34
CHUYÊN ĐỀ Thị trường Tôm 30/09/2013 Ý kiến trái chiều vviệc thương nhân Trung Quốc mua tôm Nhiều ý kiến cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) ti nhiều địa phương trong cả nước nhm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm thì lại không cho là như vậy. Xut khẩu tôm sang EU phục hi Kttháng 7 và 8 của năm nay, cùng với sphc hi vkinh tế ca khu vực EU đã mang đến những tín hiệu tốt đẹp cho các Toàn cảnh thtrường tháng 09/2013 Kim ngch xut khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 6/2013 đạt 234,5 triu USD, gim 2,2% so với tháng trước Xut khẩu tôm sang Mtiếp tc tăng trưởng mnh NHỮNG GÌ NỔI BT Tình hình xuất khẩu tôm của Vit Nam sang thtrường Mtrong những tháng gần đây đang rất khi sc.

NHỮNG GÌ NỔ ẬT - agromonitor.vnagromonitor.vn/Upload/File/chuyendetom.pdf · Hình 4: Diễn biến giá xuất khẩu (CFR) bình quân tôm sú và tôm thẻ đông lạnh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHUYÊN ĐỀ

Thị trường Tôm

30/09/2013

Ý kiến trái chiều về việc thương nhân Trung Quốc mua tôm

Nhiều ý kiến cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm

(tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm

mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm

thì lại không cho là như vậy.

Xuất khẩu tôm sang EU phục hồi

Kể từ tháng 7 và 8 của năm nay,

cùng với sự phục hồi về kinh tế

của khu vực EU đã mang đến

những tín hiệu tốt đẹp cho các nhà sản xuất tôm của Việt Nam

Toàn cảnh thị trường tháng 09/2013

Kim ngạch xuất khẩu tôm của

Việt Nam trong tháng 6/2013 đạt

234,5 triệu USD, giảm 2,2% so

với tháng trước

1. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp

tục tăng trưởng mạnh

NHỮNG GÌ NỔI BẬT

Tình hình xuất khẩu tôm của

Việt Nam sang thị trường Mỹ

trong những tháng gần đây

đang rất khởi sắc.

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

1

MỤC LỤC

1. Ý kiến trái chiều về việc thương nhân Trung Quốc mua tôm ........................................... 2

2. Xuất khẩu tôm sang EU phục hồi ........................................................................................ 3

3. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh .......................................................... 4

4. Toàn cảnh thị trường tháng 09/2013 .................................................................................... 7

4.1. Diễn biến về giá ................................................................................................................... 7

4.2. Thương mại ........................................................................................................................ 12

4.3. Sự kiện trong tháng ............................................................................................................ 25

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

2

1. Ý kiến trái chiều về việc thương nhân Trung Quốc mua tôm

Đại diện cơ quan quản lý và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước cho rằng

thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa

phương trong cả nước nhằm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi

tôm thì lại không cho là như vậy.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Phó giám đốc một doanh nghiệp xuất tôm lớn ở

ĐBSCL (yêu cầu không nêu tên), lo lắng rằng nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng

thương nhân Trung Quốc mua tôm như hiện nay, doanh nghiệp chế biến tôm trong nước và

người nông dân trực tiếp nuôi tôm sẽ bị thiệt hại.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ nhiệm Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng cho biết,

nhu cầu nhập khẩu của thị trường hiện đang cao nhưng cung quá ít vì tôm chết nhiều. Do đó,

thương nhân Trung Quốc qua đây mua tôm và người nông dân có điều kiện bán được giá cao

cũng là điều tốt.

Ông Nhiệm nói: “Tôi thấy lạ là khi nông dân có tôm, doanh nghiệp trong nước cùng nhau đè giá

xuống và bây giờ, khi thương nhân Trung Quốc vào mua tôm, đẩy giá lên thì có doanh nghiệp lại

nói thương nhân Trung Quốc phá giá. Thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua do cung

không đủ cầu, và người Thái cũng qua dọc biên giới Việt Nam ở cửa khẩu Hà Tiên (cửa khẩu

quốc tế Hà Tiên - Kiên Giang) mua tôm đó thôi”.

Theo ông Nhiệm, một số doanh nghiệp có động thái kêu thương nhân Trung Quốc mua tôm ở

ĐBSCL là phá giá chẳng qua do họ cạnh tranh không lại với mức giá mua cao nên họ muốn tìm

giải pháp gỡ khó từ cấp trên.

Là người có thâm niên nuôi tôm ở ĐBSCL, ông Võ Hồng Ngoãn, xã Vĩnh Trạch Đông, thành

phố Bạc Liêu, cho rằng vấn đề thương nhân Trung Quốc mua tôm nguyên liệu của Việt Nam đã

diễn ra từ lâu, chứ không phải mới đây.

Người nuôi tôm tại ĐBSCL tính toán, nếu bán tôm cho thương nhân Trung Quốc tại ĐBSCL thì

họ có thu nhập cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/tấn so với bán tôm cho doanh nghiệp trong nước.

Để gom được nhiều tôm, các thương nhân Trung Quốc đã nhờ thương nhân người Việt Nam tìm

nguồn cung cho họ và sẵn sàng đưa ra mức giá cao hơn so với doanh nghiệp trong nước.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh - một người

chuyên vận chuyển tôm thuê cho các xí nghiệp tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cho biết thời gian

gần đây có nhiều thương nhân người Việt Nam từ Sóc Trăng thuê xe xuống tận vùng nuôi ở các

huyện Cầu Ngang, Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh để mua tôm.

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

3

“Mức giá họ đưa ra lúc nào cũng cao hơn so với mức giá của doanh nghiệp trong nước. Chẳng

hạn, tôm sú loại 20 con/kí lô gam được doanh nghiệp trong tỉnh mua với mức giá 245.000 -

250.000 đồng/kí lô gam thì thương nhân Trung Quốc là 255.000 - 265.000 đồng/kí lô gam”, ông

Tuấn cho biết.

Theo những người nuôi tôm tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, với giá bán cao hơn như hiện nay,

sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư như giống, thuốc phòng bệnh, điện, nước, nhân công… họ

sẽ lãi khoảng 500 - 700 triệu đồng/héc ta nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 3 tháng nuôi.

Nguồn báo TBKTSG-Online

2. Xuất khẩu tôm sang EU phục hồi

Áp lực khủng hoảng kinh tế đã kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu tiêu thụ tôm của EU, qua đó

khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam sang khu vực này liên tục sụt giảm trong suốt năm 2012 và

nửa đầu năm 2013. Theo số liệu của Tổng cuc Hải quan, trong năm 2012, EU chỉ bỏ ra khoảng

306,7 triệu USD để nhập khẩu tôm từ Việt Nam, giảm mạnh gần 26% so với năm 2011. Sang

đến nửa đầu năm nay, tình hình vẫn khá ảm đạm, khi con số này cũng chỉ đạt 130,5 triệu USD,

giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Tuy nhiên, kể từ tháng 7 và 8 của năm nay, cùng với sự phục hồi về kinh tế của khu vực EU đã

mang đến những tín hiệu tốt đẹp cho các nhà sản xuất tôm của Việt Nam. Sự phục hồi mạnh trở

lại trong 2 tháng này đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm

2013 sang EU đạt tăng trưởng dương 5,5% so với cùng kỳ năm 2012, lên mức 209,4 triệu USD.

Hai trong số ba thị trường lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu tôm tại EU là Anh và Pháp đều có

mức tăng trưởng rất ấn tượng trong 8 tháng đầu năm nay, đạt 26,3% và 29,5%. Đối với thị

trường Đức, mặc dù xuất khẩu tôm sang thị trường này chỉ đạt 49,7 triệu USD, giảm 5,3% so với

cùng kỳ năm 2012, nhưng đây vẫn là thị trường đầu ra lớn nhất cho tôm xuất khẩu của Việt Nam

tại EU.

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

4

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU trong giai đoạn từ tháng 01/2011-08/2013 (triệu

USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang 3 thị trường hàng đầu tại khu vực EU trong 8

tháng đầu năm 2013, so với cùng kỳ năm trước (triệu USD,%)

Thị trường 8T/2013

(triệu USD)

Thay đổi so với

cùng kỳ năm trước (%) Thị phần (%)

Đức 49.7 -5.3 23.8

Anh 40.3 26.3 19.2

Pháp 31.1 29.5 14.8

Khác 88.3 -2.0 42.2

Tổng 209.4 5.5 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

3. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh

Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng gần đây đang rất

khởi sắc. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 8 đạt tới 107,9 triệu USD, tăng

mạnh 149% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn gần 27% so với tháng trước. Qua đó, đưa Mỹ

vượt lên trên Nhật Bản, trở thành thị trường đầu ra lớn nhất cho tôm xuất khẩu của Việt Nam

trong 8 tháng đầu năm 2013, với 441,7 triệu USD, tăng 52,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hôm 26/9, Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2-2013 sau khi điều chỉnh tăng 2,5%

so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn giá trị công bố ban đầu là 1,7%. Kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy

05

101520253035404550

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

5

sự phục hồi một cách rõ nét, cùng với đó nhu cầu nhập khẩu tôm của của nước này từ nay cho

đến cuối năm sẽ còn tăng cao theo chu kỳ hàng năm.

Trong bối cảnh, nhu cầu của Mỹ tăng cao, sản xuất tôm của Thái Lan vẫn chưa phục hồi, thì việc

lần lượt được tuyên bố không phải chịu 2 loại thuế là chống bán phá giá (hôm 10/09) và chống

trợ cấp (hôm 20/09) càng có nhiều ý nghĩa đối với ngành tôm của Việt Nam, qua đó sẽ giúp các

doanh nghiệp có thểm cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường hàng đầu này.

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ từ tháng 01/2012-08/2013 (triệu

USD)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Hình 3: Lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ từ tháng 01/2012-08/2013 (nghìn tấn)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

2429

38 3539 39 42 43 41

4942

2833

2330

44

6157

85

108

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2012 2013

22

3 33

44

54

5

4

23

22

4

5 5

7

8

0

2

4

6

8

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2012 2013

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

6

Hình 4: Diễn biến giá xuất khẩu (CFR) bình quân tôm sú và tôm thẻ đông lạnh của Việt

Nam vào thị trường Mỹ từ tháng 01/2011-08/2013 (USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Hình 5: Diễn biến giá xuất khẩu (CFR) bình quân tôm sú và tôm thẻ chế biến của Việt Nam

vào thị trường Mỹ từ tháng 01/2011-08/2013 (USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

7000

9000

11000

13000

15000

17000

19000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

7

4. Toàn cảnh thị trường tháng 09/2013

4.1. Diễn biến về giá

Giá tôm sú tiếp tục tăng cao trong tháng 9

Theo mạng lưới thông tin thị trường của AgroMonitor, nối tiếp xu hướng trong tháng 8, giá thu

mua tôm sú nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL liên tục tăng cao trong tháng 9. Theo đó, giá

tôm sú cỡ 30 con/kg và 40 con/kg tại Cà Mau đạt bình quân 205.000 đồng/kg và 173.750

đồng/kg, tăng từ 11.750-15.000 đồng/kg so với trung bình tháng trước. Tại thời điểm cuối tháng

9, giá đang ở mức 220.000 đồng/kg và 180.000 đồng/kg, cao hơn từ 15.000-25.000 đồng/kg so

với hồi cuối tháng 8. Tương tự, tại Sóc Trăng, gia tôm sú nguyên liệu cỡ 30 con/kg và 40 con/kg

bình quân tháng 9 đã tăng từ 13.250-20.350 đồng/kg so với trung bình tháng trước đó, đạt

208.750-181.250 đồng/kg.

Giá tôm tăng cao trong tháng 9 là do hình xuất khẩu mặt hàng này đang rất khởi sắc, các doanh

nghiệp đẩy mạnh thu mua để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, việc các thương lái

đẩy mạnh thu gom hàng để xuất đi Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến cho giá tăng.

Bảng 2: Giá tôm sú bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 (đồng/kg)

Tháng

Cà Mau Sóc Trăng

30 con/kg 40 con/kg 30 con/kg 40 con/kg

1 156,000 150,000 160,000-170,000 145,000

2 160,000 155,000 160,000-170,000 150,000

3 165,000 155,000 190,000 160,000

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

8

4 170,000 149,000 180,000 150,000

5 173,200 149,200 177,800 154,800

6 179,000 154,000 182,000 161,000

7 178,750 153,750 178,250 155,750

8 190,000 162,000 188,400 168,000

9 205,000 173,750 208,750 181,250

Nguồn: CSDL AgroMonitor

Hình 6: Diễn biến giá tôm sú tại Cà Mau năm 2011-2013 (VND/kg)

Nguồn: Hiệp hội thủy sản Cà Mau, CSDL AgroMonitor

Giá tôm sú xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Bảng 3: Giá tôm sú tươi sống/đông lạnh xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Thị trường Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng

(tấn)

TT về đơn giá so

với 7/2013 (%)

TT về đơn giá so

với 8/2012 (%)

Chung 13,895 4,687 1.5 16.4

Bắc Mỹ 17,642 1,494 7.2 32.5

EU 12,241 846 2.3 16.7

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Bảng 4: Giá tôm sú chế biến xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Thị trường Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng

(tấn)

TT về đơn giá so

với 7/2013 (%)

TT về đơn giá so

với 8/2012 (%)

Chung 13,132 1,144 7.8 22.2

Bắc Mỹ 17,367 282 8.7 28.3

100000

120000

140000

160000

180000

200000

220000

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2012 2013

Cỡ 30 con/kg Cỡ 40 con/kg

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

9

EU 9,871 88 9.4 15.1

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Hình 7: Giá xuất khẩu trung bình của tôm sú tươi sống/đông lạnh Việt Nam đi một số khu

vực chính năm 2010-2013 (CFR, USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Hình 8: Giá xuất khẩu trung bình của tôm sú chế biến Việt Nam đi một số khu vực chính

năm 2010-2013 (CFR, USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Giá tôm thẻ tiếp tục tăng cao do nhu cầu xuất khẩu lớn

Cũng giống như tôm sú, giá thu mua tôm thẻ nguyên liệu đã liên tục tăng cao trong tháng 9.

Theo thông tin từ đầu mối của AgroMonitor, tại thời điểm cuối tháng 9, giá tôm thẻ cỡ 90/100

con/kg tại ĐBSCL và khu vực miền Trung đang ở mức 130.000 đồng/kg và 132.000 đồng/kg,

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

20000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Bắc Mỹ EU Chung

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

20000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Bắc Mỹ EU Chung

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

10

cao hơn từ 13.000-17.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 8. Tính trung bình tháng 9, giá tôm thẻ

cỡ này vào khoảng 124.500 đồng/kg (tại ĐBSCL) và 126.000 đồng/kg (tại miền Trung), tăng từ

11.500-17.400 đồng/kg so với bình quân tháng 8.

Giá tôm thẻ nguyên liệu nội địa liên tục tăng do nhu cầu tiêu thụ của thế giới đối với mặt hàng

này tiếp tục tăng cao, trong khi nguồn cung tôm của Thái Lan vẫn chưa thể phục hồi do ảnh

hưởng nặng nề của dịch bệnh tôm chết sớm. Cùng với đó, giá tăng còn do việc các thương lái

vẫn đang đẩy mạnh gom hàng để xuất đi Trung Quốc. Lượng tôm này được thu mua với giá cao,

lại không bị kiểm soát chặt về chất lượng, kích cỡ nên khiến cho các doanh nghiệp trong nước

khó cạnh trạnh trong việc thu mua nguyên liệu.

Bảng 5: Xu hướng giá tôm thẻ trong 8 tháng đầu năm 2013 (đồng/kg)

Tháng ĐBSCL Miền Trung

90-100 con/kg 90-100 con/kg

1 94,250 96,000

2 94,000 97,667

3 96,750 98,500

4 97,000 102,000

5 93,200 101,800

6 100,750 99,250

7 104,750 101,500

8 113,000 108,600

9 124,500 126,000

Nguồn: CSDL AgroMonitor

Hình 9: Diễn biến giá tôm thẻ tại miền Trung và ĐBSCL năm 2011-2013 (VND/kg)

Nguồn: CSDL AgroMonitor

65000

75000

85000

95000

105000

115000

125000

135000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2011 2012 2013

ĐBSCL Miền Trung

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

11

Giá tôm thẻ xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Bảng 6: Giá tôm thẻ tươi sống/đông lạnh xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Thị trường Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng

(tấn)

TT về đơn giá so

với 7/2013 (%)

TT về đơn giá so

với 8/2012 (%)

Chung 9,981 8,336 3.0 25.9

Bắc Mỹ 11,500 3,079 1.5 39.7

EU 8,692 1,625 4.8 36.9

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Bảng 7: Giá tôm thẻ chế biến xuất khẩu bình quân (CFR) tháng 08/2013

Thị trường Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng

(tấn)

TT về đơn giá so

với 7/2013 (%)

TT về đơn giá so

với 8/2012 (%)

Chung 11,869 5,482 9.0 34.3

Bắc Mỹ 12,711 3,700 9.2 54.9

EU 10,225 469 3.1 20.9

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Hình 10: Giá xuất khẩu trung bình của tôm thẻ tươi sống/đông lạnh Việt Nam đi một số

khu vực chính năm 2010-2013 (CFR, USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

6000

7000

8000

9000

10000

11000

12000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Bắc Mỹ EU Chung

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

12

Hình 11: Giá xuất khẩu trung bình của tôm thẻ chế biến Việt Nam đi một số khu vực chính

năm 2010-2013 (CFR, USD/tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

4.2. Thương mại

Trị giá xuất khẩu chung

Theo số liệu thống kê đầy đủ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2013, xuất khẩu tôm các loại

của Việt Nam đạt 25,8 nghìn tấn và 333,4 triệu USD, tăng lần lượt 12,9% về lượng và 16,1% về

kim ngạch so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tôm tăng khoảng

27,3% về lượng trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng tới 67,8% do giá xuất khẩu tiếp tục tăng cao

trong khoảng thời gian này.

Hình 12: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011-2013 (nghìn tấn, triệu

USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

6000700080009000

1000011000120001300014000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Bắc Mỹ EU Chung

0

50

100

150

200

250

300

350

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Lượng (nghìn tấn) Giá trị (Triệu USD)

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

13

Trị giá xuất khẩu tôm theo chủng loại

Tháng 8/2013, xuất khẩu tôm thẻ tiếp tục cho thấy sự chiếm ưu thế so với tôm sú trong cơ cấu

xuất khẩu tôm của Việt Nam, với 188,1 triệu USD, tăng tới 23,8% và 194,1% so với tháng trước

và cùng kỳ năm trước. Trong khi, con số này của tôm sú chỉ là 9% và 12,1%.

Bảng 8: Xuất khẩu tôm Việt Nam theo chủng loại trong tháng 08/2013, so sánh với tháng

trước và cùng kỳ năm trước (triệu USD, %)

Chủng loại

08/2013

(triệu USD)

Thay đổi so với

tháng 07/2013 (%)

Thay đổi so với

tháng 08/2012 (%)

Thị phần (%)

Tôm khác 17.0 -3.6 -15.9 5.1

Tôm sú 128.4 9.0 12.1 38.5

Tôm thẻ 188.1 23.8 194.1 56.4

Tổng 333.4 16.1 67.8 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 9: Xuất khẩu tôm Việt Nam theo chủng loại trong 8 tháng đầu năm 2013, so với cùng

kỳ năm trước (triệu USD, %)

Chủng loại 8 tháng đầu năm 2013 Thay đổi so với cùng kỳ năm 2012 (%) Thị phần (%)

Tôm khác 108.6 -32.6 6.4

Tôm sú 798.3 2.1 47.0

Tôm thẻ 790.5 72.5 46.6

Tổng 1,697.4 21.2 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 13: Giá trị xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ của Việt Nam theo tháng, năm 2011-2013

(triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

0

50

100

150

200

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

14

Kim ngạch xuất khẩu tôm sú trong tháng 8 sang thị trường đầu ra lớn nhất là Nhật Bản tiếp tục

tăng trưởng dương với 1,2%, đạt 27,3 triệu USD. Ngoài ra, các thị trường lớn khác như Đài

Loan, Úc, Canada và Thụy Sỹ cũng tăng cường nhập khẩu tôm sú của Việt Nam trong tháng 8,

với mức tăng từ 28-64%.

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của Việt Nam đi 20 thị trường lớn nhất trong tháng

08/2013 (triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước)

Thị trường T8/2013

(triệu USD)

Thay đổi

so với

tháng trước (%)

Thay đổi

so với

cùng kỳ

năm trước (%)

Thị phần

(%)

Nhật Bản 27.3 1.2 -0.9 21.3

Mỹ 22.5 -1.4 -11.8 17.5

Trung Quốc 19.3 -3.9 26.1 15.0

Đài Loan 10.7 46.5 73.6 8.3

Úc 9.8 64.4 25.8 7.6

Canada 8.2 28.6 32.6 6.4

Thụy Sỹ 6.6 48.3 94.1 5.2

Đức 3.2 -17.4 14.9 2.5

Bỉ 3.1 69.9 819.0 2.4

Hàn Quốc 2.4 144.7 -42.2 1.9

Pháp 2.3 -27.9 51.7 1.8

Singapore 2.2 3.0 62.8 1.7

HongKong 2.2 -22.8 -35.5 1.7

Anh 1.5 15.6 26.0 1.2

Đan Mạch 1.3 31.6 54.9 1.0

Hà Lan 1.3 28.8 15.1 1.0

UAE 0.4 -58.2 -34.1 0.3

Ai Cập 0.4 279.3 41.7 0.3

Na Uy 0.3 33.0 372.6 0.3

Thụy Điển 0.3 107.4 -6.6 0.3

Khác 2.9 -28.1 -36.0 2.3

Tổng 128.4 9.0 12.1 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

15

Hình 14: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của Việt Nam đi 20 thị trường lớn nhất trong tháng

7/2013 (triệu USD, so với tháng trước)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Trái ngược với tôm sú, xuất khẩu tôm thẻ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tháng 8

đã quay đầu giảm 3,5% so với tháng trước đó, xuống còn 32 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu

tôm thẻ sang thị trường đầu ra lớn nhất cho mặt hàng này là Mỹ tiếp tục tăng mạnh tới 37,1%,

lên mức 84,5 triệu USD, chiếm gần 45% về thị phần.

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ của Việt Nam đi 20 thị trường lớn nhất trong tháng

8/2013 (triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước)

Thị trường T8/2013

(triệu USD)

Thay đổi

so với

tháng trước (%)

Thay đổi

so với

cùng kỳ

năm trước (%)

Thị phần

(%)

Mỹ 84.5 37.1 422.9 44.9

Nhật Bản 32.0 -3.5 89.7 17.0

Hàn Quốc 20.5 79.9 171.5 10.9

Trung Quốc 6.8 3.9 17,783.4 3.6

Canada 5.5 58.1 818.8 2.9

Đức 5.4 10.1 68.4 2.9

0 5 10 15 20 25 30

Nhật Bản

Mỹ

Trung Quốc

Đài Loan

Úc

Canada

Thụy Sỹ

ĐứcBỉ

Hàn Quốc

Pháp

Singapore

HongKong

Anh

Đan Mạch

Hà LanUAE

Ai Cập

Na Uy

Thụy Điển

T8/2013 T7/2013

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

16

Anh 5.4 19.5 152.3 2.9

Bỉ 4.8 168.1 261.2 2.6

Úc 3.6 38.3 204.5 1.9

Hà Lan 3.0 -13.0 98.6 1.6

Đài Loan 2.8 45.2 173.0 1.5

HongKong 2.5 5.3 41.1 1.3

Ý 1.8 21.2 23.2 1.0

Pháp 1.7 -39.4 394.2 0.9

Nga 1.3 430.3 686.1 0.7

New Zealand 1.0 -14.9 294.4 0.5

Singapore 0.7 -18.0 44.1 0.4

Ai Cập 0.7 -67.6 -78.3 0.4

Israel 0.7 7.2 124.9 0.4

Đan Mạch 0.5 -38.8 -24.9 0.3

Khác 2.8 -27.8 -20.7 1.5

Tổng 188.1 23.8 194.1 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 15: Kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ của Việt Nam đi 20 thị trường lớn nhất trong tháng

8/2013 (triệu USD, so với tháng trước)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

MỹNhật Bản

Hàn QuốcTrung Quốc

CanadaĐứcAnh

BỉÚc

Hà LanĐài Loan

HongKongÝ

PhápNga

New ZealandSingapore

Ai CậpIsrael

Đan Mạch

T8/2013 T7/2013

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

17

Trị giá xuất khẩu tôm của Việt Nam theo khu vực nhập khẩu

Tháng 8/2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang 2 thị trường đầu ra lớn nhất là Bắc Mỹ và EU

tiếp tục tăng trưởng khởi sắc trong khi xuất khẩu sang khu vực Asean và Trung đông lại quay

đầu sụt giảm so với tháng trước.

Bảng 12: Trị giá xuất khẩu tôm theo khu vực trong tháng 8/2013 (so với tháng trước và

cùng kỳ năm trước, triệu USD)

Khu vực T8/2013

Thay đổi

so với

tháng trước (%)

Thay đổi

so với

cùng kỳ

năm trước (%)

Thị phần

(%)

Asean 4.5 -12.5 42.4 1.4

Bắc Mỹ 121.7 28.1 141.2 36.5

EU 41.4 10.3 56.0 12.4

Trung Đông 3.6 -43.3 -46.8 1.1

Khác 162.3 13.3 45.4 48.7

Tổng 333.4 16.1 67.8 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 16: Thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam theo khu vực trong tháng 08/2013, so với

tháng trước và cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

36%

33%

25%

12%

13%

13%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

T8/2013

T7/2013

T8/2012

Asean

Bắc Mỹ

EU

Trung Đông

Khác

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

18

Hình 17: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

trong năm 2011-2013 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 18: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ của Việt Nam sang thị trường EU trong

năm 2011-2013 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Trị giá xuất khẩu tôm của Việt Nam theo quốc gia nhập khẩu

Nối tiếp xu hướng trong tháng 7/2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục

tăng trưởng mạnh trong tháng 8, đạt 107,9 triệu USD, tăng mạnh 149% so với cùng kỳ năm

2012.

0102030405060708090

100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

19

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đi 20 thị trường lớn nhất trong tháng

08/2013 (triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước)

Thị trường T8/2013

(triệu USD)

Thay đổi

so với

tháng trước (%)

Thay đổi

so với

cùng kỳ

năm trước (%)

Thị phần

(%)

Mỹ 107.9 26.9 149.0 32.4

Nhật Bản 66.9 -3.4 25.0 20.1

Trung Quốc 26.4 -1.0 68.7 7.9

Hàn Quốc 24.1 77.6 90.9 7.2

Đài Loan 13.8 47.0 87.6 4.1

Canada 13.8 38.3 93.8 4.1

Úc 13.6 41.6 35.9 4.1

Đức 9.1 -0.7 36.2 2.7

Anh 8.3 13.5 90.9 2.5

Bỉ 8.2 102.6 261.2 2.5

Thụy Sỹ 7.4 54.3 96.3 2.2

HongKong 5.5 -5.1 -4.6 1.6

Pháp 4.8 -26.8 93.2 1.4

Hà Lan 4.6 -1.0 15.3 1.4

Singapore 3.2 1.5 56.7 1.0

Ý 2.1 27.4 4.6 0.6

Đan Mạch 1.9 6.9 28.1 0.6

Nga 1.6 55.3 734.5 0.5

New Zealand 1.2 -14.1 177.9 0.4

Ai Cập 1.1 -50.9 -68.3 0.3

Khác 7.8 -21.7 -21.7 2.3

Tổng 333.4 16.1 67.8 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 19: Top 20 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 08/2013

(triệu USD, so với tháng trước)

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

20

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 20: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

trong năm 2011-2013 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

0 20 40 60 80 100 120

Mỹ

Nhật Bản

Trung Quốc

Hàn Quốc

Đài Loan

Canada

Úc

Đức

Anh

Bỉ

Thụy Sỹ

HongKong

Pháp

Hà Lan

Singapore

Ý

Đan Mạch

Nga

New Zealand

Ai Cập

T8/2013 T7/2013

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

21

Hình 21: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong

năm 2011-2013 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tham khảo một số đơn hàng xuất khẩu tôm lớn trong tháng 8/2013

Bảng 14: Một số đơn hàng xuất khẩu tôm sú lớn trong tháng 8/2013

Ngày Thị trường Cửa khẩu/Cảng Loại giá Lượng

(tấn)

Đơn giá

(USD/tấn)

01/08/13 Taiwan Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 28.3 11,386.5

09/08/13 Taiwan Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 28.3 11,386.5

14/08/13 Taiwan Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 27.1 11,488.7

19/08/13 Taiwan Cảng Cát Lái (HCM) CFR 25.5 6,567.0

23/08/13 Singapore Cảng Cát Lái (HCM) CFR 25.5 9,243.3

27/08/13 Taiwan Cảng Cát Lái (HCM) CFR 25.5 8,548.7

27/08/13 Taiwan Cảng Cát Lái (HCM) CFR 25.4 8,733.3

28/08/13 China Cảng Cát Lái (HCM) CFR 25.4 9,156.1

28/08/13 China Cảng Cát Lái (HCM) CNF 24.2 8,192.1

29/08/13 China Cảng Cát Lái (HCM) CFR 23.2 13,268.6

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Tôm sú Tôm thẻ

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

22

Bảng 15: Một số đơn hàng xuất khẩu tôm thẻ lớn trong tháng 8/2013

Ngày Thị

trường Cửa khẩu/Cảng Loại giá

Lượng

(tấn)

Đơn giá

(USD/tấn)

08/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 25.2 9,728.6

08/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 24.7 8,025.6

08/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 24.7 8,025.6

14/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 25.0 7,523.3

16/08/13 United

Kingdom Cảng Cát Lái (HCM) CFR 23.9 7,458.6

22/08/13 France Cảng Cát Lái (HCM) CNF 22.7 6,757.1

30/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 25.2 9,640.3

30/08/13 China Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(Quảng Ninh) DAF 25.2 9,640.3

30/08/13 United

Kingdom Cảng Cát Lái (HCM) CFR 23.9 7,458.6

30/08/13 United

Kingdom Cảng Cát Lái (HCM) CFR 23.9 7,458.6

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Doanh nghiệp xuất khẩu

Tháng 8/2013, trong số 20 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam có tới 14 doanh

nghiệp đạt tăng trưởng dương về trị giá xuất khẩu so với tháng trước, tăng 2 đơn vị so với tháng

7. Trong đó, CT CP Tập Đoàn TS Minh Phú tiếp tục dẫn đầu với 40,2 triệu USD, tăng 17,3% so

với tháng trước và tăng mạnh 53,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 16: Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất tháng 08/2013 theo kim ngạch, so

với tháng trước và cùng kỳ năm trước (triệu USD,%)

STT

T8/2013

Doanh nghiệp T8/2013

(triệu USD)

Thay đổi

so với

T7/2013

(%)

Thay đổi

so với

T8/2012

(%)

STT

T7/2013

Thay đổi

STT

Thị

phần

(%)

1 CT CP Tập Đoàn TS Minh Phú 40.2 17.3 53.9 1 0 12.1

2 CT CP TS Sóc Trăng 19.6 19.8 129.6 2 0 5.9

3

CT TNHH CB TS Minh Phú -

Hậu Giang 17.9 35.8 553.9 4 1 5.4

4

CT CP Nha Trang Seafoods -

F17 15.2 74.8 178.8 7 3 4.6

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

23

5

CT TNHH KDCBTS & XNK

Quốc Việt 14.9 0.7 56.9 3 -2 4.5

6 CT CP CB & DV TS Cà Mau 11.4 49.8 64.3 9 3 3.4

7 CT CP CB TS út Xi 9.6 -18.0 121.5 5 -2 2.9

8 CT CP CB TS XK âu Vững 8.9 32.8 178.6 11 3 2.7

9 CT CP TS sạch Việt Nam 8.7 -3.6 122.4 6 -3 2.6

10 CT CP TS Minh Hải 8.6 53.9 35.3 14 4 2.6

11 CT CP TS & TM Thuận Phước 7.8 -4.7 57.2 8 -3 2.4

12

CT TNHH CB TS & XNK

Trang Khanh 7.8 16.9 89.6 12 0 2.3

13 CT CP TP Sao Ta 6.8 -0.9 7.5 10 -3 2.1

14 CT CP TS Cửu Long 5.9 -2.3 10.9 13 -1 1.8

15 CT TNHH Hải Sản Việt Hải 5.3 69.6 95.4 23 8 1.6

16

CT CP Chăn Nuôi C.P Việt

Nam - CN Đông Lạnh 4.9 33.6 98.7 21 5 1.5

17 CT TNHH XNK TS Cần Thơ 4.9 13.9 224.2 18 1 1.5

18 XN TS Sao Ta 4.5 -5.2 876.4 16 -2 1.4

19

CT TNHH MTV TP Đông Lạnh

Việt I - MEI 4.5 1.3 12.7 17 -2 1.4

20

CT CP CB TS XNK Kiên

Cường 4.4 72.2 86.4 29 9 1.3

Doanh nghiệp khác 121.6 11.9 39.2

36.5

Tổng 333.4 16.1 67.8

100.

0

Nguồn: CSDL AgroMonitor

Nhập khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 08/2013

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, Việt Nam đã chi ra 28,3 triệu USD

để nhập khẩu tôm tươi sống/đông lạnh, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 7,4% so với

tháng trước. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung tôm tươi sống/đông lạnh lớn nhất cho Việt

Nam, với kim ngạch đạt 23,2 triệu USD, chiếm tới 81,8% về thị phần.

Bảng 17: Giá trị nhập khẩu tôm tươi sống/đông lạnh của Việt Nam từ các thị trường trong

tháng 8/2013 ( triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước)

Thị trường Tháng 08/2013

(triệu USD)

Thay đổi so với

tháng trước (%)

Thay đổi so với

cùng kỳ năm trước

(%)

Thị phần

(%)

Ấn Độ 23.1 15.8 396.6 81.8

Úc 1.1 101.5 79.7 4.0

Canada 0.8 165.7 38.4 2.9

Malaysia 0.7 8.3

2.4

Thái Lan 0.5 1.9 -49.2 1.9

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

24

Anh 0.4 -56.1 -26.5 1.4

Singapore 0.4 587.5 310.9 1.3

Na Uy 0.3

1.1

Mỹ 0.2 22.9 -45.9 0.9

Bangladesh 0.2

0.9

Khác 0.4 -86.4 -75.0 1.5

Tổng 28.2 7.4 190.6 100.0

Nguồn: CSDL AgroMonitor

Bảng 18: Nhập khẩu tôm tươi sống/đông lạnh của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2013,

so sánh với cùng kỳ năm trước (triệu USD, %)

Tôm

8 tháng đầu năm 2013 (triệu USD) 125.4

8 tháng đầu năm 2012 (triệu USD) 101.5

Thay đổi (%) 23.5

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hình 22: Kim ngạch nhập khẩu tôm tươi sống/đông lạnh của Việt Nam từ tháng 01/2011-

08/2013 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2011 2012 2013

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

25

4.3. Sự kiện trong tháng

Tình hình sản xuất tôm đang diễn biến khá thuận lợi

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, sản lượng tôm 9 tháng năm 2013 của cả nước đạt

475 nghìn tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 362

nghìn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi tôm đạt sản lượng khá do các địa phương

tuân thủ chặt chẽ lịch thả nuôi trong năm và chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ. Cơ

cấu tôm nuôi theo xu hướng phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú vì loại tôm

này cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn cũng như ít bị dịch bệnh hơn. Diện tích nuôi tôm

thẻ chân trắng trong kỳ ước tính đạt 49 nghìn ha, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước; sản

lượng đạt 154,3 nghìn tấn, tăng 39,2%.

Ngoài ra, theo báo cáo tháng 9 của Bộ NN&PTNT, cũng cho thấy tình hình sản xuất tôm nước lợ

đang diễn biến khá thuận lợi khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất mà giá bán

cũng luôn ở mức cao.

Bảng 19: Diện tích và sản lượng tôm 9 tháng đầu năm của một số tỉnh (nghìn ha, nghìn tấn)

Tỉnh

Tôm sú Tôm thẻ

Diện tích

(nghìn ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

Diện tích

(nghìn ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

Cà Mau 266,7 85,5 1,4 9,6

Bạc Liêu 120,6 43,5 3,6 10,8

Kiên Giang 86,7 21,0 1,0 7,8

Sóc Trăng 27,7 11,0 13,2 31,2

Bến Tre 27,8 9,9 4,3 24,3

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Bộ NN&PTNT

Tôm Việt Nam thoát thuế chống bán phá giá

Hôm 10/09/2013, Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định cuối về mức thuế chống bán

phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong đợt xem xét

hành chính lần 7 (POR7) giai đoạn từ 1/2/2011 đến 31/1/2012. Theo quyết định này, mức thuế

chống bán phá giá đối với 2 bị đơn bắt buộc là Minh Phú Seafood (Tập đoàn Thủy hải sản Minh

Phú), Công ty Nha Trang Seafood và 30 bị đơn tự nguyện khác của Việt Nam đều bằng 0%. Đối

với các công ty còn lại, mức thuế suất áp dụng là 25,76%.

Việc DOC công nhận 32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ không bán phá giá

là một tin vui cho ngành tôm Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này cũng không quá bất ngờ, bởi

trước đó, vào đầu tháng 3, DOC đã đưa ra quyết định sơ bộ của POR 7 đối với tôm của Việt Nam

giống như trên.

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

26

So với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu tôm vào Mỹ là Thái Lan và Ấn Độ thì kết quả quả

cuối cùng của POR 7 này cũng không đem lại nhiều lợi thế hơn cho tôm của Việt Nam. Cách đây

khoảng 2 tháng, vào hôm 16/07/2013, DOC cũng đã công bố kết quả cuối cùng của POR 7 đối

với tôm nhập khẩu từ Thái Lan và Ấn Độ vào Mỹ. Theo đó, toàn bộ 149 công ty của Thái Lan

xuất khẩu tôm vào Mỹ đều có mức thuế bằng 0%. Đối với Ấn Độ, ngoại trừ 2 trong số 3 bị đơn

bắt buộc là Devi Fisheries Ltd. và Falcon Marine Exports Ltd. chỉ phải chịu mức thuế bằng 0%,

còn lại 191 công ty khác xuất khẩu tôm vào Mỹ đều phải chịu mức thuế là 3,49%.

Bảng 20: Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ (POR

7)

Đối tượng chịu thuế Sơ bộ

(tháng 3/2013)

Cuối cùng

(tháng 9/2013)

Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú 0% 0%

Công ty Nha Trang Seafood 0% 0%

30 bị đơn tự nguyện 0% 0%

Các công ty khác 25,76% 25,76%

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp

Bảng 21: Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ xuất

khẩu sang Mỹ theo quyết định cuối cùng của DOC (POR 7)

Đối tượng chịu thuế Mức thuế

Việt Nam

Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú 0%

Công ty Nha Trang Seafood 0%

30 bị đơn tự nguyện 0%

Các công ty khác 25,76%

Thái Lan

Toàn bộ 149 công ty 0%

Ấn Độ

Devi Fisheries Ltd 0%

Falcon Marine Exports Ltd. 0%

191 công ty khác 3,49%

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

27

Mỹ không áp thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam

Hôm 20/09, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã ra quyết định cuối cùng về vụ kiện

chống trợ cấp do Liên minh tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng đối với tôm nhập khẩu từ 7 quốc gia,

trong đó có Việt Nam. Với tỷ lệ phiếu 4-2, ITC đã tuyên bố ngành công nghiệp tôm của Mỹ

không bị ảnh hưởng về vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại về vật chất từ việc tôm nhập khẩu từ 7

quốc gia kể trên cho dù có được chính phủ các nước này trợ cấp hay không.

Như vậy với kết quả này, tôm xuất khẩu của các quốc gia Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ,

Malaysia và Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ không bị áp thuế chống trợ cấp mà Bộ Thương mại

Mỹ (DOC) đưa ra hôm 12/08 (từ 1,15% đến 7,88% đối với Việt Nam). Quyết định do ITC đưa ra

hôm 20/09 đã chấm dứt hoàn toàn vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh tôm vùng Vịnh Mỹ khởi

xướng và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của doanh nghiệp xuất

khẩu tôm Việt Nam phải được hoàn trả hoặc bãi bỏ.

Tháng 8/2013: Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lượng tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO)

xuất khẩu vào Nhật Bản

Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, trong tháng 8, nước này đã nhập khẩu tổng cộng

14,3 nghìn tấn tôm nguyên liệu đông lạnh HLSO và HOSO, tăng nhẹ 1% so với tháng trước,

nhưng vẫn thấp hơn 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Việt Nam tiếp tục là thị trường

xuất khẩu nhiều tôm loại này nhất vào Nhật Bản với 3,6 nghìn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước,

Như vậy, trong vòng 5 tháng liên tiếp (kể từ tháng 4 tới tháng 8) , Việt Nam đều dẫn đầu về

lượng tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO) xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Cùng

với đó, kinh tế Nhật Bản đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi, khi mà những biện pháp nới

lỏng tiền tệ mạnh mẽ của chính phủ đã giúp Nhật Bản dần thoát khỏi thời kỳ giảm phát. Hôm

27/9, Nhật Bản đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2013 tăng 0,9% so với cùng kỳ

năm ngoái, cao hơn mức dự báo 0,8% và mức tăng tháng 7-2013 là 0,7%. Sau khi Nhật Bản

công bố số liệu CPI, đồng yên đã tăng so với đô la Mỹ. Việc đồng yên lên giá có thể sẽ kích

thích nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt

Nam có thêm cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường này.

Bảng 22: Top 10 thị trường xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO) lớn

nhất vào Nhật Bản trong tháng 8/2013, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước (nghìn

tấn, %)

Thị trường 08/2013

(nghìn tấn)

TT so với

T7/2013 (%)

TT so với

T8/2012 (%)

Thị phần

(%)

Việt Nam 3.6 1.4 16.0 24.9

Ấn Độ 3.3 12.4 20.9 23.2

Indonesia 2.7 -4.1 -4.3 18.5

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

28

Thái Lan 1.3 -10.9 -58.7 9.3

Trung Quốc 1.2 32.2 -11.4 8.4

Myanmar 0.6 30.6 6.8 4.5

Argentina 0.4 -23.9 -24.2 2.5

Malaysia 0.4 -15.9 -48.4 2.5

Bangladesh 0.2 -35.7 42.6 1.4

Philippines 0.1 -21.2 5.8 1.0

Khác 0.6 -16.3 -17.9 3.9

Tổng 14.3 1.0 -9.8 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu Hải quan Nhật Bản

Bảng 23: Top 10 thị trường xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO) lớn

nhất vào Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2013, so với cùng kỳ năm trước (nghìn tấn, %)

Thị trường 8T/2013

(nghìn tấn)

TT so với

8T/2012 (%)

Thị phần

(%)

Indonesia 22.0 6.3 20.9

Việt Nam 21.9 8.8 20.8

Ấn Độ 18.2 17.1 17.3

Thái Lan 14.8 -36.4 14.1

Trung Quốc 7.4 -14.8 7.0

Argentina 5.6 22.5 5.4

Myanmar 3.4 -7.3 3.2

Malaysia 3.2 -31.6 3.1

Bangladesh 2.4 67.6 2.3

Ecuador 1.3 15.2 1.2

Khác 5.0 -10.4 4.7

Tổng 105.1 -3.8 100.0

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu Hải quan Nhật Bản

Hình 23: Lượng tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO) nhập khẩu của Nhật Bản

theo tháng, giai đoạn 2012-2013 (nghìn tấn)

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

29

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu Hải quan Nhật Bản

Hình 24: Lượng tôm nguyên liệu đông lạnh (HLSO và HOSO) Nhật Bản nhập khẩu từ một

số thị trường châu Á, giai đoạn 2011-2013 (tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu Hải quan Nhật Bản

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2012 2013

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 1 2 3 4 5 6 7 8

2011 2012 2013

Viet Nam Thailand Indonesia India

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

30

Thương lái đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu xuất sang Trung Quốc

Ngày 16/9, đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay

VASEP vừa có công văn gửi Bộ NN-PTNT cảnh báo về việc thương lái đẩy mạnh mua tôm

nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc. Theo Vasep, trong gần một tháng trở lại đây, tình trạng

thương lái mua tôm sú, tôm chân trắng cỡ lớn và giá trị cao tại hầu hết các tỉnh nuôi tôm ở đồng

bằng sông Cửu Long tăng đột biến. Sau đó, tôm được ướp đá hoặc cấp đông và bán sang Trung

Quốc. Các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết tình hình thương lái thu mua

tôm nguyên liệu sang Trung Quốc ngày càng gia tăng tại các tỉnh, thành, thậm chí còn mua cả

tôm cỡ nhỏ. Họ không mua với giá cố định nào, chỉ muốn mua giá cao hơn giá các DN thủy sản

Việt Nam trả.

Việc làm này không chỉ khiến giá tôm nguyên liệu liên tục tăng cao trong khoảng 1 tháng trở lại

đây mà còn khiến chất lượng và uy tín của tôm Việt Nam bị ảnh hưởng do phía Trung Quốc mua

cả tôm cỡ nhỏ, tôm bơm tạp chất, dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được. Trong dài hạn, nếu

tình trạng này vẫn kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt đống chế biến – xuất khẩu của

các doanh nghiệp trong nước, do không cạnh tranh được về giá thu mua, dẫn đến thiếu hụt

nguyên liệu.

Giá tôm thẻ của Thái Lan tiếp tục tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh

Theo các chuyên gia, giá tôm của Thái Lan vẫn tiếp tục tăng cao là do ảnh hưởng của dịch bệnh

tôm chết sớm (EMS) khiến nguồn cung sụt giảm. Mặc dù sang đến tháng 9 sản lượng tôm của

Thái Lan đã khá hơn so với hồi tháng 5 và 6, tuy nhiên mức độ tăng là chưa đáng kể, người nuôi

tôm vẫn đang chịu thiệt hại nặng nề do vậy giá tôm nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng cao.

Tại thời điểm cuối tháng 9, giá thu mua tôm thẻ tại đầm của Thái Lan cỡ 50/80/100 con/kg đang

ở mức 275/255/215 Bath/kg (tương đương 8,82/8,34/6,90 USD/kg), tăng từ 35-50 Bath/kg (1,3-

1,8 USD/kg) so với cuối tháng 8. Mức giá này cao hơn từ 85-110 Bath/kg (2,5-3,3 USD/kg) so

với đầu năm.

Hình 25: Giá thu mua tôm thẻ của Thái Lan trong năm 2013 (USD/kg)

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

31

Đồng Rupee Ấn Độ đảo chiều tăng trong tháng 9

Do những động thái can thiệp của NHTW Ấn Độ, đồng nội tệ của nước này đã cho thấy sự phục

hồi trở lại. Tại thời điểm cuối tháng 9, đồng Rupee đã tăng giá 6,3% so với hồi cuối tháng 8, lên

mức 62,70 Rupee đổi được 1 đô la Mỹ. Tính trung bình trong tháng 9, tỷ giá ở mức 63,81

Rupee/USD, như vậy, đồng Rupee đã lên giá 1,6% so với bình quân tháng 8.

Trước đó, trong khoảng thời gian kể từ tháng 5 cho tới tháng 8 năm nay, đồng nội tệ của Ấn Độ

đã mất giá tới 22%. Theo Gorachand Mohanty, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Ấn Độ cho

biết, các hợp đồng xuất khẩu thường được thanh toán bằng USD, nên khi tỷ giá thay đổi theo

hướng đồng nội tệ mạnh lên các nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại khi quy giá trị về đồng nội tệ.

Trong trường hợp, các doanh nghiệp không muốn chịu thiệt hại do tỷ giá gây ra thì họ buộc phải

nâng giá bán, qua đó sẽ khiến mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Hình 26: Tỷ giá Rupee/USD từ tháng 4-9/2013 (Rupee/USD)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp

4

5

6

7

8

9

10

28

/02

/13

28

/03

/13

28

/04

/13

28

/05

/13

28

/06

/13

28

/07

/13

28

/08

/13

28

/09

/13

50 con/kg 80 con/kg 100 con/kg

50

55

60

65

70

29

/04

/13

29

/05

/13

29

/06

/13

29

/07

/13

29

/08

/13

29

/09

/13

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

32

BIÊN TẬP NỘI DUNG

TRẦN NGỌC YẾN

NGUYỄN HOÀNG CÔNG

Email: [email protected]

Skype: hoangcong891

_________________________________

Công ty CP Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam - AgroMonitor

Văn phòng: P 1604, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 84 4 6273 3596

Email: [email protected]

Website: www.agromonitor.vn

Chuyên đề thị trường Tôm tháng 9/2013

33

------------------------

* Bản quyền thông tin thuộc về Công ty CP Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam

(AgroMonitor). Việc công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng các thông tin của Bản

tin là không được phép nếu không có sự đồng ý của AgroMonitor. Ghi rõ nguồn AgroMonitor

khi trích dẫn lại thông tin trong ấn phẩm này. Các thông tin, số liệu được cung cấp đều đã công

bố công khai và được AgroMonitor bảo đảm có giá trị tính tới thời điểm phát hành. Những nhận

định, dự báo trong ấn phẩm do các chuyên gia của AgroMonitor đưa ra mang tính tham khảo,

phục vụ quá trình phân tích, ra quyết định của các doanh nghiệp, nhà quản lý và các tổ chức nhận

được ấn phẩm từ AgroMonitor. AgroMonitor sẽ không chịu trách nhiệm về việc khách hàng sử

dụng những số liệu và dự báo công bố trong ấn phẩm.