609
1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN MÃ SỐ: 52140217 (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Sư phạm Ngữ Văn + Tiếng Anh: Linguistics and Literature Teacher Education - Mã số ngành đào tạo: 52140217 - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Ngữ Văn + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Linguistics and Literature Teacher Education - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. 2. Mục tiêu của chương trình đào tạo 2.1. Mục tiêu chung Chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên năng động, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Chương trình đào tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới. Sinh viên tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở đào tạo khác nhau trong hệ thống giáo dục, vừa có năng lực nghiên cứu, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và tham gia công tác tại các viện nghiên cứu, tổ chức đặc thù…

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

  • Upload
    dinhnhi

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

MÃ SỐ: 52140217

(Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Sư phạm Ngữ Văn

+ Tiếng Anh: Linguistics and Literature Teacher Education

- Mã số ngành đào tạo: 52140217

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 04 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Ngữ Văn

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Linguistics and Literature Teacher Education

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên

năng động, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Chương trình đào

tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn

ngữ và giáo dục; rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học

giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu

nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới. Sinh viên

tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở đào tạo khác

nhau trong hệ thống giáo dục, vừa có năng lực nghiên cứu, phát triển chuyên môn nghiệp

vụ và tham gia công tác tại các viện nghiên cứu, tổ chức đặc thù…

Page 2: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

2

2.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức

Chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm Ngữ văn trang bị cho người học:

- Các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, tin học;

- Các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngôn ngữ học và Văn học;

- Các kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm.

Về kỹ năng

Chương trình giúp người học có được:

- Kỹ năng sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các

công việc chuyên môn về Ngôn ngữ, Văn học và trong dạy học Ngữ văn;

- Kỹ năng tự học và học tập suốt đời;

- Khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn

của ngành học;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.

Về thái độ

Chương trình đào tạo hình thành ở người học:

- Phẩm chất công dân, đạo đức nhà giáo;

- Yêu nghề, nhiệt tình trong công tác;

- Ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

3

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong

lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công

việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự

nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục

học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ

môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm

sau:

1.1. Kiến thức chung

- Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và

lao động nghề nghiệp giáo dục;

- Hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các bài học về

lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và hành động đúng trong

thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam;

- Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức hành động

phù hợp để bảo vệ Tổ quốc;

- Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử

dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu khoa học và công

tác trong giáo dục;

- Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3

theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;

- Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể thao vào quá

trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của cá

nhân và cộng đồng.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tâm lý

con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành, phát triển tâm lý

học sinh;

Page 4: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

4

- Hiểu và vận dụng được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của giáo

dục trong cuộc sống xã hội.

1.3. Kiến thức theo khối ngành

- Phân tích được những nội dung đặc trưng mang tính bản chất của quá trình dạy

học, công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để lựa chọn được

phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp trong quá trình triển khai;

- Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu xác định

mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá;

- Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục, vận dụng vào

việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường và địa phương cũng như chương trình

môn học;

- Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học, từ

khâu đặt đề bài đến nội dung vấn đề cần nghiên cứu, xác định được phương pháp và công

cụ nghiên cứu phù hợp, cách phân tích số liệu hay kết quả nghiên cứu, trình bày được kết

quả của công trình nghiên cứu;

- Đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp

với điều kiện của nhà trường;

- Xác định và làm tốt vai trò của mình trong việc tư vấn học đường, giáo dục giá trị

sống và kĩ năng sống cho học sinh;

- Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo dục của

Đảng và Nhà nước và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên/cán bộ quản lí

giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.

1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

- Tiếp thu được những kiến thức nền về ngôn ngữ, văn học, làm văn để tạo công cụ

cho việc học tập, nghiên cứu những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành;

- Mở rộng hiểu biết về đặc điểm khái quát của các ngành khoa học xã hội có liên

quan như: Lịch sử, Nghệ thuật, Báo chí truyền thông… tạo phông nền văn hóa phong phú

cho một giáo viên trong xã hội hiện đại.

Page 5: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

5

1.5. Kiến thức ngành

- Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lí luận văn học, văn học Việt Nam,

văn học nước ngoài, về lí luận ngôn ngữ học và Việt ngữ học;

- Trang bị kiến thức về tiếng Việt (nguồn gốc, đặc trưng, các đơn vị ngôn ngữ, phong

cách ngôn ngữ) và quy tắc, cách thức sử dụng tiếng Việt hiệu quả đáp ứng yêu cầu dạy

học Tiếng Việt ở phổ thông;

- Trang bị kiến thức về tiếp nhận và tạo lập văn bản, lý thuyết làm văn trong nhà

trường đáp ứng yêu cầu dạy học Làm văn ở phổ thông;

- Vận dụng kiến thức về phương pháp và công nghệ dạy học nói chung, phương

pháp dạy học ngữ văn nói riêng để lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp

với mục tiêu, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học;

- Nhận diện bản chất của dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp để xây dựng kế

hoạch dạy học phù hợp với xu thế mới;

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về công tác giáo dục và giảng dạy tại trường phổ

thông trong đợt kiến tập - thực tập sư phạm;

- Vận dụng được các kiến thức đã học để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp về khoa

học giáo dục hoặc khoa học xã hội và nhân văn (đối với những sinh viên làm khóa luận tốt

nghiệp);

- Lựa chọn nghiên cứu các môn chuyên đề thay thế cho thi tốt nghiệp, ôn thi tốt

nghiệp hiệu quả (đối với những sinh viên phải thi tốt nghiệp).

1.6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi

trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn,

nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế

hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động

chuyên môn ở quy mô trung bình.

Page 6: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

6

2. Về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và

thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích,

tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu

mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh

vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa

phương và vùng miền;

- Lựa chọn hoặc xây dựng được các công cụ và sử dụng được các phương pháp thu

thập, xử lý thông tin về người học; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy – học; các

điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội hỗ trợ cho việc dạy và học;

- Sử dụng các thông tin xử lý được từ việc phân tích chương trình và nội dung môn

học, tìm hiểu người học, môi trường để xác định được hệ thống mục tiêu kiến thức, kĩ

năng, thái độ và các mục tiêu khác cần đạt được sau bài học, môn học;

- Hiểu và xây dựng được các hình thức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học,

công cụ dạy học cho từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng và sở trường của bản

thân, đối tượng và mục tiêu dạy học trong kế hoạch dạy học;

- Khai thác và sử dụng được các điều kiện hỗ trợ trong triển khai dạy học, sử dụng

các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp; nhận diện và lựa chọn được phương án

xử lý tốt các tình huống sư phạm nảy sinh;

- Xây dựng và vận hành được quy trình kiểm tra – đánh giá học tập của học sinh và

các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả;

- Phát triển được chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, nhà trường, địa

phương;

- Hiểu rõ cách thức khai thác và sử dụng các thông tin đánh giá kết quả học tập của

người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó điều chỉnh và cải

tiến chất lượng dạy học;

- Lập được kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông;

thành thục các kỹ năng cơ bản trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh

Page 7: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

7

trung học phổ thông: kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học bộ môn Ngữ văn (phân tích

chương trình, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của

học sinh), kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với mục tiêu giáo

dục;

- Có các hành vi ứng xử phù hợp hoàn cảnh tùy thuộc vào hành vi của người học; tư

vấn, hỗ trợ để người học tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của cá nhân, điều chỉnh

hành vi, thái độ, khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn giá trị và tự hoàn thiện bản thân;

- Hiểu rõ vai trò và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm và xây dựng môi trường

giáo dục để thuyết phục, cảm hóa, thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh theo hướng

tích cực.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Phân tích và nhận diện được các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng và triển

khai kế hoạch dạy học, giáo dục để xác định được phương án giải quyết phù hợp;

- Có kĩ năng tổng hợp thông tin về các phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn và từ

đó có cách nhìn khái quát về phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn;

- Hình thành ý tưởng, thu thập, xử lí thông tin, triển khai và hoàn tất một nghiên cứu

khoa học về phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn ở quy mô nhỏ.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Tìm kiếm, khai thác, xử lý được các thông tin cập nhật về những tiến bộ của khoa

học chuyên ngành và liên ngành để nghiên cứu, vận dụng vào thực tế, phục vụ cho học

tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp;

- Xác định được các vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa

học vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực dạy học, giáo dục.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Nhận diện, so sánh và phân tích được các vấn đề trong học tập, nghiên cứu, giảng

dạy một cách hệ thống;

- Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục bảo đảm

tính hệ thống;

Page 8: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

8

- Có khả năng phân tích, lí giải và đánh giá một phương pháp dạy học Ngữ văn (một

tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm) trên cơ sở vận dụng một cách có hệ thống kiến thức

về văn học, tiếng Việt cũng như những lí thuyết nghiên cứu văn học, tiếng Việt….

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

- Đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội, hoàn

cảnh và môi trường làm việc để kịp thời đề ra các ý tưởng, biện pháp thích ứng, điều chỉnh

và cải tiến kế hoạch nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, học tập, giảng dạy;

- Thiết kế được bộ công cụ khảo sát đối tượng dạy học làm cơ sở cho việc xây dựng

kế hoạch dạy học và giáo dục;

- Khảo sát môi trường giáo dục (địa bàn trường học, cha mẹ học sinh …) phục vụ

cho việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;

- Biết lựa chọn các phương pháp thu thập và xử lí, phân tích thông tin thu được từ

khảo sát đối tượng, môi trường giáo dục và sử dụng kết quả đó để lập và thực hiện kế

hoạch giáo dục, dạy học.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

- Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, bậc

học, bổ trợ cho các mục tiêu dạy học và giáo dục;

- Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng cho đồng nghiệp.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

- Lập được kế hoạch dạy học các bài học khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa mục

tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, thời lượng; dự kiến được các tình

huống sư phạm có thể xảy ra;

- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án, chuẩn bị phương

pháp, phương tiện, công cụ dạy học cho từng bài học; trên cơ sở kế hoạch dạy học xác

định các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, đối tượng, nội dung dạy học cho

từng bài học;

- Hướng dẫn học sinh tự học các mục tiêu dạy học vừa sức, kiểm tra đánh giá hoạt

động tự học; tổ chức được các hoạt động đa dạng trên lớp nhằm giúp học sinh tự khám

phá kiến thức; điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học phù hợp với diễn biến thực tế

của lớp học;

Page 9: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

9

- Kết hợp được hoạt động giáo dục trong quá trình dạy các môn học; kết hợp được

hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường;

- Có khả năng giáo dục học sinh cá biệt;

- Tổ chức kiểm tra, thu nhận thông tin ngược để điều chỉnh hoạt động giáo dục.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Tự đánh giá được năng lực bản thân để có kế hoạch tự học, bồi dưỡng phát triển

nghề nghiệp thường xuyên;

- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu dài hạn, trung hạn, kế hoạch năm;

- Có kĩ năng lựa chọn, thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau, đối chiếu

thông tin mới với những điều đã biết;

- Có kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề thông qua việc phân tích các thành tố của

tình huống có vấn đề, xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng, đặt được các câu hỏi nghiên

cứu, các giả thuyết, các phương án;

- Tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của

nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân; sử dụng được các

kết quả tự đánh giá vào việc bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

- Nắm vững và thực hiện được kĩ năng tự chủ trong các hoạt động chuyên môn;

- Thực hiện được kĩ năng thích ứng với sự phức tạp của hoàn cảnh thực tế;

- Có kỹ năng quản lí thời gian đáp ứng công việc chuyên môn.

2.2.2. Kĩ năng làm việc nhóm

- Có kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm làm việc;

- Có kĩ năng hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp;

- Chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.

2.2.3. Kĩ năng quản lí và lãnh đạo

- Có kĩ năng ra quyết định;

Page 10: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

10

- Có kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động trong

trường, trong lớp phụ trách.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

- Lựa chọn và sử dụng các hình thức giao tiếp hiệu quả phù hợp với mục tiêu, nội

dung, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp;

- Giao tiếp thành thục bằng ngôn ngữ tiếng Việt, tạo lập được các loại văn bản phổ

thông;

- Có kĩ năng giao tiếp với các đối tượng giao tiếp khác nhau và các bối cảnh văn

hóa – xã hội khác nhau.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một

báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành

được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn

thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan

đến công việc chuyên môn;

- Sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao tiếp;

- Đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3 theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác

- Có năng lực tư duy, diễn đạt được chính xác, trình bày được mạch lạc các vấn đề

chuyên môn;

- Có kĩ năng tin học cơ sở, sử dụng các phần mềm chuyên ngành và khai thác hiệu

quả Internet phục vụ công tác nghiên cứu và dạy học Ngữ văn;

- Biết cách tra cứu, tìm kiếm tư liệu trên mạng và bước đầu biết áp dụng tin học vào

công tác lưu trữ và xử lí thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Say mê khám phá, phát hiện và khẳng định các giá trị Chân-Thiện-Mỹ;

- Có lý tưởng, hoài bão, phấn đấu học tập, rèn luyện để phục vụ Tổ quốc;

Page 11: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

11

- Có tinh thần vị tha, hài hòa được mối quan hệ giữa lợi ích tập thể và cá nhân;

- Có ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn; Sống

nhân văn và hướng thượng; góp phần giữ gìn, xây đắp văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân

tộc và tiến bộ;

- Có ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa văn học có tính nhân văn của dân tộc và nhân

loại; yêu quý, tôn trọng giá trị văn hóa Việt Nam, tiếng Việt và các giá trị nhân bản khác.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm, yêu nghề);

- Tác phong chuyên nghiệp;

- Nhận thức và cập nhật thông tin.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Hiểu biết và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

- Hiểu biết về an ninh - quốc phòng toàn dân.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Giảng dạy Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp,

Cao đẳng;

- Làm cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu có

liên quan đến lĩnh vực giáo dục;

- Làm chuyên viên, nhà báo, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông, các tạp

chí, nhà xuất bản.

5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ sau đại học

thuộc các chuyên ngành Phương pháp dạy học, Văn học, Ngôn ngữ học.

Page 12: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

12

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 135 tín chỉ

Khối kiến thức chung: 27 tín chỉ

(chưa tính các học phần Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng - An ninh

và Kĩ năng bổ trợ)

Khối kiến thức theo lĩnh vực: 6 tín chỉ

Khối kiến thức theo khối ngành: 18 tín chỉ

+ Bắt buộc: 12 tín chỉ

+ Tự chọn: 6 tín chỉ /12 tín chỉ

Khối kiến thức theo nhóm ngành: 27 tín chỉ

+ Bắt buộc: 15 tín chỉ

+ Tự chọn: 12 tín chỉ /21 tín chỉ

Khối kiến thức ngành: 57 tín chỉ

+ Bắt buộc: 40 tín chỉ

+ Tự chọn: 7 tín chỉ/24 tín chỉ

+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Page 13: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

13

2. Khung chương trình đào tạo

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I Khối kiến thức chung

(chưa tính các học phần từ 9-11)

27

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2 24 6

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3 36 9 PHI 1004

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology 2 20 10 PHI 1005

4 HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3 42 3 POL1001

5 INT1004 Tin học cơ sở 2

Introduction to Informatics 2 3 17 28

6 Ngoại ngữ cơ sở 1

Foreign Language 1 4 16 40 4

FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1

FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1

General Russian 1

FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1

General French 1

FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1

General Chinese 1

FLF2501 Tiếng Đức cơ sở 1

General German 1

7 Ngoại ngữ cơ sở 2

Foreign Language 2 5 20 50 5

Page 14: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

14

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

General English 2 FLF2101

FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2

General Russian 2 FLF2201

FLF2302

Tiếng Pháp cơ sở 2

General French 2 FLF2301

FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2

General Chinese 2 FLF2401

FLF2502 Tiếng Đức cơ sở 2

General German 2 FLF2501

8 Ngoại ngữ cơ sở 3

Foreign Language 3 5 20 50 5

FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

General English 3 FLF2102

FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3

General Russian 3 FLF2202

FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3

General French 3 FLF2302

FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3

General Chinese 3 FLF2402

FLF2503 Tiếng Đức cơ sở 3

General German 3 FLF2502

9 Giáo dục thể chất

Physical Education 4

10 Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defence Education 8

11 Kĩ năng bổ trợ

Soft Skills 3

II Khối kiến thức theo lĩnh vực 6

12 PSE2001

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

General Psychology and School Psychology

3 30 12 3

Page 15: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

15

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

13 PSE2002 Giáo dục học

Pedagogy 3 30 15

III Khối kiến thức theo khối ngành 18

III.1 Các học phần bắt buộc 12

14 TMT1001 Lý luận và Công nghệ dạy học

Teaching Theories and Instruction Technology

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

15 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục

Assessment in Education 3 33 9 3

16 EDM2001

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

School Education Curriculum Development

3 36 6 3 PSE2002

17 PSE2003

Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

Pedagogical Practices and the Development of Social and Personal Skills

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

III.2 Các học phần tự chọn 6/12

18 EDM2002

Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

Administrative Management and Management of Education

3 36 6 3

19 PSE2004

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology 3 26 16 3

20 PSE2006 Tư vấn tâm lí học đường

Psychological Counseling in Schools

3 17 25 3 PSE 2001

PSE 2002

21 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

Organization of School Educational Activities

3 18 24 3 PSE2001

PSE2002

Page 16: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

16

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành

27

IV.1 Các học phần bắt buộc 15

22 SIN1001 Hán Nôm cơ sở

Basic Sino-Nom 3 30 15

23 LIN2033 Dẫn luận ngôn ngữ học

Introduction to Linguistics 3 45

24 LIT3001 Nguyên lí lí luận văn học

Principles of Literary Theory 2 30

25 LIT3057 Tác phẩm và loại thể văn học

Literary Works and Literary Genres

4 60 LIT3001

26 TMT2055 Ngôn ngữ và văn học

Language and Literature 3 36 6 3

IV.2 Các học phần tự chọn 12/21

27 LIN1102 Phong cách học Tiếng Việt

Vietnamese Stylistics 3 45 LIN2033

28 LIN2039 Ngữ dụng học

Pragmatics 3 40 5 LIN2033

29 LIN3074

Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường

Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese in Schools

3 40 5 LIN2037

30 LIT1154 Hán văn Việt Nam

Classical Chinese in Vietnam 3 45

31 LIT1100 Nghệ thuật học đại cương

General Artistry 3 45

32 TMT2052

Dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp

The Use of Intergal Methods in Literature Teaching

3 30 15

33 TMT2053 Lí thuyết Làm văn trong nhà trường

Literature Theories in School 3 30 15

Page 17: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

17

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

V Khối kiến thức ngành 57

V.1 Các học phần bắt buộc 40

34 LIN2036 Ngữ pháp học Tiếng Việt

Vietnamese Grammar 4 50 10 LIN 2033

35 LIN2037 Ngôn ngữ học ứng dụng

Applied Linguistics 3 40 5 LIN 2033

36 LIT3044 Văn học dân gian Việt Nam

Vietnamese Folk Literature 5 75

37 LIT 3005

Văn học Việt Nam từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 18

Vietnamese Literature from 10th Century to First Half of 18th

Century

3 45

38 LIT3050

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19

Vietnammese Literature from the Late Half of 18thCentury to 19th Century

4 60 LIT3005

39 LIT3051

Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

Vietnamese Literature from 1900 to 1945

4 60 LIT3050

40 LIT3058

Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

Vietnamese Literature from 1945 to Now

3 45 LIT3051

41 LIT3053 Văn học Trung Quốc

Chinese Literature 4 60

42 LIT3055 Văn học Nga

Russian Literature 4 60

43 TMT2050

Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông

Literature Teaching in Secondary School

3 36 6 3

Page 18: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

18

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

44 TMT2051

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

Vietnamese Teaching in Secondary School

3 36 6 3

V.2 Các học phần tự chọn 7/24

45 LIT3020 Thi pháp văn học dân gian

Poetics of Folk Literature 2 30 LIT3044

46 LIN3092

Ngữ âm học và Từ vựng học Tiếng Việt

Vietnamese Phonology and Lexicology

4 50 10 LIN2033

47 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt

Practicing on Vietnamese Texts 2 20 10

48 LIT3059 Văn học Châu Âu

European Literature 5 75

49 LIT1158 Văn học Bắc Mĩ – Mĩ Latinh

North American and Latin American Literature

3 45

50 LIT3014

Văn học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á

Southeast and Northeast Asian Literature

2 30

51 LIN3082 Nhập môn phân tích diễn ngôn

Introduction to Discourse Analysis

3 40 5 LIN2033

52 TMT2054

Dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

Reading Comprehension Teaching in School

3 36 6 3 TMT2050

V.3 Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

10

53 TMT3001 Thực tập sư phạm Pedagogical Practicum

4

54 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp Undergraduate Thesis

6

Học phần thay thế thi tốt nghiệp

Page 19: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

19

STT Mã học

phần Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

Các học phần bắt buộc 3

55 TMT4002

Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến

Teaching Methodology for Online Learning Environment

3 17 25 3 TMT1001

Các học phần tự chọn 3/9

56 PSE4009

Tư vấn hướng nghiệp

Vocational Orientation Counselling

3 30 15 PSE2002

57 LIN3077

Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Methods of Teaching Vietnamese as a Second Language

3 30 15

58 LIT 4053

Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam

Historical Features of Vietnamese Literature

3 45

Tổng cộng 135

Ghi chú: Học phần Ngoại ngữ thuộc Khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

Page 20: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

20

3. Danh mục tài liệu tham khảo (ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản của

Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1

2

1. Tài liệu bắt buộc: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb

CTQG HN. 3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009) , Đề cương môn học Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (soạn theo học chế tín chỉ).

2. Tài liệu tham khảo thêm 4. V.I. Lênin (2005), “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm

phê phán”, V.I. Lênin toàn tập, tập 18, Nxb CTQG HN, tr.36-233. 5. V.I. Lênin (2006), “Bút ký triết học”, V.I. Lênin toàn tập, tập 29,

Nxb CTQG HN, tr.175-195, 199-215; 227-258. 5. C.Mác (1995), “Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 3, Nxb CTQG HN, tr.9-12. 6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và

Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG HN, tr.19-113. 7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”,

C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG HN, tr.595-643. 8 . Ph.Ăngghen (1995) “Biện chứng của tự nhiên”, C.Mác và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 20, Nxb CTQG HN, tr.458-572; 641- 658; 681- 754; 755-

774; 803-824.

Page 21: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

21

2 PHI1005 Những nguyên lí cơ bản của

Chủ nghĩa Mác- Lê nin 3

1. Tài liệu bắt buộc 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác -

Lênin (dùng cho các khối ngành kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb CTQG HN.

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Đề cương môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (soạn theo học chế tín chỉ).

2. Tài liệu tham khảo thêm 4. Mai Ngọc Cường (2001), Chủ nghĩa tư bản ở các nước chậm phát

triển-Mâu thuẫn và triển vọng, Nxb CTQG HN, (tr.76 - 100). 5. Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (đồng chủ biên) (2003),

Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, HN, (tr.15 - 165). 6. Lê Quý Độ (chủ biên) (2004), Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế

kỷ XXI, Nxb Thế giới, HN, (tr. 45 -137). 7. V.I Lênin (2005), “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ

nghĩa tư bản”, V.I. Lênin toàn tập, tập 27, Nxb CTQG, HN. tr.395-431, tr.485-492, tr.532-541.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993, 1994), C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, “Tư bản”, tập 23 (tr.72, tr.116, tr.137), 24 (tr.723-724), 25 ( tr.74, tr.550-552, tr.667-668), Nxb CTQG, HN.

9. Michel Beaud (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000,

Nxb Thế giới, HN, (tr.41- 52; tr.153 - 198; tr.381 - 408).

Page 22: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

22

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

1. Tài liệu bắt buộc 1. Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh do Đại học Quốc gia Hà

Nội ban hành. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

(Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. CTQG, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm 3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn các giáo trình quốc gia các

bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội.

4. Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học Chính trị, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn.

5. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội.

6. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. CTQG., Hà Nội.

7. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội.

8. Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái (1993), Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Nxb. Viện Thông tin KHXH, Hà Nội.

9. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. LLCT,

Hà Nội

Page 23: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

23

4 HIS1002 Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam 3

1. Tài liệu bắt buộc 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009): Giáo trình Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. CTQG, HN.

2. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS. TS. Tô Huy Rứa, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, PGS. TS. Trần Khắc Việt, PGS. TS. Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên): Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. CTQG, H.2009.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007): Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II, III. Nxb. CTQG, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm 4. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn sách giáo trình quốc gia các

bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2008). Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. CTQG, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006): Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho các trường đại học và cao đẳng), tái bản lần thứ nhất, Nxb. CTQG, HN.

6. Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam (ban hành theo Quyết định số 52/2008 ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008): Một số chuyên đề về Đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị,

Hà Nội.

Page 24: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

24

5 INT1004 Tin học cơ sở 2 3

1. Tài liệu bắt buộc 1. Vũ Ngọc Loãn, Tài liệu hướng dẫn soạn thảo văn bản Word, 2005 2. Vũ Ngọc Loãn, Hướng dẫn thực hành, sử dụng Excel 2000, 2005 3. Vũ Ngọc Loãn, Tài liệu hướng dẫn trình diễn PowerPoint, 2005

4. Hồ Sỹ Đàm - Lê Khắc Thành, Giáo trình tin học, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003

5. Nguyễn My Hương, Giáo trình tin học cơ sở và tin học văn phòng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006

2. Tài liệu tham khảo thêm 6. Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương, Giáo trình Tin học

cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, 2004 7. Hoàng Kiếm, Nguyễn Đức Thắng, Đinh Nguyễn Anh Dũng, Giáo

trình tin học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000

8. Hoàng Chí Thanh, Tin học cơ sở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

9. Quách Tuấn Ngọc, Tin học căn bản, NXB Thống kê, 2001 10. Bùi Thế Tâm, Giáo trình tin học văn phòng, NXB Giao thông

vận tải, 2002 11. Phạm Công Anh, tin học cơ bản Microsoft Word 2003, NXB Văn

hoá thông tin, 2005 12. Phạm Công Anh, tin học cơ bản Microsoft Excel 2003, NXB Văn

hoá thông tin, 2005 13. Nguyễn Ngọc Tuấn - Nguyễn Công Sơn, Giáo trình thực hành

Internet, NXB Thống kê, 1999.

6 Ngoại ngữ cơ sở 1 4 Theo quy định chung của ĐHQG HN

7 Ngoại ngữ cơ sở 2 5 Theo quy định chung của ĐHQG HN

Page 25: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

25

8 Ngoại ngữ cơ sở 3 5 Theo quy định chung của ĐHQG HN

9 Giáo dục thể chất 4 Theo quy định chung của ĐHQG HN

10 Giáo dục Quốc phòng – An

ninh 8 Theo quy định chung của ĐHQG HN.

11 Kĩ năng bổ trợ 3 Theo quy định chung của ĐHQG HN.

12 PSE2001 Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009,

Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, 2009,

Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009,

- Tâm lý học Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. A.N. Leonchep, 1987, Hoạt động, ý thức, nhân cách. NXB Giáo

dục Hà Nội.

5. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000, Tâm lý học hoạt động và khả

năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Sư phạm

HN.

6. David G. Myers, 2007, Psychology, New York

Page 26: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

26

13 PSE2002 Giáo dục học

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Trần Anh Tuấn chủ biên (2009), Giáo dục học đại cương NXB

ĐHQG Hà Nội;

2. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009). Tổ

chức, quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục. NXB

ĐHQG Hà Nội;

3. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009). Giáo dục học (tập 1 và tập

2), NXB ĐHSP. ;

4. Bùi Minh Hiền (2007). Lịch sử giáo dục. (tập 1 và tập), NXB

ĐHQG Hà Nội. .

5. Tài liệu tham khảo thêm

6. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công

tác Giáo viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1997). Lịch sử giáo dục thế

giới. NXB Giáo dục.

8. Lê Vinh Quốc (2001). Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2),

NXB Trẻ.

9. UNESCO, J.Delor (2003). Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB

Giáo dục.2003

10. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom

Management: An Asian Perspective Prentice Hall.

Page 27: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

27

14 TMT1001 Lí luận và Công nghệ dạy học

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sư

phạm, ĐHGD, 2011

2. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật

và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để trở thành người giáo

viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”;

“Quản lí hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các

phương pháp dạy học hiệu quả”

4. Tài liệu tham khảo thêm

3. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam.

Phiên bản 10.1, 2010

4. Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy, Sư phạm tương tác:

Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN,

2009.

5. Nguyễn Hữu Châu, "Những vấn đề cơ bản về chương trình và

quá trình dạy học”, NXB Giáo dục, 2005.

Page 28: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

28

15 PSE1001 Đánh giá trong giáo dục

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa

học và Kỹ thuật.

1. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,

NXB KHXH, 2005.

2. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái

Hưng và Đào Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp

học, Dự án giáo dục THPT và CN, Bộ Giáo dục Đào tạo.

2. Tài liệu tham khảo thêm

Tiếng Việt

3. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm

trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996.

Tiếng Anh

4. Victor R. Martuza, (1977), Applying Norm-Referenced and

Criterion - Referenced Measurement in Education” Allyn và

Bacon, Inc.

5. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and

Practice for Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

6. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives,ndbook

I: The Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

Page 29: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

29

16 EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB

Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo

dục, NXB Đại học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà

trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam

2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại

học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National

Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in

China- Enschede publisher, the Netherlands

Page 30: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

30

17 PSE2003 Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ

Phương Liên, 2010, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho

học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh,

2010, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS,

NXB ĐHQG HN.

2.Tài liệu tham khảo thêm

3. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao

năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

4. Nguyễn Thanh Bình,Giáo dụckĩ năng sống, NXB ĐHSP, 2010.

5. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm

nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho

giáo viên trung học). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Page 31: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

31

18 EDM2002

Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính

nhà nước về giáo dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận

và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

2.Tài liệu tham khảo thêm

3. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước

và công vụ, công chức

4. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở

Việt Nam”. NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.

5. GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s. Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và

cải cách hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.

6. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện

Hành chính quốc gia, Hà nội 2001.

7. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày

15/6/2004.

Page 32: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

32

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB

KHKT, 2005

2. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”

NXB ĐHQG Hà Nội, 2004

3. Dự án giáo dục Việt -Bỉ (2010) ”Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”. Tài liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

4. Ngô Thông. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS 2. Tài liệu tham khảo thêm

5. University of New England (UNE), “Research methods in

education” (Module 1-3), UNE, Armidale, AUS, 2004.

6. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.

7. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS - link download SPSS. http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong-dan-su-dung-phan-mem-spss-link.html

Page 33: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

33

20 PSE2006

Tư vấn tâm lí học đường

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Trần Thị Minh Đức, 2012, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB

ĐHQGHN

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012, Tư vấn tâm lý

học đường, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả, 2013, Giáo viên

chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh

trung học, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

2.Tài liệu tham khảo thêm

5. Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi

vị thành niên, Nhà xuất bản Phụ Nữ.

6. Phan Thị Mai Hương (chủ biên), 2007, “Cách ứng phó của

trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà

Nội.

7. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý

học đường tại một số trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề

tài cấp ĐHQGHN

Page 34: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

34

21 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục

của nhà trường

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ

chức, quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục. NXB

ĐHQG Hà Nội. H.2009;

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công

tác giáo viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập).

Phương pháp kỉ luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên,

Hà Nội.,

2.Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống. NXB ĐHSP.

5. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm

nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho

giáo viên trung học). NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom

Management: An Asian Perspective Prentice Hall.

Page 35: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

35

22 SIN1001 Hán Nôm cơ sở

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán Nôm cơ sở. Trường Đại học

KHXH & NV, H., 2004 (giáo trình đã nghiệm thu)

2. Bộ môn Hán Nôm, Giáo trình Hán Nôm, Nxb. Đại học và Giáo

dục chuyên nghiệp, H., 1990.

3. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Ngữ văn Hán Nôm, tập I, tập

II. Nxb. Giáo dục (in lần thứ 2), H., 1995.

4. Lê Văn Quán, Giáo trình chữ Hán, Nxb. Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, H., 1978.

2.Tài liệu tham khảo thêm

5. Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm, tập một; Nxb. Đại học Sư

phạm, H., 2004 (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

6. Võ Như Nguyên, Nguyễn Hồng Giao, Hán văn giáo khoa thư,

tập 1, tập 2. Nxb. Đà Nẵng (bản in 1997).

7. Lê Nguyễn Lưu,Từ chữ Hán đến chữ Nôm. Nxb. Thuận Hoá,

2002.

8. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt (nhiều nhà xuất bản đã xuất bản

bộ từ điển này).

9. Thiều Chửu, Hán Việt tự điển (nhiều nhà xuất bản đã xuất bản bộ

tự điển này).

Page 36: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

36

23 L1N2033 Dẫn luận ngôn ngữ học

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Đức Nghiệu, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG Hà Nội,

2009.

2. Donna Jo Napoli, Linguistics – an Introduction. Oxford

University, 1996.

3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990…2005.

4. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh

Thuyết. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội

5. Nguyễn Thiện Giáp. Cơ sở ngôn ngữ học. NXB. KHXH. Hà Nội,

1998.

6. Đỗ Hữu Châu: Đại cương ngôn ngữ học. Tập II, Ngữ dụng học.

NXB. Giáo dục. Hà Nội, 2001.

2. Tài liệu tham khảo thêm

7. Nguyễn Đức Dân,. Ngữ dụng học.

8. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB. ĐHQG Hà Nội,

2000.

9. J. Lyons: Ngữ nghĩa học dẫn luận. (Bản dịch tiếng Việt) NXB

Giáo dục, Hà Nội, 2006.

Page 37: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

37

24 LIT 3001 Nguyên lí lí luận văn học

2

1. Tài liệu bắt buộc

1. Hà Minh Đức (chủ biên) và các tác giả khác Lý luận văn học,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006 (tái bản lần thứ 10).

2. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác Lý luận văn học, ,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996.

2.Tài liệu tham khảo thêm

3. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

4. Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

5. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương chủ biên Lý luận văn

học - vấn đề và suy nghĩ, Tập 1, Nxb. Giáo dục, 1999.

6. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Văn học – Nhà văn -

Bạn đọc, Tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.

7. G.N. Pospelop, Dẫn luận nghiên cứu văn học. Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 1985.

8 Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học. Nxb. Trẻ, 2005 (Tái bản lần

thứ nhất).

9. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, Nxb Đại học Quốc gia, 1997.

Page 38: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

38

25 LIT 3057 Tác phẩm và loại thể văn học

4

1.Tài liệu bắt buộc:

1. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán, Cơ sở lý luận văn học . Nxb Đại học và

THCN. 1985.

2. Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học . Nxb Giáo dục. 1993.

3. Phương Lựu chủ biên ,Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 2002.

2.Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương , Lý luận văn học - vấn đề

và suy nghĩ. Nxb Giáo dục, 1999.

5. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Văn học - Nhà văn -

Bạn đọc. Tập 1. Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2005.

6. N. A. Gulaiep. Lý luận văn học. Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, 1982.

7. . G. N. Pospelop. Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 1985.

8. . Iu. M. Lotman. Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội, 2004.

9. . Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ,Từ điển thuật ngữ

văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.

10. M. Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiépxki. Nxb Giáo dục.

1993.

11. M. Kundera. Nghệ thuật tiểu thuyết. Nxb Đà Nẵng. 1998.

Page 39: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

39

26 TMT2055 Ngôn ngữ và văn học

3

1.Tài liệu bắt buộc:

1. M.Bakhtin, Lí luận văn học Những vấn đề hiện đại (Lã Nguyên

tuyển dịch), Nxb.ĐHSP, 2012

2. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học,

NXBGD, 1998.

3. Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Đà

Nẵng,1997

4. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về ngôn ngữ học và văn học,

NXBKHXH, 1997.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

5. F.de Saussure, Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương (Cao Xuân

Hạo

6. Bùi Đức Tịnh, Ngôn ngữ học và văn học, NXB Văn nghệ

TP.HCM, 1999.

7. Lê Thời Tân, Về bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong sách

Ngữ Văn 10 (Hội thảo Sách giáo khoa 2008), in trong Tạp chí

Dạy và Học Ngày Nay, số 10/2012.

Page 40: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

40

27 LIN 1102 Phong cách học Tiếng Việt

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết:

Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1998

2. Hữu Đạt. Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG Hà

Nội, 2001.

3. Cù Đình Tú. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb

Giáo dục, 2007.

2. Tài liệu tham khảo thêm

6. Đức Dũng. 2003.Viết báo như thế nào, Nxb VHTT.

7. Hữu Đạt.1996. Đặc điểm ngôn ngữ thơ và ca dao ( nhìn từ góc độ

giao tiếp). Tạp chí Ngôn ngữ. Số 4.

8. Hữu Đạt.1996. Về việc chuẩn hóa ngôn ngữ phong cách hành

chính-công vụ. Tạp chí DHQG.Số 2.

9. Hữu Đạt. 2000. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt.

Nxb VHTT.

10. I.B. Golub.1976. Stilistika sovremennogo russkogo jazưka.

Izdatelstvo “ Vưssaja skola”.M.

11. Đinh Trọng Lạc. Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo

dục, 1999.

Page 41: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

41

28 LIN 2039 Ngữ dụng học

3

1. Tài liệu bắt buộc

1.Đỗ Hữu Châu. Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học. NXB Giáo

dục, 1995.

2. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở Ngữ dụng học, Tập 1. NXB ĐHSP, 2003.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Đỗ Hữu Châu. Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2. NXB Giáo dục,

2003.

1. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, Tập 1. NXB Giáo dục, 2000.

2. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB ĐHQG Hà Nội,

2000.

3. George Yule. Dụng học - một số dẫn luận nghiên cứu ngôn

Page 42: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

42

29 LIN3074

Việt ngữ học với việc dạy tiếng

Việt trong nhà trường

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thiện Giáp, Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006

2. Bùi Hiền, Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Bùi Khắc Việt, Kĩ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lí

nhà nước, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998

4. I.U.V. Rozdextvenxki, Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997

5. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy

học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997

6. Lí Toàn Thắng, Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy tiếng Việt ở

Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999

7. Nguyễn Kim Thản, “Bách khoa thư (nguồn gốc- phân loại)”, TC

Tri thức bách khoa, số 1, 1981.

8. Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Tiếng Việt trong giao tiếp hành

chính, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2002.

Page 43: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

43

30 LIT 1154 Hán văn Việt Nam

3

1. Tài liệu bắt buộc:

1. Trần Nghĩa. Sưu tầm và khảo luận tác phẩm chữ Hán của người

Việt Nam trước thế kỷ X. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội, 2000.

2. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng. Lịch sử Việt Nam. Trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội, tập 1. Hà Nội, 1971.

3. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh. Lịch

sử Việt Nam, tập 1 (Thời kỳ nguyên thủy đến thế kỷ X). Nhà xuất

bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, in lần thứ nhất

1983 (tái bản 1985, 1991).

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1971.

Page 44: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

44

31 LIT1100 Nghệ thuật học đại cương

3

1.Tài liệu bắt buộc 1. Trần Hinh - Hoàng Cẩm Giang.Bài giảng Nhập môn Nghệ thuật học,

Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV, 2012 2. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, 2008 3. Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB ĐHSP Hà

Nội, 2006 4. M.Cagan, Hình thái học nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, 2004 5. Nguyễn Quân, Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, NXB Tri Thức, 2010 6. Davide Bordwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, NXB

GD, 2008 7. Warren Buckland, Nghiên cứu phim, NXB Tri Thức, 2010 2.Tài liệu tham khảo thêm 8. E.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệTP. HCM, 1998 9. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn hóa nghệ thuật trên báo chí, ĐHQG Hà Nội, 2005 10.Vưgôxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB KHXH, 1995 11.Bruno Toussaint, Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện ảnh VN, 2007 12. Nhiều tác giả, Mỹ học và văn học kịch, NXB Sân khấu, 1984 13.Cinthia Freeland, Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, NXB Tri Thức, 2001

14.Pôxpêlốp, Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, NXb GD ,

Page 45: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

45

32 TMT2052

Dạy học Ngữ Văn theo hướng

tích hợp

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Trần Đình Sử, Đọc văn Học văn, Nxb Giáo Dục, 2001

2. Phan Trọng Luận (và Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần

Thế Phiệt), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 1997

3. Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT,

Nxb Giáo Dục, 2006

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Văn hóa thông

tin, 2001

5 . Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Đà

Nẵng,1997

6. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb

KHXH và Công ty văn hóa Phương Nam, 2006

Page 46: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

46

33 TMT2053

Lí thuyết Làm văn trong nhà

trường

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Tập bài giảng Phương pháp dạy học Ngữ văn - Khoa Sư phạm,

Trường Đại học Giáo dục,HN 2009.

2.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa

lớp 10 trung học phổ thông, HN 2006.

3. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi, Làm văn,

NXB Đại học Sư phạm 2008.

2.Tài liệu tham khảo thêm

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo

khoa lớp 12 trung học phổ thông, HN 2007.

5. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục 2001.

Page 47: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

47

34 LIN 2036 Ngữ pháp học Tiếng Việt

4

1.Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Tài Cẩn- “Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng- từ ghép- đoản

ngữ)”-NXB Đại học&Trung học chuyên nghiệp-1975. Tái bản ở

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- 1998. Tài liệu này dùng cho các

phần I- Tiếng-hình vị, II- Cấu tạo từ, IV- Đoản ngữ.

2. Đinh Văn Đức- “Ngữ pháp tiếng Việt: từ loại”- NXB Đại học

&Trung học chuyên nghiệp-1986.

3. Nguyễn Văn Hiệp. Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp. Nxb

Giáo dục, H.2008

4. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 2005

2. Tài liệu tham khảo thêm

5. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam- “Ngữ pháp tiếng Việt”-NXB

Khoa học xã hội-H.1983. Tái bản- 2000.

6. Hồ Lê- “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại”- NXB Khoa

học xã hội-H.1976.

7. Nguyễn Kim Thản- “Ngữ pháp tiếng Việt” tập I- NXB Khoa học

xã hội-H.1964. Đã tái bản.

8. Diệp Quang Ban- “Ngữ pháp tiếng Việt”- NXB Giáo dục-

H.2005.

Page 48: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

48

35 LIN2037 Ngôn ngữ học ứng dụng

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. James Símpon, 2010, The Routledge Handbook of Applied

Linguistics, Routledge.

2. Roland Wardhaugh and H. Douglas Brown, 1976, A Survey of

Applied Linguistics, The University of Michigan Press.

3. Robert L. Politzer, 1972, Linguistics and Applied Linguistics:

Aim and Methods, Concord, Massachuetts, USA.

4. Đinh Văn Đức. Bài giảng Nhập môn Ngôn ngữ học ứng dụng

(cho khoa Ngôn ngữ học từ năm 2000-2007).

5. Rozdextvenxki Iu.V. Các bài giảng Ngôn ngữ học đại cương,

Nxb.Giáo Dục, 1997 (Bài 10: NNH ứng dụng)

2. Tài liệu tham khảo thêm

6. Philip Kotler, Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ, 2006

7. David Nunan, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Giáo dục, 1998

8. Nguyễn Văn Dững, Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,

NXB Lý luận Chính trị, 2006

7. Longman, Dictionary of Language Teaching& Applied

Linguistics, Longman Group UK Limited, 1992

Page 49: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

49

36 LIT 3044 Văn học dân gian Việt Nam

5

1.Tài liệu bắt buộc 1. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn: Văn học

dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục – Hà Nội – 1997 (Tái bản nhiều lần).

2. Lê Chí Quế - Võ Quang Nhơn – Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội – 1991 (Tái bản nhiều lần)

3. Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

4. Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam – NXB KHXH – 1974.

5. Đỗ Bình Trị: Bước đầu nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1978.

2.Tài liệu tham khảo thêm 6. Guxep: Mỹ học văn học dân gian – Phòng tư liệu khoa Văn học 7. Mêlêtinxki: Thi pháp thần thoại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2006. 8. Chu Xuân Diên: Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Khoa

Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 1989. 9. Richard – Dorson: Các lí thuyết folklore hiện hành – Phòng tư

liệu khoa Văn học. 10. Viện Văn hóa dân gian: Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực

nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội 1989 11. Viện Văn hóa dân gian: Văn hóa dân gian – Những phương pháp

nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội 1990. 12. Ia.Propp: Tuyển tập V.Ia.Propp. (tập 1) – Nxb Văn hóa dân tộc,

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Hà Nội 2003. 13. Ia.Propp: Tuyển tập V.Ia.Propp. (tập 2) – Nxb Văn hóa dân tộc,

Page 50: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

50

37 LIT 3005

Văn học Việt Nam từ thế kỷ 10

đến giữa thế kỷ 18

3

.1. Tài liệu bắt buộc 1. Tổng tập văn học Việt Nam, phần văn học thế kỷ X-XVIII 2. Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (4 tập), Trần Nghĩa (chủ

biên), Phạm Văn Thắm (thư kí), Nxb. Thế Giới, Hà Nội, năm 1997.

3. Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam 4. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương. Giáo trình Văn

học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII. 5. Bùi Duy Tân. Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế

kỷ XVIII. 2. Tài liệu tham khảo thêm

6. Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại. Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục, NXB. Văn học, Hà Nội, 1999

7. Trần Đình Sử. Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. 8. Nguyễn Trãi- Về tác gia và tác phẩm, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Bỉnh Khiêm- Tác gia và tác phẩm, NXB. Giáo dục, Hà

Nội, 2001 10. Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại 11. Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại 12. Bùi Duy Tân, Khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học

trung đại Việt Nam, tập 1, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1999 13. Bùi Duy Tân, Khảo và luận một số thể loại- tác gia- tác phẩm

văn học trung đại Việt Nam, tập 2, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2001 14. Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam- Dòng riêng giữa nguồn

chung 12. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn

hoá. NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2002 13. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan: Tác gia- tác phẩm, Sở Văn hoá

thông tin Hà Tây, 2000

Page 51: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

51

38 LIT 3050

Văn học Việt Nam nửa cuối thế

kỷ 18 đến thế kỷ 19

4

1. Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII - thế kỷ

XIX, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần từ 1978 đến 2006.

2. Trần Đình Hượu (1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung

cận đại , Nxb Giáo dục.

3. Trần Ngọc Vương (1995, 1999): Loại hình học tác giả văn học –

Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. Trần Ngọc Vương (1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng

riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

5. Trần Nho Thìn (2003) Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn

văn hoá, NxbGiáo dục.

6. Trần Ngọc Vương (chủ biên 2007) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X

đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục.

7. Tác phẩm của các tác giả trong giai đoạn văn học này.

2. Tài liệu tham khảo thêm

8. Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm . Nxb Giáo dục, 2001

9. Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 1998

10. Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2003.

11. Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006.

12. Những công trình nghiên cứu văn học và lịch sử, lịch sử tư

tưởng giai đoạn này của nhiều tác giả trong và ngoài nước khác.

Page 52: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

52

39 LIT 3051

Văn học Việt Nam từ 1900 đến

1945

4

1.Tài liệu bắt buộc: 1. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao

thời 1900 – 1930, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988

2. Trần Đình Hượu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác…, Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. Bản giáo trình trên hiện có tại thư viện của trường cũng như tất cả các thư viện lớn.

3. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư, Sài gòn, 1967. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : W74.00530. Hiện nay công trình này đã được tái bản lại và bản tái bản hiện có tại Thư viện của nhà trường.

4. Mã Giang Lân (chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hoá văn họcViệt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hoá thông tin

5. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục

2. Tài liệu tham khảo thêm: 6. Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX

(1900-1925), NXB Văn học, Hà Nội, 1974. Mã số tại Thư viện quốc gia : VN74.02441, VN74.02442. 7.Chương Thâu (sưu tầm), Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX, NXB Hà Nội, 1982. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VN83.0030.

8. Chương Thâu (sưu tầm), Phan Bội Châu toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế, 2001. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV01.06885.

9. Chương Thâu (sưu tầm), Tuyển tập thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, NXB Lao động, Hà Nội, 2004. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV05.00160.

Page 53: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

53

40 LIT 3058

Văn học Việt Nam từ 1945 đến

nay

3

1. Tài liệu bắt buộc: 1. Phan Cự Đệ (chủ biên): Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo

dục, Hà Nội, 2004 2. Mã Giang Lân: Văn học Việt Nam 1945-1954, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1998. 3. Mã Giang Lân- Lê Đắc Đô- Nguyễn Bá Thành- Bùi Việt Thắng:

Văn học Việt Nam 1955-1975, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản, 1990.

4. Nguyễn Văn Long: Văn học Việt Nam trong thời đại mới. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

5. Vũ Duy Thông: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

6. Mã Giang Lân- Bùi Việt Thắng: Văn học Việt Nam sau 1975, (Giáo trình, lưu hành nội bộ, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, 2007).

2. Tài liệu tham khảo thêm: 7. Nhiều tác giả: 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng

Tám (1945), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1996. 8. Nhiều tác giả: Cách mạng- Kháng chiến và đời sống văn học

1945-1954 (Hồi ức, kỉ niệm), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995.

9. Vũ Tuấn Anh: Nửa thế kỉ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

10. Mã Giang Lân: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

11. sau 1975-Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.

12. Nhiều tác giả: Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2006.

Page 54: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

54

41 LIT 3053 Văn học Trung Quốc

4

1.Tài liệu bắt buộc 1. Nhiều người dịch: Lịch sử văn học Trung Quốc (Quyển 1,2). Tài

liệu tham khảo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện lưu giữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học và Thư viện Trường). Nguyên bản tiếng Trung: Viên Hành Bái tổng chủ biên - Trung Quốc văn học sử, quyển 1,2 (4 quyển); Cao đẳng Giáo dục Xuất bản xã (Bắc Kinh), xuất bản lần thứ nhất năm 1999, in lần thứ 8 năm 2002.

2. Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính: Văn học Trung Quốc (Đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại học sư phạm), Tập một, Nxb Giáo dục, H.1987.

3. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (viết và dịch): Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, 1998.

4. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb. ĐHSP HN. 2002.

5. Sở nghiên cứu văn học Trung Quốc, Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb Giáo dục, 1997.

6. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, 2 tập, NxbGiáo dục.

2. Tài liệu tham khảo thêm 7. Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch: Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường,

Nxb Văn học, H.2000. Nguyên bản của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân (Mỹ).

8. Nhữ Thành: Thử tìm hiểu tứ thơ trong thơ Đường, Tạp chí Văn học, số 1/1982.

9. Nguyễn Khắc Phi: Thơ văn cổ Trung Hoa – Mảnh đất quen mà lạ, Nxb Giáo dục, H.1999.

Page 55: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

55

42 LIT 3055 Văn học Nga

4

1. Tài liệu bắt buộc 1. A.X.Puskin, Thơ trữ tình (nhiều người dịch), Nxb.VH, 1999 (sinh

viên đọc các bài Tự do, Gửi Saadaev, Người tù, Ánh mặt trời của ban ngày đã tắt, Người gieo giống tự do trên đồng vắng, Gửi biển, Cây Ansa và một vài bài thơ tình tự chọn).

2. A.X.Puskin, Epghênhi Onheghin, Thái Bá Tân dịch, H, 1987. 3. A.X.Puskin, Truyện ngắn, NXB. Cầu vồng, M, 1985 (sinh viên tự

chọn một/một vài truyện). 4. N.Gogol, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, Nxb.VH, 1963. 5. N.Gogol, Bức chân dung, Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba dịch,

Nxb.VH 1971. 6. N.Gogol, Những linh hồn chết, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb.VH

1965. 7. F.Dostoievsky, Tội ác và trừng phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân

Phổ dịch, Nxb.VH, 2000. 8. F.Dostoievsky, Anh em nhà Karamazov, Phạm Mạnh Hùng dịch,

Nxb.VH, 2000. 9. L.Tolstoy, Chiến tranh và hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VH

2001. 2. Tài liệu tham khảo thêm.

10. L.Tolstoy, Phục sinh, Vũ Đình Phòng, Phùng Uông dịch, Nxb.Hội nhà văn.

11. Sekhov, Tuyển tập truyện ngắn, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VHTT, 2001 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện).

12. A.Sekhov, Tuyển tập kịch, Nhị Ca, Lê Phát, Dương Tường dịch, Nxb.Văn hóa (sinh viên đọc Vườn anh đào)

13. Giáo trình Lịch sử Văn học Nga (Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính chủ biên...), Nxb.GD 1997

Page 56: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

56

43 TMT2050

Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Phương pháp dạy học Tiếng Việt,

NXB Giáo dục, HN 1996.

2. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

theo loại thể, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

3. Tập bài giảng Phương pháp dạy học Ngữ văn - Khoa Sư phạm,

Trường Đại học Giáo dục, HN 2009.

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo

khoa Ngữ Văn trung học phổ thông, HN 2006.

5. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục

2001.

2. Tài liệu tham khảo thêm

6. Phan Trọng Luận, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường,

NXB Giáo dục 2003

7. Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXB

Giáo dục, 2002.

Page 57: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

57

44 TMT 2051

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Lê A, Nguyễn Quanh Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy

học tiếng Việt ở phổ thông trung học, NXB Giáo dục, 1996.

2. Lê A, Vương Toàn, Nguyễn Quanh Ninh, Phương pháp dạy

tiếng mẹ đẻ tập 1, 2, NXB Giáo dục, 1989.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Lê A, “Mấy vấn đề cơ bản của vviệc dạy học tiếng Việt ở trường

phổ thông”, Tạp chí NCGD, 12/2013.

2. Nguyễn Minh Thuyết, “Về việc dạy tiếng ở trường phổ thông”,

Tạp chí NCGD, 12/2008.

3. Bùi Minh Toán, Về quan điểm giao tiếp trong việc dạy tiếng

Việt, Tạp chí NCGD, 11/1992.

4. Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lý luận và phương pháp dạy học

từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia

HN, 2003.

Page 58: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

58

45 LIT 3020 Thi pháp văn học dân gian

2

1. Tài liệu bắt buộc

1. Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. NXB Giáo

dục. 1993.

2. N. Crápxốp: Thi pháp Folklore là gì? (Lê Chí Quế dịch từ tiếng

Nga). Tạp chí Văn hoá dân gian số 3. 1986.

3. Chu Xuân Diên: Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian.

Tạp chí Văn học dân gian. 1981.

4. Nguyễn Tấn Đắc: Truyện kể dân gian kể bằng Type và Motif .

NXB KHXH. 2001.

5. Đỗ Bình Trị: Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học

của truyện cổ tích của V. Ja. Propp. NXB ĐH Quốc gia Tp Hồ

Chí Minh. 2006.

6. Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao. NXB ĐH Quốc gia HN.

2004.

2. Tài liệu tham khảo

7. Đỗ Bình Trị: Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học

dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục. 1999.

8. Nguyễn Chí Bền (chủ biên): Tổng tập văn học dân gian người Việt.

Tập 8, 9 - Truyện cười. NXB KHXH. 2005.

10. Phan Đăng Nhật: Nghiên cứu sử thi Việt Nam. NXB KHXH. 2001.

Page 59: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

59

46 LIN 3092

Ngữ âm học và từ vựng học

Tiếng Việt

4

1. Tài liệu bắt buộc

1. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội 1977, 352 trang.

2. Kasevich V.B (1998), Âm vị học ( Trong “Những yếu tố cơ sở của

ngôn ngữ học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 53 -

82).

3. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1985,

tái bản lần 10, năm 2010.

4. Nguyễn Thiện giáp, Giáo trình Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2008 (Chương 3, chương 12)

2. Tài liệu tham khảo thêm

6. Zinder (1964), Ngữ âm học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1964 .

8. Cao Xuân Hạo (1998), Phần thứ nhất: ngữ âm (Trong “Tiếng Việt

mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa” Nxb Giáo dục,

Page 60: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

60

47 LIN 1050 Thực hành văn bản tiếng Việt

2

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp : Tiếng Việt thực hành-

NXB ĐHQGHN- 1996.

2. Nguyễn Thị Ly Kha: Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản tiếng

Việt. NXB GD 2007

3. Trần Trí Dõi: Bài tập tiếng Việt thực hành - NXB ĐHQGHN- 2000.

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Đức dân: Tiếng Việt (thực hành)- NXB ĐHTHtpHCM-1995.

5. Nguyễn Đức Dân: Câu sai và câu mơ hồ - NXB GD-1992.

6. Trần Ngọc Thêm: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - NXB

KHXH-1985.

7. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ việt Hùng: Tiếng Việt thực hành –

NXBGD -2008

8. Phan Thiều: Rèn luyện ngôn ngữ Tập1, tập 2- NXB GD, 1998.

-Chỉ dẫn: các tài liệu này có ở Thư viện ĐHQG, Thư viện Trường

ĐH KHXH&NV, Phòng tư liệu khoa Ngôn ngữ học.

Page 61: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

61

48 LIT 3059 Văn học Châu Âu

5

1. Tài liệu bắt buộc

1. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức

Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu,

Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục, 1998.

2. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Pháp, 3 tập, NXB Đại học quốc

gia, 2005;

3. Tuyển tập tác phẩm - Lịch sử văn học Pháp (các thế kỉ XVII, XIII,

XIX), Nxb. Ngoại văn, song ngữ, 1995;

2.Tài liệu tham khảo thêm

4. Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển

chọn và dịch, Nxb. Hội nhà văn, 2003.

5. Crane Brinton, John. B. Christopher, Robert Lee Wolff, Lịch sử

phát triển văn hoá văn minh nhân loại - Văn minh phương Tây,

Nguyễn Văn Lương biên dịch, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội,

1998.

6. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hoá thế

giới, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh,

Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vĩ dịch, Nxb Đà

Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, 1997.

Page 62: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

62

49 LIT1158 Văn học Bắc Mĩ- Mĩ Latinh

3

1.Tài liệu bắt buộc 1.E.Hemingway, Tuyển tập truyện ngắn, (Lê Huy Bắc, Đào Thu Hằng dịch), Nxb. Văn học, 2005.

2.E.Hemingway, Ông già và biển cả, Lê Huy Bắc dịch, Nxb. Lao động, 2006. 3.Jack London, Tuyển tập truyện ngắn, Phạm Sông Hồng tuyển chọn, Nxb. Hội nhà văn, 1997. 4.Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Nxb. Văn học, 1998. 5.Lê Huy Bắc, Văn học Mĩ, Nxb. Đại học Sư phạm, 2002. 6.Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục, 1998. 7.Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

2.Tài liệu tham khảo thêm 8.Các tác phẩm khác của E.Poe, J.London, M.Twain, W.Faulkner, E.Hemingway,… 9.Lê Đình Cúc, Văn học Mĩ, mấy vấn đề và tác giả, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

10.Nguyễn Đức Đàn, Hành trình văn học Mĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1996. 11.Jean-Pierre Fichou, Văn minh Hoa Kỳ, Dương Linh dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2002. 12.Michel Fragonard, Văn hoá thế kỉ XX - Từ điển lịch sử văn hoá, Chu Tiến Ánh dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 13.P. Ilin, E.A.Tzurganova (chủ biên), Các khái niệm và các thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ

York, 1961

Page 63: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

63

50 LIT3014

Văn học khu vực Đông Nam Á

và Đông Bắc Á

3

1. Tài liệu bắt buộc 1. Đức Ninh (chủ biên), Trần Thúc Việt, Đỗ Thu Hà, Võ Đình Hường.

Văn học khu vực Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 (Tái bản lần 1). Tài liệu có tại thư viện ĐHQG Hà Nội.

2. Đức Ninh, Trần Thúc Việt. Nhận diện văn học cận hiện đại Lào. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007. Phòng tư liệu Khoa Văn học và Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

3. Vũ Tuyết Loan. Riêm Kê và Tum Tiêu trong văn học Cămpuchia. NXB Văn học, H, 1994. Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

4. Trần Thúc Việt. Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Thư viện ĐHQG Hà Nội và phòng tư liệu Khoa Văn học.

5. Nhật Chiêu. Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868. NXB Giáo dục. 2003. Các thư viện.

2.Tài liệu tham khảo thêm 6. Lưu Đức Trung (chủ biên). Văn học Đông Nam Á. NXB Giáo dục.

1998. Thư viện Đại học Sư phạm và Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Đức Ninh. Nghiên cứu văn học Đông Nam Á. NXB Khoa học xã

hội, 2004. Tư liệu Khoa Văn học. 8. Komisuk, jungmin, jungByungsul. Văn học sử Hàn Quốc, Jeon

Hye kyung, Lý Xuân Chung dịch). NXB Đại học Quốc gia, 2005. 9. Shuichikato. Lịch sử văn học Nhật Bản. (Trần Hải Yến dịch).

Phòng tư liệu Khoa Văn học. 10. Văn học Nhật Bản. Thông tin KHXH. Viện Thông tin Khoa học

xã hội Hà Nội, 1998. Thư viện Viện Thông tin KHXH Việt Nam.

Page 64: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

64

51 LIN3082 Nhập môn phân tích diễn ngôn

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Diệp Quang Ban: Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản.

Nxb Giáo dụ, 2009.

2. Nguyễn Hòa: Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và

phương pháp. Nxb ĐHQGHN, 2003.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Brown G., Yule G. Phân tích diễn ngôn (bản dịch tiếng Việt). Nxb

Giáo dục, 2008.

4. Diệp Quang Ban. Văn bản. Nxb ĐHSP. 2005.

5. Moskanskaja O.I: Ngữ pháp văn bản (Bản dịch tiếng Việt của

Trần Ngọc Thêm), Nxb Giáo dục, 1996.

6. Nunan Davit: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Bản dịch tiếng Việt

của Hồ Mỹ Huyền và Trúc Thanh), 1997.

7. Nguyễn Thị Việt Thanh: Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt. Nxb

Giáo dục, 1999.

Page 65: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

65

52 TMT2054

Dạy đọc hiểu văn bản ở trường

phổ thông

3

1. Tài liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn

chương theo loại thể trong nhà trường trung học phổ thông, Luận

án tiến sĩ, ĐHSP HN.

2. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương

trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

3. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn

chương theo loại thể, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nhiều tác giả (2014), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn trung học phổ

thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 66: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

66

53 TMT4002

Phương pháp dạy học trong

môi trường học tập trực tuyến

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy

học trong môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013.

2. Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia

Pacific Region, 2012.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. E-Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ

(VVOB), Hà Nội, 2011

4. Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô

hình ứng dụng CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch:

Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng cao năng lực cho các trường

đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Microsof

Partner in Learning, 2010

Page 67: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

67

54 PSE 4009 Tư vấn hướng nghiệp

3

1.Tài liệu bắt buộc

1. Đặng Danh Ánh (2010), “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam”,

NXB Văn hóa – Thông tin.

2. “Tâm lý học tham vấn” (Giáo trình của khoa Tâm lý học trường

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). NXB ĐHQGHN, 2009.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao

năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính

trị.

4. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động

giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục 2004.

5. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia

1999.

6. Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học lao động, Tài liệu dành cho học

viên cao học, Viện Khoa học Giáo dục.

7. Tài liệu tập huấn tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, Bộ

giáo dục và đào tạo (lưu hành nội bộ) Hà Nội 1994.

8. Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động (tài liệu bồi dưỡng

giáo viên) tập 2, NXB Giáo dục 1978.

Page 68: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

68

55 LIN3077

Phương pháp dạy tiếng Việt

như một ngoại ngữ

3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Bùi Mạnh Hùng, Ngôn ngữ học đối chiếu, NXBGD 2009

2. Ủy ban KHXH, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB UBKHXH

3. Địa chỉ trang web bằng tiếng Anh

http://coe.sdsu.edu/people/jmora/ALMMethods.htm

http://www.linguatics.com/methods.htm

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Hồng Cổn, Loại hình ngôn ngữ, Tập bài giảng, Trường

ĐHKHXH và NV

5. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng

Việt, NXBGD 2004

Page 69: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

69

56 LIT 4053

Đặc điểm lịch sử văn học Việt

Nam

3

1.Tài liệu bắt buộc 1. Trần Ngọc Vương (Chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X -

XIX: Những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ

XIX, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, NXB Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 4. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành

Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội (Tái bản nhiều lần).

5. Phan Cự Đệ (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H. 2004.

2. Tài liệu tham khảo thêm 1. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Ma Cao Chương, Văn học Việt Nam

thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Giáo dục, Hà Nội (Tái bản nhiều lần).

2. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội (Tái bản nhiều lần).

3. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1974, 1977).

4. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo dục, H 1991.

5. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb

Khoa học xã hội. 1974.

Page 70: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

70

4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy (ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác

1 PHI 1004

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Dương Văn Thịnh Đặng Thị Lan Trần Thị Điểu Lương Thùy Liên Nguyễn Thị Thu Hường Hoàng Văn Thắng Nguyễn Thúy Hằng Lê Thị Vinh Đoàn Thu Nguyệt Nguyễn Như Thơ Nguyễn Thúy Vân Nguyễn Thanh Bình Ngô Thị Phượng Nguyễn Thị Trâm

PGS. TS PGS. TS

TS TS TS ThS ThS ThS ThS ThS

PGS. TS

Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Ngô Thị Phượng Phạm Hoàng Giang Phạm Quỳnh Chinh Phạm Công Nhất Phan Hoàng Mai Nguyễn Thị Trâm Nguyễn Thị Lan Hà Thị Bắc

PGS. TS ThS ThS

PGS. TS ThS ThS

Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học Triết học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

Page 71: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

71

3 POL 1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Lại Quốc Khánh Lưu Minh Văn

PGS. TS

Khoa học chính trị Khoa học chính trị

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

4 HIS 1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

Vũ Quang Hiển Ngô Đăng Tri Lê Văn Thịnh Nguyễn Thị Mai Hoa Phạm Thị Lương Diệu Lê Thị Quỳnh Nga Đỗ Thị Thanh Loan Phạm Minh Thế Nguyễn Quang Liệu Nguyễn Huy Cát Nguyễn Đoàn Phượng Đinh Xuân Lý Trần Kim Đỉnh Phạm Quốc Thành Nguyễn Đức Cường Phạm Đức Tiến Hồ Thành Tâm Trương Bích Hạnh Hoàng Hồng Nga Hồ Thị Liên Hương

PGS. TS PGS. TS PGS. TS PGS. TS

TS TS ThS ThS TS ThS ThS

PGS. TS PGS. TS

TS

Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

5 INT 1004 Tin học cơ sở 2

3

Vũ Ngọc Loãn Vũ Hồng Vân

PGS. TS

Thông tin – Thư viện Thông tin – Thư viện

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

6 Ngoại ngữ cơ sở 1 4

Page 72: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

72

7 Ngoại ngữ cơ sở 2 5

8 Ngoại ngữ cơ sở 3 5

9 Giáo dục thể chất 4

10 Giáo dục quốc phòng –

an ninh 8

11 Kĩ năng bổ trợ 3

12 PSE2001

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Trần Văn Công

Đặng Hoàng Minh

PGS.TS

TS

TS

PGS.TS

Tâm lý học

Tâm lý học

Tâm lý học

Tâm lý học

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Page 73: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

73

13 PSE2002 Giáo dục học

3

Trần Anh Tuấn-

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

Ngô Thị Thu Dung

TS

TS

ThS

ThS

TS

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục học

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

Khoa Các Khoa học GD –

ĐHGD

14 TMT1001

Lí luận và Công nghệ dạy học

3

Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

Hoàng Thanh Tú

Đào Thị Hoa Mai

Vũ Thị Phương Liên

TS

TS

TS

ThS

Ths

PPCNDH

LLPPDHVL

LLPPDHLS

LLPPDH Toán

LLPPDH Hóa

Khoa Sư Phạm – ĐHGD

Khoa Sư Phạm – ĐHGD

Khoa Sư Phạm – ĐHGD

Khoa Sư Phạm – ĐHGD

Khoa Sư Phạm - ĐHGD

15 PSE1001 Đánh giá trong giáo dục

3

Sái Công Hồng

Lê Thái Hưng

Trần Thị Hoài

Lê Thị Hoàng Hà

Đào Thị Hoa Mai

TS

TS

TS

ThS

ThS

Đo lường ĐG

Đo Lường ĐG

QLGD

Đo Lường ĐG

LLPPDH Toán

Bộ môn ĐL&ĐG – ĐHGD

Bộ môn ĐL&ĐG – ĐHGD

ĐHGD

Bộ môn ĐL&ĐG – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

Page 74: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

74

16 EDM2001

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

3

Trần Thị Hoài

Nguyễn Phương Huyền

Bùi Ngọc Kính

Trịnh Văn Minh

TS

TS

ThS

PGS.TS

Quản lý GD

Tâm lý học

Tâm lý học

Giáo dục học

Trường ĐHGD

Khoa QLGD

Khoa QLGD

Khoa QLGD

17 PSE2003

Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Ngô Thị Thu Dung

Mai Quang Huy

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Hồng Kiên

Vũ Thị Phương Liên

PGS.TS

TS

TS

ThS

TS

ThS

ThS

Tâm lý học

Tâm lý học

Sư phạm – tâm lý

Giáo dục học

Giáo dục học

Công tác xã hội

Giáo dục HN

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Sư phạm

Page 75: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

75

18 EDM2002

Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

Đỗ Thị Thu Hằng

Nguyễn Quang Tháp

Nguyễn Phương Huyền

TS

TS

TS

Kinh Tế học

Quản lý Giáo dục

Tâm lý học

Khoa QLGD - Trường ĐHGD

Khoa QLGD - Trường ĐHGD

Khoa QLGD - Trường ĐHGD

19 PSE2004

Phương pháp nghiên cứu Khoa học

3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

Ngô Thị Thu Dung

TS

TS

ThS

ThS

TS

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục hoc

Giáo dục học

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

20 PSE2006

Tư vấn tâm lí học

đường

3

Đặng Hoàng Minh

Ngô Thị Thu Dung

Lại Yến Ngọc

PGS.TS

TS

ThS

Tâm lý học

Sư phạm -Tâm lý

Tâm lý- Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

21 PSE2005

Tổ chức các hoạt động

giáo dục của nhà trường

3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

TS

TS

ThS

ThS

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục học

Giáo dục hoc

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

Page 76: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

76

22 SIN1001 Hán Nôm cơ sở

3

Phạm Văn Khoái Đinh Thanh Hiếu Phạm Vân Dung Phan Thị Thu Hiền Lê Văn Cường Nguyễn Phúc Anh Võ Mạnh Hà Lê Phương Duy

PGS. TS GVC.Th

S ThS ThS ThS NCS ThS ThS

Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

23 LIN 2033 Dẫn luận ngôn ngữ học

3 Vũ Đức Nghiệu Nguyễn Văn Chính Nguyễn Hồng Cổn

GS.TS PGS. TS PGS. TS

Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

24 LIT3001 Nguyên lí lí luận văn học

2 Trần Khánh Thành Diêu Lan Phương

PGS.TS TS

Lý luận văn học Lý luận văn học

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

25 LIT3057 Tác phẩm và loại thể văn học

4 Lý Hoài Thu Trần Đăng Trung

PGS.TS NCS

Lý luận văn học Lý luận văn học

Cán bộ nghỉ hưu ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

26 TMT2055 Ngôn ngữ và văn học

3

Lê Thời Tân

Dương Tuyết Hạnh

PGS.TS

TS

Văn học Việt Nam

Ngôn ngữ

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

27 LIN1102 Phong cách học tiếng Việt

3 Nguyễn Hữu Đạt Nguyễn Thị Phương Thùy

PGS.TS. TS.

Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

Page 77: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

77

28 LIN2036

Ngữ dụng học

3

Lê Đông

Lê Thị Thu Hoài

TS.

TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

29 LIT1100 Nghệ thuật học đại cương

3 Phạm Xuân Thạch Hoàng Cẩm Giang Trần Hinh

TS TS GVC

Văn học Văn học Văn học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

30 LIN3074

Việt ngữ học với việc

dạy tiếng Việt trong nhà

trường

3

Đỗ Hồng Dương

Nguyễn Thiện Giáp

TS.

GS.TS

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

31 LIT1154 Hán văn Việt Nam

3 Phạm Vân Dung Phan Thị Thu Hiền Nguyễn Tuấn Cường

ThS ThS TS.

Hán Nôm Hán Nôm Hán Nôm

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN Viện NC Hán Nôm

32 TMT2052

Dạy học Ngữ Văn theo

hướng tích hợp

3 Lê Thời Tân

Lê Thanh Huyền

PGS.TS

TS

Văn học Việt Nam

Văn học nước

ngoài

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

33 TMT2053

Lí thuyết Làm văn trong

nhà trường

3

Phạm Minh Diệu

Lã Phương Thúy

TS

ThS

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

Page 78: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

78

34 LIN2036

Ngữ pháp học tiếng

Việt

4

Đào Thị Thanh Lan

Bùi Duy Dương

Đỗ Hồng Dương

PGS. TS.

TS.

TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

35 LIN2037

Ngôn ngữ học ứng dụng

3

Đinh Văn Đức

Nguyễn Văn Chính

GS. TS.

PGS. TS

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

36 LIT3044 Văn học dân gian Việt Nam

5

Nguyễn Hùng Vĩ Trần Thanh Việt Lư Thị Thanh Lê Phùng Minh Hiếu

Cử nhân ThS ThS ThS

Văn học dân gian Văn học dân gian Văn học dân gian

Hán Nôm

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV -ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN

37 LIT3005

Văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến giữa thế kỉ 18

3

Đỗ Thu Hiền Nguyễn Đào Nguyên

TS. ThS

Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

Page 79: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

79

38 LIT3050 Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 - thế kỉ 19

4 Phạm Văn Hưng Đỗ Thu Hiền

ThS. TS

Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

39 LIT3051 Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

4 Hà Văn Đức Phạm Xuân Thạch

PGS.TS TS.

Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

40 LIT3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

3 Nguyễn Bá Thành Nguyễn Thị Năm Hoàng

PGS.TS ThS

Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

41 LIT3053 Văn học Trung Quốc

4

Phạm Ánh Sao Nguyễn Thanh Diên Nguyễn Thu Hiền

ThS. ThS. TS.

Hán Nôm Hán Nôm

Văn học nước ngoài

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV -ĐHQGHN

42 LIT3055 Văn học Nga

4

Phạm Gia Lâm Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Như Trang

PGS.TS TS. TS

Văn học nước ngoài

Văn học nước ngoài

Văn học nước ngoài

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV -ĐHQGHN

43 TMT2050

Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông 3

Lê Thời Tân

Lã Phương Thúy

Phạm Thị Thanh Phượng

PGS.TS

ThS

ThS

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

Page 80: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

80

44 TMT 2051

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

3 Dương Tuyết Hạnh

Phạm Minh Diệu

TS

TS

Ngôn ngữ học

Văn học Việt nam

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

45 LIT3020

Thi pháp văn học dân gian

2

Nguyễn Hùng Vĩ Trần Thanh Việt Lư Thị Thanh Lê Phùng Minh Hiếu

Cử nhân ThS ThS ThS

Văn học dân gian Văn học dân gian Văn học dân gian

Hán Nôm

ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN

Page 81: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

81

46 LIN3092

Ngữ âm học và Từ vựng

học tiếng Việt

4

Trịnh Cẩm Lan

Phạm Hữu Viện

Vũ Kim Bảng

Nguyễn Thiện Giáp

Võ Thị Minh Hà

PGS.TS.

Th.S.

PGS.TS

GS.TS.

ThS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Viện hàn lâm KHXH VN

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

47 LIN 1050

Thực hành văn bản tiếng Việt

2

Nguyễn Văn Chính Hoàng Anh Thi Nguyễn T. Phương Thùy

PGS.TS PGS. TS TS.

Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

48 LIT3059 Văn học Châu Âu

5

Đào Duy Hiệp Nguyễn Thị Thùy Linh

PGS.TS TS

Văn học nước ngoài

Văn học nước ngoài

ĐH KHXH&NV -ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

Page 82: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

82

49 LIT1158 Văn học Bắc Mĩ - Mĩ Latinh

3

Đào Duy Hiệp Lê Nguyên Long

PGS.TS ThS.

Văn học nước ngoài

Văn học nước ngoài

ĐH KHXH&NV -ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

50 LIT3014 Văn học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á

2

Trần Thị Thục Trần Thúc Việt Nguyễn Phương Liên

ThS CN TS

Văn học nước ngoài

Ngữ văn Văn học nước

ngoài

ĐH KHXH&NV –ĐHQGHN Cán bộ nghỉ hưu ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

51 LIN3082

Nhập môn phân tích diễn

ngôn

3

Nguyễn Hòa

Nguyễn Thị Việt Thanh

Phạm Văn Tình

GS.

TS.

PGS.

TS.

PGS.TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Trường Đại học NN, ĐHQG

HN.

Viện VNH và KHPT, ĐHQG

HN.

Viện Từ điển và BKT VN

52 TMT2054

Dạy đọc hiểu văn bản ở

trường phổ thông

3

Phạm Minh Diệu

Phạm Thị Thanh Phượng

Lê Thanh Huyền

TS

ThS

TS

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm - ĐHGD

53 TMT4002

Phương pháp dạy học

trong môi trường học

tập trực tuyến

3 Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

TS

TS

Ngôn ngữ - CN

LL&PPDH Vật lý

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Khoa Sư phạm – ĐHGD

Page 83: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

83

54 PSE 4009 Tư vấn hướng nghiệp

3

Ngô Thị Thu Dung

Trần Anh Tuấn

TS

TS

Giáo dục học

Giáo dục học

Khoa Các khoa học Giáo dục

Khoa Các khoa học Giáo dục

55 LIN3077

Phương pháp dạy tiếng

Việt như một ngoại ngữ

3

Nguyễn Văn Chính

Hoàng Anh Thi

PGS. TS.

PGS.TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

Khoa Ngôn ngữ học, Trường

ĐH KHXH&NV

56 LIT 4053

Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam

3 Hà Văn Đức Trần Nho Thìn Trần Ngọc Vương

PGS.TS PGS.TS. GS.

Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam

ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN

5. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

Danh mục các khối kiến thức và học phần của khối kiến thức Ngữ văn được xây dựng theo mục tiêu đào tạo và yêu cầu

liên thông ngang với đào tạo Cử nhân Ngữ văn. Căn cứ vào thời gian đào tạo cho phép, nguyện vọng của người học và điều kiện

cụ thể của bộ môn, có thể bổ sung các học phần tự chọn phong phú hơn hoặc điều chỉnh những học phần đặc thù theo hướng

phát triển chương trình và đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường lao động và nhu cầu của xã hội với tổng khối lượng kiến thức

không vượt quá 137 tín chỉ. Những điều chỉnh này phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa chấp nhận.

Thực tập tốt nghiệp và kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm (10 tín chỉ) được tiến hành tại một nhà trường trung học phổ

thông. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu hoạt động nhà trường bao gồm toàn bộ nội dung vận hành một nhà trường trong đó đi sâu

vào tổ chức quá trình dạy học và giáo dục cũng như thực hành giảng dạy bộ môn cho các khối lớp ở trường trung học phổ thông

Page 84: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

84

và tiến hành công tác giáo viên chủ nhiệm, sinh viên có thể tự xây dựng kế hoạch kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm tại

trường phổ thông tạo điều kiện cho sinh viên có thể nhúng mình trong môi trường sư phạm tại các trường phổ thông, giúp cho

sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế tại trường phổ thông. Khoá luận được làm theo đề tài về Ngữ văn cao cấp, Ngữ văn sơ cấp

hoặc khoa học giáo dục - sư phạm theo năng lực và nguyện vọng của người học, sinh viên có thể lựa chọn học các môn thay thế

thi tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học, tinh giản lý thuyết, dành nhiều thời gian cho

sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo chi tiết

HƯỚNG DẪN LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

TT Mã

học phần Học phần

Số

tín

chỉ

Số

giờ

tín

chỉ

Học phần

tiên

quyết

Lịch trình giảng dạy

Ghi chú

HK

1

H

K2

HK

3

H

K4

HK

5

H

K6

HK

7

H

K8

Page 85: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

85

I

KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (M1)

(Không tính các học phần 6-12)

27

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản

của Chủ nghĩa Mác – Lênin

(I)

2 30 X

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản

của Chủ nghĩa Mác – Lênin

(II)

3 45 PHI1004 X

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 30 PHI1005 X

4 HIS1002 Đường lối cách mạng của

ĐCSVN 3 45 POL1001 X

5 INT1004 Tin học cơ sở 2 3 45 X

6 Ngoại ngữ cơ sở 1

7 Ngoại ngữ cơ sở 2

8 Ngoại ngữ cơ sở 3

Page 86: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

86

9 PES1001 Giáo dục thể chất 4

10 CME1001 Giáo dục quốc phòng-an

ninh 8

11 Kỹ năng bổ trợ 3 X

II Khối kiến thức theo lĩnh vực (M 2) 6

12 PSE2001 Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3 45 X

13 PSE2002 Giáo dục học

3 45 X

III. Khối kiến thức theo khối ngành

(M3) 24

III.1 Các học phần bắt buộc 18

14 TMT1001 Lí luận và Công nghệ dạy học

3 45 PSE2001

PSE2002 X

15 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục

3 45 X

Page 87: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

87

16 EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

3 45 PSE2002 X

17 PSE2003

Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

3 45 PSE2001

PSE2002 X

Các học phần tự chọn 6/12

18 EDM2002

Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3 45 X

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3 45 X

20 PSE2006 Tư vấn tâm lí học đường 3 45

PSE2001

PSE2002 X

21 PSE2005 Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

3 45 PSE2001

PSE2002 X

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành

(M 4) 21

IV.1 Các học phần bắt buộc 15

Page 88: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

88

22 SIN1004 Hán Nôm cơ sở 3 45 X

23 LIN2033 Dẫn luận ngôn ngữ học 3 45 X

24 LIT 3001 Nguyên lí lí luận văn học 2 30 X

25 LIT 3057 Tác phẩm và loại thể văn học

4 60 LIT 3001 X

26 TMT2055 Ngôn ngữ và Văn học 3 45 X

IV.2 Các học phần tự chọn 6/12

27 LIN 1102 Phong cách học Tiếng Việt

3 45 LIN2033 X

28 LIN 2039 Ngữ dụng học

3 45 LIN2033 X

29 LIN 3074

Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường

3 45 X

30 LIT1154 Hán văn Việt Nam

3 45 X

31 LIT1100 Nghệ thuật học đại cương

3 45 X

Page 89: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

89

32 TMT2052 Dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp

3 45 X

33 TMT2053 Lí thuyết Làm văn trong nhà trường

3 45 X

V Khối kiến thức ngành (M 5) 57

V.1 Các học phần bắt buộc 40

34 LIN2036 Ngữ pháp học tiếng Việt 4 60 LIN2033 X

35 LIN2037 Ngôn ngữ học ứng dụng 3 45 LIN2033 X

36 LIT 3044 Văn học dân gian Việt Nam

5 75 X

37 LIT 3005 Văn học Việt Nam từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 18

3 45 X

38 LIT 3050

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19

4 60 LIT 3005 X

39 LIT 3051 Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

4 60 LIT 3050 X

Page 90: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

90

40 LIT 3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

3 45 LIT 3051 X

41 LIT 3053 Văn học Trung Quốc

4 60 X

42 LIT 3055 Văn học Nga

4 60 X

43 TMT2050 Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông

3 45 X

44 TMT2051

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

3 45 X

V.2 Các học phần tự chọn 7/24

45 LIT 3020 Thi pháp văn học dân gian

2 30 X

46 LIN 3092 Ngữ âm học và Từ vựng học Tiếng Việt

4 60 LIN2033 X

47 LIN 1050

Thực hành văn bản tiếng Việt

2 30 X

48 LIT 3059 Văn học Châu Âu 5 75 X

Page 91: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

91

49 LIT 1158 Văn học Bắc Mĩ – Mĩ Latinh

3 45 X

50 LIT 3014 Văn học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á

3 45 X

51 LIN 3082 Nhập môn phân tích diễn ngôn

3 45 X

52 TMT2054 Dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

3 45 X

V.3 KHỐI KIẾN THỨC THỰC TẬP VÀ

TỐT NGHIỆP 10

53 TMT3001 Thực tập sư phạm 4 60 X

54 TMT4001 Khóa luận/Thi tốt nghiệp 6 90 X

Tổng cộng 135

Page 92: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

92

6. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với một chương trình đào tạo tiên

tiến của nước ngoài (Đã sử dụng để xây dựng chương trình)

a) Giới thiệu về chương trình đào tạo được sử dụng để xay dựng chương trình

- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

Bachelor of Art in Teaching (BAT)

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Đại học Brown, Hoa Kỳ (Brown University, US

- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo: xếp thứ 39 thế giới

(theo xếp hạng QS).

b) Bảng so sánh chương trình đào tạo

TT Tên học phần

trong chương trình

đào tạo của nước

ngoài

Tên học phần

trong chương

trình đào tạo

của đơn vị

Thuyết minh về

những điểm giống

nhau giữa các học

phần của 2 chương

trình ĐT

1 Nhập môn về phát

triển con người và

giáo dục

1. Giống nhau: cả 2

chương trình đều có

một số học phần tuy

không trùng khít về

tên gọi nhưng khá

giống nhau về nội

dung và cách thức

tiếp cận (thống kê

trong cột 2 và cột

3).

2. Khác nhau:

- Hầu hết các nước

trên thế giới đào tạo

giáo viên trình độ

2 Kĩ thuật dạy học /

Thủ thuật dạy học

- Lí luận và Công

nghệ dạy học.

- Chương trình,

phương pháp dạy

học Ngữ văn

3 Lịch sử giáo dục

Hoa Kì

4 Giáo dục học so

sánh

Giáo dục học và

tổ chức hoạt động

giáo dục trong

nhà trường

Page 93: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

93

5 Lịch sử giáo dục

Phi - Mỹ

đại học theo nhóm

ngành: xã hội, tự

nhiên; không đi

theo ngành chuyên

sâu cho môn học cụ

thể. Chương trình

giới thiệu về những

vấn đề vĩ mô như

kinh tế học, xã hội

học, vấn đề phát

triển con người; vấn

đề dạy học chỉ

chiếm một phần nhỏ

trong chương trình.

- Ở nước ta, cách

đào tạo cử nhân sư

phạm nhìn chung

hướng đến việc rèn

luyện tay nghề ở

từng chuyên ngành

cụ thể. Trong

chương trình, ngoài

các học phần chung,

trang bị kiến thức

chính trị, xã hội,

kinh tế, văn hóa...

như Triết học, Lịch

sử, Cơ sở văn hóa

Việt Nam, Ngoại

ngữ, Tin học, còn

6 Các chính sách giáo

dục phổ thông

Giáo dục học và

tổ chức hoạt động

giáo dục trong

nhà trường

7 Nhập môn về các

phương pháp

nghiên cứu chất

lượng

Phương pháp

nghiên cứu

KHGD

8 Nhập môn về thống

kê trong nghiên cứu

giáo dục và phân

tích chính sách

Thống kê cho

khoa học xã hội

9 Phân tích chính

sách giáo dục và

những bài học từ

kinh tế học

Page 94: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

94

lại phần lớn là các

học phần thuộc

chuyên ngành khoa

học cơ bản (về Ngữ

văn) và khoa học

giáo dục.

10 Giáo dục, kinh tế và

đổi mới (cải cách)

nhà trường phổ

thông

11 Đánh giá ảnh hưởng

của các chương

trình xã hội

12 Lịch sử đổi mới nhà

trường phổ thông

Hoa Kì

13 Xúc cảm và nhận

thức giáo dục

- Giáo dục thẩm

mỹ

- THSP và phát

triển kĩ năng cá

nhân, xã hội

14 Tâm lí học lứa tuổi

thanh niên

Đại cương về tâm

lí và tâm lí học

nhà trường

15 Viễn cảnh (triển

vọng) quốc tế về

giáo dục không

chính quy

16 Tâm lí học chủng

tộc giai tầng và giới

Page 95: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

95

17 Các quan điểm giao

lưu văn hóa về phát

triển trẻ em

18 Thực hiện chính

sách giáo dục

Quản lí hành

chính nhà nước

và quản lí ngành

giáo dục đào tạo

19 Lịch sử và các

thuyết về phát triển

trẻ

20 Giáo dục đại học

Hoa Kì trong bối

cảnh lịch sử

21 Phát triển đạo đức

và giáo dục

22 Bối cảnh xã hội của

việc học và phát

triển

Xã hội học đại

cương

23 Các chính sách đô

thị và vấn đề quản

lý nhà trường phổ

thông

24 Phát triển người và

giáo dục đô thị

25 Kinh tế học giáo

dục

26 Ngôn ngữ ứng dụng

đối với giáo dục

ngôn ngữ ở trường

phổ thông

Ngữ dụng học

Tiếng Việt

Page 96: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

96

27 Các lí thuyết về tiếp

nhận ngôn ngữ thứ

hai

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG

BROWN UNIVERSITY (HOA KÌ)

Bachelor of Art in Teaching (BAT)

Course # Name of Course Faculty Semester Time

Page 97: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

97

EDUC

0800

Introduction to

Human

Development and

Education

Li Fall Tues,

Thurs

2:30 -

3:50

EDUC

1010

The Craft of

Teaching

Shalaby Fall Tues

4:00 -

6:20

EDUC

1020

The History of

American

Education

Steffes Fall M, W, F

10:00 -

10:50

EDUC

1030

Comparative

Education

Modell Fall Tues,

Thurs

9:00 -

10:20

EDUC

1050

History of African-

American

Education

Steffes Spring Tues,

Thurs

2:30 -

3:50

EDUC

1060

Politics and Public

Education

Bay Fall Tues,

Thurs

10:30 -

11:50

EDUC

1100

Introduction to

Qualitative

Research Methods

Demick Spring Wed

3:00 -

5:20

EDUC

1110

Introductory

Statistics for

Education

Research and

Policy Analysis

Cho Fall Tues,

Thurs

2:30 -

3:50

Page 98: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

98

EDUC

1130

Analyzing

Education Policy:

Lessons from

Economics

Tyler Fall M, W, F

10:00 -

10:50

EDUC

1150

Education, the

Economy and

School

Cho Spring Mon

3:00 -

5:20

EDUC

1160

Evaluating the

Impact of Social

Programs

Gee Spring Tues,

Thurs

9:00 -

10:20

EDUC

1200

History of

American School

Reform

Spoehr Spring 11:00 -

11:50

EDUC

1260

Emotion,

Cognition,

Education

Demick Fall Thurs

9:00 -

10:20

EDUC

1270

Adolescent

Psychology

Rivas Spring Tues,

Thurs

1:00 -

2:20

EDUC

1280

International

Perspectives on

Informal Education

Brice

Heath

Fall Tues

4:00 -

6:20

EDUC

1430

The Psychology of

Race, Class, and

Gender

Rivas Fall Tues,

Thurs

1:00 -

2:20

EDUC

1580

Cross-Cultural

Perspectives on

Li Spring Tues,

Thurs

Page 99: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

99

Child

Development

10:30 -

11:50

EDUC

1650

Policy

Implementation in

Education

Wong Spring Wed

3:00 -

5:20

EDUC

1710

History and

Theories of Child

Development

Demick Fall Tues,

Thurs

2:30 -

3:50

EDUC

1730

American Higher

Education in

Historical Context

Spoehr Fall M, W, F

2:00 -

2:50

EDUC

1850

Moral

Development and

Education

Li Fall Tues

10:30 -

11:50

EDUC

1860

Social Context of

Learning and

Development

Li Spring Thurs

4:00 -

6:20

EDUC

2330

Urban Politics and

School

Government

Wong Fall Wed

3:00 -

5:20

EDUC

2340

Human

Development and

Urban Education

Garcia

Coll

Fall Tues,

Thurs

1:00 - 2:

20

EDUC

2350

The Economics of

Education

Tyler Spring Tues,

Thurs

9:00 -

10:20

EDUC Applied Smith Fall Tues

Page 100: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

100

2020A Linguistics for

ESL

4:00 -

6:20

EDUC

2020D

Theories in First

and Second

Language

Acquisition

Smith Spring Fri 3:00

- 5:20

7. Tóm tắt nội dung học phần

1. PHI1004-Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1- 2 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:

Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những

nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ

Page 101: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

101

nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá

trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm

rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của

nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản

và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản,

trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ

nghĩa xã hội.

2. PHI1005- Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần II)- 3TC

Học phần tiên quyết: PHI 1004- Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác –

Lênin

Học phần những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:

Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những

nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá

trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm

rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của

nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản

và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản,

trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ

nghĩa xã hội.

3. POL 1001- Tư tưởng Hồ Chí Minh- 2TC

Học phần tiên quyết: PHI 1005- Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác –

Lênin 2

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách mạng

Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và

con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại đoàn

Page 102: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

102

kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;

đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng

của dân tộc Việt Nam.

4. HIS 1002- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam- 3 TC

Học phần tiên quyết: POL 1001- Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho người học:

- Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định

đường lối cách mạng Việt Nam;

- Những kiến thức cơ bản và có hệ thống về đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ

thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải

pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết… của Đảng trong

tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến

cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ

đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

5. INT 1004 - Tin học cơ sở- 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Tin học cơ sở gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin

cần thiết nhất cho sinh viên. Nội dung chủ yếu là thực hành và các kĩ năng làm việc với

máy tính và sử dụng phần mềm. Cụ thể là các khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin

và máy tính điện tử, sử dụng máy tính cá nhân, sử dụng bộ phần mềm văn phòng trong

công tác hàng ngày như soạn thảo văn bản, soạn thảo bài trình diễn, sử dụng bảng tính,

sử dụng Internet.

6. Ngoại ngữ A1 (4 tín chỉ)

7. Ngoại ngữ A2 (5 tín chỉ)

8. Ngoại ngữ B1(5 tín chỉ)

9. Giáo dục thể chất - 4 TC

10. Giáo dục quốc phòng –An ninh – 8 TC

11. Kĩ năng bổ trợ - - 3 TC

12. PSE 2001 - Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường - 3 TC

Page 103: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

103

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào trong nhà

trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội dung học phần

đề cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý học, quan điểm duy

vật biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu. Cơ sở sinh lý thần kinh của

tâm lý. Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi. Quá trình nhận thức của

con người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và

vô thức trong đời sống tâm lý con người. Các lý thuyết về sự học. Hoạt động học tập và

đặc điểm hoạt động học tập của người học.Trí nhớ và các quá trình trí nhớ. Quên và các

biện pháp chống quên.Giới thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện pháp hình

thành động cơ học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của đời sống

tình cảm. Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học sinh. Các vấn

đề nhân cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm nhân cách của học sinh với việc

học. Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên. Các biện pháp phát triển nhân

cách người giáo viên.

13. PSE2002 - Giáo dục học- 3TC

Học phần tiên quyết: Không

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao các tri

thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, trang bị cho người

học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học, lịch sử giáo

dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ bản của quá

trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học. Học phần cũng cung

cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về tổ chức, quản lý các hoạt

động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học của một giáo viên và công tác giáo

viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cơ bản trong trường phổ

thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại hình nhà

trường khác, bậc học khác.

Page 104: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

104

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt chẽ

với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các chương,

mục như sau.

14. TMT1001 - Lí luận và Công nghệ dạy học- 3 TC

Học phần tiên quyết: PSE 2001- Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản

chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học, những quan

điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử với sự chi

phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn giới thiệu

các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, các phương

pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công nghệ trong dạy

học. Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản trong nhóm bộ môn đào tạo

nghiệp vụ sư phạm, vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực hành.

15. EAM1001- Đánh giá trong giáo dục - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt

động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu

của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học

tập môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo viên

và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà còn

giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để đạt

mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết kế câu

hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

16. EDM2001- Phát triển chương trình giáo dục phổ thông – 3TC

Học phần tiên quyết: PSE 2002 - Giáo dục học

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát

triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục hiện

Page 105: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

105

nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương trình

giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người học có

khả năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một số vấn đề

về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp phần cụ thể hóa

kiến thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục trong chính ngành học,

môn học mà người học sẽ đảm nhiệm.

17. PES 2003 – Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội - 3 TC

Học phần tiên quyết: PSE 2001: Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

PSE 2002: Giáo dục học

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho

sinh viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và

rèn luyện nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm:

Giáo dục giá trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân cách

con người. Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống cho học

sinh. Nội dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên giúp cho hoạt

động nghề nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và xã hội

giúp cho giáo viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được tốt nhất. Các nội

dung của học phần đều được thực hành và trải nghiệm thường xuyên.

18. EDM2002- Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo -

3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước, QLHCNN,

các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà

nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ đó giúp người học

ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây giáo dục học sinh

góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Học phần chú trọng đến việc nhận

thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước về GD&ĐT vào giải quyết các vấn

đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục và việc bồi dưỡng nhân cách người

giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý học sinh, quản lý

trường học cho người học.

19. PSE2004 - Phương pháp nghiên cứu khoa học - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Page 106: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

106

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư

phạm. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho

người học kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu

khoa học và khả năng vận dụng trong giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp,

báo cáo khoa học, bài báo khoa học. Học phần được thiết kế theo các nội dung cơ bản

sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan

điểm tiếp cận về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một

số nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện một đề tài nghiên cứu nói chung, trong lĩnh

vực giáo dục nói riêng.

• Đặc điểm và phân loại các loại hình NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH dưới các hình thức khác nhau như bài tập

lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và

thực hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học

phần và dưới các hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

20. PSE2006 - Tư vấn tâm lí học đường - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Tư vấn tâm lí học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những kiến thức

cơ bản về tư vấn tâm lí và tư vấn tâm lí học đường. Đây là một nền tảng quan trọng giúp

cho các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Các

nội dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lí học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa

của tâm lí học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình tư vấn tâm

lí.

Page 107: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

107

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lí học đường: Vai trò, trách nhiệm của người

cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một số yêu cầu

cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi,

kĩ năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng

huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ tự ưu tiên và theo trật tự

khi tư vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo dục

thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực ở

thanh thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn tâm lý của học sinh,

chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi, phát hiện và bồi dưỡng

năng khiếu ở thanh thiếu niên

21. PSE2005 – Tổ chức các hoạt động giáo dục – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội cho SV

rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa học giáo dục

trong quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất nhân

cách người giáo viên. Nội dung môn học chủ yếu đề cập đến hệ thống kỹ năng nghiên

cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kỹ năng quản lý lớp trong giờ học, Kỹ

năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung (bao gồm

hoạt động TNST),… và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng và phát triển

năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của người

giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể của SV

trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng, góp phần

phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

22. SIN1001 - Hán Nôm cơ sở - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần hướng đến việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về

diện mạo Hán Nôm trong dòng chảy ngôn ngữ và văn học nước nhà. Nội dung cơ bản là

Page 108: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

108

trang bị cho sinh viên một trình độ nhất định về chữ Hán và chữ Nôm, Giúp họ có căn

bản để xử lý những văn bản Hán Nôm ở bước ban đầu.

23. L1N 2033 - Dẫn luận ngôn ngữ học – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng,

nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ

phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, hình

thái, cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…

Mặt khác, học phần cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân loại các ngôn ngữ

trên thế giới để có một cái nhìn (tuy còn rất đơn giản) về toàn cảnh các ngôn ngữ.

Ngoài ra, học phần cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn

giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ,

nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học, miêu tả ngữ âm học và

phân xuất âm vị, để chuẩn bị đi vào những môn thuộc khối kiến thức ngôn ngữ học

chuyên ngành tiếp theo sau.

24. LIT3001- Nguyên lí lí luận văn học – 2 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Lý luận văn học vừa là học phần cơ sở vừa là môn chuyên ngành trong

tất cả các khoa Văn học ở trường Đại học. Trong đó phần Nguyên lý lý luận văn học sẽ

cung cấp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để sinh viên có được công cụ tìm

hiểu tất cả những vấn đề thuộc về nghiên cứu văn học nghệ thuật. Xét về phương diện

cấu trúc, bản thân Văn học không tồn tại cô lập mà là một yếu tố hữu cơ trong cấu trúc

chung của toàn bộ đời sống xã hội. Nguyên lý văn học trước hết tìm hiểu Mối quan hệ và

sự ảnh hưởng giữa các thành tố như: Cuộc sống – Nhà văn – Tác phẩm - Độc giả. Thứ

đến, nó tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, từ đó có thể định

vị được chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ như thế nào. Theo

logic đó, chúng tôi sẽ cố gắng lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ

biện chứng giữa các thành tố đó với văn học.

25. LIT 3057- Tác phẩm và loại thể văn học – 4 TC

Học phần tiên quyết: LIT3001- Nguyên lí lí luận văn học

Page 109: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

109

Phần Tác phẩm văn học cung cấp những kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học như

một phạm trù cơ bản của lý luận văn học. Trong một cái nhìn tổng quan, tác phẩm văn

học là một chỉnh thể thẩm mỹ với cấu trúc nhiều tầng bậc, với sự thống nhất của các yếu

tố nội dung và hình thức. Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm được khảo sát ở các phương

diện: khái niệm, vai trò, sự biểu hiện, những trường hợp đặc biệt. Từng thành tố của tác

phẩm được nghiên cứu với những vấn đề cơ bản: các loại hình nhân vật; đặc điểm của

tính cách, tính cách và hoàn cảnh; các biện pháp thể hiện nhân vật và tính cách; các mối

quan hệ và vai trò của kết cấu, những hình thức kết cấu chủ yếu trong văn học; khái

niệm, đặc điểm và các bước diễn biến của cốt truyện; ngôn ngữ trong các loại tác phẩm

văn học, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm v.v… Những kiến thức lý luận đó

là chìa khóa để sinh viên văn học hệ chất lượng cao có khả năng phân tích, giải mã tác

phẩm đúng và hay, có khả năng giảng dạy, nghiên cứu, phê bình văn học ở trình độ xuất

sắc.

Loại thể văn học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống lý thuyết và thực tiễn văn

học. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự tương tác của

các thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu lịch sử văn học. Về phía thực

tiễn, thể loại chính là diện mạo, sức sống của một giai đoạn văn học, hay rộng hơn là

một nền văn học. Học phần này cũng cung cấp cho người học những kiến thức lý luận

cơ bản về loại thể văn học: từ những vấn đề khái quát chung đến những đặc trưng cơ

bản, đặc điểm thi pháp nổi bật riêng của từng thể loại. Trên cơ sở của các phương thức

phản ánh: trữ tình, tự sự, kịch, nội dung môn học tập trung khảo sát những thể loại

chính, tiêu biểu như: thơ, tiểu thuyết, ký và kịch. Trong những hướng tiếp cận cụ thể,

giảng viên vận dụng đồng thời nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu để phân tích

những đặc trưng thể loại (nội dung và hình thức), đặc điểm thi pháp, cấu trúc văn bản…

Từ đó khẳng định những ưu thế, triển vọng của hệ thống lý thuyết về loại thể trong

nghiên cứu lý luận văn học nói chung.

26. TMT2055- Ngôn ngữ và văn học – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần trước hết trình bày khái luận chung về đề tài gọi là “Ngôn ngữ và Văn

học”

Page 110: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

110

Khái luận này chuẩn bị cho việc triển khai tiếp cận mối quan hệ “Ngôn ngữ và Văn

học” theo những lớp nghĩa khác nhau tùy theo giới thuyết khái niệm và phạm vi bàn

luận. Chương trọng tâm là chương 2 Ngôn ngữ và Văn học – Quan hệ giữa chất liệu lời

nói và sáng tác văn chương. Chương này trên cơ sở trình bày lí luận tiên tiến nhất về

ngôn ngữ học và văn học luận giải một cách hệ thống thực chất quan hệ giữa ngôn ngữ

văn học biểu hiển ra ở hai thể loại lớn Văn xuôi tự sự và thơ ca trữ tình. Chương 3 mở

rộng khái niệm văn học (phần khoa học) bàn sâu hơn về vấn đề “Ngôn ngữ và Văn học”

27. LIN 1102- Phong cách học Tiếng Việt – 3 TC

Học phần tiên quyết: LIN 2033- Dẫn luận ngôn ngữ học

Học phần Phong cách học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ

học các kiến thức cơ bản về phong cách học (lịch sử nghiên cứu phong cách học, đối

tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu…), cách phân chia các phong cách

chức năng trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng (cơ sở phân chia, các

tiêu chí phân chia), hoạt động của các phong cách chức năng trong tiếng Việt ( phong

cách khẩu ngữ, phong cách hành chính, phong cách báo chí, phong cách khoa học…),

giá trị phong cách của các các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt nói riêng, các biện pháp

tu từ trong tiếng Việt. Đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và

phưong pháp phân tích văn bản thuộc một phong cách chức năng nhất định. Với các

kiến thức học được, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy,

học tập tiếng Việt và ngoại ngữ.

28. LIN 2039- Ngữ dụng học – 3 TC

Học phần tiên quyết: LIN 2033- Dẫn luận ngôn ngữ học

Học phần Ngữ dụng học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các

kiến thức cơ bản về ngữ dụng học (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên

cứu…); cung cấp các khái niệm và vấn đề cơ bản trong nghiên cứu dụng học như: các

khái niệm về quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ, đa thanh, các loại nghĩa hàm ẩn trong ngôn

ngữ (tiền giả định, hàm ẩn hội thoại và hàm nghĩa), lý thuyết hành vi ngôn ngữ (lý

thuyết của John L.Austin, lý thuyết của John R.Searle…) các nhân tố giao tiếp và quy

tắc giao tiếp (vấn đề ngữ cảnh, diễn ngôn, các quy tắc về bảo tồn giá trị hữu ích, lịch sự,

hợp tác hội thoại …)... Đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng

Page 111: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

111

phưong pháp phân tích, mô tả các vấn đề dụng học trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ

nói chung. Bên cạnh đó, học phần còn gợi mở những hướng tiếp cận mang tính dụng học

trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.

29. LIN 3074 - Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường - 3 TC

Học phần tiên quyết

Học phần này cung cấp cho sinh viên những cơ sở ngôn ngữ học, giáo dục học và

tâm lí học trong việc dạy tiếng; phân biệt dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ

nhất với dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ. Đồng thời, học

phần này cho biết thực trạng dạy và học tiếng Việt hiện nay, cũng như phương hướng

dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ.

30. LIT 1154- Hán Văn Việt Nam – 3 TC

Học phần tiên quyết: SIN1001 - Hán Nôm cơ sở

Chữ Hán truyền vào Việt Nam dưới thời nhà Triệu. Lúc đầu, chữ Hán còn bị coi là

công cụ nô dịch. Nhưng về sau, nó được nhìn nhận như một phương tiện ghi chép mà ta

có thể lợi dụng để học tập văn hóa, phát triển nhân tài, xây dựng nền văn hóa thành văn

của dân tộc. Từ đó, nhiều tác phẩm Hán văn của người Việt Nam đã ra đời: Chùm thư 6

bức tranh luận về đạo Phật; Bài văn bia ở đạo tràng Bảo An; Bài phú và bài văn sách của

Khương Công Phụ; Bài văn khắc trên chuông Thanh Mai; Bài k ý và bài thơ của Liêu

Hữu Phương; 7 đoạn văn đối thoại trong giới Thiền học...

Với số tác phẩm chữ Hán trên, ta có thể hình dung được phần nào nền Hán văn Việt

Nam thời Bắc thuộc.

31. LIT1100- Nghệ thuật học đại cương- 3 TC

Học phần tiên quyết : không

Học phần có nội dung là những kiến thức cơ bản nhất về bản chất và nguồn gốc của

nghệ thuật, các khuynh hướng và quan điểm khác nhau về quá trình hình thành, phát triển

của nghệ thuật ở Phương Tây và Phương Đông, từ đó đi sâu phân tích các loại hình nghệ

thuật: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật điện

ảnh, mối quan hệ giữa các ngành nghệ thuật với nhau, đặc biệt ở những ngành nghệ thuật

gần gũi với văn học như sân khấu, điện ảnh. Học phần cũng giới thiệu và phân tích mối

liên hệ qua lại giữa sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật, giữa nghệ sĩ và hiện

Page 112: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

112

thực đời sống xã hội, về vai trò và chức năng của mỗi loại hình nghệ thuật, tác động qua

lại giữa bản thân đối tượng nghệ thuật và nhu cầu thưởng thức cái đẹp của công chúng

trong đời sống xã hội.

32. TMT 2052- Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp- 3 TC

Học phần tiên quyết:

Học phần này sau khi luận giải các cơ sở khoa học cùng lí do của việc dạy học theo

hướng tích hợp nói chung, việc dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp nói riêng sẽ đi

sâu phân tích cấu trúc “ba trong một” – Văn bản Tác phẩm văn học cùng Tiếng Việt và

Làm Văn của sách giáo khoa Ngữ văn các cấp. Trên cơ sở đó, học phần trình bày hai

hướng tích hợp “bên trong” và “bên ngoài” khi dạy học Ngữ Văn. Hướng tích hợp bên

trong được tiến hành theo hai chiều ngang và dọc giữa các phân môn: Đọc hiểu Văn

bản, Tiếng Việt và Làm Văn; Hướng tích hợp bên ngoài (tức tích hợp liên môn và liên

khoa học) trình bày và phân tích những liên hệ giữa các phân môn trong môn Ngữ Văn

với các môn xung quanh (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,...) cùng các khoa học liên

quan ngữ và văn (Việt ngữ học, Lí luận văn học, Nghiên cứu và phê bình văn học,...).

33. TMT2053- Lí thuyết Làm văn trong nhà trường – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng về làm văn trong nhà trường phổ

thông: vai trò, vị trí của môn Làm văn; nguyên tắc chia kiểu văn bản và đặc điểm của

từng kiểu văn bản. Bên cạnh đó, học phần nêu những vấn đề tổng quan về kiểm tra,

đánh giá trong dạy học Ngữ Văn. Học phần giúp người học có cái nhìn khái quát về toàn

bộ chương trình Làm văn, từ đó có kiến thức công cụ để tìm hiểu kĩ hơn về phương

pháp dạy học phân môn này.

34 . LIN 2036- Ngữ pháp học Tiếng Việt – 4 TC

Học phần tiên quyết: LIN 2033- Dẫn luận ngôn ngữ học

Học phần pháp tiếng Việt có thể chia thành 2 phần nhỏ là Từ pháp tiếng Việt và Cú

pháp tiếng Việt. Đối tượng của Phần 1 là cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của

từ, ngữ gồm: Tiếng- hình tiết- từ đơn có đặc trưng quan trọng làm nên đặc trưng loại

hình đơn lập của tiếng Việt. Cấu tạo từ phức: (phương thức cấu tạo, quan hệ giữa các

thành tố, nhận diện và phân biệt từ phức với ngữ); Từ loại: phân loại từ theo bản chất

Page 113: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

113

ngữ pháp thành từ loại; Ngữ chính phụ: cấu tạo của ngữ chính phụ, ngữ danh từ, ngữ vị

từ, phân tích câu ra ngữ.

Đối tượng của Phần 2 là cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của câu, cú và ba

bình diện nghiên cứu kết học, nghĩa học, dụng học của câu gồm:

- Cấu trúc câu đơn: nòng cốt câu (vị từ vị ngữ+ các diễn tố); khung câu (gồm nòng cốt

câu+ các thành phần tình huống).

- Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu.

- Nghĩa mục đích phát ngôn của câu (tạo ra các chỉ báo lực ngôn trung của câu).

- Cấu trúc thông báo của câu.

- Nghĩa "lập trường" của câu (những yếu tố chủ quan tính được mã hóa trong câu)

- Các chỉ tố liên kết văn bản hiện diện trong câu (thể hiện sự liên kết câu trong văn bản).

35. LIN 2037- Ngôn ngữ học ứng dụng – 3TC

Học phần tiên quyết :

Ngôn ngữ học ứng dụng cung cấp cho người học những tri thức về đặc điểm cốt

lõi của ngôn ngữ học ứng dụng; Các nội dung cơ bản của NNHUD; Cách thức tiếp

nhận các phương diện của NNH UD. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp các tri thức

về phương pháp và kỹ năng trong phân tích từng phương diện của NNH ứng dụng.

36. LIT 3044- Văn học dân gian Việt Nam – 5 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần này cung cấp kiến thức hết sức cơ bản và khoa học về văn học dân gian cho

sinh viên; đồng thời cung cấp những kĩ năng tiếp cận văn học dân gian có tính thực

nghiệp cao. Học phần nhằm khẳng định tính đặc thù văn hóa của văn học dân gian Việt

Nam trong cộng đồng văn hóa thế giới

37. LIT 3005- Văn học Việt Nam từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 18 – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII là giai đoạn đầu tiên của lịch sử văn học dân tộc.

Nó có ý nghĩa đặt nền móng cho toàn bộ tiền trình lịch sử văn học trung đại cũng như

truyền thống văn học Việt Nam. Học phần này cung cấp cho sinh viên cái nhìn khái quát

về lịch sử văn học dân tộc, từ quá trình hình thành đến phát triển trong một khoảng thời

gian rất dài là 8 thế kỷ từ các góc độ: sự phân kỳ lịch sử văn học, tình hình sáng tác, các

Page 114: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

114

tác giả, tác phẩm tiêu biểu, các sự kiện văn học có ý nghĩa, sự biến động của lực lượng

sáng tác, quan niệm nghệ thuật cảm hứng chủ đạo, thể loại lớn, ngôn ngữ chính, đặc

trưng thẩm mỹ của văn chương qua từng giai đoạn.

38. LIT 3050 -Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 – 4 TC

Học phần tiên quyết: LIT 3005 -Văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến giữa thế kỉ 18

Khái quát về văn học giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX, những vấn

đề đặc trưng của thi pháp văn học giai đoạn này; xác định vị trí của nó trong tiến trình

vận động của văn học trung đại; trình bày lịch sử nghiên cứu; giới thiệu các tác giả tác

phẩm tiêu biểu; một số vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

39. LIT 3051- Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945 – 4 TC

Học phần tiên quyết: LIT 3050 - Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 - thế kỉ 19

Quan sát sự vận động của tiến trình văn học dân tộc, có thể nhận thấy hai thời kì

lớn với hai loại hình văn học: văn học Hán Nôm theo mô hình văn học Trung Quốc (với

bộ phận thể loại cấu thành nòng cốt là "văn thơ phú lục") và văn học chữ Quốc ngữ theo

mô hình văn học phương Tây (với bộ phận thể loại cấu thành nòng cốt là "thơ kịch tiểu

thuyết"). Hai loại hình văn học đó cũng tương ứng với hai thời đại lớn của văn học dân

tộc: văn học Trung đại và văn học Hiện đại. Nếu như nền văn học Trung đại tồn tại

trong hơn chín thế kỉ thì văn hoc Hiện đại chỉ thực sự đạt đến độ thành thục từ sau năm

1932. Ba mươi năm đầu thế kỉ XX chính là thời kì diễn ra quá trình chuyển đổi loại hình

giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc. Trong giai đoạn này, trước sức ép thời đại,

hiện đại hóa đã trở thành một khuynh hướng tất yếu của toàn bộ nền văn học dân tộc.

Tuy vậy, diễn biến của quá trình hiện đại hóa lại diễn ra hết sức phức tạp, khác hẳn với

giai đoạn kế tiếp. Trước hết, đội ngũ những người tham gia quá trình hiện đại hóa là hết

sức phức tạp về nguồn gốc văn hóa (cả trí thức tân học lẫn trí thức cựu học, không

những thế lại là một nền cựu học đã cuối mùa và một nền tân học còn đang manh nha).

Đặc điểm đó khiến cho phương án hiện đại hóa văn học của họ cũng rất khác nhau. Về

cơ bản bao gồm hai phương hướng chính : cách tân văn học truyền thống và bản địa hóa

văn học hiện đại thế giới. Hai quá trình này diễn ra đồng thời và từng bước thay thế lẫn

nhau. Học phần này sẽ được cấu trúc để người học có thể nắm bắt được toàn bộ các hiện

tượng văn chương đa dạng của ba mươi năm đầu thế kỉ gắn với hai trục phát triển nói

Page 115: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

115

trên. Người đọc sẽ được hướng dẫn để nhận ra sự pha trộn của các yếu tố Cũ – Mới

trong từng hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm, nhóm tác giả…), nói cách khác là

nhận ra sự chi phối của quán tính truyền thống và những mầm mống của văn chương

trong những giai đoạn kế tiếp thể hiện trong các hiện tượng văn học của thời kì này.

Định hướng của chúng tôi khi xây dựng học phần là : 1. hướng tới những vận động

mang tính khái quát của đời sống văn học. Các tác giả cụ thể sẽ được trình bày lồng vào

trong những vấn đề của giai đoạn văn học. 2. Cố gắng đến mức tối đa cho sinh viên tiếp

cận với văn bản tác phẩm cụ thể, nhận diện vấn đề văn chương trên các văn bản cụ thể.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã có một sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và

phong phú với sự xuất hiện của nhiều tác giả tiêu biểu, nhiều tác phẩm văn học có giá

trị. Kế thừa những tìm tòi đổi mới văn học trong suốt 30 năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt tới

thời điểm này, sự xuất hiện của một thế hệ văn nghệ sĩ mới hoàn toàn chịu ảnh hưởng

Tây học với một ý thức cá nhân độc đáo riêng có đã làm nên một “cuộc cách mạng”

trong văn học Việt Nam, chuyển hẳn từ quỹ đạo cổ điển Trung đại sang hiện đại. Chính

sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này đã góp phần hiện đại hoá văn học Việt

Nam, hoàn thiện các thể loại và đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của văn học Việt

Nam hiện đại sau này.

40. LIT 3058- Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay – 3 TC

Học phần tiên quyết: LIT 3051 - Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học

của một thời kì quan trọng(1945-1975) trong tiến trình văn học hiện đại thế ki

XX.Trong một cái nhìn tổng quan,văn học Việt Nam thời kì 1945-1975 được định danh

là “văn học cách mạng” hoặc “văn học thời đại mới”. Sáng tác văn học thời kì này gắn

liền với nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội.

Đặc điểm nổi bật của sáng tác văn học thời kì 1945-1975 là đề cao tính Đảng và vận dụng

phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Do đặc thù của hoàn cảnh lịch sử, văn

học thời kì 1945-1975 tập trung miêu tả Cái anh hùng( được hiểu là chủ nghĩa anh hùng

cách mạng Việt Nam).Thành tựu văn học thời kì này được đánh giá như là một mặt trận

tinh thần quan trọng góp phần cổ vũ và khẳng định sức mạnh dân tộc trong công cuộc

Page 116: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

116

kháng chiến bảo vệ độc lập – tự do. Những vấn đề về phong cách cá nhân, thi pháp thể

loại, thi pháp tác tác giả - tác phẩm rõ ràng là chưa được quan tâm đúng mức như trong

thực tiễn văn học Việt Nam sau 1975.

Học phần này cũng cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về một thời kỳ

văn học phát triển trong điều kiện hòa bình và giao lưu quốc tế. Trong một cái nhìn tổng

quan, văn học thời kì 1975-2000 phát triển phong phú và phức tạp (nhưng chưa đạt tới

“trình độ phát triển bền vững”). Học phần cung cấp cái nhìn toàn diện cho người học về

hai giai đoạn phát triển văn học , giai đoạn đầu (1975- 1985), giai đoạn đổi mới (1986-

2000). Quá trình đổi mới văn học gắn liền với công cuộc đổi mới do ĐCSVN khởi xướng

và lãnh đạo. Đổi mới văn học tạo nên bước phát triển mới của văn (Sự mở rộng đề tài, chủ

đề, phong cách và bút pháp…). Nhưng quan trọng nhất của quá trình đổi mới văn học là

mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho sáng tạo cá nhân nhà văn. Học phần đồng thời đồng

thời trang bị cho người học các phương pháp tiếp cận văn học, đánh giá những hiện tượng

văn học phức tạp (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…). Đây là một học phần mới

trong chương trình đào tạo của Khoa Văn học bắt đầu được triển khai từ năm học 2007-

2008. Giáo trình học phần đã hoàn thành và nghiệm thu. Đặc điểm của giáo trình này là:

các vấn đề được trình bày có tính chất khơi gợi và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Giáo

trình bước đầu giới thiệu một số tác giả (trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi) có những đóng

góp đáng kể đối với sự phát triển văn học hoặc được coi là những hiện tượng văn học

phức tạp( như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…).

41. LIT 3053 -Văn học Trung Quốc -4 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc. Trên cơ sở tri thức phong

phú của bộ giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc (Học liệu bắt buộc [1], Viên Hành

Bái tổng chủ biên...), đề cương học phần lựa chọn và từng bước mở rộng, đi sâu theo

lĩnh vực tri thức, thể loại, thể tài kết hợp với việc giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu

của nền văn học Trung Quốc như Thi kinh, Sở từ, thơ ca dân gian và thơ ca của văn nhân

từ cuối Đông Hán đến đời Đường, phú đời Hán và phú từ các đời Ngụy - Tấn - Nam Bắc

triều đến đời Đường; đồng thời cũng giới thiệu một số thành tựu về thi học hay văn luận

Page 117: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

117

như Mao thi tự (Tử Hạ?), Điển luận – Luận văn của Tào Phi, Thi phẩm của Chung Vinh,

Văn phú của Lục Cơ, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp v.v.

Học phần giới thiệu một cách tổng quát về văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến

Cách mạng giải phóng dân tộc 1949, tập trung vào một số tác gia kinh điển của văn học

Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949: La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân,

Bồ Tùng Linh, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn. Nghiên cứu tác phẩm của họ, bao gồm các bộ

tiểu thuyết cổ điển, truyện ngắn và tạp văn, người học sẽ thấy được những đặc điểm

phong cách, bút pháp của họ cũng như những đặc điểm thi pháp thể loại và những ảnh

hưởng to lớn của truyền thống mỹ học, nhân văn Trung Hoa đến đời sống văn hóa-xã

hội và tiến trình văn học không chỉ của Trung Quốc mà của cả những nước “đồng văn”,

trước hết là Việt Nam.

42. LIT 3055 - Văn học Nga - 4 TC

Học phần tiên quyết: Không

Văn học Nga với những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc là một trong những

nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Xét trên toàn bộ tiến trình

phát triển của văn học viết từ thế kỷ X đến nay thì thế kỷ XIX là giai đoạn văn học phát

triển rực rỡ nhất với tên tuổi của nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết, nhà viết

truyện ngắn bậc thầy mà phong cách, uy tín, cá tính sáng tạo của họ có tác động không

nhỏ tới văn học thế giới.

Nội dung chính của học phần là trang bị kiến thức cơ bản về văn học Nga thế kỷ XIX

với các tác gia tiêu biểu sáng tác trên các thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn;

phân tích, lý giải sự vận động của văn học cùng những phong cách tác giả từ góc độ thi

pháp học lịch sử.

Một nội dung quan trọng không kém đó là phát triển khả năng phân tích, bình luận,

nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở những lí thuyết

nhân văn hiện đại.

43. TMT2050- Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông– 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần giúp người học có được kiến thức chuyên sâu về chương trình Ngữ Văn phổ

thông, hiểu được cách xây dựng và tiếp cận chương trình theo tinh thần đổi mới, từ đó

Page 118: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

118

vận dụng thành thạo Các phương pháp dạy học trong cả 3 phân môn: Văn học,

Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Văn học, người học được tiếp cận các nhóm

phương pháp dạy học tác phẩm theo đúng đặc trưng loại thể. Trong phân môn Tiếng

Việt, người học hiểu và vận dụng được quan điểm dạy học các hợp phần Tiếng Việt theo

hướng kết hợp lý thuyết và thực hành. Trong phân môn Làm văn, người học được tìm

hiểu về đặc điểm và phương hướng dạy học các kiểu bài cụ thể trong chương trình, từ đó

có thể tự soạn các đề văn và đáp án theo tinh thần đổi mới. Mặc dù phân chia thành 3

phân môn nhưng xuyên suốt trong học phần luôn là định hướng dạy học Ngữ Văn theo

tinh thần tích hợp, hiện đại.

44.TMT2051- Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần Chương trình, phương pháp dạy học Tiếng Việt là học phần trang bị

cho sinh viên những kiến thức về nội dung, đặc điểm, kết cấu chương trình Tiếng Việt

THPT và các phương pháp dạy học từng kiểu bài cụ thể thuộc các phân môn Tiếng Việt.

Học phần bao gồm 2 nội dung chính:

- Phân tích chương trình TV và giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và những phương

pháp đặc trưng của vviệc dạy học tiếng Vệt trong nhà trường PT

- Phương pháp dạy học các kiểu bài Tiếng Việt

Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhấn mạnh vai trò và tính tích hợp của môn Tiếng Việt

trong trường PT để đề xuất các phương pháp dạy học Tiếng Việt theo chương trình đổi

mới. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của kiểu bài lý thuyết, thực hành và bài ụn tập, phân

môn xây dựng quy trình dạy các kiểu bài cụ thể và thiết kế một giáo án mẫu.

45. LIT 3020 -Thi pháp văn học dân gian – 2TC

Học phần tiên quyết: LIT3044- Văn học dân gian Việt Nam

Thi pháp là cơ chế vận hành, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Khoa học

này được áp dụng cả trong văn học viết và cả trong văn học dân gian. Tuy nhiên một tác

phẩm văn học với tư cách là đối tượng nghiên cứu của thi pháp văn học (viết) tồn tại

tương đối tĩnh. Còn một tác phẩm văn học dân gian thường tồn tại trong trạng thái động.

Vì vậy nhiệm vụ của người giảng thi pháp văn học dân gian là làm cho sinh viên hiểu

được sự vận hành của những yếu tố động đó để tạo nên tác phẩm văn học dân gian.

Page 119: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

119

46. LIN 3092 - Ngữ âm và Từ vựng Tiếng Việt – 4 TC

Học phần tiên quyết: LIN 2033- Dẫn luận ngôn ngữ học

Phần ngữ âm học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

- Những kiến thức cơ sở, phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học nói chung, ngữ âm

học tiếng Việt nói riêng.

- Hệ thống những kiến thức về tiêu chí nhận diện, quy luật phân bố, quy luật biến dạng

cũng như thể hiện bằng chữ viết của các âm vị làm thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm

chính và âm cuối trong tiếng Việt

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của các nhà ngữ âm học truyền thống đối với

việc nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt nói riêng, ngữ âm học nói chung.

Phần Từ vựng học nhằm xác định từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, các kiểu đơn

vị từ vựng tương đương với từ ; xác định các khái niệm nghĩa và ý nghĩa, các kiểu ý

nghĩa của từ, các quan hệ về nghĩa trong từ vựng; các lớp từ vựng và chuẩn hóa từ

vựng tiếng Việt.

47. LIN1050 - Thực hành văn bản tiếng Việt – 2 TC

Học phần tiên quyết: không.

Thực hành văn bản tiếng Việt cung cấp cho người học những tri thức về đặc điểm

(hình thức, nội dung) văn bản tiếng Việt; Các loại hình văn bản tiếng Việt; Cách thức

tiếp nhận và xây dựng một văn bản tiếng Việt. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp các

tri thức cơ bản về cấu trúc của một văn bản; Liên kết và mạch lạc văn bản; Kỹ năng

nhận diện lỗi và một số thao tác khắc phục lỗi văn bản tiếng Việt.

48. LIT3059 - Văn học Châu Âu- 5 TC

Học phần tiên quyết: Không

Văn học Hy Lạp – Phục hưng phương Tây cung cấp cho người học những kiến thức

cơ bản và quan trọng về văn học, văn hoá của Hi Lạp – La Mã cổ đại với ý nghĩa như là

cái nôi, cội nguồn của toàn bộ nền văn hoá, văn học châu Âu sau này. Do vậy, học phần

này trước hết sẽ giúp sinh viên có một định hướng về văn học sử của nền văn học châu

Âu suốt chiều dài lịch sử của nó – những khởi đầu, những mẫu gốc… Phần này cung

cấp các kiến thức khái quát về văn hoá, văn học Hi Lạp – La Mã cổ đại, đặc trưng về

Page 120: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

120

văn hoá, thể hiện trên các khía cạnh triết học, cơ cấu, thiết chế xã hội; khái niệm huyền

thoại và thần thoại Hi Lạp; anh hùng ca Homer, bi kịch Hi Lạp – La Mã cổ đại.

Văn học châu Âu đã có truyền thống lâu đời về giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị nghệ

thuật, nhất là văn học Pháp, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ độc giả trên thế

giới và ở Việt Nam; từ đó ảnh hưởng lớn đến tư duy, phương pháp sáng tác của các tác

giả Việt Nam, v.v.

Nội dung chính của học phần là trang bị kiến thức cơ bản, quan trọng của mỗi nền văn

học (trong đó ưu tiên văn học Pháp, văn học Anh và Tây Ban Nha từ thế kỉ XVII đến

XIX) với những lí do: đó là những nền văn học lớn với các tên tuổi đã được nhiều nhà

nghiên cứu trên thế giới nhắc đến nhiều như là những nước đã có những thành tựu lớn

ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và trên thế giới với những tên tuổi lớn; đã được

dịch và nghiên cứu khá phổ biến ở Việt Nam;

Nội dung tiếp theo: là phân tích, chứng minh, bình giải trên cơ sở kiến thức môn học

cho SV nắm được những nội dung giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật đối với sự hình

thành và phát triển tâm hồn, lối sống lành mạnh, đẹp trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện

nay. Từ đó tiếp thu những tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực sáng tạo văn học, nghệ

thuật.

Một nội dung quan trọng không kém đó là phát triển khả năng phân tích, bình luận,

nghiên cứu sâu vào các hiện tương văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở những

lí thuyết nhân văn hiện đại.

49. LIT1158 - Văn học Bắc Mĩ - Mĩ Latinh - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phầnnày cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và quan trọng về

văn học, văn hoá của nước Mĩ với ý nghĩa như là một trong những nền văn học vĩ đại và

quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hoá, văn học thế giới, đặc biệt là trong kỉ

nguyên hiện đại và thời kì đương đại. Nước Mĩ, với tư cách là một lãnh thổ, và một nền

văn hoá, đã có trước khi có tên gọi của nó như hiện nay. Quá trình thực dân của người

phương Tây đã biến vùng đất này trở nên có một vị trí đặc biệt trong bản đồ thế giới hiện

đại. Kể từ cuối thế kỉ XV khi người châu Âu bắt đầu đặt chân đến mảnh đất này, đặc biệt

chỉ với 2 thế kỉ XIX và XX, nước Mĩ đã vươn lên không ngừng và phát huy tầm ảnh

Page 121: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

121

hưởng của nó. Do vậy, học phần này, bên cạnh việc cung cấp cái nhìn văn học sử về nền

văn học Mĩ, những kiệt tác của những tác gia tiêu biểu, còn có ý nghĩa trong việc giúp

người học có được những kiến thức về văn hoá, tính cách Mĩ, từ đó nhìn ngược trở lại

nền văn học nước nhà với hi vọng rút ra được những kinh nghiệm để phát triển nền văn

học, văn hoá dân tộc.

50. LIT3014 - Văn học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á- 2 TC

Học phần tiên quyết: Không

Cung cấp cho người học có cái nhìn nhận diện về những vấn đề khu vực và những

đặc trưng cơ bản của văn học khu vực Đông Nam Á đặt trong bối cảnh địa lý- lịch sử -

văn hoá- tôn giáo có nhiều nét tương đồng. Giới thiệu khái quát và tìm hiểu giá trị những

tác phẩm, thể loại đặc sắc, tiêu biểu của 2 nền văn học “láng giềng” kề cận có quan hệ đặc

biệt với Việt Nam là Lào và Cămpuchia.

Trang bị những kiến thức cơ bản về văn học Đông Bắc Á với 2 nền văn học Nhật Bản

và Korea. Giới thiệu các chặng đường phát triển của 2 nền văn học này qua các tác gia,

tác phẩm, loại thể tiêu biểu và liên hệ so sánh với Việt Nam cùng trường ảnh hưởng văn

hoá đồng văn

51. LIN 3082 - Nhập môn phân tích diễn ngôn - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về phân tích diễn ngôn, từ lịch sử vấn đề, mục đích,

đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và hệ các vấn đề có liên quan đến phân

tích diễn ngôn. Với quan niệm phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) không đơn

thuần là phân tích hình thức văn bản đơn thuần nên ngoài việc chỉ ra các phương thức,

phương tiện liên kết văn bản về mặt hình thức, học phần còn trang bị cho sinh viên

những hiểu biết căn bản về liên kết và mạch lạc trong nội dung văn bản, các kiểu lập

luận trong diễn ngôn, các dạng diễn ngôn phổ biến và các kiểu dạng diễn ngôn mang

tính đánh dấu, mối quan hệ giữa diễn ngôn với chủ ngôn, đối ngôn

52. TMT2054 - Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT - 3 TC

Học phần tiên quyết: TMT2050 - Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông –

3 TC

Page 122: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

122

Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT là học phần trang bị cho sinh viên

những kiến thức cập nhật về khái niệm đọc hiểu, quan niệm mới về dạy học văn hiện

nay và các cách thức cụ thể để tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản ở trường

THPT. Dựa trên cở sở khoa học của các môn Lí luận dạy học hiện đại, Lí luận văn học,

Tâm lí học sư phạm… học phần đưa ra một quy trình dạy học đọc hiểu văn bản gồm 7

bước: xác định mục tiêu đọc hiểu; phân tích nội dung đọc hiểu; tìm hiểu đặc điểm người

học; lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học đọc hiểu; yêu cầu học sinh chuẩn bị,

triển khai dạy học đọc hiểu; kiểm tra- đánh giá kết quả dạy học đọc hiểu. Nhằm phát

triển, hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh THPT, học phần còn giới thiệu

một số chiến thuật đọc hiểu văn bản mang tính ứng dụng nhất- đây là những biện pháp,

thủ thuật, cách thức, thao tác cụ thể nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để

chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động, hiệu quả.

Bên cạnh việc trang bị kiến thức, học phần cũng mang tính thực hành cao bởi nó đòi hỏi

sinh viên phải biết thực hành tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản cụ thể trong

chương trình THPT.

53.TMT4002- Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến - 3 TC

Học phần tiên quyết: TMT 1001- Lí luận và công nghệ dạy học

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những khái niệm

cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình dạy học trong

môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay. Học phần đồng

thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây dựng dựa trên nền

tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương pháp dạy học mới trong

việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò của người dạy, người học,

đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học hiện đại

dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management System –

LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

54. PSE 4009 - Tư vấn hướng nghiệp – 3TC

Học phần tiên quyết:

Page 123: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

123

Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục hướng

nghiệp ở trường phổ thông, đồng thời cũng là giai đoạn khởi đầu cho một quá trình tư

vấn hướng nghiệp liên tục ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy, trên cơ sở những kiến thức

cơ bản về hướng nghiệp (Mục đích, nội dung, các giai đoạn hướng nghiệp, học phần

cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cơ bản tư vấn hướng nghiệp, các loại hình tư

vấn, yêu cầu, đạo đức của người tư vấn hướng nghiệp. Trên cơ sở đó, người học được

nghiên cứu sâu và thực hành quy trình tư vấn hướng nghiệp, các kỹ năng tư vấn, tham

vấn cơ bản cho học sinh, vận dụng trong các ca tư vấn hướng nghiệp. Người học cũng

được cung cấp và thực hành một số công cụ cơ bản sử dụng trong chẩn đoán năng lực,

thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Thông qua kiến thức và kỹ năng đạt

được, giáo sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở

trường trung học, hướng tới việc phân luồng HS sau THCS và THPT.

55. LIN 3077 - Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Học phần giúp sinh viên phân biệt với học phần có tên gọi gần gũi là môn Tiếng

Việt thực hành cho người Việt, giúp sinh viên nhận thức rõ mục tiêu, đối tượng, cách

thức tiến hành giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Học phần cung cấp thông tin về

một số phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung trên thế giới, có thể vận dụng vào

giảng dạy tiếng Việt. Cụ thể, học phần giúp sinh viên làm quen với giáo trình, lựa chọn

giáo trình phù hợp với người học, bước đầu biết cách truyền đạt nội dung giáo trình và

cách thức luyện cho học viên nước ngoài. Ngoài ra học phần cũng giúp sinh viên bước

đầu làm quen với việc tự thiết kế bài giảng, biết lựa chọn tài liệu dạy ngoài giáo trình.

Học phần còn giúp sinh viên nhận diện lỗi và biết cách soạn bài sửa lỗi hệ thống cho học

viên và bước đầu có thể thiết kế chương trình theo nhu cầu của người học.

56. LIT 4053 – Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam – 3 TC

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần xoay quanh những đặc điểm chính của văn học Việt Nam

trung đại và hiện đại. Lịch sử văn học dân tộc được nhìn từ cái nhìn ngoại quan (các yếu

tố ngoài văn học như bối cảnh lịch sử - chính trị - xã hội – kinh tế…) và nội quan (các

yếu tố nội tại của văn học như lực lượng sáng tác, chủ đề - đề tài, hình tượng trung tâm,

Page 124: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

124

quan điểm thẩm mĩ, ngôn ngữ, thể loại) trong mối quan hệ khu vực và quốc tế. Học

phần cũng sẽ nhìn lịch sử văn học viết Việt Nam như một quá trình liên tục từ trung đại

sang hiện đại với những kế thừa ở những điểm rẽ ngoặt như “văn học giao thời” hay

“văn học đương đại”. Những hạn chế, khuyết thiếu của một nền văn học chịu ảnh hưởng

của quan điểm văn học Nho giáo (thời trung đại) hay bị tác động của điều kiện chiến

tranh (thời hiện đại) cũng phần nào được chỉ ra để người học có thể có thái độ khách

quan nhất trong một cái nhìn tổng thể về những đặc điểm cơ bản của lịch sử văn học dân

tộc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Kim Long

Page 125: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

125

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

***********

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

MÃ SỐ: 52 14 02 17

Hà Nội, 2015

Page 126: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

126

MỤC LỤC

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1……

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2 ........................

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.........................................................................................

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .........................

TIN HỌC CƠ SỞ 2 ..........................................................................................................

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÍ VÀ TÂM LÍ HỌC NHÀ TRƯỜNG.....................

GIÁO DỤC HỌC .................................................................................................

LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC...........................................................

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC.......................................................................

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG........................

THỰC HÀNH SƯ PHẠM VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI..

QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ NGÀNH GDDT............

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC....................................................

TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG...........................................................................

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC........................................................

HÁN NÔM CƠ SỞ ......................................................................................... …………

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ................................................................................ …

NGUYÊN LÍ LÍ LUẬN VĂN HỌC ..................................................................................... …..

TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC ......................................................................

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC .................................................................................

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT .............................................................................

NGỮ DỤNG HỌC ....................................................................................................

VIỆT NGỮ HỌC VỚI VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG …

HÁN VĂN VIỆT NAM ................................................................................................................

NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG……………………………………………………

DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP .........................................

LÍ THUYẾT LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG...............................................

NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG VIỆT ...................................................................................

NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG………………………………………………….

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ..............................................................................

Page 127: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

127

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII ...........................

VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ 18 – THẾ KỈ 19 ....................................

VĂN HỌC VIỆT NAM (1900 – 1945) ...........................................................................

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY ................................................................

VĂN HỌC TRUNG QUỐC ...........................................................................................

VĂN HỌC NGA ........................................................................................................

DẠY HỌC VĂN HỌC VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.....

DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG…………..

DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG....................................

THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN ............................................................................................

NGỮ ÂM HỌC VÀ TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT.............................................

THỰ C HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT...............................................................

VĂN HỌC CHÂU ÂU ....................................................................................................

VĂN HỌC BẮC MĨ-MĨ LATINH……………………………………………………….

VĂN HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG BẮC Á……………………………

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN ………………………………………

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TRỰC

TUYẾN…………………………………………………………………………….

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP……………………………………………………….

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ ……….

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM …………………………………

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 128: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

128

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC – LÊNIN 1

1. Mã học phần: PHI 1004

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: không có

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giáo viên:

5.1. Dương Văn Thịnh: PGS TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.2. Đặng Thị Lan: PGS TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.3. Trần Thị Điểu: TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.4. Lương Thùy Liên: TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.5. Nguyễn Thị Thu Hường: TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.6. Hoàng Văn Thắng: ThS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

7.7. Nguyễn Thúy Hằng: ThS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.8. Lê Thị Vinh: ThS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.9. Đoàn Thu Nguyệt: ThS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.10. Nguyễn Như Thơ: ThS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN

5.11. Nguyễn Thúy Vân: PGS TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.12. Nguyễn Thanh Bình: PGS TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.13. Ngô Thị Phượng: PGS TS – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN

5.14. Nguyễn Thị Trâm: Th.S – Khoa Triết học, trường ĐH KHXH & NV,

ĐHQGHN ...

6. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho sinh viên hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, giúp sinh viên hình thành được thế giới quan và

phương pháp luận triết học khoa học. Học phần cũng giúp sinh viên có khả năng kế

Page 129: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

129

thừa những nhân tố hợp lý của các trào lưu triết học trong lịch sử, nâng cao trình độ tư

duy lý luận; có khả năng nhận diện và đấu tranh chống thế giới quan duy tâm, siêu

hình. Từ đó sinh viên có năng lực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt

động thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

- Về kiến thức

+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan hệ biện

chứng giữa vật chất và ý thức, phân biệt với quan điểm duy tâm, siêu hình về vấn đề

này.

+ Bản chất và nội dung những nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy

vật, phân biệt với phép biện chứng duy tâm và phương pháp siêu hình.

+ Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Lý luận về hình thái kinh tê – xã hội của C.Mác và sự vận dụng lý luận đó ở Việt

Nam.

- Về kỹ năng

+ Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng phân tích, phê phán những

quan điểm duy tâm, siêu hình, bảo vệ quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam.

+ Có khả năng độc lập nghiên cứu, lý giải những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

- Về thái độ người học

+ Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần.

+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng và con đường tất yếu dẫn đến thắng lợi của chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

+ Rèn luyện nhân cách sống và làm việc có kỷ cương và van hóa.

8. Phương pháp kiểm tra

+ Kiểm tra thường xuyên (10%): Đi học đầy đủ, phát biểu xây dựng bài

+ Kiểm tra giữa kỳ (30%): Kiểm tra tại lớp, hoặc tiểu luận, bài tập nhóm

+ Kiểm tra, đánh giá cuối môn (60%): Thi viết hoặc vấn đáp

9. Giáo trình bắt buộc

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

Page 130: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

130

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quóc gia các môn khoa học

Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2008): Giáo trình triết học Mác – Lênin. Nxb

CTQG

4. Trần Văn Phòng, Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Thế Kiệt (2004), Tìm hiểu môn triết

học (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị.

10. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin phần 1 cung cấp cho người

học hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

về bản chất của thế giới, những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của thế

giới vật chất; bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý thức và biện chứng của quá trình nhận

thức; những quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển xã hội loài người. Từ

đó giúp người học hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học khoa học, có

khả năng vận dụng thế giới quan và phương pháp luận khoa học vào hoạt động nhận

thức và thực tiễn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

11. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

1.1 Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin

1.1.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành của nó

1.1.2 Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin

1.2 Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

1.2.1 Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu

1.2.2 Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu

Chương 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất và ý thức

2.1 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

2.1.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong giải quyết vấn đề

cơ bản của triết học

2.1.2. Các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và

ý thức

2.2.1 Vật chất

Page 131: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

131

Phạm trù vật chất; phương thức và hình thức tồn tại của vật chất; tính thống nhất vật

chất của thế giới

2.2.2 Ý thức

Nguồn gốc của ý thức; bản chất và kết cấu của ý thức

2.2.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vai trò của vật chất đối với ý thức; vai trò của ý thức đối với vật chất; ý nghĩa phương

pháp luận.

Chương 3. Phép biện chứng duy vật

3.1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

3.1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

3.1.2 Phép biện chứng duy vật

3.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng

3.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

3.2.2 Nguyên lý về sự phát triển

3.3 Những cặp phạm trù của cơ bản của phép biện chứng

3.3.1 Cái chung và cái riêng

3.3.2 Bản chất và hiện tượng

3.3.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

3.3.4 Nguyên nhân và kết quả

3.3.5 Nội dung và hình thức

3.3.6 Khả năng và hiện thực

3.4 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

3.4.1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất

3.4.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

3.4.3 Quy luật phủ định của phủ định

3.5 Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

3.5.1 Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

3.5.2 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

Chương 4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

4.1 Sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của

lực lượng sản xuất

4.1.1 Sản xuất vật chất và vai trò của nó

Page 132: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

132

4.1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

4.2 Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

4.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

4.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

4.3 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

4.3.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

4.3.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

4.4 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển

các hình thái kinh tế - xã hội

4.4.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

4.4.2 Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội

4.4.3 Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội

4.5 Đấu tranh giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã

hội

4.5.1 Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội

4.5.2 Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội

4.6 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử

của quần chúng nhân dân

4.6.1 Con người và bản chất con người

4.6.2 Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân

dân và cá nhân

12. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

Nội

dung

Hình thức tổ chức dạy và học

Lên lớp: 45

Thực

hành

Tự

nghiên

cứu:

135

Tổng Lý

thuyết

24

Bài

tập

Thảo

luận

6

Chương

1

4 1 5

Chương 6 1 7

Page 133: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

133

2

Chương

3

8 2 10

Chương

4

6 2 8

Cộng 24 6 30

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

1. Mã học phần: PHI 1005

2. Số tín chỉ: 03 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 1)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

5.1. Ngô Thị Phượng: PGS.TS, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, ĐHQGHN

5.2. Phạm Hoàng Giang: Th.s, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, ĐHQGHN.

5.3Phạm Quỳnh Chinh: Th.s Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, ĐHQGHN

5.4Phạm Công Nhất: PGS.TS Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, ĐHQGHN

5.5Phan Hoàng Mai: Th.s Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, ĐHQGHN

5.6Nguyễn Thị Trâm: Th.s. Khoa Triết học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, ĐHQGHN

5.7Nguyễn Thị Lan: TS. Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, ĐHQGHN

5.8Hà Thị Bắc: TS. Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQGHN

Page 134: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

134

6. Mục tiêu học phần

Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản trong học thuyết Mác-Lênin

về những quan hệ, quy luật kinh tế và những quan hệ, quy luật chính trị - xã hội trong

quá trình vận động và phát triển của xã hội từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

- Về kiến thức:Sinh viên hiểu được bản chất của các quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị-

xã hội trong chủ nghĩa tư bản. Từ những quan hệ đó, sinh viên nắm được bản chất và

tác động của các quy luật kinh tế, chính trị-xã hội chi phối sự vận động và phát triển

của xã hội từ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế -xã hội cộng sản

chủ nghĩa.

- Về kỹ năng:

Sinh viên vận dụng được những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên

cứu những vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội trong xã hội hiện đại.

Sinh viên xác lập thế giới quan, nhân sinh quan, lập trường cách mạng đúng đắn trong

hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

- Về thái :

Sinh viên thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần.

Xây dựng được lý tưởng, niềm tin vào sự vận động tất yếu của xã hội dẫn đến thắng lợi

của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên (10%): Đi học và tham gia đầy đủ các bài kiểm tra thường

xuyên

- Kiểm tra giữa kỳ (30%): kiểm tra tại lớp, tiểu luận, bài tập nhóm

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ (60%): Thi viết hoặc vấn đáp

9. Giáo trình bắt buộc

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Nxb

CTQG HN.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb CTQG

HN

10. Tóm tắt nội dung học học phần

Page 135: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

135

Học phần Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 2) trình bày những nguyên

lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị

thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ

những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền

sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn là cơ sở quyết định sự vận động của những quan hệ,

những quy luật chính trị - xã hội như quy luật về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,

về chính đảng của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa… Những quy

luật kinh tế và quy luật chính trị - xã hội này luận giải tính tất yếu của sự sụp đổ chủ

nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

11. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. Học thuyết giá trị

1.1 Sản xuất hàng hóa

1.1.1 Khái niệm và điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

1.1.2 Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hóa

1.1.3 Ư thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa

1.2 Hàng hóa

1.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.1.1 Khái niệm hàng hóa

1.2.1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.2.2.1 Lao động cụ thể

1.2.2.2 Lao động trừu tượng

1.2.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

1.2.3.1 Lượng giá trị hàng hóa

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

1.3 Tiền tệ

1.3.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

1.3.1.1 Các hình thái giá trị

1.3.1.2 Bản chất của tiền tệ

1.3.2 Chức năng của tiền tệ

Page 136: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

136

1.3.2.1 Thước đo giá trị

1.3.2.2 Phương tiện lưu thông

1.3.2.3 Phương tiện thanh toán

1.3.2.4 Phương tiện cất trữsss

1.3.2.4 Tiền tệ thế giới

1.4 Quy luật giá trị

1.4.1 Nội dung của quy luật giá trị

1.4.2 Tác dụng của quy luật giá trị

1.4.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

1.4.2.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất

1.4.2.3 Phân hóa những người sản xuất hàng hóa

Chương 2. Học thuyết giá trị thặng dư

2.1 Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản

2.1.1 Công thức chung của tư bản

2.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

2.1.3 Hàng hóa sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản

2.1.3.1 Hàng hóa sức lao động

2.1.3.2 Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

2.2 Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

2.2.1 Đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư

2.2.2 Sự hình thành giá trị thặng dư

2.2.3 Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

2.2.3.1 Tỷ suất giá trị thặng dư

2.2.3.2 Khối lượng giá trị thặng dư

2.2.4 Tư bản bất biến và tư bản khả biến

2.2.4.1 Tư bản bất biến

2.2.4.2 Tư bản khả biến

2.2.5 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

2.2.5.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2.2.5.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

2.2.6 Sản xuất ra giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

2.3 Tích lũy tư bản

Page 137: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

137

2.3.1 Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

2.3.2 Tích tụ và tập trung tư bản

2.3.3 Quy luật chung của tích lũy tư bản

2.4 Quá trình lưu thông của tư bản

2.4.1 Tuần hoàn của tư bản

2.4.2 Chu chuyển của tư bản

2.4.3 Tư bản cố định và tư bản lưu động

2.5 Quá trình phân phối giá trị thặng dư

2.5.1 Quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

2.5.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.5.1.2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

2.5.2. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

2.5.2.1 Tư bản thương nghiệp

2.5.2.2 Lợi nhuận thương nghiệp

2.5.2.3 Chi phí lưu thông

2.5.3 Tư bản cho vay và lợi tức

2.5.3.1 Tư bản cho vay

2.5.3.2 Lợi tức cho vay

2.5.3.3 Các hình thức của tư bản cho vay

2.5.4 Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

2.5.4.1 Đặc điểm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp

2.5.4.2 Bản chất của địa tô

2.5.4.3 Các hình thức của địa tô

Chương 3. Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền

nhà nước

3.1 Chủ nghĩa tư bản độc quyền

3.1.1 Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền

3.1.2 Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

3.1.2.1 Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

3.1.2.2 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

3.1.2.3 Xuất khẩu tư bản

3.1.2.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

Page 138: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

138

3.1.2.5 Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

3.1.3 Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa

tư bản độc quyền

3.1.3.1 Hoạt động của quy luật giá trị

3.1.3.2 Hoạt động của quy luật giá trị thặng dư

3.2 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.1 Bản chất và nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.1.1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.1.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.2 Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.2.1 Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản

3.2.2.2 Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước

3.2.2.3 Sự can thiệp của nhà nước vào các quá trình kinh tế

3.3 Đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

3.3.1 Vai trò của chủ nghĩa tư bản

3.3.2 Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Chương 4. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

4.1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân

4.1.1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.2 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.2.1 Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân

4.1.2.2 Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân

4.1.3 Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân

4.1.3.1 Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công

nhân

4.1.3.2 Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân

4.2 Cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.1 Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó

4.2.1.1 Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Page 139: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

139

4.2.1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.2 Mục tiêu, nội dung và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.2.1 Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.2.2 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.2.3 Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.3 Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội

chủ nghĩa

4.2.3.1 Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

4.2.3.2 Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai

cấp nông dân

4.3 Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.1 Xu hướng tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.2 Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.2.1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

4.3.2.2 Chủ nghĩa xã hội- giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.2.3 Chủ nghĩa cộng sản - giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Chương 5. Những vấn đề chính trị-xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách

mạng xã hội chủ nghĩa

5.1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.1.1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

5.1.1.1 Khái niệm dân chủ và nền dân chủ

5.1.1.2 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

5.1.1.3 Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

5.1.2 Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.1.2.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.1.2.2 Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.1.2.3 Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.2 Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.1 Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.1.1 Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.1.2 Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.1.3 Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Page 140: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

140

5.2.2 Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.2.1 Nội dung và tính chất cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.2.2 Xây dựng gia đình văn hóa

5.2.2.3 Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.3 Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

5.3.1 Giải quyết vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong

việc giải quyết vấn đề dân tộc.

5.3.1.1 Khái niệm dân tộc, hai xu hướng của phong trào dân tộc

5.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân

tộc

5.3.2 Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải

quyết vấn đề tôn giáo

5.3.2.1 Khái niệm tôn giáo và nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội

5.3.2.2 Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn

giáo

Chương 6. Chủ nghĩa xã hội: hiện thực và triển vọng

6.1 Chủ nghĩa xã hội hiện thực

6.1.1 Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên

trên thế giới

6.1.1.1 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)

6.1.1.2 Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

6.1.2 Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

6.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới

6.1.2.2 Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

6.2 Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết và nguyên nhân

của nó

6.2.1 Sự khủng hoảng và sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

6.2.1.1 Sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết

6.2.1.2 Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu

6.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô

viết

Page 141: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

141

6.2.2.1 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa

xã hội Xô Viết

6.2.2.2 Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô

hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

6.3 Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

6.3.1 Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người

.3.2 Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người

6.3.2.1 Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ

nghĩa xã hội

6.3.2.2 Thành tựu trong cải cách, mở cửa, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa

6.3.2.3 Sự xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số

quốc gia trong thế giới đương đại

12. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

Nội

dung

Hình thức tổ chức dạy và học

Lên lớp: 45

Thực

hành

Tự

nghiên

cứu:

135

Tổng Lý

thuyết

36

Bài

tập

Thảo

luận

9

Chương 1 6 1 7

Chương 2 5 2 7

Chương 3 6 1 7

Chương 4 7 1 8

Chương 5 7 2 9

Chương 6 5 2 7

Cộng 36 9 45

Page 142: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

142

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Thông tin về giảng viên

2. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Mã học phần:

- Số tín chỉ: 02

- Học phần: + Bắt buộc:

+ Lựa chọn:

- Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Các học phần kế tiếp:

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ

+ Thảo luận: 08 giờ

+ Thực tế: 02 giờ

3. Mục tiêu của học phần

3.1. Mục tiêu chung của học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ:

- Về kiến thức:

+ Nắm được khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư

tưởng Hồ Chí Minh.

+ Nắm được phương pháp và phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

việc nhận thức và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn của dân tộc và nhân loại.

+ Hiểu được những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn trong cuộc đời, sự

nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Hiểu được một cách có hệ thống nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của

Đảng và cách mạng nước ta.

- Về kỹ năng:

Page 143: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

143

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích

các tác phẩm lí luận của Hồ Chí Minh và kỹ năng trình bày, thuyết trình một số vấn

đề lý luận.

+ Có kỹ năng vận dụng lí luận, phương pháp và phương pháp luận của Hồ Chí

Minh để nghiên cứu, phân tích các vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam và thế

giới.

- Về thái độ:

+ Góp phần củng cố trong sinh viên lòng tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta; nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình cảm đối với Đảng, với Bác Hồ; xác

lập ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Góp phần đào tạo sinh viên trở thành những con người có phẩm chất đạo đức

mới, có lý tưởng và phong cách sống trong sáng, có thế ứng xử đáp ứng được yêu

cầu của một xã hội đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập

kinh tế quốc tế.

3.2. Mục tiêu chi tiết của học phần

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu)

Bậc 3

(Phân

tích, đánh

giá)

Nội dung

1

- Giới

thiệu về

học phần

- Xem

phim tư

liệu về

Hồ Chí

I.A.1. Khái quát nội

dung và yêu cầu cơ bản

của môn học.

I.B.1. Khái

quát về cuộc

đời, sự nghiệp

và tư tưởng

Hồ Chí Minh.

Page 144: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

144

Minh

Nội dung

2

Chương

mở đầu

II.A.1. Định nghĩa và

hệ thống tư tưởng Hồ

Chí Minh.

II.A.4. Phương pháp

luận và phương pháp

nghiên cứu tư tưởng Hồ

Chí Minh.

II.B.1. Cốt lõi

của tư tưởng

Hồ Chí Minh.

II.B.2. Vị trí,

vai trò của

môn học Tư

tưởng Hồ Chí

Minh trong hệ

thống các môn

lý luận chính

trị.

II.C.1. Ý

nghĩa của

việc học

tập môn

học Tư

tưởng Hồ

Chí Minh

đối với

sinh viên.

Nội dung

3

Chương

1

III.A.1. Các cơ sở hình

thành tư tưởng Hồ Chí

Minh.

III.A.2. Nội dung tư

tưởng Hồ Chí Minh

trong từng thời kỳ hình

thành và phát triển.

III.B.1.

Phương pháp

kế thừa biện

chứng của Hồ

Chí Minh đối

với các giá trị

tư tưởng - văn

hóa của dân

tộc và nhân

loại.

III.B.2. Vai trò

của phẩm chất

cá nhân của

Hồ Chí Minh

đối với sự hình

III.C.1.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh đối

với dân

tộc và

nhân loại.

Page 145: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

145

thành tư tưởng

của Người.

III.B.3. Sự

phát triển của

tư tưởng Hồ

Chí Minh qua

các thời kỳ.

Nội dung

4

Chương

2

IV.A.1. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

vấn đề dân tộc.

IV.A.2. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

cách mạng giải phóng

dân tộc.

IV.B.1. Những

đóng góp về lý

luận và thực

tiễn của Hồ

Chí Minh

trong việc giải

quyết vấn đề

dân tộc và

cách mạng giải

phóng dân tộc.

IV.C.1.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh về

vấn đề dân

tộc và

cách mạng

giải phóng

dân tộc.

IV.C.2. Ý

nghĩa của

việc học

tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về vấn đề

dân tộc và

cách mạng

giải phóng

dân tộc.

Page 146: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

146

Nội dung

5

Chương

3

V.A.1. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam.

V.A.2. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

con đường, biện pháp

quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam.

V.B.1. Những

đóng góp về lý

luận và thực

tiễn của Hồ

Chí Minh

trong việc giải

quyết vấn đề

chủ nghĩa xã

hội và con

đường quá độ

lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt

Nam.

V.C.1. Giá

trị của tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về chủ

nghĩa xã

hội và con

đường đi

lên chủ

nghĩa xã

hội ở Việt

Nam.

V.C.2. Ý

nghĩa của

việc học

tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về chủ

nghĩa xã

hội và con

đường đi

lên chủ

nghĩa xã

hội ở Việt

Nam.

Nội dung

6

VI.A.1. Các luận điểm

VI.B.1. Những

VI.C.1.

Page 147: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

147

Chương

4

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

vai trò và bản chất của

Đảng Cộng sản Việt

Nam.

VI.A.2. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

xây dựng Đảng Cộng

sản Việt Nam trong

sạch, vững mạnh.

đóng góp về lý

luận và thực

tiễn của Hồ

Chí Minh đối

với sự ra đời,

tồn tại và phát

triển của Đảng

Cộng sản Việt

Nam.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh về

Đảng

Cộng sản

Việt Nam.

VI.C.2. Ý

nghĩa của

việc học

tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về Đảng

Cộng sản

Việt Nam.

Nội dung

7

Chương

5

VII.A.1. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

đại đoàn kết dân tộc.

VII.A.2. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

đoàn kết quốc tế.

VII.B.1.

Những đóng

góp về lý luận

và thực tiễn

của Hồ Chí

Minh đối với

sự ra đời, tồn

tại và phát

triển của khối

đại đoàn kết

dân tộc và

đoàn kết quốc

VII.C.1.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh về

đại đoàn

kết dân tộc

và đoàn

kết quốc

tế.

VII.C.2. Ý

nghĩa của

Page 148: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

148

tế.

việc học

tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về đại

đoàn kết

dân tộc và

đoàn kết

quốc tế.

Nội dung

8

Chương

6

VIII.A.1. Các luận

điểm và quan điểm cơ

bản của Hồ Chí Minh

về dân chủ.

VIII.A.2. Các luận

điểm và quan điểm cơ

bản của Hồ Chí Minh

về xây dựng nhà nước

của dân, do dân, vì dân.

VIII.B.1.

Những đóng

góp về lý luận

và thực tiễn

của Hồ Chí

Minh trong

việc giải quyết

vấn đề dân chủ

và xây dựng

nhà nước của

dân, do dân, vì

dân.

VIII.C.1.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh về

dân chủ và

xây dựng

nhà nước

của dân,

do dân, vì

dân.

VIII.C.2.

Ý nghĩa

của việc

học tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về dân chủ

và xây

Page 149: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

149

dựng nhà

nước của

dân, do

dân, vì

dân.

Nội dung

9

Chương

7

IX.A.1. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

văn hóa.

IX.A.2. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

đạo đức.

IX.A.3. Các luận điểm

và quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về

xây dựng con người

mới.

IX.B.1. Những

đóng góp về lý

luận và thực

tiễn của Hồ

Chí Minh

trong lĩnh vực

văn hóa, đạo

đức và xây

dựng con

người mới.

IX.C.1.

Giá trị của

tư tưởng

Hồ Chí

Minh về

văn hóa,

đạo đức và

xây dựng

con người

mới.

IX.C.2. Ý

nghĩa của

việc học

tập tư

tưởng Hồ

Chí Minh

về văn

hóa, đạo

đức và xây

dựng con

người

mới.

Nội dung

Page 150: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

150

10

Tổng hợp

kiến thức

môn học

Thăm

Bảo tàng

Hồ Chí

Minh

IX.A.1. Hệ thống luận

điểm, quan điểm của

Hồ Chí Minh.

IX.B.1. Trách

nhiệm của thế

hệ trẻ trong

việc học tập,

vận dụng, bổ

sung và phát

triển tư tưởng

Hồ Chí Minh

trong thời đại

ngày nay.

IX.C.1.

Cùng với

chủ nghĩa

Mác-

Lênin, tư

tưởng Hồ

Chí Minh

là nền tảng

tư tưởng,

kim chỉ

nam hành

động của

Đảng và

cách mạng

Việt Nam.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản

về:

- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách

mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ

nghĩa xã hội ở và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng

sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà

nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách

mạng của dân tộc Việt Nam.

5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý

NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Đối tượng nghiên cứu

Page 151: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

151

1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Đối tượng của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

3. Mối quan hệ của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh với học phần Những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và học phần Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam

II. Phương pháp nghiên cứu

1. Cơ sở phương pháp luận

2. Các phương pháp cụ thể

III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên

1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Cơ sở khách quan

2. Nhân tố chủ quan

II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Thời kỳ trước 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

2. Thời kỳ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

3. Thời kỳ 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

4. Thời kỳ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

5. Thời kỳ 1945-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện

III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH

MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

1. Vấn đề dân tộc thuộc địa

2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

Page 152: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

152

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

2. Giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh

đạo

4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả

năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng

bạo lực

Kết luận

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON

ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam

II. Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Con đường

2. Biện pháp

Kết luận

CHƯƠNG IV: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt

Nam

1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

4. Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch,

Page 153: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

153

vững mạnh

1. Xây dựng Đảng - quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Kết luận

CHƯƠNG V: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ

ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1. Vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế

Kết luận

CHƯƠNG VI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

1. Quan niệm về dân chủ

2. Thực hành dân chủ

II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì

dân

1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

2. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc

của Nhà nước

3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả

Kết luận

CHƯƠNG VII: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ

XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa

Page 154: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

154

1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

2. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng

người”

Kết luận

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)

1. Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh do Đại học Quốc gia Hà Nội ban

hành.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh(Dành cho

sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh), Nxb. CTQG, Hà Nội.

6.2. Học liệu tham khảo (HLTK)

3. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn

các giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

chỉ đạo biên soạn. Nxb CTQG, H., 2003.

4. Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học Chính trị, trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn.

5. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb

CTQG, Hà Nội.

6. Võ Nguyễn Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt

Nam. Nxb CTQG, Hà Nội.

7. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh.

NXB CTQG, Hà Nội.

Page 155: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

155

8. Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái (1993), Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong

thời đại ngày nay. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I-Viện TTKHXH, Hà Nội.

9. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc. NXB LLCT, Hà Nội.

10. Song Thành (chủ biên, 2007): Hồ Chí Minh tiểu sử. Nxb CTQG, Hà Nội.

11. Song Thành (1997): Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên

cứu về Hồ Chí Minh. Nxb CTQG, Hà Nội.

12. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb. VH-TT, Hà Nội.

13. Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ

Chí Minh. Nxb CTQG, Hà Nội.

14. Furuta Motoo (1997), Hồ Chí Minh - giải phóng dân tộc và đổi mới. Nxb

CTQG, Hà Nội.

15. Vũ Viết Mỹ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nxb CTQG, Hà Nội.

16. Hoàng Trang- Phạm Ngọc Anh đồng chủ biên (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh

về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nxb LĐ, Hà Nội.

17. Mạch Quang Thắng (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản. Nxb

CTQG, Hà Nội.

18. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Nxb CTQG, Hà

Nội.

19. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Nxb CTQG, Hà

Nội.

20. Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân,

vì dân. Nxb CTQG, Hà Nội.

21. Thành Duy chủ biên (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. NXB CTQG,

Hà Nội.

22. Đặng Xuân Kỳ chủ biên (2005): Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa

và con người. NXB CTQG, Hà Nội.

23. http://www.cpv.org.vn

24. http://www.dangcongsan.vn

25. http://www.tapchicongsan.org.vn

Page 156: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

156

26. Phim tư liệu Hồ Chí Minh chân dung một con người.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy họchọc phần

Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm,

điền dã

Tự

học

thuyết

Thảo

luận

Nội dung 1 2 0 0 0

Nội dung 2 2 1 0 0

Nội dung 3 2 1 0 0

Nội dung 4 2 1 0 0

Nội dung 5 2 1 0 0

Nội dung 6 2 1 0 0

Nội dung 7 2 1 0 0

Nội dung 8 2 1 0 0

Nội dung 9 4 1 0 0

Nội dung 10 0 0 0 0

Tổng số 20 8 2 0

30

7.2. Lịch trình cụ thể (15 tuần, mỗi tuần 02 giờ tín chỉ)

Hình

thức

tổ chức

dạy học

Thời

gian, địa

điểm

Nội

dung

chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi

chú

Tuần 1

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

1

Tải xuống và nghiên cứu

trước đề cương môn học Tư

tưởng Hồ Chí Minh từ mạng

của ĐHQGHN.

Page 157: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

157

Tuần 2

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

2

- Đọc HL số 2, chương mở

đầu.

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương mở đầu trước khi đến

lớp.

Tuần 3

thuyết

1 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

3

- Đọc HL số 2-chương 1, số 4

(TL 7, 26, 41, 46, 48, 49, 50).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 1 trước khi đến lớp.

Tuần 4

Thảo

luận

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

2

Nội

dung

3

Mỗi nhóm sinh viên đọc thêm

HLTK và chuẩn bị trước báo

cáo thảo luận nhóm về một

trong các chủ đề sau:

- Ý nghĩa của việc học tập học

phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

đối với sinh viên.

- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí

Minh đối với dân tộc Việt

Nam.

- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí

Minh đối với thế giới.

Tuần 5

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

4

- Đọc HL số 2- chương 2; HL

số 4 (TL 3, 4, 5, 6, 8, 10, 14,

31, 36).

- Xây dựng đề cương sơ lược

Page 158: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

158

chương 2 trước khi đến lớp.

Tuần 6

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

5

- Đọc HL số 2 -chương 3; HL

số 4 (TL 1, 2, 6, 31, 34, 35,

36, 37, 38, 39, 42).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 3 trước khi đến lớp.

Tuần 7

Thảo

luận

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

4

Nội

dung

5

Mỗi nhóm sinh viên đọc thêm

HLTK và chuẩn bị trước báo

cáo thảo luận nhóm về một

trong các chủ đề sau:

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong việc giải quyết vấn đề

dân tộc và cách mạng giải

phóng dân tộc.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề

dân tộc và cách mạng giải

phóng dân tộc.

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong việc giải quyết vấn đề

chủ nghĩa xã hội và con

đường quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

Page 159: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

159

tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam.

Tuần 8

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

6

- Đọc HL số 2-chương 4; HL

số 4 (TL 6, 8, 9, 10, 21, 23,

26, 31, 42, 46, 48).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 4 trước khi đến lớp.

Tuần 9

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

7

- Đọc HL số 2 –chương 5; HL

số 4 (TL3, 5, 6, 9, 11, 12, 13,

18, 19, 27, 32, 33, 44).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 5 trước khi đến lớp.

Tuần 10

Thảo

luận

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

6

Nội

dung

7

Mỗi nhóm sinh viên đọc thêm

HLTK và chuẩn bị trước báo

cáo thảo luận nhóm về một

trong các chủ đề sau:

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

đối với sự ra đời, tồn tại và

phát triển của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Page 160: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

160

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

đối với sự ra đời, tồn tại và

phát triển của khối đại đoàn

kết dân tộc và đoàn kết quốc

tế.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

tưởng Hồ Chí Minh về đại

đoàn kết dân tộc và đoàn kết

quốc tế.

Tuần 11

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

8

- Đọc HL số 2-chương 6; HL

số 4 (TL 6, 8, 15, 16, 17, 21,

22, 25, 29, 40).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 6 trước khi đến lớp.

Tuần 12

Thảo

luận

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

8

- Đọc HL số 2-chương 7; HL

số 4 (TL 7, 15, 20, 21, 24, 28,

37, 43, 45, 47, 48, 49, 50).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 7 trước khi đến lớp

Tuần 13

thuyết

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

9

- Đọc HL số 2-chương 7; HL

số 4 (TL 7, 15, 20, 21, 24, 28,

37, 43, 45, 47, 48, 49, 50).

- Xây dựng đề cương sơ lược

chương 7 trước khi đến lớp.

Tuần 14

Page 161: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

161

Thảo

luận

2 giờ

trên

giảng

đường

Nội

dung

9

Mỗi nhóm sinh viên đọc thêm

HLTK và chuẩn bị trước báo

cáo thảo luận nhóm về một

trong các chủ đề sau:

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong việc giải quyết vấn đề

dân chủ.

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong việc giải quyết vấn đề

xây dựng nhà nước của dân,

do dân, vì dân.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

tưởng Hồ Chí Minh về dân

chủ và xây dựng nhà nước của

dân, do dân, vì dân.

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong lĩnh vực văn hóa.

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong lĩnh vực đạo đức .

- Những đóng góp về lý luận

và thực tiễn của Hồ Chí Minh

trong lĩnh vực xây dựng con

người mới.

- Ý nghĩa của việc học tập tư

tưởng Hồ Chí Minh về văn

Page 162: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

162

hóa, đạo đức và xây dựng con

người mới.

Tuần 15

thuyết

2 giờ

ở bảo

tàng

Hồ

Chí

Minh

Nội

dung

10

- Hoàn chỉnh đề cương các

chương.

- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã

học.

8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra-đánh giá thường xuyên nếu tích cực

tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

- Sinh viên được xem phim tư liệu, tham quan thực tế.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

9.1.Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng

số

Kiểm tra

thường

xuyên

Bài tập cá nhân:

Mục tiêu bậc 1: Các

vấn đề lý thuyết.

Thảo luận nhóm:

Mục tiêu bậc 1 và 2:

Chủ yếu về lý

thuyết, bước đầu đòi

hỏi hiểu sâu.

Đánh giá khả năng

nhớ và tái hiện các

nội dung cơ bản của

môn học.

Đánh giá kỹ năng làm

việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình

một vấn đề lý luận cơ

10%

Page 163: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

163

bản.

Kiểm tra

giữa kỳ

Mục tiêu bậc 1, 2 và

3: Chủ yếu về lý

thuyết, hiểu sâu và

có liên hệ thực tế.

Đánh giá kỹ năng

nghiên cứu độc lập và

kĩ năng trình bày.

30%

Kiểm tra

cuối kỳ

Mục tiêu bậc 1,2 và

3: hiểu sâu lý

thuyết, đánh giá

được giá trị của lý

thuyết trên cơ sở

liên hệ lý luận với

thực tế.

Đánh giá trình độ

nhận thức và kỹ năng

liên hệ lý luận vởi

thực tiễn.

60%

Tổng: 100%

9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

9.2.1. Loại bài tập cá nhân (đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1)

Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

- Nội dung:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương.

+ Trình bày được đề cương sơ lược cho từng chương và toàn môn học.

+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do

người học tự tìm).

- Hình thức:

Trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, trích dẫn hợp lý và có dẫn xuất xứ, độ

dài từ 01 đến 02 trang khổ A4/01 chương.

9.2.2. Loại bài tập nhóm (đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1 và 2)

Loại bài tập này được các nhóm thực hiện trước tại nhà theo sự hướng dẫn của

Page 164: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

164

giảng viên. Mỗi nhóm cử 01 người/những người đại diện trình bày trên lớp (hoặc

theo sự chỉ định của giảng viên).

Bài tập nhóm được đánh giá thông qua chất lượng báo cáo kết quả nghiên cứu của

nhóm, sự trình bày của đại diện nhóm và các ý kiến tham gia thảo luận.

Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm phải thực hiện theo mẫu sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Đề tài nghiên cứu: …………………………………….

1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:

STT Họ và tên Nhiệm vụ được

phân công

Ghi chú

1. Nguyễn Văn A Nhóm trưởng

2. ... ...

2. Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3. Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

* Lưu ý:

- Việc chia nhóm và phân công nhóm trưởng được thực hiện từ đầu khóa học.

- Các loại bài tập phải nộp cho giảng viên(có thể nộp qua email) chậm nhất 01 ngày

trước buổi lên lớp.

- Điểm bài tập nhóm của mỗi sinh viên được tính theo công thức:

Điểmbàitậpnhóm

=Tổngsốđiểmcácbàitậpnhómmà sinhviênthamgia

Tổngsốbàitậpmànhómphảithựchiện

Sinh viên không tham gia thực hiện bài tập nhóm nào thì điểm bài tập ấy của sinh

viên tính điểm 0.

9.2.3. Loại bài tập lớn giữa kì (đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 2 và 3). Sau khi

Page 165: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

165

học xong chương 3, sinh viên sẽ làm bài tập lớn giữa kỳ (giảng viên cho chủ đề để

sinh viên viết ở nhà, nộp bài sau 2 tuần; hoặc thi trên lớp.

Tiêu chí đánh giá đối với bài viết ở nhà:

- Nội dung:

+ Tiêu chí 1: Xác định đúng vấn đề cần phải giải quyết.

+ Tiêu chí 2: Các luận cứ và luận chứng chính xác và có sức thuyết phục, giải quyết

được vấn đề, thể hiện năng lực tư duy lý luận tốt.

+ Tiêu chí 3: Có sử dụng các tài liệu, phương pháp nghiên cứu do giảng viên hướng

dẫn.

- Hình thức:

+ Tiêu chí 4: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, trích dẫn

hợp lý và có dẫn xuất xứ, độ dài từ 03 đến 04 trang khổ A4.

* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

9 -

10

- Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa

có bình luận.

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật

cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn.

- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới

5

- Không đạt cả 4 tiêu chí.

9.2.4. Loại bài tập lớn cuối kỳ (Thi học kỳ - đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1,

2 và 3):

- Thi viết theo hình thức đề đóng.

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.3.

Page 166: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

166

9.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại:

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Thông tin về giảng viên Bộ môn Lịch sử Đảng, Trường ĐHKH

XH&NV, ĐHQGHN

STT HỌ VÀ TÊN HỌC HÀM,

HỌC VỊ GHI CHÚ

1 Ngô Đăng Tri PGS.TS GV cơ hữu; ĐT:

0913593354

2 Vũ Quang

Hiển PGS.TS

GV cơ hữu; ĐT:

0913084903

3 Lê Văn Thịnh PGS.TS GV cơ hữu; ĐT:

0989254941

4 Nguyễn Thị

Mai Hoa PGS.TS

GV cơ hữu; ĐT:

0988683899

5 Phạm Thị

Lương Diệu TS

GV cơ hữu; ĐT:

0437613464

6 Lê Thị Quỳnh

Nga TS

GV cơ hữu; ĐT:

0983935765

7 Đỗ Thị Thanh ThS GV cơ hữu; ĐT:

Page 167: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

167

Loan 0989254941

8 Phạm Minh

Thế ThS

GV cơ hữu; ĐT:

0978573380

9 Nguyễn

Quang Liệu TS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0913536802

10 Nguyễn Huy

Cát ThS

GV thỉnh gỉảng; ĐT:

0912288125

11 Nguyễn Đoàn

Phượng ThS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0912442429

12 Đinh Xuân Lý PGS. TS GV kiêm nhiệm; ĐT:

0912005841

13 Trần Kim

Đỉnh PGS. TS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0913247783

14 Phạm Quốc

Thành TS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0912010021

15 Nguyễn Đức

Cường TS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0912593419

16 Phạm Đức

Tiến ThS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0912039345

17 Hồ Thành

Tâm ThS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0936210886

18 Trương Bích

Hạnh ThS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0904194843

19 Hoàng Hồng

Nga ThS

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0983856051

20 Hồ Thị Liên

Hương C

GV kiêm nhiệm; ĐT:

0984490884

2- Thông tin chung về học phần

Page 168: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

168

- Tên học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Mã học phần: HIS 1002

- Số tín chỉ: 03

- Học phần: Bắt buộc

- Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Khoa Lịch sử, Nhà B Trường

ĐHKHXH&NV, 336, Nguyễn Trãi, Hà Nội

3. Mục tiêu của học phần

Trang bị có hệ thống các tri thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

và quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng, nhất là

đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới; trên cơ sở đó, nêu lên

những thành tựu, ưu điểm để phát huy, những hạn chế để khắc phục và rút ra

các bài học kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn lãnh đạo của

Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện

tại.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Về kiến thức:

+ Nhớ, hiểu được các khái niệm liên quan đến môn học,

+ Hiểu được hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư

cách là chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam;

+ Hình thành được hệ thống tri thức cơ bản về đường lối đấu tranh giành

chính quyền (1930- 1945), đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945- 1975), đường lối xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sau năm 1975, nhất là trong

thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay (2015)

+ Nhận thức rõ những thành công, những thắng lợi để phát huy, những hạn

chế phải khắc phục, những bài học kinh nghiệm cần vận dụng sáng tạo vào

thực tiễn xác định và tổ chức thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong

giai đoạn hiện tại.

Page 169: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

169

- Về kỹ năng

+ Rèn luyện năng lực tư duy lý luận, có tư duy độc lập trong phân tích và giải

quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - xã hội.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong nghiên cứu, đường

lối, chủ trương của Đảng; có kỹ năng trình bày một số vấn đề lý luận chính trị

- xã hội.

+ Vận dụng được kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải

quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Về thái độ

+ Tin tưởng và phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng.

+ Ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện

bản thân về đạo đức và trình độ chuyên môn.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc tự học,

tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận.

- Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức và nắm

được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

- Tiêu chí đánh giá thường xuyên

+ Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề

+ Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn

+ Chuẩn bị bài đầy đủ.

+ Tích cực tham gia ý kiến.

8.2. Kiểm tra – đánh giá định kỳ

Hình thức Nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Tỷ

lệ

Page 170: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

170

điểm

Đánh giá

thường

xuyên trên

lớp (phát

biểu, trả lời

câu hỏi,

tham gia

thảo luận)

Điểm

danh

Tính tích

cực học

tập của

sinh viên

- Ý thức học tập của

sinh viên

- Trách nhiệm đối với

học phầncủa sinh viên

- chuẩn bị bài, đọc sách

-có được thông tin phản

hồi từ sinh viên để điều

chỉnh cách dạy và học

phù hợp

10%

Bài kiểm tra

giữa kỳ

Năng lực

khái quát

kiến thức

của inh

viên

Đánh giá tổng hợp kiến

thức và kỹ năng thu

được sau nửa học kỳ

30%

Bài kiểm tra

cuối kỳ

Năng lực

phân tích,

so sánh,

đưa ra

nhận định

cá nhân

của sinh

viên

Đánh giá trên 3 mức:

trình bày, chứng minh,

phân tích, so sánh của

sinh viên

60%

9. Giáo trình, tài liệu tham khảo bắt buộc

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Nxb CTQG, H (Nguyễn Viết Thông, Đinh Xuân Lý, Ngô

Đăng Tri, …).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam. Nxb CTQG, Hà Nội (Lê Mậu Hãn, Mạch Quang Thắng, Ngô Đăng Tri,

Vũ Quang Hiển…).

Page 171: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

171

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008): Một số chuyên đề về Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, H.(Đinh Xuân

Lý, Nguyễn Trọng Phúc, Ngô Đăng Tri, Đoàn Ngọc Hải,…)

4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H

5. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H

6. Ngô Đăng Tri. 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường lịch

sử (1930- 2012), Nxb Thông tin và truyền thông, H N, 2012

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Trình bày rõ bối cách lịch sử và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; cung

cấp những kiến thức cơ bản, với nguồn tư liệu xác thực đường lối cách mạng

của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu,

phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua

cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng

Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ

nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới về

một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; Nêu lên những thành tựu, hạn chế

và bài học kinh nghiệm về xác đinh và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng

để vận dụng sáng tạo vào giai đoạn cách mạng hiện tại vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

10. Nội dung chi tiết học phần:

Chương Mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG

SẢN VIỆT NAM

- Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học

+ Phương pháp nghiên cứu

Page 172: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

172

+ Ý nghĩa của học tập môn học

Chương 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

1.1.2. Hoàn cảnh trong nước

1.2. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.2.1. Hội nghị thành lập Đảng

1.2.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.2.3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh

chính trị đầu tiên của Đảng

Chương 2: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-

1945)

2.1. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939

2.1.1. Trong những năm 1930-1935

2.1.2. Trong những năm 1936-1939

2.2. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

2.2.2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Chương 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)

3.1. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược (1945-1954)

3.1.1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

3.1.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế

độ dân chủ nhân dân (1946-1954)

3.1.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

3.2. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc

(1954- 1975)

3.2.1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964

Page 173: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

173

3.2.2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975

3.2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Chương 4: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ

4.1. Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

4.1.1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá

4.1.2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

4.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

4.2.1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá

4.2.2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4.2.3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát

triển kinh tế tri thức

4.2.4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Chương 5: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

5.1. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường

5.1.1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới

5.1.2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

5.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta

5.2.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản

5.2.2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa

5.2.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Chương 6: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

6.1. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1945-

1989)

6.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

6.1.2. Đánh giá sự thực hiện đường lối

6.2. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

6.2.1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

Page 174: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

174

6.2.2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ

đổi mới

6.2.3. Đánh giá sự thực hiện đường lối

Chương 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

7.1. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền

văn hóa

7.1.1. Thời kỳ trước đổi mới

7.1.2. Trong thời kỳ đổi mới

7.2. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

7.2.1. Thời kỳ trước đổi mới

7.2.2. Trong thời kỳ đổi mới

Chương 8: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

8.1. Đường lối đối ngoại thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986

8.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

8.1.2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng

8.1.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

8.2. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới

8.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

8.2.2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

8.2.3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Kết luận

Page 175: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

175

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIN HỌC CƠ SỞ 2

1. Mã học phần: INT1004

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Vũ Ngọc Loãn

- Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐHKHXHNV

- Điện thoại:

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Vũ Hồng Vân

- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐHKHXHNV

- Điện thoại:

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

- Mô đun 1: “Tin học Đại cương” nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về công nghệ thông tin, hệ thống hóa các kiến thức sinh viên đã được học ở

trường phổ thông và bổ sung một số kiến thức mới.

Sau khi học xong, sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống về công nghệ thông tin,

hiểu rõ về các chức năng và cách làm việc với máy tính trong công việc thông

thường (làm việc với hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu, tìm

kiếm thông tin trên mạng…); Sử dụng thành thạo phần mềm cụ thể.

- Mô đun 2: “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ”

Sau khi học xong, sinh viên có kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ

quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ; Sử dụng tốt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

7.1. Kiến thức:

Page 176: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

176

Với Mô đun 1 - “Tin học Đại cương”, sau khi học xong sinh viên có:

- Các kiến thức cơ bản về thông tin (khái niệm thông tin, dữ liệu, đơn vị đo tin,

mã hoá thông tin, xử lý thông tin);

- Các kiến thức về công cụ xử lý thông tin (máy tính, nguyên lý máy tính, các

thiết bị, các loại phần mềm….), nguyên lý Von Neumann;

- Các kiến thức cơ bản về mạng truyền thông;

- Hiểu biết một số phần mềm thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ

công tác văn phòng và khai thác internet .....);

Với Mô đun 2 - “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ”, sau khi học xong sinh viên

có:

- Kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

- Kiến thức cơ bản về lập trình quản lý với Visual Basic và cơ sở dữ liệu quan hệ.

7.2. Kỹ năng:

Với Mô đun 1 - “Tin học Đại cương”, sau khi học xong sinh viên có thể:

- Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm văn phòng thông dụng để có

thể:

- Soạn thảo tài liệu;

- Quản lý dữ liệu qua các bảng tính;

- Trình chiếu;

- Khai thác Internet để tìm kiếm thông tin và liên lạc qua thư điện tử;

- Làm được trang web đơn giản,

- Tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết vấn

đề thông dụng.

Với Mô đun 2 - “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ”, sau khi học xong sinh viên có

thể:

- Sử dụng tốt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể.

- Có thể lập trình quản lý thông qua macro và mô đun đơn giản trong Visual

Basic.

7.3. Thái độ:

Có ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày, nâng cao chất

lượng của công việc, phong cách làm việc trong xã hội hiện đại.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

o Điểm chuyên cần: trọng số 0,1

o Điểm kiểm tra giữa kỳ: trọng số 0,3

Page 177: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

177

o Điểm kiểm tra cuối kỳ: trọng số 0,6

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

+ Yêu cầu về nội dung:

1) Xác định được mục đích câu hỏi

2) Sử dụng thao tác, đúng lệnh, công thức, hàm

3) Có phương pháp giải tối ưu

4) Có kết quả đúng

+ Yêu cầu về hình thức:

5) Trình bầy đẹp, ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu

9. Giáo trình bắt buộc

[1] Bài giảng của giáo viên.

[2] Phạm Hồng Thái, Đào Minh Thư, Lương Việt Nguyên, Dư Phương Hạnh,

Nguyễn Việt Tân,. Giáo trình thực hành Tin học Cơ sở, NXB Đại học Quốc gia

Hà nội, 2008.

[3] Đào Kiến Quốc, Bùi Thế Duy, Giáo trình Tin học cơ sở, NXB Đại học Quốc

gia Hà nội, 2006.

[4] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Writer tại địa chỉ :

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office tools/OpenOffice-Vi-

Docs/Writer

[5] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Calc tại địa chỉ :

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office tools/OpenOffice-Vi-

Docs/Calc

[6] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Impress tại địa chỉ :

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office tools/OpenOffice-Vi-

Docs/Impress

[7] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Base tại địa chỉ :

http://www.oooauthors.org/english/userguide3/gs3/V32_published/0108GS3-

GettingStartedWithBase.pd

10. Tóm tắt nội dung học phần

Mô đun 1- Tin học Đại cương

- Phần 1: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy tính, phần

mềm và các ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phần 2: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ điều hành, sử dụng

các phần mềm văn phòng thông dụng và khai thác một số dịch vụ trên Internet.

Page 178: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

178

Mô đun 2- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

- Hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu

quan hệ; rèn các kỹ năng sử dụng một hệ quản trị dữ liệu cụ thể.

- Giới thiệu lập trình quản lý thông qua macro và môđun đơn giản trong Visual

Basic.

11. Nội dung chi tiết học phần

Môđun 1 - Tin học Đại cương

Phần 1- Các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin

I. Thông tin và xử lý thông tin

1. Thông tin

2. Mã hoá thông tin

3. Xử lý thông tin

II. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử

1. Xử lý thông tin tự động bằng máy tính điện tử

2. Tin học và công nghệ thông tin

III. Máy tính điện tử

1. Nguyên lý Von Neumann

2. Kiến trúc chung của máy tính điện tử

3. Đơn vị số học - ALU

4. Đơn vị điều khiển – CU

5. Bộ nhớ

6. Bộ xử lý và và cách thức thi hành lệnh

7. Các thiết bị ngoại vi

IV. Các hệ đếm thường dùng trong tin học

1. Hệ đếm

2. Hệ đếm nhị phân và hệ đếm cơ số 16

3. Đổi biểu diễn số trong các hệ đếm khác nhau

V. Một số kiến thức về đại số logic

1. Các hàm đại số logic

2. Biểu diễn hàm đại số logic

3. Áp dụng đại số logic trong việc thiết kế các mạch logic

VI. Biểu diễn thông tin trong máy tính

1. Phân loại dữ liệu

2. Dữ liệu kiểu số (số dấu phảy tĩnh, số dấu phảy động chuẩn IEEE)

Page 179: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

179

3. Dữ liệu phi số (văn bản, logic, dữ liệu đa phương tiện...)

4. Truyền tin giữa các máy tính

VII. Thuật toán xử lý thông tin

1. Khái niệm bài toán và thuật toán

2. Đặc trưng của thuật toán

3. Các phương pháp diễn đạt thuật toán

4. Sơ lược về đánh giá thuật toán

VIII. Hệ điều hành

1. Khái niệm về hệ điều hành

2. Các chức năng của hệ điều hành

3. Sự tiến triển của các hệ điều hành

IX. Phần mềm

1. Khái niệm về phần mềm

2. Phần mềm hệ thống

3. Phần mềm ứng dụng và một số loại phần mềm ứng dụng

4. Phần mềm mã nguồn mở

X. Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch

1. Khái niệm về ngôn ngữ lập trình

2. Các mức khác nhau của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ (assembly)

và ngôn ngữ thuật toán.

3. Khái niệm chương trình dịch

XI. Mạng máy tính

1. Mạng máy tính

2. Các mô hình xử lý cộng tác

XII. Internet

1. Lịch sử ra đời của Internet

2. Các tài nguyên và dịch vụ trên Internet

3. Công nghệ Internet (TCP/IP) _Toc20976282

XIII. Ứng dụng của công nghệ thông tin

1. Các bài toán khoa học kỹ thuật

2. Các bài toán quản lý

3. Tự động hoá

4. Công nghệ thông tin trong hoạt động văn phòng

5. Công nghệ thông tin và giáo dục

Page 180: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

180

6. Thương mại điện tử

7. Công nghệ thông tin và cuộc sống hàng ngày

XIV. Công nghệ thông tin và xã hội

1. Công nghệ thông tin và xã hội

2. An toàn thông tin và tội phạm công nghệ thông tin

3. Sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm

Phần 2. Sử dụng máy tính

I. Sử dụng hệ điều hành

1. Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài: Cấu trúc cây phân cấp của hệ thống tệp và

thư mục, quy ước đặt tên tệp và thư mục (MS Windows / PC Linux)

2. Các chức năng thông dụng của hệ điều hành máy tính cá nhân dùng giao diện

đồ họa (MS Windows / PC Linux)

Giới thiệu chung, khởi động, đăng nhập và kết thúc phiên làm việc

Làm việc với một cửa sổ

Làm việc trên màn hình nền Desktop

Làm việc với một ứng dụng

Quản trị tệp và thư mục

Giới thiệu về một số kỹ năng nâng cao

II. Phần mềm soạn thảo văn bản

1. Bắt đầu với soạn thảo văn bản.

Khởi động và đóng phần mềm

Màn hình làm việc

Tạo mới, ghi, mở và đóng văn bản

2. Các phương tiện soạn thảo và sửa

Đánh dấu, sao chép, cắt dán

Tìm kiếm và thay thế

Môi trường tiếng Việt

3. Định dạng văn bản

Định dạng chữ, đoạn văn bản

Đánh chỉ số

Tạo chương, mục

4. Bảng biểu, hình vẽ và công thức

Tạo bảng và các thao tác với bảng

Vẽ hình và nhúng hình ảnh trong văn bản

Page 181: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

181

Viết công thức

5. Định dạng trang và in ấn

Định dạng trang

In ấn

III. Phần mềm đồ họa

1. Tạo mới, mở và đóng một hình vẽ

2. Đặt mầu và chọn bút vẽ

3. Vẽ tự do

4. Vẽ các hình hình học

5. Tô mầu, cắt dán, sao chép

6. Đưa văn bản vào hình

IV. Bảng tính

1. Khái niệm bảng tính

2. Bắt đầu với phần mềm bảng tính

Khởi động

Màn hình làm việc

Tạo mới, mở đóng bảng tính

3. Các thao tác cơ bản

Sao chép, cắt, dán, di chuyển

Điều chỉnh ô, dòng, cột

Lên trang và in

4. Xử lý dữ liệu

Định dạng dữ liệu

Tìm kiếm, thay thế

Sắp xếp

5. Tính toán trên bảng

Công thức và hàm

Các hàm cơ bản

6. Biểu đồ và hình vẽ

7. Dàn trang và in ấn

V. Phần mềm trình chiếu

1. Phần mềm trình chiếu

Khởi động

Mở /đóng một trình chiếu

Page 182: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

182

Màn hình làm việc

2. Các thao tác cơ bản với slide

Tạo mới, chèn, xóa một slide

Thay đổi bài trí (layout), thay đổi khuôn mẫu (template)

Làm việc với slide master

Làm việc với các đối tượng

o Đối tượng văn bản

o Đối tượng hình ảnh

o Đối tượng bảng biểu

o Đối tượng âm thanh

3. Các hiệu ứng và chế độ trình chiếu

VI. Internet

1. Các khái niệm cơ bản về Internet

2. E-mail

Khái niệm về hệ thống e-mail

Soạn, gửi và nhận e-mai

Gửi kèm tệp, chuyển tiếp e-mai

Quản lý mail

3. Web

Sơ lược về siêu văn bản và hệ thống World-Wide-Web

Trình duyệt,

Các công cụ tìm kiếm thông tin trên web

4. Giới thiệu ngôn ngữ siêu văn bản

HTML

Tạo trang web đơn giản

Mô đun 2- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

1. Mở đầu

1.1 Giới thiệu chung về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.2. Bước đầu làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.3. Làm việc với cơ sở dữ liệu

1.4. Thay đổi các thiết đặt cơ sở

2. Bảng (table) trong cơ sở dữ liệu

2.1. Khái niệm bảng và các thao tác chính với bảng

2.2. Xác định các trường khóa

Page 183: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

183

2.3. Thiết kế, bài trí bảng

2.4. Quan hệ giữa các bảng

3. Sử dụng biểu mẫu (form)

3.1. Khái niệm biểu mẫu, cấu trúc của biểu mẫu

3.2. Tạo các biểu mẫu bằng Wizard

3.3. Các loại điều khiển, hộp công cụ

3.4. Hoàn chỉnh thiết kế biểu mẫu

3.5. Dùng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu từ bảng chọn

4. Truy vấn thông tin

4.1. Câu lệnh Select

4.2. Truy vấn nhiều bảng (Crosstable Query)

4.3. Truy vấn có tham số (Parameter Query)

4.4. Truy vấn hành động (Action Query)

4.5. Truy vấn gộp nhóm (Aggregate Query)

5. Báo cáo

5.1. Khái niệm báo cáo, công dụng của báo cáo

5.2. Xây dựng một báo cáo dựa trên bảng, truy vấn

5.3. Sắp xếp và tập hợp dữ liệu theo nhóm

5.4. Tổng hợp dữ liệu

6

6.1.Macro

- Công dụng của macro

- Tạo macro đơn giản

- Tạo macro với điều kiện

6.2 Giới thiệu chung về Visual Basic (VB)

- Cơ bản về VB

- Chuyển đổi macro sang câu lệnh VB

- Các mô đun

Page 184: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

184

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

*****************

BỘ MÔN TÂM LÍ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÍ

VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

Hà Nội, 2015

Page 185: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

185

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN:

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÍ VÀ TÂM LÍ HỌC NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường:Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa:Khoa Các khoa học giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đại cương về tâm lý và Tâm lý học nhà trường

- Mã học phần: PSE 2001

- Học bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp giáo sinh có nền tảng kiến thức tâm lý học và khả năng vận

dụng kiến thức đó vào thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh góp phần nâng cao

hiệu quả của quá trình giáo dục, làm thuận lợi hóa quá trình đi đến mục đích của

học sinh.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Giải thích được cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý

- Giải thích được cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý, mối liên hệ giữa cơ sở

sinh lý và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý

- Phân tích được bản chất phản xạ của hiện tượng tâm lý, từ đó xây dựng được

chiến lược tác động đến nhận thức và hành vi của con người.

Page 186: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

186

- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, từ đó có thể có những

quyết định đúng và hiệu quả trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục.

- Lý giải được cơ sở chế biến tài liệu theo cách này hay lựa chọn phương pháp, hình

thức theo cách kia trong việc xây dựng giáo án dạy các môn học

- Giải thích cơ sở tâm lý trong tổ chức một lớp học hiệu quả và quản lý hành vi học

sinh để đạt hiệu quả cao trong các giờ học.

- Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh, dự báo sự phát triển nhân cách học sinh,

từ đó tư vấn cho học sinh các vấn đề tâm lý học đường

3.2.2. Kỹ năng

Sinh viên thành thạo ở các kĩ năng sau:

- Kỹ năng dạy học

- Kỹ năng giáo dục- tư vấn học đường

- Kỹ năng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và giáo dục

- Kỹ năng phối kết hợp với các lực lượng giáo dục

- Kỹ năng giao tiếp - ứng xử

- Kĩ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tương tác xã hội

3.2.3. Thái độ:

a. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

b. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Page 187: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

187

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

c. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo

dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh

viên các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào

trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội

dung học phần đề cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý

học, quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu. Cơ

sở sinh lý thần kinh của tâm lý. Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa

tuổi. Quá trình nhận thức của con người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp

phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và vô thức trong đời sống tâm lý con người.

Các lý thuyết về sự học. Hoạt động học tập và đặc điểm hoạt động học tập của

người học.Trí nhớ và các quá trình trí nhớ. Quên và các biện pháp chống

quên.Giới thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện pháp hình thành động cơ

học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của đời sống tình cảm.

Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học sinh. Các vấn đề

nhân cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm nhân cách của học sinh với việc

học. Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên. Các biện pháp phát triển

nhân cách người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời

lượng

Kết thúc

Chương 1: Những vấn đề chung của tâm

lý học

1.1. Tâm lý học là một khoa học

3:

0:

0

Page 188: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

188

1

chương, SV cần

phải:

- Nêu được khái

niệm, đối tượng,

ý nghĩa và vị trí

của tâm lý học

- Phân tích được

quan điểm duy

vật biện chứng

về tâm lý người

- Thực hành được

các nguyên tắc

và phương pháp

nghiên cứu tâm

1.1.1. Khái niệm Tâm lý học

1.1.2. Đối tượng của tâm lý học

1.1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học

1.1.4. Vị trí và ý nghĩa của tâm lý học

1.2 Quan điểm duy vật biện chứng về tâm

1.2.1. Tâm lý và bản chất của hiện tượng

tâm lý người

1.2.2. Chức năng của tâm lý

1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

1.2.4. Qui luật phát triển tâm lý

1.2.5. Hoạt động và tâm lý

1.3. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

1.3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

2

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

hiện tượng chú

ý _ điều kiện cơ

bản đề hình

thành ý thức

- Phân tích được

Khái niệm ý

Chương 2: Ý thức – Vô thức

2.1. Ý thức

2.1.1. Chú ý – điều kiện của việc hình

thành ý thức

2.1.1.2. Chú ý và các thuộc tính cơ bản của

chú ý

2.1.1.2. Các loại chú ý và sự phát triển

2.1.2. Ý thức và cấu trúc của ý thức

2.1.2.1. Ý thức và đặc điểm của ý thức

2.1.2.2. Cấu trúc của ý thức

2.1.3. Sự hình thành và phát triển ý thức

2.1.3.1. Sự hình thành và phát triển ý thức

2:

0:

0

Page 189: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

189

thức, cấu trúc

và sự hình thành

phát triển ý

thức.

- Phân tích được

hiện tượng vô

thức

dưới góc độ cá nhân

2.1.3.2. Sự hình thành và phát triển ý thức

dưới góc độ nhóm

2.2. Vô thức

2.2.1. Bản chất hiện tượng vô thức

2.2.1.1. Khái niệm về vô thức

2.2.1.2. Đặc điểm và các biểu hiện của vô

thức

3 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

khái niệm cảm

giác và các quy

luật của cảm

giác

- Phân tích được

khái niệm tri

giác và các quy

luật của tri giác

- Phân tích được

những vấn đề

cơ bản về tư

duy: khái niệm,

bản chất, đặc

điểm, các thành

tố, các giai đoạn

và sự hình thành

Chương 3: Quá trình nhận thức và Ngôn

ngữ

3.1. Cảm giác

3.1.1. Khái niệm cảm giác

3.1.2. Các qui luật của cảm giác

3.2. Tri giác

3.2.1. Khái niệm tri giác

3.2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác

3.2.3. Các loại tri giác

3.3. Tư duy

3.3.1. Khái niệm về tư duy

3.3.2. Bản chất xã hội của tư duy

3.3.3. Những đặc điểm của tư duy

3.3.4. Các thành tố của tư duy

3.3.5. Các giai đoạn của tư duy

3.3.6. Sự hình thành khái niệm

3.4. Tưởng tượng và sáng tạo

3.4.1. Khái niệm tưởng tượng và sáng tạo

3.4.2. Các yếu tố tâm lý của sáng tạo

3.4.3. Các cách sáng tạo và phương pháp

7:

2:

0

Page 190: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

190

khái niệm.

- Phân tích được

những vấn đề

cơ bản về tưởng

tượng: Khái

niệm, các yếu tố

tâm lý, cách

phát triển và

phương pháp

phát triển.

- Phân tích được

khái niệm ngôn

ngữ và quan hệ

giữa ngôn ngữ

và tư duy

- Phân tích được

các loại hình trí

tuệ và phương

pháp phát triển

phát triển

3.5. Ngôn ngữ

3.5.1. Sự phát triển ngôn ngữ

3.5.2. Ngôn ngữ và tư duy

3.6. Sự phát triển trí tuệ

3.6.1. Trí tuệ và các quan niệm về trí tuệ

3.6.2. Các loại trí tuệ

4 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

một số quan

điểm về cảm

xúc.

- Phân tích được

cơ sở sinh lý

của cảm xúc

Chương 4: Đời sống tình cảm và động cơ

4.1. Những vấn đề chung về cảm xúc

4.1.1. Khái niệm về đời sống tình cảm (cảm

xúc)

4.1.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc

4.2. Biểu hiện và trải nghiệm cảm xúc

4.2.1. Biểu cảm không lời

4.2.2. Văn hóa và biểu cảm

4.2.3. Trải nghiệm một số cảm xúc

4.3. Đặc điểm của đời sống tình cảm

4:

2:

0

Page 191: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

191

- Phân tích được

các biểu hiện

cảm xúc

- Phân tích các

đặc điểm của

đời sống tình

cảm

- Phân tích bản

chất của động

cơ học tập và

làm việc.

4.3.1. Tình cảm và nhận thức

4.3.2. Quy luật của đời sống tình cảm

4.4. Động cơ học tập và làm việc

4.4.1. Động cơ thành công

4.4.2. Hứng thú và Động cơ học tập

4.4.3. Sự hài lòng và gắn bó

5 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

khái niệm trí

nhớ, quá trình

trí nhớ, vai trò

của trí nhớ

- Phân tích được

việc quên và các

biện pháp chống

quên.

Chương 5: Trí nhớ và quá trình trí nhớ

5.1. Trí nhớ

5.1.1. Khái niệm về trí nhớ

5.1.2. Các loại trí nhớ

5.1.3. Các quy luật của trí nhớ

5.1.4. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ

5.2. Quá trình trí nhớ

5.2.1. Quá trình ghi nhớ

5.2.2. Quá trình gìn giữ

5.2.3. Quá trình tái hiện

5.3. Quên và biện pháp chống quên

5.3.1. Nguyên nhân của quên

5.3.2. Sự cấu trúc lại của trí nhớ

5.3.3. Bệnh quên

2:

2:

0

6 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

Chương 6: Sự phát triển nhân cách

6.1. Một số vấn đề chung nhân cách

6.1.1. Khái niệm nhân cách

6.1.2. Đặc điểm nhân cách

7:

4:

2

Page 192: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

192

cấu trúc về nhân

cách.

- Phân tích được

đặc điểm phát

triển tâm lý của

trẻ mầm non và

chú ý giáo dục

- Phân tích được

đặc điểm phát

triển tâm lý của

trẻ nhi đồng và

những chú ý

giáo dục cần

thiết

- Phân tích được

sự phát triển

tâm lý của trẻ

tuổi thiếu niên,

đầu thanh niên

và những chú ý

giáo dục.

- Phân tích đặc

điểm phát triển

tâm lý của tuổi

thanh niên –

sinh viên và

những chú ý

giáo dục cần

thiết.

6.1.3. Cấu trúc nhân cách

6.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ

mầm non

6.2.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.2.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.2.3. Đặc điểm phát triển động cơ - tình

cảm

6.2.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ nhi

đồng

6.3.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.3.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.3.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.3.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ tuổi

thiếu niên và đầu thanh niên

6.4.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.4.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.4.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.4.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.5. Đặc điểm phát triển tâm lý tuổi thanh

niên – sinh viên

6.5.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.5.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.5.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.5.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

Page 193: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

193

7 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

bản chất của

hoạt động học

tập dưới góc độ

tâm lý.

- Phân tích được

bản chất của

hoạt động dạy

học dưới góc độ

tâm lý

- Phân tích được

cấu trúc và con

đường hoàn

thiện nhân cách

người giáo viên

- Phân tích mối

quan hệ giữa

dạy và học hiệu

quả

Chương 7: Hoạt động học tập và hoạt

động dạy học

7.1. Hoạt động dạy học

7.1.1. Khái niệm hoạt động dạy học

7.1.2. Mục đích và con đường đạt mục đích

dạy học

7.1.3. Dạy học phát triển năng lực và phẩm

chất nhân cách của người học

7.1.4. Một số yêu cầu đối với nhân cách

người giáo viên

7.2. Hoạt động học tập

7.2.1. Khái niệm hoạt động học

7.2.2. Đặc điểm của hoạt động học

7.2.3. Hình thành các hành động học tập cơ

bản

7.2.4. Hình thành các kĩ năng học tập

7.3. Dạy – Học hiệu quả

7.3.1. Mối quan hệ giữa dạy và học

7.3.2. Xây dựng môi trường dạy – học hiệu

quả

5:

2:

1

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 12 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

Page 194: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

194

thảo luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009, Tâm lý học đại

cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học phát

triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học Giáo

dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Tài liệu bài giảng cập nhật của giảng viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. A.N. Leonchep, 1987, Hoạt động, ý thức, nhân cách. NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000, Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng

vào lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Sư phạm HN.

3. David G. Myers, 2007, Psychology, New York

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 195: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

195

Hình thức

Tính

chất của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ;

kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các

vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức

chuyên môn và đưa ra được giải pháp

hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Page 196: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

196

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội, 2015

Page 197: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Giáo dục học

- Mã học phần: PSE2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết:

o Đại cương về tâm lý và Tâm lí học nhà trường: PSE2001

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần GDH trang bị cho SV những vấn đề lý thuyết đại cương có tính cơ

bản, hệ thống và hiện đại của lý luận Giáo dục học nói chung và các cơ sở lý

luận về quá trình giáo dục trong nhà trường (chủ yếu về trường THPT) nói

riêng.

Hệ thống kiến thức GDH giúp SV có được những kiến thức, kỹ năng có vai trò

“điểm tựa” cần thiết để tiếp tục học nhiều học phần khác thuộc Giáo dục chuyên

ngành, và phát triển các năng lực nghề nghiệp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày, phân tích (và lấy được ví dụ) một số khái niệm cơ bản giáo dục học

và những vấn đề lý luận giáo dục học về: Bản chất của GD, Mục đích GD, Hệ

thống GDQD; Vai trò của GD đối phát triển cá nhân và sự phát triển XH…

Page 198: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Khái quát được về lịch sử giáo dục, sự phát triển các tư tưởng giáo dục của

thế giới và của Việt Nam.

- Trình bày, phân tích, khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản của quá trình

giáo dục trong nhà trường nói chung và của nhà trường phổ thông (THPT,

THCS) nói riêng: mục tiêu, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục, nội dung và hệ

phương pháp, các hình thức giáo dục cơ bản, vai trò và mối quan hệ người học

và người dạy, các hoạt động đánh giá,...

- Trình bày được các khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản về quá trình giáo dục

trong nhà trường nói chung và đặc điểm của từng các loại hình giáo dục nhà

trường theo bậc học. Trình bày được cơ cấu tổ chức và các nội dung cơ bản của

quá trình giáo dục trong nhà trường trung học. Phân tích được chức trách, nhiệm

vụ của giáo viên trong tổ chức, quản lý nhà trường.

- Trình bày được các nội dung quản lý lớp học và các chức năng, nhiệm vụ, nội

dung cơ bản của công tác Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trung học nói

chung và nội dung, phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên

lớp và ngoài giờ lên lớp nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng nghề nghiệp

- Tổng hợp, phân tích thông tin trong lý luận GDH, lý luận QTGD trong nhà

trường, và lý luận quản lý lớp học.

- Áp dụng các khái niệm, cơ sở lý luận GDH vào giải thích, phân tích, tổng

hợp, đánh giá những vấn đề trong lý luận và trong thực tế quản lý lớp học và

thực tế giáo dục trong nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch GD, làm việc cẩn thận, chính xác theo kế hoạch;

- Làm việc theo nhóm, hợp tác NCKH và giải quyết các vấn đề GD

- Định hướng các kỹ năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong nhà

trường (cá nhân và tập thể)

- Tư vấn cho học sinh về việc học tập và rèn luyện trong nhà trường.

Kỹ năng phát triển cá nhân

Page 199: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Phát triển tư duy hệ thống;

- Kỹ năng phân biệt bản chất và hiện tượng trong giáo dục và trong sự phát

triển người học (cá nhân và tập thể).

- Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm;

- Sử dụng thời gian hiệu quả.

3.2.3. Thái độ

- Góp phần hình thành ở SV tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Góp phần hình thành tác phong làm việc theo kế hoạch,

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng giáo dục và khi triển

khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2.4. Các mục tiêu khác

Môn học còn giúp người học rèn luyện:

- Kỹ năng thu nhận phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin về đối tượng HS

được phân công quản lí.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong quản lí, giáo dục học sinh.

- Kỹ năng quan tâm tới các vấn đề xã hội và giáo dục hiện thời có ảnh hưởng

đến nhà trường, giáo viên và công tác giáo dục học sinh.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao

các tri thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp,

trang bị cho người học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của

giáo dục học, lịch sử giáo dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và

những vấn đề cơ bản của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà

giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học

về tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học

của một giáo viên và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt

động giáo dục cơ bản trong trường phổ thông trung học.

Page 200: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại

hình nhà trường khác, bậc học khác.

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết

chặt chẽ với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại

trường trung học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các

chương, mục như sau

4.2 Nội dung cụ thể

Page 201: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Phần thứ nhất. (17 giờ tín chỉ. 11 LT; 6TH)

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI

Kết thúc chương 1, SV cần phải:

- Phân biệt và chỉ rõ được mối quan hệ giữa Giáo dục (GD) và Giáo dục học (GDH), giữa khách thể NC (GD) và đối tượng NC của GDH là Quá trình giáo dục (QTGD);

- Nắm vững, phân biệt ngữ nghĩa, lấy được ví dụ về một số khái niệm cơ bản của GDH;

- Nắm vững, phân biệt các PPNC của Hệ PPNC của GDH…để sau này có thể vận dụng vào NC lý luận và thực tiễn GD;

- Nhận thức được giá trị của các di sản GD, khái quát hóa và trình bày được về Lịch sử GD và Lịch sử các Tư tưởng GD;

Chương 1.

GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC HỌC

1.1. Giáo dục là hoạt động cơ bản của xã

hội loài người

1.1.1. Bản chất của Giáo dục

1.1.2. Các tính chất của Giáo dục

1.1.3. Giáo dục là một hoạt động cơ bản của xã hội

1.2. Nhập môn Giáo dục học (*)

1.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của GDH

1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của GDH

1.2.3. Giáo dục học và các khoa học khác

1.2.4. Hệ phương pháp nghiên cứu GDH

1.3. Khái quát về lịch sử giáo dục và lịch sử

tư tưởng giáo dục (*)

1.3.1. Giá trị của di sản giáo dục

1.3.2. Giáo dục trong thời kỳ cổ đại

1.3.3. Giáo dục trong thời kỳ Trung đại (xã hội

phong kiến)

1.3.4. Giáo dục trong thời kỳ Cận đại (xã hội

TBCN)

1.3.5. Giáo dục trong xã hội đương đại (hậu

04 giờ

tín chỉ

(03LT

; 01

TH

dành

cho

Hướn

g dẫn

ĐCM

H và

thực

hành)

Page 202: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

TBCN)

Thực hành chương 1

Kết thúc chương

2, SV cần phải:

- Nắm vững, phân

biệt và thấy

được mối liên hệ

giữa các khái

niệm “Phát

triển”, Phát triển

XH, Phát triển

cá nhân… và vai

trò của GD trong

đó;

- Hiểu đúng về

Chương 2.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ

HỘI

2.1. Sự phát triển và sự phát triển xã hội

2.2. Tính quy định của xã hội và chức năng xã

hội của giáo dục

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận (*)

2.2.2. Tính qui định của xã hội đối với giáo dục

2.2.3. Các chức năng xã hội của giáo dục

2.2.4. Vai trò của giáo dục trong đường lối phát

triển KT - XH Việt Nam hiện nay

2.3. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

2.3.1. Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực

2.3.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ

05 giờ tín

chỉ

(03LT;

02TH)

Page 203: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

MLH 2 chiều

giữa Xã hội và

GD: Tính quy

định của XH đối

với GD và các

Chức năng XH

của GD.

- Trên cơ sở đó vận

dụng để hiểu

đúng

và giải thích

được một số vấn

đề lý luận GDH

và thực tiễn GD,

trong đó có các

Xu thế phát triển

GD trong thời

đại ngày nay và

Đường lối phát

triển GD-ĐT của

Đảng và NN ta.

góc độ Giáo dục học

2.4. Các xu thế thời đại và và các xu hướng

phát triển giáo dục hiện nay (*)

2.4.1. Các xu thế thời đại

2.4.2. Một số xu hướng phát triển giáo dục hiện nay

Thực hành chương 2

Kết thúc chương

3, SV cần phải:

- Nắm vững khái

niệm “Sự phát

triển cá nhân” và

các tác nhân ảnh

hưởng; Đồng

Chương 3.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ

NHÂN

3.1. Sự phát triển cá nhân

3.1.1. Khái niệm “Sự phát triển cá nhân” và các tác

nhân

3.1.2. Một số quan điểm hiện đại về sự phát triển cá

5giờ tín chỉ

(03LT;

02TH)

Page 204: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

thời, phân biệt

và thấy rõ MLH

giữa “Sự PT cá

nhân” và “Sự PT

nhân cách”, “Sự

PT con người

(loài người)”

- Nhận thức đúng

vai trò “chủ đạo’

của GD tác động

đến sự PT cá

nhân trong tổng

thể các tác động

của Di truyền,

MTXH và Hoạt

động của chủ

thể;

- Biết rút ra các

Kết luận sư

phạm từ vai trò

của các tác nhân

để định hướng

vận dụng trong

GD

nhân(*)

3.2. Vai trò của giáo dục trong tổng thể tác

động đến sự phát triển cá nhân

3.2.1. Vai trò của di truyền

3.2.2. Vai trò của môi trường xã hội

3.2.3. Vai trò của hoạt động của chủ thể

3.2.4. Vai trò của giáo dục gia đình và nhà trường

Thực hành chương 3

Kết thúc chương

4, SV cần phải:

- Nắm vững, lấy

được ví dụ về

MĐGD, các cấp

độ (MTGD), cơ

Chương 4.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC.

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

4.1. Mục đích giáo dục

4.1.1. Khái niệm mục đích giáo dục, mục tiêu giáo

dục

03 giờ tín

chỉ

(02LT;

01TH)

Page 205: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

chế thực hiện và

vai trò của

MĐGD;

- Hiểu nội hàm của

MĐGD của VN

hiện nay, đồng

thời như một

minh họa cho lý

luận MĐGD;

- Hiểu nội hàm

kh.niệm, các

thành tố cấu trúc

và 1 số mô hình

tổ chức của

HTGDQD;

- Hệ thống GDQD

Việt Nam hiện

nay và các định

hướng phát

triển;

- Nhận thức được

giá trị của các di

sản GD, khái

quát hóa và trình

bày được về lịch

sử GDVN trước

1945 và sau

1945 (chủ yếu

các cuộc CCGD)

4.1.2. Các cấp độ mục đích giáo dục và cơ chế thực

hiện

4.1.3. Mục đích giáo dục của Việt Nam hiện nay

4.2. Hệ thống giáo dục quốc dân

4.2.1. Khái niệm HTGDQD và một số mô

hình tổ chức HTGDQD

4.2.2. Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện

nay

4.2.3. Các định hướng phát triển giáo dục

Việt Nam hiện nay (Chiến lược phát triển GD

Việt Nam 2010- 2020 và Đề án “Đổi mới căn

bản và toàn diện GD- ĐT” (*))

4.2.4. Khái quát lịch sử giáo dục Việt Nam (*)

Thực hành chương 4

Page 206: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Phần thứ 2. QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

(14 giờ tín chỉ. 10 LT; 04 TH)

Kết thúc chương 5, SV

cần phải:

- Hiểu và nắm vững Bản

chất của GDNT và đặc

thù các loại hình

GDNT;

- Biết và trình bày khái

quát được các quá

trình GD đặc thù của

từng loại hình GDNT

và xu thế phát triển

của chúng

Chương 5(*)

ĐẶC THÙ CỦA GIÁO DỤC NHÀ

TRƯỜNG

5.1. Bản chất và các loại hình giáo dục

nhà trường

5.1.1. Bản chất và đặc điểm của giáo dục nhà

trường

5.1.2. Các thiết chế của giáo dục nhà trường

5.1.3. Các loại hình giáo dục nhà trường

5.2. Giáo dục đại học

5.2.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDĐH

5.2.2. Quá trình đào tạo đại học, cao đẳng và

các loại hình.

5.2.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDĐH(*)

5.3. Giáo dục nghề nghiệp

5.3.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDNN

5.3.2. Quá trình đào tạo trong GDNN và các

loại hình (*)

5.3.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDNN(*)

5.4. Giáo dục thường xuyên

5.4.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDTCX

04 giờ tín chỉ

(03LT;

01 TH)

Page 207: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

5.4.2. GDTX với Xã hội học tập và Giáo dục

cộng đồng

5.4.3. Một số mô hình GDTX và Giáo dục

cộng đồng(*)

5.5. Giáo dục mầm non và giáo dục tiểu

học

5.5.1. Giáo dục mầm non

5.5.2. Giáo dục tiểu học

5.5.3. Mô hình nhà trường VNEN (*)

Thực hành chương 5:

Kết thúc chương 6, SV

cần phải:

- Nắm vững, trình bày

được các khái niệm,

khái quát được các vấn

đề lý luận cơ bản về

GD phổ thông hiện

nay

- Nhìn nhận Quá trình

GD trong nhà trường

PT theo quan điểm

phát triển: nắm được

các xu thế phát triển

nói chung, cũng như 1

só định hướng phát

triển trong từng lĩnh

vực của GDPT;

- Liên hệ, vận dụng lý

luận để hiểu và giải

Chương 6.

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ

THÔNG

6.1. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục

trong nhà trường phổ thông

6.1.1. Mục tiêu GD và tính chất của quá trình

giáo dục trong nhà trường phổ thông

6.1.2. Nhiệm vụ giáo dục và các con đường

giáo dục trong nhà trường phổ thông

6.1.3. Các nguyên tắc giáo dục trong nhà

trường phổ thông

6.2. Nội dung, Phương pháp và Hình

thức tổ chức giáo dục

6.2.1. Nội dung giáo dục trong nhà trường

phổ thông

6.2.2. Phương pháp giáo dục - dạy học trong

nhà trường phổ thông

6.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục- dạy

10 giờ tín

chỉ

(07 LT;

03 TH)

Page 208: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

thích được các xu

hướng đổi mới hiện

nay đang diễn ra ở

GDPT và xác định các

yêu cầu chuẩn bị cho

người GV tương lai

học trong nhà trường phổ thông

6.3. Đánh giá quá trình giáo dục trong

nhà trường phổ thông

6.3.1. Chất lượng giáo dục và sự đánh giá của

xã hội đối với giáo dục

6.3.2. Đánh giá trong giáo dục và Đánh giá

quá trình giáo dục .

6.3.3. Đánh giá kết quả học tập và kết quả

giáo dục – rèn luyện của HS

6.4. Giáo viên- nhà giáo dục

6.4.1. Đặc điểm lao động sư phạm

6.4.2. Người GV hiệu nghiệm (Successful

Teacher) (*)

6.4.3. Chuẩn năng lực nghề nghiệp của người

GV trung học (Việt Nam) (*)

6.5. Học sinh phổ thông

6.5.1. Quan điểm “hướng trung tâm về người

học”(*)

6.5.2. Đặc điểm nhân cách Học sinh phổ

thông (trung học) hiện nay (*)

6.6. Xu hướng đổi mới giáo dục trong

nhà trường phổ thông hiện nay

6.6.1. Một số xu hướng đổi mới trong giáo

dục phổ thông hiện nay(*)

6.6.2. Đề án “Đổi mới Chương trình, sách

giáo khoa phổ thông sau 2015” (*)

Thực hành chương 6:

Phần thứ 3. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (TRUNG HỌC)

Page 209: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

(14 giờ tín chỉ, 9 LT:5TH)

Kết thúc chương

7, SV cần phải:

- Nắm vững và

trình bày được

các khái niệm và

cơ sở lý luận cơ

bản về Quản lý

giáo dục và quản

lý nhà trường;

- Mục tiêu, nội

dung cơ bản của

QLNT và Cơ

cấu tổ chức

trường trung

học;

- Nhận thức đúng

vai trò và trách

nhiệm của người

GV tham gia

quản lý nhà

trường

Chương 7.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP

HỌC

7.1. Khái quát lý luận về Quản lý nhà

trường

7.1.1. Quản lý giáo dục

7.1.2. Quản lý nhà trường (cơ sở giáo dục)

7.1.3. Một số tiếp cận trong QL giáo dục và quản lý

nhà trường (TQM, SREM) (*)

7.2. Tổ chức và quản lý trường trung học

7.2.1. Mục tiêu và Nội dung cơ bản của quản lý

trường trung học

7.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường trung học

Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong

công tác quản lý nhà trường(*)

03 giờ tín

chỉ

(03 LT;

0 TH)

Kết thúc chương

8 , SV cần phải:

- Nắm vững, trình

bày được Mục

Chương 8.

QUẢN LÝ HỌC SINH TRÊN LỚP

8.1.Mục tiêu, đặc điểm của quản lý học

sinh trên lớp

8.1.1. Khái niệm và Mục tiêu của quản lý học sinh

04 giờ tín

chỉ

(02 LT; 02

TH)

Page 210: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

tiêu và đặc điểm

của QLLH từ đó

xác định được

hệ thống công

việc cơ bản

trong QLLH;

- Trên cơ sở đó,

bước đầu tập

luyện hình thành

các kỹ năng và

năng lực tổ

chức, quản lý

lớp học (môi

trường lớp học,

hành vi người

học…);

- Biết xác định các

Quy định và đề

ra các chỉ dẫn

QLLH

trên lớp

8.1.2. Đặc điểm của quá trình quản lý học sinh trên

lớp

8.2. Xây dựng môi trường lớp học

8.2.1. Khái niệm Môi trường lớp học

8.2.2. Tổ chức không gian lớp học

8.2.3. Xây dựng môi trường tâm lý trong lớp học

8.2.4. Thực hành xây dựng môi trường lớp học

8.3. Quản lí hành vi của người học

8.3.1. Mục tiêu của quản lý hành vi người học

8.3.2. Một số biện pháp can thiệp hành vi người học

8.3.3. Thực hành xử lý các tình huống sư phạm

trong lớp học

8.4. Xây dựng các qui định và chỉ dẫn để

quản lý lớp học

8.4.1. Vai trò và sự khác biệt của quy định và chỉ

dẫn đối với lớp học

8.4.2. Nguyên tắc, cách thức xây dựng bản qui định

và chỉ dẫn trong quản lý lớp học

8.4.3. Thực hành xây dựng quy định và chỉ dẫn

trong quản lý lớp học

Kết thúc chương

9, SV cần phải:

- Xác định đúng,

trình bày được

về vị trí, chức

năng công tác

GVCN, về các

Chương 9.

CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

9.1. Vị trí, chức năng và nội dung công tác giáo

viên chủ nhiệm

9.1.1. Vị trí, chức năng của công tác GVCN và

người GVCN

9.1.2. Nội dung cơ bản và biện pháp công tác của

GVCN

07 giờ tín

chỉ

(04 LT; 03

TH)

Page 211: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Nội dung cơ bản

của công tác

GVCN; Về quá

trình xây dựng

lớp thành một

TTHS tự quản;

- Hình thành bước

đầu một số kỹ

năng cơ bản và

biện pháp công

tác của GVCN

trên một số mặt:

Nghiên cứu và

phân loại HS;

Tư vấn và quản

lý HS; Xây dựng

TTHS tự quản;

Tổ chức HĐ tập

thể, lập Kế

hoạch công tác

GVCN

-

9.1.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người

GVCN (*)

9.2. Xây dựng lớp học thành một tập thể học

sinh tự quản

9.2.1. Khái niệm và vai trò giáo dục của Tập thể học

sinh

9.2.2. Tiêu chí TTHS và các giai đoạn hình thành

TTHS

9.2.3. Các biện pháp xây dựng lớp học trở thành

TTHS tự quản

9.3. Quản lý học sinh và công tác tư vấn của

GVCN

9.3.1. Quản lý học sinh

9.3.2. Công tác tư vấn của GVCN

9.3.3. Một số kỹ thuật tư vấn

9.4. Giáo dục “học sinh cá biệt”

9.4.1. Khái niệm và phân loại “học sinh cá biệt”

9.4.2. Một số phương pháp và biện pháp giáo dục

HSCB

9.5. Thực hành một số kỹ năng công tác giáo

viên chủ nhiệm

9.5.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh

9.5.2. Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng

TTHS tự quản

9.5.3. Xây dựng các kế hoạch công tác của GVCN

9.5.4. Khái quát về tổ chức các hoạt động GD ngoài

giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm sáng

tạo(*)

9.6. Hướng dẫn ôn tập kết thúc học phần

Page 212: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

GHI CHÚ:

- Các Chương, mục có gạch chân là các nội dung, chỉ có trong bài giảng của GV,

có thể trong giáo trình chưa mới cập nhật đầy đủ;

- Các mục có dấu (*) là các nội dung viết cho SV tự học (có hướng dẫn)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

- Lý thuyết: 30 giờ TC (60%)

- Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ TC (20%)

- Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Dạy học lý thuyết trên lớp

- Seminar, thảo luận nhóm ;

- Hướng dẫn tự học, hướng dẫn làm bài tập NC

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Trần Anh Tuấn chủ biên (2009), Giáo dục học đại cương NXB ĐHQG Hà Nội;

2. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009). Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp học

và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội;

3. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009). Giáo dục học (tập 1 và tập 2), NXB ĐHSP.

;

4. Bùi Minh Hiền (2007). Lịch sử giáo dục. (tập 1 và tập), NXB ĐHQG Hà Nội. .

5. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009). Phương pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu dành

cho tập huấn viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số:

07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD và

ĐT.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác Giáo viên chủ

nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1997). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo

Page 213: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

dục.

4. Lê Vinh Quốc (2001). Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2), NXB Trẻ.

5. UNESCO, J.Delor (2003). Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB Giáo dục.2003

6. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An Asian

Perspective Prentice Hall.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính

chất của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài

tập cá

nhân

(Đánh

giá

thường

xuyên)

thuyết

và kỹ

năng

Kiểm tra kiến thức môn học. Đánh giá

khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn

và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết

khoa học

20%

Bài

tập

nhóm

kết

hợp

với cá

nhân

thuyết

và Kỹ

năng

(giữa

kì)

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp

trong làm việc nhóm để tạo ra được sản

phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài

thi hết

học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích… các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được lý giải, hoặc giải

pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG:

Hoàn thiện theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

Page 214: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

Page 215: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Hà Nội, 2015

Page 216: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Lí luận và công nghệ dạy học

- Mã học phần: TMT1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết:

+ PSE2001: Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường (3 tín chỉ).

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu được sâu sắc hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ dạy học.

- Hiểu được một số lý thuyết dạy học, các quan điểm sư phạm tương ứng và vận

dụng vào thực tiễn dạy học.

- Khái quát được các vấn đề trong thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học

phổ thông và xu hướng cải cách giáo dục của thế giới và Việt Nam.

3.2.2. Kỹ năng:

- Xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá trên cơ sở phân tích đối tượng học sinh, chương trình, sách giáo khoa,

điều kiện, phương tiện dạy học.

- Lập được kế hoạch theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, tự chủ của học

Page 217: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

sinh.

- Sử dụng thành thạo một số phương tiện và công nghệ dạy học phổ biến để nâng

cao hiệu quả quá trình dạy học.

3.2.3. Thái độ:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai

đoạn mới

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới PPDH

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản

chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học,

những quan điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ

lịch sử với sự chi phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt

học phần còn giới thiệu các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới

và ở Việt Nam, các phương pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp

dạy học, các công nghệ trong dạy học. Lí luận và công nghệ dạy học là học phần

cơ bản trong nhóm bộ môn đào tạo nghiệp vụ sư phạm, vừa mang tính lí luận

vừa mang tính thực hành.

4.3 Nội dung cụ thể

Page 218: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

1

1. Người học

phân tích được

các yếu tố cấu

thành, nguyên

tắc triển khai

quá trình dạy

học

2. Người học

giải thích được

sự ảnh hưởng

của các học

thuyết sư phạm,

qui luật nhận

thức đến cách

lựa chọn mô

hình dạy học

3. Người học

thiết kế được qui

trình dạy học

phù hợp với bối

cảnh nhà trường

hiện nay

Nội dung 1: Đại cương về Lý luận

dạy học

1.1. Tổng quan về lí luận dạy học

1.1.1. Lịch sử phát triển của lí luận

dạy học

1.1.2. Các trường phái lí luận dạy học

1.1.3. Mối quan hệ giữa LLDH với

một số ngành khoa học khác

1.2. Quá trình dạy học

1.2.1, Khái niệm về dạy học.

1.2.2. Một số phương pháp tiếp cận

nghiên cứu bản chất dạy học

1.2.3. Bản chất của dạy học

1.3. Xu thế phát triển của dạy học và

một số lý thuyết dạy học hiện nay

1.3.1. Đặc trưng của dạy học hiện nay

1.3.2. Một số lý thuyết và quan điểm

tiếp cận nghiên cứu dạy học hiện nay.

1.3.2.1. Lý thuyết tình huống

1.3.2.2. Lý thuyết kiến tạo

1.3.2.3. Lý thuyết sư phạm tương tác

1.3.2.4. Quan điểm tam giác dạy học

của J. Vial

1.4. Quy luật và nguyên tắc dạy học

cơ bản

1.4.1. Hệ thống quy luật dạy học

6

g

i

t

í

n

c

h

Page 219: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

1.4.2. Một số quy luật dạy học cơ bản.

1.4.3. Nguyên tắc dạy học

1.5. Các yếu tố trong hệ thống dạy

học

1.5.1. Đối tượng người học

1.5.2. Mục tiêu dạy học

1.5.2. Nội dung dạy học

1.5.3. Kiểm tra đánh giá

1.5.4. Môi trường dạy học

1.5.5. Phương pháp, phương tiện dạy

học

1.5.6. Đánh giá cải tiến, phát triển

chuyên môn

2

1. Người học

nhận diện và

phân tích được

bản chất của

PPDH, các yếu

tố tác động đến

việc lựa chọn

PPDH hiệu quả

2. Người học

phân tích được

nguyên tắc về sự

thống nhất giữa

PPDH với mục

Nội dung 2. Phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học

2.1. Quan niệm về phương pháp dạy

học

2.1.1. Khái niệm về PPDH

2.1.2. Mối liên hệ giữa PPDH với các

yếu tố trong hệ thống dạy học

2.1.3. Đặc điểm của PPDH

2.1.4. Nguyên tắc lựa chọn PPDH

2.1.5. Phân loại PPDH

2.2. Một số quan điểm tiếp cận nghiên

cứu PPDH

2.2.1. Tiếp cận hoạt động

2.2.2. Tiếp cận nhận thức luận

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 220: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

tiêu, nội dung,

đối tượng dạy

học

3. Người học

đánh giá được

các mô hình và

phương pháp

triển khai dạy

học hiện nay

2.2.3. Tiếp cận điều khiển học

2.2.4. Tiếp cận hệ thống toàn vẹn

2.2.5. Tiếp cận cấu trúc

2.3. Xu hướng phát triển PPDH trên

thế giới và Việt Nam

2.3.1. Xu hướng phát triển PPDH trên

thế giới

2.3.2. Chủ trương đổi mới PPDH ở

Việt Nam.

2.4. Hình thức tổ chức dạy học

2.4.1. Những vấn đề chung về hình

thức tổ chức dạy học

2.4.2. Một số tiêu chí phân loại hình

thức tổ chức dạy học

2.4.3. Sự phát triển của hình thức tổ

chức dạy học trong lịch sử.

2.4.4. Các hình thức tổ chức dạy học

phổ biến

2.4.5. Các hình thức tổ chức dạy học

không truyền thống

2.5. Một số mô hình dạy học phổ biến

hiện nay

2.5.1. Dạy học trực tiếp

2.5. 2. Dạy học qua giải quyết vấn đề

2.5. 3. Dạy học qua nghiên cứu

2.5. 4. Dạy học hợp tác

2.5 5. Dạy học theo dự án

Page 221: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

3 1. Người học

xây dựng được

kế hoạch dạy

học phù hợp

với chương trình

giáo dục hiện

nay ở PT

2. Người học áp

dụng được các

kĩ thuật triển

khai dạy học

cho từng loại

bài, đánh giá

được tính hiệu

quả của từng kĩ

thuật

3. Người học lập

được hồ sơ dạy

học, kế hoạch

điều chỉnh, phát

triển nghề

nghiệp chuyên

môn

Nội dung 3. Thiết kế, lập kế hoạch

DH

3.1. Qui trình thiết kế hoạt động dạy

học

3.1.1. Xác định nhu cầu người học

3.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học

3.1.3. Triển khai hoạt động dạy học

3.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của người học

3.1.5. Đánh giá cải tiến và phát triển

nghề nghiệp

3.2. Lập kế hoạch dạy học

3.2.1. Lập kế hoạch để người học

thành công trong học tập

3.2.2. Lập kế hoạch dạy học tổng thể

3.2.3. Qui trình lập kế hoạch dạy học

3.3. Lập kế hoạch dạy học từng bài cụ

thể

3.4. Các kỹ thuật triển khai dạy học

hiệu quả

1

5

g

i

t

í

n

c

h

í

4

1. Người học

Nội dung 4. Dạy học với sự hỗ trợ

của công nghệ

Page 222: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

phân tích được

ưu/nhược điểm

của việc áp dụng

CNTT trong dạy

học

2. Người học

thiết kế được kế

hoạch dạy học

theo tiếp cận

công nghệ, soạn

giáo án/bài

giảng điện tử, hồ

sơ dạy học điện

tử

3. Người học

thiết kế được kế

hoạch dạy học

theo mô hình E-

Learning và

Blended

Learning

4. Người học

đánh giá được

tính hiệu quả

4.1. Vai trò và sự phát triển của

CNTT trong giáo dục hiện nay

4.1.1. Mạng máy tính và Internet (giới

thiệu và thực hành)

4.1.2. E-learning và Blended Learning

(dạy học pha trộn/kết hợp)

4.1.3. Thời đại mới và cuộc cách

mạng trong giáo dục

4.2. Sử dụng công nghệ trong dạy học

4.2.1. Sử dụng công nghệ trong lập kế

hoạch dạy học

4.2.2. Sử dụng công nghệ trong triển

khai quá trình dạy học, hỗ trợ người

học.

4.2.3. Sử dụng công nghệ trong đánh

giá kết quả học tập của người học

4.2.4. Sử dụng công nghệ để tạo môi

trường học tập hiện đại

4.2.5. Sử dụng công nghệ để xây dựng

nguồn tài nguyên học tập

4.2.6. Sử dụng công nghệ trong phát

triển nghề nghiệp

1

5

g

i

t

í

n

c

h

í

Page 223: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Gh

i

ch

ú

của việc ứng

dụng CNTT

trong dạy học

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 27

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sư phạm, ĐHGD,

2011

2. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do Nhà xuất bản

Giáo dục

Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để

trở thành người giáo viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu

quả”; “Quản lí hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp

dạy học hiệu quả”

6.2. Tài liệu tham khảo

3. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam. Phiên bản 10.1,

2010

4. Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy, Sư phạm tương tác: Một tiếp cận

Page 224: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN, 2009.

5. Nguyễn Hữu Châu, "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy

học”, NXB Giáo dục, 2005.

6.3. Website:

Cẩm nang và chiến lược học tập: http://www.studygs.net/vietnamese/

Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://edu.net.vn/

Cách mạng học tập: http://www.thelearningweb.net

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 225: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Hình thức

Tính

chất của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết

Đánh giá mức độ tích cực học tập,

tham gia xây dựng bài / vấn đáp, trắc

nghiệm,

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng, hiệu quả của

PPDH và sử dụng phương tiện. 10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Thực hành dạy học (giảng dạy theo

nhóm:phân công các cá nhân dạy từng

phần cụ thể của một bài học mà nhóm

đã chuẩn bị)

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Lí thuyết: SV bốc thăm phiếu vấn đáp

và trả lời câu hỏi.

Thực hành:

+ Chọn 1 nội dung, lập KH dạy một

ND

+ Chọn nội dung trọng tâm của bài để

giảng dạy trong 15 phút

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Page 226: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Xác định vấn đề seminar rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Thể hiện kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành seminar 4đ

Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1đ

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Viết báo cáo, hợp đồng học tập đúng qui định 1đ

Hình thức seminar sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Kiểm tra giữa kỳ

Soạn kế hoạch dạy học: 40%

Thực hành dạy: 60%

- Bài tập lớn học kỳ (chọn 1 trong số các yêu cầu)

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 3đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Tổng: 10đ

* Đối với Bộ hồ sơ bài dạy có tiêu chí riêng theo chuẩn của Intel

- Thi cuối kỳ

Soạn giáo án: 40% (Giáo án thường 60%; giáo án điện tử 40%)

Thực hành dạy: 60% (trình bày 80%; kết hợp sử dụng PTCN 20%)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung

Page 227: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2015

Page 228: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Bộ môn: Đo lường và Đánh giá

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục

- Mã học phần: EAM 1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ hệ thống được những kiến thức cơ

bản của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục, vận dụng chúng để thiết

kế công cụ, triển khai đánh giá kết quả học tập theo quy trình chặt chẽ, bước đầu

biết sử dụng các lý thuyết khảo thí để phân tích chất lượng câu hỏi và đề kiểm

tra.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Giải thích được các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục, phân tích

được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục.

- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá, cách xây dựng các

công cụ đánh giá thường xuyên và định kỳ.

- Hệ thống được các vấn đề chung về đánh giá thực để vận dụng được vào quá

trình dạy - học - kiểm tra đánh giá sau này.

- Nêu được điểm mạnh, quy trình thiết kế và triển khai một số kĩ thuật đánh giá

trong lớp học trong dạy học.

3.2.2. Kỹ năng:

Page 229: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập của người học.

- Xây dựng được mục tiêu học phần, bài học làm cơ sở cho hoạt động đánh giá.

- Xử lý, phân tích và đánh giá được chất lượng và các đặc trưng của câu trắc

nghiệm và bài trắc nghiệm.

- Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.

- Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ của học sinh.

- Lập được kế hoạch đánh giá cải tiến.

- Tổ chức được 1 kì thi - kiểm tra theo đúng qui trình.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình

dạy học.

- Hình thành thái độ công bằng, khách quan và khoa học trong kiểm tra đánh giá.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá.

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và

trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng

xác định mục tiêu của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui

trình đánh giá kết quả học tập môn học một cách khách quan, khoa học và công

bằng. Qui trình này giúp giáo viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh

giá kết quả của quá trình dạy học, mà còn giúp thu thập các thông tin phản hồi

hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt

nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá,

thiết kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh

giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

Page 230: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

ợn

g

Ghi

chú

1 Kết thúc

chương, SV

cần phải: hệ

thống hóa và

phân tích bản

chất các khái

niệm cơ bản về

khoa học đo

lường đánh giá

trong giáo dục,

vai trò, vị trí,

chức năng, đặc

trưng và các

yêu cầu của

đánh giá trong

giáo dục. Nhận

xét được cách

đánh giá mà

các cơ sở giáo

dục, chương

trình giáo dục,

và giáo viên

đang sử dụng

để đánh giá sự

tiến bộ của

người học.

Chương 1: Khái quát về đánh giá

trong giáo dục

1.1. Một số khái niệm cơ bản về

kiểm tra đánh giá

1.2. Chức năng của đánh giá trong

giáo dục

1.3. Vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh

giá trong quá trình đào tạo

1.4. Những yêu cầu đối với hoạt

động đánh giá

1.5. Hệ thống đánh giá trong giáo

dục

1.6. Một số nội dung đánh giá thành

quả giáo dục

6

g

i

t

í

n

c

h

í

Page 231: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

2

Kết thúc

chương, SV

cần phải: hệ

thống hóa

được khái

niệm, vai trò,

yêu cầu của

việc xây dựng

mục tiêu đánh

giá. Vận dụng

xác định mục

tiêu – tiêu chí

đánh giá, xây

dựng ma trận

đánh giá cho

một nội dung

giảng dạy cụ

thể.

Chương 2: Xây dựng mục tiêu và

tiêu chí đánh giá, ma trận đánh giá

2.1. Một số vấn đề chung về xây

dựng mục tiêu và tiêu chí đánh giá

2.2. Thang phân loại mục tiêu học

tập và áp dụng trong xây dựng tiêu

chí đánh giá

2.3. Kỹ thuật xác định mục tiêu và

tiêu chí đánh giá, ma trận đánh giá

6

g

i

t

í

n

c

h

3 Kết thúc

chương, SV

cần phải: Nêu

khái niệm,

phân biệt các

dạng thức

đánh giá, lấy

được ví dụ cụ

thể cho mỗi

dạng thức

đánh giá; Nắm

rõ quy trình

xây dựng một

Chương 3. Dạng thức và kỹ thuật

đánh giá

3.1. Các dạng thức đánh giá

3.2. Các kỹ thuật đánh giá

3.3. Quy trình xây dựng một đề thi/

kiểm tra đánh giá.

3.4. Kỹ thuật viết câu hỏi thi/kiểm tra

đánh giá.

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 232: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

đề thi/kiểm tra;

Vận dụng viết

câu hỏi và xây

dựng một đề

thi/kiểm tra

cho một nội

dung giảng dạy

hoặc một môn

học.

4 Kết thúc

chương, SV

cần phải:

+ Nắm vững ý

nghĩa các đại

lượng thống kê

cơ bản thường

dùng trong

phân tích kết

quả thi/kiểm

tra; quy trình

xử lý số liệu,

viết báo cáo

kết quả đánh

giá; nắm vững

việc sử dụng

kết quả đánh

giá để nhận xét

về chất lượng

câu hỏi, điều

chỉnh hoạt

động dạy học

Chương 4. Xử lý kết quả thi/ kiểm

tra đánh giá

4.1. Những đại lượng thống kê cơ

bản sử dụng trong phân tích kết quả

thi/ kiểm tra đánh giá

4.2. Qui trình xử lý và phân tích số

liệu

4.3. Viết báo cáo kết quả thi/ kiểm

tra đánh giá

4.4. Sử dụng kết quả kiểm tra/ đánh

giá.

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 233: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

và phản hồi

học sinh.

+ Thực hành

tính toán với

dữ liệu kết quả

thi/ kiểm tra cụ

thể.

5 Kết thúc

chương, SV

cần phải: nắm

được mục đích

của hoạt động

đánh giá trên

lớp học; các kỹ

thuật đánh giá

trên lớp học cơ

bản; vận dụng

xây dựng một

số hoạt động

đánh giá trên

lớp học phù

hợp với môn

học.

Chương 5: Kĩ thuật đánh giá trên

lớp học

5.1. Khái quát về đánh giá trên lớp

học

5.2. Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp

học

9

g

i

t

í

n

c

h

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 33

Thực hành/làm việc nhóm: 9

Tự học: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

Page 234: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

1. Trường Đại học Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài

giảng Lưu hành nội bộ.

2. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

3. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB

KHXH, 2005.

4. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và Đào

Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục THPT

và CN, Bộ Giáo dục Đào tạo.

6.2. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm

tra và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996.

2. Victor R. Martuza, (1977), Applying Norm-Referenced and Criterion -

Referenced Measurement in Education” Allyn và Bacon, Inc.

3. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for

Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

4. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement –

Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000.

5. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The

Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

6. Jon Mueller,"The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student learning

through online faculty development" published in the Journal of Online

Learning and Teaching (2005)

7. Joan Vandervelde, Authentic Assessment & rubrics, Online

Professional Development, 2011

8. Thomas A.Angelo và K.Patricia Hoss, Classroom Assessment Techniques,

Page 235: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Sanfransisco, 1993.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức học phần

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ;

kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối

kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra

được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các

vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức

chuyên môn và đưa ra được giải pháp

hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu

về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

o Loại bài tập nhóm/tháng: Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí

đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải

thực hiện theo mẫu sau.

Trường/Khoa…..

Bộ môn….. Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu……

Page 236: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân

công

Ghi chú

1. Nguyễn Văn

A

…… Nhóm

trưởng

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

o Loại bài tập lớn kết thúc học phần

Các tiêu chí chung

Nội dung:

1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp,

đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp, giải

pháp do giảng viên hướng dẫn.

Hình thức:

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui

cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm Tiêu chí

9 - 10 - Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa

đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

Page 237: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán,

các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn

kém.

- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ

Dưới 5 - Không đạt cả 4 tiêu chí.

BỘ MÔN ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ

Page 238: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BỘ MÔN ………………

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Hà Nội, 2015

Page 239: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý giáo dục

- Bộ môn:

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần : Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

(School Education Curriculum Development)

- Mã học phần: EDM 2001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ : 03

- Học phần tiên quyết: PSE 2002 Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần giúp hình thành ở sinh viên năng lực cần thiết để phát triển chương trình

giáo dục cho môn học, ngành học, bậc học mà mình đảm nhiệm.

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể:

3.2.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục và

các thành tố cấu thành cuả chương trình giáo dục nói chung.

- Phân biệt được các cách tiếp cận trong phát triển chương trình và ưu nhược điểm của mỗi

cách tiếp cận đó.

- Xác định được các giai đoạn trong phát triển chương trình giáo dục

3.2.2. Kỹ năng

- Biết thiết kế được chương trình cho một cụ thể

- Biết phát triển chương trình môn học, cấp học trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Biết đánh giá, tổ chức đánh giá, điều chỉnh một chương trình giáo dục.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của một chương trình giáo dục đối với hoạt động giáo dục.

- Xác định đúng tầm quan trọng của kiến thức về phát triển chương trình trong năng lực

nghề nghiệp của người giáo viên.

3.2.4. Mục tiêu khác

Hình thành tư duy mở và phản biện trong phát triển chương trình giáo dục nhằm đáp ứng

nhu cầu xã hội và đảm bảo xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

Page 240: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát

triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục

hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương

trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người

học có khả năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một

số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp phần

cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục trong

chính ngành học, môn học mà người học sẽ đảm nhiệm.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1

Sinh viên hiểu được

các khái niệm về phát

triển chương trình giáo

dục và coi phát triển

chương trình như một

hoạt động nghề nghiệp

của mình.

Chương 1: Khái niệm chung về phát

triển chương trình giáo dục

1.1 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục trên thế giới

1.2 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục ở Việt Nam

1.3 Một số khái niệm cơ bản

8 giờ

tín chỉ

2 Sinh viên có thể - phân

loại được các chương

trình giáo dục phổ

thông theo cách khác

nhau đồng thời xác

định được vai trò của

các lực lượng tham gia

phát triển chương trình

cũng như các nguyên

tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

Chương 2: Phân loại chương trình giáo

dục phổ thông

2.1 Phân loại theo các cách tiếp cận

2.2 Phân loại theo cấp độ quản lý

2.3 Vai trò của các lực lượng tham gia

phát triển chương trình giáo dục phổ thông

2.4 Một số nguyên tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ thông

7 giờ

tín chỉ

Page 241: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

3 Sau khi kết thúc

chương sinh viên có

khả năng: thiết kế, phát

triển và đánh giá được

chương trình giáo dục

phổ thông cho một

môn học cụ thể

Chương 3: Phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

3.1 Mục tiêu và hệ thống mục tiêu

3.2 Phát triển chương trình giáo dục và

miền nhận thức

3.3 Qui trình phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

15

giờ tín

chỉ

4 Sau khi kết thúc

chương, sinh viên hiểu

và phân tích được một

số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục

phổ thông và liên hệ

với môn học do mình

đảm nhiệm.

Chương 4: Một số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục phổ thông hiện

nay

4.1 Về xây dựng mục tiêu

4.2 Về sách giáo khoa và giáo trình

4.3 Về phương pháp giảng dạy

4.4 Về kiểm tra, đánh giá

15 giờ

tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận

6. Học liệu

6.1 Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo dục, NXB Đại

học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục Việt Nam

6.2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in China- Enschede

publisher, the Netherlands

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 242: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức từng bài học, thông qua

các bài kiểm tra nhỏ 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá kỹ năng vận dụng lí thuyết vào

thực tiễn 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Kiểm tra hoạt động trao đổi nhóm, bài thu

hoạch nhóm 10%

Bài tập

lớn (học

kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức tổng hợp một số nội

dung, bài thi viết 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 243: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

*****************

BỘ MÔN TÂM LÝ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH SƯ PHẠM

VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Hà Nội, 2015

Page 244: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN:

THỰC HÀNH SƯ PHẠM VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường:Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa:Khoa Các khoa học giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

- Mã học phần: PSE2003

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết:

Tâm lý học

Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên thực hành tốt những kĩ năng sư phạm tạo tiền đề cho

nghề nghiệp giảng dạy của sinh viên sau này. Việc phát triển kĩ năng cá nhân xã hội

cho sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân trong

môi trường giáo dục, môi trường xã hội tạo cơ hội thành công trong cuộc đời, đồng

thời sinh viên biết dạy những kĩ năng cá nhân xã hội cho học sinh qua các học phần

hoặc môn giảng chuyên biệt.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu những kiến thức về phong cách sự phạm chuẩn mực: đi đứng, trình bày bảng,

sử dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện ngôn ngữ chuẩn…

Page 245: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- Phân tích và vận dụng qui trình hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm với

học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…

- Phân tích được các giá trị sống cơ bản và cách hình thành kỹ năng cá nhân.

- Phân tích và vận dụng cách định hướng giá trị sống ở học sinh và cách hình thành

kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Kỹ năng

a. Kỹ năng nghề nghiệp

- Kỹ năng tạo môi trường, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho học tập

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

- Kỹ năng ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm

b. Kỹ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tự đánh giá, phản tỉnh

- Kỹ năng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng uy tín cá nhân

c. Kỹ năng tương tác xã hội

Kỹ năng hợp tác nhóm

- Kỹ năng thành lập, phát triển nhóm

- Kỹ năng lãnh đạo nhóm

- Kỹ năng kết hợp giữa các nhóm

Kỹ năng tạo ảnh hưởng

- Kỹ năng hùng biện

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng khơi gợi, đánh thức tiềm năng

Kỹ năng giải quyết xung đột

- Kỹ năng nhận diện vấn đề

- Kỹ năng lựa họn giải pháp

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.2.3. Thái độ:

Page 246: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Phẩm chất chính trị

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

b. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

c. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

d. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo

dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan trong

tiếp cận tự giáo dục và lựa chọn phương pháp tự giáo dục; chủ động hình thành ý

tưởng về sự thích ứng và con đường đạt mục tiêu và thể hiện các ý tưởng trong nghề

nghiệp và vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình điều chỉnh hành vi của bản thân trong môi trường

thực, lập kế hoạch các hoạt động tự giáo dục trong điều kiện thực bằng việc tổng và

tích hợp kiến thức đã được đào tạo.

Page 247: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi phù

hợp với đối tượng làm thay đổi nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi

trường giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực. Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực giảng dạy

và giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh và bản thân trong quá trình thực tập

và bắt đầu hành nghề để có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho

sinh viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và

rèn luyện nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm:

Giáo dục giá trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân

cách con người. Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống

cho học sinh. Nội dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên

giúp cho hoạt động nghề nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá

nhân và xã hội giúp cho giáo viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được

tốt nhất. Các nội dung của học phần đều được thực hành và trải nghiệm thường

xuyên.

4.3 Nội dung cụ thể

Thứ

tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời

lượn

g

Ghi

chú

PHẦN 1: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KĨ NĂNG

NGHỀ NGHIỆP, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích và

đánh giá ý nghĩa

Chương 1: Một số vấn đề chung về

giá trị sống

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Giá trị, hệ giá trị và Giá trị sống

1.1.2. Định hướng giá trị sống

2

:

0

:

0

Page 248: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

của việc giáo

dục giá trị sống

cho bản thân và

cho học sinh.

- Phân tích được

các nguyên tắc

của giáo dục

GTS và chỉ ra

được cách ứng

dụng nguyên tắc

này vào giáo dục

GTS

1.1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị

sống cho học sinh

1.2. Giá trị văn hóa truyền thống và việc

giáo dục giá trị sống

1.2.1. Các giá trị văn hóa truyền thống

1.2.2. Mối quan hệ giáo dục giá trị truyền

thống và nhân loại

1.3. Những nguyên tắc giáo dục giá trị

sống

1.3.1. Nguyên tắc khích lệ và động viên

1.3.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của

trẻ

1.3.3. Nguyên tắc hoạt động

1.3.4. Nguyên tắc tự trải nghiệm và cảm

nhận

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Nắm vững được

bản chất của các

giá trị sống và

các định hướng

giáo dục giá trị

sống cho bản

thân và học sinh

- Nắm vững

những yêu cầu

của việc xây

dựng bầu không

khí giáo dục giá

trị sống cho bản

Chương 2: Giới thiệu một số giá trị

sống và phương pháp giáo dục giá

trị sống

2.1. Nội dung giáo dục giá trị sống

2.1.1. Giá trị Hòa bình

2.1.2. Giá trị Đoàn kết

2.1.3. Giá trị Hợp tác

2.1.4. Giá trị Yêu thương

2.1.5. Giá trị Giản dị

2.1.6. Giá trị Khiêm tốn

2.1.7. Giá trị Tự do

2.1.8. Giá trị Hạnh phúc

2.1.9. Giá trị Tôn trọng

2.1.10. Giá trị Trách nhiệm

2.1.11. Giá trị Khoan dung

2.1.12. Giá trị Trung thực

4

:

3

:

1

Page 249: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

thân và học sinh.

- Phân tích và vận

dụng sáng tạo

các phương pháp

giáo dục giá trị

sống cho bản

thân và học sinh

2.2. Các phương pháp giáo dục giá trị

sống

2.2.1. Phương pháp mô hình mẫu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống

2.2.3. Phương pháp tưởng tượng/ nội suy

2.2.4. Phương pháp bản đồ tư duy/sơ đồ

hóa/mô hình hóa

2.2.5. Phương pháp trò chơi

2.2.6. Phương pháp động não

2.2.7. Phương pháp hoạt động nhóm

2.2.8. Phương pháp đóng vai

2.2.9. Phương pháp thuyết trình kết hợp với

các phương pháp khác

2.2.10. Phương pháp trải nghiệm/ thực hành

2.3. Xây dựng bầu không khí tâm lý dựa

trên các giá trị

2.3.1. Vai trò và ý nghĩa của bầu không khí

tâm lý

2.3.2. Kỹ thuật xây dựng bầu không khí tâm

PHẦN II: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được

bản chất của các kỹ

năng, các nguyên

tắc giáo dục kỹ

năng sống.

- Phân tích được

các nguyên tắc giáo

dục kỹ ănng sống và

Chương 3: Một số vấn đề chung

về giáo dục kỹ năng sống

3.1. Một số khái niệm liên quan

3.1.1. Kỹ năng sống và kỹ năng cuộc sống

còn (Life skill và Living skills)

3.1.2. Kỹ năng xã hội, Kỹ năng mềm và kỹ

năng cứng

3.2. Nguyên tắc cơ bản trong giáo dục

kỹ năng sống

3.2.1. Giáo dục kỹ năng sống phải dựa trên

2

:

0

:

0

Page 250: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

cách quán triệt

chúng trong giáo

dục.

cơ sở giá trị sống

3.2.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua

trải nghiệm thực tiễn

3.2.3. Giáo dục kỹ năng sống phải dựa trên

giáo dục hành vi cụ thể

3.3. Phân loại kỹ năng sống

3.3.1. Nhóm kỹ năng phát triển cá nhân

3.3.2. Nhóm kỹ năng xã hội

3.3.3. Nhóm kỹ năng tư duy

3.3.4. Nhóm kỹ năng làm việc

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Biết cách phát triển

một số kỹ năng

phát triển cá nhân

và xã hội cho bản

thân để mỗi cá

nhân luôn hoàn

thiện bản thân và

tương tác tích cực

với mọi người

xung quanh, từ đó

có tác động tích

cực đến nghề

nghiệp.

Chương 4: Giáo dục một số kỹ

năng sống cá nhân và xã hội

4.1. Một số kỹ năng phát triển cá nhân

4.1.1. Kỹ năng tự nhận thức

4.1.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc

4.1.3. Kỹ năng ứng phó với những thay đổi

4.2. Một số kỹ năng xã hội

4.2.1. Kỹ năng hợp tác

4.2.2. Kỹ năng năng thuyết phục

4.2.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

4.2.4. Kỹ năng phỏng vấn xin việc

2

:

8

:

1

PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƯ PHẠM

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Nắm vững cơ sở

Chương 5: Một số vấn đề chung về

kĩ năng sư phạm

5.1. Kỹ năng sư phạm

5.1.1. Khái niệm kỹ năng sư phạm

3

:

4

:

Page 251: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

tâm lý của việc

hình thành kĩ

năng sư phạm

- Nắm vững đặc

điểm trong

phong cách sư

phạm của người

giáo viên.

- Nắm vững các kĩ

năng sư phạm cơ

bản của người

giáo viên.

5.1.2. Quy trình hình thành kĩ năng sư

phạm

5.2. Các kĩ năng sư phạm cơ bản của

người giáo viên

5.2.1. Kỹ năng giao tiếp

5.2.2. Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

5.2.3. Kỹ năng quản lý hành vi

5.3. Phong cách sư phạm

5.3.1. Khái niệm phong cách sư phạm

5.3.2. Con đường rèn luyện phong cách sư

phạm

1

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Hiểu được ý

nghĩa sư phạm

khi rèn luyện các

kĩ năng sư phạm

- Đạt được các

năng lực về

ngôn ngữ giao

tiếp và ững xử

sư phạm

Chương 6: Thực hành và rèn luyện

kĩ năng sư phạm

6.1. Rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ

6.1.1. Rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình

6.1.2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phi ngôn

ngữ trong giao tiếp sư phạm

6.2. Rèn luyện kỹ năng ứng xử sư phạm

6.2.1. Nhận diện vấn đề cần ứng xử

6.2.2. Các nguyên tắc trong ứng xử

6.2.3. Thực hành

6.3. Rèn luyện kỹ năng quản lý hành vi

học sinh

6.3.1. Nhận diện hành vi học sinh

6.3.2. Kỹ năng khích lệ động viên

6.3.3. Sử dụng kỷ luật tích cực

2

:

1

0

:

2

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17

Page 252: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Thực hành/làm việc nhóm: 25

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp, thảo

luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời gian

nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian trên lớp,

có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên, 2010,

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010, Giáo dục giá trị

sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS, NXB ĐHQG HN.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm

chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

2. Nguyễn Thanh Bình,Giáo dụckĩ năng sống, NXB ĐHSP, 2010.

3. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). Nhà xuất bản

giáo dục Việt Nam.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 253: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra

Trọng

số

Đánh giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhóm/thực

hành

Kỹ

năng Đánh giá kỹ năng thành phần 30%

Bài thi hết

học phần

Tổng

hợp

Năng lực sư phạm, cá nhân và XH

trong tình huống nghề nghiệp và cuộc

sống

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Tính

Page 254: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BỘ MÔN LÝ LUẬN QUẢN LÍ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

Page 255: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

Hà Nội, 2015

Page 256: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

256

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào

tạo

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý Giáo dục

- Bộ môn: Lý luận quản lý

2. Thông tin về học phần

Tên học phần: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

- Mã học phần: EDM2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần, sinh viên có phương pháp phân tích và đánh giá một

cách khoa học hệ thống những vấn đề quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành

giáo dục và đào tạo; có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thuộc

lĩnh vực quản lý nhà nước đối với ngành GD – ĐT, giúp sinh viên định hướng các

hoạt động theo hành lang pháp lý đã quy định trong nghề nghiệp tương lai.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

a. Hiểu được những lý luận chung về Nhà nước và QLHCNN ở Việt Nam, những nội

dung chủ yếu của cuộc vận động cải cách hành chính hiện nay.

b. Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhà nước, quản

lý nhà nước về giáo dục.

c. Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước, công

cụ, hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

Page 257: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

257

d. Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công chức, công

chức, viên chức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật công chức, Luật

viên chức.

e. Nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước

Tổng hợp được tình hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – những nguyên nhân của

thành tựu và hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục.

f. Hiểu phân tích được các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với

ngành GD – ĐT nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng tư duy bậc cao

- Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định trong giáo dục học

sinh

- Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành

chính trong nhà trường.

- Từ nội dung môn học dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quy quy định, tôn

trọng quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, có đạo

đức nghề nghiệp).

Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng quản lý, kỹ năng hướng đạo giáo dục cá nhân và tập thể học sinh tuân

theo pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác theo quy định

của ngành.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sự nghiệp đổi mới

giáo dục từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo.

- Ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình

- Hình thành ý thức thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức và đạo đức cho bản

thân.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng chia sẻ, và một số kỹ năng sư

phạm như thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng phát hiện vấn đề…

Page 258: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

258

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước,

QLHCNN, các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý

hành chính nhà nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ

đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình

xây giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Học

phần chú trọng đến việc nhận thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước về

GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục

và việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ

năng về quản lý học sinh, quản lý trường học cho người học.

4.2. Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

Đạt được mục tiêu a, b,

c, d.

Chương 1: Một số vấn đề

cơ bản về nhà nước, quản

lý hành chính nhà nước và

công vụ, công chức, viên

chức

A. Lý luận chung về nhà

nước, Nhà nước CHXHCN

Việt Nam

1.1. Nhà nước

1.2. Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Những vấn đề cơ bản về

quản lý hành chính nhà

nước

1.1. Tính chất chủ yếu của

quản lí hành chính nhà nước

8

g

i

t

í

n

c

h

í

Page 259: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

259

1.2. Các nguyên tắc hoạt

động của nền hành chính

nhà nước Việt Nam

1.3. Nội dung, quy trình chủ

yếu của quản lí hành chính

nhà nước

1.4. Công cụ, hình thức và

phương pháp quản lí hành

chính nhà nước

1.5. Cải cách hành chính

nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lí hành chính nhà nước

C. Công chức, công vụ,

Luật Cán bộ, công chức

1.1. Một số vấn đề về cán bộ,

công chức và Luật cán bộ,

công chức

1.2. Cán bộ, công chức

1.3. Một số vấn đề về công

vụ

1.4. Trách nhiệm của công

chức khi thi hành công vụ

1.5. Hướng dẫn việc xử lí kỷ

luật cán bộ, công chức

Page 260: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

260

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

Đạt được mục tiêu c.

Chương 2: Đường lối quan

điểm về giáo dục và đào tạo

của Đảng và Nhà nước

2.1. Những vấn đề đặt ra

của giáo dục Việt Nam hiện

nay

2.1.1. Đánh giá chung về

giáo dục Việt Nam hiện nay

2.1.2. Thời cơ và thách thức

của GD VN

2.2. Những quan điểm chỉ

đạo của Đảng và NN đối với

GD –ĐT

2.2.1. Giáo dục và đào tạo là

quốc sách hàng đầu

2.2.2. Đầu tư cho giáo dục là

đầu tư phát triển

2.2.3. Giáo dục là sự nghiệp

của đảng, của nhà nước và

của toàn dân

2.2.4. Đa dạng hoá các loại

hình giáo dục; học đi đôi với

hành, giáo dục nhà trường

gắn liền với giáo dục gia

đình, xã hội; thực hiện công

bằng trong giáo dục

2.2.5. Giáo dục và đào tạo là

một nhân tố quyết định thành

công của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư

cho giáo dục được ưu tiên đi

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 261: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

261

trước trong các chương

trình, kế hoạch phát triển

kinh

tế - xã hội

2.3. Mục tiêu phát triển giáo

dục

2.4. Giải pháp phát triển

giáo dục

3 Kết thúc chương, SV

cần phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 3: Quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.1. Những vấn đề cơ bản

của quản lí nhà nước về giáo

dục và đào tạo

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Tính chất quản lí nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.1.3. Đặc điểm của quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

tạo

3.2. Bộ máy quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản

lí nhà nước về giáo dục và

đào tạo

3.2.2. Cơ sở pháp lí của tổ

chức bộ máy quản lí giáo

dục và đào tạo

3.2.3. Các cơ quan quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

1

0

g

i

t

í

n

c

h

Page 262: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

262

tạo

3.3. Nội dung cơ bản của

quản lí nhà nước về giáo

dục và đào tạo

3.4. Phương hướng đổi mới

và biện pháp thực hiện

QLNN về GD&ĐT

3.4.1. Thực trạng

3.4.2. Phương hướng đổi mới

3.4.3. Biện pháp thực hiện

đổi mới quản lí nhà nước về

giáo dục và đào tạo

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 4: Quản lý nhà

nước về GD – ĐT ở địa

phương

4.1. Những quy định chung

4.2. Quản lý giáo dục ở các

cấp địa phương

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản

lý GD – ĐT các cấp ở địa

phương

4.2.2. Tổ chức bộ máy, tiêu

chuẩn biên chế của các

trường phổ thông

4.3. Quy định của Bộ GD và

ĐT đối với các bậc học phổ

thông

4.3.1. Quy chế giảng dạy,

chủ nhiệm lớp, đánh giá học

sinh

4.3.2. Quy chế về thanh tra,

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 263: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

263

kiểm tra các bậc học phổ

thông

5 Kết thúc chương, SV

cần phải:

Trình bày được cấu

trúc, Vai trò của điều lệ

nhà trường ; Khái quát

được các nhiệm và

quyền hạn của trường

trung học ; Trình bày

được nhiệm vụ của

giáo viên bộ môn, giáo

viên chủ nhiệm, những

hành vi giáo viên

không được làm ; Khái

quát được nhiệm vụ

của giáo viên đối với

giáo viên ở từng cấp

học được quy định

trong Điều lệ nhà

trường ; Phân tích và

đánh giá được những

hành vi của giáo viên

đối với việc hình thành

nhân cách học sinh ;

Đề xuất một số biện

pháp quản lý của Hiệu

trưởng trong việc nâng

cao chất lượng giáo

dục đạo đức ở một

trường trung học phổ

Chương 5: Luật giáo dục

và Điều lệ nhà trường

5.1. Luật Giáo dục

5.1.1. Sự cần thiết ban hành

Luật Giáo dục

5.1.2. Nội dung cơ bản của

Luật Giáo dục

5.1.3.Tác động của Luật

Giáo dục đối với việc cải

cách nâng cao chất lượng

giáo dục

5.2. Điều lệ nhà trường

5.2.1. Điều lệ trường Mần

non

5.2.2. Điều lệ trường Tiểu

học

5.2.3. Điều lệ trường trung

học

5.2.4. Điều lệ trường trung

học chuyên nghiệp

5.2.5. Điều lệ trường đại

học, điều lệ trường cao đẳng

6.2. Cấu trúc chung của điều

lệ nhà trường

9

g

i

t

í

n

c

h

Page 264: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

264

thông hiện nay.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Kết hợp phù hợp các phương pháp thuyết

trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, phương

pháp dự án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà nước về giáo

dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

Page 265: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

265

1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công

chức

2. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”. NXB

Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.

3. GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s. Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách hành

chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.

4. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành chính

quốc gia, Hà nội 2001.

5. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.

6. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên,

phần 2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004.

7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

2006.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 266: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

266

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức học hần

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng

viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp

trong làm việc nhóm để tạo ra được sản

phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

(thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Nội dung Tiêu chí đánh giá

Page 267: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

267

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

- Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

- Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái:

3.0cm.

- Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

- Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung (80% điểm):

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Các nội

dung

2,3,4,5

Bài tập

nhóm

Hình thức: (20% điểm)

- Trình bày bằng PPT rõ ràng, dễ hiểu, có minh họa hình

thức

- Có sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm

- Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng

thành viên và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

- Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

- Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thực.

- Đặt vấn đề hợp lí

- Có đầy đủ các bước xây dựng đề cương

- Ví dụ minh họa rõ ràng

- Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Page 268: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

268

Các nội

dung 4,5

Bài tập

giữa kỳ

Hình thức : (20% điểm)

- Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

- Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái:

3.0cm.

- Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

- Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung : (80% điểm)

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý

1,5đ

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 3,5đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Thi viết hết

môn

Hình thức: (10%)

- Viết tay trên giấy thi theo quy định của nhà trường

- Chữ viết sạch sẽ.

Nội dung: (80%)

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

PGS.TS. Trịnh Văn Minh TS. Đỗ Thị Thu Hằng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Page 269: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

269

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội, 2015

Page 270: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

270

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về môn học

- Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Mã môn học: PSE2004

- Môn học bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Môn học tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ hệ thống được những kiến thức cơ

bản của phương pháp nghiên cứu (PPNC) khoa học, vận dụng chúng để thiết kế, triển

khai đánh nghiên cứu theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết thực hiện một nghiên cứu

như nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên, làm khóa luận tốt nghiệp…và khả

năng vận dụng trong lĩnh vực giáo dục.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Hiểu các khái niệm cơ bản, ý nghĩa và mục đích của NCKH.

- Phân biệt được các loại hình NCKH, các lĩnh vực NCKH

- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản

trong khoa học và khả năng ứng dụng trong khoa học giáo dục.

- Hiểu được cấu trúc và qui trình tiến hành một NCKH nói chung và khả năng

vận dụng trong lĩnh vực giáo dục.

3.2.2. Kỹ năng

- Xác định vấn đề nghiên cứu khả thi, đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

và đặt tên đề tài chuẩn xác.

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các PPNC trong khoa học.

- Thiết kế qui trình thu thập và xử lý thông tin phù hợp với mục đích và PPNC.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu.

Page 271: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

271

- Viết và trình bày 1 báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

- Đánh giá đúng giá trị của một công trình nghiên cứu đích thực

- Sử dụng một số phần mềm xử lý số liệu (trong đó có SPSS.18)

3.2.3. Thái độ

- Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

- Say mê nghiên cứu và tích cực áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào

thực tế nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác

- Phát triển tư duy khoa học (khả năng phê phán, suy luận ...)

- Nâng cao kỹ năng viết theo văn phong khoa học.

4. Nội dung môn học

4.1 Tóm tắt

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư

phạm. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho

người học kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu

khoa học và khả năng vận dụng trong giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp,

báo cáo khoa học, bài báo khoa học. Môn học được thiết kế theo các nội dung cơ bản

sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm

tiếp cận về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một số nguyên

tắc, yêu cầu khi thực hiện một đề tài nghiên cứu nói chung, trong lĩnh vực giáo dục

nói riêng.

• Đặc điểm và phân loại các loại hình NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH dưới các hình thức khác nhau như bài tập lớn,

khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực

hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng môn học và dưới các

hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

4.2 Nội dung cụ thể

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

1 Kết thúc chương, SV cần phải:

Chương 1: Những vấn đề chung về khoa học và 6 giờ tín

Page 272: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

272

- Hệ thống hóa và phân tích bản chất các khái niệm cơ bản về khoa học, NCKH và nghiên cứu KHGD.

- Phân tích các nội dung và quan điểm tiếp cận trong NCKHG và trong nghiên cứu KHGD

nghiên cứu khoa học 1.1. Khoa học và phân loại các khoa học 1.1.1. Định ngĩa về khoa học 1.1.2. Phân loại các khoa học 1.1.3. Các khoa học giáo dục 1.2. Nghiên cứu khoa học 1.2.1. Định nghĩa nghiên cứu khoa học 1.2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học 1.3. Phương pháp luận trong NCKH 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng trong NCKH 1.3.2. Quan điểm Hệ thống- cấu trúc 1.3.3. Quan điểm Lịch sử- phát triển 1.3.4. Quan điểm thực tiễn 1.4. Nghiên cứu khoa học trong giáo dục 1.4.1. Khái niệm nghiên cứu KHGD 1.4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu KHGD 1.4.3. Các lĩnh vực nghiên cứu KHGD 1.4.4. Các quan điểm phương pháp luận vận dụng trong nghiên cứu KHGD 1.5. Thực hành Phân tích các quan điểm phương pháp luận NCKH

trên một bản tổng quan nghiên cứu/ một báo cáo khoa

học... có sẵn

chí (04 LT; 01 TH, 01 HD tự học)

2

Kết thúc chương, SV cần phải:

- Hệ thống hóa được khái niệm, đặc điểm, phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Vận dụng thiết kế các công cụ nghiên cứu tương ứng với các phương pháp, thực hành trên lớp.

- Biết sử dụng và vận dụng SPSS trong xử lý dữ liệu

Chương 2: Phương pháp và kĩ thuật triển khai nghiên cứu khoa học 2.1.Đặc điểm của PPNC khoa học 2.1.1. Tính chủ thể 2.1.2. Tính đối tượng 2.1.3. Tính mục đích 2.1.4. Tính cấu trúc 2.1.5. Tính phương tiện và môi trường 2.2. Phân loại các PPNC khoa học 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.4. Nhóm phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 2.2.5. Các phương pháp hỗ trợ 2.3. Kỹ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập dữ liệu 2.3.1. Viết tổng quan nghiên cứu vấn đề 2.3.2. Quan sát, ghi chép và sắp xếp tư liệu 2.3.3. Tổ chức thực hiện một cuộc khảo sát (điều tra)

12 giờ tín chỉ (07 LT; 05 TH, 01 HD tự học)

Page 273: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

273

2.3.4. Quy trình thực hiện một cuộc phỏng vấn 2.4. Kỹ thuật xử lý dữ liệu 2.4.1. Tổng quan về kcác phương pháp và kỹ thuật xử lý dữ liệu 2.3.2. Các phép thống kê cổ điển trong KHGD 2.3.3. Một số phần mềm thóng kê (SPSS…) 2.5. Thực hành

Viết đề cương một tổng quan nghiên cứu/ Thực hành

tổ chức một cuộc khảo sát/ phỏng vấn/ Thực hành xử

lý số liệu (cho sẵn) trên phần mềm SPSS.18

3 Kết thúc chương, SV cần phải:

- Nêu được các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Vận dụng để có kỹ năng viết một đề cương nghiên cứu cho một đề tài cụ thể.

Chương 3. Quy trình tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học 3.1. Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu 3.2. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài 3.2.1. Viết Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.2.2. Xác định các khái niệm cơ bản (công cụ) 3.2.3. Xác định và huy động các cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu 3.2.1 Tên đề tài 3.2.2 Lý do chọn đề tài 3.2.3 Mục đích nghiên cứu 3.2.4 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian) 3.2.5 Giả thuyết khoa học 3.2.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.7 Xác định phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật thu thập thông tin 3.2.8 Kết quả dự kiến và hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có) 3.2.9 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu 3.2.10 . Xây dựng cấu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài 3.4. Thực hành Xây dựng đề cương một đề tài nghiên cứu (khóa luận/ Đề tài tham dự Hội nghị KHSV...)

12 giờ tín chỉ (06 LT; 03 TH 01 HD tự học)

4 Kết thúc chương, SV cần phải:

- Nhắc lại kiến thức xác suất thống kê cơ bản, quy trình xử lý số liệu, các chỉ số đánh giá chất lượng câu hỏi và

Chương 4. Phân tích thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu 4.1 Phân tích và phân loại thông tin 4.1.1. Thông tin định tính và thông tin định lượng 4.1.2. Thông tin thô và thông tin có giá trị khoa học 4.1.3. Lựa chọn thông tin để trình bày kết quả NC 4.2. Trình bày kết quả nghiên cứu (viết báo cáo) 4.2.1. Ngôn ngữ của báo cáo 4.2.2. Bố cục của báo cáo

9 giờ tín chỉ (05 LT; 03 TH; 01 HD

Page 274: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

274

đề kiểm tra. - Thực hành

tính toàn với câu hỏi và đề kiểm tra cụ thể.

- Trình bày những nét cơ bản về lý thuyết khảo thí cổ điển và hiện đại, bước đầu làm quen với việc sử dụng phần mềm phân tích theo mô hình Rasch

- Bước đầu xác , hình thành được các kỹ năng Xử lý, phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/ Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học

4.2.3. Đánh số chương, mục của báo cáo 4.2.4. Trình bày tài liệu tham khảo 4.2.5. Trích dẫn khoa học trong báo cáo 4.2.6. Viết tóm tắt báo cáo 4.3. Một số hình thức báo cáo khoa học 4.3.1. Bài tập lớn 4.3.1.1. Mẫu báo cáo 4.3.1.2. Trình bày báo cáo 4.3.2. Báo cáo khoa học 4.3.2.1. Mẫu báo cáo 4.3.2.2. Chuẩn bị nội dung trình bày 4.3.2.3. Trình bày báo cáo 4.3.3. Bài báo khoa học 4.3.3.1. Mẫu bài báo khoa học 4.3.3.2. Trình bày bài báo khoa học 4.3.4. Khóa luận tốt nghiệp 4.3.4.1. Mẫu khóa luận 4.3.4.2. Trình bày khóa luận 4.3.5. Luận văn thạc sỹ và Luận án (giới thiệu) 4.3.5.1. Yêu cầu về nội dung và hình thức 4.3.5.2. Mẫu Luận văn thạc sỹ và Luận án 4.3.5.3. Trình bày Luận văn thạc sỹ và Luận án 4.4. Thực hành

Phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/

Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học.

tự học)

Kết thúc chương, SV cần phải:

- Có được hiểu biết và trình bày tổng quát về sự cần thiết và đặc điểm của hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong GD, QLGD;

- Dựa trên các ví dụ, phân biệt được, mô tả được đặc điểm và các yêu cầu đối với từng loại đề tài trong từng lĩnh vực GD;

- Xác định và

Chương 5. Ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục

5.1. Một số lý luận về nghiên cứu KHGD ứng dụng 5.2. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát triển

(R&D) trong giáo dục - Nghiên cứu tổng quan lý thuyết, lịch sử phát

triển giáo dục; - Nghiên cứu ứng dụng một lý thuyết/ mô hình

giáo dục vào thực tế; - Tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh

nghiệm giáo dục một vấn đề cụ thể - Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục (một

địa bàn/ cơ sở GD/ một vấn đề GD) 5.3. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát

triển trong quá trình dạy học- giáo dục (hẹp)

- Nghiên cứu hoạt động người học và thực trạng

GD-DH tại một địa bàn/ CSGD, hoặc về một

vấn đề GD...

6 giờ tín chỉ (04 LT; 01 TH, 01 HD tự học)

Page 275: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

275

lựa chọn lĩnh vực NC và vấn đề NC của đề tài luận văn tốt nghiệp của bản thân

- Nghiên cứu và phát triển Nội dung, chương

trình GD-DH (một vấn đề/ chủ đề/ một môn

học...)

- Nghiên cứu và phát triển phương pháp giáo

dục- dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả GD-

DH (gắn với một đối tượng GD/ một nội dung

DH- GD cụ thể...)

- Nghiên cứu và phát triển hình thức tổ chức

giáo dục và sự phối hợp các lực lượng GD (tại

một địa bàn/ CSGD, hoặc về một vấn đề GD...)

- ....

5.4. Xây dựng và đánh giá một Dự án giáo dục 5.4.1. Định nghĩa Dự án/ Dự án giáo dục 5.4.2. Quy trình xây dựng một DAGD 5.4.3. Đánh giá một DAGD

5.5. Ôn tập tổng kết và giải đáp thắc mắc (1,5 giờ TC)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 26

Thực hành/làm việc nhóm: 16

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

[1]. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KHKT, 2005

[2]. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” NXB ĐHQG Hà

Nội, 2004

[3] Dự án giáo dục Việt -Bỉ (2010) ”Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”. Tài liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

[4] Ngô Thông. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS https://ngothong.wordpress.com/category/spss/thuc-hanh-spss/ 6.2. Tài liệu tham khảo:

[1]. University of New England (UNE), “Research methods in education” (Module 1-

3), UNE, Armidale, AUS, 2004.

[3]. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.

Page 276: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

276

[4] Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS - link download SPSS. http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong-dan-su-dung-phan-mem-spss-link.html

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập

cá nhân

(đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

20%

Bài tập

nhóm

(giữa kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và cá nhân. Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

kết thúc

học phần

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Nội dung Tiêu chí đánh gia

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

- Ngôn, rõ ràng, diễn đạt lô gic, dễ hiểu.

- Đánh máy trên khổ giấy A4 (lề trên 2,5, dưới 3cm, phải 2 cm, trái 2,5

cm), dài từ 3-5 trang.

Nội dung (80% điểm):

- Trả lời đúng vấn đề, không chép lại y nguyên, ví dụ minh họa của cá

nhân đúng với yêu cầu, nội dung phong phú, lôgic, sáng tạo.

- Có trích dẫn tài liệu tham khảo

Page 277: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

277

Các nội

dung 2, 3

Bài tập

nhóm

Hình thức : (20% điểm)

- Trình bày bằng PPT rõ rang, dễ hiểu, có minh họa hình thức

- Mỗi thành viên trình bày 1 phần

- Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng thành viên

và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

- Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

- Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thức.

- Đặt vấn đề hợp lí

- Có đầy đủ các bước xây dựng đè cương

- Ví dụ minh họa rõ rang

- Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Xây dựng

đề cương

chi tiết

KLTN

Bài tập hết

môn

Hình thức : (20%)

- Đánh máy trên giáy A4

- Hành văn mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn.

Nội dung : (80%)

- Đáp ứng tốt yêu cầu của một đề cương khóa luận tốt nghiệp có đầy

đủ các mục.

- Chi tiết đến từng mục nhỏ về nội dung.

- Có phần tài liệu tham khảo hợp lí

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 278: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

278

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG

Hà Nội, 2015

Page 279: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

279

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Các khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tư vấn học đường

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tư vấn Tâm lý học đường

- Mã học phần: PSE2006

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Các học phần tiên quyết:

o Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường

o Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần tư vấn tâm lý học đường giúp giáo sinh hiểu bản chất của tư vấn tâm

lý học đường, có được các kiến thức về tư vấn tâm lý, tâm lý học sinh và các kĩ

năng tư vấn, từ đó sinh viên trải nghiệm và thực hành công việc tư vấn trong nhà

trường được hiệu quả. Bên cạnh đó, sinh viên bắt đầu biết nhận diện một số hành

vi lệch chuẩn và rối nhiễu tâm lý, từ đó đề xuất được biện pháp hỗ trợ phù hợp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác tư vấn học

đường trong nhà trường.

- Trình bày được các mô hình tư vấn tâm lý hiện hành trong các trường học.

- Hiểu được chức năng tư vấn tâm lý của cán bộ chuyên trách cũng như của giáo

Page 280: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

280

viên trong trường học.

- Nhận biết được những hành vi, thái độ, dấu hiệu, biểu hiện của những khó khăn

tâm lý học đường của học sinh trung học, và hệ thống hóa được những nhóm

khó khăn tâm lý thường gặp.

- Lý giải được một cách có hệ thống và dựa trên lý thuyết về nguyên nhân và cơ

chế gây ra các vấn đề tâm lý ở học sinh trong trường học.

- Trình bày được những phương pháp và kỹ năng trợ giúp tương ứng cho mỗi khó

khăn tâm lý của học sinh trung học.

3.2.2. Kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng kiến thức để hiểu về nguyên nhân và cơ chế gây từng

dạng khó khăn tâm lý cụ thể ở học sinh.

- Có các kỹ năng tư vấn tâm lý cơ bản như: lắng nghe, đặt câu hỏi, đồng cảm chia

sẻ, tóm tắt, diễn đạt lại, thu thập thông tin...

- Có các kỹ năng làm việc với cha mẹ, giáo viên của học sinh như hợp tác, tư vấn,

hướng dẫn để giúp giải quyết vấn đề của học sinh

- Có kỹ năng phối kết hợp và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp học sinh có khó

khăn học đường.

- Biết xây dựng kế hoạch toàn diện để hỗ trợ học sinh có khó khăn tâm lý.

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng học sinh

- Thông cảm và biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu khó khăn của các em

- Giữ bí mật cho những học sinh có khó khăn tâm lý học đường

- Tách biệt quan niệm và niềm tin của bản thân khỏi khó khăn tâm lý của học sinh,

không để cách nhìn và quan niệm riêng của bản thân ảnh hưởng đến quá trình trợ

giúp

3.2.4. Mục tiêu khác

Ngoài những kiến thức và kỹ năng trong việc tư vấn tâm lý và hỗ trợ cho học

sinh có khó khăn, giáo sinh học môn này có thể:

Page 281: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

281

- Biết các mô hình hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường và có thể góp phần hoặc trực

tiếp xây dựng các mô hình tư vấn học đường cho nơi mình công tác sau này.

- Áp dụng các kiến thức của môn tư vấn học đường vào việc dạy học và quản lý

lớp học, ví dụ các kỹ thuật quản lý hành vi cho những học sinh có vấn đề hành vi

trong lớp học.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm

những kiến thức cơ bản về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một

nền tảng quan trọng giúp cho các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo

dục học sinh trong nhà trường. Các nội dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ, ý

nghĩa của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô

hình tư vấn tâm lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm

của người cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm

lý, một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt

câu hỏi, kĩ năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối

quan hệ, kĩ năng huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ

tự ưu tiên và theo trật tự khi tư vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo

dục thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng

xử tiêu cực ở thanh thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn

tâm lý của học sinh, chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành

vi, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở thanh thiếu niên.

4.3. Nội dung cụ thể

Page 282: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

282

Thứ

tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1

Kết thúc

chương, sinh

viên cần phải:

- Nắm vững

được đối

tượng, nhiệm

vụ và ý nghĩa

của tâm lý học

tư vấn trong

nhà trường,

- Hiểu được sơ

lược lịch sử

của tâm lý học

tư vấn.

- Hiểu rõ được

các mô hình tư

vấn tâm lý trên

thế giới và ở

Việt Nam

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ

HỌC TƯ VẤN

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm

lý học tư vấn

1.1.1. Đối tượng của tâm lý học tư vấn

1.1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tư vấn

1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học tư vấn

1.2. Sơ lược lịch sử của tâm lý học tư vấn

1.2.1. Tư vấn tâm lý

1.2.2. Tư vấn tâm lý trường học

1.3. Một số mô hình tư vấn tâm lý

1.3.1.Mô hình tư vấn tâm lý học đường trên

thế giới

1.3.2. Các mô hình tư vấn tâm lý học đường

hiện có tại Việt Nam

2

:

0

:

0

2

Kết thúc

chương, sinh

viên cần phải:

- Hiểu rõ được

những khó

khăn tâm lý

của học sinh.

- Biết được các

vấn đề về hành

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ

CỦA HỌC SINH CẦN HỐ TRỢ TƯ VẤN

2.1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh

2.1.1. Khái niệm khó khăn tâm lý

2.1.2. Những khó khăn tâm lý thường gặp

của học sinh phổ thông hiện nay

2.2. Những hành vi tiêu cực ở học sinh

2.2.1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn

2.2.2. Các biểu hiện của hành vi ứng xử tiêu

4

:

6

:

0

Page 283: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

283

vi tiêu cực của

học sinh.

- Biết được

các hiện tượng

RNTL để có

thể có hỗ trựo

đúng đắn, khoa

học.

- vận dụng

hiểu biết về

các vấn đề tâm

lý ở học sinh

để có thể phân

tích, lý giải

nguyên nhân,

xác định cách

tiếp cận trong

hỗ trợ tâm lý

cực

2.2.3. Mục đích thể hiện hành vi ứng xử tiêu

cực

2.2.4. Các con đường dẫn đến hành vi tiêu

tực

2.3. Một số hiện tượng rối nhiễu tâm lý

2.3.1. Trầm cảm

2.3.2. Lo âu

2.3.3. Tăng động giảm chú ý

2.3.4. Rối loạn hành vi ứng xử

2.3.5. Rối loạn thách thức chống đối

2.3.6. Các rối loạn phát triển: tự kỷ, khuyết

tật trí tuệ

2.3.7. Các vấn đề khác

2.4. Nguyên nhân và cơ chế gây ra rối

nhiễu tâm lý của học sinh

2.4.1. Nguyên nhân sinh học (di truyền)

2.4.2. Nguyên nhân giáo dục

2.4.3. Nguyên nhân từ môi trường sống

3

Kết thúc

chương, sinh

viên cần phải:

- Nắm vững

được vai trò,

trách nhiệm

của cán bộ tư

vấn tâm lý học

đường.

- Hiểu được

những yêu cầu

đối với người

CHƯƠNG 3: NGƯỜI CÁN BỘ TƯ VẤN

TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

3.1. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ tư

vấn tâm lý học đường

3.1.1. Nghề hỗ trợ tâm lý là gì

3.1.2. Tham vấn – tư vấn tâm lý

3.2. Những yêu cầu đối với người làm công

tác tư vấn tâm lý

3.2.1. Thái độ của cán bộ tư vấn tâm lý

3.2.2. Đặc điểm tính cách của cán bộ tư vấn

tâm lý

3.2.3. Được đào tạo chuyên sâu

4

:

4

:

1

Page 284: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

284

làm công tác tư

vấn tâm lý.

- Hiểu rõ

những yêu cầu

cơ bản về đạo

đức nghề

nghiệp.

3.3. Đạo đức nghề tư vấn tâm lý

3.3.1. Trung thực

3.3.2. Tôn trọng

3.3.3. Bảo mật

3.3.4. Đảm bảo quyền lợi của thân chủ

3.3.5. Vấn đề mối quan hệ sóng đôi

4

Kết thúc

chương, sinh

viên cần phải:

- Nắm vững và

trải nghiệm các

kĩ năng tư vấn

tâm lý:

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ

CÁC KĨ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ

4.1. Quy trình tư vấn

4.1.1. Quy trình tư vấn cá nhân

4.1.2. Quy trình tư vấn nhóm

4.2. Các kỹ năng tư vấn cơ bản

4.2.1. Kĩ năng lắng nghe

4.2.2. Kĩ năng đặt câu hỏi

4.2.3. Kĩ năng quan sát

4.2.4. Kĩ năng đồng cảm và thấu cảm

4.3.5. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ

4.3. Kĩ năng huy động và kết nối các

nguồn lực để hỗ trợ học sinh

4.4. Một số chiến lược làm việc với học

sinh có vấn đề về hành vi

4.4.1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực

4.4.2. Chú ý tích cực – cách thức hiệu quả để

thay đổi hành vi của trẻ

4.4.3. Các nguyên tắc để củng cố tích cực

hiệu quả

4

:

1

2

:

4

5

Kết thúc

chương, sinh

viên cần phải:

CHƯƠNG 5: TƯ VẤN HỌC SINH PHÁT

TRIỂN VƯỢT TRỘI

5.1. Một số vấn đề về phát triển năng lực

1

:

1

Page 285: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

285

- Phát hiện

năng khiếu và

bồi dưỡng

năng khiếu cho

học sinh

5.1.1. Năng lực chung và năng lực vượt trội

5.1.2. Biểu hiện năng khiếu của trẻ em ở các

lứa tuổi khác nhau

5.1.3. Phương pháp phát hiện năng lực vượt

trội ở trẻ

5.2. Tư vấn phát hiện và bồi dưỡng năng

lực vượt trội

5.2.1. Tư vấn về phát hiện năng khiếu cho trẻ

5.2.2. Tư vấn về bồi dưỡng năng khiếu cho

trẻ

:

0

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17

Thực hành, thảo luận: 25

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

- Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

- Phương pháp đóng vai.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Trần Thị Minh Đức, 2012, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012, Tư vấn tâm lý học đường, Tài

liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả, 2013, Giáo viên chủ nhiệm với

công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh trung học, Tài liệu tập huấn – Bộ

Giáo dục và đào tạo.

Page 286: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

286

4. “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

1. Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên, Nhà

xuất bản Phụ Nữ.

2. Phan Thị Mai Hương (chủ biên), 2007, “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với

hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi, 2009, Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường trong các

trường trung học, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học

đường tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289 – 301.

4. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường tại một số

trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

5. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm Hà Nội.

6. Phương pháp kỉ luật tích cực, 2009, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, Hà

Nội, Plan.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 287: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

287

Hình thức

Tính chất của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức các bài đầu của môn học 10 %

Bài

tập cá

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn: Xây dựng (dưới dạng thuyết minh)

mô hình tư vấn tâm lý học đường phù hợp với

trường mà mình thực tập hay kiến tập

10%

Bài

tập

nhóm

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm để tạo

sản phẩm có ý nghĩa, có chất lượng là sự hợp

tác của cả nhóm: Cả nhóm sẽ thực hành và

sau đó thuyết trình về việc sử dụng các kỹ

năng tư vấn học được để giải quyết một tình

huống cụ thể trong trường học.

20%

Bài thi

hết

học

phần

Tổng

hợp

Bài thi cá nhân: mỗi sinh viên sẽ chọn một đề

mang tính tổng hợp, vận dụng toàn bộ kiến

thức của môn học.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Công

Page 288: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

288

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

____________

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2015

Page 289: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

289

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tổ chức hoạt động giáo dục

- Mã học phần: PSE2005

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý

(Luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, các quy chế, quy định của ngành,…)

vào hoạt động thực hành hình thành, phát triển các kĩ năng quản lý lớp học và tổ

chức hoạt động giáo dục trong nhà trường (chủ yếu ở loại hình trường phổ

thông, bậc trung học và tập trung vào công tác Giáo viên chủ nhiệm, các hoạt

động trải nghiệm sáng tạo) phù hợp với các định hướng đổi mới giáo dục hiện

nay.

Bên cạnh đó, đồng thời tạo cơ hội cho SV rèn luyện, phát triển một số kỹ năng

tư duy, các kỹ năng mềm cần thiết của một giáo viên- nhà giáo dục- nhà quản lý,

và trực tiếp chuẩn bị tích cực cho SV trước khi đi kiến tập- thực tập sư phạm

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Sinh viên có được phát triển các tri thức thực tiễn về giáo dục nhà trường (tập

Page 290: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

290

trung vào trường phổ thông, bậc trung học); tri thức về các kỹ năng quản lý lớp

học trong giờ lên lớp, công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và tri thức về các

hoạt động giáo dục và tổ chức, quản lý các hoạt động trong trường THPT,

THCS;

- Sinh viên chỉ ra được các yêu cầu và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

hiện nay và bước đầu vận dụng trong các hoạt động thực hành của bản thân.

- Sinh viên chỉ ra qui trình tổ chức và các biện pháp công tác của một số hoạt

động giáo dục trong môi trường thực hành sát với thực tế giáo dục phổ thông

hiện nay.

- Sinh viên có được các kiến thức mới, cơ bản về các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo (TNST) và kiến thức định hướng tổ chức các hoạt động TNST ở trường

phổ thông (THPT, THCS).

3.2.2. Kỹ năng

d. Kỹ năng nghề nghiệp

- Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, phân loại HS và quản lý hồ sơ người học

- Kỹ năng tạo môi trường tâm lý, bầu không khí thuận lợi cho học tập trên lớp

- Kỹ năng quản lý hành vi người học và ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống

sư phạm trên lớp;

- Kỹ năng thiết kế các loại kế hoạch công tác GVCN;

- Kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động TNST

theo chủ đề (bao gồm cả kỹ năng tổ chức hoạt động đánh giá tương ứng);

- Kỹ năng tổ chức triển khai một số hình thức TNST trong các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp

- Kỹ năng động viên, khích lệ HS phát huy vai trò chủ thể hoạt động HĐTNST;

e. Kỹ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tự đánh giá, tự rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và uy tín cá nhân

- Kỹ năng giao tiếp (giả định với HS, với GV, với

- Kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp hoạt động,

Page 291: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

291

- Phát triển tư duy thực tiễn

- Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đóng vai

- Kỹ năng hùng biện, phát triển ngôn ngữ

- Kỹ năng thuyết phục, khơi gợi, đánh thức tiềm năng

- Kỹ năng nhận diện vấn đề, lựa chọn giải pháp

3.2.3. Thái độ và Đạo đức nghề nghiệp

- Phát triển tình cảm nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với bạn, đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể

tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Có tác phong làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Phối hợp với các hoạt động thực hành sư phạm và phát triển kỹ năng bản thân

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội

cho SV rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa

học giáo dục trong quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn

luyện phẩm chất nhân cách người giáo viên. Nội dung môn học chủ yếu đề cập

đến hệ thống kỹ năng nghiên cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kỹ

năng quản lý lớp trong giờ học, Kỹ năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá

các hoạt động giáo dục nói chung (bao gồm hoạt động TNST),… và phát triển

các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng và phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ

thể của SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói

riêng, góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

Page 292: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

292

4.2 Nội dung cụ thể

T

T

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Phần 1.

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ LỚP HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC

Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Phân tích được

mục đích, ý

nghĩa và nội

dung cơ bản của

việc nghiên cứu

đối tượng giáo

dục và quản lý

lớp trong giờ

học (cá nhân,

nhóm, lớp) ;

- Nhận biết, phân

biệt và xác định

các Phương

pháp, kỹ năng

tìm hiểu, nắm

vững và phân

loại đối tượng

HS theo các thời

điểm, tình huống

cụ thể;

Chương 1.

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ LỚP TRONG GIỜ

HỌC

1.1. Thực hành nghiên cứu đối tượng giáo dục

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa

1.1.2. Nội dung và phương pháp, kỹ năng

- Nội dung và kế hoạch khảo sát

- Các phương pháp nghiên cứu và kỹ năng

- Xây dựng một phiếu khảo sát nhanh

1.2.3. Thực hành một số tình huống điển hình

1.2. Quản lý lớp trong giờ học

1.2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý

lớp học (ôn tập lý thuyết)

1.2.2. Thực hành xây dựng môi trường tâm lý

tích cực

- Thực hành xây dựng Nội quy lớp học và Bản chỉ

dẫn hành vi học tập trên lớp/trong môn học

- Kỹ năng mở đầu bài học

- Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

1.2.3. Thực hành quản lý hành vi người học trên

lớp

0

9

g

i

T

C

(

0

4

L

T

;

0

5

T

H

)

Page 293: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

293

- Các kỹ năng xây

dựng môi trường

tâm lý tích cực ;

- Các kỹ năng

quản lý hành vi

người học

- Năng lực ưgns

xử sư phạm

trước các tình

huống quản lý

lớp học.

- Nguyên tắc chung trong khen thưởng, trách phạt

- Kỹ năng khen thưởng và động viên, khích lệ

- Kỹ năng xử lý các hành vi tiêu cực;

- Kỹ năng hướng dẫn HS tự rèn luyện

- Kỹ năng tổ chức hoạt động thi đua trong lớp, xây

dựng tiêu chí và đánh giá

1.2.4. Thực hành xử lý một số tình huống điển

hình

2 Kết thúc

chương, SV cần

phải:

- Nhận thức đúng

và trình bày

được về vai trò

của các HĐGD,

HĐTNST;

- Nhận biết, phân

biệt và xác định

mối quan hệ

giữa các loại

hình HĐGD,

quy trình tổ chức

một HĐGD…

trên cơ sở đó để

có thể thiết kế và

tổ chức HĐGD

Chương 2.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT,

THCS)

2.1. Khái niệm và phân loại hoạt động giáo

dục

2.1.1. Khái niệm, vị trí của HĐGD

2.1.2. Phân loại hoạt động giáo dục

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp

- Hoạt động giáo dục NGLL

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý HĐGD

2.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên chủ chủ nhiệm

2.2. Thực hành thiết kế một kế hoạch giáo dục

2.2.1. Kế hoạch công tác GVCN

1

5

g

i

T

C

(

0

6

L

T

;

0

9

Page 294: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

294

trong trường phổ

thông;

- Tập luyện hình

thành một số kỹ

năng thiết kế Kế

hoạch và tổ chức

các HĐGD –

TNST;

- Thực thành một

số kỹ năng thiết

kế và tổ chức

các HĐGD -

TNST ở trường

phổ thông (trung

học)

- Các loại Kế hoạch GVCN và yêu cầu

- Một số mẫu thiết kế HĐGD

2.2.2. Thực hành thiết kế kế hoạch GVCN

- Thiết kế Kế hoạch GVCN năm học

- Kế hoạch xây dựng lớp trở thành tập thể HS tự

quản

- Thiết kế Kế hoạch GVCN cho đợt Thực tập SP

- Thiết kế Kế hoạch giáo dục theo chủ đề

-

2.3. Thực hành tổ chức triển khai HĐGD

2.3.1. Quy trình chung và các nguyên tắc

2.3.2. Tổ chức một buổi sinh hoạt lớp

2.3.3. Phối hợp với BCH chi đoàn tổ chức Đại hội Chi

Đoàn TNCS, Lễ kết nạp Đoàn viên

2.3.4. Tổ chức một hoạt động giáo dục theo chủ đề

- Tổ chức mạng lưới cán bộ tự quản trong lớp

- Tổ chức một hoạt động thi đua học tập trong lớp

- Tổ chức một hoạt động tham quan dã ngoại

- ...

2.3.5. Một số yêu cầu đảm bảo hiệu quả HĐGD

2.4. Thảo luận

- Liên hệ thực tế trường THPT, THCS;

- Những khó khăn đối với SV trong thực hành và

trong việc chuẩn bị các KN tổ chức HĐGD

- Giải đáp, trợ giúp SV

T

H

)

Page 295: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

295

-

PHẦN II: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Kết thúc chương,

SV cần phải:

-

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT,

THCS)

3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.1.1. Mục tiêu và vai trò của HĐTNST

3.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của HĐTNST

3.1.3. Các hình thức tổ chức HĐTNST

3.1.4. Đánh giá kết quả HĐTNST

3.2. Nội dung, hình thức và quy trình tổ chức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.2.1. Nội dung

3.2.2. Các hình thức tổ chức

3.2.3. Một số kỹ năng tổ chức

3.2.4. Quy trình tổ chức HĐGD-TNST

3.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động

3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên phụ trách

7

h

g

i

T

C

(

0

5

L

T

;

0

2

T

H

)

Page 296: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

296

Chương 4.

THỰC HÀNH KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO

HỌC SINH THPT

4.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các yêu cầu

4.1.1. Mục tiêu thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST

4.1.2. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST

4.1.3. Các yêu cầu đoiá với giáo viên và học sinh

4.2. Thực hành thiết kế và một hoạt động TNST

4.2.1. Thực hành thiết kế một kế hoạch hoạt động

TNST

4.2.2. Thực hành tổ chức triển khai một hoạt động

TNST

4.2.3. Thực hành đánh giá kết quả hoạt động

4.3. Hướng dẫn thi kết thúc học phần: Thực

hành tổng hợp thiết kế và tổ chức một hoạt

động TNST (kết quả theo nhóm)

1

4

g

i

T

C

(

0

4

L

T

;

1

0

T

H

)

Thi kết thúc học phần: Thực hành (nhóm)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 18

Thực hành/làm việc nhóm: 24

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Page 297: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

297

- Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

thảo luận….

- Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

1. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp

học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội. H.2009;

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác giáo viên

chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập). Phương pháp kỉ

luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.,

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống. NXB ĐHSP.

2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB Giáo

dục Việt Nam.

4. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An

Asian Perspective Prentice Hall.

5. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 298: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

298

Hình thức

Tính chất

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhóm

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối

kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra

được sản phẩm có ý nghĩa.

30%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các

vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức

chuyên môn và đưa ra được giải pháp

hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 299: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

299

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÁN NÔM CƠ SỞ

1. Mã học phần: SIN 1001

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

+) Họ và tên: Phạm Văn Khoái

- Chức danh, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Đinh Thanh Hiếu

- Chức danh, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Phạm Vân Dung

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Phan Thị Thu Hiền

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Lê Văn Cường

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Nguyễn Phúc Anh

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Cử nhân

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

Page 300: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

300

+) Họ và tên: Võ Mạnh Hà

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

+) Họ và tên: Lê Phương Duy

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

6. Mục tiêu của học phần

- Về kiến thức:

Người học phải nhận thức cho được các khái niệm cơ bản về Hán Nôm từ góc độ

ngữ văn học như: Thế nào là chữ Hán, thế nào là chữ Nôm về mặt lịch sử hình

thành, diễn biến và cấu tạo. Tiếng Hán và chữ Hán, sự phổ biến tiếng Hán và

chữ Hán ở Việt Nam. Tiếng Việt và chữ Nôm. Tiến trình Hán Nôm ở Việt Nam

trong lịch sử. Những bộ phận cấu thành của Hán Nôm; vai trò của Hán Nôm

trong tiến trình văn hoá Việt Nam nói chung, trong ngữ văn học Việt Nam nói

riêng.

- Về kỹ năng:

Người học phải nhớ được một lượng chữ Hán và những hiện tượng ngữ pháp cơ

bản, biết dịch một số văn bản Hán văn ra Việt văn theo một số chủ đề và văn bản

mà chương trình học phần cung cấp cũng như phải nắm được các nguyên tắc cấu

tạo và đọc chữ Nôm, văn bản Nôm để làm cơ sở cho các học phần tiếp theo.

- Về thái độ:

Học phần đặt nền móng cho cách học Hán Nôm từ góc độ ngữ văn; rèn luyện

tính cẩn trọng cho người học, xây dựng các tình cảm quí trọng ham thích chữ

Hán, Hán văn cũng như lòng yêu mến các giá trị văn hoá truyền thống.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

- Về kiến thức:

Nắm bắt được các khái niệm cơ bản về Hán Nôm như thế nào là chữ Hán, chữ

Nôm; lịch sử hình thành diễn biến và các phép cấu tạo của chữ Hán, chữ Nôm;

quy tắc bút thuận; âm Hán việt; vai trò của Hán Nôm trong tiến trình văn hoá

Page 301: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

301

Việt Nam nói chung, trong ngữ văn học Việt Nam nói riêng; trang bị một số kiến

thức mang tính chất nền tảng về văn hóa cổ.

- Về kỹ năng:

Nắm được một lượng chữ Hán và hiện tượng ngữ pháp cơ bản để có thể xử lý,

phiên dịch một số đoạn Hán văn theo yêu cầu của người dạy. Đồng thời nắm

được các quy tắc cấu tạo chữ Nôm, văn bản Nôm làm nền tảng cho các học phần

sau.

- Về thái độ

Người học có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong học tập, có lòng ham thích chữ

Hán, chữ Nôm, biết trân trọng, gìn giữ di sản Hán Nôm và các giá trị văn hóa

truyền thống.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:

- Trọng số: 10%

- Chuyên cần: Tinh thần, thái độ học tập (đi học đầy đủ, nghiêm túc, chuẩn bị bài

tốt, tích cực chủ động tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận.

8.2. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ:

8.2.1. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ:

Trọng số: 30%

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: Làm bài kiểm tra trên lớp (90 phút) hoặc Tiểu luận

giao về nhà làm.

8.2.2. Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ:

Trọng số: 60%

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: Thi viết (90 phút).

9. Giáo trình bắt buộc

- Phạm Văn Khoái: Giáo trình Hán Nôm cơ sở. Trường Đại học KHXH & NV, H.,

2004 (giáo trình đã nghiệm thu)

- Bộ môn Hán Nôm: Giáo trình Hán Nôm, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên

nghiệp, H., 1990.

- Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San: Ngữ văn Hán Nôm, tập I, tập II. Nxb. Giáo

dục (in lần thứ 2), H., 1995.

Page 302: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

302

- Lê Văn Quán: Giáo trình chữ Hán, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

H., 1978.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Trên cơ sở nhận thức chung về hai bộ phận cấu thành của nền ngữ văn Việt Nam

truyền thống – Ngữ văn Hán Nôm gồm ngữ văn chữ Hán và ngữ văn chữ Nôm,

học phần bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: giới thiệu những nét đại cương

nhất về chữ Hán, chữ Nôm; cung cấp một lượng chữ Hán, chữ Nôm nhất định

cùng với một số phạm trù văn hóa truyền thống thông qua hệ thống các độc bản

chữ Hán, chữ Nôm cụ thể.

11. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung

1.

Đại cương về Hán Nôm

1. Nhận thức chung về Hán Nôm

2. Đại cương về chữ Hán

2.1. Điểm qua lịch sử của chữ Hán

2.1.1. Cổ văn tự [Giáp cốt văn, Kim văn, Trựu văn (Đại

triện), Tiểu triện]

2.1.2. Kim văn tự [Lệ thư, Thảo thư, Khải thư, Hành thư]

2.1.3. Mẫu chữ (4 thể phổ biến nhất: Khải-Hành-Lệ-Triện)

2.2. Quy tắc viết chữ Hán

2.2.1. Các nét chữ Hán

2.2.2. Qui tắc bút thuận

2.2.3. Các yêu cầu khi viết chữ Hán

2.2.4. Bố trí các bộ phận trong chữ Hán

2.2.5. Chữ Hán phồn thể, giản thể

2.2.6. Viết khai triển chữ Hán

2.2.7. 214 bộ thủ chữ Hán

2.3. Các phép cấu tạo chữ Hán

2.3.1. Tượng hình

2.3.2. Chỉ sự

2.3.3. Hội ý

Page 303: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

303

2.3.4. Hình thanh

2.3.5. Chuyển chú

2.3.6. Giả tá

2.4. Phân tích 214 bộ thủ

2.5. Bản chất của chữ Hán và vấn đề âm đọc của chữ Hán

2.5.1. Chữ Hán: văn tự Ý - ÂM

2.5.2. Âm đọc của chữ Hán (chữ Hán là văn tự cho phép có

nhiều âm đọc)

2.5.3. Âm Hán Việt

3. Đại cương về chữ Nôm

3.1. Định nghĩa chữ Nôm

3.2. Lịch sử chữ Nôm

3.3. Cấu tạo chữ Nôm

3.3.1. Những chữ vay mượn

3.3.1.1. Những chữ vay mượn toàn bộ (vay mượn HÌNH - ÂM

- NGHĨA)

3.3.1.2. Những chữ mượn bộ phận

3.3.1.2.1. Mượn hình thể, âm đọc nhưng ý nghĩa khác

3.3.1.2.2. Mượn hình thể nhưng âm đọc và ý nghĩa khác

3.3.2. Những chữ sáng tạo

3.3.2.1. Sáng tạo theo kiểu hội ý

3.3.2.2. Sáng tạo theo kiểu hình thanh (thanh hình)

3.3.2.3. Sáng tạo theo kiểu dùng chữ Hán để ghi phụ âm kép

(bl, kl...)

3.3.2.4.Sáng tạo theo dấu phụ (cá nháy)

3.4. Phân tích chữ Nôm qua những đoạn trích Tam thiên tự và

Truyện Kiều

3.5. Chữ Nôm và tin học. Các phần mềm chữ Nôm

3.6. Chữ Hán, chữ Nôm và cách đọc chữ Hán, chữ Nôm

4. Giới thiệu tự điển, từ điển Hán Nôm

4.1. Tự điển Hán - Hán

Page 304: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

304

4.1.1. Khang Hy tự điển (1716)

4.1.2. Từ nguyên (1915)

4.1.3. Từ hải (1936)

4.2. Tự điển, từ điển Hán Việt

4.2.1. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu

4.2.2. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh

4.2. Tự điển chữ Nôm

Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, Nxb. Văn nghệ

TP. Hồ Chí Minh, 2002.

Nội dung 2. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo

chủ đề tự nhiên, không gian, thời gian (tam tài, tứ thời, tứ

phương, hà nguyệt thuộc hà thời, ngũ hành, bát quái, thập can,

thập nhị chi, phối hợp phương, quái, hành...).

Nội dung 3. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo

chủ đề gia đình, xã hội (cửu tộc, tam cương, ngũ luân, ngũ

thường...).

Nội dung 4. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo

chủ đề đạo học, giáo dục (tính bản thiện, nhân bất học bất tri

lý, Tiểu học, Tứ thư, Ngũ kinh).

Nội dung 5. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về lịch sử Việt Nam (Lịch

triều, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử...).

Nội dung 6. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về vị trí đất nước Việt

Nam theo cách nói truyền thống (Vị trí Việt Nam...).

Nội dung 7. Chữ Hán và độc bản chữ Hán về bản thân ta, tu thân.

Nội dung 8. Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ

pháp về đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ chỉ thị, đại từ

nghi vấn...).

Nội dung 9. Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ

pháp về liên từ (nhận diện liên từ, cách dùng liên từ).

Nội dung 10. Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ

pháp về phó từ (nhận diện phó từ, cách dùng phó từ).

Page 305: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

305

Nội dung 11. Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ

pháp về giới từ (nhận diện giới từ, cách dùng giới từ).

Nội dung 12. Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ

pháp về ngữ trợ từ (nhận diện ngữ trợ từ, cách dùng

ngữ trợ từ).

Nội dung 13. Chữ Nôm, độc bản Nôm (nhận diện chữ Nôm, giới

thiệu chữ Nôm trong văn bản, thực hành đọc chữ Nôm).

Nội dung 14. Tổng ôn

- Tổng ôn nhận thức về văn tự

- Tổng ôn về chữ Hán theo các chủ đề và độc bản

- Tổng ôn nhận diện ngữ ph

Page 306: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

306

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Vũ Đức Nghiệu

- Chức danh, học vị: PGS. TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

[email protected]

- Điện thoại: 0913215204

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính

- Chức danh, học vị: PGS. TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

[email protected]

- Điện thoại: 0915591331

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Nguyễn Hồng Cổn

- Chức danh, học vị: PGS. TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

[email protected]

- Điện thoại: 0913032965

- Các giảng viên khác cùng giảng môn học này do bộ môn Lý luận ngôn ngữ

học sắp xếp.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần : DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Page 307: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

307

- Mã học phần: LIN 2033

- Số tín chỉ: 3

- Học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: 0

- Số giờ tín chỉ : 45 trong đó :

+ Lý thuyết : 45

+ Thực hành : 0

+ Tự học : 0

- Địa chỉ của khoa phụ trách học phần: Khoa Ngôn ngữ học, T3, Nhà A, 336

Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu học phần

Học phần này nhằm giúp người học:

Về kiến thức:

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về bản thể của ngôn ngữ và một số vấn

đề hữu quan như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ ngôn ngữ và tư duy, văn tự,

phân loại ngôn ngữ…

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ

phận, từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng... của ngôn

ngữ.

Về kĩ năng

- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được được giới

thiệu.

- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các

đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.

Vê mục tiêu khác

- Rèn luyện tính khách quan và minh xác trong học tập, nghiên cứu.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức

năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến

thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn

ngữ như: ngữ âm, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…

Page 308: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

308

Mặt khác, học phần cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân

loại các ngôn ngữ trên thế giới để có một cái nhìn (tuy còn rất đơn giản) về toàn

cảnh các ngôn ngữ.

Ngoài ra, học phần cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ

năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc

của ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học,

miêu tả ngữ âm học và phân xuất âm vị, để chuẩn bị đi vào những môn thuộc

khối kiến thức ngôn ngữ học chuyên ngành tiếp theo sau.

5. Nội dung chi tiết học phần

Bài 1: BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ.

2. Chức năng của ngôn ngữ.

3. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói.

4. Nguồn gốc của ngôn ngữ.

5. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ.

Bài 2: HỆ THỐNG NGÔN NGỮ

1. Khái niệm hệ thống, cấu trúc.

- Các khái niệm hữu quan

- Điều kiện lập thành hệ thống

2. Hệ thống ngôn ngữ

- Đơn vị ngôn ngữ

- Quan hệ giữa các đơn vị của ngôn ngữ.

3. Những đặc điểm căn bản của ngôn ngữ

- Tính phân đoạn đôi / (cấu trúc đôi)

- Tính võ đoán

- Tính năng sản

- Tính đa trị

- Khả năng thay thế.

- Tính hình tuyến

Page 309: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

309

Bài 3: NGỮ ÂM HỌC VÀ NGỮ ÂM

1. Bản chất của ngữ âm và cách tạo âm

1.1. Bản chất âm học của ngữ âm

1.2. Bộ máy phát âm

1.3. Các kiểu tạo âm

2. Phân loại các âm của ngôn ngữ

2.1. Nguyên âm

- Phân tích đặc trưng ngữ âm của nguyên âm

- Miêu tả nguyên âm

- Hình thang nguyên âm chuẩn, hình thang nguyên âm quốc tế.

2.2. Phụ âm

- Phân tích đặc trưng ngữ âm của phụ âm

- Miêu tả phụ âm

* Miêu tả theo vị trí cấu âm

* Miêu tả theo phương thức cấu âm

2.3. Ký hiệu phiên âm quốc tế.

2.4. Thực hành ghi âm âm vị học theo ký hiệu phiên âm

2.5. Thực hành ghi ngữ âm học theo ký hiệu phiên âm

Bài 4: ÂM TIẾT VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU

1. Âm tiết và các hiện tượng ngôn điệu.

1.1. Âm tiết

1.2. Thanh điệu

1.3. Trọng âm

1.4. Ngữ điệu

2. Sự biến đổi ngữ âm.

2.1. Sự thích nghi

2.2. Đồng hoá

2.3. Dị hoá

3. Biểu diễn các qui tắc biến đổi ngữ âm

Bài 5: ÂM VỊ VÀ PHÂN XUẤT ÂM VỊ

1. Âm tố và âm vị

Page 310: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

310

1.1. Âm tố, âm vị và biến thể âm vị

1.2. Miêu tả âm vị

2. Phân xuất âm vị

- Nguyên tắc và phương pháp

- Thực hành phân xuất âm vị

Bài 6: CHỮ VIẾT.

1. Chữ viết là gì

- Khái niệm chữ viết

- Phân biệt chữ viết với các loại ký hiệu đồ hình khác

2. Nguồn gốc và diễn tiến của chữ viết

3. Các loại hình chữ viết

- Chữ biểu ý

- Chữ ghi âm tiết

- Chữ ghi âm tố

4. Chữ viết ở Việt Nam và chữ viết cho tiếng Việt\

5. Chính tả và chính tả tiếng Việt

Bài 6: TỪ VÀ TỪ LOẠI

1. Từ và khái niệm “ từ ”

2. Đơn vị cấu tạo và biến đổi hình thái từ

2.1. Khái niệm hình vị

2.2. Phân xuất hình vị

2.3. Phân loại hình vị

- Hình vị biến tố (biến đổi hình thái của từ)

- Hình vị cấu tạo từ

3. Các phương thức tạo từ phổ biến.

3.1. Phương thức ghép

3.2. Phương thức phụ gia

- Phụ gia tiền tố

- Phụ gia trung tố

- Phụ gia hậu tố

3.3. Phương thức láy

Page 311: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

311

3.4. Phân biệt phương thức láy cấu tạo từ với phương thức lặp thể hiện ý nghĩa

ngữ pháp.

4. Các từ loại

4.1. Các nguyên tắc phân loại từ.

4.2. Những từ loại phổ biến.

Bài 7: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì ?

2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

3. Phương thức ngữ pháp

3.1. Phương thức phụ tố

3.2. Phương thức luân chuyển ngữ âm

3.3. Phương thức thay thế căn tố

3.4. Phương thức trọng âm

3.5. Phương thức lặp

3.6. Phương thức hư từ

3.7. Phương thức trật tự từ

3.8. Phương thức ngữ điệu

4. Thực hành nhận diện, miêu tả, xác lập các phương thức ngữ pháp

Bài 8: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ CÚ PHÁP

1. Phạm trù ngữ pháp và điều kiện xác lập phạm trù ngữ pháp.

2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

2.1. Phạm trù giống

2.2. Phạm trù số

2.3. Phạm trù cách

2.4. Phạm trù ngôi

2.5. Phạm trù thời

2.6. Phạm trù thể

2.7. Phạm trù dạng

2.8. Phạm trù thức

2.9. Thực hành nhận diện, xác lập các phạm trù ngữ pháp

- Điều kiện xác lập phạm trù ngữ pháp.

Page 312: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

312

- Phương pháp và thủ tục xác định phạm trù ngữ pháp

3. Quan hệ cú pháp

3.1. Quan hệ cú pháp là gì ?

3.2. Ba quan hệ cú pháp

3.3. Phân biệt ba quan hệ cú pháp

3.4. Biểu diễn quan hệ cú pháp

4. Đơn vị ngữ pháp

5. Nhận diện, phân xuất các đơn vị ngữ pháp

Bài 9: NGHĨA VÀ NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG

1. Nghĩa của ngôn ngữ là gì ?

2. Nghĩa học từ vựng

2.1. Khái niệm nghĩa của từ

2.2. Nét nghĩa và phân tích thành tố nghĩa

2.3. Các phương thức chuyển nghĩa

2.4. Đa nghĩa và đồng âm

2.5. Quan hệ đồng nghĩa

2.6. Quan hệ trái nghĩa

2.7. Quan hệ bao hàm

Bài 10: NGHĨA CỦA CÂU VÀ VAI NGHĨA

1. Nghĩa của câu và các vai nghĩa

1.1. Nghĩa của câu

1.2. Các vai nghĩa của câu

2. Vai nghĩa và các quan hệ ngữ pháp

- Khái niệm vai nghĩa và khái niệm quan hệ ngữ pháp.

- Quan hệ giữa vai nghĩa và quan hệ ngữ pháp.

3. Nghĩa của câu và nghĩa của lời (phát ngôn)

4. Phân tích các vai nghĩa cảu câu

Bài 11: NGỮ DỤNG HỌC

1. Ngữ dụng và ngữ dụng học

2. Qui chiếu

2.1. Qui chiếu và biểu thức qui chiếu

Page 313: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

313

2.2. Các phương thức qui chiếu

3. Hành động ngôn từ

3.1. Hành động ngôn từ là gì?

3.2. Ngôn hành tường minh và ngôn hành nguyên cấp

3.3. Hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời

3.4. Phân loại hành động ngôn từ

3.5. Hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời gián tiếp

Bài 12: HỘI THOẠI

1. Hội thoại là gì?

2. Các nguyên tắc hội thoại

3. Nghĩa hàm ẩn là gì?

4. Các loại nghĩa hàm ẩn

4.1. Tiền giả định

4.2. Hàm ngôn qui ước

4.3. Hàm ngôn hộ thoại

5. Ngữ cảnh và phân tích hội thoại.

Bài 13: PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ

1. Phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn

- Nguyên tắc và phương pháp phân loại

- Kết quả phân loại

2. Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình

- Nguyên tắc và phương pháp phân loại

- Kết quả phân loại

Các ngôn ngữ hoà kết

- Những biểu hiện đặc trưng của ngôn ngữ hoà kết

- Những ngôn ngữ hoà kết điển hình

Các ngôn ngữ đơn lập

- Những biểu hiện đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập

- Những ngôn ngữ đơn lập điển hình

Các ngôn ngữ chắp dính

- Những biểu hiện đặc trưng của ngôn ngữ chắp dính

Page 314: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

314

- Những ngôn ngữ chắp dính điển hình

Các ngôn ngữ đa tổng hợp

- Những biểu hiện đặc trưng của ngôn ngữ đa tổng hợp

- Những ngôn ngữ đa tổng hợp điển hình

3. Các cách phân loại khác

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Vũ Đức Nghiệu, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2009.

2. Donna Jo Napoli, Linguistics – an Introduction. Oxford University, 1996.

3. Chen Linhua, An Introduction to Linguistics, cát Lâm Đại học xuất bản xã,

1998, 2008.

3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và

tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990…2005.

4. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết. Dẫn

luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội

5. Nguyễn Thiện Giáp. Cơ sở ngôn ngữ học. NXB. KHXH. Hà Nội, 1998.

6. Đỗ Hữu Châu: Đại cương ngôn ngữ học. Tập II, Ngữ dụng học. NXB. Giáo

dục. Hà Nội, 2001.

6.2. Học liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học.

2. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB. ĐHQG Hà Nội, 2000.

3. J. Lyons: Ngữ nghĩa học dẫn luận. (Bản dịch tiếng Việt) NXB Giáo dục, Hà

Nội, 2006.

7. Chính sách đối với học phần

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học phần được ghi trong đề cương học phần.

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ học quá 20% tổng số giờ làm việc trên

lớp).

- Tự nghiên cứu, chuẩn bị theo hướng dẫn của giảng viên.

8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần.

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

Page 315: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

315

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra

Trọng

số

1. Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ học

tập.

- Công việc chuẩn bị ở nhà cho

bài học

10%

2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo trước

20%

3. Thi hết môn - Các nội dung chính của môn

học.

70%

Điểm học phần

100%

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài tập /

kiểm tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

2. Thảo luận

nhóm

1. Nội dung chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của

phần tham gia thảo luận.

2. Hình thức trình bày miệng rõ ràng, khoa

học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

3. Bài kiểm tra /

thi

Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Page 316: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

316

Bài tập viết ở nhà của cá nhân

Loại bài tập này dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên về

một vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn theo một nội dung hoặc kiểm tra khả năng

nắm bắt, ứng dụng một cách thức phân tích nhất định.

Hình thức thực hiện: Viết giản dị, trích dẫn hợp lệ (nếu có), không dài quá 3

trang A4).

Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng, đặc

biệt là những bài tập thực hành.

Loại bài tập làm chung theo nhóm (nếu giảng viên có yêu cầu)

Ngoài những yêu cầu như trên đây về mặt nội dung của bài tập cá nhân, phải có

thuyết minh về công việc của nhóm làm việc theo mẫu sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1. Danh sách nhóm sinh viên và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ

được phân

công

Ghi chú

1. ….. …… (Nhóm

trưởng)

2. ….. …… ……

2. Quá trình làm việc của nhóm

3. Nội dung, kết quả nghiên cứu.

Page 317: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

317

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGUYÊN LÍ LÍ LUẬN VĂN HỌC

1. Mã học phần: LIT3001

2. Số tín chỉ: 02

3. Học phần tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1. Họ và tên: Trần Khánh Thành

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

5.2. Họ và tên: Diêu Thị Lan Phương

Chức danh: Giảng viên

Học vị: TS.

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

6. Mục tiêu của học phần:

* Kiến thức:

Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ:

- Hiểu được bản chất, chức năng, đặc trưng của nghệ thuật và nghệ thuật ngôn từ.

- Nắm vững qui luật vận động của văn học và sự tác động qua lại giữa văn học và

đời sống, giữa văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã

hội.

* Kĩ năng:

- Có thể áp dụng linh hoạt và sáng tạo những khái niệm đã học vào các công việc

cụ thể như: phân tích đánh giá một tác phẩm văn học, bình luận một ý kiến về

văn học, lý giải một vấn đề thực tiễn văn học, định ra tiêu chí cho một nền văn

Page 318: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

318

học tiến bộ…

* Thái độ:

- Sinh viên cần có cách nhìn khoa học đối với văn học.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Hiểu được bản chất, chức năng, đặc trưng của nghệ thuật và nghệ thuật ngôn

từ.

-Nắm vững qui luật vận động của văn học và sự tác động qua lại giữa văn học và

đời sống, giữa văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã

hội.

* Kĩ năng:

- Có thể áp dụng linh hoạt và sáng tạo những khái niệm đã học vào các công việc

cụ thể như: phân tích đánh giá một tác phẩm văn học, bình luận một ý kiến về

văn học, lý giải một vấn đề thực tiễn văn học, định ra tiêu chí cho một nền văn

học tiến bộ…

* Thái độ:

-Sinh viên cần có cách nhìn khoa học đối với văn học.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh

giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm

điểm

Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

1. Tinh thần, thái độ

học tập (đi học,

chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

2. Bài tập và

seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về

nhà

- Thuyết trình, thảo luận

10%

(1 điểm)

Kiểm tra đánh giá định kì:

Page 319: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

319

2. Kiểm tra giữa

môn

- Bài viết trong 3 giờ tín chỉ 20%

(2điểm)

3. Thi hết môn

- Hình thức thi sẽ được công

bố vào tuần thứ 10.

- Có 1 trong 3 hình thức: thi

vấn đáp, thi viết, tiểu luận

cuối kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả môn học

100%

(10

điểm)

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Lý luận văn học, Hà Minh Đức (chủ biên) và các tác giả khác, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 2006 (tái bản lần thứ 10).

[1]. Lý luận văn học, Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 1996.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Môn Lý luận văn học vừa là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành trong tất cả

các khoa Văn học ở trường Đại học. Trong đó phần Nguyên lý lý luận văn học sẽ

cung cấp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để sinh viên có được công cụ

tìm hiểu tất cả những vấn đề thuộc về nghiên cứu văn học nghệ thuật. Xét về

phương diện cấu trúc, bản thân Văn học không tồn tại cô lập mà là một yếu tố

hữu cơ trong cấu trúc chung của toàn bộ đời sống xã hội. Nguyên lý văn học

trước hết tìm hiểu Mối quan hệ và sự ảnh hưởng giữa các thành tố như: Cuộc

sống – Nhà văn – Tác phẩm - Độc giả. Thứ đến, nó tìm hiểu mối quan hệ giữa

văn học và các loại hình nghệ thuật, từ đó có thể định vị được chính xác Văn học

trong các hệ thống, trong các mối quan hệ như thế nào. Theo logic đó, chúng tôi

sẽ cố gắng lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng

giữa các thành tố đó với văn học.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Page 320: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

320

Bài nhập môn: Khoa Nghiên cứu văn học

1. Khoa Nghiên cứu văn học

1.1. Định nghĩa

1.2. Phân biệt các khái niệm: văn chương, văn học, nghiên cứu văn học

2. Các bộ môn của nghiên cứu văn học.

2.1. Lịch sử văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Những bộ

môn hỗ trợ)

2.2. Phê bình văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Các phương

pháp phê bình)

2.3. Lý luận văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Các phần

chính của lý luận văn học; Phương pháp học môn Lý luận văn học)

CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Bài 1: Đối tượng của nghệ thuật

1.1. Khách thể và đối tượng

1.1.1. Khách thể.

1.1.2. Đối tượng

1.2. Đối tượng của nghệ thuật

1.2.1. Các quan điểm duy tâm siêu hình

1.2.2. Quan điểm duy vật

1.3. Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người

1.3.1. Nghệ thuật nhìn nhận hiện thực qua đôi mắt con người

1.3.2. Con người trong nghệ thuật là cụ thể, sinh động, và tồn tại trong các mối

quan hệ

Bài 2: Tư duy nghệ thuật

2.1. Tư duy và các kiểu tư duy

2.1.1. Tư duy

2.1.2. Các kiểu tư duy

2.2. Những yếu tố cơ bản trong tư duy nghệ thuật

2.2.1. Trực giác

2.2.2. Tình cảm

2.2.3. Lý tưởng thẩm mỹ

Page 321: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

321

2.2.4. Hư cấu

2.2.5. Thể nghiệm

Bài 3: Hình tượng nghệ thuật

3.1. Khái niệm hình tượng

3.1.1. Hình ảnh.

3.1.2. Khái niệm.

3.1.3. Nội hàm khái niệm hình tượng

3.2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật

3.2.1. Sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hình tượng.

3.2.2. Sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình tượng.

3.2.3. Sự thống nhất giữa tạo hình và biểu hiện

3.2.4. Sự thống nhất giữa tả thực và ước lệ.

Bài 4: Điển hình nghệ thuật

4.1. Khái niệm điển hình

4.2. Đặc điểm cơ bản của điển hình nghệ thuật.

4.2.1. Khái quát hoá.

4.2.2. Cá thể hoá.

4.3. Mối quan hệ cơ bản giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình.

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

Bài 1: Văn học: Nghệ thuật ngôn từ

1.1. Ngôn từ là chất liệu của văn học

1.1.1. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ.

1.1.2. Hình tượng và chất liệu.

1.1.3. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ

1.2. Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng văn học.

1.2.1. Tính phi vật thể của hình tượng văn học.

1.2.2. Thời gian và không gian trong hình tượng văn học.

1.2.3. Khả năng phản ánh của hình tượng văn học.

1.2.4. Tính phổ thông của hình tượng văn học.

1.3. Vị trí của văn học trong các hình thái nghệ thuật.

Bài 2: Tính nhân dân, tính dân tộc của văn học

Page 322: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

322

2.1. Tính nhân dân của văn học.

2.1.1. Khái niệm nhân dân

2.1.2. Khái niệm tính nhân dân trong văn học

2.1.3. Biểu hiện của tính nhân dân trong văn học

- Biểu hiện qua nội dung tác phẩm.

- Biểu hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

2.2. Tính dân tộc của văn học.

2.2.1. Khái niệm dân tộc.

2.2.2. Khái niệm tính dân tộc.

2.2.3. Tính dân tộc là một phạm trù lịch sủ

2.2.4. Biểu hiện của tính dân tộc trong tác phẩm.

- Biểu hiện qua nội dung tác phẩm.

- Biểu hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC

1. Quan niệm chung về chức năng.

1.1. Khái niệm chức năng văn học.

1.2. Một số tính chất của chức năng văn học

1.2.1. Tính chất đa chức năng.

1.2.2. Tính chất tổng hợp.

1.2.3. Tính lịch sử.

2. Các chức năng chủ yếu của văn học.

2.1. Chức năng thẩm mỹ.

2.2. Chức năng nhận thức.

2.3. Chức năng giáo dục.

2.4. Chức năng giao tiếp

CHƯƠNG 4: CHỦ THỂ VÀ SÁNG TẠO VĂN HỌC

Bài 1: Nhà văn và quá trình sáng tạo (Chủ thể tác giả)

1.1. Nhà văn.

1.1.1. Năng lực sáng tạo của nhà văn

- Có bản chất giàu cảm xúc.

- Có khả năng quan sát tinh tế, rộng rãi.

Page 323: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

323

- Có trí tuệ sắc sảo.

- Có trí tưởng tượng dồi dào.

1.1.2. Con đường đẫn đến tài năng văn học.

- Trau dồi tư tưởng, tình cảm, nhân cách.

- Không ngừng tích luỹ vốn sống.

- Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá.

- Trau dồi nghệ thuật viết văn

1.2. Quá trình sáng tạo

1.2.1. Hình thành ý đồ sáng tạo.

1.2.2. Giai đoạn chuẩn bị.

1.2.3. Giai đoạn lập hồ sơ, kết cấu tác phẩm

1.2.4. Giai đoạn viết.

1.2.5. Giai đoạn sửa chữa.

Bài 2: Độc giả và quá trình tiếp nhận (Chủ thể độc giả)

2.1. Năng lực chủ thể của độc giả.

2.1.1. Năng lực thẩm mỹ.

2.1.2. Có tri thức phong phú.

2.1.3. Có khả năng thể nghiệm và tưởng tượng dồi dào.

2.1.4. Có ý thức nhân văn tiến bộ.

2.1.5. Có trạng thái tâm lí thích hợp.

2.2. Quá trình tiếp nhận.

2.2.1. Tiếp nhận là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác.

2.2.2. Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận.

- Giai đoạn cảm tính: cảm nhận, tưởng tượng, tình cảm.

- Giai đoạn lý tính.

2.2.3. Vai trò sáng tạo của độc giả trong quá trình tiếp nhận.

- Tái tạo.

- Bổ sung (điền vào chỗ trống).

- Lý giải.

Page 324: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

324

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC

1. Mã học phần: LIT3057

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

1.2. Họ và tên: Đoàn Đức Phương

Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Đơn vị: Trường Đại học KHXH&NV

1.3. Họ và tên: Lý Hoài Thu

Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Đơn vị: Trường Đại học KHXH&NV

1.4. Họ và tên: Phạm Quang Long

Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Đơn vị: Trường Đại học KHXH&NV

1.5. Họ và tên: Trần Đăng Trung

Chức danh: Giảng viên, NCS Tiến sĩ

Đơn vị: Trường Đại học KHXH&NV

6. Mục tiêu học phần:

* Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm “Tác phẩm văn học” như một chỉnh thể quan trọng trong

đời sống văn học, một phạm trù quan trọng của lý luận văn học trong cố gắng lý

giải hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học. Nắm vững khái niệm, đặc điểm, sự

biểu hiện của các thành tố tạo nên tác phẩm văn học: nội dung (đề tài, chủ đề, tư

tưởng, nhân vật, tính cách, cốt truyện…); hình thức (ngôn ngữ, kết cấu, loại thể,

các biện pháp thể hiện…).

Page 325: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

325

- Hiểu được nội dung khái niệm “Loại thể văn học” và vai trò, ý nghĩa quan trọng

của nó đối với hệ thống lý thuyết cũng như thực tiễn văn học. Xác định được cơ

sở của sự phân chia, tính chất tương đối về ranh giới và hiện tượng giao thoa

giữa các thể loại văn học. Nắm vững được những đặc trưng cơ bản, những đặc

điểm thi pháp nổi bật của từng thể loại: thơ, tiểu thuyết, ký và kịch để đánh giá

trên cơ sở khoa học các hiện tượng văn học.

* Kĩ năng:

- Biết nhận diện, xác định các thành tố tạo nên tác phẩm văn học, hiểu sâu bản

chất thẩm mỹ của từng thành tố. Áp dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức

đã học vào sáng tác, nghiên cứu, phân tích, giảng dạy tác phẩm văn học.

- Biết vận dụng những thao tác nghiên cứu để tiếp cận và phân tích tác phẩm

văn học từ góc độ thể loại. Biết so sánh, đối chiếu những đặc điểm của từng thể

loại trong cùng hay khác nhau về phương thức phản ánh, từ đó khái quát nên

những mô hình thể loại, và rộng hơn là những vấn đề thuộc về thi pháp tác giả,

về phong cách nghệ thuật của nhà văn.

* Thái độ:

- Qua sự nghiên cứu tác phẩm văn học như một cấu trúc chỉnh thể với sự

thống nhất của các yếu tố nội dung và hình thức… hiểu rõ hoạt động sáng tạo

văn học, cảm nhận sâu sắc giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học. Có

thái độ khách quan và khoa học trong phân tích, nghiên cứu, phê bình, giảng dạy

tác phẩm văn học.

- Qua việc tiếp thu những kiến thức lý luận về loại thể văn học, hiểu được tầm

quan trọng và triển vọng của nó trong nghiên cứu văn học, sinh viên sẽ yêu thích

môn học này. Hệ thống lý thuyết về loại thể văn học thường không tách rời thực

tiễn sáng tác sinh động, vì vậy, việc vận dụng những kiến thức lý luận đã được

trang bị để khảo sát sự vận động và phát triển của các thể loại trong từng giai

đoạn văn học (kể cả văn học đương đại) chắc chắn sẽ mang lại nhiều hứng thú,

say mê cho sinh viên.

Page 326: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

326

6. Giáo trình bắt buộc:

[1]. Cơ sở lý luận văn học (Hà Minh Đức, Lê Bá Hán). Nxb Đại học và THCN,

1985.

[2]. Lý luận văn học. Hà Minh Đức (chủ biên) và các tác giả khác. Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 2006 (tái bản lần thứ 10).

[3]. Lý luận văn học. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác. Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1996.

Học liệu tham khảo

[1]. Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như

Phương. Nxb Giáo dục, 1999.

[2]. Văn học - Nhà văn - Bạn đọc. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác.

Tập 1. Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2005.

[3]. Lý luận văn học. N. A. Gulaiep. Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, 1982.

[4]. Dẫn luận nghiên cứu văn học. G. N. Pospelop. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985.

[5]. Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Iu. M. Lotman. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,

2004.

[6]. Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.

[7]. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiépxki. M. Bakhtin. Nxb Giáo dục. 1993.

[8]. Nghệ thuật tiểu thuyết. M. Kundera. Nxb Đà Nẵng. 1998.

[9]. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội.

1974.

[10]. Logic học các thể loại văn học. Kate Humburger (Vũ Hoàng Địch, Trần

Ngọc Vương dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2005.

[11]. Thi pháp văn xuôi. Todorov. Nxb Đại học sư phạm. 2002.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm

Page 327: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

327

giá điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

1. Tinh thần, thái độ

học tập (đi học,

chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

2. Bài tập và

seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về

nhà

- Thuyết trình, thảo luận

10%

(1 điểm)

9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:

2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 100 phút tại lớp 20%

(2điểm)

3. Thi hết học phần

Có thể áp dụng 1 trong 3 hình

thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu

luận cuối kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả học phần 100%

(10 điểm)

8 . Tóm tắt nội dung học phần

Phần Tác phẩm văn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

về tác phẩm văn học như một phạm trù cơ bản của lý luận văn học. Trong một

cái nhìn tổng quan, tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ với cấu trúc

nhiều tầng bậc, với sự thống nhất của các yếu tố nội dung và hình thức. Đề tài,

chủ đề, tư tưởng tác phẩm được khảo sát ở các phương diện: khái niệm, vai trò,

sự biểu hiện, những trường hợp đặc biệt. Từng thành tố của tác phẩm được

nghiên cứu với những vấn đề cơ bản: các loại hình nhân vật; đặc điểm của tính

cách, tính cách và hoàn cảnh; các biện pháp thể hiện nhân vật và tính cách; các

mối quan hệ và vai trò của kết cấu, những hình thức kết cấu chủ yếu trong văn

học; khái niệm, đặc điểm và các bước diễn biến của cốt truyện; ngôn ngữ trong

các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm v.v…

Page 328: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

328

Những kiến thức lý luận đó là chìa khóa để người học có khả năng phân tích,

giải mã tác phẩm đúng và hay.

Loại thể văn học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống lý thuyết và thực

tiễn văn học. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự

tương tác của các thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu lịch sử

văn học. Về phía thực tiễn, thể loại chính là diện mạo, sức sống của một giai

đoạn văn học, hay rộng hơn là một nền văn học. Môn học này cũng cung cấp cho

người học những kiến thức lý luận cơ bản về loại thể văn học: từ những vấn đề

khái quát chung đến những đặc trưng cơ bản, đặc điểm thi pháp nổi bật riêng của

từng thể loại. Trên cơ sở của các phương thức phản ánh: trữ tình, tự sự, kịch, nội

dung môn học tập trung khảo sát những thể loại chính, tiêu biểu như: thơ, tiểu

thuyết, ký và kịch. Trong những hướng tiếp cận cụ thể, giảng viên vận dụng

đồng thời nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu để phân tích những đặc

trưng thể loại (nội dung và hình thức), đặc điểm thi pháp, cấu trúc văn bản… Từ

đó khẳng định những ưu thế, triển vọng của hệ thống lý thuyết về loại thể trong

nghiên cứu lý luận văn học nói chung.

Nội dung chi tiết học phần

* Nội dung cốt lõi

Bài 1. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ

1.1. Quan niệm chung

1.1.1. Khái niệm “tác phẩm văn học”

1.1.2. Cấu trúc của tác phẩm văn học

1.2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

1.2.1. Nội dung của tác phẩm văn học

1.2.2. Hình thức của tác phẩm văn học

1.2.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học

Bài 2. Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm

2.1.Đề tài

2.1.1. Khái niệm “đề tài”

2.1.2. Khuynh hướng trong sự lựa chọn đề tài

2.1.3. Một số hiện tượng đặc biệt

Page 329: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

329

2.2. Chủ đề

2.2.1. Khái niệm “chủ đề”

2.2.2. Sự bộc lộ chủ đề

2.2.3. Những trường hợp đặc biệt

2.3. Tư tưởng tác phẩm

2.3.1. Khái niệm “tư tưởng tác phẩm”

2.3.2. Sự biểu hiện tư tưởng

2.3.3. Những trường hợp đặc biệt

Bài 3. Nhân vật và tính cách

3.1. Nhân vật

3.1.1. Quan niệm chung

3.1.2. Các loại hình nhân vật

3.2. Tính cách

3.2.1. Khái niệm “tính cách”

3.2.2. Đặc điểm của tính cách

3.2.3. Tính cách và hoàn cảnh

3.2.4. Tính cách trong thơ

3.3. Các biện pháp thể hiện nhân vật và tính cách

3.3.1. Nghệ thuật sử dụng chi tiết

3.3.2. Miêu tả ngoại hình

3.3.3. Miêu tả hành động

3.3.4. Biểu hiện nội tâm

3.3.5. Sử dụng ngôn ngữ

Bài 4. Cốt truyện và kết cấu

4.1. Cốt truyện

4.1.1. Quan niệm chung

4.1.2. Đặc điểm của cốt truyện

4.1.3. Các bước diễn biến của cốt truyện

4.2. Kết cấu

4.2.1. Khái niệm “kết cấu”

4.2.2. Các mối quan hệ và vai trò của kết cấu

Page 330: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

330

4.2.3. Những hình thức kết cấu chủ yếu trong văn học

Bài 5. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

5.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ

5.1.1. Quan niệm chung

5.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ trong tác phảm văn học

5.1.3. Ngôn ngữ trong các loại tác phẩm văn học

5.2. Vài nét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

5.2.1. Phát huy khả năng biểu hiện của các loại từ

5.2.2. Các phương thức khai thác ngữ nghĩa

5.2.3. Các biện pháp ngữ âm

5.2.4. Một số kiểu câu

Bài 6. Khái quát chung về loại thể văn học

6.1. Khái niệm “loại thể văn học”

6.1.1. Khái quát quá trình hình thành, vận động và phát triển và một số tính

chất cơ bản của các thể loại (tính lịch sử, tính dân tộc, tính kế thừa, tính sáng

tạo).

6.1.2. Cơ sở của sự phân chia các thể loại văn học.

6.2. Tính chất tương đối về ranh giới và hiện tượng giao thoa giữa

các thể loại.

Bài 7. Thơ

7.1. Khái niệm chung về thơ

7.1.1. Một số quan niệm về thơ của các trường phái và khuynh hướng tiêu biểu.

7.1.2. Khái niệm và mối quan hệ giữa nhà thơ, cái tôi trữ tình và nhân vật trữ

tình trong thơ.

7.2. Yếu tố cảm xúc

7.3. Yếu tố tưởng tượng và liên tưởng

7.4. Cái đẹp và chất thơ

7.5. Đặc điểm ngôn từ

Bài 8. Tiểu thuyết

8.1. Khái lược chung về tiểu thuyết

8.1.1. Khái niệm:

Page 331: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

331

8.1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết

8.1.3. Những mô hình tiểu thuyết tiêu biểu

8.2. Vấn đề phản ánh hiện thực trong tiểu thuyết

8.3. Nhân vật của tiểu thuyết

8.4. Đặc trưng thẩm mỹ

8.5. Bản chất tổng hợp

8.6. Thời gian và không gian nghệ thuật

8.7. Nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật kể chuyện (Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ

giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ nhân vật…)

Bài 9. Ký

9.1. Khái niệm về ký

9.2. Ký văn học và ký báo chí

9.3. Sự phân loại trong ký văn học:

9.3.1. Ký tự sự: ký sự, phóng sự, hồi ký…

9.3.2. Ký trữ tình: tùy bút, nhật ký

9.3.3. Ký chính luận: bút ký chính luận

9.4. Nguyên tắc điển hình hóa trong thể ký:

9.4.1. Mối quan hệ giữa nguyên mẫu đời sống và hình tượng điển hình trong ký

9.4.2. Vấn đề hư cấu nghệ thuật

9.5. Một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật

Bài 10. Kịch

10.1. Khái niệm về kịch:

10.1.1. Kịch - một loại hình nghệ thuật

10.1.2. Kịch - một thể loại văn học

10.2. Mối quan hệ giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu

10.3. Xung đột kịch

10.4. Hành động kịch

10.5. Thời gian và không gian nghệ thuật

10.6. Ngôn ngữ

* Nội dung liên quan gần (nên biết)

Phương pháp nghiên cứu văn học:

Page 332: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

332

Trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu

văn học. Nội dung chính: tổng quan về các khái niệm cơ sở (phương pháp, phương

pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu văn học); các phương pháp

nghiên cứu văn học (các phương pháp chung; các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể

văn học: trào lưu, tác giả, tác phẩm, nhân vật); các thủ pháp, kỹ thuật trong tổ chức,

thực hiện bài nghiên cứu văn học.

* Nội dung liên quan xa (có thể biết)

- Tâm lý học sáng tạo văn học.

- Xã hội học nghệ thuật

- Có thể mở rộng kiến thức sang một số lĩnh vực của các loại hình nghệ thuật

lân cận như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh để tìm ra những mối quan hệ mật thiết giữa

thơ và họa, thơ và nhạc, tiểu thuyết và điện ảnh…Có thể vận dụng những kiến thức

liên ngành, liên văn bản để nghiên cứu thể loại

Page 333: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

333

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC

Hà Nội, 2015

Page 334: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

334

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Ngôn ngữ và Văn học

- Mã học phần: TMT2055

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình

thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học xong học phần này, sinh viên thông hiểu được mối quan hệ “kép” giữa ngôn

ngữ (khoa học ngôn ngữ học&chất liệu/công cụ lời nói của sáng tác nghệ thuật-diễn

ngôn) và văn học (nghiên cứu lí luận phê bình văn học& sáng tác tác phẩm văn

chương). Vận dụng được vốn tri thức về mối quan hệ Ngôn ngữ-Văn học vào việc

dạy học ba phân môn Văn-Ngữ-Làm văn (chương trình Ngữ Văn ở PTTH) theo

hướng tích hợp. Phân tích được thực tiễn dụng ngữ diễn ngôn (đọc hiểu văn bản tác

phẩm văn chương và tạo lập văn bản làm văn) nói chung. Trên cơ sở đó vươn tới

tầm tự mình đánh giá và sáng tạo được các sản phẩm văn bản (nghiên cứu phê bình

văn học hay nghị luận xã hội).

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

Page 335: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

335

- Tự giới thuyết một cách nhất quán và có hệ thống một loạt khái niệm và cụm từ

then chốt của bài giảng này: “Ngôn Ngữ”, “Văn Học” “Diễn Ngôn”, “Sáng tác Văn

chương”, “Văn xuôi Tự sự”, “Tác phẩm Chính luận”, “Tác phẩm Nghị luận”, “Thơ

ca Trữ tình”, “Lí luận Văn học”, “Nghiên cứu Phê bình Văn học”, ...

- Phân biệt theo nguyên tắc nhất định “Dụng ngữ nguyên sinh” và “Dụng ngữ thứ

sinh”, “Ngôn ngữ Nói” và “Ngôn ngữ Viết”; “Ngôn từ chất liệu” và “Ngôn từ công

cụ”; “Ngôn ngữ Thơ” và “Ngôn ngữ Văn xuôi Tự sự”.

- Tri thức về mối quan hệ giữa “Ngôn ngữ” và “Văn học”:

+“Ngôn từ chất liệu” trong Thơ và Truyện (sáng tác nghệ thuật)

+“Ngôn từ công cụ” ở Lí luận Văn học và Nghiên cứu phê bình Văn học (khoa học)

cùng Văn Nghị-Chính luận (dụng ngữ trực tiếp).

3.2.2. Kỹ năng:

Tự giới thuyết được một cách nhất quán và có hệ thống một loạt khái niệm và cụm

từ then chốt của bài giảng này: “Ngôn Ngữ”, “Văn Học” “Diễn Ngôn”, “Sáng tác

Văn chương”, “Văn xuôi Tự sự”, “Tác phẩm Chính luận”, “Tác phẩm Nghị luận”,

“Thơ ca Trữ tình”, “Lí luận Văn học”, “Nghiên cứu Phê bình Văn học”,

Thông hiểu và phân biệt theo nguyên tắc nhất định các cặp khái niệm “Dụng ngữ

nguyên sinh” và “Dụng ngữ thứ sinh”, “Ngôn ngữ Nói” và “Ngôn ngữ Viết”; “Ngôn

từ chất liệu” và “Ngôn từ công cụ”; “Ngôn ngữ Thơ” và “Ngôn ngữ Văn xuôi Tự

sự”.

Khái quát được tri thức về mối quan hệ giữa “Ngôn ngữ” và “Văn học”:

+“Ngôn từ chất liệu” trong Thơ và Truyện (sáng tác nghệ thuật)

+“Ngôn từ công cụ” ở Lí luận Văn học và Nghiên cứu phê bình Văn học (khoa học)

cùng Văn Nghị-Chính luận (dụng ngữ trực tiếp).

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng thao tác phân tích khoa học và nghiên cứu bài bản

- Yêu thích tư duy hệ thống hóa và khái niệm hóa

- Phê phán sự cố chấp và giáo điều kinh viện

- Xa rời lối dụng ngữ kiểu MC (dẫn chương trình/bình tán phiên phiến) khi viết hay

Page 336: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

336

trình bày vấn đề học thuật, giảng dạy

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Tích hợp và liên thông Ngữ và Văn, Khoa học và Nghệ thuật trong một nhận thức

có tính chất khái quát hóa

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần trước hết trình bày khái luận chung về đề tài gọi là “Ngôn ngữ và

Văn học”

Khái luận này chuẩn bị cho việc triển khai tiếp cận mối quan hệ “Ngôn ngữ và Văn

học” theo những lớp nghĩa khác nhau tùy theo giới thuyết khái niệm và phạm vi bàn

luận. Chương trọng tâm là chương 2 Ngôn ngữ và Văn học – Quan hệ giữa chất liệu

lời nói và sáng tác văn chương. Chương này trên cơ sở trình bày lí luận tiên tiến

nhất về ngôn ngữ học và văn học luận giải một cách hệ thống thực chất quan hệ

giữa ngôn ngữ văn học biểu hiển ra ở hai thể loại lớn Văn xuôi tự sự và thơ ca trữ

tình. Chương 3 mở rộng khái niệm văn học (phần khoa học) bàn sâu hơn về vấn đề

“Ngôn ngữ và Văn học”

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Ghi

chú

1

Kết thúc

chương, SV

cần phải:

- Hiểu được

liên hệ qua lại

hoặc vùng

tương giao

giữa các khái

niệm “Ngôn

Ngữ”, “Văn

Chương 1: Khái luận về đề tài

“Ngôn ngữ và Văn học”

1.1. Xung quanh chuyện “Ngôn

Ngữ”

1.1.1 Ngôn ngữ: Tiếng nói của một

dân tộc

1.1.2 Ngôn ngữ: Hệ thống kí hiệu -

đối tượng Ngôn ngữ học Đại cương

Cấu trúc luận

1.1.3 Ngôn ngữ: Những diễn ngôn

Page 337: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

337

Học” “Diễn

Ngôn”

- Áp dụng

được việc phân

biệt “Sáng tác

Văn chương”,

“Tác phẩm

Chính luận”,

“Tác phẩm

Nghị luận”

“Văn xuôi Tự

sự”, “Thơ ca

Trữ tình” vào

mỗi trường

hợp văn bản

dụng ngữ cụ

thể

- Hiểu được sự

cần thiết của

“Lí luận Văn

học” và hoạt

động thực tế

của “Nghiên

cứu Phê bình

Văn học”,...

- Phân tích

được nội hàm

các khái niệm:

“Ngôn Ngữ”,

“Văn Học”

“Diễn Ngôn”

dụng ngữ nói viết từ nguyên sinh cho

đến thứ sinh

1.2. Xung quanh chuyện “Văn Học”

1.2.1 Văn học: Các thể loại sáng tác

nghệ thuật ngôn từ (văn chương)

1.2.2 Văn học: Các ngành nghiên

cứu về văn chương (khoa học)

1.3. Tên gọi “Ngữ-Văn” và cấu trúc

chương trình SGK Ngữ Văn

(khoa/ngành/môn)

Page 338: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

338

- Tổng hợp

được đặc trưng

các thể loại

sáng tác ngôn

từ từ đặc trưng

dụng ngữ

- Đánh giá

được cấu trúc

chương trình

SGK Ngữ Văn

– phiên bản thu

nhỏ của thực

tiễn ngôn ngữ

học và Văn

học

2

Kết thúc

chương, SV

cần phải:

- Hiểu ra mối

quan hệ giữa

các chất liệu và

ngành nghệ

thuật sử dụng

chất liệu tương

ứng

- Hiểu được

bản chất dụng

ngữ ở văn xuôi

tự sự - quan hệ

hoán dụ kết

hợp tuyến tín

Chương 2: Ngôn ngữ và Văn học –

Quan hệ giữa chất liệu lời nói và

sáng tác văn chương

2.1. Sáng tác văn xuôi tự sự và vấn

đề chất liệu lời nói

2.1.1 Bản chất dụng ngữ ở văn xuôi

tự sự - quan hệ hoán dụ

2.1.2 Lời nguyên sinh và lời thứ sinh

– kết cấu ngôn từ của truyện kể

2.2. Thơ trữ tình và vấn đề chất liệu

lời nói

2.1.1 Bản chất dụng ngữ trong thơ –

quan hệ ẩn dụ

2.1.2 Tính cách độc thoại của thơ ca

2

g

i

t

í

n

c

h

í

Page 339: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

339

- Hiểu được

bản chất dụng

ngữ trong thơ –

quan hệ ẩn dụ

và nguyên tắc

“chiếu xạ trục

chọn lựa lên

trúc kết hợp”

- Hiểu được

“ngôn ngữ

kịch” (ở hai tư

cách kịch bản

– đọc và sân

khấu – xem

nghe) là gì?

- Phân tích

được thao tác

kết hợp lận cận

trong dụng ngữ

văn xuôi

- Phân tích

được thao tác

đồng hiện

chiều chọn lựa

thay thế lên

trên trục kết

hợp ở dụng

ngữ thơ

- Phân tích

được kết cấu

ngôn từ ở kịch

Page 340: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

340

bản và trình

diễn sân khấu

- Đánh giá tầm

và mức độ biểu

lộ tư tưởng

trực tiếp của

tác giả văn

chính-nghị

luận

3

Kết thúc

chương, SV

cần phải:

- Biết thế nào

là, “văn chính

luận” nói riêng

“văn nghị

luận” nói

chung

- Biết được đâu

là bài viết “lí

luận văn học”

- Biết được

như thế nào là

“phê bình

nghiên cứu văn

học”

- Hiểu được

bản chất của

chính-nghị

luận

Chương 3: Ngôn ngữ và Văn học –

Các thể loại dụng ngữ công cụ trực

tiếp của văn học

3.1. Diễn ngôn văn nghị luận

3.1.1 Văn chính luận nhân danh

3.1.2 Văn nghị luận với tư cách

người viết cụ thể

3.2. Diễn ngôn văn nghiên cứu văn

học

3.2.1 Lí luận văn học

3.2.2 Phê bình nghiên cứu văn học

2

g

i

t

í

n

c

h

Page 341: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

341

- Hiểu được sự

cần thiết của lí

luận văn học

và nghiên cứu

phê bình văn

học

- Hiểu được

tính cách dụng

ngữ trực tiếp ở

các tác phẩm

văn nghị luận,

văn nghiên cứu

phê bình văn

học

- Phân tích

được công

năng sức mạnh

của dụng ngữ

chính-nghị

luận cũng như

điều kiện

“công bố” của

nó (truyền

thông/họp

báo/thể chế)

- Phân tích và

đánh giá được

tính cách “ăn

theo” và biểu

hiện “tiêu thụ”

sáng tác ngôn

Page 342: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

342

từ của lí luận

và phê bình

văn học

- Tổng hợp

mối quan hệ

Ngôn ngữ và

văn học theo

những lớp

nghĩa khác

nhau tùy theo

giới thuyết

khái niệm và

phạm vi bàn

luận.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 06

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc nhóm.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb.Văn hóa thông tin, 2001

2. M.Bakhtin, Lí luận và Thi pháp Tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Bộ Văn hóa

Thông tin và Thể thao-Trường Viết văn Nguyễn Du, 1992

3. M.Bakhtin, Lí luận văn học Những vấn đề hiện đại (Lã Nguyên tuyển dịch),

Nxb.ĐHSP, 2012

4. Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng,1997

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

Page 343: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

343

1. F.de Saussure, Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb

KHXH, 2005

2. Nguyễn Văn Trung, Lược khảo Văn học (Tập I, Tập II), Bộ Văn hóa Giáo dục –

Trung tâm Học liệu xuất bản, Saigon, 1968

3. Nguyễn Văn Trung, Lược khảo Văn học (Tập III – Nghiên cứu và phê bình văn

học), Nam Sơn xuất bản, Saigon, 1968

4. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,

Vương Trí Nhàn dịch), NXb Giáo Dục, 1998

5. Cao Hữu Công Cao-Mai Tổ Lân, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường (Trần Đình

Sử-Lê Tẩm dịch), Nxb. Văn Học, 2000.

6. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH và Công ty

văn hóa Phương Nam, 2006

7. Lê Thời Tân, “Tiếp cận diễn ngôn của các đại biểu tự sự học cấu trúc luận cùng

chuyện phân biệt hai chiều đồng-lịch đại và tính cách nguyên-thứ sinh của dụng ngữ

Nói-Viết”, phebinhvanhoc.com.vn

8. Lê Thời Tân, “Tiếp cận Diễn Ngôn: Cấu trúc nhị nguyên luận F.de Saussure và

Ngôn quyển đối thoại luận của M.Bakhtin”, phebinhvanhoc.com.vn

9. Lê Thời Tân, “Diễn Ngôn” - Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối

ứng”, phebinhvanhoc.com.vn

10. Lê Thời Tân, Về bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong sách Ngữ Văn 10

(Hội thảo Sách giáo khoa 2008), in trong Tạp chí Dạy và Học Ngày Nay, số 10/2012.

11. Lê Thời Tân, Chữ cái La tinh - phiên âm Hán ngữ và chữ Quốc ngữ của ta, Tạp

chí Hợp Lưu (Số đăng kí tại Quốc Hội Mĩ: ISSN 1065-9323, xuất bản tại Mĩ), số 107,

tháng 9&10/2009, tr.49-5; có trên www.tgn.edu.vn

12. Lê Thời Tân, “Đạo gia và ngôn ngữ học-triết học hiện đại (vài điểm suy nghĩ

nhân phân tích một câu nói của Trang Tử)”, Tạp chí Hợp Lưu (xuất bản tại Mĩ), số

101, 7&8/2008

13. Lê Thời Tân, “Kết cấu tác phẩm văn học dưới ánh sáng của Cấu trúc luận”,

Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, số 699, 6/2009, tr.96-106; in lại với nhan đề “Nhận

thức lại vấn đề kết cấu tác phẩm văn học dưới góc nhìn Cấu trúc luận” trong Tạp

chí Hợp Lưu (xuất bản tại Mĩ), số 110, tháng 6&7/2010, tr.47-67, cũng in trong sách

Page 344: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

344

Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2010 (có đăng lại trên

http://lyluanvanhoc.com )

14. Lê Thời Tân, “Đại Đạo Vô Ngôn của Lão-Trang và Logos Ngữ âm Trung tâm

luận của phương Tây (Liên hệ Lão-Trang và J.Derida”- Vài suy nghĩ về triết học

ngôn ngữ học giải cấu trúc”, Tạp chí Ngôn Ngữ, Viện Ngôn ngữ học -Viện

KHXHVN, số 3 (274), 3/2012, tr.67-74.

15. Lê Thời Tân, “Nhận thức luận quan hệ ngôn ngữ-hiện thực của Trang Tử trong

bối

cảnh Giải Cấu Trúc Luận”, Tạp chí Khoa học&Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số

2013

16. Lê Thời Tân, “Nguyên tắc đối đẳng trong kết cấu Nho Lâm Ngoại Sử”, in lần

đầu trên Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, Hội Nhà văn VN, số 2, 2006, tr.163-173; in

lại trong Tạp chí Khoa Học, Đại học Vinh, tập XXXV, số1B, 2006, tr.54-65.

17. Lê Thời Tân, “Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết” in lần đầu

trong sách Tự Sự Học, Nxb.ĐHSP, HN, 2008, tr.60; in lại trong Tạp chí Nghiên

Cứu Văn Học, Viện Văn học-Viện KHXHVN, số 10 (440), 10-2008, tr.13-26

18. Trần Đình Sử (chủ biên) Giáo trình Lí luận văn học tập I – Bản chất và đặc

trưng văn học, Nxb ĐHSP, HN, 2007

19. Lê Lưu Oanh-Phạm Đăng Dư, Giáo trình Lí luận Văn học, Sách điện tử, dựa

trên bản in của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội – 2008, dạng pdf (xem trên

Lê Lưu Oanh’ blog)

20. Roland Barthes,“Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể” (Tôn Quang Cường

dịch, có trên phebinhvanhoc.com.vn, in trong Đỗ Lai Thúy, Sự đỏng đảnh của

phương pháp: Các lý thuyết và phương pháp trong văn hóa nghệ thuật, Nhà xuất

bản Văn hóa thông tin & Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2004)

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 345: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

345

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức học phần

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ

năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

(thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên

Page 346: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

346

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Nguyễn Hữu Đạt

- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Thứ hai- thứ sáu (7:00 -18:00)

- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.302, nhà A, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh

Xuân, Hà Nội)

- Điện thoại: 0912770132

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thùy

- Chức danh, học vị: Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Thứ hai- thứ sáu (7:00 -18:00)

- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.302, nhà A, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh

Xuân, Hà Nội)

- Điện thoại:0979191636

Email: [email protected]

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phong cách học tiếng Việt

- Mã học phần: LIN1102

- Số tín chỉ: 03

- Loại học phần: Tự chọn

- Học phàn tiên quyết: Dẫn luận Ngôn ngữ học

- Số giờ tín chỉ: 45 trong đó:

Page 347: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

347

+ Lí thuyết: 45

+ Thực hành: 0

+ Tự học: 0

3. Mục tiêu học phần

Kiến thức

- Hiểu được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của phong cách

học, ý nghĩa của việc nghiên cứu và các hướng nghiên cứu chính trong phong cách

học tiếng Việt.

- Hiểu được phương pháp phân chia các phong cách chức năng(cơ sở phân chia

phong cách chức năng, các bước phân chia phong cách chức năng trong tiếng Việt)

- Hiểu được sự khác biệt cơ bản về ngôn ngữ giữa phong cách nghệ thuật và phi nghệ

thuật.

- Hiểu được những đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của mỗi loại phong cách chức năng

tiếng Việt

- Hiểu được cách tổ chức các loại văn bản trong mỗi loại phong cách chức năng cụ

thể.

Kỹ năng

- Biết cách phân tích các tiêu chí phân loại phong cách chức năng.

- Biết cách miêu tả các phong cách chức năng theo đặc điểm ngôn ngữ.

- Biết phân tích các văn bản dựa trên các kiến thức phong cách học.

- Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong sử dụng ngôn ngữ để xây dựng

một

văn bản hành chính, văn bản báo chí, văn bản khoa học.

- Biết cách vận dụng sự hiểu biết về phong cách học vào thực tiễn nghiên cứu, giảng

dạy, học tiếng Việt và ngoại ngữ.

Thái độ

- Thấy được tính đa dạng của hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp lời nói cũng như

Page 348: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

348

trong việc tạo lập các loại văn bản khác nhau.

- Bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn những đặc trưng về bản sắc

văn hóa của tiếng Việt, đồng thời cũng biết cách phát huy các khả năng sáng tạo

ngôn ngữ để làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, có khả năng diễn đạt mọi tư

tưởng, tình cảm của người Việt Nam hiện đại.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Phong cách học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn

ngữ học các kiến thức cơ bản về phong cách học (lịch sử nghiên cứu phong cách

học, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu…), cách phân chia

các phong cách chức năng trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng

(cơ sở phân chia, các tiêu chí phân chia), hoạt động của các phong cách chức năng

trong tiếng Việt ( phong cách khẩu ngữ, phong cách hành chính, phong cách báo

chí, phong cách khoa học…), giá trị phong cách của các các đơn vị ngôn ngữ trong

tiếng Việt nói riêng, các biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Đồng thời môn học cũng

trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phưong pháp phân tích văn bản thuộc một

phong cách chức năng nhất định. Với các kiến thức học được, sinh viên có thể vận

dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, học tập tiếng Việt và ngoại ngữ.

5. Nội dung học phần

1. Lịch sử nghiên cứu và các khái niệm cơ bản của phong cách học

1.1. Lịch sử nghiên cứu của phong cách học

1.2 Các khái niệm cơ bản của phong cách học

2. Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp của phong cách học

2.1 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của phong cách học

2.2 Các phương pháp nghiên cứu của phong cách học

2.3 Các loại phong cách học

3. Cơ sở phân chia các phong cách chức năng và hoạt động của các phong cách

tiếng Việt

3.1 Cơ sở phân chia các phong cách chức năng tiếng Việt

3.2 Tiêu chí và kết quả phân chia các phong cách tiếng Việt

4. Hoạt động của các phong cách tiếng Việt

Page 349: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

349

4.1 Phong cách khẩu ngữ sinh hoạt

4.2 Phong cách hành chính-công vụ

4.3 Phong cách báo chí

4.4 Phong cách chính luận

4.5 Phong cách khoa học

4.6 phong cách nghệ thuật

5. Giá trị phong cách của một số đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt.

5.1 Giá trị phong cách của từ

5.2 Giá trị phong cách của thành ngữ, tục ngữ

5.3 Giá trị phong cách của phép điệp từ và điệp ngữ

6. Các biện pháp tu từ trong tiếng Việt

6.1 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa

6.2 Biện pháp tu từ cú pháp

6.3 Biện pháp nói vòng trong tiếng Việt

6.4 Lẩy Kiều và Tập Kiều

6. Tài liệu phục vụ cho học phần

6.1 Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết: Dẫn luận ngôn ngữ

học, Nxb Giáo dục, 1998

2. Hữu Đạt. Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001.

3. Cù Đình Tú. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 2007.

6.2 Tài liệu tham khảo thêm

4. Đức Dũng. 2003.Viết báo như thế nào, Nxb VHTT.

5. Hữu Đạt.1996. Đặc điểm ngôn ngữ thơ và ca dao ( nhìn từ góc độ giao tiếp). Tạp

chí Ngôn ngữ. Số 4.

6. Hữu Đạt.1996. Về việc chuẩn hóa ngôn ngữ phong cách hành chính-công vụ. Tạp

chí DHQG.Số 2.

7. Hữu Đạt. 2000. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt. Nxb VHTT.

8. Hữu Đạt.2005. Về việc chuẩn hoá ngữ pháp trong các văn bản luật pháp thời kỳ

Page 350: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

350

Đổi mới. Tạp chí ĐHQG.H., số 2.

9. I.B. Golub.1976. Stilistika sovremennogo russkogo jazưka. Izdatelstvo “ Vưssaja

skola”.M.

10. Đinh Trọng Lạc. Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục, 1999.

11. G.Lakoff.1992. The Contemporary Theory of Metaphor, www.wam.umd.edu/-

israel/ lakoff –ConTheor Metaphor.pdf

12. G.Lakoff & M. Johnson. 2003. Metaphors We Live By. Th University of Chicago

Press.

7. Chính sách đối với học phần

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học

Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ quá 20 % số giờ).

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm và nộp bài tập đúng hạn.

Vi phạm các qui định sẽ bị trừ điểm thành phần.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra Trọng

số

1 Kiểm tra đánh

giá thường

xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ

học tập

- Kiểm tra bài cũ, bài tập

về nhà

10%

2 Kiểm tra định kì Các nội dung thông báo

trước

30%

3 Thi hết học phân Các nội dung chính của

môn học.

60%

Điểm học phần 100%

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

Page 351: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

351

TT Loại bài tập/kiểm

tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập cá nhân 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Nộp đúng thời hạn.

2. Bài tập nhóm 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

5. Nộp đúng thời hạn.

3. Bài kiểm tra/thi Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên

Page 352: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

352

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGỮ DỤNG HỌC

1. Thông tin về giảng viên:

- Họ và tên: Lê Đông

- Chức danh, học vị: TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email:

- Điện thoại: 0438328563

- Các giảng viên khác cùng giảng môn học này do bộ môn Lý luận ngôn ngữ sắp

xếp.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Ngữ dụng học

- Mã học phần: LIN2039

- Số tín chỉ: 3

3. Mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần

Học phần này nhằm giúp người học:

3.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức:

- Hiểu được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của ngữ dụng

học, ý nghĩa của việc nghiên cứu ngữ dụng học, và các hướng nghiên cứu chính

trong ngữ dụng học.

- Xác định được vị trí và vai trò của ngữ dụng học trong mô hình tam phân (kết học

- nghĩa học - dụng học) và mối quan hệ của ba nhân tố này trong nghiên cứu ngôn

ngữ.

- Hiểu được những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu ngữ dụng học như: vấn đề quy

chiếu, hiện tượng trực chỉ, hồi chỉ, hiện tượng đa thanh, hiểu thế nào là phương

pháp lập luận cũng như các qui tắc giao tiếp…

- Hiểu, phân biệt và xác định được các nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ như: tiền giả

định (xác định các loại tiền giả định), hàm ẩn hội thoại (hàm ý) và hàm nghĩa.

Page 353: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

353

- Hiểu được lý thuyết hành vi ngôn ngữ; xác định và phân biệt được các kiểu hành

vi ngôn ngữ (hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời).

3.2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

- Biết cách nhận diện và xác định các hiện tượng quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ. Phân

biệt được quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định; phân biệt được hiện

tượng trực chỉ và hồi chỉ.

- Biết cách nhận diện và phân biệt tiền giả định, hàm ẩn hội thoại và hàm nghĩa

trong câu. Biết cách xác định và tổ chức các yếu tố tiền giả định trong câu.

- Biết cách xác định và phân biệt các kiểu hành vi ngôn ngữ: hành động tạo lời,

hành động tại lời (gián tiếp và trực tiếp) và hành động mượn lời.

- Biết cách phân tích các hiện tượng đa thanh, cũng như nắm vững các qui tắc được

sử dụng trong giao tiếp.

3.3. Các mục tiêu khác

- Thấy được ngữ dụng học ra đời đã giải quyết được những hạn chế của ngôn ngữ

học cấu trúc hay “ ngôn ngữ học của ngôn ngữ” hiểu theo cách hiểu của F.De

Saussure. Ngữ dụng học đã chạm đến phần mà ngôn ngữ học cấu trúc trước đó đã

loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mình, đó là lời nói.

- Thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của ngữ dụng học, một phân ngành

mới của ngôn ngữ học đang được phát triển mạnh trên thế giới, trong việc nghiên

cứu ngôn ngữ nói chung và trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.

- Thấy rõ hơn hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như thấy

rõ được mối quan hệ và vai trò của người sử dụng ngôn ngữ và ngữ cảnh trong quá

trình hành chức của ngôn ngữ.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Ngữ dụng học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các

kiến thức cơ bản về ngữ dụng học (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp

nghiên cứu…); cung cấp các khái niệm và vấn đề cơ bản trong nghiên cứu dụng học

như: các khái niệm về quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ, đa thanh, các loại nghĩa hàm ẩn

trong ngôn ngữ (tiền giả định, hàm ẩn hội thoại và hàm nghĩa), lý thuyết hành vi

ngôn ngữ (lý thuyết của John L.Austin, lý thuyết của John R.Searle…) các nhân tố

giao tiếp và quy tắc giao tiếp (vấn đề ngữ cảnh, diễn ngôn, các quy tắc về bảo tồn

Page 354: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

354

giá trị hữu ích, lịch sự, hợp tác hội thoại …)... Đồng thời môn học cũng trang bị

cho sinh viên các kĩ năng phưong pháp phân tích, mô tả các vấn đề dụng học trong

quá trình nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Bên cạnh đó, môn học còn gợi mở những

hướng tiếp cận mang tính dụng học trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.

5. Nội dung chi tiết học phần

Bài 1: Khái lược về ngữ dụng học

1. Những hạn chế của ngôn ngữ học miêu tả đầu thế kỷ XX.

2. Sự hình thành và phát triển của Ngữ dụng học.

3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng học.

Bài 2: Những nhân tố cơ bản của ngữ cảnh và sự phản ánh của các nhân tố đó

vào phát ngôn

1. Quan niệm về giao tiếp ngôn ngữ xét từ góc độ ngữ dụng học

2. Phát ngôn và hành động phát ngôn

3. Ngữ cảnh và một vài nhân tố cơ bản của ngữ cảnh

Bài 3: Quy chiếu

1. Tên gọi và quy chiếu

2. Quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định

3. Hiện tượng đồng quy chiếu

4. Những nhân tố tác động đến chiến lược lựa chọn và sử dụng các biểu thức đồng

quy chiếu

Bài 4: Trực chỉ

1. Khái niệm trực chỉ.

2. Những đặc trưng cơ bản của trực chỉ và các kiểu trực chỉ thường gặp.

3. Vai trò trung tâm của người nói trong ngữ cảnh trực chỉ

4. Phân biệt trực chỉ và hồi chỉ

Bài 5: Các nội dung hàm ẩn của phát ngôn

1. Một số hiểu biết chung về các nội dung hàm ẩn của phát ngôn

2. Tiền giả định (khái niệm, các loại tiền giả định, một số đặc trưng của tiền giả

định…)

3. Hàm ẩn hội thoại (hàm ý)

4. Hàm nghĩa

Page 355: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

355

Bài 6: Các hành vi ngôn ngữ

1. Vài nét về bối cảnh chung và giới thiệu các lý thuyết hành vi ngôn ngữ tiêu biểu

2. Câu ngữ vi và động từ ngữ vi

3. Ba kiểu hành vi cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ.

Bài 7: Hiện tượng đa thanh

1. Đơn thanh và đa thanh

2. Lịch sử khái niệm đa thanh

3. Một số điểm cần chú ý khi phân tích các phát ngôn đa thanh

Bài 8: Quy tắc giao tiếp

1. Khái niệm về quy tắc giao tiếp

2. Các quy tắc giao tiếp

3. Ý nghĩa của các quy tắc giao tiếp

Bài 9: Lập luận

1. Khái niệm lập luận

2. Luận cứ và kết luận

3. Các phương tiện sử dụng trong lập luận

Bài 10: Tổng kết và hướng dẫn ôn tập hết môn

7. LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY:

Tuần 1

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Giới thiệu môn học

2. Khái lược về ngữ

dụng học.

3. Sự hình thành và phát

triển của ngữ dụng học.

4. Đối tượng, nhiệm vụ,

phạm vi nghiên cứu của

ngữ dụng học

- Nắm vững được

đối tượng nghiên

cứu, phạm vi

nghiên cứu và các

nhiệm vụ mà ngữ

dụng học phải giải

quyết

- Tìm hiểu nội

Page 356: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

356

dung giảng dạy ở

tuần 2

Thảo

luận

Thảo luận về mối quan

hệ giữa ngữ dụng học

với các phân ngành ngôn

ngữ học khác.

Tuần 2

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Giao tiếp ngôn ngữ

dưới góc nhìn ngữ dụng

học

2. Khái niệm ngữ cảnh

3. Vai trò của ngữ cảnh

trong việc xác định giá

trị của đơn vị ngôn ngữ.

4. Khái niệm phát ngôn

- Hiểu được vấn

đề giao tiếp ngôn

ngữ từ góc độ ngữ

dụng

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 3

Thảo

luận

Thảo luận về ngữ cảnh,

phát ngôn

Tuần 3

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Lý 1. Hành động phát ngôn - Nắm vững được

Page 357: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

357

thuyết 2. Phát ngôn và hành

động phát ngôn.

3. Ngữ cảnh là gì ?.

4. Các nhân tố cơ bản

của ngữ cảnh.

khái niệm hành

động phát ngôn.

Hiểu được ngữ

cảnh và các nhân

tố tạo thành ngữ

cảnh

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 4

Thảo

luận

Thảo luận về các nhân tố

cơ bản của ngữ cảnh,

mối quan hệ giữa phát

ngôn và ngữ cảnh chứa

nó.

Tuần 4

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Tên gọi và quy chiếu

2. Quy chiếu xác định và

quy chiếu không xác

định.

- Hiểu rõ khái

niệm quy chiếu,

mối quan hệ giữa

tên gọi và quy

chiếu

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 5

Thảo

luận

Thảo luận quy chiếu xác

định và quy chiếu không

Page 358: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

358

xác định

Tuần 5

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Đồng quy chiếu

2. Những nhân tố tác

động đến chiến lược lựa

chọn và sử dụng các biểu

thức đồng quy chiếu.

- Nắm vững được

khái niệm đồng

quy chiếu, những

nhân tố tác động

đến chiến lược lựa

chọn và sử dụng

các biểu thức

đồng quy chiếu.

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 6

Thảo

luận

Thảo luận về vai trò của

các nhân tố tác động đến

việc lựa chọn và sử dụng

các biểu thức đồng quy

chiếu

Tuần 6

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Page 359: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

359

thuyết

1. Khái niệm trực chỉ

2. Những đặc trưng cơ

bản của trực chỉ và các

kiểu trực chỉ thường gặp.

3. Vai trò trung tâm của

người nói trong ngữ

cảnh trực chỉ

4. Phân biệt trực chỉ và

hồi chỉ

- Nắm vững được

khái niệm trực chỉ,

những đặc trưng

cơ bản của trực

chỉ và các kiểu

trực chỉ thường

gặp. Nhận diện

đúng trực chỉ và

hồi chỉ, thấy được

vai trò của người

nói trong ngữ

cảnh trực chỉ

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 7

Thảo

luận

Thảo luận về trực chỉ,

những đặc trưng cơ bản

của trực chỉ và các kiểu

trực chỉ thường gặp.

Tuần 7

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Một số hiểu biết

chung về các nội dung

hàm ẩn của phát ngôn

2. Tiền giả định (khái

niệm, các loại tiền giả

định, một số đặc trưng

- Hiểu được thế

nào là thông tin

tường minh, thông

tin hàm ẩn, Năm

được khái niệm

tiền giả định, các

Page 360: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

360

của tiền giả định…)

dạng tiền giả định,

đặc trưng của

chúng.

- Tìm hiểu nội

dung giảng dạy ở

tuần 8

Thảo

luận

Thảo luận về tiền giả

định, hàm ngôn, hiển

ngôn...

Tuần 8

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Kiểm tra giữa kỳ.

- Tổng hợp lại các

nội dung đã học từ

tuần 1 -7.

Bài tập

Luyện kĩ

năng

Tuần 9

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1. Giải đáp xung quanh

bài kiểm tra giữa kỳ

2. Hàm ẩn hội thoại

- Nắm vững

những vấn đề

xung quanh hàm

Page 361: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

361

(hàm ý).

3. Hàm nghĩa.

ẩn hội thoại.

- Nhận diện được

hàm nghĩa trong

phát ngôn

- Chuẩn bị một số

nội dung liên quan

đến tuần 10.

Thảo

luận và

Luyện kĩ

năng

Xác định hàm ẩn hội

thoại và hàm nghĩa.

Tuần 10

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

1.Vài nét về bối cảnh

chung và giới thiệu các

lý thuyết hành vi ngôn

ngữ tiêu biểu

2. Câu ngữ vi và động từ

ngữ vi.

3. Ba kiểu hành vi cơ

bản khi sử dụng ngôn

ngữ.

- Làm quen với

các lý thuyết hành

vi ngôn ngữ.

- Hiểu được câu

ngữ vi và động từ

ngữ vi.

- Biết ba kiểu

hành vi cơ bản khi

sử dụng ngôn ngữ,

phân biệt được

chúng

- Chuẩn bị một số

nội dung liên quan

đến tuần 11

Page 362: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

362

Thảo

luận và

Luyện kĩ

năng

Xác định câu ngữ vi và

động từ ngữ vi.

Tuần 11

HÌNH

THỨC

DẠY HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Lý thuyết 1. Đơn thanh và đa thanh.

2. Lịch sử khái niệm đa thanh.

3. Một số quan niệm của các

tác giả về đa thanh

- Nắm vững khái niệm

đa thanh/đơn thanh.

-Chuẩn bị các nội dung

sẽ thảo luận trong tuần

12

Thảo luận

và Luyện kĩ

năng

Xác định các phạm trù ngữ

pháp.

Bước đầu áp dụng

những hiểu biết về đa

thanh vào bài toán

ngôn ngữ thực tế.

Tuần 12

HÌNH

THỨC

DẠY HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Lý thuyết 1. Một số điểm cần chú ý khi

phân tích các phát ngôn đa

thanh.

2. Giao tiếp và các lý thuyết

giao tiếp.

3. Khái niệm về quy tắc giao

tiếp

- Làm quen với các lý

thuyết giao tiếp hiện

đại.

- Nắm vứng quy tắc

giao tiếp.

- Chuẩn bị nội dung

thảo luận ở tuần 13.

Thảo luận Tìm các điểm cần lưu ý khi

Page 363: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

363

và Luyện kĩ

năng

phân

tích các phát ngôn đa thanh.

- làm quen với các quy tắc

giao tiếp.

Tuần 13

HÌNH

THỨC

DẠY HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Lý thuyết 1. Các quy tắc giao tiếp.

2. Ý nghĩa của các quy tắc

giao tiếp.

- Làm quen với việc

xác định các quy tắc

giao tiếp, thấy được ý

nghĩa của các quy tắc

này.

- Chuẩn bị nội dung

thảo luận ở tuần 13.

Thảo luận

và Luyện kĩ

năng

- Xác định các quy tắc giao

tiếp trong một số tình huống

giao tiếp cụ thể.

Tuần 14

HÌNH

THỨC

DẠY HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

Lý thuyết 1. Khái niệm lập luận.

2. Luận cứ và kết luận.

3. Các phương tiện sử dụng

trong lập luận.

- Nắm được mối

quan hệ giữa luận cứ

và kết luận.

- Nhận diện được lập

luận đồng hướng và

nghịch hướng.

- Vai trò của các

Page 364: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

364

phương tiện ngôn

ngữ trong lập luận

Thảo luận

và Luyện kĩ

năng

Tập xây dựng các lập luận

theo định hướng bài học

Tuần 15

HÌNH

THỨC

DẠY

HỌC

NỘI DUNG

CHÍNH

YÊU CẦU

ĐỐI VỚI SINH

VIÊN

GHI

CHÚ

thuyết

Tổng ôn để chuẩn bị thi

kết thúc môn học.

Thảo

luận và

Luyện kĩ

năng

Chuẩn bị câu hỏi xung

quanh các nội dung cụ

thể của môn học.

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Austin, John L. How to do things with word. New York: Oxford University

Press, 1965.

2. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở Ngữ dụng học, Tập 1. NXB ĐHSP, 2003.

6.2. Học liệu tham khảo

1. Đỗ Hữu Châu. Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học. NXB Giáo dục, 1995..

2. Đỗ Hữu Châu. Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2. NXB Giáo dục, 2003.

3. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, Tập 1. NXB Giáo dục, 2000.

4. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

5. George Yule. Dụng học - một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ. (Bản dịch của

Page 365: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

365

Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên). NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.

6. Grice, Paul H. Logic and Conversation in Syntax and Semantic 3: Speech Acts. New

York: Academic Press, 1975.

7. Leech, Geoffrey N. Principles of Pragmatics. New York: Longman Inc, 1983.

8. Levinson, Stephen C. Pragmatics, Cambridge University Press, 1983.

9. Searle, John R. Speech Acts, Cambridge University Press, 1969.

7. Chính sách đối với học phần

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học.

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ quá 20 % số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm và nộp bài tập đúng hạn.

- Vi phạm các qui định sẽ bị trừ điểm thành phần.

8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra Trọng

số

1. Kiểm tra đánh

giá thường

xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ học

tập.

- Công việc chuẩn bị ở nhà cho

bài học

10%

2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo trước 30%

3. Thi hết môn - Các nội dung chính của môn

học.

60%

Điểm môn học 100%

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài

tập/kiểm tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

Page 366: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

366

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Nộp đúng thời hạn.

2. Bài tập nhóm 1. Nội dung chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của

phần tham gia thảo luận.

2. Hình thức trình bày miệng rõ ràng, khoa

học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

5. Nộp đúng thời hạn

3. Bài kiểm tra /

thi

Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Bài tập viết ở nhà của cá nhân

- Loại bài tập này dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên về một

vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn theo một nội dung hoặc kiểm tra khả năng nắm

bắt, ứng dụng một cách thức phân tích nhất định.

- Hình thức thực hiện: Viết giản dị, trích dẫn hợp lệ (nếu có), không dài quá 3 trang

A4).

- Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.

Loại bài tập làm chung theo nhóm (nếu giảng viên có yêu cầu)

- Ngoài những yêu cầu như trên đây về mặt nội dung của bài tập cá nhân, phải có

thuyết minh về công việc của nhóm làm việc theo mẫu sau:

-

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM

Tên của vấn đề nghiên cứu……

Page 367: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

367

1) Danh sách nhóm sinh viên và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ

được phân

công

Ghi chú

1. ….. …… (Nhóm

trưởng)

2. ….. …… ……

2) Quá trình làm việc của nhóm

3) Nội dung, kết quả nghiên cứu.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VIỆT NGỮ HỌC VỚI VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ

TRƯỜNG

Page 368: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

368

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Đỗ Hồng Dương

- Chức danh, học vị: TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00-18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: [email protected]

- Điện thoại: 0912776599

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính

- Chức danh, học vị: PGS.TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00-18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: [email protected]

- Điện thoại: 0915591331

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Võ Thị Minh Hà

- Chức danh, học vị: ThS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00-18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: [email protected]

- Điện thoại: 0904688332

- Các giảng viên khác cùng giảng môn học này do bộ môn Việt ngữ học sắp xế

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Việt ngữ học với việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường

- Mã học phần: LIN3074

Page 369: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

369

- Số tín chỉ: 3

3. Mục tiêu học phần

Học phần này nhằm giúp người học:

3.1. Về kiến thức:

- Nắm được một số vấn đề lí luận trong việc dạy tiếng.

- Hiểu được thực trạng giảng dạy tiếng Việt hiện nay.

- Phương hướng giảng dạy tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ nhất.

3.2. Về kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức Việt ngữ học vào việc giảng dạy tiếng Việt.

- Vận dụng những kiến thức Việt ngữ học vào việc biên soạn sách giáo khoa.

3.3. Vê mục tiêu khác

- Rèn luyện tính khách quan và minh xác trong học tập, nghiên cứu.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Môn học này cung cấp cho sinh viên những cơ sở ngôn ngữ học, giáo dục học và

tâm lí học trong việc dạy tiếng; phân biệt dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ

nhất với dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ. Đồng thời,

môn học này cho biết thực trạng dạy và học tiếng Việt hiện nay, cũng như phương

hướng dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ.

5. Nội dung chi tiết học phần

Bài 1: Những vấn đề lí luận trong việc dạy tiếng

1. Thực chất của việc dạy tiếng Việt và mục đích của nó.

2. Cơ sở giáo học pháp của việc dạy tiếng Việt.

2.1. Ngữ pháp chủ động

2.2. Ngữ pháp thụ động

Bài 2: Những vấn đề lí luận trong việc dạy tiếng (tiếp)

3. Cơ sở tâm lí học của việc dạy tiếng Việt

3.1. Hành vi luận

3.2. Lí thuyết hoạt động lời nói

4. Nội dung và phạm vi của việc dạy tiếng Việt

4.1. Dạy và học tiếng Việt ngoài nhà trường

4.2. Dạy và học tiếng Việt trong nhà trường

Page 370: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

370

5. Các hoạt động trong dạy học tiếng Việt

Bài 3: Dạy và học tiếng Việt ngoài nhà trường

1. Thế nào là "văn hóa lời nói"

2. Các cấp độ dạy học tiếng Việt ngoài nhà trường

2.1. Chuẩn hóa chính tả

2.2. Chuẩn hóa từ vựng

2.3. Thực chất của cuộc vận động “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

Bài 4: Dạy và học tiếng Việt ngoài nhà trường (tiếp)

3. Những phương hướng trau dồi văn hóa lời nói

3.1. Biên soạn sách tra cứu

3.2. Biên soạn sách hướng dẫn

3.3. Biên soạn sách phổ biến khoa học

3.4. Các văn bản quy định của nhà nước

4. Miêu tả chuyên sâu về tiếng Việt nhằm phổ biến ngôn ngữ trong các lĩnh vực

chuyên sâu của giao tiếp do loại hình công việc của con người quy định

4.1. Biên soạn Bách khoa thư và Từ điển bách khoa

4.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn tác nghiệp

Bài 5: Dạy và học tiếng Việt trong nhà trường

1. Phân biệt tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ

2. Các hoạt động dạy và học tiếng Việt trong nhà trường

2.1. Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất

2.2. Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai

2.3. Dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bài 6: Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất

1. Các nguyên tắc khi dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất

1.1. Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy

1.2. Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện giao tiếp

1.3. Rèn luyện ngôn ngữ phải dựa trên cơ sở hiểu biết và năng lực tiếng Việt của

học sinh

1.4. Rèn luyện ngôn ngữ hướng tới cả dạng nói và dạng viết

2. Vấn đề sách giáo khoa phổ thông và sách giáo viên hiện nay

Page 371: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

371

3. Vấn đề sách dạy tiếng Việt trong các trường đại học.

Bài 7: Các tranh luận trong việc dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ

thứ nhất

1. Vấn đề cấu trúc chương trình dạy tiếng Việt ở bậc phổ thông

2. Vấn đề dạy ghép vần cho trẻ lớp 1

3. Vấn đề thành phần câu trong các sách tiếng Việt bậc phổ thông

Bài 8: Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai

1. Vấn đề dạy và học tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số

2. Tính cần thiết của việc dạy và học tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số

3. Các chính sách của nhà nước về việc dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn

ngữ thứ hai

Bài 9: Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ

1. Tình hình dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ

2. Tổng quát về các sách dạy tiếng Việt

3. Các phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bài 10: Ôn tập

1. Các vấn đề về dạy và học tiếng Việt ngoài nhà trường

2. Các vấn đề về dạy và học tiếng Việt trong nhà trường

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Thiện Giáp. Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học. NXB ĐHQG Hà

Nội, 2006.

2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán. Phương pháp dạy học tiếng Việt. NXB

Giáo dục, 1997.

6.2. Học liệu tham khảo:

1. Bùi Hiền. Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ. NXB ĐHQG Hà Nội,

1997.

2. Bùi Khắc Việt. Kĩ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lí nhà nước. NXB

KHXH, 1998.

3. I.U.V. Rozdextvenxki. Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo dục,

Page 372: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

372

1997.

4. Lí Toàn Thắng. Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy tiếng Việt ở Trung học cơ sở.

NXB Giáo dục, 1999.

5. Nguyễn Kim Thản. Bách khoa thư (nguồn gốc- phân loại). TC Tri thức bách khoa,

số 1, 1981.

6. Nguyễn Văn Khang (chủ biên). Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính. NXB VHTT,

2002.

7. Vũ Thị Thanh Hương. Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến việc dạy và học tiếng

Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay. TC Ngôn ngữ, số 4, 2006.

8. Viện Ngôn ngữ học. Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ. NXB

KHXH,1981.

7. Chính sách đối với học phần

- Tham gia đầy đủ số tiết học theo quy định (không nghỉ quá 20 % số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giáo viên.

- Sinh viên đi muộn, bỏ tiết, không chuẩn bị bài ở nhà, vi phạm quy chế thi cử ... sẽ

bị trừ điểm.

- Thiếu một điểm thành phần sẽ không có điểm hết môn.

8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần.

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra Trọng

số

1. Kiểm tra đánh

giá thường

xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ học

tập.

- Công việc chuẩn bị ở nhà cho

bài học

10%

2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo trước 30%

3. Thi hết môn - Các nội dung chính của môn

học.

60%

Điểm môn học 100%

Page 373: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

373

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài

tập/kiểm tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập 1. Nội dung và hình thức đáp ứng yêu cầu

của bài tập.

2. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

3. Nộp bài đúng hạn.

2. Bài tập nhóm 1. Nội dung và hình thức đáp ứng yêu cầu.

2. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

3. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

4. Nộp đúng hạn.

3. Bài kiểm tra /

thi

Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Bài tập viết ở nhà của cá nhân

- Loại bài tập này dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên về một

vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn theo một nội dung hoặc kiểm tra khả năng nắm

bắt, ứng dụng một cách thức phân tích nhất định.

- Hình thức thực hiện: Viết giản dị, trích dẫn hợp lệ (nếu có), không dài quá 3 trang

A4).

- Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.

Loại bài tập làm chung theo nhóm (nếu giảng viên có yêu cầu)

- Ngoài những yêu cầu như trên đây về mặt nội dung của bài tập cá nhân, phải có

thuyết minh về công việc của nhóm làm việc theo mẫu sau:

-

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM

Page 374: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

374

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm sinh viên và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ

được phân

công

Ghi chú

1. ….. …… (Nhóm

trưởng)

2. ….. …… ……

2) Quá trình làm việc của nhóm

3) Nội dung, kết quả nghiên cứu.

9. Câu hỏi thảo luận

1) Mục đích của việc dạy tiếng là gì? Ngôn ngữ được dạy và học là ngôn ngữ nào?

2) Thế nào là ngôn ngữ chuẩn?

3) Phân biệt ngữ pháp chủ đông với ngữ pháp thụ động.

4) Ưu điểm và hạn chế của việc dạy tiếng theo cách tiếp cận của hành vi luận.

5) Dạy và học ngôn ngữ theo cách tiếp cận của lí thuyết hoạt động lời nói

6) Văn hóa lời nói là gì? Thực chất của phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt?

7) Phướng hướng giáo dục ngôn ngữ ngoài nhà trường như thế nào?

8) Thế nào là ngôn ngữ mẹ đẻ, phân biệt ngôn ngữ mẹ đẻ với ngôn ngữ thứ nhất,

ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ?

9) Dạy và học tiếng mẹ đẻ khác dạy và học ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ như thế

nào?

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÁN VĂN VIỆT NAM

Page 375: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

375

1. Mã học phần: LIT1154

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: SIN1001 - Hán Nôm cơ sở

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

5.1 Phan Thị Thu Hiền

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn

5.2 Phạm Vân Dung

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn

5.3 Nguyễn Tuấn Cường

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ

- Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

6. Mục tiêu của học phần

+) Về kiến thức

- Sinh viên có kiến thức về diện mạo của nền văn học viết bằng chữ Hán của Việt

Nam qua các giai đoạn: Hán văn thời L ý – Trần, Hán văn thời Lê, Hán văn thời

Nguyễn.

- Có hiểu biết về các khuynh hướng sáng tác, các thể loại của Hán văn trung đại

(chiếu, biểu, hịch, cáo, tự, thơ luật...)

- Giới thiệu về các tác gia Hán văn tiêu biểu: các vị vua thời L ý – Trần (L ý Thái Tổ,

Trần Thái Tông), các nhà sư thời L ý (Vạn Hạnh, Không Lộ), Nguyễn Trãi, Nguyễn

Du...

Page 376: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

376

- Tiếp cận một số tác phẩm Hán văn tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Dụ chư tỳ tướng hịch

văn, thơ thiền thời L ý – Trần, Bình Ngô Đại Cáo, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du...

+) Về kỹ năng:

- Đọc phiên âm và dịch nghĩa được các văn bản Hán văn Việt Nam được học.

- Nhận biết được đặc trưng của mỗi thể loại: chiếu, biểu, thơ...

- Phân tích được các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản Hán văn được

học.

+) Về thái độ:

- Đây là học phần Hán văn Việt Nam dành cho sinh viên ngành Văn học, nên không

đặt ra nhiều mục tiêu như đối với sinh viên chuyên ngành Hán Nôm. Tuy nhiên,

không nên có thái độ coi đây là học phần “phụ”, bởi kiến thức Hán văn sẽ bổ sung

đáng kể cho văn học sử. Với thời lượng 3 tín chỉ, học phần mong muốn sinh viên có

hứng thú khi làm quen với các văn bản thơ văn bằng nguyên tác chữ Hán, để từ đó

tiếp cận với các tác gia, tác phẩm văn học trung đại một cách toàn diện hơn. Học

phần khuyến khích sinh viên tích cực tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng bài

học.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

+) Về kiến thức

- Sinh viên nắm được một lượng tri thức khái quát và hệ thống về diện mạo của nền

văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam qua các giai đoạn: Hán văn thời L ý –

Trần, Hán văn thời Lê, Hán văn thời Nguyễn.

- Phân loại được Hán văn của các giai đoạn theo các đặc trưng chức năng và phong

cách.

- Phiên âm, dịch nghĩa được các độc bản, trích đoạn độc bản tiêu biểu được tuyển

giảng.

- Phân tích giá trị về nội dung cũng như ngôn ngữ của độc bản.

+) Về kỹ năng:

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học của học phần vào việc khai

Page 377: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

377

thác, nghiên cứu di sản Hán văn Việt Nam.

- Khả năng tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan.

+) Về thái độ

- Nhận thức được giá trị của di sản Hán văn Việt Nam, từ đó mà có thái độ trân

trọng đúng mức với nguồn di sản này, đồng thời có ý thức gìn giữ, khai thác, phát

huy giá trị văn hóa lâu bền của nó.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:

- Trọng số: 10%

Quan sát trên lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, các bài tập và kết quả tự học.

8.2. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ:

8.2.1. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ:

- Trọng số: 30%

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: Làm bài kiểm tra trên lớp (90 phút) hoặc Tiểu luận

giao về nhà làm.

8.2.2. Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ:

- Trọng số: 60%

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: Thi viết/vấn đáp/tiểu luận

9. Giáo trình bắt buộc

9.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán văn L ý – Trần, Nxb. Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội, 1999.

9.2. Học liệu tham khảo

[1]. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt

Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.

[2]. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX).

Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2001.

[3]. Mai Quốc Liên (chủ biên). Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (tập 1, 2, 3),

Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2001.

Page 378: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

378

[4]. Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh, Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nxb.

Văn hóa, Hà Nội, 1959.

[5]. Lê Thước, Trương Chính, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Văn học. Hà

Nội, 1978.

[6]. Đào Duy Anh, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Văn học. Hà Nội, 1988.

[7]. Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Du toàn tập (tập 1 – Thơ chữ Hán),

Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 1996.

[8]. Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo,

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970.

[9]. Xuân Diệu (giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb. Văn học, Hà Nội,

1971.

[10]. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội, 1994.

10. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Hán văn Việt Nam dành cho ngành Văn học nhằm giới thiệu về diện mạo

của nền văn học viết bằng chữ Hán từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Tiêu chí được

lựa chọn để trình bày vấn đề là theo lịch đại, đi từ Hán văn thời L ý – Trần => Hán

văn thời Lê => Hán văn thời Nguyễn. Ở mỗi giai đoạn, sẽ điểm qua về các khuynh

hướng sáng tác, trào lưu văn chương, các thể loại điển hình. Các tác gia lớn của

từng giai đoạn sẽ được dừng lại giới thiệu cùng với những tác phẩm tiêu biểu của

họ. Các hiện tượng ngữ pháp của Hán cổ như: kết cấu định ngữ, sử động dụng pháp,

danh từ làm trạng ngữ... được giới thiệu lồng ghép trong mỗi bài học.

Học phần được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất: Hán văn thời L ý – Trần; Phần thứ

hai: Hán văn thời Lê; Phần thứ ba: Hán văn thời Nguyễn. Mỗi phần thường có 2 nội

dung cơ bản là lý thuyết và thực hành. Phần Hán văn thời L ý sau khi cung cấp cho

người học l ý thuyết về phân loại các tác phẩm Hán văn theo phong cách ngôn ngữ,

sẽ thực hành với một số tác phẩm được tuyển giảng thuộc phong cách hành chính và

thơ ca; Phần Hán văn thời Lê ngoài khái luận về Hán văn Việt Nam thế kỷ XV đến

XVIII, về thân thế và sự nghiệp của tác gia lớn Nguyễn Trãi..., còn tuyển giảng

Page 379: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

379

Bình Ngô đại cáo và một số bài thơ của Nguyễn Trãi. Sinh viên cũng làm quen với

phong cách viết tự qua các bài tự của Hoàng Đức Lương, Lê Qu í Đôn. Thời Nguyễn

là giai đoạn phát triển nở rộ của thi ca, nên phần Hán văn thời Nguyễn sẽ chú trọng

nhiều hơn đến giới thiệu Hán văn trong phong cách thi văn nhân với thơ và k ý của

các tác gia lớn (Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Khuyến).

Ngoài ra, học phần còn tổ chức những giờ thảo luận về các nội dung như: Ngôn ngữ

bạch thoại trung đại trong Hán văn thời L ý – Trần; Quan niệm về thơ trong các bài

tự thời Lê...

11. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung I. Hán văn thời L ý – Trần

I.1. Phân loại Hán văn L ý – Trần theo phong cách ngôn ngữ

I.1.1. Nhóm văn bản ngôn ngữ hành chính

I.1.2. Nhóm văn bản ngôn ngữ Phật giáo

I.1.3. Nhóm văn bản ngôn ngữ hỗn nhập

I.2. Giới thiệu một số tác gia, tác phẩm của Hán văn L ý – Trần

I.2.1. Thiên đô chiếu (L ý Thái Tổ)

I.2.2. Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn)

I.2.3. Thị đệ tử (Nguyễn Vạn Hạnh)

I.2.4. Vãn Quảng Trí thiền sư (Đoàn Văn Khâm)

I.2.5. Thiền tông chỉ nam tự (Trần Thái Tông)

Nội dung II. Hán văn thời Lê

II.1. Khái luận Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII

II.2. Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi

II.2.1. Nguyễn Trãi – thân thế và sự nghiệp

II.2.2. Ức Trai thi tập

- Đôi nét về Ức Trai thi tập

- Tuyển giảng Ức Trai thi tập: Quan hải, Oan thán, Côn Sơn ca

II.2.3. Bình Ngô đại cáo

II.3. Giới thiệu thể loại “tự”

II.3.1. Trích diễm thi tập tự của Hoàng Đức Lương

II.3.2. Toàn Việt thi lục tự của Lê Quí Đôn

Page 380: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

380

Nội dung III. Hán văn thời Nguyễn

III.1. Khái luận về Hán văn thời Nguyễn

III.2. Hán văn thời Nguyễn trong phong cách thi văn nhân

III.2.1. Nguyễn Du

- Về tác giả Nguyễn Du

- Tuyển giảng thơ chữ Hán Nguyễn Du: Ngọa bệnh, Độc Tiểu Thanh k ý, Long Thành cầm

giả ca, Phản Chiêu hồn, Sở kiến hành

III.2.2. Cao Bá Quát

- Về tác giả Cao Bá Quát

- Tuyển giảng thơ chữ Hán Cao Bá Quát: Hoành Sơn Vọng hải ca, Dương phụ

hành, K ý hận

III.2.3. Nguyễn Văn Siêu

- Về tác giả Nguyễn Văn Siêu

- Trích giảng Kiếm hồ k ý

III.2.3. Nguyễn Khuyến

- Về tác giả Nguyễn Khuyến

- Tuyển giảng thơ song ngữ của Nguyễn Khuyến: K ý hữu, Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ

Dương thượng thư, Sơn trà, Di chúc văn

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 381: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

381

NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã học phần: LIT1100

Số tín chỉ: 03

Học phần tiên quyết: không

Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

Giảng viên:

Họ và tên: Phạm Xuân Thạch

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

Họ và tên: Hoàng Cẩm Giang

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

Họ và tên: Trần Hinh

Chức danh: Giảng viên chính

Học vị: Cử nhân

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

(cán bộ nghỉ hưu)

1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức

Nắm được đầy đủ, chính xác kiến thức chung của môn học như:

+ Hiểu được khái niệm nghệ thuật là gì? Nghệ thuật khác với khoa học, chính trị

và tôn giáo như thế nào?

+ Hiểu được đặc trưng và bản chất của nghệ thuật nói chung.

+ Hiểu được nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật

+ Hiểu được những thành tựu cơ bản của một số nền nghệ thuật tiêu biểu

+ Hiểu được quá trình sáng tác, thưởng thức và phê bình một tác phẩm nghệ thuật

+ Hiểu được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cụ thể như nghệ thuật ngôn từ,

nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh.

- Kĩ năng:

+ Có kĩ năng nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.

Page 382: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

382

+ Có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật độc lập (một

bức tranh, một công trình điêu khắc, kiến trúc, một tác phẩm điện ảnh, một bản nhạc, một

tác phẩm thơ hay tiểu thuyết...).

+ Có kĩ năng vận dụng các kiến thức nghệ thuật nói chung; đặc biệt: kịch, thơ, tiểu

thuyết, điện ảnh, so sánh và liên hệ giữa chúng với nhau.

- Thái độ:

+ Có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một tác phẩm nghệ

thuật cụ thể, thấy được cái hay và cái đẹp của nó.

+ Tự bồi dưỡng cho bản thân về tình yêu với cái đẹp trong nghệ thuật để từ đó có

khả năng tạo lập được cái đẹp trong cuộc sống.

+ Có cái nhìn đúng đắn, khoa học khi tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật.

+ Hiểu được tính cách, tâm hồn, tình cảm con người ở các dân tộc khác nhau qua

các nền nghệ thuật khác nhau. Từ đó có sự trân trọng thành tựu nghệ thuật và con người

Việt Nam.

2. Chuẩn đầu ra của học phần

- Kiến thức: Sinh viên phải nắm được khái niệm, nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của

nghệ thuật, có hiểu biết về một số nền nghệ thuật tiêu biểu.

- Kỹ năng: Sinh viên phải biết nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật

cụ thể, có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật độc lập.

- Thái độ: Sinh viên phải có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một

tác phẩm nghệ thuật cụ thể, thấy được cái hay và cái đẹp của nó, có cái nhìn đúng đắn,

khoa học khi tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật, hiểu được tính cách, tâm hồn, tình

cảm con người ở các dân tộc khác nhau qua các nền nghệ thuật khác nhau.

3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

Tinh thần, thái độ học tập

(đi học, chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

05%

Bài tập và seminar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận

05%

8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:

Kiểm tra giữa môn Bài viết trong 60 phút 30%

Page 383: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

383

Thi hết môn

Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức:

Thi viết tại lớp hoặc Tiểu luận ở

nhà

60%

Kết quả học phần 100%

(10 điểm)

4. Giáo trình bắt buộc

9.1. Học liệu tham khảo bắt buộc:

1.Trần Hinh & Hoàng Cẩm Giang, Bài giảng Nhập môn Nghệ thuật học, Tài liệu lưu

hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV, 2012

2. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, 2008

3. Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB ĐHSP Hà Nội, 2006

4. M.Cagan, Hình thái học nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, 2004

5. Nguyễn Quân, Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, NXB Tri Thức, 2010

6. Davide Bordwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, NXB GD, 2008

7. Warren Buckland, Nghiên cứu phim, NXB Tri Thức, 2010

9.2. Học liệu tham khảo thêm

8. E.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệ th.ph HCM, 1998

9. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn hóa nghệ thuật trên báo chí, ĐHQG

Hà Nội, 2005

10. Vưgôxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB KHXH, 1995

11. Bruno Toussaint, Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện ảnh VN, 2007

12. Nhiều tác giả, Mỹ học và văn học kịch, NXB Sân khấu, 1984

13. Cinthia Freeland, Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, NXB Tri Thức, 2001

14. Pôxpêlốp, Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, NXb GD,

5. Tóm tắt nội dung học phần

Môn học có nội dung là những kiến thức cơ bản nhất về bản chất và nguồn gốc

của nghệ thuật, các khuynh hướng và quan điểm khác nhau về quá trình hình thành, phát

triển của nghệ thuật ở Phương Tây và Phương Đông, từ đó đi sâu phân tích các loại hình

nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật

điện ảnh, mối quan hệ giữa các ngành nghệ thuật với nhau, đặc biệt ở những ngành nghệ

thuật gần gũi với văn học như sân khấu, điện ảnh. Môn học cũng giới thiệu và phân tích

mối liên hệ qua lại giữa sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật, giữa nghệ sĩ và

hiện thực đời sống xã hội, về vai trò và chức năng của mỗi loại hình nghệ thuật, tác động

qua lại giữa bản thân đối tượng nghệ thuật và nhu cầu thưởng thức cái đẹp của công

chúng trong đời sống xã hội

6. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Bản chất của nghệ thuật

Page 384: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

384

1.1. Nghệ thuật là gì?

- Một số quan niệm khác nhau về cách xác định các nhóm ngành nghệ thuật.

- Phạm vi của nghệ thuật.

- Bản chất của nghệ thuật.

- Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống của nghệ thuật.

1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

- Đối tượng phản ánh của nghệ thuật.

- Phương thức phản ánh của nghệ thuật.

- Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật.

1.3. Tác dụng xã hội của nghệ thuật

- Tác dụng thanh lọc của nghệ thuật.

- Tác dụng nhận thức của nghệ thuật.

- Tác dụng giáo dục của nghệ thuật.

- Tác dụng giải trí của nghẹ thuật

- Tác dụng giao tiếp của nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa các tác dụng thanh lọc, nhận thức, giáo dục, giải trí, giao tiếp

của nghệ thuật.

Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật

2.1. Một số học thuyết về nguồn gốc nghệ thuật

2.1.1. Thuyết Trò chơi (du hí)

2.1.2. Thuyết Biểu hiện tâm hồn

2.1.3. Thuyết Mô phỏng (bắt chước

2.1.4. Thuyết Ma thuật

2.1.5. Học thuyết Marx – Lénin về nguồn gốc nghệ thuật.

- Nghệ thuật khởi nguồn từ nhu cầu tinh thần lấy thẩm mĩ làm trung tâm.

- Vai trò của lao động trong nghệ thuật.

- Yếu tố khách quan của sự hình thành nghệ thuật.

- Mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và hiện thực xã hội.

- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.

2.2. Lịch sử các nền nghệ thuật

2.2.1. Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội.

+ Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của quan niệm thẩm mĩ của con

người.

+ Tính kế thừa trong phát triển nghệ thuật.

+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền nghệ thuật dân tộc.

+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các loại hình nghệ thuật.

+ Kế thừa truyền thống và cách tân sáng tạo trong nghệ thuật.

2.2.2. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Tây.

2.2.3. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Đông.

2.2.4. Một số thành tựu tiêu biểu trong nền nghệ thuật Việt Nam.

Page 385: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

385

Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật

3.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

- Nội hàm của nội dung tác phẩm nghệ thuật

- Các yếu tố của nội dung tác phẩm nghệ thuật

3.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

- Kết cấu của tác phẩm nghệ thuật

- Ngôn ngữ nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.

Bài 4: Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật

4.1. Sáng tác nghệ thuật

- Động cơ và quá trình sáng tác nghệ thuật

- Hoạt động tư duy trong sáng tác nghệ thuật

- Nguyên tắc sáng tác nghệ thuật

- Phong cách và trường phái nghệ thuật.

4.2. Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

- Tính chất của thưởng thức nghệ thuật

- Qúa trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

- Đặc điểm tình cảm và sự đồng cảm trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.

4.3. Phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Tính chất của phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Tiêu chuẩn của phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Thái độ phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Phương pháp phê bình tác phẩm nghệ thuật

Bài 5: Loại hình tác phẩm nghệ thuật

5.1. Quan điểm và nguyên tắc phân chia các loại hình nghệ thuật

5.1.1. Quan điểm phân chia

5.1.2. Nguyên tắc phân chia

5.2. Một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu

5.2.1. Nghệ thuật tạo hình

5.2.1.1. Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.

- Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình.

- Phân chia nghệ thuật tạo hình

- Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật tạo hình.

5.2.2. Hội hoạ

5.2.3. Nghệ thuật điêu khắc

5.2.4.Nghệ thuật nhiếp ảnh

5.2.5. Nghệ thuật kiến trúc

5.1. Nghệ thuật ngôn từ

5.1.1. Phương thức thể hiện, đặc trưng và sự phân loại của nghệ thuật ngôn từ.

- Ngôn từ và phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật.

Page 386: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

386

5.1.2. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ.

5.1.3. Phân loại nghệ thuật ngôn từ.

- Đặc trưng của thơ.

- Đặc trưng của tiểu thuyết.

5.3. Nghệ thuật tổng hợp

5.3.1. Kịch

- Đặc trưng của nghệ thuật kịch

- Kịch văn học và kịch sân khấu

- Kết cấu và xung đột kịch

- Nhân vật trong kịch

- Ngôn ngữ kịch

- Phân loại nghệ thuật kịch

- Xu thế phát triển của kịch hiện đại

5.3.2. Điện ảnh

5.3.2.1. Điện ảnh là gì? Một số thuật ngữ quan trọng trong điện ảnh

- Khuôn hình cảnh quay trong điện ảnh

- Dàn cảnh và montage trong điện ảnh

- Âm thanh, tiếng động, âm nhạc và lời thoại trong điện ảnh.

5.3.2.2. Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh và ngôn ngữ điện ảnh

- Tính sát thực

- Tính hình ảnh

- Tính không, thời gian

- Tính mongtage

- Tính tổng hợp

5.3.2.3. Phân loại tác phẩm điện ảnh

5.3.2.4. Xu thế phát triển của điện ảnh đương đại

5.3.2.5. Điện ảnh và truyền hình.

Page 387: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

387

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Hà Nội, 2015

Page 388: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

388

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp

- Mã học phần: TMT2052

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần này sinh viên ý thức được tính cách “ba trong một” (Văn học-Ngôn ngữ-

Làm văn) của cấu trúc chương trình Ngữ Văn và Sách giáo khoa. Sinh viên thuần

thục kĩ năng tích hợp tri thức liên môn Văn-Ngữ trong dạy học môn học. Có được ý

thức tích hợp phân môn cũng khiến cho sinh viên biết tích hợp trong việc sử dụng

các phương pháp dạy học thích hợp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu được cơ sở khoa học cùng lí do của việc dạy học theo hướng tích hợp nói

chung việc dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp nói riêng

- Nắm được cấu trúc “ba trong một” – Văn bản Tác phẩm văn học cùng Tiếng

Việt và Làm Văn của sách giáo khoa Ngữ văn các cấp.

- Hiểu và quan sát được các “vùng tương trùng” về lí luận và tri thức giữa các

phân môn trong môn Ngữ Văn và các môn học cùng khoa học khác.

3.2.2. Kỹ năng:

Page 389: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

389

- Có kĩ năng tích hợp tích hợp“bên trong” bộ môn – tích hợp chiều ngang và dọc giữa

các phân môn: Đọc hiểu Văn bản, Tiếng Việt và Làm Văn

- Có kĩ năng tích hợp “bên ngoài” khi dạy học Ngữ Văn: quan sát và chú ý thích đáng

vùng tri thức lí luận và thực tiễn “tương trùng” giữa môn Ngữ Văn với các môn

xung quanh (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,...) cùng các khoa học liên quan

ngữ và văn (Việt ngữ học, Lí luận văn học, Nghiên cứu và phê bình văn học,...)

3.2.3. Thái độ:

- Cởi mở nhạy cảm trước thực tế “liên môn” “liên khoa”

- Coi trọng ý thức đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo định hướng tích hợp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Tăng cường ý thức “liên môn” và “liên khoa”, biết gắn liền khoa học (văn học/ngôn

ngữ học) với nghệ thuật (sáng tác văn chương)

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần này sau khi luận giải các cơ sở khoa học cùng lí do của việc dạy học

theo hướng tích hợp nói chung, việc dạy học Ngữ Văn theo hướng tích hợp nói

riêng sẽ đi sâu phân tích cấu trúc “ba trong một” – Văn bản Tác phẩm văn học cùng

Tiếng Việt và Làm Văn của sách giáo khoa Ngữ văn các cấp. Trên cơ sở đó, môn

học trình bày hai hướng tích hợp “bên trong” và “bên ngoài” khi dạy học Ngữ Văn.

Hướng tích hợp bên trong được tiến hành theo hai chiều ngang và dọc giữa các phân

môn: Đọc hiểu Văn bản, Tiếng Việt và Làm Văn; Hướng tích hợp bên ngoài (tức

tích hợp liên môn và liên khoa học) trình bày và phân tích những liên hệ giữa các

phân môn trong môn Ngữ Văn với các môn xung quanh (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục

công dân,...) cùng các khoa học liên quan ngữ và văn (Việt ngữ học, Lí luận văn

học, Nghiên cứu và phê bình văn học,...).

4.2 Nội dung cụ thể

T Mục tiêu Nội dung Thời Ghi chú

Page 390: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

390

h

tự

lượn

g

1

Kết thúc chương, SV cần

phải:

- Biết được cơ sở khoa

học của tư duy tích hợp

trong lí luận và thực

tiễn.

- Hiểu được tính cách

liên môn – liên khoa của

các môn học nói chung.

- Hiểu được tính cách

liên môn – liên khoa của

các phân môn Văn-

Tiếng Việt-Làm Văn ở

môn Ngữ Văn - - Hiểu

rõ lí do lí luận của việc

dạy học Ngữ Văn theo

hướng tích hợp.

- Hình dung được hai

chiều ngang-dọc trong

cấu trúc chương trình

của sách giáo khoa Ngữ

Văn các cấp.

- Hiểu và áp dụng

phương pháp tích hợp

vào trong dạy học Ngữ

Văn

- Áp dụng được thao tác

phân tích đồng đại nhằm

Chương 1: Cơ sở khoa học và lí

do lí luận của việc dạy học Ngữ

Văn theo hướng tích hợp

1.1. Cơ sở khoa học của việc dạy

học theo hướng tích hợp

1.2. Lí do lí luận của việc dạy học

Ngữ Văn theo hướng tích hợp

1.3. Cấu trúc chương trình của sách

giáo khoa Ngữ Văn các cấp

Page 391: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

391

mục đích tích hợp kiến

thức giữa ba phân môn

Văn-Tiếng Việt-Làm

Văn ở môn Ngữ Văn.

- Phân tích cấu trúc

chương trình của sách

giáo khoa Ngữ Văn các

cấp.

- Tổng hợp hai chiều

đồng đại lịch đại giữa và

ba phân môn Văn-Tiếng

Việt-Làm Văn ở môn

Ngữ Văn.

- Đánh giá mức độ tích

hợp kiến thức giữa ba

phân môn Văn-Tiếng

Việt-Làm Văn ở môn

Ngữ Văn.

2

Kết thúc chương, SV cần

phải:

- Nhớ được các

“vùng”/“điểm” tích hợp

chiều ngang giữa các

phân môn Văn-Tiếng

Việt-Làm Văn ở môn

Ngữ Văn

- Theo dõi được “chuỗi”

kiến thức kiến thiết trên

các “bậc” tri thức nền.

- Áp dụng được thao tác

Chương 2: Tích hợp bên trong

môn học Ngữ Văn

2.1. Tích hợp chiều ngang giữa

các phân môn (ở một lớp trong

một khối)

2.1.1. Tích hợp chiều ngang

giữa Văn và Tiếng Việt

2.1.2. Tích hợp chiều ngang giữa

Văn và Làm Văn

2.1.3. Tích hợp chiều ngang giữa

Tiếng Việt và Làm Văn

2.2. Tích hợp chiều dọc trong mỗi

2

g

i

t

í

n

c

h

Page 392: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

392

tích hợp chiều ngang

giữa các phân môn Văn-

Tiếng Việt-Làm Văn ở

môn Ngữ Văn

- Áp dụng được thao tác

tích hợp chiều dọc ở một

phân môn thuộc môn

Ngữ Văn qua các lớp từ

thấp đến cao.

- Tổng hợp được các

“vùng”/“điểm” tích hợp

chiều ngang giữa các

phân môn Văn-Tiếng

Việt-Làm Văn ở môn

Ngữ Văn

II.C.5. Đánh giá được

mức độ tầng bậc của

“thang” tri thức một

phân môn thuộc môn

Ngữ Văn qua các lớp từ

thấp đến cao.

phân môn (các lớp trên dưới và các

cấp)

2.2.1. Tích hợp chiều dọc trong

phân môn Văn (từ lớp 6 đến 12)

2.2.2. Tích hợp chiều dọc trong

phân môn Làm Văn (từ lớp 6 đến

12)

2.2.3. Tích hợp chiều dọc trong

phân môn Tiếng Việt (từ lớp 6 đến

12)

í

3

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Biết được thế nào là

“tích hợp bên ngoài môn

học Ngữ Văn”.

- Biết tích hợp bên ngoài

giữa Ngữ văn với các

môn học lân cận trong

chương trình.

- Biết tích hợp bên ngoài

Chương 3: Tích hợp bên ngoài

môn học Ngữ Văn - liên môn và

liên khoa học

3.1. Tích hợp bên ngoài - liên môn

3.1.1. Tích hợp phân môn Văn (loại

bài Văn học sử/giới thiệu tác

phẩm/phần tiểu dẫn tác giả và văn

bản) với môn Lịch Sử và Địa Lý

3.1.2. Tích hợp phân môn Làm Văn

(loại bài Thuyết minh) với Sinh vật

2

g

i

t

í

n

Page 393: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

393

giữa Ngữ văn với các

khoa học liên quan tới

ba phân môn trong môn

Ngữ Văn.

- Áp dụng được thao tác

tích hợp bên ngoài liên

môn giữa Ngữ Văn với

các môn học lân cận

trong chương trình.

- Áp dụng được thao tác

tích hợp bên ngoài giữa

các phân môn trong môn

Ngữ Văn với các khoa

học liên quan (Nghiên

cứu-Phê bình văn học,

Văn học sử và Lịch sử,

Lí luận Văn học và Ngữ

pháp Văn bản, Phân tích

Diễn ngôn).

- Phân tích được cấu trúc

“ba trong một” – của

chương trình của sách

giáo khoa Ngữ Văn các

cấp để thấy được

“điểm”/ “vùng” tri thức

tích hợp.

- Tổnghợp được hai

hướng tích hợp ngang và

dọc (giữa ba phân môn

và trong chiều dọc mỗi

phân môn) trong chương

và Địa Lí

3.1.3. Tích hợp phân môn Làm Văn

(loại bài NLXH) với Giáo dục Công

dân

Văn (Đọc Hiểu Văn Bản tác phâm)

và Nghiên cứu-Phê bình văn học

3.2. Tích hợp bên ngoài liên khoa

học

3.2.1. Tích hợp phân môn Văn (loại

bài Văn học sử/giới thiệu tác

phẩm/phần tiểu dẫn tác giả và văn

bản) với khoa Lịch sử Văn học và

Văn học So sánh

3.2.2. Tích hợp phân môn Văn (văn

bản tác phẩm), Làm Văn (Miêu

tả/Biểu cảm/Tự sự/Nghị luận) với

khoa Lí luận Văn học và Phong

cách học Ngôn ngữ

3.2.3. Tích hợp phân môn Tiếng

Việt với Việt ngữ học và Lí thuyết

phân tích Diễn ngôn

c

h

Page 394: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

394

trình Ngữ Văn.

III.C.8. Đánh giá được

tầm quan trọng của việc

tích hợp trong dạy học

Ngữ Văn ở Trường

THPT.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 06

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc nhóm.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Trần Đình Sử, Đọc văn Học văn, Nxb Giáo Dục, 2001

2. Phan Trọng Luận (và Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt),

Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997

3. Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Nxb Giáo Dục,

2006

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

1. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2001

2. Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng,1997

3. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH và Công ty

văn hóa Phương Nam, 2006

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 395: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

395

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ

năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

(thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên

Page 396: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

396

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÍ THUYẾT LÀM VĂN

TRONG NHÀ TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 397: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

397

TÊN HỌC PHẦN: LÍ THUYẾT LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

Khoa: Sư phạm

Bộ môn: Khoa học xã hội.

2. Thông tin về học phần

Tên học phần: Lí thuyết làm văn trong nhà trường

Mã số học phần: TMT 2053

Học phần tự chọn/ bắt buộc: Tự chọn

Số tín chỉ: 3

Các học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Giúp SV hiểu biết sâu sắc về lí thuyết làm văn; Đảm bảo sinh viên có thể thuần thục

trong việc phân tích thực tiễn tạo lập các dang văn bản làm văn theo các phương

thức miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận. Giúp sinh viên nâng cao năng lực tổng

hợp các đặc trưng văn bản làm văn. Phát triển các kĩ năng quan sát, tưởng tưởng,

lập ý, bố cục, hành văn, dụng ngữ nói-viết các dạng bài văn thường gặp. Luyện cho

sinh viên biết truyền đạt kiến thức-kĩ năng và tổ chức cho lớp học thực hiện được

việc tạo lập các văn bản làm văn ở trường PT.

3.2. Chuẩn năng lực

Kiến thức

- Thông hiểu khái niệm “làm văn” (tạo lập văn bản theo những phương thức cơ bản

– miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận).

- Tự thân hệ thống được hóa vốn kiến thức về phong cách ngôn ngữ, ngữ dụng học,

lí thuyết thể loại văn học cần thiết cho việc dạy học Làm văn (viết và nói).

Kĩ năng

- Phân tích, tổng hợp được các vấn đề lý luận và thực tiễn của phân môn Làm văn:

mục đích, nội dung, cơ sở khoa học của môn Làm văn.

- Củng cố và nâng cao các kĩ năng viết các loại văn bản đã được học trong nhà

trường phổ thông.

Page 398: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

398

- Truyền đạt kiến thức-kĩ năng và tổ chức cho lớp học thực hiện được việc tạo lập

các văn bản làm văn ở trường PT.

- Phát triển các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, lập ý, bố cục, hành văn …, hoàn

thiện kĩ năng nói và viết các dạng bài văn thường gặp.

Thái độ

- Ham thích hoạt động tạo lập văn bản, sáng tạo bằng ngôn từ.

- Tình yêu tiếng Việt, văn hóa, văn học Việt Nam.

Mục tiêu khác

Rèn luyện tư duy và bồi dưỡng óc tưởng tượng, sáng tạo.

4. Nội dung chi tiết môn học

4.1. Tóm tắt

Học phần Lý thuyết Làm văn trong nhà trường phổ thông là học phần giúp SV

nghiên cứu các vấn đề lý thuyết của Tập làm văn, trong đó chủ yếu là kiến thức về

văn bản và các loại văn bản được sử dụng trong nhà trường. Các văn bản được xác

định dựa trên tiêu chí đích giao tiếp và phương thức tạo lập văn bản. Theo đó, có 6

kiểu văn bản là: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và văn bản ứng

dụng. Văn bản ứng dụng không phải là một kiểu loại tương đương như 5 kiểu loại

trên đây mà là tổng hợp mộ số loại văn bản như thư từ, tin nhắn, đơn từ, biên bản…

được sử dụng hằng ngày.

Với các kiểu văn bản, học phần đã giúp SV nghiên cứu đặc điểm, phân loại, cách

viết và khảo sát kiểu văn bản đó trong CT phổ thông.

Học phần này bao gồm 7 chương:

Chương 1- Những vấn đề chung.

Chương 2- Văn bản tự sự

Chương 3- Văn bản miêu tả

Chương 4- Văn bản biểu cảm

Chương 5- Văn bản thuyết minh

Chương 6- Văn bản nghị luận

Chương 7- Văn bản ứng dụng

4.3. Nội dung cụ thể

Page 399: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

399

4.4.

Th

tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương 1, SV cần

phải:

-Nhân diện được đặc điểm

của văn bản, các kiểu văn

bản trong nhà trường

- Phân tích được các vấn đề

lý luận của môn Làm văn về

mục đích, nội dung, cơ sở

khoa học…

- Tổng hợp các quan điểm lý

luận để đưa ra chính kiến về

các vấn đề dạy học Làm văn

hiện nay.

Chương 1- Những vấn đề

chung (6 tiết)

1- Văn bản và các kiểu văn bản

trong nhà trường phổ thông

1.1- Khái niệm, đặc điểm về bố

cục, kết cấu của văn bản.

Phương thức biểu đạt

1.2- Tổng quan về các loại văn

bản trong nhà trường Việt Nam

2 giờ

tín

chí

2- Một số vấn đề về lí thuyết Làm

văn trong nhà trường hiện nay

2.1- Mục đích dạy học Làm

văn:

2.2- Nội dung dạy học Làm

văn:

2.3- Cơ sở khoa học của dạy

Làm văn:

2.4- Phương pháp dạy học

Làm văn?

2 t

3. Thảo luận:

a) Mục đích, nội dung,

phương pháp dạy học Tập

làm văn?

b) Cơ sở khoa học của dạy

học Tập làm văn

2

t

Học hết chương 2, SV:

- Phân biệt được các tiểu loại

Chương 2- Văn bản tự sự

(6)

2

Page 400: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

400

2của VB tự sự.

- Trình bày được cách viết

văn bản tự sự.

- Vận dụng kiến thức về khái

niệm, đặc điểm của văn tự sự

để nhận diện VB tự sự.

- Vận dụng kiến thức xây

dựng đề cương VB tự sự.

- Vận dụng xác - Phân biệt tự

sự với miêu tả, biểu cảm.

- Lý giải cơ sở khoa học của

các nội dung VB tự sự trong

CT từ Tiểu học đến THPT.

1- Khái quát về văn bản

tự sự

2- Đặc điểm của văn bản tự

sự

3- Các loại văn bản tự sự

4- Cách làm văn bản tự sự

5- Văn tự sự trong chương

trình phổ thông

2

Thực hành: Viết văn bản tự

sự

2

3

Học hết chương 3, SV:

- Trình bày được cách viết

VB miêu tả.

- Vận dụng kiến thức về khái

niệm, đặc điểm của văn MT

để nhận diện VB MT.

- Phân biệt đượcmiêu tả với

tự sự, biểu cảm và các thể văn

bản khác

II.C.2- Lý giải những cách

phân chia tiểu loại.

II.C.3- Tạo lập văn bản MT

- Lý giải cơ sở khoa học của

các nội dung VB MT trong

CT từ Tiểu học đến THPT.

Chương 3- Văn bản miêu tả

(6)

1- Khái quát về văn bản miêu

tả

2- Đặc điểm của văn bản

miêu tả

2

3- Các loại văn bản miêu tả

4- Cách làm văn bản miêu tả

5- Văn miêu tả trong chương

trình phổ thông

2

Tự học: Luyện viết văn miêu

tả

2

Page 401: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

401

4

Học hết chương 4, SV:

- Phân biệt các tiểu loại của

VB biểu cảm.

- Trình bày được cách viết

VB biểu cảm.

- Vận dụng kiến thức lí

thuyết xây dựng đề cương

VB biểu cảm.

- Phân biệt biểu cảm với tự

sự, biểu cảm và các thể văn

bản khác

- Tạo lập được văn bản biểu

cảm, viết xen văn BC trong

bài văn tự sự, MT.

Chương 4- Văn bản biểu

cảm (4)

1- 13

2-

2- Đặc điểm của văn bản

biểu cảm

3- Các loại văn bản biểu cảm

4- Cách làm văn bản biểu

cảm

5- Văn biểu cảm trong

chương trình phổ thông

2

Thực hành: Luyện viết văn

biểu cảm

2

5

Học hết chương 5, SV:

- Hiểu khái niệm, đặc điểm

của VB thuyết minh.

- Phân biệt được các tiểu loại

của VB thuyết minh.

- Trình bày được cách viết

VB thuyết minh.

- Vận dụng kiến thức về khái

niệm, đặc điểm của văn

thuyết minh để nhận diện VB

TM

- Phân biệt thuyết minh với

biểu cảm, tự sự, và các thể

văn bản khác.

- Lý giải những cách phân

chia tiểu loại.

Chương 5- Văn bản thuyết

minh (6)

1- Khái quát về văn bản

thuyết minh

2- Đặc điểm của văn bản

thuyết minh

3- Các loại văn bản

thuyết minh

2

4- Cách làm văn bản thuyết

inh

5- Văn thuyết minh trong CT

phổ thông

2

Thực hành: Luyện viết văn

thuyết minh

2

Page 402: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

402

- Tạo lập được văn bản TM,

viết xen văn TM trong bài

văn tự sự, MT, BC.

6

- Phân biệt nghị luận với

biểu cảm, tự sự, và các thể

văn bản khác.

- Tạo lập được văn bản nghị

luận.

Chương 6- Văn bản nghị

luận (14)

1- Khái quát về văn bản nghị

luận

2- Đặc điểm của văn bản

nghị luận

3- Văn nghị luận trong

chương trình phổ thông

2

3- Các loại văn bản nghị luận

4- Cách làm văn bản nghị

luận

5. Cách làm văn bản nghị

luận

Thực hành: Viết văn bản

nghị luận

Thực hành: Viết văn bản

nghị luận

Tự học: Luyện viết văn nghị

luận

2

2

2

2

2

7

Học hết chương 7, SV :

- Phân biệt các tiểu loại của

VB ứng dụng.

- Vận dụng lí thuyết xây

dựng đề cương VB ứng

dụng.

- Vận dụng xác định mức độ

yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

Chương 7- Văn bản ứng

dụng (5)

1- Khái quát về văn bản ứng

dụng

2- Đặc điểm của văn bản ứng

dụng

2

3- Các loại văn bản ứng dụng

4- Cách làm văn bản ứng

2

Page 403: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

403

của văn ứng dụng trong CT

phổ thông

- Tạo lập được các loại văn

bản ứng dụng trong CT phổ

thông.

dụng

5- Văn ứng dụng trong CT

phổ thông

Tự học: Viết văn ứng dụng 1

5. Phương pháp tổ chức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5 .2.. Các phương pháp dạy học

a- Tổ chức hoạt động tự học trên lớp

b- Thảo luận nhóm

c- Xe-mi-na cả lớp

d- Thực hành: luyện viết, nói

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

1) Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi, Giáo trình

Làm văn (Dự án Đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB. ĐHSP,

Hà Nội, 2007.

2) Lê A, Một số vấn đề dạy và học Làm văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1990.

6.2. Tài liệu tham khảo

3) Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên (Quy trình dạy học tiếp cận

chuẩn quốc tế; thiết kế dạy học theo quy trình chuẩn quốc tế; thiết kế hồ sơ dạy học

môn Ngữ văn).

4) Lê A, Nguyễn Quanh Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở

phổ thông trung học, NXB Giáo dục, 1996.

5) Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, NXB

ĐHQG. Hà Nội 2003.

6) Phạm Minh Diệu (Chủ biên), Những bài văn lớp 10, 11, 12. NXB ĐHQG, Hà

Nội, 2006-2008.

Page 404: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

404

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính

chất của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học 10 %

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ

năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

(thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 405: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

405

NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG VIỆT

1. Mã học phần: LIT1159

2. Số tín chỉ: 04

3. Học phần tiên quyết: LIN2033 Dẫn luận ngôn ngữ học

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

Họ và tên: Đỗ Tiến Thắng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Cử nhân

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần

3.1. Kiến thức:

Nắm được các ý nghĩa, phương thức, phạm trù và quan hệ ngữ pháp, đặc biệt là

các phương thức được dùng trong tiếng Việt, các phạm trù được ngữ pháp hoá trong

tiếng Việt; nhận diện được các tiêu chuẩn phân định và các từ loại có trong tiếng

Việt; nhận diện được các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, đoản ngữ, câu); phân

loại được các câu theo các tiêu chí khác nhau; làm quen với ngữ pháp thành tố trực

tiếp và ngữ pháp chức năng.

3.2. Kĩ năng:

Sau khi học, sinh viên có thể:

Xác định được từ loại trong các văn bản cụ thể; xác định được các kiểu câu theo

các tiêu chí khác nhau, nhất là theo cấu tạo ngữ pháp; thành thạo phân tích câu theo

ngữ pháp truyền thống; bước đầu có thể phân tích câu theo ngữ pháp thành tố trực

tiếp và ngữ pháp chức năng.

3.3. Thái độ:

- Trân trọng vốn từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp mà qua hàng ngàn năm lịch sử

mới xây dựng được.

- Tôn trọng thực tiễn nói năng của người Việt để có quan điểm khách quan trong

khi miêu tả ngữ pháp, tránh cách nhìn phiến diện, sùng ngoại khi xây dựng một hệ

Page 406: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

406

thống quy tắc ngữ pháp phù hợp với tiếng Việt.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

3.1. Kiến thức:

Nắm được các ý nghĩa, phương thức, phạm trù và quan hệ ngữ pháp, đặc biệt là

các phương thức được dùng trong tiếng Việt, các phạm trù được ngữ pháp hoá trong

tiếng Việt; nhận diện được các tiêu chuẩn phân định và các từ loại có trong tiếng

Việt; nhận diện được các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, đoản ngữ, câu); phân

loại được các câu theo các tiêu chí khác nhau; làm quen với ngữ pháp thành tố trực

tiếp và ngữ pháp chức năng.

3.2. Kĩ năng:

Sau khi học, sinh viên có thể:

Xác định được từ loại trong các văn bản cụ thể; xác định được các kiểu câu theo

các tiêu chí khác nhau, nhất là theo cấu tạo ngữ pháp; thành thạo phân tích câu theo

ngữ pháp truyền thống; bước đầu có thể phân tích câu theo ngữ pháp thành tố trực

tiếp và ngữ pháp chức năng.

3.3. Thái độ:

- Trân trọng vốn từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp mà qua hàng ngàn năm lịch sử

mới xây dựng được.

- Tôn trọng thực tiễn nói năng của người Việt để có quan điểm khách quan trong

khi miêu tả ngữ pháp, tránh cách nhìn phiến diện, sùng ngoại khi xây dựng một hệ

thống quy tắc ngữ pháp phù hợp với tiếng Việt.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh

giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm

điểm

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Tinh thần, thái độ

học tập (đi học,

chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

Page 407: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

407

Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 30%

(3điểm)

Thi hết môn

Có 1 trong 3 hình thức: thi

vấn đáp, thi viết, tiểu luận

cuối kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả học phần

100%

(10

điểm)

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

7.1.1. Hà Minh Đức. Mấy vấn đề lý luận văn học trong sự nghiệp đổi mới,NXB

Sự thật, H, 1991.

7.1.2. Trần Đình Sử. Lý luận phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, H, 1996.

7.1.3. Nhiều tác giả. Một số vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Hội Nhà

văn, H, 1999.

7.1.4. Nguyễn Nghĩa Trọng. Văn hóa, văn nghệ trong đổi mới, những vấn đề lý

luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, H, 2002.

7.1.5. Cao Hồng. Một chặng đường đổi mới lý luận văn học (1986 - 2011),

NXB Hội Nhà văn, H, 2012.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

- Cung cấp toàn bộ những khái niệm chính yếu về ngữ pháp như: từ pháp và cú

pháp; ý nghĩa, phương thức, phạm trù, quan hệ và đơn vị ngữ pháp. Các vấn đề nhất

thiết phải làm cho sinh viên nắm vững gồm: tính hạt nhân của đơn vị Tiếng trong

tiếng Việt; các phương thức đặc thù của tiếng Việt trong việc ghép tiếng thành từ và

hiệu quả của chúng trong văn chương; từ loại và đặc điểm của các từ loại Việt ngữ;

đoản ngữ và tác dụng của chúng trong việc tạo lập văn bản; câu và sự hành chức

của các loại câu trong văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Chương I. Những khái niệm cơ bản của ngữ pháp

1.1.Ý nghĩa ngữ pháp

Page 408: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

408

1.1.1. Ý nghĩa tự thân và ý nghĩa quan hệ

i) Ý nghĩa tự thân

ii) Ý nghĩa quan hệ

1.1.2. Ý nghĩa thường trực và ý nghĩa lâm thời

i) Ý nghĩa thường trực

ii) Ý nghĩa lâm thời

1.2. Phương thức ngữ pháp và các phương thức dùng trong tiếng Việt

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Các phương thức phổ biến

i) Phương thức phụ tố

ii) Phương thức thay căn tố

iii) Phương thức trọng âm

iv) Phương thức luân phiên âm vị

v) Phương thức ngữ điệu

vi) Phương thức lặp

vii) Phương thức trật tự từ

viii) Phương thức hư từ

1.3. Phạm trù ngữ pháp và các phạm trù có trong tiếng Việt

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Các phạm trù phổ biến

i) Phạm trù số

ii) Phạm trù giống

iii) Phạm trù cách

iv) Phạm trù ngôi

v) Phạm trù thời

vi) Phạm trù thức

vii) Phạm trù dạng

1.4. Phạm trù từ vựng - ngữ pháp và các từ loại có trong tiếng Việt

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Phân loại

i) Các thực từ (danh từ, vị từ, đại từ, số từ)

Page 409: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

409

ii) Các hư từ (phó từ, kết từ, trợ từ)

1.5. Quan hệ ngữ pháp và cách phân tích câu theo thành tố trực tiếp

1.5.1. Khái niệm

1.5.2. Phân loại

i) Quan hệ đẳng lập

ii) Quan hệ chính - phụ

iii) Quan hệ chủ - vị

Chương II. Cụm từ tự do - Đoản ngữ trong tiếng Việt

2.1. Đoản ngữ danh từ

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Thành tố chính

2.1.3. Thành tố phụ

2.2. Đoản ngữ động từ

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Thành tố chính

2.1.3. Thành tố phụ

2.3. Đoản ngữ tính từ và các đoản ngữ khác

Chương III. Câu trong tiếng Việt

3.1. Phân loại câu

3.1.1. Theo cấu tạo ngữ pháp

i) Câu đơn

ii) Câu đơn đặc biệt

iii) Câu ghép

3.1.2. Theo mục đích nói

i) Câu tường thuật

ii) Câu nghi vấn

iii) Câu mệnh lệnh

iv) Câu cảm thán

3.1.3. Theo quan hệ với hiện thực

i) Câu khẳng định

ii) Câu phủ định

Page 410: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

410

3.1.4. Theo nghĩa biểu hiện của vị ngữ

i) Câu hành động

ii) Câu tình hình, quá trình

iii) Câu tồn tại

3.2. Thành phần câu

3.2.1. Thành phần nòng cốt

i) Vị ngữ

ii) Chủ ngữ

iii) Bổ ngữ

3.2.2. Thành phần phụ trong nòng cốt

i) Định ngữ

ii) Trạng ngữ

3.2.3. Thành phần ngoài nòng cốt

i) Khởi ngữ

ii) Tình thái ngữ

iii) Định ngữ

iv) Trạng ngữ

Chương IV. Sơ lược về ngữ pháp chức năng

4.1. Tổng quan

4.1.1. Khái niệm

4.1.2. Đề, Thuyết và ranh giới giữa chúng

4.2. Phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết

4.2.1. Câu không đề trên bề mặt

4.2.2. Câu đơn

i) Câu đơn 1 bậc

ii) Câu đơn 2 bậc

4.2.3. Câu đặc biệt

i) Câu đặc biệt dùng thán từ

ii) Câu đặc biệt dùng hô ngữ, ứng ngữ

iii) Câu đặc biệt dùng từ tượng thanh

iv) Câu đặc biệt dùng tiêu đề

Page 411: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

411

4.2.4. Câu ghép

4.3. Câu khẳng định và câu phủ định

4.3.1. Câu khẳng định

4.3.2. Câu phủ định

4.4. Câu nghi vấn

4.4.1. Nghi vấn trung hoà

4.4.2. Nghi vấn siêu ngôn ngữ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 412: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

412

NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG

1. Thông tin về giảng viên:

1.1. Giảng viên 1:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính

- Chức danh, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Thứ…….. (7:00 -17:00)

- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.303, nhà A)

- Điện thoại: 84-4- 5588603 Email: [email protected]

1.2. Giảng viên 2:

- Họ và tên: Đinh Văn Đức

- Chức danh, học vị: Giáo sư, Tiến Sĩ

- Thời gian làm việc: Thứ 2……. (8:00 -16:00)

- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.306, nhà A)

- Điện thoại: 84-4 5588603 Email:[email protected]

1.3. Giảng viên 3:

- Họ và tên: Đinh Kiều Châu

- Chức danh, học vị: TS.

- Thời gian làm việc: Thứ 2……. (8:00 -16:00)

- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.306, nhà A)

- Điện thoại: 84-4 5588603 Email: [email protected]

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Ngôn ngữ học Ứng dụng

- Mã học phần: LIN2037

- Số tín chỉ: 03

- Loại học phần: Bắt buộc (chung)

- Học phần tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học

3. Mục tiêu học phần

3.1. Kiến thức

- Hiểu được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ

Page 413: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

413

học ứng dụng, ý nghĩa của việc nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ, và các hướng

nghiên cứu chính trong ứng dụng ngôn ngữ học.

- Hiểu được những vấn đề cơ bản về nội dung ứng dụng ngôn ngữ học ( Bản chất

và chức năng các ứng dụng ngôn ngữ học, 03 bình diẹn chính của ngôn ngữ học ứng

dụng, Nội dung hoạt động của các địa hạt ngôn ngữ ứng dụng, các phương pháp

nghiên cứu ứng dụng trong ngôn ngữ học).

- Hiểu được các bình diện ứng dụng ngôn ngữ học, nắm được phương pháp phân

tích các dịch vụ ngôn ngữ, đặc điểm của các dịch vụ ngôn ngữ và cách thức hoạt

động của chúng.

- Hiểu được đăc trưng của Ký hiệu học ngôn ngữ , nắm vững các đặc điểm của Giáo

dục ngôn ngữ.

- Hiểu rõ các loại hình dịch vụ thông tin ngôn ngữ.

3.2. Kỹ năng

- Biết cách nhận diện và xác lập các phạm trù ngôn ngữ học ứng dụng.

- Biết cách trình bày các cơ sở lý luận của ngôn ngữ học ứng dụng bằng cách đọc,

tóm tắt và thuyết trình các vấn đề tiêu biểu của môn học này.

- Biết cách vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ học ứng dụng để phân tích, mô tả

đặc điểm của từng địa hạt ứng dụng cụ thể.

- Biết cách vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm của ngôn ngữ học ứng dụng để

có thể có ý niệm về việc tiếp cận các địa hạt của việc ứng dụng ngôn ngữ học trong

thực tiễn.

3.3. Nhận thức

- Thấy được tính cần thiết và đa dạng của các nội dung ngôn ngữ học ứng dụng, sự

thống nhất và sự khác biệt của các nội dung này

- Hiểu và nắm được bản chất, đặc trưng và nội dung của ba mảng ngôn ngữ học ứng

dụng chính.

4.Tóm tắt nội dung học phần

Môn Nhập môn Ngôn ngữ học ứng dụng cung cấp cho sinh viên chuyên ngành

ngôn ngữ học các kiến thức sơ khởi về lý luận ứng dụng ngôn ngữ học (đối tượng,

nhiệm vụ, mục đích, các lĩnh vực cơ bản trong địa hạt này). Đồng thời, môn học

cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phương pháp phân tích bước đầu trong

Page 414: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

414

một vài nội dung điển hình để tập vận dụng chúng vào thực tiễn xử lý các sản phẩm

ngôn ngữ.

5. Nội dung chi tiết chi tiết

1. Khái lược về Ngôn ngữ học ứng dụng

1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của NNH ứng dụng

1.2 Phương pháp nghiên cứu của NNH ứng dụng

1.3 Ý nghĩa và mục tiêu của việc nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ học

2. Sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học ứng dụng

2.1 Bối cảnh xuất hiện của lý luận ngôn ngữ học ứng dụng

2.2 Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu triển khai

3. Ba nội dung cơ bản của ngôn ngữ học ứng dụng hiện đại

3.1 Ký hiệu học ngôn ngữ

3.2 Giáo dục ngôn ngữ

3.3 Các dịch vụ thông tin ngôn ngữ

3-4 Ngôn ngữ học ứng dụng: Khuynh hướng và cách tiếp cận

4. Ôn tập các nội dung 1,2,3,4

4.1 Thảo luận: Bản chất của ba nội dung cơ bản của NNH UD

4.2 Bài tập: đọc và tóm lược các quan điểm có bản của NNH UD trong giai

đoạn hiện nay.

5. Ký hiệu học ngôn ngữ

5.1 Bản chất và đặc trưng của ký hiệu học ngôn ngữ

5.2 Những địa hạt của ký hiệu học ngôn ngữ

5.3 Ngôn ngữ học và kỹ thuật văn tự

5.4 Ngôn ngữ học và Công nghệ thông tin

5.5 Ngôn ngữ học Thần kinh

5.6 Ngôn ngữ học và dịch thuật ( phiên dịch, biên dịch, dịch máy)

5.7 Ngôn ngữ học và xử lý văn bản

5.8 Ngôn ngữ học và kỹ năng thuyết trình

6. Giáo dục ngôn ngữ

Page 415: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

415

6.1 Bản chất của Giáo dục ngôn ngữ

6.2 Các địa hạt của Giáo dục ngôn ngữ

6.3 Giáo dục bản ngữ và giáo dục ngoại ngữ

6.4 Giáo dục ngôn ngữ thứ 2 và song ngữ

6.5 Giáo dục ngôn ngữ ở khu vực dân tộc thiểu số

7. Dạy tiếng cho người bản ngữ và thực trạng việc dạy tiếng Việt

7.1 Giáo dục văn tự và GD văn tự ở Việt nam

7.2 Ngữ âm và chính tả Việt

Cách phân tích tực hành từ vựng và tra cứu từ điển

Việc sử dụng dấu câu

Ngôn ngữ và việc chế tác văn bản

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng viết luận cứ khoa học

8. Ôn tập các nội dung 5.6,7

8.1 Thảo luận: Các kỹ năng giảng dạy tiếng mẹ đẻ

8.2 Bài tập: Phân tích các diện thực hành tiếng mẹ đẻ

9. Ngoại ngữ và việc dạy tiếng như một ngoại ngữ

Khái niệm về ngoại ngữ ( nhấn mạn nét khu biệt với bản ngữ)

Các mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ

Con đường quảng bá ngoại ngữ

Ngoại ngữ thông dụng và ngoại ngữ phi thông dụng

Dạy bản ngữ với tư cách như một ngoại ngữ

10. Mô tả các cấp độ ngoại ngữ

10.1. Việc phân ngoại ngữ thành các cấp độ trong tiếp nhận

10.2. Cấp độ Khởi nguồn

Cấp độ Cứu hộ

Cấp độ Nhập cư

Cấp độ Công dân

11. Ôn tập các nội dung 9,10

11.1 Thảo luận: Các vấn đề về các cấp độ tiếp nhận ngoaị ngữ

11.2 Bài tập: Phân tích và nhận diện các cấp độ tiếp nhận

Page 416: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

416

12. Quy trình và các kỹ năng dạy ngoại ngữ

12.1 Khái niệm về các kỹ năng dạy và học: nghe, nói, đọc , viết.

12.2 Phương pháp thiết kế chương trình môn học

Quy hoạch học phần (Syllabus)

Thiết kế bài tập

13. Các Dịch vụ thông tin ngôn ngữ

13.1 Khái niệm dịch vụ thông tin ngôn ngữ

13.2 Các loại hình dich vụ TT NN

13.3 Các ký năng phổ viến trong hoạt động dịch vụ

13.4 Kỹ thuật hỗ trợ Video

Kỹ thuật hỗ trợ đa phương tiện ( Multimedia)

14. Ôn tập các nội dung 11,12

14.1 Thảo luận: Tham quan phòng Labo dạy tiếng ở ĐHQG HN

14.2 Bài tập: Tham quan toà soạn báo điện tử

15. Tổng kết và hướng dẫn ôn tập hết môn

6. Tài liệu phục vụ cho học phần

6.1 Tài liệu bắt buộc

1. James Símpon, 2010, The Routledge Handbook of Applied Linguistics,

Routledge.

2. Roland Wardhaugh and H. Douglas Brown, 1976, A Survey of Applied

Linguistics, The University of Michigan Press.

3. Robert L. Politzer, 1972, Linguistics and Applied Linguistics: Aim and

Methods, Concord, Massachuetts, USA.

4. Đinh Văn Đức. Bài giảng Nhập môn Ngôn ngữ học ứng dụng (cho khoa

Ngôn ngữ học từ năm 2000-2007).

5. Rozdextvenxki Iu.V. Các bài giảng Ngôn ngữ học đại cương, Nxb.Giáo Dục,

1997 (Bài 10: NNH ứng dụng)

6.2 Tài liệu tham khảo thêm

3. Philip Kotler, Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ, 2006

4. David Nunan, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Giáo dục, 1998

5. Nguyễn Văn Dững, Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý

Page 417: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

417

luận Chính trị, 2006

6. Longman, Dictionary of Language Teaching& Applied Linguistics, Longman

Group UK Limited, 1992

7. Chính sách đối với học phần

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ quá 20 % số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm và nộp bài tập đúng hạn.

- Vi phạm các qui định sẽ bị trừ điểm thành phần.

- Thiếu một điểm thành phần, không có điểm của môn học.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT H ình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra Trọng

số

1 Kiểm tra đanh giá

thường xuyên

- Tinh thần, thái độ học

tập.

- Bài cũ, bài tập.

10%

2. Kiểm tra định kỳ - Các nội dung được

thông báo truớc

30%

3. Bài thi hết học phần - Các nội dung chính

của cả môn học.

60%

Điểm học phần 100%

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài tập/kiểm

tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập cá nhân 1. Có nội dung và hình thức đáp ứng yêu cấu.

2. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

3. Nộp đúng thời hạn.

2. Bài tập nhóm 1. Có nội dung và hình thức đáp ứng yêu cầu.

2. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

3. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

Page 418: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

418

nhóm.

4. Nộp đúng thời hạn.

3. Bài kiểm tra/thi Theo yêu cầu cụ thể của đáp án

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

.Mã học phần: LIT3044

Page 419: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

419

Số tín chỉ: 05

Học phần tiên quyết: không

Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt,.

Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1. Họ và tên: Nguyễn Hùng Vĩ

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Cử nhân

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

5.2. Họ và tên: Trần Thanh Việt

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

5.3. Họ và tên: Lư Thị Thanh Lê

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

5.4. Phùng Minh Hiếu

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Sinh viên nắm được kiến thức dẫn luận về văn học dân gian, hệ thống khái niệm cơ

bản của khoa học nghiên cứu Văn học dân gian và folklore, các phương pháp, các

thao tác khoa học để tiếp cận đối tượng văn học dân gian. Trang bị kiến thức cho

sinh viên về khoa học phân loại, phân kì, phân vùng văn học dân gian người Việt

cũng như kiến thức bước đầu về văn học dân gian các tộc người khác của dân tộc

Việt Nam thống nhất. Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thể loại thuộc các loại

hình tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.

Page 420: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

420

* Kĩ năng:

- Trang bị khả năng mô tả folklore cho sinh viên.

- Trang bị khả năng tổng thuật lịch sử vấn đề nghiên cứu văn học dân gian.

- Trang bị khả năng nhận diện, xử lí dị bản.

- Trang bị khả năng phân tích tác phẩm văn học dân gian trên các phương diện

nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa.

- Trang bị các lí thuyết cơ bản để sinh viên tiếp cận văn học dân gian theo nhiều

góc độ quy chiếu khác nhau.

* Thái độ:

- Giúp cho sinh viên xây dựng tư tưởng trân trọng những sáng tạo truyền miệng

của nhân dân từ trước đến nay.

- Sinh viên biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc

người trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới.

- Sinh viên sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn

hóa hiện đại.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Sinh viên phải nắm được kiến thức dẫn luận về văn học dân gian, hệ thống khái

niệm cơ bản của khoa học nghiên cứu Văn học dân gian và folklore, các phương

pháp, các thao tác khoa học để tiếp cận đối tượng văn học dân gian. Trang bị kiến

thức cho sinh viên về khoa học phân loại, phân kì, phân vùng văn học dân gian người

Việt cũng như kiến thức bước đầu về văn học dân gian các tộc người khác của dân

tộc Việt Nam thống nhất. Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thể loại thuộc các

loại hình tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.

* Kĩ năng:

Sinh viên phải có khả năng mô tả folklore, khả năng tổng thuật lịch sử vấn đề

nghiên cứu văn học dân gian, khả năng nhận diện, xử lí dị bản, khả năng phân tích

tác phẩm văn học dân gian trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn

Page 421: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

421

xướng, văn hóa. Thái độ:

* Thái độ: sinh viên trân trọng những sáng tạo truyền miệng của nhân dân từ trước

đến nay, biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc người

trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới, sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống

cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh

giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm

điểm

Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

Tinh thần, thái độ

học tập (đi học,

chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

Kiểm tra đánh giá định kì:

Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 30%

( 3 điểm)

Thi hết học phần

Có thể áp dụng 1 trong 3 hình

thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu

luận cuối kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả học phần 100%

(10 điểm)

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1]. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt

Nam, NXB Giáo dục – Hà Nội – 1997 (Tái bản nhiều lần).

[2]. Lê Chí Quế - Võ Quang Nhơn – Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian. NXB

Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội – 1991 (Tái bản nhiều lần)

[3]. Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

Page 422: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

422

[4]. Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam – NXB

KHXH – 1974.

[5]. Đỗ Bình Trị: Bước đầu nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt

Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1978.

10. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này cung cấp kiến thức hết sức cơ bản và khoa học về văn học dân gian

cho sinh viên; đồng thời cung cấp những kĩ năng tiếp cận văn học dân gian có tính

thực nghiệp cao. Học phần nhằm khẳng định tính đặc thù văn hóa của văn học dân

gian Việt Nam trong cộng đồng văn hóa thế giới.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Bài 1: Dẫn luận về văn học dân gian.

1. Khái niệm văn học dân gian: Lịch sử hình thành khái niệm và quá trình vận động

của khái niệm trong lịch sử nghiên cứu văn học dân gian. Các khái niệm đồng

nghĩa.

2. Mối liên quan giữa các khái niệm văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, folklore

và khái niệm văn học dân gian.

3. Đi đến một định nghĩa văn học dân gian, phân tích nội dung định nghĩa.

4. Trang bị thao tác điền dã văn học dân gian

Bài 2: Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

1. Khái niệm đặc trưng.

2. Đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành của văn học dân gian

3. Đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian

4. Đặc trưng về tính tập thể của văn học dân gian

5. Đặc trưng về tính truyền miệng của văn học dân gian

6. Bài đọc thêm: Các lí thuyết văn học dân gian trên thế giới.

Bài 3: Phân loại văn học dân gian:

1. Các lí thuyết phân loại văn học dân gian hiện nay ở Việt Nam.

2. Các cấp độ phân loại, các tiêu chí tương ứng để phân loại văn học dân gian.

3. Lược đồ phân loại thể loại văn học dân gian.

4. Tổng thuật về một hiện tượng giao thoa các phẩm chất thể loại.

Page 423: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

423

Bài 4: Tiến trình văn học dân gian Việt Nam.

1. Các cách phân kì văn học dân gian Việt Nam hiện nay.

2. Quan niệm về tiến trình văn học dân gian.

3. Các kì phát triển lịch sử của văn học dân gian Việt Nam:

3.1. Giả thuyết về văn học dân gian thời kì Hùng Vương

3.2. Giả thuyết về văn học dân gian thời kì Bắc thuộc

3.3. Sự phát triển của văn học dân gian thời kì phong kiến độc lập

3.4. Sự phát triển của văn học dân gian thời kì hiện đại.

4. Bài tập về tác phẩm văn học dân gian với việc phản ánh lịch sử một cách đặc thù.

Bài 5: Phân vùng văn học dân gian.

1. Văn học dân gian Bắc Bộ.

2. Văn học dân gian Trung Bộ

3. Văn học dân gian Nam Bộ

4. Văn học dân gian các vùng dân tộc ít người.

5. Bài tập chuyên đề về văn học dân gian và bản sắc văn hóa.

Bài 6: Các thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại người Việt và các dân tộc ít người ở Việt Nam

2. Sử thi các dân tộc ít người Việt Nam

3. Truyền thuyết

4. Truyện cổ tích người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

5. Truyện cười.

6. Tục ngữ, câu đố người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

7. Thơ ca dân gian người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

8. Chèo sân đình.

9. Bài tập chuyên đề: Chọn những tác phẩm gây nhiều tranh luận ở các loại hình

khác nhau cho sinh viên thực tập và nêu ý kiến nhận xét.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII

12. Mã học phần: LIT3005

13. Số tín chỉ: 03

Page 424: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

424

14. Học phần tiên quyết: không

15. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

16. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

17. Họ và tên:

17.1. Đỗ Thu Hiền

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

17.2. Họ và tên: Nguyễn Đào Nguyên

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

18. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Nắm được các khái niệm chung về văn học trung đại, các tiền đề cho sự ra đời

của văn học trung đại, đặc trưng của văn học trung đại, sự phân kỳ của văn học

trung đại.

- Hình dung được tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam thế kỷ X đến giữa thế kỷ

XVIII, các mốc phân kỳ chính, đặc trưng của từng giai đoạn, các tác gia lớn, sự diễn

tiến về mặt nội dung tư tưởng, hình thức...

- Biết được các thông tin chính về cuộc đời, tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu.

- Nhận diện được quy luật chung của sự phát triển lịch sử văn học các quốc gia

Đông Á cũng như những đặc điểm riêng của lịch sử văn học Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá những vấn đề của văn học thế kỷ X -

giữa thế kỷ XVIII.

- Có thể áp dụng những kiến thức đã học để phân tích, nghiên cứu, giảng dạy

những tác phẩm văn học giai đoạn thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.

* Thái độ:

Page 425: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

425

- Hiểu biết và đánh giá đúng giá trị của văn học Việt Nam thời trung đại.

- Có thái độ khách quan trân trọng đối với các vấn đề khoa học liên quan đến văn

hoá, văn học dân tộc trong quá khứ.

- Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại, chắt lọc những tinh hoa của

văn hoá, tinh thần, thái độ sống và tinh thần thẩm mỹ truyền thống bồi đắp cho cá

nhân và văn hoá đương đại nói chung.

29.Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Nắm được các khái niệm chung về văn học trung đại, các tiền đề cho sự ra đời

của văn học trung đại, đặc trưng của văn học trung đại, sự phân kỳ của văn học

trung đại.

- Hình dung được tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam thế kỷ X đến giữa thế

kỷ XVIII, các mốc phân kỳ chính, đặc trưng của từng giai đoạn, các tác gia lớn, sự

diễn tiến về mặt nội dung tư tưởng, hình thức...

- Biết được các thông tin chính về cuộc đời, tác phẩm của một số tác giả tiêu

biểu.

- Nhận diện được quy luật chung của sự phát triển lịch sử văn học các quốc gia

Đông Á cũng như những đặc điểm riêng của lịch sử văn học Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá những vấn đề của văn học thế kỷ X -

giữa thế kỷ XVIII.

- Có thể áp dụng những kiến thức đã học để phân tích, nghiên cứu, giảng dạy

những tác phẩm văn học giai đoạn thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.

* Thái độ:

- Hiểu biết và đánh giá đúng giá trị của văn học Việt Nam thời trung đại.

- Có thái độ khách quan trân trọng đối với các vấn đề khoa học liên quan đến văn

hoá, văn học dân tộc trong quá khứ.

- Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại, chắt lọc những tinh hoa của

Page 426: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

426

văn hoá, tinh thần, thái độ sống và tinh thần thẩm mỹ truyền thống bồi đắp cho cá

nhân và văn hoá đương đại nói chung.

19. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kết qủa cuối cùng của môn học được đánh giá trên cơ sở hai điểm thành phần dưới

đây.

Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên: Là tổng các điểm

chuyên cần, tham gia thảo luận, làm bài tập.

40%

(4 điểm)

Điểm thi cuối kỳ: Bài thi cuối kỳ kiểm tra kiến thức của

môn học trong học kỳ dưới hình thức bài thi viết hay

vấn đáp. Sinh viên sẽ được thông báo về một số chủ đề,

vấn đề để chuẩn bị.

60%

(6 điểm)

Tổng 100%

(10 điểm)

20. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1]. Tổng tập văn học Việt Nam, phần văn học thế kỷ X-XVIII

[2]. Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (4 tập), Trần Nghĩa (chủ biên), Phạm

Văn Thắm (thư kí), Nxb. Thế Giới, Hà Nội, năm 1997.

[3]. Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam

[4]. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương. Giáo trình Văn học Việt Nam

thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII.

[5]. Bùi Duy Tân. Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII.

21. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII là giai đoạn đầu tiên của lịch sử văn học dân tộc.

Nó có ý nghĩa đặt nền móng cho toàn bộ tiền trình lịch sử văn học trung đại cũng

như truyền thống văn học Việt Nam. Môn học này cung cấp cho sinh viên cái nhìn

khái quát về lịch sử văn học dân tộc, từ quá trình hình thành đến phát triển trong

một khoảng thời gian rất dài là 8 thế kỷ từ các góc độ: sự phân kỳ lịch sử văn học,

tình hình sáng tác, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, các sự kiện văn học có ý nghĩa,

Page 427: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

427

sự biến động của lực lượng sáng tác, quan niệm nghệ thuật cảm hứng chủ đạo, thể

loại lớn, ngôn ngữ chính, đặc trưng thẩm mỹ của văn chương qua từng giai đoạn.

22. Nội dung chi tiết học phần :

BÀI I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1.1. Những tiền đề cho sự ra đời của văn học viết thời trung đại

1.1.1. Chữ viết

1.1.2. Lực lượng sáng tác

1.1.3. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

1.1.4. Sự phát triển của văn học dân gian

1.1.5. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi

1.2. Phân kỳ lịch sử văn học trung đại

1.2.1. Vấn đề tác phẩm đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam

1.2.2 Lịch sử vấn đề phân kỳ văn học trung đại.

1.2.3. Phân kỳ văn học trung đại

1.3. Đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam

1.3.1. Quan niệm về nguồn gốc và chức năng của văn học trung đại

1.3.2. Tính chất bác học cao quý

1.3.3. Tính chất quy phạm

1.3.4. Tính song ngữ

BÀI II: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA

ĐẦU THẾ KỶ XV

2.1. Các vấn đề lịch sử- xã hội- văn hoá liên quan đến tình hình phát triển của văn

học

2.1.1. Vấn đề xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2.1.2. Vấn đề tồn tại và các xu hướng phát triển của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo

2.2. Lực lượng sáng tác:

2.2.1. Tầng lớp tăng lữ

2.2.2. Tầng lớp quý tộc

2.2.3. Tầng lớp nho sĩ

2.3. Những chủ đề và khuynh hướng chính trong văn học:

2.3.1. Văn học Phật giáo

Page 428: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

428

2.3.2. Hùng văn (Văn chương thể hiện cảm hứng dân tộc)

2.3.3. Văn chương đạo lý- thế sự

2.4. Thể loại và ngôn ngữ văn học

2.4.1. Thể loại

2.4.2. Ngôn ngữ

BÀI III: VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ- TRẦN

3.1. Tình hình sáng tác văn học Phật giáo

3.1.1. Văn học Phật giáo, tiêu chí nhận diện và phạm vi của văn học Phật giáo

3.1.2. Tình hình sáng tác văn học Phật giáo thời Lý- Trần

3.2. Đặc trưng thẩm mỹ và các bình diện của văn học Phật giáo

3.2.1. Thiền lý

3.2.2. Thiền thú

3.2.3. Những đặc trưng thẩm mỹ

3.3. Các tác gia tiêu biểu:

3.3.1. Một số tác gia đời Lý (Vạn Hạnh, Không Lộ, Quảng Nghiêm)

3.3.2. Một số tác gia đời Trần (Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân

Tông)

BÀI IV: HÙNG VĂN THẾ KỶ X- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII

4.1. Hùng văn:

4.1.1. Khái niệm hùng văn

4.1.2. Mối quan hệ với các vấn đề lịch sử

4.2. Các nội dung và cảm hứng chủ đạo:

4.2.1. Văn chương tham gia xây dựng ý thức dân tộc

4.2.2. Văn chương cổ vũ, động viên binh sĩ trong chiến tranh

4.2.3. Văn chương trực tiếp miêu tả chiến tranh

4.2.4. Văn chương hồi cố chiến tranh

4.2.5. Khúc ca bi phẫn của người anh hùng lỡ vận đầu thế kỷ XV

4.3. Đặc trưng thẩm mỹ

4.3.1. Giai đoạn Lý- Trần

4.3.2. Giai đoạn Lê sơ

4.4. Hình tượng trung tâm

Page 429: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

429

4.4.1. Giai đoạn Lý- Trần

4.4.2. Giai đoạn Lê sơ

BÀI V: NGUYỄN TRÃI (1380-1442)

5.1. Thời đại và con người

5.1.1. Bối cảnh lịch sử- văn hoá- xã hội thời đại Nguyễn Trãi:

5.1.2. Thân thế- sự nghiệp của Nguyễn Trãi

5.1.3. Nhân cách và tài năng Nguyễn Trãi

5.2. Sự nghiệp văn chương

5.2.1. Tình hình tác phẩm và văn bản

5.2.2. Các bộ phận văn chương

5.2.2.1. Văn chính luận (Hùng văn)

5.2.2.2. Văn chương trữ tình

5.2.3. Các đóng góp về mặt thể loại và ngôn ngữ văn học

5.2.3.1. Thể loại

5.2.3.2. Ngôn ngữ

BÀI VI: VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XV- HẾT THẾ KỶ

XVII

6.1. Bối cảnh thời đại

6.1.1. Nửa cuối thế kỷ XV

6.1.2. Thế kỷ XVI- thế kỷ XVII

6.2. Lực lượng sáng tác

6.2.1. Nhà nho hành đạo

6.2.2. Nhà nho ẩn dật

6.2.3. Nhà nho thời biến

6.3. Các cảm hứng lớn

6.3.1. Cảm hứng ngợi ca, khẳng định thể chế, Nho giáo

6.3.2. Cảm hứng đạo lý- thế sự

6.3.3. Cảm hứng nhàn dật và thoát tục

6.3.4. Cảm hứng nhân văn

6.3.5. Cảm hứng dân tộc

6.4. Diễn tiến thể loại

Page 430: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

430

6.4.1. Các thể loại viết bằng chữ Hán

6.4.2. Các thể loại viết bằng chữ Nôm

6.5. Sự xuất hiện của vùng văn học mới

6.5.1. Vùng Thuận Hoá

6.5.2. Gia Định- Hà Tiên

BÀI VII: LÊ THÁNH TÔNG (1442-1497)

7.1. Thân thế- sự nghiệp:

7.1.1. Thân thế

7.1.2. Sự nghiệp

7.2. Tác phẩm:

7.2.1. Thơ

7.2.2. Văn xuôi

7.2.3. Phú

7.2.4. Câu đối

7.2.5. Biên soạn

7.3. Các cảm hứng lớn:

7.3.1. Cảm hứng ngợi ca đạo lý

7.3.2. Cảm hứng ngợi ca đất nước- giang sơn

7.4. Lê Thánh Tông và văn học nhà nho

7.4.1. Các đặc trưng thẩm mỹ của văn học nhà nho

7.4.2. Tình hình sáng tác văn học thời Lê Thánh Tông và hiện tượng Hội Tao Đàn

7.4.3. Lê Thánh Tông- sự điển phạm của văn học nhà nho

7.5. Vai trò của Lê Thánh Tông đối với sự phát triển của văn chương chữ Nôm

7.5.1. Văn chương chữ Nôm của Lê Thánh Tông

7.5.2. Văn chương chữ Nôm thời Lê Thánh Tông

BÀI VIII: NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585)

8.1. Thân thế, sự nghiệp- huyền thoại và sự thật

8.1.1. Các giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.1.2. Sự thật

8.2. Sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.2.1. Thơ chữ Hán

Page 431: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

431

8.2.1. Thơ chữ Nôm

8.3. Các cảm hứng chủ đạo

8.3.1. Cảm hứng triết lý

8.3.2. Cảm hứng đạo lý- thế sự

8.3.3. Cảm hứng ẩn dật

8.4. Nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.4.1. Thơ chữ Hán

8.4.2. Thơ chữ Nôm

BÀI IX: TRUYỆN KÝ THẾ KỶ XV- XVIII

9.1. Các khái niệm

9.1.1. Văn xuôi tự sự- truyện ký- tiểu thuyết

9.1.2. Truyện ký Việt Nam từ thế kỷ XV-XVIII

9.2. Chí quái và truyền kỳ

9.2.1. Chí quái

9.2.2. Truyền kỳ

9.3. Truyện chương hồi

BÀI X: NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

10.1. Nguyễn Dữ

10.2 Mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại

10.2.1. Hiện tượng Tiễn đăng tân thoại ở Đông Á

10.2.2. So sánh:

10.2.2.1. Yếu tố vay mượn

10.2.2.2. Yếu tố sáng tạo

10.3. Các tầng triết lý nhân sinh trong Truyền kỳ mạn lục

10.4. Giá trị hiện thực

10.5. Giá trị nhân văn

10.6. Hình thức nghệ thuật

BÀI XI: VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII

11.1. Thời đại

11.1.1. Sự phát triển của các đô thị

11.1.2. Tiếp xúc văn hoá Trung Hoa

Page 432: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

432

11.2. Dấu hiệu của sự chuyển biến trong văn học

11.2.1. Lực lượng sáng tác

11.2.2. Đề tài

11.2.3. Hình tượng nhân vật

11.2.4. Thể loại

Page 433: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

433

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ 18 – THẾ KỈ 19

1. Mã học phần: LIT3050

2. Số tín chỉ: 04

3. Học phần tiên quyết: LIT3005 – Văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến giữa thế kỉ 18

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

a. Họ và tên: Phạm Văn Hưng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

b. Họ và tên: Đỗ Thu Hiền

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Học phần nhằm góp phần đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và

những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT,

cao đẳng, đại học; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật…).

Sinh viên hoàn thiện Môn học được cung cấp khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản

văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng

thời, có thể tham gia trực tiếp vào việc phân tích, đánh giá các vấn đề của văn hóa -

văn học truyền thống trong đời sống văn hóa - văn học đương đại…

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÁI ĐỘ

-Trình bày được kiến thức

chuyên sâu, cơ bản về văn

học Việt Nam nửa sau thế

-Phân tích, so sánh để thấy

được sự vận động của văn

học trung đại Việt Nam từ

-Trân trọng

giữ gìn và

phát huy

Page 434: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

434

kỉ XVIII - thế kỉ XIX, so

với văn học Việt Nam thế

kỉ X - nửa trước thế kỉ

XVIII để thấy được những

biến đổi quan trọng của

giai đoạn văn học này.

giai đoạn thế kỉ X - nửa

trước thế kỉ XVIII sang

giai đoạn nửa sau thế kỉ

XVIII - thế kỉ XIX, đồng

thời chỉ ra được sự kiến

tạo của giai đoạn văn học

này cho giai đoạn 1900 -

1945

những giá trị

văn chương

tốt đẹp trong

lịch sử văn

học giai đoạn

này.

-Trình bày được những đặc

điểm chính và đóng góp

chính của các tác giả, tác

phẩm tiêu biểu trong giai

đoạn văn học này.

-Giảng dạy được về các

tác gia, tác phẩm, trào lưu

chính trong giai đoạn này

ở bậc phổ thông và đại

học. Định vị được vị trí và

giá trị văn học sử của các

hiện tượng văn học đó.

-Có hứng thú,

yêu thích với

công việc liên

quan tới môn

học, chuyên

ngành và

ngành được

đào tạo.

-Hệ thống hóa được những

vấn đề lí luận về chủ nghĩa

nhân đạo và chủ nghĩa yêu

nước, khái quát được

những kinh nghiệm nghệ

thuật và nêu được vấn đề

ảnh hưởng của văn học

Trung Quốc đối với văn

học giai đoạn này cũng

như suốt mười thế kỉ văn

học trung đại.

-Vận dụng được những

vấn đề lí luận của văn học

- văn hóa giai đoạn này

vào nghiên cứu, đánh giá

văn học trung đại Việt

Nam thế kỉ X - XIX và

văn học Việt Nam cận đại;

đánh giá những vấn đề của

văn hóa truyền thống

trong đời sống đương đại.

- Nỗ lực để

nhận thức

khách quan

đối với lịch sử

văn học Việt

Nam trung đại

và các yếu tố

của văn hóa

truyền thống

của dân tộc.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

Page 435: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

435

- Dựa vào việc tham gia đầy đủ hay không các giờ học và việc tham gia xây dựng

bài của sinh viên.

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Kiểm tra - đánh giá giữa kì

- Trọng số: 30%

- Dựa theo kết quả bài Thi VIẾT cá nhân ở nhà được giao vào Tuần 6.

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 6.

- Dạng thức đề thi:

+ Loại đề: Đề mở.

+ Số lượng câu hỏi: 01

Kiểm tra - đánh giá cuối kì

- Trọng số: 60%

- Dựa theo kết quả Thi VIẾT cuối kì theo sự xếp lịch của Nhà trường

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 15.

- Dạng thức đề thi:

+ Thời gian: 120 phút

+ Loại đề: Không sử dụng tài liệu

+ Số lượng câu hỏi: 01

Đề chẵn (lẻ): Nội dung liên quan đến phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 7.

Đề lẻ (chẵn): Nội dung liên quan đến phần kiến thức học từ Tuần 8 đến Tuần 15.

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích

cực, tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn

đề đã học từ Tuần 1 đến Tuần 6, đưa ra phân tích, so sánh, đánh giá vấn đề đó trong

tương quan với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên hệ thống hóa được những tri thức lí luận về

chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước, vận dụng các khái niệm đó giải quyết

những vấn đề đặt ra đối với văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX,

đánh giá một cách khách quan những giá trị và hạn chế của văn học giai đoạn này,

Page 436: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

436

đồng thời có thể liên hệ và lí giải được một số vấn đề của văn hóa - văn học truyền

thống trong xã hội đương đại thông qua một số tri thức và kĩ năng tạo lập được sau

khi hoàn thành môn học này.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tác phẩm của các tác giả, trào lưu… chính trong văn học Việt Nam nửa sau thế

kỉ XVIII - thế kỉ XIX: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Hoàng Lê nhất

thống chí, Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, Truyện Hoa Tiên, Truyện Sơ

kính tân trang, Thơ văn Nguyễn Du, Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Thơ văn Cao Bá

Quát, Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Thơ văn Nguyễn Khuyến, Thơ văn Trần Tế

Xương, Thơ văn Tự Đức.

2. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), NXB

Giáo dục, 2005.

3. Trần Ngọc Vương (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX: Những vấn đề lí

luận và lịch sử, NXB Giáo dục, 2007.

4. Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2012.

5. Nguyễn Kim Sơn, Những xu hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII

nửa đầu thế kỉ XIX và sự tác động của nó tới văn học (Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ

văn), Phòng Tư liệu khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.

10. Tóm tắt nội dung học phần

Từ nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX, văn học chuyển dần ra khỏi đường

ray của văn học Nho giáo trong việc quan niệm về con người và xã hội cũng như

thay đổi khá lớn quan niệm thẩm mĩ so với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước

thế kỉ XVIII, cùng những thành tựu lớn về ngôn ngữ, thể loại dựa trên sự biến động

về lực lượng sáng tác. Sang nửa sau thế kỉ XIX, đời sống văn học chuyển mình theo

sự vận động của biến cố năm 1858 khi dân tộc bị một kẻ thù mới và hoàn toàn xa lạ

đô hộ trong bối cảnh xung đột và giao thoa văn hóa Đông - Tây và tạo một số tiền

đề xóa bỏ nền văn học nhà nho ở Việt Nam, mở đường cho quá trình hiện đại hóa

của văn học dân tộc trong giai đoạn 1900 - 1945.

Page 437: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

437

11. Nội dung chi tiết học phần :

Chương 1: Mở đầu môn học - Các tiền đề và đặc điểm của văn học Việt Nam

nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

1.1 Giới thiệu chung về Giảng viên và Môn học

1.2 Các tiền đề của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

1.2.1 Các tiền đề khách quan

1.2.2 Các tiền đề chủ quan

1.3 Các đặc điểm của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ

XIX

1.3.1 Lực lượng sáng tác

1. 3.2 Quan niệm thẩm mĩ

1. 3.3 Chủ đề - Đề tài - Hình tượng trung tâm

1. 3.4 Ngôn ngữ và Thể loại

Chương 2: Thể ngâm khúc và hai khúc ngâm tiêu biểu

2.1 Thể ngâm khúc

2.1.1 Thể thơ song thất lục bát

2.1.2 Lịch sử phát triển của thể ngâm khúc

2.2 Hai khúc ngâm tiêu biểu

2.2.1 Chinh phụ ngâm khúc

2.2.2 Cung oán ngâm khúc

Chương 3: Ngô gia văn phái và Hoàng Lê nhất thống chí

3.1 Ngô gia văn phái

3.1.1 Việc hình thành văn phái trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước

thế kỉ XIX

3.1.2 Thành phần và đóng góp của Ngô gia văn phái

3.2 Hoàng Lê nhất thống chí

3.2.1 Văn bản - Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí

Page 438: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

438

3.2.2 Vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí

3.2.3 Phương thức thể hiện hiện thực xã hội trong Hoàng Lê nhất thống chí

Chương 4: Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

4.1 Tiểu sử tác giả và văn bản Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

4.1.1 Tiểu sử tác giả Hồ Xuân Hương

4.1.2 Văn bản Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

4.2 Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

4.2.1 Thơ tự tình

4.2.2 Thơ xướng họa

4.2.3 Thơ đề vịnh

4.3 Kiểu sáng tác Hồ Xuân Hương trong bối cảnh văn hóa trung đại

Chương 5: Nguyễn Du và Truyện Kiều

5.1 Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

5.1.1 Thân thế của Nguyễn Du

5.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

5.2 Truyện Kiều của Nguyễn Du

5.2.1 Vấn đề nguyên truyện và văn bản Truyện Kiều

5.2.2 Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều

Chương 6: Thân thế và thơ văn Nguyễn Công Trứ

6.1 Thân thế Nguyễn Công Trứ

6.1.1 Thời đại lịch sử

6.1.2 Điều kiện gia đình

6.2 Thơ văn Nguyễn Công Trứ

6.2.1 Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ

6.2.2 Câu đối của Nguyễn Công Trứ

6.2.3 Hát nói của Nguyễn Công Trứ

Page 439: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

439

Chương 7: Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

7.1 Chế độ chuyên chế nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng

7.2 Sự lớn mạnh của chủ nghĩa thực dân và hai loại người “từ xa đến”

7.3 Diễn biến cuộc xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của

nhân dân ta

Chương 8: Trạng thái tinh thần xã hội Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

8.1 Diễn biến các sự kiện trong triều đình nhà Nguyễn

8.2 Các tỉnh thần và tầng lớp thân sĩ ở các địa phương

8.3 Những nhà tư tưởng cải cách và phái chủ chiến

8.4 Khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng đường lối cầm quyền trị nước.

8.5 Những đánh giá mới về vương triều Nguyễn

Chương 9: Đặc điểm và diện mạo giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ

XIX

9.1 Sự vận động của lực lượng sáng tác: Cách thế ứng xử của nhà nho

9.2 Sự tiếp biến của quan niệm văn học

9.3 Sự thay đổi của chủ đề, đề tài, hình tượng trung tâm: Nhà nho trung nghĩa

9.4 Những biến động về thể loại và ngôn ngữ

Chương 10: Thân thế và sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

10.1 Thân thế Nguyễn Đình Chiểu

10.2 Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

10.2.1 Nhận thức chung về vùng văn học Nam Kì

10.2.2 Nội dung sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

10.2.3 Nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

10.3 Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu

10.3.1 Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc

10.3.2 Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học thế giới

Page 440: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

440

Chương 11: Thân thế và sáng tác của Nguyễn Khuyến

11.1 Thân thế của Nguyễn Khuyến

11.2 Sáng tác của Nguyễn Khuyến

11.2.1 Nội dung sáng tác của Nguyễn Khuyến

11.2.2 Nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Khuyến

11.3 Vị trí văn học sử của Nguyễn Khuyến

11.3.1 Nhà nho ẩn dật cuối cùng trong lịch sử Việt Nam

11.3.2 Người định vị cho văn học trào phúng nửa sau thế kỉ XIX

Chương 12: Thân thế và sáng tác của Trần Tế Xương

12.1 Thân thế của Trần Tế Xương

12.2 Sáng tác của Trần Tế Xương

12.2.1 Nội dung sáng tác của Trần Tế Xương

12.2.2 Nghệ thuật sáng tác của Trần Tế Xương

12.3 Vị trí văn học sử của Trần Tế Xương

12.3.1 Trần Tế Xương và sự hình thành kiểu tác giả mới

12.3.2 Trần Tế Xương và văn học trào phúng dân tộc

Chương 13: Giới thiệu văn học Quốc ngữ Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX - Tổng kết

Môn học

13.1 Giới thiệu văn học Quốc ngữ Nam Bộ

13.2 Tổng kết văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX

13.2.1 So sánh với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII

13.2.2 Lí giải việc phân kì văn học được sử dụng trong những thập niên gần đây

13.2.3 Những dấu hiệu báo trước cho một quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc

13.3 Giải đáp thắc mắc và Tổng kết học phần

Page 441: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

441

Page 442: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

442

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC VIỆT NAM (1900 – 1945)

1. Mã học phần: LIT3052

2. Số tín chỉ: 04

3. Học phần tiên quyết: LIT3050 Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 – thế kỉ 19.

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

a. Họ và tên: Hà Văn Đức

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

b. Họ và tên: Phạm Xuân Thạch

Chức danh: Giảng viên

Học vị: TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Mục tiêu chung: Học phần nhằm góp phần đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu

văn học và một số lĩnh vực có liên quan đến văn học (giản dạy văn học ở các bậc

học PTTH, Cao đẳng, Đại học; theo dõi, quản lí văn hoá, văn nghệ nói chung và văn

học nói riêng; biên tập viên trong các nhà xuất bản xuât bản sách văn học; viết báo

về văn học nghệ thuật…). Sinh viên hoàn thiện môn học được cung cấp khả năng

nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc (mà văn học 1900 – 1945 là một bộ

phận); giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có khả năng phát hiện,

phân tích, lí giải, đánh giá các hiện tượng của văn hoá – văn học truyền thống trong

đời sống văn học đương đại.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÁI ĐỘ

-Môn học cung cấp -Nắm được và nhận -Trân trọng, giữ gìn và

Page 443: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

443

kiến thức chuyên sâu,

cơ bản về văn học Việt

Nam giai đoạn 1900 –

1945. Đây là giai đoạn

diễn ra quá trình

chuyển đổi loại hình

của văn học dân tộc từ

nền văn học Trung đại

theo mô hình Trung

Quốc sang mô hình

văn học hiện đại thế

giới theo mô hình

phương Tây, đồng thời

cũng là giai đoạn xuất

hiện những giá trị có

tính cổ điển đầu tiên

của văn học hiện đại.

diện được những đặc

điểm của văn học Việt

Nam giai đoạn 1900 –

1945 hiện diện trên

những tác phẩm cụ thể

của giai đoạn này.

phát huy những giá trị

văn chương tốt đẹp

của văn học dân tộc

trong giai đoạn này.

-Nắm được diện mạo

của văn học trong giai

đoạn này theo trục

phân loại tác gia – tác

phẩm.

-Trên cơ sở hiểu rõ

đặc trưng của giai

đoạn văn học, có thể

nhận diện, phân tích, lí

giải và đánh giá những

hiện tượng văn học

mới được phát hiện

(các dạng văn bản, tác

giả mới được phát

hiện) nhằm nhận ra

những giá trị độc đáo

riêng của hiện tượng.

-Có hứng thú, yêu

thích với công việc

liên quan tới môn học,

chuyên ngành và

ngành được đào tạo.

-Nắm được những vấn

đề lí luận cơ bản về

-Trên cơ sở nắm được

những vấn đề lí luận

-Nỗ lực nhận thức

khách quan đối với

Page 444: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

444

thể loại, phương pháp

sáng tác trong giai

đoạn này, đặc biệt

nhận diện ra những

ảnh hưởng của văn

học truyền thống và

tác động của mô hình

văn học phương Tây,

đặc biệt là văn học

Pháp lên văn học Việt

Nam trong giai đoạn

này.

của giai đoạn văn học

này, có thể ứng dụng

vào các lĩnh vực nghề

nghiệp cụ thể có liên

quan (giảng dạy văn

học giai đoạn này ở

các bậc học từ phổ

thông, cao đẳng đến

đại học; biên tập sách

văn học liên quan đến

giai đoạn này; viết báo

về các hiện tượng văn

học của giai đoạn này;

giới thiệu di sản văn

học giai đoạn này ra

nước ngoài).

lịch sử văn học Việt

Nam giai đoạn thuộc

Pháp, đánh giá đúng,

khách quan toàn diện

văn học giai đoạn này

cũng như có cái nhìn

tỉnh táo đối với từng

hiện tượng văn học.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Điểm chuyên cần trên lớp được đánh giá qua các hoạt động làm bài tập, thuyết trình

theo nhóm, tham gia vào các hoạt động thảo luận trên lớp (15%).

Kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Kiểm tra - đánh giá giữa kì

Điểm viết bài luận giữa kì theo chủ đề do giảng viên lựa chọn (15%).

Kiểm tra - đánh giá cuối kì

Điểm viết bài tiểu luận cuối kỳ (70%).

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu bắt buộc

[1]. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900

– 1930, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988

[2]. Hoặc: Trần Đình Hượu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác…, Văn học Việt Nam

1900 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Page 445: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

445

Bản giáo trình trên hiện có tại thư viện của trường cũng như tất cả các thư viện lớn.

[3]. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng

thư, Sài gòn, 1967. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : W74.00530. Hiện nay

công trình này đã được tái bản lại và bản tái bản hiện có tại Thư viện của nhà

trường.

[4]. Mã Giang Lân (chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam

1900 – 1945, NXB Văn hoá thông tin

[5]. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo

dục

2. Tài liệu tham khảo thêm:

[1]. Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900-1925),

NXB Văn học, Hà Nội, 1974. Mã số tại Thư viện quốc gia : VN74.02441,

VN74.02442.

[2]. Chương Thâu (sưu tầm), Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn

hóa đầu thế kỉ XX, NXB Hà Nội, 1982. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội :

VN83.0030.

[3]. Chương Thâu (sưu tầm), Phan Bội Châu toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế,

2001. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV01.06885.

[4]. Chương Thâu (sưu tầm), Tuyển tập thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, NXB

Lao động, Hà Nội, 2004. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV05.00160.

[5]. Nguyễn Khắc Xương (sưu tầm), Tản Đà toàn tập, NXB Văn học, Hà Nội,

2002. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV02.02820.

[6]. Hoàng Ngọc Phách, Tuyển tập, NXB Văn học, Hà Nội, 1989. mã số tại

Thư viện quốc gia Hà Nội : VN89.01835.

[7]. Bửu Đình, Mảnh trăng thu, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, TP.

Hồ Chí Minh, 2002. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VN02.02613.

[8]. Cao Thị Xuân Mỹ, Hoàng Lại Giang… (sưu tầm), Văn xuôi lãng mạn

Việt Nam (1887-2000), NXB Văn hóa Sài gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006. Mã số tại

Thư viện quốc gia Hà Nội : VV06.11854.

[9]. Cao Xuân Mỹ (sưu tầm), Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, NXB TP.

Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2000. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội :

Page 446: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

446

VV00.04024

[10]. Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, NXB Văn học, Hà

Nội, 1983.

[11]. Hà Minh Đức (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX : truyện ngắn

trước 1945, Quyển II, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.

[12]. Nguyễn Ngọc Thiện (sưu tầm), Tranh luận văn học thế kỉ XX, NXB Lao

động, Hà Nội, 2002.

[13]. Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Văn hóa

thông tin, Hà Nội, 1995.

[14]. Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB

Giáo dục, Hà Nội, 1998.

[15]. Lê Văn Lân (chủ biên), Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 –

1945, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,

[16]. Phạm Xuân Thạch, các công trình và bài viết liên quan đến các nội dung giảng

dạy trong chương trình công bố tại website cá nhân :

http://thachpx.googlepages.com.

[17]. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932 (tập 1), Phong trào Văn

hoá xuất bản

[18]. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển Hạ), NXB Trình

bày

[19]. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3), Quốc

học tùng thư xuất bản

[20]. Nhiều tác giả (2003), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[21]. Nhiều tác giả, Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[22]. Nhiều tác giả, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[23]. Nhiều tác giả, Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[24]. Nhiều tác giả, Tố Hữu về tác gia và tác phẩm

[25]. Nhiều tác giả, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm

[26]. Nhiều tác giả, Huy Cận về tác gia và tác phẩm

[27]. Nhiều tác giả, Hàn Mạc Tử về tác gia và tác phẩm

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Page 447: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

447

Học phần bao quát toàn bộ sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1900 –

1945. Đây là giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi loại hình của văn học VN từ

văn học Trung đại Hán Nôm sang văn học hiện đại dùng chữ Quốc ngữ. So với

những giáo trình lịch sử văn học trước đây, việc trình bày lịch sử văn học của đề

cương có sự cập nhất phù hợp với hình dung hiện nay của giới nghiên cứu: trình bày

theo trục chính là sự phát triển của các thể loại. Ngoài phần giới thiệu chung về bối

cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam 1900 – 1945, nội dung môn học sẽ tổ chức

theo các thể loại làm nên diện mạo văn học Việt Nam trong giai đoạn này: trần

thuật, thơ trữ tình, kịch, lý luận phê bình. Tuy vậy, trong từng thể loại, bên cạnh

việc trình bày diện mạo phát triển chung, bài giảng vẫn chú ý nhấn mạnh tính đa

dạng về phương pháp sáng tác và nhấn mạnh vào các tác giả tiêu biểu.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Tuần 1: Phần 1. Khái quát văn học Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Những tiền đề của quá trình hiện đại hoá văn học

1.1 Giai đoạn thuộc địa. Quá trình chinh phục thuộc địa và Khai thác thuộc địa của

thực dân Pháp ở Đông Dương

1.2 Sự biến đổi của xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại hoá

1.3 Các giai đoạn của quá trình giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

1.4 Những biến động của tình hình thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX.

1.5 Sự ra đời của các nghệ thuật mới ở Việt Nam

Tuần: Chương 2. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam 1900 – 1945

2.1 Quá trình chuyển đổi loại hình của nền văn học

2.2 Quá trình chuyên nghiệp hoá văn học. Loại hình nghệ sĩ tự do.

2.3 Đa dạng hoá đời sống văn học. Các nhóm tác giả và các khuynh hướng văn học

2.4 Văn học công khai và văn học bí mật. Một hệ quả của lịch sử

2.5 Quá trình dân chủ hoá đời sống văn học

2.6 Các giai đoạn phát triển của đời sống văn học

Tuần: Phần 2. Những tác gia báo hiệu sự chuyển đổi loại hình của nền văn học

Chương 1. Phan Bội Châu

1.1 Tóm tắt tiểu sử

1.2 Toàn cảnh di sản văn chương Phan Bội Châu

Page 448: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

448

1.3 Từ Nhà Nho chí sĩ đến người viết văn. Tính tiêu biểu của hiện tượng Phan Bội

Châu

Tuần: Chương 2. Tản Đà.

2.1 Tóm tắt tiểu sử.

2.2 Toàn cảnh di sản văn chương Tản Đà

2.3 Từ Nhà Nho tài tử đến người nghệ sĩ tự do trong xã hội tư sản. Tính tiêu biểu

của hiện tượng Tản Đà

Tuần: Phần 2. Trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

1.1 Các giai đoạn phát triển của trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

1.2 Các đặc điểm khái quát của trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

Chương 2. Những bước đầu của tiểu thuyết và truyện ngắn quốc ngữ. Văn học

Nam kỳ. Tản Đà, Phan Kế Bính, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách

2.1 “Tiểu thuyết” ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ

2.2 Phan Kế Bính

2.3 Hồ Biểu Chánh.

2.4 Hoàng Ngọc Phách

Tuần: Chương 3. Những người vắt qua hai thế hệ. Nguyễn Công Hoan, Ngô

Tất Tố

3.1 Nguyễn Công Hoan – từ người viết Xã hội ba đào kí đến nhà tiểu thuyết

3.2 Ngô Tất Tố - Nhà Nho, nhà báo và nhà văn Ngô Tất Tố

Chương 4. Những nhà văn thuộc nhóm Tự lực Văn đoàn. Nhất Linh, Khái

Hưng, Thạch Lam

4.1. Giai đoạn viết chung Nhất Linh – Khái Hưng

4.2 Nhất Linh

4.3 Khái Hưng

4.4 Thạch Lam. Ảnh hưởng của Tự lực văn đoàn và tính độc lập trong sự nghiệp

sáng tác

Tuần: Chương 5. Những nhà văn độc lập. Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,

Nguyễn Tuân.

5.1 Vũ Trọng Phụng.

Page 449: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

449

5.2 Nguyên Hồng.

5.3 Nguyễn Tuân.

Chương 6. Những người báo hiệu một giai đoạn mới. Nam Cao.

6.1 Những khuynh hướng hiện đại của trần thuật Việt Nam sau năm 1939.

6.2 Nam Cao.

Chương 7. Trần thuật phi hư cấu. Phóng sự và ký.

7.1 Một khái quát về trần thuật phi hư cấu, từ du kí trước năm 1932 đến phóng sự

và kí sau năm 1932.

7.2 Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

Tuần: Phần 3. Thơ Việt Nam 1900 – 1945. Phong trào Thơ mới

Chương 1. Những dấu hiệu đổi mới thi ca trước Thơ mới

Chương 2. Phong trào Thơ mới.

2.1 Cuộc tranh luận Thơ mới và Thơ cũ.

2.2 Thơ mới, cái nhìn lịch đại.

2.3 Những đặc điểm thi pháp và mỹ học của Thơ mới

Tuần: Chương 3. Thơ mới và ảnh hưởng thơ ca phương Tây, lãng mạn tượng

trưng và siêu thực. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích

Khê

3.1 Các khuynh hướng lãng mạn, tượng trưng và siêu thực trong Thơ mới.

3.2 Xuân Diệu

3.3 Huy Cận

3.4 Hàn Mặc Tử

3.5 Chế Lan Viên

3.6 Bích Khê

Chương 4. Thơ mới và thơ ca truyền thống, thơ Lục bát và thơ Đường luật.

Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Vũ Hoàng Chương

4.1 Tác động của thơ ca truyền thống và Thơ mới

4.2 Nguyễn Bính.

4.3 Thâm Tâm

4.4 Trần Huyền Trân

4.5 Vũ Hoàng Chương

Page 450: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

450

Tuần: Chương 5. Thơ ca trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Nguyễn

Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Tố Hữu

5.1 Khái quát về thơ ca trong các phong trào đấu tranh cách mạng.

5.2 Nguyễn Ái Quốc – Nhật kí trong tù

5.3 Tố Hữu – Từ ấy

Tuần: Phần 4. Kịch Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về kịch Việt Nam 1900 – 1945

Chương 2. Những người tiên phong. Vũ Đình Long. Nam Xương

2.1 Vũ Đình Long, giữa chính kịch và bi kịch.

2.2 Nam Xương và thể loại hài kịch.

Chương 3. Giai đoạn đỉnh cao của kịch Việt Nam. Đoàn Phú Tứ. Nguyễn Huy

Tưởng.

3.1 Đoàn Phú Tứ

3.2 Nguyễn Huy Tưởng và đỉnh cao Vũ Như Tô.

Tuần: Phần 5. Lí luận phê bình Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về lí luận phê bình Việt Nam 1900 – 1945.

Chương 2. Những người đặt những nền tảng đầu tiên. Phan Kế Bính. Phạm

Quỳnh. Thiếu Sơn

2.1 Phan Kế Bính – nhà biên khảo

2.2 Phạm Quỳnh và quá trình du nhập lí luận văn học phương Tây vào Việt Nam

2.3 Thiếu Sơn – nhà phê bình

Chương 3. Những tác gia “cổ điển”. Hải Triều. Hoài Thanh. Trương Tửu. Vũ

Ngọc Phan. Đặng Thai Mai

3.1Hải Triều và lí luận phê bình văn học Mác xít

3.2 Hoài Thanh và khuynh hướng phê bình ấn tượng

3.3 Trương Tửu và phê bình khoa học

3.4 Đặng Thai Mai và đỉnh cao Văn học khái luận

Page 451: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

451

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Mã học phần: LIT3058

Số tín chỉ: 03

Học phần tiên quyết: LIT3051 Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1. Họ và tên: Nguyễn Bá Thành

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

5.2. Họ và tên: Nguyễn Thị Năm Hoàng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: ThS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Đây là học phần cuối cùng trong hệ thống các học phần trang bị kiến thức văn học

sử về văn học Việt Nam cho sinh viên ngành văn học. Vì thế, mục tiêu chung của

môn học là vừa giúp cho sinh viên có được kiến thức cụ thể về văn học Việt Nam từ

1945 đến nay, vừa có được cái nhìn tổng kết, khái quát về lịch sử văn học dân tộc

trong tính toàn thể để có thể giảng dạy, nghiên cứu văn học, làm công tác theo dõi

và quản lý văn học nghệ thuật, công tác báo chí, truyền thông… Sinh viên hoàn

thành môn học được trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ để nghiên cứu các thành tựu

đã được xác lập của văn học dân tộc đồng thời chủ động tiếp cận, phê bình, giới

thiệu, tổng kết các giá trị mới trong đời sống văn học đương đại.

Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

- Nhớ được các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, lý

giải được những tiền đề chính trị - xã hội dẫn đến những đặc điểm chính trong sự

phát triển của văn học từng giai đoạn.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm, sự vận động của các thể loại văn học thời

Page 452: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

452

kỳ này qua các hiện tượng (tác giả, tác phẩm) cụ thể

- Tiếp cận, đánh giá và khái quát được giá trị của những thành tựu mới trong văn

học đương đại.

3.3. Bảng tổng hợp chuẩn đầu ra của học phần

KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÁI ĐỘ

-Trình bày lại được những

kiến thức cơ bản về văn

học Việt Nam từ 1945 đến

nay. Hiểu được bản chất,

đặc trưng của các khái

niệm: văn học Cách mạng,

văn học kháng chiến, văn

học thời bình. Nhớ và lý

giải được tiến trình vận

động của văn học thời kỳ

này qua hai giai đoạn:

1945 – 1975 và 1975 đến

nay với những bộ phận

văn học cụ thể

-Phân tích, so sánh để

thấy được sự vận động

của văn học hiện đại

Việt Nam từ 1900 -

1932 sang thời kỳ này,

đồng thời chỉ ra được

sự vận động nội tại của

văn học thời kỳ này qua

hai giai đoạn: 1945 –

1975 và 1975 đến nay

- Trân trọng

tinh hoa văn

học Việt

Nam hiện đại

giai đoạn

khốc liệt

nhất, đánh

giá và lý giải

được các giá

trị, thành tựu

cũng như các

điểm dừng

trong từng

chặng phát

triển của văn

học thời kỳ

này.

-Trình bày được những

đặc điểm chính và đóng

góp chính của các tác giả,

tác phẩm tiêu biểu trong

các giai đoạn văn học này.

- Nghiên cứu, đánh giá

được các tác giả, tác

phẩm cụ thể, các

khuynh hướng, bộ phận

chính của văn học thời

kỳ này.

- Có quan

điểm biện

chứng và lịch

sử trong tiếp

nhận các giá

trị văn học

thời kỳ này

- Hiểu và đánh giá được - Vận dụng các tri thức - Nhìn nhận

Page 453: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

453

những giá trị của chủ

nghĩa yêu nước, chủ nghĩa

hiện thực và nhân đạo

trong văn học cách mạng,

đồng thời đánh giá lại một

cách khách quan một số bộ

phận, hiện tượng văn học

như văn học dưới chính

thể Việt Nam Cộng hòa,

văn chương Nhân văn Giai

phẩm

về lịch sử - xã hội để

đánh giá được giá trị,

những đóng góp của văn

học thời kỳ này, đặc biệt

là văn học Cách mạng

vào đời sống tinh thần

của xã hội và nền văn

hóa

đúng đắn vị

trí, vai trò,

những đóng

góp và hạn

chế của các

tác gia, các

hiện tượng,

bộ phận văn

học tiêu biểu

trong thời kỳ

này

- Khái quát được sự vận

động và những vấn đề lý

luận đặt ra trong các thể

loại văn học hiện đại.

Trình bày được những kế

thừa và những điểm mới

của văn học thời kỳ này so

với những thời kỳ trước

trong văn học dân tộc; chỉ

ra được những nỗ lực hòa

nhập vào văn học hiện đại

thế giới của văn học

đương đại Việt Nam

- Lựa chọn được các

phương pháp phù hợp

để tiếp cận, phân tích,

phê bình, giới thiệu

những thành tựu mới

của văn học đương đại

Việt Nam

- Hứng thú và

có thái độ

khách quan,

khoa học

trong sự tiếp

cận các hiện

tượng mới

của văn học

đương đại

Việt Nam.

23. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

- Chuyên cần: dựa vào mức độ tham gia giờ học trên lớp, tính tích cực trong chuẩn

bị bài và tham gia xây dựng bài.

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: trọng số 30%, dựa vào kết quả bài thi tự luận ở tuần 8

Page 454: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

454

- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: trọng số 60%, dựa vào kết quả bài thi viết tự luận hết

môn theo lịch thi của Nhà trường

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích

cực, tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn

đề đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên trình bày được hiểu biết về tiến trình vận

động, các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến nay qua hai giai

đoạn, đồng thời vận dụng kiến thức đó để phân tích, lý giải các hiện tượng văn học

cụ thể.

8.4. Cấu trúc của đề thi đánh giá cuối kỳ

Đề thi đánh giá cuối kỳ gồm 2 câu hỏi, 1 câu liên quan đến phần kiến thức từ tuần 1

đến tuần 8, 1 câu liên quan đến phần kiến thức từ tuần 9 đến tuần 15. Thời gian làm

bài là 90 đến 120 phút, tùy theo dung lượng kiến thức được hỏi.

24. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1) Mã Giang Lân, Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1954, NXB ĐHTHCN, H.

1990.

2) Mã Giang Lân, Lê Đắc Đô, Giáo trình Văn học Việt Nam 1955 – 1964, ĐHTH

HN H. 1990.

3) Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng, Giáo trình Văn học Việt Nam 1965 – 1975,

ĐHTH HN H. 1990.

4) Nguyễn Bá Thành, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, NXB ĐHQG

HN (tái bản) 2009.

5) Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi, (Thơ viết về miền Nam 1955 – 1975),

Nguyễn Bá Thành tuyển chọn, giới thiệu), NXB ĐHQG HN H.2010.

6) Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB ĐHQG HN H. 2012.

7) Nguyễn Bá Thành Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, NXB ĐHQG HN H.

2006.

8) Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng, Văn học Việt Nam sau 1975. Giáo trình, lưu

hành nội bộ, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, 2007

Page 455: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

455

9) Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, H. 2004

25. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Văn học Việt Nam 1945 đến nay phát triển qua hai giai đoạn: Văn học Việt Nam

1945 – 1975 và văn học Việt Nam từ 1975 đến nay

Văn học Việt Nam 1945 – 1975 là một khái niệm văn học sử, chỉ các hoạt động văn

học, các tác phẩm văn học viết Việt Nam được sáng tác và xuất bản trong giai đoạn

ấy.

Đặc điểm nổi bật của sáng tác văn học trong giai đoạn này là tính phức tạp, đa dạng

của các khuynh hướng văn học do ảnh hưởng của các quan điểm chính trị khác

nhau. Đề tài chiến tranh cách mạng và âm hưởng sử thi trong văn học cách mạng.

Văn học cách mạng (dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) giữ vai trò to lớn,

có thể nói là quyết định trong việc phản ánh đời sống tinh thần và chính trị của dân

tộc, sau 1975 trở thành khuynh hướng độc tôn. Văn học dưới chính thể Việt Nam

Cộng hòa (mà trước đây thường gọi là văn học đô thị miền Nam, Văn học vùng tạm

chiếm) là một bộ phận văn học sử chỉ vận động và phát triển trong giai đoạn đất

nước bị chia cắt (1955 – 1975). Đây là một bộ phận góp phần tạo nên bức tranh

chung của văn học Việt Nam 1945 – 1975.

Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là khái niệm chỉ giai đoạn văn học Việt Nam

đương đại, một giai đoạn văn học đang vận động và phát triển, thành tựu chủ yếu là

từ sau công cuộc Đổi mới, nghĩa là sau 1986. Giai đoạn 1975 – 1985, nền văn học

vẫn tiếp tục duy trì những đặc điểm của văn học thời chiến, đồng thời một số đổi

mới, cách tân bắt đầu được thể nghiệm song chưa tạo thành chủ lưu. Từ 1986, với

nhiều đổi mới mạnh mẽ, văn học vận động và phát triển theo xu hướng dân chủ hóa,

đa dạng, phong phú, phức tạp hơn với nhiều thành tựu quan trọng và từng bước hòa

nhập cùng văn học hiện đại thế giới.

26. Nội dung chi tiết học phần :

Phần I. VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975

Bài 1: Khái niệm văn học Việt Nam 1945 – 1975

1.1 Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975

1.2 Cấu trúc khái niệm Văn học Việt Nam 1945 -1975

Page 456: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

456

a) Theo chính thể

b) Theo khu vực địa lý

c) Theo khuynh hướng tư tưởng chính trị

d) Theo khuynh hướng nghệ thuật

1.3 Văn học Cách mạng Việt Nam

1.3.1 Khái niệm văn học cách mạng

1.3.2 Đặc trưng của văn học cách mạng.

1.3.3 Tiến trình của văn học cách mạng

1.3.4 Thành tựu của văn học cách mạng

Bài 2: Thơ cách mạng 1945 – 1954 (Thơ kháng chiến chống Pháp)

2.1 Khẳng định lại quan điểm thơ Cách mạng: Thơ ca phục vụ sự nghiệp Cách

mạng và kháng chiến.

2.2 Lực lượng sáng tác mới, có tính quần chúng và tính đại chúng của thơ ca

CM, tính dân gian, tính nghiệp dư

2.3 Hình ảnh những con người kháng chiến trong thơ: Anh Bộ đội, Nhân dân,

lãnh tụ …

2.4 Tình cảm mới, suy nghĩ mới trong thơ: Lạc quan Cách mạng, niềm vui trong

chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

2.5 Tính hiện thực, tính lịch sử của thơ Cách mạng, xu hướng bài xích Thơ Mới,

thơ lãng mạn 1932 – 1945.

Bài 3: Thơ cách mạng 1955 – 1975.

3.1 Hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền

3.2 Âm điệu ngợi ca, khải hoàn ca trong thơ, hình ảnh người lao động mới, con

người XHCN.

3.3 Thơ Nhân văn – Giai phẩm

3.4 Thơ chống Mỹ 1965 – 1975.

Page 457: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

457

3.5 Ngôn ngữ chính luận và ảnh hưởng của tư duy chính trị

3.6 Những trăn trở của thơ giai đoạn chống Mỹ.

3.7 Tác giả thơ tiêu biểu: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Thơ trẻ chống Mỹ

Bài 4: Phê bình và lý luận văn học 1945 – 1975

4.1 Phê bình và lý luận văn học theo phương pháp mác-xít

4.2 Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng

4.3 Ngăn chặn chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa hiện đại từ phương Tây

4.4 Những cuộc dấu tranh tư tưởng trong đời sống văn học 1945 – 1975

Bài 5: Tồng quan về văn xuôi và kịch nói trong văn học cách mạng

5.1 Văn xuôi kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954

5.2 Văn xuôi về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội 1955 – 1965

5.3 Văn xuôi chống Mỹ 1955 – 1975.

5.4 Sự phát triển thể loại kịch bản văn học 1965 – 1975

5.5 Các tác gia văn xuôi tiêu biểu: Tô Hoài, Nguyễn Khải, Chu Văn

Bài 6: Văn học miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa (1955 -

1975)

6.1 Khái niệm về văn học miền Nam hay văn học Sài Gòn 1955 – 1975

6.2 Sự vận động và phát triển của các thể loại văn học

6.3 Tính đa khuynh hướng của văn học Sài Gòn

6.4 Văn xuôi và các tác gia tiêu biểu: Sơn Nam, Vũ Hạnh Nguyễn Mộng

Giác, Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Thị Hoàng.

6.5 Thơ và các tác gia tiêu biểu: Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, Thanh Tâm

Tuyền, các nhà thơ trẻ.

Phần II VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Bài 7: Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975.

7.1 Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá - xã hội và sự phát triển văn học.

7.2 Hai giai đoạn phát triển văn học (1975-1985, 1986 đến nay).

7.3 Những đặc điểm chính của nền văn học.

Page 458: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

458

7.4 Khái quát về sự phát triển của các thể loại

Bài 8: Thơ Việt Nam sau 1975.

8.1 Giai đoạn 1975 – 1985, sự tiếp tục những đặc điểm thơ kháng chiến và một số

tìm tòi để khẳng định.

8.2 Đổi mới tư duy như là tiền đề đổi mới thơ sau 1986

8.3 Những thành tựu chính của thơ thời kỳ đổi mới

Bài 9: Một số hiện tượng thơ tiêu biểu sau 1975

9.1 Sự phát triển nở rộ của trường ca 1975 – 1985

9.2 Những tìm tòi, thể nghiệm mới của thế hệ các nhà thơ kháng chiến: trường hợp Chế

Lan Viên

9.3 Các nhà thơ trẻ và khát vọng đổi mới: trường hợp Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy

9.4 Sự lên ngôi của thơ các tác giả nữ cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XX

Bài 10: Văn xuôi và kịch bản văn học Việt Nam sau 1975.

10.1 Diện mạo văn xuôi sau 1975.

10.2 Các khuynh hướng chính của văn xuôi.

10.3 Sự phát triển các thể loại văn xuôi.

10.4 Những thành tựu của kịch nói sau 1975

Bài 11: Một số tác giả văn xuôi và kịch nói tiêu biểu sau 1975 .

11.1 Nguyễn Minh Châu.

11.2 Nguyễn Huy Thiệp.

11.3 Nguyễn Khải

11.4 Lê Lựu.

11.5 Lê Minh Khuê

11.6 Lưu Quang Vũ

Page 459: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

459

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC TRUNG QUỐC

1. Mã học phần: LIT3053

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

- Họ và tên: Phạm Ánh Sao

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Nguyễn Thanh Diên

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Trang bị tri thức cơ bản có tính hệ thống về lịch sử văn học Trung Quốc, qua đó

giúp người học hiểu được sự hình thành, diễn tiến và đặc trưng của các thể loại, thể

tài, cũng như quá trình hình thành, vận động phát triển và đặc điểm ngôn ngữ nghệ

thuật của văn học Trung Quốc; nắm được những tác giả - tác phẩm tiêu biểu, những

Page 460: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

460

thành tựu đóng góp cho lịch sử văn học Trung Quốc; từ đó tạo nền tảng tri thức về

văn hóa văn học Trung Quốc, giúp người học hoàn thiện hiểu biết về văn học nước

ngoài, đồng thời tạo tiền đề để học tiếp văn học Trung Quốc các giai đoạn sau, học

các môn khác và học ở các bậc học cao hơn.

- Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Trung Quốc từ thời Minh

Thanh đến 1949, trên các phương diện: hệ vấn đề, các kiểu nhân vật, những khuynh

hướng phong cách, thể loại; về cá tính sáng tạo của một số tác gia tiêu biểu.

* Kỹ năng:

- Người học có thể vận dụng tri thức cơ bản về văn học sử Trung Quốc và kinh

nghiệm về phương pháp luận và phương pháp của văn học sử Trung Quốc để tham

gia giải quyết những vấn đề về văn học sử của Việt Nam và các nền văn học khác.

- Người học có thể dựa trên tri thức về văn học sử Trung Quốc để thực hiện các

đề tài nghiên cứu theo hướng văn học so sánh, tiếp nhận văn học ở tầm khu vực.

- Trên cơ sở cập nhật tri thức và đi sâu tìm hiểu về văn học Trung Quốc, kết hợp

với tri thức về lý luận và đổi mới về phương pháp, người học cũng có thể tham gia

nghiên cứu văn học Trung Quốc.

- Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác

phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949 (qua bản

dịch tiếng Việt).

- Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.

* Thái độ:

- Tôn trọng, yêu mến thành quả văn hóa văn học của dân tộc Trung Hoa, trên cơ

sở đó tiếp thu và học tập một cách sáng tạo để làm giàu văn hóa văn học của nước

ta.

- Giúp người học mở mang tầm nhìn, đổi mới quan niệm về quan hệ văn hóa văn

học giữa các quốc gia và khu vực; từ đó trên bình diện so sánh có thái độ khách

quan và khoa học hơn, tránh căn bệnh chủ quan võ đoán, tự thị và tự ti, cũng tránh

sa vào quan điểm dân tộc cực đoan không cần thiết.

Page 461: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

461

- Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của

văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, đồng thời xác lập được mối liên

hệ giữa nền văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa dân tộc của

chúng ta.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Trang bị tri thức cơ bản có tính hệ thống về lịch sử văn học Trung Quốc, qua đó

giúp người học hiểu được sự hình thành, diễn tiến và đặc trưng của các thể loại, thể

tài, cũng như quá trình hình thành, vận động phát triển và đặc điểm ngôn ngữ nghệ

thuật của văn học Trung Quốc; nắm được những tác giả - tác phẩm tiêu biểu, những

thành tựu đóng góp cho lịch sử văn học Trung Quốc; từ đó tạo nền tảng tri thức về

văn hóa văn học Trung Quốc, giúp người học hoàn thiện hiểu biết về văn học nước

ngoài, đồng thời tạo tiền đề để học tiếp văn học Trung Quốc các giai đoạn sau, học

các môn khác và học ở các bậc học cao hơn.

- Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Trung Quốc từ thời Minh

Thanh đến 1949, trên các phương diện: hệ vấn đề, các kiểu nhân vật, những khuynh

hướng phong cách, thể loại; về cá tính sáng tạo của một số tác gia tiêu biểu.

* Kỹ năng:

- Người học có thể vận dụng tri thức cơ bản về văn học sử Trung Quốc và kinh

nghiệm về phương pháp luận và phương pháp của văn học sử Trung Quốc để tham

gia giải quyết những vấn đề về văn học sử của Việt Nam và các nền văn học khác.

- Người học có thể dựa trên tri thức về văn học sử Trung Quốc để thực hiện các

đề tài nghiên cứu theo hướng văn học so sánh, tiếp nhận văn học ở tầm khu vực.

- Trên cơ sở cập nhật tri thức và đi sâu tìm hiểu về văn học Trung Quốc, kết hợp

với tri thức về lý luận và đổi mới về phương pháp, người học cũng có thể tham gia

nghiên cứu văn học Trung Quốc.

- Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác

phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949 (qua bản

Page 462: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

462

dịch tiếng Việt).

- Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.

* Thái độ:

- Tôn trọng, yêu mến thành quả văn hóa văn học của dân tộc Trung Hoa, trên cơ

sở đó tiếp thu và học tập một cách sáng tạo để làm giàu văn hóa văn học của nước

ta.

- Mở mang tầm nhìn, đổi mới quan niệm về quan hệ văn hóa văn học giữa các

quốc gia và khu vực; từ đó trên bình diện so sánh có thái độ khách quan và khoa

học hơn, tránh căn bệnh chủ quan võ đoán, tự thị và tự ti, cũng tránh sa vào quan

điểm dân tộc cực đoan không cần thiết.

- Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của

văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, đồng thời xác lập được mối liên

hệ giữa nền văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa dân tộc của

chúng ta.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Học phần này chú trọng đến việc tham gia thảo luận của sinh viên trên lớp.

Tùy theo từng vấn đề thảo luận, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên chuẩn bị theo

nhóm rồi cử đại diện trình bày (các thành viên khác trong nhóm bổ sung khi được

yêu cầu) hoặc theo từng cá nhân. Nếu sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận

trên lớp có thể nộp (trực tiếp hoặc qua email) phần chuẩn bị của mình dưới dạng

phác thảo đề cương (trong 2 trang A4 ≈ 600 từ) về một trong những vấn đề được

đưa ra thảo luận và được hồi âm vào buổi học sau. Phần này có điểm đánh giá kết

quả chung cho các thành viên trong nhóm hoặc riêng cho từng cá nhân.

Bài kiểm tra giữa kỳ (1 giờ trên lớp) là sự thu hoạch của mỗi sinh viên từ những

buổi thảo luận trên lớp

Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học

Chuyên cần (hiện diện trên lớp, chuẩn bị và

tham gia thảo luận) 20% (2 điểm)

Page 463: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

463

Kiểm tra giữa kỳ 20% (2 điểm)

Thi kết thúc môn học 60% (6 điểm)

Kết quả môn học 100% (10 điểm)

9. Giáo trình bắt buộc:

[1]. Nhiều người dịch: Lịch sử văn học Trung Quốc (Quyển 1,2). Tài liệu tham khảo

của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện lưu giữ tại Phòng

Tư liệu Khoa Văn học và Thư viện Trường). Nguyên bản tiếng Trung: Viên Hành

Bái tổng chủ biên - Trung Quốc văn học sử, quyển 1,2 (4 quyển); Cao đẳng Giáo

dục Xuất bản xã (Bắc Kinh), xuất bản lần thứ nhất năm 1999, in lần thứ 8 năm

2002.

[2]. Phạm Ánh Sao dịch: Dẫn luận Đường thi học, 2006, tư liệu nội bộ, lưu trữ tại

Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. [Nguyên bản

tiếng Trung: Trần Bá Hải: Đường thi học dẫn luận, Đông Phương Xuất bản Trung

tâm, xuất bản lần đầu tháng 10 năm 1988, in lần thứ ba tháng 2 năm 1996].

[3]. Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính: Văn học Trung Quốc (Đã được Hội đồng

thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại

học sư phạm), Tập một, Nxb Giáo dục, H.1987.

[4]. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (viết và dịch): Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà

Nẵng, 1998.

[5]. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb. ĐHSP

HN. 2002.

[6]. Sở nghiên cứu văn học Trung Quốc, Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb

Giáo dục, 1997.

[7]. Trần Xuân Đề, Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc. Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.

Page 464: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

464

[8]. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, 2 tập, Nxb Giáo dục.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần giới thiệu một cách tổng quát về văn học Trung Quốc từ thời Minh

Thanh đến Cách mạng giải phóng dân tộc 1949, tập trung vào một số tác gia kinh

điển của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949: La Quán Trung, Thi

Nại Am, Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn. Nghiên cứu tác

phẩm của họ, bao gồm các bộ tiểu thuyết cổ điển, truyện ngắn và tạp văn, người học

sẽ thấy được những đặc điểm phong cách, bút pháp của họ cũng như những đặc

điểm thi pháp thể loại và những ảnh hưởng to lớn của truyền thống mỹ học, nhân

văn Trung Hoa đến đời sống văn hóa-xã hội và tiến trình văn học không chỉ của

Trung Quốc mà của cả những nước “đồng văn”, trước hết là Việt Nam.

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc. Trên cơ sở tri thức phong

phú của bộ giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc (Học liệu bắt buộc [1], Viên

Hành Bái tổng chủ biên...), đề cương môn học lựa chọn và từng bước mở rộng, đi

sâu theo lĩnh vực tri thức, thể loại, thể tài kết hợp với việc giới thiệu những tác

phẩm tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc như Thi kinh, Sở từ, thơ ca dân gian và

thơ ca của văn nhân từ cuối Đông Hán đến đời Đường, phú đời Hán và phú từ các

đời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều đến đời Đường; đồng thời cũng giới thiệu một số

thành tựu về thi học hay văn luận như Mao thi tự (Tử Hạ?), Điển luận – Luận văn

của Tào Phi, Thi phẩm của Chung Vinh, Văn phú của Lục Cơ, Văn tâm điêu long

của Lưu Hiệp v.v.

Nội dung chi tiết học phần:

Nội dung 1. HAI NGỌN NGUỒN CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC

1.1. Khái quát về văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường

1.1.1. Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường – Nhìn từ tiến trình lịch sử.

1.1.2. Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường – Nhìn từ góc độ thể loại.

1.2. Thi kinh – Bộ tuyển tập thơ ca thành văn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử

văn học Trung Quốc

1.2.1. Quá trình hình thành bộ tuyển tập thơ ca thành văn

1.2.2. Thể chế của Thi kinh

1.2.3. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thi kinh

Page 465: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

465

1.2.4. Địa vị, ảnh hưởng của Thi kinh tại Trung Quốc

1.2.5. Tiếp nhận Thi kinh tại Việt Nam

1.3. Sở từ và Khuất Nguyên

1.3.1. Khái niệm Sở từ và tác phẩm Sở từ

1.3.2. Khuất Nguyên – nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc

+ Khuất Nguyên – một nhân cách lớn và độc đáo

+ Khuất Nguyên – nhà từ tác số một

1.3.3. Địa vị, ảnh hưởng của Khuất Nguyên trong văn học Trung Quốc

1.3.4. Tiếp nhận Khuất Nguyên tại Việt Nam

Nội dung 2. DÂN CA NHẠC PHỦ ĐỜI HÁN VÀ DÂN CA NAM BẮC TRIỀU

2.1. Dân ca Nhạc phủ đời Hán

2.1.1. Khái niệm Nhạc phủ và Nhạc phủ thi

2.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

2.1.3. Tác phẩm tiêu biểu: Khổng tước đông nam phi (Tiêu Trọng Khanh thê) – Tác

phẩm tự sự thi dài nhất và đạt thành tựu cao nhất

2.2. Dân ca Nam Bắc triều

2.2.1. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Nam triều

2.2.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Bắc triều

2.2.3. Tác phẩm tiêu biểu

Nội dung 3. THƠ CA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC TỪ ĐỜI HÁN ĐẾN ĐỜI

ĐƯỜNG

3.1. Thơ ca Ngụy - Tấn – Nam Bắc triều

3.1.1 Thơ ca thời Kiến An và Chính Thủy

+ “Tam Tào” và “Kiến An thất tử”

+ Nguyễn Tịch và Kê Khang

3.1.2. Thi đàn Lưỡng Tấn

+ Tả Tư và thơ vịnh sử

+ Phách Phác và thơ du tiên

+ Vương Hy Chi và thơ xướng họa

3.1.3. Đào Uyên Minh – ông tổ của thi nhân ẩn dật xưa nay

+ Đào Uyên Minh - ẩn sĩ

Page 466: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

466

+ Đào Uyên Minh – thi nhân ẩn dật

+ Địa vị, ảnh hưởng của Đào Uyên Minh trong văn học Trung Quốc

+ Tiếp nhận Đào Uyên Minh tại Việt Nam

3.1.4. Tạ Linh Vận và thơ sơn thủy

3.1.5. Bão Chiếu và thơ thất ngôn

3.1.6. Dữu Tín và địa vị kế thừa chuyển tiếp

3.2. Thơ ca đời Đường

3.2.1. Nguyên nhân hưng thịnh của thơ ca đời Đường

3.2.2. Đường thi – vấn đề phân kỳ

3.2.3. Đường thi – vấn đề thể loại

+ Cổ phong

+ Tuyệt cú

+ Luật thi

+ Vấn đề cổ cận thể

3.2.4. Một số đặc trưng của Đường thi

+ Đặc trưng phong cốt

+ Đặc trưng hứng tượng

3.2.5. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

3.2.6. Địa vị, ảnh hưởng của Đường thi ở Trung Quốc

3.2.7. Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam

Nội dung 4. PHÚ TRUNG QUỐC TỪ ĐỜI HÁN ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG

4.1. Phú đời Hán

4.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của thể loại phú ở đời Hán

4.1.2. Đặc điểm thể loại

4.1.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

4.1.4. Địa vị, ảnh hưởng của Hán phú trong văn học Trung Quốc

4.1.5. Tiếp nhận Hán phú tại Việt Nam

4.2. Phú các đời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều

4.2.1. Quá trình lưu biến của thể loại phú

4.2.2. Đặc điểm thể loại

4.2.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

Page 467: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

467

4.3. Phú đời Đường

4.3.1. Quá trình lưu biến của thể loại phú

4.3.2. Đặc điểm thể loại

4.3.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

Nội dung 5. THỂ LOẠI TỪ Ở ĐỜI ĐƯỜNG

5.1. Từ đời Đường

5.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của thể loại từ ở đời Đường

5.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

5.1.3. Tác phẩm tiêu biểu

Nội dung 6. TỪ TIỂU THUYẾT NGỤY - TẤN - NAM BẮC TRIỀU ĐẾN

TRUYỀN KỲ ĐỜI ĐƯỜNG

6.1. Tiểu thuyết Ngụy – Tấn – Nam Bắc triều

6.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của tiểu thuyết thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều.

6.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

6.1.3. Tác phẩm tiêu biểu

6.2. Truyền kỳ đời Đường

6.2.1. Khái niệm “truyền kỳ”

6.2.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

6.2.3. Tác phẩm tiêu biểu

6.2.4. Địa vị, ảnh hưởng của truyền kỳ đời Đường trong văn học Trung Quốc.

6.2.5. Tiếp nhận truyền kỳ đời Đường tại Việt Nam

Nội dung 7. LÝ LUẬN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG

7.1. Khái quát thành tựu lý luận văn học của Trung Quốc từ đời Hán đến đời

Đường

7.2. Các tác giả - tác phẩm tiêu biểu

7.2.1. Trước đời Đường:

+ Mao thi tự (Tử Hạ ?)

+ Điển luận – Luận văn của Tào Phi

+ Văn phú của Lục Cơ

+ Thi phẩm của Chung Vinh

+ Văn tuyển tự của Tiêu Thống

Page 468: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

468

+ Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp

7.2.2. Đời Đường:

+ Lý Bạch và Đỗ Phủ: tác phẩm lý luận và quan niệm về văn học

+ Hạo Nhiên và Thi thức

+ Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên: lý luận của phong trào cổ văn

+ Tư Không Đồ và Thi phẩm

Nội dung 8. Khái quát văn học Minh Thanh

1.1. Hoàn cảnh xã hội-lịch sử: sự thiết lập vương triều Minh (1368 – 1644) và triều

đình đô hộ Mãn Thanh (1644 - 1911) - hai triều đại, một tính chất chế độ xã hội; sự

đề cao lý học Tống nho và ảnh hưởng của nó đối với chính sách văn hóa của hai

triều đại – đề cao văn bát cổ, phát triển đồ thư, hiện tượng ngục văn tự.

1.2. Hai dòng văn học: chính thống và bình dân; sự nảy sinh, phát triển các thể loại

hí khúc, truyền kỳ như là biểu hiện những xung đột cũ-mới.

1.3. Tiểu thuyết cổ điển như là thành tựu rực rỡ nhất của giai đoạn văn học này:

nguồn gốc, nội dung phản ánh, hình thức thể hiện (tổng quan)

Nội dung 9. Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)

2.1. Nguồn gốc ra đời của bộ tiểu thuyết: từ Tam quốc chí bình thoại đến tiểu thuyết

chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.

2.2. Cốt truyện: cách tổ chức cốt truyện, sự thực lịch sử của một số tình tiết hư cấu.

2.3. Nhân vật: các hình tượng Lưu Bị, Khổng Minh, Tào Tháo, Quan Công và thái

độ của La Quán Trung

2.4. Đặc điểm thể loại (cách dẫn chuyện, lời bình, những yếu tố của Phật giáo, …)

trong sự khác biệt với tiểu thuyết lịch sử, ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội

Trung Quốc

Nội dung 10. Thủy hử (Thi Nại Am)

3.1. Vài nét về Thi Nại Am. Nguồn gốc tác phẩm: từ truyền thuyết dân gian, lịch sử

về khởi nghĩa nông dân thời Bắc Tống đến Thủy hử truyện của Thi Nại Am. Tình

hình lưu truyền văn bản Thủy hử truyện: các bản của Quách Huân (đời Minh), Kim

Thánh Thán (đời Thanh).

3.2. Bức tranh nghệ thuật sinh động về cuộc nổi dậy nông dân trong xã hội phong

kiến Trung Quốc: diễn biến cuộc khởi nghĩa

Page 469: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

469

3.3. Hình tượng những người anh hùng Lương sơn bạc: anh hùng hay tướng cướp,

cách mạng hay nổi loạn?

3.4. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: cá tính hóa nhân vật qua hành động và ngôn

ngữ, bước đầu chú ý tới quá trình tâm lý; kết cấu xâu chuỗi, đoản thiên liên hoàn

tiểu thuyết.

Nội dung 11. Tây du ký (Ngô Thừa Ân)

4.1. Quá trình hình thành tác phẩm

4.2. Nội dung tư tưởng và các hình tượng nhân vật Đường Tăng, Tôn Ngộ Không,

Trư Bát Giới

4.3. Cuốn tiểu thuyết tôn giáo giáo (Đạo, Phật) hay chống tôn giáo. Sắc thái hài

hước, châm biếm trong tác phẩm.

4.4. Ảnh hưởng của Tây du ký đối với đời sống tinh thần của trẻ em Trung Quốc và

Việt Nam

Nội dung 12. Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh)

5.1. Bồ Tùng Linh và Liêu trai chí dị. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC NGA

Page 470: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

470

1. Mã học phần: LIT3055

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

- Họ và tên: Phạm Gia Lâm

+ Chức danh: Phó Giáo sư

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Nguyễn Thu Thuỷ

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Nguyễn Thị Như Trang

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Nắm được kiến thức cơ bản, nền tảng của môn học. Cụ thể: tổng quan về xã hội,

lịch sử, văn học đồng thời có liên hệ với một số nền văn học khác cùng thời đại.

- Nắm được xu hướng cơ bản nhất về tiến trình văn học; những trào lưu, khuynh

hướng trong văn học có ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới.

- Trang bị về lí thuyết nghiên cứu văn học song song với thực hành (trên lớp, ở

Page 471: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

471

nhà, làm tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp).

* Kĩ năng:

- Có kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp, phân tích văn bản nghệ thuật một cách chính

xác, khách quan, khoa học;

- Có kĩ năng tự tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề nghiên cứu trước mắt và lâu

dài, v.v.

* Thái độ:

- Yêu thích học phần và ngành học của mình;

- Có thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa - nghệ thuật của một nền văn

hóa khác với chúng ta, đánh giá chúng một cách khách quan, khoa học để từ đó có

sự liên hệ với nền văn hóa dân tộc.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Nga thế kỷ XX trong

từng giai đoạn phát triển chủ yếu của nó trên các phương diện: hệ vấn đề, các motif

nhân vật, những khuynh hướng phong cách; về cá tính sáng tạo của một số tác gia

tiêu biểu.

* Kĩ năng:

- Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác

phẩm tiêu biểu của văn học Nga thế kỷ XX (qua bản dịch tiếng Việt).

- Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.

* Thái độ:

- Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của

văn học Nga thế kỷ XIX, thế kỷ XX, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa nền

văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa đương đại của chúng ta.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- Học phần này chú trọng đến việc tham gia thảo luận của sinh viên trên lớp. Tùy

Page 472: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

472

theo từng vấn đề thảo luận, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên chuẩn bị theo nhóm

rồi cử đại diện trình bày (các thành viên khác trong nhóm bổ sung khi được yêu

cầu) hoặc theo từng cá nhân. Nếu sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận trên

lớp có thể nộp (trực tiếp hoặc qua email) phần chuẩn bị của mình dưới dạng phác

thảo đề cương (trong 2 trang A4 ~ 600 từ) về một trong những vấn đề được đưa ra

thảo luận và được hồi âm vào buổi học sau. Phần này có điểm đánh giá kết quả

chung cho các thành viên trong nhóm hoặc riêng cho từng cá nhân.

- Bài tiểu luận giữa kỳ là sự thu hoạch của mỗi sinh viên từ những buổi thảo luận

trên lớp, được thể hiện và đánh giá như một báo cáo khoa học. Bài tiểu luận có dung

lượng khoảng 2000 từ (tối đa 5 trang A4, font Unicode, kiểu chữ Times New

Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 Lines).

- Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học

Chuyên cần (hiện diện trên lớp, chuẩn bị và

tham gia thảo luận) 20% (2 điểm)

Kiểm tra giữa kỳ 30% (3 điểm)

Thi kết thúc môn học 50% (5 điểm)

Kết quả môn học 100% (10 điểm)

9. Giáo trình bắt buộc:

[1]. Fash A.X.Puskin, Thơ trữ tình (nhiều người dịch), Nxb.VH, 1999 (sinh

viên đọc các bài Tự do, Gửi Saadaev, Người tù, Ánh mặt trời của ban ngày đã tắt,

Người gieo giống tự do trên đồng vắng, Gửi biển, Cây Ansa và một vài bài thơ tình

tự chọn).

[2]. A.X.Puskin, Epghênhi Onheghin, Thái Bá Tân dịch, H, 1987.

[3]. A.X.Puskin, Truyện ngắn, NXB. Cầu vồng, M, 1985 (sinh viên tự chọn

một/một vài truyện).

[4]. N.Gogol, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, Nxb.VH, 1963.

Page 473: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

473

[5]. N.Gogol, Bức chân dung, Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba dịch, Nxb.VH

1971.

[6]. N.Gogol, Những linh hồn chết, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb.VH 1965.

[7]. F.Dostoievsky, Tội ác và trừng phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Phổ dịch,

Nxb.VH, 2000.

[8]. F.Dostoievsky, Anh em nhà Karamazov, Phạm Mạnh Hùng dịch,

Nxb.VH, 2000.

[9]. L.Tolstoy, Chiến tranh và hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VH 2001.

[10]. L.Tolstoy, Anna Karenina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, Nxb.VH, 2002.

[11]. L.Tolstoy, Phục sinh, Vũ Đình Phòng, Phùng Uông dịch, Nxb.Hội nhà

văn.

[12]. Sekhov, Tuyển tập truyện ngắn, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch,

Nxb.VHTT, 2001 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện).

[13]. A.Sekhov, Tuyển tập kịch, Nhị Ca, Lê Phát, Dương Tường dịch,

Nxb.Văn hóa (sinh viên đọc Vườn anh đào)

[14]. Giáo trình Lịch sử Văn học Nga (Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính

chủ biên...), Nxb.GD 1997 (sinh viên đọc các phần liên quan đến nội dung môn

học).

[15]. M.Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Trần Đình Sử, Lại

Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb.GD, 1998.

[16]. Phạm Vĩnh Cư. Trekhov - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch, T/c VHNN

4/2004. Blok A., Esenin S., Thơ. Văn học, Hà Nội, 1985

[17]. Bunin I., Tuyển tập tác phẩm. Lao động, Hà Nội, 2002.

[18]. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính,.. , Lịch sử văn học Nga. Giáo dục,

Hà Nội, (1997), 2002.

[19]. Gorky M., Tuyển tập truyện ngắn. Văn học. Hà Nội, 2004

[20]. Kịch. Văn học. Hà Nội, 1978

Page 474: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

474

[21]. Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi. Văn học. Hà Nội,

(1971, 2002) 2007

[22]. Pasternak B., Bác sĩ Zhivago. Phụ nữ, Hà Nội, 2006

[23]. Sholokhov M., Sông Đông êm đềm. Hội nhà văn. Hà Nội, 1993

[24]. Số phận một con người.Văn học. Hà Nội, 2004

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Văn học Nga với những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc là một trong những

nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Xét trên toàn bộ tiến

trình phát triển của văn học viết từ thế kỷ X đến nay thì thế kỷ XIX là giai đoạn văn

học phát triển rực rỡ nhất với tên tuổi của nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu

thuyết, nhà viết truyện ngắn bậc thầy mà phong cách, uy tín, cá tính sáng tạo của họ

có tác động không nhỏ tới văn học thế giới.

Nội dung chính của môn học là trang bị kiến thức cơ bản về văn học Nga thế kỷ

XIX với các tác gia tiêu biểu sáng tác trên các thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện

ngắn; phân tích, lý giải sự vận động của văn học cùng những phong cách tác giả từ

góc độ thi pháp học lịch sử.

Một nội dung quan trọng không kém đó là phát triển khả năng phân tích, bình luận,

nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở những lí

thuyết nhân văn hiện đại. Môn học tập trung vào một số tác gia kinh điển của văn

học Nga thế kỷ XX, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XIX đến khi Liên xô tan rã

(1991): M.Gorky, I.Bunin, S.Esenin, B.Pasternak và M.Sholokhov. Nghiên cứu tác

phẩm của họ, nhất là của những nhà văn đoạt giải Nobel văn học, đồng thời tiêu

biểu cho ba bộ phận cấu thành - I.Bunin (văn học “kỷ nguyên bạc” và hải ngoại),

B.Pasternak (văn học “bị cấm đoán” trong nước) và M.Sholokhov (văn học xô viết)

- trong bối cảnh văn hóa-xã hội, người học sẽ thấy được những biểu hiện của truyền

thống chủ nghĩa nhân bản Nga cũng như những cách tân độc đáo về thể loại: thơ trữ

tình, tiểu thuyết và truyện ngắn.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Nội dung 1. Bức tranh khái quát văn học Nga thế kỉ XIX

_Toc1627776241.1. Văn học Nga từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII

Page 475: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

475

- VH Nga cổ từ thế kỷ X-XVII: 3 giai đoạn (XI-XIII, XIII-XV, XVI-XVII). Biên

niên sử- thể loại văn học cổ nhất. Bài ca binh đoàn Igor.

- VH Nga thế kỷ XVIII: Chủ nghĩa cổ điển (những năm 30-70). Lomonoxov,

Xumarocov, Fonvidin. Dergiavin. Trường phái tình cảm chủ nghĩa. Karamzin.

1.2. Văn học Nga thế kỷ XIX

1.2.1. Văn học Nga nửa đầu thế kỷ XIX. Bối cảnh xã hội: Cuộc chiến tranh Ái

quốc vĩ đại chống Napoleon 1812. Khởi nghĩa tháng Chạp 14/12/1825. Triều

đại Nicolai I (1825-1855).

- Giai đoạn văn học lãng mạn. Đặc thù của CNLM Nga so với CNLM Tây Âu. Thi

pháp chủ nghĩa lãng mạn. Sự hình thành CNLM- 1790-1825. CNLM Nga những

năm 1825-1840.

- Giai đoạn văn học hiện thực. Sự hình thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa.

Crưlov.Gribiedov. Ý nghĩa chủ đạo của trào lưu hiện thực những năm 30. Puskin.

Lermontov. Gogol. Sự phát triển của văn xuôi. Hình thành “trường phái tự nhiên”

như giai đoạn đầu của CNHTPP (nguyên tắc sáng tạo của trường phái qua hai bài

báo của Belinxki Nhìn văn học Nga năm 1846 và Nhìn văn học Nga năm 1847) và

sự phân hóa nó vào cuối những năm 40.

1.2.2. Văn học Nga nửa cuối thế kỷ XIX

- Bối cảnh xã hội : Chiến tranh Crưm 1854-1856. Cải cách nông nô 1861. CNTB phát

triển. Sự khủng hoảng của nhà nước quân chủ chuyên chế. Sự hình thành các tổ

chức vô sản đầu tiên 1895.

- Các trào lưu tư tưởng : Trào lưu sùng Xlavơ, trào lưu sùng phương Tây (nhóm dân

chủ-cách mạng, nhóm tự do chủ nghĩa). Phong trào dân túy.

- Tình hình văn học: Văn học những năm 50-60 (Turgenev.Gonsarov.

Sernưsevxki...). Văn học những năm 70 (Doxtoievxki. Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy).

Văn học những năm 80-90 (Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy. Lexcov. Sekhov). Sự manh

nha của nền văn học vô sản (Gorki, Xerafimovich)

Nội dung 2. A.X.Puskin (1799-1837)

2.1. Thơ trữ tình và các bản trường ca phương Nam. Cảm hứng công dân trong thơ

Page 476: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

476

Puskin. Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn qua trường ca Người tù Capca, Đoàn người

Digan.

2.2. Tiểu thuyết thơ Epghenhi Onheghin - tiểu thuyết hiện thực (đặc điểm thể loại,

đặc điểm cốt truyện - kết cấu, kiểu nhân vật con người thừa)

2.3. Truyện ngắn - sự khởi đầu của truyện ngắn hiện thực.

Nội dung 3. N.V.Gogol (1809-1852)

3.1. Quan niệm về hài kịch của Gogol. Phân tích hài kịch Quan thanh tra trên các

phương diện đặc trưng cái hài, kết cấu, nhân vật, ý nghĩa xã hội-tư tưởng.

3.2. Tập truyện Peterburg và cấu trúc cái kỳ ảo, cái hài. Lãng mạn và hiện thực

trong sáng tác Gogol.

3.3. Tiểu thuyết Những linh hồn chết. Đặc điểm thể loại. Hình tượng tác giả. Hình

tượng nhân vật. Vai trò các trữ tình ngoại đề trong kết cấu Những...

3.4. Thư gửi Gogol của Belinxki và vấn đề thế giới quan của nhà văn thời kỳ khủng

hoảng.

Nội dung 4. F.M.Dostoevsky (1821-1881)

4.1. Bút ký dưới hầm – “khúc nhập đề” cho sáng tác Dostoevsky. “Con người dưới

hầm” - kiểu nhân vật đặc biệt trong sáng tác Dostoevsky. Hình tượng / biểu tượng

“hầm tối” trong truyện.

4.2. Tội ác và trừng phạt. Kiểu nhân vật (nhân vật tư tưởng, cấu trúc hình tượng) và

kiểu cốt truyện (các tình huống thử thách, lựa chọn, “ngưỡng”...trong tiểu thuyết)...

4.3. Anh em nhà Karamazov - tiểu thuyết “ tổng kết” của Dostoevsky; sự thể hiện

các chủ đề và tư tưởng quan trọng nhất của sáng tác Dostoevsky. Hệ thống nhân

vật. Đặc điểm cốt truyện - kết cấu...

4.4. Bakhtin về Dostoevsky.

Nội dung 5. L.N.Tolstoy (1828-1910)

5.1. Chiến tranh và hoà bình. Ý nghĩa tiêu đề. Thể loại (“tiểu thuyết-dòng chảy” -

N.Gei, “tiểu thuyết-sử thi” - A.V.Tritrerin, A.A.Xaburov...). “Tư tưởng nhân dân”

và “tư tưởng gia đình” trong tác phẩm. “Lịch sử” và “cá nhân”, “cái chung” và “cái

riêng” trong tiểu thuyết. Nhân vật (kiểu nhân vật “tìm đường”). Đặc trưng của “cốt

truyện đi tìm chân lý”. Đặc trưng “phép biện chứng tâm hồn” của Tolxtoy.

5.2. Anna Karenina. Thể loại (“ tiểu thuyết của sự tìm kiếm” -V.Sklovxki, “ tiểu

Page 477: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

477

thuyết của sự kết thúc” - N.Gei). Đặc điểm kết cấu hai tuyến Anna và Levin. Hệ

thống nhân vật. “ Sự lẫn lộn khái niệm” và “ ánh sáng của tình yêu” trong những

tìm kiếm tinh thần của Levin. Hệ thống các ẩn dụ mang tính khái niệm: “vực thẳm

cuộc đời”, “mạng lưới dối trá”, “con đường cuộc sống”, “giấc mơ cuộc đời”... “Tư

tưởng gia đình” như một tư tưởng nghệ thuật “tương đương” với “tư tưởng nhân

dân” trong miêu tả thời đại khủng hoảng.

5.3. Bước ngoặt trong thế giới quan của Tolstoy. Học thuyết của Tolxtoy về đạo

đức. Tôn giáo như là sự nhận thức của con nguời về chính mình trong viễn cảnh của

sự vĩnh cửu. Kito giáo như là một học thuyết đạo đức về sự hoà nhập cuộc sống

riêng với cuộc sống chung.

5.4. Phục sinh. Thể loại (“tiểu thuyết-luận đề”, “tiểu thuyết-thể nghiệm”...). Mối

liên hệ cái chung – cái riêng như là trục đạo đức-triết học cơ bản của tiểu thuyết.

Đặc điểm cốt truyện - kết cấu (tình huống ra khỏi sự tồn tại khép kín, cô lập của con

người, sự cân bằng không bền vững của những mặt đối lập trong thế giới và trong

con người, phục sinh như một quá trình chứ không phải kết quả).

Nội dung 6. A.P. Sekhov (1860-1904)

6.1. Sekhov trong bối cảnh văn học Nga 20 năm cuối thế kỷ (thể loại mới, tầng lớp

độc giả mới...). Hai giai đoạn trong sáng tác Sekhov : trước và sau 1888.

6.2. Chủ đề của sáng tác Sekhov : những con người bình thường trong cuộc sống

bình thường. “Tôi muốn vắt kiệt từng giọt máu nô lệ trong mỗi con người”. Motip

tuổi già. Motip sự hồi sinh.

6.3. Nhân vật của Sekhov

6.4. Kỹ thuật truyện Sekhov. Vai trò của mạch ngầm trong truyện. Đặc điểm của

những kết thúc mở.

6.5. Những cách tân kịch của Sekhov so với kịch Nga cổ điển. Kiểu nhân vật mới

(“con người bình thường nhất”) và đặc điểm hệ thống các vai diễn (“phi trung tâm

hóa”). “Trữ tình hóa” kịch. Mối liên hệ giữa văn xuôi và kịch Sekhov (hệ vấn đề

chung, mối tương quan giữa văn bản và mạch ngầm văn bản).

Nội dung 7. Văn học Nga thế kỷ XX là một hệ thống thẩm mỹ thống nhất (Tổng

quan)

1.1. Thế kỷ XX – thời đại “tăng tốc bi kịch” trên thế giới và ở chính nước Nga.

Page 478: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

478

Những hệ lụy của hoàn cảnh xã hội-lịch sử phức tạp và sự biến đổi thước đo giá trị

văn học.

1.2. Ba bộ phận cấu thành văn học Nga thế kỷ XX: văn học “kỷ nguyên bạc” (từ

đầu những năm 90 của thế kỷ XIX đến 1917), văn học Nga trong nước (xô viết

chính thống và “bị cấm đoán”), văn học Nga ở nước ngoài.

1.3. Những quy luật của tiến trình văn học: mối liên hệ với văn học cổ điển Nga

(truyền thống chủ nghĩa nhân bản Nga), trường vấn đề (nhân dân và giới trí thức,

con đường phát triển của nước Nga, “con người nhỏ bé”); những tiếp xúc sáng tạo,

tương tác và đối nghịch (cảm hứng ký ức, motif Kyto giáo,…)

1.4. Những khuynh hướng thể loại và phong cách: văn xuôi về chiến tranh và văn

xuôi về làng quê Nga; những hình thức ước lệ trong tiểu thuyết Nga thế kỷ XX; các

xu hướng phong cách trữ tình và triết lý.

Nội dung 8. Aleksey Maksimovich Gorky (28.03.1868 - 18.06.1936)

2.1. Những ngọn nguồn của tài năng văn học: folklore, văn học cổ điển Nga và

châu Âu, trải nghiệm cá nhân trong lao động kiếm sống (bộ ba tự thuật Thời thơ ấu,

Kiếm sống, Những trường đại học của tôi).

2.2. Những thể nghiệm cách tân ban đầu:

2.2.1. Các truyện ngắn lãng mạn Makar Chudra, Bà lão Izergin, Bài ca chim

Ưng,...: vấn đề tự do, chiến công và quan niệm về giá trị của cuộc sống.

2.2.2. Các truyện ngắn hiện thực Chenkash, Konovalov, Một con người ra đời, kịch

Dưới đáy, truyện vừa Foma Gordeev: tư tưởng “không thỏa thuận với cuộc sống”

và quan niệm về nhân cách kiểu mới.

2.3. Những trăn trở trên con đường đạt tới giá trị của nhân cách tự do: Bộ ba tự

thuật (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), tiểu thuyết Sự nghiệp

gia đình Artamonov với vấn đề ý nghĩa của tình yêu và lòng nhân từ, tinh thần bất

vụ lợi và sức mạnh của trí tuệ trong cuộc sống con người.

2.4. Phong cách của Gorky: “huyền thoại về con người” là cơ sở cho sự hòa quyện

giữa sử thi và trữ tình, chính luận và lãng mạn, tạo nên “chất cổ tích” trong phong

cách của Gorky.

Nội dung 9. Ivan Alekseyevich Bunin (10.10.1870 - 08.11.1953)

3.1. Con đường văn nghiệp

Page 479: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

479

3.1.1. Hai cột mốc đường đời: 1888 – rời bỏ “tổ quý tộc” để kiếm sống; 1920 – cuộc

sống lưu vong cô đơn, buồn tủi nơi đất khách (Pháp).

3.1.2. Giải Nobel văn học (1933): vinh quang và cay đắng của “nhà cách tân-cổ lỗ”

độc nhất vô nhị.

3.2. Triết luận-trữ tình về cuộc sống Nga, con người Nga.

3.2.1. Vấn đề số phận của thế giới và nền văn minh: các truyện ngắn Quý ông từ

San Francisco đến/Những quả táo Antonov.

3.2.2. Tình yêu, thời gian và ký ức, cái chết … - những motif nhân bản: các truyện

ngắn Say nắng, Hơi thở nhẹ, Những con đường rợp bóng cây xanh, truyện vừa

Nàng Lika.

3.2.3. Trầm tư và hoài niệm cay đắng về nước Nga: Ngày thứ hai trong trắng, Cuộc

đời Arsenev.

3.3. Phong cách bi ký (epitaph) của văn xuôi I.Bunin.

Nội dung 10. Sergei Aleksandrovich Esenin (03.10.1895 - 28.12.1925)

4.1. “Toàn bộ tiểu sử của tôi đều nằm trong thơ tôi”.

4.1.1. Tuổi thơ trong môi trường nông dân gia trưởng: tính cách nghịch ngợm kết

hợp với niềm thành kính tôn giáo tạo nên đặc điểm diện mạo Esenin.

4.1.2. Năm giai đoạn phát triển tư tưởng-phong cách kế tiếp nhau trong thơ Esenin:

- Giai đoạn 1: Những sáng tác trước Cách mạng tháng Mười. Các tập thơ Lễ cầu

hồn, Sách thánh ca (1916)

- Giai đoạn 2: Các bài thơ thể hiện thái độ nồng nhiệt chào đón Cách mạng tháng

Mười trong Lễ biến hình, Inoniya, Miếu thờ hương thôn (1918).

- Giai đoạn 3: Những bài thơ thể hiện thái độ tiêu cực đối với những quá trình xã

hội ngay sau Cách mạng tháng Mười Bức tam bình, Tự bạch của hooligan, thể

nghiệm kịch thơ Pugachev (1921), Xứ sở quân đê tiện

- Giai đoạn 4: Những bài thơ trữ tình riêng tư trong Moskva quán rượu, Những giai

điệu Ba Tư (1924).

- Giai đoạn 5: Chùm thơ về những ấn tượng chủ quan trước cuộc sống mới xô viết

Nước Nga xô viết, trường ca Anna Snegina, Con người hắc ám (1925)

4.2. “Thơ trữ tình của tôi được nuôi dưỡng bởi tình yêu lớn lao, tình yêu Tổ quốc”

4.2.1. Người “ca sĩ của đồng quê” nước Nga nông thôn gia trưởng, Kyto giáo chính

Page 480: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

480

thống. Các bài thơ Ôi, nước Nga…, Ôi, tôi tin, tôi tin đời hạnh phúc, …

4.2.2. Từ “thiên đường muzhik” đến “nước Nga sắt thép”.Các bài thơ Tiếng gọi du

dương (1918), Một bài thơ (1924), Ánh trăng lai láng lạnh lùng (1925).

4.3. “Đất nước vậy ra là thế đó”: kẻ “lưu vong” trên quê hương Nga xô viết. Bài

thơ Nước Nga xô viết, Ta lần lượt ra đi ít một… (1924)

4.4. “Trên đời này chết chẳng có gì là mới,…”: tìm về nguồn cội như là lối thoát

khỏi bi kịch của thời đại; “hội chứng Esenin”. Phong cách thơ Esenin.

Nội dung 11. Boris Pasternak (10.02.1890 – 30.05.1960).

5.1. Sự nghiệp sáng tác. Sự gắn bó với Kyto giáo, niềm say mê âm nhạc, triết học -

ba nhân tố quan trọng nhất hình thành nên tài năng văn học của Pasternak. “Vĩnh

biệt triết học”, vượt qua chủ nghĩa tượng trưng và vị lai để trở thành “nhà thơ hay

nhất của Liên bang xô viết” (1913 - 1934). Nhà thơ-dịch giả tồn tại với những khát

khao tái sinh thầm lặng mà mãnh liệt (những năm 40). Bị truy đuổi “giữa hai làn

đạn” để bảo toàn giá trị nhân cách độc lập, chính trực (scandal từ sau Giải Nobel

văn học 1958).

5.2. Tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” – “sự kế tục những truyền thống vĩ đại của tiểu

thuyết sử thi Nga”. Giải pháp nghệ thuật độc đáo cho vấn đề con người và Cách

mạng với những vấn đề phái sinh: con người và lương tâm, con người và tình yêu,

con người và quyền lực, cái vĩnh cửu và cái nhất thời,…

5.3. “Tôi khiến cả thế giới nhỏ lệ vì số phận của đất nước tôi” – sự tổng hợp giữa

thơ và cuộc đời, trữ tình và triết lý như là đặc trưng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết.

Nội dung 12. Mikhail Sholokhov (24.05.1905 – 21.02.1984)

6.1. Vấn đề tác quyền “Sông Đông êm đềm” – scandal văn chương lớn nhất thế kỷ.

6.1.1. Ba nguyên nhân gây nên giả thuyết “đạo văn”: tuổi đời trẻ và học vấn thấp,

tin đồn, không có bản thảo làm minh chứng (1928 - 1999).

6.1.2. “Giải oan”: bản thảo có bút tích của Sholokhov (tập I và tập 2, gồm 850

trang) bị thất lạc và được tìm thấy (ITAR-TASS, 25.10.1999) và công bố trên

internet (http://www.lenta.ru/news/2005/05/13/).

6.2. “Sông Đông êm đềm”- tiểu thuyết sử thi về số phận con người trong cách mạng

và nội chiến, một bước tiến mới của chủ nghĩa hiện thực.

- Sự kết hợp giữa tài năng sắc sảo và tư duy lịch sử sáng suốt trong vấn đề số phận

Page 481: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

481

cộng đồng kozak; biện chứng tương tác giữa nhân tố cá nhân, cái tự nhiên và nhân

tố xã hội, định hướng tương lai trong nhãn quan lịch sử, tầm cao của chủ nghĩa nhân

đạo.

- Hình tượng con người trước “ngã ba” của lịch sử: các hình tượng phụ nữ và âm

điệu ki kịch-trữ tình; Grigori Melekhov – nhân vật điển hình của thời đại; nguồn

gốc và tính chất bi kịch-sử thi trong số phận nhân vật.

6.3. Truyện ngắn “Số phận con người” - cột mốc đánh dấu giai đoạn phát triển

mới của văn xuôi viết về chiến tranh của Liên xô và thế giới.

Những đặc điểm tính cách dân tộc và quy mô sử thi trong nhân vật Andrei Sokolov.

Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm. Truyền thống và cách tân về phương diện thi

pháp thể loại của tác phẩm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

Page 482: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

482

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Hà Nội, 2015

Page 483: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

483

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: DẠY HỌC VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ

THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Dạy học Văn học trong nhà trường phổ thông

- Mã học phần: TMT2050

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học xong học phần này, sinh viên hiểu và phân tích được cấu trúc nội dung

chương trình dạy học Văn ở trường THPT. Trên cơ sở tích hợp tri thức liên ngành

Văn trong dạy học môn học cấu tạo SGK từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và

Làm văn, sinh viên biết tổng hợp và đánh giá được các mối liên hệ về phương

pháp và kĩ năng dạy-học chương trình Văn trung học. Biết tổ chức dạy học Văn ở

trường THPT.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung chương trình Ngữ văn THPT

- Hiểu được cách thiết kế, cấu trúc các bài học trong CT Văn THPT.

- Kiến thức cụ thể về các phương pháp dạy học các phân môn Văn học.

3.2.2. Kỹ năng:

Page 484: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

484

- Phân tích cấu trúc chương trình nội dung dạy học Văn (liên hệ chiều dọc qua các

cấp lớp ở mỗi phân môn và liên hệ chiều ngang giữa các phân môn).

- Tổng hợp và đánh giá được các mối liên hệ về phương pháp và kĩ năng dạy-học

chương trình Ngữ Văn trung học trên cơ sở tích hợp tri thức liên ngành Văn-Ngữ

trong dạy học môn học cấu tạo SGK từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm

văn.

- Vận dụng được các phương pháp đã học để dạy học các kiểu bài thuộc các phân

môn Văn trong chương trình dạy học.

- Tổ chức được các hoạt động sư phạm trong một giờ dạy học Văn.

- Hướng dẫn được học sinh tự học, tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Văn

học.

- Có ý thức dạy học theo đặc trưng kiểu bài thuộc ba phân môn nhưng đồng thời

cũng có ý thức tích hợp tri thức Văn học.

- Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo định hướng phát huy tính

tích cực của người học, cập nhật với quy trình, PPDH hiện đại theo chuẩn quốc tế.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Sinh viên vươn lên tầm tích hợp kiến thức Văn học-Ngôn ngữ-Làm văn vào trong

thực tiễn nhận thức và dạy học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Chương trình, phương pháp dạy học Ngữ Văn là học phần trang bị cho sinh viên

những kiến thức về nội dung, đặc điểm, kết cấu chương trình Ngữ Văn THPT và

các phương pháp dạy học từng kiểu bài cụ thể của chương trình văn học THPT

Phương pháp dạy học Văn học dựa trên đặc trưng tiếp nhận văn học trong nhà

trường để đưa ra những phương pháp dạy học văn hiệu quả nhất; từ đó cung cấp

các phương pháp dạy các bài thuộc các phần: Văn học sử, Tác phẩm văn học Việt

Nam, Lý luận văn học và Văn học nước ngoài.

Page 485: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

485

2 Kết thúc chương, SV cần

phải:

- Nhận diện đặc điểm của các

loại văn bản văn học đem vào

làm thành các đơn vị bài học

phân môn Văn trong SGK

(văn bản tác phẩm văn

chương/văn bản văn học nói

chung).

- Phân biệt được bài văn học

sử với bài lí luận văn học và

bài văn chính luận hay

nghiên cứu văn học.

- Trên cơ sở đó lập bảng

thống kê và phân tích cấu

trúc nội dung phần Văn trong

chương trình SGK.

- Hiểu được đặc điểm phương

pháp dạy học phần Văn

(phương pháp dạy học tác

phẩm văn chương theo đặc

trưng loại thể và phương

pháp dạy học đọc hiểu văn

bản tác phẩm đối với dạy học

các bài về tác phẩm văn

chương; phương pháp thuyết

trình đối với các bài về văn

học sử và lí luận văn học;

phương pháp đàm thoại, tích

cực hóa chủ thể người học,

phương pháp dạy học nêu

Chương 2: Chương

trình và Phương

pháp dạy học Văn

học

2.1. Khoa học phương

pháp dạy học Văn

2.2. Phần Văn trong

chương trình Ngữ văn

ở nhà trường phổ

thông

2.2.1.Quan niệm về

phần Văn và việc dạy

học Văn trong nhà

trường THPT

2.2.2.Chương trình

văn học THPT

2.2.3.Thực trạng dạy

học Văn hiện nay và

yêu cầu đổi mới PPDH

Văn

2.3.Dạy học tác phẩm

văn trong tích hợp

Ngữ văn

2.4.Phương pháp dạy

học các kiểu bài cụ thể

2.4.1.Phương pháp dạy

học bài văn học sử

2.4.2.Phương pháp dạy

học bài lý luận văn

học

2.4.3.Phương pháp dạy

Page 486: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

486

vấn đề dựng chung cho cả

phần Văn.

- Thông hiểu đặc trưng của

việc tiếp nhận (đọc-hiểu) tác

phẩm văn chương nói chung,

đặc điểm tiếp nhận tác phẩm

văn chương trong nhà trường

nói riêng.

- Vận dụng tri thức về

phương thức sáng tác và chủ

thể sáng tác để phân biệt văn

học dân gian và văn học văn

học viết, từ đó có phương

pháp dạy học thích hợp các

bài học thuộc hai loại hình

sáng tác này.

- Vận dụng tri thức về loại

hình nghệ thuật để phân biệt

văn học kịch (kịch bản) với

vở diễn sân khấu, từ đó có

cách dạy các trích đoạn kịch

bản trong chương trình.

- Trên cơ sở nhận thức ngôn

ngữ như chất liệu và ngôn

ngữ như là công cụ, phân biệt

được tác phẩm văn chương

như là sáng tác nghệ thuật

ngôn từ và văn bản văn học

như là bài viết nghiên cứu lí

luận phê bình hay văn nghị

luận chính luận, từ đó có

học tỏc phẩm văn

chương (Văn học dân

gian, Kịch bản Văn

học viết gồm văn học

Việt Nam và Văn học

nước ngoài).

Page 487: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

487

phương pháp dạy học thích

hợp các tác phẩm văn chương

và các văn bản khoa học văn

học.

- Vân dụng ý thức văn học so

sánh, tri thức văn học sử,

ngôn ngữ dân tộc và loại hình

văn tự vào việc tiếp cận phần

văn học nước ngoài được đưa

vào chương trinh SGK.

- Dựa trên tri thức lịch sử văn

học kết hợp với hình dung

cấu tạo của nền văn học và ý

thức phân biệt sáng tác nghệ

thuật ngôn từ với văn bản

khoa học văn học để nhận

diện cấu trúc đồng tâm của

phần Văn trong chương trình

SGK.

- Vận dụng tri thức lí luận

văn học nhà văn-tác phẩm-

bạn đọc và giao tiếp văn học

để cắt nghĩa bản chất của tiếp

nhận văn chương, tự mình

đánh giá được hoạt động đọc

hiểu văn bản tác phẩm.

- Giải thích, phân tích được

nguyên do chọn lựa các loại

văn bản văn học đưa vào làm

bài học cho phần Văn trong

chương trình SGK.

Page 488: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

488

- Lí giải được sự phân biệt về

bản chất giữa các loại văn

bản văn học đó như là sự

phân biệt giữa loại hình nghệ

thuật sử dụng chất liệu ngôn

từ gọi là văn chương và các

ngành khoa học nghiên cứu

về văn nghệ thuật văn

chương tạo thành khoa học

Văn học.

- Giải thích được tính tương

thích giữa phương pháp dạy

học với loại bài học trong

phần Văn của SGK.

- Giải thích được lý do lựa

chọn các phương pháp dạy

học trong một giờ dạy cụ thể.

- So sánh, đánh giá được ưu

nhược điểm của từng phương

pháp.

5

Kết thúc chương, SV:

-Thấu hiểu mục đích của

kiểm tra-đánh giá trong dạy

học môn Ngữ văn.

-Phân tích được nội dung,

hình thức kiểm tra-đánh giá

trong dạy học môn Ngữ văn ở

THPT.

- Phân tích và tổng hợp được

dạng bài kiểm tra Ngữ văn ở

THPT.

Chương 3: Phương

pháp kiểm tra-đánh

giá trong dạy học

Ngữ Văn

3.1.Mục đích của kiểm

tra- đánh giá môn Ngữ

văn ở THPT

3.2.Các nội dung kiểm

tra- đánh giá

3.2.1. Kiến thức

3.2.2.Kĩ năng

2

g

i

t

í

n

c

Page 489: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

489

- Thấu hiểu quan điểm đánh

giá năng lực trong dạy học

Ngữ văn.

- Tổ chức được tiết dạy kiểm

tra viết phân môn Đọc- hiểu,

Tiếng Việt và Làm văn.

-Có phương pháp và kĩ năng

đánh giá năng lực môn Ngữ

văn.

3.2.3.Thái độ, hứng

thú và các nội dung

khác

3.3.Các hình thức

kiểm tra-đánh giá môn

Ngữ văn

3.3.1.Hình thức trình

bày miệng

3.3.2.Hình thức trình

bày viết

33.3.Hình thức các

hoạt động ngữ văn

3.4.Các dạng bài kiểm

tra

3.4.1.Kiểm tra thường

xuyên

3.4.2.Kiểm tra cuối bài

học

3.4.3.Kiểm tra giữa kì

3.4.4.Thi hết năm học,

khóa học

3.5.Vấn đề đổi mới

trong kiểm tra- đánh

giá môn Ngữ văn

3.5.1.Kiểm tra- đánh

giá kết quả học tập

3.5.2.Kiểm tra- đánh

giá năng lực

h

5. Phương pháp, hình thức dạy học

Page 490: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

490

5.1 Phân bổ thời lượng (giờ TC): theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc nhóm, Seminar, Thực hành

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. ĐHQG Hà Nội-Univercity Cambridge, Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên

các trường THPT chuyên (Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế; thiết kế dạy

học theo quy trình chuẩn quốc tế; thiết kế hồ sơ dạy học môn Ngữ văn), Hà Nội,

2009.

2- Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi, Giáo trình

Làm văn (Dự án đào tạo GV THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB. ĐHSP, Hà

Nội, 2008.

3. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội 2003.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

+Bắt buộc

4. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể),

NXB ĐHQG, H. 2001.

5. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học Văn ở trường phổ thông, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2001.

6. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn

chương, NXB Giáo dục, 2002.

7. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, H. 2004.

8. Phan Trọng Luận, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB Giáo

dục 1977.

+Lựa chọn

1. M. Arnaudop, Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn học, H. 1978.

2. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ,

Page 491: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

491

NXB Giáo dục, 1995.

4. V.A. Nhicônxki, Phương pháp giảng dạy văn học ở trường PT, NXB GD, H.

1978.

5. Phan Trọng Luận, Xã hội-văn học-nhà trường, NXB ĐHQG, H. 1996.

6. Guy Palmade, Các phương pháp sư phạm, NXB Thế giới, H. 2002.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

+ Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Mục đích, hình thức KT - ĐG Trọng

số

Đánh giá thường

xuyên

Mục đích: đánh giá ý thức học tập,

sự chuyên cần

Hình thức: câu hỏi, phiếu tự đánh

giá, thảo luận.

10%

Bài tập tuần (cá

nhân)

Mục đích: Đánh giá việc tự học,

thực hành của sinh viên

Hình thức: Báo cáo trình bày trên

lớp/Sản phẩm: bài trình chiếu

10%

Bài kiểm tra giữa

kỳ

Mục đích: Đánh giá kết quả học

tập ½ học kỳ, kỹ năng làm việc

nhóm, lấy thông tin phản hồi về

việc học tập để cải tiến việc dạy

học

Hình thức: Thi dạy theo nhóm, tự

chọn một tác phẩm văn học cụ thể

trong chương trình Ngữ Văn

THPT.

20%

Bài thi hết học

phần

Mục đích: Đánh giá kết quả học

tập cuối học phần, lấy thông tin

60%

Page 492: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

492

phản hồi về việc học tập để cải tiến

chương trình, đề cương học phần.

Hình thức: Sản phẩm (Bài thi)

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân): Báo cáo thuyết trình/Bài trình chiếu (có phiếu đánh giá

riêng).

- Bài kiểm tra giữa kỳ: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài thi hết môn: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

Page 493: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

493

Hình thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ;

kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên

môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

(thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Page 494: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

494

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

--------***--------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG

PHỔ THÔNG

Hà Nội - 2015

Page 495: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

495

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Thông tin về giảng viên

* Họ và tên: Phạm Minh Diệu

- Chức danh, học vị: Tiến sĩ

- Địa điểm làm Việc: P.208, nhà C0- Khu Kí túc xá Mễ Trì.

- Điện thoại: 0915.017760 Email: [email protected]

* Họ và tên: Dương Tuyết Hạnh

- Chức danh, học vị: Tiến sĩ.

- Địa điểm làm Việc: P.208, nhà C0- Khu Kí túc xá Mễ Trì.

- Điện thoại: 0975764668 Email: [email protected]

2. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

- Mã học phần: TMT 2051 Số tín chỉ: 3

- Học phần: + Bắt buộc: BB

3. Mục tiêu học phần

3.1. Mục tiêu chung

Học xong học phần này, sinh viên nắm được cấu tạo chương trình và Phương pháp

dạy học các phân môn Tiếng Việt; Sinh viên cập nhật được các kiến thức mới và

hình thành những kĩ năng cần thiết trong Việc tổ chức dạy học Ngữ Văn ở trường

THPT.

a. Kiến thức

Sinh viên:

- Hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa và những nội dung kiến thức cơ bản

về từ ngữ được dạy học trong trường phổ thông.

- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về phương pháp dạy học từ ngữ ở trường phổ

thông.

b. Kỹ năng

- Vận dụng được những lí luận dạy học từ ngữ vào việc giải quyết những vấn đề

nảy sinh trong thực tế dạy học từ ngữ trong nhà trường phổ thông.

Page 496: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

496

- Sáng tạo, chủ động trong việc đề xuất nội dung cũng như phương pháp dạy học

từ ngữ ở trường phổ thông.

- Biết cách nhận xét, đánh giá một nội dung biên soạn, một tiết lên lớp về từ ngữ ở

trường phổ thông.

c. Thái độ:

- Sinh viên có ý thức tìm tòi phương pháp dạy học mới.

- Luôn nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ của bản thân.

3.2. Mục tiêu chi tiết học phần

3.2.1. Mục tiêu chi tiết

I.A.1. Nêu được vai

trò của môn Tiếng

Việt trong Việc thực

hiện mục tiêu giáo

dục chung.

I.A.2. Nêu được cách

cấu trúc bài học TV ở

THPT

I.A.3. Nêu được 2 đặc

điểm của chương

trình Tiếng Việt hiện

nay.

I.B.1. Phân tích

được mối quan hệ

giữa môn Tiếng

Việt và các môn

học khác.

I.B.2. Phân tích

được 2 đặc điểm

của chương trình

tiếng Việt.

I.C.1.

Đánh giá

được vị trí

của môn

Tiếng

Việt và

thái độ

của học

sinh đối

với môn

học này.

Mục

tiêu

Nội

dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Page 497: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

497

Nội

dung 1:

Phân

tích

chương

trình

TV và

giới

thiệu

một số

nguyên

tắc cơ

bản và

những

phương

pháp

đặc

trưng

của

việc

dạy học

tiếng

Vệt

trong

nhà

trường

PT

I.A.4. Nêu được 3

khái niệm cơ bản:

phương pháp luận,

phương pháp và biện

pháp dạy học.

I.A.5. Nêu được 4

nguyên tắc cơ bản

của Việc dạy học

tiếng Việt

I.A.6. Nêu được 3

phương pháp đặc

trưng của Việc dạy

học tiếng Việt.

I.B.3. Phân tích

được bản chất của

phương pháp dạy

học Tiếng Việt

theo hướng tích

cực.

I.B.4. So sánh

phương pháp dạy

học Tiếng Việt thể

hiện trong chương

trình cũ và chương

trình mới. (ít nhất

là ở 2 khía cạnh).

I.B.5. Phân tích

được cơ sở của

Việc lựa chọn

phương pháp và

hình thức tổ chức

dạy học .

I.B.6. Vận dụng

được phương pháp

dạy học Tiếng Việt

theo hướng tích

cực để soạn giáo

án và giảng dạy

một bài cụ thể.

I.C.2.

Đánh giá

được thực

trạng dạy

học Tiếng

Việt hiện

nay.

I.C.3.

Đánh giá

và lựa

chọn

được các

phương

pháp phù

hợp để

tích cực

hoá hoạt

động của

học sinh

trong dạy

học Tiếng

Việt.

Nội

dung 2:

II.A.1. Nêu được 3

loại bài học Tiếng

II.B.1. Vận dụng

được 3 bước trong

II.C.1.

Rút ra

Page 498: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

498

Phương

pháp

dạy học

các

kiểu

bài

Tiếng

Việt

Việt.

I.A.2. Nêu được quy

trình, cỏch thức tổ

chức dạy học 3 loại

bài học Tiếng Việt.

quy trình giảng dạy

kiểu bài lý thuyết

có cấu tạo 3 phần

để soạn giảng một

bài cụ thể.

II.B.2. Vận dụng

được quy trình dạy

kiểu bài lý thuyết

có cấu tạo 2 phần

để soạn giảng một

bài cụ thể.

II.B.3. Vận dụng

được quy trình dạy

kiểu bài thực hành

để soạn giảng một

bài cụ thể.

được sự

khác nhau

(về đặc

điểm, nội

dung,

mục đích)

giữa 2

kiểu bài

lý thuyết

và thực

hành.

Chú giải:

- Bậc 1: Nhớ, biết (A)

- Bậc 2: Hiểu, áp dụng (B)

- Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá (C)

- Số La mã: Chương

- Số Ả rập: thứ tự mục tiêu.

3.2.2. Bảng tổng hợp mục tiêu chi tiết

Mục

tiêu

Nội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng

Nội dung 1 6 6 3 15

Nội dung 2 2 3 1 6

Tổng 8 9 4 21

Page 499: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

499

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về nội dung, đặc điểm, kết cấu

chương trình Tiếng Việt THPT và các phương pháp dạy học từng kiểu bài cụ thể

thuộc các phân môn Tiếng Việt.

Học phần bao gồm 2 nội dung chính:

- Phân tích chương trình TV và giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và những

phương pháp đặc trưng của vviệc dạy học tiếng Vệt trong nhà trường PT

- Phương pháp dạy học các kiểu bài Tiếng Việt

Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhấn mạnh vai trò và tính tích hợp của môn

Tiếng Việt trong trường PT để đề xuất các phương pháp dạy học Tiếng Việt theo

chương trình đổi mới. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của kiểu bài lý thuyết, thực

hành và bài ụn tập, phân môn xây dựng quy trình dạy các kiểu bài cụ thể và thiết

kế một giáo án mẫu.

5. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: TỔNG QUAN PHẦN TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN Ở TRƯỞNG THPT

1.1.Vị trí, vai trò của của phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn ở THPT

1.2. Cấu trúc chương trình Tiếng Việt ở trường THPT

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG

VIỆT Ở TRƯỜNG THPT

2.1.Một số nguyên tắc cơ bản của vViệc dạy học TV

2.2.Những phương pháp đặc trưng của vViệc dạy học TV.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI TIẾNG VIỆT Ở

TRƯỜNG THPT

3.1.Các loại bài học tiếng Việt

3.1.1. Bài lý thuyết

3.1.2. Bài thực hành, luyện tập

3.2.Quy trình dạy học các loại bài học TV

3.2.1.Quy trình dạy học bài lý thuyết

3.2.2.Quy trình dạy bài thực hành, luyện tập

3.3. Bài soạn minh hoạ phần tiếng VViệt

Page 500: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

500

6 . Tài liệu học tập

6.1. Tài liệu chính:

1. Lê A, Nguyễn Quanh Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng VViệt

ở phổ thông trung học, NXB Giáo dục, 1996.

2. Lê A, Vương Toàn, Nguyễn Quanh Ninh, Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ tập 1,

2, NXB Giáo dục, 1989.

6.2. Tài liệu tham khảo:

1. Lê A, “Mấy vấn đề cơ bản của vviệc dạy học tiếng VViệt ở trường phổ thông”,

Tạp chí NCGD, 12/2013.

2. Nguyễn Minh Thuyết, “Về vviệc dạy tiếng ở trường phổ thông”, Tạp chí

NCGD, 12/2008.

3. Bùi Minh Toán, Về quan điểm giao tiếp trong vviệc dạy tiếng VViệt, Tạp chí

NCGD, 11/1992.

4. Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lý luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng

Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia HN, 2003.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung:

Tuần 1: (4 tiết)

Nội dung 1:

a) Phân tích chương trình TV

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết

Từ ...h, đến...h, P......

1. Phân tích chương trình Ngữ văn hiện hành 2. Vị trí của phân môn Tiếng Việt trong CT hiện hành. 3. Dự kiến

Đọc tài liệu: - Tập bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt (tr. 9 tr. 15). - Lê A, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở phổ thông trung

Page 501: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

501

đổi mới CT và vị trí phân môn Tiếng Việt

học (tr. 72 102).

T/luận nhóm

Vị trí phân môn Tiếng Việt trong CT dự kiến

Xêmina Từ ...h, đến...h, P......

Vai trò của môn Tiếng Việt trong trường PT.

Sưu tầm các bài báo, đề tài khoa học Iết về Việc dạy học Tiếng Việt ở PT.

Thực hành

Nghiên cứu CT và SGK Ngữ văn

Tự nghiên cứu

Nghiên cứu dự thảo CT Ngữ văn mới

Tư vấn Sưu tầm tài liệu của Bộ Giáo dục- ĐT

Tuần 2 : (4 tiết) Nội dung 1: b) Một số nguyên tắc cơ bản và những phương pháp đặc trưng môn Tiếng Việt Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết

Từ ...h, đến...h, P......

Giới thiệu nguyên tắc xây dựng chương trình, cấu trúc chung.

Đọc tài liệu: - Tài liệu bồi dưỡng giáo Iên thực hiện chương trình Ngữ Văn 10 bộ mới. - Chương trình Ngữ Văn (từ

SV có thể tự tìm thêm tài liệu để đọc.

Page 502: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

502

PTCS đến THPT)

Thảo luận nhóm

CT Ngữ văn mới

Xemina Từ ...h, đến...h, P......

- Những điểm mới của chương trình Tiếng Việt. - Phương hướng dạy học hiệu quả.

Nghiên cứu SGK Ngữ Văn bộ mới (tập trung ở Ngữ Văn 10)

Thực hành

Khảo sát CT và SGK

Tự ng/ cứu

Nghiên cứu CT mới

Tư vấn Tư vấn cho SV về cách thức làm Việc, phân chia nhóm.

KT-ĐG Bài tập cá nhân.

Mỗi SV nộp 1 bài thu hoạch về chương trình TV.

Tuần 3: (4 tiết)

Nội dung 2: Phương pháp dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT

a) Kiểu bài Mở rộng vốn từ

Hình

thức tổ

chức

dạy học

Thời

gian,

địa

điểm

Nội dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

Lý Từ ...h, 1. Kiểu bài Đọc tài liệu: SV

Page 503: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

503

thuyết đến...h,

P......

Mở rộng

vốn từ và

từ Hán

Việt

- Tập bài

giảng (tr. 16

tr. 24)

- Lê A, sđd,

(tr. 103 tr.

154).

thể

tự

tìm

thêm

tài

liệu

để

đọc.

Thảo

luận

nhóm

Từ ...h,

đến...h,

P......

Mục đich,

nội dung,

PP mở

rộng vốn

từ

1. Chia lớp

thành 2

nhóm, mỗi

nhóm chọn

nghiên cứu

một loại bài.

2. Đọc tài

liệu: Nguyễn

Minh Thuyết

(chủ trì đề

tài): Đổi mới

nội dung và

phương pháp

giảng dạy

môn Phương

pháp giảng

dạy ngữ văn

ở trường

PTTH.

Xêmina

Thực

hành

Dạy học

Mở rộng

Page 504: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

504

vốn từ

Tự

nghiên

cứu

Vốn từ cần

mở rộng

Tư vấn SV đọc

sách về

MRVT

KT-ĐG Bài kiểm

tra

Tuần 4: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT

b) Kiểu bài giải nghĩa từ

Hình

thức tổ

chức

dạy học

Thời

gian,

địa

điểm

Nội

dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

thuyết

Từ ...h,

đến...h,

P......

2.

Kiểu

bài

giải

nghĩa

từ

Dùng Từ điển học

sinh và Từ điển

tiếng Việt

Thảo

luận

nhóm

Yêu

cầu

của

giải

nghĩa

từ

Page 505: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

505

Xêmina Từ ...h,

đến...h,

P......

Thảo

luận

về

mẫu

giáo

án.

1. Sưu tầm các

giáo án dạy học

TV của giáo Iên

PTTH.

2. Mỗi SV tự soạn

một GA dạy học

TV (chọn 1 bài

trong chương

trình PTTH).

3. SV thảo luận,

phân tích các mẫu

GA.

Thực

hành

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn

giàng

bài

giải

nghĩa

từ

1. Chia lớp thành

4 nhóm, mỗi

nhóm chuẩn bị

giảng 1 nội dung

kiến thức thuộc 2

hợp phần TV ở

trường PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

3. Nhóm còn lại

nhận xét.

Đăng

bài

dạy

với

GV

trước

khi

dạy

Tự

nghiên

cứu

Viết

bài về

PP

giải

nghĩa

từ

Tư vấn Đọc

Page 506: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

506

sách

về

biên

soạn

từ

điển

KT-ĐG Bài

tập

nhóm

tháng

Các nhóm nộp

GA và dạy học

trước lớp, có nhận

xét.

Tuần 5: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT

b) Kiểu bài giải nghĩa từ (tiếp)

Hình

thức tổ

chức

dạy học

Thời

gian,

địa

điểm

Nội

dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

thuyết

Từ ...h,

đến...h,

P......

2.

Kiểu

bài

giải

nghĩa

từ

(tiếp)

Dùng Từ điển học

sinh và Từ điển

tiếng Việt

Thảo

luận

nhóm

Yêu

cầu

của

giải

Page 507: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

507

nghĩa

từ

Xêmina Từ ...h,

đến...h,

P......

Thảo

luận

về

mẫu

giáo

án.

1. Sưu tầm các

giáo án dạy học

TV của giáo Iên

PTTH.

2. Mỗi SV tự soạn

một GA dạy học

TV (chọn 1 bài

trong chương

trình PTTH).

3. SV thảo luận,

phân tích các mẫu

GA.

Thực

hành

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn

giàng

bài

giải

nghĩa

từ

1. Chia lớp thành

4 nhóm, mỗi

nhóm chuẩn bị

giảng 1 nội dung

kiến thức thuộc 2

hợp phần TV ở

trường PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

Đăng

bài

dạy

với

GV

trước

khi

dạy

Tự

nghiên

cứu

Viết

bài về

PP

giải

nghĩa

từ

Tư vấn Đọc

Page 508: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

508

sách

về

biên

soạn

từ

điển

KT-ĐG Bài

tập

nhóm

tháng

Các nhóm nộp

GA và dạy học

trước lớp, có nhận

xét.

Tuần 6: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT (tiếp)

c) Kiểu bài Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ

Hình

thức tổ

chức

dạy học

Thời

gian,

địa

điểm

Nội

dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

thuyết

Từ ...h,

đến...h,

P......

3.

Kiểu

bài

Rèn kĩ

năng

sử

dụng

từ ngữ

Dùng Từ điển học

sinh và Từ điển

tiếng Việt

Thảo

luận

nhóm

năng

dùng

từ ngữ

Page 509: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

509

chính

xác

Xêmina Từ ...h,

đến...h,

P......

Thảo

luận

về

mẫu

giáo

án.

1. Sưu tầm các

giáo án dạy học

TV của giáo Iên

PTTH.

2. SV thảo luận,

phân tích các mẫu

GA.

Thực

hành

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn

giàng

bài

giải

nghĩa

từ

1. Chia lớp thành

4 nhóm, mỗi

nhóm chuẩn bị

giảng 1 nội dung

kiến thức thuộc 2

hợp phần TV ở

trường PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

Đăng

bài

dạy

với

GV

trước

khi

dạy

Tự

nghiên

cứu

Viết

bài về

PP

giải

nghĩa

từ

Tư vấn Đọc

sách

về

biên

soạn

từ

Page 510: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

510

điển

KT-ĐG Làm

bài

tập cá

nhân

Các nhóm nộp

GA có nhận xét.

Tuần 7: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT (tiếp)

c) Kiểu bài Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ (tiếp)

Hìn

h

thứ

c tổ

chứ

c

dạy

học

Thời

gian,

địa

điểm Nội dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

thu

yết

Từ ...h,

đến...h,

P......

3. Kĩ năng

dùng từ

Hán Việt

Dùng Từ điển

Hán Việt

Thả

o

luậ

n

nhó

m

Yêu cầu

của giải

nghĩa từ

Hán Việt

min

a

Từ ...h,

đến...h,

P......

Thảo luận

về nghĩa

của từ Hán

Việt

1. Sưu tầm các

giáo án dạy học

TV của giáo

Iên PTTH.

Page 511: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

511

2. SV thảo

luận, phân tích

các mẫu GA.

Thự

c

hàn

h

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn giàng

bài giải

nghĩa từ

1. Chia lớp

thành 4 nhóm,

mỗi nhóm

chuẩn bị giảng

1 nội dung kiến

thức thuộc 2

hợp phần TV ở

trường PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

3. Nhóm còn

lại nhận xét.

Đăng

bài

dạy

với

GV

trước

khi

dạy

Tự

ngh

iên

cứu

Viết bài về

PP giải

nghĩa từ

vấn

Đọc sách về

nghĩa của

từ Hán Việt

KT-

ĐG

Làm bài

kiểm tra

giữa kì

Tuần 8: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT (tiếp)

d) Kiểu bài dạy học từ ngữ trong đọc hiểu văn bản

Page 512: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

512

Hình

thức tổ

chức

dạy học

Thời

gian,

địa

điểm

Nội dung

chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

thuyết

Từ ...h,

đến...h,

P......

4. Kiểu bài

dạy học từ

ngữ trong

đọc hiểu

văn bản

Sử dụng văn bản

văn học

Thảo

luận

nhóm

Yêu cầu

phân tích

nghĩa của từ

trong văn

bản

Xêmina Từ ...h,

đến...h,

P......

Thảo luận

về nghĩa của

từ trong văn

bản

1. Mỗi SV tự

soạn một GA

dạy học TV

(chọn 1 bài trong

chương trình

PTTH).

2. SV thảo luận,

phân tích các

mẫu GA.

Thực

hành

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn giàng

bài giải

nghĩa từ

trong văn

bản đọc

hiểu

1. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

2. Nhóm còn lại

nhận xét.

Đăn

g ký

bài

dạy

với

GV

Page 513: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

513

trước

khi

dạy

Tự

nghiên

cứu

Viết bài về

PP giải

nghĩa từ

trong văn

bản

Tư vấn Đọc sách về

biên soạn từ

điển

KT-ĐG Bài tập

nhóm tháng

Các nhóm nộp

GA và dạy học

trước lớp, có

nhận xét.

Tuần 9: (4 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT

d) Kiểu bài dạy học từ ngữ trong đọc hiểu văn bản (tiếp)

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết

Từ ...h, đến...h, P......

4. Kiểu bài dạy học từ ngữ trong đọc hiểu văn bản

Sử dụng văn bản văn học

Thảo luận

Yêu cầu của giải

Page 514: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

514

nhóm nghĩa từ trong văn học

Xêmina Từ ...h, đến...h, P......

Thảo luận về mẫu giáo án.

1. Sưu tầm các giáo án dạy học TV của giáo Iên PTTH. 2. Mỗi SV tự soạn một GA dạy học TV (chọn 1 bài trong chương trình PTTH). 3. SV thảo luận, phân tích các mẫu GA.

Thực hành

Từ ...h, đến...h, P......

Soạn giàng bài giải nghĩa từ trong văn học

1. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giảng 1 nội dung kiến thức thuộc 2 hợp phần TV ở trường PTTH. 2. Cử đại diện nhóm lên giảng trong 20 phút. 3. Nhóm còn lại nhận xét.

Đăng ký bài dạy với GV trước khi dạy

Tự nghiên cứu

Viết bài về PP giải nghĩa từ

Tư vấn Đọc sách về biên soạn từ điển

KT-ĐG Bài tập cá nhân

Nộp GA và dạy học trước lớp, có nhận xét.

Tuần 10: (4 tiết) Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT (tiếp) e) Kiểu bài dạy học từ ngữ trong tập làm văn (tiếp) Hình Thời Nội Yêu cầu SV Ghi

Page 515: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

515

thức tổ chức dạy học

gian, địa điểm

dung chính

chuẩn bị chú

Lý thuyết

Từ ...h, đến...h, P......

5. Kiểu bài dạy học từ ngữ trong tập làm văn (tiếp)

Dùng Từ điển học sinh và Từ điển tiếng Việt

Thảo luận nhóm

Yêu cầu của giải nghĩa từ trong tập làm văn

Xêmina Từ ...h, đến...h, P......

Thảo luận về mẫu giáo án.

1. Sưu tầm các giáo án dạy học TV của giáo Iên PTTH. 2. Mỗi SV tự soạn một GA dạy học TV (chọn 1 bài trong chương trình PTTH).

Thực

hành

Từ ...h,

đến...h,

P......

Soạn

giảng

bài giải

nghĩa từ

trong

Tập làm

văn

1. Chia lớp thành

4 nhóm, mỗi

nhóm chuẩn bị

giảng 1 nội dung

kiến thức thuộc 2

hợp phần TV ở

trường PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

3. Nhóm còn lại

nhận xét.

Đăng

ký bài

dạy với

GV

trước

khi dạy

Tự Viết bài

Page 516: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

516

nghiên

cứu

về PP

giải

nghĩa từ

Tư vấn Đọc

sách về

biên

soạn từ

điển

KT-ĐG Bài tập

nhóm

tháng

Các nhóm nộp

GA và dạy học

trước lớp, có nhận

xét.

Tuần 11: (5 tiết)

Nội dung 2: PP dạy học các loại bài Tiếng Việt ở THPT (tiếp)

e) Kiểu bài dạy học từ ngữ trong tập làm văn (tiếp)

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

Từ ...h, đến...h, P......

5. Kiểu bài dạy học từ ngữ trong tập làm văn (tiếp)

Dùng Từ điển học

sinh và Từ điển

tiếng Việt

Thảo luận nhóm

Yêu cầu của giải nghĩa từ

Xêmina Từ ...h, đến...h, P......

Thảo luận về mẫu

1. Sưu tầm các

giáo án dạy học

Page 517: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

517

giáo án. TV của giáo Iên

PTTH.

2. Mỗi SV tự soạn

một GA dạy học

TV (chọn 1 bài

trong chương trình

PTTH).

3. SV thảo luận,

phân tích các mẫu

GA.

Thực hành

Từ ...h, đến...h, P......

Soạn giàng bài giải nghĩa từ

1. Chia lớp thành 4

nhóm, mỗi nhóm

chuẩn bị giảng 1

nội dung kiến thức

thuộc 2 hợp phần

TV ở trường

PTTH.

2. Cử đại diện

nhóm lên giảng

trong 20 phút.

3. Nhóm còn lại

nhận xét.

Đăn

g ký

bài

dạy

với

GV

trước

khi

dạy

Tự nghiên cứu

Viết bài về PP giải nghĩa từ

Tư vấn Đọc sách về biên soạn từ điển

KT-ĐG Thi hết học phần

8. Chính sách đối với học phần

Page 518: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

518

- Các loại bài tập phải nộp đúng hạn theo yêu cầu của GV.

- SV phải thực hiện các bài tập một cách nghiêm túc, không được sao chép (dưới

mọi hình thức).

- SV tích cực đóng góp ý kiến trong giờ học được thưởng 0,5 - 1 điểm vào bài tập

lớn giữa kỳ.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần:

+ Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Mục đích, hình thức KT - ĐG Trọng

số

Đánh giá thường

xuyên

Mục đích: đánh giá ý thức học tập,

sự chuyên cần

Hình thức: câu hỏi, phiếu tự đánh

giá, thảo luận.

10%

Bài tập tuần (cá

nhân)

Mục đích: Đánh giá Việc tự học,

thực hành của sinh Iên

Hình thức: Báo cáo trình bày trên

lớp/Sản phẩm: bài trình chiếu

10%

Bài kiểm tra giữa

kỳ

Mục đích: Đánh giá kết quả học

tập ½ học kỳ, kỹ năng làm Việc

nhóm, lấy thông tin phản hồi về

Việc học tập để cải tiến việc dạy

học

Hình thức: Thi dạy theo nhóm, tự

chọn một tác phẩm văn học cụ thể

trong chương trình Ngữ Văn

THPT.

20%

Bài thi hết học

phần

Mục đích: Đánh giá kết quả học

tập cuối môn học, lấy thông tin

phản hồi về Việc học tập để cải

60%

Page 519: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

519

tiến chương trình, đề cương môn

học.

Hình thức: Sản phẩm (Bài thi)

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân): Báo cáo thuyết trình/Bài trình chiếu (có phiếu đánh giá

riêng).

- Bài kiểm tra giữa kỳ: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài thi hết học phần: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn T/M nhóm biên soạn

TS Tôn Quang Cường PGS.TS. Lê Thời Tân TS. Phạm Minh Diệu

Page 520: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

520

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN

1. Mã học phần: LIT3020

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết: LIT3044 Văn học dân gian Việt Nam

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt.

5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

- Họ và tên: Nguyễn Hùng Vĩ

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Cử nhân

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

-Họ và tên: Trần Thanh Việt

+ Chức danh: Chuyên viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Lư Thị Thanh Lê

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Phùng Minh Hiếu

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Nắm được những vấn đề chung về thi pháp học, thi pháp văn học và quan trọng

nhất là đặc trưng của thi pháp văn học dân gian, tình hình nghiên cứu thi pháp văn học

dân gian trên thế giới và ở Việt Nam.

- Nắm được đặc trưng thi pháp từng thể loại văn học dân gian Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Vận dụng lý thuyết thi pháp học và đặc trưng thi pháp văn học dân gian để

khám phá vẻ đẹp độc đáo của một tác phẩm văn học dân gian Việt Nam.

Page 521: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

521

* Thái độ:

- Tiếp thu bài giảng một cách năng động và sáng tạo. Đối chiếu nội dung nghe

giảng với kiến thức đã học, đã đọc và đang suy nghĩ để tìm ra cái mới của bài giảng.

Chuẩn bị câu hỏi để tham gia thảo luận trên lớp hoặc sinh hoạt nhóm

7. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Nắm được những vấn đề chung về thi pháp học, thi pháp văn học và quan trọng

nhất là đặc trưng của thi pháp văn học dân gian, tình hình nghiên cứu thi pháp văn học

dân gian trên thế giới và ở Việt Nam.

- Nắm được đặc trưng thi pháp từng thể loại văn học dân gian Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Vận dụng lý thuyết thi pháp học và đặc trưng thi pháp văn học dân gian để

khám phá vẻ đẹp độc đáo của một tác phẩm văn học dân gian Việt Nam.

* Thái độ:

- Có hứng thú với việc việc khảo sát và nghiên cứu các tác phẩm Văn học dân

gian từ đặc trưng thi pháp Văn học dân gian cũng như đặc trưng thi pháp từng thể loại

Văn học dân gian Việt Nam.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm

Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

Tinh thần, thái độ học tập

(đi học, chuẩn bị bài, nghe

giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

Kiểm tra đánh giá định kì:

Kiểm tra giữa môn Bài thi viết tại lớp hoặc làm tiểu

luận

30%

(2điểm)

Thi hết môn

Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức:

thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối

kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả môn học 100%

(10 điểm)

9. Giáo trình bắt buộc:

[1]. Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. NXB Giáo dục. 1993.

[2]. N. Crápxốp: Thi pháp Folklore là gì? (Lê Chí Quế dịch từ tiếng Nga). Tạp chí

Văn hoá dân gian số 3. 1986.

[3]. Chu Xuân Diên: Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian. Tạp chí Văn học

dân gian. 1981.

[4]. Nguyễn Tấn Đắc: Truyện kể dân gian kể bằng Type và Motif . NXB KHXH. 2001.

Page 522: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

522

[5]. Đỗ Bình Trị: Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích

của V. Ja. Propp. NXB ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 2006.

[6]. Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao. NXB ĐH Quốc gia HN. 2004.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Thi pháp là cơ chế vận hành, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Khoa học này

được áp dụng cả trong văn học viết và cả trong văn học dân gian. Tuy nhiên một tác

phẩm văn học với tư cách là đối tượng nghiên cứu của thi pháp văn học (viết) tồn tại

tương đối tĩnh. Còn một tác phẩm văn học dân gian thường tồn tại trong trạng thái động.

Vì vậy nhiệm vụ của người giảng thi pháp văn học dân gian là làm cho sinh viên hiểu

được sự vận hành của những yếu tố động đó để tạo nên tác phẩm văn học dân gian.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về thi pháp văn học dân gian

1.1. Những khái niệm chung

- Những vấn đề thi pháp học

- Những vấn đề thi pháp văn học

- Những đặc trưng thi pháp văn học dân gian

1.2. Lịch sử nghiên cứu thi pháp văn học dân gian

1.2.1. Tình hình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian trên thế giới

- Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Thi pháp học và vận dụng nó vào trong nghiên

cứu văn học nói chung, trong đó có văn học dân gian là Arixtôt (384–322 trCN). Ở đó

ông đã tiến hành phân loại văn học, trong đó có thể loại sử thi. Ông cũng phân tích cốt

truyện và các yếu tố tạo nên tác phẩm.

- Những bình diện thi pháp của văn học dân gian được trình bày khá cụ thể trong

các luận điểm của trường phái Văn hóa Phần Lan, đặc biệt là sự vận dụng của Anti

Acnơ (1867 - 1925) trong việc xây dựng bảng tra cứu các truyện kể dân gian in ở FFC –

1910.

- Việc nghiên cứu các típ và môtíp được GS.Stith Thompson người Mỹ kế tục và

phát triển trong các công trình The types of Folktale, A Classification and Biblography

(1961) và Motif: Index of Folk–Literature.

- Trong việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian thế giới người ta thường nhắc

đến Prop (1895 – 1970) với các công trình nghiên cứu về chức năng nhân vật hành động

của truyện cổ tích thần kỳ các công trình nghiên cứu về sử thi.

- Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu văn học dân gian trong lĩnh vực thi pháp cũng

nhắc đến Dundes – GS trường ĐH Berkley bang California trong công trình Structural

Typology in North American Indian Folktale.

1.2.2. Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam

Khoa Văn học dân gian ở Việt Nam mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 20. Những công

trình liên quan đến thi pháp văn học dân gian cũng bắt đầu từ đó.

Page 523: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

523

- Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1958) của cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi

có phần khảo dị. Nó tạo điều kiện cho sự nghiên cứu, so sánh truyện cổ tích ở các địa

phương trong nước và giữa Việt Nam với các nước khác.

- Những vấn đề thi pháp văn học dân gian được thể hiện rõ trong công trình nghiên

cứu của cố giáo sư Đinh Gia Khánh Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua

việc nghiên cứu truyện Tấm Cám (NXB Văn học. 1968, tái bản 1999). Cuốn sách này

sưu tập hàng chục dị bản về kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam, đã hệ thống hoá các

kiểu truyện mang số 510 theo hệ thống A – T của thế giới và đã viết tiểu luận gần 100

trang theo thi pháp học. Cũng như Juliut Cron ông đã khái quát rằng truyện cổ tích vừa

mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Giống như Cac Cron, ông chỉ ra tính địa

phương và tính quốc gia của tác phẩm văn học dân gian. Ông còn nêu lên chủ đề phong

tục và chủ đề đấu tranh xã hội. Như PGS Chu Xuân Diên đã nhận xét rằng ông đứng ở

góc độ của người nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian. Nhưng dưới góc

độ thi pháp học chúng ta nhận thấy ông có những đóng góp rất đáng quý.

- Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam là nhà

giáo Lê Kinh Thiên trong bài báo Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học

dân gian – văn học viết (Tạp chí Văn học, số 1. 1998). Ông viết: “Trong mấy chục năm

qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian đã thu được nhiều thành tựu đáng

phấn khởi, bản chất xã hội và giá trị nhiều mặt của văn học dân gian đã được làm sáng

tỏ. Nhưng cho tới nay chúng ta vẫn chưa dựng lại được bức tranh chung của lịch sử văn

học dân gian Việt Nam trong đó có lịch sử ra đời, phát triển của các hình thức nghệ

thuật và các nguyên tắc thẩm mỹ. Khái niệm Thi pháp văn học dân gian cũng chưa được

bàn tới… Trong hoàn cảnh như vậy mà muốn phát biểu những quan niệm lý thuyết về

mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết một cách nghiêm túc và có hệ thống thật là

khó tránh khỏi những sai lầm thiếu sót”.

- Người trực tiếp đặt vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học dân gian là PGS Chu

Xuân Diên trong bài báo Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian đăng trên Tạp

chí Văn học số 5. 1981 và in lại trong sách Văn hoá dân gian – Mấy vấn đề phương

pháp luận và nghiên cứu thể loại (NXB Giáo dục 2001, tr.87 – 98). ở đó ông nêu lên nội

dung của khái niệm thi pháp văn học dân gian và sự cần thiết phải nghiên cứu nó.

- Công trình nghiên cứu thi pháp văn học dân gian kỹ nhất là cuốn Thi pháp ca

dao của GS. TS Nguyễn Xuân Kính (NXB KHXH. 1992, in lại NXB ĐH Quốc gia Hà

Nội. 2004).

Phần 2: Đặc trưng thi pháp một số thể loại văn học dân gian Việt Nam

2.1. Thi pháp truyền thuyết

2.1.1. Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam

- Trước 1990: Không được nghiên cứu và giảng dạy như một thể loại văn học dân

gian riêng biệt

- Từ 1990: Truyền thuyết được nghiên cứu và giảng dạy như một thể loại văn học

dân gian Việt Nam

Page 524: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

524

2.1.2. Bản chất thể loại

2.1.3. Nhân vật truyền thuyết

a) Các vị vua lập quốc:

- Hùng Vương dựng nước

- An Dương Vương với âm vang cuối cùng của bản hùng ca dựng nước và màn mở

đầu của tấn bi kịch nước mất nhà tan

b) Những anh hùng chống ngoại xâm

- Bà Trưng

- Bà Triệu

- Lê Lợi

c) Những thủ lĩnh chống phong kiến

- Nam Cường

- Quận He Nguyễn Hữu Cầu

d) Danh nhân văn hóa

- Chu Văn An: Sự tích đầm Mực

- Nguyễn Trãi: Rắn báo oán

e) Nhân vật tôn giáo

- Từ Đạo Hạnh: Sự tích thánh Láng

2.1.4. Phương thức xây dựng nhân vật: Phản ánh cốt lõi lịch sử và thêm hư cấu nghệ

thuật thần kỳ

2.1.5 Thời gian nghệ thuật: Tương đối xác định

2.1.6. Không gian nghệ thuật: Lễ hội, di tích

2.2. Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ

2.2.1. Tình hình phân loại truyện cổ tích ở Việt Nam

- Giáo trình ĐH Sư phạm Hà Nội từ 1961 đến 1980: Cổ tích thế sự, Cổ tích lịch

sử, Cổ tích hoang đường

- Giáo trình ĐH Tổng hợp từ 1962 đến 1972: Cổ tích thế sự, Cổ tích lịch sử

- Giáo trình ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm Hà Nội từ 1990 đến nay: Cổ tích loài

vật, Cổ tích thần kỳ, Cổ tích sinh hoạt

2.2.2. Thi pháp cổ tích thần kỳ

a) Nhân vật: Là nhân vật chức năng. Nhân vật điển hình cho từng loại người

- Đứa trẻ mồ côi: Tấm Cám

- Nhân vật xấu xí mà tài ba: Sọ Dừa, Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc

- Anh cả em út: Cây khế (Việt), Núi vàng núi bạc (Chàm)

- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh

b) Kết cấu: Trực tuyến

c) Thời gian nghệ thuật: Quá khứ xa xôi

d) Không gian nghệ thuật: Phiếm định

e) Ngôn ngữ:

- Văn xuôi + Văn vần

Page 525: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

525

- Ngôn ngữ tác phẩm và ngôn ngữ người kể chuyện: ở Việt Nam , ở Nga, ở Ba Tư.

- Những công thức ngôn ngữ thường lặp lại: Mở đầu, tạo hình nhân vật, kết thúc

2.3. Thi pháp truyện cười

2.3.1. Cái hài và tiếng cười

2.3.2. Các cấp độ của cái hài và phân loại truyện cười

2.3.3. Tiếng cười khôi hài: Ba anh mê ngủ, Anh cận thị

2.3.4. Tiếng cười châm biếm: Tao mừng quá, Tao tưởng, Dốt hay nói chữ

2.3.5. Tiếng cười đả kích: Ông quan không mồm, Quan huyện thanh liêm, Thân bia trả

nghĩa, Lỡm quan thị, Ngoạ sơn

2.3.6. Các biện pháp gây cười: Tiệm tiến, Đột biến, Phóng đại

2.3.7. Vấn đề thể loại truyện Trạng ở Việt Nam

2.3.8. Về yếu tố tục trong truyện cười

2.4. Thi pháp ca dao

2.4.1. Ca dao và dân ca

2.4.2. Các loại dân ca ở Việt Nam

2.4.3. Ca dao và tục ngữ

2.4.4. Vấn đề dị bản và bản sai trong ca dao người Việt

2.4.5. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật chàng trai – cô gái trong ca dao người

Việt

2.4.6. Thời gian nghệ thuật: Hiện tại, quá khư không xa

2.4.7. Không gian nghệ thuật: Làng quê Việt Nam

2.4.8. Biểu tượng nghệ thuật: Trúc – mai, mận - đào, rồng – mây…

2.4.9. Các kiểu kết cấu: Đối lập, trần thuật, đan xen giữa đối đáp và trần thuật, trùng

lặp…

2.4.10. Bình giảng một số bài ca dao theo thi pháp học:

- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

- Trèo lên cây bưởi hái hoa

- Mình nói dối ta mình hãy còn son

2.5. Thi pháp sử thi anh hùng

2.5.1. Bản chất thể loại

2.5.2. Vấn đề sử thi người Việt

2.5.3. Sử thi anh hùng Tây Nguyên

- Hình tượng nhân vật

+ Người tù trưởng giàu mạnh

+ Người anh hùng chiến trận

+ Ước lệ, phóng khoáng

- Kết cấu trần thuật

- Ngôn ngữ sử thi

Page 526: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

526

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGỮ ÂM HỌC VÀ TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT

1. Thông tin về giảng viên:

1.1. Giảng viên 1:

- Họ và tên: Phạm Hữu Viện Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

- Thời gian làm việc: Giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

- Địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 3 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại cơ quan: 043.5588603 Điện thoại di động: 0903.464846

- Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Ngữ âm học

+ Phương ngữ học

+ Âm vị học tiếng Việt

+ Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

1.2. Giảng viên 2:

- Họ và tên: Trịnh Cẩm Lan Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS

- Thời gian làm việc: Giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

- Địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 3 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại cơ quan: 043.5588603 Điện thoại di động: 0912.863611

- Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Ngữ âm - âm vị học

+ Phương ngữ học

+ Các vấn đề thuộc Việt ngữ học

+ Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

1.3. Giảng viên 3:

Page 527: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

527

- Họ và tên: Phạm Thu Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

- Thời gian làm việc: Giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

- Địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 3 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại cơ quan: 043.5588603 Điện thoại di động: 0983081560

- Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Ngữ âm học, âm vị học tiếng Việt

+ Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Giảng viên 4:

Họ và tên: Nguyễn Thiện Giáp

Chức danh, học vị: Giáo sư. Tiến sĩ

Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 (8:00-18:00)

Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học, P. 301 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh

Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0917879047

- Email: [email protected]

Giảng viên 5:

Họ và tên: Võ Thị Minh Hà

Chức danh, học vị: ThS. NCS

Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 (8:00-18:00)

Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học, P. 301 nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh

Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0904688332

- Email: [email protected]

- Các giảng viên khác do Bộ môn Việt ngữ học, khoa Ngôn ngữ học chịu trách

nhiệm sắp xếp.

2. Thông tin chung về học phần

Page 528: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

528

- Tên môn học: Ngữ âm học và Từ vựng học tiếng Việt

- Mã môn học: LIN3092

- Số tín chỉ: 04

3.Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Mục tiêu chung:

- Phần Ngữ âm học giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản của ngữ âm

học nói chung, ngữ âm học tiếng Việt nói riêng. Nắm vững các nội dung mà ngữ

âm học quan tâm xử lý. Vận dụng tốt vào việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt

3.2. Chuẩn đầu ra học phần:

* Phần Ngữ âm học:

Về kiến thức:

+ Nắm được những khái niệm ngữ âm học, khái niệm âm tiết và âm tiết tiếng

Việt, những thành tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt như thanh điệu, âm đầu, âm

đệm, âm chính và âm cuối trong tiếng Việt.

+ Nắm được phương pháp và phương pháp miêu tả trong ngữ âm học truyền

thống.

+ Hiểu được giá trị, chức năng và vai trò của các thành tố cấu tạo nên âm tiết

tiếng Việt.

+ Hiểu được một cách hệ thống những vấn đề trong ngữ âm học nói chung, ngữ

âm học tiếng Việt nói riêng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương ngữ học tiếng

Việt cũng như âm vị học.

Về kỹ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy lý luận về ngữ âm học tiếng Việt

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân

tích các hiện tượng ngữ âm tiếng Việt và kỹ năng trình bày, thuyết trình về một

vấn đề trong ngữ âm tiếng Việt.

+ Có kỹ năng vận dụng lý luận, phương pháp và phương pháp miêu tả của ngữ

âm học truyền thống để phân tích, nghiên cứu các vấn đề ngữ âm tiếng Việt trong

thực tế xã hội Việt Nam và thế giới.

Về thái độ:

+ Có thái độ nhìn nhận khách quan, đúng đắn về các vấn đề ngữ âm trong tiếng

Page 529: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

529

Việt, qua đó giúp sinh viên sau này cũng có thái độ khách quan khi miêu tả, phân

tích các hiện tượng ngữ âm trong thực tế.

* Phần Từ vựng học:

Kiến thức:

- Các đơn vị từ vựng tiếng Việt.

- Cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt

- Sự hình thành, tồn tại và phát triển của từ vựng tiếng Việt

- Chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt.

Kĩ năng:

- Nhận diện đượccác loại đơn vị từ vựng tiếng Việt.

- Biết cách phân tích nghĩa của từ, phân tích các quan hệ về nghĩa trong từ vựng

tiếng Việt.

- Nhận diện được các lớp từ và xác định đối xử với các lớp từ đó.

4. Tóm tắt nội dung học phần.

Phần ngữ âm học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

- Những kiến thức cơ sở, phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học nói chung, ngữ

âm học tiếng Việt nói riêng.

- Hệ thống những kiến thức về tiêu chí nhận diện, quy luật phân bố, quy luật biến

dạng cũng như thể hiện bằng chữ viết của các âm vị làm thanh điệu, âm đầu, âm

đệm, âm chính và âm cuối trong tiếng Việt

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của các nhà ngữ âm học truyền thống đối

với việc nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt nói riêng, ngữ âm học nói chung.

Phần Từ vựng học tập trung vào xác định từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, các

kiểu đơn vị từ vựng tương đương với từ ; xác định các khái niệm nghĩa và ý nghĩa,

các kiểu ý nghĩa của từ, các quan hệ về nghĩa trong từ vựng ; các lớp từ vựng và

chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt

5. Nội dung chi tiết học phần

* Phần Ngữ âm học:

CHƯƠNG 1: DẪN LUẬN

1.1. Ngữ âm học và âm vị học

- Các mặt của ngữ âm và đối tượng nghiên cứu

Page 530: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

530

- Mối quan hệ giữa ngữ âm học và âm vị học

- Phương pháp nghiên cứu.

1.2. Khái niệm âm tiết

- Sự phân biệt âm tiết trong lời nói

- Về định nghĩa âm tiết

- Đỉnh và ranh giới của âm tiết

- Sự phân định ranh giới của âm tiết

- Loại hình âm tiết

1.3. Các đặc trưng ngữ âm

- Sự cấu tạo âm thanh trong hoạt đọng nói năng của con người

- Các đặc trưng thanh tính và âm sắc

- Đặc trưng cấu âm của các nguyên âm

- Sự tương ứng giữa những đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý

- Trường độ của ngữ âm

- Đặc trưng cấu âm của các phụ âm

CHƯƠNG 2: ÂM TIẾT

2.1. Vị trí của vấn đề âm tiết trong việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt

- Trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị

- Trong tiếng Việt, âm tiết là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học

2.2. Cấu trúc âm tiết

- Khả năng phân xuất âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn

- Chức năng của các thành tố, các đối hệ

- Lược đồ âm tiết

2.3. Thảo luận về lược đồ âm tiết

CHƯƠNG 3: THANH ĐIỆU

3.1. Những nét khu biệt của thanh điệu

- Đặc trưng về âm vực

- Đặc trưng âm điệu bằng phẳng – không bằng phẳng

- Đặc trưng âm điệu gãy – không gãy

3.2. Các âm vị thanh điệu

- Sơ đồ hình cây nhận diện 6 thanh điệu tiếng Việt

Page 531: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

531

- Sơ đồ hình học không gian

3.3. Sự thể hiện của 6 thanh điệu tiếng Việt

3.4 Sự phân bố của 6 thanh điệu tiếng Việt trong các loại hình âm tiêt, trong các

vần thơ và trong các từ kép láy.

3.5. Một số vấn đề thảo luận

- Vấn đề định thanh điệu trong âm tiết

- Các tiêu chí thỏa đáng âm vị học của thanh điệu

- Số lượng thanh điệu

CHƯƠNG 4: ÂM ĐẦU

4.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát của các âm đầu

4.2. Các tiêu chí khu biệt âm đầu

- Bảng nhận diện các phụ âm đầu

- Mối liên hệ âm vị học giữa các âm vị phụ âm đầu

- Về âm tắc thanh hầu

4.3. Biến thể của âm đầu

- Âm môi /v/

- Âm đầu lưỡi – răng và âm đầu lưỡi lợi

- Âm quặt lưỡi “s”, “tr”, “r”

- Âm mặt lưỡi “kh”, “g”

- Hiện tượng ngạc hóa và môi hóa

4.4. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu

- Các âm vị được thể hiện không thống nhât

- Các âm vị nằm ngoài hệ thống “p”, “r”

CHƯƠNG 5: ÂM ĐỆM

5.1. Các âm vị làm âm đệm

- Yếu tố ngữ âm khu biệt

- Điểm khác biệt ngữ âm học giữa âm đệm /w/ và âm chính /u/

5.2. Sự phân bố các âm đệm sau âm đầu

- Phân bố của âm /w/

- Phân bố của âm /zê rô/

5.3. Các biến thể của âm đệm /w/

Page 532: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

532

5.4. Sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm

5.5. Các giải thuyết âm vị học về yếu tố được gọi là âm đệm /w/

CHƯƠNG 6: ÂM CHÍNH

6.1. Tiêu chí khu biệt của các âm vị nguyên âm

- Tiêu chí khu biệt phẩm chất

- Tiêu chí khu biệt về lượng. Giải thuyết nguyên âm trong các vần “anh/ach”,

“ong/oc”

6.2. Sự phân bố của âm chính sau âm đệm

6.3. Sự thể hiện của các âm chính và quy luật biến dạng của chúng

- Sự thể hiện ở các vị trí

- Nguyên âm đơn dài: Thể dài và thể ngắn

- Nguyên âm đơn ngắn

- Nguyên âm đôi

6.4. Sự thể hiện bằng chữ viết

6.5. Thảo luận về các vấn đề nguyên âm đôi và nguyên âm ba

- Giải thuyết các tổ hợp hai nguyên âm: giải thuyết đơn âm vị và giải thuyết đa âm

vị

- Giải thuyết các tổ hợp ba nguyên âm

CHƯƠNG 7: ÂM CUỐI

7.1. Các tiêu chí khu biệt âm cuối

7.2. Quy luật phân bố của các âm cuối sau âm chính

- Âm cuối zê rô

- Các bán nguyên âm cuối /j/, /w/

- Các phụ âm cuối

7.3. Sự thể hiện của các âm cuối trong lời nói và quy luật biến dạng của chúng

- Nhận diện âm cuối dựa vào âm sắc của âm chính

- Hai dạng dài và ngắn của âm cuối

- Biến thể ngắn của các bán nguyên âm và phụ âm cuối

- Biến thể dài của các bán nguyên âm và phụ âm cuối

7.4. Sự thể hiện bằng chữ viết

7.5. Thảo luận về số lượng phụ âm cuối.

Page 533: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

533

CHƯƠNG 8: CHỮ VIẾT

8.1. Chức năng của chữ viết

- Quá trình sáng tạo ra văn tự

- Chức năng của chữ viết

- Mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm

8.2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ

- Nguồn gốc ra đời

- Sự phổ biến của chữ quốc ngữ

8.3. Một số nhận xét về hệ thống chữ viết đang dùng

- Những ưu điểm cơ bản

- Những bất hợp lý tiếp thu từ những hệ thống chữ viết có sẵn trước kia

- Một số sai phạm về nguyên lý âm vị học

….

8.4 Vấn đề cải tiến chữ viết ngày nay

- Cách đặt vấn đề khắc phcuj những nhược diểm của hệ thống chữ viết đang dùng

- Vài nét về những đề nghị cải tiến chữ viết trước đây

- Một số nguyên tắc cơ bản trong việc cải tiến chữ viết hiện nay.

* Phần Từ vựng học:

Chương 1: Sự hình thành và phát triển của từ vựng học tiếng Việt

Chương 2: Các đơn vị từ vựng tiếng Việt

2.1. Từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt

2.2. Ngữ - đơn vị từ vựng tương đương với từ trong tiếng Việt

2.3. Những hiện tượng biên trong từ vựng tiếng Việt

Chương 3: Cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt

3.1. ý nghĩa và ngữ cảnh

3.2. Các kiểu ý nghĩa và cơ cấu nghĩa

3.2. Các quan hệ về nghĩa: đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa.

3.3. Chuyển nghĩa

Chương 4: Sự hình thành, tồn tại và phát triển của từ vựng tiếng Việt

4.1. Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt nguồn gốc

Page 534: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

534

4.2. Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng

4.3. Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt mức độ sử dụng.

4.4. Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phong cách học.

4.5. Vấn đề chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt.

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)

1. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội 1977, 352 trang.

2. Kasevich V.B (1998), Âm vị học ( Trong “Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học

đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 53 - 82).

3. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1985, tái bản lần

10, năm 2010.

4. Nguyễn Thiện giáp, Giáo trình Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2008 (Chương 3, chương 12)

6.2. Học liệu tham khảo (HLTK)

1. Zinder (1964), Ngữ âm học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1964 .

2. Cao Xuân Hạo (1998), Phần thứ nhất: ngữ âm (Trong “Tiếng Việt mấy vấn đề

ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa” Nxb Giáo dục, 1998, trang 17 - 172).

1. Nguyễn Văn Phúc (2006), Ngữ âm tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội 2006, 259 trang.

4. Trần Trí Dõi (1998), Khái quát về ngữ âm tiếng Việt (Trong “Cơ sở tiếng

Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 31 - 61).

5. Nguyễn Quang Hồng (1994), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội 1994, 334 trang.

6. Sammerstein A.H (1977), Modern phonology, Edward Arnold, London, 281 pp

7. Nguyễn văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội, 1976.

8. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.

Page 535: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

535

9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và

tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990

7. Chính sách đối với học phần

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ học quá 20% tổng số giờ làm việc trên

lớp).

- Tự nghiên cứu, chuẩn bị theo hướng dẫn của giảng viên.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

8.1. Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Trọng

số

1 Tham gia lớp học, thái

độ học tập; Kiểm tra

bài cũ, bài tập về nhà

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

10%

2 Các nội dung thông

báo trước

Kiểm tra giữa kì 30%

3 Các nội dung chính

của môn học

Thi hết môn 60%

Điểm học phần 100%

8.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập , bài kiểm tra

TT Loại bài tập/kiểm

tra

Tiêu chí đánh giá

1 Bài tập cá nhân 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập

2. Hình thức trình bày rõ ràng , mạch lạc

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu

4. Nộp đúng thời hạn

Page 536: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

536

2 Bài tập nhóm 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu

4. Nộp đúng thời hạn

3 Bài kiểm tra/ thi Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

Page 537: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

537

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính

- Chức danh, học vị: PGS. TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 091559133

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Hoàng Anh Thi

- Chức danh, học vị: PGS. TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 0916124833

- Email:[email protected]

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thùy

- Chức danh, học vị: TS

- Thời gian, địa điểm làm việc:

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 0979191636

- Email:[email protected]

- Các giảng viên khác cùng giảng môn học này do Bộ môn Ngôn ngữ học Ứng

dụng sắp xếp.

Page 538: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

538

2. Thông tin về học phần

- Tên môn học : Thực hành văn bản tiếng Việt

- Mã môn học: LIN 1050

- Số tín chỉ: 02

3. Mục tiêu học phần

Học xong học phần này, sinh viên có được :

3.1. Kiến thức:

- Cung cấp các kiến thức cần yếu về văn bản tiếng Việt: Các đặc trưng của văn

bản tiếng Việt; đơn vị của văn bản; cấu trúc của văn bản; phân loại văn bản. Trang

bị cho sinh viên phương pháp tiếp nhận văn bản và cách thực tạo lập văn bản (văn

bản khoa học).

3.2. Kĩ năng:

- Kỹ năng phân tích văn bản, nhận biết kết cấu của các dạng văn bản cụ thể, xác

lập chủ đề văn bản, nhận biết tính mạch lạc trong văn bản, lập đề cương nghiên

cứu, trình bày văn bản (Văn bản khoa học, văn bản hành chính – công vụ)

- Kỹ năng viết các kiểu loại đoạn văn; nhận biết các liên kết trong đoạn văn, kỹ

năng tách đoạn, liên kết đoạn và chuyển đoạn.

- Kỹ năng viết câu tiếng Việt, thực hành một số phép biến đổi câu trong văn bản,

nhận biết và sửa chữa các lỗi thông thường về câu.

- Nắm vững yêu cầu về việc dùng từ, rèn luyện kỹ năng dùng từ, nhận biết và sửa

chữa một số lỗi thông thường về dùng từ.

- Nắm các quy tắc chính tả tiếng Việt, nhận biết và sửa chữa các lỗi thường gặp.

3.3. Nhận thức:

- Thấy được vai trò, đặc điểm của văn bản tiếng Việt và có kỹ năng xử lý thành

thạo các loại văn bản

- Thấy được tác dụng của việc tiếp nhận và tạo lập văn bản tiếng Việt hoàn chỉnh

3.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện tính cẩn thận, khách quan và minh xác trong quá trình tạo ngôn và tiếp

ngôn.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Page 539: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

539

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

- Tiếp nhận và soạn thảo văn bản tiếng Việt.

- Nhận diện và xây dựng đoạn văn tiếng Việt

- Nhận diện và viết các loại câu tiếng Việt. Chữa các lỗi về câu.

- Các quy tắc dùng từ, hiểu các lỗi thông thường trong dùng từ và cách sửa chữa.

- Các quy tắc chính tả tiếng Việt. Các lỗi thong thường về chính tả.

5. Nội dung chi tiết học phần

Bài 1. Các quy tắc chính tả tiếng Việt.

1. Giản yếu về chính tả.

2. Các quy tắc chính tả tiếng Việt.

3. Chữa các lỗi thường gặp về chính tả.

4. Bài tập thực hành.

Bài 2. Quy tắc dùng từ tiếng Việt.

1. Giản yếu về từ tiếng Việt

2. Yêu cầu của việc dùng từ. Một số thao tác dùng từ, rèn luyện cách dùng

từ.

3. Các lỗi thông thường về dùng từ, cách nhận biết và sửa chữa.

4. Bài tập thực hành.

Bài 3. Viết câu tiếng Việt

1. Giản yếu về câu

2. Viết các loại câu.

3. Một số phép biến đổi câu trong văn bản.

4. Phát hiện và chữa lỗi câu.

5. Bài tập thực hành

Bài 4: Viết đoạn văn

1. Giản yếu về đoạn văn

2. Cấu trúc đoạn văn. Liên kết trong đoạn văn.

3. Viết các đoạn văn.

4. Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn văn.

5. Bài tập thực hành.

Page 540: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

540

Bài 5: Tiếp nhận và tạo lập văn bản

1. Giản yếu về văn bản

2. Tiếp nhận văn bản khoa học.

3. Lập đề cương nghiên cứu.

4. Trình bày một văn bản khoa học.

5. Trình bày văn bản hành chính – công vụ.

6. Học liệu

6.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc:

1. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp : Tiếng Việt thực hành- NXB

ĐHQGHN- 1996.

2. Nguyễn Thị Ly Kha: Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản tiếng Việt.

NXB GD 2007

3. Trần Trí Dõi: Bài tập tiếng Việt thực hành- NXB ĐHQGHN- 2000.

6.2. Tài liệu tham khảo bổ sung:

4. Nguyễn Đức dân: Tiếng Việt (thực hành)- NXB ĐHTHtpHCM-1995.

5. Nguyễn Đức Dân: Câu sai và câu mơ hồ- NXB GD-1992

6. Trần Ngọc Thêm: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt- NXB KHXH-1985.

7. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ việt Hùng: Tiếng Việt thực hành – NXB GD -

2008

8. Phan Thiều: Rèn luyện ngôn ngữ Tập1, tập 2- NXB GD 1998

-Chỉ dẫn: các tài liệu này có ở Thư viện ĐHQG, Thư viện Trường ĐH

KHXH&NV, Phòng tư liệu khoa Ngôn ngữ học.

7. Chính sách đối với học phần

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương học phânf.

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ học quá 20% tổng số giờ làm việc trên

lớp).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương học phần.

8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần.

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

Page 541: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

541

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra

Trọng

số

1. Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ học

tập.

- Công việc chuẩn bị ở nhà cho

bài học

10%

2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo trước 30%

3. Thi hết học phần - Các nội dung chính của học

phần.

60%

Điểm học phần 100%

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài tập /

kiểm tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

2. Thảo luận

nhóm

1. Nội dung chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của

phần tham gia thảo luận.

2. Hình thức trình bày miệng rõ ràng, khoa

học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.

4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

3. Bài kiểm tra /

thi

Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Bài tập viết ở nhà của cá nhân

Loại bài tập này dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên về một

Page 542: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

542

vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn theo một nội dung hoặc kiểm tra khả năng nắm

bắt, ứng dụng một cách thức phân tích, miêu tả nhất định.

Hình thức thực hiện: Viết giản dị, trích dẫn hợp lệ (nếu có), không dài quá 3 trang

A4).

Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.

Loại bài tập làm chung theo nhóm (nếu giảng viên có yêu cầu)

Ngoài những yêu cầu như trên đây về mặt nội dung của bài tập cá nhân, phải có

thuyết minh về công việc của nhóm làm việc theo mẫu sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm sinh viên và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ

được phân

công

Ghi chú

1. ….. …… (Nhóm

trưởng)

2. ….. …… ……

Page 543: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

543

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VĂN HỌC CHÂU ÂU

1. Mã học phần: LIT3059

2. Số tín chỉ: 04

3. Học phần tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1 Giảng viên 1:

Họ và tên: Đào Duy Hiệp

Chức danh: Phó Giáo sư

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

5.2. Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thuỳ Linh

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – TrườngĐHKHXH&NV – ĐH QG Hà Nội

6. Mục tiêu học phần:

6.1. Mục tiêu chung

Cùng với các môn học khác trong chương trình đào tạo đại học của Khoa Văn,

môn học này nhằm góp phần đào tạo những nhà nghiên cứu văn học và những

lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các trường THPT, cao

đẳng, đại học; quản lí hoạt động văn học-nghệ thuật…). Chuyên đề tập trung tìm

hiểu sự vận động của văn học Châu Âu, một nền văn học hết sức phát triển trong

đời sống văn học thế giới.

6. 2. Chuẩn đầu ra của môn học

KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÁI ĐỘ

-Trình bày được kiến thức

chuyên sâu, cơ bản về văn học

Pháp và châu Âu (từ văn học

Hi Lạp-Phục hưng đến các giai

đoạn phát triển cận-hiện đại)

để thấy được những biến đổi

quan trọng của giai đoạn văn

-Phân tích, so sánh để thấy

được sự vận động của văn học

Pháp và châu Âu từ giai đoạn

Hi Lạp-Phục hưng sang giai

đoạn thế kỉ XVII-XVIII-XIX,

đồng thời chỉ ra được sự kiến

tạo của giai đoạn văn học này

- Người học có thái

độ hứng thú, yêu

thích đối với công

việc liên quan đến

môn học, chuyên

ngành đào tạo.

Page 544: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

544

học này.

cho giai đoạn văn học thế kỉ

XX và đầu thế kỉ XXI.

-Trình bày được những đặc

điểm chính và đóng góp chính

của các tác giả, tác phẩm tiêu

biểu trong giai đoạn văn học

này.

-Giảng dạy được về các tác

gia, tác phẩm, trào lưu chính

trong giai đoạn này. Định vị

được vị trí và giá trị văn học

sử của các hiện tượng văn học

đó.

Có thái độ khoa học,

khách quan đối với

các hiện tượng văn

học nước ngoài, tránh

cái nhìn cảm tính

hoặc định kiến.

- Từ lí thuyết và thực tiễn,

người học bước đầu xác lập

khả năng phát hiện ra những

vấn đề mới của văn học Pháp

và châu Âu từ cổ điển đến hiện

đại.

-Vận dụng được những vấn đề

lí luận của văn học - văn hóa

giai đoạn này vào nghiên cứu,

đánh giá văn học châu Âu.

- Từ những kiến thức

và kĩ năng được trang

bị, người học có thái

độ nỗ lực, chủ động

để phân tích và đánh

giá các trường hợp

nghiên cứu văn học

cụ thể.

7. Chuẩn đầu ra học phần:

7.1. Mục tiêu chung

Cùng với các môn học khác trong chương trình đào tạo đại học của Khoa Văn, môn

học này nhằm góp phần đào tạo những nhà nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có

liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các trường THPT, cao đẳng, đại học; quản

lí hoạt động văn học-nghệ thuật…). Chuyên đề tập trung tìm hiểu sự vận động của văn

học Châu Âu, một nền văn học hết sức phát triển trong đời sống văn học thế giới.

7.2. Chuẩn đầu ra của môn học

KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÁI ĐỘ

-Trình bày được kiến thức

chuyên sâu, cơ bản về văn học

Pháp và châu Âu (từ văn học

Hi Lạp-Phục hưng đến các giai

đoạn phát triển cận-hiện đại)

để thấy được những biến đổi

quan trọng của giai đoạn văn

học này.

-Phân tích, so sánh để thấy

được sự vận động của văn học

Pháp và châu Âu từ giai đoạn

Hi Lạp-Phục hưng sang giai

đoạn thế kỉ XVII-XVIII-XIX,

đồng thời chỉ ra được sự kiến

tạo của giai đoạn văn học này

cho giai đoạn văn học thế kỉ

XX và đầu thế kỉ XXI.

- Người học có thái

độ hứng thú, yêu

thích đối với công

việc liên quan đến

môn học, chuyên

ngành đào tạo.

-Trình bày được những đặc -Giảng dạy được về các tác Có thái độ khoa học,

Page 545: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

545

điểm chính và đóng góp chính

của các tác giả, tác phẩm tiêu

biểu trong giai đoạn văn học

này.

gia, tác phẩm, trào lưu chính

trong giai đoạn này. Định vị

được vị trí và giá trị văn học

sử của các hiện tượng văn học

đó.

khách quan đối với

các hiện tượng văn

học nước ngoài, tránh

cái nhìn cảm tính

hoặc định kiến.

- Từ lí thuyết và thực tiễn,

người học bước đầu xác lập

khả năng phát hiện ra những

vấn đề mới của văn học Pháp

và châu Âu từ cổ điển đến hiện

đại.

-Vận dụng được những vấn đề

lí luận của văn học - văn hóa

giai đoạn này vào nghiên cứu,

đánh giá văn học châu Âu.

- Từ những kiến thức

và kĩ năng được trang

bị, người học có thái

độ nỗ lực, chủ động

để phân tích và đánh

giá các trường hợp

nghiên cứu văn học

cụ thể.

8. Tài liệu tham khảo bắt buộc:

[1]. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị

Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục,

1998.

[2]. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Pháp, 3 tập, NXB Đại học quốc gia, 2005;

[3]. Tuyển tập tác phẩm - Lịch sử văn học Pháp (các thế kỉ XVII, XIII, XIX), Nxb.

Ngoại văn, song ngữ, 1995;

9. Phương thức kiểm tra – đánh giá:

9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

- Dựa vào việc tham gia đầy đủ hay không các giờ học và việc tham gia xây dựng bài

của sinh viên.

9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

9.2.1 Kiểm tra - đánh giá giữa kì

- Trọng số: 30%

- Dựa theo kết quả bài thi VIẾT cá nhân ở nhà được giao vào Tuần 6.

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 6.

- Dạng thức đề thi:

+ Loại đề: Đề mở.

Page 546: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

546

+ Số lượng câu hỏi: từ 01 đến 02 câu hỏi

9.2.2 Kiểm tra - đánh giá cuối kì

- Trọng số: 60%

- Dựa theo kết quả Thi VIẾT cuối kì theo sự xếp lịch của Nhà trường

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 15.

- Dạng thức đề thi:

+ Thời gian: 120 phút

+ Loại đề: Không sử dụng hoặc sử dụng tài liệu

+ Số lượng câu hỏi: 01 hoặc 02 câu

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích cực,

tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn đề

đã học từ Tuần 1 đến Tuần 6.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên hệ thống hóa được những tri thức lí luận và

thực tiễn tác giả-tác phẩm của nền văn học Pháp và châu Âu

10. Tóm tắt học phần:

Nội dung chính của môn học được phân bố làm bốn phần:

- Phần 1: Văn học Hy Lạp

- Phần 2: Văn học Phục hưng

- Phần 3: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XVII

- Phần 4: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XVIII

- Phần 5: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XIX

11. Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG 1: VĂN HỌC HI LẠP

1. 1 Khái quát về lịch sử, xã hội, văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại

1.1.1 Diễn biến của cơ cấu chính trị và kinh tế của Hi Lạp cổ đại từ ngọn nguồn (khoảng

8000 năm trước Công nguyên) đến thế kỉ V trước Công nguyên; thời kì đế quốc La Mã

và quá trình Hi Lạp hoá từ thế kỉ II trước CN đến thế kỉ III sau CN.

1.1.2 Triết học và khoa học của Hi Lạp – La Mã cổ đại.

1.1.3. Đặc điểm thống nhất của văn hoá Hi Lạp: ngôn ngữ, thần thoại, sử thi, bi kịch,

kiến trúc, điêu khắc, khoa học và triết học.

1.2. Thần thoại Hi Lạp

1.2.1. Khái niệm huyền thoại, thần thoại (myth) và hệ huyền thoại (mythology).

1.2.2 Cấu trúc và gia hệ của thần thoại Hi Lạp: một số motif tiêu biểu.

Page 547: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

547

1.2.3. Đặc trưng: tính chất triết lí, đời thường và giá trị nhân văn của thần thoại Hi Lạp.

1.2.4. Thần thoại Hi Lạp – mẫu gốc của văn chương hiện đại.

1.3. Anh hùng ca Homer

1.3.1. Khái niệm và đặc trưng của anh hùng ca (sử thi); nguồn gốc; so sánh anh hùng ca

với thơ và bi kịch, với tiểu thuyết.

1.3.2. Vấn đề Homer: những quan niệm khác nhau; vai trò của sáng tác dân gian và của

thiên tài Homer trong việc hình thành nên 2 bản anh hùng ca.

1.3.3. Giá trị nghệ thuật và tư tưởng của hai thiên anh hùng ca Iliad và Odyssey của

Homer: tả và kể trong Iliad và Odyssey; những chuyển biến về phong cách từ Iliad đến

Odyssey; giá trị tư tưởng của 2 thiên anh hùng ca.

1.4. Bi kịch Hi Lạp – La Mã cổ đại

1.4.1. Nguồn gốc của kịch nghệ nói chung và bi kịch nói riêng

1.4.2. Đặc trưng của bi kịch: mâu thuẫn bi kịch; nhân vật bi kịch; hiệu ứng bi kịch và lí

thuyết carthasis của Aristote

- Sự tiến triển của bi kịch Hi Lạp cổ đại và những tác gia tiêu biểu: Eschyle, Sophocle,

Euripide

- Phân tích một vở bi kịch tiêu biểu: Oedipe vua của Sophocle (có thể liên hệ, so sánh

thêm với một vở kịch khác, như Promete bị xiềng).

- Từ thế giới của thần thánh sang đời sống của con người thành bang

- Cuộc chiến của con người với số phận: tính chất định mệnh trong Oedipe vua và trong

bi kịch Hi Lạp cổ đại

* Nội dung liên quan gần (nên biết)

- Những nền văn minh cổ đại trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập,

Maya…) trong so sánh với văn minh Hi Lạp – La Mã để nhận thấy sâu sắc hơn đặc

trưng văn hoá, văn học Hi Lạp, La Mã cổ đại.

- Những phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu văn học và những trào lưu sáng tác

mới có quan hệ mật thiết với kiến thức trong môn học (cụ thể là thần thoại Hi Lạp),

chẳng hạn phương pháp huyền thoại học; sáng tác huyền thoại, giải huyền thoại trong

văn học đương đại…

* Nội dung liên quan xa (có thể biết)

- Ảnh hưởng của văn hoá Hi – La cổ đại đối với văn hoá châu Âu hiện đại thể hiện

như thế nào trên các bình diện tư tưởng, chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội…

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC PHỤC HƯNG

2.1. Khái quát về xã hội, tư tưởng, văn hóa, văn học Phục hưng

2.1.1. Giới thiệu thuật ngữ “Phục hưng” / “Renaissance”

2.1.2. Bối cảnh văn hoá, tư tưởng thời Phục hưng

Page 548: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

548

2.1.2.1. Những khám phá về vũ trụ: thiên văn học phát triển; Copernic (1470-1543) đã

làm đảo lộn những quan niệm của nhà thờ về vũ trụ...

2.1.2.2. Những phát kiến về địa lí: Ch.Colomb tìm ra châu Mĩ năm 1492. Nó đã mở ra

những chân trời mới cho châu Âu.

2.1.2.3. Cuộc khám phá và chinh phục con người: con người làm chủ đề sáng tác với

một sức sống tươi mới; con người mang tầm vóc khổng lồ.

2.2 Những trào lưu tư tưởng, văn hóa Phục hưng

2.2.1. Cuộc cải cách tôn giáo: M.Luther (1517) phê phán những nhũng lạm của nhà thờ

Kitô giáo. Những cuộc khởi nghĩa tôn giáo đẫm máu đã nổ ra.

2.2.2. Chủ nghĩa nhân văn: “humanisme” - “humanus” (Latin)/con người; phá bỏ xiềng

xích trung cổ, hưởng thụ ngay ở thế gian này.

2.2.3. Tư tưởng chính của chủ nghĩa nhân văn:

- Tư tưởng phê phán giáo hội phong kiến và lên án thiên chúa giáo

- Tinh thần đề cao giá trị con người

- Ý thức đòi quyền tự do cá nhân

- Tinh thần dân tộc

2.2.4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: học thuyết xuất hiện ở Anh, do Thomas More

(1478-1565) đề xướng: công kích nền quân chủ; nêu lên lí tưởng về xã hội cộng sản.

2.3 Tổng quan về Văn học Phục hưng phương Tây

Nền văn học Phục hưng đã thể hiện cái chung và cái độc đáo dân tộc: ngợi ca bản

sắc dân tộc trong văn học, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc. Ngoài ra, diễn biến và thành tựu

văn học ở mỗi quốc gia có những nét khu biệt, phong phú.

2.3.1. Văn học Phục hưng Italia: Diễn ra trong suốt 3 thế kỉ, từ thế kỉ XIV đến hết thế kỉ

XVI.

- Thời kỳ thứ nhất: thế kỉ XIV (Phục hưng lần thứ nhất). Các tác giả tiêu biểu:

Dante, Boccaccio, Petrac.

- Thời kỳ thứ hai: thế kỉ XV (phong trào nghiên cứu cổ đại)

- Thời kỳ thứ ba: thế kỉ XVI (Phục hưng lần thứ hai). Các tác giả tiêu biểu:

Ariosto, Tasso, Machiavelli.

2.3.2. Văn học phục hưng Pháp

- Ra đời muộn hơn Italia, được quy ước từ năm 1442, năm Ch.Colomb tìm ra châu

Mỹ, đến năm 1610, năm Henri IV từ trần.

- Đến cuối XV, Pháp đã là một quốc gia thống nhất về kinh tế, chính trị, và đã trải

qua một thời kỳ khá thịnh vượng.

- Thế kỉ XVI, giai đoạn phát triển về kinh tế và văn hoá. Có thể phân chia văn học

Pháp thế kỉ XVI thành ba giai đoạn:

+ Giai đoạn tìm kiếm hướng đi (1483-1549): Rabelais

+ Giai đoạn chín muồi (1549-1572): du Bellay; Ronsard và Tyard

+ Giai đoạn cuối cùng của thế kỉ: Montaigne

2.3.3. Văn học Phục hưng Tây Ban Nha

Page 549: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

549

Nền văn học Phục hưng Tây Ban Nha gắn liền với tên tuổi Cervantès. “người sáng

lập Thời hiện đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantès”.

2.3.4. Văn học Phục hưng Anh

Khác với Italia và các nước Tây Âu, đến tận nửa sau thế kỉ XVI văn học Anh mới

đạt đến đỉnh cao chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng.

Nền văn học Phục hưng Anh gắn liền với tên tuổi của Shakespeare. Trước khi

Shakespeare xuất hiện, nền kịch Anh chia làm 2 xu hướng:

- Xu hướng êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ (John Lyly và Robert Greene).

- Xu hướng rùng rợn, hãi hùng (Đại biểu là Thomas Kyd và Marlowe).

2.3.5. François Rabelais (1494-1553) và văn học Phục hưng Pháp

2.3.6 Miguel de Cervantès (1547-1616) và văn học Phục hưng Tây Ban Nha

2.3.7. Shakespeare và văn học Phục hưng Anh

* Nội dung liên quan gần (nên biết)

- Toàn bộ thời đại Phục hưng phương Tây (xã hội, tư tưởng, văn hóa, văn học,...),

đặc biệt là hai nền văn học Pháp, Tây Ban Nha và Anh (Rabelais, Cervantès,

Shakespeare).

- Nghệ thuật về cái thô kệch (grotesque);

- Tiểu thuyết hiệp sĩ (chevalerie);

- Nghệ thuật giễu nhại (parodie), hài hước (humour).

* Nội dung liên quan xa (có thể biết)

Ảnh hưởng của nghệ thuật Phục hưng đối với văn hoá, văn học phương Tây hiện

đại thể hiện như thế nào trên các bình diện tư tưởng, nghệ thuật,…

CHƯƠNG 3: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XVII

3.1. Khái quát về tình hình xã hội, lịch sử, văn học thế kỉ XVII

3.1.1. Bối cảnh xã hội: Xã hội, lịch sử Pháp sau thời kì Phục hưng: những đổi mới, kế

thừa và phát huy về mọi mặt trong đó có văn học:

* Văn chương trữ tình phát triển mạnh mẽ (còn gọi là văn chương baroque) giải

thích thuật ngữ "baroque" và ý nghĩa của nó trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, văn

học.

* Văn chương đài các song song phát triển với phong cách tế nhị, uyển chuyển

và phong nhã nhằm diễn đạt những biến động của trái tim.

* Đồng thời một khuynh hướng văn học khác: văn học “cổ điển” - tiếp thu những

yếu tố tích cực và loại bỏ những yếu tố tiêu cực của hai khuynh hướng trên và đạt được

những thành tựu cao nhất vào những năm 1660 - 1685 với những Molière, Boileau,

Racine, de Lafayette, v.v.

3.1.2. Các trào lưu, tư tưởng: triết học Descartes; triết học duy vật của Gassendi;

Page 550: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

550

3.1.3. Hài kịch và những vấn đề lí luận: nguồn gốc hài kịch, nội dung, nghệ thuật hài

kịch của thế kỉ XVII;

3.1.4. Một số nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển: khái niệm cổ điển; nguyên tắc

đề cao lí trí; nguyên tắc phân chia loại hình văn học, nghệ thuật; nguyên tắc cấu trúc kịch;

bi kịch và hài kịch; nguyên tắc tam duy nhất; nguyên tắc xây dựng nhân vật kịch; giới

thiệu các tác giả bi kịch;

3.1.5. Hài kịch Molière: những vấn đề cách tân và sáng tạo; những vở kịch lớn về nội

dung xã hội, lịch sử và nghệ thuật.

3.2. Molière

3.2.1. Hài kịch Molière: Các giai đoạn sáng tác: khái quát về nội dung hài kịch Molière;

3.2.2. Các loại hài kịch Molière: kịch hề, hài kịch kịch balê, kịch mang tính lí luận, hài

kịch phong tục, hài kịch tính cách,…

3.2.3. Nghệ thuật hài kịch Molière: quy mô vở, nhân vật, diễn biến cốt truyện kịch, hành

động kịch độc thoại, đối thoại, cái cười,…

CHƯƠNG 4: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XVIII

4.1. Bức tranh khái quát

4.1.1. Thế kỉ Ánh sáng (“Siècle des Lumières”): “những tri thức đẹp của trí tuệ”; “trong

đó các tri thức được truyền bá”; thuật ngữ “Ánh Sáng” được quan niệm trên bình diện

khoa học và lí trí, biểu hiện đầy đủ “triết lí” của thế kỉ. “Ánh Sáng” < > bóng tối: sự tiến

bộ của lí trí so với sự ngu muội; tự do đối lập với áp chế; Cách mạng đối với phong

kiến.

- Thế kỉ Ánh sáng còn được gọi là Thế kỉ triết học (“Siècle philosophique”): số đông các nhà

văn cũng đồng thời là nhà triết học (Voltaire, Montesquieu, Diderot, Rousseau, Bayle,

Fénelon, Fontenelle,…). Họ là những con người của “lí trí” và “kinh nghiệm” hay tinh thần

phê phán và tư tưởng khoa học.

4.1.2. Văn học Ánh Sáng (“Littérature des Lumières”) : diễn ra trên bốn gia đoạn. Tập

trung nhất tinh thần của thời đại là hai gia đoạn giữa từ 1715 đến 1789 khi Cách mạng

nổ ra.

Giai đoạn thứ nhất (1700 - 1715): tranh cãi giữa Phái Cũ và Phái Mới. Charles Perrault

cho xuất bản Đối chiếu Phái Cũ và Phái Mới (1695) khẳng định tính ưu việt của các tác

gia hiện đại so với các tác gia cổ điển. Sang thế kỉ XVIII cuộc tranh cãi càng trở nên

quyết liệt.

Giai đoạn thứ hai (1715 - 1750): Ảnh hưởng mọi mặt của nước Anh; thi pháp cổ điển

không còn phù hợp với thời đại mới; những tác gia lớn đã xuất hiện: Montesquieu,

Voltaire, Marivaux,...

Page 551: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

551

Giai đoạn thứ ba (1750 - 1789): Bách khoa toàn thư do Diderot lãnh đạo; bên cạnh đó là

những Rousseau với chủ nghĩa tình cảm báo hiệu cho chủ nghĩa lãng mạn sau này, tiếp

đó là Bernadin de Saint-Pierre. Hài kịch Beaumarchais với vai Figaro bất hủ.

Giai đoạn cuối cùng từ 1789 đến hết thế kỉ: văn chương báo chí và hùng biện nở rộ đồng

thời với xu hướng đi tìm cảm hứng ở Cổ đại Hilạp-Lamã.

4.1.3. Thơ, Kịch và Truyện đều mang dấu ấn, hơi thở của thời đại.

4.2 Voltaire (1694 - 1778) và truyện triết học

4.3 Marivaux (1688 - 1763) và thể loại hài kịch

4.4 Rousseau (1712 - 1778)

4.5 Defoe và Swift (văn học Anh)

CHƯƠNG 5: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XIX

5.1. Bức tranh khái quát

- Phê bình văn học trở thành một ngành bắt đầu vào những năm 30 của thế kỉ; trong đó có

nguyên nhân ở các tầng lớp đông đảo độc giả đã biết đọc biết viết. Các khái niệm “độc giả”,

“tác giả”, “văn chương” đã có nhiều thay đổi. Phê bình mang tính chất báo chí cập nhật (điểm

sách) và phê bình uyên bác hình thành và phát triển đồng thời với những tác phẩm của chính

nghệ sĩ. Sainte-Beuve và Hippolyte Taine là những người phê bình chuyên nghiệp.

Chủ nghĩa lãng mạn: chuyển biến lớn về tâm lí, cảm xúc, ý thức hệ,…ảnh hưởng sâu đậm

đến đời sống tính thần Pháp thế kỉ XIX.

Hai tác giả mở đầu cho sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỉ XIX: Germaine de

Staël (1766 - 1817); François-René de Chateabriand (1768 - 1848). Bùng nổ vào những

năm 20-30 của thế kỉ với những: A.Lamartine (1790 - 1869); A.de Vigny (1797 - 1863);

V.Hugo (1802 - 1885),…

Chủ nghĩa hiện thực: khái niệm “réalisme” lần đầu tiên được Jules François Edmond,

bút danh Chamfleury (1821 - 1889), đưa vào hội hoạ và văn học với Tạp chí Chủ nghĩa

hiện thực, tồn tại được một thời gian ngắn. Ông nêu tên các nhà hiện thực: Balzac,

Stendhal, Dickens, Thackeray, Charlotte Brontë, Gogol, Tourguenev. Trước và sau thời

kì này bản thân Stendhal và Balzac đã đề cập đến chủ nghĩa hiện thực một cách xác

đáng và ít mâu thuẫn hơn.

Chủ nghĩa tự nhiên: tồn tại vào những năm 60-80 của thế kỉ với những tên tuổi: anh em

nhà Goncourt; Zola. Miêu tả đời sống với tinh thần và phương pháp của khoa học tự

nhiên.

Chủ nghĩa tượng trưng: thuật ngữ nhiều nghĩa (tôn giáo, thẩm mĩ, kĩ thuật); trào lưu xuất hiện

mang tính cách tân trong hội hoạ, thơ, kịch, tiểu thuyết khoảng hai mươi năm cuối của thế kỉ.

Trào lưu của những người “suy đồi” (chữ dùng của Verlaine) phủ định lại xã hội, chính trị, tôn

giáo, nghệ thuật.

5.2. Victor Hugo

Page 552: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

552

5.2.1. Kịch và quan niệm văn học của Hugo. Vấn đề xung đột và nhân vật trung tâm

trong kịch Hugo

5.2.2 Khái quát về các tiểu thuyết Hugo: Nhà thờ Đức Bà Paris; Những người khốn khổ;

93;

5.2.3 Tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết Hugo

5.3 Prosper Mérimée

5.3.1 Hai giai đoạn trong cuộc đời sáng tác văn học

5.3.2 Những đặc điểm trong thi pháp truyện ngắn Mérimée: Matéo Falcon (1829) và

Carmen (1845)

5.3.3 Vấn đề cốt truyện, tính kịch, người kể chuyện, nhân vật,…

5.4 Stendhal

5.4.1 Giới thiệu các tác phẩm chính: Về tình yêu (1822); Racine và Shakespeare (1823);

Armance (1827); Đỏ và Đen (1830); Tu viện thành Parme (1839);…

5.4.2. Quan niệm về hạnh phúc và cái đẹp của Stendhal;

5.4.3. Phân tích Đỏ và Đen: nhan đề tác phẩm; những cách đánh giá khác nhau về nhân

vật Julien Sorel. Khảo sát quá trình phát triển tính cách của hình tượng; nghệ thuật phân

tích tâm lí: loại nhân vật tự phân tích, "mổ xẻ" nội tâm mình từ nhiều góc độ.

5.4.4. Vấn đề độc thoại nội tâm. Nghệ thuật viết đối thoại, độc thoại.

5.5 Honoré de Balzac

5.5.1. Những nhận định, đánh giá về Balzac; lí giải;

5.5.2. Quá trình và quan niệm sáng tác:

- Cấu trúc bộ Tấn trò đời; phân tích Lời tựa: tuyên ngôn về quan điểm thẩm mĩ trong

chủ nghĩa hiện thực của Balzac;

5.5.5. Phân tích ba tiểu thuyết quan trọng - ba mốc lớn trong sự phát triển nghệ thuật

tiểu thuyết: Miếng da lừa (1831); Eugénie Grandet (1833); Lão Goriot (1834);

5.6. Flaubert

5.6.1. Quan niệm nghệ thuật của Flaubert

5.6.2. Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Flaubert

5.6.3. Phân tích tiểu thuyết Bà Bovary: cấu trúc, điểm nhìn, miêu tả, trần thuật, nhân

vật,…trên văn bản.

5.7 Guy de Maupassant

5.7.1. Nghệ thuật truyện ngắn Maupassant: cốt truyên, nhân vật, giọng kể;

5.7.2. Cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant;

5.8 Dickens

5.8.1. Hình thức tiểu thuyết truyền thống: Những cuộc phiêu lưu của Oliver Twist (1837-

1839): nhân vật trẻ em với tính chất hiện đại (tiếng lóng đã có từ Eugène Sue, Hugo,

Zola,…);

5.8.2. Sơ đồ cốt truyện theo kiểu mélodrame li kì có các nhân vật chức năng: Hung bạo,

Nạn nhân, Vị cứu tinh. Nhân vật trung tâm của Dickens thường đồng thời là nạn nhân

(trẻ em, người đẹp) và thường được kết thúc có hậu;

Page 553: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

553

5.8.3. Yếu tố kì ảo (Chiếc đồng hồ treo của lão Hamphry -1840);

Nhìn chung, tiểu thuyết của Dickens mang thi pháp của thời đại đồng thời gắn với

những vấn đề xã hội,…

5.8.4. David Copperfield: hiện thực và chất thơ của hồi ức, kỉ niệm được kể ở ngôi thứ

nhất với những đoạn ngoái lại, đón trước, độc thoại nội tâm,…

5.9 Thakeray

5.9.1. Hội chợ phù hoa (1847-1848): cuốn tiểu thuyết không có nhân vật chính, nhân vật

chính diện, nhân vật anh hùng (A novel without a hero).

5.9.2. Người kể chuyện trong Hội chợ phù hoa: người đạo diễn vở kịch trước những con

rối nhân gian; tên các chương đều được đặt tên theo kiểu chương hồi gợi tò mò, hứng

thú ở độc giả; nhà đạo diễn bình luận ngoại đề nhiều để điều khiển các con rối và giới

thiệu chúng với người xem; cốt truyện vì vậy bị giảm tốc độ, kết cấu lỏng (do nguyên

nhân kinh tế: kéo dài số báo để được nhuận bút thêm; hoặc chưa nghĩ ra cốt truyện,

nhưng nhất là do nguyên nhân thuyết giáo về kinh tế, về chính trị,…);

5.9.3. Giọng điệu mỉa mai của những đoạn ngoại đề tạo ra sự đa âm.

Page 554: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

554

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC BẮC MĨ – MĨ LATINH

Mã học phần: LIT1158

Số tín chỉ: 03

Học phần tiên quyết:

Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

Giảng viên

5.1. Họ và tên: Đào Duy Hiệp

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

5.2. Họ và tên: Lê Nguyên Long

Chức danh: Giảng viên

Học vị: ThS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà

Nội

6. Mục tiêu của học phần:

* Kiến thức:

- Chỉ ra được những nét cơ bản về lịch sử, địa lí, chính trị quan trọng của nước

Mĩ: quá trình di dân, quá trình thực dân và khai phá những miền đất rộng lớn…

- Chỉ ra được đặc trưng cơ bản trong văn hoá, tính cách của con người Mĩ được

kết hợp từ mạch nguồn châu Âu và hình thành, biến đổi cùng với quá trình thực

dân, khai phá buổi đầu ấy.

- Chỉ ra được tiến trình của văn học Mĩ, một nền văn học non trẻ nhưng có gia

tốc lớn, và chỉ với 2 thế kỉ (XIX và XX) từ sau khi giành độc lập, đã gia nhập

thực sự vào nền văn học thế giới, có đóng góp không nhỏ cho nền văn học nhân

loại.

- Có cái nhìn so sánh để thấy được giao lưu và ảnh hưởng của văn hoá, văn học

Mĩ đối với Việt Nam.

- Có cái nhìn liên ngành và liên khu vực để có tầm nhìn khái quát và sâu rộng về

thế giới, góp phần hình thành nên kĩ năng cho công việc và cho cuộc sống trong

tương lai

* Kĩ năng:

- Rèn luyện cả kĩ năng bao quát liên ngành và kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh

vực cụ thể, cả hai kĩ năng này cùng bổ sung cho nhau

- Có kĩ năng làm việc theo nhóm và khả năng phối hợp, hợp tác

- Có kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách chủ động, độc lập

- Có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá

* Thái độ:

Page 555: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

555

- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, từ đó có ý thức trau dồi và tự

nâng cao, bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ cho tương lai

- Có cái nhìn khoa học và khách quan khi đánh giá vấn đề và nhìn nhận cuộc

sống.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức:

- Chỉ ra được những nét cơ bản về lịch sử, địa lí, chính trị quan trọng của nước Mĩ: quá

trình di dân, quá trình thực dân và khai phá những miền đất rộng lớn…

- Chỉ ra được đặc trưng cơ bản trong văn hoá, tính cách của con người Mĩ được kết hợp

từ mạch nguồn châu Âu và hình thành, biến đổi cùng với quá trình thực dân, khai phá

buổi đầu ấy.

- Chỉ ra được tiến trình của văn học Mĩ, một nền văn học non trẻ nhưng có gia tốc lớn,

và chỉ với 2 thế kỉ (XIX và XX) từ sau khi giành độc lập, đã gia nhập thực sự vào nền

văn học thế giới, có đóng góp không nhỏ cho nền văn học nhân loại.

- Có cái nhìn so sánh để thấy được giao lưu và ảnh hưởng của văn hoá, văn học Mĩ đối

với Việt Nam.

- Có cái nhìn liên ngành và liên khu vực để có tầm nhìn khái quát và sâu rộng về thế

giới, góp phần hình thành nên kĩ năng cho công việc và cho cuộc sống trong tương lai

* Kĩ năng:

- Rèn luyện cả kĩ năng bao quát liên ngành và kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh vực cụ

thể, cả hai kĩ năng này cùng bổ sung cho nhau

- Có kĩ năng làm việc theo nhóm và khả năng phối hợp, hợp tác

- Có kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách chủ động, độc lập

- Có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá

* Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, từ đó có ý thức trau dồi và tự nâng cao,

bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ cho tương lai

- Có cái nhìn khoa học và khách quan khi đánh giá vấn đề và nhìn nhận cuộc sống.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: kiến thức mới dạy (lí thuyết, thực

hành, bài tập);

8.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: bài viết giữa kì, tham gia chấm một số bài thí

điểm, góp ý, rút kinh nghiệm cho SV;

Phần này cho điểm trên cơ sở:

* SV tích cực thảo luận, nghiêm túc thực hiện các bước do người dạy đề ra;

chuẩn bị bài cẩn thận, chu đáo;

* Hoạt động theo nhóm

* Kiểm tra, đánh giá cuối kì.

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: bài tập giao tại lớp và làm tại nhà được

cho điểm theo chất lượng bài viết trong tương quan chung so với các bài của lớp;

Page 556: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

556

bài tập tự nghiên cứu, tìm đề tài sẽ được đánh giá theo tiêu chí bài nghiên cứu

(nếu có ý tốt có thể sửa chữa đưa đăng tạp chí, cho thêm điểm vào việc học tập).

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Lê Huy Bắc, Văn học Mĩ, Nxb. Đại học Sư phạm, 2002.

Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị

Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo

dục, 1998.

Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2001.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và quan trọng về

văn học, văn hoá của nước Mĩ với ý nghĩa như là một trong những nền văn học

vĩ đại và quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hoá, văn học thế giới, đặc

biệt là trong kỉ nguyên hiện đại và thời kì đương đại. Nước Mĩ, với tư cách là

một lãnh thổ, và một nền văn hoá, đã có trước khi có tên gọi của nó như hiện

nay. Quá trình thực dân của người phương Tây đã biến vùng đất này trở nên có

một vị trí đặc biệt trong bản đồ thế giới hiện đại. Kể từ cuối thế kỉ XV khi người

châu Âu bắt đầu đặt chân đến mảnh đất này, đặc biệt chỉ với 2 thế kỉ XIX và XX,

nước Mĩ đã vươn lên không ngừng và phát huy tầm ảnh hưởng của nó. Do vậy,

môn học này, bên cạnh việc cung cấp cái nhìn văn học sử về nền văn học Mĩ,

những kiệt tác của những tác gia tiêu biểu, còn có ý nghĩa trong việc giúp người

học có được những kiến thức về văn hoá, tính cách Mĩ, từ đó nhìn ngược trở lại

nền văn học nước nhà với hi vọng rút ra được những kinh nghiệm để phát triển

nền văn học, văn hoá dân tộc.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Phần 1: Văn học Mĩ thế kỉ XIX

1. Khái quát văn học, văn hoá Mĩ từ buổi đầu cho đến hết thế kỉ XIX

1.1. Khái quát về lịch sử, địa lí, văn hoá Mĩ

1.1.1. Những người châu Âu đầu tiên đến Thế giới Mới (New World) cuối thế kỉ

XV đầu thế kỉ XVI

1.1.2. Quá trình thực dân hoá và khai phá miền đất mới trong hai thế kỉ XVII và

XVIII

1.1.3. Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì vào năm

1776

1.2. Nước Mĩ: một nền văn hoá và văn học độc lập hay không (hay chỉ là một sự

nối dài của châu Âu)?

1.2.1. Các quan niệm về văn hoá

1.2.2. Nền văn hoá, văn học Mĩ là một nền văn học dần dần trưởng thành và

khẳng định tính độc lập của mình so với châu Âu

1.3. Những gương mặt tiêu biểu trước thời kì độc lập

Page 557: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

557

1.4. Những phong cách và những nhà văn Mĩ tiêu biểu trong thế kỉ XIX

2. Edgar Allan Poe (1809-1949)

2.1. Poe, một trong những ông tổ và đỉnh cao của loại hình truyện kì ảo

2.2. Poe, người khai sinh ra loại hình truyện trinh thám

2.3. Thơ của Poe, cội nguồn của thơ tượng trưng

2.4. Poe và nền lí luận văn học Mĩ thế kỉ XIX

3. Mark Twain (1835-1910)

3.1. Một cuộc đời nhiều gian truân và một sự nghiệp vinh quang

3.2. Nghệ thuật hài hước trong Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những

cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

3.3. Hiện thực nước Mĩ trong sáng tác của Mark Twain

4. Jack London (1876-1916)

4.1. Nhà văn tiêu biểu cho ý chí Mĩ

4.2. Kiểu nhân vật người hùng trong sáng tác của Jack London

4.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật trong sáng tác của Jack London

* Nội dung liên quan gần (nên biết)

- Những nền văn học khác ở châu Mĩ, đặc biệt là văn học châu Mĩ Latin

- Mối quan hệ qua lại của Mĩ và châu Âu, cả trên phương diện sáng tác và lí luận.

Phần 2: Văn học Mĩ thế kỉ XX

5. Khái quát về văn học Mĩ thế kỉ XX

5.1. Những tiền đề cho văn học hiện đại: những cải cách xã hội có quy mô lớn

làm biến đổi sâu sắc đến đời sống;

5.2. “Thế hệ vứt đi” (Lost generation) sau Đại chiến thứ nhất: phản ứng lại sự

trống rỗng của đời sống tinh thần trong xã hội hiện đại; “thời đại nhạc Jazz” với

những mộng tưởng tiêu tan;

5.3. Chiến tranh và những rạn nứt niềm tin.

5.4. Những gương mặt mới của văn học: Theodore Dreiser (1871-1945), nhà văn

hiện thực, tác giả của Bi kịch Mĩ - khát vọng làm giàu và những đổ vỡ; Willa

Cather (1873-1947); Eugene O’Neill (1888-1953), nhà soạn kịch nổi tiếng,

Nobel văn học năm 1936; John Dos Passos (1896-1970), nhà tiểu thuyết với

những cách tân lớn “kĩ thuật cắt dán” và “con mắt điện ảnh”; ....

5.5. Nổi bật nhất là W.Faulkner và E.Hemingway.

6. William Faulkner (1897-1962)

6.1. Âm thanh và Cuồng nộ (The Sound and the Fury - 1929): giới thiệu tác

phẩm; tóm tắt sơ qua về nội dung và nghệ thuật; tiếng vang của tác phẩm (những

ý kiến; những công trình nghiên cứu);

6.2. Cấu trúc tác phẩm: thời gian, giao hưởng, dòng ý thức (lưu ý về khái niệm

này: sự ra đời, tác giả của khái niệm Stream of Consciousness (Henry James,

Page 558: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

558

1843-1916), ý nghĩa và sự thể hiện nó trong tác phẩm như thế nào?); * Phát cho

SV tài liệu

6.3. Cấu trúc thời gian:

6.3.1. Hình thức tác phẩm: bốn chương bằng các con số năm tháng (sự sai trật ở

chương 2). Giải thích sự sai trật này.

6.3.2. Hình thức in ấn: quá khứ được in nghiêng đan xen hiện tại đầy “cuồng nộ”

của thằng khùng Benjy.

6.3.3. Thời gian trong dòng ý thức

7. William Faulkner (tiếp)

7.1. Phân tích trích đoạn: về nhân vật, về dòng ý thức, thời gian,...

7.1.1. Thời gian trong dòng ý thức: hiện tại của các đối thoại; cảnh trí (décor) đan

lẫn với quá khứ trong dòng ý thức của nhân vật

7.1.2. Nhân vật với các nhịp của bản giao hưởng (Benjy, Quentin, Jason)

7.1.3. Cấu trúc giao hưởng của toàn tác phẩm: moderato, adagio, allegro, allegro

furioso, allegro religioso, allegro barbaro và lento. Giải thích ý nghĩa của các

tiết tấu giao hưởng đối với việc khắc họa nhân vật, với tiết tấu tác phẩm.

7.2. Phân tích toàn tác phẩm: về nội dung và nghệ thuật tác phẩm; giảng viên gợi

ý để SV tìm hiểu về tính hiện đại của tác phẩm,...

8. Ernest Hemingway (1899-1961)

8.1. Nguyên lí “tảng băng trôi”: về nội dung khái niệm; tại sao lại sử dụng nó; tác

dụng; ý nghĩa thẩm mĩ,...

8.2. Đối thoại: các thủ pháp, chức năng của đối thoại trong sáng tác Hemingway

8.2.1. Đối thoại mang tính trần thuật: “kể chuyện”, qua đó độc giả có thể nắm

được cốt truyện hoặc tình tiết;

8.2.2. Đối thoại miêu tả: di chuyển điểm nhìn sang nhân vật

8.2.3. Đối thoại giống độc thoại nội tâm

8.2.4. Đối thoại “khô” thuần thông tin (đối thoại “báo chí”)

8.2.5. Đối thoại quãng lặng: rạn nứt, thiếu cảm thông hoặc đã quá hiểu nhau; sự

rời rạc, cô đơn;

8.2.6. Đối thoại thiếu tính nhân quả...

8.3. Phân tích tác phẩm: Rặng đồi tựa đàn voi trắng (1927); Một nơi sạch sẽ và

sáng sủa (1933).

Giảng viên gợi ý để SV tìm hiểu về tính hiện đại của tác phẩm,...

9. Ernest Hemingway (tiếp): Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea)

(1952)

9.1. Đối thoại:

9.1.1. Đối thoại mang tính trần thuật: “kể chuyện”, qua đó độc giả có thể nắm

được cốt truyện hoặc tình tiết;

9.1.2. Đối thoại miêu tả: di chuyển điểm nhìn sang nhân vật

9.2. Độc thoại nội tâm

Page 559: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

559

9.3. Ý nghĩa, nội dung tác phẩm

10. Tổng ôn

10.1. Lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học Mĩ thế kỉ XIX;

10.2. E.Poe và những thể loại văn học: trinh thám, thơ, truyện kì ảo; lí luận,...

10.3. Hiện thực Mĩ và cái hài trong sáng tác của Mark Twain;

10.4. Ý chí Mĩ: nhân vật người hùng và thế giới loài vật trong sáng tác của Jack

London;

10.5. Văn học Mĩ thế kỉ XX; những tiền đề xã hội, lịch sử, văn hóa; những tác

gia tiêu biểu;

10.6. W.Faulkner với những cách tân lớn về tiểu thuyết (thời gian, dòng ý thức,

nhân vật, đối thoại,... cấu trúc tác phẩm);

10.7. Âm thanh và Cuồng nộ và những cách tân: một tác phẩm lớn về nhiều mặt;

10.8. Đối thoại Hemingway: chức năng, ý nghĩa thẩm mĩ;

10.9. Ông già và biển cả với những ý nghĩa về cuộc đời, số phận con người; sự

đa âm trong cái cô đơn, vinh quang và cay đắng.

Page 560: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

560

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VĂN HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG BẮC Á

1. Mã học phần: LIT3014

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

- Họ và tên: Trần Thúc Việt

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Cử nhân

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

- Họ và tên: Trần Thị Thục

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản, phổ cập về văn học khu vực từ

những đặc điểm chung đến những đặc điểm riêng giữa các nền văn học; Khái quát quá

trình phát triển và giới thiệu một số tác giả, tác phẩm, thể loại tiêu biểu của 4 nền văn

học: Lào, Cămpuchia, Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc) và Nhật Bản.

* Kĩ năng:

- Xác lập kỹ năng nghiên cứu đa ngành, liên ngành, hiểu được tính thống nhất, đa

dạng của văn học khu vực từ đó có sự đối chiếu, so sánh giữa các nền văn học trong khu

vực và văn học khu vực với các khu vực khác trên thế giới. Từ những kiến thức về văn

học khu vực, người học có khả năng tư duy, phân tích giải quyết những vấn đề thực tiễn

văn học cụ thể.

* Thái độ:

- Trân trọng những nền văn học của những quốc gia nhỏ nhưng có quan hệ đặc

biệt với Việt Nam như Lào, Cămpuchia, những nền văn học mà trong quá khứ từng đối

đầu với Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Người học phải có thái độ khách quan và khoa học để đánh giá sức mạnh nội

lực, tính bản địa của các nền văn học khu vực trong quá trình tiếp biến văn học ngoại lai

như Trung Hoa và Ấn Độ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

Page 561: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

561

* Kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản, phổ cập về văn học khu vực từ những đặc điểm chung đến

những đặc điểm riêng giữa các nền văn học; Khái quát quá trình phát triển và giới thiệu

một số tác giả, tác phẩm, thể loại tiêu biểu của 4 nền văn học: Lào, Cămpuchia, Korea

(Triều Tiên-Hàn Quốc) và Nhật Bản.

* Kĩ năng:

- Có kỹ năng nghiên cứu đa ngành, liên ngành, hiểu được tính thống nhất, đa

dạng của văn học khu vực từ đó có sự đối chiếu, so sánh giữa các nền văn học trong khu

vực và văn học khu vực với các khu vực khác trên thế giới. Từ những kiến thức về văn

học khu vực, người học có khả năng tư duy, phân tích giải quyết những vấn đề thực tiễn

văn học cụ thể.

* Thái độ:

- Trân trọng những nền văn học của những quốc gia nhỏ nhưng có quan hệ đặc

biệt với Việt Nam như Lào, Cămpuchia, những nền văn học mà trong quá khứ từng đối

đầu với Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Có thái độ khách quan và khoa học để đánh giá sức mạnh nội lực, tính bản địa

của các nền văn học khu vực trong quá trình tiếp biến văn học ngoại lai như Trung Hoa

và Ấn Độ.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

1. Tinh thần, thái độ học

tập (đi học, chuẩn bị bài,

nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

(1 điểm)

2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận

10%

(1 điểm)

9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:

2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 20%

(2điểm)

3. Thi hết môn

Áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn

đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)

Kết quả môn học 100%

(10 điểm)

9. Giáo trình bắt buộc:

[1]. Đức Ninh (chủ biên), Trần Thúc Việt, Đỗ Thu Hà, Võ Đình Hường. Văn học khu

vực Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 (Tái bản lần 1). Tài liệu có tại

thư viện ĐHQG Hà Nội.

Page 562: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

562

[2]. Đức Ninh, Trần Thúc Việt. Nhận diện văn học cận hiện đại Lào. NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 2007. Phòng tư liệu Khoa Văn học và Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

[3]. Vũ Tuyết Loan. Riêm Kê và Tum Tiêu trong văn học Cămpuchia. NXB Văn học,

H, 1994. Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

[4]. Trần Thúc Việt. Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc). NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2006. Thư viện ĐHQG Hà Nội và phòng tư liệu Khoa Văn học.

[5]. Nhật Chiêu. Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868. NXB Giáo dục. 2003. Các

thư viện.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

- Cung cấp cho người học có cái nhìn nhận diện về những vấn đề khu vực và

những đặc trưng cơ bản của văn học khu vực Đông Nam Á đặt trong bối cảnh địa lý-

lịch sử - văn hoá- tôn giáo có nhiều nét tương đồng. Giới thiệu khái quát và tìm hiểu giá

trị những tác phẩm, thể loại đặc sắc, tiêu biểu của 2 nền văn học “láng giềng” kề cận có

quan hệ đặc biệt với Việt Nam là Lào và Cămpuchia.

- Trang bị những kiến thức cơ bản về văn học Đông Bắc Á với 2 nền văn học

Nhật Bản và Korea. Giới thiệu các chặng đường phát triển của 2 nền văn học này qua

các tác gia, tác phẩm, loại thể tiêu biểu và liên hệ so sánh với Việt Nam cùng trường ảnh

hưởng văn hoá đồng văn.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Văn học khu vực Đông Nam Á.

1.1` Quá trình nhận thức về tính khu vực và việc ra đời khái niệm và thuật ngữ văn

học khu vực Đông Nam Á.

1.2. Những đặc điểm của văn hoá khu vực, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên

cứu văn học khu vực Đông Nam Á.

1.3. Những đặc điểm của văn học khu vực Đông Nam Á.

1.3.1. Những đặc điểm chung.

1.3.2. Những đặc điểm riêng giữa các nền văn học khu vực.

Bài 2: Văn học Lào.

2.1. Khái quát.

2.2. Nhận diện văn xuôi Lào hiện đại – Quá trình hình thành và đặc điểm phát triển

của thể loại.

Bài 3: Văn học Cămpuchia.

3.1. Khái quát.

3.2. Truyện thơ Riêm Kê và vấn đề bản địa hoá, dân tộc hoá một tác phẩm văn học

nước ngoài.

3.3. Tum Tiêu và quá trình cách tân thể loại truyện thơ Cămpuchia.

Bài 4: Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc).

4.1. Khái quát.

4.2. Tiểu thuyết cổ điển.

Page 563: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

563

4.2.1. Kim Ngao tân thoại và những vấn đề của tiểu thuyết truyền kỳ khu vực Viễn

đông.

4.2.2. Truyện Xuân Hương – Kiệt tác văn học Korea.

Bài 5: Văn học Nhật Bản.

5.1. Khái quát các chặng đường phát triển.

5.2. Một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu.

5.2.1. Truyện Genji.

5.2.2. Basho và thơ Hai cu.

5.2.3. Kawabata và tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 564: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

564

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Việt Thanh

- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (8:30 -17:00)

- Địa điểm làm vịêc: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

(P.207, nhà B, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

- Điện thoại: 84-4-8691913

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Nguyễn Hòa

- Chức danh, học vị: Giáo sư. Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (8:30 -17:00)

- Địa điểm làm vịêc: Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

(Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)

- Điện thoại:

- Email:

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Phạm Văn Tình

- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (8:30 -17:00)

- Địa điểm làm vịêc: Viện Từ điển học và BKT

(Số 36, Hàng Chuối, Hà Nội)

- Điện thoại: 0913344153

- Email: [email protected]

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Lý thuyết phân tích diễn ngôn

- Mã học phần: LIN 3082

- Số tín chỉ: 03

Page 565: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

565

3. Mục tiêu học phần

3.1. Kiến thức

- Nắm được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của phân

tích diễn ngôn, ý nghĩa và các hướng nghiên cứu chính trong phân tích diễn ngôn.

- Hiểu được những vấn đề và phương pháp tiếp cận đối với các vấn đề cơ bản của

phân tích diễn ngôn (giao tiếp và các thành tố của giao tiếp, diễn ngôn/văn bản,

phân tích diễn ngôn, phân tích văn bản,,,)

- Hiểu được hệ các vấn đề cần yếu trong phân tích diễn ngôn (các giai đoạn hình

thành phân tích diễn ngôn, các yếu tố văn bản và đặc trưng của văn bản, phân biệt

các dạng thức văn bản, mạch lạc, liên kết…)

3.2. Kỹ năng

- Biết cách nhận diện và xác lập các tiêu chí phân loại các loại hình diễn ngôn.

- Biết cách vận dụng các kiến thức để phân tích các loại hình diễn ngôn cụ thể.

- Biết cách vận dụng các kiến thức về mạch lạc, về liên kết để khảo sát, phân tích

biểu hiện của chúng trong các diễn ngôn cụ thể hoặc xây dựng các kiểu loại mạch

lạc, liên kết theo các tiêu chí định sẵn.

- Biết cách vận dụng sự hiểu biết về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn vào hoạt động

nghiên cứu, giảng dạy, học tập bản ngữ và ngoại ngữ.

3.3. Nhận thức

- Thấy được tính thống nhất và đa dạng của các kiểu loại diễn ngôn. Nhận thức

được vai trò của các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản (vai trò của người tham

gia giao tiếp, ngữ cảnh, mã ngôn ngữ, chức năng của diễn ngôn…) trong việc tạo

nên các đặc trưng của các kiểu loại diễn ngôn.

- Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn những đặc trưng vốn có của tiếng

Việt, biết cách cấu tạo hoặc phân tích các kiểu loại diễn ngôn phục vụ mục đích

giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Cung cấp các kiến thức cơ bản về phân tích diễn ngôn, bao gồm mục đích,

đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và hệ các vấn đề có liên quan đến

phân tích diễn ngôn.

5. Nội dung học phần

Page 566: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

566

1. Khái lược về phân tích diễn ngôn

1.1. Sơ lược về ngôn ngữ học văn bản

1.2. Quá trình hình thành phân tích diễn ngôn

1.2.1 Giai đoạn các ngữ pháp văn bản

1.2.2 Giai đoạn phân tích diễn ngôn

1.3 Các cách hiểu và thái độ đối với phân tích diễn ngôn

1.4 Diễn ngôn và văn bản

1.5 Phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản.

2. Giao tiếp

2.1 Định nghĩa giao tiếp

2.2 Các mô hình giao tiếp

2.2.1. Mô hình giao tiếp coi trọng sự tạo lập văn bản

2.2.2. Mô hình giao tiếp coi trọng sự trao đổi

2.3 Chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp

2.3.1. Chức năng giao dịch (liên giao)

2.3.2. Chức năng liên nhân

3. Diễn ngôn và đặc trưng của diễn ngôn

3.1 Định nghĩa diễn ngôn

3.2 Đặc trưng của diễn ngôn (yếu tố nội dung, yếu tố cấu trúc, mạch lạc và

liên kết, yếu tố chỉ lượng, yếu tố định biên).

3.3. Phân loại diễn ngôn

3.3.1 Theo dạng thức nói và viết

3.3.2 Theo đơn thoại và đối thoại

3.3.3 Theo tính liên tục hay gián đoạn

3.4 Các khuôn hình diễn ngôn

4. Liên kết trong diễn ngôn

4.1. Định nghĩa về liên kết

4.2. Quy chiếu. Các hướng quy chiếu trong diễn ngôn.

4.3. Các phương thức và phương tiện liên kết.

4.4. Các phép liên kết

4.4.1 Phép nối

Page 567: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

567

4.4.2 Phép quy chiếu (quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh)

4.4.3 Phép tình lược

4.4.4. Phép thế (thế bằng đại từ)

4.4.5. Phép liên kết từ vựng (lặp, từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng)

5. Mạch lạc trong diễn ngôn

5.1. Định nghĩa về mạch lạc

5.2. Phân biệt mạch lạc và liên kết

5.3. Các biểu hiện của mạch lạc

5.3.1. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu

5.3.2. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề của các câu

5.3.3. Mạch lạc biểu hiện trong phần nêu đặc trưng ở các câu có quan hệ

về nghĩa với nhau.

5.3.4 Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu.

5.3.5 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ của từ ngữ với tình huống bên ngoài

văn bản (theo quan hệ ngoại chiếu).

6. Cấu tạo đoạn văn

6.1 Vị trí của đoạn văn trong cấu tạo hình thức của diễn ngôn

6.2 Đoạn văn trong các kiểu loại diễn ngôn khác nhau.

6.3 Các nguyên tắc cấu tạo đoạn văn.

6.4 Câu chủ đề. Vị trí và chức năng câu chủ đề trong đoạn văn.

6.5 Một số kiểu loại cấu trúc đoạn văn.

6. Tài liệu phục vụ cho học phần

6.1 Tài liệu bắt buộc

1. Sigrid Norris and Rodney H. Jones, 2005, Discourse in Action - introducing

mediated discourse analysis, Routledge.

2. Teurn A. Vandijk, 1998, Discourse as Structure and Process, SAGE

publications.

3. Diệp Quang Ban, 2009, Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Hòa: Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp.

Nxb ĐHQGHN, 2003.

Page 568: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

568

5. Trần Ngọc Thêm: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1999.

6.2 Tài liệu tham khảo thêm

1. Brown G., Yule G. Phân tích diễn ngôn (bản dịch tiếng Việt). Nxb Giáo dục,

2008.

2. Diệp Quang Ban. Văn bản. Nxb ĐHSP. 2005.

3. Moskanskaja O.I: Ngữ pháp văn bản (Bản dịch tiếng Việt của Trần Ngọc

Thêm), Nxb Giáo dục, 1996.

4. Nunan Davit: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Bản dịch tiếng Việt của Hồ Mỹ

Huyền và Trúc Thanh), 1997.

5. Nguyễn Thị Việt Thanh: Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt. Nxb Giáo dục,

1999.

7. Chính sách đối với môn học

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ quá 20 % số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm và nộp bài tập đúng hạn.

- Vi phạm các qui định sẽ bị trừ điểm thành phần.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra Trọng

số

1 Kiểm tra đánh

giá thường

xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ

học tập

- Kiểm tra bài cũ, bài tập

về nhà

10%

2 Kiểm tra định kì Các nội dung thông báo

trước

30%

3 Thi hết học

phần

Các nội dung chính của

môn học.

60%

Điểm môn học 100%

Page 569: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

569

8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại bài

tập/kiểm tra

Tiêu chí đánh giá

1. Bài tập cá nhân 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Nộp đúng thời hạn.

2. Bài tập nhóm 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.

2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.

3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài

liệu.

4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo

nhóm.

5. Nộp đúng thời hạn.

3. Bài kiểm tra/thi Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 570: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

570

TÊN HỌC PHẦN: DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT

- Mã học phần: TMT2054

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: TMT2050 - Dạy học Văn học trong nhà trường phổ

thông

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung: Sinh viên cập nhật được các kiến thức mới và hình thành

những kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản ở trường

THPT.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Thông hiểu hệ thống các khái niệm “dạy học” “đọc hiểu” “văn bản”

- Thông hiểu quy trình dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT

- Nhận biết các chiến thuật dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT

3.2.2. Kỹ năng:

- Phân tích được hoạt động tri giác đọc các loại văn bản theo thể loại và phong

cách ngôn ngữ

- So sánh và đối chiếu được hai chiều phân tích&tổng hợp trong hoạt động tiếp

nhận văn bản

- Tổ chức được hoạt động đọc hiểu như là một hoạt động tập thể (liên cá nhân) của

cả lớp học

Page 571: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

571

3.2.3. Thái độ:

- Coi trọng tính tích cực cá nhân cụ thể của tiếp nhận đọc hiểu (không giảng văn

– đọc thay học sinh)

- Tôn trọng khả năng tiếp nhận (óc liên tưởng của người đọc) văn bản tác phẩm

- Luôn ý thức được đọc hiểu văn bản là hành đọng “liên văn bản” (hiểu được

một văn bản trên nên các văn bản đã đọc khác).

- Có ý thức dạy học văn theo quan niệm dạy học đọc hiểu văn bản.

3.2.4. Mục tiêu khác:

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT là học phần trang bị cho sinh viên

những kiến thức cập nhật về khái niệm đọc hiểu, quan niệm mới về dạy học văn

hiện nay và các cách thức cụ thể để tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản ở

trường THPT. Dựa trên cở sở khoa học của các môn Lí luận dạy học hiện đại, Lí

luận văn học, Tâm lí học sư phạm… học phần đưa ra một quy trình dạy học đọc

hiểu văn bản gồm 7 bước: xác định mục tiêu đọc hiểu; phân tích nội dung đọc

hiểu; tìm hiểu đặc điểm người học; lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học

đọc hiểu; yêu cầu học sinh chuẩn bị, triển khai dạy học đọc hiểu; kiểm tra- đánh

giá kết quả dạy học đọc hiểu. Nhằm phát triển, hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu văn

bản của học sinh THPT, môn học còn giới thiệu một số chiến thuật đọc hiểu văn

bản mang tính ứng dụng nhất- đây là những biện pháp, thủ thuật, cách thức, thao

tác cụ thể nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh, kiến tạo ý

nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động, hiệu quả.

Bên cạnh việc trang bị kiến thức, học phần cũng mang tính thực hành cao bởi nó

đòi hỏi sinh viên phải biết thực hành tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản cụ

thể trong chương trình THPT.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 572: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

572

Th

ứ tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Ghi

chú

1

Kết thúc

chương, SV

cần phải:

- Thông hiểu

khái niệm đọc

hiểu văn bản.

- Giải thích

được những

điểm mới trong

quan niệm dạy

học văn hiện

nay.

- Hiểu biết sâu

sắc mục tiêu

và nội dung

dạy học đọc

hiểu văn bản ở

trường THPT.

- Phân tích

được bản chất

của việc đọc

hiểu văn bản.

- Đối chiếu so

sánh được

điểm khác biệt

giữa quan niệm

dạy học văn

Chương 1: Một số vấn đề chung về

dạy học đọc hiểu văn bản ở trường

THPT

1.1. Khái niệm đọc hiểu văn bản

1.2. Dạy học văn hiện nay là dạy học

sinh đọc hiểu văn bản

1.3. Mục tiêu, nội dung dạy học đọc

hiểu văn bản ở trường THPT

1

0

g

i

t

í

n

c

h

í

Page 573: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

573

hiện nay với

các quan niệm

dạy học văn

trước đây.

- Đưa ra được

ý kiến đánh giá

của cá nhân về

quan điểm dạy

học đọc hiểu

văn bản hiện

nay ở trường

THPT.

2

Kết thúc

chương, SV

cần phải:

Thông hiểu 7

bước trong quy

trình dạy học

đọc hiểu văn

bản ở trường

THPT.

- Hiểu cách

thức triển khai

cụ thể trong

từng bước.

- Triển khai

thực hiện được

từng bước khi

lập kế hoạch

Chương 2: Quy trình dạy học đọc

hiểu văn bản ở trường THPT

2.1. Xác định mục tiêu đọc hiểu

2.2. Phân tích nội dung đọc hiểu

2.3. Tìm hiểu đặc điểm người học

2.4. Lựa chọn phương pháp, phương

tiện đọc hiểu

2.5. Yêu cầu học sinh chuẩn bị

2.6. Triển khai dạy học đọc hiểu

2.7. Kiểm tra- đánh giá kết quả dạy

học đọc hiểu

1

5

g

i

t

í

n

c

h

Page 574: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

574

dạy học đọc

hiểu một văn

bản cụ thể

trong chương

trình Ngữ văn

THPT.

- Tiến hành tổ

chức được một

giờ dạy học

đọc hiểu văn

bản trong

chương trình

Ngữ văn THPT

theo quy trình.

- Xây dựng

được quy trình

dạy học đọc

hiểu văn bản

theo từng thể

loại trong

chương trình

Ngữ văn THPT

- Đánh giá

được thuận lợi

và khó khăn

khi vận dụng

quy trình trong

thực tế dạy học

Ngữ văn hiện

nay.

3 Kết thúc Chương 3: Một số chiến thuật đọc 2

Page 575: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

575

chương, SV

cần phải:

- Thông hiểu

khái niệm

chiến thuật đọc

hiểu văn bản.

- Hiểu sâu đặc

điểm của các

chiến thuật đọc

hiểu văn bản

cơ bản.

- Phân tích

được mục tiêu,

thời điểm và

cách thức tiến

hành của từng

chiến thuật.

- Vận dụng

thiết kế được

các chiến thuật

khi dạy học

đọc hiểu một

nội dung cụ

thể.

- Vận dụng

được các chiến

thuật vào thiết

kế một bài học

cụ thể trong

chương trình

Ngữ văn

hiểu văn bản ở trường THPT

3.1. Khái niệm chiến thuật đọc hiểu

văn bản

3.2. Giới thiệu một số chiến thuật

đọc hiểu văn bản cơ bản

3.2.1. Đánh dấu và ghi chú bên lề

3.2.2. Tổng quan về văn bản

3.2.3. Cuộc giao tiếp văn học

3.2.4. Mối quan hệ hỏi- đáp

3.2.5. Đọc suy luận

0

g

i

t

í

n

c

h

Page 576: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

576

THPT.

- Đánh giá

được khả năng

thực hiện các

chiến thuật

trong thực tế

dạy học đọc

hiểu văn bản ở

trường THPT.

- Đề xuất được

các biện pháp

sử dụng hiệu

quả các chiến

thuật đọc hiểu

văn bản.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng (giờ TC): theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 16

Thực hành/làm việc nhóm: 23

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 6

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc

nhóm.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

- Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB ĐH Sư phạm, 2011.

- Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà

trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm, 2012.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

- Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể),

NXB ĐHQGHN, 2008.

- Nhiều tác giả, Thiết kế bài dạy Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

Page 577: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

577

- Trần Đình Sử, Đọc văn- học văn, NXB Giáo dục, H.2001.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài

tập

tuần

(cá

nhân)

thuyết

Viết bài thu hoạch -> kiểm tra kiến thức

thực tiễn.

10

%

Bài

tập

nhóm

thuyết

và kỹ

năng

Sản phẩm thực hành -> kiểm tra năng lực

vận dụng lí thuyết. 15%

Bài

kiểm

tra

giữa

kỳ

Kỹ

năng

Thực hành -> kiểm tra kĩ năng triển khai

quy trình dạy học đọc hiểu văn bản. 15%

Bài

thi

hết

học

phần

Tổng

hợp

Thực hành -> kiểm tra kĩ năng dạy học

đọc hiểu văn bản. 60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ M

Page 578: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

578

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

TRỰC TUYẾN

Hà Nội, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Page 579: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

579

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến

- Mã học phần: TMT4002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn (Thay thế thi tốt nghiệp)

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết:

+ TMT1001: Lí luận và công nghệ dạy học (3 tín chỉ).

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu và phân tích được sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường dạy học

không truyền thống (dạy học điện tử E-learning, dạy học phối hợp Blended

Learning) và các mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu học tập mới (Mobile Learning,

Ubiquitous Learning).

- Phân tích, đánh giá được những ưu/nhược điểm về phương pháp, hình thức tổ

chức dạy học, kiểm tra-đánh giá trong môi trường dạy học trực tuyến ở trường phổ

thông.

- Có hiểu biết sâu về các mô hình dạy học trực tuyến và vận dụng vào dạy học

môn học theo chuyên ngành.

Page 580: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

580

- Phân tích các xu hướng phát triển của dạy học trực tuyến

3.2.2. Kỹ năng:

- Sử dụng nền tảng công nghệ mã nguồn mở (Moodle) để thiết kế được khóa học

trực tuyến theo môn chuyên ngành, xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử

- Sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh

giá trong môi trường trực tuyến.

3.2.3. Thái độ:

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Đổi mới nhận thức và cách tiếp cận dạy học trong môi trường không truyền thống

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, thường xuyên trau dồi, phát

triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu

- Có ý thức cập nhật các công cụ công nghệ hiện đại, tích hợp trong thực tế dạy học

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những khái

niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình dạy

học trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay.

Học phần đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây

dựng dựa trên nền tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương

pháp dạy học mới trong việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò

của người dạy, người học, đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường

học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học hiện

đại dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management

System – LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 581: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

581

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

1. Người học

xác định được

các mô hình

dạy học trong

môi trường

mạng phù hợp

với đặc điểm

học sinh và

môn học.

2. Người học

nhận diện và

phân tích được

sự thay đổi về

vai trò, bản

chất tương tác

giữa người

dạy và người

học trong môi

trường dạy

học trực tuyến

3. Người học

phân tích được

ưu nhược

điểm của các

mô hình dạy

học trong môi

trường mạng.

Nội dung 1.

Mô hình và nguyên tắc tổ chức

dạy học trong môi trường mạng

1.1. Tiếp cận dạy học trong thế kỉ

XXI

1.1.1. Sự thay đổi về vai trò người

dạy – Người học – Môi trường học

tập

1.1.2. Sự chuyển đổi từ tiếp cận

hành vi sang tiếp cận thông tin.

1.1.3. Yêu cầu về năng lực thông

tin đối với người dạy, người học

1.2. Các mô hình dạy học trong môi

trường mạng

1.2.1. Mô hình dạy học kết hợp

(Blended Learning)

1.2.2. Mô hình dạy học trực tuyến

(E-learning, M-Learning, U-

Learning)

1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học

trong môi trường mạng

1.3.1. Nguyên tắc xây dựng mục

tiêu

1.3.2. Nguyên tắc thiết kế nội

dung

1.3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động

dạy học

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế kiểm

tra đánh

6

gi

n

ch

Page 582: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

582

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

giá

2

1. Người học

thiết kế được

kịch bản sư

phạm và kịch

bản công nghệ

2. Người học

thực hiện được

các kĩ thuật tổ

chức dạy học

trong môi

trường trực

tuyến

3. Người học

đánh giá được

hiệu quả của

các mô hình

dạy học trực

tuyến

Nội dung 2.

Tổ chức quá trình dạy học trong

môi trường mạng

2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm và

kịch bản công nghệ

2.1.1. Xây dựng kế hoạch cho

khóa học

2.1.2. Lựa chọn công nghệ hỗ trợ

khóa

học

2.2. Phương pháp dạy học

2.2.1. Phương pháp dạy học theo mô

hình kết hợp (Blended Learning)

2.2.2. Phương pháp dạy học trực

tuyến (E/M/U-Learning, )

2.3. Các kĩ thuật tổ chức dạy học

2.3.1. Thiết kế mục tiêu khóa học

2.3.2. Thiết kế nội dung theo tiếp

cận thông tin

2.3.3. Thiết kế hoạt động dạy học sử

dụng các công cụ công nghệ

2.3.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra

đánh giá

9

gi

n

ch

1. Người học Nội dung 3.

Page 583: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

583

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

3

nhận diện và

sử dụng được

các công cụ

chức năng và

thành phần

của hệ thống

LMS phù hợp

với các hoạt

động dạy học

2. Người học

đánh giá được

hiệu quả của

các chức năng

của hệ thống

LMS trong tổ

chức quá trình

dạy học trực

tuyến

Giới thiệu phần mềm thiết kế

khóa học trong môi trường mạng

3.1. Hệ thống quản lí học tập LMS

Moodle

3.1.1. Cấu trúc tổng thể

3.1.2. Các công cụ hỗ trợ của LMS

Moodle

3.2. Hệ thống các công cụ công

nghệ xây dựng bài giảng

3.2.1. Web 2.0

3.2.2. Công cụ tìm kiếm thông tin

3.2.3. Công cụ xử lí thông tin, học

liệu

3.2.4. Công cụ trình bày nội dung

3.2.5. Công cụ hỗ trợ kiểm tra

đánh giá

15

gi

n

ch

4

1. Người học

sử dụng được

các công cụ

chức năng và

thành phần

của hệ thống

LMS để thiết

kế và tổ chức

các hoạt động

dạy học, kiểm

Nội dung 4.

Thực hành thiết kế khóa học

trong môi trường mạng

4.1. Xây dựng hồ sơ dạy học điện tử

(E-portfolio)

4.2. Xây dựng học liệu trên LMS

Moodle

4.2.1. Xử lí các file định dạng văn

bản

4.2.1. Xử lí các file định dạng

15

gi

n

ch

Page 584: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

584

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

tra-đánh giá

cho khóa học

2. Người học

sử dụng được

các công cụ,

phần mềm xây

dựng học liệu

điện tử, hồ sơ

dạy học điện

tử

3. Người học

so sánh và

đánh giá được

tính hiệu quả

của khóa học

điện tử

ảnh.

4.2.2. Xử lí các file video.

4.2.3. Đóng gói và tải bài giảng

theo chuẩn SCORM

4.3. Thiết kế hoạt động dạy học trực

tuyến trên LMS Moodle

4.3.1. Hoạt động học tập cá nhân

4.3.2. Hoạt động học tập theo

nhóm

4.3.3. Hoạt động học tập chia sẻ

cộng đồng

4.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra

đánh giá kết quả học tập

4.4.1. Bài tập cá nhân

4.4.2. Bài tập nhóm

4.4.3. Bài tập lớn

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6 . Tài liệu học tập

Page 585: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

585

6.1. Tài liệu chính

[1] Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy học trong

môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013.

[2] Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia Pacific Region,

2012.

6.2. Tài liệu tham khảo

[3]. E-Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ (VVOB),

Hà Nội, 2011

[4] Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô hình ứng

dụng CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ

nâng cao năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương. Microsof Partner in Learning, 2010

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 586: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

586

Hình

thức

Tính

chất của

nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết

Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham

gia xây dựng bài /vấn đáp, trắc nghiệm

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá kĩ năng sử dụng phương tiện

công nghệ trên nền LMS 10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Thực hành thiết kế khóa học trên LMS

Moodle 20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Thiết kế tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa

học trực tuyến

Trình bày sản phẩm khóa học thiết kế

theo chuyên ngành

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Kịch bản sư phạm rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Kịch bản công nghệ phù hợp 2đ

Sử dụng được các công cụ trên LMS Moodle để thiết kế 2đ

Page 587: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

587

các hoạt động dạy học đa dạng

Nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Học liệu phong phú, đa dạng (ít nhất có 3 định dạng) 1đ

Hệ thống kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu 1đ

Thiết kế thẩm mĩ, sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Thi cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm (60%), bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học và

khóa học được thiết kế trên LMS Moodle (khóa học phải được vận hành trên nền

web hoặc server cụ thể)

Trình bày, báo cáo sản phẩm (40%): khả năng trình bày trước công chúng,

khả năng sử dụng công nghệ.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung

Page 588: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

588

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN TÂM LÝ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Hà Nội, 2015

Page 589: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

589

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tư vấn hướng nghiệp

- Mã học phần: PSE4009

- Học phần bắt buộc/tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Các học phần tiên quyết: .

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Giúp giáo sinh hiểu được bản chất của giáo dục hướng nghiệp và quá trình tư vấn

hướng nghiệp cho học sinh, từ đó có khả năng giúp học sinh trung học định hướng

nghề nghiệp và chọn nghề phù hợp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức: Học phầnTư vấn hướng nghiệp giúp người học:

- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của

học sinh, từ đó nhận thức được vai trò quan trọng của giáo viêntrong việc tư vấn,

hỗ trợ học sinh định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp.

- Hiểu được ý nghĩa xã hội của Tư vấn hướng nghiệp trong việc góp phần thực hiện

mục tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo yêu cầu xã hội.

- Hiểu được vị trí của tư vấn hướng nghiệp trong chuỗi

- Hiểu được quá trình hướng nghiệp và những yếu tố cấu thành quá trình tư vấn

hướng nghiệp, từ đó trang bị được kiến thức về các mặt nhằm tư vấn hướng nghiệp

Page 590: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

590

cho học sinh. Đó là: Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực, đặc biệt là địa phương; Biết được thông tin

về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp

(trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng đại học ở địa phương và cả

nước); Biết đánh giá năng lực học sinh, điều kiện khách quan và chủ quan của học

sinh, từ đó giúp học sinhđịnh hướng, chọn nghề, lập thân, lập nghiệp.

- Hiểu được đặc trưng của Tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông so với tư vấn

về nghề nghiệp ở những giai đoạn sau trong quá trình giáo dục hướng nghiệp.

3.2.2. Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp. Sau khi học xong giáo sinh có kỹ năng:

- Có kỹ năng tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Có kỹ năng tổ chức các hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học.

- Có kỹ năng sử dụng một số trắc nghiệm khách quan và vận dụng trong thu thập

thông tin, phân tích khả năng của học sinh và xác định mức độ phù hợp nghề.

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng ý nguyện của học sinh trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp.

- Tôn trọng đạo đức và nguyên tắc hành nghề trong quá trình tham vấn.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục hướng

nghiệp ở trường phổ thông, đồng thời cũng là giai đoạn khởi đầu cho một quá trình

tư vấn hướng nghiệp liên tục ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy, trên cơ sở những

kiến thức cơ bản về hướng nghiệp (Mục đích, nội dung, các giai đoạn hướng

nghiệp, học phần cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cơ bản tư vấn hướng

nghiệp, các loại hình tư vấn, yêu cầu, đạo đức của người tư vấn hướng nghiệp.

Trên cơ sở đó, người học được nghiên cứu sâu và thực hành quy trình tư vấn

hướng nghiệp, các kỹ năng tư vấn, tham vấn cơ bản cho học sinh, vận dụng trong

các ca tư vấn hướng nghiệp. Người học cũng được cung cấp và thực hành một số

công cụ cơ bản sử dụng trong chẩn đoán năng lực, thiên hướng, hứng thú nghề

nghiệp của học sinh. Thông qua kiến thức và kỹ năng đạt được, giáo sinh có thể

Page 591: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

591

thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học,

hướng tới việc phân luồng HS sau THCS và THPT.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời

lượn

g

CHƯƠNG 1

- Hiểu được vị

trí của giáo

dục và tư vấn

hướng nghiệp

cho học sinh.

- Nắm vững

vai trò của

người giáo

viên trong

công tác tư

vấn hướng

nghiệp

- Nắm vững

lịch sử hướng

nghiệp và tư

vấn hướng

nghiệp

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HƯỚNG

NGHIỆP VÀ TƯ VẤN HƯỚNG

NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

1.1.Tư vấn hướng nghiệp – một nội

dung giáo dục cơ bản trong trường

trung học phổ thông

1.1.Vị trí, vai trò của giáo dục hướng

nghiệp và tư vấn hướng nghiệp trong hệ

thống trường học. Trong mục đích vàvà

mô hình trường học ở Việt Nam.

1.2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên

trong tư vấn hướng nghiệp ở trường

trung học.

1.3. Lịch sử hướng nghiệp và tư vấn

hướng nghiệp

0

,

3

n

c

h

CHƯƠNG 2

- Nắm vững

được hệ thống

nghề các đặc

điểm của nghề

- Nắm vững

đặc điểm tâm

sinh lý của

học sinh trong

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TƯ

VẤN HƯỚNG NGHIỆP

2.1. Hệ thống nghề và đặc điểm nghề

2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

trong việc chọn nghề

2.3. Thị trường lao động

2.4. Tư vấn nghề

2.5. Đào tạo nghề

0

,

5

n

Page 592: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

592

việc lựa chọn

nghề

- Tìm hiểu sự

biến động của

thị trường lao

động

- Nắm được

vai trò của tư

vấn, đào tạo

và lựa chọn

nghề

2.6. Lựa chọn nghề c

h

CHƯƠNG 3

- Nắm vững

quá trình và

cấu trúc hệ

thống của tư

vấn hướng

nghiệp

- Nắm vững

các giai đoạn

cơ bản của

quá trình tư

vấn hướng

nghiệp

- Nắm vững

các loại hình

tư vấn và mô

hình tư vấn

năm giai đoạn

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH TƯ VẤN

HƯỚNG NGHIỆP

3.1.Quá trình tư vấn hướng nghiệp và

cấu trúc hệ thống của quá trình tư vấn

hướng nghiệp.

3.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình

tư vấn hướng nghiệp.

3.3. Các loại hình tư vấn hướng nghiệp

và mô hình tư vấn năm giai đoạn.

0

,

5

n

c

h

- Nắm vững

các nhóm kĩ

năng tham vấn

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG KĨ NĂNG

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

4.1.Nhóm kỹ năng tham vấn

Page 593: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

593

CHƯƠNG 4

- Nắm vững

nhóm kĩ năng

tư vấn

- Nắm vững

nhóm kĩ năng

can thiệp

- Nắm vững

nhóm kĩ năng

bổ trợ

4.2. Nhóm kỹ năng tư vấn

4.3.Nhóm kỹ năng can thiệp

4.4.Nhóm kỹ năng bổ trợ

0

,

5

n

c

h

CHƯƠNG 5

- Nắm vững

một số

phương pháp

tổ chức tư vấn

hướng nghiệp

- Nắm vững

một số hình

thức tổ chức

tư vấn hướng

nghiệp

- Nắm vững

quy trình tiến

hành ca tư vấn

hướng nghiệp

cho học sinh

CHƯƠNG 5: NGHIỆP VỤ TƯ VẤN

HƯỚNG NGHIỆP: PHƯƠNG

PHÁP, HÌNH THỨC VÀ QUY

TRÌNH TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

5.1. Một số phương pháp tổ chức tư

vấn hướng nghiệp.

5.2. Một số hình thức tổ chức tư vấn

hướng nghiệp

45.3. Quy trình tiến hành ca tư vấn

hướng nghiệp cho học sinh

0

,

5

n

c

h

CHƯƠNG 6

- Nắm vững

các nguyên tắc

tư vấn hướng

nghiệp

- Hiểu rõ các

phẩm chất đạo

đức nghề

CHƯƠNG 6: NGUYÊN TẮC VÀ

ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ VẤN

HƯỚNG NGHIỆP

6.1. Nguyên tắc tư vấn hướng nghiệp

6.2. Một số yêu cầu phẩm chất đạo đức

nghề nghiệp trong tư vấn.

0

,

5

Page 594: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

594

nghiệp trong

tư vấn

n

c

h

CHƯƠN

G 7

Nắm vững các

yêu cầu của

test hướng

nghiệp

Nắm vững

một số test

kiểm tra hứng

thú nghề

nghiệp

Nắm vững

một số test

xác định năng

lực nghề

nghiệp

Nắm vững

một số test

xác định kiểu

năng lực.

CHƯƠNG 7: TRẮC NGHIỆM

HƯỚNG NGHIỆP

7.1. Các yêu cầu của test hướng nghiệp:

độ tin cậy

7.2. Một số test trong tư vấn hướng

nghiệp

6.2.1. Nhóm test xác định hứng thú

nghề nghiệp

6.2.2. Nhóm test xác định năng lực

nghề nghiệp: AQ, CQ, IQ

6.2.3. Nhóm test xác định kiểu nhân

cách: KC của .GDH hướng nghiệp 12,

yêu cầu của bài test

0

,

2

n

c

h

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành, thảo luận: 12 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

- Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

Page 595: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

595

- Phương pháp đóng vai.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

9. Đặng Danh Ánh (2010), “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam”, NXB Văn hóa –

Thông tin.

10. “Tâm lý học tham vấn” (Giáo trình của khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn). NXB ĐHQGHN, 2009.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và

phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính trị.

2. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng

nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục 2004.

3. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia 1999.

4. Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học lao động, Tài liệu dành cho học viên cao học, Viện

Khoa học Giáo dục.

5. Tài liệu tập huấn tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, Bộ giáo dục và đào

tạo (lưu hành nội bộ) Hà Nội 1994.

6. Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) tập 2,

NXB Giáo dục 1978.

7. Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-

ĐT, Hà Nội 1989.

8. Đặng Danh Ánh: Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp trong trường

phổ thông. Tạp chí giáo dục số 38 và số 42, tháng 10/ 2002

9. Đối thoại Pháp- Á: vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam,

trang 36, 2001. ĐHQGHN.

10. John Arnold, Tâm lý học lao động (work psychology), NXB prentice hall. Mỹ 2004.

11. Holland J.L, Lựa chọn nghề nghiệp: Lý thuyết về tính cách nghề nghiệp và môi

trường lao động. englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1985

12. Holland J.L, Lý thuyết về nghề nghiệp và nghiên cứu tự định hướng, Tạp chí Tâm

lý tư vấn nghề nghiệp, englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1993

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 596: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

596

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

thuyết Kiểm tra kiến thức môn học

10

%

Bài tập

nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ;

kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết

hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được

sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết học

phần

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các

vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức

chuyên môn và đưa ra được giải pháp

hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên

Page 597: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

597

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ

1. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Hoàng Anh Thi

- Chức danh, học vị: PGS.TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00 -

18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 84-4-8533900

- E-mail: [email protected]; [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Vũ Đức Nghiệu

- Chức danh, học vị: PGS.TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00 -

18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 0913215204

- E-mail: [email protected]

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Đinh Kiều Châu

- Chức danh, học vị: TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học từ thứ 2 – thứ 6 (7 :00 -

18 :00)

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV

Page 598: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

598

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 0912359533

- E-mail: [email protected]

2. Thông tin chung về học phần

- Tên môn học: Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

- Mã số: LIN 3077

- Số tín chỉ: 03

3. Mục tiêu học phần

Kiến thức

- Phân biệt được môn học với môn dạy tiếng Việt thực hành cho người Việt

- Hiểu được mục đích, nhiệm vụ, các thao tác cần có trong giảng dạy tiếng Việt

như một ngoại ngữ:

- Hiểu bố cục của giáo trình dạy tiếng.

- Hiểu nguyên tắc vận dụng kiến thức ngôn ngữ học và tri thức văn hóa vào giảng

dạy.

- Nắm được nguyên tắc và các bước thiết kế bài giảng, phân biệt được lỗi ngẫu

nhiên và lỗi giao thoa để sửa lỗi triệt để, soạn nội dung giảng dạy trên tài liệu

ngoài giáo trình chuyên môn, bước đầu soạn được bài luyện khắc phục lỗi, bài

kiểm tra trình độ học viên

Kĩ năng

- Biết vận dụng kiến thức ngôn ngữ học để truyền đạt một bài giảng của giáo

trình có sẵn.

+ Biết cách truyền đạt tri thức về thực hành tiếng nói chung và tiếng Việt

+ Biết cách luyện tập cho học viên theo các bài luyện trong giáo trình.

+ Biết vận dụng một số tri thức văn hóa xã hội cơ bản để giải thích vấn đề ứng

dụng ngôn ngữ

- Bước đầu biết tự thiết kế một bài giảng theo chủ định

Page 599: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

599

Nhận thức

- Nhận thức được vai trò của tri thức ngôn ngữ học và tri thức văn hóa trong

giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

- Nhận thức được vai trò của giáo viên trong việc quảng bá tiếng Việt và văn hóa

Việt.

- Ý thức được khó khăn của học viên do loại hình ngôn ngữ, văn hóa.

4. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần giúp sinh viên phân biệt với môn học có tên gọi gần gũi là môn tiếng

Việt thực hành cho người Việt. Chính từ sự phân biệt này giúp sinh viên nhận thức

rõ mục tiêu, đối tượng, cách thức tiến hành giảng dạy tiếng Việt như một ngoại

ngữ. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên một số phương pháp giảng dạy ngoại

ngữ nói chung, giúp sinh viên làm quen với giáo trình, bước đầu biết cách truyền

đạt nội dung giáo trình và cách thức luyện cho học viên nước ngoài. Ngoài ra môn

học cũng giúp sinh viên bước đầu làm quen với việc tự thiết kế bài giảng, biết cách

soạn bài sửa lỗi hệ thống cho học viên và bài kiểm tra đánh giá trình độ học viên.

5. Nội dung chi tiết học phần

5.1. Giới thiệu học phần

5.1.1. Phân biệt Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và Dạy tiếng Việt như là tiếng

mẹ đẻ

5.1.2. Một số phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới hiện nay

5.1.3. Mục đích, đối tượng của Dạy tiếng cho người nước ngoài và tài liệu giảng

dạy

- Giúp học viên nắm và sử dụng được tiếng Việt theo nhu cầu (du lịch, học tập

nghiên cứu, làm việc...)

- Đối tượng:

+ Người nước ngoài (non-heritage), Việt kiều (heritage)

+ Đối tượng theo khu vực địa lí: châu Á, Âu-Mĩ-Úc

+ Theo mục đích học tập (như trên)

5.1.4. Các lưu ý khi dạy tiếng Việt cho từng loại đối tượng, khó khăn và thuận lợi

của từng loại đối tượng khi học tiếng Việt, do loại hình ngôn ngữ và văn hóa (tuần

Page 600: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

600

1)

5. 2. Phương châm giảng dạy và một số thao tác chuẩn bị cần có trong giảng

dạy

5.2.1. Phương châm:

- Không sa vào lí thuyết, giáo viên chỉ giải thích vừa đủ học viên hiểu được, tạo cơ

hội cho học viên càng nhiều càng tốt

- Đích luyện tập là học viên không chỉ hiểu mà còn dùng được trong giao tiếp

5.2.2. Một số bước chuẩn bị:

- Người dạy phải nắm rõ cấu trúc giáo trình, dự kiến những vấn đề, những từ ngữ

khó

- Người dạy phải biết vận dụng kiến thức ngôn ngữ vào giảng dạy tiếng, nhưng

không sa đà vào dạy lí thuyết ngôn ngữ học.

- Người dạy phải biết vận dụng tri thức văn hóa xã hội vào giảng dạy tiếng, nhưng

cũng không sa đà vào dạy đất nước học hay văn hóa học.

5.3. Một số phương pháp truyền đạt bài giảng của giáo trình

5.3.1. Giới thiệu một số giáo trình tiếng Việt hiện nay

5.3.2. Khảo sát và nhận xét cấu trúc giáo trình (tuần 2)

5.3.3. Luyện dạy theo giáo trình, góp ý

- Đại diện sinh viên dạy mẫu

- Lớp góp ý (tuần 3)

- Luyện dạy tiếp, giáo viên tổng kết (1/2 tuần 4)

5.4. Một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bài giảng và các bước xây dựng bài

giảng

5.4.1. Nguyên tắc: Nắm được mục đích học tiếng của học viên để có chủ đề và sử

dụng từ ngữ thích hợp

5.4.2. Các bước xây dựng bài giảng

- Xác định vấn đề ngữ pháp cần truyền đạt

- Xác định chủ đề thích hợp cho bài hội thoại để lồng vấn đề ngữ pháp

- Lựa chọn và giới hạn từ vựng thích hợp

- Xây dựng bài luyện

- Xây dựng bài đọc

Page 601: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

601

- Xây dựng bài tập (nếu cần) (1/2 tuần 4)

5.5. Thảo luận nội dung bài giảng tự soạn

5.5.1. Tính hợp lí của vấn đề ngữ pháp, từ vựng so với trình độ học viên

5.5.2. Tính hợp lí của kết cấu bài (hội thoại, giải thích từ, bài luyện...)

5.5.3. Tính phù hợp phong phú hấp dẫn của các dạng bài luyện (tuần 5)

5.6. Một số phương pháp truyền đạt bài giảng tự soạn

5.6.1. Một số bước dạy mẫu cho học viên nước ngoài (sinh viên tập dạy, lớp góp ý

(tuần 6)

5.6.2. Nhận xét chung, rút kinh nghiệm (giáo viên tiến hành) (tuần 7)

5.7. Một số phương pháp giảng dạy bằng các tài liệu và phương tiện ngoài giáo

trình: sách, bài báo, mẩu truyện, clip...

5.7.1. Giới thiệu một số phương pháp và phương tiện dạy tiếng ngoài giáo trình

chuyên dụng (tuần 8)

5.7.2. Trình bày và góp ý nội dung và luyện dạy bằng bài giảng trên phương tiện

ngoài giáo trình (tuần 8)

5.7.3. Luyện dạy tiếp bằng các phương tiện ngoài giáo trình chuyên dụng (tuần 9)

5.8. Một số phương pháp nhận diện lỗi và lỗi giao thoa, phương pháp soạn bài

chữa lỗi triệt để (tuần 10)

5.8.1. Thế nào là lỗi và lỗi giao thoa, lỗi nội ngôn

5.8.2. Cách xác định nguyên nhân lỗi

5.8.3. Phương pháp soạn bài luyện nhằm khắc phục triệt để lỗi giao thoa (tuần 10)

5.9. Một số phương pháp soạn bài kiểm tra đánh giá trình độ học viên (tuần 11)

5.10.1. Đánh giá tiến bộ hàng tuần, hàng tháng bằng bài kiểm tra nhỏ

5.10.2. Đánh giá trình độ bài thi lớn

5.10.Lập chương trình học tập theo yêu cầu của học viên

5.10.1. Theo mục đích (tuần 12)

- Học để giao tiếp khi đi du lịch

- Học để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

5.10.2. Theo thời gian (tuần 13)

- Trong 10 tiết học

- Trong 30 tiết (1 tháng)

Page 602: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

602

- Trong 50 tiết (1,5 tháng)

5.10.3. Học tiếng theo chuyên môn (tuần 14, tuần 15)

- Tiếng Việt địa phương

- Tiếng Việt và Phong tục

- Tiếng Việt và Du lịch

- ...

Tổng kết (tuần 15)

6. Tài liệu tham khảo phục vụ học phần

6.1. Học liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Hưng Quốc, 2012, Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ

hai, Nxb. Tiền Vệ.

2.Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật, 1998, Dẫn luận

ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG Hà Nội.

6.2. Học liệu tham khảo:

1. Loại hình ngôn ngữ (Nguyễn Hồng Cổn)

2. Thành phần câu tiếng Việt (Nguyễn Minh Thuyết-Nguyễn Văn Hiệp)

3. Địa chỉ trang web

http://coe.sdsu.edu/people/jmora/ALMMethods.htm

http://www.linguatics.com/methods.htm

7. Chính sách đối với học phần

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu

Tham gia các giờ học đầy đủ (không nghỉ quá 20% số giờ)

Tích cực, chủ động trong giờ tự học và giờ thảo luận

Phát huy sáng tạo trong những nội dung thực hiện cá nhân

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập

8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số

TT Hình thức kiểm

tra

Nội dung kiểm tra

Trọng

số

Page 603: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

603

1. Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

- Tham gia lớp học, thái độ

học tập

- Kiểm tra bài cũ, bài tập

về nhà

10%

2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo

trước

30%

3. Thi hết học phần - Các nội dung chính

của môn học.

60%

Điểm học phần 100%

8.2. Tiêu chí đánh giá

Đối với hoạt động cá nhân: Trình được sản phẩm đúng thời hạn, với nội dung đáp

ứng đúng và đủ theo yêu cầu, hình thức khoa học, có tính sáng tạo

Đối với hoạt động thảo luận của nhóm và của lớp: Có ý kiến đóng góp xây dựng

bài theo yêu cầu (có xác nhận của nhóm trưởng)

Đối với bài giữa kì: Có sản phẩm nộp đúng hạn, đúng yêu cầu

Đối với bài thi:

Page 604: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

604

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Mã học phần: LIT4053

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

5.1 Họ và Tên: Trần Nho Thìn

Chức danh: Giảng viên

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -

Đại học Quốc gia Hà Nội

5.2 Họ và Tên: Hà Văn Đức

Chức danh: Giảng viên

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -

Đại học Quốc gia Hà Nội

5.3. Trần Ngọc Vương

Chức danh: Giảng viên

Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ

6. Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp kiến thức mang tính khái quát và tổng hợp về đặc điểm

lịch sử văn học Việt Nam từ Trung đại sang Cận - Hiện đại và Đương đại. Sau khi

hoàn thiện học phần này, sinh viên sẽ có được một hệ thống kiến thức cơ bản,

hoàn chỉnh về đặc điểm lịch sử văn học viết Việt Nam hơn mười thế kỉ qua chia

thành hai thời đại lớn là Trung đại và Hiện đại. Môn học hướng tới giúp sinh viên

hình thành khả năng vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích, đánh giá, so

sánh các vấn đề của văn học sử cũng như những vấn đề mới phát sinh của lịch sử

văn học dân tộc. Qua đây, môn học cũng góp phần định hình ở sinh viên thái độ

khách quan, đúng mực và nghiêm túc trước các vấn đề của ngành nghiên cứu văn

Page 605: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

605

học nói chung và nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam Trung đại và Hiện đại nói

riêng.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

7.1. Kiến thức:

- Nắm được tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn học Việt Nam.

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trung đại trong tương

quan với văn học Việt Nam hiện đại.

- Nắm được mối liên hệ mang tính khu vực của văn học Việt Nam trung đại với

khu vực Đông Á và mối liên hệ mang tính quốc tế hóa của văn học Việt Nam hiện

đại.

7.2. Kỹ năng:

- Áp dụng được những kiến thức đã học trong việc trình bày những hiểu biết của

mình về lịch sử văn học Việt Nam.

- Ứng dụng những kiến thức đã học từ môn học để phân tích, đánh giá, so sánh các

vấn đề của văn học viết dân tộc, văn học khu vực và thế giới.

7.3. Thái độ:

- Trân trọng các giá trị truyền thống và hiện đại của văn học viết Việt Nam thời

trung đại và hiện đại.

- Khách quan trong nhìn nhận và đánh giá các sự kiện, vấn đề của văn học dân tộc,

văn học khu vực và văn học thế giới.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Điểm chuyên cần trên lớp được đánh giá qua các hoạt động làm bài tập, thuyết

trình theo nhóm, tham gia vào các hoạt động thảo luận trên lớp (10%).

8.2 Kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

8.2.1 Kiểm tra - đánh giá giữa kì

Điểm viết bài luận giữa kì theo chủ đề do giảng viên lựa chọn (30%).

8.2.2 Kiểm tra - đánh giá cuối kì

Điểm viết bài tiểu luận cuối kỳ (60%).

8.3 Hệ thống các chủ đề, câu hỏi thi đánh giá kết thúc môn học

- Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X - XIX.

Page 606: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

606

- Câu 2: Những khía cạnh cơ bản của văn học yêu nước thời đại Lí - Trần.

- Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa

đầu thế kỉ XIX.

- Câu 4: Tính thời sự và tính duy lí của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

- Câu 5: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945.

- Câu 6: Những tiêu chí nhận diện văn học Việt Nam hiện đại nửa đầu TK XX.

- Câu 7: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Câu 8: Hãy so sánh để thấy được sự khác biệt giữa văn học giai đoạn 1945-1975

với văn học giai đoạn từ năm 1975 đến hết TK XX.

9. Giáo trình bắt buộc:

9.1 Học liệu bắt buộc

1. Trần Ngọc Vương (Chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX: Những

vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXB

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, NXB Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí

Dũng - Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội

(Tái bản nhiều lần).

5. Phan Cự Đệ (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H. 2004.

9.2 Học liệu tham khảo

1. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Ma Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỉ X -

nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Giáo dục, Hà Nội (Tái bản nhiều lần).

2. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX, NXB

Giáo dục, Hà Nội (Tái bản nhiều lần).

3. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp (1974, 1977).

4. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo dục, H 1991.

5. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học

xã hội. 1974.

Page 607: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

607

9.3 Địa điểm có thể tra cứu và sử dụng học liệu

- Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Nội dung học phần xoay quanh những đặc điểm chính của văn học Việt Nam

trung đại và hiện đại. Lịch sử văn học dân tộc được nhìn từ cái nhìn ngoại quan

(các yếu tố ngoài văn học như bối cảnh lịch sử - chính trị - xã hội – kinh tế…) và

nội quan (các yếu tố nội tại của văn học như lực lượng sáng tác, chủ đề - đề tài,

hình tượng trung tâm, quan điểm thẩm mĩ, ngôn ngữ, thể loại) trong mối quan hệ

khu vực và quốc tế. Môn học cũng sẽ nhìn lịch sử văn học viết Việt Nam như một

quá trình liên tục từ trung đại sang hiện đại với những kế thừa ở những điểm rẽ

ngoặt như “văn học giao thời” hay “văn học đương đại”. Những hạn chế, khuyết

thiếu của một nền văn học chịu ảnh hưởng của quan điểm văn học Nho giáo (thời

trung đại) hay bị tác động của điều kiện chiến tranh (thời hiện đại) cũng phần nào

được chỉ ra để người học có thể có thái độ khách quan nhất trong một cái nhìn

tổng thể về những đặc điểm cơ bản của lịch sử văn học dân tộc.

11. Nội dung chi tiết học phần:

PHẦN 1: VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI: 21 Tiết (07 Buổi)

Chương 1. Những vấn đề chung của lịch sử văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X –

XIX: 03 Tiết

1.1 Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam Trung đại thế kỉ X – XIX

1.2 Văn học Việt Nam trung đại và mối quan hệ với Văn học khu vực và Văn học

dân gian

Chương 2. Một số đặc điểm của văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X – nửa đầu thế

kỉ XVIII: 06 Tiết

2.1 Loại hình tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ

XVIII

2.2 Ngôn ngữ và thể loại văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa sau thế kỉ XVIII

Page 608: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

608

2.3 Chủ đề - đề tài và hình tượng trung tâm trong văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa

đầu thế kỉ XVIII

Chương 3. Một số đặc điểm của văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XVIII

– nửa đầu thế kỉ XIX: 06 Tiết

3.1 Loại hình tác giả trong văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XVIII – nửa

đầu thế kỉ XIX

3.2 Chủ đề - đề tài và hình tượng trung tâm trong văn học Việt Nam trung đại nửa

sau thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

3.3 Ngôn ngữ và thể loại trong văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XVIII –

nửa đầu thế kỉ XIX

Chương 4. Một số đặc điểm của văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XIX:

06 Tiết

4.1 Loại hình tác giả trong văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XIX

4.2 Chủ đề - đề tài và hình tượng trung tâm trong văn học Việt Nam trung đại nửa

sau thế kỉ XIX

4.3 Ngôn ngữ và thể loại trong văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XIX

Phần 2: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI : 24 tiết, (8 buổi)

Chương 5. Bối cảnh lịch sử - xã hội – văn hóa và những chặng đường phát triển

của văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945: 02 tiết.

5.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội – văn hóa.

5.2. Những chặng đường phát triển của văn học.

Chương 6: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945:

06 tiết

6.1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

6.2. Văn học phát triển với nhịp độ nhanh chóng, khẩn trương.

6.3. Sự phân hóa văn học với hai bộ phận (hợp pháp và bất hợp pháp) và các

khuynh hướng khác nhau.

Chương 7: Bối cảnh lịch sử - xã hội- văn hóa và những chặng đường phát triển

của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX : 02 tiết

7.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội – văn hóa.

7.2. Những chặng đường phát triển của văn học.

Page 609: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · PDF file... rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận ... về nguyên lý cơ bản của ... -

609

Chương 8: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975:

06 tiết

8.1. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa gắn bó sâu sắc với vận mệnh

chung của đất nước.

8.2. Văn học hướng về đại chúng.

8.3. Nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Chương 9: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ

XX 05 tiết

9.1. Văn học đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống

trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp: 05 tiết

9.2. Văn học chủ yếu mang khuynh hướng thế sự, đời tư.

9.3. Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân

văn sâu sắc.