2
2 NGườI đô THị - Tết Mậu Tuất Tết Mậu Tuất - NGườI đô THị 3 Quê hương mình có một dòng sông thông ra hai biển. Dòng Cửa Lớn ra biển Tây tại cửa Ông Trang, ra biển Đông theo cửa Bồ Đề. Mới đây, vắt ngang con sông này, cây cầu Năm Căn dẫn về nơi cùng trời cuối đất quê hương. đuôi tôm ra ngã ba Tam Giang nơi sông Đầm Dơi, Kinh 17 và sông Cửa Lớn họp lại. Sóng nước mênh mông. Tài công giải thích dòng Cửa Lớn từ đây mang tên sông Bồ Đề, chảy luôn ra biển khoảng 10 cây số. Ghe máy chạy từ từ. Sông rộng cỡ sông Cửa Lớn đầu bên Năm Căn. Dọc hai bờ nhiều chỗ nhà cửa san sát, nhà sàn vách tôn ọp ẹp, nhiều cửa tiệm de ra sông, thỉnh thoảng có trạm xăng tươm tất. Ghe nhỏ ghe lớn canô vỏ lãi tới lui rộn ràng, sinh hoạt nhộn nhịp, sầm uất. Đâu ngờ, tưởng là nơi xa xôi hẻo lánh. Đò chạy cặp gần bờ, thấy bảng hiệu có địa chỉ xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. A! bờ bên kia thuộc huyện Năm Căn có xã Tam Giang Đông. “Thầy ơi! Cửa biển trước mặt cà” - tài công nói lớn. Lòng tôi rộn ràng. Gặp ngày trời ui ui, thiếu nắng thiếu mây, tôi cũng ghi được ảnh cửa Bồ Đề bát ngát hai bờ cây xanh rậm rì. Tôi muốn ra xa phía biển, tài công không dám sợ sóng to biển mạnh. Nghe nói cửa Bồ Đề rộng 600m và rất sâu. Chắc ít ai biết sông Cửa Lớn còn đổ ra cửa này nữa. Cửa Bồ Đề! lòng tôi như thấy điều gì thiêng liêng trước cảnh trời nước mênh mông. Chợt nhớ hai câu thơ: Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. Cây cầu nối hai bờ Năm Căn - Ngọc Hiển Ngang chợ Năm Căn có một bảng lớn “TP. Cà Mau 54km”. Xuống xe vào thăm chợ, xả hơi một chút. Anh Trang lái xe cho biết còn khoảng 8 cây số là tới cầu Năm Căn. Đường hai làn xe tráng nhựa rộng rãi, chạy dọc theo sông Năm Căn (tên sông Cửa Lớn đoạn này). Qua khỏi cầu Trại Lưới, Cầu Xéo Nạn và Cầu Kênh Tắc, quẹo trái một đổi là thấy bảng “cầu Năm Căn, Km 2386+510, ĐHCM”. ĐHCM viết tắt đường Hồ Chí Minh. Cây cầu trong mơ, đẹp đẽ, rộng rãi khang trang vắt ngang dòng sông lớn rộng. Xuống xe, bồi hồi. Tôi cùng bác sĩ Nghị đi bộ chầm chậm sát thành cầu... Hai bên bờ sông, rừng cây Đước thân quen. Đến giữa cầu, tôi dừng lại ngó mông. Ngó xuống chân cầu, ngắm dòng sông. Dòng nước không đỏ màu phù sa của sông Tiền sông Hậu cũng không thấy cụm lục bình nào trên mặt sông. Hướng bên tay mặt dòng sông dẫn về Đất Mũi Vịnh Thái Lan đây. Ngẩn ngơ hồi lâu rồi băng qua thành cầu bên kia. Xa mút xa mút nhớ lại ngã ba Tam Giang, dòng sông mang tên Bồ Đề, ra biển Đông. Nơi cùng trời cuối đất quê hương Từ giữa cầu, chúng tôi đi bộ cho tới đầu cầu bên kia. Cho đã đời nỗi ước mong. Đặt chân vào đất mới rồi đây. Sông Cửa Lớn dẫn về Đất Mũi Dòng sông là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Còn nhớ như in chuyến thăm Đất Mũi năm năm trước. Ra bến đò Năm Căn, chúng tôi lên chiếc hobo, khoác áo bảo hộ. Tài công trẻ măng, dáng nghệ sĩ đảo hobo thật nhanh vượt sông qua bờ Ngọc Hiển. Thấy ít nhà cửa, ruộng vườn và sinh hoạt trên đất Ngọc Hiển. Khi thì đảo ngang sông, lạng tránh nhiều vó đáy giữa sông rồi cập theo bờ Năm Căn. Hết con rạch này tới rạch khác, liên miên những cây cầu nhỏ bắc ngang, chỉ có xe đạp, honda chạy. Sông rộng quá, bờ này ngó bờ kia mút mắt. Chú tài công cho biết khúc sông rộng khoảng một cây số, chỗ rộng nhất có đến một cây số rưỡi. Lướt vù vù khoảng gần một giờ thì rời con sông cái, uốn lượn các khúc sông hẹp, hai bên bờ rợp bóng cây Đước lẫn cây Mắm, rồi tới những nơi Đước lấn Mắm. Bãi bồi đã thành đất thì Đước chiếm lĩnh xanh rì, Mắm còn lẻ tẻ. Rồi cũng tới Đất Mũi. Bước lên bờ lòng lâng lâng khó tả. Trên bản đồ đất nước, cái mũi nhọn cong cong, bây giờ lại được chụp hình đúng tại mốc tọa độ quốc gia. Cảm khái làm sao đứng ngay dưới tượng đài con thuyền đánh dấu vị trí mũi Cà Mau. Tôi thắc mắc: “Ủa chỉ thấy biển, còn cửa sông đâu?”. Nơi cùng trời cuối đất quê hương Tên huyện Ngọc Hiển đặt theo tên nhà giáo yêu nước Phan Ngọc Hiển, ông lãnh đạo nghĩa quân chống thực dân Pháp tại vùng đất này. Thật có ý nghĩa. Xem bản đồ thấy rõ huyện Ngọc Hiển là vùng đất cuối, biển vây quanh cả ba phía, trong đất liền thì dòng sông Cửa Lớn mênh mông, ngăn với huyện Năm Căn thành một cái cù lao. Hồi trước đi trên canô tôi ham quá đòi lên đất liền thăm cho biết. Ai cũng GS. NGUYễN CHấN HùNG Anh lái canô cười vui: “chỗ này là Đất Mũi, còn sông Cửa Lớn thì qua cửa Ông Trang, đổ ra biển Tây vùng Vịnh Thái Lan đó. Sông này ngộ lắm, nghe đâu dài 58km đổ ra hai biển ở hai cửa lận. Còn một cửa nữa gọi là của Bồ Đề phía đầu kia, sông đổ ra biển Đông, rộng lắm”. Dòng sông ra biển Đông ở cửa Bồ Đề Nhân một buổi tập huấn tại Cà Mau, bác sĩ Khệnh rủ rê: “Mời thầy và bác sĩ Nghị ghé thăm Trạm Y tế coi tụi em làm ăn ra sao. Rồi luôn thể mình thăm cửa Bồ Đề”. Trạm Y tế xã Tam Giang huyện Năm Căn mới xây lại khang trang. Trưởng trạm bác sĩ Khệnh bày tỏ nhiệt tình phát hiện sớm bệnh ung thư tại vùng sâu vùng xa. Nhớ bữa cơm tại nhà gần chợ Kinh 17, anh Khệnh nài thử “con cua Tam Giang, ngon số một!”. Chúng tôi lên chiếc ghe nhỏ gắn máy Tác giả trên cầu Năm Căn, ngày 24.12.2017 - cây cầu nối liền huyện Năm Căn với huyện Ngọc Hiển và liên thông đường bộ từ Cao Bằng đến Mũi Cà Mau. Ảnh: Tô Minh Nghị Từ trái: TS-BS. Tô Minh Nghị, Trưởng khoa Ung bướu bệnh viện Cà Mau (đầu tiên); tác giả (thứ ba) và BS. Quách Hòa Khệnh, Trưởng trạm Y tế xã Tam Giang, huyện Năm Căn (thứ năm) trong dịp hội ngộ thầy trò tháng 9.2014. Ảnh: TLTG Đất Mũi, vùng đất cuối cùng của tổ quốc (tác giả chụp trong lần đầu đến đây, ngày 9.8.2011)

Nơi cùng trời cuối đất quê hươngNơi cùng trời cuối đất quê hương

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nơi cùng trời cuối đất quê hươngNơi cùng trời cuối đất quê hương

2 người đô thị - Tết Mậu Tuất Tết Mậu Tuất - người đô thị 3

Quê hương mình có một dòng sông thông ra hai biển. Dòng Cửa Lớn ra biển Tây tại cửa Ông Trang, ra biển Đông theo cửa Bồ Đề. Mới đây, vắt ngang con sông này, cây cầu Năm Căn dẫn về nơi cùng trời cuối đất quê hương.

đuôi tôm ra ngã ba Tam Giang nơi sông Đầm Dơi, Kinh 17 và sông Cửa Lớn họp lại. Sóng nước mênh mông. Tài công giải thích dòng Cửa Lớn từ đây mang tên sông Bồ Đề, chảy luôn ra biển khoảng 10 cây số.

Ghe máy chạy từ từ. Sông rộng cỡ sông Cửa Lớn đầu bên Năm Căn. Dọc hai bờ nhiều chỗ nhà cửa san sát, nhà sàn vách tôn ọp ẹp, nhiều cửa tiệm de ra sông, thỉnh thoảng có trạm xăng tươm tất. Ghe nhỏ ghe lớn canô vỏ lãi tới lui rộn ràng, sinh hoạt nhộn nhịp, sầm uất. Đâu ngờ, tưởng là nơi xa xôi hẻo lánh. Đò chạy cặp gần bờ, thấy bảng hiệu có địa chỉ xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. A! bờ bên kia thuộc huyện Năm Căn có xã Tam Giang Đông.

“Thầy ơi! Cửa biển trước mặt cà” - tài công nói lớn. Lòng tôi rộn ràng. Gặp ngày trời ui ui, thiếu nắng thiếu mây, tôi cũng ghi được ảnh cửa Bồ Đề bát ngát hai bờ cây xanh rậm rì. Tôi muốn ra xa phía biển, tài công không dám sợ sóng to biển mạnh. Nghe nói cửa Bồ Đề rộng 600m và rất sâu. Chắc ít ai biết sông Cửa Lớn còn đổ ra cửa này nữa. Cửa Bồ Đề! lòng tôi như thấy điều gì thiêng liêng trước cảnh trời nước mênh mông. Chợt nhớ hai câu thơ: Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Cây cầu nối hai bờ Năm Căn - Ngọc Hiển

Ngang chợ Năm Căn có một bảng lớn “TP. Cà Mau 54km”. Xuống xe vào thăm chợ, xả hơi một chút. Anh Trang lái xe cho biết còn khoảng 8 cây số là tới cầu Năm Căn. Đường hai làn xe tráng nhựa rộng rãi, chạy dọc theo sông Năm Căn (tên sông Cửa Lớn đoạn này). Qua khỏi cầu Trại Lưới, Cầu Xéo Nạn và Cầu Kênh Tắc, quẹo trái một đổi là thấy bảng “cầu Năm Căn, Km 2386+510, ĐHCM”. ĐHCM viết tắt đường Hồ Chí Minh. Cây cầu trong mơ, đẹp đẽ, rộng rãi khang trang vắt ngang dòng sông lớn rộng.

Xuống xe, bồi hồi. Tôi cùng bác sĩ Nghị đi bộ chầm chậm sát thành cầu... Hai bên bờ sông, rừng cây Đước thân quen.

Đến giữa cầu, tôi dừng lại ngó mông. Ngó xuống chân cầu, ngắm dòng sông. Dòng nước không đỏ màu phù sa của sông Tiền sông Hậu cũng không thấy cụm lục bình nào trên mặt sông. Hướng

bên tay mặt dòng sông dẫn về Đất Mũi Vịnh Thái Lan đây. Ngẩn ngơ hồi lâu rồi băng qua thành cầu bên kia. Xa mút xa mút nhớ lại ngã ba Tam Giang, dòng sông mang tên Bồ Đề, ra biển Đông.

Nơi cùng trời cuối đất quê hươngTừ giữa cầu, chúng tôi đi bộ cho tới

đầu cầu bên kia. Cho đã đời nỗi ước mong. Đặt chân vào đất mới rồi đây.

Sông Cửa Lớn dẫn về Đất MũiDòng sông là ranh giới tự nhiên giữa hai

huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Còn nhớ như in chuyến thăm Đất Mũi năm năm trước. Ra bến đò Năm Căn, chúng tôi lên chiếc hobo, khoác áo bảo hộ. Tài công trẻ măng, dáng nghệ sĩ đảo hobo thật nhanh vượt sông qua bờ Ngọc Hiển. Thấy ít nhà cửa, ruộng vườn và sinh hoạt trên đất Ngọc Hiển. Khi thì đảo ngang sông, lạng tránh nhiều vó đáy giữa sông rồi cập theo bờ Năm Căn. Hết con rạch này tới rạch khác, liên miên những cây cầu nhỏ bắc ngang, chỉ có xe đạp, honda chạy. Sông rộng quá, bờ này ngó bờ kia mút mắt. Chú tài công cho biết khúc sông rộng khoảng một cây số, chỗ rộng nhất có đến một cây số rưỡi. Lướt vù vù khoảng gần một giờ thì rời con sông cái, uốn lượn các khúc sông hẹp, hai bên bờ rợp bóng cây Đước lẫn cây Mắm, rồi tới những nơi Đước lấn Mắm. Bãi bồi đã thành đất thì Đước chiếm lĩnh xanh rì, Mắm còn lẻ tẻ.

Rồi cũng tới Đất Mũi. Bước lên bờ lòng lâng lâng khó tả. Trên bản đồ đất nước, cái mũi nhọn cong cong, bây giờ lại được chụp hình đúng tại mốc tọa độ quốc gia. Cảm khái làm sao đứng ngay dưới tượng đài con thuyền đánh dấu vị trí mũi Cà Mau. Tôi thắc mắc: “Ủa chỉ thấy biển, còn cửa sông đâu?”.

Nơi cùng trời cuối đất quê hương

Tên huyện Ngọc Hiển đặt theo tên nhà giáo yêu nước Phan Ngọc Hiển, ông lãnh đạo nghĩa quân chống thực dân Pháp tại vùng đất này. Thật có ý nghĩa.

Xem bản đồ thấy rõ huyện Ngọc Hiển là vùng đất cuối, biển vây quanh cả ba phía, trong đất liền thì dòng sông Cửa Lớn mênh mông, ngăn với huyện Năm Căn thành một cái cù lao. Hồi trước đi trên canô tôi ham quá đòi lên đất liền thăm cho biết. Ai cũng

GS. NGuyễN ChấN hùNG

Anh lái canô cười vui: “chỗ này là Đất Mũi, còn sông Cửa Lớn thì qua cửa Ông Trang, đổ ra biển Tây vùng Vịnh Thái Lan đó. Sông này ngộ lắm, nghe đâu dài 58km đổ ra hai biển ở hai cửa lận. Còn một cửa nữa gọi là của Bồ Đề phía đầu kia, sông đổ ra biển Đông, rộng lắm”.

Dòng sông ra biển Đông ở cửa Bồ Đề

Nhân một buổi tập huấn tại Cà Mau,

bác sĩ Khệnh rủ rê: “Mời thầy và bác sĩ Nghị ghé thăm Trạm Y tế coi tụi em làm ăn ra sao. Rồi luôn thể mình thăm cửa Bồ Đề”. Trạm Y tế xã Tam Giang huyện Năm Căn mới xây lại khang trang. Trưởng trạm bác sĩ Khệnh bày tỏ nhiệt tình phát hiện sớm bệnh ung thư tại vùng sâu vùng xa. Nhớ bữa cơm tại nhà gần chợ Kinh 17, anh Khệnh nài thử “con cua Tam Giang, ngon số một!”.

Chúng tôi lên chiếc ghe nhỏ gắn máy

Tác giả trên cầu Năm Căn, ngày 24.12.2017 - cây cầu nối liền huyện Năm Căn với huyện Ngọc Hiển và liên thông đường bộ từ Cao Bằng đến Mũi Cà Mau. Ảnh: Tô Minh Nghị

Từ trái: TS-BS. Tô Minh Nghị, Trưởng khoa Ung bướu bệnh viện Cà Mau (đầu tiên); tác giả (thứ ba) và BS. Quách Hòa Khệnh, Trưởng trạm Y tế xã Tam Giang, huyện Năm Căn (thứ năm) trong dịp hội ngộ thầy trò tháng 9.2014. Ảnh: TLTG

Đất Mũi, vùng đất cuối cùng của tổ quốc (tác giả chụp trong lần đầu đến đây, ngày 9.8.2011)

Page 2: Nơi cùng trời cuối đất quê hươngNơi cùng trời cuối đất quê hương

4 người đô thị - Tết Mậu Tuất

trả lời khó lắm, đi dưới sông thấy vậy chớ lên bờ đâu có đường xe.

Nay qua cầu Năm Căn xe bảy chỗ chạy ngon lành. Cảm giác rộn ràng, lâng lâng. Được biết xe hơi 4 chỗ, 7 chỗ đã lưu thông hơn một năm rồi. Con đường Năm Căn - Đất Mũi dài 58,7km. Chúng tôi lần này dự tính chỉ đi từ cầu Năm Căn đến thị trấn Rạch Gốc nghe nói khoảng 20 cây số. Hai bên đường, đâu cũng thấy cây Đước bạt ngàn. Đước xanh tươi, cao vút, thẳng băng mọc thành những bụi lớn, nước vây quanh như những cù lao nhỏ san sát. Dọc đường nhà cửa thưa thớt, nhưng cũng đủ làm khung cảnh vùng đất hiu quạnh này sống động hơn. Những cây cầu mới xinh xắn bắt ngang những con kênh rạch nhỏ tạo vẻ nên thơ mộc mạc đặc biệt của vùng đất mới.

Rồi đường hẹp lại, sinh hoạt dân cư dầy hơn, thấy như ấm hơn. Từ góc đường Bông Văn Dĩa và đường 13 Tháng 12 chạy một chút là tới Trung tâm Y tế trong khu trung tâm huyện Ngọc Hiển. Thầy thuốc thì chỉ biết thăm cơ sở y tế. Bác sĩ Dũng, Giám đốc Bệnh viện Huyện siết tay thân tình: “Đông anh em có đây chuẩn bị đón bão sắp tới, thầy tới tụi em vui lắm”. Nay có tất cả 35 bác sĩ, lo cho bệnh viện 100 giường. Cảm động quá sao có được cuộc hội ngộ này. “Em học thầy ở Sài Gòn, Đại học Y Dược”, “Em học ở Trung tâm Đào tạo”, “Em được thầy tặng sách dịp tập

huấn Cà Mau”... Các học trò tôi ở nơi xa thật là xa, xa Cà Mau xa Sài Gòn. Niềm hy vọng của anh em: bệnh viện mới đang xây, kế hoạch 100 giường, năm tới xong.

Xế chiều khoảng 3 giờ tôi cùng các học trò cũ ăn bữa cơm trưa đậm tình. Quán ăn là nhà sàn nhỏ lợp lá, ngó xuống đất lầy lỗ chỗ hang ba khía, thấy vài con thụt vô thụt ra. Tôi được giải thích ba khía Rạch Gốc nổi tiếng ngon nhờ rừng Đước dầy đặc. Lẩu canh chua cá ngát nấu mẻ nhúng bông súng, mực tươi nướng thơm mùi khói. Cua biển, con nhỏ, thịt chắc thiệt ngọt, đầy gạch, bác sĩ Phước khoe ngon nhứt Cà Mau. “Ủa nghe bác sĩ Khệnh bên Năm Căn lại nói cua Tam Giang Kinh 17 ngon hết xẩy”.

Sinh hoạt thân vui mà anh em không giấu được nỗi lo âu bão tới. Cà Mau còn nhớ con bão kinh hoàng hai mươi năm trước. “Ở đây nhà cửa ọp ẹp, bão thổi qua một cái là sụm. Vái cho bão thổi trớt hướng khác”.

Dự báo bão vào đất liền, Cà Mau đang lo. Chúng tôi chỉ kịp thăm nhanh thị trấn Rạch Gốc, rồi quay về Cà Mau.

Thương lắm Cà MauCà Mau - Năm Căn 54km. Trên đường

về chạng vạng tối, tôi miên man nhớ tưởng Quốc lộ 1A bây giờ khang trang quá. Từ hồi nào tôi quen quá con đường này. Những cây cầu Kinh Năm, Kinh Xáng,

Lòng Tong, Cựa Gà... thật mộc mạc Nam bộ. Cầu Đầm Cùng cao rộng bắt qua dòng Bảy Háp. Nhớ lại mới mấy năm trước còn phà nhỏ ọp ẹp. Đầm Cùng và Bảy Háp hai cái tên thật ngộ. Chợ và cầu Rau Dừa dễ thương.

Tính lại mười năm rồi, mỗi năm tôi thăm Cà Mau một lần, có khi hai lần. Góp sức xây dựng chương trình phòng chống ung thư cho Cà Mau cùng BS. Tô Minh Nghị - Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Cà Mau. Có các buổi giảng cho các bác sĩ trẻ khắp tỉnh, có cả các anh chị vùng sâu vùng xa. Lên đài Truyền hình và truyền thanh, nói cho bà con cách phòng ngừa và biết sớm bệnh ung thư. Anh em bác sĩ khao nhau “thầy Hùng lặn lội khắp bán đảo Cà Mau (ý gom chung Kiên Giang Cà Mau và Bạc Liêu)”. Trong tâm khảm tôi vốn có Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, giờ thì tôi mê bà con và vùng đất này. Cà Mau thật thân thương.

Về Sài Gòn, tôi gọi hỏi thăm bác sĩ Dũng. Giọng trả lời mừng vui: “Hên quá hôm sau 26 bão yếu rồi. Mọi việc êm ru. Năm tới thầy xuống nha!”. Lòng mơ tiếp bước lãng du nơi cùng trời cuối đất quê hương. Năm sau lại xuống mừng bệnh viện mới. Sẽ đi tiếp đoạn đường Rạch Gốc - Đất Mũi. Làm sao thăm nốt khúc sông từ Năm Căn đến Bồ Đề Tam Giang để trọn dòng Cửa Lớn. Còn cửa Ông Trang nữa, nơi dòng Cửa Lớn đổ ra biển Tây.

Các bác sĩ bệnh viện huyện Ngọc Hiển chia sẻ với tác giả niềm vui bệnh viện mới đang xây, kế hoạch 100 giường, dự kiến khánh thành năm 2018 (Từ trái: tác giả (thứ năm), BS-CK1. Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc bệnh viện huyện Ngọc Hiển (thứ sáu); TS-BS. Tô Minh Nghị - Phó giám đốc bệnh viện Cà Mau (thứ bảy). Ảnh: Trần Kim Liên