23
http://www.wattpad.com/158991-nghin-le- mot-dem-ngh%C3%ACn-l%E1%BA%BB-m%E1%BB %99t-%C4%91%C3%AAm-ch%C6%B0%C6%A1ng-1-n %C3%A0ng Mời bạn tham gia bình chọn giao diện mới cho trang chính Wikipedia tiếng Việt. Nghìn lẻ một đêm Bach khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu , tìm kiếm Hoàng hậu Scheherazade đang kể truyện cho đức vua Shahryar nghe Nghìn lẻ một đêm (tiếng Ả Rập : لة ي ل و لة ي ل ف ل أ اب ي كKitāb 'Alf Layla wa-Layla; tiếng Ba Tư : ب ش ک أر و ی ز هHazâr-o Yak Šab) là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập , có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các hoàng đế Arap cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn- Âu , được lưu truyền rộng rãi ở Iran , Iraq , Ai Cập , Ethiopia ,...

Nghin le mot dem

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

http://www.wattpad.com/158991-nghin-le-mot-dem-ngh%C3%ACn-l%E1%BA%BB-m%E1%BB%99t-%C4%91%C3%AAm-ch%C6%B0%C6%A1ng-1-n%C3%A0ng

Mời bạn tham gia bình chọn giao diện mới cho trang chính Wikipedia tiếng Việt.

Nghìn lẻ một đêmBach khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm

Hoàng hậu Scheherazade đang kể truyện cho đức vua Shahryar nghe

Nghìn lẻ một đêm (tiếng Ả Rập: وليلة ليلة ألف :Kitāb 'Alf Layla wa-Layla; tiếng Ba Tư كتابیکشب و ,Hazâr-o Yak Šab) là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập هزار

có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các hoàng đế Arap cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,... sau đó phổ biến khắp Trung Đông. Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu hay truyện thần thoại mà nhiều người truyền tụng, được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ trong dân gian. Rất có thể vào năm 1450, một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Cuốn truyện lần đầu tiên được công bố ở châu Âu trong những năm 1704-1709 qua bản dịch tiếng Pháp 12 tập của học giả Antoine Galland. Chính nhờ bản dịch này mà bộ truyện nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến khắp thế giới, làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ.

Mục lục

1 Lịch sử 2 Tóm tắt 3 Ý nghĩa 4 Nhận xét, đánh giá 5 Một số điểm đặc biệt 6 Những câu chuyện chính 7 Nhân vật 8 Phim chuyển thể 9 Đọc thêm 10 Chú thích

Lịch sử

Bản viết tay tiếng Ả Rập của Nghìn lẻ một đêm ghi lại năm 1300

Vào thế kỷ 8, Baghdad trở thành một trong những thành phố quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nhà buôn từ Ba Tư (Iran), Ấn Độ, châu Phi và châu Âu đều có mặt ở đây. Vào thời gian đó, các câu truyện dân gian (được truyền khẩu trong nhiều năm) được thu thập và biên soạn lại thành một cuốn sách.

Những câu chuyện trong này thường là những câu chuyện dân gian truyền khẩu. Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng tạo của một người và có dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một thời gian ngắn. Cho đến một lúc nào đấy nó dược những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối cùng, rồi được nhân dân chấp nhận coi như dạng bản cuối cùng. Những người kể chuyện rong mang những chuyện đó kể khắp nơi. Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Câp kể chuyện rong thế kỷ 12 và 13 đã làm cho các chuyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ.

Nội dung chủ yếu của những câu truyện này bắt nguồn từ một cuốn sách Ba Tư cổ tên là Hazâr Afsâna ("Một nghìn truyện thần thoại", tiếng Ba Tư: هزارافسانه).Theo R. Niconxơn trong Lịch

sử văn học A Rập, năm 956 một học giả A Rập tên là Maxađi (Masadi) đã nhắc tới tác phẩm này.

Năm 988, Môhamét Isac (Mohamed Ishaq), tác giả một tập thư mục những tác phẩm văn học A Rập và nước ngoài đã nói đến việc người A Rập soạn lại tập truyện cổ Ba Tư đó. Ông viết: "Tác giả tập Truyện các tể tướng là An Jasihiyari (Agdul Al Jahshitari) bắt tay soạn một cuốn sách trong đó ông chọn một nghìn truyện của người A Rập, người Ba Tư, người Hy Lạp và nhiều dân tộc khác, các truyện đều tiêng biệt không có quan hệ gì với nhau. Ông tập hợp một số người làm nghề kể lại, mời họ kể cho nghe rồi chọn những truyện hay nhất, những ngụ ngôn, cổ tích mà ông thích nhất. Là một người có tài, ông đúc kết những câu chuyện ấy lại thành bốn trăm tám mươi đêm, mỗi đêm là một truyện trọn vẹn dài trên dưới năm chục trang. Nhưng ông chết bất ngờ trước khi hoàn thành một nghìn truyện như dự định".[1]

Theo các nhà nghiên cứu Nghìn lẻ một đêm ít ra là bản lưu truyền đến với chúng ta ngày nay được định hình hẳn vào khoảng cuối thế kỷ 15 ở Ai Cập. Thời kỳ này cả nước Ai Cập đã hoàn toàn theo đạo Hồi. Thật ra, sự xuất hiện của nó còn ngược lên đến thời xa xưa, bắt nguồn từ những truyện Ba Tư rất cổ và đã trải qua một thời kỳ tồn tại lâu dài trước khi được viết ra thành văn.

Nghìn lẻ một đêm[2] như ta đã biết hiện nay, lần đầu tiên được giới thiệu với châu Âu rồi từ đó phổ cập hầu như rộng khắp trên toàn thế giới là nhờ công lao của một học giả người Pháp: Angtoan Galăng (Antoine Galland) mà bản dịch từ khi ra đời cách đây gần ba thế kỷ đã mau chóng trở thành kinh điển.

Khi ở Pari, một hôm tình cờ đọc được một bản chép tay bảy truyện cổ A Rập, ông có ý định dịch và và cho xuất bản. Sách sắp in ra thì dịch giả được biết những truyện này thực ra rút ra từ "một pho đồ sộ gồm nhiều tập đề là Nghìn lẻ một đêm"[3]. Ông liền nhờ người tìm kiếm hộ, từ Xyri người ta chỉ gửi đến cho ông có bốn tập. Ông dịch ngay tập đầu tiên cho xuất bản năm 1704. Món quà nhỏ mọn như lời ông viết trong thư gửi tặng hầu tước phu nhân O, lập tức được hoan nghênh nhiệt liệt. Thành công hết sức to lớn. Cùng với hầu tước phu nhân O cả triều đình nghị viện, từ giai cấp tư sản cho đến các tầng lớp nghèo hèn, tóm lại là tất cả những ai biết đọc biết viết ở Pháp đều đổ xô vào tranh nhau tập sách.

Trong bốn năm, từ 1708 đến 1708, mười hai tập lần lượt ra đời. Năm 1709, A.Galland được một người bạn A Rập đến Pari trao thêm cho một số truyện nữa, ông lại dịch và cho in tiếp.

Chừng hai thế kỷ sau A.Galland một bản dịch tiếng Pháp khác của Nghìn lẻ một đêm ra đời. Dịch giả là tiến sĩ J.C.Mardrus. Thật ra đây là một bản dịch theo quan niệm và phong cách hoàn toàn khác. Mardrus không bỏ sót một chi tiết nào, kể cả những đoạn rườm rà dâm tục và tất cả những thơ rải rác trong các truyện.

Người đã bàn cãi khá nhiều về hai bản dịch đó. Các nhà nghiên cứu văn học đều nhất trí đánh giá cao bản dịch của A.Galland theo đúng như lời nhận xét của tạp chí Bách khoa (Pháp) số tháng riêng năm 1900: "Bản dịch của A.Galland cho chúng ta một ý niệm rất trung thành về tính cách và lời văn của người A Rập cũng như của bộ Nghìn lẻ một đêm". Chính vì vậy mà giờ đây bản dịch truyện của Galland được phổ biến và được người đọc đón nhận nồng nhiệt nhất.

Tóm tắt

Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahryar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Schahriar.Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu ngàng kể chuyện. Những câu chuyện được xắp sếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.

Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

Ý nghĩa

Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện Aladdin và cây đèn thần kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may Trung Hoa. Bị một con phù thủy dẫn xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy,... thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbat lên

một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện Ali Baba và 40 tên cướp ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng.

Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, Nghìn lẻ một đêm có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời Trung cổ, thông qua một óc tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, Nghìn lẻ một đêm hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa. Với giá trị về nhiều mặt như vậy, từ khi ra đời đến nay, Nghìn lẻ một đêm đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc từ Đông sang Tây. Nhiều người đã dùng những câu chuyện trong tác phẩm để làm đề tài sáng tác cho những hình thức nghệ thuật khác như phim, kịch, vũ ba-lê, ca vũ kịch,...

Nhận xét, đánh giá

Đề tựa bản dịch tiếng Nga xuất bản năm 1929 Lêningrát, Macxim Gorki viết:

“ Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân gian, các truyện cổ tích của nàng Sheherazade là di tích đồ sộ nhất. Những truyện cổ tích này thể hiện tới mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép nhiệm màu của những ảo giác êm đẹp, thep sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa mỹ của các dân tộc phương Đông-người A Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ. Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng. ”

—MACXIM GORKI[4]

Nghìn lẻ một đêm không chỉ là một tập truyện cổ tích, đó là cả một thế giới. Thế giới người A Rập trong cuộc đời thực tại cũng như trong cảnh thần tiên ma quái, thế giới của đạo Hồi từ khi có sử thành văn và đạo Hồi qua các truyền thuyết dân gian. Người A Rập vẫn cho pho sách này là một tấm gương vĩ đại ai nấy có thể nhìn vào đấy mà suy ngẫm, mà soi xét bản thân mình.

Lời nói đầu trong nguyên bản viết:

“ Chuyện người xưa là bài học cho đời nay và ca ngợi: "Vinh quang thay cho những ai đã góp chuyện người đời xưa để làm bài học dạy cho người đời nay! Chính từ trong những bài học ấy, nay xin kể chuyện Nghìn lẻ một đêm với tất cả những điều màu nhiệm và những châm ngôn chứa đựng trong đó".

Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm rất phong phú và đa dạng. Lúc chuyện xảy ra trong thế giới thần tiên, lúc ở nơi đầu đường xó chợ. Về tôn giáo, có những người theo đạo Hồi, có những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái, lại có những người thờ thần lửa...Về không gian, các chuyện xảy ra những nơi ngày nay được ghi trên bản đồ là Ấn Độ, Sơri Lanca, Liên Xô, Trung Quốc, Gioócđani và I ran và trước hết là Tây Á, Bắc Phi, Ai Cập, I rắc, Xyri...Tóm lại, khung cảnh rất rộng lớn, chủ đề thật đa dạng, tình tiết hết sức bất ngờ,, ngôn ngữ vô cùng phong phú, nhân vật rất thực và cũng rất hư. Quả khó có cách nào diễn tả cho gãy gọn nếu ta không trở lại mượn hình tượng Gorki đã dùng:"những sợi tơ muôn màu lan khắp bốn phương, một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng phủ trên mặt đất."

Một số điểm đặc biệt

Những câu truyện nổi tiếng nhất của Sheherazade là Aladdin và cây đèn thần, thủy thủ Sinbad, Ali Baba và bốn mươi tên cướp, tuy vậy, thực tế thì Aladdin và cây đèn thần cùng với Ali Baba và bốn mươi tên cướp chỉ được đưa vào lúc thế kỷ 18 bởi Antoine Galland, một nhà đông phương học người Pháp, người cho rằng mình đã từng nghe kể về chúng ở Aleppo, Syria. Nhiều câu truyện kể về djinns, phù thủy và những nơi huyền thoại, thường được đặt lẫn với người và vùng địa lý thật.

Một đặc điểm nổi bật và quán xuyến của Nghìn lẻ một đêm là cách dừng câu chuyện lại giữa chừng, báo trước sẽ hạ hồi phân giải, câu chuyện này được lồng vào câu chuyện khác, cũng có khi là tác giả tập chung nhiều nhân vật tích chất khác nhau lại với nhau, rồi tạo nên tình huống buộc mỗi người phải kể một chuyện về chính mình. Và cách này, truyện muốn kết thúc đâu cũng được, hoặc muốn kéo dài bao nhiêu cũng là hợp lý. Đặc điểm ấy xuất phát từ một sự cần thiết sống còn: nàng Sheherazade phải ngừng câu chuyện của mình vào lúc trời sáng, đoạn hay nhất, hoặc hứa hẹn một câu chuyện khác sẽ còn hấp dẫn hơn nữa; nếu không tên bạo chúa Saria sẽ thi hành quyết định của hắn và người kể chuyện sẽ không thể sống tới ngày hôm sau. Đó cũng là nghệ thuật độc đáo của người kể chuyện rong nhằm thu hút sự chú ý của thính giả, sao cho những người nghe không chán, không mệt, không bỏ ra về giữa chừng, và tối hôm sau sẽ còn nghe đông hơn hôm trước.

Những lúc nàng Sheherazade ngừng lại và nói: "Tiếc thay trời đã sáng rồi mà phần còn lại là đoạn hay nhất trong câu truyện..." hoặc "những truyện vừa rồi hay thật đấy nhưng không thể nào so sánh được chuyện bệ hạ sắp nghe đây..." chính là lúc người kể chuyện thưa với thính giả đang chăm chú: "Đêm đã khuya lắm rồi xin cho phép dừng lại đây, đêm mai tôi xin kể nốt hầu quý vị...". Lối ngắt chuyện này có những bản ghi thành văn ghi tóm tắt: "Muốn sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ" (như trong các tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc).

Những câu chuyện chính

Sheherazade đã kể cho nhà vua Shahryar nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, móc xích vào nhau.

Bản dịch của Phan Quang gồm các truyện sau:

1. Nhà buôn và thần linh.2. Chuyện cụ già thứ nhất và con hươu cái.3. Chuyện cụ già thứ hai và hai con chó đen.4. Chuyện người đánh cá.5. Chuyện vua Hy Lạp và thầy thuốc Đubăng.6. Chuyện người chồng và con vẹt.7. Chuyện quan đại thần bị trừng phạt.8. Chuyện nhà vua của các nước Đảo Đen.9. Chuyện ba khất sĩ con vua và năm thiếu phụ ở Bátđa.10. Chuyện khất sĩ thứ nhất - con vua.11. Chuyện khất sĩ thứ hai - con vua.12. Chuyện kẻ ghen ghét và người bị ghen ghét.13. Chuyện khất sĩ thứ ba - con vua.14. Chuyện nàng Zôbêit.15. Chuyện nàng Amin.16. Chuyện nhà đi biển Xinbát.17. Chuyến đi biển đầu tiên của Xinbát.18. Chuyến đi biển thứ hai của Xinbát.19. Chuyến đi biển thứ ba của Xinbát.20. Chuyến đi biển thứ tư của Xinbát.21. Chuyến đi biển thứ năm của Xinbát.22. Chuyến đi biển thứ sáu của Xinbát.23. Chuyến đi biển thứ bảy và cũng là chuyến đi biển cuối cùng của Xinbát.24. Chuyện ba quả táo.25. Chuyện người đàn bà bị thảm sát và ông chồng trẻ.26. Chuyện Nuarếtđin Ali và cậu con trai Bếtđơrếtđin Hatxan.27. Chuyện chú gù.28. Chuyện người buôn thiên chúa giáo kể.29. Chuyện người tiếp phẩm của vua xứ Caxga kể.30. Chuyện viên thầy lang Do Thái kể.31. Chuyện gã thợ may kể.32. Chuyện người thợ cạo.33. Chuyện người anh cả của lão thợ cạo.34. Chuyện người anh hai của lão thợ cạo.35. Chuyện người anh ba của lão thợ cạo.36. Chuyện người anh tư của lão thợ cạo.37. Chuyện người anh năm của lão thợ cạo.38. Chuyện người anh sáu của lão thợ cạo.39. Chuyện Abu Hatxan Ali Ep Beca và ái phi của Khalip.

40. Thiên tình sử của Camaranzaman - hoàng tử đảo Những đứa con của Khalêđan, với Bađua - công chúa Trung Quốc.

41. Nuarếtđin và người đẹp Ba Tư.42. Chuyện Bêđe - hoàng tử Ba Tư và Giauha - công chúa con vua thủy tề.43. Chuyện chàng Ganem - con trai Abu Aibu, kẻ nô lệ của tình yêu.44. Chuyện hoàng tử Zein Alsamn và chúa tể các thần linh.45. Chuyện Côđađát và bốn mươi chín hoàng tử.46. Chuyện nàng công chú Đêriaba.47. Chuyện người ngủ mê thức dậy.48. Chuyện Alađanh và cây đèn thần.49. Chuyện những chuyến vi hành của Harun An Rasít.50. Chuyện lão mù Baba Apđanla.51. Chuyện Xiđi Numan.52. Chuyện thương gia Hatxan - thợ bện thừng.53. Chuyện Alibaba và bốn mươi tên cướp.54. Chuyện Ali Côjia - nhà buôn thành Bátđa.55. Chuyện con ngựa thần kỳ.56. Chuyện hoàng tử Atmet và nàng tiên Pari-banu.57. Chuyện hai người chị ganh tị với cô em út.

Nhân vật

Aladdin và cây đèn thần. Đức vua Harun al-Rashid.

Ali Baba. Thủy thủ XinbatCông chúa Parizade

Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Nghìn lẻ một đêm.

Phim chuyển thể

Nhiều phim chuyển thể từ bộ sách (không kể các phim dựng từ các truyện lẻ), bao gồm bản 1924, 1940, 1974 đều được đánh giá cao.

Đọc thêm

Robert Irwin The Arabian Nights: A Companion (Tauris Parke, 2005)

David Pinault Story-Telling Techniques in the Arabian Nights (Brill Publishers, 1992) Ulrich Marzolph, Richard van Leeuwen, Hassan Wassouf,The Arabian Nights

Encyclopedia (2004) Ulrich Marzolph (ed.) The Arabian Nights Reader (Wayne State University Press, 2006) Dwight Reynolds, "A Thousand and One Nights: a history of the text and its reception" in

The Cambridge History of Arabic Literature Vol 6. (CUP 2006) Eva Sallis Scheherazade Through the Looking-Glass: The Metamorphosis of the

Thousand and One Nights (Routledge, 1999), Yamanaka, Yuriko and Nishio, Tetsuo (ed.) The Arabian Nights and Orientalism –

Perspectives from East and West (I.B.Tauris, 2006) ISBN 1-85043-768-8 Ch. Pellat, "Alf Layla Wa Layla" in Encyclopaedia Iranica. Online Access June 2011 at

[1] In Arabian Nights: A search of Morocco through its stories and storytellers by Tahir

Shah, Doubleday, 2008. Nurse, Paul McMichael. Eastern Dreams: How the Arabian Nights Came to the World

Viking Canada: 2010. General popular history of the 1001 Nights from its earliest days to the present.

Chú thích

1. ̂ Trích theo La Côn, tạp chí Nghiên cứu văn học số 1 - 1961, tr59-602. ̂ Thật ra, nguyên tác hình thành hình như mới có 256 đêm (theo lời giới thiệu nghìn lẻ

một đêm của nhà xuất bản Đơlagravơ, Pais.3. ̂ theo thư của A.Galland gửi cho hầu tước phu nhân O, in ở đàu bản tiếng Pháp4. ̂ Gorki bàn về văn học, Nhà xuất bản Văn học 1976, tr.324

Thể loại:

Nghìn lẻ một đêm

Truyện Cổ Tích » Nghìn Lẽ Một Đêm

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa cách đây đã lâu lắm rồi, tại xứ Ba Tư vô cùng rông lớn kia, có các vị vua tranh nhau mở mang bờ cõi và nới rộng giang san của mình. Suốt một vùng sông "Gan" chạy dài đến sát biên giơí nươc Trung Hoa, cộng với tất cả những hòn đảo lô nhô mọc theo ven bờ biển. Vào lúc đó, có một ông vua vô cùng minh mẫn, và oanh liệt, tiếng tăm vang lừng khắp nơi, với tài kinh bang tế thế, ông ta trị dân rất giỏi, đem lại cho đất nước và toàn dân cảnh thái bình thịnh vượng vô cùng hoan lạc, thần dân trong nước, ai ai cũng tôn kính và mến phục ông vua tài ba đó. Đức vua có hai vị hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú vô cùng anh dũng, hoàng tử anh tên là Sa Hy A, và hoàng tử em tên là Sa Hy Na. Hai vị hoàng tử rất yêu thương và quí mến nhau không bao giờ họ xa nhau đến nữa bước. Nhà vua tuổi đời mỗi ngày một cao, sau khi người băng hà, để theo đúng luật lệ trong nước từ trước, ngai vàng liền được trao cho hoàng tử anh là Sa Hy A để tiếp tục thay thế vua

cha trị vì bờ cõi. Như chúng ta đã biết ở trên, hai vị hoàng tử rất yêu thương nhau, vì thế khi hoàng tử Sa Hy A được lên ngôi vua thì lại càng thương yêu em vô cùng.Hoàng tử nghĩ không lẽ hai anh em ăn cũng một mâm , ngũ chung một giường từ nhỏ đến lớn mà lại nỡ để em vẫn là kẻ tầm thường như trước ; nghĩ thế hoàng tử liền cắt một phần đất của phụ vương để lại nhường cho em mình cai trị Sa Hy Na là một vị hoàng tử rất biết điều, không vì thấy anh mình quyền cao tước trong mà tỏ vẻ ganh tỵ hoặc ghen , vẫn tìm một mức sống bình thường , cũng không trách thân than phân, hoặc buồn cho địa vì hẩm hiu của mình. Vì thế khi thấy anh mình có ý định nhưòng cho mình một phần đất đai thì Sa Hy Na biết là anh mình thật lòng thương yêu mình mới có ý định như thế. Sa Hy Na không dám từ chối , sợ buồn lòng anh , chàng liền nhận lời ngay. Thế là từ đó, hai anh em Sa Hy A và Sa Hy Na thành hai vị quốc vương ; vua anh là hoàng đế nước Ba Tư còn vua em là hoàng đế nước Thát Đát. Hai kinh đô xa cách nhau hàng mấy ngàn dặm và mỗi người đều lo nhiệm vụ của mình. Vì thế họ ít khi được gặp nhau để hàn huyên tâm sự như ngày còn thơ ấu. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua nhưng không vì thế mà tình anh em ruột thịt của hai ông vua đó phai nhạt. Thời gian chìm đem lại bao nhiêu sự nhớ nhung của anh em họ Sa với bao nhiêu nỗi buồn xa lìa cách trở. Hơn mười năm qua, hai anh em nhớ nhau quá, nhưng vua anh đang trị vì một nước, quyền binh trong tay rất mạnh mẽ , quân với tướng hàng trăm vạn , tất cả thần dân đều trông cậy và tin tưởng vào mình. Vì thế mặc dù hết sức nhớ nhung nguòi em thân yêu đã bao năm cách biệt mà vua anh cũng không thể nào trao quyền nhiếp chính cho nguòi thân thuộc để di thăm em được. Vì thế vua Ba Tư liền sai một viên quan đại thần mang thơ sang nước Thát Đát để mời em về kinh đô Ba Tư hội ngộ cho thoả tình mong nhớ bấy lâu. Vua em nhận được thơ của anh thì vui mừng vô hạn liền cho trọng đãi sứ thần của anh mình và yêu cầu sứ thần nghỉ ngơi ở nhà quán ít lâu để cho minh lo liệu thu xếp mọi việc cần thiết trong cung , cử nguòi trong coi việc nưóc thay mình ít lâu trước khi lên đuòng theo sứ giả sang kinh đô Ba Tư để hội kiến vua anh. Sau khi đã chọn một viên quan đại thần đáng tin cậy để trao quyền nhiếp chính thay mình coi việc ít lâu, nhà vua liền từ giả Hoàng Hậu , rồi sửa soạn lên đuòng. Ra khỏi kinh đô chừng muòi dâm , trời ngã hoàng hôn , vua liền truyền lện hạ trại nghỉ và tổ chức một bũa yến tiệc linh đình để khoản đãi sứ giã của anh một lần nũa , cũng để chia tay các vị đại thần có lòng quyến luyến đi theo tiễn chân mình.Đêm đó thật là một đêm hoa đăng mở hội , vua tôi chén tạc chén thù vô cùng thân mật , lần lượt các quan đại thần , sứ giả rồi quân lính đều thi nhau say mềm , chỉ còn một mình nhà vua vì trong lòng muốn gặp anh ngay nên thấp thỏm không mấy yên dạ. Thấy tấc cả mọi nguòi đã ngủ say, nhà vua một mình thơ thẩn đi dạo mát , đêm bước dưới ánh trăng soi sáng để tuỏng nhó tới với anh mình, rồi suy nghĩ miên man hồi lâu , nhà vua chợt nhớ đến hoàng hậu ở nhà, nguòi vợ trẻ mà nhà vua yêu dấu, sẽ phải xa cách mình một thời gian dài trong thâm cung hiu quạnh và nghiêm nhặt. Càng nghỉ nhà vua càng lấy làm thuong hoàng hậu , thấy đêm nay còn dài , nhà vua liền quyết định lên ngựa trở về hoàng cung để từ biệt hoàng hậu một lần nũa, an ủi nàng ít lời cho trọn nghia vợ chồng. Vừa buóc vào hoàng cung , lòng ông vua đa tình rôn lên một niềm vui khôn tả , ngài yên chí hoàng hậu sẽ vô cùng vui suóng và xiết bao cảm đọng trước sự trở về đột ngột của mình. ngài sẽ ôm nàng trong vòng tay đế nỉ non tâm sự , để an ủi vỗ về và để dằn dò cặn kẻ , ngài sẽ hứa với nàng dù xa cách ngàn trùng nhưng luôn luôn lúc nào ngài cũng sẽ mãi mãi chung thuỷ với nàng và nhớ đến nàng !! Ngài sẽ,... Nhưng... Cánh của phòng hoàng hâu vùa đuọc nhà vua mỏ hé ra thì giấc mọng đẹp trong lòng ông vua trẻ đa

tình nọ cũng tan theo mây truóc ! Một sự phũ phàng hiển nhiên hiên ra trước mặt ngài.Trên một chiếc giuòng khảm ngọc vô cùng lộng lãy mà nhà vua từ truóc đến nay chỉ có một mình ngài và nguòi vợ trẻ thân yêu đặt mình lên đó ! Thì hõi ơi, truóc mắt ngài , duói ánh đèn mờ ảo, nguòi vợ thân yêu của nhà vua, nguòi đàn bà mà ngài đặt hêt lòng tin tuỏng và tha thiết yêu thương , hay nói cách khác, vị hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ đuọc tất cả thần dân trong nuóc tôn kính đang nằm trong tay một chàng trai trẻ khoe mạnh , một viên võ tướng trẻ tuỏi , cả hai đang âu yếm ôm nhau nằm ngũ ngon lành, vai kề má dựa như đôi vợ chồng chính thứNhà vua đứng chết lặng nguòi ra một hồi lâu trước sự thật phũ phàng đó. (Ngài thầm cầu mong đó là một ảo tưởng. Vì ngài không tin ở nhãn quan của mình. Ngài không dám tin đó là sự thật đang hiện ra trước mắt!). Thật thế , ngài không thể nào ngờ được nguòi thân yêu của mình, nguòi mà ngài đặt hết tin tưởng , chỉ mới cách xa ngài một sớm một chiều đã nỡ đem lòng phản trắc như thế ! Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Dù nhà vua có muốn khác đi nữa cũng không thể nào được như ý ! Qua phút sững sờ , cơn thịnh nộ của đấng quân vương bắt đầu bùng dậy. Nhà vua giận đến run nguòi lên. Ngài không thể nào dằn được cơn giận nữa. Lập tức ngài rút kiếm ra, bước lại bên giường đôi gian phu dâm phụ. Lưỡi gươm sáng loáng của nhà vua hạ xuống, hai chiếc đầu lập tức lìa khỏi cổ ; không thể nhìn lại hai xác của hai kẻ phản phúc, nhà vua lặng lẽ chùi lưỡi gươm đẫm máu vào tâm riềm cửa rồi tra gươm vào vỏ , ngài lặng lẽ lên ngựa trở về chỗ đóng trại. Sáng hôm sau xa giá tiếp tục lên đuòng ,chiêng trống dộng lên vang trời, tiền hô hậu ứng , thật là rầm rộ , lòng mọi nguòi cảm thấy hân hoan khôn tả truóc cuộc du ngoạn kỳ thú đó , chỉ riêng có lòng nhà vua là rối loại tơi bời, ngài không còn một chút lương tri hưởng thú vị trong cuộc hội ngộ với anh thân yêu sắp tới. Đến kinh đô nước Ba Tư vua Sa Hy A cùng quần thần ra thật xa để đón em. Cuộc tiếp đón tổ chức vô cùng quan trọng. Hai anh em vừa thấy nhau đã cùng chạy lại ôm lấy nhau cảm động ,lặng lẽ kể kể những tâm sự cũng như nỗi buồn nhớ nhung trong bao năm trời xa cách.Tình thương của hai anh em trong bao năm tròi xa cách chỗi dậy mạnh liệt. Quốc vương Ba Tư cùng em song đồi ngựa chậm rãi bước vào thành trước sự hoan hô nồng nhiệt của dân chúng. Nhà vua cho dọn một gian phòng cực kỳ tráng lệ , sát với phòng mình cho vua em ở. Rồi tiếp theo đó , mỗi ngày một đại hội tưng bừng nào là yến tiệc, đàn ca , hát xưóng cùng tất cả các trò vui hoan lạc và lạ mắt nhất đều được vua Sa Hy A cho tổ chức để vua em thưởng thức suốt đem ngày, gần như không bao giờ chấm dứt. Hai vua bỏ cả lễ nghi phiền phức, luôn luôn sát bên nhau như thuở còn thơ ấu; nỉ non tâm sự biết bao nhiêu ngày mà cũng chưa hết. Mấy hôm đầu tiên, vì sự vui mừng được gặp lại nguòi anh khả kính cùng những cuộc vui mà vua anh tô? chức cũng làm cho vua Sa Hy Na khuây khoả được nỗi buồn riêng trong lòng một phần nào. Nhưng dần dần hình ảnh nguòi vợ thân yêu năm gọn trong tay viên võ quan trẻ tuổi hiện ra trước mặt nhà vua mỗi lúc một rõ ràng; nó ám ảnh nhà vua từng giây từng phút, làm cho nguòi cố quên đi nhưng không được. Lâu dần nỗi buồn mỗi ngày một tăng thêm, khiến cho vua Sa Hy Na mất ăn mất ngủ ,quên cả vui đùa , nói năng. Vua anh vẫn không hiểu rõ được nỗi buồn của em. Ngài nghĩ rằng trước cảnh huy hoàng tráng lệ , với cung điện nguy nga , lầu các của mình khiến cho em chàng chạnh lòng nghĩ đến quê hương, thần dân và hoàng hậu , vì thế vua anh lại càng cố tổ chức nhiều trò vui thật hấp dẫn và lạ mắt hơn để mong em sẽ vui lòng khuây khoả rồi nồi buồn cố quận. Nhưng sự thật đâu phải vậy, vì thế, mặc dầu biết bao nhieu trò vui lạ mắt , vua Sa Hy Na vẫn không sao quên được nỗi buồn riêng trong lòng mình. Vua Sa Hy A vẫn hiểu lầm và nghĩ rằng có lẽ những

cuộc vui rông lớn bao quát ngoài thiên nhiệ may ra mơi có thế làm vơi đuọc phần nào nhớ quê hương trong lòng em mình. Nghĩ thế ,nhà vua liền lập tức cho tổ chức một cuộc săn bắn nơi một cánh rừng có nhiều dã thú nhất, cách kinh đô khác xa và ngoài ra còn có nhiều cảnh lạ thiên nhiên hiếm có. Nhưng nỗi buồn trong lòng Sa Hy Na là nỗi buồn của tâm bệnh, vì thế ngài còn thiết gì đến cuộc săn bắn, chỉ thêm uể oải thể xác. Ngài bèn thoái thác và tìm cách chối từ cuộc đi săn của anh mình. Nhưng cuộc đi săn đã tổ chức xong , ngoài ra còn có nhiều viên quan trọng triều được mời tham dự. Vì thế Sa Hy A không muốn các quan sẽ phật ý về em mình, và cũng không muốn ép uỏng em, ngài phải buộc lòng để Sa Hy Na ở nhà và đi săn một mình cùng các vị quan trong triệu Sẵn trong lòng đang buồn rầu , Sa Hy Na chỉ thích được yên tĩnh, vì thế khi ở nhà mo^t. mình, vua em thấy dể chịu hơn, nhà vua liền lần đi dạo vườn thượng uyển của anh để ngắm cảnh hoàng hôn, mong sẽ vui được phần nào nỗi buồn đang canh cánh bên long`. Mặt trời xế bóng nắng vàng cũng gần tàn rụng sau cánh hoa, ngọn lá. Nõi buồn của Sa Hy Na lại theo cảnh vật mà tăng lên. Ngài vừa toan trở lại phòng riêng để suy nghĩ đến thói đời đen bạc , thế thái nhân tình, thì bỗng ngài giật mình vì thấy cánh của phòng vua anh hé mở. Rôi` từ đó, bước ra một đám cung nữ , tất cả đều ăn mặc lọng lẫy xiêm y rực rỡ; mặt che mạng rất đài các, tất cả đều hớn hở buóc lần ra giũa vường thượng uyển. Ra đến giữa vươn, bọn nguòi họ liền lần lượt trút bỏ xiêm y và bỏ luôn cả khăn che mặt. Núp sau một lùm cây, Sa Hy Na ngạc nhiên xiếc bao khi thấy đám nguòi đó tất cả không phải là cung nữ trong triều. Chúng gồm có mười một nàng con gái da trắng và mười tên da đen lực lưỡng, ăn mặc giả làm cung nữ, tất cả đều trần truồn như nhộng. Rồi mỗi tên da đen liền ôm lấy một co gái da trắng mà trửng giỡn. Điều làm cho Sa Hy Na ngạc nhiên hơn nữa là trong muời một nàng con gái nọ lại có cả hoàng hậu , vợ vua anh. Bà ta cũng trút bỏ hết cả xiêm y trên mình và loã lồ như tất cả những kẻ khác, mĩm cuòi tỏ vẻ hài lòng lắm. Nhìn quanh quất một hồi lâu xong, bà ta liền nhẹ vỗ hai tay vào nhau ba tiêng liền rồi cất tiếng gọi: "Ma Zu ! Ma zu !". Hoàng Hậu vừa dứt lời, tức thì từ trên một cành cây sát vách bờ tường của hoàng thành, một tên da đen lực lưỡng khác nhanh nhen tụt xuống. Hắn chạy lại ôm gọn hoàng hậu vào lòng mà nựng nịu, mơn trớn. Bọn nguòi trong vường thưọng uyển cũng say đắm trong niềm ái ân hoan lạc , bất chấp cả mọi vật chung quanh. Có lẽ Hoàng Hâu và bọn cung nữ dâm dật và đám thanh niên da đen kia tưỡng lầm là vua và em đa di săn thật xa nên càng yên trí cuòi đùa, nô giỡn. Họ cùng đê mê trong những cuộc giao hoan cuồng loạn , chạy đuổi, rượt bắt nhau dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ. Họ yên trí rằng giờ phút đó chỉ có mình họ biết với nhau và chứng kiến cùng nhau quang cảnh dâm ô đó. Chứ có ngỡ đâu, có một nguòi đang theo dỏi từng cử chỉ của họ. Cuộc vui sa doạ của Hoàng Hạu và đám nguòi kia kéo dài đến quá nữa đêm. Sau khi đã chán chê, thoả thích , họ liền rủ nhau cùng nhảy xuống hồ nước để tấm rửa và trừng giỡn một hồi lâu nữa dươi làn nước bạc mát rượi rồi mới chịu từ giã nhau ! Hoàng Hậu và đám cung nữ cùng muòi ten da đen lại mặc quần áo vào và lấy mạng che mặt lại như cũ, xong lặng lẽ kéo nhau trở về Hoàng Cung ; còn tên da đen "Ma Zu" nhân tình của hoàng hạu thì lại theo lối củ chuyền cành cây và nhảy ra khỏi Hoàng Thành. Ông vua bất hạnh Sa Hy Na đứng chứng kiến cảnh tượng man rợ đó ngay từ phút bắt đầu đến hồi kết cuộc, lòng buồn rười rượi, không biết bao nhiêu là ý nghĩ vui, buồn , giận , ghét nhảy múa trong lòng vị vua trẻ tuổi, từ chỗ buồn chán cho thân phận hẫm hiu của mình rồi lại nghĩ đến anh đường đường là một vị đương kim Hoàng Đế quyên uy tột bực, trong tay quân hàng trăm vạn ! Dưới trướng bao kẻ hầu nguòi bẩm mà cũng khôn hơn gì mình !

Cuối cùng Sa Hy Na tự nhiên biện luận rằng có lẽ đó là một cái tai nạn chung của tất cả các ông chồng trên thế gian này và nếu tất cả mọi nguòi đều đã bị cùng một cái nạn như nhau thì còn buồn chán làm gì một cách phi lý như vậy nữa ! Càng nghĩ, Sa Hy Na càng cảm thấy lý luận của mình là đúng; và cuối cùng ông vua trẻ tuổi đó liền tự nhủ lòng nhất quyết gạt bỏ mọi nỗi ưu phiền sang một bên, coi như đó chỉ là một câu chuyện thường tình như trăm ngàn câu chuyên khác nhờ đó, Sa Hy Na liền cảm thấy lòng tươi vui trở lại và không còn vương vấn một chút gì buồn bực trong lòng nữa ! Nhà vua cảm thấy yêu đời trở lại ; ông bắt đầu ăn thấy ngon, ngủ được yên giấc và không còn một chút ưu tư trên nét mặt ! Ít hôm sau, vua nước Ba Tư đi săn trở về ; Sa Hy Na vui vẻ ra khỏi ngoài thành một quãng khá xa để đón anh mình; Sa Hy A vô cùng ngạc nhiên khi thấy nét mặt em mình đã rạng rỡ trở lại, không còn ủ ê, dàu dàu như trước nữa ! Trong lúc xa vắng em, ông tưởng khi trở về em mình sẽ còn buồn bã nhiều hơn nữa vì chỉ có một mình thui thủi ở nhà, nào ngờ em mình đã trở nên vui vẻ như cũ. Sa Hy A ôm chầm lấy em , thổn thức nói: "ANh Em chúng ta biết bao ngày xa cách nhau, giờ mới được tái ngô. Mấy hôm nay thấy em buồn luôn buồn rầu, lòng anh thật bức rứt không yên". Nói Xong, hai anh em vui vẽ nắm tay nhau đi vào cung, vua Ba Tư lập tức ra lệnh cho quân hầu tổ chức một bữa yến tiệc thật linh đình để ăn mừng em đã hết ưu tư; trong bữa tiệc vui vẽ; Sa Hy A ân cần hỏi em: " ANh rất ngạc nhiên không hiểu tại sao mấy hôm trước em buồn phiền quá vậy ; và nhờ lý do nào giờ đây em đã được vui tươi trở lại; phải chăng có kẻ nào đã làm em không hài lòng chẳng Hoặc có lý do uẩn khúc nào khác? Sa Hy Na nhìn anh mỉm cười một nụ cườ chua chát đap: " Nếu vì một lý do riêng; em có thể nào im lặng và không trả lời câu hỏi của anh được không? " Vua Ba Tư ngạc nhiên hỏi em: Từ khi anh em chúng ta lớn lên đến giờ; chưa bao giò chúng mình giấu nhau bất cứ một điều gì; dù là chuyện riêng của nhau, hoặc là chuyên tâm tình. Sao em lại có ý nghĩ lạ lùng như vậy? Em hãy nói ngay cho anh được rõ. Vị vua em nhìn anh buồn rầu nói: Anh nói rất phải, anh em mình chưa hề giấu nhau bất cứ một chuyện gi; nhưng đây là một trường hợp đặc biệt; nếu em có nói ra cũng chỉ làm cho anh tức giận và buồn thêm chớ không ích gì ! Thấy thái độ kỳ hoặc của em, Vua nước Ba Tư càng trở nên tò mò thêm, ông quả quyết nói: Không !! Em đừng e ngại gì cả; em phải nói cho anh rõ ngay kẻo anh bứt rứt có thể chết được ! ANh xin thề trên tình anh em thiêng liêng của chúng ta là anh có đủ can đảm để nghe câu chuyện của em kể, dù là chuyện đó tày trời đến đâu chăng nữa, em cũng đừng nên e ngại gì cả !! Ông hoàng Sa Hy Na qua một phút ngập ngừng lưỡng lự, nhưng sau cùng, biết không thể giấu được câu chuyện dâm ô kia liền đem chuyện tên nô lệ Ma Zu và Hoàng Hậu Ba Tư kể lại cho anh nghe không sót một ly nào. Sa Hy A nghe xong câu chuyện, mồ hôi vã ra như tắm, nét mặt thay đổi, từ giận dữ đến u buồn. Thấy Anh mình thất sắc, Sa Hy Na an ui: " Thua Anh, câu chuyên thường tình đó đối vơi" em không có gì quan trọng, chả hơi đâu mà anh bận lòng, có lẽ đó chính là một tai nan mà các nguòi chồng đều phải chịu khi có một nguòi vợ thiếu đoan chính". Vua nước Ba Tư có vẻ không tin lời em mình kể lại trên nên ngồi im, vẻ mặt trằm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói: " Có lý nào, Hoàng Hậu một cường quốc lại có thể quên địa vị của mình làm điều nhơ nhuốc đến thế, anh không thể nào tin được nếu không thấy tận mắt". Sa Hy Na quả quyết nói: " Nếu anh muốn nhìn thấy cảnh tượng ấy cũng không có gì khó khăn, anh hãy tổ chúc thêm một chuyến săn bắn khác rồi thừa lúc mọi nguòi lầm

tưởng anh đang mê mải vói con mồi anh hãy quay về HOàng Thành, núp vào đây, anh sẽ tìm ra sự thật. Sa Hy A khen phải và nha^t định thi hành. Hai hôm sau vua nước Ba Tư cùng em và đoàn tuỳ tùng ra khỏi hoàng thành , tiến về một khku rưng xaa rồi truyền hạ trại. Sa Hy A naii nịt gọn gàng liền gọi một viên đại thần đến nói: "Vì có việc cần, trẫm phải giao quyền quản thủ cho khanh để đi xa, Khanh hãy truyện cho tất cả ở đây cấm không cho một ai rời đây. Nói Xong ngài liền lên ngựa cùng em tìm đường tắt lăng lẽ trở lại Hoàng Cung Hoàng hôn buông xuống cảnh vật một bóng tối mờ ảo, vườn thượng uyển chập chờn trong bóng hoa, ánh trăng non buông xuống nét vàng lợt. Vào đến cung điện của mình, vua nước Ba Tư và em là Sa Hy Na một đêm không thể nào chợp mắt được. Thỉnh thoảng họ lại nhìn qua của sổ tối đen bên kia nơi đã diễn tả cảnh dâm ô lần trước. Gà đã gáy sang canh, màu sữa loãng của ánh trăng ngả sang màu sáng , sự vắng lặng vẫn bao trùm cảnh vật. Trong lúc hai nguòi đướng nóng lòng thì đột nhiên một tiếng động nhẹ rồi cánh cửa bí mật của thâm cung hé ra, hoàng hậu Ba Tư dẫn đầu , theo sau là hai muoi cung nữ mỉm cuòi bước ra. Từ trên cây ten Ma Zu tuột xuống cùng với các tên nô lệ, rồi cảnh tượng ấy diễn ra sau khi xiêm y trút bỏ mọi việc đều xảy ra như hôm nọ. Sa Hy A thấy thế chết điếng ngồi trân như một pho tượng gỗ, một lúc sau hoàn hồn ngài liền thốt ra những lời giận dữ lần cay đắng: Thượng Đế Ơi ! Nhục nhã và ghê tởm quá, ái có thể ngờ được một bậc mẫu nghi thiên hạ , một hoàng hậu của cường quốc nhất thế gian lại có một hành động bỉ ổi đến thế , trên đời này làm thế nào co một nguòi đàn ông còn dám tự phụ là mình chiếm trọn vẹn tình yêu của vợ mình nữa. Quá đau đớn , Sa Hy A ôm em vào lòng bảo: "Em ạ , thật ta không còn muốn sống một phút nào ở cung son gác tía, thôi chúng ta hãy tìm đến một nơi xa hẳn loài nguòi đen bạc đi. Sa Hy Na tuy không còn buồn khổ song thấy anh quá đau đớn thì không dám khuyên can, chỉ khẻ bảo: Thưa anh, em rất vui lòng theo anh đến một nơi nào nhưng em xin phép giao ước với anh một điều. Sa Hy A hỏi: "Em muốn nói điều gì?" Vua Thát Đát mỉm cuòi nói: "Em muón xin anh một đều kiện là khi nào chúng ta gặp một kẻ kém may mắn hơn chúng ta thì ai sẽ về nước nguòi đó mà giữ gìn giang sơn Sa Hy A đông` ý nên gật đầu nói: " ANh xin hứa sẽ bằng lòng nếu gặp kẻ bất hạnh hơn hai ta, nhưng anh tin em sẽ thua vì sẽ không có một ai vô phúc hơn hai chúng mình. Sa Hy Na mỉm cuòi nói: "Em thì em tin chắc là chúng ta chỉ đi ít hôm thôi vì trên đời này còn bao nhiêu giống đàn bà trắc nết như vợ em và Hoàng Hậu Ba Tư. Hai nguòi khoác áo lên ngựa ra khỏi hoàng thành lúc trời còn tờ mờ sáng, theo con đường tắt họ đi đến khu rừng nơi quan quân đang chờ đợi họ. Ngày hôm ấy, hai ông vua đi mãi trong rừng vắng, lên thác xuống ghềnh để mau đến nơi. Đến giũa trưa vì quá mệt mõi với cuộc hành trình của hai ngày liền, họ bèn nghỉ lại nơi một cây đại thọ, nơi một gốc cây to lớn. Hai ông vua ngồi nói chuyện về lòng dạ của đàn bà cho qua cơn mệt nhọc, họ ddang mải mê câu chuyện thì nghe ngoài bể khơi vang dội rất khủng khiếp. Liền đó nước biển rẽ ra làm hai, một làn khói đen bốc ngùn ngụt. Hai nguòi rất kinh hãi vội leo lên cây cao để núp. Giữa làn nước rẽ ngoài khơi , một bóng đen to lớn tiến vào theo làn khói đen nghịt cả một vùng. Hơn một phút , vầng khói đen dần dần trên mặt biển hiên ra một hình thù dị tướng mặt đen như trôn chảo , mắt đỏ như máu, thân hình cao nghệu , trên đầu ông thần cổ quái kia đội một chiếc hòm thuỷ tinh trắng toát, trên nắp có khoá bằng bốn cái khoá to lớn. Hung thần tiến về phía cánh đồng, đến gốc cây cổ thụ trên có hai ong vua đang núp, ông ta dừng lại. Hai nguòi chân tay run rẫy, ôm lấy cành cây nhìn đăm đăm vào thân hình vị hung thần. Có lẽ vô tình không nhìn thấy hai nguòi đang núp, hung thần thản nhiên đặt chiếc hồm thuỷ tinh

xuống dưới gốc cây, rồi móc trong lưng ra một xâu chìa khoá, mở hòm kéo ra một cô gái ăn mặc thật lọng lẫy khêu gợi, bày một thân hình tuyệt mỹ, vẻ mặt thiếu nữ đep như một đoá hoa. Khẽ bết cô gái ra khỏi hòm kính, hung thần đặt nàng ngồi một bên âu yếm nói: " NGuòi đẹp ôi ! Nàng là nguòi đẹp nhất trần gian là chúa tể của mọi sắc đẹp. Ta may mắn cướp được nàng giữa đem tân hôn và ta sẽ không để một ai có thể...ng đến nguòi nàng , hôm nay ta hơi mệt vậy nhân dịp qua đây, có gió mát vậy nàng hãy để ta ngủ bên nàng để lấy lại sức khoẻ, để yên nàng nhé. Hung thần nói xong không kịp chờ cô gái kia bằng lòng liền nằm gối đầu lên chân nàng, mê mệt trong giấc ngũ, tiếng ngáy lớn như sóng biển. Nguòi con gái ấy ngồi một mình có vẻ buồn nên đưa mắt nhìn chung quạnh. Chợt mắt nàng bắt gặp hai nguòi đang run rẩy ep mình vào cành lá. NGuòi đẹp mỉm cuòi đưa tay ra hiệu cho hai nguòi bảo leo xuống. Hai ông vua nhìn vị hung thần bằng đôi mắt sợ sệt rồi tỏ ý xin mỹ nhân tha cho mình. Nàng lắc đầu khẽ nói: "Hãy im lặng và xuóng cho mau, nếu không các nguòi khó toàn mạng vì ta sẽ gọi hắn dậy" Hai ông vua không biết làm sao liền cùng nhau leo xuống, nguòi đẹp tay nhấc đầu vị hung thần xuống rồi từ từ bước đến cùng hai nguòi keo tay dắt vào một bụi cây ép buộc giao hoan. Hai ông vua hết sức lo sợ, một mực chối từ nhưng mỹ nữ cáT lời hăm doạ nên cả hai đành phải chiều theo ý nàng để khỏi chết. Sau khi thoả mãn, mỹ nữ nhìn thấy tay hai nguòi đều có đeo nhẫn, liền bảo cởi ra để đua nàn làm kỷ niệm. Hai nguòi vội vàng vâng lời, liền cởi hai chiếc nhẫn ra trao cho nàng.Mỹ nữ tiếp lấy rồi cho tay vào tui lấy ra một chiếc hộp nhỏ mở ra, trong đó đựng một xâu nhẫn đũ các loại. Nàn mỉm cuòi nhìn cả hai hỏi: Các nguòi biết ta lấy các vật này ở đâu không? "Thưa Không"...Mỹ nữ tiếp: " Của các tình nhân ta tặng đó , tất cả ta có chín mươi tám chiếc rồi, nay có hai chiếc nữa là đủ một trăm. Cô ta cuòi khúc khich rồi tiếp: "Các nguòi trông, ta có tất cả một trăm tình nhân, mặc dù lão hung thần cẩn thận kia luôn luôn nhốt ta vào hòm thuỷ tinh giấu tận đáy biển. Các nguòi có hiểu thế nào là ý muốn của nguòi đàn bà chưa, khi họ thích thì dù cho có chồng hay tình nhân cũng không sao cản nổi, vậy các nguòi không nên để trái ý đàn bà như thế mới thực là khôn. Nói xong mỹ nữ cho cả hai chiếc nhẫn vào xâu, cất vào hộp bỏ túi rồi bước đến gần chỗ hung thần đang nằm ngủ sau khi ra dấu cho hai vua bảo đi trốn, xong liền đặt đầu vị hung thần lên gối mình như lúc nãy. Hai ong vua vừa rồi hồi hợp lo sợ , lặng lẽ trở về đường cũ. Ra khỏi nơi đó , đức vua Sa Hy A bật cuòi xoà nói với em mình: "Câu chuyên vừa rồi em thấy thế nào, có thú vị không? Ta hết cả buồn bực khi thấy cái chung tình của vợ lão hung thần, thật là mưu trí của đàn bà dù cho đến ông thần cũng còn bị lầm , xảo quyệt thay cho lòng dạ đàn bà em nhỉ? Sa Hy Na cũng cuòi tiếp: "Sao bây giờ chắc anh đồng ý với em rồi nhỉ , vị hung thần kia còn bất hạnh hơn ta gấp bội, dù cho có khoá vào hòm chôn xuống biển cũng không thoát khỏi ý muốn phản bội của họ , vậy nếu anh bằng lòng ta hãy về triều vì điều ta muốn ta đã tìm được rồi.Vuaa Ba Tư gật đầu , hai nguòi cùng vui vẽ lên ngựa về trại. Quan quân dã chuẩn bị sẵng sàng để đón tiếp hai nguòi bằng một bữa tiệc thịt rừng săn được ở đấy. Ăn uống no nê, hai ong vua hạ lệnh nhổ trại để về triều. Vừa về đến hoàng cung, vua đi thẳng vào phòng hoàng hậu , sai quân bắt trói lại, rồi ra lệnh cho quan đai thần đem ra xử trảm. Vị quan già ngơ ngác nhưng truóc lệnh của đức vua, ngài đành miễn cuõng vân theo mà trong lòng hết sức phân vân , ngớ ngẫn không hiểu hoàng hậu bị tội gì. Giết xong đứa dâm phu , đức vua Sa Hy A vẫn chưa hết cơn giận , còn tự tay chém đầu cả đám cung nữ theo hầu hoàng hậu và bọn nô lệ kia. Sau khi vua Ba Tư trừng phat, vua Thát Đát biết anh mình hết cả nỗi buồn liền cáo từ về nước. Để trả thù đàn bà và cũng để khỏi bị phụ tình, đức vua Ba Tư liền sai quan đại thần chọn mỹ nữ để

tuyển cung rồi cứ mỗi đêm vua sai đến cho ngài một nàng thật lọng lãy xinh đẹp, rồi sau một đêm ái ân, sáng ra ngài hạ lệnh giết dù cho nguòi đẹp có quyến rũ đến đâu. Quan nhứt phẩm đại thần rất đau lòng nhưng không biết làm sao cãi lệnh vua nên đành gạt nước mắt mỗi hôm chém một tuyệt sắc giai nhân vô tội.....