2
Người Dốt nói pháp Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh xuất thân dốt chữ viết không rành văn tự, ứng khẩu thuyết pháp. Ngài ứng khẩu thuyết hàng trăm băng cassette, nội dung giảng giải Phật pháp và nói thiên cơ Tận Thế và Hội Long Hoa. Có người thắc mắc tại sao cắc cớ gì mà xác nữ (cô) lại xưng là Cậu (Đức Cậu), và tại sao không thuyết pháp bằng cách viết thành văn bản, mà lại sử dụng chỉ có mỗi một phương thức là ứng khẩu ra thi thơ văn phú? Đức Cậu đáp: Người dốt nói pháp quá rành, Cổ lai tái thế thuộc dòng Bửu Sơn! Đức Lục Tổ Huệ Năng quê quán ở Tân Châu, thân phụ là Lư Hạnh Thao bị giáng chức quan lui về ở ẩn, thân mẫu là bà Lý Thị. Bà Lý trước khi thọ thai có nằm mộng thấy trước nhà hoa trang đua nở, hạc trắng bay đủ cặp, tại gia đường có mùi thơm phảng phất. Bà Lý Thị sanh Ngài Huệ Năng nhằm giờ tí, ngày mùng 8 tháng 2, năm Mậu Tuất nguyên hiệu Trinh Quán thứ 12 đời Đường. Vì nhà nghèo và thân phụ từ trần khi Ngài mới lên 3 tuổi, nên Ngài không được đi học, dốt không đọc được chữ. Ngài Huệ Năng sớm làm việc lao động vất vả từ thuở thiếu thời. Mặc dù dốt chữ, nhưng Ngài ứng khẩu thuyết pháp quá rành. Cảm kính hành trạng và công đức Lục Tổ, nay đệ tử xin có đôi dòng thơ mộc mạc thành tâm minh họa như sau: Thuở đời Đường hiệu niên Võ Đức, Lư Hạnh Thao bị giáng chức quan. Đức Ông về ẩn thảo trang, Tân Châu biên xứ chẳng màng lợi danh. Bà Lý Thị lòng thành hiền phụ, Cũng theo chồng bỏ phú về bần. Sớm hôm nương náu tảo tần, Nâng khăn sửa túi lang quân một lòng. Đêm thanh tịnh chập chồng mơ mộng, Bà thấy hoa trang bỗng nở đua. Trên trời hạc trắng bay qua, Phất phơ mùi lạ thơm hòa thảo lư. Bà thọ thai phước dư nhờ mộng, Lòng chí thành an sống qua ngày. Quyết tâm trì giới giữ chay, Nhẫn kiên chặt dạ mang thai phi thường. Mang bào thai phi thường đâu dễ, Tính đêm ngày mộng đẻ con lành. Nửa đêm giờ tí hạ sanh, Tháng hai mùng tám Mậu lành Tuất niên. Năm ấy nhằm hiệu nguyên Trinh Quán, Thứ mười hai xán lạn đời Đường. Sanh con ngào ngạt mùi hương, Ánh châu tỏa khắp lạ thường không trung. Đến rạng đông kiết hung rõ biết, Hai vị Tăng lòng quyết kiếm tìm. Nói rằng tìm để đặt tên, Con nhà Lư ấy là nền Phật gia. Hai vị Tăng ngâm nga giảng kệ, Rồi đặt tên thượng Huệ hạ Năng. HUỆ là pháp cứu chúng sanh, NĂNG là Phật sự thường hành hậu lai. HUỆ NĂNG được sanh thai từ mộng, Khi sanh ra nương sống nhờ Thần. Đêm đêm thường có Thần Nhân, Cho cam lồ uống dần dần lớn khôn. Ngài Huệ Năng không cần sữa mẹ,

Người Dốt nói pháp - kinhsamthatson.files.wordpress.com · Ngũ Tổ che chở cho Lục Tổ không bị đám đệ tử côn đồ sát hại; nhờ vậy, sau cùng Lục

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Người Dốt nói pháp - kinhsamthatson.files.wordpress.com · Ngũ Tổ che chở cho Lục Tổ không bị đám đệ tử côn đồ sát hại; nhờ vậy, sau cùng Lục

Người Dốt nói pháp

Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh xuất thân dốt chữ viết không rành văn tự, ứng khẩu thuyết pháp. Ngài ứng khẩu thuyết hàng trăm băng cassette, nội dung giảng giải Phật pháp và nói thiên cơ Tận Thế và Hội Long Hoa. Có người thắc mắc tại sao cắc cớ gì mà xác nữ (cô) lại xưng là Cậu (Đức Cậu), và tại sao không thuyết pháp bằng cách viết thành văn bản, mà lại sử dụng chỉ có mỗi một phương thức là ứng khẩu ra thi thơ văn phú? Đức Cậu đáp: Người dốt nói pháp quá rành, Cổ lai tái thế thuộc dòng Bửu Sơn!

Đức Lục Tổ Huệ Năng quê quán ở Tân Châu, thân phụ là Lư Hạnh Thao bị giáng chức quan lui về ở ẩn, thân mẫu là bà Lý Thị. Bà Lý trước khi thọ thai có nằm mộng thấy trước nhà hoa trang đua nở, hạc trắng bay đủ cặp, tại gia đường có mùi thơm phảng phất. Bà Lý Thị sanh Ngài Huệ Năng nhằm giờ tí, ngày mùng 8 tháng 2, năm Mậu Tuất nguyên hiệu Trinh Quán thứ 12 đời Đường. Vì nhà nghèo và thân phụ từ trần khi Ngài mới lên 3 tuổi, nên Ngài không được đi học, dốt không đọc được chữ. Ngài Huệ Năng sớm làm việc lao động vất vả từ thuở thiếu thời. Mặc dù dốt chữ, nhưng Ngài ứng khẩu thuyết pháp quá rành. Cảm kính hành trạng và công đức Lục Tổ, nay đệ tử xin có đôi dòng thơ mộc mạc thành tâm minh họa như sau:

Thuở đời Đường hiệu niên Võ Đức, Lư Hạnh Thao bị giáng chức quan. Đức Ông về ẩn thảo trang, Tân Châu biên xứ chẳng màng lợi danh. Bà Lý Thị lòng thành hiền phụ, Cũng theo chồng bỏ phú về bần. Sớm hôm nương náu tảo tần, Nâng khăn sửa túi lang quân một lòng. Đêm thanh tịnh chập chồng mơ mộng, Bà thấy hoa trang bỗng nở đua. Trên trời hạc trắng bay qua, Phất phơ mùi lạ thơm hòa thảo lư. Bà thọ thai phước dư nhờ mộng, Lòng chí thành an sống qua ngày. Quyết tâm trì giới giữ chay, Nhẫn kiên chặt dạ mang thai phi thường. Mang bào thai phi thường đâu dễ, Tính đêm ngày mộng đẻ con lành. Nửa đêm giờ tí hạ sanh, Tháng hai mùng tám Mậu lành Tuất niên. Năm ấy nhằm hiệu nguyên Trinh Quán, Thứ mười hai xán lạn đời Đường. Sanh con ngào ngạt mùi hương, Ánh châu tỏa khắp lạ thường không trung. Đến rạng đông kiết hung rõ biết, Hai vị Tăng lòng quyết kiếm tìm. Nói rằng tìm để đặt tên, Con nhà Lư ấy là nền Phật gia. Hai vị Tăng ngâm nga giảng kệ, Rồi đặt tên thượng Huệ hạ Năng. HUỆ là pháp cứu chúng sanh, NĂNG là Phật sự thường hành hậu lai. HUỆ NĂNG được sanh thai từ mộng, Khi sanh ra nương sống nhờ Thần. Đêm đêm thường có Thần Nhân, Cho cam lồ uống dần dần lớn khôn. Ngài Huệ Năng không cần sữa mẹ,

Page 2: Người Dốt nói pháp - kinhsamthatson.files.wordpress.com · Ngũ Tổ che chở cho Lục Tổ không bị đám đệ tử côn đồ sát hại; nhờ vậy, sau cùng Lục

Ngài lớn lên ngấp nghé ba năm. Phụ thân vội vã từ trần, Mẫu từ giữ tiết một thân nhẫn lòng. Người mẹ hiền long đong ngày tháng, Giữ lời thề nguyện ráng nuôi con.

Lớn lên thủ phận vuông tròn, Huệ Năng dốt chữ lại còn lao thân. Ngày đốn củi tảo tần đem bán, Đổi gạo châu nuôi mạng mẹ hiền. Đền ơn dưỡng dục bao niên, Đến năm hăm bốn lòng liền huệ khai.

Huệ Năng đến Huỳnh Mai gặp Tổ, Ngũ Tổ mừng giả bộ hỏi rằng: Người xa đến cầu chi chăng?

Huệ Năng liền đáp: Lòng hằng muốn tu. Tu để phá mây mù thành Phật, Tu để cầu thánh bậc Như Lai.

Ngũ Tổ giả bộ chau mày: Ôi người Nam Lãnh cũng rày học khôn! Dân Nam Lãnh tâm hồn man dã, Biết làm sao Phật đạo cao siêu?

Huệ Năng không nhượng không nhiêu, Đáp rằng: Nam Bắc phân điều phàm phu! Chớ Phật tánh nào đâu phân biệt. Thân này dầu khác thiệt Tổ Thầy, Phật tánh đồng đẳng nào sai, Phật tánh đâu khác sao Thầy biệt phân!

Thấy Huệ Năng tâm thần đại trí, Sợ côn đồ quỷ mị hại trò. Ngũ Tổ giả bộ quát to: Huệ Năng man dã lò mò nói ngông.

Xuống tào xưởng ráng gồng giả gạo, Bửa củi rồi phải thạo nấu cơm. Tám tháng không tủi không sờn, Huệ Năng làm kệ bệ ơn Tổ Thầy.

Kệ rằng: Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài. Bổn lai vô nhứt vật, Hà xứ nhá trần ai? Bàn về người dốt nói pháp, Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trong quyển Giác Mê Tâm Kệ:

Đức Lục Tổ ít ai dám sánh, Người dốt mà nói pháp quá rành. Lựa làm chi cao chữ học hành, Biết tỏ ngộ ấy là gặp đạo!

Người dốt nói pháp liên hệ mật thiết với hành trạng chư vị Bồ Tát phái Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương. Ôn cố tri tân, có sự mầu nhiệm gắn chặt tự cổ chí kim, ôi thật là vi diệu!

Sydney, 28-10-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo *** {Facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son}

dịch:

Bồ đề chẳng có thọ, Minh cảnh cũng không đài. Bổn lai không có vật, Nào chỗ vướng trần ai?

Ngày xưa có sự phân biệt Nam Bắc, phía Nam nước Tàu là vùng lãnh thổ rộng lớn vốn gốc người Việt ở gồm Lưỡng Quảng {Quảng Đông và Quảng Tây} năm 207 trước Tây lịch. Người Hán cứ bành trướng xâm lấn mãi về phía Nam. Để tránh nạn Hán hóa, sau này người Việt bỏ đất Lưỡng Quảng, đi mở mang bờ cõi hướng Thăng Long để bảo vệ giống dân Hồng Lạc. Ngài Huệ Năng Lục Tổ nguyên gốc là người Việt, nên Đức Ngũ Tổ nói rằng Huệ Năng là người xứ Lãnh Nam nói giọng man dã, không thể nào hiểu được đạo Phật cao siêu, và đó cũng là cách để Ngũ Tổ che chở cho Lục Tổ không bị đám đệ tử côn đồ sát hại; nhờ vậy, sau cùng Lục Tổ được trao y bát và lẩn tránh về phương Nam. Trước khi tịch, Lục Tổ bảo chúng đệ tử có gì thắc mắc cứ hỏi, Thầy sẽ giải đáp. Chúng đệ tử hỏi: Thầy đi rồi có trở lại không? Lục Tổ đáp: Không, TA không trở lại. Vì sao Lục Tổ đáp không trở lại? Vì Ngài muốn giấu kín tông tích khi Ngài trở lại ở Việt Nam, mượn xác Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng giỏi chữ. Mục đích là Ngài không muốn người Hán lấn lướt phá rối biên cương dân Việt, để cho dân Việt sống yên ở bờ cõi đất phương Nam tiếp nối dòng thiền vô vi chánh pháp, và cứ để cho người Hán thỏa mãn dòng thiền hữu vi hình danh sắc tướng phương Bắc của Thần Tú, đua nhau dựng chùa cao, đúc tượng lớn, chuông mõ vang rền, xá phướn màu sắc sặc sỡ thích ứng với oai nghi cung đình vua chúa. Ngũ Tổ từng tuyên bố trước môn đồ rằng: Chánh Pháp đi về phương Nam. Cần nói thêm, từ đời Lục Tổ trở đi không còn truyền y bát. Tại sao? Vì Lục Tổ chính là Bồ Tát Di Lạc giáng trần, tùy cơ ứng biến tùy duyên hóa độ, Ngài hóa thân bằng cách mượn xác tái sanh. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nói rõ hành trạng Di Lạc Bồ Tát giáng trần xưng hiệu Khùng Điên như sau:

Xuống mượn xác nhằm năm Kỷ Mão, Buồn xóm làng cứ ghét Điên Khùng. Nếu trẻ già ai biết thì dùng, Chẳng có ép có nài bá tánh. Nghe Điên dạy sau này thơi thảnh… (Kệ Dân của Người Khùng, Đức Thầy viết năm Kỷ Mão 1939 tại Hòa Hảo)