41
Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp” MỤC LỤC A/ LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 3 B/ NỘI DUNG LÝ LUẬN............................................................................................................................. 4 I/ KHÁI NIỆM VỀ “QUYỀN”, PHÂN BIỆT QUYỀN HÀNH NGHỀ.................................................... 4 1) Tìm hiểu về “Quyền”:........................................................................................................................ 4 a) Khái niệm:......................................................................................................................................................... 4 b) Ví dụ:.................................................................................................................................................................4 2) Phân biệt Quyền hành nghề luật sư và Quyền hành nghề của Luật sư............................................... 4 a) Quyền hành nghề Luật sư:.................................................................................................................................4 b) Quyền hành nghề của Luật sư:..........................................................................................................................5 3) Khái niệm chung:............................................................................................................................... 5 II/ THỰC TRẠNG QUYỀN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM..............................5 1) Thống kê các sự kiện thuộc lĩnh vực hành nghề luật sư trong hơn 5 năm 2009 - 2015....................................5 2) Chức năng của liên đoàn luật sư đối với việc hành nghề luật sư ở việt nam...................................... 6 3) Nhà nước đảm bảo quyền hành nghề luật sư bằng các văn bản quy phạm pháp luật.........................7 a) Những quy định chung của pháp luật liên quan đến Luật sư và Quyền hành nghề luật sư...............................7 b) Những quy định pháp luật liên quan đến quyền bào chữa của luật sư............................................................10 c) Những quy định pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư....................................12 d) Những quy định pháp luật về quyền hành nghề ngoài tố tụng của luật sư:.................................................... 13 đ) Những quyền khác liên quan đến hành nghề luật sư.......................................................................................14 - 1 -

MỤC LỤC - luat.tuvantinhoc.com“Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp” III

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

MỤC LỤC

A/ LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3

B/ NỘI DUNG LÝ LUẬN.............................................................................................................................4

I/ KHÁI NIỆM VỀ “QUYỀN”, PHÂN BIỆT QUYỀN HÀNH NGHỀ....................................................4

1) Tìm hiểu về “Quyền”:........................................................................................................................4

a) Khái niệm:.........................................................................................................................................................4

b) Ví dụ:.................................................................................................................................................................4

2) Phân biệt Quyền hành nghề luật sư và Quyền hành nghề của Luật sư...............................................4

a) Quyền hành nghề Luật sư:.................................................................................................................................4

b) Quyền hành nghề của Luật sư:..........................................................................................................................5

3) Khái niệm chung:...............................................................................................................................5

II/ THỰC TRẠNG QUYỀN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM..............................5

1) Thống kê các sự kiện thuộc lĩnh vực hành nghề luật sư trong hơn 5 năm 2009 - 2015....................................5

2) Chức năng của liên đoàn luật sư đối với việc hành nghề luật sư ở việt nam......................................6

3) Nhà nước đảm bảo quyền hành nghề luật sư bằng các văn bản quy phạm pháp luật.........................7

a) Những quy định chung của pháp luật liên quan đến Luật sư và Quyền hành nghề luật sư...............................7

b) Những quy định pháp luật liên quan đến quyền bào chữa của luật sư............................................................10

c) Những quy định pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư....................................12

d) Những quy định pháp luật về quyền hành nghề ngoài tố tụng của luật sư:....................................................13

đ) Những quyền khác liên quan đến hành nghề luật sư.......................................................................................14

- 1 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

III/ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẢM BẢO CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CHO QUYỀN HOẠT ĐỘNG NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM.............................................................................................................16

1) Quyền hành nghề:............................................................................................................................16

2) Quyền cung cấp các dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư..........................................................20

a) Thứ nhất: tham gia tố tụng..............................................................................................................................20

b) Thứ hai: tư vấn pháp luật (Đ28-Luật LS)........................................................................................................24

c) Thứ ba: đại diện ngoài tố tụng (Đ29 – LLS....................................................................................................25

IV/ BẢNG TỔNG HỢP THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ.................................................................................................................................................................26

C/ LỜI KẾT.................................................................................................................................................34

D/ PHỤ LỤC...............................................................................................................................................35

I/ TỔNG QUAN VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM.......................................................35

1) Lịch sử phát triển nghề luật sư ở Việt Nam.....................................................................................................35

2) Nghề luật sư trong giai đoạn đổi mới..............................................................................................................36

3) Thống kê việc hành nghề luật sư tính đến thời điểm năm 2015......................................................................36

II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ – VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI & NGUỒN TRÍCH DẪN.........................................................................................................................37

- 2 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

A/ LỜI MỞ ĐẦU

“Quyền” là một phạm trù to lớn và có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của conngười. Từ thời cổ đại cho đến hiện đại; từ Đông chí Tây… Lịch sử loài người ghinhận rằng sự tiến hoá, phát triển luôn có bóng dáng của “Quyền” đó là mục đích vàsự khát khao không chỉ là vươn tới mà còn là đòi hỏi chính đáng của con người. đólà quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền tự do.

Theo đó, để được sống tự do và có hạnh phúc thì con người phải lao động.Lao động là cội nguồn, là động lực của sự phát triển. Trong xã hội hiện đại, lao độnglà một thuộc tính của việc làm; có việc làm là quyền cơ bản của người dân và đượcnhà nước bảo hộ. Một công việc chính thống thì luôn gắn liền với nghề nghiệp.Mỗi hoạt động nghề nghiệp về mặt khách quan đó là sự phân công lao động của xãhội, về mặt chủ quan nó chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Trong số hàngvạn công việc mà pháp luật Việt Nam công nhận là nghề, thì Nghề luật sư, khôngchỉ là nghề được pháp luật thừa nhận tạo điều kiện phát triển, được hoạt độngmang ý nghĩa kinh doanh thông thường mà còn là nghề cao quý góp phần bảo vệcông lý, bảo vệ các quyền của con người, xây dựng nhà nước pháp quyền và dânchủ.

Hàm chứa giá trị nội tại về “quyền “ mà một nghề có thể mang lại và bảo vệcho các quyền khác của con người và xã hội, Nghề luật sư chắc chắn phải cónhững quyền cơ bản để giúp luật sư và các chủ thể liên quan được pháp luật bảohộ và có những quy định đảm bảo hành nghề. Hoà theo sự pháp triển xã hội, bướcđột phá về dân chủ cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, ở Việt Nam nghề luật sư đãđược Luật hoá, đang được xã hội tôn trọng trên đà phát triển nhưng với số lượngcòn thấp; dù chất lượng không ngừng được nâng cao. Một trong những nguyên nhânlà quyền hành nghề luật sư còn có những bất cập khiến cho việc tham gia hoạtđộng cung cấp dịch vụ pháp lý còn giới hạn nên mức độ gia tăng phát triển của cánhân, tổ chức tham gia hành nghề luật sư ở Việt nam còn ở con số khá hạn chế sovới yêu cầu thực tế của nền tư pháp nước nhà.

Với việc nhìn nhận vấn đề trên, Tiểu luận này sẽ làm sáng tỏ thực trạng của“Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư”. Bằng việc phân tíchthực trạng của phạm vi được đảm bảo mà quyền hành nghề luật sư bao hàm;gồm quyền được tham gia hành nghề, hành nghề ở lĩnh vực tố tụng, lĩnh vực tưvấn pháp luật, và lĩnh vực ngoài đại diện ngoài tố tụng; hầu hướng tới những giảipháp khả thi để góp phần làm cho nghề luật sư ngày càng chính thống đáp ứng mọinhu cầu pháp lý cho một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh mà nước Cộng HoàXã Hội Việt Nam hướng tới.

- 3 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

B/ NỘI DUNG LÝ LUẬN

I/ KHÁI NIỆM VỀ “QUYỀN”, PHÂN BIỆT QUYỀN HÀNH NGHỀ

1) Tìm hiểu về “Quyền”:

a) Khái niệm:

Quyền là một phạm trù mang tính khẳng định của một yếu tố mà chủ thể có được , Quyền là một thuộc tính của con người mà cá nhân hoặc tổ chức có những yếu tố mà pháp luật hoặc xã hội công nhận để được hưởng, được làm, được đòi hỏi…

b) Ví dụ:

- Quyền bình đẳng: Quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế; quyền tham gia lãnh đạo xã hội…

- Quyền con người: Quyền tự do ngôn luận, quyền bí mật thư tín…

- Quyền mưu cầu hạnh phúc: Quyền không hoặc được kết hôn, được cư trú, được cónhà ở…

- Quyền hành nghề: Quyền tự do chọn nghề; quyền được hành nghề đúng chuyên môn, đúng yêu cầu của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

2) Phân biệt Quyền hành nghề luật sư và Quyền hành nghề của Luật sư

a) Quyền hành nghề Luật sư:

Là một phạm trù rộng: phạm vi điều chỉnh bao gồm:

Những văn bản pháp lý liên quan đến hành nghề luật sư trong đó bao hàm

những chủ trương chính sách của nhà nước đối với nghề nghiệp Luật sư;

Những quy định ràng buộc hoặc chế tài giữa nhà nước với tổ chức cá nhân

hành nghề luật sư;

Giữa các cơ quan nhà nước có liên quan với nghề Luật sư;

Giữa các cơ quan tố tụng với luật sư và tổ chức quản lý Luật sư;

Ngoài ra còn bao hàm đến các chính sách tiêu chuẩn điều kiện của những người được đào tạo thuộc chuyên ngành Luật, đào tạo/ bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư và Tập sự nghề Luật sư…

- 4 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Quy định trong Hiến pháp, Luật Luật sư, Luật Tố tụng hình sự, Luật cán bộ - công chức, Luật tổ chức [các cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, Viện kiểm sát, Công an nhân dân…) và các nghị định, nghị quyết, thông tư liên quan]

b) Quyền hành nghề của Luật sư:

Là một phạm trù hẹp song cụ thể hơn, thưo đó phạm vi điều chỉnh gồm:

- Các văn bản pháp luật quy định những quan hệ phát sinh giữa Luật sư với khách hàng;

- Giữa Luật sư với Luật sư;

- Giữa Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp và các chủ thể khác.

Quy định trong Luật Luật sư, Luật cán bộ - công chức, Luật tổ chức [các cơ quan tiến hành tố tụng], Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứngxử nghề nghiệp Luật sư…

3) Khái niệm chung:

Quyền hành nghề luật sưlà sự mặc nhiên đem lại những lợi ích, quyền lợi hay những ưu đãi thuận tiện nào đó khi hành nghề của cá nhân, của tổ chức hành nghề luật sư trong đó quy định những gì mà cá nhân Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư được hưởng, được làm, được thực hiện, được yêu cầu để đảm bảo tốt cho các hoạt động pháp lý mà bản thân Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đảm nhận. Đó là các quyền vừa mang yếu tố nghề nghiệp (hoạt động lao động đem lại việc làm và giá trị kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ), vừa mang tính nhân văn khi bảo vệ con người, bảo vệ công lý (cứu người bị oan sai, đem lại bình đẳng trong xã hội), vừa mang yếu tố chính trị (thuộc lĩnh vực pháp lý được quy định cụ thể trong hiến pháp) được xã hội đặc biệt chú trọng với những quy định và chính sách chuyên biệt nhằm quản lý điều chỉnh theo những văn bản pháp luật đặc thù.

II/ THỰC TRẠNG QUYỀN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY TẠI

VIỆT NAM

1) Thống kê các sự kiện thuộc lĩnh vực hành nghề luật sư trong hơn 5 năm 2009 - 2015

SỰ KIỆN TỔNG SỐ

Luật sư đã qua bồi dưỡng 75 lớp bồi dưỡng với 5.265 lượt luậtsư

- 5 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Bằng khen đã trao cho cá nhân, tổ chức 1.032

Kỷ niệm chương đã trao cho cá nhân và luật sư 328

Vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý trong các vụ án hình sự

77.129

Vụ án hình sự được mời 34.635

Vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

42.494

Vụ án dân sự 65.263

Vụ án kinh tế 5.486

Vụ án hành chính 5.575

Vụ án lao động 724

Vụ tư vấn trong các vụ việc khác 272.365

Dịch vụ pháp lý khác 89.491

Đại diện ngoài tố tụng;; 9.133

Vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí 37.827

2) Chức năng của liên đoàn luật sư đối với việc hành nghề luật sư ở việt nam

Quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợpquản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổchức hành nghề luật sư.

Liên đoàn luật sư là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, một mặt quản lý luật sư một mặt đảm bảo quyền hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy địnhcủa Luật luật sư, theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Chức năng của Liên đoàn luật sư Việt Nam là đảm nhận vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho luật sư, Đoàn luật sư trong quá trình hành nghề. Kiện toàn, ổn định và phát huy hiệu quả việc đoàn kết, đào tạo, thu hút, trau dồi kỹ năng, rèn luyện đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ luật sư góp phần tích cựcvào việc bảo vệ công lý và công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ và văn minh.

- 6 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Cùng với hoạt động nghề nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, pháp lý của đất nước góp phần hiệu quả cho việc quản lý và đảm bảo hành nghề luật sư.Trong đó, đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật, rà soát thủ tục hành chính;

Với 04 lần ra tuyên bố phản đối phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo, 01lần có văn bản gửi đến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề xuất các giải pháp pháp lý về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Liên đoàn luật sư đã khẳng định vai trò hành nghề luật sư luôn có sự đoàn kết và độc lâp trong quan điểm cả chính trị lẫn xã hội trong nghề nghiệp của mình cả trọng nội tình đất nước và ngoài khu vực quốc tế.

Liên đoàn luật sư đã thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức luật sư của các nước nhưCanada, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào...; tham gia Hiệp hội luậtChâu Á Thái Bình Dương (LawAsia), chuẩn bị gia nhập Hiệp hội luật sư quốc tế(IBA); tham gia chương trình đối tác tư pháp JPP, Tổ chức JICA, UNDP để hỗ trợxây dựng các Kế hoạch chiến lược 05 năm của Liên đoàn, nâng cao trình độ của luậtsư, đóng góp trong cải cách tư pháp.

Những bước đi trên bước đường hội nhập và quan hệ sâu rộng với nền tưpháp thê giới chứng tỏ Liên đoàn luật sư đang từng bước khẳng định vai trò đầu tàudẫn dắt đội ngũ luật sư mở rộng quy mô và phát triển chuyên sâu quyền hành nghềở mọi khía cạnh đời sống kinh tế chính trị trong nước và ngoài thế giới.

3) Nhà nước đảm bảo quyền hành nghề luật sư bằng các văn bản quyphạm pháp luật

a) Những quy định chung của pháp luật liên quan đến Luật sư và Quyền hành nghề luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp

luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghềluật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hànhnghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Muốn được hành nghề luật sư phảicó Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. (Đ10,Đ11-Luật Luật sư 2006/Sửa đổi bổ sung 2012)

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật này. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là Đoàn luật sư ở tỉnh,

- 7 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

thành phố trực thuộc trung ương và Liên đoàn luật sư Việt Nam. (Đ7-Luật Luật sư 2006/SĐBS 2012)

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo

đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiệntốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đốivới luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản củatổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viêncủa mình ( 2.3. Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp- 49-NQ/TW)

Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại

diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác (Đ4-Luật Luật sư 2006/SĐBS 2012)

Luật sư có các quyền sau đây: (Đ21-Luật Luật sư 2006/SĐBS 2012)

+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

+ Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo Quy định của Luật này;

+ Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

+ Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

Phạm vi hành nghề luật sư: (Đ22-Luật Luật sư 2006/SĐBS 2012)

+ Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

+ Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quantrong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện tư vấn pháp luật.

+ Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

+. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.

- 8 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Hình thức hành nghề của luật sư: (Đ23-Luật Luật sư 2006/SĐBS2012)

+ Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

+ Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư - Đ33; Công ty luật Đ34); làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;

+ Hành nghề với tư cách cá nhân - Đ49.

Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ

quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối hoặc yêu cầu thay đổi luật sư hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. (K2,3, Đ27-Luật Luật sư 2006/SĐBS2012)

Quyền của tổ chức hành nghề luật sư:

+ Thực hiện dịch vụ pháp lý.

+ Nhận thù lao từ khách hàng.

+ Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.

+ Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.

+ Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

+ Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.

+ Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

(Đ39-Luật Luật sư 2006/SĐBS2012)

- 9 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Quyền được đăng ký trợ giúp pháp lý của luật sư và tổ chức hành nghề luật

sư:

+ Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.

(K2, 6-Luật trợ giúp pháp lý 2006)

+ Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lývới Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.

(K1, 17-Luật trợ giúp pháp lý 2006)

+ Cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứngnhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư trong thời hạn không quá ba ngày, kểtừ ngày nhận được văn bản của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử ngườitham gia tố tụng, trừ trường hợp pháp luật tố tụng có quy định khác.

(K2, Đ39-Luật trợ giúp pháp lý 2006)

b) Những quy định pháp luật liên quan đến quyền bào chữa của luật sư

Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự

bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. (K4-Đ31-Hiến pháp 2013)

Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. (Đ59-Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt

người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Người bào chữa có quyền:

- 10 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

+ Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

+ Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị canđể có mặt khi hỏi cung bị can;

+ Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

+ Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

+ Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

+ Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

+ Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

+ Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

+ Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản2 Điều 57 của Bộ luật này.

(K1-2,Đ58 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

Những nghĩa vụ sau đây (có ý nghĩa như quyền hành nghề của luật sư):

+ Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

+ Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95của Bộ luật này;

- 11 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

+ Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của họ; ( K3,Đ58 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003 )

Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người từ đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt củahọ. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can khi không có mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp người đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia.Trường hợp đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thờitheo quy định, thì việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can vẫn đượcthực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung.

…Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh người chưa thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.

Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi người bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục.

Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.

(Đ10 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH)

Cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho người bị hại là người chưa

thành niên hoặc cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của họ về quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là người chưa thành niên.

(Đ14 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH)

- 12 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

c) Những quy định pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữacho luật sư

Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận

người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

(đG,K2,Đ34 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành

các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

(đK,K2,Đ36 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành

các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

(đC,K2,Đ38 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với luật sư

(Đ5 – Thông tư 70/2011/TT-BCA)

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa

kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

(K4,Đ56 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003)

d) Những quy định pháp luật về quyền hành nghề ngoài tố tụng của luật sư:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

(K1, Đ154 - Luật Sở hữu trí tuệ 2005/SĐBS2009)

- 13 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Giám định về sở hữu trí tuệ

+ Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổchức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng đủ các điềukiện được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ…

( Đ201 - Luật Sở hữu trí tuệ 2005/SĐBS2009)

đ) Những quyền khác liên quan đến hành nghề luật sư

Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,

công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. (K2-Đ31-Hiến pháp 2013)

Một số Quyền khác quy định trong Luật Luật sư:

+ Đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài – Đ43

+ Cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài – Đ44

+ Hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư – Đ45

+ Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư – Đ46

+ Quyền hạn – Điều lệ của Liên đoàn luật sư – Đ65,67

+ Phạm vi hành nghề của luật sư, của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam – Đ76,70

+ Quyền của luật sư nước ngoài tại Việt Nam – Đ77

+ Đăng ký hoạt động, thay đổi giấy phép, thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam - Đ79,80,81

+ Quyền Khiếu nại quyết định kỷ luật; khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam Đ86,87

+ Giải quyết tranh chấp giữa luật sư và khách hàng – Đ88

e) Những quy định đối với cá nhân tổ chức có hành vi làm ảnh hưởng đến Quyền hành nghề Luật sư; các quy định về xử phạt và chế tài đối với các hành vi đó.

- 14 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải

nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

+ Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.

(Đ16,17 – Luật cán bộ, công chức 2008)

(Đ9, 129/2007/QĐ-TTg Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước)

Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ

thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

(05/2008/CT-TTg Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại,

tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật… (K2-Đ30-Hiến pháp 2013)

Quyền Khiếu nại quyết định kỷ luật; Khiếu nại đối với quyết định, hành vi

của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam

(Đ86,87-Luật Luật sư 2006/SĐBS2012)

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

+ …Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS;

+ Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo;

+ Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ…

(Đ4 - Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC)

Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp

pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ

- 15 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Đ91-Luật Luật sư 2006/SĐBS2012)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tiếp nhận,

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:

Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

(Đ13 - Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độvi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Cách chức;

+ Bãi nhiệm.

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luậtcán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Các hình thức kỷ luật đối với công chức. Công chức vi phạm quy định của

Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Hạ bậc lương;

+ Giáng chức;

+ Cách chức;

+ Buộc thôi việc.

(Đ78,79 – Luật cán bộ, công chức 2008)

- 16 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

III/ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẢM BẢO CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CHO

QUYỀN HOẠT ĐỘNG NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM

1) Quyền hành nghề:

Đặt vấn đề

Nghề luật sư là một trong những nghề luật bao gồm: luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, công chứng viên…

Vì đặc thù công việc có yếu tố chuyên môn nghiệp gần giống nhau dù hoạt động cóphần khác hoặc đối lập nhau nhưng những nghề luật này luôn có mối quan hệ mậtthiết và hỗ tương lẫn nhau.

Điều tra viên có trách nhiệm xác định một hành vi có dấu hiệu phạm tội, tiến hànhđiều tra xác minh tội phạm để báo cáo lên viện kiểm sát phê chuẩn việc truy tố bịcan ra pháp luật.

Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà, Họ được quyền đưa một vụ án ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, giám sát điều tra vụ án, truy tố người phạm tội trước toà án.

Thẩm phán được hiểu là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án. Bằng việc ra quyết định cuối cùng thẩm phán mang lại công lý cho xã hội, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ phạm pháp.

Để việc xét xử được công minh, đòi hỏi một nhà nước pháp quyền cần cóngười gỡ tội cho người bị buộc tội nếu họ bị truy tố oan nghiệt. Hoặc dùng mọi lý lẽthuyết phục để tìm ra sự thực khách quan làm cơ sở cho quan toà xét xử công minhđúng người đúng tội trả lại danh dự, tổn thất cho người bị hại. Đó chính là Luật sư,nhân tố đem lại công lý, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ cho công dân, tổ chức gópphần tạo nên một nền dân chủ trong một nhà nước pháp quyền.

Với tầm quan trọng trên của luật sư. Nhà nước ta đã từ lâu coi trọng nghề luậtsư, bằng các chủ trương chính sách thích hợp đã, đang, và từng bước tạo điềukiện hoạt động thuận lợi cho nghề luật sư trong khuôn khổ pháp luật có địnhhướng cụ thể với mục tiêu lớn về số lượng và mạnh về chất lượng.

Nếu như các nghề Luật tiêu biểu trên (Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viênđược điều chỉnh trong các luật, bộ luật phổ quát chung chung) và đa số các nghề luậttự do khác như thừa phát lại, công chứng viên đã có luật, giám định viên đã có luật, chuyênviên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, chuyên gia nghiên cứu pháp luật…chưa có luật chuyên ngành cụ thể; thì nghề luật sư từ lâu 2006 đã được Luật hoá vàđược điều chinh trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Có thể nói nghề Luật

- 17 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

sư là một trong những nghề luật đầu tiên ở Việt Nam được pháp luật thừa nhậnvà trao cho “quyền hành nghề” một cách chinh thống và rõ ràng nhất.

(Pháp lệnh tổ chức Luật sư 1987 Luật luật sư 2006 Luật luật sư sửa đổi bổ

sung 2012)

Để việc hành nghề luật sư được quy củ và có quy trình hoạt động chuyên nghiệp và văn minh. Pháp luật đã quy định những quyền hành nghề luật sư cơ bản sau:

Quyền để trở thành một luật sư :

+ Về tiêu chuẩn: bằng cấp, chuyên môn; thời gian đào tạo nghiệp vụ; thời gian tập sự+ Về thủ tục: Chứng nhận đào tạo nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tham gia đoàn luật sư, thẻ luật sư.

Quyền về lựa chọn phạm vi và hình thức hành nghề luật sư: Hành nghề luật

sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc ở nước ngoài:

+ Hành nghề trong tổ chức: văn phòng luật hoặc công ty luật;

+ Hành nghề với tư cách cá nhân

Quyền đăng ký hoạt động, mở chi nhánh, chia tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ

chức hành nghề luật sư

Quyền thay đổi nội dung đăng ký, tuyển dụng lao động, tạm ngưng hoặc

chấm dứt hoạt động

Lý luận thực tiễn

DẪN CHỨNG :1

- Khoản 2 Điều 9 Luật luật sư: “Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.”

Hành vi cản trở ở đây có thể hiểu là những hành vi nhũng nhiễu, hạch sáchluật sư trong việc tiếp cận các thông tin, gây khó khăn trong việc cấp giấy chứngnhận bào chữa, cản trở luật sư gặp gỡ, trao đổi với những người có liên quantrong vụ án hoặc thậm chí có hành vi ngăn cản bằng bạo lực, đe dọa bằng tinhthần tới các luật sư để ngăn cản hoạt động nghề nghiệp chính đáng của luật sư,mà mới nhất (11/2015) là vụ việc hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bịhành hung tại Hà Nội sau khi tiếp xúc với người nhà nạn nhân Đỗ Đăng Dư.

Những hành vi như vậy bị nghiêm cấm và tùy vào tính chất, mức độ nghiêmtrọng của hành vi, đối tượng thực hiện hành vi có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử

- 18 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

phạt hành chính, nếu có cơ sở thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo cácquy định của pháp luật.

- Điều 21 Luật luật sư cũng có nhiều quy định về quyền, của luật sư, trong đó có nêu rõ:

“1. Luật sư có các quyền sau đây:Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;”

Nghề luật sư là nghề góp phần bảo vệ công lý, công bằng, dân chủ và văn minh.Việc bảo đảm quyền hành nghề của luật sư là cần thiết và phù hợp với thựctế. Điều đáng nói ở đây, luật sư không tự thân hoạt động một cách độc lập vô tổchức mà có sự quản lý của Liên đoàn luật sư và thấp hơn là các Đoàn luật sư.

- Điều 61 Luật luật sư về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư có trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sưtrong hành nghề.

Như vậy, khi có các hành vi xâm hại đến quyền hành nghề của luật sư, thìbản thân luật sư không phải “đơn thương độc mã” chống chọi một mình vớihành vi đó mà sẽ có sự bảo vệ của đoàn luật sư trực tiếp quản lý và cao hơnlà Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Yếu tố này cho thấy tính đoàn kết trong nghềnghiệp, mục đích chính là đảm bảo sự hoạt động bình thường của luật sư và xahơn là kết nối các luật sư tạo thành một sức mạnh chung trong nhiệm vụ bảo vệcông lý của bản thân mình.

Qua vụ việc trên, với tư cách là tổ chức nghề nghiệp luật sư có luật sư thànhviên bị tấn công Đoàn luật sư TP Hà Nội và Liên Đoàn luật sư Việt Nam đã cónhững động thái tính cực và nhanh chóng để bảo vệ luật sư của mình, điều nàycho thấy quyền hành nghề luật sư đã phần nào được đảm bảo.

DẪN CHỨNG 2:

Vụ hành hung luật sư xảy ra vào ngày 31/3/2010, luật sư Phạm Văn Khánh bịhành hung trên đường Lê Quý Đôn, TP Đông Hà, Quảng Trị. Nghiêm trọnghơn, luật sư Trần Hồng Lĩnh bị tạt a xít tại Hải Phòng, trụ sở Văn phòng luật sưBùi Đình Ứng bị đổ xăng đốt tại Hà Nội, một số luật sư bị đe dọa, hành hung tạiphiên tòa…

- Căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành có thể thấy, Luật Luật sưmới chỉ đặt ra các quy định mang tính chất chung nhất để thừa nhận vàbảo vệ các quyền của luật sư trong hành nghề. Vẫn chưa có một văn bảnnào quy định các chế tài cụ thể cho hành vi xâm phạm đến quyền hành nghề

- 19 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

của luật sư mà hiện nay vẫn căn cứ vào quy định trong Luật xử lý vi phạmhành chính, Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự…để xử lý.

- Luật cán bộ công chức, hoặc các văn bản về quy chế, nội quy cơquan/công sở, hoặc là quy định về đạo đức tác phong công vụ hoặc là điềuchỉnh các hành vi được làm hoặc không được làm; chứ chưa quy định rõ ràngviệc xử lý triệt để các hành vi tiêu cực nếu bị phát hiện góp ý phản ánh từngười có liên quan.

Giải pháp chung:

Nếu luật sư không được bảo vệ, thì niềm tin của người dân vào công lý cũngsẽ bị lung lay. Chúng ta không thể tìm đến một người bảo vệ công lý để yêu cầugiúp đỡ khi biết bản thân người đó cũng không chắc sẽ bảo vệ được cho quyềnlợi của chính họ. Bởi vậy cần phải tăng cường các chế tài cần thiết và cụ thểđối với các vi phạm liên quan đến quyền hành nghề luật sư, bên cạnh đócần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đã diễn ra trên thực tế để đủ sức rănđe, tránh tình trạng tái diễn trong tương lai làm ảnh hưởng nghiêm trọngtới hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của luật sư.

2) Quyền cung cấp các dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư

Có 3 mảng dịch vụ pháp lý cơ bản sau được tổ chức hành nghề luật sư được đảm bảo quyền được cung cấp:

a) Thứ nhất: tham gia tố tụng

a1) Tố tụng trong nước:

Đặt vấn đề

Tham gia tố tụng là việc bào chữa cho người bị tam giữ, bị can, bị cáo, bị đơndân sự vi phạm hoặc liên quan những vấn đề thuộc dân sự hoặc hành chínhtrong các vụ án hình sự,;

Là việc bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc đại diện cho các đốitượng yếu thế, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranhchấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hànhchính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Lý luận thực tiễn

Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật.Xưa kia luật gia đầu tiên xuất hiện trong xã hội chính là nhà lập pháp, ngườiđịnh ra các quy phạm pháp luật. Sau đó là sự xuất hiện của các thẩm phán,

- 20 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

người có nhiệm vụ bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được tôn trọng và cũnglà người quyết định hình phạt đối với người vi phạm các quy phạm pháp luật.

Nếu trước đây, chứng cứ của hành vi vi phạm pháp luật chỉ dựa vào sự suy đoánhay những lời thề thốt, thú nhận của các bên có liên quan. Khi đó việc bào chữa,biện hộ cho các bên chưa được bảo đảm. Hiện nay khi nghề luật sư đã đượcluật hoá, luật sư được chính thức tham gia tố tụng từ lúc tạm giữ, tạmgiam, khởi tố… cho đến quá trình xét xử, thi hành án đã từng bước khẳngđịnh vai trò tố tụng và đảm bảo công việc bào chữa trong các phiên toà củaluật sư.

DẪN CHỨNG 1

Để được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tốtụng của luật sư, tùy từng tư cách tham gia cụ thể trong vụ án đó, mà luật sưxuất trình các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 27 LuậtLuật sư 2006/SĐBS2012. Tuy nhiên hiện nay việc hiểu quy định về “xuất trình”chưa có sự thống nhất nên nhiều trường hợp luật sư tham gia tố tụng trong vụán được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo từng giaiđoạn “ứng xử” cũng khác nhau, nếu không muốn nói là luật sư vướng nhiều trởngại.

Để được cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý hồ sơ vụ án cấp giấy chứng nhậnngười bào chữa, luật sư phải trực tiếp đến cơ quan đó nộp đầy đủ các bản saovới rất nhiều xác nhận kèm theo. Quy định bất thành văn này đối với các luật sưkhông thể không thực hiện.

GIẢI PHÁP:

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm nghiên cứu ban hành văn bản hướngdẫn theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt giấy tờ không cần thiết. Còn nếunhư các giấy tờ mà luật sư phải xuất trình bắt buộc phải là bản sao để lưu trữvào hồ sơ vụ án, thì cũng nên “thông thoáng” hơn về thực hiện quy định này.

Kiến nghị: các cơ quan như bộ tư pháp, bộ công an, viện kiểm sát và toà án

cùng thống 1 một quy định cấp 1 phiếu chứng nhận bào chữa duy nhất cho luật sư được sử dụng suốt quá trình tố tụng của 1 vụ án cụ thể.

DẪN CHỨNG 2:

Dựa vào khoản 3 Điều 27 và điểm a khoản 4 Điều 27 của Luật Luật sư2006/2012, khoản 4, 5, 6 Điều 57 của Bộ luật tố tụng dân sự 2005, nhận thấyrằng khái niệm về người đại diện và người đại diện hợp pháp của người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo không đồng nhất với nhau. Thực tiễn xét xử, thường các cơquan tiến hành tố tụng nói chung, tòa án nói riêng chỉ thừa nhận người đại diện

- 21 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡđầu, anh, chị em ruột và những người theo quy định của pháp luật đối với bị can,bị cáo là người chưa thành niên

GIẢI PHÁP:

Để tránh những trở ngại không cần thiết cho hoạt động của luật sư khi thamgia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự hoặcngười bào chữa, cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu ban hành văn bảnhướng dẫn thống nhất chung nhận thức về người đại diện theo quy định tại Điều27 Luật Luật sư để bảo đảm tính tương thích với những quy định của pháp luậttố tụng hình sự.

Kiến nghị: cần thống nhất các khái niệm người đại diện và người đại diện hợp

pháp, người uỷ quyền, uỷ quyền/đại diện theo pháp luật trong một luật cụ thể(VD: Bộ luật dân sự) các hướng dẫn liên quan đến các khái niệm đó đều quy vềluật quy định ban đầu.

a 2) Tố tụng quốc tế:

Đặt vấn đề

Hiện nay luật sư Việt Nam tham gia rất hạn chế trong giải quyết các vụkiện có liên quan đến yếu tố nước ngoài; chưa đáp ứng được yêu cầu về cải cáchtư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa phần luật sư của chúng ta chỉ tham giabào chữa tại các phiên toà xử các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế và cácquan hệ khác ở trong nước. Việc tham gia giải quyết những tranh chấp có yếu tốnước ngoài đối với luật sư Việt Nam hiện đang còn những khó khăn.

Chúng ta sẽ không thể có các luật sư tranh tụng các vụ kiện kinh doanh –thương mại giỏi trên thương trường quốc tế nếu luật sư của chúng ta không cókhả năng ngoại ngữ lưu loát khi tranh tụng, không hiểu biết về quy tắcUNCITRAL, về pháp luật của WTO liên quan tới GATT, GATS, TRIMS, TPP…cũng như pháp luật của các nước có chủ thể tham gia tố tụng hữu quan.

Nguyên nhân của tình trạng này là do việc định hướng đào tạo đội ngũ luật sưvề kinh tế, thương mại, vận tải, dịch vụ quốc tế có thể nói là yếu và rất hạn chế.Bên cạnh đó, đối với các luật sư Việt Nam có một cái rào cản rất lớn là ngoạingữ.

Vấn đề đặt ra là phải làm gì để tới đây, chúng ta làm gì để có thể chủ động vàkhẳng định được vai trò của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải pháp

Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam lên kế hoạch đểđào tạo, chuẩn bị cho đội ngũ luật sư Việt Nam có thể tham gia vào được các vụ

- 22 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

kiện, các vụ tranh chấp quốc tế giữa các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ViệtNam với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài.

Với những biện pháp tổng thể nhưng trước mắt có thể thực hiện ngay hai việcsau: Thứ nhất, trong các lớp đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, ngoài nộidung có tính chất kỹ năng nghề nghiệp thì phải cung cấp thêm những kiến thứcnhư: thương mại, tư pháp quốc tế, kinh nghiệm giải quyết các vụ tranh chấp vànhững vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài…. Thứ hai, hiện nay chúng ta cónhiều văn phòng luật sư, công ty luật sư nước ngoài đăng ký hoạt động tại ViệtNam. Thông qua hợp tác và thực tập tại các văn phòng này, các luật sư ViệtNam sẽ có điều kiện học hỏi, trao đổi và tham gia vào các vụ việc giải quyếttranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.

a3) Các vấn đề về tố tụng, giải pháp đảm bảo quyền tham gia tố tụng

Khi tham gia tố tụng luật sư dùng khả năng phản biện nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.

- Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thể hiện ở lĩnh vực tố tụng,đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sựhiện hành quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện phápdo pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bịcáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bịcáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của họ”.

Khi hành nghề luật sư là lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực đểxem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai…từ đóđề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo vệ công lý.

- Hoạt động hành nghề của luật sư trong trường hợp không phát biện ra điều gìsai, không có cơ sở để phản biện này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến.Việc chứng kiến của luật sư không phải là không quan trọng. Trong nhiềutrường hợp, sự hiện diện của luật sư là chỗ dựa tin cậy của bị can, bị cáo.Sự chứng kiến của luật sư trong khi hỏi cung, khi đối chất, khi xét xử đảmbảo chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho bịcan, bị cáo sẽ được bảo đảm.

- Khi quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho bị can, bị cáo được bảo đảm thì cũng là lúc quyền hành nghề của luật sư là có giá trị và ý nghĩa với xã hội

- Người bị điều tra cáo buộc về một tội nào đó có thể bị xét xử và phải chịu sựtrừng phạt của pháp luật, nhưng không thể bị tra tấn, đánh đập, hành hạ vềthể xác cũng như xúc phạm nhân phẩm. Sự có mặt của luật sư là cần thiếtbởi những người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ

- 23 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợppháp của mình.

- Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Điều 3 Luật Luật sư năm2006/SĐBS2012 đã nêu rõ: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phầnbảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợppháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh.”. Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị viết: “Các cơ quan Tưpháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng:tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủtại phiên toà…”

b) Thứ hai: tư vấn pháp luật (Đ28-Luật LS)

Đặt vấn đề

Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ.

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

- Trong hoạt động hành nghề luật sư luôn có hiện trạng ở bất kỳ xã hội nào làviệc không có sự phát triển đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần củangười dân, vì thế trong cộng đồng dân cư luôn tồn tại những người rơi vàovị thế thấp kém so với mặt bằng xã hội như người nghèo, người già neo đơn;người hạn chế về trí lực, người tàn tật; người chưa thành niên có hoàn cảnhcá biệt. Những người ở vào vị thế thấp kém này thường bị ức hiếp, bị đốixử bất công trái pháp luật và rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của nhữngngười khác. Khi đó luật sư trở thành cứu cánh cho họ với sự trợ giúppháp lý vô tư và vô vị lợi

- Trong xã hội Việt Nam, hướng tới một nền dân chủ văn minh và thịnh vượngthì việc tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được đề cao. Trong hoạtđộng hành nghề luật sư, Tư vấn pháp luật là một mảng giúp cho chủ trươngđó của nhà nước được phát huy và được nhân rộng trên nhiều phương diệnvăn hoá xã hội.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư đối với những đối tượng được hưởngtrợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật không chỉ là bổn phận mà còn làthước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư. Qua đó thể hiện quyền đượcđóng góp, phục vụ cộng đồng và xã hội trong hành nghề luật sư.

Tính chất của việc tư vấn pháp luật đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu phápluật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp

- 24 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải trau giồi nhiều kiếnthức xã hội, hiểu sâu rộng chuyên môn từng lĩnh vực; cả tục lệ và bản sắc vănhoá của dân tộc của nhiều địa phương và các quốc gia khác nhau... Qua đó thểhiện quyền được nâng cao học hỏi mở rộng kiến thức trong hành nghề luậtsư.

c) Thứ ba: đại diện ngoài tố tụng (Đ29 – LLS

Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quanđến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồngdịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hànhnghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

Những công việc luật sư được uỷ quyền, được đại diện, đại diện theo uỷ quyền:

+ Thủ tục đăng ký, sáp nhập, chia tách, phá sản, giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Thủ tục mua bán xe, đăng ký, sang tên các loại xe, phương tiện tham gia giao thông;

+ Thủ tục mua bán, đăng kí quyền sử dụng đất đai, bất động sản;

+ Thủ tục lập hợp đồng thừa kế tài sản, di sản;

+ Thủ tục đăng kí,chuyển nhượng, kế thừa tác quyền, sở hữu trí tuệ;

+ Thủ tục mua bán, giao dịch, cung ứng, thế chấp, cầm cố vận chuyển hàng hoá và sản phẩm trong hoạt động thương mại;

+ Thủ tục đăng kiểm, giám định phương tiện, hàng hoá, sản phẩm;

+ Thủ tục hoà giải, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến pháp luật lao động, y tế, bảo hiểm xã hội, gia đình chính sách, hành chính, hiệp hội, an toàntrật tự, vệ sinh môi trường…

+ Thủ tục chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm…

+ Thủ tục Hôn nhân và gia đình; Thi hành án dân sự;

+ Các thủ tục trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, tài chính, kinh tế, giáo dục… liên quan đến pháp luật khác.

Quyền hành nghề trong đại diện ngoài tố tụng

- 25 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

- Quyền được trau giồi kỹ năng nghiên cứu các quy định pháp luật và tài liệucó liên quan tới công việc đại diện;

- Quyền được giải thích phân tích yêu cầu đại diện của khách hàng thànhtừng yếu tố có căn cứ hợp pháp, hợp lý theo từng mức độ;

- Quyền được thu thập thông tin có liên quan đến đại diện;

- Quyền được lập phương án thực hiện và thống nhất với khách hàng;

- Quyền được tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch được ủy quyền, thườngxuyên thông báo diễn tiến và đề xuất các ý kiến

- Quyền được hưởng thù lao khi hoàn thành công việc được ủy quyền.

IV/ BẢNG TỔNG HỢP THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

QUYỀN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

LĨNHVỰC

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP

QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

1) Pháp luật Việt Nam tạo điều kiệncho luật sư hành nghề với phạmvi khá rộng, đủ mọi lĩnh vực cóliên quan đến pháp lý

2) Luật sư nước ta bất kỳ ai cũng cóthể kiêm nhiều vai luật sư: “luậtsư hình sự”, “luật sư về thừa kế”,“luật sư về hôn nhân & gia đình”,“luật sư về ngân hàng”, “luật sưvề chứng khoán”, “luật sư về bảohiểm”, “luật sư về bất động sản”,thậm chí có “luật sư về bồithường thiệt hại”, “luật sư chuyênvề giao thông”….

- Liên Đoàn Luật Sư Việt Namnên thành lập hoặc khuyến khíchcác luật sư có những chuyên mônmột nhóm ngành luật nào đó thànhlập Hội luật sư chuyên ngành vớitên gọi của nhóm ngành đó. VD:Hội Luật Gia Chứng Khoán

- 26 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

3) Chế định luật sư đã được quyđịnh trong Bộ luật tố tụng hình sự2003. Do nhận thức chưa đầy đủvà do chưa có sự hướng dẫn cụthể , đồng bộ, thống nhất dẫn đếnviệc luật sư tham gia vào hoạtđộng tố tụng chưa hiệu quả. Mộtsố quy định có nhiều cách hiểukhác nhau dẫn đến việc áp dụngthiếu thống nhất.

- Quốc hội tiến hành sửa đổi , bổsung Bộ luật Tố tụng hình sự mộtcách toàn diện dân chủ hoá hoạtđộng tố tụng, xem việc tham giacủa luật sư vào quá trình tố tụnghình sự là sự giám sát tốt nhất đốivới các hoạt động của cơ quan tiếnhành tố tụng hình sự. Góp phầngiảm thiểu những bản án “bỏ túi”hoặc oan sai.

- 27 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

4) Theo quy định của pháp luật, luậtsư có thể tham gia tố tụng từ khicó quyết định tạm giữ. Nhưngtrên thực tế tỉ lệ các vụ án luật sưđược tham gia từ giai đoạn điềutra còn quá thấp so với tổng số vụán hình sự bị khởi tố, trong đó cócả những vụ án theo quy định củapháp luật sự tham gia của luật sưlà bắt buộc. Do bị can không biếtmình có quyền mời luật sư hoặcbiết nhưng vì có khó khăn về tàichính nên không thể thuê luật sư.Một nguyên nhân chính là do cơquan tố tụng chưa tạo điều kiệnđể luật sư thực hiện đầy đủ chứcnăng tố tụng của mình, một sốđiều tra viên chưa ủng hộ việcluật sư được tham gia từ giai đoạnđiều tra. Trong một số trường hợphọ khuyên bị can không nên mờiluật sư mà tốt nhất là khai báotrung thực để được hưởng khoanhồng. Đối với bị can kém hiểubiết pháp luật, lại ở trong tìnhtrạng tạm giam, với tâm lý bất ổnthường nghe theo lời khuyên trênthường có thể xảy ra. Trongtrường hợp bị can từ chối luật sư,nhưng khi luật sư đề nghị đượcxem văn bản từ chối luật sư của bịcan thì điều tra viên lấy lý do làluật sư chưa được cấp giấy chứngnhận là người bào chữa nênkhông được xem văn bản từ chốiluật sư của bị can. Rất khó xácđịnh được việc từ chối luật sư củabị can có phải xuất phát từ ý chícủa bị can hay từ sức ép nào đó.

Giải pháp thứ nhất:

- Trong trường hợp này cơ quanđiều tra phải tạo điều kiện để bịcan được tiếp xúc với luật sư, cònquyền từ chối luật sư của bị can cóthể thực hiện ở bất cứ giai đoạnnào của tố tụng. Việc gặp gỡ vớiluật sư không làm mất đi quyền từchối luật sư của bị can, nó chỉgiúp cho bị can nhận thức đúnghơn về vai trò của luật sư cũngnhư sáng suốt hơn trong việc lựachọn người bào chữa cho mình.

- Ở khía cạnh làm luật, cơ quanchức năng phải có quy định chếtài xử lý những trường hợp điềutra viên đã không thông tin giảithích quyền được thuê hoặc cómặt của luật sư trong bất kỳ giaiđoạn tố tụng nào. Nếu bị cankhông thể thuê hoặc từ chối luậtsư, thì cũng quy định điều khoảntạo thuận lợi cho bị can biết quyềncó luật sư bào chữa là quyền lợichính đáng và pháp luật luôn đảmbảo cho họ quyền đó.

5) Các quy định và thủ tục về quyền - Phân công một đội ngũ chuyên

- 28 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

hành nghề, cấp giấy chứng nhậnngười bào chữa, người đại diệncòn chồng chéo, phức tạp, thiếuđồng bộ, chưa thống nhất và gâyrất nhiều phiền hà cho các hoạtđộng hành nghề của luật sư

gia luật rà soát tất cả Văn bản, cácquy định pháp luật về hành nghềluật sư để tiến tới việc cải cách,thống nhất và lấy một luật (ví dụLuật luật sư) làm chủ đạo, làm dẫnchiếu để các luật khác quy về.

6) Các vụ án về kinh tế, về thươngmại, về công nghệ cao, và nhất làliên quan với người nước ngoài,luật pháp quốc tế thường giảiquyết kéo dài, hoặc thiếu thẩmcán bộ tố tụng chuyên trách.(Đồng thời cũng thiếu các luật sưchuyên môn về các lĩnh vực trên).Vấn đề này cũng khiến cho hoạtđộng hành nghề của luật sư bị ảnhhưởng; Luật sư khó khăn trongviệc được cung cấp, tiếp cậnthông tin hồ sơ vụ việc.

- Bộ giáo dục và bộ tư pháp, bộcông an cần nhanh chóng phốihợp để đào tạo tăng cường đội ngũĐiều tra viên, Kiểm sát viên,Thẩm phán và Luật sư đáp ứngnhu cầu của đất nước

7) Xã hội liên tục phát triển, thế giớibiến động không ngừng, chủtrương của Đảng luôn đổi mới;song song đó tội phạm ngày càngđa dạng và tinh vi; Yêu cầu cảicách tư pháp là mọi vụ án đều cósự tham gia của luật sư.

- Nên đưa vào luật: quy định nếumột vụ án khi cơ quan điều trakhởi tố bị can nếu bị can khôngthể, không biết, không có điềukiện thuê luật sư thì ngành tư phápcó trách nhiệm phân quyền choĐoàn luật sư địa phương nơi có vụán xảy ra cử luật sư tham gia bàochữa hay bảo vệ cho bị can/bị hại.Các chế độ thù lao do chính phủquy định cụ thể.

- 29 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

8) Cán bộ công chức gây cản trở,gây áp lực, phiền hà khi luật sưtác nghiệp chưa thấy cơ quan nàoai kỷ luật, hay truy tố, có chăngchỉ bị đánh giá ở mức độ hìnhthức chiếu lệ sau 1 năm hoặc 1nhiệm kỳ. Hầu như không cótrường hợp bị xử lý ngay.

- Phải có sự công bằng giữa ngườidân và cơ quan hành chính trongviệc thực thi pháp luật được quyđịnh trong các văn bản điều chỉnhpháp luật.

Chính phủ ban hành nghị

định xử phạt hành chính đốivới cán bộ công chức tronglĩnh vực bổ trợ tư pháp và hànhchính tư pháp; để đối trọng vớinghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bổtrợ tư pháp, hành chính tưpháp, hôn nhân và gia đình, thihành án dân sự, phá sản doanhnghiệp, HTX.

9) Số luật sư hiện tại chuyên về luậtthương mại, lao động, sở hữu trítuệ, công nghệ cao, quốc tế… cònthiếu và còn yếu. Khả năng tốtụng tại các phiên toà còn hời hợt,thiếu đầu tư công sức trong vụviệc mà họ đảm nhận.

10)Số đông luật sư muốn chuyên sâucác lĩnh vực trên nhưng thiếu điềukiện và môi trường để tham giabồi dưỡng chuyên sâu.

- Chương trình đào tạo cử nhânluật ở các trường đại học Luậtphân chia thành các khoa luậtchuyên biệt gồm các nhóm lĩnhvực: Thương mại (nhóm luật vềngân hàng, tín dụng, thuế...); Laođộng (nhóm luật về đào tạo nghề,việc làm, an toàn VSLĐ,BHYT...); Sở hữu trí tuệ (nhómluật về doanh nghiệp, đầu tư,quyền lợi người tiêu dùng, quảngcáo, báo chí...); Quốc tế (điều ướcquốc tế, luật biển, hàng hải, hàngkhông...)

- 30 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI BÀO CHỮA

11)Theo quy định của Điều 58 Bộluật Tố tụng hình sự, luật sư cóthể tham gia tố tụng từ khi khởi tốbị can. Trong trường hợp bắtngười thì luật sư có thể tham giatố tụng từ khi có quyết định tạmgiữ. Nhưng trên thực tế đa phầnluật sư chỉ đến được cánh cửaphòng trực ban của cơ quan điềutra để gửi giấy tờ làm thủ tục chờđược tham gia mà thôi với nhiềulý do khác nhau như cán bộ giảiquyết vụ án bận, luật sư thiếu giấytờ cần bổ sung (dù pháp luậtkhông yêu cầu các giấy tờ đó),thủ trưởng cơ quan đi vắng, chờcán bộ vào trại gặp hỏi ý kiến bịcan có cần có luật sư không. Mặcdù việc cấp giấy chứng nhậnngười bào chữa đã được quyđịnh trong Bộ luật Tố tụng hìnhsự, Luật Luật sư và các văn bảncó liên quan, tuy nhiên do nhậnthức khác nhau về vấn đề này dovậy luật sư đã gặp không ít khókhăn khi tham gia tố tụng, nhất làtrong giai đoạn điều tra vụ án .

12)Việc cấp chứng nhận bào chữa như là một thủ tục “xin cho”.

13)Chưa đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo thông tư liên tịch (Đ7- 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Nên xem là một giấy đăng ký bàochữa, Luật sư muốn bào chữa haybảo vệ cho thân chủ chỉ cần đềnghị đến 1 cơ quan quan nhất, chỉ1 lần duy nhất cho suốt quá trìnhtố tụng 1 vụ án hay 1 vụ việc liênquan đến pháp lý nào đó.

- 31 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

QUYỀN BÀO CHỮA

14)Quy định tạo điều kiện bào chữa,bảo đảm quyền bào chữa tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sựcủa Cơ quan điều tra đối với luậtsư (trong Thông tư 70/2011/TT-BCA) không được thực hiện ,hoặc thực hiện không tốt.

Bộ công an phối hợp với bộ tư pháp hoặc thanh tra chính phủ sửađổi bổ sung Thông tư 70/2011/TT-BCA ; Quy định thêm phần chế tàixử phạt nếu cá nhân nào có hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực này.

15)Có trường hợp luật sư gặp gỡ thânchủ (theo yêu cầu của gia đình bịcan hoặc theo chỉ định của cơquan tiến hành tố tụng) trong nhàtạm giữ, tạm giam thì cơ quan nơitạm giam, tạm giữ không thườngxuyên coi trọng việc cử quản giáotheo dõi giám sát. Có trường hợphọ đã gây phiền phức hoặc bỏtrốn không hợp tác với luật sư;gây trở ngại cho công tác hànhnghề của luật sư.

Việc người tạm, giam tạm giữ không phải lúc nào cũng hợp tác tin tưởng luật sư. Do đó cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ họ mỗi khi họ cần được gặp gỡ luật sư để đảm bảo quyền được bào chữa hay bảo vệ của họ.

16)Nhiều trường hợp các cơ quantiến hành tố tụng vi phạm nghiêmtrọng các thủ tục, trình tự tố tụng.Khi đó có thể toà trả hồ sơ điềutra lại; hoặc toà vẫn tiến hành xétxử dù vụ án không hội đủ yếu tốcần và đủ đem ra xét xử. Như vậykhông đúng với tinh thần thượngtôn pháp luật kiện toàn hệ thốngtư pháp.

(Đ4 - 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC)

(Đ168,179,250-BLTTHS2003)

Quốc hội hoặc chính phủ cần banhành luật hoặc nghị định để cóquy định xử lý chế tài nghiêmminh cá nhân hoặc cơ quan tiếnhành tố tụng có hành vi vi phạmtrong quá trình tố tụng. Hầu tạo sựcông bằng, nghiêm minh và bìnhđẳng trong việc thượng tôn phápluật – “Luật pháp bất vị thân.”

QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG

17) Thời gian điều tra kéo dài; Toà ántiếp nhận thụ lý hồ sơ kéo dài quá thời gian quy định (Đ88,119,121,166,168,179-BLTTHS2003)

- Tăng cường đào tạo và bổ sung thêm số lượng thẩm phán

- 32 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

18)Nhiều vụ án oan sai, truy tố không đúng người, đúng tội- VD: 1. Ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) ngồi tù oan gần 17 năm trong vụ án giết người.2. Ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) ngồi tù oan 10 năm về tội giết người.3. Ông Lương Ngọc Phi (Sinh 1948 ở Thái Bình) oan sai 11 năm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và trốn thuế.

- Lựa chọn, cử tuyển những cửnhân luật giỏi và xuất sắc để đàotạo những người làm công tác điềutra, công tố và xét xử trong các cơquan tiến hành tố tụng.

- Trang bị camera, máy thu âm trong các buổi hỏi cung/lấy lời khai

19)Nhiều trường hợp tống đạt giấythông báo đưa vụ án ra xét xử củatoà án nhiều nơi không có danhsách những người tham gia xét xửvà những người được triệu tập.Hoặc chỉ gởi trước 1 vài ngàytrong khi thời hạn quy định ít nhấtlà 15 ngày trước ngày khai mạcphiên toà (Đ176-BLTTHS2003)

- Bộ tư pháp, toà án tối cáo thống nhất chung một mẫu thông báo và buộc toà án phải làm đúng thủ tục thông báo.

20)Nhiều vụ án, luật sư dùng quyền của người bào chữa/bảo vệ quyền lợi yêu cầu:1. Hội đồng xét xử hoãn vì sự vắng mặt của một trong các ngườiquan trọng trong tham gia tố tụng 2. HĐXX triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi & nghĩa vụ liên quan; chuyên gia về giám định, chuyên gia pháp y, hoặc cán bộ có thẩm quyền về cácchính sách kinh tế, tài chính…3. HĐXX hoãn hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng vi phạm quy định nhưng không được hội đồng xét xử chấp nhận.(Đ58-BLTTHS2003)

- Toà án tối cáo xây dựng đườngdây nóng để tiếp nhận các sự việcnày trong tất cả các phiên toà dânsự lẫn hình sự

- Quốc hội hoặc các cơ quan hữuquan ban hành quy định về việcxử lý các trường hợp yêu cầuchính đáng của người tham gia tốtụng không được đảm bảo thựchiện

- 33 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

21)Trong giai đoạn điều tra luật sư cóquyền có mặt khi lấy lời khai củangười bị tạm giữ. Việc có mặt luậtsư trong các buổi lấy lời khaingười bị tạm giữ, hỏi cung bị cankhông những giúp cho họ tự tinhơn trong khai báo mà còn ngănngừa sự vi phạm từ phía cơ quantiến hành tố tụng, tránh tình trạngkhi ra toà có sự phản cung, khiếunại về việc dùng nhục hình, bứccung, mớm cung...Trên thực tếviệc luật sư tham gia các hoạtđộng hỏi cung gặp không ít khókhăn. Thậm chí là bị động vàkhông được tôn trọng. Muốn hỏihay ý kiến gì phải xin phép.

22)Mặt khác, cơ quan điều trathường không báo thời gian hỏicung hoặc đã hẹn ngày nhưng sauđó lại hoãn đôi khi lại hoãn nhiềulần.Nếu may mắn được tham dựviệc hỏi cung thì chỉ được ngồinghe mà không được hỏi vì điềutra viên không dành thời gian đểluật sư hỏi bị can. Và nếu khôngcó sự đồng ý của điều tra viên thìsuốt buổi luật sư chỉ có mỗi việclắng nghe và ghi chép. (Đ58-BLTTHS2003)

- Để vai trò có mặt của luật sư khitrong buổi lấy lời khai của điều traviên không còn mờ nhạt. thì nhấtthiết cần nâng cao vai trò và thêmquyền hạn cho luật sư trong cácbuổi lấy lời khai. Luật sư có thểđặt câu hỏi trong thời điểm nàocủa buổi lấy lời khai. Có thể nêu ýkiến độc lập trong biên bản. Thậmchí có thể lập biên bản báo cáo sựviệc trong trường hợp điều traviên bức cung, mớm cung bị canhoặc gây cản trở, có thái độ thiếutôn trọng luật sư.

23)Theo quy định mọi tài liệu. đồ vậtluật sư thu thập được phải giaonộp cho cơ quan tiến hành tố tụngmới được gọi là chứng cứ. Nhưngcó trường hợp luật sư giao nộpcho cơ quan tiến hành tố tụng thìphải giao luôn tài liệu hay đồ vậtgốc (không phải là bản sao) dù cóghi biên bản bàn giao, nhưng vẫnbị thất lạc và không được

- Cần cho phép luật sư có thể tựmình thu thập tài liệu, đồ vật,thông tin của vụ án. Và có quyềngiữ lại đến khi ra toà thì sẽ trưngdụng kèm theo lý lẽ và hồ sơnghiên cứu để chứng minh đó làchứng cứ

- 34 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

CQTHTT lý giải hoặc giải quyếtthoả đáng.(Đ19,58-BLTTHS2003)

24)Việc Luật sư đề nghị xem xéttrực tiếp hiện trường để rút ranguyên lý hoạt động của các hiệntượng vật lý, phản ứng hoá học,tiến trình sinh học xảy ra trongcác tình tiết của vụ án không đượcHĐXX chú trọng.

- Cần có những vụ án điển hình đểtoà án cấp cáo hoặc tối cáo xử vàcho quyết định một cách kháchquan giữa trên lý lẽ và chứng cứthực tế ngoài hiện trường. Nếu kếtluận cuối cùng thuyết phục xã hộithì xem đó như một án lệ để nhânrộng và áp dụng cho các toà áncấp dưới

25)Nhiều vụ án xét xử có những vấnđề chưa có trong tiền lệ. Khi đóthẩm phán đã xử lý theo haihướng: 1- Trả hồ sơ mà không thụ lý vớilý do chưa được quy định trongluật. 2- Vẫn xét xử nhưng xử theohướng áp đặt và quyết định bảnán theo cảm tính.

- Luật sư cần được quyền tham giađiêu khiển làm chủ phiên toà đểbảo vệ tối đa cho thân chủ mình,nhất là trong phần tranh luận luậtsư có điều kiện tranh luận theođúng mục tiêu cần đạt tới củamình

- Toà án nên chính thức thừa nhậnnguyên tắc sử dụng án lệ như cácnước theo pháp luật common law.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC

26)Xuất hiện thông tin nhiều tìnhtrạng chạy án khi có không ít luậtsư vì muốn giải quyết vụ án“nhanh – gọn – lẹ” đã thông đồngvới cán bộ trong các cơ quan tiếnhành tố tụng bóp méo thay đổibản chất vụ án để làm lợi cho thânchủ hoặc lợi ích cá nhân.

- Dư luận có đúng có sai; cơ quannhà nước cần phải rà soát lại cáctrường hợp tiêu cực để có hướnggiải quyết phù hợp.

- Tăng cường kỷ cương, đạo đức hành nghề của các cơ quan chuyênmôn

- Xử lý thật nghiêm các trường hợp tiêu cực điển hình.

- 35 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

27)Nhiều Luật sư bị đe doạ, trù dập,hành hung khi hướng dẫn ngườidân, người bị hại, người có quyềnlợi liên quan trong việc khiếu nạitố cáo các cá nhân có hành vi tiêucực đến cơ quan chức năng.

(Đ16-Luật khiếu nại 2013)

28)Chức năng giải quyết khiếu nại,tố cáo trong hoạt động tư phápthuộc thẩm quyền của VKS nhândân; Nhiệm vụ, quyền hạn củaVKS nhân dân khi kiểm sát việctiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởitố không được khả thi và thựchiện không tốt

(Đ 13,22,23,24,25,26,29 - Luật Tổ chức VKS nhân dân)

- Quốc hội cần xây dựng và ban hành một dự luật trong việc khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợvà bảo vệ các cá nhân phát hiện vàtố cáo tiêu cực, hành vi phạm tội trong xã hội

- Đây là một nhiệm vụ chuyênbiệt, Viện kiểm sát tối cáo cầnchia tách phân công các cán bộthực hiện nhiệm vụ này một cáchcụ thể và chuyên trách hơn. Hoặcchuyển giao cho thanh tra chínhphủ quản lý và phụ trách lĩnh vựcnày.

29)Nhiều góp ý kiến nghị của giớiluật sư không được quan tâm chúý và giải quyết của các cơ quan tưpháp. Việc này khiến cho một bộphận không nhỏ luật sư bất bìnhvà có nhiều tư tưởng cực đoan vàđã có hành động trái pháp luật(VD: kích động tố cáo; Hội họpbiểu tình; cung cấp thông tin bôinhọ chính quyền…)

- Các cơ quan tư pháp cần thực thiquy định tiếp công dân theo đúngLuật tiếp công dân 2013 để sâu sátlắng nghe tâm tư nguyện vọng củangười dân, trong đó có giới luật sựđể hiểu, nắm bắt được “nội tình”của họ mà có hướng giỉa quyếtphù hợp, thấu tình đạt lý.

C/ LỜI KẾT Xin trích dẫn các câu nói dân gian để minh hoạ cho những khát khao mong

mõi của xã hội đối quyền hành nghề luật sư:

“… Hành gì không biết, chứ đừng có hành hạ, hành dân là được rồi!”

“… Hãy lấy cái gai trong mắt bạn đi rồi hãy thổi ghèn trong mắt tôi.”

“… Anh không bảo vệ đươc anh thì làm sao anh bảo vệ cho người khác.”

“…Quyền đơn giản nhất là quyền được nói quan điểm chính kiến của mình về mộtvấn đề mà con người hoặc xã hội đang cần đổi thay.”

- 36 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

“… Ở phiên toà không có khái niệm thắng thua mà chỉ có khái niệm: Sự thật đãsáng tỏ và Công lý đã lên ngôi”

Nhà nước ta coi việc làm là hoạt động hành nghề. Mà khi đã được hànhnghề thì chắc chắn nhà nước đã có cơ chế điều chỉnh, quản lý và đảm bảo cho việchành nghề đó. Vượt ngoài tính đặc thù như nhiều nghề khác, hành nghề luật sưmang nhiều yếu tố của sự cao quý, của giá trị nhân văn, của quyền con người, đó làquyền sống và đảm bảo sự sống. Do vậy hành nghề luật sư có một tầm quan trọngto lớn cho xã hội, luôn cần được tôn trọng, đảm bảo quyền hoạt động với nhữngbước đổi mới và nâng cao từ việc cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật đến cácquá trình tố tụng lẫn trong tranh tụng .

Để tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hành nghề luật sư đòi hỏi phải có sự nâng cao đổi mới pháp luật quản lý hành nghề, đó là sự thay đổi về hành lang xét xử độc lập, tăng cường cải cách tư pháp; thay đổi về đào tạo bồi dưỡng, về cơ chế, thủ tục, và về chính các mối quan hệ giữa các cơ quan tố tụng,các cơ quan hành chính nhà nước đối với quyền hành nghề luật sư của cá nhân và tổ chức luật sư. Có như vậy chủ trương phát triển đội ngũ luật sư đến con số 20.000 người tới năm 2020 mới khả thi và khẳng định quan điểm về vai trò trong “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh.” là đúng đắn và được đảm bảo.

D/ PHỤ LỤC

I/ TỔNG QUAN VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

1) Lịch sử phát triển nghề luật sư ở Việt Nam

- Từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiếm độc quyền trong hành nghề luật sư.

- Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp tổ chứcHội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho những người đã tốt nghiệp luật khoa vàđã tập sự 5 năm trong một Văn phòng biện hộ được công nhận luật sư thực thụ vàđược hành nghề.

- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư. Quyền bào chữa của bị can, bị cáođược ghi nhận ngay trong Sắc lệnh về Toà án ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chínhphủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Do hoàn cảnh kháng chiến, một số luậtsư tham gia cách mạng, một số luật sư chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác, nghềluật sư thời kỳ này hầu như không được chú trọng.

- Sau 1954, một thời gian khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiến pháp 1959 quy định.

- 37 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

- Năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sưHà Nội.

2) Nghề luật sư trong giai đoạn đổi mới

Luật sư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng một phần nhỏnhu cầu của xã hội. Thống kê cho thấy chỉ khoảng dưới 10% vụ án có luật sư. Sốluật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn (riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh chiếm hơn 50 % tổng số luật sư toàn quốc). Luật sư còn rất thiếu ở vùng sâu,vùng xa, hải đảo, biên giới…

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mình vào dòngchảy toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư nói riêngđã không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triểnđội ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư. Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW) đặt ra yêu cầu cấp bách làđất nước cần có một đội ngũ luật sư đạo đức và tài năng hoạt động hiệu quả. Mấuchốt giải quyết bài toán này là chiến lược thượng tầng quản lý của nhà nước là phảitạo hành lang pháp lý vững chắc, đủ mạnh và đủ chắc để giới trẻ và các tầng lớp tríthức dám dấn thân học hỏi, tham gia phấn đấu và tích cực hoạt động hành nghề luậtsư. Đó chính là cơ sở của việc đảm bảo hành nghề luật sư.

3) Thống kê việc hành nghề luật sư tính đến thời điểm năm 2015

- Tổng số Luật sư đang hành nghề: 9436

- Tổng số người tập sư nghề Luật sư: 3500

- Số luật sư chuyên ngành công pháp quốc tế: 50

- Số luật sư có khả năng tranh tụng quốc tế: 10-15

- Số tỉnh thành có luật sư hành nghề trong cả nước: 63 – 63 Đoàn luật sư

- Thời điểm thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam: ngày 12/5/2009

- Cơ quan quản lý Đoàn Luật sư và Liên đoàn luật sư: Bộ tư pháp

- Tỷ lệ phát triển số luật sư từ /5/2009 đến 04/2015: từ 5.300 người lên 9.436 người:178%

- Kế hoạch đào tạo số lượng luật sư đến năm 2020: 18.000 - 20.000

- Cơ sở đào tạo nghiệp vụ Luật sư: Học viện tư pháp: Cơ sở chính ở Hà Nội và cơ sở chi nhánh ở Tp.HCM

- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng luật sư: Học viện tư pháp; Liên đoàn luật sư

- 38 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ – VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI & NGUỒN TRÍCH DẪN

QUỐC HỘI KHOÁ 13 Hiến pháp 2013

65/2006/QH11;

20/2012/QH13

Luật luật sư 2006 – Sửa đổi bổ sung 2012

15/1999/QH10;

37/2009/QH12

Bộ luật hình sự 1999 – Sửa đổi bổ sung 2009

9/ 2003 /QH11 Bộ luật tố tụng hình sự 2003

69/2006/QH11 Luật trợ giúp pháp lý 2006

33/2005/QH11 Bộ luật dân sự 2005

36/2005/QH11 Luật thương mại 2005

33/2005/QH11;

36/2009/QH12

Luật sở hữu trí tuệ 2005 – Sửa đổi bổ sung 2009

49-NQ/TW Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020

1106/QĐ-BTP – 1573/QĐ-BTP

Ban hành điều lệ liên đoàn luật sư VIệt Nam

68/QĐ-HĐLSTQ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư

22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT

Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện quản lý nhànước về công tác bồi thường trong hoạt động tốtụng

13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC

Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm,người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự

03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC

Thông tư liên tịch Hướng dẫn thi hành một số điều quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ luật Tốtụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Thông tư liên tịch Hướng dẫn về việc đăăt tiền đê bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bô ă luâăt Tố tụng hình sự

11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC

Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện trách nhiệmbồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành

- 39 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

án hình sự

11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC

Hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhânđê phục vụ điều tra, truy tố, xét xử

03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT

Hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hànhán phạt tù đối với phạm nhân

01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC

Hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyên giao, tiếp tục thihành án đối với người đang chấp hành án phạt tù

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC

Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sựvề một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thôngtin và viễn thông

09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC

Hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành ánphạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hànhthời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC

Hướng dẫn việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật

01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ LuậtTố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng làngười chưa thành niên

01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC

Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ đê điều tra bổ sung

239/2009/TTLT-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Hướng dẫn việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin,tài liệu liên quan đếnngười phạm tội, cá nhân và tổ chức vi phạm pháp luật

03/2015/NQ-HĐTP Nghị quyết Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

02/2005/NQ-HĐTP Nghị quyết số về việc hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời" của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành

01/2005/NQ-HĐTP Nghị quyết số về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004" do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

04/2004/NQ-HĐTP Nghị quyết số về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành

- 40 -

“ Quyền được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”

02/2003/NQ-HĐTP Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự

01/2000/NQ-HĐTP Nghị quyết hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của bộ luật hình sự năm 1999

01/2001/NQ-HĐTP Nghị quyết số về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999 do Toà án nhân dân tối cao ban hành

01/2003/NQ-HĐTP Nghị quyết về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

03/2004/NQ-HĐTP Nghị quyết số về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

04/2004/NQ-HĐTPNghị quyết số về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành

Luatminhkhue Vũ Hải Việt - https://luatminhkhue.vn/

Vicongly.com Trần Lê An Nguyên - http://vicongly.com/

Luat.tuvantinhoc Nguyễn Văn Trọng – http://luat.tuvantinhoc.com

Moj.gov.vn Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp

- 41 -