45
  Nhng Tướng Lãnh  ca  Đức Chúa Tri  Roberts Liardon Vì sao hthành công và mt sngười khác li tht bi

Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

  

Những Tướng Lãnh  của  

Đức Chúa Trời  

Roberts Liardon 

Vì sao họ thành công và một số người khác

lại thất bại

Page 2: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Lời khen tặng 

Ngày nay, sức mạnh và quyền năng trong Thân Thể của Đấng Christ không đến một cách ngẫu nhiên. Thật vậy, đó chính là công tác của Đức Thánh Linh, nhưng Đức Thánh Linh xức dầu cho các tôi tớ trung tín và khiêm nhường để thực hiện những mục đích của Ngài. Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh cửa hiểu biết mới về cuộc đời của một số vị anh hùng đức tin vĩ đại nhất. Những tướng lãnh của Đức Chúa Trời sẽ khích lệ bạn và thêm sức mạnh để bạn thành công trong bất kỳ mục đích nào mà Chúa đã dành cho bạn trong Vương quốc của Ngài.

Tiến sĩ C. Peter Wagner Tác giả và Giáo sư của Church Growth, Thần Học Viện Fuller

Pasadena, California

Một dự án kết hợp nhiều câu chuyện của nhiều diễn giả Ngũ Tuần vĩ đại trong thế kỷ hai mươi vào một quyển sách rất cần thiết, và tôi chắc chắn rằng sự xuất bản này sẽ rất được trân trọng. Tôi vui mừng vì mẹ của tôi, Aimee Semple McPherson, đã được bao gồm giữa vòng các Tướng Lãnh khác của Đức Chúa Trời, vì bà đã hết lòng phục vụ như một người tiên phong xông pha nơi tiền tuyến cho Nguyên Soái vĩ đại nhất, Cứu Chúa Giê-xu Christ của bà. Tôi thật cảm kích về sự kính mến mà quyển sách này dành cho bà.

Rolf. McPherson Chủ tịch, Hội Thánh Quốc Tế của Foursquare Gospel

Los Angeles, California

Mãi cho đến khi Roberts Liardon đến, rất ít người ở đây từng nghe nói về John Alexander Dowie, Maria Woodworth-Etter, Jack Coe, và những người tương tự. Sự dạy dỗ của ông đã ảnh hưởng nhiều Hội Thánh non trẻ ở Châu Á một cách rất sâu sắc. Những bài học chúng ta có thể học được từ những nhà phấn hưng vĩ đại của thế kỷ hai mươi – những điều được quy cho sự thành công và thất bại của họ – đều là những điều vô cùng quan trọng để đẩy một thế hệ mới đến tầm thuộc linh vĩ đại hơn khi chúng ta bước vào một thiên niên kỷ mới.

Hee Kong Mục sư, Hội Thánh City Harvest; Chủ tịch, Trung Tâm Huấn luyện Kinh Thánh City

Harvest Singapore

Tôi từng quen biết Roberts Liardon từ khi ông còn là thiếu niên. Tôi gặp ông khi ông đang nghiên cứu thông tin về cha của tôi, Jack Coe Sr., là một trong mười hai vị tướng lãnh được trình bày trong quyển sách này. Tôi rất ấn tượng bởi sự siêng năng của Robert lúc đó, và tôi rất vui khi nhìn thấy bông trái đã được sản sinh từ cuộc đời và chức vụ của ông trong hiện tại. Tôi giới thiệu quyển sách này không phải vì giá trị lịch sử của nó, nhưng để sự hiểu biết đó mang đến quyền năng của Đức Chúa Trời.

Jack Coe Jr. Nhà truyền giảng quốc tế; Chủ tịch của Hiệp hội Thông công Cơ Đốc

Page 3: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Dallas, Texas

Roberts Liardon là một trong những chuyên gia đi đầu của Mỹ về chức vụ chữa lành trong thế kỷ mười chín và hai mươi. Việc dành gần hai thập kỷ để nghiên cứu và học tập các nhà lãnh đạo thuộc linh quan trọng nhất từng được mô tả bằng những dấu kỳ phép lạ, Liardon đã trình bày bức tranh toàn cảnh đầy năng quyền và cảm hứng về chức vụ của họ. Đây là quyển sách toàn diện đầu tiên gom lại một cuộc khảo sát thấu đáo về những vị anh hùng đức tin. Đó là lịch sử của Hội Thánh tại thời điểm tốt nhất của nó.

Phó tiến sĩ Paul G. Chappell. Chủ nhiệm khoa của Graduate School of Theology, Đại học Oral Roberts

Tulsa, Oklahoma

Những người tiên phong của Đức Chúa Trời là những nhân vật được nhiều người bàn đến. Họ thường làm nhiều điều sai, có lẽ, vì một vài người trước họ đã làm những điều này. Roberts Liardon đã thật xuất sắc trong việc cung cấp một tài liệu nghiên cứu đầy đủ về Các Tướng lãnh của Đức Chúa Trời, những người tiên phong trong lịch sử Ngũ Tuần và Ân tứ. Qua việc đọc sách này, đức tin của bạn sẽ được truyền cảm hứng, và bạn sẽ học được một số bài học trong đó.

Gerald Coates Pioneer International

Chúng ta cần tái khám phá di sản Ngũ Tuần của mình. Khi chúng ta tìm cách để khai thác dòng nước tinh khiết của Ngũ Tuần trải từ những trang giấy của Tân ước đến những cuộc phấn hưng của thế kỷ này – chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa dẫn chúng ta đến tiềm năng đầy trọn của mình ở trong Ngài. Roberts Liardon đã nhận ra tầm quan trọng của việc tôn kính những người đã đi trước chúng ta, học từ những sai lầm của họ, và có được cảm hứng từ những lời chứng của họ. Tôi biết từ việc nghe sự trình bày về những điều trong sách này của Mục sư Robert, những năm tháng ông dành để nghiên cứu cuộc đời của những người nam và người nữ vĩ đại của Chúa đã dẫn đến một nguồn tài liệu mà sẽ khích lệ, thúc đẩy, và dạy dỗ nhiều người trong thế hệ này. Tôi xin dành lời giới thiệu nhiều nhất cho quyển sách này vì biết rằng nó sẽ thay đổi nhiều cuộc đời và dẫn đưa chúng ta trở lại một yếu tố của đời sống Ngũ Tuần mà nhiều người còn xa lạ.

Colin Dye B. D Mục sư, Kensington Temple London, Nước Anh

Page 4: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

     Lời đề tặng 

Tôi muốn gửi tặng quyển sách này cho ba nhóm người:

Xin gửi đến các mục sư phụ tá của tôi, Larry và Kathy Burden, và hội chúng của tôi tại Embassy Christian Center ở Irvine, California. Tôi đặc biệt muốn cảm ơn tất cả các bạn vì sự trung tín, trung thành, và đáng tin cậy của các bạn. Tôi muốn các bạn biết rằng tôi xem các bạn như một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tôi nhận được trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.

Xin gửi đến Mục sư Hee và Mục sư Sun Kong, cùng hội chúng ở Hội Thánh City Harvest tại Singapore. Tôi đặc biệt muốn cảm ơn quý mục sư vì sự khích lệ và tình bằng hữu vô cùng đặc biệt mà chúng ta đã có với nhau. Sự thông công của quý mục sư là một phần quan trọng của cuộc đời tôi. Thật tuyệt vời khi được là thành viên chính thức của Hội Thánh quý vị, dẫu tôi ở cách xa hàng ngàn dặm!

Xin gửi đến Mục sư Richard và Mục sư Gail Perinchief cùng hội chúng của họ ở Spirit Life Christian Center tại Florida. Tôi đặc biệt muốn cảm ơn quý mục sư vì tình thâm giao trong nhiều năm qua. Và tôi muốn cảm ơn quý mục sư vì sự độc nhất mà chúng ta có trong sự kêu gọi thiên thượng của mình – dường như chúng ta luôn rao giảng cùng với nhau trong cùng quốc gia, cùng một thời điểm! Thật tuyệt vời khi được phục vụ trong nhiều quốc gia với quý mục sư, cũng như được kể là bạn của quý mục sư.

Hỡi những người bạn của tôi, chúng ta không bao giờ được ngừng theo đuổi để đạt được sự kêu gọi thiên thượng của Chúa!

Page 5: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

 

Page 6: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Lời tựa 

Tôi muốn khen ngợi người bạn yêu quý và người đồng lao của tôi, Roberts Liardon, vì sự đóng góp này để giúp chúng ta biết được hành động tuyệt vời của Chúa qua chức vụ của những tướng lãnh chân chính của Ngài. Quyển sách này sẽ cho bạn nhìn thấy những ưu điểm và khuyết điểm của họ.

Thật rõ ràng rằng đây không phải là công việc của con người, nhưng là công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời hằng sống. Nó sẽ cho bạn thấy rằng việc chúng ta là ai hay điều gì ở bên trong chúng ta không phải là điều quan trọng đối với Chúa, nhưng là việc Ngài có thể khiến chúng ta trở nên người như thế nào!

Khi bạn đọc quyển sách đầy cảm hứng này, bạn sẽ được khuấy động để nhớ rằng Đức Chúa Trời của Ê-li cũng là Đức Chúa Trời của bạn – giống như Ngài cũng là Đức Chúa Trời của những tướng lãnh khác của Ngài trong quá khứ. Vì vậy, hãy lấy Kinh Thánh của bạn ra và đọc Hê-bơ-rơ 11:1-12:2 trước khi bạn bắt đầu chuyến hành trình lịch sử này, và bạn sẽ thấy rằng “mọi lẽ thật đều như nhau.”

Chúa luôn có các tướng lãnh của Ngài – “Vì nhiều người được gọi, nhưng ít kẻ được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14). Chúa sẽ không để chúng ta quên điều này khi chúng ta nhìn thấy nhiều tướng lãnh mới ở trên chiến trường ngày nay. Vì vậy, chúng ta hãy luôn chăm xem nơi “Chúa Giê-xu là cội rễ và cuối cùng của đức tin chúng ta” (Hê-bơ-rơ 12:2).

Tác phẩm này được hướng đến để trở thành một kinh điển thuộc linh. Nó sẽ cho chúng ta thấy rằng ngay cả những người nhỏ nhất, dường như không quan trọng gì đều có thể được Đức Chúa Trời sử dụng. Lời dẫn giải của Roberts đầy năng quyền và thực tế, và sẽ để lại niềm hy vọng lớn cho bạn để thành công.

Page 7: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Những tướng lãnh của Đức Chúa Trời là những viên kim cương thô – hầu như rất giản dị, ít học theo tiêu chuẩn của con người – là những chiếc bình Chúa nhận thấy có những đặc điểm độc đáo mà Ngài có thể sử dụng nếu họ đầu phục sự kêu gọi của mình.

Còn bạn thì sao?

Tiến sĩ Morris Cerullo, Chủ tịch Morris Cerullo World

Evangelism San Diego, California

Page 8: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Lời nói đầu 

Roberts luôn có một lòng khao khát để biết về sự kêu gọi của những người nam, người nữ vĩ đại của Chúa. Giống như mẹ của ông, tôi nhìn thấy sự đói khát thuộc linh của ông phát triển trong hai cách.

Thứ nhất, khi còn là một cậu bé, sự quan tâm của Roberts gia tăng vì mẹ của ông kể rất nhiều câu chuyện về chức vụ và những kỳ trại tuyệt vời của họ, là những điều mà bà cũng tham gia. Lời mô tả của bà thật sống động và mạnh mẽ, và với hầu hết mọi câu chuyện, bà đều có một bài học để giảng.

Thứ hai, khi Roberts lên mười hai tuổi, Chúa đã hiện ra với ông và bảo ông hãy nghiên cứu về cuộc đời của những người nam và người nữ của Đức Chúa Trời. Chúa đã bảo Roberts rằng việc nghiên cứu chuyên sâu này sẽ là một phần quan trọng trong sự huấn luyện của ông cho chức vụ.

Ngay lập tức sau sự viếng thăm đó của Chúa, Roberts bắt đầu nghiên cứu. Trong nhà chúng tôi đã có một bầu không khí có lợi cho việc nghiên cứu. Tôi dành nhiều năm theo đuổi việc học của mình trong khi các con tôi đang lớn lên, và tôi cũng có một thư viện khá tốt. Sự kết hợp giữa ảnh hưởng của mẹ tôi và sự siêng năng nghiên cứu của tôi dường như đã chuyển giao cho Roberts khi ông cần cho thời điểm đó. Tôi còn nhớ nhiều đêm khi mỗi người trong chúng tôi ngồi quanh bàn, lật ra và tô đậm nhiều quyển sách.

Roberts bắt đầu đào sâu vào từng quyển sách mà ông thấy nó liên quan đến sự vận hành của Chúa. Nếu ông bắt gặp một cái tên trong quyển sách đó, ông sẽ tra cứu mọi thứ mà ông có thể biết về người đó. Nếu trong lúc tra cứu, ông khám phá ra rằng người đó đã qua đời, ông sẽ tìm cho đến khi tìm được những người bà con hay bạn bè thân cận còn sống. Ơn của Đức Chúa Trời trên đời sống của Robert thật quá rõ ràng. Ông luôn có được những cuộc phỏng vấn với những người này và chắc chắn ông có thể phát triển mối quan hệ cá nhân với họ. Những người này dường như cho Roberts bất kỳ điều gì ông hỏi đến, bất kể đó là đồ tạo tác, tranh ảnh hay sách vở.

Dường như chưa bao giờ có sự sợ hãi hay hạn chế nào về công việc của Roberts. Tôi còn nhớ một sự việc nọ khi ông học năm đầu ở phổ thông. Tôi đi làm về và thấy rằng bằng cách nào đó, Roberts đã kết nối với một người ở nước ngoài rất háo hức giúp ông tra cứu về những nhà

Page 9: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

phấn hưng và những nhà cải chánh như Evan Roberst và John Wesley. Ông càng nghiên cứu bao nhiêu thì những cánh cửa lại mở ra cho ông bấy nhiêu. Ông đang vâng lời Chúa, vì thế các cánh cửa phải mở ra. Khi những người khác, là những người đeo đuổi cùng mục đích với Roberts nghe được rằng ông đã thành công trong việc có thêm tài liệu, thì họ hỏi ông: “Làm thế nào mà anh có được những thứ này?” Ông chỉ đơn giản đáp: “Tôi chỉ hỏi thôi.”

Tôi là sinh viên và nhân viên trong trường Đại học Oral Roberts trong những năm Roberts đang nghiên cứu về cuộc đời của các vị tướng lãnh. Roberst đã dành nhiều thời gian ở đó nghiên cứu các tài liệu tại Trung tâm Nghiên Cứu về Đức Thánh Linh. Thực tế, ông đã làm việc ở đó trong hai mùa hè, tình nguyện khi họ cần ông. Khi nhân viên của trường đại học Oral Roberst khám phá ra tất cả những sự việc đáng ghi nhớ mà Roberts đã kiếm được, họ đã rất ngạc nhiên. Họ đề nghị mua nó. Thật sự ông đã cân nhắc lời đề nghị đó, nhưng tôi đã can thiệp vào. Hiện nay, những tài liệu này nằm trong Thư viện về những nhà cải chánh và những nhà phấn hưng trong trường Kinh Thánh của ông.

Mong ước của Roberts để biết và hiểu cuộc đời của những người nam và người nữ này là mong ước thuần túy cũng như đầy cần mẫn. Tôi còn nhớ rất rõ khi Roberts lần đầu bước lên bục giảng ở tuổi mười sáu, sự nghiên cứu của ông đã hoàn tất. Ông đã hoàn tất nhiệm vụ của mình cho thời điểm đó. Ông không hề có sự huấn luyện chính thức, không có những kết nối, và không có chuyên môn. Ông chỉ vâng lời Chúa. Ông trung tín với điều đặt trước mặt mình, và sự trung tín đó đã gia tăng thành một sự kêu gọi mang tính quốc tế. Đối với tôi thì đó thật sự là lời làm chứng về một người không những biết về thời điểm trong cuộc đời mình mà còn hoàn tất nó nữa.

Roberts sẽ luôn tiếp tục nghiên cứu về cuộc đời của các vị tướng lãnh của Đức Chúa Trời. Đó vẫn là một phần trong sự kêu gọi của ông. Hiện nay, chức vụ này đã có một ủy ban nghiên cứu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục nghiên cứu những gì mà Roberts dừng lại khi ông bước vào sự kêu gọi của mình trong việc giúp đỡ để sửa soạn nhiều quốc gia cho sự trở lại của Chúa.

Carol M. Liardon, B.S., M.L.S. Phó Chủ tịch Quản trị,

Roberts Liardon Ministries Irvine, California

Page 10: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

   

Lời tri ân  

Cá nhân tôi muốn gửi lời tri ân đến những người sau đây:

Người biên soạn của tôi, Denyse Cummings, và Giám đốc nghiên cứu của tôi, Laurel McDonald. Là một đội, chúng ta đã vất vả trải qua việc nghiên cứu, những cuộc phỏng vấn, bài viết, và biên soạn không ngừng, để sắp xếp quyển sách này lại với nhau và khiến nó hoàn tất. Hai bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành một phần quan trọng trong sự kêu gọi của mình trên đất này. Xin cảm ơn những người bạn của tôi!

 

Page 11: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

Giới thiệu 

Khi tôi gần mười hai tuổi, Chúa đã hiện ra với tôi trong một khải tượng. Trong khải tượng này, Ngài bảo tôi hãy nghiên cứu cuộc đời của những diễn giả vĩ đại, để học từ những thành công và thất bại của họ. Từ ngày đó trở đi, tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu lịch sử Hội Thánh.

Khi những người xuất chúng trên thế giới này qua đời, mọi người bắt đầu nhìn vào những thành quả tự nhiên của họ. Nhưng khi những người lãnh đạo trong Thân Thể của Đấng Christ qua đời, tôi tin rằng Chúa Giê-xu muốn chúng ta không những nhìn vào những gì đạt được trong thế giới tự nhiên qua cuộc đời của họ mà thôi, nhưng cũng nhìn vào những điều họ đã làm được trong Thân Thể Đấng Christ. Mục đích của việc tưởng nhớ họ không phải để khen ngợi hay chỉ trích những người lãnh đạo, nhưng để nhìn thấy họ như tấm gương cho chính đời sống chúng ta.

“Những tướng lãnh” được viết ra trong quyển sách này đều là con người. Những câu chuyện của họ đại diện cho sự cộng tác là điều tất yếu của cuộc sống. Tôi không làm cho người nào trở thành siêu nhân hay mô phỏng sinh học. Tôi đã kể về những giọt nước mắt, tiếng cười, những thành công, và thất bại của họ. Tất cả những người đó đều bị bắt bớ, bị dối gạt, bị phản bội, bị vu khống, cũng như được tôn trọng, yêu mến và được giúp đỡ.

Nhưng quan trọng nhất, tôi đã cố gắng tiết lộ những bí mật về năng quyền trong sự kêu gọi của cá nhân họ đến với sự hầu việc Chúa – cách họ đã làm, điều họ tin, và điều thúc đẩy họ để THAY ĐỔI từng thế hệ của mình cho Chúa.

Những thất bại xảy ra trong cuộc đời của những người nam và người nữ này sẽ có thể xảy ra lần nữa. Nhưng những thành công của họ cũng

Page 12: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

thách thức chúng ta, và đang chờ đợi để được nắm bắt một lần nữa. Không có điều gì mới dưới ánh mặt trời. Nếu có điều gì đó mới với bạn, đó là vì bạn còn non trẻ ở dưới ánh mặt trời.

Hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời đòi hỏi nhiều hơn là chỉ có lòng mong ước. Nó cần năng lực thuộc linh. Khi bạn đọc những chương này, hãy để Thánh Linh Đức Chúa Trời dẫn bạn vào một hành trình để chỉ cho bạn thấy những lãnh vực nào trong đời sống bạn cần được tập chú hay được chinh phục. Sau đó, hãy xác định rằng cuộc đời và chức vụ của bạn sẽ là một sự thành công thuộc linh trong thế hệ này và nó sẽ đem phước đến cho các dân tộc trên đất này cho sự vinh hiển của Chúa.

Roberts Liardon

Page 13: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

C H Ư Ơ N G   M Ộ T  

John Alexander Dowie 

"Sứ đồ của  sự chữa lành"

Page 14: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh
Page 15: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3

“SỨ ĐỒ CỦA SỰ CHỮA LÀNH” 

“Liệu ông có dám cầu xin Chúa cho trời mưa không?... Nếu ông dám và trời không đổ mưa, thì ông không phải là Ê-li. Nếu ông không dám, vậy là ông sợ - và đó là điều tệ hơn.”

“Sau cùng, vị diễn giả đó đã quỳ gối phía sau bục giảng. Chưa bao giờ có một khán giả nào nói theo lời cầu nguyện của ông với sự tập trung cao độ như thế. “…Lạy Chúa, Cha của chúng con, chúng con đã nhìn thấy sự khốn khổ của vùng đất này… xin hãy đoái thương nó ngay bây giờ trong sự thương xót của Ngài và ban mưa xuống…”

“Thình lình, Mục sư quản nhiệm dừng lại… và nói: “Quý vị hãy về nhà nhanh lên, vì có âm thanh của cơn mưa rất lớn.” Nhưng ông đã quá trễ. Khi dân sự vừa ra về, cơn mưa trút xuống thật lớn.”1

Ngày nay, một số ít người trong thế hệ chúng ta biết về chức vụ đầy thú vị và ấn tượng của John Alexander Dowie. Không nghi ngờ gì, người đàn ông này đã thành công trong việc làm rung chuyển thế giới ngay tại bước ngoặt của thế kỷ. Ông đã đưa ra trước xã hội một Hội Thánh hữu hình của Đức Chúa Trời hằng sống – chủ yếu trong lĩnh vực chữa lành siêu nhiên và sự ăn năn. Cho dù một ai đó có đồng tình với Tiến sĩ Dowie hay không, sự thật vẫn nói rằng câu chuyện lạ lùng của ông là một trong những câu chuyện về đức tin không nao núng và khải tượng đầy năng quyền. Những người tin Chúa từ chức vụ của John Alexander Dowie được ghi nhận là vô số triệu người. Dù cuối cùng chức

vụ của ông là một cái kết bi thương thì hiếm khi có một sứ mạng có nhiều năng lực và sức sống nhiều như thế. Chức vụ sứ đồ của ông đã thay đổi thế giới. Một mình nó thách thức và chiến thắng nhiều sự bội đạo và sự ngủ mê vượt biên giới, trong thời của ông, chứng minh rõ ràng rằng Đức Chúa Giê-xu Christ hôm qua, ngày nay và mãi mãi không bao giờ thay đổi.

Trong việc chống lại những kẻ giả hình, giới lãnh đạo tôn giáo, những bài báo hung ác và vu khống, những đám đông giết người, và các viên chức thành phố tàn ác, Tiến sĩ Dowie đã mặc lấy sự kêu gọi sứ đồ của mình như

Trong việc chống lại những kẻ giả hình, giới lãnh đạo tôn giáo, những bài báo hung ác và vu khống, những đám đông giết người, và các viên chức thành phố tàn ác, Tiến sĩ Dowie đã mặc lấy sự kêu gọi sứ đồ của mình như một chiếc vương miện từ Chúa, và sự bắt bớ của mình như một huân chương danh dự. 

Page 16: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

một chiếc vương miện từ Chúa, và sự bắt bớ của mình như một huân chương danh dự.

HƠN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG 

John Alexander Dowie sinh ngày 25 tháng Năm năm 1847, tại Edinburgh, Scotland. Cha mẹ của ông, ông và bà John Murray Dowie, đã đặt tên cho ông với niềm hy vọng lớn lên ông sẽ trở thành: “John”, có nghĩa là “bởi ân điển của Đức Chúa Trời”, và “Alexdander”, có nghĩa là “một người giúp đỡ nhiều người.”

Sinh ra trong nghèo khó, một người sẽ phải nhìn bằng đôi mắt đức tin để có thể tin được điều sẽ xảy đến trong tương lai của cậu bé này. Dù không đi học đều đặn do thường xuyên bị bệnh, cậu bé Dowie vẫn tỏ ra tài giỏi và hăng hái. Ba mẹ của cậu đã huấn luyện và giúp đỡ cậu vì họ đã hy vọng cho sự kêu gọi của cậu. Cậu bé Dowie là một phần năng động trong các buổi nhóm cầu nguyện và học Kinh Thánh của họ. Họ chưa bao giờ loại cậu ra khỏi chức vụ của mình và họ rất yêu thương cậu. Sự an ninh nơi cha mẹ đã sản sinh một yếu tố quan trọng trong nền tảng ban đầu của cậu bé.

Vào năm sáu tuổi, cậu bé Dowie đã đọc toàn bộ Kinh Thánh. Được thuyết phục sâu sắc bởi những gì mình đọc được, cậu gia tăng lòng căm ghét rất lớn cho việc uống rượu. Một Phong Trào Không Uống Rượu đã dấy lên ở Scotland vào thời điểm đó, và thậm chí không biết được bàn tay Đức Chúa Trời đang ở trên mình, cậu đã mở chiến dịch chống lại việc lạm dụng rượu và viết đơn kiến nghị để không bao giờ tham dự vào điều đó.

Dowie tiếp tục đọc Kinh Thánh và đi cùng với ba mình khi có thể trong “những chuyến hành trình rao giảng.” Vào một chuyến đi nọ, cậu đã đến với một nhà truyền giảng đường phố khiêm nhường có tên là Henry Wright. Khi cậu bé Dowie nghe nói về Phúc Âm một cách chi tiết, cậu đã dâng lòng mình cho Chúa Giê-xu Christ.

Vào năm bảy tuổi, Dowie nhận được sự kêu gọi hầu việc Chúa. Nhưng cậu chưa biết cách đáp ứng ra sao.

Vào năm mười ba tuổi, John và ba mẹ của cậu rời khỏi Scotland trong một chuyến đi 6 tháng đến nước Úc. Từ khi ở tại đất nước mới, John bắt đầu kiếm sống bằng cách làm việc cho chú của mình trong việc kinh doanh giày. Sau đó ít lâu, cậu rời khỏi chú của mình và bắt đầu làm việc ở nhiều nơi khác nhau, luôn ở những vị trí đầy tớ. Và thậm chí sau đó, những đồng nghiệp của

Page 17: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

cậu cũng để ý thấy cậu không chỉ là một người buôn bán “bình thường”. Không lâu sau, Dowie trở thành phụ tá cho đối tác của một công ty kiếm được hơn 2 triệu đô-la mỗi năm. Qua những năm đang “leo lên nấc thang của sự nghiệp”, Chúa liên tục phán với cậu. Tấm lòng của cậu liên tục được thôi thúc đến với việc hầu việc Chúa trọn thời gian. Cậu nhận thấy có nhiều lẽ thật trong Kinh Thánh bị giới lãnh đạo thời đó phớt lờ. Một trong những sự dạy dỗ – sự chữa lành thiên thượng – mà cậu đã trả giá để thực hiện điều này. Dowie từng là một đứa trẻ hay bị bệnh. Và cậu đã chịu đựng “chứng khó tiêu mãn tính”, một vấn đề khó tiêu gây hại cho lỗ tai của cậu trong những năm niên thiếu. Nhưng, sau khi đọc về ý muốn của Chúa liên quan đến sự chữa lành, Dowie đã cầu xin Chúa và “hoàn toàn được chữa lành khỏi sự đau đớn đó.”2. Và sự bày tỏ thiên thượng này chỉ là một bày tỏ cho sự khám phá sẽ xảy ra trong cuộc đời của cậu. Cuối cùng, vào tuổi hai mươi mốt, Dowie đã đưa ra quyết định hoàn toàn đáp ứng với sự kêu gọi của Chúa. Cậu lấy hết số tiền mình dành dụm được lúc đi làm và bắt đầu học từ một người thầy riêng để sửa soạn cho chức vụ. Mười lăm tháng sau đó, cậu rời khỏi Úc để ghi danh vào trường Đại học Edinburgh, để học trong Trường Free Church. Chuyên ngành về thần học và khoa học chính trị, cậu không được quan tâm đến như là một sinh viên gương mẫu vì cớ những bất đồng quan điểm của mình với các giáo sư và tín lý của họ. Cậu thách thức những sự giải nghĩa ngủ mê của họ một cách đầy khôn ngoan. John Dowie có lòng đói khát Lời Đức Chúa Trời một cách lạ thường. Cậu đọc Kinh Thánh liên tục, và có một trí nhớ rất tốt. Điều này giúp cậu vượt xa những người cấp trên của mình trong tính chất và sự chính xác.

Trong lúc ở Edinburgh, Dowie trở thành “cha tuyên úy danh dự” của Bệnh viện Edinburgh. Tại nơi đó cậu đã có cơ hội lạ thường để ngồi dưới những vị bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng trong thời của mình, so sánh những chẩn đoán của họ với Lời Đức Chúa Trời. Nhưng khi các bệnh nhân nằm trong tình trạng gây mê vô phương cứu chữa, Dowie đã nghe những bác sĩ phẫu thuật này trình bày về những thiếu thốn trong y tế của họ. Khi đó, cậu nhận ra rằng những bác sĩ này không thể chữa lành, họ chỉ còn cách bỏ các cơ quan bị bệnh, hy vọng một điều trị nào đó. Cậu quan sát nhiều ca phẫu thuật mà kết cuộc dẫn đến cái chết. Khi cậu nghe từ miệng của những giáo sư y khoa này xưng nhận rằng họ chỉ phỏng đoán trong bóng tối, và xác nhận

... Chúa liên tục phán với cậu. Tấm lòng của cậu liên tục được thôi thúc đến với việc hầu việc Chúa trọn thời gian. Cậu nhận thấy có nhiều lẽ thật trong Kinh Thánh bị giới lãnh đạo thời 

đó phớt lờ. 

Page 18: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

những sự thí nghiệm của họ, Dowie gia tăng ác cảm đối với việc phẫu thuật và thuốc men.3

Ngày nay, vẫn còn nhiều người kết tội Dowie vì sự lên án lãnh vực y khoa của cậu. Nhưng tôi muốn nêu ra rằng trong thời của cậu, việc thực hiện y khoa rất thô sơ. Và cậu là một số ít người trong những người được đặc ân nhìn thấy phía sau sân khấu đó. Cậu đã chứng kiến cách mà những bác sĩ trong thời của mình đưa ra hy vọng rất nhiều cho bệnh nhân, nhưng thú nhận nơi riêng tư rằng họ chẳng biết gì cả. Cậu nhìn thấy những nạn nhân nghèo khổ phải trả tiền rất nhiều với hy vọng được lành, trong khi nhận được kết quả xấu nhất. Cậu khinh thường sự giả dối, vì thế, cậu tìm kiếm một câu trả lời. Và khi cậu bắt đầu công khai chống lại những phương pháp lừa gạt của họ, những lời cáo buộc của cậu đã được kiểm chứng là thật.

Trong lúc đang học tại Đại học Edinburgh, Dowie nhận được một bức điện tín từ cha của mình ở Úc. Để hồi đáp, cậu đã nhanh chóng trở về nhà để giải phóng mình khỏi việc thừa hưởng việc kinh doanh của gia đình vì lòng yêu mến hầu việc Chúa. Vì cậu đã bỏ mọi thứ và quay trở về quá nhanh, cậu đã chịu một sức ép rất lớn về tài chánh. Nhưng, cậu đã kiên quyết rằng sự thất bại này sẽ không ngăn cản mình và cậu đã hứa nguyện rằng sẽ hoàn thành sứ mạng của cuộc đời mình. Cậu sẽ trở thành một đại sứ cho Đức Chúa Trời trong sự hầu việc Chúa trọn thời gian.

Không lâu sau, Dowie nhận được lời mời của mục sư ở Hội Thánh Congregational ở Alma, Úc. Công việc của ông được phân chia trong vòng nhiều Hội Thánh. Và như được mong đợi, sự giảng dạy dạn dĩ của ông đã khiến gây ra nhiều sự nứt rạn trong khắp Hội Thánh. Sự bắt bớ nhanh chóng xảy ra đối với ông và sự phẫn nộ được bày tỏ công khai vì phương cách phục vụ Chúa sâu sắc của ông. Dowie là một người có khải tượng, nhưng bất kể những nỗ lực nhiều lần của ông, ông vẫn không thể đánh thức mọi người khỏi sự ngủ mê của họ. Dù ông cần Hội Thánh về mặt tài chánh, ông đã chọn từ chức mục sư vì ông cảm thấy thật phí thời gian để tiếp tục với họ.

John Alexander Dowie là một nhà cải chánh và một nhà phấn hưng. Sự kêu gọi này phải nhìn thấy được kết quả vì lòng đam mê cho Chúa nung nấu quá mạnh mẽ bên trong họ. Ông yêu mọi người, nhưng sự kết ước của ông với lẽ thật đã khiến ông tập chú nhiều vào những nhóm người đáp ứng.

Không lâu sau khi từ chức, ông được mời chăn bầy Hội Thánh Congregational ở Manly Beach. Ông được chào đón một cách ấm áp. Nhưng,

Page 19: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

một lần nữa, ông phiền muộn vì việc không ăn năn và thiếu nhạy bén với Lời Chúa. Dẫu vậy, Dowie vẫn tiếp tục công việc chăn bầy ở đây. Hội chúng của ông nhỏ và điều đó cho ông có thời gian để theo đuổi việc học và có được hướng đi.

Thời gian trôi qua, Dowie tiếp tục có sự bồn chồn không yên trong tâm linh. Ông biết mình là con người của sứ mạng, nhưng ông không có khái niệm về việc hoàn thành sứ mạng của mình ở đâu hay bằng cách nào.

Ông bắt đầu mong ước có hội chúng đông hơn, và một cơ hội sớm được mở ra để chăn bầy cho một nhóm lớn ở Newton, vùng ngoại ô của Sydney. Vì thế, vào năm 1875, Dowie lại dời đi. Lần này ông không biết gì, sự di dời này đã dẫn ông vào sự mặc khải giúp khởi động chức vụ của ông được hoan nghênh tại nhiều nơi trên thế giới.

“ÔI, XIN ÔNG HÃY ĐẾN NGAY! MARY ĐANG HẤP HỐI...”

Trong lúc chăn bầy ở Newton, một bệnh dịch gây chết người lan khắp vùng, đặc biệt tại vùng ngoại ô của Sydney.

Tỷ lệ người tử vong ngày càng cao đến nỗi dân số hoàn toàn bị tê liệt trong nỗi sợ hãi kinh khiếp. Chỉ vài tuần ngắn ngủi trong chức vụ của ông, Dowie đã phải chịu trách nhiệm tổ chức cho hơn bốn mươi tang lễ.

Bệnh tật và cái chết dường như đang chờ đợi trong từng ngõ ngách. Bi kịch này đã đâm thấu lòng của Dowie một cách cực độ, đến nỗi ông tìm kiếm những câu trả lời tức thì. Và ông biết những câu trả lời đó đều nằm trong Lời Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe cảm nhận về bi kịch này của vị mục sư trẻ tuổi đã tự viết ra:

 “Tôi ngồi học trong tư thất của Hội Thánh Congregational, Newton,

vùng ngoại ô Sydney nước Úc. Lòng tôi vô cùng nặng nề, vì tôi đã đi thăm hơn ba mươi người bệnh và những người đang nằm trên giường hấp hối trong bầy mình, và tôi đã phải ném bụi đất vào bụi đất của hơn bốn mươi ngôi mộ chỉ trong vòng vài tuần lễ. Ôi, Ngài ở đâu, Đấng từng chữa lành những con cái khốn khổ của Ngài đang ở đâu? Dường như không có lời cầu nguyện chữa lành nào chạm đến tai Ngài; dẫu tôi biết tay Ngài không ngắn… Đôi khi dường như tôi có thể nghe được lời chế giễu của những kẻ gian ác bên tai tôi trong khi tôi đang nói với những anh chị em yêu dấu

Ông biết mình là con người của sứ mạng, nhưng ông không có khái niệm về việc hoàn thành sứ mạng của mình ởđâu hay bằng cách 

nào. 

Page 20: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

đã mất người thân những lời hy vọng và an ủi của Cơ Đốc Nhân. Bệnh tật, hậu quả tàn ác từ cha của nó, Sa-tan và từ nguyên nhân của nó là Tội lỗi, đang làm ô uế và hủy diệt… và chẳng có người giải cứu.

Và tôi ngồi cúi đầu ở đó với sự đau buồn vì những con dân Chúa đang gặp đau đớn, cho đến khi những giọt nước mắt cay đắng xoa dịu tấm lòng nung đốt của tôi. Sau đó, tôi cầu nguyện với Chúa về một sứ điệp nào đó… Và lời của Đức Thánh Linh được hà hơi trong Công vụ 10:38 đứng trước mặt tôi với ánh sáng rực rỡ, bày tỏ rằng Sa-tan là Kẻ áp bức, và Đấng Christ là Đấng Chữa Lành. Giọt lệ của tôi được lau khô, lòng tôi được mạnh mẽ, tôi nhìn thấy con đường của sự chữa lành… Tôi nói: “Chúa ơi, bây giờ xin giúp con rao giảng Lời Ngài cho những người đang hấp hối ngoài kia, và nói với họ rằng chính Sa-tan vẫn làm ô uế, và Chúa Giê-xu vẫn là Đấng Giải cứu, vì Ngài không bao giờ thay đổi.

Tiếng chuông reo và nhiều tiếng gõ cửa lớn ở bên ngoài… hai người đưa tin thở hổn hển nói: ‘Ôi, xin ông hãy đến ngay, Mary đang hấp hối; hãy đến cầu nguyện.’ Tôi vội vàng ra khỏi nhà và chạy xuống đường mà không đội mũ, và bước vào căn phòng của cô bé đang hấp hối. Cô bé đang nằm ở đó, rên rỉ, nghiến răng trong sự đau đớn của cuộc chiến đấu với kẻ hủy diệt… Tôi nhìn vào cô bé và sau đó lòng giận dữ của tôi bùng phát…

“Trong một cách kỳ lạ nó đã xảy ra… thanh gươm tôi cần vẫn đang ở trong tay tôi… và tôi sẽ không bao giờ đặt nó xuống. Bác sĩ, một Cơ Đốc Nhân tốt bụng, yên lặng đi tới đi lui trong phòng… Chẳng mấy chốc, anh ta đứng bên cạnh tôi và nói: ‘Thưa mục sư, chẳng phải đường lối Chúa kỳ diệu ư?’ ‘Đường lối của Chúa!’… Không, thưa ông, đây là công việc của ma quỷ và đây là lúc chúng ta kêu cầu Đấng đã đến để “hủy phá công việc của ma quỷ.’”4

Bị vấp phạm bởi lời nói của Dowie, vị bác sĩ đó rời khỏi phòng. Dowie quay sang mẹ của Mary và hỏi vì sao bà mời ông đến. Khi biết rằng bà cần lời cầu nguyện của đức tin, Dowie cúi đầu bên giường của cô bé và kêu cầu với Chúa. Ngay lập tức, cô bé nằm yên. Người mẹ hỏi xem con gái mình có phải đã chết không, nhưng Dowie đáp: “Không… cô bé vẫn sống. Cơn sốt đã lìa rồi.”5

Page 21: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Không lâu sau, cô gái trẻ ngồi dậy trên giường và ăn. Cô bé xin lỗi vì đã ngủ quá sâu và nói rằng cô cảm thấy khỏe thể nào. Và khi cả nhóm nhỏ đó cảm tạ Chúa, Dowie vào trong phòng của anh chị của cô bé đó, cầu nguyện cho họ, và họ hoàn toàn được lành.6

Từ giây phút đó trở đi, bệnh dịch chỉ lưu lại đến chừng mức mà hội chúng của Dowie có liên quan. Không thành viên nào trong bầy của ông bị chết vì bệnh dịch nữa. Và kết quả của sự khám phá này, chức vụ chữa lành vĩ đại của John Alexander Dowie đã được khởi động.

TIẾNG CHUÔNG NGÀY CƯỚI

Không lâu sau sự khám phá ấn tượng về sự chữa lành thiên thượng, Dowie bắt đầu suy nghĩ về người bạn đời. Khi ông nghĩ về điều này, ông thấy mình yêu người em bà con gần của mình tên là Jeanie, và ông không thể hạnh phúc nếu thiếu cô ấy. Sau nhiều sự bàn cãi với các thành viên trong gia đình, mọi người đã đồng ý rằng cả hai nên làm đám cưới. Vì thế, lúc ông hai mươi chín tuổi, vào ngày 26 tháng Năm năm 1876, John Dowie đã kết hôn với Jeanie và cả hai bắt đầu cùng nhau hầu việc Chúa một cách lạ lùng.

Con trai đầu tiên của họ, Gladstone, sinh vào năm 1877. Nhưng Dowie đã đánh giá sai một số người trong vấn đề tài chính và ông nhận thấy mình cũng gặp khó khăn lớn trong tài chính. Vì vậy, Jeanie và Gladstone được gửi về để sống với ba mẹ của cô cho đến khi hoàn cảnh có thể giải quyết. Không cần phải nói, một quyết định như thế đã gây ra sự lộn xộn lớn hơn, vì sự hồ nghi của ba mẹ vợ đối với con rể. Tuy nhiên, ngay cả qua những gian khó hay dao động này, Dowie vẫn là con người mang khải tượng thiên thượng. Giữa những lộn xộn đó, ông vẫn giữ vững công việc trước mặt họ và viết điều này cho người vợ yêu quý của mình: “…Anh có thể nhìn thấy tương lai phía trước rõ ràng hơn nếu có thể giải quyết được những bí ẩn của hiện tại.”7

Từ phải sang trái: John, Gladstone, Jeanie, vàEsther Dowie

Page 22: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Mỗi chức vụ đều có một tương lai. Nhưng chúng ta phải tin vào tương lai đó hoặc chúng ta sẽ không bao giờ đi được bước đầu tiên. Giống như Dowie, chúng ta phải kiên quyết nắm giữ Lời Đức Chúa Trời và đấu tranh cho những gì là của chúng ta trên đất này. Những thất bại luôn luôn ở hiện tại, nhưng chúng ta quyết định vấn đề đó có duy trì lâu dài hay không. Dù chúng ta được kêu gọi, chúng ta vẫn phải chống trả thế lực gian ác thuộc linh được sai đến để hủy phá khải tượng và làm chúng ta nản lòng. Thiên sứ của Chúa có thể giúp đỡ, nhưng chiến trận của vận mệnh chúng ta là trách nhiệm của cá nhân mà mỗi chúng ta cần phải thắng.

KHÔNG CÒN TÔN GIÁO!

Trong lúc nỗ lực, Dowie đã đưa ra một quyết định chưa từng xảy ra để rời khỏi hệ phái mà ông từng là một phần trong đó. Ông không thể hiểu hay làm việc với tình trạng nguội lạnh, ngủ mê của ban lãnh đạo. Và ông nung đốt lòng đam mê công bố sứ điệp về sự chữa lành thiên thượng trên khắp thành phố đó. Hội chúng của ông đã tăng lên hơn gấp đôi số lượng hội chúng của những người khác. Nhưng sự thành công của ông có thể nói đến những người bị điếc được lành, và ông liên tục đấu tranh qua hoạt động chính trị và thần học “ngữ nghĩa pháp lý” đe dọa làm giảm đức tin của ông.

Vì cớ sự thù địch từ phía những người lãnh đạo của hệ phái, ông nhận thấy mình luôn phải phòng thủ. Trong một lá thư gửi cho vợ, ông công bố quyết định bắt đầu một chức vụ độc lập, Dowie đã viết rằng hệ thống chính trị của Hội Thánh thuộc hệ phái của ông:

“…đã giết đi năng lượng chủ động và cá nhân, khiến nhiều người trở thành công cụ của hệ phái, hoặc tệ hơn, khiến họ trở thành những người mang tinh thần thế gian, và bỏ họ ở nơi cao, khô hạn và vô dụng cho phần quan trọng hơn cả – những con tàu tốt, nhưng bị lái một cách tệ hại và khủng khiếp với đầy những điều của thế gian và sự thờ ơ.”7

Dowie đã nhận ra rằng sự phấn hưng là điều có thể nếu Hội Thánh có thể được đánh thức. Ông nhận ra rằng những cơ hội lớn đang nằm phía trước. Ông nghiên cứu về sự ngủ mê trong Hội Thánh, và sau đó ông nghiên cứu những người không đi đến Hội Thánh. Ông quyết định rằng việc vươn đến số lượng khổng lồ về những người không đến hội Thánh sẽ dẫn đến sự hăng hái lớn hơn cho Chúa Giê-xu Christ. Và ông quyết định dừng công việc của mình giữa vòng những người hay chế giễu. Vì thế, ông xác định rằng sứ mạng của mình là sẽ vươn đến những người không được chăm sóc và vô số

Page 23: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

những người đang hư mất của thành phố đó với sự mặc khải rằng Đấng Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không thay đổi.

Vào năm 1878, Dowie đã ra khỏi hệ phái của mình và tìm được Nhà hát Hoàng Gia ở Sydney để bắt đầu một chức vụ độc lập. Hàng trăm người kéo đến nhà hát để nghe những sứ điệp quyền năng của ông. Nhưng, một lần nữa, việc thiếu ngân quỹ đã tạm dừng công tác của ông. Dù đám đông rất lớn nhưng nhiều người vẫn không có thu nhập về tài chánh. Câu trả lời duy nhất mà Dowie có thể nhìn thấy là bán nhà và đồ đạc của ông, bỏ tiền vào công tác này, và dọn sang một nơi ở nhỏ hơn. Sau khi Dowie làm điều này, công việc của ông phát triển. Trong một sứ điệp mô tả quyết định của mình, ông đã nói:

"Đồ đạc và những tranh ảnh xinh đẹp của tôi đã đi rồi, nhưng thay vào đó những người nam người nữ được mang đến chân Chúa Giê-xu qua việc bán đồ đạc của tôi trên đất này.”9

Trong sự nhiệt huyết, Dowie không màng đến sự chống đối mạnh mẽ đang dấy lên nghịch lại ông. Ông mạnh mẽ tố cáo những điều gian ác của thời đó và thành lập một nhóm phân phát tài liệu khắp thành phố. Sự bắt bớ tàn bạo, hầu hết đến từ các mục sư địa phương, đã dấy lên từ những cuốn sách nhỏ này. Dowie vẫn cương quyết trong việc xử lý với giới lãnh đạo ngủ mê đó. Ông không ỡm ờ, mà phản ứng rằng ông “thấy họ không có quyền yêu

cầu bất kỳ thông tin nào về những hành động của ông, ông cũng không có sự tôn trọng nào đối với sự phán đoán của họ.” Ông đã trả lời một vị mục sư:

“Tôi xem sự phán đoán của ông là kém cỏi và không đủ tư cách như chức vụ của ông… Tôi ước gì mình biết được người đã phân phát “những thứ rác rưởi này” trong vòng bầy của ông, chắc rằng tôi sẽ khen ngợi sự lựa chọn của người đó về một chiến trường…”10

Một phần trong sự kêu gọi của Dowie là xử lý với những gian ác về đạo đức. Một quan điểm mạnh mẽ về đạo đức thường đi cùng với một chức vụ chữa lành mạnh mẽ. [Tội lỗi gây ra rất nhiều bệnh tật.] Nhưng Dowie làm tê

...ông xác định rằng sứ mạng của mình sẽvươn đến những người không được chăm sóc và vô số những người đang hư mất của thành phố đó với sự mặc 

khải rằng Đấng Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. 

Page 24: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

liệt những người chỉ trích ông bằng những lời sắc bén, điều đó khiến họ liên kết và âm thầm lên kế hoạch để hủy diệt ông. Và chặng đường đó đã được sắp đặt cho John Alexdander Dowie tưởng chừng không thể bị đánh bại.

HIỂU NHẦM SỰ KÊU GỌI

Dowie là một sứ đồ không có sự hiểu biết đầy đủ về chức vụ đó. Sự xức dầu ông có làm nhức nhối những người lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, nhưng có một ít người hiểu ông, bao gồm cả bản thân ông. Kết quả là, ông hiểu nhầm một số sự quản trị xảy đến với lòng đam mê trong chức vụ của mình. Một lòng đam mê thuộc lãnh vực chính trị.

Sự lãnh đạo của Dowie đã đạt được một ảnh hưởng lớn trong quốc gia. Vì vậy, khi nhìn thấy tiềm năng và nhận biết vị trí của ông, Hội Không Uống Rượu đã mời ông tham gia vào Quốc hội. Ban đầu, ông chống lại ý tưởng này. Nhưng về sau, ông thay đổi suy nghĩ, cho rằng mình có thể ảnh hưởng nhiều hơn trong chiến trường chính trị và đã quyết định tham gia cuộc đua.

Nhưng Dowie đã chịu đựng sự thất bại lớn trong cuộc bầu cử. Những tờ báo địa phương bị tổn hại bởi chức vụ của ông đã bắt đầu dốc hết sức tấn công ông. Những nhà chính trị và ngành kinh doanh rượu đã trả một khoản tiền rất lớn để nhìn thấy ông bị vu khống và đánh bại. Sau cuộc bầu cử, Dowie đã làm tổn thương Hội Thánh, và làm ô nhục chức vụ của mình.

Dowie được thúc đẩy bởi những khao khát thuộc linh mạnh mẽ đến nỗi ông tìm cách hoàn thành chúng trong cách thông thường. Tôi chỉ có thể suy xét lý do vì sao ông thực hiện việc đó. Đó có thể là vì những người trong Hội Thánh đã không nắm bắt được lẽ thật nhanh đủ để làm ông thỏa lòng. Cho dù lý do là gì đi nữa, thì ông đã hiểu nhầm thời điểm và chương trình Chúa dành cho chức vụ của mình.

Chúng ta cần biết rằng Chúa có một điểm trọng tâm mà từ đó, mọi lãnh

vực trong cuộc sống chúng ta vận hành, dù mang tính cá nhân hay tập thể. Lãnh vực đó được gọi là “thời điểm”. Từ sự hoạt động của chữ này thôi mà nhiều cuộc đời có thể tiến về phía trước với Chúa hoặc bị cản trở. Nhiều quốc gia có thể được phát triển hoặc thối lui về mặt thuộc linh. Cuộc sống trong thế giới thuộc linh có một thời điểm giống như cuộc sống tự nhiên. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải đi theo sự dẫn dắt của tâm linh mình. Chúng ta cần biết rằng không phải làm điều gì đó vì nó có vẻ là điều nên làm đều là đúng đâu. Sự vâng lời như vậy chỉ đến từ những thời gian cầu nguyện và cầu

Page 25: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

thay. Các chính trị gia và đấu trường chính trị chưa từng thay đổi thế giới này,

Hội Thánh hay chính phủ. Chỉ những ai có tấm lòng được Phúc Âm thay đổi mới có thể thay đổi luật dân sự và những quy tắc. Chính trị chỉ là để thỏa hiệp nhằm làm hài lòng tất cả mọi người. Chức vụ sứ đồ trình bày Lời Đức Chúa Trời, sau đó việc thay đổi và làm theo là tùy nơi mọi người. Sứ đồ và chính trị không trộn lẫn với nhau. Dowie với sự kêu gọi của ông, lẽ ra không bao giờ được chuyển sang một đời sống chính trị.

Trong lúc tham gia vận động cho chức vụ đó, Dowie cũng phớt lờ mạng lệnh của ông để rao giảng sự chữa lành thiên thượng. Ông đã rời xa sự kêu gọi của mình để theo đuổi mục tiêu cá nhân, nghĩ rằng mình có thể vươn đến nhiều người hơn nữa. Và kết quả là phần đời còn lại của ông tại Úc đã ở trong bóng tối và vô ích.

NHIỀU NGƯỜI ĐẾN TỪ KHẮP MỌI NƠI

Cuối cùng, Dowie đã ăn năn và vào năm 1880, ông quay trở lại với sứ điệp chữa lành thiên thượng, kết quả là đã có những ơn phước lớn lao về thuộc thể và thuộc linh đến với ông. Các ân tứ của Đức Thánh Linh bắt đầu được bày tỏ trong đời sống ông và sự mặc khải đầy dẫy chưa từng có trước đây. Vì sự vâng lời thuộc linh của mình, hàng ngàn người đã được chữa lành qua chức vụ của ông. Sự bắt bớ đầy dẫy, thậm chí đến độ những kẻ thù của ông âm mưu đặt một quả bom dưới bàn của ông. Quả bom được định giờ nổ trong những giờ phút cuối cùng Dowie còn ở đó, nhưng ông nghe được tiếng phán: “Hãy đứng dậy và đi!” Lần thứ ba ông nghe tiếng phán đó, ông đã lấy áo khoác của mình và trở về nhà để hoàn tất công việc. Chỉ trong vài phút sau khi về đến nhà an toàn, quả bom đó đã nổ dưới bàn của ông, cách đó vài lô đất.

Vào năm 1888, Dowie cảm nhận sự xức dầu đó đến trên nước Mỹ, sau đó lan sang nước Anh. Sự xức dầu của ông trở nên thực hữu vào tháng Sáu năm đó khi ông đi ngang dưới Cầu Golden Gate ở San Francisco. Nhiều bài báo viết về câu chuyện Dowie đang đi qua Mỹ, và nhiều người đến từ nhiều nơi của California đã được lành. Từ sáng cho đến tối, các sảnh đều đầy người chờ để được gặp Dowie, và ông chỉ cầu nguyện cho từng người một.

Nhà cải chánh đã có một cách cầu nguyện độc đáo cho người bệnh. Ông hoàn toàn tin rằng không ai có thể được lành trừ khi họ được tái sanh và đã

Page 26: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

ăn năn về đời sống trái ngược với Phúc Âm. Ông thường phẫn nộ nếu ông cảm nhận sự ham mê thế gian nơi một ai đó đến để xin được lành. Kết quả là, ông cầu nguyện cho rất ít người trong thời gian đầu của chức vụ – nhưng những người ông đã cầu nguyện đều được chữa lành ngay tức thì.

TỪ BỎ SỰ CHỈ DẪN THIÊN THƯỢNG

Không lâu sau, Dowie bắt đầu những chiến dịch truyền giảng chữa lành dọc bờ biển California. Chính trong thời gian này, ông đã gặp Maria Woodworth-Etter, người nữ truyền giảng chữa lành vĩ đại. Nhưng có sự xung đột xảy ra giữa vòng họ, và Dowie lên án cách thức thi hành chức vụ của bà. Tôi tin rằng đây là một sai lầm lớn về phía của ông.

Trong cuộc sống, chúng ta có những mối

quan hệ con người, bình thường và một số thân thiết. Nhưng hầu hết những người quan trọng trong Vương quốc Đức Chúa Trời đều là “những mối quan hệ thiêng liêng”. Trong mọi sự kêu gọi, cho dù là mang tính thế tục hay chức vụ, Chúa mang đến nhiều mối quan hệ thiêng liêng để làm

vững mạnh bước đường chúng ta đi với Ngài. Có thể chúng ta có nhiều mối quan hệ bình thường, nhưng mối quan hệ thiêng liêng lại rất ít. Chúng thường chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tôi tin rằng Dowie và gia đình của ông đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời để

có một mối quan hệ thiêng liêng với Maria Woodworth-Etter. Nhưng vì lý do nào đó, có thể là do lòng kiêu hãnh về “sự phục vụ Chúa của đàn ông”, Dowie đã đóng đinh Etter bất cứ khi nào ông có cơ hội. Một lần nọ, khi ông tham dự buổi nhóm của bà, ông đứng lên sân khấu và tuyên bố rằng bà thuộc về Chúa. Nhưng ông đã bỏ từ bỏ sự dẫn dắt đó của Đức Thánh Linh, và sau đó phản đối bà.

Cách thi hành chức vụ của Etter khiến Dowie cảm thấy bực bội, vì ông không hiểu nổi. Nhưng ông không bao giờ dành thời gian nói riêng với bà về điều đó, từ lòng đến lòng. “Sở thích” chức vụ của ông, hay phong cách yêu thích của ông đã khiến ông loại trừ bà Maria. Etter cũng có sự mặc khải về sự chữa lành thiên thượng, nhưng bà kinh nghiệm trong việc cộng tác với Thánh Linh nhiều hơn. Và bà có năng lực thuộc linh để nói vào cuộc đời của Dowie. Bà có thể hướng dẫn ông cách dốc hết sức lực bên trong tâm linh của

Các ân tứ của Đức Thánh Linh bắt đầu 

được bày tỏ trong đời sống ông và sự mặc khải đầy dẫy chưa từng có trước đây…

Page 27: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

mình trong khi thân thể của ông nghỉ ngơi cùng lúc đó. Dowie gặp vấn đề trong lĩnh vực này. Thỉnh thoảng ông làm việc bốn mươi ba giờ đồng hồ liên tục trong lúc nhiệt huyết. Qua Maria, ông có thể kết bạn với những người có đức tin và sự kêu gọi giống mình, phát triển chức vụ của ông hơn nữa. Nhưng ông đã không làm thế.

Kết quả là, Dowie đã chỉ kinh nghiệm những mối quan hệ bình thường với một số người đi theo, thay vì kinh nghiệm mối quan hệ thiêng liêng mà ông có thể có với những người lãnh đạo đồng lao khác.

Tôi nghĩ thật thú vị khi lưu ý rằng Dowie đã phỏng vấn một kẻ lừa đảo nổi tiếng trong thời của mình, Jacob Schweinfurth, người tự cho mình là Chúa Giê-xu Christ.11 Ông cũng thách thức đối đầu với một nhà vô thần nổi tiếng, Robert Ingersoll.12 Nhưng ông không bao giờ cho người chị em Etter phép lịch sự trong cuộc đối thoại.

Đừng bỏ lỡ những mối quan hệ thiêng liêng trong cuộc sống bạn. Luôn luôn có những người bạn đồng lao, nhưng những mối quan hệ thiêng liêng rất ít và thưa thớt.

CUỐI CÙNG CŨNG AN CƯ

Sự bắt bớ từ những người lãnh đạo đố kỵ bắt đầu nhanh chóng dấy lên chống lại Dowie. Nhưng vào thời điểm này, ông đã trở thành một người kỳ cựu trong tài đối diện với sự chống đối. Sự bắt bớ làm nổi bật sức lực và sự tài giỏi của ông, và ông không hề bận tâm đến điều đó trừ khi chúng trực tiếp ở trong sứ mạng mình.

Dowie đi đến nhiều vùng của nước Mỹ và cuối cùng chọn sống ở Evanston, Illinois, bên ngoài Chicago. Các bài báo Chicago tấn công ông một cách cay đắng, gọi ông là tiên tri giả và kẻ lừa đảo. Họ dám công bố rằng ông không được chào đón ở Chicago. Nhưng không có sự tấn công nào của họ khiến Dowie chùn bước. Ông vẫn cứ ở nơi mình đã chọn, và phục vụ bất kỳ nơi nào ông cảm nhận mình được Chúa dẫn dắt.

Một lần nọ, trong lúc đang giảng tại buổi hội nghị về sự chữa lành thiên thượng ở Chicago, ông đã được mời đến cầu nguyện cho một người phụ nữ đang hấp hối vì căn bệnh u xơ. Vào lúc đó, Chicago là thành phố lớn thứ hai của Mỹ. Có nhiều ảnh hưởng tà linh mạnh mẽ chế ngự trên Chicago, và Dowie rất quan tâm đến việc thiết lập trụ sở của mình ở đó. Vì vậy, ông nhận

Page 28: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

lời thỉnh cầu chữa lành của người nữ này như sự thử nghiệm cho việc có nên bắt đầu một công tác trong thành phố này hay không. Khi Dowie cầu nguyện cho người phụ nữ đó, ngay lập tức bà được lành. Thực ra, sự chữa lành quá đặc biệt đến nỗi nhiều tờ báo Chicago đã kể lại câu chuyện đó. Bây giờ Dowie đã biết chắc, nên ông đã thiết lập trụ sở khắp thế giới của mình trong thành phố này. Những kẻ thù của ông không thích điều đó nhưng Dowie không quan tâm.

Cuộc triển lãm quốc tế phải được mở ra trong một vài tháng, vì vậy Dowie dựng một “túp lều” bằng gỗ nhỏ bên ngoài cổng của nó. Từ trên nóc của túp lều tên là “Lều Tạm Si-ôn”, có treo một ngọn cờ với dòng chữ “Đấng Christ là Tất cả.” Các buổi nhóm tiếp tục ban ngày và ban đêm. Dù ban đầu chỉ là nhóm nhỏ, nhưng đám đông đều đều gia tăng, và không lâu sau, nhiều người phải đứng bên ngoài giữa tuyết rơi để được nhìn thấy nhiều sự chữa lành kỳ diệu xảy ra bên trong.

Giống như ở Úc, Dowie đã mở nhiều cánh cửa cho thành phố Chicago bằng con đường của sự chữa lành thiên thượng. Chưa từng có người nào chiếm được một thành phố như thế. Tuy nhiên, Dowie vẫn kinh nghiệm trận chiến của cuộc đời mình trong những năm đầu đó. Ông chứng minh Lời Đức Chúa Trời bằng quyền năng, và bằng việc làm như thế, ngành y khoa và các nhà thờ tôn giáo phải thiệt thòi về mặt tài chánh. Vì thế, nhiều tờ báo hình thành danh sách của các liên minh một cách điên rồ, bao gồm nhiều mục sư, để tìm ra mọi cách ngăn chặn nhằm làm tê liệt chức vụ của ông. Nhưng không ai có thể bêu xấu công việc của ông. Với sự lo lắng của họ, các bài báo và những vu khống không ngớt chỉ khiến công tác của ông càng gia tăng.

NGÔI NHÀ KHÁC — TRONG TÙ!

Vào lúc này, hàng trăm người tràn khắp thành phố Chicago để tham dự các buổi nhóm của Dowie. Kết quả là, phòng cho thuê trở nên khó khăn, vì thế, Dowie mở ra nhiều căn nhà có phòng lớn gọi là “Nhà chữa lành”. Ở đó, người bệnh đến để được chữa lành có thể tìm được nơi cư trú và nghỉ ngơi giữa các buổi nhóm được tổ chức ở Lều Tạm Si-ôn. Khi ở đó, họ có thể nhận được sự chăm sóc liên tục về Lời Chúa cho đến khi đức tin của họ gia tăng đến lúc nhận được sự chữa lành hoàn toàn. Nhưng nhiều tờ báo, chủ yếu là

... Dowie dựng một “túp lều” bằng gỗ nhỏ bên ngoài cổng của nó. Từ trên nóc của túp lều tên là “Lều Tạm Si‐ôn”…,  “Đấng Christ là Tất 

cả.”  

Page 29: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

báo Chicago Dispatch, đã nhẫn tâm gọi những căn nhà đó là “Nhà thương điên” và tiếp tục in ra những lời nói dối đầy tưởng tượng.13

Vì cớ những nhà chữa lành này, nhiều kẻ thù của Dowie nghĩ rằng họ đã tìm được một điểm yếu. Vì vậy, vào đầu năm 1895, họ bắt ông vì tội “hành nghề y khoa trái phép.” Dĩ nhiên là không đúng, Dowie là người cuối cùng cho phép thuốc men vào trong những căn nhà của ông. Ông đã thuê một luật sư giỏi, nhưng người đó chỉ nói cho Dowie về những vấn đề pháp lý. Vì thế Dowie chọn tự đại diện cho mình trong tòa vì không ai khác có thể nói rõ sự kêu gọi của ông chính xác hơn ông cả.

Sự thông minh vượt trội của Dowie không đủ để bãi bỏ quyền xét xử gian ác của tòa án. Bất kể những tranh luận uyên bác của ông, tòa án đã xử phạt ông. Nhưng họ không bao giờ nghĩ rằng ông lại đem vụ kiện của mình lên tòa án cấp trên, tốn nhiều tiền hơn những tiền phạt mà họ đã đề ra. Khi ông làm thế, tòa án cấp trên đã tố giác sự gian ác của tòa án cấp dưới, và thay đổi quyết định.

Thành phố đó hy vọng Dowie sẽ bị nản lòng nếu họ tiếp tục bắt giam và phạt tiền ông. Vì thế, trong vòng một năm đó, ông đã bị bắt một trăm lần. Dù nhiều lần bị bắt bớ, ông vẫn không hề nản lòng. Sự bắt bớ càng làm nổi bật tính kiên cường mạnh mẽ trong tính cách của ông. Thực sự ông đã phát triển nhờ hoạn nạn và sự thẩm vấn của những người bắt bớ ông.

Ma quỷ luôn cố bắt bớ quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhưng Dowie vốn dĩ rất an ninh và ông neo chặt trong uy quyền tin kính của mình. Điều siêu nhiên không bao giờ cúi đầu trước điều tự nhiên.

LÁ CỦA SỰ CHỮA LÀNH

Sau khi bị thất bại về hệ thống pháp lý, các kẻ thù của ông âm mưu xóa bỏ những lá thư đặc quyền của ông. Vào năm 1894, bản tin của Dowie, Lá của sự chữa lành, đã có sự lưu hành khắp thế giới hằng tuần. Nó chứa đầy sự dạy dỗ và những bài làm chứng về sự chữa lành. Không cần phải nói, bản tin đó rất được ông yêu mến. Dowie trìu mến nói về nó như là “Bồ câu trắng bé nhỏ”.

Đúng với phong độ của mình, Dowie không bao giờ ỡm ờ trong các tác phẩm của mình. Ông hết sức tố cáo tội lỗi và phơi bày những ngành nghề gian ác. Và những người bị tổn hại nhiều nhất bởi sự xuất bản đó nhìn thấy nó như cơ hội để chấm dứt chức vụ của ông. Lá của sự chữa lành cũng cảnh

Page 30: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

báo các độc giả về các hệ phái thờ ơ và kiểm soát.

Nhiều người thích cách nói chuyện thẳng thắn và mang tính kịch nghệ. Nhiều người muốn mình nói giống như vậy nên họ xem ông như là tiếng nói của mình. Dù những người khinh rẻ ông đọc bản tin này để xem ông nói gì. Kết quả là, lượng phát hành gia tăng nhanh chóng. Nhiều sự hỗ trợ của ông và chức vụ được cho là từ sự xuất bản này.

Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện của Chicago là một tín hữu Thiên Chúa Giáo sốt sắng. Vì thế, để có được thư đặc quyền của mình, những kẻ thù của Dowie đã đưa một trong những bài giảng của ông phản đối về sự vô ngộ của Đức Giáo Hoàng cho người này. Vị tổng cục trưởng ngay lập tức cảm thấy bị xúc phạm và rút lại thư đặc quyền thứ hai của ông, ép buộc Dowie phải trả giá gấp 14 lần so với giá bình thường!

Nhưng Dowie không thể chịu thua. Ông trả số tiền tăng đó và trưng cầu các độc giả của mình gửi thư đến Washington D.C để nói về sự bất công này. Toàn bộ những người ủng hộ ông xuất hiện, và ngay tức thì ông đã được tiếp kiến với Tổng cục trưởng ở Washington. Khi Dowie chia sẻ câu chuyện của mình và chỉ ra lời nói dối hiểm độc được in trong báo Chicago, cả nhà biên tập và tờ báo đều bị chính phủ Hoa Kỳ tố giác. Thực tế, vào năm 1896, nhà biên tập này, một trong những người bắt bớ Dowie nhiều nhất, đã bị bắt vào tù vì một lời cáo buộc khác và được thực hiện trước nhiều người, mãi mãi bị hủy hoại.

Trong khi ở Washington, Dowie cũng được diện kiến Tổng thống William McKinley. Ông đã bảo đảm với tổng thống về những lời cầu nguyện của mình trong lúc ở văn phòng và vị tổng thống đã nồng nhiệt cảm ơn ông. Trong lúc rời khỏi Nhà Trắng, Dowie nói với nhân sự của mình rằng ông lo sợ cho mạng sống của tổng thống McKinley. Về sau, ông nhờ những người đi theo mình cầu nguyện cho sự an toàn của tổng thống vì tổng thống không bảo vệ đúng cách.14 Nhưng bất chấp những lời cảnh báo mang tính tiên tri của Dowie, Tổng thống McKinley đã bị bắn tại Buffalo, New York vào ngày 6 tháng Chín, năm 1901. Tám ngày sau, ông qua đời, trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ ba bị giết hại bởi một kẻ ám sát.

"SI-ÔN ĐÃ ĐẾN"

Vào cuối năm 1896, Dowie đã có được ảnh hưởng lớn trên thành phố Chicago. Những kẻ thù của ông hoặc đã chết, hoặc ở trong tù, hoặc

Page 31: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

im lặng. Các cảnh sát địa phương, người đã từng bắt ông một trăm lần, bây giờ trở thành bạn của ông và bảo vệ ông ngay tức thì. Các chức sắc chính trị, bao gồm thị trưởng, tất cả đã được bầu chọn bởi những người của Dowie. Sự chữa lành thiên thượng được rao giảng trên mọi góc phố. Dowie đã phân chia các quận của thành phố, và sai các đội được gọi là “Nhóm bảy mươi” công bố Phúc Âm trong mỗi khu vực.

Không lâu sau, chỉ còn đúng một người ở Chicago chưa nghe về sứ điệp Phúc Âm. Lúc này, Dowie đang cầu nguyện cho hàng ngàn người mỗi tuần để họ nhận được sự chữa lành thiên thượng. Sadie Cody, cháu gái của Buffalo Bill Cody, đã được chữa lành một cách kỳ diệu, khi lần đầu đọc một bản Lá của sự chữa lành. Giữa nhiều sự chữa lành đáng chú ý có Amanda Hicks, anh em họ của Abraham Lincoln; Tiến sĩ Lillian Yeomans; Mục sư F.A. Graves; vợ của John G. Lake; và vợ của một hạ nghị sĩ Hoa Kỳ.

Qua chiếc áo choàng sứ đồ của ông, thật sự John Alexander Dowie đã cai trị thành phố Chicago cho Chúa Giê-xu Christ. Ông đã thuê thính phòng lớn nhất ở Chicago trong sáu tháng, và chuyển Lều Tạm Si-ôn vào trong tòa nhà đó, lấp đầy sáu ngàn ghế ngồi trong mỗi buổi nhóm.

Bây giờ, cuối cùng Dowie có thể theo đuổi giấc mơ mà ông đã giữ trong lòng bấy lâu – sắp xếp Hội Thánh theo các nguyên tắc sứ đồ. Mơ ước cả đời của ông là khôi phục sự dạy dỗ và nền tảng của Hội Thánh ban đầu được tìm thấy trong sách Công vụ. Vì thế, vào tháng Giêng, ông đã tổ chức hội nghị đầu tiên của mình và thiết lập nền tảng. Công tác đó có tên là “Công tác Cơ Đốc Công đồng”, với chữ “Công đồng” có nghĩa là “phổ quát” chứ không có ý nghĩa liên quan gì đến Hội Thánh Công giáo La Mã.

Ông không bao giờ để Hội Thánh này được biết đến như một “điều mới”. Ông nhìn vào nó như “sự khôi phục” các nguyên tắc đã bị đánh mất trong Thân Thể Đấng Christ. Thần học của ông là tốt trong việc ông đã cảnh báo nếu có một điều gì đó “mới” thì nó là “sai.” Trong vài năm, Hội Thánh Cơ Đốc Công đồng của Dowie đã nhân rộng lên chục ngàn người.

Tôi không chút nghi ngờ về tất cả chức vụ ngũ diện được liệt kê trong Ê-phê-sô vẫn sống động và hoạt động ngày nay (xem câu 11-13).

Không lâu sau, chỉcòn đúng một 

người ở Chicago chưa nghe về sứ điệp Phúc Âm. 

Page 32: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Chức vụ sứ đồ không phải bị mất khi mười hai sứ đồ ban đầu qua đời. Chúa cũng không cho phép chương trình của Hội Thánh bị chết khi xác thịt của các sứ đồ hư nát. Các nguyên tắc trong giao ước mới của Ngài vẫn tiếp tục cho đến ngày Chúa trở lại. Chúng không bị trói buộc bởi ý tưởng hay thần học của con người, không phải lời hứa của Ngài kết thúc khi con người lo sợ. Có nhiều người ngày nay vẫn được gọi vào chức vụ đó ngoài mười hai vị sứ đồ đầu tiên.

Ê-phê-sô 2:20 nói rằng các nền tảng của Hội Thánh được xây trên các sứ đồ và các nhà tiên tri, và chính Chúa Giê-xu là đá góc nhà. Thẩm quyền lớn đến từ chức vụ của một sứ đồ, và tôi tin nơi Chúa trong sự tể trị của Ngài về việc đã chọn và trang bị cho những người mà Ngài muốn họ đứng vào vị trí đó. Nhưng luôn có một sự thiếu hiểu biết liên quan đến việc thi hành chức vụ này. Tôi tin Dowie được Chúa kêu gọi và trang bị như một sứ đồ. Và tôi không tin chức vụ ông thất bại vì ông đã tiếp nhận chức vụ sứ đồ đó. Nhưng tôi tin rằng vì sự thiếu hiểu biết của ông, nên ông đã hiểu sai về những sự vận hành thuộc linh trong chức vụ của mình. Và tôi nghĩ rằng chính điều này là sự thiếu sót thuộc linh khiến ông đã lạm dụng thẩm quyền của mình.

Trong thời điểm mà Hội Thánh của Dowie đang được xây dựng, một vài sự kiện vô cùng thú vị đã xảy ra. Thời kỳ này được gọi là “Những năm vàng” của Si-ôn.15 Ba năm tiếp theo là tĩnh lặng, thịnh vượng và ảnh hưởng. Đó là lúc Dowie thực hiện những kế hoạch bí mật của ông cho thành phố đặc biệt này.

Page 33: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Dowie và vợ, Jeanie, ngồi phía trước bức tường huân chương tại Hội Thánh Cơ Đốc Công Đồng

Dowie đang giảng ở Úc 

. * 34

Page 34: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Hình 1: Bức hình cuối cùng của Dowie trước khi ông qua đời

Page 35: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

3 5 r * V *

Page 36: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

Nhận biết rằng nỗ lực như thế sẽ sản sinh sự hiếu kỳ, Dowie đã chuyển sự chú ý của đám đông bằng cách công bố một “Cuộc chiến thánh” và thông báo một sứ điệp sắp được ban ra có tựa là “Bác sĩ, Thuốc men, và Ma quỷ.” Với việc quảng bá sứ điệp đó trong nhiều tuần, tiêu đề đó gây huyên náo không ít. Sau đó, trong khi kẻ thù của ông bị phân tâm bởi việc này, Dowie âm thầm thuê những người chủ khảo sát miếng đất cách Chicago bốn mươi dặm về phía bắc để xây dựng một thành phố. Sau khi họ tìm được sáu trăm sáu mươi mẫu Anh ở Hồ Michigan, Dowie đã khoác bộ dạng của một kẻ lang thang để không ai nhận ra ông, và đi đến chỗ đó. Và trước khi những kẻ thù của ông có thể phát hiện điều gì đang xảy ra thì miếng đất đó được mua, và những kế hoạch quả quyết đã được thực hiện cho việc xây dựng thành phố Si-ôn, Illinois.

Dowie đã tiết lộ kế hoạch xây dựng Si-ôn vào buổi nhóm Đêm giao thừa đón năm mới, ngày 1 tháng Giêng năm 1900. Khả năng kinh doanh của ông được dân sự và thế giới ca ngợi vì đã bắt đầu Công ty Đầu tư bất động sản Si-ôn. Nhiều khu được chuyển nhượng, và việc xây dựng nhà bắt đầu. Đất đó không phải để bán, thay vào đó, nó được cho thuê trong một thời hạn một ngàn một trăm năm. Các điều khoản cho thuê nghiêm khắc ngăm cấm việc sở hữu hay sử dụng thuốc lá, rượu, và thịt lợn bất kỳ chỗ nào trong giới hạn của thành phố.16 Và trong thời gian hai năm, nhiều căn nhà đã được xây dựng và thành phố được hình thành.

CHỨNG PHỨC CẢM TỰ TÔN Ê-LI

Dù “xã hội đạo đức không tưởng” của ông dường như có nhiều, nhưng những người thân cận với Dowie nhận thấy một sự thay đổi. Nan đề là việc pha chế rượu bia trong Si-ôn. Không còn thời giờ cho việc rao giảng sự chữa lành thiên thượng nữa vì mọi nỗ lực của Dowie đều dồn hết vào việc vận hành thành phố này. Ông nghĩ rằng mình là Tổng giám mục của Si-ôn. Việc cai trị thành phố này phải hoàn toàn nằm trong tầm tay của ông. Và hết nan đề này đến nan đề khác dấy lên dần dần làm chệch hướng ông so với chức vụ ban đầu.

Chính trong thời gian này, có một số mục sư đến gặp Dowie và công bố rằng ông là Ê-li đã được nói trước trong Kinh Thánh. Ban đầu, Dowie hoàn toàn phản đối họ. Nhưng lời họ nói cứ “vang bên tai của ông”. Và sau một thời gian, chính Dowie nói rằng có một tiếng dường như vang lên: “Ê-li phải đến, và ngươi là ai mà làm công việc của Ê-li?”17

Page 37: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

37*-*

Cuối cùng, thật đáng tiếc khi Dowie đi chệch khỏi kế hoạch của Chúa cho đời sống mình để đi theo lời đề nghị đó và công bố nó như là chân lý. Ông tin rằng mình là Ê-li. Ông tiếp tục tin rằng bằng việc thiết lập các thành phố khác giống như Si-ôn bên ngoài mỗi thành phố chính của nước Mỹ thì cuối cùng ông sẽ có tiền để xây dựng bên ngoài Giê-ru-sa-lem. Kế hoạch của ông là phải mua chuộc người Thổ Nhĩ Kỳ, những người Hồi Giáo và Do Thái để tiếp quản Giê-ru-sa-lem cho Chúa Giê-xu để Ngài có thể thiết lập thành phố của Ngài trong suốt nghìn năm cai trị. Dowie đã hoàn toàn bị lừa dối. Không lâu sau, sự giảng dạy của ông trở nên tệ hơn khi ông chỉ tố giác những kẻ thù của mình. Ông cũng đưa ra “những bài giảng thuyết” về các quan điểm chính trị trong lúc ông hô hào những người nghe hãy đầu tư nhiều hơn vào công trình xây dựng của thành phố.18 Ông không nhận lời khuyên của bất kỳ ai, trừ một vài chuyện nhỏ. Và ông bỏ hết mọi sự thận trọng có thể hạn chế hay cản trở kế hoạch của mình.

CÚ NỐC-AO Ở QUẢNG TRƯỜNG MADISON

Điều từng là trận chiến bắt bớ chống lại Lời Đức Chúa Trời bây giờ lại trở thành trận chiến cá nhân để duy trì mức ảnh hưởng của Dowie. Chính sự bắt bớ tin kính đã khởi động chiếc áo choàng của chức vụ sứ đồ của ông, nhưng bây giờ ông đang chiến đấu để dùy trì sự ảnh hưởng và thành công của mình. Và điều đó đã hủy hoại ông.

Cuối cùng, thật đáng tiếc khi Dowie đi 

chệch khỏi kế hoạch của Chúa cho đời 

sống mình để đi theo lời đề nghị đó và công bố nó như là 

chân lý. Ông tin rằng mình là Ê‐li. 

Page 38: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

38*-*

Một ví dụ đáng buồn khác về tính kiêu căng của Dowie trong những lãnh vực này đã xảy ra vào thời điểm được gọi là “Cuộc viếng thăm New York”. Giám mục của Hội Thánh Giám Lý và nhà biên tập của tờ báo của hệ phái đó, Tiến sĩ Buckley, đã xin được phỏng vấn Dowie. Vì vậy Dowie cho họ gặp mặt và nghĩ rằng ông đã hoàn toàn thuyết phục họ tin những tiếng tung hô của ông. Nhưng ông đã không làm được. Theo bài báo của Buckle, Dowie đã “ở trong vùng đất biên giới tràn ngập ánh trăng của sự điên rồ là nơi những phong trào lớn của thời gian hạn chế đôi khi đã được khởi động.” Buckle cũng nói thêm: “Dù có tin hay không thì ông ấy chính là một kẻ lừa dối khác.”19 Quá tức giận, Dowie đã thuê Madison Square Garden, và dù tài chánh

rất căng, ông đã sắp xếp cho tám chiếc xe lửa để chở hàng ngàn người theo ông đến thành phố New York. Một khi đến đó, ông lên kế hoạch mở một buổi biểu diễn cho hai người đàn ông đó để chứng minh quyền lực mà ông vẫn đang nắm giữ. Điều từng được cảm thúc bởi sự hướng dẫn thiên thượng của Chúa, bây giờ trở thành cuộc hẹn riêng của Dowie. Điều đó hoàn toàn ở trong xác thịt. Ông phản ứng từ sự xúc phạm và tổn thương về mặt cảm xúc và bây giờ ông quyết tâm trả thù.

Sự kiện đó đã thất bại thảm hại. Dù hàng ngày người đã cùng đi với Dowie, thì có hàng ngàn người khác đến với một kế hoạch khác. Họ lấp đầy khu vực The Garden, nhưng khi Dowie lên bục để giảng, đám đông bắt đầu đi ra. Cảnh tượng đó gây hoang mang cho Dowie kinh khủng và khiến ông không thể chia sẻ như đã lên kế hoạch ban đầu. Tổng thể, cả thành phố New York hầu như không biết rằng bất kỳ điều gì đã xảy ra tại buổi nhóm đó. Nó xảy ra như thể Chúa đã làm im lặng các báo chí và bày tỏ lòng thương xót với đầy tớ Ngài.

KẾT CUỘC ĐAU BUỒN

Vào lúc này, thành phố Si-ôn đã bị phá sản. Vì thế Dowie tìm cách chạy

John Alexander Dowie, Tổng Giám Mục của Si‐ôn trong áo choàng thầy tế lễ cả.

Page 39: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

39*-*

trốn bằng việc thực hiện một chuyến đi đắt đỏ vòng quanh thế giới là nơi mà ông nhận thấy mình không được chào đón trong nhiều thành phố. Chính trong chuyến đi này là xe lửa của ông bị kéo về Pomona, California. Có một thời kỳ hạn hán trên vùng đất nó, và không có mưa trong vòng 8 tháng. Vì vậy, những người tường thuật khiển trách Dowie, nhắc ông rằng Ê-li đã cầu nguyện xin mưa trong lúc hạn hán ở Y-sơ-ra-ên và mưa đã đến. Và nếu ông là Ê-li, chắc chắn ông cũng sẽ làm điều tương tự cho California. Dowie thật sự đã cầu nguyện xin mưa vào lúc cuối buổi nhóm của ông, và trước khi đám đông ra về, cơn mưa trút xuống.

Trong lúc rời khỏi California, Dowie lên kế hoạch cho một dự án đến Mê-xi-cô để thiết lập “Đồn điền Si-ôn.” Ông hy vọng rằng dự án mới này có thể trả nợ cũ. Nhưng những người đi theo ông, bây giờ cũng bị phá sản và vỡ mộng, trong lòng cũng đã rời bỏ ông. Họ không thể không để ý đến việc mình đã trở thành nghèo như thế nào – trong khi Dowie sống trong hoàn cảnh rất khác, tổ chức tiệc tùng rất nhiều và đi du lịch thế giới.

Một số người đã nói Dowie xây thành phố riêng cho mình vì ông mệt mỏi sự bắt bớ. Nhưng theo ý của cá nhân tôi, điều đó có vẻ không đúng. Dù được Chúa xức dầu và sai phái, dường như Dowie có một điểm yếu về quyền lực và thành công. Ông từng tự nhủ:

"Trong việc trở thành một sứ đồ, vấn đề không phải là một câu hỏi về việc dấy lên cao, nhưng là câu hỏi trở nên thấp đủ… Tôi không nghĩ rằng mình đã đạt được chiều sâu đủ của sự khiêm nhường thật… của sự hạ thấp và khiêm tốn thật, vì chức vụ cao trọng của một sứ đồ…”20

Chúa Giê-xu không bao giờ truyền lệnh bảo chúng ta xây dựng các nhóm. Chúa Giê-xu truyền lệnh chúng ta hãy “Đi!” chứ không phải “Tụ tập.” “Nhóm” trong sách Công vụ không còn hiệu quả nữa (Công vụ 2:44-47; 5:1-10). Sự bắt bớ đã đánh vào nhóm này, và họ bị tan lạc ra khắp các vùng miền của trái đất (Công vụ 8:1). Vì sao? Vì Đại Mạng Lệnh trong Ma-thi-ơ 28:19-20 có thể được hoàn thành. Chúng ta phải là sự sáng trong thế giới này và xuyên qua sự tối tăm của Sa-tan. Việc tụ họp với nhau không thể làm trọn công việc đó.

Bài thử nghiệm lớn nhất của một người lãnh đạo không phải nằm trong khía cạnh của sự bắt bớ, dù nhiều người vấp ngã ở đó. Tôi nghĩ một trong những cái bẫy lớn nhất nằm trong hình dạng của quyền lực và thành công.

Page 40: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

40*-*

Chúng ta không được nghĩ rằng mình “đã làm điều đó” và bắt đầu tuyên bố quyền lực của mình như là kết quả của sự thành công Chúa ban cho. Thành công mang đến rất nhiều con đường và dự án. Nếu chúng ta bị mắc kẹt trong vô số lựa chọn đến từ sự thành công và thất bại trong việc phát triển sự kiên trì thuộc linh của mình, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của “cơn lốc.” Chúng ta không thể tìm được sự bình an với quá khứ của mình bằng việc sử dụng quyền lực của hiện tại. Với mỗi độ cao mới, chúng ta phải xây dựng sự kiên trì mới. Đó là lý do vì sao một số Hội Thánh tăng trưởng đến một mức độ nào đó, sau đó trở nên thoải mái, hoặc sa ngã. Những người lãnh đạo trở nên quá bận rộn với “những con đường” và đánh mất thời gian cùng năng lực để phát triển chính họ và những thành viên của họ cho mức độ cao hơn trong Chúa.

Bất cứ khi nào chúng ta vâng lời Chúa thì sự thành công đều sẽ đến. Vì thế, đừng bao giờ e ngại sự thành công! Nhưng để quản lý đúng đắn sự thành công, chúng ta phải giữ mình trong năng lực của Đức Thánh Linh, lắng nghe sự hướng dẫn của Ngài – không phải của bản thân. Chỉ bởi năng lực của Đức Thánh Linh và lòng đói khát Chúa mà chúng ta mới có thể tiếp tục trong điều Chúa đã phán, tiên phong bước đến mức kế tiếp.

Không lâu sau, Dowie đã tuyên bố ông là Sứ đồ đầu tiên của một Hội Thánh đổi mới trong thời kỳ cuối cùng, ông bỏ qua họ của mình, và ký tên trong các văn bản là “John Alexander, Vị sứ đồ đầu tiên.”21 Nhưng không lâu sau việc “tự bổ nhiệm mình”, Dowie đã bị đột quỵ trên bục giảng trong lúc ông chia sẻ sứ điệp cuối cùng của mình. Sau đó, trong lúc ông ra nước ngoài để phục hồi, thành phố Si-ôn đã tổ chức một buổi nhóm để bỏ phiếu chống lại Dowie.

Dowie đã đấu tranh với quyết định này cho đến hơi thở cuối cùng nhưng đã không thành công trong việc lấy lại vị trí của mình. Ông được phép sống những ngày cuối đời bên trong Nhà Si-lô, nhà của ông trong nhiều năm qua, và qua đời ngày 9 tháng Ba, năm 1907. Cái chết của ông đã được ghi lại với những lời của Judge V.V. Barnes:

Page 41: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

41*-*

"... đêm cuối cùng John Alexander ở trên đất này, một lần nữa trong tâm linh, ông ở trên bục giảng để chia sẻ với đám đông những người đi theo ông. Ông giảng trong buổi tối đó và nghĩ rằng mình đang giảng về các nguyên tắc của Phúc Âm cho hội chúng hàng ngàn người. Khi ông dạy về những lẽ thật cũ đó… ông ngủ, rồi tỉnh giấc hết lần này đến lần khác và tiếp tục phân phát sứ điệp cũ về Phúc Âm. Bài hát cuối cùng ông hát khi ánh sáng ban mai xuất hiện là bài “Tôi là chiến binh của Thập Tự”. Sau đó, họ nghe câu nói cuối cùng của ông, và ông nói: ‘Thiên Hy Niên đã đến; tôi sẽ trở lại trong một ngàn năm.’ Đó là những lời cuối cùng ông nói; câu cuối

cùng ông thốt ra.”22   __________________________    

Làm thế nào mà một cuộc đời vĩ đại lại kết thúc trong sự đau buồn như thế? Có lời giải đáp nào không? Một lần nữa, tôi tin rằng câu trả lời nằm ở trong việc hiểu sai về những nguyên tắc thuộc linh.

Dowie đã được Chúa bổ nhiệm đến thành phố Chicago – và ông đã chinh phục thành phố đó. Trong lúc sống ở nơi đó, thực hiện công việc thiên thượng của mình, các vua chúa hay thế lực không thể đụng đến ông. Nhưng Dowie dường như đã ra khỏi Chicago qua lòng mong ước có được quyền lực và ông đã cho ma quỷ sự tự do để hủy hoại cuộc đời mình. Khi ông rời khỏi thành phố mà mình được kêu gọi, kẻ thù đã hủy hoại ảnh hưởng rộng khắp thế giới của ông qua sự lừa dối, giết một thành viên trong gia đình của ông, phá vỡ hôn nhân của ông và hủy hoại chính Dowie với “mọi hình thức bệnh tật” trói buộc thân thể ông.23

Chúng ta phải nắm giữ chương trình ban đầu được xức dầu của Chúa cho cuộc đời mình và để Ngài mở ra những con đường để quản lý nó. Có lẽ Dowie nên xây dựng các Hội Thánh và trường Kinh Thánh thay vì một thành phố. Con đường đó đã có thể sai hàng ngàn người vào trong chức vụ từ sự ảnh hưởng tin kính của ông.

Dowie đã bình an về với Chúa. Những người ở với ông đến cuối cùng

Chúng ta không được nghĩ rằng mình “đã làm điều đó” và bắt đầu tuyên bố quyền lực của mình như là kết quả của sự thành công Chúa ban cho. Thành công mang đến rất nhiều con đường và dự án. Nếu chúng ta bị mắc kẹt trong vô số lựa chọn đến từ sự thành công và thất bại trong việc phát triển sự kiên trì thuộc linh của mình, 

chúng ta có thể trở thành nạn nhân của “cơn lốc.”

Page 42: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

42*-*

nói rằng ông đã quay trở lại với đức tin của mình trong những năm đầu. Nhiều người thậm chí làm chứng rằng ông trở thành một người mềm mại và yêu thương, hành động như thể một gánh nặng lớn đã được cất khỏi. Và thành phố Si-ôn, Illinois vẫn còn đến ngày nay, nhưng những người lãnh đạo đã chia rẽ giữa vòng các tín hữu, “vì không ai có thể hoàn toàn thế chỗ của Tiến sĩ Dowie.”24

MỘT BÀI HỌC THỰC TẾ QUAN TRỌNG

Page 43: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

43*-*

Gordon Lindsay, người chính thức viết tiểu sử của John Alexander Dowie và nhà sáng lập trường Christ for the Nations (tạm dịch: Đấng Christ cho các dân tộc) tại Dallas, Texas, đã mô tả chức vụ của Dowie như “bài học thực tế lớn nhất trong lịch sử của Hội Thánh.”25 Về chức vụ, cuộc đời ông đầy những chi tiết dạy dỗ sống động. Những bài học mà chúng ta có thể học không phải dùng để làm giảm giá trị hay chỉ trích người đàn ông vĩ đại này của Chúa. Những nan đề cá nhân của ông cần phải được tách riêng với sự kêu gọi của Chúa.

Trong lịch sử, John Alexander Dowie đã sa sút như một kẻ lừa dối, tuy nhiên ông thật sự được Chúa kêu gọi. Dù ở giữa những sai lầm của mình, ông đã nói tiên tri về việc sẽ có sự xuất hiện của truyền thanh và truyền hình cho thế hệ của chúng ta. Ông có những thất bại, nhưng từ sự ảnh hưởng của ông đã sản sinh ra nhiều người vĩ đại của Chúa. Chức vụ của ông đã sản sinh ra John G. Lake, vị sứ đồ vĩ đại đến Nam Phi; F. F. Bosworth, và anh trai của ông là B. B. Bosworth, những người đã có các chiến dịch chữa lành đụng chạm đến vô số triệu người; Gordon Lindsay, người đã có cuộc đời và chức vụ kết quả trong trường đại học phi hệ phái, Christ for the Nations, tại Dallas, Texas; Raymond T. Richey, nhà truyền giảng chữa lành; và Charles Parham, ‘Cha đẻ của phong trào Ngũ Tuần’, người mở trường Kinh Thánh ở Topeka, Kansas, dẫn đến một phong trào khác của Đức Thánh Linh. Nhiều người khác đã có những chức vụ truyền thanh lớn và nhiều công tác truyền giáo đầy năng quyền.

Không chút nghi ngờ, John Alexander Dowie đã thành công trong việc khiến Kinh Thánh trở nên sống động với vô số triệu người. Ông là một công cụ mà Chúa đã sử dụng để khôi phục các chìa khóa của sự chữa lành thiên thượng và sự mặc khải về sự ăn năn với thế hệ hâm hẩm và ngủ mê này. Nếu có một lời răn dạy cho sứ điệp về sự thất bại trong cuộc đời ông, thì thông điệp đó là: Đừng bao giờ ra khỏi điều Chúa đã truyền lệnh cho bạn làm trên đất này. Bất kể thời đại của bạn ra sao, thế hệ của bạn vẫn chưa qua đi cho đến khi bạn ra khỏi thế giới này và vào thiên đàng. Vì vậy, nếu Chúa đã bảo bạn hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, hãy biến nó trở thành thứ tự ưu tiên hàng đầu của bạn trong lúc bạn còn sống trên đất này.

Trong lịch sử, JohnAlexander Dowie đã sa sút như một kẻ lừa dối, tuy 

nhiên ông thật sự được Chúa kêu 

gọi. 

Page 44: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

44*-*

Page 45: Những Tướng Lãnh của Đức Chúa Tr i tuong lanh.pdf · Trong quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc trong việc mở ra cánh

John Alexander Dowie—"The Healing Apostle

45*-*

CHƯƠNG MỘT, JOHN ALEXANDER DOWIE 

Tham khảo

1 Gordon Lindsay, John Alexander Dowie: Câu chuyện cuộc đời về những thử thách, bi kịch và những chiến thắng (Dallas, TX: Christ for the Nations, 1986], 228‐229. 2 Như trên, 15. 3 Như trên. 4 Như trên, 22-24. 5 Như trên, 25. 6 Như trên. 7 Như trên, 43. 8 Như trên , 44-45. 9 Như trên, 46. 10 Như trên, 49. 11 Như trên, 95. 12 Như trên, 151. 13 Như trên, 107-109. 14 Như trên, 133-135. 15 Như trên, 161. 16 Như trên, 173. 17 Như trên, 188. 18 Như trên, 199. 19 Như trên, 221. 20 Như trên, 155-156. 21 Như trên, 235. 22 Như trên, 260-261. 23 Như trên, 251. 24 This We Believe, Sách Hướng dẫn của Hội Thánh Cơ Đốc Công Giáo, 7. Lindsay, John Alexander Dowie, Một câu chuyện cuộc đời, Giới thiệu.