18
TinParis.net Đây là nhng tài liu ngoi quc do TinParis dch sang vit ngTÀI LIU II Nhng chiến lược quân sca các cường quc * * * 1- Khi Hoa Ktư nhân hóa Quân Đội 2- Vic tư nhân hóa CIA ca M! 3- Vũ khí ti hu ca Mvi chương trình HAARP ! 4- Á Châu , khu vc dành riêng cho các chiến lược gia Nga và Trung Hoa Paris Tháng 7.2011 http://www.tinparis.net TRANG 1/18

Nhữ ến lược quân sự của các cường quốc fileTinParis.net Đây là những tài liệu ngoại quốc do TinParis dịch sang việt ngữ TÀI LIỆU II Những chiến

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TinParis.net

Đây là những tài liệu ngoại quốc do TinParis dịch sang việt ngữ

TÀI LIỆU II

Những chiến lược quân sự của các cường quốc

*

* *

1- Khi Hoa Kỳ tư nhân hóa Quân Đội 2- Việc tư nhân hóa CIA của Mỹ ! 3- Vũ khí tối hậu của Mỹ với chương trình HAARP ! 4- Á Châu , khu vực dành riêng cho các chiến lược gia Nga và Trung Hoa

Paris Tháng 7.2011 http://www.tinparis.net

TRANG 1/18

Hoa-Kỳ và những công-ty quân-sự tư. - Nhữ đình Hùng chuyễn ngữ -

Vào đầu thập-niên 90,theo sau việc chấm dứt chiến-tranh lạnh là việc tràn ngập cáccông-ty quân-sự tư (SMPs) tân tiến,một sự thay đổi trong bản-chất chiến-tranh và làkhuynh-hướng chung về việc tư-nhân hoá các chức-năng chánh-quyền.

Từ 11 tháng chín và cuộc xâm-lăng Irak,sự lớn mạnh của kỹ-nghệ này có thể cảm-nhận được. Mặc dùcó những ngược đãi đối với các tù-nhân ở Abu Ghraib và có những nhân-viên bị thiệt-mạng ởPallujah,các SMPs ( Sociétés militaires privées) vẫn còn là một hiện-tượng không được hiểu rõ.Nhiều câu hỏi liên-quan đến cơ cấu tổ chức, việc giám-thị, và ảnh-hưởng đụng đến các lực-lượngquân-sự vẫn còn đó.Để bảo-đảm việc sử-dụng các SMPs không gây tác-hại đến chánh-sách công haycho nền dân-chủ,các chánh-quyền cần phải đi đến chỗ thông-hiểu một các sâu xa kỹ nghệ quân-sự tưđang phát-triển này.

Một lực-lượng rõ ràng là có thực.

Con số đông đảo các SMPs,ngân-khoản chi-tiêu gia tăng cho việc tư-nhân hoá,và việc mở rộng cácchức-năng,cho thấy các SMPs đã trở thành một lực lượng chiến-tranh đáng kể.Thực sự,Hoa-Kỳ khôngthể lâm chiến mà không có họ.

Những lượng-định về số nhân-viên tư được dùng ở Irak bất nhất. Vào năm 2006,cơ quan CENTCOMlượng-định con số này là 100.000.Cũng trong năm đó,giám-đốc của Private Security CompanyAssociation ở Irak lượng định là 181 SMPs làm việc ở Irak đã xữ dụng khoảng 48.000 người. Vào năm2007,một cuộc kiểm tra nhân số nội -bộ của Département de la Défense 5DD) đã tìm ra gần 180.000nhân-viên tư làm việc dưới khế ước tại Irak,cùng lúc với 160.000 binh sĩ Mỹ.Con số này bị coi là quáthấp,vì đã không kể đến những SMPs rất quan-trọng và làm việc dưới khế-ước với Bộ Ngoại Giao..

Thế nên,sau năm năm chiến-tranh,không ai có được số liệu chính-xác về số SMPs ở tại Irak.Những sốliệu khác nhau do phương pháp phân loại khác nhau.Các số lượng-định thấp đã chỉ kể đến các SMPsvũ -trang hay là "an-ninh tư" trong khi những số liệu cao kể toàn-bộ kỹ-nghệ,kể cả khu vực tiếp-liệu vàhuấn-luyện và ngay cả việc tái-thiết và công chánh.

Trong mọi trường-hợp,các SMPs đã có một tỉ lệ bách-phân quan-trọng trong việc hiện diện của Mỹ tạiIrak.Một cách thiết thực,số lượng nhân viên tư vượt xa nhân-số của những toán quân Mỹ và lực lượngliên-hợp (khoảng chừng 12.000)Trong khi tỉ lệ giữa nhân viên quân-sự và nhân viên tư là 60/1 cho cuộcchiến vùng Vịnh lần thứ nhất,hiện nay đang tiến đến.Thay vì là một sự kết-hợp bằng ý chí ở Irak,đã làmột sự kết-hợp vì tiền.

Giá phải trả về nhân mạng cũng đã gia tăng,tính cho đến tháng 7 năm 2007,đã có hơn 1000 nhân viêntư thiệt mạng ở Irak và 13.000 người đã bị thương.Kể từ khi có sự gia tăng cường độ từ tháng giêngvừa qua,tỉ lệ mạng vong trở nên trầm trọng:ngày nay mỗi tuần có 9 nhân viên tư bị chết.Các dữ kiệnnày không được đều đặn bởi vì các yêu cầu bảo-hiểm nhận được ở Bộ LaôĐộng (Départementd'emplois) là nguồn thông-tin duy nhất.Các con số cho thấy các SMPs có nhiều nạn nhân hơn toàn bộcác lực lượng khác của liên-hợp.

Các dịch-vụ của SMPs không phải là rẻ.; Giữa 1994 và 2003,Bộ Quốc Phòng đã ký hơn 3600 khế-ướctrị giá 300 tỉ đô-la.Do việc thiếu kiểm soát và trách-nhiệm,thật khó biết được có bao nhiêu liên hệ đếnIrak..Dù sao đi nữa,con số đông đảo các SMPs kéo theo các phí tổn tài chánh khổng lồ.Ví dụ,Haliburton-KBR đã cung cấp yểm-trợ tiếp-liệu cho cuộc xâm lược và hiện đang tái-thiết hệ thốngtiếp-vận dầu hoả,thể theo một khế-ước được giao cho họ mà chẳng có một thi đua thực sự .Trị giá củariêng khế-ước này là 20,1 tỉ đô-la.

Tu nhan hoa quan Doi My http://tinparis.net/thoisu/2008_03_05_TunhanHoaQuanDoiMy_nDH.html

1 of 4 29/07/2011 11:35

TRANG 2/18

Để đặt điều này vào trong bối-cảnh lợi tức của Haliburton trong cuộc chiến hiện nay lớn gấp ba lần sốtiền Hoa-Kỳ đã phải trả cho cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất.Như thế,tính theo đô-la thông-dụng,Hoa-Kỳ đã trả thêm lên 7 tỉ đô la so với trị giá cuộc cách-mạngMỹ,chiến-tranh Mỹ-Mễ,cuộc chiến Tây Ban Nha và Mỹ gộp lại.

Thật thú-vị để nhắc nhở rằng sau khi hoãn ghi nhận một khoản lời lên tới 3 tỉ đô la vào năm2006,Haliburton đã quyết-định đặt trụ sở ở Emirats Arabes Unis vì ở đó xí-nghiệp không phải trảthuế.Emirats Arabes Unis không có các thoả ước trục xuất với Hoa Kỳ,điều này bảo vệ các nhân viênnhững trừng phạt tư pháp.

Các hạn-định quân-sự và những gia tăng trải quân đã khiến các lực lượng Mỹ đi đến giới hạn khả năngtham chiến. Bởi thế,những dịch-vụ do SMPs cung cấp bao gồm cả những gì nằm trong nhiệm-vụquân-sự Mỹ:An-ninh,cố vấn quân-sự,yểm-trợ tiếp-vận,cảnh-sát,giám-định kỹ-thuật và tình-báo. Hơnthế,hệ-thống vũ-khí ngày càng tinh-vi đòi hỏi quân-đội phải xử dụng đến các SMPs để bảo-trì và sửachữa. Nhiều công việc các SMPs đã làm trong các khu vực chiến-đấu tiền phương.Việc họ tham dựtích-cực vào trong cuộc chiến không phải là điều hiếm.Các lực lượng quân-sự Mỹ thay vì được các tổchức quân sự tư phụ lực và yểm trợ, đã trở thành tuỳ thuộc vào các tổ chức này.

Sự xử dụng rộng rãi các SMPs trong cuộc chiến ở Irak cho thấy vai trò mới của các tổ chức này trongchiến tranh.Trước cuộc xâm lăng năm 2003,họ chỉ tham dự vào những cuộc huấn-luyện và vào nổ lựcchiến tranh ở Koweit.Họ cung cấp các yểm trợ tiếp-vận cho cuộc xâm lược.Trại Doha ở Koweit,đượcdùng làm căn cứ cho cuộc xâm lược,được xây dựng,bảo trì và cả việc canh gác nữa bởi một đội quântư.Trong cuộc chiến,các SMPs tiếp tục việc yểm trợ tiếp liệu trong cuộc tiến quân trên đất Irak. Họ bảotrì,cung cấp,trang bị các hệ thống vũ khí tinh vi nhất như là Global Hawk,một phi cơ thám thính không phihành đoàn,hay là những hệ thống phòng không.

Trong giai đoạn ổn-định,vai trò của các SMPs lại càng trở nên quan-trọng hơn.Thay vì gởi thêm nhữngtoán quân và để bù đắp vào việc thiếu hỗ trợ của các đồng-minh, Hoa Kỳ dùng đến các SMPS như làmột giải pháp tạm thời.Các tổ chức quân-sự tư về yểm trợ cung cấp các yểm trợ tiếp liệu,các công tyquân-sự tư về cố vấn giữ một vai trò quan-trọng trong việc huấn luyện cảnh sát và quân-đội Irak, cũngnhư trong tình-báo; và cuối cùng các công ty quân-sự tư về an ninh đã gia tăng trên diện địa những sứmạng bảo vệ các đoàn xe, các cứ điểm và các nhân vật quan trọng..Ngay như Paul Bremer,khi ông tagiữ chức vụ quản-trị viên dân sự cho Irak,ông được bảo vệ bằng một nhóm quân-sự tư.Rất đơn giản,cuộc xâm lăng Irak không thể có nếu không có các xí-nghiệp quân-sự tư.

Những thử thách của SMPs.

Việc các nhân viên của một SMP đối xử bạo ngược với các tù nhân cũng như việc nhân viên của họ bịthiệt mạng ở Fallujah nhắc cho chúng ta có sự hiện diện những thách-đố quan-trọng trong việc xử dụngcác SMPs.,nhất là khi hầu như không có trách-nhiệm,thiếu sự trong sáng và sự nghèo nàn của hệ thốngkiểm soát.

Nói chung,các SMPs không chịu trách nhiệm về nhữn hoạt động của họ.Họ không nằm trong tuyếnthẩm quyền quân-sự.Bởi thế,có những căng thẳng gia tăng giữa quân-đội và các SMPs liên quan đếnviệc phối-hợp hành-động.Theo như một báo cáo của Gouvernment Accountability Office ,các SMPs"tiếp tục đi vào các vùng giao tranh không thông báo cho quân-đội Mỹ,và đặt quân lính cũng nhu nhânviên của họ vào hiểm tai bị thương."

Các ví dụ về những hành vi xấu đã được vidéo Aegis ghi lại rõ ràng, được phổ biến trên Internet.Trongđó người ta thấy các nhân viên của SMPs nổ súng vào đám đông,việc một giám thị của Triple Canopynổ súng vào các thường dân Irak (nguồn một biên bản pháp lý đưa đến việc xa thải hai nhân-viên),cuốicùng,cuộc chạm súng,ghi nhận vào năm 2006,một nhân viên của Blackwater say rượu đã bắn mườiphát đạn vào một cận vệ của phó Tổng Thống Irak sau một vụ đụng chạm.

Hơn thế,các SMPs còn bị cáo buộc đã làm thương-mãi về tình-dục,vi phạm việc phong toả quân sự và

Tu nhan hoa quan Doi My http://tinparis.net/thoisu/2008_03_05_TunhanHoaQuanDoiMy_nDH.html

2 of 4 29/07/2011 11:35

TRANG 3/18

giết người vô cớ.Họ cũng thuê mướn những người liên hệ đến các chế độ đàn áp nhưColombie,Chili,Pérou và Guatémala. Người dân xứ Irak không phân biệt được giữa quân nhân Mỹ vànhững người được SMPs thiê mướn và các hiệu quả tiêu cực gây khó khăn cho lực lượng quân sự Mỹvà cho tính cách chánh đáng của nó.

Trong khi các quân nnhân dính líu vào các sự việc bị toà án quân sự xét xử,không một nhân viên tư nàobị đưa ra trước toà án.Ở Hoa Kỳ chỉ có hai lần được áp dụng cho các SMPs ở ngoại quốc đó là MEJA(Military ExtrâTrritorial Act) và UCMJ (Uniform Code of Military Justice. Thế nhưng, MEJA không đượcdùng cho các vùng có giao tranh và chỉ áp dụng đối với các SMPs ký kết với Bộ Quốc Phòng. Gần đâyhơn,UCMJ chỉ được áp dụng cho nhân viên quân sự.Và nhân viên dân sự chỉ được đặt dưới thẩmquyền trong trường hợp có chánh thức tuyên chiến.MEJA lẫn UCMJ chưa bao giờ được nhắc tới trongquá khứ.

Các sĩ quan quân đội Mỹ thường bày tỏ sự bực bội của họ là phải chia sẻ chiến trường với các SMPsvà điều động theo qui luật riêng .Họ cũng e ngại hậu quả những hoạt động của SMPs đối với cácchiến-dịch chánh thức.Một tướng lãnh nói "những tên này chạy cùng hết không có một kiểm soát nào vàlàm những điều ngu xuẩn.Họ không đặt dưới một thẩm quyền nào cả.Họ giết nhiều người và nhữngngười khác phải chịu hậu qủa của họ. "

Tương quan giữa quân nhân và các nhân viên của SMPs còn phức tạp hơn vì sự khác biệt lươngbổng.Thường thì các SMPs trả gấp đôi số lương của lính khi mà cả hai đều được trả bằng thuế khoá.Sự sai biệt về lương bổng tạo ảnh hưởng tiêu cực cho khả năng tuyển mộ và duy trì các quân sĩ tàiba.Thế nên,quân đội đã phải cho một khoản thưởng đến 150.000 đô la để giữ lại một người lính.

Hệ thống vũ khí,màng lưới "chỉ huy và kiểm soát", thu thập và phân tách các tin tức và các chức năngkhác ngày càng tuỳ thuộc vào các SMPs. Quân đội có nguy cơ mất các khả năng riêng của họ vì cácquân nnhân không còn được huấn luyện trong những lãnh vực này. Các SMPs không bị bó buộc phải ởtrong các vùng giao tranh và có thể chấm dứt khế ước một cách giản dị.Vào năm 2004,một SMp đã từchối phân phối thực phẩm chỉ vì tình hình an ninh tồi tệ.

Hơn thế,Quốc Hội đã không ghi chú các khế ước có trị giá dưới 50 triệu đô la, và không có những điềukiện cần thiết để điều tra về số lượng, thủ tục tuyển dụng,hoạt động và sự hoàn hảo của cácSMPs.Hành pháp có thể xử dụng các SMPs không có sự đồng ý hay biết đến của Quốc Hội. Bởi thế,công chúng không thể biết thuế vụ đã chi cho dịch vụ nào,có hiệu quả không, và tiền tiêu dùng đượctrình bày như bthế nào trên diện địa.Sự thiếu sót này làm nguy hại nghiêm trọng ngay đến khái niệm củamột chánh sách ngoại giao dân chủ.

Hiện nay,có nhiều nỗ lực đang làm nhằm cải tổ khuôn khổ hoạt động của các SMPs.Quân lực Hoa Kỳ nhấn mạnh đến hiểm tai liên hệ đến việc tư nhân hoá và sự bành trướng của nó. Mộtchuyên viên quân sự có ảnh hưởng đã ghi nhận rằng "quân đội cần phải phân tích một cách thện trọngvai trò của những SMPs trên chiến địa nhằm để hội nhập họ và để kiểm soát tốt hơn- nếu như trước hếtchúng ta cho phép các dịch vụ của họ...Dẫu họ làm gì chăng nữa,họ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sứmạng,đó là lấy được niềm tin của dân chúng.Tôi mong thấy các thực thể quân đội trong một chiến dịchchống nổi dậy đặt dưới thẩm quyền quân sự."

Quốc Hội cũng đã dấn mình vào cuộc tranh luận về các SMPs,sau khi đã lơ là trong suốt 10 năm.Trong suốt mùa thu 2006,Thượng Nghị Sĩ Lindsay Graham đã cho thêm một điều khoản vào UCMJ đãlàm thay đổi luật để áp dụng chẳng những trong trường hợp có tuyên chiến nhưng ngay cả trong nhữngchiến dịch quân sự hạn định.Luật mới này có thể có khả năng đặt các SMPs dưới cùng một thủ tụcpháp lý với các quân nhân.

Trong khi những thay đổi trong UCMI tạo ra một phản ứng trộn lộn của SMPs,quân đội Hoa Kỳ đã rấttán thưởng việc ày vì các vị tư lệnh hi vọng rằng kỹ luật trên chiến trường sẽ được cải thiên.Theo dõibản chất tổng quát của kỹ nghệ SMPs,các nước khác sẽ theo dõi tình trạng để có thể có các biện pháptương tự.Tuy vậy,Ngũ Giác Đài vẫn chưa minh thị bằng cách nào có thể áp dụng luật mới này.Cho đếnkhi họ thực hiện điều này,luật ở trong tình trạng bất động và chúng ta không biết nếu và như thế nào luậtsẽ được xử dụng.

Tu nhan hoa quan Doi My http://tinparis.net/thoisu/2008_03_05_TunhanHoaQuanDoiMy_nDH.html

3 of 4 29/07/2011 11:35

TRANG 4/18

Nhiều nỗ lực trong lãnh vực làm minh bạch và kiểm soát các SMPs của Hoa Kỳ đã được các thànhviên quốc hội đề nghị, đặc biệt nhất là các dân biểu Schakoxsky (illinois) và David Price (NorthCarolina) và bởi Thượng Nghị Sĩ Barack Obama (Illinois)

Obama,một ứng cử viên tranh cử Tổng Thống,là người bảo trợ dự luật "Transparency angAccountability in Military and Security Contracting Act of 2007" đã tập hợp các cải tổ đề nghị củaSchakoxsky và Price. Luật thiết lập các điều kiện tìm hiểu cần thiết để quản trị các kỹ nghệ SPMs.Luậtđòi hỏi các dữ kiện về số lượng các SMPs,số tiền chi tiêu,số lượng nhân viên tư đã chết hay bị thương.Nhưng thường là không thu thập được tin tức nào cả.

Luật cũng mở rộng một chiến lược để xem khi nào một khế ước với một SMPs được coi là thíchđáng.Ngũ giác Đài bó buộc phải xét lại việc xữ dụng các SMPs và ấn định vai trò nào thích ứng với cácxí nghiệp-tư.

Trong trường hợp một khế ước đã được duyệt,luật tạo ra các tiêu chuẩn và các cưỡng-chế mà cácSMPs phải theo,cũng như các qui tắc tham dự chiến cuộc do các vị tư lện quân sự loan báo.Luật cũngtạo ra văn phòng khế ước trung ương để kiểm soát tốt hơn các chi tiêu và để phối hợp với FBI việctheo đuổi các điều tra hình sự.

Cuối cùng,luật bắt đầu một thủ tục thiết lập một qui chế pháp lý chính xác cho các SMPs và những nhânviên của họ trong trường hợp phạm pháp.Ngũ Giác Đài từ nay phải thiết lập một kế hoạch để áp dụngluật lệ tại chỗ.

Nhưng việc xử dụng luật không được rõ ràng.Khó có thể biết được phản ứng của các nước khác vì cáccải cách của Hoa Kỳ chỉ chạm đến một phần trong toàn bộ các kỹ nghệ này.

Irak đã là một cơ may cũng như là một thách đố đặt ra với các SMPs. Các kinh nghiệm ở Irak đã nhấnmạnh đến sự cần thiết một qui chế pháp lý chính xác của các SMPs trên bình diện quốc-gia cũng nhưquốc-tế. Việc xử dụng các SMPs của Liên Hiệp Âu Châu đưa ra những vấn đề liên hệ chính đến vai tròcủa các SMPs trong các vùng giao tranh. Chúng ta cần phải có một cuộc tranh luận xung quanh vấn đềvề tính cách thích đáng của việc tư nhân hoá các chức năng quân-sự, tuỳ theo các trường hợp mẫukhác nhau được đề ra. Trong trường hợp việc tham dự của một SMP được coi là có thể có giá trị,cáccơ chế về quản trị,kiểm soát,trong sáng và trách nhiệm phải được đặt ra để trừng trị những vi phạm vàđể giới hạn các sự phí phạm tài chánh ,những điều này tất cả ,sẽ gây nguy hại cho an ninh và cho tiếntrình dân chủ hoá.

Tinparisnet chuyển ngữ. - Nhữ đình Hùng -Bài viết của Peter W.Singer- Ralph Wipfli ( Brooking Institutions) ( Tạp chí Défense số 129-Tháng 09-10/2007 tr 22- tr24)

Tu nhan hoa quan Doi My http://tinparis.net/thoisu/2008_03_05_TunhanHoaQuanDoiMy_nDH.html

4 of 4 29/07/2011 11:35

TRANG 5/18

Nếu chúng ta không thể mua...chúng ta không thể do-thám được! "If we can't buy...we can't spy "

hay "Việc tư nhân hoá CIA Mỹ " - Nhữ đình Hùng chuyễn ngữ -

Vai trò các xí-nghiệp tư về an-ninh ngày nay đã được công-chúng biết đến nhưng họ vẫn chưabiết đến các xí-nghiệp tư về tình-báo. Blackwater US,Triple Canopy hay những xí-nghiệp khác đãkhông bị bộ quốc-phòng Mỹ coi là những thứ phụ-dịch cho quân-đội, nhưng nằm hoàn-toàntrong việc điều-động quân-sự ở Irak. Trong các bố-trí này,có cả việc tham-dự của nhữngxí-nghiệp tình-báo tư.

Để điều-động việc can-thiệp vào Irak và một cách tổng-quát hơn là theo đuổi một cuộc chiến chống lạisự "khủng-bố",cộng-đồng tình-báo Mỹ đã nhờ cậy rất nhiều vào khu-vực tư ,cả về việc thu-thập tin-tứckỹ-thuật hay nhân-sự cũng như việc phân-tích.Thế mà, Quốc-Hội Mỹ không có quyền được " ghé mắt "và kiểm-soát những điều-kiện theo đó các khế-ước đã được ký-kết.

Nhân cuộc hội-thảo được Cục Tình-Báo Quốc -Phòng (Defense Intelligence Agency,hay DIA,) bảo trợqui tụ các kỹ-nghệ-gia ngày 14.5.2007 cho thấy việc tư nhân hoá tình-báo Mỹ đã phát triển rất mạnh.Theo như Terri Evereil,một viên-chức trách-nhiệm lão-thành của văn-phòng Mãi Dịch (bureau desAcquisitions)( chịu trách-nhiệm việc ký-kết các khế- ước với tư-nhân ) thuộc văn-phòng DNI (văn-phòngcủa Giám-Đốc Tình-Báo Quốc-Gia) cho hay rằng 70% ngân-sách về tình-báo được dành cho các khếước với tư-nhân.

Các đồ-bản trình-bày "power point" đã được cho lên internet cho thấy việc dùng đến những ngườikết-ước đã gia-tăng 38% kể từ giữa thập-niên 90.Theo như lượng-định của văn-phòng DNI, sốkhế-ước ký-kết với tư-nhân được coi là bình-ổn từ năm 1995 đến 2001 trong khoảng 20 tỉ đô-lamột năm. Vào năm 2002,số này đã vượt quá 32 tỉ đô-la. Kể từ 2003, số này lên đến 42 tỉ đô-la.

Vào năm 2006,một vài con số ấn-hành trong giới truyền-thông Mỹ đã cho thấy hiện tình này. TờWashington Post phát-giác rằng hơn một nửa nhân-viên của hai cục quan-trọng tại Ngũ Giác Đài, CIFẠ( Counter Intelligence Field Activity = Hoạt động phản gián) và NCC (National Counter TerrorismeCenter = Trung Tâm chống Khủng Bố) làm việc theo khế-ước. Riêng về CIFA kêu gọi đến khu-vực tưhơn 70%.

Cuối tháng năm 2007, những con số khác liên-hệ đến DIA xuất-hiện trên báo-chí,các luật-sư của Cục đãtuyên-bố rằng 51% nhân viên thực ra là nhân-viên của những xí-nghiệp tư. Cuối tháng 8, DIA tuyên bốlà sẽ dành ngân khoản 1 tỷ Đô cho Xí nghiệp tư trong việc thu thập và phân tích các dữ kiện.

Hiện-tượng cho thầu lại cũng rất quan-trọng trong khu-vực tư của tình-báo Mỹ.

Thế nên,các ngành của CIA (central intelligence service) có trách-nhiệm về việc thu-thập tin-tức,NCS(National Clandestine Service) đã bao gồm, hơn một nửa thực lực của họ, các điệp-viên tư thuộc vềcác xí-nghiệp như là Abraxas,SAIC,Booz,Allen Hamilton hay những nhóm đại kỹ-nghệ như LoockheedMartin hay Raytheon - những nhóm sau cũng ban lãnh -đạo tình-báo riêng cho họ.

Ngay như những tay "blue badgers"(tiếng lóng của CIA để chỉ các nhân-viên liên- bang) hành-xử quyềnlãnh-đạo ở chóp bu các ngành của NCS và là nhân-viên hữu-trách, ở trong giới chỉ-huy,một số trongbọn họ đã hầu như "tư-nhân hoá".

Thế nên,các "green badgers"(đến từ khu-vực tư),không những chỉ tuyển-chọn các gián-điệp, mà cònđiều-hành các dịch-vụ bí-mật và có thể hành-xử thẩm-quyền đối với một số thành-viên kết-ước tưkhác.Các thành-viên kết-ước tư như thế đã có hơn một nửa số văn-phòng của CIA tại Bagdad hay ởIslamabad.

Tuy nhiên,việc đọc những con số này không cho phép thấy được toàn-bộ sự thâm-nhập của tình-báo tư

Neu chung ta khong mua duoc thi chuang ta khong the do tham duoc http://tinparis.net/thoisu/2008_01_20_TunhanHoatinhbaoMy_nDH.html

1 of 5 29/07/2011 11:32

TRANG 6/18

trong lòng cộng-đồng tình-báo Mỹ.Thực sự các thành-viên kết-ước đã trở thành không thể thiếu đượctrong lãnh-vực tài-nguyên kỹ-thuật và nhân-sự,nhưng họ cũng thi hành một số dịch-vụ mà cho tới gầnđây vẫn nằm trong lãnh vực hoạt động đặc-quyền.

Chẳng những các công-ty tư thu lượm các tin-tức từ người hay bằng kỹ-thuật, đề-nghị sự phân-tích củachính họ, nhưng cũng còn có thể can-thiệp trực-tiếp ở cấp chánh-trị và thư-lại cao nhất liên-hệ đến việcphân-tích.Vượt qua khỏi sự xử-dụng các tin tức từ vệ-tinh hay từ các phi-cơ thám-thính không người láimà họ khai-thác, nhiều xí-nghiệp tư còn cho chính sự phân-tích của họ và đi đến chỗ xác -định mục-tiêuở những địa-điểm nhạy-cảm như Irak hay ở A-Phú-Hãn.

Cũng không phải là hiếm việc phúc trình của họ được thấy ở văn phòng những người quyết-định đểtránh gặp các màng lọc truyền-thống và hệ-thống hành chánh của cộng-đồng tình-báo Mỹ.

Thực ra, khu vực tư can-thiệp với danh xưng riêng của nó khi những người chuyên-nghiệp về tình-báohọp thành nhóm làm việc để phân -tích và tổng-hợp các tin tức.Thế nên,khu vực tư có những cửa ngõcủa nó để vào trong lòng DNI.Các thành-viên kết-ước tư được tiếp đón ở một trong những nơi soạnthảo bản trần thuyết hằng ngày cho Tổng Thống (Presidential Daily Briefing),tài liệu tổng-hợp tin-tứctình-báo mỗi ngày để trình lên Tổng-Thống Hiệp Chúng-Quốc.

Hiện-tượng cho "thầu lại" về tình-báo là một khuynh-hướng nặng nề và có tính cơ cấu. Sự diễntiến này không phải đánh dấu từ 11/09 nhưng được hoàn toàn nằm trong một khuôn khổcách-mạng âm thầm được phe hữu bảo-thủ đưa ra từ thập niên 70.

Có một luận-lý sâu xa kiểu Mỹ về việc tư nhân hoá các hoạt động đặc-quyền của chánh-quyền liên bangđụng chạm ngay cả đến trung tâm của chức năng an ninh quốc gia.Một phần của giới thư-lại liên-bangvà các nhân-viên chánh-trị ,còn đi ngược hẳn lại,trên nguyên-tắc đã không chống đối việc cho "thầulại",ngay khi vấn-đề còn đang được tranh-luận.

Tình-hình chánh-trị có thể chấp nhận được đã cho phép các viên-chức liên-bang bằng một phương cáchthực tiễn có được những kỹ-thuật thưòng được phát-triển nhanh chóng hơn trong khu vực tư hơn làtrong cơ cấu liên-bang.Tác-động qua lại luôn luôn quan trọng giữa khu-vực công và khu vực tư Mỹ.Khu-vực công tác-động như người ra lệnh rất nhạy-cảm trong lãnh-vực định-hướng và tài trợ mạnh mẽcác công cuộc nghiên-cứu và phát-triển để đi sát vào các phát-triển những kỹ-thuật mới. Đổi lại,cácđịnh-chế liên-bang có được những vật liệu tuyệt-đỉnh bảo-đảm sự khống-chế quốc-tế của họ.

Dưới sự thôi thúc của CIA,Lockheed Martin đã chế-tạo phi-cơ do-thám U-2 . Những công-ty như làTRW,Polaroïd hay Raytheon đã giúp phát-triển những hệ-thống máy thu hình cực nhạy và nhữngvệ-tinh gián-điệp đầu tiên hướng về Liên Bang Sô Viết..Được tạo lập ra trong thập-niên 50 đểkiểm-soát các cuộc truyền tin trên thế-giới,Cục An Ninh Quốc Gia (National Security Agency : NSA) đãnhờ đến IBM hay Cray để phát-triển những máy siêu điện-toán để phá các mật-hiệu (code) và chuyểncác dữ kiện có được bằng ngôn-ngữ điện-toán thành tin-tức tình báo. Hiện nay, DNI tìm cách thành hìnhdựa trên sự phát triển Kỷ thuật với những chương trình nghiên cứu về Tình báo (Intelligence AdvancedResearch Project Activity : IARPA ), hay về quốc phòng ( DARPA :Defense Advanced ResearchProject Agency)

Đối diện với một xã-hội của truyền-thông trong những năm 90, việc xử dụng khu-vực tư đã gia-tăngnhưng có một hình-thức mới.Các cục của Hoa-Kỳ đã ở vào vị thế phản-ứng đối với sự phát triển nhanhchóng các kỹ thuật mới.,sự dân-chủ-hoá các hệ thống giải mã và việc phóng ào ạt các vệ-tinh dân-sựvào lúc mà ngân-sách quốc-phòng và tình-báo bị cắt giảm 30%.

Để phản-ứng,các cục không những chỉ dùng đến khu-vực tư trong lãnh-vực R&D (nghiên-cứu vàphát-triển) nhưng còn xử-dụng trưc-tiếp đến nhân viên của họ.Thế nên,khi National GeospatialIntelligence Agency ( đặc trách về Không gian) được thành lập vào năm 1995,,lập tức nó đã quay vềkhu vực tư để có các "software / nhu liệu" và các nhân-viên để xử-dụng.

Ngày nay,phân nửa trong số 14000 nhân-viên được Booz Allen Hamilton hay Lockheed Martin trảlương.Về phiá NSA,vào cuối thập niên 90,họ bắt đầu cho các công ty tư như Computer Services

Neu chung ta khong mua duoc thi chuang ta khong the do tham duoc http://tinparis.net/thoisu/2008_01_20_TunhanHoatinhbaoMy_nDH.html

2 of 5 29/07/2011 11:32

TRANG 7/18

Corps và SAIC thầu lại việc kiểm-thính quốc-gia và một phần nào việc phân-tích các tín-hiệu.

Sau ngày 11.9.2001, hiện tượng cho "thầu lại" còn gia tăng. Quyết-tâm của chánh-quyền Bush vàquốc-hội là tránh một cuộc khủng-bố mới, bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến lâu dài chốngchủ-nghĩa khủng-bố quốc-tế đã thấy rõ trong việc xử-dụng đến các khu-vực tư. Được một chánh quyềnMỹ có rất nhiều liên-hệ kể cả việc xuất-phát từ giới kinh-doanh và ý-tưởng thuận lợi cho việc xử- dụngkhu-vực tư vào những hoạt-động độc-quyền, việc gia-tăng ngân-sách về tình- báo và việc tìm kiếm mộttổ-chức mới cho cộng-đồng tình-báo Mỹ đã trước hết có lợi cho khu-vực tư.

Thị -trường tình-báo quân-sự đã bộc-phát giống như những công-ty quân-sự tư hay ,khác đi, về an-ninhnếu hiểu theo nghĩa rộng. Bởi thế, để phát-triển những hoạt- động hay những tổ-chức mới nhằm vàocuộc chiến chống khủng-bố như là National Counterterrorism Center ( chống Khủng Bố ) của CIA,cáccục được phép hướng về khu-vực tư để tuyển-dụng hằng ngàn chuyên-gia phân-tích và các chuyên-giatình-báo nhân-sự.

Khu-vực tư đã có thể đáp-ứng hữu-hiệu cho sự trông đợi của giới-chức liên-bang nhờ ở tình-trạng đặc-biệt đáng giá cho năm đầu của các năm hai ngàn: đa số rất lớn các nhân-viên kết-ước vốn xuất-phát từcộng-đồng tình-báo Mỹ. Việc quản-trị nghiệp-vụ những điệp-viên hoạt-động luôn luôn là điểm yếu củaCIA, có rất nhiều điệp-viên chán nản đã bỏ các cục trong những năm 90 để sang khu-vực tư rấthấp-dẫn về mặt lương bổng và cho phép họ tiếp tục xử-dụng khả-năng trên trận-địa.

Sau năm 2001,các cục liên-bang đã có thể tìm thấy trong những cựu điệp-viên có được những khảnăng cần thiết để làm việc trong lòng cộng đồng tình báo Mỹ. Những người sau này luôn luôn có nhữngnhạy cảm nào đó với ý-tưởng phục-vụ Nhà Nước. Thế mà, thị-trường tình-báo tư đang phát triển, mộtsố xí-nghiệp đã đưa vấn-đề khả-dĩ đến lượt họ huấn-luyện các điệp-viên trong tương-lai đương nhiên làsẽ phát-triển theo một đường lối văn-hoá và giá-trị khác.Từ cái nhìn của Mỹ, việc tư-nhân hoá tình-báo có những điểm tích-cực của nó.Từ 11 .9 ,nó đã khơiđộng một hoạt động kinh-tế mạnh-mẽ. Việc cho thầu lại này đã tạo ra một sự gia tăng tài sản quốc giamột cách không thể chối cải khi chánh-quyền liên-bang đã tạo ra những điều-kiện thuận lợi cho việc pháttriển một thị-trường rộng lớn để thương-mãi hoá các sản-phẩm của tình báo tư,dù điều này có nguồngốc do kỹ thuật hay do người.

Việc cho thầu lại đã cho phép các định-chế quốc-gia và thế-giới tình-báo đáp-ứng với những thách-đốdo cuộc khủng bố 11.9 đặt ra. Nó cũng đã đi cùng với những cải cách về tình-báo Mỹ phát-xuất từ phúc-trình của Uỷ-ban 11.9.

Tuy thế,một số người đã tự hỏi về tiến-triển hiện tại. Thiên về hướng tư nhân và những nguyên-tắcđiều hành sẽ không phải không có hiểm tai và sẽ có những hậu quả khác.

Trong thời kỳ tình báo bị chánh trị hoá bởi các chánh khách Mỹ, cho đến mức độ nào ngành tìnhbáo có thể giao phó cho khu vực tư? Người ta có thể chờ đợi việc khu-vực tư tìm cách bánnhững tin tức đáp ứng cho sự mong đợi của những nhà lãnh đạo hay là nhằm để trình bày mộttin tức có thể phục vụ cho những lợi-ích của một số thân-chủ ? Liệu rằng người ta sẽ phải chòđợi những sự khai-triển các lý-luận tương tự cho những điều đã được áp-dụng cho nhữngphức-hợp kỹ-nghệ quân-sự mỹ?

Ở Quốc-Hội Mỹ, đã có những tiếng nói vang lên trước phong-trào cho thầu lại một phần sống còn củaan-ninh quốc-gia Mỹ.Thực ra, những đòi hỏi về bí-mật bao trùm việc ấn-định ngân-sách liên bang dànhcho ngành tình báo đã ngăn không cho Quốc-Hội biết đến việc du-di kinh phí.

Rất khó cho những nhà đại diện nhân-dân Hoa -Kỳ biết được đâu là những xí-nghiệp tư được các cụctình báo xử dụng đến,đâu là sử-liệu của các khế-ước,dành cho những hoạt-động nào và trị-giá là baonhiêu.Ủy-ban Thượng-Viện Select Committee on Intelligence ( đặc trách về Tình báo) đã ấn hành mộttường-trình về phí-tổn trung-bình cho việc tư-nhân-hoá tình- đối với người thụ-thuế mỹ. Sự tiêu tốn chomột điệp-viên liên-bang là 126.500 đô-la trong khi một nhân-viên kết-ước tư tốn 250.000 đô-la. Bảntường-trình kết luận là trong trường-kỳ, cộng đồng tình báo Mỹ cần phải rút giảm việc xử-dụng đến

Neu chung ta khong mua duoc thi chuang ta khong the do tham duoc http://tinparis.net/thoisu/2008_01_20_TunhanHoatinhbaoMy_nDH.html

3 of 5 29/07/2011 11:32

TRANG 8/18

khu-vực tư.

Mặc dù Quốc-hội bày tỏ yêu-cầu về việc minh-bạch, Giám-đốc Tình-báo Quốc-gia vào mùa xuân2007 đã xếp lại một tường-trình do quốc-hội yêu cầu vào năm 2006 về việc kiểm kê cácthành-viên kết-ước chánh của cộng-đồng tình-báo Mỹ,nhân danh an ninh quốc-gia.Trở lại về việc từ chối này, Ủy Ban Select Committee on Intelligence của Hạ Viện đã cho ấn-hành mộtbáo cáo công-cộng tố cáo điều các dân-biểu chỉ có được những con số tối-thiểu trong khi những điềunày được các thành-viên kết ước biết đến và không bỏ qua trong việc dùng để vận-động.

Đứng trước sự quan-ngại của Quốc-Hội và có lẽ lo sợ cho những hoạt động của họ, cơ-quan CIA gầnđây đã phải dấn thân vào một công-tác "duyệt-xét lượng-định" (audit) tất cả những thành-viên kết-ướctư nhằm để xếp loại những ai trong số họ đang thực sự làm "những chức-năng thiết-yếu dành thuộc vềchánh-quyền" phải được điều-động bởi khu-vực công.

Thực ra, sự đề-kháng của giới hành-pháp và của cộng-đồng tình-báo mỹ rất quan-trọng vì vấn-đề vềmặt chánh trị rất nhạy-cảm. nhiều người kết-ước tư đã bị dính líu vào những hoạt động tình-báo đangđược tranh-luận hay có tánh cách tranh-chấp như việc NSA cho thầu lại những chương trình kiểm-thínhrộng lớn đối với nhân-dân mỹ trong khuôn khổ cuộc tranh đấu chống lại hệ-thống khủng-bố.

Tình-hình rất tế nhị, đến mức độ mà văn-phòng Giám-Đốc Tình-Báo Quốc-Gia ( GĐTB) thúc đẩyQuốc-Hội biểu quyết đặc-miễn cho các công-ty tư-nhân làm việc trong chuơng-trình kiểm-thính choNSA. Một cách tổng-quát hơn,GĐTBQG giữ lấy một vị-thế thận-trọng.Thực vậy,ngay sau khi đượcbổ-nhiệm vào tháng 12 năm 2006, tướng Mike McConnell đã tuyên-bố ý-định của ông là nghiêng vềviệc tư-nhân-hoá tình-báo Mỹ.Tuy nhiên,sự lựa chọn của chánh-quyền Bush II đã đặt trên một ngườithể-hiện việc tư-nhân-hoá tình-báo Mỹ.

Sau khi đã phục-vụ một đời binh-nghiệp trong tình-báo quân-sự,vào lúc hồi-hưu,tướng MichaelMcConnell đã làm việc cho Booz Allen Hamilton,một trong những nhà thầu lại chính của cộng-đồngtình-báo Mỹ.Ông ta đã ở đó suốt 10 năm.Cuối năm 2006, ông là phó chủ-tịch. Ông cũng là chủ-tịch củahội-đồng quản-trị của Liên-minh tình-báo và an-ninh quốc-gia,nhóm vận-động chính của kỹ-nghệtình-báo tư.

Thật tế nhị để nói về tương-lai của hiện-tượng tư-nhân-hoá tình-báo Mỹ khi nó đi cùng với nhữngcải-cách tình-báo Mỹ được đặt ra sau cuộc khủng-bố 11.9.Tuy thế,có vẻ đây là một khuynh-hướng nặngnề mà quốc-hội xem chừng bị trói tay trong việc chống lại.

Cho đến ngày nay,hầu như thần-chú của Washington là "If we can't buy...we can't spy " (Nếuchúng ta không thể mua...chúng ta không thể do-thám được) như là tiêu-đề một mẫu trình-bày tạiColorado hồi tháng năm vừa qua do Terri Everett một viên chức trách nhiệm lão-thành của văn phòngMãi Dịch (bureau des Acquisitions =văn phòng chuyên trách việc ký khế ước với tư nhân) của vănphòng GĐTBQG thực hiện.Trong cuộc họp báo,những việc mua này được coi như ưu-tiên hàng đầucủa DNI.

Các chi-tiêu mới này rất thíchứng với những cải-tổ ngày 22.3. 2007 đã tổ-chức lại văn-phòng của DNI.Vị đệ nhất giám-đốc của tình-báo quốc-gia, đại-sứ John Negroponte có dưới quyền 4 vị phụ-tágiám-đốc cho 4 lãnh-vực thiết-yếu : Kế-hoạch&Chánh-Sách,Thu-thập (tin tức),Phân-tích (tin tức) vàQuản-trị.

Trong sơ-đồ tổ-chức này, ngành Mãi-Dịch tuỳ thuộc trực tiếp vào ban quản-trị. Sự việc viên phụ tágiám-đốc quản-trị được chỉ định làm xử-lý thường vụ nếu như vị giám đốc và vị phụ tá của ông bị trởngại, cho thấy tầm quan-trọng dành cho văn phòng đặc trách các vấn đề hành-chánh. Kể từ thángba,văn phòng Quản-trị đã biến khỏi sơ đồ tổ chức của văn phòng GĐTBQG. Nó được thay thế bằngvăn phòng Mãi Dịch.Từ đó nó trở thành văn phòng quan trọng nhất trong văn phòng GĐTBQG

Ghi chú:* về mặt pháp-lý,các cơ sở tình-báo tư làm việc cho Bộ Ngoại Giao.*Cộng đồng tình báo Mỹ gồm 16 cục tình báo quân-sự và dân-sự.,và từ 2004 ,đặt dưới thẩm quyền và

Neu chung ta khong mua duoc thi chuang ta khong the do tham duoc http://tinparis.net/thoisu/2008_01_20_TunhanHoatinhbaoMy_nDH.html

4 of 5 29/07/2011 11:32

TRANG 9/18

phối-hợp của văn phòng giám đốc an ninh quốc-gia.*Theo một bào báo của Washington Post ,Select Committee on Intelligence của Hạ Viện đã phê-chuẩncho toàn-bộ cộng-đồng tình-báo Mỹ một ngân-sách lên đến 48 tỉ đô la cho tài khoá 2008.

Tinparisnet chuyển ngữ. - Nhữ đình Hùng -Bài viết của Claude Lesueur ( Tạp chí Défensê số 130- Tháng 11/12/2007 tr 30- tr32)

Neu chung ta khong mua duoc thi chuang ta khong the do tham duoc http://tinparis.net/thoisu/2008_01_20_TunhanHoatinhbaoMy_nDH.html

5 of 5 29/07/2011 11:32

TRANG 10/18

TinParis. Chương trình nghiên cứu HAARP của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã khởi sự từ thập niên 80 và tiếptục đến bây giờ. Tài liệu dưới đây do thân hữu Lê Việt Thường chuyển ngữ cho chúng ta thấy sự " khốchại " của chương trình với hệ quả khôn lường được nếu áp dụng vào việc chế tạo các loại " vũ khí tốihậu ".

VŨ KHÍ TỐI HẬU ! THIÊN THẦN KHÔNG ĐÁNH LOẠI ĐÀN “HAARP” NÀY !

- Lê việt Thường chuyển ngữ ( TinParis.net ) -

Là kế thừa trên mặt đất của chương trình “Star Wars” (chiến tranh “ngôi sao”), dự án HAARP với nhữngnăng lực phi thường và tính đa năng của “nó” là “Vũ Khí Tối Hậu” của Hoa Kỳ.

Phải chăng người Mỹ đang hoàn chỉnh một hệ thống vũ khí rộng lớn có khả năng:

“rà hình” lòng Trái Đất đề tìm kiếm các căn cứ bí mật,ngăn chận mọi hình thức truyền thanh bằng làn sóng điện từ,gây ảnh hưởng trên hành vi của con người,làm thay đổi thời tiết,“nướng” các phi cơ đang bay trên trời tương tự cách thức làm của một cái “micro-wave”thông thường đối với tô “súp” của bạn,gây nên những trận động đấthay những tiếng nổ lớn cỡ một quả bom nguyên tử.

Với chương trình “Haarp” này, quân đội HK đang tái bản , dưới một hình thức tiết kiệm và còn nguy hiểmhơn nữa, dự án “Star Wars” (hay chiến tranh “ngôi sao”). Có một chút khác biệt: vấn đề lần này liên quanđến một cơ sở được đặt trên mặt đất.

Nhiều nhà khoa học, chuyên viên vũ khí và các dân biểu của Quốc Hội Âu Châu tỏ ra quan ngại, [đó làmột uyển ngữ (tức một lối nói trại cho nhẹ đi đối với một thực tế mà ta “cảm thấy không thích thú chútnào”!)] bởi sự phát triển của dự án này. Vậy nên, một chuyên viên năng lượng, Gratan Healy, cố vấncạnh các dân biểu của Quốc Hội Âu Châu, hiện đang sưu tập các bằng chứng nhằm tố cáo dự áncó nguy cơ đưa tới “tận thế” này.

Magda Haalvoet, một dân biểu Âu Châu gốc Bỉ, trưởng nhóm Môi Sinh tại Quốc Hội Âu Châu, đangnắm trong tay hồ sơ liên hệ. Bà này theo dõi một cách chính thức các lời yêu cầu “làm sáng tỏ” của cácthành viên của nhóm bà và sẽ vận động để Quốc Hội Âu Châu làm áp lực, qua trung gian của tổ chứcBắc Đại Tây Dương, hầu Hoa Kỳ trả lời tất cả các câu hỏi hữu ích liên quan đến tập hồ sơ này; bàMagda Haalvoet đang lo lắng. Bà còn khẳng định rằng loại vũ khí gọi là “không gây chết người” này (“nonlethal weaponery”) ngoài những tai họa mà “nó” gây ra về mặt môi sinh, “có thể làm nguy hại đến chínhnền tảng Dân Chủ và các Tự Do cá nhân”. (Giá phải trả) không ít hơn đâu. 30 triệu đô-la.

Các chữ viết tắt có nghĩa bằng Anh ngữ “"High-frequency Active Auroral Research Project" (Dự ánnghiên cứu trong lãnh vực các tần số cao tốc áp dụng vào các buổi rạng đông của vùng Bắc Cực). Trướctiên, đàng sau các chữ viết tắt hơi có tính bí truyền này, ẩn dấu một dự án với kinh phí 30 triệu đô la mỗinăm mà quân đội HK trình bày như những nghiên cứu vô hại về tầng điện ly (ionosphere). Những ngườiđề xướng dự án này không tiếc công của qua những chiến dịch quảng cáo và trấn an dư luận quần chúngHK của họ . Tuy nhiên, quả là điều khó tin nếu bảo dự án này không nhắm vào các mục tiêu quân sự khimà những cơ quan đỡ đầu cho “nó” là Hải Quân, Không Quân và bộ Quốc Phòng HK.

Chương trình “Haarp” có “hình dáng” như thế nào trên thực tế ? Đó là một cơ sở rộng lớn màdiện tích chiếm nhiều mẫu tây tại Gakona, một địa phương nhỏ ở phía Đông Bắc của thành phốAnchorage thuộc tiểu bang Alaska. Địa điểm cũng không quá hoang vắng vì cơ sở này nối liền với nhau

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

1 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 11/18

những dự trữ thiên nhiên mênh mông về dầu khí thuộc công ty Arco, còn là sở hữu chủ các bằng sáng chếkỹ thuật và đang làm “bình phong tài chánh” cho các thiết bị của chương trình “Haarp”.

Ngoài ra, “Haarp” được nối với một trong những máy điện toán mạnh nhất hoàn vũ đặt tại Đại HọcAlaska trong tòa nhà Butrovich ( http://www.haarp.alaska.edu/ ). Tóm tắt, về “ngoại hình”, đó là một chu virộng lớn bằng phẳng với cây cối bị chặt sạch, với 48 “ăn-ten” chiều cao là 20 mét được cắm tại đây, mỗi“ăn-ten” được nối liền với một máy phát sóng với năng suất dưới 1 triệu watts một chút. Khi hoàn tất, sốlượng “ăn-ten” và năng suất của máy phát sóng sẽ gia tăng để đạt đến mức độ mà tự thân là một “hiệntượng” với 1 tỷ watts được phát ra bởi một hệ thống gồm 360 “ăn-ten”. Các máy phát sóng sẽ được cungcấp nhiên liệu bởi 6 cái “turbine” lên tới 3600 mã lực đốt khoảng 95 tấn dầu cặn mỗi ngày.

DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?

Trên mặt chính thức, các nhà khoa học làm việc trên máy phát thanh có tính cách « hoang tưởngtự đại » này, muốn nghiên cứu tầng điện ly (ionosphère). Nhưng một cách phi chính thức, Haarplợi dụng tầng điện ly để biến « nó » thành một vũ khí năng lượng. Tầng điện ly là tầng khí quyểnnằm trên tầng bình lưu (stratosphère), được cấu tạo bởi các hạt bị « ion » hóa mang một khối lớnnăng lượng, bắt đầu ở độ cao trung bình là 48 km để chấm dứt ở độ cao là 600 km tính từ mặt đất. Tầngkhí quyển với mật độ năng lượng cao này có tính cách « sống còn » đối với hành tinh của chúng ta vì nóđóng một vai trò nền tảng như là cái « chắn » tương tự tầng « ozone » vậy. « Nó che chở » chúng tachống lại những chất độc hại do mặt trời thải ra. Tầng điện ly « nắm bắt » nhiều thứ trong đó có các hạtđiện từ phát sinh từ những trận gió bão do mặt trời hay các thiên hà gây ra. Người ta còn biết qua cáccông trình nguyên cứu được hướng dẫn từ một thế kỷ nay bởi một loạt các nhà khoa học, chothấy rằng « tấm áo choàng năng lượng » này đang « che chở » trái đất, nếu đi kèm với một kỹthuật thích hợp, có thể trở thành một vũ khí chiến lược hàng đầu.

Dự án « Haarp » dựa trên các nghiên cứu của Bernard Eastlund được gợi hứng từ các công trình

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

2 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 12/18

của Nikola Tesla, một khoa học gia gốc « Croate », nhà phát minh thiên tài của đầu thế kỷ 20 vớidòng điện xoay chiều ( bị Edison công kích vì ông này chủ trương dòng điện liên tục) và dòng điện« ba tầng điện áp hàm sin » (triphasé).....Tesla đặc biệt hoàn chỉnh một thủ tục nhằm chuyển đi nhữngsố lượng điện năng lớn trên một khoảng cách 42 cây số mà không cần đến hệ thống « dây cáp ». VàTesla đã dành một phần quan trọng công trình nghiên cứu của mình cho « năng lượng của tầng điện ly »và các hiện tượng điện từ. Công trình của Tesla được tài trợ, khai thông, rồi bị kiểm duyệt cắt bỏ vì lý dotài chánh bởi « ông chủ » ngân hàng JP Morgan và công ty Westinghouse (xem Thiên Tài xuấtchúng Nikola Tesla và cách thức chỉ đạo một cuộc chiến tranh vi trùng và tâm lý).

Gần một thế kỷ sau, Bernard Eastlund chỉ lấy lại công trình nghiên cứu đầu tiên của Tesla để thíchnghi vào lãnh vực năng lượng điện từ. Và bằng cách đó, B. Eastlund đã đăng ký mười hai bằngsáng chế trong khoảng thời gian giữa năm 1987 và 1994, làm nên cái sườn của dự án « Haarp » vàcác kỹ thuật kèm theo trong lãnh vực vũ khí. Sở hữu chủ và thực thể khai thác thực sự các bằng sángchế nêu trên không còn là Eastlung (cuối cùng bị « hất cẳng » ra khỏi dự án với những lý do mù mờ) mà làcông ty Apti-Arco, một tổ hợp dầu hỏa mà đàng sau thấp thoáng « bóng dáng » của Hải Quân,Không Quân và bộ Quốc Phòng H.K. Từ khi các bằng sáng chế của Eastlund được đăng ký, tất cảcông trình nghiên cứu khác trong lãnh vực năng lượng điện từ, cho các mục tiêu Y Học chẳng hạn, bị ngăn chận. Vậy nên, một lãnh vực rộng lớn đầy hứa hẹn của Khoa Học và Y Học đã bị độc quyền hóa bởicác thế lực tài chánh gắn liền với Quân Đội HK.

HOẠT ĐỘNG LÀM SAO ?

Đại khái thì tất cả kỹ thuật mà dự án « Harrp » chứa đựng là nhằm chỉa vào tầng điện ly (ionosphere) một« chùm sóng » (tương tự hoạt động của một máy phát thanh) với tần số cao tốc để xem điều gì sẽ xảy raở đây. Việc « nả pháo » vào một vùng nào đó của tầng điện ly đưa tới kết quả là tạo nên một tấm kiếng« ảo » khổng lồ hoạt động như một « ăn-ten ». Cái « ăn-ten » ảo này phát ngược lại phía trái đất, nhữngtần số hết sức thấp (ELF : extremely low frequency). Và để dùng một hình ảnh, ngoài tác dụng của mộtcái « ăn-ten » ảo được giương ra trên trời, người ta còn tạo ra một loại « micro- wave » trong khu vựcliên hệ của tầng điện ly. Sẽ là điều « bất hạnh » cho những máy bay và hỏa tiển nào bay ngang qua vàolúc đó. Tùy năng lực của máy phát sóng, người ta có thể làm xáo trộn các hệ thống điều khiển điện tử,« radar » và các máy phát thanh của các hỏa tiển và máy bay liên hệ, hoặc ngay cả « nướng » chúng.

Ngoài ra, nhờ « ăn-ten » ảo được tạo thành bởi các làn sóng với tần số hết sức thấp, người rathực sự có thể « rà hình » vỏ trái đất ở những tầng đất hết sức sâu mà kết quả đạt được tương tựmột hình chụp quang tuyến X vỏ trái đất vậy. Cho nên, giới quân sự HK tỏ ra hãnh diện khi khẳng địnhrằng nhờ « Haarp » mà sẽ không có nước nào có thể che dấu họ được nữa khi xây cất các cơ sở bí mậttrong lòng đất nhằm ẩn dấu các vũ khí hạt nhân.....Theo các cuộc nghiên cứu của các chuyên viên vũ khíHK, người ta cũng có thể liên lạc với các tiềm thủy đỉnh lặn sâu dưới đáy biển ở tận những vùng hẻo lánhnhất dưới các đại dương, phát hiện rồi phá hủy mọi hỏa tiển hay máy bay xâm phạm không phận HK, dẫucách lén lút.

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

3 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 13/18

Mục tiêu tối hậu là khai sinh ra một cái « chắn » với tỷ xích toàn cầu có khả năng sàng lọc ra được cácmục tiêu thù nghịch, hạt nhân hay quy ước, và đáp trả lại một cách tương xứng. Cuối cùng,mục tiêu trênhết của « Harrp » là ngăn chận mọi liên lạc « thù nghịch » bằng phát thanh và vệ tinh trong một vùng nhấtđịnh. Ngoài ra, với sự hoàn tất của dự án này, hệ thống truyền thông của HK sẽ trở thành hầu như khôngthể bị xâm phạm được. Đó là lối giải thích chính thức.

MỤC TIÊU « KHUẤT TẤT »

Dựa trên các công trình và bằng sáng chế của Easdlund, các khoa học gia, nhà nghiên cứu, nhà báo vànhà hoạt động môi sinh đã dấn thân thực sự vào vai trò « thám tử » của họ trong « cuộc chơi » với quânđội Mỹ nhằm xác định những khía cạnh khác của dự án « Haarp » mà Không Quân và Hải Quân HKkhông muốn tiết lộ ra với dư luận.

Trong nhóm người kể trên, có Ts Rosalie Bertell một nữ khoa học gia cao cấp, trước đây khônglâu, đã được chính quyền Reagan chỉ định như là chuyên viên nghiên cứu các hậu quả của dự ánvũ khí « Star Wars ». Hiện nay, bà giữ vai trò cố vấn cạnh Quốc Hội Âu Châu liên quan đến dự án« Haarp ». Hoặc còn có Ts Nick Begich, một nhà môi sinh với lòng tin tràn đầy vào lý tưởng củamình và Jeanne Manning, một ký giả độc lập chuyên nghiên cứu vấn đề năng lượng có tên là « phiquy ước », cả hai người đồng tác giả một cuốn sách có nội dung chống lại dự án « Haarp » với tựa đềgợi hình là « Angels don’t play this Haarp », đã nổi tiếng ở bên kia bờ Đại Tây Dương và dựa trên nhữngdữ kiện đứng đắn, đã tiết lộ các loại áp dụng có tính cách « khuất tất » của dự án này. Kết quả của cuộcđiều tra của họ đã được xác nhận bởi các bằng chứng đến từ các nhà khoa học khác như Gs Zielinski,một nhà vật lý gốc Đức chuyên về ngành động lực điện lượng tử hoặc nhà hóa học gốc Mỹ RichardWilliams. Danh sách những nhà khoa học chỉ trích dự án « Haarp » không đếm xuể.

KIỂM SOÁT TƯ TƯỞNG

Theo ý kiến của các nhà khoa học này, giới quân sự HK mới ở giai đoạn thử nghiệm các công trình củahọ, nhưng những kết quả được ghi nhận rất đầy hứa hẹn. Vậy nên, bằng cách « phun » những khối nănglượng lớn vào tầng điện ly (inosphere), người ta có thể ảnh hưởng trên thời tiết để gây nên nhữnghậu quả tốt đẹp trên một vùng này.....hoặc kinh hoàng trên một vùng khác

Bằng cách nào ? Rất giản dị bằng cách thay đổi cách « giao lưu » của gió ở phần trên tầng khí quyển, nơibắt đầu có tác động qua lại giữa gió và tầng điện ly. Người ta cũng có thể gây nên sự « giải phóng » độtngột một khối năng lượng khổng lồ bằng cách bắt chước chẳng hạn, hiện tượng loé sáng gây ra bởi mộtvụ nổ bom nguyên tử trên không trung. Một loại hoạt động quân sự không thuộc lãnh vực khoa học giảtưởng chút nào , vì « nó » đã được sử dụng trên trận địa vào năm 1991 khi có chiến tranh vùngVịnh với cuộc hành quân « Desert Storm ». Theo tạp chí quân sự chính thức xuất bản định kỳ« Defence News » ( số 19 ngày 13/04/1992), Hoa Kỳ đã dàn trên trận địa một vũ khí với « xung độngdo điện từ » (EMP Weapon) nhằm đạt hai mục tiêu : « nó » cho phép giống như một vụ nổ hạt nhân,ngăn chận mọi hình thức truyền thanh bên phía địch và gây nên một hậu quả đáng sợ trong lãnh vực chiếntranh tâm lý. Người ta hiểu hơn trong trường hợp này tại sao hàng chục ngàn binh lính Irak đã không chiếnđấu mà đầu hàng. Một áp dụng khác của kỹ thuật « Haarp » : chuyển một khối năng lượng lớn từđiểm này qua điểm khác mà không cần đến hệ thống « dây cáp ». Hữu ích chẳng hạn để tiếp tếđiện lực từ xa cho bộ « ác quy » của một tiềm thủy đỉnh.

Nhưng có một lãnh vực áp dụng còn kinh khiếp hơn nữa, mà giới quân sự HK có thể lợi dụng qua dự án« Haarp ». Nếu căn cứ trên khía cạnh tiêu cực của Không Quân HK và nhất là cơ quan CIA được thấyqua các thử nghiệm hoá học và vi trùng trong quá khứ, thì ta có thế suy đoán được rằng giới quân sự HKkhông thể thoát khỏi sự « cám dỗ » sử dụng « Haarp » như là một vũ khí đa năng. Thật vậy, người ta cònnhớ những thử nghiệm khủng khiếp đã được họ bí mật thực hiện trên những người bị cưỡng báchtòng quân đáng thương dạo nào, đã bị họ tiêm những số lượng ma túy lớn nhằm thay đổi hành vicủa những ngưới này. Hoặc những thử nghiệm bằng làn sóng nhằm ảnh hưởng trên các hoạtđộng của não bộ : từ năm 1952, Ts Jose Delgano, Gs tại Đại Học Yale, đã khám phá ra rằng thái độhành vi về phương diện cảm tính và lề lối suy tư của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi sự sử dụng

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

4 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 14/18

một vài loại tần số và làn sóng.

Ts Nick Begich, đồng tác giả cuốn sách « Angels don’t play this Haarp » nay đã được dịch ra Pháp ngữvới tựa đề : « Les anges ne jouent pas de cette Haarp » (= Thiên Thần không đánh loại đàn « Haarp »này) với nhà xuất bản Louise Courteau, không chút do dự khi khẳng định rằng một trong những mục tiêucủa dự án Haarp là cho thành hình một loại vũ khí như vậy : « Quả là điều đáng nghi ngờ nếu các ngườitrong ban tổ chức dự án Haarp không bao giờ bàn cãi về loại nghiên cứu này. Theo các nguồn tin riêngcủa tôi, tất cả những người liên hệ đến dự án này trên thực tế đang ở giai đoạn đầu tiên của việc pháttriển loại ứng dụng này. Các nhà khoa học như Delgano hay cả Ts Robert Becker đã thành công trongviệc chứng minh rằng các làn sóng loại ELF giống đúc loại được Haarp sử dụng kèm với luồng điện xoaychiều, làm phát sinh những tần số « mà đa số các chức năng thâm sâu của não bộ con người có thểbị chi phối từ bên ngoài với những kết quả rất xác thực ». Thật vậy, một vài làn sóng có thể làm xuấthiện trong não các chất hóa học hữu cơ làm phát sinh, theo Ts Begich, « một kho những đối đáp và hànhxử có tính trí thức hay cảm tính như các tình cảm sợ hãi, trầm uất, ham muốn, yêu đương.....vv.....

Loại kỹ thuật này không bị các chiến lược gia của Ngũ Giác Đài tuyệt đối từ khước, trái lại là đàng khác.Bằng chứng là người ta có thể đọc trong một nội san (Cách mạng trong các vấn đề quân sự - ViệnNghiên Cứu Chiến Lược – Trường Chiến Tranh Quân Sự) không giả thiết rơi vào tay của giới dân sựquan niệm sau đây : « Các giá trị của chúng ta thay đổi và kỹ thuật mở ra những chân trời mới. Không lâutrước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các hoạt động và vũ khí tâm lý còn ở trạng thái thô sơ. Trong khiđi thẳng vào kỷ nguyên điện tử và sinh điện tử, chúng ta có nhu cầu phải tái thẩm định các hàngrào luân lý đạo đức mà chúng ta đã đặt ra bằng cách ngăn cấm (mọi kỹ thuật) có thể tác động trêntâm thần của kẻ thù chúng ta cả trong nước lẫn ở bình diện quốc tế.....Khi nào có thể được, chúngta sẽ khuyến khích ngay các công ty tư nhân hoặc bán tư nhân phát triển một loại kỹ thuật thíchhợp.....Chúng ta cũng sẽ hành xử tương tự với các loại vũ khí mới như vũ khí vi trùng « làm mấthết khả năng » và các vũ khí tâm-kỹ (tâm lý-kỹ thuật) tân tiến.....

CÁI « CHẮN » TOÀN CẦU

Sử dụng các làn sóng và các tính chất điện từ của « chúng » là một vũ khí hữu hiệu « kinhkhủng ». Ts Rosalye Bertell khẳng định rằng người Mỹ đã thí nghiệm mà không cho ai hay và nhất là bấtchấp các công ước quốc tế, loại vũ khí này từ hơn bốn mươi năm qua. Một loạt dự án tiếp nối nhau :« Argus » (1958), « Starfish » (1962), « Solar Power Satellite » (1968 và 1978), « Space ShuttleExperiments » (1985), « Mighty Oaks » (1986) hay « Desert Storm » (1991), mà mục tiêu chung là vậndụng tầng điện ly (ionosphere) và một vài làn sóng với những lý do khác nhau : làm gián đoạn truyềnthông của địch, các loại vũ khí « phi vật chất ».....vvv.....

Vậy nên, tính đến thời điểm này, « Haarp » là « chương » cuối của loạt dự án kể trên. Người Mỹ còn dựđịnh phát triển thực sự một mạng lưới các đài phát sóng tương tự khắp toàn cầu nhằm tạo nên một cái« chắn » có khả năng điều chỉnh toàn bộ. Do đó hiện hữu những trung tâm nghiên cứu phức hợp khác vềtầng điện ly như ở Puerto Rico, ở Na Uy tại Tromsoe, ở Pérou tại Jicamarca, ở Nga Sô (gần Moscou)hay còn tại Nizhny Novogorod, ở Ukraine hoặc tại Tadjikistan.....

Những căn cứ nghiên cứu về Ionosphère của Mỹ rải rác trên toàn cầu nhhu trong hình dưới đây

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

5 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 15/18

Nguồn : « Telemoustique tháng 11/1997. Alain Gossens »

Trở Về

Vu Khi toi hau - Chuong Trinh Haarp http://tinparis.net/thoisu11/2011_01_28_VuKhiToiHauHaarp_LeVietTh...

6 of 6 29/07/2011 11:33

TRANG 16/18

Á Châu, khu vực dành riêng cho các chiến lược gia Nga và Trung Hoa ?

Bài điểm báo Quốc Phòng ;/Revue de presse Défense . Ban biên tập tinparis.net chuyển ngữ.

Lần đầu tiên tại Viễn Đông,một cuộc thao diễn quân sự chung giữa Nga và Trung Hoa đãđược thực hiện trên một qui mô lớn.Một tín hiệu mạnh mẽ của hai đại cường Á Châu muốnnhấn mạnh về ý chí của họ muốn đưa lục địa này ra khỏi vòng bảo trợ quân sự của Mỹ.Ngày thứ năm 25 tháng 8,các lực lượng quân sự của Trung Hoa và Nga đã chấm dứt cuộcthao diễn quân sự chung khởi diễn từ ngày 18 tháng 8 tại Viễn Đông, đây là cuộc thao diễnchung lần đầu tiên trong lịch sử hai nước.Dưới danh hiệu « Sứ Mạng Hoà Bình 2005 », cáccuộc thao diễn đã huy động đến gần 10.000 người,trong đó có 1800 quân nhân Nga,và nhiều tàuchiến,phi cơ và tàu đổ bộ.Các cuộc thao diễn được trải qua hai giai đoạn : đầu tiên là ởVladivostok,căn cứ cuả hạm đội Nga tại Thái Bình Dương, ở đó các ban tham mưu đã có nhữngcuộc tham khảo về tình hình chính trị quân sự ;sau đó là ở bán đảo Sơn Đông ,vùng biển HoàngHải, tại đây ba trạng huống khác nhau đã được đề ra : "một cuộc phong toả hàng hải với sựtham dự của các ngư lôi hạm phóng hoả tiển có điều khiển và các khu tru cơ ;một cuộc đổbộbằng tàu diều động với các lực lương không quân,hải quạn và nhảy dù,cuối cùng là ditảndân chúng với sự tham dự của các oanh tạc cơ chiến lược Nga Tu-95MS va Tu-22M3 vàkhu trục cơ của Tàu,theo như ghi nhận của báo China Daily.Giả thuyết tiên khởi chung là mộtcuộc can thiệp Nga Hoa dưới sự ủy nhiệm của LHQ trong một quốc gia bị xâu xé bởi các tranhchấp sắc tộc.

« Đây là lần đầu tiên Nga và Trung Hoa đã thực hiện một cuộc thao diễn quân sự chung có tầmmức như thế,báo Nezavissimaîa Gazeta đã nhấn mạnh như thế.Nhìn về tầm mức và nét đặc thùcủa diễn cảnh,xem chừng Moscou và bắc Kinh đã dám có một hành vi răn đe về quân sự chưatừng thấy đối với Hoa Kỳ, đó là lời bình luận của tờ báo Nga khuynh hướng tự do đối lập.Các quan sát viên thực ra đã khó có thể tin nơi luận đề chính thức theo đó đây là một « chiến dịchchống khủng bổ ».Kiểu chiến dịch chống khủng bố nào lại có cả sự tham dự của tiềm thủy đỉnhnguyên tử và oanh tạc cơ chiến lược,báo Komsomolkaîa Prada đã tự hỏi như thế . « Nhiều phântích gia kết luận rằng trên thực tế hai nước đã thực hiện một diễn cảnh xâm lăng Đài Loan »Một mục tiêu hoàn toàn đáng tin đối vớ Bắc Kinh.

Nhưng, « nước Nga chẳng thể đi đến chỗ gây ra các suy thoái trong mối quan hệ với HoaKỳ,trong lúc Ngũ Giác Đài yểm trợ rất rõ ràng chế độ ở Đài Bắc » tờ Nezavissimaîa Gazetađã nhấn mạnh.Ngoài tính cách thách đố đối với Hoa Kỳ xuyên qua cuộc thao diễn « khó có thể tinrằng bộ Quốc Phòng Nga hình dung một cách nghiêm chỉnh việc lâm chiến chống lại Hoa Kỷ ghinhận của Alexandre Goltz,trưởng ban biên tập của nhật báo Ejenedelny Journal.Người hiểu biếtrành về các vấn đề quân sự này nhìn thấy trong cuộc thao diễn Nga Hoa một thú nhận về sự bấtđộng của quân đội Nga. « Sự việc là các nhà chiến lược Nga đã không biết đến một diễn cảnh nàokhác hơn là diễn cảnh quân sự .và họ cũng không mong muốn hình dung một cái mới vì lý do giảndị là thực hiện một cuộc thao diễn khác cho thấy những sơ thất không tránh khỏi trong các chuẩn bịquân sự và là phí phạm về quốc phòng »

Theo như tướng Iouri Nekatchev của Nga,viên chức hữu trách về chiến dịch duy trì hoàbình ở Transdniestrie và ở Caucase « nước Nga có lẽ giữ vai trò bộ óc thông thái cung cấpcho quân lực Trung Hoa các vật liệu mới nhất của mình » theo tường thuật của NezavissimaîaGazeta.Một giả thuyết có thể đúng đối với tờ báo, đã gợi đến việc « khả dĩ bán các oanh tạc cơchiến lược cho Trung Quốc hay là sự việc nước này biểu lộ mối quan tâm đến các hoả tiễn cực kỳtối tân X-555 có khả năng chẳng những bắn tới Đài Loan,nhưng cả lãnh thổ Hoa Kỳ nữa »Nhưng,diễn cảnh đặt ra cho việc xâm lăng đảo của phe quốc gia Đài Loan không phải là duy nhất.« Vì thế,tại Nhật Bản,người ta giả thiết là Trung Hoa và Nga đã chuẩn bị dần dần việc chiếm đóngBác Hàn trong những trường họp bất thường – như việc nhà lãng đạo Bắc Hàn Kim Jong-IL biếnmất khỏi chính trường » như tường thuật của tờ Izvestia.Cũng vậy,diều này có thể dùng cho thunglũng Fergana,diễn trường tranh chấp sắc tộc ngay giữa Trung Á, lời bàn thêm của tờ nhật báo ở

A Chau- Khu vuc chien luoc Nga Hoa http://tinparis.net/thamluan/achau_ngaHoa.html

1 of 2 29/07/2011 11:36

TRANG 17/18

Mạc Tư Khoa.

Bằng với quyết định thao diễn chung,Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đã gỡi một thông điệp rõràng cho Hoa Thịnh Đốn,cho thấy còn có những cường quốc quân sự khác. « Hoa Kỳ chỉcó những vận động khiến Nga và Trung hoa phải quan ngạỉ »,lượng định của báoKomsomolskaîa Pravda.Tờ báo kể ra « những tái phối trí các toán quân Mỹ đồn trú ở Đại Hàn vàNhật bản, đặt căn cứ cho oanh tạc cơ chiến lược và tiềm thủy đỉnh Hoa Kỳ ở đảo Guam (điều nàytăng cường vị thế của Hoa Kỳ trong vùng Châu Á Thái Bình Dương) và,cuối cùng,sự bành trướngquân sự trắng trợn ở Trung Á.

" Kể từ nay,tại bất kỳ nơi nào ở Á Châu,phải kể tới mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. » Để làmđối-trọng với thế giới đơn cực theo suy nghĩ của Hoa Kỳ,hai nước này có một cái nhìn đacực »Nezavissimaîa Gazeta đã trình bày như thế trong một bài báo. « Cho nên,các thao diễn trênmột qui mô rộng lớn của Nga và Trung Hoa đã chứng tỏ là từ nay những cường quốc này tự nócó thể bảo đảm được sự ổn định trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.Cũng thế,các cuộc điềuđộng chống khủng bố của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS,gồm có TrungHoa,Nga,Kazakhstan,Ouzbékistan và Kirghizistan) và của Cộng-đồng các quốc gia độc lập(CEI)nhằm vào việc thiết lập một trung tâm điều ổn ở Trung Á cạnh tranh với Hoa Kỳ và Otan đangchiếm đóng A Phú Hãn.Cuối cùng,một trung tâm khác đang hình thành trong vùng biểnCaspienne,với Iran trở thành hợp tác viên của Nga »Về phiá Kommersant,báo này đã nhấn mạnh đến sự hiện diện của các Tổng Trưởng Quốc Phòngcủa các quốc gia thuộc tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) cũng như đại diện các quốc giađược nhận với tư cách quan sát viên trong cuộc thao diễn quân dèụ Nga Hoa : đó là ẤnĐộ,Pakistan,Iran và Mông Cổ « Họ sẽ là nhân chứng của phần cuối Sứ Mệnh Hoà Bình2005,nhưng cũng đồng thời để chuyển hoá Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải thành khối quân sự »Các quốc gia láng giềng của vùng Á Châu Thái Bình Dương liệu rằng có phải quan ngại về nhữngthao diễn NgâHoa ?Elizabeth Wishnick đã đặt câu hỏi như thế trong những cột báo của AsiaTimes.Có và không,vị giáo sư Mỹ chuyên viên về quan hệ giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã trảlời. Nếu một phần các thao diễn của Sứ Mệnh Hoà Bình 2005 chứng tỏ sự tranh chấp tiềm tànggiữa Trung Hoa và Nga trên cái nhìn về tình trạng an ninh do Hoa Kỳ khống chế ở Á Châu,phầnkhác,các cuộc thao diễn này cho thấy các dị biệt về mục tiêu chính trị của Nga và Trung Hoa, điềunày sẽ giới hạn sự hợp tác chiến lược của họ trong tương laỉ »

Để làm rõ nét các dị biệt,tác giả nhấn mạnh sự kiện là các cuộc thao diễn đã diễn ra ở xacác quốc gia Trung Á thành viên của Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải,nơi mà hiểm hoạ cáccuộc tranh chấp sắc tộc rất mạnh mẽ.Thực ra,Nga sô mong là Sứ Mệnh Hoà Bình 2005 đượcdiễn ra ở Tân Cương( ?) (Xinjiang,gần với căn cứ không quân của Kirghizistan,trong lúc đó TrungHoa nghĩ tới tỉnh Triết Giang (Zhejiang)nằm ngay phiá bắc của Đài Loan.Một địa điểm bị Ngađánh giá là quá khiêu khích.Cuối cùng,một giải pháp thứ ba đã được lựa chọn.Đối với Elizabeth Wishnick,Sứ Mệnh Hoà Bình 2005 đã có thể là một cuộc thao diễnchung,Trung Hoa và Nga theo đuôi những mục tiêu khác nhau,và ít có cơ may trong tươnglai có một cuộc can thiệp quân sự phối hợp trong tương lai tại một nước thứ ba »(Bài điểm báo Quốc Phòng ;/Revue de presse Défense . Ban biên tập tinparis.net chuyển ngữ )

Trở về

A Chau- Khu vuc chien luoc Nga Hoa http://tinparis.net/thamluan/achau_ngaHoa.html

2 of 2 29/07/2011 11:36

TRANG 18/18