37
I./ PHẦN MỘT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Xuất phát từ vai trò của bộ môn Hoá học là một môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản thiết thực đầu tiên về hoá học.Vì vậy việc tạo hứng thú trong học tập của học sinh, giúp các em yêu thích bộ môn, từ đó hăng say học tập và nắm bắt được kiến thức nhanh nhất, trọn vẹn nhất. Xuất phát từ vai trò của dạng bài tập nhận biết chất là: Giúp củng cố kiến thức lí thuyết đã học, rèn luyện tư duy, tính nhạy bén và khả năng nắm vững kiến thức của học sinh, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học của mình về tính chất vật lí và hoá học của các chất vào nhận biết các chất. Xuất phát từ tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thích tìm tòi, nghiên cứu các bộ môn khoa học tự nhiên, trong đó có bộ môn hoá học. Trước đây, do điều kiện dụng cụ hoá chất còn thiếu thốn, những người giảng dạy bộ môn hoá học

PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

I./ PHẦN MỘT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Xuất phát từ vai trò của bộ môn Hoá học là một môn khoa học tự nhiên

mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng

trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ

thống kiến thức phổ thông cơ bản thiết thực đầu tiên về hoá học.Vì vậy việc

tạo hứng thú trong học tập của học sinh, giúp các em yêu thích bộ môn, từ

đó hăng say học tập và nắm bắt được kiến thức nhanh nhất, trọn vẹn nhất.

Xuất phát từ vai trò của dạng bài tập nhận biết chất là: Giúp củng cố

kiến thức lí thuyết đã học, rèn luyện tư duy, tính nhạy bén và khả năng nắm

vững kiến thức của học sinh, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học

của mình về tính chất vật lí và hoá học của các chất vào nhận biết các chất.

Xuất phát từ tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thích tìm tòi, nghiên cứu các

bộ môn khoa học tự nhiên, trong đó có bộ môn hoá học.

Trước đây, do điều kiện dụng cụ hoá chất còn thiếu thốn, những người

giảng dạy bộ môn hoá học chưa phát huy hết được vai trò dạng bài tập định

tính này vào việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của nội dung chương

trình đồng thời chưa phát huy tính sáng tạo bồi dương năng lực tư duy của

học sinh.

Chương trình hoá học ở THCS được đưa vào giảng dạy muộn hơn so

với các bộ môn khoa học khác, bắt đầu từ lớp 8. Song hầu hết kiến thức

trọng tâm về các chất được giảng dạy tập trung vào lớp 9. Trên cơ sở kiến

thức mà các em được học đó giúp các em dẽ dàng tiếp cận đến dạng bài tập

thực nghiệm này hơn.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “HƯỚNG DẪN

HỌC SINH LỚP 9 GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT” để cùng bàn bạc

với đồng nghiệp những hiểu biết quan trọng về dạng bài tập này, từ đó xây

Page 2: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

dựng cho mình phương pháp chuyền thụ thích hợp nhất, phát huy hết vai trò

quan trọng của dạng bài tập “NHẬN BIẾT CÁC CHẤT”.

II./ PHẦN HAI: KHẢO SÁT THỰC TẾ. Qua thời gian tôi được phân công giảng dạy bộ môn HOÁ HỌC tại

trường THCS Phù Lưu, tôi nhận thấy đa số học sinh rất lúng túng khi giải

dạng bài tập này. Có những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài

tập nhận biết chất theo đúng đặc thù bộ môn. Có những em trình bày bài tập

không khớp với qua trình thực nghiệm Điều đó do rrất nhiều nguyên nhân

khác nhau, song theo tôi do một số nguyên nhân sau:

Một là: đa số các em học sinh là con em nông dân, thời gian dành cho

việc học tập còn ít, nhiều em còn ham chơi.

Hai là: Việc học tập của học sinh chỉ tập trung trong giờ học chính

khoá, nên thời gian củng cố, ôn tập kiến thức còn hạn chế.

Giáo viên giang dạy chưa thực sự nhiệt tâm khắc phục những khó khăn

về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn nên việc thực hiện

các thí nghiệm kiểm chứng còn ít.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng

học sinh lớp 9 vao đầu năm học được kết quả như sau

Tổng số học sinh

Loại giỏi

Loại khá Loại TB Loại yếu Loại

kémsố lượng

%

78 em

(100%)

5 em

(6,4%)

13 em

(16,7%)

30 em

(38,4%)

22 em

(28,2%)

8 em

(10,3%)

Page 3: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Tôi tiến hành khảo sát thăm dò nguyện vọng của học sinh được kết

quả như sau:

Số em rất thích học môn hoá chiếm khoảng 20%, số em thích học

nhưng chê môn hoá quá khó chiếm khoảng 20%.

Số em coi môn hoá bình thường như các môn học khác chiếm 30%.

Số em không thích học môn hoá vì môn hoá rất khó nhớ chiếm 30%.

Từ thực tế đó, tôi đã tìm tòi và thử nghiệm phương pháp giảng dạy

riêng của mình để áp dụng cho công tác giảng dạy với mục đích gây hứng

thú cho học tập cho học sinh, giúp cho giờ giảng của mình đạt hiệu quả cao

nhất. Tôi thấy cách tạo hứng thú cho học sinh nhanh nhất đối với bộ môn

hoá đó là dùng các thí nghiệm trực quan. Ngoài ra nâng cao kiến thức của

giáo viên cũng là việc làm rất cần thiết. Bằng cách đó tôi đã thu được kết

quả rất khả quan.

III./ PHẦN BA: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.Để hoàn thành đề tài của mình tôi thực hiện các phương pháp sau:

- Nguyên cứu tài liệu

- Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh

- Phân nhóm đối tượng học sinh để thực hiện đề tài:

Lớp áp dụng đề tài. Lớp 9A

Lớp đối chứng không áp dụng đề tài lớp 9B

IV./ PHẦN BỐN: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.Để nâng cao chất lượng dạy và học đối với dạng bài tập nhận biết chất

hoá học có rất nhiều cách khác nhau. Trong đó yêu cầu người giáo viên phải

thực hiện đồng bộ tất cả các khâu lên lớp: Vấn đề tổ chức học sinh học tập,

vấn đề soạn bài và chuẩn bị đồ dùng giảng dạy trong đó đặc biệt là chú ý là

đổi mới phương pháp dạy học. Để hoàn thiện đề tài của mình tôi đi sâu vào

Page 4: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

hai vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của giờ dạy đó là: Bổ xung

và nâng cao kiến thức của giáo viên và phân dạng bài tập nhận biết chất,

giúp cho việc truyền thụ đối với từng đối tượng học sinh thuận lợi hơn.

A. KHẢO SÁT VỀ BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT.

Nhận biết chất đối với bộ môn hoá học là dựa vào sự thay đổi về thể

trạng, màu sắc, mùi... của sản phẩm so với chất ban đầu, từ đó ngược lại chất

gì đã phản ứng để có được những sản phẩm đó.

I. Yêu cầu của dạng bài tập nhận biết các chất.

Để đánh giá đúng khả năng nắm vững kiến thức lí thuyết, đồng thời để bài

tập “NHẬN BIẾT CÁC CHẤT” rèn luyện được khả năng thực hành cho học

sinh, bài tập dạng này cần đảm bảo được các yêu câu sau:

Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy và học hóa học ở

trường THCS là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phù hợp với

xu hướng phát triển của thời đại , tiếp cận với kiến thức hiện đại để có vốn

hiểu biết làm tiền đề cho việc học bộ môn hóa phân tích sau này và cũng

nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc nghiên cứu các chất trong đời

sống hàng ngày để các em có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường .

Ví dụ : Giáo viên có thể cho học sinh nhân biết tính axit hoặc kiềm

trong một mẫu nước tự nhiên (nước thải công nghiệp , nước ao hồ bị ô

nhiễm …) và đề ra biện pháp xử lí thích hợp (lớp 9).

Bám sát vào nội dung chương trình để có những bài tập phù hợp với

trình độ học sinh , tạo điều kiên cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách

nhanh chóng nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ nà nhớ sâu hơn những kiến

thức đã học . đồng thời cũng có những bài tập khó dành cho học sinh khá và

giỏi để phát triển , nâng cao kiến thức của học sinh .

Page 5: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Ví dụ : Với học sinh trung bình ở lớp 9 khi học tiết 1 có thể cho bài tập

"Nhận biết dung dịch các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn : NaCl ,

HCl , H2O"

Để phát hiện học sinh khá và giỏi có khả năng tư duy quan sát , tổng

hợp tốt từ bài tập trên ta có thể phát triển thành bài tập sau : "Nhận biết

dung dịch các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn : NaCl , HCl , H2O ,

NaCl".

Bài tập cần có nhiều hình thức , nhiều dạng để kích thích học sinh tìm

tòi , nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy và tạo hứng thú trong quá

trình học tập của học sinh (xem phần các dạng bài tập).

Khi trình bày bài tập " NHẬN BIẾT CÁC CHẤT " bằng phương pháp

thực hành cần giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm , không gây lãng phí và

làm hỏng hóa chất cũng như phải bảo đẩm vệ sinh nơi thực hành và an toàn

cho con người khi sử dụng hóa chất

II. Phân loại dạng bài tập nhận biết các chất.

Để phân loại dạng bài tập nhận biết các chất có nhiều cách khác nhau.

Đối với chương trình lớp 9, xét về hình thức ra đề có hai dạng chính sau đây.

1.Dạng bài tập trắc nghiệm khách quan :

Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là chon phương án đúng , sai từ

các phương án đã cho của đề bài . Dạng này lại có 2 kiểu :

- Kiểu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của câu trả lời đúng nhất

Ví dụ 1: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch HCl , H2SO4 và Na2SO4 , có thể

nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng cách nào sau đây :

a. Dùng quì tím .

b. Dùng dung dịch AgNO3 .

c. Dùng dung dịch BaCl2

d. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 .

Page 6: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Ví dụ 2 : Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong

các ống nghiệm bị mất nhãn sau : NaOH , NaCl , H2SO4 và NaNO3

a. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 .

b. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung

dịch AgNO3

c. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3

Ví dụ 3 : Nhận biết các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau bằng

phương pháp hóa học nào : MgCl2 , BaCl2 , K2CO3 và H2SO4

a. Dùng quì tím và dung dịch HCl .

b. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung

dịch AgNO3

c. Lập bảng và cho các chất phản ứng với nhau

.

- Kiểu 2: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống ở sau mỗi câu mà

em cho là đúng

Ví dụ : Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong

mỗi cặp dung dịch sau :

a.FeSO4 và Fe2(SO4)3

b.Na2SO4 và CuSO4 .

c.NaCl và CaCl2

2. Dạng bài tập tự luận :

Bài tập nhận biết các chất ra theo kiểu tự luận thường được tập trung

vào 2 dạng chính sau đây :

a.Dạng bài tập không hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng

Học sinh được quyền sử dụng bất kì phương pháp nào và bao nhiêu loại

thuốc thử cũng được , miễn là giải quyết được vấn đề mà đề bài yêu cầu .

Page 7: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau : NaCl ,

NaOH , Na2CO3 , Na2SO4 , NaNO3 .

Ví dụ 2: Hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất khí sau : CH4 ,

C2H4 , CO2 (bài tập dành cho HS trung bình ) .

Ví dụ 3 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất khí sau : CH4 ,

C2H4 , CO2 , H2 và C2H2 (bài tập dành cho HS khá giỏi ) .

b.Dạng bài tập hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng :

Đây là dạng bài tập yêu cầu HS phải giải quyết vấn đề của bài tập

theo một điều kiện nhất định .

Ví dụ 1 : Dựa vào tính chất vật lí , nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3

chất khí sau : khí Clo , khí cacbondioxit và khí hiđrosunfua.

Ví dụ 2 : Chỉ dùng thêm quì tím , hãy nhận biết 4 dung dịch đựng

trong các lọ mất nhãn sau : NaOH , Ba(OH)2 , KCl và K2SO4 .

Ví dụ 3 : Chỉ dùng thêm một chất thử duy nhất (tự chọn) hãy nhận

biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3 , Na2SO4

, H2SO4 và BaCl2 .

c. Dạng bài tập nhận biết các chất không được sử dụng thêm

thuốc thử nào khác.

Ví dụ 1 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ

mất nhãn đựng các dung dịch sau : HCl , NaCl , Na2CO3 và MgCl2 .

Ví dụ 2 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ

mất nhãn đựng các dung dịch sau : HCl , NaCl , NaOH và phenol phtalein .

(bài tập dành cho HS khá giỏi. ) .

Ngoài các ví dụ trên đây , dạng bài tập định tính nhận biết các chất còn

ở mức độ khó hơn dành cho HS khá giỏi . Đó là dạng bài nhận biết sự có

mặt của các chất có trong hỗn hợp .

Page 8: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Ví dụ : Có một hỗn hợp gồm 3 khí Cl2 , CO CO2 . bằng phương

pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn

hợp

III. Cách trình bày một bài tập nhận biết chất theo các yêu cầu

khác nhau của bài tập.

1.Trình bày yêu cầu của bài tập bằng lí thuyết :

Có thể cho HS làm bài bằng cách :

Trả lời miệng : Khi có ít thời gian trong quá trình kiểm tra miệng hoặc

trước khi thực hành cần ôn lại kiến thức cũ

Ví dụ : Trước khi tiến hành thực hành thí nghiệm 3 của bài "Tính chất

hóa học của oxit và axit" (lớp 9) : Có 3 lọ không nhãn , mỗi lọ đựng một

trong 3 dung dịch Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl . Hãy tiến hành những thí

nghiệm nhận biết dung dịch các chất đựng trong mỗi lọ .

Giáo viên có thể đặt câu hỏi trước cho HS trả lời miệng : "Em hãy nêu

cách nhận biết 3 dung dịch là Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl đựng trong 3 lọ

mất nhãn " để ôn lại kiến thức cho HS trước khi tiến hành thực hành .

Làm bằng giấy hoặc lên bảng : Cho HS thực hiện yêu cầu của bài tập

trên giấy khi kiểm tra 15 phút , 45 phút hoặc thi học kì, hoặc có thể sử dụng

khi kiểm tra bài cũ.

Khi làm bài trên giấy các em thường gặp hai dạng bài tập cơ bản như

đã nêu ở mục II là trắc nghiệm và tự luận

Riêng với dạng tự luận các em có thể trình bày bằng cách dùng lời hoặc

vẽ sơ đồ và kẻ bảng. Tuy nhiên muốn trình bày bằng cách nào thi vẫn phải

đảm bảo được yêu câu của bài tập nhận biết chất là quá trình tiến hành trong

lí thuyết phải khớp với các bước thực hành.

2.Thực hiện yêu cầu của bài tập bằng phương pháp thực hành :

Page 9: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Đây là hình thức kiểm tra mà người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ

dụng cụ hóa chất và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Bù lại với hình thức

kiểm tra này sẽ tạo cho HS niềm say mê hứng thú học tập , tạo điều kiện cho

các em có niềm tin vào khoa học.

Lưu ý : Đôi lúc trong thực tế giảng dạy lại xảy ra trường hợp thực hiện

của yêu cầu bài tập lí thuyết và kiểm chứng lại bằng phương pháp thực hành.

Lúc đó, người giáo viên phải định hướng cho HS các trường hợp mà lí

thuyết đưa ra ( trình bày nhiều ) mà trong quá trình thực hành lại làm rất

ngắn gọn )

Ví dụ : Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quì

tím , hãy nhận biết các dung dịch là Na2SO4 , K2CO3 , BaCl2 và HCl đựng

trong các lọ mất nhãn .

Khi cho quì tím vào có thể rơi vào trường hợ ngẫu nhiên đã nhân biết

HCl (làm quì tím hóa đỏ) , K2CO3 (làm quì tím hóa xanh) mà không cần phải

cho quì vào tất cả các lọ

B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 GIẢI BÀI TẬP NHẬN

BIẾT CHẤT

B.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CHUNG .

Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương

pháp chung là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng .

cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tương mà ta thấy được như kết tủa

đặc trưng , màu đặc trưng , khí sinh ra có mùi đặc trưng .

Ví dụ : Cu(OH)2 : kết tủa xanh lam

NH3 : mùi khai .

H2S : mùi trứng thối .

Clo : màu vàng lục .

NO2 : màu nâu , mùi hắc .

Page 10: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục để làm

các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng rẽ từng chất va

nhận biết hỗn hợp ; nhân biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế , nhận

biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài.

B.2. CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ

I. TRƯỜNG HỢP KHÔNG HẠN CHẾ THUỐC THỬ

1.Phương pháp giải:

- Dùng thuốc thử đặc trưng của từng chất để nhận biết từng chầt trong

nhóm chất cần nhận biết.

- Nếu đề bài cho các chất thuộc nhiều nhóm khác nhau ta dùng thuốc thử

nhóm để phân loại các chất theo nhóm : axit, bazơ, muối. Sau đó dùng hoá

chất đặc trưng để nhận biết từng chất trong nhóm đó.

- Với dạng bài tập này, các em cần đọc kĩ đề bài để xác định giới hạn đề

bài yêu cầu nhận biết bằng phương pháp hoá học hay không giói hạn để có

cách chon chất nhận biết cho phù hợp.

2.Ví dụ:

Ví dụ 1: bằng phương pháp hoá học, em hãy nhận biết 3 lọ hoá chất mất

nhãn đựng 3 dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dung dịch

HNO3.

Giải.

Trích mỗi lọ hoá chất một it làm thuốc thử, sau đó dùng dung dịch BaCl2

làm thuốc thử nhỏ vào 3 mẫu thử. Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng

thì dung dịch ban đầu là H2SO4.

H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 HClDd không màu dd không màu rắn màu trắng dd không màu

Page 11: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Hai ống nghiệm còn lại đựng dung dịch HCl và dung dịch HNO3, ta

nhỏ lần lượt vài giọt AgNO3 hai ống nghiệm, ống nghiệm nào thấy xuất hiện

kết tủa trắng thì mẫu thử ban đầu đựng dung dịch HCl.

AgNO3 + HCl AgCl + HNO3

Dd không màu dd không màu rắn màu trắng dd không màu

Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là dung dịch HNO3.

Ví dụ 2. Bằng phương pháp hoá học, em hãy nhận biết các chất khí

sau: HCl, Cl2, CH4, C2H4.

Giải .

Dùng quỳ tím ẩm và dung dịch Brom để nhận biết các chất khí trên

theo bảng sau:

HCl Cl2 CH4 C2H4

Quì tím ẩm quỳ tím hoá đỏ

quỳ hoá đỏ và mất màu

ngay

quỳ không đổi màu

quỳ không đổi màu

Dd brom Không có hiện tượng gì

Làm mất màu dung dịcg

brom

Phương trình phản ứng:

Nước tác dụng với khí clo

Cl2 + H2O HCl + HClO

HCl, HClO là axit nên làm cho quỳ tím chuyển màu thành đỏ sau đó

mất màu ngay

Êtilen làm mất màu dung dịch brom

C2H4 + Br2 CH2Br - CH2Br Dd vàng nâu dd không màu

Ví dụ 3. Em hãy nhận biết các chất sau bằng phương pháp hoá học:

Pb(NO3)2, Na2CO3, MgSO4, BaCl2.

Page 12: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Giải.

Trích mỗi ống nghiệm một ít dung dịch các chất trên làm mẫu thử,

dùng axit clohiđric và muối bari sunfat làm thuốc thử, ta có bảng nhận biết

sau:

Pb(NO3)2 Na2CO3 MgSO4 BaCl2

HCl PbCl2 chất ít tan

CO2sủi bọt khí

Ba(OH)2 kết tủa trắngBaSO4

Không có hiện tượng

Các phản ứng hoá học sảy ra là:

Pb(NO3)2 + 2HCl PbCl2 + 2HNO3

(ít tan)

Na2CO3 + 2 HCl NaCl + H2O + CO2

MgSO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 +Mg(NO3)2

3. Bài tập tự làm

Bài 1: Có bón bình chúa các khí CO2, H2, C2H4, C2H2 hãy nhận biết từng

khí trên bằng phương pháp hoá học.

Bài 2 : Nêu cách để nhận biết bốn chất bột màu trắng là:CaO, Na2O,

MgO, P2O5

Bài 3 : Hãy phân biệt ba mẫu phân bón hoá học là phân kali( KCl), đạm

2 lá ( NH4NO3)và supephotphat kép Ca(H2PO4)2

Bài 4 : Bằng phương pháp hoá học em hãy nêu cách phân biệt 4 chất bột

là: Cu, Al, Fe, Ag.

Bài 5 : Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết dung dịch glucôzơ ,

dung dịch saccarozơ , dung dịch axit axêtic .

II. TRƯỜNG HỢP CHO SẴN THUỐC THỬ

Page 13: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Đây là dạng bài tập đòi hỏi lượng kiến thức trung bình phù hợp với tất cả

các đối tượng học sinh . Việc lựa chọn thuốc thử phụ thuộc vào yêu cầu của

đề bài .

1. Phương pháp giải .

- Dùng thuốc thử theo yêu cầu của đề bài để nhận biết đầu tiên

+ Trường hợp thuốc thử nhóm ta nhận biết được các nhóm chất axit ,

bazơ , muối , Phi kim hoặc kim loại …..

+ Nếu thuốc thử chỉ nhận biết được một chất ta nhận biết chất đó

trước

- Dùng các chất đã nhận biết được để nhận biết các chất còn lại .

2. Ví dụ :

Bài 1 : Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 lọ hoá chất bị mất

nhãn đựng các dung dịch sau :

NaCl ; HCl ; NaOH ; Na2CO3 chỉ bằng một thuốc thử duy nhất .

Lời giải :

NaCl HCl NaOH Na2CO3

AgNO3 ↓ trắngAgCl

↓ trắngAgCl

↓ đenAg2O

↓ xámAg2CO3

Na2CO3

Không có hiện tượng gì Sủi bọt khí

CO2

Phương trình hoá học xảy ra :

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

(Rắn , màu trắng )

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(Rắn , màu trắng )

AgNO3 + NaOH → Ag2O↓ + H2O + NaNO3

(Đen)

Page 14: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

AgNO3 + Na2CO3 → Ag2CO3↓ + 2NaNO3

(Rắn , màu xám)

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Bài 2 : Cho 6 lọ hoá chất mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt sau :

K2CO3; (NH4)2SO4 ; MgSO4 ; Al2(SO4)3 ; FeSO4 ; Fe2(SO4)3 hãy dùng NaOH

để nhận biết các dung dịch trên .

Hướng dẫn : Bài này đã chỉ rõ thuốc thử cần phải sử dụng ta có thể nhận biết theo bảng sau :

K2CO3 (NH4)2SO4 MgSO4 Al2(SO4)3 FeSO4 Fe2(SO4)3

NaOHKhông có hiện tượng gì

Không có hiện tượng

gì ↓ trắng ↓ trắng tan ra

↓ trắng chuyển

dần sang↓ đỏ

↓ đỏ Fe(OH)3

MgSO4 ↓ trắng

Không có hiện tượng

Bài 3 : Cho 5 chất bột màu trắng NaCl ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; BaCO3 ;

BaSO4 chỉ dùng H2O , khí CO2 nên phương pháp phân biệt 5 hoá chất trên ,

viết các phương trình phản ứng xảy ra .

Hướng dẫn : Với bài này ta dựa vào tính tan trong nước của các chất

để phân loại thành 2 nhóm chất tan trong nước và chất không tan trong nước

sau đó lấy CO2 để nhận biết

Lời giải :

Lần lượt hoà tan từng chất riêng rẽ vào nước , ta thấy có 2 nhóm chất .

Nhóm A : Tan trong nước (NaCl ; Na2CO3 ; Na2SO4)

Nhóm B : Không tan (BaCO3 ; BaSO4)

Page 15: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Sục khí CO2 lần lượt vào các chất ở nhóm B ta thấy có 1 chất từ từ tan

ra , chất đó là BaCO3 chất còn lại ở nhóm B không có hiện tượng gì là

BaSO4

BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2

Dùng Ba(HCO3)2 tác dụng lần lượt với các chất ở nhóm A thấy chất

không biểu hiện phản ứng là NaCl , 2 chất thấy xuất hiện kết tủa trắng là

Na2CO3 và Na2SO4

Phương trình: Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → 2NaHCO3 + BaCO3 ↓

Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → 2 NaHCO3 + BaSO4↓

Bước 4 : Tiếp tục xục khí CO2 vào 2 ống nghiệm vừa xuất hiện kết tủa

trắng trên . Ống nghiệm nào có kết tủa tan ra thì kết tủa đó là BaCO3 , chất

ban đầu đó là Na2CO3 . Ống nghiệm kia hoá chất ban đầu là Na2SO4

3. Bài tập tự làm

Bài 1 : Chỉ dùng 1 hoá chất khác để nhận biết từng dung dịch sau

NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3 , Al(NO3)3.

Bài 2 : Chỉ dùng H2SO4 và những điều kiện khác hãy nhận biết các

chất sau C6H6, C2H5OH , CH3COOH.

Bài 3 : Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch sau :

H2SO4 , NaCl , NaOH , Ba(OH)2, BaCl2, HCl .

Bài 4 : Chỉ bằng dung dịch HCl hãy nhận biết 4 chất rắn sau :

NaCl , Na2CO3 , BaCO3, BaSO4.

Bài 5 : Chỉ dùng 1 kim loại hãy nhận biết 4 dung dịch sau : AgNO3,

NaOH, HCl , NaNO3

III. DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT MÀ KHÔNG DÙNG

THÊM THUỐC THỬ NÀO KHÁC.

Page 16: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Đây là dạng bài khó nhất thường áp dụng với học sinh khá giỏi . Đồng

thời nó cũng là dạng bài trong nhiều đề thi học sinh giỏi các cấp thường có

nên tôi chủ yếu đưa vào để nâng cao kiến thức cho học sinh .

1. Phương pháp giải

* Ít nhất dùng tính chất vật lý (Màu sắc, mùi, tính tan trong nước … )

Để nhận ra một chất nào đó trong các chất cần nhận biết .

* Dùng 1 hoá chất ta vừa nhận biết được để nhận biết các chất còn lại

* Có trường hợp ta có thể dùng phương pháp đun nhẹ để nhận biết

bằng khả năng bay hơi của các chất .

* Nếu không nhận biết được 1 chất bằng tính chất vật lý thì phương

pháp tốt nhất là cho các chất cần nhận biết tác dụng với nhau , dựa vào hiện

tượng để phận biệt . Với phương pháp này cách trình bày dễ hiểu nhất là kẻ

bảng .

2. Ví dụ :

Ví dụ 1 :

Đề bài : Làm thế nào để nhận biết các hoá chất sau mà không dùng

thêm thuốc thử nào khác: MgCl2 , H2SO4, NaCl, CuSO4, NaOH

Hướng dẫn : Đối với bài này ta dựa vào màu sắc để nhận ra muối CuSO4 có

màu xanh sau đó dùng CuSO4 để nhận biết các chất còn lại .

Lời giải :

Muối đồng sun phát có màu xanh , các chất khác cần nhận biết đều là

dung dịch không màu .

Dùng CuSO4 để nhận biết các chất còn lại theo bảng sau :MgCl2 H2SO4 NaCl NaOH

CuSO4

Không có hiện tượng gì

Không có hiện tượng gì

Không có hiện tượng gì

↓ màu xanhCu(OH)2

NaOH ↓ màu trắng Không có Không có

Page 17: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Mg(OH)2 hiện tượng gì

hiện tượng gì

Dùng ↓ xanh của Cu(OH)2

Kết tủa tan ra

Không có hiện tượng

Phương trình phản ứng :CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

(Màu xanh )2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2↓

(Màu trắng)2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Dung dịch không màuVì các chất trước và sau phản ứng ở phản ứng hoá học đều ở dạng

không màu nên không quan sát được hiện tượng của phản ứng xảy ra .

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2OChất rắn màu xanh dung dịch màu xanh

Ví dụ 2 : Có 4 lọ hoá chất mất nhãn đựng các dung dịch sau :

NaHCO3, CaCl2, Na2CO3, Ca(HCO3)2 , hãy trình bày cách nhận biết 4 dung

dịch trên mà không dùng thêm hoá chất nào khác .

Hướng dẫn : Ta nhận thấy các dung dịch trên đều là dung dịch không

màu , không có mùi đặc trưng riêng nên phương pháp duy nhất là trộn các

dung dịch với nhau , dựa vào hiện tượng khác nhau để nhận biết .

Lời giải :

Ta cho các dung dịch trên tác dụng với nhau quan sát hiện tượng được bảng như sau :

NaHCO3 CaCl2 Na2CO3 Ca(HCO3)2

NaHCO3 Không có hiện tượng gì

Không có hiện tượng gì

Không có hiện tượng gì

CaCl2 Không có hiện tượng gì

↓ trắng CaCO3

Không có hiện tượng gì

Na2CO3 Không có ↓ trắng ↓ trắng

Page 18: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

hiện tượng gì CaCO3 CaCO3

Ca(HCO3)2 Không có

hiện tượng gì

Không có

hiện tượng gì

↓ trắng

CaCO3

Căn cứ vào bảng ta thấy :

- Chất tạo 2 lần kết tủa trắng là Na2CO3 theo phương trình sau :

Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + 2NaHCO3

Màu trắng

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaClMàu trắng

- Chất không tạo kết tủa trắng lần nào là NaHCO3 .

- 2 chất tạo kết tủa trắng 1 lần là :Ca(HCO3)2 và CaCl2

- Để nhận biết 2 chất này ta đun nhẹ 2 dung dịch , dung dịch nào tạo

kết tủa trắng là Ca(HCO3)2.

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

3.Bài tập tự làm .

Bài 1 : Hãy nhận biết các dung dịch sau mà không dùng thêm thuốc

thử nào khác

a. AgNO3 , CuCl2, NaNO3 , HBr

b. HClNaCl , Na2CO3 , H2O

Bài 2 : Trong 5 dung dịch kí hiệu A,B,C, D,E chứa các dung dịch

Na2CO3, HCl , BaCl2, H2SO4 , NaCl biết :

- Đổ A vào B tạo thành kết tủa trắng

- Đổ A vào C có khí bay ra

- Đổ B vào D có kết tủa xuất hiện

Hãy xác định các chất có kí kiệu trên và giải thích .

Page 19: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

C. BẢNG PHỤ LỤC

Một số thuốc thử dành cho các hợp chất vô cơ :

Bảng 1 : Một số thuốc thử thường dùng để nhận biết các chất :

Thuốc thử Nhận biết chất Hiện tượng

Nước

Hầu hết kim loại mạnh (K , Ca , Na , Ba)

Tan , có khí H2 thoát ra

Hầu hết oxit của kim loại mạnh (K2O , Na2O , Cao , BaO )

Tan , tạo dung dịch làm hồng phenol phtalein

P2O5 Tan , tạo dung dịch làm đỏ quì tím

Quì tím Axit (H2SO4 , HCl ….) Quì tím hóa đỏ Kiềm (KOH , NaOH …) Quì tím hóa xanh

Phenol phtalein(không màu)

Kiềm (KOH , NaOH …) Làm dung dịch có màu hồng

Dung dịch bazơ Kim loại : Al , Zn Tan , có khí H2 thoát ra

Page 20: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

tan ( kiềm) Al2O3 , ZnO , Al(OH)3 ,

Zn(OH)2

Tan

Dung dịch axit

- HCl , H2SO4

loãng- HNO3 ,

H2SO4 đặc nóng- HCl , H2SO4

loãng- H2SO4 loãng

Muối cacbonat , sunfit , sunfua

Tan , có khí thoát ra ( CO2 , SO2 , H2S)

Kim loại đứng trước hiđro Tan , có khí H2 thoát ra Hầu hết kim loại Tan , có khí NO2 , SO2

thoát ra CuO , Cu(OH)2 Tan , tạo dung dịch

màu xanh Ba , BaO , muối Ba Tạo kết tủa trắng

BaSO4

Bảng 2 : Nhận biết các chất khí

Thuốc thửNhận

biếtHiện tượng PTHH minh họa

Dd KI và hồ

tinh bộtCl2

Khôngmàu

Hóa xanh

Cl2 + 2KI 2KCl + I2

Hồ tinh bột xanh

Dd Br2 (hay

dd KMnO4)SO2

Mất màu nâu

đỏ

SO2 + Br2 + H2O 2HBr + H2SO4

Dd AgNO3 HCl Kết tủa trắng AgNO3 + HCl AgCl + HNO3

Dd Pb(NO3)2 H2S Kết tủa đen Pb(NO3)2 + H2S PbS + 2HNO3

Quì tím ẩm

NH3

Hóa xanh NH3 + H2O NH4OH

HCl đậm

đặcTạo khói trắng NH3 + HCl NH4Cl

Không khí NO Hóa nâu 2NO + O2 2NO2

Quì tím ẩm NO2 Hóa đỏ NO2 + H2O 2HNO3 + NO

CuO(đen) , CO Hóa đỏ (Cu) CuO + CO Cu + CO2

Page 21: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

to

Dd Ca(OH)2 CO2 Trong hóa đục CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

Tàn đóm đỏ O2

Tàn đóm dỏ

bùng cháy

CuO(đen) ,

toH2 Hóa đỏ (Cu) CuO + H2 Cu + H2O

Bảng 3: Nhận biết một số dung dịch axit và muối :

Hóa chất cần nhận

biếtThuốc thử Hiện tượng

HCl và muối Clorua

HBr và muối Bromua Dung dịch AgNO3

Kết tủa trắng : AgCl , AgBr

Hóa đen ngoài ánh sáng

Muối phot phat tan Kết tủa vàng : Ag3PO4

H2SO4 và muối sunfat Dung dịch BaCl2 Kết tủa trắng : BaSO4

Muối cacbonat Dung dịch HCl

Dung dịch H2SO4

Sủi bọt khí : CO2

Muối sunfit Sủi bọt khí : SO2

Muối sunfua Dung dịch Pb(NO3)2 Kết tủa đen : PbS

HNO3 và muối Nitrat H2SO4 đặc

Bột Cu đun nhẹ

Khí màu nâu bay ra : NO2

dung dịch có màu xanh lam

Muối Canxi Dung dịch H2SO4

Dung dịch Na2CO3

Kết tủa trắng : CaSO4 , CaCO3

Muối Bari Kết tủa trắng : BaSO4 , BaCO3

Muối Magie Dung dịch kiềm Kết tủa trắng Mg(OH)2

Muối đồng Kết tủa xanh lam : Cu(OH)2

Page 22: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

NaOH , KOH

Muối Sắt (II) Kết tủa trắng xanh : Fe(OH)2

Muối Sắt (III) Kết tủa nâu đỏ : Fe(OH)3

Muối Nhôm Kết tủa keo trắng Al(OH)3 tan

trong kiềm dư

IV./ PHẦN IV : KẾT QUẢ Sau thời gian áp dụng đề tài tôi nhận thấy :

- Học sinh yêu thích học môn hoá hơn

- Chất lượng của giờ thực hành ngày càng được nâng cao do các em

đã được rèn luyện kỹ về các bước thực hành bằng bài tập nhận biết .

- Học sinh có thể trình bày khá thành thạo dạng bài tập này theo đúng

đặc thù của nó .

Giáo viên qua thời gian thực hiện đã có cái nhìn tổng quan nhất về

dạng bài tập này. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp giáo viên phân dạng,

ra bài tập, hướng dẫn giải phù hợp với từng đối tượng học sinh .

Kết quả thực nghiệm qua bài kiểm tra cuối học kỳ 2 như sau :

Lớp áp dụng đề tài : Lớp 9A

Tổng số Giỏi Khá TB Yếu KémSố học

sinh 40 10 12 14 4 0

% 100% 25% 30% 35% 10% %

Qua bảng ta thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi cao hơn so với đầu năm

Kết quả thi học kỳ 2 lớp 9B không áp dụng theo đề tài

Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém

Số học sinh 38 6 8 17 8 0

Page 23: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

% 100% 15,7% 21,0% 42,3% 21,0%

Tỷ lệ học sinh trên trung bình có tăng so với đầu năm song tỷ lệ học

sinh khá, giỏi còn thấp, đặc biệt thấp hơn nhiều so với lớp áp dụng đề tài .

V./ PHẦN V : KẾT LUẬN Việc dạy và học hoá học ở trường phổ thông đang được đổi mới mạnh

mẽ , trong đó việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên là rất quan

trọng . Để có kết quả cao trong giảng dạy , giáo viên cần tích hợp những

kiến thức dàn trải thành hệ thống theo nhóm dạng bài nhằm giúp học sinh

lĩnh hội kiến thức dễ ràng , chủ động tìm ra hướng giải quyết .

Hy vọng rằng với đề tài của mình trở thành cuốn sổ tay cho giáo viên

trong việc giảng dạy và quà trình học tập của học sinh .

Do còn hạn chế về thời gian nên đề tài của tôi mới chỉ đề cập tới một

mảng nhỏ trong rất nhiều phương pháp giúp học sinh học tốt hoá học và làm

bài tập nhận biết thành thạo đó là hướng dẫn học sinh theo các dạng bài . Rất

mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và đồng khoa học của nhà trường

để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình được tốt hơn .

Để đề tài của tôi đạt được kết quả cao hơn , rất mong được sự quan

tâm của nhà trường , phòng giáo dục và chính quyền các cấp hỗ trợ để có đủ

đồ dùng hoá chất giúp cho giờ học đạt kết quả cao hơn . Với đặc thù bộ môn

Hoá học , rất cần có phòng thực hành giúp cho việc hỗ trợ học sinh và giáo

viên trong các giờ học .

Phù Lưu, ngày 5 tháng 5 năm 2011

Người viết đề tài

Page 24: PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - WordPress.com · Web viewCó những em học sinh không biết cách trình bày dạng bài tập nhận biết chất theo đúng đặc

Nguyễn Thị Dung