20
Đặc San Hi Ái Hu Trà Vinh Năm Mu Tý - 2008 Page 182 Page 182 - blank

Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 2: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 183

Page 183 - blank

Page 3: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 184

Page 184 - blank

Page 4: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 185

Hoài niệm về lòng từ của Linh mục Lê Đạo Luân

Huệ Tường Không biết tôi có được phép coi hai người mà

tôi sắp kể ra đây là bạn tâm giao hay không? Có thể sẽ bị chỉ trích là không biết phận mình. Thực ra trong tôi chỉ mỗi một lòng kính ngưỡng chân thành và tấm chân tình này của tôi đã làm chất liệu keo sơn, tạo nên mối giao tình nồng hậu với nhau mà thôi.

Tôi quen Thầy Tư qua anh bạn, cũng không hẳn là bạn, vì anh bạn này hơn tôi những bảy tuổi, anh đã thực sự vào đời, còn tôi chỉ bạch diện trắng tay.

Thầy Tư tên Thánh là Phêrô, đang là chủng sinh của Chủng viện Cần Thơ. Thầy Tư gốc người miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt của các chủng sinh, nếu biết thêm chút ít giáo lý càng hay.

Thầy Tư Phêrô thường đưa tôi vào chiêm bái các nhà thờ trong tỉnh. Do lòng vị tha, chân thành của Thầy Tư, dần dần tình cảm hai chúng tôi ngày càng thắt chặt.

Rồi mỗi người một bổn phận, sự liên hệ giữa hai chúng tôi bị gián đoạn hơn 3 năm. Cuối năm 68, lúc bấy giờ tôi đang tòng học tại Phật Hoc Viện Giác Sanh, Hương lộ 13 Phú Thọ, Chợ Lớn, do Đại Đức Thích Quảng Hiển làm Giáo thọ. Một hôm gặp lại Thầy Tư Phêrô trong nhà sách Khai Trí Sàigòn. Tay bắt mặt mừng, hàn huyên không dứt. Bấy giờ Thầy Tư đã thụ phong Linh mục. Đang trong thời gian chờ Giáo Hội công cử về địa phận phụng vụ, Linh mục Phêrô tạm thời phụ giảng tại Đại Chủng Viện Sàigòn.

Những bệnh nhân phong cùi tại Di Linh

Vào những cuối tuần, Cha Phêrô thường lái chiếc Solex cà tàn của Cha, tới chở tôi đi vào những vùng ngoại ô của Thủ đô như Cầu Tre, Giồng Ông Tố,

xuyên qua Bình Đông, Bình Tây, những nơi gọi là thuộc vùng Sàigòn Chợ Lớn, nhưng thật ra đời sống người dân nơi này vô cùng khốn khổ, thiếu thốn. Họ sống trong những căn nhà ọp ẹp, tối tăm, bẩn thỉu. Tôi không thể quên được màu nước của dòng sông từ cầu Trương Minh Giảng ngược lên thượng nguồn. Nguồn này thông lên gần tới đường Lê văn Duyệt, Hòa Hưng Phú Thọ. Đúng ra đoạn này chỉ là con rạch, nước của con rạch này đen gấp mấy lần nước của con “Kinh Nước Đen“… Hai bên bờ rạch, nhà cửa chen chúc, chật hẹp, những dãy cầu tiêu công cộng lộ thiên, nằm ven con rạch, mỗi khi mưa lớn, nước rút không kịp, dâng lên cao, phân người nổi lềnh bềnh, trôi tấp vào vách, vào tường nhà của những người dân nghèo chui rúc nơi đây, trông thật thảm thương vô cùng.

Cha thường tâm sự với tôi, những gì mà Cha có được từ Chúa ban cho, nguyện sẽ dâng hiến hết cho những người con bất hạnh của Chúa. Nếu được phụng sự tại các làng cô nhi hay các trại cùi, đó là sở nguyện của Cha….

Chúa đã không phụ lòng người thiện tâm, vào năm 72 Cha được công cử về trại cùi Di Linh. Phụng sự nơi này, Cha không chính danh với chức vị hay nhiệm vụ gì cả vì công việc điều hành hay quản trị đã có các Sơ đảm trách, dù vậy, theo lời Cha kể trong thơ gởi cho tôi, luôn luôn bận rộn, nhiều khi bỏ cả bữa ăn trưa, hoặc bữa ăn chiều.

Cha thường bày tỏ sự cảm kích, kính yêu lòng nhân từ của Đức cha Jean Cassaigne, người dân ở đây gọi là Đức cha Gioan Sanh. Người đã sáng lập ra trại cùi này. Cha Phêrô thường mời tôi, nếu có dịp, nên dành thời gian tới thăm làng cùi, để thấy sự hy sinh vô bờ của Đức cha và tình cảnh thống khổ của những người con bất hạnh của Chúa, từ đó từ tâm và lòng bác ái của chúng ta có thể có dịp tăng trưởng… .

Biến cố 75 Việt cộng chiếm miền Nam, xã hội đổi thay, luân thường đảo lộn, sinh linh đồ thán. Thánh đường, Am tự thường gặp nhiều khó khăn, vả lại, lúc bấy giờ thầy tôi đã lớn tuổi, đau yếu thường xuyên, tôi phải trở về chùa thầy tổ để cùng các huynh đệ sớm hôn kề cận bên người. Bẵng đi từ đó, tôi không liên lạc được với Cha Phêrô.

Page 5: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 186

Cuối năm 90 tình cờ có người quen bên nhà cho biết tin Cha Phêrô, sau hơn 20 năm, phần lao nhọc quá sức, phần ăn uống thiếu dinh dưỡng, phần làm việc trong môi trường đầy vi trùng truyền nhiễm, lại thiếu phương tiện tối thiểu trong việc phòng và ngừa bịnh, rốt cùng Cha đã thọ bịnh. Vì Cha chỉ giàu lòng nhân từ mà không giàu tiền của nên không được điều trị tại những bệnh viện đầy đủ dụng cụ, thuốc men và sự chăm sóc tận tình. Cha đã vĩnh biệt cõi đời trong nhà thương thuộc thành phố Sàigòn

Trước khi nhận ân gọi về bên chân Chúa, Cha đã chứng minh cho Chúa thấy đức kính tin và sự tận tụy hiến dâng qua thân thể bịnh tật của Cha, đã tận dụng cả cuộc đời mình để đem lại bình an cho bao người khốn khổ. Cha đã làm sáng danh Chúa.

Cuối năm 80, những ngày đầu đặt chân lên xứ Đức, chúng tôi được vị Linh mục người Việt tới giúp đỡ thật là điều may mắn. Thực ra lúc bấy giờ đã có vợ chồng anh chị Kỹ sư Đức Thu làm thông dịch trong mọi thủ tục giấy tờ. Nhưng anh chị phải đi làm nên không có nhiều thì giờ cho chúng tôi. Riêng vị Linh mục tức Cha Philip Lê Đạo Luân thường tới lui tâm tình lo lắng mọi mặt cho chúng tôi, bất kể người lương hay giáo.

Được biết Cha là người Mặc Bắc, Tiểu Cần, Trà Vinh. Tưởng cũng nên biết qua tôn giáo sử của địa phương này. Mặc Bắc là một trong những nơi được gầy dựng cơ sở cho việc giáo dục và rao giảng Tin Mừng sớm nhứt ( 1866- 1880). Trong kỳ lễ phong Thánh 1988, một giáo dân Mặc Bắc đã tử đạo được tôn phong Chân Phước.

Sau khi chúng tôi dự khóa tiếng Đức chừng một tháng, Cha mời chúng tôi tới nhà dùng bữa cơm thân mật. Lúc bấy giờ Cha chưa có người giúp việc, nấu nướng, chợ búa, Cha tự làm lấy. Khi vào bếp của Cha, tôi tự nhiên cảm thấy lâng lâng, xao xuyến, một cái gì nhè nhẹ, len lén vào lòng tôi. Nhìn đó đây, nơi bàn ăn, trong tủ chén, bên cạnh lò, ít nhứt cũng ba bốn chén nước mắm trong giằm tỏi ớt, ăn còn dư cũng có, mới làm cũng có, lại “điểm“ thêm hai ba dĩa muối ớt đỏ au!!. Tôi tự nghĩ, ngộ cố tri rồi đây.. . Thật vậy, ai sao không biết, riêng tôi, thức ăn còn dư hai ba ngày, tôi có thể bỏ đi, duy nước mắm tỏi ớt, ăn không hết, dù năm bảy ngày, tôi không đành bỏ….

Trong bữa tiệc khoản đãi, chúng tôi hơn chục người, nhìn quanh không ai là con chiên của Cha cả. Qua câu chuyện hàn huyên, rất tế nhị, Cha tâm sự:

“Phải công nhận chúng tôi hoạt động tông đồ ở hải ngoại, dù vậy, không phải chỉ riêng con chiên của Chúa, chúng tôi cũng quan tâm tới những người bên cạnh, đó là đồng bào tỵ nạn, trong đó có các anh chị. Tôi biết, trong thời gian đầu anh chị gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Tôi đến với anh chị, hy vọng giúp

được gì trong khả năng của tôi. Riêng anh chị em Thiên Chúa giáo hay Tin Lành, đã có sự giúp đỡ dồi dào từ nhà thờ hay những vị đại diện tôn giáo. Họ đã được an ủi nhiều“.

Chúng tôi nghĩ, đồng bào tỵ nạn ở hải ngoại ngày hôm nay, kể cả chúng tôi, cần phải có mối liên hệ thắt chặt với nhau, chúng ta cùng cảnh ngộ lưu vong mà, cần làm thế nào để trở nên một, để tương trợ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta không thể sống mà không hợp nhất tình thương. Dù muốn, dù không chúng ta phải chấp nhận sự thay đổi hoàn toàn nếp sống từ bây giờ, chúng ta là kẻ lưu vong, phải cố gắng đừng để gục ngã trước những cám dỗ tha hoá của vật chất, và trách nhiệm nặng nề trong vấn để giáo dục con em chúng ta sau này, cần trang bị cho chính chúng ta và con em những kiến thức rộng rãi, phóng khoáng, không nên đóng khung vào vài tín điều

gò bó, nhứt là ở vùng trời tự do hải ngoại nầy. Cần có cái nhìn bao dung, cởi mở, đừng như ông cha chúng ta, với tư tưởng nhiều tự ti, mặc cảm, để rồi nhiều việc đáng tiếc xảy ra giữa hai dòng tín ngưỡng. Những trang tôn

giáo sử hãy còn chưa ráo mực… Không trách ông cha chúng ta, nhưng phải thẳng thắng nhận chân rằng đó là sự sai lầm….

Qua lời tâm sự chân thành, khiêm tốn của Cha, quả là, nếu không có một tâm hồn của người có đạo căn, không có đức tin chánh thống và lòng ái quốc, tình dân tộc chân thành, thì không có những ngôn từ thấu tình, đạt lý như vậy. “Cá kèo nấu với mắm rươi, như nơi xứ lạ gặp người cố tri“ là đây rồi chăng? Tôi thầm nghĩ như vậy.

Qua thời gian, với tâm hồn vị tha, bác ái khiến cho những người tỵ nạn quanh vùng ngày càng kính trọng Cha hơn. Một hôm Cha ghé thăm, tôi đang đọc tờ Viên Giác, có bài viết của Sư huynh Hà Đậu Đồng, tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ về đức tính hòa đồng, bao dung của Sư huynh. Cha cũng hài lòng, hoan nghinh tư tưởng, việc làm và những bài viết của Người. Cha nói, có lẽ tên Đậu Đồng ảnh hưởng tới quan niệm sống, rồi cả hai hòa nhập để tạo nên mệnh sống của Sư huynh….

Cha tâm sự tiếp:“ Anh biết tôi mà, lúc nhỏ học trường Dòng, lớn lên vào Chủng viện rồi du học. Tôi là người miền Nam cũng như anh vậy, trong vấn đề viết lách, dấu hỏi ngã là trở ngại lớn cho tôi. ( Nơi chôn nhau cắt rún của Cha và tôi cách độ 40 cây số đường chim bay).

Số là, khoảng năm 82, hằng tháng Cha cho in Bản Tin Cộng Đoàn Công Giáo, đề phổ biến những

Page 6: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 187

công tác mục vụ và tin tức cho con chiên cũng như đồng bào quanh vùng. Trong lúc đánh máy, Cha lưu ý anh em, nên sửa dùm lỗi chính tả những bài Cha viết. Nhưng các anh em ấy ngại không dám làm.

Lúc bấy giờ cơ sở phát hành sách báo Lê Vũ đã hoạt động chưa, tôi không rõ, chỉ biết nếu muốn mua sách phải đặt tận Paris hay bên Mỹ. Chính điều kiện như vậy nên Cha chưa nghĩ tới việc mua Tự Điển. Tôi liền lấy tập Chính Tả Phổ Thông, Vì đã cũ, rách bìa nên không biết tác giả là ai, nó chỉ dày 71 trang, đem phô tô tặng Cha, Người mừng lắm. Dù với học vị Tiến sĩ Thần học, nhưng Cha là người vốn bản tính khiêm cung, hoà ái.

( Quyển Chính Tả Phổ Thông của Trương Việt do Tủ Sách Khởi Hành, München, phát hành. Đây là thông tin của Toà soạn báo Viên Giác. Đã hơn 6 năm nay, tôi có ý dò tìm ông Trương Việt để cám ơn ông về quyển C.T.P.T. mà tôi sử dụng hơn 20 năm qua, nhưng chưa toại nguyện. Mặc dù tôi chỉ ở ngoại vi München).

Xưa Cha Phêrô, qua những mẩu chuyện tâm tình, là những bài học để đời cho tôi. Cha đã dạy làm thế nào trở thành người nhỏ bé. Là người nhỏ bé mới có được đức tính ôn tồn, khiêm tốn, không bản ngã, từ đó bớt đi lòng vị kỷ, nhỏ nhen, có như thế mới đủ lượng từ bi, giàu lòng bác ái. Tôi coi đây là bài học để vào đời, đã bỏ nó vào túi da, tính đến nay trên 30 năm, luôn mang bên mình, coi như công án của thiền sinh. Giờ thấy cách sống đạo của Cha Philip Lê Đạo Luân, như thêm duyên lành cho tôi suy gẫm và chiêm nghiệm. Nhưng tôi tin chắc suốt đời không thể nào giải đáp nổi công án này cho chính bản thân tôi. Ôi vi nhơn nan, vi nhơn nan!!! Làm người khó lắm thay, làm người khó lắm thay!!. Làm người nhỏ bé như Cha Phêrô, Cha Philip lại càng khó hơn…

Năm 1998 tôi có ghé qua thăm, Cha đã ngã bịnh từ lâu rồi, hai chân yếu, đi đứng khó khăn chậm chạp, gầy sút đi nhiều, nhưng tinh thần còn sảng khoái lắm, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện tung gieo hạt giống Tin Mừng và âm thầm từng ngày, từng ngày một chăm bón. Tối hôm 20.6.2001, anh bạn điện thoại cho hay Cha đã qua đời! Hung tin làm tôi bàng hoàng xúc động vô cùng. Tôi không ngờ Cha lại ra đi quá sớm…

Vì đường xá xa xôi, công ăn việc làm bề bộn, không thể đưa linh cửu Cha tới nơi an nghỉ cuối cùng, nên 10 giờ đêm chúa nhật, tôi ngồi xe lửa, sáng hôm sau tới nơi cư ngụ của Cha. Trước tiên là chia xẻ niềm đau, nỗi xót với chị Edeltraud Mühlke, người Đức. Chị Mühlke là người gần 20 năm qua, vừa là tài xế, vừa giúp việc nhà, nặng nhẹ một tay chị cáng đáng. Sau đó nhìn lại cảnh vật lúc sanh tiền Cha đã ra công

tạo tác…. Đây liếp rau giấp cá, nọ liếp rau răm, hành, hẹ, tía tô, mọc um tùm tươi tốt, có lẽ khá lâu không ai ăn, dù vậy chị Mühlke vẫn bón phân tưới nước. Ôi! Cảnh cũ còn đây, cố tri đâu rồi?... Đời người bọt nước cành sương, mới vừa thấy đó tang thương não lòng… Chị Mühlke cầm tay tôi mà rưng rưng màng lệ, làm tôi cũng không ngăn được nước mắt.

Lúc sanh tiền, Cha đã gieo bao nhiêu tình thương, nhân lành cho giáo dân, cho người Việt tỵ nạn quanh vùng, ngay cả chim thú trong nhà. Con chó nhỏ Cha nuôi, nó cứ ra vào từ cửa đến phòng làm việc, có vẻ như chờ mong, thương nhớ. Lúc tôi tới thăm là sang ngày thứ năm sau khi Cha mất, nó vẫn chưa ăn miếng nào, dù chị Mühlke để thức ăn đầy ra đó. Phải chăng lòng từ của Cha đã cảm thùy được nó…

Ta thường nghe kể, hoặc đọc sách báo những mẩu chuyện thú trung thành với chủ, khi chủ chết, nó nhịn ăn rồi chết theo. Nhưng trường hợp này chính tôi chứng kiến, và có lẽ ai tới nhà Cha vào những ngày này đều biết qua. Chắc chắn không ai không mủi lòng, cảm động trước sự trung thành của loài thú đối với chủ. Cho hay loài thú cũng có nghĩa và biết ơn, khi người ta nhủ lòng thương chúng.

Lúc sanh tiền, Cha là tác giả của mọi điều tốt, mọi việc lành, dù là người lương hay giáo cũng được Cha dùng đức tin, đức bác ái, hay nói theo danh từ nhà Phật là lòng “từ bi“, để an ủi và gieo vào lòng người dân tỵ nạn có được một niềm tin, một ý chí phấn đấu mạnh mẽ, khi họ đang ở giữa lòng xã hội mà, phong tục, ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ.

Mặc dù giờ đây Cha đã được hồng ân của Chúa gọi, nhưng chúng con vẫn thấy bàng hoàng xúc động khôn cùng. Chúng con chỉ muốn Cha sống mãi để chăn dắt giáo dân và đồng bào tỵ nạn như bao giờ… Phải chăng như vậy là

chúng con đã bị hệ lụy và nông nổi, vì chúng con không hiểu gì thuộc về Thiên Chúa mà chỉ suy xét theo tâm địa của thế gian.. ?

Hôm nay tôi viết bài này thay cho lời điếu tang, xin thành tâm chia buồn cùng cô bác, anh chị em Cộng Đoàn Công Giáo Düsseldorf và vùng phụ cận. Thành kính phân ưu cùng tang quyến tại quốc nội và hải ngoại. Nguyện xin Chúa nhân từ, rước linh hồn Linh mục Philippus về nơi vĩnh hằng bên chân Chúa.

Huệ Tường

Page 7: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 188

Coõi Queâ

Hai Quẹo 1. Có một vùng quê được mô tả như vầy:

Bốn bề là núi, Nước ở chung quanh, Nước giáp rừng xanh, Rừng trùm đỉnh núi Mây trời vời vợi, Sóng nước mông mênh, Gió thoảng lung linh, Núi ngàn năm đợi?!

Bây giờ núi không còn đợi nữa. Có một người đàn ông đứng tuổi, một hôm, đã dời nhà về đó ở. Hầu hết ai cũng bỏ rừng về phố. Chỉ có anh chàng này làm chuyện ngược đời: Y ta bỏ phố lên rừng?!

Đây là vùng đất có núi, có rừng, có biển, có hồ và nhiều chim nhiều cá. Cũng có người, nhưng nhà cửa lưa thưa, chớ hổng hoàn toàn hoang vắng. Nhà của y lớn hơn cái am một chút, có được 2 phòng ngủ, vách fibro mốc thít, mái ngói đóng rêu xanh, với sân trước sân sau rất rộng. Từ cái am này, lội bộ chừng năm phút là đụng nước. Y bắt đầu đoạn đời mới ở đây bằng cái cuốc. Chỉ vài tháng sau, xung quanh nhà y trở thành một đám rẩy. Rồi từ từ thành miếng vườn nho nhỏ. Y thành người của trăm năm trước, nếu tránh nói trắng ra là người của rừng hoang... Còn nếu vì thiên vị mà gọi y là tiên ông thì hổng biết y có chịu không. Vì tiên thì chỉ biết uống rượu vui chơi mà hổng biết làm gì ráo, trong khi “người - ông” này thì hông thích rượu, tối ngày thấy cứ lo đào xới trồng trọt đủ thứ. Bây giờ, trước nhà y có mấy cây dừa kiểng, tàu dài lá rũ, y chang cây dừa Bến Tre, một cây ổi xá lị và hàng dâm bụt nép sát hàng ba. Giàn thanh long thì tận

ngoài kia. Bên hông là hàng chuối Xiêm đen, có gần chục bụi, mấy quày oằn ngọn lủng lẳng theo gió đưa. Rải rác sau nhà nào là xoài, bưởi, chanh giấy, mảng cầu dai và cây sung. Giàn bầu, giàn khổ qua, giàn mướp, giàn passion-fruit, nằm rời nhau để tránh bị lai. Đó là phần trên. Thấp hơn thì có đủ loại cây nho nhỏ và các thứ rau: ớt, sả, bạc hà, tía tô, kinh giới, quế, rau răm, húng nhũi, dấp cá, cần ta, cần nước, hành, hẹ, rau om, lô hội và cả rau càng cua (rau tiêu) nữa. Tùy mùa, có thêm đâu đũa, đậu hòa lan (snow pea), mồng tơi, sâm đất, cà nâu, cà pháo, bí rợ, v.v. Trong nhà kho y có cả một thùng hột giống đủ loại. Bên hông nhà là một đống phân chuồng thơm thơm. Y thèm và thương nhớ mùi cứt bò khô từ lúc mười tuổi. Cứt bò khô mà đốt với rơm để un muỗi thì thơm mùi quê hương phải biết.

Y sống ung dung trong mảnh quê hương tự tạo nhỏ nhắn đó. Người ta hớt hãi đua nhau chạy tới, có khi đạp lên nhau mà đi. Y thong dong đi lùi lại phía sau, đi ngược thời gian hơn nửa thế kỷ, sống cuộc đời hết sức quê mùa lạc hậu. Quê quá xá quê, đến nỗi bị tưởng là lẩm cẩm. Ớt trồng nhiều, trái dư, y đem ngâm giấm, muối mặn hay đông đá. Bí đao trái dài, để cho già, khô đóng phấn trắng rồi hái cất trong nhà kho. Bầu sẻ mỏng cũng phơi khô. Cà pháo đem nén muối hay muối nước mặn để ăn quanh năm. Y còn làm tương ta, tương tàu lủ khủ, lại còn làm giá, muối trứng, muối dưa, v.v.. Nhờ có đám chuối, y thườngï gói bánh tét, bánh chưng, bánh ú, bánh dừa. Không biết y đã tốt nghiệp trường bá nghệ nông thôn hồi nào mà đa tài như vây. Bác sỹ, kỷ sư làm sao theo kịp. Y làm việc hông nghĩ, hông biết mệt. Dường như y thuộc kiếp ngựa, nếu hổng chạy sẽ bịnh. Y chẳng biết quí trọng mồ hôi, cứ cho nó rớt lộp độp. Da dẻ khô mốc sần sùi, gót chưn nứt như đất nẻ ruộng mùa hạ. Tài sản trong nhà chỉ có mấy thứ vừa đủ, vài bộ quần áo, mặc đi mặc lại hổng biết nhàm. Tóc tai ra dài thì y dùng kéo, lược, soi gương tự cắt lấy. Y tự hành nghề thầy hù cho mình kể từ khi đổi đời 75 đến nay, nhứt định không đi tiệm hớt. Chiếc xe hiệu Nissan Bluebird, màu đỏ, gần 30 tuổi trần, chạy ỳ ạch mà đi đâu cũng tới. Mọi thứ đều manual, số tay, quay kiếng tay, cho nên máy điều hòa không khí cũng bằng tay. Gặp bữa trời quá nóng, y mua vài bịt nước đá xổ ra thùng mốp, để ở băng sau, làm máy lạnh, cũng rồi việc. Nhưng y lại thích chiếc xe đạp, thích đạp cho vã mồ hôi mới chịu.

Một người bạn thấy vậy bèn chép tặng y 4 câu

thơ như sau:

Page 8: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 189

“Có người lững thững đi lên núi, Bỏ lại sau lưng những mảnh đời Góp hết gió trăng vào cõi mộng Thu gồm kim cỗ để riêng nơi”. Tình cờ đi ngang qua khu y ở, ai cũng khen phong cảnh ở đây đẹp và giống cảnh tiên. Nhưng y chưa biết cõi tiên ra sao. Y cũng chẳng biết tu là gì, dù theo bất cứ đạo nào. Biểu là y sống theo kiểu ngông nghênh cũng không sai. Cảnh núi rừng chập chùng, hồ vịnh mênh mông, coi cũng đẹp thiệt. Dưới nước, cá, tôm, cua, ghẹ, hàọ nhiều vô số. Chim rừng kể hổng hết vì y dốt tên tụi nó. Những khi trời trong, chúng thường bay đầy trời, đáp xuống khắp nơi, kể cả cái sân nhà y. Chưa quen thì thấy ồn lắm, riết rồi chúng trở thành bạn thân thiết với y.

Con người ở đây cũng hồn nhiên đến dại dột. Gặp y là cứ chào hỏi niềm nỡ như có bà con từ kiếp nào. Có khi quên chào họ trước, y cảm thấy xấu hổ, sợ bị chê là dân thành thị. Ừ, sao lạ? Y sợ bị người ta chê là dân thành. Bộ y hảnh diện làm dân quê chắc? Cửa lớn cửa nhỏ nhà y lúc nào cũng mở tang hoát, lòng y cũng để tang hoang, gió mát thoảng vào, tâm trí nhẹ tưng. Y thường đi vô sâu trong rẩy (farm) để mua phân bò, chẳng thấy chủ đâu, mà chỉ thấy trước ngỏ đống bao phân, chỉ việc chất lên xe rồi bỏ tiền vô lon. Mặc cho ai mua ăn gian, cũng kệ. Họ khờ quá, thật thà và dễ tin người quá. Nhưng chính họ, nhà quê rặc như vây, lại là những người mà y đang đi tìm để làm bạn.

Ngoài kia, có cái cù lao lài, thắp, dài cả cây số, được đặt tên Pelican Island, mọc toàn cây mắm và tràm như ở Cà Mau, là chỗ ngủ chánh của loài chim bồ nông. Ồ, chim bồ nông bự con lắm, là loài chim lớn nhứt ở đây. Đàn vịt trời cũng ra đó. Chiều chiều, chúng kêu cạp cạp, văng vẳng, xa đưa... như

có ai đang nhốt vịt chạy đồng ở bển. Nhớ câu hát đưa em ngày quá xa xưa:

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều, Bâng khuâng nhớ bạn chín chìu ruột đau”.

Đàn cò, vạc thì tụ họp trên cái cồn lồi trọc lóc, thỉnh thoảng cũng bay lên, tung cánh chim tìm về tổ ấm, xếp hàng hình chữ V trắng trên nền trời xanh. Loài hải âu, chim cu cũng trở nên tầm thường vì nó quá nhiều. Xưa, “Cu kêu ba tiếng cu kêu” là mong Tết. Gác cu là một trong bốn cái ngu. Ở đây cu nhiều đến tràn ra khỏi kỷ niệm. Phiền nhứt là mấy con két bự, tây kêu là kookatoo, màu trắng, ô thôi, nó kêu két két như xé miếng thiếc, điếc cái lỗ tai. Tụi nó mà đáp xuống rẩy thì hoa quả kể như tiêu. Vác cây rượt mà nó hổng chịu bay đi. Tức quá y mắng: Tụi bây mà qua xứ tao thì sẽ biết, ở đó chính con-người còn sợ “loài người tiến bộ” phát run nghe mậy. Còn thêm mấy con “chim cười” kookaburra nữa, nó mà vìa đậu sau hè, xúm nhau cười ku ku ka ka ku ku…nghe giòn rụm, vang xé cửa sổ và thấu cả rừng xanh chớ chẳng vừa. Vân vân… 2. Y đã tìm tới cái chỗ kỳ cục như vậy để trụ trì. Người và thú vật gần gũi, thân mật như vậy đó. Nhưng cây cỏ đất đá cũng thương y không thua. Đất đá mà cũng biết thương? Ừ. Bạn bè bảo ở đây buồn vắng, lạnh lẽo, thấy sợ quá, sống sao nổi. Với y, thì ngược lại. Mỗi khi lên phố, y cảm thấy ngộp thở, lo âu, lạc lỏng và nhớ đâu đâu. Nhưng khi vìa gần tới nơi vắng vẻ này thì y cảm thấy ấm. Cây cỏ như vẫy tay chào đón. Đất cũng cười nâng bước chân. Mấy thứ đó có hồn và có trái tim thiệt mà. Vì chính hồn y đã thấm vô đất đai cây lá. Hay cả hai, người và cây cỏ, giao hòa hồn mình, như hai luồng thanh điển tương giao cộng hưởng, tao nên sinh khí an lạc êm đềm. Nằm trong nhà cô đơn một mình, cửa sổ mở tứ phía, mà y cảm thấy yên tâm, an toàn, ấm cúng hơn là đi ngủ khách sạn 4, 5 sao trên phố. Nhớ lúc còn thơ, y nằm ngủ trong nóp giữa đồng một mình, gió bấc hiu hiu, y chẳng thấy sợ mà còn cảm thấy êm ấm lạ thường. Chẳng hề thấy con ma nào đến nhát. Chẳng sợ kẻ gian nào đến hại mình. Đám lúa xanh, tiếng cá ăn móng, bụi trâm bầu, đàn cò trắng… sao mà dễ thương. Cây cỏ có tấm lòng độ lượng quá. Sống cô đơn giữa cảnh thiên nhiên mà cảm thấy hạnh phúc vô song. Y đang hưởng cái hạnh phúc tuyệt vời đó ở ngay xứ lạ quê người này. Nửa đêm, nghe tiếng gió lùa qua đám dương (phi lao) rì rào, âm vang nghe như cơn mưa nhỏ, y tưởng hồn mình sẽ thọ ngàn năm, trải dài theo tiếng reo muôn đời của trời đất. Nghe tiếng vạc kêu sương, y ngỡ hồn mình đã sống tự ngàn xưa, đến từ cõi vô cùng, đang lưu lạc về đây, và trôi dần về vô định, đến cõi siêu sanh. Xác thân da thịt như tan biến bồng bền trôi mất tiêu. Nếu có, nó chỉ còn là hạt nhỏ trong chuổi hồn vô tận. Đêm mưa vừa tạnh, tiếng dế, tiếng nhái kêu rả rít từ mấy bụi cây sau hè, những giọt mưa đọng trên đọt lá, nhỏ xuống tàu chuối, tàu bạc hà, lộp độp, lộp độp, như gỏ nhịp vào cõi

Page 9: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 190

sâu tiềm thức. Không gian và thời gian bị xóa mờ, chẳng biết mình đang ở đâu. Y đã thật sự làm bạn với cỏ cây và có sự đồng cảm đồng tình với chúng. Thương: từng dây bầu thiếu nước rũ lá hay nhánh ớt gảy, cọng sả khô, hay thương từng con trùng con dế, v.v.

Đối với bạn ở phố thì y cũng không quên. Họ tìm lên thăm thì cũng vui, vui lắm. Tội nghiệp bạn nào còn có khuôn mặt nhăn nhăn vì tháng ngày lo chạy đua nước rút với thời gian hoặc lớn tiếng tranh hơn từng lời, từng chữ với nhau. Bất cứ ai lên nhà y chơi đều cười thật giòn. Cũng có anh bị cảnh yên tĩnh này làm cho tịnh khẩu im hơi, nín thinh trầm ngâm như ông Đạo Dừa. Những bữa cơm nhà quê ngon miệng đến thiếu cơm. Có lẽ bụng bạn y đã trống không, tạm thời trút bỏ mấy thứ bon chen, danh lợi lại trên phố, còn lại tâm hồn hưu chiến, trí óc đình công?. Gió biển làm bạn đói bụng hay bạn bị đói tình? Y thì lúc nào cũng thủ thế thua, nhín của, nhường tình cho bạn. Chắc cũng nhờ thấy hình ảnh thấp kém của y, trong thâm tâm bạn mình bổng vui lên vì họ tự cảm thấy khá hơn, cao hơn một thằng thắp kém vô tích sự như y. Y sợ đọc nhiều sách cao siêu gợi óc suy tư, sợ bị mắc nghẹn, bị tẩu hỏa nhập ma, rồi hứng chí nói xàm, phiền lắm. Cho nên, y chỉ kể toàn chuyện trồng cây, câu cá. Y chuyên thuyết giảng về cách chăn sóc từng loại rau cà bầu bí, nói thao thao như đã nhập tâm từ kiếp trước. Rồi y đãi bạn những bữa cơm nhà quê, toàn với cây nhà lá vườn. Chặt cây chuối con bóp gỏi. Hái cà pháo vô làm ghém mắm tôm. Hoặc hái bầu bí, với mồng tơi hay lá khổ qua, nấu canh tép bầm nêm sả ớt. Hoặc ra bờ nước câu vài con cá hanh đem vô chiên sù cuốn rau thơm. Y tránh ăn thịt vì bị một ông bạn kỹ sư môi trường đầu độc, cho rằng: “ Muốn có một ký thịt bò phải tốn hàng trăm ngàn ký cỏ. Thay vì ăn ký thịt bò, mình ăn chỉ vài ký rau (cỏ) thì tốt cho sức khỏe mà còn lợi cho đất, tốt cho môi trường”. Tào lao quá? Vậy mà y dại dột tin theo và trồng rất nhiều rau để ăn. Gặp lúc có quày chuối chín bói thì đốn vô treo, làm đạo-chuối cả tuần chưa xong. Khi bí rợ có bông thì hái vô luột chấm mắm chưng rồi hát câu:

“Mẹ mong gả thiếp vìa giồng. Aên bông bí luột dưa hường nấu canh”. Đọt khoai lang cắt vô luộc chấm tương xào.

Chỉ vậy. Sống vất vả thế mà có người biểu y sướng như tiên ông. Tin được không hè?

3. Trong bụng y đôi khi cũng muốn thành tiên. Tiên nữ thì đẹp lắm, tối ngày ca múa vui chơi. Đàn ông phàm trần gặp gái tiên thì sướng vô kể. Tiên ông thì đánh cờ uống rượu làm thơ. Có bà phụ nữ trần tục nào thích ông tiên, xáp vô cho trọn bộ,

chắc cũng sướng tê. Bởi vậy, biểu y đang sống như tiên thì không ổn. Y vẫn còn thấy thiêu thiếu cái gì..

Trong vườn nhà y, có hai loại cây đặc biệt là bầu và bí rợ. Sáng sớm, y phải ngắt bông bí đực đem chụp lên bông cái. Gọi là thụ tinh nhân tạo. Chiều chiều, y cũng phải lặt bông bầu đực úp lên bông cái, xoay xoay cọ cọ cho hai núm nhụy của cả hai tiếp xúc nhau. Vì khí hậu khác thường của xứ này, bông bầu nở buổi chiều, ong bướm đi ngủ rồi, nên y phải làm ông tơ bà nguyệt cho tụi no.ù Y làm đám cưới cho chúng. Nghe chuyện này mà phát thương cho cỏ cây.

Xứ này cũng có con chim Oạch te te, mà tên nó đã in sâu trong ký ức y, qua chuyện đời xưa “Con Tấm con Cám”.

“Oạch te te, Oạch. Giặt áo chồng tao, Phải giặt cho sạch Nhớ phơi trên sào, Đừng phơi hàng rào, Rách áo chồng tao”. Giữa đêm trăng thanh cao vút mùa hạ, của thời

thơ ấu xa xưạ, có bầy oạch te te bay cao gần tận mây xanh, phát ra những tiếng kêu rất thanh, rất giòn, khua vang bầu trời tĩnh mịch của đồng quê, nghe buồn làm sao. Y chưa từng thấy rỏ mặt mũi con chim huyền thoại này ra sao, nhưng đã mang theo trong tiềm thức tiếng kêu ấy suốt đời. Bây giờ bắt gặp nó đây, như gặp lại người tiền kiếp, y mừng muốn khóc. Con Tấm bị chết oan, do sự bày mưu của mẹ con người kế mẩu, mẹ Con Cám, để giựt chồng của nó. Con Tấm chết rồi hóa thân luân hồi thành trái thị, thành con cá bóng mú, rồi thành chim Oạch te te. Nó nhắn nhủ lại Con Cám: “Gịặc áo chồng tao...!!”. Chết mấy kiếp mà vẫn thương vẫn nhớ chồng! Con chim tội nghiệp! Nó đây rồi. Nó đẹp hơn con hải âu, dáng mảnh mai hơn, lưng xám, bụng trắng, đuôi ngắn, cổ dài có khoen trắng, chân nhỏ màu nâu cao nghệu, mỏ có viềng màu vàng. Hai vợ chồng bỏ lại xã-hội của chúng ngoài kia, rủ nhau về đây xây tổ trong đám cỏ cách nhà y chừng mươi thước. Khi con mái đẻ trứng, con trống đứng gác ở xa xa. Đến khi vợ ấp trứng, chim chồng cũng nằm một bên, ngày cũng như đêm. Con nở, mẹ giữ, cha vẫn quanh quẩn ở đó, không biến mất như gà trống. Tối, mẹ úm con, cha đi vòng vòng canh chừng. Tình mẫu tử, nghĩa phu thê. Đạo lý nào dạy nó vậy cà? Ai mà bắt chúng sống riêng ra, tách biệt nhau, thì tới kiếp sau nó vẫn về hỏi tội. “Oạch te te. Giặc áo chồng tao”… Và trên đời này ai mà đặt chuyện, lập thuyết để xúi đàn ông hay đàn bà sống cô đơn, dù với mục đích gì, xuất gia hay xuất thế, thì tội sẽ lớn đến dường nào hỉ? Y không dám xúc phạm tôn giáo mà tự

Page 10: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 191

phá cách tu đạo của mình. Nhưng y thương con chim này quá cỡ, vì lòng nhân của nó lớn hơn của con người. Rồi khi chim con đủ lông đủ cánh, chúng sẽ dẫn nhau ra nhập lại đàn cũ, tiếp nối nghĩa vụ thiêng liêng của dòng sinh mệnh muôn đời vạn kiếp. Rồi năm sau, cũng lại một cặp, một cặp, về đây làm tổ, theo ý trời hay theo đạo đức luân lý nào vậy há?

Chưa hết, mấy năm liên tục có thêm một cặp vịt nước cũng đến mượn sân bên hông nhà y để làm ổ. Con mái nằm ấp trứng, con trống quanh quẩn trông chừng. Cũng cùng cung cách của vợ chồng oạch-te-te. Y lấy thau đựng nước ngọt cho nó uống. Hôm nào y quên, nó đến sát cửa nhảy lên hàng ba kêu cạp cạp. Lâu lâu chúng bay ra hồ tìm mồi, y phải trông chừng ổ trứng giùm cho nó. Năm nay 9 trứng nở trọn, được 9 con, vàng tươi, bụ bẩm, không khác vịt hảng nuôi ở nhà chút nào. Có cái ngộ là chúng đã tự tách rời khỏi bầy đàn có hằng mấy trăm con, mà y nhìn thấy con nào cũng y con nấy, vậy mà chúng không hề lạc nhau. Chúng đi đi về về chung sức lo cho đàn con mà không hề lấy lộn vợ lầm chồng của ai, cái sự mà con người gọi là chung thỉ.

Chứng kiến cảnh chim muông cây cối sống quá xá tình nghĩa với nhau như vậy, mặc dầu y được coi là người tiên, lòng y bổng thấy quằn quặn xót xa. Rồi y mơ ước trở thành con chim trống ngoài kia. Trời ơi! Nếu được làm con chim trống thì sẽ sướng ngàn lần tiên. Y sẽ trao hết hồn mình cho con mái, y sẽ trút hết sức sống của mình cho một hình dáng yểu điệu dễ thương. Y sẽ chịu chết trong vòng tay hay trong vòng bụng của người yêu đó. Y sẽ bằng lòng hòa tan trong cái tình chung thủy lứa đôi, như 2 cặp chim nọ. Thà biến thành hư vô trong tình yêu còn hơn sống cuộc đời tiên đẹp đẽ mà cô đơn như thế này.

Bổng một hôm y biến mất khỏi cảnh thiên thai núi rừng mây nước. Người ta tưởng y bỏ rừng về phố. Nhưng không. Vài tháng sau lại thấy y thường ra sau vườn nhà y để làm rẩy chung với một người đàn bà, cũng đứng tuổi. Hai người vui như cặp chim hoang. Có lẽ tiên-ông và tiên-bà mà sống chung như vậy thì mới đạt hết cái ý nghĩa của hạnh phúc và sung sướng quí báu nhứt trong cõi quê phàm tục này. Ngoài ra, tất cả là ảo tưởng./.

Hai Quẹo, Sydney 8/2007

COÛI MOÄNG Coù ngöôøi löõng thöõng ñi leân nuùi Boû laïi sau löng nhöõng maûnh ñôøi, Goùp heát gioù traêng vaøo coõi moäng, Thu veà kim coå ñeå rieâng nôi.

* * * Ngöôøi ñi tìm daáu hoàn xöa cuû, Buïi caùt bôø daâu vaãn höõng hôø! Coäi ñaù naèm trô chôø hoaù kieáp, Boùng trôøi laáp loù cuoái thieân thu.

Nhaém maét oâm choaøng nguyeân vuõ truï, Môû loøng nuoát troïn noãi nhaân gian. Nguû vuøi theâm giaác thieân nieân kyû. Thöùc daäy, treøo leân choán vónh haèng.

Ngöôøi ñi ngaát ngöôûng tìm voâ thæ, Chæ thaáy muoân truøng moät boùng ñeâm,

Veà nhoùm trong tim tia löõa röïc Soi töø traàn theá tôùi voâ bieân.

Roài seõ vo troøn vieân thaùi cöïc Cho voøng nhaät nguyeät phaûi ngöøng quay,

Ñeå taâm vöôn lôùn hôn con taïo Sanh laïi traàn gian bôùt ñoïa ñaøy.

Nhöng cuõng ngöôøi ñi...qua khoûi nuùi, Im lìm sao ruïng giöõa trôøi khoâng. Coù ai nghe tieáng hoàn thieân coå, Haït caùt uû loøng moät nuùi thöông.

Söông sôùm ñaàu non naèm nhôù coäi, AÂm thaàm oâm moäng coõi tröôøng sinh, Boång roài söông hoaù thaân maây khoùi Boû laïi sau löng caû bieån tình. * * *

Ngöôøi boû ñôøi ñi tìm coõi tòch. Nhöng tình coøn naëng nghóa traàn ai. Ñaønh thaû hoàn say theo moäng aûo, Boàng beành theo gioù cuoán maây bay./.

Lâm Thanh, 3/2006

Page 11: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 192

Page 12: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 193

Page 13: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 194

Page 14: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 195

Page 15: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 196

Page 16: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 197

Page 17: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 198

Page 18: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 199

Page 19: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 200

Page 20: Page 182 - blank · miệt Cờ Đỏ, thuộc vùng Ô Môn, Bình Thủy đi vô. Thoạt đầu tôi quen biết Thầy chỉ do tính hiếu kỳ, muốn biết cách sinh hoạt

__________________________________________________________________________________ Đặc San Trà Vinh Mậu Tý 2008 201

Ban Bieân Taäp Võ Trung Tín Văn Tường Võ Văn Diệu Nguyễn Văn Vui Nguyễn Văn Nhựt Thạch Bông

Với Sự đóng góp của:

Nguyễn Lưu Viên Lâm Văn Bé Nguyễn Văn Vui Nguyễn Minh Cần Huỳnh Văn Lang Trần Anh Kiệt Vũ Thi An Huỳnh Văn Luận Nguyễn Thái Lai Nguyễn Văn Nhựt Anh Bắp. Hai Quẹo. Dương Vĩnh Trường Nguyễn 5 A Dương Chiêu Anh Anh Nhi Vĩnh Trường, Lục Tuần Xuân Diệp Hồng Phương Văn Cữu Long Tường Lam. Phạm Chinh Đông. Phạm Phong Dinh Lâm Thanh Ngô Văn Thành Chu Tiểu Trà

Huỳnh Thị Kim Hồng. Tructhanhan Võ Thị Đông Mai. Cahache Trần Thế Phong. Tâm Hoài. Diệp Tuấn Khải Võ Vĩnh Kim Huệ Tường Người Phương Xa Tiền Lạc Quan Hoài Hương. Huỳnh Công Ân Hà Văn Tài Nguyệt Lão Trà Vinh Nguyễn Chiêu Hiền Ly Niểng. HtH Ông Xã Năm Hoàng Văn Linh. Hoài Huyền Giang Nguyễn Trung Thứ Tú Rệu. Tâm Hoài Lâm Thành Hổ

Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-895-7080 Trang Web: aihuutravinh.com, Email: [email protected] hoặc [email protected]