23
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THHIÊN NGÔN NGKCHUYN TRONG TRUYN NGN CA NGUYN KHI VÀ NGUYN MINH CHÂU Chuyên ngành: Lý lun ngôn ngMã s: 62. 22. 01. 01 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ NGÔN NGHC HÀ NI - 2007

NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16598/1/V_L2_01057.pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ HIÊN

NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN KHẢI VÀ NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62. 22. 01. 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2007

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các ngữ liệu nêu trong luận án là xác

thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.

Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Thị Hiên

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

1.1. Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương. Từ một hệ thống tín hiệu giao

tiếp cộng đồng cơ bản, qua sự sáng tạo của người nghệ sỹ, nó trở nên sinh sắc, giàu

cảm xúc và chứa đựng giá trị thẩm mĩ. Có nhiều ngành khoa học nghiên cứu hiện

tượng này: Phong cách học, Thi pháp học, Ngữ dụng học. Từ góc độ thi pháp,

chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của

Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối quan hệ với điểm nhìn trần thuật và

các phương thức tự sự.

1.2. Truyện ngắn là một thể loại của văn xuôi nghệ thuật, với những đặc

trưng “nghề nghiệp” riêng thì mối liên hệ giữa ngôn ngữ kể chuyện với việc xử lý

điểm nhìn trần thuật và việc lựa chọn phương thức tự sự là rất rõ rệt. Mặt khác, với

thế mạnh của một hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng lại có sức khái quát lớn, truyện

ngắn luôn là một thể loại chủ công trong việc khám phá và cải tạo hiện thực cuộc

sống. Giai đoạn 1955 -1975, trước những biến cố trọng đại của lịch sử, truyện ngắn

đã góp phần đắc lực vào việc cổ vũ động viên cho sự nghiệp cách mạng của dân

tộc đi đến thắng lợi. Nhưng cũng chính vì cái hoàn cảnh đặc biệt đất nước có chiến

tranh, nên ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn giai đoạn này cũng mang

những đặc trưng riêng.

1.3. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử đất nước mở sang trang

mới: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Một

hiện thực mới đa dạng, biến động và đầy phức tạp đã được mở ra ở khắp đất nước.

Hiện thực đó đòi hỏi các nhà văn phải hình thành cho được một thứ chất liệu ngôn

ngữ mới để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống của con người và xã hội.

1.4. Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn của Văn học

cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của hai ông gắn liền với sự nghiệp

đấu tranh cách mạng của dân tộc. Giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Khải và Nguyễn

Minh Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của những nhà văn - chiến sỹ. Sau

1975, văn học Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới, bằng sự “dũng cảm

điềm đạm” của mình, hai ông đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự đổi mới bằng

hàng loạt những truyện ngắn đặc sắc. Tìm hiểu truyện ngắn của hai nhà văn này,

chúng ta sẽ thấy rõ những đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện trong mối quan hệ với

các vấn đề về giọng điệu, về việc sử dụng các điểm nhìn trần thuật và sự lựa chọn

các hình thức tự sự.

1.5. Do đạt được những thành tựu lớn trong sáng tác ở cả phương diện nội dung

và nghệ thuật, một số truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được chọn

đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ kể

chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu”, trước hết

chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét xác đáng về đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện của hai

ông. Ngoài ra, đề tài còn bổ sung vào việc phân tích các tác phẩm văn xuôi của hai ông

trong chương trình phổ thông một hướng tiếp cận mới từ góc độ ngôn ngữ, giúp cho

việc đọc hiểu văn bản (một khâu quan trọng trong việc phân tích tác phẩm trong nhà

trường) đạt hiệu quả cao.

2. Tổng quan tài liệu

2.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ kể chuyện

Trên thế giới, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học đã được rất

nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ học và Thi

pháp học, Jakobson Roman đã nêu sáu chức năng cơ bản của giao tiếp ngôn ngữ.

Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến chức năng thơ của ngôn ngữ. Theo ông, chức năng

thơ của ngôn ngữ là sự định hướng của thông báo vào bản thân nó, sự tập trung chú ý

vào thông báo vì chính bản thân nó [35,Tr.144]. Theo Iu. M. Lotman trong: Cấu trúc

văn bản nghệ thuật ngôn từ (1970)[80], thì ngôn ngữ nghệ thuật đã được nghiên cứu

trong mối quan hệ với nhiều vấn đề: điểm nhìn, không gian nghệ thuật, nghệ thuật

ngôn từ với tư cách là kí hiệu ngôn ngữ…. Đặc biệt, bằng việc phân tích một số đoạn

thơ trong tiểu thuyết Evgenhi Onhegin của Puskin, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những

cấu trúc phức tạp của điểm nhìn làm xuất hiện những ngôn từ đa thanh, đa nghĩa.

Trong Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại [123], T.Todorov cho rằng, khi nghiên

cứu nguyên lý đối thoại của Mikhail Bakhtin phải đặt trong sự kết hợp của hai sự thật:

Tư tưởng của Mikhail Bakhtin hấp dẫn phong phú nhưng cũng rất phức tạp và khó

khăn trong việc tiếp cận nó. Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học

phải được gián tiếp đặt trong mối quan hệ với thể loại. Bản chất của ngôn từ trong

văn xuôi nghệ thuật với đặc trưng riêng của thể loại đã được M.Bakhtin và Käte

Hamburger dày công nghiên cứu [7, 8, 47]. Còn trong Cá tính sáng tạo của nhà văn

và sự phát triển của văn học, M.Khrapchenco cũng đưa ra những quan điểm quan

trọng về ngôn ngữ nghệ thuật [59].

Ở Việt Nam, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 [19], khi nghiên cứu

về Ngữ dụng học, vấn đề điểm nhìn cũng đã được Đỗ Hữu Châu đề cập đến. Đặc

biệt, trong đó tác giả đưa ra những kiến giải quan trọng về ngôn ngữ được sử dụng

trong giao tiếp. Đó là những kiến thức rất quan trọng để chúng tôi soi chiếu vào

việc tìm hiểu các tác phẩm cụ thể trong luận án. Còn Nguyễn Đức Dân với Logic

và Tiếng việt [24], thì ngôn ngữ kể chuyện và điểm nhìn được nghiên cứu như là

những yếu tố trong giao tiếp nói năng. Vấn đề đó tiếp tục được nghiên cứu gắn liền

với sáng tác văn chương hơn trong các công trình của Đặng Anh Đào với Đổi mới

tiểu thuyết phương Tây hiện đại [29], Trần Đình Sử với Giáo trình dẫn luận thi

pháp học [98] và Nguyễn Thái Hòa với Những vấn đề thi pháp của truyện [61].

Trong những công trình đó, thì cả điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện được nghiên

cứu như những yếu tố của thi pháp. Nguyễn Lai trong Ngôn ngữ với sáng tạo và

tiếp nhận văn học, bằng việc tìm hiểu bản chất hệ thống và bản chất tín hiệu của

ngôn ngữ, đã chỉ ra mối quan hệ rất linh hoạt giữa nội dung và hình thức của ngôn

ngữ và ông cho rằng:”mã hình tượng là một loại tín hiệu lấy mã ngôn ngữ làm tiền

đề, nhưng nó không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ” [76,Tr.107].

Một trong những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn là ngắn gọn và hàm

súc. Đặc điểm đó giúp cho truyện ngắn luôn bám sát và nhạy bén trước mọi đổi thay

của đất nước. Thực tế phát triển và những thành tựu to lớn mà truyện ngắn đạt được,

đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu

và điểm nhìn trong truyện ngắn [4,12, 99,107]…

Trong “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học” [34],

bằng việc coi tác phẩm văn học như những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Hữu Đạt

đã chiếu một cái nhìn mới vào những tác phẩm văn học của một thời đã qua và làm

phát ra ở chúng những ánh sáng khác lạ. Hướng khai thác của tác giả đã là một gợi

ý rất bổ ích cho chúng tôi.

Đặc biệt, Hội nghị Tự sự học tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2003 đã tập hợp

được rất nhiều bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu thể hiện những biện giải xác

đáng, có liên quan đến lĩnh vực điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện trong văn xuôi

nghệ thuật. Đáng chú ý là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến với “Kể lại nội dung và

viết nội dung” [54], Nguyễn Thái Hòa với “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm

nhìn nghệ thuật trong truyện” [62], Đỗ Hải Phong với “Vấn đề người kể chuyện

trong thi pháp tự sự hiện đại”[90], Trần Đình Sử với “Về mô hình tự sự Truyện

Kiều”[102], Nguyễn Hoài Thanh với “Sự độc đáo trong lối thuật kể của “Ông vua

phóng sự” Vũ Trọng Phụng”[105], Đặng Anh Đào với “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở

Việt Nam- một vài hiện tượng đáng lưu ý “[30].

2.2. Những công trình nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Khải và

Nguyễn Minh Châu.

Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn, sáng tác của hai ông

không những đã đề cập đến cả một mảng hiện thực lớn gồm công cuộc cách mạng xã

hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở Miền Nam mà còn vắt

sang cả thời kì sau chiến tranh và công cuộc đổi mới đất nước. Gắn liền với nhiệm vụ

cách mạng của từng giai đoạn, sáng tác của hai ông mang cả những dấu ấn riêng của

thời đại. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về sáng tác của hai ông có số lượng rất

lớn và cũng chia ra làm hai thời kì rõ rệt:

• Thời kỳ trước năm 1975

Thời kì này giới phê bình nghiên cứu chủ yếu đi vào nhận xét đánh giá các

truyện ngắn của hai nhà văn ở phương diện nội dung xã hội. Những thành công của

Nguyễn Khải ở “Mùa lạc”, “Hãy đi xa hơn nữa”,” Tầm nhìn xa”, “Người trở

về”...và của Nguyễn Minh Châu với “Mảnh trăng cuối rừng”, “Những vùng trời

khác nhau”,”Nguồn suối”... đã thu hút rất nhiều bài viết, nhưng tựu trung lại thì

các tác phẩm đó đều được đánh giá ở khía cạnh phản ánh được cuộc sống mới, con

người mới, phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng. Trong số rất nhiều công

trình nghiên cứu về hai tác gia, các công trình của các nhà phê bình Nguyễn Đăng

Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức là tương đối sâu sắc và triệt để. Các nhà phê

bình đã đánh giá cao những đóng góp to lớn của hai nhà văn trong sự nghiệp chung

của dân tộc và cũng mạnh dạn chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, những dấu vết của

thời đại còn để lại trong tác phẩm của họ giai đoạn trước 1975 [61,83, 87].

• Thời kì sau năm 1975

Trong buổi giao thời, trên văn đàn văn học nước nhà, Nguyễn Khải và Nguyễn

Minh Châu là hai trong số ít nhà văn đã sớm có những tác phẩm thể hiện sự đổi mới tư duy

nghệ thuật trong sáng tác của mình. Sự đổi mới ấy lúc đầu còn là dò dẫm thử nghiệm, kịp

đến khi có nghị quyết của Đảng về vấn đề đổi mới trong văn chương thì điều đó đã được

khẳng định vững chắc. Những sáng tác mang gương mặt mới ấy lập tức đã châm ngòi cho

hàng loạt những hội thảo, những công trình nghiên cứu. Những vấn đề được các tác giả tập

trung, chú ý phân tích, mổ xẻ đánh giá cũng đa diện, đa chiều hơn. Bên cạnh những “bậc

tiền bối” như Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, những người đã chứng

kiến và dõi theo từng bước chân của hai nhà văn từ lúc mới vào nghề, thì lớp trẻ cũng tỏ ra

rất sắc sảo với những phát hiện mới mẻ. Bích Thu với “Giọng điệu trần thuật trong truyện

ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay”. Nguyễn Thị Bình với “Nguyễn Khải và tư

duy tiểu thuyết”,Trần Thanh Phương trong “Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi”, Lê

Thị Hồ Quang với “Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải”, Nguyễn Thu Tuyết

với một chùm bài viết nhỏ về Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châu - tài năng và tấm

lòng”, “Một vài kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” và “Nguyễn

Minh Châu với nghệ thuật xây dựng truyện ngắn”, Trần Đình Sử lại quan tâm đến phong

cách trần thuật với “Bến quê, một phong cách trần thuật giầu chất triết lí”. Nguyễn Tri

Nguyên thì lại nhận ra “Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

sau năm 1975”, còn Đỗ Đức Hiểu lại nhìn thấy Nét nhoè rất ấn tượng trong “Phiên chợ

Giát” - văn bản đa thanh cuối đời.

2.3. Một số bài viết của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu về những đổi

mới trong sáng tác của mình

Một điều thú vị là bản thân hai nhà văn cũng có những bài viết về chính

những sáng tác của mình. Tiêu biểu là Nguyễn Khải với Chuyện nghề và các bài

đăng trên các báo Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị..., Nguyễn Minh Châu với những trăn

trở trên Trang giấy trước đèn... Đó thực sự là những dòng tâm bút, ở đó, các nhà

văn đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại những cái được và cái chưa được, cũng

như phần nào cắt nghĩa những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những cái

còn non yếu trong sáng tác của mình. Chính từ những lời “Tâm bút” ấy mà chúng

tôi đã có những con đường ngắn thâm nhập vào tác phẩm của hai ông.

Những năm gần đây, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu nghiêm túc,

dài hơi về tác phẩm của hai nhà văn, đó là những luận án tiến sĩ. Về Nguyễn Khải

thì có Nguyễn Thị Tuyết Nga, Đào Thuỷ Nguyên, về Nguyễn Minh Châu thì có

luận án của Tôn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết... Với cái nhìn lịch đại, cùng với

các hiểu biết từ công cuộc đổi mới trên mọi mặt của cuộc sống không loại trừ sự

đổi mới của hai nhà văn Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu, các tác giả đã chỉ ra

sự vận động trong những sáng tác của hai ông trong văn xuôi đương đại.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu có liên quan đến điểm nhìn, giọng

điệu và ngôn ngữ kể chuyện đều được đề cập đến ở những mức độ đậm nhạt khác

nhau. Tuy nhiên, việc đặt thành mục tiêu khảo sát ngôn ngữ kể chuyện trong mối

quan hệ với điểm nhìn, giọng điệu trong mỗi tác phẩm thì còn mờ nhạt. Đặc biệt,

đối với các sáng tác của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu đặt trong hoàn cảnh

cụ thể của Việt Nam từ 1955 đến nay thì mối quan hệ đó là rất rõ rệt. Điều đó đã

kích thích chúng tôi đi vào đề tài.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện trong

truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối liên hệ với điểm

nhìn trần thuật, phương pháp tự sự và giọng điệu của tác phẩm ở cả hai giai đoạn

sáng tác trước 1975 và sau 1975. Từ đó, luận án đóng góp cứ liệu để làm nổi bật

phong cách ngôn ngữ của hai nhà văn này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết về điểm nhìn, hội thoại, tự sự, thoại dẫn để tìm hiểu ngôn ngữ

kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu.

Cụ thể là:

3.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của Nguyễn

Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn toàn tri và cách tự sự kể lại

nội dung.

3.2.2. Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của Nguyễn

Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn của người kể chuyện không

biết hết và cách tự sự viết nội dung.

3.2.3. Trên cơ sở đó, khẳng định được sự đổi mới tư duy nghệ thuật của hai

tác giả trong thể loại truyện ngắn, đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ.

3.3. Phạm vi khảo sát

- Các tuyển tập truyện ngắn của hai tác giả ở hai giai đoạn sáng tác trước và

sau năm 1975. Trong đó, 54 truyện ngắn đã được chúng tôi sử dụng ngữ liệu để

nghiên cứu.

- Tham khảo thêm một số tác phẩm thuộc thể loại khác của hai tác giả (tạp

văn, tiểu thuyết, phóng sự, tiểu luận, phê bình).

- Một số truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu khác trong cả hai giai đoạn để

so sánh.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích ngữ dụng

Tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải và

Nguyễn Minh Châu, trước hết phải xác định nó là một phương tiện nghệ thuật của

một hệ thống giao tiếp nghệ thuật. Trong đó, đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện của

từng tác giả sẽ được thể hiện rõ nhất ở những tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định

lời nói, hàm ngôn ngôn ngữ, hàm ngôn lời nói. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các thao

tác của ngữ dụng:

+ Liên hội các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+ Suy ý từ tiền giả định đến biểu đạt.

+ Lựa chọn những yếu tố quan yếu.

Vận dụng các thao tác trên vào việc nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của từng tác

giả trong chương 2 và chương 3, nhằm rút ra những nhận xét về tính năng động hội

thoại, về hiệu quả thông tin trong ngôn ngữ kể chuyện của mỗi tác giả.

4.2. Phương pháp phân tích tu từ

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ hiệu quả nghệ thuật của

việc sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật, các phương thức tự sự, rút ra

đặc trưng của ngôn ngữ kể chuyện của từng tác giả. Cụ thể là:

+ So sánh đối chiếu ngôn ngữ kể chuyện của cùng một tác giả trong hai

giai đoạn sáng tác, hoặc giữa hai tác giả.

+ Xây dựng giả định: Xây dựng cấu trúc giả định của câu văn, đoạn văn

bằng việc giữ nguyên ngữ cảnh, chỉ ra giá trị thẩm mỹ của văn bản gốc.

+ Thay thế, cải biến: Áp dụng các biện pháp lược bỏ, thay thế hoặc bổ

sung, nhằm khẳng định hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố ngôn ngữ.

Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng các thao tác của phương

pháp thống kê và phương pháp hệ thống.

- Sử dụng các thao tác của phương pháp thống kê nhằm:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ Duy Anh (chủ biên) (1999), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, NXB Thanh

niên.

2. Vũ Tuấn Anh (1995), "Đổi mới văn học vì sự phát triển", Tạp chí Văn học

(9), Tr. 32 -34.

3. Lại Nguyên Ân (1980), "Mấy vấn đề về thể loại sử thi trong văn học hiện đại",

Tạp chí Văn học (1), Tr. 26 - 28.

4. Lại Nguyên Ân (1980), "Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua", Tạp chí

Văn học (1), Tr. 14 -21.

5. Lại Nguyên Ân (2004), “Về việc mở ra môn Trần thuật học trong ngành nghiên

cứu văn học ở Việt Nam”, Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, Tr.146.

6. Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử (2004), "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay

ngổn ngang bề bộn", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Tr. 75-85, NXB

GD, Hà Nội.

7. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại

Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), NXB GD, Hà Nội.

8. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB

Hội Nhà văn, Hà Nội.

9. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB

GD, Hà Nội.

10. Diệp Quang Ban (2004), "Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch

lạc trong truyện", Tự sự học, Tr. 71- 85, NXB ĐHSP, Hà Nội.

11. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn

học ( 9), Tr. 73.

12. Nguyên Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau

1975, khảo sát trên nét lớn, Luận án Tiến sỹ ngữ văn, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Bình (2004), "Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành

công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975", Tự sự học, Tr.351-367, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Bình (2004), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Nguyễn Khải về

tác gia và tác phẩm, Tr. 133 - 142, NXB GD, Hà Nội.

15. Nguyễn Huy Cẩn (2002), "Về phương hướng nghiên cứu giao tiếp trong tâm lý -

Ngôn ngữ học", Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp, Tr. 259 - 276, Trung tâm Khoa học

XHNV Quốc gia, Viện Thông tin KHXH.

16. Lê Nguyên Cẩn (2004), "Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học

phương Tây thế kỷ XVIII", Tự sự học, Tr. 429 - 445, NXB ĐHSP, Hà Nội.

17. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội.

18. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà

Nội.

19. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2, NXB GD, Hà Nội.

20. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), NXB GD.

21. Nguyễn Văn Chính (2000), Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành

thông báo - phát ngôn, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Hà Nội.

22. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, NXB ĐH và GD chuyên nghiệp, Hà Nội.

23. Phạm Vĩnh Cư (2004), "Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu", Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 296 - 299,

NXB GD, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.

25. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB GD, Hà Nội.

26. Trương Dĩnh (2004), "Tiếp nhận sự kiện trong văn tự sự như một tín hiệu tạo

nghĩa", Tự sự học, Tr. 126 - 133, NXB ĐHSP, Hà Nội.

27. Trần Trí Dõi (1997), Một vài vấn đề về lịch sử tiếng Việt, Trường Đại học Khoa

học XHNV (ĐHQG Hà Nội) , Hà Nội.

28. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, NXB Văn hoá thông tin,

Hà Nội.

29. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB GD,

Hà Nội.

30. Đặng Anh Đào (2004), "Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - Một vài

hiện tượng đáng lưu ý", Tự sự học, Tr. 170 - 184, NXB ĐHSP, Hà Nội.

31. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB GD, Hà Nội.

32. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở Tiếng Việt, NXB GD,

Hà Nội.

33. Hữu Đạt (2000), Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hoá

thông tin, Hà Nội.

34. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học,

NXB Hà Nội.

35. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học và Trung

tâm Nghiên cứu quốc học, TP. Hồ Chí Minh.

36. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng

Việt), Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Đại học KHXH & NV, Hà Nội.

37. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt từ loại, NXB Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội..

38. Hà Minh Đức (2004), "Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu", Nguyễn

Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 59 - 64, NXB GD, Hà Nội.

39. I. R. Galperin (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ học

(Hoàng Lộc dịch), NXB KHXH, Hà Nội.

40. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận

Ngôn ngữ học, NXB GD, Hà Nội.

41. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.

42. Nguyễn Thiện Giáp (2002), "Ngữ cảnh và ý nghĩa trong giao tiếp ngôn ngữ",

Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp, Tr. 278 - 291, Trung tâm Khoa học XHNV Quốc

gia, Viện Thông tin KHXH.

43. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB

ĐHQG, Hà Nội.

44. Nguyễn Thiện Giáp (2006), “Nguyễn Tài Cẩn với việc nghiên cứu ngôn ngữ văn

học”, Những vấn đề Ngôn ngữ học, NXB ĐHQG, Hà Nội, Tr.159-180.

45. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2006), Lược sử Việt ngữ học, tập hai, NXB GD,

Hà Nội.

46. Mak Halliday (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch),

NXB ĐHQG, Hà Nội.

47. Käte Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch,

Trần Ngọc Vương dịch), NXB ĐHQG, Hà Nội.

48. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1995), Từ điển từ láy Tiếng Việt, NXB GD,

Hà Nội.

49. Đặng Thị Hạnh (2004), "Vài khía cạnh về kỹ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tây

Âu đầu thế kỷ XX", Tự sự học, Tr. 502 - 518, NXB ĐHSP, Hà Nội.

50. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

51. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng (Quyển 1), NXB

KHXH, Hà Nội.

52. Cao Xuân Hạo (1997), Một số vấn đề Ngôn ngữ học và Văn học, NXB KHXH,

Hà Nội.

53. Đào Thị Thu Hằng (1999), "Điểm nhìn và cách nhìn trong truyện ngắn Nam

Cao", Tạp chí Trung học phổ thông (26), Tr. 24 -27.

54. Hoàng Ngọc Hiến (2004), "Kể lại nội dung và viết nội dung", Tự sự học, Tr.97-

108, NXB ĐHSP, Hà Nội.

55. Đào Duy Hiệp (2004), "Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của

Marcel Proust", Tự sự học, Tr. 487 - 501, NXB ĐHSP, Hà Nội.

56. Nguyễn Văn Hiệp (1992), Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt, Luận án tiến

sỹ Ngữ văn, Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Hiệp (2006), “Cấu trúc vị từ tham thể và ý nghĩa miêu tả của câu”,

Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 51 – 70, NXB ĐHQG, Hà Nội.

58. Đỗ Đức Hiểu (2000), "Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ”, Thi pháp hiện đại,

Tr. 179 - 202, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

59. Đỗ Đức Hiểu (2002), "Hai không gian trong Sống mòn", Sống mòn tác phẩm và

dư luận, Tr. 299 - 307, NXB Văn học, Hà Nội.

60. Đỗ Đức Hiểu (2004), "Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu", Nguyễn

Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 177 - 182, NXB GD, Hà Nội.

61. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD, Hà

Nội.

62. Nguyễn Thái Hòa (2004), "Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ

thuật trong truyện", Tự sự học, Tr. 86 - 96, NXB ĐHSP, Hà Nội.

63. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ -phong cách, thi pháp học, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

64. Nguyễn Thái Hòa (2006), Giáo trình phong cách học tiếng Việt, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

65. Nguyễn Chí Hòa (2006), “Một cách hiểu về cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt”,

Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 83 - 95, NXB ĐHQG, Hà Nội.

66. Hà Thị Hòa (2004), "Những so sánh trong nghệ thuật tự sự của B. Paxternak qua

tiểu thuyết "Bác sỹ Jvago", Tự sự học, Tr. 446 - 453, NXB ĐHSP, Hà Nội.

67. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), "Truyện ngắn Bức tranh - sự đối diện và thức tỉnh

lương tâm, sự khám phá "khuôn mặt bên trong" của con người", Nguyễn Minh

Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 143 - 149, NXB GD, Hà Nội.

68. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, NXB ĐHQG,

Hà Nội.

69. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, NXB KHXH, Hà Nội.

70. M. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn

học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

71. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975,

NXB ĐHQG, Hà Nội.

72. Nguyễn Kiên (2004), "Đọc Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh

Châu", Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 115 - 116, NXB GD,

Hà Nội.

73. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục,, Hà Nội.

74. Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (1999), Tiếng Việt, Tập 2, NXB GD. Hà Nội.

75. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương, Tập 1, NXB

ĐHQG, Hà Nội.

76. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NXB GD,

Hà Nội.

77. Đào Thanh Lan (1994), Phân tích câu đơn hai thành phần tiếng Việt theo cấu

trúc đề thuyết, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Hà Nội.

78. Đào Thanh Lan (2006), “Hoạt động và ý nghĩa của các tiểu từ tình thái cầu

khiến trong câu tiếng Việt”, Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 96 -105, NXB

ĐHQG Hà Nội.

79. Nguyễn Văn Long (2004), "Vẻ đẹp Mảnh trăng cuối rừng", Nguyễn Minh Châu

về tác gia và tác phẩm, Tr. 126 - 129, NXB GD, Hà Nội.

80. IU. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh

Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thuỷ dịch), NXB ĐHQG, Hà Nội.

81. Phương Lựu (2004), "Bút ký về tự sự học", Tự sự học, Tr. 109 - 115, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

82. John Lyons (1996), Nhập môn Ngôn ngữ học lý thuyết, NXB GD, Hà Nội.

83. Nguyễn Đăng Mạnh, "Nguyễn Khải đời người đời văn", Nguyễn Khải tác gia và

tác phẩm, Tr. 416 - 421, NXB GD, Hà Nội.

84. Trần Đại Nghĩa (2006), “Loại từ không chỉ xuất hiện trước các danh từ có biệt

loại”, Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 120 – 128, NXB ĐHQG, Hà Nội,

85. Vũ Đức Nghiệu (2006), “Góp thêm ý kiến về ngữ pháp của hai kiểu danh ngữ:

Hạt dưa …, một hạt dưa”, Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 106 - 119, NXB

ĐHQG, Hà Nội

86. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, TP

Hồ Chí Minh.

87. Nguyễn Phan Ngọc (2004), "Tính hiện thực và tính chiến đấu trong Người trở về

và Tầm nhìn xa", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Tr. 236 - 244, NXB GD,

Hà Nội.

88. Vương Trí Nhàn (2004), "Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách

mạng từ sau 1945", Nguyễn Khải tác gia tác phẩm, Tr. 94 - 121, NXB GD

Hà Nội.

89. Hoàng Trọng Phiến (2000), Ngữ pháp tiếng Việt câu, NXB KHXH, Hà Nội.

90. Đỗ Hải Phong (2004), "Vấn đề nguời kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại",

Tự sự học, Tr. 116 - 125, NXB ĐHSP, Hà Nội.

91. Nguyễn Anh Quế (1998), Hư từ trong tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội.

92. Nguyễn Thị Anh Quế (1998), "Kế thừa và cách tân truyện ngắn Việt nam 1975 đến

nay", Tạp chí Trung học phổ thông - Khoa học xã hội (22), Tr. 5 - 8.

93. Edward Sapir (2000), Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói (Vương

Hữu Lễ dịch), Trường ĐH KH XHNV, TP Hồ Chí Minh.

94. F. D. Saussure (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (Tổ Ngôn ngữ, khoa

Ngữ văn, trường ĐHTH Hà Nội dịch), NXB KHXH, Hà Nội.

95. Trần Huyền Sâm (2004), "Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm "Người tình"

của Marguerrite - Duras", Tự sự học, Tr. 454 - 465, NXB ĐHSP, Hà Nội.

96. Nguyễn Hữu Sơn (2004), "Đọc truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Khải",

Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Tr. 383 - 385, NXB GD, Hà Nội.

97. Trần Đình Sử (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học Pospelop,

NXB GD,.Hà Nội.

98. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB GD, Hà Nội.

99. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB GD, Hà Nội.

100. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, NXB ĐHQG, Hà Nội.

101. Trần Đình Sử (2004), "Bến quê, một phong cách trần thuật giàu chất triết lý",

Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Tr. 166 - 171, NXB GD, Hà Nội.

102. Trần Đình Sử (2004), "Về mô hình tự sự Truyện Kiều", Tự sự học, Tr.272-

296, NXB ĐHSP Hà Nội.

103. Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh

(2005), Giáo trình lý luận văn học, tập II, NXB ĐH SP, Hà Nội.

104. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB KHXH,

Hà Nội.

105. Nguyễn Hoài Thanh (2004), "Sự độc đáo trong lối thuật kể của "ông vua phóng sự"

Vũ Trọng Phụng ", Tự sự học, Tr. 335 - 343, NXB ĐHSP, Hà Nội.

106. Nguyễn Thị Việt Thanh (1994), Hệ thống liên kết lời nói, Luận án PTS Ngôn

ngữ học, Hà Nội.

107. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, NXB Văn hoá.

108. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB KHXH,

Hà Nội.

109. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

110. Lê Quang Thiêm (2006), "Tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng", Tạp

chí Ngôn ngữ (3), Tr. 1- 10.

111. Lê Quang Thiêm (2006), "Sơ lược về siêu ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa",

Những vấn đề Ngôn ngữ học, Tr. 5 – 20, NXB ĐHQG Hà Nội.

112. Nguyễn Ngọc Thiện (2002), "Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn", Sống

mòn tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội.

113. Bích Thu (2004), "Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ

những năm tám mươi đến nay", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Tr. 122 -

132, NXB GD, Hà Nội.

114. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội.

115. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (1999), “Sự chiếu vật và các phương thức ngôn ngữ

biểu thị nhân vật trong truyện ngắn "Bữa rượu máu" của Nguyễn Tuân và

"Chí Phèo" của Nam Cao”, Những vấn đề ngữ dụng học, Hội Ngôn ngữ học

và Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội.

116. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2004), "Về khái niệm truyện kể ở ngôi thứ ba và người kể

chuyện ở ngôi thứ ba", Tự sự học, Tr. 134 - 145, NXB ĐHSP, Hà Nội.

117. Nguyễn Thị Thu Thủy (2002), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt

Nam sau 1975, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Hà Nội, 2002.

118. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1997), Thành phần câu tiếng Việt,

NXB ĐHQG, Hà Nội.

119. Phạm Văn Tình (2001), Phép tỉnh lược của ngữ trực thuộc trong văn bản liên

kết tiếng Việt, Luận án tiến sỹ Ngôn ngữ học, Hà Nội.

120. Bùi Minh Toán (1997), Ngữ pháp đại cương, Tập bài giảng chuyên đề cao học,

Hà Nội.

121. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2000), Tiếng Việt thực hành, NXB GD,

Hà Nội.

122. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm

dịch), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

123. Tzvetan Todorov (2004), Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại (Đào Ngọc

Chương dịch), NXB ĐHQG, TP Hồ Chí Minh.

124. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học

và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

125. Hoàng Tuệ (1996), Ngôn ngữ và đời sống xã hội văn hoá, NXB GD, Hà Nội.

126. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại tìm tòi đổi mới, NXB

KHXH, NXB Mũi cà Mau.

127. Wallce. L . Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (Nguyễn Văn Lai

dịch), NXB GD, Hà Nội.

128. JU. X. Xtepanov (1977), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương (Trần

Khang, Nguyễn Anh Quế, Hoàng Trọng Phiến dịch), NXB Đại học và Trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội.

129. Trần Đăng Xuyền (2004), "Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết

Tắt đèn", Tự sự học, Tr. 318 - 326, NXB ĐHSP, Hà Nội.

130. G. Yule (2001), Dụng học (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch), ĐHQG

Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ.

131. Nguyễn Như ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ

học, NXB GD, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

132. F.E. Asher (editor in chief) (1994), The Encychopedia of Language and

Linguistics (volumes 9.10), Pergamon Press, NewYork.

133. J.L. Austin (1995), How to do things with words, Oxford University Press.

134. D. Brazil (1995), A Grammar of speech, Oxford University Press.

135. K. Danziger, S. Johnson, An Introduction to Literary Criticism, Ma, D.C Heath

and Co, 1961, p 59.

136. G. Genette (1972), Figure III, Seuil, p 236.

137. K. Wales (1989), A Dictionary of Stylistics, London, Longman, p 478.

138. (http//en.wikipedia.org/wiki/point of view (literaure) [Page 1 of 2]

Nguồn ngữ liệu

139. Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ (2003), Truyện ngắn hai cây bút nữ,

NXB Văn học, Hà Nội.

140. Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học.

141. Nguyễn Minh Châu (1970), Những vùng trời khác nhau, NXB Văn học, Hà

Nội.

142. Nguyễn Minh Châu (1975), Dấu chân người lính, NXB Thanh niên, Hà

Nội.

143. Nguyễn Minh Châu (1975), Lửa từ những ngôi nhà, NXB Thanh niên, Hà

Nội.

144. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, NXB Thanh niên, Hà Nội.

145. Nguyễn Minh Châu (1987), Mảnh đất tình yêu, NXB Tác phẩm mới, Hà

Nội.

146. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, Hà Nội.

147. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.

148. Nguyễn Khải (1957), "Mấy ý kiến về bôi đen tô hồng", Tạp chí Văn nghệ Quân

đội (8).

149. Nguyễn Khải (1963), Hãy đi xa hơn nữa, NXB Văn học, Hà Nội.

150. Nguyễn Khải (1970), Đường trong mây, NXB Văn học.

151. Nguyễn Khải (1982), Gặp gỡ cuối năm, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

152. Nguyễn Khải (1982), Người gặp hàng ngày (Truyện ngắn), báo Văn nghệ (8).

153. Nguyễn Khải (1990), Một người Hà Nội, NXB Hà Nội.

154. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn.

155. Nguyễn Khải (1999), Chút phấn của đời, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.

156. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

157. Nguyễn Khải (2000), "Nghề văn cũng lắm rủi ro", báo Tuổi trẻ, ngày 05/10.

158. Nguyễn Khải (2000), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.

159. Nguyễn Khải (2001), "Mất toi một cuốn sách" (Truyện ngắn), Tạp chí Văn hoá

văn nghệ Công an (1).

160. Nguyễn Khải (2001), Hà Nội trong mắt tôi, NXB Trẻ.

161. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn.

162. Nguyễn Khải (2003), Truyện vừa, NXB Hội Nhà văn.

163. Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 1, NXB Hội Nhà văn.

164. Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 2, NXB Hội Nhà văn.

165. Nguyễn Khải (2004), "Bắt đầu từ một câu nói", Nguyễn Khải về tác gia và tác

phẩm, Tr. 430 - 432, NXB GD, Hà Nội.

166. Nguyễn Khải (2004), "Cuộc tìm kiếm mãi mãi", Nguyễn Khải về tác gia và tác

phẩm, Tr. 433 - 437, NXB GD, Hà Nội.

167. Nguyễn Khải (2004), "Nhìn lại những trang viết của mình", Nguyễn Khải về

tác gia và tác phẩm, Tr. 422 - 425, NXB GD, Hà Nội.

168. Nguyễn Khải (2004), "Nếu như trái tim tôi chưa nguội lạnh", Nguyễn Khải về

tác gia và tác phẩm, Tr. 426 - 429, NXB GD, Hà Nội.