14
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Số: /QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày tháng 8 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kèm theo Hồ sơ và Công văn số 08/CV-TĐ ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 723/TTr-STNMT ngày 10 tháng 8 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” (sau đây gọi là Dự án) của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với các nội dung chính tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH HẢI DƯƠNG

Số: /QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Dương, ngày tháng 8 năm 2021

QUYẾT ĐỊNHPhê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh,

thị xã Kinh Môn của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của

Chính phủ Quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kèm theo Hồ sơ và Công văn số 08/CV-TĐ ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 723/TTr-STNMT ngày 10 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” (sau đây gọi là Dự án) của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với các nội dung chính tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Page 2: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

2Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:1. Niêm yết công khai Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường theo quy định của pháp Luật.2. Thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án. Quyết định này thay thế Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:- Hộ kinh doanh Lê Văn Thành;- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);- Sở Tài nguyên và Môi trường;- UBND thị xã Kinh Môn;- Chi cục Bảo vệ môi trường;- Lưu: VT, KTN, Thành (5b).

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Lưu Văn Bản

Page 3: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

Phụ lụcCÁC NỘI DUNG YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án “Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình vườn ao chuồng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm” tại thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh,

thị xã Kinh Môn của Hộ kinh doanh Lê Văn Thành (Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 8 năm 2021

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

1. Thông tin về dự án1.1. Thông tin chung- Chủ dự án: Hộ kinh doanh Lê Văn Thành.- Địa điểm thực hiện dự án: Thôn Vĩnh Lâm, xã Lê Ninh, thị xã Kinh

Môn, tỉnh Hải Dương.- Địa chỉ liên hệ: Xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất1.2.1. Phạm vi của dự án- Hiện tại: Tổng diện tích thực hiện dự án: 24.012 m2 bao gồm:+ Diện tích đất xây dựng công trình: 11.334m2.+ Đất cây xanh: 4.499,0m2.+ Đất sân đường nội bộ: 8.179,0m2.- Khi hoạt động ổn định: Diện tích các công trình giữ nguyên như hiện tại.1.2.2. Quy mô, công suất của dự ánDự án đã xây dựng hoàn thiện các công trình và đi vào hoạt động với mô

hình chăn nuôi lợn thịt thương phẩm theo đúng nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 04/11/2020. Do tình hình dịch bệnh và hiệu quả, năng suất không cao, chủ dự án quyết định điều chỉnh dự án chuyển đổi mô hình trang trại chăn nuôi từ nuôi lợn thịt sang nuôi gà thịt và đã được UBND thị xã Kinh Môn chấp thuận theo Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 29/12/2020. Hiện tại trang trại đang dừng hoạt động, chuồng trại đã dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ chất thải từ hoạt động nuôi lợn.

- Theo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án chăn nuôi gà thịt thương phẩm 95.000 con/lứa; chăn nuôi cá thịt các loại 2.680 con/năm.

- Tuy nhiên, thực tế theo diện tích chuồng nuôi của dự án với định mức 1m2 chuồng nuôi được 7 con, lượng gà nuôi được tối đa là 8.250x7 = 57.750 con.

1.3. Các công trình xây dựngCác công trình đã xây dựng cụ thể như sau:

Page 4: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

2- Hiện tại: Diện tích xây dựng của dự án: 11.334m2, bao gồm:+ Các hạng mục công trình chính: Chuồng nuôi (6 chuồng) với tổng diện tích là 8.250m2, bình quân

1.375 m2/chuồng (kích thước 55m×25m). Nhà bảo vệ, nhà sát trùng vòng 1: Kích thước: 9m × 9m = 81 m2. Kho cám, kho vật tư, kho thuốc: Diện tích xây dựng 150 m2. Nhà điều hành, nhà bếp, nhà ở công nhân, nhà sát trùng vòng 2, nhà ăn

ca: Kích thước: 20m × 15,2 m = 304 m2. Ao sinh học (ao thả cá): Ao sinh học kết hợp thả cá có mục đích dùng

để điều hoà môi trường khu vực dự án. Dự án bố trí 02 ao: 01 ao diện tích 585m2; 01 ao diện tích 525m2.

+ Các hạng mục công trình phụ trợ: Nhà để xe: Diện tích 40 m2. Nhà xuất nhập: Diện tích 25m2. Bể điều tiết nước: Diện tích 20m2, là nơi có nhiệm vụ điều tiết nước

trong ao sinh học. Bể chứa nước sạch diện tích 112 m2 và tháp nước 56m2.+ Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: Nhà để máy ép phân và phân khô: Diện tích 50m2. Bể thu gom phân và nước thải: Gồm 6 bể tương ứng với 6 khu vực

chuồng đặt tại đầu mỗi chuồng, thể tích mỗi bể là 1,5m3 (1,5×1×1m). Bể xử lý nước thải: Diện tích 64m2. Công trình đã xây dựng, chưa lắp

đặt thiết bị.+ Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: Diện tích sân đường nội bộ8.179,0m2

và cây xanh 4.499,0 m2, hệ thống thoát nước thải, hệ thống thoát nước mưa do chự án xây dựng đã hoàn thiện và đang hoạt động ổn định.

- Khi điều chỉnh mô hình trang trại, dự án cải tạo như sau:+ Về phần xây dựng: Giữ nguyên các công trình không thay đổi.+ Về phần trang thiết bị: Giữ lại toàn bộ thiết bị đã lắp đặt như hệ thống

quạt thông gió, làm mát chuồng nuôi, điện chiếu sáng. Chỉ thay đổi hệ thống máng ăn uống, do vậy tiến hành tháo dỡ hệ thống máng ăn cũ và lắp đặt thay thế hệ thống máng ăn uống mới. Lắp đặt thiết bị cho bể xử lý nước thải.

1.4. Công nghệ sản xuấtCông nghệ sản xuất của dự án sau khi điều chỉnh vẫn giữ nguyên như hiện

tại, chỉ thay đổi loại hình chăn nuôi trang trại từ nuôi lợn thịt sang nuôi gà thịt, cụ thể như sau:

Page 5: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

3a) Quy trình chăn nuôi gàMua giống (đã qua kiểm dịch) → Tiêm vắc xin →chăn nuôi→ Gà thịt

xuất chuồng.b) Quy trình nuôi cáCải tạo ao nuôi Thả cá giống con chăn nuôi cá trưởng thành

xuất bán.2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án2.1. Các tác động môi trường chính của dự ánHiện tại, hạ tầng cơ sở của dự án đã được hoàn thiện nên không có hoạt

động xây dựng. Dự án đang dừng hoạt động tại khu vực chuồng trại để tiến hành tháo dỡ hệ thống máng ăn, uống cho lợn và lắp đặt thay thế hệ thống máng ăn, uống cho gà; lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải.

a) Giai đoạn lắp đặt máy, móc thiết bị:+ Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật liệu, máy móc; khí thải từ quá

trình lắp đặt thiết bị.+ Nước thải sinh hoạt của công nhân kỹ thuật.+ Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn trong quá trình lắp ráp.+ Tiếng ồn, độ rung do hoạt động vận chuyển, thiết bị công cụ lắp ráp.b) Giai đoạn hoạt động- Bụi, khí thải:+ Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông.+ Khí thải, mùi từ hoạt động chăn nuôi.+ Khí thải, mùi từ khu vực xử lý nước thải chăn nuôi. + Mùi từ khu vực tập kết CTR, khu ủ phân.+ Khí thải từ hoạt động nấu ăn. - Nước thải: Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân;

nước mưa chảy tràn. - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn trong quá trình hoạt

động; Chất thải nguy hại từ quá trình hoạt động.2.2. Quy mô, tính chất của nước thảia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịNước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải phát sinh 0,225m3/ngày đêm. Tính

chất nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (COD, BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

b) Giai đoạn hoạt động

Page 6: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

4- Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải phát sinh khi vận hành là

1,2m3/ngày đêm. Tính chất nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (COD, BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

- Nước thải chăn nuôi: Trung bình lượng nước sử dụng vệ sinh chuồng định kỳ là 27,5m3/lần. Thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P), các chất rắn lơ lửng và các vi sinh vật.

2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thảia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịBụi, khí thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động tháo dỡ thiết bị, máng ăn cũ

và hoạt động của công nhân. Lượng bụi phát sinh từ công đoạn này ở mức độ nhỏ.b) Giai đoạn hoạt động- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển: Các

phương tiện giao thông (vận chuyển con giống, thức ăn,...) ra vào khu vực dự án phát sinh ra bụi và các khí độc như: CO, CO2, SO2, NOx,... Khu vực dự án rộng, thông thoáng, các xe vận chuyển ra vào không liên tục, chỉ trong 1 thời gian ngắn nên nguồn gây ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông chỉ mang tính chất tạm thời, mức độ ảnh hưởng nhìn chung là không đáng kể.

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của trang trại:+ Khí thải, mùi từ hoạt động chăn nuôi: Thành phần khí thải phát sinh

gồm: CO2, CH4, H2S, NH3,... gây ra sự cộng hưởng mùi trong khu vực chuồng nuôi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của công nhân làm việc trong khu vực chăn nuôi và cả tới sức khỏe của đàn vật nuôi. Mùi từ khu vực chuồng nuôi nếu không được xử lý kịp thời dễ bị khuếch tán vào trong không khí, theo gió bay tới khu vực xung quanh.

+ Khí thải, mùi từ hoạt động xử lý nước thải chăn nuôi: Khí thải từ bể xử lý sơ bộ (bể phốt): Quá trình thu gom nước thải theo

đường ống kín, bể được đậy tấm đan hạn chế việc phát sinh mùi ra ngoài môi trường.

Khí thải từ hệ thống xử lý nước thải: Hoạt động phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tạo thành khí H2S gây mùi hôi thối khó chịu. Mùi từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường không khí khu vực thực hiện dự án mà còn có thể phát tán ra xa gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực thực hiện dự án.

Khí thải, mùi từ khu vực tập kết CTR và ủ phân: CTR và phân có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy tạo thành khí H2S gây mùi hôi thối, tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển. Mùi từ các khu vực này nếu không được xử lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc tại dự án đồng thời cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ cao khiến dịch bệnh bùng phát.

Page 7: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

5+ Khí thải từ hoạt động nấu ăn: Hoạt động đốt cháy khí gas phục vụ cho

hoạt động đun nấu tạo ra khí CO2 đồng thời phát sinh mùi. CO2 là một loại khí nhà kính, nếu lưu lượng phát sinh lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Tuy nhiên hoạt động đun nấu tại dự án quy mô nhỏ như hộ gia đình nên lượng phát sinh này không đáng kể.

2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thườnga) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị- Chất thải rắn trong giai đoạn này là toàn bộ hệ thống máng ăn uống lợn

cũ dỡ bỏ khoảng 480 kg.- Ngoài ra, còn lượng bao bì, xốp, nilong bao gói trang thiết bị lắp đặt mới

khoảng 55kg. - Chất thải này là loại chất thải không bị phân hủy, gây mùi tuy nhiên nếu

không được thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan khu vực.b) Giai đoạn hoạt động- Chất thải rắn chăn nuôi gà của dự án, khối lượng như sau: Tổng lượng

chất thải rắn thải ra trong 01 lứa là: 57,815 - 70,035 tấn/lứa, bao gồm: + Phân gà: Theo nhóm nghiên cứu của Viện chăn nuôi, cứ 1 kg thức ăn ăn

vào thải ra 120-165g phân. Với nhu cầu sử dụng cám tính toán được trên là 271,425 tấn/lứa thì lượng phân thải ra là 32,57 - 44,79 tấn/lứa.

+ Chất độn chuồng: Chất độn chuồng được sử dụng là trấu. Trấu được rải vào chuồng lớp dày 10cm, rải 1 lần cho 1 lứa, khối lượng khoảng 3kg/m2 vậy lượng trấu sử dụng khoảng 8.250x3 = 24.750kg = 24,75 tấn trấu.

+ Chế phẩm EM: Lượng chế phẩm EM được bổ sung theo tỷ lệ 1kg/100m2 chuồng, định kỳ 15 ngày/lần rải thêm cho chuồng, vậy lượng chế phẩm dùng cho 1 lứa là 8.250/100x6 = 495 kg.

Chất thải từ chuồng trại dễ phân hủy và là nơi tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển nếu không được xử lý.

- Xác gà chết: Trong quá trình nuôi phát sinh gà chết do thời tiết nóng, dẫm đạp lên nhau, dịch bệnh… Tỷ lệ gà chết tạm tính chiếm khoảng 4% tổng lượng con nuôi tương đương 2.310 con/lứa. Khối lượng khoảng 462 kg/năm. Xác của chúng có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước và không khí gây nguy hiểm cho người, vật nuôi, khu hệ vi sinh vật.

- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nuôi cá bao gồm: Bùn thải từ quá trình nạo vét ao, xác cá chết, vỏ bao bì đựng cám:

+ Bùn thải: Sau mỗi vụ thu hoạch, trước khi nuôi đợt mới (1 năm/lần) phải tiến hành nạo vét bùn ao để đảm bảo chất lượng môi trường nước. Lượng bùn ao thải khoảng 200m3/lần.

+ Xác cá chết: Cá chết có thể do nhiều nguyên nhân: thiếu ôxy, chất

Page 8: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

6lượng nước không đảm bảo (do nước cấp từ nguồn sau xử lý hoặc do quy trình cho ăn uống chưa đúng) hoặc do dịch bệnh, thời tiết. Cá chết nếu không được xử lý ngay sẽ gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe của cá.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Dựa vào công nghệ xử lý nước thải có thể ước tính lượng bùn sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 3-5kg/ngày. Thành phần chủ yếu của bùn thải là chất hữu cơ.

2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hạia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịChất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng

khoảng 1,2kg; dầu thải và giẻ lau dính dầu rất ít khoảng 5kg. Chất thải nguy hại nếu không có biện pháp thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.

b) Giai đoạn hoạt độngChất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án, khối lượng

các chất thải phát sinh như sau:- Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y: Các vật dụng chăn nuôi hay thú y

bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, thuốc thú y... Khối lượng phát sinh khoảng 50 kg/năm.

- Bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy chì thải, linh kiện điện tử thải bỏ: Khối lượng phát sinh không lớn khoảng 10kg/năm, chủ yếu từ hoạt động của các thiết bị chuồng trại và các thiết bị cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân.

2.6. Quy mô, tính chất của chất thải kháca) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịChất thải rắn sinh hoạt: khối lượng rác thải phát sinh từ các công đoạn này

trong một ngày khoảng1,5kg/ngày.Thành phần gồm chất khó phân hủy (túi nilon, vỏ chai…) và chất hữu cơ dễ phân hủy gây ra mùi hôi (thực phẩm thừa…). Các chất hữu cơ dễ phân hủy là môi trường tốt cho các loài gây bệnh và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật, đến sinh thái của khu vực.

b) Giai đoạn hoạt độngChất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán

bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở. Lượng chất thải khoảng 5,8 kg/ngày.3. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án3.1. Về thu gom và xử lý nước thảia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịSử dụng nhà vệ sinh hiện có của công nhân. Nước thải sinh hoạt được xử

lý sơ bộ qua bể tự hoại đặt ngầm dưới khu vực nhà vệ sinh sau đó theo đường ống dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung của để, xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

b) Giai đoạn vận hành ổn định

Page 9: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

7- Nước thải sinh hoạt: Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, đặt ngầm, xây gạch và

trát vữa xi măng chống thấm kích thước 2m×3m×1m. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ được đưa về hệ thống xử lý nước thải cùng với nước thải chăn nuôi.

- Nước thải chăn nuôi: Định kỳ 1 tháng/lần trang trại xuất chuồng và vệ sinh chuồng 1 lần. Lượng nước thải phát sinh là 27,5m3/lần tương đương 3,92m3/ngày. Nước thải này được dẫn vào xử lý sơ bộ qua bể phốt sau đó bơm định lượng vào HTXL nước thải chung cùng nước thải sinh hoạt.

+ Hệ thống xử lý nước thải chung công suất 10m3/ngày đêm, bố trí tại phía Bắc cơ sở chăn nuôi.

+ Công nghệ vi sinh.+ Sơ đồ công nghệ: Nước thải chăn nuôi bể gom máy tách phân;bể

phốt chung (Nước thải sinh hoạt bể tự hoại) bể gom bể điều hòa Bể thiếu khí bể hiếu khí bể lắng bể khử trùng Mương tiếp nhận.

+ Quy mô các hạng mục công trình: Bể điều hòa: 22,8 m3; bể thiếu khí: 13,68m3; bể hiếu khí: 20,976m3; bể lắng: 6,48m3; bể khử trùng: 9,936m3; bể chứa bùn: 18,213 m3.

+ Chất lượng nước đạt: QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức A, Cmaxvới Kq=0,9; Kf=1,3 và QCVN 14:2008/BTNMT mức A, Cmaxvới K=1,2.

3.2. Về xử lý bụi, khí thảia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịQuét dọn vệ sinh tuyến đường ra vào dự án; bố trí thời gian vận chuyển

thích hợp. b) Giai đoạn vận hành- Đối với khí và mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi:+ Đối với phân gà: Sử dụng chất độn chuồng là trấu rải trộn với chế phẩm

sinh học EM để giảm mùi. Định kỳ 15 ngày/lần tiến hành rải bổ sung EM giúp xử lý mùi phân gà, khử mùi hôi hiệu quả, chuồng khô ráo, không ruồi muỗi, giảm thiểu bệnh tật cho gà và giúp phân hủy nhanh các chất trong phân, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, khử được mùi hôi trong chất thải.

+ Đối với chuồng trại: Định kỳ sau mỗi đợt xuất chuồng tiến hành thu gom chất độn sau đó vệ sinh rửa chuồng, phun khử trùng. Lượng nước rửa chuồng tự động chảy vào hệ thống bể gom phân và nước thải.

+ Lắp đặt hệ thống quạt thông gió tại mỗi khu vực chuồng nuôi. Tại mỗi chuồng có 12 quạt thông gió có kích thước các cánh 1.390 × 1.390mm, được đặt ở cuối chuồng.

+ Bổ sung chế phẩm vi sinh EM và các loại men vi sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng các bệnh về đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm mùi ở phân.

Page 10: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

8+ Xây dựng tường rào cao 2m và trồng cây xanh xung quanh nhằm tránh

sự khuếch tán khí và mùi hôi ra khỏi khu vực trại ảnh hưởng tới dân cư địa phương.

- Đối với khí thải, mùi từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải: + Đối với công trình thu gom và xử lý nước thải đảm bảo phải có nắp đậy

kín, hàng ngày bổ sung chế phẩm vi sinh EM để giảm mùi.+ Đảm bảo vận hành hệ thống đúng quy trình, liên tục để đạt hiệu quả xử

lý tốt nhất.- Đối với mùi từ hoạt động ủ phân: Phân gà được thu gom cùng với chất

độn chuồng được đóng bao, đậy kín và phun chế phẩm vi sinh xung quanh để tránh phát tán mùi.

- Đối với khí thải từ các phương tiện vận chuyển: Bố trí cũng như quy định giờ xe ra vào hợp lý; bê tông hóa tuyến đường vận chuyển nội bộ trong cơ sở chăn nuôi đồng bộ hóa tuyến đường bê thông của khu vực.

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

a) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị- Các loại chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế, tái sử dụng (chai,

hộp nhựa, giấy, báo,...) có thể tái sử dụng hoặc thu gom bán cho các đơn vị tái chế CTR.

- Chất thải rắn không có khả năng tái chế được thu gom vào thùng nhựa 20 lít có nắp đậy, định kỳ hằng ngày được tổ vệ sinh thu gom rác của địa phương đến thu gom và vận chuyển xử lý theo quy định.

b. Giai đoạn vận hành ổn định- Đối với chất thải sinh hoạt: Chất thải rắn thông thường được thu gom

vào thùng nhựa 20 lit có nắp đậy, đặt tại khu vực nhà điều hành, định kỳ hằng ngày được tổ vệ sinh thu gom rác của địa phương đến thu gom và vận chuyển xử lý theo quy định.

- Đối với chất thải rắn chăn nuôi:+ Đối với phân từ hoạt động chăn nuôi: Phân gà cùng với chất độn

chuồng được thu gom sau mỗi lứa xuất bán sau đó được trộn đều với chế phẩm EM (liều lượng 2kg EM/1 tạ nguyên liệu ủ) sau đó đóng bao (không cần ép). Phân gà được bán lại cho các hộ dân để bón cây, bón ruộng, vườn.

+ Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Định kỳ 3 -6 tháng/lần thuê đơn vị có chức năng hút mang đi xử lý theo quy định.

+ Đối với bùn thải từ ao nuôi cá: Thu gom 1 lần/năm sau khi thu hoạch cá, trước khi nuôi đợt mới. Bùn thải này lượng phát sinh không lớn, được tận dụng để trồng cây trong khuôn viên dự án.

Page 11: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

9+ Đối với xác cá chết: Được thu gom, tận dụng để ủ phân cùng với phân gà.+ Đối với các chất thải khác như vỏ bao bì, vỏ cám... thu gom để làm bao

chứa thức ăn chăn nuôi, chứa phân thải đặt tại khu vực kho cám, kho vật tư, kho thuốc hoặc bán lại cho cơ sở tái chế.

3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hạia) Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bịThu gom vào thùng nhựa có dung tích 20 lít, có nắp đậy kín và dán mã

CTNH; đặt tại kho hiện tại của dự án. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý chất thải nguy hại khi khối lượng lớn.

b) Giai đoạn vận hành ổn định- Đối với các xác vật nuôi chết: + Bố trí nhà sát trùng ngay ở cổng đối với người xe ra vào khu vực dự án.

Trước khi vào chuồng nuôi, người lao động cũng phải thay quần áo bảo hộ, đi ủng đeo khẩu trang, qua nhà sát trùng để vào khu vực nuôi.

+ Trường hợp đã có gà chết vì dịch bệnh (Cúm A, H5N1,...): báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương để phối hợp xử lý theo quy định. Chuồng nuôi được rắc vôi bột khử trùng. Thời gian khử trùng tối thiểu từ 21 ngày (nếu có dịch) trước khi tiến hành nuôi tiếp theo hoặc 5 – 7 ngày (nếu không có dịch) khi tiến hành nuôi lứa tiếp theo.

+ Trường hợp gà chết không do dịch: Tiến hành chôn lấp theo quy định trong khuôn viên cây xanh dự án.

- Đối với các bao bì thuốc, kim tiêm, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy chì thải,...: Được thu gom riêng bằng 04 thùng dung tích 120 lít có nắp đậy và dán mã CTNH, lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH diện tích 6m2, đặt riêng biệt trong kho cám, vật tư, kho thuốc, ngăn cách bởi hàng rào thép.

3.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khácLắp đặt bệ chống rung cho các máy có độ rung lớn: Máy bơm, máy phát

điện; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị.- Biện pháp phòng chống côn trùng, mối mọt: Thực hiện các biện pháp

phun phòng chống mối mọt. Khi phát hiện côn trùng, mối mọt Cơ sở thực hiện ngay các biện pháp sau:

+ Cách ly những hàng hóa khác, đóng kín kho hỏng hoặc không bốc dỡ kho hỏng để tránh lây nhiễm chéo.

+ Phun thuốc sát trùng như phooc –mol 2% hoặc dipterex 0,65%, sufat đồng 0,5% hoặc nước vôi bên ngoài kho để khoanh vùng phát tán côn trùng.

+ Tiến hành xông mọt, sâu... diệt trừ sâu mọt trong khi chờ đơn vị chức năng đến xử lý.

+ Thuê cơ sở chuyên môn diệt côn trùng, chuột và mối mọt đến xử lý theo

Page 12: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

10quy định hiện hành.

+ Vào mùa mưa ẩm, đảm bảo chuồng trại luôn khô thoáng, tiến hành xịt khử trùng bằng cloramin ngăn chăn sự phát triển của côn trùng gây bệnh.

3.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường- Phòng chống cháy nổ:+ Có nội quy về PCCC, tập huấn cho công nhân ứng phó với sự cố cháy nổ.+ Các nguồn dễ phát cháy phải được đặt cách xa nguồn điện.+ Sử dụng các thiết bị, máy móc đảm bảo kỹ thuật, không sử dụng các

loại phương tiện, máy móc, thiết bị đã sử dụng quá lâu, cũ kỹ, không chắc chắn.+ Kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện, phòng tránh cháy nổ.- Ứng phó sự cố do hệ thống thu gom và xử lý nước thải:+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các đường ống thu

gom và hoạt động của các máy bơm, máy thổi khí.+ Vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống xử lý.+ Dự trữ các thiết bị dễ có nguy cơ hỏng máy bơm, máy thổi khí, máy

khuấy.- Ứng phó sự cố rủi ro nhiễm dịch bệnh:+ Trước, trong và sau khi nuôi: Bố trí các khu vực khử trùng và hệ thống phun khử tiêu độc tại cổng ra

vào khu chăn nuôi để khử trùng phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi. Người ra vào khu vực chăn nuôi luôn được khử trùng tiêu độc bằng

dung dịch Chloramin hoặc các hóa chất khác, tắm thay quần áo, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng trong khu vực khi đi vào chuồng nuôi kín; Kinh phí dự kiến cho hoạt động này khoảng 100 triệu/năm.

Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, nạo vét cống rãnh, thức ăn, nước uống cho gà phải đảm bảo sạch sẽ.

Vào mùa mưa ẩm, đảm bảo chuồng trại luôn khô thoáng, tiến hành xịt khử trùng bằng cloramin ngăn chăn sự phát triển của côn trùng gây bệnh.

Đối với ao nuôi cá: Tiến hành cải tạo ao nuôi sau khi thu hoạch và trước khi tiến hành nuôi lứa mới, tiến hành cải tạo nước ao khi chất lượng nước không đảm bảo, bón vôi định kỳ 2 tuần/1 lần để khử trùng cho ao.

Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và đảm bảo an toàn dịch bệnh, thực hiện khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y về hoạt động chăn nuôi trước khi chăn nuôi.

- Khi có gà chết:

Page 13: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

11 Trường hợp có gà chết vì dịch bệnh báo ngay cho cơ quan thú y hoặc

chính quyền địa phương để phối hợp xử lý theo quy định, không tự ý xử lý, giấu dịch làm dịch bệnh lây ra diện rộng;

Khử trùng chuồng trại nơi có gà chết một cách sạch sẽ và nghiêm ngặt, rắc vôi bột, phun chất khử trùng, các dụng cụ chăn nuôi phải được rửa sạch, phơi nắng, ngâm bằng hóa chất khử trùng;

Cách ly môi trường bên ngoài (cho sang chuồng nuôi cách ly): chỉ có những công nhân, kỹ thuật viên chuyên trách mới được tiếp xúc với đàn gia cầm, khi tiếp xúc phải có quần áo bảo hộ.

Khi có cá chết tiến hành vớt ra khỏi ao để chôn lấp tránh gây mùi hôi thối.

4. Danh mục công trình bảo vệmôi trường chính của dự án- Hệ thống xử lý nước thải công suất 10m3/ngày đêm.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án5.1. Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị- 03 điểm tại khu vực trang trại: 01 điểm đầu chuồng, 01 điểm giữa

chuồng và 01 điểm cuối chuồng nuôi.- Thông số: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, tốc độ gió, bụi lơ lửng, SO2, CO,

NO2.- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.- Tần suất: 1 lần trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị.5.2. Giai đoạn vận hành a) Giám sát môi trường nước - 01 mẫu trước và 01 mẫu sau xử lý trước khi ra ngoài mương tiếp nhận.- Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, TSS, TDS, Sunfua, Nitrat, tổng N,

dầu mỡ ĐTV, HĐBM, photphat, Coliform.- Quy chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức A, Cmaxvới

Kq=0,9; Kf=1,3và QCVN 14:2008/BTNMT mức A, Cmaxvới K=1,2.- Tần suất giám sát: 03 tháng/lầnvà kiểm tra đột xuất khi có sự cố.b) Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại - Tần suất giám sát: thường xuyên.- Vị trí giám sát: khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn

chăn nuôi, chất thải nguy hại.- Nội dung giám sát: Khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao

nhận vận chuyển, xử lý chất thải.- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm

Page 14: Phê cây báo cáo cây lâu giá tác ” t i thôn môi Lâm, xã Lê

122015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường- Phối hợp với UBND xã Lê Ninh niêm yết công khai Quyết định phê

duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.- Thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn

thi công và vận hành Dự án phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại.

- Tuân thủ các yêu cầu về tiêu thoát nước, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy, nổ và các quy phạm kỹ thuật trong quá trình thực hiện Dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đến Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi bắt đầu vận hành thử nghiệm ít nhất 20 ngày làm việc.

- Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trước khi hết hạn thời gian vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật./.