19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG ANH NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014

NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG ANH

NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2014

Page 2: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG ANH

NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thúy Lâm

Hà nội – 2014

Page 3: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán

tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hoàng Anh

Page 4: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ

PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG ..................................................... 11

1. 1. Khái niệm nội quy lao động ................................................................... 11

1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 11

1.1.2. Đặc điểm .............................................. Error! Bookmark not defined.

1.2. Vai trò của nội quy lao động ................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Đối với Nhà nước ................................ Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Đối với người sử dụng lao động ......... Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Đối với người lao động ....................... Error! Bookmark not defined.

1.3. Điều chỉnh pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not

defined.

1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về nội quy lao động

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Nội dung pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not

defined.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN

HÀNH VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG ............... Error! Bookmark not defined.

2.1. Chủ thể và phạm vi ban hành nội quy lao độngError! Bookmark not

defined.

2.2. Nội dung nội quy lao động ...................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Thủ tục ban hành nội quy lao động ........ Error! Bookmark not defined.

2.4. Hiệu lực của nội quy lao động ............... Error! Bookmark not defined.

Page 5: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM

HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO

ĐỘNG Ở VIỆT NAM ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark

not defined.

3.1.1. Những kết quả đạt được ..................... Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân ............ Error! Bookmark not defined.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật về nội

quy lao động ở Việt Nam ............................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not

defined.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nội quy lao động ..... Error!

Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... Error! Bookmark not defined.

Page 6: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý lao động là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng lao

động trong quan hệ lao động. Để thực hiện quyền quản lý lao động của mình,

người sử dụng lao động có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Trong

đó, việc thiết lập và duy trì kỷ luật lao động thông qua nội quy lao động là một

trong những biện pháp quản lý quan trọng và hữu hiệu nhất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi xã hội càng phát triển, trình độ

phân công lao động ngày càng cao thì việc thiết lập và duy trì nội quy lao động

trong đơn vị thường xuyên là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển sản

xuất và kinh doanh. Nội quy lao động hiện diện trong doanh nghiệp mọi nơi, mọi

lúc và giúp người lao động trong doanh nghiệp hình thành chung một cách ứng xử

có trật tự, thống nhất và bình đẳng. Nội quy lao động là sự cụ thể hóa pháp luật lao

động tại doanh nghiệp dựa trên đặc trưng của từng doanh nghiệp, là cơ sở để thực

hiện việc quản lý lao động và xử lý kỷ luật lao động; phân định rõ ràng, cụ thể

quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động; góp phần

hạn chế các tranh chấp lao động, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững

của quan hệ lao động. Vì vậy, nội quy lao động là một nội dung không thể thiếu

của pháp luật lao động nói chung và pháp luật lao động Việt Nam nói riêng. Đặc

biệt Bộ luật lao động năm 2012 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra

đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định mới về nội quy lao động,

khẳng định vai trò của nội quy lao động trong việc thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật

lao động. Tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, nếu nội quy lao động được xây dựng

một cách phù hợp và thiết thực thì nó sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là

căn cứ để quản lý lao động. Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ

thống về nội quy lao động của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết, góp phần giải

quyết những vấn đề trên, nhằm mục đích để cho nội quy lao động phát huy được

Page 7: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

hết vai trò của mình trong thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Đó là lý do em chọn thực hiện đề tài: “Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam”

để làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nội quy lao động là một nội dung đã được đề cập đến trong các giáo trình,

luận văn, luận án, bài viết đăng trên tạp chí,…

Nội quy lao động đã được đề cập đến trong các giáo trình thuộc nhóm quản trị

nhân lực như: Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

năm 2010; Giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Thương mại năm

2008;… Trong các giáo trình này, nội quy lao động được đề cập tới dưới góc độ là

một trong những biện pháp quản lý con người của những người sử dụng lao động,

và được giới thiệu thông qua nội dung về xử lý kỷ luật lao động. Nhóm giáo trình

luật lao động cũng có những nội dung khá rõ nét liên quan đến nội quy lao động, bao

gồm: Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tái bản lần thứ 5) của Trường Đại học

Luật Hà Nội năm 2012; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động –

Xã hội năm 2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999;… Các giáo

trình luật lao động này đã đề cập tới nội quy lao động là một trong những nội dung

của chương xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Một số giáo trình đã đưa

ra định nghĩa của nội quy lao động như Giáo trình Luật lao động của Trường Đại

học Lao động – Xã hội.

Một số sách tham khảo cũng đã đề cập đến nội quy lao động, nhưng cũng chỉ

đề cập thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động. Các sách tham khảo có đề

cập đến nội quy lao động bao gồm: “Đề cương giới thiệu Bộ luật lao động năm

2012” (2012) của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; “Tài liệu tham

khảo pháp luật lao động nước ngoài” (2010) của Bộ lao động Thương binh và xã

Page 8: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

hội và Vụ pháp chế; “Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam” (2002) của Phạm Công

Bảy, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi;…

Các đề tài, luận văn, luận án đã công bố nghiên cứu những vấn đề liên quan

đến nội quy lao động bao gồm: “Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – thực

trạng và giải pháp” (2005) của Trần Thị Thúy Lâm; “Pháp luật về quyền quản lý

lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” (2014) của Đỗ Thị Dung; “Pháp

luật lao động Việt Nam về nội quy lao động – Thực trạng và phương hướng hoàn

thiện” (2010) của Đặng Thị Oanh;… Trong đó, luận văn của Đặng Thị Oanh đã trực

tiếp đề cập đến nội quy lao động.

Một số bài viết đăng trên tạp chí chủ yếu mang tính nghiên cứu trao đổi các

vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động cũ,

bao gồm: “Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong Bộ luật lao động” của ThS

Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 1998; “Thực trạng pháp luật

về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006; “Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật

lao động” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm

2006;…

Nhìn chung, nội quy lao động là một vấn đề quan trọng và đã được gián tiếp

hoặc trực tiếp đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, luận án, luận văn, bài

viết trên tạp chí,… Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu chỉ đề cập đến nội quy lao

động thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong

Bộ luật lao động 1995. Khi Bộ luật lao động 2012 ra đời đã có những sửa đổi, bổ

sung thể hiện rõ vị trí, vai trò của nội quy lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc

nghiên cứu nội quy lao động một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống trong giai

đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết; góp phần nâng cao, làm mới các vấn đề lý luận

cũng như thực tiễn về nội quy lao động.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Page 9: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống

một số vấn đề lý luận về nội quy lao động. Trên cơ sở quan điểm lý luận được

nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về nội quy lao động

theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông

qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận văn đề xuất sửa

đổi, bổ sung một số quy định về nội quy lao động ở Việt Nam theo hướng phù hợp

với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng với

quốc tế và khu vực như hiện nay.

Từ mục đích đặt ra như trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nội quy lao động

và pháp luật về nội quy lao động.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam

hiện hành về nội quy lao động trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật lao

động trong các giai đoạn trước đây, các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật

có liên quan ở Việt Nam và pháp luật lao động quốc tế.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động

ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn

tại, bất cập trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Thứ tư, luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện

pháp luật về nội quy lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

hiện nay.

Thứ năm, đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về nội

quy lao động trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu, nhằm đảm

bảo sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Nội quy lao động có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong luận văn của mình, tác giả chỉ nghiên cứu nội quy lao động dưới góc độ luật

Page 10: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

học và trong phạm vi pháp luật lao động. Cụ thể, luận văn nghiên cứu nội quy lao

động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và vấn đề đặt ra, luận văn tham

khảo, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật có liên

quan ở Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế trong các công ước, khuyến nghị

của ILO và pháp luật lao động của một số nước trên thế giới có liên quan đến nội

quy lao động.

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, phép duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,

kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nội

quy lao động.

5. Những đóng góp mới của luận văn

Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp

luật Việt Nam về nội quy lao động, luận văn có những đóng góp mới chủ yếu sau

đây:

- Luận văn đã làm mới hơn khái niệm nội quy lao động, đồng thời làm rõ

bản chất, vai trò của nội quy lao động, góp phần làm phong phú thêm về mặt học

thuật của khoa học luật lao động.

- Luận văn đã khái quát các nội dung của pháp luật về nội quy lao động và

phân tích một cách có hệ thống các nội dung này trên cơ sở quy định của ILO và

pháp luật các nước trên thế giới.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về

thực trạng pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam và việc thực hiện các quy

định này trong thực tiễn.

- Luận văn đã luận giải về các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nội quy lao

động ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của

Page 11: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

Bộ luật 2012 về nội quy lao động nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật lao

động để nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy lao động trong các đơn vị sử dụng lao

động ở Việt Nam.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên

cứu trong luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nội quy lao động và pháp luật về nội

quy lao động.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội quy lao động.

- Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng

cao hiệu quả pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam.

Với thời gian nghiên cứu không dài, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế về

kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, do đó luận văn

không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo và

các bạn góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ

PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG

1. 1. Khái niệm nội quy lao động

1.1.1. Định nghĩa

Theo từ điển Tiếng Việt, “nội quy” được định nghĩa là “những quy định để

đảm bảo trật tự và kỷ luật trong một tập thể, một cơ quan” [36]. Theo định nghĩa

này, nội quy có thể được hiểu là những quy tắc, quy định, những trật tự mà con

người phải tuân thủ khi tham gia vào các hoạt động của một tập thể và trong quan

hệ với cộng đồng. Những quy tắc này luôn có tính bắt buộc đối với đối với hành vi

của mỗi người khi tham gia vào các hoạt động chung của tập thể. Vì vậy, nội quy

Page 12: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

là phương tiện để thống nhất hoạt động của các cá nhân với nhau nhằm đạt được

những mục đích chung nhất định của tập thể.

Trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, tùy theo tính chất của các nhóm

quan hệ xã hội mà có các loại nội quy khác nhau, như: nội quy trường học, nội quy

ký túc xá, nội quy khách sạn,... Trong đó, nội quy lao động là một dạng phổ biến

bởi lao động là hoạt động chủ yếu và đặc trưng của loài người. Theo từ điển Tiếng

Việt, “lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản

phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”[36]. Lao động của con người là những hoạt

động cụ thể, diễn ra theo một quy trình nhất định và nhằm mục đích để hoàn thành

những nhiệm vụ đã đặt ra trước đó. Trên thực tế, con người thường không thực

hiện các hoạt động đó một cách đơn lẻ, tách rời mà họ thường liên kết lại với nhau

để cùng thực hiện một công việc. Lao động là một quy trình, muốn hoàn thành

nhiệm vụ thì cần phải có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp trong hoạt động của tất

cả các cá nhân tồn tại trong tập thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của quy trình

đó cũng như sự hài hòa giữa mối quan hệ của các cá nhân với nhau, của các cá

nhân với tập thể đã dẫn tới một yêu cầu khách quan – đó là sự quản lý.

Sự quản lý của người này đối với người khác không phải là sản phẩm của xã

hội hiện đại, mà đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người đã

biết dựa vào nhau để cùng săn bắt, hái lượm, chống chọi với thiên nhiên. Mỗi cá

nhân trong một nhóm phải tuân theo những quy tắc, luật lệ nhất định và phải chịu

sự chỉ huy của một người hoặc một nhóm người đứng đầu. Khi xã hội phát triển,

bắt đầu xuất hiện sự phân công lao động xã hội thì sự quản lý trở thành một yếu tố

không thể thiếu để duy trì trật tự lao động và trật tự xã hội. Trải qua hàng nghìn

năm phát triển thì quyền quản lý ngày càng hoàn thiện và phong phú. Mác đã nhận

định: Hình thức lao động mà trong đó “nhiều người làm việc bên cạnh nhau trong

một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau

nhưng lại liên kết với nhau thì lao động của họ mang tính hiệp tác” [4]. Ở đâu có

Page 13: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

sự hợp tác thì ở đó cần có sự quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào

nếu nơi đó có hoạt động của nhiều người nhằm đạt được một mục đích chung nhất

định.

Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành

trên quy mô tương đối lớn thì ít, nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa

những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một người độc

tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc

trưởng” [4]. Quản lý có tác dụng chỉ đạo hoạt động chung của con người, điều

khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động

chung, thống nhất của tập thể và hướng những hoạt động đó theo một quy trình

thống nhất, nhằm đạt được mục đích chung của tập thể. Luận điểm này của Mác đã

khẳng định rõ vai trò quan trọng của quản lý, đặc biệt là quản lý trong lĩnh vực lao

động.

Quản lý lao động là một hình thức quan trọng của quản lý kinh tế nói chung,

bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau, thể hiện sự tác động có tổ chức,

định hướng và mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng và khách thể trong

mối quan hệ lao động nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của

tổ chức để đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đặt ra trong môi trường xã hội,

kinh tế luôn biến động. Dựa trên cơ sở chủ thể quản lý lao động, có thể phân ra hai

hình thức quản lý lao động: Quản lý lao động của Nhà nước và Quản lý lao động

của người sử dụng lao động. Quyền quản lý nhà nước về lao động thực chất là sự

thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các

chủ thể tham gia quan hệ lao động, đảm bảo quá trình lao động trở nên có tổ chức

và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp quản lý nhà nước về lao động hữu

hiệu nhất là thông qua pháp luật. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật lao

động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ lao động, góp phần duy trì trật tự xã hội và

nâng cao năng suất sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Quyền quản lý lao động của

Page 14: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

người sử dụng lao động xuất phát từ vai trò là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất của

người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người tổ chức, theo dõi, giám

sát việc thực hiện các nhiệm vụ của người lao động trong quá trình lao động. Bởi

lẽ, khi tham gia quan hệ lao động, mỗi người lao động thực hiện các nghĩa vụ từ

hợp đồng lao động mang tính cá nhân, đơn lẻ, song hoạt động lao động của người

lao động là hoạt động mang tính xã hội, vì thế hiệu quả của hoạt động lao động phụ

thuộc vào sự phối hợp, tương tác qua lại của cả tập thể người lao động dưới sự điều

hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người được hưởng

lợi từ kết quả lao động của người lao động, có nghĩa vụ trả lương và các quyền lợi

khác cho người lao động kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật.

Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động là quyền không thể thiếu

trong quá trình duy trì mối quan hệ lao động đã được thiết lập giữa các bên tham

gia quan hệ lao động. Như vậy, hoạt động quản lý lao động của người sử dụng lao

động là quyền mà Nhà nước dành cho các chủ sử dụng lao động. Quá trình thực

hiện quản lý lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về tuyển

dụng, bố trí, sắp xếp việc sử dụng lao động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn

cho người lao động. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động là khả

năng xử sự mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được tiến hành đối với

người lao động tại đơn vị sử dụng lao động của mình trong tương quan với sự bình

đẳng của quan hệ lao động.

Người sử dụng lao động quản lý lao động thông qua nhiều hình thức. Trong

đó, việc thiết lập trật tự thông qua hệ thống các quy tắc trong đơn vị là điều quan

trọng và cấp thiết nhất. Các quy tắc này được thể hiện trong văn bản pháp lý nhất

định, đó chính là nội quy lao động.

Nội quy lao động theo Từ điển Luật học là “văn bản định việc tuân theo thời

gian, công nghệ, trật tự trong đơn vị lao động và sự điều hành công việc của người sử

dụng lao động…” [39]. Theo ý kiến của tập thể giảng viên trường Đại học Lao động –

Page 15: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

Xã hội thì: “Nội quy lao động là văn bản cụ thể hóa các quy định của pháp luật về kỷ

luật lao động để áp dụng trong đơn vị sử dụng lao động” [24]. Giáo trình Luật Lao

động – trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “Nội quy lao động là văn bản

quy định do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và xử

sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi vi phạm kỷ

luật lao động và các biện pháp xử lý đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật

lao động” [36]. Pháp luật lao động Việt Nam đã có những quy định về nội quy lao

động tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm chính thức thống nhất về nó.

Như vậy, từ quá trình phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về

nội quy lao động như sau: Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động

ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt

buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật

lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất.

Tiếng Việt

1. Bộ lao động thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 19/2003/TT-

BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41-CP ngày

06/07/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ

luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa

đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP.

2. Bộ lao động Thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Tài liệu tham

khảo pháp luật lao động nước ngoài, Nhà xuất bản Lao động – xã hội,

Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Đề cương giới

thiệu Bộ luật lao động năm 2012, Hà Nội.

4. Các Mác (1960), Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập II, Nhà xuất bản sự thật,

Hà Nội.

Page 16: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

5. Chính phủ (1995), Nghị định số 41-CP ngày 06/07/1995 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao

động và trách nhiệm vật chất.

6. Chính phủ (2003), Nghị định số 33/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 41-CP ngày 06/07/1995 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và

trách nhiệm vật chất.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn

trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của

người lao động.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số

điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an

toàn lao động, vệ sinh lao động.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ – CP quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

10. Công ty dịch vụ vệ sinh công nghiệp Hoàn Mỹ (2012), Nội quy lao động,

Hà Nội.

11. Công ty Honda Việt Nam (2012), Nội quy lao động, Hà Nội.

12. Công ty TNHH Liên Thái Bình (2013), Nội quy lao động, Hà Nội.

13. Công ty TNHH Liên Thái Bình (2014), Báo cáo hoạt động 06 tháng đầu

năm 2014 phòng Hành chính – Nhân sự, Hà Nội.

14. Công ty CP Sữa Sức sống Việt Nam (2010), Báo cáo hoạt động năm

2010, Hà Nội.

15. Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử

dụng lao động ở Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

Page 17: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

16. Đại hội lần thứ X công đoàn Việt Nam (2008), Điều lệ công đoàn Việt

Nam, Hà Nội.

17. ILO (1921), Công ước 14 năm 1921 về áp dụng nghỉ hàng tuần trong

các cơ sở công nghiệp.

18. ILO (1935), Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ.

19. ILO (1962), Khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm việc.

20. ILO (1978), Công ước 150 năm 1978 về quản lý lao động: vai trò, chức

năng và tổ chức.

21. ILO (1981), Công ước 155 ngày 22/06/1981 về an toàn lao động, vệ sinh

lao động và môi trường lao động.

22. Trần Thị Thúy Lâm (2005), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam –

thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

23. Nhật Bản (1976), Luật Tiêu chuẩn lao động năm 1976.

24. Đặng Thị Oanh (2010), Pháp luật lao động Việt Nam về nội quy lao

động – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội.

25. Quốc hội (1995), Bộ luật lao động 1995.

26. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ 2005.

27. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động 2012.

28. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn số 12/2012/QH13.

29. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013.

30. Sở lao động thương binh và xã hội Đà Nẵng (2012), Báo cáo tình hình

thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm

2013, Đà Nẵng.

31. Sở lao động thương binh và xã hội Đà Nẵng (2013), Báo cáo tình hình

thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm

2014, Đà Nẵng.

Page 18: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

32. Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội (2013), Báo cáo tình hình

kiểm tra thực hiện pháp luật trên địa bàn Hà Nội năm 2013, Hà Nội.

33. Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội (2011), Báo cáo kết quả phối

hợp thanh tra tình hình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn Hà Nội

năm 2011, Hà Nội.

34. Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội (2014), Thống kê số lượng

nội quy lao động đã đăng ký các năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 06

tháng đầu năm 2014, Hà Nội.

35. Sở lao động thương binh và xã hội TP. Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo

tình hình kiểm tra thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí

Minh năm 2012, TP. Hồ Chí Minh.

36. Trung tâm từ điển (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,

Đà Nẵng.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật lao động Việt

Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và

pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

39. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nhà xuất

bản từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

40. Website: http://www.baomoi.com/Khong-duoc-kham-xet-than-the-

NLD/47/3453370.epi

41. Website: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tru-luong-cong-nhan-vi-di-

toilet-qua-4-lan-mot-ngay-757710.htm

42. Website:http://www.ldtbxh.danang.gov.vn/web/guest/thu-tuc-hanh-chinh

43. Website:http://nilp.org.vn/Details/id/835/18-Cong-uoc-cua-ILO-da-duoc-

Viet-Nam-phe-chuan

44. Website: http://solaodong.hanoi.gov.vn/

Page 19: NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2665/1/00050004854.pdf · đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định

45. Website: http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/108

46. Website:http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20130418/vcci-2012-doanh-

nghiep-nho-sieu-nho-o-vn-ngay-cang-tang/543765.html

47. Website:http://voer.edu.vn/m/thoi-gio-lam-viec-thoi-gio-nghi-

ngoi/9cd79991

Tiếng Anh

48. Czech(2006), Labour Code 2006.

49. Expatica.com (2011), “French labour laws: Working time and leave”.

50. Website:http://en.wikipedia.org/wiki/United_Kingdom_labour_law

51. Website:http://www.niqca.org/documents/Employee_Handbook.pdf

52. Website: http://en.wikipedia.org/wiki/Employee_handbook

53. Website:http://www.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=w3ueUBdoAF

QC&oi=fnd&pg=PR1&dq=employee+handbook+in+US+&ots=3dVEbV

5bGo&sig=j6iTBNMgY-

P7uhzkPHqpE4KessM&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false

54. Website:http://www.crossborderemployer.com/post/2013/01/22/Employ

ment-Law-in-France-The-Basics.aspx