95
NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG & ISO 9001:2008 SOẠN THẢO:Nguyễn Thị Kim Oanh THƯ KÝ ISO – P.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1

Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

1

NHẬN THỨC CHUNG VỀQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG & ISO 9001:2008

SOẠN THẢO:Nguyễn Thị Kim OanhTHƯ KÝ ISO – P.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Page 2: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

2

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

NỘI DUNGPhần 1:

Page 3: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

3

TẠI SAO PHẢI QLCL?

Nếu bạn luôn chỉ làm những gì bạn đã làm

Bạn sẽ chỉ có được những gì bạn đã có

Bạn không thể vượt hơn những gì bạn đã đạt được !

"Không cần thiết phải thay đổi. Tồn tại không phải là bắt

buộc.“ ??? W.E.DEMING

NGÔI NHÀ CHUNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cải t

iến

liên

tục

Page 4: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

4

CƠ HỘI

Việt Nam đàm phán để tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP)—Thuế nhập khẩu sẽ về 0%.

TPP là cách duy nhất để Việt Nam có quan hệ FTA với Mỹ trước một số nước trong khu vực đang cạnh tranh với Việt Nam như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…".

Hiệp định này không có tiêu chuẩn

cụ thể về Chất lượng Sản phẩm

nhưng phải làm thỏa mãn khách

hàng ở 3 yếu tố: Chất lượng, thời

gian giao hàng và giá cạnh tranh. 

NGÔI NHÀ CHUNG

ISO 9000,14000,SA 8000…

Page 5: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

5

THÁCH THỨC

A -- Lực đẩy giá thành tăng :Chi phí nhân công tăng, giá nguyên vật liệu tăng, giá năng lượng tăng, lãng phí tăng do quản lý yếu kém...B-- Lực nén giá thành giảm :Quản lý tốt để giảm các chi phí không chất lượng, giảm lãng phí, tăng năng suất lao động...

Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh

KHÁC BIỆT

What do customers

Want ???

Lợi nhuận

Giá thành

Giá bán Giá bán

Tăng giá bán để tăng lợi nhuận....Cầu > Cung

Giảm giá thành để tăng lợi nhuận....Cầu ≤ Cung (Cạnh tranh)

Chủ nghĩa giá thành(1) Giá bán =Giá thành + Lợi nhận

Giảm giá thành (2) Lợi nhận = Giá bán - Giá thành

A

B

Page 6: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

6

Chất lượng

Uy tín

Doanh số

…..

Thị phần

Lợi nhuận

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 7: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

7

GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN CHẤT LƯỢNGNhu cầu

Điều kiện cụ thể

Xu thế chung

Thị trường

Chính sách nhà nước

BIỆN PHÁP

Công nghệ

Nhân lực

Phương pháp quản lý

NHU CẦU

• Chất lượng• Phù hợp• Ổn định

ISO 9000

PHẢI LÀM NGAY CHỚ ĐỂ MỌI VIỆC QUÁ MUỘN !

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 8: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

8

* Kết quả SXKD của một công ty phụ thuộc vào việc: Khách hàng có mua/sử dụng sản phẩm của công ty đó hay không? * Khách hàng là người đem lại:

•Lợi nhuận cho công ty •Ngân sách cho nhà nước •Việc làm và thu nhập cho công nhân (chứ không phải Giám đốc)Thông qua việc mua /sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.* Khách hàng mua sản phẩm của công ty không phải vì lợi nhuận của

công ty ,ngân sách nhà nước hay việc làm và thu nhập cho công nhân mà vì nhu cầu của chính họ. Thông qua việc thoả mãn nhu cầu đó mà công ty bán được hàng,thu được lợi nhuận .

* Không ai muốn mua/sử dụng sản phẩm không đạt chất lượng (chúng ta cũng vậy)

* Sản phẩm không đạt chất lượng có làm thoả mãn nhu cầu không? Chúng ta cần nhớ là bán cái khách hàng cần chứ không phải cái mà ta có (cái khách hàng không cần cũng có thể coi như sp không đạt chất lượng).

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 9: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

9

Một sản phẩm không đạt chất lượng sẽ làm mất khách (người ta thường chỉ bị lừa một lần) nhưng cụ thể là bao nhiêu khách hàng? • Khi sản phẩm lỗi đến tay khách hàng chính là đã tạo ra mâu thuẫn

giữa khách hàng và công ty, điều đó đi ngược với mục tiêu kinh doanh của công ty và làm thiệt hại cho công ty nhiều hơn là khách hàng.

• Không để sản phẩm lỗi ra thị trường góp phần đảm bảo cho việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Cần nhớ: không để sp lỗi ra thị trường chỉ mới là thỏa mãn 1 trong số nhiều nhu cầu của khách hàng)

Có ai muốn mua phải sản phẩm không đạt chất lượng không? Không !

Þmuốn khách hàng mua thì sản phẩm phải đạt chất lượng."Sai sót không hề miễn phí. Người ta làm sai và phải trả giá

vì đã làm ra chúng." W.E.DemingCông ty nào thoả mãn được nhiều hơn sẽ chiến thắng trong cạnh tranh (tất nhiên là phải thoả mãn mục tiêu lợi nhuận).

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 10: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

10

Mục tiêu của quản trị chất lượng: là tìm điểm chung nhu cầu của khách hàng và công ty để thoả mãn - đó chính là thỏa mãn khách hàng (khách hàng thỏa mãn => mua => công ty thỏa mãn).Chúng ta hãy làm quen với khái niệm khách hàng nội bộ: Trong nội bộ nhà cung ứng, khâu trước là cung ứng và khâu sau là khách hàng.Vậy mỗi khâu vừa là nhà cung ứng, vừa là khách hàng(Ví dụ)Khách hàng muốn được cung cấp sản phẩm đạt chất lượng , khách hàng nội bộ cũng thế.Vai trò của đơn vị và cá nhân trong QLCL: sự tham gia mọi ngườiTại sao chúng ta có cảm giác khi có sản phẩm lỗi thì hầu như chỉ quy về khâu cuối cùng? Đó chính là nguyên tắc trong kiểm soát chất lượng và sản lượng.

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 11: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

11

Làm sao không cho sản phẩm lỗi ra thị trường, hao phí, an toàn ?

Muốn ngăn chặn không cho hay giảm bớt phế phẩm, không cho ra ngoài thị trường thì: Giảm thiểu, tiến tới không còn phế phẩm.

Vai trò của mỗi cá nhân là gì?Trả Lời: Mỗi người phải làm tốt công việc của mình. Làm tốt công việc = làm đúng + luôn cải tiến để công việc ngày một tốt hơn. Muốn làm đúng?Chúng ta cần phải biết: - Biết mình định làm gì (mục tiêu)- Biết làm như thế nào (cách làm, tiêu chuẩn, dụng cụ,thời gian ...)- Biết đánh giá kết quả và điều chỉnh cho đúng.- Biết làm sao chứng minh ta đã làm đúng (hồ sơ)

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 12: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

12

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

NỘI DUNGPhần 1:

Page 13: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

13

• Chất lượng là số 1,

là trên hết

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

Thà ít mà tốt,,

Page 14: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

14

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

* Chất lượng : Chúng ta đã nói nhiều về từ chất lượng, vậy “Chất lượng là gì?” Có nhiều khái niệm về chất lượng: * Chất lượng: Đó là toàn bộ các vấn đề liên quan đến SP làm cho khách hàng tin, mua, bao gồm:

Các chỉ tiêu kỹ thuật, giá, đúng lúc, dịch vụ, đảm bảo chất lượng (đảm bảo chất lượng là mọi SP đều đạt tiêu chuẩn đăng ký và đồng đều, ổn định) * Định nghĩa Chất lượng Theo ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của sản phẩm/dịch vụ có khả năng thỏa mãn các nhu cầu nêu ra hoặc tiềm ẩn. Chất lượng cụ thể của sản phẩm công ty là gì?

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 15: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

15

Là tập hợp các đặc tính vốn có

Đáp ứng các yêu cầu

Yêu cầu là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Khái niệm này áp dụng cho mọi đối tượng: Sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống, …..

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

Yêu cầu được công bố: do khách hàng nói ra

Yêu cầu ngầm hiểu chung: không được nói ra nhưng ai cũng biết phải như thế

Yêu cầu bắt buộc: luật định

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 16: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

16

Định nghĩa Chất lượng theo Kaoru Ishikawa:

“Chất lượng có nghĩa là chất lượng trong công việc, chất lượng trong dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng của quá trình, chất lượng của bộ phận, chất lượng con người, kể cả công nhân, kỹ sư, giám đốc và viên chức điều hành, chất lượng của công ty, chất lượng của các mục tiêu”

Một số chi phí không chất lượng:

Việc lưu trữ hồ sơ không có hiệu quả, không có kế hoạch làm việc , Sử dụng nhân sự không hiệu quả, tổ chức sản xuất không hiệu quả phế phẩm nhiều, bảo dưỡng thiết bị không đúng kế hoạch, kỹ thuật làm giảm vòng đời hữu ích của thiết bị...

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 17: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

17

5 BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG`

Quản lý chất lượng toàn diện

Kiểm tra chất lượngKHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 18: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

18

Các hoạt động được phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về các vấn đề chất lượng

• Thông tin, kiến thức• Nhân viên có kỹ năng, có văn hóa• Tác phong phương pháp làm việc

chuyên nghiệp• Hệ thống quản lý hiệu quả

NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN:

ĐỊNH NGHĨA

Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm:• Lập chính sách chất lượng và

mục tiêu chất lượng• Hoạch định chất lượng(QP)• Kiểm soát chất lượng(QC)• Đảm bảo chất lượng (QA)• Cải tiến chất lượng (QI)

= QP + QC + QA + QI

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG(QM)

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 19: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

19

THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

QLCL là biết mục tiêu công việc - cách thực hiện- thực hiện đúng -kiểm tra - ghi nhận - cải tiến.

Mục tiêu của QLCL: QLCL là để tiết kiệm: (không phải chắt bóp kiểu nông dân mà là tiết kiệm bằng tăng cường hiệu quả) Với cùng một sản lượng, chất lượng khác nhau cũng chính là tiết kiệm. (Nâng cao hiệu quả SXKD)

• Ví dụ 1: Sản xuất lốp xe chất lượng tốt và xấu giống nhau ở: Hao tốn NVL, thời gian, năng lượng, lao động nhưng khác nhau ở hiệu quả sử dụng.

Vậy tại sao ta không sản xuất sản phẩm tốt?• Ví dụ 2: Sản xuất bia không đạt (vì lý do chạy theo năng suất) =>

phải làm lại => vừa hao phí, vừa không đạt năng suất do bị loại bỏ.

QTCL là để ngày mai tốt hơn hôm nay. Chất lượng đạt được nhờ cái gì? Trả lời: Chất lượng đạt được nhờ quản trị.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 20: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

20

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỂ LÀM GÌ???

THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

QTCL là để loại bỏ:• Thói lề mề • Không chính xác • Thiếu thông tin • Thiếu phối hợp điều chỉnh • Bệnh giấy tờ hành chính • Gian xảo trong kinh doanh • Thiếu linh động Tóm lại là để nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 21: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

21

CÁC NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Như vậy quản lý chất lượng là quản lý cái gì???

Kết quả đánh giá

Mục tiêu chất lượng Cần hướng đến cái gì ?

Chính sách chất lượng Cần làm tốt cái gì ?

Xây dựng chiến lược

Ngân sách Chúng ta có gì để làm

Phản hồi

Theo dõi tiến độ Bao giờ phải kết thúc?

Tổ chức thực hiện Ai làm, làm trong bao lâu?

Các kế hoạch Làm cái gì, làm bao nhiêu?

Các thủ tục tác nghiệp Trình tự các bước?

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 22: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

22

THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Phân tích: Các tác vụ cụ thể (ai làm? - làm như thế nào?...)

Làm gì?

Ai làm?

Trước tiên là làm tốt công việc của mình 1- Phải biết, hiểu chính sách, mục tiêu chất lượng của công ty.2- Biết, hiểu và tuân thủ các văn bản của hệ thống chất lượng.3- Viết các hướng dẫn công việc.4- Phổ biến các văn bản của HTCL cùng chính sách và mục tiêu chất lượng cho cấp thừa hành.( Phổ biến tức là: giới thiệu, hướng dẫn,giải thích, yêu cầu ... )5- Ghi hồ sơ kết quả công việc.6- Biết điều chỉnh, khắc phục, phòng ngừa.

Tất cả mọi người đều thực hiện bằng cách làm tốt công việc của mình, không có ai chính và ai phụ cả, mỗi người có vị trí và trách nhiệm của mình.Chúng ta đã thấy: nếu người nào cũng chỉ nhìn đến việc người khác và chờ đợi người khác thì không ai làm việc cả.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 23: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

23

Làm như thế

nào?

THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Phương châm: Phòng ngừa là chủ yếu: Có những việc không thể khắc phục hậu quả - thí dụ như TNLĐ.• Làm phải biết mục tiêu công việc,• Làm phải biết tại sao làm được và tại sao không.• Làm phải biết điều chỉnh,• Làm phải lưu ý đến hiệu quả.

Nguyên tắc:Thỏa mãn khách hàng chứ không phải thỏa mãn thủ trưởng (cần lưu ý khi nào thủ trưởng ở vị trí là khách hàng và khi nào không phải - căn cứ vào đâu? Căn cứ vào chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng của công ty, đơn vị) Thí dụ cụ thể với một việc có thể ở khía cạnh này, khi ở khía cạnh kia.Làm đúng ngay từ đầu: Từ kế hoạch-chuẩn bị-thực hiện-kiểm tra ...Cần nhớ: kết quả công việc chỉ có thể được bảo đảm khi có mục tiêu và công tác chuẩn bị được thực hiện tốt.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 24: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

24

THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Để thực hiện QLCL: Phải có mục tiêu, chính sách và truyền đạt nó để mọi người hiểu và thực hiện.• Không có đường lối sẽ dễ thay đổi hướng, nhân viên không hiểu

mình phải làm gì, thế nào là đạt và không đạt.• Để mọi người hiểu giống nhau và thực hiện như nhau.• Có hiểu thì mới tự giác thực hiện, nhờ đó mà đạt hiệu quả mong

muốn.• Kiểm soát: Không phải kiểm soát tất cả, những gì không kiểm soát có

thể gây ra sai hỏng thì cần kiểm soát (nguyên tắc 20/80)• Quan trọng là chỉ cho mọi người cùng thấy cái gì cần kiểm soát để

thực hiện (kiểm soát không phải để tìm ra sai lỗi mà để đảm bảo cho công việc được thực hiện đúng, cho ra kết quả đúng) => phiếu kiểm soát cũng chính là bảng nhắc việc.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 25: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

25

PHÁT TRIỂN DN

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

GIẢM ĐƯỢC CHI PHÍ

NÂNG CAO NĂNG SUẤT TĂNG THỊ PHẦN

TẠO NHIỀU VIỆC LÀM

Mục tiêu QLCL của W.E Deming

MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 26: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

26Cấu trúc hạ tầng – Chính trị - Kinh tế - Giáo dục

Cam kết của ban lãnh đạo

Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Hệ thống chất lượng - Phòng ngừa

Làm đúng ngay từ đầu Giảm tỷ lệ phế phẩm - Phòng ngừa

Đúng việc, đúng thời điểm Giảm hoạt động thừa, thời gian chết

Giảm chu kỳ phát triển sản phẩm Tăng tính năng lựa chọn cho KH

Tăng doanh thu, Tăng thị phần Phát triển thương hiệu

GIAI ĐOẠN 04

GIAI ĐOẠN 01

GIAI ĐOẠN 03

GIAI ĐOẠN 02

NGÔINHÀ

CHẤTLƯỢNG

MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 27: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

27

Là một hoạt động sử dụng các nguồn lực và được quản lý để có thể chuyển biến đầu vào thành đầu ra.Giá trị đầu ra > giá trị đầu vào.

ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐẦU RA

Gia tăng giá trị

ĐỊNH NGHĨA QUÁ TRÌNH ?

Kết luận: Để tạo ra chất lượng cần xác định và kiểm soát một cách thích hợp các quá trình

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG = QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH.

"Nếu bạn không thể mô tả việc đang làm như một quá trình, bạn sẽ không biết được mình đang làm gì " W.E.Deming

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 28: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

28

• Nhận thức chưa đầy đủ• Chính sách bảo hộ• Nề nếp quản lý tuỳ tiện• Chưa có hệ thống tiêu chuẩn hoá• Thiếu thông tin hoặc sử dụng

không hiệu quả• Ít chú ý đến công tác quảng cáo• Thiếu phương tiện kiểm tra, thử

nghiệm• Thiếu vốn• Nguồn nguyên liệu không ổn

định• Giấu dốt, tự ti• Tự tin thái quá• Bè phái, cục bộ• Không quan tâm đến cái chung

Quản lý chất lượng tại các nước đang phát triển

• Thiết bị không đồng bộ, lạc hậu

• Tham nhũng• Lãng phí vv...

Vì sao chưa làm tốt ???

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 29: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

29

QLCL vì sao chưa hiệu quả???1- Do tính hình thức2- Do bệnh thành tích3- Do bị bắt buộc4- Do nhận thức sai lệch5- Do áp lực chưa cao

5 Câu hỏi liên quan đến chất lượng???1. Sản phẩm gì ?2. Cho ai ?3. Khách hàng muốn gì ?4. Có những đối thủ cạnh tranh nào ?5. Làm thế nào để chiến thắng ?

Quản lý chất lượng tại các nước đang phát triển

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 30: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

30

MỘT SỐ NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Sai lầm 1: Nâng cao chất lượng đòi hỏi chi phí lớn.

Sai lầm 2: Nhấn mạnh vào chất lượng sẽ làm giảm năng suất

Sai lầm 3: Qui lỗi chất lượng kém cho người lao động

Sai lầm 4: Cải tiến chất lượng đòi hỏi đầu tư lớn

Sai lầm 5: Chất lượng được đảm bảo do kiểm tra chặt chẽ

Sai lầm 6: Chất lượng không đo được??? – SaiTrên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể đo được chất lượng bằng :1. Các hệ số mức chất lượng ( tính = % ) 2. Chi phí không chất lượng ( tính = tiền )

Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả trong và ngoài doanh nghiệp.

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 31: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

31

CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

Chi phí chất lượng bao gồm :1. Chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo rằng chất lượng sẽ thỏa mãn nhu cầu, cũng như thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn được nhu cầu. 2. Các thiệt hại do không sử dụng hết tiềm năng của các nguồn lực trong quá trình và các hoạt động.

Chi phí phòng ngừa

Chi phí chất lượng

Chi phí cần thiết Chi phí thất thoát

Chi phí thẩm định,

kiểm tra, đánh giá

CF sai hỏng, ko sử dụng hết công

suất

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 32: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

32

CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

Chi phí phòng ngừa“ Chi phí phòng ngừa là các chi phí liên quan đến các hoạt động ngăn ngừa sự không phù hợp có thể xảy ra hoặc giảm thiểu các rủi ro của sự không phù hợp đó ”.Chi phí kiểm tra“ Chi phí kiểm tra là những chi phí liên quan đến việc đánh giá đạt được hay không đạt được các yêu cầu hoặc các tiêu chuẩn chất lượng ”

Các loại chi phí ẩn hữu hình 1. Phế phẩm, tái chế, thu hồi, hàng bị trả lại. 2. Tồn kho chậm luân chuyển. 3. Thất thoát tài sản. 4. Thời gian chết. 5. Chi phí để kiểm tra chất lượng sản phẩm. 6. Chi phí do vi phạm pháp luật. 7. Không dùng hết công suất. 8. NVL không phù hợp, không đúng thời gian.

Các loại chi phí ẩn vô hình 1. Thái độ làm việc thụ động. 2. Quản trị kém dẫn đến quyết định sai. 3. Thông tin nội bộ không chính xác, kịp thời. 4. Thiếu thông tin bên ngoài. 5. Mâu thuẫn nội bộ. 6. Điều kiện làm việc không tốt. 7. Khách hàng mất lòng tin vào doanh nghiệp. 8. Không công bằng, dân chủ

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 33: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

33

CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

Tác động của Chi phí phòng ngừa: Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí sửa chữa

100%

34%

1% 7%

28%

20%

20%

30%

35%

75%Chi phí không chất lượng ở ngoài DN

Chi phí không chất lượng ở trong DN

Chi phí kiểm tra

Chi phí phòng ngừa

Các chuyên gia chất lượng, Feigebaum và Harrington chỉ ra rằng từ 25-40% chi phí của bất kỳ quá trình vận hành nào cũng chuyển thành lãng phí

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 34: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

34

VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG

Hai chiến lược giúp một tổ chức đạt được sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường:• Công nghệ• Văn hóa

Văn hóa chất lượng là một bộ phận của văn hóa tổ chức, là những thói quen, tập quán, lòng tin, và giá trị liên quan đến chất lượng. Về chất lượng, có văn hóa tiêu cực như thói quen che dấu lỗi lầm, khuyết tật, hay văn hóa tích cực như cố gắng làm thỏa mãn khách hàng.

Có 4 mức văn hóa chất lượng ở một tổ chức:1.Không chú trọng chất lượng.2.Phát hiện sai lầm3.Phòng ngừa sai lầm4.Sáng tạo chất lượng

Mức văn hóa chất lượng càng cao, hệ thống chất lượng của tổ chức càng hiệu quả trong sản xuất sản phẩm có chất lượng. Mức văn hóa chất lượng có thể thay đổi, nâng từ mức thấp lên mức cao với các yếu tố tác động quan trọng sau:• Mục tiêu và đo lường mức độ đạt mục tiêu• Bằng chứng lãnh đạo• Tự phát triển và trao quyền• Sự tham gia• Khen thưởng và công nhận

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

Page 35: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

35

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL

3

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

NỘI DUNGPhần 3:

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

Page 36: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

36

NGUYÊN TẮC

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP

AHÀNH ĐỘNG

DTHỰC HIỆN

PLẬP KẾ HOẠCH

C KIỂM TRA

WHAT

WHERE

WHY WHEN

WHO

HOW

5W1H

Page 37: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

37

VÒNG TRÒN DEMING – PDCA

VIẾT NHỮNG GÌCẦN LÀM (tài liệu)

LÀM THEO NHỮNGGÌ ĐÃ VIẾT

VIẾT LẠI NHỮNG GÌĐÃ LÀM (hồ sơ, BC)

KP – PNCẢI TIẾN

THÔNG TIN

RA QUYẾT

ĐỊNH

P D

CA

MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

Page 38: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

Nguyên tắc 5W + 1H

WHAT – Cái gì ? WHERE - Ở đâu ? WHEN – Khi nào ?

Làm cái gìViệc gì đang được làmNên làm việc gì

Làm ở đâuNên làm ở đâuCó thể làm ở đâu

Làm khi nàoNên làm khi nào Có thể làm khi nào

WHO – Ai ? WHY – Tại sao ? HOW – Làm thế nào ?

Ai làm việc đóAi đã làm việc đóAi khác có thể làm việc đó

Tại sao làm việc đóTại sao làm như vậy Tại sao làm ở đóTại sao phân công người đó làm

Làm việc đó như thế nàoViệc đó được làm ra saoViệc đó nên làm như thế nào

Lưu ý: Để áp dụng ISO 9001 hay các mô hình quản lý mới, người ta khuyến cáo áp dụng quy tắc 5W + 2H tức là thêm 1H (How much – Bao nhiêu ?).Đối với các dự án hay công việc có phát sinh chi phí cần đưa mức kinh phí dự trù vào kế hoạch. Có như vậy mới có thể định lượng được mục tiêu, kết quả và đo được hiệu lực của HT QLCL

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

38

Page 39: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

39

8NGUYÊN

TẮC

QLCL

Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo hệ thống

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện

Nguyên tắc 8: Quan hệ với nhà cung ứng

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

8 NGUYÊN TẮC QLCL

Page 40: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

40

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

8 NGUYÊN TẮC QLCL

Page 41: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

Đào Anh Thọ 41

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 VÀ CÁC YÊU CẦU4

KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG & QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG2

NỘI DUNGPhần 3:

MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – THỊ TRƯỜNG – CÔNG TY1

MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QLCL3

Page 42: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

42

CẢI TIẾN LIÊN TỤCCỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Thoảmãn

KHÁCHHÀNG

VÀCÁCBÊNLIÊN

QUAN

Yêucầu

KHÁCHHÀNG

VÀCÁCBÊNLIÊN

QUAN

Trách nhiệmcủa lãnh đạo

Đo lường, Phân tích, Cải tiến

Quản lýnguồn lực

Tạo sảnphẩm

Sảnphẩm

Đầu vào Đầu ra

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 43: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

43

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Hệ thống quản lý chất lượng là gì?Hệ thống quản lý chất lượng (QMS-Quality Management System) là một phần của hệ thống quản lý nói chung, đảm bảo rằng bạn đáp ứng và vượt quá mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung vào sự cải tiến liên tục hệ thống.

Tại sao Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?Hệ thống quản lý chất lượng cho phép bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ. QMS đảm bảo kế hoạch được triển khai nhất quán, cho phép tổ chức xác định các hành động khắc phục phòng ngừa cần thiết.

Hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ như thế nào?Nó sẽ giúp bạn thiết lập các tiêu chí chất lượng, các thủ tục để đáp ứng yêu cầu và các hành động cần thiết để đảm bảo tính nhất quán.

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 44: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

44

Hệ thống quản lý chất lượng đem lại lợi ích cho ai?Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, vì thế khi triển khai nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Lợi ích có thể mở rộng ra chuỗi cung ứng nếu được áp dụng thông suốt hệ thống, cải tiến chất lượng sản phẩm và mối quan hệ giữa nhà cung ứng, khách hàng, và người tiêu dùng cuối cùng.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Lưu ý:Hệ thống quản lý chất lượng không phải là một hoạt động đơn lẻ, chỉ được thực hiện bởi một nhóm người trong tổ chức. Nó được mong đợi là một hệ thống có hiệu lực, phù hợp với hệ thống quản lý chung và là một phần trong cách thức quản lý kinh doanh của bạn.

Khi nào Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?Nó có ý nghĩa khi tổ chức muốn biết hoạt động của bạn ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm/dịch vụ bên trong và bên ngoài như thế nào.

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 45: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

45

• ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hay phi kinh doanh.

• ISO 9000 chỉ mô tả các yếu tố mà một HTQLCL nên có chứ không mô tả cách thức cụ thể thực hiện các yếu tố này.

• Các tiêu chuẩn của ISO 9000 không đồng nhất hoá các hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức với nhau.

ISO 9000 là gì?

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 46: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

46

Lịch sử ISO 9000

Lịch sử hình thành:• 1955 Ban đảm bảo chất lượng NATO

(AC/250)• 1972 Hệ thống đảm bảo chất lượng của các

công ty quốc phòng Anh (DEFSTAN - Defence Standards)Tiêu chuẩn quốc gia Anh BS 5750

• 1987 Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000• 1994 ISO 9001 / ISO 9002 / ISO 9003:1994• 2000 ISO 9001:2000• 2008 ISO 9001:2008 (15/11/2008)

46

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 47: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

47

CẤU TRÚC TÀI LIỆU HTQLCL ISO 9001:2008Luật,Nghị định

Thông tư/Chỉ thị/Hướng dẫn

Thủ tục, Quy trình

Quy định, Hướng dẫn, Tiêu chuẩn

Bản chất xây dựng hệ thống tài liệu là xây dựng hệ thống pháp luật cho doanh nghiệp

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 48: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

48

Tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp,

Giảm chi phí cho xử lý các chất dẫn xuất ảnh hưởng đến môi trường: duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm;

Nâng cao năng suất lao động; Tăng cường vị thế và uy tín cho doanh nghiệp; Mở rộng quan hệ quốc tế, liên doanh, liên kết; Tăng khả năng thắng thầu đối với các dự án

cho điều kiện dự thầu khắt khe; Xây dựng được phong cách làm việc khoa học

có tính hệ thống; Dễ dàng giám sát ở mọi lúc, mọi nơi; Tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô đối

với bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Lợi ích ISO 9001

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 49: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

49

CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 & CÁC YÊU CẦU4

Page 50: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

50

4.2 – Yêu cầu về hệ thống tài liệu

4.1 Yêu cầu chung

4. Hệ thống QLCL5. Trách nhiệm lãnh đạo

5.4 Hoạch định

5.6 Xem xét của Lãnh đạo

5.1 Cam kết của lãnh đạo

5.5 Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin

5.2 Hướng vào khách hàng

5.3 Chính sách chất lượng

6. QL Nguồn lực

6.4 Môi trường làm việc

6.3 Cơ sở hạ tầng

6.1 Cung cấp nguồn lực

6.2 Nguồn nhân lực

7. Tạo sản phẩm

7.1 Hoạch định việc tạo SP

7.2 Các quá trình liên quan đến KH

7.6 Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo

lường

7.3 Thiết kế và phát triển

7.4 Mua hàng

7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ

8. Cải tiến

8.2 Theo dõi và đo lường

8.3 Kiểm soát SP không phù hợp

8.1 Khái quát

8.4 Phân tích dữ liệu

8.5 Cải tiến

HT QLCL ISO 9001:2008

CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008

Page 51: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

51

4.2.3 Kiểm soát tài liệu

4.2.4 Kiểm soát hồ sơ

8.2.2 Đánh giá nội bộ

8.3 Kiểm soát sản phẩm không

phù hợp

8.5.2 Hành động khắc phục

8.5.3 Hành động phòng ngừa

6 YÊU CẦU BẮT BUỘC

Page 52: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

52

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU2

4.1 YÊU CẦU CHUNG31

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 53: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

53

4.1 YÊU CẦU CHUNG

Tổ chức phải

Xây dựng Thực hiện

Thường xuyên nâng cao hiệu lực của HT QLCL theo các yêu cầu của tiêu chuẩn

Duy trìLập văn bản

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 54: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

54

d) Cung cấp nguồn lực và thông tin

a) Xác định các quá trình cần thiết

e) Đo lường, theo dõi và phân tích

f) Thực hiện hành động cần thiết để đạt kế hoạch

và cải tiến liên tục

b) Xác định trình tự và mối

tương tác

c) Xác định chuẩn mực và PP cần thiết để nó hoạt động hiệu lực và

kiểm soát được

Tổ chức phải

Khi chọn nguồn bên ngoài phải xác định quá trình để kiểm soát

4.1 YÊU CẦU CHUNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 55: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

55

4.2.1 Khái quát

4.2.2 Sổ tay chất lượng

4.2.3 Kiểm soát tài liệu

4.2.4 Kiểm soát hồ sơ

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU

HỆ THỐNG TÀI LIỆU

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 56: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

56

Hệ thống tài liệu bao gồm:

a) Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

b) Sổ tay chất lượng

c) Các thủ tục dạng văn bản

d) Các tài liệu: Quy định, hướng công việc, hồ sơ cần thiết cho việc hoạch định và kiểm soát quá trình

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU

4.2.1 Khái quát

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 57: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

57

a) Phạm vi HT QLCL, bao gồm các ngoại lệ

b) Các thủ tục (quy trình, QĐ, …) được xây dựng cho HT QLCL

STCL là một tài liệu mô tả

HT QLCL của tổ chức

c) Mô tả mối tương tác giữa các quá trình trong HT QLCL

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU

4.2.2 Sổ tay chất lượng

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 58: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

58

a)Phê

duyệt(tính thích hợp)

Có một thủ tục dạng văn bản nhằm quy định:

b)Xem xét,cập nhật,phê duyệt

lại

c)Nhận biếttình trạng

và nội dung thay

đổi

d)Rõ ràng,sẵn có,dễ nhận

biết

e)Kiểm soát tài liệu lỗi thời

f)Kiểm

soát các tài liệu

bên ngoài

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU

4.2.3 Kiểm soát tài liệu

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 59: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

59

Bảo quản

Có một thủ tục dạng văn bản nhằm quy định:

Nhận biết,

Rõ ràng, dễ

nhận biết

Bảo vệ

Xác định thời gian

lưu và hủy hồ sơ

Dễ sử dụng

Sử dụng

4.2 YÊU CẦU HỆ THỐNG TÀI LIỆU

4.2.4 Kiểm soát hồ sơ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG4.

Page 60: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

60

Nguồn lực

6.1 Cung cấp nguồn lựcCung cấp nguồn lực

6.2 Nguồn nhân lựcNguồn nhân lực

6.3 Cơ sở hạ tầngCơ sở hạ tầng

6.4 Môi trường làm việcMôi trường làm việc

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 61: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

61

6.1 CUNG CẤP NGUỒN LỰC

• Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để

Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống đó, và

a)

Tăng sự thoả mãn khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

b)

Nguồn lực = nguồn nhân lực + nguồn vật lực (cơ sở hạ tầng, môi trường, tài chính)

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 62: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

62

6.2.1 Khái quát

6.2.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức

6.2 NGUỒN NHÂN LỰC

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 63: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

63

6.2 NGUỒN NHÂN LỰC 6.2.1 Khái quát

Những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến sự phù hợp tới các yêu cầu sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.

Chú thích Sự phù hợp tới các yêu cầu của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi người thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong hệ thống quản lý chất lượng

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 64: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

64

Xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện công việc ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

Khi có thể, cung cấp đào tạo hay những hành động khác để đạt được kỹ năng cần thiết,

Đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện,

Đảm bảo mọi nhân viên nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của họ trong việc đạt được mục tiêu chất lượng

Duy trì hồ sơ (xem 4.2.4)

6.2 NGUỒN NHÂN LỰC 6.2.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức

• Tổ chức phải

a)

b)

c)

d)

e)

Năng lực = Trình độ + Kinh nghiệm + Khả năng cá nhân

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 65: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

65

• Nhà cửa, không gian làm việc

• Trang thiết bị

• Dịch vụ hỗ trợ

Tổ chức phải: xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng để đạt sự phù hợp của sản phẩm

6.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 66: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

66

6.4 MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

• Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm.

• Chú thích Thuật ngữ “môi trường làm việc” liên quan đến các điều kiện mà trong đó công việc được thực hiện bao gồm vật lý, môi trường và các yếu tố khác (chẳng hạn như tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hoặc thời tiết)

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC6.

Page 67: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

67

Tạo sản phẩm

7.1

7.4

7.2

7.3

7.5

7.6

Sản xuất và cung cấp

dịch vụ

Hoạch định việc tạo sản phẩm

Các quá trình liên quan đến khách hàng

Mua hàng

Thiết kế và phát triển

Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo

lường

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 68: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

68

7.1 HOẠCH ĐỊNH VIỆC TẠO SẢN PHẨM

Lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết. Nhất quán với các quá trình khác của HT QLCL.

Khi thích hợp phải xác định những điều sau:

a) Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm;

b) Nhu cầu thiết lập các quá trình và tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với sản phẩm;

c) Các hoạt động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, các hoạt động theo dõi, đo lường, kiểm tra và thử nghiệm cụ thể cần thiết đối với sản phẩm và các chuẩn mực chấp nhận sản phẩm;

d) Duy trì hồ sơ(xem 4.2.4). Đầu ra của việc hoạch định phải được thể hiện phù hợp với phương pháp

tác nghiệp của tổ chức.

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 69: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

69

Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm7.2.1

5

7.2 CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁC HÀNG

7.2.2

7.2.37.2.3

Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

Trao đổi thông tin với khách hàng

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 70: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

70

Yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng và sau giao hàng;

a)

Yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể hoặc sử dụng dự kiến khi đã biết;

Mọi yêu cầu bổ sung do tổ chức xem xét cho là cần thiết.

7.2 CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁC HÀNG

7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

• Xác định các yêu cầu:

Yêu cầu chế định và pháp luật có thể đến sản phẩm, và

b)

c)

d)

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 71: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

71

7.2 CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁC HÀNG

7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

Thực hiện xem xét trước khi cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng và phải đảm bảo: Yêu cầu sản phẩm được định rõ Giải quyết các sai khác Có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định Duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) Khẳng định lại đối với những yêu cầu không bằng văn bản. Khi yêu cầu về sản phẩm thay đổi, tổ chức phải đảm bảo rằng các văn bản tương ứng được sửa đổi và các cá nhân liên quan nhận thức được các yêu cầu thay đổi đó

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 72: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

72

Sản phẩm

a)

b) c)

7.2 CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁC HÀNG

7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng

• Tổ chức phải xác định phương thức và bố trí việc trao đổi thông tin với khách hàng có liên quan tới :

Xử lý các yêu cầu (hợp đồng, đơn đặt hàng…)

Phản hồi khách hàng, kể cả khiếu nại

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 73: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

7.3.1Hoạch định thiết kế và phát triển

7.3 THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN

7.3.7Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển

7.3.6

7.3.5

Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển

Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển

Xem xét thiết kế và phát triển

7.3.4

7.3.3

7.3.2Đầu vào của thiết kế và phát triển

Đầu ra thiết kế và phát triển

TẠO SẢN PHẨM7.

73

Page 74: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

74

Quá trình mua hàngQuá trình mua hàng

Thông tin mua hàngThông tin mua hàng

Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

7.4 MUA HÀNG

7.4.1

7.4.2

7.4.3

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 75: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

75

7.4 MUA HÀNG7.4.1 Quá trình mua hàng

• Sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu (theo 7.2.1)

Kiểm soát người cung ứng theo tầm quan trọng của SP mua: Đề ra tiêu chí đánh giá, lựa chọn, đánh giá lại thích hợp Duy trì hồ sơ để theo dõi nhà cung ứng

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 76: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

76

Yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các

thủ tục, quá trình và thiết bị

a)b)

c)

Yêu cầu về trình độ con người

Yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng

7.4 MUA HÀNG7.4.2 Thông tin mua hàng

Phải miêu tả SP được mua và có thể bao gồm

Tổ chức phải đảm bảo sự thỏa đáng của các yêu cầu mua hàng đã quy định trước khi thông báo cho người cung ứng.

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 77: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

77

Add your title in here

Kiểm tra xác nhận tại cơ sở của người cung ứng khi cần

Kiểm tra/xác nhận theo các yêu cầu đã định (tài liệu mua hàng và quy định kỹ thuật)

7.4 MUA HÀNG7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

• Tổ chức phải

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 78: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

78

7.5.1

7.5.2

7.5.3

7.5.4

7.5.5Bảo toàn sản

phẩm

Tài sản khách hàng

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

Xác nhận giá trị sử dung các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ

Nhận biết và xác định nguồn gốc

7.5 SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 79: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

79

7.6 KIỂM SOÁT THIẾT BỊ THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG

Xác định các nhu cầu theo dõi và đo lường cần thiết (7.1) Thiết lập các quá trình theo dõi và đo lường Thiết bị đo lường:

Nối với chuẩn quốc gia/ quốc tế Hiệu chỉnh/hiệu chỉnh lại Nhận biết Giữ gìn Bảo vệ

Đánh giá lại hiệu lực của kết quả khi thiết bị không phù hợp Lưu hồ sơ hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận Phần mềm: khẳng định khả năng, xác nhận lại khi cần

TẠO SẢN PHẨM7.

Page 80: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

80

ĐL, PTCẢI TIẾN

8.1

8.4

8.2

8.3

8.5Cải tiến

Khái quát

Theo dõi và đo lường

Phân tích dữ liệu

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 81: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

81

8.1 KHÁI QUÁT

a) Chứng tỏ sự phù hợp đến các yêu cầu sản phẩm,

b) Đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng, và

c) Thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

Tổ chức phải hoạch định và triển khai các quá trình triển khai, theo dõi, đo lường và cải tiến

Xác định các phương pháp đo có thể áp dụng, kể cả công cụ thống kê

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 82: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

82

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG

Sự thỏa mãn của khách hàng

Đánh giá nội bộ

8.2.1

Theo dõi và đo lường các quá trình

8.2.2

8.2.3

Theo dõi đo lường sản phẩm 8.2.4

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 83: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

83

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng

Tổ chức phải theo dõi các thông tin về sự cảm nhận của khách hàng

Chú thích: Thông tin khảo sát có thể là sự hài lòng của khách hàng,CLSP khi giao nhận, khảo sát ý kiến nguời sử dụng, nguyên nhân do thu hẹp thị trường Phải xác định phương pháp để thu

thập và sử dụng thông tin

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 84: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG8.2.2 Đánh giá nội bộ

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Xác định sự phù hợp và hiệu lực của HT QLCLXác định sự phù hợp và hiệu lực của HT QLCL

Hoạch định chương trình đánh giáHoạch định chương trình đánh giá

Xác định chuẩn mực, phạm vi tần suất, phương pháp đánh giáXác định chuẩn mực, phạm vi tần suất, phương pháp đánh giá

Chuyên gia đánh giá phải khách quan, vô tưChuyên gia đánh giá phải khách quan, vô tư

Sự khắc phục và hành động khắc phục kịp thờiSự khắc phục và hành động khắc phục kịp thời

Hồ sơ đánh giáHồ sơ đánh giá

Tổ chức phải

84

Page 85: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

Áp dụng phương pháp thích hợp

cho việc theo dõi và đo lường

Chứng minh được khả năng

của các quá trình để đạt được các kết quả theo

hoạch định

Có hành động khắc phục thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của

sản phẩm

Tổ chức phải

Các phương pháp này phải

Khi không đạt được các kết quả theo hoạch định phải

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

85

Page 86: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

86

Theo dõi & đo lường các đặc tính của sản phẩm tại những giai đoạn

thích hợp

Duy trì bằng chứng phù hợp với các tiêu chí

chấp nhận

Chỉ rõ người nào có quyền thông qua sản

phẩm

Có sự phê duyệt của người có thẩm quyền nếu muốn đưa vào sử dụng

Tổ chức phải & Phải Hồ sơ phải Sản phẩm chưa được kiểm tra

phải

8.2 THEO DÕI VÀ ĐO LƯỜNG8.2.3 Theo dõi và đo lường sản phẩm

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 87: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

8.3 KIỂM SOÁT SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP

SPKPH phải được nhận biếtPhải có một thủ tục dạng văn bảnSPKPH phải được xử lý một trong những cách sau:

Làm lại Sửa chữa Chuyển mục đích sử dụng Loại bỏ

SPKPH phải được kiểm tra lại sau khi xử lýPhải có hành động thích hợp khi SPKPH phát hiện đã được

chuyển giao

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

87

Page 88: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

88

Sự thoả mãn khách hàng (xem 8.2.1);

Sự phù hợp với các yêu cầu về sản

phẩm

(xem 8.2.4);

Đặc tính và xu hướng quá

trình, sản phẩm hay cơ hội cho

hành động phòng ngừa

(xem 8.2.3,8.2.4)

Người cung ứng

(xem 7.4).

a)a) b)b) c)c) d)d)

8.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Tổ chức phải xác định, thu thập và phân tích dữ liệu. Việc phân tích dữ liệu phải cung cấp thông tin về:

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 89: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

89

8.5.1

Hành động phòng ngừa

Cải tiến liên tục

Hành động khắc phục

8.5 CẢI TIẾN

8.5.2

8.5.3

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 90: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

90

Tổ chức phải cải tiến liên tục

hiêu lực HT QLCL thông

qua

Chính sách chất Lượng, mục tiêu chất lượng

Kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu

Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa

Sự xem xét của lãnh đạo

8.5 CẢI TIẾN8.5.1 Cải tiến liên tục

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 91: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

91

Hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của SKPH đã được phát hiện hay các tình trạng không mong muốn khác

Xem xét sự không phù hợp

Xác định các nguyên nhân

Đánh giá nhu cầu Loại bỏ nguyên nhân sự KPH

ngăn ngừa tái diễnXác định, thực hiện hành động

Kiểm tra xác nhận

Lưu hồ sơ

8.5 CẢI TIẾN8.5.2 Hành động khắc phục

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 92: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

92

Hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của SKPH tiềm tàng hay các tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác

Xác định sự KPH tiềm ẩn

Đánh giá nhu cầu

Xác định, thực hiện hành độngNgăn ngừa sự

không phù hợp xuất hiện

Kiểm tra xác nhận

Lưu hồ sơ

8.5 CẢI TIẾN8.5.2 Hành động phòng ngừa

ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN8.

Page 93: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

93

Để sản phẩm đạt chất lượng:Tất cả mọi việc đều phải được kiểm soát, nhưng không kiểm soát ngay tất cả mọi việc được.

- Không kiểm soát được hết thì phải kiểm soát được những điều tối thiểu, hãy kiểm soát những khâu:+ Ta cần phải kiểm soát vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.+ Ta có thể kiểm soát được.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có thể giúp chúng ta xác địnhnhững điều tối thiểu phải kiểm soát và mức độ kiểm soát.

Chứng nhận ISO là việc không bắt buộc, cũng không phải là sự sống còn, sự sống còn chính là ở việc xây dựng hệ thống chất lượng.

Chứng nhận ISO là chứng nhận cho hệ thống, không phải là chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Được chứng nhận không phải là kết thúc mà mới chỉ xong giai đoạn tiền đề, giai đoạn quan trọng tiếp theo là phải duy trì hệ thống.

Truyền đạt phải đúng, rõ ràng, hết ý. ISO 9000 chỉ là người đồng hành chứ không phải là công cụ vạn năng thay thế

mọi tiêu chuẩn kiểm tra hay sản phẩm.

KẾT LUẬN

Page 94: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

94

KẾT THÚC

Xin cảm ơn sự chú ý của các anh chị!

THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ KIM OANH ( THƯ KÝ ISO )

Page 95: Nhan thuc chung qlcl & iso ban in

Đào Anh Thọ 95

LÀM BÀI KIỂM TRA