79
PHẦN I TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 Mở đầu Trọn năm 2008, với tuổi gần 80, thầy Thiền chủ vẫn còn bay đi đây đó để mở Khóa Tu Học tại những Đạo tràng trong và ngoài nước Mỹ. Chỉ vì đề án của chương trình năm 2008 là thầy cần mở thêm khóa Căn bản, dạ y tiếp lớp Trung cấp Bát nhã, và các lớp Tâm lý học Phật giáo tại Âu châu và tại Nam Cali (Mỹ). Trong đó còn có 2 Chương trình cũng làm cho thầy phải mất nhiều công sức và thời gian. Đó là chương trình đào tạo Giáo thọ và chương trình chụp hình não bộ do trường Đại học Tuebingen (Nam Đức) tổ chức. - Với Chương trình Đào tạo Giáo thọ, thầy đã và đang mở ra song song 2 Khóa Giáo thọ: một tại Mỹ và một tại Âu châu (Pháp và Đức). - Với Chương trình Chụp hình não bộ, thầy đã chứng minh được 4 Tánh trong cơ chế Tánh giác mà trong kinh Bhiya, Phật đã giảng. Trong số này chúng tôi sẽ ghi lại vài hoạt động hoằng pháp chính yếu của thầy Thiền chủ trong năm 2008. Nội dung những bài ghi này được xếp theo dạng chuyện bên lề, hoặc tin ngắn, dưới hình thức tạp ghi, và thông tin bằng hình. Riêng kViếng Thăm Sư Ông và các”Chiếu” vào đầu năm 2008, có 7 bạn đóng góp bài và hình ảnh: (1) Về hình ảnh: - 3 bạn: Triệt Minh, Quang Đạo, C. N. Thành. (2) Về bài vi ết: - 4 bạn: Chơn Minh, Chơn Ngọc, Thuần Ý, và Minh Y. Mỗi bạn viết 1 hoặc 2 bài. Tháng 1-2008 1 KÝ SỰ BẰNG HÌNH Bài 1 THĂM SƯ ÔNG VÀ HUYNH ĐỆ CỦA THẦY NỘI DUNG PHẦN I - TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 tr. 1-48 PHẦN II - SINH HOẠT TẠI THIỀN VIỆN tr. 49-50 PHẦN III - TRÌNH KINH NGHIỆM TU HỌC tr. 51-58 PHẦN IV - CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC NĂM 2009 tr. 58-63 PHẦN V - BÀI ĐỌC THÊM 1) HỒI ĐÁP SINH HỌC TRONG THIỀN tr. 62-76 2) VÔ TÂM TRONG THIỀN tr. 77-79 Hội ngộ tại Trúc Lâm, Đà Lạt (VN) hội ngộ

PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

1

PHẦN I

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008

Mở đầu

Trọn năm 2008, với tuổi gần 80, thầy Thiền chủ vẫn còn bay đi đây đó để mở Khóa Tu Học tại những Đạo tràng trong và ngoài nước Mỹ. Chỉ vì đề án của chương trình năm 2008 là thầy

cần mở thêm khóa Căn bản, dạy tiếp lớp Trung cấp Bát nhã, và các lớp Tâm lý học Phật giáo tại Âu châu và tại Nam Cali (Mỹ).

Trong đó còn có 2 Chương trình cũng làm cho thầy phải mất nhiều công sức và thời gian. Đó là chương trình đào tạo Giáo thọ

và chương trình chụp hình não bộ do trường Đại học Tuebingen (Nam Đức) tổ chức.

- Với Chương trình Đào tạo Giáo thọ, thầy đã và đang mở ra song song 2 Khóa Giáo thọ: một tại Mỹ và một tại Âu châu (Pháp và Đức).

- Với Chương trình Chụp hình não bộ, thầy đã chứng minh được 4 Tánh trong cơ chế Tánh

giác mà trong kinh Bhiya, Phật đã giảng.

Trong số này chúng tôi sẽ ghi lại vài hoạt động hoằng pháp chính yếu của thầy Thiền chủ trong năm 2008. Nội dung những bài ghi này được xếp theo dạng chuyện bên lề, hoặc

tin ngắn, dưới hình thức tạp ghi,và thông tin bằng hình.

Riêng kỳ “Viếng Thăm Sư Ông và các”Chiếu” vào đầu năm 2008, có 7 bạn đóng góp bài và hình ảnh: (1) Về hình ảnh: - 3 bạn: Triệt Minh, Quang Đạo, C. N. Thành. (2) Về bài viết: - 4 bạn: Chơn Minh, Chơn Ngọc, Thuần Ý, và Minh Y. Mỗi bạn viết 1 hoặc 2 bài.

Tháng 1-2008

1

KÝ SỰ BẰNG HÌNH Bài 1

THĂM SƯ ÔNG VÀ HUYNH ĐỆ CỦA THẦY

NỘI DUNG

PHẦN I - TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 tr. 1-48

PHẦN II - SINH HOẠT TẠI THIỀN VIỆN tr. 49-50

PHẦN III - TRÌNH KINH NGHIỆM TU HỌC tr. 51-58

PHẦN IV - CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC NĂM 2009 tr. 58-63

PHẦN V - BÀI ĐỌC THÊM

1) HỒI ĐÁP SINH HỌC TRONG THIỀN tr. 62-76

2) VÔ TÂM TRONG THIỀN tr. 77-79

Hội ngộ tại Trúc Lâm, Đà Lạt (VN) hội ngộ

Page 2: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

2

Người ghi: Chơn Minh

Tạp ghi: - Đầu năm 2008, thầy Thiền chủ đã hướng dẫn tăng đoàn và vài thiền sinh tại các Đạo tràng Đức, Pháp, Nam/Bắc Cali về thăm Sư Ông và Huynh đệ của thầy tại các Thiền viện Thường Chiếu, Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Chân Không, Chân Nguyên, và Trúc Lâm. Tất cả chỉ có 16 vị:

- Nam Cali 6: thầy Tuệ Chân, thầy Không Phổ, sư cô Phúc Trí, sư cô Triệt Như, sư cô Hạnh Như, và cô Triệt Huệ.

- Bắc Cali 1: anh Châu ngọc Thành.

- Đức 2: anh Tường Bách và cô Minh Huệ.

- Pháp 6: anh Quang Đạo, anh Hữu Nghĩa, cô Minh Y, cô Minh Từ, cô Mãn Hiền Thuận, và cô Chơn Ngọc.

- Việt Nam 1: cô Mai.

Viếng Thiền viện Thường Chiếu

Không hẹn trước, sáng ngày 22 tháng 1, thầy Thiền chủ hướng dẫn chúng tôi đến thăm Thiền viện Thường Chiếu, Xã Phước Thái, Quận Long Thành…

Trong không khí rộn rịp, chuẩn bị ngày lễ Giỗ cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Tăng Ni, Thiền sinh, và Phật tử từ các nơi kéo nhau về Thường Chiếu. Xe vào, xe ra tấp nập. Người lên, người xuống nhộn nhịp...

Xin cơm Viên Chiếu

Nhìn đồng hồ thấy 9 giờ 20, thầy bảo cô Dung gọi điện thoại đến Viên Chiếu, xin gặp Ni Sư Như Đức, báo là cô Dung xin

buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến

12 giờ 30. Cô Dung làm theo...

Thế là chúng tôi yên trí trưa nay sẽ độ ngọ tại Viên Chiếu.

Mời vào Nhà khách

Như người đã quen thuộc đường vào Thường Chiếu, thầy bảo bác tài dừng xe trước Nhà khách. Thầy xuống xe, chúng tôi cũng xuống theo. Sau đó, thầy chỉ hướng bác tài lái xe vào bãi đậu xe.

Một vị tăng trẻ, trạc 23 tuổi từ trong Nhà khách đi ra… chắp tay chào thầy, rồi mời thầy và chúng tôi vào Nhà khách…

Tranh thủ thì giờ, thầy Thiền chủ cho biết danh tánh của thầy và nói ý định thầy và chúng tôi đến thăm Hòa thượng Nhật Quang. Vị tăng trẻ, trong vai trò Thầy Tri khách, vội vã đi ngay, trong lúc đó vị tăng khác mời thầy và chúng tôi vào Nhà khách…

Thầy chưa kịp đi, liền lúc đó có một vị Sư Cô đến chắp tay chào

thầy, với giọng nói vui mừng:

- Chào thầy ! Thầy nhận ra con không ? Con là...

Ngơ ngác, thầy lắc đầu:

- Không ! Không nhận ra !

- Hơn 30 năm rồi ! Bây giờ con mới gặp lại thầy... Hồi đó con mới 22 tuổi ! Bây giờ hơn 50 rồi, nên thầy khó nhận ra !

Thầy gật đầu. Sư Cô nhắc tiếp:

- Hồi thầy đi rồi, ai cũng đều lo. Khi thầy về con có hay tin... Nghe thầy khỏe mạnh ai nấy cũng mừng... Hồi đó, chúng con về đây, thầy cho tụi con miếng đất; rồi chở cây, chở lá dừa nước cho tụi con dựng lên lò tương đó ! ...

Thầy: - Nhớ chuyện đó. Thầy có nhớ cô Thuần Đức... làm tương, nhưng không nhận ra cô !

Sau đó, vị Sư Cô tiếp tục nói về lò tương...Tiếp theo, Sư Cô giới thiệu thầy Thiền chủ cho quí vị tăng trẻ biết là trong những năm 1972-1975, khi thầy đến đây mở Nông Trại...

Qua câu chuyện này, chúng tôi được biết thêm vài chi tiết về thầy. Đó là những mắt xích nhân duyên liên quan đến lịch sử hình thành dòng Thiền do Sư Ông

gầy dựng tại Thường Chiếu...

Huynh đệ gặp nhau

Trong khi vị Sư Cô còn đương nói chuyện với thầy và chư tăng tại Nhà khách, thầy Tri khách trở lại Nhà khách, thông báo

Page 3: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

3

H. Thượng Nhật Quang đang đi đến Nhà khách để gặp thầy... Lập tức thầy Thiền chủ liền đi ra…, gặp Hòa thượng đang đi tới.

Tay bắt, mặt mừng, Hòa thượng hỏi:

- Thông Triệt mới về hả ?

Thầy lễ phép, chắp tay: - Dạ ! Mới về !.

Tiếp theo, đôi bên trao đổi lời chào xã giao thuờng lệ. Sau đó, Hòa thượng Nhật Quang và thầy Thiền chủ chụp chung ảnh lưu niệm.

Chụp ảnh xong. Hòa thượng ân cần mời Thầy và chúng tôi đến nhà khách của Hòa thượng…

Vườn hoa cây cảnh tươi mát

Có lẽ thời thầy chúng ta còn ở Thường Chiếu, vườn hoa cây cảnh không trồng sum sê như hiện nay, nên Hòa thượng Nhật Quang hướng dẫn Thầy chúng ta đi vào khu vườn cây kiểng, xen lẫn với những khối đá khổng lồ, để giới thiệu những gốc cây cổ thụ với những cành lá theo kiểu “bonsai;” trông thật là hùng vĩ và hài hòa.

Không ngớt khen ngợi sáng kiến của Hòa thượng, Thầy hỏi:

- Sư Huynh đem những khối đá khổng lồ từ đâu về đây vậy ?

Hòa thượng trả lời: - Từ chùa Pháp Hoa ở Long Hải và Chân Không, Vũng Tàu.

Sau đó, Hòa thuợng mời Thầy Thiền chủ đến phòng khách riêng của Hòa Thượng. Tất cả chúng tôi lục tục đi theo.

Chào Hòa thượng

Điều ngạc nhiên đối với tôi là khi HT Nhật Quang đang tiếp chuyện với thầy Thiền chủ tại phòng tiếp khách, có vị tăng đến xá chào HT Nhật Quang, rồi quay sang thầy Thiền chủ:

- Chào Hòa thượng ! Hòa thượng mới về hả ?...

Thầy đáp lại:

- À ! Thông Pháp ! Tôi mới về !

Tiếp theo thầy Thiền chủ hỏi thăm về sinh hoạt hoằng pháp

của thầy Thông Pháp...

Sau đó, thầy Thông Pháp quì trình lên công việc của thầy với HT Nhật Quang...

Giải quyết xong sự thưa thỉnh của thầy Thông Pháp, HT Nhật Quang bắt đầu hàn huyên với thầy Thiền chủ... Sau đó, thầy Thiền chủ giới thiệu thiền sinh tại các Đạo tràng

trong chuyến hành hương này...

Chào Sư Bác

Nhân dịp này thầy thuật sơ lược tiểu sử của H. T. Nhật Quang cho chúng tôi nghe. Cuối cùng thầy cho chúng tôi biết Hòa Thượng Nhật Quang là vị tăng sống có thủy, có chung. Trong những năm khó khăn, từ 1975

đến 1985, Hòa thượng vẫn không rời bỏ Thường Chiếu, nhất là sau khi thầy bị bắt, HT vẫn sát cánh với Sư Ông để giữ vững tinh thần tứ chúng tại Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu.... Đứng trên cách nhìn thế tục mà nhận định, trong thời gian khó khăn này, nếu HT cũng lo sợ, bỏ đi, và tìm nơi ẩn

tu cho yên thân... thì đâu có các “Chiếu” vững vàng như ngày hôm nay ! Nhờ tinh thần vô úy và có trí tuệ đó, nên Sư Ông tin tưởng và giao trọng trách thay mặt Sư Ông để lãnh đạo tứ chúng thuộc hệ thống của Sư Ông... Còn đứng trên cách nhìn của Lý Nhân Duyên trong Nhà Phật thì vào thời điểm

Page 4: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

4

đó, HT Nhật Quang phải có mặt để gánh vác việc lớn hôm nay....Riêng đối với thầy, từ năm 1989 đến 1992, HT Nhật Quang đã thay mặt Sư Ông, giúp thầy rất nhiều: từ việc An Vị Phật tại Thiền Thất của thầy vào năm 1990, đến việc hàng tháng chu cấp tiền và lương thực trước khi thầy rời khỏi VN... Là vị Sư huynh trầm lặng và tế nhị, H.T. xứng đáng là vị Sư Huynh kính mến của thầy !...

Kết thúc, thầy bảo: - Quí vị đứng dậy chào Sư Bác đi !...

Tiếp theo, thầy bảo Sư Cô Triệt Như dâng tặng Hòa thượng 2 tập sách thầy đã phát hành vào tháng Tám 2007: (1) Tiến Trình Tu Chứng của Đức Phật, (2) Thiền Luận Vấn Đáp và Tập San.

Sau cùng, thầy xin phép Hòa Thượng cho chúng tôi chụp ảnh lưu niệm...

Sư Ông có mặt tại Chân Không

Vì tới giờ độ ngọ, Hòa thượng mời thầy và chúng tôi ở lại để ăn trưa. Thầy cho biết là đã có báo cho “Viên Chiếu” rồi. Sau đó, chúng tôi xin cáo lui. Trước khi chia tay, HT ân cần nói nhỏ:

- Thầy từ Trúc Lâm về Chân Không hôm qua, hiện giờ đang ở ngoài đó. Thông Triệt ra đó gặp thầy đi !...

Như mở cờ trong bụng, nghe tin này, thầy rất mừng. Sau đó thầy cho cô Dung biết là thay đổi chương trình đi Đà lạt. Vì thầy sẽ thăm Sư Ông tại Chân

Không.

Lạc đường vào Viên Chiếu

Từ giã Thường Chiếu, nhìn đồng hồ thấy đã hơn 12 giờ, thầy Thiền chủ bảo cô Dung gọi điện thoại báo quí Sư Cô Viên Chiếu biết là chúng tôi đang rời Thường Chiếu và sẽ đến Viên Chiếu khoảng 1 giờ hơn...

Năm nay đường vào Viên Chiếu thật khó. Từ cầu xã Phước Thái chạy dọc 2 bên lề quốc lộ đến khu đất vào Viên Chiếu, nhà cửa mọc lên san sát. Chúng tôi cố tìm bảng ghi Thiền viện Viên Chiếu để làm dấu móc đi vào, nhưng không biết ở đâu. Ngay như thầy Thiền chủ cũng không tìm thấy được lối vào... Cuối cùng, nhờ gặp cô Đào, nhân công cũ của thầy ngày xưa, chỉ đường, anh tài xế mới lái đúng khớp đường vào Viên Chiếu...

Chứng nghiệm trong tù

Xe chạy đến đâu, thầy giải thích đến đó về khoảng thời gian thầy đổ tiền khai khẩn đất rừng để lập Nông Trại ở đây (1972-1975), cho đến buổi chiều tháng Năm 1975, thầy bị bắt tại đất Viên Chiếu...và nhập thất bất đắc dĩ suốt 14 năm !...

Thầy kết luận: - Trong thời gian ở tù, thầy chứng nghiệm nhiều điều hay. Những điều đó đã giúp cho thầy hiểu rõ thêm Phật pháp qua nhiều chủ đề khác nhau và nhận ra giá trị Phật pháp đối với đời sống con người. Thí dụ như thầy hiểu rõ thêm Lý Nhân Quả Nghiệp Báo, nên tuy sống trong tù, thầy xem hoàn cảnh ở tù như là cơ hội thuận lợi để thầy nhập thất chuyên tu: nhơi lại những điều Sư Ông đã dạy. Những năm đầu thầy còn buồn, lo, qua 3-4 năm sau thì hết buồn lo. Chỉ nhắm trọng tâm tu thôi... Bao giờ dứt nghiệp tù thì

được tự do !

Cũng trong thời gian này thầy nhận ra 2 dữ kiện quan trọng khác là muốn tu thiền có kết quả tốt, người tu phải thực hiện cho bằng được nguyên tắc “cắt đứt nhân duyên thế gian và tri kiến thế gian.” Trong 7 năm đầu (75-82), thầy kinh nghiệm điều này...

Câu chuyện chưa hết, xe đã đến tận cổng Viên Chiếu...

(xem tiếp bài cô Chơn Ngọc)

Bài 2

Sinh hoạt đặc biệt của các “Chiếu”

Người ghi Chơn Ngọc

Trong lúc quí Ni Sư Như Đức và Thuần Bạch tiếp đón thầy, chúng tôi lên nhà khách phụ dọn cơm. Cơm đã dọn xong, chúng tôi đi rửa tay, lau mặt và dùng cơm trưa. Có lẽ vì đói, nên mọi người ăn rất ngon...Trong khi ngồi ăn nơi nhà khách, thầy Thiền chủ cho chúng tôi biết, Ni Sư Đồng Kính, hiện là Trụ Trì

Ni Sư Như Đức Trụ Trì Viên Chiếu

Ni Sư Phó Trụ Trì tặng sách Ni sư Thuần Bạch, Ni sư Như Đức & Thầy

Thiền chủ

Page 5: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

5

Thiền viện Vô Ưu ở San Jose cũng từng là Tri Khách tại đây.

Đến Viên Chiếu, chúng tôi được quý Sư Cô đón tiếp niềm nỡ và ân cần. Nghĩ rằng mình được hưởng phước ké với thầy Thiền chủ.

Như chim bay về tổ, ngày xưa thầy Thiền chủ để đất lại cho Viên Chiếu khai khẩn, đến nay, hơn 30 năm sau, với bàn tay nữ lưu, với sức kiên gan bền bĩ, ý chí kiên cường, chịu đựng, và với kiến thức văn hóa đã có sẵn, quí vị Ni Sư Như Đức, Hạnh Huệ (bây giờ là Ni Sư) đã tạo dựng nên 1 ngôi Thiền viện khang trang và đồ sộ. Thật là

quá thành công đi thôi !

Dùng cơm xong quý Thầy lớn và quý Ni Sư cùng nhau đàm thoại, trao sách vở của 2 bên... Còn chúng tôi bung ra đi xem Thư viện, khu thiền thất, vườn rau, và cây cảnh. Mỗi nơi đều biểu lộ tinh thần thiền trong đó.

Quý Sư Cô có trồng nhiều cây ăn trái như sầu riêng, mít, lôm chôm, li ki ma, ổi, bưởi v.v… và rau tươi để dùng, như rau lang, rau muống, mồng tơi, bò ngót, dền, rau thơm, kể cả khổ qua, bí bầu, v.v… Rẩy dưa hấu đã có trái nhỏ.

Thanh tịnh và an lạc quá !

Tôi và anh Quang Đạo được Sư Cô tặng cho cây Sa La và cây Sứ cùi; hy vọng sẽ mang về Pháp được.

Tôi và cô Dung đang mê cảnh, nên quên chương trình đi tiếp, xe đoàn phải gọi chúng tôi bằng kèn báo hiệu… Chúng tôi chạy ra, lên xe và đi tiếp.

Huệ Chiếu

Tiếp tục sang Huệ Chiếu. Bây giờ đã gần 3 giờ chiều rồi, trời nắng gay gắt, nhưng lên xe rồi thở dễ hơn. Đó là nhờ có máy

điều hòa không khí...

Gần 1 giờ sau, đoàn chúng tôi đến Thiền viện Huệ Chiếu. Thiền viện này ở xã Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Vì đường quá hẹp, phải khó khăn lắm, anh tài xế mới lái tới nơi.

Chúng tôi vào lễ Phật, dùng nước và tham quan Thiền Viện. Đặc biệt, ở đây quý Sư Cô tổ chức nuôi chúng và bảo quản Thiền viện bằng nghề may...

Nhà may lớn và khá đông, may theo dây

chuyền: người cắt, người may, người ráp, người đơm nút, người kết khuy v.v.. rất có hệ thống, khéo và đẹp.

Nối vòng tay lớn

Thông cảm sinh hoạt khó khăn hiện nay của Huệ Chiếu, thầy đề nghị chúng tôi là “nối lại vòng tay lớn với Huệ Chiếu.” Tất cả chúng tôi đồng ý... Cô Dung phụ trách liên lạc các Đạo tràng...

Đến đây gần chiều tối, nên chúng tôi không có đủ thì giờ tham quan, chỉ chú ý có một cây bồ đề con, mới trồng có 5 năm mà cao lớn xanh tươi, bệ vệ trước sân chùa. Riêng tôi có một duyên với sư cô Huệ Vân, người còn trẻ và tháo vác, sư cô có làm thị giả cho Ni sư trưởng nên nhanh nhẹn. Sư cô có làm việc từ thiện và đi vào các chùa nhỏ xa, chúng tôi lại nhờ sư cô giúp làm công tác nầy nên tôi trao lại ít quà của chị Chân Hòa, Tâm Chánh, chị Mỹ để Sư Cô Huệ Vân lo liệu giùm. Vì tôi phải đi theo đoàn nên có rất ít thì giờ để lo thêm việc ngoài.

Đi Vũng Tàu

Sau một ngày dài, cả đoàn đều an lành, vui vẻ trở về khách sạn Thùy Dương ở Vũng Tàu, để ngày mai lại tiếp tục cuộc hành trình khác.

Ngày 23/ 01/08: 9 giờ sáng, chúng tôi khởi hành đi Long Hải, Nước Ngọt, ở khách sạn Thùy Dương. Nơi đây biển xanh, sóng lặng.

6.00 giờ sáng tắm biển và ngồi nhìn ánh sáng nhìn mặt trời mọc trong vòng 15/20 phút để có serotonin tiết ra từ tuyến tùng...

Page 6: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

6

Điểm tâm xong, chúng tôi thăm Thiền thất Chân Nguyên do thầy

Thông Luận Trụ Trì. Đặc biệt, Thiền thất Chân Nguyên thì khỉ ơi là khỉ. Chúng tôi đến nơi không gặp thầy Thông Luận. Chiều đến, hay tin thầy Thiền chủ đến thăm, thầy Thông Luận đến gặp thầy Thiền chủ tại khách sạn. Thầy Thông Luận trình bày Đồ Án thiết kế Thiền thất Chân Nguyên thành Thiền viện Chân Nguyên nguy nga và đồ sộ.

Thầy mình tuy nghèo, nhưng cũng hứa cúng dường 1 số tịnh tài xứng đáng, ngay sau khi về Mỹ để thầy Thông Luận xây móng đổ nền...

Từ giã Chân Nguyên, chúng tôi sang Chùa Pháp Hoa. Hai sư cô Hạnh Liễu và Chân Viên dời đá

núi để cất chùa rất là công phu.

12 giờ 30 dùng cơm trưa tại khách sạn Thùy Dương, sau đó đi du lịch Bình Châu. Tắm suối nước nóng (ngâm chân, tắm bùn) Cảnh đẹp, Hồ cốc Bình Châu an dưỡng cảnh trường sinh, Hồ Cốc vui chơi xuân bất tận….

18 giờ, trở về khách sạn dùng cơm chiều, tối đi dạo biển.

Ngày 24/01/08

Thăm Thiền viện Chơn Không

Chúng tôi rời Long Hải lúc 10 giờ sáng đi Vũng Tàu, thăm Thiền Viện Chơn Không và thăm Hòa thượng Phước Hảo...

Bài 3

Chuyện bên lề: thăm Thầy cũ và Huynh đệ

Người ghi: Thuần Ý Tạp ghi: - Lần đầu tiên chúng tôi may mắn được dịp theo thầy về VN viếng thăm Sư Ông và quí vị Huynh Đệ của thầy tại các Thiền viện có lót tên chữ “Chiếu” tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa, và Vũng Tàu. Qua chuyến viếng thăm này, chúng tôi khám phá vài điều thú vị. Nay xin ghi lại trong mục tạp ghi này.

Quay về quá khứ

“Quá khứ tuy đã đoạn tận,” nhưng cần “ôn cố để tri tân.” Đó là qua quá khứ, chúng con biết thêm chút it về thầy...

Trại chủ

Chúng tôi thường nghe thầy thuật lại những năm tháng khó khăn trong thời kỳ chiến tranh, thầy đã từ Sàigòn, một mình đến “Quán Chim,” xã Phước Thái, thuộc Quận Long Thành, để mở nông trại, mà dữ kiện chính yếu bên trong việc mở nông trại này, ước mơ của thầy là sau khi chiến tranh chấm dứt, thầy sẽ dựng lên một Làng Thiền với cây ăn trái, và với cảnh trí yên tĩnh, có suối nước trong veo, và với pháp Thiền do thầy đã chứng nghiệm qua pháp Thiền của Sư Ông giảng dạy. Rồi từ năm 1972-1974, thầy đã mở rừng, khẩn hoang, dọn đất, trồng cây…

Mặt khác, sau khi xuất gia (1974), Sư Ông còn giao thầy phối hợp với thầy Phước Tú, dựng lên ngôi Thiền viện Thường Chiếu, cách nông trại của thầy trên 3 km.

14 năm tu trong tù

Nhưng bễ dâu thay đổi, thầy không đủ phước duyên biến ước mơ kia thành sự thật. Vì thầy bị đi nghỉ mát dài hạn trong các trại Cải Tạo từ miền Nam ra miền Bắc VN trong vòng 14 năm (1975-1989). Sau 14 năm nhập thất chuyên tu bất đắc dĩ, đến năm 1989, thầy trở về Xã cũ: mọi vật đổi thay. huynh đệ của thầy đã dựng lên 3 ngôi Thiền viện khang trang: (1) Ngoài quốc lộ có 2 ngôi Thiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, (2) bên trong sâu, vắng vẻ có

Page 7: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

7

ngôi Thiền viện Viên Chiếu.

Tăng Ni của 3 ngôi Thiền viện này đã tiên phong mở ra một Phong Trào Thiền Mới tại VN dưới sự lãnh đạo sáng suốt và hướng dẫn tu tập khéo léo của Sư Ông qua phương pháp Thiền Giáo Song Hành với chủ đề “Biết vọng không theo.” Tăng tài và Ni tài đã xuất thân trong các “lò” Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu, Huệ Chiếu... hiện nay đã sống rải rác nhiều nơi trên các quốc gia có người Việt tha hương sinh sống.

Đền ơn nhiều ý nghĩa

Qua cuộc tiếp xúc giữa thầy và Sư Ông, chúng tôi đã nhận ra ý nghĩa về “tình thầy trò” giữa thầy và Sư Ông, rất thâm thúy và tế nhị. Lần thứ nhứt tại Thiền viện Chân Không, lần thứ hai tại Thiền viện Trúc Lâm.

Theo thầy tu học trong nhiều năm, chúng tôi nhận ra thái độ của thầy lúc nào cũng thương và kính Sư Ông…

Những lần Sư Ông qua Mỹ, thầy đều hướng dẫn chúng tôi đến thăm Sư Ông. Thầy thường dạy chúng tôi “Tuy thầy chỉ theo học với Sư Ông có 14 tháng (tháng 4-74 đến tháng 5-75), nhưng với hành trang đó đã giúp thầy vượt qua những khó khăn cay đắng trong lao tù và dụng công có kết quả tốt.

Thầy cho biết: khi bễ dâu thay đổi, thầy bị đi “nhập thất bất đắc dĩ trong 14 năm...” Nhờ thời gian nhập thất dài hạn và bất đắc dĩ này, thầy đã ngộ đạo và sáng đạo trong tù. Nên thầy không thể quên ơn Sư Ông…

Thầy cũng cho biết: “Người học trò biết đền ơn Thầy mình là chính bản thân mình dụng công làm sao cho được điều Thầy mình đã dạy, và chứng minh được điều đó qua thân, tâm, và trí tuệ

tâm linh của mình. Đồng thời làm sáng tỏ pháp Thiền của Thầy mình qua khả năng sáng kiến mới của mình. Đó là sự đền ơn Thầy mình có nhiều ý nghĩa nhứt.”

Tình thầy trò

Hôm nay, nhân theo thầy trong chuyến viếng thăm Sư Ông tại Thiền viện Chân Không và tại Thiền viện Trúc Lâm, tận mắt chúng tôi chứng kiến “tình thầy trò” giữa Sư Ông và thầy khi thầy đến Chân Không và Trúc Lâm.

Việc thứ nhất, tại Chân Không, chúng tôi ghi nhận sự mật thiết giữa thầy và Sư Ông. Đó là Sư Ông tiếp thầy sau khi độ ngọ vừa xong, mà thông thường ít khi nào có việc này xảy ra.

Việc thứ hai là tại Trúc Lâm, Sư Ông rất vui thích đưa thầy và chúng tôi tham quan Nội viện Trúc Lâm. Đặc bìệt, vừa đi, Sư Ông còn vừa giải thích từng nơi cho thầy và chúng tôi biết... (xem tiếp trang 9)

Tại Chân Không

Qua con mưa tầm tã, kéo dài từ thị xã Bà Rịa đến Vũng Tàu, xe chúng tôi bò lên núi Chân Không là vừa đúng 11 giờ. Lúc bấy giờ nhằm lúc Sư Ông sắp độ ngọ. Thầy Tri Khách mời thầy ngồi chơi và cho biết đến 2 giờ chiều Sư Ông mới tiếp “phái đoàn” chúng tôi, vì sau khi độ ngọ xong, Sư Ông còn đi nghỉ trưa nữa…

Không thất vọng, thầy nói với thầy Tri Khách là thầy Tri Khách cứ lên trình với Sư Ông đi, nói có thầy về, Sư Ông sẽ tiếp thầy ngay ! Nghe như vậy, chúng tôi hơi hoài nghi, trí năng suy luận rằng “làm gì có chuyện đó…”

Ngoại lệ

Trong lúc thầy Tri Khách còn đương do dự, một vị tăng trẻ, tuổi ngoài 40, từ trên núi đi xuống… Thoáng trông thấy thầy Thiền chủ đương đứng nói chuyện với thầy Tri Khách, thầy Thông Luận, và 1 thầy nữa, vị tăng này vội đến tay bắt mặt mừng thầy, rồi chào hỏi lăng xăng. Thầy cho biết thầy muốn đến thăm Sư Ông trước giờ Sư Ông độ ngọ, nhưng vì bị mưa từ Thị Xã Bà Rịa cho đến Vũng

Tàu, nên đoàn của thầy đến trễ...

Vị tăng trẻ khuyên thầy nên đợi đến 2 giờ chiều vì Sư Ông ăn xong, còn đi nghỉ nữa. Chiều thì rộng thì giờ hơn !

Thầy dịu giọng : - Thông Thiền cứ lên trình Thầy đi ! Nói có sư huynh về. Rồi đợi Thầy biểu thế nào thì mình làm theo thế đó...

Nghe thầy nói như vậy, thầy Thông Thiền liền đi lên núi trở lại... Khoảng 10 phút sau, thầy Thông Thiền đi xuống, tươi cười, báo tin là Sư Ông đồng ý cho thầy lên gặp Sư Ông...

Quí thầy đều tươi cười, mừng giùm thầy, xem như đây là Sư Ông đã áp

Page 8: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

8

dụng nguyên tắc ngoại lệ đối với thầy...

Thầy Thông Thiền dặn tiếp:

- Sư huynh lên, ngồi đợi phía ngoài, vì Thầy mới vừa ăn...

Còn niềm vui nào bằng ! Vì đây là dịp để thầy trình pháp riêng với Sư Ông. Sau đó, đôi bên chụp ảnh lưu niệm.

Trinh pháp hướng dẫn

Khoảng 10 phút sau đó, thầy Thông Thiền hướng dẫn thầy lên thất Sư Ông trên núi, ngồi đợi... Cùng đi với thầy có thầy Tri Khách, thầy Thông Luận, và cô Dung.

Độ ngọ xong, Sư Ông ra bên ngoài tiếp thầy.

Nhân xem lại Video do cô Dung quay lại cuộc viếng thăm không hẹn trước này, chúng tôi thấy thầy trình pháp hướng dẫn của thầy cho Sư Ông nghe...Xem Video, chúng tôi thấy Sư Ông ngồi lắng nghe thầy trình...

Sau cùng, thầy xin phép Sư Ông cho thầy bảo lãnh thầy Tri Khách là thầy Thông Thuyết sang Mỹ 3 tháng. Sư Ông chấp thuận...

(Xem tiếp bài ghi của cô Chơn Ngọc)

Người ghi: Chơn Ngọc

Phần các thiền sinh chúng tôi được quí vị Ni sư tiếp đãi 1 bữa cơm trưa thịnh soạn… vì đói nên ăn một bữa cơm chay rất ngon.

Ăn xong, chúng tôi tham quan viếng cảnh quanh Thiền viện Chân Không và nghỉ một chút để chờ giờ lên thính đường lễ Phật và nghe Sư Ông thuyết pháp.

Sư Ông tiếp con cháu

Đến 14 giờ 20 Sư Ông gặp hết Tăng đoàn thiền sinh và Phật tử Bà rịa, Vũng tàu.

Ngài đi ra với bóng dáng như xưa. Chúng tôi rất mừng vì Ngài không bị kém sức như lời người ta đồn tại Paris rằng "Hòa thượng lúc này bị bịnh tim mạch nặng, nên đi đứng yếu nhiều."

Phái đoàn Tánh Không quỳ lễ trước, sau đó là Ni chúng tại Chân Không, tiếp đến là Phật tử quanh vùng quỳ lễ… Hòa

Thượng ngồi trên chiếc ghế mây rộng, kế bên là thầy Thiền Chủ cũng ngồi ghế. Cả 2 vị đều tươi vui.

Sư Ông ngỏ lời chào chung và giảng bài pháp "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo."

Bài giảng nầy cũng giống như bài thuyết pháp mà hơn 10 năm

trước Sư Ông đã giảng. Sau hơn 40 phút, kết thúc buỗi họp mặt.

Thầy Thiền Chủ hôm nay vui cùng Thầy cũ của mình nên quên thọ trai. Sau đó nhóm thiền sinh Tánh Không chúng tôi từ giả quý Thầy Cô ở Chơn Không ra xe trở về khách sạn ở đường Thùy Vân (Vũng Tàu) nghỉ ngơi.

Kết quả lần gặp lại nầy đầy ý nghĩa, Thầy xưa Trò cũ được tâm sự bên nhau sau bao nhiêu năm xa cách. Chúng tôi đều nhìn thấy vẻ mặt vui tươi rạng rỡ của thầy Thiền Chủ của mình, tất cả cũng vui lây !.

Ngày 25/ 01/08

Thầy và cô Dung về thăm gia đình ở Hòa Long. Chúng tôi có được một ngày tự do đi dạo phố Vũng Tàu.

Ngày 26/01

Ngủ mùng

Đoàn chúng tôi rời Vũng Tàu đi Long Thành. Ngủ đêm tại Huệ Chiếu. Và tất cả chuẩn bị để hôm sau đến Thường Chiếu dự

Page 9: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

9

lễ giỗ Tổ (cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa) vào lúc 11 giờ.

Mới có 6 giờ chiều mà đã không yên được với các chú muỗi. Chúng bu chân, bu lên mặt, lên mắt...

19 giờ lên chánh điện, nghe kinh chiều và 20 giờ ngồi thiền, 21 giờ ngủ… Khoảng giữa đêm, có nhiều xe đến ngủ trọ để sáng 27 qua Thường Chiếu dự lễ Giỗ.

Ở nhà khách nữ có mùng chiếu sẵn để tránh muỗi. Đã quá lâu (hơn 20 năm) mới ngủ mùng, hưởng cảnh thiền môn, nhiều đạo vị.

Khoảng 3 giờ khuya đã phải thức dậy theo tiếng chuông.. 4 giờ tọa thiền xong thiền hành quanh chánh điện.

Ngày 27/01/08 :

Phật Tử và Tăng Ni tề tựu rất đông từ khắp nơi đổ về khoảng 10.000 người (mười ngàn người). Trưa dự lễ, xem cảnh, mua sách, băng kinh và dùng cơm (cơm dĩa hay cơm hộp).

Vì quá đông người nên loa nhắn tin tìm nhau liên tục… thế mà đâu cũng vào đó, không ai bị lạc.

Bài 4

NGỦ CHÙA Người ghi: Minh Y

(Thiền sinh Đạo tràng TK Paris) Chuyến hành hương du lịch Việt Nam cuối tháng một năm 2008 (hai tuần trước Tết Mậu Tý) cùng tăng đoàn và thiền sinh Tánh Không rất là bổ ích và thú vị đối với tôi.

Chương trình bắt đầu từ Saigon được dự định hai ngày ở Long Thành, hai ngày ở Vũng Tàu, hai ngày ở Đà Lạt để đi thăm các Thiền viện của Hòa Thượng Sư Ông THANH TỪ và mục đích chính của Thầy chúng ta là thăm Hòa Thượng Sư Ông. Sự

gặp gỡ này được dự định ở Thiền viện TRÚC LÂM Đà Lạt, nơi Sư Ông Hòa Thượng thường trú.

Nhưng sự bất ngờ là ngày giổ Tổ (cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa) lại nhằm vào ngày phải rời Vủng Tàu để đi Đà Lạt và lại rơi vào ngày thứ bảy nên hôtel không thể cho thuê thêm ngày được. Cô Dung ra ý kiến là xin vào một Thiền viện (một « Chiếu ») nào đó ở Long Thành để ngủ tạm một đêm, nhân thể dự các sinh hoạt của “Chiếu” đó luôn. Không do dự, mọi người tán thành. Thầy của chúng ta đề nghị ở Huệ Chiếu và gọi điện thoại đến xin ngủ nhờ.

“Chiếu” nầy có 180 ni tu. Nguồn lợi tức chính của “Chiếu” này là may y áo.

Sau khi viếng thăm các “Chiếu,” chúng tôi nhận thấy sự đặc biệt của các “Chiếu” là rất ngăn nắp, sạch sẻ, kiến trúc theo một kiểu với vườn, cây cảnh rất mỹ thuật. Chánh điện giản dị, nhưng rất trang nghiêm và yên lặng; hoàn toàn khác xa với Chánh điện của các chùa Tịnh độ.

Phía trước có tượng Phật bằng đồng lớn, rất đẹp, tay phải cầm hoa sen đưa lên như thời Đức Phật trong 1 buổi thuyết pháp, đưa hoa lên, không nói gì, và ngài Đại Ca Diếp mỉm cười...

Phía sau thì thờ Tổ Đạt Ma. Ngoài Chánh điện có hành lang rất lớn chạy chung quanh.

Phái đoàn TK đến quãng năm giờ chiều và được mời một bữa cơm đơn giản nhưng ăn rất ngon miệng. Sư cô Như Thành « thủ quỹ » và sư cô (cũng tên) Như Thành « tri khách » tiếp đón chúng tôi nồng hậu, thân mật như đã quen biết từ lâu, và đưa chúng tôi về nhà khách : nhà khách riêng cho tăng đoàn và nhà khách riêng cho cư sĩ. Chúng tôi lục tục đi tắm rửa để 7 giờ 30 tối lên chánh điện ngồi thiền nếu ai muốn. Trước mọi

phòng tắm và vệ sinh đều để sẵn một đôi dép để đổi dép đi vào và đi ra. Tôi múc một thùng nước trong vắt vào nhà tắm. Mấy gáo nước đầu vì bất ngờ nên hơi rùng mình. Nhưng những gáo sau thì mát rượi. Sau một ngày nóng bức, sự mát rượi đó làm tôi có cảm giác « tẩy hết bụi trần », và thấm thật sâu vào cơ thể.

Chúng tôi quần áo chỉnh tề lên chánh điện thì đã có một sư cô và Chân Ngọc đã ngồi đó từ bao giờ ! Một hàng tọa cụ do các sư cô nhã ý để sẵn đợi chúng tôi. Tiếc thay không có gối nên tôi không được thoải mái lắm !

Ở nhà khách, mùng chiếu sạch sẽ, gió thổi mát. Nhưng tôi lâu quá rồi không nằm trên ván gỗ nên có hơi đau lưng và hơi « thao thức » đêm đó. Thỉnh thoảng lại có tiếng « tắc kè », « tắc kè » … Ba giờ sáng, kẻng chùa đánh thức chúng tôi. Quần áo chỉnh tề, chúng tôi soi đèn « pin » đi lên chánh điện. Lần nầy thì mỗi vị đem theo chiếc mền để làm gối ngồi nên tư thế chỉnh tề hơn. Gió ngoài hiên lồng lộng thổi, thỉnh thoảng có tiếng chó sũa và tiếng chim kêu kỳ lạ ! Xa xa vẳng lại tiếng tụng kinh của mấy chùa hàng xóm.

Tôi ngồi im và cảm nhận một sự an lạc vô tả. Thời gian đi qua (30-40 phút ?), tôi xả thiền và ra ngoài hành lang tiếp tục đi thiền hành. Sau đó, chúng tôi tập mấy thế khí công căn bản và trở về nhà khách, đợi trời sáng !

Page 10: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

10

Sau công phu sáng, quí Ni bắt đầu làm việc: người thì quét sân, quét vườn, người thì dọn dẹp lau chùi chánh điện, người thì quét dọn phòng ăn, khu vệ sinh…

Sau một đêm ở Huệ Chiếu, con xin cảm ơn Thầy đã cho con một cảm nhận sự an lạc của thân tâm, tuy ngắn ngủi nhưng rất sâu mạnh.

Minh Y

Xuân Mậu Tý (2008)

Bài 5

Tình thầy trò

Người ghi: Thuần Ý

Ngày 28/01/08

Qua kỳ viếng thăm Trúc Lâm lần này, chúng tôi nhận ra tình thầy trò giữa Sư Ông và thầy Thiền chủ quả thật có một nhân tố ngoài sự hiểu biết thông thường của chúng tôi. Đó là thầy không dự định gặp Sư Ông tại Đàlạt mà lại được gặp. Chẳng những thế, Sư Ông còn biểu lộ thái độ đặc biệt với thầy, bằng cách đích thân hướng dẫn thầy và tất cả chúng tôi viếng thăm Nội viện... Sư Ông còn tỏ ý mời thầy đến Trúc Lâm lần khác !

Viếng Trúc Lâm, xin giấy giới thiệu

Sau khi dự lễ Giỗ cố Hòa thượng Thiện Hoa xong, thầy hướng dẫn vài anh chị đến thất Hòa thượng Nhật Quang để chào chia tay. Sau đó, chúng tôi đi ra điểm hẹn tại bãi đậu xe.

Đúng 2 giờ 30, chị Minh Từ là người cuối cùng đến điểm hẹn. Sau đó, chúng tôi lên đường đi Đà Lạt...

Sáng sớm hôm sau, thầy hướng dẫn chúng tôi viếng Thiền viện Trúc Lâm. Trong lúc xe đang trực chỉ hướng Trúc Lâm, anh Quang Đạo nhắc thầy xin giấy giới thiệu anh và chị Minh Y ra Bắc viếng Trúc Lâm Yên Tử...

Đến nơi, thầy cùng vài thiền sinh đi thẳng vào phòng khách... Còn quí thầy cô thì đi viếng cảnh.

Hòa thượng đã về Trúc Lâm rồi

Khi thầy bước vào phòng khách, tại đây, có một vị tăng bước ra kính cẩn chào thầy; hỏi thầy mới về hả ? Thầy ngạc nhiên, hỏi “Sao con biết thầy ?” Vị ấy đáp là trước đây đã biết thầy tại Thường Chiếu trước khi thầy định cư tại Mỹ, vì vị đó là đệ tử của Hòa thượng Nhật Quang. Nhưng điều đặc biệt sở dĩ vị đó nhận ra ngay thầy, vì vị đó nhận được Tập San Tánh Không, sau khi thầy Ra Mắt Sách tại Bắc Cali, do Phật tử từ Mỹ gởi về Trúc Lâm cho vị đó, nên vừa trông thấy thầy, vị đó nhận ra ngay !

Tiếp theo vị ấy cho biết, Sư Ông đã về Trúc Lâm rồi !

Thầy hỏi ngay: - Còn thầy Thông Phương có về không ?

- Dạ có ! Để con đưa thầy đi gặp thầy Trụ Trì.

Thầy liền đi theo vị đó. Chúng tôi cũng lục tục đi theo.

Tặng sách và Tập san

Gặp lại thầy Thông Phương, hai bên mừng rỡ... Đàm đạo qua việc hoằng pháp xong, thầy gởi tặng thầy Thông Phương 2 quyển sách “Tiến trình tu chứng của Đức Phật” và “Thiền Luận Vấn Đáp” và 1 quyển Tập San cuối năm 2007. Nhân tiện thầy nói thầy Thông Phương viết giấy hay gọi điện giới thiệu anh

Quang Đạo và chị Minh Y với thầy Trụ Trì Trúc Lâm Yên Tử...

Nhân duyên

Trong lúc 2 bên đương đàm đạo, cô Minh Huệ đi vào thông báo là Sư Ông đang đi bộ bên ngoài khu Nội viện… thầy ra gặp Sư Ông.

Thầy Thông Phương mừng, nói thầy đi gặp Hòa Thượng đi Khi nào xong, trở lại đây gặp lại thầy Thông Phương. Sau đó, thầy Thông Phương đưa thầy đi ra phía ngoài để gặp Sư Ông.

Sư Ông ngạc nhiên

Thầy vừa ra khỏi cổng Nội viện, liền thấy Sư Ông đang đi tới. Thầy chắp tay xá chào Sư Ông.

Sư Ông có vẻ ngạc nhiên, hỏi thầy:

- Hôm qua Thông Triệt không có dự lễ Giỗ sao ?

- Dạ có !

- Sao lên đây sớm quá vậy ?

- Dạ, vì chiều hôm qua, lễ Giỗ xong; chiều, tụi con rời Thường Chiếu, lên Đà lạt liền !

Page 11: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

11

- Hồi hôm ngủ đâu ?

- Dạ, khách 4sạn.

- Ở đây chơi, còn đi đâu nữa,

không ?

- Dạ, chiều nay tụi con đi Nha Trang !

- Sao không ở đây chơi lâu, đi sớm vậy ?

- Dạ, vì con không biết là Thầy về Trúc Lâm sớm, nên con dự định chỉ ở Đà Lạt 1 đêm, 1 ngày thôi. Con đâu ngờ Thầy trở lại Trúc Lâm liền sau lễ Giỗ !

- Sao không hỏi Nhật Quang ?

- Dạ, con thật sơ suất, không nghĩ ra là Thầy về Trúc Lâm ngay ! Nhưng con nghĩ, đây cũng là nhân duyên tốt, để con gặp thêm Thầy lần nữa !

Cùng lúc đó, tất cả tăng đoàn và thiền sinh đang đi rải rác, hay tin thầỳ và Sư Ông gặp nhau, tất cả tề tựu và quây quần bên Sư Ông.

Nhân tiện, thầy giới thiệu thiền sinh tại các Đạo tràng Đức,

Pháp, và Mỹ cho Sư Ông biết.

Sư Ông rất vui gặp lại thầy và con cháu “tứ phương.”.Vừa đi, Sư Ông vừa hỏi thăm sinh hoạt tại các Đạo tràng. Khi đến gần cửa vào thất của Sư Ông, Sư Ông dừng lại, lấy gậy giới thiệu “bông sen trên đất” cho tất cả chúng tôi...

Nhìn thoáng qua, chị Minh Huệ, Đạo tràng Đức, nói:

- Con nhận ra rồi, bông Magnolia!

Hướng dẫn thăm Nội viện

Sau đó, Sư Ông vừa cười, vừa nói với thầy:

- Thôi ! Sẵn dịp về đây, Thầy hướng dẫn Thông Triệt và học trò Thông Triệt tham quan Nội viện, một lần cho biết.

Thế là tất cả thầỳ trò chúng tôi đều vui mừng, im lặng... Tất cả đi theo sau Sư Ông.

Sư Ông đi rất nhanh. Đi tới đâu, Sư Ông giải thích tới đó. Có

những nơi, Sư Ông dừng lại giải thích cho thầy và chúng tôi biết nhũng nơi đó nội dung xây dựng mang ý nghĩa gì.

Giới thiệu thất riêng

Sau khi đi khắp khuông viên Nội viện, Sư Ông quay lại thất riêng của Sư Ông, rồi giới thiệu: đây là thất của Sư Ông, kia là thất dành riêng cho khách thân thiết.

Sau đó, vừa đi, Sư Ông dặn thầy:

- Chừng nào Thông Triệt có về nữa, báo cho Thầy biết trước để có cơm ăn... Bây giờ không phải như hồi đó nữa.

Thầy hiểu ý, đáp: - Dạ ! Con biết !

Trình sách mới

Trước khi tạm chia tay, thầy trình Sư Ông là thầy mới ấn hành 2 quyển sách: một là “Tiến trình tu chứng của Đức Phật” và hai là “Thiền Luận Vấn Đáp.” Và mới đây, trong Chương trình

Page 12: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

12

chụp hình não bộ, chứng minh mức độ vọng tưởng và Định khác nhau như thế nào, và vị trí 4 tánh trong cơ chế tánh giác ở đâu trong não bộ, thầy có nhờ một trường Đại Học Y khoa ở Đức chụp hình não bộ của thầy

và tăng đoàn khi thầy vào Định. Thầy xin gởi tặng Sư Ông 3 tư liệu đó.

Sư Ông cười và nói đùa:

- Tặng thì được, nhưng Thầy không có bán giùm !

Thầy cười: - Như những năm trước, mỗi lần gặp Thầy, con đều trình lên sự hướng dẫn thiền của con. Năm nay cũng vậy.

Sau đó, tất cả chúng tôi chắp tay xá chào tạm biệt Sư Ông.

Bài 6

Thăm Thầy Thông Phương

Người ghi: Chơn Ngọc

Đến đây, thầy cho biết “tự do.” 1 giờ sẽ gặp nhau tại Nhà Hàng chỗ bãi đậu xe dể ăn trưa. Riêng phần thầy thì thầy đi gặp lại Thầy Thông Phương. Lúc bấy giờ có 7 vị theo thầy.

Trong lúc thầy Thiền chủ đương ngơ ngác, không biết thầy

Thông Phương ở đâu, bỗng nhiên đúng lúc đó có 1 vị tăng đang đi tới, thầy Thiền chủ chận lại hỏi:

- Con biết thầy Thông Phương ở đâu không ?

Vị tăng chưa kịp trả lời thì anh Bách và cô Minh Huệ đi tới.

Anh Bách nói: - Sao tôi trông thầy hơi quen !

Vị tăng: - Tôi cũng biết anh nữa!

Cuối cùng vị tăng trẻ đó chính là bác sĩ Thuận Thành ở Paris. Hồi chưa xuất gia là ông Phổ Trí Can. Ông vừa mới xuất gia, pháp tự là Tuệ Can. Và bây

giờ thầy là thị giả của thầy Thông Phương. Thầy đương bưng cơm đến cho thầy Thông Phương độ ngọ. Sau đó thầy chào tạm biệt anh Bách và cô Minh Huệ...

Khoảng 20 phút sau đó, thầy Tuệ Can trở lại, báo cho thầy Thiền chủ biết là thầy Thông Phương sẽ ra tiếp thầy Thiền chủ.

Anh Bách và cô Minh Huệ nhân đó xin chụp hình lưu niệm với thầy Tuệ Can.

Tình huynh đệ

Độ ngọ vừa xong, biết thầy Thiền chủ đương ngồi chờ, thay vì đi nghỉ, thầy Thông Phương trở ra tiếp thầy và chúng tôi.

Hai bên gặp nhau rất thân thiết. Thầy Thông Phương mời thầy và chúng tôi vào bên trong sảnh đường.

Đây là một gian nhà lục giác, kiến trúc đẹp và có hoa kiểng quý bên ngoài. Bên trong, trên tường có treo 4 bức bút pháp với những nét uyển chuyển, và hình các Tổ Thiền Tông như Tổ Bồ

Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Hỏi đố

Nhân nhìn mấy tấm bảng có viết chữ treo trên tường, thầy xin phép thầy Thông Phương là cho thầy hỏi đố thiền sinh để vừa giải trí và vừa trắc nghiệm kiến thức Thiền học của thiền sinh.

Thầy Thông Phương gật đầu.

Liền theo đó, thầy lấy tay chỉ 1

câu, rồi hỏi đố các thiền sinh.

Thầy: - Tụi con có biết câu bút pháp trên tường kia là ai nói không ?

Một thiền sinh trả lời: - Dạ thưa Thầy, nếu nói đúng theo câu từ trước kia Sư Ông đã dạy thì câu đó của Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Đó là “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm.” Còn bây giờ trước mắt con thấy là "Không sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm." Như vậy, chỗ này con thấy 2 “chữ vọng tưởng” cũng đồng nghĩa với “niệm khởi.” Nhưng người nói ra câu sau, con không biết là ai. Con không dám suy luận. Chỉ áp dụng thấy biết như thật thôi ! Là “không sợ vọng tưởng chỉ sợ giác chậm.”

Page 13: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

13

Thầy: - Con có thể giải thích ý nghĩa câu Lục Tổ nói không ?

Thiền sinh: - Dạ, Lục Tổ dạy người tu Thiền chớ có sợ niệm bất chợt khởi lên, mà chỉ nên sợ là khi niệm khởi mà mình không biết hay biết chậm thì mình sẽ bị niệm đó dẫn tâm mình đi lang thang. Đó là lúc mình suy nghĩ, hoặc cảm nhận, cảm thấy, hay nói chuyện qua lại với mình về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Nó làm cho tâm mình luôn luôn dao động. Chính những dao động đó làm cho mình chẳng những không định được mà lại còn huân tập thêm những dính mắc.

Thầy: - Được ! Nhưng dài quá ! Vị nào nói lại cho gọn ?

Thiền sinh khác: - Thưa thầy, con xin góp ý: bằng tỉnh thức biết, nếu kinh nghiệm được vững chắc, người tu sẽ không sợ niệm khởi ! Đó là mình không đợi niệm khởi lên rồi mới biết (tức là giác). Có nghĩa khi tỉnh thức biết có mặt, vọng tưởng không thể khởi lên.

Thầy: - Hay ! Nhưng cũng chưa “vô khớp.” Vậy vị nào có thể nói rõ và ngắn gọn hơn không ?

Thiền sinh: - Dạ, khi thực hành thiền, con thực tập cách thầm nhận biết qua các giác quan để làm cho tánh nhận thức biết từ lần có mặt; cho đến khi con thường biết rõ ràng và vững chắc trong 4 oai nghi, lúc đó con không còn sợ vọng tưởng hay niệm khởi nữa.

Thầy : - Hay ! Yêu cầu giải thích chỗ đó cho rõ hơn ! Tức là vì sao bằng thầm nhận biết, con không sợ vọng tưởng hay niệm khởi nữa ?

Thiền sinh: - Vì bằng “thầm nhận biết,” “tầm và tứ đều không có mặt, lúc đó vọng tưởng cũng không thể nào có mặt. Như vậy thì đâu cần lo là mình “giác” chậm hay “giác” nhanh nữa ! Trong 4 oai nghi

hoặc có tiếp xúc hay không tiếp xúc với nhân duyên bên ngoài, tánh biết, tức tánh giác, vẫn hằng có mặt, nên không sợ vọng tưởng.

Thầy: - Chưa “vô !” Ai giải thích cho “vô khớp” được ?

Thiền sinh: - “Vọng tưởng” là sự nói thầm. Nếu thực tập mà đạt được không nói thầm trong 4 oai nghi vững chắc; lúc nào mình cũng biết rõ ràng những điều xảy ra trong môi trường chung quanh, thì phù hợp với câu của Lục Tổ. Thưa, “trúng khớp” không thầy ?

Thầy cười: - Trúng !

Bây giờ đến câu thứ hai là "Chánh Pháp Nhãn Tạng," thầy hỏi:

- Vị nào nhớ điển tích này xảy ra trong trường hợp nào ? Tiếp theo là xin nói cho biết ý nghĩa điển tích đó ?

Thiền sinh: - Thưa thầy, con xin nói thử. Nếu có chỗ nào trật hay thiếu xin các bạn sửa hoặc thêm vào cho đúng..

Thầy: - Được ! Nói đi !

Thiền sinh: - Theo lịch sử Thiền tông Trung quốc ghi lại thì trên Hội Linh Sơn, trước đệ tử đã đắc quả A la hán, đức Phật im lặng, từ từ đưa cành hoa sen lên trước đại chúng… Rồi nhìn đại chúng. Không ai biết được ý Phật muốn hỏi gì. Tất cả nhìn nhau ngơ ngác. Ngay khi đó, ngài Đại Ca Diếp nhìn hoa mĩm cười. Liền lúc đó, Đức Phật công bố trước đại chúng: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng; nay trao truyền cho Đại Ca Diếp!” Đó là điển tích “Niêm hoa vi tiếu” của lịch sử Thiền tông Trung Hoa.

Thầy: - Hay ! Giải thích ý nghĩa Đức Phật trao truyền cái gì cho ngài Đại Ca Diếp được không ?

Thiền sinh: - Đại ý câu nói trên là Thiền tông Trung Hoa nhắm

đề cao cốt lõi tinh túy Phật pháp là “chân như” và “tánh nhận thức biết.”

Thầy: - Giải thích chỗ nào là “Chân như” ?

Thiền sinh: - Thưa thầy, “thật tướng vô tướng” đó chính là “Chân như”! Vì “Chân như” tuy có tên gọi, có sự hình dung ra được, mà qua giác quan, không ai thấy được “Chân như” là như thế nào, nên chư Tổ Thiền sư Trung hoa, khi đã nhận ra được cốt lõi tinh túy Phật pháp rồi, các ngài mô tả nó là “tuy có tướng đó, nhung vì không thể nào thấy được hình dáng nó ra sao cả, nên các ngài gọi là “thật tướng vô tướng.”

Thầy: - Cô có nhận ra được “chân như” không ?

Thiền sinh: - Dạ được !

Thầy: - Bằng cái gì để nhận ra ?

Thiền sinh: - Dạ, bằng “tánh nhận thức biết !”

Thầy: - Giải thích !

Thiền sinh: - Vì tánh nhận thức biết là trung tâm của 3 tánh: tánh thấy, tánh nghe, và tánh xúc chạm ! Nếu bằng tánh thấy để nhận ra đối tượng, nó được xem là “kho tàng của mắt,” bằng tai..., nó được xem là kho tàng của tai, bằng xúc chạm..., nó được xem là kho tàng của sự xúc chạm !

Thầy: - Khá lắm ! Bây giờ con thử trả lời thật nhanh nhe !

Thiền sinh: - Dạ !

Thầy: - “Chánh Pháp” là gì ? Thiền sinh : - Thưa thầy, là “Tath,” tức “Như” và “Tathat,’ tức “Như tánh,” hay “Chân như.”

Thầy: - Giải thích ?

Thiền sinh: - Vì sự thành đạo của Phật gồm 2 giai đoạn. Cả 2 giai đoạn đó đều đặt trên trạng thái “tâm Như,” hay “tâm Như

Page 14: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

14

Vậy,” tức “tâm tath.” Tâm này ngoài lời. Phật gọi trạng thái “ngoài lời là “atakkvacara.” Đây là lý do vì sao Phật đã tự xưng Ngài là “Tathgata,” tức “Người đã đến như vậy.” Người Trung Hoa dịch là “Như Lai.”

Thầy: - Khá ! Nhưng chưa rõ. Nói thêm cho rõ ràng đi !.

Thiền sinh: - Thưa thầy, chỗ này “không lời” mà ! Atakkvacara mà !

Thầy cười. Mọi người cũng cười theo.

Giai đoạn thứ nhứt, trong tầng Thiền Thứ Tư, Phật nhận ra Ba Minh. Trong Minh thứ ba, Phật nhận ra 3 điều quan trọng liên hệ đến chuyển đổi nhận thức, thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. đầu mối luần hồi sinh tử là lậu hoặc và cách chấm dứt lậu hoặc. Phật nhận ra Pháp giới tánh và Pháp tánh cũng bằng trạng thái “tâm tath.” Qua 2 tiến trình nhận ra này, Bồ Tát Gotama trở thành vị Phật lịch sử. Nên Pháp đó Tiến trình thứ nhứt, được xem Phật chứng ngộ Ba Minh. Trong dó Minh Thứ Ba, Phật chứng ngộ Tứ Đế và hoàn toàn chấm dứt nhân tố Luân hồi sinh tử.

Thầy :- Pháp giới tánh là gì ?

Thiền sinh: - Thưa, Chân như! Bốn Đặc tánh của hiện tượng thế gian: thứ nhứt là Như tánh, thứ hai là Bất ly Như tánh, thứ ba là Bất dị tánh, thứ tư là Y duyên tánh. Trong Y Duyên tánh có thêm Lý Duyên khởi, Pháp Duyên sinh. Qua 2 trường hợp chứng ngộ này, Phật trở thành vị Phật lịch sử. Do đó, Pháp đưa đến sự thành

đạo của Phật là Chánh pháp.

Thầy: - Dài lắm ! Nói lại cho gọn đi !

Thiền sinh: - Chánh pháp là pháp đưa người thực hành đến nơi thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát tối hậu. Nó chính là “Chân như.”

Thầy : - Được ! Khá lắm ! Còn “nhãn tạng” là gì ?

Thiền sinh: - Thưa, “nhãn tạng” là “kho tàng của Mắt.” Trong trường hợp này, “nhãn tạng” chính là nơi cất giữ thông tin từ Tánh thấy truyền đến và cũng là nơi kiến giải thông tin qua Mắt truyền đến Tánh thấy; rồi từ Tánh thấy truyền đến nó. Nó chính là “tánh nhận thức biết.”

Nó chẳng những cất giữ thông tin từ Mắt mà luôn 4 giác quan khác là Tai, Mũi, Lưỡi, Thân qua 3 tánh Thấy, Nghe, Xúc chạm.

Thầy: - Còn thông tin từ Ý căn thì sao ? Nó có được xem là nơi cất giữ thông tin từ nơi Ý và

kiến giải từ nơi ý không ?

Thiền sinh: - Thưa có.

Thầy: - Khá lắm ! Bây giờ thầy hỏi thêm một chút. Vị nào biết thì chỉ trả lời một câu ngắn gọn mà ý nghĩa. Vậy, lý do gì mà ngài Ca Diếp chỉ nhìn hoa, rồi mĩm cười mà Đức Phật lại trao truyền “chánh pháp nhãn tạng” cho ngài, xem như ngài là người kế thừa Đức Phật ?

Thiền sinh, : - Thưa thầy, một câu ngắn gọn thôi. Đó là tâm tath của Phật nhận ra trạng thái tath của ngài Ca Diếp. Cả 2 trạng thái đều bằng “atakk-vacara !”

Thầy: - Khá !

Bây giờ câu thứ ba: "Phản quang tự kỷ" của ai đây ?

Thiền sinh: - Thưa Thầy: của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tức Trúc Lâm Đại Đầu Đà.

Thầy: - Nhớ giỏi !... .

Thấy đã hơn 1 giờ trưa, thầy tạm dừng hỏi đố... Thầy mình vui vì học trò của thầy cũng đối đáp

khá. Bên kia Thầy Thông Phương cũng vui lắm. Thầy ít nói mà có nụ cười rất tươi… và rất cởi mở, đầy tình thương mến.

Trước khi chia tay, thầy Thông Phương có nói với anh Quang

Đạo là thầy sẽ điện ra Yên Tử để báo trước cho thầy Tuệ Phúc, thầy Thông Quán biết, để thiền sinh trong đoàn mình ra đó không bị bỡ ngỡ.

Thực là một chuyến đi có nhiều niềm vui vô giá và nhớ mãi… nếu không muốn nói là chuyến đi "lịch sử."

Page 15: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

15

Ra về thầy Thiền Chủ vui và nói thêm cho chúng tôi biết là "Sư Ông đã truyền trao Thiền Viện Thường Chiếu cho Hòa Thượng Nhật Quang, và Trúc Lâm cho Thầy Thông Phương."

Thầy Thông Phương tiễn đưa thầy mình đến tận gác chuông.

Từ giả Thiền viện Trúc Lâm, chúng con ra về trong an lạc, phấn khởi, và nhớ mãi "Một Chuyến Đi Hài Hòa" nầy.

Chúng con lễ tạ ơn Thầy, Tổ.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật,

Một thiền sinh trong đoàn,

Chơn Ngọc.

Tháng 3 Để đào tạo Giáo thọ thuộc trình độ Căn Bản, năm 2008, thầy Thiền chủ đã mở 2 khóa: 1 tại Mỹ, 1 tại Âu châu (Pháp& Đức).

Điều kiện

Muốn tham dự chính thức khóa Giáo thọ, thiền sinh phải hội đủ những điều kiện:

1. Tham dự khóa Cao Cấp về Tâm Lý Phật giáo và Tâm lý học Tây phương đối chiếu.

2. Tốt nghiệp khóa Bát Nhã,

gồm 4 lớp Trung Cấp.

KHÓA GIÁO THỌ 1

Khai giảng ngày 22- 3- 08

Bế giảng ngày 30- 3- 08

Chính thức 15 vị: 3 tăng, 5 ni, 7 cư sĩ.

Tăng ni tại thiền viện:

1) Thầy Tuệ Chân,

2) Thầy Không Chiếu,

3) Thầy Không Như,

4) Sư cô Phúc Trí,

5) Sư cô Triệt Như,

6) cô Hạnh Như,

Đạo tràng Nam Cali:

7) Ni sư Minh Phước,

8) Kim Chung,

9) Trịnh Chi,

10) Quảng Huyền,

11) Thuần Chánh Nghiệp,

Đạo tràng Bắc Cali:

12) Minh Như (vắng mặt)

13) Bút Nghiêng (vắng mặt)

14) Không Định,

15) Không Lạc,

Đạo tràng Houston:

16) Ni sư Tường Liên.

Không thuộc Đạo tràng nào

17) Không minh Trụ

(Anh Không minh Trụ, cư ngụ tại Tiểu bang Seattle. Vì nơi đây chưa có “mọc lên” Đạo tràng nên anh “không thuộc” Đạo tràng nào)

Dự thính:

18) Quảng Tâm,

19) Phạm dương Mai,

19) Dương Nam,

20) Phương Liên.

TỔNG KẾT KHÓA GIÁO THỌ

Sau 8 ngày tu học và thực tập đứng lớp, đến ngày thứ 9, thầy Không Chiếu thay mặt tăng ni và thiền sinh, tổng kết.

Kính bạch Thầy,

Kính thưa quí vị “Chuẩn Giáo Thọ,”

Hôm nay, ngày bế giảng lớp Giáo Thọ, con là Không Chiếu

Page 16: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

16

xin tạm có đôi lời ngắn gọn đúc kết khóa học rất đặc biệt và hy hữu nầy.

Khai giảng ngày 22 tháng 3, bế giảng hôm nay ngày 30/3/2008.

Lớp Giáo Thọ được tổ chức 9 ngày liên tiếp tại Thiền Viện Riverside.

Số người tham dự :

- chánh thức 17 người, trong đó có 3 tăng, 5 ni, 7 cư sĩ, và 2 vắng mặt.

- dự thính: 4

- Tổng cộng: 17 vị từ 3 Đạo tràng Nam Cali, Bắc Cali, Houston tham dự.

TỔNG QUÁT:

Qua 9 ngày, tuy thì giờ quá ngắn, nhưng chương trình khóa học rất súc tích, đầy đủ và chi tiết, gồm các chủ đề lớn:

Kiến Thức Phật Học,

Kiến Thức Thiền Học,

Kiến Thức Khoa Học,

Kiến Thức Kỹ Thuật Thực Hành,

Kiến Thức về khoa Sư Phạm.

Thầy đã trang bị đầy đủ hành trang cho các Giáo Thọ tương lai qua các bài giảng, sơ đồ, và bài in đã phát. Những bài này được gọi chung là “Cẩm Nang cho Giáo thọ.”

Sau phần giảng huấn, Thầy cho thực tập đứng lên giảng bài trước lớp học. Mục đích không nhắm đánh giá cao thấp, hơn thua, thực chất là giúp cho chúng con có tâm nguyện làm Sứ Giả Như Lai, thực tập giảng trước lớp Căn Bản, rút tỉa kinh

nghiệm, nhận ra những khuyết điểm của mình mà sửa chữa, và học những kinh nghiệm hay của vị khác.

VỀ NỘI DUNG:

Thầy đã ôn lại các bài ở lớp Thiền Căn Bản, đào sâu thêm, khai triển mở rộng thêm nhiều chi tiết, đã làm sáng tỏ những điểm cốt lõi của chủ đề. Nhờ đó, chúng con đã nhận ra:

sự khác biệt giữa Phật Giáo Nguyên Thủy (thời Phật đến 100 năm sau Phật nhập diệt) và

hệ phái Nguyên Thủy Theravda (Trưởng Lão bộ hiện nay);

nhận ra con đường tu chứng của Đức Phật do tự lực thực hành Thiền định, không do cầu nguyện, cầu xin, đọc tụng kinh kệ, đọc tụng thần chú;

nhận ra sự sâu sắc trong tiến trình tu chứng của Đức Phật là pháp "Định Niệm Hít Vào Thở Ra," đi thẳng vào Tánh Giác, lần lượt tiến lên Sơ,

Nhị, Tam, Tứ Thiền, thay vì dùng ý thức tập trung, trí năng tưởng tượng, ý căn tự kỷ ám thị.

Và sự chứng ngộ của Đức Phật qua 4 tầng Thiền, dựa trên Tâm Tathà (Tâm Như). Đức Phật mô tả trạng thái này là “Atakkàvacara” (ngoài phạm vi lý luận).

Chúng con được rõ thêm sự chứng ngộ hoàn toàn khi 3 Minh bật lên gọi là

Abhisamaya, khác với sự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác gọi là Anuttara Sammà Sambodhi (A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề) trong tuần lễ thứ 5, khi Đức Phật nhìn ngắm hiện tượng thế gian, thấy cái khách quan tánh của vạn pháp tạm gọi là cái Như Vậy (Tathatà) hay Như Tánh, đồng thời cũng nhận ra mỗi hiện tượng thế gian đều do điều kiện tánh riêng biệt mà

Page 17: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

17

thành hay Y Duyên Tánh (Idappaccayatà). Từ đó Đức Phật thấy rõ sự tương quan nhân quả của vạn vật, nói lên Lý Duyên Khởi, pháp Duyên Sinh, không có bàn tay Thượng Đế hay thần linh nào tạo dựng thế gian.

Rồi Thầy mượn khoa học đối chiếu với Thiền để chỉ rõ sự tương tác qua lại giữa Tâm, Pháp, Não Bộ, Tuyến nội tiết, và Thân. Chứng minh khi vào Thiền, niệm khởi lên tác động vào não bộ, hệ thần kinh tự quản, tiết ra nội tiết tố có lợi hay có hại cho sức khỏe; thân, tâm, và trí tuệ tâm linh ra sao. Do đó mà sau một thời Thiền, ta liền biết đúng hay sai, không mò mẫm như tu Thiền theo truyền thống cũ.

Kết quả:

Sau khi học xong khóa Giáo Thọ nầy, chúng con :

được trang bị về kiến thức Thiền học, về phương pháp sư phạm, và nhiều tư liệu bổ ích;

thấy tin tưởng nhiều hơn vào con đường chánh pháp Như Lai của Đức Phật Thích Ca, và nhận ra rõ ràng Thiền là một khoa học tâm linh thực nghiệm: nói được làm được, và chỉ được; không mù mờ, mò mẫm.

Và con đường nầy có lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình, và xã hội chúng ta.

Chúng con tự nguyện, tùy theo khả năng, hoàn cảnh và kinh nghiệm riêng của mình, giúp đỡ,

hướng dẫn người khác tu tập Thiền khi họ yêu cầu, giúp đỡ họ hài hòa được thân, hài hòa tâm và phát triển trí tuệ tâm linh.

Chúng con nhận ra rằng Thiền không nặng về tánh cách tôn giáo, không có sự ngăn cách với các tín ngưỡng. Vì Thiền là phương tiện giúp người chuyển đổi nhận thức, chuyển hóa nội tâm. Thiền là tự mình tu tập để chữa bệnh thân, hài hòa thân, chữa bệnh tâm bớt dính mắc, hài hòa tâm, sống hài hòa với tất cả mọi người và tự mình phát triển trí tuệ tâm linh. Làm bớt khổ, bớt bệnh và tự thân chứng nghiệm được sự an lạc, không dính mắc.

Đời người quá ngắn, không đủ thì giờ để xem thiên kinh vạn quyển. Nhờ Thầy đúc kết, rút tỉa tinh ba của 3 hệ Phật Giáo Nguyên Thủy, Phát triển và Thiền Tông, đối chiếu với khoa học thực nghiệm, tu tập thẳng vào các Tánh của Tánh Giác (tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm, và tánh nhận thức biết), thông qua các phương tiện Thiền Quán, Thiền Chỉ, Thiền Định, Thiền Huệ, và các chiêu thức, kỹ thuật thực hành. Chỉ thực tập trong vòng 5-10 phút có thể thấy kết quả và biết rõ đúng sai.

Điều đó chứng minh Thiền Phật Giáo có những tác dụng:

(1) Hài hòa thân, chữa bệnh tâm lý, bệnh tâm thể.

(2) Hài hòa tâm, chuyển đổi nhận thức, chữa bệnh dính mắc, bệnh dán nhãn.

(3) Phát triển trí tuệ tâm linh, có tuệ trí thấy nghe như thật, dứt bệnh thành kiến, định kiến, lần hồi phát huy trí tuệ tâm linh.

Đó là 3 nhu cầu thiết thực nhất cho tất cả mọi người sống trong thời đại kỹ thuật cao, khoa học phát triển vượt bực và đời sống rất căng thẳng gấp gáp hiện nay.

Kết luận

Chúng con rất thâm cảm ơn Thầy đã dạy chúng con con đường tự độ, nay Thầy hướng dẫn chúng con có khả năng đi độ người khác, trước hết là người thân trong gia đình, bạn bè và những ai có nhu cầu về Thiền.

Môn Thiền Phật Giáo này, ngày càng phát triển khắp nơi, mà số tăng ni có hạn, Thầy muốn đào tạo thêm cư sĩ làm giáo thọ. Mỗi Đạo tràng có một Ban giảng huấn để lần hồi lớn mạnh, tùy duyên tổ chức các khóa tu học Căn Bản, hay chuyên đề ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Với ý nguyện mong rằng với cách đó, Pháp Thiền của Đức Phật Thích Ca lịch sử sẽ lưu truyền rộng khắp và nối tiếp nhiều đời hầu giúp ích cho cá nhân kinh nghiệm hài hòa và phát huy trí tuệ tâm linh. Đó là cách một tinh thần sống mới tại mỗi địa phương mà thiền sinh sinh sống.

Hiểu được như vậy, chúng con nguyện sẽ cố gắng tu tập trau dồi thêm lý thuyết, kinh nghiệm hầu về sau này đóng trọn vai trò Sứ Giả Như Lai .

Thiền Viện Tánh Không

ngày 30/3/2008

Không Chiếu

.

Page 18: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

18

Tháng 4 RA MẮT SÁCH TẠI PARIS Sau khi Ra Mắt Sách tại 3 nơi trong nước Mỹ, thầy và tăng đoàn lại bay sang Paris để tiếp tục Ra Mắt Sách. Lần này Hội Thiền Tánh Không Paris đứng ra tổ chức.

Dưới đây là bài tường thuật của thiền sinh Đạo tràng Tánh Không Paris. HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG PARIS RA MẮT 2 TÁC PHẨM CỦA THẦY THIỀN CHỦ THÍCH THÔNG TRIỆT PARIS. Đã có trên 300 quan khách, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí Paris, thiền sinh và đồng hương đến tham dự buổi Pháp Thoại: “Sự lợi ích của Thiền đối với Thân- Tâm và Trí Tuệ Tâm Linh.”.Và ra mắt hai tác phẩm: 1. TIẾN TRÌNH TU CHỨNG CỦA ĐỨC PHẬT - 2. THIỀN LUẬN VẤN ĐÁP do Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt biên soạn.

Những phương pháp thực tiễn do thầy Thông Triệt hướng dẫn đã mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống hiện tại của con người đủ mọi thành phần trong xã hội, nên chỉ trong thời gian ngắn, Hội Thiền Tánh Không đã phát triển trên nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và đã mở rộng hoạt động tại nhiều Đạo tràng khác ở các nước Đức, Pháp, Canada, Úc Đại

Lợi. Riêng các khóa tu học đã có 48 lớp Thiền Căn Bản, nhiều lớp Trung Cấp Bát Nhã 1, 2, 3, nhiều lớp Cao cấp về Phật học và Tâm lý học Phật giáo. Đặc biệt trong đó có 2 khóa Giáo thọ: (1) tại Mỹ và tại Âu châu, gồm thiền sinh của 2 Đạo tràng Paris và Đức quốc.

Niềm vui lớn

Một lần nữa, niềm vui lớn lại đến với thiền sinh Đạo tràng Tánh Không Paris. Đó là sau những ngày tháng chuẩn bị, phân công tác tổ chức ngày Ra Mắt Sách cho từng nhóm thiền sinh thuộc Đạo tràng Paris, ngày thứ bảy 5 tháng 4- 2008, 1 số đông anh chị em thiền sinh đã vui mừng chào đón thầy Thiền Chủ và tăng đoàn đến phi trường Charles de Gaulles. Ngay ngày hôm sau, Thầy Thiền chủ đã đến chủ tọa lễ Ra Mắt Sách tại thính đường Musée Des Arts et Traditions Populaires de Paris.

Quang cảnh sinh hoạt

Đã hẹn trước, các thiền sinh nữ đều trang phục áo dài, trang nhã. Bạn nào hướng dẫn quan khách vào ghế, bạn nào lo bàn giải khát, bánh kẹo …bạn nào hướng dẫn quan khách thỉnh sách, băng CD…

Nhóm khác điều chỉnh âm thanh, máy chiếu hình hoạt động của các đạo tràng, chiếu hình chụp não bộ v.v…

Đặc biệt có sự hưởng ứng của các bạn Đạo tràng Stuttgart, có bạn đi xe nhà, có bạn đáp máy bay tới hồi sáng, có bạn đi xe lửa qua từ đêm trước: anh Quang Chiếu, anh Quang Trí, cô Minh Tuyền, cô Minh Huệ, cô Minh Nguyện, anh Quang Nguyên, anh Quang Tiến, anh Quang Không, cô Minh Vân, cô Minh Thu …

Tổng số người tham dự ước tính khoảng 300 vị, ngồi đầy thính đường.

MC

Hôm nay MC là cô Minh Hạnh, với giọng nói rõ ràng ngọt ngào,

cô điều khiển chương trình :

- Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính thưa quí vị quan khách, cùng các Hội đoàn, và Ban truyền thông báo chí,

Hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được tiếp đón quí vị tại sảnh đường « Musée Des Arts et Traditions

Quang cảnh buổi ra mắt sách ở Paris, Hội trường ‘Musée Des Arts et Traditions Populaires de Paris’

Page 19: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

19

Populaires de Paris.»

Nhân ngày Ra Mắt hai quyển sách Thiền Phật Giáo do Thiền sư Thích Thông Triệt, Thiền chủ Thiền viện Tánh không Nam Cali soạn thảo, nằm trong phần một của buổi lễ.

Sau đó qua phần hai : bài pháp thoại của Thầy Thiền Chủ.

Và phần ba : tường trình kết quả chụp hình não bộ tại Đại học Tuebingen-Đức quốc, khi thiền và không thiền.

Để khai mạc buổi lễ hôm nay, kính mời quí vị đứng lên cùng chúng tôi niệm Hồng Danh Đức Bổn Sư :

Xin mời chị Chơn Ngọc :

Xin mời quí vị cùng chúng tôi niệm danh hiệu Phật 3 lần:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Sau đó Cô Minh Hạnh tiếp tục xướng:

- Xin cám ơn quí vị và kính mời quí vị an tọa.

Chúng tôi xin giới thiệu quí vị có mặt trong buổi lễ hôm nay :

- Chư Tôn Đức Tăng Ni các chùa

- Đại diện Thiền viện Tánh Không Nam Cali : thầy Không Chiếu, sư cô Triệt Như,

- Đại diện Hội đoàn :

1- Hội Médecins du Viet Nam

2- Hội Ái Hữu Dược Sĩ người Việt tại hải ngoại

3- Hội chuyên gia Việt Nam

4- Hội nghiên cứu Y học đông phương

5- Hội ATMH

6- Hội Liên trường Pétrus Ký

7- Hội cựu học sinh Gia Long, Marie Curie, Jean Jacques Rousseau

8- Đài RFI

9- Quí vị thân hào nhân sĩ

10- Thiền sinh đạo tràng Stuttgart-Đức quốc

11- Anh chị trong và ngoài đạo tràng Paris

Và kính thưa quí vị, chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu, vị chủ tọa buổi lễ hôm nay là Thiền sư Thích Thông Triệt, Thiền chủ Thiền viện Tánh Không- Nam Californie.

Đây là buổi ra mắt sách đầu tiên của Hội Thiền Tánh Không Paris, chúng tôi xin mời Anh Quang Huệ- đại diện ban tổ chức có đôi lời chào mừng quan khách .

Xin mời Anh Quang Huệ.

Đây là bài đọc của anh Quang Huệ, Hội trưởng Hội Thiền Tánh Không Paris, và cũng là Trưởng Đạo tràng Tánh Không Paris.

- Nam mô Bổn sư Thích

Ca Mâu ni Phật

Kính thưa Chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa Đại diện quý Hội đoàn, quý Thân hào nhân sĩ, quý cơ quan truyền thanh, báo chí.

Kính thưa toàn thể quan khách, quý bằng hữu, cùng các anh chị thiền sinh.

Trước hết, chúng tôi, thiền sinh Quang Huệ, xin đại diện Hội Thiền Tánh Không Paris và Đạo tràng Tánh Không Paris, kính gởi lời chào mừng đến toàn thể chư quý liệt vị.

Thay mặt Hội Thiền Tánh Không Paris, chúng tôi chân thành cám ơn quý vị đã sốt sắng hưởng ứng lời mời của Hội, đến tham dự lễ Ra Mắt Sách hôm nay.

Kính thưa quý vị,

Nhân buổi Ra Mắt Sách của Thầy Thiền chủ, chúng tôi xin phép có đôi lời giới thiệu về công việc hoằng pháp của Thầy trong hơn 10 năm qua (1995-2008).

Dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích Thông Triệt, Thiền chủ Hội Thiền Tánh Không tại Bang Cali, Hoa Kỳ, từ năm 1995 cho đến nay (2008), Hội đã thành lập được nhiều Đạo tràng Tánh Không tại Hoa kỳ, Canada,

Anh Quang Huệ đọc diễn văn chào mừng quan khách

Cô Minh Hạnh, MC của buổi Ra Mắt Sách

Cô Chơn Ngọc

Page 20: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

20

Pháp, Đức, Úc. Riêng Hội Thiền Tánh Không Paris thì mới được thành lập từ tháng 9 năm 2007, nhưng Đạo tràng Tánh Không Paris thì đã được thành lập từ tháng 11 năm 2002, và đã liên tiếp tổ chức nhiều khóa Tu học từ Căn bản đến Bát nhã.

Sau thời gian theo Thầy tu học, các thiền sinh cư ngụ tại Paris và vùng phụ cận đã nhận thấy sự giảng giải thiền của Thầy qua Pháp của Phật thật rất thực tế, đơn giản, dễ hiểu, và dễ thực hành; không giải thích lòng vòng, không hứa hẹn xa xôi, không dùng ngôn ngữ viển vông, không tự kỷ ám thị, có kinh nghiệm ngay sau khi thực hành trong thời gian ngắn từ 10 phút đến 3 ngày hay 7 ngày trong Khóa Thiền Căn Bản.

Song song với sự giảng giải đó, Thầy luôn luôn kết hợp với những chiêu thức và kỹ thuật thực hành phù hợp với trình độ tiếp nhận của chúng tôi về Pháp của Phật từ Căn bản đến các trình độ Trung cấp Bát Nhã. Nhờ vậy, chúng tôi không bao giờ cảm thấy lúng túng hay phân vân khi gặp những thuật ngữ chuyên môn trong Thiền như «vọng tâm, chân tâm ; Tánh giác, Phật tánh ; Tầm Tứ ; Quán, Chỉ, Định, Huệ... »

Đặc biệt, khi hướng dẫn thực hành pháp của Phật mà lấy ra từ trong kinh Nguyên Thủy, hoặc kinh Phát Triển thuộc hệ Bát Nhã, Thầy còn kết hợp với Khoa học về Não bộ, về Thần kinh, về hệ thống Viền não, hệ thống Tuyến nội tiết trong não bộ và trong cơ thể con người để chứng minh là khi thực hành đúng thì thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng; khi thực hành sai thì thân đau ốm, tâm rối loạn, trí tuệ u tối.

Thầy đã dùng những thiết bị khoa học như đo huyết áp, đo đường trong máu, đo Điện não đồ để kiểm chứng khi áp dụng

pháp của Phật qua chiêu thức hay kỹ thật thực hành do Thầy hướng dẫn, xem kết quả ra sao đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh. Thiền sinh tự mình kiểm chứng ngay sau khi thực tập.

Điều này đã giúp chúng tôi có cái nhìn mới về Thiền Phật giáo. Thiền, thực sự là một khoa học tâm linh, như Sư Ông Thanh Từ đã từng nói đến trong thập kỷ 80-90 tại Việt Nam !

Chúng tôi nhận thấy, khi hướng dẫn thiền sinh thực tập, Thầy luôn luôn kết hợp 3 mặt : lý thuyết, lý luận, và thực hành.

Lý thuyết thì Thầy dựa vào Kinh, vào Luận của 4 hệ Phật giáo : Nguyên Thủy, Theravda, Phát Triển, và Thiền Tông.

Lý luận thì Thầy dựa vào khoa học về não bộ, về thần kinh, về hệ thống tuyến nội tiết để chứng minh giá trị thực tiễn pháp của Phật hay của Tổ như thế nào, khi chúng ta thực hành, tức là khi chúng ta áp dụng chiêu thức hoặc kỹ thuật thực hành.

Riêng về thực hành, Thầy đã hướng dẫn nhiều chiêu thức và kỹ thuật liên hệ đến 1 trong 4 phương tiện của Thiền là Quán, Chỉ, Định, Huệ.

Những kỹ thuật thực hành đó đã thực sự giúp cho thiền sinh chúng tôi giảm bớt, hoặc chữa dứt được những chứng bịnh thông thường như căng thẳng thần kinh (stress), loét bao tử, suy nhược thần kinh, dị ứng, cao máu, cao máu mỡ, tiểu đường, hoặc mất ngủ kinh niên, mất ký ức, trầm cảm, rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa, v. v… Đặc biệt, càng dụng công đều đặn càng được kết quả tốt là hài hòa thân-tâm, hài hòa với

những người thân của mình, hài hòa với những người xung quanh mình ở ngoài xã hội, hài hòa với môi trường thiên nhiên bên ngoài, đồng thời có khả năng phát huy trí tuệ tâm linh của chính mình.

Chúng tôi xin nói rõ hơn đây là pháp thiền của Đức Phật Thích Ca mà Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt đã khai triển và mượn khoa học để chứng minh hay đối chiếu với Pháp của Phật—khi hướng dẫn cho thiền sinh thực hành một cách rốt ráo—và có hiệu quả thiết thực.

Từ những lợi lạc trên, chúng tôi, thiền sinh Paris, đã được Thầy cho phép tổ chức buổi lễ Ra Mắt Sách hôm nay để giới thiệu hai tác phẩm :

« Tiến trình tu chứng của Đức Phật » và « Thiền luận vấn đáp » do Thầy Thiền chủ biên soạn—với hoài bão quảng bá sâu rộng pháp Thiền của Đức Phật đến mọi người, mọi giới trong cộng đồng Người Việt Tha Hương của chúng ta.

Bây giờ chúng tôi xin kính mời quý vị cùng tham dự buổi giới thiệu 2 quyển sách trên.

Chúng tôi cũng xin thưa là, dù với sự cố gắng hết sức của Ban tổ chức, chúng tôi cũng khó tránh sự sơ sót ngoài ý muốn, kính xin quý vị niệm tình tha thứ cho.

Trước khi dứt lời, chúng tôi một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự hiện diện đông đảo của quý vị quan khách, cảm ơn các anh chị thiền sinh Stuttgart, Nam Đức, đã đến yểm trợ, cám ơn các anh chị trong Đạo tràng và ngoài Đạo tràng Tánh Không Paris đã bỏ thời gian và công sức trong công tác tổ chức buổi lễ Ra Mắt Sách hôm nay.

Trân trọng kính chào .

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Page 21: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

21

Đến đây cô Minh Hạnh, MC, tiếp lời :

- Trước khi đi sâu vào nội dung và hình thức 2 quyển sách được ra mắt ngày hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị theo bước chân Thầy Thiền chủ cùng tăng đoàn trên bước đường giảng huấn qua phóng sự truyền hình do anh Nguyễn ngọc Danh thực hiện, với sự cộng tác của anh Ngô đức Thưởng.

(Chú ý: - Phần này chúng tôi không ghi lại được bằng hình).

Anh Thưởng chiếu 1 slide show trong khoảng 8 phút, về hình ảnh Thiền viện Tánh Không vào những tháng lúc ban đầu kể từ lúc Thầy mới mua vào năm 2002 cho đến năm 2007, hình ảnh Thầy Thiền chủ và tăng đoàn của thiền viện và các khóa tu học tại các Đạo tràng.

Cô Minh Hạnh tiếp tục chương trình giới thiệu. Cô chậm rãi nói :

- Thầy đã dựa vào pháp « Biết vọng không theo » của Sư Ông Thích Thanh Từ, mà biến đổi thành «Không nói thầm trong não.»

Thầy cho biết vọng tưởng chính là sự nói thầm trong não. Muốn “không theo vọng,” để “thường biết rõ ràng,” Thầy dạy thiền sinh cách “không nói thầm trong não.” Đồng thời kết hợp với khoa học để chứng minh giá trị thiết thực của Pháp “Biết vọng không theo” đối với thân tâm và trí tuệ tâm linh. Đó là khi chúng ta kinh nghiệm “không nói thầm trong não” trong vòng từ 10 giây trở lên, các chất sinh hóa học có lợi cho cơ thể sẽ được tiết ra từ trong tế bào não, hoặc trong đầu dây tận cùng của Đối giao cảm thần kinh. Thí dụ như Acetylcholine.

Khóa tu học đầu tiên được Thầy chính thức khai giảng tại Portland, tiểu bang Oregon, đầu năm 1995. Rồi sau đó, nhanh

chóng lần lượt các khóa tu học khác được tiếp tục khai giảng tại Nam Californie, Bắc Californie, Houston, Đức, Pháp, Canada, Úc. Trong tinh thần phục vụ nhân sinh, Thầy không nệ hà xa xôi. Với chủ trương nơi nào có người cần đến Thiền, hoặc biết được giá trị thiết thực của Thiền mà thỉnh cầu Thầy đến giảng dạy, Thầy sẽ đến đó giảng dạy.

Chương trình các khóa tu học gồm có :

1- Khóa Căn bản thời gian học là 10 ngày : rất cần thiết cho bước đầu đi vào đường tâm linh. Trọng tâm khóa này, thầy dạy 4 loại kiến thức căn bản cho người mới tu thiền:

1) Kiến thức Phật học, gồm 3 bài: (1) Sơ Lược về Lịch sử thành đạo của Đức Phật Thích Ca, (2) Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả, tức kinh Một Dính Mắc May Mắn, (3) Kinh Bhiya. Hai kinh này liên hệ đến Tánh giác trong Thiền tông.

2) Kiến thức Thiền học gồm 6 bài: (1) Cách thực hành “Biết vọng; không theo.” (2) Ba Sắc Thái Biết. (3) 4 Phương tiện và Kỹ thuật thực hành Quán, Chỉ, Định, Huệ, (4) Tâm trong Đạo Phật. (5) Ngũ uẩn, (6) Những điều kiện cần thiết để thực hành thiền có kết quả.

3) Kiến thức Khoa học, gồm 6 bài: (1) Vỏ não và chức năng các vùng trên vỏ não, (2) Hệ thần kinh Tự quản, (3) Hồi đáp Sinh học trong Thiền Phật giáo, (4) Điện não đồ, (5) Hệ thống Viền não. (6) Đại cương về Tuyến Nội tiết.

4) Kiến thức về kỹ thuật thực hành 4 phương tiện trong Thiền, gồm Quán, Chỉ, Định, Huệ. Từ trình độ Căn bản đến Trung cấp Bát Nhã, kiến thức này đã đưa hệ thống thực hành của Thiền Tánh Không đi sát theo chân ý của Đức Phật hay của chư Tổ

Thiền tông Ấn độ, Trung Hoa, và Việt Nam.

2- Khóa Trung cấp Bát Nhã với các lớp 1-2-3-4, thiền sinh được hướng dẫn học và thực hành 4 phương tiện Thiền Phật giáo, và 3 loại Kiến thức như ở lớp Căn Bản, nhưng bài học được thầy khai triển rộng và sâu hơn.

Thí dụ:

- Về Kiến thức Phật học, thiền sinh được giải thích về Tiến trình tu chứng của Đức Phật kỹ hơn. Còn riêng về Kinh và Luận, thiền sinh được học các kinh trong hệ Nguyên Thủy và hệ Bát Nhã theo từng trình độ.

Thí dụ, Trung cấp 1, thiền sinh chúng tôi được học những bài khai tâm về Bát nhã: Phân biệt sự khác nhau giữa Trí và Huệ; Phương tiện thực hành các chủ đề trong Bát nhã; Tục đế Chân đế Bát nhã... Trung Cấp 2, học về Tứ đế, Lý Duyên khởi và 4 đặc tính của Lý Duyên khởi...Trung cấp 3, học những chủ đề: Ba la mật, Thập địa Bồ tát, Không, Chân Như, Huyễn...

3- Khóa Cao cấp còn gọi là Tâm lý học Phật giáo, gồm 4 lớp. Trong mỗi lớp Cao Cấp thiền sinh được hướng dẫn học những chủ đề khác nhau.

Thí dụ, Cao Cấp 1, thiền sinh được học về lịch sử Phật giáo tại Ấn độ, gồm 2 phần căn bản: (1) Lịch sử Kết tập Kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy theo hệ Nam Tông và hệ Bắc Tông. (2) Lịch sử hình thành các Bộ phái Phật giáo.

- Lên Cao Cấp 2, thiền sinh được học về Luận Thư của 2 hệ: Trưởng Lão bộ, và Nhất Thiết Hữu Bộ.

- Cao Cấp 3, học về Tâm và Tâm Sở trong Đạo Phật.

- Cao Cấp 4, học về đối chiếu Tâm lý học Phật giáo và Tâm lý học Tây phương.

Page 22: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

22

4- Khóa Giáo thọ: dành cho tu sĩ và cư sĩ đã học xong các lớp Cao cấp và phát tâm hướng dẫn người khác thực hành thiền. Trong khóa này, thiền sinh được học thêm:

- Phương pháp sư phạm.

- Cốt lõi hay tinh túy Luận thư của Không tông, như Trí độ luận và Hữu tông, như Bách luận, và tinh túy những kinh của hệ Phát Triển như Kim Cang, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật, Lăng Nghiêm, Lăng Già, Quán Vô Lượng Thọ, vân vân.

5- Trong mỗi khóa tu học, thầy đều có dạy thêm Khí công để tăng cường sức khoẻ cho thiền sinh.

Để phát triển kiến thức Phật học và Thiền học, Thầy đã soạn rất nhiều sách mà hôm nay chúng tôi được hân hạnh giới thiệu 2 tập trong những sách đó. Chúng tôi xin mời anh Phạm Tất Đạt giới thiệu quyển «Tiến trình tu chứng của Đức Phật.»

Với giọng nói rõ ràng và trình bày mạch lạc, anh đã nêu lên những trọng điểm đưa đến thất bại và thành công của vị siêu thế.

Mấu chốt của thất bại là Bồ Tát Gotama tu mà không có pháp thích hợp với mục tiêu mà Ngài đã nhắm tới lúc ban đầu là thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, thượng trí, và Niết bàn. Ngài đã học 2 loại Định cao nhất trong Thiền Yoga với 2 vị thầy có rất đông người theo học và gần 6 năm thực hành khổ hạnh cực đoan: thân chỉ con da bọc xương và suýt chết,

Về mấu chốt thành công của Bồ Tát, anh cho biết soạn giả là thầy Thông Triệt nêu lên 5 điểm quan trọng:

Một là pháp Thở. - Đức Phật đã thành đạo qua pháp Thở và với trạng thái 3 hành không động,

tâm tath hiện lên. Ngài chứng nghiệm Ba Minh, Pháp Giới tánh, và Pháp tánh.

Hai là Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh: xem thân người là quí. Nó chính là phương tiện giúp con người tu tập tiến đến thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. Ngài ăn uống bình thường trở lại. Bất chấp sự phản đối và khinh miệt của nhóm ngài Kiều trần Như

Ba là nhờ ăn bánh Kheer do cô Sujta cúng dường. Hơn 1 tháng, Ngài không đi khất thực, chỉ ngồi dụng công cho đến khi thành đạo.

Bốn là môi trường yên tĩnh của khu rừng cây Pipphala.

Năm là nhờ Bồ Tát đạt được 2 từng Định khó nhất trong Thiền vào thời đó là Định Không Tầm Không Tứ và Chánh niệm tỉnh giác.

Anh cho biết là soạn giả nhấn mạnh về mặt lịch sử điểm trọng yếu của tiến trình tu chứng của Đức Phật Thích Ca là Ngài đã trải qua 4 từng Thiền Định bằng Pháp Thở mà thành đạo và chứng được Tam Minh. Đức Phật không có nhờ Thiền Yoga mà thành đạo.

Sau cùng, anh nói: - Ngày nay chúng ta muốn dụng công tu tập để có kinh nghiệm thoát khổ và giác ngộ, hoặc giải thoát như Đức Phật, chúng ta cần nương tựa theo pháp của Ngài. Đó là Quán, Chỉ, Định, Tuệ.

Xin cám ơn quí vị.

MC: - Và tiếp theo xin giới thiệu chị Minh Thiện. Chị Minh Thiện đã theo học cùng Thầy 8 năm nay, chị sẽ trình bày những kinh nghiệm học tập, và thành quả về sức khỏe cũng như tinh thần, mặc dù tuổi chị đã cao.

Xin mời chị Minh Thiện.

Chị Minh Thiện với giọng nói đơn giản, chân thật, đã cho cử tọa biết qua giá trị thực tập pháp Thở 2 thì, tức là hít vào chầm chậm, thở ra chầm chậm dài hơn 2 lần khi hít vô, chị đã điều chỉnh được bệnh hở van tim của chị. Bây giờ chị mới thật sự, kinh nghiệm thân tâm hài hòa, sau gần 8 năm tu tập theo kỹ thuật thực hành do thầy

đã kinh nghiệm rồi hướng dẫn trở lại.

MC: - Tiếp nối chương trình, chúng tôi xin giới thiệu cô Minh Huệ, Trưởng ban Tu Học Đạo tràng Stuttgart, Nam Đức, lên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm tu học.

Xin mời chị Minh Huệ.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật,

Kính thưa Thầy Thiền Chủ và Tăng đoàn,

Kính thưa quí vị quan khách,

Các bạn thiền sinh thân mến !

Hôm nay tôi xin đại diện Đạo tràng Tánh Không ở Đức, trình bày kinh nghiệm tu tập và cảm

Anh Phạm Tất Đạt giới thiệu sách #1 ‘Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật’.

Page 23: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

23

tưởng của mình sau 6 năm theo học kỹ thuật thực hành thiền của Thầy Thiền chủ Thích Thông Triệt.

Tôi sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật. Thủa nhỏ tôi thích cùng người lớn đi chùa nghe giảng pháp, tụng kinh và lễ Phật. Với trí óc non trẻ thời đó tôi hiểu giáo lý nhà Phật một cách đơn giản là làm lành tránh dữ, sống nhân hậu, biết thương người gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Khi lớn lên đi du học, tôi sớm gia nhập đoàn thanh niên Phật tử Tây Đức, rồi sau đó là đoàn Thanh niên Phật tử Âu châu, lúc đó do Cố Hòa thượng Thích Thiện Châu hướng dẫn. Mục tiêu lý tưởng của chúng tôi lúc đó là hướng đến một xã hội hòa bình, văn minh với những con người biết sống có đạo lý, biết tôn trọng lẫn nhau. Mỗi lần đi họp Đoàn chúng tôi được Thầy Thiện Châu dạy tọa thiền. Nhưng vì là học trò dỡ nên tôi chỉ mong thời thiền 30 phút trôi qua nhanh và khi xả thiền thì chân tay tê cứng hầu như không cử động được. Hồi đó dù không thích tọa thiền nhưng tôi ít bị quở trách. Một là thầy Thiện Châu từ bi đối với học trò, hai là chuyện học giáo lý và những chuyện làm khác (thí dụ làm báo) cũng chiếm thì giờ nhiều hơn.

Sau khi Thầy Thiện Châu viên tịch, chúng tôi không còn đi sinh hoạt Đoàn nữa. Cuộc sống bề bộn, lúc nào cũng nhiều việc trong gia đình, trong sở làm, của người Phật tử bình thường như chúng tôi cứ thế trôi qua. Ở độ tuổi ngoài 40, người ta thường ngẫm nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa của cuộc đời, về giá trị của chân hạnh phúc. rồi từ đó có nhu cầu muốn nuôi dưỡng cuộc sống tâm linh của mình. Vì thế, càng ngày chúng tôi càng thấy gần gũi hơn với đạo Phật và nhận

thấy mình thật may mắn được tiếp cận với Phật pháp.

Được đọc sách nói về Thiền, nghe nhiều người nói về lợi ích của Thiền, tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp một vị Thầy để hướng dẫn trên con đường Thiền. Đó là con đường mà theo hiểu biết của tôi lúc bấy giờ là rất khó khăn và rất hẹp: “bạn chỉ cần đi chệch một tí là có thể bị tẩu hỏa nhập ma ngay!”

Đến tháng 7 năm 2001 một nhân duyên tốt đến với tôi. Một người bạn ở Stuttgart cho hay sẽ có thầy Thiền chủ Thích Thông Triệt từ Mỹ đến để hướng dẫn “khóa tu Thiền 10 ngày.” Tôi được nghe, với những phương pháp thực hành Thiền mới mẻ của Thầy, nhiều thiền sinh đã dễ dàng làm chủ được suy nghĩ, thân tâm an lạc và những ai có bệnh tâm thể thì bệnh cũng từ từ giảm bớt hay hết hẳn.

Thú thật lúc đọc thư mời, trong lòng tôi có chút tò mò ngoài việc háo hức được đi học.

Sau 10 ngày tham dự khóa Thiền căn bản, tôi rất quí trọng và khâm phục Thầy. Dù đã trên 70 nhưng Thầy rất khỏe mạnh và linh hoạt. Thầy đứng lớp giảng dạy cho chúng tôi từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa. Chiều từ 2 giờ đến 6 giờ, tính luôn 30 phút thầy dạy Khí công. Nhiều lúc sau bữa ăn tối, Thầy còn tham dự sinh hoạt với chúng tôi đến hơn 10 giờ nữa.

Phương pháp giảng dạy của Thầy mang tính sư phạm cao.

Khi giảng Pháp và hướng dẫn thực hành, Thầy luôn luôn kết hợp 3 mặt thật chặt chẽ: một là lý thuyết, hai là lý luận, và ba là kỹ thuật thực hành. Về lý thuyết thì thầy dựa vào Kinh và Luận của 1 trong 4 hệ Thiền Phật giáo.

Nội dung bài học được Thầy minh họa bằng hình ảnh, sơ đồ hoặc mô hình nên chúng tôi bị

thu hút theo và không thấy mệt mỏi.

Tính đến nay tôi đã theo học được 6 năm. Từ lớp Căn bản đến lớp Bát Nhã 1-2-3, rồi đến lớp Tâm lý học Phật giáo 1-2. (Được biêt Chương trình Lớp Tâm Lý Học Phật Giáo gồm 5 lớp Cao Cấp. Tháng 6 năm nay, chúng tôi sẽ học lớp Cao Cấp

3.)

Ở mỗi trình độ, từ Căn bản đến Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi được học 4 loại kiến thức: (1) kiến thức Phật học, (2) kiến thức Thiền học, (3) kiến thức Khoa học, (4) kiến thức về Kỹ thuật thực hành. Tất cả 4 loại kiến thức nói trên đều xoáy trọng tâm vào mục tiêu: tác dụng của Thiền đối với thân, tâm và trí huệ tâm linh dưới ánh sáng của khoa học.

Mục tiêu nói trên, được thầy thiết lập dưới 4 loại lý luận khác nhau trong 4 chủ đề quan trọng thuộc trình độ Căn bản và Trung Cấp Bát nhã:

- một là Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền,

- hai là Sự Tương Tác Giữa Tâm, Pháp, Não Bộ đối với Thân-Tâm, và Trí Tuệ Tâm Linh.

- ba là Hệ thống Viền não,

- bốn là Ba Sắc Thái Biết.

Điểm then chốt của pháp Thiền mà chúng tôi học là “không nói thầm trong não.” Đây là cách thực tập để tiến đến làm chủ tâm

Page 24: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

24

ngôn. Chúng tôi được Thầy hướng dẫn thực tập những kỹ thuật tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để “không nói thầm trong não.” Chính sự “nói thầm” này làm cho tâm ta luôn dao động, khó đạt được sự an tịnh của nội tâm, hài hòa thân tâm, và hài hòa với môi trường chung quanh.

Trong số các kỹ thuật thực hành ở lớp Căn bản, như “không định danh đối tượng,” “không dán nhãn đối tượng,” “chú ý trống rỗng”..., tôi tâm đắc với “chú ý trống rỗng” nhất. Đó là khi ta khởi ý, thấy, nghe, biết đối tượng, ta “không nắm tướng chung, tướng riêng” không nắm nội dung cũng không phê phán bình luận gì về đối tượng. Đối tượng như thế nào, ta chỉ thấy biết y như thế đó.

Dần dần tôi tập được dừng niệm và phần nào làm chủ được suy nghĩ của mình. Thành công nhỏ này đã động viên tôi thực hành Thiền tinh tấn và miên mật hơn.

Từ lúc học xong lớp Bát Nhã đến nay, tôi thường thực hành Thiền Định với chủ đề Chân Như bằng kỹ thuật “không nói.” Nhờ kỹ thuật này, tiến trình Bốn Bước thực hành được thu ngắn lại, đó là Biết không lời, Thầm nhận biết, Tỉnh thức biết, và Nhận thức biết không lời.

Kỹ thuật “không nói” là một “vũ khí lợi hại/” Tác dụng của kỹ thuật này đã giúp tôi kinh nghiệm là cô lập hóa mạng lưới Tuởng, làm cho Tánh giác có mặt ngay tức khắc. Kỹ thuật này mới nghe qua thì đơn giản dễ tập, nhưng tôi đã “vật lộn” với nó cũng hơn hai tháng mới kinh nghiệm tâm ngôn yên lặng. Đây là một kinh nghiệm đáng nhớ cho tôi. Chúng tôi đã học kỹ thuật này qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có 2 bước. Thí dụ, trong giai đoạn này có 2 bước: Bước 1: Nói thành lời “không nói” chỉ vừa đủ cho

mình nghe, sau chừng 10 giây lặp lại.

Bước 2. Nói thầm “không nói,” sau chừng 10 giây lặp lại nữa...

Khi tập giai đoạn 1 nhuần nhuyễn, bạn mới bắt đầu bước sang giai đọan 2. Không nên vội vàng. Dần dần Thiền trở thành nhu cầu thiết thực cho tôi. Mỗi ngày tôi tọa thiền hai buổi trong phòng thiền mà tôi gọi là “Ô tâm linh” và lúc nào đi xa nhà tôi đều mang theo bồ đoàn và dành thời giờ để tọa thiền.

Một khó khăn của tôi là không duy trì được niệm “Biết trống rỗng” trong suốt thời gian dụng công từ 30 phút đến 60 phút. Vì vậy mỗi khi vọng niệm khởi lên, tôi lại khởi ý “không nói” và cứ thế tiếp tục cho đến khi xả Thiền.

Dù kinh nghiệm Định không được sâu như ý muốn, việc hành thiền cũng mang lại cho tôi:

- một sức khỏe tốt, bệnh nhức đầu và khó ngủ của tôi đã từ lâu không còn nữa.

- một tâm tư an lạc, nhẹ nhàng bởi vì bây giờ tôi nhìn đời dưới “cặp mắt khác.” Đó là tôi đã có nhận thức mới về hiện tượng thế gian. Tôi tập sống thật với chính mình. Tập quan sát “tâm” mình đang ở trạng thái nào. Đang ưa thích (tham) hay đang ghét, không ưa (sân) hay cũng chẳng biết tâm mình đang ở đâu (si). Trong quá trình “vấn tâm” này, tôi cũng nhận ra được mức độ của sự tỉnh giác của mình. Hiểu biết hơn về luật nhân quả giúp cho tôi nhận lấy trách nhiệm về những nội kết, những điều còn phải tu sửa trong hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Tôi tập buông xả và chấp nhận tất cả những hoàn cảnh nào xảy ra cho tôi ngay bây giờ và ở đây. Dù có xấu đến mấy thì đó cũng là bài học tốt cho tôi. “Bởi vì nếu không tốt thì nó đã chẳng xảy ra cho tôi.”Được như hôm nay là nhờ công lao dạy dỗ của Thầy

Thiền Chủ. Thầy đã tận tụy trao truyền cho chúng tôi tất cả những kinh nghiệm quí báu, rất sáng tạo mà Thầy đã tự chứng nghiệm được trong thời gian Thầy “nhập thất bất đắc dĩ.” Tôi không biết dùng từ ngữ nào để nói hết được lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với Thầy. Tôi cũng xin cám ơn tất cả các bạn Thiền sinh theo học pháp môn Thiền của Thầy ở khắp mọi nơi. Các bạn là những thiện tri thức mà tôi được học hỏi rất nhiều trong thời gian qua. Cuối cùng xin cám ơn ban tổ chức đã bỏ nhiều công sức để tổ chức ngày lễ ra mắt sách của Thầy ngày hôm nay.

Một lần nữa xin cám ơn tất cả.

Cô Minh Huệ dứt lời, chương trình được chuyển qua phần giới thiệu tác phẩm 2. Cô MC Minh Hạnh tiếp lời:

- Kính thưa quí vị, quyển thứ hai cho ngày ra mắt sách hôm nay là “Thiền luận vấn đáp.” Quyển này sẽ được chị Nguyễn Ngọc Lan Hương giới thiệu. Xin mời chị Lan Huơng.

Kính båch ChÜ Tôn ñÙc,

ThÜa quš Çåo h»u,

ThÆt là m¶t hân hånh l§n lao cho tôi, một người mới học thiền lại ÇÜ®c ThÀy trao cho phÀn vø gi§i thiŒu tác phÄm ‘‘ThiŠn LuÆn VÃn ñáp’’ này. ñây là cuÓn 3 trong tÆp 2 cûa b¶ sách Tìm Hi‹u và ­ng Døng ThiŠn PhÆt Giáo.

Tܪng cÛng nên nh¡c låi ª Çây là cuÓn thÙ nhÃt trong b¶ sách này nhan ÇŠ Ti‰n trình tu chÙng cûa ñÙc PhÆt, Çã ÇÜ®c phát hành næm 1999, m§i tái bän tháng 8 næm nay và vØa ÇÜ®c anh Đạt gi§i thiŒu lúc nÅy.

Sau Çó là tÆp 2, cuÓn 1 cûa b¶ sách này nhan ÇŠ Tác døng cûa ThiŠn ÇÓi v§i Ç©i sÓng con

Page 25: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

25

ngÜ©i ÇÜ®c phát hành vào tháng 10 næm 2000 trong Çó ÇŠ cÆp Nh»ng vÃn ÇŠ cæn bän trong ThiŠn và Giá trÎ ki‰n thÙc ThiŠn h†c. Qua cuÓn này, tác giä Çã phác h†a nh»ng nét sÖ lÜ®c vŠ ThiŠn PhÆt giáo cÛng

nhÜ xác ÇÎnh tÀm mÙc quan tr†ng cûa ki‰n thÙc ThiŠn h†c Ç‹ giúp nh»ng ai m§i làm quen v§i ThiŠn có cái nhìn t°ng quát trܧc khi Çi sâu vào phÀn lš thuy‰t và th¿c hành.

Bây gi© chúng tôi xin trª vŠ v§i cuÓn sách ÇÜ®c ra m¡t hôm nay là ‘‘ThiŠn LuÆn VÃn ñáp.’’ ñ‹ ngÜ©i džc dÍ ti‰p thu, trong m‡i chÜÖng, tác giä có nêu nhiŠu luÆn ÇŠ, ÇÜ®c g†i chung là LuÆn, nghïa là m¶t bän væn trình bày rõ ràng, nhiŠu khi rÃt chi ti‰t, vŠ nhiŠu khía cånh cûa vÃn ÇŠ liên hŒ ljn chû ÇŠ cûa chÜÖng, nh»ng LuÆn này ÇŠu ÇÜ®c Çánh sÓ thÙ t¿. Sau Çó là phÀn VÃn ñáp giäi thích Ç‹ khai tri‹n thêm n¶i dung, m¶t n¶i dung rÃt phong phú và Ça diŒn khi‰n ngÜ©i džc có th‹ h†c hÕi ÇÜ®c rÃt nhiŠu.

CuÓn này gÒm có 4 chÜÖng:

ChÜÖng thÙ 1 là phÀn Gi§i thiŒu trong Çó tác giä nhÃn månh ljn tr†ng tâm hoàn tÃt nh»ng Çi‹m mà cuÓn 2 Çã ÇŠ cÆp, nhÜ Quán,

ChÌ, ñÎnh, HuŒ. Theo tác giä, dù ª trình Ƕ cæn bän, người thực hành thiền cÛng cÀn n¡m v»ng cách th¿c tÆp 1 trong 4 phÜÖng tiŒn Çó trong sinh hoåt h¢ng ngày. Bªi vì m‡i phÜÖng tiŒn ÇŠu Çáp Ùng theo nhu cÀu cûa hành giä trên các m¥t thân tâm và trí tuŒ tâm linh.

Trong phÀn Gi§i thiŒu này còn có bài džc thêm vŠ ñiŒn Não ñÒ. ñây là døng cø dùng Ç‹ Ço nh»ng hoåt Ƕng phÙc tåp cûa b¶ óc con ngÜ©i. B¢ng cách Ço này, nh»ng bi‹u ÇÒ ÇÜ®c in ra së lÜ®ng giá mÙc Ƕ dØng niŒm hay làm chủ niŒm cûa mình. ñây là m¶t áp døng khoa h†c rÃt Ç¥c s¡c và Ƕc Çáo cûa Thiền Tánh Không Ç‹ thÃy r¢ng ThiŠn không phäi là m¶t š niŒm mÖ hÒ, huyŠn ho¥c mà là m¶t hoåt Çộng cûa não b¶ có th‹ ki‹m chÙng ÇÜ®c m¶t cách cø th‹ nh© nh»ng máy móc tÓi tân cûa khoa h†c hiŒn Çåi. Th©i gian gÀn Çây, vào trung tuÀn tháng 6 næm 2007, ThÀy ThiŠn Chû cùng tæng Çoàn gÒm thÀy Không Ph°, SÜ cô TriŒt NhÜ, SÜ cô TÜ©ng Liên và 3 thiŠn sinh cÜ sï là chị Minh Vân, chị Minh HuŒ, và anh Quang Nguyên cûa ñåo Tràng Tánh Không Stuttgart ª miŠn nam nܧc ñÙc, Çã ljn ñåi h†c Tuebingen Ç‹ chøp hình não b¶ b¢ng máy functional- Magnetic Resonance Imaging (f- MRI) khi không ThiŠn và khi ThiŠn. PhÀn chøp hình này do 2 giáo sÜ cûa trÜ©ng phø trách là Ti‰n sï Michael Erb và ông Ranga. ChÓc n»a quš vÎ së ÇÜ®c xem m¶t slide show vŠ viŒc này. Có thể nói đây cũng là chương trình hoạt động đặc sắc của Thiền Tánh Không. Trong đó thầy Thiền Chủ muốn chứng minh rõ ràng về hoạt động của vọng tâm và chân tâm mà trong kinh “Hồ Nước Trong, Hồ Nước

Đục” hoặc trong kinh Bhiya, Đức Phật đã nói.

Đoạn kết của Chương này, tác giả cho biết, Thiền học Đông phương cần mượn thiết bị Khoa học Tây phương để chứng minh lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

ChÜÖng thÙ 2 nhan ÇŠ Khai thông trong Çó tác giä trình bÀy Çåi cÜÖng Tác døng cûa ThiŠn ÇÓi v§i Ç©i sÓng con ngÜ©i và Nh»ng Çi‹m khó khæn trong ThiŠn Ç‹ ngÜ©i džc hi‹u rõ giá trÎ th¿c tiÍn cûa ThiŠn và sau Çó bi‰t r¢ng n‰u Çi theo ThiŠn, m‡i ngÜ©i ÇŠu phäi t¿ mình n‡ l¿c th¿c hành l©i dÆy cûa PhÆt Thích Ca Ç‹ t¿ mình kinh nghiŒm nh»ng chuy‹n bi‰n bên trong thân, tâm, và trí tuŒ tâm linh cûa chính mình. Không ai có th‹ cÙu giúp mình ra khÕi phiŠn não của tâm, kh° Çau bệnh tật của thân, ngu si, lÀm chÃp của trí tuệ, và luân hÒi sinh tº triŠn miên của nghiệp chướng b¢ng chính mình phäi th¿c tÆp và Ùng døng lời dạy cûa PhÆt Thích Ca qua nh»ng phÜÖng tiŒn: Quán, ChÌ, ñÎnh, HuŒ.

ChÜÖng thÙ 3 nói vŠ PhÜÖng TiŒn Th¿c Hành trong Çó tác giä khai tri‹n 4 phÜÖng tiŒn cæn bän vØa nói trên là Quán, ChÌ, ñÎnh, HuŒ. Dù ª trình Ƕ nào, người thực hành cÛng ÇŠu träi qua 1 trong 4 phÜÖng tiŒn Çó. NhÜng ª m‡i trình Ƕ, n¶i dung 4 phÜÖng tiŒn Çó cao thấp khác nhau. Sau Çó, tác giä hܧng dÅn rÃt kÏ càng cách th¿c hành tØng phÜÖng tiŒn m¶t. Tác giả xoáy trọng tâm vào những tác dụng thực hành Đúng hay thực hành Sai. Đúng thì đưa đến thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng. Sai thì đưa đến thân bệnh, tâm rối loạn, trí tuệ u tối. Nói chung, đúng là khi thực hành, người thực hành biết cách áp dụng những tiến trình của niệm Biết

Cô Lan Hương

Page 26: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

26

để tác động vào hệ Đối giao cảm thần kinh làm cho hệ thống chất sinh hóa học là Acetylcho-line tiết ra. Sai là thực hành mà sử dụng thường xuyên một trong ba loại niệm của Ý căn suy nghĩ, Ý thức phân biệt hai bên, và Trí năng biện luận hay suy luận vẽ vời.

Trong tiến trình này, tác giả cho biết là người thực hành đã vô tình tác động thường trực vào hệ Giao cảm thần kinh, làm cho hệ thống chất sinh hóa học là Norepinephrine tiết ra ngày càng nhiều qua sự miên mật thực hành của vị đó. Từ đó, vị ấy không thể nào tránh khỏi những thứ bệnh tâm thể, như cao máu, cao máu mỡ, tim mạch rối loạn, thần sắc đen tối, mất ký ức, thận suy, tiểu đường, hoặc béo phì hay bị tai biến mạch máu não.

VŠ phÀn Th¿c hành, tác giä cÛng khai tri‹n 4 phÜÖng tiŒn cæn bän này thành nh»ng LuÆn ÇŠ nhÕ rÒi sau Çó thi‰t lÆp nh»ng phÀn VÃn ñáp giäi thích. ñây là m¶t phÜÖng pháp nhÃt quán mang tính chÃt sÜ phåm cao mà tác giä Çã sº døng Ç‹ soån cuÓn sách này.

CuÓi cùng, chÜÖng thÙ 4 là phÀn Chia SÈ Kinh NghiŒm Tu H†c gÒm bài vi‰t cûa sÜ cô Phúc Trí, sư cô HiŠn ñÙc, và m¶t sÓ thiŠn sinh nói vŠ cÖ duyên ljn v§i ThiŠn Tánh Không cÛng nhÜ nh»ng kinh nghiŒm và thành quä mà các vÎ dó Çã Çåt ÇÜ®c khi hành thiŠn theo phÜÖng pháp do ThÀy ThiŠn Chû hܧng dÅn.

VŠ kinh nghiŒm tu h†c, m‡i ngÜ©i cäm nhÆn m¶t cách, tuy tÃt cä ÇŠu h†c chung nhÜ nhau, nhÜng m‡i ngÜ©i, d¿a theo trình Ƕ hi‹u bi‰t và khä næng thích Ùng v§i pháp hành cûa mình khi Ùng døng pháp Çó trong sinh hoåt hàng ngày. PhÀn này n¶i

dung rÃt phong phú, Ça diŒn, nhiŠu khi thÆt cäm Çộng khi‰n ngÜ©i džc së cäm thÃy rÃt thú vÎ và khích lŒ.

Kính thÜa quš vÎ,

M¶t lÀn n»a, rÃt thành th¿c, tôi xin thÜa r¢ng, tÃt cä nh»ng gì vØa trình bÀy, tôi chÌ góp nh¥t nh»ng l©i giäng cûa chính thÀy Çã vi‰t ra trong sách và tóm t¡t låi Ç‹ quš vÎ có th‹ có m¶t nhÆn ÇÎnh t°ng quát vŠ tác phÄm trܧc khi t¿ mình džc. V§i th©i gian gi§i hån cûa chÜÖng trình hôm nay, tôi không dám nói quá dài dòng. ChÌ mong là quš vÎ së džc rÃt kÏ tác phÄm này và nếu thấy thích hợp phần nào trong 4 phương tiện thực hành, quý vị có thể dựa vào đó để th¿c hành dܧi s¿ chÌ dÆy tÆn tâm cûa thÀy, thì ch¡c ch¡n quš vÎ së có kinh nghiệm điều chỉnh bệnh tật, hoặc ngăn ngừa bệnh, hay chữa dứt bệnh tật.

NguyŒn cÀu chÜ PhÆt gia h¶ cho quš liŒt vÎ và quš Çåo h»u thân tâm an låc, Çåo tâm kiên cÓ, Çåo quä viên thành.

Nam Mô B°n SÜ Thích Ca Mâu Ni PhÆt.

Tiếp theo chương trình, MC nói:

- Để thay đổi không khí, chúng tôi xin kể hầu quí vị câu chuyện một thiền sinh ở Bắc Cali, đến Thiền viện tìm Thầy xin chỉ giáo... Thầy chỉ khẽ bảo : “Con hãy ra sân quét lá vàng rơi.”

Vâng lời thầy, chị xách chổi đi quét. Vậy mà chị đã ngộ được lý Vô Thường, nên viết bài thơ “Quét lá». Đây ! Thơ chị Diệu Nhân qua giọng ngâm của anh Nguyễn Đức Tăng, dìu theo tiếng sáo của anh Trần Văn Trung, hai lão thiền sinh của đạo tràng Tánh Không Paris.

Vâng lời thầy, con đi quét lá,

Lá vàng rơi lả tả khắp nơi,

Lá khô rơi như kiếp một con người,

Giờ phút cuối là về cùng cát bụi.

Con vừa quét sạch một gốc cây,

Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng.

Con tự hỏi nếu như gió đừng rung động,

Thì lá kia hẳn còn ở trên cành.

Một kiếp người cũng thế: quá mong manh !

Một hơi thở, nếu đi rồi, không đến nữa.

Tạ ơn thầy đã cho con bài học nhỏ,

Mà thâm sâu như một triết lý không cùng.

Con ra về lòng luống những bâng khuâng.

Lá và con cũng trong vòng sanh diệt.

Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt,

Con vừa sinh đã hẹn có ngày đi!

Một làn gió đâu có sức mạnh gì

Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại,

Hơi thở con như làn gió ấy,

Nếu không về thì con sẽ đi đâu?

Đã lâu rồi, con vẫn lặn hụp chìm sâu,

Trong mê mải, con đi tìm sự nghiệp:

Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp,

Con vẫn mơ con cái học thành tài,

Con vẫn mong, vẫn đợi một ngày mai:

Lũ con cháu trở nên người thành đạt.

Con vẫn chưa có gì cho con hết

Làm hành trang khi cất bước lên đường.

Page 27: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

27

Tạ ơn thầy đã cho con chút tư lương

Là bài học quét là vàng rơi rụng.

Lá và con cũng có cùng số phận,

Đi về đâu là do con chọn lấy con đường.

Dứt tiếng sáo và giọng ngâm của 2 lão thiền sinh, trong vai trò MC, chị Minh Hạnh lại nói tiếp:

- Thiền là 1 công cụ lợi ích thiết thực. Bất cứ ở trinh độ nào, ai cũng có thể dùng những phương tiện của Thiền để khai thác những năng lực kỳ diệu bên trong cơ thể, bên trong não bộ của chính mình để yểm trợ cuộc sống đa dạng của con người sao cho được hoàn mỹ hơn, có nhiều lợi ích thiết thực hơn cho gia đình, cho xã hội, và cho cộng đồng. Tuy nhiên,Thiền đòi hỏi người thực hành cần có tinh thần khoa học để sáng suốt nhận ra giá trị thực tiễn của nó...

Xin mời anh Quang Đạo, người đã theo Thầy tu học hơn 5 năm nay, đã cùng Thầy và tăng đoàn đi viếng thăm Phật tích 2 lần tại Ấn độ, Nepal, và đầu năm dương lịch vừa qua, anh đã theo Thầy viếng thăm Sư Ông tại Thiền viện Chơn Không (Vũng Tàu) và Trúc Lâm (Đàlạt)... Xin mời anh Quang Đạo tóm lược những thành quả của riêng anh

để san sẻ với chúng ta những kinh nghiệm khi hành thiền.

Anh Quang Đạo phát biểu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa các bác, các anh chị và các bạn thiền sinh,

Sau khi anh Đạt đã giới thiệu "Tiến trình

tu chứng của Đức Phật" và chị Lan Hương đã giới thiệu "Thiền Luận vấn đáp," và sau khi nghe kết quả tu tập của hai Thiền sinh ở Âu Châu vừa được trình bày bởi chị Minh Thiện, thiền sinh ở Pháp và chị Minh Huệ, thiền sinh ở Đức, bây giờ tôi xin phép trích dẫn thêm lời trình bày kết quả tu tập của hai thiền sinh ở Mỹ Châu để cho thấy pháp Thiền của Đức Phật Thích Ca, bất cứ ở vào thời đại nào, nếu chúng ta biết chọn pháp thích hợp với nhu cầu của mình, rồi áp dụng đúng theo kỹ thuật thì đều có kết quả tốt.như nhau Cho nên, ở đây chúng tôi muốn nêu lên là giá trị pháp Thiền của Phật hay của Tổ đều được đặt trên kỹ thuật thực hành. Kỹ thuật thực hành không nắm vững, nếu cố gắng ngồi thiền hằng giờ, thân tâm ta sẽ khó tránh bệnh tâm thể, như cao máu, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não, hoặc đứng tim.

Riêng bản thân tôi thì chưa có kinh nghiệm bao nhiêu, nhưng trên mặt nhận thức, thực sự tôi có nhiều biến đổi rõ rệt.

Vì thời gian eo hẹp, tôi xin tóm tắt trích ra và đọc vài trang của Chương IV : Chia sẻ kinh nghiệm tu học trong quyển "Thiền Luận Vấn Đáp."

Sau đó anh lần lượt đọc từ trang 158-162 về trường hợp 1 thiền sinh ở Đạo tràng Bắc Cali đã học những kỹ thuật thực hành thiền do thầy hướng dẫn và có kết quả điều chỉnh bệnh tâm thể và chuyển hóa được nội tâm...

Người thứ hai thuộc Đạo tràng Nam Cali (trang 188-192):

" Đối với con, Thiền là một nhu cầu quí giá...Tác dụng của Thiền giúp thân ta điều chỉnh được những bệnh tâm lý và tâm thể, chẳng hạn: huyết áp cao, tiểu đường, loét bao tử, suyễn, mất ngủ, nhức đầu, dị ứng, trầm cảm, lo âu, v.v..Còn về tâm, ta đạt được sự an lạc, thảnh thơi, và không còn suy nghĩ lăng xăng...

Hai vợ chồng con đã đến với Thiền khoảng gần bốn năm rồi. Bây giờ, những cơn phiền não thỉnh thoảng tuy có đến, con thấy chúng như những cơn gió thoảng. Phiền não nhẹ nhàng đến và cũng nhẹ nhàng đi ....(trang 192) Con xin phép được nói rõ hơn, con là người đạo Catholic và lý do hai vợ chồng con tới với Thiền là vì

vấn đề sức khỏe và tâm lý...

Chia sẻ kinh nghiệm

Tiếp theo, anh Quang Đạo nói:

- Bây giờ, tôi xin tóm tắt về nhân duyên tôi đến với Đạo Phật, đến với Thiền, và chút ít kinh nghiệm tu tập của chính bản thân tôi.

Hồi thời niên thiếu (chạy loạn ở Việt Nam), tôi thích đi chùa vì

‘Bài Thơ Quét Lá’ với giọng ngâm và tiếng sáo của 2 lão tướng Nguyễn Đức Tăng và Trần Văn Trung.

Page 28: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

28

được các sư cho ăn oản và chuối. Lúc đó tôi chưa biết tí gì về Đạo Phật... Bây giờ ở Pháp, sau khi về hưu, có nhiều thì giờ hơn, tôi bắt đầu đi tìm hiểu về Đạo Phật...

1/ Tôi nhận ra Đức Phật Thích Ca do tu Thiền mà thành Đạo. Sự thành Đạo của Ngài gồm những pháp đưa đến thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. Trong kinh tạng do Hòa thượng Minh Châu dịch, có ghi rõ những lời của Đức Phật mô tả về tiến trình tu chứng này. Đây là điều cụ thể, không mê tín. Tôi đến Đạo Phật từ điểm này. Đó là Pháp mà Ngài đã hoàn toàn chứng ngộ rồi truyền lại cho đệ tử. Pháp đó phù hợp với người có tinh thần khoa học và ý chí hướng đến tâm linh.

2/ Năm 2003, một nhân duyên tốt đến với chúng tôi. Đó là 2 vợ chồng chúng tôi được người bà con từ bên Đức giới thiệu: nói thầy Thông Triệt dạy hay lắm và tại Paris sẽ có khóa Thiền Căn Bản... Sau đó 2 vợ chồng tôi ghi danh học lớp Căn bản tại nhà anh chị Lễ.

Quả nhiên, thầy dạy rất hay. Ngay từ lớp Căn bản, thầy đã chỉ thẳng vào cơ chế Tánh giác và dạy thiền sinh nhiều cách thực hành để kinh nghiệm biết không lời từ trong cơ chế Tánh giác...

Khi giảng những chủ đề trong Thiền, thầy dùng từ thông thường, dễ hiểu và dễ thực hành, chứ không dùng những từ ngữ hàn lâm hoặc định nghỉa lòng vòng. Điều đó đã giúp thiền sinh hiểu rõ ý nghĩa từng chủ đề dụng công. Khi đã hiểu rõ ý nghĩa chủ đề, thì thực hành sẽ dễ dàng. Thí dụ:

Hỏi: - Vọng tưởng là gì ?

Đáp: - Là sự nói thầm trong não.

Hỏi: - Làm thế nào để không theo vọng ?

Đáp: - Thực tập cách không nói thầm trong não !

Hỏi: - Thực tập như thế nào ?

Đáp: - Có nhiều cách. Cách đơn giản nbất mà hiệu quả nhất là thực tập cách “không nói” trong 4 oai nghi...

3/ Phương pháp giảng dạy của thầy còn đặc biệt hơn nữa là thầy đem Khoa học (đặc biệt "Hồi Đáp Sinh Học" = Biofeedback trong Thiền) để chứng minh giá trị của sự thực hành đúng pháp, đúng kỹ thuật thì đưa đến hài hòa thân tâm, hài hòa với mọi người chung quanh, và hài hòa với môi truờng thiên nhiên. Còn thực hành tuy đúng pháp mà sai kỹ thuật thì ngườị đó chắc chắn sẽ bị bệnh tâm thể, như loét bao tử, cao máu, tiểu đường, mất ký ức, trầm cảm, vân vân. Đây là sự thực.

4/ Thầy có một chương trình hướng dẫn tu học và thực hành pháp của Phật có thứ bậc, thứ lớp rõ ràng. Bốn phương tiện do Phật dạy là Quán, Chỉ, Định, Tuệ được thầy hướng dẫn kỹ theo thứ lớp: từ lớp Căn Bản, qua lớp các Trung cấp Bát Nhã.

Ngoài ra để giúp thiền sinh có kiến thức sâu, rộng về Phật Pháp, thầy mở các lớp Cao Cấp về Tâm Lý Học Phật giáo.

5/ Thầy là đệ tử của Sư Ông Thích Thanh Từ, nhưng thầy không may mắn được học trọn vẹn như những huynh đệ của thầy vì thầy bị đi tù 14 năm...

Trong 14 năm tù, thầy vẫn tiếp tục tu cho đến năm 1989, thầy hết nghiệp tù, được tự do.. Năm 1991, Sư Ông Thanh Từ đã đặc biệt cho phép thầy giải thích pháp thiền trong quyển Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 của Sư Ông. Có thể nói đây là lần đầu tiên, Thiền học Đông phương được trình bày dưới ánh sáng khoa học Tây phương.

Với 5 điều nói trên, thúc đẩy tôi phải đi vào pháp môn Thiền,

dưới sự hướng dẫn của thầy Thông Triệt.

Trên mặt thực hành, tôi áp dụng. xen kẽ 2 kỹ thuật: (1) nghe tiếng chuông, (2) Định niệm hít vào thở ra ở bước 1.

Trọng tâm của 1 trong 2 kỹ thuật này là tôi nhắm dùng niệm biết để kích thích tánh nghe và tánh xúc chạm.

Mỗi ngày, tôi ngồi thiền nửa giờ: hai mươi phút đầu, tôi nghe tiếng chuông, mười phút sau không có tiếng chuông, tôi áp dụng Thở. Bước thứ nhất, tôi áp dụng cách nói thầm: "Tôi BIẾT tôi hít vào, tôi BIẾT tôi thở ra." Còn về nghe tiếng chuông, tôi áp dụng “nghe chỉ biết nghe.”

Kết quả là thân tâm tôi được an lạc, đầu óc được thảnh thơi, nhẹ nhàng. Có nhiều bạn của tôi nói: họ ghi tên học với Thầy Thông Triệt, chỉ vì họ thấy tôi có thay đổi tốt ! Vậy thì, tôi hy vọng sẽ có nhiều người khác ghi tên khóa Tu học Căn Bản 7 ngày, bắt đầu từ ngày mai thứ hai 7/04/08 cho đến chủ nhật 13/04/08.

Tôi xin chấm dứt ở đây, và xin cám ơn sự chú ý của quí vị.

Đến đây cô Minh Hạnh trở lên diễn đàn :

Cô nói: - Và giờ đây, chúng tôi xin mời quí vị thưởng thức phần 2 của buổi lễ Ra Mắt Sách qua bài pháp thoại với nhan đề “Sự lợi ích của Thiền đối với Thân- Tâm và Trí Tuệ Tâm Linh Con Người.”

Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu cùng quí vị : Thiền sư Thích Thông Triệt, Thiền chủ Thiền viện Tánh Không, Nam Californie.

Sau đó, thầy Thiền chủ đứng dậy chắp tay chào thính giả. Thầy nói:

- Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật,

Page 29: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

29

Tiếp theo, qua phần nghi thức thường lệ, thầy bắt đầu giảng pháp. Bài giảng khá dài, chúng tôi xin ghi tóm tắt những điểm chính trong thời pháp hôm đó.

Tạo cơ hội trình bày pháp Phật với Phật tử đồng hương

Thầy cho biết đây là lần đầu tiên thầy được Ban Tổ chức Hội Thiền Tánh Không Paris tổ chức Ra Mắt Sách tại Paris. Thầy nhận thấy trọng tâm mục tiêu tổ chức hôm nay, Ban Tổ chức Hội Thiền Tánh Không Paris nhắm 3 điểm:

một là tạo cơ hội để thầy gặp người Việt tha hương tại Paris,

hai là giúp thầy có dịp giới thiệu 2 quyển sách Thiền để Phật tử tha hương có cơ hội biết rõ giá trị Pháp Thiền do đức Phật Thích Ca truyền lại, và

ba là tạo cơ hội để thầy trình bày Sự lợi ích của Thiền Phật giáo đối với thân, tâm và trí tuệ tâm linh con người cho người Việt tha hương.

Thầy nói: - Chúng tôi xem 2 điểm sau là phần đóng góp tích cực của tu sĩ đối với tiền đồ Phật giao.

Ngợi khen sáng kiến và tinh thần vì người

Qua công việc tổ chức buổi RMS hôm nay, thầy có lời ngợi khen sáng kiến mới và tinh thần vì người của thiền sinh trong 2 Đạo tràng Tánh Không Paris và Stuttgart. Tại Âu châu, tuy 2 Đạo tràng này được thành lập sau các Đạo tràng tại Hoa kỳ, nhưng nhân sự của 2 Đạo tràng đa số là sinh viên du học trước 75 và đã lập nghiệp tại Âu châu trên 30 năm.

Trọng tâm nội dung thời pháp

Để mở đầu thời pháp, thầy cho biết là thầy sẽ trình bày 3 kinh nghiệm mà thầy đả trải qua.

Kính nghiệm thứ nhứt là thầy đã nhập thật bất đắc dĩ trong 7 năm từ 1975 đến 1982… Mới 2 năm đầu, vì nỗ lực dụng công quá mức, thầy đã già trước tuổi. Người cùng cảnh ngộ với thầy hỏi: “Trông thầy hãy còn trẻ, vậy chớ thầy được 80 chưa ?” Nghe như vậy, tuy biết mình đã dụng công sai lầm, nhưng thầy không biết sai ở chỗ nào…

Kinh nghiệm thứ thứ hai là ngộ đạo trong tù. Nhờ kinh nghiệm này, nó đã giúp thầy kiến giải nhiều vấn đề quan trọng trong việc tu thiền mà từ trước thầy chưa hề nghe ai nói đến… Qua kiến giải này, thầy vạch ra phương hướng dụng công mới.

Kinh nghiệm thứ ba là thầy đã mở khoá dạy Thiền gần 14 năm (1995- 2008). Thầy luôn luôn kết hợp với Khoa học Tây phương để chứng minh giá trị Thiền Đông phương trong đời sống hằng ngày của con người. Thiền sinh đã theo học để điều chỉnh bệnh tâm thể bằng Thiền, như mất ngủ kinh niên, cao máu, trầm cảm, mất ký ức…

Thầy nói: - Thiền của Đức Phật Thích Ca hướng dẫn chúng ta đi vào đời để phục vụ đời, dù cho đời tạm bợ hay như mộng, như huyễn. Chỉ vì khắp nơi con người còn đau khổ qua thân bệnh, tâm bệnh, và trí tuệ tâm linh chưa được khai mở…

Thiền chỉ thích hợp tại những nơi nào có người dân tiến bộ: không mê tín, dị đoan, không cầu tha lực, giàu lòng vị tha, và

biết sống để phụng sự nhân sinh...

Tác dụng chất sinh hóa học

Trước đây hơn 30 năm (1975), chúng tôi chưa hề biết trong đầu hay trong cơ thể mình có những loại thuốc kỳ diệu có khả năng giúp chúng tôi chữa nhiều thứ bệnh như mất ngủ, cao máu. Đến khi chữa trị được những chứng bệnh đó, chúng tôi tự đặt câu hỏi: cũng cơ thể này tại sao chúng tôi hành thiền lại bị đau ốm bệnh tật, già trước tuổi. Rồi sau đó, cũng cơ thể này và cũng thực hành ngày đêm, nhưng bây giờ thì cơ thể chúng tôi lại “không già trước tuổi,” trái lại trẻ trung, thần sắc trong sáng, và đi đứng linh hoạt. Từ điều đó, chúng tôi đặt vấn đề: kết quả này chắc chắn nó không ngoài não bộ và cơ thể của chúng ta. Và trong não bộ chúng ta phải có cái gì đó, trong cơ thể chúng ta cũng phải có cái gì đó, mà trong thời gian đó chúng tôi chưa tìm ra được câu trả lời ! Chúng tôi chỉ biết rằng nếu chúng ta hành thiền đúng thì được thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng. Cái đúng này theo chúng tôi là vào thời điểm đó, chúng tôi ngồi thiền mà trong đầu không còn “nói lầm bầm trong đầu” như 7 năm trước nữa.

Còn những vấn đề khác thì ngoài sự hiểu biết của chúng tôi vào thời điểm đó.

Phát tâm chứng minh

Đến khi được ra thất sau 14 năm, chúng tôi về gặp lại Thầy chúng tôi là Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chúng tôi nói với ngài là: “Về sau nếu con giảng giải Thiền con sẽ chứng minh Thiền là một khoa học tâm linh thực nghiệm.” Thầy chúng tôi đồng ý. Rồi từ năm 1990-1992 chúng tôi bắt đầu đi sâu vào việc nghiên cứu Não bộ, Hệ thống Viền não, Hệ thần kinh Tự quản, các Tuyến Nội tiết và sự tương tác giữa Tâm, Pháp,

Page 30: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

30

Não bộ, Kỹ thuật thực hành đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh con người.

Sau gần 2 năm nghiên cứu về hệ thần kinh và các chất sinh hóa trong tuyến nội tiết và trong hệ thần kinh tự quản, chúng tôi vô cùng hứng thú khi phát hiện Pháp của Phật chỉ dạy rõ ràng đều tác động vào cơ chế vỏ não, hệ thống viền não, hệ đối giai cảm thần kinh.

Sư phụ tán đồng, Sư huynh yễm trợ

Kinh nghiệm này chúng tôi đã chia sẻ với sư huynh chúng tôi là thầy Nhật Quang. Sau đó, thầy chúng tôi trao tập bản thảo quyển “Thiền Tông VN Cuối Thế Kỷ 20.” Đọc xong, chúng tôi xin phép Hòa thượng là cho chúng tôi giảng giải sách đó dưới dạng Đồ Thị Dẫn Giải và giải thích rõ ràng sự tương tác giữa Tâm. Pháp đối với vỏ não, hệ thống viền não, hệ thần kinh tự quản qua kỹ thuật thực hành... Thầy chúng tôi đồng ý.

Đây là điểm vô cùng thuận lợi cho công trình đưa Thiền Phật giáo vào lãnh vực khoa học này. Đó là Thầy đã tán đồng ! Sư huynh đã yễm trợ thì còn gì thuận lợi hơn nữa !

Bắt đầu từ tháng 4 năm 1992, hằng ngày chúng tôi làm việc tại thất Sư huynh Nhật Quang. Có thể nói: đây là thời điểm Thiền Phật giáo được chúng tôi triển khai dưới ánh sáng khoa học tại Thiền viện Thường Chiếu.

Cho đến tháng 10, chúng tôi hoàn tất tập Đồ Thị Dẫn Giải Thiền. Hai tháng sau đó, (12 năm 1992), chúng tôi sang Mỹ theo diện HO, định cư tại Seattle. (Mãi dến năm 1996 và 1997, chúng tôi mới ấn hành được bản thảo này, và chia làm 2 Tập.)

Nhân duyên với Khoa học

Đến tháng 3 năm 1993, trong một chuyến đi Hawaii thăm thầy

Thông Hải, chúng tôi may mắn gặp một giáo sư Tiến sĩ về khoa Tâm lý học tại Đại Học Hawaii và được vị này đưa vào thăm trường đại học Hawaii.

Đã có suy nghĩ trước về vùng Dưới Đồi, nên khi vào Thư viện của Trường, chúng tôi tìm quyển sách đó. Sau đó, chúng tôi nhờ ông giáo sư đứng tên mượn giùm. Quyển Hypothalamus này dày trên 800 trang.

Chúng tôi rất mừng và cho rằng “Con Trâu Trắng” và “Con Trâu Đen” mà Thiền tông Trung Hoa thường mô tả chính là cơ chế Dưới Đồi này đây.

Trở lại Seattle, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vùng Hypothalamus để chứng minh giá trị Thiền học Đông phương qua những phương tiện thực hành như Quán, Chỉ, Định, Huệ, đặc biệt tromg dó có pháp “Định Niệm Hít Vào Thở Ra” là ảnh hưởng trực tiếp vùng Dưới Đồi.

Lần thứ hai chúng tôi vào thăm trường đại học ở Seattle và may mắn đọc một quyển sách khác và được biết vào năm 1999 khoa học chỉ mới khám phá các vùng Tánh Thấy, Tánh Nghe nằm sau bán cầu não trái và vùng Broca nằm tại vùng tiền trán bán cầu não trái, tức là “Vùng giải mã khái niệm” mà ngày xưa, từ năm 1866 ông Broca khám phá ra từ một bệnh nhân, và vùng nói thầm là vùng trên đỉnh đầu (thủy đỉnh).

Ba năm sau, năm 1996, chúng tôi bắt đầu ấn hành Tập 1 Đồ Thị Dẫn Giải Thiền. Năm 1997, ấn hành Tâp 2. Đây là lần đầu tiền, chúng tôi đã đưa Thiền học Đông phuơng vào Khoa học Tây phương.

Khi bàn về vấn đề Thiền dưới ánh sáng Khoa học, chúng tôi quan niệm:

- Tây phương nói được, chỉ được, mà làm không được. Còn

Đông phương nói được, làm được mà chỉ không được. Chỉ vì Đông phương không có những thiết bị như Tây phương. Còn Tây phương là những nhà khoa học. Họ thích tìm hiểu và khám phá hơn là thực tập để đạt được điều mình đã nói.

Ở trình độ căn bản, muốn làm chủ được vọng tuởng, người thực hành chỉ cần thực tập cách “không nói thầm trong não” và kinh nghiệm được “nhận thức biết không lời” vững chắc, xem như vị đó thành tựu pháp “Biết vọng Không theo.”

“Muốn không theo vọng tưởng, chúng ta chỉ cần thực tập cách “không nói thầm” mà thôi ! Bởi vì suy nghĩ hay vọng tưởng chính là “sự nói thầm.” Nếu làm chủ được sự nói thầm thì chúng ta làm chủ được mạng lưới của vọng tưởng, tâm chúng ta liền an tịnh ngay tức khắc. Còn nếu chúng ta ngồi thiền mà cứ lầm bầm mãi về vọng tưởng, giống như trường hợp leo núi mà bám rêu, mãi mãi chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được “không theo vọng.”

Qua kinh nghiệm này, chúng tôi định nghĩa: Suy nghĩ cũng là sự “Nói thầm !”

Từ đó chúng tôi hướng dẫn thiền sinh hàng phục vọng tâm bằng cách đi vào phương pháp an trụ chơn tâm hay là làm chủ tâm ngôn, tức khắc vọng tâm không khởi lên. Ở đây, chúng tôi cho rằng không cần phải kiểm soát vọng tưởng mà chúng ta chỉ cần áp dụng cách “không nói thầm.” Thực tập bằng cách đó thì sự suy nghĩ sẽ không thể khởi lên được. Vì chính suy nghĩ là sự nói thầm ! Đó là cách chúng ta làm chủ sự suy nghĩ. Khi nào muốn suy nghĩ thì suy nghĩ. Không muốn suy nghĩ thì thôi !... Chúng tôi hướng dẫn thiền sinh thực tập thẳng vào cơ chế tánh giác bằng cách không nói thầm, thay vì dùng lời nói

Page 31: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

31

thầm để hy vọng hàng phục vọng tâm.

Trước đây hơn 30 năm, chúng tôi đã trải qua gần 7 năm miên mật dụng công mà vẫn không làm sao hàng phục được vọng tưởng. Cho đến khi bí lối, chúng tôi mới nhận ra là mình đã dụng công sai lầm. Vọng tưởng là sự nói thầm, mình phải áp dụng kỹ thuật “không nói thầm” mới hy vọng làm chủ được nó !...”

Bài pháp thoại của Thầy Thích Thông Triệt kéo dài hơn nửa

tiếng đồng hồ đã được thiền sinh cũng như quan khách im lặng theo dõi và được ghi nhận là ai cũng thích thú muốn nghe thêm về phương pháp Thiền mà thầy Thông Triệt đã trải qua gần 14 năm thực tập và có nhiều kinh nghiệm trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của chính thầy.

Tiếp theo cô Minh Hạnh điều khiển chương trình chuyển qua phần 3, cô nói :

- Thiền là một bộ môn khoa học tâm linh, nó là công cụ giúp ta yểm trợ cuộc sống thế tục và cuộc sống tôn giáo.

Chúng tôi xin mời chị Minh Tuyền nói qua nhân duyên đưa đến việc chụp hình não bộ cho tăng đoàn tại Đại Học Tuebingen ở Đức.

Phát biểu cảm tưởng của cô Minh Tuyền

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật,

Kính thưa quý Thầy, quý Cô,

Kính thưa quí quan khách,

Kính thưa các bác, các anh chị, và các bạn,

Nhân duyên đã được đề cập rất nhiều trong đạo Phật, và chúng ta biết là mạng lưới nhân duyên thường trùng trùng điệp điệp: nhân đó cho ra duyên này, duyên đó lại trở thành nhân cho duyên khác. Khi nhân duyên đã hội đủ thì sự kiện, sự việc nào đó chắc chắn sẽ thành hình.

Vào năm 2007 nhân duyên đã đầy đủ, nên việc chụp hình não bộ cho Thầy Thiền chủ ở Đức đã thành công.

Hôm nay Minh Tuyền xin được phép thưa lại về nhân duyên hay đúng hơn là mạng lưới nhân duyên nào đã đưa đến việc chụp hình não bộ của Thầy và tăng đoàn. Và đúng hơn là Minh Tuyền chỉ kể lại được về những chuyện nhân duyên mà Minh Tuyền đã có cơ hội đứng vào trong đó để tác ý và cố gắng...tạo duyên trong chương trình chụp hình não bộ...

Chúng ta trở lại vào năm 2002:

Năm 2002 khi Thầy qua Đức dạy khóa học thiền Căn bản lần thứ hai, Thầy có buổi nói chuyện cho Đại chúng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Hôm thứ bảy, ông chồng của Minh Tuyền là Quang Trí đã đi nghe giảng và có rủ Minh Tuyền đi theo, nhưng Minh Tuyền không đi, viện cớ là ở nhà với con. Lúc đó Minh Tuyền không có nhu cầu tìm hiểu về đạo Phật và thật sự là Minh Tuyền rất sợ đi nghe giảng pháp vì thường không hiểu nội dung bài thuyết pháp của quí thầy.

Tối hôm đó, sau khi nghe thầy giảng, về nhà Quang Trí thuật lại và nói Minh Tuyền nên đi nghe vào sáng hôm sau. Quang Trí cho biết là ông Thầy này giảng hay lắm: từ ngữ bình dân,

dễ hiểu và dễ thực hành, Minh Tuyền sẽ thích... Minh Tuyền nghe Quang Trí nói như vậy, chỉ biết như vậy thôi, chứ không tỏ ra thái độ hưởng ứng...

Đến sáng sớm hôm sau, chủ nhật, Quang Trí đã năn nỉ, đốc thúc, thuyết phục Minh Tuyền nữa. Quang Trí muốn Minh Tuyền đi nghe giảng cho bằng được. Vì chiều Quang Trí, Minh Tuyền đồng ý. Minh Tuyền tính đi cho xong việc thôi. Không ngờ, khi gặp Thầy và nghe Thầy giảng thì Minh Tuyền thấy Thầy giảng và dạy cách thực hành thật hay, rất khoa học, và rất thích hợp với sự hiểu biết của mọi người trong khóa tu học, nên sau đó Minh Tuyền đã ghi

danh học và theo Thầy học cho đến bây giờ... Tính ra là 6 năm...

Nghĩ lại thì đây là cái duyên lớn của Minh Tuyền đã gặp được Pháp và Thầy. Nhân của cái duyên lớn này là nhờ Thầy đã qua Đức và một nhân khác không kém phần quan trọng chắc là nhờ tính bướng bỉnh của Quang Trí ! Bây giờ nhìn lại thì cái duyên riêng này của Minh Tuyền đã trở thành cái nhân tốt. Đó là Minh Tuyền đã có cơ hội giúp Thầy trong những chuyện chụp hình não bộ vào năm 2007.

Còn nhớ, lần đầu tiên, vào năm 2004, Đạo tràng Stuttgart có tổ chức khóa Thiền Căn bản cho người Đức. Trong Khóa này có con và cháu của Minh Tuyền

Page 32: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

32

tham dự nên Minh Tuyền ở lại để yểm trợ. Một hôm, trong lúc giải lao, Minh Tuyền nghe Thầy và mấy người Đức và anh Quang Chiếu đang nói về chuyện chụp hình não bộ.

Thầy định nhờ một người Đức đang đi học khóa học đó, (ông này là một kỹ sư cao cấp của hãng Siemens), để nhờ ông ấy liên lạc với hãng Siemens lo cho Thầy vụ chụp hình não bộ vì Siemens là hãng đã làm ra những máy MRI.

Về sau thì ông ấy nói là ông không lo được chuyện này.

Nghe được ý định của Thầy và đồng thời Minh Tuyền tình cờ đã đọc được một tờ báo viết về một nghiên cứu não bộ bằng MRI của một khoa học gia, ông Ott Giessen, nên Minh Tuyền cũng thưa với Thầy về chuyện này và Minh Tuyền đề nghị là để Minh Tuyền thử liên lạc với ông ấy. Minh Tuyền còn nhớ lúc đó Thầy bảo “Thầy giao chuyện này cho Quang Trí và con đó.” Thầy còn định là sẽ trả tiền khoảng 2000€ để nhờ ông Ott làm.

Khi Minh Tuyền liên lạc được với ông Ott thì ông ấy từ chối và bảo là không thể chụp hình cho 1 người được. Lúc đó Minh Tuyền rất ngạc nhiên không hiểu tại sao lại không thể chụp hình cho 1 người được.

Sau đó thì Minh Tuyền nhờ ông chồng của một chị bạn là Professor đang làm việc tại 1 Đại học. Ông Professor này cũng cho biết là không được với lý do là rất khó khăn vì chỉ chụp cho 1 người. Lúc này thì thật sự là Minh Tuyền đã không hiểu tại sao chuyện chụp hình ƒ-MRI lại quá khó khăn như vậy. Dưới mắt Minh Tuyền, thấy chuyện chụp hình não bộ thật rất dễ dàng; trái lại, ai cũng bảo là rất khó khăn ? Tại sao mình đưa tiền 2000€ là một số tiền không nhỏ mà họ vẫn không chịu làm ?

Về sau Minh Tuyền mới hiểu là MRI là một máy chụp hình mới, trong khoa học chưa hề có một dữ kiện nào gọi là bình thường căn bản để có thể so sánh các vùng trên vỏ não cũng như bên trong não căn bản là như thế nào. Chẳng hạn để sử dụng máy đo huyết áp, người ta phải đo cả trăm người trước đó để có một dữ kiện bình thường căn bản là khoảng 90 đến 120, và kết quả là bây giờ ai đo huyết áp mà trên 120, được xếp là có huyết áp cao… Trong lúc đó, khi chụp hình MRI cho não bộ, người ta chưa hề có những dữ kiện căn bản về vị trí các vùng trên não hay trong não ra sao. Bây giờ muốn đi tìm các vùng đó, trước hết các khoa học gia phải bỏ công đi tìm những dữ kiện căn bản bằng cách chụp cho nhiều người trước, chứ không thể chỉ chụp cho 1 người. Vấn đề thứ hai là máy MRI lại cho hằng hà sa số các dữ kiện nên chụp hình cho một người tuy chỉ mất một hai tiếng đồng hồ, nhưng sau đó các nhà khoa học phải ngồi ngày này qua ngày khác, phân tích các dữ kiện trên để có thể cho ra một vài chẩn đoán nào đó. Số tiền 2000€ không đủ để trả nổi cho những công sức đó và bởi vậy không ai dám làm cả.

Phải nói là Quang Trí lúc đó cũng liên lạc với các nhà thương nơi Quang Trí làm việc, nhưng cũng gặp các khó khăn như trên đã nêu ra.

Rồi đến cuối năm 2005, Minh Tuyền đi lên Đại học Tübingen để làm việc. Ở đó, Minh Tuyền gặp bà bạn là bà Bacher. Minh Tuyền nói về những khó khăn để kiếm nơi chụp hình não bộ cho Thầy. Nghe xong, bà đề nghị là bà sẽ liên lạc với một ông bác sĩ quen ở 1 phòng mạch tư nhờ họ làm thử... Nhưng sau đó, ông bác sĩ đó cũng nói là khó lắm, không làm được. Nhưng ông bác sĩ này có lòng tốt là giới thiệu Minh Tuyền với

Phân khoa Nghiên cứu Não bộ bằng bức xạ học ở Tübingen.

Sau đó, Minh Tuyền liên lạc với Phân khoa này. Sau thời gian chuẩn bị kéo dài cũng hơn nửa năm. Đến năm 2006, theo đề nghị của ông Erb là chụp hình thử cho 2 thiền sinh về não bộ qua 4 tánh thấy, nghe, xúc chạm, và nhận thức, và những vùng suy nghĩ. Đạo tràng liền đề cử hai thiền sinh là chị Minh Vân và anh Quang Nguyên đi chụp thử. Đến tháng 6 năm 2007 chụp hình cho Thầy và tăng đoàn, và chuyện chụp hình não bộ của Thầy đã tiến hành rất tốt đẹp.

Nhìn kỹ lại, chúng ta thấy có một chuỗi nhân duyên kết hợp chằng chịt với nhau, đây là duyên của Thầy, nhưng biết đâu đó sẽ là 1 yếu tố nhân cho nhiều chuyện khác: thế kỷ 21 có thể là thế kỷ của đạo Phật khoa học ở phương trời Tây Âu chăng ?

Xin chấm dứt ở đây, và xin cảm ơn sự chú ý của quý vị.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tiếp theo chương trình, cô Minh Hạnh mời thiền sinh Quang Trí của Đạo tràng Tánh Không Stuttgart, Nam Đức trình bày về máy Tesla, qua việc chụp hình não bộ bằng ƒ-MRI.

(Rất tiếc, phần này chúng tôi không có bài ghi sẵn của anh, nên không ghi lại được trên Tập San này.) - Và đây là phần 3 của chương trình : Kính mời sư cô Triệt Như tường

Page 33: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

33

trình kết quả chụp hình não bộ để chứng minh cụ thể Thiền là một bộ môn khoa học thuộc về tâm linh, vì nó có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp rõ ràng giữa : Tâm- Pháp - não bộ (hệ thống viền não) (tuyến nội tiết) (thần kinh tự quản) và Thân. Sau đây là bài thuyết trình của sư cô Triệt Như :

- Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật,

Kính thưa chư tôn đức tăng ni,

Kính thưa quí quan khách, kính

thưa tất cả thiền sinh các Đạo tràng Tánh Không,

Trong kinh Tiểu bộ 1, kinh Phật Tự Thuyết, phẩm Bồ Đề, lời Đức Phật dạy ông B về 4 tánh thấy, nghe, xúc chạm và nhận thức như sau:

“Trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri chỉ là cái thức tri…”

Vào cuối thập niên 90, khoa học cận đại đã tìm ra được vị trí của cơ chế tánh thấy thuộc thùy chẩm, và tánh nghe thuộc thùy thái dương. Cả 2 đều ở phía sau bán cầu não trái.

Những tấm hình sau đây được chụp bằng máy PET. PET là chữ viết tắt của Positron Emission Tomography.

Đây là hình số 1 : quí vị nhìn thấy chấm màu đỏ là vùng tánh thấy, thuộc thùy chẩm, ở phúa sau bán cầu não trái.

Đây là hình số 2 : vùng tánh nghe thuộc thùy thái dương, cũng ở phía sau bán cầu não trái.

Đây là hình số 3 : Vùng Broca nằm ở tiền trán bán cầu não trái. Chức năng của vùng Broca là giải mã khái niệm.

Sau đó những tín hiệu khái niệm truyền lên thùy Đỉnh vào vùng nói thầm.

Đồng thời khoa học cận đại cũng đã tìm ra được cơ chế phát ra tâm ngôn, liên hệ đến vùng

Broca và vùng Nói thầm. Mà Đức Phật gọi là ngôn hành, gồm tầm (vitakka) và tứ (vicra).

Hình số 4 : Đây là vùng Nói thầm ở thùy đỉnh, từ đó phát ra lời nói thầm.

Còn tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết thì các nhà não học chưa tìm ra vị trí thực sự trong não bộ.

Thầy Thiền chủ, từ năm 1995, đã muốn chứng minh khi tọa thiền vào Định, thì vùng suy nghĩ, vùng ý thức và những cơ chế phụ thuộc phát ra ý ngôn hay tâm ngôn đều không hoạt động. Trái lại, khi đó, vùng nhận thức biết, vùng tánh thấy, tánh nghe hay tánh xúc chạm hoạt động.

Mãi đến tháng 6 năm 2007, đủ duyên, nhờ 2 thiền sinh của Đạo tràng Stuttgart, Nam Đức, bác sĩ Phạm văn Phú và bác sĩ Phạm ngọc Thịnh, đã tìm mọi cách giúp thầy thực hiện việc chụp hình não bộ. Sau cùng, đủ duyên, bác sĩ Thịnh đã liên lạc được với phòng chụp hình não bộ của trường. Như quí vị vừa được nghe bác sĩ Thịnh trình bày diễn tiến sự kiện chụp hình não bộ của thầy, tăng đoàn và thiền sinh Đạo tràng Stuttgart.

Qua nhiều giai đoạn tìm hiểu, và thử nghiệm chụp hình não bộ cho 2 thiền sinh đạo tràng Stuttgart Nam Đức là thiền sinh Quang Nguyên và Minh Vân, phòng thử nghiệm của trường đại học Tuebingen đã bố trí chụp hình não bộ cho Thầy Thiền chủ và tăng đoàn, nhân dịp Thầy Thiền chủ qua Đức mở khóa tu học.

Phòng thử nghiệm này do 2 nhà Vật lý học là ông Tiến sĩ Michael Erb và ông Ranga điều hành máy f- MRI.

f-MRI (là chữ viết tắt của functional- Magnetic Resonance Imaging) có thể tạm hiểu như 1 phương pháp cấu tạo hình, thông qua hiệu ứng cộng hưởng dưới tác động của từ trường.

1

2

2

3

Page 34: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

34

Chúng tôi xin trình bày sơ qua về tiến trình chụp hình não bộ như sau:

1- Bước chuẩn bị:

Người được chụp, trong tư thế nằm. Một thiết bị bao quanh đầu để chụp hình não bộ; đầu không nhúc nhích trong suốt thời gian

đó. Thân và tay chân đều nằm yên. Đồng thời họ cũng bố trí đo nhịp tim, nhịp thở và sóng não cùng lúc với những diễn tiến chụp hình não bộ.

Bắt đầu họ chụp vị trí các định khu trong não bộ.

2- Bước chính thức:

Tiếp theo tuần tự qua 4 giai đoạn, chụp 4 tánh: xúc chạm, thấy, nghe, và nhận thức biết.

Mỗi giai đoạn kéo dài 12 phút, tức là:

1) 2 phút không thiền (xã)

2) 3 phút thiền (định)

3) 2 phút không thiền (xã)

4) 3 phút thiền(định)

5) 2 phút không thiền (xã).

Điều này có nghĩa họ muốn thấy sự khác biệt giữa lúc chúng ta có suy nghĩ, có tập trung hay có lời nói thầm, trong 2 phút; rồi “tắt niệm,” vào định lập tức, trong 3 phút; rồi “trở ra” tiếp tục suy nghĩ trở lại về chủ đề đương thực hành trong 2 phút; lại tắt niệm vào định trong 3 phút, cuối cùng trở lại suy nghĩ trong 2 phút cuối... nữa

Khi chụp về cơ chế tánh xúc chạm, họ cho 1 người cầm bàn chải nhỏ cào vào tay mình, mình

có thể mở mắt hay nhắm mắt. Khi chụp về tánh thấy, họ chiếu hình cảnh núi có ánh nắng, mình phải mở mắt trong suốt 12 phút. Khi chụp về tánh nghe, họ mở nhạc. Khi chụp tánh nhận thức thì không có đối tượng nào cả . Cả 2 lần này có thể mở mắt hay nhắm mắt trong suốt 12 phút, chớ không được khi mở khi nhắm.

Thầy Thiền chủ và tăng đoàn đã được chụp hình não bộ. Vùng nào không hoạt động thì hiện ra màu xanh, vùng nào hoạt động hiện ra màu đỏ. Theo đúng thời gian và cách thức như trên.

Tuy nhiên, sau đó họ mời Thầy Thiền chủ trở lại 1 ngày khác chụp hình lại để xác nhận vị trí của tánh nhận thức, theo sự bố trí thời gian khác hơn. Đó là: 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định, 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định.

Tất cả những lần chụp hình này, kết quả là vùng Dưới Đồi (tên khoa học là Hypothalamus) và vùng tiền trán đều không hoạt động, hoàn toàn yên lặng, hiện ra màu xanh. Vùng tiền trán của bán cầu não phải và bán cầu não trái là cơ chế ý thức, suy nghĩ, và trí năng, bao gồm luôn vùng Broca—giải mã khái niệm—liên hệ đến vùng nói thầm ở thùy đỉnh, cũng như cơ chế ký ức vận hành (working memory). Đây là các cơ chế phát ra ý ngôn và tâm ngôn. Đồng thời vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động, hiện ra màu đỏ. Đó là vùng tánh giác. Đối chiếu lời Phật dạy trong kinh Bhiya, vùng này gồm 4 tánh: thấy, nghe, xúc chạm và nhận thức biết không lời .

Sau đây chúng tôi xin kính mời quí vị xem hình não bộ chụp thầy Thiền Chủ qua máy f- MRI vào tháng 6- 2007.

* Đây là hình số 1:

Thầy Thiền chủ sắp được đưa vào máy để chụp hình vùng tánh nhận thức. Giáo sư Michael Erb và ông Ranga phụ trách. Cô Minh Huệ là 1 thiền sinh thông

Hình tăng đoàn

Thầy Không Phổ

Sư Cô Tường Liên

Sư Cô Triệt Như

Page 35: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

35

dịch tiếng Đức.

* Đây là hình số 2: Vùng Broca thuộc tiền trán não trái, không hoạt động khi vào định, hiện ra màu xanh. Đồng thời, Vùng Dưới Đồi (Hypothalamus) bên

trong giữa não, cũng không động khi vào định, và hiện ra màu xanh.

* Đây là hình số 3: Vùng Nhận thức biết không lời.

Có 2 hình : hình 1, chụp từ sau ót. Nhìn vào hình, chúng ta thấy đốm màu đỏ, đó là vùng nhận thức biết không lời đang hoạt động khi vào định sâu. Nó nằm ở phía sau bán cầu não trái, giữa 3 thùy: chẩm, thái dương, và xúc chạm.

Hình 2 : chụp cắt ngang giữa não, chúng ta cũng nhìn thấy đốm màu đỏ nằm ở bên trong giữa não (thuộc hệ thống Viền não). Điều này chứng minh sự tương tác giữa vùng nhận thức biết vỏ não và chất xám của hệ thống Viền não qua sự thực hành đúng pháp.

* Đây là hình số 4: Thầy áp dụng kỹ thuật Chú ý trống rỗng” để xác định vị trí tánh xúc chạm.

Cùng lúc đó, bên ngoài, có một người đương cào tay thầy. Thầy chỉ duy trì niệm “Chỉ Biết.”

Kết quả như sau: - Chúng ta nhìn thấy vùng Wernicke, là vùng ngôn ngữ thứ nhất (1), và vùng Broca là vùng ngôn ngữ thứ hai (2), vùng nói thầm

(3) và vùng đối thoại thầm lặng (4) đều không động, hiện lên màu xanh. Ngoài ra vùng trí năng (5) ở tiền trán và vùng suy nghĩ (6) ở tiền trán cũng yên lặng; hiện lên màu xanh; vùng thùy chẩm cũng yên lặng (7). Tất cả đồng hiện lên màu xanh. Ngay lúc đó, trái lại, các vùng: tánh xúc chạm (8) tánh nhận thức biết (9) đồng hiện lên màu đỏ.

Tóm lại, vì thời gian có giới hạn, chúng tôi chỉ giới thiệu vài hình ảnh được chụp khi vào định để chứng minh rằng khi ta vào định sâu, những vùng phát ra ý ngôn và tâm ngôn, thuộc vùng tiền trán, đều yên lặng, đồng thời ngay lúc đó, vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động. Đó là vùng tánh nhận thức biết không lời của tánh giác. Trước khi dứt lời, chúng tôi xin cảm ơn quí vị đã theo dõi buổi trình

chiếu đặc biệt này.

Xin kính chào quí vị,

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.

Tiếp theo là phần thầy trao tặng Bảng Tưởng Thưởng công đức của 2 thiền sinh Quang Trí và Minh Tuyền, Cả 2 vị này đã giúp thầy thực hiện được ước mơ từ năm 1994. Lúc đó thầy có đề cập với 1 giáo sư Đại học là thầy muốn chụp hình não bộ của mình để chứng minh vị trí của

những vùng xúc chạm, vùng nhận thức biết và 2 vùng tầm (Vitakka) tứ (Vicra) mà trong kinh Phật thường đề cập đến, nhưng không thành tựu, vì nhiều lý do đặc biệt. Rồi bây giờ vượt qua những chướng duyên, hơn 10 năm sau, thầy đã toại nguyện.

Thầy cho biết từ năm 1997, trong các khóa tu học thầy đã từng vẽ hình và mô tả các vùng trong cơ chế tánh giác, nhưng thực sự thầy không có gì để chứng minh về 2 vùng xúc chạm

2

1 Dưới Đồi

Broca

6

4

7

38

9

5

2

1

Page 36: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

36

và nhận thức biết, thực sự nằm ở đâu trên vỏ não… Thầy chỉ phỏng định thôi. Vậy mà bây giờ đều đúng theo lời thầy đã chỉ dạy từ trước.

Thầy nói: - Quang Trí và Minh Tuyền xứng đáng được chúng tôi giới thiệu là 2 học trò đã đóng góp tích cực trong chương trình giúp chúng tôi cụ thể hóa

lời Phật dạy trong kinh Bhiya nói riêng, trong chuơng trình chứng minh Thiền dưới ánh sang khoa học nói chung. Từ năm 1997, khi bắt đầu chỉ thẳng Tánh Giác, trong các lớp Căn bản, chúng tôi thường vẽ hình tam giác có 3 tánh, và tánh thứ tư là tánh nhận thức biết nằm giữa 3 tánh: thấy, nghe, và xúc chạm, nằm sau bán cầu não trái để giảng dạy về những đặc tính, chức năng, và vai trò của chúng. Hồi đó, khoa học đã khám phá được 2 tánh thấy, và nghe, còn

riêng về tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết thì khoa học chưa chứng minh được vị trí 2 vùng đó nằm ở đâu trên vỏ não. Bây giờ thì chúng tôi toại nguyện.

Rồi đây, nền Thiền học Đông phương do đức Phật Thích Ca thiết lập từ hơn 2500 năm về trước sẽ được người con Phật có tinh thần khoa học và biết hướng đến tâm linh có hướng đi thiết thực …

Cô Minh Hạnh tiếp tục chương trình :

Bây giờ chúng tôi xin dành 15 phút cho phần vấn đáp : có điều chi thắc mắc, xin quí vị nêu

lên.

Có vài vị đặt câu hỏi, chúng tôi không ghi lại.

Cuối cùng, cô Minh Hạnh tuyên bố chấm dứt chương trình. Cô nói :

- Đến đây, buổi lễ Ra Mắt Sách xin bế mạc và một lần nữa, thay mặt Hội Thiền Tánh Không

Paris, chúng tôi xin cám ơn quí

khách đã chú tâm theo dõi chương trình của chúng tôi, và đã ủng hộ tịnh tài và công sức. Nếu có điều chi sơ sót, kính xin quí vị niệm tình tha thứ. Xin mời quí khách bước sang phòng bên cạnh để dùng tiệc trà và nhận sách do thầy ký tặng. Quí vị cũng có thể thỉnh sách tại gian hàng sách. Xin kính chúc

quí khách và gia đình được thân tâm an lạc.

TIỆC TRÀ VÀ KÝ TÊN TẶNG SÁCH

Page 37: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

37

Ý kiến phục vụ tha nhân

Trong tháng Tư năm 2007, khi thầy đến mở khóa Tu Học tại Paris, thầy có trình bày về Chương trình Văn Hóa

Phật sự trong năm 2007 cho Ban Điều Hành Đạo tràng Paris

nghe. Đó là thầy sẽ Ra Mắt Sách tại Nam và Bắc Cali, và tại Houston, Texas. Sau đó anh

Quang Huệ và cô Minh Trí xin phép thầy cho tổ chức Ra Mắt Sách tại Paris vào tháng Tư năm 2008, nhân dịp thầy và tăng đoàn sang Paris mở khóa Tu Học.

Anh Quang Huệ nêu lý do là Pháp Thiền của Phật cần được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phật tử thuần thành VN tại Paris. Người Phật tử cần biết rõ lời dạy của Đức Phật Thích Ca để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày...

Nghe nói như vậy, thầy đồng ý.

đồng thời giao trách nhiệm cho Quang Huệ đứng ra tổ chức.

Nơi Ra Mắt Sách ở đâu ?

Tháng 6 năm 2007,

khi có dịp sang Bắc Cali, chị Lan Hương gọi điện thoại thăm thầy. Nhân tiện chị đề nghị là kỳ RMS vào tháng Tư năm 2008, chị sẽ đứng ra lo mượn chỗ Ra

Bên ngoài: Ban tiếp tân đứng đón chào Thầy, tăng đoàn, và quan khách tại thính đường của Viện Bảo tàng Nghệ thuật và Truyền thống Nhân dân Paris

BÊN LỀ RA MẮT SÁCH TẠI PARIS

Bên trong: Thiền sinh đón chào Thầy và tăng đoàn

Thầy hỏi thăm sức khỏe anh Lâm hoài Minh

Page 38: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

38

Mắt mà không tốn tiền nhiều.

Thầy cũng đồng ý và giao trách nhiệm cho chị lo mượn chỗ đó.

Khéo léo trong việc tổ chức

Tháo vác, trầm tĩnh, và có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức, trong vai trò Hội trưởng, thiền sinh Quang Huệ đã liên tiếp sinh hoạt nhiều lần với anh chị em thiền sinh trong Đạo tràng Tánh Không Paris để phân chia công việc cùng nhau lo tổ chức buổi lễ RMS của thầy Thiền chủ cho xôm trò.

Kết quả, buổi RMS đã thành công ngoài dự dịnh. Mỗi Ban đều hoạt động đúng theo sự phân công. Từng nhóm thiền sinh hoạt động rất nhịp nhàng.

Ban Tiếp tân đứng dàn chào 2 hàng rất trang nghiêm. Ngoài ra, đây cũng là dịp dể quý cô có cơ hội mặc áo dài truyền thống.

Ban Bán Sách thì quá đông người. Lý do là có nhều hàng sách đuợc trưng bày trong buổi RMS.

BÁN BÁNH GÂY QUỸ

BAN BÁN SÁCH GÂY QUỸ XÂY CẤT CHÁNH DIỆN

Page 39: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

39

Tháng 4

Khóa Căn bản thứ 50- Paris 2008

Khai giảng ngày 7- 4- 2008

Bế giảng ngày 13- 4- 08

Hiện diện có : 1) Huỳnh, 2) Trần Jean Paul, 3) Bùi Hoàng Ánh, 4) Trần Hữu Nghĩa, 5) Đỗ kim Tâm, 6) Hoàng Ấu Mai, 7) Nguyễn t. Minh Phương, 8) Võ Hồng Thu, 9) Đặng t. Băng Tâm, 10) Nguyễn Trường, 11) Nguyễn Jimmy, 12) Bùi t. Châu, 13) Nguyễn Hồng Ngọc, 14) Nguyễn kim Hằng, 15) Phạm t. Thanh Tú, 16) Đào quý San, 17) Nguyễn Xuân Liêm, 18) Nguyễn t. Bạch Yến, 19) Phan Minh Nguyệt, 20) Đặng t. Kim Thiết.

3 vị học lại : 21) Nguyễn Diệu Lan, 22) Lâm Hoài Minh, 23) Lâm Ngọc Tuyết.

Anh Hoài Minh được đề cử giữ nhiệm vụ trưởng lớp. Đến ngày cuối cùng, theo thông lệ, anh trưởng lớp được mời lên nhận xét sự tu học của lớp trong 7 ngày qua.

Trưởng lớp tổng kết

Anh Hoài Minh đọc bài tổng kết.

Kính bạch Thầy Thiền chủ,

Kính thưa thầy Không Chiếu,

Kính thưa sư cô Triệt Như,

Cùng quý đạo hữu, các anh chị em thân mến,

Năm nay, khóa Thiền căn bản thứ 50 gồm có 14 nữ, 7 nam tham dự chính thức. Người lớn tuổi nhất 83 tuổi, và nhỏ nhất 22 tuổi. Thêm vào đó có 3 thiền sinh xin học lại khóa căn bản, đó là chị Diệu Lan, chị Tuyết và anh Minh. Ngoài ra còn rất nhiều anh chị em thiền sinh cũ đến dự thính, hơn 16 vị.

Chúng con, trong khóa Thiền thứ 50 rất có duyên được Thầy Thiền chủ và các thầy cô ban

giảng huấn đến từ xứ Mỹ xa xôi, để ban cho chúng con những bài học về lý thuyết cùng những phương pháp thực hành huyền diệu rất hữu ích về Thiền Phật giáo và khí công trong những ngày từ 7- 4 đến 13- 4- 2008, trong phạm vi khóa căn bản 50 tại đạo tràng Thiền Tánh Không Paris.

Chúng con xin cảm tạ sự tận tụy khó nhọc của chư thầy cô.

Chúng con cũng không quên cám ơn sự hi sinh cao cả của các anh chị đạo tràng trưởng Quang Huệ- Minh Trí, anh chị Quang Đạo- Minh Y, anh Quang Nguyên, cùng chư vị đạo hữu thâm niên của đạo tràng Paris đã tổ chức và giúp đỡ cho những

phương tiện vật chất, đầy đủ tiện nghi để chúng con theo dõi dễ dàng khóa căn bản hôm nay.

Và không ai quên những buổi cơm chay trưa đầy đủ hương vị

đậm đà rất ngon do chị Chi đảm nhiệm, mang đến đạo tràng. Đó cũng là 1 yếu tố cho chúng con vui vẻ đến thụ giáo.

Hăng say hơn nữa là những bài giảng khai tâm quí báu gồm có lý thuyết và thực hành dựa vào khoa học hiện đại rất hữu ích cho chúng con, giúp chúng con có trí năng tỉnh ngộ, mở đường cho chúng con tiến đến giai đoạn hài hòa trong tâm và thân.

- Tâm yên tịnh

- Thân hài hòa .

+ Hài hòa trong gia đình và xã hội

+ Hài hòa với thiên nhiên.

+ Phát huy trí tuệ tâm linh.

Đó là con đường Thiền Phật giáo của Thiền Tánh Không.

Thầy Thiền chủ đã cho chúng ta biết:

1-) Nguồn gốc Thiền Tánh Không kết hợp từ 4 hệ Thiền Phật giáo :

- Hệ Thiền Nguyên Thủy ( kinh Phật Thích ca)

- Hệ Theravda,

- Hệ Thiền Phát triển (kinh hệ Bát nhã)

- Hệ Thiền tông, dựa vào lời dạy của tổ Thích Thanh Từ.

Mà căn bản dựa trên sự kinh

Page 40: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

40

nghiệm của người dụng công.

2-) Lập trường: đứng trên tinh thần Bát nhã (không 2 bên)

3-) Phương tiện thực hành:

- Đối chiếu khoa học

- Phương tiện: Quán- Chỉ- Định- Huệ .

- Phương pháp: hồi đáp, trắc nghiệm, thực nghiệm.

Khóa Thiền căn bản thứ 50, 50 là con số vừa lớn vừa tròn chẵn, là 1 con số hy hữu, nên được Thầy ưu đãi:

+ Thầy tặng mỗi thiền sinh những tấm hình chụp trong trạng thái hoạt động của các vùng bên trong não khi Thầy vào định.

+ Những bài giảng về Tương tác giữa Tâm- Pháp- Não bộ- Thân được Thầy khai triển theo khoa học, đi từ:

- định nghĩa, thí dụ thâm thúy để bổ túc cho dễ hiểu

- phân tích rõ ràng từng yếu tố, cơ cấu, những liên kết

- tổng hợp, đối chiếu

- trắc nghiệm,

- đúc kết,

qua những sơ đồ mạch lạc, dễ hiểu, gồm các chủ đề:

1- Định nghĩa của Thiền

2- Tiến trình tu chứng của Đức Phật

3- Ba sắc thái Biết của tâm

4- Tác dụng dây chuyền giữa cơ chế tánh giác và hệ thống viền não

5- Tâm trong đạo Phật

6- Lậu hoặc / tập khí

7- Ngũ uẩn

8- Tương tác giữa tâm- pháp- não bộ và thân

9- Phương pháp thực hành Thiền: Quán- Chỉ- Định- Huệ

10- Sơ đồ đúc kết dùng Huệ đưa đến giác ngộ.

4-) Ngoài ra, những phương thức Thở Khí công được Thầy giải thích cặn kẽ, về lý thuyết, tác dụng của khí công vào máu, tế bào, nội tạng, kinh mạch . Thầy cho thêm 1 danh sách cách chữa các bệnh tâm lý và tâm thể bằng Thiền và khí công. Phần thực hành khí công được các thầy cô chỉ dạy tận tình và có hiệu quả tức khắc.

Những diễn tiến như vậy làm cho những người tham dự hứng thú mê say, không thấy mỏi mệt, buồn ngủ, mà còn có nhận thức mới . Nên đa số đã tự lập 1 danh sách xin Thầy trong năm tới ban cho 1 lớp giảng Bát nhã 1, nối tiếp khóa căn bản năm nay.

Các vị dự thính đều phát biểu rằng họ có duyên đến tham dự khóa căn bản 50 nên được thông hiểu sâu hơn những nhận thức khoa học trước đây Thầy chưa giảng.

5-) Thầy lại tặng cho thiền sinh tất cả các sơ đồ về những chủ đề đã giảng trong lớp để sau này chúng con có thể tham khảo lại dễ dàng.

Chúng con thành thật cám ơn quý Thầy và xin mượn lại câu nói của chị Phương Thảo khóa 36:

“ Biết nói sao đây, lời cảm tạ mang ơn Thầy cho đủ nghĩa môn đồ, mới chợt đến mà như thể đã có tự bao giờ. Chúng con xin nghiêng mình cảm tạ ân sư.”

CẢM TƯỞNG THIỀN SINH

Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của thiền sinh. Bà Châu, 83 tuổi, cư ngụ tại Bỉ, bay qua Pháp tu học khóa căn bản này. Bà được anh Quang Nguyên đo máy EEG và kết quả có kinh nghiệm Định, dạng sóng Delta mạnh. Bà phát biểu như sau:

… « Tại sao con bước tới đây ? Con đã mong ước từ lâu. Sống trong gia đình theo Phật giáo, con theo cha mẹ tụng kinh. Hiểu được nghĩa lý sâu. Con không khởi niệm mong cầu điều gì trong đời. Con thường tụng kinh Di Đà, Pháp Hoa, Dược sư …, vẫn tụng theo lối đó. Con thấy người ta khổ, con rất thương, không chịu được. Nên con không xem phim gì hết. Con vẫn mong được gặp 1 vị Thầy Thiền. Đây chắc là duyên của con. Con sống ở Bỉ. Hôm trước, con trông thấy 1 bà giống người Á đông, con chào. Thì biết đó là bà Việt Nam, là cô Minh Anh. Con đi bộ theo cô 1 quãng nói chuyện chơi. Hôm sau gặp lại nhờ cô Minh Anh thỉnh giùm 2 cuốn sách Thiền của Thầy. Con nghe cô nói tới Tánh Không, con biết đó là Bát Nhã rồi. Lúc con thỉnh sách, con có nhờ cô Minh Anh ghi tên giùm cho con đi học khóa căn bản này.

Hôm qua, con đo điện não đồ, con lần lượt áp dụng, ban đầu là thư giãn lưỡi, sau đó là Không nói, cuối cùng con Thở 2 thì, mục đích để xem kỹ thuật nào thích hợp với con hơn. Mới đầu, con biết còn hơi dao động. Sau, anh Hải bảo xong, con còn muốn ngồi thêm nữa. Lúc ban đầu con đau đầu gối lắm, nhưng rồi không còn đau nữa. Mới đầu thở còn hơi thô, sau chỉ thở nhẹ nhẹ. Đến lúc thấy tâm trống không, còn muốn ngồi nữa, thì nghe anh ấy bảo : xong rồi. Bây giờ con ngồi kiết già được, con vui lắm. Con đã bị té 2 lần, nên thường xuyên đau mông và đau đầu gối. Đêm qua, con ngồi

Page 41: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

41

thiền, có hoạt hóa, sáng nay con ngồi kiết già được rồi, mông cũng không còn đau nữa (các bạn vỗ tay !).

Thưa Thầy, con đã 83 tuổi rồi, con muốn đi con đường giải thoát, xin Thầy cho con được trọn vẹn. Con nghe Thầy giảng, nhìn nụ cười, con thấy Thầy bao dung quá, con xúc cảm quá, lên xin lạy Thầy 3 lạy đó, Thầy nhớ không ? Thầy có tâm trải dọc ra, trong khi dạy Thầy không có cái gì là của Thầy hết.

Những vị tu, con đều kính hết, nhưng con không hợp, con ngồi nghe 1 lúc, đầu con nhức như bưng. Cho nên con đọc sách nhiều mà con ít đi chùa.

Sang năm, chắc con còn sống, con sẽ đi học tiếp, Bây giờ con xin đảnh lễ Thầy 1 lễ thôi. »

Thầy nhận xét :

Quí vị có thấy những chất nước hóa học trong người mình rất hay, phải không ? Bà cụ thực hành, chất Endorphine tiết ra, hết đau.

Tiếp theo Thầy nhận xét và dặn dò lớp.

THẦY TỔNG KẾT

Tâm đời, tâm đạo, mình không phải buông bỏ hết, mà dùng tâm linh để yểm trợ. Mình thực hành Thiền, sẽ có kinh nghiệm trên thân, gọi là thân chứng, trên tâm gọi là tâm chứng, trên trí gọi là trí chứng, gọi chung là nhân chứng.

Mình đi con đường Thiền, mình sẽ biết chỗ mình tới, và cách mình ra đi. Nếu trở lại, vì còn vi tế lậu hoặc, mình cũng có hạt giống tốt. Lớp căn bản, chúng ta sống an ổn trong gia đình, trong xã hội, bằng cách khai triển những năng lực tâm linh mình có sẵn, áp dụng đi vào các tánh, điều chỉnh bệnh, tâm mình sẽ không còn nhiều phiền não, có nhận thức mới để ra đi bằng

năng lực của tánh giác. Tức là tỉnh giác ra đi.

Lớp này Thầy khen là chăm chỉ học, không « thọc gậy bánh xe ». Lớp học tiến đều. Có những người ở xa cũng đến. Lớp này có 3 « chiến sĩ già » : bà Châu, 83, bà Thanh Tú, 74, bà Diệu Trí 73.

Học Thiền phải thư giãn tâm. Lấy cái gì thư giãn tâm ? Lấy niệm Biết. Mình không gò ép. Lúc cười thì cười. Khi tập thì yên lặng, không nói thầm. Quan trọng là nhắm qui định giờ giấc thực hành. Thực hành Như thật, hay Chỉ Biết. Tâm yên lặng thì cơ chế tánh giác bật ra. Cắt đứt vùng nói thầm bằng Không nói, Như thật hay Biết. Khi không nói thầm thì acetylcholine tiết ra liền, phục hồi bệnh mất ký ức.

Descartes khám phá vùng Pineal, gọi đó là cửa sổ của tâm hồn. Ngay xưa Đức Phật đã biết, dạy quán ánh sáng. Ngày xýa dùng từ « nýớc cam lồ », « vị ngọt ở cổ »…ðó là những chất nýớc hóa học. Phật nói « hỷ lạc » là do ðâu ? Dopamine. Cho nên ngày nay, ta cần ðối chiếu khoa học ðể ði thẳng vào cơ chế tánh giác. Ta biết cách thực hành Thiền mà không sợ đi lạc.

Thực sự, Thầy dạy không xa phương pháp của chư Tổ. Ở lớp căn bản, Thầy dạy theo phương pháp của Hòa thượng Thanh Từ, « biết vọng không theo », Thầy dạy không nói thầm. Hòa thượng nói : Thiền là 1 khoa học tâm linh, bây giờ Thầy chứng minh bằng khoa học.

Thầy khen quí vị. Nếu không có sự phát tâm rộng lớn của quí vị thì không có nơi này, đó là 2 ông bà Quang Đạo Minh Y. Nếu không có tâm bồ tát thì không làm được, năm nay lại làm con đường ngoài sân. Mà 2 vị cũng cám ơn lại mình, nhờ mình 2 vị có công đức. Thành ra nói chung, có phát bồ đề tâm nhờ sự tỉnh ngộ. Hai vị qui y với Thầy

ở Ấn độ, nói thật là cô Minh Y trước, sau mới chuyển được Quang Đạo. Bây giờ Quang Đạo cũng tiến bộ nhiều (vỗ tay !) và làm Trưởng ban tu học, giúp đỡ Quang Huệ.

Đến đây, cô Minh Y góp ý :

- Thưa Thầy, nếu không có Quang Huệ- Minh Trí thì Quang Đạo, Minh Y cũng không làm gì được. Và còn có nhiều người khác nữa : chị Minh Duyên, Từ Tâm Chánh, Minh Định, Quang Triết, Diệu Tín, Diệu Hạnh v.v…

Thầy tiếp lời :

Lịch sử đạo tràng là do cô Chân Hòa qua Mỹ tu học, khi trở về Paris mới muốn thỉnh Thầy qua mở lớp.

Thầy đặn dò tiếp :

Điều cần thiết của chúng ta là tỉnh ngộ. Tức là hiểu biết. Dùng Thiền để điều chỉnh những hormones của mình. Cần hài hòa chính mình trước. Mình thở, thở đúng pháp. Thấy như thật, đúng pháp, thì được hài hòa. Không cần cầu nguyện. Hài hòa, nói nghe dễ, mà rất khó khăn. Đi về nhà, là tánh giác. Đi bằng niệm Biết. Rồi vô nhà, là vô vùng nhận thức biết.

Quí vị khi trở về, phải có 1 buồng thiền, hay 1 nơi trước bàn Phật, để ngồi thiền. Thứ 2, đạo tràng sinh hoạt để vun bồi tâm linh hàng tháng. Ai thiếu sinh hoạt sẽ khó tiến bộ. Đạo tràng này thành lập từ năm 2002, đến nay đã 7 năm. Paris đã có Hội Thiền Tánh Không. Biết đâu 1 ngày nào đó, chúng ta sẽ có trung tâm Thiền Âu châu.

Cuối cùng anh Quang Huệ, ngõ lời cám ơn :

- Cám ơn Thầy và tăng đoàn đã đến đây giảng dạy.

- Cám ơn anh chị Quang Đạo và Minh Y tạo 1 nơi tiện nghi để khóa tu học sử dụng.

Page 42: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

42

- Cám ơn tất cả anh chị thiền sinh đến đây tu học nên lớp học mới thành hình.

Có 1 ý kiến : đạo tràng sẽ làm 1 web. cam. để chúng ta có thể trông thấy Thầy.

Cuối cùng nhắc nhở quí anh chị thiền sinh họp đạo tràng hàng tháng.

LỄ QUI Y

Ngày bế giảng lớp, Thầy có chủ trì buổi lễ qui y cho thiền sinh. Anh Quang Huệ xướng lễ.

Danh sách qui y :

1- Nguyễn thị Bạch Yến, pháp danh : MINH NGUYỆT

2- Bùi Hoàng Ánh : MINH ÁNH

3- Chế thị Kình : MINH HÀ

4- Ngô thị Hoa : MINH HOA

5- Jimmy M. Nguyễn : QUANG TỊNH

6- Trường M. Nguyễn : QUANG TRƯỜNG

KHÓA BÁT NHÃ lớp Trung cấp 2 (10 ngày) Khai giảng ngày : 14-4-08

Bế giảng ngày 23-4-08

Thiền sinh gồm có : 1) Lâm Hoài Minh, 2) Lâm Ngọc Tuyết, 3) Ngô thị Hoa (Minh Hoa), 4) Trần thị Điền (Minh Điền), 5) Trần Hữu Nghĩa, 6) Phạm Phi Long, 7) Nguyễn Thế Vinh, 8) Nguyễn cẩm Hoàng (Minh Pháp), 9) Huỳnh thị Anh (Minh Anh), 10) Ngô đức Thưởng (Quang Triết), 11) Ngô Minh Thủy (Diệu Tín), 12) Nguyễn lưu Phương Thảo (Minh Hạnh), 13) Hoàng Yến Lê (Diệu Bích), 14) Phạm đức Thụy, 15) Phạm Thu Lan, 16) Lương Minh Thu, 17) Trần Hồng Vụ (Quang Đạo), 18)Trần hồng Yến (Minh

Y), 19) Nguyễn ngọc Lan Hương, 20) Đặng mộng Hoàn (Minh Triết), 21) Phạm đắc Anh (Minh Hòa), 22) Phạm thị Thanh Tú (Diệu Thành), 23) Thái ngọc Hoa (Diệu Trí), 24) Bùi thị Lài (Diệu Hoa), 25) Phạm thị Thanh Quý (Minh Tuệ), 26) Hồ đình Quý, 27) Nguyễn Quang Khôi.

Thầy Thiền Chủ đã khai triển những chủ đề sau đây :

1- Nhận thức

2- Tiến trình Ngộ trong Thiền

3- Tiến trình chứng ngộ của Đức Phật trong từng Thiền thứ 4

4- Tiến trình chứng ngộ Chánh đẳng giác.

5- Khai triển Định- Những nguyên tắc cơ bản đễ vào định

6- Khai triển Như thật.

7- Ôn lại Quán- Chỉ

8- Thực tập Không định.

HỎI ĐÁP

Ngày 16-4 sau khi học bài Như Thật, Thầy ôn lại cho thiền sinh.

Mở đầu, Thầy nói :

- Thấy Như Thật là ta thấy biết mà luôn luôn nghi ngờ về điều đó. Quí vị nghĩ sao ?

Nhiều tiếng cười, biết là Thầy gài bẩy ! Thầy đặt câu hỏi tiếp :

- Kinh điển hệ Phát Triển (Đại Thừa nói : Thấy sợi dây, nói là con rắn, vậy là sao ?

Minh Hạnh : - Thưa Thầy, thấy sợi dây, nói là sợi dây ; thấy con rắn nói là con rắn. Đừng tưởng tượng !

- Chức năng nào đảm nhận Thấy Như thật ?

- Tưởng.

Nhiều tiếng :- Không trúng.

Nhiều người giơ tay xin trả lời.

Phi Long : - Thưa Thầy, giác quan tiếp xúc đối tượng, tới Thọ, dừng lại, không dính mắc, thì không qua Tưởng. Như vậy, “thấy như thật” là do “thọ.”

- Phải. Nếu qua Tưởng thì có nhiều mạng lưới rồi.

Thầy đặt câu hỏi tiếp : - Kinh Hoa Nghiêm nói : Thấy sắc không dính sắc, nghe tiếng không kẹt tiếng, tức niết bàn. Là sao ?

Nhiều tiếng : - Đó là dạy thấy nghe Như thật.

- Hay quá ! Một đệ tử hỏi Quốc sư Huệ Trung : « Bạch Thầy , làm sao đạt giải thoát ? » Quốc sư Huệ Trung nói : «Các pháp không đến với nhau, ngay đó giải thoát ». Là sao ?

Hoài Minh : - Chỉ 1 đối tượng thôi …

- Là sao ?

Minh Y : - Thưa Thầy, pháp là chủ đề hay đối tượng. Thọ là 1 pháp. đối tượng là 1 pháp. Hai pháp đó không dính với nhau, tức là niết bàn.

- Ngay khi đó, Pháp nằm ở đâu ?

- Hai cái riêng ra, không dính với nhau.

- Mình nhìn Như thật, nằm ở chỗ nào ?

Minh Y : - Mình nhìn Như thật thì 2 pháp không gặp nhau.

- Không gặp nhau; vậy nó ở đâu ?

Minh Y: - Bây giờ và ở đây.

- Chưa rõ.

Đến đây, Thầy vẽ hình lên bảng : giác quan tiếp xúc với pháp hay đối tượng, thì có Xúc, từ xúc truyền tới Thọ của 3 tánh trong tánh giác. Thầy giải thích : - Câu trả lời là : Nó dừng ngay Thọ, tức vào cơ chế tánh giác.

Thầy hỏi tiếp : - Làm thế nào vào được đạo ? Tổ Đạt Ma nói :

Page 43: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

43

« Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng ; tâm như tường vách, mới vào được Đạo ». Vậy lúc đó, ta ra sao ?

Hoài Minh :- Thưa Thầy, lúc đó là thầm nhận biết.

Diệu Tín :- Con nghĩ lúc đó là thấy Như Thật.

- Chứng minh khi thấy biết Như Thật, tâm như tường vách ?

Diệu Tín : - Thưa, khi ta thực hành Như Thật, đạt định vững rồi thì tâm vững chắc như tường vách.

- Phải. Đạo ở đây là chân như đó.

- Mã Tổ dạy : «Bình thường tâm là Đạo ». Làm thế nào đạt được bình thường tâm ?

Minh Anh : - Thưa Thầy, cũng Như Thật nữa. Ta áp dụng Như Thật, không suy luận nữa. Vùng vọng tâm yên rồi, không còn xúc cảm nữa, thì tâm mình bình thường.

- Phải. Đối chiếu lời Phật dạy pháp Như Thật, các vị Tổ dạy rất đúng lời Phật. Phật dạy : Ánh sáng sanh, bóng tối tan. Như Thật là ánh sáng. Mình tập Như Thật trong 4 oai nghi, thì mạng lưới thức, ý , trí năng không hoạt động, thì tánh giác có mặt. Nhìn thẳng mà xa, thấy Như Thật ; hay nhìn gần hay nhìn lưng chừng…Thấy Như Thật hoài, thì trở thành nhận thức Như Thật. Lúc đó là vào định vững chắc, tác động sinh học sẽ tạo nên ly tâm máu, hơi ấm tỏa ra …Cho nên các nhà Phát triển gọi pháp Như Thật là nhất thừa.

HỎI ĐÁP

Sau chủ đề Lý Duyên Khởi, ngày 17- 4, Thầy ôn lại bằng những câu hỏi đố.

- Phật thành đạo trong trạng thái gì ?

Nhiều tiếng cùng trả lời : - Tâm Tathà.

- Tâm Tathà là tâm gì ?

Nhiều tiếng : - Tâm khách quan.

- Ở tầng Thiền thứ 4, tâm Phật như thế nào ?

Nghĩa : - Thưa, lúc đó Phật thấy 3 minh : Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.

- Lúc đó có phải Phật nhớ tới kinh điển không ?

Nghĩa :- Dạ không. Trong tâm Tathà, không có nhớ kinh điển gì. Mà khi ra dạy, Phật tùy căn cơ mà giảng.

- Vậy tại sao Thiền tông nói : « Trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật ? »

Minh Y : - Thưa Thầy, trực chỉ nhơn tâm tức là vào tâm nhận thức biết, lúc đó bật ra cái đã nội tại, tức tâm Tathà, kiến giải ra những vấn đề trước đã bế tắc.

Thụy :- Thưa, tại có tâm khách quan.

- Tại sao Thiền tông đề cao : « Kiến tánh thành Phật ? »

Diệu Tín : - Khi vào vùng nhận thức biết rồi, qua tánh nhận thức như thật, tất cả mọi sự trong trạng thái Như thật hết. Lúc đó là tâm Như.

Từ Tâm Chánh : - Thưa Thầy, đó là thấy chân tánh hiện tượng thế gian, pháp vô vi và pháp hữu vi.

Diệu Hạnh : - Thấy pháp tánh và pháp giới tánh.

- Phải. Thấy tánh là thấy bằng con mắt tâm. Mà tánh đây là gồm 2 tánh : pháp tánh và pháp giới tánh. Chớ không phải là thấy tánh giác. Mắt tâm là mắt thường phải không ?

Nhiều tiếng cùng trả lời : - Dạ không.

- Pháp vô vi là pháp gì ?

Hoài Minh : - Thưa Thầy, đó là chân như.

- Mà pháp giới tánh là gì ?

Nhiều tiếng : - Là “Tathat

- Nó là gì của thế giới hiện tượng ?

- Là tinh túy.

- Còn pháp tánh ?

- Là bản thể.

- Trong pháp giới tánh có đặc tính gì ?

- Bất ly như tánh và bất dị tánh.

- Hư không này với hư không trong lỗ mũi có giống nhau không ?

- Giống nhau.

- Vậy hư không với chân như có đồng nghĩa không ?

- Dạ không .

- Tại sao ?

Quang Đạo : - Thưa Thầy. hư không có ý nghĩa vật lý.

Thụy - Giống nhau nhưng cái nhìn khác nhau.

- Mình có thấy gì trong hư không không ?

Minh Y : - Dạ có thấy, đó là năng lượng. Còn chân như thì không có gì hết. Mà chân như bao trùm hư không nữa.

- Trong cái chai này có hư không không ?

- Dạ có.

- Trong cái chai này có chân như không ?

- Dạ có.

- Vậy hư không và chân như có giống nhau không ?

Minh Y : - Thưa, không.

Nghĩa : - Thưa Thầy. không và chân như khi thể nhập thì giống nhau.

- Thầy nói hư không chớ không nói tánh không. Hư không là space.

Minh Anh : - Vậy chân như có trong cái lớn nhất hay cái nhỏ

Page 44: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

44

nhất. Còn hư không : cái nhỏ nhất không có hư không.

- Có chứ. Vậy hư không và chân như giống nhau ?

Thụy : - Thưa, hư không là về vật lý, còn chân như là về tâm linh.

Minh Hạnh :- Thưa Thầy, 2 cái là 2 vấn đề khác nhau. Chân như là trừu tượng và về tâm linh, còn hư không là về vật lý.

- Hữu vi là có nhiều điều kiện làm ra. Cái gì là năng lượng trong đó ?

Hoài Minh : - Là năng lượng biến dịch.

- Ai nói qua tánh không ?

Nghĩa : - Ngài Long Thọ nói.

- Trước ngài Long Thọ, ai nói ? Đó là hệ thống kinh Bát nhã.

Thụy hỏi:- Thưa Thầy ai nói kinh Dịch ?

- Lão tử, sau thời Phật. Phật nói: biến dịch, con người và vũ trụ. Còn Tàu thì khác, có nói tới âm dương…Vì sao có luân hồi ?

Minh Hạnh: - Vì có vô minh nên có …

- Ở đây câu hỏi là qui luật, cốt lõi là gì ? Là bên trong chính mỗi cái có sự xung đột để trở thành. Đó là 1 lực xung đột, tự nó hoạt động. Tại sao ? Phật nói cái đó là gì ?

Từ Tâm Chánh : - Để trở thành…

Nghĩa : - Phật nói có sanh thì có diệt…

- Phật nói : mọi vật đều không có thực chất tính, nên là vô ngã . Vậy mình và vật có vô ngã không ?

Nhiều tiếng trả lời : - Dạ có.

- Nên Phật nói : nhân vô ngã, pháp vô ngã. Nhưng tại sao nó có ? Đó là do tương quan nhân quả mà có. Nhưng bên trong có lực biến dịch. Đó là tánh Không,

theo hệ Bát nhã và theo ngài Long Thọ. Vậy tánh Không đó là gì ?

- Là năng lượng.

- Chính nó tác động làm quay cuồng 12 nhân duyên. Đó là lý luận của ngài Long Thọ. Trước ngài, hệ thống Bát nhã cũng đã nói rồi. Ngoài ra 1 hệ thống khác, cũng thuộc Đại thừa, nói tất cả pháp đều vô ngã, vô thường, là vì các pháp không có tự tánh, tức không có bản thể của nó, nương tựa nhau mà có. Không tự tánh là nirsvabhàva (no- self nature).

Chỗ nào cũng có tánh Không hết. Vậy tánh Không có giống hư không không ?

- Thưa không.

- Mọi vật đều có Tánh Không Nhưng nó không có bao trùm. Vậy trong ngũ uẩn có tánh Không không ?

- Dạ có.

- Vậy trong ngũ uẩn có chân như không ?

- Dạ có.

- Vậy Tánh Không và chân như giống nhau không ?

- Dạ không.

Quang Triết : - Tánh Không không có lan tràn.

- Phải. Tánh không có chia cắt ra được không ?

Hoài Minh : - Không, vì tánh không là cái nhỏ nhất, nên không thể phân chia ra nữa được.

- Trong tánh Không có chân như không ?

Thụy : - Tánh không là năng lượng thì nó có chân như.

- Trong chân như có tánh không không ?

Minh Duyên :- Thưa Thầy không có.

- Chân như trùm khắp phải không ?

- Dạ.

- Tánh không cũng trùm khắp phải không ?

- Dạ.

- Vậy tánh không và chân như giống nhau phải không ?

- Dạ không.

- Thực chất tính là tánh không. Vậy chân như có trong tánh không không ?

- Dạ có.

- Vậy tánh không có trong chân như không ?

- Dạ không.

Minh Duyên : - Thưa, trong chân như không có gì hết.

Thầy kết luận : - Tự nảy giờ chúng ta học bài Quán, nhưng không phải Anupassanà, mà là Pariksà, tức là khảo sát, quán sát (examination, introspection).

Anupassanà và Vipassanà : dùng tuệ trí, nhìn liên tục vào hiện tượng thế gian, nhận ra Tam Pháp Ấn, nhận ra Như thật.

Bhàvanà : tu, luyện tập (training) về tứ vô lượng tâm.

Pariksà : bằng mắt thường, không đòi hỏi thời gian, để nhìn thấy tương quan nhân quả, nhận ra không tự tánh và tánh không.

BẾ GIẢNG

Ngày 23 là ngày học chót, cô Minh Hạnh là trưởng lớp được mời lên tổng kết. Sau đây là lời phát biểu của cô Minh Hạnh.

Bài tổng kết Trung Cấp II Bát Nhã

Đạo tràng Thiền Tánh Không Paris

Khai giảng ngày 14/04/2008

Bế giảng ngày 23/04/02008

Page 45: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

45

Số thiền sinh tham dự chính thức là 25 vị. Có khoảng 10 vị ra vô dự thính.

Nam mô bổn sư Thích Ca mâu ni Phật

Kính bạch Thầy Thiền Chủ

Kính thưa thầy Không Chiếu

Kính thưa Sư cô Triệt Như

Hàng năm vào khoảng đầu xuân, Thầy cùng tăng đoàn giảng huấn trở lại thăm Paris để đem chánh pháp của Đức Phật Thích Ca giảng dậy các môn đồ muốn tìm hiểu ý nghĩa rốt ráo và lợi ích của việc học và hành thiền sao cho thân khỏe, tâm an, trí tuệ tâm linh được phát huy và xa hơn một chút nữa, nương vào việc thực hành thiền, có thể chúng ta đạt được kinh nghiệm nhân chứng để một mai đất nước gió lửa chia tay, tấm thân tứ đại nầy sắp tàn hay gần hoại ta có khả năng làm chủ nghiệp thức để tự tại ra đi.

Bài học đầu tiên khai khóa, sau khi Thầy trò hàn huyên đôi chút là Thầy ôn lại bài “nhận thức” mà Thầy bảo đây là chìa khóa vạn năng rất cần cho cuộc hành trình tâm linh.

Qua Quán Định Huệ, Thầy ôn bài cũ, dạy thêm bài mới để chúng ta được vững vàng để Thầy dẫn vào chân như, chủ đề chính của chương trình học năm nay.

Thầy cho ôn lại sự thành đạo của đức Phật với tâm tathà.

“Không” cũng là một chủ đề Thầy cho là không kém phần quan trọng trong việc tìm hiểu rõ và thực hành đúng những chủ đề Thiền.

Thầy dạy Định bằng pháp “như thật”. Sư cô Triệt Như đã đúc kết rất rõ ràng ba bài Chỉ, Định, Huệ trải dài trên ba trang giấy trắng với mực đen đậm nét cho nên giữ trong ký ức, khó quên.

Thầy cho trắc nghiệm bài “vô tâm” là lời dạy của Tổ Bồ đề Đạt ma, trong ý nghĩa vô tâm là Tâm Như, chúng ta chỉ cần tỏ ngộ vô tâm trong tất cả các pháp, trong tất cả việc làm của chúng ta. Đây là cách rèn luyện nhưng không phải là chuyện dễ đâu.

Tuy nhiên, người xưa có câu : “ Chớ bảo vô tâm ấy là đạo,

Vô tâm còn cách một lớp rào”

Ở đây, người ta hiểu vô tâm là thấy không có tâm dấy động, tưởng là đủ, đó là lầm, cần phải hành thâm, ngày hai buổi thiền đều đặn miên mật ... mới đi đến chỗ vô tâm của Tổ Bồ đề Đạt ma.

Hư không, Tánh Không, Chân Như, Thầy giảng. Sư cô

Triệt Như tóm tắt lại qua sơ đồ với biệt tài đúc kết làm cả lớp thán phục.

Học về Bát nhã, Thầy có nói đến phẩm Bát Nhã trong bộ “Pháp bảo đàn kinh” đúng ra là “ngữ lục” của Lục Tổ Huệ Năng. Ma ha Bát nhã Ba la mật là đại trí tuệ đến bờ bên kia, nơi đây điểm thiết yếu là phải hành thâm nơi tâm, sau khi tìm hiểu nghĩa thật sự cũa bộ kinh, chứ không phải tụng làu làu ở miệng.

Chúng ta lại được học bài Tứ đế và Bát Chánh Đạo, bài chuyển pháp luân đầu tiên Đức Phật giảng cho hàng Trung căn là anh em ông Kiều trần Như, sau khi Đức Phật chứng ngộ, ngài thành đạo, đạt được giác ngộ tối hậu.

Và Thầy giảng lần lượt Lý Duyên khởi, Pháp Duyên sinh, hay Qui luật tương quan nhân quả trong thế giới hiện tượng. Trong đó chúng ta nhận ra cốt lõi qui luật biến dịch của thế giới hiện tượng. Tánh Không vốn là năng lượng trong qui luật biến dịch này.

Sáng thứ bảy, Thầy cho trắc nghiệm và buổi chiều cuối khóa có hỏi đố vui trong Thiền. Thầy chấm dứt bằng bài “Không” và sẽ được học tiếp trong lớp Trung cấp 3 Bát nhã với chủ đề Không Định.

Chúng ta học Thiền Phật giáo là bộ môn Thiền mà người sáng lập là Đức Phật Thích Ca. Ngài đã bỏ cung vàng điện ngọc, ra đi tìm cái vô sanh. Ngài đã dụng công với ý chí dũng mãnh, khi cần khổ hạnh ngài đã làm khốc liệt, sau sáu năm chiến đấu và để rồi đi đến chỗ “không cố gắng” ngài đã đạt được đạo, đạo tỉnh thức, đạo chiến thắng cái “ngã” hay cái “ta”.

Chúng ta tu Thiền là chúng ta nghiêm chỉnh thực hành giáo pháp Phật dạy, hướng đến tâm linh để tự mình chiến đấu với

bản thân mình, để dẹp tan cái “ta” ích kỷ. Một trong những điều căn bản Phật dạy là “vô ngã”, tức là không có cái ta to lớn, cái ta số một, như Thầy thường nói.

Với những khả năng kỳ diệu khi hành Thiền, trong khiêm tốn, không náo nức, không mong cầu những điều quá khả năng của chúng ta cộng thêm việc hành Thiền đúng pháp, đúng kỹ thuật và đúng chức năng của não bộ là cơ chế tánh giác, ta sẽ nhận ra giá trị thực tiển của Thiền, ta sẽ có cái nhìn mới về hiện tượng thế gian, cái nhìn như thật, y như chúng đang là, như thị, như thị thể, như thị tánh , như thị tướng.

Page 46: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

46

Nhìn qua cửa sổ, một cơn gió thoảng, từng cánh hoa rơi rụng, lá bay là đà trên mặt đất, gió động, hoa rơi ... ta tự hỏi gió động hay lá hoa động? Không đấy chỉ là cái vọng động của Tâm. Chúng ta chỉ ở một cảnh giới bất động của tâm khi ta cắt đứt được con đường ngôn ngữ, khi ngôn hành không động, ý hành cũng bặt luôn, là ta đã lần lần tiến tới chỗ rốt ráo cũa việc hành thiền. Tự chứng, tự ngộ, tự ta thức tỉnh không còn bám víu vào của cải danh vọng, trái lại ta mong cầu một thứ gì bền vững hơn, thanh tịnh hơn.

Tất cả những điều chúng ta thu thập được trong bấy lâu nay là tất cả công ơn của Thầy. Lúc trẻ thì cha mẹ dạy dỗ bàng bạc theo lời đức Khổng Tử, hành trang mang ra xứ người dăm ba chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, ấy vậy mà nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, trong tâm đời, tâm đạo, nay Thầy dẫn ta về chữ “Không” là chút tư lương trên con đường tâm linh. Ngày nay chúng con sống trong vui vẻ hài hòa, dẹp qua những câu hỏi tại sao, nghiệp của ai đâu mà mình phải gánh ? ... Muôn vàn cảm tạ ơn sâu, chúng con nguyện chăm chỉ làm theo lời Thầy dạy những mong đáp ơn Thầy trong muôn một.

Những bài học thiền với biết bao danh từ rối rắm, với việc thực hành cũng rối ren không vừa, nhưng Sư cô Triệt Như đã đến cùng Thầy để chỉ dạy giúp chúng con rất nhiều trong những bài học thiền và sự hiện diện cũa Thầy Không Chiếu với vài lời chỉ dẫn mà rất thiết thực, chúng con thành tâm cảm tạ Thầy và tăng đoàn giảng huấn.

Thầy dạy tới đâu, anh Quang Huệ lo in tập tài liệu tới đó, chị Minh Trí lúc nào cũng lo đủ thứ hết, xin cám ơn hai anh chị thật nhiều.

Anh Thưởng và Diệu Tín, rất đắc lực lo cho lớp học. Anh Quang Nguyên đo điện não đồ và còn có thêm lời chỉ dẫn. Xin thành thật cám ơn quí anh chị.

Ngồi trong lớp học ấm áp, ra vào ăn uống với đủ tiện nghi, khó lòng tìm chữ cho đủ nghỉa để cám ơn anh Quang Đạo và chị Minh Y.

Chưa hết, cơm nước đầy đủ là nhờ chị Lan Hương, cám ơn chị quá sức nhiều thật là nhiều và cho chúng tôi gởi lời cám ơn chị và các cháu đã lo nấu nướng còn mang đến tận nhà.

Trước khi dứt lời, thay mặt lớp học Trung cấp II Bát nhã năm nay, kính xin Thầy Thiền chủ, thầy Không Chiếu, sư cô Triệt Như, nhận nơi đây lòng biết ơn của chúng con với lời chúc sức khỏe, sống lâu để còn giúp chúng con “đi ra đi vô” vùng tánh giác “như đi chợ.”

Xin cám ơn tất cả quí anh chị.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Noisy Le Grand ngày 23/04/2008

Minh Hạnh

HỌP ĐẠO TRÀNG

Ngày chủ nhật 21/09/08 họp Đạo Tràng Tánh Không Paris tại nhà anh chị Quang Đạo, Minh Y ở Noisy Le Grand..

Có tất cả 24 thiền sinh.

Tháng 9 khí trời bắt đầu lạnh. Tuy vậy chúng ta vẫn nhiều may mắn, ngày họp trời lại trong vắt, những tia nắng sưởi ấm không gian. Các bạn thiền sinh hăng hái đến nơi họp, không quản đường xa, ai cũng vui vì sắp gặp đạo hữu .

10: 20, các bạn thiền sinh tập khí công dưới sự chỉ dẫn của anh Quang Đạo, anh Quang Triết. Hai anh mới đi thụ giáo một khóa khí công 3 ngày với

thầy Thiền Chủ ở tại thiền viện Perris / Riverside bên Cali. Anh Quang Đạo mặc bộ áo “ khí công đạo sĩ “ coi rất oai. Anh hướng dẫn 20 động tác , thực hiện trong liên tục với sự giải thích về các hiệu quả của mỗi động tác, rất dễ nhớ cho thiền sinh.

Sau giờ khí công, thiền sinh nghiêm chỉnh ngồi thiền. Hôm nay có vài bạn thiền sinh mới, vì chưa học khóa căn bản nên các thiền sinh “lão thành” chỉ dẫn cách ngồi thiền. Tiếng chuông ngân nhẹ, không khí vừa trang nghiêm vừa nhẹ nhàng, thời gian thiền trôi qua rất nhanh khi chúng ta thiền cùng đạo hữu .

11:45, Anh Quang Đạo nói bằng tiếng pháp đề tài: Principe de la meditation Sunyata. Đây là anh dịch phần đúc kết của sư cô Triệt Như qua bài thầy giảng « Chủ trương của thiền Tánh Không ». Cử tọa phát biểu ý kiến về những từ ngữ dịch qua tiếng Pháp, chẳng hạn chữ Định (samàdhi) dịch qua concentration, không làm hài lòng các bạn. Nhưng chưa ai kiếm được chữ nào đúng hơn. Vì đạo tràng Tánh Không Paris chưa có từ điển Việt Pháp về Phật giáo, nên muốn dịch các bài việt ngữ qua pháp ngữ chúng ta gặp khó khăn.

12:05, chị Minh Y nói về chương trình khóa học khí công mà chị, anh Quang Đạo, anh Quang Triết, chị Diệu Tín vừa mới học tháng 8 ở thiền viện Perris bên Cali.

Khóa 3 ngày, có 50 thiền sinh : 4 ở Pháp, 1 ở Đức, còn lại là bên Mỹ, Canada .

Chị Minh Y sẽ đi dự khóa Tâm Lý Học Phật giáo tháng 11 (mùng 9 đến 24). Vì vậy ngày họp đạo tràng sẽ đổi trong tháng 10 và 11 như sau :

-Tháng 10/08 : chủ nhật 19/10/08

Page 47: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

47

-Tháng 11/08 : chủ nhật 02/11/08

-Tháng 12/08 : chủ nhật 14/12/08

Chương trình khóa họp ngày 02/11/08 :

Sáng : căn bản : Tâm trong đạo Phật ----- chị Hồng Ngọc, Minh Ánh

Chiều : bát nhã : Nhận Thức -----------chị Diệu Hạnh

Chương trình khóa họp ngày 14/12/08 :

Sáng : căn bản : 3 sắc thái biết -------- chị Minh Hạnh, Diệu Trí

Chiều : bát nhã : Tứ diệu đế --------- chị Minh Hòa, Minh Pháp, Diệu Tín

12 : 30, buổi họp chấm dứt.

Bữa cơm chay được bày ra dưới mái hiên. Các bạn vừa dùng cơm vừa hàn huyên vui vẻ.

Sau bữa cơm và giờ nghỉ ngơi, anh Quang Đạo hướng dẫn thiền hành quanh vườn.

14: 15, buổi họp tiếp tục

Chị Minh Y mời các bạn chia xẻ kinh nghiệm.

Anh Jean Paul nói về kinh nghiệm thiền của anh. Anh ở

Renne lên dự buổi họp. Tuy đường xá xa xôi, anh cũng cố gắng đi họp đạo tràng. Những lần trước không đi được, anh vẫn theo dõi tin tức qua bản thông tin hàng tháng. Anh đã học lớp căn bản. Anh ngồi thiền ngày 2 lần : sáng sớm từ 5:30 , và chiều. Trong lúc làm việc cũng thiền. Anh thấy thiền sáng sớm rất tốt, và thiền miên mật mới có kết quả. Nhờ thiền đều đặn sức khỏe anh đã khá hơn nhiều.

Chị Minh Tuệ nêu vấn đề « tại sao giảng thiền bằng tiếng Pháp ? có cần không ? thiền sinh số đông người Việt muốn đến nghe giảng thiền và ôn bài bằng tiếng Việt, chứ không phải bằng tiếng Pháp »

Chị Minh Duyên, anh Quang Đạo, anh Vinh trả lời : khi ôn bài với nhau và ai cũng hiểu tiếng Việt thì trình bày tiếng Việt. Sở dĩ chúng ta cần bài tóm tắt tiếng Pháp là để bắt đầu có tài liệu phổ biến cho những ai không hiểu tiếng Việt (Người Pháp gốc Việt hay Pháp).

14: 45, anh Quang Triết trình bầy chủ đề Chân Như.

- Xuất nguyên

- Ý nghĩa Chân Như

- Tác dụng Chân Như đối với thiền

- Kết luận,

Thảo luận và trắc nghiệm :

Chúng ta phải thực hành mới biết chân như là gì.

Chân như là một thực tại. Chân như không thể nghĩ bàn được . Khi đã vào chân như, thì không có gì để nói.

Trước khi chấm dứt buổi họp, chị Minh Tuệ đọc cho các bạn một bài thơ mà chị đã được nghe, rất là ý nghĩa và là một bài học về thiền :

Lạy em hãy bỏ bụi phiền

Cho tâm thanh thản giữa miền phù hoa

Lạy em hãy bớt chua ngoa

Đời cay đắng lắm lại qua làm gì

Lạy em hãy bớt so bì

Trăm năm rồi cũng bay đi uá vàng

Lại hừng đông đến đêm tàn

Tâm kinh tôi niệm giữa ngàn cỏ hoa

Page 48: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

48

PHẦN II

SINH HOẠT TẠI THIỀN VIỆN

Tháng 7

Tin ngắn.- Nam Cali.

CHÍNH THỨC TRUYỀN Y GIÁO THỌ

Để đào tạo người tiếp nối chương trình hoằng pháp, ngày thứ bảy 5 tháng 7- 2008, tại Thiền viện Tánh Không, 18525 Frantz Road, Perris, California 92570, thầy Thiền chủ đã chính thức tổ chức Lễ Truyền Y Giáo Thọ cho 3 tăng 1 ni.

Tuy đơn sơ và ngắn gọn, nhưng buổi lễ Truyền Y được diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm và không kém phần long trọng.

Đúng 2: 30, tất cả tăng ni tề tựu trước Chánh điện, y áo chỉnh tề.

Nhân dịp này, chúng tôi thấy có nhiều thiền sinh của khóa Căn bản 51 và ban điều hành Đạo tràng Nam Cali cùng một số thiền sinh thuộc đạo tràng Nam Cali tham dự. Lý do là khóa Căn bản 51 hôm nay lên Thiền viện để được Thầy Thiền chủ tổng kết và lễ bế giảng chấm dứt lúc 12 giờ Như thường lệ, Thầy Phó trụ trì Thích Tuệ Chân hướng dẫn một khóa lễ tụng một thời Bát Nhã Tâm Kinh theo nghi thức Thiền Phật Giáo. Sau đó chư tăng ni và thiền sinh giữ nguyên hàng ngũ trong khi Thầy Không Chiếu lên thỉnh Thầy Thiền Chủ vào Chánh Điện làm lễ.

Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt đến ngồi bàn chủ tọa được đặt bên phải trước bàn Phật/ Trên bàn đã có để sẳn 4 tấm Y Giáo Thọ được xếp lại vuông vức thật gọn.

Với oai nghi trang nghiêm, Thầy Thiền Chủ đứng ra trước bàn Phật, nguyện hương và khấn nguyện…

Nguyện xong, thầy Thiền chủ trở về bàn chủ tọa. Thầy nhắc lại trách nhiệm của tu sĩ là Tự giác – Giác tha, đó là con đường đi của Đức Phật và chư Tổ.

Sau đó, thầy Thiền chủ trực tiếp ban Y Giáo Thọ cho từng vị:

1- Tỳ kheo Thích Tuệ Chân

2- Tỳ kheo Thích Không Chiếu

3- Tỳ kheo Thích Không Như

4- Tỳ kheo ni Thích Nữ Triệt Như

Thầy giảng chung trong nhiệm vụ hoằng pháp.

Tấm Y Giáo Thọ được Thầy trao tận tay cho từng vị tăng ni. Mỗi vị nhận Y xong để lên đầu và lễ Thầy với lời tạ ơn sau khi nghe lời dặn dò của Thầy

Buổi lễ Truyền Y Giáo Thọ được kết thúc trong niềm hân hoan và phấn khởi chung của tất cả, từ Hòa Thượng Thiền chủ, các tăng ni, đến các anh chị em thiền sinh hiện diện trong buổi lễ Truyền Y nầy.

Thực ra tăng đoàn của Thiền viện Tánh Không đã được Thầy Thiền chủ chỉ định ra hướng dẫn các khóa tu học Thiền căn bản và lớp Trung cấp 1 Bát nhã từ năm 2007, tại các đạo tràng Nam Cali, Stuttgart và Toronto. Đến nay, đủ duyên, Thầy Thiền Chủ mới tổ chức lễ chính thức Truyền Y.

Cũng nhơn đây chúng tôi xin được nhắc lại là với mục đích đào tạo Giáo Thọ, một khóa đào tạo Giáo Thọ đầu tiên đã được Thầy khai giảng tại

Thiền viện ngày 23 tháng 3 năm 2008 và bế giảng ngày 30 tháng 3 năm 2008 nầy với tổng số: 3 tăng, 5 ni, 5 thiền sinh thuộc 3 đạo tràng Bắc Cali, Nam Cali, và Houston (không kể những vị dự thính vì không đủ điều kiện). Và tiếp theo trong tháng 7/2008 tại đạo tràng Stuttgart bên Đức, vào giờ chót trước khi bế giảng khóa Tâm Lý Học Phật Giáo lớp Cao cấp 3, gần 20 thiền sinh thuộc 2 Đạo tràng Đức và Pháp cũng đồng phát tâm trong tương lai sẽ thụ huấn khóa Giáo Thọ.

Thiền Viện Tánh Không mùa an cư 11- 2008

Không Như ghi

Tháng 10

LIÊN HOAN “MỪNG HẾT NỢ NGÂN HÀNG”

Tin ngắn: - “Pay Off.” Vào lúc 12 giờ trưa ngày 25 tháng 10 năm 2008, tại Thiền Viện Tánh Không đã có một buổi liên hoan “Mừng hết nợ ngân hàng,” do Hội Thiền Tánh Không tổ chức, dưới sự chủ tọa của Thầy Thiền Chủ.

Hiện diện

Chúng tôi nhận thấy có mặt:

4 tăng và 4 ni tại Thiền viện: quí thầy Tuệ Chân, thầy Không Chiếu, thầy Không Như, thầy Thông Thuyết, quí sư cô Phúc Trí, sư cô Hiền Đức, sư cô Triệt Như, và cô Hạnh Như.

Cô Hứa thị Thuấn, người đã “gồng mình” đứng tên cho bất động sản của Hội Thiền Tánh Không.

Anh chị em thiền sinh thuộc Ban chấp hành Hội Thiền Tánh Không: như anh David Huỳnh Hội (Hội trưởng), anh Bùi Hà (Thư ký Hội), cô Thúy

Page 49: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

49

Hồng (Thủ quỹ). (Hôm nay vắng mặt, nhưng có cô Thu Vân thay mặt).

Ban điều hành Đạo tràng Nam Cali: các anh William Ngô (Đạo tràng trưởng), Bỉnh Cương (Đạo tràng phó), cô Mai Thanh Khiết (Đạo tràng phó), anh Không Đạo (Trưởng ban tu học), cô Phương Liên (Phó ban tu học), anh Tô anh Tuấn (Trưởng ban Thông tin, Báo chí), cô Kim Chung (Trưởng ban Xã hội), cô Phạm Mai (Trưởng ban Trai soạn), anh Không Giới (Thủ quỹ).

Ngoài thành phần Ban điều hành Đạo tràng Nam Cali, chúng tôi nhận thấy có mặt nhiều thiền sinh, như các cô Quảng Huyền, Thuần chánh Tín, Diệu Hưng. Trong số này có :

2 “lão chiến sĩ già” là ông Trực Tín, 93 tuổi, bà Tín Giáo 85 tuổi. 2 vị này đã theo học với thầy từ năm 1994 tại Nam Cali.

2 thanh niên tháo vát và có nhiều kiến thức chuyên môn về thiết kế ánh sáng, âm thanh cho Thiền đường là anh Thiện Bình và Dương Nam. Đặc biệt là cả gia đình anh Tô anh Tuấn, chị Hiền, con trai, Đăng Khoa, dâu và cháu nội. Ngoài ra, còn có 1 người góp nhiều công sức trong chương trình xây dựng Thiền đường là anh kiến trúc sư Tùng Thanh Võ, M.S., P.E.

Khó khăn vừa mới vượt qua

Sau khi anh Hội trưởng trình Thầy lý do liên hoan, lần lượt Thầy Thiền Chủ nhắc lại những khó khăn trước khi và sau khi mua miếng đất này để lập Thiền viện.

Cám ơn cô Thuấn

Người đầu tiên mà Thầy ngỏ lời nồng nhiệt cám ơn là bà Hứa thị Thuấn, người

lúc đó có đủ điều kiện đứng tên ký giấy vay tiền của ngân hàng và đứng tên trên giấy tờ mua bán bất động sản nầy. Được biết khi mua bất động sản nầy (tháng 3 năm 2002), chúng ta chỉ trả (down) có 20% giá thỏa thuận, bà Thuấn phải đứng tên vay 270,000 $ (mortgage) của ngân hàng để trả cho ông bà chủ bất động sản nầy và cho đến tháng 4/2008 số nợ chỉ còn lại là 198,274 $) .

Kế đến Thầy đã ngỏ lời giới thiệu và cám ơn anh Hội trưởng Hội Thiền Tánh Không cùng anh Hà, trong công tác điều hành Hội trong những năm vừa qua.

Sau đó Thầy tiếp tục giới thiệu và tán thán công đức của tất cả anh chị em trong đạo tràng Nam Cali đã sốt sắng và nhiệt tâm có ý kiến "tìm cách trả dứt nợ ngân hàng" trong mục đích giúp Thầy không còn bận tâm lo chạy tiền để trả nợ hằng tháng cho ngân hàng nữa, mong Thầy được rảnh tay rảnh trí trong vấn đề hoằng pháp và viết sách. Thầy cần hoàn tất các tác phẩm về Thiền Học như Thiền Luận Vấn Đáp để kịp ra mắt trong năm 2009 nầy cũng như các tác phẩm cần thiết về Phật Học, cho Phật tử chúng ta như quyển Bách Khoa Tự Điển Phật Học, Bát Nhã v.v..

Được biết Đạo Tràng Nam Cali trong năm 2008 đã bắt đầu âm thầm vận động thiền

sinh khắp nơi để có phương tiện trả lần hồi cho Ngân Hàng từ tháng 4, 5, 6, 7, 8, mỗi tháng một số tiền không ít tổng cộng là 199,240 $ tính ra như sau:

- tháng 4/2008 2 lần … 14.303 $

- tháng 5/2008 4 lần …16,760 $

- tháng 6/2008 3 lần …16,708 $

- tháng 7/2008 5 lần . 114,079 $

- tháng 8/2008 2 lần….16,760 $

Ngoài ra, có một thiền sinh ẩn danh cho mượn không tính lời 100,000$ trong vòng 3 năm.

Và như vậy là với lần trả cuối cùng 36,000 $ cho ngân hàng vào ngày 3/9/08 vừa qua là Thiền Viện Tánh Không đã DỨT SẠCH NỢ CỦA NGÂN HÀNG. (pay off).

Thầy cũng không quên nhắc đến tinh thần vì người khác của tất cả thiền sinh thuộc các Đạo tràng Tánh Không ở các nơi: Canada, Úc, Đức, Paris,

Oregon, Bắc Cali, Nm Cali, và Houston đã hưởng ứng Chương trình "trả dứt nợ ngân hàng.".

Đó là lý do buổi Liên hoan hôm nay được tổ chức.

Không Như ghi

Anh Hội trưởng trình Thầy về buổi Ăn Mừng

“Pay off.”

Page 50: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

50

PHẦN III

TRÌNH KINH NGHIỆM TU HỌC

Chủ đích

Từ năm 1998 chúng tôi có nhận bài trình kinh nghiệm tu học của nhiều thiền sinh, có bài chúng tôi ghi lại trên Bản Tin, có bài chúng tôi giữ lại để in vào sách. Năm nay, chúng tôi bắt đầu in lại những bài trình đó trên những số Tập San của Hội.

Chủ đích của việc phổ biến những bài trình kinh nghiệm này là chúng tôi nhắm giúp các thiền sinh chưa có kinh nghiệm tu tập, có dịp xem các bài trình kinh nghiệm này, những vị đó sẽ tự soi rọi lại mình, rồi lấy đó làm kinh nghiệm tiến tu cho chính mình.

Thông Triệt

BÀI TRÌNH THỨ TƯ

TRẬN CHIẾN

Kính thưa thầy,

Trong bài trình thứ nhất, con kể lại những sự kiện xảy đến cho con trong quãng thời gian 4 năm (1994-1998) từ khi con được gặp Thầy. Trong bài trình thứ hai, con kể lại vài điều thấy biết trong một đêm chủ nhật của năm 1995. Trong bài trình thứ ba, con kể lại những sắc thái tâm con biến chuyển. Trong bài trình này, con sẽ ghi lại những kỹ thuật, chiêu thức, phương cách tu tập của con từ đó đến nay theo sự dạy bảo của Thầy. Bài này cũng như bài thứ hai và thứ ba, chỉ là đào sâu những khía cạnh khác nhau, bổ túc cho bài thứ nhất mà thôi.

Trong bài này, con xin kể những điểm căn bản, như là cái sườn nhà, và các vật liệu chánh để xây cất, còn khi bắt tay vào việc thì phần lớn tùy thuộc vào người thợ , nếu khéo tay, tận tâm... thì ngôi nhà sẽ đẹp hơn. Cũng như cùng một chiến lược và chiến thuật, khi giáp trận, người chỉ huy có bản lãnh, có kinh nghiệm... sẽ điều động cuộc chiến uyển chuyển thích ứng với tình thế.

Kính thưa Thầy

Con nhớ trong một bài kinh, kể lại: Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) nước Kosala, một hôm hỏi bà hoàng hậu Mallikà (Mạt Lợi) rằng:

- Này Mallikà, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu ?

- Thưa Đại vương, không có ai khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp. Nhưng thưa Đại vương, có ai khác thân ái với Đại vương hơn là tự ngã của Đại vương ?

- Này Mallikà, không có ai khác thân ái với ta hơn là tự ngã của ta.

Vua Pasenadi đến kể lại câu chuyện này với đức Thế Tôn. Thế Tôn nói lên lời cảm hứng sau đây:

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời,

Cũng không tìm thấy được,

Ai thân hơn tự ngã.

Tự ngã đối mọi người,

Quá thân ái như vậy,

Vậy ai yêu tự ngã,

Chớ hại tự ngã người.

Chủ đề của bài này: TRẬN CHIẾN, không phải muốn nói đến cuộc chiến đấu với một người nào khác, bên ngoài mình. Mà chính là cái

Ta. Vì đó là người mà ta nâng niu gìn giữ, chăm sóc, nuông chìu, tô điểm...trong gần suốt một đời. Ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy, thực ra chỉ để phục vụ cho cái Ta mà thôi. Tuy nhiên, cái ta đó không bao giờ thỏa mãn, nó cứ đòi hỏi, khao khát, tạo ra không biết bao nhiêu buồn phiền đau khổ cho chính nó và cho những người chung quanh. Muốn chấm dứt đau khổ, buồn phiền, thì phải chấm dứt sự đòi hỏi khao khát của cái Ta. Phật nói: nguyên nhân của Khổ là Ái dục. Phật cũng nói: Vô Ngã, chúng sanh lầm chấp là có Ngã, tạo ra không biết bao nhiêu nghiệp, để rồi trôi lăn mãi trong luân hồi. Tuy chúng ta biết rõ: “Không có cái Ta”, “nguyên nhân của Khổ là Ái dục”, nhưng chúng ta vẫn khổ, vẫn tìm đủ cách để bảo vệ cái Ta, vẫn không thể nào chấm dứt được ái dục.

Ðây là một cuộc chiến đấu trường kỳ, gian nan, chua xót.

Trường kỳ là vì cuộc chiến này sẽ kéo dài cho tới khi nào chiến bại hay là chiến thắng, hễ chiến bại thì đành ưu phiền đau khổ tiếp nối, còn chiến thắng vẻ vang thì mặc tình rong chơi tự tại trên ngọn Diệu Phong; trường kỳ vì không có ranh giới thời gian ở đây, đời này chưa xong, đời sau nếu nhớ, thì tiếp tục.

Gian nan vì cái Phàm Ngã này khi thì quá bướng bỉnh, khi thì quá ngọt ngào, gian xảo, nó thích mang nhiều mặt nạ tốt đẹp để đánh lừa mình, thí dụ nó nói là vì người, vì đạo, vì nhân nghĩa... mà nhìn rõ lại chỉ vì chính nó mà thôi.

Chua xót là vì nó chính là người mà ta yêu dấu nhất trong suốt cuộc đời này. Phải thắng và tiêu diệt người mà ta suốt đời yêu dấu, còn cái gì

Page 51: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

51

chua xót hơn? Con nhớ ngày xưa, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã có lần nói:

“Làm sao giết được người trong mộng ?

Ðể trả thù duyên kiếp phũ phàng.”

Kính thưa Thầy,

Bây giờ con xin trình bày những kỹ thuật, chiêu thức dụng công, và những “tiểu xảo” mà con đã áp dụng để tu tập. Trong bài này, con cũng không thể có dàn ý rõ ràng, con chỉ trình bày theo dòng thời gian từ khi con bắt đầu dụng công cho tới nay. Con cũng không lặp lại những sự kiện mà con đã có viết trong ba bài trước, chỉ khi nào con nhận thấy cần nói rõ hơn, con mới nhắc lại.

Con đã thực sự bước vào cửa Thiền bằng kỹ thuật “KHÔNG ÐỊNH DANH ÐỐI TƯỢNG”. Ðó là không gọi tên đối tượng khi ta nhìn thấy nó. Không gọi tên từ trong não, do đó miệng cũng không có lời nào diễn giải ra. Khi lần đầu tiên nghe Thầy giảng về kỹ thuật này, con nhớ con đã cười. Vì sao ? Lúc đó, con nghĩ thầm: Làm sao được ? Con thử nhìn một vật trước mắt, trong đầu liền tức khắc có tên vật đó hiện lên rồi. Làm sao nhìn thấy một vật, mà trong đầu lại trống rỗng được ? Lúc đó, cái Niệm và cái Biết dường như là một, con chưa phân biệt được cái biết có niệm và cái biết không niệm. Cho nên con đã hoài nghi, đã cười vì không tin là mình có thể làm được. Quả thật, trong một năm trời, con không dừng được sự gọi tên thầm đối tượng khi chạm mắt đến đối tượng. Ðó là con áp dụng nhãn căn để thực tập.

Con xoay qua dùng nhĩ căn: nghe âm thanh mà không lặp lại nội dung âm thanh trong

não. Cách này lại càng khó hơn. Mỗi khi nghe một câu nói của ai, lập tức con hiểu liền nội dung. Ðiều này có nghĩa là những xung lực điện tử truyền vào cơ cấu mạng lưới, truyền tới khu Ðồi Thị khuếch tán đi nhiều ngã: vào vùng tánh Nghe của khu Kiến Giải Tổng Quát (Tánh Giác), vào vùng Võ não tới Ý thức tổng hợp (tiền trán bán cầu não phải), tới Ý căn (tiền trán bán cầu não trái), tới vùng Broca giải mã khái niệm, tới vùng Nói ở thân thọ, từ đó nói ra lời. Như vậy âm thanh đã đi trọn một chu kỳ của nó chớ không dừng lại ở vùng Tánh Giác, hay sớm hơn nữa, dừng lại ở trạm tiếp vận đầu tiên là Cơ Cấu Mạng Lưới. Thành ra con chưa dừng được phút giây nào quán tính di động chớp nhoáng của tâm.

Tóm lại, đã nghe Thầy giảng pháp Không Ðịnh Danh Ðối Tượng rõ ràng, mà trong một năm trời, con không ứng dụng được. Niệm nào cũng vậy, dù là sắc trần hay thanh trần vào, nó cũng xẹt đi đủ chu kỳ của nó. Mãi sau này con mới biết lý do. Ðó là vì con dụng công lơ là, chưa đủ độ miên mật, thúc bách, nên không vượt qua được cửa thứ nhất này. Nếu không vượt qua được cửa này, mà Thầy gọi là Cửa Tổ số 1, thì chưa nếm được mùi vị đầu tiên của Thiền. Mãi cho tới khi con bay lên Oregon nhập thất lần đầu năm 1996, con mới bắt đầu biết cách để “Lách vào chỗ vô niệm”. Sự kiện này con không nhắc lại nữa vì con đã kể rõ trong bài trình thứ nhất.

Ðối với con, kỹ thuật “Không Ðịnh Danh” rất thích hợp. Trong khóa I-1995, Thầy dạy pháp “Dùng lời tắt lời”, và “Khởi ý không lời”. Trong khóa II-1996, là khóa con học, Thầy dạy thêm pháp “Không

định danh.” Trong khóa III- 1997, Thầy dạy thêm pháp “Chú ý trống rỗng.” Trong khóa IV- 1998, thầy dạy thêm pháp “Không dán nhãn”. Ðây là những pháp đầu tiên cho người mới bước vào ngưỡng cửa vô ngôn, vô niệm. Làm sao chủ động được niệm, có nghĩa là khi muốn tắt niệm thì tắt liền, còn thời gian kéo dài bao lâu là tùy theo công phu của mỗi người. Lúc trước, con có thử áp dụng pháp “Dùng lời tắt lời”, nhưng không được kết quả, vì vẫn còn một niệm ra lệnh tắt niệm, mãi không buông bỏ được. Cho đến khi biết cách bước vào vô niệm rồi thì con mới nhận ra là nó quá đơn giản.

Con muốn nhấn mạnh đến sự ích lợi to tát của NHẬP THẤT, tức là bắt buộc mình phải dụng công miên mật, đúng giờ giấc, tạm thời buông bỏ những quan hệ với đời, tâm bớt lao xao, khép mình vào khuôn khổ ngũ hòa, thầy chỉ dạy tĩ mĩ từng bước dụng công theo sự thể nghiệm của mỗi người. Lần đầu nhập thất 3 tháng, con đã thấy ngay kết quả về tâm và thân. Dụng công liên tục 3 tháng nên chỉ có tiến tới chớ không có thoái lui.

Sau khi mãn hạ trở về nhà, sự dụng công không thể đúng giờ giấc nữa, thời gian dụng công lại ít đi nhiều, nối lại dây liên hệ với gia đình, bà con, bạn bè, xã hội...nên tâm không còn nhẹ nhàng, thảnh thơi nữa, tọa thiền không vào định được lâu. Thành thử, trong những thời gian này con dụng công trong các tư thế hàng ngày. Lúc nào rảnh là tắt niệm, lúc nào nhớ là tắt niệm. Con đã cố gắng gìn giữ những kết quả thu hoạch, không dám lơ là, sợ nó trôi theo dòng nước, giống như một vài người đã có kinh nghiệm.

Page 52: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

52

Nhờ dụng công trong sinh hoạt hàng ngày nên con giữ được nội tâm bớt dao động, trước những cơn gió thị phi, chê bai đả kích, và ngay cả gió Vô thường sanh tử.

Con xin nói rõ hơn cách dụng công trong các sinh hoạt hàng ngày. Như khi làm vườn mệt, ngồi nghỉ một chút, con nhắm mắt, nhìn thấy “tâm mình không có niệm”, ngay khi đó, thân trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Dần dần con tập nhìn hoa lá, rồi nhìn vào trong, thấy trống rỗng, không có niệm, hoa lá chỉ còn là hình ảnh mờ nhạt trước mắt thôi. Trong các buổi họp mặt đông đảo, con ngồi nhìn quang cảnh ồn ào, lách vào vô niệm, âm thanh cười nói chỉ còn là những tiếng động vô nghĩa, lúc đó tâm thảnh thơi, thân nhẹ nhàng, như không còn liên hệ gì với những sự kiện trước mắt nữa. Con vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại những kinh nghiệm như vậy. Dần dần dường như nó trở thành một quán tính: quán tính tự nhiên LÁCH VÀO VÔ NIỆM; tức là có khi con không khởi ý bước vào vô niệm, mà tự nhiên con bước vào vô niệm. Làm sao con biết là con đang ở trong trạng thái vô niệm ?

Đó là nhờ những TÁC ÐỘNG SINH HỌC trong thân khi dừng niệm. Thời gian đầu, những tác động sinh học này rất dễ nhận ra vì nó rõ rệt. Cho nên lúc đó dường như có một lằn ranh rõ ràng giữa tâm có niệm và tâm không niệm. Như khi con ngồi bán già nghe thầy giảng pháp, tâm không có tạp niệm, thân trở nên nhẹ hẫng, đầu nghe nằng nặng, con biết là lúc đó vùng ý căn, ý thức, trí năng không còn hoạt động nên chúng tạo ra những diễn biến khác lạ trên thân. Bao nhiêu lời Thầy

giảng đều đi thẳng vào tánh giác, vào ký ức, mà không có phàm ngã chen vào. Có lần, con cũng tự nhiên bước vào vô niệm một cách buồn cười. Lần đó, con đang đứng thưa chuyện với Thầy, bây giờ con không nhớ là Thầy đang giảng dạy điều gì, rồi tự nhiên đầu gối con yếu dần, muốn khuỵu xuống, con lật đật khởi ý mới đứng vững lại. Con biết lúc đó, con không có tạp niệm, toàn thân lại quen nếp thư giãn như khi ngồi thiền. Do đó con hiểu là thiền hành vô ngôn chỉ là bước đầu rất đơn sơ của Thiền mà thôi. Vì nếu ta định nghĩa Thiền là hoàn toàn thư giãn cả thân và tâm; thì tất cả cơ bắp không thể điều động đứng vững được, huống chi là bước đi. Trong khi ta bước từng bước lặng lẽ, khoan thai, ta không có tạp niệm, tuy nhiên thực sự ta vẫn còn niệm ý chí điều động toàn thân. Cho dù ta đã nhuần nhuyễn thiền hành vô ngôn rồi, tức là đi theo thói quen, theo thủ tục, thì kết quả cũng không đạt được như khi tọa thiền, nhất là tọa thiền với tư thế kiết già, những tư thế khác không vững chắc bằng.

Trên đây con sử dụng thuật ngữ “vô niệm, vô ngôn” trong ý nghĩa tương đối, vì hai thuật ngữ này phổ thông, dễ hiểu. Thật ra, con chỉ là một thiền sinh rất sơ cơ, nên mức độ vô niệm hay vô ngôn chỉ là bước đầu biết cách dừng niệm mà thôi. Tuy chỉ dừng niệm trong một thời gian ngắn, trong vài giây hay hơn một chút, nhưng đã có vài tác động sinh học làm cho thân khỏe hơn, nhẹ nhàng hơn; mỗi khi có điều gì buồn phiền, con biết, liền tắt niệm, tâm bình an lại. Do đó con biết nếu dụng công thường xuyên thì sẽ có chuyển hóa nội tâm, từ tâm xao động, lăng xăng, phiền muộn, giận hờn... sẽ lần lần

trầm lại, an ổn và bình thản hơn.

Trong quãng thời gian này, như con đã có nói rõ trong các bài trình trước đây, có nhiều sóng gió thổi đến con. Những cơn gió thị phi và cả giông bảo tử thần nữa. Tất cả rồi cũng qua đi. Thị phi đến, con im lặng, không biện minh. Tử thần đến, con im lặng, chấp nhận. Con nhớ lúc bấy giờ Thầy có dạy con viết một bài trình Thầy về cách tu tập của con sau khi mãn khóa Hạ, làm sao con có thể trầm tĩnh trước các thử thách đó. Bài trình này con đã cho cái chủ đề là “SOI LẠI CHÍNH MÌNH”. Ðó cũng là cái “tiểu xảo” của con dùng hàng ngày để dụng công. Con gọi nó là “tiểu xảo của con” vì trong các kỹ thuật Thầy dạy, không có đề cao rõ ràng về nó. Nhưng con phải sử dụng đến nó thường xuyên để nhắc nhở mình, sửa đổi mình, nhìn lại tâm mình. Con nhớ người xưa có nói: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trận chiến dằng dai giữa phàm ngã và tánh giác đã mở màn. Con cần phải biết rõ anh phàm ngã mặt mũi ra sao, công lực thâm hậu tới cỡ nào, mới mong khắc phục được.

Đến lần Nhập Hạ thứ hai của con, năm 1997, con lại củng cố công phu thêm một bước nữa. Kỳ Hạ này Thầy tăng giờ tọa thiền lên 6 tiếng rưỡi một ngày, đến tháng chót thầy tăng lên 7 tiếng, ngoài ra có giờ thiền hành vô ngôn, giờ tập khí công, thở nội lực; giờ Thầy giảng thêm về lý thuyết thiền. Thầy muốn đào tạo giáo thọ để sau này có thể giúp Thầy làm Phật sự, nên Thầy dốc hết tâm huyết và thời giờ ra để hướng dẫn chúng con. Song song với khóa giáo thọ sơ cấp là khóa III, Thầy dạy thêm kỹ thuật mới “CHÚ Ý TRỐNG RỖNG”, con cũng

Page 53: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

53

thực tập kỹ thuật này. Con đã biết cách lách vào chỗ vô niệm rồi nên con dụng công dễ dàng, kết quả cũng tương tự kỹ thuật Không Ðịnh Danh. Tuy nhiên có một chút xíu khác nhau, đó là ta có thể dùng chiêu thức chọn lựa đối tượng để thực tập, như để một vật ở trước mắt, trong tầm nhìn gần, khi tọa thiền. Ta chỉ nhìn vật ấy, cho đến khi chỉ còn có một cái Biết không lời mà thôi, vật chỉ còn mờ nhạt trước mắt. Hoặc ta dụng công trong tư thế nhìn xa, ra bãi biển, đứng hay ngồi nhìn ra chân trời, cách này không chọn lựa đối tượng, nhìn đến khi chỉ còn cái Biết không lời, tiếng sóng vỗ lần lần nhạt nhòa thành những âm vang. Tức là vừa sử dụng nhãn căn và nhĩ căn cùng lúc. Kỹ thuật này khác một chút với kỹ thuật Không Ðịnh Danh, ở chỗ kỹ thuật Không Ðịnh Danh thường sử dụng chiêu thức nhìn lướt qua mọi vật mà trong não không khởi một lời nói thầm nào. Tuy vậy, cả hai kỹ thuật này đều có nội dung là thấy đối tượng mà không khởi ra một niệm nào: gọi tên, phân biệt, so sánh, ưa hay ghét...Tức là phải có cái NHÌN NHƯ THẬT, không thêm gì nữa.

Trong kỳ Hạ -1996, những tác động sinh học trong thân khi mới bắt đầu dừng được niệm là những hoạt hóa về cơ bắp, tự động điều chỉnh vài trục trặc của cơ thể. Ðến khi cơ thể khỏe mạnh rồi, những hoạt hóa cơ bắp tự động chấm dứt. Lần lần tác động sinh học hoạt hóa dây thần kinh. Trong kỳ Hạ- 1997, con bước vào giai đoạn những mô thức tri giác riêng rẻ khởi ra, trong khi ngồi thiền. Thường xuyên, con cảm nhận ngứa như có kiến cắn, hay nhột như kiến bò từ nơi này đi nơi khác, khi thì ở trán, ở mặt, lúc ở da đầu,

ở lưng; có khi nghe như dế búng nhảy ra rồi chui đi chỗ khác. Lúc có cảm nhận như vậy tức là tâm đã duyên theo cảm thọ rồi. Hơn nữa, có lần con không nhịn được, tức là lúc đó tâm con đã gá vào chỗ ngứa, con đưa tay gải và bắt kiến nhưng không có con nào. Do đó con đã dấy niệm. Giai đoạn này, Thầy tạm gọi là Ðịnh sát na, và Thầy dạy phải giữ vững cái Biết của tánh giác, không duyên theo các cảm thọ nữa. Ðến cuối khóa Hạ này, những tác động sinh học lần lần trở nên nhẹ hơn, không còn làm cho con khó chịu nữa. Bấy giờ chỉ còn những cảm thọ bình thường như: đầu nằng nặng, thở nhẹ và chậm, ngực nặng, mặt môi nhẹ như tan biến mất, nước miếng chảy nhiều, thân ấm...

Trong bước dụng công đầu tiên, Thầy dạy thêm một kỹ thuật nữa, cho khóa IV- 1998, là kỹ thuật KHÔNG DÁN NHÃN ÐỐI TƯỢNG, song song với kỹ thuật Không Ðịnh Danh và Chú Ý Trống Rỗng. Nhờ đủ duyên nên con lại Nhập Hạ- 1998, và được dự thính khóa IV, con cũng thực tập theo khóa IV. Mỗi năm, con thấy mình khá hơn năm trước nhiều, về mặt dụng công và về trí huệ. Mỗi khóa học, con đều thu thập được nhiều điều mới lạ, tuy nội dung chính vẫn là một, nhưng Thầy đã diễn giải ra nhiều cách, nhiều sắc thái, nhiều chi tiết, lại thêm nhiều chiêu thức dụng công mới nữa cho những ai không thích hợp với các chiêu thức trước. Mỗi chiêu thức mới con đều thực tập để rút kinh nghiệm về cách dụng công và kết quả. Vì vậy con tìm được vài chiêu thức thích hợp nhất với mình.

Khi tọa thiền, niệm khởi lên, để đối trị, con NHÌN THẲNG NIỆM; niệm lặn mất. Trong

lúc tọa thiền tự động con nhắm mắt. Sử dụng chiêu thức nhìn thẳng niệm có nghĩa là tuy mắt nhắm lại, nhưng tia nhìn vẫn hướng thẳng tới trước, đó là vùng tiền trán, tức là vùng ý thức, vùng ý căn và vùng ký ức vận hành. Vùng ý thức hay phân biệt, vùng ý căn hay suy nghĩ, biện luận với trí năng, vùng ký ức vận hành hay tự động dấy lên những niệm thuộc về quá khứ mới xảy ra, còn vẩn vơ. Nhìn thẳng vào chúng, chúng không dấy lên được. Vì lúc đó cái Biết của tánh giác đang làm chủ, vọng niệm không khởi được. Tác động sinh học sẽ làm cho vùng tiền trán nằng nặng. Chiêu thức này con sử dụng khi niệm dấy lên nhiều.

Lúc đã thuần thục hơn, con thực hành chiêu thức GÁ VÀO MÔI. Lúc bước vào vô niệm, muốn giữ cho trạng thái vô niệm kéo dài lâu, con gá ý một chút vào môi. Lần lần môi sẽ tê tê, nhè nhẹ và cuối cùng tan biến mất, cảm giác tan biến sẽ từ từ lan ra gần hết mặt, tưởng như mình không còn có mặt nữa, nhưng đầu lại nặng. Lúc bấy giờ, vì toàn thân đã thư giãn, cổ không còn sức đứng, dường như trở nên mềm đi, không giữ được sức nặng của đầu, nên đầu sẽ gục xuống. Chiêu thức gá vào môi có thể áp dụng khi thiền hành, vì không cần nhắm mắt, tuy vậy không vào định sâu bằng khi tọa thiền.

Thầy lại dạy thêm các chiêu thức THƯ GIÃN LƯỠI và THƯ GIÃN NÃO. Vì lưỡi là một bộ phận phát ngôn, khi gá ý vào đầu lưỡi và thư giãn nó, đồng thời ta đóng cửa luôn cơ quan ngôn hành. Tác động sinh học sẽ làm cho đầu lưỡi tê tê và rồi tan biến đi; tương tự như khi gá ý vào môi. Thư giãn não thì tiến trình chậm

Page 54: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

54

hơn một chút, ta thư giãn từ vùng trán, vùng giữa, rồi xuống luôn càm. Thư giãn có nghĩa là buông thả xuống tất cả các cơ bắp, không gượng lại, không gồng. Chiêu thức này sẽ khiến cho đầu trở nên nặng hơn và gục xuống. Ta phải tỉnh thức sửa đầu thẳng trở lại. Tuy con có thực tập hai chiêu thức này, nhưng con không sử dụng hàng ngày.

Tóm lại, trong giai đoạn I, Thầy dạy 3 kỹ thuật chính, đó là Không Ðịnh Danh Ðối Tượng, Chú Ý Trống Rỗng và Không Dán Nhãn Ðối Tượng. Ðể ứng dụng 3 kỹ thuật này, Thầy dạy nhiều chiêu thức dùng mắt, tai hay thân... trong nhiều tư thế khác nhau: đi, đứng, ngồi chơi và tọa thiền.

Qua giai đoạn II, Thầy dạy kỹ thuật thứ 4: TỈNH THỨC BIẾT. Cái Biết này dĩ nhiên là của tánh giác, chớ không phải của ý thức. Khi nào có cố gắng, có tập trung, có niệm, đó là cái Biết của ý thức. Cái Biết của tánh giác là cái Biết không lời, hay vô ngôn, vô niệm. Con thực tập như sau: khi tọa thiền, bước vào vô ngôn, giữ vững cái biết đó bằng cách luôn luôn tỉnh thức, không quên; nếu quên, niệm sẽ dấy lên, khi ấy nhận ra liền thì lập tức niệm sẽ lặn đi. Tỉnh thức có nghĩa như lúc nào cũng nhớ, cũng nhận ra niệm liền. Tỉnh thức cũng như ngọn đèn chiếu sáng, soi rọi tâm. Nếu ngọn đèn mờ đi, niệm sẽ khởi dù cho ta không có ý khởi, nhưng từ vùng ký ức dài hạn, ký ức ngắn hạn, ký ức vận hành vẫn có thể tự động gợn lên trong nhãn thức. Trong giai đoạn này, ta vẫn có thể thực tập Tỉnh Thức Biết trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày, nhưng muốn vào định phải tọa thiền; thời gian tọa thiền cũng được thầy cho lâu hơn, tức là 1 tiếng rưỡi.

Trên nguyên tắc, tới đây phải chấm dứt niệm, hay là tầm và tứ. Nhưng thực tế, con vẫn chưa làm được. Những niệm thô, mạnh, con không chủ ý khởi nữa; nhưng các niệm tự động gợn lên thì vẫn còn; khi nhận ra thì tắt nó, nhiều lúc quên cũng bị nó dẫn đi rong.

Ðể trợ duyên cho việc dụng công, Thầy dạy thêm kỹ thuật thứ 5, đó là THẦM NHẬN BIẾT. Thật ra đây chính là chức năng của Tánh Giác mà thôi: cái Biết thầm lặng. Lúc nào cũng giữ vững cái Biết thầm lặng này trong các sinh hoạt bình thường. Và tọa thiền để vào định sâu hơn. Thầy đã cho thực tập như sau: bắt đầu thiền hành vô ngôn ba vòng, rồi trong trạng thái thầm nhận biết đến ngồi tại chỗ của mình, tất cả các cử động của thân đều làm theo thủ tục: kéo chân, để tay, sửa thân, thư giãn, luôn luôn thầm nhận biết, là vào định luôn. Tới kỹ thuật này, thực ra không phải là kỹ thuật, mà chỉ là giữ cái Biết của Tánh Giác để vào định, tới đây mới không còn cố gắng nữa, không còn dùng phương tiện gì khác. Con thường sử dụng phương cách này khi bắt đầu vào định, vì nó nhanh nhất và đơn giản nhất. Tuy nhiên, khi có niệm khởi, con thường gá ý vào môi để giữ vững trạng thái định. Lúc này tác động sinh học rất nhẹ nhàng, vi tế. Trong khi ngồi chơi, con thử Thầm Nhận Biết, thì dường như khó cảm nhận được sự khác biệt giữa trạng thái có niệm và không niệm.; dường như bây giờ lằn ranh giới không còn nữa. Ðiều này khác hẳn với giai đoạn 1, lúc bắt đầu dừng được niệm, những tác động sinh học rất rõ nét, như có một luồng điện rung chuyển bên trong thân. Con biết là bây giờ tế bào thần kinh lần lần có quán tính yên

lặng, nó đã thuần lại từ từ, nên dù có bất chợt bị dừng, nó cũng không “quậy” nhiều nữa. Hơn nữa, thân con khỏe mạnh, không có bệnh tâm thể, không có trục trặc gì, nên không cần tác động sinh học để chữa trị.

Trên đây, con tóm tắt những phương cách con đã áp dụng tu tập theo lời Thầy dạy trong các khóa Hạ và các khóa I, II, III, IV. Mục đích của tất cả phương cách này là chiến thắng phàm ngã, làm hiển lộ tánh giác. Hay nói theo kinh Kim Cang: hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Trong khi tu tập, con lại có vài “tiểu xảo” riêng để hổ trợ mình. Như con đã có nói, tiểu xảo quan trọng nhất là SOI LẠI CHÍNH MÌNH. Các bậc tiền bối đã từng dạy: “Phản quan tự kỷ”, “Hồi quang phản chiếu”, hay “Quán tâm”, mục đích là mình phải nhìn thật rõ tâm mình mới mong khắc phục nó. Phương thức này là để cho tâm được yên lặng, bình thản, không phóng tâm ra ngoài dòm ngó và xét đoán người khác, hay vướng mắc nhiều với hoàn cảnh chung quanh; do đó nó rất quan trọng vì dễ đưa ta vào định. Phương thức này tương tự như Giới trong Giới Ðịnh Huệ. Nó cũng là Chăn Trâu khi con trâu đi ra ngoài đồng, còn những kỹ thuật dừng niệm là chăn trâu khi con trâu đã ở trong chuồng.

Nhờ con thường xuyên nhìn lại tâm mình nên con mới có thể nhận ra những biến chuyển nội tâm trong từng khúc quanh của dòng sông đời mình; do đó con mới viết bài trình thứ ba: “Những Khúc Sông Tâm”

Nhờ nhìn lại mình nên con nhận rõ anh phàm ngã của con đủ tất cả tật xấu: cũng tham

Page 55: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

55

lam, ái dục, cũng sân hận, ghen ghét, cũng buồn phiền, ngạo mạn, thành kiến...Do đó, con mới hiểu một hạnh Phật dạy mà lúc trước con không thể hiểu, đó là hạnh Tàm Quí: biết tự mắc cỡ, biết tự hổ thẹn...

Nhờ nhìn lại tâm mình thôi nên con không nhìn kỹ đến tâm của người khác, không dám xét đoán phê bình, chỉ trích người khác. Do đó bớt gây thêm ý, lời và thân nghiệp đối với người khác.

Thêm một “tiểu xảo” thứ hai con thường áp dụng, là QUÁN. Trong lớp Tăng cường cơ bản Thiền tháng 11- 1998 vừa qua, Thầy giảng kỹ các phương thức Quán: Anupassanà, Vipassanà, Bhàvanà... Con ngẫm lại thì thấy mình từ lâu đã sử dụng hai cách. Theo cách Anupassanà, quán sát, ngẫm nghĩ, tự xem xét nội tâm; đó là cách quán tâm, quán vô ngã, vô thường. Còn thuật ngữ Vipassanà: thấy rõ ràng, nhận thức trực giác hiện tượng thế gian; trong thời gian con đối mặt với cảnh Già, Bệnh, Chết. Những điều này con đã có kể rồi trong các bài trình thứ nhất và thứ ba.

Ngoài ra con còn có vài “tiểu xảo” rất chi li nữa. Nói rõ ra thì cũng hơi buồn cười, vì nó riêng tư, thầm kín và nhỏ nhặt. Tuy nhiên con vẫn xin nói ra đây. Những lúc tự thấy mình lười biếng, buông lung, hay có chuyện bực bội từ bên ngoài đưa tới, con đem Tử Thần ra dọa mình: Bộ mình còn nhiều thì giờ lắm hay sao mà lười biếng, mà để ý đến những chuyện đó. Nếu người ta không ưa mình mà mình bực bội thì đó là nghiệp của mình. Còn nếu mình không quan tâm tới thì đó là nghiệp của người ta. Cái này cũng tương tợ như quán vô thường.

Con lại còn có một cách riêng để trị con ma sân rất hữu hiệu. Cách này chắc chưa có sách nào nói đến. Con biết thông thường muốn hạ cơn giận, người ta khuyên nên từ từ uống nước từng hớp một, sẽ bình tĩnh lại. Con thì dùng cách khác.

Ngày xưa, khi còn học lớp đệ nhứt trường Gia Long (khoảng 1960), lúc đó mới 18 tuổi, con có một nhỏ bạn thân, hai đứa ngồi bên cạnh nhau ở bàn nhứt. Một hôm không biết vì sao hai đứa giận nhau, không thèm nói chuyện. Bỗng nhiên nhỏ bạn lấy trong cặp ra cái kiếng soi mặt nhỏ của nó. Con liếc thấy nói thầm nhỏ này xí xọn, đang giờ học mà soi mặt. Nó nhìn mặt nó trong kiếng rồi cười, rồi nó để cái kiếng trên trang tập trước mắt con, con nhìn xuống thấy mặt mình kỳ cục quá liền bật cười luôn không kềm lại được. Vậy là hòa nhau. Từ đó mỗi khi con biết mình đang giận tức, con liền đến trước kiếng soi mặt. Ðến bây giờ con vẫn thường soi mặt mình, con có thể nhìn thấy mặt mũi con ma sân hận ra sao, khi con nhìn thấy mặt nó, nó tức khắc biến mất. Con cũng thường nhìn con ma phiền não, nhưng con ma này khó trị hơn. Con cũng nhìn thấy con ma vô thường trên mớ tóc ba màu của con: cọng đen, cọng trắng, cọng vàng mà con cố ý không nhuộm. Mớ tóc này cũng là thông điệp của Phật gởi đến nhắc nhỡ con đừng phí thì giờ vì những chuyện không đâu. Ngoài ra con lại còn có một chiếc vòng cẩm thạch đeo ở cổ tay. Nó không phải là một món trang sức để làm đẹp, mà nó là vật kỷ niệm truyền từ bà ngoại con. Ba con nói từ khi ba má cưới nhau, đã thấy bà ngoại có đeo chiếc vòng này rồi. Năm 1975, bà ngoại con mất, để lại chiếc vòng cho đứa

con gái lớn là má con. Năm 1995, má con mất, ba con cho con chiếc vòng. Ðến con thì chiếc vòng tới đời thứ ba rồi, có thể nó đã hơn 60 tuổi. Hằng ngày nhìn thấy chiếc vòng, con nhớ mạng sống con người ngắn lắm. Chiếc vòng này đâu có gì bền chắc, nếu va chạm mạnh, hay rơi rớt xuống gạch là bể ngay, sự hiện hữu của nó rất mong manh. Vậy mà nó đã chứng kiến hai cuộc đời, hai thế hệ, thì một đời người có nghĩa lý gì, nó mong manh còn hơn sự hiện hữu của một chiếc vòng nhỏ bé vô nghĩa. Tuy con cũng biết tất cả mọi vật đều vô thường, nhưng chiếc vòng đối với con có nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn.

Trên đây con sơ lược đưa ra các phương thức mà con đã áp dụng để chiến đấu với Phàm Ngã của con. Chiến lược và chiến thuật của con vô tình tương tợ như chiến lược và chiến thuật của vua Quang Trung thuở xưa.

Bài học lịch sử về chiến thắng vẻ vang của Bắc Bình Vương thuở xưa với những trận đánh Ngọc Hồi, Hà Hồi, Ðống Ða... Ðó là tốc chiến tốc thắng, trong thế tấn công kẻ địch trước, tấn công chớp nhoáng nhiều mặt cùng lúc: vừa tâm lý làm cho địch sợ hãi hoang mang, vừa phân ra nhiều mũi dùi tấn công và chận hết ngõ ngách thoát thân của địch.

Trước hết, con xin kể một ví dụ nhỏ, những phương cách con dùng để chiến thắng một địch thủ dễ nhận diện là Bệnh. Ví dụ bệnh cảm cúm. Con không có chích ngừa, nhưng trong mùa cảm cúm con cũng ít bị nhiễm bệnh. Chẳng may một buổi sáng nào đó thức dậy, nuốt nước miếng nghe đau. Con biết bệnh này sẽ từ từ tăng gia và sẽ phải đi hết chu kỳ của nó mới xong.

Page 56: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

56

Nhưng con sẽ ra tay tấn công trước. Trước hết con dùng thuốc thông thường như mọi người, thuốc cảm, thuốc trụ sinh trong 1 tuần lễ, đồng thời con gia tăng thở nội lực, chú ý đến kích thích các tuyến bạch huyết bào tiết ra thêm bạch huyết bào tiêu diệt vi trùng lạxâm nhập cơ thể. Con lại tăng thêm giờ tọa thiền, sử dụng chiêu thức gá ý nơi các tuyến nội tiết cổ họng, những tác động sinh học trong định sẽ điều chỉnh các trục trặc cơ thể. Ngoài ra, con lại phòng vệ mặt ngoài nữa, đó là quấn khăn quanh cổ, giữ cổ và ót được ấm, mang vớ giữ lòng bàn chân ấm, uống nước nóng chanh đường. Con lại còn ngậm thêm trái A tử, vị chát của nó sẽ tẩy sạch cổ họng. Vài ngày sau triệu chứng đau cổ chấm dứt, bệnh bị chận đứng từ lúc mới bắt đầu. Con không coi thường địch thủ, nên con khắc phục được nó.

Nhưng tên Phàm Ngã không đơn giản như tên Bệnh. Nó khôn ngoan, quỷ quyệt hơn nhiều, cho nên bao nhiêu năm con đã sủng ái một mình nó. Bây giờ muốn dạy dỗ nó, khi thì dùng chiêu thức chớp nhoáng, cứng cỏi: tắt niệm; khi dùng chiêu thức vuốt ve nói phải trái với nó: quán chiếu; khi thì hăm dọa: đem Tử thần ra; khi thì ngọt ngào dụ dỗ: đây là phước báu, đây là công đức, đây là Phật sự. Trận chiến này vẫn còn dằng dai tiếp diễn, nhưng con biết tên Phàm Ngã đã bắt đầu lép vế, tuy chưa chịu chết nhưng nó đã vô khuôn. Giống như một toa xe lửa đã đặt đúng vào khớp của đường rầy, chờ đầu máy xe lửa kéo đi mà thôi.

Kính thưa Thầy,

Trên đây con đã cố gắng trình bày những kỹ thuật và chiêu thức Thầy đã hướng dẫn tu

học và con sử dụng thường xuyên cho tới ngày nay. Con xin hứa con sẽ nỗ lực dụng công hơn nữa để khi đầu máy xe lửa khởi hành tiếp thì toa xe lửa của con phải đi tiếp tới chớ không bị rơi rớt dọc đường một mình.

Kính bút

28-1-1999

VƯỜN THƠ

CHIẾC LÁ VỀ NGUỒN Con như chiếc lá giữa dòng

Lênh đênh chao đảo mà không bến bờ,

Thân như gỗ mục cây khô, Tâm như cuộn chỉ, ai vò rối tinh. Chán đời nghĩ muốn quyên sinh, Cho rồi một kiếp nhân sinh dư thừa. Rồi duyên đưa tới như mơ,

Con tìm đến chị Minh Như học Thiền,

Tâm con vốn đã đảo điên, Bao nhiêu lời giảng như chim bay rồi, Mỗi ngày chỉ nhớ Thở thôi,

Hai thì nhất quyết thở hoài không quên.

Ngồi thiền thì lại đau chân, Vọng tâm vẫn cứ liên miên nhảy vào, Quyết tâm không nản tập đều, Rồi duyên lại đến con đâu có ngờ,

Viếng thăm thiền viện mùa thu,

Thầy dạy quét lá mà như quét hồn,

Bụi trần đã phủ lâu năm, Nhờ đi quét lá, mờ dần mốc rêu. Ngày ngày tháng tháng qua mau,

Vọng tâm bớt khởi, nỗi đau vơi dần. Tập nghe, tập thở, tập nhìn,

Không trụ, không giữ, không cần nghĩ suy,

Quá khứ không nhớ mà chi, Tương lai chưa đến, nói gì ước mong. Nói thầm dứt bỏ tuyệt căn,

Là tâm bớt khổ, là thân mạnh lành.

Tạ ơn Thầy, quí thầy và quí cô, chị Minh Như và các anh chị Đạo tràng Tánh Không San Jose.

Diệu Nhân 25- 3- 07

PHẦN IV

THÔNG BÁO

CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2009

Tháng 1:

HOUSTON, TEXAS

1 - Lễ khai mạc Trung tâm Sinh hoạt Hội Thiền Tánh Không Texas

Địa chỉ: 8388 West Sam Houston Parkway, suite 208- Houston, TX.77072

Thời gian

Ngày 4-1-2009 lúc 9:00AM.

Page 57: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

57

2 - Khóa Căn bản 54 (7 ngày)

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ.

Khai triển:

- Kiến thức Phật học

1) Ý nghĩa niệm danh hiệu Phật

2) Tiến trình tu chứng của Đức Phật

3) Kinh liên hệ đến Tánh giác:

a) Kinh Bhiya

b) Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

- Kiến thức Thiền học

1) Đại cương ý nghĩa niệm Biết trong Thiền Căn Bản

a) Biết Có lời

b) Biết Không lời

2) 4 phương tiện thực hành trong Thiền Căn Bản bằng niệm Biết

a) Quán

b) Chỉ

c) Định

d) Huệ

3) Ba Sắc Thái Biết

4) Chuyện Bà Già Đốt Am

- Kiến thức Khoa học

Hồi đáp sinh học trong Thiền

a) Sự tương tác giữa tâm-pháp-não bộ đối với sự hài hòa thân tâm và phát huy trí tuệ tâm linh

Thời gian

Từ ngày 4 đến ngày 10- 1- 09 tại Trung tâm Thiền Tánh

Không Texas (lầu 2 Thương xá Việt Hoa).

- Tất niên tại Houston, ngày chủ nhật 11 tháng 1-2009 tại nhà hàng Phoenix.

Thầy Thiền chủ giảng 1 thời pháp chủ đề: “Thiền dưới ánh sáng của khoa học”.

Ban tổ chức: cô Tâm Như: ĐT: 281-495 1061

Email: [email protected]

Cô An Như: ĐT: 281- 568 7070

Email: [email protected]

THIỀN VIỆN TÁNH KHÔNG

- Tất niên tại thiền viện Tánh Không sáng ngày chủ nhật 25 tháng 1- 2009

+ Khánh thành Thiền Đường mới.

+ Lễ xuất gia và lễ qui y cho thiền sinh các đạo tràng sáng ngày chủ nhật 25- 1- 2009 (xin ghi danh trước từ bây giờ)

+ Lễ ra mắt Ban Điều hành mới của Hội Thiền Tánh Không.

+ Thầy Thiền chủ giảng 1 thời pháp chủ đề: “Thiền dưới ánh sáng của khoa học”.

Tháng 1 & 2

ĐẠO TRÀNG NAM CALI

- Khóa Thiền căn bản 53: (7 ngày) tháng 1

Tuần lễ thứ 1: ngày 3 & 4

Tuần lễ thứ 2: ngày 10 & 11

Tuần lễ thứ 3: ngày 17 & 18

Tuần lễ thứ 5: ngày 31

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

- Khóa Bát nhã lớp trung cấp 1 (7 ngày) tháng 2

Tuần lễ thứ 1: ngày 7 & 8

Tuần lễ thứ 2: ngày 14 & 15

Tuần lễ thứ 3: ngày 21 & 22

Tuần lễ thứ 4: ngày 28

Chuyên đề:

1- Khái quát Bát nhã- Trí và Huệ- Trí căn và Huệ căn

2- Chân lý qui ước- Chân lý tối hậu

3- Thiền Huệ: Như thật

4- Thiền Định: Thở- Không nói: bước 3

5- Phương tiện thực hành Bát nhã: nhận thức.

6- Tâm trong đạo Phật

7- Những qui luật chi phối nhân cách con người

Ban tổ chức:

Anh William Ngô: ĐT: 909- 569 8617 cell

Email: [email protected]

Anh Không Đạo: ĐT: 714- 642 0573 cell

Email: [email protected]

Tháng 3

ĐẠO TRÀNG BẮC CALI

+ SACRAMENTO

- Chủ nhật 1- 3-2009: giảng đại chúng: Thầy Thiền chủ giảng 1 thời pháp, chủ đề: “Thiền dưới ánh sáng của khoa học”.

- Khóa Thiền căn bản 55 (7 ngày)

Từ 16-3 đến 22-3-2009

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

Ban tổ chức: anh Chí Hải

ĐT: 530- 758 7410

Email: [email protected]

+ SAN JOSE

Page 58: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

58

- Khóa Bát nhã, lớp trung cấp 2 (10 ngày)

Từ 2-3 đến 11- 3- 2009

Chuyên đề:

1- Khai triển: Tiến trình thành đạo của Đức Phật

2- Chân như: lý thuyết và thực hành bước 1 & 2

3- Không: lý thuyết và thực hành bước 1& 2

4- Thực hành: Thở- Không nói: bước 3 & 4

- Chủ nhật 15- 3-2009: giảng đại chúng: Thầy Thiền chủ giảng 1 thời pháp, chủ đề: “Thiền dưới ánh sáng của khoa học”.

- Khóa Thiền căn bản 56 (7 ngày)

Từ ngày 23- 3 đến 29-3-2009

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

Ban tổ chức:

Anh Không Định:

Email: [email protected]

Cô Thuần Trí Tịnh: ĐT: 408- 799 4221

Email: [email protected]

Tháng 4

ĐẠO TRÀNG SYDNEY- ÚC

- Khóa Thiền căn bản 57 : (8 ngày)

Từ ngày 9- 4- 09 đến 16- 4- 09

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

- Khóa Bát nhã lớp trung cấp 1 ( 8 ngày)

Từ ngày 17- 4 đến 24- 4- 09

Chuyên đề:

1- Khái quát Bát nhã- Trí và Huệ- Trí căn và Huệ căn

2- Chân lý qui ước- Chân lý tối hậu

3- Thiền Huệ: Như thật

4- Thiền Định: Thở- Không nói: bước 3

5- Phương tiện thực hành Bát nhã: nhận thức.

6- Tâm trong đạo Phật

7- Những qui luật chi phối nhân cách con người

Ban tổ chức: cô Minh Đạo: ĐT: 02 97 02 17 95

Email: [email protected]

Cô Minh Thường: ĐT: 04 00 22 59 59

Email: [email protected]

Tháng 5

ĐẠO TRÀNG PARIS

Khóa Thiền căn bản 58 (7 ngày)

Từ 1-5 đến 7- 5- 2009

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

- Khóa Bát nhã lớp trung cấp 3 (10 ngày)

Từ ngày 12- 5 đến ngày 21- 5- 2009

Chuyên đề:

1- Tiến trình thành đạo của Đức Phật qua tuần lễ thứ 4 và thứ 5

2- Sự khác nhau giữa Pháp tánh và Pháp giới tánh

3- Ba la mật trong 2 hệ Phật giáo : Nguyên thủy và Phát triển

4- Thập địa bồ tát

5- Thực hành Không định hay Chân như định: bước 4

Ban tổ chức: cô Minh Y: ĐT: 1 43 04 32 93

Email: [email protected]

KHÓA NGẮN HẠN 3 NGÀY 8, 9, và 10- 5-2009

Nói tiếng Pháp.

Thông dịch : Cô Thanh Tú và anh Vinh.

Dành riêng cho người Pháp và Việt tại Toulouse.

Kiến thức Thiền học 1) Thở

2) Nhìn Ánh Sáng Nắng

3) Nghe tiếng chuông

Kiến thức Khoa học

1) Hồi đáp sinh học

2) Các định khu Vỏ Não và chức năng 3 vùng vỏ não.

3) Đo Điện Não Đồ

Khí công căn bản

Những tư thế Thở Căn bản liên hện dến Tim Mạch, Thận, và Gan.

Ban tổ chức:

Cô Minh Anh, ĐT: 33 5 61 44 33 46

Email: [email protected]

Tháng 6

ĐẠO TRÀNG STUTTGART - ĐỨC

KHÓA BÁT NHÃ LỚP TRUNG CẤP 1 (8 ngày)

Từ ngày 3- 6 đến ngày 10 tháng 6- 2009

KIẾN THỨC PHẬT HỌC

1- Khái quát Bát nhã- Trí và Huệ- Trí căn và Huệ căn

2- Chân lý qui ước- Chân lý tối hậu

Page 59: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

59

KIẾN THỨC THIỀN HỌC

3- Thiền Huệ: Như thật

4- Thiền Định: Thở- Không nói: bước 3

5- Tâm trong đạo Phật

6- Những qui luật chi phối nhân cách con người

KIẾN THỨC KHOA HỌC 7- Phương tiện thực

hành Bát Nhă: Nhận Thức.

- Khóa Bát nhã thứ 7 Lớp Trung Cấp 4 (8 ngày)

Từ ngày 3- 6 đến ngày 10 tháng 6- 2009

Chương trình: gồm các chuyên đề:

KIẾN THỨC PHẬT HỌC 1- Khai triển: Tiến trình

thành đạo của Đức Phật

2- Kinh Đại Bát Niết Bàn

3- Thất Giác chi

4- Tứ Niệm xứ

KIẾN THỨC THIỀN HỌC 5- Phật tánh- Tánh giác

6- Chủ trương của Tổ Bồ đề Đạt ma

7- Tổ sư Thiền

KIẾN THỨC KHOA HỌC & KỸ THUẬT THỰC HÀNH

8- Củng cố Không định và Chân như định: bước 4 & 5

LỚP CĂN BẢN 3 NGÀY Khóa tu học ngắn hạn cho người Đức và người Việt

12, 13, và 14- 6-2009

Thực hành những chiêu thức và vài kỹ thuật căn bản.

KHÓA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO THỨ 2

Lớp Cao Cấp 4 (6 ngày)

Từ ngày 15 đến ngày 20- 6- 2009

Chủ đề học:

+ Tâm sở trong Trưởng lão bộ và Nhất thiết hữu bộ

+ Tâm- Trí- Thức

+ Nghiệp - Luân hồi - Tương quan nhân quả

Ban tổ chức: anh Quang Chiếu: ĐT: 1-49 70 31 67 17 90

Email: [email protected]

Tháng 7

ĐẠO TRÀNG HOUSTON

- Khóa Căn Bản thứ 59 (7 ngày)

Từ 4/7 đến 10/7/09

- Khóa Bát Nhã Lớp Trung Cấp 1 (7 ngày) Từ 11/7 đến 17/7/09

- Khóa Bát nhã thứ 8 Lớp Trung cấp 4 (tiếp theo lớp trung cấp 4 tháng 12-08 tại thiền thất Chân như) (học 8 đêm)

Thời gian

Từ 19:00 đến 21:00 giờ ngày 4/7 dến 18/7.

Chủ đề học: 3 chuyên đề

+ Khai triển tiến trình thành đạo của Đức Phật

+ Chủ trương của Tổ Bồ đề Đạt ma và Tổ sư Thiền

+ Tánh giác và Phật tánh

KHÓA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO THỨ 4

LỚP CAO CẤP 1 Học ban đêm: từ 4/7 đến 11/7/09

Học ban ngày: từ 19 đến ngày 22 tháng 7/09

- Khóa Kiến thức khoa học về Não bộ (3 ngày) Từ ngày 23 đến ngày 25-7-2009

Thời gian

Sáng: - 9:00 PM - 12:00 PM

Chiều: - 2:30 PM - 4:30 PM

- Khóa Bát nhã Lớp Trung cấp 2 (10 ngày)

Từ ngày 31/7 đến ngày 9/8- 2009

KIẾN THỨC PHẬT HỌC 1- Khai triển: Tiến trình thành đạo của Đức Phật

KIẾN THỨC KHOA HỌC

2- Sự tương tác giữa tâm-pháp- não- thân

3- Chân như: lý thuyết và thực hành bước 1 & 2

4- Không: lý thuyết và thực hành bước 1 & 2

5- Thực hành: Thở- Không nói: bước 3 & 4

Ban tổ chức: cô Tâm Như: ĐT: 281-495 1061

Email: [email protected]

Cô An Như: ĐT: 281- 568 7070

Email: [email protected]

Tháng 8

Thời gian

Chiều ngày: 22/8

từ 2:00 pm đến 5:00 pm

Giảng cho Đại chúng

THIỀN DƯỚI ÁNH SÁNG KHOA HỌC Địa điểm

Sangha Center, 7641 Tabert Ave.

Hungtinton Beach, 92848.

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc:

- Cô Thu Vân

ĐT: 714-432-7133

Page 60: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

60

Email:

thuvanduong@ sbcglobal.net

Tháng 9

ĐẠO TRÀNG TORONTO

- Khóa căn bản 59 (7 ngày)

Từ 5-9 đến 11-9-2009

Chuyên đề: Làm chủ sự suy nghĩ

- Khóa Bát nhã lớp trung cấp 3 (8 ngày)

Từ ngày 12- 9 đến 19- 9- 2009

Chương trình: 5 chuyên đề

1- Tiến trình thành đạo của Đức Phật qua tuần lễ thứ 4 và thứ 5

2- Sự khác nhau giữa Pháp tánh và Pháp giới tánh

3- Ba la mật trong 2 hệ Phật giáo : Nguyên thủy và Phát triển

4- Thập địa bồ tát

5- Thực hành Không định hay Chân như định: bước 4

- Khóa Bát nhã lớp trung cấp 4 (7 ngày)

Từ ngày 21- 9 đến 27- 9- 2009

Chương trình: gồm các chuyên đề:

1- Tiến trình thành đạo của Đức Phật

2- Phật tánh- Tánh giác

3- Chủ trương của Tổ Bồ đề Đạt ma

4- Tổ sư Thiền

5- Củng cố Không định hay Chân như định: bước 4 & 5

Ban tổ chức: cô Minh Hải: ĐT: 905- 764 6765

Email: [email protected]

Tháng 10

THIỀN VIỆN

KHÓA BÁT NHÃ TRUNG CẤP 2 (9 ngày)

Thời gian

Ngày: 2, 3, 4 & 9, 10, 11 & 16,17,18 tháng 10 2009.

Giờ:

Sáng: từ 9:00 đến 12:00

Chiều: từ 2:30 đến 5:30

- Khóa nhập thất 10 ngày tại Thiền viện từ 21- 10- 2009 đến 30- 10- 2009 dành cho khóa Bát nhã, lớp trung cấp 4 năm 2008 nhập thất chuyên tu.

(Khóa Bát nhã 10 lớp Trung cấp 4 được bổ sung 2 ngày học, là 2 ngày chót trong thời gian này, chủ đề: Phật tánh và Tánh giác).

Xin ghi danh trước.

Trưởng Ban tu học của Hội Thiền Tánh Không:

- Cô Kim Chung

ĐT: 714- 973 8782

Email: [email protected]

Tháng 11 : THIỀN VIỆN

- Khóa Tâm lý học Phật giáo, lớp cao cấp 3 (8 ngày) từ 1-11-2009 đến 8-11-2009

Chuyên đề học:

Luận thư của Nhất thiết hữu bộ và của Trưởng lão bộ

- Khóa Tâm lý học Phật giáo, lớp cao cấp 4 (8 ngày) từ 10- 11- 09 đến 18- 11- 09)

Chuyên đề học:

+ Tâm sở trong Trưởng lão bộ và Nhất thiết hữu bộ

+ Tâm- Trí- Thức

+ Nghiệp- Luân hồi- Tương quan nhân quả

Xin ghi danh trước.

Trưởng Ban tu học của Hội Thiền Tánh Không Trung ương:

Cô Kim Chung:

ĐT: 714- 973 8782

Email: [email protected]

Tháng 12

THIỀN VIỆN

Khóa an cư mùa Ðông (3 tháng (tháng 10- 11- 12) Dành riêng cho tăng ni tại Thiền viện.

NĂM 2010

Tháng 2-2010

HÀNH HƯƠNG VIẾNG THĂM PHẬT TÍCH TẠI

ẤN ĐỘ VÀ NEPAL LẦN THỨ NĂM (2010)

Nếu đủ duyên, Thầy Thiền Chủ sẽ tổ chức hành hương và viếng thăm Phật tích trong vòng 19 ngày. Từ 23 tháng 2 đến 13 tháng 3 năm 2010

Dự chi

- $3,100 cho 1 người, đi từ phi trường LAX. Đi từ các nơi khác thêm cước phí nối chuyến bay.

Chú ý: - Chương trình hành hương tại Ấn độ có thể thay đổi chút ít, tùy theo Ban Tổ Chức tại Ấn độ.

Tập trung

Ngày 22 tháng 2, tất cả thiền sinh tại Nam Cali tập trung tại Thiền viện. Thiền sinh tại Âu châu có thể bay thẳng đến Delhi.

+ Ngày 23. Khởi hành từ LAX (Nam Cali) bay đi Delhi.

Từ 24 -2 đến 25- 2

Page 61: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

61

+ Ngày 24, tất cả đoàn từ các nơi gặp nhau tại Delhi. Về khách sạn. Du ngoạn thành phố.

+ Ngày 25. Viếng Bảo Tàng Viện Ấn độ, chiêm bái Xá lợi Phật. Sau đó đi xe lửa tốc hành về Bồ Ðề Ðạo Tràng, ngủ trên xe lửa.

Từ 26-2 đến 3-3 Tu học tại Bồ Đề Đạo tràng 5 ngày.

+ Ngày 26: Tới Gaya, vào ở tại khách sạn. Liên tiếp trong 10 ngày, ngụ tại khách sạn và ăn uống tại đây. Phòng ngủ có máy điều hòa không khí.

Buổi chiều thăm thánh địa, nơi Ðức Phật Thành Ðạo. Tại mỗi nơi, Thầy sẽ giải thích những dữ kiện liên quan đến nơi đó. Thí dụ, tại cội Bồ đề, thầy giải thích về 4 tầng Thiền mà qua đó Phật đã thành đạo. Tại sao gọi là Kim Cương Tòa ? Lịch sử về Cây Bồ Ðề hiện nay. Sau đó, Thầy sẽ giải thích về sự kiện lịch sử Hoàng đế A Dục đã dựng lại các Thánh tích trong Bồ Ðề Ðạo Tràng...

8 giờ tối: sinh hoạt tại phòng họp trong khách sạn.

Thầy sẽ công bố về thời khóa sinh hoạt.

Riêng bạn nào không tham gia chương trình thiền định, có thể được Ban Tổ Chức đưa đi tham quan các Chùa lân cận.

+ Ngày 27, 4 giờ sáng, Khai mạc Khóa Tu Ðịnh tại Cội Bồ Ðề. Thực tập Thiền Định ban ngày và ban đêm.

Khóa Tu Học kéo dài trong 5 ngày. Ðến ngày 3- 3 thì bế giảng. 8 giờ tối họp mặt tại khách sạn, rút kinh nghiệm.

Từ 4/3 đến 10/3

7 ngày viếng thăm TỨ ĐỘNG TÂM và những Phật tích tại Ấn độ và Nepal.

+ Ngày 4. Buổi sáng: Từ Bồ Ðề Ðạo Tràng đi thăm Khổ Hạnh Lâm: nơi Ðức Phật đã thực hành khổ hạnh trong 6 nåm. Vài nơi liên quan đến cuộc đời Đức Phật : sông Mohane, sông Phalgu. Chùa các nước v.v

+ Ngày 5. Ði Ragir (kinh đô Ma Kiệt đà). Thăm:

+ núi Linh Thứu,

+ nền cũ tinh xá bác sĩ Jivaka

+ nền cũ nhà tù vua Tần bà sa la

+ Ðại Học Nalanda.

+ suối nước nóng.

+ Trúc Lâm Tinh Xá

. + Ngày 6. Buổi sáng: thăm sông Ni Liên Thiền. Viếng đền Ngài Ca Diếp và hang rắn lửa thần. Viếng làng cô Sujàta, nơi dâng bánh và nơi người cắt cỏ dâng cỏ Kusha cho Phật. Thăm rừng cây Bàng.

+ Chiều thăm nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát của Ðạo Bà la môn, trong khuôn viên Bồ Ðề Ðạo Tràng, cạnh sông Ni liên thiền. Buổi chiều, đi thăm các Chùa quanh vùng, trong đó có chùa Việt Nam.

+ Ngày 7. Sáng sớm rời khách sạn tại Bồ đề đạo tràng, dùng xe bus đi Varanasi (Ba La Nại). Ngủ đêm tại khách sạn ở Varanasi.

+ Ngày 8. 5 giờ sáng tất cả thức dậy, đi thăm Sông Hằng.

+ Đi thuyền chèo trên sông Hằng nhìn cảnh thiêu xác và cảnh bình minh trên sông Hằng.

Trở về dùng điểm tâm tại Khách sạn.

+ 8 giờ thăm Vườn Lộc Uyển, nơi Ðức Phật Chuyển Pháp Luân. Tất cả đi 2 vòng nhiễu quanh tháp: thiền hành vô ngôn. Sau đó đi thăm :

+ Viện Bảo tàng Mỹ thuật. + Thăm biểu tượng Phật Chuyển Pháp Luân do người Tích Lan dựng lập.

+ Buổi chiều rời khách sạn, đi Kushinagara. Ngủ tại khách sạn. Ăn cơm chiều tại đây.

+ Ngày 9. 7 giờ sáng ăn điểm tâm. 8 giờ thăm Thánh Ðịa : Phật Niết bàn. Thăm nơi đức Phật khát nước, ngài A Nan múc nước cho Phật uống nước lần cuối.

Thăm nơi Ðức Phật Nhập Niết Bàn . Tất cả ngồi 2 hàng quanh kim thân đức Phật, tọa Thiền trong 15 phút. Sau đó, đi ra ngoài thăm 2 cây Sa La, chụp ảnh tự do.

Thăm tháp Trà tì.

+ Ngày 10 -3. Sáng sớm đi qua Nepal, đến Lumbini, nơi Ðức Phật Ðản Sinh. Chiều đi thăm Ca Ti La Vệ ở Nepal. Thăm chùa Việt Nam. Ngủ khách sạn tại Nepal.

Từ 11- 3 đến 13- 3 + Ngày 11 trở về Ấn độ, ghé thăm Vương Quốc Ca Tì La Vệ ở Ấn độ.

+ Thăm Vườn Kì Ðà, nơi Ðức Phật thường An cư kiết hạ. Thăm sông Anoma

Chiều đi LUCKNOW đi xe lửa đêm về Delhi .

+ 2 ngày viếng thăm Delhi :

+ Ngày 12. Tới thủ đô Delhi. Mua quà, dạo phố Delhi

+ Ngày 13 : thăm mộ Thánh Gandhi. Sau đó, tất cả đoàn ra

Page 62: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

62

phi trường, bay về lại Mỹ, Đức, Pháp, Canada.

Ghi danh và đóng chi phí: Sư cô Triệt Như: ÐT: 951-789-0682

[email protected]

Thời hạn chót: 30-8-2009

DANH SÁCH HÀNH HƯƠNG

TĂNG NI tại Thiền viện:

1- Thầy Thiền Chủ: Trưởng Đoàn

2- Sư cô Triệt Như

Đạo tràng Nam Cali:

3- Lê Dũng

4- Đông Phong

5- Lê công Quyền

6- Dương Lạc Minh

7- Dương Thu Vân

8- Thái Thân

9- Thái Gina

Đạo tràng Bắc Cali: 10- Nguyễn thị Phượng

11- Đặng Hùng Trí (Tuệ Bảo)

12- Hứa t. Bích Như (Như Thật)

13- Nguyễn thị Phương

14- Nguyễn Hoàng Sơn (Tuệ Sơn)

15- Phạm Trung Thu

16- Lê Kim Tuyết (Huệ Như)

17- Nguyễn văn Quí

18- Phạm Ngọc Trân

19- Nguyễn Chí Trung

20- Chinh Châu

Đạo tràng Paris: 21- Bùi Hữu Trinh (Chân

Hòa)

22- Bạch Yến

23- Minh Nguyệt

24- Minh Thủy

25- Minh Định

26- Huỳnh Elese

27- Bạch Vân

28- Ngọc Hoa

29- Thanh Thủy

30- Liêm Thảo

31- Liêm Kiêm Vân

32- Xuân Thu

33- Thái Ngọc Hoa

34- Minh Anh

35- Minh Kiên

36- Lan Hương

37- Lâm Hoài Minh

Đạo tràng Houston: 38- Tạ Muội (Minh Chánh)

39- Nguyễn thị Nhân

40- Lê văn Hùng (Không Sơn)

Đạo tràng Úc:

41- Chơn Huyền Thạch

Renew Passport Chú ý: - Nếu đến tháng 2- 2010 mà thời hạn của passport còn ít hơn 6 tháng, yêu cầu quí vị nên renew từ bây giờ.

Phụ trách hướng dẫn tại Ấn độ:

Thầy Huyền Diệu, Chùa Việt Nam tại Ấn độ

Phụ trách vé máy bay: Anh Ðỗ Hùng

Ðịa chỉ: CALIFORNIA VACATION

9550 Bolsa Ave # 224 Westminster CA 92683

Ðiện thoại: 714-775-3454.

Phụ trách tổ chức và liên lạc với Ban Tổ Chức tại Ấn độ và vé máy bay:

Sư cô Triệt Như : thiền viện : 951- 789- 0682

Email : [email protected]

Gửi bản sao Passport

Để lập danh sách chính thức, yêu cầu thiền sinh khi ghi tên Hành Hương, gửi bản sao Passport về Thiền viện.

Thời hạn chót : 30 tháng 8 - 09

Ðóng tiền và thu Passport chính để làm visa

Bắt đầu từ 1 tháng 10 đến 30 tháng 10- 2009, những thiền sinh tại Mỹ đều đóng đủ số tiền qui định là $3,100. Ðồng thời, tất cả đều nộp Passport chính để làm thủ tục nhập cảnh và 2 tấm hình 4 x 6.

Riêng tại Pháp, Ðức sẽ có người trực tiếp hướng dẫn .

PHẦN V

THIỀN CĂN BẢN

Bài Ðọc Thêm

Số 1

Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền

Quan niệm mới

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta đối đầu nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều thế kỷ về trước. Mỗi cá nhân đều mang nhiều trách nhiệm đối với nơi mà mình đương sinh sống. Nhưng cũng trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có nhiều lãnh vực tiến bộ hơn nhiều thế kỷ về trước, nhất là những lãnh vực khoa học thuộc Vật lý, Y khoa, Không gian, Vũ trụ, Não học, Cơ thể học... Do đó, trong bối cảnh sinh hoạt Thiền hiện nay, chúng ta không đóng khung mình lại theo khuynh hướng tự kỷ ám thị. Chúng ta cần đặt vị trí của mình vào môi trường sinh hoạt của hoàn cảnh để kịp thời ứng phó và thích nghi theo

Page 63: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

63

nhịp phát triển của nền văn minh hiện đại. Ðây là quan niệm mới về học và thực hành thiền của chúng ta trước trào lưu tiến hóa của con người trong Kỷ nguyên mới của thế kỷ 21.

Lập trường mới

Thiền học Ðông phương sẽ không đứng riêng với nếp sinh hoạt con người trong từng thời đại. Nó cũng không còn là vấn đề bí hiểm, khó lãnh hội như những thế kỷ về trước. Nó là một Khoa học như những môn khoa học khác trên thế gian, nhưng khác với các môn khoa học khác trên thế gian là nó thuộc về tâm linh. Nó khai triển năng lực Biết để phục vụ nhân sinh (human life) trong những hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau, chứ không khai triển năng lực Ý thức, Ý căn, hay Trí năng. Do đó, chúng ta cần đứng trên lập trường mới: lập trường Khoa học Tâm linh Thực nghiệm. Có đứng trên lập trường này, chúng ta mới cụ thể hóa truyền thống nòng cốt của Thiền học Ðông phương là mang lại hài hòa cho nhân sinh trong bối cảnh sống mới của xã hội hiện nay hay của nền văn minh của thế kỷ 21.

Nguyên lý tác động-tác dụng

Ðại cương, lập trường này được thiết lập trên 3 chủ điểm:

Thứ nhất, qua bước tiến trong nhiều lãnh vực của khoa học Tây phương có liên hệ đến sinh hoạt tâm linh, chúng ta cần mượn phương tiện này của Khoa học để đối chiếu sự học và thực hành thiền của chúng ta. Chúng ta cần biết rõ tác dụng của việc thực hành thiền trong 4 tư thế đi-đứng-nằm-ngồi đối với nội tạng (gan, tim, phổi, thận, tụy, lá lách, bao tử, rưột, và khí

huyết), tâm tánh, và trí tuệ con người xảy ra như thế nào trong tiến trình thực hành đó ? Thực hành đúng thì đưa đến gì cho thân, tâm, và trí tuệ ? Thực hành sai, đưa đến gì cho thân, tâm, và trí tuệ ?

Nhưng, thế nào là đúng ? Thế nào là sai ?

Thí dụ, thông thường khi thực hành, ta được vị thiện tri thức hướng dẫn cách sử dụng mắt, tai, mũi, lưỡi, da, hoặc ý để thực tập chủ đề nào đó, ta cần được giải thích rõ đại cương về những nguyên tắc sử dụng các căn để thực tập các chủ đề đuợc rút ra từ trong kinh, luận chúng tác động như thế nào đến não bộ, đến hệ thống viền não, và tạo ra ảnh hưếng gì đến tuyến nội tiết, đến hệ thần kinh, và cụ thể nhất là đến tim, thận, gan, máu, và tâm trí ? Dù chỉ là đại cương, nhưng nếu hiểu được như vậy cũng có lợi ích cho ta. Ta sẽ kịp thời tránh những cách thực hành đưa đến gây rối loạn những chức năng nội tạng hay gây hại cho não bộ, làm cho tâm tánh không bình thường. Hoặc cụ thể hơn, ta nắm được tác dụng những kỹ thuật thực tập hay dụng công đó đưa đến điều chỉnh bệnh nội tạng, phục hồi ký ức, chữa bệnh thần kinh ra sao. Có như thế, ta mới nhận ra Thiền có lợi ích thiết thực cho con người, ngay sau khi ta thực hành trong thời gian ngắn. Ta không chờ đợi kết quả trong nhiều tháng, nhiều năm. Ta sẽ kinh nghiệm liền ngay sau khi thực tập đúng chiêu thức hay đúng kỹ thuật. Qua đó, ta sẽ hăng hái dấn thân mà không sợ bị tẩu hỏa nhập ma.

Thứ hai, khi cơ thể khỏe mạnh, tâm sẽ được an lạc, thanh thản. Ý nghĩ, tình cảm, và hành vi của cá nhân sẽ không còn bị xáo trộn trước môi trường sinh hoạt hằng

ngày nữa. Năng suất làm việc của thân sẽ vừa lên cao mà tâm cũng không gây phiền toái cho môi trường chung quanh. Vì khi hành thiền có kết quả tốt, nhận thức của ta đã đổi mới, nhân cách của ta cũng tự chuyển đổi theo nhận thức mới đó. Tất nhiên, sinh hoạt gia đình và xã hội của ta sẽ được hài hòa hơn, an ninh và trật tự xã hội sẽ được ổn định hơn. Vì thân và tâm của ta đã thật sự hài hòa. Ta không còn gây xáo trộn gia đình, không còn làm mất trật tự, an ninh trong sinh hoạt xã hội, trong cộng đồng. Còn thực hành sai, an ninh gia đình và xã hội sẽ bị xáo trộn. Lý do là ý nghĩ, tình cảm, và hành vi của ta không phù hợp với tinh thần đạo đức, từ-bi, và trí tuệ theo Thiền Phật giáo. Thân ta nay đau mai ốm. Ta sẽ trế thành mối lo cho gia đình và xã hội.

Thứ ba, khi thực hành có kết quả tốt, thực sự do Tâm đã áp dụng đúng Pháp, đúng Kỹ thuật. Lý và hành đã khế hợp nhau. Ðây là nguyên lý thực tiễn trong Thiền. Qua đó, tác dụng sinh học (bioaction) mới được tạo ra bên trong não bộ, thần kinh, máu, và các tuyến nội tiết. Ðó là những tác động dây chuyền trong não bộ, trong thần kinh, và trong hệ thống tuyến nội tiết. Những tác động dây chuyền này làm tiết ra chất nước hóa học có lợi cho thân-tâm, và trí tuệ tâm linh. Ta thực sự chứng nghiệm những mức độ chuyển hóa tâm, điều chỉnh bệnh tật trong thân, hài hòa thân-tâm, hài hòa với môi trường chung quanh, và những mức độ phát huy tuệ trí qua giáo lý mà ta đã ngộ, đã nhận ra, hay đã hiểu biết rõ ràng.

Hồi đáp sinh học (Biofeedback) trong Thiền dựa trên cơ sế này. Chứng

Page 64: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

64

nghiệm giáo lý cũng dựa trên cơ sế này. Ðây là nguyên lý nhân quả theo qui luật tác động-tác dụng trong Thiền.

Sự liên kết chặt chẽ

Do đó, nếu đã ngộ được Pháp, tức chân lý mà không thực hành, ta sẽ không bao giờ thể nhập được điều mà ta đã ngộ. Không thể nhập, ta sẽ không bao giờ chứng nghiệm thực sự về Pháp đó trên thân, tâm, nhận thức, và trí tuệ tâm linh của ta. Khi không chứng nghiệm, việc thực hành thiền của ta chẳng những không mang lại lợi ích thiết thực gì cho ta mà còn gây ra bệnh “cống cao ngã mạn” và xáo trộn môi trường sinh hoạt trong xã hội, trong cộng đồng. Bệnh “cống cao ngã mạn” là bệnh tự đề cao mình, khinh chê người khác về sự hiểu biết và sự dụng công tu tập Thiền của mình.

Giống như người biết mình có hòn ngọc quí chôn dưới đất mà không chịu nỗ lực đào lên để lấy. Cứ khoe rằng trong nhà có của báu, có vàng bạc, kim cương, nhưng số đó còn ở dưới đất. Như vậy, suốt đời người đó sẽ không bao giờ cảm nhận được của báu đó thực sự như thế nào. Cũng vậy, ngộ lý giống như ta biết mình có hòn ngọc quí còn chôn dưới đất mà chưa đào lên để lấy. Còn thể nhập lý là ta phải tự mình ra sức đào để lấy cho được hòn ngọc đó. Khi đã lấy được, ta mới nhận rõ và đầy đủ về hòn ngọc: từ màu sắc, hình thể, đến trọng lượng, và những cảm giác khác nhau của ta về hòn ngọc qua mắt, tay, và nhận thức khi ta có hòn ngọc đó trong tay. Ta thực sự kinh nghiệm về hòn ngọc đó. Sự chứng đạt chân lý cũng y như thế. Thông qua thể nhập, rồi chứng nghiệm trên thân, trên tâm, trên nhận thức, và trên trí tuệ

về chân lý mà ta đã ngộ trước đây. Chứ không phải ta ngồi đó mô tả cho người khác biết về trạng thái mà ta sẽ được hòn ngọc quí đó qua sự tưếng tượng của ta.

Trong Thiền, ngộ lý là điều kiện cần, thể nhập lý mà ta đã ngộ là điều kiện đủ. Chứng nghiệm lý là hoàn thành mục tiêu mà ta đã nhận ra qua giáo lý. Ðây là 3 sự liên kết chặt chẽ trong Thiền.

Tác dụng của hồi đáp sinh học

Khi thể nhập, ta bắt đầu kinh nghiệm tiến trình hoạt hóa trên thân, trên tâm, và trên trí tuệ tâm linh. Những tiến trình hoạt hóa này tạo ra những tác dụng sinh học trong cơ thể. Thí dụ, ly tâm máu, hạ huyết áp, hạ đường trong máu, hơi nhiệt tỏa ra... Kết quả, ta biết rằng thân bệnh của ta thuyên giảm hay chấm dứt. Tâm ta thanh thản, nhẹ nhàng, không còn vướng mắc những tùy miên thành kiến, định kiến, thiên kiến chủ quan về người khác, việc khác; trí tuệ ta trế nên sáng suốt trong nhiều lãnh vực... Ta trế nên chững chạc và điềm đạm. Trí năng của ta đã thực sự tỉnh ngộ. Ta không còn thích phát ngôn về điều mà ta tưởng tượng, hay chưa thực sự chứng nghiệm. Những tác dụng này được gọi là Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền.

Sự khác nhau giữa 2 bối cảnh sống

Ngày xưa, tuy khoa học về Não bộ chưa được phát minh, người tu Thiền cũng mang lại kết quả tốt cho thân-tâm, và trí tuệ tâm linh; nhưng bối cảnh sống vào thời đó khác hơn bối cảnh sống của con người ở vào thời đại tiến bộ về khoa học-kỹ thuật và nhiều áp lực thường xuyên đè nặng lên chúng ta như hiện nay.

Ngày xưa, con người không sống trong môi trường ô nhiễm. Con người gần thiên nhiên. Con người không mang nhiều trách nhiệm trong gia đình, ngoài xã hội như hiện nay. Con người không bị các áp lực do con người tự đặt ra để khống chế lẫn nhau dưới những hình thức chính trị, kinh tế, chiến tranh, luật pháp, và tôn giáo. Con người không lo trả nợ tiền nhà, tiền điện, tiền nước hằng tháng, không lo sợ bị thất nghiệp, không lo sợ chiến tranh và những nghĩa vụ quân sự mà mình có trách nhiệm trong cuộc chiến tranh đó. Nói chung, con người không bị điều kiện hóa bởi những điều kiện do con người thiết lập. Vì thế, sự dụng công tu tập Thiền của người xưa thuận lợi hơn người của xã hội văn minh mà xa rời thiên nhiên như hiện nay.

Hiện nay, trong cuộc sống tạm gọi là văn minh của chúng ta, chúng ta thường xuyên bị nhiều áp lực từ nhiều phía dồn đến: từ áp lực công ăn việc làm đến những áp lực sinh hoạt kinh tế, chính trị, tôn giáo, chiến tranh, và hoàn cảnh của xã hội mà ta đương sống. Ðầu óc chúng ta thường xuyên căng thẳng. Chỉ vì chúng ta thường xuyên đương đầu nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta chịu đựng nhiều áp lực của nhiều phía dồn đến. Tâm chúng ta khó ổn định, khó hài hòa với môi trường. Muốn hài hòa, muốn tồn tại, và làm cho cuộc sống được cân bằng để phát huy trí tuệ tâm linh, thật là điều khó đối với chúng ta. Ðấy là lý do chúng tôi muốn nói ngày nay tu Thiền khó hơn ngày xưa.

Tóm lại, để thích nghi với hoàn cảnh sinh hoạt hiện nay, giúp các bạn mới đi vào Thiền biết rõ giá trị của sự thực hành

Page 65: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

65

thiền đúng Pháp, đúng kỹ thuật, đúng sự tác động vào não bộ, và tránh những hậu quả không tốt cho thân, tâm, và trí tuệ tâm linh khi thực hành thiền, bài Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền được soạn ra.

Mong bài này sẽ giúp ích các bạn mới đi vào Thiền có hành trang phù hợp theo kiến thức thời đại, phù hợp theo căn cơ và nhu cầu của mỗi vị.

ÐỊNH NGHĨA

Hồi đáp sinh học là gì ?

“Hồi đáp” có nghĩa sự đáp ứng trở lại. Thí dụ, khi hướng dẫn thiền sinh học và thực hành các kỹ thuật trong Thiền, muốn biết thiền sinh thu thập được bao nhiêu, chúng tôi đưa ra nhiều câu hỏi trắc nghiệm để lượng giá trình độ tiếp thu của họ tới đâu và sai, đúng như thế nào. Có qua thì phải có lại. Có giảng thì phải có trắc nghiệm. Ðó là phương pháp hồi đáp.

Ngoài ra, khi làm điều gì, ta sẽ đạt được sự đáp ứng trở lại về điều đó. Giống như ngửa mặt phun nước, nước liền rơi vào mặt mình. Trong Ðạo Khổng cũng nói: Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình. Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu. Trong Ðạo Phật, gọi là quả báo-vipàka. Ðó là kết quả, hiệu quả, hậu quả của hành động hoặc tốt, hoặc xấu do ta đã tạo ra hay vừa mới tạo ra.

Những sự đáp ứng nói trên, cũng được gọi là hồi đáp. Như vậy, hồi đáp có nghĩa kết quả hoặc tốt hoặc xấu về điều gì do hành động bằng lời nói, cử chỉ, và ý nghĩ của ta tạo ra đối với ta hay đối với người khác. Nó là một tiến trình đáp ứng trở lại.

Còn sinh học là phần tác dụng bên trong cơ thể do các chất

hóa học trong hệ thần kinh, trong tế bào não, và trong các tuyến nội tiết tiết ra khi ta thực tập chủ đề nào đó trong Thiền. Những chất hóa học này thuộc sinh học vì những chất đó vốn ở bên trong cơ thể còn sống của người hành thiền được tiết ra, qua sự dụng công. Những chất đó có khả năng gây hại hay làm lợi cho cơ thể. Tác dụng những chất hóa học được tiết ra này gọi là hồi đáp sinh học. Như vậy, Hồi đáp sinh học trong Thiền là thông qua tâm thực hành các chủ đề (Pháp) do Phật hay Tổ dạy, cơ chế não bộ sẽ bị kích thích để tiết ra các chất nước hóa học làm lợi hay hại cơ thể. Làm lợi là thực hành đúng Pháp, đúng kỹ thuật. Làm hại là thực hành sai Pháp, sai kỹ thuật.

Sai thì đưa đến bệnh cho tâm, cho thân, và cho trí tuệ. Ðó là tâm tánh không bình thường; thân thì bị bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh liệt rung (Parkinson)1, bệnh trầm cảm2, bệnh nhức nửa đầu3, bệnh mất ký ức (Alzheimer)4; trí tuệ không sáng; trí năng méo mó...

Ðúng thì đưa đến thân khỏe mạnh, chữa được những thứ bệnh cao máu, tiểu đường, loét bao tử, suy nhược thần kinh, tinh thần không còn bị căng thẳng, thần sắc trong sáng, da dẻ hồng hào, tâm tánh bình thường, ký ức tốt, trí tuệ sáng suốt...

Nguyên lý hồi đáp sinh học trong thiền Nguyên lý tác động - tác dụng

Trong Thiền, chức năng của Tâm đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành thiền. Nó có khả năng mang lại sức khỏe hay bệnh tật và trí tuệ sáng suốt hay tâm trí mờ mịt cho người thực hành. Chỉ vì khi thực hành, Tâm phải dựa

vào Pháp và kỹ thuật thực hành. Khi Tâm khởi động, xung lực thần kinh liền truyền thẳng đến những nơi liên hệ đến niệm do Tâm phát ra. Như vậy, dựa vào Pháp và kỹ thuật, chính Tâm trực tiếp tác động đến Não. Não liền kiến giải những xung lực tín hiệu do Tâm truyền đến. Sau đó, nó trực tiếp truyền xung lực niệm do nó kiến giải đến những vùng liên hệ khác ở vỏ não và trong não.

Ở vỏ não thì có 3 vùng: (xem hình Ba Sắc Thái Biết)

1) Vùng tiền trán bán cầu não trái thì có suy nghĩ, tính toán và trí năng biện luận.

2) Vùng tiền trán bán cầu não phải thì có ý thức phân biệt. Ðây là 2 vùng thuộc vọng tâm.

3) Còn vùng thứ ba là phía sau bán cầu não trái là vùng tánh giác.

Riêng bên trong não thì có hệ thống Viền não, Cuống não, và Tuyến Nội tiết. Hệ thống Viền não bao gồm khu Ðồi Thị (Thalamus), Dưới Ðồi (Hypothalamus), Ký ức dài hạn, Ký ức ngắn hạn, hệ thống Thần kinh tự quản,. Bên trong cấu trúc của những vùng này đều có chứa chất nước hóa học. Những chất nước hóa học này đều có hai công dụng: làm lợi hoặc gây hại cho thân, tâm, và trí tuệ.

Tùy theo mức độ nội dung phát ra tín hiệu xung lực của Tâm, các chất nước hóa học có lợi hay có hại cho cơ thể sẽ được tiết ra.

Tánh giác Khi ta thực hành thiền đúng Pháp, đúng kỹ thuật, tác động của nó sẽ tạo ra tác dụng thân-tâm hài hòa và trí tuệ tâm linh phát huy. Ðây là trí tuệ tự phát. Nó thuộc trí siêu thế. Nó không phải do trí phàm phu là

Page 66: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

66

thức hay ý căn, hoặc trí năng đóng vai trò mà do tiềm năng giác ngộ bên trong các cơ chế tánh giác phát ra. Chỉ vì những phương thức thực hành của Thiền, cơ bản là ta dùng chủ đề để tác động trực tiếp vào khu vực tánh giác. Ðây là vùng tạo ra những tác dụng kỳ diệu đối với thân-tâm và trí tuệ tâm linh con người.

Tánh giác là thuật ngữ trong Thiền Tông, trong Phật giáo Nguyên Thủy, Phật gọi là trí Vô Sanh, trong Phật giáo Phát Triển thuộc Hệ Duy Thức, ngài Chân Ðế* (Ấn độ) gọi là Bạch Tịnh Thức. Nó là cái biết không có ganh đua. Trong Khoa học gọi nó là vùng Giác tri Tâm linh (Gnostic Spirituality) hay vùng Kiến giải tổng quát (General Interpretative Area). Chúng tôi gọi nó là vùng Biết Không Lời. Tức là chỉ có sự nhận biết mà không có lời nói thầm kèm theo trong đó.

Thí dụ, khi mắt thoáng nhìn thấy toàn bộ khung cảnh trước mặt, ta tuy nhận biết rõ ràng tất cả đối tượng mà trong não không có lời nói thầm từng đối tượng. Ðó là cái lóe sáng biết đầu tiên không lời và đồng bộ của Tánh giác. Ngay khi đó, tâm ta hoàn toàn an tịnh. Nhưng ta không duy trì được niệm biết này lâu dài, chỉ vì ta chưa làm chủ được cơ chế nói thầm trong não, nên niệm nói thầm sau đó liền khởi lên.

Khu này nằm sau bán cầu não trái. Danh từ khoa học gọi là the General Interpretative Area hay Gnostic Area. Chức năng của nó là kiến giải tất cả đối tượng của giác quan mà không có Ta (tự ngã) can thiệp vào. Trong sơ khởi, sự nhận ra đối tượng của nó chỉ bằng niệm thầm nhận biết. Khi nó có mặt, phiền não, sân hận, lo âu, sợ hãi, tranh chấp, ganh đua, hận thù không có mặt. Khi nó có mặt, tâm người hành thiền trở nên an tịnh, trầm lặng, và thanh thản. Khi nó có mặt, trí năng không

méo mó, xúc cảm/xúc động không có. Theo đó tất cả năng lượng sinh học (bioenergies) bên trong cơ thể được khai triển đồng bộ. Tác dụng sinh học (Bioaction) trong Thiền dựa trên sự có mặt của nó. Lý do, khi tánh giác có mặt, cùng một lúc vỏ não, khu Dưới Ðồi bị tác động. Qua đó hệ thống Ðối giao cảm thần kinh, hệ thống tuyến Nội tiết đồng bộ bị tác động. Thân khỏe mạnh, tâm an lạc nhờ dựa trên những sự tác động dây chuyền này giữa cơ chế Tánh giác, khu Dưới đồi, tuyến Yên, và tuyến Nội tiết.

Từ trên nguyên lý này, cho thấy Tánh giác đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị hay điều chỉnh bệnh tâm thể. Bởi vì khi nó có mặt, thần kinh ta không căng thẳng. Lo âu không có. Sân hận không có. Sợ hãi không có. Dính mắc không có. Ðố kỵ không có. Chỉ có sự nhận biết không lời. Ðó là sự nhận biết rõ ràng mà không bị dính vào hai bên: thương/ghét, lỗi/phải, thiện/ác, chánh/tà...

Khi Tánh giác có mặt, ÐGCTK bị tác động, làm tiết

ra chất nước hóa học acetylcholine. Chất này làm hạ huyết áp, hạ máu mỡ, hạ đường trong máu, cơ thể nhẹ nhàng, linh hoạt, ký ức được tăng cường... Ðối giao cảm cũng tác động đến tuyến tụy làm tiết ra insulin, giúp cho bệnh tiểu đường giảm từ lần đi đến quân bình.

Khu Dưới Ðồi

Trong hệ thống Viền não, có nhiều khu vực; mỗi khu vực có một chức năng và vai trò đặc biệt của nó. Trong đó Khu Dưới Ðồi (Hypothalamus) là trung tâm đóng vai trò quan

BA SẮC THÁI BIẾT

The three Nuances of

Knowing

BIẾT CÓ LỜI BIẾT KHÔNG LỜI

Biết của ý căn

Biết củaý thức

Biết của tánh giác

Biết khôngnội dung

Biết rõ ràngvà đồng bộ

Biết nhưthật

Buddhità

ĐẶC TÍNHNói thầm

ĐẶC TÍNH:Phúc trình/Và Công bố

Học hỏi

Ký ức

Kinh nghiệm

Chức năng::So sánhPhân biệtĐiều traNghiên cứuPhân tíchTổng hợpQuyết địnhSân hậnDính mắc

Chức năng:Suy nghÎTính toánTích lũy dữkiện quá khứTư duy biệnluậnLo âuSợ hảiBuồn, khổ Nghirp th ức

Tánh Xúc chạm

Tánh Nghe

Tánh Thấy

Tánh Nhậnthức

Bán cầunão phải

Bán cầu não trái

Page 67: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

67

trọng nhất. Chức năng của nó là kiểm soát hệ thần kinh Tự quản và chuyển tín hiệu tâm từ vỏ não do ta khởi lên đến các trung tâm khác trong giữa não. Nó biểu lộ những nét bề ngoài hay sâu kín của tâm vọng (false mind) và tâm chân (real mind). Thí dụ, khi biểu lộ những xúc cảm buồn, lo, sợ, giận, tức, bực, những tín hiệu tâm vọng đó liền truyền đến khu Dưới Ðồi; khu Dưới Ðồi liền truyền tín hiệu tâm xúc cảm đó đến 4 nơi. 1 ngả lên Ðồi Thị (Thalamus), 1 ngả đến Giao cảm thần kinh, 1 ngả đi vào Tuyến Yên. 1 ngả đi vào nội tạng, đặc biệt là tim. Do đó, vui quá độ cũng đưa đến đứng tim, và giận tức quá mức cũng làm ói máu.

Chức năng của Ðồi Thị là khuyếch tán tín hiệu tâm xúc cảm đi các vùng ký ức ngắn hạn, dài hạn, và khắp vỏ não. Khi tín hiệu xúc cảm truyền đến vùng Thân Thọ (Somatic sensory) trên Thùy Ðỉnh giữa vỏ não, nơi đây liền truyền đến hệ Giao cảm thần kinh. Ngay tức khắc, nét buồn kia liền được biểu lộ ra ngoài gương mặt và trong ánh mắt của ta.

Nếu buồn sâu đậm, mắt ta có thể rớm lệ, môi méo, hai má ủ dột, vân vân. Chức năng của Giao cảm thần kinh là tiết ra chất nước hóa học epinephrine (còn nổi giận thì tiết ra norepinephrine). Cả hai chất này đều gây ảnh hưếng xấu cho tim mạch, máu, và những cơ quan nội tạng khác như bao tử, gan, thận. Thân sế dĩ mang bệnh nội tạng là do hai chất này tiết ra quá nhiều. Nhưng hai chất này được tiết ra là do những tiến trình xúc cảm như buồn chán, lo âu, sợ hãi của tâm dính mắc hay tâm chưa tỉnh ngộ khởi lên.

Như vậy, chính Tâm tạo ra bệnh cho Thân thông qua

những chất nước hóa học bên trong hệ Giao cảm thần kinh và bên trong hệ thống Tuyến nội tiết. Tâm này là tâm vọng. Do tự ngã là chủ thể. Ý niệm Ta và cái của Ta xuất hiện trong đó. Còn tâm chân thì không có xúc cảm/xúc động. Ý niệm Ta và cái của Ta vắng mặt. Chỉ có dòng niệm biết không lời có mặt. Thiền Tông giả lập chủ thể biết đó là Ông Chủ (the “Master”) hay Chân Ngã (the “True Self”). Khi dòng niệm biết không lời này có mặt, khu Dưới Ðồi liền tác động ngược lại. Với thần kinh Tự quản thì nó tác động vào đối giao cảm thần kinh, làm cho đầu dây thần kinh này tiết ra acetylcholine. Nói chung, tùy theo từng chủ đề dụng công, khi ta phối hợp với chiêu thức hay kỹ thuật thực hành, và sử dụng niệm biết không lời hay trí năng tỉnh ngộ để điều hành quá trình dụng công thì các chất sinh hóa học (biochemical substances) làm lợi cho cơ thể sẽ được tiết ra. Thí dụ, từ tuyến Tùng sẽ tiết ra serotonin, melatonin. Từ tuyến Tụy, tiết ra insulin. Từ cuống não tiết ra acetycholine, serotonin, và dopamine, vân vân.

Những liên kết chặt chẽ

Chính vì thế, khi thực hành thiền, chúng tôi thường giải thích rõ 4 sự liên kết chặt chẽ giữa Tâm, Pháp, Kỹ Thuật (Chiêu thức = Gimmicks), Não bộ, Hệ thống Viền não. Chúng tôi đặt tên là Hồi đáp sinh học trong Thiền. Ðây là để khi dụng công, người mới đi vào Thiền biết rõ vì sao thực hành đúng Pháp, đúng kỹ thuật thì đưa đến thân khỏe mạnh, tâm thanh thản, chữa trị được bệnh nội tạng, bệnh thần kinh. Còn thực hành sai Pháp, sai kỹ thuật thì sẽ đưa đến những bệnh tâm thể như cao

máu, tiểu đường, loét bao tử, trầm cảm, mất ký ức, hoặc bệnh ảo giác về âm thanh, ảo giác về hình ảnh như bệnh tâm thần phân liệt5 (Schizophrenia).

Pháp của Phật và Tổ bao giờ cũng đúng. Chỉ có ta không nắm vững tinh túy Pháp nói lên điều gì và áp dụng sai kỹ thuật nên đưa đến bệnh tật cho thân và rối loạn cho tâm. Thay vì nắm nghĩa bình dân để thực hành, ta nắm nghĩa hàn lâm để lý luận, suy luận. Ta sáng tạo thêm từ ngữ vào cốt lõi Phật pháp mà quên đi cốt lõi yên lặng của bậc Thánh. Thay vì sử dụng trí năng tỉnh ngộ, ta sử dụng trí năng méo mó... Thay vì tác động thẳng vào ÐGCTK, ta lại tác động thẳng vào GCTK. Thay vì thư giãn và không lời, ta lại theo phương thức tập trung hay tưởng tượng, và có lời, Thay vì chỉ biết, ta lại đề cao nên biết, phải biết. Thay vì dùng trí, những vị đó dùng thức khi dụng công trong 4 oai nghi. Thay vì duy trì đơn niệm biết, hoặc chỉ biết, thầm nhận biết, tỉnh thức biết, vị ấy chủ trương phải biết, nên biết, ý thức biết, trí năng biết.

Cho nên, trong việc tu Thiền, nhiều người dễ bị bệnh tâm thể là do những vị đó đã áp dụng sai nguyên tắc tác động sinh học khi thực hành. Ðó là có lời tác động khác, không lời tác động khác. Không lời là đi vào đối giao cảm thần kinh. Có lời mà thiếu tỉnh ngộ thì đi vào giao cảm thần kinh.

Trục dây chuyền Trong não bộ, trong hệ thống thần kinh, và trong các tuyến nội tiết của con người có nhiều chất nước hóa học vừa làm lợi cho cơ thể mà cũng làm hại cho cơ thể. Khi thực hành đúng pháp, đúng kỹ thuật, ta sẽ tạo ra những tác

Page 68: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

68

động dây chuyền của trục Tánh giác+Hệ thống viền não+Dưới Ðồi+Ðối giao cảm thần kinh+Tuyến Nội tiết+Cuống não+Vỏ não để tạo ra sự quân bình cơ thể, giúp cơ thể phát huy những năng lượng sinh học khác. Thí dụ, thân được khỏe mạnh, tâm cảm thấy sảng khoái, an vui yêu đời, và hài hòa với môi trường chung quanh. Trí tuệ được phát huy vì ký ức được gia tăng và nhận thức được đúng hướng. Trí năng méo mó không xuất hiện. Nghiệp ác hay bất thiện không xuất hiện vì Hạnh nhân (Amygdala) không hoạt động.

Nói rõ hơn, trong Hồi đáp sinh học, trục Tánh giác+Hệ thống viền não+ Chất sinh hóa học, v.v. đóng vai trò tương tác lẫn nhau theo nguyên tắc: cái này có, cái kia có. Trong đó vai trò chính là trí năng tỉnh ngộ. Còn cơ chế tuyến nội tiết chỉ là nơi tiết ra các chất sinh hóa học do kết quả của sự phản ứng dây chuyền tác động giữa tâm và cơ chế tánh giác; giữa tánh giác và hệ thống viền não, vân vân.

Trong Hệ thống viền não gồm:

Ðồi thị, Dưới đồi, Ký ức dài hạn và Ký ức ngắn hạn. Ngoài ra, phải kể đến các chất sinh hóa học trong các tuyến nội tiết, như tuyến Tùng và tuyến Yên và một số chất sinh hóa học trong Dưới Ðồi và trên Cuống não. Chất sinh hóa học vừa làm lợi cho cơ thể mà cũng vừa hại cho cơ thể đều có sẵn trong các cơ chế đó. Do đó, thực hành đúng pháp, đúng kỹ thuật, cơ thể sẽ được khỏe mạnh. Thực hành sai pháp, sai kỹ thuật, cơ thể sẽ mang bệnh. Ðây là điều ta cần thận trọng khi học và khi hành thiền.

Tóm lại, đây là nguyên lý hồi đáp sinh học trong Thiền. Nguyên lý này dựa trên sự áp dụng đúng Pháp, đúng kỹ thuật thực hành. Nếu áp dụng sai Pháp và sai kỹ thuật, kết quả ta sẽ mang lại nguy hại cho thân-tâm và trí tuệ.

Bốn điểm cần thiết

Ðể có ý niệm rõ về Hồi đáp sinh học trong Thiền, chúng tôi nêu lên 4 điểm. Có biết rõ, ta sẽ không sợ sai lạc khi thực hành.

1. Vai trò của Tâm

Ðiểm thứ nhứt là vai trò của tâm. Tâm này tuy chưa phải là chân tâm, nhưng nó đã tỉnh ngộ và sáng suốt. Có sáng suốt ta mới nhận ra Pháp nào là pháp của Phật, của Tổ. Pháp nào là pháp không phải của Phật, của Tổ. Pháp nào đi thẳng vào tánh giác, pháp nào đi vòng quanh theo ý căn và ý thức. Chỉ vì chúng ta tu Thiền, chúng ta phải theo Phật Thích Ca hoặc theo pháp của chư Tổ. Chúng ta xem đó là chân lý và chúng ta quyết tâm thọ trì chân lý đó. Chúng ta không đi lang thang trạch pháp.

Cho nên trong việc tu học Thiền, vai trò trí năng tỉnh ngộ rất quan trọng. Nó mở ra khúc quanh mới trong đời tu tập của ta. Ta nhận ra giá trị của Pháp. Ta sáng suốt. Ta có lòng tin. Ta có cân nhắc suy tư. Ta không còn bị bế tắc. Ta có khả năng vượt qua các chướng duyên để dấn thân theo Thiền. Ta không đổ thừa tại, bị, bởi, vì, do, mắc, bận, chưa đủ duyên, nghiệp còn dầy...Còn không tỉnh ngộ, không sáng suốt, ta thiếu cân nhắc suy tư, thiếu lòng tin, thiếu cố gắng thực hành, dễ chán nản, dễ bỏ pháp tu mà ta đã chọn từ lúc ban đầu, dễ bị mê hoặc bởi những pháp có nhiều hấp dẫn giác quan như

bùa chú, thần linh, và hình thức bề ngoài. Bởi vì khi tỉnh ngộ, ta nhận rõ giá trị của những pháp mê tín, dị đoan, và hình thức bề ngoài, chúng không có khả năng đưa ta đến tỉnh ngộ, chuyển đổi nhận thức, điều chỉnh bệnh tâm thể hay chuyển nghiệp. Ta cương quyết không theo những pháp mê tín dị đoan, và hình thức bề ngoài đó. Ta chọn Thiền. Ta chọn lối thực hành thiết thực, không hình thức, không từ chương. Ta chọn con đường đi thẳng vào cơ chế tánh giác trong 4 oai nghi. Ta không theo con đường đi vòng quanh trong 4 oai nghi mà rốt cuộc cũng chẳng tới nơi ta muốn tới. Chỉ vì con đường đó, tuy cũng là Thiền, nhưng là con đường Thiền theo thế tục. Nó không khế hợp với Thiền theo Phật và Tổ. Ta sáng suốt để từ bỏ. Ta quyết tâm đi theo Con Ðường Trí Huệ của Phật. Ta xem đây là chân lý và ta quyết tâm tinh cần, tinh tấn dụng công để thể nhập chân lý đó.

Ðây là điểm thứ nhứt. Tâm tỉnh ngộ là điều kiện cần thiết trước tiên của người chọn con đường Trí tuệ Tâm linh. Nó rất quan trọng. Nó đóng vai quyết định sự nghiệp phát triển tâm linh của ta. Chính nó giúp cho ta có đủ lòng tin để ta cố gắng vượt qua nhiều chướng duyên, tạo điều kiện thuận lợi để tham dự các khóa tu học; vui thích và tỉnh táo khi nghe pháp, học pháp, chớ không ngủ gật khi nghe pháp; thường xuyên thân cận bạn đạo trong Khóa Tu hay trong Ðạo Tràng, và thường xuyên thân cận thiện tri thức để lắng nghe, học hỏi, trình kinh nghiệm, và thực hành các pháp đi thẳng vào cơ chế tánh giác. Ta không còn đi trạch pháp chỗ này, chỗ kia nữa. Ta đi vào thực hành. Ta theo sự hướng dẫn của vị thầy tâm

Page 69: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

69

linh có nhiều kinh nghiệm thực hành thiền.

2. Vai trò của Pháp

Ðiểm thứ hai là Pháp. Pháp là chủ đề ngắn gọn do Phật dạy trong Kinh hay do Tổ dạy trong Luận. Nó là tinh túy cô đọng mà ta đã nắm bắt được, hoặc ta đã nhận ra được ý nghĩa rốt ráo của nó. Rồi ta nương theo tinh túy đó để miên mật luyện tập hay miên mật thực hành trong 4 tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi. Có miên mật luyện tập hay miên mật thực hành, ta mới đi đến thể nhập được chân lý mà ta vừa mới ngộ đó. Có thể nhập, ta mới có chứng nghiệm chân lý đó như thế nào trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của ta. Không thể nhập làm sao ta biết được giá trị của ngộ lý như thế nào trên thân, tâm, và trí tuệ của ta ? Do đó, chứng nghiệm chân lý là phần quyết định tối hậu trong từng giai đoạn thực hành của người tu Thiền. Nó không phải là điều ta tưởng tượng để đặt ra. Nó chính là điều ta thực sự kinh nghiệm trên thân, tâm và trí tuệ tâm linh của ta qua sự tác động 1 trong 3 hay 4 tánh của cơ chế tánh giác. Trong Thiền, những tiến trình chứng nghiệm này được xếp là thân chứng, tâm chứng và trí chứng hay huệ chứng.

Cho nên, người tu Thiền nếu chỉ thông suốt nghĩa lý trong Kinh, trong Luận mà thiếu tự mình chứng nghiệm nghĩa lý đó, xem như ta chưa trọn vẹn đường tu, dù chỉ ở mức Cấp 1 của Thiền Căn Bản là nhận ra mình có Tánh giác và kinh nghiệm dòng biết không lời vững chắc trong vòng từ 1 phút đến 2 phút hoặc nhiều hơn nữa trong 1 thời thiền 2 tiếng đồng hồ.

Thí dụ, xuyên qua lời Tổ dạy, ta biết mình có tánh giác. Ở

trong Thiền Căn Bản, tánh giác được xem như là chân lý tối hậu. Ở đây là ta đã ngộ lý. Tương đương với từ giác ngộ chân lý, chứ chưa phải thể nhập chân lý. Phần giác ngộ này rất quan trọng. Nó chuyển hướng đời tu tập của ta. Nó giúp ta nhận ra cốt lõi tinh ba Phật pháp vốn dựa trên cơ sế biết không lời của tánh giác. Ta không còn bị vướng vào lời khi dụng công đến chỗ thâm diệu tối hậu. Sau đó, ta cần thực hành để có kinh nghiệm rõ ràng tánh giác như thế nào trong thân, tâm và trí tuệ tâm linh của ta.

Cho nên, sau khi ngộ lý xong, ta phải miên mật dụng công để đi đến thể nhập tánh giác. Ðó là tánh giác và ý niệm ta trế thành 1 thể thống nhất. Phàm tâm mất bóng, chân tâm hiển lộ. Ông Chủ thật sự có mặt trong ngôi nhà 6 căn. Phong thái nói năng đi đứng của ta không còn dính mắc, không còn tự khen mình chê người, và thần sắc của ta không còn đen xám như trước nữa.

Nhưng như thế cũng chưa đủ, ta cần phải miên mật thực hành thêm nữa để có kinh nghiệm thể nhập sâu sắc hơn. Thể nhập càng sâu thì kinh nghiệm tâm linh càng rõ ràng và vững chắc hơn. Thuật ngữ Thiền gọi trạng thái này là chứng nghiệm hay chứng đạt chân lý.

Với người tu Thiền, điểm quan trọng nhất của việc thực hành thiền là làm sao cho thân và tâm được hài hòa, được cân bằng với nhau. Thân và tâm không hài hòa thì trong môi trường sống hằng ngày, chắc chắn cá nhân sẽ không thể hài hòa được với ai, kể cả những người thân thương của mình. Cho nên hài hòa là năng lượng diệu hữu của cá nhân. Còn nếu cơ thể nay đau, mai

ốm, tâm tánh bất bình thường: thương người này, ghét người kia, bất mãn người nọ, thì làm sao ta hài hòa được với ai ? Ngay bối cảnh sống trong tập thể nhỏ như Ðạo tràng hoặc trong gia đình mà ta cứ thường xuyên hùng hằng hục hặc với bạn thiền, với người thân, làm sao ta có thể hài hòa được với người khác ngoài xã hội ? Như vậy, nếu muốn kinh nghiệm diệu hữu trong những bối cảnh sống khác nhau trong đời sống hằng ngày, tất nhiên ta sẽ không bao giờ chứng nghiệm được. Chỉ vì bên trong thân, tâm, và trí tuệ của ta đã có tiềm ẩn những thứ bất hài hòa. Ðó là những tùy miên dính mắc, tùy miên si mê, tùy miên đố kỵ, tùy miên sân hận, tùy miên tham lam, tùy miên ích kỷ...

Với người tu Thiền, chúng ta chỉ cần nắm vững nghĩa lý những tinh túy trong bài Kinh hoặc trong bài Luận rồi đưa ra luyện tập hay thực hành. Vì chúng ta cần thể nhập và chứng nghiệm giáo lý hơn là chỉ ngộ giáo lý. Ngộ mà chưa thể nhập, chưa chứng nghiệm thì huệ lực khó phát sinh, sáng tạo không có, tâm rộng lượng bao dung không có, thân tâm khó hài hòa, tập khí/lậu hoặc khó bị cô lập, tâm khó chuyển hóa lâu dài được. Do đó, nhận ra tinh túy của giáo lý là bước cần thiết lúc ban đầu, còn chứng nghiệm được giáo lý đó trên thân, tâm và trí tuệ tâm linh mới là điều quyết định sau cùng của người tu Thiền.

Tác dụng của Kinh, của Luận là tạo ra sự mực thước, sự giềng mối hay lề lối, hoặc khuôn phép. Chúng ta kiên nhẫn đi theo đó, học theo đó, và miên mật thực hành theo đó. Chúng ta không thối chuyển, không sợ mình đi sai tôn chỉ của Phật Thích Ca hay của Tổ Ðạt Ma. Chỉ sợ là ta

Page 70: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

70

không tinh cần theo đuổi, không miên mật thực hành hay thực hành không đúng khớp với trọng tâm lời dạy trong Kinh, trong Luận. Cho nên, khi thực hành, ta cố gắng tránh những định nghĩa hàn lâm, triết học của nhiều nhà chú giải Kinh, Luận. Những giải thích hay định nghĩa đó tuy cao siêu, nhưng không thiết thực, không đi vào cốt lõi lời dạy, và qua lối giải thích đó, ta không biết được đầu mối ở đâu để thực hành. Khi không thực hành được, ta sẽ không bao giờ chứng nghiệm được điều ta tự xem như là ngộ lý.

Chúng ta là người thực hành. Chúng ta cần kết hợp giữa ngộ lý và chứng nghiệm. Nó là một nguyên tắc quan trọng trong Thiền. Cả 2 liên kết chặt chẽ với nhau. Có ngộ lý mà chưa chứng nghiệm, cuộc hành trình của ta xem như chưa khởi hành hay chưa đi.

Chúng ta không học Kinh để làm Pháp sư, không học Luận để làm triết gia, không nghiên cứu Kinh, Luận để xào nấu rồi biến mình trế thành học giả Thiền. Chúng ta cần lãnh hội kinh luận để đi đến thể nhập tinh túy của bài Kinh, bài Luận nào mà chúng ta nhận thấy thích hợp với căn cơ và mục tiêu nhắm tới của ta. Nói chung, mục đích ứng dụng Pháp của Phật hay của Tổ là ta nhắm điều phục tâm

để tạo ra sự hoạt hóa cơ thể và mang lại những lợi ích thiết thực cho thân, tâm và trí tuệ tâm linh. Ðây là mục tiêu và nhu cầu của người hành thiền.

Ngoài ra, chúng ta cũng còn cần làm gương cho con em chúng ta nữa. Chúng ta không để cho con em chúng ta hoài nghi về Giáo lý mà chúng ta đang theo. Chúng ta cần chứng minh cho con em chúng ta thấy và biết rằng đạo

Phật là đạo nhắm mở mang trí tuệ con người, chuyển hoá tâm con người, kiến tạo tình thương và từ bi trong muôn loài chúng sanh...

Tóm lại, vì lý do này, khi học và thực hành chủ đề trong Thiền, chúng ta cần nắm vững nghĩa bình dân của chủ đề để chúng ta luyện tập hay thực hành dễ dàng.

Trong bước đầu, nhận ra rõ ràng giá trị tinh túy của Pháp là điều cần thiết, kế tiếp là phải chứng nghiệm giáo lý đó qua sự tinh tấn miên mật dụng công. Với người mới tu thiền, Không Dán Nhãn Ðối Tượng là kinh nghiệm cần thiết mà ta cần có. Qua đó, ta sẽ kinh nghiệm được trạng thái có chánh kiến với mọi người chung quanh. Từ lần ta sẽ sống và làm việc phù hợp theo chánh pháp. Ðó là thấy biết như thật. Nội tâm ta sẽ từ lần không còn dính mắc.

3. Vai trò của Kỹ thuật

Ðiểm thứ ba, khi thực hành, ta phải nắm vững kỹ thuật. Khi nắm vững kỹ thuật, chúng ta sẽ thu ngắn được thời gian dụng công. Thay vì mất 10 năm mới kinh nghiệm được cái biết không lời của tánh giác, chúng ta có thể mất vài ba tháng sẽ kinh nghiệm ngay. Chỉ vì chúng ta thực hành thẳng vào cơ chế tánh giác. Chúng ta không sử dụng tư duy biện luận để giải thích lòng vòng về vọng tâm/chân tâm. Nói chung, chúng ta không thực hành vòng quanh.

Ở lớp Căn Bản có 4 kỹ thuật chính và nhiều chiêu thức. Mỗi kỹ thuật và chiêu thức tuy khác nhau ở cách thực hành, nhưng tất cả đều xoáy trọng tâm vào tác động đến tế bào não của 1 trong 4 vùng của cơ chế tánh giác. Vì có như thế, ta mới kinh nghiệm được sự tác dụng sinh học

xem như kỳ diệu của Thiền đối với đời sống con người.

Lý do là khi cơ chế này bị tác động thì một hệ thống dây chuyền trong trục tánh giác-vỏ não-hệ thống viền não-tuyến nội tiết vân vân liền bị hoạt hóa. Trong quá trình hoạt hóa này, những chất sinh hóa học bên trong đối giao cảm thần kinh, bên trong các tuyến nội tiết sẽ tiết ra để chữa bệnh cho thân và chữa bệnh cho tâm, cũng như làm tăng thêm ký ức và phát huy sự bén nhạy, sự tinh xảo của trí óc. Hồi đáp sinh học dựa trên cơ sở này. Nếu không có tác dụng kỳ diệu này, Thiền sẽ không bao giờ là dụng cụ hữu ích thiết thực trong cuộc sống con người và các tông phái khác trong đạo Phật sẽ không bao giờ kết hợp với Thiền. Vì nó hữu ích thiết thực, nên các tông phái khác trong đạo Phật đã kết hợp với nó. Ngoài ra, có nhiều tôn giáo khác cũng kết hợp với Thiền.

Muốn nắm vững kỹ thuật, chúng ta cần tham dự nhiều lần trong các buổi giảng và hướng dẫn kỹ thuật thực hành. Thiếu nghe nhiều, thiếu ghi nhận những chi tiết trong các kỹ thuật thực hành, thiếu gần gũi bạn đạo, thiếu thân cận thiện tri thức, chúng ta có khả năng thực hành sai, hoặc không tinh xảo trong kỹ thuật thực hành.

4. Vai trò của Não bộ

Ðiểm thứ tư là vai trò Não bộ. Ðây là kiến thức Khoa học. Ngày nay học và thực hành Thiền, chúng ta cần trang bị thêm kiến thức về vai trò của Não. Nó chính là căn cứ của Tâm, của Ý, của Thức và của Tánh giác. Con người hơn các chúng sanh khác là nhờ có bộ Não tinh vi với hằng trăm tỷ tế bào não (Neurons).

Page 71: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

71

Thông qua tâm phát ra tín hiệu hay truyền đạt những sắc thái cảm xúc hay ý nghĩ, não biểu lộ nhân cách con người, bao gồm thiện/ác, mê/tỉnh, đạo đức/phi đạo đức ra ngoài hành động bằng lời nói, cử chỉ, thái độ... Không có não, tâm không thể biểu lộ được những sắc thái (nuances) vọng hay chân ra ngoài thân và lời được. Khi tâm hướng các căn tiếp xúc đối tượng, tức thì não liền kiến giải những chi tiết liên quan đến đối tượng đó. Vì vậy, khi một phần nào trong não bị hỏng, tâm tánh, cử chỉ, hành động, và lời nói con người liền bị ảnh hưởng theo. Các căn dù còn nguyên vẹn mà thái độ vẫn không bình thường được. Những bệnh tâm thể, bệnh Uất cảm (Stress), bệnh suy nhược thần kinh, bệnh mất ký ức, bệnh trầm cảm, bệnh liệt rung, bệnh ngu đần, bệnh khen mình, chê người, chấp ngã đều do não gây nên. Con người được khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, trí năng sắc bén, trí tuệ sáng suốt cũng do chính não đóng vai trò. Chung qui chỉ vì não có nhiều chức năng liên hệ đến tay chân, lời nói, học hỏi, nhân cách, sự thông minh, trí tuệ bình thường, trực giác, và siêu trực giác. Nó cũng chứa nhiều hệ thống chất hóa học bên trong nó. Khi một phần

nào trong não bị hỏng, nhân cách con người liền bị ảnh hưởng theo. Cụ thể như những người bị bệnh tâm thần phân liệt5, bệnh tai biến mạch máu não, bệnh liệt rung, bệnh trầm cảm, bệnh mất trí nhớ. Trong trường hợp này, tâm không thể điều khiển được não để ra lệnh não hoạt động theo ý muốn của tâm.

Nói chung, khi tâm thường xuyên căng thẳng như lo âu, sợ hãi, bực bội, nghi ngờ, não sẽ tiết ra các chất hóa học để thích nghi hóa với tình trạng căng thẳng đó. Nếu càng tiết ra nhiều chất hóa học phù hợp với tình trạng căng thẳng, các chất hóa học này sẽ làm hại những cơ quan bên trong thân như tim, thận, gan, máu, và tế bào não. Những bệnh tâm thể là do chất hóa học norepinephrine tiết ra thường trực và quá nhiều trong giao cảm thần kinh hay trong cuống não. Chất này theo máu đi vào ruột thượng thận, nó làm cho ruột thượng thận tiết ra epinephrine và cortisol. Cortisol lại đi theo máu lên não, nó bó chặt tế bào não làm cho ta mất trí nhớ và bị bệnh liệt rung. Cuối cùng, ta khả năng bị bệnh ung thư. (xem thêm Phụ Lục)

Như vậy, nếu tâm thường xuyên thư giãn, não sẽ tiết ra

các chất hóa học khác làm lợi cho những cơ quan bên trong thân như tim, thận, gan, máu, và tế bào não. Thí dụ như các chất acetylcholine, dopamine, serotonin, và melatonin .

Do đó, tâm căng thẳng, tạo ra bệnh cho thân. Rồi cuối cùng người cảm nhận những sự đau đớn, mệt mỏi, bệnh tật của thân lại là Tâm. Cho nên chúng tôi thường nói: “Tâm như Nhạc trưởng”. Nó điều khiển sáu tay chơi nhạc là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý để hòa tấu những điệu nhạc lên bổng xuống trầm hay du dương trong cuộc đời. Cuối cùng, chính tâm là người thưởng thức những khúc nhạc do nó sáng tạo và điều khiển sáu tay chơi nhạc. Ðây gọi là Hồi đáp sinh học trong Thiền.

Vài chi tiết về Hồi đáp sinh học trong Thiền

Trong Thiền, phương pháp thư giãn tâm hay thư giãn niệm là một phần quan trọng của sự tạo ra hồi đáp sinh học để chữa bệnh tâm thể và bệnh suy nhược thần kinh ngay tức khắc. Nó là thuốc giải độc bệnh Uất cảm (Stress), thuốc giải độc những rối loạn tâm xúc cảm và điều chỉnh lại những rối loạn chức năng thần kinh. Chỉ vì khi ta thư giãn tâm, hệ thống Viền não bị tác động. Tiếp theo, khu Dưới Ðồi bị hoạt hóa. Nó liền tác động thẳng đến Ðối giao cảm thần kinh và những nơi liên hệ khác như tuyến Yên, vỏ não để những nơi đây tiết ra các thần kinh dẫn truyền như acetylcholine và dopamine. Nhờ đó ta phục hồi được những chức năng thần kinh và nội tạng mau lẹ.

Dopamine có nhiều khả năng chữa bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Thông thường, người mang

Page 72: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

72

bệnh ảo giác về nghe và thấy là do 2 vùng nghe trong não và vùng thấy ở vỏ não bị thiếu dopamine và quá nhiều chất glutamate tại 2 nơi này. Nếu biết cách hướng dẫn người mắc bệnh này thực hành phương pháp thư giãn niệm hay thư giãn tâm, thư giãn thần kinh mặt, thư giãn lưỡi, dopamine sẽ được tiết ra để điều chỉnh 2 thứ bệnh nan y đó.

Acetylcholine cũng đóng vai quan trọng trong việc làm hạ huyết áp, học hỏi, ký ức và phát huy năng lực nhận thức. Người mắc bệnh mất trí nhớ, tức bệnh Alzheimer, đặc biệt là do suy yếu chất acetylcholine ở vỏ não. Nó cũng có khả năng giúp cơ thể điều hòa được cử động. Do đó, vai trò của acetylcholine rất quan trọng. Chức năng của nó là giúp cho ta được tỉnh thức, tăng cường ký ức, và năng lực nhận thức. Nhiều vùng bên trong não và cơ cấu mạng lưới cũng có chứa acetylcholine.

Muốn trị bệnh mất ngủ kinh niên và nhức đầu một bên (thiên đầu thống), ta chỉ cần áp dụng chiêu thức quán ánh sáng (nắng). Tức là ngồi nhìn ánh sáng nắng từ 10 phút đến 20 phút và thực tập trong vòng 6 buổi, ta sẽ có kinh nghiệm chữa trị những chứng bệnh mất ngủ kinh niên, bệnh nhức đầu một bên, và bệnh thiếu kiên nhẫn. (xem hình)

Khi nhìn, ta chọn chỗ ngồi thoải mái, tâm không trụ vào một điểm nào, cũng không khởi niệm tưởng tượng về ánh sáng nắng. Ta chỉ nhìn và thấy biết ánh sáng nắng. Thế thôi. Ðây là cách nhìn bằng tánh thấy. Bằng cách này để kích thích tuyến Tùng (nằm phía sau Ðồi Thị) tiết ra serotonin và melatonin, đồng thời cũng quân bình được chất

dopamine tại thùy chẩm, giúp điều chỉnh bệnh ảo giác về thấy và nghe.

Serotonin là thần kinh dẫn truyền quan trọng. Nó được sản xuất từ tuyến Tùng. Nó giúp cho sức khỏe dồi dào, làm việc dẽo dai, điều chỉnh ngủ thức, chữa trị bệnh trầm cảm; có cảm giác như no bụng; ít ăn; điều chỉnh sự căng thẳng thần kinh và lo âu. Nó cũng có khả năng chữa bệnh nhức một bên đầu (Migraine). Ngược lại, nếu trong cơ thể mức serotonin xuống thấp, đưa đến bệnh trầm cảm, mất ngủ, lo âu, chán nản, thiếu kiên nhẫn, thiếu hăng say.

Melatonin có khả năng điều hòa ngủ thức, trị bệnh mất ngủ kinh niên và ung thư. Nó cũng giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa được bệnh tim (heart attack), bệnh tai biến mạch máu não (stroke), ngăn chận bệnh mắt (cataract). Nó được sản xuất từ tuyến Tùng và khu Dưới Ðồi. Nó cũng có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, phục hồi ký ức và chữa trị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer).

Vấn đáp

Hỏi: - Làm sao biết mình thực hành sai kỹ thuật ?

Ðáp: - Khi thực hành bất kỳ chủ đề nào, nếu ta thường xuyên tập trung tư tưởng vào đối tượng để thực hành. Ta sẽ tạo ra sự căng thẳng thần kinh liên tục. Niệm tạp nhạp tuy không xen vào trong quá trình này, nhưng kết quả đưa đến là thần kinh bị căng thẳng và ta cũng không kinh nghiệm được niệm biết của tánh giác.

Khi thần kinh bị căng thẳng, norepinephrine và epinephrine sẽ có điều kiện tiết ra, đưa đến kết quả là sau thời thiền, ta cảm thấy mệt, tim đập nhanh, miệng khô, đo huyết áp thấy

cao hơn mức bình thường, Ðó là ta đã thực hành sai.

Hỏi: - Khi thực hành không

theo vọng tưởng, nếu tôi áp dụng cách mèo rình chuột để cho vọng tưởng không khởi lên thì kết quả như thế nào ?

Ðáp: - Kết quả là giao cảm thần kinh bị kích thích thường trực, đưa đến norepinephrine bị tiết ra nhiều, làm cho máu cao.

Hỏi: - Tại sao ?

Ðáp:: - Vì khi ngồi rình vọng tưởng, trong tiến trình này, ta vừa nỗ lực cố gắng để rình, vừa tỉnh táo (arouse) để canh chừng vọng, không cho vọng khởi lên. Cách này sẽ đưa đến thần kinh bị căng thẳng. Nếu kiên trì thực tập rình vọng tưởng như mèo rình chuột trong nhiều ngày, cuối cùng ta sẽ bị bệnh máu cao và trong máu có đường. Ðồng thời, bằng cách thực hành này, ta cũng sẽ không bao giờ kinh nghiệm được trạng thái biết không lời của tánh giác.

Hỏi: - Tại sao không kinh nghiệm được ?

Page 73: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

73

Ðáp: - Vì tánh giác chỉ có mặt khi ta không sử dụng ý thức để tập trung vào đối tượng.

Hỏi: - Nếu không áp dụng cách rình vọng như mèo rình chuột, thì làm sao cho vọng không khởi lên ?

Ðáp: - Áp dụng kỹ thuật không dán nhãn đối tượng. Ðối tượng như thế nào, ta chỉ thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết, hay nhận thức biết như thật về đối tượng. Trong tiến trình này, vọng tâm, vọng tưởng không thể xen vào. Ta không bị căng thẳng thần kinh. Thực tập nhiều ngày, quán tính suy luận của trí năng, quán tính phân biệt của ý thức, và quán tính suy nghĩ, tính toán của ý căn sẽ từ từ giảm bớt. Ðổi lại, quán tính biết của tánh giác sẽ từ từ trế thành năng lực vững chắc trong sinh hoạt hằng ngày của ta.

Hỏi: - Tại sao Tâm đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành thiền để tạo ra tác dụng sinh học ?

Ðáp: - Vì khi tâm tỉnh ngộ. tâm có lòng tin, có niềm vui, có cân nhắc, có tìm hiểu ý nghĩa pháp để thực hành, biết bố trí thì giờ để đi nghe pháp, và thân cận với thiện tri thức để thưa hỏi, biết chọn pháp để ứng dụng, và đặc biệt là tâm miên mật thực hành để đi đến thể nhập. Có thể nhập mới tạo ra tác dụng sinh học trong cơ thể (body) và tâm trí (mind). Vì khi 1 trong 3 cơ chế của tánh giác bị kích thích (stimulated) thì một trục dây chuyền từ bên trong não sẽ bị hoạt hóa (activated). Lúc đó các chất sinh hóa học có lợi cho cơ thể sẽ tiết ra (secrete). Với thân, gọi là thân chứng nghiệm. Với tâm gọi là tâm chứng nghiệm. Với trí, gọi là trí chứng. Với tuệ gọi là tuệ chứng nghiệm.

Hỏi: - Nhưng trục (axis) đó như thế nào ?

Ðáp: - Thí dụ khi dùng kỹ thuật không định danh đối tượng. Ðó là ta áp dụng mắt để kích thích tánh thấy trong cơ chế tánh giác. Ta thấy đối tượng mà không gọi tên đối tượng. Lúc đó ta biết rõ ràng về đối tượng mà tâm không dính đối tượng. Vì tánh thấy đã có mặt. Hai bên tiền trán bán cầu não trái và phải không hoạt động. Nên tâm xúc cảm không hiện ra. Trong cái thấy chỉ là cái thấy. Ngay lúc đó hệ thống viền não liền bị tác động. Tức thì một trục từ vùng Dưới đồi, Tuyến nội tiết, Ðối giao cảm, Cuống não liền bị tác động dây chuyền.

Hỏi: - Nếu Giao cảm bị tác động thì chất sinh hóa nào tiết ra ?

Ðáp: - Norepinephrine.

Hỏi: - Ðối giao cảm bị tác động thì chất nào được tiết ra ?

Ðáp: - Acetylcholine.

Tóm kết Ðối với thiền sinh đã theo học các lớp Thiền Căn Bản thì đề tài Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền không mới lạ; trái lại, nó có vẻ mới lạ đối với những vị chưa biết Thiền hay chưa thực hành Thiền hoặc tuy đã thực hành lâu năm mà chưa có kinh nghiệm điều chỉnh hay chữa bệnh tâm thể của chính mình thông qua phương thức hồi đáp sinh học.

Nắm vững nguyên lý hồI đáp sinh học

Bằng những kỹ thuật thực hành của Thiền, ta có khả năng khai thác những năng lượng sinh học bên trong cơ thể, giúp cho cuộc sống của ta có nhiều ý nghĩa hơn. Ðó là ta có khả năng điều chỉnh những rối loạn chức năng bên trong

não bộ và các Tuyến nội tiết. Vì vậy, khi thực hành, ta cần biết rõ nguyên lý hồi đáp sinh học này. Có biết rõ, ta mới tránh được những phương thức dụng công sai lầm, làm căng thẳng thần kinh quá mức, đưa đến gây bệnh cho thân và làm cho tâm ngày càng rối loạn mà ta không hề hay biết.

Từ đó ta có thể điều chỉnh lại các thực tập để ngăn chận tình trạng sức khỏe suy sụp hay ngăn chận bệnh tâm thể như cao máu, rối loạn nhịp tim mà ta vừa mới phát hiện.

Ngoài ra, khi gặp những người mắc bệnh tâm thể hay bị uất cảm kinh niên (chronic stress), ta có khả năng hướng dẫn những vị đó thực hành thiền đúng kỹ thuật; giúp họ tự chữa bệnh mà trong trường hợp thuốc Tây hay thuốc Ðông không còn kiến hiệu.

Ðây là giá trị tác dụng thực tiễn của Thiền đối với thân-tâm, và trí tuệ tâm linh. Tác dụng này gọi là Hồi Ðáp Sinh Học. Khi học và thực hành thiền, chúng ta cần nắm rõ những sự tương tác giữa Tâm, Pháp, Kỹ thuật, Não bộ, Hệ thống viền não, Tuyến nội tiết, Hệ Thần kinh đối với cơ thể.

Thiền không hứa hẹn ta sẽ được an lạc, hạnh phúc miên viễn trong cảnh giới xa xăm huyền bí nào đó, sau khi từ bỏ xác thân này. Trái lại, nó giúp ta chứng nghiệm ngay trong bây giờ về sự cân bằng thân-tâm, sự an vui thực sự với môi trường chung quanh, sự hài hòa với mọi người, sự rộng lượng bao dung và từ bi với muôn loài chúng sanh, và sự phát huy trí tuệ tâm linh. Trong cuộc sống hằng ngày, ta giảm bớt khổ đau vì bệnh tật kinh niên, ta giảm bớt căng thẳng thần kinh vì những bất

Page 74: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

74

toại nguyện trong cuộc đời. Ta giảm bớt lo âu phiền não vì những va chạm trong cuộc sống hằng ngày. Tâm trở nên thanh thản, hòa hợp, hòa thuận với mọi người, dù hằng ngày ta phí nhiều sức lực trong lao động chân tay hay trí óc. Ta thấy biết như thật, có chánh niệm tỉnh giác trong 4 oai nghi để phát huy năng lượng sinh học bên trong cơ thể. Năng lượng sinh học này chính là những chất nước hóa học bên trong hàng tỷ tế bào não, tế bào cơ bắp và nội tạng, các tuyến nội tiết, dây thần kinh, và sức mạnh tinh thần của ta.

Trong cơ thể con người có nhiều chất nước hóa học vừa làm lợi cho cơ thể mà cũng làm hại cho cơ thể. Khi thực hành thiền đúng kỹ thuật, ta sẽ tạo ra những tác động dây chuyền của trục Tánh giác-Dưới Ðồi-ÐGCTK-Tuyến Yên-Tuyến Nội tiết+Cuống não để tạo ra sự quân bình nội tạng và phát huy những năng lượng sinh học khác trong não bộ để giúp ích cơ thể được khỏe mạnh, tâm được an vui, thanh thản, và trí tuệ được phát huy rộng lớn. Khi cơ thể được quân bình, Tâm cảm thấy an vui, thanh thản, Trí nhớ và Nhận thức được gia tăng.

Trên nguyên tắc, khi kết hợp kỹ thuật thực hành với chủ đề dụng công, ta đều tạo ra tác dụng là làm cho tâm trế nên thư giãn. Ðó là tâm không dính mắc, không bị cột buộc vào bất cứ đối tượng nào. Tâm thấy biết như thật.

Từ kỹ thuật Không định danh đối tượng, Không dán nhãn đối tượng đến Chú Ý Trống Rỗng hay Thở Hai Thì, ta đều nhắm chuyển đổi những quán tính tư duy biện luận, ý thức phân biệt và trí năng suy luận vẽ vời thành sự thanh thản, an

tịnh. Qua đó, cái biết thường hằng, lặng lẽ và không lời của tánh giác mới thực sự có mặt, trí tuệ tâm linh mới được phát huy. Sau đó từ trường tâm bi mới có đủ điều kiện trải rộng ra (expands).

Khi tâm thư giãn, Não và phần bên trong Não là khu Dưới Ðồi liền bị ảnh hưởng. Các chất sinh hóa học được tiết ra theo hệ thống dây chuyền. Cuối cùng đưa đến Thân được khỏe mạnh, linh hoạt. Ngay đó Tâm cảm thấy sảng khoái, an vui, và hài hòa với môi trường chung quanh. Trí tuệ ta cũng phát huy vì ký ức được gia tăng, tập khí/lậu hoặc bớt tác động, và nhận thức được đúng hướng.

Ðây là nguyên lý hồi đáp sinh học trong Thiền. Nguyên lý này dựa trên sự áp dụng đúng Pháp, đúng tác động vào cơ chế tánh giác, và đúng kỹ thuật thực hành mới đạt được kết quả tốt. Nếu áp dụng sai Pháp, sai chức năng tánh giác, và sai kỹ thuật, kết quả sẽ mang lại nguy hại cho cơ thể và trí tuệ. Ta có thể bị huyết áp cao, tiểu đường, loét bao tử, mất ngủ, chán nản, tai biến mạch máu não, mất trí nhớ, sa sút nhận thức, hay tẩu hỏa nhập ma.

Thân người là quí

Thật hết sức sai lầm khi ta có thân này mà không biết gìn giữ, lại còn đì nó nữa. Ðối với người tu Thiền, chúng ta nên noi theo gương Phật: xem thân là quí. Sáu năm khổ hạnh để đì thân của Phật đã giúp cho Ngài nhận ra giá trị của nó. Ngài không đì thân nữa mà xem nó là phương tiện cần thiết nhất để giúp Ngài đi đến giác ngộ tối hậu.

Nó là chiếc bè giúp ta vượt qua biển sinh tử. Nó có khỏe mạnh, ta mới dụng công tu tập được đều đặn. Nó có khỏe

mạnh, trong lúc còn sống ta mới không bị khổ đau vì những thứ bất hài hòa bên trong thân, như táo bón, cao máu, thần kinh suy nhược, liệt rung, mất ký ức... Nó có khỏe mạnh, cuộc sống của ta mới có ý nghĩa trên phương diện phục vụ nhân sinh mà trước tiên là những người thân trong gia đình ta. Nó không khỏe mạnh, ta không thể nào thực hành thiền được lâu dài; sự dụng công tu tập của ta sẽ bị hạn chế khi thân đau ốm. Tâm ta cũng bị ảnh hưởng theo vì những cơn bệnh của thân.

Thiền là dụng cụ tạo ra sự hài hòa cho con người

Yếu tố quan trọng trong Thiền là khai triển năng lực Tánh giác. Thực sự, Tánh giác tuy vốn có sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng chúng ta không biết làm sao cho nó có mặt thường trực để trế thành năng lực tác động vào các cơ chế khác bên trong não bộ, bên trong hệ thống Viền não, và bên trong hệ thống Tuyến nội tiết. Nếu thực hành thiền đúng kỹ thuật, ta sử dụng trí năng tỉnh ngộ để tác động thẳng vào 1 trong 4 tánh thuộc cơ chế Tánh giác, ta sẽ kinh nghiệm được giá trị thực tiễn của năng lực Tánh giác như thế nào mà không cần ngồi chờ xua tan vọng tưởng, cũng không cần buông bỏ nó, hay quán chiếu nó là thế này, thế khác. Chỉ vì khi 1 trong 4 tánh bị kích thích, ý thức, ý căn, và trí năng không có mặt.

Ngày nay, Y khoa Tây phương và Tâm lý học Tây phương, cả hai đều xem Thiền là dụng cụ có khả năng chữa trị bệnh tâm thể, bệnh uất cảm, và bệnh tâm thần phân liệt. Ðó là thông qua các chủ đề trong Thiền, ta kết hợp với kỹ thuật dụng công để tác động vào các tánh bên trong cơ chế tánh giác, ta sẽ điều

Page 75: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

75

chỉnh được những rối loạn chức năng bên trong hệ thống viền não, hệ thần kinh tự quản, và các tuyến nội tiết. Vì thế, như những bộ môn Khoa học khác trên thế gian, Thiền được xếp là bộ môn Khoa học Tâm linh thực nghiệm. Nó được xem như là dụng cụ có khả năng chữa những thứ bệnh tâm thể và bệnh uất cảm kinh niên. Nó giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Ðó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên. Khi thân và tâm cân bằng, hài hòa sẽ xảy ra. Hạnh phúc và an lạc thực sự nằm trong nguyên lý thực tiễn đó.

Thí dụ:

- Sống trong gia đình, người cư sĩ tạo ra được sự hòa thuận với chồng vợ, con cháu, cha mẹ hay bà con quyến thuộc. Mọi mâu thuẫn, tranh chấp, gây hấn không xảy ra trong nội bộ gia đình. Ðặc biệt, trong sinh hoạt Ðạo tràng, người cư sĩ dễ dàng thông cảm với bạn thiền. Mọi tị hiềm nhỏ nhen không xảy ra giữa bạn thiền với nhau.

- Sống trong tăng chúng, người tu sĩ không tạo ra những tị hiềm nhỏ nhen; bất mãn về quyền lợi hay địa vị với những người khác. Không khí hòa hợp, an vui, thanh thản thường xuyên được biểu lộ ra ngoài mọi hành động của thân và lời nói.

Khi thân và tâm không cân bằng, những bất hòa sẽ xảy ra. Ðó là thân đau và tâm thì rối loạn. Cá nhân lại có nhiều xung đột với người khác. Phiền não không làm sao tránh khỏi khi thân và tâm bất hài hòa.

Kết luận

Khác hơn ngày xưa, ngày nay khi học và thực hành thiền, chúng ta cần được trang bị thêm những kiến thức khoa học căn bản về Não bộ, về Hệ thống Viền não, về Thần kinh Tự quản, về Tuyến Nội tiết, về kỹ thuật thực hành thiền để chúng ta dễ nhận ra những giá trị căn bản của Thiền đối với đời sống con người, thực sự dựa trên những yếu tố gì ? Hành trang mới này rất thiết thực và cần thiết cho cuộc hành trình tâm linh lâu dài của chúng ta. Bởi vì khi thực hành, chúng ta sẽ là người độc hành độc bộ. Chúng ta đi một mình, thực hành một mình. Bạn không có. Kinh không có. Chúng ta một mình lên võ đài chiến đấu với quần ma vọng tưởng, hay chiến đấu với mình để triệt tiêu những bản chất phàm tục, làm cho tánh giác hiển lộ vững chắc.

Ðây không phải chúng ta ôm vào những mớ lý thuyết không lợi ích cho người mới tu thiền; trái lại, chúng ta cần có số kiến thức mới đó để hỗ trợ cuộc hành trình tâm linh được an toàn hơn. Chúng ta đi mà không sợ lạc, thực hành mà không sợ bị tẩu hỏa nhập ma. Bằng những kỹ thuật thực hành kết hợp với Pháp và những tác dụng sinh học bên trong não bộ, bên trong hệ thần kinh, và bên trong tuyến nội tiết, cho thấy trọng tâm tác dụng của Thiền là giúp người thực hành có những kinh nghiệm cụ thể trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của mình như sau:

Chuyển hóa tâm,

Ðiều chỉnh bệnh tật của thân

Cân bằng hay hài hòa thân tâm,

Hài hòa với môi trường chung quanh, và

Phát huy trí tuệ tâm linh.

Những kinh nghiệm này đều dựa trên nguyên lý Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền. Muốn đi sâu vào Thiền và muốn thực hành có kết quả, chúng ta cần có thêm kiến thức về Hồi Ðáp Sinh Học Trong Thiền.

Chú thích

CỦA HỒI ÐÁP SINH HỌC TRONG THIỀN

1. Bệnh Liệt Rung: Parkinson. Bệnh Parkinson là bệnh suy nhược não bộ hay rối loạn thần kinh trung ương, do thiếu nhiều dopamine ở não, làm cho cơ thể suy yếu: cơ bắp cứng đơ, cử động khó khăn, bước đi không vững, đi như kéo lê thân mình, làm cho thân hơi cúi về phía trước; tư thế cứng nhắc, tay đưa ra không thẳng; đôi khi làm rung tay và đầu lắc lư (tremor); đầu nặng, gương mặt như đeo một miếng gì nặng, phát ngôn khó khăn. Nó được xếp là một loại bệnh liệt rung (Paralysis agitans). Phần lớn bệnh này có ở tuổi từ 50 đến 70, trung bình là 58. Trong cơ thể khỏe mạnh, dopamine thoát ra từ vùng Dưới Ðồi (Hypothalamus) và vùng liềm đen (substantia nigra, có nghĩa chất đen (black substance) ở cuống não.

2. Bệnh Trầm Cảm: Depression: Bệnh này biểu lộ trạng thái tâm thần quá chán nản, lúc nào bệnh nhân cũng tỏ vẻ buồn cực độ vì mất tất cả hy vọng, không còn hăng hái làm việc, không còn tha thiết đến điều gì. Nó làm cho con người cảm thấy buồn, chán ngán, u sầu, hết hy vọng vào ngày mai, không thấy hứng thú, mất hết năng lực hoạt động; thường nghĩ đến chết và tự tử.

Page 76: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

76

Trong những triệu chứng sinh học, bệnh trầm cảm bao gồm:

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Cortisol từ tuyến thượng thận tăng nhiều trong cơ thể cũng đưa đến trầm cảm.

Rối loạn sự ngủ, như mất ngủ hay ngủ nhiều,

Ăn không thấy ngon miệng,

Mất cân,

Bị táo bón,

Sinh lý yếu,

Bi quan, tuyệt vọng, rầu buồn,

Không thấy thích trong những cuộc vui bình thường và những hoạt động bình thường,

Khó tập trung hay quyết định điều gì,

Lánh xa những hoạt động xã hội,

Mệt mỏi hay dã dượi (lethargy),

Trầm ngâm tư lự (ruminating) về quá khứ,

Mất hết tự tin.

Điều chỉnh bằng Thiền:

Tăng mức độ serotonin bằng cách thực hành nhìn ánh sáng nắng, hoặc nhìn bóng đen,

Thực tập thở Hai Thì,

Ngoài ra cần thực tập Thế nội lực (theo Khí Công).

3. Bệnh nhức nửa đầu: Migraine. Bệnh này do những mạch máu ở đầu giãn nở quá mức. Khi đau thì từ lớp mỏng của não và từ da đầu do cơ bắp và mạch máu căng hay nong ra.

Triệu chứng thường báo hiệu trước khi nhức là bệnh nhân thấy ánh sáng kéo dài vài phút. Thí dụ như những điểm mờ (blurring or bright spots) hay sáng trong tầm nhìn; lo âu; mệt; rối loạn suy nghĩ và tê hay ngứa rang như có kiến bò (tingling) một bên thân mình, thường có mệt lả và nôn.

Nguyên nhân

Bệnh do nhiều nguyên nhân: (1) Thấp mức serotonin, (2) thấp magnesium, (3) do uống rượu, ăn chocolate, cheese quá nhiều, (4) rối loạn thần kinh, (5) do bệnh uất cảm (Stress) kinh niên làm căng cơ mặt, cổ hay da đầu, (6) do phiến máu (platelet) đóng trong mạch máu làm thành cục nghẽn (clots), (7) do tư thế ngồi hay đứng không hợp với các dây thần kinh và cơ bắp.

Điều chỉnh bằng Thiền

Thư giãn mặt, thư giãn cơ bắp để tiết ra acetylcholine và dopamine.

Uống thêm B6 và thêm thuốc magnesium và những thuốc theo sự chữa trị của bác sĩ chuyên khoa.

4. Bệnh Mất Ký Ức: Alzheimer. Bệnh tăng dần sa sút trí tuệ ở tuổi trung niên do nhiều nguyên nhân.

Điều chỉnh bằng Thiền

Thực tập thư giãn hoặc nghe âm thanh để tiết ra acetylcholine.

Ngoài ra cần dùng thuốc theo sự chữa trị của bác sĩ chuyên khoa.

5. Bệnh Tâm Thần Phân Liệt: Schizophrenia. Bệnh tâm thần phân liệt do nhiều nguyên nhân tạo ra. Phần lớn những nguyên nhân này là do tâm bị chấn động vì một dữ kiện xúc cảm mạnh, đưa đến rối loạn chức năng ở hệ thống Viền não.

Các nhà khoa học về thần kinh cũng khám phá nguyên nhân đưa đến hệ thống viền não bị rối loạn vì quá nhiều chất glutamate và thiếu chất dopamine bên trong đó. Chính chất glutamate làm cho bệnh nhân thường có ảo giác là có người theo dõi và kiểm soát hoạt động của mình, hoặc có người nói chuyện với mình và sai khiến mình làm việc này việc kia. Ngoài ra, tại tiền trán và tại 2 vùng nghe, thấy ở thùy chẩm và thùy thái dương cũng có quá nhiều chất glutamate, thiếu chất dopamine, tạo ra suy nhược thần kinh, đưa đến bệnh nhân rối loạn suy nghĩ, nói năng, và tri giác. Xúc cảm thay đổi bất thường, đôi khi cũng hung bạo. Bệnh nhân thường sợ hãi và lo âu, thường sống tự cô lập với mọi người chung quanh.

Điều chỉnh bằng Thiền Thiền chỉ có khả năng quân bình lại hoạt động của Hệ thống Viền não để tâm được ổn định. Và bằng những cách thực hành khác để các chất nước hóa trong tuyến tùng, đối giao cảm thần kinh, và cuống não tiết ra serotonin (bằng cách nhìn ánh sáng nắng), acetylcholine (bằng cách thư giãn lưỡi), acetycholine và dopamine (bằng thở Hai Thì). Ngoài ra, cũng có thể áp dụng thế Nội lực để tiết ra norepinephrine (trong giao cảm thần kinh) và Coenzyme Q10 (trong cơ bắp).

Page 77: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

77

KHÓA BÁT NHÃ

LỚP TRUNG CẤP 4

BÀI ĐỌC THÊM SỐ 5

VÔ TÂM TRONG THIỀN

Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) “đạo không lời,” Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm. Dưới đây là bài pháp ngắn được học giả D.T. Suzuki (1869-1960) trích trong “Tiếng vang Sa mạc-Echoes of the Desert” (tờ 77) của Dr. Keiki Yabuki, rồi in trong “Essays in Zen Buddhism Third Series” pp. 26-27. Tài liệu này gồm những bản in tay (manuscripts) được tìm thấy tại động Ðôn Hoàng1 và được lưu trử tại Bảo Tàng viện Anh quốc.

Bài Pháp được xem là phương cách dạy đạo rốt ráo, súc tích và ngắn gọn của Tổ Ðạt Ma. Nếu nắm được tác dụng tối hậu của phương pháp Không Lời đưa đến giác ngộ, ta sẽ nhận ra cốt lõi nguyên lý siêu lý luận mà từ đó đức Phật đã thành đạo qua trạng thái Tâm Như.

Bồ Ðề Ðạt Ma nói:

- Lý rốt ráo (the ultimate Reason) vốn Không Lời (without words), nhưng mượn lời để diễn tả lý. Ðại Ðạo không hình sắc, nhưng để tiếp xúc với kẻ không tu (the uncultivated), nó tự biểu lộ thành hình sắc. Bây giờ giả sử có hai người thảo luận về Vô tâm. Ðệ tử hỏi thầy:

Ðệ tử: - Lý rốt ráo là hữu tâm hay vô tâm ?

Thầy: - Vô tâm.

Ð.T: - Nếu vô tâm, ai làm tất cả cái đang thấy, đang nghe, đang nhớ, đang nhận ra ? 1 Ai là người nhận ra cái vô tâm ?

T:- Chính do vô tâm mà có thể thấy, nghe, nhớ, nhận ra. Chính do Vô tâm, Vô tâm được nhận thức ra (is recognized).

Ð.T.: - Làm thế nào Vô tâm có thể thấy, nghe, nhớ, hay nhận thức ra (recognize) ? Vô tâm lẽ ra không thể làm được tất cả việc này.

T: - Dù ta là cái Vô tâm, ta có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra.

Ð.T: - Nếu thầy có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra, thầy không thể là cái Vô tâm; thầy phải là người hữu tâm.

T: - Thấy, nghe, nhớ, nhận ra Ở tất cả những điều này chính là việc làm (acts) của Vô tâm. Ngoài thấy, nghe, nhớ, nhận ra không có cái Vô tâm. Ta sợ con không hiểu điều này, nên ta thấy vấn đề này cần được giảng giải từng bước và con được hướng dẫn để thấy sự thực bên trong. Thí dụ, đang thấy, tất nhiên có cái thấy, và đây là vì có cái không thấy (the not-seeing); như vậy chính cái thấy là của Vô tâm. Ðang nghe, chính là có cái đang nghe, và đây là vì có cái không nghe (the not-hearing). Như vậy, chính cái nghe là của Vô Tâm. Ðang nhớ (remembering), chính là có cái đang không nhớ (the not-remembering). Như vậy, chính cái đang nhớ là của Vô tâm. Ðang làm, tất nhiên có cái đang làm, và cái làm này thực ra là không làm; cái đang làm chính là của Vô tâm. Cho nên, ta nói thấy, nghe, nhớ, nhận ra, tất cả đều là của Vô tâm.

Ð.T.: - Làm sao biết cái đó là của Vô tâm ?

T: - Con xem xét vấn đề kỹ thêm và nói cho ta xem, nếu Tâm có bất kỳ hình tướng gì có thể cảm nhận. Nếu con nói rằng nó có, như vậy nó không phải là chân Tâm (real Mind). Nó có được xem như hiện hữu ở trong hay ở ngoài hoặc ở giữa không ? Tâm không ở bất cứ chỗ nào của ba điểm này cả. Nó cũng không được cảm nhận (perceived) như hiện hữu ở bất cứ nơi nào khác có thể được. Vì thế, nó mới là Vô tâm.

Ð.T: - Bạch thầy, nếu Vô tâm ở khắp mọi nơi (prevails everywhere), lẽ ra chẳng có tội cũng không có công đức gì cả. Vậy tại sao tất cả chúng sinh luân hồi trong lục đạo (transmigrate in the six Paths of existence) và mãi mãi đi trong vòng sanh tử ?

T: - Ðây là vì tất cả chúng sinh mờ mịt (confused) trong tâm để ôm ấp ảo tưởng (the illusive idea) về một thực tại (cá biệt) trong Vô tâm, và tạo ra tất cả loại hành vi, chấp trước sai lầm (erroneously cling) về ý niệm rằng quả thực có cái tâm rõ biết (a conscious mind). Vì lý do này, họ luân hồi trong lục đạo và mãi mãi đi trong vòng sanh tử.

Giống như trong bóng tối một người thấy cái bàn hay sợi dây người đó tưếng là hồn ma (a departed spirit) hay con rắn, rồi sợ hãi do chính sự tưởng tượng của mình tạo ra. Cũng trong cách như thế, tất cả chúng sinh chấp trước ảo tưởng sáng tạo của mình, ở chỗ Vô tâm, họ lầm tưởng (erroneously imagine) là thực tại của tâm rõ biết (a conscious mind). Như thế nhiều loại hành vi khác nhau được tạo tác, và quả thực là có

Page 78: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

78

luân hồi trong lục đạo. Những chúng sinh như thế cần được khuyên dạy để gặp thiện tri thức (a good friend), người (có trí tuệ tâm linh rộng lớn), và thực hành thiền định. Ðiều này sẽ dẫn họ đến ngộ (realization) Vô tâm. Khi điều này được làm, tất cả nghiệp chướng (karma-hindrances) đều tan biến (vanish) và chuổi sinh diệt bị cắt ra từng mãnh. Như ánh mặt trời một khi thể nhập vào bóng đen thì xua tan tất cả những gì là tối tăm. Tất cả tội lỗi của chúng sinh bị triệt tiêu (destroyed) khi họ chứng ngộ (realize) Vô tâm.

Ð.T: - Là người vô minh, tâm con chưa hoàn toàn sáng tỏ đối với công năng (functioning) của sáu căn khi chúng đáp ứng mọi nơi [đối với sự kích thích] ra sao.

T: - Nhiều phương cách khác nhau (various contrivances) được xúc tiến bằng lời.

Ð.T: - Tham dục và giác ngộ, sinh tử và Niết bàn, thực ra có phải là của Vô tâm không?

T: - Quả thực chúng thuộc Vô tâm. Chính vì sự lầm chấp (erroneous clinging) của tất cả chúng sinh đối với ý niệm tâm rõ biết nên có tất cả loại tham dục và sinh tử, giác ngộ, và Niết bàn. Nếu họ được tỉnh ngộ (awakened to) Vô tâm, thì tham dục không có, sinh tử không có, Niết bàn không có. Cho nên, vì những người nuôi dưỡng ý niệm tâm rõ biết, Như Lai nói sinh tử; giác ngộ đối đãi với (opposed to) tham dục, Niết bàn đối với sinh tử. Tất cả tên gọi đó đều là pháp nhân duyên. Khi đạt được Vô tâm, chẳng có tham dục cũng không có giác ngộ, không có sinh tử hay Niết bàn.

Ð.T: - Nếu không có giác ngộ cũng chẳng có Niết bàn, làm thế nào chúng ta giải thích

giác ngộ mà chư Phật trong quá khứ đã đạt được ?

T: - Ðiều này được nói vì do văn cú qui ước (conventional phraseology). Bao lâu chân lý tuyệt đối được quan tâm đến thì chẳng có điều như thế. Vì vậy, Kinh Duy Ma Cật (Vimalakìrti) nói rằng chẳng có thân trong đó giác ngộ được chứng (realized), chẳng có tâm qua đó giác ngộ được ngộ (realized). Lại nữa, kinh Kim Cang (Vajrecchedikà) nói rằng không có pháp, không có thực tại mà ta có thể cho là đắc. Tất cả sự đắc (attainment) của chư Phật thực sự là không đắc. Do đó, nên biết rằng chư pháp sinh khi tâm thức được khẳng định (asserted), chư pháp diệt khi Vô tâm được ngộ (realized).

Ð.T: - Bạch thầy, thầy nói rằng vô tâm hiện hành (obtains) khắp nơi. Bây giờ, gỗ đá đều là Vô tâm, phải chăng tất cả loài hữu tình đều như gỗ, đá ?

T: - Nhưng Vô tâm được ngộ trong tâm rõ biết của ta thì không phải gỗ đá. Vì sao ? Như trống trời (the celestial drum), trong khi đang im lìm, bỗng thình lình và không có ý thức cố gắng phát ra nhiều loại âm thanh vi diệu để giáo hóa và rèn luyện tất cả chúng sinh. Lại nữa, cũng như ngọc như ý (mani-a wish-fulfilling gem) không ý thức cố gắng trên một phần nào của nó, bỗng thình lình tạo ra nhiều hình sắc khác nhau. Cũng như cách đó, Vô tâm tạo tác thông qua tâm rõ biết của ta, làm cho nó hiểu biết chân tính Thực tại; nó có đầy đủ trí tuệ siêu việt chân thực, nó là chủ của Ba Thân, nó thực hiện chức năng (functions) tự tại cao nhất. Như kinh Bảo Tích (Ratnakùta) nói rằng tâm thực hiện chức năng bằng phương tiện của Vô tâm mà không

hay biết (without conscious) về nó. Như vậy, làm sao chúng ta như gỗ đá được ? Vô tâm là Chân tâm, Chân tâm là Vô tâm.

Ð.T: - Vậy làm thế nào tự rèn luyện (self training) với tâm của chúng ta ?

T: - Chúng ta chỉ cần được tỉnh ngộ (be awakened to) Vô tâm trong tất cả pháp, trong tất cả việc làm của chúng ta. Ở đây là cách rèn luyện, không có cách nào khác. Như vậy, chúng ta biết rằng khi Vô tâm được ngộ, vạn pháp không còn quấy nhiễu chúng ta nữa.

Nghe đến đây, đệ tử hốt nhiên (all at once) có sự soi sáng và ngộ rằng không có vật ngoài tâm và không tâm ngoài vật; trong tất cả thái độ và hoạt động đều đạt hoàn toàn được tự tại, tất cả lưới nghi (net of doubts) bị xé thành mãnh vụn, và không còn thấy chướng ngại.”

CHÚ THÍCH

1. Ðộng Ðôn Hoàng = Ðộng này được tìm thấy ở động Thiên Phật (động này có cả ngàn tượng Phật), cách huyện Ðôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, vào năm 1899, do ông Vương Viên Lục đã phát hiện. 2. Trong tâm lý học Phật giáo, “cái thấy, cái nghe, cái nghĩ, và cái biết” (ruta, mata, jàta) đều do năng lực kiến giải của giác căn (Skt: buddhindriya), tức tánh giác (buddhità), trong đó chỉ có sự biết, sự phân biệt, sự nhận thức về môi trường hay đối tượng mà không có lời nói thầm. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma giải thích trạng thái “thấy, nghe, nghĩ, biết” này là Vô Tâm. Thông thường người chưa học Thiền không nhận ra ý nghĩa Vô Tâm. Lý do là trong “thấy, nghe, nghĩ, biết“ theo thường tình thế gian đều

Page 79: PH - T tr. 1-48 PH tr. 49-50 PH tr. 51-58 PH ÌNH TU H …...báo là cô Dung xin buổi cơm trưa với 18 người ăn. Thời gian có thể từ 12 giờ đến 12 giờ 30

79

có lời, tức hữu tâm. Ðây là sự biểu lộ những sắc thái của tâm thức (mental consciousness).

TRẮC NGHIỆM

1. Giải thích: - Tất cả mọi người đều sở hữu cái biết của cái biết. Vậy cái biết đó là gì ? Ở đâu ?

2. Giải những câu sau đây:

1) Tâm Như (the Such Mind; the Mind-as-Such) là cái biết không viện dẫn, nó không tách rời thế gian. Vì sao ?

2) Tâm Như ngoài khái niệm, ngoài tâm và tánh (nature). Cố gắng kết hợp tâm với tánh, hay cố gắng tìm tâm trong tánh, thì vẫn ở trong nhị nguyên. Vì sao ?

3) Tâm Như là cái biết không hai (the nondual awareness) thấm nhập (permeates) hiện tượng và hiện tượng thấm nhập biết không hai (nondual aware-ness). Vì sao ?

4) Ðặc tính của Tâm Như là không gì ngăn ngại (unimpededness) hay không chướng ngại (unobstructedness). Vì sao ?

5) Làm thế nào để có trạng thái tâm như trong quí vị ?

Giải thích ý nghĩa câu: “Ðối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền” theo phương pháp dạy Thiền của Tổ Trúc Lâm (vua Trần Nhân Tôn).

1) Vô tâm trong câu này nghĩa là gì ?

2) Tại sao đối cảnh vô tâm mà không hỏi Thiền ?

(Hết)