57
1 NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA Tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai , nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại , chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi

QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

Embed Size (px)

DESCRIPTION

QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN QUẢ

Citation preview

Page 1: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

1

NAMO SHAKYAMUNI

BUDDHATất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như

Lai , nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại , chỉ biết tìm cầu món

ăn, tránh sợ cái chết mà thôi

卍 

Page 2: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

2

1

Page 3: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

3

2

Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm . Vì thế nên cổ

đức đã bảo : "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát .

Lo gì thế giới động đao binh!" Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì

hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh.

Nhưng về việc nầy phần sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thong . Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh , không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít . Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần

lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói. Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng : tất cả chúng sanh đều có đủ đức

tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại , chỉ

biết tìm cầu món ăn , tránh sợ cái chết mà thôi .

Nếu những chúng sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh pháp, đều có thể tiến tu và

Page 4: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

4

3

được thành quả Phật. Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân hồi, vì vô

minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em,

chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha me, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy.

Chúng sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị

loại, thường bị nó giết hại. 

Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như Lai thì thấu suốt rõ ràng.

Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng bi mẫn! Nay ta do túc phước

được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật

hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà

đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta

nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng

sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an

nhiên mà ăn?

Page 5: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

5

4

- Nầy Ðại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo

đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con,

nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng

quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên

thọ dụng?

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao

nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy

kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu

hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi,

vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn

lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao

hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy

bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh

tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ

Page 6: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

6

5

mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Ðại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như

nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn

thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn

thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên

lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà

cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Ðại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư

các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai

chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Ðại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo

như vậy".

Page 7: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

7

6

Bảy lời khuyên đừng sát sanh

(PGVN) -  Người đời ăn thịt, cho rằng lẽ tự nhiên, nên mặc tình sát sanh, chứa nhiều nghiệp oán, lâu thành thói quen, không tự hay biết. người xưa có nói, thật là

đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế.

Xã hội và đ ạo đ ức nhân quả

Hà Nội: Hãi hùng chuyện trâu "báo oán" chủ lò mổ ở làng Phúc Lâm

Tính sự mê chấp, lược có 7 điều, sẽ kể dưới đây. Ngoài ra có thể suy từ đây để biết thêm. Phàm là loài có tri giác tất đồng một thể. Vì vậy con người ăn thịt là một

điều hết sức kỳ lạ. Bởi do con cháu làm theo nên cho là thường, hàng xóm theo đó mà thành thói quen, huân

tập đã lâu nên không biết mình sai, ngược lại còn cho là đúng. Cho nên đâu thấy lạ gì nữa! ngày nay nếu có kẻ nào giết con người ăn thịt, thì con người sẽ rất kinh hãi,

Page 8: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

8

7

và giết chết nó ngay. Tại sao? vì con người chưa quen. ở đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa

trần thế.

Chú bò đã quỳ xuống cảm tạ nhà sư

1. Sinh Nhật Không Nên Sát Sanh: thương thay cha mẹ, sanh ta khổ nhọc, ngày ta mở mắt chào đời cũng chính

là ngày mẹ sắp mất. ngày đó, đáng lý ta phải trì trai không sát sanh, làm nhiều việc thiện, ngõ hầu khiến

cho tổ tiên nội ngoại sớm được siêu thăng, còn cha mẹ hiện tại được kéo dài tuổi thọ. Vậy sao ta lại nỡ quên mẹ, giết hại sinh linh, trước là để lụy cho người thân,

sau là tổn hại nơi mình. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Đường Thái Tông là một đại quốc vương mà sinh nhật còn không thấy vui vẻ. Ruộng đất ông thu hơn mười hộc lúa, đãi khách đầy

Page 9: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

9

8

nhà, yến tiệc vui vẻ suốt mấy ngày, nhưng đâu ai biết tâm trạng của ông. Đời nay, nếu có sinh nhật thì nên trai Tăng tụng kinh. Người làm các việc thiện không

phải là bậc hiền đó sao?2. Khi Sanh Con Không Nên Sát Sanh: Phàm người

không con thì buồn, người có con thì vui. Không ai nghĩ lại tất cả loài cầm thú, nó cũng yêu thương con của

mình vậy. Biết yêu thương con của mình mà lại hại chết con của kẻ khác. Hỏi thử có đành lòng không? Phàm con nhỏ mới sanh, mình không tích phước cho nó thì

thôi, chớ sao lại sát sanh để tạo nghiệp. Thật là quá mê muội. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Có một kẻ săn bắn đêm ngày say xỉn, thấy

con của mình như con hoẳng, mài dao định giết nó. Người vợ khóc lóc can ngăn nhưng anh ta không nghe. Rốt cuộc anh mổ bụng con, rút hết ruột ra, đã vậy lại

còn ngủ yên. Sáng hôm sau, anh gọi con cùng mình ra chợ mua thịt hoẳng về nấu. Người vợ khóc nói: “ Đêm

qua anh đã giết chết con rồi ” nghe xong anh ngã nhào xuống, ngũ tạng vỡ nát. Ôi! Người và thú tuy có khác, nhưng cái tâm thương con thì giống nhau. Vậy tại sao

ta lại nỡ giết nó!3. Cúng Giỗ Không Nên Sát Sanh: Cúng cơm người mất và cúng tế mùa vụ, không nên sát sanh. Sát sanh để

cúng tế chỉ tăng thêm tội báo. Việc bày tiệc ngon, làm sao mà hương linh nơi chín suối ăn cho được! không có ích mà có hại. Người trí không bao giờ làm việc đó. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần

thế. Có người cho rằng: Vua Lương Võ đế dùng bột mì cúng tế, người đời chê ông không cúng tổ tiên đồ mặn. ôi! Cúng đồ mặn chưa chắc là quý, cúng chay lạt chưa hẳn là xấu. Bổn phận làm con, điều quý là phải lo tu

thân chớ không được cúng tế sai trái. Đây là điều thiện. Vậy tại sao cúng tế nhất thiết phải bằng đồ mặn? việc cúng tế cốt ở chỗ không sát sanh, mấy ai nghe theo lời khuyên bảo sáng suốt! phụng dưỡng cha mẹ bằng sát

Page 10: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

10

9

sanh cũng là bất hiếu, bậc thánh không có khen ngợi. Vậy tại sao cúng tế nhất thiết phải bằng đồ mặn?

4.Hôn Lễ Không Nên Sát sanh: việc hôn lễ của thế gian, từ vấn danh, nạp thái cho đến thành hôn phải sát sanh không biết bao nhiêu mà kể. Hôn lễ là khởi đầu của con

người. Khởi đầu của con người mà sát sanh thì đã nghịch lý. Lại nữa hôn lễ là lễ tốt, ngày tốt mà làm việc hung thì thật là thảm thương. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Phàm người kết hôn, tất phải chúc nguyện cho vợ chồng sống với nhau đến răng long đầu bạc. Bạn mong rằng mình được như vậy, sao lại nỡ quên đi loài cầm thú. Gia đình có gả con gái,

chong đèn suốt ba ngày, nghĩ đến việc phải xa con. Bạn khổ khi phải xa con. Còn loài cầm thú xa con có vui vẻ

chăng? Vì vậy, khi kết hôn không nên sát sanh. 5.Làm Tiệc Đãi Khách Không Nên Sát Sanh: Giờ tốt

cảnh đẹp; chủ hiền, khách tốt, cơm canh đạm bạc, đâu có trở ngại gì đến thể diện, cần gì phải giết hại nhiều sanh mạng, để thỏa mãn vị ngon. Ca hát ăn uống ở

bàn, ly; giết hại oán gào nơi thớt ghế. Than ôi! Người có lòng nhân sao không biết từ bi? Đây là nêu lên những

thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Nếu chúng ta biết lòai vật bị giết trong mâm cơm, tiếng oán gào từ

nơi thớt ghế thì sự đau khổ cùng tột của chúng là niềm vui tràn ngập của ta. Tuy chúng ta có ăn đó, nhưng cũng nuốt không nổi. Chúng thật là đáng thương.

6.Cúng Trừ Tà Không Nên Sát Sanh: Người đời có bệnh tật thì sát sanh để cầu thần, xin thần ban phúc, gia hộ. Họ không nghĩ rằng bản thân mình cầu thần là muốn khỏi chết. Giết hại loài vật để mình sống thọ là nghịch

với trời, trái với lý, không tội nào bằng. Phàm bậc chánh trực làm thần thì há có riêng tư sao? Vì vậy, người cúng

tế không những không thọ mà nghiệp sát càng tăng. Các thứ cúng tế mê loạn khác, cũng giống như đây. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần

Page 11: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

11

10

thế. Kinh Dược Sư có nói: giết vô số chúng sinh để cầu xin thần linh; gọi các quỷ thần để cầu ban phúc, phù hộ, mong cho được kéo dài tuổi thọ, trọn không thể được. Làm như vậy không những không tăng thọ mà

còn tạo thêm nghiệp sát. Các thứ cũng tế mê loạn như: Sát sanh cầu có con trai, sát sanh cầu của cải, sát sanh cầu quan vị v.v…dù cho có con trai, có của cải, có quan vị đi nữa cũng chẳng phải do con người phân định, hay quỷ thần ban cho, mà là tình cờ có được trong khi cầu nguyện mà vội cho rằng có linh ứng, và càng tin sâu,

càng dốc lòng làm theo. Tà kiến đã mạnh như vậy, làm sao mà chữa khỏi. Thật đáng thương thay! 

7.Mưu Sinh Không Nên Sát Sanh: Người đời vì việc ăn mặc nên có khi là săn bắn, bắt cá, hoặc giết các lòai vật

như: Trâu, dê, heo, chó v.v… để có lợi dưỡng riêng. Nhưng chúng ta xem những người không làm việc này

cũng có ăn, có mặt, chưa hẳn phải bị chết vì đói rét. Sát sanh để mưu sinh sẽ bị thần tiên hại chết. Sát sinh để

mong giàu có thì trăm người không được một. Trồng cái nhân địa ngục sâu dày thì thọ quả báo ác đời sau.

Không có gì hơn việc này. Tại sao phải chịu khổ mà không tìm kế sinh nhai khác? Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót,

giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Bản thân tôi từng thấy có một người giết dê sắp chết mà miệng thốt tiếng dê; Kẻ bán lươn sắp chết mà đầu mổ như con lươn. Hai việc này xảy ra ở nhà cạnh bên. Và đó là sự thật. Tôi

khuyên người đời, nếu không có việc gì làm thì thà đi ăn xin. Chớ còn tạo nghiệp sát để mà sống, không bằng

chịu đói mà chết. Sao bạn không tự răn mình!

Đại sư Liên Trì

Việc đáng làm không làm, việc không đáng làm lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, thì lậu tập mãi

tăng thêm (Kinh Pháp Cú).

Page 12: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

12

11

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một cậu học trò nghèo nhưng học giỏi. Cậu được Thiên đình chú ý và ghi tên đậu tiến sĩ trong sổ Thiên tào. Gần làng cậu ở có một

ngôi đình mà mỗi ngày đi học cậu đều đi ngang qua. Vị thần trong đình đó vốn đã đọc sổ Thiên tào rồi nên rất quý kính cậu.Một hôm, thần báo mộng cho ông Từ giữ đình hay là ngày mai sẽ có vị quan lớn đến chơi nên

phải quét dọn sạch sẽ và tiếp đãi tử tế. Tỉnh mộng, ông Từ làm y như lời thần căn dặn nhưng có thấy vị quan nào đâu ngoài cậu học trò nghèo ghé vào nghỉ chân một lát rồi đi.Ít ngày sau, ông Từ lại chiêm bao thấy

thần dặn dò như trước. Nhưng rồi ông cũng chẳng thấy vị khách quý nào ngoài cậu học trò bữa nọ. Chỉ có điều hơi khác là hôm nay cậu học trò ghé vô đình ngâm nga một bài phú rồi lại đi. Có chút ngờ ngợ nhưng ông Từ

không tin lắm.

Đến lần thứ ba, sự việc diễn ra cũng giống y chang hai lần trước. Thấy phù hợp với lời mách bảo của thần, ông

Từ bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện chiêm bao cho cậu học trò nghe và bảo: “Đã ba lần thần cho hay như thế nhưng tôi chẳng thấy vị quan lớn nào ngoài cậu.

Page 13: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

13

12

Cho nên tôi tin chắc khoa thi kỳ này cậu sẽ đỗ đạt làm quan lớn”. Nghe vậy, cậu học trò mừng rơn trong bụng.

Đêm ấy về nhà, nằm học bài dưới ánh trăng khuya, cậu nhớ lại lời ông Từ nói ban chiều mà thả hồn lên mây, ồ, ta học giỏi thế này thì phải được làm quan thôi! Khi làm quan rồi thì ta sẽ trở nên người quyền thế, vinh hoa phú quý đầy nhà. Ngặt nỗi con vợ của ta xấu quá không thể làm bà quan lớn được. Hay là ta bỏ nó đi rồi cưới một

con vợ khác đẹp hơn? Nghĩ thế, cậu liền kiếm cớ gây sự rồi đuổi vợ đi.

Sáng hôm sau, có người trong tổng đến đòi nợ. Người này vừa bước vào sân thì đã bị cậu vênh mặt lên mắng mỏ, ta chưa có để trả. Phen này đỗ đạt về, ta sẽ cắm

đất vào vườn nhà mày để ở cho biết mặt. Gặp ai không vừa lòng, cậu đe dọa, rồi tụi bây sẽ biết tay ông!

Mấy hôm sau, trong giấc mộng, ông Từ lại thấy thần về cho hay là cậu học trò kia sẽ bị thi rớt. Vì tất cả những hành động vô đạo của cậu đã khiến cậu mất hết phước rồi. Trong sổ Thiên tào ghi danh những người đậu tiến sĩ

khoa này không thấy có tên của cậu nữa. Không chỉ thế, trong sổ lại có bản án ghi rõ tội trạng của cậu là:

“Nguyệt hạ phóng thê

Đình tiền tỉ trạch

Vị đắc ý, cố thất đức”.

Nghĩa là: Dưới trăng bỏ vợ, dọa dỡ nhà người chủ nợ, chưa thi đậu đã nghĩ điều thất đức. Bây giờ cậu đã hết sạch phước rồi. Quả vậy, từ đó về sau, cậu học trò ấy

thi mãi mà không đậu. Cậu muốn nối duyên lại với người vợ cũ cũng không được. Cửa nhà của cậu ngày một sa sút đi. Nhân câu chuyện này mà người đời có câu “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” để răn dạy

những kẻ hống hách.

Page 14: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

14

13

Ngày nay, có rất nhiều người vướng phải căn bịnh tai hại này. Họ mới thành công chút đỉnh thôi thì đã vênh vang tự đắc. Vừa có chút quyền hành đã kênh kiệu ta đây. Thậm chí chỉ toàn dựa hơi cấp trên mà đã ra oai

tác quái…

Ngặt nỗi con vi-rút “coi trời bằng vung” ấy đã len lỏi vào cả chốn thiền môn khiến không ít Tăng nhân chao đảo. Nhưng người xuất gia vốn là “Thích tử xưng bần”

có gì mà phải kiêu ngạo chứ?

Thực tế có không ít người trong chúng ta đây tuy đã quy y thế phát nhưng lòng tục còn vương, trần tâm chưa dứt, nên cứ mãi quay cuồng theo danh lợi thế

gian. Vô hình chung, chúng ta trở thành những kẻ tôn sùng đời sống vật chất nơi cửa Không, rồi sai lầm coi việc phải có “chùa to Phật lớn” mới là “thành tựu đạo

nghiệp”(?)

Ô hay! Nếu đủ phước duyên thiết lập Già lam rộng lớn để trưởng dưỡng Tăng tài và tổ chức các khóa tu học cho quần chúng Phật tử thì muôn người như một đều hoan hỉ tán thành ủng hộ. Bằng vin vào đó để “quánh giá” mặt mũi nhau rồi sinh ra tự mãn thì vạn lần đáng

trách…

Còn một điều tệ nữa. Đó là việc đối với thầy, bạn ít có điều kiện học hành thì chúng ta xem thường bởi mình

vừa thông thuộc làu làu dăm ba quyển kinh văn. Trong công phu tu tập chỉ lóe lên chút “sáng” là đã buông lời đại vọng ngữ xưng ngộ thiền cơ. Để lấy lòng tin thiên hạ thì không ngần ngại phán những câu linh thiêng chắc nịch rằng vong linh đã được vãng sanh, siêu

thoát…, sau khi làm xong pháp sự hộ niệm.

Cũng có không ít trường hợp, trong lúc cử hành lễ hoặc sau buổi lễ, thấy xuất hiện vài hiện tượng tự nhiên của nhật nguyệt tinh tú, thiên hà vũ trụ, chỉ là sự trùng hợp

Page 15: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

15

14

ngẫu nhiên thôi mà ta đã kêu toán lên, rồi hô hào linh thiêng này, mầu nhiệm nọ, vô tình gieo rắt mê tín cho cộng đồng. Riêng bản thân ta thì móng khởi tâm niệm mình là người “ngon lành”, rồi tủm tỉm cười đắc ý làm

cái “bản ngã” bự thêm.

Về việc này, đối với bậc chân tu, dù tự nơi công hạnh tu tập của quí ngài có sự chiêu cảm linh ứng nhưng không bao giờ quí ngài tiết lộ. Hoặc giả có ai đó phát hiện sự nhiệm mầu thì quí ngài phớt lờ đi, không dám nhận tự nơi quí ngài cảm hiện nên. Bởi đó không phải là mục

tiêu chính của việc tu đạo giải thoát.

Cho nên, nếu nói Phật pháp nhiệm mầu thì thiết thực nhất chính là sự chuyển hóa tâm thức của người ứng dụng thực hành pháp Phật, bỏ tà về chánh, bỏ ác làm

lành, từ hư thành nên, từ xấu thành tốt, từ u mê tăm tối thành hiểu biết sáng suốt… Nói chung, đó phải là sự

“thay da đổi thịt”, “chết đi sống lại”, là “lột xác” để làm một con người hoàn toàn mới, tốt đẹp hơn, hiền thiện hơn, nhận chân thực-hư rõ ràng, biết chăm sóc giữ gìn thân tâm mình và làm lợi ích cho người nhiều hơn trước

đây. Thế mới thật nhiệm mầu đấy chứ! Có đâu?…

Rồi như thừa thắng xông lên, bản ngã tăng vù vù. Ta không còn hứng thú ngồi yên lắng lòng nhìn lại mình

nữa.

Trong sinh hoạt hàng ngày, ta thản nhiên vung túng thân khẩu ý một cách vô tội vạ vì cho mình là người có tiếng tăm, thuyết pháp hay, ngoại giao giỏi, được người đời ái mộ, quần chúng tôn kính, vật dụng cúng dường đầy đủ, có bằng cấp cao, chức vị lớn… Còn chuyện ai đó kiêu căng ngạo mạn làm tiêu tan sự nghiệp hay sự nghiệp chưa thành đã vội tiêu tan là của bàn dân thiên hạ, không dính dáng gì đến ta, hơi đâu mà bận lòng!

Page 16: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

16

15

Cuộc sống của ta luôn xuôi chèo mát mái, mọi thứ đến quá dễ dàng, làm việc gì cũng suông sẻ, nói gì ai cũng nghe, tiền hô hậu ủng đàng hoàng mắc chi phải đắn đo

suy xét? Phải nói là có phước quá đi chứ!

Nhưng xin nhớ rằng, những gì mà ta may mắn có được trong hiện tại biết đâu lại là những cái ta đang vay

mượn trước ở tương lai? Nếu ta sử dụng thái quá, lên mặt kiêu căng ắt tổn giảm phước đức ngay trong hiện

đời chứ chưa nói đến sự vay-trả ở những đời sau.

Hẳn chúng ta còn nhớ chuyện ngài Ngộ Đạt Quốc Sư, một bậc cao tăng đức độ, chỉ vì chút móng khởi vi tế

trong tâm, hãnh diện tự hào khi được vua ban cho chiếc ghế trầm hương mà phước đức mười kiếp tu hành mất sạch trơn, còn phải bị quả báo mụt ghẻ hình mặt người nơi đầu gối hành hạ. Huống chi chúng ta giờ đây thuộc

dạng tội dày phước mỏng, tu hành lơ ta mơ mà dám nghênh ngang tự cao tự đại hay sao.

Trong kinh Di giáo, Đức Phật dạy: “Các thầy Tỷ kheo, hãy tự xoa đầu mình, đã bỏ sự trang sức và đồ tốt đẹp, mình mặc áo hoại sắc, tay cầm đồ thích ứng, khất thực để sống; tự thấy như vậy mà kiêu ngạo còn nổi lên, thì phải cấp tốc tỏa chiết. Tăng thêm kiêu ngạo là điều mà thế nhân còn không nên có, huống chi người xuất gia

nhập đạo là kẻ vì giải thoát, tự giáng mình xuống mà đi khất thực?”.

Than ôi! Chúng ta đã bỏ tục xuất gia, làm thân khất sĩ, chí cầu giải thoát, xin vật thực tạm nuôi thân qua ngày để tu mà còn mang nặng tâm kiêu mạn thì thật là tội nghiệp. Cái tâm kiêu mạn ấy nguy hiểm vô cùng. Dù

bộc lộ bên ngoài hay hoạt động âm thầm bên trong nó cũng làm ô nhiễm tâm người tu hành và gây chướng

ngại con đường giác ngộ.

Page 17: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

17

16

Cho nên, để dứt trừ sự kiêu căng ngạo mạn, không gì hơn là chúng ta phải luôn luôn cảnh giác canh chừng từng niệm khởi trong tâm. Lấy tấm gương khiêm cung

của Bồ tát Thường Bất Khinh để răn nhắc mình mỗi giây phút, và cũng là giữ gìn phẩm hạnh của người xuất gia

tu Phật vậy.

Tâm Chơn

Lời Phật dạy về "tín ngưỡng"

20:22:00 - 01/11/2013

(PGVN) -  Tâm trong sạch như đồ đựng nước, hình bóng thường hiển hiện. Nhưng tâm chúng sanh nhơ bẩn như đồ bị nứt, thì chẳng thấy hình bóng Như Lai Pháp Thân. Nếu hay tin, biết trừ kiêu mạn, phát tâm liền được thấy Như Lai, nếu còn dua vậy tâm chẳng sạch, ức kiếp tìm

cầu khó gặp thay.

Kinh Đại Thừa Nghĩa:"Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là

quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng."

Kinh Hoa Nghiêm: "Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong

Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu."

Page 18: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

18

17

Kinh Tâm Địa Quán: "Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp

Tam bảo cũng không ích gì."

Luận Đại Trí Độ: "Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được."

Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền."

Kinh Trung A Hàm:"Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như

Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo phạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các

pháp lành.

Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến.

Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành."

Kinh Lăng Nghiêm:" Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin."

Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị):"Vì muốn đến niết bàn, nên tin Phật pháp, cần phải nghe mới được trí huệ,

Page 19: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

19

18

chẳng phải buông lung mà thông suốt; được như vậy thì lo gì đời nầy không vào được cảnh giới cao tột."

Kinh Đại Bát Niết Bàn:"Lòng tin làm nhơn cho nghe pháp, nghe pháp làm nhơn cho lòng tin."

Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội:" Đến bạn lành, được nghe pháp mầu nhiệm là được pháp các bậc thánh tôn

yêu quí. Đức Như Lai trí tuệ hơn hết, trùm khắp hư không, nói ra giáo pháp, duy có Phật mới có thể hiểu

thấu được. Vậy nên các ngươi cần phải nghe nhiều hiểu rộng chánh pháp, mới tin nổi lý chơn thiệt chánh pháp của Ta. Được làm thân người trong cõi người rất khó, mà được gặp giáo pháp Như Lai lại càng khó hơn. Vậy

nên nghe được giáo pháp phải tinh tấn tu trì."

Kinh Đại Bát Niết Bàn:" Nhơn duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhơn duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhơn duyên

là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp."

Luận Khởi Tín:"Nói lòng tin có 4 món: một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như; hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí; ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt

ráo; bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh

như thật."

Kinh Niết Bàn:"Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.

Page 20: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

20

19

Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy

đủ."

Kinh Vô Lượng Thọ:"Nếu có chúng sanh rõ tin Phật trí cho đến thắng trí, rồi tu các công đức để hồi hướng lòng

tin. Những chúng sanh này ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh: xếp bằng mà ngồi trong chừng giây lát, thân thể sáng rực, trí tuệ công đức như các Bồ tát đầy

đủ trọn vẹn."

Kinh Đại Bảo Tích:"Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin."

Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm:"Nếu cầu Bồ đề để làm lợi ích chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết

vậy; hạng nầy còn không thể so sánh huống là bậc trên nữa. Vậy nên đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường sanh tâm vui pháp sẽ được đại phước không lường và

mau được chứng đạo vô thượng."

Kinh Đại Bát Niết Bàn:"Hoặc có người nói: Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, do lòng tin làm nhơn. Thật ra chánh nhơn của bồ đề (tức chánh đẳng giác)

tuy còn nhiều vô lượng, nhưng nếu nói lòng tin, tức đã bao quát hết rồi vậy."

Kinh Hoa Nghiêm:" Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí. Bồ đề Tâm là

con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà. Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh

pháp đều viên mãn. Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa

Page 21: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

21

20

sạch tất cả dơ bẩn phiền não. Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch.Bồ đề Tâm là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các

đức Phật."

Kinh Đại Bát Niết Bàn:" Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai."

Kinh Hoa Nghiêm:"Trăng Bồ đề trong mát, soi rốt ráo hư không, chúng sanh tâm nước sạch, bóng Bồ đề hiện

ngay."

Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Văn Ba-lị): Đức Phật biết mở giây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối

với thần nhơn, chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn,

là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ

cao cả vậy.

(Cũng kinh này) Tỳ kheo nương Phật pháp mà sanh lòng tin: tin Đức Như Lai là: Thế Tôn, đẳng Chánh giác, Minh hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ,

Điều ngự trượng Phu, Thiên nhơn sư. Ngài chứng quả an lành không bệnh; tu nhẫn nại và tinh tấn mức trung

đạo, chứng quả chẳng hư ngụy, chẳng mê hoặc. Đúng như thật đối trước các bậc sư chủ: Chỉ rõ đạo nghĩa, an trụ tinh tấn, bỏ pháp bất thiện, phát khởi thiện pháp,

nương thiện pháp mà quyết định gắng gỗ bền chắc. Thế mới thành tựu bậc trí huệ chứng Vô thượng trí vậy.

Kinh Tiểu A Hàm:" (Văn Ba lị) Ta, tuy trong một nháy mắt, cũng chẳng rời trí lực sâu sắc của Phật Đà mà tỏ

Page 22: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

22

21

rõ nói pháp; nói pháp không ái và không phiền não của Phật Đà; với kẻ khác không còn so sánh. Ta chẳng phân

biệt ngày, đêm, lấy con mắt tâm xem thấy hết. Ta tự tin rằng thoạt qua là hết đêm, cho nên trong giây lát

chẳng bỏ rời. Ta tin và thích, tâm và niệm, khiến ta quy y Phật giáo vậy. Những người trí huệ cao cả như thế

chẳng luận là nơi chỗ nào ta cũng vẫn đến quy y. Dầu cho thân ta già, sức ta yếu, không thể đi đến chỗ ấy

được, nhưng tâm ta quyết định thường đi đến chỗ ấy. Thế thì tâm ta và tâm kẻ ấy phù hợp vậy."

Kinh Pháp Hoa:"Hết lòng muốn thấy Phật, chẳng tiếc gì thân mạng, khi Ta và chúng Tăng, đồng đến núi Linh

Thứu."

Kinh Đại Bửu Tích:"Phật dạy: Nếu có Bồ Tát đem vui thắng ý, đến chỗ Ta phát khởi ý nghĩ như gặp cha,

người kia sẽ được vào trong hàng ngũ Như Lai, như Ta không khác gì."

Kinh Trung A Hàm:" (Văn Ba lị) Thưa Thế Tôn: Nếu pháp này chỉ có Thế Tôn thành tựu, mà Tỳ kheo chẳng đặng thành tựu, hay Tỳ kheo đặng thành tựu mà Tỳ kheo ni chẳng đặng thành tựu; hoặc Tỳ kheo ni đặng thành tựu mà các người tại gia Ưu bà tắc, Ưu bà di và các người còn dục lạc chẳng đặng thành tựu, thời pháp ấy chẳng

được hoàn toàn. Nhưng pháp này đức Thế Tôn được thành tựu, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đều được thành tựu. Hơn nữa, những người tại gia nam nữ và các kẻ còn dục lạc

thảy đều được thành tựu, cho nên ta tin pháp này là hoàn toàn."

Page 23: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

23

22

Kinh Tạp A Hàm:" (Văn Ba lị) Vì muốn đến Niết Bàn, tin, vâng các Thánh pháp, nghe, cầu được trí huệ, tinh tấn

hay thông suốt."

Kinh Phạm Võng:" Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy."

Kinh Đại Trang Nghiêm:" Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu."

Kinh Hoa Nghiêm:" Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát

dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các

hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn

gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô

thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng;

tin hay thị hiện tất cả Phật."

Kinh Hoa Nghiêm:" Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ

đề."

Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa:" Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa

nở liền thấy Phật."

Page 24: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

24

23

Kinh Hoa Nghiêm:" Bồ tát đối sanh tử, khi đầu tiên phát tâm, một bề cầu Giác đạo, bền chắc chẳng khá lay. Kia một niệm công đức, sâu rộng không ngằn mé, Như Lai

phân biệt nói, trọn kiếp không thể hết.

Tất cả tâm chúng sanh đều phân biệt hết, tất cả cõi vi trần hãy còn tính được số; mười phương cõi hư không, mảy lông cũng lường được, Bồ Tát sơ phát tâm, rốt ráo

chẳng lường được.

Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm:" Như đấng Đại Phước rất cao kia, chẳng bằng phần mười sáu Đạo tâm; nếu muốn

cầu phước như Tu Di, như cát sông Hằng ở cõi Phật, thảy đều tạo chúa, xây các tháp chẳng bằng Đạo tâm

mười sáu phần."

Kinh Đại Bảo Tích:" Công đức Bồ Đề tâm, nếu có chất hẳn hỏi, khắp cả cõi hư không, không thể dung chứa

hết."

Kinh Hoa Nghiêm:" Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao

nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới."

Kinh Vô Lượng Thọ: "Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng: Nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng nhảy nhót, cho đến một niệm. Phải biết người ấy ắt được lợi lớn. Ấy là

đủ công đức cao tột."

Page 25: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

25

24

Đức Phật dạy: Nghe pháp hay chẳng quên, thấy kinh được rất mừng, ấy bạn lành ta vậy.

Kinh Hoa Nghiêm:" Ví như vàng Diêm phù đàn, chỉ thua ngọc Như ý, hơn tất cả các ngọc. Bồ Đề tâm như vàng Diêm phù đàn, cũng như vậy, chỉ thua Nhất thế trí, hơn

tất cả các công đức."

Ví như chim Ca lăng tần già, khi còn nằm trong trứng, đã có thế lực mạnh, các loài chim chẳng bằng. Vị Đại Bồ tát cũng in như vậy. Còn ở trứng sanh tử, đã phát

tâm bồ đề, công đức rất thế lực, hàng Thanh văn Duyên giác làm gì so sánh kịp.

Ví như hoa cây Ba Lợi Chất Đa, xông áo một ngày, hoa Chiêm Bồ, hoa Bà Sư, tuy xông ngàn năm, chẳng hay sánh nổi. Hoa Bồ đề tâm cũng lại như vậy, đem công đức xông một ngày, mùi thơm thấu mười phương cõi

Phật, hàng Thanh văn Duyên giác, dùng trí vô lậu xông các công đức đến trăm ngàn kiếp cũng chẳng làm sao

kịp được. 

Nghe Pháp khởi lòng tin, vui mừng không nghi ngại, chóng thành Đạo vô thượng; ngang hàng các Như Lai. Tâm trong sạch như đồ đựng nước, hình bóng thường hiển hiện. Nhưng tâm chúng sanh nhơ bẩn như đồ bị

nứt, thì chẳng thấy hình bóng Như Lai Pháp Thân. Nếu hay tin, biết trừ kiêu mạn, phát tâm liền được thấy Như Lai, nếu còn dua vậy tâm chẳng sạch, ức kiếp tìm cầu

khó gặp thay.

Kinh Vô Lượng Thọ: "Kiêu mạn, si tệ, biếng nhác, khó tin nổi pháp nầy, nhờ đời trước thấy Phật, như vậy ưa

nghe Pháp."

Page 26: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

26

25

Lời di huấn sau cùng của Đức Phật

12:09:00 - 17/01/2014

(PGVN) -  Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng

trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng

Ngài khoát đi và dạy rằng :

« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế

ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».

Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thị trấn nhỏ

tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc-đông-bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-

la.

Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Đạo Pháp.

Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị

Page 27: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

27

26

thầy đích thực của họ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như

thế này :

« Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con,

làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

« Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi

phối các con.

« Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác

của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà

thôi.

« Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào

không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch

diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định

các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

« Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ

để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy,

Page 28: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

28

27

đem ra nghiên cứu và thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.

« Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con.

Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật. Nếu

các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát

và hung dữ đưa đến khổ đau.

« Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng

sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và

không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

« Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như

nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm

thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của

Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên Đường Ngay Thật.

« Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường

đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật

Page 29: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

29

28

xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng

của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

« Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy

nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng

minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận

ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì

tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

« Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên

nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏ những mối giây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ thật cẩn thận

tâm thức các con.

« Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có

cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con

người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên

con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác

Page 30: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

30

29

ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới

thật sự nhìn thấy ta.

« Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm

năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một

lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một

cách ngay thật và minh bạch.

« Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết

bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con ».

Người chép lại những lời này của Phật xin chắp tay mong rằng :

- Vì Phật, chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh, vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từng đơn vị nhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lần

nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dò trên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ

chính tâm thức ta, để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏ

nhoi nhất của sự sống. Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từ bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của chính ta, thì biết đâu lúc ấy ta cũng sẽ là

một vị Phật ?

Page 31: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

31

30

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

21:31:00 - 14/01/2014

(PGVN) -  Đức Phật nhấn mạnh hai điểm, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương

tựa một cái gì khác.

Một lần, khi đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), đức Phật đã tuyên bố Lời dạy này,

vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của Ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Ðạo sư biết mình sắp lâm chung, nên

có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Ðạo sư

viên tịch:

-- "Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác.

Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ kheo trú quán trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Trú quán thọ trên các cảm thọ ... trú quán tâm trên các

Page 32: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

32

31

tâm, trú quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Như vậy này Ananda, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một

cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một

cái gì khác.

Này Ananda, những ai, hiện nay hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa

chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một pháp gì khác, những vị ấy,

này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi".

Page 33: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

33

32

Thắp lên ngọn đèn trí huệ

Ở đây vì chữ Dipa vừa có nghĩa là ngọn đèn, vừa có nghĩa là hòn đảo nên có thể dịch: Tự mình thắp đuốc lên mà đi, hay Tự mình xây dựng hòn đảo cho chính

mình. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình.

Trong lời dạy đặc biệt quan trọng và hy hữu này, đức Phật nhấn mạnh hai điểm. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai

khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì

Page 34: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

34

33

khác. 

Chính hai quan điểm này có thể được xem là phản ảnh trung thực đời sống tìm đạo, hành đạo, chứng đạo của Thế Tôn dựa trên kinh nghiệm bản thân của Ngài và cũng gói ghém trọn vẹn tất cả giáo pháp Ngài dạy

trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh của Ngài để truyền lại cho hàng đệ tử.

Thật vậy, chúng ta thấy rõ, trong hơn sáu năm tầm đạo, hành đạo và chứng đạo, Thế Tôn đã tự mình dùng nỗ lực cá nhân, đã tự mình tự lực tìm đạo, hỏi đạo với hai vị đạo sư ngoại đạo thời danh là Alara Kalama và Uddaka Ràmaputta, đã tự mình tự lực hành trì khổ

hạnh, đã tự mình tự lực hành thiền, và cũng tự mình tự lực phát triển trí tuệ và cuối cùng thành đạo dưới gốc

cây Bồ Ðề, thành bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác. 

Ngài không nhờ một thần lực nào, không phải là hiện thân của một đấng thiêng liêng nào, không phải là hóa thân của một đấng tối cao nào. Ngài chỉ là một người,

với sức mạnh thể lực và trí lực của con người, đã tự mình tìm đạo và tìm đạo thành công, đã tự mình hành đạo và hành đạo có kết quả, đã tự mình chứng đạo và chứng đạo hoàn toàn viên mãn, như chúng ta đã thấy rõ trong đời sống của Ngài, nếu chúng ta gạt bỏ qua

một bên những thêm thắt về sau để thần thánh hóa đời sống của Ngài.

Ngài đã tự lực tìm đạo và học đạo và tự diễn tả như sau:

"Không phải chỉ Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ Alara Kalama có tinh tấn, Ta

cũng có tinh tấn. Không phải chỉ Alara Kalama có niệm,

Page 35: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

35

34

Ta cũng có niệm. Không phải chỉ Alara Kalama có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ Alara Kalama có tuệ,

Ta cũng có tuệ. 

Vậy ta phải cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama, sau khi tự tu, tự chứng, tự đạt đã tuyên bố. Rồi này các Tỷ kheo, không bao lâu, Ta tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú" (Trung I,

164b).

Về sau tu khổ hạnh, Ngài cũng tự mình tự hành trì khổ hạnh như Ngài đã tự diễn tả:

"Vì Ta ăn quá ít, chân tay Ta đã trở thành như những cọng cỏ, hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, nên bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta

giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long

lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu ..." (Trung I, 80).

Ðức Phật sau khi hành trì khổ hạnh không có kết quả. Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu tự mình hành thiền, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền

thứ ba, thiền thứ tư, phát triển tuệ trí, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, biết như

thật khổ, biết như thật các lậu hoặc, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. 

Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" (Trung I,

Page 36: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

36

35

248). Như vậy, cũng với kinh nghiệm bản thân, tự mình từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, đức

Phật chứng quả Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Ðối với bậc Ðạo sư đã dựa vào tự lực để tầm đạo, học đạo và chứng đạo, nên trong 45 năm hoằng pháp độ

sinh, lời dạy chủ yếu của Ngài cho các đệ tử cũng là lời dạy tự lực tự tri: "Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính

mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh

pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác".

Trước hết, đức Phật xác nhận "cầu xin" và "ước vọng" không có lợi gì, không những trên con đường thực hành

chánh pháp mà còn cả vấn đề ước vọng thế gian.

Kinh Tương Ưng, Tập IV, trang 313 nêu rõ:

"Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin cầu khẩn chấp tay, mong rằng

người ấy sẽ được sanh thiện thú, thiện giới. Sự cầu khẩn như vậy vô ích, vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ rơi vào địa ngục ví như một người quăng một tảng đá vào hồ

nước, rồi một số đông đảo quần chúng đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng tảng đá ấy sẽ được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ, như lời

cầu xin của quần chúng ấy.

Trái lại, một người từ bỏ mười ác hạnh, làm mười hạnh lành, nếu có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng người ấy sẽ bị sinh vào

Page 37: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

37

36

địa ngục, đọa xứ, thời lời cầu xin ấy cũng không được thành tựu. 

Người ấy vẫn được sanh lên thiện thú, thiện giới, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào

trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời số dầu ấy sẽ nổi lên trên mặt nước. 

Dẫu cho có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy

nước. Lời cầu xin ấy tất nhiên không có kết quả, số dầu ấy vẫn nổi lên trên mặt nước. Như vậy, có cầu khẩn, có

cầu xin cũng không có lợi ích gì".

Kinh Tăng Chi IIIA, trang 123 xác chứng thêm sự vô ích của cầu xin và cầu khẩn. Một vị Tỷ kheo không chú tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, ước muốn ấy nhất định

không được toại nguyện. 

Như con gà mái có tám, mười hay mười hai trứng gà, nó ấp ngồi không đúng cách, ấp nóng không đúng cách, ấp dưỡng không đúng cách, thời dầu cho con gà ấy có khởi lên ý muốn mong rằng các con gà con của nó, với chân, với móng, với miệng, làm bể vỏ trứng và thoát ra một

cách an toàn, con gà mái ấy cũng không được toại nguyện. Vì cớ sao? Vì con gà mái không ấp ngồi một cách đúng đắn, không ấp nóng một cách đúng đắn,

không ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Ngược lại, một Tỷ kheo sống chú tâm trong sự tu tập, dầu không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm Ta được

giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ", tuy vậy tâm vị ấy vẫn được giải thoát không có chấp thủ. Vì cớ sao? Phải nói rằng vị ấy có tu tập. Có tu tập gì? Có tu tập bốn niệm xứ, có tu tập bốn chánh cần, có tu tập

Page 38: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

38

37

bốn như ý túc, có tu tập năm cần, có tu tập năm lực, có tu tập bảy giác chi, có tu tập Thánh đạo tám ngành. 

Ví như con gà mái, có tám, mười hay mười hai trứng. Nó ấp ngồi một cách đúng đắn, nó ấp nóng một cách đúng

đắn. Dẫu con gà ấy không khởi lên ước muốn, mong rằng các con gà con của nó, với chân, với móng, với

mỏ, làm bể vỏ trứng và thoát ra một cách an toàn, các con gà con của nó cũng phá vỏ trứng và thoát ra ngoài một cách an toàn. Như vậy, có ước nguyện hay không ước nguyện không thành vấn đề. Vấn đề chính là có hành động đúng đắn, đúng pháp để đưa đến kết quả

mong muốn mà thôi.

Một đoạn kinh nữa (Trung I, trang 303) càng nhấn mạnh sự vô ích của cầu xin. Nếu hành Phạm hạnh không chánh đáng, không làm sao đạt được quả vị.

Hành Phạm hạnh không chánh đáng ở đây có nghĩa là theo tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Vì cớ sao? Vì đây không

phải phương pháp để đạt được quả vị. 

Rồi Ðức Phật ví dụ người đi tìm dầu, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước ép cát cho ra dầu, thời dẫu người ấy có ước nguyện tìm cho ra dầu cũng không được toại nguyện. Vì cớ sao? Vì đây không phải là

phương pháp tìm ra dầu. Ðức Phật dùng một ví dụ nữa, ý nghĩa hơn, là một người đi tìm sữa, đến một con bò

cái, lại nắm lấy cái sừng con bò cái mà vắt sữa, thời dẫu có ước nguyện hay không ước nguyện, nó cũng không

lấy được sữa.

Trái lại, nếu có vị sa môn hay Bà la môn nào, có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, dù có

ước nguyện hay không ước nguyện, hành Phạm hạnh sẽ

Page 39: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

39

38

đạt được quả vị. Vì cớ sao? Vì đây là phương pháp đạt được quả vị. Ví như một người đi tìm dầu, sau khi để

những hột dầu vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép các hột dầu cho ra dầu. 

Dù người ấy có ước nguyện hay không ước nguyện, cũng sẽ lấy được dầu. Vì cớ sao? Vì biết phương pháp làm ra dầu. Cũng ví như người đi tìm sữa, đến con bò cái, vắt sữa từ nơi vú con bò mới sanh con, thời dù có ước nguyện hay không ước nguyện cũng tìm ra được

sữa.

Ðối với sự việc ở đời cũng vậy, không phải do cầu xin, do nhân ước nguyện mà thành tựu. Ðã là người, thường hay mong ước được năm điều khả lạc, khó tìm được ở đời như: tuổi thọ, dung sắc, an lạc, tiếng đồn tốt, và

được sanh cõi trời. Trong Kinh Khả Lạc (Tăng IIB, trang 74), đức Phật nêu rõ năm điều pháp này không do nhân cầu xin, không do nhân ước vọng mà được, vì nếu có do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ở đời này còn có ai héo mòn vì một lẽ gì, khi mà chỉ cầu xin

là được toại nguyện. 

Ðức Phật nói rất rõ: Muốn có thọ mạng không thể cầu xin thọ mạng hay tán thán thọ mạng để làm nhân đem

lại thọ mạng. Vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng cần phải thực hành con đường đưa đến thọ mạng, đưa đến dung sắc, đưa đến an lạc, đưa đến tiếng đồn tốt, đưa

đến sanh thiên, vị ấy mới thành tựu được, mới đạt được năm điều khả lạc mà mình ước muốn ở đời.

Trong định nghĩa của Nghiệp và vai trò của nghiệp đức Phật tuyên bố rất rõ chữ Nghiệp (Karma) có nghĩa là

hành động, từ động từ Karoti nghĩa là làm, là hành động về thân, về lời và về ý, nhưng hành động ấy phải là hành động có tư tâm sở, tức là một hành động tự ý

Page 40: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

40

39

mình làm, tự mình quyết định làm, không ai xúi giục, không do ai sai bảo. 

Vì đã là hành động tự mình ý thức làm, tự mình quyết định làm, nên đức Phật xác định chúng ta là chủ nhân

của Nghiệp (Kammassako) chúng ta là thừa tự của Nghiệp (Kamma-dàyadà), chúng ta vừa chịu trách

nhiệm những hành động của chúng ta, chúng ta vừa tự mình chịu kết quả các hành động của chúng ta làm.

Kinh Pháp Cú nêu rõ:

"Ðiều ác tự mình làm,

Page 41: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

41

40

Tự mình sanh, mình tạo,

Nghiền nát kẻ ngu si,

Như kim cương ngọc quý". (Pháp cú 161)

Một câu kệ nữa xác định rõ ràng hơn:

"Tự mình, điều ác làm,

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình ác không làm,

Tự mình làm thanh tịnh,

Tịnh, không tịnh, tự mình,

Không ai thanh tịnh ai". (Pháp Cú 165)

"Tự mình chỉ trích mình,

Tự mình dò xét mình,

Tỷ kheo tự phòng hộ,

Chánh niệm trú an lạc". (Pháp Cú 379)

Trong một bài kinh rất có danh tiếng, Kinh Kalamasutta (Tăng I, 213-216), đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài hãy tin ở nơi mình, không tin một ai khác, tin ở nơi khả năng phán xét thiện ác của mình, chớ có tin vào một

phương pháp nào khác:

-- "Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, chớ có

Page 42: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

42

41

tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận, chớ có tin sau khi suy tư về những dữ kiện, điều kiện, chớ có tin theo thiên kiến, định kiến, chớ có tin vì thấy thích

hợp với khả năng, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc Ðạo Sư của mình. 

Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: 'Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội, các

pháp này bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đết bất hạnh khổ đau. Thời này Kalama, hãy từ bỏ chúng' ... Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết như sau: 'Các pháp này là thiện. Các pháp này là không có tội. Các pháp này, được người có trí tán thán. Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận,

đưa đến hạnh phúc an lạc, thời này các Kalama, hãy chứng đạt và an trú'...".

Khi đã ý thức được khả năng của mình có thể phân biệt thiện ác, thời Ðức Phật dạy hãy nên tự y chỉ mình,

không y chỉ một ai khác, như các bài kệ sau nêu rõ:

"Vị du sĩ không tựa,

Không y chỉ một ai,

Không làm thành thương yêu,

Không tác thành ghét bỏ.

Do vậy, trong sầu than,

Trong xan tham keo kiệt,

Như nước trên lá cây,

Không dính ướt làm nhơ". (Kinh Tập, câu 811)

"Ai không tìm lõi cây

Page 43: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

43

42

Ðối với các sanh y,

Có thể nhiếp phục tham,

Ðối với các chấp thủ

Vị ấy không y chỉ

Không để ai dắt dẫn,

Tỷ kheo ấy chơn chánh,

Du hành ở trên đời". (Kinh Tập câu 364)

Nhưng đức Phật có sự thận trọng. Dẫu cho Ngài đã được giải thoát và giác ngộ hơn Ngài, nhưng Ngài vẫn thấy là

Ngài cần phải y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn:

"Vậy Ta hãy đảnh lễ, cung kính và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn, với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn ... định uẩn ... tuệ uẩn ... giải thoát uẩn chưa

được đầy đủ ... nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác Ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa môn và Bà la môn, chư Thiên và loài người,

không có một Sa môn hay Bà la môn nào khác, với giới, với định, với tuệ và với giải thoát đầy đủ hơn Ta mà Ta có thể cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ. Rồi này các Tỷ

kheo, Ta suy nghĩ như sau: 'Với Pháp mà Ta đã chân chính giác ngộ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ

Pháp ấy'".

Như vậy Ðức Phật với tâm khiêm tốn, muốn tìm một Sa môn hay Bà la môn để nương tựa y chỉ nơi chánh pháp. Ðó là lý do vì sao Ðức Phật lại dạy các Tỷ kheo "Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (attà-dìpàviharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attà-saranà), chớ y tựa

một cái gì khác. 

Page 44: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

44

43

Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác". Thái độ này của đức Phật giải thích vì sao Ðức Phật khuyên tôn giả Ananda chớ có sầu muộn sau khi đức Phật nhập diệt, vì các đệ tử của đức Phật

luôn luôn có chánh pháp làm chỗ y chỉ, có chánh pháp làm chỗ nương tựa.

Trong Tương Ưng III, 51, đức Phật xác định lời khuyên một lần nữa cho các đệ tử của mình lấy chánh pháp

làm hòn đảo, lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa: "Hãy sống, tự mìn làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ kheo, hãy nương tựa với chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác". 

Trong kinh Gopaka Moggallàna, Trung III, trang 111, chúng ta sẽ thấy các đệ tử của đức Phật sau khi Ngài nhập diệt, đã xử sự đúng như lời Ngài dạy. Bà la môn

Gopaka Moggallàna hỏi tôn giả Ananda: "Thưa Tôn giả, có một vị Tỷ kheo nào được Sa môn Gotama sắp đặt: 'Vị

này, sau khi Ta diệt độ sẽ là chỗ nương tựa cho các ngươi và các ngươi sẽ y chỉ vị này?'".

Tôn giả Ananda trả lời: "Này Bà la môn không có một vị Tỷ kheo nào được Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả,

bậc A la hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác sắp đặt: 'Vị này sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các ngươi',

và chúng tôi sẽ y chỉ vị này."

"Thưa Tôn giả Ananda, có một vị Tỷ kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ kheo Trưởng Lão sắp đặt là vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ,

sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ y chỉ vị này?".

Page 45: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

45

44

Tôn giả Ananda trả lời: "Không có một vị Tỷ kheo nào, này Bà la môn, được chúng tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ kheo Trưởng lão sắp đặt: 'Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi', và

chúng tôi sẽ y chỉ vị này".

"Và như vậy là (quý vị) không có chỗ nương tựa. Thưa Tôn giả Ananda, như vậy do nhân gì quý vị có thể hòa

hợp?".

"Này Bà la môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Này Bà la môn, chúng tôi có chỗ nương tựa.

Và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi."

Lấy Chánh pháp làm chỗ nương tựa, đó cũng chính là lời Phật dạy chúng ta.

Tỳ kheo Thích Minh Châu

Page 46: QUA THIỀN ĐỊNH TA NHẬN THẤY TẤT CÀ CHÚNG TA ĐANG CHỈ BIẾT TÌM MÓN ĂN VÀ TRÁNH SỢ CÁI CHẾT . HÃY CHỌN THỨC ĂN ĐÚNG CHO MÌNH ĐỂ TRÁNH TRẢ NHÂN

46

45

KHI BẠN NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN BIẾN MẤT HOA VÔ ƯU