60
NGUOÀN ÑAÏO NGUOÀN ÑAÏO Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo Soá 108 Soá 108 Soá 108 - Thaùng 8 2018 Thaùng 8 2018 Thaùng 8 2018 PHAÄT LÒCH 2563 PHAÄT LÒCH 2563 PHAÄT LÒCH 2563 [email protected]

NGUOÀN ÑAÏO - chuagiachoangdc.orgchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2019.pdf · Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Mẹ thì chín tháng cưu mang, ba năm cho bú

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGUOÀN ÑAÏONGUOÀN ÑAÏO Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät GiaùoTaïp Chí Vaên Hoùa Phaät GiaùoTaïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo

Soá 108Soá 108Soá 108———--- Thaùng 8 2018Thaùng 8 2018Thaùng 8 2018 PHAÄT LÒCH 2563PHAÄT LÒCH 2563PHAÄT LÒCH 2563

[email protected]

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 2

GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM TRÊN- THẾ- GIỚI

WORLD VIETNAMESE BUDDHIST ORDER

HỘI ĐỒNG LÃNH ĐẠO

9561 Bixby Ave Garden Grove , Ca 92841 Tel: 714-636-7725

_______________________________

CÁO BẠCH

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới

vô cùng kính tiếc báo tin:

HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG THANH

Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới

Chủ Tịch Trung Tâm Phật Giáo Việt-Mỹ Phụng Sự Xả Hội

Viện Chủ Chùa Bảo Quang

đã thu thần thị tịch tại phương trượng Chùa Bảo Quang, Santa Ana California

vào lúc 00 giờ 45 phút sáng Chủ Nhật ngày 09 tháng 06 năm 2019 (nhằm ngày

07 tháng 05 năm Kỷ Hợi).

Trụ thế: 69 năm

Hạ lạp: 44 hạ lạp

Lễ nhập kim quan được chính thức cử hành vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 14 tháng 06

năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 05 năm Kỷ Hợi ) tại Peek Funeral Home 7801 Bolsa Ave West-

mingter California 92683, sau đó kim quan được tôn trí và lễ phát tang tại Chùa Bảo

Quang, 713 N Newhope St, Santa Ana, CA 92703

Lễ viếng bắt đầu vào lúc 08 giờ sáng Thứ Bảy ngày 15 tháng 06 năm 2019 (nhằm ngày

13 tháng 05 năm Kỷ Hợi) và Chủ Nhật ngày 16 tháng 6 năm 2019 (nhằm ngày 14 tháng 05 năm

Kỷ Hợi)

Lễ truy niệm được cử hành lúc 08 giờ sáng Thứ Hai ngày 17 tháng 06 năm 2019 (nhằm

ngày 15 tháng 05 năm Kỷ Hợi)

Lễ Trà tỳ được cử hành tại Peek Funeral Home 7801 Bolsa Ave Westmingter California

92683 vào lúc 13:30 giờ sáng cùng ngày.

T/M Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới

Phó Thượng Thủ

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành

Nguồn Đạo số 108— Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang

NguÒn ñåo

Taïp Chí Vaên Hoaù

Phaät Giaùo Vieät Nam

Thöïc hieän, aán loaùt vaø xuaát baûn bôûi

Chuøa Giaùc Hoaøng

5401 16th St. N.W. Washington DC 20011

Ñieän Thoaïi: (202) 829-2423

***

Soá 108

Vu Lan

Phaät Lòch 2563

Thaùng 8 naêm 2019

Vôùi caùc baøi cuûa:

Thích Thieän Hoa - Thích Nöõ Thu Lieân -

Minh An.HDB - Thích Nguyeân Huøng -

Dieäu Oanh - Taâm Minh Ngoâ Taèng Giao -

Nguyeãn Hoøa - Thích Nöõ Nhö Luaät - Minh

Ñöùc Trieàu Taâm AÛnh - Thích Nhaät Quang -

Nhö Thieân - Phaïm Baù & YÛ Nguyeân - Leä

Nghieâm - Thích Trung Ñònh - Thuaàn Baïch

- Nguyeân Nhaõ - Hoaøng Haûi Laâm - Chôn

Khaùnh

Trò Söï:

Thöôïng Toïa Thích Thoâng Ñaït

Toøa Soaïn:

Nguyeân Ngoä - GĐPT TS Giaùc Hoaøng

Trình Baøy vaø Kyõ Thuaät:

Nguyeân Ngoä - GÑPT TS Giaùc Hoaøng

1. YÙ Nghóa Vu Lan Boàn ………………...……………………………. 2

2. Thô: Hoa Hoàng Ñoûõ Muøa Vu Lan …..………………….… 5

3. Ñieáu Vaên Tang Leã Cuï Ñoã Ñình Loäc ….…………..…. 6

4. Thieàn Daãn Nhaäp ………………………..………………………………. 9

5. Ngöôøi Cheát Coù Höôûng Phaåm Vaät Cuùng Thí .…. 11

6. Thô: Con Yeâu Meï …...………………………………………………. 13

7. YÙ Nghóa Thaät Söï Cuûa Leã Vu Lan Baùo Hieáu .… 14

8. Giôùi Luaät Laø Maïng Maïch Cuûa Phaät Phaùp ……… 17

9. Chuøm Thô Meï ………………………………………………………...… 20

10 . Phaät Daïy Caùch Baùo Hieáu ..………………………………… 21

11. Nhöõng Bieåu Hieän Cuûa Noäi Taâm Coù Tu Taäp . 24

12. Hình AÛnh Sinh Hoaït Chuøa Giaùc Hoaøng ………… 27

13. Voïng Baùi Höông Linh HT T Quaûng Thanh …. 31

14. Baø Meï Tuyeät Vôøi .…………………………………………………. 34

15. Thieàn Vôùi Beethoven …………………………………………… 35

16. Thô: Vu Lan Nhôù Meï …………………………………………… 36

17. Vai Troø Giôùi Luaät Trong Thieàn Moân …………….. 37

18. Thieàn Taäp Chaùnh Nieäm ………………………………………. 43

19. ÔÛ Ñaây Khoâng Coù Saàu Muoän ……………………………… 46

20. Buoâng …………………………………...……………………………………. 52

21. Nieàm Vui Moät Mình ………………………... …………………. 56

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 2

A. Mở Ðề

1. Công ơn sanh thành dưỡng dục rất lớn lao:

Chúng ta thường nghe câu ca dao:

"Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Mẹ thì chín tháng cưu mang, ba năm cho bú mớm, suốt đời chỉ biết hy sinh cho con. Khi đang ăn cũng như khi ngủ nghỉ, hễ con cần đến là có mẹ ở bên cạnh. Con lỡ đại, tiểu tiện ở trên mình, mẹ vẫn vui cười không chút hờn giận. Gặp cảnh nghèo hèn, mẹ nhịn bớt cơm cho con ăn, dành chỗ khô ráo cho con nằm (bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn). Rủi khi con đau ốm, mẹ ngồi bên cạnh, năm canh thao thức lo âu; chỉ khi con khỏe mạnh tươi cười, mẹ mới vui tươi hớn hở. Ca dao có câu:

"Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫu tử".

Còn cha mẹ phải lo làm lụng vất vả để nuôi con. Nếu gặp cảnh nghèo khó, cha phải làm thuê, ở mướn, mua tảo bán tần, đổ mồ hôi lấy bát cơm, manh áo cho con. Ngoài cha còn dạy dỗ cho con học hành, ngày đêm lo lắng đào tạo cho con thành người hữu dụng, khôn ngoan, khỏi thua chúng kém bạn.

Công ơn cha mẹ nói ra bao nhiêu cũng không cùng.

2. Vậy làm con phải báo đền ơn cha mẹ:

Bất luận luân lý đạo đức nào, Ðông hay Tây, xưa hay nay; đều lấy chữ:"Hiếu" làm đầu. Một người con đã bất hiếu với cha mẹ, thì không còn việc xấu xa gì mà không làm được. Một kẻ vong ơn bội nghĩa như thế, thì không còn biết nhân nghĩa, bác ái, công bằng là gì nữa. Bởi vậy cho nên, người xưa có câu:

"Thiên kinh vạn quyển, Hiếu nghĩa vi tiên",

(Ngàn quyển kinh, vạn quyển sách, đều lấy Hiếu làm đầu).

Kinh Thi có nói một câu rất cảm động:

" Phụ hề sanh ngã, mẩu hễ cúc ngã,

Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao,

Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng lạc".

Nghĩa là cha sanh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sanh ta cực nhọc. Muốn đền đáp ân đức của cha mẹ, như với lên trời cao chẳng cùng.

Phật cũng dạy:

"Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế".

Nghĩa là cha mẹ còn sinh tiền, cũng như Phật còn ở đời. Xem thế, Phật đã đề cao biết bao sự hiện diện quí trọng của cha mẹ. Vì cha mẹ quí trọng như thế, nên Ngài dạy thêm:

" Hiếu vi vạn hạnh chi tiên".

(Hiếu thảo đứng đầu trong mọi việc).

Ðể Phật tử làm tròn nhiệm vụ hiếu đạo, nên đức Phật dạy pháp Vu Lan Bồn dưới đây.

B. Chánh Ðề

Vu Lan Bồn là một phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy hiểu nghĩa Vu Lan Bồn thế nào đã.

I. Ðịnh Nghĩa

Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: " giả đảo huyền", nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.

II. Nguyên Nhân Phật Dạy Pháp Vu Lan Bồn

Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài tìm cách báo đáp. Dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ

YÙ Nghóa Vu Lan Boàn

HT.Thích Thiện Hoa

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 3

mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn dâng mẹ. Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ khát khao, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giật, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.

Ngài Mục Kiền Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu.

III. Phật Dạy Pháp Vu Lan Bồn Cho Ngài Mục Kiền Liên

Sau khi nghe Ngài Mục Kiền Liên thỉnh cầu phương pháp báo hiếu, Phật dạy rằng:

" Nầy Mục Kiền Liên! Mẹ của ông do lòng tham lam, độc ác đã tạo ra tội lỗi nặng nề trải qua nhiều kiếp, nay sanh trong ác đạo, làm loài ngạ quỷ nên không thể một mình ông cứu độ được. Mặc dù lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao, cũng không sao chuyển được hoàn cảnh, chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng Tăng trong mười phương, đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta nay sẽ vì ông, chỉ dạy phương pháp cứu rỗi, khiến cho cha mẹ ông xa lìa được các điều tội lỗi.

Nầy Mục Kiền Liên ! Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự Tứ của chư Tăng trong mười phương, sau ba tháng an cư kiết hạ, sách tân tu hành. Ngày ấy cũng là ngày hoan hỷ của các chư Phật , vì thấy chư Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, đã tiến bộ rất nhiều trên đường tu học, các nghiệp được thanh tịnh, ba món vô lậu học được tăng trưởng, công đức thêm nhiều và đến ngày viên mãn. Vậy ông nên nhân ngày ấy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.

Ông hãy sắm đủ các món trai diên trăm mùi, năm thứ trái, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng, chiếu chăn, mùng mền, quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay; tóm lại là đủ bốn món cúng dường quí báu trong đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị Ðại Ðức Tăng trong mười phương,

hoặc những vị thiền định trong núi rừng, chứng được bốn quả Thánh, hoặc có vị kinh hành dưới cội cây được sáu phép thần thông tự tại hàng Thanh Văn, Duyên Giác, các vị Thánh Tăng, hoặc các vị thập địa Bồ Tát thị hiện làm thầy Tỳ kheo v.v...Ông phải thành tâm kính lễ trai Tăng cúng dường và thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện, vong linh mẹ ông đã được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được".

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư Tăng trong mười phương thành tâm kính lễ trai Tăng cúng dường, nên vong mẫu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sanh về cảnh giới lành.

IV. Ngài Mục Kiền Liên Hỏi Phật Các Hàng Phật Tử Ðời Sau Có Thể Làm Lễ Vu Lan Bồn Ðược Không?

Sau khi thấy thân mẫu được thoát khổ, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng, liền đến trước Phật chấp tay bạch rằng:

Bạch Thế Tôn! Thân mẫu của con được nhờ công đức Tam Bảo và oai thần của chư Tăng, nên được thoát ly kiếp ngạ quỷ khổ não. Vậy về đời sau, trong hàng Phật tử , nếu có người muốn làm lễ Vu Lan Bồn nầy, để cứu độ cha mẹ hiện tại cũng như cha mẹ nhiều kiếp trước, chẳng biết có được không?

Phật dạy rằng:

"Quý lắm! Nầy Mục Kiền Liên! Ðời sau, nếu có được các thầy Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, vua, Thái Tử, các quan tể tướng, những hàng tam công cho đến tứ dân, vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ, thì cứ ngày rằm tháng 7 là ngày "Phật hoan hỷ", làm lễ Vu Lan nầy, để cúng dường trai Tăng. nhờ công đức của chư Tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng long phước thọ, khỏi những điều tai hoạn, khổ não,còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ ngạ quỷ, được sanh trong cõi nhơn thiên, hưởng phước vui vẻ không cùng".

Khi đó Ngài Mục Kiền Liên và bốn chúng Ðệ tử hoan hỷ vâng làm. Và từ đó về sau, mỗi năm cứ

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 4

đến ngày Rằm tháng 7, các hàng Phật tử chí hiếu, đều có làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

V. Ý Nghĩa đúng đắn và đầy đủ Của Sự Báo Hiếu Theo Quan Niệm Ðạo Phật

Tất nhiên sự báo hiếu không những chỉ nhắm vào một lễ Vu Lan. Không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lễ Vu Lan, là đã tự cho mình là người con chí hiếu vì đã làm đầy đủ hiếu đạo.

Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời bể, làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa vừa. Nhưng trong lúc báo hiếu, phải có quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả.

Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần.

1.Báo hiếu về vật chất: Người Phật tử phải hầu hạ vâng thờ, thay làm các việc nhọc săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi, không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ sung sướng trong vật chất. Làm như thế không phải là báo hiếu mà chính là bất hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình.

Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, cũng chẳng qua làm việc cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vui vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đủ.

2.Báo hiếu về tinh thần. Người Phật tử phải tiến lên một tầng nữa, là lo báo hiếu về tinh thần. Báo hiếu về tinh thần là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát. Phật tử phải khuyên cha mẹ tin nhơn quả tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí phóng sinh, niệm Phật , làm các việc lành, giữ giới và tu nhơn giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại cha mẹ được yên vui, thanh tịnh và đời sau cũng được nhiều phước báo, và sinh trong cảnh giới sáng sủa nhẹ nhàng.

VI.Quyết Nghi

1. Có người nghi: Chư Tăng chỉ tụng kinh chú nguyện làm sao vong linh được siêu độ?

Ðáp: Tinh thần của người ta rất mạnh, mỗi khi chúng ta tập trung tư tưởng, chăm chú vào một việc gì, thì sẽ thấy sức mạnh của nó phi thường. Kinh nói: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện"; nghĩa là: để tâm định lại một chỗ, thì không việc gì làm không thành tựu. Chúng ta thấy như các nhà thôi miên, dùng tinh thần sai sử người đi, đứng, nằm, ngồi, v.v...đều được cả. Người thế gian dụng tâm còn được như thế, huống chư Tăng trị trai giữ giới thanh tịnh tu hành, tất nhiên tinh

thần phải sáng suốt, mạnh mẽ hơn. Như thế mà các vị lại tập trung tư tưởng, thành tâm chú nguyện thì vong linh quyết nhờ sức mạnh của chư Tăng mà được siêu sanh. Lại nữa, Phật và Bồ Tát sẵn có lòng từ bi tế độ, thương tất cả chúng sanh như mẹ thương con. Chúng ta cảm, thì lo gì các Ngài không ứng hiện? Cúng như mặt trăng luôn luôn sẵn có ánh sáng, nếu

nước hồ không xao động và lóng trong , thì trăng kia sẽ chiếu xuống tận đáy hồ.

2. Có người hỏi: "Y như lời Phật dạy trong kinh Vu Lan, thì phải sắm cho đủ các thứ thực phẩm và vật dụng quý báu để cúng dường chư Tăng. Như thế đối với những người nghèo hèn thì sao?

Ðáp: Bổn ý của Phật dạy chúng ta là phải chí thành và tận lực trong việc lo sắm đủ những thứ ấy. Ðối với những kẻ nghèo khó, nếu họ đã tận lực mà chỉ mua được một nén hương hay đĩa quả, nhưng có lòng chí thành, thì cũng đủ lắm rồi. Trái lại, nếu có người sắm dư giả các vật mà chưa chí thành, thì cũng chưa có thể gọi là đầy đủ.

3. Có người hỏi: Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, tự mình có thể cứu vớt cha mẹ được , cần gì phải nhờ đến chư Tăng. Cũng như các ông quan lớn trong xứ, đủ thế lực, có thể cứu bà con có tội được rồi, cần gì phải nhờ đến các quan khác?

Ðáp: Bà Thanh Ðề bị tội khổ, do trước kia tâm bà gây nên. Hôm nay nhờ Ngài Mục Kiền Liên là con hiếu thảo, sắm các lễ vật cúng dường Phật , Tăng, lúc ấy bà sanh lòng hoan hỷ cũng muốn cúng dường Phật , Tăng. Do đổi niệm bỏn sẻn, trở lại tâm rộng rãi, mà bà được giải thoát.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 5

Nếu như chỉ nhờ đức chúng Tăng mà tâm bà không hoan hỷ mở rộng, thì cũng khó mà cứu vớt được.

C. Kết Luận

Chúng ta đã rõ biết hiệu quả tốt đẹp của lễ Vu Lan. Vậy chúng ta nên noi theo gương của Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên mà báo hiếu, thì chắc chắn cha mẹ hiện tại và bảy đời trước đều được thoát khổ ngạ quỷ u đồ, và hưởng vui giải thoát. Chuyện "Mục Liên, Thanh Ðề" không có gì là ho-ang đường, huyền bí, mà là một hiện tượng có thể giải thích được. Ðó là do lòng hiếu thảo chí thành của người con và công đức trì trai, giữ giới thanh tịnh trong ba tháng hạ, thúc liễm tu hành của chư Tăng, thành tâm chú nguyện, nên có sức mạnh cảm thông và kích thích đến tâm hồn người đau khổ, làm cho họ thức tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện. Nhờ sự chuyển hướng của cái tâm này, mà họ thoát khỏi sự hình phạt đau khổ mà trước kia chính cũng do cái tâm ấy tạo ra. Trong kinh có nói: "Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp". Kìa, như nhà thôi miên học, chỉ tập trung tư tưởng mà còn có thể xoay chuyển sự vật được , huống chi sự chú nguyện của chư Tăng, là kết tinh của bao nhiêu phước đức trí huệ, thanh tịnh, lại không thông cảm đến người ở chốn tội khổ hay sao? Nghiệp lực sâu thẳm vô biên, thì tự lực và nguyện lực cũng dõng mãnh vô lượng, có thể chuyển được tâm người tạo nghiệp, đập vỡ được lao ngục xiềng xích khổ hình ở chốn u đồ.

Pháp Vu Lan nầy chính là phương pháp thần diệu để cứu rỗi vong linh cha mẹ trong cảnh khổ tối tăm.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng; báo hiếu không phải chỉ đợi khi cha mẹ đã khuất bóng và mỗi năm chỉ một lần cử hành lễ Vu Lan là đủ.

Người con chí hiếu, bao giờ cũng vui sướng khi thấy cha mẹ còn ở bên mình và tận lực phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ được thảnh thơi về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.

Như thế mới khỏi hối hận và than thở như Thầy Tử Lộ:

"Mộc dục tịnh nhi phong bất đình !

Tử dục dưỡng nhi thân bất tại".

(Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng !

Con nuôi dưỡng báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống).

HT.Thích Thiện Hoa

Hoa Hoàng Ñoû Muøa Vu Lan

Hồng đỏ cài lên đẹp tuyệt vời

Phải nên trân trọng nhé người ơi!

Những ai còn mẹ còn hồng đỏ

Màu đỏ thắm tươi vẻ rạng ngời

Diễm phúc cho ai còn mẹ hiền

Sống trong tình mẹ thật vô biên

Vu lan báo hiếu vui bên mẹ

Thế sự thăng trầm vẫn thản nhiên

Hạnh phúc là khi còn mẹ yêu

Mẹ thương mẹ nhắc cho nhiều điều

Lúc buồn có mẹ người an ủi

Mong muốn điều chi mẹ cũng chiều

Tình đẹp nào hơn tình mẫu thân?

Chăm lo nuôi dưỡng công vô ngần

Mẹ nào tính toán công nhiều ít

Cũng chẳng bao giờ đòi trả ân

Bổn phận làm con phải đáp đền

Là người Phật tử ai đành quên?

Tinh thần vật chất luôn chu đáo

Tam Bảo mẹ về nương vững bền

Báo hiếu Vu lan hồng đỏ cài

Khắc ghi tình mẹ đến tương lai

Đường trần vạn nẻo đời sương gió

Ân nghĩa mẹ hiền không thể phai

(Thích nữ Thu Liên)

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 6

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ

PHẬT

Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Hòa-Thượng, chư

Thượng-Tọa, Đại-đức, Tăng, Ni.

Kính thưa Chân Linh cụ Thanh Lương Đỗ

Đình Lộc

Kính Thưa Quý Vị Pháp hửu cùng Tang gia

hiếu quyến,

Hôm nay chúng ta hiện diện trước đỉnh trầm

hương ngun ngút tỏa ngát linh đài, kính cẩn

nghiêng mình trước linh cữu của Cụ Thanh Lương

Đỗ Đình Lộc, là một Bậc Trưởng Thượng sáng lập

viên, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị “Công Đồng

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ “

Chúng tôi xin thay mặt cho HĐQT thành kính

tri ân và tưởng niệm về cuộc đời của Cụ, trước khi

chia tay lần cuối, an giấc ngàn thu...

Kính thưa Chân Linh cụ Thanh Lương,

Chúng tôi vẫn biết, cuộc đời là huyển hóa,

kiếp phù sinh như sương gá đầu cành...Nhưng tình

huynh đệ, nghĩa pháp hữu ... đứng trước cảnh

đoạn trường này...làm sao chúng tôi không khỏi

bùi ngùi, xúc động và chạnh lòng đau xót ...

Chúng tôi trộm nhớ lại, người ta được biết Cụ

Đỗ Đình Lộc là một thương gia thành đạt từ Hà

Nội tới Sai gòn và sau đó là tại Hoa Kỳ vùng An-

napolis, Maryland.

Năm 1975, khi Saigòn thất thủ, hai Cụ đã bảo

trợ nhiều gia đình người Việt tỵ nạn tới định cư tại

vùng Annapolis, tiểu bang Maryland. Kế đó cuối

năm 1976, Cụ đã cùng với hai Thầy Giác Đức,

Thanh Đạm và quý đạo hữu Vũ Phan, Nguyễn

Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Bích thành lập ra Công

Đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ, và

Chùa Giác Hoàng. Cụ đã tham gia trong HĐQT

suốt từ khi thành lập tới nay.

Đặc biệt, đối với Đạo Pháp, Cụ đúng là môt

Phật tử chân chánh, một Cư sĩ thấm nhuần giáo

pháp.

Cụ đã sớm tham gia phong trào chấn hưng

Phật giáo tại Chùa Quán Sứ Hà nội. Ngày nay, tại

hành lang Chùa Giác Hoàng chúng ta còn thấy treo

tấm hình chụp vào năm 1950, trong đó có Cụ đứng

chụp chung với các bậc tôn túc, trong Giáo Hội

Phật giáo Tăng Già Bắc Việt. Cụ đã đóng góp

nhiều tịnh tài, trong những dịp xây cất các tự viện

suốt từ Bắc chí Nam nhất là tại Hoa kỳ này.

Khi đến tuổi về hưu, Cụ đã tham dự rất nhiều

khóa tu Thiền như khóa tu tại Mạc Tư Khoa, Thái

Lan, Mã Lai Á, Trung Quốc, Đài Loan ; cùng với

những khóa tu với HT. Kim Triệu tại Cali và Bos-

ton. Nhất là các khóa Nghiên Tu An Cư hàng năm,

tại tổ đình Từ Quang do Giáo hội PGVN Trên thế

giới tổ chức.

Trong đời sống hàng ngày, lúc nào Cụ cũng

ăn mặc chỉnh tề, cử chỉ khoan thai, nói năng chậm

rãi và khiêm tốn. Cụ giao thiệp rất rộng rãi hào

phóng, bạn bè ai cũng quý mến.

ÑIEÁU VAÊN TANG LEÃ CUÏ THANH LÖÔNG ÑOÃ

ÑÌNH LOÄC

Hoäi Ñoàng Quaûn Trò Chuøa Giaùc Hoaøng vaø BCCA

Cø ñ‡ ñình L¶c

1923 - 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 7

Nhờ có công phu tu tập nhiều, nên Cụ đã hun

đúc được đức tính “Khiêm Tốn” và “Khoan

Dung”.

Sau đây chúng tôi muốn kể một vài cư xử rất

khoan dung của Cụ, mà chúng tôi là những người

có hân hạnh làm việc bên cạnh Cụ, phải thán phục

về những ứng xử xứng đáng của một người Phật tử

đã thấm nhuần Đạo Pháp và đã thực hành những

lời Phật dạy.

Những câu chuyện kể ra đây không khỏi nói

đến việc vào cuối năm 2016, Chùa Giác Hoàng

xảy ra chuyện đáng buồn, khi Hòa thượng đệ nhị

trụ trì viên tịch, ngôi vị trụ trì khiếm khuyết, rồi

Phật Tử phân chia thành hai nhóm, dẫn tới sự việc

mang nhau ra pháp đình để chứng minh.

Ngày đó, trong một buổi họp của HĐQT với

luật sư Vassar của Chùa, Cụ hỏi: “Có cách nào

chứng minh bên nào hợp pháp, bên nào không hợp

lệ, mà không phải mang ra tòa không?” Ông luật

sư cười nói rằng: “Hai bên đều có luật sư biện hộ,

muốn chứng minh phải mang ra tòa phân xử, khi

tố tụng thì phải có bên nguyên cáo và bên bị cáo,

không thể tránh được!”.

Quả là Cụ đã cố áp dụng tinh thần “lục hòa”

trong mọi tình huống.

Rồi trước sự việc vị nguyên tổng thư ký niêm

yết những thông cáo bất hợp lệ, đăng những bài

xuyên tạc trên mạng và báo chí, Cụ nói với mọi

thành viên trong HĐQT: “ Xin mọi người đừng

viết những bài phản biện, những điều gì cần đính

chính xin cứ ra thông cáo dán tại Chùa, mọi

chuyện để công lý chứng minh, đâu rồi còn có đó.

Phật tử với nhau mà mang nhau ra tòa đã là một sự

không nên, nay lại còn tranh cãi trên dư luận thông

tin, lời qua tiếng lại, thì thật là quá đáng!”. Quả là

Cụ đã ứng dụng chữ “nhẫn” trong Đạo một cách

khôn khéo.

Kế tiếp, Bà Chánh Án Ronna Beck phụ trách

vụ kiện, nhân thấy hai bên kiện tụng là những bậc

cao niên từ 65 tới trên 90 tuổi, tranh chấp nhau

không phải là tiền bạc, vì quỹ Chùa còn nguyên

vẹn hợp lệ, mọi người làm việc Chùa trên tinh thần

tự nguyện, không có nhân viên nào có lương bổng.

(Không giống các cơ quan thiện nguyện bất vụ lợi

ở Mỹ). Do đó, Bà đoán sự việc là do lòng tự ái (cái

Ngã) mà ra, cho nên Bà trì hoãn vụ án, tìm cách

hòa giải lấy lại tinh thần hòa hợp. Bà đã hủy bỏ

lệnh tạm thời khẩn cấp (TRO) và cho phép mỗi

bên được xen kẽ xử dụng Chánh Điện Chùa làm lễ

1 tuần một lần, với hy vọng hai bên gặp nhau tại

Chùa sẽ lấy lại thiện cảm và tương nhượng nhau.

Trong suốt thời gian 3 tháng như vậy, mỗi tuần Cụ

đã ăn mặc chỉnh tề với áo veston, cravate, lên

chánh điện dự lễ đầy đủ, từ đầu đến cuối, bất kể là

bên nào tổ chức lễ. Cụ nói: “Tôi tới Chùa để lễ

Phật, ai làm lễ cũng vậy mà thôi”. Như ta đã thấy

Cụ đã dẹp bỏ Sân hận, gạt bỏ mọi dị biệt mà thể

hiện tinh thần hòa đồng, như Phật đã dạy.

Chừng ít lâu sau, Bà Chánh án Ronna Beck

thấy không kết quả, Bà đã kết thúc vụ án và ra

phán quyết công nhận HĐQT do Cụ Lộc làm chủ

tịch là hợp pháp. Khi Ông luật sư Vassar tới họp

mang theo kết quả phiên tòa và hỏi ý kiến về diễn

tiến kế tiếp là đòi bồi thường, thì Cụ Lộc gạt bỏ ý

tưởng tiếp tục vụ kiện và tỏ ý bãi nại. Đại ý Cụ

nói: “khởi đầu câu chuyện là ba vị cựu sáng lập

viên đã từ chức rời Chùa cả hàng mấy chục năm,

nay trở lại “nhận vơ” là họ còn có quyền hành. (Cụ

tránh dùng chữ “tiếm quyền” là một trọng tội, rồi

danh từ “nhận vơ” này đã làm cho vị thông dịch

gặp khó khăn trong việc phiên dịch sang tiếng Anh

cho Ông LS Vassar) Nay HĐQT đã được công

nhận là hợp lệ thế là đủ rồi. Dẫu Chùa có bị thua

thiệt là thiệt hại tịnh tài của bá tánh. Chùa mà còn

đòi bồi thường thì không thể gọi là Chùa được.

Xin quý vị trong ban quản trị không được “thừa

thắng xông lên” viết trên báo chí những bài phản

bác, chỉ nên thông báo bản dịch phán quyết của

Tòa Án là đủ. Câu chuyện Chùa Giác Hoàng cần

phải chấm dứt và cho trôi vào quên lãng càng sớm

càng tốt!”

Đó ta thấy Cụ đã có những nhận định sáng

suốt, áp dụng tinh thần hỷ xả khoan dung vào công

việc.

Cách đây vào khoảng 9 tháng, các thành viên

HDQT cùng với Thầy Trụ Trì đã tới vấn an Cụ tại

nhà và nhân dịp này nói lên những lời biết ơn của

ban trị sự Chùa Giác Hoàng đối với Cụ là người đã

lèo lái ngôi Chùa qua những cơn biến động, phong

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 8

ba bảo tố. Chúng tôi thiết nghĩ cần phải trang trọng

nói lên lòng tri ân tới Cụ lúc Cụ còn minh mẫn

nhận thức. Chúng tôi đã cùng nhau lần lượt ôn lại

những kỷ niệm tốt đẹp và tỏ lời cám ơn tới Cụ.

Như thông thường, Cụ chắp tay khiêm nhường và

nói đó là bổn phận của người Phật Tử. Cụ vẫn còn

căn dặn như sau: “nghe nói ai đó còn để trên

Youtube những đoạn video về việc giật micro hay

sách nhiễu tôi, chuyện đã qua rồi, thôi dẹp bỏ, xóa

nó đi! Đừng để lại những hình ảnh không đẹp ấy

nữa!”.

Đấy là những ứng xử của Cụ, trong tinh thần

thực hiện những lời dạy của Đức Phật là “Đức

Tính Khiêm Tốn” và “Đức Tính Hỷ Xả”, lòng cao

cả và độ lượng vẫn luôn luôn ở nơi Cụ

Hôm nay, Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo

Việt Nam tại Mỹ đã mất đi một vị Chủ Tịch, một

sáng lập viên, Phật Tử Chùa Giác Hoàng, cũng

mất đi một vị trưởng thượng gương mẫu, trên con

đường thực hành tu tập, và sách tấn tiến tu, dấn

thân phụng sự Đạo pháp.

Đại diện cho HĐQT Công Đồng Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ, chúng tôi xin gởi lời

thành kính phân ưu sâu sắc đến với gia đình Cụ,

cùng tang gia hiếu quyến trong sự mất mát lớn lao

này.

Nguyện cầu hồng ân chư Phật gia hộ chân

linh Đạo Hữu Thanh Lương Đỗ Đình Lộc, sớm

vãng sanh nơi miền Cực Lạc.

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ

PHẬT.

Phaân Öu Được tin buồn:

Cụ Đỗ Đình Lộc Pháp danh Thanh Lương

Nguyên là một trong những sáng lập viên của Hội Đồng Quản Trị Công Đồng Phật Giáo Tại Mỹ, Chùa Giác Hoàng Wasington DC

Là một vị Ân Nhân Bảo Trợ cho GĐPT Việt Nam Vùng Hoa Thịnh Đốn

đã mãn phần lúc 0G45 tối ngày 27 tháng 6 năm 2019

(Nhằm ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Hợi )

Hưởng thọ 97 tuổi

Thay mặt chư Tăng-Ni, GĐPT Thiện Sinh, tòa soạn báo Nguồn Đạo, và các thành viên trong hội đồng điều hành Chùa Giác Hoàng, xin thành thật chia buồn cùng tang quyến.

Nguyện cầu hương linh Cụ Đỗ Đình Lộc, Pháp Danh Thanh Lương sớm được vãng sanh nơi miền Cưc Lạc.

Trụ Trì Chùa Giác Hoàng

Điều Ngự Tử, Thích Thông Đạt

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 9

Thiền không nhất thiết là phải ngồi mà cũng không phải chỉ thiền trong một vài phút hay vài giờ. Người tu thiền tới mức độ cao thâm thì thời gian thiền sẽ là không giới hạn.

Trọng tâm của Thiền là sự tĩnh lặng trong tâm thức và sự tập trung năng lượng tư duy vào một dòng tư tưởng duy nhất.

Thái độ của thiền gia phải toát ra sự Từ tốn; Thung dung, Thân thương, và Thanh thoát.

Những Phật tử hay con chiên, nếu không có những giờ phút tham thiền (Chánh Ðịnh/Tĩnh tâm), thì e rằng các điều Thầy, Cha giảng dạy sẽ không bám trụ trong vùng ý thức.

Thiền (Zen/Meditation) là một phương pháp tu luyện có hai mục tiêu: (1) Dưỡng Sinh (Thọ) và (2) Ðạt Ðạo (Ngộ).

Thiền có mặt ở Ấn Ðộ khoảng 3000 năm Trước Tây Lịch trong phép tu luyện Yoga hay Ðạo Bà La Môn.

Ðức Phật Thích Ca hẳn nhiên đã tu tập Thiền từ nhỏ và Ngài đã liên tục Tọa Thiền 49 ngày dưới cây Bồ Ðề trước khi đắc Ðạo (Ngộ).

Thiền từ Ấn Ðộ du nhập qua Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản nhiều thế kỷ sau Tây Lịch.

Mỗi nơi có những phương thức thiền khác nhau.

Phương pháp thiền Zen của Nhật Bản được người Tây Phương biết đến nhiều nhất vì Zen ở Nhật được các Thiền Sư nâng lên một mức độ nghệ thuật cao với 4 bộ môn Thi - Trà – Thư - Họa nhằm đưa Thức (consciousness) tới trình độ Thần thức.

Thức là biểu hiện của cái gọi là Hồn hay Linh Hồn.

Theo Ðạo Phật, khi người ta chết, tất cả thân xác đều tan rã chỉ trừ có Thứ Tám (A-Lại-Da) là tồn tại.

A-Lại-Da thức tồn chứa tất cả những gì cá nhân con người chết đã suy nghĩ, đã làm; và rồi khi “duyên” (causal situation) khởi, A-Lại-Da thức nhập vào một thân thể khác để tiếp tục đi vào tiến trình của Luật Luân Hồi.

Thức được thể hiện qua lối suy nghĩ (tư duy). Chính trong ý nghĩa này, nhà hiền triết Socrates nói: “Je pense, donc je suis.”; và Tiên Ðiền Nguyễn Du có câu: “ Chết là thể xác, còn

là tinh anh.”

Chủ yếu của Thiền là làm trong sạch lại cõi tâm thức (mindfulness), nghĩa là, gột rửa những tạp tư, vọng tưởng ra khỏi vùng tâm thức.

Một khi tâm thức được trong sạch, thanh nhẹ, thì ánh sáng của Phật tính (Buddha’s nature) sẽ phát quang giúp con người nhìn thấy rõ chân tướng của sự vật.

Do đó, người khởi sự tập thiền phải tu chỉnh lại các thói quen xấu như mắt quen nhình những hình ảnh khiêu gợi; mũi quen ngưởi mùi

hương thối tha; tai quen nghe những lời châm chích; miệng quen nói những chữ tục tằn; tay chân quen đụng chạm bậy bạ; v.v.

Khi ngũ thức này hoàn chỉnh, thiền gia mới có thể tiến vào giai đoạn thiền tĩnh lặng một cách có hiệu quả.

Vị Tổ Thiền Sư Việt, Vua Trần Nhân Tôn, đã chỉ ra rằng: thiền không phải là phải vào chốn rừng sâu hay núi thẳm để tìm sự tĩnh lặng, hay ngồi nhìn vào vách tường (diện bích) hay tịnh khẩu; mà thiền là giữ sao cho tâm đối diện cảnh mà không dao động.

THIỀN

-Minh An.HDB

Thiền là một pháp môn

Trước là dưỡng sinh, sau là đạt Ðạo

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”

Minh An.HDB

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 10

*

Thiền là một Pháp đạo

Chuyển Thế Giới Tâm Linh

Khởi đầu là Dưỡng Sinh

Cuối cùng là Đạt Đạo

*

Chủ yếu là Tâm Định

Tâm là Linh Quang Tố

Tạo hồn siêu tần số

Dao động quán tính (inertia)

Bởi Siêu Lực Thiên đỉnh

Trong nhân sinh đầy Dục Vọng

Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến

Là Ma Lực làm tâm Động

Tần số thêm gia tốc

Tư duy loạn sắc hình

*

Tự mình phải Tham Thiền

Đưa tâm về Trạng uyên nguyên quán tính

Sự sống sẽ an tịnh

Tiếp diễn vô hạn định

Con người Vô Lượng Thọ

Mọi điều đều Sáng Tỏ (Enlightenment)

Đó chính là Thăng Hoa

*

THIỀN TU

- Minh An.HDB

Tình, tiền, tài tụ, tán thiền tu

Thanh trí, tâm, thân thoát tục tù

Tham tích tồi tàn tiêu triệt tặc

Tức tồn táng tận tiễu trừ thù

Tinh thần thư thản: thôi toan tính

Tri thức tinh tường: tuyệt tưởng tư

Trang trải toàn thương, tăng tiến thiện

Tòa trên thượng tọa tắc thiên thu

*

DUYÊN LÀNH

- Minh An Hải Bằng.HDB

*

Duyên lành ta mới gặp nhau

Nắm tay xây dựng Ðạo mầu Vô Vi

Vô Vi mà lại Hữu Vi

Làm cho cuộc sống hết đi não phiền

Ðời là quả nghiệp triền miên

Tâm an, trí tịnh: là Tiên cõi phàm

Giải si, bỏ giận, diệt tham

Sự đời vô trụ, chấp làm thiệt sao?

Thiền Ca cất tiếng hát cao

Cho đời an lạc: đường vào Cửa Không

Nơi nơi thế giới hòa đồng

Thăng hoa lên cõi Tiên Bồng phiêu diêu

*

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 11

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Chúng ta hẳn đã không ít lần tự hỏi, không biết người chết có hưởng thọ được gì hay không trong những lần ma chay, kỵ giỗ, trai đàn, cúng thí ấy, mà có khi là mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ là vài chén cháo lá đa, một ít gạo muối?

Phạm chí Sanh Văn cũng có tâm trạng đó khi

người thân của ông qua đời. Sanh Văn, 生 聞, tên

tiếng Pāli là Jāṇussonī, được kể là một trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Đức Phật để thảo luận. Sanh Văn cũng chính là người lần đầu tiên nghe kể về Đức Phật đã từ trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc ba lần làm lễ: “Nam-mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác” 1.

Một hôm, Sanh Văn có người thân qua đời. Ông tổ chức ma chay, mở đàn cúng thí, nhưng lòng tự hỏi không biết việc mình làm có lợi ích gì cho người thân hay không, liền đến chỗ Thế Tôn, bạch hỏi: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” 2.

Câu hỏi ấy thật đúng với tâm trạng của không biết bao nhiêu người!

Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ

Những đối tượng không nhận được lễ phẩm cúng thí

Đức Phật cho biết: “Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, họ sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của họ, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí dù với tín tâm. Nếu họ sanh vào súc sanh, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của súc sanh, loài người, mà không nhận được đồ do ông bố thí” 3.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng hơn: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói

hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục, ăn món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được

lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn,

Ngöôøi Cheát Coù Höôûng Caùc Phaåm Vaät

Cuùng Thí?

Thích Nguyên Hùng

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 12

đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy 4.

Như vậy, nếu người chết đã tái sanh vào các cảnh giới địa ngục, súc sanh, người và trời thì không nhận đồ ăn thức uống, cho đến áo quần, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… do người thân cúng tế.

Những đối tượng nhận được lễ phẩm cúng thí

Nhưng nếu người chết rơi vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ nhận được các thực phẩm cúng thí. Kinh ghi: “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông”5.

Nhập xứ được giải thích là sanh vào thân trung ấm. Nếu thân trung ấm sanh vào đường ngạ quỷ thì gọi là ‘đắc nhập xứ’, tức báo xứ (của thân trung ấm) là ngạ quỷ. Cha mẹ cùng bà con quyến thuộc sanh vào đường ngạ quỷ (khi đang ở tình trạng thân trung ấm ngạ quỷ và khi đã sanh vào báo xứ ngạ quỷ) mới nhận được sự cúng thí 6.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hiến cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy” 7.

Như vậy, Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ, tức là ma giới. Hẳn nhiên, lễ

phẩm cúng thí phải là thứ ăn uống được, chứ không phải là hàng mã!

Phước báo của sự cúng thí

Trường hợp người cúng thí, gia chủ không có cha mẹ hay bà con quyến thuộc trong đường ngạ quỷ thì sự bố thí đó cũng có phước báo: “Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sanh vào trong chốn ngạ quỷ và lại cũng không có những người quen biết khác sanh vào chốn ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước. Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất”. Kinh phân tích:

“Giả sử có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy sau lại phát tâm bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm. Người ấy do sát sanh, lấy của không cho…, sẽ đọa lạc vào trong loài voi, nhưng vì người ấy đã từng bố thí…, nên tuy ở trong loài voi, nhưng cũng nhận được phước báo nhờ họ đã

bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.

“Nếu lại sanh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v... nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên họ ắt sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sanh tương ứng mà được thọ dụng.

“Này Bà-la-môn, nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sanh, không trộm cướp,... cho đến có chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sanh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống... cho đến những vật dụng như đèn đuốc.

“Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu họ lại trì giới, thì sẽ được sanh lên cõi trời, vì họ nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống,... cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời” 8.

Như vậy, một khi gia đình chúng ta có người thân qua đời, chúng ta phát tâm thanh tịnh cúng kính hay bố thí, cúng dường cho Tăng Ni hoặc

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 13

cho người nghèo khổ, thì dù người thân đã mất của chúng ta không nhận được, bản thân của chúng ta cũng được phước báo trong mọi trường hợp.

Một sự thật là chúng ta không ai biết được người thân của mình sau khi chết đã sanh vào đường nào của lục đạo. Do đó, để tri ân người đã mất, nhất là cha mẹ, bà con thân thuộc của mình, cùng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sanh cho tổ quốc, để họ khỏi đói lạnh, bơ vơ, để họ khỏi tủi thân vì chẳng còn ai thương nhớ… chúng ta nên làm lễ kỳ siêu cúng thí cho họ, hoặc mở hội bố thí rồi hồi hướng công đức cho họ. Vì rằng, trong bất cứ trường hợp nào, người thân của chúng ta đã tái sanh về đâu, việc làm ấy đều có phước báo cho chính bản thân mình!

Cúng thí là một trong những cách bố thí cho người đã chết. Vì vậy hãy bố thí những gì mà họ ăn uống được, đừng bố thí thức ăn giả và càng không nên đốt các loại vàng mã như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, tiền vàng… để bố thí cho họ. Ngoài ra, với tâm thanh tịnh chúng ta cúng dường cho Tăng Ni, biếu tặng cho người nghèo khổ, hoặc làm các thiện sự như bắc cầu, đào giếng, đắp đường, trồng cây… đều là những việc làm bố thí đưa tới phước báo cho chính bản thân mình và cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho người thân đã qua đời.

***oOo***

1 Trung A-hàm 146, kinh Tượng tích dụ.

2 Tạp A-hàm, kinh 1041. Pāli, A.10.177. Jāṇussoṇi.

3 Tạp A-hàm, kinh 1041, Sanh Văn.

4 Tăng chi bộ, (XI) (177) Jāṇussoṇi, HT.Thích Minh Châu dịch.

5 Tạp A-hàm, kinh đã dẫn.

6 Tứ phần luật hành sự sao, Tục tạng 42, N°.0736, p.1028c05.

7 Tăng chi bộ, kinh đã dẫn.

8 Tạp A-hàm, kinh đã dẫn.

Mom's smiles can brighten any moment,

Mom's hugs put joy in all our days,

Mom's love will stay with us forever

and touch our lives in precious ways...

The values you've taught,

the care you've given,

and the wonderful love you've shown,

have enriched my life

in more ways than I can count.

I Love you Mom!

Anonymous

Mẹ mà nở những nụ cười

Lúc nào cũng chiếu sáng ngời đẹp thay,

Mẹ ôm ấp trong vòng tay

Mang niềm vui tới bao ngày trong ta.

Tình yêu Mẹ khó nhạt nhòa

Đọng trong ta tháng năm qua chẳng rời

Và trên vạn nẻo đường đời

Tình này thấm đượm tuyệt vời quý sao…

Những lời Mẹ dạy ngọt ngào

Những điều chăm sóc Mẹ trao thắm tình,

Những yêu thương thật nhiệt thành

Mẹ từng biểu lộ và dành cho con

Khiến đời con đẹp thêm luôn

Tính sao cho hết, mãi còn thăng hoa.

Con yêu Mẹ thật thiết tha!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 14

Không biết tự bao giờ, một truyền thuyết của nhà Phật đã "hóa thân" trở thành một mỹ tục trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, để rồi mỗi năm chúng ta lại có một ngày Vu lan - ngày báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tới hôm nay, dù cuộc sống đã phát triển thì mọi người vẫn cần làm cho mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan...

Ngay còn nhỏ, tôi cùng gia đình sơ tán về một vùng quê. Mấy năm liền, cứ đến rằm tháng bảy là tôi lại theo mẹ đi chùa. Thường thì những ngày này trời đổ mưa rả rích, mẹ tôi bảo đó là mưa ngâu. Trời mưa, chùa làng nhỏ nhưng vẫn đầy người qua lại, mẹ tôi bảo mọi người lên chùa thắp hương để báo hiếu cha mẹ, ông bà và cho những "vong hồn." Lúc được ăn chút cháo hoa, cầm gói bỏng ngô thì tôi thích lắm.

Rồi tôi lớn lên và nhập ngũ, mỗi năm về nhà một, hai lần. Thấy tôi gầy, mẹ khóc. Thấy áo tôi rách, mẹ cặm cụi ngồi vá lại cho tôi. Mẹ bắt ăn thật nhiều, dù ngày ấy cuộc sống gia đình tôi đâu có dư dả... Vậy mà tới khi biết Vu lan là gì, "xá tội vong nhân" ý nghĩa ra sao, biết nghĩ đến việc "Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con" thì chỉ được vài năm, cha mẹ tôi về nơi chín suối.

Nghỉ mình chưa chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ được bao nhiêu, tâm sự với bạn bè, thì ra nhiều người cũng vậy. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" - câu nói của người xưa vừa là lời tổng kết, vừa là lời răn bảo mỗi người, dù đang làm cha làm mẹ cũng cần giữ gìn chữ hiếu của đạo làm con.

Truyền thuyết nhà Phật kể rằng, xưa kia ông La Bộc đi theo Ðức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna) - một trong các đệ tử thân tín của Ðức Phật, có nhiều phép thần thông. Vì mẹ đã qua đời nên Mục Kiền Liên luôn mang niềm thương nhớ. Muốn biết

mẹ mình khi ấy ra sao, ông dùng "mắt thần" tìm kiếm bốn phương, thấy mẹ đang ở trong "cõi quỷ," bị hành hạ khổ cực vì khi còn sống bà từng gây tội lỗi. Mục Kiền Liên thương mẹ, ông xuống "cõi quỷ" đưa mẹ bát cơm mà mẹ lại không được ăn.

Ông trở về hỏi Ðức Phật. Nghe vậy, Ðức Phật bảo dù tài giỏi Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẹ, chỉ có một cách là hợp sức cùng mọi người. Rồi ngài thuyết kinh Vu lan (Ullambana Sutra) khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm thì sẽ cứu được mẹ. Ðức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo

cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ.

Có lẽ từ truyền thuyết này mà hình thành nên lễ Vu lan. Và hằng năm đến mùa Vu lan, trong đó nhằm đúng ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Ðó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành - đạo hạnh đứng đầu trong "tứ ân" của nhà Phật, như kinh Phật viết:

"Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết, tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu"...

Vậy là khi lời của Ðức Phật về một yếu tố của đạo lý làm người, gặp gỡ với tâm thức, với tình cảm của dân tộc đã "hóa thân" để ra đời một mỹ tục văn hóa "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu". Nên bao đời nay, Vu lan trở thành một ứng xử nhân văn trong xã hội, góp phần duy trì và củng cố đạo lý trong gia đình, trong dòng tộc mọi người đề cao chữ hiếu để nhắc nhở đạo làm con. Hơn thế nữa, chữ hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người, mà nếu không thành tâm, nghiêm túc thực hành sẽ bị dư luận lên án, cộng đồng chê cười.

YÙ Nghóa Thaät Söï Cuûa Leã Vu Lan Baùo Hieáu

Nguyễn Hòa

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 15

Là người Việt Nam, hẳn là ai cũng biết đôi câu lục bát: "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Công sinh dưỡng của cha mẹ là vô tận. Mỗi người sinh ra và trưởng thành, đối với cha mẹ bao giờ cũng là niềm tự hào đồng thời là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn vật chất - tinh thần. Công cha - nghĩa mẹ thấm sâu vào mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ, thấm sâu vào nề nếp sinh hoạt của cộng đồng, nên phải ứng xử sao cho xứng đáng.

Là một trong các nguyên tắc của đạo lý sống, trong truyền thống dân tộc, đạo hiếu là thiết thực đối với từng người con, đâu phải chỉ lúc cha mẹ lâm chung, mà chính là những năm tháng cha mẹ còn cũng như lúc yếu đau cần luôn được phụng dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần.

Vì thế từ ngàn xưa, qua lời ru của ba của mẹ, qua điệu hát câu hò, đạo hiếu là bài học đạo đức đầu tiên được truyền lại trong mỗi gia đình và đến ngày nay, văn hóa Việt Nam vẫn bảo lưu, gìn giữ những câu tục ngữ, ca dao khẳng định và bày tỏ lòng thành kính với bậc sinh thành: "Lên non mới biết non cao - Nuôi con mới biết công lao mẫu từ," “Bao giờ cá lý hóa long - Ðền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa," "Thờ cha mẹ, ở hết lòng - ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường," "Mẹ già ở tấm lều tranh - Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con", "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều"...

Không chỉ thế, với những ai xao lãng đạo làm con hoặc mượn việc "báo hiếu" để làm điều sai trái, tiền nhân cũng nhắc nhở, chê bai: "Cá không ăn muối cá ươn - Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư", "Mẹ già hết gạo treo niêu - Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai", "Sống thì con chẳng cho ăn - Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi"...

Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu, mà còn là ngày "xá tội vong nhân", như chúng ta vẫn nói đến câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân." Xưa kia cha ông

quan niệm rằng, sống ở trong cuộc đời không phải ai ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ.

Có người mất đi vì không may gặp phải chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Lại có người không hướng theo điều thiện mà làm điều ác, khi qua đời họ trở thành "cô hồn" phải chịu nhục hình nơi "cõi quỷ", mỗi năm chỉ một lần được "xá tội" về với dương gian nhận phần áo quần, đồ ăn do người thân cúng tế. Với các "vong nhân" không người thân cúng giỗ, với cả những người từng làm điều ác thì vào ngày "xá tội", người đang sống phải giúp đỡ bằng việc cúng vàng mã, cháo loãng, bỏng ngô...

Ðặt sang một bên quan niệm của một thời về "hai thế giới", chúng ta nhận ra ở đây một yếu tố quan trọng góp phần làm nên cốt cách và truyền thống văn hóa của dân tộc là lòng nhân ái, là quan niệm bao dung để cùng xây dựng cuộc sống hài hòa. "Xá tội vong nhân" vừa là tình cảm dành cho người không may mắn, vừa thể hiện lòng vị tha với người từng có hành vi xấu xa đối với đồng loại. Và phải nói rằng, chính những điều này đã góp phần duy trì nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam truyền thống.

Hôm nay, cuộc sống đã khác trước, nhận thức về thế giới, về nhân sinh cũng đã đổi thay. Con người sống với cuộc sống thực của mình, bằng bàn tay và trí tuệ của mình để làm nên

cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, xã hội. Cũng vì thế mà một hệ tiêu chí mới và tiên tiến về phẩm chất, hành vi của con người đã được xác lập. Ðó là tất yếu khách quan, là sự cần thiết của quá trình phát triển.

Nhưng trong tương quan giữa truyền thống với hiện đại, dòng chảy không ngừng của văn hóa lại chuyển tải trong đó một số giá trị nhân văn có ý nghĩa bất biến, chỉ có thể mở rộng, nâng cấp theo thời gian chứ không mất đi, như đạo hiếu của con người chẳng hạn. Dù xã hội văn minh đến đâu, dù cuộc sống no đủ thế nào thì mỗi người vẫn phải được cha mẹ nuôi dưỡng để trưởng thành, vì thế đạo hiếu vẫn luôn phải được đề cao. Thật đáng tiếc, trong các năm gần đây, tác động từ lối sống

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 16

chạy theo vật chất, lấy vật chất làm tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội - con người - gia đình, rồi thái độ sống vô cảm và ích kỷ... đã làm nảy sinh trong quan hệ cha mẹ - con cái một số hiện tượng đáng phê phán, phải được điều chỉnh để giữ gìn sự lành mạnh của đạo đức xã hội. Ðối với sự thiếu vắng vai trò của đạo hiếu, cần nhìn nhận trong tính hai mặt. Một mặt, xuất phát từ một số cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục gia đình, bỏ rơi con cái, phó mặc xã hội hoặc bằng việc thỏa mãn nhu cầu mà đẩy con cái tới tình trạng tha hóa.

Mặt khác, có nguyên do từ quan niệm thiếu đúng đắn (thậm chí rất sai lạc) của một số người đối với cha mẹ. Người lơ là trách nhiệm làm con. Người coi đạo hiếu là nghĩa vụ nhiều hơn là tình cảm. Người dựa vào đồng tiền để ứng xử mà quên rằng đối với cha mẹ, đồng tiền không phải là tất cả. Thậm chí có trường hợp bạc đãi cha mẹ đã bị dư luận từng kịch liệt lên án. Chưa nói tới một số người báo hiếu rùm beng để trục lợi, tốn phí tiền bạc cúng tế cầu may chứ không hẳn thành tâm với người đã khuất... Những hành vi ấy chỉ có thể lý giải từ quan niệm lệch lạc và sự yếu kém khả năng tự điều chỉnh về đạo đức của mỗi người.

Quan niệm đúng sẽ có hành vi đúng, nhất là khi trong bản chất của nó, đạo hiếu có quan hệ chặt chẽ với tình cảm, với thái độ chân thành. Về điều này, một hiền nhân xưa kia nhận xét: "Có việc thì giúp, có rượu, có thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới là điều khó", "Khi cha mẹ còn sống, chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu"...

Như một triết gia từng nói, mỗi huyền thoại đều chứa đựng một ý tưởng của con người về hiện thực, với mùa Vu lan và ngày "xá tội vong nhân", cha ông muốn nhắn nhủ với cháu con lời răn dạy về đạo hiếu, để có đạo lý làm người. Thành kính với cha mẹ là một mẫu số chung của văn hóa nhân loại, song mỗi nền văn hóa lại có các cách thức bày tỏ khác nhau. Tuy nhiên, ở nền văn hóa nào thì những người con hiếu đễ vẫn là tấm gương đạo đức được cộng đồng đề cao. Với người Việt Nam, Vu lan còn là ngày cảm thương đồng loại, vì thế ý nghĩa đã được mở rộng, để mọi người đều được hướng tới điều tốt lành. "Trẻ cậy cha, già cậy con", báo hiếu là chuyện hằng ngày, ở tấm lòng, ở việc làm cụ thể. Cần truyền dạy trong các gia đình những gì đạo hiếu đòi hỏi, thông qua ứng xử của cha mẹ với ông bà, tổ tiên để trở thành tấm gương cho con cháu. Xem nhẹ yêu cầu này, không ai khác, cha mẹ sẽ chịu hậu quả. Mưa ngâu rả rích,

tiết trời bắt đầu sang thu. Một mùa Vu lan đã về, các ngôi chùa lại được sửa sang đón khách hành hương. Các bà các chị lại chuẩn bị lễ chay cúng dường cha mẹ, ông bà và các "vong nhân". Lại mong không vì hiếu đễ mà mọi người bị cuốn theo sự lãng phí, cầu may, lơ là với hành vi báo hiếu thiết thực. Vì nếu thật lòng hiếu đễ, thì mỗi ngày sẽ phải là một ngày Vu lan.

Nguyễn Hòa - Vườn hoa Phật giáo

Chuyeän Vui Thieàn

Chàng trai: - Làm thế nào để kết thúc đời độc thân ạ? Thiền sư chỉ tay về ngọn núi đối diện. Chàng trai hớn hở reo lên: - Ý thầy là người có nhân duyên với con đang ở ngọn núi kia ạ?” Thiền sư: - Không, năm đó vì muốn kết thúc đời độc thân ta đã lên núi này làm sư, núi kia còn trống đấy, con có thể sang đó tu hành.

oOo

Chàng trai: - Thiền sư, con hay bị mất ngủ, nên làm thế nào ạ? Thiền sư chỉ tay về bức tường trắng xoá ngoài sân. Chàng trai ngẫm nghĩ hồi lâu: - Ý thầy là con nên vứt bỏ tạp niệm, lòng sáng như ngọc mới mong an giấc? Thiền sư bực mình nói: - Ý ta là mời cậu về cho, nửa đêm nửa hôm ko cho ai ngủ hả?”

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 17

Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn,

đức Phật khuyên các thầy Tỳ kheo: Sau khi Như

Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo phải lấy Ba-la-đề-

mộc-xoa (Giới luật) làm Thầy cũng như ta còn

tại thế. Nếu ta còn tại thế mà Tỳ kheo các ông

không y theo giới Ba-la-đề-mộc-xoa thì cũng

như ta đã diệt độ.

Trong bài tựa Nghi thức

tụng Tỳ kheo ni giới bổn có

ghi rằng:

“Thế gian, vua lớn nhất

Các dòng, bể là to

Các sao, trăng là sáng

Các Thánh, Phật là tột

Trong tất cả các Luật

Giới kinh là chơn hết”

Chính vì Ba-la-đề-mộc- xoa quan trọng và thù

thắng như vậy nên đạo Phật hưng thịnh hay suy vi

đều không ngoài phạm vi của giới luật. Ngày nay,

trên bước đường hành đạo, người tu hành gặp

những khó khăn hay những điều bất như ý thường

hay thở than “đời mạt pháp mà!”. Với một thái độ

hết sức tiêu cực, đôi khi chán nản nữa. Mạt pháp

có nghĩa là chánh pháp đã bị suy vong, suy vong

từ hình thức đến nội dung, từ nhận thức đến hành

vi. Ý thức tới chánh pháp đã đến thời cùng mạt, ai

mà chẳng buồn nản. Thế nhưng, mạt pháp từ đâu

mà đến?

Từ xã hội bên ngoài hay từ sự phát triển của

văn minh nhân loại? Quá khứ trên 2500 năm của

Phật giáo ở các nơi đã chứng tỏ Phật giáo có một

mạng sống miên viễn. Động lực chính yếu để Phật

giáo hiện hữu là do nhu cầu sống của con người.

Vì thế, dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa

thì Phật Pháp vẫn có mặt bởi vì con người vẫn còn

nhu cầu được sống. Như thế, xã hội và văn minh

của nhân loại không thể làm cho chánh pháp đi

vào thời cùng mạt được.

Mạt pháp - can đảm mà nói

do nó đi từ bên trong, cụ thể

là từ hành động, cử chỉ, lời

nói, ý nghĩ của người tu

hành. Ngược lại chánh pháp

cũng thế, giáo pháp siêu

việt và thực tiễn của đức

Phật được sáng tỏ, có giá trị

thiết thực trong cuộc sống

hiện tại, được phổ cập rộng

rãi trong xã hội loài người,

tất cả đều tùy thuộc vào tư cách, nói chung từ hình

thức đến tâm linh của người tu hành cả. Tư cách

ấy được biểu hiện bằng sự nghiêm trì giới luật, đó

là vấn đề trọng yếu quyết định vận mệnh của Phật

pháp trong mọi thời đại và mọi nơi chốn. Giới

hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của

Phật pháp một cách mật thiết.

Chính vì thế nên khi đức Phật sắp vào Niết

bàn, Ngài vẫn còn ân cần tha thiết nhắc nhở các đệ

tử trong kinh Di giáo, rằng: “Này các Tỳ kheo sau

khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính

tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo

nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức

thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng

không khác gì tịnh giới ấy”. Âm hưởng của lời dạy

ấy đã vượt không gian và thời gian, tồn tại đến

Thích Nữ Như Luật

Giới luật là mạng mạch của Phật Pháp. Giới luật còn là Phật Pháp còn. Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 18

ngày nay và trong chúng ta, không ai không biết

đến câu:

"Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp cửu trụ

Tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt."

Nghĩa là:

“Giới luật còn hành, Phật pháp cũng còn

Giới luật không còn hành, Phật pháp cũng

mất”

Bởi thế, đức Thế Tôn chế ra các giới luật. Nó

không phải bắt buộc các đệ tử phục tùng mệnh

lệnh của Ngài, mà để ngăn ngừa các nghiệp từ ý

nghĩ đến hành động, hầu thánh hóa đời sống chúng

đệ tử. Cho nên, một thầy Tỳ

kheo giới hạnh thanh tịnh là

bản sao chụp lại của đời sống

thánh giả A-la-hán một cách

rõ ràng và hiện thực. Đó là

mảnh đất tốt để tăng trưởng

thiện pháp, là nền tảng để tiến

bộ tâm linh, để phát triển

những nhận thức chân chánh,

thấy được lẽ thật của cuộc

đời.

Một khi hành giả có giới luật trang nghiêm

tức đã làm một nơi an ổn cho thế gian nương nhờ,

và cũng là một thành viên tích cực khiến cho Phật

pháp hưng thịnh. Tuy nhiên, nếu giới luật không

được nghiêm trì thì chúng đệ tử của Phật sẽ là một

cộng đồng ô hợp, có khi còn tai hại cho xã hội

nữa. Nếu người xuất gia mà không giữ gìn giới

luật thì không thể nào phân biệt được đâu là người

xuất gia, đâu là kẻ thế tục. Như vậy, chỉ có giới

luật mới tạo nên đức hạnh của người tu, đồng thời

cũng góp phần xây dựng cho chúng ta thành

những chiến sĩ trên mặt trận đạo đức, tạo nền tảng

cho Phật pháp hưng thịnh.

Lại nữa, vấn đề tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân

đức cũng liên quan đến sự hưng thịnh của Phật

pháp. Khi đã chấp nhận một người xuất gia là chấp

nhận thêm một thành viên gia nhập vào cộng đồng

đệ tử đức Phật, đồng thời cũng là chấp nhận một

viên gạch đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà Phật

pháp. Vì thế, việc xuất gia của một người không

chỉ là vấn đề cá nhân mà là vấn đề liên đới cần

phải đặc biệt chú trọng, bởi sự tiến bộ hay sa đọa

của họ đều ảnh hưởng đến sự thịnh suy của Phật

giáo.

Việc chấp nhận một người xuất gia phải được

đặt hoàn toàn trên nền tảng giới luật và mục đích

chung của Phật giáo nhằm đảm bảo uy tín và sự

thanh tịnh của Tăng đoàn. Người xuất gia phải là

một người có tín tâm, xuất gia vì một mục đích

cao cả là hướng đến giác ngộ, giải thoát. Đồng

thời, trước khi gia nhập chính thức vào Tăng đoàn,

người ấy phải được xét duyệt qua mười ba giá nạn

và mười lăm khinh mạn mà giới luật đã quy định.

Một người xuất gia cống hiến trọn đời mình

cho lý tưởng, gửi trọn đời

mình cho vị thầy. Nếu thầy

không đủ đức độ để hướng

dẫn mà thâu nhận đệ tử thì trái

với giới luật, sẽ dẫn đến sự

suy đồi của Phật pháp, tội ấy

còn nặng hơn tên đồ tể vì họ

đã nhận chìm người đệ tử vào

trong ác đạo. Như thế muốn

độ người xuất gia, vị thầy

phải hội đủ hai yếu tố vật chất

và tinh thần. Đó là cung cấp cho đệ tử một đời

sống vật chất theo chế độ “tam thường bất

túc” (tức ba nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc, ngủ

không được quá sung túc) và hướng dẫn đệ tử giữ

gìn giới luật, học tập kinh điển, tu tập thiền định.

Trong Luật dạy rõ, một Tỳ kheo muốn thâu nhận

một đệ tử xứng đáng là một thành viên của Tăng

đoàn nhằm tạo nên sự hưng thịnh của đạo pháp, thì

phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Tuổi đạo phải đủ mười hạ.

2. Phải biết rõ ràng các trường hợp trì và

phạm, khinh và trọng về giới luật.

3. Kiến thức phải rộng rãi.

4. Có khả năng giải quyết những tâm tư khúc

mắc của đệ tử.

5. Có khả năng đoạn trừ tà kiến cho đệ tử.

6. Được Tăng chấp nhận và tác pháp yết-ma

súc chúng.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 19

Tóm lại, Giới luật là mạng sống của thân cây

Phật pháp, là sinh mạng của người xuất gia, nếu

thiếu nó thì Phật pháp sẽ tàn lụi, kế đó là người

xuất gia không thành người tu giải thoát, nên trong

Luật thiện kiến có ghi lại lời Phật bảo Tôn giả A-

Nan: “Sau khi ta diệt độ, có 5 yếu tố khiến cho

chánh pháp được cửu trụ là:

1) Giới luật còn ở đời thì Phật pháp cửu trụ,

vì giới luật là bậc thầy cao cả của đại chúng.

2) Còn có luật sư ở đời thì Phật pháp cửu trụ,

vì có người thông đạt hai bộ luật và chủ trì được

tạng luật.

3) Ở đời có ít nhất năm vị trì luật thì mới có

thể khiến cho Phật pháp cửu trụ. Vì tăng bảo còn

thì Tam bảo không dứt mất,

hễ có năm vị trì luật ở xứ sở

nào thì xứ sở đó hưng thịnh

500 năm.

4) Nếu ở đô thị có được

mười vị Tỳ kheo trì luật, ở

biên địa có năm vị Tỳ kheo

thanh tịnh thì có thể làm cho

Phật pháp cửu trụ, vì làm

được việc giải tội đúng pháp

cho những vị phạm giới”

Tuy giới luật chỉ là hình thức, nhưng nếu

thiếu giới luật thì không thể tiếp nối được Tăng

bảo. Do đó, ở biên địa dù chỉ có năm vị trì luật, ở

trung ương chỉ có mười vị trì luật cũng có thể làm

cho chánh pháp cửu trụ. Như thế nếu thượng tọa là

bậc thù thắng, được cả nước tôn sùng mà không trì

giới, không am hiểu luật nghi để khuyên nhắc và

làm mô phạm cho đại chúng, tất nhiên chánh pháp

sẽ bị hoại diệt.

Qua những phần trình bày trên, ta thấy rõ một

điều rằng giới luật chính là nền tảng cho sự hưng

thịnh của Phật pháp nó góp phần đem lại hạnh

phúc lâu dài cho mình trong hiện tại và tương lai,

không những thế nó còn giữ vai trò quan trọng

trong việc làm, trong cái nhìn khách quan thuộc về

thế tục. Nó thuộc về tư thái oai nghi tác phong của

người tu sĩ Phật giáo, điển hình rõ nét nhất là đại

vương Pasenadi đã nhiều lần phải thốt lên lời thán

phục: “…Bạch đức Thế Tôn, vua chúa thường

tranh chấp với vua chúa, Sát-đế-lợi thường cãi vã

với Sát-đế-lợi, bạn bè thường hơn thua với bạn

bè…

Còn ở đây con thấy các vị Tỳ kheo sống rất

hòa thuận, thân hữu không cãi vã nhau, hòa hợp

như nước với sữa, nhìn nhau bằng cặp mắt ái

kính. Bạch đức Thế Tôn! Ngoài ra con không thấy

một phạm hạnh nào khác viên mãn, hòa hợp như

thế”. (Trung Bộ kinh II)

Con đường giải thoát duy nhất của người xuất

gia không gì khác hơn là Giới-Định-Tuệ. Trong đó

Giới luật là bước đi đầu tiên căn bản, là thềm

thang hướng đến Niết bàn an lạc, là kim chỉ nam

trong đời sống của người xuất gia. Chính vì thế mà

Giới luật được xem là nơi nương tựa an ổn nhất

cho người xuất gia. Giới luật

chính là vị đạo sư cao cả của

chúng ta. Điều này đã được

đức Phật dạy trong kinh Di

giáo như sau: “Nhữ đẳng Tỳ

kheo, ư ngã diệt hậu đương

tôn trọng trân kính Ba-la-đề-

mộc-xoa như ám ngộ minh,

bần nhân đắc bảo. Đương tri

thị tắc nhữ đẳng đại sư,

nhược ngã trụ thế vô dị thử

dã”, nghĩa là: "Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ

các ông phải lấy giới luật làm thầy cũng như

người đi trong đêm tối gặp đèn sáng, người

nghèo được của báu. Phải biết giới luật là thầy

của các ông, dù Ta có trụ ở đời cũng chẳng khác

gì pháp này vậy".

Như vậy, người xuất gia thì điều cần thiết

nhất là phải nghiêm trì tịnh giới. Nỗ lực tinh tấn

không ngừng trau dồi giới đức, vì Giới là cội gốc

Bồ đề, là nền tảng Niết bàn, là ngọc anh lạc để

trang nghiêm pháp thân, là phao nổi để đưa người

qua biển khổ sanh tử và cuối cùng là kho tàng

công đức.

Cũng như bất cứ bao giờ và ở đâu, nếu giới

còn được tôn trọng và hành trì nghiêm túc thì

chánh pháp mới được trường tồn mãi mãi. Một khi

đã nhận thức rõ điều này thì hàng xuất gia phải có

nhiệm vụ bảo tồn chánh pháp tự mình tinh nghiêm

giới luật, lấy giới làm mạch sống tu hành. Mỗi

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 20

chúng ta là một nhân tố tạo lập ngôi Tam bảo,

quyết định sự tồn tại của đạo pháp. Bởi nhờ có

giới luật mà hàng tu sĩ chúng ta được cơ duyên

vun bồi phước đức, tâm thức hành nghi, un đúc

đạo đức thâm sâu, tâm hành thuần thục, cung cách

oai nghi tỏ rạng khiến cho mọi người khởi tâm

kính mộ và từ đó đem lại sự hưng thịnh cho Phật

pháp, lợi lạc nhân quần xã hội. Qua đó chúng ta có

thể khẳng định rằng “Giới luật là yếu tố cơ bản

đối với người xuất gia”. Như cổ đức đã từng tán

dương:

“Ôi! Biển Phật pháp rất là mát mẻ

Giới Thi-la là cái thềm bờ

Thánh phàm tắm gội không nhơ

Cõi lòng thanh tịnh là bờ giác kia”

Muốn cho chánh pháp tồn tại lâu dài và truyền

bá được rộng rãi thì các sứ giả Như Lai phải biết

tùy theo căn cơ thời đại và hoàn cảnh mà áp dụng

giới luật một cách uyển chuyển, linh động miễn

sao không hại đến mục đích giải thoát, nhất là

trong tình trạng đạo đức nhân phẩm đang bị xem

thường như hiện nay. Chính là lúc tất cả mọi

người đang cần đến những phương thuốc tinh thần

(giới luật) để cứu chữa căn bệnh suy thoái đạo

đức.

Như vậy, hành trì giới luật trong thời đại ngày

nay cần phải uyển chuyển theo xã hội nhưng điều

cốt yếu là phải lấy giới luật làm nền tảng căn bản

cho tự thân. Như Ngũ Phần luật quyển 22 Phật

dạy: “Tuy điều giới Ta chế nhưng phương khác

chẳng cho là thanh tịnh đều chẳng nên dùng. Tuy

chẳng phải điều Ta chế nhưng phương khác cần

phải làm thì chẳng được chẳng làm”.

Thích Nữ Như Luật - Vườn hoa Phật Giáo

(Trích "Giới luật là yếu tố cơ bản của người

xuất gia")

Caûo Thôm, Coåâ Luïc

Thắm tươi vẻ đẹp, đóa Đông phương

Báo hiếu song thân, hội Phật đường

Tục ngữ, bóng cha, xanh vạn khoảnh

Ca dao, lòng mẹ, biếc ngàn chương

Cảo thơm vi diệu, thêu vàng nguyệt

Cổ lục nhiệm mầu, dệt gấm hương

Tấc cỏ ba xuân, khôn trả vẹn

Muôn thu đền đáp, nguyện tròn gương.

Công sinh thành, dưỡng dục

Đã cạn lời ca dao

Cha mẹ như trăng sao

Mãi sáng ngời ân đức.

Mai, Haïc

Cha, dáng hạc đình am

Mẹ, bóng mai chùa miếu

Tranh thờ phụng tháng năm

Bây giờ con mới hiểu.

Vôùi Meï

Con muốn nói với mẹ

Một lời nho nhỏ thôi

Một lời mà đủ cả

Con yêu mẹ, mẹ ơi!

Vôùi Cha

Ân cha như bóng núi

Suốt một đời chở che

Trúc, tùng không tiếng nói

Cao xanh phủ bốn bề

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 21

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy, ngày báo

hiếu, cũng là một trong những ngày lễ trọng đại

nhất của giới Phật tử chúng ta. Nói đến hiếu đạo là

nói đến đạo sống của con người. Dù là tôn giáo

nào, ai ai cũng phải lấy hiếu đạo làm gốc.

Hôm nay là ngày mọi người con Phật dâng

hết lòng thành của mình lên đấng sinh thành như

cha, mẹ, ông, bà v.v… là

những người đã tạo ra chúng

ta. Cha mẹ đã dày công sinh

thành nuôi dưỡng gầy dựng

cho chúng ta một cuộc đời,

một sự sống.

Tâm trạng lo lắng đó

không biết đến đâu là cùng.

Cho nên người xưa nói “Giọt

nước luôn chảy xuống”. Cha

mẹ trăm tuổi, con cái tám mươi hay hơn nữa, cha

mẹ cũng vẫn lo lắng. Không bao giờ cha mẹ bỏ

quên chúng ta. Luôn muốn chúng ta trưởng thành,

ấm no, sung túc. Thấy con người học giỏi cũng

muốn con mình học giỏi. Thấy con người phát đạt

cũng muốn con mình phát đạt. Muốn con luôn

luôn là người tốt, người hiếu đạo. Đó là ước

nguyện của cha mẹ.

Vì vậy để tỏ lòng hiếu kính với các bậc sinh

thành, ta phải làm gì?

Nếu cha mẹ đã quá vãng, chúng ta nên tu tạo

công đức, hồi hướng cho các vị. Nếu cha mẹ vì

nghiệp dữ phải đọa vào ác đạo, chúng ta cần thành

tâm thiết lễ trai nghi cúng dường Tam Bảo và

phúng tụng kinh kệ để chuyển hóa nghiệp dữ cho

cha mẹ.

Trong kinh Địa Tạng, Bồ tát Địa Tạng đã phát

nguyện, nếu còn một chúng sinh khổ thì ngài

nguyện không thành Phật. Còn một chúng sinh ở

địa ngục thì ngài còn ở đó cứu vớt. Chỉ khi chúng

sinh hết khổ, ngài mới lên ngôi vị chánh giác. Với

lời nguyện to lớn đó, ngài là vị đại Bồ tát thường

thị hiện trong cuộc đời, ở những chốn khổ đau để

cứu vớt chúng sinh. Trong đó có cha mẹ nhiều đời

của chúng ta.

Đức Phật luôn dặn dò các vị Bồ tát phải luôn

giúp đỡ chúng sinh khi họ gặp hoạn nạn hay bị

đọa trong ba đường ác. Phật dạy Bồ tát Địa Tạng

rằng “Nếu có người nam người nữ nào trồng chút

ít căn lành trong Phật pháp,

ông nên dùng đạo lực của ông

ủng hộ người đó tu tập lần

lần, để họ được đạo vô

thượng. Chớ để họ thoái thất.

Nếu có kẻ mới được chút ít

căn lành mà phải đọa lạc

trong các đường khổ, ông nên

khiến người ấy nhớ nghĩ danh

hiệu Phật, và dùng thần lực

khiến họ không bị đọa vào địa

ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

Sỡ dĩ có những cảnh khổ đau là do chúng sinh

tạo nghiệp không tốt mà chiêu cảm nên. Nghiệp

không tốt ấy do thân, khẩu, ý tạo ra. Ta bị các thứ

tham lam, sân hận, si mê, điên đảo kéo lôi. Điều

này tự nghiệm lấy là có thể biết. Giả như có người

chọc giận mình, mình giận người đó thì tâm không

yên. Địa ngục liền hiện tiền trong lòng mình. Địa

ngục hiện ra thì thân bức xúc, miệng chửi mắng,

rồi những ý niệm xấu xa hay những hành động hại

người xuất hiện. Làm và nghĩ như thế thì tâm mất

sự an lạc. Đó không phải địa ngục là gì? Địa ngục

hiện tiền là do chúng sinh tự gây tạo rồi chiêu cảm

lấy, kêu cầu ai bây giờ? Cầu Phật, Phật cứu được

không? Nhất định là không. Tự mình phải cứu

mình. Vì vậy Phật dạy ngài Địa Tạng phải giúp

người có chút ít căn lành tự hoàn thiện bản thân

họ. Bản thân họ được hoàn thiện rồi thì ba đường

ác cũng không còn.

Phật dạy tiếp “Nghiệp lực chúng sinh rất lớn.

có thể sánh với núi Tu di, sâu dường biển cả, có

thể ngăn đạo thánh. Vì thế chúng sinh chớ khinh

Phaät Daïy Caùch Baùo Hieáu

HT.Thích Nhật Quang

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 22

điều nhỏ cho là không tội. Sau khi chết đều có quả

báo, dù chỉ mảy mún đều phải chịu lấy”. Vì

nghiệp lực lớn và sâu như thế, nên ta tu hoài mà

chưa thành Phật. Nghiệp sâu dày quá thì thường

không có điều kiện làm thứ gì cho có công đức và

có trí tuệ. Phật tử chúng ta phải chú ý đến điều

này. Cố gắng chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp

không tốt thành nghiệp tốt. Chuyển ra sao? Những

gì không tốt đã lỡ gây tạo thì không gây tạo nữa.

Những gì chưa gây tạo, dù chỉ là một ý niệm cũng

phải nhớ lời Phật dạy “Dù chỉ mảy may đều phải

chịu lấy”, nên phải cẩn thận không gây tạo nữa.

Nghiệp một khi tạo rồi, thì dù chí thân như

cha với con cũng không gánh dùm nhau được,

thành đừng ỷ lại, cho rằng quí thầy cô

tụng kinh thì chúng ta siêu độ. Bản thân

quí thầy cô nếu không tu hành cho ra

hồn thì tự thân quí vị còn không độ được

cho mình nói là cứu chúng ta. Cho nên,

chúng ta phải tự lo, không nên ỷ lại vào

ai. Không ai cứu mình bằng mình tự

chuyển hóa lấy mình. Đó là lý do Phật

dạy chư vị Bồ tát phải giúp chúng sinh

phát triển nhân thiện của chính họ, chứ

không phải dùng khả năng của mình

theo kiểu ban phước giáng họa.

Tóm lại, chủ trương của đạo Phật là phải tự

nơi chính mình chuyển hóa mình. Phật, Bồ tát,

Tăng Ni v.v… chỉ là những trợ duyên bên ngoài

giúp ta tu hành. Muốn giúp người đuợc tốt thì đầu

tiên chúng ta phải tốt. Muốn hướng dẫn người

đúng chánh pháp thì đầu tiên chúng ta phải tu

đúng chánh pháp.

Đừng nghĩ niệm Phật thì được Phật cứu.

Niệm Phật là nhờ uy lực Phật giúp mình chuyển

hóa tâm thức của mình. Nhờ sự chuyển hóa đó mà

mình thoát khỏi kiếp khổ. Như vậy, tự mình phải

tu, phải cố gắng, phải nổ lực, cộng với sự gia trì

của chư Phật thì mới thành tựu các ước nguyện.

Làm việc thiện mà tâm được thanh tịnh nữa thì

công đức mới tròn đầy viên mãn.

Có một tiền kiếp, Phật là người con bất hiếu.

Khi chết ngài đọa vào địa ngục. Ở đó, ngài thấy

những chúng sinh kêu la thảm thiết, thân như cây

lửa, đầu đội vòng lửa. Ngài hỏi cai ngục “Những

kẻ ấy tạo tội gì mà bị hình phạt ghê gớm đó?”. Quỉ

ngục đáp “Tội bất hiếu”. Ngài rúng động, hỏi tiếp

“Bao giờ những người đó mới hết bị tội báo”.

“Chừng nào có một người con bất hiếu khác

xuống thay thì nó sẽ hết”. Nói rồi, vòng lửa liền

bay chụp lên đầu ngài. Ngài đau đớn và phát đại

nguyện “Tôi nguyện chịu thay tất cả những thống

khổ này. Nguyện trên đời này đừng ai bất hiếu để

phải đọa vào đây nữa”.Vừa phát đại nguyện xong

thì vòng lửa cũng vừa mất. Cảnh địa ngục cũng

mất.

Phật dạy chúng ta phải nổ lực tu tập để độ

mình và độ cha mẹ, thân bằng, quyến thuộc. Phật

dù có muốn kéo chúng ta, mà ta không đưa tay

cho Phật nắm thì cũng chịu. Đưa tay

bằng cách nào? Niệm Phật chứ đừng

niệm danh lợi ở thế gian. Phải giác ngộ

sáng suốt thì Phật mới kéo chúng ta lên

được. Chưa làm được việc đó thì không

ai kéo lên được. Tu thiền hay tu tịnh gì

cũng vậy. Dù ở chùa bao nhiêu năm mà

không định tỉnh, không sáng suốt,

không tự tu tập để khắc phục những

khuyết điểm của mình thì cũng chẳng

được gì.

Trong đạo Phật có nói về cứu khổ,

nhưng tinh thần của việc cứu khổ là tự mình phải

có công đức. Chúng ta có quyền cầu nguyện

nhưng chủ yếu vẫn là tự mình tu tập. Do tu tập mà

lời nguyện được đáp ứng. Nếu chỉ nguyện xuông

mà không tu tập thì không có kết quả.

Kinh Địa Tạng kể rằng: Có một nữ Bà la môn

rất kính tin Tam bảo, nhưng mẹ cô lại không chấp

nhận. Bà sinh tâm hủy báng và chống đối việc tu

học của con. Ba nghiệp của bà ngày càng xấu ác.

Khuyên không xong, cô chỉ biết nỗ lực tu tập hồi

hướng công đức cho mẹ, mong bà hồi tâm chuyển

hóa. Song vì nhân bất thiện đã đủ duyên nên bà

đọa địa ngục. Biết mẹ không tránh được đường ác

nên trong suốt thời gian 49 ngày, cô thiết tha tu

hành và cúng dường Tam Bảo, lấy đó hồi hướng

cho bà. Mong sao bà thoát cảnh khổ ngục.

Một hôm cô nằm mộng thấy mình đi đến một

bờ biển, nước sôi sùng sục, cọp, beo đồng, sắt, lửa

đỏ v.v… Chúng sinh thì bị quăng xuống đó trông

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 23

đỏ v.v… Chúng sinh thì bị quăng xuống đó trông

rất thê thảm. Cô mới hỏi quỉ ngục “Tội nghiệp gì

mà rớt xuống đây?”. Quỉ ngục trả lời “Không kính

tin Tam bảo, sát hại chúng sinh, làm những việc

bất nhân thất đức”. Quỉ sứ lại hỏi “Cô đến đây để

làm gì?”. “Tôi đến đây để tìm mẹ”. Quỉ hỏi “Mẹ

cô tên gì?”. Cô nói tên họ cha mẹ cho quỉ nghe.

Quỉ chấp tay cung kính thưa rằng “Những tội nhân

ấy cách đây ba ngày đã được thác sinh về thế giới

an lành rồi”. Cô gái mừng rỡ phát nguyện “Tôi

nguyện đời đời tu theo chánh pháp. Đời đời thay

chúng sinh chịu mọi khổ đau. Nguyện cho tất cả

chúng sinh không còn tâm hủy báng Tam Bảo,

cũng đừng tạo nghiệp bất thiện để phải rơi vào địa

ngục khổ đau”.

Tinh thần cứu khổ của đạo Phật là như vậy.

Phải tự tu tập để cứu mình và cứu người.

Tu thế nào? Đừng nghĩ bậy. Đừng nói bậy.

Đừng làm bậy. Dù là ở nhà, ở chùa hay ở chợ đều

tu dược. Có điều kiện thì đi chùa sắm nhan đèn

cúng kính. Không có điều kiện thì ở nhà. Nhưng

nhớ ai chửi đừng chửi lại mà gắng nhịn đi. Đó là

tu. Dân gian còn nói “Một sự nhịn chín sự lành”,

huống là đạo Phật, luôn dạy mình nhẫn nhục.

Đừng nghĩ nhẫn là nhục. Nhẫn được thì có đại

hùng đại lực. Nhẫn không được thì cải nhau. Cải

rồi tới đánh. Đánh rồi vô nhà thương, công an, tòa

án. Đủ thứ rắc rối, chỉ vì ngay niệm đầu mình

không nhẫn được. Thành tu gì không bằng nhẫn.

Cách này ai cũng tu được. Giàu nghèo gì tu cũng

được. Quan trọng là có chịu tu hay không.

Một việc cần thiết nữa trong vấn đề tu hành là

phát tâm bồ đề, tức là phát cái tâm giác ngộ.

Chúng ta ai cũng có sẵn tâm đó hết. Phật dạy

“Tâm bồ đề là con đường dẫn đến trí tuệ, là suối

thiêng có thể gột rửa tất cả, là cổ xe chuyên chở

các Bồ tát, là cánh cửa mở ra bồ tát hạnh”, thành

phải phát cho được tâm này. Nghĩa là, Phật tử

chúng ta, sau khi hiểu đạo, tu tập rồi, phải phát

tâm bồ đề. Chư Phật ra đời cũng vì muốn chỉ cho

ta nhận ra tâm đó. Song muốn phát tâm đó thì phải

làm sao? Phải loại bỏ tất cả vọng tưởng lăng xăng

đắm trước. Phải loại hết các thứ đó thì tâm bồ đề

mới hiện. Cho nên, chúng ta phải tĩnh giác soi

chiếu lại mình. Không hướng ra bên ngoài mà tìm

cầu. Ai có rủ uống một viên linh đơn sống ngàn

tuổi v.v… chúng ta cũng xin thôi. Chỉ cần tỉnh

giác mọi lúc mọi nơi với mọi tâm niệm của mình,

không để chúng dẫn chạy tạo nghiệp là được.

Kinh nói “Tâm bồ đề là nơi trú ngụ của tam

muội, là khu vườn hưởng thụ pháp lạc, là chỗ an

ổn của thế gian, là chỗ nương tựa của các vị Bồ

tát”. Chúng ta muốn gần gũi chư Phật chúng ta

phải có tam muội. Tam muội là chỉ cho sự định

tỉnh của mình. Như đang ngồi mà nghe ai nói gì

đó, rồi nổi sùng lên, là không có định tỉnh. Nghe

thì nghe và vẫn bình ổn yên lắng, không bị âm

thanh dẫn chạy, là mình đang có định tỉnh. Ttâm

định tỉnh này là nhân duyên giúp người tu ngộ

đạo.

Một nhà sư tu khổ hạnh, chỉ ngồi không nằm.

Thị giả là một người khá thông minh lanh lợi. Có

điều chú ít chịu nghe lời thầy. Thầy ngồi liên tục,

nhưng chú lại nằm trường kỳ. Thấy chú còn nhỏ

nên thầy cũng cho chú nằm. Có điều, chú nằm

hoài mà không thấy ngồi. Thấy vậy, thầy nhắc nhỡ

“Chú mày nằm hoài, chết không sợ thành rắn à”.

Chú trả lời “Sư phụ ngồi hoài chết sẽ thành cóc”.

Ngay câu nói đó, ông thầy ngộ đạo. Đó là do công

phu được huân tập lâu ngày, nên chỉ cần một duy-

ên nhỏ là ngài ngộ đạo. Thầy trò thành tựu cho

nhau kể cũng đặc biệt. Cho nên, trong nhà thiền,

quí ở chỗ tâm định tỉnh.

Tóm lại dù là xuất gia hay tại gia, chúng ta

đều phải để tâm vào việc tu tập. Trước là tự lợi

cho mình. Sau là để đền trả thâm ân cao trọng của

cha mẹ. Đem công đức tu tập đó hồi hướng

nguyện cho cha mẹ chưa kính tin Tam bảo thì phát

tâm kính tin Tam bảo. Phát tâm kính tin Tam bảo

rồi thì biết bỏ ác làm lành, đời đời sanh trong nhà

Phật pháp.

Nhân mùa Vu lan báo hiếu, chúng tôi xin

chúc toàn thể quí Phật tử luôn nhớ chúng ta đều có

Phật tánh, có tri kiến Phật. Chúng ta là Phật sẽ

thành. Chủ yếu là phải làm sao phát huy cho được

cái tri kiến Phật đó. Chúc quí vị thành Phật, chúng

tôi cũng thành Phật. Tất cả chúng ta đều thành

Phật.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 24

Tu tập, một cụm từ mà chắc hẳn quý vị nghe

cũng đã nhiều, tuy nhiên cái biểu hiện rõ nhất

của người có tu không phải là vốn kiến thức

Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống

của người đó được toát ra từ ba nghiệp Thân,

Khẩu, Ý .

Đa phần chúng ta thực hành máy móc, nghe

ai nói sao thì làm vậy, mà không có Chánh Kiến

và sự suy xét, tư duy cho thấu đáo, để từ đó có

thể rút ra kinh nghiệm trong việc

dụng tâm và tu tập. Ở bài viết này

người viết không có đi vào cụ thể

của từng pháp tu, mà chỉ trình

bày về những dấu hiệu, hay kết

quả hiện ra của một người tu

đúng, gieo nhân đúng, công phu

đúng qua một khoảng thời gian

tu nhất định, kết quả tùy vào

phước duyên và nỗ lực của từng

người.

Người tu đúng thì qua thời

gian các dấu hiệu sau thường hiện

ra :

1. Phong cách điềm nhiên, nhẹ nhàng, bình

tĩnh, thư thái:

Vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát

tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang

dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời

gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái

tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về..''sở trường, sở

đoản'' của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và

thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một

cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.

2. Mặt mũi, tướng mạo nhìn tươi và sáng:

Vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên

hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong

tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các

nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài

của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất

tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng

tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều

như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu

đúng.

3. Giọng nói có ái ngữ, nồng hậu:

Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời

gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình

thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn

loài. Từ sự thương yêu chân

thành cho dù giọng nói mộc

mạc, chất phát mà vẫn đầy nhân

văn, ấm áp, nồng hậu và đến

được lòng người..

Và hơn nữa, cũng do sau một

quá trình tu và kiểm soát khẩu

nghiệp, biết cân nhắc trước khi

cất lời, nên những lời nói của họ

dần trở nên rất chuẩn mực. Như

họ không nói dối, không nói ác

khẩu, không nói hai lưỡi, không

nói chia rẻ, không nói xấu, viết

xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người v.v...

4. Đời sống tinh thần mãn túc, cuộc sống

vật chất ổn định không bị thiếu thốn:

Nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng

nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật

chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà

không có phước, thiếu phước, vì không biết làm

phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái

mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào

cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng

thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm

nguồn vui.

5. Mọi việc đều chuyển từ xấu thành tốt:

Trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và

làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta

cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng

khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó

Nhöõng Bieåu Hieän Cuûa Ngöôøi Noäi Taâm Coù Tu Taäp

Như Nhiên -TTT

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 25

xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người

tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có

được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ

tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến

thành tốt dần dần như ý nguyện. ''Phước tùy tâm

sanh. Cảnh tùy tâm chuyển'' là thế!

6. Trong gia đình thì thường gặp may mắn,

thuận hòa, an vui:

Do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt

nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn

năng lượng tốt ra xung quanh, và những người

sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo,

là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm

hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang

gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn

hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ

trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ

cho gia đình và quyến thuộc cuả người ấy. Nên gia

đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn

hạnh phúc.

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người

tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc

điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu

chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào

trên đây hết. Thì cần nên xem xét lại cách tu, có

thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó. Tu có

nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống

có hạnh phúc hơn, và tu có nghĩa là cạo tâm chứ

chẳng phải cạo đầu.

**oOo**

Giọt Nước Lưu Linh

Giọt nước chưa biết được

Mình thuộc về biển khơi

Đã tan theo ngày nắng

Làm mây giăng ngang trời..

Giọt nước chưa dứt nợ..

Bén duyên thành kiếp mây

Mây bay hoài năm tháng

Buồn, vui cùng đó đây..

Giọt nước chưa biết được

Gió trần gian vô tình.

Một hôm mây thành nước

Rơi xuống đời lênh đênh..

Giọt nước còn say ngủ

Giấc luân trầm chiêm bao.

Sáng nay choàng tỉnh dậy

Hỏi cố hương nơi nào?..

Giọt nước chưa thấu được

Tự thể là rừng xanh..

Dưới chân là nguồn cội

Nên lên thác, xuống ghềnh..

Giọt nước đâu nhớ được

Mình vốn là dòng sông

Sông dạt dào lưu chuyển

Mặc tình.. ai biết không!

Giọt nước nhờ giọt lệ

Biết mình là đại dương

Chợt.. mỉm cười hạnh phúc

Chân thường trong vô thường!...

Như Nhiên -TTT

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 26

Caân Baèng Cuoäc Soáng Một ông lão bảo cháu của mình nắm chặt tay lại trong vòng 10 giây rồi

hỏi :

- Cháu cảm thấy thế nào ?

- Hơi mỏi tay ạ - Đứa bé trả lời.

Ông lão lại hỏi :

- Hãy cố nắm chặt thêm nữa đi!

- Đứa bé làm theo lời ông, được vài giây đã kêu lên:

- Mỏi lắm ông ạ! Tay cháu còn hơi đau nữa.

- Được rồi , bây giờ cháu hãy thả lỏng tay ra. Cháu thấy thế nào?

- Dễ chịu hơn nhiều ạ!

- Cháu thấy đấy, khi con người đã quá mệt mỏi thì điều cần làm không phải là gồng mình lên gắng

gượng mà là thả lỏng bản thân, cho phép mình được thư giản. Khi cảm thấy đã nghỉ ngơi đủ thì

mới nên tiếp tục làm những việc còn đang đang dở, kết quả sẽ có thể tốt đến không ngờ. Ngược

lại, nỗ lực một cách cố chấp thì sẽ chỉ càng làm hỏng việc thêm mà thôi.

**o O o**

Söï Bình Yeân

Một vị vua trao giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức

tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua

ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải

chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ

vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời

xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm

bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn

hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên

trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt

trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc trên một tảng

đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Ở đó, mặc cho bầu trời kia sấm chớp giận dữ trút mưa,

giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ vẫn an nhiên trên tổ của mình… Bình yên thật

sự!

Ta chấm bức tranh này! – Nhà vua tuyên bố.

Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực

nhọc, gian nan vất vả. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn

cảm nhận được sự yên tĩnh nơi tâm mình. Đó mới chính là ý nghĩa bình yên thật sự.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 27

Hình AÛnh Sinh Hoaït Chuøa Giaùc Hoaøng Ñaïi Leã Phaät Ñaûn PL 2563 - 19 May 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 28

Ñaïi Leã Phaät Ñaûn - 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 29

Beá Giaûng Lôùp Tieáng Vieät - 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 30

Beá Giaûng Lôùp Tieáng Vieät - 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 31

Trước giờ hành lễ khóa lễ sáng Chủ Nhật

hàng tuần, Thượng Toạ trụ trì Chùa Giác Hoàng

Hoa Thịnh Đốn thông báo hung tin về sự ra đi đột

ngột của Hoà Thượng Thích Quảng Thanh vào

ngày 9 tháng 6 năm 2019, khiến hàng Phật tử

thiện nam tín nữ chúng tôi vô cùng sửng sốt đến

xúc động. Sự viên tịch của Ngài

qủa là một mất mát lớn lao cho

hàng Phật tử chùa Bảo Quang

California và cho cả GHPG Việt

Nam trên thế giới. Thầy hiện là

Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành

GHPG Việt Nam Trên Thế Giới

kiêm Viện Chủ Chùa Bảo Quang

CA. Thầy đã sớm theo bước chân

Phật Tổ nhập Niết Bàn vào lúc

Thầy mới bước vào tuổi hạc – 68,

để lại cho đời một cơ ngơi thật là

vĩ đại cho phật tử Cali nói riêng

và một công trình Phật Giáo cho

người Viêt hải ngoại nói chung.

Riêng gia đình chúng tôi đã

có cơ duyên hạnh ngộ với

Thầy lần duy nhất từ năm

1987 trong dịp gia đình chúng tôi cung thỉnh Thày

cùng năm vị tăng sĩ từ CA qua thành phố Albu-

querque, NM để chủ lễ cho tang lễ Mẹ chúng tôi

vừa qua đời. Lúc đó Thầy còn là một Đại Đức trẻ

từ VN mới vượt biên qua Hoa Kỳ, trú xứ tại Miền

Vĩnh Nghiệm Pomona CA. Sau đó Thầy sinh hoạt

Phật sự tại Chùa Giác Hoàng HTĐ với cố HT

Thích Thanh Đạm trước khi Thầy rời về Califor-

nia.

Gia đình chúng tôi không thể nào quên được

nghi thức hành lễ và tụng niệm của tăng đoàn do

Thầy làm chủ lễ được ví như một ban hoà tấu với

chuông mõ và trống âm vang khi tăng đoàn cùng

Phật tử đi vòng quanh quan tài của Mẹ tôi và đọc

không biết bao nhiêu thời Chú Vãng Sanh. Ôi! khi

lời kinh lên bổng xuống trầm được Thầy xướng

lên, không hẳn theo lề lối tụng niệm của Phật Giáo

đại thừa Bắc Tông hay tiểu thừa của Phật giáo

Nam tông, lần đầu tiên tôi được nghe, phải nói là

được “thưởng thức” một giọng tụng niệm đầy đạo

vị cảm xúc ấy. Yên lặng! Không

một âm thanh gì khác, hầu như

mọi người tham dự trong buổi

tang lễ của Mẹ tôi trong nhà

quàn, trầm tư yên lắng theo

tiếng mõ lời kinh dìu dặt của

tăng đoàn như một điệp khúc

chiêu hồn người đã khuất. Rất

tiếc, lúc đó, vì quá đau buồn

trước sự mất mát lớn lao này,

chúng tôi đã quên không nghĩ

tới việc thâu hình để bây giờ

nghĩ lại, thấy nuối tiếc vô cùng!

Bẵng đi một thời gian dài, gần

30 năm, cho đến ngày về hưu có

dịp quay trở lại miền Cali nắng

ấm, chúng tôi dành một buổi

chìều đến chiêm bái Phật tại

Chùa Bảo Quang và được gặp lại Thầy. Quá ngạc

nhiên và ngỡ ngàng khi đứng trước cổng chùa

ngắm một công trình Phật Giáo vĩ đại tại nước

ngoài như thế này!

Chúng tôi xin phép được gặp Thầy và tự giới

thiệu với Thầy, nhắc lại những ngày chân ướt chân

ráo mới đến định cư tại vùng sa mạc NM khô cằn

sỏi đá, không quên lần đầu Thầy đến NM trong lần

công tác Phật sự tại đây, Thầy à lên một tiếng:

“Tôi nhớ ra rồi!”. Thế là Thầy trò mừng rỡ hàn

huyên. Chao ôi! được thưa chuyện với Thầy, mới

cảm nhận được cái tâm từ thanh thoát của một vị

chân tu. Thầy dắt chúng tôi đi vãng cảnh chùa

trước sau, giới thiệu tỉ mỉ hầu hết những công trình

Cố Hòa Thượng THÍCH QUẢNG THANH

Vọng bái hương linh:

Hòa Thượng THÍCH QUẢNG THANH Chùa Bảo Quang – Little Saigon CA

Bài & Ảnh: PHẠM BÁ & Ỷ NGUYÊN

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 32

do chính Thầy tạo dựng: đây tôn tượng Phật Thích

Ca được đặt nằm dưới một tàng cây cổ thụ, xa kia

tôn tượng Phật Di Lặc… và còn nhiều nữa. Tất cả

đều là những Phật tích vô giá hiện hữu tại Chùa

giữa thủ đô tỵ nạn Little Saigon.

Sau một vòng chiêm ngưỡng những cảnh trí

bên ngoài, Thầy đưa chúng tôi vào chánh điện.

Chao ôi! một Đại Hùng Bảo Điện trông thật

huy hoàng, trang nghiêm… một không gian tĩnh

lặng trông như một cảnh giới Niết Bàn mà Phật tử

đã đọc qua kinh sách. Tôn tượng Đức Phật Thích

Ca như được đúc bằng đồng uy nghi ngự trên một

cao toà Phật cảnh. Chúng tôi chắp tay đảnh lễ Phật

và hạnh phúc thay! lại được chính Thầy thỉnh lên

ba tiếng chuông ngân vang… Tâm bình lặng,

chúng tôi như cảm nhận được một luồng giao cảm

tâm linh thoát tục như chưa bao giờ được chiêm

nghiệm. Thử hỏi đã có mấy ai ai cảm nhận được

những giây phút thiêng liêng ấy, như lời Phật dạy,

“Nhất trần bất đáo Bồ Đề địa; Vạn thiện đồng qui

Bát Nhã môn”. (Lòng còn vương vấn một chút bụi

trần thì khó lòng bước vào đất Phật; Mọi điều

Thiện đều tụ hội tại cửa Thiền)

Bước qua chánh đường bên cạnh, cửa đóng

then cài, Thầy mở cửa cho chúng tôi bước vào;

đây không phải là nơi thờ phượng các Đức Thế

Tôn mà là một phòng lớn như một đại sảnh. Thầy

giới thiệu một Bảo Tàng Phật Giáo hải ngoại với

không biết bao nhiêu hình tượng Phật, to có, nhỏ

có, đủ mọi loại cấu trúc bằng đồng, bằng ngọc,

bằng đá gỗ qúi mà Thầy đã dày công tốn của sưu

tầm hoặc được tặng dữ từ khắp các nơi Thầy đã đi

qua trên đường hành đạo. Vì có quá nhiều bảo vật

Phật giáo qúi gía, mà chính ngay viện bảo tàng

quốc gia tại nơi chúng tôi hiện đang cư ngụ là

Washington DC cũng chưa chắc đã có, Thầy đã

gìn giữ những báu tích này cho những thế hệ ngày

nay và cả mai sau, nên Thầy đã cho lắp ráp hệ

thống báo động tinh vi tại các cửa cùng đặt nhiều

video camera giám sát trong ngoài phòng bảo tàng.

Thầy nói, Thầy ít cho phép ai tự do ra vào trong

phòng Bảo Tàng trừ những hội đoàn đặc biệt và

Phật tử thân quen. Và vinh hạnh thay cho chúng

tôi hôm ấy, trong y phục Ngài Đường Tăng đi Tây

Tạng thỉnh kinh, Thầy cho phép chúng tôi chụp

vài pô hình để lưu niệm. Tuyệt vời quá!

Từ những năm về trước, chúng tôi chỉ được

biết Thầy là một nhà Sư trẻ có lớp dạy cắm hoa

theo trường phái Nhật Bản, nhưng sau này tôi lại

biết thêm, Thầy còn là một nhiếp ảnh gia đã có

nhiều tác phẩm đoạt huy chương vàng trong nhiều

cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế; là một họa sĩ tranh sơn

dầu; là một nhà thơ lớn trong giới Phật Giáo với

bút danh Thanh Trí Cao đã có nhiều bài thơ Thiền

được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Do đó trong khuôn

viên Chùa, trong Đại Hùng Bảo Điện, trong phòng

Bảo Tàng… Thầy đã có một lối trang trí vô cùng

nghệ thuật, khiến người xem phải sững sờ không

thể thốt lên lời… Thầy quả là một nghệ sĩ đa tài,

nhưng Thầy đã vội ra đi để lại cho người đời cùng

Đại Hùng Bảo Điện Chùa BẢO QUANG

Khuông viên Chùa Bảo Quang

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 33

hàng Phật Tử khắp nơi một niềm luyến nhớ khôn

nguôi.

Từ đây, tác giả xin được mở một dấu ngoặc để

viết thêm về khía cạnh văn nghệ trong đời sống tu

hành của Thầy, bời vì không đủ khả năng viết về

giáo pháp và cũng bởi mình là người mến chuộng

văn học nghệ thuật.

Số là sau ngày Thầy lên thuyền Bát Nhã trở

về Bến Giác, ngày 9 tháng 6 năm 2019, mà mãi tới

ngày 23 tháng 6, chúng tôi mới có cơ duyên đến

được Cali trước tiên để kính vái hương linh Thầy

được an vị trong một Vãng Sanh Đường bề thế

trong Chùa Bảo Quang, nơi đã có chân dung Cố

Hòa Thượng Thích Tâm Châu – Nguyên Thượng

Thủ GHPG Việt Nam Trên Thế Giới cùng di ảnh

của Hòa Thương Thích Quảng Thanh – Nguyên

Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPG Việt Nam

Trên Thế Giới. Ngưỡng nhìn di ảnh hai vị lãnh đạo

PG hải ngoại, không riêng gì chúng tôi mà nhiều

Phật tử cùng lúc vào đảnh lễ Thầy đều bùi ngùi

thương tiếc một nhà Sư đã tận tuy hy sinh cả đời

mình cho Chánh Pháp. Riêng chúng tôi, Thầy còn

là một ân sư đã đến NM cử hành tang lễ cho Mẹ

chúng tôi ba mươi năm trước đây.

Ngay từ cửa ra vào Vãng Sanh Đường, chân

dung của Thầy được in lồng trong một đoá sen nở

rộ, bên cạnh là di bút bài thơ để đời của Thầy đã

trở thành một ca từ bất hủ của nhạc phẩm:

Dòng sông thấp thoáng con thuyền

Giác ngộ rồi, người sẽ về đâu?

Cho tôi xin bắc một nhịp cầu

Dòng sông ấy thênh thanh tĩnh lặng

Người là ai hạn hữu nghìn sau

Giác ngộ rồi người sẽ làm chi

Cho tôi xin nối kết những gì

Lý tưởng đẹp cuộc đời dâng hiến

Đường thênh thang ta mãi cứ đi

Đỉnh núi cao hay tình Người cao

Cánh cửa Không ta mở lối vào

Sở trường ấy chiều dài Tuệ Giác

Tâm ấn tâm người đã truyền trao

Sang sông rồi thuyền bỏ lại đây,

Bước ung dung tự tại như mây

Thảo am nhỏ trăng treo lơ lửng

Dấu ấn thiền hạnh ngộ Đông Tây

Sang sông rồi nguyện lực như nhiên

Tình yêu thương ứng dụng chân truyền

Tâm tình đẹp chan hoà sợi nắng

Dòng sông xưa thấp thóang con thuyền

Thanh Trí Cao

(Thơ Thanh Trí Cao – Nhạc Hoàng Quang

Huế - Ca sĩ Nguyên Khang trình bày & được

phóng thanh trong suốt thời gian tang lễ của Thầy)

Nội dung bài thơ của Thầy quá xúc tích cùng

với điệu nhạc dìu dặt đưa người nghe vào cõi tâm

linh tĩnh lặng ngay từ những linh cảm đầu tiên qua

hình ảnh một con Thuyền Bát Nhã. Chợt thoáng

nghe đâu đây, tiếng mái chèo khua đêm trong

tiếng mõ lời kinh của nhà thơ Trần Huyền Chân

cách đây trên nửa vòng thế kỷ về một “Con Thu-

yền” mà hầu hết các Phật Tử chúng ta đều chung

mang một “ảo vọng”:

“Thuyền tử vớt kiếp điêu linh

Thẳng giòng bến Giác, ngẫm kinh sớm

chiều” (THT)

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 34

Trước khi ra về, chúng tôi may mắn được gặp

Thượng Toạ Thích Phước Hậu – tân Viện Chủ

Chủ Chùa Bảo Quang, là cháu ruột cố HT Thích

Quảng Thanh gọi Ngài là Chú, đang mũ nón, săn

tay áo cặm cụi lao động trong sân chùa giữa cái

nằng hè gay gắt của miền Cali hôm ấy. TT mới

được HT bảo lãnh từ VN qua mấy tháng trước để

kế thừa trách nhiệm những bước chân đi của cố

Hoà Thượng điều hành ngôi bảo tự. TT Phước

Hậu ngậm ngùi chia sẻ với chúng tôi là Cố HT biết

mình không thể qua khỏi cơn bạo bệnh này nên đã

để lại di chúc cho vị tân Viện Chủ tiếp nối bước

chân của Phật trong cương vị mới trên một quê

hương mới mẻ này để hướng dẫn Phật tử trên con

đường tu học.

Một lần nữa, ngưỡng nhìn lại dáng vóc bi-trí-

dũng của một Vị Cao Tăng - HT Thích Quảng

Thanh, chúng tôi chợt ngộ ra rằng “Sinh ký tử

qui” là một định luật bất biến như Nguyễn Du đã

để lại trong truyện Kiều: “Trăm năm có sá gì đâu;

Đời người một nắm cỏ khâu xanh rì”…

Để khép lại giòng cảm xúc vô tận này, chúng

tôi không còn biết khấn nguyện gì hơn là xin được

kính cẩn chắp tay vọng bái hương linh Thầy trong

lặng thầm qua một ca từ nhạc Trịnh:

“Xin cho một người vừa nằm xuống

thấy bóng Thiên Đường cuối trời thênh

thang”.

Phạm Bá & Ỷ Nguyên

MD. June 2019

God made a wonderful mother,

A mother who never grows old;

He made her smile of the sunshine,

And He molded her heart of pure gold;

In her eyes He placed bright shining stars,

In her cheeks, fair roses you see;

God made a wonderful mother,

And He gave that dear mother to me.

Pat O’Reilly

Trời sinh ra Mẹ tuyệt vời

Không già mà lại suốt đời trẻ trung;

Nụ cười sáng ánh vừng dương,

Trái tim Trời đúc bằng vàng y nguyên;

Trời đem sao sáng màn đêm

Gieo trong mắt Mẹ dịu êm vô cùng.

Ta nhìn má Mẹ ửng hồng

Như hoa hồng thắm ngát hương tứ thời;

Trời sinh ra Mẹ tuyệt vời

Và ban Mẹ quý cho tôi kiếp này.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Chuyển ngữ

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 35

Theo Thầy Yongey Mingyur Rinpoche, một

vị sư của Phật giáo Tây Tạng, rằng chúng ta có thể

áp dụng cách này khi nghe nhạc. Lắng nghe âm

nhạc cổ điển cũng được xem như là một cách để

quan sát cảm xúc của tâm mình.

Khi chú tâm lắng nghe những bản nhạc của

Sergei Rachmaninoff, Ludwig van Beethoven hay

những nhạc sĩ khác, chúng ta có thể quan sát được

nhiều dòng cảm xúc gợi lên trong tâm. Ngài Min-

gyur Rinpoche giải thích: Khi chú tâm vào những

dòng xúc cảm này, xúc cảm sẽ

không còn lực cuốn chúng ta

theo nữa (tự cảm xúc sẽ tan).

Bằng phương pháp này, chúng

ta có thể học cách chú tâm vào

nó mà không cần phải cố gạt

bỏ hay bám theo.

Bạn thực hành thiền nghe

như thế nào? Chúng ta chỉ cần

lắng nghe âm thanh. Nếu

bạn biết bạn đang nghe âm

thanh, đó là thiền. Thông

thường, bạn không nhận biết là bạn đang nghe vì

tâm của bạn bị cuốn theo dòng âm thanh đang

phát. Nhưng khi bạn biết mình đang nghe, tâm của

bạn không bị lạc mất. Theo cách này, bạn có thể

thưởng thức âm nhạc và thiền cùng một lúc.

Bạn không cần lo là mình phải nhận biết việc

mình có lắng nghe hay không. Đừng kiểm soát

quá nhiều. Chỉ cần đôi tai và tâm của bạn cùng

nhau lắng nghe, âm thanh và âm nhạc trở thành

đối tượng của thiền. Điều đó rất có ích cho tâm

loạn động như con khỉ điên đang nhảy nhót, vì bạn

đang cho nó một công việc. Thông thường tâm

lăng xăng cho chúng ta công việc, nhưng khi bạn

chủ động cho tâm ấy một công việc, thì bạn trở

thành ông chủ của nó.

Sau đây là cách thực tập. Đầu tiên, bạn thả

lỏng cơ thể và cố gắng giữ cho cột sống thẳng.

Hãy thư giãn và buông bỏ tất cả những lo lắng

muộn phiền. Chỉ cần tâm ở trong cơ thể của bạn;

tâm đến với từng cơ quan trong cơ thể bạn, tâm

lấp đầy cơ thể bạn, và cứ thư giãn như thể bạn vừa

hoàn thành một bài tập thể chất. Bạn ngồi trên

chiếc ghế với tư thế thoải mái nhất, hít thở một hơi

thật mạnh và dài. Từ tư thế thoải mái này, bạn bắt

đầu lắng nghe nhạc. Đừng cố gồng lắng nghe, đơn

giản chỉ cần để tâm tới âm

thanh đang phát. Giữ tâm

chánh niệm với âm thanh

đang phát trong khoảng thời

gian lâu là điều khó, thậm chí

có thể chỉ được vài giây rồi

tâm của bạn lại lang thang.

Vậy cũng được rồi. Nghe lại

một lần nữa. Bạn cứ thực tập

trong khoảng thời gian ngắn

như vậy, và lặp đi lặp lại

nhiều lần.

Bạn sẽ nhận thấy rằng bạn

có rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc, đó là tâm loạn

động như con khỉ điên của bạn. Nhưng tâm viên ý

mã ấy không phải là vấn đề. Vấn đề là cách bạn

đối xử với nó. Chúng ta thường có hai cách đối xử

với vọng tâm. Cách thứ nhất: bạn đang nghe theo

tâm loạn động ấy và tin vào những gì nó nói. Nếu

loạn tâm nói không tốt, bạn tin rằng nó không tốt.

Điều đó dẫn đến sự tức giận, sợ hãi, ghen tị, hoang

mang, và nhiều hơn thế nữa. Cách thứ hai: bạn

ghét cái tâm lăng xăng đó, bạn chiến đấu với nó.

Nếu bạn có sự tức giận, bạn đang chiến đấu với

cơn giận. Nhưng bạn không thể đánh bại cơn giận

bằng cách chiến đấu. Nếu bạn chiến đấu với cái

tâm nhảy nhót như con khỉ điên rồ kia, nó sẽ trở

thành kẻ thù của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn lắng

Lệ Nghiêm

LTS: Trong thiền lắng nghe, thiền sinh có thể dõi theo bất kỳ âm thanh nào phát ra xung quanh mình. Cách này giúp ta dễ dàng thực tập dù ở bất kể nơi đâu hay lúc nào.

Yongey Mingyur Rinpoche và nhà soạn nhạc Beethoven - Ảnh: Tricycle

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 36

nghe nó, bạn sẽ trở thành ông chủ của nó.

Vậy bạn nên làm gì? Thay vì nói ra ý nghĩ,

cảm xúc, như “Hãy cút đi!” hay “Vâng, thưa

ngài”, bạn hãy buông xả và giao việc cho tâm lăng

xăng ấy.

Khi tôi còn trẻ, tôi đã có những cơn hoảng

loạn, đó là niềm đau khổ lớn trong đời. Nhưng sau

đó tôi đã được học thiền, tôi biết làm bạn với tâm

hoảng loạn của mình. Cuối cùng tôi đã trở nên rất

biết ơn sự hoảng loạn đó, bởi nhờ nó mà hôm nay

tôi có mặt ở đây để chia sẻ kinh nghiệm với các

bạn.

Vì vậy, khi bạn nghe nhạc, hãy nhận biết cảm

xúc của bạn giống như cách bạn nhận biết được

âm thanh. Tâm trí của bạn có thể qua lại giữa việc

nghe nhạc và nhận biết những xúc cảm nảy sinh

trong cơ thể. Nhận biết cảm xúc giống như mặt

trời, giúp xua tan bóng tối. Khi bạn nhận biết được

cảm xúc, cảm xúc sẽ tự tan và trở nên bất lực,

không còn cuốn bạn vào những vui buồn hờn ghen

nữa.

Lệ Nghiêm dịch

“Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đuờng lên Niết Bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xâm xâm bóng mẹ trần gian thuở nào”

(Thơ Nguyễn Duy)

Vu Lan lễ hội tưng bừng

Tưởng nhớ tới mẹ tận cùng sót thương

Ô hay! Cái lý vô thường!

Cớ sao con mãi vấn vương dạ sầu

Khắc ghi dáng mẹ ăn sâu

Lời khuyên hiền mẫu tìm đâu bây giờ

Thong dong bóng mẹ mờ mờ

Lúc hiện lúc khuất mơ hồ lao xao

Tính tình hiền hậu hôm nao

Mẹ từng khuyên dậy con nào dám quên

Vu Lan Báo Hiếu kề bên

Mẹ về trong giấc ngủ yên hiền hòa

Nước da óng mượt lụa là

Tóc trần mẹ quấn hài hòa thanh xuân

Hàm răng đen nhánh tuyệt trần

Môi trầu thắm đậm bội phần tăng duyên

Bạn bè xưa vẫn thường khen

Mẹ là con gái đầu tiên trong nhà

Bố thương mẹ tính thiệt thà

Cần kiệm, chu đáo việc nhà ngoài trong

Cơm nước, dọn dẹp hết lòng

Mẹ nhanh thoăn thoắt chớ hòng than van

Đất Thanh lánh nạn gian nan

Gia đình nương nấu muôn vàn đắng cay

Cơm ăn áo mặc hằng ngày

Đều do tay mẹ no đầy tháng năm

Những đêm trời rét căm căm

Thiếu chăn thiếu áo mẹ nằm co ro

Xác thân ốm yếu gầy gò

Tảo tần lặn lội thân cò bờ sông

Yêu chồng một mực chiều chồng

Thương con mẹ vẫn một lòng lo toan

Mẹ tôi vốn dĩ đảm đang

Hai vai gánh vác giang san bên chồng

Hàm Rồng tháng lạnh mùa đông

Quán ăn Tô Hiệu ven sông thuở nào

Họ hàng ai cũng tự hào

Rằng mẹ đứng mũi chịu sào bao nhiêu

Mẹ tôi quả thật đáng yêu

Quán xuyến cửa tiệm sớm chiều bên sông

Làm bếp, chợ búa, gánh gồng

Mẹ vẫn một lòng chẳng chút bận tâm

Hôm nay lễ hội “Bông Hồng”

Tưởng nhớ đến mẹ đôi dòng kính yêu

Mẹ ơi … Con nhớ mẹ nhiều !

Diệu Oanh

Mùa Vu Lan 2019

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 37

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng

(vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan

trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông

thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp

tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học

Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh

và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn

được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ

chúng đệ tử Phật. Ngoài luật tạng hoàn toàn mô tả

về giới luật, chúng ta cũng thấy đức Phật nói về

giới trong các bài kinh được ghi lại trong kinh

tạng Nikāya, trong đó

những bài kinh đầu của

Trường bộ kinh (Digha

nikāya) hoàn toàn mô tả về

giới luật như kinh Phạm

Võng, Kinh Sa Môn Quả, và

giới cũng được đức Phật

nhắc đến nhiều trong các bài

kinh thuộc Trung bộ

(Majjhima nikāya), Tăng chi

bộ (Anguttara nikāya) và Tương ưng bộ

(Samyutta nikāya).

Khi nghiên cứu kỷ chúng ta thấy có một sự

tương đồng và thống nhất giữa kinh và luật. Theo

lý thuyết thì kinh và luật có sự riêng biệt rõ ràng,

nhưng ở người thực hành chúng tạo nên sự hợp

nhất trong vấn đề nuôi dưỡng phát triển và đào

luyện tâm trí, tính cách như nhau. Điều này được

thấy rõ qua đoạn kinh sau:“Giáo pháp và giới luật

của đức Phật Gotami có những phẩm chất mà bạn

có thể biết. Những phẩm chất này dẫn đến sự an

tịnh, không có niềm đam mê, tham đắm; để được

giải thoát và không bị trói buộc; để buông bỏ, xả

ly mà không chấp thủ; để khiêm tốn và không tự

cao tự đại; để thỏa mãn và không để bất mãn; đưa

đến sự ẩn dật và không vướng víu; để kích thích

năng lượng tinh tấn và không lười biếng; để được

trút bỏ gánh nặng và không nặng nề chất chứa.

Bạn chắc chắn có thể thực hành. Đây là Giáo

Pháp, đây là Giới Luật, đó là những hướng dẫn

của đức Phật. [1]

Từ đoạn trích dẫn này, cho chúng ta thấy rằng

giới luật có tầm quan trọng như thế nào đối với

nếp sống thiền môn. Để làm sáng tỏ vấn đề này,

chúng ta đi vào tìm hiểu để thấy được giá trị đích

thực mà tạng luật mang lại cho hành giả tu học và

tiền đồ của Phật pháp.

1. Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Của

Giới Luật

Trong tam vô lậu học, giới

luật là bước đầu tiên, bước

đi cơ bản để thiết lập nền

tảng đạo đức cơ bản. Nếu

không có nấc thang này, thì

mọi bước tiếp theo sẽ

không bao giờ thành tựu.

Giới luật là chuẩn mực quy

tắc do đức Phật chế định,

nhằm làm nền tảng pháp lý để hành giả ứng dụng

trong việc thúc liễm thân tâm, tấn tu đạo nghiệp.

Giới là tự nhiên, và chánh thuận với giải thoát, nên

thực hành theo giới là thuận theo lẻ tự nhiên và

đưa đến giải thoát. Tất cả lời dạy của đức Phật

điều không ngoài mục đích đoạn trừ khổ đau mang

lại an lạc giải thoát. Giới luật được thiết lập là mở

ra lộ trình giải thoát cho tất cả mọi người ứng

dụng thực hành. Do đó, giới luật có vai trò và tầm

quan trọng đối với tất cả chúng đệ tử Phật. Tầm

quan trọng này được Đức Phật khẳng định: “sau

khi ta nhập diệt, giới luật sẽ là thầy của các

người”. Lời tuyên bố này cũng được tìm thấy

trong cả hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng

Phật giáo. “Hãy tôn trọng cung kính Ba la đề mọc

xoa, hãy lấy giới luật làm nơi nương tựa, chớ

nương tựa một ai khác”[2] Và trong Trường Bộ

kinh đức Phật nhấn mạnh: “Này Ananda, Pháp và

Vai trò Cûa gi§I luÆt trong n‰p

sÓng thiŠn môn

Thích Trung Định

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 38

Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta

diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của

các Ngươi.”[3]

Lời tuyên bố này nhằm xác tính vai trò quan

trọng của giới luật trong nếp sống thiền môn. Tầm

quan trọng của giới luật được thấy rõ trong phần

giới thiệu đầu của giới bổn Ba la đề mộc xoa, văn

bản Hán tạng của ngài Pháp Hộ (Dharmagupta):

“Nếu như một người bị gảy đôi chân của mình thì

người đó không còn có thể đi bộ được; cũng vậy

một người phá giới thì

không thể sinh vào cõi

lành, thiện thú thiên

giới.”[4] Nó cũng được

nhấn mạnh thêm như trong

lời tựa của giới kinh rằng:

“Trong thế gian, vua là

hơn hết, trong các sông

ngòi ao hồ thì đại dương là

hơn hết, trong tất cả các

sao, mặt trăng là hơn hết,

trong tất cả bậc thánh,

Phật là hơn hết, trong tất cả kinh sách, giới kinh

là hơn hết. (And further: “As a king is supreme

among men, as the ocean is chief of all flowing

waters, as the moon is chief among the stars, as

Buddha is pre-eminent among Sages, (this) Book

of Precepts is the best.”[5])

Giới luật chủ yếu chứa những quy định,

hướng dẫn trực tiếp mọi hành động việc làm trong

đời sống hằng ngày của người xuất gia. Giới luật

rõ ràng và dứt khoát là đặt ra để quy định những

hành động bị cấm (vì có hại), và những hành động

nên làm (vì hữu ích hoặc đưa đến lợi lạc), những

hành động vô hại hoặc trung tính và do đó không

bị cấm cũng không khuyến khích thực hành. Như

vậy có ba loại quy định về giới luật: ngăn cấm

(prohibitions), chỉ định (prescripts) và cho phép

(permissions), hay nói khác hơn đó là tính khai,

giá, trì và phạm của giới.

Một đời sống tu học thực sự là phải khép

mình trong sự tuân thủ nghiêm trì giới luật. Điều

quan trọng là chúng ta không nên nghĩ rằng những

quy định của giới luật như đang được áp đặt từ

bên ngoài do một sức mạnh không thể cưỡng lại.

Giới luật phải đến từ bên trong. Nó phải dựa trên

nhận thức rõ ràng về giá trị của nó cũng như một

mức độ nhất định của nội quan và chánh niệm.

Một khi chúng ta ý thức rõ về giá trị soi sáng của

giới luật thì nó là chánh thuận, tự nhiên, chứ

không phải áp đặt. Thọ trì giới là vấn đề tự nguyện

và phát tâm, nên giới sẽ thực sự giúp chúng ta phát

triển toàn diện về hai phẩm chất rất quan trọng của

tâm: sự tỉnh giác và chánh niệm. Khi chúng ta phát

triển hai yếu tố cơ bản của sự tỉnh thức, chúng ta

sẽ có những công cụ mạnh mẽ nhất để đạt được sự

nhất tâm. (đó là đúng

nghĩa của nhân giới sanh

định).

Chúng ta hiểu rằng, pháp

chế của một quốc gia nếu

không kiện toàn, thì nước

ấy tất sẽ loạn; Tăng đoàn

Phật giáo nếu như không

có giới luật thì Tăng đoàn

cũng tan rã. Trong ba kỳ

kết tập kinh điển thì

nguyên nhân chính đều có liên quan đến giới luật.

Kỳ kết tập kinh tạng lần thứ nhất được tổ chức tại

hang Thất diệp, thành Vương Xá, sau khi Đức

Phật nhập niết bàn ba tháng. Một trong nhiều lý do

khác đã được Tổn giả Ma-ha-ca-diếp muốn ngăn

chặn dư luận cho rằng các đệ tử của Đức Phật chỉ

giữ giới khi ngài còn sống. Vì vậy, kỳ kết tập kinh

điển đã được tổ chức để bảo vệ sự trong sáng của

giáo pháp cũng như để củng cố Tăng đoàn. Kỳ kết

tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại Vesali

một thế kỷ sau đức Phật nhập diệt. Theo Tiểu

Phẩm, các tu sĩ của vùng Vajji đã có liên quan đến

thập sự phi pháp.[6] Vì vậy, đại hội kết tập kinh

điển tổ chức để giải quyết về thập sự phi pháp, bảo

vệ và tuân thủ sự nguyên vẹn của giới luật. Đại hội

kết tập kinh điển lần ba tổ chức tại Hoa Thị Thành

(Pāṭaliputta) dưới sự bảo trợ của hoàng đế Phật

giáo nổi tiếng A Dục (Asoka). Sau khi A dục

vương hồi đầu Tam bảo, ông thực hiện nhiều chủ

trương chính sách hộ trì Phật pháp. Từ đó, đời

sống của chư vị tu sĩ Phật giáo trở nên sung túc,

các tu viện được xây dựng khang trang, to lớn. Lợi

dụng điều kiện này, những kẻ dị giáo đã len lỏi gia

nhập Tăng đoàn. Họ sống đời sống tu sĩ nhưng

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 39

nhưng tâm vẫn còn mạng nặng thế tục, không tuân

thủ giới luật, nếp sống quy cũ thiền môn. Và chính

họ là nhân tố làm mất hòa hợp Tăng và đời sống

thanh tịnh vốn có của giáo đoàn Phật giáo. Điều

này dẫn đến đau buồn cùng tột đối với những bậc

tôn túc lo cho tiền đồ của Phật giáo, đến nổi ngài

Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Thera Moggaliputta)

phải lui về ẩn tu trên đồi Ahoganga bên bờ sông

Ganga và ở đó trong bảy năm. Số người dị giáo và

tu sĩ giả chiếm một số lượng lớn trong Tăng đoàn

thời đó, kết quả này đã làm cho tín đồ Phật giáo

mất niềm tin và ngày càng xa lánh Phật giáo. Hệ

quả này đã làm cho Tăng đoàn trong suốt bảy năm

mà không tổ chức được lễ bố tát tụng giới, an cư

kiết hạ và tự tứ. Những vị tu sĩ chân chín từ chối

không tham gia an cư bố tát

với những thành phần tu sĩ dị

giáo và giả dạng. Sự thất bại

nặng nề này đã khiến cho

Hoàng đế A Dục đau buồn và

ông đã gởi kiến nghị thực

hiện lễ bố tát trở lại. Vì vậy,

kỳ kết tập kinh điển lần thứ

ba được tổ chức để ngăn

chặn những người dị giáo và

thiết lập sự thanh tịnh và hòa

hợp trong Tăng đoàn Phật

giáo. Sau đó, Tăng đoàn mới bắt đầu thực hiện lễ

Bố tát trở lại. Từ những dẫn dụ ở trên chúng ta

thấy rõ vai trò của giới luật là vô cùng quan trọng,

nó quyết định lấy sự sống còn của đời sống tu sĩ.

Trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế

Tôn diệt độ, ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng:

“Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy

phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù

mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý.

Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các

thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh

giới ấy.”[7] Người xuất gia luôn lấy giới luật làm

cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang

nghiêm huệ mạng; Tăng đoàn phát triển đều do

nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợp và

thanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy

củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền

não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải

thoát. Do vậy, cả hai truyền thống Phật giáo Nam

tang cũng như Bắc tạng đều xác quyết tầm quan

trọng của giới luật rằng: ‘Giới luật là Đấng đạo sư’

và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng

không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan

trọng của giới luật như thế nào.

2. Giới luật làm thúc đẩy sự hòa hợp thanh

tịnh Tăng

Bản chất của tăng là thanh tịnh và hòa hợp.

Yếu tố then chốt đưa tăng đoàn hoàn thiện hai

phẩm chất ấy đó là giới luật. Giới luật đưa đến sự

hòa hợp trong Tăng đoàn gồm có ba ưu điểm:

Thứ nhất, giới luật nhằm để hướng dẫn nếp

sống của người xuất gia. Mỗi giới điều có công

năng hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp đến đời sống của

người tu sĩ. Giới luật chỉ ra

cho chúng ta biết rõ những

gì nên làm và những gì

không nên làm, thiết lập một

cấu trúc về đời sống đức

hạnh, nhằm thành tựu phạm

hạnh xuất gia chân chính vì

lý tưởng giải thoát giác ngộ

và vì lý tưởng phụng sự

nhân sinh. Mỗi giới trực tiếp

liên quan đến cuộc sống của

chúng ta, rằng là tất cả các

việc ác nên tránh và tất cả các việc thiện gắng làm

và để thanh tịnh tâm ý cho chính mình.

Thứ hai, giới mang lại sự thanh bình và hạnh

phúc cho hành giả tu hành. Giới giúp cho hành giả

tự điều chỉnh lấy hành vi, lời nói và suy nghĩ của

chính họ, nhằm thiết lập sự bình an trong nội tâm.

Nhờ tính năng phòng hộ và chế ngự của giới, làm

cho hành giả cảm thấy an ổn, an trú trong pháp và

luật này. “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi

hối hận, không hối hận là để được hân hoan,

hân hoan để được hỉ, hỉ để được khinh an, khinh

an để được lạc, lạc để được định, định để được

chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục

để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát

để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi

đến vô thủ trước Niết bàn.” [8]

Giới luật của đức Phật chế định nhằm ngăn

chặn các tác nhân đưa đến bất an và đau khổ, đồng

thời kiến tạo sự an lạc hạnh phúc trong đời sống

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 40

nội tạng. Những tác nhân đưa đến bất an và đau

khổ đó là sự phóng túng tâm ý, đam mê thỏa thích

với tham dục của sáu giác quan. Người hành giới

nghiêm mật là tự chế tác năng lượng phòng hộ sáu

căn môn, không phóng túng tâm ý, những nhân tố

kích thích tham dục bị từ bỏ, do đó vị ấy sinh khởi

sự an lạc hạnh phúc trong đời sống hằng ngày.

Thứ ba, giới luật là để bảo vệ nếp sống thiền

môn. Giới không chỉ ngăn chặn những hành vi bất

thiện của cá nhân, mà còn bảo vệ và đem lại sự

sống hài hòa trong cộng đồng Tăng chúng. Trong

các kiền độ luật nghi quy định về

các quy tắc giữ gìn nếp sống thanh

tịnh và hòa hợp Tăng. Phá hòa hợp

Tăng là một trong những trọng tội

của một vị Tỷ kheo. Khi tất cả mọi

thành viên trong Tăng chúng sống

theo tinh thần giới luật, thì họ

không chỉ kiện toàn về nếp sống

phạm hạnh, mà còn xây dựng một

nếp sống lục hòa cộng trụ thật sự

trong Tăng đoàn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào

trong tăng chúng cũng hài hòa,

thanh tịnh. Đôi khi cũng có những

pháp hữu lậu và bất đồng xảy ra

trong Tăng đoàn. Những lúc như vậy, theo tinh

thần giới luật Tăng chúng phải tác pháp yết ma và

xử lý để tăng đoàn hòa hợp thanh tịnh trở lại. Thất

diệt tránh pháp trong kiền độ luật nghi giúp cho

hành giả ứng dụng một cách trí tuệ để giải quyết

các vấn đề trong tăng đoàn. Pháp bố tát hằng nửa

tháng và tự tứ sau ba tháng kiết hạ an cư là những

pháp lý cơ bản để đem lại sự hòa hợp và thanh

tịnh trong đời sống tu viện. Giới luật tạo hành lang

pháp lý để ngăn chặn các bất thiện pháp chưa sanh

và trừ diệt các ác pháp đã sanh. Đồng thời giới

luật cũng thúc đẩy và chế tác năng lượng thiện

thông qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Từ đó

giới luật giúp cải thiện các mối quan hệ trong cộng

đồng tăng chúng. Đó là ba lý do mà giới luật thúc

đẩy sự hòa hợp trong Tăng đoàn.

Trường bộ kinh dạy rằng, nếu các vị Tỷ kheo

hành trì giới luật nghiêm mật, không sứt mẻ,

không tỳ vết thì Tăng đoàn Phật giáo sẽ được

hưng thịnh. “Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-

kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người

và vắng người, trong sự thọ trì những giới luật

đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị

gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị

uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được

người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục

đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm,

thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được

cường thịnh, không bị suy giảm.”[9]

Như vậy cuộc sống của Tăng đoàn dựa trên

nền tảng của Giới luật không chỉ

đưa đến sự an lạc, thanh tịnh và hòa

hợp mà còn làm cho Tăng chúng

cường thịnh, phát triển.

3. Giới luật làm cho chánh pháp

cửu trụ

Ưu điểm nổi bật cuối cùng và đó

cũng là mục tiêu tối thượng của

giới là để duy trì Phật pháp cửu trụ

trên thế gian này. Sự tồn tại của

Phật pháp là nhờ vào sự truyền thừa

liên tục của Tăng -những người đã

luôn tôn trọng và bảo vệ các quy

định của giới Luật trong gần 2.600

năm mà chúng tôi tìm thấy chính

mình ngày hôm nay với sự sang trọng để giử gìn

những lời dạy vô giá của Phật pháp. Nếu không có

giới luật, và những người tiếp tục nghiêm trì luật

cho đến ngày nay thi Phật pháp sẽ không còn tồn

tại trên thế gian này.[10]

Một người xuất gia có giới hạnh đầy đủ, vị ấy

có thể mang lại niềm tin chơn chánh cho những

người chưa tin vào Phật pháp và sẽ làm tăng

trưởng niềm tin cho Phật tử các giới. Với giới luật

kiện toàn, vị ấy có thể tiến sâu vào sự thực hành

thiền định và trí tuệ, đạt được mục tiêu cuối cùng

của lộ trình giác ngộgiải thoát, niết bàn. Bởi vì,

khi vị ấy trọn vẹn trong giới pháp thì đức hạnh và

trí tuệ của vị ấy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với tất

cả mọi người. Vị ấy có niềm tin, kiên định trong

niềm tin do đó mang lại cho người khác có niềm

tin bất hoại trong chánh pháp. Vị ấy có an lạc giải

thoát nhờ hành trì giới mang lại, do đó sẽ khiến

cho người khác có an lạc và giải thoát trong chánh

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 41

pháp. Gương sáng đức hạnh bao giờ cũng có sức

ảnh hưởng lớn trong tâm thức của mọi người. Nhờ

sự ảnh hưởng này sẽ tạo ra sự cung kính và tôn

trọng tịnh giới. Giới pháp cần phải được gìn giữ và

truyền lại cho người khác, làm cơ sở thực hành

cho hành giả xuất gia cũng như phật tử tại gia qua

nhiều thế hệ. Làm được như vậy mới có thể tiếp

tục duy trì và xiển dương lời dạy của Đức Phật

mãi mãi trong thế gian. Pháp Phật phải được duy

trì từ trong nội bộ cũng như bên ngoài quảng đại

quần chúng.

Trong Tạng luật Đại phẩm 1, chương trọng

yếu khẳng định rằng: “Cho đến khi kinh và vi diệu

pháp bị quên lãng mà Luật chưa bị tiêu hoại thì

Giáo Pháp vẫn còn tồn

tại.”[11] Luật Thiện Kiến

khẳng định: “…Dù trên

thế gian này chỉ còn tồn

tại năm người xuất gia

giữ giới thanh tịnh thì

giáo pháp của đức Phật

vẫn còn thọ mạng lâu dài

vì số lượng năm người

này có thể thực hiện việc

truyền giới cụ túc. Và

như thế Tăng đoàn sẽ được sản sinh và phát

triển.” [12]

Ngài Phật Âm trong luận thư của mình cũng

nói rằng: “giới luật là thọ mạng của Phật pháp.

(Buddhaghosa also said that the vinaya constitutes

the life-blood of the sāsana.[13]) Vì giới luật còn

thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp cũng

diệt. (Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ). Khi nói

rằng, giới luật là thọ mạng của Phật pháp không có

nghĩa là coi thường vai trò của Giáo Pháp đối với

giới luật trong Tăng chúng, hoặc có thể được so

sánh nặng nhẹ giữa Kinh và Luật. Điều này được

nói rằng, quy tắc giới luật là rất cần thiết cho đời

sống tu sĩ. Cuộc sống của một người tu sĩ được

điều chỉnh bởi các quy tắc giới luật. Vì giới luật

mới đưa người tu sĩ lên bậc trên, chắp thêm đôi

cánh để bay về vùng trời giải thoát giác ngộ. Nói

cách khác, giới giúp cho cuộc sống của mình đạt

được một giai đoạn cao hơn. Hơn nữa, với quy tắc

giới luật, các môn đệ biết rõ những gì nên làm và

những gì không nên. Vì vậy, họ có thể tránh tội và

có thể có được hạnh phúc trong cuộc sống phạm

hạnh. Giới luật đã được Đức Phật ban hành để diệt

trừ ô nhiễm của một số nhà sư, để bảo vệ chúng

khỏi giai đoạn thấp hơn và có khả năng nâng cao

chúng trong cuộc sống này rất hay đời sau.

Một điều quan trọng khác cần phải ghi nhớ

trong tâm trí rằng, đức Phật chỉ dạy con đường

tâm linh chơn chánh đó là ‘pháp và

luật’ (Dhamma-vinaya)- Giáo Lý (dhamma) và

Giới Luật (Vinaya) – cho thấy một chỉnh thể thống

nhất của trí tuệ và đào luyện đạo đức. Do đó giới

luật là một khía cạnh không thể thiếu và là nền

tảng của tất cả các lời dạy của Đức Phật. Không

thể tách rời Giáo Pháp và giới luật riêng biệt. Và

chỉ có những người tuân thủ, hành trì giới pháp

mới xứng đáng trọng

trách truyền trì Như lai

tạng mà thôi. Các cư sĩ

Phật tử sẽ tìm thấy trong

Luật Tạng nhiều bài học

có giá trị liên quan đến

bản chất con người,

hướng dẫn về làm thế nào

để thiết lập và duy trì một

cộng đồng hài hòa, tổ

chức, và nhiều giáo lý sâu sắc của Phật pháp.

Nhưng giá trị lớn nhất của nó, có lẽ, nằm trong

khả năng để truyền cảm hứng cho các cư sĩ Phật tử

để thấy được khả năng phi thường được thể hiện

bởi một đời sống cuộc sống thực sự từ bỏ, một

cuộc sống hoàn toàn phù hợp với chánh pháp.

Tóm lại, tuân thủ giới luật là một trong những

cách hộ trì Phật pháp của người xuất gia, điều này

được nêu rõ trong lời giới thiệu về luật tạng như

sau: “Đó là, nếu như, Xá Lợi Phất, hoa khác nhau

được đặt trên một mảnh gỗ, ràng buộc với nhau

bởi sợi (như một vòng hoa), không phân tán,

không xoay chiều, hoặc bị phá hủy bởi gió. Lý do

cho điều đó là gì? Chúng được gắn với nhau bởi

sợi dây liên kết. Điều này có nghĩa là chỉ đơn giản

rằng những cơn gió vô thường có thể không phải

như vậy dễ dàng tiêu diệt các khía cạnh khác nhau

của Pháp khi chúng được bảo đảm bởi các sợi của

Luật.”[14] Như vậy, giới luật là sợi dây kết nối và

bảo vệ chánh pháp cữu trụ trên thế gian này.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 42

(Thích Trung Định)

**oOo**

Ghi chú:

[1] The Buddhist Monastic Code I, The

Patimokkha Rules, Translated & Explained by

Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff), The Ab-

bot Metta Forest Monastery P.O. Box 1409, Val-

ley Center, CA 92082 U.S.A, 1994, p. 11.

[2] Dhyāna Master Hsuan Hue, The Diamond

Sutra, A General Explanation of the Vajra Prajña

Paramitā Sūtra, published by the Sino-American

Buddhist Association, Incorporated, 1974, Edited

by: Bhiksu Heng Kuan Bhiksuni. Heng Hsien;

Upasaka Tun Kuo-tsun, p. 52-53.

[3]Maurice Walshe, (trans.), Dīgha nikāya,

The Long Discourses of the Buddha, Wisdom

publication, Boston,, 2012, p. 270.

[4] Samuel Beal, A Catena of Buddhist Scrip-

tures from the Chinese, London, 1871, p. 207.

[5] Relevance of Vinaya in modern circum-

stances, http://thubtenchodron.org/, 6/09/2016, at

5 pm.

[6] 1. Singilonakappa: it was the practice of

carrying salt in a horn. 2. Dvangulakappa: the

practice of taking meals when the shadow is two

fingers broad. 3. Gamantarakappa: the practice of

going to another village and taking a second meal

there on the same day. 4. Avasakappa : the ob-

servance of the Uposatha ceremonies in various

places in the same parish. 5. Anumatikappa : ob-

taining sanction for a deed after it is done. 6. Acin-

nakappa : using customary practices as precedents.

7. Amathitakappa : the drinking of buttermilk after

meals. 7. Jalogim-patum : the drinking of toddy. 9.

Adasakam-nisidanam : using a rug which has no

fringe. 10. Jataruparajatam : the acceptance of

gold and silver.

[7] Bhikkhu Khantipālo, The Buddhist

Monk’s Discipline, Some Points Explained for

Laypeople, Buddhist Publication Society, Kandy,

Sri Lanka, 2008, p. 12.

[8] See, Bhadantácariya Buddhaghosa, Visud-

dhi Magga, Bhikkhu Náóamoli (tran.s), The Path

of Purification, Buddhist Publication Socie-

ty,Columbo, 2010, p.48.

[9]Maurice Walshe, (trans.), Dīgha nikāya,

The Long Discourses of the Buddha, Wisdom

publication, Boston, 2012, p. 234.

[10] Vinaya Pitaka, The Basket of the Disci-

pline, http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/vin/

index.html, 27/09/2016, at 1 pm.

[11]Vinayapitake Mahāvaggapāli, vol.1, Sri

Lanka: Buddhist Cultural Centre, 2009, p.245.

[12] Samantapàsàdikà Nàma Vinayatthakathà

Hán dịch: Tăng-già-bạt-đà-la Sanghabhadra)Việt

dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh (Caràna-citto Bhikkhu)

Phật Lịch 2543 (1999), p. 128.

[13] Jotiya Dhirasekera, (ed), Buddhist mo-

nastic discipline : a study of its origin and devel-

opment in relation to the Sutta and Vinaya Pitakas,

Sri Lanka: Colombo, 1982,

[14]Bhikkhu Khantipālo, The Buddhist

Monk’s Discipline, Some Points Explained for

Laypeople, Buddhist Publication Society, Kan-

dySri Lanka, 2008, p. 10.

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 43

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

“Chánh niệm là tỉnh giác, mục đích tập trung

vào hiện tiền và không phán đoán.”

Học tập và tu chánh niệm thường xuyên là

một trong những quà tặng sâu sắc nhất chúng ta có

thể tự ban cho mình.

Chúng ta vẫn sống với những chi tiết thường

tình trong đời, nhưng khác xa ở chỗ tỉnh giác

chánh niệm khi chúng ta mang

động tác đánh răng, nấu ăn bữa tối,

lúc dùng bữa, lúc tắm gội.

Chánh niệm có nghĩa là chú ý

trong giây phút hiện tại và không

phán xét và biết chấp nhận thực tại.

Chánh niệm là một nghệ thuật

sống Tỉnh Giác.

“Chánh niệm là khi nói biết

mình đang nói gì, khi nghĩ biết

mình đang nghĩ gì, và khi làm biết

mình đang làm gì”.

Chư tổ: “Bất phạ niệm khởi, duy chủng giác

trì”, nghĩa là không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác

chậm.

PHÁP BẢO ĐÀN

Đối trong tất cả thời mỗi niệm tự thấy, muôn

pháp đều không kẹt.

“Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà

tâm không nhiễm trước ấy là vô niệm, dụng tức

khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ.”

Nếu nói chấp tịnh, tánh người vốn là tịnh, bởi

vì vọng niệm che đậy chân như, chỉ không có

vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp

tịnh trở lại sanh ra cái tịnh vọng.

TẠI SAO PHẢI THỰC HÀNH?

Giảm căng thẳng

Điều phục cơn đau

Giảm phản ứng: Bằng cách nuôi dưỡng tỉnh

giác ẩn sau sự suy nghĩ của chúng ta, dần dần

chúng ta bắt đầu nhận ra niệm tưởng không phải là

mình.

Khi không còn đồng hóa với niệm tưởng của

mình, chúng ta có nhiều không gian xung quanh

thái độ chúng ta đối phó với nhiều người và tình

huống khác nhau; do đó có thể

chúng ta không tức giận hoặc

phản ứng nhanh chóng.

Tăng trưởng lòng từ bi:

Giảm trò chuyện với niệm tưởng

tiêu cực và lo sợ

Tạo điều kiện cho ý chí và lòng

khuất phục được thong dong

Đặc tính mềm dẻo của não bộ:

Duy trì Thiền tập lâu bền sẽ dẫn

đến não bộ mềm dẻo, được định

nghĩa là khả năng chuyển hóa,

theo cấu trúc và chức năng, dựa

trên sự nhập liệu môi trường.

Giữ trí óc chúng ta khỏe mạnh: Sự nghiên

cứu cho thấy những người tu thiền có vỏ não dày

hơn so với những người không tu. Điều này có

nghĩa não bộ của họ già chậm hơn. Độ dày vỏ não

cũng liên quan đến việc ra quyết định, chú tâm và

ghi nhớ.

Lợi ích vật chất: Giấc ngủ được cải thiện và

hạ huyết áp.

LUYỆN TẬP 7 PHÚT

Pháp tu này có thể thực hành bất cứ nơi nào,

bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu ở sở làm, chỉ cần

đóng cửa phòng riêng, hoặc tìm một phòng họp,

nơi bạn có thể ngồi yên tĩnh trong bảy phút.

Thuần Bạch

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 44

Hoặc nếu đó là một ngày đẹp trời ngoài

đường, có một công viên bạn có thể ngồi nơi nào

cảm thấy ngồi được mắt khép lại? Có thể đặt nút

cắm điện thoại di động vào tai giả vờ như đang

nghe nhạc. Nếu đang ở nhà, hãy tìm một nơi thoải

mái để ngồi. Cố đảm bảo bạn sẽ không bị quấy

rầy.

Ngồi như thế nào bạn cảm thấy thư giãn và

thẳng đứng, ở vị thế vững chãi nhưng không cứng

ngắt. Đôi mắt nhắm lại, bàn chân đặt trên mặt nền

hoặc ngồi tréo chân, lưng thẳng tắp với cổ, cằm

hơi nghiêng xuống, đỉnh đầu sẽ

ngước cao và xương sống thẳng

đứng, và hai bàn tay nằm trên lòng;

mang tỉnh giác vào hơi thở.

Bạn sẽ lợi lạc chỉ trong 7 phút

tọa thiền, nhưng bạn sẽ thấy lợi ích

hơn với 20 phút mỗi ngày. Trong

cả hai trường hợp, 7 phút mỗi ngày

tốt hơn một giờ mỗi tháng. Tu tập

chánh niệm hằng ngày là tốt nhất.

LUYỆN TẬP ĐI BỘ 7 PHÚT

Bắt đầu khởi động: đứng dạng hai chân. Đầu

gối chùn xuống một chút, và đưa sự chú tâm đến

đan điền – trung tâm năng lượng – là khoảng cách

hai hoặc ba ngón tay dưới rốn, và ngay giữa chiều

ngang cơ thể.

Và có lúc bạn sẽ nhận thấy niệm tưởng của

mình bắt đầu đi lang thang. Hãy nói với chính

mình bằng lòng từ và bi mẫn, “Ồ, ý nghĩa của tôi

lang thang, tôi mang sự chú tâm trở lại vào đan

điền và thời điểm hiện tại”.

Bạn chỉ cần đi lòng vòng trong phòng, hoặc

nếu đi ra ngoài, hãy theo kế hoạch đã soạn, vì vậy

bạn không cần phải nghĩ đến bất cứ điều gì khác

khi thiền hành.

ĂN TRONG CHÁNH NIỆM 7 PHÚT

Đôi chi chúng ta chỉ cần lấy bất cứ thứ gì

chúng ta có thể tìm thấy để ăn và nhai thường nuốt

ngấu nghiến mà không hề ý thức món gì chúng ta

đang ăn.

Để thực hành chánh niệm trong khi ăn, hãy

thử tu chánh niệm theo Phật giáo khi ăn một quả

nho khô và tưởng tượng rằng bạn chưa bao giờ

thấy hoặc nếm thử bất cứ thứ gì giống như thế

trước đây. Giữ quả nho trong tay, và ghi nhận kích

thước, màu sắc, hình dạng, trọng lượng, kết cấu.

Mất khoảng 7 phút để sử dụng mỗi một trong

những giác quan của bạn; quả nho chi tiết trong

như thế nào – làm thế nào bạn mô tả cho một

người mù chưa bao giờ thấy một trái nho khô?

Làm thế nào quả nho có âm thanh nếu bạn

chà bóp giữa ngón cái và ngón khác để gần lỗ tai

bạn? Nho có mùi gì nếu chẻ ra? Chạm vào nho

cảm giác thế nào – dùng từ nào để

mô tả kết cấu của nho? Tất cả

những gì bạn có thể đánh giác cao

sau khi ăn nho khô thiêng liêng?

Hãy sáng tạo – tác động vào bán

cầu não phải của bạn và ghi nhận

những điều về nho khô mà bạn

chưa bao giờ nhận thấy trước đây.

Khi bạn ăn nho, chỉ cần cắn rứt ra

một chút và cuộn quanh miệng khi

nhai, thưởng thức càng nhiều càng

tốt, trong khi bạn liên tục chú tâm

thế nào để hiểu rõ giá trị của nho khô.

Hãy thưởng thức mỗi lần cắn, mỗi lần nhai,

cảm giác của nho trong miệng, mùi vị từng miếng,

cảm giác trên lưỡi, màu sắc, kết cấu, bạn có thể

ngửi thấy?

CHỜ ĐỢI CHÁNH NIỆM 7 PHÚT

(HOẶC ÍT HƠN)

Vốn là người thiếu kiên nhẫn, khi tôi đọc về

pháp tu này, như thể một bóng đèn tiếp tục sáng.

Có cơ may nào để thực tập chánh niệm trong bất

kể khoảng thời gian, tốt hơn lúc chúng ta chờ đời

– vì bất cứ việc gì.

Ví dụ, chờ máy tính đang tải, chờ tắt chương

trình phần mềm, đứng chờ khi xếp hàng, ngồi chờ

khi kẹt xe.

Lợi dụng cơ hội để chú tâm vào hơi thở của

bạn, và thực tập chánh niệm ngắn. Hãy hiện diện ở

đây trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại ngay bây

giờ, hít vào và thở ra. Chỉ cần đơn giản trải

nghiệm khoảnh khắc, mà không cảm thấy sốt ruột

chờ sự việc tiếp theo xảy ra. Hãy tin tôi, tôi biết

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 45

điều này rất dễ viết, nhưng phải mất cả cuộc

đời mới có thể thực hành được.

THIỀN LẮNG NGHE

Tập trung sự chú ý của bạn vào cảm giác hơi

thở, hãy theo dõi hơi thở trong ít phút. Rồi đưa sự

chú tâm từ hơi thở tới lắng nghe những tiếng động

chung quanh.

Vài tiếng ở gần, vài tiếng ở xa; có âm thanh

bạn thích nghe (như tiếng phan linh, một đoạn âm

nhạc), có âm thanh bạn không thích (tiếng còi xe

hụ, tiếng máy khoan điện, tiếng tranh cãi trên

đường phố). Trong bất cứ trường hợp nào, chúng

chỉ đơn thuần là những tiếng động khởi lên và qua

đi. Dù êm dịu hay chói tai, bạn ghi nhận tiếng

động và buông xả.

Bạn không phải làm gì về những tiếng động

này; bạn có thể nghe mà không phải cố gắng gì cả.

Bạn không cần phản ứng lại (trừ khi đó là còi báo

động lửa cháy, hay là con của bạn đang khóc);

không cần phán đoán, tìm cách điều khiển, hay

ngăn cản. Bạn cũng không cần hiểu hay cố đặt tên.

Hãy để ý xem có phải bạn chỉ nghe tiếng

động mà không cần đặt tên hay giải thích. Hãy chú

ý đến cường độ hay âm lượng khi tiếng động đi

qua bạn, không bị trở ngại, không bị phán đoán –

chỉ khởi lên và chìm xuống, khởi lên và chìm

xuống.

Nếu bạn thấy mình đang co rút lại vì một

tiếng động hay ước mong nó qua đi, hãy ghi nhận

điều đó và để ý xem bạn có thể có mặt cùng với nó

một cách kiên nhẫn và cởi mở không. Hãy giữ

thân bạn được thư giãn. Nếu tiếng động làm bạn

bực mình, hãy trở về với việc theo dõi hơi thở

trong ít phút. Đừng cố gắng lắng nghe, chỉ sẵn

sang để nghe tiếng động kế tiếp.

Nếu bạn thấy mình ham muốn nghe them, hãy

thở một hơi sâu và thư giãn. Hãy chỉ đơn thuần

ghi nhận có một tiếng động khởi lên, rồi bạn có

phản ứng lại, và có một khoảng cách giữa hai sự

kiện. Hãy sẵn sàng nghe tiếng động kế tiếp, biết

tiếng động tiếp tục đến và đi, ngoài tầm kiểm soát

của ta.

Nếu bạn thấy căng thẳng khi phản ứng với

tiếng động, hãy thở sâu và thư giãn, nên dùng cách

nào hiệu nghiệm đối với bạn; có thể hướng hơi thở

đến vùng nào căng thẳng trong cơ thể. Hay nếu có

thể, vào bất cứ nơi nào, hãy trở về với hơi thở như

cắm dây neo, như là một điều nhắc nhở để thư

giãn rộng rãi một cách dễ dàng.

Nếu niệm tưởng dấy lên, hãy ghi nhận và để

đi qua. Bạn đừng thêm thắt. Tất cả những điều bạn

phải làm là nghe. Tất cả những điều bạn phải làm

là có mặt.

Thực tập lắng nghe là tỉnh giác về tiếng động

khi nó khởi lên, dừng trụ, và lặn mất. Lắng nghe

tinh thuần và sáng rõ, không bị tô vẽ thêm với bất

cứ thứ gì.

Không đánh giá khi chúng ta lắng nghe,

không phân tích nội dung đang nghe hãy những gì

xuất hiện trong tâm thức của chúng ta, chúng ta

tiếp tục trở lại việc lắng nghe.

Trở lại lắng nghe là trở về với thực tại hiện

tiền. Không quẹo trái, không rẽ mặt, không đi tới,

không bước lui, chỉ lắng nghe tròn đầy từng giây

phút. Người ta chỉ có thể lắng nghe ngay bây giờ.

Chúng ta không thể lắng nghe quá khứ; chúng ta

không thể lắng nghe tương lai; chúng ta không thể

lắng nghe hiện tại. Lắng nghe là một hiện trạng

từng phút giây này tới phút giây kia, không tùy

thuộc vào thời gian hay sự suy nghĩ.

Đừng đánh giá, đừng chỉ biết về mình. Hãy

lắng nghe.

Thuần Bạch biên soạn

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 46

“Ở đây không sầu muộn” (Idam anupaddu-

tam) là lời khẳng quyết được Đức Phật dùng để

thức tỉnh cho Yasa ra khỏi mê lầm khổ đau, khi

chàng thanh niên lịch thiệp xứ Barànàsì này rơi

vào tâm lý chán ngán sự đời bởi lối sống tù túng tẻ

nhạt của thế giới dục lạc. Tài liệu Mahàvagga

thuộc Luật tạng Pàli cho biết Yasa là con trai một

gia đình nhân sĩ giàu có ở cổ thành

Barànàsì, có đời sống phong lưu,

giao thiệp rộng rãi với mọi người

và có uy tín lớn đối với bạn bè.

Yasa sở hữu ba tòa lâu đài thích

hợp với ba mùa thời tiết khác nhau

ở Ấn Độ. Dinh thự của ông thường

xuyên đón tiếp nhiều khách quý

đến viếng thăm và tham dự yến

tiệc. Mặc dù sống trong cảnh giàu sang tràn đầy

lạc thú, Yasa có đời sống tâm linh tiến triển vượt

trội.

Chuyện thuật rằng hôm ấy sau khi nhìn thấy

các ca kỹ và vũ nữ nằm ngủ la liệt trên sàn sảnh

sau cuộc yến tiệc linh đình trông như những thây

chết, công tử Yasa chán ngán cảnh đời hư huyễn,

rời khỏi dinh thự bỏ đi lang thang ngoài đường,

vừa đi vừa lẩm bẩm: “Ôi sầu khổ thay; ôi nguy

hiểm thay!”. Gặp Đức Phật ở vườn Nai với lời

tuyên bố: “Ở đây không có sầu muộn; ở đây không

có nguy hiểm”1 , Yasa bừng tỉnh và lặng lẽ ngồi

xuống nghe bậc Đạo sư thuyết pháp. Nghe xong,

Yasa cầu xin Đức Thế Tôn cho mình được xuất

gia tu đạo giải thoát và sau đó trở thành vị A-la-

hán, một con người hoàn toàn thức tỉnh, không

còn bị sầu khổ chi phối.

Đức Phật đã thức tỉnh cho Yasa ra khỏi tâm lý

sầu muộn luẩn quẩn với lời khẳng quyết về con

đường đi ra khỏi sầu khổ. Một tâm hồn bí lối về tự

do nhanh chóng tìm thấy chân lý giải thoát. “Ở

đây không có sầu muộn” chính là thông điệp thức

tỉnh, là cánh cửa giải thoát Đức Phật đã mở ra

đúng lúc cho Yasa kết thúc chuỗi mê lầm sầu

muộn bất tận.

Yasa sống trong thế giới dục vọng, thụ hưởng

dục lạc, tìm thấy vị ngọt (assàda) trong các dục,

nhận ra sự nguy hiểm (àdìnàva) của các dục nhưng

chưa biết đến sự xuất ly (nissarana) dục vọng.

Yasa bị chìm đắm trong cảnh giới dục lạc bất chợt

nhận ra sự nguy hiểm của các dục thì liền ngao

ngán và lo sợ về thế giới dục vọng. Yasa bắt đầu

tỉnh ra “các dục là vô thường,

trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si

tánh”2 , nhưng không biết cách

nào thoát ly chúng. Mâu thuẫn

này xảy ra khiến cho ông trở nên

hoang mang rối loạn, bỏ đi lang

thang ngoài đường với những lời

nói gần như mê sảng. Lịch sử

nhân loại cũng cho thấy mâu

thuẫn tương tự từng xảy ra khiến cho một số người

rơi vào bế tắc, thậm chí dẫn đến bi kịch. May mắn

cho Yasa khi ông gần như lâm vào đường cùng thì

được Đức Phật cứu độ. Lời khẳng quyết của đấng

Giác ngộ đã đánh thức Yasa ra khỏi cơn mê sầu

muộn.

Đáng chú ý rằng Đức Phật từng rơi vào hoàn

cảnh giống như Yasa, nghĩa là bị giam hãm trong

thế giới dục lạc với nỗi ray rứt về con đường xuất

ly3 . Tài liệu kinh Tương ưng bộ cho biết trước khi

xuất gia tìm cầu chân lý giải thoát, Siddhattha từng

trăn trở: “Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ

não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái

sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly,

thoát khỏi già chết; từ nơi đau khổ này, không biết

khi nào được biết đến sự xuất ly già chết?”4 . Rồi

Ngài quyết tâm xuất gia tìm kiếm chân lý giải

thoát và đã đạt đến hoàn toàn tỉnh thức, trở thành

bậc Giác ngộ, chấm dứt cơn mê sinh tử luân hồi.

Ngài ngộ ra rằng hết thảy mọi thứ làm cho con

người thích thú hay sầu muộn đều là hiện tượng

tương sinh tương diệt, giả hợp, hư huyễn, không

thực thể, không tồn tại mãi. Cái vui cái buồn của

con người do đó cũng là hiện tượng tương liên

sinh diệt, giả hợp, hư huyễn, không thực thể,

ÔÛ ÑAÂY KHOÂNG SAÀU MUOÄN

Nguyên Nhã

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 47

không tồn tại mãi. Chỉ do con người không nhận

ra bản chất sanh diệt hư huyễn của chúng nên mới

rơi vào ái luyến chấp trước mọi thứ, tự ôm ấp sầu

muộn, tự mời gọi khổ đau. Đức Phật đã hoàn toàn

tỉnh ra cơn mê sầu muộn này khi Ngài nhìn sâu

vào nỗi khổ sanh, già, chết của kiếp nhân sinh và

phát hiện ra bản chất hư huyễn, trống không,

không thực thể của chúng; tất cả chỉ là duyên sanh

và duyên diệt, giả hợp, không ngã tính, không

thường hằng, không tồn tại mãi. Ngài sống với cái

tâm thoát ly mọi nương tựa và bám víu, không

duyên theo sự sanh diệt của các

hiện tượng để tự mời gọi chuỗi

sầu muộn luẩn quẩn. Ngài đã

hoàn toàn giải thoát, bặt dứt mọi

ý niệm có-không, hơn-thua, được

-mất, vui-buồn. Có vị chư Thiên

đến hỏi Ngài:

- Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ

không?

- Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?

- Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?

- Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu

muộn?5 .

Yasa đang ở trong tâm trạng sầu muộn đối với

thực tại đầy phiền muộn cố vùng vẫy thoát ly

nhưng không biết thế nào là lối ra. Ông chưa thấy

pháp Duyên khởi; chưa nhận ra ngũ uẩn là các

hiện tượng sanh diệt, giả hợp, không phải của

mình; chưa ngộ ra các căn-trần là trống không,

rỗng không, không thực thể. Ông bị cái “tôi” ám

ảnh nên sầu muộn sinh khởi theo những gì mắt

thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân cảm xúc,

ý nhận thức. Yasa không biết rằng sự sầu muộn và

những gì làm phát sinh sầu muộn chỉ là các hiện

tượng sanh diệt hỗ tương, không thực thể, không

tồn tại mãi, không dính dáng gì đến ông. Ông bị

cảm giác sầu muộn đeo bám vì đồng hóa cảm giác

sầu muộn ấy là của mình. Nói cách khác, ông chưa

biết thế nào là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, theo

đó bản thân ông (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là

các hiện tượng sầu muộn nhưng tâm ông thì không

sầu muộn. Ông được Đức Phật đánh thức khỏi tâm

lý sầu muộn và bắt đầu học cách thức tỉnh để ra

khỏi sầu muộn.

Thế nào là ở đây không có sầu muộn? Đó

chính là sự khẳng quyết về pháp giải thoát do Đức

Thế Tôn chứng ngộ và tuyên thuyết, tức con

đường Thánh tám ngành hay Giới-Định-Tuệ, được

mệnh danh là pháp Bất tử (Amattadhamma), con

đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng

sinh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu

chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Pháp giải thoát của

Phật được gọi là không sầu muộn vì pháp ấy

hướng con người ra khỏi sầu muộn, thoát ly sầu

muộn, được cụ thể hóa như thế này:

Không sầu vì không làm ác

Trước hết, đặc điểm nhất quán

của pháp giải thoát do Đức Phật

tuyên thuyết là nói không với

mọi điều ác, không chấp nhận

cái ác dưới bất kỳ hình thức

nào; tựa như biển lớn không

chấp chứa xác chết, nếu có xác

chết ở trong biển lớn thì lập tức

bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền6 . Đức Phật

chứng ngộ lý nhân quả nghiệp báo nên dạy các

học trò mình tuyệt đối không làm ác, không tạo

các ác nghiệp để tránh khỏi sầu muộn khổ đau.

Ngài nhắc nhở:

Không trên trời, giữa biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả ác nghiệp”7

“Nếu người làm điều ác,

Chớ tiếp tục làm thêm;

Chớ ưa thích điều ác,

Chứa ác, tất chịu khổ”8

“Nay sầu, đời sau sầu,

Kẻ ác, hai đời sầu;

Nó sầu, nó ưu não,

Thấy nghiệp uế mình làm9 .

Sầu muộn là cảm thọ sầu khổ phát sinh do

nhiều nguyên nhân trong đó làm ác được xem là

nguyên nhân trực tiếp tạo ra sầu muộn. Theo lời

Phật thì làm ác dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc

thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, đều là ác

nghiệp đưa đến quả báo sầu khổ cho người tạo tác

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 48

ngay trong đời này hay ở đời sau. Chẳng hạn, Ngài

nói đến năm kết quả sầu muộn xảy ra cho người

làm ác nghiệp, theo ác giới: (1) tổn thất tài sản, (2)

tiếng xấu đồn xa, (3) lo ngại đám đông, (4) tâm

thần mê loạn khi mệnh chung, (5) đọa cõi dữ sau

khi chết10. Cụ thể hơn, người tạo ác nghiệp thì đi

đâu cũng mang theo nỗi ám ảnh nặng nề về các

nghiệp ác mà mình đã làm: “Ví như, này các Tỷ-

kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi

treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này

các Tỷ-kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay

ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy

các nghiệp quá khứ của người ấy,

tức là thân ác hành, khẩu ác

hành, ý ác hành, treo nằm, treo

áp, treo đè trên người ấy. Ở đây,

này các Tỷ-kheo, người ngu suy

nghĩ như sau: ‘Thật sự ta không

làm điều phước, không làm điều

thiện, không làm điều chống lại sợ

hãi, lại làm điều ác, lại làm điều hung bạo, lại làm

điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm

điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do

làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi

nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta

phải đi’. Người ấy sầu muộn, than van, than khóc,

đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh”11.

Khác với quả báo sầu muộn do duyên ác

nghiệp, người sống theo pháp giải thoát hiền thiện

của Phật - thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ

thiện - nhận được những kết quả lợi lạc do lối

sống làm thiện, không làm ác, của mình. Người đó

(1) không tổn thất tài sản, (2) được tiếng lành đồn

xa, (3) tự tin khi ở giữa đám đông, (4) tinh thần

minh mẫn, không mê ám khi mệnh chung, (5) sau

khi chết được sanh các cõi lành12. Trong đời sống

hàng ngày, vị ấy cảm nhận sự thanh thản an lạc

nhờ lối sống làm thiện, không làm ác, của mình:

“Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những

bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên

đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người trí ngồi

trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất,

trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức

là thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành,

treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ở đây,

này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: ‘Thật

sự ta không làm điều ác, không làm điều hung

bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước,

làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không

làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm

điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện,

làm điều chống sợ hãi, được đi đến thiện thú nào,

thiện thú ấy sau khi chết, ta được đi’. Vị ấy không

sầu muộn, không than van, không than khóc,

không đấm ngực, không rên la và không rơi vào

bất tỉnh”13.

Không sầu vì biết đủ đối với cuộc đời

Một phương pháp khác của đạo

Phật giúp cho con người thoát

khỏi sầu muộn là học cách đối

diện thanh thản với thực tại sầu

muộn của hiện hữu, gọi là biết đủ

đối với cuộc đời. Biết đủ tức là

biết rõ giới hạn của cuộc đời,

hiểu rõ quy luật có sanh tức có

diệt của mọi hiện hữu, tin tưởng

vững chắc vào lẽ sống giác ngộ hiền thiện, không

lo âu sầu muộn khi đối mặt với thực tại bất như ý

xảy đến với mình. Đức Phật đến với thế gian này

không phải để thay đổi quy luật sanh diệt bất như

ý của cuộc đời; Ngài đến để thức tỉnh cho mọi

người về sự thật biến hoại không thể tránh của

kiếp nhân sinh, giúp cho con người biết cách thanh

thản đón nhận mọi biến cố phiền muộn xảy ra liên

quan đến bản thân mình. Ngài nói rõ quy luật sanh

diệt của hiện hữu và nêu ra hai hạng người, kẻ vô

văn phàm phu và vị đa văn Thánh đệ tử, để nhấn

mạnh tầm quan trọng của lẽ sống sáng suốt, có trí

tuệ, biết nhổ bỏ các mũi tên sầu muộn ra khỏi đời

mình

Ngài thuyết giảng:

“Này các Tỷ-kheo, có năm sự kiện này không

thể có được bởi Sa-môn hay Bà-la-môn, bởi Ma

hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở đời. Thế nào là

năm?

Phải bị già, muốn khỏi già, là một sự kiện

không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà-la-

môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở

đời. Phải bị bệnh, muốn khỏi bệnh, là một sự kiện

không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà-la-

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 49

môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở

đời. Phải bị chết, muốn khỏi chết, là một sự kiện

không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà-la-

môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở

đời. Phải bị hoại diệt, muốn khỏi hoại diệt, là một

sự kiện không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà

-la-môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở

đời. Phải bị tiêu diệt, muốn khỏi tiêu diệt, là một

sự kiện không thể có được bởi một Sa-môn hay Bà

-la-môn, bởi Ma hay Phạm thiên, hay bởi một ai ở

đời.

Với kẻ phàm phu không học, này các Tỷ-kheo,

phải bị già và già đến; khi già đến, kẻ ấy không

suy tư: ‘Không phải chỉ một mình ta

phải bị già và già đến, nhưng đối

với loài hữu tình, có đến, có đi, có

diệt, có sanh, tất cả loài hữu tình

đều phải bị già và già đến. Và nếu

phải bị già và khi già đến, ta lại sầu,

bi, than khóc, đập ngực, đi đến bất

tỉnh, thời ăn uống không làm ta ưa

thích, thân ta trở thành xấu xí; các

công việc không có xúc tiến; kẻ thù

sẽ hoan hỷ; bạn bè sẽ lo buồn’. Kẻ

ấy phải bị già, khi già đến, sầu, bi, than khóc, đập

ngực, đi đến bất tỉnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, với kẻ phàm phu,

không học phải bị bệnh và bệnh đến… phải bị chết

và chết đến… phải bị hoại diệt và hoại diệt đến…

phải bị tiêu diệt và tiêu diệt đến; khi tiêu diệt đến,

kẻ ấy không suy tư: ‘Không phải chỉ một mình ta

bị tiêu diệt và tiêu diệt đến, nhưng đối với các loài

hữu tình, có đến, có đi, có diệt, có sanh, tất cả loài

hữu tình đều phải bị tiêu diệt và tiêu diệt đến. Và

nếu phải bị tiêu diệt, và khi tiêu diệt đến, ta lại

sầu, bi, than khóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh, thời

ăn uống không làm ta ưa thích; thân ta trở thành

xấu xí; công việc không có xúc tiến, kẻ thù sẽ hoan

hỷ, bạn bè sẽ lo buồn’. Kẻ ấy phải bị tiêu diệt, khi

tiêu diệt đến, sầu, bi, than khóc, đập ngực, đi đến

bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ phàm phu

không học, bị mũi tên sầu muộn tẩm thuốc độc bắn

trúng, kẻ ấy tự làm mình ưu não.

Với vị Thánh đệ tử có học, này các Tỷ-kheo,

phải bị già và già đến; khi già đến, vị ấy suy tư

như sau: ‘Không phải chỉ một mình ta phải bị già

và già đến. Nhưng đối với các loài hữu tình, có

đến, có đi, có diệt, có sanh, tất cả các loài hữu

tình đều phải bị già, và già đến. Và nếu phải bị già

và già đến, ta lại sầu, bi, than khóc, đập ngực, đi

đến bất tỉnh, thời ăn uống không làm ta ưa thích,

thân ta trở thành xấu xí; các công việc không có

xúc tiến; kẻ thù sẽ hoan hỷ; bạn bè sẽ lo buồn’. Vị

ấy phải bị già, khi già đến, không sầu, không bi,

không than khóc, không đập ngực, không đi đến

bất tỉnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, với vị

Thánh đệ tử có học phải bị bệnh và

bệnh đến… phải bị chết và chết

đến… phải bị hoại diệt và hoại diệt

đến… phải bị tiêu diệt và tiêu diệt

đến; khi tiêu diệt đến, vị ấy suy tư

như sau: ‘Không phải chỉ một mình

ta phải bị tiêu diệt và tiêu diệt đến.

Nhưng đối với các loài hữu tình, có

đến, có đi, có diệt, có sanh, tất cả

các loài hữu tình đều phải bị tiêu

diệt và tiêu diệt đến. Và nếu phải bị tiêu diệt, và

khi tiêu diệt đến, ta lại sầu, bi, than khóc, đập

ngực, đi đến bất tỉnh, thời ăn uống không làm ta

ưa thích, thân ta trở thành xấu xí; các công việc

không có xúc tiến; kẻ thù sẽ hoan hỷ; bạn bè sẽ lo

buồn’. Vị ấy phải bị tiêu diệt, khi tiêu diệt đến,

không sầu, không bi, không than khóc, không đập

ngực, không đi đến bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Thánh đệ tử có

học, được nhổ lên là mũi tên sầu muộn có tẩm

thuốc độc mà kẻ phàm phu không học bị bắn

trúng, tự mình làm ưu não. Không sầu muộn,

không bị bắn tên, vị Thánh đệ tử làm cho chính

mình được hoàn toàn tịch tịnh”14.

Như vậy, kẻ vô văn phàm phu, do không có

cơ duyên học Phật, không trang bị cho mình một

tri kiến vững chắc về bản chất giới hạn và bất an

của hiện hữu, sống theo tập quán tham ái và chấp

thủ, tự để cho mình rơi vào lo âu sầu muộn khi đối

diện với thực tại sanh diệt biến hoại của cuộc đời.

Trái lại, vị đa văn Thánh đệ tử, nhờ nghe pháp giải

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 50

thoát của Phật, hiểu rõ tính chất hữu hạn và bất

toàn của sự kiện hiện hữu, chấp trì lối sống biết đủ

đối với mọi giới hạn của cuộc đời, tự giải thoát

mình khỏi lo âu sầu muộn khi đối mặt với hiện

thực bất như ý của hiện hữu.

Không sầu vì ngộ ra tính chất hư huyễn,

không thực, của sầu muộn

Một phương pháp thực tập khác nhanh chóng

xua tan cảm giác sầu muộn của con người là vận

dụng tâm định tĩnh nhìn thẳng vào hiện trạng sầu

muộn và nhận ra tính chất hư huyễn của nó. Đây

gọi là sống với tâm giải thoát ngay trong hiện tại,

tức quán sát hiện tượng sầu muộn đang xảy ra với

một tâm thức hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, thấy

rõ bản chất chuyển biến sanh diệt của sầu muộn,

không đồng hóa cảm giác sầu muộn là “ta” hay

“của ta”, tâm tư đạt đến tịch tĩnh, không có bóng

dáng sầu muộn. Nói cách khác, đó là tiếng nói của

tâm giải thoát, tuệ giải thoát được hiển lộ trên cơ

sở hành sâu Thiền định, chỉ (samatha) và quán

(vipassanà), với các hiện tượng thân, thọ, tâm,

pháp hay ngũ uẩn làm đối tượng quán sát. Khi

hành giả Niệm xứ tập trung nhìn sâu vào các hiện

pháp với tâm định tĩnh thì bấy giờ các pháp ấy

hiện rõ là các hiện tượng giả hợp, do nhân duyên

sanh, trống không, không thực thể, thay đổi, biến

hoại, không có gì đáng được xem là “ta” hay “của

ta”. Đây chính là sự thấy biết như thật

(yathàbhùtam pajànàti) đưa đến tâm giải thoát, tuệ

giải thoát, tức tuệ tri các pháp hay các hiện tượng

có mặt là hoàn toàn do nhân duyên, thường xuyên

thay đổi, không thực thể, không tồn tại măi, không

phải của mnh. Đạo Phật gọi phương pháp tu tập

như vậy là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh

cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu,

thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức thực

chứng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngộ ra có hiện

tượng sầu muộn xảy ra do nhân duyên nhưng

không có người sầu muộn.

Đáng chú ý rằng sầu muộn chỉ là một loại

cảm thọ phát sinh do duyên sự xúc chạm giữa các

căn và các trần. Đó là một dạng tâm thức khó chịu

khởi lên do sự cố này hay sự cố khác xảy ra gắn

liền với đời sống của con người15. Rõ ràng, không

ai muốn sầu muộn nhưng sầu muộn vẫn cứ xảy ra,

vì không ai tránh được các sự cố phiền toái già,

bệnh, chết của kiếp nhân sinh. Vấn đề là làm sao

thoát ly được sầu muộn ở trong một thế giới vốn

thuộc bản chất sầu muộn như thế. Ở đây, câu

chuyện Thế Tôn giáo giới cho gia chủ Nakulapità

và sự cắt nghĩa của Tôn giả Sàriputta về lời khẳng

định “thân có bệnh nhưng tâm không bệnh” của

đấng Giác ngộ cho chúng ta một chỉ dẫn quan

trọng về phương pháp thoát ly sầu muộn. Chuyện

kể như vầy:

Hôm ấy, gia chủ Nakulapità tuổi đã lớn đi đến

yết kiến Thế Tôn và thưa:

- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng

lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bệnh hoạn,

luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được

thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính.

Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho

con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy

cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu

dài.

- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy,

này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là

bệnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang

cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không

bệnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải

là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần

phải học tập như sau: ‘Dầu cho thân tôi có bệnh,

tâm sẽ không bị bệnh’. Như vậy, này Gia chủ, Gia

chủ cần phải học tập.

Rồi gia chủ Nakulapita sau khi hoan hỷ, tín

thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ

Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn

giả Sariputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sari-

putta rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Sariputta

nói với gia chủ Nakulapita đang ngồi một bên: …

- Thế nào, này Gia chủ, là thân bệnh và tâm

bệnh?

Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu

không thân cận các bậc Thánh, không thuần thục

pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc

Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không

thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập

pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã,

hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã,

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 51

hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: ‘Sắc là

ta, sắc là của ta’. Do bị ám ảnh: ;Sắc là ta, sắc là

của ta!’ nên khi sắc biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi

lên sầu, bi, khổ, ưu, não! Vị ấy quán thọ như là tự

ngã…

Vị ấy quán tưởng như là tự ngã… Vị ấy quán

các hành như là tự ngã… Vị ấy quán thức như là

tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở

trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám

ảnh: ‘Thức là ta, thức là của ta’. Do bị ám ảnh:

‘Thức là ta, thức là của ta!’ nên khi thức biến

hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

Như vậy, này Gia chủ, là thân có bệnh và tâm

có bệnh.

Thế nào, này Gia chủ, là thân có bệnh nhưng

tâm không có bệnh?

Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử

thân cận các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc

Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các

bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân

nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán

sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay

sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy

không bị ám ảnh: ‘Sắc là ta, sắc là của ta’. Do vị

ấy không bị ám ảnh: ‘Sắc là ta, sắc là của ta’ nên

khi sắc biến hoại, đổi khác, không khởi lên sầu, bi,

khổ, ưu, não!

Vị ấy không quán thọ như là tự ngã… Vị ấy

không quán tưởng như là tự ngã… Vị ấy không

quán các hành như là tự ngã… Vị ấy không quán

thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay

thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy

không bị ám ảnh: ‘Thức là ta, thức là của ta’. Do

vị ấy không bị ám ảnh: ‘Thức là ta, thức là của ta’

nên khi thức biến hoại, đổi khác, không khởi lên

sầu, bi, khổ, ưu, não.

Như vậy, này Gia chủ, là thân có bệnh, nhưng

tâm không có bệnh”16.

Lời giảng giải của Thánh giả Sàriputta cho

chúng ta một chứng cứ xác thực về phương pháp

thoát ly sầu muộn. Đó là tập trung nhìn vào ngũ

uẩn và thấy rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là duyên

sinh, vô ngã, không còn xem sắc, thọ, tưởng, hành,

thức là “ta” hay “của ta”. Khi sắc, thọ, tưởng,

hành, thức được thấy rõ là trống không, không

thực thể, không thuộc tự ngã thì những gì xảy ra

liên quan đến sắc, thọ, tưởng, hành, thức chỉ là các

hiện tượng hư huyễn, không thực thể, không phải

của mình. Sầu muộn là một loại cảm thọ thuộc ngũ

uẩn, do duyên sinh, chịu sự thay đổi, biến hoại,

không thực thể, vô ngã. Nó là một hiện tượng tâm

thức do duyên sinh và do duyên diệt, không phải

của ai, không dính dáng đến người nào. Thiếu hiểu

biết, thiếu tu tập mà rơi vào chấp trước sầu muộn,

cho rằng cảm thọ ấy là của mình tức là tự mời gọi

khổ đau. Có hiểu biết và có tu tập thì không chấp

trước sầu muộn, không xem cảm giác sầu muộn là

của mình tức là thoát ly khổ đau. Đó là thông điệp

giải thoát mà Thế Tôn đã đem đến cho thế gian

này, một thông điệp nói rõ có sự kiện sầu muộn

phát sinh do ngã chấp nhưng sầu muộn ấy sẽ chấm

dứt nhờ biết buông bỏ ngã tưởng. “Ở đây, không

sầu muộn”, tức có sự kiện sầu muộn xảy ra nhưng

không có người sầu muộn là thế.

_________

Chú thích:

1. Vinaya Pitakam, Vol. I, tr.15.

2. Kinh Lợi ích bất động, Trung bộ.

3. Tiểu kinh Khổ uẩn, kinh Màgandiya, Trung bộ.

4. Kinh Thành ấp, Tương ưng bộ.

5. Kinh Kakudha, Tương ưng bộ.

6. Kinh A-tu-la Pahàraha, Tăng chi bộ.

7. Kinh Pháp cú, kệ số 127.

8. Kinh Pháp cú, kệ số 117.

9. Kinh Pháp cú, kệ số 15.

10&12. Kinh Ác giới, Phá giới, Tăng chi bộ.

11&13. Kinh Hiền ngu, Trung bộ.

14. Kinh Sự kiện không thể có được, Tăng chi bộ.

15. Kinh Phân biệt sự thật, Trung bộ. Kinh Nakulapità,

16. Tương ưng bộ

Nguyên Nhã

Văn Hóa Phật Giáo

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 52

LTS: Phàm làm người, khó có ai chưa nắm

mà buông. Nhưng không phải thế mà ta học

nắm lấy nó rồi buông bỏ, việc đó tạo thành một

vòng luẩn quẩn của đời người.

Cái cốt là để lại, ở nơi mà chúng ta đi qua rất

ngắn ngủi đó điều gì. Không phải làm để ghi danh,

nhưng đó là sự tự nhiên đáng trân quý. Cho những

người cạnh ta, sau ta hiểu được, nhận lấy được để

cùng buông.

Tôi còn nhớ câu nói của thầy tôi, ông ấy làm

thợ đẽo cày. Từ một khúc gỗ to xù xì thành một

chiếc cày đẹp đẽ. Đó là

sự cố tình, nó xuất phát

từ ý thức con người.

Nhưng, từ ý thức đó để

hiểu ra chân lý rất…

chân phương: “Có gọt

bớt khúc gỗ mới thành

cày. Những mạt gỗ cũng

nhẹ nhàng hơn khi tách

ra từ khúc gỗ làm nên

chiếc cày. Cả hai đều nhẹ

nhàng”. Lúc đó, tôi còn nhỏ lắm. Cứ rối rắm khi

nghe câu nói này, lớn lên chút thầm nghĩ ra, giờ

mới thấm thía điều đó.

Mọi cái không thể tự nhiên, phải cần đến bàn

tay và khối óc của con người. Buông cũng thế, nó

cần có ý thức. Mà “lượng” ý thức này cũng như

mạt gỗ, nhỏ vừa đủ để nhẹ nhàng. Còn nếu quyết

tâm buông, lúc đó ta lại vướng nó vào lòng, càng

đục khoét thêm những gì ta muốn buông bỏ.

Buông bỏ là nhận lại. Và khi buông, ta nắm được

cái vô cùng quý giá, đó là sự nhẹ nhàng.

Nếu con người không có tình yêu, sẽ không

có sự bao dung và tha thứ. Và buông lúc này chỉ là

sự bất lực. Buông khi ta quá sức, hoặc giả không

đạt được nó nên buông tay cũng là điều chẳng nên

làm. Hãy nhớ, vốn dĩ ta chẳng có gì cả, không nên

mộng tưởng quá nhiều thứ: của cải, vật chất, tiền

tài. Và ngay cả tinh thần rồi nó sẽ mất đi, việc gì

phải lao đao lận đận đuổi bắt những thứ hư không

như thế.

Ai chịu quan sát, sẽ thấy rằng bài học này có

từ dòng sông, từ con nước chảy xuôi dòng. Cứ thế,

như nước chảy. Cứ sống như sông rồi sẽ qua

những ngày tháng rất nhẹ nhàng, êm ái. Thường

con người sẽ có hai khía cạnh nổi trội, hoặc là tạo

nên yêu thương cho nhau

hoặc là tạo nên sự thù

ghét. Cũng có thể có cả

hai trong một, yêu

thương và thù ghét. Vì

điều ấy, nó nằm giữa lằn

ranh giới rất mỏng

mảnh, sợi dây suy nghĩ

chỉ lệch hướng, hành

động con người chỉ cần

xê dịch là mọi thứ trở

nên hỗn độn.

Chúng ta có thể dựng xây toàn những yêu

thương? Đừng mơ tưởng điều ấy, nếu có yêu

thương thì sẽ có thù hận. Cái tốt luôn song hành

cùng cái xấu. Chỉ khi ta buông tất cả, cứ sống như

sông mới có được sự an lành.

Tôi còn nhớ cách đây hơn chục năm, yêu

thương đậm sâu và thù ghét, đến ngày sau nhìn lại

mới thấy rằng mình thực tình ngu dại. Giữ lấy là

cách làm đau chính mình, và có thể nó làm đau

những người xung quanh. Nhưng không giữ lấy thì

sợ mất, cái mà thực ra không là của ai cũng chẳng

phải là của mình nên con người cứ tạo ra một vòng

tròn tham vọng: có được tiền, được tình, cố chiếm

Hoàng Hải Lâm

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 53

hữu… rồi lại chấp nhận mất đi. Đó mới thực sự là

giây phút tột đỉnh đau thương của con người, sau

bao nhiêu cố gắng dựng xây, giành giật, chắt chiu,

chuẩn bị kỹ càng để đón lấy nhưng như cái chớp

mắt, mọi thứ chắc hẳn sẽ ra đi khi ta chưa chuẩn bị

được gì nhiều. Và hành trình đó, con người không

thôi hy vọng, nó le lói bên mình rồi bỗng chừng

vụt tắt, lặng im.

Tôi ví việc cha mẹ sinh con như việc đúc

tượng cho mình. Những đứa trẻ đáng yêu, những

người lớn chân thành, những người lớn hơn dối

gian, lọc lừa, thủ đoạn, những người già đầy tuyệt

vọng trên cõi mưu sinh… những ngày chẳng biết

mình sẽ về đâu khi sinh lực mỗi lúc một mất đi,

hơi thở cạn dần và bầu trời trước mắt đen lại. Thực

tình, từ khi con người mới sinh ra đã nhận biết

được dấu hiệu này, người ta hay gọi đó là “tiếng

khóc phản quang”, khi đứa bé vừa lọt lòng, tuột ra

khỏi chiếc tổ ấm áp, âm u là thế giới của ánh sáng

lạnh giá. Đứa trẻ chẳng phải tự nhiên thét lên, nó

đã nhận biết được sự bất an ở quanh mình.

Hãy dạy cho những bức tượng mình đúc ra

cuộc sống an nhiên mới là hạnh phúc. Còn mọi

thứ, đều là ảo ảnh. Đôi lúc lại bi kịch, thường

người giàu sống khổ và người thiếu tiền cũng sống

một cách nhọc nhằn. Chỉ những người sống an

nhiên mới có được hạnh phúc. Và lắm lúc, khối

người chẳng nhận ra điều này. Cho đến khi họ rơi

vào bi thảm của vòng xoáy được mất trong đời.

Buông là được an nhiên. Buông không phải là

điều ghê gớm, nó chẳng phải là tượng đài, chẳng

phải là cõi Niết-bàn hay một cái gì đó cao sang.

Nó rất giản đơn mà ai cũng có thể làm được. Bạn

hãy buông một lần rồi sẽ thấy, khi ta buông tức là

ta nắm được, cái sự vô cùng lớn lao nhưng lại nhỏ

bé, nó cứu ta thoát khỏi những nhọc nhằn. Ví như

sáng hôm nay, tôi đi qua chiếc cầu, lúc đó gặp gió

lớn, chiếc khăn choàng cổ chẳng may bị gió cuốn

xuống sông và trôi theo dòng nước. Chẳng cần vội

vàng chạy vớt nó, chẳng cần phải luyến tiếc mặc

dù mình phải bỏ tiền mới mua được chiếc khăn.

Cứ xem cái cầu là “khúc đời” thì chiếc khăn là thứ

chẳng còn duyên với ta nữa, ta phải trả, khi đi qua

cầu gặp gió, thế thôi.

Ví như chiều hôm nay, ta gặp một người, đầy

dẫy những thói hư tật xấu, chẳng cần phải lánh xa

họ, họ là con người. Và con người này không hẳn

hoàn toàn là dị biệt, họ vẫn có điều đáng trân trọng

mà ta chưa nhận ra. Nghĩ như thế cũng là buông

cho mình, buông cho người, đừng cố vận vào mình

cái mà người khác chưa chắc đã có.

Ví như ngày mai có ai đó làm ta tổn thương,

làm ta thù ghét… ta đừng vội vàng, hãy suy nghĩ

đến điều này: không ai muốn mình bị người khác

ghét bỏ cả, tất cả mọi người ai cũng muốn mình

được yêu thương…

Trên đời này có vô khối điều khiến ta tiếc

nuối. Không phải dửng dưng mà trong đầu ta tồn

tại điều đó, nó được xây đắp, nhìn thấy, lượm

lặt… trong một thời gian dài. Ta cố dành dụm

những cái chẳng bao giờ là của ta mà đánh mất cái

của ta đó là buông bỏ.

Đừng luyến tiếc, nó sẽ mất. Ngay chính bản

thân mình, khối vật chất giữ lấy vô cùng những

thứ có trong cuộc đời ta cũng chẳng giữ nổi. Một

khi, chẳng nắm tay lại được thì mọi thứ sẽ trôi đi.

Và con tim ngừng đập chính là lúc cánh cửa được

mở ra thật nhẹ nhàng, mọi thứ ắt hẳn sẽ trôi đi.

Đến phút chót điều này thật dễ hiểu, buông để

sống nhẹ nhàng.

Hoàng Hải Lâm

Caøng buoâng xaû

ta caøng thaáy nheï nhoõm vaø bình an

Caøng tích goùp

caøng lo laéng vaø meät moûi

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 54

Một buổi tối khuya, mấy nguời bạn đang chơi

vui trong một căn phòng. Một nguời bỗng hỏi:

“Được ngủ không?” Mấy nguời kia nhao nhao lên:

“Không được ngủ!” Đến thật khuya, sau khi cuộc

chơi tàn, tắt đèn rồi, trằn trọc mãi, một nguời gọi

người bạn kế bên: “Ngủ được không?” Người bạn

trả lời: “Không ngủ được!”

Căn bệnh mất ngủ hay khó ngủ là một căn

bệnh khó trị, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

cho người bệnh, nếu không có biện pháp chữa dứt

căn nguyên của bệnh. Không có thống kê về bao

nhiêu người bị bệnh khó ngủ, vì hầu

như bất cứ ai trong đời cũng không

nhiều thì ít đã trải qua những giai

đoạn khó ngủ.

Có ba cấp độ khó ngủ: bất ngờ và

ngắn ngủi (transient), nặng nhưng

ngắn hạn (acute but short term), kịch

liệt và lâu dài (chronic). Trong cấp độ

kịch liệt và lâu dài, có nhiều trường

hợp dẫn đến tử vong. Theo một cuộc

khảo sát với 288 người thuộc một gia

đình ở Ý, qua 6 thế hệ, có 29 người bị bệnh mất

ngủ dẫn đến cái chết. Trong 6 tháng đầu tiên, bệnh

nhân cảm thấy khó ngủ, rồi ngủ không được luôn.

Khoảng nửa năm sau, gặp những cơn khủng

hoảng, căng thẳng, bồn chồn liên tục. Cũng

khoảng nửa năm nữa, người bệnh liệt nhược, héo

rũ đi rồi chết. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là

do sự biến dạng của “gene” (sắc thể di truyền), và

chỉ có thể chữa trị bằng cách sửa đổi “gene”, điều

mà khoa học vẫn còn đang lúng túng. Trên toàn

thế giới có 28 gia đình có di truyền về bệnh này,

tuy nhiên không phải người nào trong giòng họ

đều mắc bệnh, chỉ một vài kẻ kém may mắn mới

có triệu chứng bệnh. Cũng có một hai trường hợp

hiếm có là có người không ngủ cả chục năm, vẫn

sống bình thường. Tuy nhiên, đây là trường hợp

đặc biệt, thông thường, nếu không ngủ được sẽ

mau già, mất trí nhớ, và có thể chết sớm nếu

không bị bệnh về thần kinh. Trong một cuộc thí

nghiệm cách đây không lâu, một nhóm 10 thanh

niên 20 tuổi ngủ rất ít trong khoảng một tháng.

Sau đó, được đưa đi thử nghiệm các chức năng cơ

thể, thì khám phá thấy toàn bộ sinh hoạt thần kinh,

tim mạch, tiêu hóa... đều có các vấn nạn của tuổi

60!

Các nguyên nhân hay gây ra sự khó ngủ: bị

kích thích, căng thẳng vì một sự kiện nào trong

ngày; bồn chồn chờ đợi một chuyện gì sắp đến;

gặp khó khăn trong việc làm; tài chánh eo hẹp

hoặc bị thúc nợ; không thỏa mãn về tình dục; đau

nhức trong cơ thể; ảnh huởng của sự

tắt kinh hay là thời kỳ tiền mãn kinh;

và một số thực phẩm làm nặng bụng.

Một khi mắc bệnh khó ngủ, người

bệnh thường tìm đến một trong bốn

phương cách sau đây (hoặc cả bốn

phuơng pháp một lúc): uống thuốc

Tây, châm cứu, kiêng khem, và

dùng thuốc Nam. Phương pháp thứ

nhất, dễ nhất và nhanh nhất, nhưng

lại có thể làm cho nguời bệnh bị

“ghiền” (addicted). Mới đầu thì nửa viên một

ngày, sau một thời gian, có thể phải tăng lên thành

một viên... Châm cứu làm cho nguời bệnh ngủ liền

tức khắc, nhưng ngày hôm sau, lại cần đến châm

cứu nữa. Kiêng khem có tác dụng bất thường,

chưa chắc kiêng ăn đã đem lại giấc ngủ. Thuốc

Nam cũng có tác dụng tốt, nhưng cũng phải uống

nhiều lần, và cũng có thể bị ghiền. Ngoài ra,

không ai biết những tác dụng phụ của thuốc Nam

ảnh hưởng đến tim mạch, thận, sinh hoạt tình dục,

… như thế nào.

Ở một vài địa phương, nguời ta dùng một số

loại dược thảo đặc biệt để trị bệnh mất ngủ. Người

Polynesian dùng rễ chính của loại cây Kava Kava

(hay Kawa), một loại cây xanh mọc thành bụi,

giòng họ của Ớt. Một số nuớc Âu Châu dùng rễ

cây Valerian, hoặc hoa cái của cây Hops là một

loại cây dại mọc ven đường.

TAÄP THIEÀN TRÒ BEÄNH MAÁT NGUÛ

Chu Taát Tieán

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 55

Với chúng ta, những người không muốn uống

thuốc, sợ châm cứu, ngán thuốc Nam, có thể áp

dụng những phuơng cách như: tránh uống ruợu, cữ

cà phê, trà, không ăn nhiều vào buổi tối, tập thể

dục vào buổi chiều, và không bao giờ mang việc

làm ở Sở vào phòng ngủ. Hơn nữa, người khó ngủ

có thể uống một ly sữa ấm hoặc một ly sữa mật

ong, tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Một cách đơn

giản hơn là nếu nằm hoài mà không ngủ được, thì

bỏ luôn cái giường ấy, bỏ không gian ấy mà sang

phòng khác, giường khác, may ra có thể ngủ đuợc,

vì đôi khi có người cảm thấy “chán” cái không khí

lẩn quẩn của cái phòng ngủ của chính mình mà

ngủ không được.

Nhưng trên hết, một phương pháp đơn giản

nhất, hiệu nghiệm nhất, lâu dài nhất, không những

đem lại một giấc ngủ thoải mái mà còn giải thoát

được mọi buồn sầu, lo lắng, tăng cường sức mạnh

tinh thần, thêm thông minh, bổ dưỡng sức khỏe

thể chất, chống lại sự lão hóa quá nhanh... là Ngủ

Thiền.

“Thiền” là một phương pháp tập trung tư

tưởng, tạo sức khỏe tinh thần. Mục đích của Ngủ

Thiền là làm cho khí lực, tinh thần hợp nhất, tạo

thêm nghị lực để gạt bỏ mọi phiền muộn, lo lắng,

chú trọng vào cái Tâm của chính mình, nhu cầu

thực tế và cấp thiết của mình là Ngủ.

1- Chuẩn bị tư tưởng: Phải tâm niệm hai điều:

Thứ nhất: Giường là chỗ để Ngủ và để Yêu đương,

không phải là chỗ để làm việc. Thứ hai: Ta lên

giường để Ngủ Thiền, và nhất định sẽ ngủ được.

NHẤT ĐỊNH NGỦ, NGỦ, NGỦ!

2- Chuẩn bị thể xác: Nằm thẳng (không gối),

hai tay để xuôi theo thân mình, bàn tay để sấp

(hoặc ngửa) xuống mặt giường (mới ngủ không

gối sẽ thấy khó chịu, nhưng dần sẽ quen đi). Khi

nằm không gối, vị trí đầu ngang với cơ thể, nên

máu lưu thông từ tim lên đầu thoải mái, không tạo

ra áp suất cao trong máu. Nếu gối cao, da cổ phía

sau bị kéo căng, bắp thịt cổ phải làm việc, không

được nghỉ ngơi, trong khi máu phải chạy ngược

lên, sẽ có một chút thay đổi về huyết áp.

- Bắt đầu nhắm mắt, làm “nóng khí huyết”

bằng cách hít thở thật chậm. Hít vào từ từ bằng

mũi, rồi thở ra thật chậm cũng bằng mũi. Theo dõi

hơi thở của mình khi đi qua mũi. Khi thở hết ra,

đếm “Một!”, rồi tiếp tục đợt thở khác, đếm tiếp tục

cho đến “Muời.”

Cứ nằm Thiền như vậy, chỉ chừng 15 phút là

những người có tiền sử mất ngủ từ nhiều năm đã

bắt đầu… ngáy to.

Trường hợp làm đầy đủ như vậy rồi mà vẫn

không ngủ được thì phải nhớ lại xem khi mình hít

thở có tập trung tư tưởng đủ chưa? Có theo dõi hơi

thở từ lúc vào đến lúc ra không? Có nén hơi

không? Người tập lâu có thể nén hơi đến một phút.

Hy vọng bài viết ngắn ngủi này sẽ đem lại cho

quý vị những giờ phút ngủ thoải mái, tinh thần

minh mẫn, làm việc hoài không biết mệt và...

Hạnh Phúc.

CHU TẤT TIẾN

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 56

LTS: - Tiếng chổi xào xạc chen nhau đánh

thức một ngày mới. Năm nào cũng vậy, hạ

trường dành phần tảo sái, tri viên (quét dọn,

làm vườn) cho các cụ cao niên vừa tham gia

chấp tác vừa có thể vận động cơ thể, hít thở

không khí trong lành của buổi sớm…

Nhìn những chuyển động nhiệm mầu mà buổi

sáng vội vã đánh rơi, tôi thấy

hạnh phúc thật dung dị. Chỉ

cần chậm lại, ngồi yên một

chút thôi ta có thể hít căng

một bầu bình yên cho cả

ngày mới.

Có đến bốn sư anh lần

lượt đi ngang, hỏi cùng một

câu: Làm gì ngồi một mình,

buồn vậy? Thả câu hỏi lửng

lơ mà chẳng cần câu trả lời,

bởi các sư anh còn bận với

nhiệm vụ của mình. Định hỏi

ngược lại các sư anh: Vậy ai ngồi một mình cũng

là đang buồn ư?

Và dường như tôi cũng từng hỏi câu này khi

đi ngang ai đó đang một mình, dù chẳng biết cõi

lòng họ đang thênh thang hoan hỷ hay gặm nhấm

nỗi buồn nào đó. Và lúc này tôi cũng một mình

nhưng hình như không hẳn một mình. Tôi đang

bận chạy theo mấy chú chim đang râm ran hót

chào nhau trên mái chùa, đang chạy theo mấy nụ

cười ấm áp của các cụ tay đong đưa nhịp chổi quét

sân và miệng cười kể cho nhau nghe điều gì đó

dường như bình an lắm.

Ngồi một mình, tôi tận hưởng cái bình yên

hạnh phúc theo cách của mình. Ngồi một mình mà

tâm bình yên, mà lòng hạnh phúc! Tận hưởng một

buổi sáng trọn vẹn, kẻo nắng lên mình lại vội chạy

theo guồng quay của công việc, rồi hối hả hòa vào

đám đông cười chung, ăn chung, nói chung mà

chẳng thấy gì đọng lại… như cách mà chúng ta đã

và đang sống phí mỗi ngày.

“Này các Tỷ-kheo! Được xem là trẻ con trong

giới luật của bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ

cả răng” (Kinh Tăng chi bộ - phẩm Chánh giác).

Dường như chúng ta mãi là những đứa trẻ nên toe

toét cười mới gọi là vui.

Khi sự an bình và niềm vui lớn tràn trề trong

tâm thì chỉ nụ cười nhẹ cũng đủ để thấy cả bầu trời

an yên, chỉ ngồi một mình

nhưng là cả một không gian

hạnh phúc. Đừng lo sợ một

mình khi tâm đã đủ vững

chãi!

Một hồi chuông vừa đổ,

tiếng í ới gọi nhau vào ăn

sáng, lại thêm một niềm vui

cho cái bụng đói, mới thấy

hạnh phúc quanh mình đầy

ắp mà ta cứ lang thang.

Đừng chờ đợi đến ngày mai,

khi còn lại những ngày ít ỏi

mới về thu dọn lại cuộc đời chuẩn bị cho chuyến

đi lớn, lúc đó lục lọi tìm mãi những mảnh hạnh

phúc cũng xếp không đầy một góc nhỏ của hành

trang. Cứ chờ đợi một hạnh phúc khác, ở một nơi

khác, sao không phải là bây giờ và ở đây!

Chơn Khánh

Chơn Khánh

Góp nhặt bình an - Ảnh minh họa

Vu Lan

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 57

Nguồn Đạo số 108 —Vu Lan 2019 (PL 2563) Trang 58

Buddhist Congregational Church of America

NGUOÀN ÑAÏO

NGUON DAO MAGAZINE

CHUØA GIAÙC HOAØNG

5401 16st. N.W. Washington, D.C. 20011

Ñieän Thoaïi: (202) 829-2423