Một mặt, Nhà nước tiếp tục có cơ chế, chính sách giải phóng mọi

tiềm năng, khơi dậy mọi nguồn lực nội sinh và tranh thủ mọi nguồn lực bên

ngoài để phát triển đất nước, khuyến khích mạnh hơn nữa mọi người làm

giàu hợp pháp.

+ Mặt khác phải có chính sách xã hội tích cực hướng vào xóa đói giảm

nghèo để đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

- Bên cạnh trợ giúp cho những người nghèo là việc quan tâm đến các

cộng đồng nghèo (thôn, bản, xã, phường, quận, huyện). Đây là nhận thức rất

quan trọng để có chính sách và giải pháp đúng, có kế hoạch giúp đỡ cả cộng

đồng trong việc xóa đói giảm nghèo.

Có thể nới rằng: đói nghèo đi đến với lạc hậu, chậm phát triển, là trở

ngại lớn đối với phát triển của xã hội. Xóa đói giảm nghèo là tiền đề của sự

phát triển. Xóa đói giảm nghèo không phải là vấn đề kinh tế thuần tuý mà là

một vấn đề kinh tế - xã hội, do đó phải thống nhất chính sách kinh tế với chính

sách xã hội.

Từ những vấn đề về nghèo đói trên đây, xóa đói giảm nghèo là một

trong những nội dung của việc phát triển cộng đồng. Chúng ta thấy cần phải

quan tâm đến mọi đối tượng trong cộng đồng, với những nhóm đối tượng khó

có điều kiện hòa nhập thì càng phải được chú ý để tạo điều kiện cho họ hòa

nhập vào quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.

2.5.5. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam

Nước ta còn một bộ phận dân cư không nhỏ sống nghèo khổ, hàng

năm vẫn phải cứu trợ đột xuất do hậu quả nặng nề của thiên tai. Số hộ đói

nghèo năm 1998 là 2.387.050 hộ. Năm 1999 là hơn 2 triệu hộ, năm 2000

giảm xuống còn 1,7 triệu hộ. Phần lớn các hộ nghèo sống ở vùng nông thôn

(91,5%), trong đó tập trung đông nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao và

vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảng 2.2. Số hộ và tỷ lệ hộ đói nghèo theo vùng

STT Vùng 1997 1998

Số hộ Tỷ lệ

(%)

Số hộ Tỷ lệ

(%)

1 Miền núi và Trung du phía

Bắc

638400 25,32 570445 22,39

2 Đồng bằng sông Hồng 302460 9,81 27,2160 8,38

3 Bắc Trung Bộ 544926 27,84 500225 24,62

4 Duyên hải miền Trung 358260 22,4 291815 17,8

5 Tây Nguyên 180400 27,84 171915 25,65

6 Đông Nam Bộ 103900 5,5 91400 4,75

7 Đồng bằng sông Cửu Long 293750 15,65 489090 15,35

8 Cả nước 2622096 17,68 2387050 15,7

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

(Trích theo Phạm Xuân Nam)

Phân tích tỷ trọng hộ đói nghèo của từng vùng cho thấy như bảng sau:

Bảng 2.3. Tỷ trọng đói nghèo phân theo 7 vùng sinh thái – kinh tế

STT Vùng % của năm

1997

% của năm

1998

1 Miền núi và Trung du phía Bắc 25.0 23.9

2 Đồng bằng Sông Hồng 11.0 11.4

3 Bắc Trung bộ 20.0 21.0

4 Duyên hải miền Trung 14.5 12.2

5 Tây Nguyên 6.5 7.2

6 Đông Nam Bộ 4.0 3.8

7 Đồng bằng Sông Cửu Long 19.0 20.5

8 Cả nước 100.0 100.0

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

(Trích theo Phạm Xuân Nam)

Để phản ánh mức đói nghèo và phát triển không đồng đều giữa các

vùng, có thể thông qua chỉ số phát triển theo vùng. Theo tính toán của UNDP,

chỉ số phát triển theo vùng dựa trên các chỉ tiêu về số người đến trường, tuổi

thọ bình quân và thu nhập ở các vùng như sau (coi bình quân của toàn quốc

là 100):

1. Miền núi và Trung du phía Bắc: 89

2. Đồng bằng Sông Hồng: 114

3. Bắc Trung bộ: 88

4. Duyên hải miền Trung: 96

5. Tây Nguyên: 99

6. Đông Nam bộ: 128

7. Đồng bằng Sông Cửu Long: 93

2.5.6. Một số giải pháp trong xóa đói giảm nghèo

- Chương trình xóa đói giảm nghèo phải được đặt trong chiến lược và

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc cũng như của từng địa

phương.

- Cuộc vận động xóa đói giảm nghèo phải được thực hiện theo phương

châm xã hội hóa.

- Tăng cường nguồn vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia về xóa

đói giảm nghèo, bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn huy động từ

cộng đồng và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

- Xác định rõ qui chế và qui trình lồng ghép các chương trình, dự án có

liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý ở Trung ương

đối với việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tập trung

vào vùng trọng điểm. Một số giải pháp cụ thể như sau:

- Vấn đề phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường đảm bảo

phát triển bền vững. Để thực hiện được giải pháp này cần:

Đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm.

Tăng cường quĩ tín dụng.

Cải thiện tình trạng giao thông vận tải.

Tiến hành tốt công tác giao đất, giao rừng.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

- Các vấn đề xã hội:

Y tế.

Giáo dục.

Về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

- Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội

Người có công với nước và gia đình họ.

Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi.

- Cứu tế viện trợ khẩn cấp: Hàng năm Nhà nước vẫn sử dụng nguồn

ngân sách để cứu tế tập trung chủ yếu vào hai hình thức:

Cứu tế khi bị thiên tai.

Cứu tế khi giáp hạt.

* Chống tệ nạn xã hội - xây dựng nếp sống văn hóa.

Tệ nạn xã hội chủ yếu ở khu vực miền núi hiện nay là nghiện hút thuốc

phiện, ma chay, cưới xin còn lạc hậu, tốn kém đã ảnh hưởng lớn tới kinh tế

gia đình làm cho các hộ nghèo lại càng nghèo.

Tóm tắt chương 2

Phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng trong điều kiện

nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

bao gồm: Quản lý sự phát triển xã hội có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh,

có hiệu quả và bền vững. Sự quản lý xã hội phải được tiến hành ngay trong

từng bước và trong suốt quá trình phát triển kinh tế, không chờ đợi đến khi

đất nước đạt tới sự phát triển kinh tế cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội.

Công bằng không có nghĩa là cào bằng, không có nghĩa là thực hiện

chủ nghĩa bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra.

Sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ cần hết sức quan tâm đến phát

triển văn hóa, xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội. Phải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện tốt nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa. Phải kết hợp sử dụng và phát huy sức mạnh của cả

Nhà nước, cộng đồng và bản thân mỗi người dân.

Sự phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển con người cần phải có

một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số, hoặc các thước đo đó là: tuổi thọ, trình độ

dân trí, GDP bình quân đầu người, chỉ số liên quan đến phát triển giới – mối

tương quan giữa nam và nữ, thước đo quyền hạn giới.

Phát triển nguồn nhân lực là biến đổi số lượng và chất lượng nguồn

nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Nguồn

nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là yếu tố vật chất

quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế của việc sử dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất.

Giải quyết việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội.

Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, việc xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ

hết sức nặng nề và phải có sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước tới các cấp,

các ngành.

Chương 3. SỰ HÒA NHẬP XÃ HỘIHòa nhập xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản của

Đảng và Nhà nước ta hướng vào bảo đảm cho một người được sống bình

đẳng, tự do và hạnh phúc trong tình thân ái.

Mục tiêu của chính sách hòa nhập xã hội là phấn đấu từng bước tạo cơ

hội, bảo đảm sự bình đẳng cho mọi người về các quyền lợi chính trị, kinh tế

và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như học tập, chữa bệnh, hưởng thụ văn

hóa và bảo đảm cuộc sống từ tuổi ấu thơ đến lúc già.

Đối tượng của chính sách này là tất cả các nhóm người yếu thế dễ bị

tổn thương, trong đó phụ nữ và các dân tộc thiểu số là hai đối tượng chủ yếu

cần tập trung nghiên cứu. Tuy vậy, còn một số đối tượng khác cũng cần sự

quan tâm như: trẻ em lang thang, người tàn tật, người cao tuổi, người mắc tệ

nạn xã hội.

3.1. Vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong sự hòa nhập vào các dự án phát triển 3.1.1. Vai trò của phụ nữ trong trong đời sống kinh tế

Từ những năm 80, các dự án phát triển đã chú ý đến sự tham gia của

phụ nữ. Người ta đã nhận thấy một điều rằng: Khi phụ nữ không phải là mục

tiêu trực tiếp thì họ không có tiếng nói riêng của mình và ít được chú ý trong

việc hình thành các chương trình phát triển. Họ không được hưởng lợi từ dự

án và vai trò của họ bị lu mờ so với nam giới, vì nam giới có nhiều cơ hội hơn.

Cũng trong giai đoạn này, các tổ chức phát triển đã nhận thấy rằng

ngay cả khi lấy phụ nữ làm mục tiêu cũng chưa đủ, do vậy mà xu hướng xem

xét người phụ nữ trong mối tương quan, kết hợp hài hòa với nam giới tạo ra

sự phát triển có hiệu quả nhất, có nghĩa là người ta không nhìn nhận phụ nữ

một cách biệt lập nữa, đây được xem như là một phương pháp tiếp cận mới

trên quan điểm giới và phát triển.

Đây là cách tiếp cận được vận dụng để giải quyết vấn đề đã tồn tại từ

lâu trong lịch sử, đó là vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong

đời sống xã hội và gia đình và đã xem xét họ trong sự phát triển của xã hội,

của quốc gia. Họ có khả năng và có điều kiện đóng góp gì? Mỗi giới được

hưởng thụ từ những thay đổi kinh tế - xã hội chung như thế nào? Họ có khó

khăn và thuận lợi khác nhau và giống nhau ra sao? Mỗi giới có nhu cầu,

nguyện vọng như thế nào cần được quan tâm giải quyết để đảm bảo sự phát

triển hài hòa, sự hợp tác tốt đẹp giữa hai giới, sự đoàn kết hỗ trợ cho nhau

trong hoạt động, lao động, thúc đẩy sự phát triển xã hội đi tới phồn vinh, ấm

no và bình đẳng.

Trong nhiều thập kỉ qua, vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ em, việc làm của

lao động nữ, sinh đẻ có kế hoạch, nghiện hút v.v... được xem xét giải quyết

một cách độc lập, coi là một vấn đề riêng của nữ giới hoặc nam giới. Các vấn

đề này thường đặt ra riêng rẽ bên các vấn đề chung cần giải quyết, tách rời

các vấn đề phát triển của xã hội. Song trong lịch sử, nữ giới và nam giới có

tương quan và tác động qua lại trong quan hệ gia đình, xã hội và chỉ trong sự

tương quan ấy mới thấy rõ vai trò của mỗi giới.

Vấn đề tưởng đơn giản, dễ nhận thấy, song nó lại ít được chú ý, vận

dụng vào thực tế. Trong 20 năm qua, nhiều quốc gia đã đạt được những

thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa thật to lớn, tốc độ phát triển kinh tế

nhanh, người phụ nữ có những đóng góp đáng kể trong sự tiến bộ của xã hội,

thế nhưng đến nay qua các cuộc điều tra, các số liệu thu thập được, các chỉ

số quan trọng về phụ nữ đang tụt hậu so với nam giới. Báo cáo về phát triển

con người năm 1995 của tổ chức UNDP đã viết: "Cho đến nay chưa có nơi

nào trên trái đất phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với nam giới (kể các nước

Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Nauy v.v... là nơi được coi là Thiên đường

của phụ nữ USD/người/năm.

Bất kỳ ở đâu, lúc nào người ta cũng nhìn thấy sự đóng góp công sức to

lớn của nữ giới vào trong các công việc gia đình và xã hội, song dường như

sự đóng góp này lại không được công nhận một cách chính thức và đánh giá

đúng mức trên các tài liệu thống kê hay trên sổ sách và báo cáo của lãnh đạo

các cấp. Nhiều số liệu thống kê đã không tính đến các công việc do phụ nữ

đảm nhận, mặc dù chúng có một giá trị to lớn về vật chất và xã hội, chẳng

hạn như:

- Lao động của phụ nữ trung công việc nội trợ.

- Lao động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và lĩnh vực

phi chính thức.

Đây là những công việc khó có thể đo, đếm chính xác, nhưng qua đó

có thể nói phụ nữ là người chủ yếu chăm lo công việc nuôi sống bản thân,

con cái, người già v.v... trong gia đình. Ở các nước đang phát triển, trong đó

có Việt Nam - nơi gần 80% dân số đang sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ

chiếm 51% dân số và hơn 52% lực lượng lao động (số liệu thống kê năm

2000 của TCTK), người phụ nữ phải gánh vác phần lớn công việc trên đồng

ruộng. Họ không những sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng gia đình mà

còn cho cả việc xuất khẩu gạo, đóng góp vào việc nuôi sống một phần thế

giới. Người phụ nữ phải lao động với một cường độ rất lớn, thời gian làm việc

kéo dài mà ít có điều kiện nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa và chăm sóc khi đau

ốm.

Tại thành phố, phụ nữ cũng chịu một sức ép rất lớn về việc làm, họ

cũng phải chịu một gánh nặng về đời sống kinh tế - xã hội và cũng phải hy

sinh cho công việc chăm sóc gia đình mà dường như xã hội không tính đến

và cũng không trả công cho họ.

Những con số do chương trình phát triển phụ nữ đã đưa ra vào năm

1985 tại Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ hai tại Nairôbi, thủ đô Kênnya đã

làm chấn động thế giới:

- Phụ nữ chiếm 1/2 dân số thế giới.

- Phụ nữ làm việc 2/3 tổng số thời gian làm việc của thế giới.

- Sản xuất ra 1/2 sản lượng nông nghiệp của thế giới.

Nhưng:

- Họ chiếm 2/3 số mù chữ của thế giới.

- Được hưởng thụ 1/10 thu nhập của thế giới.

- Phụ nữ chiếm 70% số người nghèo đói khắp các lục địa.

Có thể nói, do cách nhìn thiên lệch xuất phát từ xa xưa, mà có sự vắng

mặt của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực và phụ nữ cũng là người bị thiệt thòi

nhiều nhất - sự thiệt thòi này kéo theo nhiều vấn đề xã hội cản trở sự phát

triển cộng đồng như: bệnh tật, sản xuất thấp, dân trí hạn chế. v.v...

Nói về nguyên nhân của vấn đề này, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội

của Liên hợp quốc nhận định rằng đó là sự thất bại về mặt kiến thức, cơ cấu

tổ chức của phong trào phụ nữ và phát triển. Một sự thật hiển nhiên là cùng

với sự bất bình đẳng về giới đang là một vấn đề mang tính toàn cầu. Đây

cũng chính là vấn đề lớn mà các dự án phát triển cần phải quan tâm để giải

quyết.

Vì sự tiến bộ của mỗi giới, mối quan hệ giữa hai giới trong hiện tại và

tương lai của sự phát triển, cách tiếp cận giới và sự phát triển đòi hỏi phải

xem xét thực trạng giới nữ ở một vùng, một nước, một dân tộc và cả thế giới

trong sự so sánh với giới nam. Giải quyết các vấn đề của giới nữ trong mối

liên hệ gắn bó với các vấn đề chung và của cả giới nam, trong sự phối hợp

lực lượng không có sự đối lập bài trừ lẫn nhau.

Cách tiếp cận mới khi nhìn vào thực tế xã hội có sự cùng tồn tại, chung

sống giữa hai giới trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, những vấn đề riêng

của từng giới chỉ có thể giải quyết trong cái chung với sự quan tâm của xã

hội. Không chỉ riêng giới nữ mà cần có sự hợp tác chung sức của cả hai giới

vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội. Bởi lẽ "một quốc gia muốn phát triển lành

mạnh bền vững là một quốc gia ở đó sự tăng trưởng kinh tế không làm xấu đi

mối quan hệ giữa con người với con người, không gây ra hoặc làm tăng thêm

sự bất công, tệ nạn xã hội, không kèm theo sự suy giảm đạo đức, sự xói mòn

bản sắc dân tộc và hủy hoại môi trường".

Hiện nay, ở nước ta vẫn có tới gần 14 triệu người thuộc diện nghèo tức

là có mức ăn hàng ngày dưới 2100 Kcal trong đó có 300.000 hộ với trên 1,5

triệu người thường xuyên thiếu đói tập trung ở các vùng cao, vùng sâu, vùng

xa. Cũng vì vậy, vẫn còn khoảng 40% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và

có tới 60% phụ nữ khi mang thai bị thiếu máu. Mặc dù vậy lương thực Việt

Nam vẫn đều đặn tăng hàng năm gần 1 triệu tấn và xuất khẩu gạo từ 1,5 đến

3,6 triệu tấn, đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng vẫn còn là một thách thức lớn

với các nhà quản lý, lãnh đạo trong việc bảo đảm cuộc sống cho những người

nghèo trong xã hội, nhất là với phụ nữ và trẻ em. Lồng ghép giới trong các

hoạt động của các dự án là một cách giúp phụ nữ tự vượt lên, tham gia vào

quá trình phát triển. Hiện nay, hầu hết các tổ chức phát triển thường xem xét

các hoạt động của mình theo một chu trình và lồng ghép vấn đề giới từ việc

xác định nhu cầu đến việc vạch ra kế hoạch, theo dõi, điều chỉnh việc thực

hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá dự án.

3.1.2. Vai trò của phụ nữ, giới trong sự phát triển

Trên quan điểm tiếp cận giới trong sự phát triển và vai trò của nữ giới

đã được chú trọng trong các dự án. Họ vừa là người quản lý, vừa là người

thực hiện các hoạt động của dự án. Sự tham gia của họ là yếu tố cơ bản cho

một sự phát triển cân bằng và bền vững song trên thực tế những người

nghèo và nhất là phụ nữ thường hay bị lãng quên trong các hoạt động phát

triển cộng đồng. Chính vì vậy, việc giám sát dự án là việc làm luôn được đặt

ra. Cũng như bất kì phương pháp nào khác, tiếp cận giới không phải là giải

pháp dùng cho mọi vấn đề, nó luôn có những khó khăn nảy sinh trong khi

thực hiện công tác phát triển. Nó chỉ thực sự có hiệu quả khi trở thành một

phần của phương pháp tiếp cận toàn diện với việc phát triển bao gồm cả

công tác vận động và hoàn thành mạng lưới hoạt động. Nhìn chung, trong các

dự án phát triển được thiết kế có sự tham gia của người dân trong cộng đồng

- những người sẽ được hưởng lợi, các cán bộ phát triển có thể hỗ trợ bằng

các hình thức, chẳng hạn như dạy nghề, tạo điều kiện phát triển và cung cấp

một phần kinh phí, còn những người dân địa phương là người tham gia chính

dự án. Đó là cách phát triển từ dưới lên trên, từ nhu cầu và nỗ lực của quần

chúng, tạo ra sự phát triển cộng đồng. Khi lập kế hoạch phát triển làng xã,

phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) thường được

sử dụng để xem xét các nhu cầu, theo dõi hoặc đánh giá các giai đoạn của

dự án, nâng cao chất lượng của chu trình, dự án đang được tiến hành -

phương pháp này đòi hỏi có thời gian và cần tạo điều kiện để khai thác, chia

sẻ thông tin giữa người dân địa phương và cán bộ phát triển một cách tối ưu.

Tuy nhiên, các thành viên trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, thường là

phụ nữ và người nghèo, có trình độ học vấn thấp, do đó họ thường khó tiếp

cận với các kế hoạch phát triển ban đầu cũng như các chương trình dự án.

Nếu như người làm công tác phát triển không khuyến khích họ tham gia, hoặc

các hoạt động của dự án không phù hợp hoặc không có hiệu quả thì cũng khó

thu hút sự quan tâm của nữ giới và nam giới trong cộng đồng. Thậm chí ngay

cả khi hoạt động đó có lợi, song nhận thức của người dân có hạn thì đây

cũng là vấn đề khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Thực tế cho thấy, các vùng có dự án phát triển ở nông thôn thường là

vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số. Trong số họ, nhiều người

không biết chữ, thậm chí không nói được tiếng Kinh, nhiều cuộc họp thôn/

bản cũng như các lớp tập huấn dành cho phụ nữ, phải cử nam giới đi thay để

về truyền đạt lại. Đặc biệt là với loại dự án cho vay vốn của hội phụ nữ, người

quản lý vốn, lãi trong các nhóm tiết kiệm - tín dụng của phụ nữ đòi hỏi phải có

trình độ đủ để tính toán các loại lãi, vốn và số tiền trả đần. Công việc này rất

khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và phải biết cách làm, cách giải thích cụ thể cho

người vay, vì không phải người vay nào cũng hiểu nổi cách tính. Song, chính

qua hoạt động này, cán bộ hội đã được bồi dưỡng về kiến thức tài chính,

nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh. Hơn nữa, đa số các dự án cho vay

đều có qui định phụ nữ phải có phương án sử dụng hợp lý số tiền vay và mục

đích sinh lời, vì vây, các chị phải có phương án trước khi nhận tiền. Chính

cách này đã tạo cho chị em cách làm ăn và bước đầu biết tính toán kinh tế.

Hoạt động của các dự án này không chỉ cung cấp lợi ích kinh tế mà thực sự

đã tạo ra khả năng kỹ thuật cho người tham gia dự án. Vai trò của phụ nữ

trong dự án được đẩy mạnh, vì họ ngày càng có khả năng, tự tin hơn vào

công việc xác định và đưa ra các giải pháp cho vấn đề riêng của mình mà

không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế.

Trong các dự án của các tổ chức phát triển, đặc biệt của những tổ chức

phi chính phủ (NGO), thường có một số loại khác nhau. Các hoạt động có liên

quan đặc biệt tới phụ nữ như: tiết kiệm, tín dụng, chăm sóc sức khỏe được

thực hiện tốt - ở đó vai trò của phụ nữ đã được khẳng định. Trong một số dự

án khác như kế hoạch hóa gia đình, quản lý rừng đầu nguồn, chương trình

nước sạch, làm ruộng nương đã thu hút cả nữ giới và nam giới tham gia.

Trong nhiều trường hợp nữ giới đã vượt xa nam giới khi đảm nhận các công

việc (làm giống lúa, vườn ươm, chăn nuôi, quản lý và phòng trừ dịch hại tổng

hợp - IPM). Có thể nói, tuy ở một số nhóm, phụ nữ còn thiếu kinh nghiệm và

kỹ năng quản lý nhưng bù lại là sự nhiệt tình và tập trung trong công việc. Khi

sử dụng phần thu nhập bổ sung của mình, phụ nữ có xu hướng dành nhiều

ưu tiên cho con cái hơn là nam giới. Đồng thời họ cũng góp phần xây dựng

tình đoàn kết xóm làng qua các hoạt động hỗ trợ nhau trả nguồn vốn trong

nhóm tiết kiệm của họ, khuyến khích con người gần gũi nhau hơn trong cuộc

sống hàng ngày.

Người ta cũng nhận thấy rằng nữ giới có nhiều phẩm chất để tham gia

vào các công việc phát triển, họ sẵn sàng đấu tranh cho sự công bằng, lẽ

phải, luôn ủng hộ những ý kiến tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và cũng ít tham

ô, lãng phí. Do vậy, nếu chú ý đầu tư cho phụ nữ thì đem lại nhiều lợi ích cho

công cuộc phát triển chung hơn trong cộng đồng.

3.1.3. Sự hòa nhập của phụ nữ trong các hoạt động phát triển cộng đồng

3.1.3.1. Tầm quan trọng của sự hòa nhập xã hội đối với phụ nữ

Hòa nhập là sự liên kết, tham gia của cá nhân hoặc nhóm với tư cách

là một đơn vị, một bộ phận trong quá trình hoạt động. Đó là, quá trình hợp tác

theo hai chiều, bao gồm sự tham gia tích cực từ phía cá nhân, gia đình, nhóm

và sự đón nhận, tạo điều kiện từ phía cộng đồng, tổ chức và đường lối chính

sách phát triển của Nhà nước. Như vậy, sự hòa nhập đối với phụ nữ (chiếm

trên 50% dân sô) chính là điều kiện quan trọng để xây dựng một xã hội phát

triển, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, việc hòa nhập của phụ nữ đang trở

nên khó khăn hơn do sự phân hóa giàu - nghèo, giữa thành thị và nông thôn,

giữa đồng bằng và miền núi, giữa các thành phần kinh tế làm cho một bộ

phận phụ nữ ít có điều kiện tham gia vào quá trình cải thiện chất lượng cuộc

sống. Những phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ đông con thường không có

đủ việc làm, không có điều kiện tham gia quản lý và không có cơ hội tiếp cận

đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều phụ nữ nghèo không có nghề nghiệp

phải làm thuê hoặc tự kiếm việc làm và chấp nhận những công việc không ổn

định, tiền công thấp. Một bộ phận các em bé gái đến tuổi đi học nhưng do nhà

nghèo mà không được tới trường, nhiều học sinh phải bỏ học sớm để ở nhà

giúp bố mẹ lao động. Tất cả những tình trạng này cho thấy sự cần thiết phải

xem xét và nâng cao điều kiện và hòa nhập của phụ nữ trong các hoạt động

phát triển cộng đồng, xã hội.

3.1.3.2. Một số định hướng chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự hòa nhập của phụ nữ

+ Biện pháp chung, quan trọng nhất trong việc đổi mới và thực hiện

chính sách hòa nhập đối với phụ nữ là tuyên truyền giáo dục và mạnh dạn

huy động giới nữ tham gia quản lý nhiều hơn ở tất cả các cấp, nhất là cấp cơ

sở. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút giới nữ vào tất cả các khâu

của quá trình quản lý sự phát triển xã hội, bao gồm việc hoạch định chính

sách, lập chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và

điều chỉnh chính sách. Để làm tốt được điều này, một mặt cần tiếp tục đấu

tranh khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ, mặt khác cần quán triệt sâu

rộng quan điểm xem thực hiện hòa nhập xã hội đối với phụ nữ là điều kiện

quan trọng để khai thác phát huy mạnh mẽ những tiềm năng to lớn của lực

lượng chiếm trên 50% dân số.

- Có chính sách bảo vệ, hỗ trợ một cách cụ thể, thiết thực đối với phụ

nữ nông dân.

- Mở rộng việc làm và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ.

- Tăng cường hòa nhập giới trong việc thực hiện chính sách giáo dục -

đào tạo.

- Xã hội hóa việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ và nâng cao

năng lực, vai trò của các tổ chức xã hội.

- Nâng cao nhận thức về giới của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

- Kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của ủy ban Quốc gia vì sự

tiến bộ của phụ nữ từ Trung ương, các Bộ, Ngành xuống các địa phương.

3.1.4. Một số mô hình phân tích giới được áp dụng trong việc thực hiện chu trình kế hoạch của dự án

Hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ sử

dụng khái niệm, mô hình và công cụ phân tích giới để thực hiện các chu trình

kế hoạch của mình. Phân tích giới được tiến hành ở hầu hết các dự án, trong

một số giai đoạn (tiền dự án, giữa kỳ và kết thúc dự án). Các câu hỏi "ai làm

gì", "ai sử dụng", "ai quản lý" luôn được nhắc đến trong từng lĩnh vực hoạt

động của dự án nhằm chỉ ra những vấn đề, những biểu hiện bất bình đẳng

giới đang tồn tại trong dự án hay một kế hoạch công tác cụ thể, cùng với các

yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội ảnh hưởng tới tương quan giới. Điều cốt lõi

của phân tích giới là nhận thức rõ ràng về những mâu thuẫn, những tồn tại

cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Sau khi phân tích giới,

nội dung tiếp theo của hầu hết các dự án là xây dựng các biện pháp khắc

phục hay chương trình hành động nhằm cải thiện tình hình thực tế.

* Một số mô hình xây đựng phác đồ về lao động theo giới trong cộng

đồng bắt đầu bằng việc lập bảng phân công lao động trong các nhóm lao

động sản xuất, tái sản xuất và công việc của cộng đồng. Cùng với điều này có

thể hỗ trợ thêm bằng phác đồ về sự đánh giá và kiểm tra các nguồn lực cần

thiết cho việc thực hiện các hoạt động để xem xét ở mức độ nào thì nữ giới

và nam giới có thể kiểm soát được nguồn lực, cũng như yếu tố nào về văn

hóa, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện các vai trò này hoặc cản trở

việc tiếp cận các nguồn lực đó.

* Một số mô hình phân biệt giữa những nhu cầu chiến lược và nhu cầu

thực tế về giới, đáp ứng nhu cầu trước mắt được tạo nên từ những điều kiện

cụ thể và không gây khó khăn cho việc thực hiện các vai trò của nữ giới hoặc

nam giới (ví dụ, việc cấp nước sạch, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động

tạo thu nhập cho gia đình). Các dự án giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt

hơn các vai trò vốn có của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao

động theo giới thì dự án đó đáp ứng các nhu cầu về giới. Trong dự án y tế

của "Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển", qua phân tích giới cho

thấy hầu hết phụ nữ người Mông (trên 90%) sinh con ở nhà với lý do họ

không muốn cho người thứ hai nhìn vào "cái của riêng họ". Đây là một phong

tục có từ lâu đời, giải pháp tốt nhất là cung cấp cho người phụ nữ túi đẻ sạch,

hướng dẫn và vận động họ sử dụng nó, mở lớp tập huấn "bà đỡ dân gian" tại

thôn/bản là công việc trước mắt có ý nghĩa thiết thực hơn cả bên cạnh việc

xây dựng củng cố trạm y tế cơ sở để có thể tự giải quyết các trường hợp đẻ

bất thường tránh bị nhiễm trùng và phát hiện các ca đẻ khó để chuyển đi kịp

thời.

* Các nhu cầu chiến lược của giới được tạo nên từ sự phân tích bản

chất mối quan hệ tự nhiên giữa nam và nữ, tăng cường các mục đích nhằm

khắc phục vai trò thứ yếu của họ trong một hoàn cảnh cụ thể, tạo điều kiện

cho hai giới thực hiện những công việc vốn được coi là của một giới, giúp họ

đổi mới vai trò truyền thống của mình qua đó nâng cao được bình đẳng nam

nữ - còn gọi là lợi ích giới. Những lợi ích của hai giới mà khi được đáp ứng sẽ

làm biến đổi thực tế phân công lao động theo hướng tiến bộ, làm tăng cường

sự bình đẳng nam nữ trong xã hội (chia sẻ công việc nội trợ, xóa bỏ sự phân

biệt trong vay vốn, ra quyết định v.v...). Một ví dụ có thể nêu lên là Trung tâm

Y tế huyện Bắc Hà - Lào Cai đã đào tạo lớp bà đỡ dân gian trong đó có sự

tham dự của 2 nam giới học trong 15 ngày để thông qua họ tuyên truyền cho

nam giới trong cộng đồng và họ có thể đỡ đẻ cho người thân trong gia đình

và họ hàng v.v... đây là việc làm đầy sáng tạo và mang ý nghĩa giới sâu sắc,

như một mắt xích đột phá hàng rào tập tục vốn cố hữu trong nhiều đời của

người phụ nữ nơi đây. Thực tế việc làm này dần dần đã giúp cho cộng đồng

đổi mới vai trò truyền thống, biến đổi thực tế phân công lao động và đáp ứng

lợi ích giới về lâu dài.

Thường thì giữa các nhóm phụ nữ - nam giới có nhu cầu thực tế và

chiến lược khác nhau. Các dự án phát triển thường xem xét vấn đề này nhằm

đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quan hệ giới trong các dự án để từ đó có

hướng cải thiện tốt hơn.

* Để có định hướng nên tập trung thực hiện các hoạt động trong tương

lai vào đâu thì các dự án cũng thường xem xét các nhu cầu theo sự phân cấp

mức độ, trên cơ sở này thấy được quyền bình đẳng nam nữ như thế nào, từ

đó tìm ra những nhân tố phát triển then chốt. Đó là sự tiếp cận và phát triển

nguồn lực, phúc lợi, việc tham gia vào các quyết định, chủ trương và ý thức

trách nhiệm của người dân trong cộng đồng. Cách xem xét này tạo điều kiện

cho việc đánh giá các thuận lợi của hai giới và những điều còn lại cần phải

làm, khắc phục để từ đó thấy rõ những khả năng và các mặt hạn chế. Việc

xem xét khả năng và hạn chế được dựa trên quan điểm cho rằng: phát triển là

một quá trình trong đó khả năng thì tăng lên, hạn chế thì giảm xuống, đồng

thời giúp người tài trợ nhận ra được các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống

của người dân địa phương và dự đoán các trở ngại bên ngoài đối với các

nguồn lực bên trong của cộng đồng.

Hiện nay, ở nước ta có nhiều tổ chức quốc tế đến làm công tác phát

triển cộng đồng giúp Việt Nam vượt qua khó khăn sau giai đoạn đất nước bị

chiến tranh tàn phá. Trong việc làm đầy ý nghĩa nhân đạo này, những người

làm công tác giảng dạy về giới cũng như những người làm thực tế đã học tập

được nhiều về phương pháp tiếp cận, triển khai của họ. Bởi hầu hết mọi dự

án phát triển đều xem xét rất kỹ từ góc độ bình đẳng giới trong việc tham gia

lấy quyết định cũng như hưởng thụ.

Đúng như ông Butros Butros Ghali - năm 1995 có viết: "Không có tiến

bộ trong hoàn cảnh của phụ nữ thì không có phát triển xã hội đích thực. Nhân

quyền sẽ không xứng đáng với danh xưng nếu loại trừ phân nửa của nhân

loại là phụ nữ. Cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ là một phần

gắn liền với cuộc đấu tranh vì một thế giới tốt hơn cho mọi người, mọi xã hội".

3.2. Hòa nhập xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong các hoạt động phát triển3.2.1. Vài nét về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 cho thấy dân số các

dân tộc thiểu số của nước ta là hơn 10 triệu người. Trừ vùng đồng bằng Bắc

Bộ, những thành phố lớn và phần đất màu mỡ nhất ở trung tâm đồng bằng

sông Cửu Long, hầu hết ở các vùng còn lại đều có đồng bào dân tộc thiểu số

sinh sống, ở rải rác hoặc tập trung theo các mật độ khác nhau. Toàn bộ lãnh

thổ có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú có thể chia thành các vùng như sau:

- Vùng núi và trung du Bắc Bộ, gồm 2 vùng đặc trưng:

+ Vùng núi đá cao, vùng giáp biên cương, vùng sâu, vùng xa.

+ Vùng núi đất và trung du, đất trống đồi trọc.

- Vùng dân tộc thiểu số miền Trung và Nam Trung bộ, bao gồm 2 vùng

đặc trưng:

+ Giải bán sơn địa phía Đông dãy Trường Sơn.

+ Vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

- Vùng dân tộc thiểu số Nam Bộ, gồm 2 vùng đặc trưng:

+ Vùng Tây Nam Bộ có đồng bào Khơ me.

+ Vùng Đông Nam Bộ (từ Bình Dương đến Bà Rịa Vũng Tàu và Bình

Phước).

Về dân số, ở Việt Nam, bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 53

dân tộc thiểu số khác (chiếm 13% dân số cả nước). Dân số của các dân tộc

thiểu số cũng chênh lệch nhau khá lớn từ vài ba trăm người (Ơ du, Brâu, Rơ

măm Pu péo, Si la v.v...) đến trên dưới triệu người (Dao, Nùng, Tày, Khơme

v.v...). Trừ một vài dân tộc sang chủ yếu ở đồng bằng hoặc đô thị (Khơme,

Hoa v.v...) còn hầu hết các dân tộc thiểu số khác cư trú tại các vùng núi và

cao nguyên nơi chiếm 3/4 diện tích của cả nước.

Các dân tộc thường sống xen kẽ với nhau nhưng mỗi dân tộc đều có

những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thống văn

hoá và đồng thời họ cũng có nét văn hóa chung của người Việt Nam.

3.2.2. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và - việc hòa nhập các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Từ thực tế phát triển xã hội, quan hệ giữa các dân tộc là một vấn đề

nhạy cảm và phức tạp. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội là

khó tránh khỏi, sự khác biệt về phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lối sống

được hình thành từ lâu đời giữa các dân tộc, một mặt là tiền đề cho sự giao

lưu, hợp tác nhưng mặt khác nó cũng tiềm ẩn những mầm mống của sự mặc

cảm, nghi kỵ, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn và xung đột, gây mất ổn định về

chính trị - xã hội và ngăn cản sự phát triển hài hòa, bền vững của một quốc

gia.

Các cuộc xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc trên thế giới xảy ra ở

nhiều nơi, giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số hoặc giữa các dân tộc

thiểu số với nhau do sự chênh lệch về mức độ nhận thức, sự phát triển kinh

tế, xã hội, thêm vào đó là sự lợi dụng của các thế lực thù địch gây chia rẽ làm

ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia.

Ở Việt Nam, khi đất nước đang bước sang giai đoạn công nghiệp hóa,

hiện đại hóa thì việc hòa nhập xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

chính là tạo điều kiện để đồng bào được hưởng mọi quyền bình đẳng về

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; hòa nhập với sự phát triển chung của đất

nước.

3.2.3. Định hướng chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc hòa nhập các cộng đồng dân tộc thiểu số

+ Ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước cần tăng cường đầu tư và chỉ đạo

sát sao việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng

bào các dân tộc thiểu số, hướng dẫn và hỗ trợ đồng bào tiếp tục chuyển

mạnh từ kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần.

+ Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động định canh, định cư đối với những

đồng bào dân tộc thiểu số đang còn trong tình trạng du canh, du cư và đồng

thời có kế hoạch chủ động hướng dẫn đồng bào ở những nơi quá khó khăn

đến những vùng kinh tế mới làm ăn sinh sống. Đây là hai cuộc vận động có

liên quan chặt chẽ với nhau.

+ Nhà nước cần đầu tư nâng cấp, xây dựng các đường quốc lộ tuyến

đường dọc biên giới và các tuyến đường đến các huyện, xã vùng cao. Gắn

việc phân bố lại dân cư với việc xây dựng đường xá giao thông, phục vụ tốt

các điểm dân cư. Xây dựng và phát triển các đô thị, thị trấn, thị tứ để hỗ trợ

vùng nông thôn, miền núi phát triển.

+ Coi trọng việc giữ gìn, tôn tạo, khai thác và phát huy mạnh mẽ hơn

nữa những giá trị và sắc thái văn hóa riêng rất phong phú và đa dạng của tất

cả các dân tộc sống trên đất nước ta. Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các

dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vì sự phát triển và tiến

bộ chung của văn hóa Việt Nam, đây không chỉ là vấn đề có ý nghĩa văn hóa

đơn thuần mà thực sự có ảnh hưởng to lớn tới việc củng cố sự hòa nhập xã

hội đối với các dân tộc thiểu số anh em.

+ Tiếp tục phấn đấu để hoàn thành tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ

và phổ cập giáo dục tiểu học ở những huyện, xã miền núi chưa đạt chuẩn đề

ra (90% số người 15 - 25 tuổi học hết lớp 3 và 70% số trẻ em trong độ tuổi 6 -

14 học hết lớp 5).

+ Tích cực xây dựng và phát triển đội ngữ cán bộ là người dân tộc thiểu

số, xem đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức thực hiện

thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

3.3. Sự hòa nhập xã hội đối với những nhóm người dễ bị tổn thương khác3.3.1. Đối với trẻ em gặp khó khăn

Tình hình trẻ em đặc biệt khó khăn hiện nay là một vấn đề xã hội rất

đáng quan tâm. Ở nước ta, năm 1999, có trên 1,5 triệu trẻ em thuộc các đối

tượng dưới đây:

- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

- Trẻ em tàn tật nặng.

- Trẻ em lang thang.

- Trẻ em phải lao động sớm.

- Trẻ em nghiện ma túy.

- Trẻ em bị xâm hại tình dục.

- Trẻ em con các hộ quá nghèo.

Nhà nước đã có nhiều hoạt động nhằm xây dựng các chính sách, tạo

hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em gặp khó

khăn. Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

trong giai đoạn 1999 - 2002 đã được Chính phủ phê duyệt cùng với Nghị định

cứu trợ xã hội đối với trẻ em bị dị dạng, dị tật do di chứng từ bố mẹ bị nhiễm

chất độc hóa học trong chiến tranh. Đã có nhiều mô hình được xây dựng ở

các tỉnh như: Mô hình vừa học, vừa làm; Mô hình phục hồi chức năng dựa

vào cộng đồng và Mô hình phòng ngừa và giải quyết trẻ em lang thang v.v...

Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn

gặp không ít trở ngại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như

sau:

- Về mặt khách quan: đây là một vấn đề xã hội có qui mô lớn, không thể

giải quyết nhanh chóng; do sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển không đều

giữa thành thị và nông thôn; tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, ảnh hưởng

của thiên tai là những yếu tố thường xuyên làm gia tăng số trẻ em lang thang

kiếm sống.

- Về mặt chủ quan: việc chấp hành luật pháp liên quan đến trẻ em còn

hạn chế, đặc biệt ở các địa phương nghèo; công tác quản lý, giáo dục thiếu

niên chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cấp chính quyền, tổ chức xã hội

chưa xem đây là nhiệm vụ của mình; nguồn kinh phí cho công tác này còn

quá thấp; lực lượng cán bộ làm công tác này còn thiếu về số lượng, hạn chế

về chuyên môn.

Giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đưa trẻ em gặp

nhiều khó khăn hòa nhập xã hội là:

- Xã hội hóa hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Phối hợp

các đoàn thể nhân dân như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên v.v..., huy

động mọi nguồn lực gia đình, cộng đồng; nguồn lực từ Trung ương và Địa

phương cũng như sự Viện trợ quốc tế.

- Điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp luật, qui định các chính sách

cụ thể về thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em. Mở rộng chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh

khó khăn.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngữ cán bộ của hệ thống

chăm sóc - bảo vệ trẻ em từ trung ương tới địa phương.

3.3.2. Đối với người tàn tật

Do hậu quả của chiến tranh, Việt Nam hiện nay có gần 5 triệu người

tàn tật (chiếm 7% dân số), trong đó nữ chiếm 58%, trẻ em 15 tuổi chiếm 27%

(Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Với đối tượng này, Nhà nước đã quan

tâm trợ giúp để họ có việc làm, tăng thu nhập, kết hợp với phục hồi chức

năng và hòa nhập cộng đồng. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm,

xóa đói giảm nghèo đã ưu tiên cho đối tượng người tàn tật vay vốn với lãi

xuất ưu đãi hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Tuy nhiên, một số chính sách sau vẫn cần được Nhà nước thực hiện đối với

người tàn tật:

- Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích

thu nhận, tạo việc làm cho họ.

- Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật ở một số nghề và

công việc mà các doanh nghiệp phải đóng góp một khoản tiền vào qui việc

làm do Chính phủ qui định để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật.

Những cơ sở nhận người tàn tật vào làm việc được Nhà nước giảm thuế và

cho vay vốn với lãi xuất thấp.

- Phát huy vai trò của Hội bảo trợ người tàn tật Việt Nam nhằm vận

động mọi cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội giúp đỡ từ thiện cho người tàn

tật. Đối với những người không còn khả năng lao động được Nhà nước trợ

cấp thường xuyên, những người tàn tật không nơi nương tựa được nuôi

dưỡng tại các cơ sở tập trung hoặc tại cộng đồng nơi họ sinh sống.

- Phát triển các trường và lớp học chữ, học nghề cho người tàn tật ở

các tỉnh thành phố. Hình thành hệ thống các trung tâm chỉnh hình, cung cấp

chân, tay giả nhằm tạo điều kiện phục hồi khả năng lao động, giúp người tàn

tật hòa nhập với cộng đồng.

3.3.3. Đối với người cao tuổi

Ở Việt Nam, người cao tuổi chiếm khoảng 10% dân số.

Trong những năm tới, do tình hình kinh tế của đất nước phát triển, chính sách

xã hội được tăng cường thì tỷ lệ người cao tuổi sẽ còn cao hơn. Trong những

năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, chăm sóc người cao

tuổi như: bảo hiểm xã hội tuổi già thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội, nhằm

bảo đảm thu nhập cho những người lao động khi đến tuổi về hưu; chính sách

trợ cấp hàng tháng cho người già cô đơn không có nguồn thu nhập. Tuy

nhiên, để tạo điều kiện cho người cao tuổi có cuộc sống ổn định và hòa nhập

với cộng đồng, cần bổ sung một số biện pháp như:

- Phát triển rộng ở các ngành, các địa phương Hội những người cao

tuổi nhằm tạo môi trường tốt cho các cụ sinh hoạt và tiếp tục đóng góp những

kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động của họ trước đây, nhằm phục vụ tốt

sự nghiệp xây dựng đất nước. Động viên, khuyến khích người cao tuổi tham

gia dạy bảo con cháu trở thành người có đức, có tài, sống hữu ích cho gia

đình và xã hội.

- Phát triển hơn nữa hệ thống y tế lão khoa để chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi, thành lập các câu lạc bộ dưỡng sinh để rên luyện sức khỏe

người cao tuổi. Lập hội Bảo thọ để các cụ giúp nhau lúc ốm đau.

- Sửa đổi, bổ sung và nâng mức trợ cấp hưu trí để đảm bảo cuộc sống

tuổi già. Đối với các cụ già cô đơn không nơi nương tựa cần từng bước thu

hút đông hơn đến các trung tâm dưỡng lão ở các tỉnh, thành phố để nuôi

dưỡng hoặc chăm sóc ngay tại cộng đồng.

3.3.4. Đối với người mắc tệ nạn xã hội

Đối tượng này gồm hai nhóm chính là người nghiện ma túy và người

mắc tệ nạn mại dâm.

* Người nghiện ma úy: Tính đến 12/1999, cả nước có 104.574 người

nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, trong đó có 11.193 phạm nhân nghiện ma

túy trong các trại giam. Nhìn chung, nạn ma túy chưa bị chặn đứng, vẫn còn

diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh chống tệ nạn ma túy là cuộc đấu tranh lâu

dài, đòi hỏi phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên liên tục và kiên quyết.

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy, nâng cao hiệu quả của

việc cai nghiện, phục hồi nhân phẩm cho những người mắc phải tệ nạn này

và đưa họ trở lại hòa nhập xã hội, cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý của nhà

nước để chỉ đạo có hiệu lực công tác phòng chống ma túy. Ban hành luật

phòng chống ma túy.

- Xem xét, điều chỉnh một số chức năng quản lý nhà nước về phòng,

chống ma túy của một số Bộ, Ngành theo hướng xây dựng một cơ quan

phòng, chống ma túy thống nhất, đủ mạnh, có hiệu lực và có tính chiến đấu

cao như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang tổ chức.

- Củng cố và đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, lấy hình thức cai

nghiện tại gia đình, cộng đồng làm cơ bản. Tổ chức quản lý chặt chẽ sau cai

nghiện, tạo điều kiện cho những người đã được cai cắt cơn nghiện tái hòa

nhập cộng đồng.

* Người mắc tệ nạn mại dâm: nhìn tổng thể, nạn mại dâm hiện nay

vẫn chưa giảm, vẫn diễn biến phức tạp với phương thức hoạt động ngày

càng trá hình và đa dạng. Tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em làm mại dâm vẫn

tiếp diễn đáng lo ngại.

Để đẩy mạnh công tác phòng chống, chữa trị và hòa nhập đối tượng

mắc tệ nạn mại dâm vào cộng đồng, cần phải tiến hành:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phòng,

chống tệ nạn xã hội ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên ngành phòng chống tệ nạn mại

dâm. Cụ thể hóa chỉ tiêu, điều kiện, thời gian, cơ chế thực hiện, thống nhất

hành động và đặc biệt cần giải quyết dứt điểm các địa bàn trọng điểm.

- Thực hiện tổng điều tra đối tượng mại dâm để phân loại và có giải

pháp xử lý, giáo dục, giúp đỡ, dạy nghề, tạo công việc phù hợp cho từng loại

đối tượng.

- Đầu tư kinh phí, nguồn lực để củng cố các cơ sở chữa bệnh cho đối

tượng mại dâm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm tỷ lệ tái phạm, đặc

biệt quản lý tốt đối tượng sau chữa trị tại cộng đồng.

Tóm tắt chương 3

Phụ nữ có vai trò lớn trong quá trình phát triển xã hội nhưng thường ít

được nhắc tới, bởi vậy, cần có cách tiếp cận giới và sự phát triển - xem xét

thực trạng giới nữ ở một vùng, một nước, một dân tộc và cả thế giới trong sự

so sánh với giới nam, vì sự tiến bộ của mỗi giới, mối quan hệ giữa hai giới

trong hiện tại và tương lai của sự phát triển. Giải quyết các vấn đề của giới nữ

trong mối liên hệ gắn bó với các vấn đề chung và của cả giới nam trong sự

phối hợp lực lượng không có sự đối lập bài trừ lẫn nhau.

Sự hòa nhập đối với phụ nữ chính là điều kiện quan trọng để xây dựng

xã hội phát triển công bằng và văn minh.

Sự chênh lệch khó tránh khỏi về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự

khác biệt về phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lối sống của các dân tộc

thiểu số đòi hỏi nhà nước phải tập trung đầu tư nhiều hơn cho những vùng có

người dân tộc thiểu số sinh sống.

Các đối tượng dễ bị tổn thương khác của xã hội như: trẻ em gặp khó

khăn, người già, người mắc tệ nạn xã hội cần được quan tâm và có chính

sách riêng với từng đối tượng này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho họ

hòa nhập vào cộng đồng.

Khi Việt Nam đang bước sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước thì việc hòa nhập xã hội đối với phụ nữ, đồng bào các dân tộc thiểu

Du anTinh trang xa hoi cham phat trien

Tinh trang xa hoi duoc cai thien

số và các đối tượng dễ bị tổn thương khác là tạo điều kiện để họ được hưởng

mọi quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội và hòa nhập với sự

phát triển chung của đất nước.

Chương 4. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

4.1. Khái niệm dự án, dự án phát triển cộng đồng Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay nghe nói tới dự án.

Có những dự án lớn được tiến hành trên phạm vi cả nước, hoặc một tỉnh, một

huyện, đôi khi vài ba tỉnh, hoặc huyện, có những dự án do tổ chức quốc tế tài

trợ và thực hiện với một hay nhiều đối tác ở trong nước, chẳng hạn như:

- Chương trình nước sạch của chính phủ Đan Mạch.

- Dự án hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ vùng khó khăn ở các tỉnh miền núi

phía Bắc của Tổ chức SIDA - Thụy Điển.

Đôi khi có những dự án lớn của các tổ chức quốc tế tiến hành trên

phạm vi liên chính phủ. Cũng có những dự án nhỏ hơn do chính phủ Việt

Nam hoặc một nhóm tổ chức xã hội thực hiện như: Dự án xóa đói giảm nghèo

ở miền Trung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Dự án hỗ trợ cho người bị tai nạn,

rủi ro của Bộ Thủy sản v.v... để giúp cho một cộng đồng dân cư và những

người dân cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định.

Dự án cũng có thể chỉ đơn giản như: một phụ nữ gây dựng và phát

triển đàn lợn nái, hay một người nông dân nam tách chiết một vườn cây, xây

dựng những vườn ươm; hoặc lớn hơn một chút như: một nhóm ngư dân làm

tàu nuôi cá bè trên sông, v.v...

Đối với các nhà khoa học, hoặc các nghệ sĩ thì có thể đó là các công

trình nghiên cứu hoặc những sưu tập trong quá khứ và hiện tại, hay có thể là

việc gây quỹ cho những việc làm nhân đạo với những trẻ em nghèo vượt khó,

hoặc cho việc nuôi dưỡng những tài năng v.v...

Sơ đồ 4.1. Ý nghĩa của dự án

Trong gần một nửa thế kỷ qua, dự án đã là một trong những công cụ và

phương tiện để những tổ chức viện trợ quốc tế chuyển giao viện trợ không

hoàn lại, các khoản quỹ tín dụng, các khoản cho vay và viện trợ kỹ thuật khác.

Với chức năng là đòn bẩy quan trọng trong quá trình phát triển, các dự án đã

giúp việc biến kế hoạch thành hành động, mục đích cuối cùng là mang lại

những thay đổi về mặt kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, trong những năm gần

đây, ở các nước đang phát triển, người ta ngày càng chú trọng các chương

trình, các dự án nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của các nước này.

Vì dự án là phương tiện huy động tài nguyên và nguồn lực các loại, tiến tới

việc phân bổ, sử dụng một cách hợp lý các đối tượng để tạo ra hàng hóa kinh

tế và những dịch vụ xã hội. Do vậy, có thể nhận thấy ý nghĩa của dự án theo

sơ đồ 4.1.

Như vậy, có thể thấy rằng: dự án là sự can thiệp để tạo ra một sự thay

đổi trong nhận thức của người dân. Những thay đổi về nhận thức này sẽ giúp

người dân quyết tâm thực hiện những công việc nhằm mang lại một sự thay

đổi trong môi trường sống, sự thay đổi này lại một lần nữa giúp cho người

dân tiếp tục đổi mới nhận thức của họ, nghĩa là họ cảm thấy nhu cầu muốn

cải thiện cuộc sống trong cộng đồng và xã hội ở mức cao hơn.

Vậy dự án là gì? Có thể định nghĩa theo nhiều cách.

* Dự án (Project):

Là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hay một số mục

tiêu cũng như hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa

bàn trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự

của những tác nhân và tổ chức cụ thể.

Nói cách khác, dự án là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động

(hay công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian

và trong khuôn khổ chi phí nhất định về nguồn lực.

Ở đây chúng ta cần phân biệt thêm dự án nhánh và chương trình:

- Dự án nhánh (Sub - Project): là những dự án nhỏ nằm trong một dự

án và thường được thực hiện trên một địa bàn hay một cộng đồng. Ví dụ, các

dự án nhánh của dự án "Phụ nữ và các tệ nạn xã hội trong thành phố" là:

+ Phụ nữ mại dâm.

+ Phụ nữ với vấn đề nghiện hút.

+ Giải quyết việc làm trong các trung tâm giáo dưỡng phụ nữ, v.v...

- Chương trình (Program): là tổ hợp các Dự án có cùng mục đích hay

chủ đề; là một loạt những Dự án làm cùng một việc tại một nơi và trong một

khoảng thời gian nhất định. Trong mỗi chương trình, có một số mục tiêu và

tiêu chuẩn chung được đề ra, còn các dự án được thực hiện ở nhiều nơi khác

nhau, có thể là một vùng, một nước, hay cả thế giới vào các thời điểm khác

nhau. Chương trình có thể bao gồm nhiều dự án có liên quan đến nhau và

lồng ghép trong một tổng thể.

Ví dụ, trong chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

tại một thành phố X thì đối tượng của chương trình này được xác định là tất

cả các bà mẹ và trẻ em trong thành phố X và gồm có một số dự án như:

+ Giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.

+ Tiêm phòng cho bà mẹ lúc mang thai và trẻ em từ 1 - 5 tuổi.

+ Cung cấp vitamin A, v.v...

+ Hoặc trong chương trình Hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tại

thành phố Y có một số dự án như:

+ Dự án Hỗ trợ phụ nữ đơn thân.

+ Dự án tạo việc làm cho phụ nữ lang thang trên đường phố.

+ Xây dựng quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo bị tai nạn, rủi ro v.v...

* Dự án phát triển cộng đồng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là vào giai đoạn những

năm của thập kỷ 40 - 50 tại Châu Âu đã xảy ra những xung đột giữa các cộng

đồng dân định cư ở đô thị, tạo ra những sự khác biệt rõ nét về đời sống và

chính trị giữa các nhóm dân cư khác nhau. Các dự án phát triển cộng đồng

được ra đời với mục đích hướng vào các cư dân bị thiệt thòi trong khu vực đô

thị nhằm hỗ trợ họ, thông qua đó giúp họ thay đổi nhận thức, để tạo cơ hội cải

thiện căn bản tình trạng sống thấp kém của những cộng đồng dân cư đô thị

này. Mặc dù các dự án này chỉ được coi là có giá trị tích cực, đặc biệt trong

việc huy động người dân vào sự tham gia của giới nghiên cứu. Song, các dự

án này cũng bị phê phán là không biết đến vai trò của phụ nữ trong cộng đồng

và đời sống xã hội (Trích theo Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000).

Trong các dự án phát triển cộng đồng thì người dân trong cộng đồng có

một vai trò hết sức quan trọng:

- Họ là một lực lượng xác định, hình thành các nhu cầu cơ bản và bước

đầu của cộng đồng, đồng thời là người thực hiện chính những hoạt động phát

triển để đáp ứng những nhu cầu này.

- Mức độ tham gia của người dân trong cộng đồng góp phần vào quá

trình phát triển dân chủ trực tiếp tại cộng đồng.

Những người làm công tác phát triển thường rất cố gắng làm cho cộng

đồng đóng vai trò làm chủ dự án ngay từ giai đoạn đầu thực hiện đến khi kết

thúc hay nói khác "quyền sở hữu" dự án phải được cộng đồng duy trì và phát

huy, thành quả của dự án phải ngày càng được mở rộng. Tính bền vững của

các dự án phát triển cộng đồng là ở chỗ khi dự án được kết thúc thì người

dân trong cộng đồng vẫn duy trì và phát triển các thành quả của dự án bằng

chính năng lực tổ chức của họ thông qua các hoạt động tổ chức phát triển

khác hoặc tương tự bằng chính nguồn lực của cộng đồng - Đây thực sự là

hiệu quả xã hội của dự án! Việc tạo ra những biến đổi xã hội theo hướng tích

cực là mục tiêu cao nhất của các dự án phát triển cộng đồng.

- Cái thay đổi lớn nhất, khó khăn nhất trong phát triển là phá bỏ những

thói quen, nếp nghĩ cũ, cách làm cũ lạc hậu, bảo thủ cho người dân ở cộng

đồng, tạo cho họ cách tiếp cận mới, một tư duy mới trong phương thức sinh

sống v.v... là giúp cho họ có một phương tiện mới như "Chiếc cần câu cá" mà

không phải là giúp cho họ những "Con cá" như người ta thường nghĩ. Trên

thực tế, có nhiều dự án khi chuyên gia về nước, dự án kết thúc thì mọi việc

"đâu lại hoàn đấy", thậm chí có khi lại gây những mâu thuẫn, xung đột và

những nguy cơ xấu tiềm ẩn khác bộc lộ trong cộng đồng nếu người ta chỉ

thuần túy nghĩ về một khoản tài trợ và những hoạt động bề nổi theo kiểu

phong trào mà quên đi việc giáo dục nhận thức và phương thức huy động khả

năng tham gia. Đây chính là điểm khác của dự án phát triển cộng đồng với

các dự án có tính chất thuần túy về kĩ thuật, công nghệ hay chuyên môn,

nghiệp vụ tại văn phòng, phòng thí nghiệm. Trong dự án phát triển cộng đồng,

sự tham gia của quần chúng - những người dân trong cộng đồng là một yếu

tố có vai trò quan trọng - người làm công tác phát triển không những chỉ lôi

kéo được sự tham gia tích cực của họ mà còn cần phải giúp họ tổ chức, tận

dụng được tài nguyên, nguồn lực của cộng đồng một cách tối ưu nhất, khôn

ngoan nhất và giúp họ phát huy được tính sáng tạo trong các hoạt động phát

triển tại cộng đồng.

Dự án phát triển cộng đồng nhằm mục tiêu giải quyết một hoặc một số

vấn đề đáp ứng các nhu cầu có thức của cộng đồng. Các tổ chức quốc tế và

ở trong nước (bao gồm cả các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ), các cá

nhân khi có ý định đầu tư các dự án phát triển cộng đồng thường chú ý tới

nhu cầu của người dân, trên cơ sở đó căn cứ vào nguồn lực, tài lực, nhân lực

để xây dựng kế hoạch của dự án, với những phạm vi xác định về vùng dự án

thực hiện (có thể nơi có nhu cầu phát triển song không có khả năng về nguồn

lực tài chính v.v...).

Y dinh cua chung ta

Nhu cau va kha nang cua nguoi dan

Kha nang cua chung ta

Du an

Song, các dự án phát triển cộng đồng không phải là một dự án cứu trợ

hay giải quyết tình huống khẩn cấp bằng một khoản kinh phí hay vật chất tức

thì. Ý nghĩa nhân đạo của các dự án phát triển cộng đồng chính là ở triết lý

của phương pháp hành động vì mục tiêu phát triển, lấy dân làm gốc khi triển

khai các dự án tại cộng đồng, khi có sự hội tụ giữa ý định, nhu cầu và khả

năng:

Sơ đồ 4.2. Vị trí của dự án phát triển cộng đồng

Trên thực tế, đã có những trường hợp nhiều tổ chức tài trợ chỉ nhằm

đạt một mục tiêu duy nhất là "muốn lập thành tích", giải ngân nhanh với

những động cơ không lành mạnh, trong khi người dân không có nhu cầu về

hoạt động đó - thì đó là sự áp đặt buộc người dân phải nhận dự án - Do vậy,

cần phải có cơ quan đối tác của dự án.

Dự án phát triển cộng đồng là một kế hoạch hành động có sự phối hợp

của nhiều lực lượng xã hội, nhằm huy động các nguồn lực, phân bổ chúng

một cách hợp lí để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội và từ đó tạo

ra những chuyển biến xã hội tại cộng đồng.

Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án phát triển hướng vào đối

tượng là các cộng đồng với mục đích cuối cùng là tạo ra những chuyển biến

xã hội tại cộng đồng. Đây là một kế hoạch hành động có sự phối hợp của

nhiều lực lượng, tổ chức bên trong và bên ngoài xã hội vì mục tiêu phát triển,

huy động các loại tài nguyên và nguồn lực, phân bổ chúng một cách hợp lí để

giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các nhóm đối tượng

người khác nhau trong cộng đồng; là động lực để tạo ra sản phẩm hàng hóa

và dịch vụ xã hội; là một dự án tập thể, được tạo ra bởi ý chí, sự đồng thuận

(consences) của các nhóm xã hội tại cộng đồng cũng như sự trợ giúp của các

lực lượng bên ngoài (Tổ chức Quốc tế, Chính phủ, các tổ chức xã hội, nhà

chuyên môn, các cộng tác viên của dự án v.v...).

Dự án phát triển cộng đồng có mục tiêu xây dựng các hành động tập

thể, qua đó mỗi cá nhân tìm thấy ở đó những lợi ích riêng, bao gồm rất nhiều

các lĩnh vực từ phát triển kinh tế, hỗ trợ tín dụng, quản lí, nâng cao năng lực,

phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ các nhóm đối tượng thiệt

thòi, xóa đói giảm nghèo và quản lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi

trường v.v...

Xét theo quan điểm phát triển cộng đồng thì thực hiện một dự án phát

triển cộng đồng là nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện tình trạng kinh tế và

xã hội của một cộng đồng mà ta muốn can thiệp.

Thực hiện một dự án phát triển cộng đồng không chỉ là mang tiền bạc

hay các cơ sở vật chất kĩ thuật đến cho một cộng đồng mà trước tiên phải

phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong cộng đồng, giúp họ tự xác

định nhu cầu đích thực mà họ cần phải giải quyết, tạo cho họ khả năng tự lực

tự giải quyết các vấn đề của chính bản thân họ mang lại, còn sự can thiệp của

các tác viên làm công tác phát triển cộng đồng hay tác viên dự án chỉ mang

tính xúc tác không có tính quyết định và không phải người làm thay họ.

Do vậy, có thể định nghĩa: Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án

phát triển nhằm giải quyết một hay một số các vấn đề của cộng đồng với sự

tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội (bên trong và bên ngoài, Chính

phủ và Phi chính phủ), thể hiện bằng một kế hoạch can thiệp hay một chương

trình hành động được xác định bởi một khung thời gian, nhân lực, tài chính và

các vấn đề quản lí khác. (Theo Tô Duy hợp, Lương Hồng Quang, tr. 122)

4.2. Sự cần thiết của những Dự án phát triển cộng đồng trong giai đoạn phát triển hiện nay

Chưa bao giờ giới nghiên cứu khoa học cũng như các nhà hoạch định

chính sách trên thế giới và ở nước ta lại đưa vấn đề phát triển trở thành một

trọng tâm và được đặt lên hàng đầu như hiện nay.

Lời kêu gọi Alma Ata năm 1987 đã đưa ra chiến lược chăm sóc sức

khỏe ban đầu cho con người.

Tuyên bố Reo de Janeiro năm 1992 đã nêu rõ: Con người được đặt

vào vị trí trung tâm những sự quan tâm của chúng ta đối với sự phát triển bền

vững. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống lành mạnh sáng tạo

và hài hòa với thiên nhiên.

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội họp ở Copenhagen

năm 1995, tập trung vào hướng giải quyết ba vấn đề lớn của toàn cầu: tạo

việc làm, giảm nghèo và hội nhập xã hội.

Trong những năm gần đây, diễn đàn của thế giới thứ 3 đã tập hợp

được hàng nghìn nhà khoa học xã hội ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh có trụ

sở ở Daca (Xenegan) cũng bàn về những vấn đề phát triển của thế giới thứ 3,

với khuynh hướng nghiên cứu vấn đề phát triển của các nước thuộc thế giới

thứ 3 theo một phương pháp liên ngành, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội. Những nghiên cứu về phát triển phải được hội nhập vào

khuôn khổ cuộc tranh luận về hệ tư tưởng. Chẳng hạn như, xây dựng một mô

hình xã hội nào trên quy mô quốc tế cũng như trong từng nước, cần thật sự

coi trọng lợi ích của nhân dân và của con người, và theo một quan điểm địa lý

- chính trị nhằm thực hiện sự cân bằng giữa các thành viên của hệ thống thế

giới, đồng thời với việc bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề hết sức quan

trọng trong quá trình phát triển.

Phát triển xã hội là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng

đồng dân tộc, trong đó, bằng các chiến lược, các chính sách thích hợp cùng

với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, các chủ thể

lãnh đạo và quản lí cần tạo ra, huy động và quản lí các nguồn lực tự nhiên và

con người nhằm đạt được những thành quả bền vững, được phân phối công

bằng cho các thành viên xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất

lượng cuộc sống của họ.

Do vậy, các dự án phát triển xã hội trên một phạm vi, một mô hình nào

đó thì vấn đề dân chủ phải được xem là phương tiện quan trọng nhất để thực

hiện chiến lược phát triển xã hội.

Ở Việt Nam, sau 15 năm đổi mới, chúng ta đã chuyển một bước quan

trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó. Do vậy,

những đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

vẫn đang trong quá trình hình thành, thực tế chưa thể hiện đầy đủ. Song, nền

kinh tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều tiến

bộ Khoa học Kĩ thuật và Công nghệ đã được chuyển giao và ứng dụng trong

các ngành sản xuất của xã hội, góp phần nâng cao năng suất lao động và

hiệu quả kinh tế ở các ngành đó (Điện tử tin học, Công nghệ sinh học, Bưu

chính viễn thông, Dệt, máy, Xi măng v.v...). Quan hệ sản xuất bao gồm quan

hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý trong các thành phần kinh tế

cũng được chú ý về nội dung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu giải phóng và

phát triển của lực lượng sản xuất làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến

tích cực. Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình

quân 7%; văn hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được

cải thiện; tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh

được tăng cường; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ

thống chính trị được củng cố, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng,

hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt.

Những thành tựu nói trên đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ

mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân.

Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng

cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, đặc biệt trên mặt trận

sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thành tích nổi bật là từ sau

năm 1990, nông nghiệp phát triển và tăng trưởng ổn định, bình quân tăng

4,4%. Sản lượng lương thực tăng từ 21,5 triệu tấn năm 1990 lên 30,6 triệu

tấn năm 1997; 35,5 triệu tấn năm 2000. Lương thực bình quân đầu người

tăng từ 324,9kg năm 1991 lên 398kg năm 1997 và 444kg năm 2000. Việt

Nam từ một nước thiếu lương thực (trước 1989) đã trở thành nước xuất khẩu

gạo thứ 2 thế giới sau Thái Lan (năm 1997 đã xuất được 3,6 tấn gạo, vượt

Mỹ; năm 1998 xuất khẩu 3,8 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,05 tỷ USD; năm 1999 -

4,5 triệu tấn v.v...).

Mặc dù đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, song trên con

đường đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh, chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém và còn phải vượt qua nhiều khó

khăn, thử thách to lớn:

+ Về kinh tế. Nước ta còn nghèo và kém phát triển: gần 70% lao động

xã hội vẫn còn tập trung trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tạo ra

khoảng 1/4 tổng sản phẩm trong nước; công nghiệp còn nhỏ bé, trình độ kĩ

thuật và công nghệ ở nhiều nhà máy và xí nghiệp còn lạc hậu từ 2 - 5 thế hệ

so với các nước phát triển; các ngành dịch vụ chưa được mở mang theo

hướng hiện đại, kết cấu hạ tầng còn yếu kém:

Những năm gần đây nhịp độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng giảm

sút. GDP năm 1998 giảm 3% so với năm 1997, năm 1999 lại giảm 1% so với

năm 1998. Năm 2000, sự sút giảm mức độ tăng trưởng kinh tế đã được chặn

lại, GDP tăng khoảng 6,7%, nhưng vẫn chưa bằng mức tăng trưởng cao như

giữa thập kỷ 90 (Tổng cục Thống kê). Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so

với nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn là thách thức lớn nhất đối với

Việt Nam hiện nay.

Bảng 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và một số ngành kinh tế khác (%)

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 20000

GDP 5,96 8,65 8,07 8,84 9,54 9,34 8,80 5,8 4,8 6,67

Công

nghiệp

9,04 14,0 13,13 14,02 13,94 14,43 13,5 11,5 10,4 15,7

Nông 2,17 4,08 3,82 3,92 5,10 4,13 4,0 4,3 6,3 5,0

nghiệp

Dịch vụ 8,26 6,98 9,19 10,2 10,6 10,03 8,9 4,2 3,0 5,6

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2001

+ Về xã hội: Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vấn đề

bức xúc của xã hội hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khá cao. Tỷ

lệ lao động thất nghiệp ở đô thị đã tặng từ 6% năm 1997 lên 6,85% năm 1998

và 7,4% tính đến giữa năm 1999; năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã giảm

chút ít, song vẫn còn ở mức khá cao (6,44%).

Ở nông thôn hiện nay, tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến, nếu tính

qui đổi thời gian lao động được sử dụng đảm bảo cho người nông dân có đủ

việc làm trong 250 ngày/ năm thì có khoảng 8 - 9 triệu người không có việc

làm. Mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn rất thấp (74%) (Văn kiện

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh những tác

động tích cực còn có một số tác động tiêu cực làm cho sự phân tầng xã hội,

phân hóa giàu nghèo diễn ra khá sâu rộng ở cả thành thị và nông thôn. Nếu

phân chia tổng số hộ điều tra thành năm nhóm thu thập từ thấp đến cao

tương ứng với năm giải phân tầng bằng nhau (mỗi giải bằng 20% số hộ) thì

hệ số chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp

nhất năm 1992 là 5,6 lần đến năm 1996 tăng 7,3 lần. Còn theo số liệu của ủy

ban điều tra Trung ương về mức sống dân cư năm 1997 - 1998 thì hệ số

chênh lệch giữa nhóm 20% dân cư giàu nhất và nhóm 20% dân cư nghèo

nhất đã tăng lên 11,26 lần (Tổng cục thống kê - Điều tra mức sống dân cư

Việt Nam 1997 - 1998, Hà Nội 8/1999, tr. 278). Trên thế giới, khoảng cách thu

nhập giữa nhóm 20% dân cư giàu nhất và nhóm 20% dân cư nghèo nhất năm

1960 là 30 lần, năm 1991 tăng lên 61 lần và đến năm 1997 tăng lên đến 74

lần (UNDP - Human Development Report 1994, New York, 1999, tr. 3).

Hệ số chênh lệch về mức sống trung bình giữa thành thị và nông thôn,

miền xuôi và miền núi cũng đang ngày càng xa cách. Nếu tỷ lệ đói nghèo

chung của cả nước năm 2000 là 11%, ở một số tỉnh, thành phố tỷ lệ đói

nghèo đã giảm xuống dưới 5%, thì ở nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng

đồng bào các dân tộc thiểu số, tỷ lệ này có khi còn tới 30 - 35% hoặc cao hơn

nữa. Về thu nhập, vẫn còn tới 2,4 triệu hộ (khoảng 12,5 triệu người) đói

nghèo và chủ yếu ở nông thôn. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, thì

hiện nay nước ta có khoảng 30 triệu người (chiếm 37% dân số) còn sống

trong cảnh nghèo khó, khoảng 25 triệu người (chiếm 60% lực lượng lao động)

hoặc thất nghiệp, hoặc không đủ việc làm. Nhiều hộ nông dân ở các vùng

cao, vùng sâu còn chưa được hưởng thụ các dịch vụ cơ bản tối thiểu. (Báo

cáo Phát triển Việt Nam - 2001. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển

châu Á và chương trình phát triển Liên hiệp quốc, ngày 14 – 15/12/2000).

Đời sống vật chất và tinh thần, tình trạng sức khỏe, thể lực của nhân

dân còn thấp và chậm được cải thiện, thu nhập còn thấp, số người nghèo còn

nhiều. Đời sống của công nhân công chức, giáo viên, cán bộ y tế, khoa học

còn khó khăn. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng tăng. Theo báo

cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 1999, nếu tính cả số trẻ

em quá nghèo thì hiện nay có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn, chiếm 1,9% dân số, năm 1999 có 172.429 trẻ em tàn tật nặng,

hoàn cảnh gia đình khó khăn; 93.811 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa;

23.237 trẻ em lang thang kiếm sống - tỷ lệ này tăng so với năm 1997 chỉ có

12.745 trẻ em lang thang; 36.000 trẻ em lao động sớm; 1696 trẻ em bị xâm

hại tình dục; 3.383 trẻ em nghiện hút ma túy; 6.247 trẻ em vi phạm pháp luật.

Trên thực tế, số trẻ em này có thể nhiều hơn: số trẻ sinh nhẹ cân (dưới

2.500g) còn chiếm tới 7,27%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng có giảm nhưng còn

ở mức cao (33,1%). Số hộ được dùng nước sạch mới đạt 38%. Tình trạng ô

nhiễm nước và không khí, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với các tập

quán sinh sống lạc hậu ở nhiều vùng đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân

dân. Số người bị lây nhiễm HIV đã vượt qua con số 27.000 người, trong đó

có 4.548 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5

tuổi vẫn còn ở mức 42‰ và tỷ lệ chết mẹ là 95/100.000 trẻ sinh ra sống vào

năm 1999 - 2000. (Trích "Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực khoa

giáo", NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr. 39, tr. 206).

Mặc dù việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã có những tiến bộ

lớn trong hơn 55 năm qua, dưới chế độ mới, song trong bối cảnh chuyển

sang kinh tế thị trường hiện nay, việc tạo lập các cơ hội và điều kiện hòa nhập

thế giới về nhiều mặt, nhất là việc làm, tham gia các hoạt động xã hội vẫn cần

nhiều nỗ lực quan tâm của Chính phủ, đặc biệt ở các cộng đồng vùng sâu,

vùng xa v.v...

Ngoài ra còn nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác do mặt trái của cơ chế

thị trường đem lại, đặc biệt khi vai trò quản lý của nhà nước trong một số lĩnh

vực còn yếu kém; khi việc thi hành kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm; tỷ lệ

các tệ nạn xã hội vẫn đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi làm ảnh hưởng

tới sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Từ những điều nêu trên, một loạt vấn đề có ý nghĩa về lí luận và thực

tiễn đặt ra đòi hỏi đến việc quản lí và phát triển xã hội, phát triển cộng đồng

cần phải làm khẩn cấp trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng trong điều kiện

nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Việc phát triển xã hội nói chung, phát triển cộng đồng nói riêng là một

trong những chiến lược cơ bản để cải thiện điều kiện sống của người dân và

nhất là những nhóm đối tượng bị thiệt thòi.

4.3. Chu trình dự án phát triển cộng đồng Trên thực tế hoạt động của cộng đồng rất đa dạng về hình thức. Có

những hoạt động thuộc về xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (điện,

nước, giao thông), có hoạt động thuộc về phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ

thuật, có những hoạt động thuộc về lĩnh vực văn hóa xã hội, quản lý và bảo

vệ môi trường, có những hoạt động thuộc về giáo dục, y tế và chăm sóc sức

khỏe v.v... Có thể nói, tùy thuộc vào từng chương trình phát triển của từng

nước, từng khu vực mà có những trọng tâm khác nhau. Tùy thuộc vào từng

chương trình mà có một hay nhiều dự án với các mục tiêu cụ thể gần nhau

hoặc khác nhau, có thể thực hiện lồng ghép hay riêng biệt nhau. Tuy có sự đa

dạng và khác biệt nhưng các chương trình phát triển cộng đồng, cụ thể là các

dự án đều nhằm cải thiện hoặc nâng cao điều kiện sống của các đối tượng

trong cộng đồng, không chỉ là sự nâng cao và cải thiện về mặt vật chất, tài

chính, công nghệ sản xuất mà còn cả về mặt xã hội, tinh thần như đời sống

văn hóa, dân trí v.v... cũng được cải thiện và bảo tồn di sản văn hóa truyền

thống dân tộc. Với chức năng là đòn bẩy quan trọng trong quá trình phát triển,

các dự án phát triển cộng đồng đã giúp chúng ta biến kế hoạch thành hành

động. Khác với các hoạt động khác trong cộng đồng, các dự án phát triển

cộng đồng không phải là nơi mà các nhà đầu tư tiêu tiền vì mục đích từ thiện

trong một khoảng thời gian nhất định mà chính là vì mục tiêu phát triển bền

vững trong hệ thống phát triển mang tính phương pháp luận. Vì vậy, trong

phương pháp tiến hành các dự án phát triển cộng đồng, phương pháp tham

gia của người dân trong quá trình thiết kế, sử dụng, quản lý, kiểm tra giám sát

luôn luôn được chú ý như là một mục tiêu xuyên suốt cả quá trình dự án.

Sự tham gia của người dân trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án

không những tạo cho dự án có được những căn cứ thực tiễn mà còn là cơ hội

để người dân có thể sở hữu ngay từ đầu dự án, hay nói cách khác, chính

cộng đồng là một tác giả tập thể của bản dự án.

Có nhiều mô hình chu trình dự án phát triển cộng đồng khác nhau,

song, nhìn chung các mô hình đều phải trải qua và tuân thủ theo 3 giai đoạn

cơ bản sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện (triển khai dự án).

Giai đoạn 3: Đánh giá.

4.3.1. Thiết kế dự án

Trong chu trình của dự án phát triển cộng đồng, thiết kế dự án là một

khâu quan trọng, là cơ sở cho việc thực hiện và quyết định sự thành công của

dự án về sau này. Việc thiết kế dự án phát triển cộng đồng được bắt đầu

bằng quá trình hợp tác giữa cộng đồng với nhóm chuyên gia, quá trình này

cho phép các chuyên gia có thể hiểu biết tường tận các vấn đề của cộng

đồng để lập dự án sát thực và hoàn chỉnh hơn, và cũng giúp cho việc tổ chức

thực hiện quản lý dự án được tốt hơn. Như phần trên đã phân tích, triết lý của

phát triển cộng đồng là nhằm mục tiêu phát triển, tăng cường năng lực cho

cộng đồng, do vậy, không cho phép các chuyên gia làm thay hoặc áp đặt kế

hoạch thực hiện. Trong việc ra quyết định, người dân thể hiện quyền lực của

họ để giải quyết các vấn đề của cộng đồng họ, còn các chuyên gia, vì họ là

những người ngoài vào thực hiện nên có những hạn chế nhất định về thời

gian, về những hiểu biết với cộng đồng và thường có những khoảng cách

nhất định trong việc nhận định các vấn đề của bản địa. Bởi vậy, việc cộng tác

trên nguyên tắc "cùng tham gia" là yêu cầu hàng đầu của quá trình thiết kế dự

án phát triển cộng đồng. Mức độ hợp tác càng chặt chẽ thì quá trình thâm

nhập cộng đồng càng nhanh chóng, là cơ sở để các nhà chuyên môn có thể

biết được tường tận các vấn đề của cộng đồng, đồng thời cũng là cơ hội để

người dân thâu tóm vấn đề một cách tổng hợp và khoa học hơn những tình

hình thực tiễn, những vấn đề mà trước đây ít nhiều họ cũng đã được biết.

Giai đoạn này được trải qua các bước cụ thể như:

1. Tìm hiểu cộng đồng (phân tích tình hình cộng đồng).

2. Xác định nhu cầu.

3. Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể.

4. Đánh giá nguồn lực.

5. Những thuận lợi, khó khăn và những trở ngại có thể gặp của cộng

đồng.

6. Hoạch định các nội dung và kế hoạch hoạt động.

4.3.1.1. Tìm hiểu cộng đồng

Đây là bước đi đầu tiên của giai đoạn thiết kế, là cơ sở quan trọng giúp

dự án xác định được đúng tình hình thực tiễn, từ đó sẽ thiết kế được dự án

mang tính khả thi cao. Trong bước phân tích cộng đồng này cần phải xem xét

tất cả các vấn đề của cộng đồng (kinh tế - văn hóa - xã hội v.v...) một cách có

hệ thống. Nhìn chung, đó là tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng

đồng, bao gồm:

- Đặc điểm dân số, lao động theo giới tính.

- Các hoạt động kinh tế, cơ cấu kinh tế.

- Kết cấu cơ sở hạ tầng.

- Cơ cấu chính trị hiện hành.

- Phân tầng xã hội và các mối tương quan quyền lực, các mối quan hệ

trong cộng đồng.

- Vấn đề giáo dục, dân trí, văn hóa bao gồm cả vấn đề phong tục tập

quán và truyền thống.

- Tình trạng sức khỏe, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng: và kế hoạch

hóa dân số.

- Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của các tổ chức trong cộng

đồng, cũng như vai trò của những tổ chức này trong cộng đồng.

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý, các phương thức tổ chức và điều hành. Vị

trí, vai trò của người phụ nữ trong việc ra các quyết định.

- Những vấn đề cấp thiết và những vấn đề cần phải xử lý giải quyết

Đây mới chỉ là các thông tin chung mà các dự án cần phải thu thập.

Trên thực tế, có nhiều loại dự án khác nhau tùy vào từng mục tiêu, nội dung

và phạm vi can thiệp của dự án mà cần thu nhập các loại thông tin riêng; bổ

sung cho các thông tin trên.

Ví dụ, dự án nâng cao địa vị của người phụ nữ nông thôn thông qua

hoạt động tăng thu nhập và kế hoạch hóa gia đình, thì ngoài việc thu thập các

thông tin chung đã nêu trên, có thể phải thu thập thêm một số thông tin như:

- Vại trò của phụ nữ trong các quyết định của gia đình (ăn, mặc, ở, học

tập, ma chay, cưới xin, mua sắm đồ đạc, tư liệu sản xuất, vui chơi giải trí

v.v...).

- Sự độc lập về kinh tế và gánh nặng công việc của phụ nữ trong các

hoạt động như: làm ruộng, chăn nuôi, sản xuất phi nông nghiệp và các hoạt

động sản xuất khác; chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình.

- Hoạt động xã hội, đoàn thể ngoài gia đình của phụ nữ (mức độ tham

gia, lý do, đánh giá vai trò của các đoàn thể với việc nâng cao đời sống phụ

nữ và bảo vệ sức khỏe - kế hoạch hóa gia đình).

- Vấn đề chấp nhận và thực tế việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình:

+ Áp dụng các biện pháp tránh thai, trách nhiệm đối với kế hoạch hóa

gia đình của từng thành viên (vợ, chồng, bố mẹ, họ hàng v.v...).

+ Mức độ trao đổi, bàn bạc giữa vợ - chồng.

+ Số con mong muốn của vợ, chồng.

+ Mức độ kế hoạch hóa của gia đình và cộng đồng.

+ Định hướng giá trị của phụ nữ với việc sinh đẻ.

+ Định hướng của cha mẹ với những đứa con.

Tìm hiểu cộng đồng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cần có nhiều thời

gian, nhất là trong các dự án lớn, thường phải được triển khai nghiên cứu kỹ

lưỡng thông qua các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Điều

cần lưu ý trong phương pháp phân tích tình hình là:

- Không có một phương pháp đơn lẻ nào là thích hợp cho việc thu thập

thông tin từ mọi nguồn.

- Biện pháp tốt nhất là sử dụng các phương pháp khác nhau để phân

tích và đánh giá.

- Các phương pháp phổ biến nhất là: bảng hỏi (phiếu điều tra), phỏng

vấn, quan sát và thảo luận nhóm.

Ở giai đoạn đầu của dự án, kết quả phân tích cộng đồng thông qua các

dữ liệu nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các nội dung dự án phù hợp

với mục tiêu đề ra, đồng thời là cơ sở dữ liệu để xem xét, đối chiếu với các

kết quả tác động của dự án ở giai đoạn sau. Trong quá trình thực hiện dự án,

việc xem xét, phân tích tình hình của cộng đồng luôn được đặt ra nhằm giúp

cho dự án nắm bắt kịp thời các thông tin, những diễn biến cần thiết trong

cộng đồng để điều chỉnh và quản lý dự án cho phù hợp và tốt hơn. Do vậy,

việc phân tích cộng đồng không chỉ có ở giai đoạn đầu của dự án nhằm thu

thập dữ liệu đầu vào mà còn được duy trì và liên tục phân tích trong suốt quá

trình thực hiện dự án. Bởi vì, trong cộng đồng luôn có những nhân tố mới,

những thuận lợi và khó khăn mới, cũng như các tương tác mới. Do đó, tìm

hiểu cộng đồng là một việc làm liên tục cũng như hiểu biết một cá nhân là một

sự khám phá không ngừng.

Tóm lại, việc phân tích tình hình ở cộng đồng trong các giai đoạn của

dự án đã giúp cho người làm công tác phát triển cộng đồng và tất cả các

thành viên tham gia dự án xác định được bối cảnh hoạt động của dự án trong

điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và chính trị của cộng đồng, là cơ sở quan

trọng giúp cho cộng đồng xác định được những ảnh hưởng tác động tới

người dân và thấy được những nhu cầu cần phải hành động để đem lại

những thay đổi mong muốn. Thông qua đó, người dân có cơ hội nắm bắt

những khó khăn, những vấn đề cần phải giải quyết, là cơ hội cho người dân

tham gia xác định những vấn đề của cộng đồng để chính họ cùng nhau

hướng tới các hoạt động của tập thể bên trong cộng đồng về sau này.

Việc xác định hệ thống dữ liệu ban đầu này là cơ sở giúp cho việc xây

dựng nội dung dự án cũng như là điểm mốc cho các hoạt động kiểm tra, giám

sát và lượng giá tác động cuối cùng của dự án.

4.3.1.2. Xác định nhu cầu

Cùng với việc tìm hiểu cộng đồng nêu trên, việc xác định nhu cầu của

cộng đồng là khâu quan trọng và khó khăn nhất trong giai đoạn khởi động của

dự án, vì phải nhận diện đúng nhu cầu, xác định rõ ràng và cụ thể nhu cầu

mới có cơ sở tốt để xây dựng các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của

dự án.

Trong hoạt động phát triển cộng đồng, xác định nhu cầu xuất phát từ ý

kiến đại diện của người dân ở các nhóm trong cộng đồng là một vấn đề mới.

Với quan niệm trước đây người dân được xem như là đối tượng thụ động, vì

thế đã có không ít dự án bị thất bại vì không xuất phát từ nhu cầu và khả năng

của cộng đồng hay nói khác đi là không xuất phát từ ý chí và nội lực bên trong

của cộng đồng. Những dự án loại này khi lên kế hoạch và thực hiện thường

chỉ làm theo ý kiến của nhóm chuyên gia hay của lãnh đạo hoặc của một số ít

người dân có tiếng nói trong cộng đồng. Do vậy, các loại dự án này không

được xếp vào loại dự án phát triển cộng đồng.

Việc đánh giá hay xác định nhu cầu là xem xét những vấn đề trong tình

trạng hiện thực và tình trạng mong muốn đạt được trong quá trình thực hiện

dự án có nghĩa nhu cầu, là một hiện tượng, một vấn đề cần được đáp ứng

phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của người dân trong cộng đồng. Giữa nhu

cầu và điều kiện thực tại của vấn đề có một khoảng cách mà dự án là tác

nhân cần phải vượt qua cách biệt ấy.

Trên thực tế, khi thảo luận về các nhu cầu của một cộng đồng cụ thể,

thường có rất nhiều loại nhu cầu khác nhau và của nhiều đối tượng tham gia

thảo luận có trình độ nhận thức khác nhau, thậm chí người có nhu cầu đôi khi

cũng chưa xác định được rõ nhu cầu thực của họ, do mức độ tập trung, khái

quát của họ bị hạn chế hoặc do sự hiểu biết vấn đề mang cảm tính và không

xác định. Bởi vậy, lúc này cần có những ý kiến của chuyên gia tham gia qua

các cuộc thảo luận "có tính gợi mở" hoặc "nêu vấn đề" để người tham dự

thảo luận, tiếp tục tranh luận, bàn bạc trên cơ sở xác định nhu cầu một cách

chính thức này, cùng với những căn cứ khác từ nhiều nguồn thông tin và từ

nguồn lực của cộng đồng cùng với thực trạng của cộng đồng có thể đưa tới

những nhu cầu mà dự án có thể đáp ứng được. Có thể thể hiện các bước

thực hiện việc xem xét (đánh giá) nhu cầu một cách cơ bản có hệ thống như

sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu.

Bước 2: Sắp xếp các thứ tự ưu tiên trong các nhu cầu.

Bước 3: Cân đối các nhu cầu.

Bước 4: Quyết định các nhu cầu có thể đáp ứng.

Trong quá trình này, người làm công tác phát triển thường phải xử lý

rất nhiều nguồn thông tin khác nhau (tham dự thảo luận của cộng đồng, nghe

ý kiến của lãnh đạo các cấp các ban ngành, đoàn thể, ý kiến hoặc đơn từ của

cá nhân, quan sát thực tế cuộc sống của người dân trong cộng đồng, số liệu

điều tra khảo sát qua phiếu điều tra, phỏng vấn người dân v.v...). Dường như

các kênh thông tin này đều có những vấn đề xác định khác nhau, cũng có khi

trùng nhau ở một vài khía cạnh nào đó. Do đó, cần phải linh hoạt và biết kết

hợp các nguồn thông tin được phân tích và xử lý sao cho thích hợp nhất để

có thể sắp xếp được các thứ tự nhu cầu cần ưu tiên, đồng thời căn cứ vào

các nguồn kinh phí của các tổ chức tài trợ cùng với nguồn lực của cộng đồng

để cân đối các nhu cầu. Có như vậy dự án mới đạt được tính khả thi cao, đó

là sự gặp gỡ giữa nhà tài trợ và sự chấp nhận của cộng đồng với tư cách là

người sở hữu dự án. Khi đó dự án được chính thức chấp nhận và phê duyệt.

Một số kỹ thuật xác định nhu cầu.

1. Khảo sát.

2. Quan sát.

3. Bảng hỏi (Phiếu điều tra).

4. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

5. Tham gia vào cuộc họp của các tổ chức cộng đồng.

6. Hội nghị chuyên đề của cộng đồng có sự tham gia của các thành

viên trong cộng đồng với những người lãnh đạo chính thức và không chính

thức.

7. Tìm hiểu quan điểm của các tổ chức.

8. Phỏng vấn cán bộ Nhà nước.

9. Phỏng vấn bằng câu hỏi chuẩn bị sẵn và câu hỏi gợi mở.

10. Yêu cầu - kiến nghị của cộng đồng.

11. Vẽ sơ đồ áp phích và gợi ý cho những cuộc thảo luận về nhu cầu

của cộng đồng.

12. Khuyến khích cộng đồng lắng nghe chuyên gia trình bày và gợi ý họ

thảo luận các nhu cầu.

13. Xác định nhu cầu sau khi đã thảo luận.

14. Lấy ý kiến nhanh về tình trạng khó khăn hiện tại.

15. Báo cáo và hoàn chỉnh nhu cầu về những vấn đề trong cộng đồng.

16. Xem xét các kiến nghị của các đại biểu địa phương.

4.3.1.3. Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

Trước khi thực hiện dự án, chương trình hay một công việc gì đó thì

chúng ta đều phải biết chính xác mình phải làm gì, nói cách khác là việc làm

ấy đạt được những mục tiêu nào? Đối với dự án thì việc xác định mục tiêu dự

án không phải chỉ là của riêng chủ nhiệm dự án hay của các tác viên dự án

mà là của tất cả các thành phần tham gia dự án, tất cả đều phải biết chính

xác trước khi tiến hành công việc.

Về mặt lý thuyết, khi xác định đúng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ

thể trên nguyên lý tính hệ thống sẽ là điều kiện cho các hoạt động của dự án

nói chung và dự án phát triển cộng đồng nói riêng không đi chệch hướng.

Các mục tiêu cụ thể chịu sự chi phối của mục tiêu tổng quát, mục tiêu

cụ thể chính là sự cụ thể hóa của mục tiêu tổng quát thành những mục tiêu

riêng biệt. Sự đạt được từng mục tiêu cụ thể là dần từng bước đạt được mục

tiêu tổng quát. Do vậy, để một dự án được thành công thì mục tiêu tổng quát

và mục tiêu cụ thể của dự án phải được xác định rõ ràng, nghĩa là xác định

được hướng đi của dự án và nội dung công việc những vấn đề gì. Điều quan

trọng là các nội dung của mục tiêu cụ thể này phải đo lường hoặc định lượng

được, là cơ sở để lượng giá dự án sẽ đạt được trong từng giai đoạn của dự

án.

Nhiệm vụ của mục tiêu tổng quát là xác định điều mà các thành viên

trong cộng đồng mong đợi từ dự án, trên ý nghĩa chung nhất, bao trùm và

tổng hợp hàng loạt các kết quả sẽ đạt được từ dự án thông qua các mục tiêu

cụ thể mang tính thực tiễn, các mục tiêu có thể đạt được trong một thời hạn

nhất định tại một thời điểm nào đó của dự án. Do vậy, có thể định nghĩa về

mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau (Trích theo Nguyễn Thị Oanh, sđd):

Mục tiêu tổng quát

Chỉ ra mục đích cuối cùng của dự án, nói cách khác là chỉ ra phương

hướng đi tới cho tất cả những người tham gia thực hiện dự án. Do đó, điều

hệ trọng là mọi người tham gia dự án phải nhất trí về mục tiêu tổng quát của

dự án nhưng đồng thời nói lên được mục đích của những người làm dự án.

Mục tiêu cụ thể

Giải thích mục tiêu tổng quát. Khi xác định hay xây dựng mục tiêu cụ

thể cần đạt được 4 yêu cầu sau: 1) Làm gì; 2) Khi nào làm?; 3) Có thể làm

được hay không (thời gian, tiền bạc, nhân sự v.v...) và 4) Có thể đo lường

được: Người Anh đã tổng kết về mục tiêu cụ thể bằng cụm từ: SMART nghĩa

là thông minh, sắc sao, được viết tắt từ các từ: Specific, Measurable,

Attainable, Realistic và Time-bound.

Ví dụ dự án cải thiện điều kiện sống của người lao động nữ ở vùng

nguyên liệu giấy Vĩnh Phú với mục tiêu chung là: cải tạo và xây mới nhà ở

cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và 20 hộ cô đơn được hỗ

trợ về con giống trong thời gian một năm. Nếu một trong ba mục tiêu cụ thể

sau đây không đạt được thì không thể đạt được mục tiêu tổng quát của dự án

và dự án không thành công. Ba mục tiêu cụ thể đó là:

- Sửa chữa 50 căn hộ trong tình trạng dột nát.

- Xây mới 20 căn hộ cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

- Hỗ trợ lợn giống cho 20 hộ cô đơn để có điều kiện tăng thu nhập từ

chăn nuôi.

4.3.1.4. Đánh giá nguồn lực

Đánh giá nguồn lực của cộng đồng là công việc quan trọng và tiếp theo

sau khi đã xác định được những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể dựa

trên cơ sở các nhu cầu được ưu tiên sắp xếp. Điều quan trọng là phải liệt kê

những nguồn lực có sẵn và cần có để từ đó hiểu được thế mạnh của cộng

đồng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã xác định. Khi đã xác định

được nguồn lực trong cộng đồng, người làm công tác phát triển hay tác viên

dự án sẽ dễ dàng tính toán được những gì cần phải huy động thêm từ dự án

và từ bên ngoài để đạt được mục tiêu dự án.

Việc xác định nguồn lực của cộng đồng không chỉ bao gồm xác định tài

nguyên vật chất của cộng đồng mà còn bao gồm cả con người và các thiết

chế xã hội.

Nói tới con người là nói tới một nguồn lực quan trọng nhất trong mọi

nguồn lực của một quốc gia hoặc của một cộng đồng. Với trình độ văn hóa,

khả năng nghề nghiệp, tổ chức, sức khỏe, ý chí, sự hợp tác, tinh thần nhiệt

tình, trách nhiệm v.v... là những tài nguyên sức mạnh của con người. Đây

chính là sức mạnh về tiềm năng của con người, nếu biết phát triển, bồi

dưỡng, đào tạo tốt sẽ ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển.

Cùng với các nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực của cộng đồng, dự án

cần phải xem xét các tổ chức, đoàn thể, trường học, trạm y tế và người dân

tham gia dự án trong mối quan hệ ràng buộc của cộng đồng. Điều cần thiết là

phải xác định được khả năng tài chính, khả năng lãnh đạo tham gia với vị trí

là các thiết chế. Mức độ đánh giá các nguồn lực của cộng đồng càng chính

xác thì khả năng thành công của dự án càng cao, vì như vậy sẽ biết và tận

dụng được tối đa nguồn lực trong cộng đồng cả về khả năng và tiềm năng,

tránh được tình trạng lãng phí hoặc bị bỏ quên các nguồn lực trong cộng

đồng, là cơ sở để xây dựng nguồn lực cần thiết và nguồn lực chưa có sẵn

cần phải huy động thêm.

Nói tóm lại, khi lên kế hoạch thực hiện một dự án phát triển cộng đồng

cần phải biết rõ các nguồn lực trong cộng đồng, bao gồm:

- Nguồn lực sẵn có ở cộng đồng:

+ Nguồn lực vật chất (đất, nước, khoáng sản, điện, nước, đường,

trường, trạm y tế v.v...).

+ Khả năng tài chính, khả năng lãnh đạo và tham gia của các tổ chức

trong cộng đồng.

+ Các thiết chế, chính quyền, đoàn thể, hội, khả năng tham gia của

người dân.

- Nguồn lực cần thiết.

- Nguồn lực cần phải huy động thêm từ dự án và bên ngoài.

- Phương thức vận dụng tối đa các nguồn lực.

4.3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn và những trở ngại có thể gặp của dự án

Trên cơ sở các nguồn lực của cộng đồng đã được xác định cùng với

những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể được xác lập trên các thứ tự nhu

cầu đã ưu tiên, dự án có thể dự kiến những thuận lợi và những trở ngại có

thể gặp trong quá trình triển khai dự án. Bằng phương pháp "cây vấn đề" hay

phương pháp SWOT (Sương, Weaknes Opportunity v.v...) để xác định vấn đề

và những nguyên nhân sâu xa của nó. Thông thường, trong quá trình phát

triển người ta thường quan tâm đến các nhu cầu, những khó khăn, những trở

ngại và rất ít khi người ta để ý đến những mặt mạnh và cơ hội hiện có hay

những thuận lợi của dự án. Phân tích tình hình trong trường hợp này là bao

gồm việc xem xét những thuận lợi và những khó khăn, những cản trở trong

một phạm vi cụ thể để phân tích tình hình phát triển.

Việc xem xét những trở ngại có thể gặp của dự án là công việc hết sức

cần thiết để xác định được những khó khăn, trên cơ sở đó có biện pháp để

biến những trở ngại, khó khăn thành những nguồn lực và năng lực có thể có

ở dạng tiềm năng và có thể phát huy. Bởi vậy, việc xác định được những trở

ngại có một ý nghĩa quan trọng trong các giai đoạn của dự án, đặc biệt trong

giai đoạn đầu ngay từ khi lên kế hoạch để có thể có sự điều chỉnh kịp thời

bằng những hoạt động cần thiết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhìn nhận thấy hết mọi trở ngại mà

thường những trở ngại hay xuất hiện khi qua một vài quá trình hoạt động của

dự án. Xác đính được những thuận lợi, khó khăn, những trở ngại của dự án

chính là xác định được các điều kiện thực thi dự án. Để một dự án thành công

cần phải xem xét các mối quan hệ, trong đó, có quan hệ hợp tác, đối tác và

khả năng hội nhập vào dự án có một tầm quan trọng đặc biệt. Cùng với bối

cảnh ra đời của dự án, việc xác lập cơ chế làm việc, cơ chế hợp tác, những

thỏa thuận, cam kết của các bên đối tác càng chặt chẽ, càng cụ thể và có sự

thống nhất bao nhiêu thì dự án càng có khả năng thực thi và có điều kiện để

thành công bấy nhiêu.

Nếu chuẩn bị không kỹ lưỡng ở giai đoạn lập dự án, lên kế hoạch thực

thi thì dự án có thể bị thất bại, nghĩa là khả năng cũng như mọi tiềm năng

trong cộng đồng không được phát huy nên nguồn lực của dự án sẽ bị bỏ

quên và lãng phí.

4.3.1.6. Hoạch định các nội dung và kế hoạch hoạt động

Hoạch định các nội dung và kế hoạch hoạt động là yếu tố trọng tâm

trong quá trình triển khai dự án. Đây là một tiến trình tổng hợp tất cả những

quyết định cần thiết và xem xét tất cả những bước cần thiết để thực hiện các

hoạt động của dự án. Cụ thể là:

- Dự kiến kinh phí sẽ huy động ở nguồn nào?

- Nguồn lực và tài nguyên gì được huy động, sử dụng và phân bổ

chúng ra sao?

- Thời gian và tiến độ thực hiện các hoạt động thế nào?

- Việc phân công trách nhiệm cho các thành viên trong các hoạt động

của dự án thế nào?

Có thể tóm tắt các bước chính của việc xây dựng kế hoạch hoạt động

gồm: xác định các hoạt động; lập trình tự cho các hoạt động; xác định khung

thời gian cho các hoạt động; phân công trách nhiệm thực hiện các hoạt động;

chuẩn bị nguồn lực thiết yếu và vấn đề hậu cần; nguồn kinh phí hoạt động.

+ Xác đinh các hoạt động của dự án: Đây là bước quan trọng nhất

trong việc xây dựng các kế hoạch của dự án. Điều chú ý là phải liệt kê các

hoạt động chính và những đề mục trong từng hoạt động. Khi xác định các

hoạt động này phải dựa trên các mục tiêu cụ thể của dự án, căn cứ vào

nguồn lực trong cộng đồng cùng với những trở ngại đã được xem xét. Để

thực hiện tốt được bước này cần phải có sự tham gia tích cực của các thành

viên có liên quan trong dự án. Các hoạt động này cần được vạch ra chi tiết và

kỹ lưỡng, không cứng nhắc, phải ăn khớp với nhau trong sự nỗ lực đầu tư về

thời gian, công sức khi quyết định các hoạt động, đây là điều kiện thúc đẩy

khả năng thành công của dự án.

+ Lập trình tự cho các hoạt động: Trên cơ sở các hoạt động đã được

vạch ra ở bước trên, việc sắp xếp các trình tự hoạt động một cách khoa học

và có hệ thống sẽ giúp cho dự án tiết kiệm được thời gian, nguồn lực của

cộng đồng. Quá trình này đòi hỏi người lập kế hoạch phát triển phải có kỹ

năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực dự án triển khai để có thể hình thành các

trình tự hoạt động sẽ diễn ra trong một khối thống nhất của các hoạt động cho

một mục tiêu chung xuyên suốt của dự án. Cũng có hoạt động diễn ra trước

khi dự án triển khai như tìm kiếm nguồn lực tài chính, tìm đối tác, tuyển chọn

nhân viên; một số hoạt động khác như thành lập. Ban quản lý dự án, xây

dựng tổ chức của dự án cũng cần được tiến hành vào giai đoạn chuẩn bị dự

án. Trong các hoạt động cụ thể của dự án có những hoạt động có thể làm

song song, phối hợp với một số hoạt động khác, tuy nhiên, tất cả những việc

thiết lập này đòi hỏi một trình tự hợp lý và do vậy, rất cần thiết phải có sự

giám sát để kịp thời điều chỉnh.

+ Xác định khung thời gian cho các hoạt động: Cùng với việc xác lập

trình tự cho các hoạt động thì việc vạch kế hoạch về thời gian tiến hành là

công việc cần làm tiếp theo, điều này giúp cho các nhà quản lý dự án và

người thực hiện kiểm tra xem công việc có tiến triển đúng thời gian không để

kịp thời điều chỉnh. Muốn có một khung thời gian được sát, người làm dự án

phải bám sát những thuận lợi cơ bản về nguồn tài nguyên trong cộng đồng,

cũng như các trở ngại có thể có sau khi đã dự kiến.

+ Phân công trách nhiệm: Trên cơ sở và nguyên tắc "cộng đồng là

người chủ tham gia và sở hữu dự án" việc phân công trách nhiệm đảm bảo

cho dự án có hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào việc nhìn nhận, đánh

giá năng lực từng cá nhân, sở thích của họ cũng như những tiềm năng của

các thành viên khác trong cộng đồng. Quá trình phân công trách nhiệm được

đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp sẽ tạo ra động cơ tốt cho người tham gia,

giúp cho công việc được trôi chảy và hoàn thành đúng với tiến độ và mục tiêu

đề ra.

+ Nguồn lực thiết yếu và vấn đề hậu cần: Khi triển khai dự án vào từng

thời điểm khác nhau cần có những nguồn lực khác nhau -và sự chuẩn bị

phương tiện, thiết bị, nguồn vật liệu, dịch vụ khác nhau v.v... cho từng hoạt

động riêng rẽ của dự án. Việc chuẩn bị tốt các nguồn lực cần thiết cũng như

thu xếp tốt các dịch vụ hậu cần để đáp ứng với nhu cầu của các hoạt động

vào đúng lúc cần thiết, kịp để triển khai mọi hoạt động là yếu tố quan trọng

của sự thành công kế hoạch của dự án, đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn

lực có hiệu quả, không lãng phí thời gian và vật chất. Ví dụ, để tổ chức một

cuộc hội thảo lấy ý kiến từ các nhóm đối tượng của dự án cần phải chuẩn bị

về nội dung cần thảo luận và cả về nơi ăn chốn ở của các thành viên tham

gia, bên cạnh đó phải có các phương tiện phục vụ cho hội thảo như: máy

chiếu, bảng, giấy các loại, hội trường v.v... để giúp cho hội thảo được thành

công.

+ Nguồn kinh phí hoạt động: Để có nguồn kinh phí cho hoạt động của

dự án, việc chuẩn bị là khâu rất quan trọng - không có kinh phí để triển khai

thì sẽ không thu được một kết quả nào. Kinh phí cho các hoạt động dự án

phát triển cộng đồng thường được huy động từ nhiều nguồn như: nguồn từ tài

Tim hieu cong dong

Danh gia nhu cau

Muc tieu chungMuc tieu cu the

Danh gia nguon luc

Thuan loi va kho khan

Lap ke hoach cho cac hoat dong cua du an

Trach nhiem

Tham gia

Phuong tien dich vu

Ngan sach

Ke hoach

Thuc hien

Theo doi

Doi ngu quan li

Danh gia

Phoi hop

trợ của dự án, nguồn từ các tổ chức trong cộng đồng, nguồn từ trong dân,

cũng có thể vay từ các quỹ phát triển v.v... Nhìn chung, cán bộ làm công tác

phát triển cộng đồng phải xây dựng, bàn bạc chi tiết, dân chủ, công khai với

đại diện của cộng đồng, bên đối tác v.v... để xây dựng một kế hoạch ngân

sách giữa khoản thu và chi một cách cân đối và có hiệu quả. Việc xây dựng

này phải được tiến hành bằng nhiều phương án khác nhau, sau đó có thảo

luận để chọn một phương án tối ưu cho từng hoạt động để dự án được tiến

hành có hiệu quả thiết thực.

Sơ đồ 4.3. Xây dựng dự án phát triển cộng đồng

Việc lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, quyết toán rõ ràng mạch lạc

sẽ tạo điều kiện cho người dân tin tưởng và yên tâm vào công việc của dự

án. Đồng thời đây cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự đoàn kết và

phát triển bền vững trong cộng đồng, nhất là các dự án có huy động tối đa

nguồn tài chính trong dân, cần phải thường xuyên công khai kinh phí theo tiến

độ, đồng thời nếu có sự chi phí phát sinh cần phải có sự thống nhất cao trong

cộng đồng để tạo ra sự ổn định trong cộng đồng.

Mô hình xây dựng dự án ở cộng đồng được minh họa ở sơ đồ 4.3.

4.3.2. Triển khai dự án

Sau khi có một bản thiết kế dự án thì công việc tiếp theo là triển khai và

đánh giá dự án. Đây là những hoạt động cơ bản, có tính then chốt trong chu

trình của dự án phát triển cộng đồng. Nguyên tắc cơ bản của dự án phát triển

cộng đồng là tạo ra sự tự lực, tăng năng lực, quyền lực cho người dân trong

cộng đồng để họ tự giải quyết vấn đề của họ. Bởi vậy, quá trình triển khai dự

án là một quá trình hợp tác, học hỏi, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa

những người tổ chức dự án và cộng đồng nhằm phát huy tối đa tiềm năng

sẵn có của cộng đồng.

Có thể xem quá trình triển khai dự án là một quá trình thực hiện những

nội dung đã được hoạch định trong bản kế hoạch của dự án, bao gồm các

hoạt động phối hợp nhằm đảm bảo việc tham gia của các lực lượng vào quá

trình triển khai các hoạt động thuộc dự án và các hoạt động giám sát, quản lý

dự án.

4.3.2.1. Các hoạt động phối hợp

+ Trên cơ sở các nguyên tắc tham gia của các nhóm, các lực lượng

trong cộng đồng và ngoài cộng đồng, dự án có nhiệm vụ phối hợp giữa các

lực lượng để đảm bảo sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào

quá trình thực hiện dự án một cách dân chủ và hạn chế tối đa những mâu

thuẫn phát sinh trong cộng đồng. Do các thành viên trong dự án thường có

mức độ tham gia khác nhau, trong các hoạt động khác nhau, vào các giai

đoạn khác nhau, cùng với đó là lợi ích về vật chất cũng có thể khác nhau, nên

việc phối hợp tốt các hoạt động sẽ làm cho cộng đồng phát triển bền vững

nhiều mặt, không chỉ về mặt vật chất.

+ Việc phối hợp tốt các nhóm, cáo tổ chức tham gia cũng như các cá

nhân sẽ giúp cho các dự án khi triển khai không bị chồng chéo, trùng lặp,

nâng cao hiệu quả của dự án, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, nguồn lực

lao động.

+ Trên thực tế khi triển khai dự án, mỗi bộ phận, mỗi cơ quan tham gia

đều có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, sự phối hợp của dự án sẽ giúp

cho việc điều phối, điều chỉnh các hoạt động được nhịp nhàng, giúp cho dự

án thực hiện đúng tiến độ và phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn.

+ Trong quá trình thực hiện dự án có những yếu tố phát sinh ngoài kế

hoạch, việc phối hợp bàn bạc để đi đến thống nhất là hết sức cần thiết và

đảm bảo cho sự thành công của dự án sau này.

+ Với tính chất đặc biệt của dự án phát triển cộng đồng là đảm bảo sự

tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng, do vậy việc phối hợp các hoạt

động có một ý nghĩa vô cùng quan trọng giữa các lực lượng.

4.3.2.2. Hoạt động giám sát

Khi dự án được thực thi, điều cần thiết là phải theo dõi các hoạt động

khác nhau của dự án, phải đảm bảo tuân theo các chiến lược phù hợp và thứ

tự các hoạt động. Hoạt động giám sát được thực hiện bởi Ban quản lý dự án

hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn (bộ, ngành, nơi tài trợ v.v...). Trên cơ

sở các mục tiêu, nội dung và nguồn lực được xác định trong bản kế hoạch,

hoạt động giám sát nhằm bảo đảm cho dự án có thể tiến hành các công việc

một cách có hiệu quả và nâng cao năng lực cho người được giám sát. Thực

chất đây là hoạt động nhằm điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực

hiện, đồng thời hỗ trợ tại chỗ về chuyên môn thông qua quá trình kiểm tra và

giám sát.

Có thể nói, giám sát là hình thức quản lý trực tiếp, trong đó, người giám

sát xem xét tại chỗ các vấn đề, cùng với bộ phận (người) được giám sát và

các bộ phận có liên quan tìm cách giải quyết vấn đề đó. Một cách chung nhất,

trong quá trình giám sát (kể cả đánh giá) đều phải trả lời các vấn đề sau:

- Dự án đã làm được những gì?

- Các hoạt động của dự án có thực hiện đúng như đã được định ra

trong kế hoạch hay không (cả về thời gian, nguồn lực v.v...)

- Những gì chưa làm được? Lý do?

- Những vấn đề phát sinh diễn ra ở khâu nào?

- Có đáp ứng được mục tiêu xác định trước đó không, nếu không đạt

được thì đo nguyên nhân gì?

- Cần phải chấn chỉnh hoặc thay đổi tiến trình trong kế hoạch ban đầu,

hoặc tiếp thu thực hiện trong thời gian tới.

- Những hoạt động nào cần thay thế cho phù hợp với tình huống mới

khi có vấn đề phát sinh.

Với những cơ sở luận chứng của việc giám sát trên đây có thể thấy

rằng: Giám sát là việc làm thường xuyên, nhằm kiểm tra tiến độ và theo dõi

các hoạt động để kịp thời điều chỉnh. Việc kiểm tra, so sánh tiến độ trong thực

tế với kế hoạch thực hiện đã đề ra trong dự án cũng như xem xét chất lượng

hoạt động, nguồn lực của dự án đặc biệt nguồn kinh phí là nội dung thiết yếu

của hoạt động giám sát. Để cho việc giám sát đạt yêu cầu cao thì việc áp

dụng tổng hợp các phương pháp như quan sát, lắng nghe, đánh giá, phân

tích, kiểm tra và đôn đốc là hết sức cần thiết nhằm đạt được các chức năng

cơ bản của giám sát như:

- Đảm bảo mục tiêu của dự án được thực hiện.

- Tìm ra những gì đã hoạt động tốt.

- Giúp người được giám sát xác định rõ nội dung việc phải làm.

- Cải thiện kỹ năng công tác cho đội ngữ triển khai dự án

- Thúc đẩy lòng nhiệt tình, sự tham gia tích cực của đối tượng tham gia

với các hoạt động của dự án.

Việc giám sát dự án có thể là thường xuyên, có thể là định kỳ, cũng có

khi là đột xuất, tùy thuộc vào mục đích của việc cần theo dõi về chuyên môn,

tài chính hay xem xét về tiến độ v.v...

Hệ thống giám sát có thể là một tầng hay nhiều tầng, tùy thuộc vào qui

mô của dự án thuộc cấp nào quản lý (cấp Quốc gia, Bộ, Tỉnh, Viện, Huyện

hay tổ chức xã hội v.v...). Nhìn chung, các cấp giám sát tầng trên (cao nhất)

không thường xuyên như cấp trực tiếp quản lý dự án và thực hiện dự án ở

cộng đồng, tuy vậy, một khi cấp trên đã giám sát thì lại thường mang nội đung

lớn hơn và bao trùm hơn.

4.3.2.3. Hoạt động quản lý

Quản lý dự án là tiến trình tổ chức và sử dụng một cách có hiệu quả

những nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Quản lý là sử dụng hữu

hiệu tiền bạc, vật chất và con người, gọi chung là tài nguyên hay nguồn lực.

Trong dự án phát triển cộng đồng có nhiều thành phần tham gia, với các công

việc khác nhau song lại có cùng một mục tiêu chung thì cần phải quản lý, tạo

nên sự thống nhất, nếu không, sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc dự

án sẽ đi chệch hướng.

Muốn quản lý tốt, người làm công tác này cần phải có cách nhìn tổng

hợp, bao quát vấn đề, phải có kỹ năng nắm bắt vấn đề và giải quyết kịp thời

những mâu thuẫn phát sinh của dự án.

Quản lý dự án là một tiến trình gồm nhiều bước đi với những hoạt động

nối tiếp nhau, nó liên quan đến việc hoàn tất hàng loạt những công việc tạo

thành dự án - do vậy, quản lý dự án được coi như là một chu trình. Từ thực tế

cho thấy tiến trình quản lý dự án được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Khởi động dự án.

Giai đoạn 2: Tổ chức các nguồn lực.

Giai đoạn 3: Tiến hành những công việc.

Giai đoạn 4: Kiểm tra tiến độ.

Các giai đoạn trên được chia thành 10 bước như sau:

Bước 1 : Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

Bước 2: Phân công.

Bước 3: Lên kế hoạch dự án.

Bước 4: Chuẩn bị thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Thành lập hệ thống kiểm soát.

Bước 6: Tuyển chọn nhân viên.

Bước 7: Huy động nguồn lực đúng thời điểm.

Bước 8: Giám sát công việc.

Bước 9: Giám sát dự án.

Bước 10: Lượng giá dự án.

Trong tài liệu "Tập huấn cộng đồng của Hội chữ thập đỏ" các bước

trong tiến trình quản lý dự án được chỉ dẫn như sau:

Bước 1: Vào cộng đồng để chọn địa bàn.

Bước 2: Tìm hiểu cộng đồng/ khảo sát/ phân tích xã hội.

Bước 3: Hội nhập cộng đồng.

Bước 4: Nhận diện những người tích cực có khả năng trong cộng

đồng.

Bước 5: Xây dựng và bồi dưỡng nhóm lãnh đạo nòng cốt.

Bước 6: Thành lập nhóm hợp tác.

Bước 7: Vận động nhóm, phát huy tiềm năng nhóm, củng cố tổ

chức nhóm.

Bước 8: Rút kinh nghiệm, lượng giá sự phát triển của tổ chức

nhóm.

Bước 9: Mở rộng các mối liên kết với các nhóm khác trong và

ngoài cộng đồng.

Bước 10: Rút lui.

Nhìn chung, hoạt động quản lý rất đa dạng, tùy thuộc vào từng dự án

cụ thể, nhưng về cơ bản thường có một số kiểu quản lý như: quản lý nhân

lực, quản lý tài chính và quản lý vật tư.

Để thực hiện tốt công việc quản lý, điều trước tiên là phải xây dựng tốt

một cơ chế quản lý, trên cơ sở đó là việc xây dựng và triển khai kế hoạch và

cuối cùng là phải tuyển chọn nhân lực để sắp xếp phù hợp với các công việc.

* Việc xây dựng cơ chế quản lý: Đây là khâu hết sức quan trọng trong

tiến trình quản lý dự án. Việc xây dựng hệ thống tổ chức từ cơ quan lãnh đạo

cho đến các bộ phận chuyên môn, hành chính, xác định quyền hạn và trách

nhiệm của từng thành viên trong dự án (chủ nhiệm dự án, tác viên dự án, bộ

phận chuyên môn v.v...) cần phải được phân định rõ ràng.

* Xây dựng và triển khai kế hoạch: Đây là những công việc hết sức cụ

thể và đòi hỏi phải linh hoạt, không cứng nhắc, có thể điều chỉnh, thay đổi

trong những tình huống phát sinh. Quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt là

kế hoạch về ngân sách, tiến độ các công việc luôn luôn phải chú ý tới việc sử

dụng, huy động các nguồn lực, tài nguyên trong cộng đồng, cũng như việc

phải phân bổ hợp lý chúng để đảm bảo mục tiêu của dự án. Sự sắp xếp việc

gì cần làm trước, sau và tổ chức tốt các nguồn lực sẽ đảm bảo cho việc tiết

kiệm tài nguyên cũng như không gây sự lãng phí tiền bạc, công sức của cộng

đồng - là cơ sở để theo dõi tiến độ và các chỉ số cho việc kiểm tra, giám sát,

đánh giá sau này.

* Tuyển chọn nhân lực: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện, ngân sách và

cơ chế làm việc, dự án cần tuyển chọn nhân lực để hoạt động triển khai. Có

nhiều loại nhân lực cần huy động vào dự án ở các thời điểm khác nhau, thời

gian tham gia dài, ngắn khác nhau. Có thể có chuyên gia hay nhân viên làm

việc chính thức, toàn bộ thời gian (full time), có thể có chuyên gia hoặc nhân

viên chỉ làm một phần thời gian trong từng công đoạn thích hợp, nhất là các

chuyên gia về kỹ thuật và đánh giá dự án (part time). Với các dự án lớn kéo

dài, việc tuyển chọn nhân lực cho dự án thường được đấu thầu ở giai đoạn

đầu.

Trong những năm gần đây, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình

quản lý đã được chú trọng. Khuynh hướng này đã tạo điều kiện cho người

dân trong cộng đồng chủ động xây dựng, xét duyệt, thực hiện, giám sát và

đánh giá, giúp họ nắm vững kế hoạch đảm bảo cho dự án phát triển hài hòa,

dân chủ và bền vững về sau này. Do vậy, việc tuyển chọn nhân lực cho dự

án, các nhân viên tham gia vào dự án phải có kỹ năng của "một tác viên cộng

đồng" - tức là người đóng vai trò tạo thuận lợi, biết nghiên cứu, huấn luyện,

vạch kế hoạch, tổ chức và xúc tác tốt cho công việc của cộng đồng. Muốn vậy

họ phải là người có năng lực chuyên môn, có khả năng giao tiếp có phong

cách hòa đồng và trung thực, kiên trì, nhẫn nại, không áp đặt, biết khiêm tốn

học hỏi và lắng nghe ý kiến của người dân, có tinh thần khách quan vô tư và

lối sống có đạo đức được mọi người tin yêu và chấp nhận.

4.3.3. Đánh giá dự án

Phần trên đã có khái niệm về giám sát dự án, vậy giám sát và đánh giá

dự án có gì khác nhau?

- Giám sát được hiểu ngắn gọn là tiến trình theo sát tiến độ còn đánh

giá là phân tích một cách tổng thể sự thành công và hạn chế của một dự án.

- Hoạt động giám sát có một ý nghĩa hẹp hơn còn đánh giá thì được coi

là một hoạt động xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, với nội dung lớn hơn

của dự án (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, sự bền vững của dự án v.v...)

mà không chỉ là xem xét những hoạt động mang tính chất kỹ thuật hay kinh tế

đơn thuần.

- Trong mô hình triển khai dự án, hoạt động đánh giá tổng thể dự án là

khâu cuối cùng trong tiến trình triển khai dự án phát triển cộng đồng, còn

trong quá trình thực hiện dự án người ta có thể tiến hành đánh giá theo từng

giai đoạn khác nhau.

+ Đánh giá tiền dự án: là đánh giá trước khi thực hiện dự án; xem xét

và nhận định tính chất thích đáng và khả năng thực thi của dự án, của mục

tiêu cụ thể và kế hoạch công việc.

+ Đánh giá trong tiến trình dự án, ở từng giai đoạn quan trọng hoặc vào

giữa kỳ dự án - trên cơ sở phân tích và đánh giá có biện pháp sửa chữa kịp

thời hoặc chấn chỉnh những nội dung, kế hoạch để đảm bảo duy trì mục tiêu

của dự án.

+ Đánh giá cuối kỳ: khi tổng kết và kết thúc dự án nhằm xem xét những

mục tiêu đề ra có đạt được hay không.

+ Đánh giá hiệu quả tác động của dự án và tính bền vững của dự án:

được tiến hành sau một thời gian dự án đã hoàn tất (có thể sau 2 - 3 năm)

- Điều hết sức quan trọng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của

các bên có liên quan mà quan trọng hơn là có sự tham gia của người dân

trong cộng đồng. Họ là những đối tượng thụ hưởng. Đối với dự án phát triển

cộng đồng người ta thường phải chú ý tới những nhóm người bị thiệt thòi

trong cộng đồng (chẳng hạn như: người cô đơn, người nghèo, người già phụ

nữ, trẻ em v.v...) là những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng. Sự

tham gia của họ làm tăng thêm tinh thần hợp tác, sự nhiệt tình và trách nhiệm

tham gia dự án (khi dự án có gặp những khó khăn nhất định về sự huy động

nhân lực, vật lực), đồng thời để đảm bảo tính khách quan, tính công bằng

trong quá trình thực hiện các dự án phát triển.

- Trong đánh giá dự án thường do một nhóm chuyên gia có kinh

nghiệm trong các lĩnh vực dự án tiến hành đánh giá, thường là nhóm chuyên

Phat hien van de Phan tich van de

Hoat dong Quyet dinh

gia ở bên ngoài dự án có thể là chuyên gia quốc tế hoặc chuyên gia trong

nước, cũng có khi do lãnh đạo cấp trên đánh giá trong sự phối hợp chặt chẽ

với người được hưởng lợi từ dự án và các bên của dự án (cán hộ chỉ đạo

trực tiếp, các tác viên của dự án, chính quyền địa phương, bộ phận chuyên

môn v.v...).

- Nhìn chung, cả giám sát và đánh giá dự án đều có một ý nghĩa quan

trọng ở chỗ nó giúp cho chúng ta có những quyết định quan trọng và chính

xác, bởi vì nhiều khi trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh dự án vì vấn đề

nổi lên do điều kiện diễn biến khách quan. Việc đánh giá giúp cho các bên liên

quan có cái nhìn cập nhật hơn.

Có thể tóm tắt các hoạt động đánh giá theo một chu trình bằng sơ đồ

4.4.

- Trong hoạt động đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể và những

chỉ báo kèm theo. Việc xem xét kết quả không những chỉ về số lượng mà còn

cả chất lượng.

- Một hoạt động đánh giá thường được tiến hành bằng cách nào?.

Sơ đồ 4.4. Hoạt động đánh giá dự án ở cộng đồng

Thông thường khi đánh giá dự án người ta thường dùng một số

phương pháp phối hợp như: điều tra, khảo cát (survey); phỏng vấn sâu

(indepth interview); bảng hỏi (questionare), họp nhóm cộng đồng (những

người được hưởng lợi), sử dụng các báo cáo định kỳ, nhật ký dự án v.v...

- Các bước của đánh giá: công việc đánh giá được chia làm 4 bước

sau:

+ Thiết kế đánh giá: xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời

gian, nhân lực, kinh phí v.v...).

+ Thu thập thông tin.

+ Phân tích thông tin.

+ Kết luận và kiến nghị đề xuất sau đánh giá.

Trong quá trình thiết kế đánh giá, ngoài việc xem xét nội dung, mục

tiêu, phạm vi đánh giá thì điều cần xem xét là các mục tiêu cụ thể và mục tiêu

tổng quát của dự án có được đề cập rõ ràng trong thiết kế đánh giá hay

không (với nội dung đánh giá như vậy có đủ cơ sở để đánh giá các mục tiêu

của dự án hay không) .

Để công việc đánh giá được thuận lợi, người đánh giá phải xây dựng

các câu hỏi và hệ thống chỉ báo cho từng nội dung công việc cần đánh giá,

trên cơ sở đó cần có kế hoạch cụ thể cho các đánh giá.

Trong quá trình thu thập và phân tích thông tin phải đảm bảo cơ sở cho

việc trả lời các câu hỏi và chỉ báo đã đặt ra. Việc phân tích số lượng, nghiên

cứu định lượng cũng như định tính đều phụ thuộc rất cao vào năng lực và kỹ

năng cá nhân của người đánh giá, nhất là các thông tin về định tính, là loại

thông tin có tính "nhạy cảm", phụ thuộc nhiều vào quan sát, khả năng phân

tích, phán đoán, cũng như phụ thuộc vào sự lôi cuốn của người đánh giá với

đối tượng phỏng vấn. Do vậy, sau khi có các phỏng vấn sâu (thông tin định

tính) với các cá nhân, cần có sự thảo luận, trao đổi để kiểm chứng lại vấn đề

được nêu ra. Đây là phương pháp hạn chế những cái nhìn thiên kiến, lệch lạc

và chủ quan của người nghiên cứu đánh giá và quan trọng hơn là việc trao

đổi này sẽ tạo nên những ý kiến thống nhất, chung nhất của cả nhóm nghiên

cứu đánh giá.

Sau quá trình phân tích thông tin là việc viết báo cáo đánh giá và đưa

ra những kết luận, những đề nghị. Đây là một khâu trọng yếu của việc quản lý

dự án - Những kết luận cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng trên cơ sở xem

xét cẩn thận nội dung của bản kế hoạch ban đầu cùng với các mục tiêu của

dự án. Để có được những kết luận và đề nghị xác thực cần phải có sự chia sẻ

suy nghĩ thận trọng trong nhóm chuyên gia đánh giá và đôi khi phải dựa vào

cả ý kiến của cộng đồng. Ý kiến đánh giá và đề nghị có ảnh hưởng tới việc

triển khai dự án trong giai đoạn tiếp theo, hoặc bổ sung, sửa chữa, hoặc

chấm dứt dự án, hay mở rộng phạm vi v.v... Do vậy trách nhiệm của người

đánh giá là rất lớn, đòi hỏi sự khách quan trong đánh giá và rành mạch trong

diễn đạt báo cáo cũng như trong trình bày trước hội nghị, hội thảo, thông qua

đó mọi thành viên tham gia quản lý dự án cũng như cộng đồng hưởng lợi thấy

được những thành công và cả những hạn chế của mình - từ đó có thể triển

khai tốt hơn dự án ở giai đoạn tiếp theo hoặc rút kinh nghiệm cho những dự

án khác.

Tóm tắt chương 4

Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch, nhằm đạt một hay một số

mục tiêu cũng như hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một

địa bàn trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực

sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể.

Dự án phát triển cộng đồng là một kế hoạch hành động có sự phối hợp

của nhiều lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực, phân bổ chúng

một cách hợp lí để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội và từ đó tạo

ra những chuyển biến xã hội tại cộng đồng.

Dự án phát triển cộng đồng trên một phạm vi, một mô hình nào đó thì

vấn đề dân chủ phải được xem là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện

chiến lược phát triển xã hội. Mọi kế hoạch phát triển cộng đồng phải được lập

từ cơ sở, do cơ sở lập ra, không thể thiếu sự tham gia của người dân, dưới

sự hỗ trợ của những người có chuyên môn.

Chu trình dự án phát triển cộng đồng thường gồm ba giai đoạn chính

là: thiết kế, thực hiện và đánh giá.

Thiết kế dự án thường trải qua sáu bước: tìm hiểu cộng đồng, xác định

mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đánh giá nguồn lực, xác định những thuận

lợi, khó khăn và hoạch định nội dung.

Thực hiện dự án là quá trình triển khai những nội dung đã được hoạch

định trong bản kế hoạch của dự an.

Đánh giá dự án là hoạt động xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, với

nội dung bao trùm hiệu quả của dự án về kinh tế, xã hội và tính bền vững của

dự án. Đánh giá dự án bao gồm đánh giá tiền khả thi, đánh giá từng giai đoạn

và đánh giá cuối kỳ.

Chương 5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ NGƯỜI DÂN THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

5.1. Giới thiệu chungVào giữa thập kỷ 80, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - RRA

(Rapid Rural Appraisal) được sử dụng rộng rãi vào các chương trình Phát

triển nông thôn nhưng phương pháp này đã bộc lộ một số điểm hạn chế cơ

bản là:

- Cán bộ phát triển nông thôn, các nhà khoa học, các nhà tư vấn v.v...

đã thu thập thông tin từ người dân thông qua một loạt các phỏng vấn, các chủ

đề v.v... các số liệu thu thập được họ tự xử lý, lưu giữ, phân tích, nhưng

không chia sẻ trở lại với người dân.

- Cán bộ phát triển nông thôn v.v..., dùng kết quả RRA cho mục đích

lập kế hoạch thôn, bản theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án,

chương trình nghiên cứu theo kiểu áp đặt từ trên xuống v.v... Do vậy, trên

thực tế đã có không ít các dự án, các chương trình bị thất bại. Người ta nhận

thấy cần phải thay đổi thái độ và cách ứng xử trong cách tiếp cận hướng tới

người dân trong RRA sang quá trình học hỏi từ người dân để thu thập thông

tin cùng người dân phân tích, lập kế hoạch phát triển trên cơ sở nguồn lực

của họ.

Từ những nhận thức trên vào cuối thập kỷ 80, một trong những kỹ thuật

có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn đó là phương

pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân - PRA (Participatory

Rural Appraisal). Robert Chambers, Gordon Conway v.v... và nhiều nhà

nghiên cứu khác đã xây dựng phương pháp PRA từ phương pháp RRA như:

RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA thăm dò, RRA cùng tham gia v.v... trong đó,

RRA cùng tham gia là cơ sở và là cầu nối giữa RRA sang PRA, và PRA được

áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ, Kenya vào năm 1988.

Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, phương pháp PRA được

sử dụng khá phổ biến ở Ấn Độ, các nước Châu Phi và Châu Á trong các dự

án phát triển nông thôn. Đặc biệt là sự tiếp nhận phương pháp này của các tổ

chức Quốc tế và phi chính phủ, của các chương trình, các dự án phát triển tại

các nước phát triển và đang phát triển. Đây là một phương pháp mới, cần

được hoàn thiện và bổ sung trong quá trình áp dụng cho từng lĩnh vực, từng

địa phương khác nhau, bởi thế hàng năm đã có những hội thảo quốc tế về

PRA (đã có 2 hội thảo quốc tế của tổ chức tại Ấn Độ), và nhiều hội thảo quốc

gia, khu vực, trong các lĩnh vực v.v... được tổ chức. Đặc biệt các hội thảo

PRA trong lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, quản lý tài nguyên thiên nhiên và

môi trường, an toàn lương thực, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế

cơ sở, chương trình lâm nghiệp xã hội, khuyến nông - khuyến lâm, công nghệ

thu hoạch giao đất, giao rừng (tín dụng) v.v... nhằm xây dựng một kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả giúp các nhà quản lý và lãnh

đạo có nhiều kỹ năng thu thập trí tuệ và sức lực của người dân giúp cho các

kế hoạch, các chương trình phát triển đề ra, thỏa mãn các nhu cầu đời sống

của con người một cách phù hợp nhất.

5.2. Định nghĩa PRA"PRA là phương pháp bao gồm hàng loạt cách tiếp cận và phương

pháp khuyến khích lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia, chia sẻ, thảo

luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ tự

lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch cũng như giám sát kế hoạch đó, đánh giá

tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển nông thôn một

cách bền vững". (Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia

trong hoạt động khuyến nông – khuyến lâm. NXB Nông nghiệp, 1998, tr.10).

Có thể nói "PRA là quá trình dựa trên thực địa, tập trung và tương hỗ bằng

cách sử dụng hàng loạt các kỹ thuật để làm việc với dân. Điều đó tạo điều

kiện cho người dân tìm hiểu tình hình địa phương từ đó xác định và chọn vấn

đề ưu tiên và lập kế hoạch về các nguồn lực để giải quyết chúng một cách tốt

nhất" (Tài liệu hướng dẫn PRA - Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ

Điển, giai đoạn 1996 - 1998, tỉnh Vĩnh Phú, Lào Cai).

Định nghĩa trên cho ta thấy PRA có thể coi như là một quá trình nghiên

cứu linh hoạt, có hiệu quả từ cộng đồng, do cộng đồng tiến hành, trên cơ sở

các điều kiện của cộng đồng để tìm ra các giải pháp có lợi cho mình chính

bằng sự nỗ lực của cộng đồng. Các "kế hoạch phát triển thôn bản" được lập

ra bằng phương pháp PRA sẽ là kế hoạch của chính người dân trong cộng

đồng với sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức khác sẽ là một kế hoạch có

tính khả thi cao.

5.3. Mục đích của PRANhư phần định nghĩa PRA đã đề cập, PRA được xây dựng dựa trên

kiến thức và năng lực vốn có của người dân để xác định vấn đề, ra quyết

định, huy động các nguồn lực, tổ chức thực hiện v.v... Để cùng phát triển

cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng

bằng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của người dân và kỹ năng thúc đẩy tạo

điều kiện của các cán bộ phát triển đã tạo cho người dân địa phương có thể

tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình triển khai thực hiện cũng như

giám sát, đánh giá các kết quả phát triển, trên cơ sở đó mà nâng cao sự hiểu

biết và trách nhiệm của người dân.

Đối với lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền, hoạt động của PRA giúp

cho việc nắm bắt tình hình sát thực tế, có kế hoạch hỗ trợ phù hợp đối với

từng cộng đồng nói chung và từng lĩnh vực nói riêng trong quá trình phát

triển.

Trong công cuộc nghiên cứu phụ nữ - giới và phát triển, PRA giúp cho

chúng ta nắm bắt được những thông tin cụ thể về những ảnh hưởng tích cực

và tiêu cực của địa phương hoặc chương trình, của dự án đối với nữ giới và

nam giới. Những thuận lợi, khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào quá trình

phát triển. Từ kết quả phân tích giới có thể đưa ra những biện pháp điều

chỉnh và bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án thông

qua việc bảo đảm lợi ích của cả hai giới. Đặc biệt đảm bảo cho phụ nữ, các

nhóm người nghèo, yếu thế và nhóm dân tộc thiểu số bị thiệt thòi.

Thực tế cho thấy những dự án, chương trình bỏ qua vai trò, lợi ích của

giới đặc biệt của phụ nữ thường không thu được hiệu quả mong muốn. Ví dụ,

phụ nữ làm phần lớn công việc nhà nông nhưng các dự án chương trình

khuyến nông lại đào tạo nhiều nam giới hơn là phụ nữ. Kết quả PRA trong

chương trình Khuyến nông - Khuyến lâm tại 7 tỉnh Việt Nam cho thấy: "Về cơ

bản, phụ nữ thường đảm nhận 100% công việc trong chăn nuôi, đặc biệt là

heo nái nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lớp học, hội thảo chăn nuôi cũng

chỉ chiếm tới 50%. Các dạng tập huấn, hội thảo khác, nữ giới nói chung chỉ

chiếm 10%. Chẳng hạn như xã Cẩm Sơn (Cai Lậy) là nơi có phong trào phụ

nữ hoạt động khá tốt, thì số nữ tham gia các lớp IPM cũng chỉ chiếm khoảng

30% (còn lại là nam). Nhưng sang đến xã Tân Phú trong cùng huyện, có kinh

tế phát triển kém hơn thì chỉ có 2 nữ tham gia trong một lớp IPM do câu lạc

bộ khuyến nông của xã mở, còn một lớp IPM khác cũng đọ câu lạc bộ khuyến

nông ở thì không có phụ nữ tham gia. Sang đến một lớp IPM cộng đồng khác

nữa do Hội nông dân xã Tân Phú tổ chức thì cũng toàn là nam giới". (Báo cáo

kết quả đề tài Giới trong công tác Khuyên nông và khuyên lâm ở Việt Nam,

5/1999. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

Trong chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, thông qua PRA

cho thấy người phụ nữ ở vùng cao, đường sá đi lại khó khăn, đặc biệt phụ nữ

Mông có trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, họ không

muốn người ngoài trừ mẹ và em gái thăm khám cơ thể khi sinh, cho nên phần

đông phụ nữ vẫn còn đẻ tại nhà. Do vậy, chương trình đã cung cấp túi đẻ

sạch, tổ chức quản lý và thăm khám thai thông qua mạng lưới y tế cơ sở, đã

làm giảm tỉ lệ tử vong và tai biến thai sản khi sinh đẻ (Báo cáo đánh giá các

hoạt động về giới trong chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển).

Việc xem xét vai trò giới, những nhu cầu và lợi ích của giới trong các

cộng đồng một cách sát thực bằng phương pháp PRA sẽ giúp cho việc tạo cơ

hội, điều kiện nhằm đáp ứng biến đổi thực tế về phân công lao động theo

hướng tiến bộ, cơ hội khả năng đào tạo, khả năng tiếp cận và kiểm soát các

nguồn lực và ra quyết định v.v... góp phần làm biến đổi quan hệ giới, nâng

cao sự bình đẳng nam nữ trong công cuộc nghiên cứu phụ nữ.

5.4. Thời điểm cần thực hiện PRAXuất phát từ nhu cầu và mục đích đã nêu, PRA có thể áp dụng cho

những đánh giá xã hội học, những nghiên cứu về phụ nữ, phân tích về giới,

cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng, cho nhiều lĩnh vực

có cùng điểm xuất phát từ người dân, lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn

bản làm cơ sở. PRA thường được thực hiện khi:

- Cần xác định các chủ đề, vấn đề nghiên cứu các đề tài nghiên cứu

phụ nữ - giới và phát triển có sự tham gia của người dân.

- Lập kế hoạch phát triển thôn bản dựa vào cộng đồng, phát huy nội lực

và có người dân tham gia.

- Người dân trong cộng đồng, cần có những giải pháp thực tiễn để phát

triển cộng đồng của họ.

- Xem xét lại các nội dung, nhiệm vụ hoạt động của các cộng đồng cần

phát triển và mức độ phù hợp của nó (qua giám sát đánh giá) để điều chỉnh

hướng đi.

- Cần xác định các biện pháp để khắc phục những khó khăn đã và sẽ

xảy ra hoặc kế hoạch của các hoạt động tiếp theo trong từng công việc, từng

lĩnh vực phát triển.

5.5. Bộ công cụ PRACông cụ PRA là cách làm, hay kỹ năng sử dụng các phương pháp khác

nhau nhằm thu hút người dân vào quá trình đánh giá tình hình, phân tích và

lập kế hoạch phát triển cộng đồng. Có nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ

lại thường bao gồm một hay nhiều phương pháp, đòi hỏi người sử dụng phải

có kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng công cụ PRA. Thông thường, người ta

thường phân chia các công cụ như sau:

- Các công cụ phân tích về không gian: vẽ sơ đồ thôn bản, xây dựng sa

bàn, điều tra tuyến đi, lát cắt, khảo sát hiện trường.

- Các công cụ phân tích theo thời gian: lập bảng lược sử thôn bản, theo

hướng thời gian, biểu đồ v.v...

- Các công cụ phân tích nội dung, cơ cấu v.v...

- Các công cụ phân tích những ảnh hưởng và quan hệ: lịch mùa vụ,

phân loại hộ gia đình, sơ đồ VENN (quan hệ của các tổ chức và phân tích tổ

chức) v.v...

- Thảo luận nhóm (làm việc nhóm sở thích, nhóm lãnh đạo thảo luận

nhóm nam/nữ để tìm hiểu nhu cầu sở thích của hai giới v.v...).

- Họp dân: đây là công cụ có tính quyết định trong việc phân tích bên-

cạnh phương pháp phỏng vấn linh hoạt v.v... Họp dân thể hiện sự tham gia,

đóng góp đầy đủ nhất của người dân trong quá trình thực hiện các đợt đánh

giá PRA. Trong PRA, nhiều cuộc họp dân được tổ chức (có thể từ 3 - 5 lần)

khám:

Kiểm tra lại và bổ sung thông tin.

Bổ sung và thống nhất các giải pháp cho thôn bản.

Thống nhất chương trình hành động và cam kết thực hiện

Thông thường có thể tổ chức ba cuộc họp: Cuộc họp lần thứ nhất

nhằm mục đích giới thiệu chung về đợt đánh giá tại thôn bản, lý do, mục

đích , kế hoạch làm việc, phương pháp và kêu gọi sự tham gia, thông báo kế

hoạch làm việc ngày thứ hai. Cuộc họp thứ hai trình bày và thảo luận kết quả

làm việc hàng ngày, thống nhất định hướng cho kế hoạch hành động. Cuộc

họp dân lần ba tổ chức vào ngày cuối của đợt PRA nhằm mục đích trình bày

dự thảo kết quả, đóng góp bổ sung và thảo luận, thống nhất kết quả hành

động.

Hoặc trong dự án quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ lưu sông

Mêkông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (10/2000), tài liệu hướng dẫn PRA đã yêu

cầu có bốn cuộc họp dân trong nội dung trình tự và các bước thực hiện như

sau:

- Bước 1: Chuẩn bị (tổ chức, lập kế hoạch thực hiện chi tiết, thu thập

thông tin, đào tạo tập huấn, họp dân lần 1, xác định địa điểm giao đất lâm

nghiệp).

- Bước 2: Khảo sát thực địa (điều tra lập bản đồ thực trạng sử dụng đất

lâm nghiệp, họp dân lần 2, điều tra đánh giá tình hình kinh tế xã hội, thông

báo kết quả cho dân ở cuộc họp lần 3).

- Bước 3: Xây dựng phương án (họp dân lần thứ 4 viết báo cáo phương

án).

- Bước 4: Thẩm định và phê duyệt.

- Bước 5, 6, 7: Lập thủ tục thu hồi đất (nếu có), phân chia đất và lập hồ

sơ pháp lý, bàn giao rừng và đất rừng.

Để các cuộc họp trên có kết quả tốt, tài liệu cũng đã đưa ra những yêu

cầu sau:

- Đảm bảo sự có mặt đại diện tất cả các hộ dân của thôn tham gia trong

đó tỉ lệ nữ tối thiểu chiếm 30%.

- Đại bộ phận người dân tham gia đều hiểu rõ nội dung cuộc họp và có

nhiều ý kiến phản hồi từ phía các đối tượng khác nhau (già làng, lãnh đạo

thôn, phụ nữ, thanh niên).

Để đạt được các yêu cầu nói trên cần thiết phải thực hiện các bước

sau:

- Bàn bạc thỏa thuận trước với lãnh đạo thôn về địa điểm thời gian, nội

dung và người chủ trì cuộc họp.

- Nội dung cuộc họp nên trình bày trên giấy khổ lớn (Ao) một cách ngắn

gọn, dễ hiểu hoặc có thể mô hình hóa dưới dạng sơ đồ, bảng, biểu, hình ảnh

để người dân tham gia, tham khảo trước hay trong khi họp.

- Trong nhiều trường hợp nội dung cuộc họp nên được dịch sang tiếng

địa phương để tiện cho việc trao đổi thông tin.

- Tất cả các sản phẩm của cuộc họp cần được lưu lại ở thôn, tạo cơ hội

cho những người vì lý do nào đó không thể đi họp hay những người chưa

hiểu rõ nội dung cuộc họp có thể tìm hiểu thêm.

- Đa sống người dân, nhất là phụ nữ vốn rụt rè. Do vậy, cần phải động

viên họ tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến.

- Kết quả cuộc họp cần được ghi nhận cẩn thận, đầy đủ và trung thực,

đọc lại cho mọi người cùng nghe v.v...

Có thể nói, đối với các loại dự án thuộc loại này, các công cụ PRA và

RRA: như lập bản đồ, đắp sa bàn, lịch sử thôn bản, sơ đồ Venn, phân loại

kinh tế hộ, phân loại cây trồng nông nghiệp, ma trận đánh giá tiềm năng lâm

sản ngoài gỗ, phân loại rừng, đánh giá tiềm năng đất đai v.v. . . thường xuyên

được sử dụng.

Tùy theo nội dung vấn đề thu thập để sử dụng các công cụ PRA một

cách linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở nguyên tắc:

- Tạo ra quá trình học hỏi, chia sẻ từ hai phía, tìm hiểu những điểm

hợp lý, không hợp lý, người ủng hộ, không ủng hộ ở mọi tình huống.

- Sử dụng tối ưu các phương pháp, công cụ kiểm tra chéo thông tin,

nhất là các thông tin có liên quan đến phụ nữ và người nghèo.

- Để người dân tự làm, không làm thay, không thành kiến, v.v...

Để thực hiện tốt hoạt động PRA thì việc tạo lập mối quan hệ nhằm đạt

được sự tin tưởng, sự liên kết tốt trong quá trình làm việc là rất cần thiết. Bên

cạnh đó, kỹ năng giao tiếp như sự chú ý, quan sát, lắng nghe, giải thích rõ,

tạo đề xuất mở để hướng dự thảo luận (không phải là thông qua và phê

chuẩn), đặt câu hỏi, phản ánh, trao đổi và thu thập thông tin là rất quan trọng

khi làm việc với người dân địa phương.

5.6. Thực tế áp dụng PRA ở Việt NamTrong những năm qua, đặc biệt vào những năm 90, PRA được các

chương trình của chính phủ, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ

nước ngoài ở Việt Nam, áp dụng trong các chương trình, các dự án liên quan

đến phát triển nông thôn, đặc biệt trong việc phân tích giới và lập kế hoạch

phát triển thôn bản, đã mang lại những thành công nhất định trong việc khai

thác, phát huy những nguồn lực của cộng đồng vào phát triển kinh tế - văn

hóa - xã hội ở nông thôn. Đặc biệt ở nông thôn miền núi, những nơi áp dụng

PRA có hiệu quả đã tạo ra một sự đột phá trong nếp nghĩ, tư duy và hành

động của người dân đã có tác động trở lại không nhỏ tới phương thức quan

lý, lãnh đạo trong vùng.

Có thể nói, ở Việt Nam, lần đầu tiên PRA được áp dụng một cách có hệ

thống trong chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển, do SIDA

tài trợ trên một địa bàn rộng và trong một thời gian dài từ 1991 - 1994 tại 5

tỉnh Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang, với việc lập kế

hoạch phát triển cho 70 thôn bản.

Từ cuối năm 1994 tới nay trong chương trình phát triển nông thôn miền

núi của 5 tỉnh phía Bắc do SIDA tài trợ cũng tiếp tục sử dụng phương pháp

này cho việc lập kế hoạch thực hiện, giám sát, đánh giá các dự án thôn bản

cho khoảng 200 cộng đồng (Phương pháp đánh giá nông thôn có người tham

gia trong hoạt động khuyến nông - khuyến lâm. NXB Nông nghiệp 1998 –

tr.12). Đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ vùng khó khăn thuộc Chương trình hợp

tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc với sự giúp đỡ kỹ

thuật của các chuyên gia Viện Quốc tế Tái thiết Nông thôn (IIRR) Philipin, bộ

môn Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ Đại học Y khoa Hà Nội, hàng loạt các khóa

đào tạo nhóm PRA nòng cốt ở các tỉnh, huyện, xã và thôn bản được mở ra.

Kết quả là đến tháng 11 năm 1997, chương trình đã đào tạo cho mỗi tỉnh 4

cán bộ nòng cốt và lớp cán bộ trong 13 huyện, nắm được phương pháp PRA,

có khả năng đào tạo lại cho các xã và thôn bản. Đã tiến hành điều tra PRA ở

202 thôn bản và đang từng bước tiếp tục mở rộng (Bộ Y tế - Báo cáo phân

tích chương trình Y tế hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, 1994 - 1997).

Một trong những dự án áp dụng nhiều PRA trong các giai đoạn của dự

án và được duy trì thường xuyên phải kể tới Chương trình Dự án Lâm nghiệp

Xã hội Sông Đà (SFDP) giữa Chính phủ Đức và Việt Nam (1993 - 2004) do

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Công ty Hợp tác Kỹ

thuật Đức (GTZ) thực hiện, chương trình An toàn lương thực ở Quảng Bình

do GTZ thực hiện (năm 1994), dự án quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia

của người dân Hoành Bồ - Quảng Ninh (FAO/Belgium), lập kế hoạch sử dụng

đất và giao đất lâm nghiệp tại Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế

(FAO.020/Italia). Dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ năm 1999 quản lý bền

vững tài nguyên vùng hạ lựu sông Mêkông trên địa bàn Đắk Lắk (2000), v.v...

và hàng loạt các dự án của các tổ chức phi Chính phủ như: Quĩ Nhi đồng

Anh, các tổ chức OXFAM, CIDSE, v.v... mà chúng tôi có dịp biết đến trong

quá trình tham gia khảo sát xã hội học, xây đựng dự án và đánh giá dự án

trong những năm qua.

PRA thực sự trở thành một công cụ lập kế hoạch phát triển có sự tham

gia của người dân ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện nông

thôn Việt Nam.

Quá trình thực hiện PRA ở Việt Nam đã gặp phải không ít những khó

khăn, trở ngại về mặt tư tưởng, thói quen tập quán. PRA là một cách làm đảo

ngược với cách nghĩ, cách làm đã bám rễ rất sâu. Đó là mệnh lệnh từ trên,

người dưới phải tuân phục người trên, sáng kiến không được xuất phát từ

dưới, trong giáo dục thì chỉ có một cách làm là "nhồi sọ" hay "sự tiếp nhận

một chiều". Thêm vào đó với thời gian khá dài theo chế độ quản lý tập trung

bao cấp, sự áp đặt từ trên xuống lại càng nặng nề. Những sáng kiến, hay sự

sáng tạo thường ít được chấp nhận, trong một thời gian tính e dè, phòng thủ,

thu mình lại càng ảnh hưởng tới việc áp dụng PRA.

PRA trong phát triển cộng đồng đã khuyến khích sáng kiến từ dưới lên

đã khó nhưng sự tự kết hợp của chính người dân để giải quyết vấn đề của

mình lại càng khó hơn. Sự tin tưởng tuyệt đối, vô điều kiện vào khả năng

vươn lên của người nghèo, hay những thành phần xã hội thấp kém nhất là

một giá trị nhân bản còn xa lạ. Khó khăn và đáng lo ngại hơn là các cán bộ

làm công tác phát triển cộng đồng bấy lâu nay là sản phẩm của cách giáo

dục, quản lý cũ nên họ khó sửa đổi được do quen bao cấp, áp đặt, làm thay

thế cho dân trong khi thực hiện PRA ở một số khâu. Trong khi PRA trong phát

triển cộng đồng đòi hỏi một sự nỗ lực thực sự của người dân, chia sẻ những

suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận biết và khả năng

tự giải quyết vấn đề xuất phát từ nhu cầu khả năng cụ thể của cộng đồng và

điều này không phải là không đụng chạm đến "quyền ra quyết định" theo lối

chủ quan của lãnh đạo.

Bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn khác khi tổ chức thực hiện

PRA như:

- Thời gian thực hiện PRA tại cơ sở trong khoảng 5 - 7 ngày tùy thuộc

vào mục đích của từng đợt đánh giá, nhưng để làm tốt 5 - 7 ngày đó thì phải

có một thời gian tương đối dài để chuẩn bị đào tạo, tập huấn phương pháp

cho cán bộ nòng cất thực hiện ở các tuyến (từ tỉnh huyện, xã tới thôn, bản) để

họ có khả năng tự triển khai, thực hiện, thu thập thông tin, phân tích và cuối

cùng là viết báo cáo và tổng hợp. Trên thực tế, giai đoạn đào tạo thường ít

được thực hiện đầy đủ nên trong một số trường hợp cán bộ dự án, những

cán bộ ở cấp trên đôi khi làm thay thế người dân. Người dân thường chỉ được

nghe nói qua về phương pháp, được mời tới tham dự họp mà ít biết được đầy

đủ các bước và nội dung của phương pháp!

- Khi thực hiện PRA tại thôn bản, đòi hỏi cần có nhiều nông dân tham

gia, có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất nếu việc làm PRA được tổ chức vào

đúng mùa vụ gieo trồng hay thu hoạch của người dân.

- Tổ cán bộ PRA gồm nhiều người cho nên có lúc gặp khó khăn trong

việc tổ chức thực hiện ở thôn, bản.

- Ngoài ra cũng phải kể tới một số phong tục tập quán của nhiều địa

phương, những ứng xử đối với người phụ nữ và điều kiện kinh tế, xã hội khác

có ảnh hưởng tới việc thực hiện PRA tại thôn bản.

- Trong quá trình thẩm định phương án đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ đại

diện các bên có liên quan tham gia (các nhà ra quyết định, đại diện cơ quan

chức năng, đơn vị thực hiện, đại diện người hưởng lợi, nữ giới và nam giới),

nhằm xem xét tính phù hợp tính công bằng, tính khả thi (khả năng đáp ứng

nhu cầu, nguyện vọng của hai giới, khả năng đáp ứng nhu cầu kỹ thuật), tính

hiệu quả, trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung. Tuy

nhiên, trên thực tế thì nhóm dân tộc thiểu số và một số bộ phận dân cư kém

phát triển, những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt thường có ít khả năng tham

gia đầy đủ vào quá trình thực hiện dự án và hưởng lợi, nếu không có một cơ

chế "dân chủ thực sự".

Mặc dầu vậy, PRA cũng có nhiều thuận lợi bởi triết lý của phương pháp

này hoàn toàn phù hợp với qui chế dân chủ ở cơ sở, trên cơ sở "lấy dân làm

gốc", "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Bởi thế, khi người dân nhận thấy tiếng nói của mình được lắng nghe,

ghi nhận thì càng thúc đẩy sự đóng góp của họ, chỉ cần một sự định hướng,

một sự tập huấn cơ bản ở giai đoạn đầu áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể thì

họ có thể áp đụng cho giai đoạn sau hoặc ở lĩnh vực khác mà không mấy khó

khăn!.

Hơn nữa, cơ cấu tổ chức xã hội, đặc biệt là các đoàn thể quần chúng

như: hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Cựu chiến binh với mạng

lưới chân rết rộng khắp và xuống tận cơ sở là một điều kiện thuận lợi cho

công cuộc phát triển, thoát dần khỏi sự xơ cứng của những năm trước. Các

đoàn thể đã ngày càng đa dạng hóa các hoạt động để hướng về phúc lợi xã

hội, kinh tế gia đình, chăm sóc sức khỏe, tín dụng, xóa đói giảm nghèo, xúc

tiến việc làm v.v... không những gần gũi với phát triển cộng đồng mà bản thân

những tổ chức này cũng nhận thấy rằng cần phải có phương pháp trong hoạt

động phát triển cộng đồng để tăng hiệu quả áp dụng. Do vậy PRA được sự

hưởng ứng tích cực của đông đảo các tổ chức ở cơ sở, bên cạnh sự tham gia

hưởng ứng tích cực của quần chúng và đồng thời cũng là hội viên của họ.

Thực tế cho thấy, cách tuyên truyền ồ ạt, áp đặt từ trên xuống trong

một số chương trình, dự án phát triển nông thôn đã ít nhiều bị thất bại. Trước

tiên phải kể đến là Chương trình Dân số - Sức khỏe, Kế hoạch hóa gia đình.

Chúng ta đã đưa vào kế hoạch giai đoạn từ 1981 - 1985 là giảm tỉ lệ tăng dân

số xuống 1,7%. Tiếp theo mục tiêu đó lại được khẳng định trong nghị quyết

Đại hội VI về kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 nhưng thực tế, đó chỉ là ý muốn

chủ quan, sự áp đặt từ trên, nên chúng ta đã không đạt được chỉ tiêu này

trong giai đoạn kể trên. Thật vậy, sự thay đổi hành vi phải tự nguyện, thói

quen tập quán và những giá trị văn hóa lạc hậu chỉ có thể khắc phục bằng nỗ

lực của toàn cộng đồng. Năng động và sáng tạo trên cơ sở nắm vững qui luật

vận động của dân số để không nôn nóng và chủ quan trong việc thực hiện

mục tiêu dân số, quyết tâm cao trong chỉ đạo thực hiện, song không thể thay

thế tính tự nguyện, tự giác của chủ thể bằng mệnh lệnh cưỡng ép và áp đặt.

Trong lĩnh vực này, ở Việt Nam trong vài năm qua đã có nhiều chuyển biến

nhờ thay đổi phương pháp, cách nghĩ, cách làm "Không chỉ y tế hóa cuộc vận

động thực hiện sức khỏe - dân số - kế hoạch hóa gia đình mà phải xã hội hóa

cuộc vận động" (Tương Lai - Sđd tr.4). Chương trình quản lý tài nguyên thiên

nhiên rừng ở Việt Nam trong những năm qua cũng cho thấy một điều rằng

"không có một đội ngũ kiểm lâm nào đủ lớn, không có một chiếc khóa nào đủ

rộng để bảo vệ và canh giữ được cửa rừng nếu không tạo ra được sự tham

gia hưởng ứng của người dân và hiệu quả cụ thể của phương pháp bảo vệ

rừng cộng đồng bằng những qui định, qui ước bảo vệ rừng do chính người

dân xây dựng nên trong kế hoạch phát triển thôn bản ở một số địa phương

như huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa (Dự án Quản lý và Bảo vệ bền vững tài

nguyên thiền nhiên của CARE), ở 2 huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và Tủa

Chùa, tỉnh Lai Châu (Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - của GTZ)

đã chứng minh tính đúng đắn của phương pháp".

Ở Việt Nam, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, lịch sử

đã chứng minh sự nghiệp của đất nước gắn chặt với sự nghiệp nhân dân.

Các triều đại hưng thịnh thời phong kiến đều biết lấy dân làm gốc. Đảng ta đã

xác định Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chủ tịch

Hồ chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam luôn nhắc nhở cán bộ:

"Muốn phục vụ người dân tốt phải 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với

dân". Bằng cách giúp cho người dân tự phân tích tình hình thôn bản, giác ngộ

về hoàn cảnh của mình, giúp họ có kỹ năng tổ chức để tự quản và đi lên bằng

chính sức của mình. PRA trong nghiên cứu phụ nữ - giới và phát triển cộng

đồng đã đáp ứng một phần của yêu cầu này. Đồng thời PRA cũng góp phần

tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển cộng đồng ở nông

thôn. Sự bình đẳng trong các cơ hội việc làm, đào tạo, hưởng thụ, quyền ra

quyết định của nam giới và nữ giới. Bởi vậy, việc sử dụng PRA là một nhu

cầu thiết yếu. Quá trình trao đổi, học hỏi để có kinh nghiệm khi sử dụng PRA

vào các công việc nghiên cứu phụ nữ - giới và phát triển cộng đồng ở Việt

Nam là một công việc cần thiết để hoàn thiện một phương pháp, nhất là khi

nó được triển khai ở diện rộng.

Tóm tắt chương 5

PRA là biện pháp hỗ trợ cho việc lập kế hoạch có người dân tham gia

để thực hiện "dân chủ ở cơ sở" và thực hiện "phân cấp" theo chủ trương của

Đảng ta.

PRA là quá trình dựa trên thực địa, tập trung và tương hỗ bằng cách sử

dụng hàng loạt các kỹ thuật để làm việc với dân. Điều đó tạo điều kiện cho

người dân tìm hiểu về tình hình địa phương để xác định, chọn vấn đề ưu tiên

và lập kế hoạch về các nguồn lực nhằm giải quyết những vấn đề đó một cách

tốt nhất.

PRA được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của người

dân từ đó xác định vấn đề, ra quyết định, huy động các nguồn lực, tổ chức

thực hiện v.v... để cùng phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua

sự nỗ lực của chính cộng đồng. Bằng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của

người dân và kỹ năng thúc đẩy, tạo điều kiện của các cán bộ phát triển đã tạo

cho người dân địa phương có thể tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá

trình triển khai thực hiện cũng như giám sát, đánh giá các kết quả phát triển,

trên cơ sở đó nâng cao sự hiểu biết và trách nhiệm của người dân.

Để thực hiện tốt hoạt động PRA thì việc tạo lập mối quan hệ nhằm đạt

được sự tin tưởng, sự liên kết tốt trong quá trình làm việc là cần thiết, đẩy

mạnh kỹ năng giao tiếp sự chú ý quan sát, lắng nghe, giải thích rõ, tạo đề

xuất mở để hướng sự thảo luận, đặt câu hỏi, phản ánh, trao đổi và thu thập

thông tin là rất quan trọng khi làm việc với người dân địa phương.

Việc thực hiện PRA ở Việt Nam còn khá mới mẻ nên hiện tại còn gặp

nhiều khi khăn. Tuy vậy, các dự án phát triển cộng đồng hiện nay hầu hết

được xây dựng và tìm hiểu cộng đồng bằng phương pháp này. PRA là một

biện pháp đảo ngược với cách nghĩ, cách làm đã bám rễ rất sâu. Đó là mệnh

lệnh từ trên xuống, người dưới phải tuân phục người trên, sáng kiến không

được xuất phát từ dưới.

Phụ lục. TÓM TẮT MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

A. Dự án phát triển sản phẩm hữu cơ/ sinh thái hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam

Cơ quan chủ trì: Trung tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh (NEDCEN).

Cơ quan tài trợ: NOVIB (Hà Lan).

Trung tâm NEDCEN đã triển khai một số dự án phát triển sản phẩm

hữu cơ/ sinh thái hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam với mục tiêu chung là hỗ trợ

để tạo điều kiện cho người nông dân nghèo và phụ nữ có thêm việc làm, tăng

thu nhập và tăng cường năng lực cho cộng đồng thông qua phát triển sản

phẩm hữu cơ/ sinh thái. Trung tâm đã và đang triển khai dự án nuôi ong sinh

thái ở xã Nậm Lành, Văn Chấn - Yên Bái và xã Hòa Bình, Thị xã Hòa Bình.

Dự án trồng lúa sinh thái tại xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và

trồng nấm sinh thái tại xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau đây là tóm tắt về dự án trồng lúa sinh thái tại cộng đồng xã Biên Sơn.

1. Dự án trồng lúa hữu cơ/ sinh thái

Dự án chính thức được triển khai từ đầu năm 2000 và kết thúc năm

2002, nhưng việc nghiên cứu tại hiện trường và khâu chuẩn bị thì đã tiến

hành trước đó hơn một năm. Mục tiêu chung của dự án trồng lúa hữu cơ/

sinh thái nằm trong mục tiêu chung của dự án sản xuất sản phẩm hữu cơ/

sinh thái. Dự án trồng lúa có mục tiêu cụ thể như sau:

- Giúp nông dân nghèo sản xuất lúa với số lượng lớn, chất lượng cao

làm công cụ để xóa đói giảm nghèo.

- Giúp phụ nữ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của dự

án, nâng cao bình đẳng giới trong cộng đồng.

- Xây dựng và nâng cao năng lực cho người dân khi tham gia dự án để

phát triển sản xuất các sản phẩm hữu cơ.

- Giúp người dân phát triển thị trường cho các sản phẩm hữu cơ.

- Xây dựng mạng lưới giúp đỡ người nghèo phát triển các sản phẩm

hữu cơ/ sinh thái.

2. Địa điểm thực hiện dự án

Thôn Cãi, xã Biên Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Sở dĩ chọn địa

phương này vì Biên Sơn là một xã nghèo trong 30 xã, thị trấn của huyện Lục

Ngạn, là một xã miền núi nằm cách trung tâm thị trấn Cho hơn 15km với diện

tích tự nhiên là 4.209 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 203,67 ha

(48%), diện tích đất trồng cây ăn quả 540 ha (10,7%) còn lại là đất đồi trọc và

đất lâm nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 trong toàn xã chiếm 34,9% - là mức

cao so với tỷ lệ chung của toàn quốc (11% - năm 2000 ). Dân số của Biên

Sơn tính đến tháng 1 năm 2002 là 6.503 người, trong đó, có 50,4% là nữ. Số

nhân khẩu bình quân trong một hộ là 5,12 người. Biên Sơn có 4 dân tộc cùng

sinh sống là dân tộc Kinh, Tày, Nùng và Hoa, nhưng chủ yếu là người Nùng

chiếm 55%, người Kinh chiếm khoảng 30%, người Tày chiếm 10% và còn lại

là người Hoa chỉ chiếm 5%.

Khu vực triển khai trồng lúa sinh thái nằm trên cánh đồng thuộc thôn

Cãi, là một trong 18 thộn của xã Biên Sơn, với diện tích trồng lúa hơn 10 ha.

Thôn Cãi có 140 hộ với 619 người, bình quân 4,9 người/hộ (tính đến hết

tháng 1 năm 2002), tỷ lệ nữ trong thôn chiếm 50,5%. Cũng như tình hình

chung ở xã Biên Sơn, tuy chỉ là một thôn nhưng thành phần dân tộc của thôn

Cãi cũng khá đa dạng, gồm 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Nùng

gồm có 400 người (chiếm 57,9%), dân tộc Kinh 249 người (chiếm 36%), dân

tộc Tày 32 người (chiếm 4,6%) còn lại là 10 người Hoa từ nơi khác lấy chồng

ở tại thôn Cãi. Các dân tộc ở Biên Sơn cũng như ở thôn Cãi sống xen kẽ

nhau từ hàng trăm năm nay nên ít nhiều đã ảnh hưởng lẫn nhau về tập quán

sống và lao động, tất cả đều nói được và dùng tiếng phổ thông trong giao

tiếp, hầu như những nét đặc biệt về lối sống cũng như các phong tục tập

quán của từng dân tộc thiểu số không còn thể hiện rõ như các vùng dân tộc

sống cách biệt khác.

Cơ sở hạ tầng của xã Biên Sơn nói chung và thôn Cãi nói riêng còn khá

nghèo nàn. Gần đây, do có sự hỗ trợ của đơn vị quân đội nên đã có đường

nhựa chạy tới xã, còn lại các đường khác trong thôn vẫn là đường đất, rất

khó khăn trong việc đi lại về mùa mưa. Tuy xã đã được cung cấp điện hàng

chục năm nay nhưng cũng chỉ có 70% số hộ có điện, số hộ còn lại do ở quá

xa đường dây nên vẫn chưa có điện sinh hoạt.

3. Các hoạt động của dự án

- Sau khi đã khảo sát tìm được địa bàn để triển khai dự án, việc đầu

tiên của ban quản lý dự án là thương thuyết với lãnh đạo xã Biên Sơn thông

qua Liên hiệp các hợp tác xã của tỉnh Bắc Giang để được sự nhất trí triển

khai dự án.

- Họp bàn với toàn thể các hộ gia đình của thôn Cãi để tuyên truyền về

ý nghĩa của dự án và lấy ý kiến dân chủ của người dân về sự hưởng ứng

tham gia dự án.

- Thành lập ban chỉ đạo, quản lý dự án cấp tỉnh, xã (thôn) cụ thể là

thành lập câu lạc bộ lúa sinh thái xã Biên Sơn gồm ban chủ nhiệm và 10 tổ

trưởng ở các xóm của thôn Cãi, tiến hành cam kết giữa các hộ gịa đình và

Ban quản lý dự án về sự nhất trí tham gia dự án.

- Tiến hành tập huấn kỹ thuật (làm đất, gieo trồng và chăm bón lúa theo

kỹ thuật mới).

- Cung cấp các nguồn đầu vào cần thiết khác.

- Tập huấn và tư vấn về giới cho người dân vùng dự án.

- Quảng cáo, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo chất

lượng cao.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm theo định kỳ.

4. Kết quả đã đạt được

* Về nhận thức

- Người dân vùng dự án đã hiểu được khái niệm sản xuất sản phẩm

hữu cơ/ sinh thái nghĩa là áp dụng biện pháp sản xuất mới không dùng các

chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu mà thay vào đó là phân hữu

cơ ủ mục, các chế phẩm vi sinh để làm ra sản phẩm không bị ô nhiễm hóa

chất, đất canh tác không bị bạc màu, ô nhiễm và được cải tạo liên tục qua các

vụ, tạo ra môi trường trong lành cho người và các sinh vật khác.

- Thông qua tập huấn, tư vấn về giới, mọi người dân vùng dự án đã

hiểu thêm về sự bất bình đẳng giới đã tồn tại lâu đời ở ngay chính địa

phương họ, qua các hoạt động tư vấn và phân tích giới, lập kế hoạch hành

động về giới. Những người hưởng lợi không những đã nâng cao nhận thức

về giới mà họ còn thay đổi trong hành động hàng ngày để nâng cao bình

đẳng giới như phân công lao động hợp lý hơn trong hộ gia đình, nam giới đã

chia sẻ gánh nặng công việc hàng ngày với nữ giới, người phụ nữ tự tin hơn

khi tham gia và làm chủ nhiều hơn trong các hoạt động của dự án.

* Về hiệu quả kinh tế

Đã qua 4 vụ lúa, năng suất ngày càng tăng do đất tốt dần, do người

dân ngày càng thuần thục với kỹ thuật canh tác mới, người dân đã tăng được

thu nhập do lúa làm ra có giá trị hơn từ 500 - 700đ/kg so với lúa thường trước

đây.

* Về năng lực quản lý cộng đồng

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã thể hiện được năng lực quản lý ngày

càng tăng qua các hoạt động của dự án. Các tổ trưởng đã tích cực trong các

khâu giám sát, động viên các hộ thành viên của tổ thực hiện tốt các hoạt động

của dự án. Qua các hoạt động này, tính cộng đồng ngày càng được bền chặt

vì họ thường xuyên quan hệ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau.

* Về sản xuất lương thực

Từ nền sản xuất chủ yếu là tự cấp, tự túc, người dân đã tiếp cận được

với thị trường trong việc trao đổi sản phẩm lúa gạo chất lượng cao.

Một điều đặc biệt trong dự án này là ngay từ khâu thiết kế dự án, Chủ

nhiệm dự án đã đưa vấn đề giới là một hoạt động để đạt được mục tiêu tăng

cường sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động của dự án, nâng cao bình

đẳng giới trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc đào tạo nâng cao nhận thức về

giới, việc tư vấn và lập kế hoạch hành động về giới được tiến hành song song

cùng các hoạt động khác và dẫn đến kết quả thu được khá rõ nét. Trong khi

đó, nhiều dự án khác cho đến nay nếu có quan tâm cũng mới chỉ lồng ghép

khía cạnh giới vào các hoạt động của dự án và khi đánh giá thì các chuyên

gia về giới cố tìm kiếm những thành công về khía cạnh giới trong kết quả mà

dự án đã đặt được.

* Tính bền vững của dự án

Mặc dù thời gian của dự án đã kết thúc nhưng tính bền vững của dự án

rất cao và thể hiện rõ. Người dân đã thay đổi được nhận thức và thấy điều đó

hoàn toàn là có lợi trong cuộc sống trong lao động hàng ngày của họ thì họ sẽ

duy trì và ngày càng được cải thiện, cụ thể là nhận thức về giới cũng như tầm

quan trọng của việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ/ sinh thái. Phần đầu vào

quan trọng của dự án là giống và kỹ thuật thì người dân đã nắm vững và tự

thực hiện được. Duy chỉ có khâu thị trường cho việc sản xuất lớn là còn cần

sự hỗ trợ của NEDCEN hoặc do chính ban chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ đứng ra

lo liệu giúp người dân. (Trích theo báo cáo tư vấn về giới cho dự án phát triển

sản phẩm hữu cơ/ sinh thái hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam, NEDCEN, 2002).

B. Dự án "Nâng cao thu nhập, bảo đảm an ninh lương thực, tăng khả năng ra quyết định của hộ nông dân Đồng bằng Sông Hồng, thông qua việc áp dụng ICM trên khoai tây"

Dự án do qui Neys Van Hoogstraten - Hà Lan tài trợ và Viện Kinh tế

Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội và Trung tâm Cây có

củ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện tại 4 xã: Hào Kiệt (huyện

Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Nguyên Xá (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình),

Đông Xuân (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) và Hà Hồi (huyện Thường

Tín, tỉnh Hà Tây), trong thời gian 3 năm nhằm đạt các mục tiêu tổng thể sau:

1. Giúp những nông dân tham gia dự án sẽ nắm vững lý thuyết và thực

hành tốt IPM/ICM trên cây khoai tây nhằm nâng cao năng suất cũng như thu

nhập góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho hộ gia đình.

2. Giúp nông dân hiểu biết được nội dung của an ninh lương thực, mối

liên hệ giữa thu nhập với an toàn lương thực, giữa sản xuất khoai tây với tăng

thu nhập và giữa thực hiện ICM cây trồng với bảo vệ môi trường và sức khỏe

người trực tiếp lao động.

3. Giúp nông dân có những nhận thức đúng mức về vai trò của người

phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ và trong công việc gia đình. Từ đó, có các

đề xuất để phát huy tốt vai trò của họ trong gia đình và với cộng đồng.

4. Giúp cho nông dân có đủ kiến thức về kinh tế xã hội và kỹ thuật

nhằm tăng cường khả năng ra quyết định đúng đắn các hoạt động sản xuất

kinh doanh của hộ đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện không ngừng

đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình họ.

5. Thông qua phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân, mô hình

phát triển sản xuất được mở rộng, giảm chi phí và bảo đảm tính bền vững

trong cộng đồng.

Để thực hiện các mục tiêu trên, trong việc triển khai của dự án đã áp

dụng các phương pháp rất cơ bản, đã được nhiều cơ quan nghiên cứu phát

triển kinh tế xã hội, các tổ chức trong nước và quốc tế áp dụng rộng rãi như:

phương pháp đánh giá có sự tham gia người hưởng lợi (PRA), tổ chức hội

thảo để thu nhận thông tin đa chiều, phương pháp nông dân tham gia nghiên

cứu trên đồng ruộng, nông dân tập huấn cho nông dân, phương pháp tự tìm

ra quyết định thông qua thảo luận trên đồng ruộng, phương pháp tập huấn

cho người lớn tuổi, phương pháp tham gia của người dân và cộng đồng.

Ngoài ra, dự án có kế hoạch tốt cụ thể trong việc thu thập số liệu và áp

dụng các phương pháp phân tích kinh tế để định lượng hóa hiệu quả kinh tế,

xã hội của từng nội dung triển khai như: sổ ghi chép tổng hợp sản xuất, điều

tra sự thay đổi của học viên trước và sau khi tham gia lớp học, đánh giá hiệu

quả kinh tế, xã hội của việc áp dụng ICM/IPM trên cây khoai tây v.v... Đây là

vấn đề rất cần thiết mà nện nay ở Việt Nam chưa có nhiều dự án quan tâm để

áp dụng.

Việc quản lý các hoạt động của dự án do đội ngữ gồm 14 cán bộ có

năng lực chuyên môn trong nhiều chuyên ngành liên quan đến các hoạt động

dự án (kinh tế nông nghiệp, bảo vệ thực vật, nông học, tuyển chọn giống

khoai tây v.v...) và có trách nhiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Sau khi

thảo luận với cộng đồng hưởng lợi, tư vấn của cơ quan tài trợ, cố vấn dự án

và các chuyên gia khoa học thì các quyết định đã được triển khai nhanh

chóng và đồng bộ tới địa phương. Do dự án đã thiết lập được mạng lưới công

tác từ cơ quan thực hiện dự án tới các địa phương. Ban quản lý dự án địa

phương có đại diện lãnh đạo chính quyần, hợp tác xã, làng (thôn) v.v... nên

các hoạt động của dự án được triển khai đồng bộ và thuận lợi. Đó là điều kiện

tốt để xây dựng và thực hiện các dự án tiếp theo ở cộng đồng địa phương

trong tương lai. Tại mỗi xã có hai huấn luyện viên là nông dân (một nam, một

nữ) và một ban chỉ đạo dự án từ 4 - 5 người ở các vị trí lãnh đạo cộng đồng.

Điều cơ bản là dự án đã xây dựng được nội dung hoạt động rất cụ thể,

do đó, sau 3 năm triển khai đã đạt được như sau:

1.1. Nông dân tham gia dự án đã nắm được lý thuyết cũng như thực

hành IPM/ICM trên cây khoai tây nhằm nâng cao năng suất và thu nhập gia

đình, thể hiện trên các mặt:

- Việc lựa chọn giống khoai và chất lượng giống để sản xuất.

- Kỹ thuật bón phân, sử dụng phân chuồng và phân Ka li.

- Kỹ thuật gieo trồng.

- Kỹ thuật thu hoạch và lựa chọn khoai làm giống cho vụ sau.

- Khả năng nhận biết về các sâu hại và thiên địch trên khoai tây.

Qua đó cho thấy, phương pháp áp dụng ICM/IPM cho cây khoai tây có

thể mở rộng cho các cây khác để nâng cao hiệu quả sản xuất ở Đồng bằng

Sông Hồng.

1.2. Nhờ tăng năng suất và thu nhập từ sản xuất khoai tây đã góp phần

đảm bảo an ninh lương thực, nhất là đối với các hộ nông dân nghèo khi bị mất

mùa hoặc thời kỳ thiếu lương thực (thời kỳ giáp hạt).

1.3. Vấn đề giới đã được quan tâm ngay khi thiết kế dự án thể hiện ở cơ

cấu giới trong lựa chọn học viên (58% là nữ).

Kết quả học tập tại các lớp huấn luyện, bố trí thực nghiệm trên đồng

ruộng và thảo luận nhóm cho thấy vai trò, khả năng của phụ nữ được khẳng

định trong gia đình và cộng đồng. Đáng chú ý là qua hoạt động ghi sổ chi tiêu

gia đình càng thể hiện rõ hơn vai trò phụ nữ trong việc ra quyết định của gia

đình. Tác động này của dự án là cơ sở cho sự phát triển và bình đẳng về giới.

1.4. Học viên tham gia dự án đã có được một số kiến thức cơ bản về

phân tích kinh tế đã góp phần nâng cao khả năng lựa chọn phương án sản

xuất và phân bổ nguồn lực của gia đình.

Mặc dù vậy, trong các lớp tập huấn, số học viên thường được lựa chọn

là những người có năng lực sản xuất nên đôi khi số người có trình độ hạn chế

về khả năng ghi chép, số đối tượng là người nghèo, người yếu thế trong cộng

đồng tham gia dự án còn ít. Tuy vậy, đây vẫn là một dự án đáp ứng được

mong muốn và nguyện vọng của người dân, với phương pháp nông dân tập

huấn cho nông dân, những kiến thức hữu ích đó đã được lan rộng nhanh

chóng trong cộng đồng.

Một điều hết sức quan trọng là dự án đã thu hút được người hưởng lợi

vào các công việc thiết kế, kiểm tra, đánh giá các công việc của dự án như từ

các cuộc thảo luận với người được hưởng lợi để tổng kết các khó khăn mà họ

gặp phải, từ đó xây dựng kế hoạch, nhu cầu trợ giúp, những đề xuất nhằm

xây dựng chính xác các hoạt động cần thực hiện (nội dung tập huấn, thử

nghiệm) trong thời gian sau. Các điều khoản giao việc của mỗi bên qua việc

thực hiện dự án ở các làng từ việc ghi chép, theo dõi hoạt động sản xuất,

giảng giải các khoản mục chi phí, các bài tập thực hành về tính giá thành, thu

nhập bố trí, các công thức luân canh cây trồng, phân tích các hoạt động kinh

tế hộ giải đáp được các thắc mắc rút kinh nghiệm cho từng mục, từng bài

khiến cho bài học được hiểu thấu đáo, đồng thời huấn luyện viên được củng

cố kiến thức và nâng cao kỹ năng tập huấn, góp phần nâng cao địa vị của

người dân tham gia trong việc giám sát, quản lý dự án. Nếu trước khi tham

gia vào các lớp tập huấn, học viên (người dân) thiếu kiến thức trong việc

trồng và chăm sóc cây khoai tây (không phân biệt được thiên địch có lợi cho

cây trồng, khoảng cách thời gian bón phân, cách bảo quản sản phẩm -

thường cho vào gầm thường gây thối, nấm mốc gây ô nhiễm môi trường và

gây bệnh cho người v.v...), thì ngày nay họ đã biết hợp tác để cùng nhau sản

xuất, bảo quản sản phẩm theo phương pháp mới, tiếp cận thị trường một

cách tốt nhất. (Trích theo Báo cáo đánh giá cuối kỳ dự án nâng cao thu nhập,

bảo đảm an ninh lương thực, tăng khả năng ra quyết định của hộ nông dân

Đồng bằng sông Hồng, thông qua việc áp dụng ICM trên khoai tây v.v..., Viện

Kinh tế Nông nghiệp, 2001).

* Ghi chú:

IPM - Integrated Pests Management: Tăng cường quản lý dịch

hại

ICM - Integrated Crops Management: Tăng cường quản lý mùa

vụ

C. Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà Đây là dự án hợp tác kỹ thuật giữa chính phủ Đức và Việt Nam do Cục

phát triển lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực thi.

Vùng dự án là khu vực đầu nguồn Sông Đà ở vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi có

nhiều người Thái sinh sống (huyện Yên Châu, Sơn La) và người Mông

(huyện Tủa Chùa, Lai Châu).

Mục tiêu của dự án là: Cải thiện đời sống của nhân dân ở vùng Sông

Đà cùng với sự ổn định về sinh thái.

Cơ sở phương pháp luận của dự án là xem xét và giải quyết những

nguyên nhân chính gây nên nạn phá rừng như nghèo đói và thiếu lương thực.

Do đó, dự án áp dụng phương pháp hai chiều, vừa tăng sản lượng lương

thực và thu nhập một cách bền vững hơn, vừa tăng tỷ lệ che phủ rừng thông

qua tái sinh tự nhiên, trồng rừng và các hoạt động quản lý rừng.

Các hoạt động chính của dự án là:

- Trợ giúp xây dựng, cải tiến và áp đụng phương pháp luận về qui

hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có người dân tham gia.

- Tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương ở xã và đặc biệt

trong các làng để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hữu hiệu và

hiệu quả về chi phí nhằm tăng sản xuất nông lâm kết hợp, nâng cao chất

lượng bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên (rừng). Những phương pháp có

tầm quan trọng đặc biệt là sự tham gia của các cộng đồng vào phân tích

những vấn đề tồn tại, xây dựng giải pháp dài hạn cho các vấn đề và mâu

thuẫn về sử dụng đất. Lập kế hoạch thực hiện theo dõi và đánh giá kế hoạch

là các công cụ hỗ trợ cộng đồng và chính quyền địa phương trong công tác

khuyến nông - lâm v.v...

- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật và tổ chức cải tiến cho việc quản lý

các tài nguyên thiên nhiên bền vững phù hợp với môi trường miền núi.

- Xây dựng dịch vụ khuyến nông - lâm theo định hướng nhu cầu để đưa

ra các giải pháp kỹ thuật v.v...

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan chức năng địa phương tại cấp

huyện và tỉnh, nhằm nâng cao tính hiệu quả của dịch vụ cung cấp cho người

dân địa phương.

- Quản lý có hiệu quả dự án nhằm thực hiện các hoạt động đã nêu ở

trên.

Tổng thời gian dự án là 12 năm, từ 1993 - 2004 gồm 4 pha:

- Pha 1: Định hướng 1993 - 1995.

- Pha 2: Thực thi 1 từ 4/1995 - 12/1998.

- Pha 3: Thực thi 2 từ 1/1999 - 12/2001.

- Pha 4: Chuyển giao cuối cùng từ 2002 - 2004.

Để hoàn thành các hoạt động chính trên đây, nhiều hoạt động cụ thể

được đặt ra. Đơn cử như trong các giải pháp công nghệ và tổ chức cải tiến

trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững thì vấn đề

quản lý lâm nghiệp cộng đồng được chú trọng. Đây là một dự án mà vấn đề

cộng đồng được đặt ra hết sức rõ nét. Điều quan trọng là nhận thức lâm

nghiệp cộng đồng không chỉ cần thiết như một giải pháp cho quản lý rừng mà

còn có tiềm năng quản lý tài nguyên rừng bền vững ở những vùng xa xôi như

đầu nguồn sông Đà. Những cộng đồng trong vùng này sống qua nhiều thế hệ

nhưng vẫn duy trì thể chế và kiến thức cũ, các chương trình của Nhà nước

trong việc quản lý rừng còn yếu. Dự án đã chú trọng vào việc phát triển và thử

nghiệm hai phương pháp luận đó là xây dựng qui chế quản lý, bảo vệ rừng và

soạn thảo kế hoạch quản lý lâm nghiệp cộng đồng ở cấp thôn bản. Dự án đã

thiết lập theo dõi ô thử nghiệm và trình diễn đồng thời khởi xướng, hỗ trợ một

mạng lưới lâm nghiệp cộng đồng ở Sơn La và Lai Châu để kết nối với nhóm

lâm nghiệp cộng đồng ở cấp quốc gia. Những kinh nghiệm rút ra từ quản lý

lâm nghiệp cộng đồng được dự án đúc kết và khuyến nghị cho chiến lược

phát triển rừng ở cấp quốc gia cũng như cấp tỉnh:

* Làm rõ và đảm bảo về quyền lợi của cộng đồng địa phương được

hưởng từ nguồn rừng nhưng là một điều kiện tiên quyết cho quản lý lâm

nghiệp cộng đồng. Sự quản lý rừng của địa phương đã được cải thiện rất

nhiều thông qua qui hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng cũng như xác

định biên giới vùng giữa các thôn bản và các xã.

* Quản lý lâm nghiệp cộng đồng dựa trên những qui chế pháp lý về bảo

vệ rừng. Sau nhiều thập kỷ, tài nguyên rừng không được quản lý chặt chẽ,

các trách nhiệm về quản lý rừng chỉ có thể chuyển giao cho cộng đồng một

cách thích hợp thông qua các qui chế bảo vệ rừng hiệu quả.

* Quản lý lâm nghiệp cộng đồng đang chứng minh được đây là một

cách quản lý hiệu quả về chi phí xã hội cũng như về môi trường, phù hợp với

phương án quản lý rừng. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý

và bảo vệ rừng sẽ ổn định, ngăn chặn sự suy thoái hệ thống sinh thái rừng

cũng như thúc đẩy tái sinh tự nhiên. Mục tiêu của việc bảo vệ rừng đầu nguồn

có thể hòa hợp với sử dụng rừng theo nhu cầu của người dân địa phương.

* Tạo cơ hội và khuyến khích người dân địa phương để họ có thể quản

lý nguồn rừng và phân bổ công việc cũng như hưởng lợi một cách hợp lý.

Chương trình quản lý lâm nghiệp cộng đồng phải phản ánh được các kỹ năng

hiện có cũng như khả năng quản lý của cộng đồng địa phương. Kiến thức sẵn

có của địa phương có thể hỗ trợ việc triển khai một cách có hiệu quả.

* Việc sử dụng lâm sản cho nhu cầu thiết yếu là điều vô cùng quan

trọng đối với người dân địa phương. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động

lâm nghiệp chỉ bổ sung cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Điều mà cộng

đồng địa phương quan tâm nhất hiện nay vẫn là an toàn lương thực, do vậy,

việc quản lý lâm nghiệp chỉ thực sự thành công khi có thể cung cấp được cho

người nông dân những giải pháp sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý.

* Cuối cùng, môi trường chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như

của tỉnh là hết sức cần thiết để mở rộng việc áp dụng phương pháp quản lý

lâm nghiệp cộng đồng. Chính sách lâm nghiệp của Nhà nước ta đang mở ra

những khả năng mới cho lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, việc mở rộng

phương pháp này cũng đòi hỏi những sửa đổi các qui chế chính sách cấp nhà

nước, tỉnh dựa trên các thử nghiệm thành công (Trích theo báo cáo dự án

phát triển lâm nghiệp sông Đà, Chương trình Hợp tác kỹ thuật Việt Nam -

Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000).

D. Một ví dụ về dự án tăng thu nhập ở Việt Nam Hương Phong là một xã nghèo ở Huế, số dân ở xã vào khoảng 9.000

người, gồm 1500 hộ, trong đó, có khoảng 110 hộ làm nghề nuôi tôm, các

nghề chính của dân trong xã là nghề đánh cá, nuôi tôm và trồng trọt. Xã nằm

ở ven biển và chỉ có thể đến được bằng thuyền hoặc xe 2 bánh. Do ở ven

biển nên xã thường bị ảnh hưởng thiên tai như sóng thủy triều và gió mùa

mạnh.

Một chuyên gia người Anh đã đến thăm xã vào năm 1991 - 1992 và đã

đưa ra một số biện pháp về công tác phát triển do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới

thực hiện trong vùng. Từ năm 1992, Tổ chức Tầm nhìn thế giới bắt đầu tập

trung vào công tác phát triển cộng đồng và phát triển kinh tế cho xã. Tổ chức

này đã tài trợ để cải tạo một trạm y tế duy nhất trong xã, cung cấp cho trạm

một chiếc xích lô; lát lại một con đường thường dùng trong xã để đi đến thị

trấn gần đó dễ dàng hơn; sửa lại trường học và xây thêm 4 phòng học; các

con đê cũng được củng cố và đắp thêm để nông dân có thể trồng thêm vụ và

tạo ra nhiều hồ nuôi tôm cho họ.

Một chương trình tín dụng vốn quay vòng được bắt đầu từ năm 1992

dành cho những người nuôi tôm. Giai đoạn đầu với số vốn 6000 USD cho

toàn xã. Mỗi hộ nuôi tôm được vay 600 USD và sẽ trả dần trong 5 năm, mỗi

năm 120 USD. Số tiền vay sẽ dùng để sửa sang, củng cố hồ nuôi tôm, mua

giống và thức ăn. Người vay phải trả lãi 1% tháng cùng với gốc. Ngay sau khi

số tiền trả của mỗi hộ đạt đến một khoản tương đối lớn (khoảng 300 - 500

USD), số tiền này được chuyển cho người khác vay để đảm bảo không có

tiền nhàn rỗi.

Ban quản lý gồm các thành viên của ủy ban Nhân dân huyện và xã.

Chức năng của ban quản lý chủ yếu là chọn lọc đối tượng được vay, thu nợ

và tiếp tục cho vay. Các thành viên của ban quản lý không được vay từ quỹ

này trong thời gian hai năm đầu. Họ làm việc này không có lương, không có

tiền bồi dưỡng. Trong vùng không có ngân hàng nông nghiệp cho nên tư

nhân cho vay với lãi xuất từ 3 – 5%/ tháng.

Vào tháng 3/1993, chuyên gia trên trở lại thăm xã và cấp thêm cho xã

đợt 2 là 3000 USD. Theo ý kiến của chuyên gia, xã đã giảm mức vay cho mỗi

hộ gia đình từ 600 USD xuống 200 - 400 USD. Tổng số đã có 20 hộ được vay

vốn.

Tỷ lệ trả nợ trong giai đoạn một là 100%, nhưng trong giai đoạn 2 vào

thoảng 85% với 3 trường hợp không trả được nợ.

Theo báo cáo của cán bộ dự án, số hộ không trả được nợ là do mất

mùa, gặp thiên tai và năng suất kém, họ đã hứa sẽ trả trong thời gian sớm

nhất.

Vào tháng 5/1994, một đoàn cán bộ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã

thăm xã và đánh giá kết quả dự án cũng như rút kinh nghiệm. Đoàn cán bộ đã

thăm vùng dự án và phỏng vấn một số đối tượng được vay vốn cùng những

người khác trong xã.

Dưới đây là một số phát hiện:

- Khi được yêu cầu xếp thứ tự về mặt hiệu quả các phần của dự án,

người dân trong xã cho rằng việc xây dựng đê và trường học là các đầu tư có

lợi nhất cho xã, sau đó mới là việc giúp trạm y tế và cho vay vốn.

- Đê đã giúp nông dân mỗi năm thu hoạch thêm một vụ.

- Trường học đã giúp học sinh chỉ phải học hai ca.

- Trạm y tế cũng đã giúp cho việc sinh đẻ tốt hơn.

- Tu sửa đường sá làm cho việc đi đến thị trấn để mua bán thuận tiện

hơn.

- Đối tượng được vay rộng rãi hơn so với chương trình EC (chỉ cho

người hồi hương vay).

- Người vay vốn được ban quản lý chọn. Có hiện tượng thiên vị do thân

quen dẫn đến có sự căng thẳng giữa người vay và ban quản lý.

- Một số người không rõ là tiền được vay hay là cho không, dường như

mọi người thiếu hiểu biết về dự án cho vay và các quy định cho vay.

Những thiếu sót đã nêu có thể là do:

1. Ban quản lý chưa mang tính chất đại diện.

2. Việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi không được xác định theo một

tiêu chuẩn rõ ràng.

3. Không có hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng về việc sử dụng quỹ, tỷ

lệ lãi và việc trả nợ.

4. Thiếu giám sát và kiểm tra thường xuyên của cán bộ dự án.

5. Thời gian trả nợ là quá dài (5 năm), ảnh hưởng đến việc quay vòng

vốn.

6. Thiếu các cán bộ nghiệp vụ kế toán, tài chính.

7. Không có sự đánh giá dự án giữa kỳ, nếu có thì chương trình có thể

đi đúng hướng hơn.

8. Không có những hợp đồng cụ thể khi cho vay.

9. Không có các phân tích tính khả thi và chi phí của việc nuôi tôm.

10. Trong điều kiện nông thôn, đôi khi việc tạo ra các nhóm đoàn kết

sản xuất để cho vay sẽ tốt hơn là cho từng cá nhân vay.

11. Mục tiêu của dự án không rõ ràng.

12. Cơ cấu quản lý dự án còn mang tính mệnh lệnh.

13. Không có phụ nữ trong số người được vay.

(Trích theo Henry Waller trong Tổ chức và hoạt động phi chính phủ

nước ngoài ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995)

E. Từ xích lô... đến dự án Maryknoll là một tổ chức nhân đạo phi chính phủ của Mỹ hiện đang hợp

tác với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam trong việc triển khai

và thực hiện một số dự án nhân đạo giúp đỡ người nghèo tại một số tỉnh và

thành phố ở Việt Nam: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Lạng Sơn. Tổ chức này đã

giúp đồng bào nghèo ở khu kinh tế mới Đồng Mô, thị xã Sơn Tây vay vốn để

xóa đói giảm nghèo và phát triển sản xuất, trợ giúp cho các cháu nhỏ có hoàn

cảnh khó khăn tại huyện Thanh Trì có điều kiện để tiếp tục đi học v.v...

Nhưng có một dự án mà cách đặt vấn đề để lựa chọn chủ đề lại khá bất

ngờ và thú vị. Đó là dự án "Dạy nghề cho thanh niên và giúp phát triển hệ

thông V.A.C. của các hộ gia đình nông dân tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân

Thủy, tỉnh Nam Hà".

Khi mới sang làm việc tại Việt Nam, do chưa có ô tô, xe máy hoặc bất

kỳ phương tiện riêng nào để đi lại trong thành phố Hà Nội, nên phương tiện

thông dụng nhất của các "ông Tây" là đi xích lô hoặc quốc bộ. Lâu lâu họ

nhận ra một điều là những người làm nghề đạp xích lô dường như đều từ các

tỉnh khác đến Hà Nội. Mà sao lắm xích lô thế! Cái đi ngang, cái đi dọc, nhiều

lúc hai ba cái song song nhau mà đi choán hết cả đường. Rồi thì xe nọ đụng

xe kia, nhiều khi ngồi trên xe mà hết cả hồn. Những người đạp xe trông thật

lam lũ. Công việc thì nặng nhọc, nhất là vào những ngày hè oi ả, dưới nắng

gắt trông họ còn vất vả hơn nhiều. Tìm hiểu thêm thì được biết rằng hầu hết

người đạp xích lô đến Hà Nội hành nghề là người của các tỉnh Hải Hưng,

Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Hà v.v... Điều đặc biệt là phần lớn trong số họ đã

tới từ một xã của tỉnh Nam Hà, xã nông nghiệp độc canh cây lúa. Một nghề

mang tính truyền thống lâu đời của cánh đàn ông là lên Ha Nội đạp xích lô và

làm cửu vạn trong những ngày nông nhàn hoặc giáp hạt.

Maryknoll muốn giúp họ, nhưng bằng cách nào? Chẳng lẽ lại mở một

"Cyclo Project" - một dự án xích lô - tại Hà Nội? Không được! Như vậy, sẽ

không giải quyết triệt để được vấn đề. Từ đó Maryknoll nảy sinh ý tưởng: nên

chăng hãy đến tận nơi mà từ đó những người đạp xích lô ra đi để tìm kiếm

công ăn việc làm để tiến hành một dự án khả thi giúp họ có việc làm và tạo ra

thu nhập ngay trên quê hương họ, ngay trên mảnh đất của gia đình họ thay vì

phải xa gia đình, lang thang kiếm ăn và tạo nên sự quá tải ở các thành phố và

những trung tâm lớn. Đó là chưa kể việc họ bị tiêm nhiễm những điều xấu và

mang theo chúng về những miền quê vốn êm ả và trong sạch của họ. Hoặc

khác nữa, một dự án dạy nghề có thể cũng là một ý tưởng hay, vì một khi

trong số đàn ông đó vẫn còn người mơ đến những thành phố lớn, những

"miền đất hứa" thì ít nhất khi ra đi họ đã có một hành trang bảo đảm cho công

việc của họ đỡ vất vả hơn. Tiền kiếm được sẽ khá hơn, đó là tay nghề.

Vậy là sau khi trao đổi với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sau

những cuộc viếng thăm, sau những cuộc khảo sát kỹ lưỡng, một dự án theo

những ý tưởng trên đã được mở ra và đi vào hoạt động.

Từ đó đến nay đã hơn một năm, giờ đây tại xã Thọ Nghiệp, quê hương

của những người đạp xích lô đã có một trung tâm dạy nghề cho thanh niên

với điều kiện cơ sở vật chất và trang bị hiện đại. Tại trung tâm này đã có hai

mươi mốt thợ may và mười bốn thợ mộc được đào tạo tốt và đã thành nghề.

Nhiều người trong số họ đã có cửa hàng riêng và bắt đầu có thu nhập. Một

xưởng may nhỏ với sự trợ giúp ban đầu của Maryknoll đã được thành lập và

hoạt động tốt, chuyên cắt may và bán quần áo trẻ em. Khoảng 50 hộ nông

dân được chọn và được tập huấn về kỹ thuật V.A.C. để họ có khả năng cải

tạo và phát triển vườn, ao, chuồng của gia đình họ. Đây sẽ là 50 mô hình

V.A.C. để rồi sẽ được nhân rộng ra toàn xã. Dọc các bờ kênh, mương, những

hàng vải thiều chạy dài và viền xanh những dải đất trơ trụi trước đây tạo ra

một cảnh quan đẹp mắt cho toàn xã. Vào vụ thu hoạch, vải thiều cũng đem lại

nguồn thu khá cho phúc lợi chung của nhân dân ở đây.

Do vậy, từ hình ảnh những chiếc xích lô hàng ngày cọt kẹt chạy trên

đường phố Hà Nội đã dẫn dắt chúng ta đến một ý tưởng hay cho một dự án

thiết thực. Việc phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải tỏa gánh nặng

cho những thành phố vốn đã đông đúc và khó kiếm công ăn việc làm đã góp

phần giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp mà các thành phố lớn đang

phải hàng ngày đối mặt. Dự án tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì không nhỏ (Trích

theo Nguyễn Duy Phương - Cán bộ dự án của Maryknoll).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thị vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ giới và phát triển,

Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1996), Xóa đói giảm nghèo với

tăng trưởng kinh tế, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998), Phương pháp đánh

giá nông thôn có người tham gia trong hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (1998), Báo cáo phân tích chương trình hợp tác y tế Việt

Nam - Thụy Điển, 1994 - 1997, Hà Nội.

5. Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển (1996), Tài liệu

hướng dẫn PRA, Vĩnh Phú.

6. Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, (1998), Tài liệu

hướng dẫn PRA, Lào Cai.

7. Công ty ADUKI (1996), Vấn đề nghèo ở Việt Nam (tài liệu dịch), Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (Chủ biên) (1997), Về chính

sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Dự án quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ lưu sông Mêkông trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk (2000), Kỹ thuật giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của

người dân áp dụng trên địa bàn xã, tỉnh Đắk Lắk.

10. Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà (2000), Báo cáo đánh

giá 1994 - 2000.

11. Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà (1995), Tài liệu đào tạo

thực hành phương pháp PRA.

12. Emily A.Schultz, Robert H. Lavenda (2001), Nhân học - một quan

điểm về tình trạng nhân sinh (Phan Ngọc Chiến và Hồ Liên Biện dịch), Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2002), Nghiên cứu con

người - đối tượng và những hướng chủ yếu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

14. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1996), Sổ tay huấn luyện viên về kỹ

năng quản lý và phát triển cộng đồng, Tài liệu do Đại sứ quán Thụy Điển tại

Việt Nam tài trợ.

15. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý

thuyết và vận dụng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

16. Tương Lai (1998), Một số vấn đề dân số từ hướng tiếp cận xã hội

học, Nhà xuất bản Khoa học, Xã hội.

17. Hà Quế tâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số

nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà nội.

18. Phạm Xuân Nam (2001), Quản lý sự Phát triển xã hội trên nguyên

tắc tiến bộ và công bằng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (1998), Chính sách của ngân

hàng về dân tộc bản địa.

20. Nguyễn Hữu Nhân (2002), Báo cáo tư vấn về giới cho dự án phát

triển sản phẩm hữu cơ/ sinh thái hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam, NEDCEN.

21, Nguyễn Thị Oanh (1995), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở - Bán

công thành phố Hồ Chí Minh.

22. Quĩ nhi đồng Anh (1997), Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hà

Nội.

23. Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên) (1995), Tổ chức và hoạt động phi

chính phủ nước ngoài ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

24. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam,

Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê (2000), Kết quả điều tra dân số ngày 1/4/1999 .

26. Hà Thị Phương Tiến, Nguyên Hữu Nhân (1999), Báo cáo đánh giá

các hoạt động về giới trong chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển

giai đoạn 1994 - 1999, Bộ Y tế.

27. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2001), Báo cáo

phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới sự nghiệp phát triển con người,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia

Hà Nội (dịch) (2000), Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven

biển dựa vào cộng đồng, Tập 1, 2 và 3, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

29. Foundation for Rural Education and Development (FRED) (1999),

Community Development: A Guidebook for Rural Leaders, London.

30. Henry Sanoff (2000), Community Participation Methods in Design

and Planning, John & Sons, 1st edition.

31. Michael Crowder, Paul Richards (1984), Rural Development,

Hutchingson Group publishing House.

32. Paula J. Dubeck; Karthyn Borman (1996), Women and Work,

Library of Congress Cataloging in - Publication Data.

33. UNDP (2000), Human Development Report, Hà Nội.

34. Vietnam Union for Scient and Technology Association - Center for

Human Resouces Development (2001), Participatory Monitoring and

Evaluation, Hanoi.

MỤC LỤCLời nói đầu

Chương 1. Cộng đồng và những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng

1.1. Cộng đồng

1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng

Chương 2. Phát triển cộng đồng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

2.2. Nguyên tắc phát triển tiến bộ và công bằng

2.3. Những chỉ tiêu, chỉ số chủ yếu trong quản lý sự phát triển xã hội

2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong

phát triển cộng đồng

2.5. Xóa đói giảm nghèo trong phát triển cộng đồng

Chương 3. Sự hòa nhập xã hội

3.1. Vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong sự hòa nhập vào các

dự án phát triển

3.2. Hòa nhập xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong các

hoạt động phát triển

3.3. Sự hòa nhập xã hội đối với những nhóm người dễ bị tổn thương

khác

Chương 4. Dự án phát triển cộng đồng

4.1. Khái niệm dự án. Dự án phát triển cộng đồng

4.2. Sự cần thiết của những dự án phát triển cộng đồng trong giai đoạn

phát triển hiện nay

4.3. Chu trình dự án phát triển cộng đồng

Chương 5. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong phát

triển cộng đồng

5.1. Giới thiệu chung

5.2. Định nghĩa PRA

5.3. Mục đích của PRA

5.4. Thời điểm thực hiện

5.5. Bộ công cụ PRA

5.6. Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam

Phụ lục. Tóm tắt một số dự án điển hình về Phát triển cộng đồng

A. Dự án phát triển sản phẩm hữu cơ/ sinh thái hỗ trợ người nghèo ở

Việt Nam

B. Dự án "Nâng cao thu nhập, bảo đảm an ninh lương thực, tăng khả

năng ra quyết định của hộ nông dân Đồng bằng Sông Hồng, thông qua

việc áp dụng ICM trên khoai tây"

C. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà

D. Một số ví dụ về dự án tăng thu nhập ở Việt Nam.

E. Từ xích lô đến dự án

Tài liệu tham khảo

Mục lục bảng và sơ đồ

Bảng 2.1. Chỉ số phát triển con người của một số nước khu vực Đông

Nam Á

Bảng 2.2. Số hộ và tỷ lệ hộ đói nghèo theo vùng

Bảng 2.3. Tỷ trọng đói nghèo phân theo 7 vùng sinh thái - kinh tế

Bảng 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế (%)

Sơ đồ 1.1. Tiến trình phát triển cộng đồng

Sơ đồ 2.1. Vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo

Sơ đồ 4.1. Ý nghĩa của dự án

Sơ đồ 4.2. Vị trí của dự án phát triển cộng đồng

Sơ đồ 4.3. Xây dựng dự án phát triển cộng đồng

Sơ đồ 4.4. Hoạt động đánh giá dự án ở cộng đồng