15
Những may mắn trong đời tôi….. Của Thầy Giáo VÕ VĂN THƠ ( ở Canada) Nguyên Trưởng Ban Toán – Đại học Sư Phạm Huế Bài viết đã đăng trong Kỷ yếu của Trường Đại học Sư Phạm và Kỷ yếu “55 năm Khoa Toán – ĐHSP Nối vòng tay các thế hệ”, nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Trường ĐHSP Huế 1957-2012 (tháng 4-2012) - Ảnh do bạn Võ Văn Viện, Ban Toán – Khóa Huỳnh Thúc Kháng cung cấp. Tôi đã nhận được thư của người học trò cũ, xin tôi bài viết để đăng trong Tập San Sư Phạm khóa Lưong văn Can và Huỳnh Thúc Kháng. Tôi băn khoăn, chần chừ mãi vì văn chương của người học chuyên ngành Toán như tôi sợ khô khan quá chăng ? Đang dùng dằng thì nhận tiếp cái thư thứ hai. Thôi đành vậy,tôi viết “ vài dòngnhư lời của sinh viên cũ khẩn khoản… Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những may mắn đã xẩy ra trong đời tôi mà điều may mắn nhất là được vào trường Đại học Sư phạm Huế (ĐHSPH). Bởi vì không có Đại Học Sư-Phạm Huế thành lập đúng vào

Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

Những may mắn trong đời tôi…..

Của Thầy Giáo VÕ VĂN THƠ ( ở Canada)

Nguyên Trưởng Ban Toán – Đại học Sư Phạm Huế

Bài viết đã đăng trong Kỷ yếu của Trường Đại học Sư Phạm và Kỷ yếu “55 năm Khoa Toán – ĐHSP Nối vòng tay các thế hệ”, nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Trường ĐHSP Huế 1957-2012 (tháng 4-2012) - Ảnh do bạn Võ Văn Viện, Ban Toán – Khóa Huỳnh Thúc Kháng cung cấp.

           Tôi đã nhận được thư của người học trò cũ, xin tôi  bài viết để đăng trong Tập San Sư Phạm khóa Lưong văn Can và Huỳnh Thúc Kháng. Tôi băn khoăn, chần chừ mãi vì văn chương của người học chuyên ngành Toán như tôi sợ khô khan quá chăng ? Đang dùng dằng thì nhận tiếp cái thư thứ hai. Thôi đành vậy,tôi viết “vài dòng” như lời của sinh viên cũ khẩn khoản… Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những may mắn đã xẩy ra trong đời tôi mà điều may mắn nhất là được vào trường Đại học Sư phạm Huế (ĐHSPH). Bởi vì không có Đại Học Sư-Phạm Huế thành lập đúng vào lúc tôi thi đậu Tú tài thì chắc là tôi không có được ngày hôm nay. Trong khi lang bang chuyện con cà con kê tôi xin mời các bạn theo dõi cuộc hành trình của tôi từ Việt Nam lưu lạc đến cái xứ lạnh lẽo mà ngày xưa tôi không bao giờ nghĩ là có ngày mình bước chân đến. Rãi rác đâu đó trong câu chuyện tôi cũng xin phác qua một số nhận xét về nền giáo dục đại học Bắc Mỹ ở những nơi tôi từng đi qua để  các bạn ĐHSPH của chúng ta nghe  cho vui.!

Page 2: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

     Tôi vốn con nhà nghèo. Ba tôi làm thợ may cho bệnh viện Huế, mẹ tôi tay xách nách mang đi bán dạo trong bệnh viện để nuôi tôi ăn hoc. Năm tôi lên sáu, ông nội tôi dạy cho tôi học vỡ lòng với cuốn “Tam Tự Kinh”. Triết lý giáo dục của cuốn sách nhỏ nầy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời dạy học của tôi. Dạy con cũng như dạy học trò tôi không bao giờ quên câu “dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Nuôi chẳng dạy là lỗi ở cha, dạy không nghiêm là do thầy lười biếng). Tôi không dám biếng lười, mỗi năm mỗi soạn lại bài, một phần vì phải đối mặt với “học trò đời bây giờ”, một phần để luyện tập cho trí nhớ mình khỏi lụn bại. Tôi lớn lên trong không khí chiến tranh. Nhà tôi là nhà tranh vách đất nên phải chất “tập lô” chung quanh cái giường ngủ để tránh đạn lạc. Ở Vỹ dạ, ban đêm đường bị đào, ban ngày Tây lùng ráp. Vì lo cho sự yên ổn của con nên ba tôi đem hai anh em tôi lên sống trong bệnh viện Huế. Ba tôi hết sức chú trọng đến chuyện học hành của con cái nên dù lương tiền ít ỏi cũng cho hai anh em tôi học trường Pellerin để “có được kỷ luật tốt”, mặc dù gia đình tôi theo Đạo Phật. Khi tôi học đến lớp Troisième (tương đương với lớp Đệ tứ) thì ba tôi bị tai nạn qua đời. “Con không cha như nhà không nóc”, khi đó tôi đã tưởng là “rồi đời” phải bỏ học đi bán cà rem, may sao sư huynh hiệu trưởng cho tôi được miễn học phí để học cho hết niên khóa. Đó là cái ơn đầu tiên tôi nhận trong đời, ngoài ơn dưỡng dục của người thân.

    Cái may thứ nhì đến với tôi là đặc biệt niên khóa 55-56 trường Quốc học tuyển học sinh trường khác vào Đệ tam. Thế là tôi lại được tiếp tục cắp sách đến trường với học bổng toàn phần. Đậu Tú tài xong lại một phen bơ vơ không biết phải làm gì, ai ngờ cái may thứ ba lại đến. Bắt đầu từ niên khóa 58-59 Bộ Giáo dục mở ở Đại học Huế (vừa thành lập năm 1957) ngành Thường xuyên Đại học Sư phạm. Sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển, nếu được tuyển thì được hưởng học bổng 1500 đồng một tháng, học tập 3 năm, ra trường làm giáo sư trung học đệ nhị cấp, chỉ số 470. Những điều kiện này đối với tôi phải nói là quá sức tưởng tượng. Nên biết là 1500 đồng  thời đó lớn lắm. Một trăm đồng mua được một tạ gạo. Một người sinh viên ngoại tỉnh có thể trọ học ở Huế, ngày ăn ba bữa, với số tiền bảy tám trăm đồng. Thời đó lương của một giáo sư đệ nhị cấp, chỉ số 470, là tám ngàn đồng, ăn chi hết! Nếu tôi được tuyển vào trường Đại Học Sư-Phạm thì quả là phúc bảy mươi đời của tôi. Cố nhiên là tôi nạp đơn thi. Thi xong lòng buồn rười rượi: bài toán khó quá, chỉ làm được một phần nhỏ, chắc phen này mộng đẹp tan thành mây khói. Nhưng một cái may khác lại đến mà sau này tôi mới biết: năm đó trường ĐHSP vừa xét điểm thi vừa xét học bạ trung học để tuyển sinh viên ban Toán, nhờ đó tôi được vào. Suốt cuộc đời của tôi cứ nhờ cái may này đến cái may khác mà sống còn chứ tài cán chẳng được bao nhiêu. Thế là đời tôi, nhờ có trường ĐHSP, đã qua một ngã rẽ coi bộ sáng sủa hơn.  

Page 3: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

      So với bốn năm học đầy “sóng gió” của mấy anh chị các khóa từ 1965 trở về sau thì ba năm học của tôi ở ĐHSP Huế quả thật là tuyệt vời. Học bổng “dư ăn dư để”, chỉ lo chuyên chú đến chuyện học tập mà thôi. Trường ĐHSP của chúng ta có được truyền thống rất đáng trân quý. Thầy tận tâm, trò học giỏi. Thi tuyển công bằng, bổ nhiệm cũng công bằng. Khi có bản nhu cầu của Bộ Giáo dục thì sinh viên tốt nghiệp được chọn nhiệm sở theo thứ tự đậu cao thấp. Cố nhiên công bằng chỉ có được khi thi cử không thiên vị. Qua những năm tham gia việc thi cử ở trường tôi có thể khẳng định không có vấn đề gì không trong sáng. Khi tôi ra trường thì ĐHSP Huế đã khá phát triển, các thầy cần có thêm người phụ tá để chuyện giảng dạy được tốt hơn. Những người phụ tá nầy được gọi là phụ khảo. Họ vẫn giữ ngạch Giáo sư trung học đệ nhị cấp, trong khi các giáo sư đều thuộc diện hợp đồng.  Tôi may mắn (lại may mắn) được chọn ở lại làm phụ khảo ban Toán. Nhiệm vụ của tôi là dạy bài tập cho sinh viên để các thầy có thì giờ dạy phần giáo khoa. Tôi là phụ khảo thứ nhì của trường, anh Đoàn Khoách ở ban Việt Hán là phụ khảo đầu tiên. Anh Khoách là sinh viên ĐHSPH duy nhất trong tất cả các khóa có được huy chương vàng. Đời dạy học của tôi ở ĐHSP Huế có được hai chuyện cảm động mà tôi không bao giờ quên. Tôi có người học trò tên là Võ Đống (khóa 61-64 hay 62-65 tôi không nhớ rõ), ra trường được ít lâu thì bị động viên, sau về làm huấn luyện viên ở Phú bài. Năm 69 tôi phải đi học khóa quân sự 9 tuần ở Phú bài. Thời gian ở đó thật vất vả. Nước không có đủ để tắm rửa, phải dùng giấy vệ sinh (của mình mang theo) để chùi cà mèng trước khi đi lấy thức ăn. May sao (lại may!) tôi gặp được Đống. Thế là tôi được lính của Đống phục vụ đầy đủ. Buổi sáng Đống nấu nước trà sẵn cho tôi bới theo khi ra bãi tập.Có một hôm tôi đi bãi quá sớm không kịp qua bên Đống lấy nước trà. Trên đường đi tôi thấy Đống lật đật chạy theo (Đống dẫn tân binh đi tập cùng đường với tôi), trao cái bi đông nước trà cho tôi và nói:”Anh lấy bi đông của em, còn bi đông của anh đưa cho em. Anh đừng mua nước ngoài bãi, họ đổ nước khe vô, uống đau bụng chết”. Một cử chỉ rất nhỏ nhưng cũng rất chân tình, rất cảm động. Sau này tôi bặt tin của Đống. Tôi hỏi một người học cùng lớp với Đống thì anh ta cũng không biết Đống ở đâu. Vừa rồi tôi về Việt-Nam được Viện, em tôi, cho coi danh sách của một nhóm thân hữu Huế ở Saigon. Trong danh sách thấy có tên Võ Đống, tôi mừng quá, bảo Viện tìm cách liên lạc ngay. Viện bảo tôi là đã nhiều năm không sinh hoạt với nhóm thân hữu Huế, nghe nói có chuyện chi về Võ Đống đó. Nó phôn cho người phụ trách liên lạc là Lương Mậu Dũng (cũng là hoc trò cũ của tôi ở ban Toán) khi ấy đang ở đâu đó  ngoài thành phố, Dũng cho biết là Võ Đống đã mất cách đây 5 năm rồi!

       Chuyện tình thầy trò đáng nhớ thứ hai là vào năm 1973, khi tôi xuống phi trường Phú Bài để vào Sài-Gòn chuẩn bị đi tu nghiệp ở Mỹ, lúc sắp sửa lên máy bay thì một người học trò của tôi* vừa kịp chạy xe honda đến, trao

Page 4: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

cho tôi một cái áo lạnh và nói: “Thầy sang bên đó lạnh, bọn em là hoc trò của thầy ở ban Toán và Lý-Hóa, kính tặng thầy cái áo lạnh nầy để thầy nhớ đến bọn em”.  Đến bây giờ nhớ lại chuyện này lòng tôi cũng còn thấy ấm áp. Hôm đó tôi lật đật lên máy bay nên không kịp cám ơn và cũng không nhớ rõ người mang chiếc áo cho tôi là ai. Cũng có thể người nầy thuộc khóa 69-73 hoặc 70-74. Nếu người mang chiếc áo cho tôi đọc được những giòng nầy thì xin cho tôi gởi lời chân thành cám ơn (quá muộn màng) đến anh ấy và đến các bạn đã tặng áo cho tôi. Vừa rồi lại được một số anh chị các khóa Lương văn Can (1969-1973) và Huỳnh thúc Kháng (1970-1974) mời đến sinh hoạt chung khi tôi về thăm nhà, tôi thật xúc động không ngờ sau hơn 30 năm tôi vẫn còn được nhớ đến. Đối với tôi tình ĐHSPHuế thật đậm đà, khó quên.!

     Tôi lên đường sang Mỹ đúng vào ngày 25/12/1973. Trên đường đi đến đâu cũng nghe “Merry Christmas”. Sau một tuần “nghỉ lễ” ở Washington D.C., tôi lên đường đến vùng tuyết lạnh ở Trung-Tây (Midwest) của Mỹ. Cái thành phố nầy có cái tên rất “Tây”: Terre Haute (thuộc bang Indiana). Từ Washington D.C. phải ghé Chicago để đổi máy bay đi Terre Haute. Ôi chao phi trường Ohare hắn to chi lạ! Rộng mênh mông rứa thê! (Với cái nhìn của tôi lúc đó). Giữa mùa đông mà phải đi bộ một đoạn rất xa để lên chiếc máy bay về Terre Haute. Khi thấy chiếc máy bay thì muốn “bổ ngữa”: máy bay chỉ có một chong chóng, lớn hơn chiếc máy bay “bà già” một chút, vỏn vẹn 15 chỗ ngồi. Mình nhỏ con như ri mà phải ngồi “đầu gúi quá tai”. Đến phi trường Terre Haute thì lại muốn “bổ sấp”: phi trường chỉ cở chừng phi trường Phú bài. Thôi thôi phen này ông bị tụi Mỹ chơi rồi! Cái thành phố nhỏ như thành phố Huế ri thì chắc đại học của nó cũng không hơn chi đại hoc Huế. Đại học ISU (Indiana State University) cũng thuộc loại trung (13 ngàn sinh viên), không có tiếng tăm chi về toán học cả, nếu tôi không may mắn gặp được ông thầy tốt của tôi thì coi như đi chơi một vòng để lấy cái bằng treo chơi chứ những điều học hỏi ở đó thì phần nhiều tôi đã học ở Huế cả rồi. Khi vào ghi danh tôi gặp một ông thầy toán, ông ấy hỏi tôi: “Anh là người Việt Nam chắc anh biết tiếng Pháp?” Tôi trả lời: “Dạ biết”. Thế là ông ta nói tiếng Pháp với tôi. Từ đó hai thầy trò nói chuyện đời cũng như chuyện học bằng tiếng Pháp. Té ra ông ta là người Mỹ gốc Pháp. Đây là điều may mắn mà tôi đã nói đến. Chính ông giáo sư người Pháp nầy là người đã dẫn dắt tôi những bước đầu trên con đường nghiên cứu toán học. Mặc dù ông không dạy tôi cua nào, nhưng trong vòng một năm rưởi tôi học được ở ông nhiều hơn bao giờ cả. Cho biết một thầy giỏi không cần phải dạy nhiều, chỉ cần hướng dẫn cho sinh viên một số ít sách báo cần thiết là đủ rồi. Tôi dự định sau khi học xong thì xin Bộ Giáo dục gia hạn cho ở lại học thêm nên nhờ ông Thầy người Pháp nầy giúp cho tôi chỉ ghi danh học 2 cua mỗi học kỳ, đến hè năm 1975 tôi vẫn còn hai cua nữa mới hoàn tất. Hai cua nầy chỉ có tôi ghi danh mà thôi. (Không biết sao họ lại dễ dãi

Page 5: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

cho tôi đến thế? Phải chăng cũng là do may mắn của tôi?) Hai ông thầy đưa sách cho tôi đọc rồi đến thuyết trình cho các ông nghe. Sau 30.4.1975, tôi ruột bấn như tương, không lòng dạ nào học được nữa, bèn đến thưa thiệt với thầy: “Thưa thầy, bây giờ vợ con tôi không biết sống chết thế nào, tôi không thể tiếp tục học dược nữa, xin thầy cho tôi bỏ cua này”. Không ngờ hai ông thầy đều bảo: “Tôi biết hoàn cảnh của anh, anh cứ ở nhà đừng lo chi cả”. Sau khóa hè, hai ông đều cho tôi điểm “A”. Như thế có phải số tôi may mắn gặp được người nhân hậu hay không? Không biết có phải những cua tôi học ở Terre Haute thuộc trình độ thấp hơn không chứ tôi thấy mấy ông thầy của tôi dạy rất “sư phạm”, dễ hiểu lắm. Thầy giảng đâu viết đến đó chứ không thao thao bất tuyệt bất kể học trò có hiểu hay không. Sách của Mỹ cũng rất dễ đọc. Trình độ nào thì sách viết đến đó chứ không cầu kỳ rắc rối. Các sách tôi học ngày xưa ở Huế vượt quá trình độ của học trò. Phải chăng vì đã học sách trình độ cao như thế nên khi tôi qua Mỹ thấy học dễ hơn? Có điều tôi chắc chắn là ở những trường danh tiếng về toán như Princeton hay Purdue thì trình độ toán ắt hẳn phải cao hơn trường của tôi nhiều. 

     Đến tháng 8 năm 1975 thì tôi đứng giữa ngã ba đường: tiếp tục học lên, đi làm, hay đi định cư ở một nơi khác. Vào tháng 2 tôi đã nạp đơn xin học Ph.D. ở trường đại học khá có tiếng là trường Carnegie-Mellon University ở Pittsburgh (bang Pennsylvania). Nhờ có thơ giới thiệu chí tình của ông thầy người Pháp của tôi, tôi được nhận vào học miễn học phí với học bổng đủ để ăn ở. Thật là một cơ hội hiếm có, nhưng nếu tôi đi học nữa thì ai nuôi vợ con và mẹ già của tôi ở quê nhà? Lương đi dạy của vợ tôi thời đó chỉ đủ cho con tôi ăn bữa sáng. Còn nếu đi làm thì với cái bằng M. A. Toán lý thuyết của tôi liệu có tìm được việc làm ở xứ Mỹ thưc dụng nầy không ?

      Một vấn đề khác nữa là nếu tôi ở lại Mỹ thì liệu tôi có thể liên lạc được với vợ con không? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà không tìm thấy giải đáp. Suy nghĩ nát nước tôi thấy sang định cư ở Canada có thể khá hơn, vì dù sao ở Canada tôi có người em con ông chú và gia đình cô em vợ, chứ ở Mỹ thì tôi tứ cố vô thân. Hơn nữa Canada tuy theo Mỹ, nhưng vẫn thường hay có vẻ “trung lập” nên có thể sẽ có liên lạc ngoại giao sớm với VN, và như thế tôi sẽ có cơ hội liên lạc với vợ con. Thế là tôi nạp đơn xin nhập cư ở Canada. Đơn của tôi bị bác, họ lấy lý do là ngành nghề của tôi không phù hợp với thị trường công việc (job market) ở Canada. Cùng đường ba bảy cũng liều, tôi xin một cuốn sổ thông hành của Mỹ và sang Canada như một người du lịch, định xin việc làm và ở lại luôn. Trước tôi nhiều người VN du học ỏ Mỹ đều “vượt tuyến” như thế và tất cả đều thành công. Tôi luôn luôn gặp may mắn ai ngờ lần nầy lâm nạn. Tôi sang Canada gặp đúng lúc Canada đổi luật di trú: muốn xin định cư ở Canada phải xin từ ngoài chứ không thể ở trong nước Canada mà xin được. Về lại Mỹ thì “mất mặt” quá nên tôi quyết ở “lậu”, tới đâu thì tới. Trước đó tôi có xin học Ph.D. ở

Page 6: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

Montréal và đã được nhận. Nghĩ rằng ở đây đại học độc lập với chính phủ, nếu tôi vào học ở đó thì chẳng ai hỏi han đến, tôi mạnh dạn vào học ở đại học Montréal. Quả nhiên tôi được yên ổn học hành, nhưng tôi không thể đi làm (vì là dân lậu), mỗi tháng chỉ sống với 200$ tiền trợ cấp nghiên cứu thầy cho (mỗi giáo sư đại học ở đây đều xin được một cái quỹ nghiên cứu nên họ có tiền cho học trò làm luận án với họ) và 160$ tiền dạy bài tập cho sinh viên (như hồi tôi làm phụ khảo ở Huế). Với đồng tiền ít ỏi như vậy, nhưng hồi đó vật giá còn rẻ, tôi lại ở chung với bạn bè, nên chắt bóp tôi cũng có dư tiền gởi về nuôi vợ con , mẹ già và em nhỏ ỏ quê nhà. Đến khi học gần xong tôi ra “trình diện” sở di trú, nghĩ rằng nếu họ đuổi đi thì xin về VN luôn, với cái bằng mới học được chắc cũng có thể xin dạy đại học Huế, dù sao sống cực khổ với vợ con vẫn hơn. Nhưng trên thực tế của cuộc đời mọi chuyện đâu có thể “êm dầm mát mái” được. Về Việt-Nam thời đó khó bằng lên trời, còn sở di trú thì đòi bỏ tù vì tội cư trú bất hợp pháp. Thuê luật sư tốn khá bộn tiền rồi mà sở di trú vẫn đòi đuổi tôi qua bên Áo (?!) để xin nhập cư từ đó. Tưởng cuộc đời gặp “ hồi đen tối” rồi ai ngờ có cứu tinh xuất hiện. Một ngày nọ gặp một người bạn người Québec, (bạn thân của vợ chồng người em vợ tôi) tôi than thở về hoàn cảnh của tôi, anh ta bảo sẽ giúp cho. Hồi đó anh nầy làm phụ tá cho ông Bộ trưởng bộ Di trú Québec, nhưng trường hợp của tôi thuộc di trú liên bang, tỉnh bang không làm gì được. Anh bạn tôi thuê cho tôi một luật sư của chính phủ, họ ăn lương của chính phủ để binh vực cho những người có đồng lương thấp, mình khỏi trả tiền. Lần nầy không tốn tiền mà lại được việc, chỉ mấy tháng sau là tôi có giấy tạm trú ngay !

     Bây giờ chuyện cư trú yên ổn rồi phải nghĩ đến chuyện kiếm việc làm. Chắc nhiều bạn nghĩ là có cái bằng Ph.D. trong tay thì kiếm việc dễ ợt. Không phải vậy đâu các bạn ạ. Bên nầy bằng càng cao càng khó kiếm việc, vì vậy ở các trường đại học đa số là người nước ngoài tới làm Ph.D., học xong là về nước họ. Dân ở đây không thèm học Ph.D. Lý luận của họ nghe ra cũng đúng. Nếu học Ph.D. thì trung bình phải mất 5 năm, khi đó những người cùng đậu kỹ sư một lần với mình rồi đi làm thì lương của họ đã lên cao rồi mà mình còn cầm cái bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc, vì việc cần đến Ph.D. đâu có nhiều. Chắc có lẽ tôi phải nói qua quan niệm ở bên này về bằng Ph.D. để có thể hiểu rằng tôi không nói xạo. Bằng Ph.D. chỉ là một mảnh giấy chứng nhận rằng người mang nó có khả năng nghiên cứu. Người có bằng Ph.D. chỉ thích hợp với công việc liên hệ đến nghiên cứu, chẳng hạn như làm giáo sư đại học hay làm việc trong các trung tâm nghiên cứu. Đối với giáo sư đại học ở Bắc Mỹ việc nghiên cứu rất là quan trọng, không nghiên cứu ắt phải tiêu vong. Giáo sư đại học có ba bậc: assistant professor, associate professor, full professor. Thời gian làm assistant professor trung bình là 5 năm. Trong 5 năm nầy phải có bài nghiên cứu được đăng trên báo chuyên môn, nếu không thì đi chỗ khác

Page 7: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

chơi. Sau 5 năm, nếu có công trình nghiên cứu đàng hoàng thì sẽ được xét cho “tenure” (đại khái giống như vô biên chế …). Những giáo sư giỏi có thể được đặc cách cho “tenure” sớm hơn. Chuyện có bài nghiên cứu đăng báo quan trọng cho giáo sư đại học như vậy nên giới đại học có câu “publish or perish” (phải có bài đăng báo nếu không thì tiêu vong). Ở bên này xét cho làm giáo sư hay cho giáo sư thăng trật là do một hội đồng của trường đại học chứ không phải từ chính phủ. Nếu một người có bằng Ph.D. nạp đơn xin một việc làm chỉ cần bằng kỹ sư, thì người đó sẽ nhận được thư: cám ơn ông (bà) nhưng rất tiếc là hiểu biết của ông (bà) cao trên mức chúng tôi cần (overqualified). Ở bên nầy có một chuyện cần biết về công ăn việc làm nữa là kinh nghiệm. Môt người có bất cứ bằng cấp gì, sau 3 năm nếu không tìm ra việc tương xứng với bằng đó thì nên vất cái bằng đó đi mà đi học một cái bằng khác, vì không có đủ kinh nghiệm. Tôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên nầy, hai là để các bạn thấy tôi kiếm việc làm khó khăn như thế nào chỉ vì tôi có bằng cao mà lại thiên về lý thuyết, chẳng có thực hành gì ráo trọi. Nếu bây giờ giả sử như tôi cầm cái bằng của tôi đi xin làm giáo sư đại học thì người ta bỏ ngay vào sọt rác không cần xét, vì đã gần 30 năm tôi không hề làm nghiên cứu! Cái bằng Ph.D. của tôi bây giờ chỉ là một tấm giấy lộn chỉ để “lộng kiếng” mà thôi.

     Sau khi học xong và có giấy cư trú hợp pháp, đầu tiên tôi cũng muốn xin dạy đại học, nhưng các đại học đều có đủ giáo sư mà thành tích nghiên cứu của tôi cũng không nhiều nên chen chân vô quá khó. Tôi phải đi dạy giờ ở 3 trường đại học làm thành một cái tam giác mỗi cạnh 150 cây số. Phải dạy nhiều nơi như thế mới đủ sống vì mỗi trường đại học chỉ cho mình dạy một hay hai cua thôi. Cuối cùng thấy đi xa vất vả mà lại lái xe mùa đông khi có bão tuyết nguy hiểm quá, tôi đành bỏ giấc mộng làm giáo sư đại học để nạp đơn xin vào dạy ở một trường cao đẳng. Hệ thống giáo dục ở Québec gồm có 6 năm tiểu học (études primaires), 5 năm trung học (études secondaires), 2 năm cao đẳng, mới lên đại học. Trường cao đẳng, gọi là CÉGEP (Collège d’Éducation Générale Et Professionnelle, chữ collège (tiếng Pháp) khác với chữ college của Mỹ. Ở Mỹ, “go to college” có nghĩa là vào đại học). Trường CÉGEP có hai hướng: hướng tổng quát (général) đào tạo sinh viên trong 2 năm (tương đương với lớp 12 và năm thứ nhất đại học bên mình) để vào đại học, và hướng chuyên nghiệp (professionnel) học 3 năm để trở thành chuyên viên trung cấp như lập trình viên, y tá, chuyên viên công nghệ giấy, chuyên viên công nghệ máy bay, v.v. Theo thiển ý của tôi cái hướng CEGEP chuyên nghiệp nầy rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại bên mình để giải quyết sự quá tải của đại học. Xin trở lại chuyện tôi xin đi dạy ở CÉGEP. Tôi gởi tất cả trên 50 cái đơn đi khắp các trường CÉGEP ở tỉnh bang Québec. Mỗi ngày ra xem thùng thơ thấy có cái thơ trả lời là rầu thúi ruột, vì biết là họ từ chối. Cuối cùng chỉ có

Page 8: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

một trường kêu đi phỏng vấn, và tôi được nhận vào dạy ở đó từ bấy đến nay đã gần 30 năm. Được nhận vào dạy rồi cũng chưa phải yên đâu. Trường tôi là một trường công, cũng có biên chế, nhưng biên chế của họ khác với bên mình. Mặc dù tiếng Pháp gọi là permanence, nhưng không có gì là vĩnh viễn cả. Có biên chế vẫn bị thải như thường. Nguyên tắc cơ bản là ai vào sau phải ra trước. Nếu sĩ số xuống thì thải thầy, hợp đồng thải trước, biên chế thải sau. Cứ 3 năm thì các công đoàn giáo chức họp với đại diện của bộ Giáo dục để đạt thỏa thuận cho 3 năm tới (gọi là convention collective) gồm rất nhiều điều khoản trong đó có vấn đề tăng lương, hưu liễm, an toàn về công ăn việc làm, v.v. Có nhiều lúc hai bên rất căng, bên đòi tăng lương nhiều, bên cho tăng ít, kèo nài bớt một thêm hai mãi không được thì có thể đi đến bãi công hoặc đình công. Trước khi tôi vào dạy thì vào biên chế khá dễ, nhưng khi tôi vào thì quy chế đổi: muốn vào biên chế phải có một cái “poste” mở ra và mình được giữ cái poste đó trong ba năm liền mới được vào. Tôi phải dạy hợp đồng suốt 20 năm mới được vào biên chế. Hợp đồng ký từng học kỳ một, và mình chỉ biết là có hợp đồng hay không trước khi học kỳ bắt đầu chừng một tuần. Tôi may mắn là năm nào cũng có hợp đồng dạy toàn thời gian. Có hai lần tôi đã tưởng không có hợp đồng phải ăn lương thất nghiệp, ai dè đến giờ phút chót có đồng nghiệp bị bệnh nặng phải nghỉ việc nên cua của họ chuyển qua cho tôi. Hai vị đồng nghiệp đó nay đã ra người thiên cổ, hóa ra cái xui của bạn tạo nên cái hên của mình, chuyện đời may rủi biết đâu mà lường trước được.

     Nay tôi đã thành lão làng, kể về thâm niên tôi đứng hàng thứ tư trên 30 người, không còn phải lo mất việc không đưa con tới bờ tới bợt. Nhưng càng về già thì một nỗi buồn khác dâng lên. Trong những giấc mộng đêm thâu vẫn thấy mình thơ thẩn đâu đó ở Vỹ dạ ngắm ánh trăng trên mấy đọt dừa, khi thì đi trên con đường xóm rợp mát bóng tre. Cũng có lúc nhớ đến cánh đồng thơm ngát khi lúa trổ đòng đòng. Những giấc mộng kia tưởng có thể thành sự thật để mình có thể sống chuổi ngày còn lại ở quê hương. Nhưng khi trở về cố thổ thì giấc mộng vẫn cứ là giấc mộng, lũy tre làng không còn nữa, ruộng đã thành nhà, đường xóm bê tông hóa, đèn điện che mất ánh trăng. Vẫn biết sự biến dịch trong đất trời là tất yếu, nhưng không ngờ mọi sự đổi thay nhanh như thế. Chỉ trong một thời gian ngắn mà khi trở lại quê xưa mọi vật đều đổi khác, từ cảnh đến người.! Tôi xin mượn mấy câu thơ trong bài “Hồi hương ngẫu thi” của Hạ Tri Chương đời Đường bên Tàu để nói lên tâm trạng của mình khi về làng:                                                                                      

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi 

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Page 9: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tùng hà xứ lai ?

Từ bé ra đi, già trở lại

Giọng quê chẳng đổi, bạc bên mai.

Trẻ con trông thấy chưa từng gặp

Cười hỏi từ đâu bác đến đây ?

Có phải từ đây tôi phải chọn nơi này (Canada) làm chỗ “sống gởi nạc, thác gởi xương” chăng? Tôi không dám nghĩ đến nữa.

     Trong suốt thời gian gian truân từ Mỹ đến Canada tôi học được nhiều bài học quý giá. Ngày xưa khi còn ở quê nhà tôi bái phục nền văn hóa của Pháp, tôi cho là nước Pháp mới là nơi nên đến học, Mỹ là nơi cuối cùng trong danh sách của tôi, còn Canada không có tên trong đó. Tôi đã được học bổng đi du học ở Pháp ba lần, lần nào cũng trật giuộc vào giờ phút chót. Từ khi qua Bắc Mỹ, nhất là khi đến Canada, tôi mới thấy hiểu biết ngày xưa của tôi quá nông cạn. Mình lúc ấy như ếch ngồi đáy giếng, không thấy được gì quá cái lỗ mũi của mình mà vẫn cứ tưởng là mình thông minh xuất chúng. Cũng có người cho Mỹ là thiên đàng hạ giới, chẳng thế mà khi tôi qua Mỹ chơi có người bạn quen biết tôi ngày xưa bên đó hỏi tôi: “Anh có định trở về Mỹ không?” Ý anh ta là Canada làm sao sánh với Mỹ được. Trong bụng tôi muốn nói thẳng với anh ấy: “Không, nếu không về lại Huế được thì nơi tôi chọn chính là Canada”. Nơi đây người hiền cảnh đẹp, phúc lợi xã hội tốt, già cả đau ốm khỏi lo, còn có nơi đâu hơn được nữa? Nói thì nói thế chứ lòng tôi cũng chua xót vô cùng. Còn có nơi nào đẹp hơn quê hương (trong tâm tưởng).   

     Ngày tôi còn học trung học tôi có đọc một cuốn truyện Mỹ dịch ra tiếng Việt nhan đề là ĐI BIỂN. Tôi rất thích cuốn truyện này, muốn đọc nguyên tác của nó nhưng đã lâu ngày không còn nhớ tên tiếng Anh của cuốn truyện mà cũng không nhớ tên tác giả luôn. Nếu bạn nào còn được quyển đó trong tủ sách gia đình thì cho tôi xin tên sách và tác giả để tôi tìm đọc lại. Cuốn Đi biển viết về cuộc đời của nhà hàng hải trứ danh của Mỹ tên là Nathaniel Bowditch. Ông ta là một thiên tài về hàng hải và toán học. Thuở nhỏ nhà nghèo bị cha bán cho một người làm hàng hải ở hải cảng Salem. Mê học toán, muốn đọc cuốn sách toán “Principia” của Newton mà không biết làn sao, vì cuốn sách nầy viết bằng tiếng La tinh. Có một ông cha cố cho Nathaniel một cuốn Thánh kinh song ngữ, một bên là tiếng La tinh, bên kia tiếng Anh, để Nathaniel học tiếng La tinh. Ban đầu Nathaniel dự trù sẽ học hết cuốn Principia trong vòng 10 năm, nhưng càng học càng tiến bộ nhanh nên học xong cuốn Principia trong vòng 3 năm. Về sau Nathaniel trở

Page 10: Những may mắn trong đời tôi… - WordPress.com · Web viewTôi trình bày dài dòng như thế một là để các bạn biết thêm về giáo duc đại học ở bên

thành một nhà hàng hải nổi tiếng. Một hôm trở về cảng Salem trong một đêm sương mù dày đặc, Nathaniel quyết tâm vào cho được hải cảng Salem đầy đá ngầm vì đã có hẹn với vợ sẽ trở về đêm đó. Trong khi nhiều tàu khác bị tông vào đá ngầm thì với tài tính nhẩm thần sầu của mình, Nathaniel đã đưa tàu vào cảng an toàn. Một đêm trời quang mây tạnh, Nathaniel chỉ lên bầu trời đầy sao lấp lánh, nói cho vợ nghe về những vì tinh tú và giảng cho bà ta biết làm sao người thuyền trưởng có thể dùng 3 vì sao để định vị chiếc tàu của mình giữa biển cả mênh mông. Ông nói với vợ rằng: “Đời anh như con tàu đi trên biển cả, có lúc thuận buồm xuôi gió, nhưng cũng có lúc trời đứng gió thuyền không đi đươc. Những lúc ấy anh vẫn không bỏ cuộc, không có gió trời thì anh dùng gió trám”. (Trám là một loại cây, gỗ của nó dùng làm chèo). Tôi không phải là thiên tài như Nathaniel Bowditch, nhưng cuộc đời của Nathaniel Bowditch là tấm gương học tập của tôi, cứ mỗi lần không được “êm dầm mát mái” thì câu nói của Nathaniel lại văng vẳng đến với tôi, khích lệ tôi để có đủ can đảm mà tiến bước.

   Thân ái chào các bạn và tất cả các đồng môn Đại Học Sư Phạm Huế

                                                         Montréal ngày 15 tháng 9 năm 2009                                         Võ Văn Thơ

* Người mang áo ấy là anh Nguyễn Văn Sanh, Khóa 1972-1976, hiện nay là Tiến sĩ, giảng dạy Toán tại Mahidol University, Thailand