152
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt đông sản xuất kinh doanh đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó việc lựa chọn một cấu trúc tài chính hợp lý là một trong những biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần xác định và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Điều này không những giúp doanh nghiệp xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý mà còn nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan điểm trên em chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về cấu trúc tài chính để nghiên cứu thực tiễn diễn ra trong các công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE, phản ánh SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 1

phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập với

nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt đông sản xuất

kinh doanh đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện

được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó việc

lựa chọn một cấu trúc tài chính hợp lý là một trong những biện pháp hết sức quan

trọng và cần thiết làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Để

làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần xác định và nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Điều này không những giúp doanh nghiệp

xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý mà còn nâng cao hiệu quả tài chính của doanh

nghiệp. Xuất phát từ quan điểm trên em chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn

HOSE”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về cấu trúc tài chính để nghiên cứu thực tiễn

diễn ra trong các công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE, phản ánh

những đặc điểm cấu trúc tài chính, xác định các nhân tố nào có ảnh hưởng và ảnh

hưởng như thế nào đến cấu trúc tài chính của các công ty này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cấu trúc tài chính và các nhân tố

ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết trên

sàn HOSE.

b. Phạm vi nghiên cứu

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 1

Page 2: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Nghiên cứu cấu trúc tài chính của 18 công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết

trên sàn HOSE từ năm 2008 đến năm 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu

Thống kê, phân tích dữ liệu, so sánh các kết quả đạt được. Sử dụng mô hình

kinh tế lượng để nghiên cứu.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng cấu

trúc tài chính.

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính của các công ty

thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính

của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 2

Page 3: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

1.1 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Theo Bertonèche và Teulie thì cấu trúc tài chính doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ

giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh nghiệp, còn

cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ giữa nợ trung dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Theo M. Dubois, một giáo sư chuyên nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp của

đại học Pierre Mendes France thì cấu trúc tài chính là quan hệ giữa các nguồn vốn

được sử dụng bởi doanh nghiệp, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.

Theo M.Albouy là một trong những giáo sư hàng đầu của Pháp thì cấu trúc tài

chính của doanh nghiệp được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ kể cả các khoản nợ

trọng kinh doanh và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán.

Từ các khái niệm trên, cấu trúc tài chính doanh nghiệp được hiểu một cách

chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được tính toán

từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

1.1.2 Các thành phần của cấu trúc tài chính

1.1.2.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

- Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng

một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn

chiếm dụng bên ngoài bao gồm các khoản vay ngắn hạn; các khoản tiền phải trả cho

người bán, người cung cấp, người nhận thầu; thuế và các khoản phải nộp cho Nhà

nước; tiền lương, phụ cấp phải trả cho người lao động…Nợ ngắn hạn có chi phí sử

dụng vốn thấp nhưng lại tạo áp lực thanh toán đối với doanh nghiệp trong ngắn hạn.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 3

Page 4: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Nợ dài hạn

gồm các khoản như vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nợ dài hạn phải trả - các khoản

vốn vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài, từ phát hành trái phiếu vay nợ của dân

chúng…Vốn vay dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay ngắn hạn nhưng

doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn.

Việc sử dụng nợ phải trả có một số ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Chi phí sử dụng nợ được khấu trừ thuế còn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

thì không, chi phí sử dụng nợ thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

- Nhược điểm: Khi doanh nghiệp sử dụng nợ quá cao, công ty sẽ rơi vào tình trạng tài

chính không lành mạnh và dẫn đến nhiều rủi ro khác. Mặt khác khi vay vốn, doanh

nghiệp cần phải có tài sản thế chấp, và sẽ không có toàn quyền chủ động trong việc sử

dụng chúng.

1.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình

thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản

nợ. VCSH bao gồm: Vốn đóng góp của nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh

nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu

vốn, của hội đồng quản trị; vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp; các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao

hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; các khoản chênh lệch do đánh giá lại

tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ được hình thành trong hoạt động kinh

doanh (quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi...), cùng với giá trị cổ

phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng nằm trong phân mục này trong bảng

cân đối kế toán của doanh nghiệp. Người chủ sở hữu vốn kì vọng vào lợi ích mang lại

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 4

Page 5: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

giữa từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức cổ tức và sự

gia tăng giá trị của cố phiếu.

Việc sử dụng vốn chủ sở hữu có một số ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Khi tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp.

- Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thường lớn hơn khi sử dụng nợ, mặt

khác tốn kém chi phí phát hành. Khi tăng vốn chủ sở hữu làm thay đổi cấu trúc quyền

lực của Hội Đồng Quản Trị.

1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp nên khi phân

tích cấu trúc tài chính cần xem xét khả năng sử dụng nguồn vốn tự có của doanh

nghiệp hay phải sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Cụ thể các chỉ tiêu sau:

1.1.3.1 Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ.

Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ, chứng

tỏ doanh nghiệp vay ít, hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song

cũng có thể là do doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức chưa biết

cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ suất nợ càng cao thể hiện

mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh

nghiệp càng thấp, rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Gồm 2 chỉ số là tỷ lệ nợ ngắn hạn,

tỷ lệ nợ dài hạn:

-Tỷ lệ nợ ngắn hạn

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 5

Tỷ lệ nợ =Tổng tài sản

Nợ phải trả(1.1)

Tổng tài sản

Tổng nợ ngắn hạnTỷ lệ nợ ngắn hạn = (1.2)

Page 6: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Tỷ suất nợ ngắn hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các

khoản nợ ngắn hạn.

- Tỷ lệ nợ dài hạn

Tỷ suất nợ dài hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các

khoản nợ dài hạn.

1.1.3.2 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

Thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Phản ánh qui mô tài chính

của công ty. Nó cho ta biết tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản là nợ phải trả và vốn chủ

sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn này

có những đặc tính riêng và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá

tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc vào ngành, lĩnh vực hoạt độn. Ví

dụ ngành sản xuất cần nhiều vốn thì tỷ lệ này có xu hướng cao hơn những công ty

dịch vụ.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giúp ta có cái nhìn khái quát về sức mạnh tài

chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1,

có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược

lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu. Về nguyên

tắc, hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng ít gặp khó khăn hơn. Tỷ lệ càng cao thì

khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 6

Tổng tài sản

Tổng nợ dài hạnTỷ lệ nợ dài hạn = (1.3)

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nợ phải trảTỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = (1.4)

Page 7: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ có một ưu điểm là chi phí lãi vay được khấu trừ vào

thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa rủi ro về tài

chính và ưu điểm của việc vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

1.1.4 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.1.4.1 Quan điểm tài chính cổ điển

Những người theo trường phái tài chính cổ điển như Durand, Warteman và

Scharwts cho rằng: có tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp.

Bởi vì họ đi từ giả thiết chi phí vốn vay thấp hơn vốn chủ sở hữu. Vì vậy, giá trị của

doanh nghiệp có vay nợ lớn hơn giá trị của doanh nghiệp không vay nợ do hiệu ứng

tích cực của đòn cân nợ, tức là phụ thuộc vào hiệu số: k-kd, với k là tỷ suất sinh lời

trên tổng tài sản và kd là lãi suất vay vốn. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể vay nợ

quá nhiều, vì khi doanh nghiệp tăng cường vay nợ sẽ dẫn đến tăng rủi ro do khả năng

thanh toán của doanh nghiệp giảm xuống. Và khi đó chi phí vốn bình quân sẽ tăng lên

do các chủ nợ sẽ đòi hỏi một lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp cho phần rủi ro tăng

lên và cổ đông cũng yêu cầu một tỷ suất lợi tức kỳ vọng lớn hơn do rủi ro tài chính

tăng thêm. Như vậy, trường phái tài chính cổ điển cho rằng nợ là cần thiết để giảm chi

phí vốn nhưng không được lạm dụng quá mức vì mỗi doanh nghiệp tồn tại một cấu

trúc tài chính tối ưu.

1.1.4.2 Lý thuyết của Modiglani và Miller (MM)

Lý thuyết M&M giải thích được quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sử dụng

vốn và mức độ sử dụng vốn nợ của công ty. Modigliani và Miller đưa ra hai mệnh đề

và xem xét trong hai trường hợp có thuế và không có thuế.

Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không có vay nợ

là như nhau. Do đó, giá trị công ty không thay đổi khi cấu trúc tài chính của công ty

thay đổi. Hay nói cách khác việc thay đổi cấu trúc tài chính không mang lại lợi ích gì

cho cổ đông. Đây chính là mệnh đề M&M số I. Mệnh đề M&M số II cho rằng chi phí

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 7

Page 8: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

sử dụng vốn trung bình không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi

công ty gia tăng tỷ lệ nợ.

Trong trường hợp có thuế, giá trị công ty có nợ vay bằng giá trị công ty không

vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế do sử dụng nợ. Như vậy, việc sử dụng nợ

hay đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty. Đây chính là nội dung mệnh đề

M&M số I trong trường hợp có thuế. Mệnh đề M&M số II trong trường hợp có thuế

cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần

tăng lên khi công ty gia tăng tỷ lệ nợ.

Modigliani và Miller cho rằng giá trị của DN có vay nợ lớn hơn giá trị của DN

được tài trợ hoàn toàn bằng VCSH do chi phí lãi vay được khấu trừ thuế khuyến khích

các DN vay nợ để tận dụng lợi thế của thuế từ đó làm tăng giá trị DN trên thị trường.

Tuy nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác

khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng

tỷ số nợ. Đó là tiền đề cho sự ra đời của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.

1.1.4.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Lý thuyết đánh đổi cho rằng cấu trúc vốn của doanh nghiệp được xác định dựa

trên sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế (do lãi vay được khấu trừ thuế) và chi

phí kiệt quệ tài chính. Khi doanh nghiệp vay càng nhiều nợ thì lợi ích của tấm chắn

thuế càng lớn nhưng chi phí kiệt quệ tài chính cũng tăng theo. Vì vậy, chủ nợ cũng sẽ

đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn, làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của doanh

nghiệp. Do đó, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp được xác định bằng cách gia

tăng lượng nợ vay cho tới khi lợi ích biên từ tấm chắc thuế cân bằng với chi phí biên

của kiệt quệ tài chính (theo Castanias, 1983).

Altman (1984) cũng đã so sánh hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính với hiện

giá của lợi ích từ tấm chắn thuế tác động lên đòn bẩy và kết luận rằng tác động của chi

phí kiệt quệ tài chính lên giá trị của doanh nghiệp và cấu trúc tài chính là rất quan

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 8

Page 9: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

trọng. Theo đó, giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị doanh nghiệp nếu tài trợ

hoàn toàn bằng vốn cổ phần với hiện giá của lợi ích từ lá chắn thuế trừ đi hiện giá chi

phí kiệt quệ tài chính. Kiệt quệ tài chính là tình trạng doanh nghiệp không thể đáp ứng

các hứa hẹn với chủ nợ hoặc đáp ứng một cách rất khó khăn.

Trên đây là những nội dung cơ bản của thuyết đánh đổi. Lý thuyết này cho

rằng mỗi doanh nghiệp đều có một cấu trúc vốn tối ưu tương ứng với một tỷ lệ nợ xác

định mà tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn nhất.

Tuy nhiên, trong lý thuyết này có hai trường phái, một trường phái cho rằng

doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng đạt tới tỷ lệ nợ tối ưu để tối đa hóa giá

trị doanh nghiệp và trong cả quá trình tồn tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có

một cấu trúc vốn tối ưu duy nhất. Đây là quan điểm của thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

tĩnh (Jensen và Meckling, 1976; Jensen, 1986).

Trường phái khác của thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng doanh nghiệp có

cấu trúc vốn tối ưu, nhưng cấu trúc vốn tối ưu này thay đổi theo từng thời kỳ do tác

động của sự kỳ vọng (về lãi suất, lạm phát trong tương lai) hoặc do tác động của chi

phí điều chỉnh (như thuế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp). Chính tác động của chi phí

điều chỉnh và sự kỳ vọng làm cấu trúc vốn của doanh nghiệp không thể nhanh chóng

hay ngay lập tức đạt tới mức tối ưu mà cần một quá trình điều chỉnh lâu hơn. Do đó,

trong ngắn hạn, cấu trúc vốn của doanh nghiệp dao động quanh mức tối ưu và có xu

hướng đạt tới mức tối ưu trong dài hạn. Đây là quan điểm của thuyết đánh đổi cấu

trúc vốn động (Stiglitz, 1973; Kane, 1984; Brennan và Schwart, 1984; Goldstein,

2001; Strebulaey, 2007).

Dù là thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh hay động thì đều có những ưu điểm và

hạn chế sau:

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 9

Page 10: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Ưu điểm: + Giải thích được sự khác biệt trong cấu trúc vốn của nhiều ngành:

những ngành có tài sản hữu hình an toàn thì tỷ lệ nợ vay cao, những ngành có tài sản

vô hình nhiều thì tỷ lệ nợ vay ít (do ít có tài sản có giá trị thế chấp cho vay nợ).

+ Giải thích sự ra đời của các công ty được “mua đứt bằng vốn

vay” (LBO). Lý thuyết này cũng đề xuất rằng các công ty sung mãn có thị trường sản

phẩm ổn định lâu dài, ít có cơ hội tăng trưởng với NPV cao nên dùng nhiều nợ vay để

tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, các công ty có nợ vay quá nhiều nên

phát hành cổ phần, hạn chế chia cổ tức, bán bớt tài sản để huy động tiền mặt bằng cổ

phiếu nhằm mục đích tái cân đối cấu trúc vốn.

- Hạn chế: Lý thuyết đánh đối cấu trúc vốn không thể giải thích được tại sao

một số công ty rất thành công trong ngành lại có rất ít nợ và không dùng tấm chắn

thuế, mặc dù thu nhập hoạt động của họ rất cao (bởi vì theo thuyết này, công ty có lợi

nhuận cao thì khả năng vay nợ cao và có nhiều lợi nhuận chịu thuế để được khấu trừ

thì nên vay nợ nhiều để hưởng lợi từ tấm chắn thuế làm tăng giá trị doanh nghiệp).

1.1.4.4 Lý thuyết chi phí đại diện

Trong quản trị tài chính, vấn đề đại diện luôn chứa đứng mâu thuẫn tiềm tàng

về lợi ích giữa người tài trợ với người quản lý DN. Jenshen và Meckling (1976) cho

rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với nhà

quản lý doanh nghiệp và mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với người chủ nợ.

a) Chi phí đối tác của VCSH

Đối với mâu thuẫn giữa người chủ và người quản lý DN, vấn đề đại diện phát

sinh khi người quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở hữu. Kết quả là người

chủ sở hữu không giành được toàn bộ khoản lợi từ các hoạt động nâng cao lợi nhuận

của doanh nghiệp mình, nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí cho những họat

động này. Để giảm thấp mâu thuẫn đại diện, người chủ sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phí

đại diện, như các khoản chi để giám sát hoạt động (hoạt động kiểm toán), chi để cấu

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 10

Page 11: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

trúc lại tổ chức nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội

khi các cổ đông áp đặt các giới hạn cho ban quản lý.

b) Chi phí đối tác của nợ

Mâu thuẫn giữa người chủ nợ và người chủ DN xuất hiện trong các hợp đồng

vay nợ, khi cân nhắc các mức vay nợ cho các khoản đầu tư. Cụ thể là, nếu một khoản

đầu tư có thu nhập cao hơn giá trị của khoản nợ, người chủ DN sẽ hưởng toàn bộ

khoản thu nhập này. Tuy nhiên, nếu khoản đầu tư đó không thành công, người chủ

DN sẽ gánh chịu khoản thua lỗ này ở mức nào đó do trách nhiệm hữu hạn của khoản

đầu tư. Kết quả là người chủ nợ có thể bất lợi từ việc đầu tư vào những dự án có rủi ro

cao. Do vậy, các chủ nợ thường đưa ra cơ chế tự bảo vệ mình thông qua xây dựng các

điều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay. Những điều khoản này cản trở hoạt động

của các DN ở một vài khía cạnh nào đó. Các DN còn bị giám sát để đảm bảo rằng các

điều khoản phải được tuân thủ. Các chi phí trong trường hợp này được chuyển sang

người chủ dưới hình thức các khoản chi phí nợ vay cao hơn.

Đối với các DN có qui mô nhỏ, vấn đề đại diện trở nên nghiêm trọng hơn so

với các DN lớn vì các DN nhỏ không được yêu cầu công khai thông tin, do vậy dẫn

đến những chi phí đáng kể khi cung cấp thông tin cho người bên ngoài.

Những nghiên cứu về chi phí đại diện cho thấy, tương tự như trường hợp chi

phí kiệt quệ về tài chính, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do sử dụng nợ để tài trợ.

Trong mô hình này, Jenshen và Meckling (1976) cho rằng một cấu trúc vốn tối ưu có

thể đạt được bằng việc cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ. Lý

thuyết về chi phí đại diện là một quan tâm đối với các doanh nghiệp nhỏ vì chi phí đại

diện phát sinh lớn hơn từ những mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa người chủ sở hữu và

các chủ nợ.

Vấn đề đại diện cũng liên quan đến uy tín của doanh nghiệp và đến lượt nó

cũng ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc tài chính. Diamond (1989) cho rằng nếu doanh

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 11

Page 12: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

nghiệp có lịch sử thanh toán nợ tốt, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và chi phí lãi

vay sẽ thấp hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lâu năm thường tìm các dự án an toàn để

tránh mất uy tín của mình. Các doanh nghiệp mới, non trẻ với ít uy tín có thể chọn các

dự án mang nhiều rủi ro. Nếu các doanh nghiệp non trẻ tồn tại mà không có những

thất bại nào, họ dần dần chuyển sang các dự án an toàn. Kết quả là các doanh nghiệp

lâu năm sẽ có tỷ lệ thất bại ít hơn và chi phí vay cũng thấp hơn các doanh nghiệp non

trẻ. Việc mở rộng mô hình này là các doanh nghiệp trẻ sử dụng ít nợ hơn các doanh

nghiệp lâu năm, giả sử các nhân tố khác không xem xét đến.

Nhìn chung, việc đưa chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện vào mô hình

thuế MM và mô hình Miller dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc tài chính. Những

mô hình này đều thừa nhận tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu. Cấu trúc tài chính tối

ưu của một doanh nghiệp liên quan đến cân bằng giữa ảnh hưởng thuế thu nhập doanh

nghiệp, chi phí đại diện và chi phí kiệt quệ tài chính.

1.1.4.5 Lý thuyết thông tin bất đối xứng

Một trong các giả thuyết của mô hình MM là các nhà đầu tư và nhà quản trị có

cùng thông tin về triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các nhà

đầu tư bên ngoài các nhà quản trị thường có thông tin đầy đủ hơn về triển vọng tương

lai. Hiện tượng này gọi là sự bất đối xứng về thông tin.

Thông tin bất đối xứng có ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc vốn của

doanh nghiệp. Theo đó, lý thuyết về cấu trúc vốn hình thành thêm hai trường phái: lý

thuyết tín hiệu và lý thuyết trật tự phân hạng.

Theo lý thuyết tín hiệu, việc lựa chọn cấu trúc vốn của một doanh nghiệp có

thể truyền những dấu hiệu cho người đầu tư bên ngoài về thông tin của người bên

trong doanh nghiệp. Lý thuyết này bắt đầu từ công trình của Ross (1977) và Lyland,

Pyle (1977). Theo đó, nhà quản trị biết rõ hơn nhà đầu tư bên ngoài về triển vọng của

doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được dự báo sẽ có triển vọng hoạt động tốt, nhà quản

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 12

Page 13: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

trị không muốn chia sẻ lợi nhuận với những người chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, khi

doanh nghiệp dự báo có triển vọng không sáng sủa, nhà quản trị mong muốn chia sẻ

những rủi ro này với những người chủ mới của doanh nghiệp. Do vậy, khi một doanh

nghiệp công bố phát hành thêm cổ phiếu cũng đồng nghĩa triển vọng của doanh

nghiệp không được tốt, hoặc tương đương với suy nghĩ của các nhà quản trị là các cổ

phiếu của doanh nghiệp hiện tại được đánh giá quá cao.

Lý thuyết trật tự phân hạng khởi đầu từ những công trình nghiên cứu của

Myers và Majluf (1984). Các ông cho rằng có một trật tự ưu tiên khi tài trợ các khoản

đầu tư: đầu tiên là việc sử dụng các nguồn vốn hiện có bên trong doanh nghiệp, tiếp

theo là các khoản vay nợ, và cuối cùng là huy động vốn chủ sở hữu mới. Do thông tin

bất cân xứng giữa người bên trong và người bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ thích tài

trợ bởi các nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài để tránh bán các chứng

khoán dưới mệnh giá. Nếu các khoản tài trợ bên ngoài là không thể tránh khỏi thì các

khoản nợ ít rủi ro sẽ được ưu tiên sử dụng và cuối cùng là khoản tăng vốn góp thông

qua việc huy động các cổ đông mới. Trật tự phân hạng trên phản ánh chi phí tương

đối của các nguồn lực tài trợ là có sự khác nhau. Do vậy, Myers và Majluf (1984) cho

rằng sẽ không có một cấu trúc tài chính tối ưu đối với các doanh nghiệp. Lý thuyết

này về sau được mở rộng bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Krasker (1986),

Brennan và Kraus (1987), Noe (1988).

Lý thuyết tín hiệu ít sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ do các doanh nghiệp

này thường không yết giá trên thị trường chứng khoán. Do vậy, các nhà quản trị

thường không dự định thể hiện các tín hiệu đối với thị trường và nhà đầu tư khi thực

hiện một quyết định tài trợ nào đó (Mira, 2001). Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng

có thể có ích đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do thông tin bất cân xứng, chi phí

đối với các nguồn tài trợ bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ thường cao hơn đối

với các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó, người chủ - người quản lý các doanh nghiệp

này không thích mất tài sản và quyền kiểm soát toàn bộ họat động của doanh nghiệp

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 13

Page 14: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

về tay những người chủ mới. Do vậy, trong các doanh nghiệp nhỏ việc chấp nhận

người chủ mới sẽ không có ý nghĩa lớn, khoản tài trợ bên trong sẽ được quan tâm hơn

so với tài trợ từ bên ngoài..

1.1.4.6 Các quan niệm về cấu trúc tài chính tối ưu

Quan điểm thứ nhất: Khuyến khích việc sử dụng nợ tối đa để tăng năng lực sản

xuất, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng hoạt động của doanh nghiệp và dưới tác

động của đòn cân nợ sẽ làm tăng tối đa giá trị của doanh nghiệp.

Quan điểm thứ hai: Việc sử dụng nợ chưa hẳn đã có tác dụng tích cực, nhất là

duy trì một tỷ lệ nợ cao sẽ rất nguy hiểm không những cho doanh nghiệp mà còn tác

động dây chuyền sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của một quốc gia.

Quan điểm thứ ba: Cấu trúc tài chính có sử dụng nợ được xem xét dưới sự tác

động của nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Trong những hoàn cảnh,

điều kiện khác nhau, sự tác động của các nhân tố là khác nhau. Xác định được sự tác

động của các nhân tố cũng như mối quan hệ giữa chúng là cơ sở hình thành một cấu

trúc tài chính hợp lý hướng tới mục tiêu của nhà quản trị.

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Những bài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu

trúc tài chính gồm qui mô của doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động kinh

doanh, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng của doanh nghiệp… Tuy nhiên chiều hướng tác

động của các nhân tố này đến cấu trúc tài chính là không hoàn toàn giống nhau trong

các nghiên cứu trước đây. Trong phần tiếp theo, các giả thiết về xu hướng tác động

của các nhân tố này sẽ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và phân tích các điều kiện

thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 14

Page 15: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế

Khi một doanh nghiệp định hướng được con đường phát triển trong dài hạn của

mình, doanh nghiệp phải hoạch định một cấu trúc tài chính hợp lý. Bất kì một cấu trúc

tài chính nào cũng nên được xây dựng dựa trên cơ sở những dự báo về triển vọng kinh

tế. Tuy nhiên, những dự báo này chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định trong khi

tình hình kinh tế thì luôn vận động không ngừng. Do đó, những nhà quản trị cần ý

thức được các biến động của thị trường để có biện pháp điều chỉnh cấu trúc tài chính

của doanh nghiệp một cách hợp lý. Khi doanh nghiệp dự báo triển vọng kinh doanh

gia tăng, điều đó có nghĩa là nhu cầu tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh và vốn để

tài trợ việc mua các tài sản này cũng sẽ gia tăng. Một triển vọng mở rộng quy mô sản

xuất, mở rộng thị phần thị trường một cách nhanh chóng đòi hỏi doanh nghiệp phải có

khả năng tiếp cận được các kênh huy động vốn một cách dễ dàng. Vì thế, khi triển

vọng nền kinh tế thay đổi, chính việc xây dựng một cấu trúc tài chính có linh hoạt và

hợp lý hay không sẽ quyết định các kết quả rất khác nhau.

1.2.2 Qui mô của doanh nghiệp

Qui mô của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng vốn điều lệ, số lượng

nhân viên, tổng tài sản, hay tổng doanh thu. Doanh nghiệp có qui mô càng nhỏ thì vấn

đề bất cân xứng thông tin giữa người chủ, người quản lý doanh nghiệp với người cho

vay tiềm tàng càng lớn. Lý do cơ bản là các doanh nghiệp nhỏ thường không có các

báo cáo tài chính đáng tin cậy. Vấn đề đại diện cũng thật sự lớn đối với các doanh

nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp này có động lực chấp nhận rủi ro để tăng trưởng, đặc

biệt nếu các doanh nghiệp có đặc tính trách nhiệm hữu hạn về vốn. Do vậy các doanh

nghiệp nhỏ thường khó có điều kiện tiếp cận với các khoản tín dụng, và chủ yếu là

dùng nợ ngắn hạn chứ khó vay nợ dài hạn. Các doanh nghiệp lớn có thể dựa vào lợi

thế qui mô lớn trong việc tăng nợ vay dài hạn và có thể có sức đàm phán với các định

chế tài chính cao hơn. Mặc khác, theo Lý thuyết đánh đổi thì qui mô của công ty có

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 15

Page 16: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và

chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ

vay thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ

hơn ; dòng tiền ít biến động dễ tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay

để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999),

Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển; nghiên cứu của

Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy

qui mô của công ty và cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận.

Ở Việt Nam, các DN niêm yết có qui mô lớn thường là những DN do nhà nước

nắm cổ phần chi phối, vì vậy những DN này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn

từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. Do đó giả thiết

đặt ra là: “Cấu trúc tài chính tỷ lệ thuận với qui mô của DN”.

1.2.3 Nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh

doanh của DN thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return On Assets-

ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu).

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị DN bao giờ cũng có thông tin về giá trị

DN tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng thông tin này dẫn đến chi phí huy

động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng

các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Các

nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri (2002)

ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỷ

lệ nghịch với tỷ suất nợ. Ở Việt Nam, các nghiên cứu trên các DN nhỏ và vừa cũng

chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ. Ở các nước đang

phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân

xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 16

Page 17: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

nhuận để tài trợ cho tài sản của mình. Những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động

kinh doanh tốt sẽ dùng ít nợ hơn các doanh nghiệp khác. Do vậy, giả thiết đặt ra là:

“Cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt đông kinh doanh”.

1.2.4 Nhân tố rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là được hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắn chắn, sự

biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; thường được đo

lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận trước thuế, doanh thu, ROA, ROE. Tuy

nhiên, trong nhiều trường hợp thước đo (mức độ hoạt động, quy mô) khác nhau, giá

trị kì vọng giữa các phương án so sánh khác nhau, thì giá trị độ lệch chuẩn không thể

làm căn cứ để đánh giá; để giải quyết hạn chế này ta dùng hệ số biến thiên như biến

thiên lợi nhuận (σ/µ LNTT) để đánh giá mức độ rủi ro chính xác hơn khi kết quả hoặc

sự kiện có kỳ vọng giữa các phương án kinh doanh khác nhau.

Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào DN không

cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn bên ngoài thấp. Khi doanh nghiệp có biến

động thu nhập cao thì khả năng đối mặt với rủi ro thu nhập rớt xuống dưới mức tối

thiểu để có thể thực hiện việc trả nợ càng cao. Điều này buộc doanh nghiệp phải tốn

kém nhiều chi phí để có tiền trả nợ hoặc là đi đến phá sản. Tuy nhiên, nếu doanh

nghiệp tài trợ bằng vốn cổ phần, doanh nghiệp có thể bỏ qua việc chi trả cổ tức trong

suốt thời kỳ kiệt quệ tài chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có biến động thu

nhập cao sẽ vay mượn ít hơn và ưu tiên sử dụng vốn cổ phần hơn nợ khi phải đối mặt

với sự lựa chọn nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do đó giả thiết: “Cấu trúc tài chính có

quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro kinh doanh”.

1.2.5 Nhân tố cấu trúc tài sản

Mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn thể hiện cân bằng tài

chính của doanh nghiệp. Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng

nguồn vốn nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 17

Page 18: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh

nghiệp, và nhằm mục đích cuối cùng là phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm

tàng ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.

Cấu trúc tài sản được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản.

Tài sản cố định hữu hình có thể sử dụng như vật thế chấp khi vay mượn từ nguồn tài

trợ bên ngoài. Một tỷ lệ lớn tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có thể giúp

doanh nghiệp có được một mức lãi suất vay ngân hàng thấp hơn và cũng giúp giảm

rủi ro của người cho vay từ chi phí đại diện của việc sử dụng nợ. Bởi vì nợ có thể

được đảm bảo bằng sự thế chấp tài sản cố định hữu hình, cơ hội để doanh nghiệp có

thể thực hiện việc thay thế tài sản của mình sẽ bị giảm đi do sự hiện hữu của một tỷ lệ

lớn nợ có đảm bảo, do đó mang lại một sự an toàn cho chủ nợ (theo Stuzl và Johnson,

1985; Johnson, 1997). Đối với doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định vô hình, chi phí

sử dụng vốn cao hơn do sự kiểm soát việc sử dụng vốn vay khó khăn hơn. Vì vậy,

một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản lớn thường sử

dụng nhiều nợ hơn. Vì thế có thể giả thiết: “Cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận

với cấu trúc tài sản”.

1.2.6 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản

hay doanh thu. Sự gia tăng doanh thu là yếu tố quan trọng đánh giá tăng trưởng, phản

ánh mục tiêu hoạt động và có thể đo kết quả của việc sử dụng hợp lý các nguồn lực.

Tăng doanh thu là điều kiện tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng là yếu tố đảm bảo cho mở

rộng đầu tư tăng qui mô hoạt động, tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Khi doanh

nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp lớn,

trong khi doanh nghiệp cũng cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Nên những

doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng sẽ sử dụng nhiều nợ hơn. Còn những doanh

nghiệp trong giai đoạn suy thoái thì họ rất ngại cho vay, sợ không thu hồi được nợ,

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 18

Page 19: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

đặc biệt là nợ dài hạn nên tỷ lệ nợ của các công ty này sẽ giảm. Vì vậy, giả thiết: “Cấu

trúc tài chính tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của DN”.

1.2.7 Đặc điểm ngành

Một trong những nhân tố tác động đáng kể đến cấu trúc tài chính công ty là đặc

điểm ngành nghề kinh doanh. Theo nghiên cứu của Myers năm 1984, Haris và Raviv

năm 1991, những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thường có cấu trúc

tài chính khác nhau. Những ngành có nhiều tài sản cố định hữu hình như máy móc,

nhà xưởng, đất đai hơn thì khả năng vay nợ cũng như nhu cầu vay nợ sẽ lớn hơn

những ngành có tài sản cố định hữu hình ít hơn, vì các ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay

đối với những doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình lớn hơn do tính chất bảo đảm

cầm cố của các tài sản cố định hữu hình. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

nông nghiệp với tính chất theo mùa vụ nên thường có nhu cầu về nợ ngắn hạn cao,

các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thì có nhu cầu về nợ dài hạn cao kết hợp

với vốn cổ phần do tính chất đòi hỏi tài sản cố định cao.

1.3.8 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Sự khác biệt về hình thức sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp sẽ bị ràng

buộc những qui định có tính chất pháp lý về tư cách pháp nhân, cũng như có những cơ

chế vận hành và mục tiêu hoạt động khác nhau. Do vậy, mục tiêu, điều kiện và khả

năng tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường tài chính của mỗi loại hình khác

nhau. Điều này ảnh hưởng đến chính sách tài trợ hay cấu trúc tài chính của doanh

nghiệp. Thường thì những doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận vốn cao hơn

nên tỷ lệ nợ vay cao hơn.

Cuối cùng, ta đưa ra bảng tổng sự tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ theo lý

thuyết đã phân tích ở trên như sau:

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 19

Page 20: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Bảng 1.1 Tổng hợp sự tác động của các nhân tố

Biến giải thích Dấu tác động theo lý thuyết

Qui mô +

Cấu trúc tài sản +

Hiệu quả hoạt động kinh doanh -

Rủi ro kinh doanh -

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp +

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tài chính đến quản trị tài chính công ty

Cấu trúc tài chính là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính quan

tâm và để nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý tại doanh nghiệp

việc nghiên cứu cấu trúc tài chính giúp họ tìm ra lời giải cho những câu trả lời sau

- Xác định cấu trúc tài chính như thế nào là hợp lý và có lợi cho DN?

- Nên vay nợ hay không?

- Nếu vay nợ, DN nên vay bao nhiêu và gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?

Việc hiểu tường tận về cấu trúc tài chính các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời

cho những câu hỏi trên, từ đó ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả

hoạt động của DN, gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức

thấp nhất.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 20

Page 21: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC

TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH THỦY SẢN

NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

2.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tăng trưởng về xuất khẩu

thủy sản nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-

2010 là 15%, năm 2010 xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục từ trước đến đến nay với

1,353 triệu tấn; trị giá 5,034 tỷ USD tăng 11,3 % về lượng và 18,4% về giá trị so với

năm 2009. Tuy nhiên mức kỷ lục này đã được thay thế bằng một kỷ lục mới khi năm

2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD; tăng ấn tượng 21% và thủy sản nằm trong

Top 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Theo FAO Việt Nam đứng thứ 5 trong

danh sách các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, và đứng thứ 3 về sản lượng

nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh

vực nuôi trồng và đây cũng là xu hướng phát triển chung của ngành trên thế giới. Đây

là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hàng năm đóng góp

3,5%- 4% vào GDP. Trong đó sản phẩm chủ lực của ngành là cá tra, cá basa và tôm

(chiếm 65-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành).

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: EU là thị trường trọng điểm của Việt Nam

khi chiếm 22,5% kim ngạch xuất khẩu, trong đó các quốc gia như Đức, Italia, Hà Lan

có sự tăng trưởng cao, lần lượt là 19%, 38%, 26%- đây là kết quả ấn tượng của những

nổ lực mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nếu xét trong bối cảnh khu vực này

đang gặp rất nhiều bất ổn về kinh tế và nhiều quốc gia đang thắt chặt chi tiêu để giảm

thâm hụt ngân sách. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản là thị trường truyền thống tuy

nhiên giá trị xuất khẩu tăng khiêm tốn, còn các thị trường khác như Trung Quốc,

Hồng Kong, Hàn Quốc thì tăng mạnh. Tuy nhiên nếu xét riêng lẽ Mỹ vẫn là thị trường

lớn nhất của Việt Nam với giá trị 954 triệu USD, tăng 23%, chiếm tỷ trọng 19% tổng

kim ngạch.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 21

Page 22: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.1.1 Điểm mạnh

- Với đường bờ biển dài hơn 3200km và hệ thống mặt nước nội địa rộng hơn

1,4 triệu ha; Việt Nam được đánh giá là tiềm năng để phát triển công nghiệp thủy sản.

- Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nên nhận được nhiều

sự quan tâm và ưu đãi.

- Các doanh nghiệp trong ngành khá năng động và tiếp cận nhanh với công

nghệ mới trong lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản.

2.1.2 Điểm yếu

- Do đặc điểm của ngành là cần nhiều vốn lưu động cho việc thu mua nguyên

liệu, các doanh nghiệp trong ngành phải sử dụng khá nhiều nợ vay, khiến cho các

doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong những thời điểm lãi suất vay tăng.

- Việc kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chưa tự

chủ nguồn nguyên liệu, việc xây dựng vùng nuôi để đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn

gốc đòi hỏi vốn lớn.

- Do thiếu nguyên liêu, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải phụ thuộc vào

nguồn nhập khẩu từ đó làm gia tăng rủi ro và chất lượng, giá cả.

- Hiện nay các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thông qua

các nhà phân phối nước ngoài, chưa có thương hiêu riêng và khó thâm nhập được vào

hệ thống bán lẻ tại các thị trường lớn.

2.1.3 Cơ hội

- Theo FAO, nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt

183 triệu tấn vào năm 2015, tiêu thụ sản phẩm trên đầu người sẽ đạt 14,3kg thay cho

13,7kg năm 2011.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 22

Page 23: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Năm 2011, 86% nguồn cung thủy sản cho thị trường Mỹ phải nhập khẩu từ

bên ngoài cho thấy đây là thị trường lớn cho Việt Nam. Trong Top 10 mặt hàng thủy

sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ thì tôm dẫn đầu và có cả cá pangsius (bao gồm cả cá

tra) đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Ngoài Mỹ các thị trường

khác như Nga, Trung Quốc và một số nước Mỹ Latinh cũng có tiềm năng.

2.1.4 Thách thức

- Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của ngành thủy sản là tình trạng

thiếu hụt nguyên liệu. Hiện nay năng lực cấp đông của toàn ngành khoảng 4,5-5 triệu

tấn nhưng sản lượng khai thác nội địa chỉ khoảng 2,5 triệu tấn, từ đó dẫn đến nhiều

doanh nghiệp chỉ hoạt động ½ công suất trong những lúc cao điểm do không đủ

nguyên liệu. Đối với nguồn thủy sản tự nhiên việc đánh bắt không theo hướng bền

vững đã khiến hải sản ven bờ gần như cạn kiệt trong khi năng lực đánh bắt xa bờ còn

hạn chế. Với hải sản nuôi mặc dù phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng thiếu

kiểm soát dẫn đến dịch bệnh trong khi chi phí nuôi tăng cao do phần lớn các nguyên

liệu cho sản xuất thức ăn thủy sản phải nhập khẩu.

- Ngoài thuế, các quốc gia nhập khẩu ngày càng đặt ra nhiều biện pháp kĩ thuật

hơn đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam như tiêu chuẩn về chất lượng, yêu cầu

truy xuất nguồn gốc,…

- Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam phải cạnh tranh với các

quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

2.2 Đặc điểm cấu trúc tài chính của các công ty ngành thủy sản

2.2.1 Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1.1 Tình hình chung về doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các công ty

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 23

Page 24: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Bảng 2.1: Tình hình chung về doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011Doanh thu 22.276.236 23.139.719 27.085.603 36.313.686LNTT 851.863 1.351.833 1.593.551 2.101.257% tăng doanh thu 100% 104% 117% 134%% tăng LNTT 100% 159% 118% 132%

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Hình 2.1 : Tình hình DT và LNTT của các công ty thuộc nhóm ngành TS

0

10.000.000

20.000.000

30.000.000

40.000.000

2008 2009 2010 2011

Năm

Triệu đồng

Doanh thu

LNTT

Dựa vào trên ta thấy tổng doanh thu của các công ty thuộc nhóm ngành thủy

sản niêm yết trên sàn HOSE tăng liên tục từ 22.276 tỷ đồng năm 2008 đến 36.314 tỷ

đồng năm 2011. Tốc độ tăng doanh thu cũng tăng dần, năm 2009 chỉ tăng 4% so với

năm 2008, năm 2010 tăng 17% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 34%. Lợi nhuận

trước thuế cũng tăng nhanh, từ 852 tỷ đồng năm 2008 lên 2.101 tỷ đồng năm 2011,

đặc biệt năm 2009 tăng 59% so với 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 làm cho kinh tế Việt Nam tăng

trưởng chậm lại, tỷ lệ lạm phát cao, xuất khẩu giảm mạnh nên doanh thu và lợi nhuận

của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản năm 2008 đạt mức thấp. Năm 2009, mặc

dù cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc nhưng tác động của nó vẫn còn âm ỉ trong

nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu

Âu. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nên xuất khẩu thủy sản

sụt giảm, doanh thu của các công ty thủy sản chỉ tăng nhẹ so với năm 2008. Nhưng

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 24

Page 25: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

nhờ tận dụng sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ từ gói kích cầu kinh tế mà các doanh

nghiệp có điều kiện hạ giá thành sản phẩm, mở rộng sản xuất nên lợi nhuận trước thuế

tăng 59%, nhanh hơn doanh thu. Sang năm 2010 thời tiết thuận lợi cho việc khai thác

thủy sản, sản lượng khai thác lớn, tăng hơn nhiều so với những năm trước. Xuất khẩu

cũng tăng mạnh đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, giá xuất khẩu cũng tăng mạnh, đặc

biệt là mặt hàng tôm bình quân đạt 8530USD/tấn, cao gấp 1,7 lần so với năm trước

làm doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 17-18%. Sang năm 2011 doanh

thu và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng mạnh khoảng 33%.

2.2.1.2 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu theo quy mô vốn điều lệ

Bảng 2.2: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu theo quy mô vốn điều lệ

Ngành 2008 2009 2010 2011Dưới 100 tỷ 4,23% 5,92% 4,91% 3,51%Trên 100 tỷ đến 200 tỷ 2,69% 5,54% 5,41% 6,96%Trên 200 tỷ 4,08% 5,98% 6,44% 5,59%Tốc độ chung 3,67% 5,82% 5,59% 5,09%

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Hình 2.2: tỷ suất sinh lời trên DT theo quy mô VĐL

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

2008 2009 2010 2011Năm

dưới 100 tỷ

100-200 tỷ

trên 200 tỷ

tốc độ chung

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản từ

năm 2008- 2011 nhìn chung thấp và biến động mạnh. Năm 2008 do tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các công ty ở mức thấp chỉ

khoảng 3,67%. Đối với công ty qui mô trung bình (vốn điều lệ từ 100 tỷ đến 200 tỷ)

thì tình hình tài chính phụ thuộc nhiều vào thị trường, khi khủng hoảng xảy ra sẽ chịu

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 25

Page 26: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

ảnh hưởng rất lớn nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu chỉ khoảng 2,69%. Còn những

công ty lớn thì có tiềm lực kinh tế vững chắc hơn sẽ ít chịu tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu được giữ ổn định. Sang năm 2009,

thì lợi nhuận của các công ty đều tăng cao nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng

58,58% so với năm 2008, đặc biệt là những công ty lớn, họ đạt được hiệu quả kinh tế

theo qui mô, có thương hiệu và uy tín trên thị trường nên tỷ suất sinh lời cao hơn đạt

5,98%. Năm 2010, 2011 mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí tăng nhanh hơn làm lợi

nhuận trước thuế tăng chậm nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm, nhất là những

công ty có qui mô dưới 100 tỷ.

2.2.2 Đặc điểm cấu trúc tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản

Bảng 2.3: Cấu trúc tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng tài sản 15.352.696 17.829.338 22.427.394 27.816.930

TSNH 10.151.034 12.077.105 15.383.026 19.935.712

TSCĐ 3.587.775 4.162.202 5.590.805 6.310.703

TSNH/ Tổng TS 66,12% 67,74% 68,59% 71,67%

TSCĐ/ Tổng TS 23,37% 23,34% 24,93% 22,69%Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Hình 2.3 Cấu trúc TS của các công ty thuộc nhóm ngành TS

05.000.000

10.000.00015.000.00020.000.00025.000.00030.000.000

2008 2009 2010 2011

Năm

Triệu đồng

Tổng TS

TSNH

TSCĐ

Tổng tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản tăng qua các năm.

Tổng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 68,53% và có xu hướng tăng dần từ

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 26

Page 27: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

10.151 tỷ năm 2008 lên 19.936 tỷ năm 2011. Trong tài sản ngắn hạn thì dự trữ hàng

tồn kho và khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản dài hạn ít, chủ

yếu là tài sản cố định, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản khoảng 23,58% và có

xu hướng giảm từ 23,37% năm 2008 xuống còn 22,69% năm 2011. Cấu trúc tài sản

của từng công ty:

0.00%5.00%

10.00%15.00%20.00%25.00%30.00%35.00%40.00%45.00%50.00%55.00%

AA

M

AB

T

AC

L

AG

D

AG

F

AN

V

AT

A

AV

F

CM

X

FB

T

FM

C

HV

G

ICF

MP

C

TS

4

VH

C

VN

H

VT

F

TSCĐ/TTS

GTTB

Hình 2.4: Tỷ lệ TSCĐ/TSS trung bình của từng công ty thuộc nhóm ngành

thủy sản giai đoạn 2008-2011

Trong 18 công ty nghiên cứu có 11 công ty có tỷ lệ tài sản cố định thấp dưới

25%. Chỉ có CTCP thủy sản số 4 - TS4 có tỷ lệ tài sản cố định trên 50%. Đa số các

công ty trong ngành có tài sản cố định ít và đã lạc hậu, cần có biện pháp để nâng cấp

chúng.

2.2.3 Thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản

niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2008-2011

2.2.3.1 Tỷ lệ nợ

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc nhóm ngành TS giai đoạn 2008-

2011

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011Giá trị trung bình 51,33% 54,50% 54,71% 57,54%Giá trị thấp nhất 6,56% 13,66% 11,97% 12,98%Giá trị cao nhất 83,70% 83,63% 83,81% 82,22%Độ lệch chuẩn 0,203 0,187 0,165 0,187

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 27

Page 28: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

2008 2009 2010 2011Năm

GTTB

GTTN

GTCN

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc nhóm ngành TS giai đoạn

2008-2011

Nhận xét: Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty giai đoạn 2008-2011 cao. Giá trị

trung bình của tỷ lệ nợ tăng dần qua các năm từ 51,33% năm 2008 lên 57,54% năm

2011. Giá trị nợ cao nhất rất cao, lớn hơn 80% nhưng các công ty này có xu hướng

giảm nợ theo thời gian vì tỷ lệ nợ quá cao sẽ dẫn đến rủi ro tăng. Khi tỷ lệ nợ quá cao

thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, chi phí vốn bình quân tăng lên do các

chủ nợ sẽ đòi hỏi một mức lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp cho phần rủi ro tăng

thêm và cổ đông cũng yêu cầu một tỷ suất sinh lời kì vọng lớn hơn do rủi ro tài chính

tăng thêm. Tỷ lệ nợ thấp nhất cũng rất thấp, các công ty này có xu hướng điều chỉnh

tăng nợ theo thời gian vì nợ được coi là lá chắn thuế tối ưu cho các doanh nghiệp.Cụ

thể tỷ lệ nợ trung bình của từng công ty được thể hiện dưới biểu đồ sau:

0.00%10.00%20.00%30.00%40.00%50.00%60.00%70.00%80.00%90.00%

AA

M

AB

T

AC

L

AG

D

AG

F

AN

V

AT

A

AV

F

CM

X

FB

T

FM

C

HV

G

ICF

MPC

TS4

VH

C

VN

H

VT

F

công ty

tỷ lệ nợ

GTTB

Hình 2.6: Tỷ lệ nợ của từng công ty trong giai đoạn 2008-2011

Qua đây ta thấy đa số các công ty ngành thủy sản đều có tỷ lệ nợ khá cao trên

50%, tiêu biểu có công ty AVF, CMX tỷ lệ nợ trung bình gần 80%, tuy nhiên cũng có

những công ty có tỷ lệ nợ rất thấp như AAM,, ABT dưới 20%.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 28

Page 29: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.2.3.2 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty thuộc nhóm ngành TS

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011Giá trị trung bình 147,74% 165,11% 152,53% 179,30%Giá trị thấp nhất 7,02% 15,83% 13,60% 14,91%Giá trị cao nhất 513,56% 510,93% 517,75% 462,57%Độ lệch chuẩn 1,26 1,35 1,10 1,21

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

0.00%

100.00%

200.00%

300.00%

400.00%

500.00%

600.00%

2008 2009 2010 2011Năm

GTTB

GTTN

GTCN

Hình 2.7: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty thuộc nhóm ngành TS

giai đoạn 2008-2011

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty ở mức cao trên 100% và có xu

hướng tăng dần qua các năm từ 147,74% năm 2008 lên 179,30% năm 2011, cho thấy

khả năng tự chủ về tài chính của các công ty thấp, các công ty phải phụ thuộc nhiều

vào nợ, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng các khoản nợ, làm cho rủi

ro thanh toán cao, khả năng phá sản càng tăng. Giá trị thấp nhất của tỷ lệ nợ trên vốn

chủ sở hữu là rất thấp chỉ khoảng 7% vào năm 2008 có xu hướng tăng dần đến năm

2011 là 14,91%, còn giá trị cao nhất thì rất cao có xu hướng giảm dần từ 513,56%

năm 2008 xuống 462,57% năm 2011. Sự chênh lệch về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

của các công ty là rất lớn nhưng khoảng cách này được rút nhỏ dần. Các doanh nghiệp

căn cứ vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp để xây dựng chính sách vay nợ hợp

lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên

vốn chủ sở hữu của từng công ty được thể hiện dưới đây:

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 29

Page 30: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

0.00%50.00%

100.00%150.00%200.00%250.00%300.00%350.00%400.00%450.00%

AA

M

AB

T

AC

L

AG

D

AG

F

AN

V

AT

A

AV

F

CM

X

FBT

FMC

HV

G

ICF

MPC TS4

VH

C

VN

H

NPT/VCSHGTTB

Hình 2.8: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của từng công ty thuộc

nhóm ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011.

2.2.3.3 Cơ cấu nợ phải trả

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ phải trả của các công ty ngành thủy sản

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011Tỷ lệ nợ DH 6,21% 5,60% 5,06% 3,03%Tỷ lệ nợ NH 45,12% 48,89% 49,65% 54,52%

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

2008 2009 2010 2011

Năm

tỷ lệNDHtỷ lệNNH

Hình 2.9: Cơ cấu nợ phải trả của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản giai

đoạn 2008-2011

Ta thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn cao và có xu hướng tăng qua các năm từ 45,12%

năm 2008 lên 54,52% năm 2011, tốc độ tăng bình quân khoảng 5,62% mỗi năm. Còn

tỷ lệ nợ dài hạn rất thấp và có xu hướng giảm dần từ 6,21% năm 2008 xuống còn

3,03% năm 2011.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 30

Page 31: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

AA

MA

BT

AC

LA

GD

AG

FA

NV

AT

AA

VF

CM

XFB

TFM

CH

VG

ICF

MPC TS4

VH

CV

NH

VT

F

tỷ lệNNH

tỷ lệNDH

Hình 2.10 Cơ cấu nợ phải trả của từng công ty thuộc nhóm ngành thủy

sản giai đoạn 2008-2011

Qua hình trên cho thấy các công ty đều sử dụng phần lớn các khoản vay là

ngắn hạn. Tỷ lệ vay dài hạn trung bình là quá thấp cho thấy một phần các công ty khó

có thể tiếp cận vốn vay dài hạn ngân hàng do các ngân hàng có khuynh hướng cho

vay nợ ngắn hạn hơn dài hạn, nguyên nhân thứ hai thị trường chứng khoán Việt Nam

hiện nay vẫn còn nhiều bất ổn, không thu hút được nhà đầu tư, và liên tục lao dốc

khiến doanh nghiệp không thể huy động vốn trên kênh này. Do đó, ngoài nguồn vốn

vay ngắn hạn từ ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu về tài sản lưu động hay hỗ trợ

thanh khoản, để đầu tư vào TSCĐ các công ty phải huy động từ các nguồn khác.

Kết luận chung: Qua nghiên cứu các công ty ngành thủy sản có tỷ suất nợ

tương đối cao, cơ cấu vốn vay chủ yếu là nợ ngắn hạn. Các công ty có chính sách vay

nợ rất khác nhau. Tỷ suất nợ tối ưu sẽ giúp các công ty tận dụng được hiệu ứng tích

cực của đòn cân nợ vào quá trình mở rộng, sản xuất kinh doanh, phát triển công ty.

Ngược lại nếu sử dụng quá nhiều nợ công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản hay

nếu sử dụng nợ quá ít cũng không phát huy được lợi thế tối đa. Tỷ suất nợ hợp lý phụ

thuộc vào nhiều nhân tố liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Việc xác định các

nhân tố này và đo lường ảnh hưởng của nó đến chính sách vay nợ nhằm xây dựng một

cất trúc tài chính tối ưu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và làm tăng giá trị

doanh nghiệp.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 31

Page 32: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm

ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE

2.3.1 Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô

Bảng 2.7: Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tác động đến tỷ lệ nợ của các công ty

ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011

Năm 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,23% 5,32% 6,78% 5,89%

Lạm phát 24,4% 7% 11,75% 18,13%

Lãi suất cơ bản 12%-14% 6%-8% 8%-9% 9%

VN-Index ngày cuối năm 315,6 494,8 484,7 351,55

Tỷ lệ nợ trung bình 51,33% 54,50% 54,71% 57,54%

Nguồn: chinhphu.vn

Năm 2008, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế

giảm từ 8,48% năm 2007 xuống chỉ còn 6,23%. Trong khi tỷ lệ lạm phát lại tăng cao

chóng mặt (lên đến 24,4%), thị trường chứng khoán gần như tê liệt, chỉ số VN-index

liên tục rớt từ 927 điểm cuối năm 2007 xuống 286 điểm và dần lên mức 315,6 điểm

vào cuối năm 2008; thì việc lựa chọn vay nợ thay vì phát hành vốn cổ phần trở thành

một lựa chọn chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, bất chấp sự điều chỉnh

lãi suất cơ bản tăng cao lến đến 14%. Một phần của hiện tượng này là do thị trường

chứng khoán quá ảm đạm, kinh tế khó khăn. Nhà đầu tư lựa chọn giải pháp an toàn

hơn là gửi tiền vào ngân hàng, mua vàng, mua đô thay vì mua cổ phiếu. Nên dù việc

đi vay gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất quá cao nhưng các DN cũng không còn cách

nào hơn. Vì thế, tỷ lệ nợ trung bình của các doanh nghiệp ở mức cao 51,33%.

Năm 2009, nền kinh tế tiếp tục đà suy thoái do tác động tiêu cực từ sự suy

thoái của các nền kinh tế lớn; tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm xuống mức

5,32%. Chính phủ tung ra gói kích cầu 1 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất cho vay nên đã hạ

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 32

Page 33: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

mức lãi suất cơ bản xuống còn 6%-8%/năm, đồng thời giảm mức thuế TNDN xuống

còn 25% đã phần nào giúp các doanh nghiệp vượt qua nguy cơ phá sản, góp phần

kiềm chế lạm phát giảm xuống mức 7%. Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp có

thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn nên các doanh nghiệp đã tăng tỷ lệ vay nợ

lên 54,5% tăng 6,2% so với 2008.

Đến năm 2010, gói kích cầu không còn, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ

tăng trưởng kinh tế (lạm phát năm 2009 là 7%, năm 2010 là 11,75% trong khi tốc độ

tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,23%, năm 2010 chỉ nhích lên mức 6,78%), lãi suất

cơ bản của ngân hàng tiếp tục tăng, việc đi vay lại trở nên khó khăn vì thế các doanh

nghiệp thu hẹp sản suất nên các đa số các doanh nghiệp giữ mức vay nợ tương đối ổn

định.

Sang năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm còn 5,89%; tỷ lệ

lạm phát tăng cao lên 18,13%; lãi suất cơ bản được giữ vững nhưng thị trường chứng

khoán lại diễn biến xấu chỉ số VN-index giảm mạnh xuống còn 351,55 điểm; các

doanh nghiệp càng khó khăn trong việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu nên

tăng cường vay nợ tỷ lệ nợ bình quân lên đến 57,54%.

2.3.2 Quy mô của các công ty

Quy mô công ty có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh

thu, tổng tài sản, quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu. Phần này sử dụng quy mô vốn

điều lệ làm chỉ tiêu đo lường quy mô của công ty để xem xét mối quan hệ giữa cấu

trúc tài chính và quy mô của các công ty.

Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa quy mô VĐL và CTTC của các công ty thuộc nhóm

ngành thủy sản

Quy mô VĐL < 100 tỷ 100 - 200 tỷ trên 200 tỷ

Giá trị trung bình 43,27% 56,56% 64,00%

Giá trị thấp nhất 11,29% 18,32% 59,63%

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 33

Page 34: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Giá trị cao nhất 68,63% 79,84% 72,03%

Độ lệch chuẩn 0,206 0,180 0,056

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Qua đây, ta thấy quy mô vốn điều lệ tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất

nợ. Những công ty có quy mô nhỏ, vốn điều lệ nhỏ hơn 100 tỷ thì tỷ lệ nợ trung bình

chỉ khoảng 43,27%; qui mô trung bình thì tỷ lệ nợ trung bình khoảng 56,56%; những

công ty có qui mô lớn, vốn điều lệ trên 200 tỷ thì tỷ lệ nợ trung bình khoảng 64%.

Như công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú - MPC có tổng vốn điều lệ bình

quân là 700 tỷ đồng thì tỷ lệ nợ bình quân lên đến 72,03% còn công ty Cổ Phần Thủy

Sản MêKong - AAM có tổng vốn điều lệ bình quân là 105,299 tỷ thì tỷ lệ nợ chỉ

khoảng 11,29%. Độ lệch chuẩn về tỷ lệ nợ của các công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ

là rất lớn 20,6% chứng tỏ chênh lệch về tỷ lệ nợ ở các công ty có qui mô nhỏ là rất

lớn, có công ty chỉ sử dụng 11,29% nợ; nhưng có công ty lên đến 68,63%. Đối với các

công ty lớn thì độ chênh lệch này rất nhỏ chỉ khoảng 5,6%, chứng tỏ đa số các công ty

lớn đều sử dụng nhiều nợ. Vì các công ty có quy mô càng lớn sẽ càng có nhu cầu vay

nhiều để đầu tư tài sản cố định, đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy

mô. Và uy tín độ tin cậy của các công ty này cao nên dễ dàng huy động vốn trên thị

trường hơn, nên tỷ lệ nợ cao. Những công ty có quy mô nhỏ thì ngược lại.

Như vậy những công ty có quy mô càng lớn thì vay nợ càng nhiều, điều này

phù hợp với giả thiết đã đặt ra trước đó. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chính xác về

mối quan hệ giữa quy mô và tỷ suất nợ cần phải tiến hành hồi quy và kiểm định dữ

liệu.

2.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nhân tố hiệu quả kinh doanh có thể được đo lường bởi các chỉ tiêu ROA, ROE,

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Ở phần này sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 34

Page 35: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

sản (ROA) để có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến cấu

trúc tài chính của doanh nghiệp. Qua dữ liệu phân tích, có thể chia các doanh nghiệp

ra thành 3 nhóm: những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp (ROA < 6%);

những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh trung bình ( 6% < ROA <

10%); những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao ( ROA > 10% ).

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ theo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty

ROA >10% Từ 6% đến 10% <6%

Giá trị trung bình 37,39% 57,15% 67.45%

Giá trị thấp nhất 11,29% 45,44% 54.12%

Giá trị cao nhất 59,63% 72,03% 79.84%

Độ lệch chuẩn 0,22 0,09 0.12

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Nhìn vào bảng ta thấy những công ty có hiệu quả HĐKD càng cao thì có

khuynh hướng ít sử dụng nợ nhất. Những công ty có ROA trên 10% thì tỷ lệ nợ bình

quân thấp, khoảng 37,39%; những công ty có hiệu quả HĐKD kém (ROA <6%) thì tỷ

lệ nợ trung bình cao khoảng 67,45%. Do khi các công ty sản xuất kinh doanh có hiệu

quả, lợi nhuận cao thì công ty có thể sử dụng một phần để tái đầu tư nên không cần

vay nợ nhiều, tỷ lệ nợ thấp. Như công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre - ABT có

ROA bằng 16,73% tỷ lệ nợ trung bình chỉ khoảng 18,32%. Những công ty hiệu quả

HĐKD kém, lợi nhuận thấp, để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì

chỉ còn cách tăng cường vay nợ nên tỷ lệ nợ vay tăng cao, như công ty Cổ Phần Xuất

Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre - FBT ROA 1,59% thì dùng đến 60,09% là nợ.

Vậy cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản tỷ lệ nghịch

với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về mối quan hệ này,

chúng ta sẽ tiến hành hồi quy kiểm định ở phần tiếp theo.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 35

Page 36: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.3.4 Rủi ro hoạt động kinh doanh

Nhân tố hiệu rủi ro kinh doanh có thể được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu: độ

biến thiên lợi nhuận, biến thiên doanh thu, độ lệch chuẩn ROA, độ lệch chuẩn ROE.

Ở phần này ta dùng độ biến thiên của lợi nhuận (σ/µ LNTT) làm chỉ tiêu xem xét ảnh

hưởng của rủi ro kinh doanh đến CTTC của các công ty thuộc ngành thủy sản.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ theo rủi ro hoạt động kinh doanh của các công ty

Rủi ro HĐKD >50% từ 30% đến 50% <30%

Giá trị trung bình 56,47% 48,24% 62,62%

Giá trị thấp nhất 41,99% 11,29% 49,00%

Giá trị cao nhất 79,84% 72,03% 79,65%

Độ lệch chuẩn 0,15 0,22 0,12

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Ta thấy những công ty có biến thiên lợi nhuận thấp nhất thì sử dụng nợ cao

nhất, công ty có biến thiên lợi nhuận trên 50% thì tỷ lệ nợ bình quân có 56,47%;

nhưng những công ty có biến thiên lợi nhuận nhỏ hơn 30% thì tỷ lệ nợ trung bình lên

đến 62,62%. Do khi rủi ro kinh doanh càng tăng (biến thiên lợi nhuận càng lớn) thì

niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp giảm nên cơ hội tiếp cận vốn từ bên

ngoài khó khăn hơn nên tỷ lệ nợ thấp, như công ty Cổ Phần Gò Đồng -AGD có biến

thiên lợi nhuận rất lớn 95,10% - rủi ro kinh doanh cao nên tỷ lệ nợ bình quân chỉ

khoảng 41,99%. Còn những công ty mà rủi ro thấp (biến thiên lợi nhuận nhỏ) thì khả

năng tiếp cận vốn ngoài thị trường cao, dễ vay nợ hơn nên tỷ lệ nợ cao, như công ty

Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau – CMX có hệ số biến thiên

lợi nhuận nhỏ chỉ 13,36% nên tỷ lệ nợ khá cao 79,65%. Tuy nhiên nhóm rủi ro kinh

doanh ở mức trung bình thì sử dụng ít nợ nhất. Nên để có thể khẳng định chắc chắn

ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh đến cấu trúc tài chính ta cần đi tiến hành hồi qui và

kiểm định ở phần tiếp theo.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 36

Page 37: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.3.5 Cấu trúc tài sản của các công ty

Cấu trúc tài sản được đo lường bằng chỉ tiêu TSCĐ/ tổng TS, nó phản ánh mức

độ đầu tư của các doanh nghiệp vào TSCĐ, và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm hoạt

động của doanh nghiệp. Như ta đã phân tích cấu trúc tài sản chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ

lệ nợ dài hạn của các công ty thuộc ngành thủy sản, nên ở phần này ta đi xem xét mối

quan hệ giữa cấu trúc tài sản ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn.

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ dài hạn theo cấu trúc tài sản của các công ty

Chỉ tiêu Thấp(≤20%) Trung bình (20 - 30%) Cao (>30%)

Giá trị trung bình 1,76% 5,83% 7,34%

Giá trị thấp nhất 0,01% 1,81% 1,24%

Giá trị cao nhất 3,45% 16,63% 22,28%

Độ lệch chuẩn 0,01 0,06 0,08

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Qua bảng ta thấy những công ty có tỷ lệ tài sản cố định càng cao thì tỷ lệ nợ

dài hạn trung bình càng cao. Cụ thể là công ty có tỷ lệ TSCĐ nhỏ hơn 20% thì tỷ lệ nợ

dài hạn trung bình là 1,76%; như công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bến

Tre- ABT tỷ lệ tài sản cố định chỉ 9,95% nên chỉ sử dụng 0,01% nợ dài hạn. Những

công ty có tỷ lệ TSCĐ trên 30% thì tỷ lệ nợ dài hạn trung bình là 7,34%; như công ty

Cổ Phần Thủy Sản số 4 –TS4 dùng đến 52,05% TSCĐ nên tỷ lệ nợ dài hạn bình quân

lên đến 22,28%. Do khi doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ nhiều thì cần một số vốn

tương đối lớn, mà doanh nghiệp không thể có đủ tiền nên thường phải đi vay, đặc biệt

là vay dài hạn. Và doanh nghiệp có thể thế chấp những TSCĐ để đảm bảo cho khoản

vay nên nợ thường chiếm tỷ trọng lớn.

Để khẳng định chắc chắn hơn ta tiến hành hồi qui, kiểm định ở phần sau.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 37

Page 38: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.3.6 Sự tăng trưởng của các công ty (sự tăng trưởng tài sản)

Có nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng của công ty như tốc độ tăng tài

sản, tốc độ tăng doanh thu. Ở phần này ta dùng chỉ tiêu tốc độ tăng tài sản để thể hiện

mối quan hệ giữa tốc độ tăng trường của công ty với cấu trúc tài chính của công ty.

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ theo tốc độ tăng trưởng của các công ty

Chỉ tiêu Giảm (<0%)Tăng trung bình

0% - < 30%)Cao (>30%)

Giá trị trung bình 47,26% 50,88% 60,88%

Giá trị thấp nhất 11,29% 18,32% 41,99%

Giá trị cao nhất 63,54% 79,65% 79,84%

Độ lệch chuẩn 0,18 0,24 0,12

Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty

Qua bảng ta thấy những công ty có tốc độ tăng tài sản càng cao sử dụng nợ

càng nhiều, những công ty có tốc độ tăng tài sản nhỏ hơn 0% (tài sản giảm) thì tỷ lệ

nợ trung bình là 47,26%, còn những công ty có tốc độ tăng tài sản cao trên 30% thì tỷ

lệ nợ bình quân cao 60,88%. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin

của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp lớn, trong khi doanh nghiệp cũng cần nguồn tài

trợ cho tài sản của mình nên những doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng sẽ sử

dụng nhiều nợ hơn. Như công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú đang trong

giai đoạn tăng trưởng, tốc độ tăng tài sản bình quân là 45,23% nên sử dụng nợ khá

nhiều, tỷ lệ nợ bình quân là 72,03%. Còn những doanh nghiệp đang trong giai đoạn

suy thoái (tổng tài sản bình quân giảm) hay tăng trưởng chậm thì các nhà đầu tư sẽ rút

vốn, ít cho vay lại, khả năng tiếp cận vốn của công ty giảm sút nên tỷ lệ nợ giảm. Như

công ty Cổ Phần Thủy Sản MeKong tài sản bình quân chỉ tăng 3,89% nên tỷ lệ nợ

khoảng 11,29%. Vậy cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản

niêm yết trên sàn HOSE tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của các công ty.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 38

Page 39: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.4 Ước lượng mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE

Thu thập và xử lý số liệu của 18 công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết

trên sàn HOSE (phụ lục 1), kết quả xử lý số liệu ở phụ lục 2.

2.4.1 Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng

đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc ngành thủy sản

Ký hiệu các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến

cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng dưới đây:

Riêng đối với nhân tố qui mô doanh nghiệp ta sử dụng logarit doanh thu,

logarit tổng tài sản nhằm đảm bảo phân phối chuẩn.

Bảng 2.13: Mã hóa các biến quan sát

Nhóm chỉ tiêu Biến Ý nghĩa

Cấu trúc tài chínhY1 Tỷ lệ nợY2 Tỷ lệ nợ Ngắn hạnY3 Tỷ lệ nợ dài hạn

Quy mô doanh nghiệpX1 Ln(tổng tài sản)X2 Ln(vốn điều lệ)

Cấu trúc tài sản X3 TSCĐ/tổng TS

Hiệu quả hoạt động X4 ROAX5 ROE

Rủi ro hoạt động

X6 Hệ số biến thiên của lợi nhuậnX7 Hệ số biến thiên của doanh thuX8 Độ lệch chuẩn của ROAX9 Độ lệch chuẩn của ROE

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp

X10 Tốc độ tăng doanh thuX11 Tốc độ tăng tài sản

Trong đó: -Y1, Y2, Y3: là các biến phụ thuộc

- X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11: Là các biến độc lập

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 39

Page 40: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.4.2 Xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến

Bảng 2.14: Hệ số tương quan giữa các biến

  Y1 Y2 Y3 X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11

Y1 1                          

Y2 0.9446 1                        

Y3 0.2090 -0.1237 1                      

X1 0.5051 0.4325 0.2386 1                    

X2 0.3453 0.2271 0.3672 0.8754 1                  

X3 -0.0124 -0.2257 0.6347 -0.2242 -0.0715 1                

X4 -0.7208 -0.7166 -0.0440 -0.2168 -0.1995 -0.1854 1              

X5 -0.2461 -0.2075 -0.1258 -0.3238 -0.1122 -0.3764 0.4778 1            

X6 0.1794 0.0417 0.4178 0.1198 0.2748 0.5638 -0.4896 -0.5038 1          

X7 -0.1860 -0.2076 0.0561 -0.1891 -0.1273 0.2492 0.2270 0.0890 0.0256 1        

X8 -0.5710 -0.5429 -0.1087 -0.4694 -0.3901 0.0317 0.6861 0.2364 -0.3188 0.7719 1      

X9 0.1343 0.1695 -0.0987 0.0290 -0.1545 -0.2303 0.2442 0.6076 -0.3446 0.5826 0.5450 1    

X10 -0.0180 -0.1775 0.4741 0.1247 -0.0089 0.1587 0.2964 0.3698 0.1779 0.3616 0.2411 0.2057 1  

X11 0.3240 0.2001 0.3832 0.2736 0.0235 -0.0563 0.1812 0.6693 -0.1083 0.2693 0.1213 0.4279 0.8217 1

Bảng tương quan trên cho thấy mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến

phụ thuộc như sau:

- Hệ số tương quan giữa Y1 và Y2 là 0,9446 khá cao cho thấy giữa tỷ lệ nợ và

tỷ lệ nợ ngắn hạn có mối tương quan cùng chiều nhau mạnh hoàn hảo, điều này có

nghĩa là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả của các công ty

niêm yết. Biến Y1 và Y2 có xu hướng biến đổi giống nhau, khi tỷ lệ nợ tăng chủ yếu

do tăng nợ ngắn hạn. Còn giữa hệ số tương quan giữa Y1 và Y3 chỉ có 0,2090 là rất

thấp mức độ tương quan rất yếu.

- Các biến X1, X4, X8 có mối tương quan tương đối chặt với biến Y1 và Y2, |r|

>0,5. Các biến X2, X11 có tương quan với Y1, Y2 nhưng ở mức trung bình, hệ số

tương quan 0,3-0,5. Các biến còn lại thì hệ số tương quan thấp.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 40

Page 41: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Hệ số tương quan giữa Y3 và X3 là 0,6347 khá cao. Các biến X6, X10 với

biến Y3 có hệ số tương quan ở mức trung bình. Các biến còn lại rất thấp gần bằng 0.

2.4.3 Phân tích hồi quy

2.4.3.1 Phân tích tác động của từng nhân tố

Phân tích hồi qui đơn - Mô hình hồi qui có dạng: Y = β1 + β2Xj (Xj=1,11)

Trong đó: Y: biến phụ thuộc

Xj: biến độc lập

β1: Hệ số tự do

β2: Hệ số hồi qui

Ta có n = 18, k = 2, α = 0,05 suy ra tα/2(n-k) = t0,025(16) = 2,12.

Fα(1, n-k) = F0,05(1,16) = 4,49

Kết quả hồi qui ở phụ lục 3, ta đi tổng hợp tác động của từng nhân tố như sau:

a. Nhân tố qui mô

Bảng 2.15: Kết quả hồi qui các biến cấu trúc tài chính với biến nhân tố qui mô

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Y1X1 0.255152778 0.103277293 2.341135448 5.480915186X2 0.119214237 0.084954033 1.471597057 2.165597899

Y2X1 0.187019368 0.087137063 1.918506098 3.680665648X2 0.051562768 0.055060859 0.932660975 0.869856493

Y3X1 0.056911989 0.01614023 0.982620369 0.96554279X2 0.134802486 0.029893175 1.578887953 0.96554279

Nhận xét: Qua kết quả hồi qui ta thấy β2 > 0 nên cấu trúc tài chính sẽ tỷ lệ thuận với

qui mô công ty (tổng tài sản, vốn điều lệ) tuy nhiên chỉ có mô hình hồi qui giữa biến

Y1 và X1 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% vì |t0| = 2,34 > tα/2(n-k) = t0,025(16) =

2,12; f0 = 5,48 > Fα(1, n-k) = F0,05(1,16) = 4,49.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 41

Page 42: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Mô hình hồi qui biến Y1 với X1 có:

- Hệ số xác định R2 = 0,2552 cho biết biến tổng tài sản giải thích được 25,52%

sự biến động của tỷ lệ nợ trung bình.

- Hệ số hồi qui β2 = 0,1033 cho biết khi tổng tài sản tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung

bình của các công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE tăng 0,1033%.

b. Nhân tố cấu trúc tài sản

Bảng 2.16: Kết quả hồi qui của biến cấu trúc tài chính với biến cấu trúc tài sản

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Y1 X3 0.000154253 -0.022374629 -0.049683309 0.002468431Y2 X3 0.050946185 -0.400727902 -0.926766671 0.858896463Y3 X3 0.402820027 0.378353273 3.28520822 10.79259305

Nhận xét: Ta thấy mô hình hồi quy biến Y1, Y2 có β2 < 0 chứng tỏ Y1,Y2 tỷ lệ

nghịch với X3 nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê do |t0| < tα/2(n-k) = t0,025(16) =

2,12; f0 = < Fα(1, n-k) = F0,05(1,16) = 4,49. Mô hình hồi qui của biến Y3 với X3 có hệ

số β2 > 0 chứng tỏ biến Y3 tỷ lệ thuận với X3 và có ý nghĩa về mặt thống kê hay cấu

trúc tài chính tỷ lệ thuận với cấu trúc tài sản.

Mô hình hồi qui biến Y3 với X3 có:

- Hệ số xác định R2 = 0,4028 cho biết biến cấu trúc tài sản giải thích được

40,28%% sự biến động của tỷ lệ nợ dài hạn trung bình.

- Hệ số hồi qui β2 = 0,3784 cho biết khi cấu trúc tài sản (tỷ lệ TSCĐ/ tổng

TS) tăng 1% thì tỷ lệ nợ dài hạn trung bình của các công ty thuộc ngành thủy sản

niêm yết trên sàn HOSE tăng 0,3784%.

c. Nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 42

Page 43: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Bảng 2.17: Kết quả hồi qui của biến CTTC với biến hiệu quả HĐKD

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Y1X4 0.519502212 -2.974428001 -4.15918268 17.29880057X5 0.060572379 0.610512651 1.015700447 1.031647398

Y2X4 0.513537163 -2.914409856 -4.109803859 16.89048776X5 0.043059704 0.507280072 0.84850243 0.719956373

Y3X4 0.001931698 -0.06001815 -0.17597441 0.030966993X5 0.015816579 0.10323258 0.50708206 0.257132215

Nhận xét: Hồi qui giữa biến Y1, Y2, Y3 với X5 ta được β2 > 0 chứng tỏ cấu trúc tài

chính tỷ lệ thuận với ROE nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Với biến X4 thì

β2 < 0 chứng tỏ cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với ROA và có ý nghĩa về mặt thống kê

với mô hình hồi qui biến Y1, Y2.

- Mô hình hồi qui biến Y1 với biến X4 có

+ Hệ số xác định R2 = 0,5195 cho biết biến ROA giải thích được 51,95%% sự

biến động của tỷ lệ nợ trung bình.

+ Hệ số hồi qui β2 = -2,9744 cho biết khi ROA (hiệu quả hoạt động kinh

doanh) tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc ngành thủy sản niêm yết

trên sàn HOSE giảm 2,9744%.

- Mô hình hồi qui biến Y2 với biến X4 có:

+ Hệ số xác định R2 = 0,5135 cho biết biến ROA giải thích được 51,35%% sự

biến động của tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình.

+ Hệ số hồi qui β2 = -2,9144 cho biết khi ROA (hiệu quả hoạt động kinh

doanh) tăng 1% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình của các công ty thuộc ngành thủy sản

niêm yết trên sàn HOSE giảm 2,9144%.

d. Nhân tố rủi ro hoạt động kinh doanh

Bảng 2.18: Kết quả hồi qui CTTC với rủi ro hoạt động kinh doanh

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 43

Page 44: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Y1

X6 0.032169341 0.246905364 0.729258311 0.531817685X7 0.034591961 -0.137255973 -0.757167786 0.573303056X8 0.326095888 -4.291173365 -2.782489921 7.742250159X9 0.018047009 0.52591545 0.542272102 0.294059033

Y2

X6 0.001741073 0.056607361 0.167050175 0.027905761X7 0.043082331 -0.150955238 -0.84873537 0.720351728X8 0.294782993 -4.020772857 -2.586126801 6.688051833X9 0.02871564 0.65377376 0.687774456 0.473033702

Y3

X6 0.174519226 0.190298002 1.839196572 3.382644032X7 0.00314703 0.013699264 0.224747502 0.05051144X8 0.011825021 -0.27040051 -0.43756645 0.1914644X9 0.009741481 -0.12785831 -0.39673289 0.157396983

Nhận xét: Đối với nhân tố rủi ro kinh doanh ta sử dụng nhiều biến và kết quả hồi qui

được tóm tắt như bảng trên. Tương tự như trên, ta thấy chỉ có biến X8 ( độ lệch chuẩn

của ROA) có ý nghĩa về mặt thống kê với mô hình hồi qui biến Y1, Y2.

- Mô hình hồi qui biến Y1 với X8

+ Hệ số xác định R2 = 0,3261 cho biết biến độ lệch chuẩn của ROA giải thích

được 32,61%% sự biến động của tỷ lệ nợ trung bình.

+ Hệ số hồi qui β2 = -4,2912 cho biết khi độ lệch chuẩn của ROA (rủi ro hoạt

động kinh doanh) tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc ngành thủy

sản niêm yết trên sàn HOSE giảm 4,2912%.

- Mô hình hồi qui biến Y2 với X8

+ Hệ số xác định R2 = 0,2948 cho biết biến độ lệch chuẩn của ROA giải thích

được 29,48%% sự biến động của tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình.

+ Hệ số hồi qui β2 = -4,0208 cho biết khi độ lệch chuẩn của ROA (rủi ro hoạt

động kinh doanh) tăng 1% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình của các công ty thuộc

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 44

Page 45: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE giảm 4,0208%. Tỷ lệ nợ ngắn hạn tỷ lệ

nghịch với rủi ro kinh doanh.

e. Nhân tố tăng trưởng

Bảng 2.19: Kết quả hồi qui CTTC với tốc độ tăng trưởng công ty

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Y1X10 0.000324596 -0.015498841 -0.072077923 0.005195227X11 0.105005488 0.285507018 1.37011116 1.87720459

Y2X10 0.031496922 -0.1504584 -0.721345866 0.520339858X11 0.040059539 0.173787563 0.817129363 0.667700396

Y3X10 0.224774011 0.134959559 2.153866974 4.639142943X11 0.146835053 0.111719456 1.659427797 2.753700615

Nhận xét: Ta sử dụng 2 biến để biểu hiện cho nhân tố tăng trưởng của doanh nghiệp là

tốc độ tăng doanh thu (X10), tốc độ tăng tài sản (X11). Tương tự ta có mô hình hồi

qui giữa biến Y3 và X10 có ý nghĩa về mặt thống kê, β2 > 0 cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn

tỷ lệ thuận với tốc độ tăng doanh thu.

+ Hệ số xác định R2 = 0,29248 cho biết biến tốc độ tăng doanh thu giải thích

được 22,48%% sự biến động của tỷ lệ nợ dài hạn.

+ Hệ số hồi qui β2 = 0,135 cho biết khi tốc độ tăng doanh thu (tốc độ tăng

trưởng của công ty) tăng 1% thì tỷ lệ nợ dài hạn của các công ty thuộc nhóm ngành

thủy sản niêm yết trên sàn HOSE tăng 0,135%.

3.4.3.2 Phân tích tác đông tổng hợp của các nhân tố

Phân tích hồi qui bội

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng: : E(Y/X2i,.....,Xki)=β1+ β2X2i+..+ βkXki

a) Đối với biến Y1

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 45

Page 46: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Từ mô hình hồi qui đơn, ta chọn những biến có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ mà có ý

nghĩa thống kê để tiến hành hồi qui bội xác định tác động tổng hợp của chúng đến tỷ

lệ nợ đó là biến X1 (tổng tài sản), X4 (ROA), X8 (độ lệch chuẩn của ROA). Tiến

hành hồi qui bội ta được kết quả như sau:

Bảng 2.20: Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ

Regression StatisticsMultiple R 0.806940852R Square 0.651153538Adjusted R Square 0.576400725Standard Error 0.116148465Observations 18Durbin Waston 1.957

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 3 0.352536483 0.117512161 8.71075628 0.001645945Residual 14 0.188866523 0.013490466Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.34145059 0.521187402 -0.655139758 0.522997402X1 0.081511912 0.037052942 2.199876889 0.045110704X4 -2.89221903 0.907701371 -3.186311179 0.006597724X8 -0.728633071 1.82740306 -0.398725977 0.696110228

Nhận xét:

- Hệ số xác định R2 = 0,6512 cho biết mô hình này giải thích được 65,12% tổng

sự biến thiên của tỷ lệ nợ, trị thống kê F = 8,7108 > Fα((k-1),(n-k)) = F0,05(3,14) = 3,34

khẳng định giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0 đều bị bác bỏ; Sig.F =

0,0016 < α = 0,05 cho biết mô hình này hoàn toàn phù hợp.

- β2 (X1) = 0,0815 cho biết nếu giữ nguyên các biến ROA và độ lệch chuẩn của

ROA không đổi; khi tổng tài sản tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình tăng 0,0815%.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 46

Page 47: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- β3(X4) = -2,8922 cho biết nếu giữ nguyên các biến tổng tài sản và độ lệch chuẩn

của ROA không đổi; khi ROA tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình giảm 2,8922%.

b) Đối với biến Y2

Có hai biến X4, X8 ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ ngắn hạn có ý nghĩa thống kê nên

ta đi hồi qui bội biến Y2 với hai biến này được kết quả như sau:

Bảng 2.21: Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ ngắn hạn

Regression StatisticsMultiple R 0.720070643R Square 0.51850173Adjusted R Square 0.454301961Standard Error 0.129917303Observations 18Durbin Waston 2.369

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 2 0.272634448 0.136317224 8.07637996 0.004163518Residual 15 0.253177583 0.016878506Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.741842985 0.068623385 10.81035262 1.77583E-08X4 -2.644155119 1.001584249 -2.639972746 0.018559392X8 -0.71724926 1.823816434 -0.393268339 0.699654303

Nhận xét:

- Hệ số xác định R2 = 0,5185 cho biết biến ROA và độ lệch chuẩn của ROA

giải thích được 51,85% tổng sự biến thiên của tỷ lệ nợ ngắn hạn, trị thống kê F =

8,0764 > Fα((k-1),(n-k)) = F0,05(2,15) = 3,68 khẳng định giả thiết về các hệ số hồi quy

đồng thời bằng 0 đều bị bác bỏ, Sig.F = 0,0042 < α = 0,05 cho biết mô hình này phù

hợp.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 47

Page 48: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- β2(X4) = -2,6442 cho biết nếu giữ nguyên biến độ lệch chuẩn của ROA không

đổi; khi ROA tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình giảm 2,6442%.

- β3(X8) = -0,7173 cho biết nếu giữ nguyên ROA không đổi; khi độ lệch chuẩn

của ROA tăng 1% thì tỷ lệ nợ trung bình giảm 0,7173%.

c) Đối với biến Y3

Hai biến X3, X10 tác động đến Y3 có ý nghĩa thống kê, nên ta đi hồi qui bội

biến Y3 với hai biến này được kết quả như sau:

Bảng 2.22 Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ dài hạn

Regression StatisticsMultiple R 0.738798584R Square 0.545823348Adjusted R Square 0.485266461Standard Error 0.042367248Observations 18Durbin Waston 1,543

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 2 0.032357806 0.016178903 9.01339839 0.002686495Residual 15 0.026924755 0.001794984Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.05614595 0.028523907 -1.96838215 0.067790211X3 0.342112271 0.105062937 3.256260308 0.005314688X10 0.10902961 0.050169315 2.173232987 0.046191909

Nhận xét:

- Hệ số xác định R2 = 0,5458 cho biết biến tỷ lệ TSCĐ/ tổng TS và tốc độ tăng

doanh thu giải thích được 54,58%% tổng sự biến thiên của tỷ lệ nợ dài hạn, trị thống

kê F = 9,0134 > Fα((k-1),(n-k)) = F0,05(2,15) = 3,68 khẳng định giả thiết về các hệ số

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 48

Page 49: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

hồi quy đồng thời bằng 0 đều bị bác bỏ, Sig.F = 0,0027 < α = 0,05 cho biết mô hình

này phù hợp.

- β2(X3) = 0,3411 cho biết nếu giữ nguyên biến tốc độ tăng doanh thu không đổi;

khi tỷ lệ TSCĐ/ tổng TS 1% thì tỷ lệ nợ dài hạn tăng 0,3421%

- β3(X10) = 0,109 cho biết nếu giữ nguyên biến tỷ lệ TSCĐ/ tổng TS; khi tốc độ

tăng doanh thu tăng 1% thì tỷ lệ nợ dài hạn tăng 0,109%.

2.4.4 Nhận xét kết quả hồi quy

Bảng 2.20, 2.21, 2.22 trình bày kết quả chạy mô hình mối quan hệ giữa các

biến giải thích với tổng nợ/tổng tài sản, tổng nợ ngắn hạn/tổng tài sản, tổng nợ dài

hạn/tổng tài sản. Trong đó, các biến tổng tài sản, cơ cấu tài sản cố định, ROA, hệ số

biến thiên ROA, tốc độ tăng doanh thu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Đối với hồi qui bội thì hệ số tương quan giữa các biến độc lập r < 0,8 nên

không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Hiện tượng tự tương quan:

+ Đối với mô hình hồi qui bội biến Y1 với X1, X4, X8 có trị thống kê Durbin

Waston d = 1,957, n = 18, k’ = 3, α = 0,05. Tra bảng Durbin Waston ta có dL= 0,933;

dU = 1,696. Dựa vào quy tắc kiểm định Durbin Waston ta thấy d = 1,957 thuộc khoảng

(dU = 1,696, 4-dU = 2,304) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan dương hay âm

bậc nhất.

+ Đối với mô hình hồi qui bội biến Y2 với X4, X8 có trị thống kê Durbin

Waston d = 2,369, n = 18, k ’= 2, α = 0,05. Tra bảng Durbin Waston ta có dL = 1,046;

dU = 1,536. Dựa vào quy tắc kiểm định Durbin Waston ta thấy d = 2,369 thuộc khoảng

(dU = 1,536, 4-dU = 2,464) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan dương hay âm

bậc nhất.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 49

Page 50: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

+ Đối với mô hình hồi qui bội biến Y3 với X3, X10 có trị thống kê Durbin

Waston d = 1,543, n = 18, k’ = 2, α = 0,05. Tra bảng Durbin Waston ta có dL = 1,046;

dU = 1,536. Dựa vào quy tắc kiểm định Durbin Waston ta thấy d = 1,543 thuộc khoảng

(dU = 1,536, 4-dU = 2,464) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan dương hay âm

bậc nhất.

Vậy các mô hình hồi quy bội xây dựng là phù hợp, các ước lượng được là tốt.

2.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng

cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn

HOSE

Qua nghiên cứu ở trên ta rút ra được kết luận sau:

- Cấu trúc tài chính: Các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn

HOSE có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong

tổng nợ thì chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn, chiếm gần 90% tổng nợ; nợ ngắn hạn chủ

yếu để tài trợ cho hàng tồn kho, các khoản phải thu vì các khoản này chiếm tỷ trọng

rất lớn ở các công ty. Nợ dài hạn rất ít, chủ yếu để tài trợ cho tài sản cố đinh.

- Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính:

Bảng 2.23: Tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình

Biến phụ thuộcTỷ suất nợ

Tỷ suất nợ ngắn hạn

Tỷ suất nợ dài hạnBiến độc lập

Quy mô 0.0815Cấu trúc tài sản 0.3421Hiệu quả hoạt động kinh doanh

-2.8922 -2.6442

Rủi ro kinh doanh -0.7286 -0.7172Tốc độ tăng trưởng 0.1090

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 50

Page 51: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Tỷ suất nợ Y1= –0,3415 + 0,0815X1 – 2,8922X4 - 0,7286X8

Tỷ suất nợ ngắn hạn

Y2= 0,7418 – 2,6442X4 – 0,7172X8

Tỷ suất nợ dài hạn

Y3= –0,0561 + 0,3421X3 + 0,1090X10

Bảng trên trình bày kết quả chạy mô hình mối quan hệ giữa các biến độc lập:

quy mô doanh nghiệp, hiệu quả HĐKD, cơ cấu tài sản, rủi ro kinh doanh và tốc độ

tăng trưởng với biến phụ thuộc tổng nợ/tổng tài sản, nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản, nợ dài

hạn/ Tổng tài sản. Trong đó, tuỳ thuộc vào chỉ tiêu đại diện cho cấu trúc tài chính, các

nhân tố - biến độc lập không có ý nghĩa hoặc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa

khác nhau.

+ Qui mô doanh nghiệp (logarit tổng tài sản) tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ, tỷ lệ

nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn; nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê 5% với biến tỷ lệ nợ

trên tổng tài sản. Khẳng định rằng các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng nhiều nợ hơn để

tài trợ hoạt động của mình, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thay vì sử dụng nợ sẽ

dùng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Điều này đúng với các lý thuyết về cơ cấu vốn

tức là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn

vốn vay mượn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Như vậy có thể kết luận “cấu

trúc tài chính tỷ lệ thuận với qui mô công ty”.

+ Cấu trúc tài sản (TSCĐ/tổng TS) tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ dài hạn (có ý

nghĩa thống kê 5%), tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn nhưng không có ý

nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với những phân tích đã trình bày, các doanh

nghiệp có tỷ trọng TSCĐ cao ít sử dụng nợ ngắn hạn, thay vào đó thiên về nợ dài hạn

hơn doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ thấp. Có thể giải thích như sau, việc đầu tư nhiều

vào TSCĐ sẽ làm khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong

khi đó các khoản nợ phải trả của các doanh nghiệp phần lớn đều là nợ vay ngắn hạn,

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 51

Page 52: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

nếu sử dụng nguồn nợ vay này để tài trợ doanh nghiệp sẽ dễ gặp phải rủi ro phá sản

do áp lực thanh toán ngắn hạn. Bên cạnh đó, Huang và Song cho rằng các khoản nợ

vay ngắn hạn không cần tài sản thế chấp như các khoản nợ dài hạn. Vậy “tỷ lệ nợ dài

hạn có quan hệ tỷ lệ nghịch với cấu trúc tài sản”.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) tỷ lệ nghịch (-) với tỷ lệ nợ ngắn hạn,

tỷ lệ nợ (có ý nghĩa thống kê 5%). Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong

tài trợ của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động có lời nhiều sẽ có nhiều

nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay

hơn. Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) và Bolt về các nhân tố ảnh hưởng đến

cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ở Anh cũng cho rằng cấu trúc tài chính và

hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối tương quan nghịch mặc dù kết quả hồi quy

không thực sự có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể kêt luận “cấu trúc tài chính tỷ lệ

nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh”.

+ Rủi ro kinh doanh (độ lệch chuẩn ROA) tỷ lệ nghịch (-) với tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ

ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê 5%). Điều này phù hợp với giả thiết đặt ra, các công ty

có rủi ro cao hơn sẽ khó vay nợ hơn nên tỷ lệ nợ thấp hơn. Vậy “cấu trúc tài chính tỷ

lệ nghịch với rủi ro kinh doanh”.

+ Tốc độ tăng trưởng (tốc độ tăng doanh thu) tỷ lệ thuận (+) tỷ lệ nợ dài hạn có

ý nghĩa thống kê 5%. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp có cơ hôi tăng trưởng

nhanh có khuynh hướng sử dụng nợ cao hơn các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng

thấp. Kết quả này phù hợp vì thực tế hiện nay khi các doanh nghiệp đứng trước những

cơ hội phát triển, hội nhập do xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra sẽ

thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn vốn vay bên ngoài để đầu tư khai

thác cơ hội kinh doanh thuận lợi đó. Trong trường hợp đó, hiệu ứng đòn cân nợ sẽ

phát huy tác dụng tích cực làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Như vậy, có thể kết luận

“tỷ lệ nợ dài hạn tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp”.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 52

Page 53: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Các biến còn lại: Ln(vốn điều lệ), ROE, độ lệch chuẩn ROE, độ biến thiên lợi

nhuận, độ biến thiên doanh thu, tốc độ tăng tài sản tác động đến cấu trúc tài chính

nhưng không có ý nghĩa thống kê.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 53

Page 54: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH

THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

Thông qua các nội dung đã trình bày ở những chương trước, bài nghiên cứu đã

cho thấy rằng cấu trúc tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc tối đa hóa giá trị

của doanh nghiệp. Một cấu trúc tài chính tối ưu sẽ tối đa hóa giá trị của cổ đông và tối

thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu cũng đã đề ra và

chứng minh được những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc tài chính

của doanh nghiệp. Do đó, việc điều chỉnh hay tác động vào những nhân tố này sẽ giúp

cho doanh nghiệp đạt được một CTTC tối ưu. Sau đây là một số giải pháp và kiến

nghị để một doanh nghiệp có thể hoàn thiện và đạt được cấu trúc tài chính tối ưu.

3.1 Đối với các công ty

3.1.1 Nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc tài chính của các giám đốc tài chính

Thuật ngữ giám đốc tài chính ở Việt Nam chỉ mới thực sự được sử dụng rộng

rãi trong những năm gần đây. Hầu hết các giám đốc tài chính của các doanh nghiệp

đều xác định cấu trúc tài chính của doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính nên

phương pháp này chưa thật sự khoa học và có nền tảng lý luận vững chắc. Do đó, việc

xác định cấu trúc tài chính tối ưu của một doanh nghiệp chưa thật sự đáng tin cậy. Các

nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của

cấu trúc tài chính, chưa đánh giá đúng và đủ sự tác động của tấm chắn thuế, mức độ

cạnh tranh giữa các công ty trong ngành làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp

chưa được đánh giá hợp lý. Do đó, để nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc tài chính

của các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và các giám đốc tài chính nói riêng,

doanh nghiệp nên có sự đầu tư cho công tác đào tạo chuyên môn, để các nhà quản trị

có phương pháp hoạch định cấu trúc tài chính chuyên nghiệp hơn, hạn chế được rủi ro

tài chính và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 54

Page 55: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

3.1.2 Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc hoạch định cấu trúc tài

chính của doanh nghiệp

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp

hoạch định cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể

nghiên cứu các phương pháp này và lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc để ứng dụng vào

việc xây dựng cấu trúc tài chính cho các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản, sao cho

phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam.

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc tài

chính phù hợp với các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE là

một giải pháp phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Những công ty có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao thì

ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho đầu tư trước rồi mới sử dụng nợ vay

nên tỷ lệ nợ thường thấp hơn những công ty hiệu quả hoạt động kém. Do đó các công

ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì điều trước tiên cần quan tâm là

làm thế nào để tăng doanh thu tiêu thụ trong tình hình hiện nay. Vì doanh thu là nguồn

thu chính của các công ty để tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, cần phải có những biện

pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đưa hoạt động kinh

doanh của các công ty ngày càng hiệu quả hơn.

3.1.3.1 Tăng doanh thu tiêu thụ

- Xây dựng thị trường nội địa vững chắc: cần có chiến lược Marketing phù

hợp cho sản phẩm của các công ty, đầu tư xây dựng các chi nhánh, quảng bá sản

phẩm giúp các công ty có cơ hội bán được hàng cho khách hàng cao và lượng tiêu thụ

sản phẩm.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 55

Page 56: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Mở rộng thị phần xuất khẩu ở nước ngoài nhưng trước tiên phải giữ vững thị

trường truyền thống từ trước đến nay và tiếp tục tăng cường giao dịch hướng vào các

thị trường tiềm năng có sức mua lớn. Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách tham

gia các hội chợ quốc tế, đăng kí quảng bá sản phẩm trên các trang web nổi tiếng quốc

tế… Phải giữ uy tín với khách hàng như giao hàng đúng thời gian trong hợp đồng,

đảm bảo đúng chủng loại tuân thủ các quy định khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Cần phải giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng và tuân thủ

các tiêu chuẩn chế biến, chất lượng sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu khách hàng,

phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì ngành thủy sản yêu cầu đòi hỏi rất cao.

3.1.3.2 Giảm chi phí

- Bên cạnh việc tăng doanh thu thì các công ty cần phải có biện pháp tiết kiệm

chi phí bằng cách thiết lập nhiều kênh thu mua nguyên liệu đầu vào, tạo ra mô hình

sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra dù giá nguyên liệu có biến động thì các công

ty cũng chịu tác động nhẹ.

- Theo dõi biến động giá cả nguyên liệu để có kế hoạch thu mua dự trữ hợp lý.

- Tạo mối quan hệ thân thiết với nông dân để khâu thu mua được thực hiện dễ

dàng hơn.

- Áp dụng công nghệ chế biến hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng suất,

giảm chi phí trong quá trình sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra cần có cơ cấu lao động hợp lý, nếu các công ty cần lao động để phục

vụ cho việc tăng gia sản xuất thì có thể mướn lao động ngoài làm thời vụ mà không

cần phải tuyển thêm lao động giúp cắt giảm được chi phí.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 56

Page 57: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

3.1.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Cần có chính sách dự trữ tiền mặt hợp lý để đảm bảo cho khả năng chi tiêu và

giải quyết các nhu cầu cần thiết. Các công ty cần xem lượng tiền mặt đã thu chi trong

thời gian, kết hợp với kế hoạch thu chi định kỳ để định mức tồn quỹ hợp lý.

- Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều dẫn đến

chi phí tồn trữ lớn, hoặc quá ít sẽ không đủ cung ứng nên công ty cần phải theo dõi

thường xuyên sự biến động giá cả, nhu cầu thị trường.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định, có mức trích khấu hao hợp lý.

3.1.3.4 Quản lý chặt các khoản phải thu

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để

hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan

trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng

kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả. Tại các công ty ngành thủy sản khoản mục khoản

phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao, là vấn đề có liên quan đến việc tính toán cho số tiền

dự trữ hoạt động sản xuất trong năm và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh

nghiệp. Khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều và lâu, nên các công ty phải đi vay

trong thời gian này để trả nợ cho nhà cung cấp và phải bỏ ra một khoản chi phí về lãi

vay. Nếu như tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì trong thời gian đến công ty chưa

chắc thu hồi được hết các khoản nợ này. Vì vậy cần phải có chính sách để đẩy nhanh

việc thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài.

Các công ty này cần lập bảng theo dõi tình hình công nợ của khách hàng để

theo dõi được những khoản nợ nào đã trả, khoản nợ nào chưa trả, khoản nợ nào quá

hạn và quá hạn bao nhiêu ngày. Từ đó công ty có kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ

quá hạn như gửi thông báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ

bằng các phương tiện thông tin, nếu các khoản nợ đó quá lớn thì có thể nhờ sự can

thiệp của pháp luật. Bên cạnh đó, khi bán hàng 2 bên ký kết hợp đồng cần phải quy

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 57

Page 58: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

định thời gian trả nợ, nếu sau thời gian quy định mà người chưa trả hết nợ thì ta sẽ

tính một mức lãi suất hay còn gọi là tiền phạt do làm sai hợp đồng. Còn nếu người

mua trả tiền trước hạn thì ta sẽ trích ra một khoản để thưởng.

3.1.4 Đầu tư thêm vào tài sản cố định

Qua quá trình phân tích trên ta thấy được tình hình về TSCĐ của các công ty

chiếm rất ít và đã lạc hậu, vì vậy ta cần phải có một chính sách đầu tư nâng cấp

TSCĐ. Mặt khác tỷ lệ TSCĐ có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn;

cùng chiều đến tỷ lệ nợ dài hạn. Mà các công ty có tỷ lệ nợ chiếm tỷ trọng lớn, trong

khi đó nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì thế các công ty cần giảm tỷ lệ nợ, tăng nợ dài

hạn; vì vậy các công ty nên đầu tư thêm vào TSCĐ. Trong tình hình hiện tại của các

công ty thì vốn không đủ để mua sắm hàng loạt được. Do đó các công ty có thể mua

một số máy móc thiết bị chủ đạo để phục vụ cho việc sản xuất. Hoặc các công ty có

thể sử dụng biện pháp là đi thuê tài chính vì với phương thức này công ty không bỏ

vốn đầu tư nhưng phải trả tiền thuê hàng tháng, phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng…

Sau thời gian ký hợp đồng công ty có thể mua lại với giá trị còn lại thấp.

3.1.5 Dự toán nhu cầu vốn lưu động của công ty nhằm chủ động trong việc huy

động vốn

Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn, quy

mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào cơ cấu vốn, và để đạt

được một khoản doanh thu nào đó đòi hỏi phải có một lượng vốn thích hợp. Hiệu quả

sử dụng vốn sẽ tác động mạnh đến mức doanh thu. Thực tế việc quản lý cấu trúc tài

chính tại công ty luôn nảy sinh nhu cầu về vốn, đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tìm

kiếm các nguồn tài trợ cho đơn vị một cách hợp lý nhất.

Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng:

- Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp được tiến

hành liên tục, đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 58

Page 59: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu

vốn lưu động đối với doanh nghiệp.

- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn lưu động, đồng thời là căn cứ để

đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ doanh nghiệp.

Mỗi công ty tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tuỳ hoàn cảnh cụ thể thực

tế mà lựa chọn phương pháp xác định hợp lý với quy mô sản xuất kinh doanh của

mình. Việc tính toán nhu cầu số vốn tối thiểu chủ yếu là nhằm giúp công ty có căn cứ

để quản lý trong nội bộ công ty.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp dự toán nhu cầu vốn lưu động tại công ty,

song phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu là được sử dụng phổ biến nhất. Phương

pháp này đơn giản, dễ tính toán và phù hợp cho các dự báo về khoản tiền, nợ phải

thu…Việc xác định vốn tăng thêm theo phương pháp này sẽ giúp cho bộ máy lãnh

đạo công ty chủ động trong quá trình huy động vốn, tránh tình trạng huy động vốn

quá mức là ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Các bước thực hiện biện

pháp này:

- Tính số dư bình quân các khoản trên bảng cân đối kế toán của công ty năm

trước.

- Chọn những khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với

doanh thu, tính tỷ lệ % các khoản đó so với doanh thu.

- Dùng tỷ lệ % đó và doanh thu dự báo của năm thực hiện biện pháp để dự báo

nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của công ty.

- Trên cơ sở đó tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tại công

ty.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 59

Page 60: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

3.1.6 Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay bằng

cách huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân viên trong công ty

Công ty được đánh giá là có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là nguồn vốn kinh doanh, từ đây giúp

cho nhà quản trị lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích cho

thấy công ty phải trả một khoản chi phí rất lớn cho việc vay vốn ngân hàng để tài trợ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó các công ty cần tăng nợ dài hạn. Vì

vậy việc đề ra giải pháp tiết kiệm chi phí trả lãi vay bằng cách huy động vốn của cán

bộ, công nhân viên công ty là hết sức cần thiết và hiệu quả.

+ Huy động vốn của cán bộ, công nhân viên của công ty là hoàn toàn có thể

được vì thu nhập bình quân của họ khá cao, khi đó cả hai bên người lao động và công

ty đều có lợi, ví dụ:

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng: 9%

- Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 12 tháng: 13%

Giả sử lãi suất huy động là 11%/năm và mức huy động vốn là 10 triệu

đồng/người. Nếu huy động khoảng 100 cán bộ công nhân viên thì công ty sẽ thu được

một lượng tiền tối thiểu là:

100 x 10tr = 1000 triệu đồng.

Kết quả là công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay:

1000 x (13%-11%) = 20 triệu đồng

Công nhân viên được lợi thêm:

1000 x (11%-9%) = 20 triệu đồng.

Như vậy, nếu công ty áp dụng biện pháp này tức là lãi suất huy động vốn lớn

hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng sẽ giúp cho

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 60

Page 61: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

công ty giảm bớt gánh nặng chi phí lãi vay, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công

nhân viên công ty. Ngoài ra còn giảm áp lực thanh toán đến hạn; góp phần nâng cao

tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với sự phát triển của công ty nói

chung và lợi ích cá nhân nói riêng.

+ Mặt khác, các công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ

phần thông qua trích lương của cán bộ công nhân viên theo một tỷ lệ nhất định. Bên

cạnh đó, các công ty nên xây dựng các chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao,

mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận nhằm bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu

của công ty. Từ nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung, công ty có thể mở rộng sản xuất

kinh doanh bằng cách sử dụng các tiềm lực vốn có của mình.

3.1.7 Lựa chọn tỷ suất nợ phù hợp với đặc điểm công ty

- Không nên lựa chọn cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ trên 70%.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không nên sử dụng mức nợ lớn hơn 70% vì

chính sách vay nợ như vậy sẽ nguy hiểm đối với những công ty khi kinh doanh không

hiệu quả hay hiệu quả thấp. Số liệu phân tích ở trên cho thấy hầu hết các công ty

thuộc ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp

nên việc sử dụng nợ quá 70% làm cho rủi ro mất khả năng thanh toán xảy ra nhiều

hơn. Đa số các công ty đều có tỷ lệ nợ dưới 70% những cũng có CTCP chế biến và

xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau – CMX; CTCP Việt An – AVF; CTCP tập đoàn

thủy sản Minh Phú – MPC có tỷ lệ nợ gần 80%. Mặc dù những công ty này có qui mô

lớn, nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp nên sẽ gây rủi ro lớn cho các công ty,

các công ty khó mà xoay sở trả nợ được khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn. Vì

vậy các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản không nên áp dụng tỷ suất nợ trên 70%

để tránh việc mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản.

Mã CT Tỷ lệ Tổng TS ROA σ ROA

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 61

Page 62: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

nợMPC 72.03% 15.12 7.60% 0.0176

CMX 79.65% 13.58 5.62% 0.0157

AVF 79.84% 14.05 5.78% 0.0395

- Thực hiện cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ dưới 30%

Cấu trúc tài chính này có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ,

là các công ty chưa tạo được uy tín lớn trong thị trường nên việc tiếp cận với các

nguồn vốn vay bên ngoài còn nhiều khó khăn, hoặc rủi ro kinh doanh cao. Các công

ty trong nhóm này duy trì một tỷ lệ nợ hợp lý như CTCP thủy sản MeKong – AAM,

CTCP xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre – ABT. Nhưng cũng có công ty áp dụng tỷ

suất nợ lên đến trên 40% như CTCP Gò Đồng – AGD (41,99%); CTCP thủy hải sản

Việt Nhật – VNH (45,44%); CTCP đầu tư thương mại thủy sản – ICF (54,12%). Vì

vậy cần thực hiện điều chỉnh chính sách vay nợ của những công ty này nhằm hạn chế

rủi ro.

Mã CTTỷ lệ

nợLn (Tổng

TS)ROA σ ROA

AAM 11.29% 12.71 17.06% 0.0549

ABT 18.32% 13.12 16.73% 0.0713

AGD 41.99% 12.97 12.54% 0.0745

VNH 45.44% 11.97 7.36% 0.0704

ICF 54.12% 12.87 5.71% 0.0199

- Thực hiện cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ 30-55%

Chính sách tài trợ này có thế áp dụng đối với trường hợp của các CTCP thủy

sản số 4 – TS4, CTCP Ntaco – ATA, CTCP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng – VTF là

những công ty có qui mô trung bình, khả năng kiểm soát thị phần yết và trong cơ cấu

vốn vay thì chủ yếu là vay ngắn hạn. Có như vậy công ty mới duy trì được kết quả và

hiệu quả hoạt động hơn nữa, sử dụng vốn nợ để cải thiện chất lượng sản phẩm, đầu tư

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 62

Page 63: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến… để tăng khả năng cạnh tranh,

tạo uy tín trên thị trường, đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có các công ty : CTCP thực phẩm Sao Ta – FMC,

CTCP chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau – CMX, CTCP xuất nhập khẩu

lâm thủy sản Bến Tre – FBT có tỷ lệ nợ khá cao trên 55% nên cần giảm tỷ lệ nợ

xuống trong khoảng 30-55%.

Mã CTTỷ lệ

nợTổng TS

ROA σ ROA

TS4 52.54% 13.05 7.12% 0.0260FMC 68.63% 13.24 6.89% 0.0240ATA 49.00% 13.26 8.27% 0.0088VTF 55.45% 13.44 7.57% 0.0541AGF 53.27% 14.16 6.09% 0.0209CMX 79.65% 13.58 5.62% 0.0157FBT 60.09% 13.05 1.59% 0.0064

- Thực hiện cấu trúc tài chính với tỷ suất nợ từ 55-70%

Cấu trúc tài chính này được áp dụng với doanh nghiệp có thực trạng hoạt động

khá tốt, qui mô lớn, năng lực cạnh tranh mạnh, rủi ro thấp, các sản phẩm của doanh

nghiệp có chỗ đứng trên thị trường và có khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường.

Mã CTTỷ lệ

nợTổng TS

ROA σ ROA

ACL 55.73% 13.35 11.57% 0.0215VHC 59.63% 14.37 14.41% 0.0528ANV 63.54% 14.62 13.25% 0.0081MPC 72.03% 15.12 7.60% 0.0176HVG 60.81% 15.33 6.43% 0.0082

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 63

Page 64: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

3.2 Các kiến nghị đối với nhà nước.

3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán

Như ta đã biết, vốn cổ phần thường có vai trò rất quan trọng đối với doanh

nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là rất

quan trọng.

Kể từ khi chính thức được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2000 đến

nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 287 công ty niêm yết trên Sở giao dịch

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và 379 công ty niêm yết trên Sở giao dịch

chứng khoán Hà Nội với tổng giá trị vốn hóa lên đến gần 40% GDP. Theo thống kê,

năm 2010 Việt Nam là một trong các thị trường thu hút dòng vốn ngoại nhiều nhất so

với các thị trường chứng khoán mới nổi. Nếu tính tỷ lệ giữa dòng vốn đầu tư gián tiếp

trên vốn hoá thị trường thì đã có lúc Việt Nam là nước thu hút dòng vốn nước ngoài

mạnh nhất. Vị trí này có thay đổi đôi chút vào cuối năm nhưng Việt Nam vẫn đứng

thứ 2 với tỷ lệ 1,82% -  chỉ sau Hàn Quốc là 2,01%; vượt qua Ấn Độ là 1,8%,

Pakistan là 1,55% và Đài Loan là 1,25%. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của thị

trường chứng khoán Việt Nam còn khá đơn giản so với thế giới. Thị trường vẫn còn

quá nhiều bất ổn do tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chịu sự thao túng của

các nhà đầu tư tổ chức, sự làm giá cổ phiếu của các nhà đầu cơ. Vì vậy, cần có những

giải pháp hợp lý và đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hơn nữa,

góp phần gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp, từ đó dễ dàng

hơn trong việc xây dựng một cấu trúc tài chính tối ưu.

Bên cạnh đó, cần phải minh bạch thông tin, đề ra các chuẩn mực cho chất

lượng dịch vụ tư vấn, môi giới chứng khoán để xây dựng và tạo lòng tin cho các nhà

đầu tư. Để thực hiện được điều này cần sự nỗ lực rất lớn của Ủy ban chứng khoán

Nhà nước cũng như sự phối hợp thực hiện của các công ty chứng khoán hoạt động

trên thị trường.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 64

Page 65: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Ngoài ra, cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thị

trường chứng khoán phái sinh như các quy định hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch ký

quỹ, giao dịch bán khống có quản lý, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và

giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai… Việc đón đầu

và chuẩn bị trước cho xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai

rất quan trọng, sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản và linh hoạt cho thị trường chứng

khoán, tránh tình trạng phải tạm ngưng hoạt động của thị trường do chưa kịp hoàn

thiện cơ chế quản lý như việc đóng cửa các sàn vàng năm 2010.

3.2.2 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp rất ít sử dụng trái phiếu như một nguồn tài trợ chính của

doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tính kém thanh khoản của thị

trường trái phiếu, chưa thể hấp dẫn được nhà đầu tư nên các doanh nghiệp thường sử

dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn là phát hành trái phiếu khi cần huy động vốn. Và

hệ thống pháp lý liên quan đến việc phát hành trái phiếu chưa được hoàn thiện, còn

nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để giải quyết được

tình trạng này, nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất, cần đơn giản các thủ tục, thuế, lệ phí phát hành, có chính sách ưu

đãi về thuế, phí, lệ phí phát hành. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan

chức năng địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp phát hành

trái phiếu, nhất là khi doanh nghiệp có các dự án tốt. Các doanh nghiệp nhỏ có thể

không phát hành độc lập mà kết hợp với nhau, các thủ tục phát hành nên đơn giản,

không cần xin phép qua nhiều cấp.

- Thứ hai, cần tiến hành xây dựng kênh thông tin về thị trường trái phiếu để

cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư như thông tin về trái phiếu, chính sách,

chiến lược phát triển, khung pháp lý có liên quan để nhà đầu tư có thể nắm bắt kịp

thời.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 65

Page 66: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

- Thứ ba, chính phủ phải xây dựng được một hệ thống nhà tạo lập thị trường có

hiệu quả. Hệ thống những nhà tạo lập thị trường sẽ là chất xúc tác, tăng tính thanh

khoản cho trái phiếu chính phủ, và qua đó thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

phát triển. Các nhà tạo lập thị trường trái phiếu chủ yếu là các ngân hàng thương mại

hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường kiếm lời bằng cách

thu phí, lệ phí với vai trò là người môi giới hoặc đóng vai trò người kinh doanh trái

phiếu để hưởng chênh lệch giá.

3.2.3 Hạn chế việc ngân hàng cho vay các khoản nợ xấu

Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay ngân hàng dài hạn và ngắn

hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu chính phủ

không có các biện pháp phù hợp để quản lý tình trạng cho vay của các ngân hàng thì

có thể sẽ dẫn tới tình trạng cho vay dưới chuẩn nhằm thu lợi nhuận. Điều này sẽ gia

tăng nguy cơ phá sản cho các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng

trả nợ. Bên cạnh đó, chính phủ nên hạn chế việc hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng

trong nước, bởi lẽ, khi có được hỗ trợ từ phía chính phủ, các ngân hàng sẽ tự do cấp

tín dụng cho doanh nghiệp bất chấp các rủi ro từ các khoản cho vay dưới chuẩn.

Ngoài ra, chính phủ cũng nên hạn chế các ưu đãi cho các ngân hàng quốc doanh và

các ngân hàng lớn. Bởi vì việc ưu đãi này sẽ gây bất lợi cho các ngân hàng vừa và

nhỏ. Do đó, để đảm bảo tỷ suất sinh lợi và cạnh tranh với các ngân hàng lớn, các ngân

hàng vừa và nhỏ phải chấp nhận cho vay các khoản nợ xấu, làm gia tăng rủi ro tín

dụng ảnh hưởng xấu đến thị trường.

3.2.4 Ổn định kinh tế vĩ mô

Như đã phân tích trong chương các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính của

doanh nghiệp, đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất, lạm phát, chính sách

thuế, tỷ giá hối đoái,… có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định cấu trúc tài chính

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 66

Page 67: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

của các công ty. Do đó, chính phủ cần có các biện pháp, chính sách phù hợp nhằm ổn

định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phát triển.

Chính phủ nên có những biện pháp sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ phù

hợp để bình ổn thị trường, sử dụng các công cụ của hai chính sách này một cách linh

hoạt như lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, chính sách thuế,

… Đặc biệt là điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện

tại, không nên thả nổi đến mức không quản lý được, hay cố định tỷ giá trong một thời

gian dài quá lâu sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại quốc gia. Bên

cạnh đó, các công ty hiện nay chủ yếu đang trong giai đoạn tăng trưởng nên chính phủ

cần có các chính sách thuế giúp cho họ có nhiều lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay.

Chính phủ cũng nên có các biện pháp để ổn định giá cả của các nguyên vật liệu

đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá điện, xăng dầu.

Lộ trình tăng giá điện và xăng dầu nên được công khai rõ ràng và minh bạch để các

doanh nghiệp có thể hoạch định trước phương án sản xuất kinh doanh trong dài hạn,

tránh tình trạng gây khó khăn hoặc làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chính phủ cần phải phát triển sự hỗ trợ từ các kênh truyền thông như

báo đài, mạng internet để có thể tuyên truyền các thông tin về chính sách, những thay

đổi, dự báo của chính phủ về tình hình kinh tế để các doanh nghiệp có thể nắm bắt

được tình hình, chủ động đề ra các phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với

chính sách, quy định của chính phủ.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 67

Page 68: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

KẾT LUẬN

1. Những kết quả đạt được của đề tài

a. Về nghiên cứu lý thuyết:

Xác định được cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa vốn

chủ sở hữu và nợ phải trả, thể hiện bằng các chỉ tiêu nợ; phát hiện những ưu điểm

cùng hạn chế khi lựa chọn cấu trúc tài chính thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn

vay nợ. Từ đó các nhà quản trị có thể xây dựng một số cấu trúc tài chính hợp lý phù

hợp với đặc điểm doanh nghiệp

b. Về mặt thực tiễn

+ Đề tài đã khái quát được đặc điểm hoạt động của các công ty thuộc nhóm

ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE, những thành tựu đạt được, biện pháp phát

triển trong thời gian tới và phân tích đặc điểm cấu trúc tài chính của các công ty đó

trong giai đoạn 2008-2011.

+ Kết quả nghiên cứu, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của các công ty

thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE. Tương ứng với mỗi mức độ, có

một tỷ lệ nợ trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi chạy mô hình hồi qui chỉ có nhân tố

qui mô công ty (ln(GTTS)), hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA), rủi ro kinh doanh

(độ lệch chuẩn của ROA) ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ. Biến cấu trúc tài sản (tỷ trọng

TSCĐ/ tổng TS), tăng trưởng của công ty (tốc độ tăng doanh thu) ảnh hưởng đến tỷ lệ

nợ dài hạn. Đây là cơ sở định hướng cho các nhà quản trị tài chính đưa ra chính sách

tài trợ phù hợp.

+ Đề tài cũng đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện cấu trúc

tài chính (cơ cấu tài trợ) của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn

HOSE để các nhà quản trị doanh nghiệp xem xét và có thể vận dụng vào thực tiễn khi

xây dựng cơ cấu tài trợ.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 68

Page 69: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

+ Kết quả nghiên cứu cũng đem lại cơ sở đưa ra chính sách đầu tư thích hợp

cho các cổ đông, những đối tượng quan tâm đến các công ty này.

2. Hạn chế của đề tài

+ Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính chỉ giới hạn

trong giai đoạn 2008-2011 nên khi thống kê có thể chưa phản ánh thực sự sự phát

triển của tổng thể.

+ Các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE có số lượng

không nhiều nên mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn ở số lượng 18 công ty. Do đó mức ý

nghĩa còn thấp.

+ Những hạn chế về thời gian và hạn chế và việc thu thập số liệu đã làm cho

kết quả nghiên cứu chỉ hạn chế ở 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

doanh nghiệp mà chưa xét đến yếu tố khác như thái độ quan điểm của nhà quản trị

hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ nợ.

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 69

Page 70: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

LỜI CẢM ƠN

Trong trang đầu của luận văn tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn chân

thành đến thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng, người đã tận tình dạy cho em những

kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong suốt mấy năm học qua. Em xin gởi lời cảm

ơn đặc biệt đến cô - Ths. Nguyễn Thanh Hương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng

dẫn, giúp em hoàn thành đề tài này.

Vì kiến thức lý luận và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, dù em đã cố gắng

nhưng đề tài vẫn khó tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được

sự thông cảm và đóng góp của thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Huệ

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 i

Page 71: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài

chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE là công trình nghiên cứu của riêng em.

Các dữ liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng,

không sao chép của bất kỳ đề tài nào khác đã công bố, ngoại trừ những tài liệu được

trích dẫn.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Huệ

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 ii

Page 72: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH..................................................3

1.1 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp.......................................................................3

1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp..............................................3

1.1.2 Các thành phần của cấu trúc tài chính......................................................3

1.1.2.1 Nợ phải trả...........................................................................................3

1.1.2.2 Vốn chủ sở hữu....................................................................................4

1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp............................5

1.1.3.1 Tỷ suất nợ............................................................................................5

1.1.3.2 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu............................................................6

1.1.4 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp...............................7

1.1.4.1 Quan điểm tài chính cổ điển.................................................................7

1.1.4.2 Lý thuyết của Modiglani và Miller (MM).............................................7

1.1.4.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn...........................................................8

1.1.4.4 Lý thuyết chi phí đại diện..................................................................10

1.1.4.5 Lý thuyết thông tin bất đối xứng.........................................................12

1.1.4.6 Các quan niệm về cấu trúc tài chính tối ưu......................................14

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 iii

Page 73: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính doanh nghiệp.............................14

1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế.................................................................................15

1.2.2 Qui mô của doanh nghiệp.........................................................................15

1.2.3 Nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................................16

1.2.4 Nhân tố rủi ro kinh doanh.........................................................................17

1.2.5 Nhân tố cấu trúc tài sản............................................................................17

1.2.6 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp............................................................18

1.2.7 Đặc điểm ngành.........................................................................................19

1.3.8 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp........................................................19

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tài chính đến quản trị tài chính công

ty..................................................................................................................................20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC

TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH THỦY SẢN

NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE................................................................................21

2.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam........................................................21

2.1.1 Điểm mạnh.................................................................................................22

2.1.2 Điểm yếu....................................................................................................22

2.1.3 Cơ hội.........................................................................................................22

2.1.4 Thách thức.................................................................................................23

2.2 Đặc điểm cấu trúc tài chính của các công ty ngành thủy sản......................23

2.2.1 Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh.................................23

2.2.1.1 Tình hình chung về doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các công ty

......................................................................................................................................23

2.2.1.2 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu theo quy mô vốn điều lệ....................25

2.2.2 Đặc điểm cấu trúc tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản 26

2.2.3 Thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy

sản niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2008-2011....................................................27

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 iv

Page 74: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

2.2.3.1 Tỷ lệ nợ...............................................................................................27

2.2.3.2 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu..............................................................29

2.2.3.3 Cơ cấu nợ phải trả.............................................................................30

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm

ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE.................................................................32

2.3.1 Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô.........................................................32

2.3.2 Quy mô của các công ty.............................................................................33

2.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh...............................................................34

2.3.4 Rủi ro hoạt động kinh doanh....................................................................36

2.3.5 Cấu trúc tài sản của các công ty................................................................37

2.3.6 Sự tăng trưởng của các công ty (sự tăng trưởng tài sản)........................38

2.4 Ước lượng mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn HOSE.................39

2.4.1 Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh

hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc ngành thủy sản......................39

2.4.2 Xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến....................................40

2.4.3 Phân tích hồi quy.......................................................................................41

2.4.3.1 Phân tích tác động của từng nhân tố.................................................41

3.4.3.2 Phân tích tác đông tổng hợp của các nhân tố....................................45

2.4.4 Nhận xét kết quả hồi quy...........................................................................49

2.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng

cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn

HOSE...........................................................................................................................50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH

THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE...........................................................54

3.1 Đối với các công ty............................................................................................54

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 v

Page 75: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

3.1.1 Nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc tài chính của các giám đốc tài

chính............................................................................................................................54

3.1.2 Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc hoạch định cấu

trúc tài chính của doanh nghiệp.................................................................................55

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh...............................................55

3.1.3.1 Tăng doanh thu tiêu thụ......................................................................55

3.1.3.2 Giảm chi phí.......................................................................................56

3.1.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn........................................................57

3.1.3.4 Quản lý chặt các khoản phải thu.......................................................57

3.1.4 Đầu tư thêm vào tài sản cố định...............................................................58

3.1.5 Dự toán nhu cầu vốn lưu động của công ty nhằm chủ động trong việc

huy động vốn...............................................................................................................58

3.1.6 Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay bằng

cách huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân viên trong công ty..................60

3.1.7 Lựa chọn tỷ suất nợ phù hợp với đặc điểm công ty.................................61

3.2 Các kiến nghị đối với nhà nước.......................................................................64

3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán...................................64

3.2.2 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.........................................65

3.2.3 Hạn chế việc ngân hàng cho vay các khoản nợ xấu................................66

3.2.4 Ổn định kinh tế vĩ mô................................................................................66

KẾT LUẬN.................................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 vi

Page 76: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU

σ Độ lệch chuẩn

µ Giá trị trung bình

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTCP Công ty cổ phần

CTTC Cấu trúc tài chính

DN Doanh nghiệp

DT Doanh thu

GTCN Giá trị cao nhất

GTNN Giá trị nhỏ nhất

GTTB Giá trị trung bình

HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

LNTT Lợi nhuận trước thuế

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TS Tài sản

TSCĐ Tài sản cố định

TSNH Tài sản ngắn hạn

VCSH Vốn chủ sở hữu

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 vii

Page 77: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

1.1 Tổng hợp sự tác động của các nhân tố 20

2.1 Tình hình chung về DT và LNTT của các công ty 24

2.2 Tỷ suất sinh lời trên DT theo quy mô vốn điều lệ 25

2.3 Cấu trúc tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành TS 26

2.4Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc nhóm ngành TS giai đoạn 2008-2011

27

2.5 Tỷ lệ nợ trên VCSH của các công ty thuộc nhóm ngành TS 29

2.6 Cơ cấu nợ phải trả của các công ty ngành thủy sản 30

2.7Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tác động đến tỷ lệ nợ của các công ty ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011

32

2.8Mối quan hệ giữa quy mô VĐL và CTTC của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản

33

2.9 Tỷ lệ nợ theo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CT 35

2.10 Tỷ lệ nợ theo rủi ro hoạt động kinh doanh của các công ty 36

2.11 Tỷ lệ nợ dài hạn theo cấu trúc tài sản của các công ty 37

2.12 Tỷ lệ nợ theo tốc độ tăng trưởng của các công ty 38

2.13 Mã hóa các biến quan sát 39

2.14 Hệ số tương quan giữa các biến 40

2.15 Kết quả hồi qui các biến CTTC với biến nhân tố qui mô 42

2.16 Kết quả hồi qui của biến CTTC với biến cấu trúc tài sản 42

2.17 Kết quả hồi qui của biến CTTC với biến hiệu quả HĐKD 43

2.18 Kết quả hồi qui CTTC với rủi ro hoạt động kinh doanh 44

2.19 Kết quả hồi qui CTTC với tốc độ tăng trưởng công ty 45

2.20 Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ 46

2.21 Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ ngắn hạn 47

2.22 Kết quả hồi qui bội biến tỷ lệ nợ dài hạn 48

2.23 Tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình 51

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 viii

Page 78: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Số hiệu hình vẽ

Tên hình Trang

2.1 Tình hình chung về DT và LNTT của các công ty 24

2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên DT theo quy mô vốn điều lệ 25

2.3 CTTS của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản 26

2.4Tỷ lệ TSCĐ/TSS trung bình của từng công ty thuộc nhóm ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011

27

2.5Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty thuộc nhóm ngành TS giai đoạn 2008-2011

28

2.6 Tỷ lệ nợ của từng công ty trong giai đoạn 2008-2011 28

2.7Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty thuộc nhóm ngành TS giai đoạn 2008-2011 29

2.8Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của từng công ty thuộc nhóm ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011 30

2.9Cơ cấu nợ phải trả của các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011 30

2.10Cơ cấu nợ phải trả của từng công ty thuộc nhóm ngành thủy sản giai đoạn 2008-2011 31

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2 ix

Page 79: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.

[2] Trương Bá Thanh (chủ biên), Trần Đình Khôi Nguyên (2002), Phân tích hoạt

động kinh doanh II, Nhà xuất bản giáo dục, Đà Nẵng.

[3] Nguyễn Ngọc Vũ, Bài giảng tài chính doanh nghiệp nâng cao.

[4] Trần Đình Khôi Nguyên (2006). “Capital structure in small and medium-sized

enteprises: the case of Vietnam”. ASEAN Economic Bulletin, 23.

[5] Nguyễn Ngọc Vũ (2003). Determinants of capital structure for listed firms in the

Vietnam stock Exchange Market. Danang University Press, Danang, Vietnam

[6] Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và

hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn”, tạp chí

Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (5).

[7] Các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các công ty thuộc

nhóm ngành thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE) năm

2008, 2009, 2010 và 2011.

[8] Báo cáo xuất nhập thủy sản các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

[9] Các trang web

http://www.thuysanvietnam.com.vn/ http://chinhphu.vn

www.cafef.com.vn www.cophieu68.com

www.stocx.vn www.vinacorp.vn

www.stockbiz.vn http://vietstock.vn/

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 80: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các công ty kiểm định

STTMã công

tyTên công ty

1 AAM Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong

2 ABT Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bến Tre

3 ACL Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

4 AGD Công Ty Cổ Phần Gò Đàng

5 AGF Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang

6 ANV Công Ty Cổ Phần Nam Việt

7 ATA Công Ty Cổ Phần Ntaco

8 AVF Công Ty Cổ Phần Việt An

9 CMX Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau

10 FBT Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre

11 FMC Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta

12 HVG Công Ty Cổ Phần Hùng Vương

13 ICF Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Thủy Sản

14 MPC Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

15 TS4 Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Số 4

16 VHC Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn

17 VNH Công Ty Cổ Phần Thủy Hải Sản Việt Nhật

18 VTF Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 81: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Phụ lục 2: Tổng hợp các biến

Mã CT

Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ NH

Tỷ lệ nợ DH

Ln (TTS)

Ln (VĐL)

CƠ CẤU TSCĐ

ROA ROEσ/µ DT

σ/µ LNTT

σ ROA

σ ROE

Tốc độ

tăng DT

Tốc độ

tăng TS

 Y1 (%)

Y2 (%)

Y3 (%)

X1 X2X3 (%)

X4 (%)

X5 (%)

X6 (%)

X7 (%)

X8 X9X10 (%)

X11 (%)

AAM 11.29 9.48 1.81 12.71 11.56 20.77 17.06 15.91 20.37 34.05 0.0549 0.0556 17.03 3.89

ABT 18.32 18.31 0.01 13.12 11.67 9.95 16.73 18.72 16.94 47.81 0.0713 0.0817 12.54 10.19

ACL 55.73 50.30 5.43 13.35 11.68 24.41 11.57 24.76 32.18 27.00 0.0215 0.0450 26.64 30.64

AGD 41.99 39.33 2.66 12.97 11.41 32.35 12.54 21.43 23.55 95.10 0.0745 0.1290 16.08 34.44

AGF 53.27 52.03 1.24 14.16 11.76 30.76 6.09 11.05 28.99 44.02 0.0209 0.0432 15.80 9.50

ANV 63.54 57.25 6.29 14.62 13.40 28.26 3.25 8.84 39.82 36.47 0.0081 0.0272 -14.7 -6.01

ATA 49.00 46.80 2.19 13.26 11.56 23.59 8.27 15.11 27.62 23.43 0.0088 0.0226 20.23 26.18

AVF 79.84 76.39 3.45 14.05 11.88 15.90 5.78 27.57 30.40 65.12 0.0395 0.2016 28.02 40.09

CMX 79.65 77.15 2.50 13.58 11.64 17.67 5.62 22.32 6.72 13.36 0.0157 0.0584 0.47 29.00

FBT 60.09 58.08 2.01 13.05 11.92 33.72 1.59 4.05 54.45 16.56 0.0064 0.0202 -33.4 -29.4

FMC 68.63 68.53 0.10 13.24 11.29 16.48 6.89 20.14 33.89 26.60 0.0240 0.0582 26.47 40.51

HVG 60.81 57.87 2.94 15.33 13.35 17.26 6.43 14.87 49.06 40.50 0.0082 0.0300 40.94 32.85

ICF 54.12 52.58 1.53 12.87 11.76 18.24 5.71 11.77 19.48 35.49 0.0199 0.0421 -7.66 -1.23

MPC 72.03 55.41 16.63 15.12 13.46 22.70 7.60 24.77 36.41 40.15 0.0176 0.0521 35.34 45.23

TS4 52.54 30.27 22.28 13.05 11.65 52.05 7.12 11.50 52.96 45.34 0.0260 0.0412 53.32 42.81

VHC 59.63 49.04 10.59 14.37 12.82 31.94 14.41 30.03 23.37 55.24 0.0528 0.0941 19.56 25.69

VNH 45.44 40.17 5.28 11.97 11.29 37.17 7.36 8.20 45.53 89.74 0.0704 0.0419 32.55 10.75

VTF 55.45 52.84 2.61 13.44 11.86 23.70 7.57 15.37 27.17 85.67 0.0541 0.1112 25.40 36.13

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 82: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Phụ lục 3: Kết quả hồi qui đơn

a. Đối với biến Y1

Y1- X1Regression Statistics

Multiple R 0.505126497R Square 0.255152778Adjusted R Square 0.208599827Standard Error 0.158757387Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.138140481 0.138140481 5.480915186 0.032500442Residual 16 0.403262525 0.025203908Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.856328861 0.599823636 -1.427634406 0.172623952X1 0.103277293 0.04411419 2.341135448 0.032500442

Y1-X2Regression Statistics

Multiple R 0.345274148R Square 0.119214237Adjusted R Square 0.064165127Standard Error 0.172637637Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.064542946 0.064542946 2.165597899 0.160524898Residual 16 0.476860059 0.029803754Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.474130171 0.69386644 -0.683316188 0.50418273X2 0.084954033 0.05772914 1.471597057 0.160524898

Y1- X3Regression Statistics

Multiple R 0.012419869R Square 0.000154253Adjusted R Square -0.062336106Standard Error 0.183936044Observations 18

ANOVA  df SS MS F Significance F

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 83: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Regression 1 8.35131E-05 8.35131E-05 0.002468431 0.960989697Residual 16 0.541319492 0.033832468Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.550883965 0.122262149 4.505760541 0.000359236X3 -0.022374629 0.450344983 -0.049683309 0.960989697

Y1-X4Regression Statistics

Multiple R 0.720765019R Square 0.519502212Adjusted R Square 0.489471101Standard Error 0.127510526Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.281260059 0.281260059 17.29880057 0.000738987Residual 16 0.260142946 0.016258934Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.79570945 0.067311639 11.82127575 2.55632E-09X4 -2.974428001 0.715147237 -4.15918268 0.000738987

Y1-X5Regression Statistics

Multiple R 0.246114564R Square 0.060572379Adjusted R Square -0.001858153Standard Error 0.17829206Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.032794068 0.032794068 1.031647398 0.324886049Residual 16 0.508608938 0.031788059Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.441278253 0.110613294 3.989378107 0.001055333X5 -0.610512651 0.601075497 -1.015700447 0.324886049

Y1-X6Regression Statistics

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 84: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Multiple R 0.179358137R Square 0.032169341Adjusted R Square -0.028320075Standard Error 0.180967267Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.017416578 0.017416578 0.531817685 0.476384419Residual 16 0.523986427 0.032749152Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.46716521 0.115199296 4.055278349 0.000918863X6 0.246905364 0.338570517 0.729258311 0.476384419

Y1-X7Regression Statistics

Multiple R 0.185989143R Square 0.034591961Adjusted R Square -0.025746041Standard Error 0.180740631Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.018728192 0.018728192 0.573303056 0.459955303Residual 16 0.522674814 0.032667176Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.607856034 0.093067463 6.531348458 6.91683E-06X7 -0.137255973 0.181275506 -0.757167786 0.459955303

Y1-X8Regression Statistics

Multiple R 0.571048061R Square 0.326095888Adjusted R Square 0.283976881Standard Error 0.151007804Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.176549294 0.176549294 7.742250159 0.013313399Residual 16 0.364853711 0.022803357Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.686973855 0.06215157 11.05320201 6.70316E-09X8 -4.291173365 1.542206257 -2.782489921 0.013313399

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 85: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Y1-X9Regression Statistics

Multiple R 0.134339157R Square 0.018047009Adjusted R Square -0.043325053Standard Error 0.182282799Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.009770705 0.009770705 0.294059033 0.595103865Residual 16 0.531632301 0.033227019Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.511455195 0.075626218 6.762935003 4.55735E-06X9 0.52591545 0.969836817 0.542272102 0.595103865

Y1-X10Regression Statistics

Multiple R 0.018016556R Square 0.000324596Adjusted R Square -0.062155116Standard Error 0.183920375Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000175737 0.000175737 0.005195227 0.943433213Residual 16 0.541227268 0.033826704Total 17 0.541403006      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.547912303 0.057365503 9.551250674 5.18312E-08X10 -0.015498841 0.215028965 -0.072077923 0.943433213

Y1-X11Regression Statistics

Multiple R 0.324045503R Square 0.105005488Adjusted R Square 0.049068331Standard Error 0.174024553Observations 18

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 1 0.056850287 0.056850287 1.87720459 0.189572294Residual 16 0.484552719 0.030284545Total 17 0.541403006      

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 86: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.484727596 0.060256238 8.044438389 5.16051E-07X11 0.285507018 0.208382376 1.37011116 0.189572294

Tổng hợp kết quả:

Chỉ tiêuBiến độc

lập R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Quy môX1 0.255152778 0.103277293 2.341135448 5.480915186X2 0.119214237 0.084954033 1.471597057 2.165597899

Cấu trúc TS X3 0.000154253 -0.022374629 -0.049683309 0.002468431

Hiệu quả HĐKDX4 0.519502212 -2.974428001 -4.15918268 17.29880057X5 0.060572379 -0.610512651 -1.015700447 1.031647398

Rủi ro hoạt động

X6 0.032169341 0.246905364 0.729258311 0.531817685X7 0.034591961 -0.137255973 -0.757167786 0.573303056X8 0.326095888 -4.291173365 -2.782489921 7.742250159X9 0.018047009 0.52591545 0.542272102 0.294059033

Tốc độ tăng trưởng

X10 0.000324596 -0.015498841 -0.072077923 0.005195227X11 0.105005488 0.285507018 1.37011116 1.87720459

b. Đối với biến Y2

Y2-X1Regression Statistics

Multiple R 0.43245736R Square 0.187019368Adjusted R Square 0.136208078Standard Error 0.16345393Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.098337034 0.098337034 3.680665648 0.073069228Residual 16 0.427474997 0.026717187Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.687043633 0.61756831 -1.112498201 0.282360306X1 0.087137063 0.045419226 1.918506098 0.073069228

Y2-X2Regression Statistics

Multiple R 0.227074366R Square 0.051562768Adjusted R Square -0.007714559Standard Error 0.176546684

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 87: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.027112324 0.027112324 0.869856493 0.364856608Residual 16 0.498699707 0.031168732Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.165199284 0.709577711 -0.232813519 0.818858285X2 0.055060859 0.059036306 0.932660975 0.364856608

Y2-X3Regression Statistics

Multiple R 0.225712617R Square 0.050946185Adjusted R Square -0.008369678Standard Error 0.176604062Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.026788117 0.026788117 0.858896463 0.36781711Residual 16 0.499023914 0.031188995Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.597179514 0.117388586 5.087202571 0.000109809X3 -0.400727902 0.432393518 -0.926766671 0.36781711

Y2-X4Regression Statistics

Multiple R 0.716615073R Square 0.513537163Adjusted R Square 0.483133235Standard Error 0.126438723Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.270024018 0.270024018 16.89048776 0.000819533Residual 16 0.255788013 0.015986751Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.740907624 0.066745845 11.10043069 6.30786E-09X4 -2.914409856 0.709135997 -4.109803859 0.000819533

Y2-X5Regression Statistics

Multiple R 0.207508323R Square 0.043059704

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 88: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Adjusted R Square 0.016749064Standard Error 0.177336319Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.02264131 0.02264131 0.719956373 0.408673648Residual 16 0.503170721 0.03144817Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.409104156 0.110020347 3.718440868 0.001868181X5 -0.507280072 0.597853411 -0.84850243 0.408673648

Y2-X6Regression Statistics

Multiple R 0.041726172R Square 0.001741073Adjusted R Square -0.060650109Standard Error 0.181124362Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000915477 0.000915477 0.027905761 0.869423577Residual 16 0.524896554 0.032806035Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.477565357 0.115299299 4.141962372 0.000766123X6 0.056607361 0.338864426 0.167050175 0.869423577

Y2-X7Regression Statistics

Multiple R 0.207562836R Square 0.043082331Adjusted R Square -0.016725023Standard Error 0.177334222Observations 18

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 1 0.022653208 0.022653208 0.720351728 0.408547791Residual 16 0.503158823 0.031447426Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.564362066 0.091313426 6.18049383 1.31977E-05X7 -0.150955238 0.177859016 -0.84873537 0.408547791

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 89: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Y2-X8Regression Statistics

Multiple R 0.542939217R Square 0.294782993Adjusted R Square 0.25070693Standard Error 0.152235752Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.155000444 0.155000444 6.688051833 0.019893204Residual 16 0.370811587 0.023175724Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.628293382 0.062656967 10.02751037 2.6438E-08X8 -4.020772857 1.554746989 -2.586126801 0.019893204

Y2-X9Regression Statistics

Multiple R 0.169456897R Square 0.02871564Adjusted R Square -0.031989633Standard Error 0.178660467Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.015099029 0.015099029 0.473033702 0.501444594Residual 16 0.510713002 0.031919563Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.453503135 0.07412337 6.118220653 1.48274E-05X9 0.65377376 0.950564179 0.687774456 0.501444594

Y2-X10Regression Statistics

Multiple R 0.177473722R Square 0.031496922Adjusted R Square -0.02903452Standard Error 0.178404486Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.016561461 0.016561461 0.520339858 0.48110558

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 90: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Residual 16 0.50925057 0.031828161Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.521745692 0.055645076 9.376313853 6.67781E-08X10 -0.1504584 0.20858011 -0.721345866 0.48110558

Y2-X11Regression Statistics

Multiple R 0.200148792R Square 0.040059539Adjusted R Square -0.01993674Standard Error 0.177614091Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.021063788 0.021063788 0.667700396 0.425855126Residual 16 0.504748243 0.031546765Total 17 0.525812031      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.458645128 0.061499121 7.457750985 1.36167E-06X11 0.173787563 0.212680599 0.817129363 0.425855126

Tổng hợp kết quả:

Chỉ tiêuBiến độc

lập R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Quy môX1 0.187019368 0.087137063 1.918506098 3.680665648X2 0.051562768 0.055060859 0.932660975 0.869856493

Cấu trúc TS X3 0.050946185 -0.400727902 -0.926766671 0.858896463

Hiệu quả HĐKDX4 0.513537163 -2.914409856 -4.109803859 16.89048776X5 0.043059704 -0.507280072 -0.84850243 0.719956373

Rủi ro hoạt động

X6 0.001741073 0.056607361 0.167050175 0.027905761X7 0.043082331 -0.150955238 -0.84873537 0.720351728X8 0.294782993 -4.020772857 -2.586126801 6.688051833X9 0.02871564 0.65377376 0.687774456 0.473033702

Tốc độ tăng trưởng

X10 0.031496922 -0.1504584 -0.721345866 0.520339858X11 0.040059539 0.173787563 0.817129363 0.667700396

c. Đối với biến Y3

Y3-X1Regression Statistics

Multiple R 0.238562338R Square 0.056911989Adjusted R Square -0.002031011Standard Error 0.059112537Observations 18

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 91: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 1 0.003373889 0.003373889 0.96554279 0.340420501Residual 16 0.055908673 0.003494292Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.169285227 0.223341401 -0.757966174 0.459490487X1 0.01614023 0.016425703 0.982620369 0.340420501

Y3-X2Regression Statistics

Multiple R 0.367154581R Square 0.134802486Adjusted R Square 0.080727642Standard Error 0.05661886Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.007991437 0.007991437 2.492887167 0.133925908Residual 16 0.051291125 0.003205695Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95%Intercept -0.308930887 0.227562932 -1.357562431 0.193442891 -0.791342749X2 0.029893175 0.018933056 1.578887953 0.133925908 -0.010243112

Y3-X3Regression Statistics

Multiple R 0.634681043R Square 0.402820027Adjusted R Square 0.365496278Standard Error 0.047038786Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.023880203 0.023880203 10.79259305 0.004662322Residual 16 0.035402359 0.002212647Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept -0.046295549 0.031266645 -1.480668895 0.15811756X3 0.378353273 0.115168734 3.28520822 0.004662322

Y3-X4Regression Statistics

Multiple R 0.043951091R Square 0.001931698

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 92: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Adjusted R Square -0.06044757Standard Error 0.060811207Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000114516 0.000114516 0.030966993 0.862522014Residual 16 0.059168046 0.003698003Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.054801826 0.032101679 1.707132686 0.107125743X4 -0.060018145 0.341061776 -0.175974411 0.862522014

Y3-X5Regression Statistics

Multiple R 0.125763981R Square 0.015816579Adjusted R Square -0.045694885Standard Error 0.06038673Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000937647 0.000937647 0.257132215 0.619014384Residual 16 0.058344914 0.003646557Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.032174097 0.037464232 0.858795041 0.403136687X5 -0.10323258 0.203581605 -0.50708206 0.619014384

Y3-X6Regression Statistics

Multiple R 0.417754983R Square 0.174519226Adjusted R Square 0.122926677Standard Error 0.055304054Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.010345947 0.010345947 3.382644032 0.084518034Residual 16 0.048936615 0.003058538Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-value

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 93: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Intercept -0.010400147 0.035205196 -0.29541511 0.771475998X6 0.190298002 0.103468006 1.839196572 0.084518034

Y3-X7Regression Statistics

Multiple R 0.056098395R Square 0.00314703Adjusted R Square -0.059156281Standard Error 0.060774171Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000186564 0.000186564 0.05051144 0.825020833Residual 16 0.059095998 0.0036935Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.043493968 0.031294003 1.389849929 0.183610755X7 0.013699264 0.060954023 0.224747502 0.825020833

Y3-X8Regression Statistics

Multiple R 0.108742911R Square 0.011825021Adjusted R Square -0.049935916Standard Error 0.060509061Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.000701018 0.000701018 0.1914644 0.667549675Residual 16 0.058581544 0.003661347Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.058680473 0.02490423 2.356245189 0.031543434X8 -0.270400507 0.617964439 -0.437566453 0.667549675

Y3-X9

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 94: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Y3-X10Regression Statistics

Multiple R 0.474103376R Square 0.224774011Adjusted R Square 0.176322387Standard Error 0.053594183Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.013325179 0.013325179 4.639142943 0.046842096Residual 16 0.045957382 0.002872336Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.02616661 0.016716241 1.56534059 0.137064688X10 0.134959559 0.06265919 2.153866974 0.046842096

Y3-X11Regression Statistics

Multiple R 0.383190622R Square 0.146835053Adjusted R Square 0.093512243Standard Error 0.056223774Observations 18

ANOVA  df SS MS F Significance F

Regression 1 0.008704758 0.008704758 2.753700615 0.116499415Residual 16 0.050577804 0.003161113Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-value

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Regression StatisticsMultiple R 0.098698943R Square 0.009741481Adjusted R Square -0.052149676Standard Error 0.060572819Observations 18ANOVA

  df SS MS F Significance FRegression 1 0.0005775 0.0005775 0.157396983 0.696805959Residual 16 0.058705062 0.003669066Total 17 0.059282562      

  Coefficients Standard Error t Stat P-valueIntercept 0.05795206 0.025130694 2.306027073 0.034830178X9 -0.127858311 0.322278075 -0.396732886 0.696805959

Page 95: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

Intercept 0.026082468 0.019467558 1.339791468 0.19903275X11 0.111719456 0.067324084 1.659427797 0.116499415

Tổng hợp kết quả:

Chỉ tiêuBiến độc

lập R2 β2 T-Statistic F-Statistic

Quy môX1 0.056911989 0.01614023 0.982620369 0.96554279X2 0.134802486 0.029893175 1.578887953 0.96554279

Cấu trúc TS X3 0.402820027 0.378353273 3.28520822 10.79259305

Hiệu quả HĐKDX4 0.001931698 -0.060018145 -0.175974411 0.030966993X5 -0.015816579 -0.10323258 0.50708206 0.257132215

Rủi ro hoạt động

X6 0.174519226 0.190298002 1.839196572 3.382644032X7 0.00314703 0.013699264 0.224747502 0.05051144X8 0.011825021 -0.270400507 -0.437566453 0.1914644X9 0.009741481 -0.127858311 -0.396732886 0.157396983

Tốc độ tăng trưởng

X10 0.224774011 0.134959559 2.153866974 4.639142943X11 0.146835053 0.111719456 1.659427797 2.753700615

NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN

*****

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 96: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày…..tháng 12 năm 2012

NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN

*****

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2

Page 97: phân tích các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hương

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày…..tháng 12 năm 2012

SVTH: Lê Thị Hồng Huệ - Lớp 35k15.2